VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀN TUẤN NĂNG
LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN
Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀN TUẤN NĂNG
LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN
Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62 31 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÝ HÀNH SƠN
2. PGS.TS. HÀ ĐÌNH THÀNH
HÀ NỘ
215 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Lễ cấp sắc của người Dao tiền ở huyện Ngân sơn, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHKHXH&NV: Đại học hoa học xã hội và Nhân văn
GS : Giáo sƣ
Nxb : Nhà xuất bản
PGS.TS: Phĩ giáo sƣ tiến sĩ
PL : Phụ lục
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN ....................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 10
1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 18
1.3. Khái quát về ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn ..................................... 26
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 32
Chƣơng 2: LỄ CẤP SẮC 3 ĐÈN TRONG GIA ĐÌNH NGƢỜI DAO TIỀN ..... 34
2.1. Những nghi lễ liên quan tới tên gọi ........................................................... 34
2.2. Cấp sắc 3 đèn của ngƣời Dao Tiền ............................................................ 42
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 60
Chƣơng 3: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA DÕNG HỌ NGƢỜI DAO TIỀN ........ 62
3.1. Diễn trình tổ chức lễ Sìn pè đàng .............................................................. 64
3.2. Sự chuẩn bị và các nghi lễ mở đầu cho cấp sắc 12 đèn ............................. 75
3.3. Các nghi lễ tiếp theo của cấp sắc 12 đèn ................................................... 92
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 103
Chƣơng 4: BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HĨA
TỘC NGƢỜI .104
4.1. Biến đổi trong lễ cấp sắc .......................................................................... 104
4.2. Những vấn đề đặt ra đối với bảo tồn các giá trị văn hĩa tộc ngƣời của lễ
cấp sắc ............................................................................................................. 125
4.3. Kiến nghị ................................................................................................. 141
Tiểu kết chƣơng 4 .......................................................................................... 145
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147
DANH MỤC NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ............................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở Việt
Nam cĩ 751.067 ngƣời, xếp thứ 9 trong danh mục thành phần các dân tộc Việt
Nam, cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào
Cai... Trong đĩ, ngƣời Dao ở Bắc Kạn cĩ 51.801 ngƣời, chiếm 17,6% dân số
tồn tỉnh, đơng thứ hai trong 7 dân tộc của tỉnh. Về ngơn ngữ, ngƣời Dao thuộc
nhĩm ngơn ngữ Hmơng-Dao (gồm 3 dân tộc Hmơng, Dao, Pà Thẻn). Vài chục
năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, ngƣời Dao ở một số tỉnh phía Bắc
đã di cƣ vào Tây Nguyên và Nam Bộ để lập nghiệp. Do vậy, địa bàn cƣ trú của
đồng bào Dao hiện nay khá rộng, phân bố cả trên 3 miền: Bắc, Trung, Nam.
Căn cứ vào một số đặc điểm văn hố, dân tộc Dao ở nƣớc ta đƣợc chia ra
7 nhĩm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lơ Gang (Dao Thanh Phán),
Dao Quần Trắng, Dao Thanh y (Dao Chàm), Dao Tuyển (cịn gọi là Dao Áo Dài,
Dao Làn Tẻn). Nếu theo ngơn ngữ thì cĩ 2 phƣơng ngữ: các nhĩm Dao sử dụng
phƣơng ngữ Mùn cĩ Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Tuyển; các nhĩm Dao
nĩi phƣơng ngữ Miền cĩ Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lơ Gang, Dao Quần Chẹt.
Dao Tiền là một nhĩm địa phƣơng tộc ngƣời Dao, tự gọi mình là Kềm
Miền nên nằm trong phƣơng ngữ Miền. Họ đƣợc gọi nhƣ vậy là do căn cứ vào cổ
áo sau gáy của phụ nữ cĩ đeo vài đồng tiền xu. Nếu dựa vào trang phục nữ, cĩ
thể phân ra hai bộ phận Khăn trắng và Khăn đen, trong bộ phận Khăn Trắng ở
Đơng Bắc lại cĩ hai chi: Váy dài, Váy ngắn. Song, một số nhĩm Dao khác lại
dựa vào truyền thuyết và quá trình chuyển cƣ để gọi họ là Dao Tiểu Bản (Dù
Ton miền), Người của bà hai (Ma pháy miền)...
Đến nay, số lƣợng nghiên cứu về ngƣời Dao khá đa dạng, cĩ nội dung đề
cập hầu hết các vấn đề. Trong đĩ, rất nhiều cơng trình đều khẳng định, ở đồng
bào Dao nĩi chung và ngƣời Dao Tiền nĩi riêng, lễ cấp sắc luơn đƣợc coi là hiện
2
tƣợng văn hố đặc trƣng. Tuy vậy, ở nhĩm Dao Tiền, hầu hết các nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở lễ cấp sắc 3 đèn. Một vài tác giả cĩ đề cập đến cấp sắc 7 đèn,
đặc biệt là lễ cấp sắc 12 đèn gần nhƣ mới chỉ đƣợc đề cập qua tƣ liệu hồi cố của
các nghệ nhân bằng một vài mơ tả sơ lƣợc. Trong khi, ngƣời Dao Tiền ở huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn cịn duy trì lễ cấp sắc ở cấp độ 12 đèn.
Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời
gian gần đây cho thấy: ngƣời Dao Tiền ở các huyện Bạch Thơng, Chợ Đồn và
Ba Bể chỉ cịn làm lễ cấp sắc 3 đèn. Riêng nhĩm Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn -
nơi tiếp giáp với huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vẫn lƣu giữ cấp sắc ở 2 cấp
độ: nhỏ nhất là 3 đèn và lớn nhất ở cấp sắc 12 đèn. Trong khi các nhĩm Dao
khác hiện sống ở tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ làm lễ cấp sắc ở hai cấp độ là 3 đèn và 7
đèn, khơng cĩ lễ cấp sắc 12 đèn.
Đối với Dao Tiền ở Ngân Sơn, cấp sắc 3 đèn gần giống nhƣ nhiều nhĩm
Dao: làm cho 1 ngƣời trong gia đình, cịn cấp sắc 12 đèn thì làm cho 12 hoặc 14
cặp vợ chồng trong dịng họ. Do là việc lớn, nên để cĩ đƣợc sự đồng thuận cho
cả dịng họ cùng thực hành các kiêng kị khi tổ chức nghi lễ là rất phức tạp. Cĩ
những dịng họ đã rất lâu chƣa từng làm lễ này, trong khi nghi lễ thì mai một
dần. Năm 2009, sau rất nhiều nỗ lực, dịng họ Chu ở thơn Khuổi Vuồng, xã
Trung Hồ, huyện Ngân Sơn mới tổ chức đƣợc lễ sau 57 năm gián đoạn. Cá biệt
ở gần đĩ, cĩ những dịng họ đã hơn 70 năm nay vẫn chƣa cĩ đủ điều kiện và khả
năng để tổ chức cấp sắc ở cấp 12 đèn. Do vậy, nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn
hố, tín ngƣỡng trong tổ hợp các lễ nghi cấp sắc của ngƣời Dao ở huyện Ngân
Sơn tỉnh Bắc Kạn là cấp thiết.
Ngồi ra, với cƣơng vị là cán bộ của Viện Văn hố & Phát triển thuộc
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, thực hiện đề tài này cịn giúp tơi cĩ
những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình giảng dạy, áp dụng đƣờng lối của
Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối với việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hố
của các dân tộc, kể cả lễ cấp sắc của ngƣời Dao trong bối cảnh mới.
3
Với các lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài: Lễ cấp sắc của người Dao
Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn làm luận án tiến sĩ Nhân học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở tƣ liệu điền dã dân tộc học và các nguồn tƣ liệu khác, bƣớc
đầu giới thiệu một cách cĩ hệ thống và chi tiết về các lễ nghi trong cấp sắc 3 đèn,
12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn;
- Làm rõ những biến đổi của các lễ nghi trong khung cảnh phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phƣơng hiện nay;
- Đƣa ra một số kiến nghị để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố trong
các lễ nghi của cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của ngƣời Dao Tiền trong bối cảnh mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những đặc điểm văn hĩa trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền.
Quá trình nghiên cứu cần coi cấp sắc nhƣ yếu tố văn hĩa, con ngƣời tham gia
vào nghi lễ nhƣ một diễn trình, tức khơng làm thay đổi giá trị gốc của nghi lễ.
- Chỉ ra vai trị của lễ cấp sắc trong đời sống xã hội và tín ngƣỡng của
ngƣời Dao nĩi chung, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nĩi riêng.
- Nêu lên những biến đổi chủ yếu trong lễ cấp sắc hiện nay và nguyên
nhân của sự biến đổi, trên cơ sở đĩ đƣa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn các giá
trị văn hĩa của lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền tại địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu
trong bối cảnh giao lƣu, hội nhập.
- Ngồi ra, do cấp sắc gắn với đặt pháp danh cho ngƣời thụ lễ, nên luận án
cũng cần làm rõ quan hệ tên dƣơng và tên âm; lý giải mối quan hệ âm - dƣơng
ấy cĩ phải là ràng buộc để điều tiết trật tự xã hội trong đời sống ngƣời Dao?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thống nghi lễ cấp sắc 3 đèn và 12 đèn
của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu về hệ thống nghi lễ cấp sắc ở
cấp 12 đèn của nhĩm Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn. Bên cạnh đĩ cũng nghiên
cứu lễ cấp sắc 3 đèn nhƣ một nghi lễ khởi đầu cho nghi lễ ở cấp 12 đèn.
Tuy nhiên, nghiên cứu lễ cấp sắc cần đặt trong tổ hợp các nghi lễ theo hệ
thống, theo trật tự của vịng đời ngƣời, đƣợc cộng đồng thực hành tự nguyện trên
cơ sở các chế định khắt khe của phong tục, tín ngƣỡng... tộc ngƣời.
Luận án cũng đề cập tới biến đổi của lễ cấp sắc hiện nay so với thời kỳ
trƣớc năm 1986, đặc biệt là trƣớc khi tái lập tỉnh Bắc Kạn năm 1997.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Luận án đã tập trung nghiên cứu về lễ cấp sắc đang diễn ra tại huyện Ngân
Sơn. Đồng thời, cĩ so sánh sự biến đổi của lễ cấp sắc hiện tại so với thời gian
trƣớc Đổi mới năm 1986, thơng qua các tƣ liệu phỏng vấn hồi cố.
3.2.3. Phạm vi khơng gian
Khơng gian nghiên cứu của luận án đã đƣợc tập trung chủ yếu tại huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - nơi cĩ nhiều ngƣời Dao Tiền sinh sống và vẫn cịn gìn
giữ đƣợc lễ cấp sắc ở cấp độ 3 đèn và 12 đèn.
Do ngƣời Dao Tiền cƣ trú quây quần trong các bản, nên chúng tơi đã chọn
điểm nghiên cứu là các xã Trung Hịa, Thƣợng Ân, Cốc Đán của huyện Ngân
Sơn - nơi cĩ đơng ngƣời Dao này. Trong những xã ấy, chỉ tập trung vào một số
bản, nhất là bản cĩ thực hành lễ cấp sắc để nghiên cứu. Ngồi ra, chúng tơi cũng
đã khảo sát tại một số bản ngƣời Dao Tiền ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng để cĩ cái nhìn tồn diện hơn về nghi lễ cấp sắc 12 đèn.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng để
nhìn nhận các hiện tƣợng trong lễ cấp sắc, trong đĩ áp dụng khá triệt để phép
logic biện chứng để giải quyết một số vấn đề chuyên mơn của luận án. Từ khi
5
triển khai nghiên cứu, tác giả khơng xem xét lễ cấp sắc nhƣ một thành tố tồn tại
độc lập mà đặt nĩ trong bối cảnh văn hố ứng xử của cộng đồng Dao Tiền, đồng
thời đặt trong quan hệ với các thành tố văn hố khác của ngƣời Dao. Vì thế, dù
nghiên cứu về cấp sắc, tác giả luơn quan tâm đến mối liên hệ với các hiện tƣợng
văn hố của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn để xâu chuỗi các hiện tƣợng
nhằm tìm ra vai trị, giá trị của lễ cấp sắc, lý giải về bản chất của nĩ. Luận án
cũng đặt ngƣời Dao Tiền ở Ngân Sơn trong mối quan hệ giữa nhiều nhĩm Dao
và với tộc ngƣời láng giềng để làm rõ đặc trƣng lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền.
Áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về lễ cấp
sắc, tác giả nhìn nhận các lễ nghi cấp sắc là một thành tố khả biến, tức phải đặt
trong bối cảnh lịch sử, cĩ hình thành và biến đổi. Từ đĩ, làm cơ sở để giải thích
về những biến đổi trong hệ thống lễ nghi cấp sắc của ngƣời Dao Tiền ở huyện
Ngân Sơn hiện nay dƣới tác động từ nhiều yếu tố khác nhau.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận từ gĩc nhìn Nhân học và liên ngành, chủ yếu là Tơn
giáo học, Xã hội học... luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điền dã Dân tộc học
Phƣơng pháp chủ đạo để thu thập tƣ liệu cho luận án là điền dã dân tộc học.
Chúng tơi đã tiến hành nhiều cuộc điều tra khảo sát điền dã tại địa bàn các xã
Cốc Đán, Thƣợng Ân, Trung Hịa, Bằng Vân, Vân Tùng, Thuần Mang... thuộc
huyện Ngân Sơn, đều là những xã cĩ đơng đảo ngƣời Dao Tiền cƣ trú lâu đời.
Cụ thể, vào khoảng năm 2009, đã thực hiện cuộc điền dã đầu tiên để xác định
vấn đề cần sƣu tầm, nghiên cứu và để chọn đề tài luận án. Từ năm 2011 đến năm
2014, chúng tơi đã tiến hành nhiều cuộc điền dã để tham dự các nghi lễ đặt tên
cho trẻ nhỏ, cấp sắc ở cấp độ thấp nhất là 3 đèn cho đến việc tổ chức lễ cấp sắc
12 đèn với sự tham gia của cả dịng họ...
