Lời mở đầu
Hiên nay, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với chính sách mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang được đẩy mạnh thì hoạt động Thương mại Quốc tế nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa XNK được ra đời từ rất lâu, hiện nay vẫn đang phát triển không ngừng. ở Việt Nam nghiệp vụ này ra đời chậm hơn nh
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa Xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng đã đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cho các đối tượng tham gia. Trong nền kinh tế thị trường, với sự tồn tại của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và sự phát triển không ngừng của ngành ngoại thương Việt Nam đã tạo ra nhu cầu bảo hiểm hàng hóa XNK ngày càng lớn. Chính vì những nhu cầu khách quan đó đòi hỏi nghành bảo hiểm phải có những thay đổi kịp thời để đáp ứng được những nhu cầu mới. Thực tế, trong thời gian vừa qua thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK đã có những bước phát triển đáng kể và ngày trở nên sôi động. Sự ra đời của một loạt các Công ty bảo hiểm mới ở trong nước, ngoài nước và qui luật cạnh tranh của cơ chế thị trường đã đặt ra những vấn đề mới cho việc quản lý và kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển.
Đối với Công ty Bảo hiểm Hà Nội là một doanh nghiệp vừa trở lại thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK. Việc nghiên cứu thực trạng nền kinh tế và thực hiện phát triển của Công ty để tìm ra được những biện pháp và phát triểnnghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK, đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng là mối quan tâm lớn đối với Công ty và là nhiệm vụ đạt ra hàng đầu cho những nhà quản lý.
Giám định bồi thường tổn thất là hai khâu quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì nó ảnh hưởng đến niền tin của khách hàng đối với Công ty bảo hiểm Hà Nội. Cùng với sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hoạt động giám định bồi thường tổn thất đã có những bước tiến ngày càng cao.
Trong thời gian thực tập tại Phòng bảo hiểm hàng hải, thuộc Công ty Bảo hiểm Hà nội. Em nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọng của khâu giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Do đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà nội”
Chương I
Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và Công tác giám định - bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
I. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển đường biển
Hoạt động buôn bán quốc tế có đặc điểm là người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) ở những quốc gia khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, người bán hiện việc giao hàng tức là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua.Để thực hiện việc vận chuyển người ta có thể áp dụng nhiều phương thức vận chuyển như: vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường ống và liên vận đa phương thức. Tuy nhiên, trên thực tế phương thức vận chuyển đường biển được áp dụng nhiều hơn cả và nó chiếm tới hơn 90% tổng lượng hàng hóa XNK của thế giới chuyên chở. Nhiều nước ở vị trí không tiếp giáp với biển cũng phải thông qua cảng của nước khác. Sở dĩ vận chuyển bằng đường biển vận dụng rộng rãi như vậy là do có những ưu điểm nổi bật sau đây:
Các tuyến vận chuyển đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ chức được nhiều chuyến tầu trong cùng một lúc cho cả hai chiều
Việc xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều kiện thiên nhiên của biển, do đó không phải đầu tư nhiều về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng được biển thấp hơn so với các loại hình khác
Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà Nước, góp phần tăng thu ngoại tệ ..
Lượng vận chuyển lớn: khả năng chuyên chở của tầu thuyền vận chuyển quốc tế lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện vận chuyển khác. Trọng lượng chuyên chở của một chiếc tầu một vạn tấn tương đương với trọng tải 250-300 chiếc ô tô
Vận chuyển được nhiều chủng loại hàng với khối lượng lớn
* Vận chuyển đường biển tuy có những ưu điểm như vậy nhưng vẫn còn có một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất: Vận chuyển bằng đường biển thường sử dụng những con tầu có hình khối lớn do đó tốc độ vận chuyển chậm( tối đa khoảng 30 hải lý/giờ,). Do hình khối lớn như vậy nên trong luồng lạch thường xảy ra đâm và gây thiệt hại lớn cho tầu, hàng hóa trên tầu.
Thứ hai, do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc vào rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển bằng đường biển. Những rủi ro do thiên tai bất ngờ như bão, sóng thần, lốc...
Yếu tố tự nhiên diễn ra không theo một quy luật nhất định nào. Vì vậy, mặc dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thẻ dự báo thời tiết, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Khi xảy ra rủi ro, do tầu hoạt động lập nên khả năng ứng cứu gặp rất nhiều khó khăn. Phạm vi hoạt động của tầu biển thường rất rộng, thời gian hoạt động trên biển thường dài nên hoạt động của tầu biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Chính vì điều này cho nên hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường biển thường gặp nhiều hiểm họa như cháy, mắc cạn, đắm tầu.. mà hàng hóa bị tổn thất vì các tai nạn này thì tầu lại không chịu trách nhiệm bồi thường theo luật hiện hành cho nên mọi tổn thất trong các tai nạn trên mọi chủ hàng phải tự gánh chịu có khi là tổn thất toàn bộ lô hàng.
- Thứ ba, do yếu tố kỹ thuật: Trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc hiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật đó là trục trặc chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền ... từ đó gây ra đổ vỡ, mất hàng trong quá trình XNK.
Thứ tư, do yếu tố xã hội, con người: Hàng hóa có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp giật, hoặc bị thiệt hại do chiến tranh...
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu chuyên chở có giá trị lớn bao gồm giá trị tàu, hàng hóa chở trên tàu và thủy thủ đoàn. Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
- Thứ năm: Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa được người chuyên chở chịu trách nhiệm chính. Trong suốt hành trình hàng hải họ chính là người quản thủ hàng hóa, đảm bảo đưa hàng đến nơi an toàn và trực tiếp có tránh nhiệm về hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tùy theo điều kiện giao hàng và hợp đồng vận chuyển, mặt khác do tính chất rủi ro của hành trình này mà họ không phải chịu nhiệm một số trường hợp
Có thể nói trong lịch sử loài người đã có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu và hạn chế trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hóa XNK. Mặt khác, những ưu điểm và đặc điểm của bảo hiểm hàng hóa XNK cho thấy nó rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ngày nay trong nền kinh tế mở, ngành bảo hiểm hàng hóa XNK ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho những chủ hàng mà còn thúc đẩy mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề kinh tế - xã hội cho cả hai nước xuất và nhập. Vì vậy bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết khách quan, đến nay đã trở thành tập quán thương mại quốc tế
II. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển
1. Rủi ro
Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường bị đe dọa bởi những tai nạn rủi ro bất ngờ xảy ra. Rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên : rủi ro thiên tai ( bão, lốc, sét, sóng thần...) do tai nạn, sự kiện và hiện tượng bất ngờ như mắc cạn, chìm đắm, đâm va.. Nhưng trong nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa XNK, người ta thường chia rủi ro thành 3 loại chính:
a, Rủi ro thường được bảo hiểm là những rủi ro mà người bảo hiểm ( Công ty bảo hiểm) sẽ chịu trách nhiệm bồi thường do các rủi ro này gây ra
Các rủi ro này thường được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nhóm rủi ro chính là những rủi ro cơ bản được áp dụng trong mọi phạm vi điều kiện bảo hiểm từ trước tới nay, chúng là nguồn đe dọa chủ yếu và lớn nhất đối với hàng hóa .Rủi ro chính bao gồm:
Mắc cạn:
Mắc cạn là hiện tượng đáy tầu liền sát với đáy biển hoặc chạm vào một chướng ngại vật khác làm cho tầu không chạy được nữa và thường nhờ đến ngoại lực tàu mới nổi hoặc thoát khỏi cạn. Rủi ro mắc cạn thường gây ra những tổn thất đáng kể đối với hàng hóa được chuyên chở. Khi tầu mắc cạn hàng hóa có thể bị hư hỏng không thể sử dụng được( đối với hàng nông sản thực phẩm), đối với hàng nguyên vật liệu hay máy móc thiết bị có thể bị hy sinh để làm nhệ tầu, giúp tầu có thể thoát khỏi chỗ cạn.
Chìm đắm:
Là hiện tượng phương tiện vận chuyên bị chìm hẳn xuống nước làm cho tầu không thể chạy được và hành trình coi như bị chấm dứt. Nếu tầu chỉ ngập một phần hoặc bập bềnh trên mặt nước thì không gọi là đắm vì trường hợp này thường xảy ra khi sóng to gió lớn trừ phi người ta chứng minh tính chất của hàng nêm tầu không thể chìm sâu hơn được nữa. Chẳng hạn tầu chỉ chở gỗ diêm hoặc các loại thùng rỗng dù nước có vào nhiều thì nó cũng bập bềnh trên mặt nước chứ không chìm hẳn xuống đáy
Cháy:
Cháy thường do các nguyên nhân sau:
Do thiên nhiên: sét đánh, nắng mặt trời..
Do sơ suất của con người trong khi hút thuốc, nhóm lửa..
Do chủ tâm gây ra như cố ý phóng lửa nhằm một mục đích nào đó ( đây là chủ ý chung nhằm hạn chế tổn thất xảy ra thêm, trường hợp cố ý của chủ hàng nhằm mục đích riêng cá nhân thì không được bồi thường)
Do bản thân nội tỳ của hàng hóa hay gọi là bốc cháy tự phát.
Cháy tự phát là hiện tương cháy tự động trong một vật thể ôxy hóa. Nguyên nhân của bốc cháy tự phát là do không khí trong một vật thể bị ô xy hóa. Mặt khác, lượng nước trong lòng vật thể không thoát ra ngoài được nên sinh ra hiện tượng cháy tự động.
Về mặt bảo hiểm, bốc cháy tự phát là do nội tỳ của tính chất hàng hóa gây ra cho nên bốc cháy tự phát là một trong những biện pháp loại trừ. Tuy nhiên hàng hóa tự cháy rồi cháy lan sang hàng hóa khác thì những hàng hóa này được bồi thường. Những tổn thất do hàng hóa chữa cháy gây nên đều được đền bù.
Đâm va:
Đâm va là hiện tượng phương tiện vận chuyển va chạm với các vật thể chuyển động hay cố định khác. Khi xảy ra đâm va, hàng hóa trên tầu sẽ bị tổn thất, bị hư hỏng hoặc giảm giá trị sử dụng (giá trị thương mạI). Do đó nhà bảo hiểm có trách nhiệm với mọi tổn thất về hàng hóa do tai nạn đâm va gây ra.
Tóm lại , nhóm rủi ro chính gồm 4 rủi ro chủ yếu được bảo hiểm trên là nguồn nguy cơ đe dọa lớn đối với hàng hóa được vận chuyển. Bốn rủi ro trên thường hay xảy ra và khi xảy ra thường gây ra những tổn thất rất lớn cho các quyền lợi được bảo hiểm. Chính vì vậy bốn rủi ro này được bảo hiểm ở mọi điều kiện bảo hiểm.
Nhóm 2: Nhóm rủi ro thông thường được bảo hiểm khác:
Những rủi ro này xảy ra không phải do ngẫu nhiên bất ngờ nhưng nó phải nằm ngoài ý muốn của người được bảo hiểm. Bao gồm các rủi ro sau:
- Hành vi phạm pháp của thuyền trưởng và thủy thủ:
Hành vi phạm pháp bao gồm ý đồ xảo trá lừa gạt, những hành động phạm pháp cố ý của thuyền trưởng hay thủy thủ, những người phục vụ tầu gây ra đối với hàng hóa. Những những hành vi phạm pháp không bao gồm những sai lầm về cách xét đoán, cách giải quyết vấn đề hoặc những sai lầm do bất cẩn. Trong trường hợp thuyền trưởng hay thủy thủ có cổ phần trong con tầu đang lái thì hành động làm hại đến quyền lợi của các cổ phần khác ( trừ cổ phần chính của họ ) cũng gọi là hành vi phạm pháp. Nếu hành vi phạm pháp chỉ là một trong những nguyên nhân phối hợp dẫn đến tổn thất thì bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm không phải nhất thiết là nguyên nhân trực tiếp.
