1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- - - - - -
TRẦN VÂN ANH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Hà Nội 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- - - - - -
TRẦN VÂN ANH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 62.1
230 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thị Côi
2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Hà Nội 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Tác giả
Trần Vân Anh
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Viết là Đọc là
DHDA Dạy học dự án
DHHĐ Dạy học hợp đồng
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HDV Hướng dẫn viên
HS Học sinh
Nxb Nhà xuất bản
LSDT Lịch sử dân tộc
LSĐP Lịch sử địa phương
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................... 4
5. Giả thuyết khoa học.......................................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5
7. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 5
Chương 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 7
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước trên
thế giới ................................................................................................................. 7
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở trong nước ........ 14
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học lịch sử địa phương nói chung ..... 14
1.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa
phương ở tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 28
1.3 Những vấn đề luận án được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết ...................... 31
Chương 2 VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................... 34
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 34
2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................... 34
2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu..........................................................38
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ............................ 45
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 48
2.2.1.Thực trạng việc dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
....................................................................................................................... 48
2.2.2. Định hướng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương
ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 60
6
Chương 3 BIÊN SOẠN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC
DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH PHÚ THỌ . 63
3.1. Biên soạn nội dung lịch sử địa phương ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ .... 63
3.1.1. Khái quát chương trình Lịch sử dân tộc ở trường THPT ....................... 63
3.1.2. Xác định nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ .......................................................................................................... 65
3.1.3. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ68
3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ.............................................................................................................91
3.2.1. Lựa chọn hình thức dạy học bài lịch sử địa phương nội
khóa................... ........................................................................................... .91
3.2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương ............................ 97
Chương 4 VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT
TỈNH PHÚ THỌ. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 103
4.1. Yêu cầu khi lựa chọn phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường
THPT tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 103
4.1.1. Lựa chọn phương pháp phải đáp ứng mục tiêu của việc dạy học LSĐP
..................................................................................................................... 103
4.1.2. Lựa chọn phương pháp phải đảm bảo “tính vừa sức”, giúp HS lĩnh hội
được kiến thức cơ bản ................................................................................... 104
4.1.3. Lựa chọn phương pháp phát huy tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo
của học sinh .................................................................................................. 104
4.1.4. Lựa chọn, vận dụng phương pháp phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện đặc thù của địa phương.................................................................. 105
4.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ .................................................... 105
4.2.1. Vận dụng dạy học theo dự án vào dạy học lịch sử địa phương ............ 105
4.2.2. Vận dụng dạy học theo hợp đồng vào dạy học lịch sử địa phương ....... 111
7
4.2.3. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương ................... 116
4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần ............................................................... 124
4.3.1. Mục đích tiến hành TNSP .................................................................... 124
4.3.2. Đối tượng và địa bàn tiến hành TNSP ................................................. 124
4.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành TNSP .......................................... 125
4.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................... 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 143
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 148
8
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
STT Tên bảng trong luận án Trang
1. Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát nhận thức của GV về tầm quan
trọng của dạy học LSĐP
51
2. Bảng 2.2. Bảng thống kê nguồn tài liệu GV sử dụng để biên soạn tài
liệu dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ
51
3. Bảng 2.3. Bảng thống kê nội dung kiến thức trong bài học LSĐP tỉnh
Phú Thọ
52
4. Bảng 2.4. Thống kê kết quả về mức độ tổ chức ngoại khóa LSĐP. 53
5. Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát việc áp dụng phương pháp dạy học
hiện đại vào dạy học LSĐP của GV
54
6. Bảng 2.6. Bảng khảo sát những khó khăn trong quá trình dạy học lịch
sử địa phương
55
7. Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của HS về tầm quan trọng của
việc dạy học LSĐP
56
8. Bảng 2.8. Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của HS về tỉnh
lịch sử tỉnh Phú Thọ
58
9. Bảng 3.1. Bảng hệ thống nội dung LSĐP Phú Thọ tương ứng với
LSDT
67
10. Bảng 3.2. Bảng hệ thống nội dung LSĐP tỉnh Phú Thọ ở cấp THCS
và THPT
69
11. Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án vào bài
học LSĐP
110
12. Bảng 4.2. Thống kê kết quả TNSP vận dụng dạy học hợp đồng vào
bài học LSĐP
115
13. Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả TNSP dạy học di sản trong dạy học LSĐP 123
14. Bảng 4.4. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần (Bài “Phú
Thọ- miền đất của di sản văn hóa)
135
9
15. Bảng 4.5. Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần ( Bài Truyền
thống yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân
dân Phú Thọ)
136
16. Bảng 4.6. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Phú Thọ - miền đất của di
sản văn hóa)
137
17. Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung
bình cộng từ kết quả TN toàn phần (Bài Truyền thống yêu quê
hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ)
138
18. Bảng 4.8.a. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Phú Thọ -
miền đất của di sản văn hóa)
140
19. Bảng 4.8.b. Giá trị t và tα của lớp TN và lớp ĐC (Bài Truyền thống
yêu quê hương, đất nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân
Phú Thọ)
140
10
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
STT Tên các hình trong luận án Trang
1 Hình 3.1. Giờ học LSĐP tại bảo tàng Hùng Vương của HS trường
THPT Vũ Thê Lang
94
2 Hình 3.2 . HS trường THPT Hưng Hóa học LSĐP tại di tích cột cờ
thành Hưng Hóa
95
3 Hình 3.3. HS trường THPT Vũ Thê Lang chuẩn bị hoạt động ngoại
khóa về LSĐP
99
4 Hình 4.1. HS đề xuất chủ đề nhỏ trong bài học LSĐP theo phương
pháp dạy học dự án
107
5 Hình 4.2. Một nhóm HS Trường THPT Việt Trì báo cáo kết quả dự
án tìm hiểu LSĐP
109
6 Hình 4.3. HS trường THPT Việt Trì báo cáo sản phẩm hợp đồng 114
7 Hình 4.4. Sử dụng phim tài liệu về Đền Hùng trong giờ học LSĐP
ở trường THPT Minh Đài
120
8 Hình 4.5 . HS trường THPT Nguyễn Tất Thành trải nghiệm di sản
hát Xoan trong hoạt động ngoại khóa
121
9 Hình 4.6. HS trường THPT Hưng Hóa thành kính làm lễ tại ban thờ các
nghĩa binh thành Hưng Hóa
122
10 Hình 4.7 a. Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của
các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần (Bài Truyền
thống yêu quê hương, đất nước của nhân dân Phú Thọ)
139
11 Hình 4.7.b.Biểu đồ về tần số lần điểm tại các giá trị điểm số của
các nhóm lớp TN và ĐC qua bài TNSP toàn phần ( Bài Phú Thọ -
Miền đất của di sản văn hóa)
139
12 Hình 4.8. Sơ đồ tổng hợp biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
142
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay thế giới có nhiều biến chuyển to lớn trên nhiều lĩnh vực, những
chuyển biến đó tác động đến các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu. Điều
này đòi hỏi con người phải có sự linh hoạt nhằm thích ứng với tình hình mới. Đồng
thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đưa nhân loại bước vào
một nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, văn minh tri thức. Xu thế toàn cầu hoá,
khu vực hoá đã lôi cuốn các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam vào guồng
quay chung. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến
hành công cuộc đổi mới, mở cửa hội nhập với thế giới. Để công cuộc đổi mới, hội
nhập thành công, giáo dục phải đi trước một bước, đào tạo ra những con người đáp
ứng yêu cầu mới của đất nước. Yêu cầu này đã được cụ thể hóa trong điều 2, Luật
Giáo dục (2009): Mục tiêu giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. [91; 8 ]
Trong trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc thực hiện
những nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục mà Đảng đã đề ra. Ngoài phần
lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (LSDT), lịch sử địa phương ( LSĐP) có một vị trí
quan trọng. Trước hết, việc dạy học LSĐP góp phần làm cụ thể, phong phú và sinh
động hơn các sự kiện trong dạy học lịch sử; giúp học sinh “trực quan sinh động”
quá khứ của dân tộc. Bên cạnh đó, các tài liệu LSĐP sống động, giàu hình ảnh còn
khơi gợi cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để giáo dục tình yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống và những nét đẹp địa phương mình
đang sống, từ đó có trách nhiệm công dân với làng quê, với mảnh đất mình sinh ra
và lớn lên. Mặt khác, dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng đối với việc rèn
luyện các năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế, thực hành các công tác xã hội Đây chính là biểu biện cụ thể
2
của việc thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã
hội” nhằm thực hiện mục đích “giáo dục phổ thông phải đạt đến kết quả gắn liền
với lịch sử, thiên nhiên và xã hội ở địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở
nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực. Học sinh ngay từ khi đi học đã sống thực
với xã hội xung quanh”.[14;56]
Việc dạy học LSĐP thường được thực hiện theo trong hai trường hợp: Bài
học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP để dạy học lịch sử dân tộc. Bên cạnh hoạt
động nội khoá, hoạt động ngoại khóa về LSĐP cũng cần thiết phải tổ chức nhằm
nâng cao hứng thú của HS. Việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp phần nâng
cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường phổ thông.
Như vậy, chúng ta thấy rằng dạy học LSĐP có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc
thực hiện mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ cho học sinh. Các hình thức,
phương pháp tiến hành cũng rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy, hiện nay việc dạy
học LSĐP còn nhiều bất cập. Ở nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Huếdo nhận thức được tầm quan trọng của LSĐP cũng như
có nhiều thuận lợi trong dạy học LSĐP nên việc tiến hành bài học LSĐP đạt được
hiệu quả nhất định. Song, ở nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng nông thôn, miền
núi công tác dạy học LSĐP gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị xem nhẹ, bỏ qua.
Những giờ LSĐP bị biến thành bài ôn tập, dạy lịch sử dân tộc hoặc làm bài kiểm tra
không phải là hiếm gặp. Còn bài học LSĐP được dạy học một cách nghèo nàn hay
nặng nề về nội dung, nhàm chán, khô khan về hình thức đã khiến học sinh không
hứng thú và không đạt được hiệu quả cao trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, việc dạy học LSĐP cũng chưa thực sự được
quan tâm đúng mức. Do nhiều nguyên nhân, việc dạy học LSĐP chưa được nhà
trường, giáo viên bộ môn và học sinh chú ý, nên hiệu quả dạy học LSĐP còn nhiều
hạn chế , chưa đáp ứng được mục tiêu về bồi dưỡng nhận thức, rèn kỹ năng và định
hướng thái độ cho học sinh. Chính vì thế, học sinh không hiểu nhiều về nơi mình
đang sinh sống, ít cảm thấy tự hào, yêu quý và xác định trách nhiệm với quê hương.
Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là làm thế nào để học sinh hiểu biết, yêu quê
3
hương, đất nước, sống có trách nhiệm và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân
tộc trong điều kiện hiện nay, cần phải nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa
học Xã hội – nhân văn nói chung, bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng,
trong đó có phần LSĐP.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ” làm luận án Tiến sỹ chuyên
ngành Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong
muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ,
đồng thời, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu của bản thân.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học lịch sử địa phương ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
Đề tài không đề cập tới tất cả các vấn đề của LSĐP mà chỉ tập trung vào dạy
học LSĐP trong chương trình Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Địa bàn điều
tra và thực nghiệm sư phạm trên một số trường THPT ở các vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội khác nhau trong tỉnh Phú Thọ, đại diện cho địa hình thành phố, nông
thôn, miền núi của tỉnh. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần
những biện pháp chủ yếu và thực nghiệm sư phạm toàn phần các bài học LSĐP ở
một số trường THPT tỉnh Phú Thọ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, trên cơ
sở biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức, lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp.
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng
nghiên cứu của bản thân tác giả luận án.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
4
- Tìm hiểu lý luận về tâm lý học, giáo dục học, các tài liệu về giáo dục lịch
sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng và các tài liệu lịch sử khác có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học LSĐP hiện nay ở các trường
THPT tỉnh Phú Thọ.
- Tìm hiểu khoá trình lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT (chương
trình chuẩn), khai thác lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ để tiến hành biên soạn một
số bài lịch sử địa phương cụ thể ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học LSĐP ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao chất lượng dạy học.