Trong những đợt điền dã vừa qua, chúng tơi đã sử dụng các kỹ thuật: quan
sát trực tiếp, quan sát tham dự, điều tra hồi cố, phỏng vấn sâu, thảo luận nhĩm,
chụp ảnh... Đặc biệt, chúng tơi đã trực tiếp tham dự 03 lễ cấp sắc của ngƣời Dao
6
Tiền: 01 nghi lễ ở cấp 3 đèn, 02 nghi lễ ở cấp 12 đèn. Chúng tơi cũng đã quan sát
các cá nhân của gia đình và dịng họ trong quá trình thực hiện các kiêng kị,
chuẩn bị cho cấp sắc ở cấp 3 đèn và 12 đèn, cũng nhƣ suốt quá trình họ làm lễ...
Do vậy, chúng tơi đã thu thập đƣợc nhiều tƣ liệu và chụp đƣợc nhiều ảnh về lễ
cấp sắc của ngƣời Dao Tiền mà từ trƣớc đến nay chƣa tác giả nào cĩ đƣợc.
Trƣớc khi phỏng vấn, chúng tơi làm một bảng câu hỏi gắn với mục đích
nghiên cứu và với đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Song, quá trình phỏng vấn, các
câu hỏi đƣợc sử dụng linh hoạt để lấy đƣợc nhiều thơng tin từ đối tƣợng phỏng
vấn. Ngồi ra, cĩ lúc phỏng vấn chính thức thì nĩi rõ cho ngƣời đƣợc hỏi về mục
đích nghiên cứu. Cĩ lúc lại phỏng vấn phi chính thức để làm rõ hơn những vấn
đề cần quan tâm. Trong quá trình nĩi chuyện tâm tình với ngƣời dân, chúng tơi
khéo léo lồng những câu hỏi phỏng vấn để ngƣời đƣợc phỏng vấn khơng biết
mình đang đƣợc phỏng vấn, cung cấp thơng tin một cách cởi mở, tự nhiên nhất...
Riêng mỗi cuộc thảo luận nhĩm, chúng tơi thƣờng chọn 6 - 7 ngƣời. Đối tƣợng
thảo luận mỗi nhĩm là những ngƣời cùng giới, dân tộc hoặc nhĩm hỗn hợp cĩ
nhiều lứa tuổi, cũng cĩ khi là nhĩm chỉ bao gồm cán bộ địa phƣơng...
Cĩ thể nĩi, chúng tơi đã gặp nhiều thuận lợi trong các đợt điền dã thu thập
tƣ liệu cho luận án bởi sự nhiệt tình, cởi mở của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này
xuất phát từ việc bản thân tơi cũng là ngƣời Dao Tiền, nên đƣợc ngƣời Dao ở
đây quý mến và sẵn sàng cung cấp các tƣ liệu mà tơi cần nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh
Trong nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học, so sánh văn hĩa là phƣơng pháp
đƣợc sử dụng phổ biến để phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa các
nền văn hố. Trong quá trình thực hiện luận án này, phƣơng pháp so sánh văn
hố cũng đƣợc chúng tơi sử dụng. Cụ thể, đã tiến hành so sánh những biểu hiện
tại lễ cấp sắc của nhĩm Dao Tiền ở Ngân Sơn với ngƣời Dao ở một số địa
phƣơng khác để làm nổi bật những đặc điểm về hệ thống nghi lễ của ngƣời Dao
Tiền ở huyện Ngân Sơn, so sánh những biểu hiện trong nghi lễ của ngƣời Dao
Tiền trong quá khứ và hiện tại để thấy đƣợc sự biến đổi... Từ đĩ, từng bƣớc đánh
7
giá đƣợc khả năng duy trì và bảo tồn lễ cấp sắc trong đời sống văn hĩa truyền
thống của ngƣời Dao Tiền ở nơi đây.
- Phương pháp phân tích tư liệu
Một phƣơng pháp khơng thể thiếu mà luận án đã sử dụng là phân tích các
tài liệu cĩ liên quan đến đề tài luận án. Chúng tơi đã thu thập các tài liệu viết về
ngƣời Dao ở Việt Nam để cĩ đƣợc những hiểu biết một cách tổng quát nhƣng rất
đa dạng đối với các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, cịn tìm đọc các tài liệu
nghiên cứu cĩ liên quan đến vùng ngƣời Dao ở Bắc Kạn, kế thừa các tƣ liệu của
những nhà nghiên cứu đi trƣớc để cĩ thể xác định hƣớng nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp giải mã biểu tượng
Đây là một phƣơng pháp khĩ bởi nĩ dƣờng nhƣ luơn thiếu các câu trả lời
thật chính xác, cụ thể do thiếu cơ sở dữ liệu mang tính thuyết phục. Song, biểu
tƣợng luơn là một giá trị rất quan trọng của tất cả các nghi lễ, lễ hội. Cĩ những
giá trị thăng hoa của nghi lễ đơi khi lại nằm ngồi cả nội dung biểu đạt. Do đĩ,
cho dù phức tạp, nhƣng việc áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu này kết hợp
nhuần nhuyễn với các phƣơng pháp đã nêu trên đã giúp tác giả cĩ những kiến
giải thú vị và cần thiết về nghi lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền.
- Phương pháp chuyên gia
Do đây là vấn đề ít đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu về lễ cấp sắc của
nhĩm Dao Tiền, đặc biệt là nghi lễ cấp sắc ở cấp độ 12 đèn. Do đĩ, trong quá
trình thực hiện đề tài luận án, tác giả luơn đặc biệt chú ý đến phƣơng pháp này
nhằm tận dụng tối đa ý kiến của các nhà khoa học để cĩ thêm các định hƣớng
phù hợp tiến trình nghiên cứu, giải thích các hiện tƣợng của lễ cấp sắc.
Cuối cùng, chúng tơi cịn sử dụng những phƣơng pháp mang tính phổ
thơng nhƣ miêu tả, phân tích, tổng hợp... để hồn thành luận án.
5. Đ ng g p mới về hoa học của luận án
Luận án đã trình bày cụ thể và rõ ràng về vai trị, mối quan hệ giữa tên gọi
và pháp danh của ngƣời đệ tử thụ lễ.
8
Luận án là cơng trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về hệ thống các nghi
lễ cấp sắc từ cấp độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao nhất là cấp
sắc 12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng nĩi riêng cũng
nhƣ ở Việt Nam nĩi chung.
Luận án cung cấp một cách cĩ hệ thống các tƣ liệu về những khía cạnh vật
chất, tinh thần cũng nhƣ vai trị của lễ cấp sắc đối với tộc ngƣời Dao và ngƣời
Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Luận án cịn gĩp thêm tƣ liệu mới cho ngành Nhân học về lễ cấp sắc 12
đèn của ngƣời Dao Tiền nĩi riêng và của tộc ngƣời Dao ở Việt Nam nĩi chung,
gĩp phần làm rõ thêm bức tranh văn hĩa đa dạng của tộc ngƣời Dao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã khẳng định thêm vị trí vai trị của gia đình và dịng họ ngƣời
Dao Tiền nĩi riêng, tộc ngƣời Dao nĩi chung đối với việc gìn giữ các đặc điểm
văn hĩa dân tộc, trong đĩ cĩ việc thực hành hệ thống các lễ nghi liên quan tới
cấp sắc từ cấp độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao nhất là cấp sắc
12 đèn.
Luận án vừa làm rõ bản chất của cấp sắc dƣới gĩc độ văn hĩa và tơn giáo
ở tộc ngƣời Dao, vừa khẳng định thêm về hệ giá trị độc đáo của nghi lễ này đối
với đời sống xã hội, tâm linh ngƣời Dao Tiền cũng nhƣ dân tộc Dao ở Việt Nam.
Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hệ thống các lễ nghi cấp sắc với tín
ngƣỡng truyền thống của đồng bào Dao. Trong đĩ, đội ngũ thầy cúng ngƣời Dao là
những ngƣời khơng chỉ trực tiếp thực hành, mà cịn trực tiếp lƣu giữ các giá trị đặc
trƣng văn hĩa liên quan tới cấp sắc và trao truyền từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với ngƣời Dao, tất cả đàn ơng đƣợc mời làm thầy trong lễ cấp sắc 12 đèn
đều phải là ngƣời đã trực tiếp thụ lễ cấp sắc 12 đèn. Nếu các dịng họ ít tổ chức,
số lƣợng các thầy cúng của nghi lễ cũng sẽ ít dần, trong khi tần số tổ chức tại các
dịng họ khoảng vài chục năm mới cĩ một lần nên số ngƣời am hiểu quá trình
9
hành lễ sẽ ngày một hiếm. Dưới tác động của xã hội hiện đại, nếu khơng cĩ
những nghiên cứu chuyên sâu để kịp thời tư liệu hố và cĩ các hoạt động bảo
tồn thì việc nghi lễ cấp sắc 12 đèn biến mất trong đời sống người Dao Tiền là
điều khơng tránh khỏi.
Kết quả của luận án rất cĩ ý nghĩa trong việc triển khai xây dựng gia đình
văn hĩa, làng bản văn hĩa tại vùng tộc ngƣời Dao cƣ trú, theo tinh thần Nghị
quyết lần thứ 5 (Khĩa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hố Việt Nam,
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết lần thứ 9 (Khĩa XI) của Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển văn
hĩa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.
Luận án gĩp thêm nguồn tƣ liệu tham khảo cho việc đổi mới chính sách
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao
Tiền ở tỉnh Bắc Kạn cũng nhƣ dân tộc Dao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
và xây dựng nơng thơn mới ở các địa bàn cĩ ngƣời Dao cƣ trú hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngồi các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của luận án đƣợc chia ra làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về
ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn
Chƣơng 2: Lễ cấp sắc 3 đèn trong gia đình ngƣời Dao Tiền
Chƣơng 3: Lễ cấp sắc 12 đèn của dịng họ ngƣời Dao Tiền
Chƣơng 4: Biến đổi trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền và những vấn đề
đặt ra đối với bảo tồn các giá trị
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu c a h c gi nư c ngo i v ngư i ao iệt Nam
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về ngƣời Dao ở nƣớc
ta đã đƣợc đăng rải rác trên các tạp chí: “Dân tộc học Đơng Dƣơng”, “Tạp chí
Đơng Dƣơng”, “Tạp chí Viện Viễn Đơng Bác Cổ” (BEFEO)... Ở thời kỳ này,
nhằm phục vụ cho việc cai trị của thực dân Pháp, một số cha cố và sĩ quan Pháp
đã cĩ những cuộc cơng cán, tìm hiểu, ghi chép về ngƣời Dao. Đáng chú ý là một
số bài viết: Một cuộc cơng cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến
cuối tháng giêng năm 1902 [2], Giản chí về người Mán Cao Lan [3]... của A.
Bonifacy. Tuy nhiên, các bài viết của A. Bonifacy luơn đứng trên quan điểm chủ
nghĩa thực dân, xem ngƣời Dao là dân tộc lạc hậu cần phải đƣợc khai hĩa văn
minh. Bên cạnh đĩ, Bonifacy cịn nhầm lẫn giữa ngƣời Cao Lan với ngƣời Dao.
Ngồi A. Bonifacy, cịn một số học giả Pháp cũng nghiên cứu về ngƣời
Dao ở Việt Nam, tiêu biểu là Maurice Abadie với ấn phẩm “Les Mans du Haut -
Tonkin” [Những ngƣời Mán ở Bắc Kỳ - 150] cơng bố vào năm 1922. Song, ấn
phẩm này cũng chỉ mơ tả về đặc điểm văn hĩa Dao. Giống nhƣ Bonifacy, tác giả
cho rằng dân tộc Pà Thẻn, Sán Dìu, Cao Lan cùng nằm trong khối cộng đồng
dân tộc Dao nên chƣa thể đề cập sâu về đời sống, phong tục cũng nhƣ lễ cấp sắc
của từng nhĩm Dao.
Nhƣ vậy, trong thời kỳ thuộc Pháp, ngƣời Dao ở nƣớc ta từng đƣợc các
cha cố, sĩ quan, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp coi nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu
của ngành Dân tộc học. Song, đây mới chỉ là những tƣ liệu khảo sát, mơ tả sơ bộ
về đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Dao ở một số khu vực tại miền Bắc Việt
Nam. Các khảo sát, nghiên cứu về lễ cấp sắc - một đặc trƣng trong bản sắc văn
hĩa Dao chƣa hề đƣợc các tác giả đề cập ở thời điểm này.
11
Trong thời kỳ Liên Xơ cũ, một số học giả dân tộc học Xơ Viết cũng đã
tìm hiểu, nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam, chẳng hạn nhƣ các tác giả A.I.
Lexkinen; N.N. Tsebocxrov; I.A. Tsebocxrova; M.V. Kriukov... Trong đĩ, đáng
chú ý là cơng trình “Chủng tộc, Dân tộc, Văn hĩa” xuất bản năm 1971 bằng
tiếng Nga của hai vợ chồng N.N. Tsebocxrov và I.A. Tsebocxrova [114], đã đề
cập đến các yếu tố nhân chủng và một số tập quán liên quan đến ăn mặc, ở, sinh
hoạt xã hội của các nhĩm Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Quần Trắng ở nƣớc ta...
Tuy nhiên, việc khảo sát, nghiên cứu tỉ mỉ và cĩ hệ thống về nghi lễ cấp sắc -
một nghi lễ rất đặc trƣng và tiêu biểu cho bản sắc văn hĩa Dao ở trong cơng trình
ấy dƣờng nhƣ vẫn hồn tồn vắng bĩng.