- Tầu mất tích
Là hiện tượng tầu không đến cảng quy định và sau một thời gian hợp lý không nhận được tin tức gì về tầu
Thời gian hợp lý có thể tuyên bố tầu mất tích tùy thuộc vào nguồn luật của mỗi nước .Ví dụ: Nước Pháp quy định đối với tàu chuyến thông thường là 06 tháng, đi xa là 01 năm. Những nước theo luật Anh thì không quy định thời gian cụ thể cho chuyến tàu, thời gian naỳ dài hay ngắn tùy thuộc vào loại tàu, loại hàng, tính chất hành trình, thời gian thực hiện hành trình. Thông thường người ta quy định hợp lý đó không quá 3 lần thời gian hành trình trên nhưng không ít hơn 2 tháng và không kéo dài hơn 6 tháng, nếu có chiến tranh thì thời gian hợp lý có thể kéo dài hơn
- Vứt hàng xuống biển
Vứt hàng xuống biển là hành động ném hàng hóa xuống biển để làm nhẹ tầu hay cứu con tầu khi gặp nạn. Đó là hành động hi sinh có tính chất tự nguyện khi con tầu có nguy cơ đe dọa thật sự nhằm bảo vệ phần tầu hay hàng còn lại.
Những trường hợp vứt hàng xuống biển như vậy được nhà bảo hiểm bồi thường. Tuy nhiên nhà bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường về những hàng hóa vứt xuống biển do nội tỳ hay do tính chất của hàng hóa.
Rủi ro phụ
Rủi ro phụ là những rủi ro thông thường được bảo hiểm ở điều kiện mọi rủi ro nhưng rất dễ nhầm lẫn với rủi ro loại trừ như do nội tỳ của hàng hóa hay do ảnh hưởng của thời tiết xấu. Nếu như hư hại xảy ra mà nguyên nhân là một sơ xuất nào đó không là lỗi của người được bảo hiểm thì thuộc rủi ro được bảo hiểm. Nếu như hư hại gây nên do bản thân hàng hóa, tự hàng hóa bị hỏng thì thuộc rủi ro loại trừ
Rủi ro phụ bao gồm các rủi ro sau: rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn, rỉ, hấp hơi, rủi ro mất cắp và giao thiếu hàng (việc phân biệt xác định mất cắp hay giao thiếu hàng là rất khó khăn cho nên các công ty bảo hiểm thường chấp nhận bảo hiểm luôn cho cả hai loại rủi ro này)....
b, Rủi ro phải bảo hiểm riêng
Người được bảo hiểm muốn tham gia rủi ro này thì phải có những điều kiện riêng hoặc điều khoản riêng tách khỏi hợp đồng. Rủi ro phải bảo hiểm riêng bao gồm
Rủi ro chiến tranh
Nhà bảo hiểm chịu trách nhiệm về những hậu quả do hành động đối địch có tính chất chiến tranh dù có tuyên bố hay không tuyên bố xảy ra. Trách nhiệm của bảo hiểm chiến tranh được giới hạn trong phạm vi “ trên mặt nước”. Có nghĩa là trách nhiệm bảo hiểm có hiệu lực từ khi bắt đầu xếp hàng lên tầu cho đến khi lô hàng cuối cùng rời tầu đó. Nếu hàng để chuyển tải thì thời gian hiệu lực được kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày bắt đầu dỡ hàng để chuyển tải. Những tổn thất bảo hiểm phải là hậu quả trực tiếp của cuộc chiến tranh
Rủi ro đình công
Những mất mát hư hỏng của hàng hóa sẽ được bảo hiểm nếu như nguyên nhân trực tiếp gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấp xưởng, những người tham ra gây rối loạn lao động, phá rối trật tự và bạo động những kẻ khủng bố vì lý do chính trị...
Thời gian hiệu lực của bảo hiểm đình công là 30 ngày sau khi dỡ lô hàng cuối cùng tại bến đến ra khỏi phương tiện chuyên chở, hoặc nếu chưa hết thời hạn này mà hàng đã được đưa đến kho người mua.
c, Rủi ro loại trừ
Rủi ro loại trừ là những rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp.
Rủi ro loại trừ bao gồm các trường hợp sau đây:
Mất mát hư hại hay chi phí được quy định cho hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm .
Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích, hao mòn thông thường của hàng hóa.
Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.
Mất mát, hư hại hay chi phí gây ra bởi khuyết tật hoặc tính chất riêng( nội tỳ ) của đối tượng bảo hiểm
Chậm trễ hành trình, tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ tầu, người quản lý, người thuê tầu, nguyên nhân tầu đi chệch hướng...
Vi phạm pháp luật như vi phạm thể lệ XNK hoặc vận chuyển
Mất giá trị hàng trên thị trường (sụt giá)
2. Tổn thất
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK là những thiệt hại, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do rủi ro gây ra
2.1. Căn cứ vào quy mô, mức độ xảy ra tổn thất thì có hai loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ
a, Tổn thất bộ phận là một phần của đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại.Tổn thất bộ phận có thể là tổn thất về một số lượng, trọng lượng hay thể tích, phẩm chất hoặc giá trị. Ví dụ : xi măng bị mất 2 bao (100kg), gạo bị ướt giảm giá trị thương mại 20%...
Chú ý: Cần phân biệt tổn thất bộ phận với hao hụt mang tính tự nhiên của hàng hóa về trọng lượng, không được tính số hao hụt mang tính tự nhiên vào tổng số tổn thất để đòi bồi thường. Đối với bảo hiểm hàng hóa có hao hụt tự nhiên, người ta đề ra mức miễn đền có khấu trừ để loại trừ các hao hụt tự nhiên ra khỏi tổn thất để bồi thường
b, Tổn thất toàn bộ là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại.
Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính
+ Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ đối tượng được bảo hiểm theo một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được. Chỉ có tổn thất toàn bộ thực tế trong bốn trường hợp sau:
Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn
Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được
Hàng hóa không còn là vật thể bảo hiểm
Hàng hóa ở trên tầu mà tầu được tuyên bố mất tích.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính là trường hợp đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại, mất mát chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ thêm chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn gía trị được bảo hiểm.
2.2. Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm tổn thất riêng và tổn thất chung.
a, Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của chủ hàng và chủ tầu trên một con tầu. Như vậy tổn thất riêng chỉ liên quan đến từng quyền lợi riêng biệt. Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất, còn phát sinh các chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra, gọi là tổn thất chi phí riêng.
+ Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hóa để giảm bớt những hư hại hoặc để khỏi hư hại thêm bao gồm chi phí xếp dỡ, gửi hàng, đóng gói lại, thay thế bao bì... ở bến khởi hành và dọc đường. Chi phí tổn thất riêng làm hạn chế bớt tổn thất riêng (Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ).
b, Tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tầu thoát khỏi sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng.
Theo quy tắc York Antwerp 1974, có hành động tổn thất chung khi và chỉ khi có sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung để cứu các tài sản khỏi một tai họa trong một hành trình chung trên biển.
Các hành động được coi là tổn thất chung khi có các đặc trưng sau:
+ Hành động tổn thất chung là hành động tự nguyện, hữu ý của những người trên tầu theo lệnh của thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng.
+ Hy sinh chi phí phải đặc biệt, bất thường.
+ Hy sinh , hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình.
+ Nguy cơ đe dọa cả hành trình phải nghiêm trọng và thực tế.
+ Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung
+ Tổn thất chung phải xảy ra trên biển.
Tổn thất chung bao gồm hai bộ phận chủ yếu đó là hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.
Hy sinh tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung. Ví dụ: việc vứt bỏ bớt hàng vì lý do an toàn của tầu, đốt vật phẩm trên tầu để thay nhiên liệu...
Chi phí tổn thất chung là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tầu và hàng thoát nạn hoặc chi phí lam cho tầu tiếp tục hành trình.
Chi phí tổn thất chung bao gồm chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tầu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tầu khi bị nạn, chi phí tại cảng lánh nạn như: chi phí ra vào cảng, chi phí xếp dỡ, nhiên liệu... vì an toàn chung hoặc để sửa chữa tạm thời, chi phí tái xếp hàng, lưu kho hàng hóa, tiền lương cho thuyền trưởng, thuyền viên, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu tiêu thụ tại cảng lánh nạn.
III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển
Cũng như các loại hình bỏa hiểm khác, nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển cũng thông qua trong hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là một văn bản, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hóa theo các điều kiện đã ký kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.
Có hai loại hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong HĐBH. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm chính là thường được thể hiện thành hai phần: mặt trước và mặt sau của đơn bảo hiểm. Mặt trước thường ghi chi tiết về hàng, tầu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nội dung Hợp đồng bảo hiểm chuyến chủ yếu bao gồm:
+ Ngày cấp đơn bảo hiểm
+ Nơi ký kết hợp đồng
+ Tên địa chỉ của người mua bảo hiểm
+ Tên hàng được bảo hiểm
+ Quy cách đóng gói, loại bao bì ký mã hiệu của hàng
+ Số lượng, trọng lượng của hàng
+ Tên tầu phương tiện vận chuyển hàng
+ Cách xếp hàng lên tầu
+ Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối
+ Ngày tầu khởi hành
+ Giá trị bảo hiểm và số tiền được bảo hiểm
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Phí bảo hiểm
+ Địa chỉ giám định viên bảo hiểm
+ Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường
+ Số đơn được phát hành
- Hợp đồng bảo hiểm bao (hợp đồng bảo hiểm mở)
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyển nhất định (không kể đến thời gian)
Nội dung Hợp dồng bảo hiểm bao bao gồm các vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm, giám định, khiếu nại đòi bồi thường, hiệu lực của hợp đồng, xử lý tranh chấp... Trong hợp đồng bảo hiểm bao, phải có ba điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện xếp hạng tầu được thuê chuyên chở hàng hóa sẽ được bảo hiểm
Điều kiện về phí bảo hiểm
Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí
1. Đối tượng bảo hiểm
Trong bảo hiểm hàng hóa “Đối tượng bảo hiểm” nói chung là hàng hóa. Trong phụ bản thứ nhất, mục 17 phần quy tắc giải thích đơn bảo hiểm của bộ luật hàng hải 1906 có ghi rõ từ “hàng hóa” có nghĩa là hàng hóa với tính chất thương mại và không bao gồm đồ đạc cá nhân hay lương thực dự trữ để dùng trên tàu. Nếu không có tập quán trái ngược hàng hóa chở trên boong và súc vật sống không gọi chung là hàng hóa được.
2. Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với những tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiẻm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bồi thường. Trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, các công ty thường sử dụng các điều kiện bảo hiểm của Viện những người bảo hiểm Luân Đôn ( Institute of London Underwriters - ILU)
Ngày 1/1/1963, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA,WA và AR. Các điều kiện bảo hiểm này áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các đIều kiện bảo hiểm cũ. Trong đó các điều kiện bảo hiểm mới bao gồm
* Điều kiện bảo hiểm C (ICC C)
Các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện này bao gồm :
Tổn thất hay tổn hại của hàng hóa được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy nổ, tàu mắc cạn, chìm đắm, bị lật, đâm va, dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
Số tiền đóng góp tổn thất chung.
Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tầu đâm va nhau đều có lỗi...
Các rủi ro loại trừ bao gồm:
Các tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm.
Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm.
Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
Tổn thất hoặc tổn hại do bao bì đóng gói không đủ điều kiện, thông thích hợp.
Tổn thất và tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.
Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tầu, người quản lý, người thuê tầu, người khai thác tầu.
Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hóa học, chất phóng xạ...
Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.
Do tầu không đủ khả năng đi biển, hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa mà người được bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải.
Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch, tịch thu, bắt dữ, quản chế, giam cầm...
Tổn thất do thủy lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh khác.
Tổn thất bị gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động.
Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
* Điều kiện bảo hiểm B ( ICC B)
Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, người bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hóa được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước biển cuốn khỏi tàu, nước biển, nước sông hồ xâm nhập vào hầm tầu, vào công-ten-nơ hoặc nơIiđể hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.
* Điều kiện bảo hiểm A (ICC A)
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả các hư hỏng, mất mát hàng hóa, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo quy định.
* Điều kiện bảo hiểm chiến tranh
Theo điều kiện bảo hiểm này, người được bảo hiểm phải bồi thường những mất mát hư hỏng của hàng hóa do:
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra tù biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào.
Chiến đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.
Mìn, thủy lôi, bom, hoặc các vũ khí chiến tranh khác.
Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Pham vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hóa được xếp lên tầu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tầu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tầu đến cảng dỡ cuối cùng, tùy theo điều nào xảy ra trước. Nếu có chuyển tải, bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng chuyển tải.