- Thực nghiệm sư phạm một số bài LSĐP nhằm khẳng định tính khả thi của
những biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, giáo dục lịch sử; đồng thời,
dựa trên quan điểm lý luận giáo dục hiện đại ở trong nước và nước ngoài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử, các văn
bản của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Lịch sử THPT, tài liệu về LSĐP tỉnh
Phú Thọ, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài để xác định nội dung lịch sử Phú
Thọ cần khai thác và thiết kế nội dung các bài học LSĐP tương ứng với nội dung
lịch sử dân tộc trong chương trình.
- Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tiễn dạy học LSĐP tỉnh Phú Thọ thông qua
phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm đối với một số bài LSĐP ở trường
THPT tỉnh Phú Thọ để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
5
- Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả thực nghiệm thu được.
5. Giả thuyết khoa học
Trong tình hình thực tiễn hiện nay, nếu vận dụng các biện pháp theo những
yêu cầu luận án đề xuất thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở các
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
6. Đóng góp của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc dạy học LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Phản ánh một bức tranh thực tiễn về việc dạy học lịch sử địa phương ở các trường
THPT tỉnh Phú Thọ.
- Biên soạn các bài học lịch sử địa phương và xác định hình thức tổ chức dạy học
lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú lý luận dạy học bộ môn về dạy
học LSĐP ở trường THPT; đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực
nghiên cứu của bản thân.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng rộng rãi trong
dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ nói riêng, các trường THPT nói
chung nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THPT, là tài liệu tham
khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học lịch sử.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường
THPT. Lý luận và thực tiễn
6
Chương 3. Biên soạn nội dung và lựa chọn hình thức tổ chức dạy học lịch sử
địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ
Chương 4. Vận dụng một số phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ. Thực nghiệm sư phạm.
7
Chương 1
TỔNG QUAN
Lịch sử địa phương là một phần của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Để có
cái nhìn tổng thể về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học LSĐP với tư cách là một
bộ phận của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, chúng tôi xin điểm một số công
trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam về dạy học LSĐP hoặc có liên quan đến
dạy học LSĐP, đồng thời tìm hiểu những công trình nghiên cứu phục vụ công tác
dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ, qua đó, rút ra những điểm luận án
có thể kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề dạy học lịch sử địa phương ở một số nước
trên thế giới
Ở nhiều nước, nhất là các nước có nền giáo dục phát triển, công tác nghiên
cứu về địa phương rất được chú trọng.
Ở nước Nga, việc giáo dục LSĐP được tiến hành từ rất sớm. Từ năm 1918,
nước Nga Xô Viết đã đưa dạy học LSĐP vào giờ nội khóa ở trường phổ thông và từ
năm học 1920-1921, môn Địa phương học được đưa vào trong chương trình dạy
học ở nhà trường và sau đó thành tài liệu bắt buộc ở trường trung học. Dưới thời Xô
Viết, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương được coi trọng. Năm
1930, môn Địa phương học được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm.
Sau đó, nhiều tổ chức, cơ quan quản lí, nghiên cứu, phổ biến LSĐP lần lượt ra đời,
như “Hội bảo tàng địa phương”, “Hội bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa”.
[128;17] Vào những năm 80 của thế kỷ XX, có các công trình: “Lịch sử địa phương
” do G.N Matixin chủ biên ( 1980),“ Phương pháp công tác lịch sử địa phương ” do
N.X. Bôrixôp chủ biên (1982)Trong các công trình nghiên này, các tác giả đã chỉ
rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn và dạy học lịch sử địa phương,
trong đó đặc biệt nhấn mạnh “phải làm cho học sinh hứng thú trong quá trình nhận
thức lịch sử địa phương mình”. Kế thừa và phát huy các thành quả của giáo dục Xô
Viết, năm 2000, giáo trình “Phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông”
cũng đề cập tới hình thức tổ chức tham quan lịch sử ở trường phổ thông.[153]
8
Những hoạt động giáo dục truyền thống với các hình thức dạy học đa dạng được
phản ánh trên nhiều tài liệu, các trang mạng Internet. Các trường phổ thông thường
quan tâm tới hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương, cụ thể: Các trường học đóng
trên địa bàn phát xít Đức đã từng chiếm đóng trước đây như Novgorod và Puskov
thường tổ chức cho học sinh tham quan rừng địa phương, cho học sinh nghe những
câu chuyện từ các cựu binh chiến tranh.[163] Nhiều bảo tàng lịch sử và truyền
thống địa phương cũng được thành lập như bảo tàng Luga tại Leningrad (được
thành lập từ năm 1976), bảo tàng Tosno, Slantsy [164]Đây là nơi cung cấp những
cái nhìn tổng quan về lịch sử, truyền thống văn hóa, là trung tâm văn hóa của mỗi
vùng, địa phương. Như vậy, từ thời nước Nga Xô Viết cho tới ngày nay, giáo dục
LSĐP rất được coi trọng trong giáo dục cộng đồng và giáo dục trường học.
Ở một số nước thuộc Đông Âu trước đây, công tác nghiên cứu và giảng
dạy địa phương cũng được chú trọng. Tại Hungary, nhà trường kết hợp với các cơ
quan chuyên môn tổ chức cho học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật, thành lập “làng
bảo tàng”.[127;12] Năm 1996, nghị viện Châu Âu thông qua bản “Khuyến nghị số
1283, liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu” trong đó có nêu:
Lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc (nhưng không phải là lịch sử theo
quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người
thiểu số.[169] Năm 2009, dự án: "Kết nối trung tâm châu Âu thông qua dạy học lịch
sử địa phương” - một cách tiếp cận mới trong giáo dục lịch sử, đã được thực hiện
bởi các nhà giáo dục, các nhà khoa học tới từ Ba Lan, Đức, Cộng hòa Séc -
Slovakia, Hungary và Ucraina. Dự án thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2009 đến
tháng 8 năm 2010. Mục tiêu của dự án nhằm phát triển các tài liệu giáo dục lịch sử
về những chủ đề phổ biến trong lịch sử Trung Âu thông qua cách tiếp cận từ những
tư liệu lịch sử địa phương như: lịch sử cuộc sống hàng ngày của người dân, lễ kỉ
niệm, không gian công cộng và di tíchtừ đó các nhà giáo dục chia sẻ kinh nghiệm
và tìm tiếng nói chung trong việc lựa chọn tư liệu giảng dạy LSĐP trong nhà trường
phổ thông.[167]
9
Ở nước Anh, công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được quan tâm, phát
triển. Năm 1908, Hội đồng giáo dục Anh đã kêu gọi các trường học nên chú ý tới
“lịch sử của thị trấn và huyện trên địa bàn của trường học”. Năm 1952, Bộ giáo dục
Anh đề nghị các trường học nên sử dụng những tư liệu địa phương để minh họa cho
các chủ đề giáo dục quốc gia. Ngày 30/9/1982, Hiệp hội LSĐP nước Anh (BALH)
được thành lập nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục cộng đồng thông qua nghiên
cứu LSĐP. Hiệp hội cũng tích cực vận động Hội đồng chương trình Quốc gia tăng
số tiết giảng dạy LSĐP trong trường học, chuẩn bị các khóa học, ấn phẩm về LSĐP
dành cho GV. [157], [161], [165]
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về địa phương và giảng dạy LSĐP ở Anh, tiêu
biểu như cuốn “Dạy học lịch sử địa phương” của tác giả W.B.Stephen (1977), hay
“Lịch sử địa phương và người giáo viên” của Robert Doutch (1967). W.B. Stephen
trong “Dạy học lịch sử địa phương” đã khẳng định vai trò, vị thế của LSĐP trong
nhà trường, đồng thời cũng xác định mối quan hệ của LSĐP với LSDT. Ông cho
rằng LSĐP là sự minh họa cho LSDT. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực
tiễn, tác giả đã đề xuất những công việc cụ thể của giáo viên trong chuẩn bị bài học
LSĐP, lựa chọn các nội dung cơ bản trong dạy học LSĐP như: sự định cư buổi sơ
khai của lịch sử, địa danh và những di tích còn lại; về địa lý và thông tin liên lạc,
giao thông vận tại của địa phương. Cuốn sách được nhiều giáo viên lịch sử đề cập
tới khi thảo luận trong diễn đàn dạy học LSĐP. Ở nước Anh, có nhiều website có
liên quan tới việc biên soạn và giảng dạy LSĐP như: www.balh.co.uk (website của
Hiệp hội lịch sử địa phương ở Anh); www.dlrcoco.ie (website của hội đồng hạt
Comhairie Contae) ; www.le.ac.uk ( website của Đại học Leicester, một trung tâm
nghiên cứu lịch sử địa phương ở Anh)Các website và diễn đàn giảng dạy LSĐP
được giáo viên lịch sử ở Anh tham gia, trao đổi nhiều kinh nghiệm về khai thác,
chia sẻ tư liệu và biện pháp giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường học tại nước
Anh. Qua những công trình nghiên cứu và các chia sẻ trên diễn đàn dạy học LSĐP
ở Anh, chúng ta nhận thấy ở việc dạy học LSĐP rất được coi trọng. Ngoài hình thức
dạy học trên lớp, giáo viên lịch sử còn tổ chức học tập, nghiên cứu LSĐP tại các di
10
tích, bảo tàng, hướng dẫn HS trải nghiệm cuộc sống địa phương, tiếp xúc và phỏng
vấn nhân chứng và người dân địa phương[158], [159], [162]
Ở Mĩ và Canada, việc dạy học về địa phương đặc biệt được chú trọng, học sinh
ngay từ tiểu học đã được học về lịch sử và địa lí của bang, của tỉnh mình đang sống.
Trong chương trình giảng dạy của các cấp học phổ thông ở Mỹ và Canada, môn
Lịch sử được đưa vào giảng dạy từ khá sớm, thậm chí từ các lớp học tiền phổ thông
(các lớp mẫu giáo). Những yêu cầu đặt ra đối với mỗi cấp học được quy định rõ
ràng trong Chuẩn quốc gia môn Lịch sử. Ngay từ các lớp mẫu giáo, những kiến
thức lịch sử đã được lồng ghép trong các bài giảng của giáo viên theo phương pháp
“chơi mà học”, “học mà chơi”. Theo đó, HS các lớp mẫu giáo được bước đầu làm
quen với những kiến thức sơ đẳng về lịch sử và địa lý, về mối quan hệ giữa thế giới
hôm nay với thế giới ngày xưa thông qua các câu chuyện lịch sử, các nhân vật lịch
sử, địa danh lịch sử... ở cộng đồng, địa phương mình đang sống. Đối với HS Tiểu
học (Elementary School), yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Lịch sử là cho HS bước
đầu làm quen với những nhân vật lịch sử, những tấm gương yêu nước của lịch sử
nước Mỹ và thế giới thông qua những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian...
