Luận án Từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng tại Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN KHƯƠNG TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN KHƯƠNG TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguy

pdf294 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yễn Công Đức HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ............................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................... 9 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..................................................... 10 6.1. Ý nghĩa lí luận: ............................................................................................ 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................ 10 7. Cấu trúc luận án ............................................................................................ 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................. 12 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 12 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 12 1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới ..................................... 13 1.2.2. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong nước ....................................... 20 1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ...................................... 24 1.3.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tôn giáo .................................... 24 1.3.2. Định vị lớp từ vựng Công giáo trong từ vựng tiếng Việt ....................... 26 1.3.3. Quan niệm về con đường hình thành và phát triển từ vựng tiếng Việt 28 1.3.4. Quan niệm về tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn trong ngôn ngữ ................ 32 1.3.5. Quan niệm về từ và ngữ ........................................................................... 33 1.3.6. Quan niệm về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của từ .................... 37 1.3.7. Lí thuyết định danh ................................................................................. 38 1.3.8. Sơ lược về Công giáo và Công giáo tại Việt Nam................................... 39 1.3.9. Công giáo với văn hóa Việt .................................................................. 40 1.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 42 Chương 2 CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................... 44 2.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 44 2.2. Con đường vay mượn từ ngữ Công giáo nước ngoài ............................. 45 2.2.1. Lí do của việc vay mượn từ vựng Công giáo nước ngoài ...................... 45 2.2.2. Nguồn gốc các từ ngữ Công giáo vay mượn ......................................... 46 2.2.3. Cách thức tiếp nhận từ ngữ Công giáo vay mượn ................................. 60 2.3. Con đường tự tạo các từ ngữ mới ............................................................. 66 2.3.1. Cách dùng hình thức mới để diễn đạt một nghĩa mới ............................ 66 2.3.2. Cách dùng hình thức có sẵn để diễn đạt một nghĩa mới ...................... 70 2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 73 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 75 3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 75 3.2. Đặc điểm cấu trúc của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ........................................................... 75 3.2.1. Đặc điểm từ đơn Công giáo ..................................................................... 77 3.2.2. Đặc điểm từ ghép Công giáo .................................................................... 82 3.2.3. Đặc điểm các tổ hợp định danh Công giáo ............................................. 88 3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ............................................... 93 3.3.1. Các đặc trưng cơ bản làm cơ sở định danh của từ ngữ Công giáo ....... 94 3.3.2. Đặc điểm phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa của từ ngữ Công giáo. 103 3.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 114 Chương 4 TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TIẾNG VIỆT .. 116 4.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 116 4.2. Các tác động Việt hóa lớp từ ngữ Công giáo vay mượn ....................... 116 4.2.1. Ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Việt đến các từ ngữ Công giáo vay mượn về mặt ngữ âm và chữ viết ............................................................................... 117 4.2.2. Ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Việt đến các từ ngữ Công giáo vay mượn về mặt ngữ nghĩa ............................................................................................. 119 4.3. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện qua văn học Việt Nam ..................................................................................... 121 4.3.1. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện qua tục ngữ, ca dao tiếng Việt ......................................................................... 121 4.3.2. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện qua văn học viết ................................................................................................ 128 4.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 141 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ......... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 152 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 164 DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (Các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam) STT TÊN BẢN KINH KÍ HIỆU SỐ LAMÃ (trong các trích dẫn của luận án) 1 Bản kinh tụng đọc toàn niên, 1865, tái bản 2007 I 2 Toàn Niên Kinh Nguyện Địa Phận Dòng Thánh Đaminh, Nhà Thiện bản Đaminh, 1953 II 3 Toàn Niên Kinh Nguyện, Giáo phận Bùi Chu, 1956 III 4 Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, Hòn Gai, 1958 IV 5 Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình, Mẫu Tâm thư quán, 1970 V 6 Sách Kinh Giáo Phận Bùi Chu, Bùi Chu, 1983 VI 7 Kinh Bản Công Giáo Giáo Phận Bắc Ninh, Toà Giám mục Bắc Ninh, 1992 VII 8 Toàn Niên Kinh Nguyện Giáo Phận Hải Phòng, Hải Phòng, 2010 VIII 9 Sách Kinh, Giáo phận Lạng Sơn (không có năm xuất bản) IX DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Ngữ liệu nghiên cứu trong chương 4) STT TÊN TÁC PHẨM TÊN TÁC GIẢ VIẾT TẮT 1 Dì Hảo Nam Cao DH 2 Đời Thừa Nam Cao ĐT 3 Nỗi truân chuyên của khách má hồng Nam Cao NTC 4 Tư cách mõ Nam Cao TCM 5 Bỉ Vỏ Nguyên Hồng BV 6 Một tuổi thơ văn Nguyên Hồng MTTV 7 Những ngày thơ ấu Nguyên Hồng NNTA 8 Cha và con và Nguyễn Khải CVC 9 Đi tìm cái tôi đã mất Nguyễn Khải ĐTCT 10 Nằm vạ Nguyễn Khải NV 11 Thời gian của người Nguyễn Khải TGCN 12 Xung đột Nguyễn Khải XĐ DANH MỤC BẢNG BIỂU CỦA LUẬN ÁN STT BẢNG SỐ TÊN BẢNG BIỂU SỐ TRANG 1 Bảng 2.1 Tỉ lệ các tương đương dịch từ ngữ Công giáo La Tinh – Việt 65 2 Bảng 3.1 Tỉ lệ từ ngữ theo cấu tạo 76 3 Bảng 3.2 Số lượng từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết 79 4 Bảng 3.3 Từ loại của từ đơn Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam 80 5 Bảng 3.4. Phân loại từ đơn Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam dưới góc độ nguồn gốc thành phần cấu tạo 81 6 Bảng 3.5. Đặc điểm chung của các từ ghép Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam 82 7 Bảng 3.6 Số lượng và tỉ lệ từ ngữ Công giáo theo phạm trù ngữ nghĩa 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngôn ngữ và tôn giáo là hai tính chất đặc trưng của xã hội loài người, có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Tôn giáo nào cũng cần phải truyền bá các giáo thuyết, tư tưởng, nên ngôn ngữ trở thành công cụ không thể thiếu. Ngược lại, nhờ tham gia vào công tác truyền bá giáo nghĩa mà ngôn ngữ được bảo tồn, phong phú và phát triển. Sự ảnh hưởng qua lại giữa ngôn ngữ và tôn giáo sâu đậm đến nỗi giới Ngôn ngữ học phương Tây cho rằng: “Nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có thể làm nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với lịch sử ngôn ngữ, và ngược lại cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ngôn ngữ thì đó chính là tôn giáo.” [126, tr.303] Cho nên, việc nghiên cứu ngôn ngữ tôn giáo là cần thiết và luôn hứa hẹn những khám phá hữu ích. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009, Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo lớn nhất nước với số tín đồ lần lượt là 6.802.318 và 5.677.086 người [5, tr.281]. Mỗi tôn giáo, theo cách thế của mình, đều có những đóng góp mang dấu ấn riêng cho văn hóa–xã hội Việt Nam. Phật giáo phát sinh từ Ấn Độ rồi truyền vào Việt Nam theo hai ngả: Nam Tông qua Thái Lan, Bắc Tông qua Trung Quốc, nên mang nhiều nét đặc trưng Á Đông. Công giáo khởi phát từ Trung Á, phát triển mạnh ở châu Âu rồi sau đó trở lại Á châu và vào Việt Nam, nên mang nhiều màu sắc của văn minh phương Tây. Bên cạnh sự ảnh hưởng của Khổng giáo và Lão giáo trong một quá trình lịch sử lâu dài, Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo tác động vào xã hội-văn hóa Việt Nam đến tận thời hiện đại. Sự tác động này góp phần làm giàu nền văn hóa bản địa và làm nên bộ mặt văn hóa-xã hội Việt Nam ngày nay vừa có những giá trị Á Đông bền vững, vừa có khả năng dễ dàng tiếp cận, tiếp thu các giá trị văn hóa-văn minh phương Tây. Hiện trạng này làm nên lí do quan trọng cho các nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam nói chung, các giá trị ảnh hưởng đến văn hóa-xã hội của tôn giáo nói riêng, mà trong đó không thể không đề cập đến lĩnh vực 2 ngôn ngữ tôn giáo. Tuy nhiên, tình hình chung cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu này tại Việt Nam chưa được chú ý thỏa đáng, nhất là với Công giáo. Trong khi đó, tôn giáo này có những đóng góp khả dĩ cho tiếng Việt, đặc biệt được coi là có công lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Cho nên, việc nghiên cứu từ ngữ Công giáo tại Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại những khám phá hữu ích, không chỉ để hiểu tôn giáo này hơn, nhưng còn thấy được sự phát triển của một bộ phận tiếng Việt, vì từ ngữ Công giáo tại Việt Nam cũng là một phần của từ ngữ Việt Nam. Tuy nhiên, từ ngữ Công giáo tại Việt Nam là một phạm trù lớn. Chúng tôi lựa chọn phạm trù nhỏ hơn nhưng quan trọng trong đời sống tôn giáo, là từ ngữ trong kinh nguyện, cụ thể là trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ trước khi lựa chọn đề tài, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện vừa là các khái niệm giáo lí, thần họccó thể có vai trò như các thuật ngữ, vừa có những đơn vị