MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
Lí do chọn đề tài
5
2. Mục đích nghiên cứu
6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Đóng góp mới của đề tài
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
8
1.1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay
8
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học – Một nhu cầu tất yếu của xã hội học tập
8
1.1.2. Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay
8
1.2. Những xu hướng phát triển c
106 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận văn Xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 (ban cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa bài tập hóa học hiện nay
9
1.2.1. Nội dung bài tập gắn liền với thực tiễn, đời sống, xã hội, cộng đồng
10
1.2.2. Nội dung hóa học gắn liền với các kĩ năng thực hành thí nghiệm
10
1.2.3. Nội dung bài tập phải chứa đựng các yếu tố phát triển tư duy
10
1.3. Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm và tác dụng của nó trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
10
1.3.1. Khái niệm bài tập hoá học thực nghiệm
10
1.3.2. Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm
11
1.3.3. Tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
15
1.4. Mối quan hệ giữa phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành trong bài tập hóa học thực nghiệm
15
1.4.1. Tư duy và tư duy hóa học
15
1.4.2. Kĩ năng thực hành hóa học
16
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành trong bài tập hóa học thực nghiệm
16
1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học
17
1.5.1. Điều tra
17
1.5.2. Đánh giá – Nhận xét
18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
19
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
HÓA HỌC LỚP 10
20
2.1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm
20
2.1.1. Cơ sở
20
2.1.2. Nguyên tắc
20
2.2. Các áp dụng
20
2.2.1. Xuất phát từ những kiến thức và kĩ năng thực hành cần kiểm tra
20
2.2.2. Xuất phát từ những sai lầm thường gặp thực hành thí nghiệm
21
2.2.3. Xuất phát từ những bài tập thực nghiệm có sẵn
21
2.3. Thiết kế các dạng bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học 10
24
2.3.1. Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất trình bày
24
2.3.2. Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất minh họa và mô phỏng
40
2.3.3. Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất thực hành
57
2.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học
63
2.4.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ dạy lí thuyết
64
2.4.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ thực hành thí nghiệm
65
2.4.3. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ ôn tập, luyện tập
66
2.4.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
73
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
74
3.1. Mục đích thực nghiệm
74
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
74
3.3. Chuẩn bị thực nghiệm
74
3.3.1. Địa điểm
74
3.3.2. Mẫu thực nghiệm
74
3.3.3. Giáo viên thực nghiệm
74
3.3.4. Nội dung thực nghiệm
74
3.3.4.1. Giáo án thực nghiệm
75
3.3.4.2. Bài kiểm tra thực nghiệm
75
3.3.4.3. Phiếu điều tra hứng thú học tập môn hóa học của học sinh
75
3.4. Tiến hành thực nghiệm
75
3.4.1. Thực nghiệm chính thức
75
3.4.2. Điều tra hứng thú học tập môn hóa học của học sinh sau thực nghiệm
75
3.5. Kết quả thực nghiệm
76
3.5.1. Kết quả các bài kiểm tra
76
3.5.2. Kết quả điều tra
76
3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm
77
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
81
1. Kết luận
81
2. Một số đề xuất
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHỤ LỤC
85
Phụ lục 1: Các mẫu phiếu điều tra
85
Phụ lục 2: Giáo án thực nghiệm
88
NHỮNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết đầy đủ
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Bài tập
Hoá học
Phương trình phản ứng
Sách giáo khoa
Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm
Đối chứng
Dung dịch
Chữ viết tắt
Gv
Hs
THPT
BT
HH
PTPƯ
SGK
TNSP
TN
ĐC
Dd
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính thực nghiệm. Đối tượng mà hóa học nghiên cứu là cấu tạo chất, là nguyên tử, là phân tử, là phản ứng hóa học diễn ra ở kích thước vi mô nhưng lại là kiến thức cơ bản cần truyền đạt cho Hs, do đó trong giảng dạy hóa học ta buộc phải dùng những mô hình ở kích thước vĩ mô, các thí nghiệm để bằng quan sát những biểu hiện bên ngoài mà tư duy ra tính chất và cấu tạo. Vì thế, có thể khẳng định rằng, thí nghiệm hóa học là rất cần thiết cho dạy học hóa học.
Một trong những mục tiêu dạy học hoá học ở trường phổ thông là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết còn phải tạo điều kiện cho Hs phát triển tư duy hoá học và kĩ năng thực hành hoá học, để từ đó có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho Hs phổ thông khi ra trường.
Thực tế dạy học ở trường PT hiện nay, tuy các kiến thức thực hành đã được quan tâm nhưng còn rất hạn chế. Nguyên nhân của thực tế này thì có nhiều, trong đó quan trọng là do cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng, Gv thường phải dạy nhiều tiết trong một buổi nên không có thời gian chuẩn bị các TN, Gv thường có tâm lí “ngại ” thí nghiệm và có xu hướng chủ yếu là “dạy chay”. Vì vậy, hầu như rất ít Gv thực hiện đủ các TN cần thiết trong toàn bộ chương trình, hậu quả dẫn đến hạn chế phát triển tư duy và kĩ năng thực hành của Hs. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường sử dụng TN trong các giờ học, còn đòi hỏi Gv phải thường xuyên sử dụng và thiết kế các BTTN trong dạy học để Hs có điều kiện phát triển tư duy và trau dồi kĩ năng thực hành hoá học, đặc biệt trong điều kiện không tiến hành được nhiều TN.
Trong thực tiễn dạy học, BTHH đóng vai trò rất quan trọng, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung vừa là phương pháp dạy học hiệu quả, nó không chỉ cung cấp cho Hs kiến thức, con đường dành lấy kiến thức mà còn mang lại niềm vui của quá trình khám phá, tìm tòi, phát hiện, của việc tìm ra đáp số, mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức.
Xu hướng phát triển bài tập hóa học hiện nay là tăng cường khả năng tư duy cho học sinh ở cả ba phương diện: lý thuyết, thực hành và ứng dụng và giảm đi các bài tập mang tính chất học thuộc trong các câu hỏi lý thuyết hay là các phép tính toán học phức tạp trong bài toán hóa học làm giảm đi yếu tố vận dụng rất lý thú của bộ môn.
Bài tập thực nghiệm vừa mang tính chất lý thuyết vừ mang tính chất thực hành đáp ứng được yêu cầu xu hướng phát triển bài tập trên, đồng thời qua bài tập thực hành Hs cũng được làm quen với nhiều thí nghiệm, hiện tượng hóa học trong cuộc sống. Muốn giải bài tập thực hành học sinh phải vừa nắm vững lý thuyết vừa nắm vững các kĩ năng hực hành để tìm phương pháp giải.
Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học ở trường PT, tuy đã được quan tâm nhưng chưa được chú trọng, một phần do cơ sở vật chất của nhà trường phổ thông còn hạn chế, chưa thuận lợi cho việc thực hành thí nghiệm, một phần nữa là do các tài liệu viết về bài tập thực nghiệm chưa nhiều.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học lớp 10 (ban cơ bản)”.
Lớp 10 là lớp đầu tiên của bậc THPT, Hs bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về hóa học, cần tạo cho Hs thói quen học tập gắn với thực hành và tạo hứng thú cho Hs khi gắn kiến thức học được ở nhà trường với thực tế cuộc sống.
2.Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học bằng cách thiết kế và sử dụng một số bài tập thực nghiệm
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về bài tập hóa học ở trường THPT.
- Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập thự tiễn.
- Hứng thú đối với môn hóa học của học sinh trung học phổ thông.
- Xây dựng một số bài tập hóa học thực nghiệm lớp 10 cơ bản.
- Tiến hành thực nghiệm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Bài tập thực nghiệm trong chương trình hóa học 10 cơ bản.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
-Phương pháp phân loại và hệ thống.
-Phương pháp lịch sử.
+ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
+ Các phương pháp xử lý số liệu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng bài tập thực nghiệm hóa học 10 ứng dụng trong dạy học hóa học. Góp phần hoàn thiện các dạng bài tập ở bậc THPT.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học – Một nhu cầu tất yếu của xã hội học tập
Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi giáo dục phải đào tạo nên những con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu, ngoài những nhu cầu cơ bản về kiến thức, đạo đức và kĩ năng, lớp người lao động mới trong giai đoạn hiện nay cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chủ động, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm.
- Sẵn sàng tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin.
- Có năng lực tự học, tự tìm hiểu thực tiễn, biết đúc rút kinh nghiệm.
- Có khả năng giao tiếp, ứng xử, tham gia các hoạt động xã hội.
- Có khả năng hợp tác, hiểu biết pháp luật, có tính kỷ luật.
Các phương pháp dạy học cũ tuy đã khẳng định được một số ưu điểm nhất định, nhưng chủ yếu là truyền thụ một chiều, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu trên, hơn nữa, do sự phát triển của khoa học, xã hội, lượng kiến thức ngày càng tăng nhanh, trong khi đó thời lượng dạy học thì có giới hạn. Do đó, cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, cách tư duy. Cụ thể là:
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng.
- Tạo điều kiện cho Hs tự lực phát hiện, tìm hiểu, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Tăng cường hoạt động theo nhóm.
- Tạo điều kiện cho Hs đánh giá và tự đánh giá.
- Liên hệ với thực tế, tận dụng kiến thức thực tế của Hs để xây dựng kiến thức mới.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học hóa học nói riêng là một nhu cầu khách quan và tất yếu của xã hội.
1.1.2. Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay
1.1.2.1. Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiên đại và áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong dạy học
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã làm xuất hiện những phương tiện dạy học hiện đại với nhiều chức năng hỗ trợ cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn như: Phòng đa chức năng, giáo án điện tử, thư viện điện tử, bài giảng điện tử, bài giảng trực tuyến, phần mềm nghiên cứu dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, phần mềm kiểm tra trắc nghiệm
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật hiện đại sẽ tạo nên phương pháp dạy học mới giúp việc dạy học trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.
1.1.2.2. Khai thác đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú giúp HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng.
Với đặc trưng là môn khoa học thực nghiệm, do đó trong dạy học hoá học cần tăng cường các phương tiện trực quan, đặc biệt là thí nghiệm hoá học. Sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của Hs, nhiều phương pháp dạy học của Gv trong đó chú trong phương pháp trực quan, sử dụng thường xuyên tổ hợp các phương pháp dạy học phức hợp nhằm giúp Hs học tập chủ động, tích cực, sáng tạo.
1.1.2.3. Khai thác triệt để các nội dung bài dạy theo hướng liên hệ với thực tế.
Việc khai thác nội dung học tập theo hướng liên hệ với thực tế cuộc sống sẽ làm cho bài học có tính ứng dụng cao, kích thích hứng thú ở Hs, đặc biệt với môn hoá học là một môn học mà đối với nhiều Hs là quá khô khan và kém hấp dẫn. Một số nội dung cần khai thác liên hệ thực tế như: Hoá học với ứng dụng trong đời sống; hoá học với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; hoá học với môi trường; hoá học với sức khoẻ; hoá học với phát triển kinh tế, du lịch, quốc phòng
1.1.2.4. Tăng cường sử dụng các bài tập có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
Bài tập là một phần không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học hoá học nói riêng, việc sử dụng bài tập trong dạy học có nhiều tác dụng to lớn, hoá học là môn khoa học thực nghiệm do đó việc sử dụng các bài tập hoá học có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành là một xu hướng dạy học cần được quan tâm.
Để phát triển mặt mạnh của bài tập hoá học trong dạy học hoá học, đòi hỏi Gv phải biết thiết kế và sử dụng các loại bài tập hoá học có tác dụng phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, đáp ứng yêu cầu môn học.
1.2. Những xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay
Bài tập hoá học là phương tiện để dạy Hs tập vận dụng kiến thức. Một trong những tiêu chí đánh giá sự lĩnh hội tri thức hoá học là kĩ năng áp dụng tri thức để giải quyết các bài tập hoá học chứ không phải là kĩ năng kể lại tài liệu đã học. Bài tập hoá học là một trong những phương tiện có hiệu quả để giảng dạy môn hoá, tăng cường và định hướng hoạt dộng tư duy của Hs.
Nội dung BTHH hiện nay cần đáp ứng các yêu cầu sau:
1.2.1. Nội dung bài tập gắn liền với thực tiễn, đời sống, xã hội, cộng đồng
Điều 28 luật giáo dục (2005) nước ta đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của Hs, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho Hs”. Việc vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế cuộc sống, việc giải các bài tập thực tiễn sẽ làm phát triển ở Hs tính tích cực, chủ động, tự lập, kích thích hứng thú, niềm say mê học tập ở Hs, đó là điểm xuất phát của sự vượt khó, của khả năng sáng tạo.
Việc sử dụng BTHH có nội dung gắn với thực tiễn cũng góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.
