VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TÔ TRỌNG MẠNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI – 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TÔ TRỌNG MẠNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Đặng Nguyên Anh (HDC)
2. TS. Trần Ngọc Ng
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn (HDP)
HÀ NỘI – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng
dẫn của các nhà khoa học:
Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án
là trung thực, khách quan, khoa học, trên cơ sở điều tra, nghiên cứu, đánh giá,
phân tích và tổng hợp. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định./.
Hà Nội, 07 tháng 8 năm 2020
Nghiên cứu sinh
Tô Trọng Mạnh
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách công ...................................... 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................... 7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách nông nghiệp, nông thôn,
nông dân và xây dựng nông thôn mới ............................................................. 9
1.2.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài .......................................... 9
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................... 20
1.3. Khoảng trống của các nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án .. 35
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................. 39
2.1. Xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 39
2.1.1. Nông thôn và nông thôn mới........................................................... 39
2.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới ................................................ 48
2.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới.................................................. 49
2.1.4. Ý nghĩa, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ........... 51
2.1.5. Chủ thể, nguồn lực và tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới....... 54
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ................. 61
2.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới ........................................................ 66
2.2.1. Chính sách công .............................................................................. 66
2.2.2. Cấu trúc nội dung chính sách xây dựng nông thôn mới ................. 71
2.2.3. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............................. 74
2.3. Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ......................... 76
2.3.1. Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................... 76
2.3.2. Quy trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .............. 79
2.3.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới 84
2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................... 85
2.3.5. Yêu cầu đối với tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới ....................................................................................................................... 89
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 92
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................ 94
3.1. Bối cảnh thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ... 94
3.2. Công tác tổ chức thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .......... 97
3.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện .......................... 97
3.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách ................................... 99
3.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ..................................... 105
3.2.4. Đôn đốc thực hiện ........................................................................... 107
3.2.5. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. ............................................... 110
3.3. Kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay. ............................................................................................ 113
3.3.1. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước .............................. 113
3.3.2. Kết quả huy động nguồn vốn và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ
bản nông thôn mới ............................................................................................... 115
3.3.3. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới .............. 116
3.4. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ......................................................................... 122
3.4.1. Những nội dung thực hiện được ..................................................... 122
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 125
Tiểu kết chương 3. ............................................................................................. 136
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ............. 137
4.1. Những gợi ý nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam ............................................................................... 137
4.1.1. Những kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới thời gian qua ............................................................................... 137
4.1.2. Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết 26/NQ-TW .... 139
4.1.3. Định hướng mục tiêu thực hiện xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn tiếp theo (2021-2025) .......................................................................... 141
4.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam .............................................................................. 145
4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................... 145
4.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch, chỉ đạo thực hiện chính sách ... 147
4.2.3. Giải pháp về công tác phổ biến, tuyên truyền ................................ 150
4.2.4. Giải pháp về công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới ..................................................................................... 153
4.2.5. Giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn ........................................ 155
4.2.6. Giải pháp phát huy nguồn lực, sức mạnh và tiềm năng của vùng
và địa phương ...................................................................................................... 157
4.2.7. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các ngành, các tổ chức chính
trị - xã hội và người dân vào thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới .... 159
4.2.8. Giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ..................... 160
4.2.9. Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới . 161
4.2.10. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức phục vụ thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ............................. 163
4.2.11. Giải pháp về tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong thực
hiện chính sách xây dựng nông thôn mới............................................................ 164
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 165
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 167
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả ........................................... 169
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................... 170
Phụ lục ................................................................................................................ 187
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Giải nghĩa
1 ATXH An toàn xã hội
2 BCĐ Ban chỉ đạo
3 BĐKH Biến đổi khí hậu
4 CB, CC Cán bộ, công chức
5 ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
6 ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
7 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
8 CCKT Cơ cấu kinh tế
9 CNH Công nghiệp hóa
10 CP Chính phủ
11 CSC Chính sách công
12 CSHT Cơ sở hạ tầng
13 CSVC Cơ sở vật chất
14 HĐH Hiện đại hóa
15 HĐND Hội đồng nhân dân
16 HTCT Hệ thống chính trị
17 HTX Hợp tác xã
18 KHCN Khoa học công nghệ
19 KHKT Khoa học kỹ thuật
20 MTQG Mục tiêu quốc gia
21 MTTQ Mặt trận tổ quốc
22 NĐ Nghị định
23 NN Nông nghiệp
24 NT Nông thôn
25 NQ Nghị Quyết
26 NSNN Ngân sách nhà nước
27 NTM Nông thôn mới
28 NXB Nhà xuất bản
29 QĐ Quyết định
30 TS Tiến sĩ
31 TTg Thủ tướng
32 TU, TW Trung Ương
33 UBND Ủy Ban Nhân dân
34 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
35 XHCN Xã hội chủ nghĩa
36 VPĐP Văn phòng điều phối
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Sự khác biệt trong mô hình nông thôn cũ và mới .............................. 45
Bảng 2.2. Ý kiến nhận xét về ý nghĩa của chính sách XDNTM ......................... 52
Bảng 2.3. Ý kiến nhận xét về việc tổ chức thực hiện “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân quản lý và dân hưởng lợi” ở cấp cơ sở
trong thực hiện XDNTM ..................................................................................... 57
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cơ sở ...... 58
Bảng 2.5. Tình hình FDI và FDI trong NN của Việt Nam 2011-2017 ............... 63
Bảng 3.1. Tổng hợp mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước .................. 113
Bảng 3.2. Mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí của cả nước ...................................... 114
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nhận thức của người dân trong huy động nguồn
lực cho thực hiện XDNTM ................................................................................. 116
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ................... 125
Bảng 3.5. Khảo sát mức độ, tiến độ tình hình triển khai thực hiện chính sách
XDNTM .............................................................................................................. 126
Bảng 3.6. Điều tra về những tệ nạn xã hội nông thôn ........................................ 128
Bảng 3.7. Kết quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền về XDNTM .............. 129
Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về công tác phổ biến, tuyên truyền trong thực hiện
chính sách XDNTM ............................................................................................ 129
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nghề nông thôn................................................. 41
Hình 2.2. Mối quan hệ của các chủ thể quản lý và tham gia đóng góp thực
hiện chương trình XDNTM ................................................................................. 54
Hình 2.3. Phương thức tham gia của người dân vào quá trình CSC ................... 55
Hình 2.4. Vai trò của người dân tham gia XDNTM ........................................... 56
Hình 2.5. Tỷ lệ các hình thức tham trực tiếp của người dân trong thực hiện
chính sách XDNTM ............................................................................................ 57
Hình 2.6. Mô hình hóa công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng NTM ................................................................................................... 59
Hình 2.7. Bộ tiêu chí quốc gia về NTM .............................................................. 60
Hình 2.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ..................... 61
Hình 2.9. Các yếu tố tác động đến phương thức tham gia của người dân trong
thực hiện chính sách XDNTM ............................................................................ 65
Hình 3.1. Hình thức người dân tiếp cận thông tin về chính sách XDNTM qua
các phương tiện truyền thông đại chúng ............................................................. 101
Hình 3.2. Tỷ lệ người dân biết về những thông tin cơ bản trong XDNTM ........ 104
Hình 3.3. Tỷ lệ nắm bắt thông tin của người dân tại các khu vực khảo sát về
thực hiện chính sách XDNTM ............................................................................ 105
Hình 3.4. Sơ đồ bộ máy quản lý, điều hành chương trình XDNTM .................. 106
Hình 3.5. Mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của các vùng trên cả nước ............ 114
Hình 3.6. Hình thức người dân tham gia bàn bạc ra quyết định trong XDNTM 127
Hình 3.7. Tỷ lệ người dân tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá chính sách
XDNTM .............................................................................................................. 131
Hình 3.8. Lý do người dân không tham gia các hoạt động kiểm tra, giám sát
và đánh giá .......................................................................................................... 132
Hình 3.9. Những hạn chế chính về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở hiện nay ............................................................................................... 135
Hình 3.10. Những lý do ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp cơ sở hiện nay ............................................................................................... 135
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và kỷ nguyên công nghệ 4.0, đặt ra yêu cầu rất cao đối
với nền kinh tế nước ta trên tất cả các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức nhất. Nhằm phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, khắc phục những tồn tại hiện
nay trong khu vực nông thôn, đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, cần
phải có nhiều chính sách. Trong đó, có chính sách xây dựng nông thôn mới.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta bước vào công
cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Nền kinh thế
thị trường và hội nhập có nhiều ưu điểm như giải phóng lực lượng sản xuất, thúc
đẩy tăng trưởng, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân. Tuy nhiên, do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận động của
hệ thống thị trường nên cũng bộc lộ nhiều khuyết tật. Những vùng, địa phương khó
khăn, ít tài nguyên và không có vị trí địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, đời
sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc,
nhất là nông thôn ở vùng sâu, vùng xa. Một thực tế đang diễn ra là, do nông thôn
chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn, làm ảnh
hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của các đô thị.
Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải
pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập. Thực
hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về “Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010
về “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tạo cơ sở pháp lý và
thống nhất chỉ đạo việc thực hiện chính sách XDNTM trên phạm vi cả nước. Mới
đây nhất là Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ
“Ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020”. Như vậy,
sau 10 năm triển khai thực hiện chính sách XDNTM đã đạt được những kết quả to
lớn, đặc biệt người dân đã chủ động, tin tưởng, tích cực tham gia vào thực hiện
XDNTM. Bộ mặt NT được thay đổi, điều kiện vật chất và tinh thần được nâng cao.