từ ngữ sử dụng trong đời sống thông thường; vừa có những từ ngữ mang dấu vết lịch sử thời kì đầu chữ Quốc ngữ, vừa có những từ ngữ hiện đại Lớp từ ngữ này, có thể nói, là hình ảnh khá đầy đủ các đặc trưng của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh các nghiên cứu về từ ngữ Công giáo tại Việt Nam còn rất ít ỏi, đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, không chỉ cho các kết quả nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện giúp cho việc hiểu biết và sử dụng kinh nguyện Công giáo; nhưng đồng thời có thể đạt được các kết quả nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam nói chung, góp phần hướng tới việc chuẩn hóa từ ngữ Công giáo tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phát triển các tôn giáo phù hợp với chính sách tôn giáo tại Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam có mục đích xác định và làm rõ các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam với các mục tiêu cụ thể như: 3 - Tìm hiểu con đường hình thành các từ ngữ Công giáo nghiên cứu, từ đó góp phần xác lập con đường hình thành lớp từ ngữ Công giáo nói chung tại Việt Nam. - Mô tả các đặc điểm ngôn ngữ học của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. - Tìm hiểu khả năng hội nhập vào tiếng Việt toàn dân của lớp từ ngữ Công giáo tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hoạt động của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số tác phẩm văn học Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong và ngoài nước nói chung, tình hình nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện, nhất là trong kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam nói riêng. - Xác lập cơ sở lý luận cho luận án, gồm những vấn đề như: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo, từ ngữ và các đặc điểm về từ ngữ vay mượn , - Khảo sát các đơn vị ngôn ngữ trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam và xác định các đơn vị từ vựng Công giáo. - Phân loại và mô tả các đặc điểm ngôn ngữ của các đơn vị từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. - Tìm hiểu khả năng hoạt động của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số sáng tác văn học dân gian và một số tác phẩm văn chương Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xuất phất từ quan điểm của ngành Từ vựng học truyền thống, luận án nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam dưới các phương diện chính như: Sự hình thành và tiếp nhận, các đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và hoạt động của các từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt Cụ thể, luận án nghiên cứu con đường hình thành các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. Việc tiếp nhận các từ ngữ Công giáo gốc Ấn Âu diễn ra như thế nào, chịu những tác động biến đổi gì. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo không chỉ cho thấy những đặc điểm chung của từ ngữ tiếng Việt, nhưng còn có những đặc trưng riêng của lớp từ này, qua đó làm nỗi bật sự khác biệt trong mối tương quan với tiếng Việt nói chung và với các biệt ngữ khác, cụ thể là biệt ngữ Phật giáo nói riêng. Dưới cái quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tôn giáo, nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt thông qua các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam, biểu thị qua một số sáng tác dân gian và văn chương Việt Nam, cho thấy mối tương quan qua lại giữa của nhóm biệt ngữ Công giáo với tiếng Việt toàn dân trong đời sống tiếng Việt. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Để có nhận xét cách đầy đủ tình hình ngôn ngữ trong một tôn giáo, người ta cần nghiên cứu ngôn ngữ trong nhiều phạm vi khác nhau. Cụ thể với Công giáo, người ta phải nghiên cứu ngôn ngữ của Thánh Kinh, ngôn ngữ của Thần học, ngôn ngữ của Phụng vụ, ngôn ngữ của kinh nguyện, ngôn ngữ của Triết học Công giáo với khối tư liệu rất lớn. Chúng tôi nhận thấy kinh nguyện chiếm vị trí quan trọng trong các tư liệu trên. Kinh nguyện Công giáo không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng cầu nguyện vốn có, nhưng thường hàm chứa nội dung Kinh Thánh, Giáo lý, Giáo luật nên còn mang giá trị giáo dục đức tin và đời sống tôn giáo. Vì thế, kinh nguyện Công giáo vừa mang tính chất thánh thiêng khi khi thực hành chức năng cầu nguyện, vừa mang tính chất thực tiễn khi thực hiện chức năng giáo dục. Do đó, 5 chúng rất gần gũi và thiết yếu trong đời sống tín hữu. Xét về mặt ngôn ngữ, từ ngữ trong kinh nguyện Công giáo có thể phản ánh tương đối đầy đủ khuôn mặt ngôn ngữ của cộng đồng tôn giáo này. Hiện nay, năm 2020, Việt Nam có 27 giáo phận Công giáo. Do đặt dưới sự coi sóc của các linh mục dòng thánh Đa Minh từ năm 1757, nên các giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn được gọi là các giáo phận thuộc dòng thánh Đa Minh và gọi tắt là các Giáo phận Dòng. Mảnh đất của các giáo phận này được coi là nôi khai sinh của Công giáo tại Việt Nam, phát triển rất mạnh trong những năm trước biến cố di cứ 1954, tạo nên những nét văn hoá Công giáo phong phú. Các bản kinh nguyện hiện nay tại Việt Nam thường được hình thành trong cộng đồng Công giáo các giáo phận này. Chính vì thế, luận án lựa chọn các bản kinh nguyện của các giáo phận kể trên làm tư liệu nghiên cứu. Thuật ngữ “bản kinh” được sử dụng theo cách gọi của cuốn kinh nguyện xuất bản đầu tiên (năm 1865) với tên gọi “Bản kinh tụng đọc toàn niên” tương đương với cách gọi thuần Việt “Sách kinh đọc quanh năm” sau này. Như thế, “bản kinh” được hiểu là “sách kinh” như từ ngữ các xuất bản sau đó sử dụng. Đặc điểm tư liệu các bản kinh nguyện được chọn nghiên cứu như sau: - Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên xuất bản năm 1865, là cuốn sách kinh in bản gỗ cổ nhất, dày 413 trang, được Linh mục Nguyễn Hưng phục nguyên năm 2007, mất vài trang không đáng kể. Bản kinh này rất quan trọng cho việc nghiên cứu các kinh cũ trước khi có sự thống nhất và hiệu chỉnh kinh của Hội Đồng Kinh năm 1924. Đây cũng là bản kinh có giá trị cho việc nghiên cứu các từ ngữ lịch sử của lớp từ vựng Công giáo tại Việt Nam nói riêng và tiếng Việt nói chung. 6 - Bản Toàn Niên Kinh Nguyện Địa Phận Dòng Thánh Đaminh, Nhà Thiện bản Đaminh xuất bản năm 1953 tại Hà Nội. Sách dày 442 trang. - Cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện của Giáo phận Bùi Chu xuất bản năm 1956, dày 451 trang có ba phần, gồm: các kinh Hội Đồng Kinh năm 1924 đã sửa chữa và những những kinh giáo dân Địa phận Bùi Chu quen đọc. - Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, in tại Hòn Gai năm 1958, dày 335 trang. - Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình, in năm 1970 tại Gia Định,dày 384 trang. - Sách Kinh Giáo Phận Bùi Chu, dày 200 trang, được Đức giám 7 mục J.M Vũ Duy Nhất chuẩn in (imprimatur) năm 1983, do Tòa giám mục Bùi Chu phát hành nội bộ. - Cuốn Kinh Bản Công Giáo Giáo Phận Bắc Ninh in năm 1992 dày 279 trang, do Tòa giám mục Bắc Ninh xuất bản theo giấy phép xuất bản số 54/CXB cấp ngày 23/3/1992. - Bản Toàn Niên Kinh Nguyện Giáo Phận Hải Phòng, dày 308 trang, do Tòa giám mục Hải Phòng in năm 2010. - Sách Kinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng dày 32 trang, là bản phôtô lưu hành nội bộ, không có năm xuất bản. Tiêu chí lựa chọn những bản kinh làm tư liệu nghiên cứu là vừa phản ánh sự phát triển của từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện về mặt lịch đại: Từ Bản kinh tụng đọc toàn niên in năm 1865 là bản kinh được in đầu tiên sau khi có tên gọi Giáo phận Dòng (năm 1757) mà chúng tôi hiện sưu tập được, cho đến bản Toàn niên kinh nguyện xuất bản năm 2010 là bản mới nhất; vừa phản ánh cục diện từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện hiện nay của đủ các Giáo phận Dòng mà nay đã chia tách độc lập. Để nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt, (thông qua nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam), tác giả lựa chọn các cứ liệu tục ngữ, ca dao và văn 8 học viết để chứng minh luận điểm của luận án. Về tư liệu văn học viết, đề cao tính “phi biệt ngữ hoá” các từ ngữ Công giáo, tác giả cố gắng lựa chọn các sáng tác mà từ ngữ Công giáo phải được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, không trực tiếp nói đến đề tài Công giáo hoặc được viết dành riêng cho người Công giáo. Trong khi các tác phẩm viết liên quan đến bối cảnh Công giáo tại Việt Nam không nhiều, chúng tôi chọn lựa được 12 sáng tác đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Số tác phẩm này chưa phải là nhiều nhưng có nội dung phản ánh trải dài từ trước Cách mạng tháng Tám đến thời kỳ Đổi mới; từ bối cảnh đời sống nông thôn ra đến thành thị; từ pham vi giao tiếp của người nông dân đến phạm vi giao tiếp của giới trí thứcĐó là các tác phẩm Dì Hảo, Đời thừa, Nỗi truân chuyên của khách mà hồng, Tư cách mõ của Nam Cao; Tiểu thuyết Bỉ vỏ, truyện ngắn Một tuổi thơ văn, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng; Truyện ngắn Cha và con và, Thời gian của người, Xung đột, Nằm vạ, tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Với đối tượng, giới hạn, phạm vi và mục đích như trên, công việc nghiên cứu của đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam được triển khai như sau: Trước tiên, chúng tôi khảo sát, xác định các đơn vị từ vựng là từ ngữ Công giáo phân biệt với các lớp từ ngữ khác. Sau đó, tác giả phân loại và mô tả các đặc điểm ngôn ngữ học của các đơn vị này. Cuối cùng, luận án nghiên cứu sự hoạt động của lớp từ ngữ này trong tiếng Việt nói chung. Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chuyên biệt chủ yếu sau: 1) Phương pháp khảo sát văn bản: Phương pháp này có mục đích thu thập các từ ngữ Công giáo được sử dụng trong các văn bản tư liệu, làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 9 2) Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để tìm hiểu, phân loại và miêu tả các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện. Trong đó, chúng tôi chủ yếu sử dụng các thủ pháp sau: + Thủ pháp phân tích chức năng: Để xác định nghĩa của các đơn vị từ vựng trong bối cảnh / ngữ cảnh cụ thể. + Thủ pháp phân tích cấu trúc: Để làm rõ vấn đề cấu tạo của các đơn vị từ ngữ Công giáo được nghiên cứu. + Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Để khảo sát ngữ nghĩa của các nhóm từtrong lớp từ ngữ Công giáo. + Thủ pháp thống kê và phân loại: Nhằm phân loại các đơn vị có chung đặc điểm để nghiên cứu thành đặc điểm chung của từng nhóm từ ngữ, sau đó đưa ra tỉ lệ thống kê để đánh giá khả năng tạo sinh từ ngữ Công giáo trong mối tương quan với từ ngữ toàn dân.thống kê các đơn vị từ ngữ Công giáo và phân loại các đơn vị này theo các tiêu chí ngôn ngữ học. + Thủ pháp phân tích quy chiếu: Để kết nối các biểu thức từ ngữ khác nhau cùng quy chiếu một thực thể. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thông qua việc nghiên cứu các từ ngữ mang nội dung ý nghĩa có tính hệ thống, được sử dụng trong cộng đồng Công giáo tại Việt Nam, luận án xác định có tồn tại lớp từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt; đồng thời, làm rõ hệ thống từ ngữ Công giáo so với từ ngữ tôn giáo khác. - Khảo sát, miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được xác định là các từ ngữ Công giáo, luận án tìm ra các con đường hình thành, chỉ ra cơ chế tạo sinh (đặc điểm cấu trúc) của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam nói riêng và lớp từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt nói chung. Luận án cũng góp phần làm rõ các đặc điểm Việt hóa các từ ngữ Công giáo vay mượn trong tiếng Việt. 10 - Qua việc nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt thông qua một số sáng tác dân gian và văn chương, luận án đánh giá mối tương quan hữu cơ giữa Công giáo với nền văn hóa – xã hội tại Việt Nam được biểu hiện qua ngôn ngữ. - Cuối cùng, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể cho ngành Việt ngữ học, theo như chuyên ngành của luận án. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận: - Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam góp phần bổ sung những vấn đề mang tính lý luận của Ngôn ngữ học qua một ngữ liệu cụ thể; góp phần làm rõ các đặc điểm về con đường hình thành, cấu trúc, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ Công giáo, cùng sự vận động của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận án là một nghiên cứu chuyên ngành về mặt ngôn ngữ trong lãnh vực tôn giáo, cụ thể là Công giáo tại Việt Nam. - Trên cơ sở khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ ngữ Công giáo trong tư cách là biệt ngữ, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể về biệt ngữ nói chung và biệt ngữ Công giáo nói riêng cho Việt ngữ học. - Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung và ngôn ngữ Công giáo nói riêng. - Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án có thể hướng tới hình thành một tập ngữ vựng Công giáo góp phần phục vụ cho những ai có nhu cầu tìm hiểu tôn giáo này. Tập ngữ vựng cũng giúp các tín hữu Công giáo hiểu chính xác hơn các từ ngữ trong kinh nguyện, hầu việc cầu nguyện và thực hành tôn giáo tích cực hơn và có chiều sâu hơn. 11 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu Chương 2: Con đường hình thành các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam Chương 3: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam Chương 4: Từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Lí thuyết là cơ sở lí luận cho các nghiên cứu khoa học. Đề tài: Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam được xác định thuộc vào lĩnh vực Từ vựng học của chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam. Vậy nên, chương đầu tiên của luận án sẽ đề cập đến những vấn đề lí luận cần thiết như: các đặc điểm của từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt và những vấn đề chung về từ ngữ và tôn giáo. Tuy nhiên, trước khi trình bày vấn đề lí thuyết chính yếu nêu trên, chương thứ nhất này của luận án sẽ khảo cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ và tôn giáo nói chung, cùng phạm vi hẹp và hầu như chưa được nghiên cứu kỹ liên quan trực tiếp đến đề tài là lớp từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện tại Việt Nam. Cuối cùng, để cung cấp một cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tác giả sẽ giới thiệu sơ lược về Công giáo và lịch sử truyền giáo của Công giáo tại Việt Nam; mối tương quan giữa Công giáo với nền văn hóa Việtnhư là bối cảnh của vấn đề nghiên cứu. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và tôn giáo có lịch sử lâu đời, phạm vi rộng và chuyên sâu, vì hai lĩnh vực này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Đề tài nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam là một phạm vi hẹp của việc nghiên cứu từ ngữ Công giáo. Do đó, chúng tôi sẽ tổng quan trực tiếp tình hình nghiên cứu từ ngữ Công giáo để xác lập vị trí của đề tài nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, giúp ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu. 13 1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới Xem xét các công trình nghiên cứu về từ ngữ Công giáo trên thế giới, chúng tôi thấy đối tượng này được nghiên cứu dưới các góc độ ngôn ngữ sau: 1.2.1.1. Nghiên cứu từ ngữ Công giáo dưới góc độ Từ vựng học truyền thống Tôn giáo và ngôn ngữ là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó đặc biệt với nhau. Thứ nhất, tôn giáo cần ngôn ngữ để truyền bá giáo nghĩa. Thứ hai, khi truyền bá giáo nghĩa, tôn giáo lại cần ngôn ngữ để giải thích giáo nghĩa. Chính công việc giải thích giáo nghĩa là nguồn gốc đầu tiên hình thành nên lớp từ vựng tôn giáo riêng biệt. Như thế, sự hình thành các từ ngữ tôn giáo xuất hiện rất sớm so với sự ra đời của tôn giáo. Đây cũng là bối cảnh xuất hiện của lớp từ ngữ Công giáo trên thế giới. Lí do cụ thể nữa cho sự xuất hiện việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo ngay từ thời kì đầu của lịch sử tôn giáo này, là vì từ thế kỉ thứ nhất, Công giáo (Catholicism), đã trở thành một tôn giáo đa ngôn ngữ và đa dân tộc: Các tín hữu ở Hi Lạp sử dụng tiếng Hi Lạp. Các tín hữu ở Palestina, Syria, Mesopotania sử dụng tiếng Aram (còn gọi là tiếng Syriaque hay tiếng Do Thái bình dân). Các tín hữu ở vùng Bắc Phi sử dụng tiếng La Tinh. Do đó, vấn đề dịch thuật các khái niệm Công giáo được đặt ra như một nhu cầu thiết yếu để đáp ứng vi..., từ vựng tiếng Việt được phân chia ra các lớp: Lớp từ toàn dân, từ địa phương, thuật ngữ, biệt ngữTrong đó, lớp từ toàn dân là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau, làm nòng cốt của từ vựng văn học và là vốn từ cần thiết để diễn đạt tư tưởng trong một ngôn ngữ; làm cơ sở để cấu tạo từ mới và thường trung hòa về phong cách; Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương, là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hàng ngày của một dân tộc; Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người; Biệt ngữ là các đơn vị từ vựng được sử dụng trong phạm vi một tập thể xã hội nhất định. Có biệt ngữ của cộng đồng Phật giáo, có biệt ngữ của cộng đồng đạo Cao 28 đài, có biệt ngữ của cộng đồng Công giáo Đỗ Hữu Châu (1981) có các ví dụ về các biệt ngữ của người theo đạo Thiên Chúa (Công giáo - VVK) như: lỡi, ơn ích, Mình Thánh, lễ Đầu Giòng (Dòng), lễ kiêng việc xác, kẻ liệt, kẻ lành, ông quản, nữ tu, thầy già, vọng Mình Thánh, khấn lọn đời (khấn trọn đời), người nam, người nữ, quan thầy, chia trí, cứu rỗi, thả buộc. [12, tr. 236-237]. Hiện nay, các nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học tại Việt Nam gọi các từ ngữ tôn giáo, cách riêng từ ngữ Công giáo, là thuật ngữ, “đặc ngữ” hoặc “biệt ngữ”. Theo chúng tôi, tôn giáo (trong đó có Công giáo) trên bình diện nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực khoa học, nên chắc chắn bao hàm một hệ thống thuật ngữ riêng biệt. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ trong các bản kinh nguyện là loại văn bản tôn giáo thông dụng nên không quan tâm đến khía cạnh thuật ngữ. Chúng tôi cũng tránh sử dụng tên gọi “đặc ngữ” để tránh hiểu nhầm là số từ ngữ đặc biệt trong một chuyên ngành chuyên biệt. Luận án gọi lớp từ ngữ nghiên cứu là “biệt ngữ” vì phản ánh bản chất cụ thể của đối tượng là: lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. Tóm lại, từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận án, là các biệt ngữ nằm cạnh các lớp từ tiếng Việt khác như: thuật ngữ khoa học kỹ thuật, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ địa phương và từ vựng toàn dân...; đồng thời khác với các nhóm biệt ngữ của các tôn giáo khác, như: biệt ngữ Phật giáo, biệt ngữ đạo Cao Đài, biệt ngữ đạo Tin Lành 1.3.3. Quan niệm về con đường hình thành và phát triển từ vựng tiếng Việt Nhìn vào lịch sử du nhập và phát triển của Công giáo tại Việt Nam, chúng tôi giả định rằng lớp biệt ngữ của tôn giáo này tương tự, cũng có các con đường hình thành, phát triển và tồn tại trong nội bộ tiếng Việt, giống như sự xuất hiện các từ ngữ mới trong tiếng Việt. Lý do xuất hiện các từ ngữ mới thường để bù đắp những thiếu hụt với nhu cầu định danh hiện tại, hoặc để thay đổi những định danh không 29 phù hợp. Theo Nguyễn Thiện Giáp (1998), tiếng Việt hiện có các con đường làm giàu từ vựng là: Phát triển thêm ý nghĩa mới; Những sáng tạo mới; Biến dạng những đơn vị đã có để tạo ra những biến thể mới; ghép các yếu tố có sẵn; Nói gộp; Rút gọn; Viết tắt; Và vay mượn từ ngữ [28]. Cụ thể: Con đường Phát triển thêm ý nghĩa mới là trường hợp mặt ngữ âm của đơn vị từ vựng vốn có vẫn giữa nguyên, nhưng mặt ngữ nghĩa lại biến đổi, phát triển phong phú hơn. Hiện tượng này chủ yếu xoay quanh hai quá trình: mở rộng hoặc thu hẹp ý nghĩa vốn có; và chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ hoặc hoán dụ; Con đường mà Nguyễn Thiện Giáp gọi là những sáng tạo mới, tức là những từ mới được được cấu tạo bằng cách dùng những vỏ âm thanh hoàn toàn mới. Chẳng hạn, các từ tiếng lóng như cú đỉn (tồi tệ), tẩm (quê kệch); các từ tượng thanh mới xuất hiện như: tắc pọp, pằng chíu; các từ ngữ mới được cấu tạo trên cơ sở tổ hợp định danh tiếng nước ngoài vốn được chuyển dịch từ một tổ hợp định danh tiếng Việt, như: HABUBANK (Ngân hàng Phát triển nhà ở Hà Nội – Hanoi Building Bank), HAFA (Công ti Hội chợ Triển lãm Hải Phòng – Haiphong Exhibition and Fair Company); Con đường biến dạng những đơn vị đã có để tạo ra những biến thể mới hoặc những đơn vị mới thường xảy ra với hiện tượng cải biến một từ ngữ hay thành ngữ sẵn có để tạo ra những biến đổi mới. Ví dụ: anh hùng – yêng hùng, tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa – đạp vỏ dưa, tránh vỏ dừa; Con đường ghép các yếu tố có sẵn là con đường tạo từ mới dựa trên phương thức ghép giống như phương thức ghép cấu tạo từ của tiếng Việt. Các yếu tố có sẵn có thể là các hình vị, từ đơn, ngữcó thể theo quan hệ đẳng lập, chính phụ hoặc trật tự ngược với cú pháp thông thường; Con đường tạo từ ngữ mới bằng phương thức phức hợp hay còn gọi là hiện tượng nói gộp. Theo phương thức này, người ta giữ lại những yếu tố được coi là có giá trị nhất về mặt ngữ nghĩa để tạo nên một đơn vị hoàn chỉnh mới, ví dụ: giao thông, liên lạc – giao liên; quản lý, giáo dục – quản giáo; Con đường tạo từ ngữ mới bằng phương thức rút gọn: Đơn vị từ vựng mới được tạo ra bằng cách lược bớt một phần của đơn vị có sẵn, ví dụ: cử nhân – cử, đảm