Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo & hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA): MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Bảng dự đoán mức tăng doanh thu ngành quảng cáo Mỹ 2008 6
Hình 1.2 Bảng đánh giá mức gia tăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin tại Mỹ năm 2008 7
Hình 1.3 Bảng đánh giá mức đóng góp của các phương tiện vào sự gia tăng doanh thu quảng cáo tại Mỹ năm 2008 8
Hình 1.4 – Bảng doanh thu quảng cáo toàn cầu thời kỳ 2006-2008 9
Hình 1.5- Sơ đồ mô hình hóa quy trình thiết kế thông điệp quảng cáo 13
Hình 1.6 – Sơ đồ các bước tiến hành dịch vụ thiết kế thông... Ebook Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo & hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA)
104 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo & hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điệp quảng cáo 17
Hình 1.7 Mô hình truyền thông gồm 9 phần tử 22
Hình 1.8 Mô hình ra quyết định về truyền tải thông điệp quảng cáo 23
Hình 1.9 Một số mẫu thời gian biểu quảng cáo 29
Hình 1.10 Sơ đồ uy trình dịch vụ tư vấn quảng cáo 33
Hình 2.1 Bảng theo dõi Tài Sản Cố Định qua các năm của HADIFA 42
Hình 2.2 Bảng cơ cấu nhân sự của công ty HADIFA 43
Hình 2.3 Bảng kê khai doanh thu qua các năm 45
Hình 2.3 Sơ đồ dịch vụ thiết kế thông điệp quảng cáo hoàn chỉnh 53
Hình 2.4 Sơ đồ dịch vụ thiết kế thông điệp quảng cáo của HADIFA 54
Hình 2.5 Danh sách các biển tấm lớn ngoài trời của HADIFA 56
Hình 2.6 Sơ đồ quy trình dịch vụ tư vấn kế hoạch truyền thông 60
LỜI MỞ ĐẦU
Quảng cáo là một trong những ngành dịch vụ mới có mặt ở Việt Nam trong trong thời gian không lâu. Đây là lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, nơi mà hàng hóa trở nên phong phú về chất lượng và số lượng, các nhu cầu thị trường ngày càng được đáp ứng bởi nhiều nhà cung cấp. Việt Nam với đặc điểm là nước đang trong công cuộc đổi mới, kinh tế thị trường mới chỉ xuất hiện và tồn tại trong hơn mười năm trở lại đây, nên dịch vụ quảng cáo cũng xuất hiện khá muộn. Tuy vậy, tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh của đất nước, mức độ tăng trưởng của ngành cũng đạt những thành tích đáng mừng. Điều này thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực mới mẻ này. Hiện nước ta có tới 8.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo, 80 Đài Phát thanh - Truyền hình, 500 cơ quan báo chí thực hiện dịch vụ quảng cáo; 20 công ty quảng cáo nổi tiếng ở nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam (theo bài viết “Cơ hội vàng cho ngành quảng cáo Việt Nam”, Báo An Ninh Thủ Đô, ngày 20/4/2008, trang 4). Đây là một con số không hề nhỏ và sự tăng trưởng còn cao hơn nữa khi mà Việt Nam mở cửa đón đợi những làn sóng đầu tư thời kỳ hậu WTO.
Công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội (có tên viết tắt là HADIFA) là một trong hàng ngàn công ty quảng cáo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Dịch vụ quảng cáo là một trong các mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp. Qua quá trình làm việc và tiếp xúc với những người trong bộ máy tổ chức của công ty trong thời gian thực tập, tác giả đã định hình một cách rõ ràng về hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại đây. Mặc dù là một trong những mảng dịch vụ quan trọng, nhưng HADIFA vẫn còn tỏ ra lúng túng trong việc đưa ra một chiến lược phát triển dài hạn cho quảng cáo, các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này còn rất manh mún, mang nặng tính chất gia công do đó lợi nhuận đem lại cũng không cao so với thị trường. Thực trạng này bắt nguồn từ một số những nguyên nhân mà cơ bản là sự yếu kém về nguồn vốn, nguồn nhân lực và khả năng quản lý. Sau những đánh giá về cơ hội, khó khăn hay những bất cập hiện tại mà HADIFA đang gặp phải trong việc phát triển dịch vụ quảng cáo của mình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hi vọng có thể giúp HADIFA nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo sao cho xứng đáng là một trong những mảng hoạt động mũi nhọn của doanh nghiệp. Do vậy, đề tài của luận văn tốt nghiệp đã được tác giả chọn là: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo của Công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội (HADIFA) ”
Các cuộc nghiên cứu phục vụ cho luận văn được thực hiện trong phạm vị nội bộ doanh nghiệp. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng kết hợp như phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn cá nhân trực tiếp và quan sát. Những nghiên cứu trên nhằm mục đích đưa đến một kết quả phân tích chính xác, làm cơ sở cho những đề xuất tác giả sẽ đưa ra sau đó sao cho chúng phải giúp HADIFA giải quyết được những vấn đề hiện đang mắc phải. Do đó ý nghĩa thực tiễn của đề tài không gì khác hơn là hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của bản thân mình.
Cấu trúc luận văn được chia làm 3 chương tương ứng với ba vấn đề chính:
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ, TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP VÀ TƯ VẤN QUẢNG CÁO. Đây là những đánh giá tổng quan về hoạt động thiết kế, truyền tải thông điệp và tư vấn quảng cáo. Trong chương này, tác giả sẽ đưa những lý luận liên quan tới hoạt động quảng cáo bài viết nhằm mục đích làm cơ sở cho những phân tích thực trạng về sau. Người đọc sẽ được tìm hiểu sơ lược về Quảng cáo và vai trò của nó trong hoạt động truyền thông. Những nội dung đề cập trong các phần viết về các tiểu ngành dịch vụ như Thiết kế thông điệp, Truyền tải thông điệp và Tư vấn quảng cáo sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về các bước thực hiện dịch vụ, nguyên lý và các yếu tố chi phối tới hiệu quả hoạt động của chúng.
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA HADIFA. Chương này là những đánh giá khách quan về thực trạng dịch vụ quảng cáo của HADIFA. Trước hết là những đánh giá chung về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó là những nhận định về ngành dịch vụ quảng cáo, vị trí, vai trò và tương quan của nó so với các mảng kinh doanh dịch vụ khác trong công ty. Phần thứ hai của chương 2 (phần chính) tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của ba tiểu ngành dịch vụ mà hiện tại HADIFA đang hoạt động, đó là dịch vụ thiết kế quảng cáo, dịch vụ truyền tải thông điệp quảng cáo và dịch vụ tư vấn quảng cáo. Qua quá trình phân tích, tác giả sẽ cố gắng làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế của từng hoạt động dịch vụ trên, đồng thời tìm kiếm nguyên nhân của những thực trạng ấy, nhằm thấy được cơ chế tác động của chúng tới hiệu quả của dịch vụ quảng cáo tại HADIFA. Đây sẽ làm cơ sở cho những giải pháp sẽ được nêu ra ở chương sau.
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA HADIFA. Chương này sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giúp HADIFA nâng cao hiệu quả các mảng dịch vụ hiện tại của mình. Dựa trên những phân tích về thực trạng ở chương 2, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất giúp khắc phục những bất cập mà hoạt động quảng cáo của HADIFA đang phải đối mặt. Giải pháp mang tính vi mô ấy có thể được giải quyết trong nội bộ, chúng gắn liền với ba tiểu ngành dịch vụ đã liệt kê bên trên. Trên cở sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân của nó, những giải pháp sẽ đi theo hướng hình thành các cơ chế nhằm hạn chế tác động của những nguyên nhân tiêu cực và khuếch đại những nguyên nhân tích cực có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của dịch vụ; Tiếp đó là các biện pháp hỗ trợ và các kiến nghị về ban hành luật quảng cáo và kiến nghị về quản lý quảng cáo nói chung nhằm giúp những doanh nghiệp quảng cáo như HADIFA có thể phát huy được thế mạnh của mình vươn lên chiếm lĩnh thị phần của ngành quảng cáo đang ngày càng khởi sắc tại Việt Nam.
Cuối cùng là một số kết luận được nêu ra nhằm tóm tắt những nội dung chính trong luận văn, đặc biệt là những giải pháp đã nêu ra và ý nghĩa thực tế của chúng.
Một số phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo được đính kèm làm cơ sở tài liệu cho người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu và phân tích của tác giả.
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ, TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆPVÀ TƯ VẤN QUẢNG CÁO
1.1 Tổng quan về Quảng Cáo
Quảng cáo là một trong những công cụ truyền thông marketing hiện đang được dùng phổ biến nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với đặc điểm hướng thông tin vào đông đảo người tiêu dùng và công chúng mục tiêu, quảng cáo là một cách phân phát thông điệp có hiệu quả về chi phí. Nền kinh tế hàng hóa được tạo điều kiện phát triển, nhu cầu của con người ngày càng được đáp ứng phong phú về số lượng cũng như chất lượng bởi các loại sản phẩm và các nhà cung cấp khác nhau. Khi ấy, quảng cáo vừa đóng vai trò kích thích tiêu thụ, giúp các nhà sản xuất mở rộng thị phần tăng cao lợi nhuận, lại vừa có vai trò định hướng tiêu dùng, giúp khách hàng phân biệt được các hàng hóa khác nhau để đưa ra lựa chọn phù hợp, nói cách khác là nâng cao kiến thức tiêu dùng cho xã hội. Vô hình chung, quảng cáo không chỉ đơn thuần có ý nghĩa với một phía người cung cấp hàng hóa dịch vụ (chủ thể của hoạt động quảng cáo), mà nó còn có ý nghĩa đối với những người sử dụng sản phẩm (đối tượng của hoạt động quảng cáo). Do đó, ta nói quảng cáo có hai vai trò lớn là kinh tế và xã hội.
1.1.1 Quảng cáo – công cụ truyền thông được cả thế giới ưa chuộng
Trên thế giới, quảng cáo xuất hiện được một thời gian tương đối dài, trên dưới một thế kỷ. Mặc dù loại hình dịch vụ này đã manh nha xuất hiện từ vài trăm năm trước, tuy nhiên nó thực sự trở thành một ngành nghề từ đầu thế kỷ thứ 20. Trải qua quá trình phát triển từ đó tới nay, quảng cáo giờ đây vẫn giữ vai trò quan trọng và là một trong các công cụ truyền thông Marketing hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp vẫn phải dùng tới nếu muốn tên tuổi của mình được biết tới trong thời gian ngắn với phạm vi rộng. Sự thay đổi của thị trường bắt nguồn từ những thay đổi của thói quen và sự xuất hiện của những xu hướng mới, đòi hỏi quảng cáo cũng phải mở rộng ra nhiều hình thức ngày càng phong phú sao cho phù hợp với yêu cầu đối tượng công chúng mục tiêu. Nhiều công cụ mới trong truyền thông cũng xuất hiện và tỏ được rõ hiệu quả trong khuếch trương thương hiệu, tuy nhiên quảng cáo vẫn có chỗ đứng khá vững chắc vì những ưu điểm của nó vẫn chưa thể bị thay thế. Đây luôn là ngành tạo ra lợi nhuận khổng lồ và là một trong những ngành có tốc độ phát triển lớn nhất trên thế giới. Doanh thu ngành quảng cáo được TNS Media Intelligence dự đoán tại Mỹ trong năm 2008 theo bảng dưới đây:
Hình 1.1 Bảng dự đoán mức tăng doanh thu ngành quảng cáo Mỹ 2008
Đơn vị : %
Nguồn : TNS Media Intelligence
Thời kỳ
Thay đổi so với 2007
Đầu năm 2008
3.6%
Cuối năm 2008
4.7%
Cả năm
4.2%
Theo bản báo cáo trên ra ngày 7 tháng 1 năm 2008 bởi TNS – cơ quan cung cấp những số liệu điều tra về marketing có uy tín đứng đầu thế giới, tổng doanh thu ngành quảng cáo tại Mỹ trong cả năm 2008 được dự đoán tăng 4.2% so với năm ngoái, trong đó mức gia tăng của nửa đầu năm 2008 là 3.6% và cuối năm là 4.7%. Nguyên nhân của sự khác nhau trên, theo nhận định của TNS, là sự kiện Olimpic mùa hè diễn ra tại Bắc Kinh Trung Quốc và những sự kiện tranh cử tại quốc hội Mỹ sẽ kích thích doanh thu ngành quảng cáo dịp cuối năm tăng lên rõ rệt so với 6 tháng đầu năm. Đặc biệt quảng cáo qua internet và quảng cáo truyền hình được đánh giá là phương tiện có mức tăng trưởng cao nhất so với năm 2007( mức tăng trưởng đạt tới 2 con số). Bảng sau đây đưa ra những con số cụ thể cho % gia tăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông phổ biến nhất tại Hoa Kỳ và % đóng góp của chúng vào mức gia tăng chung của doanh thu toàn ngành:
Hình 1.2 Bảng đánh giá mức gia tăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin tại Mỹ năm 2008
Đơn vị : %
Nguồn : TNS Media Intelligence
Phương tiện
Thay đổi so với 2007
Internet
14.4%
Spot TV
9.9%
Spanish Language Media
7.8%
Outdoor
5.5%
Truyền hình cáp
5.0%
Tạp chí tiêu dùng và chủ nhật
3.6%
Network Television
2.7%
Syndication TV
1.3%
Radio
0.7%
Tạp chí chuyên ngành
-0.1%
Báo
-0.9%
Hình 1.3 Bảng đánh giá mức đóng góp của các phương tiện vào sự gia tăng doanh thu quảng cáo tại Mỹ năm 2008
Nguồn : TNS Media Intelligence Đơn vị : %
Loại phương tiện
2007-08 (24 Tháng)
2006-07 (24 Tháng)
Truyền hình
44.1%
44.0%
Tạp chí
21.1%
20.9%
Báo
17.2%
18.2%
Internet
8.0%
7.1%
Radio
7.0%
7.3%
Ngoài trời
2.6%
2.6%
Tổng
100.0%
100.0%
Hầu hết các phương tiện quảng cáo tại Mỹ đều tăng trưởng. Đóng góp nhiều nhất trong đó là quảng cáo truyền hình, báo chí và internet. Lý do Mỹ được lựa chọn trong ví dụ minh chứng cho tốc độ tăng trưởng của ngành quảng cáo bởi đây là thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới. Theo nhận định của GroupM – một cơ quan điều tra Marketing toàn cầu khác cũng đưa ra nhận định không khác gì nhiều so với khẳng định của TNS về mức tăng trưởng quảng cáo tại Mỹ ( xấp xỉ 4%) tuy nhiên họ cũng đưa ra con số tăng trưởng quảng cáo trên phạm vi toàn thế giới, cuộc nghiên cứu diễn ra trên hầu hết các vùng và lãnh thổ nên kết quả có thể được đánh giá là toàn diện và đáng tin cậy.