Từ đó xây dựng cho HS niềm tin vào tính cách, bản lĩnh của những nhân vật lịch sử,
của những con người có thật trong lịch sử, bước đầu hiểu được tác động và ảnh
hưởng của họ đối với lịch sử phát triển của dân tộc, của bang và địa phương. Đồng
thời, HS nhận biết và giải thích được những biểu tượng của lịch sử dân tộc, lịch sử
của bang, của địa phương như quốc huy, cờ liên bang, cờ của bang, cờ của cộng
đồng.[18;192,193]
Trong số các tài liệu nghiên cứu về dạy học LSĐP ở Mĩ, có cuốn “Sơ giản:
Dạy học lịch sử địa phương ở lớp 6-12” của Robert L. Stevens. Đây là công trình
nghiên cứu thú vị về dạy học LSĐP trong các lớp 6-12. Tác giả bắt đầu từ tiền đề
rằng "điều quan trọng là nắm bắt được trí tưởng tượng của học sinh trung học thông
qua các bài học lịch sử theo phương pháp tích cực". Tác giả cho rằng, một trong
những cách tốt nhất để thực hiện điều này là để học sinh nhìn vào lịch sử của cộng
đồng họ, hoặc lân cận với họ. Tác giả chỉ ra, một nghiên cứu về LSĐP hé mở nhiều
11
về lịch sử nhà nước và dân tộc. Một lợi thế của việc dạy học LSĐP là người dạy và
người học có thể thực sự trải nghiệm - tham quan và khám phá những di tích lịch
sử, tham gia thực hành các dự án. Cuốn sách giúp giáo viên khám phá các khả năng
giáo ...háp nâng
cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường phổ thông: tiến hành có hiệu quả các bài học
LSĐP theo quy định của chương trình; tăng cường đưa kiến thức LSĐP vào bài
giảng lịch sử dân tộc; tăng cường các bài tập về nhà theo chủ đề LSĐP; đưa kiến
thức LSĐP vào kiểm tra, đánh giá.[33]
Tác giả Nguyễn Văn Đằng và Phạm Văn Hà với bài “Về việc dạy học lịch sử
địa phương trong các trường phổ thông ở Hà Nội” trong tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử tháng 10-2004 đã giới thiệu những thành quả về công tác dạy học LSĐP mà Sở
Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thực hiện. Thành tựu to lớn trong công tác dạy học
LSĐP ở các trường phổ thông Hà Nội là đã biên soạn được bộ sách phục vụ dạy học
LSĐP cho THPT, HS được học LSĐP bám sát LSDT, theo phân kì thời gian; ở cấp
THPT, nội dung LSĐP được xây dựng theo các chuyên đề như ẩm thực, trang phục,
khoa học và công nghệ, giáo dục. Những thành tựu của giáo dục Hà Nội về dạy học
LSĐP đáng để các địa phương khác học tập kinh nghiệm.[48]
Với bài viết “Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông” trên tạp chí Giáo dục số 6-2012, tác giả Hoàng Thanh
Hải đã đề cập tới ý nghĩa của di tích lịch sử ở địa phương trong dạy học Lịch sử làm
cho HS thêm yêu quý tự hào về truyền thống của nhân dân địa phương. Mặc dù
25
không đi sâu vào dạy học LSĐP nhưng tác giả đã khơi gợi việc tiến hành dạy học
LSĐP tại di tích lịch sử.[49]
Trên tạp chí Dạy và học Ngày nay, số tháng 1-2012, tác giả Phạm Thị Kim
Anh đã giới thiệu “Thiết kế bài học Lịch sử địa phương bằng phương pháp dạy học
theo dự án”, thể hiện cách tổ chức dạy học LSĐP thông qua phương pháp dự án.
Đây là một sự đổi mới trong dạy học LSĐP theo hướng tích cực, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của HS một cách hiệu quả.[1]
Nguyễn Minh Nguyệt là một tác giả dành say mê cho việc dạy học LSĐP, luôn
tìm kiếm cách thức đổi mới nội dung và phương pháp dạy học LSĐP nói chung và
ở Hà Giang nói riêng. Bài viết “Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ
thông- hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống” đăng trên tạp chí Giáo dục
số 297 (11-2012) đã khẳng định nội dung LSĐP chiếm ưu thế hơn cả bởi đặc trưng
tri thức lịch sử (LSĐP) và nội dung giáo dục bộ môn lịch sử gần gũi với giáo dục di
sản. HS dễ tiếp cận tri thức từ thực tiễn địa phương, được học kiến tạo và có thái độ
tích cực đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản ngay trên địa phương
mình.[110]
Vấn đề dạy học LSĐP cũng thu hút nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh
quan tâm và chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn, luận án của mình.
Trần Quốc Tuấn (1986) đã nghiên cứu vấn đề “Giáo dục lòng yêu quê hương
cho học sinh THPT qua dạy học lịch sử địa phương ở Nghĩa Bình” luận văn cao học
trường ĐHSP Hà Nội. Tác giả đã đề xuất các nguyên tắc và các biện pháp giáo dục
lòng yêu quê hương đất nước qua dạy học LSĐP qua bài học LSĐP trong chương
trình quy định và thông qua ngoại khóa về LSĐP.[134]
Tác giả Đỗ Hồng Thái (1986) với luận văn “Tăng cường giáo dục truyền
thống yêu nước cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi Hà Tuyên qua sử dụng tài
liệu lịch sử địa phương trong dạy khoá trình lịch sử Việt Nam 1930-1945”, Đại học
Sư phạm Hà Nội. Tác giả đi vào khía cạnh khai thác và sử dụng tài liệu LSĐP trong
dạy học LSDT trong thời kì 1930-1945.[127]
26
Tác giả Hoàng Minh Hảo (1989) với luận văn “ Sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy cho học sinh lớp 12 PTTH Hoà Bình”
cũng cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa LSĐP và LSDT cũng như cách thức sử dụng
tài liệu LSĐP trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. [54]
Luận án Phó tiến sỹ của Đặng Công Lộng“Nghiên cứu việc giảng dạy lịch sử
địa phương ở trường PHTH ( qua thực nghiệm ở Bình Định)” (1996) đã nghiên cứu
cơ sở thực tiễn và lý luận của việc dạy học LSĐP ở trường phổ thông, qua đó, đề
xuất những hình thức tổ chức dạy học LSĐP trong giờ nội khóa và các hình thức tổ
chức ngoại khóa LSĐP ở trường PTHT qua thực nghiệm ở Bình Định.[90]
Tác giả Nguyễn Minh Nguyệt đã nghiên cứu“Biên soạn và giảng dạy lịch sử
địa phương cho học sinh THCS tỉnh Hà Giang” Luận văn cao học, trường ĐHSP
Hà Nội (2004), trong đó tác giả đã đưa ra phương pháp biên soạn và giảng dạy
LSĐP ở trường THCS tỉnh Hà Giang.[108]
Tác giả Ngọ Văn Giáp trong đề tài “ Một số bịên pháp nâng cao hiệu quả
bài học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sĩ,
ĐHSP Hà Nội, (2005) đã đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học
LSĐP ở tỉnh Bắc Giang như phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tổ chức
giờ học hiệu quả, đưa kiến thức LSĐP vào nội dung kiểm tra, đánh giá. Những
biện pháp này tuy không hoàn toàn mới nhưng tác giả đã vận dụng sáng tạo đối
với địa phương Bắc Giang.[49]
Trong luận văn Thạc sĩ “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học các bài lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Ninh Bình”,
luận văn Thạc sĩ, trường ĐHSP Hà Nội, (2009), tác giả Vũ Đặng Hà Bình đã tập
trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tuy
nhiên chưa làm rõ được những biện pháp có ưu thế trong dạy học LSĐP.[10]
Cũng vẫn chủ đề không mới, nhưng nội dung về địa phương Nam Định, “Biên
soạn và dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Nam Định”, luận văn Thạc
sĩ, trường ĐHSP Hà Nôi, (2010), tác giả Lê Thị Vân Anh đã đưa ra quan điểm biên
soạn và dạy học LSĐP theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử.[2]
27
Tác giả Lê Thị Hài với đề tài “Sử dụng di tích lịch sử địa phương trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Hưng Yên (chương trình chuẩn)”, Luận
văn Thạc sĩ, trường ĐHSP Hà Nội, 2010, đã khai thác việc sử dụng di tích LSĐP
vào dạy học LSDT trên cơ sở mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa LSĐP với
LSDT.[51]
Hầu hết các Sở Giáo dục và đào tạo đã biên soạn tài liệu LSĐP phục vụ cho
công tác dạy học LSĐP ở trường phổ thông tại địa phương mình. Ở Hà Nội, tài liệu
dạy học LSĐP cho cấp THPT thì các bài LSĐP được biên soạn theo các chủ đề như
di tích lịch sử, ẩm thực, trang phục...Ở Hà Giang, các bài học LSĐP được biên soạn
bám sát theo thông sử. Tại Lào Cai, năm 2008 vẫn chưa có tài liệu dạy học LSĐP
cho cấp THPT. Ở Kon Tum, Sở Giáo dục và đào tạo giao cho giáo viên tự biên
soạn. Khánh Hòa là địa phương đã biên soạn được tài liệu dạy học LSĐP phục vụ
cho trường THCS và THPT. Cũng giống như ở Hà Nội, tài liệu LSĐP ở Khánh Hòa
cũng biên soạn theo chủ đề khá phong phú, như: truyền thống yêu quê hương đất
nước, ẩm thực, các di tích lịch sử...Ở Cần Thơ, các bài LSĐP được biên soạn theo
tiến trình lịch sử, phân kì theo LSDT. Việc dạy học LSĐP ở trường THPT tại Cà
Mau dưới hình thức tích hợp giới thiệu kiến thức LSĐP trong bài LSDT và dạy học
bài LSĐP Cà Mau dựa trên sách “Lịch sử địa phương Cà Mau”...[14]
Có thể nhận thấy, việc biên soạn bài học LSĐP ở các địa phương trong cả
nước khá đa dạng, tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn và năng
lực của giáo viên. Nhìn chung, các tài liệu LSĐP phục vụ dạy học ở trường THPT
được biên soạn theo thông sử, bám sát vào nội dung kiến thức LSDT được dạy học
ở từng cấp, lớp. Có thể nhận thấy, trong những năm gần đây, một xu hướng mới
trong biên soạn và dạy học LSĐP là tiếp cận với định hướng đổi mới giáo dục, cho
nên, hướng biên soạn theo chủ đề đang được nhiều địa phương quan tâm, như
trường hợp tài liệu LSĐP ở Hà Nội hay Khánh Hòa đã kể trên. Mặc dù việc biên
soạn Lịch sử địa phương trong giảng dạy ở trường phổ thông rất cần thiết, nhưng
vẫn còn có những địa phương chưa có tài liệu dạy học LSĐP ở cấp THPT, trong đó
có Phú Thọ.
28
Các tài liệu dạy học LSĐP do một số Sở Giáo dục và đào tạo biên soạn là một
nguồn tài liệu tham khảo có tính thực tiễn giúp chúng tôi nghiên cứu và đề xuất việc
biên soạn các bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ.
1.2.2 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc dạy học lịch sử địa
phương ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là nơi đóng đô của nhà nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của Việt
Nam, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời được định hình từ thời dựng nước. Vì vậy,
đây là mảnh đất màu mỡ cho nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giàu chất liệu để làm nên
bức tranh lịch sử sinh động từ nguồn gốc đến hiện tại. Với vị thế đặc biệt của mình,
lịch sử Phú Thọ có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc, đặc biệt thời kì
Hùng Vương. Nhiều công trình nghiên cứu của cả nhà nước, của địa phương và cá
nhân về Phú Thọ trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, chính trị...đã
được công bố, như “Thời đại Hùng Vương dựng nước” 4 tập, Quốc tổ Hùng
Vương... là nguồn tư liệu có giá trị to lớn để khai thác phục vụ dạy học LSĐP.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phú đã biên soạn cuốn “Những ngày cách
mạng tháng Tám ở Vĩnh Phú” năm 1985, đã đặt lịch sử Phú Thọ trong mối quan hệ
với cách mạng tháng Tám trong cả nước.[5]
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã biên soạn 2 cuốn Lịch sử kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân dân Phú Thọ vào năm 2000, đó là “Lịch sử kháng
chiến chống Pháp của quân và dân Phú Thọ ( 1945-1954)” và “Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Phú Thọ (1954 - 1975)” do NXB Quân đội
nhân dân xuất bản.[43],[44]
Một bộ sách tiêu biểu, đồ sộ gồm 5 cuốn “Tổng tập văn nghệ dân gian đất
Tổ” (2002-2004) do Sở Văn hóa thông tin và Thể thao Phú Thọ xuất bản. Tổng tập
đã tập hợp các công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà khoa học hàng đầu cả
nước về lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, nghệ thuậtvề lịch sử, văn hóa dân
gian đất Tổ. Đây là bộ sách chứa đựng nhiều nội dung quý báu, cung cấp cho giáo
viên và học sinh trong nghiên cứu LSĐP các địa phương trong tỉnh Phú Thọ, đặc
biệt là các nội dung kiến thức lịch sử - văn hóa truyền thống.[121]
29
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ” (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ Phú Thọ qua
các thời kì. Lịch sử Đảng bộ tỉnh và các huyện, xã là một nguồn tài liệu tham khảo
quý báu trong công tác biên soạn và dạy học LSĐP ở trường phổ thông tỉnh Phú
Thọ.[45]
Ngoài ra, có rất nhiều các công trình nghiên cứu của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ,
của Sở Văn hóa thông tin, của Hội khoa học Lịch sử tỉnh Phú Thọ và của các cá
nhân các nhà nghiên cứu độc lập về tỉnh, huyện, xã, về đất và người Phú Thọ, như:
Đền Hùng và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương của Phạm Bá Khiêm, Văn hiến
làng xã vùng đất Tổ của Vũ Kim Biên, Phong trào Cần Vương ở tỉnh Phú Thọ cuối
thế kỉ XIX(Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Phú Thọ), Hát xoan Phú Thọ...[8], [64]
Các công trình này giúp ích rất nhiều về mặt tư liệu cho giáo viên và học
sinh khai thác, nghiên cứu LSĐP để phục vụ dạy học ở các trường phổ thông trên
địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước khối lượng kiến thức quá lớn, nhiều lĩnh vực đa dạng,
phong phú, giáo viên cũng gặp khó khăn khi chọn lọc nội dung dạy học LSĐP. Nếu
có sự sưu tầm, chọn lọc và biên soạn những tài liệu phục vụ công tác dạy học LSĐP
thì giáo viên sẽ giảm bớt được khó khăn trong công tác dạy học LSĐP.
