Lời nói đầu
Những năm qua nền kinh tế chuyển dịch từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì việc hội nhập với khu vực quốc tế đã mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Nền kinh tế được mở cửa, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... đang trên đà phát triển mạnh do vậy, cuộc sống và mọi nhu cầu của người dân cũng tăng cao. Để đáp ứng đủ c
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ cung - Cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho những nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp ấy thì tất cả các loại mặt hàng phục vụ cho cuộc sống của con người cũng ngày càng phung phú hơn. Nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi cùng với sự biến động của đồng tiền và lượng cung hàng hoá nên giá cả thị trường luôn luôn biến động. Cung và cầu ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá cả song giá cả cũng có tác động đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hoá, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu. ở nước ta trong những năm qua giá cả thép xây dựng luôn có sự biến đổi do nhu cầu xây dựng nhà ở và công trình công cộng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong những tháng vừa qua cùng với sự biến đổi giá thép trên thế giới nói chung nên giá thép trong nước đã có những biến động mạnh mẽ gây nên nhiều lo lắng cho người dân, các chủ đầu tư xây dựng cũng như các cơ quan, bộ ngành có liên quan. Với tính chất là mối quan tâm chung của toàn xã hội và của ngành xây dựng nói riêng em mạnh dạn đưa ra đề tài: "Mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép".
Nội dung tiểu luận gồm 2 phần:
Phần I: Cung, cầu và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu.
Phần II: Mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép.
Nội dung
I. Cung, cầu và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu.
1. Khái niệm cung, cầu
1.1. Cung được hiểu là toàn bộ hàng hoá có trên thị trường và có thể đưa đến ngay thị trường ở một mức giá nhất định. Nói cụ thể hơn, cung là lượng 1 mặt hàng mà người bán muốn ở mức giá nhất định.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là chi phí sản xuất, đây là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng đến cung, ngoài ra còn giá cả và tình trạng các mặt hàng hoá khác.
Chi phí sản xuất ảnh hưởng lớn đến cung vì nếu chi phí sản xuất nhiều, quy mô sản xuất sẽ được mở rộng, khối lượng hàng hoá không những tăng, các loại mặt hàng phong phú, đa dạng mà chất lượng hàng hoá cũng được nâng cao. Vì đã có điều kiện để đầu tư nhiều máy móc tối tân, sử dụng nhiều công nhân lành nghề áp dụng ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào sản xuất.
Ngược lại lượng cung sẽ giảm nếu chi phí sản xuất ít, không đủ để mở rộng sản xuất thì hiển nhiên khối lượng hàng hoá được sản xuất ra sẽ giảm, không đủ để cung cấp cho thị trường.
1.2. Cầu được hiểu là nhu cầu của xã hội về hàng hoá được biểu hiện trên thị trường ở một mức giá nhất định, nó bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của dân cư. Nói cụ thể hơn, cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất định.
Có hai loại nhu cầu:
+ Nhu cầu thực tế của xã hội
+ Nhu cầu có khả năng thanh toán
- Nhu cầu thực tế của xã hội là nhu cầu gắn với giới hạn của sự tiêu dùng đối với từng loại hàng hoá trong khoảng thời gian và không gian nào đó.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu được thực hiện gắn với giá cả hàng hoá và thu nhập thực tế của người tiêu dùng.
Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu là thu nhập trung bình của người tiêu dùng, quy mô thị trường, giá cả và tình trạng của hàng hoá khác, khẩu vị hay sở thích, trong đó thu nhập của người tiêu dùng là quan trọng nhất bởi vì nếu người tiêu dùng có thu nhập ổn định và cao thì sức mua các loại hàng hoá cũng tăng, nhu cầu về sinh hoạt, giải trí, ý tế, giáo dục.... đều cao hơn, tất cả mọi người đều muốn tiến tới những sản phẩm tốt nhất, hoàn thiện nhất để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ. Ngược lại trong trường hợp người tiêu dùng có thu nhập thấp và không ổn định thì sức mua hàng hoá sẽ giảm đáng kể, nhu cầu về các tư liệu sinh hoạt, y tế, giáo dục.... cũng chỉ dừng lại ở mức tối thiểu. Khi mức thu nhập của người tiêu dùng thấp thì họ chỉ có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống ở mức cần thiết nhất. Lấy ví dụ là một người có mức thu nhập thấp, khả năng của họ chỉ dừng lại ở mức lo cho gia đình đủ ăn, tất cả đồ dùng sinh hoạt không cần tối tân, nếu như vậy thì hiển nhiên những nhu cầu về giải trí (đi chơi cuối tuần hay tổ chức các buổi họp mặt vui chơi) sẽ không có thậm chí nhu cầu về việc khám sức khoẻ định kỳ cũng là không cần thiết đối với gia đình có thu nhập thấp.