Năm 1982, học giả ngƣời Pháp Jacques Lemoine cho xuất bản cuốn sách
với tiêu đề “Yao ceremorial paitings” [Tranh Đạo giáo của ngƣời Dao - 149].
Tuy khơng đề cập trực tiếp đến ngƣời Dao ở Việt Nam, song cuốn sách cĩ nội
dung chủ yếu về bức tranh đạo giáo trong đời sống tín ngƣỡng ở tộc ngƣời Dao
nĩi chung, vì thế đã cung cấp cho chúng tơi nhiều gợi mở để kế thừa khi phân
tích và đánh giá các yếu tố mang tính Đạo giáo trong hệ thống các nghi lễ liên
quan tới cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của ngƣời Dao Tiền tại địa bàn đƣợc chọn
nghiên cứu.
Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về ngƣời Dao đƣợc tổ chức ở thành phố
Thái Nguyên vào năm 1995, cĩ hai bài viết liên quan đến ngƣời Dao ở Việt
Nam. Cụ thể là báo cáo của học giả Trung Quốc Trƣơng Hữu Tuấn “Mấy vấn đề
người Dao di cư vào Việt Nam” [61, tr.376-385] và của ngƣời Pháp Jacques
Lemoine “Khái quát về di sản văn hố Dao và hiện đại hố ở Việt Nam” [61,
tr.391-399]. Trong bài viết của mình, J. Lemoine đã nhận định: S đa dạng của
các nhĩm cùng bản sắc riêng của m i nhĩm là đ c điểm chính của người Dao ở
Việt Nam... Ngày nay, khi xem x t những n t đ c trưng của người Dao ch ng ta
cĩ thể thấy rằng, ngồi ngơn ngữ và tên gọi họ đ t cho mình và những nhĩm
khác cịn cĩ thể ch ý đến những đ c điểm về nhà ở, trang phục, tập quán và tơn
giáo riêng” [61, tr.391-392]. Tuy cĩ đề cập tới đặc điểm tín ngƣỡng tơn giáo của
12
ngƣời Dao ở hai phƣơng ngữ Miền và Mùn, song lại khơng đề cập đến lễ cấp sắc
của ngƣời Dao ở Việt Nam nĩi chung và ngƣời Dao Tiền nĩi riêng.
1.1.2. Nghiên cứu c a m t số h c gi trong nư c v ngư i ao iệt
Nam v v lễ cấp sắc c a t c ngư i n y
Nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam trong thời kỳ trƣớc Cách mạng
tháng Tám năm 1945 chỉ thiên về mơ tả khái lƣợc các vấn đề nhƣ địa bàn cƣ trú,
trang phục, đề cập đến một số nét cơ bản trong đời sống xã hội và phần nhỏ về
tín ngƣỡng, hầu nhƣ chƣa đề cập đến lễ cấp sắc. Cụ thể nhƣ sau:
Dƣới thời kỳ phong kiến tự chủ, đáng chú ý nhất đối với ấn phẩm của học
giả triều đình phong kiến đã để lại là Kiến văn tiểu lục” (1777) của Lê Quý
Đơn [40]. Trong đĩ, ơng đã mơ tả khái lƣợc về đời sống di cƣ, cách ăn mặc của
ngƣời Mán (Dao) ở khu vực Tuyên Quang ngày nay. Ngồi ra, cịn cĩ một số tác
phẩm nhƣ Hưng Hĩa phong thổ lục” (1778) của Hồng Bình Chính [17],
Hưng Hĩa ký lược” (1856) của Phạm Thận Duật [25] cũng đã đề cập đơi nét về
các tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam, trong đĩ cĩ ngƣời Dao. Tuy nhiên, những tƣ
liệu trong các tác phẩm trên chỉ mang tính chất giới thiệu sơ lƣợc về tên gọi và
một số phong tục tập quán của tộc ngƣời này, nên chƣa đề cập đến lễ cấp sắc của
ngƣời Dao.
Sau năm 1954, miền Bắc hồn tồn giải phĩng, những vấn đề nghiên cứu
khoa học cụ thể về ngƣời Dao đƣợc giới khoa học đặt ra và tiến hành nhiều đợt
khảo sát. Năm 1963, tác giả Trần Quốc Vƣợng cĩ bài viết Qua nghiên cứu Bình
Hồng khốn điệp thử bàn về nguồn gốc người Dao (Mán) [144]. Vấn đề nguồn
gốc lịch sử ngƣời Dao đã đƣợc giới khoa học ở Việt Nam khá lƣu tâm trong một
thời gian dài. Một cơng trình nghiên cứu quan trọng về ngƣời Dao đƣợc cơng bố
tiếp theo là cuốn Người Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn
Khắc Tụng, Nơng Trung, Nguyễn Nam Tiến xuất bản năm 1971 [35]. Cuốn sách
đã bàn khá kỹ về các nội dung nhƣ: nguồn gốc lịch sử tộc ngƣời, các lĩnh vực
văn hĩa truyền thống. Trong tác phẩm ấy, nhĩm tác giả đã dành một chƣơng bàn
về các sinh hoạt văn hĩa tín ngƣỡng của ngƣời Dao, kể cả lễ cấp sắc nhƣng về cơ
13
bản cũng chỉ là những mơ tả chung, cĩ tính khái lƣợc, chƣa cĩ điều kiện đi sâu
vào từng nhĩm Dao. Cụ thể, các tác giả đã cơ bản đề cập đến một số nội dung
của cấp sắc ở các cấp 3 đèn, 7 đèn, 9 đèn, 12 đèn. Song, với cấp sắc 12 đèn,
dƣờng nhƣ chỉ là những tƣ liệu hồi cố của các nghệ nhân cao tuổi từng đƣợc
chứng kiến hoặc trải qua nghi lễ nên những khảo tả cịn khá sơ lƣợc, nhiều vấn
đề quan trọng của hệ thống nghi lễ chƣa đƣợc khảo sát, cơng bố tại cơng trình
này. Do đĩ, dù là cơng trình cĩ tính mở đầu cho các nghiên cứu theo từng hệ
thống, vấn đề cụ thể của ngƣời Dao ở Việt Nam, nhƣng với đặc trƣng văn hĩa
từng nhĩm Dao, nếu chỉ căn cứ vào những khảo sát chung, sẽ rất khĩ tìm hiểu
đƣợc những quy định, tập quán riêng của từng nhĩm trong quá trình tiến hành lễ
cấp sắc, một nghi lễ đặc biệt quan trọng trong vịng đời của ngƣời Dao.
Sau năm 1986, một cơng trình chuyên khảo về ngƣời Dao rất đáng chú ý
là cuốn Văn hĩa truyền thống người Dao ở Hà Giang [50] do Phạm Quang Hoan
và Hùng Đình Quý chủ biên. Các tác giả đã cĩ những khảo cứu khá tỉ mỉ về hai
nhĩm Dao Đỏ và Dao Áo Dài trên các phƣơng diện ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển
và đời sống tín ngƣỡng, trong đĩ cĩ lễ cấp sắc. Song, do địa bàn cƣ trú tại Hà
Giang khơng cĩ sự hiện diện đơng đảo của nhĩm Dao Tiền nên các mơ tả về đời
sống văn hĩa của nhĩm Dao này khơng thể thực hiện đƣợc. Bên cạnh đĩ, cĩ lẽ
do đã bị mai một, thất truyền nên trong nghi lễ cấp sắc của ngƣời Dao, đặc biệt
là nhĩm Dao Đỏ (nhĩm cĩ cùng phương ngữ với nhĩm Dao Tiền), các tác giả
cũng chủ yếu đề cập đến nghi lễ cấp sắc 3 đèn.
Cuốn Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Đỗ Quang Tụ,
Nguyễn Liễn (đồng chủ biên) [118] cĩ dành một phần nhỏ giới thiệu về lễ Lập
tịch (lễ cấp sắc), nhƣng chƣa mơ tả, khảo cứu đƣợc gì ngồi giới thiệu nội dung,
ý nghĩa cấp sắc 3 đèn và 7 đèn của nhĩm Dao Tuyển. Việc mơ tả nghi lễ cịn khĩ
hiểu và rất khái quát, ít cĩ giá trị đối với nghiên cứu Dân tộc học. Cịn cuốn
Phong tục tập quán của người Dao ở Thanh Hĩa [137] của tác giả Đào Thị Vinh
đã đề cập đến sản xuất, văn hĩa vật chất và sinh hoạt xã hội, kể cả tín ngƣỡng
tơn giáo và những nghi lễ trong chu kỳ vịng đời Dao ở Thanh Hĩa. Trong ấn
14
phẩm này, lễ cấp sắc của ngƣời Dao cũng đã đƣợc tác giả đề cập đến, nhƣng chỉ
dừng lại ở cấp độ 3 đèn (qua tang) mà thơi.
Cấp sắc là một nghi lễ phức tạp, tập hợp nhiều nội dung, tín ngƣỡng và
những biểu hiện của Đạo giáo. Chẳng hạn, ngƣời đƣợc cấp sắc sau này cĩ làm
thầy cúng hay khơng? Giá trị những lời răn dạy, giáo huấn trong đạo sắc, nội
dung các bức tranh thờ... Vì vậy, cũng đã cĩ một số ấn phẩm về nghi lễ này.
Trong đĩ, cĩ thể kể một số nhƣ luận án tiến sĩ Thầy c ng của người Dao Họ ở
Lào Cai (qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể) của Phạm Văn Dƣơng [30],
Tranh thờ dân tộc Dao ở Bắc Bộ Việt Nam của Phan Ngọc Khuê [59] - bài viết
đã nĩi tới hệ thống tranh thờ và quan niệm về thần linh trong đời sống tâm linh
của ngƣời Dao thơng qua một số nghi lễ nhƣ tang ma, cúng Bàn Vƣơng và đặc
biệt là hệ thống tranh thờ tại lễ cấp sắc. Song, do phạm vi đề cập rộng (ngƣời
Dao ở Bắc Bộ), nên những giới thiệu cũng chỉ mang tính khái quát, đƣợc tác giả
tiếp cận theo gĩc độ tranh Đạo giáo của ngƣời Dao nĩi chung. Bài viết Tín
ngưỡng tơn giáo của người Dao ở Việt Nam của Vƣơng Duy Quang [84] đã đề
cập đến những nghi lễ... vật và
động vật nơi đây khá đa dạng phong phú. Trong đĩ, diện tích đất Lâm nghiệp là
51.712,78 ha: rừng sản xuất cĩ 26.468,41 ha; rừng phịng hộ cĩ 25.244,37 ha...
Cĩ thể nĩi, huyện Ngân Sơn cĩ địa hình chia cắt mạnh với nhiều yếu tố
bất lợi của thiên nhiên, gây khĩ khăn trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố
trí sản xuất, ảnh hƣởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.
1.3.2. Địa b n cư trú hiện nay v nguồn gốc lịch sử ngư i ao Ti n
huyện Ngân Sơn
Theo các tài liệu đã đƣợc cơng bố, huyện Ngân Sơn chủ yếu cĩ 2 nhĩm
Dao, đĩ là Dao Tiền, Dao Đỏ. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, huyện Ngân Sơn cĩ tổng số 27.680 nhân khẩu (tính đến thời điểm tháng
6/2014 là 29.610 ngƣời), gồm các dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng, Hmơng và
Hoa. Đến năm 2009, riêng tộc ngƣời Dao cĩ 7.444 nhân khẩu, đứng vào hàng
thứ hai, chỉ sau dân tộc Tày là 10.570 ngƣời. Trong tổng số ngƣời Dao ở huyện
Ngân Sơn cĩ khoảng 4.000 là ngƣời Dao Tiền. Về phân bố cƣ trú ngƣời Dao,
trong đĩ cĩ ngƣời Dao Tiền ở các xã của huyện Ngân Sơn tính theo Tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2009: thị trấn Nà Phặc cĩ 433 ngƣời (7,6% trong tổng số
dân của huyện); Thƣợng Ân cĩ 993 ngƣời (53,0%); Bằng Vân cĩ 625 ngƣời
(22,1%); Cốc Đán cĩ 1.341 ngƣời (53,4%); Trung Hịa cĩ 573 ngƣời (43,0%);
Đức Vân cĩ 275 ngƣời (19,4%); Vân Tùng cĩ 608 ngƣời (17,4%); Thƣợng Quan
cĩ 1.439 ngƣời (46,1%); Lãng Ngâm cĩ 191 ngƣời (8,4%); Thuần Mang cĩ 609
ngƣời (29,7%); Hƣơng Nê cĩ 357 ngƣời (30,4%). Trong đĩ, ngƣời Dao Tiền tập
trung đơng đúc ở các xã Thƣợng Ân, Trung Hịa và Cốc Đán, đều là những xã
đặc biệt khĩ khăn nằm trong Chƣơng trình 135 giai đoạn II của Chính phủ.
Về nguồn gốc lịch sử, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn cũng nhƣ ngƣời
Dao ở nƣớc ta cĩ thể là gốc gác của nhĩm ngƣời Man, đƣợc coi là tổ tiên của
ngƣời Hmơng và Dao, cƣ trú rải rác khắp triền sơng Dƣơng Tử và sơng Tây
Giang ở Trung Quốc từ những năm 2.000 trƣớc Cơng nguyên [66, tr.119-138].
