Luận văn Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT CHO CÁC NGÀNH DÙNG NƯỚC TỈNH HÀ NAM CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN HÀ THỊ HỒNG VÂN HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT CHO CÁC NGÀNH DÙNG NƯỚC TỈNH HÀ NAM HÀ THỊ HỒNG VÂN CHUYÊN NGÀNH: THỦY VĂN MÃ SỐ: 60440224 NGƯỜI HƯỚNG D

pdf85 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC: 1. TS. HOÀNG THỊ NGUYỆT MINH HÀ NỘI, NĂM 2018 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Hoàng Thị Nguyệt Minh Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Lã Văn Chú Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải Luận văn được bảo vệ tại: HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Ngày 17 tháng 9 năm 2018 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Hoàng Thị Nguyệt Minh. Các số liệu, những kết luận được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Hà Thị Hồng Vân iii LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian nghiên cứu thực hiện, đến nay luận văn thạc sĩ đề tài “Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam” đã hoàn thành. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Hoàng Thị Nguyệt Minh, người đã tận tình và hướng dẫn, góp ý chỉ bảo trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Khí tượng – Thủy văn, Phòng Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt quá trình học tập. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp ở Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam đã cổ vũ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này. Với thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, học viên rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các cán bộ khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Học viên Hà Thị Hồng Vân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2 6. Bố cục luận văn ............................................................................................. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................... 4 1.1. Tổng quan về phân bổ nguồn nước ............................................................ 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản trong phân bổ nguồn nước .................................. 4 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu và phương pháp phân bổ nguồn nước ......... 5 1.1.3. Ứng dụng mô hình toán trong phân bổ nguồn nước ............................... 9 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ....................................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm khí tượng và mạng lưới sông ngòi ........................................ 12 1.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 17 Chương 2 CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC ........................................................................... 20 v 2.1. Phương pháp tiếp cận bài toán ................................................................. 20 2.2. Phân vùng đánh giá tài nguyên nước ....................................................... 21 2.2.1. Cơ sở phân chia tiểu vùng ..................................................................... 21 2.2.2. Kết quả phân chia tiểu vùng .................................................................. 21 2.3. Cơ sở số liệu ............................................................................................. 24 2.3.1. Số liệu tính toán .................................................................................... 24 2.3.2. Công cụ tính toán .................................................................................. 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31 2.4.1. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước .......................................................... 31 2.4.2. Xác định thứ tự ưu tiên ......................................................................... 32 2.4.3. Phương án phân bổ tài nguyên nước mặt .............................................. 33 Chương 3 NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM ........................................................................................................ 35 3.1. Phân tích, đánh giá tài nguyên nước mặt ................................................. 35 3.1.1. Tài nguyên nước mưa............................................................................ 35 3.1.2. Tài nguyên nước mặt ............................................................................. 39 3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước.................................................................. 41 3.2.1. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu tính toán nhu cầu sử dụng nước .................. 41 3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước các ngành sử dụng nước .................................. 43 3.2.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành hiện trạng 2016, 2020 định hướng 2030 ...................................................................................................... 46 3.3. Ứng dụng mô hình WEAP phân bổ tài nguyên nước mặt ....................... 48 3.3.1. Tính toán cân bằng nước hiện trạng ...................................................... 48 3.3.2. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản, phương án ....................... 50 3.3.3. Lựa chọn phương án phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam ........ 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. vi TÓM TẮT LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Hà Thị Hồng Vân Lớp: CH2B.T Khóa: 2B Cán bộ hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Nguyệt Minh Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam Tóm tắt: Luận văn được trình bày trong 3 chương, bao gồm các nội dung chính như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước và khu vực nghiên cứu Chương 2: Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước Chương 3: Nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam Luận văn đã lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước dựa trên hiện trạng tài nguyên nước và nhu cầu nước cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Hà Nam là một trong những vùng có nguồn nước dồi dào, nên lượng nước đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu dùng nước hiện tại. Trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội cao, đặc biệt các ngành công nghiệp và nông nghiệp thì nguồn nước không đáp ứng đủ cho các ngành dùng nước đặc biệt là các khu dùng nước nông nghiệp, lượng nước thiếu trong giai đoạn 2020 đến 2030 là 3,44 và 1,8 triệu m3. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNN Tài nguyên nước HTX Hợp tác xã TNMT Tài nguyên môi trường KCN Khu công nghiệp KTSD Khai thác sử dụng TLV Tiểu lưu vực NCSD Nhu cầu sử dụng UBND Ủy ban nhân dân KT – XH Kinh tế - xã hội ATGT An toàn giao thông viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại các trạm quan trắc ................... 13 Bảng 1.2. Lượng bốc hơi tháng, trung bình năm tại các trạm quan trắc ........ 13 Bảng 1.3. Dân số năm 2016 tỉnh Hà Nam ...................................................... 18 Bảng 2.1. Phân chia tiểu vùng tỉnh Hà Nam ................................................... 