BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------
TRẦN THỊ ÁNH
TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----------*-----------
TRẦN THỊ ÁNH
TRÍ THỨC NAM KỲ
TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1930
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62.22.03.13
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
229 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Trí thức nam kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TS. LÊ HỮU PHƢỚC
2. PGS. TS. TRẦN VŨ TÀI
NGHỆ AN – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
Trần Thị Ánh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 5
4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................... 6
5. Đóng góp của luận án ................................................................................... 7
6. Bố cục của luận án ....................................................................................... 8
NỘI DUNG ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử... 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc .
........................................................................................................................ 16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc ...
........................................................................................................................ 27
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................. 37
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................................... 38
CHƢƠNG 2. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO YÊU NƢỚC
CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ................................................................. 39
2.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ và trí thức Nam Kỳ trƣớc khi thực dân
Pháp xâm lƣợc ............................................................................................... 39
2.1.1. Khái quát về vùng đất Nam Kỳ .............................................................. 39
2.1.2. Đội ngũ trí thức ở Nam Kỳ trước khi thực dân Pháp xâm lược .............. 41
2.2. Thái độ của trí thức Nam Kỳ trƣớc cuộc chiến tranh xâm lƣợc của
thực dân Pháp .............................................................................................. 45
2.3. Hoạt động chống Pháp của trí thức Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX ............. 55
2.4. Tiếp thu và truyền bá văn hóa, văn minh phƣơng Tây ........................ 59
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 65
CHƢƠNG 3. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG DÂN CHỦ TƢ SẢN ..................................... 68
3.1. Sự ra đời của đội ngũ trí thức mới ở Nam Kỳ ....................................... 68
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 68
3.1.2. Đội ngũ trí thức mới ra đời ..................................................................... 71
3.2. Trí thức Nam Kỳ tiếp thu tƣ tƣởng dân chủ tƣ sản ............................... 75
3.3. Trí thức Nam Kỳ hƣởng ứng xu hƣớng cứu nƣớc của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh...................................................................................... 78
3.3.1. Hưởng ứng phong trào Đông Du ............................................................ 78
3.3.2. Hưởng ứng phong trào Duy Tân ............................................................. 81
3.4. Trí thức Nam Kỳ thành lập các tổ chức chính trị và đảng phái ........... 85
3.4.1. Đảng Lập hiến ........................................................................................ 85
3.4.2. Tổ chức Thanh niên Cao vọng ................................................................ 88
3.4.3. Đảng Thanh niên .................................................................................... 91
3.4.4. Đông Dương Lao động Đảng.................................................................. 94
3.5. Các phong trào yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ ..................................... 96
3.6. Hoạt động yêu nƣớc của trí thức Nam Kỳ trên lĩnh vực văn hóa - tƣ
tƣởng ........................................................................................................... 104
3.6.1. Diễn thuyết cổ động tinh thần yêu nước................................................ 104
3.6.2. Hoạt động báo chí, xuất bản ................................................................. 108
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 118
CHƢƠNG 4. TRÍ THỨC NAM KỲ VỚI PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC THEO KHUYNH HƢỚNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN ............................ 121
4.1. Sự phân hóa tƣ tƣởng trong trí thức Nam Kỳ ở nửa cuối những năm 20
(thế kỷ XX) .................................................................................................. 121
4.2. Trí thức Nam Kỳ đi theo con đƣờng cách mạng vô sản ..................... 126
4.2.1. Trí thức Nam Kỳ với hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ........ 126
4.2.2. Trí thức Nam Kỳ với chủ trương “Vô sản hóa”..................................... 131
4.3. Trí thức Nam Kỳ với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ........... 134
4.3.1. Trí thức Nam Kỳ với các tổ chức tiền thân của Đảng ........................... 134
4.3.2. Trí thức Nam Kỳ với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ............. 141
Tiểu kết Chƣơng 4 ...................................................................................... 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 157
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 176
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 NCMĐ Nông Cổ Mín Đàm
2 LTTV Lục Tỉnh Tân Văn
3 LCF La Cloche Fêlée
4 Nxb Nhà xuất bản
5 NCLS Nghiên cứu lịch sử
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tiến trình lịch sử, trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng
cho đất nước trên nhiều lĩnh vực. Khi đất nước đối diện với họa xâm lăng, trí thức
có mặt ở tuyến đầu chống ngoại xâm với tâm niệm “quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”. Khi đất nước hòa bình, trí thức là trụ cột trong sự nghiệp “kinh bang tế
thế”, xây dựng và phát triển quốc gia. Đúng như người xưa đã viết: “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp” (Bài ký đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ 3 - 1442). Không phải đến ngày nay, chúng ta mới đánh giá
cao vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Cha
ông ta cũng đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của họ đối với sự hưng, suy của
quốc gia, dân tộc.
Cao Bá Quát từng nhận định: Nguyễn Trãi và Chu Văn An là hai nhà trí thức
tiêu biểu nhất cho trí thức Việt Nam thời xưa, là những trí thức “có chí lớn như
chim hồng hộc bay tít lên mây xanh” và khi không có điều kiện trực tiếp cống hiến
tâm sức cho triều đình, cho đất nước, lại chọn cách sống “thanh cao ở ẩn như chim
hạc đen ngủ một mình bên sườn núi”. Đó là những trí thức chân chính được xã hội
tôn vinh, nhân dân nể trọng. Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, có rất nhiều
bậc hiền tài, cho dù là nhà quân sự, nhà chính trị ở chốn quan trường hay gặp trở
ngại lui về dạy học, làm thuốc cứu dân, dù ở vị trí nào, họ cũng sẵn sàng hiến
dâng trí tuệ, tài năng của mình, góp phần quan trọng trong sự nghiệp chống ngoại
xâm và xây dựng đất nước.
Trong thời kỳ cận - hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trí
thức cũng đảm nhận vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trí thức
Việt Nam là lực lượng rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, “có đầu
óc dân tộc và đầu óc cách mạng”, “có học thức, dễ có cảm giác chính trị, dễ tiếp
thu sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”, “trí thức là vốn liếng quý báu
của dân tộc”, Chính vì vậy, nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến
và đặc điểm của trí thức Việt Nam trong lịch sử là một trong những vấn đề trọng
tâm của sử học.
3
1.2. Kể từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định, rồi sau đó
chiếm Lục tỉnh Nam Kỳ và thôn tính cả nước ta, trí thức Nam Kỳ là lực lượng tiên
phong trong phong trào kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
Trước nỗi đau mất nước, trí thức yêu nước Nam Kỳ tự nguyện đứng về phía nhân
dân, tìm mọi phương cách, mọi hình thức để cứu nước. Có những trí thức đứng ra
lãnh đạo hoặc tham gia các cuộc khởi nghĩa vũ trang, có người dùng ngòi bút sắc
bén của mình đấu tranh trên các mặt trận chính trị, tư tưởng và văn hóa
Từ giữa thế kỷ XIX đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, cùng với nhân dân
Nam Kỳ, trí thức Nam Kỳ “đi trước về sau” trong phong trào chống Pháp. Họ là lực
lượng sớm nhận thức được sự bất lực của ý thức hệ phong kiến và chủ động tiếp thu
các trào lưu tư tưởng mới phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Những hoạt động yêu nước và đóng góp lớn lao của đội ngũ trí thức yêu nước Nam
Kỳ đã góp phần bồi đắp truyền thống kiên cường của vùng đất “Thành đồng Tổ
quốc”, đồng thời để lại những bài học lịch sử quan trọng để phát huy vai trò của trí
thức trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hôm nay.
1.3. Trí thức Nam Kỳ có những đóng góp to lớn trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình sử
học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù trí
thức Nam Kỳ mang những đặc điểm chung của đội ngũ trí thức cả nước, như tác giả
Vũ Khiêu nhận định, đó là “sự gắn bó bằng máu thịt của trí thức Việt Nam với dân
tộc của họ”, “họ cùng với dân tộc nổi chìm trong dòng lịch sử”, người trí thức chân
chính ở Việt Nam “học giỏi và suốt đời mở rộng tri thức, suốt đời đem hết tài năng
và trí tuệ phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân”,; tuy nhiên, do điều kiện và hoàn
cảnh lịch sử tác động, trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ
năm 1884 đến năm 1930 có những đặc điểm riêng so với trí thức cùng thời ở những
vùng miền khác trên cả nước.
1.4. Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giáo dục truyền
thống yêu nước, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ý thức trách nhiệm của công
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề
quan trọng. Luận án vừa góp phần vào mục đích trên; vừa có giá trị bổ sung nguồn
tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam; giúp người đọc có
một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt về vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của bộ
4
phận trí thức Nam Kỳ đối với công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc trong một
thời kỳ lịch sử đầy biến động từ năm 1884 đến năm 1930.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Trí thức Nam
Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930” làm luận
án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình hình thành, phát triển, thái độ
chính trị, hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải
phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
Khái niệm “trí thức” được hiểu là những người có học thức (thi đỗ từ “tú tài” trở
lên). Trong một số trường hợp, đó có thể là người không đỗ đạt, nhưng có hiểu biết
rộng, uy tín cao, được xã hội trân trọng.
Trong luận án, khái niệm “trí thức Nam Kỳ” bao gồm nhân sĩ, trí thức sinh ra,
lớn lên ở Nam Kỳ hoặc sinh ra ở nơi khác, nhưng hoạt động chủ yếu trên địa bàn
Nam Kỳ, để lại những dấu ấn sâu đậm ở Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc giai đoạn 1884 - 1930. Trong điều kiện tư liệu cho phép, luận án cũng đề
cập đến một số trí thức quê ở Nam Kỳ, hoặc ở các vùng miền khác của Việt Nam,
sau thời gian học tập, sinh sống và hoạt động ở nước ngoài trở về, có đóng góp cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc ngay trên mảnh đất Nam Kỳ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu là “trí thức Nam Kỳ”, hoạt động yêu
nước trên địa bàn Nam Kỳ, luận án xác định phạm vi không gian nghiên cứu của đề
tài là Lục tỉnh Nam Kỳ dưới triều Nguyễn trước khi Pháp xâm lược và là vùng đất
Nam Kỳ (Cochinchine), thuộc địa của Pháp theo quy định của Hiệp ước Patenôtre
(1884).
- Phạm vi thời gian luận án tập trung nghiên cứu được xác định từ năm 1884 đến
năm 1930. Chọn năm 1884 làm mốc mở đầu và năm 1930 làm mốc kết thúc phạm
vi nghiên cứu của đề tài là vì:
Sau gần 26 năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở bán đảo
Sơn Trà, ngày 6-6-1884, triều đình Huế ký Hiệp ước Patenôtre, công nhận quyền
5
bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nước mất,
nhân dân Nam Kỳ, trong đó có lực lượng trí thức yêu nước cùng với nhân dân cả
nước bước vào cuộc vận động giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân,
giành độc lập.
Trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt xác lập quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam giữa các tổ chức cách mạng với các đảng phái theo những khuynh hướng cứu
nước khác nhau, tháng 2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trở thành chính
đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản, đánh dấu
bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và
phong trào yêu nước của trí thức Nam Kỳ nói riêng. Từ đây, trí thức yêu nước Nam
Kỳ cùng với nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án được xác định là hoạt động và đóng
góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, bao gồm:
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỷ XIX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong 30 năm đầu thế kỷ XX;
+ Hoạt động và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong phong trào giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản trong nửa cuối những năm 20 (thế kỷ
XX).
Trên đây là giới hạn phạm vi không gian, thời gian và phạm vi nội dung nghiên
cứu của luận án. Những vấn đề nằm ngoài giới hạn trên không thuộc đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn tài liệu tin cậy, luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành,
phát triển và thái độ chính trị của các bộ phận trí thức ở Nam Kỳ trước cuộc chiến
tranh xâm lược và cai trị của thực dân Pháp qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884
đến năm 1930; đồng thời hệ thống lại những hoạt động yêu nước tiêu biểu của trí
thức Nam Kỳ theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm
6
1930; qua đó, làm rõ đặc điểm, vai trò và đóng góp của trí thức Nam Kỳ trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau:
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ trí thức nho học (cuối thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và đội ngũ trí thức tân học (đầu thế kỷ XIX đến năm
1930) ở Nam Kỳ;
- Phân tích và làm rõ thái độ chính trị của trí thức Nam Kỳ trước những biến
động của thời cuộc qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1884 đến năm 1930;
- Phục dựng những hoạt động của trí thức Nam Kỳ trong phong trào yêu nước và
cách mạng theo các khuynh hướng cứu nước khác nhau từ năm 1884 đến năm 1930;
- Làm rõ những chuyển biến nổi bật về tư tưởng của trí thức Nam Kỳ từ ý thức
hệ phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản và lập trường vô sản qua các giai
đoạn: từ năm 1884 đến đầu thế kỷ XX, từ đầu thế kỷ XX đến giữa thập niên 20 của
thế kỷ XX và từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX đến năm 1930;
- Nhận định, đánh giá vai trò và những đóng góp nổi bật của trí thức Nam Kỳ
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
4. Nguồn tài liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
- Tài liệu lưu trữ: Phông Thống đốc Nam Kỳ (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II)
bao gồm các báo cáo của Sở An ninh các tỉnh Nam Kỳ gửi Thống đốc Nam Kỳ về
tình hình chính trị ở các tỉnh Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930; Phông Toàn
quyền Đông Dương (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại - ANOM - Pháp) bao gồm các báo
cáo, điện tín, các công văn mật của các cơ quan chuyên trách ở Nam Kỳ, Thống đốc
Nam Kỳ và Nha An ninh Đông Dương gửi chính quyền cấp trên về tình hình chính
trị ở Nam Kỳ từ năm 1884 đến năm 1930. Các tài liệu lưu trữ sử dụng trong luận án
là một kênh thông tin quan trọng, phản ánh hoạt động yêu nước và cách mạng của
trí thức Nam Kỳ, cũng như những nhận định, đánh giá của đối phương về vai trò
7
của trí thức Nam Kỳ trong các phong trào yêu nước và cách mạng từ năm 1884 đến
năm 1930.
- Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước về trí thức Việt Nam và trí thức Nam Kỳ, các công trình nghiên cứu về
lịch sử Việt Nam cận đại, lịch sử Nam Bộ, các công trình nghiên cứu về phong trào
yêu nước chống thực dân Pháp cũng như về các nhân vật trí thức Nam Kỳ trong
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, các tác phẩm hồi ký, lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tài liệu văn kiện, lý luận: Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tài
liệu của các cơ quan Đảng, Nhà nước phản ánh quan điểm, chủ trương của Trung
ương và các cấp ủy Đảng về đội ngũ trí thức; cũng như đề cập đến các nhân vật trí
thức Nam Kỳ trong cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong nửa
sau thập niên 20 của thế kỷ XX.
- Tài liệu báo chí: Các bài viết về trí thức đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu Hội
thảo, báo viết, báo điện tử
4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về đội ngũ trí thức và xây dựng đội ngũ trí thức.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu
phương pháp lịch sử và phương pháp logic - hai phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ
như: thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, để thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình đầu tiên phục dựng bức tranh toàn cảnh về hoạt động yêu
nước và cách mạng của trí thức Nam Kỳ qua các giai đoạn lịch sử đầy biến động từ
năm 1884 đến năm 1930.
- Làm rõ đóng góp, vai trò và đặc điểm của trí thức Nam Kỳ trong cuộc vận
động giải phóng dân tộc từ năm 1884 đến năm 1930.
- Hệ thống nguồn tư liệu, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy
lịch sử Nam Bộ, lịch sử Việt Nam thời cận đại.
8
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận án được bố cục thành 4 chương:
- Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng 2. Trí thức Nam Kỳ với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX.
- Chƣơng 3. Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản.
- Chƣơng 4. Trí thức Nam Kỳ với phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng cách mạng vô sản.
9
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quá trình hoạt động, vai trò, cống hiến và đặc điểm của trí thức
Việt Nam trong lịch sử là một trong những trọng tâm của sử học và các ngành khoa
học có liên quan. Chính vì vậy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về trí thức Việt Nam được công bố, ấn hành dưới nhiều dạng: sách, bài báo khoa
học, đề tài khoa học, luận án, luận văn
Có thể phân chia các công trình đó theo các mảng đề tài sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử
Ở mảng đề tài này, đã có nhiều công trình được công bố từ những góc độ tiếp
cận khác nhau (thuộc các chuyên ngành triết học, xã hội học, văn hoá học, sử
học,), nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến trí thức hoặc giới thiệu
cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của những nhân vật trí thức nổi bật.
Dưới đây là nội dung chính của các công trình tiêu biểu:
Trong công trình Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, (Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1987), dưới nhãn quan xã hội học, tác giả Vũ Khiêu
phân tích nguồn gốc hình thành tầng lớp trí thức, cơ sở xã hội và đặc điểm truyền
thống của trí thức, từ đó đánh giá vị thế, thái độ xuất xử và vai trò của trí thức Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử, cùng với những kiến giải về nguyên nhân dẫn đến ứng
xử có phần khác nhau của họ đối với thời cuộc.
Do chỉ lựa chọn trình bày hành trạng và đóng góp của một số nhân vật trí thức
nho học, công trình thiếu hẳn bóng dáng của các nhân vật trí thức (dù là tiêu biểu)
trong các giai đoạn lịch sử cận - hiện đại, có chăng chỉ đề cập đến thái độ, sứ mệnh
của họ trong phong trào giải phóng dân tộc, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng
cũng chỉ ở mức độ khái lược, vì thế chưa thể khắc hoạ đầy đủ diện mạo trí thức Việt
Nam trong các chặng đường của lịch sử dân tộc.
Tác giả Phạm Tất Dong trong công trình Trí thức Việt Nam - thực tiễn và triển
vọng (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995) đã đi sâu trình bày các vấn đề lý
10
luận như: khái niệm về trí thức; chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc của đội ngũ trí thức;
qua đó khắc họa diện mạo, vai trò và những đóng góp to lớn của trí thức Việt Nam
trong tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược,
giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Công trình cũng giành một dung lượng thích đáng
nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu và nguyện vọng của trí thức, đồng thời đề xuất
định hướng xây dựng chính sách phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Chương 2, mục II (Trí thức Việt Nam thời kỳ đất nước bị Pháp đô hộ) tập trung
làm rõ thái độ, ứng xử của trí thức Việt Nam trước cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp; phân tích những yếu tố tác động đến sự phân hoá và chuyển biến về
tư tưởng của trí thức Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, qua đó,
giúp độc giả hình dung khái quát về đóng góp của trí thức Việt Nam trong phong
trào yêu nước và cách mạng với ba khuynh hướng cứu nước: theo ý thức hệ phong
kiến, theo khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng cách mạng vô sản. Ba
khuynh hướng cứu nước ấy không phải là những lát cắt rời rạc trên con đường giải
phóng dân tộc, mà là “sự bàn giao sứ mệnh cứu nước” (trang 69) và là sự tiếp thu
những tư tưởng mới đúng đắn nhưng “không hề gạt bỏ những yếu tố tiến bộ trong
truyền thống tư tưởng và tâm lý dân tộc” (trang71).
Công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1998) của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn tập trung làm rõ vị trí, bản chất xã hội,
đặc trưng và ý thức hệ tư tưởng của trí thức Việt Nam xưa và nay. Với quan điểm
“trí thức một mặt là kết quả của tiến bộ xã hội, mặt khác, sự phát triển của trí thức
góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội” (trang 35), tác giả khẳng định vai trò quan trọng
của trí thức trong tiến trình phát triển của lịch sử, đặc biệt là trong sự nghiệp đấu
tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từ đó đề xuất phương hướng đổi mới
công tác quản lý và chính sách đối với đội ngũ trí thức. Công trình đã cung cấp cho
chúng tôi cơ sở lý luận về trí thức cũng như những đánh giá xác đáng về vị trí, vai
trò của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Văn
Khánh và Nguyễn Quốc Bảo (Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2001) nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn, khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong lịch sử.
Với dung lượng gần 300 trang, bố cục thành bốn nội dung lớn, Phần I và Phần II
11
của công trình trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng về trí
thức cũng như quá trình hình thành và phát triển đội ngũ trí thức nước ta trong lịch
sử. Thông qua việc giới thiệu khái lược một số tấm gương trí thức Việt Nam tiêu
biểu qua các thời kỳ, các tác giả đã khắc họa khá trọn vẹn về tầng lớp trí thức Việt
Nam từ hoàn cảnh, điều kiện hình thành, phát triển đến đặc điểm, vai trò và những
đóng góp của họ trong tiến trình lịch sử dân tộc, đặc biệt trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Công trình cũng đề cập đến những vấn đề lớn đang đặt ra đối với trí thức
nước ta hiện nay (như vấn đề liên minh công nhân - nông dân - trí thức), đồng thời
nêu rõ chủ trương, chính sách của Đảng đối với trí thức trong thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.
