Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An: LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện, chúng ta đã ký được hiệp định thương mại Việt_Mỹ và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.Vì vậy, trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn trong cạnh tranh. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ A... Ebook Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nói riêng cũng có những cơ hội và thách thức trong tình hình mới.
Với đặc trưng chủ yếu là nhận và kinh doanh tiền gửi, hoạt động chủ yếu và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ tài sản có đó là hoạt động tín dụng.Bên cạnh đó thì đây cũng là hoạt động chứa đựng những rủi ro lớn nhất, là hoạt động chịu nhiều sự tác động của các yếu tố mội trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội….Vì vậy với bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng phải luôn luôn quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận đi kèm với mục tiêu an toàn và lành mạnh, hay nói cách khác là ngân hàng phải luôn coi việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro từ đó giúp ngân hàng thực hiện tốt mục tiêu lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác của ngân hàng như mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín…
Thực tế cho thấy, môi trường kinh doanh ngân hàng trong thời gian qua ngày càng trở nên khó khăn, lãi suất trên thị trường luôn biến động gây áp lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.Mặt khác, trong thời gian vừa qua có rất nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập, bản thân các ngân hàng trong nước cũng có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau nên càng gây ra nhiều khó khăn, buộc các ngân hàng phải nới lỏng các yêu cầu khi cho vay cũng như cắt giảm lãi suất tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó gián tiếp ảnh hưởng đến các ngân hàng.Các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí…dẫn đến không thể trả được nợ ngân hàng khi đến hạn, tất cả những điều đó có thể gián tiếp gây ra rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là rủi ro đối với hoạt động tín dụng.Vì vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là thực sự có ý nghĩa và luôn là một đề tài bức xúc đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tìm được các biên pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng để tăng hiệu quả trong kinh doanh là mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh tiền tệ khi phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt.Việc nâng cao chất lượng tín dụng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Nhận thức được điều đó, cùng với mong muốn sử dụng những kiến thức đã học cũng như các kết quả quan sát học hỏi được trong thời gian được thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An để tham gia vào quá trình tìm kiếm giải pháp cho Ngân Hàng em đã lựa chọn viết đề tài chuyên đề tốt nghiệp là:”Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An”.
Đề tài của em được chia làm 3 phần như sau:
+ Chương 1: Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An.
+ Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An.
+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An.
Em xin chân thành cảm ơn Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An, cảm ơn các anh chị trong ngân hàng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực tập tại đây đặc biệt là các anh chị của phòng tín dụng 3 và em cũng chân thành cảm ơn giảng viên, tiến sỹ TRẦN VIỆT LÂM đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Do thời gian thực tâp ngắn cũng như kiến thức còn hạn chế vì thế đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cần được bổ sung.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị trong ngân hàng.
Em Xin Chân Thành Cảm Ơn!
Chương 1:Khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An.
I. Giới thiệu khái quát chung về chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An
1. Thông tin chung về Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Viet Nam.
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện Thoại: 04.2200422.
Fax: 04.2200399.
Webside: www.bidv.com.vn.
Ngày thành lập:
- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An
Cùng với sự ra đời của Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam, ngày 27/5/1957 Bộ tài chính có quyết định thành lập các chi nhánh trong đó có chi nhánh Ngân hàng Kiến Thiết Nghệ An, tiền thân là phòng cấp phát vốn kiến thiết cơ bản nằm trong Ty tài chính Nghệ An.
Năm mươi năm qua Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An đã phục vụ, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên lãnh thổ, đã đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh trải qua các thời kỳ sau:
Thời kỳ từ 1957-1965
Thời kỳ khôi phục, phục hồi kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần1 .Nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam.Số vốn đã cấp từ năm 1957 đến năm 1964 là 371 triệu.
Về công tác tổ chức cán bộ: Lúc đầu mới thành lập chỉ có 9 đồng chí, hầu hết là cán bộ của ngành khác chuyển sang, một số anh em thương binh, bộ đội chuyển nghành, thanh niên xung phong chưa được đào tạo qua trường lớp của ngân hàng kiến thiết, sau này đi học các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày.
