Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu –Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim

Mở đầu Việt Nam đã và đang trên con đường tiến tới hội nhập khu vực, tham gia AFTA (năm 1995), APEC (năm 1998), ký kết Hiệp định Thương Mại Việt-Mỹ, và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO; hoạt động thương mại quốc tế nước ta đang đứng trước thời cơ và thách thức hơn bao giờ hết. Từ sau đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước coi trọng việc mở cửa nền kinh tế. Thương mại Quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đã và đang phát huy vai trò to lớn cần thiết đối với nền k

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu –Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế quốc dân. Nhập khẩu là một hoạt động cơ bản của Thương mại Quốc tế, thể hiện sự gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế của quốc gia với nền kinh tế Thế giới, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hoá như đã đề cập ở trên. Thực tế đã chứng minh nhập khẩu vô cùng quan trọng đối với mọi quốc gia. Nhập khẩu ở hầu hết các nước đang phát triển chiếm từ 20% đến 25% GDP, trong đó vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp nằm trong danh mục các mặt hàng nhập khẩu ưu tiên ở các nước này và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn về lao động tài nguyên nhưng khoa học cơ bản, kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến còn lạc hậu. Nhập khẩu vật tư thiết bị sẽ giúp chúng ta gỡ bỏ được những vướng mắc mà các nước nghèo thường gặp phải, đó là ứng dụng công nghệ của nước ngoài trong thời kỳ đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước. Xét ở cấp độ đơn vị sản xuất KD, cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà sản xuất KD không ngừng cải tiến, đổi mới vật tư thiết bị máy móc, công nghệ SXKD để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng kịp thời (cũng như những thay đổi) nhu cầu thị trường. Những nhân tố, đặc điểm trên đã đem lại cơ hội cũng như thách thức vô cùng to lớn đối với các đơn vị kinh doanh XNK vật tư thiết bị nói chung. Là đơn vị thuộc Bộ công nghiệp nên mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ là vật tư thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ sản xuất công nghiệp. Là một Công ty thuộc Bộ Công nghiệp – Với nhiệm vụ nhập khẩu vạt tư thiết bị cho các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp – Nhập khẩu vật tư thiết bị có vai trò vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim . Với những yêu cầu và lý do trên, trong qúa trình thực tập tập tại Matexim tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu –Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim” với mong muốn có thêm thông tin phân tích về hoạt động Nhập khẩu tại Công ty cũng như mong muốn tìm hiểu thêm về hoạt động kinh tế này. Đề tài bao gồm ba phần chính: Phần 1: Tổng quan về Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim. Phần 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Matexim. Phần 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Nhập khẩu Công ty Matexim . Tuy nhiên do thời gian thực tế ngắn, trình độ hiểu biết có hạn, kiến thức tích luỹ chưa nhiều nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong hình thức và nội dung thể hiện. Do vậy, tôi mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung những thiếu sót để đề tài thực tập tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Tôi xin chận thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn - GVC. Nguyễn Thị Thảo, các cô chú tại cơ quan thực tập trong quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội ngày 25/04/2003 Sinh viên: Nguyễn Vũ Hải Phần I; Tổng quan về Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim Lịch sử hình thành và phát triển. Giới thiệu Công ty: Tên giao dịch trong nước: Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Tên giao dịch quốc tế: Material and Technical export – import corporation Tên viết tắt: Matexim Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy – Hà Nội. Điện thoại: 04-8361691 Fax: 04-7564416 E-mail: matexim@hn.vnn.vn Website: Lịch sử hình thành Công ty vật tư thiết bị toàn bộ được thành lập theo quyết định số 14 CKLKTC2-ngày 17/9/1969 của Bộ cơ khí và luyện kim cũ. Công ty được thành lập bao gồm các thành viên sau: + Tổng kho I (Hà Nội) + Tổng kho II (Hải Phòng) + Tổng kho III (Bắc Thái) + Xí nghiệp vận tải (Vĩnh Phú) + Xí nghiệp vật liệu I (Vĩnh Phú) + Xí nghiệp vật liệu toàn bộ (Hà Nội) + Ban tiếp nhận I (Hà Nội) + Trạm sửa chữa xe máy (Vĩnh phú) + Xưởng cơ khí (Hà nội) Đến năm 1978, XN vật tư toàn bộ (Hà Nội) được quyết định tách công ty, tổ chức thành công ty thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim cũ. XN vật liệu I (Vĩnh Phú) được Bộ cơ khí luyện kim chuyển giao cho Sở công nghiệp Hà Nội để thành lập XN vật tư Hà Nội. Ngày 12/ 01/ 1979, HĐCP ra quyết định 14-CP hợp nhất Công ty vật tư và Công ty thiết bị toàn bộ làm một, lấy tên là Công ty vật tư thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí luyện kim cũ ( và tên công ty vật tư thiết bị toàn bộ được gọi chính thức từ đây trở về sau ). Cũng trong năm 1979, Bộ cơ khí luyện kim quyết định thành lập Tổng kho 4 trực thuộc công ty (Đóng ở Phú xuyên - Hà Tây). Đến đầu những năm 1980, Bộ cơ khí và luyện kim có quyết định: - Thành lập trung tâm dịch vụ vật tư kỹ thuật cơ khí (Đắc Lắc). - Đổi tên tổng kho II (Hải Phòng) thành XN giao nhận vật tư. Năm 1993, thực hiện quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà Nước, ban hành kèm theo NĐ số 338-HĐBT ngày 20/11/1991 của HĐBT (Nay là CP), Matexim được thành lập lại theo quyết định số 214QĐ-TCNSĐT ngày 5/5/1993 của Bộ trưỏng Bộ Công Nghiệp nặng, bao gồm các đơn vị thành viên sau: + Tổng kho I (Hà Nội). + Chi nhánh vật tư Thái Nguyên (Tổng kho III cũ). + Chi nhánh vật tư Hà Tây (Tổng kho IV). + Chi nhánh vật tư Hải Phòng (XN giao nhận vật tư cũ). + XN vật tư vận tải (XN vận tải cũ). + Chi nhánh vật tư Miền Trung. + XN vật tư Hà Nội. + Chi nhánh vật tư Miền Nam. + Chi nhánh vật tư Tây Nguyên (Trung tâm dịch vụ vật tư kỹ thuật cơ khí cũ). Đến năm 1996, Bộ Công Nghiệp quyết định chuyển công ty vào là thành viên của Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM). Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với cơ chế thị trường công ty đã sắp xếp tổ chức mạng lưới các thành viên như sau: - Chi nhánh vật tư Miền Nam ( TP. HCM ) - Chi nhánh vật tư tây nguyên ( TP. Buôn Ma Thuột ) - Chi nhánh vật tư thiết bị Đà Nẵng ( TP. Đà Nẵng ) - Chi nhánh vật tư Nam Hà Nội ( Hà Tây ) - Chi nhánh vật tư Hải phòng ( TP. Hải Phòng ) - Chi nhánh vật tư Thái Nguyên ( Thái Nguyên ) - XN sản xuất và kinh doanh dịch vụ ( Hà Nội ) - XN kinh doanh xe và phụ tùng ( Trước đây là cửa hàng bán xe và dịch vụ do HonDa Việt Nam uỷ nhiệm ). Nhiệm vụ chính của các thành viên là kinh doanh các mặt hàng công ty được phép làm. Và tuỳ tình hình thực tế, ở mỗi đơn vị có đặc thù riêng mà công ty giao thêm nhiệm vụ khác cho phù hợp. Quá trình phát triển Lúc mới thành lập vào năm 1969, công ty vật tư thiết bị toàn bộ là một đơn vị hậu cần của Bộ cơ khí và luyện kim (cũ), có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hàng hoá và cấp phát hàng theo lệnh của cấp trên; tổ chức thu mua, gia công chế biến và vận chuyển hàng đến đơn vị phục vụ sản xuất trong nghành. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất vào năm 1975, công ty có thêm 2 thành viên trực thuộc : - Chi nhánh vật tư Miền Nam (TP. HCM) - Ban tiếp nhận III (Đà Nẵng) Như vậy, các đơn vị trực thuộc Công ty đã có mặt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam của đất nước. Đến năm 1979, công ty được Bộ cơ khí kuyện kim giao thêm trọng trách tổ chức thu mua tiếp nhận, gia công, khai thác, chế biến, vận tải phục vụ các đơn vị của Bộ; cung cấp thiết bị toàn bộ, các loại vật tư chuyên dùng, chuyên nghành và thông dụng, tổ chức tiêu thụ các sản phẩm, kể cả các thiết bị toàn bộ do các đơn vị của Bộ sản xuất, các thiết bị tồn kho và các vật tư chậm luân chuyển. Năm 1991, công ty được Bộ công nghiệp nặng giao thêm nhiệm vụ XNK trực tiếp với các hãng, Doanh nghiệp của nước ngoài (Tên giao dịch quốc tế: Material and Complete Equipment Export-Import Corporation. Tên viết tắt: Matexim). Và cùng với những thắng lợi, thành tựu to lớn của đất nước khi bước vào giai đoạn đổi mới, Matexim ngày càng phát triển vững chắc. Matexim hướng tới chiến lược phát triển đa lĩnh vực: XNK, sản xuất, vận tải, đại lý, dịch vụ trên cơ sở củng cố và phát triển mặt hàng KD chính là vật tư thiết bị, dây chuyền sản xuất. Cụ thể: Kinh doanh XNK: vật liệu, thiết bị công nghiệp, thiết bị xây dựng, trang thiết bị nội thất, thiết bị máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng, các sản phẩm công nghiệp… Sản xuất: Gang đúc, thép cán, thép thỏi, gạch nung, các sản phẩm tiêu dùng, bao bì nhựa, bao bì giấy, các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và mỹ nghệ xuất khẩu; sản xuất nan chiếu trúc, mành trúc cho thị trường trong nước và XK. Vận tải hàng hoá đường thuỷ và đường bộ. Đại lý mua bán, ký gửi, KD xăng dầu. Dịch vụ: Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, vận chuyển giao nhận hàng hoá, ăn uống và nhà nghỉ. Thu mua sắt thép phế liệu. Bắt đầu hoạt động XNK chỉ với 3 thị trường nước ngoài vào năm 1991 là Nga, Trung Quốc và Thái Lan. Đến năm 2001, tức là sau 10 năm trưởng thành, Matexim đã mở rộng thị trường tới 19 nước ngoài ở châu á, châu Âu, cả Nam Mỹ và Châu úc; Và thị trường trọng điểm, truyền thống là Châu á. Ngày 27/08/1991 công ty nhận được tổng số vốn là 17.874 (triệu đồng); sau 10 năm hoạt động SX-KD-tính đến 31/12/2001, tổng số vốn của Matexim đã lên đến 34.940 triệu đồng tăng gấp đôi so với năm 1991-trong đó vốn cố định đã tăng gấp 4,5 lần, vốn lưu động tăng 1,4 lần và vốn khác Là thành viên của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) - Bộ công nghiệp, công ty đã phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị thành viên khác trên nguyên tắc hợp tác, hỗ trợ và cùng có lợi trong các hoạt động như tiêu thụ thu mua, thanh toán trả chậm. Có quy mô khá lớn với 10 đơn vị trực thuộc, công ty nhiều khi còn cung cấp rất nhiều hàng hoá cho các công ty nhỏ khác. Hơn nữa, với một lượng vốn lớn nên công ty có thể cho phép một số đối tác có thể trả chậm trong một thời gian thoả thuận nên hiện nay công ty đang có một vị thế và uy tín khá lớn trên thị trường, có nhiều doanh nghiệp hợp tác làm ăn. Do có khả năng xuất khẩu trực tiếp và có điều kiện tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu, công ty đã thực hiện dịch vụ uỷ thác trong kinh doanh theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong nước rất có hiệu quả, từ quan hệ liên kết kinh doanh hay uỷ thác mà công ty đã mở rộng được nguồn cung ứng cũng như thị trường tiêu thụ. Bên cạnh việc cung ứng vật tư Matexim còn hợp tác với VEAM trong việc tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất. Ngoài những cửa hàng và điểm bán hàng đã có, năm 2001 công ty đã đầu tư xây dựng một trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Buôn Mê Thuột và một cửa hàng tại thị xã Ninh Bình mới đưa vào hoạt động. Ngoài ra công ty còn đầu tư mua xe ôtô phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm của VEAM từ các nhà máy đến cửa hàng. Công ty còn tham gia liên doanh liên kết với các công ty cổ phần hoạt động ở các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán. Hiện nay, công ty là: - Hội viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Thành viên sáng lập công ty cổ phần bảo hiểm PJICO. - Thành viên sáng lập công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Việt - Nhật. - Thành viên hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS). Cơ cấu sản xuất kinh doanh 2.1 Hoạt động của các bộ phận sản xuất-kinh doanh Hoạt động sản xuất của các đơn vị trực thuộc công ty đều gặp khó khăn do phải thích ứng với tình hình mới từ khi xoá bỏ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các đơn vị sản xuất của Matexim cố gắng tìm kiếm mọi biện pháp để có được việc làm, ổn định thu nhập cho CB-CNV trong đơn vị mình. Hai đơn vị sản xuất trong các thành viên của Matexim là XN sản xuất và KD dịch vụ Hà Nội và chi nhánh vật tư Tây Nguyên. Năm 2002, XN sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hà Nội-một đơn vị hạch toán độc lập-đã mạnh dạn đầu tư thêm thiết bị để sản xuất một số sản phẩm mới theo nhu cầu thị trường như: Thanh gai tĩnh điện, tấm cực lắng. Các sản phẩm trên đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng, đã ký được hợp đồng trong nước sản xuất được ngay trong năm là 44.000 thanh gai tĩnh điện và 1.404 tấm cực lắng. Bên cạnh đó, XN vẫn duy trì sản xuất thép cán xây dựng, đầu ốp cọc bê tông bằng thép, nhận các sản phẩm gia công cơ khí và khung nhôm kính, sản xuất mành chiếu trúc, sản xuất bao bì và in nhãn bao bì. Chi nhánh vật tư Tây Nguyên hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng cùng với hoạt động KD vật tư VEAM, vật liệu xây dựng chủ yếu là đá xây dựng với công suất thực tế đạt được là 6000m3/năm. Một hướng đi đúng đáng ghi nhận trong sản xuất là năm qua Công ty đã cùng với Nhà máy cơ khí Duyên Hải ký hợp đồng liên doanh với đối tác là Nhật Bản sản xuất sản phẩm chi tiết gang đúc theo công nghệ hiện đại tại Hải Phòng. Dự án liên doanh đã được Bộ chủ quản và Bộ Kế hoạch Đầu tư phê duyệt, cuối năm 2002 liên doanh đã đi vào hoạt động sản xuất. Hoạt động kinh doanh của Matexim bao gồm: Kinh doanh XNK, tiêu thụ sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất, KD hàng trong nước, đại lý cho các hãng nước ngoài. Tỷ trọng XK còn nhỏ trong tổng kim nghạch XNK-khoảng 20%-30%, tuy nhiên tỷ trọng này đã-đang và sẽ tăng lên do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam và do công ty đang cố gắng đa dạng hoá mặt hàng xuất. Mặt hàng XK bao gồm: Thiếc và các loại khoáng sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, cao su thiên nhiên SVR-3L, mỳ ăn liền, dầu chiên AS10, thực phẩm chế biến, gạo, hạt tiêu đen, dầu shortening. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chính của Matexim xuất phát từ nhiệm vụ của một DN Nhà Nước cũng như thế mạnh truyền thống, chiếm 70%-80% tổng kim nghạch XNK. Mặt hàng nhập chính là vật tư máy móc thiết bị-xuất phát từ yêu cầu của đơn đặt hàng trong nước hoặc ủy thác, có cả hình thức đấu thầu. Mặt hàng nhập bao gồm: Vật tư, phụ tùng, máy móc, dây chuyền đồng bộ cho nghành Công nghiệp, nghành Xây dựng, GTVT. Thép Bilet để sản xuất thép. Gang thỏi. Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn, các loại thép chuyên dùng khác; kim loại mầu: nhôm, đồng, chì, kẽm. Fero các loại: Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Cr. Than điện cực, gạch chịu lửa. Các loại vòng bi, dây curoa. Thiết bị phụ tùng chiếu sáng. Thiết bị văn phòng, trang trí nội thất. (Việc phân tích chi tiết hoạt động kinh doanh NK sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của chuyên đề.) Là thành viên của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)-Bộ Công nghiệp, Matexim đảm nhận nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị của VEAM sản xuất thông qua các chi nhánh, cửa hàng, đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của VEAM tại các tỉnh thành-đó là các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp. Matexim còn làm đại lý tại Việt Nam với những mặt hàng sau: Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của CHLB Đức về thiết bị phụ tùng và dây chuyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả. Đại lý bán các loại xe nâng của hãng Logitrans của Đan Mạch. Đại lý bán và vận chuyển xe máy cho công ty HonDa-Việt Nam. Quy trình sản xuất-kinh doanh Hoạt động sản xuất: Các thiết bị máy móc dây chuyền cho sản xuất đều có vốn đầu tư nhỏ, công nghệ không tiên tiến nhưng quy mô gọn nhẹ, dễ quản lý, chủ động nguồn nguyên vật liệu trong nước nên các sản phẩm đều đảm bảo chất lượng, tiêu thụ nhanh và không bị đọng vốn. Kinh doanh XK: Hiện tại Công ty vật tư thiết bị toàn bộ đang sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Trước đây thị trường XNK chính của Công ty là các nước thuộc khối XNK chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu, khối lượng hàng xuất được phía bạn đặt hàng định kỳ. Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thị trường truyền thống của Công ty bị mất buộc Công ty phải tìm kiếm thị trường mới-có cả thị trường Châu Âu và Châu á, tuy nhiên thị trường chính vẫn là Châu á: Nga, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Hàng của Công ty đưa vào các thị trường này chủ yếu là thực phẩm chế biến, gạo, dầu ăn, hạt điều, thiếc thỏi tinh. Với những thị trường Châu á là bạn hàng đã thiết lập được quan hệ KD như trên, Công ty đã có được những đàm phán ký kết trực tiếp thông qua đại diện cuả bạn hàng tại Việt Nam-có những thị trường đặt hẳn đại diện nhân sự ngay tại văn phòng Công ty như Nga-Trung Quốc, do đó Công ty sử dụng phương thức xuất trực tiếp-thường theo điều kiện FOB giao hàng tại cảng Hải Phòng. Còn một số thị trường do Công ty mới bắt đầu tiếp cận, chưa có khả năng ký kết trực tiếp, Công ty còn ít kinh nghiệm muốn hạn chế rủi ro nên áp dụng phương thức Xuất uỷ thác. Các thị trường xuất khẩu của Công ty chưa ổn định, thực tế là tuy đã có các thương vụ Xuất sang thị trường Âu và á từ khi Công ty được Bộ Thương Mại cho phép xuất trực tiếp vào năm 1994, nhưng Công ty thiếu các mối liên quan chặt chẽ với các thị trường; chỉ một số ít thị trường truyền thống, có những thị trường chỉ thực hiện một vài thương vụ rồi bỏ ngõ; năm 2002 chỉ Xuất sang một thị trường duy nhất là Nga. Từ những lý do trên đã dẫn đến việc thiếu sự đồng bộ hay thống nhất trong quy trình Xuất khẩu, không có khâu đột phá, chỉ dựa vào thị trường truyền thống và các thương vụ độc lập. Hoạt động nhập khẩu: Là thế mạnh, là hoạt động chính trong kinh doanh của Công ty. Các phương thức Công ty sử dụng trong Nhập khẩu là trực tiếp-uỷ thác và NK tái xuất, bao gồm các công việc trong một quy trình thực hiện sau: Thuê phương tiện vận chuyển Mở L/C Xin giấy phép NK Mua bảo hiểm Khiếu nại (Nếu có) Kiểm tra hàng Nhận hàng Làm thủ hải quan Thanh toán Nhiệm vụ từng bộ phận cơ cấu trong công ty. Sản xuất: Với chức năng KD thương mại là chính, doanh thu sản xuất hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của toàn Công ty (khoảng 0,5%). Tuy nhiên hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động và luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (Năm 2001: 2.785 triệu đồng, đạt tỷ lệ 124% so với KH, và 199% so với thực hiện năm 2000. Năm 2002: 3.819 triệu đồng, đạt tỷ lệ 101% so với KH, và 104% so với thực hiện năm 2001). Kinh doanh: Kinh doanh Thương mại là hoạt động chính của Công ty. Hoạt động này do phòng kinh doanh thiết bị, phòng kinh doanh vật tư của công ty và các đơn vị thành viên đảm nhận. Với vai trò quan trọng trong VEAM, hoạt động kinh doanh Thương mại của Matexim cung cấp thiết bị vật tư cho các đơn vị thành viên của tổng công ty, Bộ Công nghiệp và các DN có nhu cầu, khẳng định hai mặt hàng có thế mạnh trên thị trường là kim khí và điện máy. Đây là hoạt động chính góp phần tạo nên sự lớn mạnh của Công ty, chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu, là hoạt động chính thúc đẩy vòng quay của vốn, là nhân tố chính đảm bảo cho doanh thu ngày càng tăng và nâng cao thu nhập cho người lao động và CBCNV công ty. Hoạt động XK khai thác lợi thế hàng hoá trong nước, chủ yếu là thực phẩm, nông lâm sản chế biến: mì ăn liền, thực phẩm chế biến, gạo, dầu ăn, hạt tiêu đen. Đây là những mặt hàng Nhà Nước khuyến khích XK nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và thu về nguồn ngoại tệ. Nhập khẩu vật tư thiết bị năm 2001 đạt 18.325.000$, tăng gần 3 lần so với năm 2000. XK đạt 5.125.000$, cũng tăng hơn 3 lần so với năm 2000, vượt 28% so với KH được giao. Điều đáng chú ý là vai trò của XK ngày càng được nâng cao thể hiện qua tỷ trọng và giá trị XK trong tổng kim ngạch XNK tăng liên tục qua các năm tuy hiện tại mới chỉ chiếm tỷ trọng 20-30% và tỷ trọng NK có xu hướng giảm qua các năm. NK vật tư thiết bị năm 2002 đạt giá trị kim nghạch 15.170.000$ đạt 84% KH đề ra và bằng 83% so với thực hiện 2001; XK hàng hoá năm 2002 đạt giá trị 9.157.000$-mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 152% so với KH và tăng 78% so với thực hiện năm 2001. Đây là tín hiệu đáng mừng khi công ty cố gắng đa dạng hoá hàng kinh doanh, tăng cường XK kiếm ngoại tệ cho NK và tiến tới cân đối trong kinh doanh XNK. Bên cạnh đó là nhiệm vụ “chính trị” đảm nhận việc tiêu thụ các sản phẩm máy động lực, máy nông nghiệp của VEAM thông qua cửa hàng, đại lý tại các tỉnh thành; mục tiêu hàng đầu của hoạt động này không phải là lợi nhuận-mà là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tỉnh thành, hội nông dân thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mặt khác góp phần thúc đẩy sự phát triển của các DN cơ khí công nghiệp của Bộ công nghiệp, tiết kiệm ngoại tệ do hạn chế nhập khẩu các sản phẩm này trong khi các DN trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất với giá thành ít hơn mà chất lượng vẫn tốt. Đây không chỉ là nhiệm vụ “chính trị”, mà còn là sự đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh tế xã hội Ngoài ra, dịch vụ tiếp nhận, cho thuê kho tàng vận tải có nhiệm vụ bảo đảm, hỗ trợ cho kinh doanh thương mại; chuyên chở hàng hoá cho HonDa Việt Nam; chuyên chở sản phẩm của VEAM; đóng góp tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của Công ty. Năm 2002. hoạt động này đạt doanh thu 20 tỷ 767 triệu đồng, tăng 2,3 lần so với thực hiện năm 2001. 3. Cơ cấu tổ chức quản trị. Matexim thựchiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, cơ cấu tổ chức bao gồm: Giám đốc: Là người quản lý cao nhất, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở chỉ tiêu KH của Công ty và của cấp trên. GĐ đại diện cho công ty trong các hoạt động SX-KD. Phó GĐ: Matexim có một P.GĐ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành công tác theo phân công uỷ quyền của GĐ, chịu trách nhiệm trước GĐ về công việc. Song song với ban GĐ là văn phòng Đảng uỷ và Công đoàn Công ty thay mặt cho việc chỉ đạo và định hướng KD của Nhà Nước và là tiếng nói của CBCNV Công ty. Các phòng ban chức năng: Phòng KD XNK và KD thiết bị: Xây dựng các chỉ tiêu KH phương án KD cung ứng vật tư, thiết bị sản xuất-xây dựng cơ bản…giúp GĐ công ty điều hành thực hiện. Ký kết hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Quản lý vật tư hàng hoá trong quá trình KD. Khảo sát nghiên cứu thị trường, đặc biệt thị trường sản phẩm nghành Công nghiệp. Tổng hợp phân tích các chỉ tiêu yếu tố SX- KD theo quý, năm giúp GĐ Công ty chỉ đạo kịp thời hoạt động của Công ty. Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ, năng lực quản lý cho đội ngũ làm công tác kinh doanh XNK từ Công ty đến đơn vị thành viên. Phòng tài chính kế toán: + Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám Đốc Công ty thóng nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán, thống kê của công ty. + Lập KH tài chính đi đôi với KH sản xuất kinh daonh của Công ty. + Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách cảu Công ty, làm thủ tục về vốn, kinh phí theo mức duyệt cho các đơn vị trực thuộc công ty; bảo đảm vốn kịp thời phục vụ KD XNK, sản xuất-dịch vụ và các hoạt động khác (lương , thưởng, hoạt động văn phòng…) của Công ty. + Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện KH tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị; đề xuất Giám đốc Công ty các biện pháp hoàn vốn giữa các đơn vị theo chế độ quy định của Công ty. + Tổng hợp hoạt động tài chính, phân tích hiệu quả kinh tế trong KD giúp Giám đốc chỉ đạo kịp thời; thực hiện các chế độ báo cáo tài chính. Phòng tổ chức lao động: Đơn vị nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý cán bộ, công nhân viên theo chế độ, chính sách; xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệ vụ phát triển Công ty: Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy từ cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đã xác định; xây dựng mối quan hệ công tác-biên chế phù hợp; giúp Giám đốc quyết định hoặc trình cấp trên quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, chuyển giao các cơ cấu tổ chức phù hợp. Sắp xếp, đề bạt bổ nhiệm, đào tạo nhân lực; nâng bạc, bố trí sử dụng, điều động, khen thưởng, kỉ luật; giải quyết chế độ hưu trí, về hưu mất sức, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên. Xây dựng KH lao động tiền lương cho từng loại công việc (KD, SX, DV); quản lý các chỉ tiêu về lao động, tiền lương, tiền thưởng, bậc lương của Công ty và các đơn vị. Phòng kỹ thuật-kho-vận tải: Quản lý số lượng, thông số kỹ thuật phương tiện vận chuyển, bốc xếp trong Công ty để có KH điều động, sửa chữa. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy trình, quy phạm kỹ thuật về vận hành, an toàn kỹ thuật xe, máy. Quản lý chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế sửa chữa theo đúng chế độ và phân cấp quản lý. Căn cứ KH SX-KD sắp xếp việc sử dụng kho bãi; cho thuê kho bãi, nhà xưởng. Lập KH xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn kho tàng. Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho Công ty HonDa Việt Nam. Văn phòng Công ty: Theo chỉ đạo của Giám đốc dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác. Quản lý công tác pháp chế, văn thư, lưu trữ, thông tin, liên lạc. Quản lý chế độ làm việc; bảo vệ trật tự an ninh cơ quan, tài sản, phương tiện làm việc, xe cộ. Quản lý công tác lễ tân: Tổ chức hội nghị công ty, chuẩn bị cho cán bộ phòng ban đi công tác xa, tổ chức tham quan, thường trực giải quyết các yêu cầu đột xuất của Công ty. Ban kiểm toán nội bộ: Là tổ chức nghiệp vụ giúp Giám đốc kiểm tra các mặt công tác, phát hiện những mặt yếu kém, sai chế độ; đề xuất ý kiến với Giám đốc để chấn chỉnh kịp thời. Giám đốc P. Giám đốc Tổng kho Hà Nội Ban kiểm toán nội bộ Phòng kinh doanh thiết bị Phòng kinh doanh XNK Văn phòng Công ty Phòng tổ chức lao động Phòng kỹ thuật kho và vận tải Sơ đồ tổ chức công ty Matexim Tổng kho Hà Nội: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, bốc xếp và giao nhận vật tư hàng hoá của Công ty giao. Quản lý kho tàng, hàng hoá đảm bảo an toàn không bị xuống cấp. Tận dụng thời gian nhàn rỗi tổ chức cho người lao động bốc xếp hàng hoá cho khách hàng. Công ty có 10 đơn vị thành viên phân bố ở cả ba miền. Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là kinh doanh các mặt hàng mà Công ty được phép kinh doanh, tuỳ tình hình thực tế ở mỗi đơn vị có những đặc thù riêng mà công ty có thể giao thêm các nhiệm vụ khác cho phù hợp. 4. Đặc điểm nhân sự Năm 2002 Công ty Vật tư thiết bị toàn bộ có thay đổi lớn về nhân sự: Tổng công ty bổ nhiệm ông Trần Quốc Hùng nguyên là P. Giám đốc Công ty làm Giám đốc Công ty thay thế ông Nguyễn Trường Tộ đã nghỉ hưu, bổ nhiệm một P.Giám đốc Công ty và Giám đốc chi nhánh vật tư thiết bị Đà Nẵng. Công ty bổ nhiệm một trưởng phòng và ba phó phòng ở Công ty, một trạm trưởng, một quyền Giám đốc Chi nhánh, hai trưởng phòng ở đơn vị cơ sở; tuyển dụng bổ sung 44 người, giải quyết thủ tục cho 6 người nghỉ hưu, 3 người thôi việc hỗ trợ một lần, 5 người chuyển công tác nơi khác. Hiện nay, toàn Công ty có 366 người, trong đó có 90 người làm việc tại cơ quan Công ty, còn lại 276 CBCNV ở các đơn vị cơ sở. ở cấp độ quản lý đều đã qua đào tạo đại học và trên đại học, ở cấp độ thực hiện đa phần đã qua đào tạo đại học khối các trường Kinh tế và Kỹ thuật, còn lại được đào tạo qua cao đẳng và trụng học chuyên nghiệp. Cụ thể: Trình độ sau đại học: 4 người. Trình độ đại học: 193 người. Còn lại là cao đẳng và trụng học chuyên nghiệp. Công ty đang trẻ hoá đội ngũ lao động. Hầu hết nhân viên trẻ Công ty đều có năng lực và trình độ ngoại ngữ, nhất là đối với phòng kinh doanh. Toàn Công ty có 72 người có trình độ ngoại ngữ, trong đó: 40 người có khả năng giao tiếp tiếng Anh. người giao tiếp được tiếng Anh –Nhật. 9 người giao tiếp được tiếng Anh-Trung. 2 người biết tiếng Đức. Còn lại biết được các thứ tiếng Nga, Tiệp ở trình độ cơ sở. Đây là thế mạnh trong việc giao dịch với thị trường nước ngoài, tìm kiếm và khai thác thông tin qua tài liệu và mạng Internet. Quản lý nhân sự có phòng tổ chức lao động, phong có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch việc tuyển dụng, nâng bậc, bố trí sử dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật CBCNV, giải quyết chế độ hưu trí, năng suất lao động, tai nạn lao động, bảo hiểm lao động. TT Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Số LĐ (người) Thu nhập BQ Đồng/người/tháng Số LĐ (người) Thu nhập BQ Đồng/người/tháng Tổng số 305 1.250.000 366 1.450.000 1 Cơ quan Công ty 78 1.468.000 90 1.260.300 2 CNVT Hải Phòng 46 2.000.000 66 3.000.000 3 CNVT Miền Nam 38 1.265.000 35 1.885.000 4 XNKD xe-phụ tùng 15 1.110.000 19 1.979.300 5 XN vật tư vận tải 23 1.100.000 23 1.504.100 6 CNVT Th. Nguyên 23 1.016.000 23 948.200 7 XN TM-DV 7 945.000 8 879.300 8 XN SX-KD-DV 31 800.000 48 932.800 9 CNVT Tây Nguyên 9 550.000 17 782.700 10 CNVT N. Hà Nội 35 852.000 37 1.223.800 5. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật Tài sản cố định của công ty được tính bằng hiện vật gồm: 206.000m2 đất; 10.500m hàng rào. Gần 100.000m2 kho bãi, trong đó: Kho có mái che là 12.238m2; 2.215m2 nhà xưởng SX-KD; 4250m2 trụ sở làm việc; Hai tầu vận tải biển với trọng tải gần 1000 tấn; đội vận tải đường sông với 5 xà lan trọng tải gần 500 tấn và 26 xe ôtô vận tải (trọng tải từ 4-16 tấn); 3 xe nâng hàng; 9 xe cẩu (trọng tải từ 5-16 tấn) và 8 xe sitec chứa nhiên liệu (dung tích 4-12m3). Ngoài ra còn có các loại thiết bị máy móc và dây chuyền sản xuất thép, gạch men, nước khoáng. Năm 2001 tuy có khó khăn về vốn song Công ty đã mạnh dạn vay vốn tín dụng Thương mại trung và dài hạn đồng thời huy động các nguồn khác để đầu tư cải tạo và xây dựng thêm 4.750m2 nhà kho tại Chi nhánh Vật tư Hải Phòng và Xí nghiệp Vật tư vận tải, xây dựng Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Tây Nguyên và thị xã Ninh Bình, mua sắm thiết bị mới đáp ứng yêu cầu kinh doanh và dịch vụ. Năm 2002 vừa qua, Công ty tiếp tục đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị phương tiện với giá trị là 2 tỷ 639 triệu đồng, đầu tư xây dựng thêm nhà kho 900m2 và bãi để hàng tại Vật Cách (Hải Phòng), đầu tư giai đoạn hai Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm của VEAM tại Tây Nguyên, xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2003, Công ty sẽ dành nhiều công sức và tiền vốn cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đó là xây dựng trụ sở Công ty tại địa điểm mới ở Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội. Ngoài ra đầu tư xây dựng một số dự án nhỏ khác như xây dựng xưởng 1.200m2 tại Xí nghiệp Vật tư Vận tải, xây dựng cửa hàng bán đại lý xe ôtô ở Hà Nội, Cửa hàng bán thiết bị phụ tùng tại chi nhánh Vật tư Thái Nguyên và tiếp tục xây dựng kho bãi tại Vật Cách-Hải Phòng, dự kiến đầu tư 4 tỷ 275 triệu đồng để mua sắm phương tiện vận tải, thiết bị bảo dưỡng sữa chữa xe ôtô và thiết bị văn phòng. 