Ở Phần III (Trí thức Việt Nam với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, từ
trang 144 - 198), gồm các nội dung: Trí thức yêu nước và xu hướng cách mạng tư
sản ở Việt Nam trong thập kỷ 20; Thanh niên trí thức những năm 20 với quá trình
chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả Nguyễn Văn Khánh đã trình bày khá cô đọng,
súc tích về những đóng góp của trí thức Việt Nam trong phong trào yêu nước và
cách mạng chống thực dân Pháp xâm lược trên nhiều mặt trận: đấu tranh vũ trang,
chính trị, văn hoá và tư tưởng, Chúng tôi tìm thấy nhiều thông tin về vai trò và
đóng góp của một số nhân vật trí thức Nam Kỳ tiêu biểu trong phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp như: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu,
Nguyễn Trọng Hy, Bùi Công Trừng,
Góp phần tìm hiểu một số nhân vật lịch sử Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2003) là công trình tập hợp nhiều bài viết của tác giả Chương Thâu,
cung cấp nhiều thông tin về cuộc đời và hoạt động yêu nước của hơn 40 gương mặt
trí thức tiêu biểu nước ta, trong đó có các danh nhân văn hoá, nhà tư tưởng, chính
khách, học giả, thời kỳ trung và cận đại của lịch sử dân tộc. Đặc biệt, tác giả đã
đề cập, đánh giá xác đáng những đóng góp của ba nhân vật trí thức yêu nước tiêu
biểu ở Nam Kỳ trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược: Nguyễn
Đình Chiểu (từ trang 227 đến trang 234), Phan Văn Trường (từ trang 418 đến trang
432) và Nguyễn An Ninh (từ trang 524 đến trang 533). Tác giả cho rằng, Nguyễn
Đình Chiểu theo Trương Định “làm trái thiên tử chiếu”, “theo bụng dân phải chịu
tướng quân phù” là “một tư tưởng yêu nước sáng ngời”, “là việc cần thiết và là điều
12
sáng suốt của một sĩ phu thức thời”; Phan Văn Trường là một trí thức “có nhãn
quan chính trị, có quan điểm đúng đắn về một đường lối cách mạng ở Việt Nam”,
đó là “đường lối bạo lực cách mạng chứ không phải là đề huề”; Nguyễn An Ninh là
“một nhà yêu nước nhiệt thành”, Mặc dù tác phẩm chỉ đề cập ba nhân vật trí thức
kể trên, nhưng đó là những hiện tượng nổi bật của đội ngũ trí thức yêu nước Nam
Kỳ trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn nửa sau thế
kỷ XIX và trong những năm 20 của thế kỷ XX.
Trên cơ sở công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam được xuất bản năm
2001, tác giả Nguyễn Văn Khánh và những cộng sự cho xuất bản công trình Trí
thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước
(Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2004), tiếp tục giới thiệu khái quát những luận điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước về trí thức, về vị trí, vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách
mạng của giai cấp vô sản; đồng thời trình bày những hoạt động và đóng góp của trí
thức Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc (trong đó có đề cập đóng góp của nhiều nhân vật trí
thức Nam Kỳ như đã trình bày trong công trình Một số vấn đề về trí thức Việt Nam),
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Công trình còn
đề cập đến các yêu cầu, nhiệm vụ và phương hướng đào tạo, bồi dưỡng trí thức, tạo
điều kiện để trí thức đóng góp tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay. Ở phần thứ tư (từ trang 149 đến trang 524), các tác
giả đã dày công sưu tầm những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về trí thức với cách mạng Việt Nam.
Với hai tập sách Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Những gương mặt trí thức,
(Trung tâm Unesco thông tin tư liệu và lịch sử văn hóa Việt Nam tổ chức sưu tầm,
tuyển chọn và biên soạn, năm 1998), tác giả Nguyễn Quang Ân (chủ biên) và cộng
sự đã tập hợp trên một trăm bài viết của nhiều tác giả, cung cấp những thông tin cơ
bản về các gương mặ...đến khi
thiết lập được chế độ thuộc địa tại Việt Nam và phản ứng của nhân dân Việt Nam
trước cuộc chiến tranh xâm lược của người Pháp, tác giả “tránh mọi phán xét mà chỉ
25
trình bày một cách lạnh lùng các sự kiện và những diễn biến của chúng”. Tuy nhiên,
dựa trên sự thật lịch sử từ nguồn tư liệu phong phú, với những phân tích, lập luận
một cách biện chứng của tác giả, độc giả dễ nhận thấy quan điểm rất rõ ràng của
ông về “những số mệnh đã giao nhau”, về cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở
Việt Nam. “Đất nước đẹp và lộng lẫy này là nơi cư ngụ của một dân tộc cao thượng,
cần cù và có nghị lực, có ý thức về bản sắc và lịch sử của mình” (trang 8). Vậy thì
người Pháp đến tìm gì ở Việt Nam? Một cuộc phiêu lưu thuộc địa? Thị trường tiêu
thụ cho thương mại? Để truyền đạo hay thực thi sứ mệnh khai hóa? Hay để bảo vệ
những quyền con người?... Tác giả kết luận: “đó là cuộc xâm lăng bằng vũ lực rồi
đi đến thôn tính và cai trị trực tiếp” (trang 8). Ở đây, “Người Pháp có ác cảm với
những người Việt Nam yêu nước. Người Pháp chỉ yêu mến những người Việt Nam
hèn hạ, nịnh bợ hay bội phản hoặc ít nhất cũng ly khai” (trang 10). Đối với thái độ
của trí thức Việt Nam thời bấy giờ, “phải ghi nhận sự bền bỉ của một tập thể những
vị quan thâm nho, ghi nhận phẩm cách của họ, lòng yêu nước và sự trung thành của
họ đối với những ông vua rất không xứng đáng với dân tộc mà ông ta cai trị” (trang
15).
Liên quan đến đề tài chúng tôi nghiên cứu, trong mục Xứ Cochinchine dưới nền
cai trị quân sự, tác giả đánh giá cao vai trò của Trương Vĩnh Ký trong việc truyền
bá chữ Quốc ngữ và nền giáo dục Pháp - Việt. Ông cho rằng, “một trong những
tham vọng lớn của Pétrus Ký là làm cho người Pháp hiểu biết về lich sử nước
Annam, những phong tục, tín ngưỡng và các thể chế của nước này” (trang 288).
Nhận xét trên cũng tương đồng với đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, ghi nhận sự đóng góp của Trương Vĩnh Ký đối với nền văn hóa dân
tộc.
Công trình nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng và khách quan về tình hình Việt
Nam trong một giai đoạn nhiều biến động về chính trị liên quan đến vận mệnh dân
tộc, cung cấp thêm những cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam,
đặc biệt là lịch sử Nam Kỳ thời cận đại.
Công trình Vietnam du Confucianisme au Communisme (Việt Nam từ Khổng
giáo đến chủ nghĩa cộng sản) của Trịnh Văn Thảo (L’Harmattan (Collection
Logiques Sociales), Paris, 2007) được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Ba thế hệ trí
thức người Việt (1862 - 1954): nghiên cứu lịch sử xã hội do nhóm biên dịch của
26
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thực
hiện (Nxb Thế giới, năm 2013) (khi dịch ra tiếng Việt, tên sách do chính tác giả
Trịnh Văn Thảo chọn để phản ánh đúng nội dung công trình). Bằng phương pháp
tiếp cận liên ngành xã hội học - lịch sử, tác giả đã khảo sát rất cụ thể về thành phần
xuất thân, lĩnh vực hoạt động và hành trình xã hội của ba thế hệ trí thức người Việt,
cùng những trải nghiệm và ứng phó của họ ở những thời đoạn đầy sóng gió của đất
nước thời kỳ cận và hiện
-
.
Từ việc nghiên cứu thái độ ứng xử, đóng góp và dấu ấn của trí thức yêu nước
trên hành trình giải phóng dân tộc, tác giả cũng đã xác định những nhân vật trung
tâm, tiêu biểu cho từng thế hệ trí thức trong lịch sử. Với thế hệ 1862 - 1907 (Trí
thức cổ điển), tác giả cho rằng: “Nguyễn Đình Chiểu được xem như người phát
ngôn của phong trào kháng chiến nho sĩ cuối thế kỷ” (trang 187); “Trương Vĩnh Ký
hiện thân cho chủ nghĩa cộng tác không có tâm trạng Ông hiến dâng mọi trí lực
cho sự nghiệp văn hóa và góp phần hình thành một phong cách riêng, mới cho dân
chúng Nam Kỳ, giải phóng mọi ức chế dân tộc chủ nghĩa, và tìm thấy trong công
cuộc thực dân một nền văn hóa mới” (trang 192). Với thế hệ 1907 - 1925 (Trí thức
của hai thế giới), với “một sự kiên định về chủ đề và hệ tư tưởng trong tư duy logic
triết học và chính trị Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu không thể là tín hiệu mù
quáng, ngược lại, nó thiết lập nền tảng văn hóa dẫn đến cuộc gặp gỡ quyết định
giữa Nho giáo Việt Nam và chủ nghĩa Mác những năm 1920, cuộc gặp gỡ đánh dấu
bước ngoặt của lịch sử đương đại Việt Nam (trang 274). Trong khi đó, đối với thế
hệ 1925 - 1975 (Trí thức Âu hóa) tác giả dành tình cảm trân trọng và ngưỡng mộ
hai nhân vật “cách mạng vĩ đại” thế hệ này: Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn An Ninh
(trang 315).
Thông qua công trình trên, độc giả có thể hình dung được sợi dây xuyên suốt
trong sự chuyển biến tư tưởng và hành trình xã hội của trí thức Việt Nam trong gần
một thế kỷ từ năm 1862 đến năm 1875.
27
Nhà Việt Nam học Daniel Hémery viết công trình Du patriolisme au marxisme:
limmigration Vietnamienne en France de 1926 à 1930 (Éditions Ouvrières, 1973).
Công trình được Nguyễn Trọng Cổn lược dịch với nhan đề Từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác (Nxb Lao động, năm 2001). Thông qua việc nghiên cứu tình
hình nhập cư, cuộc sống lao động, học tập và hoạt động yêu nước của người Việt
Nam trên đất Pháp từ năm 1926 đến năm 1930, tác giả tập trung làm rõ một đặc
điểm lớn nhất và bao quát nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là sự chuyển
biến và phân hóa mạnh mẽ trong nhận thức, tư tưởng của đội ngũ trí thức Việt Nam
- chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác. Theo tác giả, một trong
những nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến đó là nhờ đội ngũ trí thức tham gia vào
cuộc “xuất dương yêu nước”. Bởi lẽ, “họ sang Pháp để tìm kiếm cái mới, để có
thêm một chút tự do tư tưởng, trong đó, những người như Phan Văn Trường hay
Nguyễn An Ninh có ảnh hưởng đặc biệt đối với Nam Kỳ và họ đều là những người
du học Pháp về nước” (trang 55). Những trí thức này đã “góp phần lấp khoảng trống
giữa nền văn hóa chính trị Việt Nam với chủ nghĩa cộng sản” (trang 108). Công
trình góp thêm nhiều tư liệu quý và góc nhìn tham chiếu bổ ích cho việc nghiên cứu
lịch sử Đảng, lịch sử cận đại Việt Nam, trong đó có đóng góp và vai trò quan trọng
của đội ngũ trí thức tân học đầu thế kỷ XX.