22 Bảng 2.2. Dòng chảy tối thiểu trên sông (m3/s) .............................................. 27 Bảng 2.3. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước ............................................... 33 Bảng 3.1.Danh sách các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận . 35 Bảng 3.2. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy hiện trạng (triệu m3/năm) ........................................................................................................... 36 Bảng 3.3. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 50% (triệu m3/năm) .................................................................................................. 36 Bảng 3.4. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 85% (triệu m3/năm) .................................................................................................. 36 Bảng 3.5. Phân phối lượng mưa theo tháng, mùa ........................................... 38 Bảng 3.6.Danh sách trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh ...................................... 39 Bảng 3.7. Tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh ................................................. 41 Bảng 3.8. Tiêu chuẩn dùng nước của tỉnh Hà Nam ........................................ 41 Bảng 3.9. Mức tưới của các loại cây trồng ..................................................... 42 Bảng 3.10. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi .................................. 42 Bảng 3.11. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ theo tiểu vùng 43 Bảng 3.12. Dự báo nhu cầu nước công nghiệp theo tiểu vùng ....................... 44 Bảng 3.13. Dự báo nhu cầu nước tưới theo tiểu vùng .................................... 44 Bảng 3.14. Dự báo nhu cầu nước chăn nuôi theo tiểu vùng ........................... 45 Bảng 3.15. Nhu cầu nước cho thủy sản .......................................................... 45 Bảng 3.16. Dự báo nhu cầu nước theo tiểu vùng ............................................ 46 ix Bảng 3.17. Kết quả tính toán nhu cầu nước của các vùng theo thời đoạn tháng ................................................................................................................ 47 Bảng 3.18. Lượng nước thiếu theo các tiểu vùng năm 2016 (triệu m3) .......... 49 Bảng 3.19. Các phương án phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà Nam ............... 50 Bảng 3.20. Lượng nước được phân bổ PA1 ................................................... 52 Bảng 3.21. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ .................................... 52 Bảng 3.22. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA1 năm 2020 – 2030 tần suất 50% .................................................................................................................. 53 Bảng 3.23. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA1năm 2020 – 2030 tần suất 85% .......................................................................................................... 54 Bảng 3.24. Lượng nước được phân bổ PA2 ................................................... 55 Bảng 3.25. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ .................................... 56 Bảng 0.1. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA2 năm 2020 - 2030 tần suất 50% .................................................................................................................. 56 Bảng 3.27. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA2 năm 2020 tần suất 85% 57 Bảng 3.28. Lượng nước được phân bổ PA3 ................................................... 59 Bảng 3.29. Mức độ đáp ứng của lượng nước phân bổ PA3 ............................ 60 Bảng 3.30. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA3 năm 2020 - 2030 tần suất 50% .................................................................................................................. 60 Bảng 3.31. Lượng nước thiếu trên địa bàn tỉnh PA3 năm 2020 - 2030 tần suất 85% ......................................................................................................... 61 Bảng 3.32. So sánh lượng nước thiếu với từng phương án ............................ 63 Bảng 3.33. Tổng hợp lựa chọn phương án theo các tiêu chí lựa chọn ............ 65 x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ..................................................... 11 Hình 1.2. Phân bố lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh Hà Nam ........................ 14 Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Hà Nam ........................................ 17 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................. 20 Hình 2.2. Quá trình phân chia tiểu lưu vực trên toàn tỉnh Hà Nam ................ 21 Hình 2.3. Bản đồ phân chia tiểu vùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................... 23 Hình 2.4. Số hóa hệ thống sông suối khu vực nghiên cứu .............................. 24 Hình 2.5. Xây dựng sơ đồ khai thác sử dụng của các ngành .......................... 25 Hình 2.6. Xây dựng sơ đồ khai thác sử dụng nước của các hộ ngành ............ 25 Hình 2.7. Thống kê các thành phần và đưa vào mô hình với hiện trạng khai thác nước và dự báo năm 2020 – 2030 ........................................................... 26 Hình 2.8. Tỷ lệ tổng lượng dòng chảy trên từng tiểu vùng ............................. 27 Hình 2.9. Sơ đồ tổng hợp các phương án tính toán ........................................ 34 Hình 3.1. Bản đồ phân bố trạm khí tượng – thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Nam ... 39 Hình 3.2. Cơ cấu nhu cầu nước tỉnh Hà Nam ................................................. 47 Hình 3.3. Tổng hợp lượng nước trên sông và lượng nước thiếu năm 2016 ... 50 Hình 3.4. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA1 - 50% .... 53 Hình 3.5. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA1 - 85% .... 54 Hình 3.6. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA2 - 50% .... 57 Hình 3.7. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA2 - 85% .... 58 Hình 3.8. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA3 - 50% .... 61 Hình 3.9. Biểu đồ tổng lượng nước thiếu năm 2020 - 2030 đối với PA3 - 85% .. 62 Hình 3.10. Biểu đồ kết quả chạy mô hình WEAP với tần suất P=50% .......... 65 Hình 3.11. Tổng lượng nước thiếu trong giai đoạn 2020 – 2030 ứng với P = 50% .................................................................................................................. 66 xi Hình 3.12. Tổng lượng nước thiếu tiểu vùng Châu Giang trong giai đoạn 2020 – 2030 ứng với tần suất 50% ........................................................................... 66 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 60km với tổng diện tích tự nhiên là 86.192,7ha. Tài nguyên nước tỉnh Hà Nam tương tối phong phú, phần lớn nguồn nước mặt từ bên ngoài chảy vào. Trong tỉnh Hà Nam có 4 hệ thống sông lớn là: sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang, sông Nhuệ với tổng chiều dài 196km. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Nam đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ, những bước đi này đều phải sử dụng nguồn nước với lượng khai thác rất lớn. Trong khi đó, nhu cầu nước sinh hoạt của người dân cũng ngày càng tăng. Trong những năm qua, việc đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh chưa được làm rõ, lượng nước phân bố không đều, việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước không hợp lý. Tỉnh Hà Nam cũng đã và đang có sự quan tâm đầu tư nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, sinh hoạt đô thị, phục vụ công nghiệp, xây dựng nhiều công trình thủy lợi,tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước, mặt khác, theo chính sách mới của tỉnh là hạn chế sử dụng nước dưới đất, chú trọng đầu tư các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, vì vậy, tình trạng tranh chấp về mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt của tỉnh bắt đầu nảy sinh ở một số khu vực. Một trong những nguyên nhần gây ra tình trạng nếu trên là do thiếu đánh giá cơ bản về nguồn nước hiện có. Việc sử dụng tài nguyên nước chưa cân đối theo mục tiêu ưu tiên cho những lợi ích cao nhất, khai thác sử dụng nước chưa hợp lý, hầu hết người dân chưa có sự hiểu biết đầy đủ về giá trị tài nguyên nước. Trước tình hình đó, việc ứng dụng mô hình toán thủy văn trong bài toán phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam là rất cấp thiết. Nó giúp cho các nhà quản lý có một cách nhìn tổng thể để ra quyết định khai thác sử dụng nước cho các ngành, địa phương trên quan điểm sử dụng nguồn nước bền vững, lợi ích và hợp lý. Vì vậy, 2 xuất phát từ lý do trên, đề tài “Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam” vừa mang tính cần thiết, vừa mang tính khoa học và thực tiễn đã được đề xuất thực hiện. 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích, đánh giá tài nguyên nước mặt, khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam, mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam, xây dựng và lựa chọn phương án phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam và các phương án khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt. 4. Phạm vi nghiên cứu Toàn bộ tỉnh Hà Nam, với diện tích 86.192,7ha. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp kế thừa: Tham khảo và kế thừa một số tài liệu, kết quả có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác. Dựa trên các kết quả tính toán tiềm năng nguồn nước của dự án quy hoạch năm 2017, luận văn đã kế thừa và tiếp cận phân bổ nguồn nước. Những tài liệu và kết quả này là đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, phân tích và đánh giá trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập và tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu hiện có liên quan như thủy văn, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam từ đó phân tích xử lý dữ liệu để rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc tính toán mô hình. - Phương pháp ứng dụng mô hình: Phầm mềm WEAP tính toán nhu cầu dùng nước dựa trên nguyên lý cơ bản của tính toán cân bằng nước. Luận văn lựa chọn mô hình WEAP để tính toán bởi WEAP là công cụ tổng hợp các vấn đề tài nguyên nước. Phân tích kịch bản là một trong những tính năng rất mạnh của WEAP. Trên 3 cơ sở hiện trạng của khu vực nghiên cứu, dựa trên sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thủy văn và tiến độ khoa học công nghệ của khu vực để lập ra một hay nhiều kịch bản cho tương lai của khu vực đó. 6. Bố cục luận văn Cấu trúc luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước và khu vực nghiên cứu Chương II: Cơ sở số liệu và phương pháp nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước Chương III: Nghiên cứu phân bổ tài nguyên nước mặt tỉnh Hà Nam 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về phân bổ nguồn nước 1.1.1. Các khái niệm cơ bản trong phân bổ nguồn nước Cân bằng nước là một vấn đề luôn được quan tâm bởi nó vừa là phương pháp vừa là đối tượng nghiên cứu. Cân bằng nước thể hiện mối tương quan giữa nước đến và nước đi của hệ thống nguồn nước trong đó đã bao gồm các yêu cầu về nước và khả năng điều tiết của chúng. Lượng nước đến bao gồm các dạng nước mưa, dòng chảy đến và nước hồi quy sau khi sử dụng, lượng nước đi bao gồm lượng nước tiêu hao cho các hoạt động sử dụng nước, bốc hơi, ngấm và dòng chảy ra khỏi lưu vực. Từ đó đánh giá mối tương quan giữa các thành phần trong hệ thống và các tác động của môi trường xung quanh lên nó để đề ra các biện pháp phân bổ tài nguyên nước một cách hợp lý [16]. Lưu lượng nước có thể dùng để phân bổ cho các ngành khác nhau được xác định dựa trên công thức nước có thể sử dụng trừ đi dòng chảy môi trường, theo đó, lượng nước dùng để phân bổ phụ thuộc vào đặc điểm thủy văn, cơ sở hạ thầng và nhu cầu môi trường. Tuy nhiên, lượng nước có thể phân bổ cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng nguồn nước. Có hai loại phân bổ cơ bản là: (1) Phân bổ theo khu vực: được thực hiện trên các tiểu lưu vực hoặc các khu vực hành chính; (2) Phân bổ theo mục đích sử dụng: được thực hiện với các nhóm đối tượng ngành hoặc theo các kế hoạch cấp nước. Trong khuôn khổ luận văn, dựa trên các mục tiêu chính sách phát triển kinh tế xã hội của các nhóm ngành, học viên đã sử dụng hình thức phân bổ theo khu vực hành chính, cụ thể là tỉnh Hà Nam. Việc phân bổ nguồn nước ở đây là việc cân đối giữa trữ lượng nước có thể phân bổ với các nhu cầu sử dụng nước, do đó, bản chất và nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước sẽ ảnh hưởng đến lượng nước có thể phân bổ trong khu vực [6]. 5 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu và phương pháp phân bổ nguồn nước 1.1.2.1. Trên thế giới Phân bổ nguồn nước đầu tiên trên thế giới xảy ra vào thế kỷ 19 do sự phát triển mạnh mẽ của việc xây dựng các đập ngăn nước với sức chứa lớn, gây ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng nước quy mô rộng rãi trên toàn lưu vực chứ không chỉ ảnh hưởng cục bộ. Nước được phân bổ dựa trên thỏa thuận của các đơn vị có liên quan, dựa trên lợi ích của người dùng phía hạ lưu đồng thời xét đến hệ thống nông nghiệp thủy lợi. Tuy nhiên, các thỏa thuận phân bổ nguồn nước khi đó vẫn tương đối đơn giản, chỉ lập ra các yêu cầu đối với các nguồn nước xuyên biên giới hoặc hạn chế xây dựng các công trình ngăn nước, trữ nước trên sông. Trong suốt thập niên 1990 và cho đến nay, việc phân bổ nguồn nước đã thay đổi từ đơn giản đến phức tạp và cụ thể hơn với mục đích tối đa hóa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Nguyên nhân của việc phân bổ nguồn nước ngày càng phức tạp bắt nguồn từ tình trạng khan hiếm nguồn nước và sự cạnh tranh về nguồn nước ngày càng gia tăng. Các thỏa thuận và quy hoạch phân bổ nguồn nước được thực hiện trong hơn một thế kỷ qua bao gồm các thỏa thuận trên các con sông Colorado, Indus, Muray – Darling, Lerma – Chapala và sông Hoàng Hà, những thỏa thuận này phản ánh sự chuyển đổi theo thời gian trong việc tiếp cận phân bổ nguồn nước lưu vực, chỉ rõ sự nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề áp lực giữa dân số - kinh tế - môi trường [16]. Về cơ bản, mục đích phân bổ nguồn nước không có gì thay đổi, tuy nhiên, sự gia tăng về nhu cầu dùng nước để đáp ứng sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế cùng với sự xuống cấp của các hệ sinh thái và hệ thống sông