6. Thị trường kinh doanh Thị trường KD chủ yếu của công ty là thị trường khu vực châu á. Kim ngạch XNK thị trường này chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch XNK của công ty: Năm 1998 chiếm 97,21% Năm 1999 chiếm 95,93% Năm 2000 chiếm 75,97% Năm 2001 chiếm 32,48% và năm 2002 là 31,52%. Kim ngạch các năm sau giảm so với trước 1999. Xét theo góc độ Nhập khẩu, nguyên nhân là do một số khách hàng chủ yếu thường Nhập khẩu qua công ty với giá trị Nhập khẩu lớn từ thị trườn._.g Châu á đã tự nhập được vật tư cho SXKD-làm cho kim nghạch Nhập khẩu (kim nghạch chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng kim nghạch XNK) giảm đi; mặt khác tính cạnh tranh về KD XNK giữa các công ty ngày càng cao; một nguyên nhân nữa là khả năng thu hồi công nợ của Công ty cũng đã ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ tác động gây giảm khả năng Nhập khẩu. Nếu xét theo yếu tố Xuất khẩu, thì sự nổi lên của thị trường Nga và mmột số thị trường Châu Âu khác cũng đã làm thay đổi tỷ trọng giữa các thị trường. Thị trường châu Âu là một thị trường tiềm năng của Công ty; dù mới đầu, tỷ trọng kim ngạch XNK ở thị trường này còn thấp: Năm 1998 chiếm 2,59% Năm 1999 chiếm 3,79% Nhưng sang năm 2000 tăng nhanh 23,71% Năm 2001 là 66,25% Năm 2002 là 67,90% Tuy nhiên không vì thế mà ta kết luận là thị trường Châu Âu đã đến thời kỳ tăng trưởng mạnh, mà nguyên nhân chủ yếu là thị trường Nga đã góp phần làm cho tỷ trọng này tăng nhanh thể hiện ở giá trị Nhập cũng như Xuất ở nước này chiếm tỷ trọng lớn. Điều này sẽ được phân tích ở phần sau của chuyên đề. Thị trường Châu úc được biết tới vào năm 2001 với giá trị Nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng 0,25% kim nghạch Nhập khẩu, năm 2002 chiếm tỷ trọng 0,94% kim nghạch Nhập khẩu và giá trị tăng gấp ba lần-hàng nhập là vật tư nhôm thỏi. Thị trường Mỹ chỉ mới được biết đến trong danh mục mặt hàng Nhập của Công ty vào năm 2002 và chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Thị trường Nam Mỹ, Trung á chỉ thực hiện vài thương vụ Nhập, Xuất các năm trước rồi lại bỏ ngõ. Thị trường trong nước năm 2002 cũmg như những năm trước sôi động và nhiều thách thức trong đó nhân tố chính là nhu cầu vật tư thiết bị và môi trường cạnh tranh đều tăng trong điều kiện kinh tế cả nước tăng trưởng ổn định. Thị trường thương mại nội địa của Matexim có sự mở rộng đáng kể gồm cả DN trong và ngoài quốc doanh với hai mặt hàng chính là kim khí và thiết bị. Doanh thu bán hàng khai thác trong nước chiếm hơn 50% tổng doanh thu bán hàng toàn Công ty; tuy nhiên quan hệ kinh doanh của Matexim với các thành viên của Tổng công ty dù đã được Công ty coi trọng nhưng giá trị thực hiện vẫn còn thấp: Năm 2001 Matexim bán vật tư thiết bị cho các thành viên VAM với giá trị 11.457 triệu đồng ( tăng không nhiều so với năm 2000: 11.194 triệu đồng); năm 2002, chỉ tiêu trên là 8.802 triệu đồng. Năm 2001, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các thành viên thuộc VEAM sản xuất đạt giá trị 1.855 triệu đồng (tăng 40% so với năm 2000); năm 2002, chỉ tiêu trên là 2.085 triệu đồng (tăng 12% so với năm 2001). Dù đã rất cố gắng nhưng có thể nói rằng con số trên chưa phản ánh đúng tiềm năng và điều kiện của các bên. 7. Tài chính Sau 10 năm hoạt động kinh doanh kể từ khi Matexim được Nhà nước cho phép Xuất nhập khẩu, Công ty đã có tổng vốn 34.940 triệu đồng. Trong đó: Vốn cố định: 13.499 triệu đồng. Vốn lưu động: 18.588 triệu đồng. Vốn khác: 2.835 triệu đồng. Nguồn vốn lưu động của Công ty còn khá hạn hẹp nên nhiều thương vụ đa số Công ty phải vay vốn của Ngân hàng nên chi phí tăng lên, mức lãi thấp và cạnh tranh kém hiệu quả. Với số vốn thường xuyên phải vay nợ Ngân hàng hàng chục tỷ đồng: Trong năm 2001 Matexim duy trì thường xuyên số dư nợ vay của Ngân hàng 100-120 tỷ đồng và 3-4 triệuUSD; năm 2002 số dư nợ Ngân hàng thường xuyên ở mức 150-160 tỷ đồng, có thời điểm lên tới gần 200 tỷ. Trong điều kiện căng thẳng về vốn kinh doanh như trên song Matexim vẫn cố gắng giải quyết đáp ứng yêu cầu về vốn vay trong sản xuất kinh doanh ở đơn vị cơ sở, đảm bảo thanh toán với Ngân hàng đúng hạn với tinh thần lấy chữ “Tín” làm đầu nên Công ty đã được các Ngân hàng tháo gỡ khó khăn trên. Trong giao dịch kinh doanh ngoài hai Ngân hàng chính là VIETCOMBANK và VIETINCOMBANK, Công ty còn mở rộng quan hệ với các Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng công thương ở các đại phương nhằm đáp ứng yêu cầu một cách nhanh nhất về vốn. Trong trường hợp cần giải quyết nhu cầu về vốn đột xuất, nguồn huy động còn được ứng ở Tổng Công ty và huy động tại các đơn vị thành viên. Năm 2001 Công ty nộp Ngân sách Nhà Nước 25.849 triệu đồng, tăng 15% so với Kế hoạch trên giao; năm 2002 Công ty nộp Ngân sách Nhà Nước 29.194 triệu đồng tăng 44% so với Kế hoạch. Đồng thời Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với cấp trên. Được phép của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính, Công ty đã tham gia cổ phần thành lập Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX với tư cách cổ đông sáng lập nhằm mở rộng kinh doanh tài chính tiền tệ, góp phần tăng lợi nhuận. Hai Công ty cổ phần và liên doanh mà Matexim tham gia là PJICO và VJE (liên doanh sản xuất với Nhật Bản) năm qua hoạt động ổn định và hiệu quả. Công ty PJICO Matexim góp cổ phần liên tục trong nhiều năm kinh doanh có lãi và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Bảo hiểm trong nước. Công tác Kiểm toán nội bộ được Công ty chú trọng, ngoài chức năng kiểm tra nội bộ phát hiện sai sót, Ban kiểm toán nội bộ còn thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ để các đơn vị thành viên thực hiện tốt hơn các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, nâng cao năng lực tài sản, tiền vốn. Phần II: phân tích Hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Matexim 1. Các phương thức nhập khẩu của Công ty Matexim sử dụng 3 phương thức nhập khẩu chính đó là: Nhập khẩu uỷ thác, nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu tái xuất. Lựa chọn phương án dựa vào điều kiện KD và mối quan hệ bạn hàng của công ty. 1.1 Nhập khẩu uỷ thác. Đây là phương thức nhậpkhẩu trong đó Công ty đóng vai trò làm trung gian để tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị từ nước ngoài theo yêu cầu của các Doanh nghiệp trong nước. Trong hoạt động dịch vụ này Công ty không cần phải sử dụng vốn của mình và được hưởng một khoản gọi là phí uỷ thác (0,5-1,5% giá trị hợp đồng). Trường hợp khách hàng ở đây đã có đầu vào hàng nhập khẩu nhưng không đủ tư cách nhập khẩu trực tiếp (Các công ty TNHH) hoặc xét thấy nhập khẩu trực tiếp là không có lợi, nhờ Công ty nhập khẩu hộ. Với phương thức này Công ty kinh doanh khá an toàn, đảm bảo về vốn và vẫn có lãi vì đảm bảo chắc chắn thị trường tiêu thụ, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên nghiệp vụ này không mang lại lợi nhận cao. Nhập khẩu tự doanh Công ty tự nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tìm ra những nhu cầu thích hợp để tiến hành nhập khẩu. Công ty phải tự bỏ vốn, vay ngân hàng để nhập khẩu hàng hoá, tự tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Các phòng KD trình phương án KD (Đầu vào, đầu ra, vốn cho thương vụ, kết quả đạt được) lên Giám đốc để chờ phê duyệt. Khi được đồng ý, phòng KD làm thủ tục nhận vốn từ Công ty và tiến hành nhập khẩu. Nếu thương vụ lãi, phòng KD nhận được tỷ lệ phần trăm lãi, còn nếu thương vụ lỗ thì các phòng KD bị trừ vào lãi của thương vụ khác. Với phương thức này các phòng KD của Matexim được quyền mượn vốn song phải trực tiếp đứng ra chịu lãi vay Ngân hàng. Tuy nhiên vốn KD do Công ty chịu trách nhiệm, các phòng KD được quyền chủ động KD theo hình thức “khoán”, lợi nhuận có thể lớn. Bên cạnh đó là rủi ro cao nếu không tìm hiểu kỹ nguồn hàng, đàm phán kém- dẫn đến chất lượng vật tư thiết bị kém, giá cao, không phù hợp với điều kiện trong nước. Nếu không có khách hàng tin cậy, không có nơi tiêu thụ hoặc tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ gây hiện tượng ồn kho, ứ đọng hàng, không thu hồi được vốn. Chính vì vậy Công ty thường sử dụng phương thức này khi đã có yêu cầu trong nước trên cơ sở hợp đồng nội hoặc nhu cầu đặt hàng của khách hàng trong nước. Công ty giao thẳng hàng cho khách hàng nếu ký hợp đồng giá trị lớn hoặc công ty đưa hàng vào