2. Giá trị, giá cả sản xuất và giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu.
2.1. Giá trị, giá cả sản xuất
Gốc của giá cả sản xuất là giá trị do đó giá rị quyết định giá cả, ngoài ra giá cả còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu. Giá cả có thể lên xuống nhưng nó phải xoay quanh trục giá trị của hàng hoá.
Giá trị
Giá trị = c + v + m
Giá cả sản xuất = c + v + p = k + p
- Khi chưa hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả xoay quanh trục giá trị do quan hệ cung cầu
- Sau khi hình thành lợi nhuận bình quân:
Giá cả thị trường xoay quanh trục giá cả sản xuất
2.2. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung cầu
Trên thị trường, cung - cầu về hàng hoá luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu sẽ làm cho giá cả thị trường lên xuống, xoay quanh giá trị thị trường hay giá cả sản xuất của nó.
a. Khái niệm giá cả thị trường: Giá cả thị trường và là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá vừa có tính đến tình hình cung cầu và giá trị của tiền tệ.
b. Mối quan hệ cung - cầu.
Mối quan hệ cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường. Cung cầu quan hệ mật thiết với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá: chỉ những hàng hoá nào tiêu thụ được trên thị trường, nghĩa là phù hợp với nhu cầu mới được tái sản xuất, hàng hoá nào được tiêu thụ nhiều, nhanh nghĩa là có nhu cầu lớn sẽ được sản xuất nhiều và ngược lại. Mặt khác, cung cũng tác động đến cầu, kích thích cầu, những hàng hoá nào được sản xuất phù hợp với thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn và làm cho nhu cầu về hàng hoá đó tăng lên. Do vậy là nhà sản xuất thì phải biết nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng, sớm dự đoán được sự thay đổi của nhu cầu để cải tiến chất lượng, mâu mã, hình thức sao cho phù hợp, ngoài ra còn phải phấn đấu hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng và hình thức vẫn đảm bảo thì sẽ tiêu thụ được nhiều hàng hoá, giành ưu thế trong cạnh tranh.
c. Giá cả thị trường thông qua tác động của quan hệ cung - cầu
Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng tới giá cả và ngược lại giá cả cũng tác động lên cung, cầu.
Thứ nhất, quan hệ cung - cầu tác động đến giá cả, sẽ có 3 trường hợp :
+ Trường hợp 1: Nếu số lượng của một mặt hàng đưa ra thị trường phù hợp với nhu cầu xã hội thì tổng số giá trị thực của hàng hoá bằng tổng số giá trị thị trường của nó. Đây là trường hợp ngẫu nhiên hiếm có.
+ Trường hợp 2: Nếu số lượng của một mặt hàng đưa ra thị trường nhiều hơn nhu cầu xã hội, thì tổng số giá trị thực của hàng hoá lớn hơn tổng giá trị thị trường của nó. Vì vậy, những hàng hoá này phải bán với giá thấp hơn giá trị thị trường của nó và một bộ phận hàng hoá có thể không bán được.
+ Trường hợp 3: Nếu số lượng của 1 mặt hàng đưa ra thị trường nhỏ hơn nhu cầu xã hội thì tổng số giá trị thực cuả hàng hoá nhỏ hơn tổng giá trị thị trường của nó. Vì vậy, những hàng hoá này được bán với giá cao hơn giá trị của chúng.
Thứ hai, quan hệ cung - cầu điều tiết sự chênh lệch giữa giá cả thị trường với giá trị thị trường, thì ngược lại, sự lên xuống của giá cả thị trường lại điều tiết quan hệ cung - cầu. Bởi vì sự tăng hay giảm giá của một mặt hàng sẽ có tác động kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hoá này hay hàng hoá khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hoá, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung - cầu.
