Luận án - Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT - TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG SỸ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG SỸ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT-T

pdf132 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án - Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT - TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng TS. Trần Duy PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Duy. Các kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu... liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Vƣơng Sỹ Thành LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Duy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất. Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, do địa bàn nghiên cứu tập trung ở miền núi – khó khăn về nhiều mặt và thời gian nghiên cứu cũng có hạn. Do vậy, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học, của quý thầy cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiên có chất lượng tốt hơn. Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Vương Sỹ Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 13 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 13 7. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 14 8. Bố cục luận văn ....................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC ..................................... 16 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 16 1.1.1. Tác động ............................................................................................ 16 1.1.2. Truyền hình ........................................................................................ 16 1.1.3. Chương trình truyền hình .................................................................. 19 1.1.4. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc ............................................ 21 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và tỉnh Lạng Sơn về truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ..................................... 22 1.3. Áp dụng các lý thuyết truyền thông trong việc đánh giá tác động của truyền hình tiếng dân tộc đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng ................................................................................................... 27 1.3.1. Lý thuyết “viên đạn ma thuật” .......................................................... 28 1.3.2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng ............................................................ 28 1.4. Điều kiện tự nhiên - xã hội và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào Tày - Nùng - Dao ở Lạng Sơn ............................................................ 29 1.4.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội ................................................................ 29 1 1.4.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số bản địa Lạng Sơn ..................................................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC TRÊN ĐÀI PH-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG ....................... 40 2.1. Vài nét về Đài PT-TH Lạng Sơn và chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn .................................................. 40 2.1.1. Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................................................... 40 2.1.2. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn ..................................................................................................... 41 2.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu và hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn ............................... 45 2.3. Đánh giá những tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT- TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng ............................ 57 2.3.1. Tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước .......................... 61 2.3.2. Tác động tích cực trong việc nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, giáo dục và đời sống vật chất .............................................................................. 64 2.3.3.Tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống tinh thần ................ 66 2.3.4. Tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .......................................................................................................... 68 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ảnh hƣởng đến hiệu quả tác động tích cực của chƣơng trình tiếng Dân tộc .................. 70 2.4.1. Những hạn chế ................................................................................... 70 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế......................................................................... 74 Tiểu kết chƣơng 2: ..................................................................................... 75 2 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PH-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG ....................................................................................................... 76 3.1. Những thách thức đặt ra hiện nay .................................................... 76 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng .................................................................. 77 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ....................................................................... 77 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ....................................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 3: ..................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long GS Giáo sư KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ-CP Nghị định chính phủ NXB Nhà xuất bản PT-TH Phát thanh – truyền hình TTĐC Truyền thông đại chúng TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân VH-XH Văn hóa – Xã hội 4 DANH MỤC HÌNH, BẢNG Bảng 1.1. Số xã thu được tín hiệu phát thanh, truyền hình và có báo Đảng đến trong ngày ........................................................................................................ 36 Bảng 2.1. Thống kê thiết bị máy phát sóng TH-TH Lạng Sơn ........................ 41 Bảng 2.2. Kết cấu chương trình truyền hình tiếng Tày – Nùng của Đài PT-TH Lạng Sơn .......................................................................................................... 44 Bảng 2.3. Kết cấu chương trình truyền hình tiếng Dao của Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................................................................................... 45 Bảng 2.4 Những lợi ích về nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc đến công chúng Lạng Sơn ........................................................ 59 5 DANH MỤC NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Biều đồ 2.1. Các phương tiện truyên thông hiện đang sử dụng của công chúng tại Lạng Sơn ................................................................................................................... 46 Biểu đồ 2.2. Tần xuất xem chương trình truyền hình tiếng dân tộc của công chúng tại Lạng Sơn .............................................................................................................. 47 Biều đồ 2.3. Các chuyên mục trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc yêu thích của công chúng tại Lạng Sơn ........................................................................... 48 Biểu đồ 2.4. Độ tin cậy của công chúng Lạng Sơn vào thông tin trên chương trình truyền hình tiếng Dân tộc .......................................................................................... 49 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của công chúng Lạng Sơn về thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ...................................... 50 Biểu đồ 2.6. Lựa chọn của công chúng Lạng Sơn về thời điểm tốt nhất trong ngày để phát sóng chương trình TH tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ................. 52 Biểu đồ 2.7. Ý kiến của công chúng Lạng Sơn về việc sử dụng tiếng dân tộc làm phương tiện truyền tải thông tin cho các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................................................................... 54 Biểu đồ 2.8. Ý kiến của công chúng Lạng Sơn về việc sử dụng phụ đề cho các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ......................... 55 Biểu đồ 2.9. Ý kiến đánh giá của công chúng Lạng Sơn về chất lượng hình ảnh, âm thanh trong các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn.... 57 Biểu đồ 2.10. Những tác động về nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc đến công chúng Lạng Sơn .................................................................. 59 Biểu đồ 2.11. Mức độ sử dụng nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc của công chúng Lạng Sơn .................................................................. 60 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có một vị trí vô cùng quan trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã có những bước chuyển biến, văn hóa truyền thống được giữ gìn, các hủ tục được từng bước đẩy lùi....Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất chênh lệch so với các vùng khác: kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa vẫn còn tệ nạn mê tín dị đoan, trình độ dân trí của số đông đồng bào còn hạn chế Công tác thông tin tuyên truyền của các kênh báo chí về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đền với đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được thường xuyên, kịp thời, do vậy hiệu quả đạt chưa cao. Trên thực đây là nơi thiếu thông tin và đang bị tranh chấp thông tin. Chính vì vậy, ở một số địa phương, đồng bào dân tộc đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục, kích động, gây mất đoàn kết, làm mất ổn định an ninh chính trị, lòng tin của đồng bào và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phần nào bị suy giảm. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 11 huyện, thành phố trong đó có 10 huyện miền núi, vùng cao, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiếu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, Mông.... Theo số liệu điều tra năm 2019, dân số Lạng Sơn có 781.655 người trong đó, đồng bào dân tộc Nùng chiếm 42,97%, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao, biên giới thuộc các huyện Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc; đồng bào người Tày ở chiếm 35,92%, cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao như Văn Lãng, Chi Lăng, Tràng Định, Lộc Bình; người Kinh chiếm 16,5%; người Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông chiếm 20,4% dân số... So với các dân tộc thiểu số khác ở Lạng Sơn, dân tộc Tày, dân tộc Nùng là 2 dân tộc có dân số tương đối đông, thể hiện rõ nét đặc trưng về phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, truyền thống văn hóa của mỗi tộc người trên dải đất Xứ Lạng. Đặc biệt, đồng bào 7 dân tộc dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Dao sinh sống chủ yếu tại các huyện vùng cao, biên giới, nơi có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của tỉnh. Nhiều năm qua, nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, yên tâm chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi vùng cao, biên giới. Đài PT-TH địa phương là một kênh thông tin quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của các tỉnh, thành. Và để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hơn 10 năm qua, các đài địa phương đã xây dựng chương trình truyền hình tiếng dân tộc và chương trình tiếng dân tộc của tỉnh Lạng Sơn ra đời cũng nằm trong xu hướng đó. Ngoài việc phát sóng ở Đài tỉnh trên các phương tiện truyền dẫn như: Analog, truyền hình cáp, MyTV, trang thông tin điện tử, từ đầu năm 2013 chương trình còn phát trên vệ tinh Vinasat 2. Các chương trình đã thông tin được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và những vấn đề của địa phương đến với đồng bào dân tộc không chỉ của tỉnh mà còn của cả nước. Đồng thời cũng phản ánh được những tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc với Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc nâng cao đời sống cho bà con dân tộc trên địa bàn tỉnh đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã trở thành người bạn gần gũi, hữu ích, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của công chúng dân tộc địa phương. Thông qua nội dung thông tin, chương trình đã góp phần tích cực trong việc định hình tính chính trị, phát triển KT-XH ở các địa phương, nâng cao dân trí đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, việc sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT- TH Lạng Sơn cũng đã đạt được một số thành tựu: Chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã và đang đem lại hiệu quả tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới tại cộng đồng dân cư. Ngoài việc giúp đồng bào nắm vững các các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số còn giúp bà con tiếp cận với các tiến 8 bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xây dựng quê hương, bản làng ngày một thêm no ấm, yên vui. Bên cạnh những thành công không thể phủ nhận của các nhà báo Đài phát thanh truyền hình Lạng Sơn trong nỗ lực xây dựng các kênh truyền hình tiếng dân tộc cho bà con, mức độ tác động thông tin của những chương trình này vẫn đăt ra nhiều vấn đề và khoảng trống nghiên cứu cho bản thân những người làm nghề trực tiếp, cũng như cho các chuyên gia về báo chí truyền thông. Cần thiết phải có sự đổi thay một cách khoa học và hợp lý, tạo nên một bước đột phá mới trong kết cấu nội dung cũng như hình thức chương trình truyền hình tiếng dân tộc nhằm đạt thông tin hiệu quả cao nhất, đó là mục tiêu mà các Đài PT-TH địa phương nói chung và Đài TH-PT tỉnh Lạng Sơn nói riêng cần hướng tới hướng tới. Là người trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn và thường tác nghiệp ở địa bàn miền núi, vùng cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành báo chí học của mình với mong muốn giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Công trình đề tài khoa học cấp bộ “Thông tin báo chí ở khu vực dân tộc và miền núi phía Bắc. Thực trạng và giải pháp phát triển” của Tạ Ngọc Tấn, năm 1994. Tác giả đã phân tích được thực trạng thông tin báo chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc; đồng thời có những xem xét, đánh giá vai trò tích cực, hạn chế trong hoạt động báo chí đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi phía Bắc. Tác giả Hồ Anh Dũng – nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam có bài viết “Sự nghiệp phát triển truyền hình ở dân tộc thiểu số” (trong cuốn Sổ tay công tác dân tộc và miền núi), với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực 9 truyền hình, tác giả đã chỉ sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Tháng 02/2001, Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức hội thảo “Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” đã đề cập đến một số vấn đề về yêu cầu đổi mới công tác thông tin, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các tham luận tại Hội thảo đề cập đến nhiều báo cáo, tổng kết hoạt động thông tin, tuyên truyền của đại diện các cơ quan báo chí mà chưa đi sâu vào bàn thảo để tìm ra các giải pháp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số của đơn vị mình. Nhìn chung, các bài viết ở các đề tài trên, của các tác giả, nhà nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm, tầm quan trọng về kinh tế - chính trị, an ninh quốc phòng của các địa phương miền núi, vùng cao, các tác giả nhấn mạnh vai trò của báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đối với công tác thông tin, tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây sẽ là những tư liệu quý báu về phát thanh tiếng dân tộc. Đối với vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số, cách đây nhiều năm cũng đã có nhiều tác giả tiến hành các đề tài nghiên cứu, đáng chú ý có các đề tài sau: Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam của Nguyễn Xuân An Việt, năm 2001 tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Luận văn đã khảo, nghiên cứu, và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chương trình, tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam của Phan Ngọc Bách, năm 2005, tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Qua việc nghiên cứu, khảo sát các chương trình dân tộc miền núi trên VTV1 từ tháng 01/2004 - 06/2005, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình. 10 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc của Ân Thị Thanh Thu, năm 2009, tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài PT-TH khu vực miền núi Đông Bắc về nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, cách tổ chức sản xuất chương trình; luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài PT-TH các tỉnh miền núi Đông Bắc. Chúng tôi nhận thấy, ở những đề tài trên, các tác giả hoặc nghiên cứu ở bình diện lớn của cả khu vực, ở Đài truyền hình quốc gia hoặc nghiên cứu về một chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Đài PT-TH của một địa phương cụ thể. Đề tài luận văn “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” sẽ kế thừa những vấn đề mang tính lí luận đã có từ trước, đồng thời, có những nghiên cứu, khảo sát về chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số - một chương trình có tính chuyên biệt trên sóng truyền hình của Đài PH-TH Lạng Sơn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên Đài PH-TH Lạng Sơn. Và vì vậy, có thể nói, cho đến nay, đề tài này hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã từng được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về tác động của truyền hình tiếng dân tộc. Luận văn sẽ phân tích, đánh giá đúng thực trạng tác động thông tin của chương trình truyền hình tiếng dân tộc đến bà con địa phương. Cụ thể là phân tích thực trạng nhu cầu và hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình Đài PH-TH Lạng Sơn trong thời gian tới. 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây: - Xác định cơ sở lí luận: những khái niệm, thế mạnh của báo chí truyền hình – một loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, có vai trò tác động và mang lại hiệu quả xã hội cao đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc cũng như vai trò của chương trình truyền hình tiếng dân tộc. - Khảo sát nhu cầu thông tin, điều kiện tiếp cận sản phẩm báo chí truyền hình của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn để từ đó thấy được: thực trạng tác động chương trình truyền hình tiếng dân tộc, cụ thể là tiếng Tày-Nùng, tiếng Dao của Đài PH-TH Lạng Sơn từ tháng 07/2017 - 07/2018; phân tích đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc những tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương nhằm rút ra được những ưu – nhược điểm; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả chương trình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Đài PH-TH Lạng Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm báo chí truyền hình trong chương trình tiếng dân tộc (Tày – Nùng, và Dao) do Đài PT-TH Lạng Sơn sản xuất. Sở dĩ, chúng tôi chọn 2 chương trình truyền hình tiếng dân tộc Tày – Nùng, Dao vì hiện nay được biệt ngoài chương trình truyền hình phổ thông bằng tiếng Kinh thì Đài PT-TH Lạng Sơn đang thực hiện 2 chương trình truyền hình dành cho người dân tộc đó là: chương trình truyền hình tiếng dân tộc Tày – Nùng, và chương trình truyền hình tiếng dân tộc Dao. Cơ sở nghiên cứu của đề tài dựa trên sự theo dõi hàng ngày chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn, đọc kịch bản chương trình, xem lại một số chương trình có tin, bài quan trọng, lấy ý kiến của thính giả người 12 dân tộc thiểu số. Về không gian: chọn khảo sát đồng bào dân tộc Tày-Nùng, Dao vì 3 dân tộc này chiếm số lượng lớn tại tỉnh Lạng Sơn. Về thời gian nghiên cứu: khảo sát giới hạn trong những chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PH-TH Lạng Sơn từ tháng 07/2017 - 07/2018. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, cơ sở lí luận về báo chí truyền thông và các khoa học liên ngành; dựa trên những quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và những chức năng, nhiêm vụ, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam trong đời sống xã hội hiện nay. Ngoài ra, tác giả luận văn còn dựa vào khung lí thuyết về báo chí – truyền thông để làm căn cứ chung cho quá trình nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá tổng hợp về các tài liệu đã có liên quan đến đề tài như các văn kiện, các công trình nghiên cứu đã có về lý luận và thực tiễn - Phương pháp điều tra xã hội học: chúng tôi tiến hành phát 400 phiếu cho đối tượng là công chúng đồng bào dân tộc Tày – Nùng, dân tộc Dao ở 4 huyện: Chi Lăng, Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện đối với 3 lãnh đạo địa phương, 1 lãnh đạo Đài, 3 phóng viên biên tập viên thực hiện chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Đài PH-TH Lạng Sơn, một số người dân ở các huyện: Chi Lăng, Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Việc nghiên cứu đề tài luận văn có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Tìm ra những mặt đạt được, hạn chế tồn tại và những giải pháp hữu hiệu nhằm 13 không ngừng nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình tiếng dân tộc, công tác tuyên truyền đối với đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đề tài sẽ giúp cho các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn hiểu rõ hơn về vai trò của truyền thông nói chung, PT-TH nói riêng trong công tác lãnh đạo, điều hành; giúp cho đội ngũ lãnh đạo và những người làm chương trình truyền hình tiếng dân tộc tốt hơn. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với công tác thông tin tuyên truyền như: về phương pháp tác nghiệp, xây dựng nội dung và hình thức thể hiện trong các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PH-TH Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành truyền hình. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để những người đang làm việc tại các cơ quan báo chí cấp tỉnh ở các địa phương nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng chương trình tiếng Tày-Nùng, tiếng Dao. Qua đó, các cơ quan báo chí có thể lựa chọn giải pháp đổi mới, nâng cao chất chương trình. Đây cũng là cơ sở khoa học để Đài PH-TH Lạng Sơn có thêm kinh nghiệm, tiếp tục có sự đầu tư, đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh truyền hình mang tính chuyên biệt khác ở Đài. 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, đề cập một cách cụ thể đến tác động của truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Mặc dù, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào một lĩnh vực truyền thông cụ thể ở Đài PT-TH Lạng Sơn, nhưng hy vọng, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú hệ thống lí luận báo chí ở nước ta về các chương trình phát thanh, truyền hình chuyên biệt tại các đài PT-TH địa phương. Đóng góp mới của đề tài này là góp phần làm sáng tỏ năng lực, tác động của truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Từ việc nghiên cứu, khảo sát lí luận và thực tiễn, luận văn cũng rút ra 14 những bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH địa phương; qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát thanh truyền hình, nhất là chương trình cho đồng bào dân tộc thiểu số. 8. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây: Chương 1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về truyền hình tiếng dân tộc Chương 2. Thực trạng về những tác động của chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên Đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chương trình truyền hình tiếng dân tộc đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương 15 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG ...họn các nội dung thông tin cụ thể để thỏa mãn nhu cầu cụ thể của bản thân. Lý thuyết sử dụng và hài lòng là lý thuyết quan trọng được sử dụng trong luận văn. Bởi lẽ, theo các học giả, hiện này công chúng là những người hoàn toàn chủ động và có mục đích khi sử dụng các sản phẩm truyền thông. Họ biết cách khai thác lợi ích của truyền thông để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình. Họ không dễ bị thuyết phục bởi những lời lẽ thu hút và thuyết phục của một thông điệp truyền thông mà trên thực tế quyết định của họ có thể bị chi phối chính nhu cầu của bản thân. Chính vì vậy, người làm truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn cần phải thay đổi cách thức truyền thông một chiều sang hai chiều hoặc đa chiều, tăng cường khai thác các kênh, bao gồm cả kênh truyền thông truyền thống và kênh truyền thông mới để thu hút sự chú ý, tăng cường tính tương tác, tính chủ động và tính dân chủ trong hoạt động truyền thông. 1.4. Điều kiện tự nhiên - xã hội và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào Tày - Nùng - Dao ở Lạng Sơn 1.4.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội - Về vị tri địa lý: Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên 8.310,09 km2, hẹp nhất là thành phố Lạng Sơn 77,94 km2, rộng nhất là huyện Đình Lập 1.189,56 km2. Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây là Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông là tỉnh Quảng Ninh, phía Nam là Bắc Giang và phía Bắc tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ. - Địa hình: địa hình phức tạp, chủ yếu là núi thấp và đồi chiếm hơn 80%, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển, nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1.541 m. Khu du lịch Mẫu Sơn được quy 29 hoạch là khu du lịch Quốc gia, cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía Đông. - Khí hậu: tỉnh Lạng Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tương đối dài và khá lạnh. - Tài nguyên khoáng sản: có diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 512.559 ha, chiếm 61,6% diện tích đất tự nhiên. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, chủ yếu là mỏ đá vôi với khoảng 40 mỏ đang khai thác có tổng trữ lượng 405 triệu m3 để làm vật liệu xây dựng. - Dân số: dân số đến tháng 4/2019 là 782.666 người, chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn (chiếm 79,55%); mật độ dân số bình quân 94,18 người/km2, cao nhất là thành phố Lạng Sơn 1.326 người/km2, thấp nhất là huyện Đình Lập 24,05 người/km2. Người trong độ tuổi lao động là 514,3 nghìn người, chiếm 66,1% dân số. Tỉnh Lạng Sơn có 7 dân tộc chủ yếu là: Nùng chiếm 42,8%, Tày 35,4%, Kinh 17,11%, Dao 3,5%, Sán chay 0,6%, Hoa 0,3%, Mông 0,17%, các dân tộc khác chiếm 0,12%. - Đơn vị hành chính: toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố loại II, với 226 đơn vị hành chính cấp xã (207 xã, 5 phường, 14 thị trấn), có 2.314 thôn, khối phố (2.152 thôn, 162 khối phố); có 5 huyện, 20 xã và 1 thị trấn biên giới. Trong đó có 38 xã khu vực I, 63 xã khu vực II, 125 xã khu vực III; có 133 xã đặc biệt khó khăn, an toàn khu, biên giới và 121 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trong diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. - Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2017 đạt 8 - 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Nông lâm nghiệp chiếm 20,30%, công nghiệp - xây dựng 19,68%, dịch vụ 49,78%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 10,24%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38,4 triệu đồng. - Về văn hóa - xã hội: tỷ lệ thôn, khối phố có nhà văn hóa đến năm 2018 đạt 96%. Số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2018 là 192 trường trên tổng số 694 trường. Đến hết năm 2018, tổng số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế là 114 xã, 30 chiếm 50,4% số xã. Có 10,5 bác sỹ/vạn dân, 28,3 giường bệnh/vạn dân, Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 50%, lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên 14.600 người. Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm trên 3%, năm 2017 giảm 3,3%, năm 2018 giảm 3,24%. Hiện còn 30.583 hộ nghèo, chiếm 15,83%; 21.267 hộ cận nghèo, chiếm 11,01%. 1.4.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số bản địa Lạng Sơn 1.4.2.1. Đặc điểm các dân tộc thiểu số Lạng Sơn - Người Tày – Nùng Tày và Nùng là hai tộc người nói ngôn ngữ thuộc nhóm Tày – Thái ở Việt Nam. Người Tày - Nùng có số dân đông nhất trong các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Theo tài liệu thống kê năm 2019, số lượng người Tày là 1.626.392 người (đứng sau tộc người Kinh), người Nùng là 968.800 người (đứng thứ 6 sau tộc người Kinh). Riêng đối với Lạng Sơn, là tỉnh có người Nùng sống đông nhất Việt Nam . Người Tày – Nùng sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và ngoài ra còn có một số ít bộ phận nhỏ sống ở các tỉnh khác như Quảng Ninh, Bắc Giang, đặc biệt sau 1975, số lượng người Tày – Nùng di cư vào phía Nam . Trước đây người Tày và người Nùng tự phân biệt mình và gọi nhau một cách thân mật là Cần lửa khao (người áo trắng) chỉ người Tày với Cần lửa đăm (người áo đen) chỉ người Nùng. Người Tày ít có sự phân biệt giữa các nhóm địa phương còn người Nùng thì điều này rất nổi bật. Hai tộc người Tày, Nùng có quan hệ mật thiết, sống xem cài với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhất là sự hòa nhập giữa người Nùng Phàn Xình với người Tày diễn ra rất mạnh mẽ, nên hiện nay nhiều nơi để phân biệt giữa văn hóa Tày và Nùng rất khó, đặc biệt trong quá trình sinh sống họ còn tạo nên những yếu tố văn hóa chung Tày – Nùng, thể hiện trong ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng, văn hóa dân gian Tín ngưỡng: người Tày – Nùng ở Lạng Sơn thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày – Nùng đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian 31 riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ có thai, mới sinh không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày- Nùng, ngày tảo mộ (3/3 âm lịch) là ngày lễ quan trọng nhất của người Tày - Nùng. Kinh tế: trong lĩnh vực kinh tế truyền thống, người Tày – Nùng ở Lạng Sơn, nghề nông chiếm vị trí hàng đầu. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, đôi khi có nuôi ngựa và voi. Người Tày - Nùng thạo nhiều nghề thủ công như đan lát, dệt vải, nấu rượu cần, rèn sắt, làm gốm,.. trong đó phổ biến nhất là đan lát của nam giới và dệt thổ cẩm của nữ giới. Nền kinh tế của người Tày - Nùng chủ yếu là tự cung tự cấp, các hoạt động trao đổi sản phẩm còn mang tính thô sơ, theo phương thức vật dụng đổi lấy vật dụng, thường mang tính ngẫu nhiên và ước lệ. Nhà ở: nhà ở của người Tày – Nùng ở Lạng Sơn thuộc loại hình nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Người Tày – Nùng sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ. Hôn nhân:Người Tày – Nùng ở Lạng Sơn cho phép tự do tìm hiều và lựa chọn bạn đời. Khi đôi trai gái đã lựa chọn được người bạn đời ưng ý để tiến tới hôn nhân thì đôi trai gái sẽ phải lấy một vật làm tin. Nếu mọi việc thuận lợi hai bên mới bàn bạc tiến hành các bước chuẩn bị cho lễ cưới. Trong hôn nhân, con gái Nùng được đề cao, nhà trai phải đáp ứng đủ các lễ như: Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và một số tục lệ khác. Đám cưới của người Nùng thường được tổ chức trong 3 ngày và nhiều thủ tục của lễ cưới truyền thống vẫn được duy trì. - Người Dao Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Lạng Sơn, 98% dân số người Dao sinh sống tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Tín ngưỡng: dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục thờ cúng tổ tiên vì họ cho rằng tổ tiên, ông bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ vào các ngày rằm.Việc thờ cúng do thầy nên người thầy cúng rất được coi trọng đối với dân 32 tộc đạo thì họ luôn giúp đỡ nhau họ Sùng bãi tổ tiên nhưng ngày nay theo sự hướng phát triển thì có một số đi theo các đạo khác như thiên Chúa giáo.... Kinh tế: Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và ruộng nước. Ngoài lúa họ còn trồng màu. Ngài ra, còn phát triển một số nghề thủ công như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầuThức ăn của người Dao chủ yếu là măng, rau, thỉnh thoảng có thịt cá. Họ nuôi nhiều lợn, gà, nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay, cưới xin, lễ tết. Hôn nhân: Đối với việc cưới hỏi, trong Lễ ăn hỏi nhà trai mang gà, rượu, thịt sang nhà gái đưa đồng bạc trắng, tuỳ từng địa phương số tiền thách cưới là 1,20 hoặc 30 đồng bạc hoa xoè. Số bạc này nhà gái dùng để chuẩn bị quần áo, tư trang để cô dâu về nhà chồng. Từ khi ăn hỏi đến khi cưới khoảng 1 năm để cô gái phải thêu thùa quần áo cưới. Để báo hỉ cho khách đến dự đám cưới, hai bên gia đình dùng vỏ quả bầu khô cắt ra từng viên nhỏ như hạt bầu nhuộm bằng màu hồng. Người thân thường cho hai hạt (nghĩa là người được nhận hạt vỏ bầu này được mời thêm một người nữa, thường là vợ hoặc chồng). Bao nhiêu khách thì chuẩn bị bấy nhiêu hạt. 1.4.2.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số bản địa Lạng Sơn Trong cuốn Truyền thông đại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định: “Điều kiện tiếp nhận thông điệp như trạng thái tâm lí, trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống... cũng tham gia chi phối quy mô,tính chất hiệu ứng xã hội truyền thông đại chúng” [61, tr. 30]. Trong bài viết “Mối quan hệ giữa tâm lí dân tộc và chính sách dân tộc”, tiến sĩ Lê Hữu Xanh cho rằng: “Tâm lí học dân tộc là những cảm xúc, tình cảm, nhận thức, ý chí, tâm trạng, thói quen, truyền thống, các quá trình, trạng thái, thuộc tâm lí của mỗi dân tộc được biểu hiện trong công việc và đời sống hàng ngày, được hình thành và phản ánh các mối quan hệ giữa con người trong điều kiện KT-XH nhất định” [43, tr. 8]. Như vậy, nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí được hiểu là động cơ, mục đích tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng, là cái công chúng cần. Công chúng ở đây được hiểu là các nhóm người có tiếp cận, sử dụng và chịu ảnh hưởng của sản 33 phẩm báo chí. Nhu cầu về thông tin và bình đẳng về thông tin đối với đồng bào miền xuôi là nhu cầu chính đáng, thiết thực của đồng bào dân tộc thiểu số. Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đồng bào, tìm hiểu cách phát triển kinh tế, cách giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, được phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội của địa phương mình... là những nhu cầu thông tin chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn. - Loại hình thông tin trực tiếp Thông tin trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn được thực hiện bằng các đội thông tin lưu động, những cuộc họp dân, lễ hội, cung cấp thông tin về mọi mặt đời sống xã hội, đến từng người dân tộc bản địa, từng thôn bản, từng gia đình. Cụ thế của loại hình thông tin trực tiếp rất rõ ràng: hình thứcthông tin đa dạng, trực quan, sinh động, thu hút sự chú ý công chúng, tác động nhanh chóng đến nhận thức và suy nghĩ của công chúng. Cuộc sống của dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn thiếu ổn định với tập quán du canh du cư, lương thực chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Sản xuất kém phát triển, mang nặng tính tự cung, tự cấp, độc canh là phổ biến, do đó sản phẩm làm ra không nhiều, sức tiêu thụ thấp. Tập quán này không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có thời gian và sự kết hợp giữa cộng đồng dân cư với chính quyền. Thông tin liên quan đến kinh tế, đến cái ăn, cái mặc, về tác hại của việc du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy,... được cụ thể hoá qua những hoạt động thiết thực, bằng các buổi nói chuyện thân mật, gần gũi sẽ dần đi vào lòng người dân. Thông tin vừa có tính loan báo, vừa có tính định hướng để bà con nhận ra lợi ích, học tập làm theo, tiếp nhận được mọi chính sách liên quan đến cuộc sống của mình. Loại hình thông tin trực tiếp thường được thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền miệng tại địa phương, các đội tuyên truyền lưu động của tỉnh, của huyện. Các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ là nhân vật đóng vai trò quan trọng để thực hiện loại hình thông tin này bởi họ là những người có uy tín, được dân làng kính trọng và noi gương theo. Thông qua các cuộc nói chuyện thường xuyên ở Nhà rông, già làng sẽ nói rõ cho dân làng biết tình hình tại địa 34 phương, trong nước và thế giới, phân tích cho dân làng thấy rõ mưu đồ của bọn phản động với các chiêu thức gì để lừa bịp bà con... Từ đó, bà con dân bản tự ý thức được những việc làm đúng sai, hoạt động trái pháp luật nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng đến đời sống của chính mình ra sao. Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn có 12 đội Tuyên truyền lưu động, với số lượng cán bộ là 101 người, kinh phí hoạt động trung bình 400 triệu đồng/năm. Hoạt động của các đội thông tin cổ động đã mang đến cho công chúng nhiều thông tin quan trọng về đƣờng lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những sự kiện quan trọng trong nước và quốc tế. Hình thức thông tin trực tiếp được phát triển ở hầu hết mọi nơi, phương thức hoạt động không ngừng được đổi mới, đưa thông tin kịp thời đến tận cơ sở đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Thông tin trực tiếp là loại hình thức thông tin đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện, nhưng hoạt động này ít được tổ chức thường xuyên cho nên hiệu quả truyền thông sẽ không cao, không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin toàn diện trên mọi lĩnh vực. - Loại hình thông tin gián tiếp: Thông qua hình thức cấp báo đến tận địa phương, tận trụ sở nhà văn hóa của bản, làng, xã. Các tờ báo được cấp thông thường là: Báo Nhân dân, Báo Lạng Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Lao động, Báo Nông nghiệp... rất được đồng bào dân tộc thiểu số yêu thích. Tuy nhiên, do giao thông còn khó khăn, công tác vận chuyển báo chưa được nhanh chóng nên không phải lúc nào thông tin cũng đến với công chúng kịp thời. Thậm chí, phải đến cả tháng sau khi báo phát hành mới đến được với công chúng các xã biên giới: Xã Công Sơn (huyện Cao Lộc); xã Trấn Yên (huyện Bắc Sơn); xã Yên Lỗ (huyện Bình Gia); xã Sơn Hà (huyện Hữu Lũng); xã Tân Lang (huyện Văn Lãng); xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng); xã Đồng Thắng (huyện Đình Lập; xã Tú Mịch (huyện Lộc Bình),... Bên cạnh đó, trình độ dân trí của phần đông đồng bào còn hạn chế, tỷ lệ mù chữ và tái mù vẫn cao, số người trực tiếp đến đọc báo không nhiều. Gần đây, truyền hình đã có bước phát triển khá nhanh, nhiều hộ dân ở vùng xa xôi cũng đã trang bị được máy thu hình, đón xem thường xuyên các chương trình thời sự, kinh tế, văn hóa... Đặc trưng của truyền 35 hình là thông tin bằng hình ảnh và âm thanh, điều này là ưu điểm song cũng là hạn chế của truyền hình. Bởi để tiếp thu thông tin, công chúng dân tộc thiểu số buộc phải ngồi trước máy thu hình, trong khi đó họ thường bận rộn với công việc ruộng nương, nhà cửa, rất ít khi đủ thời gian để chỉ ngồi xem truyền hình. Với đặc trưng về địa hình, công chúng ở các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp nhận thông tin từ báo in, truyền hình, báo điện tử, nên phát thanh trở thành phương tiện truyền thông đơn giản mà hiệu quả nhất. Bảng 1.1. Số xã thu được tín hiệu phát thanh, truyền hình và có báo Đảng đến trong ngày Stt Địa phương Thu tín Thu tín hiệu Đài Xã có báo hiệu Đài Truyền hình Việt Đảng đến Tiếng nói Nam (vệ tinh mặt trong ngày Việt Nam đất) Toàn tình 117 51 61 1. Tp. Lạng Sơn 21 17 21 2. Huyện Bắc Sơn 12 2 4 3. Huyện Bình Gia 8 2 5 4. Huyện Cao Lộc 9 2 4 5. Huyện Chi Lăng 9 2 4 6. Huyện Đình Lập 7 7 2 7. Huyện Hữu Lũng 9 2 4 8. Huyện Lộc Bình 11 5 5 9. Huyện Tràng Định 11 5 4 10. Huyện Văn Lãng 11 4 4 11. Huyện Văn Quan 9 3 4 (Nguồn: Thống kê của tác giả luận văn, tháng 01/2019) Dựa vào bảng số liệu 1.1 trên chúng ta có thể nhận ra sự chênh lệch khá lớn giữa các địa phương thu được tín hiệu Đài Truyền hình Việt Nam (51), xã có báo Đảng đến trong ngày (61) và xã thu được tín hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam (97). Thậm chí, có 36 nhiều xã của huyện chỉ thu được tín hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam mà thôi. Điều đó chứng tỏ truyền hình và sóng phát thanhđã phủ sóng rộng lớn trên địa bàn tỉnh và trở thành kênh thông tin hữu ích, thiết thực. Nội dung chương trình trên sóng PT-TH ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn: Thông tin về dự báo thời tiết, khí hậu:Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, giao thông cách trở, thông tin liên lạc khó khăn, các chương trình PT-TH mới phát huy hết hiệu quả của mình: liên tục cập nhật thông tin về đường đi của bão, sức gió, mực nước ở đầu nguồn, về diễn biến thời tiết mưa to, gió lớn.Nhanh chóng thực hiện các chuyên đề bổ sung thông báo diễn biến tình hình, cảnh báo về những nguy hiểm những tai nạn có thể xảy ra, hướng dẫn cách sơ cứu người khi bị đuối nước...Ví dụ: Cơn bão số 3 tháng 08/2019 được xem là một trong những cơn bão mạnh nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất. Trọng tâm của cơn bão ở khu vực cư trú của người Dao, Tày, Nùng – khu vực Mẫu Sơn. Nhờ có các thông tin được cập nhật liên tục qua làn sóng PT-TH, bà con đã nắm vững được tình hình di chuyển cơn bão, chuẩn bị các tình huống ứng phó, giảm các trường hợp thương vong. Thông tin về văn hóa, văn nghệ, giải trí: người dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn với tâm lý yêu thích các dịp lễ hội, đó chính là thời gian để họ vui chơi, giải trí sau những tháng ngày làm việc vất vả. Bà con rất mong muốn có thật nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc mình, sử dụng các loại nhạc cụ mang tính đặc trƣng như: trống, cồng chiêng, khèn, sáo,...