kho để bán lẻ (nếu có yêu cầu kinh doanh của kho). Nếu kết hợp tốt giữa bán buôn và bán lẻ, giữa yếu tố đầu vào và ra, mặt hàng kinh doanh phong phú, uy tín và quan hệ khách hàng tốt thì việc tiêu thụ hàng của Công ty sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn. 1.3 Nhập khẩu tái xuất Đây là phương thức đòi hỏi nghiệp vụ kinh doanh cao vì liên quan đến nhiều yêu cầu nghiệp vụ cả xuất và nhập, nếu phương án thưong vụ không chặt chẽ sẽ chịu nhiều rủi ro. 2. Quá trình thực hiện 2.1 Nghiên cứu thị trường Nói chung, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty là những mặt hàng có đặc điểm khá riêng biệt với hàng hoá tiêu dùng thông thường: hàng chính nhập khẩu là vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xây dựng đòi hỏi đảm bảo những tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đã định theo yêu cầu khách hàng, việc nhập khẩu mặt hàng này phải đồng bộ, trị giá hàng cao thường rất cao, khối lượng lớn, chiếm diện tích không gian nhất định khi lắp đặt hay vận hành, đòi hỏi tính đồng bộ cao, thời gian sử dụng dài. Do đó, việc nghiên cứu thị trường cũng có những đặc điểm riêng. Thị trường trong nước Thị trường chính là đối tượng khách hàng từng nghành, từng địa phương, từng Doanh nghiệp công ty-chủ yếu là các Doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động sản xuất hay thương mại; doanh nhiệp tư nhân, TNHH… Có thể kể đến các bạn hàng truyền thống như: Công ty thép miền Nam, công ty Hà Việt, công ty Xuân Hoà, công ty Mico, công ty Siêu Thanh, công ty kim khí Hà Nội, công ty cơ khí Quang Trung, công ty Z179…Các thành viên Tổng công ty như: DICOSO, VIKICO, VINBCO, công ty cơ khí Nông nghiệp. Ngoài ra Matexim còn thiết lập quan hệ với các nhà máy cơ khí địa phương, các làng nghề sản xuất kim khí; khai thác thêm các nhu cầu mới tại khu Công nghiệp Quảng Ninh, khu Công nghiệp Biên Hoà. Vật tư thiết bị là loại hàng hoá có giá trị lớn nên khi nhập về Công ty phải đảm bảo khả năng tiêu thụ cao và khả năng thanh toán đầy đủ. Vì vậy-quá trình nghiên cứu thị trường cũng chính là nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng: Chủng loại, tình hình tài chính, các mối quan hệ là ăn trước đây của khách hàng mới. Giá cả vật tư thiết bị cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty. Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nên ngày càng có nhiều Công ty khác tham gia vào hoạt động này đẩy môi trường cạnh tranh lên cao. Matexim nghiên cứu giá cả thị trường qua các Công ty XNK; qua thông tin cập nhật của Tổng Công ty; nguồn tin dự báo của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại; nhận định của Phòng kinh doanh…Đặc biệt là nguồn thông tin từ các Công ty có hoạt động XNK; thực tế thời kỳ 1998-1999 Nhà nước mở rộng phạm vi các doanh nghiệp được phép XNK- trong khi phí dịch vụ uỷ thác các Công ty XNK chỉ là 0,3-0,5% thì Matexim vẫn thu 1% trên tổng giá trị hợp đồng là quá cao so với các Công ty cạnh tranh dẫn đến doanh thu bán uỷ thác của Matexim giảm rõ rệt trong thời gian đó; doanh thu uỷ thác của Matexim chỉ tăng lên khi Matexim kịp thời điều chỉnh-ngay bản thân là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp được nhiều ưu ái như Matexim cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của khách hàng, của diễn biến giá cả thi trường và khó khăn thách thức ngày càng tăng khi môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Sau khi nghiên cứu giá cả thị trường, tính toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình nhập khẩu thương vụ (hàng mua vào giao bán thẳng hay hàng mua vào nhập kho), Công ty sẽ đưa ra cho khách hàng một mức giá hợp lý để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Thị trường nước ngoài Phương pháp nghiên cứu của Công ty thường áp dụng là phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Matexim nghiên cứu thị trường thông qua các tài liệu, sách báo; qua các thông tin cập nhật, dự báo diễn biễn giá cả thị trường từ mạng Internet về các mặt hàng kinh doanh chính, cập nhật tỷ giá hối đoái các ngoại tệ mạnh; qua đơn đặt hàng; qua các văn phòng hay nhân sự đại diện các hãng…Việc tham gia khảo sát thị trường thực tế rất ít vì khả năng và chi phí tài chính cũng như vấn đề về hiệu quả. việc thu thập thông tin được tiến hành theo phương thức sau: Thu thập tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và qua báo chí chuyên nghành Thương mại, Công nghiệp, Internet để nắm bắt nhu cầu sản xuất và biến động giá cả hàng hoá một cách khái quát. Tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo, hoạt động xúc tiến Thương mại nhằm thu thập thông tin về tập tính, đọng cơ mua bán của nhà sản xuất trong và ngoài nước. Sau đó, Công ty tiến hành phân tích xử lý thông tin để đưa ra dự đoán về hãng sản xuất: Giá cả bán ra, chất lượng hàng hoá, bảo hành, tính năng, uy tín hãng, khả năng cung cấp…Dựa trên cơ sở đó, Công ty đưa ra quyết định kinh doanh. 2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh Hiện nay, thị trường vật tư thiết bị phục vụ sản xuất rất phong phú. Đã xuất hiện nhiều hãng kinh doanh nước ngoài tại chính quốc có văn phòng đại diện, đại lý hay hợp tác với Doanh nghiệp trong nước phân phối độc quyền sản phẩm; vì vậy một mặt hàng có thể có nhiều nguồn cung cấp: Mỗi hãng sản xuất khác nhau, cung cấp cùng một loại hàng với chất lượng, tính năng, giá cả khác nhau. Do đó việc nghiên cứu đối tác là cần thiết đối với Matexim. Sau khi ký kết hợp đồng nội, Matexim lập danh sách nhà cung cấp: Các Hãng bạn hàng quen, truyền thống của Công ty, các Hãng chưa đặt quan hệ kinh doanh. Công ty lựa chọn đối tác nhiều thuận lợi, đáp ứng nhiều yêu cầu điều kiện nhất về chất lượng, giá cả, địa lý, yếu tố rủi ro… tuỳ theo yêu cầu tính chất thương vụ, khả năng bạn hàng và khả năng Công ty. Việc phân tích cụ thể thị trường ngoài nước sẽ được trình bày ở phần sau của chuyên đề. 2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng Căn cứ các điều kiện Hợp đồng nội, Công ty sẽ chuẩn bị công tác giao dịch để ký kết hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài. Hợp đồng nội là căn cứ chính để ký kết Hợp đồng ngoại nên Công ty chú trọng đến tính đầy đủ các điều khoản- nội dung chủ yếu và tính rõ ràng chặt chẽ của Hợp đồng nội. Trong Công ty, trưởng phòng và P.Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết Hợp đồng nhập khẩu. Tuỳ theo từng Hợp đồng mà số người tham gia khác nhau và người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết Hợp đồng có thể là Giám đốc, P. Giám đốc hay trưởng phòng Kinh doanh. Thông thường khi lựa chọn đối tác giao dịch, Công ty đã có tìm hiểu kỹ về đối tác theo từng thương vụ nên chắc chắn có những đàm phán nhất định. Tuy nhiên để có được Hợp đồng ngoại đòi hỏi Công ty phải tiến hành đàm phán các điều kiện của Hợp đồng. Công ty thường tiến hành đàm phán giao dịch qua hai cách: Đàm phán miệng và đàm phán qua giấy tờ. Hình thức đàm phán miệng thường áp dụng khi Công ty tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế…hoặc với ngững đối tác có chi nhánh, văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam; bởi vì hình thức này nếu áp dụng với đối tác cách xa địa lý sẽ rất khó khăn, chi phí đàm phán quá lớn. Công ty chủ yếu dùng hình thức đàm phán giao dịch qua giấy tờ: thư tín, fax…Hợp đồng thường được kí kết như sau: Công ty thảo một hợp đồng trên cơ sở Hợp đồng nọi và chấp nhận giá của phía nước ngoài, fax cho phía đối tác ký, sau khi ký xong khách hàng nước ngoài sẽ gửi lại Công ty một bản Hợp đồng gồm chữ ký của cả hai bên. Nội dung cụ thể của một Hợp đồng nhập khẩu vật tư gồm các điều khoản sau: Tiêu đề, ngày, tháng ký hợp đồng. Những thông tin cần thiết về hai bên tham gia ký kết: Tên, địa chỉ, số tài khoản… Hàng hoá: Mô tả hàng hoá, xuất xứ, bao bì vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và phù hợp với phương thức vận chuyển, xếp trong container để tránh va đập, ghi rõ mã ký