dần mất đi chức năng của nó dẫn đến những thay đổi về tính chất của các phương pháp tiếp cận hiện đại trong phân bổ nguồn nước với các đặc điểm dưới đây. Chú trọng hài hòa giữa các đối tượng sử dụng hơn phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng: Quy hoạch phân bổ nguồn nước hiện nay thường được thực hiện với các lưu vực kín với trữ lượng nước hạn chế hoặc không có thêm trữ lượng. Vì vậy, cần tập trung nhiều hơn về quản lý nhu cầu và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn cấp nước hiện tại. 6 Đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu: Phân bổ nguồn nước đã phát triển từ không xét đến nhu cầu nước cho môi trường đến đảm bảo dòng chảy tối thiểu. Việc duy trì dòng chảy tối thiểu trước hết là có sự hiểu biết về mối tương quan giữa hệ sinh thái môi trường với các lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng. Thứ hai, thay đổi cơ chế dòng chảy gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và đánh mất đi lợi ích mà nó mang lại. Thứ ba, các thành phần dòng chảy khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau của hệ sinh thái. Tính linh hoạt trong phân bổ: Kinh tế xã hội thay đổi nhanh thúc đẩy sự thay đổi trong cách thức phân bổ, thay đổi các cơ chế phân bổ không còn phù hợp trước đây. Phổ biến nhất là tái phân bổ giúp chuyển nguồn nước sử dụng cho mục đích nông nghiệp sang các mục đích khác như phát triển đô thị và công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao. Tập trung quản lý hiệu quả và tăng năng suất sử dụng nước: Mối quan tâm về hiệu quả và năng suất sử dụng nước đã trở thành trọng tâm của hoạt động phân bổ nguồn nước. Áp dụng phương châm, sản xuất nhiều hơn với nguồn nước ít hơn, đồng nghĩa với việc ngành có hiệu quả sử dụng thấp sẽ hạn chế phân bổ nguồn nước. 1.1.2.2. Việt Nam Quản lý tài nguyên nước hiệu quả luôn là một vấn đề quan trọng và rất được quan tâm tại Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế một cách bền vững. Để đạt được mục tiêu đó đã có những chính sách xem xét phát triển bền vững và hiệu quả, đồng thời có sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần, đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Đến nay, việc xây dựng phương pháp tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam đang được thực hiện theo các nguyên tắc: hiệu quả về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng xã hội nhằm cụ thể hóa vai trò của quản lý tổng hợp tài nguyên nước để hỗ trợ việc ra quyết định phân bổ và quản lý nguồn nước ở cấp lưu vực sông hoặc tiểu lưu vực. 7 Trong Luật Tài nguyên nước 2012 [3] đã quy định nước cho sinh hoạt phải được ưu tiên đã cho thấy việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống là quan trọng nhất. Tại cuộc Hội thảo về quản lý dòng chảy môi trường tổ chức tại Tam Đảo do USAEP tài trợ đã khẳng định: các nhu cầu, yêu cầu và giá trị con người sẽ quyết định đến việc phân bổ nguồn nước. Việt Nam đang trên đà phát triển, đồng nghĩa với việc các nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên tác động đến yêu cầu nguồn nước. Theo báo cáo của Ủy ban sông MêKông dự đoán, nhu cầu nước cho sinh hoạt và công nghiệp thuộc lưu vực sông MêKông (nằm trong phạm vi Việt Nam) sẽ tăng từ 900 triệu m3 (năm 1990) lên 2000 triệu m3 (năm 2020) trong khi nhu cầu nước cho thủy điện tăng gần sáu lần, từ 2 GW (năm 1993) lên 11,2 GW (năm 2020). Vì vậy, việc phân bổ nguồn nước cũng cần phải thay đổi theo thời gian nhằm đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng sử dụng nước do nguồn tài nguyên nước có hạn, đặc biệt là giai đoạn mùa khô. Hiệu quả kinh tế là yêu cầu quan trọng trong việc phân bổ nguồn nước để với cùng một khối lượng nước phải đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu nhất đồng thời vẫn đáp ứng được yêu cầu dùng nước của các ngành và đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu. Theo báo cáo về mô hình kinh tế - thủy văn của Ringler và Huy (2004) với lưu vực sông Đồng Nai trong việc tối ưu hóa phân bổ nguồn nước cho các mục đích công nghiệp, sinh hoạt, tưới nông nghiệp và phát điện cho thấy có sự thay đổi đáng kể từ việc phân bổ nguồn nước trong phương án tối ưu. Cụ thể, chuyển từ cấp cho cây trồng có giá trị sử dụng nước thấp (mía, ngũ cốc) sang cấp cho cây trồng có giá trị sử dụng nước cao ở vùng đất cao (đậu trong mùa khô, rau quả trong mùa mưa) đã tăng giá trị kinh tế nông nghiệp. Với 1 m3 nước, hạt tiêu chỉ thu được 1,4 USD trong khi với rau quả thu được 2 – 3 USD, ngoài ra diện tích tưới giảm khoảng 75.000 ha nhưng diện tích trồng ở vùng đất cao lại tăng lên. Một mô hình tương tự được áp dụng với lưu vực sông MêKông (Ringler, 2001) đã tối ưu hóa việc phân bổ nguồn nước cho thủy sản, thủy điện, nông nghiệp, đô thị, công nghiệp và các vùng đất ngập nước đã đưa tổng lợi ích sử dụng nước sông MêKông lên khoảng 825 triệu USD/năm. Việc đánh cá và các mục đích sử dụng không trực tiếp trên dòng chảy 8 như: tưới, đô thị và công nghiệp đã được xem xét lựa chọn phương án phân bổ tối ưu. Kết quả tính toán mô hình cho thấy việc thay đổi cơ cấu mùa vụ sẽ tiết kiệm được một lượng nước khá lớn trong mùa khô so với phương án canh tác độc canh. 1.1.2.3. Khu vực nghiên cứu Trên phạm vi của Tỉnh Hà Nam các nghiên cứu về tài nguyên nước vẫn chưa được quan tâm nhiều, các nghiên cứu mới được đề cập đến trong 5 năm gần đây với 2 Dự án Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước tỉnh Hà nam được phê duyệt vào năm 2011 và 2017. Nội dung các dự án đã thực hiện: - Dự án quy hoạch tài nguyên nước năm 2011 [13], nội dung nghiên cứu trong dự án đã sử dụng mô hình WEAP để tính toán cân bằng nước, với số liệu tính toán cập nhập đến năm 2010. - Dự án quy hoạch tài nguyên nước năm 2017 [14], trong nội dung nghiên cứu, dự án sử dụng công thức tính toán cân bằng nước truyền thống, hướng tiếp cận của dự án dựa trên việc phân bổ nguồn nước theo phạm vi huyện, thành phố với các kết quả chính đã đạt được như sau: - Tính toán tiềm năng nguồn nước; - Tính toán, đánh giá hiện trạng, nhu cầu sử dụng nước của các ngành; - Xây dựng phương án phân bổ nguồn nước; - Đề xuất giải pháp công trình tạo nguồn. Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu trên khu vực, từ những kết quả các nghiên cứu đã đạt được, những hạn chế và những kiến nghị trong những nghiên cứu tiếp theo. Luận văn xác định nội dung nghiên cứu cụ thể như ...hất lượng nước, phát triển kinh tế bảo vệ môi trường. Phân tích kịch bản là một trong những tính năng rất mạnh của WEAP. Đầu tiên, người sử dụng phải tạo được hiện trạng của lưu vực nghiên cứu. Sau đó dựa trên sự thay đối cơ cấu kinh tế, thủy văn, tiến độ của công nghệ của khu vực mà lập ra một kịch bản cho tương lai của khu vực đó, được gọi là kịch bản tham khảo (Reeference Scenario). Người sử dụng có thể phát triển theo một hay nhiều hướng kịch bản khác nhau về sự phát triển trong tương lai. c. Khả năng của mô hình WEAP - WEAP là công cụ mô phỏng hệ thống tài nguyên nước mặt và nước ngầm, dựa trên nguyên lý cân bằng cơ bản của việc tính toán cân bằng nước, có thể tính toán cho cả nguồn cung cấp lẫn sử dụng. Người sử dụng có thể thay đổi kịch bản sử dụng, cung cấp, ô nhiễm, đưa ra một chiến lược quản lý. WEAP được thiết kế nhờ một công cụ so sánh. Trường hợp