Hình 1.4 – Bảng doanh thu quảng cáo toàn cầu thời kỳ 2006-2008
Đơn vị : ( Triệu USD ) – (%)
Vùng lãnh thổ
2006
% Tăng trưởng
2007
% Tăng trưởng
2008
% Tăng trưởng
Bắc Mỹ
$169.0
5.1%
$174.1
3.0%
$181.0
3.9%
Hoa Kỳ
158.1
4.9
162.6
2.8
165.6
3.7
Mỹ Latinh
14.4
18.8
16.6
15.3
19.3
16.3
Tây Âu
116.4
4.8
122.0
4.8
127.2
4.3
Emerging Europe
17.1
22.5
20.6
20.2
24.2
17.8
Châu Á Thái Bình Dương
96.7
6.0
104.4
7.9
114.8
10.0
Bắc Á
32.8
12.3
37.1
13.0
44.0
18.7
ASEAN
8.0
7.9
8.7
9.0
9.5
9.4
Trung Đông và Châu Phi
9.6
14.8
11.0
14.0
12.4
13.1
Toàn cầu
423.2
6.5
448.6
6.0
478.9
6.8
Nguồn: GroupM, “This Year Next Year”, tháng 12 năm 2007
(Những thông tin chi tiết vế bản dự đoán doanh thu quảng cáo tại Mỹ của TNS Media Intelligence ( tài liệu tiếng anh) và bài viết của Jack Loechner có sử dụng kết quả điều tra của GroupM mang tựa đề “World Ad Spending Growing Faster Than U.S. in 2008” được đính kèm trong phụ lục 1 và phụ lục 2 của luận văn này).
Theo nhận định của GroupM, mức tăng trưởng quảng cáo toàn cầu sẽ còn vượt xa con số tăng trưởng của quảng cáo tại Mỹ mặc dù đây là quốc gia có doanh thu quảng cáo cao nhất thế giới với lợi thế của nền kinh tế đứng số một toàn cầu. Thực tế này chứng tỏ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang dần nâng cao được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh tế, họ đang ngày càng đầu tư mạnh hơn vào các biện pháp xúc tiến thương mại trong đó quảng cáo là một công cụ hữu hiệu. Mức đầu tư vào quảng cáo của các doanh nghiệp tăng lên cũng phản ảnh những dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế hàng hóa tự do cạnh tranh. Khi nền kinh tế ấy càng phát triển, nó sẽ kéo theo sự tăng lên của nhu cầu quảng cáo, và điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu của ngành quảng cáo thế giới cũng có những tiến triển vượt bậc. Các nhà dự đoán luôn có một cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng của ngành, điều đó khẳng định dịch vụ quảng cáo nói chung luôn có chỗ đứng là một trong những ngành mang lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Điều này đã được chứng minh bởi thực tế diễn ra trên toàn thế giới. Nước ta không phải là ngoại lệ.
1.1.2 Quảng cáo tại Việt Nam
Quảng Cáo Việt Nam đi sau thế giới cả thế kỷ, chúng ta bước vào đổi mới được hơn 20 năm, tuổi đời của ngành quảng cáo còn ngắn hơn thế. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là dịch vụ quảng cáo của Việt Nam không phát triển. Trái lại, với sự mở cửa và hội nhập, các thành phần kinh tế bung ra hòa nhập vào nhịp phát triển chung của thế giới khiến cho thị trường hàng hóa trong nước ngày càng lớn mạnh. Đó là điều kiện giúp cho dịch vụ quảng cáo phát triển cả về chất và lượng. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam thuộc vào hàng cao nhất thế giới, điều này cũng đúng với ngành kinh doanh dịch vụ quảng cáo nói riêng. Năm 2006, ngành quảng cáo mang lại nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến sau năm 2008, khi Việt Nam thực sự mở cửa và thực hiện các điều ước thương mại WTO, doanh thu này có thể đạt trên 15.000 tỉ đồng. Hiện có tới 8.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo, 80 Đài Phát thanh - Truyền hình, 500 cơ quan báo chí thực hiện dịch vụ quảng cáo; 20 công ty quảng cáo nổi tiếng ở nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam (theo bài viết “Cơ hội vàng cho ngành quảng cáo Việt Nam”, Báo An Ninh Thủ Đô, ngày 20/4/2008, trang 4). Một con số không nhỏ chứng tỏ đây thực sự là một lĩnh vực hấp dẫn của các nhà đầu tư. Sự tăng trưởng của cung chứng tỏ cầu dịch vụ đã có mức tăng trưởng ngang bằng, hoặc thậm chí còn vượt cung. Giải thích cho điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chủ doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi ích và tầm quan trọng của quảng cáo đối với công việc kinh doanh của mình, họ nhận định ngân sách dành cho quảng cáo không phải là chi phí mà là một khoản đầu tư dài hạn.
Quảng cáo là tên gọi của một dịch vụ tổng thể bao gồm nhiều tiểu dịch vụ khác nhau. Quảng cáo không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một quy trình như xác định mục tiêu, xác định ngân sách, thiết kế thông điệp, truyền tải thông điệp và đánh giá hiệu quả. Để hoàn thành một chương trình quảng cáo, người thực hiện phải đi từ bước nghiên cứu khách hàng mục tiêu, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh..v..v..để có cơ sở thông qua năm quyết định quan trọng kể trên. Mỗi một quyết định được đưa ra đều phải dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng các thông tin và phải được thực hiện bởi những người có nghiệp vụ marketing và quảng cáo. Một bộ phận trong doanh nghiệp có thể nắm rõ về khách hàng, thị trường cũng như sản phẩm nhưng không có nghiệp vụ quảng cáo thì cũng khó có thể xây dựng được một chương trình thành công. Do đó, quảng cáo với tư cách là dịch vụ kinh doanh ngày càng trở tỏ rõ tính ưu việt của nó hơn tính “tự cung tự cấp” của bản thân doanh nghiệp. Hầu hết những chương trình quảng cáo lớn đều được thực hiện bởi các công ty quảng cáo chuyên nghiệp với sự trợ giúp của bộ phận marketing hay phòng quảng cáo của công ty. Họ có thể được thuê thực hiện trọn gói một chương trình quảng cáo hoặc một công đoạn nào đó trong cả một chương trình tổng thế đó. Khi ấy ta nói công ty quảng cáo đã thực hiện một hay nhiều tiểu ngành dịch vụ, đơn cử sau đây là ba tiểu ngành dịch vụ phổ biến hiện nay.
1.2 Thiết kế thông điệp quảng cáo
Thiết kế thông điệp là một giai đoạn trong quá trình thực hiện quảng cáo. Đây là vấn đề then chốt quyết định phản ứng đáp lại của khách hàng mục tiêu. Thông điệp quảng cáo là những điều nhà sản xuất muốn gửi gắm, điều họ muốn công chúng mục tiêu của họ phải hiểu được. Do con người phải tiếp nhận và xử lý vô vàn luồng thông tin khác nhau, nên để những thông tin đó đọng lại trong tâm trí họ là cả một vấn đề lớn cần được nghiên cứu trong thời gian dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến công chúng nghe hoặc thấy quảng cáo có thể nhớ được thông tin, đó là thông điệp. Một thông điệp quảng cáo hiệu quả là phức hợp của hàng loạt các tiêu chí mà nhiều người đã liệt kê như cô đọng, thú vị, khác biệt hay gây được hứng thú v.v…Không có một tiêu chí cố định nào cho một thông điệp quảng cáo hay. Nên những người thực hiện luôn phải tìm tòi và suy nghĩ, đây luôn là giai đoạn cần nhiều sự sáng tạo nhất. Đôi khi, sự sáng tạo được đặt lên trên vấn đề chi phí nếu khách hàng có thể thấy được những gì nó mang đến trong tương lai. Thiết kế thông điệp quảng cáo là một quá trình mà nhà sáng tạo tìm ra con đường đi tới tâm trí của công chúng mục tiêu. Để khai phá con đường đó cần có phương pháp và kỹ thuật riêng dựa trên những nguyên lý chung của tư suy và sáng tạo. Quá trình ấy bao gồm những khâu đòi hỏi người làm thông điệp phải thực hiện và đáp ứng mục đích yêu cầu của khâu đó. Dựa trên cơ sở tìm hiểu quy trình để cho ra đời một thông điệp quảng cáo cần trải qua những bước gì và yêu cầu của bước đó ra sao, chúng ta sẽ khái quát lên thành các bước tiến hành một dịch vụ thiết kế thông điệp quảng cáo sẽ diễn ra như thế nào.
1.2..1 Quy trình thiết kế thông điệp quảng cáo
Như đã trình bày ở phần trước, thông điệp quảng cáo là yếu tố quan trọng nhất của một chương trình quảng cáo, mục đích cuối cùng của một thông điệp là kích thích khách hàng mục tiêu mua hàng hoặc phản ứng lại theo cách chủ thể mong muốn. Nói cách khác, thông điệp quảng cáo là sự phối hợp các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, màu sắc âm thanh, hành động, biểu trưng, logo …nhằm thể hiện ý đồ của chủ thể quảng cáo truyền tải tới công chúng nhận tin mục tiêu. Do vậy, quy trình tạo ra một thông điệp quảng cáo có thể được mô hình hóa bằng sơ đồ sau:
Hình 1.5- Sơ đồ mô hình hóa quy trình thiết kế thông điệp quảng cáo
(Bước nhảy sáng tác)
Hình thành ý tưởng
Hình tượng hóa ý tưởng
Từ ngữ
Lời thông điệp
Hình ảnh, màu sắc, âm thanh..
Các yếu tố minh họa
Trình bày makette quảng cáo
Thông điệp quảng cáo
Tất cả mọi phát minh của con người đều có một điểm xuất phát chung nhất đó là ý tưởng. Do vậy, đây cũng được coi là bước khởi đầu của một quy trình sáng tạo ra thông điệp quảng cáo. Đó những ý niệm xuất hiện trong đầu người thiết kế thông điệp, những ý niệm ấy không tự nhiên sinh ra mà chúng có những căn cứ nhất định. Chính những căn cứ ấy giúp cho chúng ta có thể đánh giá chúng, nhận xét chúng, so sánh và đưa ra những quyết định có nên hiện thực hóa chúng hay không. Mục đích của thông điệp chính là căn cứ để đánh giá một thông điệp quảng cáo từ khi chúng còn là ý tưởng trong đầu người sáng tạo, mục đích ấy bắt nguồn từ yêu cầu của chủ thế quảng cáo. Chủ thể quảng cáo đưa ra yêu cầu dựa trên sự nhận thức về thực tế và mong muốn của bản thân. Do đó, một ý tưởng quảng cáo phải đáp ứng được thỏa mãn ý đồ của chủ thể quảng cáo là giúp anh ta đạt được mục đích. Về nguyên tắc, thông điệp của một sản phẩm cần được coi là một bộ phận không tách rời của quá trình phát triển sản phẩm. Nó phải biểu hiện được lợi ích chủ yếu mà sản phẩm đó mang lại. Do đó, thông điệp dù bay bổng đến đâu cũng phải có cái gốc bắt nguồn từ sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu mà nó đại diện. Để bắt đầu hình thành nên thông điệp, ta cần thực hiện các cuộc nghiên cứu để đánh giá về sản phẩm, thương hiệu, khách hàng mục tiêu của sản phẩm dịch vụ đó cũng như nắm được tầm nhìn và tuyên ngôn sứ mệnh xuyên suốt của doanh nghiệp chủ thể quảng cáo là gì. Đây chính là nguyên liệu chính cho việc “brain storming” của người thiết kế. Qua quá trình này, anh ta có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng khác nhau, tuy nhiên chỉ một hoặc hai ý tưởng sẽ được lựa chọn để thực hiện. Chính những yêu cầu trên là căn cứ giúp ta lựa chọn ra phương án khả thi nhất. Sau khi đã đạt được quyết định cuối cùng, đó cũng là lúc giai đoạn tiếp theo được thực hiện : hình tượng hóa ý tưởng đó.
