Luận án Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực đồng bằng Bắc Bộ

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN ĐÔNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020 2 VŨ VĂN ĐÔNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa 2. TS. Vũ Trọng Bình VI

pdf180 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực đồng bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Hà Nội - 2020 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận án: “Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ" là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính chính xác của các số liệu trích dẫn. Tác giả luận án Vũ Văn Đông 4 MỤC LỤC Trang bìa...................................................................................................................... 1 Lời cam đoan............................................................................................................... 3 Mục lục..................................................................................................................... 4 Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................ 6 Danh mục các bảng ..................................................................................................... 7 Danh mục các hình ...................................................................................................... 9 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 10 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................... 12 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án..................................................... 13 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................ 14 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................ 17 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.............................................................. 18 7. Cơ cấu của luận án............................................................................................... 19 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................................................... 20 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài............................................. 20 1.2. Khái quát chung về các công trình có liên quan đến đề tài, những vấn đề đặt ra và nội dung của luận án lựa chọn để nghiên cứu......................................................... 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CẤP VÙNG............................................... 42 2.1. Khái niệm, vai trò và xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.................................................................................................. 42 2.2. Nội dung, quan hệ tác động giữa nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng....................................................................................... 53 2.3. Yêu cầu, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng.................................................................. 64 5 2.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững của một số vùng ở Việt Nam........................................................................... 72 Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ............................................. 79 3.1. Khái quát nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2010 – 2018.............................................................................................................................. 79 3.2. Thực trạng và biểu hiện quan hệ tác động giữa nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.................................................... 88 3.3. Đánh giá chung về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ................................................................................... 112 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035...................................................................................... 120 4.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn 2035............................................................................................. 120 4.2. Những quan điểm chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035...................... 129 4.3. Các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035................................................ 131 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 158 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 169 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số phát triển thể lực BTB và DHNTB : Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH NN, NT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn CNH : Công nghiệp hóa CNKT : Công nhân kỹ thuật CMKT : Chuyên môn kỹ thuật ĐBBB : Đồng bằng Bắc Bộ ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐB SCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐTH : Đô thị hóa KHCN : Khoa học công nghệ HDI : Chỉ số phát triển con người HTX : Hợp tác xã GDP : Tổng sản phẩm quốc nội PTBV : Phát triển bền vững PTNNBV : Phát triển nông nghiệp bền vững NNL : Nguồn nhân lực NN, NT : Nông nghiệp, nông thôn NXB : Nhà xuất bản TDMNPB : Trung du miền núi phía Bắc THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 7 DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng gia súc, gia cầm khu vực ĐBBB năm 2010 và năm 2018 81 Bảng 3.2: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBBB năm 2018 82 Bảng 3.3: Dân số và mật độ dân số khu vực ĐBBB năm 2019 88 Bảng 3.4: Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và một số vùng trên cả nước từ 2010 – 2019 89 Bảng 3.5: Cơ cấu độ tuổi của 200 lao động được khảo sát tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam 91 Bảng 3.6: Cơ cấu lực lượng lao động của khu vực nông nghiệp vùng ĐBBB theo nhóm tuổi các năm 2006, 2010 và 2019 91 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát tình trạng thể lực của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam 93 Bảng 3.8: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo giới tính, khu vực thành thị/nông thôn khu vực ĐBBB và các vùng trên cả nước năm 2019 94 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát trình độ học vấn của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam 95 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn kỹ thuật của 200 lao động được khảo sát tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam 96 Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong khu vực NN, NT chia theo trình độ CMKT và theo địa phương khu vực ĐBBB năm 2019 97 Bảng 3.12: Số lượng doanh nghiệp, vốn sản xuất, số lao động, doanh thu của doanh nghiệp nông nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 98 Bảng 3.13: Cơ cấu lao động đang tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ĐBBB năm 2010 so với 2019 101 Bảng 3.14: Kết quả khảo sát tỷ lệ lao động chuyển đổi ngành nghề của 200 lao động được khảo sát tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam 102 Bảng 3.15: Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần vùng ĐBBB năm 2019 103 Bảng 3.16: Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trong 12 tháng của kỳ Tổng 105 8 điều tra năm 2011 và báo cáo năm 2019 phân theo địa phương Bảng 3.17: Tỷ lệ lao động, lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ thất nghiệp nông nghiệp, nông thôn năm 2010 và 2019 khu vực ĐBBB 106 Bảng 4.1: Dân số khu vực ĐBBB năm 2019 và dự báo đến 2025, tầm nhìn 2035 126 Bảng 4.2: Lực lượng lao động Đồng bằng Bắc Bộ 2019 và dự báo 2025, tầm nhìn 2035 127 9 DANH MỤC HÌNH STT TÊN HÌNH Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lực lượng lao động 15 tuổi đến 60 tuổi trong tổng dân số vùng ĐBBB và các vùng trong cả nước năm 2010 - 2019 90 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hộ nông nghiệp có nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh các vùng trên cả nước năm 2018 110 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã nêu quan điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020: “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững, phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau,”[27, tr.106]. Như vậy, phát triển nhanh và bền vững trở thành vấn đề tất yếu, là yêu cầu và mục tiêu trong quá trình phát triển ở nước ta hiện nay. Phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Trong chiến lược phát triển khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp bền vững. Thực tiễn những năm qua, nông nghiệp của vùng đã đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ tăng trưởng được cải thiện, có bước tiến cả về số lượng, chất lượng, sự chuyển dịch cơ cấu và tổ chức sản xuất. Phát triển nông nghiệp bước đầu đã gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo hài hòa phần nào lợi ích giữa các bên tham gia, Nhà nước đã thể hiện vai trò nhất định trong quá trình phát triển. Những năm qua nền nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, sức cạnh tranh thấp, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, diện tích đất cũng như mặt nước cho nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp, chất lượng phát triển chưa vững chắc, chưa thực sự gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, lợi ích của các bên tham gia còn nhiều bất cập, Nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả nhất, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn 11 chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân từ nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thời gian vừa qua đã có những cải thiện đáng kể cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, đặc biệt khi có sự tham gia của các bên như doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng, các cơ sở giáo dục, các hiệp hội nông nghiệp và hiệu quả từ vai trò quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới đặt ra và xu hướng phát triển đến 2025, tầm nhìn 2035 đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo quy mô, cơ cấu phù hợp với cơ cấu ngành nông nghiệp, nguồn nhân lực được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật, có năng lực thích ứng với khoa học, sự thay đổi của thị trường, sự biến đổi của tự nhiên và sự già hóa cũng như quá trình di cư của dân số. Bên cạnh đó những năm qua nguồn nhân lực của khu vực còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Số lượng lao động nông nghiệp trực tiếp tuy đông nhưng chất lượng thấp, số lao động chưa qua đào tạo và trình độ phổ thông là chủ yếu (năm 2019 với 4.302.300 lao động nhưng chỉ có 4,2% đã qua đào tạo [110, tr.8]); Đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia và lao động kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất nông nghiệp còn ít; Sự tham gia của các doanh nghiệp, các hiệp hội, ngân hàng còn hạn chế (năm 2018 mới có 1.166 doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp); Vai trò quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập, Đó là nghịch lý mà khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đang phải đối mặt khi hướng đến phát triển một nền nông nghiệp nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo. Trong bối cảnh mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh nhằm nâng cao giá trị ngành nông nghiệp hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững là yêu cầu tất yếu đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường nhưng cũng tạo ra sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm nông sản của vùng. Ngoài ra, 12 sự biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và áp lực cạnh tranh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đòi hỏi lao động nông nghiệp cần phải được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, chỉ ra những tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại để từ đó có những giải pháp phù hợp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là chủ đề có ý nghĩa cấp thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài "Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm mục đích: Nghiên cứu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ xét cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia cũng như vai trò của Nhà nước trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Khung lý thuyết như thế nào để làm rõ nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững? Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay có những thành tựu và những vấn đề gì cần giải quyết? Những nhóm giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước trong bối cảnh mới? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án triển khai các nhiệm vụ: Một là: Hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng trong bối cảnh tái cơ cấu lại nền kinh tế. Hai là: Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững của một số vùng ở Việt Nam từ đó rút ra bài học cho phát triển ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. 13 Ba là: Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Bốn là: Khảo sát, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cả về mặt lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước thông qua các tiêu chí được xây dựng, hoàn thiện làm thước đo chất lượng nguồn nhân lực. Năm là: Xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực (bao gồm lao động trong các hộ nông nghiệp, lao động trong các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý,....) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển về số lượng, chất lượng và các năng lực khác của nguồn nhân lực là nông dân và lao động trong HTX, trang trại, doanh nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, lợi ích giữa các bên tham gia, vai trò của Nhà nước đối với phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, xu hướng chuyển dịch lao động, sự già hóa dân số và quá trình di cư đang diễn ra mạnh mẽ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: luận án tập trung nghiên cứu và khảo sát nguồn nhân lực (trong độ tuổi lao động) trong nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (lấy mẫu theo công thức Slovin và phương pháp lấy mẫu giai đoạn tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Thái Bình vì các tỉnh này có lực lượng lao động nông nghiệp lớn, sản xuất nông nghiệp mang tính đặc trưng và theo Nghị quyết 54 NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020). 14 - Phạm vi về thời gian: Dữ liệu được phân tích chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2010 – 2019. Đưa ra phương hướng cho giai đoạn 2019 – 2025, tầm nhìn 2035. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nguồn nhân lực (theo nghĩa hẹp là lao động trong độ tuổi tại mô hình kinh tế hộ, các trang trại, HTX nông nghiệp, doanh nghiệp trong nông nghiệp) phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó nhấn mạnh tới quá trình phát triển cả về số lượng, chất lượng và năng lực khác của nguồn nhân lực, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp đảm bảo lợi ích kinh tế để thu hút các bên tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, phát huy vai trò của Nhà nước đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội và bảo vệ môi trường được thể hiện từ khung lý thuyết tới thực trạng và các giải pháp thực hiện. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Lý luận của kinh tế chính trị về mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó nhấn mạnh mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các bên, vai trò của Nhà nước trong phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực với phát triển nông nghiệp bền vững. Những quan điểm, đường lối của Đảng, thể chế pháp luật của Nhà nước về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Một số lý thuyết về nguồn nhân lực, lý thuyết phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững, lý thuyết về tăng trưởng bao trùm, lý luận của kinh tế chính trị về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia sản xuất, vai trò của Nhà nước về phát triển, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án * Nguồn dữ liệu: - Nguồn số liệu thứ cấp, là số liệu có sẵn đã qua xử lý và được công bố công khai trên các tạp chí, các ấn phẩm hoặc báo cáo của các đơn vị, cơ quan. Đặc điểm của loại số liệu này là mô tả tình hình, quy mô của hiện tượng. Trong luận án này số liệu được thu thập từ các nguồn: Dữ liệu của Tổng cục thống kê ban hành; Báo cáo 15 của các địa phương; Các số liệu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và số liệu do Chính phủ ban hành. - Ngồn số liệu sơ cấp (phương pháp khảo sát điều tra), là số liệu được thu thập lần đầu theo mục đích nghiên cứu, trong đó nhóm đối tượng chủ yếu là lao động nông nghiệp trực tiếp (nông dân). Do đối tượng khảo sát đánh giá lớn nên tác giả không thể tiến hành trên 100% đối tượng, do đó tác giả tiến hành lấy mẫu để nghiên cứu. Nguyên tắc lấy mẫu trong luận án được tác giả thực hiện lựa chọn phản ánh các đặc điểm đặc trưng của toàn bộ đối tượng mà nó đại diện, từ đó xác định cỡ mẫu phải đủ phản ánh được yêu cầu. Để xác định được cỡ mẫu nghiên cứu tác giả đã sử dụng công thức Slovin: n = N/(1 + N*Ԑ2) Trong đó: n là cỡ mẫu; N là tổng thể; Ԑ là sai số tiêu chuẩn (thường lấy khoảng sai số cho phép Ԑ<10%). Với công thức tính mẫu Slovin tác giả tính trực tiếp với N = 4.324.000 (lao động trong nông nghiệp của vùng) và sai số Ԑ = 0,07 thì n là: n = 4.32.4000/(1 + 4.324.000 x 0.072) ≈ 200 Như vậy với mẫu n ≈ 200 tác giả xây dựng thang đo và bảng hỏi khảo sát phù hợp với mục tiêu nghiên cứu về thể lực, trí lực và một số năng lực khác của lao động nông nghiệp vào tháng 6 và 7 năm 2018. Sau khi xác định mẫu, do phạm vi nghiên cứu rộng nên tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu giai đoạn là lao động nông nghiệp khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Giai đoạn 1 dựa trên 11 tỉnh/thành phố của vùng tác giả chọn 4 tỉnh Hải Dương: Vùng sản xuất rau màu; Hưng Yên: Vùng ven đô thị, sản xuất rau màu, cây ăn trái; Thái Bình: Vùng thâm canh lúa, phát triển thủy sản và Hà Nam: Vùng CNH, HĐH và ĐTH. Giai đoạn 2 tác giả chọn từ 1 đến 2 huyện có đặc trưng tiêu biểu của tỉnh là các huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng (Hải Dương), Văn Giang, Ân Thi (Hưng Yên), Kiến Xương (Thái Bình) và Thanh Liêm (Hà Nam). Giai đoạn 3 tác giả chọn một xã trong các huyện đã chọn là xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn, Xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), xã Phụng Công huyện Văn Giang, xã 16 Đặng Lễ huyện Ân Thi (Hưng Yên), xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương (Thái Bình) và xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Giai đoạn 4 tác giả chọn một thôn trong các xã đã chọn là thôn Đích Sơn xã Hiệp Hòa huyện Kinh Môn, thôn Tràng Kỹ xã Tân Trường huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), thôn Đại xã Phụng Công huyện Văn Giang, thôn Đặng Xuyên xã Đặng Lễ huyện Ân Thi (Hưng Yên), thôn Trung Hòa xã Vũ Ninh huyện Kiến Xương (Thái Bình) và thôn Tam xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm (Hà Nam) và Giai đoạn 5 tác giả lấy từ 25 đến 50 mẫu đại diện là lao động trong ngành nông nghiệp phù hợp với số lượng mẫu đã tính theo công thức Slovin là 200 người. Thời gian và cách tiến hành tác giả lấy mẫu vào tháng 6 và 7/2018 và cách tiến hành được tác giả thực hiện trực tiếp với các đối tượng mẫu là 200 phiếu phát đi và thu về 200 phiếu, số phiếu hợp lệ 200 phiếu đảm bảo độ tin cậy. * Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Được sử dụng trong việc lựa chọn giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới NNL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng. Tuy nhiên luận