Tài liệu Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây lắp Vật liệu xây dựng An Dương: DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CPVL : Chi phí vật liệu
NC : Chi phí nhân công
CPM : Chi phí máy thi công
CPC : Chi phí chung
CPTTK : Chi phí trực tiếp khác
CL : Chênh lệch vật liệu
WTO : World Trade Organization ( Tổ chức Thương mại Thế giới)
JIT : Just In Time ( Hệ thống cung ứng đúng thời điểm)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
11
2
Bảng 1.1. Danh mục các phương tiện thiết bị chuyên mô... Ebook Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây lắp Vật liệu xây dựng An Dương
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây lắp Vật liệu xây dựng An Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
15
3
Bảng 1.2.Danh mục các loại sản phẩm chủ yếu
18
4
Bảng 1.3.Số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
21
5
Bảng 1.4.Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
23
6
Bảng 2.1.Tình hình thực hiện kế hoạch xây lắp qua các năm
27
7
Bảng 2.2.Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
28
8
Đồ thị 2.1. Doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương giai đoạn 2004-2007
29
9
Đồ thị 2.2. Lợi nhuận của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương giai đoanh 2004-2007
29
10
Bảng 2.3. Hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương qua một số năm
30
11
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác
33
12
Bảng 2.4. Giá thành xây lắp
34
13
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp
35
14
Bảng 2.5. Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp trong những năm gần đây
37
15
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp qua các năm 2004 – 2007
40
16
Bảng 2.6. Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
41
17
Bảng 2.7. Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “xây dựng nhà hợp khối”thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên
giai đoạn III
44
18
Bảng 2.8. Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu số 6 thuộc dự án “Cải tạo nâng cấp đường trục kinh tế miền Đông, Đông Anh, Hà Nội”
46
19
Bảng 2.9. Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp
48
20
Bảng 2.10. Tổng hợp chi phí nhân công trong giá thành xây lắp
50
21
Bảng 2.11. Tổng hợp chi phí máy thi công trong
giá thành xây lắp
52
22
Bảng 2.12. Tổng hợp chi phí chung trong giá thành xây lắp
54
23
Bảng 3.1. Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế năm 2008 của Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương
60
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO, đất nước ta đã có một công cuộc chuyển mình lớn lao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục… trong đó kinh tế là lĩnh vực tạo được bước ngoặt to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có cách nhìn nhận và phải tạo ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Là một doanh nghiệp Nhà nước đang chuẩn bị cổ phần hoá, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương cũng không nằm ngoài những thách thức của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới của đất nước.
Kinh tế ngày càng phát triển làm cho nhu cầu về xây dựng nhà ở, văn phòng, trụ sở làm việc, các khu đô thị, các công trình giao thông, công nghiệp,….ngày càng gia tăng. Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Hồng, là một doanh nghiệp có truyền thống xây dựng từ lâu đời, đã thi công thành công nhiều công trình xây dựng lớn, nhỏ trong cả nước. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, Công ty cũng đã thay đổi chiến lược phát triển kinh doanh của mình và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày nay, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã và đang khẳng định tầm quan trọng và uy tín của mình trên thị trường xây dựng, phấn đấu trở thành một trong những Công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, các sản phẩm nói chung và sản phẩm xây lắp nói riêng phải đảm bảo về mặt chất lượng cũng như về giá cả. Chính vì vậy, một vấn đề quan trọng buộc các doanh nghiệp xây dựng phải quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế thị trường hiện nay là thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành các sản phẩm xây lắp. Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã từng bước đổi mới công nghệ, tự hoàn thiện để nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Công ty luôn hướng tới đó là hạ giá thành xây lắp công trình.
Với mục tiêu áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và có cơ hội được tìm hiểu về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trong các công trình của Công ty trong những năm gần đây nên em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương” làm luận văn tốt nghiệp.
Trong luận văn này em sẽ trình bày cụ thể và rõ ràng hơn các vấn đề sau:
Phần I. Tổng quan về Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Phần II. Thực trạng hạ giá thành xây lắp tại Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong những năm gần đây
Phần III. Một số biện pháp góp phần hạ giá thành xây lắp tại công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Xin trân trọng cảm ơn Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương mà trực tiếp là các anh chị Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật đã giúp em tiếp cận trực tiếp với tình hình thực tế của Công ty.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Trương Đức Lực đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Thu Trang
PHẦN ITỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
1.1.1. Tổng quan về Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Công Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Hồng - Bộ xây dựng, có truyền thống xây dựng hơn 45 năm. Trải qua nhiều năm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có chuyên môn và công nhân lành nghề được đào tạo cơ bản và trưởng thành trong thực tiễn thi công xây dựng nên đã thực hiện tốt các công trình xây dựng với chất lượng kỹ thuật cao, mỹ thuật hoàn hảo.
Trong những năm vừa qua, Công ty đã thực hiện thành công những dự án như: Công trình Trường công nhân Kỹ thuật cơ giới Việt Xô, Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Hương Canh, Nhà máy gạch Ceramic Hương Canh, Hồ hiếm khí Sóc Sơn, Nhà khách Đoàn bay 919.
Hiện nay Công ty đang triển khai một số hạng mục công trình trụ sở, nhà cao tầng, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, đường dây và trạm biến áp của các tỉnh thành Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh như: khu đô thị Kỳ Bá Thái Bình, Chung cư cao tầng số 17 Hồ Hảo Lớn – TP Hồ Chí Minh, Khách sạn Long Vân - Bắc Ninh, Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Với những thành tựu đã đạt được, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã và đang tạo được uy tín lớn trên thị trường xây dựng hiện nay và trở thành một đối tác đáng tin cậy của các chủ đầu tư.
Một số thông tin chung về Công ty Xây lắp
vật liệu xây dựng An Dương
Tên doanh nghiệp:
CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG
Tên giao dịch: Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 70 Phố An Dương - Phường Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại : 047170943 - 047171249
Fax : 047166781
Loại hình doanh nghiệp:
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Sông Hồng - Bộ Xây dựng
Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Minh Nam - Kỹ sư xây dựng
Tài khoản:
Số: 10201 0000000 569 tại Ngân hàng Công thương Ba Đình Hà Nội
Số: 1201 0000000 466 tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Số: 030431100000209438 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
- Mã số thuế: 2600104283 – 019
Các đơn vị thành viên của Công ty:
Phân xưởng xây lắp số 1
Phân xưởng xây lắp số 2
Phân xưởng xây lắp số 3
Phân xưởng Granito Italy
Phân xưởng cầu thang ghế đá
Phân xưởng gạch hoa bê tông
Phân xưởng cơ khí, cơ điện
Ngành, nghề kinh doanh: (Số đăng ký kinh doanh: 110561 ngày 24/04/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ)
Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ốp lát, máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác vật liệu xây dựng;
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thi công lắp đặt thiết bị chuyên dùng ngành cấp thoát nước, bưu điện, đường dây cao thế, trung thế, hạ thế và trạm biến thế điện, sửa chữa các loại phương tiện vận tải thuỷ, bộ; Đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, dân dụng;
Tổ chức thi công san lấp mặt bằng, nạo vét cảng, kênh, luồng, lạch, sông, biển bằng cơ giới, bốc xếp vật tư, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác;
Khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, đất, đá, cát, sỏi (chỉ kinh doanh khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép)./.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Giai đoạn I: Công ty đá hoa Granitô Hà Nội(1958 -1996)
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương tiền thân là Công ty đá hoa Granitô Hà Nội, được thành lập từ năm 1958 thuộc Bộ Kiến trúc, nay là Bộ Xây dựng. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với tổ chức và quản lý của ngành xây dựng. Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương nguyên là thành viên của Liên hiệp các Xí nghiệp Đá cát sỏi - Bộ Xây dựng.