Ý tưởng chỉ là những ý niệm vô hình của người sáng tác, nên để người khác hiểu được thì chúng cần phải trải qua quá trình hình tượng hóa, tức là diễn đạt những ý tưởng ấy bằng hệ thống tín hiệu có thể nhận diện được bằng các giác quan bình thường của con người. Đó là âm thanh, hình ảnh,màu sắc, chữ viết v.v…Đây được gọi là “bước nhảy sáng tác” bởi giai đoạn này cần sự phát huy cao nhất của sự sáng tạo. Việc phối hợp các yếu tố tín hiệu trên sao cho người khác khi nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy phải hiểu được ý tứ đằng sau đó, trước hết là của người trực tiếp tạo ra chúng và sau cùng là ý đồ thực sự mà người chủ thể thông điệp muốn họ hướng tới.
Việc hình tượng hóa thông thường được chia làm hai phần chính, đó là chuẩn bị lời cho thông điệp quảng cáo và thực hiện các yếu tố minh họa. Lời thông điệp được coi là con đường trực tiếp nhất để ý đồ chủ thể đi vào tâm trí công chúng mục tiêu. Lời thông điệp thường được thể hiện qua ngôn ngữ và chữ viết, vốn là sản phẩm tư duy của con người, bản thân chúng đã chứ đựng rất nhiều ý nghĩa. Những gì được thể hiện qua chúng sẽ ngay lập tức có tác dụng tạo suy nghĩ cho người tiếp nhận. Tính ưu việt của lời quảng cáo chính là tính trực tiếp, nên thực hiện chúng luôn là công việc khó khăn. Nó thường đòi hỏi một người chuyên trách. Người này cần phải được đào tạo đồng thời có khả năng tốt về ngôn ngữ và có vốn từ phong phú, bởi nhiệm vụ của anh ta là diễn đạt bằng lời ý đồ của chủ thể theo cách mà công chúng mục tiêu muốn nghe. Do công chúng rất đa dạng, phong phú ở mọi độ tuổi, mọi tính cách và có các cách thức diễn đạt khác nhau, nên sẽ không phải là vô lý nếu nói người thực hiện lời quảng cáo là một cuốn từ điển sống về ngôn ngữ học.
Bộ phận thứ hai của việc hình tượng hóa là thực hiện các yếu tố minh họa. Chúng có thể được hiểu là hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, hình vẽ, biểu trưng v.v…Chúng đều là những yếu tố mang tính trừu tượng cao và khiến cho thông điệp có nhiều tầng nghĩa, đồng thời là nhân tố giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Để thực hiện công đoạn này, người làm quảng cáo cần có khả năng về hội họa, âm nhạc hoặc những khả năng về truyền thông đa phương tiện khác. Thông thường, thực hiện khâu này không chỉ là một người, mà là sự kết hợp của nhiều người với các khả năng khác nhau, họ cùng làm việc dựa trên một mục đích thống nhất của toàn thông điệp. Lời và các yếu tố minh họa là hai phần không tách rời, chúng hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình truyền tải thông điệp tới đối tượng mục tiêu. Lời của thông điệp có tác dụng trực tiếp lên tư duy, vì thế nó nên được diễn đạt một cách súc tích nhất, trong sáng nhất và trung thực nhất. Tuy nhiên các yếu tố khác sẽ hút sự chú ý của công chúng, mở rộng con đường cho lời thông điệp tiếp cận với người xem. Thêm vào đó, các yếu tố minh họa trên còn hỗ trợ và làm nhấn mạnh ý nghĩa đã được diễn đạt trong lời thông điệp, đồng thời gợi lên một tầng nghĩa trừu tượng đôi khi lời nói không thể diễn đạt được. Việc sử dụng và kết hợp các yếu tố với nhau tùy vào khả năng sáng tạo của người làm quảng cáo. Sự hợp lý luôn giữ vai trò lớn trong việc tạo nên một thông điệp quảng cáo tốt, điều đó sẽ dẫn đến việc thông điệp sẽ tạo hiệu quả thực sự khi nó được truyền tải tới đúng đối tượng mục tiêu.
Ý tưởng sau khi được hiện thực hóa sẽ được trình bày dưới dạng demo, tức là được thể hiện đúng nguyên mẫu nhưng với quy mô hoặc kích cỡ nhỏ hơn. Những cái thuộc về tiểu tiết thường không được coi là quan trọng lắm, ngược lại người ta quan tâm tới tính tổng thể, sự hài hòa của các yếu tố trong một tương quan thống nhất. Công đoạn này gọi là trình bày makette quảng cáo. Phiên bản mẫu này được trưng cầu ý kiến và đánh giá của những người có trách nhiệm liên quan. Việc trình bày makette cũng có những tiêu chuẩn nhất định về mức độ rõ ràng, logic và khoa học. Khi makette được chấp nhận, có nghĩa là thông điệp đã được chấp nhận, kết thúc khâu thiết kế thông điệp quảng cáo và bắt đầu chuyển sang việc truyền tải thông điệp đó trên phương tiện truyền thông được chọn. Một thông điệp ra đời thường trải qua các trình tự như trên, do vậy các bước tiến hành dịch vụ thiết kế cũng không được nằm ngoài trình tự đó.
1.2.2 Các bước tiến hành dịch vụ thiết kế thông điệp quảng cáo
Hình 1.6 – Sơ đồ các bước tiến hành dịch vụ thiết kế thông điệp quảng cáo
Hình thành các phương án thông điệp quảng cáo
Đánh giá và lựa chọn thông điệp quảng cáo
Thực hiện thông điệp quảng cáo đã chọn
Theo sơ đồ trên, quá trình dịch vụ thiết kế thông điệp trải qua ba giai đoạn: Đầu tiên là phải hình thành các phương án thông điệp, sau đó là đánh giá lựa chọn phương án thông điệp khả thi nhất và cuối cùng là tiến hành thực hiện thông điệp đó.
Hình thành các phương án thông điệp quảng cáo sẽ phải trải qua các khâu của quy trình mà như phần trước chúng ta đã nói tới. Bắt đầu từ ý tưởng tới việc hình tượng hóa chúng bằng các yếu tố minh họa và ngôn ngữ, trình bày chúng dưới dạng các makette quảng cáo. Tới khi các bản makette ra đời cũng là lúc hoàn thành xong bước thứ nhất của quá trình. Một điều cần chú ý là, công ty quảng cáo cần đưa ra một vài chứ không phải là duy nhất một thông điệp, bởi khách hàng nên được có sự lựa chọn của mình. Các phương án có thể khác nhau ở một vài đặc điểm như ở mức độ và cách phối hợp các yếu tố hình họa, màu sắc, âm thanh v..v.. chúng không nên dập khuôn và sao chép lẫn nhau mà phải thể hiện những khía cạnh phong phú mà thông điệp có thể dựa vào đó mà khai thác đối tượng của mình, tuy nhiên tất cả những phương án ấy phải cùng hướng chung về một mục đích đã được đặt ra từ trước. Chúng ta luôn phải tâm niệm một điều dường như đã trở thành quy luật : Điểm xuất phát của thông điệp là sản phẩm và đích đến là công chúng mục tiêu, điều nhà sáng tạo cần làm là vẽ ra con đường tới đích đảm bảo ngắn, nhanh và sẽ được công chúng lưu giữ lại trong tâm trí họ chứ không bị rửa trôi đi như hàng ngàn thông tin bị vùi lấp khác.
Sau khi đã hình thành các phương án thông điệp, việc đánh giá và lựa chọn thông điệp sẽ được tiến hành. Trước hết, người thiết kế thông điệp quảng cáo phải tự mình đưa ra những đánh giá về chính sản phẩm của mình, anh ta sẽ phải xem xét nhiều phương án khác nhau, thử nghiệm chúng để xác định thông điệp nào có tác dụng tới hành vi là mạnh nhất. Việc đánh giá phương án thông điệp nào là hiệu quả dựa trên các tiêu chí về mức độ đáp ứng mục đích đã được đặt ra từ trước đó. Nếu mục đích của khách hàng của chương trình quảng cáo là kích thích tiêu thụ trong một thời gian ngắn bằng hình thức khuyến mại thì thông điệp phải đảm bảo khơi gợi được ham muốn mua hàng, nhấn mạnh được các yếu tố kích thích hành động mua như giảm giá, tặng quà, trúng thưởng…v..v.. Thông điệp được chọn sẽ phải rõ ràng và trực tiếp tác động tới khách hàng mục tiêu. Do vậy, căn cứ vào mục đích để lựa chọn phương án thông điệp là khâu hết sức quan trọng và không nên bị xem nhẹ. Ngoài ra, việc đánh giá các thông điệp quảng cáo của đối thủ cạnh tranh cũng có ý nghĩa rất lớn. Thông điệp phải khác biệt với đối thủ. Chính vì vậy nên quảng cáo mới có nghĩa là luôn tìm tòi cái mới, làm những gì người khác chưa từng làm và nghĩ điều chưa ai nghĩ tới.
Thông điệp được chọn phải phù hợp với đặc tính, tư duy, thói quen của khách hàng mục tiêu, để đánh giá được điều này cần phải có những cuộc nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng một cách kỹ lưỡng. Những vấn đề về văn hóa là vấn đề khá nhạy cảm. Thông điệp không được đi ngược lại thuần phong mỹ tục, đi ngược lại những quan niệm đạo đức xã hội và luật pháp của nước sở tại.
Sau khi các phương án được xem xét bởi chính người thiết kế ra chúng, những bản makette ấy sẽ được đưa cho chính chủ thể của thông điệp đó xem xét để quyết định cuối cùng. Đôi khi thông điệp có được chọn hay không còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến đánh giá của chính doanh nghiệp là chủ thể quảng cáo chứ không phải là người trực tiếp làm ra chúng. Bởi khi thiết kế thông điệp trở thành một dịch vụ, thì khách hàng luôn là người đưa ra quyết định lựa chọn. Họ thường là người đứng đầu chuyên trách bộ phận quảng cáo hay là người đứng đầu doanh nghiệp khách hàng, ý kiến của họ mang tính then chốt. Trong việc này không tránh khỏi những ý kiến cá nhân hướng vào việc lựa chọn thông điệp khác so với những gợi ý ban đầu của người làm quảng cáo. Nên trước khi đưa ra phương án thông điệp, việc nghiên cứu bản thân khách hàng cũng cần được xem xét thực hiện. Thông điệp nào thỏa mãn mức độ cao nhất các tiêu chí đặt ra, đó sẽ là phương án được lựa chọn.
Giai đoạn cuối cùng là._. thực hiện thông điệp sau khi đã được chọn. Những ý niệm tổng quan nhất về màu sắc, âm thanh, hình ảnh hay tất cả các yếu tố cần thiết cho thông điệp, đã được người thiết kế định hình từ bước thứ nhất. Chỉ có điều rằng, trước đó ta chỉ xây dựng nên xương sườn của thông điệp quảng cáo. Đó mới chỉ dừng lại ở “bản mẫu”- hay từ thường gọi là makette. Thời điểm này là lúc những ý tưởng chung ấy đi vào cụ thể và chi tiết. Ta sẽ biết được tỷ lệ phối hợp các yếu tố minh họa và ngôn ngữ sẽ như thế nào, bài hát gì sẽ được chọn, từ ngữ nào, âm thanh nào, hình ảnh nào sẽ được đưa vào thông điệp. Tất cả các câu hỏi sẽ được giải đáp, bức tranh hoàn chỉnh sẽ hiện ra, những gam màu sáng tối, tất cả sẽ rõ nét. Đây là giai đoạn người thực hiện quảng cáo đi đến tận cùng của sự sáng tạo. Bắt đầy từ những ý niệm còn rất mơ hồ, trải qua một quá trình tư duy hết sức logic cộng thêm những yếu tố bay bổng bất ngờ, giờ đây những ý niệm ấy đã được hiện thực hóa bằng tất cả những tín hiệu con người có thể cảm nhận được qua cảm giác. Thông điệp quảng cáo đi từ vô hình tới hữu hình, để sau đó, một lần nữa chúng lại tạo ra những ý niệm vô hình trong tâm trí công chúng mục tiêu. Quan trọng là, những ý niệm được sinh ra lần thứ hai này chính là điều mà chủ thể của thông điệp đó mong muốn, chúng tạo ra ý nghĩ tích cực và thúc đẩy hành vi của khách hàng. Làm được điều đó, chắc chắn thông điệp quảng cáo đã làm tròn bổn phận của mình là trở thành thông điệp quảng cáo hiệu quả.
