VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC CƯỜNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM
GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
(AEC)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC CƯỜNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM
GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
(AEC)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc
2. PG
174 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh tham gia cộng đồng kinh tế Asean (AEC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S.TS Nguyễn Duy Dũng
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ................................................................................................................. 9
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước .......................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết ............................................................................. 9
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lao động, thị trường lao động ................... 12
1.1.3. Các nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN và AEC ......................... 16
1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước ............................................. 17
1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá chung về thị trường lao động ........................... 18
1.2.2. Các nghiên cứu về thị trường lao động đặc thù ........................................ 20
1.3. Kết luận rút ra từ những nghiên cứu về phát triển thị trường lao động và hướng
nghiên cứu của luận án ........................................................................................ 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ........................................... 25
2.1. Định nghĩa về thị trường lao động ............................................................... 25
2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động .................................................... 30
2.2.1. Cầu lao động .............................................................................................. 30
2.2.2. Cung lao động ........................................................................................... 31
2.2.3. Giá cả hàng hoá sức lao động ................................................................... 32
2.2.4. Cạnh tranh trên thị trường lao động .......................................................... 35
2.2.5. Hệ thống thể chế, tổ chức và công cụ điều tiết thị trường lao động ......... 36
2.3. Các yếu tố tác động đến thị trường lao động ............................................... 38
2.3.1. Dân số ........................................................................................................ 38
2.3.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................. 39
2.3.3. Giáo dục - đào tạo ..................................................................................... 42
2.3.4. Thể chế và chính sách của Nhà nước ........................................................ 44
2.3.5. Hệ thống thông tin của thị trường lao động .............................................. 44
2.4. Phát triển thị trường lao động ...................................................................... 46
2.4.1. Khái niệm .................................................................................................. 46
2.4.2. Nội dung và tiêu chí phát triển thị trường lao động .................................. 47
2.5. Tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường lao động .............................. 51
2.5.1. Tác động đến quy mô thị trường lao động ................................................ 52
2.5.2. Tác động đến chất lượng thị trường lao động ........................................... 53
2.5.3. Tác động đến cơ cấu thị trường lao động .................................................. 54
2.3.4. Tác động đến giá cả lao động .................................................................... 55
2.6. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động của một số quốc gia và bài học
rút ra cho Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN ............................................................................................................... 64
3.1. Cộng đồng Kinh tế ASEAN ......................................................................... 64
3.2. Thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập
quốc tế ................................................................................................................. 68
3.2.1. Quy mô thị trường ..................................................................................... 68
3.2.2. Chất lượng thị trường ................................................................................ 71
3.2.3. Cơ cấu thị trường ....................................................................................... 83
3.2.4. Giá cả lao động (tiền lương) ..................................................................... 86
3.2.5. Thể chế ...................................................................................................... 89
3.2.6. Cạnh tranh trên thị trường lao động .......................................................... 95
3.3. Tác động của AEC đến thị trường lao động Việt Nam ................................ 98
3.4. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh
tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN ............................................................... 111
3.4.1. Kết quả đạt được ..................................................................................... 111
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................ 112
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ........... 118
4.1. Bối cảnh phát triển thị trường lao động Việt Nam trong điều kiện mới .... 118
4.2. Quan điểm, định hướng phát triển và giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị
trường lao động Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................. 130
4.2.1. Quan điểm phát triển của thị trường lao động ........................................ 130
4.2.2. Định hướng phát triển của thị trường lao động Việt Nam ...................... 134
4.2.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối
cảnh mới ................................................................................................. 135
KẾT LUẬN .................................................................................................... ..150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 156
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
HHSLĐ Hàng hoá sức lao động
KH&CN Khoa học và Công nghệ
NCS Nghiên cứu sinh
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NSLĐ Năng suất lao động
SLĐ Sức lao động
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTLĐ Thị trường lao động
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy mô và tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên .......... 69
Bảng 3.2: Kết quả tuyển sinh từ 2016 - 2018 ..................................................... 73
Bảng 3.3: Xếp hạng theo chỉ số thông thạo tiếng Anh EF EPI của ASEAN ...... 75
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, 2016-2019 .................................. 83
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo loại hình kinh tếError! Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm, 2016-2019 .............................. 85
Bảng 3.7: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương từ công
việc chính ............................................................................................................ 86
Bảng 3.8: Thu nhập bình quân tháng của người lao động ................................ 81
Bảng 3.9: Tiền lương bình quân của lao động theo trình độ học vấn ................. 88
Bảng 3.10: Chênh lệch tiền lương/tháng theo trình độ học vấn, ........................ 88
giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................... 88
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng/chứng chỉ của LLLĐ Việt Nam..66
Hình 3.2 Số lượng LLLĐ từ 15 tuổi trở lên theo trình độ .................................. 72
Hình 3.3: Chất lượng nguồn nhân lực của các nước ASEAN cho tương lai của sản
xuất ...................................................................................................................... 74
Hình 3.4: Nhu cầu của cung - cầu lao động theo trình độ CMKT (%) ............... 81
Hình 3.5: Kênh tuyển dụng lao động của doanh nghiệp ..................................... 81
Hình 3.6: Kênh tìm việc của lao động trẻ ........................................................... 82
Hình 3.7: Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế, 2009 - 2019 (%) ....................... 84
Hình 3.8: Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa
Việt Nam và ASEAN giai đoạn 2000 – 2019 ..................................................... 98
Hình 3.9: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ASEAN và thế giới vào Việt Nam.94
Hình 3.10: Lao động Việt Nam đi ASEAN và ngoài ASEAN ......................... 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam thực hiện đổi mới, cải cách bắt đầu từ năm 1986, chính thức
chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để có thể chuyển đổi mô hình kinh tế thành công, thì xây dựng và phát triển
các thị trường là yêu cầu, là nhiệm vụ tất yếu, bởi phát triển thị trường là chìa khoá
để phát triển sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi phải
hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Sự đồng bộ của thị trường
trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình: thị trường tiền tệ, thị
trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hoá - dịch
vụ, Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau. Sự phát triển
và đồng bộ các thị trường sẽ tạo nên hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường
và nền kinh tế quốc dân, qua đó giúp cho Việt Nam có một nền kinh tế thị trường
phát triển, hiện đại. Trong các loại thị trường đó thì thị trường lao động là một thị
trường đặc biệt, được coi như một đầu tầu để kéo theo sự chuyển động của các thị
trường khác. Chính vì vậy, phát triển thị trường lao động luôn là mục tiêu mà các
nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu hướng tới. Đặc biệt, trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các nền kinh
tế đương đại. Quá trình đó đã và đang mang lại rất nhiều cơ hội cũng như đặt ra rất
nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia tham gia nói chung và các nước đang phát
triển nói riêng. Trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị
trường lao động thông qua sự đa dạng chủ sử dụng lao động, nâng cao điều kiện
lao động, thu nhập và an sinh cho người lao động, cũng như sự dịch chuyển lớn về
lao động không chỉ giữa các khu vực kinh tế, giữa các địa phương, giữa các ngành
nghề, giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự dịch chuyển lao động qua
biên giới, từ trong nước ra nước ngoài và từ nước ngoài vào trong nước. Điều đó
sẽ đem lại nhiều biến chuyển tích cực của thị trường lao động. Tuy nhiên, song
hành với những cơ hội đó là những thách thức không nhỏ cho sự phát triển của nền
2
kinh tế nói chung và của thị trường lao động nói riêng. Cạnh tranh sẽ ngày càng
gay gắt, khốc liệt, thị trường trong nước sẽ gắn liền với thị trường quốc tế, do đó sẽ
dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc từ bên ngoài, từ đó đặt ra nhiều thách thức
về an ninh, kinh tế, chính trị và xã hội.
Việt Nam tham gia vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12
năm 2015 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế
thế giới và khu vực. AEC tạo nền tảng cơ bản để hình thành một thị trường cạnh
tranh, phát triển bình đẳng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. AEC mở ra nhiều
cơ hội phát triển cho Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện tốt cho sự trao
đổi về vốn, ngành công nghiệp, dịch vụ và dịch chuyển lao động giữa các quốc
gia thành viên nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn trên cơ sở thúc đẩy liên kết
về mọi mặt. Thông qua các Hiệp định được ký kết trong AEC sẽ là cơ sở quan
trọng tạo điều kiện để Việt Nam chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu
lao động từ các ngành có giá trị gia tăng thấp sang ngành có gía trị gia tăng cao;
bổ sung nguồn lao động có chất lượng từ các nước thành viên vào Việt Nam, từ
đó thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh
đó là không ít khó khăn, thách thức đối với thị trường lao động - một trong những
khu vực nhạy cảm nhất, một kênh chính chịu tác động rõ nét nhất của quá trình
hội nhập quốc tế, bởi các quy định trong AEC buộc Việt Nam phải nâng cao chất
lượng cung lao động, cầu lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, rỡ bỏ
các rào cản về thể chế, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo điều kiện để lao
động Việt Nam có thể “chiến thắng” trong cuộc cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân
lực, đặc biệt là lao động có kỹ năng. Trong khi đó, thị trường lao động Việt Nam
vẫn là một thị trường còn sơ khai, trình độ thấp và phát triển thiếu đồng bộ. Trong
bối cảnh hội nhập, mặc dù thị trường lao động Việt Nam đã có sự phát triển khả
quan, nhưng cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần khắc phục để nền kinh tế Việt Nam hội
nhập thành công, đủ sức cạnh tranh với các nền kinh tế khác, tiêu biểu như: còn
có bất cập về cơ cấu nguồn cung và chất lượng lao động, thiếu nhân lực chất lượng
cao; quy mô lao động cấp thấp tham gia thị trường có xu hướng tăng lên; mâu
thuẫn giữa dịch chuyển lao động trong nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới
3
tác động của hội nhập quốc tế. Năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam so với
lao động các nước còn thấp. Thị trường lao động chưa tạo điều kiện thúc đẩy sự
chuyển dịch lao động, phân bố lại lao động; người lao động chưa có đủ điều kiện
để tiếp cận với các cơ hội làm việc phù hợp với nhu cầu và năng lực; người sử
dụng lao động cũng chưa được tự do lựa chọn, tuyển dụng lao động theo nhu cầu
do sự không phù hợp giữa trình độ, kỹ năng của người lao động được đào tạo
trong các cơ sở đào tạo với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy,
cơ sở hạ tầng của thị trường lao động Việt Nam còn yếu và thiếu, đặt ra những
thách thức không nhỏ trong quá trình tham gia AEC. Trong bối cảnh đó, Việt Nam
cần phải có một thị trường lao động phát triển, linh hoạt để nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, hội nhập thành công. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng
phát triển thị trường lao động Việt Nam đặt trong bối cảnh AEC là vấn đề mang
tính cấp bách hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chính
sách phù hợp giúp thị trường lao động Việt Nam phát triển, hội nhập hiệu quả, đủ
khả năng tận dụng những cơ hội mà AEC mang lại, đồng thời hạn chế hoặc chủ
động thích ứng với các tác động tiêu cực.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển thị trường lao
động của Việt Nam trong bối cảnh tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN” làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích và làm rõ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về sự vận động và phát triển của thị trường lao động, từ đó đưa
ra những đánh giá về sự phát triển của TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh tham gia
AEC và đề xuất những giải pháp đồng bộ, phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của
thị trường lao động Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
Trên cơ sở mục tiêu chung, luận án đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
Một là, hình thành khung lý thuyết phân tích về phát triển TTLĐ trong hội nhập
quốc tế nói chung và trong tham gia AEC nói riêng;
4
Hai là, làm rõ thực trạng phát triển TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh gia nhập
AEC và các tác động của việc tham gia AEC tới sự phát triển TTLĐ Việt Nam.