1.2.2. Nội dung hóa học gắn liền với các kĩ năng thực hành thí nghiệm
Do yêu cầu đổi mới đất nước theo hướng hiện đại, hoà nhập với cộng đồng quốc tế nên mục tiêu giáo giục cũng phải thay đổi. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu : “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, TN, làm chủ kiến thức”
Trong trường PT, TN hoá học là một phần không thể thiếu, giúp Hs làm quen với tác phong làm việc khoa học, rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên nhẫn, làm việc nguyên tắc, TN hoá học còn củng cố niềm tin vào khoa học. Với hoá học, TN giữ vai trò như một bộ phận không thể tách rời. Việc xây dựng BTHH gắn liền với TN sẽ cung cấp, củng cố kĩ năng, kĩ xảo, các thao tác thực hành là điều rất cần thiết.
1.2.3. Nội dung bài tập phải chứa đựng các yếu tố phát triển tư duy
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, yêu cầu cấp thiết với giáo dục là phải đào tạo ra những con người có kiến thức, trí tuệ phát triển, thông minh, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. BTHH không thể tách rời mục tiêu trên. BTHH theo định hướng giáo dục hiện nay cần ngắn gọn, súc tích, không nặng nề thuật toán mà tập trung rèn luyện, phát triển nhận thức, tư duy cho người học.
Như vậy, xu hướng phát triển của BTHH hiện nay là tăng cường khả năng tư duy cho Hs ở cả 3 phương diện: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Hạn chế sử dụng những BT có tính chất học thuộc trong các câu hỏi lí thuyết hoặc sử dụng công cụ toán học phức tạp trong các BT tính toán.
1.3. Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm và tác dụng của nó trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
1.3.1.Khái niệm bài tập thực nghiệm
Trong từ điển tiếng Việt, “bài tập” là những bài để tập làm.
Trong tài liệu lí luận dạy học tác giả Nguyễn Xuân Trinh phân loại bài tập hóa học thành: Bài tập định lượng (bài toán hoá học), bài tập lý thuyết, bài tập thực nghiệm và bài tập tổng hợp. Còn các nhà lý luận dạy học của Liên Xô cũ lại cho rằng: Bài tập là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi, mà trong khi hoàn thành chúng, Hs nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng. Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, Hs phải tiến hành hoạt động tái hiện bất luận trả lời miệng, trả lời viết hay kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Bài toán đó là bài làm mà khi hoàn thành chúng Hs phải tiến hành một hoạt động sáng tạo, bất luận hình thức hòan thành bài toán là trả lời miệng hay viết, thực hành, thí nghiệm, bất cứ bài toán nào cũng xếp vào hai nhóm bài toán định lượng (có tính toán) và định tính.[18, tr.27]
Ở nước ta, theo cách dùng tên sách “Bài tập hóa học 10”, “Bài tập hóa học 11”thì thuật ngữ bài tập có sự tương đồng với quan niệm trên.
Vậy, bài tập hóa học là khái niệm bao hàm tất cả, giải bài tập hóa học Hs không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà còn tìm kiếm kiến thức mới, và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới.
Bài tập thực nghiệm hóa học là bài tập hóa học gắn liền với các phương pháp và kĩ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Bao gồm các bài tập về tổng hợp và điều chế các chất, giải thích và mô tả các hiện tượng, phân biệt và nhận biết các chất, tách và tinh chế các chất,... Một số nội dung trong các bài tập trên gắn liền với các vấn đề sản xuất, kinh tế và môi trường.
1.3.2. Phân loại bài tập hóa học thực nghiệm
1.3.2.1. Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm
Là dạng BTTN mà khi giải người giải phải tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ :
Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch NaBr, nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước clo mới điều chế được, lắc nhẹ, quan sát, nêu hiện tượng, giải thích và kết luận về tính oxi hoá của brom so với clo.
Phân tích:
Hiện tượng: Dd chuyển dần sang màu vàng.
Giải thích: Do brom tạo thành làm vàng Dd:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Kết luận: tính oxi hoá của brom yếu hơn clo.
Khi giải BT này, học sinh cần phải trực tiếp tiến hành các thao tác thí nghiệm, sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
1.3.2.2. Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm mô phỏng, qua các băng hình, máy vi tính với những thí nghiệm phức tạp, khó thực hiện, thời gian tiến hành lâu, thí nghiệm độc hại.
Là những BTHH mà khi giải phải sử dụng băng hình, phần mềm để giải. Thường dùng với những quá trình xảy ra chậm, cần nhiều thời gian hoặc những thí nghiệm mà độ an toàn thấp.
Ví dụ :
Hãy xem đoạn video về quy trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp theo phương pháp tiếp xúc kép sau (hình 1.1.)
Hình 1.1.
a. Vì sao giai đoạn tinh chế khí SO2 là giai đoạn quan trọng nhất?
b. Vì sao giai đoạn oxi hoá SO2 thành SO3 cần duy trì nhiệt độ 4500C – 5000C?
c. Vì sao dùng axit sunfuric đặc để hấp thụ SO3?
Hướng dẫn:
a. tinh chế SO2 không chỉ loại bỏ tạp chất và bụi mà còn loại bỏ các chất độc có hại với chất xúc tác, đặc biệt loại bỏ asen là chất làm tê liệt chất xúc tác.
b. Vì phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 là phản ứng thuận nghịch toả nhiệt, ở nhiệt độ thấp phản ứng xảy ra chậm, còn ở nhiệt độ cao phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch, mức nhiệt độ phù hợp là 4500C – 5000C.
c. Vì axit sunfuric đặc hấp thụ vô hạn SO3 tạo thành oleum, từ oleum có thể dễ dàng thu được Dd axit sunfuric ở nhiều mức nồng độ khác nhau bằng cách thêm lượng nước phù hợp.
Khi giải BT này, Hs cần theo dõi đoạn video và vận dụng kiến thức đã học để trả lời, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức về sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp theo phương pháp tiếp xúc.
1.3.2.3. Bài tập hóa học thực nghiệm chỉ được mô phỏng bằng lý thuyết Hs phải vận dụng những kiến thức về lý thuyết và hiện tượng đã biết để giải.
Đây là BTTN mà người giải chỉ cần trình bày cách tiến hành các thao tác thí nghiệm mà không phải làm thí nghiệm.
Ví dụ :
Trong PTN, có 4 lọ hoá chất mất nhãn làn lượt chứa một trong các sau: NaCl, NaBr, NaF, NaI. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các lọ Dd trên.
Phân tích:
Trích mẫu thử từ các lọ vào các ống nghiệm riêng rẽ.
Nhỏ vào các mẫu thử vài giọt Dd bạc nitrat AgNO3 , quan sát hiện tượng:
Mẫu có xuất hiện kết tủa màu trắng thì lọ Dd chứa mẫu là lọ Dd NaCl.
Mẫu có kết tủa màu vàng thì lọ Dd chứa mẫu là lọ Dd NaI hoặc NaBr.
Mẫu không có hiện tượng gì thì lọ Dd chứa mẫu là lọ Dd NaF.
Tiếp tục trích mẫu thử ở 2 lọ mà thí nghiệm trên cho kết tủa vàng rồi nhỏ vào mẫu thử vài giọt brom và một giọt hồ tinh bột, lắc nhẹ.
Mẫu chuyển sang màu xanh thì lọ Dd chứa mẫu là lọ Dd NaI.
Còn lại là Dd NaBr.
Khi giải bài tập dạng này, người giải không phải tiến hành thí nghiệm nhưng cần sử dụng kiến thức đã học các kiến thức kĩ năng thực hành đã có để trả lời.
1.3.2.4. Bài tập hóa học thực nghiệm được tiến hành qua hình vẽ
Ví dụ 1 : Cho các hoá chất: Cu, H2SO4 đặc nóng. Các dụng cụ thí nghiệm: bình cầu, ống dẫn, phễu, giá thí nghiệm, bình tam giác, bông tẩm dung dịch NaOH đặc. Hãy vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2.
Phân tích:
Khi giải BT này Hs cần phải tư duy về kiến thức hoá hoc, kiến thức thực hành và phải dùng hình vẽ để giải. (hình 1.2)
Hình 1.2
Ví dụ 2 : (Đề thi ĐH khối A năm 2014)
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X (hình 1.3)
Hình 1.3
NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O
NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl
C2H5OH C2H4 + H2O
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
Phân tích
Ta thấy đây là phương pháp thu chất bằng cách đẩy nước nên chất tạo thành muốn thu lấy không được tan cũng như phản ứng được với H2O. Chỉ có đáp án C sinh ra khí C2H4 thỏa mãn. Chú ý khí CH4 cũng thỏa mãn nhưng sơ đồ điều chế từ chất lỏng còn đáp án D là chất rắn.
Khi giải BT dạng này, Hs cần phân tích thí nghiệm dựa trên hình vẽ để giải.
1.3.3. Tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
Theo M.A. Đanhilop, nhà lí luận dạy học Xô Viết: “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu Hs có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết và thực hành” [15, tr.17]. Bài tập nói chung và bài tập hóa học nói riêng vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm, nó cung cấp cho Hs không chỉ kiến thức mà cả con đường dành lấy kiến thức và mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức, của việc tìm ra đáp số. Do vậy, việc sử dụng bài tập thực nghiệm ứng dụng trong dạy học hóa học có các tác dụng to lớn sau:
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lí.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm.
- Rèn luyện các thao tác, kĩ năng thực hành cần thiết trong PTN (cân, đong, nung, đun nóng, sấy, hoà tan, lọc, chiết,) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho Hs.
- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, tạo sự say mê học tập hoá học cho Hs.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hoá
1.4. Mối quan hệ giữa phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành trong bài tập hóa học thực nghiệm
1.4.1. Tư duy và tư duy hóa học
Theo tài liệu tâm lí học và giáo dục học: Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh các thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
Theo logic học: Tư duy là quá trình phản ánh hiện thực một cách gián tiếp và khái quát. Sự phản ánh thế giới xung quanh bằng tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính.
Cho dù xem xét ở góc độ nào thì vẫn thống nhất với nhau ở những nhận định về bản chất: Tư duy là hoạt động trí tuệ giúp con người tạo ra hoặc giải quyết một vấn đề, đưa ra một quyết định hoặc có thêm một sự hiểu biết. Đó là tìm kiếm cái mới từ những kiến thức và kinh nghiệm đã có.
Tư duy hoá học là quá trình tâm lý phản ánh các thuộc tính bản chất, các mối quan hệ và liên hệ mang tính quy luật của các chất và các hiện tượng hoá học xảy ra trong tự nhiên, phản ánh thông qua các khái niệm hoá học, các quá trình hoá học và các định luật hoá học. Tư duy hoá học giúp con người vận dụng các quy luật hoá học để cải tạo thế giới và phục vụ cuộc sống con người.[15, tr.25]
1.4.2. Kĩ năng thực hành hóa học
1.4.2.1. Kĩ năng
Theo M.A Đanhilop: “Kĩ năng là khả năng con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức của mình trong hoạt động lí thuyết cũng như thực tiễn, kĩ năng bao giờ cũng xuất phát tư kiến thức và dựa trên kiến thức, kĩ năng chính là kiến thức trong hành động”. [15, tr.27]
1.4.2.2.Kĩ năng thực hành hóa học
Kĩ năng thực hành hoá học bao gồm các kĩ năng thí nghiệm và kĩ năng ứng dụng hoá học trong thực tiễn. Ở bậc phổ thông cần đạt được cho HS những kĩ năng cơ bản sau:
- Kĩ năng thực hiện an toàn và khoa học nội quy, quy tắc phòng thí nghiệm.
- Kĩ năng sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
- Kĩ năng làm việc với một số hoá chất thường gặp.
- Kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản trong thực hành hoá học.
- Kĩ năng xác định các đại lượng vật lí.
- Kĩ năng lắp đặt dụng cụ.
- Kĩ năng giải thích hiện tượng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực hành và thực tiễn.
- Kĩ năng chế tạo dụng cụ.
1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành trong bài tập hóa học thực nghiệm
Bài tập hoá học thực nghiệm luôn chứa đựng các vấn đề hoá học, giải BTHHTN có nghĩa là đi tìm mối quan hệ giữa tư duy lí thuyết hoá học và kĩ năng thực hành hoá học. Sau đây là cấu trúc chung của một bài tập hoá học thực nghiệm (hình 1.4):
Hình 1.4. Cấu trúc chung của bài tập hoá học thực nghiệm [15, tr.34]
Như vậy, lời giải của các BTHHTN luôn phải chứa đựng các thao tác tư duy và kĩ năng thực hành cho dù không nhất thiết phải tiến hành thực nghiệm. Đó lá kết quả của phương pháp tư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại. M.A. Đanilop cũng đã nêu lên mối liên hệ mật thiết giữa kiến thức và kĩ năng: “Kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kĩ năng, nhưng ngược lại, việc nắm vững kĩ năng sẽ có tác dụng trở lại giúp kiến thức trở nên sống động, linh hoạt hơn” [15, tr.34] . Trong dạy học hoá học cũng đã khẳng định: Không có tri thức sẽ không có kĩ năng, không có việc áp dụng tri thức sẽ không đạt được sự phát triển kĩ năng. Ngược lại, nếu chỉ có tri thức mà không có kĩ năng, không biết áp dụng tri thức thì những kĩ năng đó cũng trở thành vô dụng.
1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học
1.5.1. Điều tra
1.5.1.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu thực trạng dạy học hoá học ở trường THPT.
- Tìm hiểu về thực trạng sử dụng BTTNHH ở trường THPT.
