Lời nói đầu
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các Doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình một hệ thống cơ sở vật chất tương ứng với ngành nghề kinh doanh mà mình đã lựa chọn. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một số tiền ứng trước để mua sắm. Lượng tiền ứng trước đó gọi là vốn kinh doanh trong đó chiếm chủ yếu là vốn cố định.
Nhất là trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường hiện nay, các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn có h
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với xí nghiệp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu quả. Do vậy đòi hỏi các nhà quản lý Doanh nghiệp phải tìm ra các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
Xí nghiệp số 3 là một đơn vị có quy mô và lượng vốn cố định tương tối lớn. Hiện nay tài sản cố định của xí nghiệp đã và đang được đổi mới, do vậy việc quản lý sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả vốn cố định của xí nghiệp là một trong những yêu cầu lớn nhằm tăng năng suất lao động, thu được lợi nhuận cao, đảm bảo trang trải cho mọi chi phí và có lãi.
Kết cấu của đề tài gồm những phần chính sau:
Phần I: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định của xí nghiệp 3
Phần II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với xí nghiệp 3
Phần I
Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định
của công ty xây dựng số 4-xí nghiệp số 3
i- Giới thiệu chung về công ty xây dựng số 4.xí nghiệp sô 3
1.Quá trình hình thành.
Công ty xây dựng số 4 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng, thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Trụ sở chính của Công ty hiện nay đóng tại số 243A-Đê La Thành-Đống Đa-Hà Nội.
Công ty xây dựng số 4 được thành lập vào ngày 18/10/1959, cơ sở ban đầu là Công ty xây dựng nhà máy phân đạm Hà Bắc. Sau phát triển thành Công ty Kiến trúc Hà Bắc và Công ty Kiến trúc khu Bắc Hà Nội.
Năm 1975, Bộ xây dựng có quyết định số 11/BXD-TC ngày 13/01/1975 hợp nhất Công ty xây dựng Hà Bắc và Công ty Kiến trúc khu Bắc Hà Nội lấy tên là Công ty xây dựng số 4.
Năm 1992, Bộ xây dựng có quyết định số 132/BXD-TCLĐ ngày 23/03/1992 hợp nhất Xí nghiệp xây dựng số 3 và Công ty xây dựng số 4 lấy tên là Công ty xây dựng số 4 mới.
Năm 1995, Bộ xây dựng có quyết định nhập Công ty xây dựng số 4 vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Từ đó đến nay Công ty xây dựng số 4 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
Qua 44 năm, tập thể CBCNV Công ty đã đoàn kết phấn đấu dưới sự lãnh đạo của đảng bộ Công ty đã đi trọn một chặng đường đầy gian khổ và vinh quang, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Vì vậy, có thể nói quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với hàng trăm công trình công nghiệp dân dụng, quốc phòng, an ninh và văn hoá xã hội đã và đang được đưa vào sử dụng, liên tục là một đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trên giao.
2.Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của công ty xây dựng số 4.
2.1.Đặc điểm về phạm vi hoạt động và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty xây dựng số 4.
Công ty xây dựng số 4 là một trong những doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9002 hoạt động trên toàn quốc trong các lĩnh vực sau:
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp 1959
+ Trang trí nội thất và ngoại thất 1959
+ Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng 1959
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông 1959
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị 1992
+ Chỉnh trang mặt bằng, kinh doanh các công trình kĩ thuật
hạ tầng cho các khu được giao quản lý 1992
+ Xây dựng đầu tư kinh doanh nhà 1992
+ Cố vấn kinh tế, tư vấn trong lĩnh vực xây dựng 1992
+ Xây dựng công trình ngầm 1995
+ Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi 1995
+ Xây dựng các công trình đường dây, trạm điện dưới 35KV 1995
Các công trình mà Công ty đã hoàn thành và đang thi công:
Trải qua 44 năm trưởng thành và phát triển, Công ty xây dựng số 4 đã đóng góp cho đất nước hàng trăm công trình lớn nhỏ, chất lượng công trình luôn được đảm bảo làm tăng thêm cơ sở vật chất cho CNXH góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.