Đối với rủi ro do mìn và ngư lôi, trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hóa còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng ra khỏi tàu, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt.
* Điều kiên bảo hiểm đình công
Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do:
Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo đọng hoặc nổi dậy.
Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị
Tổn thất chung và chi phí cứu nạn
Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả đình công.
3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.
a, Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng. Giá trị thực tế của lô hàng có thể là giá tri hàng hóa(giá FOB), cũng có thể bao gồm: giá hàng hóa, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác(CIF). Ngoài ra còn bảo hiểm thêm lợi nhuận thương mại ( CIF + 10% CIF)
Công thức xác định giá CIF:
CIF = C + F /1-R
Trong đó
C (Cost) : Giá hàng được tính bằng giá FOB ở cảng đi
F (Freight): Cước phí vận chuyển
R (Rate) : Tỷ lệ phí bảo hiểm
Khi bán bảo hiểm theo điều kiện CIF, giá trị bảo hiểm được xác định theo công thức:
V= (C +F) x (a + 1)/1-R
Trong đó:
V- Giá trị bảo hiểm
F - Cước phí vận chuyển
C - Giá FOB của hàng hóa
a - Số phần trăm lãi dự tính
R- Tỷ lệ phí bảo hiểm
b, Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền được đăng ký bảo hiểm, ghi trong HĐBH.
Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm.
Hóa đơn hàng là tài liệu chắc chắn nhất để xác định giá trị bảo hiểm của hàng.
Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm, đó là “ bảo hiểm ngang giá trị ”, còn gọi là bảo hiểm toàn phần
Nếu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm, đó là “ bảo hiểm trên giá trị ”, còn gọi là bảo hiểm vượt mức
Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm, đó là “ bảo hiểm dưới giá trị ”, còn gọi là bảo hiểm dưới mức
Trong thực tế, chủ hàng thường bảo hiểm ngang giá trị
c, Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm(P) là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảo hiểm để hàng hóa được bảo hiểm . Mức phí thường được xác định:
P = R x STBH
- Trong đó: Tỷ lệ phí bảo hiểm(R) gồm hai phần như sau:
R = R1 + R2
Với R1: Tỷ lệ phí chính
R2: Tỷ lệ phí phụ, phụ thuộc vào tuổi tầu, quốc tịch tầu,
bảo hiểm chiến tranh...
- Như vậy thực chất phí bảo hiểm gồm hai phần:
+ Phí gốc
P(gốc) = Số tiền bảo hiểm x R1
+ Phí phụ: ví dụ trường hợp phát sinh phí tàu già
P(tàu) = Số tiền bảo hiểm x R(tàu già)
Lúc này:
P(tổng cộng) = P(gốc) + P(tàu già)
- Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các nhân tố :
+ Loại hàng hóa:
IV. Công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển
A. Công tác giám định
1. Vai trò của Công tác giám định
Hàng hóa trong qúa trình vận chuyển, ngoài những thiệt hại có thể xảy ra do nội tỳ, ẩn tỳ của hàng hóa thì hiểm họa có thể xảy ra do tác động bên ngoài là rất lớn ... Do đó công tác giám định đối với hàng hóa là rất cần thiết để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm. Đặc b._.iệt hàng hóa XNK vận chuyển đường biển thường có giá trị rất lớn và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cho nên việc giám định hàng hóa khi có tổn thất xảy ra nhằm chống trục lợi bảo hiểm, bảo vệ cho những khách hàng thực sự bị rủi ro.
Ngoài ra, công tác giám định góp phần đề phòng hạn chế các tổn thất có thể xảy ra tiếp theo giảm bớt nỗi lo cho các cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Công tác giám định để cho nhiều người có ý thức hơn về việc bảo vệ tài sản của bản thân và tài sản của cộng đồng khi có tổn thất. Từ kết quả của giám định sẽ làm cơ sở cho việc bồi thường.
* Tác dụng của việc giám định tổn thất
- Thứ nhất: xác định loại tổn thất, mức độ tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hóa XNK
Tổn thất thường xảy ra đối với hàng hóa dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là hư hỏng đổ vỡ, thiếu hụt, hay tổn thất do nước biển hoặc nước mưa gây ra... Giám định giúp xác định rõ loại tổn thất. Sau khi xác định rõ loại tổn thất và mức độ tổn thất, trong quá trình này có thể thám khảo ý kiến của các chuyên viên mặt hàng được mời tham gia giám định. Việc giám định mức độ tổn thất bao gồm:
+ Xác định số lượng thiếu của riêng từng loại hàng đóng trong bao bì hoặc kiện ( bằng cách cân, đo, đong, đếm đối chiếu với chi tiết đóng gói).
+ Xác định số lượng hỏng của từng loại hàng đóng trong bao kiện theo những mức độ hư hỏng khác nhau được phân loại một cách hợp lý.
+ Cân nhắc giá trị hoặc ước tính giá bán hàng kém phẩm chất để xác định mức độ giảm gía hợp lý để tránh tình trạng giảm tỷ lệ mọt cách tùy tiện...Tỷ lệ giảm giá phải căn cứ vào giá thị trường hàng tốt và giá thị trường hàng hỏng trên cùng một cơ sở, tại cùng một nơi, cùng một thời điểm, cùng một thị trường để sự biến động của giá cả không ảnh hưởng đến việc đánh giá sự giảm giá
Khi không còn cách nào để thỏa thuận được sự giảm giá, cách lựa chọn để xác định sự giảm giá là bán đấu giá hàng tổn thất để xác định sự khác nhau giữa giá hàng tổn thất và hàng mới. Dẫu cho kết quả của việc bán này có thể chấm dứt sự tranh cãi về giá trị nyhuw vậy thì cũng cần phảI có sự lưu ý rằng cách này mất nhiều thời gian hơn và gây nhiều rắc rối hơn so với sự thỏa thuận. Bán không phải để là bán hàng tổn thất mà là để xác định tỷ lệ phần trăm xảy ra tổn thất. Người được bảo hiểm vẫn có quyền sở hữu đối với hàng tổn thất và việc bán hàng được tiến hành vì lợi ích của người bảo hiểm. Giám định viên đồng ý bán hàng không có nghĩa là người bảo hiểm chấp nhận khiếu nại
Nhìn chung mức đọ tổn thất được chỉ ra dưới dạng giảm giá, tuy nhiên đối với một số mặt hàng thì thỏa thuận giảm giá như vậy là không thích hợp như hàng máy móc thiết bị. Lúc này mức độ được xác định bằng tổng số chi phí sửa chữa, thay thế.
+ Nếu cần phải xác định mức độ tổn thất và mức độ giảm giá cho hàng hỏng theo từng nguyên nhân khác nhau để xác định mức độ tổn thất riêng và tổn thất chung hoặc xác định người chịu trách nhiệm hợp lý.
+ Khi tổn thất lớn và phức tạp dễ gây tranh chấp thì khi xác định mức độ tổn thất phải lấy mẫu hàng hóa ( mẫu hàng tốt và mẫu hàng hỏng các loạI), chụp ảnh và phân tích mẫu theo các chỉ tiêu của hàng tốt ( có thể mời các cơ quan chuyên môn. Việc lấy mẫu này có thể tiến hành một hoặc nhiều lần có khoảng thời gian thích hợp.
+ Xác định các chi phí cứu hàng, chỉnh lý, sủa chữa thay thế nếu cần, trên cơ sở tính toán hợp lý theo tập quán tại Cảng dỡ hàng.
Cuối cùng giám định viên cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tổn thất. Để xác định rõ nguyên nhân gây ra tổn thất cần tìm hiểu kỹ hiện trường, thu thập chứng từ đẩy đủ các vấn đề liên quan ngay từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giám định. Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, giám định viên cùng với trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ cho công tác giám định sẽ giúp cho việc xác định chính xác và nhanh chóng, góp phần xác định đúng tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất đó
- Thứ hai : Trách nhiệm đối với tổn thất thuộc về ai
Có thể nói việc xác định loại tổn thất, mức độ tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất có mối quan hệ trực tiếp đến việc quy kết trách nhiệm đối với tổn thất thuộc về ai. Hoạt động kinh doanh XNK là hoạt động mang tính mua bán quốc tế, nó liên quan đến nhiều bên: người mua (người nhập khẩu), người bán (người xuất khẩu), người vận tải và người bảo hiểm. Các bên liên quan này không ai muốn nhận trách nhiệm bồi thường tổn thất do các rủi ro gây ra, ai cũng muốn chứng minh nguyên nhân gây ra tổn thất gây ra do phía bên kia để miễn trách nhiệm bồi thường. Chính vì vậy, việc giám định chính xác, trung thực khách quan bản thân nó đã nói lên người phải chịu trách nhiệm hay người phải bồi thường tổn thất cho hàng hóa. Thông qua giám định tổn thất mà cụ thể là biên bản giám định, người được bảo hiểm mới có thể tiến hành giám định đòi bồi thường các bên liên quan và gây ra tổn thất. Voiw tác dụng to lớn trong việc xác định phạm vi trách nhiệm như vậy do đó viẹc giám định tổn thất phải đảm bảo yêu cầu giám định
Thứ ba: Giám định tổn thất là cơ sở để tiến hành giám định đòi bồi thường.
Tổn thất xảy ra có nghĩa là hàng hóa bị mất mát, thiệt hại hay hư hỏng. Giám định tổn thất là nhằm kiểm tra mức độ thiệt hại hay giảm giá, ước tính số tiền hay tỷ lệ phần trăm xảy ra tổn thất, đánh giá xem các chi phí có đúng mức hay hợp lý không. Người bảo hiểm muốn khiếu nại bồi thường phải thông qua giám đinh tổn thất mà cụ thể là biên bản giám định để có cơ sở khiếu nại. Người bảo hiểm thì căn cứ vào biên bản giám định để tiến hành giảI quyết khiếu nại theo đúng phạm vi và trách nhiệm của mình. Chính vì vậy, giám định tổn thất là cơ sở để giải quyết khiếu nại giữa các bên sau khi khiếu nại đưa ra những quyết định cụ thể, lôgic, có cơ sở khoa học, không nên chỉ đưa ra những kết luận chung chung, mập mờ để rồi không xác định rõ trách nhiệm từ đó khó có thể bồi thường.
2. Yêu cầu giám định
- Giám định là việc làm của người bảo hiểm hoặc người được ủy thác nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm để làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường.
- Do vậy yêu cầu của giám định là nhanh chóng, chính xác, khách quan trung thực
+ Nhanh chóng, kịp thời: Theo yêu cầu này khi tiến hành giám định tổn thất cho hàng hóa XNK thì phảI nhanh chóng và kip thời. Tính kịp thời thể hiện ở chỗ: ngay sau khi tổn thất xảy ra đối với hàng, có yêu cầu giám định tổn thất của người được bảo hiểm thì Công ty sẽ cử giám định đến giám định cho hàng hoá ngay lập tức. Mỗi loại hàng hoá có tính chất đắc điểm riêng của nó, đăc biệt đối với hàng hải sản, hàng hoa quả, hàng thực phẩm…do những hàng hoá này dễ bị biến chất, tổn thất hàng hoá có thể bị gia tăng khi để quá lâu ngày mà chưa được giám định, nên đối với loại hàng hoá này phải tiến hành giám định tổn thất ngay. Giám định tổn thất nhanh chóng và kịp thời hết sức quan trọng, nó hỗ trợ tốt cho vệc bảo đảm đúng thời hạn khiếu nại của người được bảo hiểm đối với các bên liên quan. Trong buôn bán quốc tế khi đàm phán ký kết hợp đồng, các bên thường quy định thời hạn khiếu nại. Nếu không tiến hành giám định tổn thất cho hàng hoá nhanh chóng kịp thời ảnh hưởng đến thời gian khiếu nại, làm lỡ mất thời hạn khiếu nại thì bên có quyền khiếu nại sẽ mất quyền khiếu nại và không được bồi thường. Do đó việc thực hiện đúng quy định và hiệu quả giám định tổn thất giúp cho người được bảo hiểm có cơ sở pháp lý tiến hành khiếu nại đòi bồi thường đồng thơì giúp cho việc xác định chính xác nguyên nhân và mức độ xảy ra tổn thất.