Tuy mức độ tiếp cận còn hạn chế, tác giả luận án vẫn ghi nhận được giá trị tham
khảo quan trọng của các công trình được biên soạn bởi các tác giả nước ngoài (hoặc
người Việt ở nước ngoài) về cách đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu, nhất là về
khối lượng tài liệu phong phú, có độ tin cậy, rất đáng được kế thừa và phân tích
sâu phục vụ cho nội dung luận án.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc
Lẽ đương nhiên, đây là những công trình liên quan mật thiết đến đề tài luận án,
nên đã được tác giả luận án hết sức quan tâm tìm hiểu, phân tích. Trong đó, tương
tự như ở mục 1.1.2, có thể chia thành hai tuyến: (1) các công trình nghiên cứu trong
nước và (2) các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
Các công trình nghiên cứu trong nước
Đi theo tiến trình lịch sử, các công trình công bố trong nước đã tập trung nghiên
cứu về trí thức Nam Kỳ thời Pháp thuộc qua ba giai đoạn chính: 1858-1884 (giai
đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam), 1884-1930 (giai đoạn
28
đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến và dân chủ tư sản), 1930-
1945 (giai đoạn tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản).
Nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ giai đoạn 1858-1884, trước hết phải kể đến luận
án tiến sĩ sử học của Trần Thị Kim Nhung (bảo vệ tại Trường ĐHKHXH&NV
TP.HCM, 2003) với tên đề tài: Trí thức Nam Kỳ đối mặt với cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp (qua các trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh
Giản, Nguyễn Thông, Trương Vĩnh Ký). Luận án đã làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử
đất nước, đồng thời tập trung phân tích và lý giải những căn nguyên dẫn đến sự
khác biệt trong động cơ và phương thức ứng phó của bốn nhân vật trí thức tiêu biểu
ở Nam Kỳ trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược, qua đó rút ra được bài
học lịch sử về trách nhiệm của giới trí thức Nam Kỳ đối với thời cuộc. Từ phân tích
những đặc điểm về xuất thân, hành trạng và ứng xử của bốn trí thức kể trên, tác giả
đi đến nhận định: Phan Thanh Giản là đại diện của tầng lớp trí thức - quan lại cấp
cao có số phận gắn liền với sự thăng trầm của nhà Nguyễn; Nguyễn Đình Chiểu là
đại diện của tầng lớp trí thức - bình dân, đã “đưa ra giải pháp rất phù hợp với ý
nguyện của đông đảo người dân là: quyết liệt chống giặc đến cùng” nhưng trước ưu
thế về trang thiết bị, kỹ thuật quân sự của giặc thì “nó không thể là giải pháp đầy đủ
nhất và có hệ thống nhất cho vấn đề mà dân tộc giải quyết trong nửa sau thế kỷ
XIX” (trang 205); Nguyễn Thông tuy gắn với chế độ Nguyễn, vẫn không xa lạ với
các ước nguyện của nhân dân và “các tư tưởng canh tân của ông đều có phương
hướng tự kiềm chế trong khuôn khổ luật pháp Đó là nguyên nhân của bi kịch tư
tưởng và thất bại chính trị của Nguyễn Thông, cũng như của những nhân vật có tư
tưởng cải cách cùng thời với ông” (trang 206-207); Trương Vĩnh Ký là trí thức tân
học yêu nước, hợp tác với chính quyền thực dân để mong tìm một giải pháp (trang
3-4), tuy nhiên, việc ông dựa vào chính quyền thực dân để thực hiện những hoài bão
cho dân cho nước là “sự lựa chọn sai lầm và nguy hiểm” (trang 207).
Tiếp cận những kiến giải và nhận định của tác giả, từ đó có sự nhìn nhận khách
quan để đi đến đánh giá công bằng công lao và hạn chế của bốn trí thức yêu nước
Nam Kỳ kể trên đối với sự phát triển văn hoá dân tộc và trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ XIX.
29
Nhiều công trình khác giới thiệu chân dung và hoạt động của trí thức Nam Kỳ
giai đoạn này như Phan Văn Trị 1830 - 1910 (Tủ sách Những mảnh gương, Tân
Việt, năm 1956); Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị - Tôn Thọ Tường của Thái
Bạch (Nxb Đời sống mới, năm 1957); Nguyễn Đình Chiểu - Ngôi sao sáng của trí
thức Việt Nam của Vũ Khiêu - Nguyễn Đức Sự (Nxb Khoa học Xã hội, năm 1982);
Nguyễn Đình Chiểu - đạo làm người của Trần Văn Giàu (Sở Văn hóa & Thông tin
Long An, năm 1983); Nguyễn Thông con người và tác phẩm của Ca Văn Thỉnh,
Bảo Định Giang (Nxb TP. Hồ Chí Minh, năm 1984); Tác phẩm Nguyễn Thông của
Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang (Sở Văn hóa & Thông tin Long An, năm 1984);
Nguyễn Hữu Huân - Nhà yêu nước kiên cường nhà thơ bất khuất của Phạm Thiều,
Lê Minh Đức, Cao Tự Thanh (Nxb Trẻ, năm 1986); Bùi Hữu Nghĩa - Con người và
tác phẩm của Bảo Định Giang (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1988); Khởi
nghĩa Trương Định của Nguyễn Phan Quang, Lê Hữu Phước (Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, năm 1989); Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Khắc
Thuần, Nguyễn Quảng Tuân (Nxb Trẻ, năm 2001) v.v
Đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về những gương mặt tiêu biểu
của trí thức Nam Kỳ ở các khía cạnh: thái độ chính trị, hoạt động đấu tranh, vai trò
và đóng góp, Tuy nhiên, vì tập trung nghiên cứu ở giai đoạn 1858-1884, nên nội
dung của các công trình kể trên không liên quan trực tiếp đến phạm vi thời gian của
đề tài luận án (1884-1930). Dù vậy, những tư liệu và nhận định khoa học từ các
công trình này vẫn có giá trị tham khảo cao, cung cấp nhiều thông tin bổ ích về bối
cảnh lịch sử, về hành trạng của trí thức Nam Kỳ để làm cơ sở nghiên cứu trong các
giai đoạn tiếp theo.
Những công trình nghiên cứu về trí thức Nam Kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến trước
khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập có số lượng khá lớn, nhiều nhất vẫn là
những cuốn sách, bài báo viết về các phong trào yêu nước và các hoạt động văn hóa
gắn với các gương mặt trí thức tiêu biểu. Một trí thức thu hút rất nhiều nhà nghiên
cứu với những nhận định, đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau: Trương Vĩnh
Ký. Trong hai năm 1963 -1964, một loạt bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử có cùng quan điểm phủ nhận hoàn toàn những đóng góp của Trương Vĩnh Ký
đối với văn hóa dân tộc, phê phán, thậm chí công kích Trương Vĩnh Ký đã cộng tác
và là tay sai đắc lực của chính quyền thực dân. Có thể kể ra đây các bài viết: Vài ý
30
kiến về Trương Vĩnh Ký của Nguyễn Anh (Tạp chí NCLS, số 57, năm 1963); Tìm
hiểu thực chất vấn đề Trương Vĩnh Ký trong lịch sử Việt Nam của Mai Anh (Tạp chí
NCLS, số 58, năm 1964); Trương Vĩnh Ký tên tay sai đắc lực đầu tiên của chủ
nghĩa thực dân Pháp trong lịch sử nước ta của tác giả Tô Minh Trung (Tạp chí
NCLS, số 59, năm 1964); Cần nhận rõ chân tướng Trương Vĩnh Ký để đánh giá
cho đúng của Nguyễn Khắc Đạm (Tạp chí NCLS, số 59, năm 1964); Trương Vĩnh
Ký, một nhà bác học trứ danh đã ngang nhiên đóng vai đặc vụ tình báo, làm tay sai
đắc lực cho giặc Pháp (Tạp chí NCLS, số 60, năm 1964); Nhìn nhận Trương Vĩnh
Ký thế nào cho đúng của tác giả Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận (Tạp chí NCLS, số
61, năm 1964); Nhận định về Trương Vĩnh Ký của Trần Huy Liệu (Tạp chí NCLS,
số 63, năm 1964); Cùng quan điểm trên, hai tác giả Nguyễn Sinh Duy và Phạm
Long Điền viết công trình Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký (Nam Sơn xuất
bản, năm 1975), cho rằng toàn bộ sự nghiệp trước tác của Trương Vĩnh Ký đều
“nằm trong quỹ đạo xâm lăng văn hóa của thực dân Pháp (trang 179).
Trái với quan điểm trên, cũng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả Nguyễn
Ngu Í trong bài Thử xét qua: Trương Vĩnh Ký (1837-1889) - nhà chánh trị (Tạp chí
NCLS, số 41, năm 1958) tỏ ra đồng cảm với sự chọn lựa của Trương Vĩnh Ký và
cho rằng, trong cuộc chiến không cân sức với kẻ thù, nếu như ông “chống đối lại
bằng vũ lực, chỉ đưa đến thất bại và tan tành, ông bằng lòng hợp tác với kẻ thù của
dân tộc, hợp tác chân thành, hợp tác trong danh dự, mong nhờ ở sự tựa nương này
mà nước Việt yếu đuối sẽ qua hồi vận bỉ” (trang 30). Trong khi đó, từ sớm, tác giả
Lê Thanh đã viết cuốn Trương Vĩnh Ký - Biên khảo (Phổ thông bán nguyệt san, số
3, Tân Dân xuất bản phát hành, năm 1943) đã đánh giá cao sự nghiệp trước tác của
Trương Vĩnh Ký, gọi ông là “nhà chính trị, nhà cổ học, nhà sư phạm, nhà khoa học,
nhà từ ngữ học” (trang 71) và cho rằng “Trương tiên sinh thành thực ra bắt tay
người Pháp để đem lại cho nước mình nhiều lợi hơn” và là “một người có công lớn
với tiếng nước nhà” (trang 72). Tác giả Nguyễn Văn Trấn trong P.J.B. Trương Vĩnh
Ký (1837 - 1898) (Ban Khoa học Xã hội Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, năm
1993) cũng đã công nhận tất cả từ sự nghiệp chính trị đến sự nghiệp trước tác của
Trương Vĩnh Ký và cho rằng “Trương Vĩnh Ký đã khơi động một cuộc cách mạng
học vấn” (trang 189), “đã giải phóng chữ quốc ngữ khỏi kiếp a hườn và đặt nó ngồi
ngang với chữ Pháp” (trang 216). Ngoài ra, Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh
31
Ký của Bằng Giang (Nxb Văn học, năm 1994); Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời
của Hoàng Lại Giang (Nxb Văn hóa Thông tin, năm 2001); Thế kỷ XXI nhìn về
Trương Vĩnh Ký (Tạp chí Xưa và Nay, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM, năm
2006) cũng là những công trình cùng quan điểm đánh giá cao đóng góp của
Trương Vĩnh Ký trong việc phổ biến chữ quốc ngữ và phát triển nền văn hóa dân
tộc.