Tài liệu trực tiếp nghiên cứu việc dạy học LSĐP Phú Thọ không nhiều.
Ngoài một số tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo như: “ Lịch sử địa
phương tỉnh Vĩnh Phú” hay các hướng dẫn dạy học LSĐP kèm theo hướng dẫn thực
hiện chương trình môn Lịch sử, giáo viên lịch sử chủ yếu phải tự biên soạn bài
giảng dựa vào những nguồn tư liệu đã nêu trên.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu dự án Việt – Bỉ về dạy học LSĐP, tác giả Trần
Ngọc Duệ đã thực hiện công trình nghiên cứu và cho ra mắt cuốn “Một số tư liệu
lịch sử tỉnh Phú Thọ phục vụ cho giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS”,
(2008) trong đó tập hợp một cách hệ thống các tư liệu về địa phương và một số gợi
ý thực hiện bài học LSĐP. Với tư cách là chuyên viên bộ môn Lịch sử của Sở giáo
dục và đào tạo Phú Thọ, tác giả đã sưu tầm và biên soạn các tài liệu có giá trị cao
trong dạy học LSĐP trong tài liệu với 2 phần cụ thể. Phần một giới thiệu một số tư
30
liệu tỉnh Phú Thọ từ nguồn gốc đến ngày nay. Phần hai giới thiệu một số phương án
dạy phần lịch sử tỉnh Phú Thọ trong trường THCS. Tuy nhiên, phạm vi của tài liệu
mới chỉ dừng lại tập hợp tư liệu phục vụ cho giảng dạy LSĐP ở cấp THCS, các giáo
án cũng chỉ là các phương án sử dụng tư liệu mà chưa phải là các bài học LSĐP ở
THCS.[39]
Năm 2011, hát Xoan được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể
cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Năm 2012, nhân dân tỉnh Phú Thọ lại vui mừng
chào đón sự kiện UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là tiền đề to lớn tạo động lực cho
Hội thảo Khoa học “Giáo dục di sản văn hóa trong trường phổ thông tỉnh Phú
Thọ”. Trong báo cáo đề dẫn, bà Nguyễn Thị Kim Hải (nguyên Phó chủ tịch Tỉnh,
Chủ tịch Hội Di sản văn hóa tỉnh Phú Thọ) đã nhấn mạnh: “Việc nhận diện để bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc biệt là để đưa giáo dục di sản văn hóa
vào nhà trường, làm tăng vốn hiểu biết, lòng tự hào về truyền thống quê hương đất
nước cho thế hệ trẻ đang là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm nhiều
hơn nữa”. [136;1]Tại Hội thảo, các báo cáo tập trung cho giải pháp, kinh nghiệm
thực tiễn về giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường ở tỉnh Phú Thọ, trong đó, đặc
biệt chú ý tới việc lồng ghép, tích hợp giáo dục di sản với dạy học Lịch sử, đặc biệt
là giáo dục các vấn đề của địa phương, LSĐP. Tiêu biểu: Giáo dục di sản văn hóa
trong trường phổ thông tỉnh Phú Thọ: thực tiễn, những vấn đề cần giải quyết (Sở
Giáo dục và đào tạo Phú Thọ), Giáo dục di sản văn hóa trong các trường phổ thông
ngoài công lập (Đoàn Hải Hưng), Vấn đề đưa di sản văn hóa tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương vào trong nhà trường (Phạm Tuấn Anh, Trần Văn Thục), Nâng cao
nhận thức về tín ngưỡng Hùng Vương đối với một số môn học trong nhà trường (Hà
Thị Lịch). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc giáo dục di sản trong trường
học, tuy vậy, không ít băn khoăn trong quá trình thực hiện, giáo dục di sản văn hóa
sẽ gắn kết với dạy học LSĐP như thế nào để đạt hiệu quả.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu về dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh
Phú Thọ, chúng tôi thấy:
31
Một là, có nhiều công trình nghiên cứu về LSĐP trên các lĩnh vực chính trị,
cách mạng, quân sự, văn hóaĐây là một thuận lợi cho việc sưu tập tư liệu biên
soạn nội dung bài giảng LSĐP.
Hai là, công trình nghiên cứu chuyên sâu vào công tác dạy học LSĐP ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ rất ít. Hiện nay, chưa có một bộ tài liệu biên soạn thành
các bài học LSĐP một cách có hệ thống trong trường phổ thông ở Phú Thọ. Đây là
một khó khăn làm cho chất lượng dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ còn
hạn chế.
Ba là, một số năm trở lại đây, với việc UNESCO công nhận Hát xoan và Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, các nhà
nghiên cứu và các GV quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục LSĐP ở Phú Thọ.
Đó là tín hiệu đáng mừng cho việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở trường
THPT tỉnh Phú Thọ.
1.3 Những vấn đề luận án được kế thừa và cần tiếp tục giải quyết
Tiếp cận với nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, từ giáo dục
học nói chung đến giáo dục lịch sử nói riêng; đồng thời việc tập trung đi sâu vào
lĩnh vực dạy học LSĐP giúp chúng tôi nhận thức đúng đắn về vấn đề đang nghiên
cứu trong bối cảnh rộng. Qua đó, chúng tôi thấy được mức độ quan tâm của các nhà
nghiên cứu đến vấn đề dạy học LSĐP, rút ra được những vấn đề đã được làm sáng
tỏ và cách thức giải quyết khác nhau về dạy học LSĐP nhằm kế thừa những thành
tựu của các nhà nghiên cứu đi trước; đồng thời, tìm kiếm vấn đề chưa được giải
quyết và đề xuất giải pháp trong phạm vi của luận án.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chúng tôi đã điểm
qua, chúng tôi rút ra những thành tựu luận án kế thừa.
Luận án được kế thừa các vấn đề lí luận về dạy học LSĐP, từ khái luận về
LSĐP, vai trò, ý nghĩa của việc dạy học LSĐP trong trường học, về mối quan hệ
giữa LSĐP và LSDT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông đến phương pháp
biên soạn, hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành bài học LSĐP. Điều này
32
giúp chúng tôi có thể đi sâu tìm hiểu và đề xuất nội dung bài học LSĐP và biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học LSĐP.
Qua nghiên cứu tài liệu dạy học LSĐP cũng như tìm hiểu các mô hình dạy
học LSĐP của một số địa phương trên cả nước, chúng tôi cũng rút ra những kinh
nghiệm từ thực tiễn công tác dạy học LSĐP, từ đó, học tập và kế thừa cách thức
biên soạn bài học, cách thức tổ chức hình thức dạy học để vận dụng vào đề xuất các
biện pháp có tính khả thi và hiệu quả.
Tuy vậy, trong phạm vi luận án “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa
phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ”, chúng tôi nhận thấy cần phải tiếp tục giải
quyết một số vấn đề.
Trước hết, cần phải tìm hiểu thực trạng của việc dạy học LSĐP ở các trường
THPT tỉnh Phú Thọ thông qua điều tra, khảo sát bằng phỏng vấn, phát phiếu điều
tra, dự giờ. Hiểu được thực tiễn của công tác dạy học LSĐP ở các trường THPT
tỉnh Phú Thọ sẽ giúp chúng tôi xác định thế mạnh và điểm còn hạn chế của công tác
dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, qua đó, định hướng cho những biện
pháp nâng cao chất lượng dạy học LSĐP.
Thứ hai, cần phải biên soạn tài liệu dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh
Phú Thọ theo hướng đổi mới dạy học lịch sử từ tiếp cận mục tiêu, lựa chọn nội
dung dạy học, áp dụng phương pháp dạy học hiện đại, tích cực.
Thứ ba, chúng tôi thiết kế một số bài học LSĐP phù hợp với đối tượng HS
THPT tỉnh Phú Thọ theo hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học LSĐP.
Trong thiết kế bài giảng thể hiện đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạy
– học các bài LSĐP. Những biện pháp được đề xuất thể hiện rõ quan điểm về dạy
học LSĐP ở trường THPT trước hướng tiếp cận mới, đồng thời có sự phối hợp với
các cơ quan chức năng, ban ngành, tổ chức có liên quan để góp phần nâng cao nhận
thức về công tác dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ.
***
33
Từ việc tìm hiểu việc dạy học LSĐP ở nhiều nước trên thế giới cũng như việc dạy
học LSĐP ở nước ta, chúng tôi nhận thấy vai trò và ý nghĩa to lớn của việc dạy học
LSĐP. Bộ môn Lịch sử nói chung và việc dạy học LSĐP ở trường phổ thông được
nhiều nền giáo dục tiên tiến coi trọng. Mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng từ các
nghiên cứu cũng như thực tiễn việc dạy học LSĐP của một số nước trên thế giới cũng
đáng để chúng ta suy nghĩ về mục tiêu phát triển toàn diện học sinh và vai trò của các
môn khoa học xã hội nhân văn, trong đó có môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện, trước những thách thức
mới của công tác giáo dục và đào tạo, việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP góp
phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của bộ môn Lịch sử trong nhà trường. Mặc dù,
đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của tỉnh Phú Thọ, song công
tác dạy học LSĐP ở trường THPT còn nhiều hạn chế.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu việc dạy học
LSĐP cấp THPT, đặc biệt là đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
học LSĐP tỉnh Phú Thọ ở trường THPT. Vì vậy, đề tài “Nâng cao chất lượng dạy
học lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Phú Thọ” là một đề tài mới, có ý
nghĩa đóng góp cho lý luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT tỉnh Phú Thọ, đồng
thời, có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu dạy học LSĐP ở địa
phương khác.
34
Chương 2
VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ở TRƯỜNG THPT. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong chương này, luận án tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học LSĐP thông qua việc tìm hiểu các khái
niệm liên quan đến đề tài, xuất phát điểm của đề tài; đồng thời, luận án trình bày kết
quả điều tra thực trạng dạy học LSĐP ở các trường THPT tỉnh Phú Thọ nhằm tạo
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học LSĐP ở
trường THPT tỉnh Phú Thọ.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1.Lịch sử địa phương
Để hiểu về khái niệm Lịch sử địa phương, trước hết, chúng tôi tiếp cận với
khái niệm địa phương.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên (1992) định
nghĩa: “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu
vực khác trong nước” [138; 321]. Đại Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ
biên (1998) định nghĩa “Địa phương là những khu vực, vùng được phân ra từ một
tổ chức cao nhất là trung ương” [139; 630]
Tác giả Nguyễn Cảnh Minh cho rằng “Địa phương hiểu theo nghĩa cụ thể là
những đơn vị hành chính của một quốc gia, như một thành phố, tỉnh, huyện, xã,
thôn, bản Nói một cách khái quát, địa phương được hiểu là một vùng đất, khu vực
nhất định, được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành
chính để phân biệt với địa phương khác”. [103; 9]
Như vậy, có thể thấy mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “địa
phương”, song các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ cũng như nghiên cứu lịch sử có
quan niệm thống nhất về địa phương. Đó là những vùng đất nhất định nằm trong
quốc gia, có những sắc thái đặc thù để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ
phận cấu thành của đất nước. Theo đó, lịch sử địa phương chính là lịch sử của
35
một vùng miền, một đơn vị hành chính (như tỉnh, huyện, quận, phường, xã,
làng, thôn, bản).
Trong nghiên cứu, LSĐP có các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, lịch sử các đơn vị hành chính của một quốc gia. Nội dung nghiên
cứu toàn diện trên các mặt, phù hợp với thông sử của lịch sử đất nước.
Thứ hai, các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan đến những sự kiện, biến
cố trong lịch sử dân tộcViệc nghiên cứu mảng LSĐP này vừa có ý nghĩa bổ sung
hoặc đính chính lịch sử dân tộc, vừa có ý nghĩa góp phần xây dựng LSĐP.