Thời kỳ này Công ty chỉ sản xuất, kinh doanh các loại gạch hoa và gạch Granitô các loại. Trong giai đoạn này Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường gạch Granitô, cung cấp số lượng lớn gạch Granitô cho các công trình xây dựng.
Giai đoạn II: Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương (1996 đến nay)
Để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước, Tổng Công ty Sông Hồng đã quyết định chuyển Công ty đá hoa Granitô Hà Nội thành Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương hạch toán kinh tế phụ thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng.
Thời kỳ này Công ty vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng vừa tổ chức thi công xây dựng công trình. Thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ nên trong giai đoạn này Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù có truyền thống trong việc sản xuất vật liệu xây dựng nhưng do sản xuất vật liệu xây dựng đòi hỏi vốn lớn, nhân công nhiều…nhưng do máy móc không đồng bộ nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được ít, mẫu mã đã lỗi thời không thể cạnh tranh được làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó năm 2007, Công ty đã tập trung vào nhiệm vụ thi công xây dựng công trình.
Trong giai đoạn này Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thi công xây dựng thành công những công trình lớn như: Trường công nhân kỹ thuật Việt Xô - Bộ Xây dựng, Đoàn bay 919, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Văn phòng làm việc và khách sạn Long Vân.
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề đáp ứng thị trường xây dựng trong nước. Đơn vị đã được Nhà nước trao tặng 3 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Xây dựng, Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.
1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương ảnh hưởng tới giá thành và công tác hạ giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đứng đầu Công ty là Giám đốc - chịu trách nhiệm phối hợp và điều hành các hoạt động trong Công ty, bên dưới là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ trợ giúp Giám đốc Công ty.
GIÁM ĐỐC
PGĐ PHỤ TRÁCH SXCN
PGĐ PHỤ TRÁCH ĐÂU TƯ
PGĐ PHỤ TRÁCH XÂY LẮP
PHÒNG
TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
PX
GRANNITO
ITALY
PX
CẦU THANG GHẾ ĐÁ
PX
GẠCH HOA BÊ TÔNG
PX CƠ KHÍ ĐIỆN
PX
XÂY LẮP SỐ 1
PX
XÂY LẮP SỐ 2
PX
XÂY LẮP SỐ 3
PHÒNG
KẾ HOẠCH –
KỸ THUẬT
PHÒNG
TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH
PHÒNG
ĐẦU TƯ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
Ban lãnh đạo Công ty gồm một Giám đốc và ba Phó Giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực chủ yếu của Công ty
Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu doanh nghiệp, làm việc theo chế độ một thủ trưởng, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của Giám đốc Công ty:
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Chỉ đạo và kiểm duyệt các phòng chức năng lập và làm hồ sơ dự thầu, biện pháp thi công công trình.
- Ban hành các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá, tiền lương phù hợp với các quy định của Nhà nước.
Phó Giám đốc Công ty: là người điều hành theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc.
* Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Công nghiệp: có nhiệm vụ quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất của Công ty về khối lượng, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường.
* Phó Giám đốc phụ trách đầu tư: có nhiệm vụ tìm kiếm các dự án đầu tư cho Công ty, đồng thời sử dụng tốt nhất nguồn vốn đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.
* Phó Giám đốc phụ trách xây lắp: có nhiệm vụ tổ chức thi công xây lắp các công trình của Công ty đảm bảo các yêu cầu về chất lượng công trình, tiến độ thi công và sự an toàn cho người lao động.
Công ty có 4 phòng ban chức năng:
Phòng Tài chính - Kế toán:
- Tổ chức hạch toán trong Công ty, lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm trình Công ty phê duyệt.
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản do cấp trên giao.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật:
- Cân đối và lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Kế hoạch SXKD hàng năm của Công ty gồm; Sản lượng, doanh thu, vốn, vật tư, mua sắm thiết bị kỹ thuật, thi công, lao động tiền lương.
- Điều tra thu thập, xử lý thông tin kinh tế để tham mưu giúp Giám đốc trong lĩnh vực tìm hiểu các dự án thi công.
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật, quản lý, điều chỉnh và sử dụng máy móc một cách hiệu quả.
- Cùng với các phòng ban chức năng quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân kỹ thuật.
Phòng Tổ chức – Hành chính:
- Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động theo phân cấp. Tham mưu cho Giám đốc và lãnh đạo Công ty trong sắp xếp tổ chức tổ chức sản xuất, bố trí cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. Đề xuất các giải pháp về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động , chính sách cán bộ.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với CBCNV theo phân cấp của Công ty.
Phòng Đầu tư:
- Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh trong Công ty và tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của Công ty.
- Tìm kiếm và thực hiện các hợp đồng đầu tư cho Công ty
- Khi được uỷ quyền, được phép kí kết hợp đồng xây dựng, mua bán hàng hoá, để tạo điều kiện chủ động với thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Công ty có 4 phân xưởng sản xuất và 3 phân xưởng xây lắp
Các phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng sản xuất là đơn vị trực tiếp sản xuất các loại sản phẩm của Công ty: gạch Granito, cầu thang, ghế đá, gạch hoa bê tông và các sản phẩm cơ khí, cơ điện cho Công ty nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và hỗ trợ các phân xưởng xây lắp trong việc đảm bảo một số nguyên vật liệu.
Các phân xưởng xây lắp:
Phân xưởng xây lắp là đơn vị trực tiếp thi công các công trình do Tổng Công ty chỉ định, do Công ty tự tìm kiếm và các công trình Công ty đầu tư xây dựng.
1.2.2. Sản phẩm của Công ty
Sản phẩm : Vật liệu xây dựng: Gạch hoa - cầu thang và gạch Granito
Sản phẩm vật liệu xây dựng của Công ty vô cùng đa dạng và phong phú. Trong một thời gian dài, Các công trình xây dựng đều sử dụng những vật liệu này của Công ty. Bảng 1.1 là danh mục một số loại sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất và tiêu thụ được với số lượng lớn.
Bảng 1.1: Danh mục các loại sản phẩm chủ yếu
TT
I. Gạch hoa - cầu thang
II. Gạch Granito
1
Bê tông 6 phân
Gạch Granito 30x30
2
Vỉa vuông
Gạch Granito chống trơn 30x30
3
Vỉa vát
Gạch Granito to 40x40
4
Gạch hoa
Gạch Granito to chống trơn 40x40
5
Gạch trơn
Gạch Granito 50x50
6
Bát giác chèn
7
Gạch Block các loại
8
Ghế tựa các loại
9
Mặt ghế
10
Tựa ghế
11
Chân ghế
12
Mặt bàn các loại
13
Cầu thang thành phẩm
14
Ghế băng
15
Tấm lát Huế
16
Đan rãnh
17
Vỉa các loại
18
Gạch thông gió
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là Công ty có truyền thống sản xuất gạch Granito từ nhiều năm và đã tạo được uy tín cũng như thương hiệu trong một thời gian dài. Nhưng việc sản xuất gạch Granito hiện nay gặp nhiều khó khăn nên sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Chính vì thế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó đến năm 2007 Công ty đã quyết định ngừng sản xuất gạch Granito cùng những vật liệu xây dựng khác để tập trung vào nhiệm vụ thi công xây dựng công trình.
Sản phẩm: Công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm xây dựng. So với sản phẩm của những ngành khác thì nó có nhiều nét khác biệt mang tính đặc thù:
Công trình xây dựng thường mang tính đơn chiếc và thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. Tính chất riêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức thực hiện chúng. Ngay cả đối với các công trình được xây dựng theo thiết kế mẫu cũng đòi hỏi có sự thay đổi về khối lượng công tác do liên quan đến những điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất, khí hậu, thuỷ văn nơi công trình thi công. Chính vì thế đặc điểm đơn chiếc của sản phẩm xây dựng là đặc điểm có ảnh hưởng chủ yếu và bao trùm đến việc hình thành giá thành xây dựng.