cơ bản được phát triển, lựa chọn kịch bản đã tạo ra và so sánh với kịch bản đó. - Tính toán cân bằng nước cho lưu vực trong đó có xét đến hiện trạng lưu vực và xây dựng các kịch bản trong tương lai, trợ giúp đắc lực cho công việc quy hoạch và quản lý tài nguyên nước - Tính toán các quá trình lan truyền ô nhiễm nước trong đó có xét đến các công trình xử lý. - Tính toán công suất phát điện của các nhà máy thủy điện. - Tính toán thủy văn thông qua các mô hình như Mưa rào- dòng chảy, truyền ẩm, mô phỏng mối quan hệ giữa nước ngầm và nước mặt. - Tính toán hiệu quả kinh tế, lựa chọn mô hình phân phối nước hiệu quả cho các ngành dùng nước khác nhau trong lưu vực. d. Cách sử dụng WEAP WEAP hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản của cân bằng nước cho mỗi nút và nhánh trong hệ thống theo khoảng thời gian hàng tháng. Nước được phân phối để 31 đáp ứng nhu cầu môi trường, nhu cầu tiêu hao nước, tùy thuộc vào mức ưu tiên cấp nước, các ràng buộc hệ thống. WEAP hoạt động trên khoảng thời gian hàng tháng. Mỗi tháng là độc lập với tháng trước nó, ngoại trừ khả năng trữ nước ở tầng ngậm nước ngầm và hồ chứa. Như vậy, tất cả lượng nước vào hệ thống trong một tháng (ví dụ, dòng chảy thượng lưu, dòng chảy vào sông chính) hoặc là (1) lưu trữ trong hồ chứa, tầng nước ngầm, lưu vực, hoặc là (2) rời khỏi hệ thống vào cuối tháng này (ví dụ, dòng chảy cửa sông, nhu cầu tiêu hao nước, lượng bốc hơi trên sông hoặc hồ chứa nước, đường lấy nước, dòng chảy hồi quy). Bởi vì khoảng thời gian tính toán tương đối dài (hàng tháng) nên tất cả các dòng chảy được giả định là xuất hiện ngay lập tức. Do đó, một nút nhu cầu có thể lấy nước từ sông, tiêu thụ một phần, trả lại phần còn lại cho một nhà máy xử lý nước thải và chảy về sông. Dòng chảy hồi quy này có thể được sử dụng trong cùng một tháng bởi nhu cầu hạ lưu. Trong mỗi tháng, WEAP thực hiện các tính toán theo thứ tự: 1. Yêu cầu nước hàng năm, hàng tháng cho mỗi nút nhu cầu và dòng chảy môi trường; lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng trên lưu vực, dòng chảy và thấm xuống nước ngầm, giả sử không có dòng chảy tưới tiêu. 2. Dòng chảy vào, dòng chảy ra cho mỗi nút và nhánh trong hệ thống. Quy trình này tính toán lượng nước lấy từ các nguồn cung cấp để đáp ứng nhu cầu, điều tiết hồ chứa bằng phương pháp quy hoạch tuyến tính với mục tiêu là tối ưu hóa khả năng thỏa mãn nhu cầu nước của các nút và nhu cầu nước môi trường, tùy thuộc vào mức ưu tiên cấp nước, cân bằng hệ thống và các hạn chế khác. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước 2.4.1.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, ngày 01 tháng 01 năm 2013; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014; - Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. 32 - Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường. - Điều 28 Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 thứ tự ưu tiên phân phân bổ được xác định theo vùng và theo từng mục đích sử dụng nước; - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thị xã, thành phố; - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, cấp nước nước đô thị, nông thôn, du lịch dịch vụ. 2.4.1.2. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước Việc phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước dựa theo các nguyên tắc được quy định rõ trong Luật Tài nguyên nước 2012 như sau: Nguyên tắc 1: Phân bổ nguồn nước phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, có xét đến quy hoạch khai thác, sử dụng nước của các ngành. Nguyên tắc 2: Phải xác định lượng nước có thể phân bổ trước khi tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước Nguyên tắc 3: Dòng chảy tối thiểu phải được đảm bảo trước khi xác định lượng nước có thể phân bổ Nguyên tắc 4: Các mục đích ưu tiên sử dụng nước cho ổn định xã hội, phát triển chiến lược phải được bảo đảm trước khi phân bổ cho các đối tượng sử dụng nước. Các nguyên tắc ưu tiên phân bổ nguồn nước nêu trên có thể áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể của nguồn nước, vào từng thời điểm nhất định sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội riêng của khu vực. 2.4.2. Xác định thứ tự ưu tiên Trên cơ sở các văn bản hiện hành và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với từng vùng của tỉnh, luận văn nghiên cứu xác định thứ tự ưu tiên như sau: 1. Thực tế nước phục vụ cho sinh hoạt của con người là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống bên cạnh đó các văn bản luật pháp của Nhà nước cũng luôn khẳng định vai trò của nước sinh hoạt cụ thể như Điều 45 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt trong đó khẳng định Nhà nước luôn ưu tiên, hỗ trợ trong việc cấp nước cho sinh hoạt nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc 33 thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nướcdo đó, nước cấp cho sinh hoạt luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống. 2. Thứ tự ưu tiên của các nhu cầu sử dụng nước khác được xác định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã xác định cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước được sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể trong bảng 2.3: Bảng 2.3. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước Thứ tự ưu tiên Đối tượng sử dụng nước 1 Sinh hoạt 2 Du lịch, dịch vụ 3 Công nghiệp 4 Chăn nuôi 5 Thủy sản 6 Nông nghiệp 2.4.3. Phương án phân bổ tài nguyên nước mặt 2.4.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp phân bổ Cơ sở đề xuất các phương án phân bổ khai thác tài nguyên nước căn cứ vào các yếu tố sau: - Tiềm năng TNNM trên địa bàn tỉnh (ứng với các tần suất 50%, 85%); - Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành; - Công tác quản lý về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; - Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Hà Nam đến năm 2020; - Dự báo NCSD nước cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh cho các giai đoạn 2020, 2030; - Mục tiêu phân bổ, khai thác tài nguyên nước; - Trên cơ sở kết quả mô hình nhằm đánh giá, lựa chọn phương án phân bổ tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội và môi trường và đời sống nhân dân tỉnh Hà Nam. 34 2.4.3.2. Các phương án, giải pháp phân bổ tài nguyên nước Dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện tại và tương lai, học viên đã tiến hành tính toán cân bằng nước, đánh giá khả năng đáp ứng nguồn nước từ đó đề xuất 3 phương án (PA) phân bổ. Trong từng phương phán phân bổ TNN tương ứng, tính toán với 2 trường hợp nước đến là năm nước trung bình (P=50%) và năm nước ít (P=85%). Hình 2.9. Sơ đồ tổng hợp các phương án tính toán a. Phương án 1: Đảm bảo cấp nước 100% cho các ngành, cấp nước theo thứ tự ưu tiên. b. Phương án 2: Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng (cụ thể đảm bảo 100% nhu cầu nước sinh hoạt, dịch vụ và 95% nhu cầu cho công nghiệp và 80% cho nông nghiệp). c. Phương án 3: Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng (Ưu tiên cấp nước cho 100% nhu cầu nước sinh hoạt và dịch vụ, đảm bảo 90% nhu cầu nước cho các ngành công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi và 80% nhu cầu cho tưới trong nông nghiệp). Tình hình phát triển KTXH Tiềm năng nguồn nước Nhu cầu sử dụng nước: 2020, 