Thời kỳ 1965-1975
Vốn đầu tư trên lãnh thổ trong 10 năm nay tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 1957-1964, chủ yếu là vốn đảm bảo giao thông, phục vụ yêu cầu chiến tranh.Vốn đã cấp phát từ 1965-1975 là 1.289 triệu đồng.Hiệu quả đạt được: Vốn dành cho xây dựng cơ bản trong thời gian này đã đảm bảo chi đúng mục đích có trọng tâm trọng điểm phần lớn phục vụ giao thông được thông suốt.Hầu hết các cầu lớn, trục đường quan trọng trên địa bàn tỉnh nhà bị đánh phá, nhưng sau khi ngừng bắn chúng ta đã hàn gắn nhanh chóng.Với những đóng góp nói trên trong năm 1973 và năm 1975 NHKT Nghệ An được Bộ Tài Chính tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
Thời kỳ 1976-1980
Đầu năm 1976 ngân hàng kiến thiết Nghệ Tĩnh được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất NHKT Nghệ An và NHKT Hà Tĩnh.Thời kỳ này chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An quản lý mỗi năm trên 200 công trình lớn nhỏ thuộc kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, thêm 7 công trinh trên đất nước bạn Lào.
Cơ chế tổ chức thời kỳ này hình thành 7 ngân hàng kiến thiết khu vực kể cả văn phòng ngân hàng tỉnh là cơ quan trực tiếp cấp phát vừa là cơ quan tổng hợp được hình thành 5 phòng ban, số lượng cán bộ lúc này lớn dần lên về số lượng cũng như chất lượng.Với nỗ chung chi nhánh năm 1977 được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng 3.
Thời kỳ 1981-1990
Nghị định 259 ngày 24/6/1981 của chính phủ đổi tên gọi của NHKT thành Ngân Hàng Đầu Tư và Xây Dựng, mọi điều hành trực thuộc Tổng Giám Đốc NHNN Việt Nam (nay là thống đốc NHNN Việt Nam ).Mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHĐT&XD Nghệ Tĩnh lúc này đã có 27 huyện thị với 250 cán bộ.Chế độ cấp phát: Doanh số cho vay ngắn hạn thời kỳ này lên tới 72,2 tỷ đồng và có dư nợ 11,6 tỷ đồng.Vốn hoạt động đơn vị vay ngân hàng phải chịu chế độ lãi suất.Doanh số cho cấp phát khối lượng XDCB hoàn thành 139 tỷ đồng.
Thời kỳ 1991-Nay
Năm 1990, theo yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đòi hỏi hoạt động của ngân hàng cũng phải đổi mới theo 2 pháp lệnh ngân hàng.Nghị định 53 của hội đồng bộ trưởng ngày 14/11/1990 đổi tên NHĐT&XD thành NHĐT&PT Việt Nam, đồng thời thống đốc NHNN Việt Nam cũng ban hành điều lệ NHĐT&PT Việt Nam nhằm từng bước chuyển dần cơ chế hoạt động của ngân hàng từ bao cấp sang hạch toán kinh tế kinh doanh.Thời gian này NHĐT&PT vừa làm nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư XDCB các công trình, hạng mục công trình các đơn vị hành chính sự nghiệp, vừa cho vay thử nghiệm tín dụng đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh được nhà nước ghi vào kế hoạch hằng năm; củng cố tổ chức khi chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1994, khi được chính phủ cho thực hiện quyêt định 654 TTg:”bàn giao nghiệp vụ cấp phát vốn đầu tư XDCB cho bộ tài chính quản lý”, thì trong một thời gian ngắn NHĐT&PT Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới theo quyết định 293 NHNN9 của Thống đốc NHNN Việt Nam là: Từ ngày 1/1/1995 NHĐT&PT điều chỉnh lại chức năng nhiệm vụ: ”ngoài chức năng huy động vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để cho vay các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực ĐT&PT được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng thương mại quy định tại pháp lệnh ngân hàng”.Đồng thời thủ tướng chính phủ đã có quyết định 29198 KT-TH giao nhiệm vụ tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước hằng năm cho NHĐT&PT
đảm nhận.