Ngoài ra, lịch sử các cơ quan, đơn vị, trường học, dòng họtrên địa bàn của
địa phương cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của LSĐP.
Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, lịch sử địa
phương có nghĩa rộng (khi đặt trong mối quan hệ địa phương với trung ương) có
thể hiểu là lịch sử các vùng, miền, tỉnh và có nghĩa hẹp (khi đặt trong mối quan hệ
đơn vị hành chính dưới tỉnh) là lịch sử huyện, thị trấn, xã, làng, thôn, bản, các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn. Như vậy, LSĐP là lịch sử các đơn vị hành chính dưới cấp
trung ương, bao gồm lịch sử của vùng, miền, tỉnh, huyện, xã, làng và các đơn vị
hành chính tương đương. Việc quan niệm LSĐP theo cách này sẽ giúp chúng tôi
xác định phạm vi của LSĐP trong dạy học ở trường phổ thông.
2.1.1.2. Dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông
Hiện nay, nội dung môn Lịch sử ở trường phổ thông bao gồm lịch sử thế
giới, LSDT và LSĐP. Ở mỗi cấp học, mỗi lớp học, HS đều được học LSDT tương
ứng với nội dung kiến thức của lịch sử thế giới, và được tìm hiểu LSĐP với các thời
kì tương ứng với LSDT. Tuy nhiên, không có khoá trình riêng về LSĐP, mà chương
trình chỉ quy định một số tiết về LSĐP trong khoá trình lịch sử ở trường phổ thông.
Xuất phát từ khái niệm LSĐP đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra, trước hết,
chúng tôi xác định phạm vi của LSĐP được dạy học trong trường phổ thông. Xét
trong mối quan hệ trung ương – địa phương, thì LSĐP là lịch sử của tỉnh. Hầu hết
các tài liệu dạy học LSĐP ở trường THPT đang tiếp cận theo phạm vi này để biên
soạn một tài liệu dùng chung cho toàn tỉnh. Xét trong mối quan hệ địa phương là
36
những đơn vị hành chính của một quốc gia, có ranh giới nhất định, thì đó là tỉnh, là
huyện, thị trấn, làng, xã, thôn, bản (địa phương trong địa phương). Theo cách tiếp
cận này thì ở THPT khó có thể có được tài liệu đề cập lịch sử thôn, xã dùng chung
cho cả tỉnh. Việc xác định phạm vi LSĐP được dạy học trong trường phổ thông
theo hai cách tiếp cận sẽ đặt ra cho luận án phải giải quyết mối quan hệ giữa LSDT
(cái chung) – LSĐP cấp tỉnh (cái riêng) và LSĐP cấp tỉnh (cái chung)- LSĐP
huyện, xã, làng (cái riêng).
Chúng tôi cũng xác định nội dung LSĐP được dạy học ở trường phổ thông
là lịch sử quá trình phát triển, các sự kiện tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa,
quân sự, nhân vật lịch sử... của tỉnh, của huyện, của xã, phường...xung quanh trường
đóng hoặc nơi HS sống. LSĐP còn là lịch sử của nhà máy, xí nghiệp, trường học,
đơn vị, dòng họ...trên địa bàn.
Như vậy, nội dung LSĐP được dạy học ở trường phổ thông bao gồm:
Thứ nhất, lịch sử toàn diện của địa phương qua các thời kì lịch sử (tạm gọi là
thông sử về LSĐP); Thứ hai, các chủ đề (hoặc chuyên đề) trên một lĩnh vực nhất
định của địa phương (chủ đề lịch sử địa phương) như truyền thống địa phương, các
chủ đề về văn hóa, kinh tế, nhà máy, trường học...
Tóm lại, dạy học LSĐP là một phần bắt buộc trong chương trình Lịch sử ở
trường phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử
đối với việc phát triển toàn diện học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP,
GV cần có quan niệm đúng về phạm vi và nội dung LSĐP trong dạy học ở trường
phổ thông.
2.1.1.3. Chất lượng dạy học
Chúng tôi tiếp cận khái niệm dạy học từ quan niệm của các nhà ngôn ngữ
đến các nhà khoa học giáo dục. Dạy học là “dạy để nâng cao trình độ văn hóa và
phẩm chất theo chương trình nhất định” [117;322] Chất lượng là “cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”. [117;197]. Theo cách hiểu này,
chất lượng dạy học là giá trị của việc dạy để đạt đến trình độ văn hóa và phẩm chất
nhất định.
37
Chúng tôi cho rằng, chất lượng dạy học được xem xét chủ yếu qua bài học
hay một quá trình dạy học. Song, dạy – học là hai hoạt động của một quá trình
thống nhất, nên khi đánh giá chất lượng người ta còn chú ý đến cả kết quả học tập,
rèn luyện của học sinh. Chất lượng dạy học là “kết quả giảng dạy và học tập xét cả
về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu bộ môn cũng như góp phần vào
quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh” [35;16] Định lượng được
“xác định về mặt số lượng hoặc biến đổi số lượng” [117; 425] thông qua những
điểm số, con số cụ thể về kết quả học tập, rèn luyện của HS. Định tính được “xác
định về tính chất hoặc biến đổi tính chất” [117; 426] thông qua đánh giá phẩm chất,
thái độ của HS trong quá trình học tập.
Quan niệm trên thể hiện cách nhìn toàn diện và đổi mới về chất lượng giáo
dục, cách đánh giá xem xét chất lượng dạy học về cả mặt định lượng và định tính so
với mục tiêu đề ra đã chú trọng tới tính toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ của
HS. Điều này cũng giúp chúng tôi xác định chất lượng dạy học LSĐP theo các mặt
đó trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu dạy học LSĐP trong trường phổ thông.
2.1.1.4. Chất lượng dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông
Xuất phát từ cách hiểu về chất lượng dạy học là kết quả giảng dạy và học tập xét
cả về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu đặt ra, chúng tôi cho rằng,
chất lượng của việc dạy học lịch sử được thể hiện trên ba mặt kiến thức, kĩ năng,
thái độ. Trong trường hợp này, chất lượng dạy học lịch sử thống nhất với hiệu quả
dạy học lịch sử. Với quan điểm chất lượng là sự phù hợp của kết quả so với mục
tiêu, chúng tôi tìm hiểu mục tiêu của việc dạy học LSĐP ở trường phổ thông, từ đó
đi tới chất lượng dạy học LSĐP.
Mục tiêu của việc dạy LSĐP được thể hiện trên ba mặt: kiến thức, kĩ năng và
thái độ và được cụ thể hóa qua các bài học LSĐP.
Về kiến thức: Việc dạy học LSĐP nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về
lịch sử vùng đất mình sinh sống, qua đó giúp các em hiểu biết về quá trình phát triển, về
những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những nhân vật nổi bật của quê hương mình; đồng
thời cũng thấy được những đóng góp của quê hương mình đối với lịch sử dân tộc.
38
Về kĩ năng: Việc dạy học LSĐP phát huy tính tích cực, chủ động trong việc
sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, bồi dưỡng năng lực tư duy, kĩ năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện năng lực thực hành, khả năng vận dụng kíên thức vào thực tiễn
đời sống
Về thái độ: Việc dạy học LSĐP bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý, tự
hào, có ý thức trách nhiệm với lịch sử quê hương mình.
Như vậy, chất lượng dạy học LSĐP là kết quả giảng dạy và học LSĐP xét cả về
mặt định lượng và định tính so với mục tiêu dạy học LSĐP với tư cách là một bộ
phận của môn Lịch sử.
Định lượng của chất lượng dạy học LSĐP được thể hiện thông qua số liệu cụ thể
thu được qua các bài kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mặt định tính
được thể hiện thông qua những thay đổi về thái độ, hứng thú học tập, vận dụng kĩ
năng, thay đổi hành vi ứng xử trong và sau giờ học.
Như vậy, trên cơ sở xác định mục tiêu dạy học LSĐP, chúng tôi quan niệm chất
lượng dạy học LSĐP là kết quả đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục
tiêu dạy học LSĐP ở trường phổ thông. Vì LSĐP nằm trong bộ môn Lịch sử, cho
nên, nâng cao chất lượng dạy học LSĐP là góp phần nâng cao chất lượng bộ môn
nói chung.
2.1.2. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu
2.1.2.1. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Có thể nói một cách ngắn gọn, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT là
cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân
tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý
tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, rèn luyện các năng lực tư duy,
năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống.
LSĐP là một bộ phận của chương trình bộ môn Lịch sử, do đó, việc dạy học
LSĐP góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu bộ môn ở trường phổ
thông. Cùng với nội dung lịch sử thế giới và LSDT, LSĐP là một phần không thể
thiếu trong chương trình bộ môn Lịch sử. Trên nền tảng tiến trình LSDT, các bài
39
LSĐP bám sát, làm sáng tỏ thêm, bổ sung và cụ thể... gia đình, làng xóm
- Gắn bó với quê hương
- Mong muốn làm giàu cho quê hương
3. Kiểm tra hoạt động nhận thức: Sử dụng phiếu trả lời câu hỏi trắc nghiệm
4. Hướng dẫn tự học và bài tập về nhà
- Truyền thống yêu quê hương, đất nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân Phú
Thọ được biểu hiện như thế nào trong lịch sử?
- Em hãy sưu tầm tài liệu về một di tích hoặc nhân vật thể hiện truyền thống yêu
quê hương, đất nước, chống ngoại xâm ở nơi em sinh sống.
188
Phụ lục 4B. Bản thiết kế dạy học dự án
BẢN THIẾT KẾ DẠY HỌC DỰ ÁN
BÀI: “PHÚ THỌ - MIỀN ĐẤT CỦA DI SẢN VĂN HÓA”
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt được
1.Về kiến thức
Học sinh biết và hiểu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Phú Thọ, hiểu
đời sống văn hóa tinh thần phong phú của cư dân Phú Thọ, những giá trị văn hóa
đất Tổ còn lưu truyền đến ngày nay không chỉ góp phần tạo nên nền văn hóa Việt
Nam đậm đà bản sắc mà còn đóng góp cho kho tàng di sản văn hóa thế giới, như hát
Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Qua đó, HS có thể vận dụng được
những kĩ năng, kiến thức về di sản văn hóa vào cuộc sống.
2. Về kỹ năng
Phát triển óc quan sát, rèn luyện kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh, đánh giáRèn luyện kỹ năng thực hành như sưu tầm tư liệu, vận dụng kiến
thức vào đời sống.
Rèn luyện phương pháp học dự án, kĩ năng hợp tác làm việc và phát huy
năng lực thực hành trong thực tiễn.
3.Về thái độ
HS tự hào về những truyền thống tốt đẹp, về hệ thống di sản văn hóa phong
phú, đa dạng của miền đất cội nguồn dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước
và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa
của Phú Thọ.
II. CHUẨN BỊ.
5. GV:
- Bản thiết kế hoạt động dạy học theo dự án
- Tài liệu: Di tích và danh thắng Phú Thọ, Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt
Nam, Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan Phú Thọ...
2. HS: HS lựa chọn chủ đề và làm việc theo nhóm, lập kế hoạch và thực hiện dự án.
189
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
STT
Nội dung hoạt
động
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện
1 Tìm kiếm chủ đề
dự án
GV đưa ra chủ đề lớn:
“Văn hóa truyền
thống của nhân dân
Phú Thọ”
HS sử dụng sơ đồ tư
duy để tìm kiếm các
chủ đề nhỏ: tín
ngưỡng, lễ hội,
phong tục, dân ca...
Sơ đồ tư duy
2 Lập kế hoạch dự
án
GV hướng dẫn HS
xác định những công
việc cụ thể và lập kế
hoạch làm việc
chung cả nhóm
HS bầu nhóm trưởng,
thư kí nhóm; lập kế
hoạch và phân công
công việc cụ thể, quy
đinhh sản phẩm của
nhóm.
Sử dụng sơ
đồ tư duy.
Lập bảng kế
hoạch
3 Thực hiện dự án GV hỗ trợ theo đề
nghị của nhóm HS
HS thực hiện dự án
theo kế hoạch và
hoàn thành sản phẩm
Bút, sổ,
phiếu hỏi,
máy ảnh,
ghi âm
4 Báo cáo GV tổ chức cho các
nhóm báo cáo:
- Gv giới thiệu
nhóm báo cáo
- Nhận xét, bổ
sung
- GV chốt lại
-Các nhóm báo cáo
sản phẩm:
- Nhóm 1: báo cáo về
khu Di tích đền Hùng.