Công trình xây dựng là công trình cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều điều kiên tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. Đặc điểm này dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu, chi phí vận chuyển chúng đến nơi thi công, về năng suất lao động và tiền lương của công nhân xây dựng cũng như về hệ số sử dụng thời gian và năng suất xe máy thi công… Do đó dẫn đến sự khác nhau về giá thành sản phẩm xây dựng.
Công trình xây dựng rất đa dạng, thường có kích thước quy mô lớn, kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao, vì thế đòi hỏi phải dành một khoản chi phí lớn và thời gian dài để tạo ra sản phẩm, đồng thời thời gian khai thác cũng kéo dài.
Công trình xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quốc phòng cao.
Những đặc điểm trên ảnh hưởng trực tiếp đến các công tác như: khảo sát thiết kế, lựa chọn phương án thi công, phương pháp tổ chức quản lý,…và từ đó ảnh hưởng đến công tác hạ giá thành sản phẩm.
Thị trường sản phẩm xây dựng đang rất sôi động bởi tính chất và đặc điểm đặc biệt của thị trường này, nhất là đối với nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển này đòi hỏi những người kinh doanh xây dựng phải đa dạng hoá và mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự khẳng định mình trên thị trường đầy biến động đó.
Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã và đang tập trung xây dựng hình ảnh và uy tín của mình trên thị trường để trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình. Bằng chứng là trong những năm qua Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã hoàn thành nhiều dự án lớn và phức tạp với chất lượng cao, mỹ thuật hoàn hảo.
1.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thi công của Công ty bao gồm:
- Trụ sở làm việc
- Nhà xưởng sản xuất
- Phương tiện và các thiết bị máy móc chuyên môn
- Các dịch vụ hỗ trợ
Tất cả các phương tiện máy móc liên quan đều được kiểm soát dựa trên danh mục mã số và có sổ theo dõi trong quá trình vận hành bảo dưỡng. Chương trình bảo dưỡng định kỳ hàng năm được tiến hành đúng thời gian và trình tự để đảm bảo khả năng sản xuất tốt nhất của các loại máy móc.
Danh mục các loại máy móc thiết bị của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương được thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Danh mục các phương tiện thiết bị chuyên môn
TT
Chủng loại máy móc thiết bị
Đơn vị
Số
lượng
Công suất hoặc
số liệu đặc trưng
Nước
sản xuất
I. Thiết bị máy móc
1
Máy xúc KOMATSU
Cái
04
150 CV
Nhật
2
Máy ủi T130
Cái
02
150 CV
Nga
3
Máy ủi FIAT 14C
Cái
02
110 CV
Italy
4
Máy lu bánh thép
Cái
04
6 – 8 tấn
Nhật
5
Cẩu tự hành Datano
Cái
01
30T
Nga
6
Xe thang
Cái
01
Nga
7
Máy rải thảm NIGATA
Cái
01
Nhật
8
Máy trộn bê tông
Cái
07
350 lít
Trung Quốc
9
Máy trộn bê tông
Cái
10
150 lít
Đức
10
Máy đầm cóc MIKASA
Cái
05
8 ÷ 12 CV
Nhật
11
Đầm bàn
Cái
10
1.5 ÷ 2 KW
Nhật
12
Đầm dùi
Cái
20
1 ÷ 1.5KW
Trung Quốc
13
Máy bơm nước
Cái
05
25 ÷ 50 m/h
Nhật
14
Máy bơm nước
Cái
10
5 ÷ 25 m/h
Việt Nam
15
Máy bơm bùn
Cái
05
25 m/h
Việt Nam
16
Máy hàn xoay chiều
Cái
10
20 KW
Việt Nam
17
Máy hàn một chiều
Cái
04
Việt Nam
18
Máy phát điện
Cái
05
6 KW
Trung Quốc
19
Máy nén khí
Cái
05
Liên Xô
20
Máy khoan
Cái
02
Liên Xô
21
Máy mài mini di động
Cái
04
Nhật
22
Máy vận thăng
Cái
02
500 kg
Việt Nam
23
Máy uốn, cắt thép
Cái
02
Trung Quốc
24
Máy thuỷ bình
Cái
02
Nhật
25
Máy kinh vĩ
Cái
02
Nga
26
Máy biến thế
Cái
01
400KW
Việt Nam
27
Giàn giáo Pal
Bộ
15
Việt Nam
28
Cốp pha thép
M2
10000
29
Cẩu tháp Pointan
Cái
01
Trung Quốc
30
Vận thăng TP 70
Cái
03
700kg
Việt Nam
II. Dây chuyền sản xuất
1
Hệ thống máy trộn ép
Hệ
01
100.000 m/năm
Italy
2
Hệ thống máy mài Granito
Hệ
01
100.000 m/năm
Italy
3
Hệ thống máy mài thô
Hệ
04
Việt Nam
4
Hệ thống máy mài mịn
Hệ
04
Việt Nam
III. Máy công cụ
1
Máy tiện T 616
Cái
01
Việt Nam
2
Máy tiện vạn năng M95
Cái
01
Liên Xô
3
Hệ tích áp
Hệ
01
Việt Nam
4
Máy cắt đá P 320
Cái
01
Italy
5
Máy cắt bê tông
Cái
01
Nhật
6
Máy mài G50
Cái
01
Italy
7
Máy ép
Cái
01
Italy
8
Máy bào ngang
Cái
01
Việt Nam
IV. Phương tiện vận tải
1
Xe Huyndai
Cái
12
8 – 12 tấn
Hàn Quốc
2
Xe Xanxinh
Cái
05
2.5 tấn
Trung Quốc
3
Xe Zin 130
Cái
02
5 tấn
Liên Xô
4
Xe IFA tự đổ
Cái
05
5T
Đức
5
Xe con Toyota
Cái
02
Nhật
Từ bảng 1.2 đó ta có thể thấy Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã trang bị rất nhiều loại máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, đủ số lượng, chủng loại, khá đồng bộ để phục vụ quá trình thi công xây dựng và phục vụ nhu cầu làm việc của cán bộ Công ty, có khả năng thi công nhiều công trình cùng một lúc, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư. Điều đó đã tạo thuận lợi cho việc hoàn thành đúng tiến độ thi công công trình mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cán bộ Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
1.2.4. Lao động và điều kiện lao động
Năm 2007, tổng số lao động của Công ty là 273 người. Sự biến động về số lượng lao động qua các năm là không lớn và hầu như chỉ thay đổi số lượng công nhân kỹ thuật là chủ yếu.
Từ bảng 1.3 ta thấy Công ty có đội ngũ lao động khá đông đảo, có lực lượng kỹ sư, kiến trúc sư, sủ nhân kinh tế, cử nhân kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm. Tổng số lao động hiện nay của Công ty là 273 người. Nhân viên có trình độ đại học là 61 người,chiếm tỷ lệ khá cao: 22,3%, số lượng công nhân kỹ thuật là 212 người, chiếm tỷ lệ là 77.7%. Ngoài ra do đặc thù của ngành nên Công ty còn có lực lượng lao động phổ thông rất đông đảo, chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động của Công ty. Số công nhân này hầu hết đều bố trí ở các phân xưởng sản xuất và ở các đội xây dựng.
Công ty có môi trường làm việc thích hợp để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Các điều kiện lao động như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ ồn, yêu cầu về an toàn lao động đều được Công ty đảm bảo để phát huy tối đa khả năng làm việc của người lao động.
Đối với lao động trực tiếp, Công ty sẽ căn cứ vào bảng chấm công để từ đó tính lương được hưởng của mỗi người. Đối với lao động thuê ngoài, Công ty sẽ trả lương theo hình thức khoán ngoài theo đơn giá thoả thuận.