Trong những năm gần đây, Công ty xây dựng số 4 liên tục được xếp hạng Nhà nước hạng I, là một Công ty xây dựng thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội có giá trị sản lượng cao nhất, vì vậy Công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng, dưới đây là một số công trình tiêu biểu mà Công ty dã và đang thi công gần đây:
+ Tu bổ và nâng cấp Nhà hát lớn thành phố Hà Nội
+ Trụ sở uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư
+ Trung tâm giao dịch tiền tệ trung ương
+ Ngân hàng công thương Đống Đa
+ Trung tâm giao dịch và khai thác bưu điện Hà Nam
+ Thư viện Quốc gia
+ Gói thầu CP3, CP4, CP7 (thuộc dự án thoát nước Hà Nội)
+ Nhà thi đấu thể dục thể thao Hà Tây
+ Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn
+ Đại học Tài chính
+ Nhà máy biến thế ABB
+ Trụ sở thông tin di động VMS
+ Nhà máy ximăng Bỉm Sơn, xi măng Tam Điệp
2.2.Cơ cấu vốn và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty.
Công ty xây dựng số 4 (thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội- Bộ xây dựng) được thành lập ngày 18/10/1959, là đơn vị chịu sự quản lý của Nhà nước. Cơ cấu của Công ty chủ yếu gồm: 01Giám đốc, 05 Phó giám đốc, 07 Phòng chức năng nghiệp vụ. Công ty xây dựng số 4 ngoài tổ chức chính là Công ty mẹ còn có các đơn vị thành viên là xí nghiệp và các chi nhánh trực thuộc Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty xây dựng số 4 bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc điều hành. Ngoài ra còn có trưởng phòng kế toán phụ trách chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính thống kê.
Để đẩy mạnh công tác kết hợp hài hoà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa ban Giám đốc và các phòng ban, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là cấp dưới chỉ chịu sự lãnh đạo của cấp trên trực tiếp lãnh đạo mình. Bộ phận chức năng có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng số 4.
Ban Giám đốc
Văn phòng
Phòng dự án
Phòng KHKT
Phòng TCLĐ
Phòng KTTT
Phòng
TC- KT
Phòng thi công
Xí nghiệp
XD 1
Xí nghiệp
XD 2
Xí nghiệp
XD 3
Xí nghiệp
XD 4
Xí nghiệp
XD 5
Xí nghiệp
XD 7
Xí nghiệp
XD 8
Xí nghiệp
XD 9
Xí nghiệp
CGSC
Xí nghiệp NM & XD
Chi nhánh
Hà Bắc
Xí nghiệp
TVTK
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Công ty
Có thể khái quát chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban trong công ty như sau:
1. Giám đốc công ty.
Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trực tiếp các khâu: Tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động, thanh tra pháp chế, khen thưởng, kỷ luật
Xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của đơn vị.
Xác định quyền hạn của các phòng ban, của các thành viên ban giám đốc, các trưởng phòng ban, giám đốc xí nghiệp, chủ nhiệm dự án.
Xem xét đánh giá tính hiệu quả của hệ thống chất lượng.
Xem xét đánh giá các hệ thống có liên quan đến hành động phòng ngừa khắc phục và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
2. Phó giám đốc thường trực công ty:
Chịu trách nhiệm một số lĩnh vực sau:
Công tác tiếp thị của Công ty.
Công tác thanh quyết toán nội bộ.
Công tác lao động, chính sách người lao động.
Công tác hành chính, văn phòng.
Phó giám đốc thường trực- Thủ trưởng cơ quan.
Trực tiếp theo dõi XNXD số 1, XNXD số 2, XNXD số 3, XNCGSC.
Công tác vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
3. Phó giám đốc Công ty :
Công tác tiếp thị của Công ty.
Kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động.
Quản lý các phương án, thiết bị vật tư, xe máy.
Trực tiếp phụ trách các đội trực thuộc Công ty.
4. Phó giám đốc kinh tế chịu trách nhiệm một số lĩnh vực sau:
Công tác tiếp thị của Công ty.
Công tác liên doanh.
Công tác kinh tế thị trường.
Công tác dự toán giá cả, định mức.
Trực tiếp kiêm trưởng phòng dự án công ty.
Trực tiếp theo dõi XNXD số 4, XNXD số 5, XN xử lý NM & XD.
5. Phó giám đốc Công ty.
Trực tiếp làm giám đốc chi nhánh công ty tại Bắc Ninh.
6. Phó giám đốc công ty:
Chịu trách nhiệm:
Công tác tiếp thị của Công ty.
Công tác kinh doanh bất động sản.
Trực tiếp theo dõi các XNXD số 7, XNXD số 8, XNXD số 9.
Quan hệ công tác:
A/ Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh và quyết định mọi vấn đề.