đang – đảm; Con đường tạo từ ngữ mới bằng phương thức 30 viết tắt là hiện tượng chỉ ghi chữ cái đầu của các từ trong một tên ghép để tạo ra một đơn vị từ vựng mới, ví dụ: ĐHQGHN – Đại học Quốc gia Hà Nội, VPQH – Văn phòng Quốc hội; Con đường tiếp nhận từ các ngôn ngữ khác là cách thức vay mượn từ ngữ để hình thành nên các đơn vị từ vựng mới cho tiếng Việt, ví dụ: xi măng, biểu tình, bàn đạp Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến (1997) cho rằng có hai con đường cơ bản làm xuất hiện từ ngữ mới là: dùng những yếu tố, những chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc "của mình" để cấu tạo từ mới; và, vay mượn từ ngữ [18]. Trong đó, con đường đầu tiên và quan trọng hơn cả là dùng những yếu tố, những chất liệu và quy tắc sẵn có trong ngôn ngữ dân tộc "của mình" để cấu tạo từ mới. Ngoài các phương thức cấu tạo từ thường gặp, còn có các phương thức, như: Phương thức loại suy là cách tạo từ bằng con đường noi theo cấu tạo của từ có trước. Ví dụ: Tiếng Việt vay mượn từ bidon và cresson của tiếng Pháp nhưng rồi đã tân trang cấu trúc của chúng theo mẫu của một dãy từ mà người Việt tưởng rằng chúng thuộc cùng một dãy cấu tạo như nhau: bidon — bình tông (cùng dãy sau bình tích, bình trà), cresson — cải xoong (cùng dãy sau cải xanh, cải bẹ). Tiếng Anh đã cấu tạo motoway (xa lộ) theo railway; và laundromat (hiệu giặt là tự động) theo automat; Phương phức hoà đúc hai từ có sẵn tạo thành từ mới. Ví dụ: Tiếng Anh: smog = smoke + fog; brunch = breakfast + lunch; motel = motor + hotel. Tiếng Nga: рабкор = рабоуий + корреспондент; зарплата = заработная + плата.; Phương thức rút ngắn một cụm từ, hoặc từ dài hơn, tạo thành một từ mới. Ví dụ: Tiếng Việt: khiếu tố ← khiếu nại + tố cáo; giao liên ← giao thông + liên lạc. Tiếng Anh: public house→ pub (quán rượu, quán ăn); perambulator → pram (xe nôi); omnibus → bus (xe buýt); Phương thức hình thành từ mới do cách ghép các con chữ (âm) ở đầu hoặc cuối từ trong một nhóm từ với nhau. Ví dụ: Ở tiếng Anh, RADAR, AIDS, LASER và một số tên gọi của các tổ chức như FAO, UNICEF, UNESCO đều đã hình thành bằng con đường như vậy; 31 Phương thức hình thành từ mới bằng cách chuyển đổi từ loại của từ có sẵn. Ví dụ: Tiếng Anh: garage →to garage (cho ô tô ra vào); do one’s hair → hair-do (kiểu tóc; việc làm đầu). Trường hợp đầu: Chuyển danh từ sang động từ. Trường hợp hai: Chuyển động từ sang danh từ. Con đường thứ hai làm xuất hiện từ ngữ mới là con đường vay mượn. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ hoặc yếu tố cấu tạo từ từ một ngôn ngữ khác. Người ta có thể vay mượn các từ, ví dụ như: Trong tiếng Việt: mít tinh, bốc, ten nít (nguồn gốc Anh); ga, xăng, sơ mi, xà phòng (nguồn gốc Pháp); bôn sê vich, côm xô môn (nguồn gốc Nga); câu lạc bộ, ngân phiếu, mậu dịch (nguồn gốc Hán); shi, lượn, bản (gốc Tày Nùng); Cũng có khi người ta vay mượn yếu tố cấu tạo từ hoặc lấy từ của một ngôn ngữ khác làm yếu tố cấu tạo từ trong ngôn ngữ của mình. Chẳng hạn: tiếng Việt mượn các yếu tố: -hoá, -sinh, - viên (nguồn gốc Hán) hoặc mượn hẳn một từ trong ngôn ngữ khác, đem kết hợp với một yếu tố có sẵn của mình để tạo ra từ mới. Ví dụ: canh + gác (garde – gốc Pháp)→canh gác; khăn + piêu (gốc Thái)→ khăn piêu; làng + bản (gốc Tày Nùng) → làng bản; Căn ke lại từ ngữ của ngôn ngữ khác cũng là một hiện tượng vay mượn ngoài ngôn ngữ. Kết quả của hiện tượng này là người ta có một từ mới, được tạo nên bằng cách trực dịch từng yếu tố cấu tạo trong từ của ngôn ngữ khác. Ví dụ: Tiếng Việt có các từ vườn trẻ, nhà văn hoá là căn ke từ các tên gọi детский сад, дом кулвтуры trong tiếng Nga. Tiếng Tày Nùng có từ đin nựa là căn ke từ đất thịt trong tiếng Việt. Đối với các từ ngữ vay mượn, mỗi ngôn ngữ đều có cách xử lí khác nhau bên cạnh những đường nét chung. Người Việt khi vay mượn từ ngữ và đưa vào sử dụng trong ngôn ngữ của mình, thường có những điều chỉnh như sau: Cải tổ cấu trúc ngữ âm của từ cho phù hợp với ngữ âm tiếng Việt và đồng thời có thể rút ngắn từ lại. Nói chung, từ nào có dị biệt với ngữ âm tiếng Việt cũng được cải tạo ít nhiều. Ví dụ: beton – bê tông; garde – gác; boulon – bu lông, bù loong; essence – xăng; Cải tổ nghĩa của từ, nghĩa là vay mượn từ nhưng lại cấp cho nó một nghĩa khác với 32 nghĩa vốn có của nó. Ví dụ: tử tế là từ gốc Hán vốn có nghĩa là cặn kẽ, chu đáo, nhưng vào tiếng Việt, nó được cấp cho nghĩa tốt bụng; Vay mượn từ ngữ, nhưng không sử dụng tất cả các nghĩa của chúng mà chỉ dùng một số trong các nghĩa đó. Các từ: nhất, hạ, hủ hoá của tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán là những ví dụ chứng minh cho trường hợp này. Căn cứ vào các lí thuyết về con đường hình thành từ vựng nói chung, con đường hình thành từ vựng trong tiếng Việt nói riêng, tác giả khảo sát các ngữ liệu cụ thể trong phạm vi nghiên cứu, sau đó xác định các từ vựng Công giáo trong các ngữ liệu này được hình thành theo hai con đường, là: con đường tiếp nhận từ từ ngữ từ các ngôn ngữ khác, còn gọi là con đường vay mượn; và con đường tự tạo từ ngữ mới. Trong đó, phần lớn các từ vựng được hình thành theo con đường vay mượn dưới nhiều phương thức tiếp nhận.. 1.3.4. Quan niệm về tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn trong ngôn ngữ 1.3.4.1. Quan niệm về tiếp xúc ngôn ngữ Truyền thống ngôn ngữ học cho rằng, tiếp xúc ngôn ngữ, về bản chất chính là học ngôn ngữ. Khi trong não bộ của con người tồn tại song ngữ thì xảy ra tiếp xúc ngôn ngữ. Tiếp xúc ngôn ngữ trước hết xảy ra ở một số cá nhân đơn lẻ với tư cách là thành viên cộng đồng, rồi dần mới mở rộng ra toàn xã hội. Dưới cái nhìn của ngôn ngữ học xã hội, tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng các ngôn ngữ cùng tồn tại trong một cộng đồng với các thành viên sử dụng chúng trong giao tiếp, nó là sự tiếp xúc xã hội mang tính chỉnh thể chứ không mang tính cá thể, cá nhân. Quá trình tiếp xúc chịu sự tác động của hai nhân tố chính là xã hội và ngôn ngữ. Nhân tố xã hội là nói đến cộng đồng xã hội sử dụng ngôn ngữ, bao gồm tất cả cá yếu tố chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo của cộng đồng ấy. Nhân tố ngôn ngữ tức là nói đến chính bản thân ngôn ngữ, bao gồm sức thẩm thấu ngôn ngữ, quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ 33 Hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ có thể xay ra theo ba con đường: khẩu ngữ, sách vở, vừa khẩu ngữ vừa sách vở. Xuất phát từ nhân tố chính trị xã hội mà tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra theo hai xu hướng: tiếp xúc tự giác và tiếp xúc cưỡng bức. Tiếp xúc cưỡng bức thường gắn với mục đích thực dân, đồng hoá. 1.3.4.2. Quan niệm về vay mượn trong ngôn ngữ Vay mượn trong ngôn ngữ là hiện tượng một ngôn ngữ chấp nhận các biểu thức ngôn ngữ hoặc ý nghĩa của ngôn ngữ khác để biểu thị những đối tượng , khái niệm hoặc sự tình chưa tồn tại trong ngôn ngữ mình [29, tr.581-582]. Việc vay mượn trong ngôn ngữ có thể được thực hiện trên các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, hình thái cấu trúc hay ngữ pháp và chữ viết. Sự vay mượn từ vựng được diễn ra theo bốn cách thức: Dịch nghĩa, phiên âm, chuyển tự, mượn nguyên dạng của nguyên ngữ. Dịch nghĩa, còn gọi là canke ngữ nghĩa, là phương thức dịch từ ngữ. Cách này chủ yếu vay mượn nội dung (ngữ nghĩa), ví dụ: telephone: điện thoại, football: môn bóng đá, superman: siêu nhân... Phiên âm là phương thức vay mượn từ vựng bằng cách cách thức ghi lại âm đọc của từ ngữ cho vay, ví dụ: acide: a-xít; cravate: cra-vát/ca-vát; càfé: cà-phê... Chuyển tự là phương thức chuyển đổi chữ viết giữa hai ngôn ngữ vay và mượn ở hai hệ chữ viết khác nhau, chẳng hạn giữa tiếng Anh hay tiếng Việt sử dụng hệ chữ cái La Tinh với tiếng Nga sử dụng hệ chữ cái Kirin. Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ là cách thức vay mượn thể hiện ở hình thức chữ viết, sử dụng nguyên cách viết chính tả đơn vị từ vựng của ngôn ngữ đi vay, còn cách đọc thì cố gắng đọc sát với cách đọc của nguyên ngữ, chẳng hạn một số từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Anh: stress, marketing, computer... [51]. 1.3.5. Quan niệm về từ và ngữ Để giải quyết chương thứ hai về đặc điểm điểm cấu trúc và ngữ nghĩa các từ ngữ Công giáo trong các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, luận án xây dựng các cơ sở lí thuyết chính yếu sau: 34 1.3.5.1. Quan niệm về từ và ngữ nói chung Ngôn ngữ học truyền thống châu Âu khi bàn về từ bao giờ cũng phải nói đến hình vị. Hình vị là đơn vị hình thái học, bao gồm chính tố và phụ tố. Chính tố hay còn gọi là căn tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng. Nghĩa của chính tố cụ thể, có liên hệ với đối tượng nên hoàn toàn độc lập. Khác với chính tố, phụ tố là hình vị ngữ pháp, mang nghĩa từ vựng bổ sung hay nghĩa ngữ pháp. Hình vị là thành tố làm nên từ. Từ bao gồm từ đơn, từ phái sinh, từ phức, từ ghép và từ láy. Từ đơn được hiểu là từ chỉ có một hình vị chính tố. Từ phái sinh được hiểu là từ gồm có chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ. Từ phức là những từ gồm có hai chính tố trở lên kết hợp với nhau. Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập. Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách lặp thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ. Ngữ là các tổ hợp bao gồm từ hoặc hơn hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau. Theo quan hệ cú pháp có thể chia ngữ thành ba loại là ngữ từ đẳng lập, ngữ chính phụ, ngữ chủ vị. Ngữ còn có thể chia thành ngữ cố định và ngữ tự do. Ngữ cố định có thể chia thành thành ngữ hoặc quán ngữ. Trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mĩ, cũng coi hình vị là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Hình vị bao gồm hình vị tự do và hình vị ràng buộc. Hình vị tự do được hiểu là những hình vị có thể tự mình tạo thành một từ. Hình vị ràng buộc được hiểu là những hình vị không có khả năng tự mình làm thành một từ mà phải luôn gắn với ít nhất một hình vị khác trong từ. Nếu ngôn ngữ học truyền thống châu Âu chia hệ thống các đơn vị ngôn ngữ thành âm vị, hình vị, từ, ngữ, câu thì ngôn ngữ học miêu tả Mĩ chia thành âm vị, hình vị và kết cấu. Trong đó, kết cấu bao gồm kết cấu cố định và kết cấu tự do. 1.3.5.2. Quan niệm từ và ngữ trong tiếng Việt - Quan niệm về từ trong tiếng Việt: Trong tiếng Việt, các nhà ngữ học còn nhiều tranh luận về đơn vị cấu tạo từ và từ. Nguyễn Văn Tu (1976) cho rằng đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng/là nguyên 35 vị/là từ tố. Ông căn cứ vào nghĩa và cách dùng để chia từ tố tiếng Việt thành từ tố có nghĩa và có khả năng dùng độc lập, từ tố có nghĩa từ vựng không tồn tại độc lập, từ tố có nghĩa bổ sung không tồn tại độc lập [124]. Nguyễn Tài Cẩn với thuật ngữ hình tiết, ngụ ý rằng mỗi tiếng hay âm tiết trong tiếng Việt là một hình vị, nhưng chỉ các tiếng được sử dụng độc lập mới là từ [10]. Cao Xuân Hạo triệt để hơn, coi tiếng trong tiếng Việt vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ. Ông cho rằng tiêu chuẩn độc lập/không độc lập (ông gọi là tự do/ràng buộc) không ảnh hưởng đến vai trò của từ [35]. M.B. Emeneau trước đó cũng dường như có chung quan điểm trong nhận định: Từ tiếng Việt bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có thể miêu tả theo cách phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu [113]. Thoạt nhìn, người ta dễ nhận định Nguyễn Thiện Giáp giống như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo coi từ tiếng Việt trùng với hình vị và âm tiết, nhưng theo xác nhận của chính Nguyễn Thiện Giáp, ông khác hẳn với hai tác giả trên. Nguyễn Thiện Giáp coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ chứ không phải là hình vị. Theo quan điểm toàn diện, ông định nghĩa: “Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, môt chữ viết liền” [36]. Tóm lại, dù có các quan niệm khác nhau, nhưng từ tiếng Việt, tựu trung, đều thống nhất ở ba điểm sau: Thứ nhất, cấu trúc của từ phải vừa hoàn chỉnh, vừa độc lập. Thứ hai, từ phải biểu thị những sự vật hiện tượng và những quan hệ của hiện tại, mặt hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa phải luôn gắn bó không tách rời nhau. Thứ ba, từ phải tham gia cấu tạo câu nói. - Quan niệm về ngữ trong tiếng Việt: Trong tiếng Việt, ngữ đôi khi còn được gọi là tổ hợp hay cụm từ. Theo Nguyễn Văn Tu (1976): “Những từ trong ngôn ngữ thường kết hợp với những từ khác thành nhóm từ có quan hệ với nhau về nghĩa từ vựng và ngữ pháp. Đó là những cụm từ.” [124, tr.178]. Dựa vào kết cấu nội bộ của nó mà cụm từ chia ra 36 thành cụm từ tự do và cụm từ cố định. Căn cứ trên những đặc điểm về tổ chức, ngữ nghĩa và vận dụng... cụm từ cố định được phân loại thành cụm từ hình tượng, thành ngữ và tục ngữ, phương ngôn, ngạn ngữ [124, tr.182]. Các tác giả của cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (1997) không khác nhiều trong cách hiểu về cụm từ cố định, nhưng phân loại cụm từ cố định theo sơ đồ nhau sau: Sơ đồ cho thấy cụm từ cố định có ngoại diên bao trùm ngữ cố định. Ngữ cố định bao hàm ngữ cố định định danh và quán ngữ [18]. Chúng tôi không sa vào tranh luận sự khác biệt về phân loại của các quan điểm nêu trên, nhưng chỉ mượn các lí thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Cụ thể, ở đây, chúng tôi sẽ mượn khái niệm về ngữ định danh, sau khi đã tìm hiểu các khái niệm về ngữ hay cụm từ nói chung. Nói chung, theo các tác giả trên, ngữ định danh hay nói chính xác là ngữ cố định định danh là các cụm từ cố định dùng để định danh, gọi tên sự vật. Chúng được cấu tạo theo cách gần như cách tạo những từ ghép chính phụ, bao gồm thành tố chính và một vài thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở thành tố chính. Chúng miêu tả chủ yếu bằng con đường so sánh nhưng không có từ so sánh. Thành tố chính thường bao giờ cũng là thành tố gọi tên. Về đặc điểm phân biệt ngữ cố định định danh với các đơn vị ngôn ngữ gần kề khác, dù không giống nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều cho rằng, các cụm từ loại này ổn định cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa, nhưng tính thành ngữ kém xa với những thành ngữ chân chính. Tuy nhiên, chúng cũng không phải là từ ghép, nếu xét về bậc được cấu tạo. Chỉ có điều, việc cơ chế cấu tạo của chúng có phần giống với các từ 37 ghép chính phụ thì chúng ta phải thừa nhận. Ở những mức độ khác nhau, chúng hiện diện như là đơn vị đứng giữa cụm từ cố định-thành ngữ với từ ghép [18]. Khảo sát các đơn vị từ vựng Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những đơn vị từ đơn và từ phức, còn có các đơn vị là tổ hợp từ để gọi tên các sự vật hiện tượng trong sinh hoạt cộng đồng Công giáo, ví dụ: Thánh tổng lãnh thiên thần, Lễ Phục sinh, Vô nhiễm nguyên tội, Đồng công cứu chuộc, Bí tích Thánh Tẩy, Thánh Tông đồ, Giáo phận Dòng.... Hiện có nhiều thuật ngữ tương tự để gọi tên các tổ hợp nếu trên như cụm từ cố định định danh, ngữ cố định định danh, ngữ định danh, tổ hợp định danh, chúng tôi lựa chọn thuật ngữ sau cùng là tổ hợp định danh mà vẫn giữ nội dung khái niệm về ngữ cố định định danh của các tác giả cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt mà luận án vừa trình bày làm cơ sở. 1.3.6. Quan niệm về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của từ 1.3.6.1. Khái niệm nghĩa của từ: Nghĩa của từ, theo Đỗ Việt Hùng (2013), “là toàn bộ nội dung tinh thần xuất hiện trong suy nghĩa của một người bản ngữ khi người đó tiếp xúc (tạo lập hoặc lĩnh hội) với một hình thức âm thanh ngôn ngữ nhất định” [49, tr.38]. Nghĩa của từ bao gồm hai thành phần là nghĩa hạt nhân và nghĩa liên hội. Trong đó, nghĩa hạt nhân là phần nội dung ổn định, chung cho cộng đồng; nghĩa liên hội là phần nội dung riêng của cá nhân (hoặc cộng đồng) có tính không ổn định. 1.3.6.2. Quan niệm về sự phát triển nghĩa của từ Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thường thống nhất với nhau hai con đường phát triển nghĩa của từ là con đường thu hẹp và mở rộng nghĩa; cùng con đường phát triển nghĩa bằng chuyển đối tên gọi: ẩn dụ và hoán dụ. Nói đơn giản, mở rộng nghĩa là quá trình phát triển nghĩa từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng. Ý nghĩa được hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng. Thu hẹp nghĩa là quá trình ngược lại, phạm vi ý 38 nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể. Chuyển nghĩa ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau của một sự vật, hiện tượng này với một sự vật, hiện tượng khác. Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào quan hệ logic giữa các đối tượng. 1.3.7. Lí thuyết định danh Khi xuất hiện các khái niệm và thực thể mới, người ta phải gọi tên chúng, khi đó hoạt động định danh xảy ra. Nguyễn Đức Tồn (2002) coi định danh là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm – biểu niệm (signifikat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denota) – các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu tố nội dung của giao tiếp ngôn từ [98]. Nguyễn Thiện Giáp (2016) nhận định rằng, ở Việt Nam hiện nay, đa số chưa phân biệt “định danh” và “đặt tên”. Theo ông, “định danh” thuộc bình diện ngữ ngôn, còn “đặt tên” thuộc bình diện lời nói. Tác giả định nghĩa “định danh” là “hành vi đặt tên chú trọng cả mối quan hệ liên diễn ngôn, nó thuộc phạm vi ngữ ngôn trong khi đặt tên thuộc phạm vi lời nói. Trong các biểu thức định danh tích luỹ những thành tố của quá trình phạm trù hoá. Đặt tên là hành vi diễn ra trước khi ghi lại những biểu thức định danh. Chính sự lặp đi lặp lại những hình thức hiện thực hoá trong diễn ngôn sẽ tạo nghĩa cho phạm trù được thiết lập và biến các cách dùng thành thói quen sử dụng. Định danh là hệ quả của sự đặt tên và thói quen sử dụng chỉ là tập hợp những cách sử dụng đã có.” [29, tr.262]. Nói đến định danh trước hết phải nói đến đấy là phương thức dựa vào bản ngữ hay là phương thức vay mượn. Nếu dựa vào bản ngữ thì lại cần tìm hiểu lí do hay cơ sở đặt tên là gì. Tất nhiên, các tên gọi vay mượn cũng có các cơ sở định danh, nhưng là chuyện của ngôn ngữ nguồn trước khi xảy ra quá trình vay mượn. 39 Về cách lựa chọn cơ sở định danh, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá, thậm chí mỗi ý thức văn hoá riêng của cá nhân mà có cách lựa chọn các đặc trưng khác nhau, đôi khi có thể ngược lại cách quy loại chính xác trong thực tế. Chẳng hạn: Người Việt không gọi quả lạc mà là củ lạc, không gọi là thân su hào mà là củ su hào, không gọi là thân chuối mà là củ chuối, bẹ lá chuối thì lại gọi là thân cây chuối... Trong khi nếu quy loại theo khoa học thì phải gọi là quả lạc, thân su hào, thân ngầm chuối, và tàu (bẹ) lá chuối. 1.3.8. Sơ lược về Công giáo và Công giáo tại Việt Nam Công giáo có gốc từ tiếng Hy Lạp: καθολικός (katholikos), nghĩa là đạo chung, đạo phổ thông, đạo phổ quát. Tôn giáo ra đời ở vùng Tiểu Á, nhưng lại phát triển mạnh ở châu Âu từ sau sắc chỉ Milan năm 313 [57, tr.59]. Dưới thời vua Theodose (391), Công giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã, nên được tự do phát triển mạnh mẽ. Đây là lý do tôn giáo này có nguồn gốc châu Á nhưng lại mang đậm màu sắc văn hóa phương Tây. Chính vì vậy, khi vào Việt Nam (đầu thế kỷ XVI) văn minh, văn hóa châu Âu cũng theo chân các nhà truyền giáo... hòa vào dòng văn hóa người Việt và theo cách nói của giáo sư Nguyễn Tài Thư, Công giáo đã trở thành gạch nối giao lưu văn hóa Đông - Tây [66]. Mốc khởi đầu của Công giáo tại Việt Nam được ghi nhận trong cuốn "Khâm Ðịnh Sử Việt Thông Giám Cương Mục" là năm Nguyên Hoà nguyên niên (1533) đời vua Lê Trang Tôn [52, quyển XXXIII, tờ 6a và 6b]. Gần 20 năm sau, năm 1550, các giáo sĩ dòng Ða Minh tới truyền giáo tại Hà Tiên. Năm 1583, một nhóm giáo sĩ tới vùng An Quảng (Quảng Yên – Quảng Ninh) lập nên các xứ đạo vẫn còn cho đến ngày nay [58, tr.3]. Mùa xuân 1615, hai giáo sĩ Francesco Buzomi, Diego Carvalho và ba trợ sĩ Dòng Tên cập bến Cửa Hàn, Quảng Nam, rồi sau đó là Francois de Pina, Christopho Bori, Alexandre de Rhodes. Đây là nhóm các nhà truyền giáo có công nổi bật trong việc sáng lập chữ "Quốc ngữ". Đặc biệt Alexandre de 40 Rhodes (cha Ðắc Lộ) là tác giả hai ấn phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên (1651): Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tội mà beào đạo Ðức Chúa Blời, dày 324 trang, in song ngữ La Tinh-Việt Nam; và Tự điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum et Latinum), dày 500 trang, một chứng từ lịch sử vô giá về chữ Quốc ngữ thời phôi thai. Năm 1659, Công giáo tại Việt Nam đánh dấu một bước trưởng thành khi hai giáo phận đầu tiên được thiết lập. Đó là Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, gồm các phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp do Giám mục Pierre Lambert de la Motte cai quản. Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục François Pallu cai quản. Năm 1679, Giáo hoàng Innôcentê XI lại chia giáo phận Đàng Ngoài thành hai giáo phận: Tây Đàng Ngoài (từ sông Hồng tới ranh giới Ai Lao) và Đông Đàng Ngoài (từ tả ngạn sông Hồng chạy ra biển). Năm 1693 Giám mục De Bourges xin Tòa Thánh trao giáo phận Đông Đàng Ngoài cho Dòng Đa Minh phụ trách truyền giáo, nên giáo phận này và các giáo phận từ đây sau này tách ra được gọi là Giáo phận Dòng (phân biệt với Tây Đàng Ngoài là giáo phận Triều do Hội Thừa Sai Paris phụ trách). Hiện nay các Giáo phận Dòng bao gồm: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển các giáo hữu, Tòa Thánh đã tiếp tục nhiều lần phân chia các giáo phận. Đây là những sự kiện lớn trong lịch sử một Giáo Hội địa phương. Hiện nay Việt Nam có 26 giáo phận với số giáo dân khoảng 7% dân số cả nước, đang hòa mình vào dòng chảy của dân tộc, cùng chung tay xây dựng quê hương đất nước, dân tộc Việt Nam của cha ông. 1.3.9. Công giáo với văn hóa Việt Nền văn hoá Việt Nam ghi dấu những yếu tố tôn giáo rất đậm nét. Cụ thể, tam giáo (Lão, Khổng, Phật) ảnh hưởng mạnh mẽ thời cổ đại, Công giáo ảnh hưởng vào thời cận và hiện đại. 41 Nhận định về ảnh hưởng của Công giáo, nhà nghiên cứu Sử học Phạm Cao Dương, một học giả không Công giáo, đã viết: "Ngày nay người ta không thể nói tới văn hoá của dân tộc Việt Nam hay cuộc sống của người Việt Nam trong bất cứ phạm vi nào mà không nói tới sự hiện diện, vai trò và sự đóng góp của đạo Công giáo, dù đó là cuộc sống ở trong nước hay cuộc sống ở nước ngoài.” [73]. Công giáo còn là cửa ngõ đưa văn hóa phương Tây với một nền văn minh khoa học kĩ thuật tiên tiến vào Việt Nam. Tác giả Chương Thâu nhận định: “Sự hiện diện của đạo Thiên Chúa (Công giáo), của các linh mục, tu sĩ và của một số giáo dân trí thức đã tự giác hoặc không tự giác, có góp phần đáng kể trong việc truyền bá văn hóa- tư tưởng phương Tây” [93]. Dấu ấn nữa trong mối tương quan giữa Công giáo và văn hóa Việt rất đáng nhắc đến có lẽ là phát minh chữ viết. Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Các vị có thể học nói tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm và chữ Hán thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái La Tinh quen thuộc theo hệ thống kí âm Ý – Bồ để ghi âm tiếng Việt – bộ chữ này sau gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là thành quả công sức tập thể của các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và nhiều người Việt Nam đã từng giúp các giáo sĩ học tiếng Việt. Tinh thần Công giáo cũng đi vào trong nền văn chương Việt Nam, nhất là từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 40 của thế kỷ này, như truyện Thầy Zaro Phiền của Nguyễn Văn Quán, một số truyện thơ viết theo thể lục bát và song thất lục bát (của nhà in Tân Định, Kẻ Sở...) và nhất là các bài thơ “đạo” trong các tập thơ Xuân Như ý, Thượng thanh khí của Hàn Mặc Tử, trong đó có khá đậm nét “tư duy đạo”. 42 Khá nhiều ca dao, tục ngữ xuất hiện phản ánh phong tục, tập quán của cộng đoàn Công giáo. Ví dụ: “Lễ Rosa thì tra hạt bí / Lễ Các Thánh thì đánh bí ra.” Hay “Lễ Các Thánh gánh mạ đi gieo / Lễ Sinh nhật giật mạ đi cấy” Nếu lọc đi những yếu tố đã in rất sâu của Tam Giáo, thì những yếu tố căn bản của văn hóa Việt nguyên thủy khá tương thích với những yếu tố căn bản của Công giáo. Thật tiệc, do nhiều yếu tố mà trong lịch sử mà những tương thích quan trọng này không được giải thích cách đúng đắn. Dầu vậy, quy luật của sự phát triển, dù vấp phải nhiều khó khăn thì vẫn để lại những giá trị lớn lao trong cuộc tiếp xúc hay hội nhập giữa Công giáo và văn hóa bản địa tại Việt Nam. 1.4. Tiểu kết Trong chương thứ nhất của luận án, ngoài phần tổng quan tình hình, chúng tôi đề cập đến năm vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, dưới tư cách là các biệt ngữ. Theo phương pháp quy nạp, trước tiên chúng tôi tìm hiểu những vấn đề chung về từ ngữ tôn giáo. Ngôn ngữ và tôn giáo là hai thực thể xã hội có mối lương duyên lâu đời và bền chặt nh...ữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 37 Evan Evangelii Evangelho Evangelio Phúc Âm 38 Ga-ra-thi-a Gratia Graça gracia Ơn lành 39 Giêgiung Ieiunium Jejum Ăn chay 40 Gô-lo-ri-a Gloria glória Gloria Vinh danh 41 Hài đồng Giêsu Puer Iesus Bebê Jesus Bebé Jesús Hài đồng Giêsu 42 Họ Rôsario Rosario (...) Rosário Rosario Họ Đức Mẹ Văn Côi, Họ Tràng hạt 43 Kêrubim Cherubim Cherubin Querubin Thiên thần hộ giá; Vệ thần 44 Kitô hữu Christianus Cristiano cristiano Kitô hữu 45 Lâm-bô Limbus Limbo Limbo Ngục tổ tông, lâm bô 46 Laudate Laudate Ngợi khen 47 Luật Evan Lex Evangelica Lei do evangelho Ley del evangelio Luật Phúc Âm 48 Ma nhi phi cát Magnificat Magnifica Magnifica Bài ca chúc tụng 49 Mùa Át Adventus Advento Adviento Mùa Vọng 51 Phép Biên- song Beneficium Bênção Bendición Làm phép lành 52 Phép Cô-mô-nhông Communio Comunhão Comunión Hiệp lễ 256 STT Từ ngữ CG tiếng Việt Từ ngữ CG La Tinh Từ ngữ CG Bồ Đào Nha Từ ngữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 53 Phép Con-phi-r-ma-song Confirmationis Confirmação Confirmación Bí tích Thêm sức 54 Phép In-du Indulgentiam Indulgência Indulgencia Ơn xá 55 Phép In-du đầy Indulgentiam plenaria Indulgência plenário Indulgencia plenario Ơn đại xá 56 Phép Ma-tri-mô-ni-ô Matrimonium Matrimónio matrimonio Bí tích Hôn nhân 57 Phép ngắm Rôsa / Rosa Rosario (...) Rosário Rosario Ngắm Văn Côi 58 Phép O-r-diên Ordinem Ordem Orden Bí tích Truyền chức thánh 59 Phép Phiritô Sang tô Spiritus Sanctus Espirito Santo Espíritu Santo Phép Đức Chúa Thánh Thần 60 Phép Sa-ca-ra-men-tô Sacramentum Sacramento sacramento Bí tích 61 Phép Sacramentô Sacramentum Sacramento /Sakramento/ Sacramento Bí tích 62 Phép Sang-ti-si-ma Sa-ca- ra-men-tô Sanctissimo Sacramento Santíssima Sacramento Santísima Sacramento Bí tích Thánh Thể 257 STT Từ ngữ CG tiếng Việt Từ ngữ CG La Tinh Từ ngữ CG Bồ Đào Nha Từ ngữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 63 Phép thánh I-ghê-rê-xa Lex Ecclesiastica lei da Igreja /i:gresa/ ley de la iglesia Phép Hội Thánh; Luật Hội Thánh 64 Phi-ri-tô Sang-tô Spiritus Sanctus Espirito Santo Espíritu Santo Đức Chúa Thánh Thần 65 Quân Giudêu Iudaei Judeu judío Quân Do Thái 66 Rất Thánh Rôsa Rosario Rosário Rosario Rất thánh Văn Côi 67 Rosa Rosario Rosário Rosario Văn Côi, Tràng hạt, Hoa hồng 68 Rôsa Rosario Rosário Rosario Văn Côi, Tràng hạt, Hoa hồng 69 Rôsariô Rosario Rosário Rosario Văn Côi, Tràng hạt, Hoa hồng 70 Ruộng yghê Ecclesia Egreja Iglesia Hội Thánh 71 Sa-ca-ra-men-tô Sacramentum Sacramento Sacramento Bí tích 72 Sách Apocalypsi apocalypse Apocalipse Apocalypse Sách Khải Huyền 73 Sách Evan Evangelii Evangelho Evangelio Phúc Âm 74 Sang-ta I-ghê-rê-xa Ecclesia Sancti Santa Igreja Santa Iglesia Hội Thánh 258 STT Từ ngữ CG tiếng Việt Từ ngữ CG La Tinh Từ ngữ CG Bồ Đào Nha Từ ngữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 75 Sangti Sanctissimi Sacramenti Santíssimo Sacramento Santísimo Sacramento Lễ Mình Máu Thánh 76 Sang-ti-si-ma Tri-ni-đa-đê Sanctissimae Trinitatis Santísima Trindade Santísima Trinidad Chúa Ba Ngôi 77 Sang-ti-si-mô Sa-ca-ra-men- tô Sanctissimo Sacramento Santíssima Sacramento Santísima Sacramento Bí tích Thánh Thể 78 Santa câu rút Crux sancti Santa Cruz Santa Cruz Thánh giá 79 San-ti-si-mô Sa-ca-ra-men- tô Sanctissimo Sacramento Santíssima Sacramento Santísima Sacramento Bí tích Thánh Thể 80 Thần Luxiphe Luciferum Lúcifer Lucifer Thiên thần sa ngã Luxiphe 81 Thánh Angiô Angelus Anjo Ángelo Thiên thần 82 Thánh Aphô-tô-li Apostolos apóstolos apóstoles/apostolis/ 83 Thánh A-rê-can-giô Archangelus Arcanjo Arcángelo Tổng lãnh thiên thần 84 Thánh Bôn-ti-phi-thê Pontifice /Pontífis/ Pontifice Pontifice Thánh Giáo hoàng 85 Thánh Con-phê-sô-đê confessor Confessor confesor Thánh hiển tu 259 STT Từ ngữ CG tiếng Việt Từ ngữ CG La Tinh Từ ngữ CG Bồ Đào Nha Từ ngữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 86 Thánh Đốc-tô-rê Doctore Doctor Doctora Thánh Tiến sĩ 87 Thánh Ê-rê-mi-ta Eremita Eremita ermitaño Thánh ẩn tu 88 Thánh Ê-van-khê-li-ta Evangelist Evangelista evangelista Thánh Sử; Thánh chép sách Phúc Âm 89 Thánh I-ghê-rê-xa Ecclesia Sancti Santa Egreja Santa Iglesia Hội Thánh; Giáo Hội (Công giáo) 90 Thánh In-nô-sen-tê Santa Innocentii Santa Inocente Santa Inocente Thánh Anh Hài 91 Thánh lễ Misa Missæ Missa Misa Thánh lễ 92 Thánh Lê-vi-ta Levita Santa Santa Levita Santa Levita Thánh Lêvi; Thánh Phó tế 93 Thánh Mát-tê-ri Martyrs Sanctus Santa Mártires Santa Mártires Thánh tử đạo 94 Thánh Pha-tri-a-ca Santa Patriarcha Santa Patriarca Santa Patriarca Thánh tổ phụ 95 Thánh Phô-rô-phê-ta Sancti Prophetae Santa Profeta Santa Profeta Thánh tiên tri 96 Thánh sấm truyền phôrô Sancti Prophetae Santa Profeta Santa Profeta Thánh tiên tri 97 Thánh Sa-thê-r-đô-tê Sancti Sacerdotis Santa Sacerdote Santa Sacerdote Thánh chánh tế 98 Thánh thiên thần Kêrubin Querubim Querubín 99 Thánh thiên thần Sêraphim Seraphim V v 260 STT Từ ngữ CG tiếng Việt Từ ngữ CG La Tinh Từ ngữ CG Bồ Đào Nha Từ ngữ CG Tây Ban Nha Ý Nghĩa 100 Thi-a Gratia Gratia Gracia Ơn lành 101 Tội Adong Adam peccatum Pecado de Adão Pecado de Adam Tội nguyên tổ 102 Vít vồ Episcopus Bispo Obispo Giám mục 103 Yghê Ecclesia Egreja Iglesia Hội Thánh 261 PHỤ LỤC 3. BẢNG CÁC TỪ NGỮ GIỮ NGUYÊN DẠNG STT Từ ngữ Công giáo La Tinh Bồ Đào Nha Tây Ban Nha Ý Nghĩa 1. Alleluia Alleluia Aleluia Chúc tụng Đức Chúa 2. Amen Amen Quả thật; Đúng như vậy 3. Aqua benedicta Aqua benedicta Nước phép 4. Ave Maria Ave Maria Ave Maria 5. Kyrie Kyrie Kyrie Kyrie Chúa 6. Catolica Catholica Công giáo 7. Cor Jesu Cor Jesu Trái tim Chúa Giêsu 8. Cor Mariae Cor Mariae Trái tim Đức Mẹ 9. Credo Credo Credo Credo Tin kính 10. Daudate Daudate Ca ngợi 11. Dây manipulo Manipula, Manipulo Dây phép tay 12. (Dây) Stola Stola Dây phép cổ 13. Sanctus Sanctus Thánh 14. Evan Evangelii Evangelho Evangelio Phúc Âm 15. Gratia Gratia Ơn lành 262 STT Từ ngữ Công giáo La Tinh Bồ Đào Nha Tây Ban Nha Ý Nghĩa 16. Dominus Dominus Đức Chúa 17. Gloria Gloria Gloria Vinh danh 18. Imprimatur Imprimatur Được phép in 19. Ave Ave Ave Ave Kính mừng 20. Evangelio Evangelio Phúc Âm 21. Kirie Eleison Kyrie eleison Kyrie eleison Kyrie eleison Chúa thương xót 22. Laudate Laudate Ngợi khen 23. Libera Libera Bài ca giải phóng 24. (Lễ) Missa Missa Missa Misa Thánh lễ 25. Magnificat Magnificat Bài ca chúc tụng 26. Manna Manna Bánh manna 27. (Phép) Indu Indulgentiam Indulgência Indulgencia Ơn xá 28. Pontifice Pontifice Pontifice Pontifice Giáo hoàng 29. Satan Satan Satan Satan Ma quỷ, Xa tan 30. Rosa Rosario Rosário Rosaria Văn Côi, Tràng hạt, Hoa hồng 31. Sacerdote Sacerdote Linh mục 32. Sacris Sacris Các Bí tích 263 STT Từ ngữ Công giáo La Tinh Bồ Đào Nha Tây Ban Nha Ý Nghĩa 33. Santa câu rút Santa Cruz Santa Cruz Thánh giá 34. Santa Igherexa Santa Igreja Hội Thánh 35. Santa Maria Santa Maria Santa Maria Santa Maria Thánh Maria 36. Tantum Tantum Tên bài hát thờ kính Thánh Thể (đọc tắt) 37. Tantum ergo Tantum Ergo Tên bài hát thờ kính Thánh Thể 38. (Thần) Luxiphe Lucifer Thiên thần sa ngã Luxiphe 39. (Thánh lễ) Misa Misa Thánh lễ 264 PHỤ LỤC 4. BẢNG TỪ NGỮ CG TIẾNG VIỆT TIẾP NHẬN BẰNG PHƯƠNG THỨC SAO PHỎNG – DỊCH STT Từ ngữ Công giáo tiếng Việt Từ ngữ Công giáo La Tinh (Ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo) 