Bảng 1.3: Số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật của Công ty
TT
Phân loại
Tổng
số
Thâm niên
< 5 năm
5 – 10 năm
> 10 năm
I
Hệ đại học
61
5
15
27
1
Kiến trúc sư
7
3
2
2
2
Kỹ sư xây dựng
20
5
7
8
3
Kỹ sư máy xây dựng
4
2
2
4
Kỹ sư giao thông thuỷ lợi
5
2
3
5
Kỹ sư cơ khí
2
2
6
Kỹ sư điện, điện tử
2
1
1
7
Kỹ sư vật liệu xây dựng
3
1
2
8
Kỹ sư hoá SILICAT
1
1
9
Kỹ sư cấp thoát nước
3
2
10
Kỹ sư kinh tế xây dựng
4
1
2
1
11
Cử nhân kinh tế tài chính
10
3
3
4
II
Công nhân kỹ thuật (Bậc ≥ 4)
212
28
96
88
1
Thợ nề
62
10
30
22
2
Thợ mộc
10
1
5
4
3
Thợ sắt
15
6
9
4
Thợ sản xuất VLXD
72
10
40
22
5
Thợ vận hành máy móc các loại
15
2
5
8
6
Thợ điện, nước, sửa chữa cơ khí
16
4
3
9
7
Thợ hoàn thiện trang trí nội thất
12
1
3
8
8
Các lợi thợ khác
10
4
6
1.2.5. Tình hình tài chính của Công ty
Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua các số liệu trong bảng 1.4.
Từ bảng 1.4 ta nhận thấy, tổng tài sản của Công ty tăng lên một cách nhanh chóng qua các năm, đặc biệt là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Tổng tài sản của Công ty và tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản qua các nămlần lượt như sau: năm 2004 là 22.602 triệu đồng và 53.1%; năm 2005 là 38.945 triệu đồng và 62.2%; năm 2006 là 54.932 triệu đồng và 65.1%; năm 2007 là 88.166 và 65.2%.
Qua bảng tổng hợp đó ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa thực sự hợp lý, vốn vay còn chiếm tỷ lệ lớn so với nguồn vốn chủ sở hữư. Cụ thể là tỷ lệ nguồn vốn vay so với tổng nguồn vốn qua các năm là: năm 2004: 87.13%; năm 2005: 79.26%; năm 2006: 74.24%;; năm 2007: 74.25%. Nguyên nhân chính là do các chủ đầu tư chậm thanh toán các công trình. Mặt khác điều đó cũng cho ta thấy Công ty đã sử dụng các biện pháp tài chính để tận dụng tối đa nguồn vốn vay. Tuy nhiên tỷ lệ vốn vay cao sẽ làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh. Chính vì vậy Công ty cũng đã sử dụng các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ vốn vay qua các năm.
Bảng 1.4: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Xây lắp Vật liệu Xây dựng An Dương Đơn vị: đồng
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Tổng tài sản
Đồng
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
20.547.973.182
22.602.770.500
34.370.749.021
38.495.238.903
45.211.995.297
54.932.574.286
73.472.318.108
88.166.781.729
1
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
,,
10.904.598.850
11.995.058.735
21.639.811.743
24.236.589.152
29.450.579.124
35.782.453.636
47.859.031.738
57.430.838.086
2
TSLĐ và đầu tư dài hạn
,,
9.643.374.332
10.607.711.765
12.730.937.278
14.258.649.751
15.761.416.173
19.150.120.650
25.613.286.369
30.735.943.643
II
Tổng cộng nguồn vốn
Đồng
20.547.973.182
22.602.770.500
33.162.606.579
37.142.119.369
45.211.995.297
54.932.574.286
73.472.318.108
88.166.781.729
1
Nợ phải trả
,,
14.556.683.111
16.012.351.422
19.629.684.038
21.985.246.122
23.331.471.267
28.347.737.589
37.915.099.025
45.498.118.830
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
,,
5.991.290.071
6.590.419.078
13.532.922.542
1.515.687.3247
21.880.524.030
26.584.836.697
35.557.219.082
42.668.662.899
IV
Thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách
Đồng
1
Số còn phải nộp kỳ trước
,,
21.722.547
23.894.802
46.068.105.499
51.596.278.159
72.283.219
87.824.112
117.464.749
140.957.699
2
Số phải nộp trong kỳ
,,
1.709318.727
1.880.250.600
2.639.873.352
2.956.658.154
4.790.499.508
5.820.456.902
7.784.861.106
9.341.833.328
3
Số đã nộp trong kỳ
,,
1.673.418273
1.840.760.100
2.790.934.150
3.125.846.248
4.296.707.819
5.220.500.000
6.982.418.750
8.378.902.500
4
Số còn phải nộp trong kỳ
,,
57.623.001
63.385.302
245.746.837
275.236.458
566.074.908
687.781.014
919.907.106
1.103.888.527
V
Tổng số vốn kinh doanh
Đồng
13.104.792.032
14.415.271.235
23.191.565.990
25.974.553.905
34.973.322.102
42.492.586.354
56.833.834.248
68.200.601.098
1
Vốn ngân sách
,,
447.206.503
491.927.154
439.220.673
491.927.154
404.878.316
491.927.154
657.952.568
789.543.082
2
Vốn tự bổ sung
,,
1.239.403.710
1.363.344.081
4.368.980.052
4.893.257.658
8.601.365.597
10.450.659.200
13.977.756.680
16.773.308.016
3
Vốn vay Ngân hàng
,,
11.418.181.818
12.560.000.000
18.383.352.001
20.589.354.241
25.967.078.189
31.550.000.000
42.198.125.000
50.637.750.000
1.2.6. Nguyên vật liệu
Đối với bất kỳ một cơ sở sản xuất nào thì nguyên vật liệu là đầu vào quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm. Trong thi công thì nguyên vật liệu lại càng cần thiết, nếu thiếu thì sẽ không thể tiến hành xây dựng bất kỳ một công trình nào.
Các loại nguyên vật liệu và vật tư cần thiết để phục vụ quá trình thi công gồm:
- Xi măng và các chất phụ gia
- Gạch, đá, cát, sỏi, sắt thép…
- Nước và các chất phụ gia dạng lỏng
Một điều đáng lo ngại là sau khi trúng thầu và bắt đầu thi công thì nguyên vật liệu có thể rơi vào tình trạng khan hiếm làm cho giá cả tăng lên, gây bất lợi cho Công ty, ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Mặt khác, việc dự trữ đối với quá trình thi công là không khả thi vì đặc điểm của ngành xây dựng là không cố định mà thi công ở những khu vực khác nhau, do đó Công ty phải mua nguyên vật liệu tại địa phương nơi thi công. Để khắc phục điều này, Công ty phải tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu địa phương để được hưởng chiết khấu.
1.2.7. Môi trường kinh doanh của Công ty và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến cạnh tranh trên thị trường
* Thuận lợi:
- Công ty có cơ sở vật chất tốt, phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại và tương đối đồng bộ, do đó có khả năng thi công được những công trình phức tạp với tiến độ nhanh chóng, đáp ứng đòi hỏi và yêu cầu của chủ đầu tư.
- Đội ngũ lao động có trình độ, có năng lực và kinh nghiệm thi công nhiều công trình phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao.
- Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã thi công được nhiều công trình lớn, kỹ thuật phức tạp và hiện nay Công ty đang triển khai một số hạng mục công trình trụ sở, nhà cao tầng, hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, đường dây và trạm biến áp của nhiều tỉnh thành trên cả nước.
- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và sôi động để hội nhập kinh tế quốc tế, do đó nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn. Đây chính là điều kiện để Công ty mở rộng hoạt động kinh doa._.nh của mình ở cả lĩnh vực thi công và đầu tư.