án chọn ra một số nhân tố khách quan và chủ quan điển hình để phân tích, trừu tượng hóa những nhân tố không điển hình mang tính địa phương. Từ đó phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Thông qua phương pháp thống kê, mô tả sẽ cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo từ các số liệu được phân tích. Cùng với phân tích qua bảng số liệu được tổng hợp để hiểu được các hiện tượng và đưa ra số liệu cụ thể làm cơ sở chứng minh, thuyết phục cho những nội dung nghiên cứu. Trong quá trình xử lý số liệu tác giả sử dụng kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu từ đó làm rõ thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 17 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp kết hợp các kết quả nghiên cứu, thống kê để đưa ra chuỗi kết quả liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp là sự xác định phép đo chung thông qua kết quả của bình quân gia quyền có liên quan tới các mẫu trong nghiên cứu. Thông qua sự khác biệt giữa các nghiên cứu, mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn của cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn từ các nghiên cứu. Phương pháp phân tích, tổng hợp là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống phân tích số liệu thống kê để đánh giá thực trạng, những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những mặt tích cực, hạn chế đó và thực hiện so sánh với các tiêu chí về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững để đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp: Phương pháp diễn dịch là đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng. Trong luận án tác giả đi từ phát triển nông nghiệp nói chung tới từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của nền nông nghiệp, từ đặc điểm chung của nguồn nhân lực tới từng mặt, từng yếu tố phát triển của nguồn nhân lực. Phương pháp quy nạp là đi từ cái riêng đến cái chung. Trong luận án khi phân tích từ cái riêng để thấy được cái chung là những thành tựu, hạn chế của nền nông nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu sơ cấp: Phiếu khảo sát được xử lý theo phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả số liệu để đánh giá thực trạng về tình trạng thể lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng khác của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong những năm qua. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ hơn nội dung, xây dựng tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phạm vi vùng. - Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững thông qua các thước đo của nguồn nhân lực đang làm 18 việc trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2019, từ đó thấy điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề cần giải quyết của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ tới năm 2025, tầm nhìn 2035. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận - Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng. Chỉ ra vai trò của nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, luận giải những tiêu chí đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững phạm vi vùng trước yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế. - Qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích luận án góp phần làm rõ thêm về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững trong đó vấn đề cốt lõi là làm rõ hơn về mặt lợi ích, cũng như vai trò của Nhà nước cả về mặt lý luận và kinh nghiệm cho sự tiếp cận, phân tích các công trình khoa học về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững sau này của tác giả. Đồng thời có thể cung cấp thông tin cho những người nghiên cứu khác có quan tâm. 6.2. Về mặt thực tiễn - Luận án nghiên cứu làm rõ thêm thực trạng nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay xét cả về quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng và các kỹ năng của người lao động tham gia trong quá trình sản xuất nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. - Từ nghiên cứu thực trạng, những thành tựu, hạn chế của nguồn nhân lực và dựa trên những xu hướng phát triển, dự báo cung – cầu lao động trong nông nghiệp tác giả đưa ra những quan điểm, đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình 19 phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng Bắc Bộ những năm tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học đã được công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cơ cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng Chương 3: Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến 2025, tầm nhìn 2035 20 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực cho phát triển Đã có nhiều công trình, các cuốn sách, đề tài, hội thảo, luận án, các đề án nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực (NNL) và NNL cho phát triển từ nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: - Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật cùng phối hợp tổ chức tháng 8 năm 2012.[75] Kỷ yếu tổng hợp 71 bài vi...vững: Lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Trọng Bình đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 196/2013; Bài “Những đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững” của Đinh Văn Thông đăng trên tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững số 2/2009; Bài “Triết lý phát triển bền vững và sự vận dụng triết lý đó ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đức Luận đăng trên tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội số 10/2017; Nhìn chung, các công trình trên được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như góc độ triết học, kinh tế chính trị, mô hình sử dụng đất có triển vọng, quản lý kinh tế,... Từ các góc độ trên một số công trình đã đưa ra nhận định vấn đề PTNNVB hiện nay là vấn đề vẫn còn mới, các công trình đã làm rõ cơ sở lý luận về PTNNBV, NNL cho phát triển bền vững vùng, các công trình đã phân tích kinh nghiệm về PTBV ở một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Đồng thời các tác giả cũng đã phân tích làm rõ thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng PTBV dựa trên các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường, về mối quan hệ giữa con người với môi trường từ đó các tác giả đã làm rõ những hạn chế và yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn các tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp thúc đẩy PTNNBV. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên tiếp cận với phát triển nông nghiệp bền vững từ các góc độ triết học, mô hình sử dụng đất có triển vọng, quản lý kinh tế,... do đó chưa thấy được mối quan hệ về mặt sở hữu, vai trò quản lý của nhà 34 nước, quan hệ về mặt lợi ích giữa các bên cũng như vai trò của NNL với quá trình PTNNBV. Trong đó chưa làm rõ được mối quan hệ về mặt lợi ích của các chủ thể tham gia quá trình PTNNBV về mặt kinh tế, mục tiêu của Nhà nước đối với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Các nhà nghiên cứu và các học giả tiếp cận nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau có những nhận định về chất lượng NNL và PTNNBV khác nhau, cụ thể: - “Effective Human Resource develovment: A challenge for developing countries”, Fashd Analoui – England: Ashgate (1999) đã đề cập phát triển NNL ở các nước phát triển có sự thay đổi khi văn hóa công việc và sự thay đổi thái độ của khu vực công, đào tạo và chuyển giao, quản lý chất lượng hiệu quả, cũng như vai trò chiến lược của NNL ngày càng được cải thiện. - Theo Mc Cracken & Wallace (2000) cho rằng phát triển nguồn nhân lực là tạo ra văn hóa học tập trong khuôn khổ, trong quá trình đào tạo, phát triển chương trình và chiến lược học tập của các tổ chức hay tập thể. Cả các tổ chức hay cá nhân đều thống nhất về quá trình phát triển và cùng thực hiện chiến lược của quá trình đào tạo đó. - Theo Sorin P. A và Cộng sự (2014) đã xem xét ảnh hưởng của NNL tới sự phát triển bền vững từ các khía cạnh ảnh hưởng của NNL tới lĩnh vực năng lượng ở khía cạnh xã hội và ảnh hưởng của NNL tới lĩnh vực năng lượng ở khía cạnh công nghệ - kỹ thuật và sáng chế đổi mới. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả ở Romany đã cho thấy năng suất lao động có gia tăng nhưng số lao động trong ngành năng lượng có xu hướng giảm dần. Muốn ngăn chặn xu hướng này theo các tác giả cần cải tổ hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức vai trò con người trong các lĩnh vực kinh tế và năng lượng. - Chương trình nghị sự (9/2015): “United Nations Sustainable Development Agenda for the next 15 years "(2016 - 2030)” United Nations - New York.[132] Đây là phương hướng phát triển nhanh và bền vững phù hợp với “Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong 15 năm tới”(2016 - 2030) 35 được khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 70 (ngày 25 – 9 - 2015) thông qua tại New York – Hoa Kỳ. Chương trình gồm 17 mục tiêu PTBV (SDG) với 169 chỉ tiêu cụ thể như: Xóa nghèo; Xóa đói; Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi; Đảm bảo giáo dục chất lượng; Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái; Đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người; Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo việc làm và công việc tốt cho tất cả mọi người; Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh CNH và PTBV, khuyến khích đổi mới; Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia; Các thành phố trở nên an toàn, vững chắc và bền vững; Hướng tới các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững; Ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động của nó; Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển; Quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học; Thúc đẩy xã hội hòa bình; Việc đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để PTBV. Như vậy theo Liên hợp quốc để PTBV mỗi quốc gia cần đảm bảo được 17 mục tiêu trên. - Mike Douglass, (2013): “The Saemaul Undong: South Korea’s Rural Development Miracle in Historical Perspective” - Asia research Institute.