2
Việc tổ chức hiệu quả thực hiện chính sách XDNTM đóng vai trò quan trọng
đối với khu vực NT khi người dân sinh sống chủ yếu bằng NN. Đặc biệt ở Việt
Nam, một nước NN với 64% dân cư đang sinh sống ở NT thì phát triển NN, NT đã,
đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành và có vai trò quyết
định đối với việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Việc thực hiện có
hiệu quả chính sách XDNTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê
hương, đất nước trong giai đoạn mới. Công tác tổ chức thực hiện chính sách
XDNTM sẽ ngăn ngừa việc thực hiện tự phát, mỗi nơi làm theo một cách và hạn
chế những khuyết điểm vốn có của nông thôn Việt Nam như: có phạm vi rộng lớn;
kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; đặc điểm địa hình phức tạp,
nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu đời, nông thôn
nước ta phát triển còn lộn xộn, phong tục văn hóa khác nhau, nếp sống đa dạng
Trên thực tế hiện nay, việc thực hiện chính sách XDNTM ở nước ta vẫn còn
tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Sự chênh lệnh tiêu chí giữa các xã ở các vùng
miền còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo so với bình quân cả nước còn cao, số hộ nghèo ở các
huyện nghèo chiếm tỷ lệ lớn; nhận thức ở một số nơi về mục đích, ý nghĩa của
chương trình chưa đầy đủ. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và công tác chỉ
đạo việc thực hiện chính sách còn hạn chế; công tác quy hoạch lập kế hoạch thực
hiện; công tác tuyên truyền, phân công phối hợp, công tác kiểm tra, đánh giá và
khảo sát thực trạng theo 19 tiêu chí trong XDNTM cũng còn nhiều khuyết điểm; cơ
chế huy động nguồn lực, phân bổ nguồn vốn trong XDNTM; trình độ dân trí của
người dân trong việc thực hiện chương trìnhcòn bộc lộ nhiều thiếu sót. Những
điều đó dẫn đến, công tác thực hiện chính sách XDNTM chưa thực sự nhanh, mạnh
và hiệu quả. NT tuy có phát triển nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, các hình thức sản xuất
chưa theo kịp nhu cầu phát triển thị trường, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất
lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu, nghèo giữa
khu vực nông thôn và thành thị còn cách biệt lớn; một số vấn đề bức xúc xã hội phát
sinh chậm được giải quyết, nhất là trong tranh chấp, khiếu nại của công dân
Xuất phát từ thực tiễn cho thấy, vấn đề cốt lõi của thực hiện chính sách
XDNTM chính là đạt được các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Theo đó, thực hiện
XDNTM nhằm nâng cao thu nhập, mức sống của cư dân NT, tạo sự hài lòng của
3
người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Vì thế phải xác
định thực hiện chính sách XDNTM là nhiệm vụ lâu dài, không thể nhanh chóng
hoàn thành trong ngày một ngày hai, hơn nữa thực hiện XDNTM cũng chưa kết thúc
khi các địa phương hoàn thành các tiêu chí đề ra, mà cần tiếp tục duy trì và nâng cao
hơn chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu
lý luận, tổng hợp và đánh giá thực tiễn, tìm giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách XDNTM trên địa bàn NT cả nước nhằm mở ra triển vọng mới
trên lộ trình xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng dân cư.
Từ những lý do trên đây và qua kinh nghiệm từ thực tiễn, tác giả lựa chọn đề
tài luận án “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay”
làm vấn đề nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức thực hiện chính
sách XDNTM, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao việc thực hiện chính
sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, mỗi chương của luận án cần
hướng tới và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án;
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách XDNTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách XDNTM ở nước ta
hiện nay, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài
học kinh nghiệm;
- Dự báo bối cảnh tác động, xác định mục tiêu, định hướng và đề xuất giải
pháp nâng cao việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng quá trình thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam thời gian qua chưa hợp lý; chất lượng XDNTM còn nhiều yếu
kém, một số tiêu chí chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và yêu cầu phát triển.
Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về công tác chỉ
đạo, điều hành; nguyên nhân về phân công phối hợp giữa các cấp; nguyên nhân về
4
công tác phổ biến, tuyên truyền Nghiên cứu cũng sẽ chỉ rõ những yếu tố ảnh
hưởng, những khuyết điểm đã, đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện
XDNTM. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hợp lý sẽ khắc phục những yếu
kém và hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
Hơn thế nữa, Luận án sẽ tìm kiếm những bài học kinh nghiệm trong thực
hiện chính sách XDNTM của một số quốc gia trên thế giới, thông qua đó giúp các
địa phương, các vùng miền trong cả nước định hướng, linh hoạt sử dụng các tiêu chí
và thực hiện XDNTM kiểu mẫu ở giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác tổ chức thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong khuân khổ đề tài luận án, tác giả tập trung
nghiên cứu công tác thực hiện chính sách XDNTM theo quy trình chính sách công.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu quy trình thực hiện chính sách XDNTM
trên phạm vi cả nước.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu nội dung thực hiện chính sách
XDNTM, chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2019. Phần đề xuất quan điểm và giải pháp
đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả kết hợp phương pháp luận và các phương
pháp nghiên cứu, cụ thể như:
- Phương pháp luận: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là hệ thống lý
thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lý thuyết, những quan
điểm tiếp cận đối tượng khoa học, cùng với hệ thống lý thuyết về phương pháp kỹ
thuật và lôgíc tiến hành nghiên cứu công trình khoa học cũng như phương pháp tổ
chức, quản lý quá trình ấy. Ở đây tác giả luận án sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử cùng với việc nghiên cứu những quan điểm tổng quát,
những cách tiếp cận khác nhau, xây dựng hệ thống lý luận về chính sách NN, NT và
XDNTM. Đây là vấn đề trung tâm của phương pháp luận nhằm giải quyết vấn đề
trong lĩnh vực NTM và xem xét quy trình thực hiện XDNTM trên cơ sở một CSC.
5
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Tiến hành thu thập nghiên cứu
các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về NTM bằng cách thu thập, xử lý và phân
tích tài liệu thu thập thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu
chúng một cách đầy đủ và toàn diện nhất. Thu thập và xử lý thông tin còn nhằm
phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ
đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích – tổng hợp đòi
hỏi sự phân tích các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được, phân tích mối tương tác,
quy trình chính sách trong thực hiện XDNTM, từ đó xác định vị trí, vai trò của các
nhân tố. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thực
tế về kết quả thực hiện XDNTM, từ đó tổng hợp, đánh giá và phân tích. Việc tổng
hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả ở các
chương về thực trạng và quan điểm, giải pháp.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp được áp dụng trong quá trình thực
hiện luận án nhằm đánh giá, giải mã các tài liệu định tính và định lượng. So sánh để
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa quá trình thực hiện chính sách XDNTM ở
hiện tại và quá khứ để thấy quy luật biến đổi và lý giải sự biến đổi đó. So sánh để
tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố trong quy trình thực hiện chính sách. So sánh
để làm rõ mối liên hệ giữa các tiêu chí trong thực hiện XDNTM. So sánh giữa các
tài liệu nghiên cứu để tìm kiếm và đưa ra những quan điểm chung nhất về thực hiện
chính sách XDNTM.
- Phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn: Luận án đã thống kê các báo cáo,
đề án, đề tài, luận án, luận văn có liên quan đến chính sách XDNTM. Từ đó tổng kết,
rút ra những kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, làm cơ sở để luận giải những
khái niệm, quan niệm và đánh giá, bình luận những nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả
đã thực địa, phát phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn sâu người dân và các cán bộ,
công chức tại một số địa phương, từ đó có dữ liệu để phân tích, tổng hợp và đưa ra
những sơ đồ, bảng biểu, số liệu nhằm làm rõ thực trạng thực hiện chính sách
XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về lý luận:
6
+ Luận án góp phần hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết về CSC, về
thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam hiện nay.
+ Khẳng định thực hiện chính sách XDNTM có vị trí, vai trò quan trọng
quyết định đến mục tiêu của chương trình XDNTM.
+ Kế thừa và phát triển kinh nghiệm khi thực hiện chính sách XDNTM.
- Về thực tiễn:
+ Phát hiện và chỉ ra thực trạng thực hiện XDNTM. Chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong thực
hiện chính sách XDNTM.
+ Chỉ ra bối cảnh, định hướng và đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi
để nâng cao việc thực hiện chính sách XDNTM ở Việt Nam đến năm 2025.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng khung lý thuyết và
phương pháp phân tích, đánh giá chính sách công. Cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc thực hiện chính sách XDNTM.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện
XDNTM trong thời gian tới. Tham mưu trong công tác hoạch định chính sách công.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các chủ thể trong việc học tập,
nghiên cứu và giảng dạy về quy trình thực hiện chính sách công và XDNTM.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình
nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và phụ lục, cấu trúc
luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu;
Chương 2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chính sách
xây dựng nông thôn mới;
Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam hiện nay;
Chương 4. Giải pháp nâng cao việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn
mới ở việt nam đến năm 2025.