Nhóm 2: báo cáo về
di tích cột cờ thành
Hưng Hóa
Nhóm 3: Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng
Vương
Nhóm 4: Di sản hát
Máy tính,
máy chiếu
190
các kiến thức
cơ bản
Xoan
-Các nhóm khác lắng
nghe, quan sát
5 Đánh giá GV chuẩn bị các
bảng kiểm quan sát,
đánh giá
Phát cho mỗi nhóm
một bộ .
GV tổng hợp các kết
quả đánh giá và kết
luận.
Các nhóm thảo luận
tự đánh giá và đánh
giá các nhóm khác
dựa trên các bảng
kiểm do GV cung
cấp.
191
PHỤ LỤC 4C. Bản thiết kế dành cho dạy học hợp đồng
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Bài 4. TÌM HIỂU LỊCH SỬ NƠI EM SINH SỐNG
1. Hợp đồng học tập bài 4. “Tìm hiểu Lịch sử nơi em sinh sống” được kí kết giữa:
Giáo viên:..............................................- người hướng dẫn, hỗ trợ HS
Và học sinh:......................................Lớp................- người thực hiện hợp đồng.
2. Mục tiêu hợp đồng học tập:
Thực hiện hợp đồng học tập này, HS đạt được mục tiêu:
2.1. Về kiến thức:
HS hiểu biết những nét cơ bản, đặc sắc ở nơi mình đang sinh sống, hiểu về
quá trình hình thành, phát triển của làng xóm, khu phố, công trình kiến trúc, di tích
lịch sử, trường học, hiểu được phong tục tập quán, ý nghĩa của lễ hội ở quê mình,
các sản vật địa phương; thấy được mối quan hệ giữa lịch sử nơi mình sinh sống với
lịch sử của tỉnh.
2.2. Về kỹ năng:
HS có kĩ năng sưu tầm và khai thác tư liệu lịch sử địa phương trong học tập
lịch sử; kỹ năng quan sát thực tế, kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, kĩ năng ứng xử với
cộng đồng, với di sản vật thể và phi vật thể.
2.3. Về thái độ:
HS có lòng tự hào về truyền thống quê hương, nơi mình sinh sống nói riêng
và yêu quê hương đất Tổ nói chung; xác định trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của quê hương, bảo vệ
các di tích lịch sử.
3. HS thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
3.1. Nhiệm vụ bắt buộc:
- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung và bố cục bài viết “Lễ hội đình làng Lâu
Thượng”.
- Nhiệm vụ 2: Lập dàn ý chi tiết một bài giới thiệu về Lễ hội đền Hùng
192
3.2. Nhiệm vụ tự chọn:
HS chọn thực hiện tìm hiểu một trong những nội dung sau:
a. một di tích lịch sử ở làng, xã nơi em sinh ra và lớn lên
b. một phong tục, lễ hội đặc sắc của làng, xã nơi em sinh sống
c. một món ăn truyền thống, sản vật, sản phẩm thủ công tiêu biểu
d. lịch sử ngôi trường em đang học
4. GV cung cấp cho HS các công cụ hỗ trợ sau để thực hiện hợp đồng:
- Phiếu hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
- Bảng tiêu chí đánh giá hợp đồng
5. Sản phẩm hoàn thành: Hồ sơ sản phẩm gồm:
- Phiếu bài tập nhiệm vụ 1, 2
- Bài viết về nhiệm vụ 3: 2 -3 trang
6. Thời gian thực hiện hợp đồng: 40 phút
- Hợp đồng được thanh lý vào .......giờ.....ngày......tháng....năm.......
Chúng tôi cam kết thực hiện hợp đồng đúng thời hạn.
Giáo viên
(Ký tên)
Học sinh
(Ký tên)
193
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
“TÌM HIỂU LỊCH SỬ NƠI EM SINH SỐNG”
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập trong hợp đồng, HS cần thực hiện như sau:
1. Sưu tầm tài liệu về nơi mình sinh sống theo các nguồn sau (GV hướng dẫn
trước từ 1-2 tuần):
* Sách:
1. Nhiều tác giả, 2005, Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, Sở Văn hóa thông tin Phú
Thọ.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2010, Về miền Lễ hội cội nguồn
dân tộc Việt Nam, tập 1,2,3,4.
3. Sở Văn hoá, thông tin Phú Thọ, (2000- 2004), Tổng tập văn nghệ dân gian Phú
Thọ, Tập 1,2,3,4,5, Phú Thọ.
* Nhân chứng: phỏng vấn nhà nghiên cứu, người dân về chủ đề mình thực hiện
* Điền dã: Đến tham quan di tích, làng nghề, tham gia lễ hội, phong tục...mà mình
lựa chọn giới thiệu
2. HS thực hiện nhiệm vụ theo các bước:
Nhiệm vụ 1:
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài viết “Lễ hội đình làng Lâu Thượng”
- Lập dàn ý bài viết về “Lễ hội đình làng Lâu Thượng”
Nhiệm vụ 2:
-Lập dàn ý bố cục bài viết giới thiệu về Lễ hội đền Hùng
-Bổ sung chi tiết từ tài liệu
Nhiệm vụ 3:
-Lập đề cương bài viết
- Lựa chọn chi tiết từ tài liệu
- Viết bản thảo
- Hoàn thiện bài viết
194
3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm hợp đồng
Tiêu chí Mức độ đánh giá hợp đồng Điểm
Tốt (9-10) Khá (7-8) Đạt (5-6) Không đạt (0-
4)
Nội dung -Thực hiện
tốt đầy đủ
các nhiệm
vụ.
- Giải quyết
tốt các yêu
cầu
- Thực hiện
tương đối
tốt các
nhiệm vụ.
- Giải
quyết được
các yêu
cầu.
-Thực hiện
tốt nhiệm vụ
bắt buộc.
Nhiệm vụ
nâng cao
chưa tốt.
- Chưa giải
quyết đúng
yêu cầu.
- Không thực
hiện đầy đủ
nhiệm vụ.
- Chưa giải
quyết được yêu
cầu của nhiệm
vụ đặt ra.
Hình thức -Trình bày
đẹp, khoa
học
- Có nhiều
hình ảnh
phù hợp.
- Có sáng
tạo trong
trình bày
-Không mắc
lỗi chính tả
Trình bày
đẹp, khoa
học
- Có hình
ảnh phù
hợp.
-Mắc ít (1-
2) lỗi chính
tả
Trình bày
chưa khoa
học, chưa đẹp
- Có ít hình
ảnh hoặc
không phù
hợp -Mắc
một số (3-5)
lỗi chính tả
Trình bày chưa
khoa học, chưa
đẹp
- Không có
hình ảnh hoặc
hình không
hợp lý.
-Mắc nhiều
(trên 5) lỗi
chính tả
Thời hạn
thực hiện
hợp đồng
Đúng hoặc
sớm hơn
thời hạn
Đúng thời
hạn
Đúng thời
hạn (hoặc có
lí do gia hạn)
Chậm so với
thời hạn
(không có lí do
gia hạn)
195
Phụ lục 4D. Một số Bảng kiểm quan sát, đánh giá hoạt động học tập của HS
1. BẢNG KIỂM QUAN SÁT QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHÓM
GV đánh giá .......................................Tên nhóm:..................................
Tiêu chí Mức độ đánh giá chất lượng (điểm) Điểm
Tốt (9-10) Khá (7-8) TB (5-6) Yếu (0-4)
Mức độ
tham gia
của các
thành
viên
trong
nhóm
-Tất cả thành
viên đều
khuyến khích
chia sẻ ý kiến
-Lắng nghe
chăm chú
-Thảo luận sôi
nổi
-Hầu hết các
thành viên
khuyến khích chia
sẻ ý kiến.
-Lắng nghe người
khác
- Thảo luận sôi
nổi
-Một số thành
viên khuyến
khích chia sẻ
- Lắng nghe
không chăm chú
-Không sôi nổi
- Chỉ một số
thành viên tích
cực chia sẻ,
các thành viên
khác không
lắng nghe.
- Không thảo
luận
Mức độ
tham gia
công việc
trong
nhóm
Toàn bộ thành
viên tham gia
tích cực
Toàn bộ thành
viên tham gia
nhưng độ tích cực
không đều
Hầu hết thành viên
tham gia, nhưng
một vài người
không tích cực
Chỉ một vài
thành viên tích
cực, số còn lại
không tham gia
Mức độ
phân
công và
phối hợp
thực hiện
nhiệm vụ
Phân công
nhiệm vụ đều,
tất cả các thành
viên đều thanm
gia mọi hoạt
động.
Phân công nhiệm
vụ tương đối đều,
một vài thành
viên chưa tham
gia tất cả hoạt
động.
Phân công nhiệm
vụ không đều
giữa các thành
viên, tất cả vẫn
tham gia hoạt
động.
Phân công và
thực hiện
nhiệm vụ chỉ
tập trung ở một
vài thành viên
Sự hợp
tác trong
nhóm
Tất cả thành
viên vui vẻ
trong công việc.
Lắng nghe chia
sẻ và thống nhất
ý kiến cùng
nhau
Hầu hết các thành
viên vui vẻ.
Lắng nghe chia sẻ
và nhóm trường
phải đứng ra
quyết định khi có
xung đột
Một số thành viên
không thoải mái
khi làm việc.
Khi cần thống
nhất ý kiến trong
nhóm, phải nhờ
GV làm trọng tài.
Các thành viên
không thoải mái
khi làm việc.
Có xung đột ý
kiến và không
thể giải quyết
xung đột.
196
2.BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH BÀY ĐA PHƯƠNG TIỆN
Tên nhóm:......................................Lớp:...................Người đánh giá......................
Tiêu chí Mức độ đánh giá chất lượng (điểm) Điểm
Tốt (9-10) Khá (7-8) TB (5-6) Yếu (0-4)
Nội
dung
Nêu được vấn
đề cần giải
quyết và đưa
cách giải
quyết tốt.
Nêu được vấn
đề cần giải
quyết, cách
giải quyết
chấp nhận
được.
Nêu được vấn
đề cần giải
quyết nhưng
chưa có cách
giải quyết hợp
lý.
Chưa nêu
được vấn đề
và chưa có
cách giải
quyết.
Hình
thức
-Phông nền và
chữ hài hòa,
khoa học.
-Không có lỗi
chính tả.
-Hình ảnh
sinh động,
phù hợp.
-Hiệu ứng
hoàn toàn
thích hợp
-Phông nền và
chữ hài hòa,
khoa học.
- Mắc ít (1-2)
lỗi chính tả
- Hình ảnh
minh họa phù
hợp.
-Hầu hết hiệu
ứng phù hợp
-Phông nền và
chữ không hài
hòa.
-Mắc một vài
(3-5) lỗi chính
tả.
-Hình ảnh ít
hoặc không
phù hợp.
- Một số hiệu
ứng không
phù hợp.
-Phông nền
và chữ
không không
hợp lý.
-Mắc nhiều
lỗi chính tả
(trên 5)
- Không có
hoặc hình,
không phù
hợp.
-Hiệu ứng
không phù
hợp
Trình
bày
-Diễn đạt lưu
loát, cảm xúc.
-Diễn đạt lưu
loát, cảm xúc.
-Diễn đạt còn
vấp.
-Diễn đạt
vấp nhiều,
197
-Thu hút toàn
bộ người
nghe.
- Tác phong,
điệu bộ phù
hợp.
-Thu hút hầu
hết khán giả.
- Tác phong,
điệu bộ phù
hợp.
-Chưa thu hút
được khán
giả.
- Tác phong,
điệu bộ có lúc
chưa phù hợp.
lúng túng.
-Khán giả có
phản ứng
tiêu cực.
-Tác phong,
điệu bộ hoàn
toàn không
phù hợp.
198
3.BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SỔ THEO DÕI DỰ ÁN
Tên nhóm:......................................Lớp:...................Người đánh giá......................
Tiêu chí Mức độ đánh giá chất lượng (điểm) Điểm
Tốt (9-10) Khá (7-8) TB (5-6) Yếu (0-4)
Tổ chức
kỉ luật
của
nhóm
-Sổ theo dõi
chứng tỏ nhóm
có kỉ luật, tổ
chức tốt.