29
Song, quá trình ngƣời Dao Tiền đến huyện Ngân Sơn nhƣ thế nào thì hiện nay
đồng bào ở đây khơng cịn nhớ nữa. Cĩ điều là trong sách cúng hiện cịn lƣu giữ
ở nhiều dịng họ cĩ ghi cụ thể về chuyến vƣợt biển của ngƣời Dao Tiền. Sách nĩi
rằng trƣớc kia đồng bào sống ở đất tổ (ở Trung Quốc), do khĩ khăn thiếu thốn
nên đi tìm nơi khác sinh sống, khơng cĩ đƣờng đi bộ phải đi bằng thuyền qua
biển. Sách cịn ghi cụ thể số lƣợng thuyền xuống biển là 7, về sau gặp giĩ bão
nên chỉ cĩ 2 thuyền cặp bến. Điều này thấy hợp lý với sự nhận định “Cịn những
người Dao ở Đơng bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt
Nam vào khoảng thế kỷ thứ XIII cho tới đầu thế kỷ XX, họ đi bằng đường thuỷ là
chủ yếu”, hoặc “Dao Đỏ và Dao Tiền ở Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên
Quang, đã từ Quảng Đơng và Quảng Tây đến Việt Nam cũng vào khoảng thời
Minh” [35, tr.22-23]. Nhƣ vậy, cĩ thể nĩi, từ lâu đời ngƣời Dao Tiền đã cĩ mặt ở
huyện Ngân Sơn cũng nhƣ các huyện khác thuộc tỉnh Bắc Kạn.
1.3.3. Đơi nét v đặc điểm kinh tế, xã h i ngư i ao Ti n Ngân Sơn
Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn hồi cố tại các điểm nghiên cứu cho
thấy, trƣớc đây ngƣời Dao Tiền ở Ngân Sơn sống du canh, gắn bĩ với rừng núi
bằng cách làm rẫy với chăn nuơi thả rơng nên văn hố của họ là văn hố nƣơng
rẫy. Họ khơng chỉ tích luỹ đƣợc kinh nghiệm canh tác nhiều loại nƣơng mà cịn
cĩ nhiều nghi lễ liên quan đến nƣơng rẫy, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Do kinh
tế tự cấp, họ làm đủ các nghề phụ: trồng bơng, dệt vải, nhuộm chàm, mở lị rèn,
làm giấy, mộc, đan lát... Sau năm 1960, đồng bào đã hạ sơn sống định canh định
cƣ và vào hợp tác xã nơng nghiệp. Từ sau năm 1986, ngƣời Dao Tiền ở đây đã
và đang từng bƣớc đổi mới trong hoạt động sinh kế, chuyển sang làm ruộng bậc
thang kết hợp phát triển nghề rừng, trồng các loại cây mới cho năng suất cao và
mang tính hàng hĩa, đặc biệt là đã tăng cƣờng trao đổi mua bán, những nơi cĩ
điều kiện đã mở rộng dần các loại dịch vụ phi nơng nghiệp. Vì vậy, đời sống
kinh tế hiện nay của ngƣời Dao nơi đây khá ổn định và ngày càng nâng cao.
Nhà của ngƣời Dao Tiền ở đây là loại nền đất, với đặc điểm: số gian lẻ, từ
2 đến 3 bếp ở trong nhà, từ 1 đến 3 cửa, ít cửa sổ, bàn thờ đặt trong gĩc gian
30
giữa, nơi ngủ gia chủ thƣờng ở phía sau bàn thờ. Gần đây, do tiện lợi đƣờng sá
và vật liệu xây dựng, ngƣời Dao Tiền ở các xã Cốc Đán, Thƣợng Ân, Trung
Hịa, Bằng Vân... đã dần chuyển sang ở nhà xây cấp 4, và cĩ cả một số nhà cao
tầng. Về trang phục, phụ nữ mặc váy cĩ hoa văn xanh lơ, hình sĩng nƣớc và đồi
núi; áo dài màu chàm, nẹp nhỏ, thêu nhiều hoa văn, cĩ đính các khuy bạc trịn
hay bán nguyệt, ở cổ áo sau gáy đính ít tiền xu. Hiện nay, nhiều phụ nữ Dao Tiền
ở đây vẫn mặc y phục truyền thống, sử dụng nhiều đồ bằng bạc nhƣ vịng cổ,
vịng tay, dây chuyền, hoa tai, nhẫn, lục lạc... Trong ăn uống, mĩn đặc trƣng của
đồng bào bao gồm: nhĩm cơm và bảnh cĩ xơi màu ngũ sắc, bánh gio, bánh đen
than; thức ăn cĩ: thịt chua nhiều loại, thập cẩm, nấm hƣơng tƣơi nấu canh thịt gà
và gừng...; đồ uống cĩ rƣợu hoẵng, rƣợu cất ngâm các vị thuốc bổ, nƣớc lã đun
sơi với rễ, lá cây cĩ vị bổ gan, thận... Các đồ ăn thức uống này hiện vẫn đang
đƣợc nhiều hộ gia đình ngƣời Dao duy trì.
Đối với tổ chức xã hội, làng Dao Tiền ở Ngân Sơn trƣớc đây thƣa thớt
nhƣng vẫn cĩ hệ thống tự quản, ngƣời đứng đầu làng gọi là chẩu con, vừa là thầy
cúng giỏi, vừa cĩ quan hệ rộng và cĩ uy tín. Bên cạnh đĩ, cịn cĩ một ngƣời giữ
vai trị cúng miếu làng, gọi là miền síp sín miến. Các mối quan hệ giữa các gia
đình trong làng thể hiện qua các hình thức giúp nhau: đổi cơng (pụi cơng), cho
vay dài hạn khơng lãi (pang mua tỏi)... Hiện nay, ngƣời cúng miếu vẫn tồn tại ở
một số làng, nhƣng trƣởng làng đã thay bằng trƣởng thơn; trong một số làng đã
cĩ một số hộ là tộc ngƣời khác, cĩ thêm tổ chức Đảng và đồn thể.
Về mặt xã hội tộc ngƣời, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nhiều họ nhƣ
Triệu, Lý, Đặng, Chu, Bàn... Mỗi họ gồm nhiều dịng, chi nhƣ: họ Bàn cĩ Bàn
To (Piền Xí), Bàn Nhỏ (Piền Ton), Bàn Gốc (Piền Con)...; họ Triệu cĩ Triệu
Mốc, Triệu Xanh... Mỗi dịng cĩ hệ thống tên đệm riêng chỉ các thế hệ đàn ơng,
khi hết vịng thƣờng 5, 7, 9... thì quay lại tên ban đầu. Mỗi dịng họ cĩ ngƣời
đứng đầu để cúng ma họ tộc, giúp các hộ thành viên về phong tục, làm lễ cấp
sắc... Giữa các thành viên cùng thế hệ ai lớn tuổi thì gọi là anh (chị), bất kể con
chú, con bác. Gia đình Dao Tiền hiện nay chủ yếu là gia đình hạt nhân phụ
31
quyền, chủ nhà là đàn ơng nhƣng khi quyết định những việc hệ trọng đều cĩ bàn
bạc giữa vợ chồng và các con lớn tuổi, do đĩ, gia đình ngƣời Dao Tiền luơn giữ
đƣợc sự hồ thuận, cởi mở, thích nhận con nuơi và lấy rể đời hay rể tạm, thích
kết nghĩa và dễ hồ nhập với ngƣời khác dân tộc.
Riêng trong nghi lễ sinh nở, theo tập quán thì phụ nữ Dao Tiền đẻ ngồi,
sau đẻ uống nƣớc thuốc lá cây. Mới lọt lịng, nếu lâu khĩc trẻ sẽ đƣợc quạt bằng
sách cúng, khơng quay mặt về mẹ thì làm lễ đẻ lại hoặc cho gọi ngƣời khác là
mẹ. Nay, đa số sản phụ đã đến đẻ tại trạm y tế, song họ vẫn giữ các nghi lễ đặt
tên, khai sinh cho trẻ, đặc biệt là cấp sắc cho con trai. Đến tuổi kết hơn, trai gái
đều đƣợc cha mẹ lo cƣới chu đáo và nhà trai phải: đến nhà gái xin lộc mệnh cơ
gái, so tuổi trai gái, hỏi pháp danh bố đẻ cơ gái và xem chân gà, ăn hỏi và xin
thách cƣới, cho nhà gái một số đồ cƣới, tổ chức lễ cƣới với đặc điểm là: cƣới ở
cả nhà trai và gái; nhà trai cử ngƣời đi đĩn dâu, mang đồ lễ sang nhà gái và làm
bếp ở đĩ; chú rể Dao Tiền khơng đến nhà gái; cỗ cƣới mỗi bên ăn 2 bữa, cĩ cúng
ma nhà gái, nhập ma cơ dâu vào nhà trai; sau cƣới cĩ làm lễ lại mặt tại nhà bố
mẹ đẻ cơ dâu.
Theo quan niệm của ngƣời Dao Tiền, con ngƣời cĩ hồn, hồn yếu hoặc rời
thực thể thì bị ốm, nếu hồn đi vĩnh viễn thì sẽ chết. Khi chết, hồn và thể xác biến
thành ma nên phải làm 2 lễ: chơn cất, làm ma. Chơn cất phải làm ngay khi mới
chết, gồm các bƣớc: cho ngƣời chết bạc và gạo, tìm thầy cúng, làm quan tài, đào
huyệt, chia của, khâm liệm, đƣa đám, an táng, cúng báo tổ tiên. Làm ma cĩ thể
vào dịp khác, nhằm đuổi ma rình bắt ma ngƣời chết, giải tội minh oan, đƣa ma
ngƣời chết về với tổ tiên. Việc làm ma cĩ 3 cấp: to, vừa, nhỏ. Loại vừa và to cĩ
các bƣớc: phát tang, cúng cơm, đƣa ma ngƣời chết vào ngục, giải tội minh oan,
chia của, đuổi ma rình ma ngƣời chết, phá ngục, cúng báo tổ tiên... Lễ nhỏ
thƣờng tiến hành cùng chơn cất. Sau đĩ, cịn lễ đƣa ma ngƣời chết lên thờ cùng
tổ tiên và mãn tang [93, tr.216-264]. Các nghi lễ này hiện nay vẫn đƣợc duy trì.
Về tín ngƣỡng tơn giáo, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn cũng nhƣ ở
địa phƣơng khác cùng chịu ảnh hƣởng từ hình thái tơn giáo nhƣ Đạo giáo, Phật
32
giáo, Vật linh giáo, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên... Các hình thái tơn giáo tín
ngƣỡng này, trong đĩ rõ nét nhất là Đạo giáo và thờ cúng tổ tiên luơn gắn bĩ
chặt chẽ với đời sống tâm linh của đồng bào, nên chƣa cĩ nơi nào thuộc huyện
Ngân Sơn và cả tỉnh Bắc Kạn cũng nhƣ tỉnh Cao Bằng cĩ ngƣời Dao Tiền đi
theo đạo Tin lành. Họ cĩ một số nghi lễ đặc trƣng mà hiện vẫn đƣợc duy trì nhƣ:
Tết cúng Bàn Vƣơng, lễ cấp sắc... Họ vẫn cịn giữ đƣợc nhiều truyện kể nhƣ:
truyện thần thoại cĩ Bàn Cổ, Quả bầu, Bàn Vƣơng...; truyện cổ tích cĩ Sự tích
chuột ăn lúa, Sự tích ma bếp lị...; truyện xã hội cĩ Ngƣời mồ cơi, Con cĩc...;
truyện về thiên di cĩ Bình Hồng khốn điệp, Đặng Hành và Bàn Đại Hộ... Thơ
và ca cũng phong phú nhƣ: Hát chào, Hát tiễn, Hát mời rƣợu, Hát về ngƣời mồ
cơi, Hát răn dạy, Bài ca vƣợt biển, Ca Văn Long, Ca Hịn Luồng... Ngồi ra, cịn
một lƣợng lớn tục ngữ, ca dao, câu đố. Đặc biệt, nghệ thuật dân gian của đồng
bào đƣợc thể hiện rõ nét qua các bài múa, nhạc cụ, tranh thờ, trang trí trên trang
phục hoặc trên bàn thờ, đám chay... Chƣa kể tới việc thêu, vẽ, cắt, khắc... để tạo
nên các hoa văn hình: hoa lá, cơng cụ, chim thú, ngƣời, kỷ hà... Đặc biệt là hiện
nay, hầu hết những sắc thái văn hĩa ấy vẫn đang đƣợc hiện diện, thể hiện qua hệ
thống nghi lễ cấp sắc của đồng bào Dao Tiền tại huyện Ngân Sơn, sẽ đƣợc trình
bày trong các nội dung tiếp theo của luận án.
Tiểu ết chƣơng 1
Ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn là một bộ phận của tộc
ngƣời Dao ở Việt Nam. Trƣớc kia do tập quán du canh với hình thức canh tác
nƣơng rẫy là chính. Song, từ lâu đời ở đồng bào đã hình thành các đơn vị cƣ trú
là làng, cĩ hệ thống tự quản với ngƣời đứng đầu là trƣởng làng. Đĩ là nơi sinh
sống của các gia đình Dao Tiền với sự cố kết theo tổ chức dịng họ, đứng đầu
mỗi dịng họ là ơng trƣởng họ, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện phong
tục tập quán của các gia đình, trợ giúp các gia đình thực hiện những nghi lễ của
gia đình cũng nhƣ nghi lễ của dịng họ. Trên thực tế, bản và dịng họ khơng chỉ
là đơn vị cƣ dân với các quan hệ cố kết mà cịn là một khơng gian chứa đựng văn
hố ngƣời Dao Tiền nơi đây.
33
Trong lịch sử tộc ngƣời Dao và ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tín
ngƣỡng tơn giáo là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự cố kết cộng đồng,
giúp đồng bào tồn tại trƣớc những biến cố gắn kèm với lịch sử thiên di tộc
ngƣời. Trong sinh hoạt tâm linh, thờ cúng tổ tiên, Bàn Vƣơng giữ vị trí quan
trọng, thể hiện tính cố kết các thế hệ con cháu và cộng đồng Dao Tiền khi nhớ về
cội nguồn. Vì thế, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn hiện vẫn giữ đƣợc nhiều
đặc điểm truyền thống, kể cả lễ cấp sắc.