Nghiên cứu về phong trào Đông Du, Duy Tân ở Nam Kỳ (tức phong trào Minh
Tân) đầu thế kỷ XX, trước tiên phải kể đến công trình Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu -
Một lãnh tụ trọng yếu trong Phong trào Đông Du miền Nam của Nguyễn Văn Hầu
(Hương Sen tái bản, năm 1974). Ngoài nội dung đề cập sự nghiệp văn chương của
chí sĩ Nguyễn Quang Diêu, phần đầu của quyển sách đề cập cuộc đời, hành trạng và
đóng góp của ông trong phong trào yêu nước, đặc biệt là phong trào Minh Tân ở
Nam Kỳ. Theo đó, Nguyễn Quang Diêu vừa tham gia tích cực vào Khuyến du học
hội do Nguyễn Thần Hiến sáng lập nhằm vận động và quyên góp tài trợ cho sinh
viên sang Nhật du học, vừa là một trong những mắt xích quan trọng và là cầu nối
giữa các nhà Minh Tân như Bùi Chi Nhuận, Đặng Thúc Liêng, Lê Văn Đáng, Ngô
Trung Tín, với các chính khách Việt Nam xuất ngoại (trang 33). Cuốn sách cũng
đề cập đóng góp quan trọng của Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn
Thần Hiến, trong phong trào Đông Du và Duy Tân ở Nam Kỳ thập niên đầu thế
kỷ XX.
Phong trào Đông Du ở miền Nam của nhiều tác giả (Tạp chí Xưa & Nay - Nxb
Văn hóa Sài Gòn, năm 2007) là quyển sách tập hợp nhiều bài viết đề cập phong trào
Đông du ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX, đồng thời đánh giá cao những đóng góp quan
trọng của các nhà Minh Tân tiêu biểu ở Nam Kỳ. Có thể kể đến các bài viết: “Các
khuôn mặt lớn của phong trào Đông Du, Duy Tân ở Nam Kỳ” của Nguyễn Quang
Thắng (trang 49-64); “Nguyễn Thần Hiến nhà cách mạng tiền phong” của Trương
Minh Đạt (trang 83-92); “Nguyễn Háo Vĩnh - Chiến sĩ phong trào Đông Du” của
Phan Lương Minh (trang 101-114); Cuốn sách tập hợp nhiều bài tham luận có giá
trị về mặt tư liệu cùng với những nhận định, đánh giá xác thực, chỉ ra những đặc
điểm riêng của phong trào Đông Du ở Nam Kỳ; đồng thời đề cập khá rõ nét về hành
trạng và đóng góp của các chí sĩ tiêu biểu trong phong trào như: Nguyễn Thần Hiến,
Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Quang Diêu,
32
Nghiên cứu về phong trào Đông Du và Duy Tân trên cả nước, trong đó có phong
trào Minh Tân ở Nam Kỳ có tác tập sách như: Phong trào Duy Tân của Nguyễn
Văn Xuân (Nxb Đà Nẵng, năm 2000), Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam -
Miền Nam đầu thế kỷ XX - Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh, năm 2004) của Sơn Nam; Xu hướng canh tân - Phong trào Duy tân - Sự
nghiệp đổi mới từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX của Hải Ngọc Thái Nhân Hòa
(Nxb Đà Nẵng, năm 2005); Phong trào Duy Tân - các khuôn mặt tiêu biểu của
Nguyễn Quang Thắng (NxbVăn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006);... Các công trình
này đã khắc họa rõ nét hoạt động, vai trò và những đóng góp quan trọng của các trí
thức Nam Kỳ thế hệ Đông Du - Duy Tân, trong đó có những nhân vật nổi bật như
Trần Chánh Chiếu, Nguyễn An Khương, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn Thần Hiến,
Huỳnh Đình Điển, Bùi Chi Nhuận...
Tiếp đó, là những công trình viết về những trí thức yêu nước tiêu biểu ở Nam
Kỳ trong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930, trong đó,
Luật sư Phan Văn Trường của hai tác giả Nguyễn Phan Quang, Phan Văn Hoàng
(Nxb TP.Hồ Chí Minh, năm 1995) là công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp
của luật sư Phan Văn Trường cùng với những đóng góp của ông trong phong trào
yêu nước ở Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí. Thông qua việc nghiên cứu
mối quan hệ của Phan Văn Trường với Nguyễn Ái Quốc và một số trí thức yêu
nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, các tác giả đã
đánh giá rất cao vai trò của Phan Văn Trường - một người “chống chế độ thực dân
triệt để” (trang 151) - trong việc bước đầu công khai truyền bá chủ nghĩa cộng sản
vào Việt Nam, cũng như sự tiến bộ trong nhận thức tư tưởng của Phan Văn Trường
so với một số trí thức yêu nước cùng thời. Hai tác giả cũng đánh giá cao sự tương
đồng trong nhận thức của Phan Văn Trường với Nguyễn Ái Quốc về con đường đấu
tranh giải phóng dân tộc: con đường bạo lực cách mạng. Các tác giả cho rằng “cùng
với những bài báo của Nguyễn Ái Quốc trên Le Paria và Thanh Niên, các bài viết
của Phan Văn Trường trên La Cloche Fêlée và An Nam đã đập tan huyền thoại Pháp
- Việt đề huề của thực dân Pháp” (trang 119), “Phan Văn Trường đã biết tận dụng
những kẽ hở trong luật pháp thực dân đối với tờ báo tiếng Pháp để truyền bá một
cách “kín cạnh” những tư tưởng yêu nước và tiến bộ” (trang 129). Với nguồn tư liệu
lưu trữ đáng tin cậy, công trình cung cấp nhiều thông tin quý báu về cuộc đời, sự
33
nghiệp, đóng góp của Phan Văn Trường và một số trí thức cùng hoạt động với ông
trong phong trào yêu nước ở Việt Nam.
So với số lượng khiêm tốn công trình nghiên cứu về Phan Văn Trường, công
trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp và hoạt động yêu nước của Nguyễn An
Ninh lại nhiều hơn hẳn. Đáng chú ý, Nguyễn An Ninh (Nhiều tác giả, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, năm 1988) được xem là cuốn sách mở đầu cho việc nghiên cứu
có hệ thống về chí sĩ Nguyễn An Ninh, đánh giá cao những đóng góp của ông trong
phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ XX cho
đến khi ông qua đời (1943), đồng thời đề cập đến một số công trình, bài viết, cũng
như sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn An Ninh trong quá trình ông tham gia vào
phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Sự tiến hóa liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng hùng biện
(Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1989) là công trình của Hà Huy Giáp đề cập
đến quá trình diễn biến sự chuyển hóa tư tưởng và hành động của Nguyễn An Ninh.
Theo tác giả, Nguyễn An Ninh cùng với Phan Văn Trường là những người sau
Nguyễn Ái Quốc đã sớm cố công gieo hạt giống yêu nước theo xu hướng xã hội chủ
nghĩa trong thanh niên, trí thức, học sinh trong buổi đầu (trang 9). Từ việc phân tích
nhiều yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn An Ninh, tác
giả cho rằng, mặc dù Nguyễn An Ninh là một trí thức sớm có cảm tình với cách
mạng Bôn-sê-vich Nga, nhưng “anh thích chủ nghĩa Gandhi, chủ nghĩa nhân văn,
cho là nhân đạo hơn dùng bạo lực cách mạng” và “qua hành động thực tiễn, anh đã
đến với Lênin” (trang 98). Cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, “quan
điểm của anh trùng hợp với quan điểm của Đảng ta lúc đó” (trang 10). Quyển sách
mặc dù không đề cập đến sự nghiệp giải phóng con người của Nguyễn An Ninh,
nhưng đã cung cấp những luận cứ cho thấy sự năng động, nhạy bén và sự tiến hóa
liên tục trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh để đến với Đảng Cộng sản trong cuộc
đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đồng bào.
Nguyễn An Ninh của Nguyễn An Tịnh (Nxb Trẻ, năm 1996); Nguyễn An Ninh
qua hồi ức của những người thân (Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học,
năm 2009); Nguyễn An Ninh - Tác phẩm (Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb
Văn học, năm 2009) là ba cuốn sách tập hợp nhiều tác phẩm, bài diễn thuyết, bài
viết của Nguyễn An Ninh (bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được dịch sang tiếng Việt)
34
với nội dung yêu nước chống Pháp được đăng trên các tờ báo La Cloche Fêlée,
L’Annam, cũng như những hồi ức của những người thân của ông về cuộc đời,
hành trạng, sự chuyển biến tư tưởng và những đóng góp của Nguyễn An Ninh trong
phong trào yêu nước và cách mạng. Có thể tìm thấy trong các công trình trên những
bằng chứng về cuộc đời hoạt động yêu nước sôi nổi, nhiệt huyết của một trí thức trẻ
mẫn tiệp, với tinh thần dân tộc cùng với khát vọng giải phóng đồng bào khỏi ách nô
lệ thực dân.
Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, trí thức Nam Kỳ thành lập nhiều tổ chức
chính trị và đảng phái chống Pháp. Nếu như có khá nhiều công trình nghiên cứu đề
cập đến sự ra đời, hoạt động của Đảng Thanh niên, Đảng Lập hiến, Thanh niên Cao
vọng, thì Đông Dương Lao động Đảng lại hiếm thấy được đề cập đến. Cao Triều
Phát - nghĩa khí Nam Bộ của Phan Văn Hoàng (Nxb Trẻ, năm 2001) là công trình
hiếm hoi nghiên cứu về Đông Dương Lao động Đảng và những trí thức sáng lập tổ
chức này. Trên cơ sở nguồn tài liệu phong phú, đặc biệt là tài liệu lưu trữ, công
trình phác họa chân dung, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Cao Triều Phát, một
trí thức Nam Kỳ tham gia sáng lập và là linh hồn của Đông Dương Lao động Đảng
(1926-1929). Đây được xem là một tổ chức chủ trương đấu tranh bảo vệ quyền lợi
của người lao động, tập hợp công nhân như một lực lượng chính trị trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tác giả cuốn sách cũng đã dày công sưu tầm,
tập hợp nhiều ý kiến đánh giá của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các học
giả, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt
- Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Mai Chí Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Việt Nam,ghi nhận công lao của Cao Triều Phát đối với sự nghiệp cách mạng của
dân tộc.
Trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, có thể tìm thấy một số tư liệu về hoạt động của
trí thức Nam Kỳ trong các công trình nghiên cứu, sưu tầm, biên khảo về văn thơ yêu
nước như: Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX của Bảo Định Giang, Ca
Văn Thỉnh sưu tầm, giới thiệu (Nxb Văn học Giải phóng, năm 1976); Văn học Quốc
ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 của Bằng Giang (Nxb Trẻ, năm 1992);... Trong các công
trình trên, có thể tìm thấy chân dung của các nhà báo - nhà yêu nước như Trần
Chánh Chiếu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Trần Huy Liệu,... dùng báo chí
vạch trần âm mưu, tội ác xâm lược của thực dân Pháp, bênh vực quyền lợi của nhân
35
dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng tiến bộ và chủ nghĩa Mác - Lênin, kêu gọi
nhân dân đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đây là những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, được tác giả luận
án quan tâm chắt lọc và kế thừa tư liệu; đồng thời có sự so sánh đối chiếu với những
tư liệu khác để thực hiện đề tài.