Thiết kế thông điệp quảng cáo là một trong những dịch vụ quan trọng và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho bất cứ hãng quảng cáo nào đủ khả năng tận dụng và đầu tư vào đó. Lí do bởi lượng khách hàng của loại dịch vụ này khá lớn. Công việc tạo ra một thông điệp yêu cầu người thực hiện phải có tư chất sáng tạo, đây vốn là điều mà không phải ai hay công ty nào cũng có người có thể đảm nhận được. Do đó họ cần dịch vụ sáng tạo thông điệp. Người có thể cung cấp dịch vụ này là những công ty chuyên về quảng cáo, nơi có bộ phận sáng tạo và am hiểu và chuyên môn hóa trong lĩnh vực. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ sẽ được yêu cầu cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm, thương hiệu hay những gì mà thông điệp đó sẽ đại diện. Khi đã có những thông tin cần thiết, những nhà quảng cáo chuyên nghiệp sẽ tiến hành các cuộc nghiên cứu và sáng tạo ra các phương án thông điệp, hỗ trợ doanh nghiệp khách hàng lựa chọn phương án và bắt tay vào thực hiện thông điệp đó nếu đạt được sự thống nhất. Do đây là một công việc đặc thù, mức độ sáng tạo trong thông điệp khó được đánh giá một cách chính xác, thông điệp quảng cáo chỉ có thể được biết có hiệu quả hay không khi chúng đã được truyền tải tới công chúng mục tiêu, những sự đánh giá trước đó đều là những nhận định tương đối. Vì vậy, để đưa ra được một thông điệp phù hợpvà tỏ rõ hiệu quả thì đòi hỏi : người hình thành phương án thông điệp phải là những người có năng lực, có tư chất sáng tạo; những người đánh giá lựa chọn phương án thông điệp phải dựa trên cơ sở là khách hàng mục tiêu chứ không phải của cá nhân mình; và những người thực hiện thông điệp cũng đòi hỏi phải có nghiệp vụ vững chắc, táo bạo và đột phá trong cách thể hiện. Quảng cáo vốn là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật, trong đó thì chất “nghệ” hầu như đã được thể hiện chủ yếu ở giai đoạn thiết kế thông điệp. Một thông điệp ra đời là sản phẩm của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc dựa trên những phân tích khoa học về thị trường, đối tượng mục tiêu, sản phẩm, thương hiệu v.v…Con đường để thông điệp tới tâm trí công chúng ngày càng khó khăn hơn do những nhiễu từ thị trường và cơ chế lãng quên của người tiêu dùng. Tất yếu quá trình sáng tạo thông điệp cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn. Điều này làm tăng vai trò của khâu thiết kế sáng tạo trong quy trình thực hiện một chương trình quảng cáo tổng thể. Qua đó, vị thế của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nói trên cũng được nâng cao, bởi đây không phải là điều ai cũng có thể làm, nó đã trở thành công việc dành cho những người có chuyên môn. Trong tầm nhìn chiến lược một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, mảng dịch vụ thiết kế thông điệp luôn là mảng hoạt động được chú trọng, bởi điều này góp phần tạo nên sự khác biệt của bản thân doanh nghiệp quảng cáo, bằng cách tạo nên sự khác biệt trong thông điệp của doanh nghiệp khách hàng.
1.3 Truyền tải thông điệp quảng cáo
1.3.1 Nguyên lý truyền thông trong Quảng cáo
Truyền tải thông điệp cũng là một khâu quan trọng trong việc thực hiện một chương trình quảng cáo. Nếu như thông điệp sẽ quyết định tới việc công chúng mục tiêu sẽ bị tác động như thế nào thì những quyết định về truyền tải thông điệp sẽ quyết định tới cường độ tác động đó được bao nhiêu phần trăm của cường độ mong muốn. Nếu như người làm quảng cáo đưa ra những quyết định sai về lựa chọn phương tiện hay tần suất, phạm vi v.v… sẽ gây lãng phí và hiệu quả quảng cáo thấp. Người làm quảng cáo nên dựa vào nguyên lý của mô hình truyền thông gồm 9 phần tử. Hai phần tử thể hiện các bên tham gia truyền thông là người gửi và người nhận. Hai phần tử là những công cụ truyền thông chủ yếu tức là thông điệp và phương tiện. Bốn phần tử tiếp theo là những chức năng truyền thông như mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và liên hệ ngược. Phần tử cuối cùng là nhiễu trong hệ thống. Sau đây là sơ đồ mô hình :
Hình 1.7 Mô hình truyền thông gồm 9 phần tử
Người gửi
Mã hóa
Phương tiện truyền thông
Giải mã
Người nhận
Phản ứng đáp lại
Thông điệp
Liên hệ ngược
Nhiễu
Nhìn vào sơ đồ trên, ta nhận thấy rằng, để thông tin tới với đối tượng của nó hiệu quả nhất thì quá trình mã hóa thông tin phải đảm bảo quá trình giải mã sau đó của đối tượng diễn ra thuận lợi và khắc phục tối đa các nhiễu từ môi trường. Quá trình ra quyết định truyền tải thông điệp quảng cáo như thế nào cho hiệu quả cần cân nhắc tới 9 yếu tố trên bởi đây là nguyên lý truyền thông cơ bản áp dụng cho chiến lược truyền thông marketing nói chung và quảng cáo nói riêng.
1.3.2 Lựa chọn và phối hợp phương tiện quảng cáo
Trong quảng cáo, công việc truyền tải thông điệp có thể nói là những quyết định về phương tiện truyền thông, và khi nói tới phương tiện truyền thông, người ta thường chú ý tới các tham số như tần suất sử dụng, phạm vi tác động, cường độ tác động, thời gian và địa điểm sử dụng phương tiện. Do đó, Truyền tải thông điệp quảng cáo là một quá trình trải qua năm bước : xác định phạm vi mong muốn, tần suất và cường độ tác động; lựa chọn phương tiện truyền thông chủ yếu, lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể; quyết định lịch sử dụng phương tiện truyền thông; và quyết định phân bố phương tiện truyền thông theo địa lý. Các bước liên quan tới các quyết định về truyền tải thông điệp quảng cáo có thể được mô hình hóa qua sơ đồ 5 bước như sau:
Hình 1.8 Mô hình ra quyết định về truyền tải thông điệp quảng cáo
Xác định các chỉ số cần thiết như R, F, I,GPR, CPM, CPP
Lựa chọn phương tiện truyền thông chủ yếu
Lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể
Quyết định lịch sử dụng và phối hợp phương tiện
Phân bổ phương tiện theo địa lý
Bước đầu tiên của quá trình ra quyết định về phương tiện truyền thông là phải xác định được các chỉ tiêu cần thiết. Những chỉ tiêu này sẽ là căn cứ giúp người làm quảng cáo có thể dễ dàng so sánh và có được sự lựa chọn phương tiện tối ưu. Những chỉ số cần được làm rõ đó là : phạm vi của phương tiện (R), tần suất(F), cường độ tác động (I), chỉ số đánh giá chung (GRP), chi phí phần ngàn(CPM), chi phí cho một điểm(CPP).
- Theo đó, phạm vi (R) được hiểu là số người khác nhau tiếp xúc ít nhất một lần với thông điệp quảng cáo trong một thời kỳ nhất định.
- Tần suất (F) là số lần một người tiếp xúc với thông điệp trong một thời kỳ nhất định
- Cường độ tác động (I) là giá trị định lượng của một lần tiếp xúc qua một phương tiện nhất định.
- Chỉ số đánh giá chung (GRP) là thước do phương tiện quảng cáo, nó là tỷ lệ của phạm vi hoạt động trung bình và tần số phát trung bình của phương tiện
- Chi phí phần ngàn (CPM) là phi phí quảng cáo để 1000 người xem quảng cáo đó, nó được tính bằng 1000 lần tỷ lệ của ngân sách quảng cáo dành cho phương tiện và tổng lượng khán giả của phương tiện đó.
- Tương tự, chỉ số chi phí điểm (CPP) cũng dùng để đánh giá chi phí trên một điểm đánh giá chung, là tỷ lệ của ngân sách phương tiện và GRP của phương tiện đó.
Xác định các chỉ số trên luôn là việc tiên quyết nên làm, việc tính toán không có gì khó khăn nếu các dữ liệu đều đầy đủ. Những chỉ số ấy sẽ giúp chúng ta có sự lựa chọn sáng suốt dựa trên một nền tảng thực sự khoa học.
Việc lựa chọn phương tiện truyền thông bao giờ cũng được căn cứ trên những chỉ số ta đã xác định được từ bước thứ nhất. Người làm quảng cáo phải đánh giá từng loại phương tiện dựa theo các chỉ tiêu ấy, anh ta sẽ có những kết quả khác nhau khi nghiên cứu nhiều phương tiện khác nhau. Vấn đề là phải tìm kiếm những phương tiện có hiệu quả về chi phí cao nhất, và đảm bảo số lần tiếp xúc mong muốn với công chúng. Các chỉ số R, F , I, GRP càng cao thì đó chính là những dấu hiệu tích cực, những phương tiện có điểm số cao sẽ luôn được xem xét quan tâm. Ngược lại, những chỉ tiêu về chi phí như CPM và CPP lại ngầm ý rằng, chủ thể quảng cáo sẽ mất nhiều tiền hơn nếu họ quyết định lựa chọn phương tiện đó để truyền tải thông điệp. Họ sẽ chú ý xem xét phương tiện có chỉ số về chi phí càng thấp càng tốt. Mức độ quan trọng của từng yếu tố không giống nhau, điều đó tùy vào mục đích, vào vòng đời của sản phẩm hay nhận thức của bản thân người đánh giá. Không có quy tắc hay một tỷ lệ nhất định nào về mức độ đóng góp của các chỉ tiêu tới việc chọn lựa, hoàn cảnh cụ thể sẽ quyết định yếu tố nào nên được ưu tiên và yếu tố nào thì không. Cuối cùng, quyết định sẽ được đưa ra sau khi có sự cân nhắc tất cả các yếu tố kể cả khách quan và chủ quan. Dù là chọn phương tiện chung hay cụ thể thì cơ chế lựa chọn vẫn không thay đổi. Các chỉ tiêu ở trên sẽ vẫn là kim chỉ nam dẫn đường cho người làm quảng cáo có được quyết định thông thái của mình.
Có một phương pháp mà người làm quảng cáo hay dùng trước khi đi vào nghiên cứu từng phương tiện truyền thông thực tế. Đó là anh ta xây dựng cho mình một mẫu hình phương tiện truyền thông lý tưởng, rồi sau đó tìm kiếm những phương tiện gần với phương tiện lý tưởng của anh ta nhất. Cách này sẽ giúp ta không xa rời mục đích thực chất của việc truyền thông. Nhiều khi những số liệu thực tế làm choáng ngợp người nghiên cứu, phương pháp này giúp anh ta tránh được những quyết định sai lầm, gây lãng phí không cần thiết.
Theo đó, người lựa chọn phương tiện sẽ phải hình dung trong đầu một phương án cho một loại phương tiện lý tưởng. Anh ta sẽ xác định các chỉ số R, F, I mà anh ta cần để hiệu quả của truyền thông là tối đa. Dựa trên những điều kiện ràng buộc về ngân sách có thể có, việc tìm ra các chỉ số còn lại như GRP, CPM và CPP là không có gì khó khăn. Khi đã có các chỉ số lý tưởng của mình, anh ta sẽ bắt đầu nghiên cứu các phương tiện truyền thông thực tế, và so sánh chỉ số lý tưởng ấy với các chỉ số thực tế. Quyết định cuối cùng là phương tiện có chỉ số gần với những con số lý tưởng nhất sẽ được chọn. Đây là cách thức hiệu quả trong việc lựa chọn phương tiện truyền thông chủ yếu.
Lựa chọn phương tiện truyền thông cụ thể đặt người lập kế hoạch đứng trước hàng loạt sự lựa chọn. Mỗi một loại phương tiện cơ bản có nhiều phương tiện cụ thể khác nhau khiến người quảng cáo đôi khi cảm thấy phân vân, ví dụ như lựa chọn quảng cáo trên báo chí, người quyết định phương tiện cần lựa chọn giữa hàng trăm tờ báo khác nhau hiện đang được phát hành trong thời điểm hiện tại. Nguyên tắc lựa chọn vẫn phải dựa trên hiệu quả của chi phí là cao nhất. Và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá vẫn được coi là công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá. Xác định chúng trong số hàng chục thậm chí hàng trăm phương tiện cụ thể sẽ tốn khá nhiều thời gian. Do đó, người làm quảng cáo thường đánh giá theo kinh nghiệm của mình và sự ước lượng tương đối. Tuy nhiên, họ luôn được khuyến khích phải dựa trên những số liệu cụ thể, chi tiết, khoa học để có thể tối ưu hóa quyết định. Dù trong bất cứ trường hợp nào, anh ta sẽ vẫn cần dựa vào các con số ước tính về quy mô công chúng, tần suất, thành phần công chúng và giá phương tiện. Số liệu đó sẽ do họ tự nghiên cứu điều tra hoặc sử dụng dịch vụ do các cơ quan đo lường phương tiện hoặc bản thân phương tiện cung cấp. Ví dụ về quy mô công chúng của một tờ báo sẽ có một số chỉ tiêu như : số xuất bản (bao nhiêu số/kỳ phát hành), lượng đối tượng độc giả ( bao gồm độc giả nói chung, độc giả có hiệu quả và độc giả tiếp xúc với quảng cáo có hiệu quả) v.v…Sau khi tính chi phí cho một ngàn người, người lập kế hoạch sẽ xây dựng bảng liệt kê những phương tiện cụ thể theo chi phí phần ngàn theo thứ tự tăng hoặc giảm dần, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện nào có chi phí đó là thấp nhất. Chỉ tiêu cần cũng cần phải điều chỉnh theo chất lượng của công chúng, xác suất chú ý của họ và uy tín cùng chất lượng của chủ phương tiện. Những người lập kế hoạch sử dụng phương tiện truyền thông ngày càng hay sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả hoàn hảo hơn và phân tích chúng bằng các mô hình toán học phức tạp hơn để đưa ra cách kết hợp phương tiện tối ưu. Nhiều công ty trên thế giới và những công ty thực sự chuyên nghiệp ở Việt Nam thường sử dụng những chương trình máy tính để tuyển chọn phương tiện truyền thông ban đầu rồi cải tiến thêm căn cứ vào những yếu tố chủ quan của mô hình.