điều này vừa giúp họ có tâm trạng thoải mái, giải trí lành mạnh vừa góp phần gìn giữ vốn văn hóa bản địa độc đáo.Thực tế chứng minh rằng, chương trình PT-TH nào cung cấp thông tin phong phú, thiết thực cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn thì chương trình PT-TH ấy được đông đảo công chúng đón xem. Tính chất phong phú này phù hợp với nhóm công chúng trong những tình hình và điều kiện cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể. Thông tin trên các chương trình PT-TH mang tính tổng hợp, thông tin phong phú nhưng nhất định phải có tính định hướng dư luận xã hội, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi cho công chúng. Đây là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động truyền thông đại chúng, đặc biệt là PT-TH. Định hướng là nhu cầu 37 của nhận thức và của hoạt động thông tin báo chí, xuất phát từ bản chất hoạt động chính trị và xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống. Thông tin mang tính quảng bá, tỏa sóng rộng khắp, không bị ngăn cách bởi địa hình và không phụ thuộc vào giao thông là nhờ sóng PT-TH có thể vươn đến những vùng sâu, vùng xa, biên giới.Những nội dung thông tin trong các chương trình PT-TH dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, sử dụng chính tiếng nói của họ thật sự là những chương trình hữu ích, gần gũi, đáp ứng tính thời sự và nhu cầu thông tin của bà con. Do đó, dù ở xa xôi về địa lý nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn vẫn có thể tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và đúng thời điểm. Đây là một tiến bộ lớn, một bước tiền đề tiến tới rút ngắn khoảng cách thông tin dành cho đồng bào dân tộc thiểu số với đồng bào miền xuôi. Trong phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”nhiều xã, thôn đã đầu tư cho việc xây dựng các trạm PT-TH không dây để làm phương tiện thông báo cho nhân dân trên địa bàn. Để đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn hiểu chính xác thông điệp, dẫn đến thay đổi nhận thức và hành vi, người làm PT-TH tiếng dân tộc ở Lạng Sơn cần tìm ra phương thức hữu hiệu nhất, phù hợp với tâm lý, trình độ của đối tượng để thông điệp phát huy được hiệu quả của mình. 38 Tiểu kết chƣơng 1: Trong chương 1, tác giả luận văn đã nêu ra những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn của chương trình truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn. Đó là cái nhìn mang tính tổng quát về công tác thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân nói chung và đồng bào dân tộc Tày - Nùng - Dao ở Lạng Sơn nói riêng. Cũng trong chương này của luận văn, tác giả đã giải thích một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài như: tác động, truyền hình, chương trình truyền hình tiếng dân tộc, chương trình truyền hình, chương trình truyền hình tiếng dân tộc Tày - Nùng, chương trình truyền hình tiếng dân tộc Dao. Tác giả cũng đưa ra các quan điểm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Lạng Sơn về truyền hình tiếng dân tộc. Đây chính là những khái niệm cơ bản nhất về mặt lí luận trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài những lí luận cơ bản trên, trong chương 1 này, tác giả luận văn cũng dành phần nhiều nội dung nghiên cứu về điều kiện tự nhiên - xã hội của các huyện vùng cao, biên giới, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Dao sinh sống, tâm lí dân tộc và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào Tày - Nùng - Dao ở Lạng Sơn. Những kết quả đạt được trong chương 1 là cơ sở lý luận và thực tiễn để khảo sát chương 2 của luận văn. 39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC TRÊN ĐÀI PH-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG 2.1. Vài nét về Đài PT-TH Lạng Sơn và chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn 2.1.1. Đài PT-TH Lạng Sơn Đài PT-TH Lạng Sơn được thành lập theo quyết định số 18 UB/QĐ-TC ngày 12/02/1979 của UBND và sau này là quyết định số 127/UB/QĐ-TC ngày 18/3/1991 về việc thành lập Đài PT-TH Lạng Sơn. Về nhân lực: Đài PT-TH Lạng Sơn từ 28 cán bộ, nhân viên khi mới thành lập đến nay đã có 164 cán bộ công nhân viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm trên 70% (trên 84% có trình độ đại học Báo chí). Về cơ cấu tổ chức: gồm có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và có 10 phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Kỹ thuật và công nghệ sản xuất chương trình; Phòng Kỹ thuật và công nghệ truyền dẫn phát sóng; Phòng Chương trình tiếng Dân tộc; Phòng Thời sự; Phòng Chuyên đề; Phòng Biên tập; Phòng Văn nghệ giải trí; Phòng Dịch vụ quảng cáo; Phòng Thông tin điện tử. Về phương tiện kỹ thuật: Đài PT-TH Lạng Sơn trang bị hệ thống máy phát sóng truyền thanh và phát hình Bên cạnh đó Đài PT-TH Lạng Sơn được trang bị 50 camera kỹ thuật số, 15 bộ bàn dựng phi tuyến tính, hai trường quay thời sự, một xe truyền hình lưu động và nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất các chương trình truyền thanh và truyền hình. 40 Bảng 2.1. Thống kê thiết bị máy phát sóng TH-TH Lạng Sơn Máy PH Công suất Máy PT Công suất Ăngten Trạm PLTH TOSHIBA 5KW AM-BE 10KW 75m 67 VTC 2KW PM- 1KW BDC THONCAST 0,5KW 0,5KW (Nguồn: Báo cáo Đài PT-TH Lạng Sơn năm 2018) Hiện nay, tại Đài PT-TH Lạng Sơn duy trì tiếp sóng các kênh truyền hình 24 giờ/ngày: kênh 12, kênh 21, kênh 7, kênh 33 tiếp sóng của đài VTV1, VTV2, VTV3, VTV6. Đến thời điểm này diện phủ sóng truyền hình đạt 98% địa bàn tỉnh với hơn 80% số hộ dân trong tỉnh được xem truyền hình tỉnh và truyền hình của các Đài trung ương, đối với việc tiếp sóng các kênh của VTV, tiếp sóng chương trình truyền hình LSTV của Đài tỉnh với lượng thời gian 18 giờ/ngày. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tuyên truyền của Đài là nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền. Số giờ phát sóng chương trình địa phương của Đài PT-TH Lạng Sơn mỗi năm là 3360 giờ; trong đó phát chương trình tiếng dân tộc là 144 giờ; số giờ phát các chương trình Truyền hình địa phương trên kênh LSTV là 4.560 giờ, trong đó chương trình tiếng dân tộc là 156 giờ Đối với Đài PT-TH Lạng Sơn, công tác thông tin tuyên truyền nói chung và công tác thông tin tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn là một trong những nhiệm vụ được Đảng bộ, Ban Giám đốc Đài quan tâm, đầu tư. Trong nhiều năm qua Đài PT-TH Lạng Sơn đã liên tục có sự đổi mới, có sự đầu tư thích đáng cho các chương trình PT-TH tiếng dân tộc như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tuyển dụng các phóng viên, biên tập viên là người dân tộc Tày –Nùng và Dao nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, thời lượng các chương trình PT-TH của Đài. 2.1.2. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn Đài PT-TH Lạng Sơn là một trong những đài địa phương trong cả nước sớm sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số. Những năm đầu thế kỷ XXI, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật của 41 đài được đầu tư, trang bị tương đối đồng bộ, có khả năng đáp ứng cho việc sản xuất các chương trình phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây cũng là thời điểm mà nhiều chương trình dự án hỗ trợ cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh bắt đầu được triển khai, trong đó, có công tác thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thời điểm đó, đội ngũ biên tập viên, biên dịch viên, phóng viên cũng đã đủ năng lực, trình độ để có thể đáp ứng cho việc sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc - một thể loại truyền hình mang tính chuyên biệt dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn. Năm 2001, theo yêu cầu của công việc, ban giám đốc Đài PT-TH Lạng Sơn quyết định thành lập tổ chương trình tiếng dân tộc trực thuộc Ban Giám Đốc. Tổ tiếng dân tộc chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc trong việc xây dựng các chương trình tiếng dân tộc gồm: tiếng Dao, Tày - Nùng trên cả hai loại hình báo chí là phát thanh và truyền hình. Nhận thức được vai trò của truyền thông tiếng dân tộc trong đời sống tỉnh nhà, ngay từ khi vừa thành lập Đài, Ban lãnh đạo đã đề xuất thành lập Phòng các thứ tiếng dân tộc với nhiệm vụ: - Tham mưu cho Ban giám đốc về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình tiếng dân tộc, phát trên sóng PT-TH của địa phương và Đài Quốc gia. - Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thể hiện, tăng sức hấp dẫn, tạo sự quan tâm, theo dõi của bà con nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan tổ chức thực hiện các tác phẩm, chương trình theo kế hoạch của chương trình tiếng dân tộc. - Khai thác các làn điệu dân ca,nhạc cụ dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa để làm phong phú thêm chương trình và góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân tộc. - Xây dựng mạng lƣới cộng tác viên tiếng dân tộc và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công. Cùng với các chương trình tiếng Việt, một trong những thế mạnh của Đài PT-TH Lạng Sơn trong những năm qua đó là các chương trình tiếng dân tộc. Hiện 42 nay, Đài PT-TH Lạng Sơn đang phát sóng 2 chương trình tiếng dân tộc thiểu số. Đó là chương trình tiếng Dao, tiếng Tày - Nùng. Trong những năm qua, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng phát triển mạnh mẽ sau các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn vẫn thể hiện là một kênh thông tin hữu ích - là người bạn thân thiết không thể thiếu đối với đồng bào ở những là vùng cao, vùng xa của tỉnh Lạng Sơn. Để các chương trình truyền hình có chỗ đứng trong lòng khán giả, cùng với việc mở rộng thời lượng thì vấn đề nâng cao chất lượng luôn được ban biên tập đưa lên hàng đầu và coi đó là yếu tố quan trọng làm nên sức sống của mỗi chương trình. Hiện nay, ngoài các chương trình tiếng Việt, Đài PT-TH Lạng Sơn còn sản xuất các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc là tiếng Dao và tiếng Tày - Nùng. Với kết cấu gọn, nhẹ các bài viết, phóng sự phản ánh chân thực hơi thở cuộc sống của người dân vùng cao, biểu dương kịp thời các gương người tốt việc tốt, giới thiệu những kinh nghiệm, những cách làm sáng tạo của các địa phương trong quá trình vận dụng đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước đi vào cuộc sống, đồng thời góp phần cổ vũ, thúc đẩy các phong trào thi đua ở cơ sở. Ngoài các tin tức thời sự còn có các chương trình văn hóa, văn nghệ được phát sóng vào cuối tuần. Chương trình này đem đến cho người dân đồng bào dân tộc có cái nhìn sâu sắc hơn về những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam. Từ các lễ hội truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ đến các phong tục tập quán. Qua đó không chỉ giúp cho người dân thấy được các giá trị to lớn của văn hóa dân tộc mà từ đây còn giúp cho người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc riêng có của dân tộc mình. (những nhận xét như thế này là nhạy cảm, nên tránh hoặc là phải có con số hay trích nguồn uy tín), tỷ lệ người dân chưa biết chữ và tái mù chữ vẫn còn phổ biến thì việc xây dựng các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số của Đài PT-TH Lạng Sơn đã phát huy tích cực, góp không đưa các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. 