B/ Các Phó giám đốc Công ty giúp Giám đốc quản lý các lĩnh vực được phân công. Chịu trách nhiệm trước Công ty liên quan đến quy chế hiện hành của Nhà nước về kết quả hoạt động của mình.
C/ Trên cơ sở được phân công phải: Xây dựng phương án, chương trình, nội dung các biện pháp phù hợp với nhiệm vụ sản xuất cho kịp thời có hiệu quả. Thường xuyên hội ý trao đổi ý kiến với Giám đốc Công ty các thông tin về thị trường, sử dụng kịp thời và có rút kinh nghiệm.
1. Phòng tổ chức lao động.
Với chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, tổ chức sản xuất, bảo vệ thanh tra pháp chế, quân sự, thi đua khen thưởng, đào tạo, chế độ chính sách người lao động, quản lý tiền lương và được quy định như sau:
a. Công tác tổ chức:
Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị để tổ chức một bộ máy với phương châm gọn nhẹ, mạnh và có hiệu lực trong sản xuất kinh doanh .
Xây dựng nội quy công tác, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị trực thuộc.
Kiến nghị bổ sung hoặc sửa đổi chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Công ty, Xí nghiệp dự thảo những quyết định thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng trình Giám đốc công ty.
Lập quy hoạch công tác cán bộ dài hạn, ngắn hạn hàng năm.
Theo dõi tình hình sử dụng, đào tạo bồ dưỡng cán bộ.
Thống kê chất lượng cán bộ và báo cáo định kỳ.
Thanh tra công tác cán bộ, tuyển dụng, thuyên chuyển đề bạt, đề nghị Giám đốc công ty ra quyết định.
Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực theo yêu cầu tổ chức lao động.
b. Công tác bảo vệ- thanh tra- quân sự:
Tổ chức theo dõi công tác bảo vệ chính trị , kinh tế, bảo vệ Đảng, quan hệ chặt chẽ với an ninh địa phương để bảo vệ trật tự trị an.
Quan hệ với cơ quan quân sự địa phương để thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
c. Công tác quản lý lao động tiền lương và đào tạo:
Lập kế hoạch và theo dõi sử dụng kế hoạch lao động tiền lương.
Phát hiện và phân tích những nguyên nhân biến động trong công tác sử dụng lao động và tiền lương.
Thực hiện công tác định mức lao động.
Lập kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động.
2. Phòng tài chính kế toán
Với chức năng giúp việc giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính. Tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Giúp Giám đốc công tác hạch toán kinh tế.
a. Công tác kế toán:
Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán và quyết toán công trình bàn giao.
Chủ trì việc kiểm tra các mặt hoạt động kế toán và hướng dẫn công tác hạch toán kế toán cho các đơn vị trực thuộc.
Phân tích các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ, chính xác kịp thời giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo sản xuất, điều hành đúng hướng để hoàn thành nhiệm vụ với giá thành hạ.
b. Công tác tài chính:
Lập kế hoạch tài chính theo quy định.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch chi phí và kiểm tra kế hoạch đó.
Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tín dụng, ngân hàng để vay vốn, trả nợ.
Quyết toán tài vụ và phân tích tình hình hoạt động của tài vụ, kiểm tra việc sử dụng và vòng quay của vốn lưu động.
Tham gia với các phòng có liên quan để làm tốt kết hoạch thu chi tài chính và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tài chính kế toán trong công ty.
Căn cứ vào sự phân cấp quản lý kinh tế và tài chính của công ty cho các Xí nghiệp, với chức năng nhiệm vụ của phòng hiện nay là tổng hợp cân đối chung các mặt hoạt động và quản lý kinh doanh của công ty, tăng cường kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng thể lệ của Nhà nước quy định đối với công tác quản lý tài chính.
3. Phòng dự án.
Tìm hiểu thị trường
Mua hồ sơ thầu và nghiên cứu hồ sơ.
Kiểm tra khối lượng thiết kế
Vẽ và thuyết minh biện pháp thi công, tiến độ thi công
Tham quan mặt bằng, giải quyết các vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ
Thông qua ban giám đốc về giải pháp thi công, phương pháp lập giá dự thầu, số lượng và chủng loại thiết bị cho công trình
Tổng hợp hồ sơ, sao chụp và đóng gói
Giải trình những điều cần thiết sau khi hồ sơ được mở theo yêu cầu của chủ đầu tư, thông qua các hồ sơ thầu do các đơn vị lập trước khi trình Giám đốc ký.