7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách công
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về khái niệm CSC của các tác giả: Michael
Howlett and M.Ramesh: Studying Public Policy: Policy Cycles and Policy
Subsystems [200]; J.Anderson, Planning for public policies [197]; H.D.Laswell với
cuốn The Policy Sicence [195] và F.Morstein Marx, The Social Function of Public
Adminisstration [191] đã đề cập đến các quan niệm về CSC. Trong đó chỉ rõ
những đặc trưng, vị trí, vai trò và quy trình CSC nói chung.
Các công trình nghiên cứu về quá trình CSC của các tác giả: H.D. Lasswell,
Overview of Policy Sicence [190], đã chia quá trình CSC thành 7 giai đoạn, bao
gồm: (1) Thu thập thông tin; (2) Đề xuất; (3) Ra quyết định; (4) Hướng dẫn; (5) áp
dụng; (6) Kết thúc; (7) Đánh giá; J. Anderson (1990), Planning for public policies
[197], đã chia quá trình CSC thành 5 giai đoạn, bao gồm: (1) Thiết lập chương trình
nghị sự, (2) Hình thành chính sách, (3) Ra quyết định chính sách, (4) Thực hiện
chính sách, (5) Đánh giá chính sách; G.Brewer và P.de Leon, The foundations of
policy analysis [192], đã chia quá trình CSC gồm 5 giai đoạn, đó là: (1) khởi xướng;
(2) tranh luận; (3) lựa chọn; (4) thực thi; (5) đánh giá và kết thúc Như vậy, các
công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến các giai đoạn trong quy trình CSC, tuy
nhiên do cách tiếp cận khác nhau mà phân chia CSC thành một quá trình gồm nhiều
giai đoạn khác nhau.
Các công trình nghiên cứu của tác giả: Parker, B, Planning Analysis: The
Theory of Citizen Participation [204]; Nabatchi, T., A manager's guide to
evaluating citizen participation [201]; Cohen, J.M. and Uphoff, N, Rural
Development Participation: Concepts and Measure for Project Design,
Implementation and Evaluation [186]; Rifkin, S. B, và Kangere, M, What is
participation [205] đã đề cập đến các quan điểm về khái niệm tham gia và
phương thức tham gia của người dân vào quá trình chính sách.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả: Box, R. C, Citizen governance:
Leading American communities into the 21st century: Sage Publications [184];
Weeks, E. C, The practice of deliberative democracy: Results from four
large‐scaletrials [207]; Irvin, R. A, và Stansbury, J, Citizen participation in
8
decision making: Isit worth the effort? [196]; Parker, B., Planning Analysis: The
Theory of Citizen Participation [204] đã chỉ ra những mặt t...những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của các quốc gia là
những tham khảo tốt cho Việt Nam trong hoạch định và thực hiện chính sách về
NN, nông dân, NT và XDNTM, cũng như đổi mới phương thức lãnh đạo của các
cấp ủy đảng và nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền trong thực hiện
chính sách XDNTM.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.2.2.1. Sách
- Vũ Văn Phúc và các cộng sự trong cuốn: “XDNTM - những vấn đề lý luận
và thực tiễn” [117]. Cuốn sách đã khái luận những vấn đề chung về XDNTM; Thực
tiễn và kinh nghiệm về XDNTM của các quốc gia trên thế giới, từ đó có những luận
giải về chủ trương đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam về NN,
NT, nông dân và XDNTM; Qua đó đánh giá thực trạng XDNTM ở Việt Nam. Trên cơ
sở đó đề xuất các nội dung, giải pháp: Về công tác tuyên truyền; Về tổ chức sản xuất;
Về phát triển kinh tế NT; Về giải quyết những mâu thuẫn ở NT; Về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng và xây dựng người nông dân mới chủ thể của NT là hạt nhân để
XDNTM.
- Các tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng và cộng sự trong
cuốn: “XDNTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới”
[36]. Tác giả đã tiếp cận những vấn đề cơ bản về XDNTM ở Việt Nam, từ việc luận
giải, đánh giá, các tác giả đã đưa ra tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới
trong quá trình XDNTM ở Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu về phát triển NN,
nông dân, NT của Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như kinh nghiệm xây dựng NTM
của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những khái niệm bước đầu
21
về xây dựng NT mới ở Việt Nam, những tác động của nền kinh tế thế giới đã tác
động mạnh mẽ tới XDNTM ở Việt Nam như thế nào. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
một số kỹ năng thiết yếu về quản lý cho cán bộ quản lý NTM ở cơ sở.
- Phạm Đi, “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay – Nghiên cứu
vùng duyên hải Nam Trung bộ” [54]. Tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển nông thôn và XDNTM, đặc biệt tác giả đã chỉ ra quan điểm,
đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về NN, nông dân, NT và XDNTM.
Nghiên cứu của TS. Phạm Đi cũng đưa ra thực trạng XDNTM ở các tỉnh Duyên hải
Nam Trung bộ, trong đó chỉ rõ những thực trạng về nhận thức của cán bộ và nhân
dân đối với chương trình NTM; thực trạng công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực
hiện; thực trạng XDNTM qua thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia. Thông qua việc chỉ ra
thực trạng và đánh giá những hạn chế, nguyên nhân, tác giả đã đưa ra những định
hướng, giải pháp chủ yếu XDNTM.
- Phạm Xuân Nam, “Phát triển nông thôn” [102]. Trong công trình này, tác
giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT-XH NT nước ta như
dân số, việc làm, lao động, chuyển dịch CCKT; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực
tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tác giả đưa
ra yêu cầu nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và những biện pháp tổ chức,
quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển NT.
- Nguyễn Văn Trung, “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để CHN -
HĐH nông thôn, nông nghiệp nước ta” [158]. Nội dung chính cuốn sách nêu những
vấn đề có liên quan tới CNH, HĐH NT, NN được coi là mũi đột phá quan trọng
nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng to lớn của NN nhiệt đới Việt Nam, giải
phóng sức lao động của NT, trong đó lực lượng đặc biệt quan trọng là lao động trẻ,
đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động này thành những chủ nhân trên đồng ruộng,
trong các trang trại, các làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất chế biến nông sản
hiện đại, củng cố và tăng cường khối đoàn kết công - nông.
- Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định, “Một
số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” [9]. Công
trình đã luận giải về các vấn đề NN, nông dân và NT ở các nước và Việt Nam. Đặc
biệt tác giả đã cung cấp những kết quả nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở Việt
Nam, những mối quan hệ trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ đó có
22
sự định hướng trong việc phát triển các trang trại nhỏ, các mô hình NT về NN trồng
lúa ở các nước khác nhau, mối quan hệ gắn bó giữa nông dân và các nhà khoa học.
- Phan Văn Sáu, Hồ Văn Thông, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây
dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” [126]. Công trình đã cung cấp những
luận cứ, luận chứng, dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách thực
hiện phát huy dân chủ của chính quyền cấp xã về phát triển NT, NN, nông dân nước
ta trong thời kì đổi mới.
- Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
[30]. Đây là công trình nghiên cứu phân tích và luận giải quá trình đổi mới, hoàn
thiện chính sách NN, NT nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển NN, NT Việt Nam như: vấn đề đầu
tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo, nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu các mặt
hàng nông sản.
- Lưu Văn Sùng, “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp
theo hướng CNH, HĐH” [134]. Tác giả đã chỉ rõ thực chất CNH, HĐH NN, NT là
quá trình phát triển NT theo hướng tiến bộ về KT-XH của một nước công nghịêp.
Điều đó cho thấy phải gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chiến lược phát
triển công nghiệp và dịch vụ cần tính toán đến thế mạnh của nông nghiệp, phải phát
triển những ngành công nghiệp chế biến nông sản, những cụm công nghiệp để thúc
đẩy kinh tế nông thôn. Từ đa dạng hoá sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm NN đến
phát triển công nghiệp chế biến là bước đi tất yếu của phát triển NN trong thời kỳ
CNH, HĐH. Đó là khâu quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất NN.
- Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”
[7]. Trên cơ sở nghiên cứu HTCT cấp cơ sở, tác giả đã chỉ ra HTCT ở cơ sở NT có
vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triển KT-XH, ổn định tổ chức cuộc
sống của cộng đồng dân cư.
- Nguyễn Văn Bích, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới: quá khứ và hiện tại” [10]. Cuốn sách gồm 4 phần chính và phụ lục: Phần thứ
nhất: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến
(1901 - 1945); Phần thứ hai: NN, NT Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân
23
chủ cộng hòa đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1945-1975); Phần
thứ ba: NN, NT Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - cả
nước bước vào thời kỳ xây dựng CSVC - kỹ thuật của CNXH (1976-1986); Phần
thứ tư: NN, NT Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2006). Với cách nhìn khái quát,
cuốn sách được coi như một bản tổng kết về lĩnh vực NN nước ta. Được chuẩn bị
công phu, nghiêm túc, phản ánh khá đầy đủ, toàn diện, có thống kê số liệu qua các
thời kỳ lịch sử xây dựng, phát triển kinh tế NN nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,
cuốn sách đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong NN, NT về
quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu lên được bối cảnh về sự phát
triển của nền kinh tế nước ta nói chung, nền NN, NT nói riêng.
- Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau” [131]. Nội dung cuốn sách cung cấp sơ lược về thực trạng các vấn đề NN,
nông dân, NT Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986-2007), phân tích những thành
tựu, những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, đề xuất những định hướng và kiến
nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của NN, nông dân,
NT Việt Nam.
- Đỗ Tiến Sâm, “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp”
[125]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới tác động của các xu hướng hợp tác và
cạnh tranh càng trở nên gay gắt, các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt trong
quá trình mở cửa thị trường. Các mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh thấp, lại vấp
phải hàng rào kỹ thuật, bảo hộ của các nước phát triển. Trung Quốc đặc biệt quan
tâm vấn đề phát triển NN, NT và nông dân gọi là “tam nông”. Như vậy, vấn đề "tam
nông" không đơn thuần là kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị, một hệ thống
vấn đề tổng thể, xuyên suốt và gắn kết với toàn bộ quá trình chuyển đổi và phát
triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc nói riêng và các nước đang phát triển nói chung.
Giải quyết vấn đề tam nông trở thành vấn đề quan trọng trong những vấn đề quan
trọng hàng đầu của Ðảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay.
- Nguyễn Minh Hằng, “Một số vấn đề về HĐH nông nghiệp Trung Quốc”
[61]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của kinh tế NN trong nền kinh tế chung của
Trung Quốc và một số vấn đề về phát triển NN Trung Quốc chuyển từ nền NN truyền
thống sang nền NN hiện đại thích ứng với xu thế chung của thế giới.
- Nguyễn Kim Bảo, “Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc
24
(Giai đoạn 1992 - 2010)” [8]. Sách đã giới thiệu một số vấn đề về điều chỉnh chính
sách phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1992 - 2010, nhằm phù hợp với
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Trung Quốc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới
WTO. Trong đó, những chính sách về chiến lược phát triển kinh tế NN cũng được
đề cập tới.
- Nguyễn Văn Sánh, “Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng dụng vào bối
cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” [123]. Tác giả tóm lược các cách tiếp cận
nghiên cứu và phát triển NT thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng
hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển NT tại Việt Nam, đặc
biệt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ngô Huy Tiếp, “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn
hiện nay” [152]. Công trình này đã phân tích vai trò quan trọng của giai cấp nông dân
trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH NN, NT; phân
tích những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Làm rõ nội
dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân, phân tích thực
trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp nông dân, các tác
giả đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp, xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đặng Kim Sơn, “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam, bối cảnh, nhu
cầu và triển vọng” [128]. Tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô về
NN và NT Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Đồng thời đề cập đến những
cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách NN trong thời gian qua; phân
tích những thách thức và cơ hội cho phát triển NN Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách NN nước ta theo định hướng phát
triển bền vững.
1.2.2.2. Luận án, luận văn
- “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực thi quyền lực của
nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án của Lê Tấn Lập [87].
Tác giả đã nghiên cứu về thực thi quyền lực của nhân dân, những đặc trưng quyền
lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở NT ĐBSCL. Đặc biệt, luận án đã làm rõ
25
mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng với việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở NT ĐBSCL. Những kết quả của luận án có giá trị tham
khảo tốt đối với quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong sự nghiệp
XDNTM hiện nay.
- “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Thị Tố Uyên [165]. Luận
án đã tổng quan được các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài; phân
tích, làm rõ được các khái niệm liên quan; khái quát được chức năng, nhiệm vụ và
đặc điểm của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng; tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh
CNH, HĐH NN, NT – khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo. Luận án cũng
chỉ ra và đánh giá được thực trạng CNH, HĐH NN, NT vùng đồng bằng sông
Hồng. Những ưu, khuyết điểm được tác giả đánh giá khá công phu, sát thực tế, phân
tích sâu sắc nguyên nhân của ưu, khuyết điểm, khái quát được sáu kinh nghiệm có
giá trị lý luận và thực tiễn cao. Luận án đã đề xuất được mục tiêu, phương hướng và
07 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng
đẩy nhanh CNH, HĐH NN, NT đến năm 2020.
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong XDNTM”, của Lê
Huỳnh Mai [95]. Luận án đã tổng quan được khung lý thuyết về chuyển dịch CCKT
NT trong XDNTM đặc thù cho Thủ đô Hà Nội. Với đặc thù thủ đô, yêu cầu của
chuyển dịch CCKT cần tập trung dịch chuyển theo hướng tập trung, quy mô lớn,
ứng dụng KHCN vào sản xuất xanh, sạch. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất tiêu chí
đánh giá chuyển dịch CCKT NT về kết quả cần tập trung vào xem xét sự thay đổi
về quy mô, tỷ trọng, tốc độ chuyển dịch của từng ngành trong CCKT nói chung và
trong nội bộ ngành nói riêng. Đặc biệt, tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKT NT về
hiệu quả cần tập trung vào ba nhóm chỉ tiêu sau: (1) nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển
dịch CCKT theo hướng góp phần tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm
dần sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang hình thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn; (2)
nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch CCKT góp phần đẩy mạnh ứng dụng KHCN
vào các hoạt động sản xuất khu vực NT và (3) nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch
CCKT góp phần nâng cao năng suất lao động và năng suất đất đai khu vực NN, NT.
- “Các tỉnh ủy ở vùng Đồng bằng sông Hồng lãnh đạo XDNTM giai đoạn
hiện nay”, Luận án của Đào Thanh Lưỡng [90]. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý
26
luận và thực tiễn các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo thực hiện XDNTM, luận án dự
báo những nhân tố tác động, xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp
chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với thực hiện
XDNTM đến năm 2025.
- “Các tỉnh ủy ở Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo XDNTM giai đoạn
hiện nay”, của Lê Quốc Khởi [85]. Luận án đã tổng quan được những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân.
Những đóng góp về khoa học của luận án là góp phần làm rõ đặc điểm của NT ở
ĐBSCL; quan niệm về NTM và XDNTM ở ĐBSCL; Làm rõ khái niệm, nội dung,
phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với XDNTM; Rút ra những
kinh nghiệm trong lãnh đạo XDNTM của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ 2010 đến nay;
Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với XDNTM đến năm 2025.
- “Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay”, của Phạm Huỳnh Minh Hùng [78] và “Phát huy vai trò của
nông dân trong XDNTM ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, của Huỳnh Thanh
Hiếu [63]. Hai luận án đã trình bày tổng quan về những công trình nghiên cứu liên
quan đến vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM. Khái quát một số vấn đề lý
luận về phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở nước ta hiện nay và
những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong
XDNTM. Phân tích thực trạng của việc phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong
XDNTM ở ĐBSCL hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đặt biệt, đề tài
nghiên cứu đã phân tích làm rõ về vai trò chủ thể của nông dân ĐBSCL trong
XDNTM; Phân tích và đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để tiếp tục
phát huy tốt hơn vai trò chủ thể của nông dân trong XDNTM ở ĐBSCL.
- “Kinh tế tập thể trong XDNTM ở tỉnh Quảng Ngãi”, của Phan Văn Hiếu
[64]. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế tập thể trong XDNTM ở tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2011 -2015, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế,
yếu kém và nguyên nhân, để đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc
đẩy phát triển kinh tế tập thể trong XDNTM ở tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn tới.
- “Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho XDNTM trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh”, của Hoàng Ngọc Hà [56]. Bằng việc sử dụng phương pháp kiểm định các
27
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho
XDNTM tại Hà Tĩnh, cho thấy có 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng, trong đó, các yếu tố
thuộc về điều kiện tự nhiên, KT –XH của địa phương ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó
đến các yếu tố thuộc về nhà nước và ảnh hưởng thấp nhất là sự tham gia của các tổ
chức đoàn thể, các doanh nghiệp. Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính cho XDNTM tại Hà Tĩnh,
bao gồm: (1) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch XDNTM; (2) Kiện toàn bộ
máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp và phát huy vai
trò của các tổ chức đoàn thể; (3) Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát;
(4) Tăng tỷ lệ nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp thông qua xây dựng và tổ chức
thực hiện tốt chính sách trợ giúp công tác phát triển và dự báo thị trường nông sản,
coi đây là chính sách quan trọng nhất trong huy động nguồn lực tài chính từ doanh
nghiệp; (5) Ưu tiên phân bổ, sử dụng NSNN nói riêng và các nguồn lực tài chính
nói chung cho tổ chức và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thay
vì đầu tư vào CSHT như hiện nay.
- “Phát triển nông nghiệp trong quá trình XDNTM ở tỉnh Bắc Giang”, của
Thân Thị Huyền [79]. Luận án đã tổng quan được những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong XD NTM tại tỉnh Bắc Giang. Luận án đã đưa ra mô hình nghiên cứu định
lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động và sử dụng các nguồn lực cho
XDNTM ở một địa phương cấp tỉnh bao gồm: các yếu tố thuộc về nhà nước, điều
kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội; các yếu tố thuộc về người dân; sự tham gia của các
tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp.