C. Mác viết: " Nếu cung và cầu quyết định giá cả thị trường, thì mặt khác, giá cả thị trường, và nếu phân tích kỹ hơn nữa, giá trị thị trường lại quyết định cung và cầu".
II. Mối quan hệ cung - câu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép.
1. Sự tác động của mối quan hệ cung - cầu đến sự lên xuống của giá cả thép.
Tình hình giá thép hiện nay ở nước ta đang là vấn đề đáng quan tâm của tất cả mọi người. Trong những tháng qua giá thép không ngừng tăng. Từ giữa tháng 1 đến nay, do những biến động trên thị trường thép thế giới, giá thép nguyên liệu phục vụ xây dựng trong nước tăng đột biến, mức tăng phổ biến từ 30 đến 80% tuỳ loại, khiến các doanh nghiệp xây dựng càng thêm lo lắng. Xét mọi diễn biến của thị trường thế giới thì ai cũng dự đoán giá thép sẽ lên nhưng không ngờ lại tăng cao và đột biến như vậy. Đầu năm 2003, giáp thép xây dựng tăng từ 4500 đồng/kg lên 6000 đồng/kg đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Năm nay, giá còn tăng mạnh hơn, hiện nay phôi thép nhập khẩu đang ở mức 480 USD/tấn CIF Hải Phòng (trước đây là 290 USD/tấn), cước vận tải từ Biển Đen về Hải Phòng là 70 USD/tấn (gấp 2 lần so với năm 2003). Giá phôi nhập khẩu cao, giá thép xây dựng cũng tăng theo phổ biến từ 8500 đến 9.200 đồng/kg, các loại thép hình hơn 10.000 đồng/kg, tôn mạ tăng thêm 2 triệu đồng/tấn, tôn thép dùng chế tạo thiết bị kết cấu công trình công nghiệp ở mức 12000 đồng/kg, loại thép đặc chủng giá càng tăng.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tháng 1 mức tiêu thụ thép xây dựng cả nước đạt 197000 tấn.
* Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng đột biến của giá thép đó là:
Thứ nhất, khối lượng xây dựng trong tháng 3 - 4, sẽ tăng khoảng 20 - 25%, so với cùng kỳ năm trước do nhiều công trình đã được xét duyệt vốn và có vốn.
Thứ hai, với mức tồn kho thép xây dựng hiện còn khoảng 250.000 tấn là quá thiếu, chỉ để bán ra trong vòng 35 - 45 ngày, trong khi mùa xây dựng phải là 50 - 60 ngày.
Thứ ba, giá phôi thép nhập khẩu tăng mạnh mẽ trong tháng 12/2002 chỉ 236 -240 USD/tấn, thì tháng 2/2003 đã lên tới 296 - 303 USD/tấn và đã báo sẽ còn tiếp tục tăng. Với giá phôi thép hiện nay thì giá thành thép xây dựng lên tới 6000 - 6100 đồng/kg, cao hơn giá trần chỉ đạo khoảng 800 đồng/kg.
Thứ tư, hầu hết các cơ sở sản xuất thép nội địa chỉ còn dự trữ phôi thép để đủ sản xuất trong vòng 2 tháng. Giá phôi thép tăng cao đã khiến nhiều cơ sở tạm ngừng nhập khẩu, do đó sản lượng thép nội địa có thể sẽ giảm thậm chí đứt đoạn gây tình trạng khan hiếm thép. Ngoài ra giá xăng dầu tăng, chi phí vận tải tăng.... cũng khiến giá thép khó giữ được mức cũ.