+ Đảm bảo tính chính xác: Theo yêu cầu này khi tiến hành giám định tổn thất cho hàng hóa XNK thì việc giám định tổn thất phải được thực hiện chính xác. Tính chính xác là yêu cầu hàng đầu của công tác giám định tổn thất vì chỉ khi giám định tổn thất chính xác thì mới xác định được chính xác nguyên nhân xảy ra tổn thất, mức độ tổn thất để từ đó quy kết trách nhiệm đối với tổn thất thuộc về ai.
Muốn giám định một cách chính xác thì quy trình giám định phải tuân thủ đúgn thời gian, địa diểm, quá trình phân tích tổn thất hàng hóa phảI thật chính xác, nếu co sai số chỉ ở trong phạm vi cho phép. Giám định tổn thất chính xác cho phép đưa ra các kết luận chính xác đầy đủ, tốt đảm bảo có thể tiến hành với tính chính xác cao nhất, xác định dúng nhất mức đọ và nguyên nhân của tổn thất, công bằng và hợp lý đối với các bên có liên quan.
+ Đảm bảo tính trung thực, khách quan: Yêu cầu này đỏi hỏi người giám định viên phảI tiến hành giám định một cách trung thực, khách quan. ậ một số nước trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, giám định viên do tổ chức bảo hiểm trực tiếp chỉ định và lựa chọn. Nhưng ở nhiều nước thì giám định viên bảo hiểm chính là nhân viên của Công ty bảo hiểm hàng hảI đã được chuyên môn hóa. Giám định viên phải hiểu biết thấu đáo về thương mạI và hàng hải thông thường cũng như đặc điểm riêng của thị trường, tính chất đặc diểm của từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi tiến hành giám định, giám định viên bảo hiểm cần phải cận thận, thông minh, trung thực, khách quan, đồng thời phảI độc lập với những quyền lời liên quan để có xác định đúng và chính xác mức độ, nguyên nhân của tổn thất. Do những ghi chép trong khi giám định sau này là cơ sở nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan nên việc ghi chép phải thật trung thực chính xác.
- Do yêu cầu đảm bảo nghiệp vụ bảo hiểm song song với quản lý tài sản nên việc làm của giám định viên thường xuyên sâu sát hơn hiện trường xảy ra tổn thất và phản ánh tình hình tổn thất của tài sản bảo hiểm chính xác, đồng thời có được những ý kiến tham gia với người nhận hàng trong khâu: cứu chữa, xử lý hàng hư hỏng, đề phòng giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ hàng, yêu cầu về bao bì hàng hóa và khiếu nại người thứ ba đối với hàng hóa tổn thất.
Khi hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất, yêu cầu giám định trong thời gian quy định.
Sau khi giám định xong, cán bộ sẽ cấp chứng từ giám định, trong đó xác định mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hóa làm cơ sở cho việc bồi thường.
3. Quy trình giám định
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK là nghiệp vụ rất phức tạp có liên quan đến trách trách nhiệm của nhiều bên. Do vây quy trình giám định được tiến hành như sau:
Bước 1: Phòng nghiệp vụ nhận thông tin từ khách hàng
* Yêu cầu gám định
- Mục đích của yêu cầu giám định
Khi nhận được hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát, người bảo hiểm phảI thông báo ngay cho người được bảo hiểm hoặc đại lý của người được bảo hiểm ở nơi gần nhất để yêu cầu giám định tổn thất.
Mục đích của yêu cầu giám định tổn thất là để xác đinh loại tổn thất, nguyên nhân gây ra tổn thất, mức độ của tổn thất...và quan trọng nhất là tổn thất được giám định nhanh chóng, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường một cách đầy đủ và kịp thời.
- Giấy yêu cầu giám định
Khi có yêu cầu giám định thì bao giờ người được bảo hiểm cũng phải lập một giấy yêu cầu giám định gửi cho người bảo hiểm hoặc đại lý của người bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm là thủ tục cơ bản và cần thiết để giám định viên tiến hành giám định tổn thất của hàng hóa và là căn cứ để người yêu cầu giám định thanh toán phí giám định. Thông thường giấy yêu cầu giám định bao gồm các nội dung sau:
Tên địa chỉ của người tổ chức yêu cầu giám định.
Tên hàng
Số, khối lượng cần giám định.
Nội dung yêu cầu giám định.
Thời gian, địa diểm yêu cầu giám định.
* Chấp nhận yêu cầu giám định.
Sau khi nhận được yêu cầu giám định của người được bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý của người được bảo hiểm cần kiểm tra sơ bộ tổn thất để xem xét tổn thất có thuộc trách nhiêm bảo hiểm hay không, nếu như không thuộc trách nhiêm của người bảo hiểm thì đại lý giải quyết khiếu nại phải thông báo ngay để người nhận hàng có thể yêu cầu cơ quan giám định khác, đảm bảo cho việc đòi người bán hoặc người thứ ba có trách nhiệm trực tiếp. Người bảo hiểm sẽ chấp nhận yêu cầu giám định nếu tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khi có đủ các đIều kiện sau đây:
- Về giấy tờ tàI liệu, cần phảI có:
+ Vận tảI đơn đường biển(B/L)
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Bản kê chi tiết hàng hóa
Ngoài ra tùy từng trường hợp có thể có:
+ Giấy chứng nhận hàng hư hỏng(COR)
+ Thư dự kháng
+ Báo cáo hải sự
- Về chuẩn bị hiện trường:
+ Thời gian và địa điểm yêu cầu giám định
+ Yêu cầu sẵn sàng giám định ( hàng xấu hỏng để riêng hay còn lẫn với hàng tốt)
+ Sự có mặt của các bên liên quan ( Khi chấp nhận yêu cầu giám định, các đại lý giải quyết khiếu nại cần tuân thủ những tắc sau:
Chỉ giám định những trường hợp tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm trong khi bảo hiểm còn hiệu lực
Hàng bị hư hỏng mất mát phảI giám định ngay không được dựa vào thời hiệu bảo hiểm để làm chậm trễ yêu cầu giám định.
Hàng có tổn thất sau khi dỡ khỏi tầu phải được giám định ngay tại Cảng dỡ, hoặc kho cuối cùng nếu trước khi di chuyển từ tầu về kho cuối cùng đã có biên bản ký kết với tàu, với Cảng, ghi rõ số lượng và trạng tháI hàng bị tổn thất.
Đối tượng giám định là hàng hóa bảo hiểm có tổn thất rõ rệt hoặc có hiện tượng nghi vấn tổn thất chứ không phải là hàng hóa nguyên đai, nguyên kiện, có nghi ngờ về số lượng hoặc phẩm chất không do từ bên ngoài tác dụng vào
Bước 2: Lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc giám định viên “Xử lý thông tin ban đầu”
Giám định viên cần phân loại những tổn thất theo từng mặt hàng, địa điểm xảy ra tổn thất, mức độ để xác định thứ tự ưu tiên... để từ đó có xác định giám định viên chịu trách nhiệm với từng loại tổn thất
Kiểm tra các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm và hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị những giấy tờ cần thiết mà người được bảo hiểm cần phải cung cấp thêm
- Nếu mức độ tổn thất lớn phải báo cáo lãnh đạo
* Chuẩn bị và hợp tác giám định
Để việc giám định tổn thất được nhanh chóng và chính xác thì sự hợp tác của người được bảo hiểm với giám định viên là thực sự cần thiết và quan trọng. ĐIều này luôn có lợi cho người bảo hiểm trong việc đòi bồi thường. Sự hợp tác của người được bảo hiểm thể hiện ở một số công việc.
Thứ nhất, sau khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm cần giữ nguyên vị trí của hàng hóa, không vì lợi ích của mình dịch chuyển hàng hóa trước khi giám định. Việc di chuyển hàng hóa sẽ gây khó khăn và không có lợi cho việc xác định nguyên nhân tổn thất và phân biệt hàng bị tổn thất với hàng khác cũng như ảnh hưởng đến đánh giá mức độ tổn thất. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp như khi đề phòng hư hỏng hoặc mất mát một cách khẩn cấp do khả năng gia tăng tổn thất hay khi buộc phảI sủa chữa hàng hóa và bao bì thì không loại trừ áp dụng biện pháp đó.
Thứ hai, khiếu nại bảo hiểm chỉ căn cứ vào phần hàng bị tổn thất nên trong trường hợp cần thiết người được bảo hiểm cần phải tách kiện hàng bị tổn thất ra khỏi kịên hàng còn tốt. Vì vậy trách nhiệm của người giám định viên được giới hạn trong việc giám định và cấp biên bản giám định về hư hỏng mất mát do người được bảo hiểm chỉ ra.
Thứ ba, tạo điều kiện cho giám định viên hoàn thành công việc và cũng là để bảo vệ lợi ích cho mình, người được bảo hiểm cần tham gia giám định và cung cấp những thông tin có ích cho giám định viên. Giám định viên có thể tiến hành giám định hàng hóa tổn thất cùng với các bên có quyền lợi, như vậy các bên có thể thỏa thuận với nhau về loai tổn thất, mức độ và nguyên nhân tổn thất
Bước 3: Giám định viên “Tiến hành giám định”
Xác định phương pháp giám định cho phù hợp
Mỗi loại tổn thất hàng hóa có tính chất và đặc trưng riêng, đòi hỏi có phương pháp giám định cho phù hợp. Căn cứ vào thực trạng tổn thất hàng hóa, nguyên nhân gây ra tổn thất và mức độ tổn thất mà người bảo hiểm sẽ lựa chọn phương pháp giám định thích hợp. Khi giám đinh tổn thất người ta thường áp dụng ba phương pháp chính:
+ Phương pháp giám định cảm quan.
Đay là phương pháp giám định mức đọ tổn thất bằng giác quan của con người. Tuy là phương pháp đơn giản nhất nhưng là phương pháp người cán bộ giám định phảI có kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Khi áp dụng phương pháp này, giám định viên phải kiểm đếm, ngửi mùi vị, nhìn tình trạng hàng hóa bị hoen gỉ, lây bẩn ngấm nước, mối mọt, để đánh giá mức độ giảm giá trị sử dụng hoặc giá trị thương mại của hàng hóa.
+ Phương pháp giám định điều tra chọn mẫu:
Phương pháp này áp dụng toán xác suất thống kê, chọn một trong số hàng bị tổn thất một số ít hàng có tính chất đIún hình để xác định tổn thất và qua đó kết luận đánh giá chung cho toàn bộ lô hàng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những lô hàng có tình trạng tổn thất tương đối đồng đều và tổn thất với khối lượng lớn. Khi áp dụng phương pháp này cần thông qua ý kiến của người được bảo hiểm.
+ Phương pháp giám định đo lường, tính toán:
Phương pháp này quy định dùng máy móc trang thiết bị đo lường để kiểm tra, giám định tổn thất hàng hóa. Phương này có ưu điểm là chính xác nhưng lại mất thời gian, công sức và đòi hỏi máy móc thiết bị phải hiện đại, có chất lượng cao.
Khi tiến hành giám định tổn thất , giám định viên thường áp dụng một trong biện pháp trên. Tuy nhiên không loại trừ áp dụng hai hay cả ba phương pháp khi giám định những lô hàng có khối lượng lớn, tình trạng tương đối phức tạp.
- Tiến hành giám định:
Người được bảo hiểm tiến hành công tác giám định căn cứ vào ba yếu tố: hàng bị tổn thất được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm còn hiệu lực, tổn thất có thể do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Trình tự các bước được tiến hành giám định như sau:
+ Xác định địa điểm và thời gian giám định: Căn cứ vào đơn yêu cầu giám định, cơ quan bảo hiểm sẽ quyết định địa điểm giám định, tại hầm hàng, tại kho cảng hay tại kho của người được bảo hiểm nếu hàng về tới kho nội địa mới phát hiện tổn thất.
+ Xác định phương pháp giám định
+ Cử giám định viên hoặc mời thêm cơ quan giám định, ở Việt Nam là Vinacontrol ( nếu cần thiết)
Cần phải giám định trước sự chứng kiến của các bên liên quan hoặc đại diện của cơ quan có thẩm quyền, về nguyên tắc là phải có sự so mặt của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
* Giám định hiện trường nơi xảy ra tai nạn:
Sau khi đã làm xong những thủ tục ban đầu và có đủ đIều kiện để tiến hành giám định thì giám định viên bắt đầu thực hiện công việc giám định hiện trường.