1. Ân đại xá Indulgentia plenaria 2. Ăn năn Contritio 3. Ăn năn cách hoàn hảo Contritio perfecta 4. Ăn năn cách không hoàn hảo Contritio imperfecta 5. Ăn năn cách trọn Contritio perfecta 6. Ăn năn tội Contritio 7. Ăn năn tội cách chẳng trọn / giọn Contritio imperfecta 8. Ăn năn tội cách trọn /giọn Contritio perfecta 9. Ăn năn trở (giở) lại Paenitentiam reverti 10. Ân xá Indulgentiae 11. Ánh sáng Lux 12. Ảnh Thánh Sancta imago 13. Ảnh tượng Imagem (BĐN) 14. Ảnh tượng thánh Sancta imago 15. Áo các phép Superpelliceum 16. Áo chùng thâm Vestis Talaris 17. Áo Đức Bà Scapulare 18. Áo lễ Casula / Planeta 19. Áo trắng dài Alba 20. Bà Chúa Domina 21. Ba Ngôi Trinitas 22. Ba Ngôi Thiên Chúa Trinitas 265 23. Ba thù Tres inimici 24. Ba vua Tres magi 25. Bác ái Caritas 26. Bái Inclinatio 27. Bái đầu Inclinatio 28. Bái gối Genuflexio 29. Bái quỳ Inclinatio 30. Ban phép lành Benedictio 31. Bạn thanh sạch Sponsus castus 32. Bàn thờ Altare 33. Bản tính Nature 34. Bánh lễ Panis 35. Bánh rượu Panis et vini 36. Bầu chủ Intercessio 37. Bầu chữa Intercessio 38. Bảy mối tội đầu Septem peccata capitalia 39. Bảy ơn Chúa Thánh Thần Septem Spiritus Sancti Dona 40. Bẻ bánh Fractio panis 41. Bề trên Superior 42. Bề trên địa phận Superior dioecesanus 43. Bền đỗ Patientia 44. Bên hữu (-Thiên Chúa) Dextris (-Dei) 45. Bệnh nhân Aegrotus 46. Bí tích Sacramentum 47. Bí tích Giải tội Reconciliationis Sacramentum 48. Bí tích Giao hòa Reconciliationis Sacramentum 49. Bí tich Hòa giải Reconciliationis Sacramentum 266 50. Bí tích Hôn phối Sacramentum Matrimonii 51. Bí tích Thánh thể Sacramentum Eucharistiae 52. Biển Đỏ Mare Rubrum 53. Biệt phái Pharisaei 54. Bình hương Incensor 55. Bỏ đạo Abiectio 56. Bổn đạo Laicus 57. Bổn khai tâm Catechismus Initiatiolis 58. Bốn sự sau Quattuor novissima 59. Bữa tiệc ly Cena Dominica (bữa tiệc của Chúa) 60. Ca ngợi Laus 61. Ca vịnh Psalmodia 62. Các mối phúc Beatitudines 63. Các thánh Sancti 64. Các thánh nam nữ Sancti 65. Các thánh thông công Sanctorum communion 66. Cám dỗ Temptatio 67. Cấm phòng Exercitia Spiritualia 68. Cầu bầu Intercessio 69. Cầu khẩn Supplicatio 70. Cầu nguyện Oratio 71. Cậy Spes 72. Cậy mến Spes et Caritas 73. Cây thánh giá Santa Crux 74. Cây thập giá Crux 75. Cậy tin Spes et Fides 76. Cậy trông Spes 267 77. Cha Pater 78. Cha chính xứ Parochus 79. Cha giải tội Confessor 80. Cha phó Vicarius paroecialis 81. Cha xứ Parochus 82. Chầu lượt Alterna Adoratio 83. Chầu Mình Thánh Eucharistiae cultus 84. Chầu Mình Thánh Trọng Thể Eucharistiae cultus solemnum 85. Chay thánh Ieiunium 86. Chiêm ngắm Contemplatio 87. Chiêm niệm Contemplatio, 88. Chiên Agnus 89. Chiên Thiên Chúa Agnus Dei 90. Chiên Vượt qua Agnus paschalis 91. Chịu chức, việc- Ordinatio 92. Chịu lễ Communio 93. Chịu lễ thiêng liêng Communio spiritualis 94. Chịu nạn, cuộc- Passio 95. Chịu thai Conceptio virginalis 96. Chốn khách đày Terra exsilii 97. Chủ bầu Intercessio 98. Chữ đỏ Rubricae 99. Chúa Dominus 100. Chúa Ba Ngôi Trinitas 101. Chúa bầu Intercessio 102. Chúa Cả Deus 103. Chúa Cả Ba Ngôi Trinitas 268 104. Chúa Cha Deus Pater 105. Chúa chiên Pastor 106. Chúa Con Deus Filius 107. Chúa Cứu thế Salvator mundi 108. Chúa giời đất / trời đất Deus 109. Chúa Hài Nhi Infantus Domini 110. Chúa nhật Dominica 111. Chúa Thánh Thần Spirito Sanctus 112. Chúa Trời / Chúa Giời Deus 113. Chúc lành Benedictio 114. Chúc tụng Benedictio 115. Chứng dối Falsum testimonium 116. Chứng nhân Testis 117. Chước cám dỗ Tentatio 118. Chước dối Mendatium 119. Chuộc tội Redemptio 120. Chuộc tội cứu thế Redemptio 121. Chuyển cầu Intercessio 122. Cỏ lùng Zizania 123. Con Chiên Agnus 124. Con Chúa Filius Dei 125. Con Một (Thiên Chúa) Filius unigenitus Dei 126. Con Người Filius Hominis (Hỉpri: ben-Adam) 127. Con Thiên Chúa Filius Dei 128. Con vua Davit Filius David 129. Công bố (Tin Mừng) Proclamatio 130. Công chính Iustitia 269 131. Công đồng Concilium 132. Công giáo Catholicimus 133. Công nghiệp Meritum (coong ich: bonum commune) 134. Cử hành (bí tích) Celebratio 135. Của ăn đàng Viaticum 136. Của đầu mùa Primitiae 137. Của lễ toàn thiêu Holocaustum 138. Cực sạch Purissimus 139. Cực thanh cực sạch Castissimus et Purissimus 140. Cực thanh cực tịnh Castissimus et Purissimus 141. Cực tinh cực sạch Castissimus et Purissimus 142. Cúi mình Inclinatio 143. Cứng lòng Incredulitas 144. Cứng lòng tin, sự- Incredulitas 145. Cung thánh Sanctuarium 146. Cứu chuộc Redemptio 147. Cứu độ Salus 148. Cứu rỗi Salus 149. Cứu thế Salus mundi 150. Đại xá Indulgentia plenaria 151. Dân Chúa Populus Dei 152. Dân ngoại Pagani 153. Dân riêng Populus Dei 154. Đấng bậc Clerici 155. Đàng câu rút Via Crucis 156. Đấng chăn chiên Pastor 157. Đấng chuộc tội Redemptor 270 158. Đấng Cứu Thế Redemptor 159. Đấng Cứu Tinh Redemptor 160. Đàng lành Bonem consilium 161. Dâng lễ Participatio in missa 162. Dâng mình Oblatio sui 163. Đàng Thánh giá Via Crucis 164. Đấng tiên tri Propheta 165. Đấng tổ phụ Patriarchae 166. Đấng toàn năng Deus Omnipotens 167. Danh thánh Nomen Dei 168. Đạo Công giáo Catholicismus 169. Đạo Do Thái Iudaismus 170. Đạo ngay Religio vera 171. Đất Hứa Terra Promissa 172. Dấu chỉ Signum 173. Dầu Chrisma Chrisma 174. Dấu lạ Miraculum 175. Dầu thánh Chrisma 176. Dấu thánh giá Signum crucis 177. Đền (tội) Satisfactio 178. Đèn chầu Lucerna sanctuarii 179. Đền tạ Reparatio 180. Đền thánh Templum 181. Đền thờ Templum 182. Đền thờ Chúa Thánh Thần Templum sunt Spiritus Sancti 183. Đền tội Satisfactio 184. Đền tội, việc- Paenitentia 271 185. Dì phước Religiosa 186. Địa ngục Infernus (cách gọi cũ) 187. Địa phận Dioecesis 188. Điều răn mới Mandatum novum 189. Điều thiếu sót Omissio 190. Dịp tội Peccatum occasione 191. Đỡ đầu Patronus 192. Đổ mồ hôi máu Sudor Sanguinis 193. Đổ nước Baptismi 194. Đoàn chiên Grex 195. Đời đời In saecula saeculorum 196. Đời này Vita terrena 197. Đời sau Vita futura 198. Đơn hôn Monogamia 199. Dọn mình Praeparatio cordis 200. Dọn sinh thì In articulo mortis 201. Dọn xác Praeparatio cordis 202. Dòng Ordo 203. Dòng Ba Tertius ordo 204. Đồng công chuộc tội co-redemptio 205. Đồng công cứu chuộc co-redemptio 206. Dòng Kẻ giảng Ordo praedicatione 207. Dòng Nhì Secundus ordo 208. Đồng nhi Pueritiae 209. Dòng Thuyết giáo Ordo praedicatione 210. Dự lễ Participatio in Missa 211. Dụ ngôn Parabola (Hipri: mashal ) 272 212. Đức Bà (Maria) Nostra domina (Maria) 213. Đức Bà Văn Côi Nostra mater Rosariam 214. Đức bác ái Caritas 215. Đức cậy Spes 216. Đức Chúa Cha Deus Pater 217. Đức Chúa Con Deus Filius 218. Đức Chúa Giêsu Dominus Iesus 219. Đức Chúa Giêsu Hài Đồng Puer Iesus Domini 220. Đức Chúa Giời Deus 221. Đức Chúa Giời Ba Ngôi Trinitas 222. Đức Chúa Thánh Thần Spiritus Sanctus 223. Đức Chúa Trời Deus 224. Đức Chúa Trời Ba Ngôi Trinitas 225. Đức Giám Mục Episcopus 226. Đức Giám Mục Địa Phận Episcopus dioecesanus 227. Đức Giám Mục Giáo Phận Episcopus dioecesanus 228. Đức Giáo Hoàng Summus pontifex 229. Đức Giáo Tông Summus pontifex 230. Đức Mẹ Nostra mater 231. Đức Mẹ sầu bi Mater dolorosa 232. Đức Mến Caritas 233. Đức sạch sẽ Puritas 234. Đức Thánh Cha Sanctus pater 235. Đức thánh thiên thần Angelus 236. Đức thanh tịnh Puritas 237. Đức Tin Fides 238. Duy nhất (của Hội Thánh) Unitas Ecclesia 273 239. Giả hình Hypocrisis 240. Giải tội Reconciliatiaonis 241. Giám Mục Episcopus 242. Giảng đạo Praedicatio 243. Giáo dân Laicus 244. Giáo đoàn Communitas Ecclesialis 245. Giáo đoàn Ecclesia 246. Giáo hội Ecclesia 247. Giáo huấn Catechesis 248. Giáo hữu Laicus 249. Giáo lí Doctrina, Catechismus 250. Giáo luật Ius Canonicum 251. Giáo nhân Laicus 252. Giáo phẩm Hierarchia 253. Giáo phận Dioecesis 254. Giáo sĩ Clericus 255. Giệt Gethsemani 256. Giêtsimani Gethsemani 257. Giờ chết Hora mortis 258. Giở lại / Trở lại Conversio 259. Giờ lâm tử Hora mortis 260. Giới luật Mandatum 261. Giới răn Mandatum 262. Giữ chay, việc- Ieiunium 263. Giúp lễ Acolythus 264. Gương xấu Sacandalum 265. Hãm mình Mortificatio 274 266. Hang đá giáng sinh Praesepe natalis 267. Hàng giáo phẩm Hierarchia 268. Hằng hữu Aeternitas 269. Hạnh Vita 270. Hạnh thánh Vita sanctorum 271. Hào quang Aureola 272. Hát mừng Laus (ca ngợi) 273. Hiến chế Constututio conciliaris 274. Hiển tu Confessor 275. Hiệp lễ Communio 276. Hiệp lễ lần đầu Prima communio 277. Hiệp lễ thiêng liêng Communio spiritualis 278. Hiệp thông Communio 279. Hỏa ngục Infernus 280. Hội hát Chorus 281. Hội Thánh Ecclesia 282. Hòm bia (Thiên Chúa) Arca foederis 283. Kẻ chết Defunctus 284. Kẻ liệt Aegrotus 285. Kẻ liệt lào Aegrotus 286. Kêu cầu Invocatio 287. Khấn Votum 288. Khấn nguyền Supplicatio 289. Khẩn nguyện Supplicatio 290. Khổ hình Passio 291. Khong khen Laudatio 292. Kì làm phúc Actio Pastoralis Specialis Missio 275 293. Kiêng thịt Abstinentia 294. Kiêng việc xác Abstinentia ab Operibus et Negotiis 295. Kinh Preces cotidianae 296. Kinh bản Catechismus 297. Kinh bổn Catechismus 298. Kinh cầu Preces cotidianae, orationis 299. Kinh nguyện Preces cotidianae, orationis 300. Kinh Thánh Biblia 301. Kinh Thánh Sacra Scriptura 302. Kính thờ Adoratio 303. Kinh tối Completorium 304. Kinh tối Vesperae (kinh chiều) 305. Kinh trưa Hora media 306. Kinh Văn côi; Mân coi Rosarium 307. Kitô giáo Christianismus 308. Kitô hữu Christianus 309. Lái cấm / Trái cấm Fructus vetitus (trái+cấm) 310. Làm phép Benedictio 311. Làm phép lành Benedictio 312. Làm phúc Actio pastoralis 313. Làm việc xác Operibus et Negotiis 314. Lần hạt Recitatio 315. Lần hạt Văn côi Recitatio Rosariam 316. Lễ Festum 317. Lễ buộc Festum de praecepto 318. Lễ cưới Missa Nupcialem 319. Lễ dâng Missa 276 320. Lễ Hiện xuống Pentecoste 321. Lễ kính Festum 322. Lễ kỳ hồn Missa pro defunctis 323. Lễ Lá Dominica Palmarum 324. Lễ Nến Candelaria 325. Lễ nhớ Memoria 326. Lễ tế Oblatio 327. Lễ Tro Feria Quarta Cinerum (lễ+thứ Tư+Tro) 328. Lễ trọng Solemnitas 329. Lễ Vượt Qua Pascha 330. Linh hồn Anima 331. Linh mục Presbyter 332. Linh thao Exercitia Spiritualia 333. Lời Chúa Verbum Dei 334. Lời khấn Votis 335. Lời khấn / Nhời khấn Votum 336. Lời nguyện Oratio 337. Lời nguyện chung Oratio fidelium 338. Lỗi phép thánh Sacrilegium 339. Lòng lành Benevolentia 340. Lòng mến Caritas 341. Lòng sạch sẽ Puritas 342. Lửa Ignis 343. Lửa hỏa ngục Infernus 344. Luân lý Moralitas 345. Luật Chúa Ius Divinum 346. Luật cũ Lex vetus 277 347. Luật Giáo Hội Lex Ecclesia 348. Luật Hội Thánh Lex Ecclesia 349. Luật Phúc Âm Lex Evangelica 350. Luật Thiên Chúa Ius Divinum 351. Luyện ngục Purgatorium 352. Luyện tội Purgatorium 353. Ma quỷ Daemonium 354. Mặc khải Revelatio 355. Mân côi Rosario 356. Máng cỏ Praesaepe 357. Mão gai Corona de spinis 358. Mặt nhật Ostensorium 359. Màu nhiệm Mysterium 