* Khó khăn:
- Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương là doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viện trực thuộc Tổng Công ty Sông Hồng, do đó hoạt động của Công ty nhiều khi còn phụ thuộc vào các công trình do Tổng Công ty giao cho.
- Bên cạnh những máy móc trang thiết bị đồng bộ, Công ty vẫn còn nhiều máy móc đã cũ, hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn chưa được thay mới làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt, đòi hỏi Công ty luôn phải thay đổi và nâng cao uy tín của mình bằng những công trình có kỹ thuật cao và mỹ thuật hoàn hảo.
PHẦN IITHỰC TRẠNG HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
2.1.1. Tình hình thực hiện kế hoạch xây lắp
Tình hình thực hiện kế hoạch xây lắp của Công ty được thể hiện qua Bảng 2.1.
Từ bảng 2.1 ta thấy việc thực hiện kế hoạch của Công ty tương đối tốt, từ năm 2004 đến năm 2007 việc thực hiện kế hoạch tăng lên nhanh chóng. Cụ thể: năm 2004 chỉ đạt 95.36% kế hoạch; đến năm 2005 đạt 115.8%; năm 2006 đạt 124.6%; nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 113.9% giảm sao với hai năm trước.
Trong 3 năm: Năm 2004, năm 2005 và năm 2006, Công ty thực hiện kế hoạch được giao tốt hơn là thực hiện kế hoạch tự tìm kiếm. Kết quả thực hiện kế hoạch được giao và kế hoạch tự tìm kiếm lần lượt là 95.6 và 79.9% năm 2004; 115.8% và 113.5% năm 2005; 124.6% và 90.1% năm 2006 so với kế hoạch đặt ra. Nhưng năm 2007 thì ngược lại, Công ty thực hiện kế hoạch tự tìm kiếm tốt hơn kế hoạch được giao. Cụ thể, kết quả thực hiện kế hoạch tự tìm kiếm và kế hoạch được giao năm 2007 lần lượt là 113.9% và 115.4% . Điều đó cho thấy Công ty ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình để chuẩn bị cho giai đoạn Cổ phần hoá Công ty.
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch xây lắp qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
KH
TH
Tỷ lệ
(%)
KH
TH
Tỷ lệ
(%)
KH
TH
Tỷ lệ
(%)
KH
TH
Tỷ lệ
(%)
Kế hoạch được giao
30.287
28.882
95.36
35.298
40.875
115.8
40.531
50.512
124.6
57.295
65254
113.9
Kế hoạch tự tìm kiếm
15.215
12.256
79.7
17.896
20.325
113.5
23.546
21.215
90.1
30.531
35.245
115.4
Sản xuất gạch Granito
320
415
129
450
398
88.4
400
321
80.3
400
276
69
Tổng số
45.882
41.553
90.56
53.644
61.598
114.7
64.447
72.048
111.8
88.226
100.775
114.2
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm được thể hiện qua số liệu trong bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
So sánh
2007/2006
Doanh thu
24.270
50.236
85.891
137.856
2.07
1.71
1.61
Lợi nhuận
sau thuế
896
1.358
3.603
5.783
1.52
2.65
1.61
Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm ta có thế nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất tiến triển. Hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Doanh thu tăng lên nhanh chóng: doanh thu năm 2004 chỉ có 24.270 triệu đồng nhưng đến năm 2005 tăng lên 50.236 triệu đồng, tăng 107%; còn đến năm 2006 thì doanh thu đã lên đến con số 85.891 triệu đồng, tăng 71% so với năm 2005; năm 2007 doanh thu tăng 60.5% so với năm 2006; Doanh thu tăng lên nhanh chóng kèm theo sự tăng lên không ngừng của lợi nhuận, nếu năm 2004 lợi nhuận chỉ là 896 triệu đồng thì năm 2005 là 1.358 triệu đồng, tăng 38% nhưng năm 2006 con số đó đã là 3.603 triệu đồng, tăng 165% so với năm 2005; năm 2007 là 5.783 triệu đồng, tăng 61% so với năm 2006.
Đồ thị 2.1: DOANH THU CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
Tỷ đồng
Đồ thị 2.2: LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XÂY LẮP VẬT LIỆU XÂY DỰNG AN DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2004 – 2007
Nghìn đồng
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương ta có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số doanh lợi doanh thu.
Bảng 2.3: Hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương qua một số năm
Năm
2004
2005
2006
2007
Hệ số doanh lợi
doanh thu thuần(%)
4.1
2.7
4.2
4.2
Từ bảng 2.3 ta có thể thấy hệ số doanh lợi doanh thu của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương có xu hướng giảm từ 4.1% năm 2004 xuống 2.7% năm 2005. Điều đó chứng tỏ năm 2005 Công ty đã hoạt động chưa hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Nhưng đến năm 2006 thì hệ số doanh lợi doanh thu lại tăng lên đến 4.2% và giữ nguyên như thế đến năm 2007. Có thể thấy trong hai năm 2006 và 2007 khả năng sinh lợi của vốn và hiệu quả kinh doanh mà Công ty đạt được là khá cao và ổn định.
2.2. Phân tích thực trạng hạ giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương
2.2.1. Giá thành xây lắp công trình xây dựng
Đối tượng tính giá thành xây lắp công trình xây dựng
- Đối với các công trình được Tổng Công ty giao (chỉ định thầu), căn cứ vào bản vẽ thiết kế, khối lượng các công việc chủ yếu, đơn giá do các cơ quan nhà nước ban hành, phòng Kế hoạch - Kỹ thuật sẽ tiến hành xác định dự toán công trình. Đây là giá mà hai bên công ty và bên chỉ định thầu xem xét đi đến kí kết hợp đồng.
- Đối với công trình Công ty phải tham gia đấu thầu thì khi nhận được thông báo mời thầu, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật và các phòng ban liên quan sẽ tiến hành khảo sát, xác định khối lượng thi công chủ yếu, biện pháp thi công để lập hồ sơ dự thầu, xác định giá dự thầu. Trong quá trình đấu thầu Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật của Công ty tuỳ theo tình hình có thể thay đổi giá trị dự thầu trong phạm vi cho phép một cách hợp lý. Nếu trúng thầu thì giá trị dự thầu là cơ sơ để ký hợp đồng.
Căn cứ lập giá thành kế hoạch
Dựa vào thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết kế hai bước) hoặc theo thiết kế kỹ thuật thi công (với công trình thiết kế một bước) để tính khối lượng công tác.
Các loại đơn giá:
Giá chuẩn: là chỉ tiêu xác định chi phí bình quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của từng hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế điển hình (hay thiết kế hợp lý kinh tế), chỉ bao gồm giá trị dự toán của các loại công tác xây lắp trong phạm vi công trình như các chi phí để xây dựng các hạng mục ngoài công trình như: đường sá, cống rãnh,… và chi phí mua sắm thiết bị của hạng mục công trình hoặc công trình.
Đơn giá chi tiết: gồm những chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và sử dụng máy thi công trên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp và được xác định trên cơ sở định mức dự toán chi tiết.
Đơn giá tổng hợp: gồm toàn bộ chi phí xã hội cần thiết, chi phí về vật liệu, nhân công và máy thi công, chi phí chung và thuế cho từng loại công việc hoặc một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở địh mức dự toán tổng hợp.
Giá mua: các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản và bảo hiểm theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công nghiệp và Công thương, Ban vật giá chính phủ, Bộ Tài chính,…)
Tỷ lệ định mức các chi phí tính hay bảng giá bao gồm:
Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và các chi phí tư vấn khác theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Chi phí đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng.