-Có ghi chép
biên bản các
cuộc thảo luận:
thời gian, nội
dung, kết quả
-Sổ theo dõi
chứng tỏ nhóm
có tổ chức kỉ
luật.
- Có ghi chép
biên bản nội
dung các buổi
thảo luận.
-Sổ theo dõi
chứng minh
nhóm tổ chức
chưa khoa học.
-Ghi chép
không rõ ràng,
không cụ thể
nội dung công
việc.
- Sổ theo dõi
chứng tỏ
nhóm không
có kỉ luật, tổ
chức rời rạc.
- Không có
ghi chép cụ
thể, không có
biên bản.
Nội dung -Thể hiện nội
dung tất cả
công việc và
sản phẩm cảu
công việc
- Cập nhật liên
tục, thường
xuyên thông
tin mới
-Phản ánh quá
trình hoạt động
và sự tiến bộ
của thành viên
trong nhóm.
- Thể hiện hầu
hết các nội
dung công việc
và sản phẩm
của công việc.
- Cập nhật
thông tin ở hầu
hết các giai
đoạn.
- Phản ánh quá
trình hoạt động
và sự tiến bộ
của thành viên
trong nhóm.
- Thể hiện một
số nội dung và
sản phẩm công
việc.
-Cập nhật
không liên tục,
không thường
xuyên thông
tin mới.
-Phản ánh kết
quả của hoạt
động nhưng
không thấy
được sự tiến
bộ.
-Không thể
hiện được nội
dung và sản
phẩm của
công việc.
-Chỉ cập nhật
thông tin vào
cuối giai
đoạn.
- Không phản
ánh được kết
quả hoạt động
và sự tiến bộ
của HS.
199
Trình
bày
-Thể hiện ý
tưởng sáng tạo,
độc đáo của
thành viên
nhóm.
-Trình bày
bảng biểu, sơ
đồ đẹp.
-Không sai lỗi
chính tả, ngữ
pháp.
- Thể hiện ý
tưởng sáng tạo
theo sự hướng
dẫn của GV.
- Trình bày
bảng biểu, sơ
đồ hợp lý.
- Mắc ít lỗi
chính tả (1-2)
-Thể hiện ý
tưởng của HS
trên cơ sở phát
triển gợi ý của
GV.
-Trình bày
không hợp lý,
chấp nhận
được.
-Mắc vài lỗi
chính tả (3-5)
- Không có ý
tưởng sáng
tạo, dập
khuôn máy
móc sự
hướng dẫn.
-Trình bày
không hợp lý.
- MẮc nhiều
lỗi chính tả
(trên 5 lỗi).
200
4. BẢNG KIỂM QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HS TRONG GIỜ LSĐP
(trên lớp)
Họ tên HS/ Nhóm:.................................Lớp:.......................Người quan sát:...............
STT Hành động
được quan sát
Mức độ đánh giá/ xếp loại Ghi
chú 1 2 3 4
1 Nghe giảng Rất chăm
chú
Chăm
chú
Chăm
chú
không
đều
Lơ đãng,
không chú
ý
2 Thể hiện tâm lý
trong giờ học
Rất thoải
mái
Thoải
mái
Không
biểu hiện
Không
thoải mái
3 Thái độ tiếp
nhận và thực
thi nhiệm vụ
học tập
Ngay lập
tức sau khi
GV đưa ra
Chờ GV
nhắc lại
nhiệm vụ
Sau khi
GV nhắc
nhở
Không
thực hiện
nhiệm vụ
4 Ghi chép Chủ động,
ghi chép
sáng tạo
Chủ động
ghi chép
Chờ GV
nhắc mới
ghi chép
Không ghi
chép
5 Hoạt động độc
lập
Chủ động,
sáng tạo
Chủ động Làm việc
khi được
nhắc nhở
Không làm
việc
6 Hợp tác trong
nhóm
Chủ động,
khích lệ
người khác
Chủ động
hợp tác
Chờ
người
khác nhắc
Không hợp
tác
7 Lắng nghe
thành viên khác
Láng nghe,
nhận xét,
bổ sung
Lắng
nghe,
nhận xét
Lắng
nghe
Không
lắng nghe
8 Phát biểu ý Nhiều lần Có xung GV hoặc Lấy lí do
201
kiến trong giờ xung phong
phát biểu
phong 1-
2 lần
các bạn
chỉ định
từ chối
phát biểu
9 Thể hiện cảm
xúc
Bộc lộ
mạnh mẽ
cảm xúc
tương ứng
mục tiêu
bài học
Có biểu
lộ cảm
xúc tương
ứng mục
tiêu bài
học
Không
bộc lộ
cảm xúc
Thể hiện
cảm xúc
trái ngược
mục tiêu
bài học
10 Ý thức kỉ luật
trong giờ học
Tự giác,
nhắc nhở
người khác
Tự giác Nghiêm
túc khi
được
nhắc nhở
Nhiều lần
vi phạm kỉ
luật lớp
học
Tốt Khá TB Yếu
202
5. BẢNG KIỂM QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HS TRONG GIỜ LSĐP
(tại bảo tàng, di tích...)
Họ tên HS/ Nhóm:.................................Lớp:.......................Người quan sát:...............
STT Hành động
được quan sát
Mức độ đánh giá/ xếp loại Ghi
chú 1 2 3 4
1 Thời gian có
mặt tại địa
điểm học
Đến sớm
hơn
Đến đúng
giờ tập
trung HS
Đến khi
giờ học
bắt đầu
Đến muộn
sau 15
phút
2 Chuẩn bị bài
trước khi học
Rất công
phu
Công phu Đảm bảo Không
chuẩn bị
3 Biểu lộ hứng
thú với bài học
Rất thích
thú
Thích Không
biểu lộ
Không
thích
4 Ý thức kỉ luật
trong giờ học
Tự giác,
nhắc nhở
người khác
Tự giác Có ý thức
khi được
nhắc nhở
Bị nhắc
nhở nhiều
lần
5 Quan sát hiện
vật
Tỉ mỉ, ghi
chép/ chụp
hình
Quan sát
tỉ mỉ
Nhìn lướt Không
quan sát
6 Tham quan
hiện vật, di
tích
Tự giác và
nhắc nhở
người khác
tuân theo
nội quy
Tự giác
tuân theo
nội quy
Tuân
theo nội
quy khi
được
nhắc nhở
Không
tuân theo
hướng dẫn
7 Thái độ khi
trải nghiệm di
sản
Tự giác có
thái độ
đúng, thu
hút các bạn
khác thực
Có thái
độ đúng
khi thực
hiện theo
hướng
Có thái
độ đúng
khi được
khích lệ,
nhắc nhở
Thái độ
không
đúng với
mục tiêu
đề ra
203
hiện dẫn
8 Thái độ đối với
di sản, di vật,
di tích
Rất trân
trọng
Trân
trọng
Không
biểu lộ
thái độ
Coi
thường
hoặc xâm
phạm
9 Ý thức bảo vệ
cảnh quan di
tích
Tự giác và
khích lệ
người khác
thực hiện
Tự giác
thực hiện
tốt
Có ý thức
khi được
nhắc nhở
Nhắc nhở
nhiều lần
10 Biểu lộ cảm
xúc của HS
trong giờ học
Bộc lộ
mạnh mẽ
cảm xúc
Bộc lộ
cảm xúc
Cảm xúc
không rõ
Không có
cảm xúc
Tốt Khá TB Yếu
204
Phụ lục 4E. Phiếu kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức của HS
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG .
HỌ TÊN HS:.
LỚP:.
BÀI KIỂM TRA
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP 10
THỜI GIAN: 10 PHÚT
Điểm Nhận xét của giáo viên
I. (5đ) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước ý đúng trong các câu sau
1. Vị thế đặc biệt của tỉnh Phú Thọ là
A. Vùng núi tiếp giáp với đồng bằng B. Vùng “đất Tổ” của dân tộc Việt Nam
C. Tỉnh miền núi, trung du D. Có nhiều truyền thống lâu đời
2. Di chỉ khảo cổ học cho biết Việt Trì từng là kinh đô thời kỳ Hùng Vương là
A. Sơn Vi B. Phùng Nguyên
C. Làng Cả D. Gò Mun
3. Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt ở Phú Thọ là
A. Đình Lâu Thượng B. Khu di tích đền Hùng
C. Đền Mẫu Âu Cơ D. Đền Tam Giang
4. Cột cờ thành Hưng Hóa được xây dựng vào năm
A. 1842 B. 1852
C. 1862 D. 1872
5. Điểm độc đáo của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là
A. là tín ngưỡng dân gian B. từ tín ngưỡng dân gian trở thành
Quốc giáo
C. thờ một vị vua D. nghi thức hành lễ phức tạp
205
6. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa
A. vật thể B. phi vật thể truyền khẩu
C. phi vật thể đại diện của nhân loại D. vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
7.Hát xoan còn gọi là
A. Hát cửa đình B. Hát ví
C. Hát đúm D. Hát dặm
8. Trò cướp phết gắn với lễ hội tưởng nhớ
A. Công chúa Thiều Hoa B. Quốc mẫu Âu Cơ
C. Công chúa Bát Nàn D. Công chúa Ngọc Hoa
9. Nghi lễ trò Trám và tùng dí là biểu hiện tín ngưỡng
A. tô tem giáo B. thờ người có công
C. thờ tổ tiên D. phồn thực
10. Phú Thọ là miền đất của di sản văn hóa vì
A. có nhiều di tích lịch sử B. là vùng đất Tổ có lịch sử lâu đời
C. có hai di sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO công nhận
D. có mật độ dày đặc di sản văn hóa vô
giá từ thời Hùng Vương được lưu giữ
đến nay, đóng góp cho văn hóa dân tộc
và nhân loại
II. (2đ).Nối thông tin ở cột A với thông tin đúng ở cột B
a.Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
của nhân loại
1. Cá Anh Vũ, hồng Hạc Trì
b. Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt 2. Hát xoan
c. Sản vật cung tiến vua của địa phương Phú Thọ
3. Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương
d. Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 4. Khu di tích Đền Hùng
206
III. (3đ).Phát biểu cảm nghĩ và trách nhiệm của cá nhân em đối với quê
hương đất Tổ sau khi học xong bài “Phú Thọ - miền đất của di sản văn hóa” .
207
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG .
HỌ TÊN HS:.
LỚP:.
BÀI KIỂM TRA
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP 11
THỜI GIAN: 10 PHÚT
Điểm Nhận xét của giáo viên
I. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước ý đúng trong các câu sau (5đ)
1. Nét đặc biệt trong cơ sở hình thành truyền thống yêu quê hương, đất nước của
nhân dân Phú Thọ là
A. nơi có con người sinh sống từ sớm B. cư dân quần tụ thành làng xóm
C. là địa bàn ra đời nhà nước đầu tiên D. là nơi có địa thể chiến lược
2. Vị nữ tướng tham gia khởi nghĩa Hai BàTrưng không phải ở Phú Thọ là
A. Thiều Hoa B. Bát Nàn
C. Lê Chân D. Xuân Nương
3. Đinh Công Tuấn được nhân dân Hữu Bổ thờ làm Thành hoàng vì
A. ông có công lập làng B. ông là người giỏi võ nghệ, mưu trí
C. ông đã đỗ đạt làm quan to D. ông là người yêu nước, chống giặc Triệu
4. Thực dân Pháp tấn công thành Hưng Hóa vào ngày
A. 12-4-1884 B. 24-2-1883
C. 12-4-1883 D. 14-2-1884
5. Khi thành Hưng Hóa thất thủ, quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích đã
A. lên đỉnh cột cờ, tuẫn tiết chết cùng
thành
B. bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết
208
C. vượt vòng vây, tiếp tục lãnh đạo cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp
D. bị thực dân Pháp bắt và xử tử
6. Nhân dân Phú Thọ lập đền thờ Nguyễn Quang Bích và các nghĩa binh vì
A. thể hiện lòng biết ơn những người
chống Pháp, bảo vệ Hưng Hóa
B. lo sợ ma quỷ quấy phá
C. Nguyễn Quang Bích được phong thần D. họ không có người thờ cúng
7. Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội tại Phú Thọ là
A. Đốc Ngữ B. Khuất Văn Bức
C. Đề Kiều D. Lê Đình Dật
8. Thực dân Pháp đã xử bắn các nghĩa quân Việt Nam quang phục hội tại
A. Chợ Phú Thọ B. Cầu Trắng
C. Bờ sông D. Vườn hoa
9. Tượng đài chiến thắng sông Lô là biểu tượng của chiến thắng quân sự
A. chiến thắng Đoan Hùng B. chiến thắng Tu Vũ
C. chiến thắng Trạm Thản D. chiến thắng Cầu Hai – Chân Mộng
10. Anh Ma Văn Thắng (ở Thanh Minh, thị xã Phú Thọ) là kiện tướng xe thồ
trong chiến dịch
A. chiến dịch Việt Bắc B. chiến dịch Biên giới
C. chiến dịch Trung du D. chiến dịch Điện Biên Phủ
II. (2đ)Nối thời gian với sự kiện đúng
a. phong trào kháng Pháp ở Phú Thọ cơ bản chấm dứt. 1. 1884
b. thực dân Pháp tấn công thành Hưng Hóa 2. 1893
c. Ban cán sự Đảng tỉnh Phú Thọ ra đời
3. Tháng 2- 1930
d. Nghĩa quân Việt Nam quốc dân đảng khởi nghĩa
4. 3-1940
209
III. (3đ) Phát biểu cảm nghĩ và trách nhiệm của cá nhân em đối với quê hương
đất Tổ sau khi học xong bài “Truyền thống yêu quê hương, đất nước, chống
giặc ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ”.