Nghiên cứu tài liệu đúc rút kinh nghiệm
Hỗ trợ trong việc kiểm tra khối lượng thi công thực tế để quyết toán nội bộ
4. Phòng quản lý thi công:
Là phòng chức năng giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực kiểm tra thi công, có nhiệm vụ chủ yếu sau:
Kiểm tra việc thi công về các lĩnh vực: Chất lượng, tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, quy phạm xây dựng đối với các công trình của Công ty .
Lập kế hoạch phát triển kỹ thuật
Tham gia dự thảo các điều kiện chỉ dẫn và hướng dẫn kỹ thuật, lập các dự thảo tiêu chuẩn Nhà nước về quy phạm xây dựng.
Kiểm tra thủ tục xây dựng của các đơn vị để tránh thi công tuỳ tiện
Xác nhận khối lượng và chất lượng đối với các dự án các đội trực thuộc Công ty trực tiếp thi công
Tham gia nghiệm thu và đánh giá kết luận chất lượng công trình, ghi ý kiến vào sổ nhật ký công trình thường kỳ
Tổng hợp báo cáo công tác quản lý kỹ thuật
5. Phòng kinh tế thị trường:
Là phòng giúp Giám đốc Công ty tìm thị trường, xây dựng và tổng hợp kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty trên cơ sở hiện có về nhân lực, vật tư, tiền vốn, xe máy thiết bị thi công và nhu cầu của thị trường. Tìm đối tác trong lĩnh vực đầu tư trên cơ sở chủ trương của Công ty và kế hoạch đã được duyệt.
a. Công tác kinh tế thị trường:
Là đầu mối thông tin về công tác thị trường, chủ trì phối hợp với phòng quản lý thi công và phòng dự án và làm hồ sơ đấu thầu. Chuẩn bị nội dung hợp đồng kinh tế trình giám đốc công ty xem xét quyết định.
Hợp đồng kinh tế là những công việc thuộc chức năng sản xuất kinh doanh của Công ty được Nhà nước cho phép Công ty ký và tiền thanh quyết toán đầu phải chuyển về tài khoản Công ty.
Sau khi ký phòng chủ trì việc đấu thầu nội bộ ( hoặc giao). Phòng tổ chức lao động làm quyết định giao nhiệm vụ kèm theo cam kết của đơn vị (có Mẫu kèm theo).
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty.
Báo cáo công tác thống kế tổng hợp theo quy định.
Theo dõi giá trị sản lượng thực hiện các công trình trực thuộc hàng tháng để làm cơ sở cho việc theo dõi quỹ tiền lương hàng tháng.
b. Công tác dự toán giá cả.
Kiểm tra dự toán công trình xây dựng, thống nhất giá cả theo định mức dự toán khu vực về vật liệu, nhân công và máy móc.
Kiểm tra việc thanh toán với chủ đầu tư (bên A) và các đơn vị thầu phụ (bên B’).
Xây dựng và lập giá cả vật liệu, cấu kiện, chi tiết bán thành phẩm xây dựng, vận chuyển cho thuê máy, thiết bị cho các hoạt động trong Công ty.
c. Công tác đầu tư.
Tìm đối tác đầu tư trên cơ sở chủ trương của Công ty và quy hoạch được duyệt.
Cùng với phòng tài chính kế toán lập phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư.
Chịu trách nhiệm quản lý giá trong quá trình thực hiện đầu tư.
Báo cáo quyết toán công tác đầu tư theo quy định.
6. Phòng khoa học kỹ thuật
Là phòng giúp Giám đốc Công ty quản lý, hưỡng dẫn khoa học kỹ thuật và tiếp thu công nghệ mới được quy định nhiệm vụ như sau:
Phổ biến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đề xuất vận dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất kinh doanh .
Theo dõi tổng hợp việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và áp dụng công nghệ thi công tiên tiến của cơ sở.
Chủ trì nghiên cứu xây dựng phương án đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Cùng phòng tổ chức lao động xây dựng chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Đăng ký theo dõi công trình chất lượng cao của Công ty hàng năm.
7. Văn phòng Công ty .
Văn phòng Công ty là đơn vị Giúp giám đốc Công ty tiếp khách đến liên hệ công tác, văn thư hội họp bảo vệ sức khoẻ cho người lao động... và được quy định như sau:
Công tác văn thư, sử dụng và bảo quản con dấu, tiếp nhận và chuyển giao công văn đi đến, quản lý và sử dụng điện thoại, máy Fax, máy Photocopy...