Trước tiên, giám định viên cần xác định xem sau khi tai nạn xảy ra, hiện trường có còn được giữ nguyên hay không, trên cơ sở xem xét hiện trường, tham khảo các biên bản tai nạn, biên bản hiện trường do các bên hữu quan lập và trực tiếp tìm hiểu những người có liên quan như chủ phương tiện, người áp tảI, chủ hàng... để xác minh nguyên nhân xảy ra tai nạn.Người ra giám định viên có thể chụp ảnh hiện trường nếu thấy cần thiết.
Sau đó giám định viên kiểm tra phương tiện vận tải, kiểm tra trọng tải cho phép, trọng lượng hàng chở thực tế, cách xếp hàng trong phương tiện vânh chuyển để đIều tra xem nguyên nhân xảy ra tai nạn có phải là do quy tắc an toàn về vận chuyển hàng hóa hay không. Để tránh cho tổn thất tiếp tục gia tăng, giám định viên cần hướng dẫn chủ hàng tiến hành các biện pháp cần thiết và hợp lý, đồng thời hướng dẫn chủ hàng làm thu dự kháng các bên thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất.
* Giám định hàng hóa tổn thất
Giám định bên ngoài kiện hàng
Giám định bên trong kiện hàng
Phân loại và xác định mức độ tổn thất
Sau khi giám định bên ngoài và bên trong kiện hàng, đưa ra những nhận xét về các dấu vết khả nghi thì bước tiếp theo là phân loại tổn thất và xác đinh mức độ tổn thất
+ Xác định thiếu số lượng
+ Xác định thiếu trọng lượng
+ Xác định hàng bị hư hỏng
Sau khi phân loại và xác định đúng mức độ tổn thất cần xác định nguyên nhân gây ra tổn thất.
Nguyên nhân gây ra tổn thất có nhiều loại, làm sao để xác định đúng nguyên nhân gây ra tổn thất cho hàng hóa đang giám định là cả một công việc khó khăn. Tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hóa là xác định người chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra, do đó giám định viên cần tìm hiểu kỹ hiện trường và hàng hóa bị tổn thất cũng như thu thập đầy đủ chứng từ.
Thông thường để xác định đúng nguyên nhân tổn thất thì giám định viên căn cứ vào:
+ Tính chất của hàng hóa và đặc điểm của bao bì hàng hóa
+ Đặc điểm của phương tiện chuyên chở, hành trình chuyên chở hàng hóa.
+ Dạng tổn thất (vỡ, mất, hư hởng, hao hụt)
+ Tình hình bốc dỡ, chất xếp, lưu kho, lưu bãi, chuyển tải.
+ Tình hình giao nhận giữa các bên liên quan
* Một số dạng tổn thất và nguyên nhân của nó:
a. Hàng hỏng do nước ướt:
Do chuyên chở nhiều ngày nên hàng bị ướt nước hoặc bị ngưng tụ hơI nước. Khi giám định có thể hàng đã khô nhưng vẫn thấy các dấu vết còn lại, đặc biệt khi ngấm nước biển.
Khi dỡ hàng thấy hàng ướt, giám đinh viên hướng dẫn chủ hàng yêu cầu giám định tại tầu, kiểm tra khoang chứa hàng. Ngoài ra còn phân biệt hàng ngấn nước bọt, nước mặt mặt hay ngưng tụ hơi nước hoặc do đổ mồ hôi .
Bên cạnh đó rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hàng bị ướt trong hầm tầu như:
Do mưa bão đâm va, mắc cạn làm nước tràn vào khoang chứa hàng hoặc do đóng thông gió tránh mưa bão làm hàng bị hấp hơi.
Do nước rò chảy vào hầm hàng miệng hầm tầu không kín, hệ thống ống nước hoặc hầm chứa nước bị vỡ hoặc rò chảy, vở tầu không kín nước, các khuyết tật khác của tàu khó phát hiện hay thiếu kiểm tra định kỳ.
Do chất xếp hàng sai quy tắc, nhất loại hàng có hàm lượng nước cao (rau quả), ngăn cách, chèn lót sai quy cách, xếp gần buồng máy.
Hàng bị ướt trong quá trình bốc dỡ hoặc chuyển tải (bị mưa, bão bất ngờ)
Do nước rò chảy từ các thùng chứa các hàng lỏng.
Do hoạt động của các công trùng trong hàng hóa, đặc biệt là hàng ngũ cốc làm cho hàng hỏng từ các lớp bên trên gây mốc hoặc mọc mầm
Nếu hàng bị ướt không phải là do các nguyên nhân trên thì nguyên nhân ướt có thể là do chuyên chỏi bằng xà lan để xác định nguyên nhân do mưa ướt trước khi xếp hàng lên tàu tại Cảng khởi hành.
Hàng bị ướt đã vào kho:
Do mưa dột, ngập, sàn kho ẩm thấp, thiếu khoảng cách giữa sàn kho với hàng hóa, nước từ các loại hàng khác ngấm sang
Do nóng chảy của hàng hóa sau khi nhiệt độ và độ ẩm lên cao
b. Mất hao hụt hàng hóa:
Do mất cắp (ván hòm bị nạy vỡ, vỏ bao bị xé rách, đinh hòm đóng lại, mất cặp chì, hàng bên trong có hiện tượng bất thường)
Do bao bì không thích hợp (mỏng manh, khâu không chặt, hàng rơi vãi ra ngoài)
Do thiếu sót trong khâu đóng gói của người bán hàng, hoặc đóng lộn từ kiện này sang kiện khác.
Do hao hụt tự nhiên (hàng chất lỏng hoặc chất bột)
Do sai sót trong giao nhận, kiểm đếm
c. Hàng bị nứt ,vỡ, bẹp, gẫy:
Chủ yếu do bị chấn động mạnh, do va chạm mạnh, rơi từ trên cao, bị đè nặng hoặc bị chèn ép, nguyên nhân có thẻ do:
Bao bì không thích hợp ( giòn, dễ vỡ, thiếu vật liệu bảo vệ, thiếu dấu hiệu đề phòng hạn chế tổn thất, chèn lót không phù hợp)
Do tai nạn trong thành trình ( mắc cạn,đâm va, va chạm mạnh)
Do chất xếp hàng trên phương tiện sai quy cách ( lèn qua chặt, ép thành tàu, thiếu ngăn cách)
Do bốc dỡ nặng tay, không làm theo ký hiệu chỉ dẫn, ký hiệu ghi trên bao bì.
Đổ vỡ sau khi hàng đã xếp vào kho ( xếp không hợp lý, xếp qua cao)
Do tính chất hàng (hàng dễ vỡ, dễ rách)
d. Bao kiện bị róc rách
Hàng bị móc rách do trong quá trình bốc dỡ hàng hóa, công nhân ở cảng đã dùng móc, ngoặc để thực hiện Công việc. Hình thức này đã bị cấm sử dụng nhưng lại thuận tiện cho việc bốc vác hàng.
e. Hàng hóa bị ô nhiễm mùi vị hoặc nấm bẩn
Trong quá trình dỡ hàng khỏi tàu, khi phát hiện thấy những hiện tượng này thì phảI kiểm tra môi trường xung quanh, kiểm tra kỹ dấu vết nấm bẩn để biết chất bẩn thuộc loại gì. Kiểm tra nơi chất xếp hàng, phương tiện chuyên chở, sơ đồ xếp hàng của tàu để xác định chính xác nguyên nhân nấm bẩn và ô nhiễm. Hàng bị ô nhiễm nấm bẩn có thể do :
Hầm chứa hàng trên tầu nấm bẩn (do ảnh hưởng của hàng hóa chuyến trước, do tàu không được cọ sạch...)
Thiết bị trên tàu hỏng ( hầm chứa dầu, ống dẫn nước thải...)
Chất xếp trong khoang hàng, kho chứa hàng không đúng quy cách.
Khuyết diểm của bao bì ( vật liệu làm bao bì, chèn lót trong kiện hàng gây ra nhiễm bẩn hoặc lây mùi, bao bì nhiễm bẩn hoặc còn tươi tốt
f. Hàng bị mốc thối hỏng:
Hàng hóa tổn thất ở dạng này thường dễ phát triển do hoạt động của các lọai nấm và vi khuẩn nên khi gặp tổn thất dạng này phải tiến hành giám định ngay, đồng thời phải có những biện pháp giảm nhẹ và đề phòng tổn thất lây lan. Những nguyên nhân thường dẫn đến mục, thối, nát, hỏng là
Độ ẩm cao trong hàng hóa hoặc trong không khí ( thuốc lá, bông thường bị móc ở giữa kiện do hàng chưa thực sự khô khi đóng kiện).
Do hàng bị ngấm nước ( hàng ngấm sang thùng vỏ tàu...)
Do tính chất bao bì
Do nhiệt độ bảo quản không phù hợp
Do bản chất hàng hóa
Do côn trùng
g. Hàng bị han rỉ:
Hàng bị han rỉ thường do những nguyên nhân sau:
Do tiếp xúc với nước đặc biệt là nước mặn
Do nhiễm phải hóa chất hoặc hơi hóa chất nặng
Do thiếu sót bao bì hàng hóa
Do rách vỡ bao bì
Do tính chất hàng hóa
h. Hàng bị cháy
Do hàng tự bộc cháy (đay, gai, bông, than)
Do tia lửa điện hoặc ngọn lửa bên ngoàI gây cháy (cần phân biệt tai nạn bất ngờ với hành vi cố ý của người chuyên chở..)
Cần phân biệt giữa tổn thất chung và tổn thất riêng trong tai nạn cháy
Bươc 4: Giám định viên “Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả”
Trên cơ sở những kết quả của việc tiến hành giám định, giám định viên đề xuất những biện pháp bảo quản và đề phòng hạn chế tổn thất, sửa chữa khắc phục hoặc cứu vớt hàng hoá bị tổn thất.
Bước 5: Giám định viên “ Lập biên bản giám định”
Biên bản giám định hàng hảI là tàI liệu phản ánh kết qủa giám định đối với phường tiện vận tảI, hàng hóa và các loại tài sản khác, cố định hoặc di động, bị tổn thất do các tai nạn gây ra. Biên bản giám định phản ánh hiện trường tài sản sau khi những biến cố trong quá trình vận chuyển đường biển, khi có thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ ngoài biển.
Biên bản giám định hàng hóa thường là những biên bản in sẵn những chi tiết dưới dạng câu hỏi để giám định viên báo cáo đủ theo những yêu cầu nhất định. Biên bản giám định có phần quan trọng đặc biệt, nó chắt lọc và cung cấp cho các bên liên quan một cái nhìn tổng quan và cụ thể, chính xác về hàng hóa bị tổn thất, làm cơ sở cho việc xác định mức độ và nguyên nhân tổn thất. Chính vì vậy để biên bản giám định không chỉ là báo cáo mà còn phản ánh đày đủ và rõ ràng những vấn đề thiết yếu liên quan thì giám định viên phảI làm việc nghiêm túc, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tai nạn.
Biên bản giám định là một chững thư phản ánh tình trạng tổn thất thực tế của tài sản mà không phải là một chứng từ cam kết bồi thường của người bảo hiểm hay người chuyên chở. Tổn thất có được bồi thường hay không là căn cứ vào diều kiện bảo hiểm hay diều kiện vận tải, tuy nhiên nó vẫn là một chứng thư có tầm quan trọng quyết định một vụ khiếu nại. Chứng từ đó một khi đã làm ra rồi thì không thể làm lại được vì đối tượng giám định và hiện trường luôn biến đổi
Nội dung của biên bản giám định:
- Thời điểm và địa điểm xảy ra tổn thất
Nêu chính xác, rõ ràng và nguyên nhân xảy ra gây nên tổn thất
Mức độ tổn thất
Xác định trách nhiệm của mỗi bên tham gia đến hợp đồng bảo hiểm và gây ra tổn thất đối với hàng hoá
Bước 6: Theo dõi, đánh giá
B. Công tác bồi thường
1. Vai trò
Xã hội ngày càng phát triển, trong nền kinh tế mở cửa của Việt Nam ngày nay, bảo hiểm hàng hóa XNK càng phát huy tác dụng đã có. Nó góp phần bảo vệ các nhà kinh doanh XNK, các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Khắc phục hậu quả rủi ro, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt dộng sản xuất kinh doanh cho người được bảo hiểm. Qua công tác bồi thường nhanh chóng đầy đủ của nhà bảo hiểm, tình trạng khó khăn ban đầu về tài chính do rủi ro gây ra sẽ nhanh chóng được giải quyết, nhờ đó một người có thể trang trải được các chi phí bất ngờ phát sinh vượt quá khả năng tài chính của mình, nhờ đó một số doanh nghiệp có thể bảo toàn được vốn kinh doanh, hạn chế được ngắn nhất thời gian gián đoạn kinh doanh có thể xảy ra do gặp rủi ro và vì thế tổn thất lợi nhuận kéo theo có thể được hạn chế, nhờ đó một chủ hàng có thể mua ngay hàng mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh...
Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ việc hỗ trợ tài chính khắc phục hậu quả, việc bồi thường còn đáp ứng được các nhu cầu về bảo đảm an toàn cho người tham gia, đưa đến cho họ một sự tin cậy về an toàn một chỗ dựa tinh thần
1.1 Bù đắp thiệt hại do tổn thất gây ra
Bảo hiểm có khả năng tập trung vốn rất lớn. Càng có nhiều người tham gia bảo hiểm thì khả năng tích tụ vốn càng cao, từ đó tạo nên một qũy bồi thường. Do vậy, nếu tổn thất có xảy ra thì bảo hiểm có thể bù đắp những thiệt hại do tổn thát gây nên một cách kịp thời cho chủ hàng.
Hoạt đọng sản xuất kinh doanh đòi hỏi người được bảo hiểm phảI có tàI chính cao. Nếu không tham gia bảo hiểm, khi hàng hóa tổn thất rất khó tiếp tục sản xuất và vận chuyển đường biển thường xuyên xảy ra rủi ro. Khi đã tham gai bảo hiểm nếu có tổn thất thì đã có người bảo hiểm bồi thường đIều này giúp cho người được bảo hiểm có thể nhanh chóng khồi phục lạI hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tâm lý an toàn cho người sản xuất kinh doanh.
1.2. Gây dựng lòng tin về công dụng của sản phẩm bảo hiểm
Việc tạo lòng tin của người được bảo hiểm đối với người bảo hiểm, với công ty bảo hiểm là một vấn đề quan trọng khó khăn. Bảo hiểm là một hoạt động kinh doanh đặc biệt, nó là nghành kinh doanh sự may rủi - rủi ro. Sản phẩm bảo hiểm cũng là một loại đặc biệt, người được bảo hiểm không thể thấy được công dụng của nó ngay sau khi mua bảo hiểm, không thể sử dụng ngay được. Và chính việc bồi thường tổn thất thì người được bảo hiểm mới thấy được công dụng thực sự của sản phẩm bảo hiểm. ĐIều quan trọng đối với bảo hiểm là phảI kết hợp giữa hiệu quả và tốc đọ giảI quyết khiếu nại để tao cho người được bảo hiểm một ấn tượng tốt về các dịch cụ cung cấp, từ đó khuyến khích họ tham gia bảo hiểm.
1.3. Nâng cao tín nhiệm của bảo hiểm
Bồi thường tổn thất góp phần nâng cao uy tín của bảo hiểm. Việc giải quyết khiếu nạI của bảo hiểm có ảnh hưởng nhiều đến việc mở rộng và phát triển của bảo hiểm, mà đặc biệt là các nghiệp vụ bảo hiểm. Một khi đã có uy tín, được khách hàng tín nhiệm thì bảo hiểm có thể ngày càng nâng cao hoạt động của mình, nâng cao hiệu qủakinh doanh
1.3. Nâng cao trách nhiệm của người được bảo ._.ng hải với 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Bảo hiểm hàng hóa XNK một nghiệp vụ truyền thống của ngành Bảo hiểm đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm thì đó là một yếu tố khó khăn đối với Phòng. Là một đơn vị kinh doanh hàng hóa XNK còn quá trẻ, để đứng vững và phát triển trên thị trường bảo hiểm hiện nay thì điều đầu tiên là phòng phải xây cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống, tín nhiệm với Công ty bảo hiểm. Vì vậy, ngoài việc mở rộng khâu khai thác thì việc nâng cao công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK là rất quan trọng, thông qua một số biện pháp sau đây:
1. Nghệ thuật khai thác
Trước hết, cán bộ bảo hiểm khi khai thác nghiệp vụ thì phải đứng ở vị trí khách hàng tư vấn cho họ tham gia điều kiện bảo hiểm nào cho phù hợp với lô hàng của họ nhất, điều kiện đóng gói ra sao để tránh những tổn thất không đáng xảy ra hoặc sắp xếp hàng hóa như thế nào nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng và cũng có thể bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Cán bộ bảo hiểm có thể tư vấn ngay từ hợp đồng mua bán ngoại thương của khách hàng.
Đối với mỗi công việc khác nhau, các cán bộ trong công ty bảo hiểm Hà nội đã tìm ra cho mình một biện pháp cụ thể và xây dựng lên kế hoạch thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong công việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, họ xác định việc chủ yếu phải làm là đi thu thập thông tin về khách hàng. Để có được thông tin này, Các cán bộ của Bảo hiểm Hà Nội phải biết theo sát hoạt động của các khách hàng quen biết để xác đinh thời gian phát sinh nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Cụ thể là họ phải biết được thời gian có hàng xuất hoặc có nhu cầu hàng về, kim ngạch XNK là bao nhiêu, hàng hóa thuộc loại nào, phương tiện vận chuyển như thế nào... những đòi hỏi của người mua bảo hiểm là gì? Họ muốn chống lại rủi ro gì? Trên cơ sở những thông tin này, cán bộ bảo hiểm xem xét có chấp nhận bảo hiểm hay không để tránh những vụ bồi thường có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra những tổn thất bộ phận. Ví dụ: loại hàng khẩu là “kính” thường rủi ro xảy ra tổn thất là rất cao do dễ vỡ mà đặc điểm của vận chuyển bằng đường biển là thời gian lâu, cho nên việc chấp nhận bảo hiểm rất khó đòi hỏi cán bộ phải có cách giải quyết hợp lý sao cho không mất tín nhiệm Công ty, mặt khác né tránh bảo hiểm (chẳng hạn như tăng tỷ lệ phí cao hơn từ 2,5% - 3% giá trị bảo hiểm, trong khi đó phí bảo hiểm của các loại mặt hàng khác chỉ khoảng 0,35% - 1% giá trị bảo hiểm) nhưng đồng thời phải giải thích cho khách hàng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến phí bảo hiểm cao. Ngoài ra, cán bộ bảo hiểm cần biết loại phương tiện (tàu) vận chuyển hàng hóa đó đã tham gia bảo hiểm P&I chưa để khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của phương tiện đó còn có khả năng bồi thường. Có thể nói đây là cả một nghệ thuật khai thác để sao không mất lòng tin của khách hàng và tránh được những tổn thất không đáng có cho Công ty bảo hiểm Hà nội.
Trong điều kiện có thể, cán bộ Bảo Hiểm của Bảo Việt Hà Nội còn cung cấp cho người được bảo hiểm một số thông tin về đại lý tàu, về tình hình vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng như những thông tin về tổn thất hay các chế độ đảm bảo an toàn trên biển. Đặc biệt đưa ra các thông tin về công tác đề phòng hạn chế tổn thất mà Công ty bảo hiểm Hà Nội đã thực hiện nhằm giảm bớt những tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Người cán bộ bảo hiểm còn có thể tư vấn cho khách hàng những loại hàng gì là hợp pháp hay không hợp pháp đối với một số quốc gia trên số tuyến đường vận chuyển hàng hóa khách hàng.
Để làm được việc này, cán bộ Bảo Việt Hà Nội phải có kiến thức về mọi mặt. Nếu như việc cung cấp những thông tin này thành công thì chắc chắn người bảo hiểm sẽ giành được sự lựa chọn mua bảo hiểm từ phía khách hàng
2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ bảo hiểm.
Là một đơn vị thành lập lại, phòng Bảo hiểm hàng hải cần chú trọng đến công tác đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa cho các nhân viên tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự có chuyên sâu trong lĩnh vực này để gắn bó lâu dài với Công ty. Hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK là lĩnh vực đối ngoại nên phải chú trọng đến vấn đề như khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ cao thì mới có thể thích ứng với điều kiện thực tế. Phòng cần tăng cường việc đào tạo đội ngũ giám định viên bảo hiểm đáp ứng kịp thời công tác giám định tổn thất khi có tổn thất xảy ra. Phải có sự đánh giá trên cơ sở khả năng, năng lực công tác và đầu tư đào tạo cán bộ để tạo ra được đội ngũ cán bộ bảo hiểm giỏi và có khả năng phát huy năng lực của mình trong công tác.
Do hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK liên quan đến hoạt động ngoại thương do đó đòi hỏi thường xuyên phải cập nhập thông tin, đối tượng bảo hiểm cũng ngày càng phong phú và khác nhau thì tổn thất xảy ra ngày càng phức tạp. Vì vậy cán bộ giám định bồi thường cần phải thường xuyên thu thập những kinh nghiệm những vụ tổn thất xảy ra không chỉ ở trong Công ty bảo hiểm Hà Nội mà còn ở những đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp phòng tránh hay có những biện pháp xử lý kịp thời khi tổn thất xảy ra. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ và cử các cán bộ nghiệp vụ đi thực tế tình hình hơn đối với những vụ tổn thất đặc biệt để học hỏi và rút những kinh nghiệm cần thiết trong công tác giám định bồi thường.
3. Đẩy mạnh quy trình giám định bồi thường
Công tác giám định hàng hóa XNK có tổn thất nhằm xác định được chính xác nguyên nhân hư hỏng, mất mát hàng hóa làm cơ sở cho việc xét duyệt bồi thường bảo hiểm. Do yêu cầu đảm bảo nghiệp vụ song song với quản lý tài sản nên việc làm của giám định viên cần phải sâu sát hiện trường hơn và phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất tài sản của người được bảo hiểm đồng thời có được những ý kiến tham gia đối với người nhận hàng trong các khâu: cứu chữa, xử lý hàng hư hỏng, đề phòng và giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ giao nhận, yêu cầu về bao bì hàng hóa và khiếu nại người thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa. Quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm là phục vụ kinh doanh của ngành ngoại thương. Vì vậy thông qua công tác giám định , người bảo hiểm có thể hợp tác và thuyết phục người bảo hiểm, người gửi hàng và cải tiến quy trình tác nghiệp trong bảo vệ tài sản và sửa đổi những điều chưa hợp lý mà công tác giám định bồi thường đã phát hiện.
- Ngay từ khâu đầu tiên của quy trình giám định là nhận thông báo tổn thất từ người được bảo hiểm thì phòng hàng hải cần phải phân công ngay cho giám định viên nhanh chóng kịp thời tiến hành giám định (khâu quan trọng để xác định có bồi thường hay không?) xem hư hỏng hoặc mất mát là do nguyên nhân nào, có xảy ra trong thời hiệu bảo hiểm hay không? Việc giám định nhanh chóng sẽ thúc đẩy quy trình bồi thường, giải quyết khiếu nại một cách trọn vẹn, chính xác, kịp thời và để giảm sự tổn thất thêm.
- Thực hiện ngay các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất (đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tiền bồi thường). Công ty bảo hiểm yêu cầu người bảo hiểm áp dụng các biện pháp cần thiết và liên hệ với các cán bộ giải quyết khiếu nại để chỉ dẫn của họ về các biện pháp đề phòng hạn chế khi tổn thất xảy ra. Việc chỉ dẫn đó như là một biện pháp khẩn cấp vì lợi ích của các bên liên quan ( bao gồm người bán, người mua, người chuyên chở, người bảo hiểm) để công ty sẽ quy định trách nhiệm của họ theo đơn bảo hiểm . Cuối cùng, các khâu lập biên bản giám định, cấp (nhận) biên bản giám định,theo dõi đánh giá là những khâu mà Công ty bảo hiểm chủ động hơn cho nên cần phải tiến hành nhanh chóng, thời gian không được quá lâu.