Ba là, chỉ ra các cơ hội và thời cơ cho phát triển TTLĐ Việt Nam trong bối
cảnh tham gia AEC tới năm 2025, từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng và
giải pháp phát triển TTLĐ trong bối cảnh mới nhằm tham gia AEC chủ động, hiệu
quả, bảo đảm lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong AEC.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ như sau:
Trước hết, lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề, xác định khoảng trống
nghiên cứu và hệ thống hoá các lý thuyết về thị trường lao động, hình thành cơ sở
lý luận và khung phân tích cho đề tài. Đồng thời, qua nghiên cứu kinh nghiệm
phát triển thị trường lao động của các quốc gia khác, luận án sẽ chỉ ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trên cơ sở khung lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, NCS phân tích và đánh
giá thực trạng phát triển thị trường lao động của Việt Nam và tác động của AEC
tới sự phát triển thị trường lao động Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế gây trở ngại quá trình phát
triển của thị trường.
Những nghiên cứu, phân tích được thực hiện ở các nhiệm vụ trên là cơ sở để
NCS đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp để thúc đẩy phát triển thị
trường lao động Việt Nam đến năm 2025. Các giải pháp thúc đẩy phát triển thị
trường lao động Việt Nam được đưa ra xét đến các dự báo liên quan đến xu hướng
phát triển thị trường lao động và hướng đến việc khắc phục các nguyên nhân gây
ra những hạn chế đối với sự phát triển thị trường lao động tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển thị trường lao động trong
hội nhập quốc tế, mà bối cảnh cụ thể là tham gia AEC.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong Luận án được tập hợp
chủ yếu trong khoảng thời gian 2010 - 2019.
- Không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong thị trường lao động
Việt Nam đặt trong mối quan hệ với thị trường chung ASEAN.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và khung phân tích
4.1.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu.
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trên cơ sở rà soát các lý
thuyết kinh điển và các trường phái nhận thức về lao động, thị trường lao động,
phát triển thị trường lao động, vai trò của các chủ thể trên thị trường lao động;
xây dựng lý thuyết về tác động của hội nhập quốc tế đến thị trường lao động (tác
động đến quy mô, chất lượng của thị trường lao động, giá cả của sức lao động),
phân tích thực trạng phát triển của TTLĐ Việt Nam trong mối quan hệ tương tác
giữa TTLĐ Việt Nam với các nội dung thoả thuận trong AEC (tự do thương mại,
tự do di chuyển lao động và vốn).
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
trong nước và quốc tế về thị trường lao động, phát triển thị trường lao động, di
chuyển lao động trong khối ASEAN.
4.1.2. Khung phân tích
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu (Chương 1), đồng thời dựa trên những lý
thuyết nghiên cứu liên quan đến phát triển thị trường lao động và Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) cũng như toàn bộ cơ sở khoa học (được phân tích ở Chương
2), NCS đề ra khung nghiên cứu phát triển thị trường lao động như sau:
6
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TTLĐ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
Tăng số lượng Nâng cao chất lượng
Cơ cấu
hợp lý
TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TTLĐ
1. Quy mô
thị trường
2. Chất lượng
thị trường
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TTLĐ 3. Cơ cấu thị
trường Cung lao
động
Cầu lao
động
Giá cả lao động Cạnh tranh Thể chế
4. Giá cả lao
động
TÁC ĐỘNG CỦA AEC ĐẾN TTLĐ
5. Thể chế
Tự do hoá thương mại
Tự do di chuyển
lao động
Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính là chủ yếu, bao gồm:
- Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu
Tác giả đã thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên
gia trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường lao động Việt Nam và các vấn đề liên
quan đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN và dữ liệu thứ cấp thông qua Google Scholar
cũng như các công bố của Tổng cục Thống kê, của Viện khoa học lao động và xã
hội, của các học giả trong và ngoài nước, sách, báo, các công trình nghiên cứu,
luận án và tạp chí có liên quan. Các dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được xử lý
từng bước, áp dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu để rút
ra kết luận.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Các phương pháp này được sử dụng trong luận án nhằm đi sâu vào phân tích
lý luận về phát triển thị trường lao động, cũng như phân tích thực trạng phát triển
7
thị trường lao động Việt Nam đặt trong thị trường nội khối ASEAN, từ đó có
những đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá:
Phương pháp này giúp tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển thị trường lao động Việt Nam đến năm 2025.
- Phương pháp thống kê - so sánh: phương pháp này dùng để so sánh thực
trạng phát triển của các yếu tố cấu thành thị trường lao động ở Việt Nam cũng
như tác động của AEC đến sự phát triển của TTLĐ Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này dùng để thu thập các ý kiến,
nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thị trường lao
động Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia AEC.
5. Đóng góp mới của luận án
(i) Làm rõ cơ sở lý luận về thị trường lao động, phát triển thị trường lao động,
từ khái niệm, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí phản ánh
sự phát triển của thị trường lao động.
(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2010 - 2019.
(iii) Trên cơ sở phân tích, đánh giá đặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia
Cộng đồng kinh tế ASEAN, luận án đã chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, đồng
thời đưa ra những quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động
Việt Nam đến 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, đây là luận án nghiên cứu phát triển thị trường lao động dưới
góc độ kinh tế chính trị. Bằng cách sử dụng những phương pháp nghiên cứu đặc thù
của kinh tế chính trị, NCS đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về phát triển thị trường lao
động Việt Nam, từ khái niệm, nội dung, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu
chí phản ánh sự phát triển của thị trường lao động.
Về mặt thực tiễn
Luận án đã chỉ ra sự cần thiết phải tăng chất lượng cung lao động cũng như
quy mô của các doanh nghiệp giảm dần sự can thiệp của Nhà nước đối với các cơ
8
sở đào tạo để các cơ sở đào tạo hoạt động dựa trên cơ chế thị trường, đào tạo
nguồn nhân lực dựa theo nhu cầu của thị trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ
sở đào tạo và các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung lao động đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Đồng thời, luận án cũng đưa ra những khuyến nghị để phát
triển thị trường lao động đến năm 2025.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được
công bố của tác giả liên quan đến luận án, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận án bao gồm bốn chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị
trường lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong bối
cảnh tham gia AEC
Chương 4: Quan điểm, giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động
Việt Nam trong bối cảnh mới
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết
Đã có nhiều lý thuyết của các nhà kinh tế học đề cập đến các vấn đề liên
quan đến thị trường lao động từ các trường phái cổ điển cho đến các trường phái
hiện đại. Các lý thuyết về thị trường lao động nhìn chung hướng tới việc làm rõ
các yếu tố cấu thành của thị trường lao động. Kinh tế học cổ điển do William Petty
khai sinh, sau đó được Adam Smith, David Ricardo và các nhà khoa học khác
phát triển đã có những cơ sở đầu tiên về lao động khi phân tích những nguyên lý
kinh tế thị trường dựa trên phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và các
nguồn lực. Trường phái này đã đặt phạm trù lao động vào trung tâm của nghiên
cứu kinh tế. Đây là quá trình nhận diện khoa học về lao động, về thị trường lao động.
Trong tác phẩm “An inquiry into the nature and causes of the wealth of
nations” Adam Smith đã chứng minh nguồn gốc của mọi sự giàu có là lao động
và lao động tạo ra giá trị, xác định không chỉ lương, mà cả lợi nhuận và lợi tức:
“Lao động xác định giá trị không chỉ là một phần giá cả được tính vào lương, mà
cả những phần được tính vào lợi nhuận và lợi tức” [1].
Trong tác phẩm “Các nguyên lý kinh tế học” (1980), Alfred Marshall cho
rằng, để đảm bảo việc làm thì vấn đề điều tiết cung - cầu lao động có ý nghĩa rất
quan trọng: “Khi cung và cầu ở trong tình trạng cân bằng bền vững, thì trong
trường hợp, nếu khối lượng sản xuất nào đó được dịch chuyển khỏi trạng thái cân
bằng của nó, các sức mạnh nhanh chóng bắt đầu hoạt động thúc đẩy nó quay trở
lại vị trí trước đây, cũng chính xác như khi hòn đá treo sợi dây di chuyển khỏi
trạng thái cân bằng, nó sẽ lao nhanh trở lại vị trí cân bằng của mình” [71].