1.5.1.2. Nội dung điều tra
- Điều tra hứng thú học tập hoá học ở trường THPT.
- Điều tra về việc sử dụng BTHH có nội dung liên quan đến thực nghiệm ở trường THPT.
1.5.1.3. Đối tượng điều tra
- Các Gv giảng dạy môn hoá học ở các trường THPT ở huyện Nghi Xuân gồm các trường : THPT Nghi Xuân, THPT Nguyễn Du.
- Học sinh thuộc 2 trường ở huyện Nghi Xuân.
1.5.1.4.Phương pháp điều tra
- Gặp gỡ trực tiếp và nói chuyện với Gv, Hs và cán bộ quản lí thiết bị.
- Phát phiếu thăm dò cho Gv, Hs.
1.5.1.5.Kết quả điều tra
Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2013 tôi đã gặp gỡ, trao đổi và phát phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:
Đa số Hs có hứng thú nhất với môn hoá ở nội dung liên quan đến thực nghiệm.
Các Gv đều đồng tình rằng việc sử dụng BTTN sẽ làm tăng hứng thú học tập ở Hs.
Các Gv chủ yếu sử dụng các BT có sẵn trong các tài liệu và thường chỉ sử dụng BTTN dạng trình bày, nghĩa là việc ra đề và giải bài tập chủ yếu chỉ viết trên giấy.
Đa số Gv và Hs đều nhận xét BTHH sử dụng chủ yếu là kiểm tra về lí thuyết và BT tính toán, ít BT thực nghiệm.
1.5.2. Đánh giá – Nhận xét
Từ kết quả điều tra trên, tôi nhận thấy rằng tuy BTHH dạng thực nghiệm là một phần quan trọng khi dạy học bộ môn hoá học nhưng việc sử dụng dạng BT này còn rất nhiều hạn chế, mà lí do một phần là vì Gv phụ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn, do đó BT kém đa dạng, làm giảm hứng thú học tập của Hs.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương I, tôi đã trình bày về các nội dung sau:
Xu hướng đổi mới PPDH ở trường PT.
Trong phần này, tôi tìm hiểu về yêu cầu đổi mới, mục tiêu đổi mới, những xu hướng đổi mới PPDH hiện nay.
Những xu hướng phát triển của BTHH hiện nay.
Phân loại và ý nghĩa của BTTN trong dạy học hoá học.
Mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng thực hành và sự phát triển tư duy trong BTTN hoá học.
Thực trạng việc thiết kế, sử dụng BTTN trong dạy học hoá học ở trường PT.
Các nội dung trên là cơ sở để tôi đề ra phương pháp thực nghiệm, các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM
HÓA HỌC LỚP 10
2.1. Cơ sở và nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học thực nghiệm
2.1.1. Cơ sở
Một BTHHTN có cấu tạo như sau:
Các dữ kiện lí thuyết và thực nghiệm
Các kết luận về lí thuyết và thực nghiệm
Điều kiện
Yêu cầu
1.Hoạt động tư duy
2.Kĩ năng thực hành
Từ cấu trúc trên có thể suy ra có hai cơ sở quan trọng để thiết kế BTHHTN
- Cơ sở lí thuyết: Bao gồm các nội dung hoá học cần kiểm tra.
- Cơ sở thực nghiệm: Bao gồm các nội dung thực nghiệm và các kĩ năng thực hành cần kiểm tra.
Như vậy để thiết kế BTHHTN có thể xuất phát từ:
- Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
- Những sai lầm về lí thuyết và thực hành mà Hs thường mắc phải.
- Một số BT cơ bản có sẵn.
2.1.2. Nguyên tắc
- Cần phải bám sát mục đích, yêu cầu của kiến thức.
- Các bài tập được sử dụng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, chú ý đến hoàn cảnh sống của Hs và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Hệ thống bài tập cần phù hợp với khả năng, trình độ nhận thức của Hs.
- Hệ thống bài tập phải phát huy được tính tích cực nhận thức và khả năng tư duy của Hs.
- Các bài tập được thiết kế dựa trên kiến thức thường gặp hoặc có thể xuất phát từ những bài tập có sẵn.
2.2. Các áp dụng
2.2.1. Xuất phát từ những kiến thức và kĩ năng thực hành cần kiểm tra
Ví dụ 1:
Để kiểm tra nội dung kiến thức về cách pha loãng Dd H2SO4 đặc có thể sử dụng bài tập: H2SO4 là một hoá chất quan trọng trong công nghiệp, nó cũng thường được dùng trong PTN và thường ở dạng Dd đặc. Hãy nêu cách tiến hành để pha loãng Dd H2SO4 đặc.
Phân tích:
Dùng một lượng nước cất và một lượng Dd H2SO4 đặc vừa đủ, rót từ từ Dd H2SO4 dọc theo đũa thuỷ tinh xuống cốc nước đồng thời khuấy đều. Không được làm ngược lại.
Giải thích: Quá trình hoà tan vào nước của H2SO4 toả nhiệt mạnh do đó cần tiến hành như trên để lượng nhiệt toả ra được trung hoà bớt, tránh làm ngược lại gây sôi đột ngột làm bắn axi ra ngoài rấ...m.
Bài tập 34: Có một số khí độc hại còn dư sau khi làm TN là: khí clo, khí sunfurơ, khí hiđro clorua, khí cacbonic. Để khử các khí độc trên cần phải sục ống dẫn khí vào
A. Dd Ca(OH)2.
B.Dd NaCl.
C. Dd H2SO4.
D. H2O.
Phân tích:
Dd Ca(OH)2 (nước vôi trong) là chất khử độc tốt nhất đối với những khí độc hại nói trên. Đáp án: A
Bài tập 35: Dùng 1 thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau đây để nhận biết Dd Na2SO4 và Na2CO3:
A. Dd HCl.
B. Dd BaCl2.
C. Dd AgNO3.
D. Dd Pb(NO3)2.
Phân tích:
Dùng Dd HCl, tạo khí là Na2CO3. Đáp án: A
Bài tập 36: Trong số những cặp chất sau, cặp chất nào được dùng để điều chế oxi trong PTN ?
CuSO4 , HgO. C . KClO3 , KMnO4.
B.CaCO3, KClO3. D. K2SO4 , KMnO4.
Đáp án: C
Bài tập 37: TN nào sau đây sinh ra khí hiđro clorua ?
Dẫn khí clo vào Dd NaOH.
Đốt cháy khí hiđro trong khí clo.
Điện phân Dd NaCl (có màng ngăn).
Cho Dd NaCl tác dụng với Dd H2SO4 loãng.
Đáp án: B
Bài tập 38: Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau để cho tác dụng với Dd HCl đặc thì chất nào cho nhiều Clo hơn ?
A. KMnO4. B. MnO2.
C. Lượng Cl2 sinh ra như nhau . D. Không xác định được.
Đáp án: A
Bài tập 39: Cần điều chế một lượng đồng sunfat. PP nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric nhất ?
Axit sunfuric tác dụng với đồng KL.
Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.
Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) hiđroxit.
B và C.
Đáp án: D
Bài tập 40: Trong công nghiệp, để điều chế khí than ướt, người ta thổi hơi nước qua than đá đang nóng đỏ. Phản ứng hóa học xảy ra như sau :
C (r) + H2O (k) CO(k) + H2(k); DH = 131kJ
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tăng áp suất chung của hệ làm cân bằng không thay đổi.
B. Tăng nhiệt độ của hệ làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
C. Dùng chất xúc tác làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
D. Tăng nồng độ hiđro làm cân bằng chuyển sang chiều thuận.
Đáp án: B.
Bài tập 41: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Bình thuỷ tinh màu xanh. B. Bình kim loại.
C. Bình thuỷ tinh không màu. D. Bình nhựa teflon (chất dẻo).
Phân tích:
Không thể dùng bình thuỷ tinh để đựng dung dịch HF vì dung dịch HF tac dụng với SiO2 là một trong những chất cấu tạo nên thuỷ tinh, cũng không dùng bình kim loại vì dung dịch HF có thể phản ứng với nhiều kim loại. Cách tốt nhất là dùng bình nhựa teflon (chất dẻo).
Đáp án: D
Bài tập 42:Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào Dd chứa 1g NaOH. Dung dịch thu được làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào sau đây?
A. Màu đỏ. B. Màu xanh.
C. Không đổi màu. D. Không xác định được.
Đáp án: B.
Bài tập 43: Đốt nóng đỏ một sợi dây đồng rồi đưa vào bình khí Cl2 thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dây đồng không cháy.
B. Dây đồng cháy yếu rồi tắt ngay.
C. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu và màu trắng.
D. Dây đồng cháy âm ỉ rất lâu.
Đáp án: C
2.3.2. Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất minh họa và mô phỏng
Có nhiều hình thức để mô phỏng thí nghiệm như dùng hình vẽ, dùng các phần mềm thí nghiệm hoặc mô phỏng bằng băng hình. Với điều kiện ở trường phổ thông hiện nay thì hình thức mô phỏng thí nghiệm bằng hình vẽ là phù hợp và phổ biến nhất.
Để giải được loại BT này, yêu càu Hs phải nắm vững các kĩ năng thực hành hoá học, biết quan sát hình vẽ mô phỏng thí nghiệm và biết trình bày bài giải một cách ngắn gọn theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập 1: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây (hình 2.6), hình vẽ nào đúng?
Hình 2.6
Phân tích :
Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:
- Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí.
- Tác dụng với H2O.
Từ đó học sinh thấy được rằng phương pháp thu khí clo trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 1.
Bài tập 2: Dụng cụ ở hình 2.7 có thể dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau trong phòng thí nghiệm: Cl2, O2, NO, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4. Giải thích. Lập bảng để xác định chất A, B, C tương ứng.
Hình 2.7
Phân tích :
Theo cách thu khí trong hình vẽ thì khí C là khí có đặc điểm: Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí.
C
Cl2
SO2
CO2
O2
B
Dd HCl...
Dd HCl
Dd H2SO4đặc nóng
Dd HCl
H2O2
A
KMnO4...
Muối sunfit
S, Cu
Muối cacbonát
MnO2
Bài tập 3: Cho các chất sau: H2O, HCl, H2SO4 ,NaOH, NaCl, CaCO3,MnO2, CaCl2 , Na2SO4, KMnO4. Cặp chất X,Y dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm (hình 2.8) là
A. HCl, NaCl.
B. HCl, CaCl2.
C. HCl, MnO2.
D.H2SO4, NaCl.
Hình 2.8
Đáp án: C
Bài tập 4:
Hình 2.9 mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó?
Hình 2.9
Phân tích:
Khí clo được điều chế từ chất rắn MnO2 và axit HCl đặc nên tiến hành trong bình cầu, cần đốt nóng bình cầu vì phản ứng xảy ra cần nhiệt độ. Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không đậy nút kín (phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí. Dùng bông tẩm xút ở bình thu khí để ngăn khí clo thoát ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường. Lưới amiang có tác dụng tản nhiệt, tránh làm vỡ bình cầu.
Bài tập 5: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm sau (hình 2.10):
Hình 2.10
Phân tích:
Hs cần phải thấy được:
Phải dùng Dd HCl đặc 30-37% để phản ứng oxi hoá khử xảy ra. Do đó dùng Dd HCl 10% thì không thể thu được khí clo.
Phản ứng xảy ra cần nhiệt độ nên phải dùng đèn cồn đun nóng.
Khí clo thu được bằng phương pháp đẩy không khí nên không thể nút kín bình như hình vẽ mô phỏng.
Để thu khí clo tinh khiết, cần lắp thêm các bình rửa khí (loại khí HCl) và làm khô khí (loại H2O)
Bài tập 6:
Trong phòng thí nghiệm để điều chế và thu một số khí tinh khiết, người ta lắp bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ (hình 2.11).
Hình 2.11
Phễu 1 chứa chất lỏng hoặc dung dịch
Bình cầu 2 Chứa chất rắn hoặc dung dịch
Bình 3 chứa chất lỏng hoặc dung dịch
Bình 4 chứa chất rắn hoặc dung dịch
Bình tam giác 5 thu khí.
Hãy cho biết dụng cụ trên điều chế và thu khí nào trong số các khí sau đây: H2, O2, Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2, CO, CH4, C2H4, C2H2.
Hãy đề nghị cách khắc phục (lắp đặt lại dụng cụ) để có thể điều chế và thu được những khí còn lại.
Phân tích:
Qua cách thu khí cho thấy khí được điều chế phải nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí: O2, Cl2, HCl, H2S, SO2, CO2
Để thu được khí nhẹ hơn không khí (lắp lại dụng cụ thí nghiệm), thì úp ngược bình số 5: H2, CO, C2H4, CH4, C2H2
Bài tập 7:
Trong các hình vẽ ở hình 2.12, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm.
Hình 2.12
Phân tích:
Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí HCl
- Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
- Tan nhiều trong nước
Từ đó học sinh thấy rằng phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 2
Bài tập 8::
Sau đây là một số phương pháp thu khí vào ống nghiệm (hình 2.13)
Hình 2.13
Hãy cho biết phương pháp (1), (2), (3) có thể thu được những khí nào trong số các khí sau: H2, Cl2, O2, N2, HCl, SO2, H2S.