[134] (phong trào Saemaul Undong: Bước phát triển thần kỳ của nông thôn Hàn Quốc trong lịch sử) – Viện nghiên cứu Châu Á đã chỉ ra mô hình phát triển nông thôn của Hàn Quốc. Saemaul Undong là một mô hình trong đó người nông dân làm việc gắn kết với nhau vì một cộng đồng tốt đẹp và giàu có hơn. Mô hình này của Hàn Quốc đòi hỏi nông dân phải tuân theo ba quy tắc: Chăm chỉ, vượt khó và hợp tác với nhau. Bên cạnh sự tuân thủ của người nông dân thì tác giả cũng nêu ra nhiệm vụ của chính phủ là tăng đầu tư cho nông thôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn hướng đến PTNNBV. Tác giả cũng chỉ ra để phát triển nông thôn cần phải phát huy được nội lực của nông dân, cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng năng suất cây trồng cải thiện đời sống cho nông dân. Đặc biệt là xây dựng mô hình hợp tác tự nguyện để phát triển nông thôn gắn với phát triển cộng đồng bảo vệ môi trường hướng đến PTBV. 36 - Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd với cuốn “Giới thiệu về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) (2007)[135] đã đề cập tới những vấn đề mang tính lý thuyết cho PTBV. Đồng thời đưa ra các chỉ số phân tích và đo lường để đánh giá một cách hiệu quả, chính xác về PTBV. Nhóm tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa các chính sách và công tác quản lý có ảnh hưởng tới môi trường, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề kinh tế - xã hội. - John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development) (2008)[136] đã bàn luận những vấn đề cơ bản về các lý thuyết PTBV và có những phân tích rất cụ thể về mối quan hệ giữa phát triển của xã hội và bảo vệ môi trường với PTBV. Đặc biệt công trình đã phân tích và đưa ra lập luận về vai trò của Nhà nước, hệ thống chính sách, công cụ điều hành của chính phủ về PTBV từ đó tác giả đã mô phỏng một mô hình xã hội bền vững trong tương lai. - Sándor Magda, Róbert Magda và Sándor Marselek, Károly Róbert, Győngyős (2007): “Sustainble development of the rural economy” Hungary (phát triển bền vững kinh tế nông thôn)[137] đã đưa ra nội dung về nền kinh tế nông nghiệp của Hungary khi chuyển từ một nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường thực thụ khi thực hiện tư hữu hóa đối với đất đai, gắn nông nghiệp với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Từ đó nền nông nghiệp của quốc gia này đã phát triển trở thành nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, trình độ tiên tiến hàng đầu các nước Đông Âu, nông sản có sức cạnh tranh cao. Với những chính sách chuyển đổi của chính phủ Hungary đã đưa nông thôn phát triển hơn, đời sống nông dân tăng lên, xã hội tiến bộ và môi trường được bảo vệ. Nhóm tác giả cũng làm rõ vai trò của chính phủ với các chính sách đất đai, khoa học công nghệ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ cho NN, NT của đất nước. - Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc phát triển bền vững” (The Principles of Sustainability) (2008)[139] thì lịch sử thuật ngữ “Phát triển bền vững” (Sustainable Development) đã được đề cập bằng khái niệm từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Đứng trước bối cảnh khủng hoảng môi trường xảy ra ở quy mô toàn cầu. Nguyên nhân là con người đã gây nên tình trạng mất cân bằng sinh thái trong quá 37 trình phát triển, đặt thế giới vào một phạm trù tư duy mới. Tác giả đề cập tới các cuộc bàn luận về con đường để đạt được mục tiêu PTBV chỉ ra những trở ngại trước mắt cũng như PTBV cho tương lai. - Simon Bell và Stephen Morrse “Các chỉ số phát triển bền vững: Đo lường những thứ không thể đo” (Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable) (2008).[138] Trong cuốn sách này Simon Bell và Stephen Morrse đã có những đóng góp lớn khi đưa ra khái niệm, sự cần thiết, về PTBV trở thành một hệ thống lý luận đầy đủ. Đồng thời nhóm tác giả đã đưa ra các chỉ số đánh giá về PTBV, những quan điểm, chỉ số và công cụ đánh giá của nhóm tác giả đã góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề PTBV trên cơ sở tiếp cận định tính. - Ste’phane Hallegatte và cộng sự đã nghiên cứu công trình: “Từ tăng trưởng tới tăng trưởng xanh – Khung lý thuyết” [140] cũng đã đưa ra quan điểm cho rằng tăng trưởng xanh là quá trình sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả gắn với môi trường sạch hơn và phục hồi tài nguyên cho tăng trưởng tiếp theo. Từ đó Ste’phane Hallegatte và cộng sự đã đưa ra hàm tăng trưởng: Y = f (A, K, L, R) Trong đó Y là là yếu tố đầu ra, A là công nghệ và vốn nhân lực, L là lao động, K là yếu tố tư bản, R là tài nguyên. Từ đó họ đưa ra 5 khuyến nghị là: Nâng cao sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất; Dịch chuyển yếu tố sản xuất tăng yếu tố đầu ra giảm yếu tố đầu vào qua ứng dụng KHCN; Phát triển công nghệ thúc đẩy tăng năng suất; Phát triển gắn với bảo vệ tài nguyên; Phát triển gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2. Khái quát chung về các công trình có liên quan đến đề tài, những vấn đề đặt ra và nội dung của luận án lựa chọn để nghiên cứu 1.2.1. Khái quát chung về các công trình liên quan đến đề tài Qua phân tích tổng quan, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về NNL phục vụ PTNNBV đã làm rõ một số nội dung, cụ thể: - Các công trình nghiên cứu đều đã làm rõ được các khái niệm, đặc điểm, vai trò và tính tất yếu của phát triển NNL, phát triển nông nghiệp, PTBV và PTNNBV 38 trong xu thế mới hiện nay. Đặc biệt trong điều kiện mới việc phát triển NNL, phát triển nông nghiệp, PTBV và PTNNBV luôn đặc biệt quan trọng với mỗi quốc gia. - Các công trình nghiên cứu đã làm rõ bức tranh khác nhau về phát triển NNL, phát triển nông nghiệp, PTBV và PTNNBV của nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asian, Hungari, Romany, Đó là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và ĐBBB nói riêng trong quá trình phát triển. - Các công trình nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề thực tiễn cả mặt tích cực và hạn chế về NNL phục vụ phát triển, chỉ rõ vấn đề cần giải quyết để phát triển NNL phục vụ phát triển một số ngành, một số lĩnh vực hoặc địa phương, đặc biệt là phát triển ngành nông nghiệp. - Các công trình nghiên cứu nói trên cơ bản đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cho sự phát triển NNL đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong quá trình PTNNBV. Cụ thể, các công trình đã đưa ra những nhóm giải pháp cơ bản như: + Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm phát triển NNL đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp. + Tạo sự đột phá về tổ chức, quản lý hướng đến hiệu quả trong phát triển NNL phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp. + Khuyến khích thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn làm cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. + Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển nông thôn gắn với quá trình phát triển nông nghiệp làm cơ sở xây dựng, thực hiện chương trình CNH, HĐH NN, NT. + Nhà nước có những chính sách, đề án và chiến lược cụ thể, hợp lý về đào tạo nhất là đào tạo nghề cho lao động NN, NT để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động khu vực NN, NT. + Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn hướng đến hoàn thành chương trình CNH, HĐH nông thôn trong bối cảnh mới ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lý luận, thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp phát triển, sử dụng NNL trong một số ngành, một số lĩnh vực và một số địa phương cụ thể. 39 1.2.2. Khoảng trống và trọng tâm giải quyết của đề tài luận án * Từ tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả nhận thấy có những khoảng trống sau: Thứ nhất: Có nhiều công trình nghiên cứu về NNL, NNL phục vụ phát triển cho một ngành, một lĩnh vực hoặc một địa phương. Tuy nhiên theo tác giả vấn đề NNL phục vụ PNNTBV ở khu vực vùng hiện chưa có công trình nào đề cập tới, đặc biệt là NNL phục vụ PNNTBV ở khu vực ĐBBB thì chưa có công trình nghiên cứu riêng đây là khoảng trống để tác giả tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai: Để PNNTBV thì NNL là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển. Trong bối cảnh hiện nay để phát triển NNL phục vụ PTNNBV cần làm rõ mối quan hệ về mặt lợi ích của các chủ thể tham gia và vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển. Do đó, đây là vấn đề mang tính thời sự cần được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Thứ ba: Nhiều công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển NNL phục vụ phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, nhưng chưa có công trình nào đề cập đến PTNNBV cấp vùng một cách toàn diện. Từ những lý do trên cho thấy đây là khoảng trống để NCS tiếp tục nghiên cứu bổ sung làm rõ. * Qua việc nghiên cứu chỉ ra khoảng trống, hướng nghiên cứu của luận án được thực hiện cụ thể như sau: - Về lý luận: NNL phục vụ PTNNBV có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo từng chuyên ngành như: Kinh tế chính trị; Quản lý kinh tế; Kinh tế phát triển; Kinh tế nông nghiệp; Khi nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị cũng xuất hiện nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể tiếp cận nhóm vấn đề phát triển NNL trong mối quan hệ với PTNNBV về quan hệ lợi ích giữa các bên trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường, vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước để từ đó chỉ ra những yêu cầu cần phải giải quyết cho phát triển NNL phục vụ PTNNBV của vùng. Trong quá trình phát triển, dưới góc độ kinh tế chính trị, NNL vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của