Kế thừa những thành tựu và khắc phục những hạn chế của các nhà kinh tế
học trước mình, K.Marx đã nghiên cứu sâu sắc về lao động trong tác phẩm “Tư
bản” [30], thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động, giải
quyết triệt để những bế tắc mà các nhà kinh tế trước đó chưa lý giải được. Xuất
phát từ phân tích sự vận động của tư bản, C.Mác đã tìm ra bản chất của sức lao
10
động với tư cách là một hàng hoá đặc biệt có giá trị sử dụng khác với giá trị sử
dụng của các loại hàng hoá thông thường, đó là không bị mất đi khi tiêu dùng mà
có thể tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị bản thân nó - đó là cơ sở
của giá trị thặng dư. Trong quá trình nghiên cứu tích luỹ tư bản C.Mác cho rằng,
nhân tố quan trọng nhất của việc nghiên cứu tác động của sự tăng lên của tư bản
đối với số phận của giai cấp công nhân là cấu tạo của tư bản. Cấu tạo của tư bản
được xem xét trên phương diện hiện vật và trên phương diện giá trị. C.Mác phân
biệt kết cấu giá trị của tư bản và kết cấu kỹ thuật của tư bản. Giữa hai cái đó có
một quan hệ qua lại chặt chẽ. Để nói lên mối quan hệ qua lại đó. C.Mác gọi kết
cấu giá trị của tư bản là kết cấu hữu cơ của tư bản trong chừng mực mà kết cấu
giá trị ấy được quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những thay
đổi của kết cấu kỹ thuật này. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, kỹ thuật được
cải thiện do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học - công nghệ đã làm cho
cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá
trị của tư bản, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Kết quả đó
được thực hiện bằng một loạt những biến đổi trong cách thức sản xuất, khiến cho
một số lượng nhất định sức lao động cũng có thể sử dụng được một khối lượng tư
liệu sản xuất lớn hơn. Khi đó, tích luỹ tăng không chỉ có sự tăng thêm cùng một
lúc về lượng các yếu tố vật chất của tư bản, mà còn có những biến đổi về chất:
khối lượng tư liệu sản xuất tăng mạnh hơn so với tổng số sức lao động, cần thiết
để sử dụng khối lượng tư liệu sản xuất ấy. Như vậy, sự lớn lên của tư bản làm cho
lao động có năng suất lao động, thì nó lại làm cho số cầu về lao động giảm đi theo
tỷ lên với lượng của tư bản. Như vậy, theo C.Mác cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng
lên trong quá trình tích luỹ chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp
trong chủ nghĩa tư bản. Ông gọi đó là “quy luật nhân khẩu thừa tương đối”.
Trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936),
J.M.Keynes đã đề cập tới vấn đề việc làm và xác định mức độ việc làm được qui
định bởi những yếu tố tổng mức cầu đối với các hàng hoá, dịch vụ trong điều kiện
cụ thể về các nguồn lực và trình độ công nghệ. Do đó, để giảm thất nghiệp thì
11
chính phủ có thể tăng chi tiêu để tăng tổng cầu hoặc thông qua các chính sách
khuyến khích đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân [26].
Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro ra đời
vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao
động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế
khác nhau. Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập
trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập
thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển
lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá
nhân. Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây
khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu. Mô hình Harris
Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị
tại các nước đang phát triển,...ngoài, trong đó chia làm hai nhóm là những nghiên cứu về lao động, thị
trường lao động nói chung và những nghiên cứu về thị trường lao động ASEAN
và AEC. Phần hai tổng quan một số công trình nghiên cứu về thị trường lao động
ở Việt Nam. Qua phân tích các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả xác định
25
những khoảng trống mà luận án sẽ tập trung làm rõ và những kết quả mà tác giả
sẽ kế thừa và phát triển.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Định nghĩa về thị trường lao động
Thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng trong hệ
thống thị trường, gắn liền với hoạt động trao đổi hàng hoá sức lao động. Không
thể hình thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ nếu thiếu thị trường lao động.
Cho đến nay đã và đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường lao động.
26
Điều đó xuất phát từ những đặc điểm riêng có của từng thị trường lao động tại
mỗi quốc gia khác nhau.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra quan điểm riêng về thị trường
lao động: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động
được mua bán và thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao
động, cũng như mức độ của tiền công" [23]. Như vậy, theo ILO thị trường lao
động là nơi diễn ra mua bán các dịch vụ lao động (tức là cung lao động gặp cầu
lao động), đồng thời qua đó xác định được mức độ, khả năng lao động nhiều hay
ít, cường độ lao động cao hay thấp, để từ đó làm cơ sở xác định mức tiền công
của người lao động.
Theo Tiến sĩ Leo Maglen (chuyên gia tư vấn của Dự án Giáo dục kỹ thuật
dạy nghề của Tổng Cục dạy nghề do Ngân hàng phát triển Chấu Á-ADB tài trợ)
cho rằng: “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có
việc làm hoặc những người đang tìm việc làm (cung lao động) với những người
đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”
[45]. Quan niệm này đề cập nhiều đến vấn đề liên quan đến lĩnh vực thuê mướn
lao động, trong đó nhu cầu của những người đang có việc làm nhưng mong muốn
có việc làm mới với mức thu nhập cao hơn, điều kiện làm việc, môi trường cạnh
tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, những người chưa có việc và mong muốn tìm được
việc làm, mặt khác người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng những lao động
đáp ứng đầy đủ điều kiện đặt ra.
Trong cuốn giáo trình về thị trường lao động, hai giáo sư Ronald
Ehrenberg và Robert Smith cho rằng: “Thị trường mà đảm bảo việc làm cho
người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là
thị trường lao động... Thị trường là một cơ chế mà với sự trợ giúp của nó hệ
số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết ” [56]. Định
nghĩa này nhấn mạnh đến vấn đề giải quyết việc làm, cung lao động thông qua
cơ chế hỗ trợ, điều tiết, kết hợp nhiều lĩnh vực để tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động.
27
Theo K.I.Mikylskovo (nhà khoa học kinh tế Nga) cho rằng: “Thị trường
lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế
xã hội (trong đó có cả pháp luật), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử
dụng lao động”. Quan niệm này nhấn mạnh yếu tố thể chế xã hội của TTLĐ, đảm
bảo cho quá trình lao động và tái sản xuất sức lao động được diễn ra thường xuyên,
liên tục.
Đại từ điển Kinh tế thị trường (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách
khoa) định nghĩa: “Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động của người
lao động”. Khái niệm này dựa trên quan điểm của trường phái Mác-Lênin, cho
rằng, sức lao động là hàng hoá và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường
lao động. Theo K.Marx, sức lao động trở thành hàng hoá cần thoả mãn các điều
kiện sau: (i) người có sức lao động phải được tự do về thân thể, có nghĩa là người
lao động phải là một con người tự do chi phối được sức lao động của mình với tư
cách là một hàng hoá; (ii) người lao động không có tư liệu sản xuất hoặc không
có khả năng quản lý, sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất của họ, tức là người lao
động không còn có một hàng hoá nào khác để bán, hoàn toàn không có những vật
cần thiết để thực hiện sức lao động của mình.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu đó và dưới góc nhìn Kinh tế
chính trị, có thể hiểu: “Thị trường lao động là nơi cung - cầu lao động gặp nhau,
tức là giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động, thông qua các
hình thức thoả thuận và hợp đồng khác nhau để xác định giá cả sức lao động (tiền
công, tiền lương), các điều kiện lao động cụ thể và các chế độ khác cho người lao
động”.
Dù hiểu thị trường lao động theo cách nào đi nữa thì khi nói đến thị trường
lao động phải có đầy đủ các yếu tố sau:
(i) Hàng hoá sức lao động gắn chặt với người lao động;
(ii) Người mua hàng hoá sức lao động;
(iii) Các thể chế luật pháp cho phép thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá
sức lao động.
Thị trường lao động có thể được mô hình hoá như sau:
28
Thoả thuận Sử dụng SLĐ Thanh toán Rời khỏi
NLĐ và NSDLĐ Người sử dụng LĐ Người sử dụng LĐ Người LĐ
Gia nhập TTLĐ Trong cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ ... Rời TTLĐ
Khi người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ nhau để thoả thuận
“mua-bán” hàng hoá sức lao động và ký kết hợp đồng lao động là điểm bắt đầu
của thị trường lao động. Sau đó giá trị sức lao động sẽ được thực hiện trong quá
trình sản xuất, tức là quá trình người lao động sử dụng sức lao động (thể lực và
trí lực) của mình để tiến hành sản xuất. Kết thúc quá trình sản xuất ra sản phẩm
thì người lao động được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương. Quá trình
này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi người lao động và người sử dụng lao động
chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động rời khỏi cơ sở sản xuất kinh doanh
của người sử dụng lao động, tức là người lao động rời khỏi thị trường lao động.
Tuy nhiên, đó chỉ là quá trình hoạt động trong thị trường lao động được mô tả
hoá bởi một người lao động và một người sử dụng lao động. Trên thực tế, sẽ có
rất nhiều người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động trên thị trường
sẽ diễn ra liên tục và tiếp nối nhau. Người lao động có thể rời cơ sở sản xuất,
kinh doanh này đến làm việc ở cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên thị trường
lao động. Người lao động chỉ ra khỏi TTLĐ khi họ bị mất việc làm (ra khỏi
TTLĐ tạm thời) hoặc khi họ không còn khả năng lao động (ra khỏi TTLĐ vĩnh
viễn).