Phân tích:
Phương pháp 1: Dùng để thu khí nhẹ hơn không khí
Phương pháp 2: Thu khí nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí
Phương pháp 3: Thu khí không tác dụng được với H2O
Phương pháp
Thu khí
1
H2
2
Cl2, O2, HCl, SO2, H2S
3
O2, H2, N2
Bài tập 9: Hình 2.14 là cách lắp đặt dụng cụ thí nghiệm, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Hãy giải thích cách lắp đặt đó.
Hình 2.14
Phân tích:
Ống nghiệm hơi trúc xuống, để hơi nước trong quá trình đun nóng KMnO4 không rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
Trước khi đậy nút cần cho vào ống nghiệm một ít bông để hạn chế bụi thuốc tím bay sang ống dẫn khí khi phản ứng xảy ra.
Dùng đèn cồn hơ lướt nhẹ dọc ống nghiệm, sau đó đun tập trung ngọn lửa vào chỗ có thuốc tím vì tránh quá trình thuỷ tinh co giãn đột ngột làm vỡ ống nghiệm.
Bài tập 10::
Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm có thể thu khí oxi bằng 2 cách sau (hình 2.15).
HÌNH 1
HÌNH 2
Hình 2.15
Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích?
Phân tích:
Phương pháp 1: Oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí (phương pháp đẩy không khí)
Phương pháp 2: Thu được oxi tinh khiết (phương pháp đẩy nước)
Bài tập 11:
Quan sát hình 2.16 và cho biết khi nhỏ Dd AgNO3 vào Dd HCl thì vị trí kim cân thay đổi như thế nào?
Hình 2.16
Phân tích:
Kim cân không dịch chuyển vì khối lượng chất trước và sau pư không thay đổi.
Bài tập12:
Quan sát hình vẽ dụng cụ điều chế khí clo trong PTN (hình 2.17) và cho biết vì sao phải dẫn khí Cl2 đi qua Dd H2SO4 đđ và Dd NaCl ?
Hình 2.17
Phân tích:
- H2SO4 đđ có vai trò giữ hơi nước làm cho khí clo khô.
- Cho đi qua Dd NaCl bảo hòa để tách HCl.
Bài tập 13:
Dụng cụ dưới đây (hình 2.18) dùng để điều chế chất khí nào trong số các khí sau: O2, Cl2, H2, N2, CO2, SO2, HCl. Xác định chất trong dụng cụ A, B, C được dùng để điều chế các chất khí tương ứng.
Hình 2.18
Phân tích:
Dụng cụ để điều chế các chất khí: O2, Cl2, CO2, HCl, SO2
Các chất dùng để điều chế các chất khí đó lần lượt là:
- A: H2O2, HCl đ, DdHCl, H2SO4 đđ, DdH2SO4
- B: MnO2, KMnO4, CaCO3, NaCl r, Na2SO3
- C: O2, Cl2, CO2, HCl, SO2
Bài tập 14:
Quan sát hình 2.19 mô tả TN nhiệt phân muối NaHCO3 cho biết vì sao ống nghiệm đựng muối NaHCO3 được lắp miệng hơi nghiêng xuống? Xác định các chất A, B trong dụng cụ. Nêu hiện tượng xảy ra trong chậu đựng chất B.
Hình 2.19
Phân tích:
Phải lắp ống nghiệm hơi nghiêng để hơi nước tạo ra ngưng tụ lại nhưng không bị chảy xuống đáy ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm khi đang được nung nóng mạnh.
Bài tập 15:
Quan sát hình 2.20. Hãy cho biết với cách lắp dụng cụ như trên có thể dùng để điều chế chất nào trong PTN. Điền các hóa chất cần thiết chứa trong các dụng cụ.
Hình 2.20
Đáp số: clo
A: HCl.
B: MnO2.
C: NaCl.
D: H2SO4 đặc.
E: Cl2.
Bài tập 16:
Hãy lựa chọn hoá chất và các dụng cụ cần thiết để điều chế khí SO2 tinh khiết. Vẽ sơ đồ thí nghiệm điều chế khí SO2 tinh khiết đó.
Phân tích:
Hoá chất: Cu với H2SO4 đặc, hoặc dung dịch Na2SO3 với dung dịch H2SO4, CuSO4 khan, bông tẩm NaOH đặc
Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, giá thí nghiệm, bình tam giác, lọ thuỷ tinh, ống dẫn khí, đèn cồn.
Sơ đồ:
Hình 2.21
Bài tập 17::
Tiến hành một thí nghiệm như hình 2.22, bình cầu chứa khí SO2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Khi mở khoá K hiện tượng quan sát được là
Nước không màu phun vào trong bình cầu
Nước có màu hồng phun mạnh vào bình cầu
Nước có màu xanh phun mạnh vào bình cầu
Không có hiện tượng gì xảy ra
Hình 2.22
Phân tích:
SO2 là khí tan nhiều trong nước, tạo thành dung dịch H2SO3 làm quỳ tím chuyển màu hồng, nên nước có màu hồng phun mạnh vào bình cầu. Đáp án đúng là B
Bài tập 18: Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ (hình 2.23). Bình cầu chứa khí SO2 có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng dung dịch brom.
Hình 2.23
Khi mở khoá K hiện tượng quan sát được là:
Không có hiện tượng gì xảy ra
Nước phun mạnh vào bình cầu
Dung dịch brôm phun mạnh vào bình
Chất lỏng không màu phun mạnh vào bình
Phân tích:
SO2 tác dụng được với dung dịch brom theo phương trình sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Giải BT này cần lưu ý với Hs yêu cầu của đề bài là “nêu hiện tượng”, Hs sẽ dễ nhầm lẫn câu trả lời là đáp án C. Đáp án đúng là D
Bài tập 19:
Tiến hành một thí nghiệm như hình vẽ (hình 2.24). bình cầu chứa khí A có cắm ống dẫn khí vào các cốc đựng chất lỏng B. Khi mở khoá K dung dịch B phun vào bình cầu. Hãy xác định khí A là khí nào trong các khí sau : H2, N2, HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2,C2H4, C2H2. Khi chất lỏng B là
H2O
Dung dịch NaOH
Dung dịch nước brom
Hình 2.24
Phân tích:
Chất lỏng B phun vào bình cầu khi khoá K mở nên khí A trong bình cầu phải dễ hoà tan trong B hoặc tác dụng với B tạo ra chất lỏng nên áp suất trong bình cầu giảm mạnh so với áp suất khí quyển làm cho nước phun mạnh vào bình cầu chứa khí A. Vậy:
HCl.
HCl, CO2, SO2, H2S, Cl2.
SO2, C2H4, C2H2.
Bài tập 20: Nếu dùng sắt sunfua có lẫn sắt kim loại để điều chế hiđro sunfua thì có tạp chất khí nào? Có thể nhận ra tạp chất đó như thế nào? Hãy vẽ hình minh hoạ thí nghiệm.
Phân tích:
Phản ứng xảy ra:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Vậy trong sản phẩm khí tạo thành có tạp chất hiđro.
Để nhận ra khí hiđro có thể dùng phản ứng
CuO đen + H2 Cu đỏ + H2O
Hình minh họa (hình 2.25)
Hình 2.25
Bài tập 21:
Có các hoá chất: MnO2 , KMnO4 , K2Cr2O7
Và các dụng cụ thí nghiệm: Bình trữ khí, bình kíp, bình cầu, kẹp gỗ, phễu Brom, giá sắt, ống sinh hàn, lọ thu khí, ống dẫn khí, phễu.
Hãy chọn dụng cụ phù hợp và vẽ hình minh hoạ thí nghiệm điều chế clo.
Phân tích:
Dùng các dụng cụ: Bình cầu, phễu brom, ống dẫn khí, lọ thu khí, giá sắt.
Hình minh hoạ (hình 2.26)
Hình 2.26
MnO2 có thể thay thế bằng KMnO4 hoặc K2Cr2O7
Bài tập 22: Hãy chọn chất rửa khí và vẽ sơ đồ thiết bị thí nghiệm điều chế clo từ KMnO4 và Dd HCl đặc.
Phân tích:
Đây là thí nghiệm điều chế khí từ một chất rắn và một chất lỏng nên ta có hể dùng phễu brom và bình cầu
Khí clo tạo thành do thí nghiệm trên có thể bị lẫn HCl và H2O
Có thể lắp bình rửa khí theo thứ tự (hình 2.27):
Bình 1: Dd NaCl
Bình 2: Dd H2SO4 đặc
Khi dẫn qua Dd NaCl thì HCl bị giữ lại
Khi dẫn qua Dd H2SO4 đặc thì hơi nước bị giữ lại
Ta thu được Cl2 sạch
Hình 2.27
Bài tập 23:
Cho hình vẽ (hình 2.28) về cách thu khí trong phòng thí nghiệm bằng cách dời nước. Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
a) H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S
b) O2, N2, H2, CO2, SO2,
c) NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2
d) NH3, O2, N2, HCl, CO2
Hình 2.28
Phân tích:
Khí thu được bằng cách dời nước cần đảm bảo yêu cầu không phản ứng với nước và không tan (hoặc ít tan) trong nước.
a) H2, N2, O2, CO2, H2S.
b) O2, N2, H2, CO2.
c) CO2.
d) O2, N2, HCl,CO2.
Bài tập 24:
Cho hình vẽ (hình 2.29) mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
Hình 2.29
Vai trò của dung dịch NaCl là:
A.Hòa tan khí clo. B.Giữ lại khí hiđro clorua.
C.Giữ lại hơi nước D.Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đáp án: B
Bài tập 25:
Khí hiđro clorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohdric.Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hiđro clorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình 2.30.
Hình 2.30
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là do:
A. khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B. HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.
Đáp án: B
Bài tập 26:
Cho dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng MnO2. Dụng cụ thí nghiệm được lắp như hình 2.31.
MnO2
dd HCl đặc
Hình 2.31
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A.Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa.
B.Có khí màu vàng thoát ra.
C.Chất rắn MnO2 tan dần.
D.Cả B và C.
Đáp án: D.
Bài tập 27:
Cho thí nghiệm được lắp như như hình vẽ (hình 2.32).
Hình 2.32
Ống nghiệm 1 đựng HCl và Zn, ống nghiệm nằm ngang chứa bột S, ống nghiệm 2 chứa dung dịch Pb(NO3)2 .
Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm nằm ngang là:
A.Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B.H2 + S → H2S.
C.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
D.2HCl + Pb(NO3)2 → PbCl2↓ + 2HNO3.
Đáp án: B.
2.3.3. Bài tập hóa học thực nghiệm có tính chất thực hành
Về nguyên tắc thì tất cả các BT trên đều có thể yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm, tuy nhiên, còn phụ thộc vào điều kiện cơ sở vật chất, chủ trương của Bộ, thời gian xảy ra thị nghiệm, độ an toànthương BT dạng này cần sự chuẩn bị công phu hơn từ phía Gv và Hs, các thí nghiệm được sử dụng cũng không được quá phức tạp so với điều kiện thực nghiệm. Khi giải BT này, Gv phải đánh giá Hs ở cả nội dung:
- Nội dung thực hành: Gv phải quan sát Hs làm thực hành để đánh giá nhận xét kĩ năng thực hành của Hs.
- Nội dung trình bày: Sau khi Hs làm xong TN, trình bày kết quả trực tiếp với Gv hoặc viết vảo bản tường trình theo mẫu.
Bài tập 1:
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: BaCl2, KBr, HCl, KI, KOH.
Phân tích:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất, ta có thể phân biệt các Dd trên bằng các hoá chất sau:
Dùng quỳ tím nhận biết HCl, KOH.
Dùng dung dịch H2SO4 nhận biết BaCl2 còn lại KI, KBr.
Dùng khí Cl2 phân biệt các dung dịch KI và KBr.
- Sử dụng riêng các pipet cho các lọ Dd, dùng pipet lấy mẫu từ các lọ nhỏ vào giấy quỳ.
- Dán nhãn Dd HCl cho lọ đựng Dd làm đỏ giấy quỳ, nhãn Dd KOH cho lọ đựng Dd làm xanh giấy quỳ.
- Dùng pipet lấy mẫu từ các lọ vào từng ống nghiệm riêng.
- Nhỏ Dd H2SO4 vào các mẫu, Dd nào có kết tủa trắng xuất hiện là Dd BaCl2.
- Tiếp tục lấy các mẫu thử còn lại vào ống nghiệm mới, nhỏ thêm một giọt hồ tinh bột.
- Sục khí Cl2 vào các mẫu, mẫu chuyển sang màu xanh là Dd KI.
- Lọ còn lại đựng Dd KBr.
Bài tập 2:
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: NaF, CaCl2, KBr, MgI2.
Phân tích:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất, ta có thể phân biệt các Dd trên bằng các hoá chất sau:
Cho bốn mẫu thử tác dụng với dung dịch Na2CO3 có hai mẫu thử có phản ứng tạo kết tủa là CaCl2 và MgI2.
Phân biệt hai mẫu thử CaCl2 và MgI2 bằng Cl2.
Còn lại phân biệt NaF và KBr cũng bằng Cl2 hoặc Dd AgNO3.