43 - Chương trình truyền hình tiếng Tày – Nùng Theo khảo sát của tác giả luận văn, tính đến tháng 6/2018, trong khung thời lượng 30 phút, chương trình truyền hình tiếng Tày – Nùng được kết cấu như sau: Bảng 2.2. Kết cấu chương trình truyền hình tiếng Tày – Nùng của Đài PT-TH Lạng Sơn Chương trình số Nội dung Thời lượng Thứ 3 - Thời sự trong tỉnh 5 phút - Phóng sự 6 phút - Phổ biến kiến thức 3 phút Thứ 5 - Thời sự trong tỉnh 5 phút - Phóng sự 6 phút - Chính sách pháp luật 3 phút Thứ 7 - Thời sự trong tỉnh 5 phút - Phóng sự 6 phút - Phổ biến kiến thức 3 phút (Nguồn: Khảo sát tác giả tháng 8/2018) Hiện tại, phòng Chương trình tiếng dân tộc có 15 người, trong ...g lầy chìng dìu miền vả bế chủi quỷa chẩu chiệp phẩy) Câu hỏi 3: Qúy ông/bà quan tâm nhiều đến chuyên mục nào sau đây? (có thể chọn nhiều phƣơng án) (Diêm chỉa chuyên mục gang nái, mủa tòi liều phiêm thảu hải chuyên mục? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Chính sách cuộc sống (Chính sách diêm nhàn lầu) B. Phóng sự (Phóng sự) C. Gương sáng cộng đồng (Nom mềnh tàu giăng diêm tầm chuổng) D. Nét đẹp vùng cao (Mũi tìu duẩy diêm tầy hăng) E. Giữ gìn bản sắc văn hóa (Siếu chiến cóo nom vuồn mềnh) F. Khoa học kỹ thuật (Khoa học kỹ thuật) Câu hỏi 4: Qúy ông/bà có thấy nội dung các chƣơng trình có rõ ràng và dễ hiểu không? (xin chọn 1 phƣơng án) (Mủa tòi puột lầy nhẫu diêm coó lầy chìng đọ đàng má kèng cắp híu tú hẩy má kèng? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Có (Tú á) B. Không (Má kèng tú) C. Lí do khác nếu có ghi rõ ............ (Còn pẻng khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ.....................) Câu hỏi 5: Theo quý ông/bà thông tin trong chƣơng trình truyền hình tiếng Dao có tin cậy hay không? (xin chọn 1 phƣơng án) (Ây mủa tòi, lầy nhẫu diêm lầy chìng truyền hình dìu miền vả siển tú má? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Rất tin cậy (Chiên siển tú) B. Tin cậy (Siển tú) C. Chưa đáng tin cậy (Má kèng siển tú) D. Không tin cậy (Má siển tú) Câu hỏi 6: Khi xem chƣơng trình tiếng Dao, quý ông/bà hiểu thêm về điều gì?(xin chọn 1 phƣơng án) (Khi mẳng lầy chìng dìu miền vả, mủa tòi híu tú thim duẩn hải 112 muồn? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Có thêm nhiều kiến thức chung (Híu tú duẩn thắm muồn) B. Nắm được Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (Híu tú chủ trương, kiùng kiắu Đảng nây, chính sách pháp lỉng cúa chàng nây) C. Nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch (Mài nhấu siển pịa Đảng, cúa chàng, híu bùng sím kiằn chạ phỏ vại cách mẹng) D. Mở rộng sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, cả nước và trên thế giới (Tò hăng nhầu chòi duẩn kìa tìng, chính trị, vuồn mềnh, xà hội diêm tầy pung, diêm cùa nhùa cúa cắp diêm lùng đía) E. Nắm được chính sách dân tộc (Híu tú chính sách dân tộc) F. Giúp nâng cao dân trí và hưởng thụ văn hóa (Pang tò hăng nhầu chòi sầu dẳng) G. Tăng cường sự hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Tò hăng nhầu chòi cắp híu lổng coó tiến bộ khoa học kỹ thuật pịa chẩu nhằn) H. Theo dõi tin tức thời sự (Tắng mẳng coó nom phiển kiom) I. Học tập cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức (Hụ tụ tò hăng nhầu chòi diêm dìa lầu) J. Để biết các thông tin thực tế hàng ngày (Liều híu tú coó nom phiển chiên sị hòng noi) K. Giải trí (Mẳng liều pun nhầu chòi huyền hấy) L. Để giết thời gian (Tú khủng bế mẳng) M. Lợi ích khác nếu có ghi rõ.......................... (Tìu lậy khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ.......................................) Câu hỏi 7: Nội dung các chƣơng trình truyền hình tiếng Dao đã đáp ứng nhu cầu thông tin của quý ông/bà nhƣ thế nào? (xin chọn 1 phƣơng án) (Lầy nhẫu coó lầy chìng truyền hình dìu miền vả đạ chẩu tú ây mồng thông tin mủa tòi nây má kèng? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Đáp ứng đúng và kịp thời (Đạ chẩu tú ây mồng cắp lộp sị) B. Đáp ứng đúng nhưng chưa kịp thời (Chẩu tú ây mồng si má kèng lộp sị) C. Chưa đáp ứng (Má kèng chẩu tú ây mồng) Câu hỏi 8: Nội dung chƣơng trình truyền hình tiếng Dao có tác động nhƣ thế nào tới nhận thức của quý ông/bà?(xin chọn 1 phƣơng án) (Lầy nhẫu lầy chìng truyền hình dìu miền vả, pang puồn chẩu thẩy viền nhầu chòi mủa tòi má? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) 113 A. Tác động tích cực (Chiên lổng) B. Tác động không tích cực (Má lổng) C. Không tác động gì (Má hay thẩy viền tú đị muồn) D. Không rõ (Má đọ) E. Lí do khác nếu có ghi rõ.........................(Còn pẻng khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ .................................) Câu hỏi 9: Mức độ áp dụng những nội dung của chƣơng trình này trong các hoạt động liên quan đến học tập, nghiên cứu, ứng dụng sản xuất của quý ông/bà là nhƣ thế nào? (xin chọn 1 phƣơng án) (Diêm hụ tụ, chẩu nhằn, mủa tòi sử lổng tú coó lầy nhẫu diêm lầy chìng dìu miền vả má? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Sử dụng cả (Sử lổng tú liu) B. Sử dụng một phần, vì....... (Sử lổng dật puần, vẩy.............) C. Không thể sử dụng, vì........ (Má sử lổng tú, vẩy................) Câu hỏi 10: Thời điểm, thời lƣợng phát sóng những chƣơng trình này có phù hợp với quý ông/bà không? (xin chọn 1 phƣơng án) (Sì hù phát sóng coó lầy chìng nài, phù họp cắp mủa tòi má kèng? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Rất phù hợp (Chiên phù họp) B. Phù hợp (Phù họp) C. Không phù hợp (Má kèng phù họp) D. Lí do khác nếu có ghi rõ.........(Còn pẻng khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ..............) Câu hỏi 11: Theo quý ông/bàthời điểm tốt nhất trong các ngày phát sóng những chƣơng trình này để đến với đông đảo công chúng là lúc nào?(xin chọn 1 phƣơng án) (Ây mủa tòi, sì hù lổng nhất liều phát sóng coó lầy chìng nài bế hải chằn? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Buổi sáng (Lùng đom) B. Buổi trưa (Lùng án) C. Buổi tối (Lùng muống) Câu hỏi 12: Theo quý ông/bàviệc sử dụng tiếng Dao làm phƣơng tiện truyền tải thông tin cho các chƣơng trình truyền hình trên Đài PT-TH Lạng Sơn là?(xin chọn 1 phƣơng án) (Ây mủa tòi, sị sử lổng dìu miền nây vả liều tò bủa thông tin diêm coó lầy chìng truyền hình, diêm Đài PT- TH Lạng Sơn chụ siểm má? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Cần thiết, vì.......................(Chụ siểm, vẩy.........................) B. Không cần thiết, vì.............(Má chụ siểm, vẩy...................) 114 Câu hỏi 13: Theo quý ông/bà phụ đề cho chƣơng trình truyền hình tiếng Dao hiện nay đã đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của đồng bào dân tộc hay chƣa?(xin chọn 1 phƣơng án) (Ây mủa tòi, kiằn chây nây dẳng tú vả diêm lầy chìng truyền hình dìu miền vả, ỳ chằn đạ chẩu tú ây mồng mằng truyền hình diêm mủa tòi chụ miền má kèng? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Đã đáp ứng, lí do............. (Đạ chẩu tú ây mồng, vẩy....................) B. Chưa đáp ứng, lí do......... (Má kèng chẩu tú ây mồng, vẩy....) Câu hỏi 14: Quý ông/bà đánh giá nhƣ thế nào về hình ảnh, âm thanh trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Dao?(xin chọn 1 phƣơng án) (Mủa tòi mẳng tài ây hải duẩn coó nom phảng diêm coó lầy chìng truyền hình dìu miền vả? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Rất tốt (Dất lổng) B. Tốt (Lổng) C. Tương đối tốt D. Không tốt (Má lổng) E. Rất không tốt (Má lổng đị đíng) Câu hỏi 15: Qúy ông/bà thƣờng theo dõi chƣơng trình nào trên Đài PT-TH Lạng Sơn?(xin chọn 1 phƣơng án) (Mủa tòi hay mẳng hải lầy chìng, diêm Đài PT-TH Lạng Sơn? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Thời sự (Thời sự) B. Phóng sự/phim tài liệu (Phóng sự/ phim tài liệu) C. Chuyên đề/tạp chí (Chuyên đề/ tạp chí) D. Văn hóa, nghệ thuật (Vuồn mềnh, nghệ thuật) E. Thể thao (Thể thao) F. Phim truyện (Phim truyện) G. Đáp án khác nếu có ghi rõ........(Đáp án khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ..................) Câu hỏi 16: Theo qúy ông/bà không theo dõi chƣơng trình tiếng Daotrên Đài PT-TH Lạng Sơn?(xin chọn 1 phƣơng án) (Mủa tòi má mẳng lầy chìng truyền hình dìu miền vả diêm Đài PT- TH Lạng Sơn vẩy hải muồn? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Không thích xem (Má nắt mẳng) B. Thấy không cần thiết (Má hay chụ siểm) C. Phát không đúng thời điểm (Phát má chuổng sì hù) D. Không đáp ứng được nhu cầu thông tin (Má chẩu tú ây mồng thông tin) E. Thiếu hấp dẫn (Má khù mẳng) 115 Câu hỏi 17: Theo qúy ông/bà nguyên nhân khiến một bộ phận không theo dõi chƣơng trình tiếng Dao trên Đài PT-TH Lạng Sơn là gì?(xin chọn 1 phƣơng án) (Ây mủa tòi, còn dầu chẩu pun mài puần mủa tòi má mẳng lầy chìng dìu miền vả diêm Đài PT- TH Lạng Sơn bế hải muồn? (Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Nội dung không thiết thực (Lầy nhẫu má chiên sị) B. Chủ đề chưa phong phú, không tiêu biểu (Má kèng mài thắm lầy nhẫu) C. Hình thức chưa đảm bảo chất lượng (Lầy chìng má kèng khù mẳng) D. Chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin (Má kèng chẩu tú ây mồng thông tin) E. Thiếu hấp dẫn (Má pển mẳng) F. Lí do khác nếu có..........