- Tiếp theo, về mặt thủ tục, để phục vụ tốt cho khách hàng thì Công ty phải giải quyết nhanh gọn việc bồi thường và thủ tục phải gọn nhẹ, nhanh chóng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bằng cách qui định thời gian cụ thể giải quyết bồi thường đối với từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của phòng nghiệp vụ, hay phòng trên phân cấp. Cụ thể là: Từ ngày nhận hồ sơ bồi thường đến ngày giải quyết bồi thường đối với những vu tổn thất thuộc phạm vi phòng nghiệp vụ là 7 ngày, với phạm vi trên phân cấp là 15 ngày. Quy trình cụ thể hồ sơ đến phòng Giám đốc, phòng giám định bồi thường, phòng kế toán tài vụ mỗi phòng phải giải quyết hồ sơ nhanh gọn nhẹ trong vòng 1 đến 2 ngày. Việc qui định trách nhiệm và thời gian cụ thể giải quyết công việc sẽ đảm bảo hiệu quả của công việc.
Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng chính xác và sòng phẳng sẽ hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ khách hàng. Công việc này cần phải được lưu tâm đặc biệt bởi vì đây là khâu quyết định lòng tin của khách hàng đối với Bảo Việt Hà Nội. Đây là những biện pháp thiết thực đẩy mạnh công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Bảo Việt Hà Nội
4. Cần phải tổ chức một hệ thống giám định bồi thường linh hoạt, chủ động sao cho có hiệu quả.
Phòng bảo hiểm hàng hóa cần phải có một cơ cấu giám định cụ thể, bởi nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển rất phức tạp, tổn thất có thể xảy ra bất cứ ở nơi nào trong chuyến hành trình, do vậy việc giám định hàng hóa khi có tổn thất tùy thuộc vào nơi xảy ra tổn thất, yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên Công ty bảo hiểm sẽ chọn những biện pháp tối ưu nhất để tiến hành giám định hàng. Đại diện giám định của Công ty bảo hiểm được đặt ở tất cả các nơi cần thiết (Các cảng đến, cảng đi, cảng chuyển tải, cảng lánh nạn...) sao cho có khoa học và chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra để hướng dẫn theo dõi công tác giám định kịp thời, chính xác mang lại hiệu quả cao
Bên cạnh công tác giám định thì phòng bảo hiểm hàng hóa cần có một sự phân cấp bồi thường cụ thể giúp cho phòng tạo được uy tín với khách hàng bằng chính sự phục vụ bồi thường của phòng, nhanh chóng và thỏa đáng. Tâm lý của người được bảo hiểm khi gặp rủi ro sẽ không muốn gặp thêm một sự phiền phức nào nữa, có trường hợp khách hàng do tổn thất lớn ảnh hưởng đến tinh thần cho nên có những thái độ không tốt, thiếu bình tĩnh thì cán bộ bảo hiểm cần phải thông cảm. Thường thì họ muốn chính người ký hợp đồng bảo hiểm là người đứng ra bồi thường cho họ khi có tổn thất xảy ra. Do đó Tổng Công ty nên dành quyền chủ động cho phòng Bảo hiểm hàng hóa nói riêng và Công ty bảo hiểm Hà Nội nói chung trong việc thống kê nghiệp vụ giám định bồi thường và tính toán xác xuất tổn thất, đảm bảo tính linh hoạt trong việc giải quyết đồng thời trong hoạt động kinh doanh cho đơn vị.
Việc xét giải quyết bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK đã thực hiên đúng quy trình định của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam.Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài bồi thường 15 - 20 % do nộp phí chậm trễ làm người tham gia bảo hiểm thiếu tin tưởng có thể tâm lý tìm đi mua bảo hiểm nơi khác. Vì vậy, Cán bộ giám định bồi thường chủ động đề nghị Lãnh đạo Công ty cần có biện pháp tích cực hơn trong việc đốc thúc thu phí. Chẳng hạn giao cho cán bộ khai thác bảo hiểm chính lô hàng đó phải có trách nhiệm thu phí và đòi phí cho Công ty. Giải thích để khách hàng hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc thanh toán phí bảo hiểm. Đối một số trường hợp khách hàng nộp phí muộn trong một thời gian nhất định có thể thỏa thuận với khách hàng trả thêm tiền lãi theo quy định của ngân hàng trên số nợ phí bảo hiểm và nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm người bảo hiểm sẽ khấu trừ tiền lãi trong số tiền bồi thường cho khách hàng. Bên cạnh đó, đối với những vụ tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm chắc chắn sẽ phải bồi thường mà trường hợp người được bảo hiểm đang gặp khó khăn thì trong trường hợp này cán bộ bồi thường có thể linh hoạt tạm ứng trước để cho họ có thể giảm bớt lo lắng về tài chính và giải quyết được những vấn đề cấp bách đối với hàng hóa bị tổn thất.
Mặt khác, tại phòng nghiệp vụ cần phải tập trung quản lý nghiệp vụ này về một đầu mối để thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá và quản lý đảm bảo yêu cầu của quy trình nghiệp vụ. PhảI cần có người theo dõi quản lý tổng hợp số liệu hàng tháng, qúy thực hiện đối chiếu số liệu phòng kế toán xác định số đã bồi thường so với phí thu được để từ đó kịp thời có những biện pháp phòng tránh và giải quyết khi số tiền bồi thường vượt quá mức cho phép hoặc những trường hợp hồ sơ bồi thường chưa giảI quyết đúng thời hạn quy định. Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác đòi người thứ ba nhằm giảm chi bồi thường, giữ lại tỷ lệ phí bảo hiểm hiện đang áp dụng
Nói chung, cơ cấu giám định bồi thường cần được tổ chức một cách có hệ thống, khoa học từ trên xuống dưới để đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu công việc, yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, Công tác giám định cũng cần phải chủ động, linh hoạt trong nghiệp vụ và hỗ trợ các khâu khác nếu có nhu cầu, không tiến hành một cách cứng nhắc từ đó hoàn thành những nhiệm vụ mà Công ty giao cho.
5. Nâng cao công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Cần thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng nhập khẩu và tỷ lệ bồi thường của hàng này ngày càng cao hơn so với hàng xuất khẩu. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất có thể thông qua các biện pháp sau:
Đối với các mặt hàng bao, hàng chở rời, sắt thép được bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội theo đIều kiện “A” nhập về các cảng biển Việt Nam thì Công ty bảo hiểm Hà Nội cần nắm chắc lịch tầu về, địa diểm dỡ hàng, lịch làm hàng ở cảng để có kế hoạch đề phòng hạn chế tổn thất cho các lô hàng kể trên bằng biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo điều kiện của Công ty. Một mặt hàng thường gặp tổn thất (hay xảy ra tổn thất bộ phận) như: bộ mì, đường kính, gạo, xi măng, bông vải sợi, phân đạm thì người cán bộ bảo hiểm cần phải lưu ý cho người được bảo hiểm về bao bì, cách đóng gói riêng của từng hàng hóa để ngăn chặn những tổn thất. Một người bảo hiểm có kinh nghiệm trước khi nhận bảo hiểm thường sẽ yêu cầu người bảo hiểm cung cấp thông tin liên quan đến bao bì đóng gói. Bởi vì khiếm khuyết của bao bì là một trong các nguyên nhân bị loại trừ bảo hiểm. Trong trường hợp cần thiết , đối với những lô hàng lớn hoặc có giá trị lớn, người bảo hiểm sẽ trực tiếp kiểm tra khả năng đảm bảo an toàn của bao bì hàng hóa hoặc yêu cầu tiến hành giám định này bởi người trung gian. Biên bản giám định này được coi như là một bộ phận của chứng từ XNK. Nếu đIều kiện đóng gói không thỏa mãn yêu cầu người bảo hiểm thì họ có thể yêu cầu người được bảo hiểm thay đổi cỉa thiện điều này. Nếu không đáp ứng được, người bảo hiểm sẽ phải sửa đổi đơn bảo hiểm và các đIều khoản đã ký hoặc là buộc phảI hủy đơn không nhận bảo hiểm nữa.
Trước khi triển khai công tác này cần tổ chức gặp gỡ các bên có liên quan như xếp dỡ cảng, kiểm kiện, tầu, Công an biên phòng, và chủ hàng để bàn biện pháp phối hợp làm biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho phù hợp với tình hình đặc thù của từng cảng đồng thời thông báo mức khoán chi phí để khuyến khích các đơn vị này tăng cường biện pháp quản lý giao hàng, nhận bốc dỡ góp phần làm giảm tổn thất hàng rách vỡ, hàng nguyên kiện.
Công ty cần cử cán bộ theo dõi suốt quá trính dỡ hàng để kịp thời có biện pháp can thiệp xử lý khi hàng bị tổn thất khi giám định đối tịch, hướng dẫn chủ hàng làm thư dự kháng, yêu cầu chủ tầu cung cấp bảo lãnh trong trường hợp hàng tổn thất lớn hoặc khởi kiện bắt giữ tầu để bảo lưu đòi người thứ ba.
Xác lập và giữ mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền cảng và chính quyền địa phương nơi cảng đến để đảm bảo thực hiện tốt các công tác đề phòng và hạn chế tổn thất với sự bảo trợ của chính quyền địa phương, bảo đảm an ninh trật tự khi bốc dỡ, an toàn khi lưu kho tại cảng.Tổ chức và tiến hành công tác giám sát và đề phòng đối với hàng hóa tại cảng đến. Đồng thời qua việc giám sát này, Công ty cũng xác định được nguyên nhân tổn thất đưa vào biên bản giám định tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét duyệt bồi thường bảo hiểm được nhanh chóng, chính xác. Mặc dù công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nói chung là một công việc quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như hiệu quả kinh doanh của người bảo hiểm nhưng họ gần như phải đứng ngoài quá trình này. Công tác duy nhất có hiệu quả mà họ có thể trực tiếp thực hiện chính là công tác giám sát tại cảng đến. Tại nơi cuối cùng của hành trình hàng hóa thường phải đối mặt với những rắc rối do sự quản lý kém, do hàng làm kém, do tình hình an ninh trật tự kém, do thời tiết xấu trong khi làm hàng hoặc do mớn nước của cảng thấp buộc phải neo đậu ngoài khơi dẫn đến hàng hóa bị tổn thất, do các nguyên nhân: do làm hàng không cẩn thận gây rách vỡ, do mất cắp, thiếu hụt và do bảo quản không tốt trong quá trình lưu kho cảng và bãi hàng.
Để hạn chế các tổn thất nói trên đến mức tối thiểu có thể người bảo hiểm kết hợp với người nhận hàng và trên cơ sở được Cảng vụ cho phép tự tổ chức hoặc bằng chi phí của mình thuê một tổ chức giám định hay một tổ chức nào khác tiến hành các công việc sau tại cảng đến:
+ Tham gia quá trình bốc dỡ hàng hóa, kịp thời yêu cầu tạm dừng dỡ hàng nếu có tình hình thời tiết xấu.
+ Tham gia kiểm đếm hàng hóa theo phương pháp riêng của từng loại hàng ( ví dụ đếm đầu bao, đếm kiện, đo mớn nước hay cân hàng...)
+ Ngăn chặn hiện tượng trộm cắp hàng hóa, liên hệ và yêu cầu giúp đỡ với chính quyền hoặc cơ quan an ninh tại cảng khi cần thiết.
+ Khi phát hiện có hàng bị tổn thất thì kịp thời phân tách riêng hàng hỏng, xác định mức độ hư hỏng ( giám định tổn thất) và thực hiện các biện pháp tránh gia tăng tổn thất.
+ Kiểm tra quá trình lưu kho và điều kiện bảo quản tại kho bãi nếu tạm thời hàng phải lưu lại.
+ Kịp thời phát hiện tổn thất, xác định trách nhiệm và tiến hành các thủ tục đòi người thứ ba khi cần thiết.