- Sử dụng riêng các pipet cho các lọ Dd, dùng pipet lấy mẫu từ các lọ vào các ống nghiệm riêng.
- Nhỏ Dd Na2CO3 vào các mẫu thử, để riêng các lọ đựng Dd tạo kết tủa với thuốc thử (nhóm 1), các lọ đựng Dd không tạo kết tủa với thuốc thử (nhóm 2).
- Dùng pipet lấy các mẫu thử thuộc nhóm 1 vào từng ống nghiệm riêng, nhỏ vài giọt hồ tinh bột vào cáo mẫu này, sau đó sục Cl2 vào các mẫu. Mẫu chuyển sang màu xanh là Dd MgI2, mẫu còn lại là Dd CaCl2.
- Dùng pipet lấy các mẫu thử thuộc nhóm 2 vào từng ống nghiệm riêng, nhỏ vài giọt Dd AgNO3 vào cáo mẫu này, mẫu có kết tủa vàng là Dd KBr, còn lại là Dd NaF.
Bài tập 3:
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HBr, NaCl, NaOH.
Phân tích:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất, ta có thể phân biệt các Dd trên bằng các hoá chất sau:
Dùng quỳ tím nhận biết dung dịch các dung dịch NaOH, NaCl.
Dùng Cl2 phân biệt HCl và HBr hoặc dùng AgNO3 cũng phân biệt được AgBr¯ (màu vàng) và AgCl¯ (màu trắng).
- Sử dụng riêng các pipet cho các lọ Dd, dùng pipet lấy mẫu từ các lọ nhỏ vào giấy quỳ.
- Ghi nhãn Dd NaCl cho mẫu không làm đổi màu giấy quỳ, nhãn Dd NaOH cho mẫu làm đổi màu giấy quỳ sang màu xanh.
- Dùng pipet lấy các mẫu thử thuộc các lọ đựng Dd làm đỏ giấy quỳ vào từng ống nghiệm riêng, nhỏ vài giọt Dd AgNO3 vào cáo mẫu này, mẫu có kết tủa trắng là Dd HCl, mẫu có kết tủa vàng là Dd HI.
Bài tập 4:
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4
Phân tích:
Dựa vào sự khác nhau về tính chất, ta có thể phân biệt các Dd trên bằng các hoá chất sau:
Dùng quỳ tím nhận biết HCl, H2SO4.
Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4.
Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI¯ màu vàng tươi; AgCl¯ màu trắng).
Hoặc đốt : KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.
- Sử dụng riêng các pipet cho các lọ Dd, dùng pipet lấy mẫu từ các lọ nhỏ vào giấy quỳ.
- Để riêng các lọ đựng Dd làm đỏ giấy quỳ (nhóm 1), các lọ đựng Dd không làm đổi màu giấy quỳ (nhóm 2).
- Dùng pipet lấy các mẫu thử thuộc nhóm 1 vào từng ống nghiệm riêng, nhỏ vài giọt Dd BaCl2 vào cáo mẫu này, mẫu có kết tủa trắng là Dd H2SO4, mẫu còn lại là Dd HCl.
- Dùng pipet lấy các mẫu thử thuộc nhóm 2vào từng ống nghiệm riêng, nhỏ vài giọt Dd AgNO3 vào cáo mẫu này, mẫu có kết tủa trắng là Dd NaCl, mẫu có kết tủa vàng là Dd KI.
Bài tập 5:
Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch : HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3, hãy nhận biết lọ nào đựng dung dịch gì mà không được dùng bất cứ thuốc thử nào.
Phân tích:
Đối với BT nhận biết mà đề yêu cầu “không dùng hóa chất nào khác”, thường ta phải dùng chính các Dd cần phân biệt làm thuốc thử và thường trình bày theo cách lập bảng.
Lần lượt cho mẫu thử tác dụng với ba mẫu thử còn lại ta có kết quả :
HCl
H2SO4
BaCl2
Na2CO3
1
HCl
CO2
2
H2SO4
BaSO4¯
CO2
3
BaCl2
BaSO4¯
BaCO3¯
4
Na2CO3
CO2
CO2
BaCO3¯
Dựa vào bảng trên ta thấy khi cho một mẫu thử nhỏ vào 3 mẫu thử kia sẽ xảy ra một trong bốn trường hợp. Trong các trường hợp trên, duy nhất chỉ có Na2CO3 hai lần thử có khí và một lần có kết tủa. BaCl2 có hai lần thử có kết tủa. H2SO4 vào 3 mẫu thử còn lại, một lần có kết tủa và một lần có khí bay ra. HCl vào 3 mẫu thử còn lại, chỉ có một lần có khí bay ra.
H2SO4 + HCl ® dung dịch trong suốt.
H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl
H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
Bài tập 6:
Không dùng hóa chất nào khác hãy phân biệt 4 dung dịch chứa các hóa chất sau: NaCl, NaOH, HCl, phenoltalein.
Phân tích:
- Nhỏ lần lượt một mẫu thử vào ba mẫu thử còn lại đến khi nào thấy 2 mẫu thử nhỏ vào nhau biến thành màu hồng thì cặp đó là dung dịch NaOH và phenolphtalein. Còn lại là dung dịch NaCl và dung dịch HCl. Chia ống nghiệm có màu hồng thành hai phần. Lấy hai mẫu thử đựng dung dịch NaCl và dung dịch HCl, mỗi mẫu thử đổ vào một ống nghiệm màu hồng, mẫu nào làm màu hồng mất đi là dung dịch HCl (vì axit trung hòa hết NaOH, nên môi trường trung tính, phenolphtalein không đổi màu), phân biệt được dung dịch HCl và dung dịch NaCl.
- Ống nghiệm từ màu hồng chuyển sang không màu, lúc này chỉ chứa NaCl và phenolphtalein. Dùng nó để nhận biết dung dịch NaOH bằng cách nhỏ vào một trong hai ống nghiệm chưa biết, ống nghiệm nào biến thành màu hồng đó là NaOH, ống còn lại là phenolphtalein.
Bài tập 7:
Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng dung dịch xút hãy nhận biết dung dịch trong mỗi lọ?
Phân tích:
Lấy từ mỗi dung dịch một ít để làm thí nghiệm.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào từng dung dịch:
+ Dung dịch nào không có hiện tượng gì là K2CO3.
+ Dung dịch nào thấy phản ứng xảy ra có khí mùi khai bay ra. Đó là (NH4)2SO4.
(NH4)2SO4 + 2NaOH ® 2NH3 + Na2SO4 + 2H2O
+ Dung dịch nào thấy có kết tủa xuất hiện, để lâu ngoài không khí kết tủa không đổi màu. Đó là MgSO4:
MgSO4 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + Na2SO4
+ Dung dịch nào thấy có kết tủa keo trắng xuất hiện, nhỏ tiếp NaOH đến dư, kết tủa tan . Đó là Al2(SO4)3.
Al2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH dư ® NaAlO2 + 2H2O
+ Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa trắng và kết tủa dần dần chuyển sang màu nâu đỏ khi để ngoài không khí. Đó là FeSO4.
FeSO4 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + Na2SO4
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3¯(màu nâu đỏ)
+ Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa màu nâu. Đó là Fe2(SO4)3.
Fe2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Fe(OH)3¯(màu nâu đỏ) + 3Na2SO4
Bài tập 8:
Có bốn chất bột màu trắng tương ứng nhau là : NaCl, AlCl3, MgCO3, BaCO3. Chỉ được dùng nước cùng các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân v.v...) Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên.
Phân tích:
Lấy từng lượng muối nhỏ để làm thí nghiệm:
- Hòa tan vào H2O, tạo thành 2 nhóm:
+ Nhóm I : Tan trong H2O là NaCl và AlCl3
+ Nhóm II : Không tan là MgCO3 và BaCO3
- Điện phân Dd các muối nhóm I (có màng ngăn) :
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
2AlCl3 +6H2O 2Al(OH)3¯ + 3Cl2 + 3H2
Khi kết thúc điện phân, ở vùng catot của bình điện phân nào có kết tủa keo xuất hiện, đó là bình chứa muối AlCl3, bình kia là NaCl.
- Thu khí H2 và Cl2 thực hiện phản ứng :
H2 + Cl2 ® 2HCl
Hòa tan muối nhóm II vào Dd HCl :
MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + CO2 + H2O
BaCO3 + 2HCl ® BaCl2 + CO2 + H2O
Điện phân Dd NaCl (có màng ngăn) để thu Dd NaOH.
Dùng Dd NaOH để phân biệt muối MgCl2 và BaCl2. Từ đó tìm được MgCO3 và BaCO3 :
MgCl2 + 2NaOH ® Mg(OH)2¯ + 2NaCl
BaCl2 + 2NaOH ® Ba(OH)2 + 2NaCl
Bài tập 9: Có 4 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một Dd sau: KOH, K2SO4, KCl, HCl. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp thực nghiệm hóa học.
Phân tích:
- Lấy khoảng 1ml mỗi Dd cần nhận biết vào 4 ống nghiệm sạch
- Nhúng lần lượt 4 mẩu giấy quỳ tím vào 4 ống nghiệm.
+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là ống nghiệm đựng Dd KOH.
+ Ống nghiệm nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là ống nghiệm đựng Dd HCl.
+ Nếu quỳ tím không đổi màu đó là các Dd: K2SO4 và KCl.
- Nhỏ vài giọt Dd BaCl2 vào hai Dd chưa biết, nếu có kết tủa trắng đó là Dd K2SO4.
- Dd còn lại không có hiện tượng gì là KCl (nếu thay Dd BaCl2 bằng Dd AgNO3 ta sẽ nhận biết được Dd KCl do tạo kết tủa trắng AgCl)
PTPƯ: BaCl2 + K2SO4 ® BaSO4 + AgCl
hoặc: AgNO3 + KCl ® BaSO4 + KNO3
Bài tập 10: Có 4 lọ không nhãn đựng 4 chất rắn màu trắng là CaSO4, CaCO3, CaCl2, CaO. Hãy nhận biết mỗi chất bằng phương pháp thực nghiệm hóa học.
Phân tích:
- Lấy mỗi chất rắn có kích thước bằng hạt đậu xanh cho vào 4 ống nghiệm.
- Rót vào mỗi ống nghiệm khoảng 1ml nước và lắc nhẹ. Dd của chất rắn tan trong nước không đổi màu giấy quỳ tím đó là CaCl2. Nếu Dd làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh thì chất rắn ban đầu là CaO.
PTPƯ: CaO + H2O ® Ca(OH)2.
- Cho hai chất rắn còn lại: CaSO4, CaCO3 vào hai ống nghiệm, nhá vào mỗi ống nghiệm vài giọt Dd HCl. ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí thì chất rắn ban đầu là CaCO3, chất rắn còn lại là CaSO4.
PTPƯ: CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O.
Bài tập 11: Có 3 ống nghiệm mất nhãn đựng riêng biệt 3 Dd sau: Na2SO4, HCl, NaNO3. Hãy nhận biết các Dd đó.
Phân tích:
Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử cho mỗi lần TN.
Nhỏ Dd BaCl2 vào các mẫu thử, mẫu thử nào tạo được kết tủa trắng là Na2SO4
PTPƯ: Na2SO4 + BaCl2 ® 2NaCl + BaSO4
- Nhỏ Dd AgNO3 vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là HCl.
PTPƯ: AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3.
- Mẫu thử còn lại là: NaNO3.
Bài tập 12: Không dùng thêm bất cứ hóa chất nào khác, hãy nhận biết 3 ống nghiệm mất nhãn chứa 3 Dd: Na2CO3, HCl và BaCl2.
Phân tích:
Trích ra từ mỗi lọ làm nhiều mẫu thử rồi lần lượt cho mẫu thử này phản ứng với mẫu thử còn lại ta được kết quả cho bởi bảng sau:
Na2CO3
HCl
BaCl2
Na2CO3
¾
¯
HCl
¾
¾
BaCl2
¯
¾
¾
Dấu (¾) tức là không phản ứng.
Như vậy:
- Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu còn lại cho kết tủa và sủi bọt khí thì thử đó là Na2CO3.
- Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu còn lại chỉ cho một phản ứng sủi bọt khí thì mẫu thử đó là HCl.
- Mẫu thử nào phản ứng với hai mẫu còn lại chỉ cho một phản ứng tạo kết tủa trắng thì mẫu thử đó là BaCl2.
Các PTPƯ:
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2+ H2O.
Na2CO3 + BaCl2 ® BaCO3 + 2NaCl.
2.4. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học
2.4.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ dạy lí thuyết
BTTN sử dụng trong giờ dạy lí thuyết là khi nghiên cứu nội dung kiến thức mới, khi đó BTTN thường dùng với mục đích hình thành khái niệm, để giải quyết một số tình huống có vấn đề, để củng cố, khắc sâu kiến thức và tạo niềm tin cho Hs vào những gì đã học. Các BTTN được sử dụng thường là những BTTN đơn giản, có tính chất định tính. Các BTTN sử dụng trong giờ dạy lí thuyết sẽ phát huy hiệu quả tốt nếu sử dụng cùng với các thí nghiệm nghiên cứu.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “oxi” (sgk hoá 10 – cơ bản)
Sau khi học xong về trạng thái tự nhiên của oxi, Gv có thể nêu câu hỏi: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Hs có thể vận dụng kiến thức: ban đêm, do không có ánh sang, cây xanh không quang hợp mà chỉ hô hấp, quá trình hô hấp của cây xanh tiêu thụ oxi và thải khí cacbonic, do đó, nếu ban đêm để nhiều cây xanh trong nhà sẽ làm giảm lượng oxi ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người.