(Còn pẻng khằn lềnh hảy cóng mài vả đọ.............) Câu hỏi 18: Nếu chƣơng trình tiếng Dao trên Đài PT-TH Lạng Sơn có sự thay đổi, nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình thì quý ông/bà có xem không?(xin chọn 1 phƣơng án) (Piấy lầy chìng dìu miền vả diêm Đài PT- TH Lạng Sơn thẩy viền, mủa tòi tắng mẳng má?( Diêm chỉa chẩu vả gang nái, khằn kín ỏi dật chẩu nưng) A. Có (Mẳng) B. Có thể xem nếu chương trình thay đổi (Piấy thẩy viền bế mẳng) C. Không xem với bất kỳ sự thay đổi nào (Thẩy viền chây má mẳng) Xin cám ơn quý ông/bà đã nhiệt tình cộng tác với chúng tôi! (Chiên híu ên mủa tòi đạ liều sì hù pang đợ dia bua) 116 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG Để đề tài này được hoàn thành một cách trọn vẹn, khách quan và chính xác hơn, chúng tôi đã phát phiếu khảo sát nhằm thăm dò ý kiến những ý kiến của công chúng về vấn đề “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Tổng số phiếu tác giả phát ra là 400 phiếu thu về 400 phiếu. Đối tượng công chúng được thăm dò bao gồm: công chức, viên chức (chiếm 20%), làm trong doanh nghiệp (10%), không nghề nghiệp (chiếm 10%) học sinh, sinh viên (5%), đã về hưu (6%), làm nghề tự do (chiếm 40%), khác (chiếm 9%); có độ tuổi từ 20-30 (chiếm 16%), từ 30-40 tuổi (chiếm 35%), từ 40-60 tuổi (chiếm 37%), trên 60 tuổi (chiếm 12%); trong 400 phiếu thu về có 192 phiếu là nam giới (chiếm 48%), 208 phiếu là nữ giới (chiếm 52%); Đánh giá sự hiểu biết, nhận thức của công chúng về “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” qua kết quả thu được từ phiếu khảo sát, tác giả luận văn có nhận định rằng: “đại đa số công chúng đều đã đánh giá “truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn trong thời gian qua đã có những tác động tích cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt đối với họ”. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện cụ thể qua các bảng thống kê dƣới đây: 117 BẢNG THỐNG KÊ PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN Stt Nội dung Chi Lăng Văn Lộc Bình Hữu Lũng 4 Tỷ lệ Lãng đơn chung vị SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % 1. Gia đình ông/bà hiện tại có các phương tiện truyên thông nào? Tivi 29 7,3 30 7,5 27 6,8 28 7,0 114 28,5 Máy tính có kết nối internet 17 4,3 20 4,0 16 4,0 16 4,0 69 17,3 Đài 30 7,5 30 7,5 29 7,3 30 7,5 119 28,5 Khác 27 6,8 24 6,0 25 6,3 22 5,5 98 24,5 2. Qúy ông/bà có hay xem chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn hay không? Hàng ngày 24 6,0 19 4,8 25 6,3 20 5,0 88 22,0 Một vài lần/tuần 46 11,5 50 12,5 42 10,5 45 11,3 183 45,7 Một vài lần/tháng 15 3,8 16 4,0 18 4,5 17 4,3 66 16,5 Một vài lần/năm 9 2,3 10 2,5 10 2,5 12 3,0 41 10,3 Không bao giờ 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 3. Qúy ông/bà quan tâm nhiều đến chuyên mục nào sau đây? Phóng sự 60 15,0 63 15,8 55 13,8 59 14,8 237 59,3 Gương sáng bản làng 64 16,3 66 16,5 70 17,5 68 17,0 268 67,0 Nét đẹp vùng cao 61 15,3 65 16,3 66 16,5 64 16,3 256 64,0 Tiếng nói từ thôn bản 70 17,5 73 18,3 74 18,5 71 17,8 288 72,0 118 Ẩm thực xứ lạng 61 15,3 63 15,8 60 15,0 62 15,5 246 61,5 4. Qúy ông/bà có thấy nội dung các chương trình có rõ ràng và dễ hiểu không? Có 84 21,0 81 20,3 79 19,8 78 19,5 322 80,4 Không 10 2,5 11 2,8 13 3,3 13 3,3 47 11,8 Lí do khác 6 1,5 8 2,0 8 2,0 9 2,3 31 7,8 5. Theo quý ông/bà thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có tin cậy hay không? Rất tin cậy 27 6,8 24 6,0 25 6,3 22 5,5 98 24,5 Tin cậy 61 15,3 59 14,8 58 14,5 60 15.0 238 59,5 Bình thường 9 2,3 12 3,0 13 3,3 14 3,5 48 12,0 Không tin cậy 3 0,8 5 1,3 4 1,0 4 1,0 16 4,0 6. Khi xem chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn, quý ông/bà hiểu thêm về điều gì? Có thêm nhiều kiến thức chung 88 22,0 83 20,8 85 21,3 82 20,5 338 84,5 Nắm được Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật 70 17,5 69 17,3 67 16,8 69 17,3 275 68,8 của Nhà nước Nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chống lại luận điệu xuyên 61 15,3 69 17,3 68 17,0 66 16,5 264 66,0 tạc của các thế lực thù địch Mở rộng sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa 66 16,5 65 16,3 66 16,5 64 16,3 261 65,3 phương, cả nước và trên thế giới Nắm được chính sách dân tộc 74 18,5 73 18,3 70 17,5 71 17,8 288 72,0 Giúp nâng cao dân trí và hưởng thụ văn hóa 66 16,5 64 16,3 63 15,8 62 15,5 255 63,8 Tăng cường sự hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 71 17,8 73 18,3 70 17,5 72 18,0 286 71,5 119 vào sản xuất Theo dõi tin tức thời sự 84 21,0 81 20,3 80 20,0 79 19,8 324 81,0 Học tập cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức 71 17,8 75 18,8 76 19,0 74 18,5 296 74,0 Để biết các thông tin thực tế hàng ngày 88 22,0 81 20,3 80 20,0 82 20,5 331 82,8 Giải trí 46 11,5 43 10,8 42 10,5 44 11,0 175 43,8 Để giết thời gian 9 2,3 10 2,5 10 2,5 12 3,0 41 10,3 Lợi ích khác 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 7. Nộ i dung các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT- TH Lạng Sơn đã đáp ứng nhu cầu thông tin của quý ông/bà như thế nào? Đáp ứng đúng và kịp thời 53 13,3 48 12,0 56 14,0 52 13,0 209 52,3 Đáp ứng đúng nhưng chưa kịp thời 31 7,8 32 8,0 27 6,8 30 7,5 120 30,0 Chưa đáp ứng 16 4,0 20 5,0 17 4,3 18 4,5 71 17,7 8. Nộ i dung chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có tác động như thế nào tới nhận thức của quý ông/bà? Tác động tích cực 91 22,8 90 22,5 91 22,8 90 22,5 362 90,5 Không tác động gì 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 Không rõ 3 0,8 5 1,3 4 1,0 4 1,0 16 4,0 9. Mứ c độ áp dụng những nội dung của chương trình này trong các hoạt động liên quan đến học tập, nghiên cứu, ứng dụng sản xuất của quý ông/bà là như thế nào? Sử dụng cả 46 11,5 50 12,5 42 10,5 45 11,3 183 45,7 Sử dụng một phần 53 13,3 48 12,0 56 14,0 52 13,0 209 52,3 120 Không thể sử dụng 1 0,3 2 0,5 2 0,5 3 0,8 8 2,0 10. Th ời điểm, thời lượng phát sóng những chương trình này có phù hợp với quý ông/bà không? Rất phù hợp 25 6,3 24 6,0 23 5,8 22 5,5 94 23,5 Phù hợp 64 16,0 62 15,5 65 16,3 63 15,8 254 63,5 Không phù hợp 8 2,0 10 2,5 9 2,3 11 2,8 38 9,5 Lí do khác 3 0,8 4 1,0 3 0,8 4 1,0 14 3,5 11. Theo quý ông/bà thời điểm tốt nhất trong ngày để phát sóng chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn để đến với đông đảo công chúng là lúc nào? Buổi sáng 15 3,8 13 3,3 14 3,5 12 3,0 54 13,5 Buổi trưa 28 7,0 25 6,3 23 5,8 24 6,0 100 25,0 Buổi tối 57 14,3 62 15,5 63 15,8 64 16,0 246 61,5 12. Theo quý ông/bà việc sử dụng tiếng dân tộc làm phương tiện truyền tải thông tin cho các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có cần thiết không? Rất cần thiết 17 4,3 26 6,5 24 6,0 22 5,5 89 22,3 Cần thiết 58 14,5 60 15,0 63 15,8 60 15,0 241 60,2 Bình thường 22 5,5 10 3,0 10 3,0 14 3,5 56 14,0 Không cần thiết 3 0,8 4 1,0 3 0,8 4 1,0 14 3,5 13. Theo quý ông/bà phụ đề cho chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn hiện nay đã đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của đồng bào dân tộc hay chưa? Rất đáp ứng 16 4,3 15 7,0 17 6,8 16 6,5 98 18,0 121 Đáp ứng 47 11,8 64 16,0 62 15,5 62 15,5 235 58,2 Bình thường 30 7,5 16 4,0 18 4,5 17 4,3 81 20,3 Chưa đáp ứng 7 1,8 5 1,3 3 0,8 5 1,3 14 3,5 14. Quý ông/bà đánh giá như thế nào về hình ảnh, âm thanh trong các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn? Rất tốt 15 3,8 16 4,0 18 4,5 17 4,3 66 16,5 Tốt 46 11,5 50 12,5 42 10,5 45 11,3 183 45,7 Bình thường 27 6,8 21 5,3 27 6,8 23 5,8 98 24,5 Không tốt 6 1,5 8 2,0 8 2,0 9 2,3 31 7,8 Hoàn toàn không tốt 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 15. Qúy ông/bà thường theo dõi chương trình nào trên Đài PT-TH Lạng Sơn? Thời sự 71 17,8 73 18,3 70 17,5 72 18,0 286 71,5 Phóng sự/phim tài liệu 47 11,8 64 16,0 62 15,5 62 15,5 235 58,2 Chuyên đề/tạp chí 53 13,3 48 12,0 56 14,0 52 13,0 209 52,3 Văn hóa, nghệ thuật 58 14,5 60 15,0 63 15,8 60 15,0 241 60,2 Thể thao 57 14,3 62 15,5 63 15,8 64 16,0 246 61,5 Phim truyện 86 21,5 83 20,8 84 21,0 84 21,0 337 84,3 Đáp án khác 6 1,5 8 2,0 8 2,0 9 2,3 31 7,8 16. Vì sao qúy ông/bà không theo dõi chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn? Không thích xem 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 Thấy không cần thiết 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 Phát không đúng thời điểm 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 122 Không đáp ứng được nhu cầu thông tin 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 Thiếu hấp dẫn 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 17. Theo qúy ông/bà nguyên nhân khiến một bộ phận không theo dõi chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn là gì? Nội dung không thiết thực 27 6,8 21 5,3 27 6,8 23 5,8 98 24,5 Chủ đề chưa phong phú, không tiêu biểu 28 7,0 25 6,3 23 5,8 24 6,0 100 25,0 Hình thức chưa đảm bảo chất lượng 31 7,8 32 8,0 27 6,8 30 7,5 120 30,0 Chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin 24 6,0 19 4,8 25 6,3 20 5,0 88 22,0 Thiếu hấp dẫn 30 7,5 16 4,0 18 4,5 17 4,3 81 20,3 Lí do khác 15 3,8 16 4,0 18 4,5 17 4,3 66 16,5 18. Nế u chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có sự thay đổi, nâng cao chất lượng các chương trình thì quý ông/bà có xem không? Có 86 21,5 83 20,8 84 21,0 85 21,3 338 84,5 Có thể xem nếu chương trình thay đổi 8 2,0 11 2,8 11 2,8 10 2,5 40 10,0 Không xem với bất kỳ sự thay đổi nào 6 1,5 5 1,3 5 1,3 6 1,5 22 5,5 123 PHỤ LỤC 3: Nội dung phỏng vấn sâu CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- tự do- hạnh phúc ----------o0o---------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THÔNG TIN Kính gửi: Nhà quản lý Lãnh đạo Đài Biên tập viên các đài Bạn xem truyền hình Tôi là: Vương Sỹ Thành Đơn vị công tác: Đài PT-TH Lạng Sơn Website: www.langsontv.vn Chức vụ: Hiện nay, Tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ tại Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), Đề tài có tựa đề như sau: “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Vì vậy, Tôi làm đơn này kính đề nghị Qúy vị tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp những thông tin cần thiết giúp tôi trong việc khảo sát các nội dung và phương thức báo chí về: Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Kèm theo đơn này là các biên bản phỏng vấn sâu các thông tin tôi cần thu thập trong quá trình khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý vị để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. 