Nếu trên thị trường thông thường khác, chủ thể tham gia vào hoạt động thị
trường chỉ có người mua và người bán thì trên thị trường lao động, bên cạnh người
mua và người bán còn có sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Ngoài ra, bên cạnh
Nhà nước, để đảm bảo quyền lợi mỗi bên trong việc tham gia mua bán, đối với
người lao động còn có Công đoàn và các tổ chức xã hội khác là những người bảo
vệ cho quyền lợi của người lao động trong quá trình mua bán và sử dụng. Đối với
những người mua cũng có đại diện của họ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng
đồng doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Như vậy,
trên TTLĐ có các chủ thể như sau:
29
(i) Người thuê lao động (người mua hàng hoá sức lao động) và đại diện của
họ;
(ii) Người làm thuê (người bán hàng hoá sức lao động) và đại diện của họ;
(iii) Nhà nước và các đại diện của Nhà nước;
(iv) Các tổ chức môi giới trung gian.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế thị trường
và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường: quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh, Các quy luật này tác động và chi phối mối quan hệ
cung và cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, thị trường lao động có những đặc
thù riêng, khác biệt so với những thị trường khác, như:
- Thị trường lao động luôn đa dạng và linh hoạt tuỳ thuộc vào luật pháp và
các tác nhân của nó. Sự vận động của thị trường lao động chịu sự tác động và chi
phối bởi luật pháp. Luật pháp tác động đến hành vi của người lao động và người
sử dụng lao động và đến quá trình vận động của thị trường lao động. Do thị trường
lao động bao gồm sự đa dạng về hàng hoá sức lao động, đa dạng về người sử dụng
lao động, đa dạng về loại hình thị trường lao động, đa dạng về giá cả và đa dạng
về hình thức giao dịch,.. cho nên thị trường lao động luôn vận động và linh hoạt
dưới tác động của cơ chế thị trường, của chính sách pháp luật của Nhà nước, của
nhu cầu người lao động và người sử dụng lao động.
- Giá cả hàng hoá sức lao động không chỉ phụ thuộc vào mức độ cung
cầu, chất lượng hàng hoá mà còn phụ thuộc vào vị thế đàm phán trên thị trường
lao động. Nếu độc quyền mua (thường hàng hoá sức lao động chất lượng thấp)
thì vị thế cao hơn thuộc về người sử dụng sức lao động. Nếu độc quyền bán
(đối với hàng hoá sức lao động chất lượng cao, khan hiếm) thì vị thế cao hơn
thuộc về người bán hàng hoá sức lao động.
- Vai trò điều hành quản lý thị trường lao động của Nhà nước tăng cao. Do
thị trường lao động là một thị trường đặc thù, đối tượng trao đổi, mua bán trên thị
trường liên quan đến con người, con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng của thị
trường lao động và quan hệ trên thị trường lao động phản ánh quan hệ giữa con
người với con người, nên vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước cực kỳ quan
30
trọng nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của hoạt động thị trường đến người
lao động và người sử dụng lao động, qua đó làm cho thị trường lao động hoạt
động trở nên lành mạnh, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị
trường.
2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động
Cũng như các loại thị trường khác trong nền kinh tế thị trường, thị trường
lao động được cấu thành bởi cầu lao động, cung lao động, giá cả của hàng hoá sức
lao động và cơ sở hạ tầng của thị trường lao động.
2.2.1. Cầu lao động
Cầu lao động là số lượng lao động mà các doanh nghiệp mong muốn thuê
và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định dựa trên quy mô sản xuất và kinh doanh. Điều đó cho thấy, cầu
đối với lao động phụ thuộc vào giá cả của lao động. Số lượng lao động mà doanh
nghiệp mong muốn thuê và có khả năng thuê có thể khác nhau. Khi giá cả lao
động tăng thì số lượng lao động thực tế doanh nghiệp có khả năng thuê sẽ giảm.
Mặt khác, cầu lao động là cầu thứ phát, phụ thuộc vào cầu đối với hàng hoá và
dịch vụ trên thị trường hàng hoá. Do đó, cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào
quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng đầu ra. Lao động
là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định.
Điều này có nghĩa, quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ sẽ quyết định đầu vào
được sử dụng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến việc tăng hay giảm cầu
về lao động. Tăng trưởng kinh tế cao, sẽ làm tăng cầu các nguồn lực đầu vào cho
SXKD như vốn, tài nguyên, công nghệ... Trong đó, quan trọng nhất là nguồn lao
động, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định chính trị là ba nhân tố quyết định đến khả
năng thu hút các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vốn, tập
trung mở rộng phát triển SXKD, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, dẫn
đến cầu về lao động tăng.
Năng suất lao động ảnh hưởng đến cầu về lao động. Khi NSLĐ tăng sẽ
làm chi phí thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm, từ đó doanh nghiệp
sẽ tối đa hoá lợi nhuận. Từ đó, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, thuê thêm
31
lao động. Ngược lại, NSLĐ giảm, sẽ làm cầu về lao động giảm. NSLĐ phụ
thuộc chủ yếu vào trình độ người lao động, trình độ phát triển và khả năng
ứng dụng KH&CN vào sản xuất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ người
lao động...
2.2.2. Cung lao động
Cung lao động là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả
năng cung ứng (bán sức lao động) tại các mức tiền công khác nhau trong một
giai đoạn nhất định. Cung lao động phản ánh khả năng tham gia thị trường
lao động của những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và
những người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia trên thị trường lao
động.
Cung lao động được xác định căn cứ vào độ tuổi lao động được pháp luật ở
mỗi nước khác nhau quy định, ở Việt Nam thì độ tuổi lao động bắt đầu từ 15 tuổi
và kết thúc tuổi lao động đối với nam giới là 60 tuổi và nữ giới là 55 tuổi.
Trong một nền kinh tế thì số lượng lao động phụ thuộc vào dân số và tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động. Trong đó, dân số là cơ sở hình thành nên lực
lượng lao động. Sự biến động của dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học
và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố
theo không gian của dân số trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực được đo
thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số, bao gồm:
Tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.
Di chuyển lao động là một xu hướng tất yếu khách quan trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. Bao
gồm: di chuyển lao động trong nước và quốc tế. Đây là nhân tố làm ảnh hưởng
đến cung về lao động.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về chất lượng bao gồm giáo dục
và đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cải thiện chất lượng lao động; tác
phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động. Trong đó, giáo dục và đào tạo
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cung về lao động. Bởi vì, vai trò chủ yếu của
GD&ĐT là nâng cao chất lượng lao động và tỷ lệ thuận với cung về lao động. Nếu
32
chất lượng lao động tăng thì cung về lao động tăng, ngược lại chất lượng lao động
thấp thì cung về lao động sẽ giảm, nhất là trong bối cảnh cách mạng KH&CN phát
triển nhanh chóng hiện nay, người lao động nếu không được đào tạo, trang bị cho
bản thân nắm vững kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp về cả lý thuyết, thực hành,
kỹ năng, thì sẽ có rất ít cơ hội tìm kiếm việc làm trên TTLĐ.
Quyết định tham gia vào TTLĐ của người lao động phụ thuộc vào mức tiền
lương thực tế mà họ nhận được khi bán SLĐ. Cung lao động có mối quan hệ đồng
biến với mức tiền lương trên thị trường, cụ thể khi tiền lương tăng lên (các yếu tố
khác không đổi) thì lượng cung lao động sẽ tăng lên.
2.2.3. Giá cả hàng hoá sức lao động
Theo Lý luận hàng hoá sức lao động và tiền công của Karl Marx thì sức lao
động là khả năng lao động, là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ
thể sống của con người mà con người sử dụng trong quá trình sản xuấ. Giá cả hàng
hoá sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị SLĐ. Giá trị SLĐ do lượng lao
động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Nhưng
sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì vậy,
sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động tức là duy trì sự sống, sự hoạt động bình
thường của người lao động. Do đó, sản xuất và tái sản xuất sức lao động được thực
hiện thông qua sự tiêu dùng cá nhân của người lao động. Mặt khác, tái sản xuất
sức lao động bao gồm hai phương diện: tái sản xuất sức lao động về mặt chất
lượng, tức là khả năng phục hồi và nâng cao thể lực và trí lực cho người lao động;
tái sản xuất sức lao động về mặt số lượng, tức là khả năng bảo đảm sự sống và
trưởng thành cho con cái người lao động. Con cái người lao động chính là lực
lượng thay thế và bổ sung cho thị trường lao động. Bởi vậy, giá trị sức lao động
ngang bằng giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh
thần để duy trì đời sống bình thường của người lao động và con cái người lao động;
những phí tổn đào tạo để người lao động có được một trình độ nhất định. Giá trị
của hàng hoá SLĐ được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức tiền công/tiền lương
[30].
Mua, bán hàng hoá sức lao động về hình thức cũng bình thường như mọi
33
hàng hoá khác: “thuận mua, vừa bán”. Tuy nhiên, quá trình diễn ra mua, bán lại có
sự khác biệt. Tiền trong giao dịch mua, bán hàng hoá sức lao động chỉ làm phương
tiện thanh toán khi người lao động đã cung cấp lao động của mình, tức là mãi về
sau tiền mới thực hiện giá trị. Giá trị sử dụng mà người lao động cung cấp thực
chất không phải là sức lao động, mà là sự hoạt động của sức lao động đó (dưới một
hình thức lao động cụ thể nào đó), nhưng nó lại là yếu tố tạo nên giá trị.
Cũng như các loại hàng hoá khác, giá cả hàng hoá sức lao động không chỉ
bị quy định bởi giá trị của nó, mà nó còn chịu sự tác động của quan hệ cung - cầu
về SLĐ trên thị trường và các nhân tố chính trị, xã hội khác. Khi cung lao động
vượt quá cầu lao động thì giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị của sức lao động
và ngược lại. Mối quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động dẫn đến việc xác
định giá cả sức lao động được biểu hiện qua đồ thị sau:
P D S
P1
P*
P2
O A B E C D Q
Qua đồ thị ta sẽ thấy tương ứng với mức tiền công khác nhau sẽ có một lượng
cung và cầu lao động khác nhau. Nếu mức tiền công đạt P2 thì lượng cung lao động
tương ứng sẽ đạt OB, trong khi đó lượng cầu lao động sẽ đạt OC (OC>OB), như vậy
cung lao động sẽ nhỏ hơn cầu lao động một đoạn BC. Khi mức tiền công đạt P1 thì
lượng đạt OD, trong khi đó lượng cầu lao động sẽ đạt OA (OD>OA), như vậy, cung
lao động sẽ lớn hơn cầu lao động, khi đó đoạn AD chính là số người thất nghiệp trên
thị trường lao động. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Theo quy luật
thì giá cả sức lao động luôn có xu hướng trở về điểm cân bằng là P*. Giữa các ngành
khác nhau trong nền kinh tế hay giữa các vùng khác nhau trong một quốc gia hay
giữa các quốc gia khác nhau thì tương quan cung - cầu về sức lao động cũng khác
nhau nên tiền lương cũng có sự chênh lệch. Tương quan cung - cầu lao động cũng
34
thay đổi ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. Cung lao động về lao
động giản đơn luôn lớn hơn cung lao động về lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật, do đó, tiền lương ở những ngành sử dụng lao động giản đơn luôn có thấp và
tiền lương ở những ngành sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật luôn
cao hơn.