- “Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội làng nghề tỉnh Nam Định
trong XDNTM”, của Trần Thị Thanh Thủy [151]. Luận án đã đánh giá ảnh hưởng
các nhân tố đến sự phát triển và phân bố làng nghề ở tỉnh Nam Định theo 3 nhóm:
Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ; điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KT -
XH. Đặc biệt, luận án đã phân tích thực trạng phát triển và phân bố làng nghề theo
thời gian, theo nhóm ngành và theo lãnh thổ. Trong đó đi sâu nghiên cứu 4 nhóm
nghề tiêu biểu trong phát triển làng nghề ở tỉnh Nam Định là: Chế biến gỗ; thủ công
mỹ nghệ; dệt may và cơ khí. Làm rõ mối quan hệ giữa làng nghề và XDNTM ở tỉnh
trên cơ sở so sánh kết quả thực hiện một số tiêu chí NTM ở xã, thị trấn có làng nghề
với các xã, thị trấn không có làng nghề.
28
- “Huy động vốn cho XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên”, của Lý Văn Toàn [153].
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về nguồn vốn và huy động nguồn
vốn cho XDNTM; Tiếp thu và khẳng định chương trình XDNTM là yêu cầu cấp
bách ở nước ta hiện nay nói chung và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng; Kế thừa
và phát triển kinh nghiệm về huy động nguồn vốn trong XDNTM trên thế giới và
các địa phương trong nước. Về thực tiễn, luận án đã phát hiện và trình bày thực
trạng XDNTM và việc huy động vốn cho XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên. Chỉ ra
những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho việc thực hiện
chính sách XDNTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua.
- “XDNTM ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay đến năm 2020”, của Phan Thị
Minh Nguyệt [107]. Luận án đã phân tích, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
XDNTM ở Thái Nguyên. Qua kinh nghiệm một số nước, một số tỉnh, luận án đã rút
ra một số bài học vận dụng cho XDNTM ở Thái Nguyên. Luận án cũng đã đánh giá
thực trạng XDNTM ở Thái Nguyên, chỉ ra một số hạn chế, bất cập; nguyên nhân; đề
xuất một số giải pháp nhằm XDNTM ở Thái Nguyên. Để XDNTM trong giai đoạn
tới, Thái Nguyên thay đổi CCKT ngành NN theo chiều sâu, XDNTM là nhiệm vụ
của cả HTCT và toàn xã hội; XDNTM phải xuất phát từ đặc điểm của từng địa
phương; XDNTM phải đặt trong mối quan hệ với các địa phương và quy hoạch đô
thị trên địa bàn; XDNTM phải xuất phát từ chính lợi ích của người dân.
- “Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình
XDNTM tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam”, của Đoàn Thị Hân
[62]. Luận án đã tập trung nghiên cứu vấn đề huy động nguồn lực tài chính thực
hiện Chương trình XDNTM cấp xã quản lý trong giai đoạn 2011 - 2015, bao gồm
các nguồn từ Ngân sách TW, ngân sách địa phương, các nguồn vốn tín dụng cho
XDNTM, các nguồn huy động từ cộng đồng... cho XDNTM. Nghiên cứu vấn đề sử
dụng nguồn lực tài chính trong thực hiện Chương trình XDNTM do cấp xã tổ chức
huy động và quản lý. Luận án góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử
dụng nguồn lực tài chính thực hiện Chương trình XDNTM ở các tỉnh vùng Trung
du và miền núi phía Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
- “Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho XDNTM ở tỉnh Thái
Bình”, của Nguyễn Thị Bích Diệp [37]. Luận án đã khái quát điều kiện tự nhiên
KT-XH tỉnh Thái Bình và phân tích tác động của các điều kiện đó đến huy động, sử
29
dụng các nguồn tài chính cho XDNTM; rà soát hiện trạng NT tỉnh Thái Bình trước
khi tiến hành XDNTM để làm cơ sở so sánh, đánh giá với kết quả sau 5 năm thực
hiện chương trình (2011 - 2015). Luận án đã phân tích thực trạng huy động, sử dụng
các nguồn tài chính khu vực công, tư cho XDNTM tại tỉnh Thái Bình giai đoạn
(2011 - 2015) dựa trên số liệu thứ cấp và kết quả khảo sát. Đánh giá kết quả đạt
được, hạn chế về huy động, sử dụng các nguồn tài chính trên các khía cạnh. Luận án
đã đề xuất 6 quan điểm, 4 nhóm giải pháp nhằm tăng cường huy động, sử dụng các
nguồn tài chính cho XDNTM tại tỉnh Thái Bình giai đoạn (2016 - 2020). Các giải
pháp đề xuất hướng tới việc huy động, sử dụng nguồn tài chính của cả khu vực công
và tư, gắn liền với chủ thể được hưởng lợi hoặc các chủ thể phải thực hiện “trách
nhiệm xã hội” với chương trình XDNTM. Các giải pháp được đặt trong bối cảnh
nhiều luật công được ban hành và bắt đầu có hiệu lực. Luận án đề xuất một kiến nghị
đối với Chính phủ để các giải pháp có tính khả thi. Các kiến nghị đối với Chính phủ
tập trung chủ yếu vào việc sửa đổi, ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến huy
động, sử dụng nguồn tài chính cho XDNTM.
- “Phương thức tham gia của người dân vào quá trình chính sách công ở
Việt Nam hiện nay (qua nghiên cứu chính sách XDNTM)”, của Phan Văn Tuấn
[162]. Luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước
ngoài liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu. Làm rõ cơ
sở lý luận về phương thức tham gia của người dân vào quá trình CSC. Làm rõ thực
trạng phương thức tham gia của người dân vào quá trình CSC ở Việt Nam (qua
nghiên cứu trường hợp người dân tham gia vào quá trình chính sách XDNTM trên
địa bàn tỉnh Nghệ An). Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức
tham gia của người dân vào quá trình CSC ở Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu
chính sách XDNTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- “XDNTM trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”, của Nguyễn
Văn Hùng [77]. Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn XDNTM trong phát
triển KT – XH ở địa phương cấp tỉnh, chỉ ra những kinh nghiệm XDNTM trong
phát triển KT – XH. Đặc biệt, luận án đã đưa ra những tiền đề XDNTM trong phát
triển KT – XH ở tỉnh Bắc Ninh, đáng giá quá trình XDNTM trong phát triển KT –
XH, từ đó đưa ra được những phương hướng, giải pháp XDNTM trong sự phát triển
KT – XH ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. Thông qua luận án, đã cũng cấp
30
thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, những bài học kinh nghiệm nhằm củng cố và hoàn
thiện cơ sở khoa học trong nghiên cứu XDNTM.
- “Nghiên cứu XDNTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội”, của Nguyễn
Mậu Thái [135]. Luận án đã tổng quan chủ trương, đường lối và chính sách
XDNTM, tình hình phát triển KT - XH; lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm về
XDNTM; phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả XDNTM của các huyện phía
Tây thành phố Hà Nội; phân tích các tác nhân tham gia, các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình XDNTM và đề xuất một số một số giải pháp XDNTM các huyện phía Tây
thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- “Kinh tế nông thôn trong XDNTM ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình”, của
Trần Hồng Quảng [119]. Luận án đã luận giải những nội dung và chỉ tiêu đánh giá
phát triển kinh tế NT trong quá trình XDNTM, chỉ rõ vai trò của phát triển kinh tế
NT trong XDNTM, nhất là đáp ứng các yêu cầu của XDNTM, khai thác hiệu quả
kết quả của chuyển dịch CCKT NT, phát triển kết cấu hạ tầng NT, các hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh cho huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Luận án đã đánh giá
thực trạng kinh tế NT trong quá trình XDNTM và đề xuất quan điểm, giải pháp phát
triển kinh tế NT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.
- “Giải pháp XDNTM trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”,
của Nguyễn Hải Triều [157]. Luận văn tổng quan được một số lý luận cơ bản về
NT, những nguyên tắc, kinh nghiệm trong XDNTM. Đặc biệt, luận văn đã phân tích
thực trạng XDNTM theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM tại huyện Đông Triều, từ đó
đánh giá thực trạng công tác XDNTM. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải
pháp chủ yếu XDNTM trên địa bàn huyện.
1.2.2.3. Các đề tài và bài báo khoa học
- Đề tài “Nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu trong tiêu chí nông thôn mới cấp xã
sau đạt chuẩn và đề xuất giải pháp duy trì bền vững các chỉ tiêu đó” do GS.TS.
Phạm Văn Đức làm chủ nhiệm [55]. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
để điều chỉnh, hoàn thiện các chỉ tiêu trong tiêu chí XDNTM cấp xã sau đạt chuẩn,
đề xuất điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí NTM và đề xuất các giải pháp
chính sách duy trì bền vững kết quả đạt được của các xã sau đạt chuẩn NTM. Đề tài
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá có sự tham gia của các bên có liên
quan, nhằm đánh giá tính bền vững thông qua các chỉ số về kinh tế, xã hội, môi
31
trường tại các xã sau đạt chuẩn NTM. Đề tài đã tiến hành khảo sát đánh giá 14 xã
đạt chuẩn NTM tại 07 tỉnh thuộc 06 vùng kinh tế - xã hội theo phân chia tiểu vùng,
với số lượng mẫu nghiên cứu là 700 hộ dân và phỏng vấn sâu là 300 mẫu. Các dữ
liệu của đề tài là kết quả khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của các nhà quản lý địa
phương và sự đánh giá từ người dân (người được hưởng lợi trực tiếp), đi sâu vào
đánh giá tính bền vững của các chỉ tiêu trong tiêu chí NTM tại các xã sau đạt chuẩn
NTM. Kết quả nghiên cứu, phát hiện và kiến nghị, đề xuất giải pháp của đề tài được
đưa ra trên quan điểm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện bộ tiêu chí NTM nhằm đảm
bảo yêu cầu nâng chất, tính bền vững sự phù hợp và tính khả thi trong quá trình
thực hiện chính sách XDNTM.