360. Mẹ Thiên Chúa Mater Dei 361. Men Fermentum 362. Mình Máu Thánh Sanctissima 363. Mình Thánh Chúa Eucharist 364. Mình Thánh Chúa Kitô Corpus Christi 365. Mồ hôi máu Sanguinis sudore 366. Mong sinh thì In articulo (chốc lát) mortis 367. Mùa Át Adventus 368. Mùa Chay Quadragesima 369. Mùa Chay cả Quadragesima 370. Mùa Giáng sinh Tempus Nativitatis 371. Mùa Mừng Mysteria gloriae 372. Mùa Phục sinh Tempus paschale 373. Mùa quanh năm Tempus per annum 278 374. Mùa Thương Mysteria doloris 375. Mùa vọng Adventus 376. Mùa vui Mysteria gaudii 377. Mục tử Pastor 378. Mười điều răn Decalogus 379. Muối men Sal et fermentum 380. Mười sự răn Decalogus 381. Năm dấu thánh Quinque stigmata 382. Năm sự mừng Mysteria gloriae 383. Năm sự thương Mysteria doloris 384. Năm sự vui Mysteria gaudii 385. Năm thánh Annus sanctus 386. Ngăn trở hôn nhân Matrimonium impediat 387. Ngày lễ Festivitas 388. Ngoại đạo Paganismus 389. Ngoại giáo Paganismus 390. Ngôi Persona 391. Ngợi hát Laus (ca ngợi) 392. Ngôi Lời Verbum 393. Ngôn sứ Propheta 394. Ngục Tổ tông Inferi, Limbus patrum 395. Ngục tổ tông Limbus patrum 396. Người làm chứng Testis, Testes matrimonii (- hôn phối) 397. Nguội lạnh Acedia 398. Nguyện Meditatio 399. Nguyện ngắm Meditatio 400. Nguyên tội Peccatum originale 279 401. Nhà dòng Communitas religiosa 402. Nhà dòng Domus religiosa 403. Nhà nguyện Oratorium 404. Nhà nguyện công Oratorium 405. Nhà thánh Coemeterium (đất thánh, vườn thánh) 406. Nhà thờ Ecclesia 407. Nhà tràng Seminarium 408. Nhà tràng Seminarium 409. Nhà truyền giáo Missionarius 410. Nhân đức cậy Spes 411. Nhân đức mến Caritas 412. Nhân đức tin Fides 413. Nhiệm tích Sacramentum 414. Nhời khấn / Lời khấn Votum 415. Nhời nguyện / Lời nguyện Oramus 416. Nhưng không Gratuitas 417. Nơi cực thánh Sancto sanctorum 418. Nơi thánh Locus sacer 419. Nơi thương khó Statio passio 420. Nữ Đồng Trinh Maria Virgo Maria 421. Nước Chúa Regnum Dei 422. Nước phép Aqua benedicta 423. Nước thánh Aqua benedicta 424. Nước Thiên Chúa Regnum Dei 425. Nước thiên đàng Regnum caelorum 426. Nước Trời Regnum caelorum 427. Ơn bền đỗ 280 Gratias patientiam 428. Ơn Chúa Gratia Dei 429. Ơn cứu chuộc Redemptio 430. Ơn cứu rỗi Redemptio 431. Ơn đại xá Indulgentia plenaria 432. Ơn gọi Vocatio 433. Ơn lành Gratia 434. Ơn thánh Gratia 435. Ơn thánh hóa Gratia sanctificans 436. Ơn thánh sủng Gratia 437. Ơn Thánh Thần Gratia Spiritus Sanctus 438. Phẩm chức Hierarchia 439. Phạm sự thánh Sacrilegos 440. Phạm thánh Sacrilegium 441. Phẩm trật Hierarchia 442. Phần rỗi Salus 443. Phán xét chung commune judicium 444. Phán xét riêng Judicium particulie 445. Phán xét, sự- Iudicium 446. Phép bí tích Sacramentum 447. Phép cắt bì Circumcisio 448. Phép Giải tội Sacramentum Reconciliatiaonis 449. Phép Hội Thánh Lex Ecclesia 450. Phép Hôn phối Sacramentum Matrimonii 451. Phép lạ Miraculum 452. Phép lần hạt Văn côi Recitatio Rosarii 453. Phép lành Benedictio 281 454. Phép Mình Thánh (Chúa) Sacramentum Eucharistiae 455. Phép Mình Thánh Chúa Sacramentum Eucharistiae 456. Phép nhiệm tích Sacramentum 457. Phép Rửa Sacramentum Baptismi 458. Phép Rửa tội Sacramentum Baptismi 459. Phép thánh Sacramentum 460. Phép Thánh Thể Sacramentum Eucharistiae 461. Phép Thêm sức Sacramentum Confirmationis 462. Phép Truyền chức Sacramentum Ordinis 463. Phép Truyền chức thánh Sacramentum Ordinis 464. Phép Văn Côi Rosario 465. Phép Xức dầu (bệnh nhân / kẻ liệt) Sacramentum unctio Infirmorum 466. Phép xức dầu thánh Sacramentum unctio Infirmorum (xức – bệnh nhân) 467. Phó linh hồn Commendatio animae 468. Phó tế Diaconus 469. Phúc Âm Evangelium 470. Phúc lành Beatitudo 471. Phục sinh (Chúa Kitô) Resurrectio Christi 472. Phục sinh, lễ Pascha 473. Phúc thanh nhàn Beatitudo Aeterna 474. Phúc thật Beatitudo Evangelium 475. Quân dữ Milites praesidis (lính tổng trấn) 476. Quan thày Patronus 477. Quê thật Patria (quê hương) 478. Quê trời Patria (quê hương) 282 479. Rao giảng Praedicatio 480. Rao lịch Annunciatio calendarii liturgici 481. Rình sinh thì In articulo (chốc lát) mortis 482. Rỗi Salus 483. Rỗi linh hồn Anima salus 484. Rửa ( tội) Baptismus 485. Rửa chân Lotio pedum 486. Rửa tội Baptismus 487. Rước lễ Communio 488. Rước lễ lần đầu Prima communio 489. Ruộng thiêng Ecclesia 490. Rượu lễ Altaris vinum missae 491. Sắc Bulla Pontificia 492. Sách Khải huyền Apocalypsis 493. Sách kinh Breviarium 494. Sạch sẽ (nhân đức-) Castitas 495. Sách Thánh Biblia 496. Sách thánh Sacra scriptura 497. Sám hối Contritio 498. Sáng danh Gloria 499. Sấp mình Prostratio (phủ phục) 500. Sầu bi Pietas 501. Sinh thì Hora mortis 502. Sống lại Resurrectio 503. Sự ác Malum 504. Sự dữ Malum 505. Sự mừng Mysteria gloriae 283 506. Sự răn Mandatum 507. Sứ thần Angelus 508. Sứ thần Thiên Chúa Angelus 509. Sự thế gian Mundus 510. Sự thương Mysteria doloris 511. Sự thương khó (Đức Chúa Giêsu) Passio 512. Sự tin cậy mến Fides et spes et caritas 513. Sự vui Mysteria gaudii 514. Suy ngắm Meditatio 515. Tà dâm Luxuria 516. Tái lâm Parusia 517. Tạm lâu Tabernaculum 518. Tám mối phúc Beatitudines 519. Tận thế Finis mundi 520. Tẩy giả Baptista 521. Tế lễ, việc- Sacrificium 522. Thần Linh Thiên Chúa Spiritus Dei 523. Tháng các linh hồn Mensis Defunctorum 524. Tháng Hoa Mensis Marianus (tháng Maria) 525. Tháng Lái tim / Trái tim Mensis Cordium 526. Tháng Mân côi Rosarii Mensis 527. Tháng thánh Giuse Mensis sancti Ioseph 528. Tháng Văn Côi Rosarii Mensis 529. Thánh Sanctus 530. Thánh Ẩn tu Eremita (HL: Eremos) 531. Thánh Anh hài Innocente 284 532. Thánh bảo trợ Sanctus Patronus 533. Thánh chánh tế Sanctus Confessor um 534. M Thánh Đồng trinh Santa Virgo 535. Thánh gia Sancta Familia 536. Thánh Giá Santa Crux 537. Thánh gia thất Sancta Familia 538. Thánh giám mục Pontifice 539. Thánh Hiển tu Confessor 540. Thánh hóa Sanctificare 541. Thánh Kinh Biblia 542. Thánh Kinh Sacra Scriptura 543. Thánh lễ Missa 544. Thánh Linh (Chúa) Spiritus 545. Thánh Mẫu Sancta mater 546. Thánh nam Sanctus 547. Thánh nhan Vultus Dei 548. Thánh nữ Sancta 549. Thánh Nữ Đồng Trinh (Maria) Virgo Maria 550. Thánh Phó tế Sanctus Diaconus 551. Thánh quan thày Sanctus patronus 552. Thánh sấm truyền Sancti Propheta 553. Thánh sử Evangelista 554. Thánh sủng Gratia 555. Thánh Tâm Sacrum Cor 556. Thánh tẩy Baptisimus 557. Thanh tẩy, việc- Purificatio 558. Thánh Thần Spiritus 285 559. Thánh Thể Eucharistia 560. Thánh thiện , sự- Sanctitas 561. Thánh thiên thần Angelus 562. Thánh tích Reliquiae 563. Thánh tiên tri Sancti Propheta 564. Thánh tổ phụ Sancti Patriarcha 565. Thánh tổ tông Sancti Patriarcha 566. Thánh tông đồ Sanctus Apostolus 567. Thánh Tổng lãnh thiên thần Archangelus 568. Thánh Tử Filius dilectus 569. Thánh tử đạo Sancti Martyr 570. Thánh tu hành Confessor 571. Thánh tử vì đạo Sancti Martyr 572. Thánh viện tu Prior 573. Thánh vịnh Psalmi 574. Thánh ý (Chúa) Voluntas Dei 575. Thảo kính Pietas filialis 576. Thập giá Crux 577. Thày cả Presbyter 578. Thày cả bản quản Parochus 579. Thày cả chánh tế Celebrans 580. Thày cả thượng phẩm Summus Sacerdos 581. Thày giúp lễ Servus altaris 582. Thề gian Falsum iusiurandum 583. Thêm sức Confỉmationis (-Sacramentum) 584. Thì lâm tử Hora mortis 585. Thiên Chúa Deus 286 586. Thiên Chúa giáo Catholicismus 587. Thiên đàng Paradisus 588. Thiên Địa Chân Chúa Deus 589. Thiên luật Ius Divinum 590. Thiên nhan Facies Dei 591. Thiên quốc Patria 592. Thiên sứ Angelus 593. Thiên thần Angelus 594. Thiên thần bản mạnh Angelus custos 595. Thiên thần bản mệnh Angelus custos 596. Thiên Thần mới Angelus novum 597. Thiên tòa Thronus Dei 598. Thiêng liêng Spiritualis 599. Thờ lạy Adoratio 600. Thờ phượng Adoratio 601. Thông ban Communicatio 602. Thông chuyển Intercessio 603. Thông công Communio 604. Thống hối Contritio 605. Thống hối (ăn năn) Contritio 606. Thư chung Littera pastoralis 607. Thương khó Passio 608. Tiệc ly Cena Dominica (bữa tiệc của Chúa) 609. Tiền hô Praecursorem 610. Tiên tri Propheta 611. Tín hữu Fidelis 612. Tin kính Credo 287 613. Tin Lành Evangelium, HT Tin Lành (Ecclesia Evanggelica) 614. Tin Mừng Evangelium 615. Tính mê xác thịt Opera carnis (việc của tính xác thịt) 616. Tĩnh tâm Exercitia Spiritualia 617. Tinh thần Phúc Âm Evangelicus 618. Tỉnh thức Vigilantia 619. Tính xác thịt Caro 620. Tòa Sedes 621. Tòa giải tội Confessionis 622. Tòa giám mục Cathedra/sedes Episcopatus 623. Tòa phán xét Tribunal Iudicialis 624. Tòa Thánh Sancta sedes 625. Toàn năng Omnipotens 626. Tội Peccatum 627. Tội khiên Peccatum 628. Tội lỗi Peccatum 629. Tội mọn Peccatum veniale (tội + lỗi có thể tha thứ) 630. Tội nặng Peccatum grave (tội+nghiêm trọng) 631. Tội nguyên Peccatum originale 632. Tội nguyên tổ Peccatum originale 633. Tội nhẹ Peccatum veniale 634. Tội riêng Peccatum Personale 635. Tội tổ tông Peccatum originale 636. Tội tổ tông truyền Peccatum originale 637. Tội trọng Peccatum mortale 288 638. Tội truyền Peccatum originale 639. Tôn kính Veneratio 640. Tôn thờ Adoratio 641. Tông đồ Apostolus 642. Tổng lãnh thiên thần Archangelus 643. Tông truyền Apostolicitas 644. Trái cấm / Lái cấm Fructus vetitus (trái+cấm) 645. Trái tim vô nhiễm Immaculati Cordis 646. Tràng Rosarium 647. Tràng châu Rosarium 648. Tráng chén Ablutio 649. Tràng hạt Rosarium 650. Trở lại / giở lại Conversio 651. Trông cậy Spes 652. Truyền chức Ordinis 653. Truyền giáo Missio 654. Truyền phép Consecratio (Eucharistica) 655. Truyền tin Annuntiatio 656. Tứ chung Novissima (cuối cùng) 657. Tử đạo Martyr (làm chứng) 658. Tu đức Spiritualitas 659. Tử vì đạo Martyr (làm chứng) 660. Tuần lễ Hebd omada 661. Tuần lễ thánh Hebdomada sancta 662. Tuần thánh Hebdomada sancta 663. Tước phẩm Titulus 664. Tuổi khôn Aetas discretionis (tuổi+biết phân biệt) 289 665. Tuyên xưng Profesio 666. Tuyên xưng đức tin Profesio Fidei 667. Vạ Censura 668. Văn côi Rosario 669. Việc tông đồ Apostolatus 670. Việc xác Operibus et Negotiis 671. Vinh danh Gloria (Hipri: kabod: có trọng lượng) 672. Vô nhiễm Immaculata (conceptio) 673. Vô nhiễm nguyên tội Immaculata conceptio 674. Vượt Qua Pascha 675. Xác thịt Caro (Hipri: basar dịch sang HL: sarx) 676. Xem lễ Participatio in missa 677. Xét mình Examen conscientae (kiểm tra+lương tâm) 678. Xin lễ Applicatio Missae (ứng dụng+lễ) 679. Xông (hương) Incensatio 680. Xông hương Incensatio 681. Xứ Paroecia 682. Xức dầu Unctio 683. Xưng Confessio 684. Xưng tội Confessio 685. Xưng tội lần đầu Prima Confessio 686. Ý Chúa Voluntas Dei 687. Ý lành Recta intentio 688. Ý ngay lành Recta intentio 689. Ý Trên Voluntas Dei

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tu_ngu_cong_giao_trong_cac_ban_kinh_nguyen_cua_cac_g.pdf
  • pdfTrichyeu_VuVanKhuong.pdf
Tài liệu liên quan