Các chi phí khác như: tiền thuê đất hoắc tiền chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng, các loại thuế, lãi bảo hiểm công trình,…
Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác
Đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung và với Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương nói riêng, giá thành xây lắp là một chỉ tiêu rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để hoạch định phương hướng hạ giá thành xây dựng cần phải quan tâm xem xét giá thành xây dựng trong tổng thể mối quan hệ với các loại giá xây dựng khác.
Giá thành xây lắp có liên quan tới:
- Giá trị công trình (giá xây dựng công trình)
- Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước (giá trị dự toán xây lắp)
- Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước (giá thành dự toán xây lắp)
- Giá thành xây lắp thiết kế của tổ chức xây dựng
Mối quan hệ đó được biểu diễn qua sơ đồ 2.1.
Giá trị công trình (Giá trị xây dựng công trình)
Giá trị dự toán xây lắp theo quy định của Nhà nước
(Giá trị dự toán xây lắp)
Giá thành xây lắp theo dự toán quy định của Nhà nước
(Giá thành dự toán xây lắp)
Giá thành xây lắp theo kế hoạch của tổ chức xây dựng
Giá thành xây lắp thực tế của tổ chức xây dựng
(1)
(2)
(3)
(4)
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác
Trong đó:
(1) Mức hạ giá thành xây lắp so với thực tế
(2) Mức hạ giá thành xây lắp theo kế hoạch
(3) Mức thuế và lãi theo quy định của Nhà nước
(4) Chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Phương pháp xác định giá thành xây lắp
Giá thành xây lắp của tổ chức xây dựng được xác định theo mẫu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Giá thành xây lắp
STT
Các khoản mục chi phí
Cách tính
Ký hiệu
1
Chi phí vật liệu
+ CL
VL
2
Chi phí nhân công
* (1+)
NC
3
Chi phí máy xây dựng
* (1+)
M
4
Chi phí trực tiếp khác
1.5% * (VL + NC + M)
TT
Cộng chi phí trực tiếp
VL + NC + M + TT
T
5
Chi phí chung
(VL + NC + M + TT) *
C
6
Giá thành xây lắp
T + C
Trong đó:
: Khối lượng công tác xây lắp i
CL: Chênh lệch vật liệu
: Chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i
: Chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng ch công tác xây lắp i
: Chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng cho công tác xây lắp i
: Hệ số điều chỉnh nhân công
: Hệ số điều chỉnh máy thi công
: Định mức chi phí chung
Theo Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng thì chi phí trực tiếp khác bằng 1.5% so với tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
Nội dung giá thành công tác xây lắp
Giá thành công tác xây lắp là tất cả các chi phí bằng tiền mà tổ chức xây dựng sử dụng để thực hiện công tác xây lắp, nó bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung:
= VL + NC + M + C
Cơ cấu giá thành xây lắp là tỷ trọng (%) các khoản mục chi phí của giá thành xây lắp so với toàn bộ giá thành xây lắp. Tuỳ theo điều kiện và chính sách cụ thể, nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học - kỹ thuật – công nghệ, xu hướng biến đổi tiến bộ của cơ cấu giá thành xây lắp là giảm % các khoản mục chi phí chung và nhân công còn tăng % các chi phí vật liệu và máy thi công.
Có thể biểu diễn cơ cấu giá thành theo sơ đồ 2.2.
Chi phí
trực tiếp
Chi phí chung
Chi phí vật liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy xây dựng
Chi phí quản lý hành chính
Chi phí phục vụ nhân công trực tiếp thi công
Chi phí phục vụ thi công
Chi phí gián tiếp khác
Chi phí trực tiếp khác
Giá thành xây lắp
Sơ đồ 2.2.: Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng theo thiết kế và đơn giá công tác xây dựng tương ứng.
Chi phí trực tiếp khác như chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển lao động và thiết bị thi công đến các công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.
Chi phí chung:
Chi phí chung gồm chi phí quản lý, điều hành tại công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.
Cơ cấu giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty được thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm xây lắp trong những năm gần đây
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục chi phí
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Chi phí nguyên vật liệu
15215
51.36
25008
49.31
42365
54.54
79215
59.45
Chi phí nhân công
3562
12.02
4689
9.25
6045
7.78
8064
6.05
Chi phí máy thi công
6921
23.36
15246
30.06
20103
25.88
30213
22.67
Chi phí trực tiếp khác
2358
7.96
3214
6.34
5698
7.34
7856
5.90
Cộng chi phí trực tiếp
28056
94.71
48157
94.95
74211
95.55
125348
94.07
Chi phí chung
1568
5.29
2561
5.05
3459
4.45
7896
5.93
Tổng
29624
100
50718
100
77670
100
133244
100
Qua bảng tính chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương trong một số năm gần đây ta nhận thấy nhìn chung tỷ lệ các loại chi phí trong giá thành của Công ty chưa hoàn toàn hợp lý. Trong cơ cấu giá thành của Công ty, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ 51.36% đến 54.62%, riêng năm 2007 thì khả quan hơn là 60.66%. Tỷ lệ này chưa hợp lý vì thông thường tỷ lệ nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp chiếm khoảng 60 – 80%, trong khi đó tỷ lệ các loại chi phí khác là cao hơn so với nguyên tắc. Cụ thể: chi phí nhân công lần lượt qua các năm là: năm 2004 là 12.02%; năm 2005 là 9.25%; năm 2006 là 7.79%; năm 2007 là 6.18%. Mặc dù tỷ lệ chi phí nhân công có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp của Công ty. Công ty cần có biện pháp để giảm tỷ lệ này hơn nữa bằng việc tăng cường sử dụng các loại máy móc thi công hiện đại thay thế cho lao động phổ thông, nâng cao năng suất lao động hơn nữa.
Chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ lần lượt qua các năm như sau: năm 2004 là 23.39%; năm 2005 là 30.06%; năm 2006 là 25.92%; năm 2007 là 23.14%. Qua đó ta thấy tỷ lệ chi phí máy thi công của Công ty tăng giảm không đồng đều, có năm tăng, có năm giảm. Công ty cần phải có sự điều chỉnh để tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo.
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ chi phí trực tiếp khác chiếm khoảng 6.02 – 7.96%. Tỷ lệ này là tương đối lớn trong cơ cấu giá thành xây lắp, chứng tỏ các chi phí liên quan đến công tác di chuyển lao động, máy móc thiết bị thi công, thí nghiệm nguyên vật liệu là chưa hợp lý, còn xảy ra tình trạng lãng phí.
Chi phí chung trong cơ cấu giá thành của Công ty chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể: năm 2004 là 5.29%; năm 2005 là 5.05%; năm 2006 là 4.45%; năm 2007 là 5.93%. Tỷ lệ chi phí chung cao là do các chi phí quản lý và điều hành công trường, chi phí phục vụ nhân công, chi phí thi công tăng lên. Công ty cần có những biện pháp hợp lý và cụ thể để nhanh chóng khắc phục tình trạng này như: tổ chức các biện pháp thi công hợp lý, bố trí cán bộ quản lý thi công đúng người đúng việc theo dõi chặt chẽ tình hình thi công trên công trường.
Tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp được biểu diễn rõ hơn qua đồ thị 2.3.
Đồ thị 2.3: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp qua các năm 2004 – 2007
2.2.2. Phân tích chi phí một số công trình Công ty thi công trong những năm gần đây
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hạ giá thành sản phẩm là một nhân tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng đối với xây dựng cũng như đối với bản thân các doanh nghiệp xây dựng việc hạ giá thành xây lắp lại còn có ý nghĩa to lớn. Bởi vì giá thành xây lắp chiếm tỷ lệ chi phí lớn trong giá trị công trình, nên chỉ cần giảm được % nhỏ giá thành xây lắp thì đã tiết kiệm được một lượng tiền không nhỏ. Hơn nữa giá thành xây lắp hạ kéo theo giá xây dựng công trình hạ, do đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi đấu thầu. Nói tóm lại, càng hạ giá thành xây lắp nhiều thì các doanh nghiệp càng có mức lãi cao, càng có điều kiện để phát triển doanh nghiệp toàn diện, càng có cơ hội thắng thầu nhiều.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạ giá thành, Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng An Dương đã thực hiện nhiều biện pháp làm cho giá thành thực tế thấp hơn, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân sự biến động giá thành xây lắp và ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến vấn đề này ta phân tích một số công trình cụ thể trong một số năm gần đây: Công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn; Công trình Bệnh viện đa khoa Hưng Yên; Công trình Xây dựng đoạn đường từ KM7 + 100 đến KM9 + 500.