Giá cả hàng hoá sức lao động có mối quan hệ với năng suất lao động thông
qua quá trình lao động. NSLĐ là một yếu tố của quá trình lao động, là thước đo
của việc sử dụng sức lao động, còn giá cả SLĐ trả cho việc sử dụng sức lao động
đó. Trong mối quan hệ giữa tiền lương và NSLĐ, tốc độ tăng của tiền lương thấp
hơn tốc độ tăng của NSLĐ. Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế quan
trọng nhất trong quản lý lao động, nhà quản lý dùng công cụ này để kích thích thái
độ quan tâm đến lao động, do đó, tiền lương là một động lực mạnh mẽ để tăng
NSLĐ. Tiền lương phụ thuộc trực tiếp và NSLĐ và hiệu quả làm việc của người
lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc, Số tiền mà người lao
động nhận được do bán sức lao động được gọi là tiền lương danh nghĩa. Tiền lương
thực tế là số lượng và chất lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ
cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh
nghĩa. Tiền lương thực tế phản ánh mức sống thực tế của người lao động. Tiền
lương thực tế phục thuộc vào tiền lương danh nghĩa và sự biến động của giá cả.
Do đó, sự chênh lệch về tiền lương thực tế là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự di
chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ vùng này sang
vùng khác và từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Thị trường lao động giúp hình thành và điều hoá giá cả thị trường lao động
trong các tổ chức cũng như giữa các địa phương, ngành và tổ chức cũng như giữa
các khu vực kinh tế. Do sự di chuyển dễ dàng của hàng hoá sức lao động trên thị
trường nên luôn có sự cạnh tranh về lao động (để tìm kiếm hàng hoá sức lao động
khan hiếm, có chất lượng trên thị trường). Chính sự cạnh tranh đó đã buộc các
doanh nghiệp phải tính toán đến yếu tố lao động một cách có cân nhắc kỹ lưỡng
sao cho chi phí thu hút và giữ chân người lao động giỏi ở lại làm việc với mức hợp
lý, có thể cạnh tranh được với cá doanh nghiệp khác. Nhờ thế, giá cả hàng hoá sức
lao động sẽ không còn là giá cả độc quyền chỉ có lợi hoặc cho người mua - người
35
sử dụng lao động hoặc người bán - người lao động, nói cách khác, chính thị trường
lao động phát triển đã giúp hình thành và điều hoà giá cả sức lao động giữa các tổ
chức, các vùng cũng như giữa các khu vực kinh tế.
2.2.4. Cạnh tranh trên thị trường lao động
Cạnh tranh là kết quả của sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có vai
trò quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ, là cơ sở
khẳng định vị trí của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Theo
K.Marx thì “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trọng sản xuất và tiêu dùng hàng
hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” [30]. Theo Michael Porter, cạnh tranh
là giành lấy thị phần. Thực chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn
mức lợi nhuận bình quân mà doanh nghiệp hiện có. Hệ quả của quá trình cạnh
tranh là việc bình thường hoá lợi nhuận trong ngành theo hướng tích cực dẫn
đến khả năng giảm giá [119]. Như vậy, cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua
về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm
giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá
và dịch vụ nhằm thu được nhiều lợi ích nhất. Cạnh tranh có vai trò rất quan
trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nó buộc những người tham gia thị trường phải năng động, nhạy bén, tích cực
nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áo dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện
tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Hàng hoá
sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt, cho nên trên thị trường lao động
chỉ tồn tại cạnh tranh trong việc mua và bán hàng hoá sức lao động, chứ không
tồn tại cạnh tranh trong việc sản xuất hàng hoá sức lao động. Căn cứ vào chủ
thể tham gia thị trường thì cạnh tranh trên thị trường lao động được biểu hiện
qua các mối quan hệ sau:
Thứ nhất, cạnh tranh trong cung lao động, tức là cạnh tranh giữa những
người lao động với nhau.
Cạnh tranh trong cung lao động là một yếu tố quan trọng góp phần phát
triển thị trường lao động thông qua thúc đẩy người lao động nỗ lực làm việc,
nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động bằng nhiều cách thức khác nhau. Qua
đó, người lao động có chất lượng sẽ tìm được việc làm với mức lương cao,
36
người kém hơn sẽ được hưởng mức lương thấp hơn hoặc rơi vào tình trạng
thất nghiệp.
Thứ hai, cạnh tranh trong cầu lao động, tức là cạnh tranh giữa những
người sử dụng lao động (người mua sức lao động). Nguồn nhân lực là yếu tố
then chốt trong bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó, do đó, để
có được người lao động có trình độ, chuyên môn cao thì đòi hỏi những người
mua hàng hoá sức lao động cạnh tranh với nhau, qua đó sẽ góp phần nâng cao
năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bằng giá cả
và chất lượng.
Thứ ba, cạnh tranh giữa cung và cầu lao động, tức là cạnh tranh giữa
người mua và người bán hàng hoá sức lao động. Sự cạnh tranh này xuất phát từ
lợi ích kinh tế không đồng nhất giữa các chủ thể. Lợi ích kinh tế của người lao
động được phản ánh thông qua tiền lương phản ánh giá trị sức lao động được
người sử dụng lao động trả. Tiền lương đó là giá cả sức lao động của người lao
động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Do đó, người lao động
đòi hỏi người mua hàng hoá sức lao động phải trả tiền lương bằng đúng giá
trị sức lao động của mình. Trong khi đó, lợi ích của người mua hàng hoá sức
lao động lại chính là lợi nhuận hay chính là sự chênh lệch giữa chi phí sản
xuất và doanh thu. Để sản xuất thì doanh nghiệp phải mua tư liệu sản xuất và
hàng hoá sức lao động. Do đó, sức lao động chính là một yếu tố đầu vào của
sản xuất và khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao
động là một phần trong chi phí sản xuất, được thể hiện thông qua giá cả sức
lao động và quan hệ lao động. Để tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp phải
giảm chi phí sản xuất một cách tối đa, tức là phải hạn chế đến mức thấp nhất
phần tiền lương trả cho người lao động. Trong mối quan hệ lao động này, lợi
ích của bên này là thiệt hại của bên kia, là sự cạnh tranh giữa cung cầu lao
động. Nếu không giải quyết ổn thoả sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột mà biểu
hiện cao nhất là đình công.
2.2.5. Hệ thống thể chế, tổ chức và công cụ điều tiết thị trường lao động
Trên nguyên tắc của kinh tế thị trường thì các quy luật vốn có của nó như
quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị cần được tôn trọng, do
37
thị trường quyết định. Nền kinh tế thị trường có khả năng tự cân bằng cung -
cầu. Tuy nhiên, bản thân thị trường không thể tự điều chỉnh những tồn tại, yếu
kém hay còn gọi là khuyết tật của thị trường. Khi đó cần có bàn tay của Nhà
nước điều tiết để giảm thiểu một cách tối đa những thất bại đó của thị trường.
Nhà nước tác động đến thị trường thông qua thể chế, đó là những quy định, luật
lệ mà tất cả các thành viên tham gia phải tuân theo. Thể chế đóng vai trò chính
trong sự phát triển lâu dài của một quốc gia. Xây dựng thể chế phù hợp là một
trong các tiền đề quan trọng tạo động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển.
Nếu thể chế không phù hợp thì nó có thể trở thành lực cản kìm hãm hiệu quả
hoạt động.
Thị trường lao động là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh
tế thị trường, do đó, để thị trường lao động hoạt động một cách hiệu quả, trơn
tru thì không những thị trường phải được vận hành theo những quy luật khách
quan vốn có của thị trường, mà còn đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước
nhằm khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Các chính sách, quy định của Nhà nước sẽ tác động gián tiếp đến cầu về
lao động, bao gồm: Chính sách tiền lương; chính sách thu hút và mở rộng đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam; chính sách đầu tư, xúc tiến thương mại; chính sách
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động; chính sách xuất khẩu lao
động; chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng kinh tế khó khăn...
Thực tế cho thấy, mức độ phát triển và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ
thống các công cụ lao động cho sự tồn tại, phát triển và vận hành TTLĐ sẽ tác
động theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Nếu các chính sách ưu tiên, chế độ
quy định đối với người lao động và người sử dụng lao động của Nhà nước phù
hợp được ban hành và thực hiện đúng, thì sẽ làm tăng cầu về lao động. Ngược
lại, các chính sách, chế độ đối với người lao động không còn phù hợp và quá trình
thực hiện không đúng, vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động thì sẽ
làm giảm cầu về lao động. Có thể nói, sự quản lý và điều tiết phù hợp của Nhà
nước trên thị trường lao động không chỉ hướng đến tăng trưởng kinh tế, mà còn
nhằm làm giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội,
đảm bảo phân phối thu nhập công bằng, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội hoạt
động hiệu quả, hỗ trợ các nhóm yếu thế trên thị trường.
38
2.3. Các yếu tố tác động đến thị trường lao động
2.3.1. Dân số
Dân số của một quốc gia là tập hợp của những con người đang sống ở
một lãnh thổ quốc gia nhất định, là nguồn lao động đóng vai trò then chốt cho
sự phát triển kinh tế - xã hội. Dân số phụ thuộc vào quá trình sinh tử và thực
trạng di cư.
Dưới góc độ kinh tế học thì lực lượng lao động phản ánh số lượng lao
động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường. Trong một nền
kinh tế thì số lượng lao động phụ thuộc vào dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động. Trong đó, dân số là cơ sở hình thành nên lực lượng lao động, cung
cấp nguồn cung sức lao động cho thị trường. Quy mô dân số, tốc độ tăng dân
số sẽ báo hiệu quy mô và tốc độ tăng nguồn cung sức lao động trong tương lai.