quá trình ấy. NNL luôn đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả 40 khai thác các nguồn lực khác, quá trình ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như thực hiện hiệu quả các chiến lược quy hoạch, các đề án phát triển của vùng. Xuất phát từ “lý thuyết phát triển bền vững” đòi hỏi phải xây dựng khung lý thuyết cho quá trình phát triển. Đồng thời dựa trên các quan điểm, mục tiêu phát triển của vùng để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển NNL phục vụ PTNNBV của vùng cho những năm tiếp theo. - Về thực tiễn: Phát triển NNL phục vụ PTNNBV đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu bao gồm: + Làm rõ khung lý thuyết về NNL phục vụ PTNNBV trong mối quan hệ về mặt lợi ích và vai trò của Nhà nước trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường gắn với phạm vi vùng. + Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển NNL phục vụ PTNNBV ở phạm vi vùng. + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL phục vụ PTNNBV vùng. + Phân tích thực trạng nền nông nghiệp khu vực ĐBBB cũng như thực trạng NNL phục vụ PTNNBV khu vực ĐBBB cả về mặt cơ cấu, số lượng, chất lượng và các năng lực khác của NNL. Đồng thời làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa phát triển NNL với PTNNBV về mặt lợi ích, vai trò của Nhà nước trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí làm thước đo của NNL đã được xây dựng. + Từ những quan điểm, mục tiêu, xu hướng và dự báo cung – cầu NNL phục vụ PTNNBV, luận án xây dựng đề xuất những nhóm giải pháp nhằm tạo lập và phát triển NNL phục vụ PTNNBV ở khu vực ĐBBB đến 2025, tầm nhìn 2035. 41 Kết luận chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án được tổng hợp đánh giá theo thứ nhất: Các công trình nghiên cứu trong nước với 3 nhóm lớn (1) Công trình nghiên cứu về NNL và NNL cho phát triển; (2) Công trình nghiên cứu về NN, NT; (3) Công trình nghiên cứu về PTBV và PTNNBV. Thứ hai: Công trình nghiên cứu của nước ngoài về phát triển NNL, PTBV và PTNNBV. Đánh giá chung từ kết quả phân tích các công trình nghiên cứu trên cho thấy mặt được và chưa được của các tác giả khi nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Qua tổng quan các công trình trên tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về cả lý luận và thực tiễn, từ đó thấy được những khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế chính trị. Về mặt lý luận cần bổ sung hoàn thiện khung lý thuyết, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL phục vụ PTNNBV. Về mặt thực tiễn cần phân tích thực trạng NNL phục vụ PTNNBV cũng như mối quan hệ giữa NNL với PTNNBV về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các quan hệ lợi ích của các chủ thể và vai trò của Nhà nước. Từ lý luận và thực tiễn thấy được những vấn đề đặt ra và những yêu cầu về NNL phục vụ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035 dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. 42 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CẤP VÙNG 2.1. Khái niệm, vai trò và xu hướng chuyển dịch nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng 2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp, nông nghiệp phát triển bền vững và nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững cấp vùng 2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm PTBV đã được đề cập từ những năm 80 của thế kỷ XX khi tổ chức Bảo vệ thiên nhiên của Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm về PTBV. Năm 1982, Robert Riddell đã đưa ra quan niệm PTBV trên ba yếu tố: Bình đẳng kinh tế, hài hòa xã hội và môi trường cân bằng. Năm 1987, Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển đã đưa ra khái niệm PTBV được sự đồng thuận từ nhiều quốc gia cũng như các nhà khoa học trên thế giới. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) đã đưa ra khái niệm PTBV: Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Cũng theo Hội nghị Rio de Janeiro, PTBV được xây dựng trên ba trụ cột: Thứ nhất, bền vững về kinh tế (Phát triển kinh tế bền vững) là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng; Thứ hai, bền vững về xã hội là công bằng và bình đẳng giữa con người với con người dựa trên chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: Thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ dân trí và tuổi thọ bình quân; Thứ ba, bền vững về môi trường là việc sử dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Ở Việt Nam, PTBV là mục tiêu được thể hiện trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, trong văn kiện Đại hội XII (2016) đã nhấn mạnh: “Chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 43 phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh và bền vững”.[28, tr.87] Trong luật pháp của Việt Nam tại mục 4, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường cũng đã đưa ra khái niệm PTBV: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.[68] Như vậy, theo tác giả PTBV được hiểu với những nội dung: Thứ nhất, PTBV phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững như: Đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP, GDP/người phải đạt được ở mức cao. Bên cạnh đó cần phải giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, cơ cấu phát triển phù hợp theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và du lịch – dịch vụ, đồng thời đạt mục tiêu tăng trưởng không phải bằng mọi giá. Thứ hai, PTBV phải gắn liền với mục tiêu bền vững về xã hội được đánh giá ở các tiêu chí: Chỉ số phát triển con người (HDI), bình đẳng giới, khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển giáo dục, tỷ lệ và trình độ chăm sóc sức khỏe người dân, trình độ văn hóa và hưởng thụ văn hóa,... Thứ ba, PTBV phải gắn liền với mục tiêu bền vững về môi trường đòi hỏi khi sử dụng các yếu tố tài nguyên thiên nhiên phải gắn với tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sống của con người. Chất lượng cuộc sống được bảo đảm về không khí, nguồn nước, đất, không gian địa lý và cảnh quan. Chất lượng môi trường phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. 2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp, nông nghiệp bền vững * Khái niệm nông nghiệp. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản”.[113, tr.614 ] 44 * Khái niệm nông nghiệp bền vững. Theo định nghĩa của Bill Mollison (An overview of sustainable agriculture - Nhà xuất bản nông nghiệp 1994) nông nghiệp bền vững là: “Một hệ thống, nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú trong thiên nhiên mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất”.[131] Theo định nghĩa của từ điển Đa dạng sinh học và PTBV (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001) NNBV (Sustainable agriculture) là: “Phương pháp trồng trọt và chăn nuôi dựa vào việc bón phân hữu cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nước, hạn chế sâu bệnh bằng biện pháp sinh học và sử dụng ở mức ít nhất năng suất hóa thạch không tái tạo”.[114, tr.615] Theo TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc) đã định nghĩa PTNNBV như sau: “Nông nghiệp phát triển bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên”. Hay theo quan niệm của FAO (1992): “Nông nghiệp phát triển bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”.[141] Theo tổ chức Môi trường sinh thái thế giới (WCED) PTNNBV được hiểu: Là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Từ những quan điểm về PTNNBV đã trình bày ở trên, theo tác giả có thể hiểu: Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình phát triển gắn với quá trình khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, tổ chức sản xuất, áp dụng kỹ thuật và xây dựng thể chế phù hợp, đảm bảo tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển nông nghiệp không chỉ thỏa mãn nhu cầu của hiện tại mà còn không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tương lai. 2.1.1.3. Khái niệm nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Có nhiều quan điểm bàn luận và đưa ra khái niệm về NNL, NNL phục vụ 45 cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho từng ngành nói riêng, cụ thể: * Khái niệm về nguồn nhân lực. Tổ chức Liên Hiệp Quốc (Beng, Fisher & Dornhusch, 1995) định nghĩa: NNL phản ánh trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong cộng đồng; hay NNL còn được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Theo PGS. TS. Nguyễn Tiệp NNL được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”. Theo nghĩa hẹp: “Nguồn nhân lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động”.[111] Theo Nguyễn Hữu Dũng: NNL thường được các nhà kinh tế nghiên cứu ở hai góc độ là năng lực xã hội và tính năng động xã hội. Do đó, NNL được hiểu là “Tổng hòa trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người”.[20, tr.10, 11] Theo các tác giả Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến: “NNL là phản ánh tổng thể tiềm năng của con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay một công ty có thể huy động được vào quá trình phát triển kinh tế”.[17, tr.15] Khi đánh giá vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước, tổng kết thực tiễn tại văn kiện đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. [28, tr.92] Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã nêu mục tiêu phát triển NNL: “Chú trọng đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức,”.[85] Trong chiến lược phát triển NNL Việt Nam 2011 – 2020 cũng đã cụ thể hóa mục tiêu phát triển NNL của đất nước từ các khía cạnh: “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo 46 đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc”.