.......................................................................
210
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Bài kiểm tra lớp 10
Câu I. (5 điểm). Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ.
1 – B 2- C 3 – B 4 – A 5 – B
6 - C 7 – A 8 – A 9 – D 10 – D
Câu II. (2 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 đ.
1 - c 2 – a 3- d 4 – b
Câu III. (3 điểm) Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo ý mình, cần đảm bảo
các nội dung cơ bản sau :
Nội dung Điểm
- Hiểu biết về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở Phú Thọ 1,0
- Tự hào về bản sắc văn hóa của quê hương 1,0
- ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương 1,0
Bài kiểm tra lớp 11
Câu I. (5 điểm). Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 đ.
1 – C 2- C 3 – D 4 – A 5 – C
6 - A 7 - B 8 – B 9 – A 10 – D
Câu II. (2 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 đ.
1 - b 2 - a 3- d 4 – c
Câu III. (3 điểm) Đây là câu hỏi mở, HS có thể diễn đạt theo ý mình, cần đảm bảo
các nội dung cơ bản sau :
Nội dung Điểm
- Hiểu biết về lịch sử, truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm của nhân dân Phú Thọ
1,0
- Biết ơn và tự hào về các thế hệ đã chiến đấu bảo vệ quê hương 1,0
- Tự ý thức trách nhiệm của bản thân đối với quê hương 1,0
211
Phụ lục 4F. Một số kết quả kiểm tra kiến thức trong quá trình thực nghiệm
1.3.1 1. Bảng kết quả TNSP vận dụng dạy học dự án trong bài học LSĐP
Trường
Lớp/ Sĩ số Kết quả
X 3 4 5 6 7 8 9 10
THPT
Việt
Trì
ĐC
10A6
45
0 0 1 11 25 8 0 0
6,89
100% 0 0 2,2 24 56 17,8 0 0
TN 10A8
44
0 0 0 7 18 12 7 0
7,43
100% 0 0 0 15,9 40,9 27,3 15,9 0
THPT
Tử Đà
ĐC
11A3
47
0 2 3 12 17 12 1 0
6,79
100% 0 4,3 6,4 25,5 36,2 25,5 2,1 0
TN 11A5
45
0 0 1 8 16 17 3 0
7,29
100% 0 0 2,2 17,8 35,5 37,8 6,7 0
THPT
Long
Châu
Sa
ĐC
12A5
48
0 3 2 17 21 4 1 0
6,50
100% 0 6,3 4,2 35,4 43,8 8,3 2
TN 12A6
47
0 0 1 9 23 11 3 0
7,13
100% 0 0 2,1 19,1 49 23,4 6,4 0
212
2. Bảng thống kê kết quả TNSP vận dụng dạy học hợp đồng vào bài học LSĐP
Trường Lớp/ Sĩ số Kết quả
X 3 4 5 6 7 8 9 10
THPT
Việt
Trì
ĐC
11A1
45
0 3 9 12 15 6 0 0
6,27
100% 0 6,7 20 26,7 33,3 13,3 0 0
TN
11A2
45
0 0 0 8 10 19 8 0
7,60
100% 0 0 0 17,8 22,2 42,2 17,8 0
THPT
Nguyễn
Tất
Thành
ĐC
10A5
43
0 2 5 23 9 4 0 0
6,19
100% 0 4,6 11,6 53,6 20,9 9,3 0 0
TN
10A6
42
0 0 2 13 16 8 3 0
6,93
100% 0 0 4,7 31 38,1 19,1 7,1 0
THPT
Long
Châu
Sa
ĐC
10A2
40
0 4 2 5 18 10 1 0
6,78
100% 0 10 5 12,5 45 25 2,5 0
TN 10A8
43
0 0 1 3 19 17 3 0
7,42
100% 0 0 2,33 6,97 44,2 39,53 6,97 0
213
3. Bảng kết quả TNSP sử dụng di sản văn hóa trong dạy học LSĐP
Trường Lớp/ Sĩ số Kết quả
X 3 4 5 6 7 8 9 10
THPT
Việt
Trì
ĐC
12A1
45
0 0 6 9 21 8 1 0
6,76
100% 0 0 13,3 20 46,7 17,8 2,2 0
TN
12A2
45
0 0 4 3 20 13 5 0
7,27
100% 0 0 8,9 6,7 44,4 28,9 11,1 0
THPT
Thanh
Sơn
ĐC
11A3
45
0 3 7 12 18 5 0 0
6,33
100% 00 6,7 15,6 26,6 40 11,1 00 0
TN
TN
11A5
47
0 1 5 11 19 10 1 0
6,74
100% 0 2,13 10,64 23,4 40,4 21,3 2,13 0
THPT
Tử Đà
ĐC
11A3
44
0 2 3 17 12 9 1 0
6,59
100% 0 4,5 6,8 38,6 27,3 20,5 2,3 0
TN 11A4
45
0 0 6 7 17 11 4 0
7,00
100% 0 0 13,3 15,6 37,8 24,4 8,9 0
214
Phụ lục 4G.
CÔNG THỨC TOÁN HỌC THỐNG KÊ
DÙNG ĐỂ XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Các phương pháp tính của toán học thống kê có ý nghĩa rất lớn trong việc
đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm có chính xác, khoa học hay không. Những
tham số trong toán học thống kê như trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn,
các giá trị khảo sát t và tα là cơ sở để chúng tôi rút ra kết luận về ý nghĩa của các
biện pháp thực nghiệm sư phạm.
Kết quả bài kiểm tra ở các lớp TN, ĐC được chúng tôi tổng hợp, chấm điểm,
phân loại và xử lý theo các công thức sau:
- Tính điểm trung bình cộng:
= =
Trong đó:
X : Trung bình cộng
n: Số học sinh được kiểm tra
fixi: Tích số giữa tần số điểm và giá trị của xi tại tần số điểm số đó
- Phương sai và độ lệch chuẩn: là tham số đo độ chụm của các số liệu quanh
giá trị trung bình cộng. Căn cứ vào độ lệch chuẩn, có thể nhận ra kết quả của việc
kiểm tra.
Độ lệch chuẩn (căn bậc hai của phương sai) tính theo công thức:
S2 =
Phương sai độ lệch chuẩn tính theo công thức:
S =
Trong đó:
S2: Phương sai
S: Độ lệch chuẩn
215
X : Trung bình cộng
n: Số HS được kiểm tra
ni: Tần số lần điểm tại các giá trị xi
- Tính giá trị khảo sát (t) để so sánh sự khác biệt giữa nhóm TN và nhóm
ĐC: Chúng tôi sử dụng phép thử student để tìm sự khác biệt giữa hai nhóm. Công
thức tính:
t = ( TN - ĐC) .
Trong đó:
X ĐC: Giá trị trung bình cộng của lớp ĐC
X TN: Giá trị trung bình cộng của lớp TN
S2ĐC: Phương sai của lớp ĐC
S2TN: Phương sai của lớp TN
n: Số HS được kiểm tra
Dùng bảng phân phối Student với α = 0,05 và độ lệch chuẩn tự do k = 2n-2
để tìm tα giới hạn. Nếu t ≥ tα thì sự khác biệt giữa X ĐC và X TN có ý nghĩa, nếu t <
tα thì sự khác biệt giữa X ĐC và X TN là chưa đủ ý nghĩa. Trong trường hợp này, chưa
thể kết luận phương pháp mới tốt hơn hay không hiệu quả hơn phương pháp cũ.
216
BẢNG PHÂN PHỐI STUDENT
Số bậc
tự do
Mức ý nghĩa α (tiêu chuẩn 2 phía)
K 0,10 0,05 0,02 0,01 0,002 0,001
1
2
3
4
5
6
6,31
2,92
2,35
2,13
2,01
1,94
12,7
4,3
3,18
2,78
2,57
2,45
31,82
6,97
4,54
3,75
3,37
3,14
63,7
9,92
5,84
4,60
4,30
3,71
318,2
22,33
10,22
7,17
5,89
5,21
637,0
3,16
1,29
8,61
6,86
5,96
7 1,39 2,36 3,00 3,50 4,79 5,40
8 1,86 2,31 2,90 3,36 4,50 5,04
9 1,83 2,26 2,82 3,25 4,30 4,78
10 1,81 2,23 2,76 3,17 4,14 4,59
11 1,80 2,20 2,72 3,11 4,03 4,44
12 1,78 2,18 2,68 3,05 3,93 4,32
13 1,77 2,16 2,65 3,01 3,85 4,22
14 1,76 2,14 2,62 2 ,98 3,79 4,14
15 1,75 2,13 2,60 2,95 3,73 4,07
16 1,75 2,12 2,58 2,92 3,69 4,01
17 1,71 2,11 2,57 2,90 3,65 3,96
18 1,73 2,10 2,55 2,88 3,61 3,92
19 1,73 2,09 2,54 2,86 3,58 3,88
20 1,73 2,09 2,53 2,85 3,55 3,85
21 1,72 2,08 2,52 2,83 3,53 3,82
22 1,72 2,07 2,51 2,82 3,51 3,79
23 1,71 2,07 2,50 2,81 3,49 3,77
24 1,71 2,06 2,49 2,80 3,47 3,73
25 1,71 2,06 2,49 2,79 3,45 3,72
217
26 1,71 2,06 2,48 2,78 3,44 3,71
27 1,71 2,05 2,47 2,77 3,42 3,69
28 1,70 2,05 2,46 2,76 3,40 3,66
29 1,70 2,05 2,46 2,76 3,40 3,66
30 1,70 2,04 2,46 2,76 3,40 3,65
40 1,68 2,02 2,42 2,70 3,31 3,55
60 1,67 2,00 2,39 2,66 3,23 3,46
120 1,66 1,98 2,36 2,62 3,17 3,37
1,64 1,96 2,33 2,58 3,09 3,29
218
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH TÁC GIẢ THỰC HIỆN LUẬN ÁN
Bà Nguyễn Thị Kim Hải – Nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Hội Di sản
tỉnh Phú Thọ trong cuộc trao đổi với tác giả về vấn đề sử dụng di sản văn hóa trong
dạy học Lịch sử địa phương
Tác giả đang trao đổi với ông Nguyễn Tiến Khôi, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử
tỉnh Phú Thọ về công tác nghiên cứu và dạy học lịch sử địa phương ở Phú Thọ
219
Tác giả trao đổi ý tưởng bài dạy thực nghiệm sư phạm với giáo viên Chu Thị
Kim Tuyến tại trường THPT Việt Trì
Tác giả và giáo viên thực nghiệm Phùng Thị Thu Hường trao đổi về bài thực nghiệm sư
phạm tại trường THPT Vũ Thê Lang (Việt Trì)
220
Tác giả và giáo viên các môn Khoa học xã hội trong một buổi làm việc tại trường THPT Hưng
Hóa ( huyện Tam Nông)
Tác giả tham gia hoạt động ngoại khóa về Lịch sử địa phương tại trường THPT Nguyễn Tất
Thành (Việt Trì)