2030 Tính toán cân bằng nước Đánh giá khả năng đáp ứng PA1: Cấp nước 100% cho các ngành PA2: Cấp 100% cho sinh hoạt, dịch vụ, 95% cho công nghiệp, 80% cho nông nghiệp PA3: Cấp 100% cho sinh hoạt, dịch vụ, 90% cho công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, 80% cho tưới Xây dựng phương án phân bổ tính trong 2 trường hợp P = 50% và P = 85% 35 Chương 3 NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM 3.1. Phân tích, đánh giá tài nguyên nước mặt 3.1.1. Tài nguyên nước mưa - Tình hình tài liệu quan trắc khí tượng, mưa Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 2 trạm khí tượng đó là trạm Hà Nam nằm tại xã Thanh Châu, thành phố Phủ Lý và trạm Ba Sao thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng đều nằm trong mạng lưới KTTV Quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Hai trạm này có nhiệm vụ đo các yếu tố khí tượng nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa. Ngoài 2 trạm khí tượng trên còn 1 trạm thủy văn Phủ Lý nằm tại thành phố Phủ Lý đo yếu tố mực nước trên sông Đáy. Bảng 3.1.Danh sách các trạm đo mưa trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận TT Trạm Địa danh Vị trí Thời gian đo Yếu tố đo Vĩ độ Kinh độ 1 Phủ Lý Phủ Lý, Hà Nam 20,5 105,9 1960 - nay X, Tkk, Z 2 Nam Định Đình Phùng, Nam Định 20,4 106,17 1936 - nay X, Tkk, Z 3 Văn Lý Văn Lý, Hải Hậu, Nam Định 20,19 106,31 1959 - nay X, Tkk, Z 4 Hưng Yên Minh Khai, Hưng Yên 20,6 106,05 1985 - nay X, Tkk, Z 5 Chợ Cháy Đồng Tân, Ứng Hòa, Hà Nội 20,7 105,84 1977 - nay X, Tkk, Z 6 Ba Sao Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam 20,53 105,82 1990 - nay X, Tkk, Z 7 Hà Nam Thanh Châu, Phủ Lý, Hà Nam 20,33 105,55 1990 - nay X, Tkk, Z 8 Vụ Bản Cộng Hòa, Vụ Bản, Nam Định 20,38 106,06 1961 - nay X 9 Hương Sơn Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 20,6 107,78 1978 - nay X Ghi chú: X: mưa Tkk: nhiệt độ không khí Z: bốc thoát hơi nước Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia - Đặc điểm phân bổ mưa Kế thừa kết quả tính toán mô hình MIKE NAM của Dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy của khu vực như sau: 36 Bảng 3.2. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy hiện trạng (triệu m3/năm) Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,24 1,61 2,30 6,58 5,70 8,30 16,26 16,75 15,70 6,25 5,87 2,96 90,48 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 3,16 2,28 4,34 10,04 15,15 9,74 18,45 20,78 23,53 10,85 10,40 4,63 133,34 Tiểu vùng Phủ Lý 1,15 0,83 1,55 4,89 3,79 5,37 9,54 8,71 7,10 3,47 3,43 1,74 51,55 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,35 3,85 6,86 14,88 16,59 23,44 39,39 33,64 36,87 16,36 14,90 6,97 219,10 Tiểu vùng Châu Giang 10,18 7,33 11,33 26,39 35,78 33,87 62,15 60,17 58,51 31,39 30,28 12,85 380,22 Bảng 3.3. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 50% (triệu m3/năm) Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,215 1,591 1,727 1,582 8,227 6,847 9,759 11,612 17,528 17,089 3,431 2,781 84,39 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 3,362 2,389 2,326 2,468 10,181 11,297 8,612 13,646 22,713 19,810 4,083 3,339 104,23 Tiểu vùng Phủ Lý 1,210 0,891 0,990 1,010 3,833 1,878 4,307 6,946 9,318 8,051 1,738 1,418 41,59 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,012 3,537 3,194 2,719 30,934 16,499 25,240 38,898 28,831 24,048 7,193 5,428 191,53 Tiểu vùng Châu Giang 9,639 6,756 6,925 7,645 31,136 35,735 31,093 52,795 67,644 71,845 13,679 11,088 345,98 Bảng 3.4. Tổng lượng tài nguyên nước mưa sinh dòng chảy với tần suất 85% (triệu m3/năm) Tên vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,195 1,576 1,519 1,304 5,606 4,794 6,576 8,669 13,612 12,918 2,808 2,292 63,87 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 2,636 1,893 1,668 1,547 6,003 6,764 4,821 9,109 16,176 13,972 3,182 2,604 70,37 Tiểu vùng Phủ Lý 1,119 0,804 0,793 0,765 2,823 1,406 3,267 5,635 8,043 6,568 1,521 1,243 33,99 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 4,053 2,875 2,532 1,998 23,517 11,495 17,328 29,148 22,276 17,665 5,120 3,990 142,00 Tiểu vùng Châu Giang 8,750 6,283 5,534 5,215 19,687 22,356 17,911 36,862 49,037 52,021 10,783 8,797 243,24 37 Qua tính toán cho thấy tổng lượng nước mưa trên địa bàn Tỉnh Hà Nam khá lớn với tổng lượng trung bình năm là 1,33 tỷ m3/năm, trong đó lượng mưa lớn nhất là tiểu vùng Châu Giang với 300,49 triệu m3 chiếm tới 22,5 % toàn tỉnh, tiếp đến là tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy và tiểu vùng Tả Đáy – Bắc Châu chiếm 19,65 % tổng lượng mưa toàn tỉnh với 261,92 triệu m3, tiểu vùng Hạ lưu sông Đáy với trung bình 146,61 triệu m3, tiểu vùng Phủ Lý chỉ chiếm 10,99% lượng mưa toàn tỉnh Hà Nam. Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hà Nam phân bố không đều giữa 2 mùa mưa và khô, lượng mưa mùa mưa chiếm 83 – 84% tổng lượng mưa cả năm trong khi mùa khô chỉ chiếm 16 – 17%. 38 Bảng 3.5. Phân phối lượng mưa theo tháng, mùa Tên trạm Năm (mm) Lượng mưa các tháng mùa mưa Lượng mưa các tháng mùa khô 5 6 7 8 9 10 Mùa mưa 11 12 1 2 3 4 Mùa khô Hưng Yên X (mm) 1462.5 189.4 195.3 207 239.6 231.5 140.2 1203 73.2 18.9 20.8 22.4 48.8 75.4 259.5 Tỷ lệ (%) 100 16 16 17 20 19 12 82 28 7 8 9 19 29 18 Chợ Cháy X (mm) 1624 200.5 218.7 273.1 261.5 244.4 155.4 1353.6 89.6 30.3 21.1 19.1 39.2 71.1 270.4 Tỷ lệ (%) 100 15 16 20 19 18 11 83 33 11 8 7 14 26 17 Ba Sao X (mm) 1820.6 226.6 209.2 269 330.7 300.7 182.3 1518.5 96 38.1 24.8 18.6 46.4 78.2 302.1 Tỷ lệ (%) 100 15 14 18 22 20 12 83 32 13 8 6 15 26 17 Hà Nam X (mm) 1700 210.8 221 249.4 286.9 288.2 165.4 1421.7 78.5 31.7 24.7 22.8 51.1 69.5 278.3 Tỷ lệ (%) 100 15 16 18 20 20 12 84 28 11 9 8 18 25 16 Triều Dương X (mm) 1458.6 174.3 193 221.2 231.2 237 145.8 1202.5 70.6 19.8 22.3 23.7 46.5 73.2 256.1 Tỷ lệ (%) 100 14 16 18 19 20 12 82 28 8 9 9 18 29 18 Nam Định X (mm) 1645.4 198.9 173.1 248.2 270.7 293.5 202.6 1387 65 24.1 21.3 27.9 47.8 72.3 258.4 Tỷ lệ (%) 100 14 12 18 20 21 15 84 25 9 8 11 18 28 16 39 3.1.2. Tài nguyên nước mặt Trên địa bàn tỉnh Hà Nam chỉ có trạm thủy văn Phủ Lý đang hoạt động, ngoài ra vùng lân cận có một số trạm thủy văn quan trắc trên các sông chính như sông Đáy và sông Hồng chảy qua địa bàn tỉnh. Bảng 3.6.Danh sách trạm thủy văn trên địa bàn tỉnh STT Trạm Sông Kinh, vĩ độ Tỉnh/TP Thời gian đo Yếu tố đo 1 Phủ Lý Đáy 21.51; 105.91 Hà Nam 1960-nay H 2 Hưng Yên Hồng 20.50; 105.71 Hưng Yên 1961-nay H Hình 3.1. Bản đồ phân bố trạm khí tượng – thủy văn trên địa bàn tỉnh Hà Nam - Đặc trưng dòng chảy Tỉnh Hà Nam có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ. 