Quản lý nhà làm việc, hồ sơ nhà ở, các khu công cộng thuộc Công ty.
Kiểm tra quản lý sử dụng mua sắm tài sản thuộc về hành chính.
Phụ trách công tác khánh tiết trong ngày lễ, hội họp.
Chăm lo sức khoẻ cho người lao động, phổ biến vệ sinh phòng bệnh cho người lao động.
Quản lý xe ôtô con và bố trí xe cho lãnh đạo đi công tác. Đối với chuyên viên các phòng đi công tác phải đăng ký trước 01 ngày.
Thực hiện công tác Đảng uỷ công đoàn trong Công ty.
2.3. Đặc điểm về lao động của Công ty.
Có thể nói rằng lao động thuộc ngành xây dựng, tư vấn thiết kế có vai trò góp phần tạo ra các công trình xây dựng, có sự tham gia của tư vấn thiết mới đảm bảo cho các công trình có chất lượng, đúng về tiêu chuẩn quy định và có thẩm mỹ cao.
Trong những năm qua, Công ty xây dựng số 4 đã đảm nhận khảo sát thiết kế và thi công nhiều công trình, dự án và đã được chủ đầu tư đánh giá cao. Đạt được điều đó phải kể đến đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề cao sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị.
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, Công ty đã không ngừng khuyến khích CBCNV học tập trao dồi nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Đối với các cán bộ quản lý, Công ty tạo điều kiện cho đi học thêm bằng đại học thứ 2 hoặc cao học. Công ty còn liên hệ với các trường đại học lớn trong nước tổ chức nâng cao kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về kỹ thuật cho CBCNV của mình.
Do công việc chính, sản phẩm chính của đơn vị là tư vấn thiết kế và xây dựng nên đòi hỏi lực lượng lao động phải bao gồm chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học trở lên. Nhờ có hệ thống đào tạo tuyển chọn từ trước nên hiện nay Công ty có một đội ngũ lao động tương đối đồng đều về chất lượng, năng động sáng tạo và có khả năng hoàn thành công việc được giao.
Cụ thể hiện nay công ty có tổng số lao động là 6110 người. Trong đó lực lượng trong danh sách của Công ty là 1000 người, lực lượng thuê ngoài và hợp đồng lâu dài là 5110 người. Lực lượng lao động trong Công ty gồm hai khối: Cán bộ khoa học kỹ thuật và khối quản lý kinh tế.
2.4. Đặc điểm về tài chính của xí nghiệp số 3
Nguồn lực tài chính là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định và vật liệu cho sản xuất kinh doanh đến khi tạo ra sản phẩm theo lĩnh vực của mình.
Nguồn lực tài chính trong xí nghiệp ảnh hưởng tới việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị tài sản cố định vì vậyxí nghiệp đã không ngừng tăng trưởng công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Đây là sự đỏi hỏi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình kinh doanh hiện nay. Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh ở xí nghiệp luôn là vấn đề lớn, nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra.
Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn
xí nghiệp số 3 năm 2004
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Tỷ lệ %
Số cuối năm
Tỷ lệ %
Tài sản
I.TSLĐ và ĐTNH
194.375.795.586
75,13
357.094.263.170
79,35
1.Tiền
1.271.740.260
0,65
26.074.029.105
7,30
2.Các khoản ĐTTC ngắn hạn
-
-
-
-
3.Các khoản phải thu
90.834.388.130
46,73
158.518.744.227
44,39
4.Hàng tồn kho
81.680.037.993
42,02
140.368.885.522
39,31
5.TSLĐ khác
20.589.629.203
10,59
32.132.604.316
9,00
6.Chi phí sự nghiệp
-
-
-
-
II.TSCĐ và ĐTDH
64.359.891.311
24,87
92.924.186.434
20,45
1.TSCĐ
52.023.876.900
80,83
53.925.187.997
58,03
2.Các khoản ĐTTC DH
155.213.000
0,24
155.213.000
0,17
3.Chi phí XDDD
12.180.801.411
18,93
38.843.785.437
41,80
4.Các khoản ký quỹ, ký cược DH
-
-
-
-
Cộng tài sản
258.735.686.897
100
450.018.449.604
100
Nguồn vốn
I.Nợ phải trả
222.082.369.877
85,83
412.675.683.944
91,70
1.Nợ ngắn hạn
194.724.179.328
93,22
384.713.784.503
93,22
2.Nợ dài hạn
26.667.798.520
6,27
25.878.182.470
6,27
3.Nợ khác
690.392.029
0,50
2.083.716.971
0,56
II.Nguồn vốn chủ sở hữu
36.653.317.020
14,17
37.342.765.660
8,30
1.Nguồn vốn quỹ
36.653.317.020
100
37.342.765.660
100
1.Nguồn vốn kinh phí
-
-
-
-
Cộng nguồn vốn
258.735.686.897
100
450.018.449.604
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- xí nghiêp số 3)
Theo dõi bảng số liệu trên ta thấy vào cuối năm 2004 TSCĐ và ĐTDH chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 92.924.186.434 đồng, còn lại là TSLĐ và ĐTNH chiếm 357.094.263.170 đồng. Điều này cho ta thấy xí nghiệp chưa thật sự quan tâm đầu tư cho Vốn cố định hay Vốn cố định chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, ta sẽ đi sâu phân tích tiếp.