Với mục tiêu luận án là nghiên cứu lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền ở
huyện Ngân Sơn, nội dung chƣơng này cịn làm rõ những vấn đề sau:
Một là, đã nêu đƣợc tính cấp thiết của đề tài. Đây là lý do chúng tơi chọn
đề tài này làm luận án và đĩ cũng là ý nghĩa lý luận và thực tiễn để đề tài đƣợc
triển khai. Đồng thời, xác định rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Hai là, ngồi việc đề cập đến phƣơng pháp luận đƣợc áp dụng trong luận
án, chúng tơi cũng đã giới thiệu các phƣơng pháp đã sử dụng nhƣ: Điền dã dân
tộc học với các cơng cụ phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, thảo luận nhĩm...;
phƣơng pháp chuyên gia, so sánh, phân tích, tổng hợp...
Ba là, phân tích hệ thống lý thuyết đƣợc vận dụng vào luận án. Qua đĩ rút
ra những điểm phù hợp của lý thuyết để ứng dụng làm sáng tỏ những mục tiêu
nghiên cứu. Nhƣ vậy, từ việc làm rõ các khái niệm, các lý thuyết nhƣ Thuyết cấu
tr c nghi lễ, Thuyết nghi lễ chuyển tiếp và Thuyết về biến đổi văn hĩa đƣợc áp
dụng để phân tích và lý giải các hiện tƣợng trong hệ thống các lễ cấp sắc của
ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn.
Cĩ thể nĩi, kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là một cơng trình khoa
học đầu tiên cĩ hệ thống, chuyên sâu về lễ cấp sắc 12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở
huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn, cĩ đĩng gĩp thiết thực cho sự hiểu biết thêm về
tính phong phú trong văn hĩa của tộc ngƣời Dao ở Việt Nam.
34
Chƣơng 2
LỄ CẤP SẮC 3 ĐÈN TRONG GIA ĐÌNH NGƢỜI DAO TIỀN
2.1. Những nghi lễ liên quan tới tên gọi
Kết quả điền dã, sƣu tầm tƣ liệu tại các thơn Phiêng Lèng, Cốc Moịng
thuộc xã Cốc Đán; thơn Bản Hịa, Khuổi Vuồng xã Trung Hịa; thơn Phiêng
Dƣợng xã Đức Vân của huyện Ngân Sơn cho biết, nhĩm Dao Tiền ở đây vẫn
duy trì các nghi lễ liên quan đến việc đặt tên gọi cho trẻ nhỏ. Bao gồm:
- Lễ cúng báo tổ tiên và đặt tên khơng chính thức cho trẻ (b a phàm chiu).
- Nghi thức khai sinh, đặt tên chính thức cho trẻ nhỏ (pháo nìn sành).
- Nghi lễ đổi tên cho những đứa trẻ khĩ nuơi (tr i miến).
Qua các tƣ liệu từ điền dã và đối chiếu so sánh với các nguồn tài liệu
khác, chúng tơi xin trình bày cụ thể về diễn trình nghi lễ, quan niệm, cách nhìn
nhận của ngƣời Dao Tiền về các nghi lễ liên quan đến tên gọi của họ tại huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Song, cĩ một điểm chung là, đối với con trai, các nghi
lễ này đều liên quan tới lễ cấp sắc ba đèn để sau này đặt tên âm (pháp danh) cho
chính ngƣời đĩ. Với ngƣời Dao Tiền nĩi riêng, ngƣời Dao ở Việt Nam nĩi
chung, cấp sắc 3 đèn là nghi lễ cĩ tính phổ thơng, đƣợc hầu hết các nhĩm Dao ở
Việt Nam thực hành.
2.1.1. Cúng báo tổ tiên v đặt tên khơng chính thức cho trẻ nhỏ (búa
ph m chiu)
2.1.1.1. Quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ
Việc chuẩn bị nghi lễ chỉ tiến hành khi gia đình cĩ trẻ nhỏ mới sinh. Đứa
trẻ sẽ đƣợc bố làm lễ cúng báo cho tổ tiên biết rằng đã cĩ thêm một thành viên
mới trong gia đình khi chúng đƣợc 3 ngày tuổi nếu là con trai và 7 ngày tuổi nếu
là con gái.
Để làm lễ, bố của đứa trẻ đi mời thầy cúng và chuẩn bị 1 con gà luộc, 1
chai rƣợu, 1 lọ cắm hƣơng, 1 bát nƣớc cùng 4 bát cơm đầy, 4 chén rƣợu, tất cả
đem bày ở gian giữa nhà [Phụ lục (PL) 4, ảnh 4]. Đáng chú ý ở đây là việc làm
35
tiền âm (tiếng Dao Tiền gọi là chây toịng). Cách làm chây toịng” nhƣ sau: lấy
một đoạn tre tƣơi về chẻ thành những sợi lạt dày rồi đan hình bơng hoa (ho c
hình cái rế nồi) nhỏ, phía bên ngồi bọc giấy bản do gia chủ tự làm hoặc lấy ở
trong nhà của ngƣời cùng dịng họ. Làm đủ 6 cái chây toịng” nhƣ vậy để đem
về đặt chung tại một gĩc ở phía dƣới bàn cúng cùng với một số tập tiền giấy bản
khác [PL4, ảnh 1, 2]. Sau đĩ, ơng thầy xin âm dƣơng bằng hai mảnh gỗ nhỏ
(tiếng Dao gọi là cháo). Sau khi gõ hai mảnh gỗ nhỏ "cháo" để xin âm dƣơng,
ơng thầy bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng báo với ma tổ tiên.
Nghi lễ diễn ra vào buổi sáng và kéo dài khoảng 1 tiếng tại gian chính,
phía dƣới bàn thờ của gia đình. Nhĩm Dao Tiền quan niệm bàn thờ phải đặt ở
gian giữa nhà nhƣng lại đặt ở sát với mép gian bên cạnh, phía bố trí bếp lửa.
Đối với việc cúng tại lễ b a phàm chiu”, gia chủ vẫn bày đồ lễ trên một chiếc
bàn bé đặt chính giữa của gian giữa, ơng thầy ngồi trên chiếc ghế nhỏ (thường
là ghế thấp để ngồi cạnh bếp lửa) để cúng, thỉnh thoảng đứng lên vái và làm
một số động tác rĩt rƣợu, vái mời ma... Số lƣợng các bài cúng trong nghi lễ này
ít nên ơng thầy thƣờng học thuộc để hành lễ chứ hiếm khi mang theo sách vở.
Tài liệu chúng tơi sƣu tầm đƣợc của thầy cúng Bàn Hữu Thiên ở thơn Phiêng
Dƣợng (xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn) thì phần phỏng dịch nội dung các bài
cúng này cũng chỉ dài khoảng 2.000 từ. Nội dung các bài cúng chủ yếu mời ma
tổ tiên đến, mong ma tổ tiên phù hộ che chở cho đứa trẻ, mời ma tổ tiên kiểm lễ
vật, hƣởng lễ vật, rồi đốt tiền giấy... để ma tổ tiên đem về cho thần Trời (tức
Ngọc Hồng) 12 đồng, thần bếp (Thổ cơng) 9 đồng, Hà Bá (Long vương) 9
đồng, thần đất (Thổ địa) 9 đồng, ma đi lại (ma của các mồ mả) 9 đồng, ma tổ
tiên trong nhà 9 đồng. Kết thúc việc cho tiền (pun tchới) và rĩt rƣợu (tchía tíu)
mời ma hƣởng lễ vật, ơng thầy cúng báo và xin tổ tiên quay trở về nơi ở cũ là
bàn thờ nhà trƣởng họ để chăm lo cho dịng họ cũng nhƣ cho đứa trẻ. Kết thúc
lễ, mâm cúng đƣợc dọn xuống bếp, gia đình và ơng thầy cùng ăn cơm rƣợu ở
mâm lễ và các đồ ăn khác.
36
2.1.1.2. Quan niệm của người Dao Tiền về nghi lễ
Với ngƣời Dao Tiền nĩi chung, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nĩi
riêng, gia chủ làm lễ b a phàm chiu với mục đích báo cho ma của tổ tiên, dịng
họ biết đã cĩ thêm một cháu nhỏ, một thành viên chính thức của dịng họ để các
ma che chở, phù hộ, khơng bắt nạt hay quấy nhiễu. Trong thời gian này, sản phụ
và trẻ sơ sinh phải ở trong buồng kín, chỉ cĩ chồng và mẹ chồng đƣợc phép ra
vào. Sau khi tiến hành nghi lễ, kết hợp với việc đƣợc mẹ chồng hoặc các bà, các
chị lấy một số loại thân, rễ, lá của các loại cây thuốc về đun nƣớc tắm, sản phụ
cĩ thể đi ra khỏi buồng để làm một số việc nhẹ mà khơng cần kiêng cữ quá mức
nhƣ ở một số tộc ngƣời khác.
Tại lễ b a phàm chiu, tên đứa trẻ khi cúng đƣợc sử dụng theo số thứ tự
(tên khơng chính thức). Đây là điểm khác so với nhĩm Dao Đỏ là tên gọi của
đứa trẻ đƣợc gọi bằng danh từ riêng chứ khơng phải số từ nhƣ ở nhĩm Dao Tiền.
Lý giải về hiện tƣợng này, ơng Triệu Kim Văn, ngƣời Dao Đỏ, gốc ở thơn Nà
Khu, xã Tân Sơn, huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc Kạn, nguyên Chủ tịch Hội Văn
học Nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn đƣa ra giả thiết, cĩ thể do nhĩm Dao Tiền chuyển
cƣ từ rất sớm, mang theo nhiều các tàn tích văn hĩa nguyên thủy, nên mới cĩ
việc định danh cho trẻ theo số từ. Điều này khác hẳn với kiểu đặt tên cho con
bằng danh từ riêng của ngƣời Dao Đỏ, thƣờng chịu ảnh hƣởng của văn hĩa Hán.
Với ngƣời Dao Tiền, các tên khơng chính thức bằng số thứ tự nhƣ sau:
Tên con trai Tên con gái
- Con cả - cắn ton Con cả - sía mụi
- Con thứ hai - bía nái Con thứ hai - sía nái
- Con thứ ba - bía lún Con thứ ba - sía lún
- Con thứ tƣ - bía đam Con thứ tƣ - sía đam
- Con thứ năm - bía diếu Con thứ năm - sía diếu
- Con thứ sáu - bía mản Con thứ sáu - sía mản
- Con thứ bảy - bía coộc Con thứ bảy - sía coộc
- Con thứ tám - bía lỉu Con thứ tám - sía lỉu
37
Ơng Bàn Tiến Phin - ngƣời Dao Tiền ở thơn Phiêng Lèng (xã Cốc Đán,
huyện Ngân Sơn) cho biết, do việc gọi tên đƣợc thực hiện theo số thứ tự của
những đứa con nên khi khấn, cúng báo, ơng thầy phải nĩi rõ là con thứ mấy, bố
mẹ là ai, hiện đang cƣ trú và sinh sống ở đâu để tổ tiên cĩ thể nhận biết rõ ràng,
tránh trùng lặp hoặc nhầm lẫn...; trƣờng hợp ngƣời bố của đứa trẻ chƣa cấp sắc
ba đèn, tên gọi theo số thứ tự của đứa trẻ và ngƣời bố sẽ chỉ đƣợc tổ tiên cùng
biết, chứng giám chứ khơng thể nhận đƣợc sự bảo hộ của các pháp sƣ. Khi cần
thỉnh cầu tổ tiên giúp đỡ, phù hộ, tổ tiên sẽ khĩ nhận biết hơn so với những đứa
trẻ mà ơng bố đã cĩ tên âm, tức pháp danh, cĩ các pháp sƣ riêng để phù trợ, dẫn
dắt hay giúp đỡ tại bên cõi âm. Rõ ràng, quan niệm này cũng tạo nên một áp lực
tâm lý, khiến cho việc thực hành nghi lễ cấp sắc ba đèn trong cộng đồng ngƣời
Dao Tiền ở đây luơn trở nên bức thiết.
Trong việc định danh đứa trẻ theo số thự tự mà trên đã trình bày, điều thú
vị là đến ngƣời con thứ tám dù trai hay gái đều đƣợc gọi là lỉu”, nghĩa là hết.
Từ đứa thứ 9 trở đi (nếu cĩ), khi cúng báo tổ tiên, ơng thầy sẽ khơng gọi tên theo
số thứ tự mà gọi là con thêm, mỗi khi cĩ việc cần cầu cúng liên quan đến đứa trẻ
ấy thì định danh là đứa con thêm của nhà ơng bà tên là gì, ở đâu... Phải chăng, số
8 cũng là một giới hạn cụ thể đối với việc sinh con của ngƣời Dao từ xa xƣa. Bởi
vì, khác với một số tộc ngƣời, ngƣời Dao nĩi chung và ngƣời Dao Tiền nĩi riêng
cĩ một trình độ khá cao trong việc sử dụng các loại thân, rễ, củ, quả... trên rừng
để chế các bài thuốc, trong đĩ cĩ những bài thuốc liên quan đến việc thụ thai hay
khơng thụ thai, chăm sĩc trẻ sơ sinh, chăm sĩc sản phụ... Nghĩa là, đồng bào biết
dùng thuốc nam để hạn chế số con nếu đơi vợ chồng sinh đẻ quá nhiều.
2.1.2. Nghi lễ khai sinh, đặt tên chính thức cho trẻ (pháo nin s nh)
Đáng lƣu ý là thời gian làm lễ pháo nin sành tại nhà lại khơng phụ thuộc
vào tuổi đứa trẻ. Với trẻ em nam, buộc phải làm lễ này trƣớc khi chúng thực hiện
lễ cấp sắc ba đèn, tức đặt tên âm (pháp danh). Nĩi cách khác, đàn ơng Dao đƣợc
coi là trƣởng thành cần phải cĩ đủ 2 loại tên gọi ở cõi dƣơng và 1 tên gọi (pháp
danh) dành cho cõi âm. Phụ nữ Dao trƣởng thành, trƣớc khi đi lấy chồng cũng
phải trải qua lễ pháo nin sành, tức họ cũng cĩ hai tên gọi ở cõi dƣơng.