Giai đoạn 1930 - 1945 cũng có nhiều công trình nghiên cứu về phong trào yêu
nước và cách mạng ở Nam Kỳ, trong đó có hoạt động của đội ngũ trí thức theo
những xu hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, vì giai đoạn này không nằm trong
phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án, nên tác giả luận án không đề cập và phân
tích trong Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Các công trình của các tác giả nước ngoài
Theo tìm hiểu của tác giả luận án, cho đến nay hầu như chưa có chuyên khảo về
trí thức Nam Kỳ giai đoạn 1884-1930 được xuất bản ở nước ngoài. Dù vậy, vẫn có
thể tìm thấy một số tư liệu liên quan trong các công trình như Simple histoire de la
colonisation en Cochinchine (Lịch sử khai khẩn thuộc địa ở Nam Kỳ) của Taillefer;
La Cochinchine et ses habitants, 1894 (Nam Kỳ và dân cư) của J. C. Baurac;
Histoire de la Cochinchine Francaise, des origines à 1883 (Lịch sử Nam Kỳ thuộc
Pháp từ lúc bắt đầu đến năm 1883) của P.Cultru; La Colonisation francaise dans
l’Est de la Cochinchine, 1929 (Thuộc địa Pháp ở miền Đông Nam Kỳ) của Fernand
de Montaigut; La naissance et les premières années de Saigon ville francaise,
Saigon, 1927 (Sự ra đời và những năm đầu tiên của thành phố Sài Gòn thuộc
Pháp) của Jean Bouchot
Trên cơ sở luận án tiến sĩ nghiên cứu về giới trí thức ở Sài Gòn giai đoạn 1916-
1928, được bảo vệ tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi thuộc Đại học
London (School of Oriental and African Studies - University of London) vào năm
2005, tác giả Philippe M. F. Peycam viết cuốn The Birth of Vietnamese Political
Journalism: Saigon, 1916-1930 (Columbia University Press, 2012). Đây là công
trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử báo chí, tái hiện lại một thời kỳ làm báo sôi
nổi của trí thức Sài Gòn dưới ách đô hộ của thực dân Pháp trong khoảng gần ba
thập niên đầu thế kỷ XX. Công trình đã được dịch giả Trần Đức Tài chuyển ngữ
sang tiếng Việt với nhan đề Làng báo Sài Gòn 1916-1930, do Nxb Trẻ ấn hành vào
năm 2015.
36
Bên cạnh việc truy tìm nguồn gốc làm xuất hiện phong trào báo chí công khai
chống chính quyền thực dân - một phương thức hoạt động chính trị mới mẻ ở Sài
Gòn, nơi được xem là trung tâm tranh luận chống thực dân công khai trong những
năm 20 của thế kỷ XX, công trình còn phác họa một cách đầy đủ và sống động quá
trình phát triển của tư tưởng báo chí Việt Nam qua ba giai đoạn: tìm chỗ đứng chính
trị (1916-1923), vận động quần chúng (1923-1926) và tìm đường tranh đấu (1926-
1930).
Trong Chương 3 (Đi tìm vai trò chính trị 1916-1923), tác giả cuốn sách đã phân
tích nội dung tư tưởng, mục đích của các tờ báo được xuất bản ở Sài Gòn giai đoạn
trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đối với những tờ báo tiếng Pháp được
xuất bản đầu tiên như L’Essor Indochinois, La Tribune Indigène, L’Écho
Annammite, dưới quyền chủ bút của các trí thức thuộc giới tư sản địa chủ Nam
Kỳ như Cao Văn Chánh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Phú
Khai, tác giả nhận định, là những tờ báo đối lập với chính sách của chính quyền,
nhưng nó “không hề ở vị trí đối đầu” (trang 145), mà để “chuyên chở những lợi ích
kinh tế và chính trị cho riêng giai cấp thiểu số của họ” (trang 127) cũng như ủng hộ
chủ trương “Pháp - Việt đề huề” của toàn quyền Albert Sarraut. Trong khi đó, đối
với bốn tờ báo tiếng Việt: Nông Cổ Mín Đàm, Công Luận Báo, Đông Pháp Thời
Báo, Nam Kỳ Kinh Tế Báo với các chủ bút Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Háo Vĩnh,
Hồ Văn Trung (Hồ Biểu Chánh), lại “không thích đối đầu trực tiếp với chính
quyền thực dân” và “việc giáo dục đạo lý cho dân chúng cùng những cách tân về
kinh tế được coi trọng và là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ xã hội và chính trị
đích thực” (trang 173). Cho dù với mục đích nào, báo chí giai đoạn này như nhận
xét của tác giả “đã giúp xác định những mâu thuẫn cố hữu trong thực trạng ở thành
phố thuộc địa này” (trang 177).
Chương 4 của công trình (Phẫn nộ và vận động 1923 - 1926) với các bài viết:
“La Cloche Fêlée và hiện tượng Nguyễn An Ninh”, “Trần Huy Liệu và Đông Pháp
Thời Báo”, Peycam đánh giá rất cao đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh và Trần
Huy Liệu trong thời gian điều hành hai tờ báo này. Đối với Nguyễn An Ninh, “khi
tung ra tờ báo La Cloche Fêlée, Ninh đã phát động một cuộc cách mạng nhỏ trong
làng báo chính trị” (trang 191) và “tờ báo này đã nói với chính quyền thực dân
bằng một giọng điệu khiêu khích không khoan nhượng” (trang 194). Trong khi đó,
37
Đông Pháp Thời Báo dưới quyền chủ bút của Trần Huy Liệu trong giai đoạn thứ
nhì kéo dài suốt mùa xuân năm 1926 đã “trở thành ngọn cờ đầu của chiến dịch
chống thực dân” (trang 221), bởi lẽ, “cũng giống như Nguyễn An Ninh, anh không
đối thoại với chế độ thực dân vì anh không công nhận tính chính danh của nó về
mặt lịch sử” (trang 224).
Trong chương 5 (Những hạn chế của báo chí đối lập (1926-1930), tác giả phân
tích rõ sự phân hóa trong nội bộ trí thức làng báo Sài Gòn giữa phái “cấp tiến” và
phái “ôn hòa”, cũng như đề cập đến những hoạt động chính trị sôi nổi ở Sài Gòn
giai đoạn này dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của trí thức, nhất là trên mặt trận báo
chí và hoạt động của các đảng phái chính trị. Đánh giá rất cao Phan Văn Trường.../4 concernant le montant des
amendes prononcées contre Nguyen An Ninh et Tran Huy Lieu. Hs số
17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[166] Note confidentielle No.102 du 20/4/1927 du Délégué administratif de Duc
Hoa au l’Administrateur – Chef de la Province de Cholon au sujet des
publication des “Jeunes Annamites”. Hs số IIA45/306(1), phông Thống Đốc
Nam Kỳ - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[167] Note confidentielle No.557 du 04/5/1927 du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine au sujet des activités de propagande de
Nguyen An Ninh dans les provinces. Hs số 17625, phông Thống đốc Nam
Kỳ - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[168] Note confidentielle No.340CP du 10/5/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant le rapport d’un agent du service
chargé de la surveillance de Nguyen An Ninh. Hs số 17625, phông Phủ
Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[169] Note confidentielle No.557SB du 18/5/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine relative à l’activité de Nguyen An Ninh à
Duc Hoa. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II.
[170] Note confidentielle No.364S au mois de Juillet 1927 du Chef du Service de
la Sureté au Gouverneur de la Cochinchine portant sur le banquet donné à
Tan Thoi Tam dans le but de recruter de nouveaux partisans de Nguyen An
Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia II.
[171] Note confidentielle No. 53S du 13/7/1927 du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine au sujet du mouvement subservif de Nguyen
An Ninh. Hs số 17625, phông Thống Đốc Nam Kỳ - Trung tâm Lưu trữ quốc
gia II.
170
[172] Note confidentielle du 13/7/1927 du Chef du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine concernant le mouvement antifrancais dirigé
par Nguyen An Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[173] Note confidentielle No.429S du 25/7/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant l’influence de Nguyen An Ninh
sur les habitants du village de My Hoa. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc
Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[174] Note confidentielle No.4506S du 01/8/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine au sujet d’ un article intitulé “M. Nguyen
An Ninh s’en va” paru dans le journal “l’Echo Annamite” du 29/7/1927. Hs
số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[175] Note postale confidentielle No.451S du 02/8/1927 du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine au sujet du départ en France de Nguyen An
Ninh. Hs số 17625, phông Thống đốc Nam kỳ - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
II.
[176] Note confidentielle No.456S du 3/8/1927 du Chef du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine concernant la souscription au profit de la
“Société d’Enseignement Mutuel de Trung Lap dont Nguyen An Ninh est
l’un des propagandiste les plus actifs, Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc
Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[177] Note postale No.46C du 8/8/1927 de l’Administrateur de Giadinh au
Gouverneur de la Cochinchine concernant les préparatifs de départ pour
France de Nguyen An Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[178] Note confidentielle No.848SB du 13/8/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine relatif au compte-rendu de la surveillance
discrète de Nguyen An Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[179] Note confidentielle No.553S du 27/8/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant les renseignement sur les
171
intentions de Nguyen An Ninh, parti en France le 8/8/1927. Hs số 17625,
phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[180] Note confidentielle No.556S du 29/8/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant la conversation entre Mlle
Terry et M. Nguyen An Khuong, père de Nguyen An Ninh. Hs số 17625,
phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[181] Note mensuelle concernant le mois de Novembre 1927 du Service de la
Sureté au sujet de la situation de politique en Cochinchine. Hs số
IIA45/306(1), phông Thống Đốc Nam kỳ - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[182] Note confidentielle No.640S du 17/11/1927 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant la rénuion qui s’est tenue au
domicile de Nguyen An Khuong, père de Nguyen An Ninh à My Hoa
(Giadinh). Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II.
[183] Note mensuelle de 12/1927 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[184] Note mensuelle de 01/1928 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[185] Note mensuelle de 02/1928 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[186] Note mensuelle de 3/1928 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[187] Note confidentielle No.7C du 24/3/1928 du Chef de la province Giadinh au
Gouverneur de la Cochinchine relatant la cérémonie d’anniversaire de la
mort de Phan Chau Trinh. Hs số 17152, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[188] Note postale No.311 du 27/3/1928 du Gouverneur de la Cochinchine au
Gouverneur général de l’Indochine relative à la cérémonie commémorative
de la mort de Phan Chau Trinh. Hs số 17152, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
172
[189] Note postale No.97 du 15/4/1928 du Délégué administratif de Duc Hoa au
Chef de la province de Cholon concernant la surveillance de Nguyen An
Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia II.