Lịch quảng cáo chung và lịch chi tiết phải được thiết lập sau khi có quyết định về các phương tiện truyền thông cụ thể được lựa chọn. Lịch quảng cáo chi tiết đòi hỏi phải phân bố chi phí quảng cáo trong thời gian ngắn để đạt được cường độ tác động tối đa. Tuy nhiên, bất kỳ loại thời gian biểu nào cũng đều phải phù hợp với mục tiêu truyền thông trong mối quan hệ không tách rời về bản chất với sản phẩm, khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và những yếu tố khác trong marketing. Thời gian biểu ấy có thể được lập ra cho thời gian ngắn như tháng, quý hoặc thậm chí cho cả năm. Với thời gian ngắn hạn như tháng, quý kế hoạch quảng cáo có thể được lập chi tiết tới ngày, giờ thông điệp được phát, tất cả những thông tin cần thiết đều đã được cụ thể hóa ở mức cao nhất . Tuy nhiên đối với lịch quảng cáo của một năm, thông tin có thể chỉ được chi tiết tới số tần suất của thông điệp mà một phương tiện truyền thông cụ thể có thể đảm nhận. Ví dụ, trong kế hoạch truyền thông cụ thể, ta có thể nắm bắt được thông tin về mẩu quảng cáo sẽ được đăng trên báo A vào các số ra ngày thứ 2-4-6 của tuần thứ 4 tháng 10 dưới dạng trang màu bìa 4, còn trong lịch truyền thông chung thì thông tin có thể ở mức độ khái quát hơn : tháng 10 sẽ có 3 quảng cáo trên báo A dưới dạng trang màu.v.v…Do vậy, lịch quảng cáo chung bao giờ cũng được thực hiện trước lịch quảng cáo chi tiết, cả hai được gọi chung dưới một cái tên là thời gian biểu quảng cáo hay lịch quảng cáo. Giai đoạn lập thời gian biểu quảng cáo thực chất chính là việc kết hợp các phương tiện quảng cáo với nhau. Ngay sau đó, người làm quảng cáo sẽ thực hiện việc truyền tải thông điệp theo thời gian biểu cụ thể. Phần sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc lập thời gian biểu chi tiết quảng cáo và ý nghĩa của nó trong hoạt động truyền tải thông điệp
1.3.3 Truyền tải thông điệp quảng cáo
Lịch quảng cáo chi tiết có ý nghĩa rất lớn tới hiệu quả của hoạt động truyền tải thông điệp. Nó giúp người làm quảng cáo dễ theo dõi, kiểm soát việc truyền phát thông điệp trên các phương tiện có hiệu quả và đúng với mục đích hay không. Có một số kiểu thời gian biểu khác nhau, chẳng hạn như kiểu liên tục, gián đoạn hay tập trung. Ngoài ra còn có kiểu đều đều, tăng dần, giảm dần hoặc thay đổi. Khi xác định sẽ sử dụng kiểu thời gian biểu quảng cáo nào, cần tính tới các yếu tố như mức độ thay đổi người mua, tần suất mua hàng và mức độ quên. Mức độ thay đổi người mua thể hiện mức độ người mua mới tham gia thị trường, mức độ này càng cao thì quảng cáo càng cần phải liên tục. Tần suất mua hàng là số lần mua trong một thời kỳ mà một người mua trung bình mua sản phẩm đó. Tần suất mua hàng càng cao thì quảng cáo càng phải liên tục. Mức độ quên là mức độ người mua quên nhãn hiệu đó. Mức độ quên càng lớn thì quảng cáo cũng càng cần phải liên tục.
Sau đây là một số mẫu thời gian biểu quảng cáo được thể hiện theo tháng, mỗi một kiểu thời gian biểu có những đặc điểm riêng và dùng trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Người làm quảng cáo phải dựa vào tình hình thực tế để đưa ra một hoặc một cái cách kết hợp các kiểu thời gian biểu quảng cáo sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Hình 1.9 Một số mẫu thời gian biểu quảng cáo
Phía trái cho thấy rằng, thông điệp quảng cáo trong tháng có thể được tập trung trong khoảng thời gian ngắn (quảng cáo dồn dập), phân bố đều trong cả tháng, hay phân bố gián đoạn. Phía trên cho thấy rằng thông điệp có thể được phát đi với tần suất đều đều, tăng lên, giảm xuống hay thay đổi. Người quảng cáo phải đưa ra lựa chọn giữa quảng cáo liên tục, tập trung, lướt qua hay từng đợt. Tính liên tục được đảm bảo bằng lịch quảng cáo đều đặn trong suốt thời kỳ. Nhưng chi phí quảng cáo và sự biến động của mức tiêu thụ hạn chế kiểu quảng cáo này. Kiểu liên tục này thường dùng trong giai đoạn mở rộng thị trường, đối với những khách hàng mua thường xuyên và loại người mua được xác định chặt chẽ; Quảng cáo tập trung lại đòi hỏi toàn bộ kinh phí quảng cáo của thời kỳ nên nó phù hợp với những sản phẩm được tiêu dùng theo thời vụ; Quảng cáo lướt qua có nghĩa là chỉ được phát trong một thời kỳ , sau đó ngưng quảng cáo, và rồi lại đến một đợt quảng cáo thứ hai.Cách này sử dụng trong trường hợp kinh phí có hạn; Từng đợt có nghĩa là quảng cáo với cường độ thấp nhưng được củng cố bằng những đợt định kỳ tăng cường hoạt động. Quảng cáo từng đợt khai thác được điểm mạnh của quảng cáo liên tục và quảng cáo lướt qua để tạo ra một chiến lược lịch thời gian dung hòa. Người ta cho chằng, với quảng cáo dạng này, công chúng vẫn hiểu được thông điệp thấu đáo hơn trong khi vẫn tiết kiệm được tiền bạc. Tóm lại, người làm quảng cáo phải tỏ ra linh hoạt trong việc lựa chọn hay kết hợp các kiểu thời gian biểu quảng cáo khác nhau nhằm tối ưu hóa việc truyền tải thông điệp.
Phân bổ địa lý có nghĩa là lựa chọn khu vực mà quảng cáo sẽ tiếp cận được với công chúng mục tiêu. Đó có thể là phạm vi toàn quốc hay chỉ trong một địa phương nào đó. Điều này phụ thuộc vào khu vực sinh sống của đối tượng công chúng mục tiêu là rộng hay hẹp và phương tiện nào có thể bao phủ được.
Những quyết định về phương tiện truyền thông có ý nghĩa rất lớn tới phản ứng đáp lại của từ phía khách hàng mục tiêu. Quá trình truyền tải thông điệp phải đảm bảo đối tượng công chúng mục tiêu tiếp nhận thông tin ở mức chính xác nhất có thể so với ý đồ của chủ thể quảng cáo. Đây chưa bao giờ là công đoạn dễ dàng trong tất cả các công đoạn xây dựng một chương trình quảng cáo.Vấn đề doanh nghiệp gặp phải nhiều nhất đó là việc lập kế hoạch phương tiện truyền thông. Khi các doanh nghiệp gặp khó văn trong vấn đề truyền tải thông điệp quảng cáo của mình, họ tìm tới các công ty quảng cáo, như vậy đây đã thực sự trở thành một dịch vụ độc lập.
Với sự gia tăng ngày càng nhiều số lượng các phương tiện, doanh nghiệp cảm thấy choáng ngợp trước hàng loạt các tờ báo hay đài truyền hình, website hay các địa điểm có thể cho đăng quảng cáo của mình. Sự quá phong phú về số lượng khiến họ cảm thấy khó khăn hơn khi đưa ra quyết định. Bởi để hiểu kỹ lưỡng những ưu nhược điểm của từng phương tiện, hay có được sự so sánh giữa chúng cũng mất khá nhiều thời gian so với trước kia. Doanh nghiệp thường không có đủ nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn, để thực hiện nghiên cứu các phương tiện truyền thông hiện tại trên thị trường và xác định những chỉ số cần thiết. Cảm thấy mình quá sức trước khối lượng công việc đồ sộ như vậy, các công ty thường tìm tới các công ty quảng cáo và hãng truyền thông để nhờ tư vấn. Mặt khác, các doanh nghiệp không phải là chủ của phương tiện, cho nên nếu muốn quảng cáo tới được công chúng của mình, họ phải thỏa thuận với người chủ thực sự của phương tiện đó. Dễ nhận thấy rằng việc truyền tải thông điệp quảng cáo đã đứng độc lập trở thành một mảng dịch vụ riêng. Nó bao gồm nhiều khâu nhiều bước khác nhau. Khi nói đó là một dịch vụ nghĩa là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp quảng cáo giúp truyền đi nội dung thông điệp của chủ thể thông điệp đó và được trả phí. Dịch vụ truyền tải thông điệp bao gồm việc lập kế hoạch về phương tiện, tư vấn lựa chọn phương tiện, làm trung gian giữa chủ phương tiện và chủ thông điệp, hoặc trong nhiều trường hợp là cho thuê phương tiện quảng cáo. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, với khái niệm dịch vụ truyền tải thông điệp quảng cáo, ta hiểu là dịch vụ cho thuê phương tiện để truyền đi thông điệp quảng cáo đơn thuần, những loại hình như làm dịch vụ lựa chọn, lập kế hoạch phương tiện được đưa vào khái niệm là dịch vụ tư vấn quảng cáo sẽ được trình bày ngay sau đây.
1.4. Tư vấn quảng cáo
1.4.1 Khái quát về dịch vụ tư vấn quảng cáo
Tư vấn quảng cáo có thể được hiểu là một dịch vụ phát sinh từ nhu cầu của các doanh nghiệp muốn quảng cáo nhưng đang bế tắc chưa thể đưa ra một hay một vài quyết định ở một khâu nào đó và cần sự trợ giúp của những người chuyên nghiệp. Kết quả của dịch vụ tư vấn này là đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “ làm gì”, “làm như thế nào”, “ở đâu” , “ai có thể giải quyết được vấn đề ”…Tư vấn quảng cáo nhằm giải quyết những vấn đề mang tính kế hoạch, chiến lược và giúp vạch ra một vài phương án để người quyết định có thể dựa trên cơ sở đó để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Nó có thể không chỉ liên quan tới một khâu hay một bước nhất định mà là tất cả các vấn đề của hoạt động quảng cáo tại doanh nghiệp. Điều này có thể được giải thích là, các doanh nghiệp vẫn còn đang gặp khúc mắc với những vấn đề vĩ mô như các văn bản luật quảng cáo do nhà nước ban hành, cách thức quản trị hoạt động quảng cáo trong doanh nghiệp mình, hay các vấn đề nhỏ hơn như lựa chọn phương tiện gì, với tuần suất bao nhiêu, phạm vi tác động như thế nào v.v.. Do đó đòi hỏi người làm nhiệm vụ tư vấn phải nắm vững nghiệp vụ một cách cặn kẽ, thông hiểu tất cả các vấn đề liên quan tới quảng cáo nhằm mục đích đưa ra cho khách hàng lời khuyên đúng đắn. Thông thường, đó là những lời khuyên về chiến lược truyền thông dài hạn, kế hoạch truyền thông ngắn hạn, tư vấn về luật và các vấn đề liên quan tới luật. Đây là công việc đúng nghĩa của các Agency quảng cáo. Sau đó, khi những quyết định về chiến lược hay kế hoạch tổng thể được đưa ra thì phần thực hiện chi tiết từng hạng mục trong bảng kế hoạch đó có thể được chuyển cho các nhà quảng cáo gia công mà ta gọi là Advertising Supplier. Hiện tại trên thị trường đang tồn tại nhiều mô hình khác nhau của các doanh nghiệp quảng cáo, vừa là các hãng Agency, vừa có các nhà cùng cấp Supplier và một dạng hoạt động kết hợp của hai loại trên. Với tốc độ tăng trưởng của ngành nhanh như hiện nay, chắc rằng sẽ còn nhiều loại hình dịch vụ quảng cáo ra đời cùng với nó là các mô hình hoạt động mới của các doanh nghiệp kinh doanh những loại hình ấy.
1.4.2 Quy trình của dịch vụ tư vấn quảng cáo
Dịch vụ tư vấn quảng cáo cũng cần được thực hiện theo những quy trình nhất định. Để thực hiện việc tư vấn thành công cho khách hàng, người tư vấn quảng cáo cần tuân theo các bước của quá trình dịch vụ được mô hình hóa bằng sơ đồ sau đây :
Hình 1.10 Sơ đồ uy trình dịch vụ tư vấn quảng cáo
Khách hàng đưa ra yêu cầu tư vấn
Thu thập thông tin, xác định vấn đề
Hình thành các phương án tư vấn
Quyết định phương án tư vấn
Thực hiện tư vấn
Khách hàng đánh giá và trả phí
Khâu đầu tiên của quy trình dịch vụ tư vấn quảng cáo là khách hàng đưa ra yêu cầu tư vấn, thông thường khách hàng có thể đưa ra những yêu cầu có mức độ cụ thể khác nhau tùy vào khả năng nhận biết vấn đề của mình là gì. Họ cần giải pháp để khắc phục những vấn đề đó. Ví dụ như họ thiếu người hoạch định kế hoạch phương tiện cho quảng cáo thì họ sẽ cần cần tư vấn để xây dựng chương trình truyền thông với một thông điệp và một mục đích đã được xác định. Họ cũng có thể nói rằng họ đang có một số khúc mắc về luật quảng cáo liên quan chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên có một số khách hàng thậm chí vẫn còn mơ hồ về việc mình thực sự muốn gì. Họ không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào mà chỉ cho thấy hiện trạng họ đang gặp phải và cần người khắc phục hay cải thiện hiện trạng đó. Khi ấy, công ty quảng cáo phải tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, phân tích tìm ra nguyên nhân của hiện trạng và đề ra những giải pháp. Một số trường hợp khác, khách hàng có thể nhận định sai lầm về tình trạng thực tế của doanh nghiệp mình, họ nhận định nguyên nhân không đúng nên đưa ra yêu cầu không sát thực tế với người tư vấn. Do đó, người làm công tác tư vấn cũng cần tỉnh táo để nhận định lại yêu cầu của khách hàng, phải tìm hiểu mục đích cuối cùng của yêu cầu tư vấn là gì để xác định một giải pháp tối ưu.