Trong khi cả nước đang bước vào những tháng cao điểm về xây dựng nhu cầu xây dựng của người dân, các chủ đầu tư xây dựng... ngày càng tăng càng khiến giá thép tăng cao. Do giá nhập khẩu phôi thép tăng mạnh mẽ nên thị trường thép đã có rất nhiều biến động. Nhu cầu về thép tăng ngày càng cao trong khi lượng thép cung không đủ lại càng hiếm giá thép tăng mạnh. Giá phôi thép tăng cao khiến nhiều cơ sở tạm ngưng nhập khẩu do đó sản lượng thép nội địa giảm mạnh gây tình trạng khan hiến thép. Doanh nghiệp nào cũng đã báo trước về giá thép tăng nhưng không phải ai cũng đủ vốn nhập khẩu để dự trữ. Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (LISEMCO), Công ty lắp máy và xây dựng 69 - 1,69 - 3 thuộc LILEMA đã kịp thời dự trữ được một số nguyên liệu thép để chế tạo thiết bị theo đơn đặt hàng trong khi đó Công ty cơ khí và xây lắp số 7 (COMA - 7) cho biết đơn vị không có khả năng mua trả hàng nghìn tấn thép bởi vốn mua vật tư đều phải vay ngân hàng với lãi suất cao. Hơn nữa trong khi nhu cầu về thép đặc chưng dùng cho chế tạo thiết bị cơ khí xây dựng với khối lưọng lớn thì trong nước lại chưa sản xuất được. Ngày càng có nhiều các dự án thi công khu nhà ở, các công trình lớn song đều phải dãn tiến độ thi công hoặc phải bỏ dỡ do giá thép tăng cao dẫn tới các nhà thầu phải bù lỗ nhiều. Giá thép tăng kéo theo nguồn hàng cũng khó khăn. Trước đây một đợt hàng có thể nhận hàng trăm, hàng nghìn tấn thì nay chỉ lấy được chục tấn đã mừng. Giá thép tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung, không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu về thép xây dựng hiện nay.
Việc giá thép tăng cao và đột biến, nguồn cung không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu thép ngày càng lên cao như vậy hiện nay đã gây ra biết bao lo lắng, khó khăn cho các doanh nghiệp của ngành xây dựng, các chủ đầu tư xây dựng.... các doanh nghiệp đều cho rằng chưa thể thống kê hết thiệt hại trong lúc này, nhưng họ đang cố gắng rà soát lại tất cả các công trình, hạng mục công trình, tính toán mức độ thiệt hại và tìm cách khắc phục theo phương châm: đối với các hợp đồng thầu trọn gói thì tìm cách thương thảo lại. Đối với những công trình chuẩn bị ký hợp đồng tạm thời dừng lại để điều chỉnh.
HUD cho biết đối với những khu nhà ỏ đang xây, nhưng đã ký hợp đồng và nhận tiền đặt cọc của khách hàng thì đơn vị chấp nhận bù đắp khoản chênh lệch do giá tăng, thực hiện đúng theo hợp đồng.
Giám đốc LISEMCO Nguyễn Đình Hải cho biết: Đối với một số hợp đồng trọn gói thì đơn vị phải bù lỗ để làm và giữ uy tín với khách hàng. Đối với một số hợp đồng không phải thầu trọn gói, nhiều doanh nghiệp đề nghị cho thêm điều khoản tính giá vật tư, nguyên liệu thời gian giá lúc mua để tránh bị thiệt hại.
Thứ trưởng Xây dựng Đinh Tiến Dũng cho rằng, giá thép tăng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của ngành xây dựng, Bộ đã giao các vụ chức năng khẩn trương nghiên cứu, đề xuất biện pháp khắc phục, nhưng do nước ta chưa chủ động được nguồn thép nếu giá thép tăng việc điều chỉnh giá vật tư trong hợp đồng thầu trọn gói đã ký giữa các doanh nghiệp, Bộ không thể can thiệp sâu và không đủ thẩm quyền để giải quyết.
Rõ ràng, giá thép tăng làm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp xây dựng, ảnh hưởng tiến độ nhiều công trình, hoạt động đầu tư xây dựng mà nguyên nhân chủ yếu là những thay đổi trong quan hệ cung - cầu về mặt hàng thép.