Phân tích giá thành gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Địa điểm: Tỉnh Bắc Kạn
Thời gian thi công: 3/2006 – 10/2006
Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.6.
Bảng 2.6: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “Hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
Đơn vị: Nghìn đồng
Khoản mục chi phí
(1)
Dự toán
(2)
Thực tế
(3)
Chênh lệch
Số
tuyệt đối
(4)= (3)-(2)
Số
tương đối
(5)=(3)/(2)
Chi phí nguyên vật liệu
1.028.571
1.008.156
-20.415
98.02%
Chi phí nhân công
1.477.463
1.477.653
190
100.01%
Chi phí máy thi công
4.594.001
4.600.002
6.021
100.13%
Chi phí trực tiếp khác
104.158
102.000
-2.158
97.93%
Cộng chi phí trực tiếp
7.204.194
7.187.811
-16.362
99.77%
Chi phí chung
432.251
435.965
3.714
100.86%
Tổng
7.636.445
7.623.776
-12.648
99.83%
Qua bảng phân tích 2.6 ta thấy gói thầu “hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn có tổng chi phí thực tế giảm tuyệt đối là 12.648 nghìn đồng, đạt 99.83% so với chi phí dự toán công trình.
Chi phí vật liệu tiết kiệm được 20.415 nghìn đồng, đạt 98.02% so với chi phí dự toán. Đạt được điều đó là do chi phí nguyên vật liệu được lập ra khá sát với tình hình thực tế, ngoài ra trong quá trình mua nguyên vật liệu thì Công ty đã khai thác được các mối quan hệ với bạn hàng để được hưởng chiết khấu khi mua, đồng thời trong quá trình thi công thì Công ty đã thực hiện được việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu đúng cách để giảm phần lớn chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp. Bên cạnh đó, để tận dụng tối đa các loại máy móc đang có thì Công ty đã tiến hành tự nghiền đá làm bê tông nhựa thay cho việc đi mua bê tông. Đó là do hiện nay Công ty có trạm trộn bê tông nhựa nên Công ty chỉ mua đá hộc về xay thành các loại đá có kích cỡ khác nhau. Việc này đã giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí nguyên vật liệu. Cụ thể là:
Nếu đi mua đá nghiền sẵn, giả sử đá 1x2 có giá 166.000 (đồng/m) (tại Hà Nội, 27/3/2008)
Nếu tự nghiền đá thì Công ty sẽ phải bỏ ra các loại chi phí sau:
- Chi phí mua đá hộc: 95.000 (đồng/m)
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: 20000 (đồng/m)
- Chi phí nhân công cho việc sử dụng máy: 30.00 (đồng/m)
- Chi phí khác ( điện, nước, chi phí vận chuyển…): 20.000 (đồng/m)
Như vậy tổng chi phí cho sản xuất 1 m đá nghiền từ đá hộc của Công ty là:
95.000 + 20.000 + 30.000 + 14.000 = 159.000 (đồng/m)
Với lượng đá 12000 m đá cần sử dụng cho công trình thì nếu tự nghiền đá Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí:
12000 x (166.000 – 159.000) = 84.000.000 (đồng)
Chi phí nhân công: vượt dự toán 190 (nghìn đồng), tăng 0.01%. Mặc dù chi phí nhân công tăng không nhiều nhưng cũng kéo theo sự tăng lên của chi phí chung. Chi phí nhân công tăng là do tiến độ thi công công trình chưa đảm bảo, chậm so với kế hoạch, mặt khác do thời tiết xấu nên thời gian thi công bị chậm lại làm cho chi phí nhân công tăng lên. Do đó trong thời gian thời tiết tốt thì Côn ty phải huy động thêm nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Chi phí trực tiếp khác: tiết kiệm được 16.362 nghìn đồng, đạt 99.77% so với dự toán. Đạt được kết quản trên là do Công ty đã tiết kiệm được các loại chi phí như chi phí di chuyển máy móc thiết bị, nhân lực…
Chi phí máy thi công: vượt dự toán là 6.021 nghìn đồng, tăng 0.13% so với dự toán. Nguyên nhân là do tiến độ thi công kéo dài làm cho chi phí bảo quản máy móc thiết bị tăng lên.
Chi phí trực tiếp khác: vượt dự toán 3.714 nghìn đồng, tăng 0.86% . Đây là một khoản chi phí khá lớn, nguyên nhân là do Công ty chưa có các biện pháp phù hợp để giảm các loại chi phí quản lý, điều hành thi công, chi phí phục vụ nhân công… Công ty chưa bố trí hợp lý cán bộ quản lý điều hành, giám sát quá trình thi công trên công trường.
Có thể nói gói thầu “hạng mục san nền kè đá” thuộc công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn là một công trình có giá trị không lớn lắm nhưng do địa điểm xây dựng thuộc miền núi nên khó khăn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quản lý điều hành và thời tiết không thuận lợi đã làm gián đoạn thi công làm cho chi phí nhân công, chi phí máy thi công tăng lên vượt dự toán. Tuy nhiên trong công trình này, điều có ý nghĩa nhất đối với công tác hạ giá thành là Công ty đã có những biện pháp tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và chi phí trực tiếp khác. Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chi phí rất khó tiết kiệm được trong các công trình. Do tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu nên công trình này có tổng chi phí thực tế giảm so với dự toán.
Phân tích giá thành gói thầu “xây dựng nhà hợp khối”thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên giai đoạn III
Địa điểm: Tỉnh Hưng Yên
Thời gian thi công: 10/2005 – 7/2007
Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu “xây dựng nhà hợp khối”thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên
giai đoạn III
Đơn vị: Nghìn đồng
Khoản mục chi phí
(1)
Dự toán
(2)
Thực tế
(3)
Chênh lệch
Số
tuyệt đối
(4)= (3)-(2)
Số
tương đối
(5)=(3)/(2)
Chi phí nguyên vật liệu
15.143.158
15.144.164
1.006
100.01%
Chi phí nhân công
4.190.786
4.181.658
-9.128
99.78%
Chi phí máy thi công
1.501.728
1.537.347
35.619
102.37%
Chi phí trực tiếp khác
312.535
314.381
1.846
100.59%
Cộng chi phí trực tiếp
21.148.208
21.152.529
4.321
100.02%
Chi phí chung
1.268.892
1.271.479
2.587
100.20%
Tổng
22.417.100
22.424.008
6.908
100.03%
Từ bảng 2.7 ta thấy tại công trình này Công ty đã tiết kiệm được 9.128 nghìn đồng chi phí nhân công, giảm 0.22% so với dự toán. Chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung tăng nhưng không đáng kể. Riêng chi phí máy thi công tăng nhiều hơn so với dự toán là 25.619 nghìn đồng, tức tăng 2.37% so với dự toán.
Chi phí nhân công giảm là do tiến độ thi công được đẩy nhanh, Công ty sử dụng các biện pháp nhằm hoàn thành công trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra như: lập tiến độ đúng đắn và hợp lý; tăng số lượng nhân công để rút ngắn thời gian, cơ giới hoá, áp dụng công nghệ mới,… Do đó chi phí nhân công đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ, làm cho tổng chi phí thực tế giảm đi so với dự toán.