Tổng số vốn cho sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là 450.018.449.604 đ. Trong đó nguồn vốn quỹ là 37.342.765.660đ và còn lại vốn vay nợ là 412.675.683.944 đ. Ta nhận thấy xí nghiệp không có nguồn kinh phí, quỹ khác, xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất bằng cách tự cân đối giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu, sử dụng linh hoạt nguồn vốn bên ngoài để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong 3 năm 2002- 2004, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã đạt được những thành tích đáng kể do sự cố gắng vượt bậc của toàn bộ CBCNV trong xí nghiệp được thể hiện ở một số sản phẩm mới ra đời có ý nghĩa kinh tế- chính trị- xã hội:
+ Kênh dẫn Yên Sở.
+ Công trình cảng Cái Lân.
+ Công trình Hanel Sài Đồng.
+ Công trình Bộ tư pháp 2.
+ Công trình nhà Định Công.
+ Dự án đường Hồ Chí Minh.
+ Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
+ Ximăng Nghi Sơn.
+ Công trình thể thao dưới nước thuộc khu liên hợp thể thao Quốc gia.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2 năm gần đây xí nghiệp số 3
Đơn vị: Trđ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
203.871,954
315.959,832
112.087,878
54,98
1. Doanh thu thuần
202.758,119
315.225,676
112.467,557
55,47
2. Giá vốn hàng bán
186.999,986
294.404,960
107.404,974
57,44
3. Lợi tức gộp
15.758,114
20.820,715
5.062,601
32,13
4. Chi phí bán hàng
-
-
-
-
5. Chi phí QLDN
11.707,371
16.322,897
4.615,526
39,42
6. Lợi tức thuần từ HĐSXKD.
4.050,763
4.497,819
447,056
11,04
Thu nhập từ HĐTC
-
-
-
-
Chi phí HĐTC
997,577
3.514,465
2.516,888
25,30
7. Lợi tức hoạt động TC
(997,577)
(3.514,465)
-2.516,888
252,30
Thu nhập bất thường
271,059
476,886
205,827
75,93
Chi phí bất thường
245,386
399,349
153,963
62,74
8.Lợi tức bất thường
25,673
77,357
51,684
201,317
9. Tổng lợi tức trước thuế
3.078,858
1.060,891
-2.017,967
-65,54
10. Thuế lợi tức phải nộp
769,715
339,485
-430,230
-55,90
11. Lợi tức sau thuế
2.309,144
721,406
-1.587,738
-68,76
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- xí nghiệp số 3
Qua biểu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Giá trị tổng sản lượng của xí nghiệp năm 2004 đã tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2003 với giá trị tổng sản lượng 203.871,954 Trđ tăng lên 315.959,832 Trđ vào năm 2004.
Doanh thu thuần của xí nghiệp cũng tăng lên với lượng năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự cố gắng của xí nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các số liệu về doanh thu thuần của xí nghiệp như sau: năm 2003 là 202.758,119 Trđ và tăng lên 315.225,676 Trđ vào năm 2004.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập của xí nghiệp giảm mạnh qua 2 năm, cụ thể là 2.309,144 Trđ năm 2003 và 721,406 Trđ năm 2004.
Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2004 xí nghiệp đầu tư cho hoạt động tài chính tăng nhiều lần so với năm 2003. Cụ thể là 997,577 Trđ năm 2003 và 3.514,465 Trđ năm 2004. Điều này làm cho tổng lợi nhuận của xí nghiệp giảm đáng kể.
Như vậy với các chỉ tiêu tài chính cơ bản trên cho thấy xí nghiệp số 3 đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh gần đây. Với những kết quả đạt được trong kinh doanh, Công ty đã thực hiện nộp thuế lợi tức cho Nhà nước trong các năm là: 769,715 năm 2003 và 339,485 Trđ vào năm 2004.
Như vậy có thể nói mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh có không ít khó khăn nhưng để ổn định và nâng cao mức sống của CBCNV trong xí nghiệp, đồng thời làm tăng nhanh mức đóng góp cho ngân sách nhà nước trong thời gian qua xí nghiệp đã phấn đấu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II.thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại xí nghiệp số 3
1.Tổng quan chung về Vốn cố định của xí nghiệp
Như phần đầu đã nói, Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, do vậy ta có thể xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn cố định thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Năm 2004, tỷ lệ Vốn cố định trên tổng vốn kinh doanh là:
92.924,186
= 0,21
450.018,450
Điều này cho thấy Vốn cố định của xí nghiệp chiếm một tỷ trọng chưa lớn trong tổng số tài sản.
Vốn cố định được hình thành từ các nguồn khác nhau và mức độ đầu tư cho các bộ phận tài sản cố định (mặt hiện vật của Vốn cố định) cũng khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do tác động của một số nhân tố làm cho tài sản cố định biến đổi theo chiều hướng khác nhau. Sau đây ta sẽ tìm hiểu tài sản cố định của xí nghiệp theo đặc điểm và cơ cấu của chúng.
1.1.Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó.
Cơ cấu Vốn cố định của xí nghiệp được hình thành từ các nguồn chính như: Nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn huy động khác. Cơ cấu Vốn cố định theo nguồn hình thành và sự biến động của nó được phản ánh ở biểu sau.
Quy mô kết cấu và tình hình tăng giảm TScđ
Của xí nghiệp số 3 trong năm 2004
Đơn vị: Trđ
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Vốn ngân sách cấp
3.238,957
6,22
3.129,840
5,80
-109,117
-3,37
- Nhà cửa
367,425
11,34
326,480
10,43
- Phương tiện vận tải
-
-
-
-
- Máy móc thiết bị SX
75,143
2,32
6,971
0,22
- Máy móc thiết bị QL
-
-
-
-
- TSCĐ phúc lợi
2.796,389
86,34
2.796,389
89,35
2.Vốn tự bổ sung
4.945,198
9,50
4.721,262
8,76
-223,936
-4,53
- Nhà cửa
2.381,721
48,16
2.324,197
49,23
- Phương tiện vận tải
1.641,408
33,19
1.646,050
34,86
- Máy móc thiết bị SX
310,138
6,27
171,600
3,63
- Máy móc thiết bị QL
435,521
8,81
412,005
8,73
- TSCĐ phúc lợi
176,410
3,57
167,410
3,55
3.Vốn tín dụng
28.663,385
55,09
31.072,661
57,62
2.409,276
8,41
- Nhà cửa
-
-
-
-
- Phương tiện vận tải
-
-
-
-
- Máy móc thiết bị SX
28.663,385
100
31.072,661
100
- Máy móc thiết bị QL
-
-
-
-
- TSCĐ phúc lợi
-
-
-
-
4.Nguồn vốn khác
15.185,339
29,19
15.001,425
27,82
-183,914
-1,21
- Nhà cửa
111,298
0,73
52,011
0,35
- Phương tiện vận tải
2.442,897
16,09
3.067,475
20,45
- Máy móc thiết bị SX
12.155,328
80,05
11.481,947
76,54
- Máy móc thiết bị QL
475,816
3,13
399,992
2,66
- TSCĐ phúc lợi
-
-
-
-
Tổng cộng
52.032,879
100
53.925,188
100
1.892,309
3,64
(Nguồn: Phòng KTTCxí nghiệp số 3)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy xí nghiệp đã sử dụng một lượng Vốn cố định đầu tư cho tài sản cố định tương đối lớn. Năm 2004, đầu năm lượng vốn xí nghiệp sử dụng là 52.032,879 Trđ và cuối năm là 53.925,188 Trđ. Như vậy, so sánh giữa thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm ta thấy vốn tăng thêm là 1.892,309 Trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,64%.