[84] Từ các góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Tuy vậy có thể hiểu NNL là nguồn lực con người của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất giữa thể lực, trí lực, nhân cách của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành nguồn vốn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển. Từ các quan niệm đã được nêu ở trên, theo tác giả: NNL là tổng thể nguồn lực con người của một địa phương, một vùng hay một quốc gia có thể lực, trí lực, kỹ năng có khả năng tham gia vào quá trình lao động sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển. NNL (theo nghĩa hẹp) bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo hoặc chưa qua đào tạo, có việc làm hoặc đang thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm kiếm việc làm và mong muốn làm việc. Và Phát triển NNL là quá trình các chủ thể thực hiện tổng hợp các biện pháp nhằm biến đổi về mặt số lượng và chất lượng NNL, nâng cao thể lực, trí lực, năng lực của NNL đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định. * Khái niệm về nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Theo từ điển Tiếng Việt “phục vụ” có nghĩa là chỉ một công việc giúp ích cho cái gì? cho ai? hay để đáp ứng yêu cầu nào đó, của sự việc nào đó. Cùng với khái niệm về NNL nói chung thì NNL phục vụ PTNNBV là khái niệm dùng để chỉ nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp. Có thể hiểu: NNL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững là hệ thống cơ cấu, số lượng, chất lượng, năng lực của nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của nông nghiệp trong một thời gian nhất định. Như vậy, NNL phục vụ PTNNBV là sự thống nhất cả về cơ cấu, số lượng chất lượng, năng lực của NNL tham gia quá trình PTNNBV ở mỗi giai đoạn và thời kỳ khác nhau. NNL phục vụ PTNNBV là một bộ phận của NNL được phân bổ và hoạt động trong khu vực NN, NT phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp. 47 NNL phục vụ PTNNBV bao gồm: Lực lượng hoạt động trực tiếp tại khu vực nông nghiệp (lao động nông nghiệp), công nhân nông nghiệp tại các doanh nghiệp nông nghiệp, thương nhân, nhà quản lý, nhà đầu tư và các nhà khoa học. 2.1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của vùng * Khái niệm vùng. Theo từ điển Tiếng Việt (1994): Vùng là phần đất đai hoặc khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các vùng khác xung quanh. Theo từ điển Bách khoa địa lý Xô Viết (1998) vùng được hiểu: Là một phần lãnh thổ được tách ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau. Theo tác giả Lê Bá Thảo trong tác phẩm “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý” xuất bản năm 1998: Vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài. Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006: Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Từ các quan điểm nêu trên, theo tác giả vùng được ...Tiến vào thế kỷ 21- Các trụ cột của sự phát triển”. 60. Trần Thị Minh Ngọc (2010): “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Phạm Thị Oanh (2012), “Mối quan hệ con người – tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 62. TS. Lê Quan Phi (2007): “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 163 63. Phạm Thị Phin (2012), “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 64. Hoàng Mạnh Phú (2016), “Kinh tế nông thôn phát triển bền vững ở các huyện phía tây của thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 65. Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên (2012) “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập”, Nxb Chính trị quốc gia. 66. Nguyễn Hồng Quang (2013), “Nguồn nhân lực với phát triển bền vững vùng Bắc Bộ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Đỗ Đức Quân (2010), “Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Bảo vệ môi trường năm 2015, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012): “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Tô Văn Sông (2012), “Nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 71. Nguyễn Hữu Sở (2009), “Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 72. Sở NN&PTNT Thái Bình (2018), “Báo cáo tính hình phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2018 và phương hướng năm 2019”. 73. Đặng Kim Sơn (2008): “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Nguyễn Văn Sỹ (2011), “Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, tạp chí Cộng sản (828). 75. Tạp chí Cộng Sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, tháng 8 năm 2012. 164 76. Tạp chí Cộng Sản, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và Thành ủy Thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu hội thảo: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long – 30 năm nhìn lại”, tháng 4 năm 2014. 77. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sỹ Thọ đồng chủ biên (2010): “Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức”, Nxb Lao động – xã hội. 78. Bùi Tất Thắng (2010), “Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Đinh Văn Thông (2009), Những đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững”, tạp chí Nghiên cứu phát triển bền vững (2). 80. Tạ Đình Thi (2007), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 81. Nguyễn Minh Thu (2013), “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 82. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 191/QD - TTg ngày 17 tháng 8 năm 2006 về “Chương trình hành động của chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết số 54/NQ – TW ngày 14/09/2005”. 83. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 221/2005/QĐ - TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 về việc “Xây dựng chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020”. 84. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 579/QĐ - TTg ngày 19 tháng 04 năm 2011 về “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam 2011 – 2020”. 85. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432-QĐ/TTg ngày 12/4/2012 về phê duyệt “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. 86. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 795/QĐ - TTg ngày 23 tháng 05 năm 2013 về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”. 87. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 198/QĐ - TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020 định hướng 2030”. 165 88. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1684/QĐ - TTg ngày 30 tháng 9 năm 2015 về việc phê duyệt “Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030”. 89. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 116/2018/NĐ - CP về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. 90. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Thị Huyền và Võ Trọng Thành (2007), “Thách thức đối với sinh kế và môi trường sống của nông dân vùng chuyển đổi đất cho khu công nghiệp”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế (351). 91. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội. 92. Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra nông, lâm nghiệp, thủy sản 2010. 93. Tổng cục Thống kê (2011), Dự báo dân số Việt Nam 2009 – 2049, Tr. 28, 29, 30. 94. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 95. Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả điều tra dân số, lao động, việc làm năm 2013. 96. Tổng cục Thống kê (2014), Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2013. 97. Tổng cục thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 98. Tổng cục thống kê (2016), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2010 - 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội. 99. Tổng cục Thống kê (2017), Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2016. 100. Tổng cục thống kê (2017), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2017: Các kết quả chủ yếu. 101. Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 102. Tổng cục thống kê (2017), Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 2016. 103. Tổng cục thống kê (2017), Tổng điều tra dân số - lao động năm 2016 và sơ bộ 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. 104. Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả báo cáo điều tra nông, lâm nghiệp, thủy sản 2017. 166 105. Tổng cục thống kê (2018), Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2017. 106. Tổng cục thống kê năm (2018), Kết quả điều tra dân số, lao động việc làm năm 2017 107. Tổng cục thống kê năm (2018), Điều tra nông nghiệp, nông thôn. 108. Tổng cục thống kê (2018), Niên giám thống kê 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. 109. Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả điều tra lao động việc làm 2018. (Số liệu không bao gồm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh). 110. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 111. PGS. TS. Nguyễn Tiệp chủ biên (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Nxb Lao động xã hội. 112. Trần Cẩm Tú (2012), “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình - Kết quả bước đầu và những bài học kinh nghiệm”, tạp chí Cộng sản (831). 113. Từ điển điển Bách khoa (2006), Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam 114. Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững (2001), Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 115. Trung tâm Phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (10/2013) “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế”, Nxb Khoa học giáo dục. 116. UBND TP. Hà Nội (2012), Quyết định số 16/2012/QĐ - UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 về việc “Ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016”. 117. UBND TP. Hà Nội (2012), Quyết định số 17/2012/QĐ - UBND về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030”. 118. UBND TP. Hà Nội (2016), Quyết định số 59/2016/QĐ - UBND về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2016”. 167 119. UBND tỉnh Thái Bình (2014), Quyết định số 16/2014/QĐ - UBND về “Ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020”. 120. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 38/2012/QĐ - UBND về “Ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 -2015”. 121. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quyết định số 39/2012/QĐ - UBND về “Ban hành quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015”. 122. HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nghị quyết số 201/2015/NQ - HĐND ngày 22/12/2015 và Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 09/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về “Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020”. 123. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Quyết định số 32/2018/QĐ - UBND về “Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020”. 124. Khúc Thị Thanh Vân (2014), “Tác động của vốn xã hội đến nông dân trong quá trình phát triển bền vững nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2010 – 2020)”, tạp chí Nghiên cứu con người (2). 125. Viện Chiến lược phát triển (2001), “Cơ sở khoa học của một vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 126. Đào Quang Vinh (2008), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện hàn lâm khoa học Việt Nam. 127. Lê Anh Vũ (2017), “Phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Nguyên”, tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (2). Tài liệu tiếng Anh. 128. Alan Price, UK. Blackwell (2006), “Principles ò Human Resource management: An active Learning Approach” 168 129. Arnab K.Basu, (2011): “Impact of Rural Employment Guaratee Schemes on Seasonal labor Markets: Optimum Compensation and Workers’ Welfare”, German Research Institute For Labour. 130. Birdsall, Ross D. & Sabot R., (1995), “Inequality and growth reconsider”, The World Bank Economic Review, UK. 131. Bill Mollison (1994), An overview of sustainable agriculture , Nxb Nông nghiệp. 132. United Nation (September 25-27, 2015) “United Nations Sustainable Development Agenda for the next 15 years "(2016 - 2030)”, New York. 133. Ian Saunders (1996), “Understanding quality leadership” Trường Queensland University of Technology. 134. Mike Douglass, (2013): “The Saemaul Undong: South Korea’s Rural Development Miracle in Historical Perspective”, Asia research Institute. 135. Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal, and John A. Boyd (2007), An Introduction toSustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA. 136. John Blewitt (2008), Understanding Sustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA. 137. Sándor Magda, Róbert Magda và Sándor Marselek, Károly Róbert, Győngyős (2007): “Sustainble development ò the rural economy” Hungary 138. Simon Bell and Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurabele?, Earth Scan, Sterling, VA. 139. Simon Dresner (2008), “The Principles of Sustainability” . 140. Ste’phane Hallegatte Geoffrey Heal, Marianne Fay& David Treguer (2012), “From growth to green growth – a framework”, NBER Working Paper No. 17841, February 2012, EL No. D90, Q01, Q32, Q4. 141. FAO (1992), The state of food and agriculture, Fao Library an 335797. Website. 142. Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel. 143. (Viện dinh dưỡng) 169 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐBBB GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Để giúp tác giả hoàn thành đề tài: "Nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Đồng bằng Bắc Bộ" Ông (Bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) hoặc ghi mã vào phương án đó: 1. Ông (Bà) có tham gia sản xuất nông nghiệp hay không? (Đánh X vào ô tương ứng). Có Không 2. Ông (Bà) trực tiếp hay cung ứng dịch vụ, phân phối sản xuất nông nghiệp? (Đánh X vào ô tương ứng). Sản xuất Cung ứng dịch vụ Phân phối 3. Hiện nay bao nhiêu tuổi? 4. Giới tính? (Đánh dấu X vào ô thích hợp). Nam Nữ 5. Chiều cao? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Dưới 1,5m. 02 = Từ 1,5 đến <1,55m. 03 = Từ 1,55m đến <1,6m. 04 = Từ 1,6m đến <1,65m. 05 = Từ 1,65m đến <1,7m. 06 = Từ 1,7m đến <1,75m. 07 = >1,75m. 6. Cân nặng? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Dưới 45kg. 02 = Từ 45kg đến <50kg. 03 = Từ 55kg đến <60kg. 04 = Từ 60kg đến <65kg. 05 = Từ 65m đến <70m. 06 = >70kg. 7. Trình độ học vấn cao nhất? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Chưa học Tiểu Học. 02 = Tiểu Học. 03 = Trung học Cơ sở. 04 = Trung học Phổ thông. 8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Sơ cấp nghề. 02 = Trung cấp nghề, TCCN. 03 = Cao đẳng. 04 = Đại học. 05 = Trên đại học. 9. Từ 2010 đến 2018 Ông (Bà) có chuyển đổi sang ngành phi nông nghiệp? Có Không 170 10. Việc làm nông nghiệp chủ yếu cho cá nhân, tổ chức nào? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Hộ tự làm. 02 = Làm cho doanh nghiệp. 03 = Hợp tác xã. 04 = Trang trại. 05 = Làm cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 11. Từ 2010 đến 2018 Ông (Bà) có chuyển mô hình sản xuất khác không? (Đánh dấu X vào ô thích hợp). Có Không 12. Lý do chuyển mô hình sản xuất khác? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Thu nhập thấp. 02= Thu nhập không ổn định. 03=Nghề nhàm chán. 04 = Khác. 13. Công việc chuyển mới thuộc mô hình sản xuất nào? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Hộ tự làm. 02 = Làm cho doanh nghiệp. 03 = Hợp tác xã. 04 = Trang trại. 05 = Làm cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 14. Ông (Bà) có được đào tạo tin học, ngoại ngữ? Có Không 15. Trình độ tin học, ngoại ngữ của Ông (bà) đạt? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = A1. 02 = A2. 03 = B1. 04 = B2. 05 = Trình độ khác. 16. Quan điểm của Ông (bà) về sản xuất nông nghiệp sạch? (Ghi mã số thích hợp vào ô). 01 = Rất cần thiết. 02 = Không cần thiết. 03 = Không quan tâm, chỉ cần thu được lợi nhuận cao. 04 = Ý kiến khác 171 Phụ lục 2: Kết quả khảo sát cơ cấu độ tuổi của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam tháng 6 và 7 năm 2018 Độ tuổi Tổng số (Người) Tỷ lệ % 200 100% < 20 4 2,0 20 – < 39 63 31,5 40 – 49 65 32,5 50 - < 60 67 33,5 Phụ lục 3: Kết quả khảo sát tình trạng thể lực của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam tháng 6 và 7 năm 2018 Độ tuổi Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Nam 168,5 57,5 Nữ 157,0 48,7 Phụ lục 4: Kết quả khảo sát trình độ học vấn của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam tháng 6 và 7 năm 2018 Trình độ học vấn cao nhất Tổng số (Người) Tỷ lệ % Chưa tốt nghiệp tiểu học - 0,0 Đã tốt ngiệp tiểu học 200 100,0 Tốt nghiệp THCS 122 61,0 Tốt nghiệp THPT 72 36,0 Phụ lục 5: Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn kỹ thuật của 200 lao động tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam tháng 6 và 7 năm 2018 theo ngành Đơn vị: Người Trình độ CMKT cao nhất Ngành nghề Đã qua đào tạo Sơ cấp nghề TCCN Cao Đẳng Đại học 51 16 20 14 5 Nông nghiệp 16 3 2 8 3 Lâm nghiệp 4 - 1 2 1 Thủy sản 7 - 2 4 1 Dịch vụ nông nghiệp 29 5 13 6 5 172 Phụ lục 6: Kết quả khảo sát 200 lao động chuyển đổi nghề tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam tháng 6 và 7 năm 2018 theo ngành Lao động chuyển đổi nghề Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) 46 100 Đã chuyển sang nghề phi nông nghiệp 31 67,39 Sản xuất nông nghiệp và liên quan sản xuất nông nghiệp 11 24,19 Chưa chuyển đổi hoặc đang học nghề 4 8,7 Phụ lục 7: Vệ sinh môi trường theo tỷ lệ xã thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung ở nông thôn phân theo địa phương Đơn vị: % Xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung Số thôn (ấp, bản) có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung Số xã Tỷ lệ (%) Số thôn Tỷ lệ (%) Cả nước 3.120 34,75 18.101 22,65 Đồng bằng Bắc Bộ 1.421 74,75 10.075 66,85 Hà Nội 367 95,08 2.306 90,93 Vĩnh Phúc 91 81,25 738 67,71 Bắc Ninh 97 100,00 540 100,00 Quảng Ninh 54 48,65 323 36,75 Hải Dương 169 74,45 821 75,67 Hải Phòng 130 90,91 971 83,20 Hưng Yên 102 70,34 560 71,98 Thái Bình 184 68,91 1.064 65,92 Hà Nam 70 71,43 680 63,02 Nam Định 124 63,92 1.752 59,29 Ninh Bình 33 27,27 320 23,72 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả báo cáo điều tra nông, lâm nghiệp, thủy sản 2017, NXB Thống kê, tr.62 173 Phụ lục 8: Vệ sinh môi trường theo tỷ lệ xã thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung ở nông thôn phân theo địa phương Đơn vị: % Xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt Thôn có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt Xã có điểm riêng thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV Số xã Tỷ lệ (%) Số thôn Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) CẢ NƯỚC 5.604 62,42 36.216 45,33 1.679 18,70 Đồng bằng Bắc Bộ 1.803 94,84 13.620 90,37 508 26,72 Hà Nội 383 99,22 2.438 96,14 94 24,35 Vĩnh Phúc 108 96,43 968 88,81 15 13,39 Bắc Ninh 97 100,00 535 99,07 6 6,19 Quảng Ninh 82 73,87 514 58,48 34 30,63 Hải Dương 212 93,39 983 90,60 78 34,36 Hải Phòng 142 99,30 1.142 97,86 23 16,08 Hưng Yên 143 98,62 731 93,96 32 22,07 Thái Bình 257 96,25 1.518 94,05 108 40,45 Hà Nam 96 97,96 1.030 95,46 24 24,49 Nam Định 182 93,81 2.670 90,36 70 36,08 Ninh Bình 101 83,47 1.091 80,87 24 19,83 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả báo cáo điều tra nông, lâm nghiệp, thủy sản 2017, NXB Thống kê, tr.64 Phụ lục 9: Dân số trung bình vùng ĐBBB và một số vùng trên cả nước từ 2010 – 2019 Đơn vị: Nghìn người Dân số trung bình 2010 2015 2019 Thay đổi 2010/2019 Cả nước 86.927,7 91.713,3 96.208,9 9.281,2 Vùng ĐBBB 19.770,0 20.925,5 22.543,6 2.773,6 TDMN phía Bắc 11.169,3 11.803,7 12.532,8 1.363,5 BTB và Duyên hải NTB 18.935,5 19.658,0 20.187,2 1.251,7 Tây Nguyên 5.214,2 5.607,9 5.842,6 628,4,0 Đông Nam Bộ 14.566,5 16.127,8 17.828,9 3.262,4 ĐBSCL 17.272,2 17.590,4 17.273,6 2 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011, 2016 và 2019), Tổng điều tra 2010, 2015 và Báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, tr.67 174 Phụ lục 10: Trình độ học vấn từ 5 tuổi trở lên theo khu vực thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội năm 2019 Đơn vị tính: % Khu vực/vùng kinh tế - xã hội Tổng số Chưa đi học Chưa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Toàn quốc 100,0 3,9 20,2 24,7 4,8 26,4 Thành thị 100,0 1,8 16,1 20,4 20,5 41,1 Nông thôn 100,0 5,0 22,3 27,0 27,0 18,7 Vùng kinh tế - xã hội TDMNPB 100,0 7,9 19,8 22,7 26,1 23,5 ĐBBB 100,0 1,2 14,5 15,4 32,8 36,2 BTB và DHNTB 100,0 3,5 19,2 24,6 26,4 26,2 Tây Nguyên 100,0 7,4 21,8 29,2 23,4 18,1 Đông Nam Bộ 100,0 1,9 17,7 26,3 21,1 33,0 ĐB SCL 100,0 5,6 29,9 34,4 16,5 13,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phụ lục 11: Số lượng doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2010 2015 2018 Cả nước 2.569 3.846 6.085 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 977 1.740 3.363 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 443 645 913 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 1.149 1.461 1.809 ĐBBB 359 671 1.166 Hà Nội 137 359 459 Vĩnh Phúc 19 16 65 Bắc Ninh 13 17 77 Quảng Ninh 65 72 127 Hải Dương 10 29 82 Hải Phòng 16 34 59 Hưng Yên 18 36 53 Thái Bình 21 29 78 Hà Nam 13 11 25 Nam Định 26 51 107 Ninh Bình 21 17 34 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 175 Phụ lục 12: Tổng số lao động trong doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Người 2010 2015 2018 Cả nước 267.278 263.494 264.204 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 215.118 197.492 181.239 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 15.687 17.311 14.728 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 36.473 48.691 68.237 ĐBBB 28.720 26.786 28.672 Hà Nội 10.779 9.566 8.215 Vĩnh Phúc 1.115 1.034 1.438 Bắc Ninh 1.333 2.201 3.195 Quảng Ninh 3.518 2.936 2.549 Hải Dương 2.231 2.110 2.714 Hải Phòng 2.156 1.938 1.792 Hưng Yên 1.323 1.208 1.724 Thái Bình 1.237 1.425 1.698 Hà Nam 854 818 980 Nam Định 2.256 2.338 2.543 Ninh Bình 1.918 1.212 1.824 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phụ lục 13: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2015 2018 Cả nước 88.861 231.334 380.322 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 73.091 183.059 328.530 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 7.611 27.127 22.451 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 8.160 21.148 29.341 ĐBBB 14.444 50.191 63.173 Hà Nội 3.594 26.636 23.427 Vĩnh Phúc 848 1.919 3.108 Bắc Ninh 1.343 2.797 5.147 Quảng Ninh 1.279 4.093 6.839 Hải Dương 1.168 3.165 4.217 Hải Phòng 1.021 1.770 2.616 Hưng Yên 862 1.546 4.812 Thái Bình 852 1.724 3.269 Hà Nam 471 807 1.423 Nam Định 2.486 4.016 5.273 Ninh Bình 520 1.717 3.042 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 176 Phụ lục 14: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2015 2018 Cả nước 62.331 165.406 258.781 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 54.206 146.214 230.784 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 3.498 6.332 9.512 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 4.627 12.859 18.485 ĐBBB 10.935 26.413 38.755 Hà Nội 2.356 8.796 13.265 Vĩnh Phúc 736 1.600 2.264 Bắc Ninh 721 1.534 2.699 Quảng Ninh 1.034 2.042 3.417 Hải Dương 812 2.632 3.109 Hải Phòng 954 1.500 1.683 Hưng Yên 743 1.408 2.351 Thái Bình 541 1.195 2.238 Hà Nam 428 1.020 1.899 Nam Định 2.161 3.653 4.497 Ninh Bình 449 1.032 1.333 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phụ lục 15: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2015 2018 Cả nước 50.468 88.378 120.317 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 36.965 61.759 78.294 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 2.641 5.796 11.335 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 10.862 20.823 30.688 ĐBBB 5.766 23.474 20.543 Hà Nội 2.301 16.776 8.264 Vĩnh Phúc 199 228 697 Bắc Ninh 552 1.990 2.550 Quảng Ninh 531 792 3.209 Hải Dương 520 532 726 Hải Phòng 429 643 766 Hưng Yên 145 281 991 Thái Bình 470 564 1.794 Hà Nam 100 92 160 Nam Định 394 576 687 Ninh Bình 126 999 699 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 177 Phụ lục 16: Tổng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Tỷ đồng 2010 2015 2018 Cả nước 12.138 14.631 17.603 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 10.536 10.338 11.967 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 561 943 1039 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 1.041 3.350 4.597 ĐBBB 837 1.781 2.265 Hà Nội 333 762 737 Vĩnh Phúc 55 59 92 Bắc Ninh 44 144 227 Quảng Ninh 68 218 301 Hải Dương 52 91 148 Hải Phòng 43 94 151 Hưng Yên 39 59 107 Thái Bình 84 146 199 Hà Nam 11 27 54 Nam Định 71 122 157 Ninh Bình 37 59 92 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phụ lục 17: Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động trong doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm Đơn vị tính: Nghìn đồng 2010 2015 2018 Cả nước 3.857 4.562 5.523 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 4.159 4.248 5.037 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan 2.971 4.565 5.791 Khai thác và nuôi trồng thủy sản 2.449 5.911 6.518 ĐBBB Hà Nội 1.265 3.346 3.595 Vĩnh Phúc 1.596 4.512 5.127 Bắc Ninh 2.787 5.452 5.921 Quảng Ninh 1.983 4.426 5.793 Hải Dương 1.978 3.642 4.428 Hải Phòng 2.031 2.622 5.940 Hưng Yên 2.671 4.117 5.532 Thái Bình 1.108 1.373 1.968 Hà Nam 787 3.336 4.593 Nam Định 2.612 4.350 4.866 Ninh Bình 1.606 3.069 3.307 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 178 Phụ lục 18: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm Đơn vị tính: Nghìn người 2010 2015 2019 Cả nước 49.048,5 52.840,0 54.668,6 Nông nghiệp 23.754,7 23.258,1 18.983,9 Phi nông nghiệp 25.293,8 29.581,9 35.684,7 ĐBBB 11.453,4 11.738,5 12.227,4 Nông nghiệp 5.383,0 3.886,3 4.302,3 Phi nông nghiệp 7.060,2 7.852,2 9.284,1 Hà Nội 3.482,3 3.747,1 3.854,2 Nông nghiệp 812,8 746,2 394,2 Phi nông nghiệp 2.669,6 3.000,9 3.460,0 Vĩnh Phúc 599,6 620,1 675,0 Nông nghiệp 265,6 255,5 162,3 Phi nông nghiệp 334,0 364,6 512,7 Bắc Ninh 600,4 648,5 637,6 Nông nghiệp 201,3 145,9 100,7 Phi nông nghiệp 399,1 502,7 536,9 Quảng Ninh 642,3 662,2 713,1 Nông nghiệp 209,6 249,6 185,4 Phi nông nghiệp 432,7 412,6 527,7 Hải Dương 1.028,8 1.012,2 1.189,2 Nông nghiệp 469,6 395,0 361,5 Phi nông nghiệp 559,3 617,2 827,7 Hải Phòng 1.026,8 1.090,4 1.126,3 Nông nghiệp 315,6 280,2 217,8 Phi nông nghiệp 711,2 810,2 908,5 Hưng Yên 677,8 687,8 727,0 Nông nghiệp 342,0 305,1 226,8 Phi nông nghiệp 335,8 382,7 500,2 Thái Bình 1.078,9 1.099,4 1.084,9 Nông nghiệp 514,5 550,7 391,3 Phi nông nghiệp 564,5 548,7 693,6 Hà Nam 470,7 463,7 482,9 Nông nghiệp 236,7 205,1 117,8 Phi nông nghiệp 234,0 258,6 365,1 Nam Định 1.046,3 1.131,2 1.084,5 Nông nghiệp 501,4 487,2 325,4 Phi nông nghiệp 544,9 644,0 759,1 Ninh Bình 528,6 576,0 600,5 Nông nghiệp 253,3 265,9 198,2 Phi nông nghiệp 275,2 310,2 402,3 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 179 Phụ lục 19: Cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đang làm việc năm 2019 phân theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: Nghìn người tổng số Cơ cấu (%) Chưa qua đào tạo Đã qua đào tạo nhưng không có bằng, chứng chỉ Đã qua đào tạo có chứng chỉ và sơ cấp nghề Trung cấp, trung cấp nghề Cao đẳng, cao đẳng nghề Đại học trở lên Trình độ khác Cả nước 18.983,9 90,53 4,82 1,86 1,31 0,88 0,50 0,10 ĐBBB 2.652,5 90,83 4,28 2,13 1,32 0,85 0,48 0,06 Hà Nội 384,8 91,24 4,96 2,19 1,04 0,52 0,05 0,05 Vĩnh Phúc 161,8 94,48 2,14 1,99 0,91 0,45 0,03 0,03 Bắc Ninh 95,5 77,93 18,73 1,89 0,80 0,63 0,02 0,02 Quảng Ninh 185,1 84,66 6,92 6,52 1,30 0,51 0,09 0,09 Hải Dương 291,8 92,80 4,28 1,90 0,61 0,35 0,06 0,06 Hải Phòng 211,6 91,79 4,61 2,47 0,64 0,43 0,06 0,06 Hưng Yên 212,2 93,33 3,89 1,50 0,79 0,44 0,05 0,05 Thái Bình 407,3 92,69 3,97 2,08 0,89 0,31 0,06 0,06 Hà Nam 131,4 94,05 2,86 1,66 0,98 0,41 0,04 0,04 Nam Định 370,9 94,54 2,43 1,83 0,82 0,34 0,04 0,04 Ninh Bình 200,3 94,12 2,04 1,85 1,19 0,67 0,13 0,13 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. 180 Phụ lục 20: Lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đang làm việc năm 2019 phân theo nhóm tuổi Đơn vị tính: Nghìn người tổng số Cơ cấu (%) Dưới 20 tuổi Từ 20 đến dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 tuổi Từ 40 đến dưới 50 tuổi Từ 50 đến dưới 60 tuổi Cả nước 18.983,9 4,26 20,09 26,43 28,18 21,04 ĐBBB 2.652,5 1,48 10,92 20,93 33,18 33,49 Hà Nội 384,8 1,41 12,34 21,67 31,56 33,02 Vĩnh Phúc 161,8 1,38 13,01 22,09 32,01 31,51 Bắc Ninh 95,5 0,78 6,98 16,98 36,14 39,12 Quảng Ninh 185,1 4,60 21,42 26,00 28,03 19,95 Hải Dương 291,8 0,92 7,01 17,09 35,98 39,00 Hải Phòng 211,6 0,86 8,26 15,97 34,65 40,26 Hưng Yên 212,2 1,12 9,73 18,14 34,56 36,45 Thái Bình 407,3 0,81 7,07 18,07 35,94 38,11 Hà Nam 131,4 1,15 9,67 18,24 33,34 37,60 Nam Định 370,9 1,43 11,49 22,31 32,69 32,08 Ninh Bình 200,3 1,96 16,01 22,07 30,41 29,55 Tổng cục Thống kê (2019), Tổng hợp số liệu từ báo cáo sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Phụ lục 21: Thông tin chung về cánh đồng lớn phân theo địa phương Tổng số cánh đồng (Cánh đồng) Tổng số hộ tham gia (Hộ) Diện tích gieo trồng trong 1 năm (ha) Diện tích ký hợp đồng bao tiêu trước khi sản xuất (ha) ĐBBB 705 264.331 67.556 12.734 Hà Nội 141 102.558 25.404 2 Vĩnh Phúc 4 1.194 175 50 Bắc Ninh 42 4.231 2.024 606 Quảng Ninh 6 3.656 1.663 1.011 Hải Dương 74 21.532 3.792 331 Hải Phòng 23 6.460 670 30 Hưng Yên 9 472 459 403 Thái Bình 142 42.657 11.134 8.207 Hà Nam 36 7.286 1.622 573 Nam Định 188 58.337 15.060 369 Ninh Bình 40 15.948 5.554 1.152 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017), Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nguon_nhan_luc_phuc_vu_phat_trien_nong_nghiep_ben_vu.pdf
  • pdfTrichyeu_VuVanDong.pdf
  • pdfTT_Eng_VuVanDong.pdf
  • pdfTT_VuVanDong.pdf
Tài liệu liên quan