Sau những năm thực hiện nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại chi nhánh đã tự khẳng định mịnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng với kết quả lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, số lượng khách hàng đến gửi tiền cũng như vay tiền ngày càng đông hơn, mở rộng khách hàng với các tổ chức kinh tế khác, tăng cường ứng dụng công nghệ ngân hàng vào mọi hoạt động của chi nhánh.Với kinh nghiêm 50 năm xây dựng và phát triển với những thành tích đạt được trong các thời kỳ là niềm tự hào để chi nhánh vững tin vươn lên trong những năm tiếp theo.
3.Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu
- Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.Trong năm nay Chi nhánh quyết tâm phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối và phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin.Công nghệ tin học đã được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới của NH ĐT&PT đã được chi nhánh phát triển rất tốt như Home Banking, ATM… từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.
II.Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2005-2007
1.Các lĩnh vực hoạt động
Chi nhánh hiện nay nằm trong khối kinh doanh của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.Hiện tại chi nhánh đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng thương mại với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như đã nêu trên thì trong thời gian này chi nhánh cũng đang mở chi nhánh của công ty bảo hiểm BIDV(BIC).Trong tương lai sẽ có thêm chi nhánh của công ty chứng khoán BIDV(BSC) và các chi nhánh của công ty đầu tư tài chính(BFC).
2.Công tác tổ chức và quản trị điều hành
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại chi nhánh được mô tả tại sơ đồ 1:
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị.
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng Tín Dụng
Phòng Kinh Doanh
Phòng Tài Chính kế toán
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Quản Lý Tín Dụng
Phòng Kế Hoạch Nguồn vốn
Phòng Dịch Vụ Khách Hàng
Phòng điện toán
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng thanh toán quốc tế
: Đường quan hệ trực tuyến
2.1 Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng được quy đinh trong điều lệ của công ty, cụ thể như sau
2.1.1 Giám đốc
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Giám sát điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của chi nhánh
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch của hội đồng quản trị, và của ban tổng giám đốc ngân hàng trung ương.
- Phụ trách công tác đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh
- Đượcquyền bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
-Quyền ra quyết định cuối cùng về hoạt động của công ty
-Được quyền yêu cầu các phòng ban báo tình hình hoạt động
-Uỷ quyền cho Phó giám đốc khi cần thiết.
2.1.2.Phó giám đốc
-Tham mưu cho Giám đốc
-Phụ trách công tác đối nội, đối ngoại của công ty
-Trực tiếp quản lý các phòng ban của công ty
-Phụ trách các công tác liên quan đến các sở, ban, ngành, các cơ quan quản lý.
-Thực hiện các uỷ quyền của Giám đốc khi cần thiết
-Được quyền yêu cầu các phòng ban thực hiện các vấn đề mình phụ trách.
2.1.3 Phòng tổ chức cán bộ
-Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
-Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương.
-Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tâp trong và ngoài nước.Tổng hợp, theo thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
-Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của nhà nước đảng ngành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Giám đốc
-Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà Nước, của ngành ngân hàng.
-Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh NH ĐT&PT.
-Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHĐT&PT giao.
2.1.4 Phòng kế hoạch nguồn vốn
-Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.
-Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT.
-Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHĐT&PT trên địa bàn.
-Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh NHĐT&PT trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm.Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
-Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
-Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh NHĐT&PT giao.
2.1.5 Phòng tài chính kế toán
-Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân Hàng nhà nước và Ngân Hàng ĐT&PT.
-Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHĐT&PT trên địa bàn trình NHĐT&PT cấp trên phê duyệt.
-Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
-Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định
-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
2.1.6 Phòng thanh toán quốc tế
-Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối với các ngân hàng trong khu vực cũng như các ngân hàng trên thế giới mà NHĐT&PT có quan hệ.
-Thực hiện báo cáo chuyên đề cũng như báo cáo thường kỳ.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHĐT&PT giao.
-Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế
- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài
2.1.7 Phòng điện toán
-Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
-Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
-Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định
-Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
2.1.8 Phòng tiền tệ kho quỹ
-Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHĐT&PT trên địa bàn
-Chấp hành quy định về an toàn kho quy và định mức tồn kho quỹ theo quy định.