Trong tổng số Vốn cố định năm 2004 mà xí nghiệp sử dụng, nguồn vốn tăng mạnh nhất là nguồn vốn tín dụng, với mức tăng là 8,41%. Tại thời điểm đầu năm nguồn vốn này là 28.663,385 Trđ, chiếm 55,09% trong tổng Vốn cố định, cuối năm là 31.072,661 Trđ, chiếm 57,62%.
Trong phần nguồn vốn ngân sách cấp, số đầu năm là 3.238,975 Trđ chiếm 6,22% trong tổng số Vốn cố định, cuối năm là 3.129,840 Trđ chiếm 5,8%. Điều này cho ta thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp đã giảm 109,117 Trđ so với đầu năm và tỷ trọng cũng giảm tương ứng. Tuy tỷ lệ này không đáng kể nhưng nguồn vốn này khá quan trọng, vì vậy xí nghiệp cần có chính sách bảo toàn và phát triển nguồn vốn này. Điều đáng chú ý là nguồn vốn ngân sách cấp chủ yếu là dành đầu tư cho mục đích phúc lợi xã hội, chiếm tỷ trọng 89,35% trong tổng nguồn vốn ngân sách cấp.
Nguồn vốn tự bổ sung đầu năm là 4.945,198 Trđ chiếm 9,5%, số cuối năm là 4.721,622 Trđ chiếm 8,7%. Như vậy nguồn vốn tự bổ sung cũng giảm so với đầu năm là 223.936 Trđ và tỷ trọng cũng giảm tương ứng. Tỷ lệ giảm này rất nhỏ nhưng nó phản ánh sự đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung còn chưa đúng với tầm quan trọng của nó, đối tượng phân bổ nguồn vốn tự bổ sung chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lần lượt là 49,23% và 34,86% trong tổng nguồn vốn tự bổ sung.
Nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn cố định của Công ty, số đầu năm là 28.663,385 Trđ chiếm 55,09% và số cuối năm là 31.072,661 Trđ chiếm 57,62%. Nguồn vốn tín dụng của xí nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 2.409,276 Trđ. Đây là một nguồn vốn quan trọng của xí nghiệp, chính vì vậy nó chỉ để đầu tư cho máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, trực tiếp phục vụ công tác thiết kế, máy móc, xe máy trực tiếp thi công, kiểm tra chất lượng công trình... Như vậy mục đích đầu tư của nguồn vốn tín dụng là đúng nhưng cần phải bổ sung nguồn vốn này từ quỹ khấu hao TSCĐ để bảo toàn và phát triển và nguồn vốn này.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động khác, xí nghiệp đầu tư xây dựng nhà cửa vật kiến trúc và máy móc thiết bị dùng cho quản lý không đáng kể mà dành phần lớn cho việc mua sắm máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ cho sản xuất và thi công chiếm 76,54%, còn lại đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm 20,45%. Số đầu năm là 15.185,339 Trđ chiếm 29,19% và số cuối năm là 15.001,425 Trđ chiếm 27,82%.
Như vậy trong cơ cấu vốn cố định, nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn vốn tín dụng chiếm 57,62% và tiếp theo là nguồn vốn huy động khác chiếm 27,82%. So sánh số đầu năm với số cuối năm, tổng Vốn cố định tăng 1.892,309 Trđ tương ứng 3,637% so với đầu năm. Nguyên nhân duy nhất là do nguồn vốn tăng 2.409,276 Trđ tương ứng 8,405% so với đầu năm, những nguồn hình thành vốn cố định còn lại giảm so với đầu năm nhưng không đáng kể.
Vốn cố định của xí nghiệp tăng trong năm được tóm tắt như sau:
Nguồn vốn ngân sách cấp giảm 109,117 Trđ với tỷ lệ là 3,37%.
Nguồn vốn tự bổ sung giảm 223,936 Trđ với tỷ lệ là 4,53%.
Nguồn vốn tín dụng tăng 2.409,276 Trđ với tỷ lệ 8,41%.
Nguồn vốn huy động khác giảm 183,914 Trđ với tỷ lệ 1,21%.
Trong cơ chế thị trường, sự biến động về giá cả đối với các tư liệu sản xuất là tất yếu. Sự biến động này nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào quan hệ cung cầu, mức độ khan hiếm của tư liệu đó cũng như thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung sự biến động về giá cả tài sản, máy móc thiết bị của xí n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1205.doc