Thu thập thông tin là khâu quan trọng thứ hai của quy trình, muốn kết quả tư vấn có tính thực tiễn, người làm tư vấn phải đảm bảo thông suốt thông tin. Hiểu rõ về doanh nghiệp, về hoạt động quảng cáo, về thông điệp quảng cáo, về phương tiện, về thị trường bao gồm đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các nhà phân phối hay các thế lực siêu thị trường v.v... Tóm lại, họ cần phải hiểu rõ môi trường đã phát sinh ra vấn đề thì mới có thể tìm ra nguyên nhân khắc phục những vấn đề đó nhằm đề ra giải pháp có tính thực tế cao.
Khi đã xác định rõ yêu cầu, nắm bắt đầy đủ thông tin cần thiết, công việc tiếp theo là đề xuất được một vài phương án tư vấn. Có nhiều con đường để tới được một điểm đích, do đó việc đề xuất nhiều hơn một giải pháp giúp tăng khả năng lựa chọn. Đồng thời quá trình xem xét các phương án khác nhau giúp người tư vấn phát hiện được những ưu điểm và nhược điểm của từng phương án. Để từ đó đưa ra được sự so sánh và quyết định có hay không kết hợp chúng lại để tạo thành một phương án duy nhất hoàn thiện.
Việc lựa chọn phương án tư vấn được thực hiện dựa trên việc đánh giá các phương án đề ra theo các tiêu chí nhất định như mức độ thỏa mãn mục đích, mức độ khả thi và mức độ khả thanh. Phương án được chọn sẽ là phương án khách hàng có thể thực hiện được trong phạm vi khả năng cho phép và thỏa mãn mục đích ở mức độ càng cao càng tốt.
Người tư vấn sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất cho khách hàng, anh ta sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện từng bước quy trình. Có những hoạt động có thể cho thấy kết quả ngay trong thời gian ngắn, khách hàng có thể kiểm chứng luôn được mức hiệu quả của phương án. Tuy nhiên, nhiều khi phải mất một thời gian dài để biết được phương án tư vấn có thực sự hiệu quả hay không. Do vậy, trong quá trình tư vấn cho khách hàng, người làm quảng cáo phải chỉ rõ cho họ thấy được khả năng thành công của dự án. Hướng khách hàng có một cái nhìn tích cực về kết quả tư vấn, khi ấy, tư vấn quảng cáo không đơn thuần là dịch vụ thực hiện tại chỗ tại một thời điểm, mà đó còn là dịch vụ được thực hiện trong một khoảng thời gian có thể là vài tháng thậm chí vài năm. Có những tư vấn về chiến dịch quảng cáo kéo dài hàng tháng cho tới những kế hoạch truyền thông kéo dài cả năm trời. Công ty tư vấn phải có trách nhiệm theo dõi và đảm bảo những ý kiến tư vấn phát huy tác dụng tong suốt thời gian chiến dịch được thực hiện. Ta có thể gọi đây là chế độ bảo hành của dịch vụ.
Hiệu quả của hoạt động tư vấn quảng cáo có thể không được chứng minh bằng con số cụ thể, nhưng nó có thể được đánh giá bởi khách hàng – chủ thể quảng cáo. Họ có thể so sánh mức độ kỳ vọng của mình và thực tế đạt được về doanh thu, lợi nhuận hay mức độ biết đến thương hiệu sản phẩm tăng lên sau khi có sự tư vấn. Cũng giống như việc đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với hàng hóa dịch vụ khác, nếu những ý kiến tư vấn thực sự thỏa mãn hay vượt yêu cầu của khách hàng, những đánh giá tốt và tích cực ấy đương nhiên sẽ góp phần làm tăng uy tín và mang lại lợi nhuận cho người làm việc tư vấn và công ty tư vấn quảng cáo nọ.
Công việc tư vấn luôn được coi là việc của những chuyên gia quảng cáo, đây cũng là mảnh dịch vụ mà không phải doanh nghiệp quảng cáo nào cũng có thể thực hiện được. Tư vấn hiệu quả phải được đưa ra bởi những người thực sự có kinh nghiệm, am hiểu hầu hết các vấn đề liên quan như về luật, các khâu và bước thực hiện của các quá trình thực hiện quảng cáo từ nhỏ tới lớn. Họ cần phải hiểu biết về các cách thức quản lý hoạt động quảng cáo và có khả năng nắm bắt thông tin nhanh, phân tích và tổng hợp mọi nguồn thông tin để đưa ra những phương án có tính khả thi cao. Nguồn lực về con người đặc biệt được coi trọng, các công ty quảng cáo lớn đều có hẳn một chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hoạt động cho bộ phận này bởi doanh thu đem lại từ tư vấn quảng cáo lớn hơn rất nhiều so với các tiểu ngành dịch vụ khác.
Tóm lại, trong chương 1, chúng ta đã điểm qua một số những nét tổng quan về quảng cáo và các loại hình dịch vụ chủ yếu của nó. Đó mới chỉ là những lý luận làm cơ sở chung cho những phân tích sau đây, khi đặt vào hoàn cảnh cụ thể là công ty quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội.Giữa lý thuyết và thực tế luôn luôn có một khoảng cách, quan trọng là phải biết rõ mức độ khoảng cách ấy lớn ra sao từ đó mới đưa ra được những biện pháp khắc phục sự khác biệt ấy.
Chương 2 là những phân tích thực trạng kinh doanh và thực trạng dịch vụ quảng cáo tại HADIFA. Sau khi kết thúc chương này, hi vọng chúng ta sẽ biết được câu trả lời cho câu hỏi “ khoảng cách ấy ra sao” đã đề cập ở bên trên.
CHƯƠNG 2 – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA HADIFA
2.1 HADIFA và thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan về HADIFA
2.1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty HADIFA là một công ty có một triết lý kinh doanh khá rõ ràng, đó là “Sáng tạo trong cách nghĩ, tiên phong trong cách làm, đóng góp cho xã hội, hợp tác mang đến dịch vụ hoàn hảo, thành công của khách hàng là thành công của HADIFA, luôn là điểm tựa cho bước đi vững chắc của bạn”. Với những mục tiêu đã đề ra trong triết lý kinh doanh của mình, HADIFA có khát vọng chinh phục rất nhiều thị trường để cung ứng nhiều dịch vụ khác nhau nhằm thể hiện thuộc tính “ sáng tạo – ._.ỗ trợ. Dưới đây là gợi ý các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề mà HADIFA đang gặp phải trong thực tế, đó là khó khăn về con người, ngoài ra còn có một số những giải pháp khác được trình bày sau đó.
3.2.1 Giải pháp hỗ trợ về con người
Con người luôn là nhân tố quan trọng trong bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào. Đặc biệt trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ thì con người càng tỏ rõ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, quảng cáo là một ngành dịch vụ có tính chất đặc thù, khi yếu tố sáng tạo được đánh giá cao hơn bao giờ hết thì chủ thể của sự sáng tạo càng nên được chú trọng quan tâm bồi dưỡng về mọi mặt. Không gì khác, chính là con người.
Bất cứ một chiến lược phát triển dài hạn nào được hoạch định ra cho một công ty quảng cáo nói chung hay HADIFA nói riêng luôn phải đặt lên hàng đầu những chính sách về phát triển nhân lực trong nội bộ tổ chức. Đó phải là những hoạch định hết sức rõ ràng, có lộ trình cụ thể và chi tiết. Nhân tố con người phải được coi là vũ khí, là điểm tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp. Tuyển dụng và đào tạo những người có tố chất của sự sáng tạo chính là điều mà tất cả các công ty quảng cáo chuyên nghiệp đều hướng tới.
Xét tình trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam hiện nay. Chúng ta vẫn bị đánh giá là có nền giáo dục quá trọng lý thuyết và ít thực hành. Nguồn lao động được đào tạo trong môi trường mà sự sáng tạo ít được khuyến khích. Do vậy thật khó để những công ty quảng cáo có thể tìm được nguồn lao động có đủ khả năng làm việc trong lĩnh vực cần nhiều sự sáng tạo này. Khái niệm sáng tạo ở đây đang bị co hẹp trong phạm vi một số ngành nghề nhất định, chủ yếu liên quan tới nghệ thuật. Trong khi đó, tại các nước tiên tiến, sáng tạo là từ chỉ bất cứ sự phá cách nào của bất cứ các nhân hay tập thể. Nó không phải là một món quà tự nhiên ban cho một vài người nhất định. Đó đã trở thành một môn học trong trường lớp. Chính tư tưởng “bất cứ ai cũng có thể trở thành sáng tạo theo cách của mình” đã thay đổi cuộc sống của nhiều người. Nó giải phóng con người khỏi sự dập khuôn máy móc, đôi khi là sự tự ti của bản thân. Nó thúc đẩy mỗi người dũng cảm áp dụng cái mới. Thiết nghĩ, chúng ta đang rất cần những tư tưởng đó. Nhu cầu của ngành quảng cáo lại càng cấp thiết hơn.
Do vậy, để hỗ trợ những thay đổi tích cực trong ngành quảng cáo nói chung và HADIFA nói riêng, sẽ rất tốt nếu như bộ giáo dục có thể bổ sung môn học tư duy sáng tạo vào trong chương trình học của tất cả các bậc học. Các phương tiện truyền thông đại chúng nên khuyến khích người dân áp dụng thay đổi suy nghĩ. Chúng ta cần xóa bỏ những lối mòn lạc hậu và tìm đường đi cho riêng mình. Biện pháp này không những giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của ngành quảng cáo nói riêng, mà nó sẽ là đòn bẩy nâng cả nền kinh tế. Tất cả lĩnh vực đều cần những con người có tố chất sáng tạo, đó cũng là nền tảng của một xã hội tiến bộ.
Nhân lực ngành quảng cáo còn cần những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. Hãy mở đầu bằng việc nhân rộng và phổ biến chuyên ngành đào tạo ra các trường đại học trong cả nước. Thực hiện quảng cáo cho bản thân mình nhằm thuyết phục xã hội về sự xuất hiện và tồn tại của một nghề nghiệp mới – làm quảng cáo. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống các môn học chuyên ngành theo hướng khuyến khích những học viên tự phát triển khả năng của mình. Các hoạt động hướng nghiệp nên được chú trọng hơn nữa, những người lựa chọn chuyên ngành không dựa vào đam mê và ước muốn của mình sẽ không bao giờ làm tốt được công việc. Những biện pháp hỗ trợ cho những cải thiện nguồn nhân lực của HADIFA nói riêng và ngành quảng cáo nói chung nên bắt nguồn từ những cải cách của nền giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội. Khi đất nước có nguồn lao động có chất lượng cao cộng thêm những chế độ đãi ngộ tốt của các doanh nghiệp, chắc chắn năng suất làm việc toàn ngành sẽ tăng lên nhanh chóng, khi ấy tương lai tốt đẹp của quảng cáo Việt Nam sẽ không còn quá xa vời.