40 Đây cũng là 02 con sông chính cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh, ngoài ra trong nội tỉnh còn có các sông như sông Châu Giang, sông Sắt... Dòng chảy sông Đáy chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ mưa, Lượng nước từ tháng VI- tháng X (mùa lũ) chiếm khoảng 80% lượng nước cả năm, riêng tháng IX chiếm khoảng 20%, Tổng lượng nước toàn năm của thượng nguồn sông Đáy về tới Phủ Lý đạt khoảng 1,56 - 1,69 tỷ m3, Đoạn sông Đáy chảy qua tỉnh Hà Nam còn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Bắc Bộ. Trong 10 năm gần đây, công trình thuỷ điện Hoà Bình đã tích nước mùa lũ và phát điện, mùa kiệt lượng nước xả xuống hạ lưu tăng thêm so với trạng thái tự nhiên trước 1987 hàng tháng khoảng 100m3/s, như vậy phần hạ lưu sông Đáy cũng được hưởng thêm khoảng 20 m3/s, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước của tỉnh Hà Nam, tuy nhiên, mực nước trên các triền sông của tỉnh cũng không tưới tự chảy được mà phải dùng bơm hay đập để tạo nguồn. Các con sông nội tỉnh như sông Châu, sông Sắt không có nguồn sinh thuỷ, mà chủ yếu là lượng nước mưa và dòng chảy hồi quy của các khu tưới lấy nước từ sông Đáy, sông Hồng, thông qua các cống Tắc Giang, cống phủ Lý và các trạm bơm, dòng chảy ở các sông này phụ thuộc vào việc lấy nước của các công trình thuỷ lợi trong tỉnh. Mùa lũ của sông Hồng và sông Đáy đều thống nhất từ tháng VI đến hết tháng X, lũ chính vụ trên sông Hồng thường từ 15/VII đến 15/VIII có năm muộn đến cuối tháng VIII, lũ sông Đáy có phần chịu ảnh hưởng của chế độ bão gió Miền Trung, thường có mưa nhiều vào tháng IX nên đỉnh lũ chính vụ thường xuất hiện cuối tháng VIII đầu tháng IX. Khả năng mực nước đỉnh lũ không gặp nhau giữa sông Hồng và sông Đáy là 55,3%, nếu lũ sông Đáy gặp ở sườn lũ trước sông Hồng là 5,3%, gặp ở sườn sau là 10%, lũ sông Hồng kéo dài nhiều ngày do lũ tổng hợp trên diện rộng, mực nước lớn nhất xuất hiện trên sông Hồng tại Hưng Yên là 8,56m (1971), tại Nam Định là 5,77m (1971). Những năm lũ lớn sông Đáy gặp lũ lớn sông Hồng thì tiêu thoát lũ cho nội đồng khó khăn, nếu lũ sông Đáy không lớn thì việc tiêu thoát của Hà Nam cũng khó khăn do nước lũ từ sông Hồng qua sông Đào Nam Định đổ vào sông Đáy gây dềnh nước đoạn Phủ Lý (Hà Nam) đến Ý Yên (Nam Định). 41 Kế thừa kết quả tính toán của dự án Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 có thể thấy tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá dồi dào vào khoảng 58,13 tỷ m3, trong đó lượng nước nội sinh chỉ chiếm 1,26% tổng lượng nước, lượng nước sông Hồng chảy qua chiếm 80,94% tổng lượng nước, còn lại là các sông khác. Bảng 3.7. Tổng lượng nước trên địa bàn tỉnh STT Các nguồn nước Wo (tỷ m3) 1 Lượng nước nội sinh 0,731 2 Lượng nước từ sông Đáy 5,97 3 Lượng nước từ sông Nhuệ 3,38 4 Lượng nước từ sông Châu Giang 1,0 5 Lượng nước từ sông Hồng 47,05 3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước Trong luận văn này xem xét nhu cầu với 5 hộ ngành sử dụng nước chính, chủ yếu và lớn nhất bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, thủy sản và dịch vụ. 3.2.1. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu tính toán nhu cầu sử dụng nước Trong nghiên cứu luận văn này, lượng nước khai thác, sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp được tính theo các tiêu chuẩn sau: a. Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt: - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dựa trên TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình. Bảng 3.8. Tiêu chuẩn dùng nước của tỉnh Hà Nam Loại đô thị Tiêu chuẩn cấp nước (l/người/ngày) Tỉ lệ được cấp nước (%) Năm 2020 Năm 2030 Năm 2020 Năm 2030 Đô thị loại I 150 170 100 100 Đô thị loại II, III 150 170 100 100 Đô thị loại IV, V, nông thôn 100 110 100 100 42 b. Tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp bao gồm nước cho sản xuất và nước sử dụng khác tại các cơ sở công nghiệp. Luận văn sử dụng TCXD 33:2006 để tính toán lượng nước sử dụng trong công nghiệp. TCXD 33:2006 đề xuất tiêu chuẩn cấp nước cho KCN như sau: Công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa đồ hộp, chế biến thực phẩm, giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày đêm. Công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày đêm. c. Tiêu chuẩn cấp nước cho nông nghiệp Dựa theo tiêu chuẩn TCVN 8641-2011 – Tiêu chuẩn về tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm và hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh, luận văn đưa ra kết quả chỉ tiêu cấp nước cho các loại cây trồng như sau: Bảng 3.9. Mức tưới của các loại cây trồng Đơn vị: m3/ha/tháng Cây trồng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lúa Xuân 1434 861 628 805 1239 Lúa Mùa 497 980 346 45 Màu Đông 682 699 82 Màu Xuân 97 362 776 14 Cây lâu năm 612 40 14 572 882 Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam - Tiêu chuẩn cấp nước cho chăn nuôi Nhu cầu dùng nước cho chăn nuôi bao gồm nhu cầu nước cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại, nước tạo môi trường sống. Các loại động vật nuôi phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh: Trâu, bò, lợn, dê, gia cầm. Tiêu chuẩn dùng nước cho các loại vật nuôi (l/con/ngày đêm) được lựa chọn theo TCVN 4454:2012. Bảng 3.10. Tiêu chuẩn cấp nước cho các loại vật nuôi TT Loại vật nuôi Định mức (l/con/ngày.đêm) 1 Trâu, bò 60 2 Lợn, dê 20 3 Gia cầm 1 43 - Tiêu chuẩn cấp nước cho thủy sản Tiêu chuẩn dùng nước cho thủy sản hiện tại chưa có quy phạm tính toán, vì vậy khi tính toán tham khảo một số tài liệu và các quy trình nuôi thủy sản của các địa phương. Theo tài liệu hướng dẫn nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam của ngành Thuỷ sản thì tổng chiều sâu nước trong ao phải duy trì khoảng 0,8-1,5 m, một năm nuôi được 2 vụ cá (mỗi vụ chỉ 5 tháng), mỗi tháng phải thay nước trong ao 1 lần, mỗi lần khoảng 1/5 đến 1/6 tổng số lượng nước. Do vậy nhu cầu nước cho 1 ha nuôi thủy sản được lấy vào khoảng 1.600 m3/ha/lần thay nước. 3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước các ngành sử dụng nước a. Nhu cầu nước cho sinh hoạt Theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Số liệu niên giám thống kê 2016 của tỉnh Hà Nam, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ được tính toán như sau: Bảng 3.11. Dự báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ theo tiểu vùng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 36,79 49,51 61,36 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 2,97 4,02 4,97 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 4,35 5,94 7,29 Tiểu vùng Phủ Lý 9,92 13,18 16,45 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 5,87 7,91 9,80 Tiểu vùng Châu Giang 13,68 18,46 22,84 Tổng nhu cầu nước sinh hoạt, dịch vụ đến năm 2030 tăng nhanh lên 61,36 triệu m3. Trong đó tiểu vùng Châu Giang là vùng sử dụng nhiều nước nhất chiếm khoảng 37,2% năm 2030, tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy có nhu cầu thấp nhất trong cả tỉnh năm 2030 chỉ chiếm 8,1%. 44 b. Nhu cầu nước cho công nghiệp Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 17 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 356 ha, trong đó hiện có 6 CCN được cấp nước sạch. Nhu cầu nước cho ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam như sau: Bảng 3.12. Dự báo nhu cầu nước công nghiệp theo tiểu vùng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 22,01 34,55 38,08 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 1,11 1,11 1,11 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 9,48 12,63 16,16 Tiểu vùng Phủ Lý 6,26 9,93 9,93 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 3,69 9,20 9,20 Tiểu vùng Châu Giang 1,47 1,68 1,68 c. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp - Nhu cầu nước tưới cho cây trồng: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam được xác định dựa trên tài liệu niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2016. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 cho thấy một phần diện tích lúa, trồng màu giảm do đó nhu cầu nước có xu hướng giảm nhẹ và đến năm 2030 nhu cầu nước cả tỉnh là 413,71 triệu m3/năm trong đó tiểu vùng Châu Giang có nhu cầu tưới cao nhất chiếm 41,5% nhu cầu nước tưới cho toàn tỉnh. Bảng 3.13. Dự báo nhu cầu nước tưới theo tiểu vùng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 486,79 456,03 413,71 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 45,60 44,05 40,92 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 90,75 78,81 76,92 Tiểu vùng Phủ Lý 24,35 23,23 20,83 45 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 125,53 118,58 103,28 Tiểu vùng Châu Giang 200,56 191,37 171,76 - Nhu cầu nước cho chăn nuôi: Với định hướng phát triển ngành nông nghiệp, nhu cầu nước cho chăn nuôi sẽ có xu hướng tăng đến 9,28 triệu m3/năm vào năm 2020 và đạt 11,13 triệu m3/năm vào năm 2030. Bảng 3.14. Dự báo nhu cầu nước chăn nuôi theo tiểu vùng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 8,36 9,28 11,13 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 0,65 0,75 0,96 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 1,04 1,17 1,41 Tiểu vùng Phủ Lý 0,36 0,40 0,48 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 1,27 1,47 1,87 Tiểu vùng Châu Giang 5,04 5,50 6,42 - Nhu cầu nước cho thủy sản Theo niên giám thống kê của tỉnh Hà Nam năm 2016, diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh: 6.193,3 ha. Theo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng 2035 thì diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm nên nhu cầu nước giảm mạnh. Bảng 3.15. Nhu cầu nước cho thủy sản Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 82,59 62,55 55,80 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 9,73 7,37 6,58 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 11,62 8,80 7,85 Tiểu vùng Phủ Lý 3,29 2,49 2,22 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 19,40 14,69 13,11 Tiểu vùng Châu Giang 38,55 29,19 26,04 46 3.2.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành hiện trạng 2016, 2020 định hướng 2030 Tổng hiện trạng nhu cầu nước trên địa bàn tương đối lớn: khoảng hơn 636,54 triệu m3/năm (năm 2016). Tổng nhu cầu nước vùng dự báo cho các năm 2020, 2030 tương ứng là 611,92 triệu m3/năm và 580,08 triệu m3/năm. Nhu cầu nước tập trung chủ yếu ở tiểu vùng Châu Giang, do khu vực này tập trung là vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đây là ngành có nhu cầu nước cao. Bảng 3.16. Dự báo nhu cầu nước theo tiểu vùng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng Năm 2016 Năm 2020 Năm 2030 Toàn tỉnh 636,55 611,84 580,08 Tiểu vùng Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 60,07 57,23 54,53 Tiểu vùng Tả Nhuệ - Bắc Châu 117,24 107,31 109,63 Tiểu vùng Phủ Lý 44,18 49,21 49,91 Tiểu vùng hạ lưu sông Đáy 155,76 151,86 137,26 Tiểu vùng Châu Giang 259,30 246,23 228,75 Dựa theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cơ cấu sử dụng nước giữa các ngành có sự dịch chuyển nhẹ theo từng giai đoạn, theo hướng giảm tỉ trọng khai thác nước của ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng khai thác nước của các ngành khác. Tuy nhiên, nhu cầu nước trong nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế với tỉ trọng từ 86,26% (năm 2020) đến 82,86% (năm 2030). Nhu cầu nước ngành công nghiệp có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2016 – 2020 từ 3,46% lên 5,65% (năm 2020). 47 Hình 3.2. Cơ cấu nhu cầu nước tỉnh Hà Nam Căn cứ vào các thông tin hiện trạng 2016 và các thông tin cho từng giai đoạn 2020 và 2030 của tỉnh Hà Nam trong chương 1 và chương 2 kết hợp với các tiêu chuẩn dùng nước để tính toán nhu cầu nước. Với mỗi đối tượng dùng nước như sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp đều được tính toán chi tiết và phù hợp với hiện trạng và định hướng phát triển của tỉnh Hà Nam. Bảng 3.17. Kết quả tính toán nhu cầu nước của các vùng theo thời đoạn tháng Đơn vị: triệu m3 Tiểu vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Năm 2016 Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 8,33 6,15 5,17 6,77 10,12 4,25 5,54 0,39 0,39 5,80 4,66 2,49 60,06 Tả Nhuệ - Bắc Châu 18,58 12,92 10,26 12,66 18,29 8,60 12,86 1,24 1,24 10,09 6,93 3,58 117,25 Tiểu vùng Phủ Lý 6,00 4,49 3,83 4,60 6,30 3,35 4,44 1,38 1,38 3,56 2,77 2,08 44,18 Hạ lưu sông Đáy 26,49 18,34 14,40 17,84 25,97 11,99 17,95 0,90 0,90 10,58 5,98 4,41 155,75 Tiểu vùng Châu Giang 39,45 28,65 23,68 31,06 46,67 19,40 26,82 1,68 1,68 19,25 12,56 8,40 259,30 Năm 2020 Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 8,00 5,64 4,79 6,36 9,65 3,89 5,32 0,50 0,48 5,66 4,64 2,36 57,29 Tả Nhuệ - Bắc Châu 17,96 12,29 9,87 12,14 17,50 8,28 12,55 1,66 1,64 6,60 3,58 3,29 107,36 Tiểu vùng Phủ Lý 6,33 4,71 4,22 4,93 6,61 3,72 4,85 1,98 1,94 4,04 3,29 2,60 49,22 Hạ lưu sông Đáy 25,65 17,40 13,80 17,04 24,77 11,50 17,54 1,56 1,54 10,36 6,12 4,57 151,85 Tiểu vùng Châu Giang 37,73 26,40 22,07 29,29 44,57 17,87 25,74 2,17 2,11 18,28 12,09 7,88 246,20 48 Tiểu vùng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Năm 2030 Hữu Nhuệ - Bắc Đáy 7,13 5,01 4,37 5,95 9,13 3,53 4,70 0,60 0,58 5,86 5,15 2,54 54,55 Tả Nhuệ - Bắc Châu 16,09 11,17 9,16 11,19 15,93 7,76 11,35 2,09 2,06 10,50 8,14 4,20 204,14 Tiểu vùng Phủ Lý 6,02 4,56 4,21 4,88 6,44 3,75 4,70 2,27 2,22 4,27 3,67 2,92 49,51 Hạ lưu sông Đáy 22,49 15,30 12,30 15,18 21,97 10,28 15,35 1,76 1,73 9,75 6,36 4,79 137,26 Tiểu vùng Châu Giang 33,24 23,34 20,08 27,20 41,79 16,16 22,67 2,62 2,54 17,84 12,93 8,32 228,73 3.3. Ứng dụng mô hình WEAP phân bổ tài nguyên nước mặt 3.3.1. Tính toán cân bằng nước hiện trạng Theo số liệu thu thập và tính toán tài nguyên nước tỉnh Hà Nam của các ngành, ước tính năm 2016 toàn tỉnh khai thác khoảng 636,54 triệu m3/năm. Khu vực khai thác nhiều nước nhất tập trung ở tiểu vùng Châu Giang (bao gồm huyện Lý Nhân, Bình Lục và một phần huyện Thanh Liêm) đã khai thác 259,29 triệu m3/năm chiếm 40,7% tổng lượng khai thác của cả tỉnh. Tiểu vùng Châu Giang tập trung sản xuất nông nghiệp của tỉnh nên lượng nước sử dụng từ vùng đạt 244,15 triệu m3/năm chiếm 38,4% tổng lượng khai thác. Tiếp đến là tiểu vùng hạ lưu sông Đáy (địa phận huyện Kim Bảng và một phần huyện Thanh Liêm) khai thác 155,75 triệu m3/năm (chiếm 24,5% tổng lượng khai thác của tỉnh). Trong 5 tiểu vùng thì tiểu vùng Phủ Lý (chủ yểu là TP.Phủ Lý) có lượng khai thác nhỏ nhất, vùng tập trung khai thác nước cho công nghiệp và lượng nước khai thác chỉ chiếm 6,9% tổng lượng khai thác của tỉnh. Trong số 636,54 triệu m3 nước khai thác, ngành nông nghiệp khai thác khoảng 567,75 triệu m3 (chiếm 89,19%), khu dân cư sử dụng khoảng 37,79 triệu m3 (chiếm 5,94%), ngành công nghiệp sử dụng khoảng 31,01 triệu m3 (chiếm 4,87%). Lượng nước khai thác trên địa bàn tỉnh có lượng nước sử dụng cho nông nghiệp là nhiều nhất, ngành nông nghiệp được cung cấp qua hệ thống các công trình thủy lợi nên nguồn nước sử dụng của ngành này phụ thuộc hoàn toàn vào nước mặt. Trong giai đoạn hiện trạng tỷ trọng sử dụng nước của ngành nông nghiệp mặc dù tỉnh đang thực hiện c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_giai_phap_phan_bo_tai_nguyen_nuoc_mat_ch.pdf
Tài liệu liên quan