hiệu bao bì, số lượng kèm theo đơn vị tính. Giá cả hàng hoá: Giá CIF, CNF hay FOB…và được quy định hiểu theo Incoterm 1990, tổng giá trị hàng hoá (bằng số và bằng chữ) cùng với đồng tiền tính giá. Giao hàng: Thời hạn giao hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, có cho phép chuyển tải hay giao hàng từng phần … Thanh toán. Chứng từ thanh toán: Ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán khi xuất trình những giấy tờ sau: Vận đơn, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, giấy chứng nhận chất lượng do người bán cấp, giấy chứng nhận xuất xứ…. Khiếu nại-Bất khả kháng: Trường hợp xảy ra tổn thất hay thiệt hại sau khi bán hàng đã đến cảng đích thì người mua có quyền khiếu nại người bán ( tuỳ vào điều kiện cơ sở giao hàng). Người mua cần phải khiếu nại bằng văn bản gửi kèm biên bản giám định hàng hoá. Bất khả kháng xảy ra bên bán có quyền giao chậm hàng hoặc huỷ bỏ Hợp đồng, phải được thông báo sau một thời gian nhất định. Trọng tài: Nếu có bất kì tranh chấp nào xảy ra giữa hai bên mà không giải quyết được bằng thương lượng thì phải đưa ra trọngtài xét xử. Phí trọng tài và các phí liên quan do bên thua kiện chịu. Sửa đổi-Bổ sung: Bất kỳ sự sửa đổi bổ sung trong hợp đồng này phải được sự đồng ý của người bán và người mua và phải lập thành văn bản. Các chi phí liên quan do bên yêu cầu sửa đổi bổ sung chịu. Số bản Hợp đồng: Tuỳ thuộc vào từng loại Hợp đồng và yêu cầu các bên. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Anh. Chữ ký xác nhận của đại diện hai bên. 2.4 Thực hiện hợp đồng Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Công ty căn cứ vào tính tính chất từng thương vụ để thực hiện trình tự các bước bảo đảm cho việc giao nhận hàng diễn ra nhanh chóng chính xác. Công ty mở L/C tại Ngân hàng, viết giấy uỷ quyền nhận hàng cho chi nhánh (chi nhánh vật tư Hải Phòng, chi nhánh vật tư Miền Nam) hoặc cử nhân viên trực tiếp nhận hàng; thực hiện các giao dịch nhằm theo dõi đôn đốc phía nước ngoài giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng, bảo đảm quá trình giao nhận vận chuyển diễn ra thuận lợi. Viết thư cảm ơn đối tác khi quá trình Nhập đã hoàn tất. Công ty xuất trình hải Quan toàn bộ chứng từ: Tờ khai Hải Quan, bảng kê khai hàng hoá, giấy chứng nhận đăng ký mã số Doanh nghiệp, hoá đơn Thương Mại, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan tới hàng hoá-Hải Quan xác nhận việc hoàn thành thủ tục Hải Quan vào tờ khai Hải Quan cho Công ty, sau đó Công ty xuất trình tờ khai này cùng với giấy thông báo thuế cho cảng để nhận hàng. Khi nhập hàng về, Công ty giao thẳng lên phương tiện cho khách hàng nếu là uỷ thác nhập khẩu, tự doanh đã có khách hàng đặt mua hoặc đưa hàng về Tổng kho I ở Cầu Diễn để chờ giao hàng cho khách hay thực hiện bán buôn. 2.5 Thanh toán Công ty mở L/C tại Ngân hàng Công thương Việt Nam để thanh toán với đối tác nước ngoài. Đối tác sau khi chấp nhận L/C sẽ gửi đến Ngân hàng Công thương bộ hồ sơ chứng từ yêu cầu thanh toán. Ngân hàng Công thương kiểm tra bộ chứng từ này cùng với đơn yêu cầu thanh toán của Công ty và tiéen hành thanh toán cho bên bán. Trường hợp Nhập uỷ thác, bên uỷ thác sẽ thanh toán với Công ty trực tiếp hoặc qua Ngân hàng để Công ty thanh toán với bên bán. 3. Kết quả Nhập khẩu của Matexim Ba năm đầu của thế kỷ mới đặt ra vận hội mới và thách thức mới Phân tích theo phương thức Nhập khẩu Bảng 2 – Kết quả Nhập khẩu theo các phương thức Nhập khẩu Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 ST TT% ST TT% ST TT% Tổng kim nghạch NK 6308 100 18235 100 15170 100 Nhập khẩu uỷ thác 5064,30 80 13676 75 9253,50 61 Nhập khẩu tự doanh 1243,7 20 4559 25 2881,50 19 Nhập khẩu tái xuất 0 0 0 0 3035 20 Nguồn: Phòng kinh doanh XNK Nhìn vào bảng 2 có thể thấy rằng nhập khẩu uỷ thác đóng vai trò quan trọng trong doanh thu nhập khẩu của Công ty. Nhập khẩu uỷ thác chiếm tới 80% năm 2000, năm 2001 chiếm 75% và năm 2002 chiếm 61% tỷ trọng tổng kim nghạch Nhập khẩu . Thực trạng này dễ hiểu vì Công ty cũng như nhiều Doanh nhiệp khác ở Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và không có được thông tin đầy đủ về thị trường. Nhập khẩu tự doanh của Matexim năm 2000 chiếm tỷ trọng 20%, năm 2001 là 25% và năm 2002 là 19%. điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng nắm bắt thông tin thị trường để Nhập khẩu tự doanh của Matexim còn yếu. Trong thời gian tới nếu Công ty không nâng cao tỷ trọng Nhập khẩu tự doanh lên thì giá trị kim nghạch Nhập khẩu cũng như lợi nhuận của Công ty có thể sẽ giảm-bởi vì ngày càng có nhiều Công ty được phép và có khả năng XNK trực tiếp- đương nhiên sẽ đẫn đến cạnh tranh và làm giảm tỷ trọng Nhập khẩu uỷ thác. Một điều đáng ghi nhận là trong năm 2002 Công ty đã thực hiện một phương thức Nhập khẩu mới đó là Nhập khẩu tái xuất. Matexim bước đầu ứng dụng triển khai nghiệp vụ này theo đó Công ty mua hàng từ Thái Lan và Malaisia xuất sang nước thứ ba và đã thu được kết quả đáng khích lệ (đạt giá trị 3.647.000$, chiếm tỷ trọng 20% Tổng kim nghạch XNK). Đây là tín hiệu đáng mừng cho Công ty nếu biết nắm cơ hội trên con đường mở rộng kinh doanh và hội nhập quốc tế. Phân tích tình hình Nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng Mục đích phân tích: Phân tích tình hình Nhập khẩu theo giá trị kết cấu mặt hàng nhằm đánh giá khái quát, tính ổn định, mức độ tăng giảm năm sau so với năm trước và đánh giá chất lượng Nhập khẩu trong kỳ kinh doanh của Công ty. Phương pháp phân tích là so sánh giữa số thực hiện năm sau so với số thực hiện năm trước của các chỉ tiêu tổng giá trị cũng như các nhóm hàng để thấy được mức độ tăng giảm cả về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng của tổng giá trị cũng như các nhóm mặt hàng; xác định sự ảnh hưởng của nhóm hàng đến chỉ tiêu tổng giá trị. Xem xét bảng 3 ta thấy hai nghành hàng Công ty có thế mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị Nhập khẩu là kim khí và thiết bị. Ngoài ra Công ty còn Nhập khẩu một số mặt hàng không thuộc nhóm nghành hàng trên như: Đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, thảm trải sàn, sàn làm việc; đây chính là chiến lược đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của Công ty. Do đó Tổng kim nghạch Nhập khẩu của Công ty tăng rõ rệt qua các năm. Cụ thể: Năm 1999: 5373 nghìn $ Năm 2000: 6308 nghìn $, tăng 17,40% (tương ứng tăng 935.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 18235 nghìn $, tăng 189,1% (tương ứng tăng 11.927.000 $) so với năm 2000. Năm 2002: 15170 nghìn $, giảm 16,81% (tương ứng giảm 3.065.000$) so với năm 2001. Nhóm mặt hàng kim khí Bao gồm: thép các loại, nhôm, kẽm, gang thỏi, dây kim loại, một số kim khí khác. Thép chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên giá trị và tỷ trọng các vật liệu trên có biến động theo từng năm theo biến động nhu câù thị trường. Cụ thể: Nhóm hàng thép: Bao gồm: Thép hợp kim cao cấp, thép chế tạo dụng cụ, thép tấm, thép chuyên dùng. Năm 1999: 2558 nghìn $; chiếm tỷ trọng 47,61% Kim nghạch Nhập khẩu . Năm 2000: 1073 nghìn $; chiếm tỷ trọng 17,01% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 50,85% ( tương ứng giảm 1485 nghìn $) so với năm 1999, tỷ trọng giảm 30,6% Năm 2001: 8099 nghìn $; chiếm tỷ trọng 44,41% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 654,8% (tương ứng tăng 7026 nghìn $) so với năm 2000, tỷ trọng tăng 27,4%. Năm 2002: 6.483.000$; chiếm tỷ trọng 42, 74% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 19,95% (tương ứng giảm 1.616.000$) so với năm 2001, tỷ trọng giảm 1,67%. Xu hướng giảm thời kỳ 1999-2000 là do sản xuất thép trong nước tăng; ngoài Công ty gang thép Thái Nguyên trong nước còn có Công ty thép Miền Nam, thép Việt Hàn, bên cạnh đó sản xuất tư nhân phát triển mạnh, đặc biệt là Làng nghề Đa Hội (Từ Sơn-Bắc Ninh), chưa kể các cơ sở sản xuất tư nhân nằm rải rác ở khu vực Miền Bắc. Sang năm 2001, 2001 nhu cầu thép chất lượng cao cho