38
2.1.2.1. Quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ
Thơng thƣờng, ngƣời Dao Tiền tổ chức lễ pháo nin sành lồng ghép trong
các dịp Rằm tháng Giêng, tháng Bảy. Đây là những ngày phổ biến nhất để tổ
chức lễ; ngồi ra là vào các ngày mồng Một, ngày Rằm trong năm. Để làm lễ,
gia chủ chuẩn bị vài mâm cơm tùy theo khả năng và mời ngƣời thân đến dự.
Trƣớc đĩ, gia chủ nhờ một ngƣời giỏi chữ trong bản (người trong hay ngồi
dịng họ đều được) chuẩn bị sẵn một tờ giấy. Tờ giấy đĩ đƣợc ghi sẵn giờ, ngày,
tháng, năm sinh của đứa trẻ, họ và tên bố mẹ, số thứ tự của đứa trẻ đã đặt khi
cúng báo tổ tiên và tên tạm gọi của nĩ hiện nay [PL3, ảnh 3]. Ngồi ra, tờ giấy
cịn ghi thêm mấy câu hát ví. Nguyên văn nhƣ sau:
1. Phơi nội, phơi lồng panh chấu sanh
Phiên chịi pá pát chới nịn sanh
Pịn slính hư bị tài diếm pham chiu chiếu
Diền chời kinh tổng panh chấu sliêu.
2. Phơi nội, phơi lồng panh chấu sliêu
Diền chời kinh tổng mảo chời diêu
Pịn slính hư bị tài diếm pham chiu chiều
Kêu pái dia nhồng diệt xấy sliêu.
Tạm dịch:
1. Nghĩ ngợi xưa kia Bành tổ sinh
Vua trẻ cầm b t ký năm sinh
Tùy vua Ngũ Bị đến uống ba sáng rượu
Giờ dần trở dạ, mão giờ sinh
2. Nghĩ ngợi xưa kia Bành tổ sinh
Giờ dần trở dạ, mão giờ lo
Tùy vua Ngũ Bị đến uống ba sáng rượu
Để cho bố mẹ cả đời vui.
Chuẩn bị xong, ngƣời giỏi chữ mang tờ giấy (cũng cĩ thể là quyển vở
ho c quyển sổ nhỏ) đến nhà gia chủ. Nếu gia chủ làm cơm cúng, ngƣời này sẽ cĩ
39
vài lời khấn trƣớc bàn thờ tổ tiên về việc đặt tên cho trẻ và tên gọi chính thức, rồi
cùng dự bữa cơm thân mật. Giữa chừng bữa cơm, ngƣời ấy sẽ đứng dậy rút trong
túi ra những gì mình đã chuẩn bị và đọc to cho mọi ngƣời cùng nghe, rồi tờ giấy
đƣợc trao lại cho bố mẹ đứa trẻ cất giữ [PL4, ảnh 6, 7]. Đến đây, nghi thức khai
sinh kết thúc. Mọi ngƣời vẫn ăn uống vui vẻ cho đến khi tàn cuộc. Kể từ đĩ, đứa
trẻ mới chính thức đƣợc nội tộc và cộng đồng thừa nhận về tên gọi thơng qua
một tên gọi kép. Ví dụ: Kim Văn, Tuấn Năng... Việc phải dùng tên gọi kép là bởi
vì nhƣ đã trình bày, trong mỗi dịng họ ngƣời Dao, luơn cĩ những quy định chặt
chẽ về thứ bậc, tơn ti, trật tự... Nếu cùng tên đệm, ai nhìn thấy mặt trời trƣớc sẽ
là anh, là chị, chỉ cần biết tên và năm sinh, dù là họ hàng xa, họ sẽ nhận ra ngƣời
kia là anh em hay chú bác... mỗi khi gặp nhau.
2.1.2.2. Quan niệm của người Dao Tiền khi tiến hành lễ pháo nin sành
Nếu ở nghi lễ cúng báo tổ tiên, tên gọi của đứa trẻ đƣợc đặt theo số thứ tự
chỉ cĩ ý nghĩa trong đời sống gia đình là chính, thì việc tổ chức nghi lễ pháo nin
sành lại hƣớng tới tính cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc đặt tên chính thức
để cộng đồng thừa nhận đƣợc ngƣời Dao Tiền chuẩn bị và thực hiện cĩ phần đơn
giản, gần nhƣ khơng thấy xuất hiện các yếu tố phù chú, ma thuật. Trong việc
này, quan niệm của đồng bào cũng gần giống nhƣ các dân tộc láng giềng - tức
tìm ngƣời giỏi chữ nghĩa, hiếu thuận với nhiều đức tính, phẩm chất tốt để mời
đến đặt tên cho con nhằm cầu mong mọi điều tốt lành, giỏi giang sẽ đến với con
trong quá trình khơn lớn, biết phấn đấu trên con đƣờng tu nghiệp, tơn trọng
những ngƣời cĩ học vấn. Song, theo ơng Triệu Nhân Sang - ngƣời Dao Tiền ở
thơn Đẳm Noộc (xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn), tên gọi này nhất thiết phải
đƣợc thơng báo cho các bậc tổ tiên và ma trong nhà biết để phù trợ cho đứa trẻ.
Do vậy kể từ đĩ, đứa trẻ trong gia đình khơng đƣợc tự ý thay đổi tên một cách
tùy tiện, bởi đây là tên gọi đƣợc cả bên âm và bên dƣơng cùng thừa nhận. Điều
này cũng giúp giải thích rõ vì sao trƣớc đây, ở một số khu vực cĩ trẻ em ngƣời
Dao đi học, năm học trƣớc em đĩ tên là Huệ, năm học sau em lại tự đổi tên mình
là Hoa. Khi thầy cơ gọi đến tên cũ, các em dứt khốt khơng thƣa, dẫn đến việc
40
dạy dỗ, giáo dục, kiểm tra bài vở của các em gặp khĩ khăn. Nguyên nhân là do
các gia đình chƣa tiến hành nghi lễ khai sinh, đặt tên chính thức cho trẻ khiến
trong khi đi học, thấy tên gọi nào hay, hấp dẫn, trẻ sẽ tự cho mình quyền đổi theo
sở thích.
2.1.3. Nghi lễ đổi tên cho những đứa trẻ khĩ nuơi (trúi miến)
2.1.3.1. Nguyên nhân, quá trình chuẩn bị và tiến hành nghi lễ
Thơng thƣờng, theo tập tục truyền thống, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên
nếu gặp ốm đau, bố mẹ của chúng sẽ mời thầy về làm lễ cúng. Gặp ma nhỏ, ốm
nhẹ, ơng thầy sẽ cúng ma. Khơng khỏi, đứa trẻ vẫn tiếp tục ốm thì phải làm lễ
gọi hồn hoặc cúng ma ơng bà, ma bà chúa hoa (Piềng mả miến). Về ý nghĩa, việc
cúng này cũng tƣơng tự nhƣ việc cúng mụ của ngƣời Kinh; cúng Mẹ bjoĩc, Mẹ
va... của ngƣời Tày, Nùng... Trƣờng hợp cúng nhƣ vậy mà trẻ vẫn hay bị ốm đau
thì phải làm lễ đổi tên, bởi ngƣời Dao Tiền quan niệm cĩ thể một loại ma nào đĩ
khơng đồng ý cho đứa trẻ sử dụng tên đang gọi. Nghi lễ này thƣờng đƣợc tiến
hành kể từ khi trẻ nhỏ biết đi, biết ăn cơm cho đến khoảng 9 - 10 tuổi, nhƣng phổ
biến ở giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi.
Để làm lễ, trƣớc hết gia chủ đến nhà thấy cúng, nhờ thầy tra sách cúng
xem những xung khắc của đứa trẻ với bố mẹ đẻ. Chẳng hạn, đứa trẻ cĩ đƣợc
phép gọi bố mẹ đẻ của mình là bố mẹ hay khơng. Nếu khơng thì phải tìm đƣợc
một gia đình khác để gửi đứa trẻ làm con nuơi. Tình huống này cĩ thể xảy ra
theo hai hƣớng. Thứ nhất, tên gọi của đứa trẻ phù hợp với một gia đình nào đĩ
trong dịng họ thì cĩ thể đứa trẻ sẽ đƣợc nhận làm con nuơi, kể cả trong trƣờng
hợp gia đình đĩ là anh, chị họ hàng xa của đứa trẻ, thì đứa trẻ vẫn đƣợc giữ
nguyên họ và tên của mình trong nghi thức khai sinh. Cúng báo gia tiên trẻ vẫn
đƣợc gọi đúng số thứ tự nhƣ tại nghi thức cúng ma báo tổ tiên và gọi thêm họ tên
của bố mẹ nuơi. Nhƣng tên của bố mẹ nuơi sẽ đƣợc xƣng danh trƣớc, tên bố mẹ
đẻ phải xƣng danh sau. Trong trƣờng hợp này, bố mẹ đứa trẻ khơng cần tiến
hành nghi lễ mà ngƣời đƣợc nhận làm bố mẹ nuơi chỉ cần thắp hƣơng lên bàn
thờ để báo tổ tiên gia đình đã nhận thêm con.
41
Trƣờng hợp khi ơng thầy xem sách cúng thấy cần phải đổi tên cho trẻ chứ
khơng thể gửi họ hàng, anh em làm con nuơi thì trẻ phải đƣợc bố mẹ thực hiện
nghi lễ đổi tên và cĩ thể đƣợc tiến hành bằng một trong hai cách sau:
Cách thứ nhất
Bố mẹ đứa trẻ sẽ vào rừng, tìm một tảng đá thật to và chắc để nhận làm bố
mẹ nuơi cho trẻ. Tảng đá sẽ đƣợc coi nhƣ một vật hộ mệnh của trẻ. Tên của đứa
trẻ khi đĩ thƣờng gọi là Thạch (nghĩa là đá) hoặc Lâm (nghĩa là rừng). Để làm
lễ, ngƣời Dao Tiền gọi là trúi bánh, thầy cùng bố mẹ mang đứa trẻ và ít gạo,
rƣợu, thịt, tiền giấy, hƣơng đến chỗ tảng đá đã chọn. Sau khi bày lễ vật và cúng
để tảng đá sẽ phù hộ cho trẻ lớn lên mạnh khỏe, ơng thầy đốt tiền giấy rồi mang
các lễ vật về nhà, đem số gạo đã cúng bố mẹ nuơi” nấu cháo hoặc nấu cơm cho
trẻ ăn. Tiếp đĩ, vào những ngày mồng Một, Rằm của một, hai tháng đầu, bố mẹ
đứa trẻ lại mang gạo đến cúng tại tảng đá rồi đem về nấu cho trẻ ăn. Khi thấy trẻ
cĩ biểu hiện khỏe mạnh trở lại thì khơng gọi tên là Thạch hoặc Lâm nữa mà gọi
là Bánh. Từ đĩ, dịp Rằm tháng 7 âm lịch và những ngày đầu năm, gia chủ phải
mang lễ vật đến tảng đá này cúng. Việc cúng kết thúc khi trẻ trƣởng thành, đƣợc
làm lễ cấp sắc hoặc dựng vợ, gả chồng. Cần nĩi thêm rằng, trong suốt quá trình
trên, mỗi khi Bánh ốm đau, nếu bĩi thấy “bố mẹ nuơi” phật ý điều gì thì gia chủ
phải mời thầy đến đĩ cúng tạ lỗi và làm thủ tục gọi hồn cho Bánh.
Cách thứ hai
Ngƣời Dao Tiền ở đây cịn cĩ một nghi thức đổi tên cho trẻ nữa, gọi là
trúi phính. Nghĩa là đổi hẳn tên gọi của trẻ bằng tên gọi một dịng họ nào đĩ của
ngƣời Dao Tiền. Đầu tiên, gia chủ nhờ thầy xem trẻ hợp với dịng họ nào thì bảo
bố mẹ của trẻ đến nhà ơng trƣởng dịng họ đĩ làm thủ tục. Trƣờng hợp nhà ơng
trƣởng họ ở xa thì cĩ thể đến một gia đình ở trong dịng họ ấy xin phép, mang lễ
vật đến bày lên bàn thờ, thắp hƣơng thỉnh cầu ma tổ tiên của dịng họ đĩ phù hộ
cho trẻ mạnh khỏe, hay ăn chĩng lớn. Trƣờng hợp này, nếu là họ Triệu, tên của
trẻ là Triều; họ Bàn - tên của trẻ là Piền... Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán và
Rằm tháng 7, gia chủ phải mang chút lễ vật đến thắp hƣơng, lễ tạ tại bàn thờ tổ
42
tiên của dịng họ, gia đình nọ. Việc lễ tạ kết thúc khi trẻ đƣợc lấy vợ, lấy chồng.
Nhƣng với ý thức tơn trọng tổ tiên, biết ơn nguồn cội, nhiều cặp vợ chồng sau
khi lấy nhau vẫn đi thăm hỏi bố mẹ nuơi của mình vào các dịp tết, lễ.
2.1.3.2. Quan niệm của người Dao Tiền về nghi lễ
Trƣớc đây, do cuộc sống khĩ khăn, tình trạng hữu sinh vơ dưỡng” ở
ngƣời Dao khá phổ biến, nên việc hƣớng tới một niềm tin là tất yếu. Niềm tin
nảy sinh từ những quan niệm về sự vững chãi của thiên nhiên, sự no đủ của các
dịng họ khác... Để duy trì tốt vấn đề ấy, việc đi lại thăm nom, cúng vào dịp Tết
Nguyên đán, Tết Rằm tháng 7 là điều cần thiết. Làm nhƣ vậy thì thần đá, thần
rừng hoặc tổ tiên của dịng họ kia sẽ tiếp tục phù hộ cho trẻ đƣợc khỏe mạnh.