3.2.2 Giải pháp hỗ trợ khác
Ngoài những hỗ trợ cho nhân tố con người, ngành quảng cáo Việt Nam cũng cần một số những biện pháp khác nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Chúng ta cần sự hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Mỗi công ty quảng cáo nên xây dựng cho mình những thư viện điện tử riêng, trong đó là những số liệu về các phương tiện, số liệu nghiên cứu về thị trường hay sản phẩm.v.v…Thư viện này sẽ được cập nhật thường xuyên nhằm mục đích kịp thời cung cấp những thông tin mới nhất cho những người làm quảng cáo. Giúp họ ra quyết định sát với thực tế. Nếu có được sự hỗ trợ này, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên rõ rệt, người làm quảng cáo sẽ tốn ít thời gian hơn cho việc xác định cái chỉ số R, F, I .v..v…Công nghệ còn có thể hỗ trợ hơn thế bằng cách phát minh ra những phần mềm giúp người làm kế hoạch truyền thông có thể so sánh, tính toán và lựa chọn phương tiện truyền thông tối ưu từ danh sách hàng ngàn phương tiên khác nhau dựa trên những yêu cầu về ngân sách nhất định. Công nghệ thông tin có thể giải phóng sức lao động của con người từ mấy thập kỷ nay, nên người làm quảng cáo hoàn toàn có thể hi vọng về thành tựu phát triển của công nghệ thông tin có thể giúp anh ta được đỡ tốn công sức và thời gian hơn so với trước kia.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ còn cho ra đời những phương tiện truyền thông mới. Ví dụ như sự ra đời của Internet đã thực sự chứng minh đây là một phương tiện quảng cáo hữu hiệu. Công nghệ không những góp phần hiện đại hóa việc làm quảng cáo mà sẽ góp phần tăng lợi nhuận của ngành quảng cáo bằng cách nâng cao khả năng khai thác phương tiện
Nhằm hỗ trợ cho quá trình cải tộ bộ máy tổ chức của các công ty quảng cáo nhỏ và kém hiệu quả như HADIFA, Hiệp hội quảng cáo Việt Nam nên tích cực hơn trong vai trò là người tư vấn, bảo trợ cho ngành quảng cáo tại nước ta. Hội nên thường xuyên tổ chức hội thảo, phát hành tài liệu tham khảo, xây dựng và tuyên truyền các mô hình tổ chức mới và hiệu quả giúp những doanh nghiệp mới tham gia thị trường không bị bỡ ngỡ. Những chỉ dẫn ấy sẽ rất thiết thực và bổ ích, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản lãng phí gây ra bởi bộ máy tổ chức cồng kềnh. Nên xây dựng và xuất bản tạp chí chuyên ngành về quảng cáo, đó sẽ là kênh thông tin hữu hiệu đối với các doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ cho ngành quảng cáo tại Việt Nam. Các công ty không phải sang Thái Lan hay Hồng Kông thuê ngoại cảnh để quay quảng cáo, một lượng chi phí khá lớn sẽ được cắt giảm nhờ đó. Những studio trong nước sẽ đủ sức làm hậu kỳ cho những phim quảng cáo có giá tới hàng triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy, ngành quảng cáo nói chung muốn phát triển mạnh cũng cần sự hỗ trợ của nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Do đó, tăng trưởng kinh tế đồng bộ, bền vững cũng là điều mong mỏi của tất cả các ngành nói chung và quảng cáo nói riêng.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị về ban hành luật
Quảng cáo là một ngành dịch vụ mới xuất hiện ở Việt Nam trong chục năm trở lại đây tuy nhiên có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Nhiều công ty quảng cáo tham gia vào lĩnh vực này với nhiều hình thức khác nhau. Thị trường quảng cáo vốn là một thị trường hết sức sôi động đòi hỏi sự quản lý hết sức chặt chẽ của nhà nước. Việt Nam là một nước mới mở cửa nhội nhập kinh tế với thế giới. Kinh tế thị trường tại đây được hơn hai thập kỷ. Cùng một lúc nhiều thành phần kinh tế bung ra theo dòng chảy của thị trường. Ngành nào nghề nào cũng cần được chỉ đạo bởi các bộ luật chặt chẽ nhưng linh hoạt và mềm dẻo. Điều này vô hình chung tạo ra áp lực rất lớn cho các cơ quan lập pháp bởi bản thân các cơ quan này cũng chưa thể nắm bắt hết được tất cả mọi sơ hở của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế để đưa ra bộ luật hợp lý. Khó khăn này tạo ra hậu quả là nhiều ngành và lĩnh vực hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định hướng dẫn hoàn chỉnh, nhiều chỗ khắt khe quá, nhiều chỗ lại sơ hở quá. Mặc dù có hơn 20 văn bản từ cấp bộ trở lên, tuy nhiên đến nay ngành quảng cáo vẫn đang trong giai đoạn xây dựng luật để thay thế pháp lệnh đã có từ 5 năm qua. Giữa những văn bản luật đôi khi có sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Khung pháp lý chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu và quảng cáo. Quảng cáo là một ngành đã được quy định trong hiến pháp và có một số văn bản luật hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động quảng cáo tại nước ta. Tuy nhiên, luật về quảng cáo cũng nằm trong những vấn đề chung mà nhiều ngành dịch vụ đang gặp phải, đó là sự không tập trung trong việc phát hành luật. Mỗi bộ ngành lại có những điều khoản quy định khác nhau về một vấn đề nào đó liên quan tới quảng cáo.Việc tập hợp được tất cả những điều luật đó lại thành một bản thống nhất là việc cũng không dễ dàng gì. Thế nên xảy ra nhiều trường hợp, doanh nghiệp không biết luật nên đã vi phạm luật, đó là hậu quả không đáng có. Điều này sẽ không xảy ra nếu như việc ban hành hay chính sách về một ngành nghề (ví dụ như quảng cáo) được chỉ định cho MỘT cơ quan chức năng. Cơ quan này sẽ xem xét ra các điều luật liên quan tới lĩnh vực đó sao cho được các bộ ngành liên quan chấp nhận. Như vậy các doanh nghiệp sẽ biết tìm tới đâu để nhờ tư vấn khi cần tìm hiều về luật.
Các luật về quảng cáo phải có sự linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tình hình của mỗi một doanh nghiệp. Luật ấy phải tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển chứ không phải hạn chế sự phát triển ấy. Hoạt động của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa, chủ động tiếp cận các doanh nghiệp quảng cáo trong nước và tư vấn giúp đỡ những doanh nghiệp trong các vấn đề gặp phải. Điều quan trọng là phải làm rõ được lợi ích khi các doanh nghiệp quảng cáo tham gia vào hiệp hội.
3.3.2 Kiến nghị về quản lý
Một vấn đề nan giải mà ngành quảng cáo tại Việt Nam đang gặp phải đó là tình trạng quảng lý không hiệu quả. Theo nhận xét của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam thì công tác quản lý vấn đề quảng cáo ở cấp địa phương còn yếu kém, thậm chí có nơi chưa nhìn ra những đóng góp của ngành đối với việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh nền kinh tế Việt Nam ra thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành luôn bị làm khó dễ bởi những quy định riêng của mỗi địa phương từ những hoạt động nhỏ nhặt như treo băng rôn, đặt biển cho đến ghi tên tiếng Anh, tiếng Việt... Ý thức chấp hành luật pháp ở một số doanh nghiệp cũng chưa cao nên những vi phạm như đặt biển quảng cáo ngoài trời không có giấy phép, sai nội dung, kích thước cho phép hoặc vi phạm các quy định về cấm sử dụng màu cờ tổ quốc, tiền Việt Nam... trong quảng cáo vẫn diễn ra nhiều.
Ngành quảng cáo ở nước ta được đánh giá là manh mún, mang nặng tính tự phát.Nhìn chung chúng ta chưa có một chiến lược, quy hoạch phát triển quảng cáo cho cả nước.Mặc dù một số thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có triển khai việc quy hoạch trên nhưng cũng chưa toàn diện, đầy đủ. Do vậy, sự lộn xộn, tình trạng vi phạm pháp luật trong quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời, đang là vấn đề làm “đau đầu” nhiều nhà quản lý.
Các doanh nghiệp quảng cáo hầu hết chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh lâu dài. Chủ yếu họ vẫn chỉ khai thác cái có sẵn, chạy theo việc dễ làm trước mắt mà chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Trong kinh doanh, doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam thiếu sự hợp tác để cùng tồn tại, phát triển. Tình trạng kém hiệu quả trong quản lý bắt nguồn từ nguyên nhân thứ nhất do hệ thống luật chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, nguyên nhân thứ hai là bản thân các doanh nghiệp chưa ý thức được con đường phát triển mang tầm chiến lược. Hoạt động theo kiểu tự phát nên nhiều khi làm sai luật quy định. HADIFA cũng là một doanh nghiệp quảng cáo theo kiểu manh mún như vậy và đây cũng là tình trạng chung của hầu hết tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. Mong muốn rằng trong tương lai, ngành quảng cáo Việt Nam sẽ đạt được những thay đổi vượt bậc. Muốn vậy, trước hết ta cần sự giúp đỡ vào tạo điều kiện của các yếu tố vĩ mô. Hệ thống và cơ chế luật phải thông suốt và lấy thực tế làm cơ sở ban hành. Sau đó mỗi bản thân các công ty phải tự tìm cho mình một lộ trình phát triển riêng, chấm dứt tình trạng tự phát thụ động như ở trên. Sự cố gắng từ hai phía sẽ thúc đẩy ngành quảng cáo thực sự trở thành một động lực kinh tế mạnh mẽ. Hơn thế nữa, đó còn là một lĩnh vực đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân và nâng cao mức sống của xã hội. Những chính sách vĩ mô tích cực có tác động giúp điều chỉnh các doanh nghiệp đi đúng hướng phục vụ cho mục tiêu quốc gia đồng thời bản thân các doanh nghiệp quảng cáo cũng sẽ được lợi rất lớn do cạnh tranh trong môi trường lành mạnh về pháp lý. Thiết nghĩ, không một ngành nghề nào muốn phát triển mà không cần tới sự hỗ trợ của các lực lượng có vai trò điều phối và chỉ đạo như nhà nước và pháp luật. Bởi hơn ai hết, các doanh nghiệp cần nhà nước là người chèo lái và dẫn đường, những chính sách ban hành ra đều mang lại những tác động rất lớn dù muốn hay không. Tương lai của ngành quảng cáo cũng không nằm ngoài quy luật đó.
KẾT LUẬN
HADIFA là một công ty với tuổi đời còn rất trẻ, tham gia vào một trong những lĩnh vực dịch vụ vào loại sôi động nhất tại thị trường Việt Nam đó là Quảng cáo, Tổ chức hội chợ triển lãm và Thiết kế dàn dựng. Với số vốn hạn chế và vị thế là một công ty tư nhất nhỏ mới ra đời, HADIFA đã gặp không ít khó khăn trên con đường phát triển của mình. Khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là sự thiếu thốn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn và nghiệp vụ .
Do những hạn chế kể trên mà HADIFA không thể chú trọng phát triển tất cả các mảng dịch vụ của mình cùng một lúc, mà buộc phải theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập trung. Thời gian đầu sẽ dồn nguồn lực phát triển một ngành mũi nhọn, sau đó sẽ mở rộng ra các ngành khác. Và Hội chợ Triển lãm được chọn làm vị trí tiên phong, điều này đồng nghĩa với với Quảng cáo không phải là lĩnh vực được ưu tiên phát triển tại doanh nghiệp.Sau 5 năm tồn tại và phát triển, HADIFA đã đạt được một số uy tín nhất định trong ngành tổ chức hội chợ triển lãm. Một số triển lãm thường niên lớn đều do HADIFA tổ chức đã khẳng định tên tuổi HADIFA là một trong những công ty trẻ có tiềm năng trong việc tổ chức những sự kiện thương mại tầm cỡ. Trong năm 2008 đánh dấu sự khởi sắc về khả năng tài chính của công ty bởi sự kiện công ty An Hoa đầu tư cơ sở vật chất và vốn khá mạnh vào HADIFA, điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghĩ tới việc phải có một bước tiến tiếp theo trong lộ trình tiến tới mục tiêu “cung cấp những dịch vụ hoàn hảo cho thị trường”. Quảng cáo nằm trong danh mục được đầu tư trong thời gian tới.
Qua việc đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo, ta nhận thấy, HADIFA chỉ kinh doanh ba loại hình dịch vụ quảng cáo chính đó là Thiết kế thông điệp, Truyền tải thông điệp và Tư vấn quảng cáo. Tuy nhiên, mỗi loại hình trên không phát triển một cách đầy đủ các quy trình hay công đoạn. HADIFA chỉ tham gia một phần, thường là phần cuối của quy trình dịch vụ tổng thể. Điều này đem tới bất lợi bởi như thế chứng tỏ đây chưa phải là một công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp, lợi nhuận thu đươc tất yếu không cao so với tiềm năng thị trường.
Hoạt động Thiết kế thông điệp quảng cáo thực chất chỉ là gia công quảng cáo cho các doanh nghiệp khác và chưa hề có dịch vụ sáng tạo thông điệp. Phương tiện truyền thông dành cho thuê có trường hợp xây dựng trái phép và bị buộc phải tháo dỡ. Dịch vụ tư vấn không hướng vào lợi ích của khách hàng mà hướng vào chi phí, đây vốn là một cách thức làm việc sai lầm sẽ dẫn tới hậu quả là mất đi uy tín đối với khách hàng. Tóm lại, dịch vụ quảng cáo của HADIFA còn manh mún, mang tính tự phát và thụ động. Nguyên nhân của hiện trạng trên có thể nói đến là do sự thiêu thốn về nguồn lực, đặc biệt là những người có trình độ về quảng cáo, marketing. HADIFA chưa có một lộ trình chiến lược phát triển cụ thể cho mảng dịch vụ quảng cáo, có thể cái đó bây giờ mới được bắt đầu tiến hành.
Trên cơ sở những bấp cập kể trên, luận văn đưa ra một số những giải pháp giúp HADIFA khắc phục được những nhược điểm của mình và nâng cao hiệu quả dịch vụ quảng cáo. Dựa trên điều kiện thực tế của HADIFA, lộ trình tiến tới mục tiêu lâu dài là cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp của công ty được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn một là củng cố và nâng cao hiệu quả của các dịch vụ quảng cáo hiện tại. Mỗi một mảng lại có những giải pháp riêng phù hợp với đặc điểm của từng dịch vụ đó. Dịch vụ Thiết kế thông điệp quảng cáo trước hết cần phải tổ chức lại bộ máy nhân sự và bổ sung cơ cấu cho dịch vụ đồng thời đẩy mạnh Marketing cho bộ phận quảng cáo. Dịch vụ Truyền tải thông điệp quảng cáo cũng phải hoạch định lại chiến lược phát triển hệ thống phương tiện truyền thông hiện tại và mở rộng hệ thống phương tiện truyền thông mới. Mảng dịch vụ Tư vấn quảng cáo thì nên tổ chức lại cơ cấu và hình thành phòng chiến lược đào tạo cùng với đó là nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên.