2.1.9 Phòng tín dụng
-Hướng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay và bảo lãnh
-Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, xác định nhân thân, nguồn thu nhập, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.
-Phân tích, thẩm định, đề suất cho vay và gia hạn hồ sơ vay, tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.
-Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng hạn. Đề xuất xử lý các khoản nợ quá hạn, trễ hạn.
2.1.10 Phòng dịch vụ khách hàng
-Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, giao dịch với chi nhánh.
-Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
-Cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần, xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, theo dõi đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh
-Được chia ra làm 2 hệ thống là dịch vụ khách hàng cá nhân và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
2.1.11 Phòng quản lý tín dụng
-Thực hiện công tác quản lý vốn theo quy chế của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh
-Khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc chế độ ngành quy định; xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của chi nhánh; thực hiện công tác tín dụng và thông tin tín dụng
3. Đội ngũ lao động của chi nhánh Ngân Hàng ĐT&PT Nghệ An
Chi nhánh đang cố gắng hoàn thiện mô hình tổ chức theo mô hình hiện đại hoá, thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các chi nhánh cấp 1 và cấp 2 trong khu vực nhằm tạo điều kiện cho việc đào tạo cán bộ, Chi nhánh còn thực hiện chế độ tuyển sinh hàng năm để cung cấp cho ngân hàng những cán bộ trẻ tài năng và tâm huyết.Chất lượng cán bộ tại chi nhánh đựơc thể hiện thông qua số liệu trong bảng 1.Qua bảng số liệu trong bảng chúng ta có thể thấy số lượng cán bộ của chi nhánh trong năm 2007 đã được giảm khá nhiều so với cuối năm 2006.Là do chính sách luân chuyển cán bộ giữa chi nhánh Nghệ An với các chi nhánh Hoàng Mai, Diễn Châu, Quỳ Hợp …. Và các chi nhánh khác trong khu vực miền trung nhằm thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ.
Bảng 1: Chất lượng lao động của NH ĐT&PT chi nhánh Nghệ An
Trình Độ
Năm
30/06/2006
30/06/2007
31/12/2007
Thạc Sỹ
2
2
2
Đại Học
133
108
108
Cao đẳng
16
3
3
THCN
27
15
19
khác
31
14
18
Tổng
209
142
150
( Nguồn: phòng tổ chức cán bộ)
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nghệ An giai đoạn 2005 – 2007
4.1 Kết quả kinh doanh
Các thành tựu kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An trong giai đoạn 2005- 2007 được thể hiện trong bảng 2.Thông qua các số liệu trong bảng 2 có thể thấy được:
-Tăng trưởng tổng tài sản: đến cuối năm 2007 tổng tài sản đạt 2.266 tỷ đồng tăng trưỏng 8,78 % so với năm trứơc.
-Tỷ trọng tài sản có sinh lời chiếm 95% trên tổng tài sản, tăng trưởng 9,43% so với năm truớc.
-cơ cấu tài sản có:dư nợ vay chiếm 82%, tăng 1% so với năm trước.
-Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn: Nguồn vốn huy động 1.865 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước.Dư nợ vay bình quân 1.317 tỷ đồng.Mức tăng trưởng dư nợ tuy cao hơn mức tăng trưởng huy động vốn nhưng chi nhánh luôn đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng do có nguồn dự trữ gửi tại Ngân hàng trung ương.
-Thị phần huy động vốn chiếm 22%, giảm so với năm 2005 do các nguyên nhân:
+ Cạnh tranh lãi suất huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn
+ Do chất lượng dịch vụ của các ngân hàng
+ Do chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nên các cổ đông phải rút tiền mua cổ phần
+ Do có rất nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập trong thời gian này
+ Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh thay vì gửi ngân hàng các nhà đầu tư đổ vốn vào mua bán chứng khoán.