[190] Note mensuelle de 5/1928 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[191] Note mensuelle de 6/1928 du Service de la Sureté en Cochinchine. Hs số
17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[192] Note confidentielle No.110C du 9/8/1928 du Chef de la province de Tan An
au Gouverneur de la Cochinchine concernant l’activité du parti “Jeune
Annam” à Thu Thua (Tan An). Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[193] Note confidentielle No.72 du 27/8/1928 de l’Administrateur de la province
de Cholon au Gouverneur de la Cochinchine au sujet des activités de Nguyen
An Ninh et “Jeune Anam”. Hs số 17625, phông Thống Đốc Nam Kỳ - Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[194] Note postale No.415 du 12/9/1928 du Délégué administratif de Govap au
Chef de la province de Giadinh concernant la réunion tenue chez le nommé
Phan Van Chieu de Tan Thoi Thuong. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc
Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[195] Note postale No.28C du 13/9/1928 de l’Administrateur de la province de
Giadinh au Gouverneur de la Cochinchine concernant les agissements des
partisans de Nguyen An Ninh. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[196] Note de la Direction de la Police et de la Sureté générale (1er trimestre de
1928) sur l’activité des partis d’opposition antifrancaise en Indochine. Hs số
65433, phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại
(ANOM) - Pháp.
[197] Note confidentielle No.70S du 7/1/1929 du Chef du Service de la Sureté au
Gouverneur de la Cochinchine concernant le tract émanant de la femme de
173
Nguyen An Ninh . Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II.
[198] Note confidentielle No.21C du 19/1/1929 du Chef de la Brigade mobile de
My tho à l’Administrateur, Chef de province de Tan An concernant la
conférence de Nguyen An Ninh à Binh Nhut. Hs số 17625, phông Phủ Thống
đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[199] Note confidentielle No.1023S du 25/3/1929 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant la distribution des tracts à
Saigon invitant la population à se rendre au tombeau de Phan Chau Trinh
pour commémorer l’anniversaire de sa mort. Hs số 17152, phông Phủ Thống
đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[200] Note confidentielle No.1024S du 25/3/1929 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant un article intitulé “lễ kỷ niệm
cụ Phan Chau Trinh” publié dans le “Kịch Trường” du 16/3/1929. Hs số
17152, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[201] Note confidentielle No.1025S du 25/3/1929 du Chef du Service de la Sureté
au Gouverneur de la Cochinchine concernant le faire-part adressé par la
famille de feu Phan Chau Trinh et publié dans le “Công Luận” et le “Trung
Lập” du 22/3/1929. Hs số 17152, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II.
[202] Note No. 130P.G du 18/7/1929 du Procureur général au Gouverneur général
de l’Indochine sur le résultat de l’affaire Nguyen An Ninh à l’audience
correctionnelle de la Cour du 17/7. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam
kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[203] Note du 23/10/1929 de la Direction de la Police et de la Sureté générale sur
les associations antifrancaises en Indochine et la propagande communiste. Hs
số 65435, phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại
(ANOM) - Pháp.
[204] Note complément du 19/11/1929 à la note transmise par rapport No.
2083/S/G du 23/10/1929 de la Direction de la Police et de la Sureté générale
174
sur les activiés des partis antifrancais en Inddochine. Hs số 65435, phông
Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[205] Note postale No. 60/S/G du 6/1/1930 du Gouverneur général de l’Indochine
au Ministre des Colonies concernant l’activité des sociétés secrètes à forme
communiste pendant le mois de 12/1929. Hs số 65435, phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[206] Note confidentielle No.400A du 31/12/1930 du Chef local des Services de
Police au Directeur des affaires politiques et de la Sureté générale de
l’Indochine concernant les documents d’ensemble sur l’action
révolutionnaire de Cochinchine. Hs số 65355, phông Phủ Toàn quyền Đông
Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[207] P.Cultru (1910), Histoire de la Cochinchine francaise des origines à 1883,
Paris.
[208] Rapport confidentiel du 23/3/1927 du Chef de la Brigade Mobile Rivera à
l’Administrateur, chef de la province de Mytho sur l’emploi du temps de
Nguyen An Ninh lors de son passage à Chogao. Hs số 17625, phông Phủ
Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[209] Rapport du Délégué administratif de Duc Hoa du 8/4/1927 sur l’activité de
Nguyen An Ninh à Duc Hoa. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[210] Rapport annuel du 1/7/1926 au 1/7/1927 du Service de la Sureté en
Cochinchine. Hs số 17139, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia II.
[211] Rapport u 29/9/1928 du délégué administratif du Centre de Cholon au
Procureur de la République près le Tribunal de 1ère Instance de Saigon
concernant l’activité de Nguyen An Ninh à Cholon. Hs số 17625, phông Phủ
Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[212] Rapport de l’agent de Vuong Thiem du 7/1/1929 sur les activités de Nguyen
An Ninh à Tan An. Hs số 17625, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II.
175
[213] Rapport du 8/3/1930 du Juge d’instruction sur les afffaires de Tran Truong et
consorts inculpés. Hs số 65355, phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu
trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[214] Rapport d’enquête du 30/11/1929 du Commissariat des Délégations
judiciaires sur la crime de la rue Barbier. Hs số 65355, phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[215] Règlement du parti “Viet Nam Cach Mang Thanh nien”. Hs số 65435, phông
Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp
[216] Structure du “Viet Nam Cach mang Thanh nien Hoi”. Hs số 65435, phông
Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[217] Statuts du parti Tan Viet Cach Mang Dang. Hs số 65435, phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[218] Structure du parti révolutionnaire du Nouvel Annam (Tan Viet Cach Mang
Dang”. Hs số 65435, phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia
Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[219] Statuts du “Viet Nam Quoc Dan Dang”. Hs số 65435, phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[220] Structure du “Viet Nam Quoc Dan Dang”. Hs số 65435, phông Phủ Toàn
quyền Đông Dương, Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại (ANOM) - Pháp.
[221] Taillefer, Simple histoire de la colonisation en Cochinchine.
[222] Télégramme officiel chiffré No.58-S du 13/3/1927 du Chef du Service de la
Sureté au Directeur de la Sureté générale à Hanoi relatif à l’anniversaire de la
mort de Phan Chau Trinh. Hs số 17152, phông Phủ Thống đốc Nam kỳ,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[223] Télégramme officiel chiffré No.72-S du 24/3/1927 du Chef du Service de la
Sureté au Directeur de la Sureté générale à Hanoi relatif à la commémoration
de l’anniversaire de la mort de Phan Chau Trinh. Hs số 17152, phông Phủ
Thống đốc Nam kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.
[224] Vial Paulin (1874), Les premières années de la Cochinchine, quyển 1, Paris.
176
PHỤ LỤC
177
DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Bản đồ Nam Kỳ qua các thời kỳ .................................................................... 180
2. Gia Định báo, số 3, năm 1871 do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút ................... 183
3. Gia Định Báo, số 4, năm 1871do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút .................... 184
4. Gia Định báo, số 14, năm 1871 do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút .................. 185
5. Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 264, năm 1906 do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút
thông báo về việc mở cuộc thi “Quốc âm thí cuộc” tuyên truyền việc sử dụng
chữ quốc ngữ ............................................................................................... 186
6. Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 306, năm 1907 do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút
cổ súy cho Duy Tân Công Ty ........................................................................ 187
7. Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 309, năm 1907 do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút
cổ súy cho Duy Tân Khách Sạn ..................................................................... 188
8. Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 311, năm 1907 do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút
cổ súy cho Minh Tân Khách sạn.................................................................... 189
9. Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 339, năm 1908 do Trần Chánh Chiếu làm chủ bút
cổ súy cho Minh Tân Công ty ....................................................................... 190
10. Báo Lục Tỉnh Tân Văn do Trần Chánh Chiếu (Trần Nhựt Thăng) làm chủ bút ....
...................................................................................................................... 191
11. Báo La Cloche Fêlée ...................................................................................... 192
12. Báo L’Annam số 122, ra ngày 16-12-1926 .................................................... 193
13. Đông Pháp Thời Báo ..................................................................................... 194