Sự biến động của dân số là kết quả của quá trình nhân khẩu học và có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không
gian của dân số trong độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực được đo thông qua chỉ
tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số, bao gồm: Tăng dân số
tự nhiên và tăng dân số cơ học [57].
Đối với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là sinh đẻ và tử vong. Tỷ suất sinh thô
là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở
cùng thời điểm, còn tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm
so với số dân trung bình cùng thời điểm. Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng trực
tiếp đến cung lao động về số lượng, từ đó kéo theo vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Do đó, công tác dân
số - kế hoạch hoá gia đình cần đặt lên vị trí hàng đầu và được tuyên truyền rộng
rãi, phù hợp với từng đối tượng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói
chung của mỗi một quốc gia.
Đối với tỷ lệ tăng dân số cơ học là xuất cư (những người rời khỏi nơi cư
trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người
xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. Tăng dân số cơ học đang là một
vấn đề đặt ra đối với các đô thị lớn ở nước ta, bên cạnh những tác động tích cực
như đáp ứng nhanh chóng cầu về lao động và giải quyết việc làm, điều tiết giảm
tỷ lệ thất nghiệp, điều chỉnh cân đối cung - cầu lao động, phân bố nguồn nhân
39
lực có chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, tăng dân số cơ học tạo ra áp lực
lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở khu đô thị, trung tâm thành phố và nảy
sinh gia tăng các tệ nạn xã hội.
Nguồn cung lao động trên thị trường phụ thuộc phần lớn vào quy mô
nguồn nhân lực tiềm năng, trong đó xét về cơ cấu dân số, về tuổi và giới tính để
nắm bắt được nguồn cung lao động cho thị trường lao động trong ngắn hạn và
dài hạn. Khi phân tích cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu cụ thể về tuổi và giới tính,
các nhà hoạ...ớng tới phát triển TTLĐ khu vực,
thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao NSLĐ của người lao động.
Ngoài việc cung cấp thông tin TTLĐ thì việc dự báo sự phát triển thị trường
lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và triển khai thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch mạng lưới các trường cao
đẳng và đại học, các chính sách phát triển nguồn nhân lực trình độ cao đẳng,
đại học, các chính sách nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực cao đẳng,
đại học theo nghề làm việc, theo nhóm ngành đào tạo, cân đối cung lao động
trình độ cao đẳng, đại học với nhu cầu việc làm giữa các vùng miền, Qua
đó khắc phục được cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý như hiện nay. Để thực
hiện giải pháp trên, trước hết cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
(i) Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác thông tin và dự báo thông
qua các khoá đào tạo, tập huấn dài hạn hoặc ngắn hạn ở các nước có hệ thống
dự báo tiên tiến trên thế giới như Đức, Thuỵ Điển, Mỹ, Hà Lan Đồng thời
phối hợp với các tổ chức, các chuyên gia trong và ngoài nước trong việc thực
hiện phân tích, xây dựng mô hình dự báo thị trường lao động phù hợp với điều
kiện của Việt Nam. Mặt khác, cần xây dựng chế độ tài chính phù hợp phục vụ
công tác dự báo, đảm bảo cho các hoạt động thu thập số liệu, xử lý và tổng
hợp các dữ liệu.
(ii) Hoàn thiện hệ thống thông tin, thu thập số liệu định kỳ. Hệ thống thông
tin TTLĐ phải được cập nhật thường xuyên thông qua kết quả điều tra, số liệu
thống kê, báo cáo về các chỉ tiêu cung - cầu lao động, tiền lương, Đây là
vấn đề then chốt nhất để có thể dự báo chính xác thị trường lao động trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và cũng là vấn đề khó khăn nhất mà các dự báo
thường gặp phải. Các số liệu phục vụ dự báo nhu cầu nhân lực nên liên kết
trực tiếp với các cuộc điều tra vi mô hàng năm để số liệu được thống nhất. Xây
150
dựng kho dữ liệu thống nhất từ tất cả các cấp độ quốc gia, bộ, ngành và địa
phương để phục vụ công tác phân tích và dự báo.
(iii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ
quan chuyên trách, từ đó xây dựng một mạng lưới thông tin TTLĐ hiện đại,
có tính thời sự, chính xác, đầy đủ cung cấp cho các đối tượng quan tâm.
- Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới
thiệu việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh,
sinh viên.
Những năm gần đây, hoạt động của các Hội chợ việc làm đã mang lại những
kết quả đáng khích lệ, tạo nên một kênh giao dịch quan trọng trên thị trường lao
động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hoạt động này do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội các địa phương tổ chức nên không có sự chủ động của những đơn vị cần
tuyển dụng lao động. Các đơn vị này chỉ tham gia như những “khách mời” mà
trên thực tế, đáng lẽ họ phải là “người chủ”. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là cần hoàn
thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động bằng cách quy hoạch và phát
triển rộng khắp mạng lưới dịch vụ việc làm và tư vấn hướng nghiệp ở các địa
phương để người lao động dễ tiếp cận. Trước mắt, đầu tư hiện đại hóa 3 trung
tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam đạt tiêu chuẩn trong khu vực,
sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các giao dịch lành mạnh, hiệu
quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo lao động, tạo điều kiện
cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; hình
thành và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng,
trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập
trung cho xuất khẩu lao động; xây dựng trạm quan sát thông tin thị trường lao
động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động
đầy đủ, kịp thời.
Mặt khác, cần đa dạng hoá các kênh giao dịch việc làm như chợ việc làm,
sàn giao dịch việc làm, trang web việc làm, qua đó người lao động và người
sử dụng lao động thuận lợi giao dịch trực tiếp.
151
4.2.3.4. Giải pháp hoàn thiện thể chế thị trường lao động
Tham gia vào “cuộc chơi chung” của khu vực và thế giới đòi hỏi các nước
tham gia phải tuân thủ những tiêu chuẩn chung của hệ thống luật pháp quốc tế
đã được đặt ra. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý,
chính sách đối với thị trường lao động để phù hợp với các cam kết trong các tổ
chức mà Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường
lao động sẽ tạo hành lang pháp lý, bảo đảm bình đẳng hài hòa lợi ích giữa người
lao động, người sử dụng lao động và lợi ích chung. Đặt trong mối quan hệ với
thị trường lao động khu vực và quốc tế thì đòi hỏi thể chế thị trường lao động
phải tiếp cận theo hướng tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo nguyên tắc thị trường,
giảm bớt sự can thiệp của các bộ hoặc cơ quan nhà nước vào hoạt động của thị
trường lao động, để thị trường lao động thực sự là một thị trường đúng nghĩa.
Thời gian qua, chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đã
được triển khai, nhưng các chính sách, chương trình chưa đầy đủ, đồng bộ, kịp
thời ứng phó với những thay đổi của khoa học, công nghệ, của môi trường kinh
tế, chính trị xã hội đã tạo ra những điểm nghẽn, kìm hãm sự phát triển của
thị trường lao động. Do vậy, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp
luật về lao động, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt
Nam trong hội nhập quốc tế.
Cần làm rõ vai trò của Nhà nước, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện
của họ, người lao động và tổ chức công đoàn và các đối tác khác trên thị trường
lao động. Nhà nước chỉ đóng vai trò là người quản lý, điều chỉnh các hoạt động
lao động và quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động
phát sinh trên thị trường lao động làm cho thị trường lao động hoạt động đúng
hướng và có hiệu quả trên cơ sở ba chức năng cơ bản, đó là: phân bổ hiệu
quả nguồn nhân lực cho tăng trưởng, phát triển, tạo sức cạnh tranh cho nền
kinh tế; phân phối thành quả đạt được một cách công bằng và hạn chế rủi ro
trong TTLĐ. Để làm được điều đó thì ngoài khung khổ pháp lý, còn đòi hỏi
phải có một hệ thống chính sách thị trường lao động hoàn chỉnh như chính
sách kết nối cung - cầu lao động, chính sách tiền lương, chính sách an sinh
152
xã hội,
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình công,
lãn công đều xuất phát từ chế độ tiền lương và phúc lợi xã hội. Chính vì vậy,
chính sách tiền lương phải đảm bảo lợi ích cho người lao động, nhằm đảm bảo
tái sản xuất sức lao động, kích thích tăng năng suất lao động. Do đó, cần tiến
hành điều chỉnh chính sách tiền lương trong hội nhập kinh tế. Việc điều chỉnh
tiền lương ở đây không có nghĩa là làm cho chính sách tiền lương nước ta giống
với các nước khác, hay làm cho mức lương Việt Nam theo mức chuẩn nào đó
của quốc tế mà là điều chỉnh để chính sách tiền lương phù hợp với nguyên tắc
của thị trường và không phân biệt đối xử, cụ thể là cần thực hiện đồng bộ hai công
việc sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp luật và chính sách tiền lương phù hợp với thể chế
kinh tế thị trường: mức lương là kết quả thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động, nhưng do hàng hóa sức lao động không phải là hàng
hóa thông thường, nên nó phải được thỏa thuận thông qua thương lượng và thỏa
ước lao động tập thể.
- Hoàn thiện cơ sở pháp luật, thể chế, năng lực cho việc tiến hành thương
lượng và thỏa ước lao động tập thể: phải xác định rõ vai trò của Nhà nước, người
lao động và người sử dụng lao động.
Mặt khác, chính sách tiền lương phải đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của
đất nước, bởi tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở
mỗi một giai đoạn, một thời kỳ cụ thể. Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã
hội là căn cứ, là điều kiện vật chất để tăng tiền lương, và ngược lại, tăng tiền
lương sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội.
153
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trên cơ sở trình bày bối cảnh phát triển thị trường lao động trong điều kiện
mới và dự báo những cơ hội, thách thức cho thị trường lao động Việt Nam trong
thời gian tới, chương này của luận án đã đưa ra những quan điểm, định hướng
phát triển thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó luận án đưa ra
một số nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thị trường lao
động Việt Nam tới năm 2025, trong đó, tập trung một số giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu của thị trường
trong hội nhập kinh tế quốc tế; giải pháp phát triển cầu lao động; giải pháp kết
nối cung - cầu trên thị trường lao động và giải pháp hoàn thiện thể chế thị
trường lao động.