Đánh giá công tác dịch vụ Ngân hàng.Thu dịch vụ ròng 7,4 tỷ đồng, tăng về số tuyệt đối là 0,266 tỷ đồng, chiếm 12% trên chênh lệch thu chi, giảm 10% so với năm trước.Tuy vậy đây là một cố gắng lớn do chênh lệch thu chi năm 2007 tăng 82% so với năm trước.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động:
+ Chênh lệch lãi suất: Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt 2,2% / năm, không đổi so với năm trước do kết cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn với lãi suất cao chiếm tỷ trọng 65% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi loại có lãi suất thấp chiếm tỷ trọng 20%.
+ Lợi nhuận trước thuế: 22,7 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước
+ Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người: 77 triệu đồng, tăng 22,2% so với năm trước
Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An giai đoạn 2005-2007
Chỉ Tiêu
Đơn vị tính
Năm
So sánh 07/06
2005
2006
2007
Số tuyệt đối
%
Tổng tài sản
Tỷ đồng
1.973,4
2.083
2.266
183
8,78
Tài sản có sinh lời
Tỷ đồng
1.839,9
1.983
2.170
187
9,43
Nguồn vốn huy động
Tỷ đồng
1.534,8
1.771,25
1.865
93,75
5,3
Dư nợ vay bình quân
Tỷ đồng
1.255,2
1.316,5
1.317
0,5
0,038
Thị phần huy động vốn
%
25
21,1
22
0,9
Thị phần tín dụng
%
15
13
13
0
Thu dịch vụ ròng
Tỷ đồng
6,21
7,18
7,446
0,266
3,7
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
23,706
18,47
22,7
4,23
22,9
Lợi nhuận sau thuế binh quân đầu người
Tỷ đồng
0,087
0,063
0,077
0,014
22,22
(nguồn:phòng kế hoạch nguồn vốn)
4.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 3 :Hoạt động tín dụng của chi nhánh NHĐT&PT chi nhánh Nghệ An
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2006
2007
Dư nợ vay cuối kỳ
Tỷ đồng
1.337
1.393
Dư nợ vay thương mại
Tỷ đồng
940
1.069
Dư nợ vay ngắn hạn
Tỷ đồng
685
724,3
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
Tỷ đồng
651
668,7
Thu nợ chỉ định
Tỷ đồng
4,3
3,1
Thị phần tín dụng
%
13
13
(nguồn: phòng kế hoạch nguồn vốn)
Thông qua số liệu trên bảng 3 cho thấy: Trong năm 2007 dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 4,2 % so với năm 2006 đạt 100% kế hoạch.Thu nợ vay tín dụng chỉ định 3,1 tỷ đạt 102% kế hoạch.
Dư nợ vay thương mại là 1.069 tỷ chiếm tỷ trọng 76,7 % trên tổng dư nợ
Dư nự vay ngắn hạn: 724,3 tỷ chiếm tỷ trọng 52% trên tổng dư nợ
Dư nợ cho vay trung dài hạn: 668,7 tỷ chiếm tỷ trọng 4% trên tổng dư nợ
Đánh giá chung công tác tín dụng tại chi nhánh: Thực hiện các công văn về việc giao các chỉ tiêu tín dụng nên chi nhánh đã chủ động điều chỉnh dư nợ nhằm phấn đấu hoàn thành các giới hạn được giao.Cơ cấu dư nợ của một số khách hàng lớn dư nợ vay dài hạn của công ty xi măng Hoàng Mai 267 tỷ đồng chiếm 70% dư nợ kế hoạch nhà nước, chiếm 19% tổng dư nợ.Dư nợ vay thương mại các thành viên tổng công ty 4 là 453 tỷ, chiếm 42% dư nợ thương mại trong đó dư nợ ngắn hạn 307 tỷ đồng, dư nợ trung và dài hạn 146 tỷ do đó mức độ rủi ro tập trung vào lĩnh vực sản xuất xi măng và lĩnh vực XDCB.
Thị phần tín dụng: Chiếm 13 %, giảm 4 % so với năm 2005.Do tính chất đặc thù khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp thi công xây lắp nên trước tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, tình hình thua lỗ của một số doanh nghiệp thì việc mở rộng cho vay đi đôi với việc tăng tài sản đảm bảo là thực sự khó khăn đối với doanh nghiệp xây lắp thi công khi khối lượng thi công thì lớn, tài sản đảm bảo nhỏ.Mặt khác thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam nên chi nhánh tập trung vào việc nâng cao chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ.