Công nghiệp và xây dựng cao cấp tăng, các Công ty cơ sở sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ nên Công ty mở rộng quan hệ bạn hàng với nhiều đối tác nước ngoài mới là Kazakhstan, ucraine, Philippines…ngoài những bạn hàng đã có như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc để nhập về thép hợp kim, thép chế tạo, thép lá cuộn cán nguội và nóng, thép tấm, thép inox, do đó kim nghạch nhập khẩu thép tăng. Nhóm hàng nhôm, kẽm, gang thỏi: Năm 1999: 582.000 $; chiếm tỷ trọng 10,83% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 405.000$; chiếm tỷ trọng 6,42% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 30,41% (tương ứng giảm 177000$) so năm 1999, tỷ trọng giảm 4,41%. Năm 2001: 804.000$; chiếm tỷ trọng 4,41% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 98,5% (tương ứng tăng 399000$) so năm 2000, tỷ trọng lại giảm 2,01%. Năm 2002: 825.000$; chiếm tỷ trọng 5,44% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 2,61% (tương ứng tăng 21.000$), tỷ trọng tăng 1,03%. Trong 3 mặt hàng trên, giá trị nhập khẩu hàng kẽm ổn định qua các năm, gang thỏi giảm với lý do tương tự hàng thép. Năm 2001-2002 giá trị nhập khẩu nhôm tăng cao do chất lượng và giá cả cạnh tranh. - Nhóm hàng dây kim loại và các loại kim khí khác: Tăng rất mạnh qua các năm, đặc biệt trong năm 2001.Cụ thể: Năm 1999: Đạt giá trị 68.000$; chiếm tỷ trọng 1,27% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 47,06% (tương ứng tăng 32.000$) và tỷ trọng tăng 0,32%. Năm 2001: Đạt giá trị 2.236.000$- so với năm 2000 có mức tăng rất cao là 2136% (tương ứng tăng 2136000$), tỷ trọng tăng 10,68%. Các loại kim khí khác cũng tăng đột biến: Năm 1999: Đạt giá trị 41.000$, chiếm tỷ trọng 0,76% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 114.000$, tăng 178,05% so với năm 1999. Đặc biệt năm 2001 đạt giá trị 1.321.000$, tăng 1.058,8% so với năm 2000. Nhưng sang năm 2002 nhóm hàng dây kim loại lại giảm, chỉ đạt giá trị 201.000$, giảm 91,01% (tương ứng giảm 2.034.000$) so với năm 2001; và không có hàng Nhập thuộc các loại kim khí khác. Nguyên nhân: Do nhu cầu trong nước tăng và do công ty đa dạng hoá mặt hàng KD. Nếu như năm 1999 công ty chỉ nhập các loại dây điện từ, dây đồng đỏ thì sang năm 2000, 2001 công ty còn nhập thêm nhiều loại dây thép khác nữa; thị trường nhập khẩu cũng được mở rộng, công ty có thể chọn lựa mặt hàng. Nhưng sang năm 2002, Công ty đã phải giảm mạnh các mặt hàng này do bị cạnh tranh thị trường nội địa. Nhóm mặt hàng thiết bị Phục vụ công nghiệp xây dựng, GTVT, khai thác mỏ, thiết bị chuyên dùng, là một trong hai nhóm mặt hàng chính của công ty. Cụ thể: Lò điện trung tần: Chỉ nhập ở Trung Quốc, số lượng hoàn toàn theo đơn đặt hàng. Năm 1999: 255.000$; chiếm tỷ trọng 4,75% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 672000$; chiếm tỷ trọng 10,65% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 163,5% (tương ứng tăng 417000$) so với năm 1999; tỷ trọng tăng 5,91%. Năm 2001: 345.000$; chiếm tỷ trọng 1,89% Kim nghạch Nhập khẩu; giảm 48,7% (tương ứng giảm 327000$) so với năm 2000, tỷ trọng cũng giảm theo. Năm 2002: 600.000$; chiếm tỷ trọng 3,96% Kim nghạch Nhập khẩu; tăng 73,91% (tương ứng tăng 255.000$) so với năm 2001, tỷ trọng tăng 2,07%. Thiết bị này dùng cho các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, Công ty duy trì được lượng Nhập qua các năm và có xu hướng tăng do nhu cầu tăng. Xe vận tải: Được nhập từ Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản; gồm các loại KAMAZ, DAEWOO, ISUZU, HYUNDAI. Nhu cầu về mặt hàng này tăng qua các năm nên giá trị Nhập về của Công ty tương đối lớn. Năm 1999: Đạt 77.000$, chiếm tỷ trọng 1,43% Kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 781000$; chiếm tỷ trọng 12,38% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 914,29% (tương ứng tăng 704000$ so với năm 1999; tỷ trọng tăng 10,95%. Năm 2001: 1.818.000$; chiếm tỷ trọng 9,97% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 132,8% (tương ứng tăng 1.037.000$) so với năm 2000. Năm 2002: 1.400.000$; chiếm tỷ trọng 9,23%; giảm 22.99% (tương ứng giảm 418.000$) so với năm 2001; tỷ trọng giảm 0,74%. Xe vận tải phát triển mạnh trong nước do liên doanh sản xuất, đặc biệt là xe vận tải hạng nhẹ như KIA, DAEWOO, SUZUKI. Nhưng Công ty vẫn giữ được giá trị nhập cao từ các loại xe vận tải hạng nặng, giá trị lớn. Máy công cụ: Đây là một trong những mặt hàng chính của Công ty, thị trường nhập chính là Đài Loan; gồm các loại sau: Máy đúc áp lực, máy tiện MA-2540, máy đột JTM-12, máy khoan JD8510L, máy mài CHS-360WA, máy phun bi RW-3…Thị trường tiêu thụ là các Doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, chất lượng các loại máy này tốt và giá cả cạnh tranh so với máy của các nước châu Âu; do đó mặt hàng này tăng trưởng qua các năm. Năm 1999: Đạt giá trị 337.000$; chiếm tỷ trọng 6,27% kim nghạch Nhập khẩu. Năm 2000: 758.000$; chiếm tỷ trọng 12,02% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 124,93% (tương ứng tăng 421.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 1258.000$; chiếm tỷ trọng 6,90% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 66% (tương ứng tăng 500.000$) so với năm 2000, tỷ trọng giảm do kim nghạch Nhập khẩu tăng cao. Năm 2002: 1.557.000$; chiếm tỷ trọng 10,26% kim nghạch Nhập khẩu; tăng 23,77% (tương ứng tăng 299.000$) so với năm 2001, tỷ trọng tăng 3,36%. Thiết bị sản xuất, các loại thiết bị khác: Thiết bị sản xuất các năm trước không ổn định, năm tăng năm giảm. Nguyên nhân: Do cạnh tranh giữa các Công ty, do lượng vốn lớn đòi hỏi và tỷ giá giữa $ và VND liên tục tăng trở ngại nhập khẩu. Năm 1999: Đạt giá trị 653.000$. Năm 2000: 1471.000$, tăng 125,27% (tương ứng tăng 818.000$ so với năm 1999. Năm 2001 chỉ đạt 628.000$, giảm 57,3% (tương ứng giảm 843.000$) so với năm 2000. Năm 2002 giá trị lại tăng cao đạt 1.529.000$, tăng 143,5% (tương ứng tăng 901.000$) so với năm 2001. Nhóm mặt hàng khác Không thuộc hai nhóm mặt hàng trên. Tuy nhiên chiếm tỷ trọng đáng kể. Cụ thể: Năm 2000: 346.000$, tăng 71,29% (tương ứng tăng 144.000$) so với năm 1999. Năm 2001: 829.000$, tăng 139,6% (tương ứng tăng 483.000$) so với năm 2000. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng do công ty nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường và được uỷ thác nhiều hơn. 3.3 Phân tích tình hình nhập khẩu theo số lượng. Mục đích phân tích: Nhằm nắm được sự biến động định lượng, đưa ra dự báo định lượng định tính cho kế hoạch tương lai, nâng cao hiệu quả quảnlýhàngnhậpkhẩu. Phương pháp phân tích: Xem xét tỷ lệ tăng giảm của số lượng hàng hoá tương ứng là sự tăng giảm tỷ trọng. Nhóm hàng kim khí Mặt hàng thép: chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặt hàng dây kim loại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 1999: Lượng thép nhập khẩu đạt 7391 tấn. Năm 2000: Đạt 2010 tấn, giảm 72,8% (tương ứng giảm 5381 tấn) so với năm 1999. Năm 2001: Đạt 38.743 tấn, tăng 1827,51% (tương ứng tăng 36733 tấn) so với năm 2000. Năm 2002: Đạt 26.678 tấn, giảm 31,14% (tương ứng giảm 12.065 tấn) so với năm 2002. Mặt hàng dây kim loại: Năm 1999: Đạt 38 tấn. Năm 2000: Đạt 84 tấn , tăng 121,05% (Tương ứng tăng 46 tấn) so với năm 1999. Năm 2001: Đạt 997 tấn, tăng 1086,9% (Tương ứng tăng 913 tấn) so với năm 2000. Năm 2002: Đạt 410 tấn, giảm 58,88% (tương ứng giảm 587 tấn) so với năm 2001. Tổng khối lượng các mặt hàng nhôm, kẽm, gang thỏi trong các năm qua biến động không nhiều (1500,1000, 1802, 1681 tấn). Trong 3 mặt hàng này, khối lượng gang thỏi chiếm tỷ trọng lớn nhất, tuy vậy giá trị của gang thỏi lại không lớn lắm. Các mặt hàng kim khí khác có tốc độ tăng trưởng lớn nhất: Năm 1999: 26,5 tấn. Năm 2000: 55 tấn. Năm 2001: 1762 tấn. Nhưng đến năm 2002 lại không có nhóm mặt hàng này. Nhóm hàng thiết bị. Tuy số lượng không nhiều ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1139.doc
Tài liệu liên quan