14. Báo L’Ère Nouvelle ....................................................................................... 195
15. Báo cáo chính trị hàng năm từ 1/7/1926 đến 1/7/1927 của Sở An ninh Nam Kỳ ..
...................................................................................................................... 196
16. Thư của Nguyễn An Ninh gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 1/10/1926 về việc đề
nghị trả tự do cho mình ................................................................................. 197
17. Bản dịch báo cáo của Vương Thiêm ngày 7/1/1927 về hoạt động của đảng
“Thanh niên An Nam” (Thanh niên Cao vọng) tại Tân An ............................ 198
18. Công văn số 9C ngày 4/3/1927 của Chánh Tham biện tỉnh Tây Ninh gửi Thống
đốc Nam Kỳ về việc theo dõi hoạt động của Nguyễn An Ninh ở Trảng Bàng -
Tây Ninh ....................................................................................................... 199
178
19. Công văn mật số 109s ngày 9/3/1927 của Trưởng Sở An ninh gửi Thống đốc
Nam kỳ v/v âm mưu tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất Phan Châu Trinh của Huỳnh
Đình Điển ..................................................................................................... 200
20. Công điện số 58-S ngày 13/3/1927 của Sở An ninh Nam Kỳ gửi Nha An ninh ở
Hà Nội báo cáo về việc Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn An Ninh
tham gia lễ kỷ niệm ngày mất Phan Châu Trinh, diễn ra vào lúc 10h ngày
13/3/1927 tại nghĩa trang dòng tộc Gò Công ................................................. 201
21. Công văn mật số 140S ngày 16/3/1927 của Sở An ninh gửi Thống đốc Nam Kỳ
về việc theo dõi hoạt động của các thành viên đảng “Thanh niên An Nam” .. 202
22. Công văn mật số 68c ngày 21/3/1927 của Thống đốc Nam Kỳ gửi Toàn quyền
Đông Dương về các cuộc họp diễn ra tại nghĩa trang Gò Công nhân dịp kỷ niệm
ngày mất Phan Châu Trinh ............................................................................ 203
23. Công văn mật số 161s ngày 22/3/1927 của Trưởng Sở An ninh gửi Thống đốc
Nam Kỳ về hoạt động của Nguyễn An Ninh tại Trảng Bàng (Tây Ninh) ....... 204
24. Công văn số 381A ngày 1/4/1927 của Chánh Biện lý Tòa Đại hình Sài Gòn gửi
Thống đốc Nam Kỳ về việc xử Trần Huy Liệu và Nguyễn An Ninh.............. 205
25. Công văn mật số 181s ngày 6/4/1927 của Trưởng Sở An ninh Nam kỳ gửi
Thống đốc Nam Kỳ về các cuộc họp do Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh, tổ
chức diễn ra tại nghĩa trang Gò Công ............................................................ 206
26. Công văn mật số 102 ngày 20/4/1927 của Đốc phủ Đức Hòa gửi Chánh Tham
biện, Chủ tỉnh Chợ Lớn về các ấn phẩm của Thanh niên An Nam (Thanh niên
Cao vọng) ..................................................................................................... 207
27. Công văn mật số 557SB ngày 18/5/1927 của Trưởng sở An ninh gửi Thống đốc
Nam Kỳ về việc theo dõi hoạt động của Nguyễn An Ninh............................. 208
28. Công văn mật số 429s ngày 25/7/1927 của Sở An ninh gửi Thống đốc Nam Kỳ
v/v đánh giá ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh tại các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn,
Tây Ninh ....................................................................................................... 209
29. Công văn mật số 451s ngày 2/8/1927 của Thống đốc Nam kỳ gửi Giám đốc Nha
Cảnh sát và An ninh Đông Dương về việc thông báo Nguyễn An Ninh đi
Marseille để móc nối với các đảng của người Đông Dương ở Pháp ............... 210
30. Báo cáo chính trị tháng 12/1927 của Sở An ninh Nam Kỳ ............................. 211
179
31. Công văn mật số 319s ngày 1/2/1928 của Trưởng Sở An ninh gửi Thống đốc
Nam Kỳ về Hội kín của Nguyễn An Ninh ..................................................... 212
32. Báo cáo của Nha An ninh Đông Dương về hoạt động của các Đảng chống Pháp
ở Đông Dương, quý 1/1928 ........................................................................... 213
33. Báo “Lá cờ Cộng sản” số 1, ngày 15/9/1929 - cơ quan ngôn luận của Xứ bộ
Nam kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng ..................................................... 214
34. Bản dịch báo “Bon Se Vik”, số ra ngày 15/10/1929 – cơ quan ngôn luận của
Đông Dương Cộng sản Đảng ........................................................................ 215
35. Bản luận tội Trần Trương và đồng phạm trong vụ án trên đường Barbier năm
1929 .............................................................................................................. 216
36. Công văn số 60/S.G của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa
về hoạt động của các Hội kín mang hình thức cộng sản, tháng 12/1929......... 217
37. Tờ bìa ấn phẩm ABC của cộng sản do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Nam Kỳ phát hành năm 1929 ........................................................................ 218
38. Báo cáo của Toàn quyền Đông Dương ngày 5/1/1930 về hoạt động của các tổ
chức chống Pháp ở Đông Dương ................................................................... 219
39. Danh sách các cá nhân bị Tòa án Sài Gòn kết án vì tham gia vào các tổ chức
chống Pháp, ngày 8/3/1930 ........................................................................... 220
40. Danh sách các ấn phẩm của cộng sản bị tịch thu năm 1930 ............................ 221
41. Truyền đơn của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ .............................. 222
42. Bản dịch truyền đơn từ chữ quốc ngữ của Đông Dương Cộng sản Đảng ........ 223
180
Phụ lục số 1: Bản đồ Nam Kỳ qua các thời kỳ59
59Nguồn: namkyluctinh.org
181
182
Bản đồ hành chính Nam Kỳ thuộc Pháp60
60
Nguồn: De Saigon à HoChiMinh Ville 300 ans d’histoire [ tr.66]
183
Phụ lục 2: Gia Định báo, số 3, năm 187161do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút
61Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
184
Phụ lục 3: Gia Định Báo, số 4, năm 187162do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút
62Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
185
Phụ lục 4: Gia Định báo, số 14, năm 187163 do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút
63Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
186
Phụ lục 5: Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 264, năm 1906 64do Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút thông báo về việc mở cuộc thi “Quốc âm thí cuộc” tuyên truyền việc
sử dụng chữ quốc ngữ
64Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
187
Phụ lục 6: Báo “Nông Cổ Mín Đàm”, số 306, năm 1907 65do Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút cổ súy cho Duy Tân Công Ty
65Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
188
Phụ lục 7: Báo Nông Cổ Mín Đàm, số 309, năm 1907 66do Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút cổ súy cho Duy Tân Khách Sạn.
66 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
189
Phụ lục 8: Báo Nông Cổ Mín Đàm, số 311, năm 1907 67do Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút cổ súy cho Minh Tân Khách sạn.
67 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
190
Phụ lục 9: Báo Nông Cổ Mín Đàm, số 339, năm 1908 68do Trần Chánh Chiếu
làm chủ bút cổ súy cho Minh Tân Công ty
68 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
191
Phụ lục 10: Báo Lục Tỉnh Tân Văn do Trần Chánh Chiếu (Trần Nhựt Thăng)
làm chủ bút69
69www.vnexpress.net
192
Phụ lục 11: Báo La Cloche Fêlée70
70 Nguồn: www.diepdoan.violet.vn
193
Phụ lục 12: Báo L’Annam số 122, ra ngày 16-12-192671
71 Nguồn: Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945, Nxb TP.HCM, tr.237.
194
Phụ lục 13: Đông Pháp thời báo72
72 Nguồn: www.sachxua.net
195
Phụ lục 14: Báo L’Ère Nouvelle73
73www.bnf.fr (Website của Thư viện Quốc gia Pháp – Bibliothèque nationale de France)
196
Phụ lục 15: Báo cáo chính trị hàng năm từ 1/7/1926 đến 1/7/1927 của Sở An
ninh Nam Kỳ74
74Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: 17139.
197
Phụ lục 16: Thư của Nguyễn An Ninh gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 1/10/1926 về
việc đề nghị trả tự do cho mình75
75Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
198
Phụ lục 17: Bản dịch báo cáo của Vương Thiêm ngày 7/1/1927 về hoạt động của
đảng “Thanh niên An Nam” (Thanh niên Cao vọng) tại Tân An76
76Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
199
Phụ lục 18: Công văn số 9C ngày 4/3/1927 của Chánh Tham biện tỉnh Tây Ninh
gửi Thống đốc Nam Kỳ về việc theo dõi hoạt động của Nguyễn An Ninh ở Trảng
Bàng – Tây Ninh77
77Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
200
Phụ lục 19: Công văn mật số 109s ngày 9/3/1927 của Trưởng Sở An ninh gửi
Thống đốc Nam kỳ về việc âm mưu tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất Phan Châu
Trinh của Huỳnh Đình Điển78
78Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.205(7).
201
Phụ lục 20: Công điện số 58-S ngày 13/3/1927 của Sở An ninh Nam Kỳ gửi Nha
An ninh ở Hà Nội báo cáo về việc Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn An
Ninh tham gia lễ kỷ niệm ngày mất Phan Châu Trinh, diễn ra vào lúc 10h
ngày 13/3/1927 tại nghĩa trang dòng tộc Gò Công79
79 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số:IIA45.205(7).
202
Phụ lục 21: Công văn mật số 140S ngày 16/3/1927 của Sở An ninh gửi Thống
đốc Nam kỳ về việc theo dõi hoạt động của các thành viên đảng “Thanh niên An
Nam”80
80Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.205(7).
203
Phụ lục 22: Công văn mật số 68c ngày 21/3/1927 của Thống đốc Nam Kỳ gửi
Toàn quyền Đông Dương về các cuộc họp diễn ra tại nghĩa trang Gò Công nhân
dịp kỷ niệm ngày mất Phan Châu Trinh81
81Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số:IIA45.205(7).
204
Phụ lục 23: Công văn mật số 161s ngày 22/3/1927 của Trưởng Sở An ninh gửi
Thống đốc Nam Kỳ về hoạt động của Nguyễn An Ninh tại Trảng Bàng (Tây
Ninh)
82
82Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
205
Phụ lục 24: Công văn số 381A ngày 1/4/1927 của Chánh Biện lý Tòa Đại hình
Sài Gòn gửi Thống đốc Nam Kỳ về việc xử Trần Huy Liệu và Nguyễn An Ninh83
83Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
206
Phụ lục 25: Công văn mật số 181s ngày 6/4/1927 của Trưởng Sở An ninh Nam
Kỳ gửi Thống đốc Nam kỳ về các cuộc họp do Trần Huy Liệu, Nguyễn An
Ninh, tổ chức diễn ra tại nghĩa trang Gò Công84
84Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.205(7).
207
Phụ lục 26: Công văn mật số 102 ngày 20/4/1927 của Đốc phủ Đức Hòa gửi
Chánh Tham biện, Chủ tỉnh Chợ Lớn về các ấn phẩm của Thanh niên An Nam85
(Thanh niên Cao vọng)
85Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
208
Phụ lục 27: Công văn mật số 557SB ngày 18/5/1927 của Trưởng sở An ninh gửi
Thống đốc Nam kỳ về việc theo dõi hoạt động của Nguyễn An Ninh86
86Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
209
Phụ lục 28: Công văn mật số 429s ngày 25/7/1927 của Sở An ninh gửi Thống đốc
Nam Kỳ về việc đánh giá ảnh hưởng của Nguyễn An Ninh tại các tỉnh Gia Định,
Chợ Lớn, Tây Ninh87
87Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
210
Phụ lục 29: Công văn mật số 451s ngày 2/8/1927 của Thống đốc Nam Kỳ gửi
Giám đốc Nha Cảnh sát và An ninh Đông Dương về việc thông báo Nguyễn An
Ninh đi Marseille để móc nối với các đảng của người Đông Dương ở Pháp88
88Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số:IIA45.306(6).
211
Phụ lục 30: Báo cáo chính trị tháng 12/1927 của Sở An ninh Nam Kỳ89
89 Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số:17139.
212
Phụ lục số 31: Công văn mật số 319s ngày 1/2/1928 của Trưởng Sở An ninh gửi
Thống đốc Nam Kỳ về Hội kín của Nguyễn An Ninh90
90Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ số: IIA45.306(6).
213
Phụ lục 32: Báo cáo của Nha An ninh Đông Dương về hoạt động của các Đảng
chống Pháp ở Đông Dương, quý 1/192891
91Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65433.
214
Phụ lục 33: Báo “Lá cờ Cộng sản” số 1, ngày 15/9/1929 – cơ quan ngôn luận
của Xứ bộ Nam Kỳ của Đông Dương Cộng sản Đảng92
92Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
215
Phụ lục 34: Bản dịch báo “Bon Se Vik”, số ra ngày 15/10/1929 – cơ quan ngôn
luận của Đông Dương Cộng sản Đảng93
93Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
216
Phụ lục 35: Bản luận tội Trần Trương và đồng phạm trong vụ án trên đường
Barbier năm 192994
94Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65355.
217
Phụ lục 36: Công văn số 60/S.G của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa về hoạt động của các Hội kín mang hình thức cộng sản, tháng
12/1929
95
95Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
218
Phụ lục 37: Tờ bìa ấn phẩm ABC của cộng sản do Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên ở Nam Kỳ phát hành năm 1929 96
96 Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
219
Phụ lục 38: Báo cáo của Toàn quyền Đông Dương ngày 5/1/1930 về hoạt động
của các tổ chức chống Pháp ở Đông Dương97
97Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
220
Phụ lục 39: Danh sách các cá nhân bị Tòa án Sài Gòn kết án vì tham gia vào các
tổ chức chống Pháp, ngày 8/3/193098
98Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65355.
221
Phụ lục 40: Danh sách các ấn phẩm của cộng sản bị tịch thu năm 193099
99Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
222
Phụ lục 41: Truyền đơn của Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ100
100Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.
223
Phụ lục 42: Bản dịch truyền đơn từ chữ quốc ngữ của Đông Dương Cộng sản
Đảng101
101Nguồn: Lưu trữ quốc gia Pháp (ANOM), Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương, Hồ sơ số: 65435.