2. Một số biện pháp để bình ổn giá thép.
Trước tình hình khan hiếm thép và giá thép tăng cao trong khi nhu cầu về thép cũng tăng do đang vào mùa xây dựng, nhằm chống đầu cơ lợi dụng tình hình để tăng giá và đặc biệt là điều tiết được nguồn thép các bộ, ngành và doanh nghiệp đã có một số biện pháp giải quyết sau đây:
2.1. Các giải pháp kiếm chế tăng giá thép
Tổ thị trường của Chính phủ về các mặt hàng trọng điểm đã kiến nghị áp dụng các giải pháp để hạn chế tăng giá thép là: Tăng cường sản xuất cao nhất phôi thép trong nước, xem xét sửa đổi, bổ sung quy chế nhập khẩu thép phế liệu do các doanh nghiệp có thêm nguyên liệu sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thép, trong trường hợp bất khả kháng, đề nghị Chính phủ cho phép một số doanh nghiệp nhập khẩu thép với mức thấp, đủ sức can thiệp thị trường.
2.2. Giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thép
Bộ công nghiệp đang chỉ đạo hiệp hội Thép và Tổng Công ty Thép Việt Nam huy động tối đa năng lực sản xuất phôi thép trong nước; đẩy nhanh tiến độ các dự án phôi thép đang đầu tư và kiên quyết không bán ra số lượng lớn cho một đại lý, rút ngắn thời hạn trả chậm nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ.
Ngoài việc tiếp tục rà soát, cắt giảm các chi phí trung gian không hợp lý, Bộ Công nghiệp yêu cầu các doanh nghiệp cán thép tiếp nhập khẩu phôi, đảm bảo sản xuất bình thường, đồng thời cân đối, điều chỉnh thép thành phẩm từ phía Nam ra phía Bắc để điều hoà nguồn cung và khắc phục tình trạng chênh lệch lớn về giá giữa 2 miền.
2.3. Đề nghị thành lập quỹ bình ổn giá thép xây dựng
VSC (Tổng Công ty thép Việt Nam) vừa đề nghị Chính phủ cho phép thành lập quỹ dự phòng khoảng 100.000 tấn phôi thép, trị giá 25 triệu USD. Phưong thức điều hành quỹ này được VSC đề nghị theo hướng: Bộ tài chính cho vay 400 tỷ đồng không tính lãi để lập quỹ bình ổn giá thép xây dựng.
VSC sẽ sử dụng quỹ trên để nhập khẩu phôi thép với đầy đủ các quy cách, chủng loại chủ yếu để phục vụ sản xuất thép xây dựng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu 3 khu vực chủ yếu là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp xảy ra đột biến thị trường thép xây dựng, VSC sẽ sử dụng số phôi nói trên để can thiệp vào thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ.
Kết luận
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày được nâng cao. Cùng với sự đa dạng, phong phú trong mọi nhu cầu của người dân là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế càng phát triển thì mọi nhu cầu về sinh hoạt, vui chơi, giải trí.... của người dân cũng được đáp ứng đầy đủ và tốt hơn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đi đôi với sự phong phú về các mặt hàng đó là sự biến động về giá cả trong các mặt hàng đó. Sự lên xuống của giá cả phụ thuộc vào 3 nhân tố: giá trị thị trường của hàng hoá, quan hệ cung - cầu về hàng hoá và sức mua của đồng tiền trong lưu thông và trong thời gian vừa qua quan hệ cung câu đã có tác động rõ nét đến sự lên xuống giá cả của mặt hàng thép trên thị trường vật liệu xây dựng. Đây là một trong những vấn đề đã và đang gây nhiều lo lắng cho đất nước ta và trong thời gian qua Chính phủ và các cơ quan Bộ ngành có liên quan, ngành xây dựng đã có những biện pháp cụ thể điều tiết quan hệ cung - cầu nhằm giữ cho giá thép ổn định.
Trong thời gian tự tìm hiểu cùng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bài Tiểu luận về mối quan hệ cung - cầu tác động đến sự lên xuống của giá cả trong mặt hàng thép. Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Thậm đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành bài Tiểu luận này. Do kiến thức kinh tế chưa nhiều, bài Tiểu luận còn nhiều thiết sót mong thầy cô và các bạn góp ý cho em để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (Bộ GD - ĐT)
2. Giáo trình kinh tế học chính trị Mác Lênin (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn)
3. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
4. Trang Web: www.Vneconomy.com. vn
Trang Web: www.tin tưcViệtnam.com
5. Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 3/2004
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0080.doc