Nhìn vào từng nghi lễ cĩ thể thấy, dù là tên gọi cho mỗi cá thể, đƣợc cộng
đồng sử dụng trong đời sống thƣờng nhật, từ khi trẻ sinh ra, đƣợc định d...- Thơng tin Lạng
Sơn xuất bản, Lạng Sơn.
66. Lã Văn Lơ, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Nhƣ Đƣờng
(1959), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hố, Hà Nội, tr.119-
138.
67. Nguyễn Quốc Lộc (1966), Tục cấp sắc của người Dao, Luận văn tốt nghiệp
cử nhân, Tài liệu lƣu trữ tại Khoa Sử, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội.
68. Đỗ Đức Lợi (1997), Tục cấp sắc của ngƣời Dao Quần Chẹt ở Bắc Thái, Luận
văn Thạc sĩ Văn hĩa học, Trƣờng Đại học Văn hĩa Hà Nội.
158
69. Hồng Minh Lợi (1994), “Trang phục của ngƣời Dao Đỏ ở huyện Ba Bể và
Nguyên Bình, Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, 37-42.
70. Lê Hồng Lý (1997), “Một sinh hoạt văn hĩa lễ hội của ngƣời Dao Họ ở Lào
Cai”, Tạp chí văn hĩa dân gian, số 1, tr.31-36.
71. Triệu Hữu Lý (Sƣu tầm và dịch), (1982), Bàn Hồ - trường ca dân tộc Dao,
Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
72. Triệu Hữu Lý (Sƣu tầm và biên dịch), (1990), Dân ca Dao, Nxb Văn hĩa dân
tộc, Hà Nội.
73. Xuân Mai (1998), “Múa nghi lễ trong lễ lập tịch của ngƣời Dao Họ ở Lào
Cai”, trong cuốn S phát triển văn hĩa xã hội của người Dao: Hiện tại
và tương lai" (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về ngƣời Dao, tổ chức tại Thái
Nguyên năm 1995), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
xuất bản, Hà Nội, tr.154-158.
74. Xuân Mai, Phạm Cơng Hoan (2012), Lễ tục của người Dao ở Vĩnh Ph c và
Lào Cai, Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
75. Nguyễn Huy May (2008), Vai trị của già làng- trưởng họ trong đời sống cộng
đồng người Dao Quần Chẹt ở thơn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Tây, Khố luận tốt nghiệp cử nhân, Đại học Văn hĩa Hà Nội.
76. Nhiều tác giả (2009), Địa chí Thái Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nhiều tác giả (1999), Địa chí tỉnh Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Nhiều tác giả (2013), Địa chí Tuyên Quang, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hĩa các dân tộc tỉnh Bắc
Kạn, Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
80. Nhà xuất bản Thơng tấn (2006), Người Dao ở Việt Nam (Theo Yao People in
Vietnam), Nxb Thơng Tấn, Hà Nội.
81. Bàn Tuấn Năng (2007), Những nghi lễ liên quan đến tên gọi của nhĩm Dao
Tiền ở thơn Nà Hin (xã Quang Thuận, huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc
Kạn), Luận văn thạc sĩ Văn hĩa học, Viện Nghiên cứu Văn hĩa, Hà Nội.
159
82. Bàn Tuấn Năng chủ biên(2014), Bản sắc và truyền thống văn hĩa các dân tộc
huyện Bắc Sơn, Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
83. Đặng Thị Quang (2005), Trang phục cổ truyền của người Dao Đỏ ở Na
Hang, Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Văn hĩa học, Viện Nghiên cứu
Văn hĩa, Hà Nội.
84. Vƣơng Duy Quang (2009), “Tín ngƣỡng tơn giáo của ngƣời Dao ở Việt
Nam”, Nghiên cứu Tơn giáo, số 3, tr.34-49.
85. Quốc sử quán triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, tập I, VI, Nxb
Thuận Hĩa, Huế.
86. Quyết định số 308/2005/QĐ - TTg, ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cƣới, việc tang và lễ hội, Hà Nội.
87. Nguyễn Phúc Quyền (1971), S biến đổi trong tập quán của đồng bào Dao
Quần Chẹt xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây từ du canh du cư đến
định canh định cư, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Thƣ viện Đại học Văn
hĩa Hà Nội.
88. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2012), Báo cáo khoa học tại Khoa Quản lý Văn
hĩa dân tộc thiểu số, Trƣờng Đại học Văn hĩa Hà Nội.
89. Chu Thái Sơn chủ biên (2004), Người Dao, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
90. Lý Hành Sơn (1991), “Vài khía cạnh về tâm lý ngƣời Dao Tiền (Thể hiện
qua tơn giáo tín ngƣỡng)”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.47-49.
91. Lý Hành Sơn (1993), “Làng Dao ở huyện Ba Bể, Bắc Cạn”, Tạp chí Dân tộc
học, số 1, tr.47-51.
92. Lý Hành Sơn (2002), “Lễ cấp sắc và bản sắc văn hĩa ngƣời Dao”, Tạp chí
Dân tộc học, số 3, tr.13-23.
93. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhĩm
Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
94. Lý Hành Sơn (2007), “Tục cấp sắc ở ngƣời Dao và sự biến đổi của nĩ trong
thời kỳ nền kinh tế chuyển đổi”, trong cuốn Phát triển nơng thơn miền
160
n i và dân tộc trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, tr.192-257.
95. Lý Hành Sơn (2013), “Lễ cấp sắc của ngƣời Dao ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập”, trong cuốn Việt Nam học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ
tư: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Tổ chức tại
Hà Nội ngày 26 - 28/11/2012, Tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr.731-746.
96. Lý Hành Sơn, Hồng Minh Lợi (1995), “Nữ phục Dao Tiền ở Cao Bằng”,
Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.53-58.
97. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2009), Những bài ca giáo lý: Sách cổ người Dao,
Nxb Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
98. Bùi Chí Thanh (2014), Văn hĩa người Dao Quần chẹt ở Hịa Bình, Nxb Văn
hĩa dân tộc, Hà Nội.
99. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Người Dao Quần Chẹt ở Vĩnh Ph c, Đề tài cấp
Viện năm 2004 (Tài liệu lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Dân tộc học), Hà Nội.
100. Nguyễn Ngọc Thanh (2005), Người Dao Quần Chẹt ở Trung du Bắc Bộ, Đề
tài cấp Viện năm 2005 (Lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Dân tộc học), Hà
Nội.
101. Nguyễn Việt Thanh (Chủ biên) (2008), Nghi lễ người Dao Quần Chẹt ở
Tuyên Quang, Sở Văn hĩa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang xuất bản.
102. Lê Ngọc Thắng, Đặng Việt Bích (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Văn
hố - Thơng tin, Hà Nội.
103. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
104. Ngơ Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb
Văn hĩa dân tộc, Hà Nội.
105. Ngơ Đức Thịnh (1998), “Bàn Hồ trong folklore dân tộc Dao”, trong cuốn
S phát triển văn hĩa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (Kỷ
yếu Hội thảo Quốc tế về ngƣời Dao, tổ chức tại thành phố Thái Nguyên
161
năm 1995), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất
bản, Hà Nội, tr.120-125.
106. Ngơ Đức Thịnh (2004), Văn hĩa vùng và phân vùng văn hĩa ở Việt Nam,
Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
107. Ngơ Đức Thịnh (2006), Văn hĩa, văn hĩa tộc người và văn hĩa Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
108. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên, 2014), Giá trị văn hĩa Việt Nam truyền thống và
biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
109. Barfield Thomas (2006), Từ điển Nhân học, Bản dịch tiếng Việt, Tập 1 và
2, Lƣu tại Thƣ viện Viện Dân tộc học, Ký hiệu TĐ 86, TĐ 89, tr. 531.
110. Vƣơng Xuân Tình, Trần Văn Hà (2007), Tác động của đơ thị hố đến s
biến đổi kinh tế - xã hội và văn hố ở các tộc người vùng miền n i phía
Bắc (1986- 2007), Báo cáo đề tài cấp Viện của Viện Dân tộc học (Tài
liệu lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Dân tộc học), Hà Nội.
111. Vƣơng Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (Đồng chủ biên) (2012), Phát triển
bền vững văn hĩa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đơng Bắc,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
112. Vƣơng Xuân Tình (2014), Văn hĩa tộc người trong phát triển và hội nhập,
Bài giảng chuyên đề, Khoa Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội.
113. X.A. Tocarev (1976), Gĩp phần nghiên cứu phương pháp khảo sát Dân tộc
học về văn hĩa vật chất, Tài liệu lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Dân tộc học,
Ký hiệu TLD 419, Hà Nội.
114. N.N. Tsebocxrov, I.A. Tsebocxrova (1975), “Văn hố là gì?”, Tạp chí Dân
tộc học, số 1, 2, 3, 4/1975.
115. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
116. Nguyễn Văn Trị (1970), Khảo sát một làng người Dao Quần Chẹt đã định
canh định cư (chủ yếu về m t kinh tế) ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà
Tây, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Văn hĩa Hà Nội.
162
117. Trung tâm Nhân chủng học và Sức khỏe cộng đồng (Viện Dân tộc học)
(2005), Y học cổ truyền của người Dao xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà
Tây, Đề tài tiềm năng năm 2005, Thƣ viện Viện Dân tộc học, Hà Nội.
118. Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn (2005), Người Dao trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, Nxb Giao thơng vận tải, Hà Nội.
119. Nơng Quốc Tuấn (2003), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam,
Nxb Văn hố dân tộc, Hà Nội.
120. Nguyễn Khắc Tụng (1994), “Về văn hĩa vật chất của các dân tộc nƣớc ta
trong cơng cuộc đổi mới hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr.3-6.
121. Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Tập I,
Nxb Xây dựng, Hà Nội.
122. Nguyễn Khắc Tụng (1996), “Nhà ở ngƣời Dao xƣa và nay”, Tạp chí Dân
tộc học, số 2, tr.34-39.
123. Nguyễn Khắc Tụng, (1997), “Trở lại vấn đề phân loại các nhĩm Dao ở Việt
Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.30-37.
124. Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cƣờng (2004), Trang phục của người
Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
125. Bàn Thị Tƣ (1998), “Sơ đồ phân loại các ngành Dao ở Việt Nam”, trong
cuốn S phát triển văn hĩa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai
(Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về ngƣời Dao, tổ chức tại thành phố Thái
Nguyên năm 995, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia
xuất bản, Hà Nội, tr.41-45.
126. E.B.Tylor (2000), Văn hĩa nguyên thủy, Tạp chí Văn hĩa Nghệ thuật xuất
bản, Hà Nội.
127. Từ điển Biểu tượng văn hố thế giới, Nxb Đà Nẵng năm 2002.
128. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa năm 2005.
129. Từ điển tiếng Việt (2007), Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng.
130. Uỷ ban dân tộc (2006), Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền
n i Việt Nam, Nxb Văn hố dân tộc, Hà Nội.
163
131. Vũ Thị Uyên (2008), Những biến đổi trong hơn nhân và ảnh hưởng của nĩ
đến văn hố gia đình truyền thống người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì,
huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, Khố luận tốt nghiệp Đại học, Thƣ Viện
Trƣờng Đại học Văn hĩa Hà Nội.
132. Vũ Thị Uyên (2011), Tri thức dân gian về chăm sĩc sức khỏe bà mẹ trẻ
em của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ Văn hố học, Thƣ viện Trƣờng Đại học Văn hĩa Hà Nội.
133. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1996), Về tơn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện
nay, Nxb KHXH, Hà Nội.
134. Đặng Nghiêm Vạn (1998), “Vai trị của tơn giáo tộc ngƣời trong việc thống
nhất ý thức cộng đồng của ngƣời Dao”, trong cuốn S phát triển văn
hĩa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (Kỷ yếu hội thảo Quốc
tế về ngƣời Dao tổ chức tại Thái Nguyên năm 1995, Trung tâm Khoa
học xã hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản, Hà Nội, tr.126-34.
135. Đặng Nghiêm Vạn (2007), Văn hố Việt Nam đa tộc người, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
136. Nguyễn Quang Vinh (1999), Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh, Nxb
Văn hố dân tộc, Hà Nội.
137. Đào Thị Vinh (2001), Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hĩa,
Nxb Văn hĩa - Thơng tin, Hà Nội.
138. Hà Văn Viễn, Hà Văn Phụng (1972), Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang,
Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất bản, Tuyên Quang
Viện Dân tộc học (1971), Một số vấn đề về phương pháp và kỹ thuật trong
Dân tộc học (Tài liệu ghi chép cuộc báo cáo ngày 24/1/1961 của đồng
chí Đặng Nghiêm Vạn tại Viện Sử học về Tổ chức và phƣơng pháp
điền dã Dân tộc học), Tài liệu lƣu trữ tại Thƣ viện Viện Dân tộc học,
Ký hiệu: TL 22, Hà Nội.
139. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
164
140. Viện Dân tộc học (1987), Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền n i
phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
141. Viện Dân tộc học (1993), Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền
n i phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
142. Viện Ngơn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ
điển học.
143. Nguyễn Tuấn Việt (1998), Tục cấp sắc của người Dao Tuyển ở Bảo Yên,
tỉnh Lào Cai, Luận văn tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
144. Trần Quốc Vƣợng (1963), “Qua nghiên cứu Bình Hồng Khốn Điệp thử
bàn về gốc tích ngƣời Dao (Mán)”, Dân tộc, số 40, tr.46-51.
145. Trần Quốc Vƣợng (1963), “Thử bàn về nguồn gốc ngƣời Dao”, Dân tộc, số
41, tr.42-46.
146. Trần Quốc Vƣợng (1967), “Đơi điểm về lịch sử ngƣời Dao”, Nghiên cứu
Lịch sử, số 95, tr.46-53.