Ví dụ 2: Giải thích quy luật biến thiên liên tục các tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất halogen theo dãy F2,Cl2, Br2, I2.
Sử dụng khi dạy bài “Khái quát về nhóm halogen” (sgk hoá 10 – cơ bản).
Sau khi học xong nội dung “sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất”, Gv có thể ra BT này nhằm giúp Hs hiểu bản chất của sự biến đổi tính chất trên, BT này có thể yêu cầu Hs giải ngay ở lớp hoặc về nhà nghiên cứu.
Ví dụ 3: Sục khí clo cho đến dư vào Dd KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích.
BT này có thể sử dụng sau khi học xong nội dung “iot” trong bài “flo – brom - iot” (sgk hoá 10 – cơ bản) nhằm củng cố kiến thức.
Ví dụ 5: Vì sao khi sử dụng muối iot không được cho muối vào quá sớm mà phải chờ đến sau khi thực phẩm đã được nấu chin mới cho muối vào?
BT này có thể sử dụng sau khi học xong nội dung “iot” trong bài “flo – brom - iot” (sgk hoá 10 – cơ bản) nhằm củng cố kiến thức.
Ví dụ 6: Các yếu tố như nhiệt độ, áp suất chất khí, chất xúc tác và diện tích bề mặt chất rắn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng hóa học. Tùy theo phản ứng hóa học cụ thể mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố trên để tăng hay giảm tốc độ phản ứng. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào trong số các yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
a. Sự cháy diễn ra nhanh và mạnh hơn khi các viên than tổ ong được ép với các hàng lỗ rỗng .
b. Khi cần ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
c. Phản ứng oxi hóa lưu huỳnh đioxit tạo thành lưu huỳnh trioxit diễn ra nhanh hơn khi có mặt vanađi (V) oxit (V2O5).
d. Đá vôi được đập nhỏ, chín nhanh và đều hơn khi nung đá vôi ở dạng cục lớn.
e. Thức ăn sẽ nhanh chín hơn nếu được nấu trong nồi áp suất.
BT này có thể sử dụng trước khi nghiên cứu nội dung “các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học” khi học bài “cân bằng hoá học” (sgk hoá 10 – cơ bản) nhằm tạo tình huống có vấn đề.
Ví dụ 7: Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp sau đây:
a. Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn...) để ủ rượu.
b. Dùng quạt thông gió trong bễ lò rèn.
c. Nén hỗn hợp khí nitơ và hiđro ở áp suất cao để tổng hợp amoniac.
d. Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke, trong công nghiệp sản xuất xi măng.
BT này có thể sử dụng sau khi học xong nội “các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học” khi học bài “cân bằng hoá học” (sgk hoá 10 – cơ bản) nhằm củng cố kiến thức.
Ví dụ 8: Trong số những cặp chất sau, cặp chất nào được dùng để điều chế oxi trong PTN ?
CuSO4 , HgO. C . KClO3 , KMnO4.
CaCO3, KClO3. D. K2SO4 , KMnO4.
BT này có thể sử dụng sau khi học xong bài “oxi - ozon” (sgk hoá 10 – cơ bản) nhằm củng cố kiến thức.
2.4.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ thực hành thí nghiệm...ệm dạng trắc nghiệm khách quan”, Tạp chí Hoá học & ứng dụng, (8) tr. 2-5.
Cao Cự Giác(2006), “Sử dụng các hình vẽ mô phỏng thí nghiệm để thiết kế bài tập hoá học thực nghiệm”, Tạp chí Giáo dục, (139) tr.37-38.
Cao Cự Giác (2006), “Sử dụng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm để thiết kế bài tập hoá học thực nghiệm ”, Tạp chí Giáo dục, (139) tr.37-38.
Cao Cự Giác (2011), “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (259) tr.52-54.
Cao Cự Giác (2009), “Xây dựng bài tập trắc nghiệm hoá học có nội dung thực nghiệm để kiểm tra kĩ năng thực hành hoá học của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (205) tr.48-50.
Cao Cự Giác (2006), “Xây dựng bài tập hoá học có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống”, Tạp chí hoá học và ứng dụng, (6) tr.1-3.
Cao Cự Giác (Chủ biên), Tạ Thị Kiều Anh (2006), Thiết kế bài giảng hoá học 10, Tập II, Nxb Hà Nội
Cao Cự Giác (2009), Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hoá học. Nxb Giáo dục
Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường(2005), “Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (128), tr.34-36.
Lê Văn Năm (2007). Các phương pháp dạy học hiện đại. Chuyên đề cao học – chuyên nghành LL & PPDH Hoá học, Đại học Vinh.
Lê Văn Năm (2008). Hình thành các khái niệm hoá học cơ bản trong chương trình hoá học phổ thông. Đại học Vinh.
Lê Văn Năm (2007). Hình thành các khái niệm cơ bản về hoá đại cương, hoá vô cơ và hoá học hữu cơ trong chương trình hoá học phổ thông. Chuyên đề cao học – chuyên nghành LL & PPDH Hoá học, Đại học Vinh.
Lê Văn Năm (2007). Những vấn đề dại cương về lí luận dạy học. Chuyên đề cao học – chuyên nghành LL & PPDH Hoá học, Đại học Vinh.
Lê Văn Năm (2007). Phương pháp giảng dạy các vấn đề cụ thể về hoá đại cương và vô cơ trong chương trình hoá học phổ thông. Đại học Vinh.
Nguyễn Ngọc Quang (1994). Lí luận dạy học hoá học, Tập 1. Nxb Giáo dục.
Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982). Lí luận dạy học hoá học, Tập 1. Nxb Giáo dục.
Nguyễn Thi Sửu, Lê văn Năm. Phương pháp giảng dạy các nội dung quan trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông. NXB Khoa học kỹ thuật 2009
Vũ Anh Tuấn- Nguyễn Hải Châu- Đặng Thị Oanh- Cao Thị Thặng. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, kĩ năng môn Hóa Học 10. NXBGD Việt Nam- 2009.
Nguyễn Xuân Trường (1997). Bài tập hoá học ở trường phổ thông. Nxb ĐHQG Hà Nội.
Phụ lục 1: Các mẫu phiếu điều tra
Phiếu điều tra Gv
Thầy cô hãy vui lòng đánh dấu vào những ý kiến mà thầy cô cho là đúng:
Quý thầy cô thường sử dụng dạng BT nào khi dạy học hoá học:
Các BT tính toán.
Các câu hỏi lí thuyết.
Các BT liên quan đến thực nghiệm.
Mức độ sử dụng BTTN trong dạy học của quý thầy cô là:
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng.
Ít khi.
Không sử dụng.
BTTN quý thầy cô thường dùng là.
A. BTTN có tính chất trình bày.
B. BTTN có tình chất minh hoạ, mô phỏng.
C. BTTN có tính chat thực hành.
Quý thầy cô thường sử dụng BTTN.
Trong sgk.
Trong sách tham khảo và nguồn tham khảo khác như trên mạng, các đề thi.
Tự ra.
Lí do BTTN ít được sử dụng là:
..
Theo thầy cô, có nên thường sử dụng BTTN trong dạy học hoá học không, vì sao?
..
Xin cảm ơn quý thầy cô!
Phiếu điều tra Hs
Bạn hãy vui lòng đánh dấu vào những ý kiến mà bạn cho là đúng:
1. Bạn cảm thấy môn hoá học như thế nào?
A. Tôi rất thích học môn hoá.
B. Tôi thích học môn hoá.
C. Tôi thấy môn hoá cũng bình thường.
D. Tôi thấy học hoá thật chán.
E. Tôi rất ghét môn hóa.
2. Bạn có hứng thú với môn hoá học ở nội dung nào nhất:
Các nội dung liên quan đến thực nghiệm, đời sống.
Các bài toán.
Các công thức hoá học, PTPƯ.
Ở nội dung ..
3. Thầy cô bạn có sử dụng BTTN trong dạy học và kiểm tra không?
Thường xuyên.
Thỉnh thoảng..
Ít khi.
Không bao giờ.
4. BTTN thầy cô bạn thường dùng là
A.BTTN có tính chất trình bày
B.BTTN có tình chất minh hoạ, mô phỏng
C.BTTN có tính chat thực hành
5. BT hoá học thầy cô bạn thường dùng là:
A.Các BT tính toán.
B.Các câu hỏi lí thuyết.
C.Các BT liên quan đến thực nghiệm.
Cảm ơn sự hợp tác của các bạn!
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Hãy khoanh tròn vào ý kiến mình chọn
Thái độ của em khi học môn Hóa học?
Thích. Rất thích. Bình thường. Ghét. Rất ghét.
Theo em môn hoá dễ hay khó?
Dễ. Khó. Rất khó. Bình thường.
Em thường học môn hoá khi nào?
Thường xuyên. £ Khi có hứng thú.
Khi nào có giờ hoá. £ Khi sắp thi. £ Ý kiến khác.
Trong các tiết học thầy cô có hay sử dụng các bài tập hay câu hỏi liên quan đến thực nghiệm không?
Thỉnh thoảng. Thường xuyên. Chưa bao giờ.
Trong những tiết học thầy cô có sử dụng các bài tập hay câu hỏi liên quan đến thực nghiệm lượng kiến thức em thu nhận được như thế nào so với tiết học bình thường?
nhiều hơn. không có gì thay đổi. ít hơn. ý kiến khác.
Theo em giáo viên có cần thiết sử dụng bài tập hay câu hỏi liên quan đến thực nghiệm trong mỗi tiết học không?
Cần thiết. Không cần thiết. Ý kiến khác.
Em có thích làm bài tập hay trả lời câu hỏi liên quan đến thực nghiệm không?
có. không.
bình thường. ý kiến khác.
Phụ lục 2: Giáo án thực nghiệm
Tiết 38 : Bài 22: CLO
Kiến thức cũ có liên quan
Kiến thức mới cần hình thành
Khái quát về nhóm halogen
Phản ứng oxi hoá – khử
Tính chất vật lí, tính chấ hoá học, trạng thái tự nhiên, điều chế clo
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Thái độ
Tích cực, chủ động, ý thức được sự độc hại của clo.
Trọng tâm
Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng
2. Học sinh: Học kiến thức khái quát về nhóm halogen, có sự nghiên cứu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định - tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hs1: Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron , xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng:
HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O
Hs2: - Nêu đặc điểm cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của halogen
- Nêu tính chất hoá học đặc trưng của các halogen
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Gv làm TN điều chế clo trong ống nghiệm từ KMnO4 và Dd HCl đặc, dùng một tờ giấy trắng làm nền cho HS quan sát màu của khí sinh ra, sau đó mở nhanh ống nghiệm và cho một con châu chấu khoẻ mạnh vào, đậy kín ống nghiệm.
Gv: Khí lúc đầu đã sinh ra chính là một trong các đơn chất halogen (cho HS dự đoán dựa vào màu sắc các halogen đã học ở bài trước).
Tình trạng của con châu chấu thế nào? (Hs: Con châu chấu chết)
Vậy có thể có kết luận gì về clo? (Hs: Clo độc)
Gv: Clo được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt, vậy tại sao clo độc như thế mà lại sử dụng nó vào tẩy trùng nước sinh hoạt? Liệu việc làm đó có an toàn không? Để hiểu rõ thêm cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về clo trong tiết học hôm nay
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tính chất vật lí
Mục tiêu: biết được tính chất vật lí của clo
Gv yêu cầu Hs nhận xét màu, mùi, trạng thái, tính độc của clo.
Gv thông tin thêm: Clo không những tác dụng làm lá cây héo úa rồi trắng bệch mà còn phá huỷ niêm mạc đường hô hấp của người và động vật.
Gv: cần phải làm gì khi tiếp xúc với clo.
I. Tính chất vật lí
- Khí màu vàng lục, mùi xốc.
- Nặng hơn không khí 2,5 lần.
- Tan trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
-Khí clo rất độc, gây độc hại cho môi trường sống, làm ảnh hưởng đến đường hô hấp.
- Cần đeo khẩu trang khi làm thí nghiệm với clo, chỉ dùng một lượng clo vừa đủ.
Hoạt động 2: Tính chất hoá học
Mục tiêu: Hiểu tính chất hoá học đặc trưng của clo là tính oxi hoá mạnh, tính phi kim mạnh, ngoài ra clo còn thể hiện tính khử.
Gv: đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của clo?
Gv: Nhận xét về xu hướng thay đổi của lớp vỏ electron của clo.
Gv yêu cầu Hs viết qua trình nhận electron của clo.
II. Tính chất hoá học
Clo là chất oxi hoá mạnh, trong các phản ứng hoá học, clo dễ thu thêm 1 electron.
Cl + 1e → Cl
Nhận xét: Clo là chất oxi hoá mạnh.