Do tính chất phức tạp và yều cầu cao như trên, công việc giám sát và đề phòng hạn chế tổn thất đòi hỏi một chi phí không nhỏ, nên chủ yếu được áo dụng đối với lô hàng lớn hoặc những lô hàng thuộc loại hay ăn cắp hoặc hay bị tổn thất, có tỷ lệ phí bảo hiểm cao (ví dụ như phân bón hóa học, xi măng, gạo, bột mì, thép phôi hoặc cuộn, hàng hạt rời...), để chi phí cho công việc này có một tỷ lệ hợp lý trên tổng số phí bảo hiểm của lô hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tóm lại, Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất là công việc chung của tất cả các bên tham gia vào quá trình buôn bán ngoại thương và là một công việc thường trực và xuyên suốt cả hành trình từ việc chuẩn bị cho hàng hóa và phương tiện, giao hàng tại cảng đi, chuyên chở hàng hóa, giao hàng tại cảng đến... Thực chất nó không phải là một công việc mới mẻ và biệt lập nó chính là một phần hoặc toàn bộ công việc thường ngày của mỗi bên đối tác, nhưng dưới góc độ đề phòng và hạn chế tổn thất, các công việc đó được chú ý một cách kỹ càng hơn, được tổ chức chặt chẽ và có chủ định hơn, có nhiều người tham gia hơn nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm an toàn tài sản của xã hội. Nếu như công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện tốt thì sẽ tạo điều kiện cho khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng. Và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao uy tín của Công ty bảo hiểm Hà Nội góp phần thúc đẩy Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Công ty.
6. Mở rộng mối quan hệ hợp tác
Công ty bảo hiểm Hà Nội và phòng bảo hiểm hàng hải phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan như Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các ngân hàng, các cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa, các đại lý vận chuyển, các đại lý giám định, để giúp phòng trong việc hoàn thành quy trình tác nghiệp và tìm kiếm các thông tin cần thiết.
Tạo ra mối quan hệ giữa công ty với các tổ chức trong nước và ngoàI nước. Để tạo ra sức mạnh trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK, bồi thường các tổn thất một cách gọn nhẹ, đầy đủ thì yêu cầu khách quan là cần có liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau và liên kết giữa các nhà bảo hiểm với một số tổ chức kinh tế có liên quan khác.
Công ty cần có mối liên kết, liên hệ với một số tổ chức khác như Ngân hàng, tòa án ... Đây là những mối quan hệ rất quan trọng và cần thiết đối với Bảo Việt nói chung và Công ty bảo hiểm nói riêng, đặc biệt quan trọng trong việc giảI quyết khiếu nạI bồi thường tổn thất. Khi một tổn thất lớn xảy ra, để tránh tình trạng ngân sách Công ty không đủ đẻ bồi thường thì lúc này, việc quan hệ với ngân hàng là rất cần thiết. Thông qua Ngân hàng công ty có thể dễ dàng vay được một khoản tiền lớn để bồi thường kịp thời cho chủ hàng, giúp họ nhanh chóng khôi phục lại sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, Côn g ty cũng cần tạo ra mối liên kết kinh tế với Công ty bảo hiểm trong nước khác. Bởi vì hoạt động riêng lẻ sẽ khién cho Công ty chưa đủ các phương tiện tàI chính hữu hiệu để úng phó với mức độ rủi ro cao. Sự liên kết với các Công ty bảo hiểm khác sẽ rất thuận lợi cho công ty khi ký kết các hợp đồng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm đồng thời chia sẻ với nhau rủi ro được bảo hiểm, ngăn chặn một phần lớn phí cho các công ty nước ngoài.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK có liên quan nhiều đến các hoạt động nước ngoài. Do vậy Công ty cần có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoàI nhằm duy trì được khách hàng. Công ty bảo hiểm cần phải liên kết với Công ty bảo hiểm nước ngoài, tăng cường mở rộng thêm các đại lý giám định tại nước ngoài đồng thời làm đại lý giám định trong nước cho công ty bảo hiểm nước ngoài. Thực tế trong mấy năm qua thì bảo Việt Hà Nội đã là đại lý giám định cho LLOY’D tạo được mối quan hệ tốt đẹp với LLOY’D, trong các năm tới công ty thắt chặt mối quan hệ này và mở rộng hợp tác với các Công ty bảo hiểm nước ngoài
7. Một số biện pháp hỗ trợ khác
Theo số liệu dự kiến, cơ cấu mặt hàng XNK của Việt nam chủ yếu rơi vào các mặt hàng có giá trị và tỷ lệ phí cao như phân bón, gạo, nguyên vật liệu, sắt thép...Vì Vậy Công ty bảo hiểm Hà Nội cần chú trọng và tăng cường khách hàng có tiềm năng lớn về các mặt hàng có giá trị trên. Công ty cần phải áp dụng mức phí hợp lý trong trong trường hợp, mặt hàng cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh để đảm bảo tố cạnh tranh đảm bảo chi phí kinh doanh mà khi tổn thất xảy ra để Công ty có nguồn quỹ dự phòng bôì thường hợp lý, chi cho việc đề phòng hạn chế tổn thất ở mức thích hợp nhất đảm bảo an toàn cho kinh doanh. Chẳng hạn việc đưa ra mức phí hạ thấp hơn bình thường dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro tổn thất đối với lô hàng cụ thể đó cùng với một mức miễn thường thích hợp nhằm tăng thêm ý thức của khách hàng về việc đề phòng hạn chế tốt của chủ hàng. Những mặt hàng thường xuyên phải tăng phí là những mặt hàng tổn thất lớn như hàng gạo xuất khẩu, phân bón
Đối với một số lô hàng chở rời, việc xác định trọng lượng bến đi có nhiều cách khác nhau: thường là do mớn nước hoặc cân bao ở trên bờ để dùng xá lan, ghe, thuyền chở đến nơi tập kết. Khi đến bến đến, trọng lượng hàng lạI được xác định bằng phương pháp cân sau khi đóng gói tạI kho cảng hoặc đo mớn nước. Do phương pháp xác định trọng lượng khác nhau ở bến đI và bến đến ngay khi cả cùng phương pháp đo mớn nước cũng có sai số do tỷ trọng nước biển ở mỗi vùng khác nhau, sai số khi đọc mớn nước... đẫn đến tổn thất do thiếu hụt trọng lượng là chắc chắn. Thông lệ quốc tế chỉ bảo hiểm hàng rời theo điều kiện “C”. Hiện nay do tính cạnh tranh, nếu công ty mở rộng điều kiện bảo hiểm “A” cho các lô hàng chở rời thì phảI áp dụng mức miễn thường có khấu trừ. Nếu như việc xác định trọng lượng hàng bằng phương pháp cân sau khi đóng góp tại kho cảng thì tỷ lệ phí bảo hiểm phảI cao hơn so với phương pháp giám định mớn nước và trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng chấm dứt tại thời điểm này, không nên bảo hiểm về kho riêng của chủ hàng trong nội địa. Nếu như khách hàng không muốn áp dụng mức miễn thường hoặc muốn bảo hiểm cho hàng về đến kho riêng trong nội địa thì Công ty bảo hiểm phải có tỷ lệ phí riêng thông qua sự chỉ đạo của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Bởi vì, khi hàng chở rời được chuyển về kho nội địa của người mua thì ít nhất phải qua 3 lần bốc dỡ hàng lên xuống và tổn thất hao hụt trọng lượng là khó tránh khỏi. Vì vậy, khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm về kho trong nội địa thì tỷ lệ phí bảo hiểm phải tăng lên. Còn tăng với tỷ lệ bao nhiêu thì phải phụ thuộc vào từng loại hàng cụ thể sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn qũy bồi thường.
Cần nâng cao công tác chống trục lợi bảo hiểm, chống gian lận trong buôn bán quốc tế
Công ty bảo hiểm Hà nội đã tổ chức tốt hội nghị khách hàng. Tuy nhiên, Công ty cần thực hiện hoạt động này đều đặn trong các năm để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty với khách hàng. Thông qua hội nghị khách hàng thông báo kết quả bảo hiểm, đúc kết kinh nghiệm trong việc đề phòng hạn chế tổn thất, lấy ý kiến đóng góp từ khách hàng để hoàn thành Công tác giám đinh - bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Bảo Việt Hà Nội .
Nhà nước cần tạo nhanh chóng hoàn thiện hơn luật kinh doanh bảo hiểm ( đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK) đẻ từ đó tạo ra một thị trường Bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, quyền lợi của các tổ chức Bảo hiểm được bảo vệ một cách thỏa đáng.
Trên đây là một số ý kiến nhằm đẩy mạnh công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Công ty bảo hiểm Hà Nội. Các khâu trong nghiệp vụ này luôn tác động xen kẽ nhau. Vì vậy thực hiện tốt một khâu nào đó trong nghiệp này thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu khác. Theo đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK sẽ được hoàn thiện và phát triển không ngừng.
Kết luận
Trong hoạt động ngoại thương bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển đường biển là một nghiệp vụ không thể tách rời vì hai nghiệp vụ này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động XNK tăng mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình thu hút vốn nước ngoài. Bảo hiểm hàng hóa XNK tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo được tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định.
Nghiệp vụ bảo hiểm là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu to lớn cho các Công ty bảo hiểm và cũng là nghiệp vụ mang tính mũi nhọn của mỗi Công ty bảo hiểm. Vì vậy, các Công ty bảo hiểm luôn tăng cường khai thác nghiệp vụ này và thị trường hàng hóa XNK ngày càng trở lên sôi động và có tính cạnh tranh cao. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chưa tương xứng với tiềm năng khai thác nghiệp vụ và tốc đọ tăng trưởng kinh tế đặc biệt kinh tế ngoại thương. Sự ra đời của Phòng hàng hảI là một quyết định đúng đắn của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam và Công ty bảo hiểm Hà Nội mặc dù còn nhiều tồn tại cần khắc phục, nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng sự phát triển của Phòng đã củng cố và khẳng định thêm vị trí của Bảo Việt Hà Nội trên thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Sự phát triển của Phòng đã được thể hiện qua 5 năm hoạt động và bằng kế hoặch phát triển đúng đắn của mình phòng bảo hiểm hàng hải sẽ ngày càng quy mô hoạt động cả chiều rộng và chiều sâu trên con đường hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, phòng bảo hiểm hàng hải sẽ tiếp tục nâng cao và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK cho kịp với sự phát triển của nghiệp này trên thế giới.
mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và công tác giám định -bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 3
I. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển 3
II. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 5
1. Rủi ro 5
2. Tổn thất 10
2.1. Căn cứ vào quy mô, mức độ xảy ra tổn thất thì có hai loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ 10
2.2. Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm tổn thất và tổn thất chung 11
III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 13
1. Đối tượng bảo hiểm 14
2. Điều kiện bảo hiểm 15
3. Giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm 17
IV. Công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biênr 19
A. Công tác giám định 19
1. Vai trò của công tác giám định 19
2. Yêu cầu giám định 22
3. Quy định giám định 24
B. Công tác bồi thường 35
1. Vai trò 35
1.1. Bù đắp thiệt hại do tổn tổn thất gây ra 35
1.2. Gây dựng lòng tin về công dụng của sản phẩm bảo hiểm 36
1.3. Nâng cao tín nhiệm của bảo hiểm 36
1.4. Nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm 36
2. Yêu cầu của công tác bồi thường 37
3. Quy trình bồi thường 38
Chương II: Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Hà Nội 45
I. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm Hà Nội 45
2. Cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội 46
3. Nhiệm vụ của phòng Hàng hải 49
II. Thực trạng công tác giám định bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại BVHN 51
1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và một số thuận lợi khó khăn đối với Công ty bảo hiểm Hà Nội 51
1.1. Một số nét thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 51
1.2. Thuận lợi 54
1.3. Khó khăn 54
2. Đặc điểm của công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 56
3. Quy trình giám định và bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 57
3.1. Quy trình giám định 57
3.2. Quy trình bồi thường 65
4. Đánh giá công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 69
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 80
1. Nghệ thuật khai thác 80
2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ bảo hiểm 81
3. Đẩy mạnh quy trình giám định bồi thường 82
4. Cần phải tổ chức một hệ thống giám định bồi thường linh hoạt, chủ động sao cho có hiệu quả 84
5. Nâng cao công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 86
6. Mở rộng mối quan hệ hợp tác 90
7. Một số biện pháp hỗ trợ khác 90
Kết luận 93
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - Trường Đại học KTQD.
Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá của GS.TS Trương Mộc Lâm.
Luật hàng hải
Một số tạp chí bảo hiểm, tạp chí ngoại thương.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT135.doc