124 BẢN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN SÂU Đề tài: “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Thời gian phỏng vấn: tháng 09/2018 1. Dành cho Cấp ủy, chính quyền địa phƣơng 1.1. Ông Triệu Văn Lạng Trƣởng Ban Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn Câu hỏi:Thưa ông, xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với các cấp ủy, chính quyền địa phương? Trả lời: Chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn là một kênh thông tin bổ ích, hữu hiệu để tuyên truyền những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là tình hình của địa phương đến đồng bào dân tộc bằng tiếng dân tộc. Xem chương trình, chúng tôi thấy được những cách làm hay của địa phương về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từ đó có những giải pháp phù hợp để áp dụng vào điều kiện của địa phương. Đồng thời, các chương trình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc của tỉnh từ đó những giá trị văn hóa của tỉnh sẽ được giữ gìn và phát huy hơn nữa những giá trị tích cực. 1.2. Ông Hoàng Văn Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình Câu hỏi:Thưa ông, xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với các cấp ủy, chính quyền địa phương? Trả lời: Chúng tôi thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn. Chương trình không chỉ đem đến cho chúng tôi các thông tin bổ ích, thiết thực mà còn giới thiệu nhiều cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo để từ đó các cấp ủy chính quyền của địa phương có thể học tập và làm theo. Đồng thời còn tuyên truyền, phổ biến những chủ trương mới của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc đang sinh sống và làm việc tại tỉnh. 2. Dành cho Lãnh đạo Đài PT-TH Lạng Sơn 2.1. Ông Hoàng Đình Hôm - Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Lạng Sơn Câu hỏi:Từ góc độ nhà quản lí, xin ông cho biết làm thế nào để hiệu nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn? Trả lời: Hướng tới để nâng cao hiệu quả các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn, theo tôi: Thứ nhất là việc thay đổi quan điểm, nhận thức của lãnh đạo Đài, lãnh đạo địa phương về chương trình truyền hình tiếng dân tộc. Quan điểm coi nhẹ hiệu quả của chương trình chính là một trong những trở ngại khiến cho chương trình chưa phát huy hết được 125 hiệu quả của nó. Thứ hai là Đài PT-TH Lạng Sơn cần đẩy mạnh sản xuất các chương trình văn nghệ, giải trí. Thứ ba là Đài PT-TH Lạng Sơn cần đào tạo đội ngũ phóng viên và các cấp lãnh đạo đài từ trung ương đến địa phương quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để sản xuất chương trình tốt hơn. 2.2. Ông Nguyễn Đông Bắc - Giám đốc Đài PTTH Lạng Sơn Câu hỏi: Từ góc độ nhà quản lí, xin ông cho biết làm thế nào để hiệu nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn? Trả lời: Đài PT-TH Lạng Sơn sẽ đầu tư thích đáng về kỹ thuật và đào tạo nhân lực. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc vốn lâu nay ít được quan tâm chú ý, nhất là đào tạo về chính trị, vì thế Đài PT-TH Lạng Sơn sẽ quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng đối với báo chí cách mạng. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp... Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đài tỉnh Lạng Sơn với các Đài PT-TH các địa phương, Đài truyền hình Việt Nam trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo nguồn nhân lực cho việc sản xuất chương trình, mở các lớp tập huấn, đào tạo ngắn và dài hạn về chuyên môn để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên... để sản xuất chương trình tiếng dân tộc đạt chất lượng như các chương trình tiếng phổ thông. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên rộng khắp ở các ngành, địa phương, nhằm đảm bảo tính kịp thời trong thông tin, tuyên truyền. Mở rộng quan hệ phối hợp với các Đài địa phương và Đài bạn – các tỉnh lân cận, Đài trung ương, các công ty quảng cáo, công ty giải trí, viễn thông để sản xuất các chương trình giao lưu, giải trí... Nâng cao chất lượng chương trình PT-TH theo hướng bổ ích, thiết thực. Chú trọng công tác đào tạo lí luận chính trị, quan điểm lập trường, đạo đức người làm báo, nâng cao tay nghề cho đỗi ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim, dẫn chương trình... thông qua các lớp chuyên ngành Trung ương và khu vực. 3. Dành cho ngƣời trực tiếp sản xuất chƣơng trình truyền hình tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao 3.1. Bà Nông Thị Hảo - Trƣởng phòng Dân tộc, Đài PTTH Lạng Sơn Câu hỏi:Xin chị cho biết làm thế nào để hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ngày càng có những tác động tích cực và ngày càng thu hút được khán giả? Trả lời: Để nâng cao hiệu quả chương trình và có những tác động tích cực sao cho 126 ngày càng thu hút được độc giả thì chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn trước hết cần phải thay đổi quan điểm nhận thức của những người trực tiếp sản xuất chương trình, nâng cao vai trò quản lí, không nên xem nhẹ chương trình tiếng dân tộc của các đài địa phương. Bên cạnh đó cần phải xây dựng chiến lược cho các đài địa phương có kế hoạch tuyển dụng phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên là người dân tộc, đào tạo cơ bản và không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các chương trình. Đặc biệt, nhà Đài nên có cơ chế thoáng cho đội ngũ cán bộ phóng viên là người dân tộc là những người dân tộc đang trực tiếp tham gia sản xuất chương trình; cần phải mở rộng đội ngũ cộng tác viên cơ sở. 3.2. Chị Vƣơng Thị Mai Loan- Biên tập viên Đài PTTH Lạng Sơn Câu hỏi:Xin chị cho biết làm thế nào để hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ngày càng có những tác động tích cực và ngày càng thu hút được khán giả? Trả lời: Về nội dung chương trình thì cần phải đa dạng hóa thông tin, về hình thức tuyên truyền cũng phải đổi mới. Cần phải thay đổi quy trình sản xuất một chương trình truyền hình tiếng dân tộc cho phù hợp. Trước hết là tăng cường đội ngũ phóng viên, phát thanh viên là người dân tộc, có những bài viết dành riêng cho chương trình. Sau đó, cách thức chương trình cũng phải thay đổi theo hướng hiện đại và thích hợp. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về truyền hình. 4. Dành cho Ngƣời dân, ngƣời có uy tín 4.1. Ông Dƣơng Trồng Mình - Chủ tịch UBND xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn Câu hỏi:Xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với cuộc sống của mọi người? Trả lời: Chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn là một kênh thông tin quan trọng để truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phổ biến các kinh nghiệm và thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Là nơi giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc điều này đặc biệt quan trọng đối với người dân tộc thiểu số của tỉnh. Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn có đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, vận động con em đi học. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn đã đem đến cho đồng bào món ăn tinh thần bổ ích, giúp người dân có điều kiện học hỏi, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. 4.2. Ông Vi Hồng Nhân - Nhà Nghiên cứu văn học dân gian thôn Khòn Lèng, phƣờng Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn Câu hỏi:Xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với cuộc sống của mọi người? 127 Trả lời: Tôi xem chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn có nhiều chuyên mục hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc sức khỏe con cái hoặc cách phòng trừ dịch bênh... qua những chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn đã giúp chúng tôi nâng cao kiến thức về giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà sạch sẽ. Bên cạnh đó, chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa thông thạo tiếng phổ thông, còn thiếu thông tin được tiếp cận về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là việc học tập những điển hình tiến tiến trong phát triển kinh tế, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hiểu biết các biện pháp chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình thông qua các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn. 4.3.Ông Hoàng Quốc Khợ - Ngƣời dân Hồ Nà Pàn, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Câu hỏi:Xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với cuộc sống của mọi người? Trả lời: Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn ngày càng có chất lượng, phản ánh sâu, chân thực cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân. Nhất là phổ biến kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, giúp người dân ứng dụng vào khoa học kỹ thuật trong sản xuât. Nội dung các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn phản ánh đầy đủ về các lĩnh vực đời sống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp. 4.4. Ông Triệu Viết Khái - Ngƣời Cao tuổi Thôn Pò Pheo, xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn Câu hỏi: Xin ông cho biết chương trình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn có những tác động tích cực như thế nào đối với cuộc sống của mọi người? Trả lời: Thôn Pò Pheo, xã Hoàng Việt chúng tôi có cả người Tày, Nùng, Dao sinh sống, chúng tôi rất háo hức xem các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn. Chương trình đã giúp bà con có một kênh thông tin bổ ích, tuyên truyền đường lối đến người dân. Tuy nhiên, các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn nên cần đề cập nhiều hơn nữa những tấm gương phát triển kinh tế, những kinh nghiệm thực tiễn trong đời sống của bà con vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, cần tích cực tuyên truyền các nét đẹp văn hóa của bà con, phát huy hơn nữ vai trò của mình trong chống lại sự mỉa mai một bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc ít người. 128

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_truyen_hinh_tieng_dan_toc_cua_dai_pt_th.pdf
Tài liệu liên quan