154
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt
Nam, phát triển TTLĐ là một trong những nội dung quan trọng, quyết định tới
năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác, đặc biệt trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế. Để nghiên cứu phát triển thị
trường lao động Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC, tác giả đã làm rõ một số
vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động và phát triển thị trường lao động,
đánh giá thực trạng phát triển và phân tích tác động của Cộng đồng Kinh tế
155
ASEAN tới sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam, từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam tới năm 2025, cụ thể:
Trên cơ sở tổng quan một số nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt
Nam để tìm ra khoảng trống nghiên cứu, luận án đã xây dựng một cơ sở lý thuyết
nghiên cứu về TTLĐ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đưa ra khung nghiên cứu
đề nghị cho luận án. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận án đã tập
trung phân tích thực trạng phát triển của TTLĐ Việt Nam trong quá trình hội nhập
trên các mặt quy mô thị trường, chất lượng thị trường, cơ cấu thị trường, cạnh
tranh trên thị trường và thể chế thị trường. Phân tích tác động của AEC đến thị
trường lao động Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia Cộng đồng Kinh
tế ASEAN đã có những tác động tích cực nhất định đến sự phát triển của TTLĐ
Việt Nam như thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo
thêm nhiều việc làm, tăng cầu lao động, làm tăng thêm thu nhập cho người lao
động cũng như tăng cung lao động, tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó
thúc đẩy nâng cao chất lượng của thị trường lao động, thay đổi cơ cấu thị trường
lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì TTLĐ Việt Nam vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế, cho thấy đây vẫn là một TTLĐ kém phát triển. Đó là:
mặc dù nguồn cung lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã được cải thiện
nhưng kỹ năng của người lao động còn yếu, năng suất lao động thấp so với các
nước trong khu vực, việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn, thể hiện một thị
trường thiếu ổn định và bền vững,
Trên cơ sở những phân tích đó, luận án đã đưa ra quan điểm, định hướng và
những giải pháp nhằm phát triển TTLĐ Việt Nam trong bối cảnh tham gia AEC. Trong
đó, các giải pháp tập trung vào hoàn thiện thể chế thị trường lao động, phát triển cung
lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cầu lao động, giảm thất
nghiệp và kết nối cung - cầu lao động. Giải pháp về phát triển cung lao động, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp then chốt để phát triển TTLĐ
trong bối cảnh tham gia AEC, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu nhưng chắc chắn còn rất nhiều hạn chế, thiếu
sót. Các hướng nghiên cứu dự định tiếp theo của tác giả bao gồm:
156
- Đánh giá khả năng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường lao động Việt
Nam.
- Đánh giá những tác động cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế đến thị trường
lao động Việt Nam.
- Các mô hình dự báo phát triển thị trường lao động của một số quốc gia và
kinh nghiệm cho Việt Nam xây dựng mô hình dự báo.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhận xét đóng góp của các Thầy, Cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
(Bản dịch tiếng Việt).
2. Almeida, Behrman and Robalino (2012), Kỹ năng cần thiết cho công
việc: Tư duy lại về chính sách đào tạo người lao động, Những quan điểm về phát
triển con người, Ngân hàng Thế giới.
157
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm
2019, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Bộ lao động - thương binh và xã hội, ILO, Liên minh Châu Âu (2010),
Xu hướng việc làm Việt Nam 2010, Hà Nội.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê (2019), Bản
tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 22, quý 2/2019.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Báo cáo quan hệ lao động.
Truy cập tại: https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/--
-ilo-hanoi/documents/publication/wcms_677744.pdf, ngày 23 tháng 3 năm 2019.
7. Lê Xuân Bá, N. T. (2003), Một số vấn đề phát triển thị trường lao động
ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và Thịnh vượng,
Hà Nội.
9. Trần Xuân Cầu (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động: vấn đề lý thuyết và thực tiễn
hình thành, phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (308), S. 35-49.
11. Trần Văn Chử (2006), Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối
với thị trường lao động ở nước ta, Tạp chí Lao động và Xã hội (283).
12. Trần Ngọc Diễn (2008), Một số giải pháp phát triển thị trường lao động
ở Hà Nội, Tạp chí Lao động và xã hội (336).
13. Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề
nghiệp cho thanh niên, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Dũng (2014), Thị trường sức lao động ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Học viện Chính trị Quốc gia HCM.
15. Nguyễn Đại Đồng (2011), Thực trạng cung - cầu lao động và những giải
pháp,
16. Lê Thanh Hà (2008), Các biện pháp phát triển thị trường lao động ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Lao động và công đoàn (410), S. 7-8.
17. Hà Thị Minh Đức (2019), Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam
trong Cộng đồng ASEAN, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
158
18. Lê Hoa (2016), Thị trường lao động Việt Nam: Độ vênh lớn giữa cung
đào tạo - cầu tuyển dụng,
dong-viet-nam-do-venh-lon-giua-cung-dao-dao-cau-tuyen-dung-584537.bld.
19. Nguyễn An Hoà (2009), Thị trường lao động Việt Nam những năm đầu
thế kỷ 21, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (12).
20. Trần Hoàng (1997), Thị trường lao động ở Việt Nam, Nghiên cứu kinh
tế (02).
21. Huỳnh Trường Huy (2012), Tác động của nhập cư đến thị trường lao
động ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế (262).
22. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam, định
hướng và phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
23. ILO(1991), Các thể chế lao động và phát triển kinh tế, Geneva.
24. ILO (2017), Báo cáo tóm tắt quốc gia Điều tra chuyển tiếp từ trường học
đến việc làm. Truy cập tại:
vi/index.htm, ngày 08/03/2019.
25. J. A. Giesecke, N. H. (2012), Tăng trưởng và biến động trên thị trường
lao động Việt Nam: Phân tích thành phần các xu thế dự báo việc làm giai đoạn
2010 – 2020, Center of Policy Studies Monash University .
26. Keynes, J.M. (1993), Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Hà
Nội, tr. 155-156.
27. Nguyễn Ngọc Lan (2017), Di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) và thị trường lao động ASEAN sau năm 2015, Đề
tài nghiên cứu cấp Bộ.
28. Phạm Quốc Trụ (2011), Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Truy cập tại:
hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien, ngày 12/03/2019.
29. Phạm Thị Lý (2015), Thị trường lao động Việt Nam trong cộng đồng
kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức, Khoa học chính trị (1, 2).
30. C.Mác và Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
159
31. MPI/GSO (2015-2016), Báo cáo Khảo sát Lực lượng Lao động, Tổng
cục Thống kê/ Bộ KHĐT, Hà Nội.
32. MPI/Worlbank (2015), Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng
tạo, Công bằng và Dân chủ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
33. Đinh Thị Thu Nga (2007), Phát triển thị trường lao động Việt Nam thời
kỳ hậu WTO, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (5).
34. Ngân hàng thế giới (2015), Báo cáo phát triển Việt Nam 2014: Phát triển
kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở
Việt Nam.
35. Vũ Hữu Ngoạn, Ngô Văn Dụ (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong
văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
36. Nguyễn Bá Ngọc, T. V. (2002), Toàn cầu hoá: cơ hội và thách thức đối
với lao động Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Bá Ngọc (2008), Hệ số co giãn cầu lao động: một công cụ có
hiệu quả phân tích thị trường lao động, Tạp chí Kinh tế và Phát triển (132).
38. Nguyễn Bá Ngọc (2011), Định hướng phát triển thị trường lao động Việt
Nam giai đoạn 2011 - 2020, Bản tin Viện Khoa học Lao động xã hội (26).
39. Nguyễn Bá Ngọc (2013), Các giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn
kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH,
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, Mã số KX.01.04/11-15.
40. Oudin, X., Pasquier-Doumer, L., Roubaud, F., Phạm Minh Thái và Vũ
Hoàng Đạt (2013), Sự điều chỉnh của thị trường lao động trong thời kỳ biến động
kinh tế và tái cơ cấu. Trong Nguyễn Đức Thành (2013), Báo cáo thường niên kinh
tế Việt Nam 2013 “Trên đường gập ghềnh tới tương lại”, Nxb ĐHQGHN.
41. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải
quyết việc làm, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
42. Lê Quân (2019), Thực trạng và định hướng phát triển giáo dục nghề
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, Truy cập tại: https://gdnn.edu.vn/giao-duc-
nghe-nghiep/thuc-trang-va-dinh-huong-phat-trien-giao-duc-nghe-nghiep-viet-
nam-trong-thoi-gian-toi-192.html, ngày 01.10.2019
160
43. Lê Quân (2018), Đầu tư nước ngoài trong phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao tại Việt Nam, trong: Kỷ yếu 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
44. Ravi Kanbur, J. S. (2009), Thị trường lao động và phát triển kinh tế,
Routledge Studies in Development Economics.
45. Nguyễn Quốc Tế (2008), Nguồn nhân lực, thị trường lao động trong phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
ở nước ta, Tạp chí phát triển kinh tế (1).
46. Phạm Minh Thái (2015), Một số vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam
2014, Kỷ yếu hội thảo “Việt Nam trong bối cảnh kinh tế mới: Một số vấn đề về
lao động và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
47. Nguyễn Khắc Thanh (2007), Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về
phát triển thị trường sức lao động, Tạp chí Cộng sản (23).
48. Nguyễn Đức Thành, O.Kenichi (2018), Báo cáo kinh tế thường niên
2018: Hiểu thị trường lao động để tăng năng suất lao động, Nxb ĐHQGHN,
Hà Nội.
49. Bùi Tất Thắng (2012), Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động và dự
báo nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên hải Miền
Trung đến năm 2020, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng (26).
50. Trần Đình Thiên (2012), Phát triển thị trường lao động: các vấn đề đặt ra cho
vùng duyên hải Miền Trung, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng (26).
51. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và các
giải pháp phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. (Đức Chính, 2005)Nguyễn
Thị Thơm và các cộng sự (2004), Thị trường lao động Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
52. Nguyễn Thị Thơm và các cộng sự (2007), Thị trường lao động Việt Nam:
thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Thị Thơm, P. T. (2009), Giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
161
54. Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê Thị Thanh Xuân
(2015), Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 4 (2015).