- “XDNTM ở Hàn Quốc và Việt Nam”, của Hoàng Bá Thịnh [141]. Tác giả
đã cho thấy mô hình XDNTM ở Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1970 khi Chính phủ Hàn
Quốc thực hiện mô hình Làng mới. Đây là phong trào được khởi xướng bởi Tổng
thống Park Chung Hy. Ban đầu, phong trào đổi mới NT Hàn Quốc đưa ra 10 nội
dung, sau này được chuyển lên thực hiện 16 dự án. Qua đó, Hàn Quốc đã đạt được
những thành tựu vô cùng ấn tượng, có sức lan tỏa và ảnh hưởng quốc tế. Bài viết
phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa phong trào Làng mới
của Hàn Quốc và chương trình XDNTM của Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm có thể vận dụng vào thực hiện chính sách XDNTM trong những năm tiếp
theo ở Việt Nam.
- “Ngổn ngang NTM - Bài học từ Trung Quốc”, Báo điện tử Kinh tế NT [2].
Tác giả Phạm Anh nêu lên những kinh nghiệm, bài học từ việc xây dựng mô hình
NTM vừa được các học giả, nhà quản lý của Trung Quốc chia sẻ trong một hội thảo
tại Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, vấn đề cốt lõi của “Tam
nông” là giải quyết sự chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và NT.
- “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình NTM - Những kết quả bước đầu
và một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn”, của Trương Tấn Sang [124]. Trên cơ sở
tổng kết 3 năm XDNTM, bài viết đã rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu: Một là,
phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao
về nhận thức trong Ðảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương
pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về XDNTM để cả HTCT ở cơ sở
và mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia;
32
hai là, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến
thức XDNTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn,
bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện; ba là, mỗi địa phương phải căn cứ vào
đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi,
tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội
dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau,
cách thức huy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với
điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc; bốn là, đa
dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho XDNTM; có sự chỉ đạo tập trung, cụ
thể, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực
của cả HTCT và nhân dân trên địa bàn.
- Tác giả Lê Hữu Nghĩa trong bài:“XDNTM ở Việt Nam - những vấn đề đặt
ra và giải pháp” [104] đã nêu thực trạng XDNTM trong thời kỳ đổi mới vừa qua,
để thấy được những thành tựu và những yếu kém, bất cập. Từ đó đề ra nhiệm vụ và
giải pháp XDNTM ở Việt Nam đó là: Xây dựng và phát triển NN hiện đại, đồng
thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở NT phù hợp với đặc điểm từng vùng;
Xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH NT hiện đại, gắn với phát triển đô thị và đô thị
hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân ... (2005), Chương trình phát triển NT làng xã mới
giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
16. Bộ NN và Phát triển NT (2006), Đề án thí điểm xây dựng mô hình NTM,
ban hành theo quyết định số 2614/QĐ-BNN-HTX ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN và phát triển NT.
17. Bộ NN và Phát triển NT (2006), Phát triển NN, NT bền vững, Hội nghị
phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội.
18. Bộ NN và Phát triển NT (2007), Cam kết của Việt Nam với WTO trong
lĩnh vực NN và PTNT, Nxb NN, Hà Nội.
19. Bộ NN và PTNT (2007), Một số chính sách về phát triển ngành nghề NT,
Viện Chính sách và chiến lược phát triển NN NT, Nxb NN, HN.
20. Bộ NN và Phát triển NT (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT
ngày 21/8/2009 của Bộ NN và Phát triển NT, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc
gia XDNTM,
21. Bộ NN và Phát triển NT (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT
ngày 04/10/2013 của Bộ NN và Phát triển NT, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí
quốc gia XDNTM.
22. Bộ NN và Phát triển NT, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính (2011), Thông
tư liên tịch số 26/2009/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên bộ Bộ NN
và Phát triển NT, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Hướng dẫn một số nội dung thực
hiên Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
23. Bộ Xây dựng, Bộ NN và phát triển NT, Bộ Tài nguyên và môi trường
(2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTN&MT, ngày 28
tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ NN và phát triển NT, Bộ Tài nguyên và
môi trường, Qui định việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch xây dựng xã NTM,
Hà Nội.
172
24. Bộ Nội vụ (2013), Tài liệu Bồi dưỡng Ngạch chuyên viên và chuyên viên
chính, Ban hành kèm theo quyết định số 2721/QĐ-BNV và 2720/QĐ-BNV ngày 28
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
25. Bun Thoong Chít Ma Ni (2011), Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh
đạo XDNTM trong gia đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng đảng, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Chính phủ (2008), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Của Ban chấp hành TW Khóa X về NN, nông dân,
NT, Hà Nội.
27. Đỗ Kim Chung (2003), Giáo trình dự án phát triển NT, Trường Đại học
NN Hà Nội, Nxb NN, Hà Nội.
28. CIEM, DOE- Univ. Copenhagen, IISSA (2009), Đặc điểm kinh tế nông
thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình NT năm 2008 tại 12 tỉnh; Nxb Thống
kê, Hà Nội.
29. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn
Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển NT, Nxb NN, Hà Nội.
30. Nguyễn Sinh Cúc (2013), "Tổng quan NN, NT Việt Nam sau 25 năm thực
hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI)", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (6).
31. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Vài nét về XDNTM ở Hải Phòng”, Tạp chí
Cộng sản, (83).
32. Lê Thế Cương (2013), Thực tiễn hiện đại hóa NN đặc sắc Trung Quốc và
kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, truy cập ngày 5/8/2018 từ
Thuc-
tien-hien-dai-hoa-nong-nghiep-dac-sac-Trung-Quoc-va.aspx
33. Dang Guoying; Transl, Wang, Pingxing (2006), Nông nghiệp, nông thôn và
nông dân ở Trung Quốc, Beijing. China Intercontinental Press.
34. Lê Vinh Danh (1999), CSC ở Hoa Kỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
35. Hoàng Phó Dân (2014), “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân và Hội
Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề
cơ sở, (94), tr.15-19.
173
36. Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (Đồng chủ biên) (2013),
XDNTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới, Nxb NN, Hà
Nội.
37. Nguyễn Thị Bích Diệp (2017), Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính
cho XDNTM ở tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Tài
Chính. Hà Nội.
38. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (1994). Kinh nghiệm tổ chức
quản lý NT Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Phạm Ngọc Dũng (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN NT từ lý
luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Mậu Dũng và Nguyễn Mậu Thái (2012), Vai trò của người dân
trong XDNTM: Những kinh nghiệm từ thực tiễn, Hội thảo XDNTM ở Việt Nam
những vấn đề lý luận và thực tiễn, tháng 3, năm 2012. Trường Đại học NN Hà Nội,
tr 70-79.
41. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Trung Kiên, Bùi Hải Yến và Phùng Thị Hải
Hậu (2015) Chương trình XDNTM: một cái nhìn từ lịch sử chính sách. Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 6(91) – 2015.
42. DuYing (2000) Cải cách hệ thống và cấu trúc NN của Trung Quốc tiến
tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ACIAR China Grain Market Policy
Project Paper.
43. Hà Thị Thùy Dương (2016), “Phát huy vai trò chủ thể của người dân
trong xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (10).
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ bảy Ban Chấp hành TW khóa VII , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành TW khóa VII , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
174
49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành TW Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành TW Đảng khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
51. Vũ Cam Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
52. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, (Nguyễn Hồng Sơn, Bùi Đại
Dũng, Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường) (2012), Chính sách công và phát triển bền
vững - Cán cân thanh toán, nợ công và đầu tư công, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Phạm Văn Đình (2009). Một vài suy nghĩ về mô hình thí điểm NTM của Bộ
NN và phát triển NT, Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam – Trung Quốc, Vấn đề
NN, nông dân, NT, tháng 12 năm 2009, Trường Đại học NN Hà Nội.
54. Phạm Đi (2016), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay – Nghiên cứu
vùng Duyên hải Nam Trung bộ, NXB Chính trị quốc gia
55. Phạm Văn Đức (chủ nhiệm đề tài) (2017)“Nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu
trong tiêu chí nông thôn mới cấp xã sau đạt chuẩn và đề xuất giải pháp duy trì bền
vững các chỉ tiêu đó” đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
56. Hoàng Ngọc Hà (2018), Huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho
XDNTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Trường Đại
học Thương Mại, Hà Nội.
57. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế NN của Đảng
cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
58. Nguyễn Hữu Hải (2014), CSC những vấn đề cơ bản, Nxb Chinhs trị quốc
gia, Hà Nội
59. Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa (2014), Đại cương về phân tích CSC,
Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
60. Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa (2014), Đại cương về CSC, Nxb Chính
trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
61. Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên) (2003), Một số vấn đề về hiện đại hoá
nông nghiệp Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
175
62. Đoàn Thị Hân (2017), Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính thực
hiện chương trình XDNTM tại các tỉnh trung du và MNPB Việt Nam, Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Hà Nội.