Trong công trình này, chi phí vật liệu tăng lên không nhiều so với dự toán, tăng 1.006 nghìn đồng, tức tăng 0.01% . Chi phí chung tăng lên 2.587 nghìn đồng hay tăng 0.2% so với dự toán. Mặc dù chi phí chung tăng lên không đáng kể nhưng vì đây là loại chi phí dễ tiết kiệm nhất nên Công ty cần phải xem xét, điều chỉnh để có những biện pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm loại chi phí này như: bố trí cán bộ quản lý hợp lý, đúng người đúng việc, tránh để tình trạng làm việc chồng chéo.
Chi phí máy thi công tăng nhiều nhất trong các loại chi phí của Công trình này, tăng 35.619 nghìn đồng, tức là tăng 2.37% so với dự toán. Nguyên nhân của tình trạng này là do Công ty sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị thay thế cho lao động phổ thông.
Phân tích giá thành gói thầu số 6 thuộc dự án “Cải tạo nâng cấp đường trục kinh tế miền Đông, Đông Anh, Hà Nội”
Địa điểm: Hà Nội
Thời gian thi công: 10 /2006 – 8/2007
Tình hình chi phí thực tế tại công trình này được thể hiện chi tiết qua bảng 2.8.
Bảng 2.8: Tình hình chi phí thực tế tại gói thầu số 6 thuộc dự án “Cải tạo nâng cấp đường trục kinh tế miền Đông, Đông Anh, Hà Nội”
Đơn vị: Nghìn đồng
Khoản mục chi phí
(1)
Dự toán
(2)
Thực tế
(3)
Chênh lệch
Số
tuyệt đối
(4)= (3)-(2)
Số
tương đối
(5)=(3)/(2)
Chi phí nguyên vật liệu
7.201.111
7.201.200
89
100.00%
Chi phí nhân công
777.697
770.335
-7.362
99.05%
Chi phí máy thi công
767.124
767.860
736
100.10%
Chi phí trực tiếp khác
131.156
131.200
44
100.03%
Cộng chi phí trực tiếp
8.877.088
8.870.595
-6.493
99.93%
Chi phí chung
470.382
472.589
2.207
100.47%
Tổng
9.347.470
9.343.184
-4.286
99.95%
Qua bảng 2.8 ta nhận thấy tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty tại công trình này tương đối tốt. Trong đó chi phí nhân công là loại chi phí tiết kiệm được nhiều nhất so với dự toán, tiết kiệm được 7.362.000 đồng. Sở dĩ như vậy là do trong công trình này Công ty đã sử dụng lao động phổ thông tại chính địa phương để thực hiện những công việc như đào đường, phát cỏ ven đường, dọn đất đá… với giá lao động thoả thuận là 45.000 đồng/người/ngày, tiết kiệm được một khoản không nhỏ so với việc sử dụng lao động biên chế của Công ty ( bình quân 56.600đồng/người/ngày).
Các loại chi phí còn lại trên thực tế không có sự chênh lệch quá nhiều so với dự toán. Đó là một thành công đối với Công ty, nhất là trong điều kiện hiện nay khi giá cả thị trường luôn ở trong tình trạng biến động. Sự biến động về giá cả sẽ làm cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên, nhưng tại công trình này thì các chi phí như nguyên vật liệu, máy thi công,…có sự chênh lệch không đáng kể.
Để đạt được thành công trên Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa các loại chi phí. Đối với nguyên vật liệu thì công ty đã tìm những nhà cung ứng có uy tín, mua với số lượng nhiều nên được hưởng chiết khấu; trong quá trình thi công thì công ty luôn có những biện pháp giám sát chặt chẽ nhằm tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, không để mất mát quá nhiều. So với các chi phí khác thì chi phí chung tăng nhiều nhất, tăng 2.207 nghìn đồng hay tăng 0.47%.
Có thể nhận thấy đây là công trình có chi phí thực tế phát sinh rất ít so với chi phí dự toán. Đó là cả một sự nỗ lực rất lớn của Công ty trong điều kiện giá cả thị trường như hiện nay.
2.2.3. Phân tích các nhân tố tác động tới giá thành sản phẩm
Chi phí vật liệu
Đối với bất kỳ ngành sản xuất nào thì vật liệu luôn là một nhân tố đầu vào quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Chất lượng của vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật liệu, đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng thì chi phí dành cho vật liệu luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp(chiếm 60% - 80%).
Trong thi công xây dựng công trình thì vật liệu được sử dụng nói chung rất phong phú và đa dạng. Vật liệu chủ yếu dùng cho thi công là: gạch, đá, cát, sỏi, xi măng, sắt thép, ... Trong mỗi loại vật liệu lại có nhiều chủng loại khác nhau, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật và đặc điểm của mỗi công trình mà doanh nghiệp cần đến các loại vật liệu khác nhau với số lượng không giống nhau.
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vật liệu trong giá thành thực tế, Công ty dùng công thức sau:
Chênh lệch tuyệt đối chi phí vật liệu:
VL = Chi phí vật liệu thực tế - Chi phí vật liệu dự toán
Nếu %VL > 100% và VL > 0 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm vật liệu
Nếu %VL < 100% và VL < 0 thì doanh nghiệp đã lãng phí vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất là:
Mức tiêu hao vật liệu trong thi công xây dựng
- Đơn giá nguyên vật liệu
Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành xây lắp
(Đơn vị: Nghìn đồng)
STT
(1)
Tên công trình
(2)
Dự toán
(3)
Thực tế
(4)
Chênh lệch
Số
tuyệt đối
(4) – (3)
Số
tương đối
(4)/(3)
1
Trường THPT chuyên Bắc Kạn
1.028.571
1.008.156
-20.415
98.02%
2
Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên
15.143.158
15.144.164
1.006
100.01%
3
Cải tạo nâng cấp trục đường Đông Anh, Hà Nội
7.201.111
7201.200
89
100.00%
Nhận xét:
Qua bảng 2.9 ta thấy tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty khá tốt. Tại công trình Trường THPT chuyên Bắc Kạn chi phí nguyên vật liệu đã giảm khá nhiều so với dự toán và chi phí nguyên vật liệu ở công trình Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên và công trình cải tạo nâng cấp trục đường Đông Anh – Hà Nội có tăng so với dự toán, nhưng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính là công ty đã sử dụng máy móc thiết bị của mình để tiến hành nghiền đá, thay vì mua đá từ bên ngoài (Công trình trường THPT chuyên Bắc Kạn). Tuy nhiên trong quá trình thi công, do khâu giao nhận nguyên vật liệu và bảo quản chưa tốt nên xảy ra tình trạng hao hụt về nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các yếu tố: mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình thi công và đơn giá nguyên vật liệu. Có thể nói định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong đơn giá dự toán so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong thực tế rất sát nhau do việc lập dự toán được các cán bộ có kinh nghiệm tại phòng kế hoạch kỹ thuật lập căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật và qua khảo sát thực tế. Đơn giá dự toán được lập theo quy định hiện hành của Bộ xây dựng. Theo quy định này, Bộ xây dựng đã có đưa ra những quy định về sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, giá thị trường có lúc tăng nhiều so với khi lập dự toán. Đó là những nguyên nhân mang tính khách quan và chủ yếu làm cho giá thực tế tăng nhiều so với giá dự toán.
Chi phí nhân công
Chi phí nhân công là một trong những chi phí có tác động lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu nhưng chi phí nhân công có ảnh hưởng đặc biệt do vai trò quan trọng của người động trong sản xuất xây dựng
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công, Công ty sử dụng công thức sau:
Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch Chi phí nhân công thực tế
%NC = = x100%
Chi phí nhân công Chi phí nhân công dự toán
Chênh lệch tuyệt đối n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10695.doc