Gv: Clo là chất oxi hoá, vậy nó tác dụng với chất khử như kim loại, hiđro và chất khử khác.
Gv: Trình diễn thí nghiệm Na, Cu, Fe phản ứng với clo.
Hs quan sát, nhận xét, viết PTPƯ.
Gv: Trình diễn thí nghiệm hiđro phản ứng với clo.
Hs quan sát, nhận xét, viết PTPƯ.
1. Tác dụng với kim loại → Muối clorua
2M + nCl2 → 2MCln
(n là hoá trị cao nhất của kim loại M)
2+ → 2
natri clorua
+ →
đồng(II) clorua
+ →
sắt(III) clorua
- Sau khi làm thí nghiệm đốt đồng trong clo, cho thêm một ít nước cất thì dung dịch CuCl2 có màu xanh. Còn FeCl3 tạo thành trong phản ứng tạo thành đám khói màu nâu đỏ.
2. Tác dụng với hiđro
H2 + Cl2 → 2HCl(k) Dd HCl
(Hiđro clorua) (axit clohiđric)
nCl2 : nH2 = 1: 1 → hỗn hợp nổ
→ vậy trong phản ứng với kim loại và hiđro thì clo thể hiện tính oxi hoá mạnh.
Gv trình diễn TN tính tẩy màu của clo và cho biết nếu thay quỳ ẩm bằng quỳ khô thì không xảy ra hiên tượng tẩy màu.
Gv: Vậy để tẩy màu, trong TN này, ngoài clo ra nhất định phải có chất gì?
Hs suy nghĩ.
Gv cung cấp PTPƯ của clo với nước và cho biết Axit HClO là axit rất yếu (yếu hơn cả axit cacbonic)nhưng có tính oxi hoá mạnh và có khả năng tẩy màu.
Gv giới thiệu về phản ứng thuận nghịch, phản ứng của clo với Dd kiềm, Dd nước vôi trong.
BT: Để xử lí triệt để lượng clo dư trong dụng cụ sau thí nghiệm, có thể dùng:
Nước cất.
Nước vôi trong.
Nước xà phòng.
Bột sắt dư.
Hs chọn đáp án, giải thích.
Gv: yêu cầu Hs tìm hiểu những phản ứng quan trọng của clo như tác dụng với các hợp chất Fe+2 , Dd muối của halogen đứng sau.
3. Tác dụng với nước
+ H2O H + HO
Axit clohiđric A.hipoclorơ
+ 2NaOH → Na + NaO + H2O
Nước Javel
Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
Chú ý: HClO, NaClO là chất oxi hoá mạnh, phá huỷ màu → clo ẩm, nước Javel có tính tẩy màu.
Gv cung cấp thêm thông tin: ngoài các ảnh hưởng lớn đến môi trường, khí clo còn là nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon, ngoài ra, do phản ứng của clo với nước nên khí clo cũng góp phần vào việc tạo thành mưa axit.
Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên và ứng dụng
Mục tiêu: Biết được trang thái tự nhiên và ứng dụng của clo
Gv: Nhắc lại thế nào là đồng vị? Clo có mấy đồng vị bền?
Gv: Vì sao trong tự nhiên clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất và chủ yếu là ở dạng hợp chất nào?
III. Trạng thái tự nhiên
- Clo có 2 đồng vị bền: 35Cl, 37Cl, = 35,5.
- Clo phổ biến trong nước biển, trong chất khoáng.
- Cacnalit KCl.MgCl2.6H2O.
Hoạt động 4: Ứng dụng
Gv: : Cho biết clo có những ứng dụng gì?
Hs nghiên cứu tài liệu trả lời.
Gv cho biết chỉ dùng một lượng vừa đủ clo để khử trùng nước, không để dư clo.
IV. Ứng dụng:
- Sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch.
- Tẩy độc khi xử lý nước thải.
- Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
- Sản xuất axit Clohidric, Clorua vôi, . . .
Hoạt động 5: Điều chế
Mục tiêu: Biết các phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp.
Gv: Nêu nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu Hs viết các phản ứng minh họa.
HCl + MnO2 →
HCl + KMnO4 →
Hs hoàn thành theo hướng dẫn của gv.
Gv: Diễn giải quy trình thí nghiệm theo hình 5.3.
Gv: Khi làm TN điều chế khí clo trong PTN, bình đựng khí clo được nút bằng bông tẩm xút có tác dụng gì, nếu úp ngược ống ngiệm trong sơ đồ trên có được không, vì sao?
Gv: Nêu phương pháp sản xuất clo trong công nghiệp.
Lưu ý: Nếu không có màng ngăn thì Cl2 tác dụng với NaOH tạo thành nước Javel.
V. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên tắc:
HCl + chất oxi hoá mạnh(MnO2, KMnO4, KClO3, PbO2)
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Đpdd
Có màng ngăn
2. Trong công nghiệp:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
4. Củng cố:
1, Khí clo điều chế trong PTN có lẫn HCl, để làm sạch khí clo cần sục hỗn hợp khí này vào:
Nước.
Dd HCl.
Dd NaCl.
Dd NaOH.
2, Phương pháp chung nhất để loại bỏ chất độc hại là:
Sử dụng chất có thể tác dụng với chất độc hại làm mất hoặc giảm tính độc của nó.
Cô lập chất độc hại trong những dụng cụ đặc biệt.
Ngăn chặn không để chất độc hại tiếp xúc với người.
Dùng nước để hoà tan các chất độc hại.
3, Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng, tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên lượng clo dư trong nước, vì nếu dư nhiều clo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng KI và hồ tinh bột, hãy nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
Tiết 39: HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC. MUỐI CLORUA
I- MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric).
- Tính chất vật lí.
- Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl.
- Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng .
Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua và axit clohiđric.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên:
- Hoá chất: HCl khí, Dd HCl đặc, giấy quỳ tím, nước cất, Mg, Dd HCl loãng, dây Cu, bột FeO, Fe(OH)3, đá vôi CaSO3 rắn, CaSO4 rắn và các dụng cụ thí nghiệm.
- Dụng cụ: Đèn cồn, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh lớn, thìa thuỷ tinh, ống hút.
2. Học sinh :
- Xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định - tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tính chất hoá học cơ bản của clo, các phản ứng chính của clo.
- Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân Dd NaCl chứ không dung tương tác giữa các chất oxi hoá khử để điều chế clo?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: GV làm TN điều chế clo trong ống nghiệm từ KMnO4 và Dd HCl đặc, dùng một tờ giấy trắng làm nền cho HS quan sát màu của khí sinh ra, sau đó mở nhanh ống nghiệm và cho một con châu chấu khoẻ mạnh vào, đậy kín ống nghiệm.
Gv: khí lúc đầu đã sinh ra chính là một trong các đơn chất halogen (cho HS dự đoán dựa vào màu sắc các halogen đã học ở bài trước).
Tình trạng của con châu chấu thế nào? (Hs: con châu chấu chết)
Vậy có thể có kết luận gì về clo?(Hs: clo độc)
Gv: clo được sử dụng để khử trùng nước sinh hoạt, vậy tại sao clo độc như thế mà lại sử dụng nó vào tẩy trùng nước sinh hoạt? Liệu việc làm đó có an toàn không? Để hiểu rõ thêm cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về clo trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Hiđro clorua
Mục tiêu: Hs nắm được cấu tạo và tính chất của hiđro clorua.
Gv: Yêu cầu Hs viết CT electron, CTCT và giải thích sự phân cực của phân tử HCl?
Gv cho Hs quan sát bình khí HCl và yêu cầu nhận xét về trạng thái, màu sắc, tỉ khối so với không khí.
Gv bổ sung mùi của hiđro clorua.
Gv: Biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu độ tan của hiđro clorua trong nước.
Gv yêu cầu Hs: quan sát, nêu hiện tượng, giải thích:
+ Vì sao nước lại phun vào bình?
+Vì sao dung dịch thu được làm quỳ tím hoá đỏ?
+ Vậy Dd HCl có môi trường gì?
Hs thảo luận, trả lời.
I.Hiđro clorua
1. Cấu tạo phân tử
2. Tính chất
- Chất khí, không màu, mùi xốc.
- Nặng hơn không khí (d ≈ 1,6).
-Khí HCl tan rất nhiều trong nước.
Hoạt động 2 : Axit clohidrric
Mục tiêu:Hs biết nắm được tính chất vật lí và tính chất hoá học của axit clohidric.
Gv nhấn mạnh: Khi hiđro clorua tan vào nước ta được dung dịch có tính axit mạnh gọi là dung dịch axit clohiđric.
Gv: Cho Hs quan sát dung dịch axit clohiđric vừa điều chế (loãng) và lọ đựng dung dịch HCl đặc, mở nút để thấy sự “bốc khói”.
Gv: giải thích vì sao có hiện tượng “bốc khói”?
Hs suy nghĩ, thảo luận, giải thích.
Gv nhận xét, bổ sung.
II. Axit clohidrric
1. Tính chất vật lí
- Axit clohidric là Dd HCl.
-Axit clohidric là chất lỏng không màu, mùi xốc.
- Axit clohidric đặc có hiện tượng bốc khói trong không khí ẩm.
- Dd axit clohidric đặc nhất có nồng độ 37%.
Gv: Axit có những tính chất chung gì?
Hs nêu tính chất hoá học chung của axit.
Gv: Giới thiệu các hoá chất gồm có dây Mg, Dd HCl loãng, dây Cu, bột FeO, Fe(OH)3, đá vôi CaSO3 rắn, CaSO4 rắn và các dụng cụ thí nghiệm. Yêu cầu Hs lựa chọn hoá chất để thử tính axit của axit clohiđric.
Hs dựa trên điều kiện xảy ra các phản ứng của axit với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối để chọn hoá chất, làm TN và viết phản ứng.
2. Tính chất hoá học
a. Tính axit mạnh
- làm quỳ tím hoá đỏ
HCl + Mg → MgCl2 + H2↑
HCl + FeO → FeCl2 + H2O
HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + H2O
HCl + CaCO3 → CaCl2+ CO2↑ +H2O
Gv: Biết rằng trong hợp clo chỉ có các số oxi hoá: -1, 0, +1, +3, +5, +7. Từ số oxi hoá của clo trong HCl, hãy cho biết HCl sẽ có tính khử hay tính oxi hoá?
Hs thảo luận, trả lời.
Gv cho biết chỉ có axit clohidric đặc mới thể hiện tính khử.
Gv yêu cầu Hs nhắc lại phản ứng giữa MnO2 và Dd HCl đặc, xác định vai trò chất tham gia phản ứng.
b. Tính khử
Ví dụ:
O2 + 4Hđặc Cl2 + + 2H2O
4. Củng cố
- Nhắc lại trọng tâm kiến thức của bài.
Làm BT 7a.
BT thêm:
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng nếu có khi cho HCl đặc tác dụng với các chất sau: KMnO4, KClO3 .
2. Sục khí Cl2 vào Dd Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra, hãy giải thích và viết PTPƯ.
5. Dặn dò
- BTVN: + Làm BT1, 3, 4,5 trong SGK/ trang 106.
- Chuẩn bị phần còn lại của bài.
Tiết 40:
HIĐRO CLORUA – AXIT CLOHIDRIC. MUỐI CLORUA
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Biết được:
- Điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua.
Kĩ năng
- Phân biệt dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
B. Trọng tâm
- điều chế axit clohiđric.
- Nhận biết ion clorua.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Hoá chất: Dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl, dung dịch HCl.
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ.
2. Học sinh: Học bài và làm các bài tập về nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định - tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl HCl AgCl
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Điều chế HCl
Mục tiêu: Hs nắm được phương pháp điều chế HCl trong PTN và trong công nghiệp
Gv: Trình chiếu TN điều chế hiđro trong PTN.
Hs quan sát.
Gv: Hãy giải thích vì sao dùng NaCl tinh thể và H2SO4 đặc?
à Để thu được khí HCl vì khí HCl tan rất nhiều trong nước.
- Lưu ý: Ở các nhiệt độ khác nhau sản phẩm tạo thành cũng khác nhau.
Gv: từ khí điều chế được, muốn thu được axit clohidric phải làm thế nào?
Gv: Trình chiếu quy trình sản xuất axit clohidric trong công nghiệp bằng phương pháp tổng hợp.
Hs theo dõi.
Gv: - Vì sao cần phả lấy dư lượng khí H2?
- Vì sao trong tháp hấp thụ T2 không dùng nước để thu được Dd HCl mà phải dùng Dd HCl loãng?
- Vì sao trong T2 và T3, khí và dung môi hấpthụ được dẫn đi ngược chiều nhau?
- Vì sao không dùng phương pháp điều chế này để điều chế HCl trong PTN?
Gv bổ sung cách điêu chế và thu HCl khác trong công nghiệp.
3. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm (phương pháp sunfat):
NaCltt + H2SO4đặc HCl(khí) + NaHSO4
2NaCltt + H2SO4đặc 2HCl(khí) + Na2SO4
b. Trong công nghiệp:
- Lấy Cl2, H2 từ quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
H2 + Cl2 2HCl
- Phương pháp sunfat:
2NaCltt+H2SO4đặc 2HCl(HCl) + Na2SO4
- Từ quá trình clo hoá các hợp chất hữa cơ (chủ yếu là hiđrocacbon).