63. Huỳnh Thanh Hiếu (2017), Phát huy vai trò của nông dân trong XDNTM ở
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Triết Học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
64. Phan Văn Hiếu (2017), Kinh tế tập thể trong XDNTM ở tỉnh Quảng Ngãi,
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
65. Cát Chí Hoa (2009), Từ vùng quê đến nông thôn mới, Sách tham khảo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Chu Chí Hòa (Chủ biên) (2010), Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở NT,
Sách tham khảo, Quản Ngọc Loan dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Lê Văn Hòa (2016), Quản lý thực thi CSC theo kết quả, Nxb Chính trị
quốc gia sự thật, Hà Nội.
68. Lê Văn Hòa (2016), Giám sát và đánh giá CSC, Nxb Chính trị quốc gia
sự thật, Hà Nội.
69. Cao Quốc Hoàng và các tác giả (2018), Chính sách công, lý luận và thực
tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
70. Cao Quốc Hoàng và các tác giả (2019), Phân tích, đánh giá chính sách
công, lý thuyết, thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
71. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2012), Giáo trình Khoa học CSC.
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
72. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện chính trị
học (2014), Giáo trình chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
73. Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, Viện khoa học chính trị
(1999), Tìm hiểu về khoa học CSC, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện chính trị học
(2006), Lựa chọn công cộng một tiếp cận nghiên cứu chính sách công (Tài liệu
tham khảo - lưu hành nội bộ), Hà Nội.
176
75. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Giáo trình Hoạch định và phân
tích CSC (dùng cho đào tạo Đại học hành chính). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
76. Hồ Xuân Hùng (2011), XDNTM là sự nghiệp cách mạng lâu dài của
Đảng và nhân dân ta,
77. Nguyễn Văn Hùng (2015), XDNTM trong phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh
Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hà
Nội
78. Phạm Huỳnh Minh Hùng (2017), Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
trong XDNTM ở ĐBSCL hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNDVBC &
CNDVLS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
79. Thân Thị Huyền (2018), Phát triển NN trong quá trình XDNTM ở tỉnh Bắc
Giang, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội.
80. Cù Ngọc Hưởng (2006), Lý luận và thực tiễn XDNTM xã hội chủ nghĩa,
Trung tâm phát triển NT dự án Mispa.
81. Hồ Ngọc Hy (2014), “Mô hình sản xuất lớn trong NN - động lực của quá
trình tái cơ cấu, XDNTM ở tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Cộng sản, (96).
82. Kazuhito Yamashita (2006), “Các vấn đề Thực phẩm và nông nghiệp đối
với Nhật Bản và thế giới trong thế kỷ XXI”, Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương, (13),
tr.11-15.
83. Vũ Trọng Khải (2004), Phát triển NT Việt Nam từ làng xã truyền thống
đến văn minh thời đại, Nxb NN, Hà Nội.
84. Hoàng Thế Kiệt (1992), Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc,
Bài giảng, Khoa Quản lý Kinh tế nông nghiệp, Học viện Thương mại, Đại học
Quảng Tây.
85. Lê Quốc Khởi (2017), Các tỉnh ủy ở Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo
XDNTM giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
86. Lachay Sinhsuvan (2011), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông
thôn Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
177
87. Lê Tấn Lập (2007), Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực
thi quyền lực của nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ
Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
88. Nguyễn Phượng Lê (2009), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ lý luận
đến thực tiễn. Hội thảo các Trường Đại học Việt Nam – Trung Quốc, Vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng 12 năm 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
tr 29 -37.
89. Nguyễn Thành Lợi (2012), “XDNTM của Nhật Bản và một số gợi ý cho
Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (03).
90. Đào Thanh Lưỡng (2018), Các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo XDNTM giai
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà
nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
91. Phương Ly (2014), Kinh nghiệm XDNTM ở một số nước châu Á, Trung
tâm thông tin và dự báo KT - XH quốc gia, truy cập ngày 5/10/2018 từ
92. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002) Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
93. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
94. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về CSC và quy trình chính sách, Nxb
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
95. Lê Huỳnh Mai (2018), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Hà Nội trong xây
dựng nông thôn mới, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
96. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Hồ Chí Minh (2005), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Nguyễn Quang Minh (2011), Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế NT
trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay,
178
Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
102. Phạm Xuân Nam (Chủ biên) (1997), Phát triển nông thôn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
103. Naoto Imagawa (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã
nông nghiệp Nhật Bản, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
104. Lê Hữu Nghĩa (2008), “XDNTM ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra và
giải pháp”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (11).
105. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Phát triển NN bền vững: những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm thế giới, Viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững,
Hà Nội.
106. Lê Nguyễn, XDNTM - những bài học kinh nghiệm giai đoạn 2010 -
2015, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 14/01/2016.
107. Phan Thị Minh Nguyệt (2017), XDNTM ở Thái Nguyên giai đoạn hiện nay
đến năm 2020, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội. Hà
Nội.
108. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Vấn đề NN, nông dân, NT, kinh
nghiệm Việt Nam, Kinh nghiệm Trung Quốc, Hà Nội.
109. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật (2011), CNH, HĐH NN NT,
từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
110. Vũ Văn Ninh (2014), “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: kết quả và một số bài học kinh nghiệm”, Tạp
chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, (94), tr.8-14.
111. Nông thôn mới Ninh Bình: Tăng tốc và hiệu quả (2014), truy cập ngày
5/10/2018 từ https://congthuong.vn/nong-thon-moi-ninh-binh-tang-toc-va-hieu-qua-
6684.html
112. Nguyễn Huy Oánh (Chủ biên) (2009), NN Việt Nam trong hội nhập kinh tế
quốc tế, Đề tài cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
113. Ole Odgaard (1992), Kinh tế tư nhân ở nông thôn Trung Quốc - Sự tác
động đến phân tầng xã hội và phát triển nông nghiệp, Avebury Press.
179
114. Phêngphavăn Đaophoncharơn (2005), Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn
đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
115. Phong trào đổi mới NT ở Hàn Quốc (2013), truy cập ngày 5/8/2018
https://www.researchgate.net/publication/317704878_Phong_trào
Langmoi_o_HanQuocva_chuong_trinh_xay_dung_Nongthon_moi_oVietNam
116. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT trong thời kỳ mới,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
117. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), XDNTM - những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Hoàng Vũ Quang (2014), Đánh giá tác động của chính sách XDNTM ở
Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện chính sách và chiến lược phát triển
NN NT – Bộ NN và phát triển NT.
119. Trần Hồng Quảng (2015), Kinh tế NT trong XDNTM ở huyện Kim Sơn
tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
120. Nguyễn Thị Tố Quyên (2011), "Thách thức mới đối với NN, NT, nông
dân Việt Nam và một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011 - 2020", Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, (402).
121. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), NN, nông dân, NT trong mô hình tăng
trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
122. Tô Huy Rứa (2009), Vấn đề NN, NT và nông dân. Kinh nghiệm Việt
Nam - Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
123. Nguyễn Văn Sánh (2009), Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng
dụng vào bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Nông nghiệp, Thành phố
Hồ Chí Minh.
124. Trương Tấn Sang (2012). Chương trình xây dựng thí điểm mô hình
NTM – Những kết quả bước đầu và một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. truy cập
ngày 5/10/2018 từ
aspx?IDNews=19552
180
125. Đỗ Tiến Sâm (2008). Vấn đề tam nông ở Trung Quốc thực trạng và giải
pháp, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
126. Phan Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
127. Nguyễn Danh Sơn (Chủ biên) (2010), NN, NT, nông dân Việt Nam
trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
128. Đặng Kim Sơn (Đồng chủ biên) và các cộng sự (2014), Đổi mới chính
sách NN Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng, Nxb NN, Hà Nội.
129. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về NN, NT, nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
130. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, NT là vật cản hay
động lực cho tăng tốc công nghiệp hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
131. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
132. Đặng Kim Sơn (2009), Kinh tế NT và xứ mệnh giải cứu, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. truy cập ngày 5/10/2018 từ
Index.php ?option=com_content&task=view&id=2306&Itemid=224
133. Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2009), Xây dựng mô hình NTM ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
134. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
135. Nguyễn Mậu Thái (2015), Nghiên cứu XDNTM các huyện phía Tây
thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà
Nội.
136. Đỗ Mai Thành, Vấn đề NN, nông dân, NT Việt Nam: lý luận và thực
tiễn, Tạp chí Cộng sản, ngày 30/9/2015.
137. Phạm Tất Thắng (2015), XDNTM: một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng
sản, ngày 05/11/2015.
138. Lê Đình Thắng (Chủ biên) (2000), Chính sách phát triển NN và NT sau
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
181
139. Vũ Đình Thắng (Chủ biên) (2006), Giáo trình kinh tế NN, Nxb Đại học
Kinh tế Quốc dân.
140. Trần Đình Thao (2013), XDNTM tỉnh Bắc Ninh thực trạng, những vấn
đề phát sinh và giải pháp, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (420), tr31-33.
141. Hoàng Bá Thịnh (2016), XDNTM ở Hàn Quốc và Việt Nam Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(104)
142. Phạm Quý Thọ và Nguyễn Xuân Nhật (2014) Chính sách công. Nxb
Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
143. Hồ Văn Thông (2005). Thể chế dân chủ và phát triển NT Việt Nam hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
144. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng
4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.
145. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng
06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình MTQG về
XDNTM.
146. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng
02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí
Quốc gia về NTM.
147. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày
05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí huyện NTM và quy định
thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.
148. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16
tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình MTQG
về XDNTM giai đoạn 2016 -2020.
149. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 10 tháng
10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý, điều hành
thực hiện các chương trình MTQG.
150. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17
tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về XDNTM gia đoạn 2016 – 2020.
182
151. Trần Thị Thanh Thủy (2018), Phân tích dưới góc độ địa lý KT - XH làng
nghề tỉnh Nam Định trong XDNTM, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa Lý, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
152. Ngô Huy Tiếp (2010), Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân
trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153. Lý Văn Toàn (2017), Huy động vốn cho XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên, Luận
án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên.
154. Tổ chức Di cư quốc tế (2016), Báo cáo Đánh giá bằng chứng di cư, môi
trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
155. Tổng cục Thống kê (2013). Niên giám Thống kê năm 2012. Nxb Thống
kê Hà Nội.
156. Đoàn Phạm Hà Trang (2012), Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề quy
hoạch và huy động các nguồn tài chính, truy cập ngày 5/10/2018 từ
Xay-
dung-nong-thon-moi-Van-de-quy-hoach-va-huy-dong.aspx
157. Nguyễn Hải Triều (2014), Giải pháp XDNTM trên địa bàn huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.
158. Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở
NT, để CHN - HĐH NT, NN nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
159. Trung tâm Thông tin NN và PTNT – Bộ NN và PTNT (2002). Phát
triển NN bằng phong trào NTM (Saemaul) ở Hà Quốc, Hà Nội.
160. Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp nông thôn Nhật Bản
(2000), Báo cáo Cải thiện các chính sách thương mại nông nghiệp Nhật Bản: Vấn
đề, lựa chọn và chiến lược, Nhật Bản.
161. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình chính sách KT - XH, Nxb
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
162. Phan Văn Tuấn (2017), Phương thức tham gia của người dân vào quá trình
CSC ở Việt Nam hiện nay (qua nghiên cứu chính sách XDNTM), Luận án tiến sĩ chuyên
ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
183
163. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (Đồng chủ biên) (2015), Quản lý
công (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
164. Đổng Liên Tường (2010), Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng
tạo, đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
165. Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng
lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
166. Văn Na Lết Bút Ta Vông (2009), “Thành quả và những vấn đề quan
tâm trong công tác xây dựng cơ sở chính trị - phát triển nông thôn”, Tạp chí Alun
may, (6), tr.17-21.
167. Võ Khánh Vinh và Hà Thị Thư (2016), Về môn học CSC, Tạp chí Nhân
lực khoa học xã hội số 05 (36).
168. Võ Khánh Vinh (2016), Học thuyết pháp luật – Hình thức thực hiện
chính sách pháp luật, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội số 06 (37).
169. Võ Khánh Vinh (2016), Chính sách xây dựng pháp luật – Một loại hình
chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội số 07 (38).
170. Võ Khánh Vinh (2016), Khoa học CSC, một số vấn đề cơ bản, Tạp chí
Nhân lực khoa học xã hội số 08 (39).
171. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (2011), Về nhất thể hóa thành thị và
nông thôn Trung Quốc.
172. Viện Ngôn ngữ học (1999), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
173. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003), Từ điển bách khoa Việt Nam.
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
174. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010), biến đổi khí
hậu và tác động ở Việt Nam. Hà Nội.
175. Viện Quy hoạch và thiết kế NN (2007a). Báo cáo tổng hợp đề tài
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu hệ thống giải pháp phát triển mô hình NTM, Hà
Nội.
184
176. Viện Quy hoạch và thiết kế NN (2007b). Báo cáo tổng hợp về điều tra
nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình phát triển NT cấp huyện ở từng vùng, Hà
Nội.
177. Viện Quy hoạch và thiết kế NN (2007c). Chiến lược phát triển các điểm
dân cư NT tới năm 2020, Hà Nội.
178. Xay phon Thôm Pa Đít (2009), “Một số thành quả trong việc xây dựng
cơ sở chính trị và phát triển cụm bản Na Lâu Chom Ong, huyện Xay, tỉnh UĐôm
Xay”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12), tr.21-23.
179. Xỉ Xỏn Phăn Bun Sỉ (2010), Kinh tế NT ở Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
180. Phạm Xuân (2013), “XDNTM: Những thuận - nghịch đặt ra tại Đắk
Lắk”, Tạp chí Cộng sản, (79).
181. Võ Tòng Xuân (2008), “NN và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội
nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, (785).
Tài liệu tiếng Anh
182. APO (2001), Rural-based Food Processing Industry. APO (2001),
Ngành chế biến thực phẩm trên nền tảng NT.
183. Ashley, C & Maxwell, S. (2001), Rethinking Rural Development,
Development Policy Review, 19 (4): 737-448, Theme Issue: Rethinking Rural
Development, Blackwell Publishers.
184. Box, R. C. (1997), Citizen governance: Leading American communities
into the 21st century (Quản trị người dân: Lãnh đạo cộng đồng người Mỹ vào thế
kỷ 21), Sage Publications.
185. Bruce F. Johnston và John W. Mellor (1961), "The Role of Agriculture
in Economic Development ", The American Economic Review, số 51, tr. 566-593.
186. Cohen, J.M. and Uphoff, N (1979), Rural Development Participation:
Concepts and Measure for Project Design, Implementation and Evaluation, (Sự
tham gia phát triển nông thôn: Các khái niệm và đo lường cho thiết kế dự án, việc
thực hiện và sự đánh giá), Center for International Studies, Rural.
185
187. Du Ying, China’s Agricultural Restructuring and System Reform under
Its Accession to the WTO, (Department of Policy and Law, Ministry of Agriculture,
China), ACIAR China Grain Market Policy Project Paper No. 12, November 2000.
188. Frans Elltics (1994), Chính sách nông nghiệp của các nước đang phát
triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
189. FAO (2000), Master Plan for Agricultural Research in Vietnam.
190. H.D. Lasswell (1971), Overview of Policy Sicence (Khái quát về khoa
học chính sách), American Elsevier.
191. F.Morstein Marx (1946), The Social Function of Public
Adminisstration, (Chức năng xã hội của hành chính công), University of
Pennsyvania.
192. G.Brewer và P.de Leon (1983), The foundations of policy analysis
(Những nền tảng của phân tích chính sách), Dorsey Press, (9), pp.17-21.
193. Hanho Kim, Yong-Kee Lee, Agricultural Policy Reform and Structural
Adjustment in Korea and Japan, International Agricultural Trade Research
Consortium, "Adjusting to Domestic and International Agricultural Policy
Reform in Industrial Countries" Philadelphia, PA, June 6-7, 2004.
194. Harrigan J., Loader R and Thirtle C. (1992) Agricultural Price Policy:
Government and the market, FAO.
195. H.D. Lasswell (1971), Overview of Policy Sicence (Khái quát về khoa
học chính sách), American Elsevier.
196. Irvin, R. A., và Stansbury, J. (2004), “Citizen participation in decision
making: Is it worth the effort?” (Sự tham gia của người dân trong việc lập ra quyết
sách: Liệu nó có giá trị nỗ lực không?), Public Administration Review, 64(1), 55-
65.
197. J. Anderson (1990), Planning for public policies (Hoạch định chính
sách công), Houghton Mifflin.
198. Junior Davis, Rural non-farm livelihoods in transition economies:
Emerging issues and policies, Economist NRI, UK. Journal of Agricultural and
Development Economics, Agricultural and Development Economics Division
(ESA) FAO Vol. 3, No. 2, 2006, pp. 180-224.
186
199. Korea, Experiences por Rural development in VietNam; Internationl
conference, Rural industrialization in Korea.
200. Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Studying Public Policy: Policy
Cycles and Policy Subsystems (Nghiên cứu chính sách công: Chu trình chính sách
và hệ thống chính sách phụ), Oxfort University Press.
201. Nabatchi, T. (2012), A manager's guide to evaluating citizen
participation, (Hướng dẫn của người quản lý để đánh giá sự tham gia của người
dân), IBM Center for the Business of Government Washington, DC: Trung tâm
Kinh doanh IBM của Chính phủ Washington, DC.
202. Nguyen Ngoc Que & Francesso Goletti (2001), “Explaning Agriculture
Growth”.
203. OECD (2006), The New Rural Paradigm, OECD Publishing, Paris.
204. Parker, B. (2002), Planning Analysis: The Theory of Citizen
Participation. (Phân tích hoạch định: Lý thuyết của sự tham gia của người dân),
Class Materials, University.
205. Rifkin, S. B., và Kangere, M. (2002), What is participation (Sự tham
gia là gì), CBR a participatorystrategy in Africa, 37-49.
206. Servaas Storm (1997), The unfinished agenda: Indian Agriculture under
the structural reforms, Servaas Storm, Department of Applied Economics, Eramus
University, Rotterdam, The Netherlands, The Journal of International Trade and
Economic Development 6:2 249-286, 1997.
207. Weeks, E. C. (2000), “The practice of deliberative democracy: Results
from four large‐scale trials” (Thực tiễn của dân chủ thảo luận: Kết quả từ bốn thử
nghiệm quy mô lớn), Public Administration Review, 60(4), 360-372.
208. Zhao Na (2016), “Study on the constuction of New Rural Communities
in China” In ternational journal of Humanities anh social Sciences. ISSN 2250 –
3226 Volume 6, Number 2 (2016), pp. 172-179.