4.3. Hoạt động huy động vốn
Công tác nguồn vốn tại chi nhánh đã đạt đà tăng trưởng theo từng năm.Mức tăng trưởng trong công tác tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng 4
Bảng 4: Số liệu về công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An giai đoạn 2005 - 2007
Chỉ Tiêu
Đơn vị tính
Năm
So Sánh 07/06
2005
2006
2007
Số tuyệt đối
%
Tổng HĐVCK
Tỷ đồng
1.807,9
1.957
2.043
86
13
HĐV BQ
Tỷ đồng
1.534,8
1.771,25
1.865
93,75
5,3
HĐV VNĐ
Tỷ đồng
1.412
1.510,8
1.677
166,2
11
HĐV ngoại tệ
Tỷ đồng
258
296,7
365
68,3
23
Tiền gửi TCKT
Tỷ đồng
315
341,6
287
-54,6
-16
Tiền gửi dân cư
Tỷ đồng
1.330
1.462,5
1.755
292,5
20
HĐV BQ đầu người
Tỷ đồng
7,8
8,3
8,8
0,5
6
Thị phần HĐV
%
25
21.1
22
0.9
( nguồn:phòng kế hoạch nguồn vốn)
Qua bảng 4 chúng ta có thể nhận thấy được sự tăng trưởng huy động vốn của năm 2007 so với 2005 và 2006:
Tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ đạt 2.043 tỷ đồng tăng trưởng 13% so với năm 2006 đạt 102 % kế hoạch đề ra từ đầu năm, mức tăng trưởng về số tuyệt đối là 86 tỷ
Huy động vốn bình quân 1.865 tỷ đạt 100,8% kế hoạch đầu năm, tăng 5,3 % so với 2006, mức tăng trưởng về số tuyệt đối là 93,75 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn huy động:
Huy động vốn VNĐ cuối kỳ đạt 1.677 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và chiếm tỷ trọng 82% trên tổng nguồn huy động vốn.
Nguồn huy động vốn ngoại tệ 365 tỷ quy đổi tăng trưởng 23% so với 2006 và chiếm tỷ trọng 18% trên tổng nguồn huy động
Tiền gửi Tổ chức kinh tế (TCKT) tiền gửi TCKT cuối kỳ đạt 287 tỷ giảm 16% và chiếm tỷ trọng 14% trên tổng nguồn huy động
Huy động vốn bình quân đầu người 8,8 tỷ đồng tăng trưởng 6% so với năm 2006
Thị phần huy động vốn chiếm tỷ trọng 22% trên địa bàn
Đánh giá chung lại về công tác huy động vốn của chi nhánh NH ĐT&PT Nghệ An chúng ta nhận thấy: Ngoài áp lực cạnh tranh với các tổ chức huy động vốn trên địa bàn năm 2007 công tác huy động vốn còn ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan thị trường chứng khoán có thêm nhiều cổ phiếu của các công ty được niêm yết, giá vàng, giá USD luôn diễn biến thất thường, giá bất động sản không có biến động lớn nên khách hàng vẫn chọn hình thức tiết kiệm.Mức tăng trưởng 20% của tiết kiệm dân cư đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn vốn. Đạt được kết quả huy động vốn như trên là do chi nhánh triển khai kịp thời và có hiệu quả các hình thức huy động của BIDV nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của công tác huy động vốn hàng năm.
4.4 Hoạt động dịch vụ
Kết quả thu dịch vụ ròng năm 2007 đạt 7,445 tỷ đạt 103,4 % kế hoạch, tăng trưởng 20% so với năm trước.Trong đó thu dịch vụ bảo lãnh 4,741 tỷ chiếm tỷ trọng 63,6 % trên tổng thu dịch vụ ròng, tăng 12,8% so với năm trước, các dịch vụ khác 2,704 tỷ tăng trưởng 35% so với năm trước
Hoạt động thanh toán quốc tế:
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế đạt hơn 20 triệu USD tăng trưởng 56% so với năm trước với phí thu được 424 triệu VNĐ
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu: 15,138 triệu USD.Trong đó
+ Doanh số nhập khẩu: 13,127 triệu USD
+ Doanh số xuất khẩu: 2,011 triệu USD
Hoạt động thanh toán trong nước:
Doanh số thanh toán trong nước hơn 24,707 tỷ, phí dịch vụ thanh toán trong nước đạt 1,4 tỷ đồng.