Hoạt động 2: Muối clorua và nhận biết ion clorua
Mục tiêu: Hs biết tính tan và ứng dụng của muối clorua, cách nhận biết ion clorua.
Gv cho Hs sử dụng bảng tính tan để xác định các muối clorua tan.
Gv: Hãy nêu một số ứng dụng của muối cloru mà em biết?
Gv bổ sung ứng dụng của muối clorua.
III. Muối clorua và nhận biết ion clorua.
1. Một số muối clorua
- Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl.
không tan, ít tan: CuCl, PbCl2.
- Ứng dụng: (SGK).
Gv: Hãy nêu nguyên tắc để nhận biết một chất?
Gv cho biết ion clorua có trong Dd HCl và Dd muối clorua tan.
Gv: Cho 2 Dd riêng biệt chứa 2 muối tan: NaCl và NaNO3, hãy dựa vào tính tan của các muối clorua và màu sắc của các muối clorua không tan, hãy lựa chọn hoá chất và trình bày cách phân biệt 2 Dd trên?
Hs thảo luận, lựa chọn hoá chất.
Gv cho biết: Để nhận ra ion clorua, người ta thường dung Dd bạc nitrat
Hs thảo luận và làm TN.
2.Nhận biết ion clorua
- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết Cl.
NaCl + AgNO3 → NaNO3 +AgCl↓ trắng
HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl↓ trắng
4. Củng cố :
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm , một số điểm lưu ý khi giải bài tập có liên quan.
1. Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, NaF, NaCl, NaOH.
Hướng dẫn:
Dùng quỳ tím nhận biết dung dịch các dung dịch NaOH, HCl.
Dùng AgNO3 cũng phân biệt được NaCl (AgCl¯ màu trắng).
2. Chất nào sau đây không thể dùng làm khô khí HCl :
A. P2O5.
B. NaOH rắn.
C. Axit sunfuric đậm đặc.
D. CaCl2 khan.
Hướng dẫn:
Đáp án: B.
5. Dặn dò
Làm BT 2,5,7 sgk.
Tiết 41: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2:
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
I. MỤC TIÊU:
1. KiÕn thøc
BiÕt ®îc :
Môc ®Ých, c¸c bíc tiÕn hµnh, kÜ thuËt thùc hiÖn cña c¸c thÝ nghiÖm :
- §iÒu chÕ clo trong phßng thÝ nghiÖm, tÝnh tÈy mµu cña clo Èm.
- §iÒu chÕ axit HCl tõ H2SO4 ®Æc vµ NaCl.
-Bµi tËp thùc nghiÖm ph©n biÖt c¸c dung dÞch, trong ®ã cã dung dÞch chøa ion Cl.
2. KÜ n¨ng
- Sö dông dông cô vµ ho¸ chÊt ®Ó tiÕn hµnh an toµn, thµnh c«ng c¸c thÝ nghiÖm trªn.
- Quan s¸t hiÖn tîng, gi¶i thÝch vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ho¸ häc.
- ViÕt têng tr×nh thÝ nghiÖm.
3.Thái độ:
- Tích cực, chủ động.
- Cẩn thận khi làm việc với hoá chất độc, nguy hiểm.
II. TRỌNG TÂM:
- Điều chế Cl2 và thử tính tẩy màu.
- Điều chế HCl và thử tính chất axit.
- Nhận biệt ion Cl.
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn- kết nhóm
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. Giáo viên:
Dụng cụ:
- Ống nghiệm,ống dẫn bằng thuỷ tinh,nút cao su có lỗ.
- Giá thí nghiệm ,giá để ống nghiệm,ống nhỏ giọt,đèn cồn đũa thuỷ tinh.
Hoá chất:
- NaCI(rắn),KMnO4. - Giấy quỳ tím.
- H2SO4 đặc. - Nước cất.
- Dung dịch loãng:NaCI,HNO3,HCI,AgNO3. - Dung dịch HCI đặc.
2.Học sinh
- Ôn tập những kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành.
- Nghiên cứu trước bài thực hành và học thuộc cách tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ hoá chất, cách làm từng thí nghiệm và dự đoán hiện tượng xảy ra,cách giải quyết hiện tượng đó.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ.
Triển khai bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Hoạt động1: Điều chế khí clo,tính tẩy màu của khí clo.
Gv: Nêu mục đích thí nghiêm là điều chế khí clo và tìm hiểu tính tẩy màu của khí clo.
Gv: Cho Hs nêu cách tiến hành TN và gv nhận xét.
Gv nêu câu hỏi:
- Vì sao phải đậy kín ống nghiệm trong TN này?
- Nếu hít phải khí clo thì sẽ như thế nào?
- Dự đoán hiện tượng xảy ra với giấy màu?
- Nếu thay giấy màu ẩm bằng giấy màu khô thì TN có hiện tượng đó không?
- Vì sao clo có thể làm mất màu giấy màu ẩm?
- Có thể thay giấy màu ẩm bằng cánh hoa hồng được không, vì sao?
Gv cho Hs làm thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả vào bản tường trình, giải thích.
BT:
Có 3 khí riêng biệt đựng trong 3 lọ mất nhãn: Cl2, O2 và CO2. Hãy tìm cách phân biệt 3 khí này.
Hoạt động 2: Điều chế axit clohidric
Gv: Cho học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm .
Sau đó gv nhận xét, bổ sung.
Gv nêu câu hỏi:
- Vì sao phải dùng muối khan và Dd H2SO4 đậm đặc?
- Vì sao phải lắp nghiêng ống nghiệm?
- Vì sao phải lắp nghiêng ống nghiệm ?
Vì sao phải nút ống nghiệm 2 bằng bông?
Gv cho Hs làm thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả vào bản tường trình, giải thích.
Hoạt động 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
BT: Có 3 bình nhỏ được đậy bằng 3 ống nhỏ giọt. Mỗi bình chứa 1 trong các Dd sau: HCl, NaCl, HNO3. Hãy thảo luận nhóm, lựa chọn dụng cụ, hoá chất, làm thí nghiệm phân biệt các Dd trên.
- Gv: Cho học sinh xác định mục đích thí nghiệm.
- Cho học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Cho học sinh làm thí nghiệm đồng thời hướng dẫn từng bước thí nghiệm gúp học sinh làm thí nghiệm đúng.
Gv cho Hs làm thí nghiệm, quan sát và ghi kết quả vào bản tường trình, giải thích.
1.Điều chế khí clo,tính tẩy màu của khí clo:
- Hs suy nghĩ, thảo luận, trả lời
Học sinh làm thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4 ,nhỏ tiếp vài giọt dung dịch HCI đậm đặc.đậy ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm.
Hs quan sát, giải thích, viết vào bản tường trình.
Hs thảo luận, trình bày, Gv nhận xét.
2.Điều chế axit clohidric
- Hs suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Học sinh trình bày cách tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít muối ăn rồi rót dung dịch H2SO4 đậm đặc vào đủ dể thấm ướt lớp muối ăn. Rót khoảng 8ml nước cất vào ống nghiệm 2 và lắp dụng cụ như hình vẽ. Đun cẩn thận ống nghiệm 1, tới hiện tượng sủi bọt thì dừng đun.
- Hs quan sát, giải thích, viết vào bản tường trình.
3. Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
- Học sinh xác định được mục đích ,yêu cầu cua thí nghiệm.
- Học sinh trình bày tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm để phân biệt các hoá chất theo yêu cầu cuả thí nghiệm.
- Làm thí nghiệm theo từng nhóm: Lựa chọn hoá chất và phương pháp phù hợp phân biệt 3 hoá chất trong 3 bình mất nhãn đựng 3 hoá chất:HCI,NaCI, HNO3.
3. Củng cố
- Nhắc lại một số điểm lưu ý khi tiến hành thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm
4. Hướng dẫn học sinh làm báo cáo theo mẫu
STT
Tên TN
Mục đích TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
Tiết 46. BÀI 26 LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Hs nắm vững:
- Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen.
- Sự biến thiên tính chất của các đơn chất halogen khi đi từ flo đến iot.
- Phương pháp điều chế halogen.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
3. Thái độ
- Học sinh nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động học tập nhóm .
II. CHUẨN BỊ :
Gv chia Hs thành 4 nhóm, yêu cầu về chuẩn bị BT:
+ Nhóm 1: BT 4 – sgk.
+ Nhóm 2: BT 6– sgk.
+ Nhóm 3: BT 10 – sgk.
+ Nhóm 4: BT 12 – sgk.
Gv chuẩn bị các dụng cụ làm TN và các BT trên máy chiếu.
Hs chuẩn bị bài theo yêu cầu, ôn tập kĩ kiến thức nhóm halogen.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định - tổ chức lớp
2. Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức giải một số bài toán hoá học trong sgk
Gv gọi bất kì đại diện của mỗi nhóm lên trình bày bài giải (giới hạn 10 phút), sau đó cho Hs các nhóm khác nhận xét, Gv nhận xét và cho điểm.
Bài 4: - Đáp án B
→ Khi phản ứng với nước thì clo, brom đóng 2 vai trò là chất khử và chất oxi hoá nên nó vừa khử vừa oxi hoá nước. Iot thì không phản ứng với nước.
Bài 6: Bài giải
a) Giả sử lấy lượng mỗi chất là a gam
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O (1)
mol mol
2KMnO4 + 16 HCl → 2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8 H2O
mol . =
K2Cr2O7 + 14 HCl → 2CrCl3 + 2KCl + 3Cl2 +7H2O
Ta có > >
Vậy dùng KMnO4 điều chế được nhiều clo nhất.
b) Nếu lấy các chất oxi hóa bằng nhau là n mol thì theo (1) ta có: nMnO = nCl.
Theo (2) nKMnO = 2,5 nCl
Theo (3) nKrCrO = 3 nCl
Vì 3n > 2,5 n > n.
Vậy dùng K2Cr2O7 điều chế được nhiều clo nhất.
Bài 10
nAgNO3 = =0,025 (mol)
NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3
x mol x mol x mol
NaCl + AgNO3 → AgCl + AgNO3
y mol y mol y mol
Do nồng độ dung dịch bằng nhau và khối lượng là 50g nên khối lượng hai muối phải bằng nhau.
Đặt số mol NaBr, NaCl là x,y ta có hệ phương trình.
x + y = 0,05
103x = 58,5 y
Giải hệ phương trình ta được: x = 0,009.
Vậy m NaBr = n NaCl = 103.0,009 = 0,927(g).
C0/0 = .100= 1,86(0/0).
Bài 13: dẫn hỗn hợp khí oxi và clo đi qua dung dịch NaOH, chỉ có clo phản ứng:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Khí ra khỏi hỗn hợp là oxi.
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng làm BT thực nghiệm
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
- Gv chuẩn bị 2 khay gồm các dụng cụ cần thiết và hoá chất gồm các Dd: HCl, NaCl, HNO3, NaNO3 đựng trong các lọ không dán nhãn và Dd có dán nhãn là: AgNO3, HCl, Na2CO3, H2SO4, giấy quỳ tím. Yêu cầu các nhóm Hs 1 và 2 thảo luận tìm cách nhận biết các Dd chưa dán nhãn.
- Gv chuẩn bị 2 khay gồm các dụng cụ cần thiết và hoá chất gồm các Dd: Na2CO3, NaCl, KI, AgNO3 đựng trong các lọ không dán nhãn và Dd có dán nhãn là: AgNO3, HCl, NaCl, H2SO4, giấy quỳ tím. Yêu cầu các nhóm Hs 3 và 4 thảo luận tìm cách nhận biết các Dd chưa dán nhãn.
Gv quan sát Hs làm việc và nhắc nhở.
- Hs nhóm 1,2 thảo luận, cử đại diện trình bày các bước tiến hành, sau đó tiến hành các TN để dán nhãn hoá chất.
- Hs nhóm 3,4 thảo luận, cử đại diện trình bày các bước tiến hành, sau đó tiến hành các TN để dán nhãn hoá chất.
Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng làm BT thực nghiệm trắc nghiệm
Gv chiếu 1 số BT thực nghiệm lên bảng, yêu cầu cả lớp thảo luận tìm đáp án.
BT1:
Khi điều chế clo trong PTN (từ HClđ và KMnO4 hoặc MnO2) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H2O để loại bỏ HCl dư và hơi H2O người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua các bình đựng.
A. Dung dịch K2CO3.
B. Bột đá CaCO3.
C. Dung dịch NaCl sau đó qua H2SO4 đặc.
D. Dung dịch KOH đặc.
BT2:
Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Bình thuỷ tinh màu xanh. B. Bình thuỷ tinh mầu nâu.
C. Bình thuỷ tinh không màu. D. Bình nhựa teflon (chất dẻo).
BT3:
Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào đúng?
BT4:
Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm.
3.Củng cố:
- Nhắc lại một số điểm lưu ý đối với các bài đã giải .
4. Dặn dò:
Chuẩn bị cho tiết thực hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_bai_tap_thuc_nghiem_hoa_hoc_lop_10_ban_co.docx