55. Đoàn Xuân Thuỷ (2008), Thị trường lao động và phương hướng phát triển
thị trường lao động ở nước ta, Tạp chí Lao động và xã hội (341), S. 27-29.
56. Nguyễn Tiệp (2005), Phát triển thị trường lao động nước ta các năm 2005
- 2010, Nghiên cứu kinh tế (326).
57. Nguyễn Tiệp (2010), Giáo trình thị trường lao động, NXB Lao động -
xã hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Tiệp (2011), Định hướng phát triển thị trường lao động chuyên
môn kỹ thuật cao đến năm 2020, Tạp chí Lao động và xã hội (398), S. 21-23.
59. Nguyễn Lương Trào (2007), Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế, Tạp chí Cộng sản (24).
60. Nguyễn Thị Hải Vân (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống
thông tin thị trường lao động, Tạp chí Lao động và xã hội (350, 351).
61. Nguyễn Xuân Cường (2017), Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng nền công
nghiệp nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế, Hội nghị Báo cáo viên trực tuyến tháng 3
năm 2017.
62. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo điều tra lao động việc làm 2016,
Nxb Thống kê
63. Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế xã hội trong năm 2019
64. Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội (2019), Báo cáo Giám sát chuyên đề “Việc
thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý người nước ngoài tại
Việt Nam”.
65. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, ILO (2018), Xu hướng lao động và
xã hội Việt Nam 2012 - 2017, Nb Thanh niên, Hà Nội.
66. VietnamWorks (2019), Báo cáo năm 2018 và dự báo năm 2019 về thị
trường tuyển dụng trực tuyến. Truy cập tại:
162
https://drive.google.com/file/d/1Lu803TtgVhHsv9WVj0BsCCl4lMTv1i78/
view
67. VietnamWorks, Báo cáo thị trường tuyển dụng tại Việt Nam quý I/2017.
68. World Bank (2019), Điểm lại Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt
Nam. Truy cập tại:
Recent-Economic-Developments-of-Vietnam-Special-Focus-Vietnams-Tourism-
Developments-Stepping-Back-from-the-Tipping-Point-Vietnams-Tourism-Trends-
Challenges-and-Policy-Priorities.pdf
69. World Economic Forum (2016), Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2016-2017.
Tiếng nước ngoài
70. ADB (2006), Labor Markets in Asia: Issues and Perspectives, Palgrave
Macmillan UK.
71. Marshall, Alfred (1890), Principles of Economics, Macmillan, London.
72. Nguyen Ngoc Anh, N. T. (2015), Labour market transitions of young
women and men in Vietnam, Geneva.
73. ASEAN Investment Report, 2018, 2019.
74. Barufi, A.M.B. (2014), Regional labor markets in Brazil: the role of
skills and agglomeration economies, FEA-USP Working Paper No 2014-18,
Department of Economics.,
75. Cai, F., Park, A. & Zhao, Y. (2008), China’s Great Economic
Transformation Chapter 6: The Chinese Labor Market in the Reform, Era,
Cambridge University Press.
76. Cazes & Nesporova (2003), Labour Markets in transition: Balancing
flexibility and security in central and eastern europeu, Geneva: ILO.
77. Justin Calderon (2013), ASEAN’s Growing Population: Many New
Mouths To Feed, in:
new-mouths-to-feed/
78. Phạm Đức Chính (2005), Regulation and Self-Regulation of Vietnam's
Labour Market, Vietnam Economic Review (129), S. 32-37.
163
79. Phạm Đức Chính (2005), The labor market: The problem of theory and
the reality of formation and development in Vietnam, Vietnam Social Sciences
(107), S. 21-39.
80. EL Achkar Hilal (2014), The impact of ASEAN economic integration on
occupational outlooks and skills demand, ILO Asia – Pacific Working Paper
Series.
81. Ehrenberg, Ronald G. (2012), Modern Labor Economics: Theory and
Public Policy, Pearson Education
82. Fumitaka F., Roslinah M., Beatrice L., Khairul H. (2012), Making of the
ASEAN Community: Economic integration and its Impact on Workers in
Southeast Asia, International Refereed Research Journal, Vol. III, Issue 28(1).
83. Ghose, A. K., Majid, N., & Ernst, C. (2008), The global employment
challenge, Geneva: ILO.
84. Guasch J. Luis (1999), Labor Market Reform and Job Creation: The
Unfinished Agenda in Latin American and Caribbean Countries, World Bank
Publications.
85. Harris, John R. & Todaro, Michael P. (1970), Migration, Unemplyment
and Development: A Two-Sector Analysis, American Economic Review, Vol
60(1), pp 126-142.
86. Henneberger Fred (1995), Arbeitsmarkttheorien. Ein Überblick,
Forschungsinstitut für Arbeit und Arbeitsrecht.
87. Imbun, B.Y. (2006), Labour Markets, Economic Development and
Regional Economic Integration.
88. K.I.Mikul’skiy (1996), Rynok truda v Rossii: problemy formirovaniya i
regulirovaniya, M.
89. Kanbur, Jan Svejnar (2009), Labor Markets and Economic
Development, Routledge Studies in Development Economics.
90. Kobayashi, Kiyoshi, Khairuddin, Abdul Rashid, Furuichi, Masahiko
(2018), Economic Integration and Regional Development: The ASEAN
Economic Community, Routledge.
164
91. Kiki, Verico (2017), The future of the ASEAN Economic Integration,
Palgrave Macmillan.
92. Manda, D.K. (2004), Globalisation and the labour market in Kenya
(No.31), Social Sector Division - Kenya Institute for Public Policy.
93. International Labour Organization, ADB (2014), ASEAN Community
2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok.
94. Lam, W.R., Liu, X., & Schipke, A. (2015), Chinas’s Labor Market in the
“New Normal”, Retrieved from
https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2015/wp15151.pdf
95. Michael G. Plummer, Peter A. Petri (2014), Assessing the impact of
ASEAN economic integration on labour markets, ILO Asia – Pacific Working
Paper Series.
96. Myat Khet Nyo (2015), ASEAN Community 2015: Managing
integration for better jobs and shared prosperity in Myanmar, ILO Regional Office
for Asia and the Pacific, Bangkok.
97. Ofreneo R. (2015), Managing Labour Adjustments in an Integrating
ASEAN, ERIA Discussion Paper Series.
98. Richard Brisbois, Larry Orton, Ron Saunders (2008), Connecting Supply
and Demand in Canada’s Youth Labour Market, Pathways to the Labour Market
Series No. 8, Canadian policy research networks.
99. Robertson, R., Brown, Piere, G., & Sanchez, M.L. (2009), Globalisation,
Wages and theo quality of jobs, The World Bank.
100. Sangheon Lee và Deirdre McCan (2011), “Regulating for Decent
Work. New directions in labour market regulation”, Palgrave Macmillan.
101. Sebastian Edwards, Nora Cluadia Lustig (1997), Labor Markets in
Latin America: Combining Social Protection with Market Flexibility, Brookings
Instituion Press.
102. Tien, N. D. L. (2014), An analysis of labour market returns to
education in Vietnam: Evidence from the National Labour Force Survey 2012,
Turin School of Development Working Paper, No. 3, International Training
Centre of the ILO, Turin, Italy.
165
103. TCTK (2017a), Labor Survey Report in 2016. Truy cập tại
ngày 06/6/2017.
104. TCTK (2017b), Labor Survey Report in QI/2017. Truy cập tại
ngày 06/6/2017.
105. United States International Trade Commission (2010), ASEAN:
Regional trends in Economic integration, Export competitiveness and inbound
investment for selected industries.
106. Verico, Kiki (2017), The future of the ASEAN Economic
Integration, Palgrave Macmillan.
107. Wailerdsak, N. (2013), Impacts of the ASEAN (Association of South
East Asian Nations) Economic Community on Labour Market and Human
Resource Management in Thailand, South East Asia Journal of Contemporary
Business, Economics and Law, Vol. 2, Issue 2 (June).
108. James F. Woods and Christopher J. O’Leary (2006), Conceptual
Framework for an Optimal Labour Market Information System, W.E. Upjohn
Institute for Employment Research, Technical Report No. 07-022.
109. Rasiah, R. (2014), Economic implications of ASEAN integration for
Malaysia’s labour market, ILO Asia – Pacific Working Paper Series.
110. Yao, X. (2007), Reforming China and Its Gradually Changing Labor
Market, Retrieved from
111. Yap, J. (2014), ASEAN Community 2015: Managing integration for
better jobs and shared prosperity: The case of the Philippines, background paper
prepared for ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and
shared prosperity.
112. Simon Martin Neumair (2012), Internationale Wirtschaft:
Unternehmen und Weltwirtschaftsraum im Globalisierungsprozess, Oldenbourg
Verlag, München.
Trang Web
166
113. Bùi Đình Thanh, Về khái niệm phát triển, Viện nghiên cứu Truyền
thống và Phát triển,
TRIEN-199/
114. GDP,
10-nam-2018122715065326.htm, truy cập ngày 30.12.2019
115. Thông cáo báo chị tại Hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia”,
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19315
116. Việt Nam đã vượt số lượng trường đại học theo mục tiêu đề ra,
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/viet-nam-da-vuot-so-luong-truong-dai-hoc-
theo-muc-tieu-de-ra-post193670.gd
117. Quản lý nhà nước về di chuyển lao động có kỹ năng trong khu vực
ASEAN, https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/10/25/quan-ly-nha-nuoc-ve-di-
chuyen-lao-dong-co-ky-nang-trong-khu-vuc-asean/
118. Mức độ thăng hạng chất lượng đào tạo nghề nghiệp Việt Nam tốt nhất
ASEAN năm 2019,
do-thang-hang-chat-luong-dao-tao-nghe-nghiep-Viet-Nam-tot-nhat-
ASEAN-nam2019/Default.aspx
119.
fdi-20190807225557827.htm
120. https://www.fortnitewise.com/compete-successfully-in-the-latest-
business/
121. https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-
nam-tinh-den-thang-112018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_thi_truong_lao_dong_viet_nam_trong_boi_ca.pdf
- Trichyeu_VuDucCuong.pdf