Giai đoạn hai của lộ trình, với kết quả đạt được sau khi nâng cao hiệu quả và hoàn thiện ba mảng dịch vụ trọng tâm kể trên, HADIFA sẽ lấy đó làm hạt nhân để phát triển và mở rộng hệ thống các mảng dịch vụ quảng cáo một cách hoàn chỉnh. Thay đổi lại phương châm của dịch vụ là định hướng theo lợi ích khách hàng chứ không phải ngân sách quảng cáo. Công ty phải quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nguồn nhân lực và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức tránh tình trạng chồng chéo nhau. Hiệu quả dịch vụ quảng cáo của HADIFA hi vọng sẽ được cải thiện đáng kể với sự giúp đỡ gợi mở của những đề xuất kể trên. Ngoài ra, những biện pháp hỗ trợ của xã hội nhằm cải thiện nguồn nhân lực, công nghệ phát triển sẽ giúp hiện đại hóa quy trình làm quảng cáo và tăng doanh thu, những hỗ trợ của cơ sở hạ tầng quốc gia sẽ làm cơ sở để ngành quảng cáo cắt giảm chi phí. Những kiến nghị về luật và quản lý sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nhỏ như HADIFA bớt khó khăn và dần dần tìm được cách tối ưu để khắc phục điểm yếu của mình. Với sức trẻ ấy, hi vọng trong một thời gian không xa chúng ta sẽ thấy một HADIFA với tư cách là một trong những công ty quảng cáo chuyên nghiệp ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Philip Kotler “Quản Trị Marketing” – Nhà xuất bản Thống Kế
Website của Hiệp Hội Quảng Cáo Việt Nam
Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13-3-2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo
Báo An Ninh Thủ Đô , “Cơ hội vàng cho ngành quảng cáo Việt Nam”, ngày 20/4/2008, trang 4
TNS MEDIA INTELLIGENCE, FORECASTS PERCENT INCREASE IN U.S. ADVERTISING SPENDING FOR 2008, January 7th, 2008
Jack Loechner, World Ad Spending Growing Faster Than U.S. in 2008, Center for Media Research, January 3rd, 2008
Báo cáo tài chính và bảng cân đồi kế toán 2004 -2006, Công ty TNHH quảng cáo và hội chợ quốc tế Hà Nội HADIFA
, “Doanh số quảng cáo Việt Nam đang tăng nhanh”, thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2008.
Contact Details:Alicia Wells PeppercomPhone (212) 931-6149awells@peppercom.com
News
January 7, 2008
Phụ lục 1 – dự đoán của TNS về mức tăng doanh thu quảng cáo tại Mỹ năm 2008
Phụ lục 1 – Dự đoán của TNS về mức tăng doanh thu ngành quảng cáo tại Mỹ 2008
TNS MEDIA INTELLIGENCE FORECASTS 4.2 PERCENT INCREASE IN U.S. ADVERTISING SPENDING FOR 2008 Internet to Continue Double Digit Growth with Spot TV, Spanish Language Media, Outdoor and Cable Network TV Higher than Market Average.
New York, NY, January 7, 2008 – Total U.S. measured advertising spending is projected to increase 4.2 percent in 2008, according to the full-year forecast released today by TNS Media Intelligence, the leading provider of strategic advertising and marketing information. Measured expenditures are forecast to grow by 3.6 percent in the first half of 2008 followed by a gain of 4.7 percent in the second half.
“2008 is shaping up as a year of contrasts,” said Jon Swallen, SVP Research of TNS Media Intelligence. “Aside from the continued double digit growth rate of Internet display advertising, spending gains will be driven predominately by the powerful combination of Summer Olympics and record-setting levels of political advertising. Offsetting this, a weakened economy will have a dampening effect on the broader, core advertising market.”
2008 TOTAL AD EXPENDITURES1GROWTH ESTIMATES
PERIOD
% CHANGE vs. 2007
First Half 2008
3.6%
Second Half 2008
4.7%
FULL YEAR 2008
4.2%
Source: TNS Media Intelligence1 Defined as all TNS MI measured media, including: Network TV; Spot TV; Cable TV; Syndication TV; Hispanic Network TV; Consumer (PIB) Magazines; Sunday Magazines; Local Magazines; Hispanic Magazines; Business-to-Business Magazines; Local Newspapers; National Newspapers; Hispanic Newspapers; Network Radio; Spot Radio; Local Radio; Internet; and Outdoor.
Internet display advertising is forecast to continue growing at double-digit rates in 2008 with Spot TV, Spanish Language Media, Outdoor and Cable Network TV also exceeding the overall market average. Consumer Magazines and Network TV are projected to post small gains versus 2007, while Business-To-Business Magazines and Newspapers are expected to experience outright declines in ad spending.
2008 PROJECTIONS BY MEDIUM(Ranked by Growth Rate)
% CHANGE vs. 2007
Internet1
14.4%
Spot TV
9.9%
Spanish Language Media2
7.8%
Outdoor
5.5%
Cable Network TV
5.0%
Consumer & Sunday Magazines3
3.6%
Network Television
2.7%
Syndication TV
1.3%
Radio
0.7%
Business-To-Business Magazines
-0.1%
Newspapers3
-0.9%
Source: TNS Media Intelligence 1. Internet estimates reflect display advertising only2. Spanish Language Media includes Hispanic Network TV; Hispanic Spot TV; Hispanic Magazines; and Hispanic Newspapers3. Magazine and Newspaper estimates do not include web site advertisingShare figures may not add to 100.0% due to rounding
“The Internet will continue to gain share, principally at the expense of newspapers,” said Swallen. “We track share of spending on a rolling two-year basis, in order to control for the biennial fluctuations associated with the Olympics and elections – events that disproportionately benefit television media. Our projections for the 2007-08 cycle indicate television and magazines will maintain their shares, while the Internet will move past radio.”
Share of Measured Advertising Spending by Media:2007-08 vs. 2006-07
MEDIA TYPE
2007-08 (24 months)
2006-07 (24 months)
TELEVISION
44.1%
44.0%
MAGAZINES
21.1%
20.9%
NEWSPAPERS
17.2%
18.2%
INTERNET
8.0%
7.1%
RADIO
7.0%
7.3%
OUTDOOR
2.6%
2.6%
TOTAL
100.0%
100.0%
Source: TNS Media IntelligenceNote: The sum of the individual media may differ from total due to rounding
About TNS Media Intelligence
Established in 23 countries with more than 16,000 customers, TNS Media Intelligence is part of TNS, the global marketing insight and information group. TNS Media Intelligence monitors 3 million brands worldwide across a multitude of media, including TV, radio, print, Internet, cinema and outdoor. The company offers a full range of insights and analyses, including the tracking of advertising expenditures and advertising creative, as well as news and social media monitoring and sports sponsorship evaluation.
In the U.S., TNS Media Intelligence is the leading provider of strategic advertising intelligence to advertising agencies, advertisers, and media properties. The company's tracking technologies collect advertising expenditure and occurrence data, as well as select creative executions, for more than 2.8 million brands across 20 media in North America. The U.S. headquarters are in New York City with sales locations in major markets throughout the United States .www.tns-mi.com
About TNS:
TNS is a global market insight and information group.
Our strategic goal is to be recognized as the global leader in delivering value-added information and insights that help our clients to make more effective decisions.
As industry thought leaders, our people deliver innovative thinking and excellent service to global organizations and local clients worldwide. We work in partnership with our clients, meeting their needs for high-quality information, analysis and foresight across our network of over 70 countries.
We are the world’s foremost provider of custom research and analysis, combining in-depth industry sector understanding with world-class expertise in the areas of Retail and Shopper Insights, Stakeholder Management, New Product Development, and Brand and Communications. We are a major supplier of consumer panel, media intelligence and Internet, TV and radio audience measurement services.
TNS is the sixth sense of business .www.tnsglobal.com
Copyright 2005-2007 TNS Media IntelligenceProduct and brand names are trademarks or registered trademarks of their respective owners.Television creatives are the copyrighted property of their respective owners.
Phụ lục 2 – Nhận định về mức chi cho quảng cáo trên toàn cầu và tại Mỹ
World Ad Spending Growing Faster Than U.S. in 2008
January 3rd, 2008 by Jack Loechner
According to a new study from GroupM, Advertising spending in US measured media is expected to increase almost 4% in 2008 compared with 2007, when spending was up about 3%. Worldwide spending is expected to go up 7% in 2008, after an anticipated 6% increase in 2007. US advertising spending is expected increase 3.7%, to $168.6 billion, in 2008. Spending in 2007 is expected to come in at 2.8% higher than in 2006. Worldwide spending is expected to go up 6.8%, to some $479 billion
Global Advertising Spending (2006-2008 Million $)
Region
2006
% (YOY) Growth
2007F
% Growth
2008F
% Growth
North America
$169.0
5.1%
$174.1
3.0%
$181.0
3.9%
USA
158.1
4.9
162.6
2.8
165.6
3.7
Latin America
14.4
18.8
16.6
15.3
19.3
16.3
Western Europe
116.4
4.8
122.0
4.8
127.2
4.3
Emerging Europe
17.1
22.5
20.6
20.2
24.2
17.8
Asia Pacific (all)
96.7
6.0
104.4
7.9
114.8
10.0
North Asia
32.8
12.3
37.1
13.0
44.0
18.7
ASEAN
8.0
7.9
8.7
9.0
9.5
9.4
Middle East & Africa
9.6
14.8
11.0
14.0
12.4
13.1
World
423.2
6.5
448.6
6.0
478.9
6.8
Source: GroupM, This Year Next Year, December 2007
Television and the internet are the primary engines of global ad growth, with 50% and 30%, respectively, of additional new investment in 2008, according to GroupM Futures Director Adam Smith. He also said spending on marketing services, such as sponsorships and public relations, is growing at a faster rate than for traditional advertising.
Smith reported that 5% of global ad investment is expected to shift from developed to emerging economies in 2008, the largest such shift ever recorded:
The main geographic contributors to growth next year are predicted to be China, with 21% of all new money.
Russia and Brazil will each contribute 6%.
India will account for 3%.
The US remains the second-highest contributor at 20% of all new money.
The 2008 spending expectations largely reflect the Olympics and the US election, says the report:
The Games are forecast to bring $1 billion in ad spending to national TV and $200-$300 million to local broadcast
The election is even more important to local broadcast and is expected to inject nearly $2 billion in 2008 before facing a tough adjustment in 2009
Internet ad spending is expected to exceed 10% of global ad investment in 2008 for the first time ever
Search will comprise 65-70% measured online advertising in 2008, up from 50% in 2005.
Another first, in one country, Sweden, Online advertising is expected to be the largest single medium. The UK and Denmark are likely to be the next in line
Advertising spending in newspapers is expected to continue to suffer, and new softness is already evident in some large categories such as automotive, airlines, and retail. The continued heavy loss of classified advertising to the internet continues to do the most serious damage
Phụ lục 3 -Một số biển quảng cáo tấm lớn của HADIFA
Biển số 1- Tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài
trí
Thông số kỹ thuật
Khả năng cung cấp: - Biển chờ Quảng Cáo
Thông số kỹ thuật: - Chiều cao : 10 m
- Chiều ngang : 30 m
- Diện tích mặt biển : 300m2
- Số mặt biển : 02 mặt
- Độ cao so với mặt đất : 22m
Hình thức: - Biển khung sắt mặt căng bạt Hi-flex
Thời hạn: - Tối thiểu 01 năm
Thời gian hoàn tất - 30 ngày sau khi duyệt maquette thiết kế
Tầm nhìn: - 1000m.
Mật độ phương tiện: - 100.000 người và phương tiện /ngày
Giá: - 70 USD/m2/năm (chưa gồm VAT)
Biển số 2- tuyến hà nội- hải phòng
Thông số kỹ thuật
Khả năng cung cấp: - Biển chờ Quảng Cáo
Thông số kỹ thuật: - Chiều cao : 10 m
- Chiều ngang : 20 m
- Diện tích mặt biển : 200m2
- Số mặt biển : 02 mặt
- Độ cao so với mặt đất : 25m
Hình thức: Biển khung sắt mặt căng bạt Hi-flex
Thời hạn: Tối thiểu 01 năm
Thời gian hoàn tất 30 ngày sau khi duyệt maquette thiết kế
Tầm nhìn: 1000m.
Mật độ phương tiện: 60.000 người và phương tiện /ngày
Giá 55 USD/m2/năm (chưa gồm VAT)
Biển số 3- tuyến quốc lộ 1A pháp vân- cầu giẽ
Thông số kỹ thuật
Khả năng cung cấp: Biển chờ Quảng Cáo
Thông số kỹ thuật: Chiều cao : 9 m
Chiều ngang : 23 m
Diện tích mặt biển : 207m2
Số mặt biển : 02 mặt
Độ cao so với mặt đất : 22m
Hình thức: Biển khung sắt mặt căng bạt Hi-flex
Thời hạn: Tối thiểu 01 năm
Thời gian hoàn tất 30 ngày sau khi duyệt maquette thiết kế
Tầm nhìn: 1000m.
Mật độ phương tiện: 60.000 người và phương tiện /ngày
Giá: 45 USD/m2/năm (chưa gồm VAT)
Biển số 4- tuyến quốc lộ 1A pháp vân- Cầu Giẽ
Thông số kỹ thuật
Khả năng cung cấp: - Biển chờ Quảng Cáo
Thông số kỹ thuật: - Chiều cao : 10 m
- Chiều ngang : 21m
Diện tích mặt biển : 210m2
Số mặt biển : 02 mặt
Độ cao so với mặt đất : 22m
Hình thức: Biển khung sắt mặt căng bạt Hi-flex
Thời hạn: Tối thiểu 01 năm
Thời gian hoàn tất 30ngày sau khi duyệt maquette thiết kế
Tầm nhìn: 1000m.
Mật độ phương tiện: 60.000 người và phương tiện /ngày
Giá: 45USD/m2/năm
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10705.doc