Thị phần dịch vụ đạt 16% tăng 1% so với năm trước.
Đánh giá chung công tác dịch vụ:
Tuy phí bảo lãnh tăng trưởng 12,8% so với năm trước nhưng do các nguồn thu khác có mức tăng trưởng 35% nên kết quả chung thu dịch vụ ròng vẫn có mức tăng trưởng là 20% do chi nhánh triển khai các hình thức dịch vụ mới của BIDV đồng thời kết hợp các chính sách khách hàng linh hoạt. Đây là sự bắt nhịp kịp thời xu hướng phát triển dịch vụ.
Kết quả dịch vụ trong 2 năm 2006 và 2007 được thể hiện trong bảng 5
Bảng 5: Kết quả thu dịch vụ tại chi nhánh Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Nghệ An
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2006
2007
Thu dịch vụ ròng
tỷ đồng
6,21
7,446
Doanh số thu phí phát hành thẻ
tỷ đồng
0
0,085
Thị phần dịch vụ
%
15
18
Tăng trưởng dịch vụ ròng
%
55,3
20
Thu từ dịch vụ có liên quan đến tín dụng
tỷ đồng
4,23
4,7
Thu từ dịch vụ phi tín dụng
tỷ đồng
1,98
2,7
Thu dịch vụ BQ đầu người
tỷ đồng
0,032
0,035
Thu dịch vụ ròng/chênh lệch thu chi
%
10,5
19,4
Tỷ lệ thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế
%
26
33
(nguồn:phòng kế hoạch nguồn vốn)
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nghệ An
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1. Các nhân tố khách quan
1.1. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều thiên tai như bão, lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh.Những thiên tai này gây thiệt hại cho các ngành sản xuất, dịch vụ do vậy ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây, thời tiết Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp do sự nóng lên của trái đất gây ra sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu mà Việt Nam một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất: giá rét kéo dài, bão lũ ở miền trung, H5N1 ở gia cầm, tai xanh ở lợn, tiêu chảy cấp ở người.Những điều này gây nhiều thiệt hại cho nhân dân nước ta.Những thiệt hại đó khiến cho các khách hàng không thể trả tiền vay của ngân hàng đúng hạn đôi khi không còn khả năng trả nợ gây mất vốn cho ngân hàng.Tuy nhiên việc phòng ngừa những rủi ro này là rất khó, có thể nói là bất khả kháng.
1.2 Môi trường kinh tế
Bên cạnh những tác động của môi trường tự nhiên thì môi trường kinh tế cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng.
Nền kinh tế nước ta mới chuyển đổi chưa lâu, các cơ chế, chính sách, nền tảng pháp lý còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên không có được sự ổn định cao, do đó các nhà đầu tư còn dè dặt, chưa dám mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho những dự án lớn, thời gian dài khiến cho việc mở rộng tín dụng cảu ngân hàng gặp khó khăn.Các doanh nghiệp chủ yếu của chi nhánh lại hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, mặt khác lại hạn chế về vốn, kỹ thuật, công nghệ.Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài dẫn đến tình trạng khi mới thi công xong thì lãi nhưng đến khi thanh toán được thì lại lỗ do phải trả lãi ngân hàng, điều này làm cho nợ quá hạn tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập quốc tế một mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Đối với ngân hàng, việc mở rộng và hội nhập tất yếu dẫn tới việc ra đời và phát triển của các loại hình ngân ngân hàng khác, cạnh tranh thị phần với ngân hàng.Do đó, để hoàn thành các mục tiêu của mình, ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với cả các dự án mang nhiều rủi ro. Vì vậy cũng làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số doanh nghiệp tới tình trạng thua lỗ, phá sản do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập giá rẻ.Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các doanh nghiệp phá sản là điều không thể tránh khỏi và đó là những nguyên nhân dẫn tới gia ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12017.doc