147.
nhien-322/C490iC3AACC80u20ki-c748e8b0ea08a148.aspx
TIẾNG NƢỚC NGỒI
148. Eriksen Thomas Hylland (1998), Small places, Large Issues: An
Introduction to Social and Cultural Anthropology, Pluto Press, England.
149. Jacques Lemoine (1982), Yao ceremorial paitings, Copyright by White
lotusco. LTD.
150. Maurice Abadie (1922), Les Mansdu Haut - Tonkin, Paris.
151. Van Gennep Arnold (1960), The rite of passage (translated by Monkia
B.Vizedom and Gabrielle L. Caffe), The University of Chicago Press,
London.
165
HÀN
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀN TUẤN NĂNG
HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC
PHỤ LỤC LUẬN ÁN
LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN
Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2017
166
MỤC LỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Ngân Sơn 164
Phụ lục 2: Danh sách các thầy cúng và những ngƣời cung cấp
tƣ liệu cho luận án 165
Phụ lục 3: Một số bài văn tế trong lễ cấp sắc 168
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về lễ cúng báo tổ tiên, khai sinh,
cấp sắc 3 đèn, Sìn pè đàng và cấp sắc 12 đèn
của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn các ảnh: Bàn Tuấn Năng chụp từ năm 2013 đến năm 2014) 174
167
Phụ lục 1
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN NGÂN SƠN
Chú thích: - Các điểm đã tiến hành điều tra, khảo sát,
thu thập thơng tin để viết luận án
Nguồn trích dẫn: Cổng thơng tin điện tử huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn [147]
168
Phụ lục 2
DANH SÁCH CÁC THẦY CƯNG VÀ NHỮNG NGƢỜI
CUNG CẤP TƢ LIỆU CHO LUẬN ÁN
TT Họ tên Sinh
năm
Nh m
Dao
Địa chỉ Ghi chú
1 Bàn Đức Nguyên 1939 Dao Tiền Thơn Ma Nịn, xã
Thƣợng Quan, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
2 Bàn Tiến Phung Đã
mất
Dao Tiền Thơn Cốc Moịng, xã
Cốc Đán, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Thầy cúng
3 Bàn Tiến Phin 1940 Dao Tiền Thơn Phiêng Lèng, xã
Cốc Đán, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Thầy cúng
4 Triệu Đức Lân 1956 Dao Tiền Thơn Cốc Moịng, xã
Cốc Đán, huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Thầy cúng
5 Bàn Đức Dạng 1940 Dao Tiền Thơn Nà Hin, xã
Quang Thuận, huyện
Bạch Thơng, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
6 Lý Tiến Nhiêu 1943 Dao Tiền Thơn Nà Hin, xã
Quang Thuận, huyện
Bạch Thơng, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
7 Bàn Văn Vình 1960 Dao Tiền Thơn Nà Hin, xã Thầy cúng
169
Quang Thuận, huyện
Bạch Thơng, tỉnh Bắc
Kạn
8 Bàn Hữu Thiên 1962 Dao Tiền Thơn Phiêng Dƣợng,
xã Đức Vân, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
9 Lý Tiến Biên 1952 Dao Tiền Thơn Pác Nạn, xã
Bằng Vân, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
10 Lý Tiến Liều 1951 Dao Tiền Thơn Hang Sậu, xã
Thƣợng Ân, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Thầy cúng
11 Triệu Nhân Sang 1954 Dao Tiền Thơn Đẳm Noộc, xã
Bằng Vân, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn
Ngƣời
cung cấp
thơng tin
12 Triệu Kim Văn 1946 Dao đỏ Tổ 2, phƣờng Đức
Xuân, tp Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn
Nhà nghiên
cứu, sƣu
tầm và
sang tác
văn học
nghệ thuật
13 Lý Xuân Cát 1960 Dao Tiền Bản Bung, xã Dƣơng
Phong, tp Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn
Ngƣời
cung cấp
thơng tin
170
14 Đặng Thị Coi 1965 Dao đỏ Tổ 2, phƣờng Đức
Xuân, tp Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn
Ngƣời
cung cấp
thơng tin
15 Triệu Tiến Ban 1967 Dao Tiền Tổ 4, phƣờng Phùng
Chí Kiên, tp Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn
Ngƣời
cung cấp
thơng tin
16 Triệu Hồng Thái 1962 Dao Tiền Tổ 2, phƣờng Phùng
Chí Kiên, tp Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn
Ngƣời
cung cấp
thơng tin
17 Triệu Văn Cao 1959 Dao Tiền Thơn Khuổi Hoa, xã
Hoa Thám, huyện
Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng
Thầy cúng
171
Phụ lục 3
MỘT SỐ BÀI VĂN TẾ TRONG LỄ CẤP SẮC
Bài: Cơng ồ miên dung
(Đây là bài thơ cúng kết hợp múa về Cơng Dồ, tức Thần giao liên
chuyên làm nhiệm vụ liên lạc với tổ tiên, các thần thánh)
Người cung cấp và phiên âm: Ơng Triệu Nhân Sang, sinh năm 1954.
Địa chỉ: Thơn Đẳm Noộc, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Đắp siáng cơng dố diển siàng hí
Đắp siáng cơng dố diển siàng hàng
Chía muồn cơng dố dịi siạt slếnh
Cơng dố siạt s ếnh đảo diên ăn
Phú mủ puơn diền slằm pặc tắm
Slằng iu chĩ hắc phơi diêm cằn
Tồng hoi diêm cằn tấu sai hĩi
Sai hĩi sai hĩi pợi diêm tấu pặc kinh.
Hĩ tấu pặc kinh diều cĩ miểu
Sluơi chì miểu lý miểu lềnh sàn
Tài vuồng miểu diền tá săm cáo
Cáo chí phăm phăm tài lị diền
Chênh vả tắc diêm dụ tắc slếnh.
Chếnh vả tắc dàng dụ tắc diêm
Phăn hí phan vầy tá mụ tặc.
Hiang lị bao tiếu ngoại kỳ sằn
Phiêm diếm tại cĩ săm sếnh trặt
Tá thiết miểu vuồng săm lịi lằm
Phiến diếu nghi co sái nghì trật
Tồng lịi hí nhúc pá sluơn sằn
172
Hếch cháo hếch nhúc hếc mù liểu.
Mủng kín pá phơng diều tùn vằn
Tùn vàn pắ sí tùn vàn dạng
Khiăng phồng mằng liàng hạ suơn sàn.
Chùn đào tá lĩc xa sao ngản
Chùn mí tá lĩc hĩi chơng săm
Tại cị mù hềnh mù đại suối
Lồ đại mả co pặt sao sàn
Hềnh đại nghi diền lọc suối slí
Pĩ hiang chắn hỉa sãi lềnh sàn.
Nhặt lý piên chĩ u a chiếu
Dẻ lỷ tá chjăng nhạt lỳ hàng
Nhiết nhiết piên chĩ sam sủ siáng
Cuối chì hị siảng siảng hị diên.
Vằn xu ắp chĩ slố hà chãi
Chĩc tắp cái diền slênh chồng siên
Vắc chĩi phăm căn vắc chĩi diên
Vắc chĩi phăm căn khiêm on diên
Dằng căn dảo sủ lịng sặp pấu.
Hồng gề diếm diếm tấu cải diền
Chồng quân mẩy tấu lịng siên tấu
Pấu chiảng mải nghề canh tơng siên.
Chĩc tắp thiết hài tấu tặp pĩ
Pĩ chín sằm dàng mù mặm siên
Puốn ca chiều chị nì
Siết siên lấy hú cơng dồ diền
Tháo khuýn: (Từ đây thì vừa hát vừa múa)
Vả tạp cháng vả thơng
Diền sang chuốn mủng chĩc chơng dồng
173
Siêu pá tồng diên sằn nhập húa.
Sặp nhuốt ống dồng chơng sí thơng.
Cơng dố tộc cơng dố tộc
Cơng dồ hĩa mả kiếp sí thơng
Cơng dồ hĩa mả dàng hĩa huốn
Dàng hĩa huốn liểu huốn slềng song.
Tài diết chong cháo dịng mẩy hếc
Tài nghỉ chong cháo cài sao hài
Tài sam chong cháo lịng piến hếc
Piên pá sí piên quan hĩn diên
Cuơng chí tác lịi pây sí thàn
Dù pá tồng tơ phăn diết chán
Dụ phá diên to phăn pắt chàn
Miên chếc cơng dồ tù lịi lềnh.
Diêm phu dàng cai chẩu sí cơng dồ tù lịi lềnh
Tố lịi lềnh cúa lểnh phơng dềnh
Hí pá chiều dàn lịng chong hếc
Pặt si liên liền hệc chàn puối
Song hếc song chắn hếc chán
Chĩ siảng lì nghỉ si siảng tuần.
Lỳ nghì siảng thăn tá diết liảng
Lỳ nghì luốc luốc hiếp san nghìn.
Sao lênh chặn sáo lểnh
Phơng cúa tỷ đào sao lềnh dềnh.
Lềnh dềnh phơng si sà
Thuốc liểu phơng chăn sà.
Lềnh liểu hí lểnh liều vầy
Pặt cĩm liều sang liàng liều vầy
Chiêm chao hàng cúa cơng hĩa tủ
174
Tu chí slểnh slềnh muơn sí diền
Quan chĩc dảo diền cái mũ duốt
Chênh sí hửng lịng cúa cài diền.
Bài: L Phù Cong
(Đây là bài thơ cúng kết hợp múa về ơng tổ Bàn Vƣơng)
Đắp siáng phù cong điền si àng hí
Đắp siáng phù cong điền si àng hàng
Puồn củ sắt slí sli hị nhạt
Puồn củ sắt slí sí hị slí
Puồn củ tán pểnh sli hị nhạt
Puồn củtác pểnh sli chằn slì
Puồn củ hồ miền hị nhuốt sí
Puồn củ hồ miền hị nhuốt mài
Puồn củ chăn miền chăn nhuốt sí
Puồn củ chăn miền chăn nhuốt mài
Hị diên dăm suối cuối sải miểu
Hị diên lỳ chén chị hiào ỳ
Hiáo màm đăm suối cuối sài nẻn.
Chiảng diền ly chén chĩ hiào ỳ
Kí pác quán diền sếnh hị siảng
Sắt dàng lỳ pái nhặp muồn lịi
Hị diền cặp lị chắn sai chiến
Sắn tác kí chao ky de chai
Vù siảng cắp lịi chắn sai chiến
Sắn tác sát chao săt dé chai
Puơn cu sắt si chỏi sì điên
Liảng cĩ chiêm đồng khì liảng piên
Liảng cĩ chiêm đồng nhục nỉ quái
175
Quan chĩ diện tiều si mù hoa
San chĩc hƣng là sặp pặt phổc
Diết song quằn taischaos căn mà
Đào siảng dú tái chiêm huần chí
Sí piên dù dắp chếc diều hịa
Siếu pá ngăn siếu siên piên lặp
Lặp chĩc sàn piên siên nàn niên
Puơn ca chiều chị nì
Ký diền siảng dé pắt liền sà
Khuýn: (vừa hát vừa múa): Hố Phù cong diết chĩi, phù cong diết chĩi sàn, huấn
siảng khoi ngàn sí piên, puồn vuồng sênh tái puơn, cú sếnh diền lểnh liễu tác
chăn piên cuối, chiều dàn chỏ siảng ngồi ngồi căn pặt dàn. Siếu tấu pêu sí pà
dắn liểu mản phuống húa sao diền tàng nàn, chĩ sí sênh chĩ hì sềnh, chĩ sí đắp
si àng quàn lắn lị duốn mài mà ghề.
Hố: Đắp siảng quan lan điển siảng hí
Đắp siảng quan lan điển siảng hàng
Quàn làn sán siảng siẻng su quái
Du sếnh hủng lồng su mình sàn
Suối hũa nú suối hũa nù
Chiếm diền sàn chĩc nỉ sàn ù
Nghỉ sặp chĩ dé mầu mình nhặt
Hạ suối sái săm săm pặc ù
Lằm làm tác quân ngỏ pắt chú
Ngỏ chú hạ căn suối húa nù
Nhặt lý dụ chĩ sênh lịi cĩi
Dè lý dụ chĩ ắp sài đào
Sù nỉ sù liàng chắn pị nỏi
Tỷ đào suối húa luối song liều
Phẳm diền pắt sín chù chơng quái
176
Chù chơng chếnh sí quái lềnh sàn
Nỉ diền pắt sín chù chơng quái.
Piến sềnh mù lại liáng lềnh sàn
Diển diền phẳm chĩc chù chơng quái
Piến sềnh tơng phố siảng niàng sàn
Ngù sín piên hĩa chao dé đuột
Siảng siêu song pá tại thuơi căn
Siảng lênh piên sìn a lý căn
À lý lìn căn vuốt cuối sãi
Sái liều y vàn chiều nhiệt thàn
Piến diếu kênh vàn lịi lịi chĩa
Puơn ca chiều chị nì
Hủng lồng sú mỉnh diết dịi làn.
177
Phụ Lục 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ CƯNG BÁO TỔ TIÊN, KHAI SINH, CẤP
SẮC 3 ĐÈN, SÌN PÈ ĐÀNG VÀ CẤP SẮC 12 ĐÈN
CỦA NHĨM DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Tác giả ảnh: Bàn Tuấn Năng chụp trong thời gian 2013 - 2014
1. Ơng Triệu Đức Tiến - Bản Hịa, xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
(Ơng nội của đứa trẻ - bên phải) đang làm tiền giấy, chuẩn bị cho lễ cúng báo tổ tiên
2. Làm tiền giấy (chây toịng) tại lễ cúng báo tổ tiên
3. Ơng nội của đứa trẻ đang viết tên, ngày tháng năm sinh cho đứa trẻ
178
6. Bữa cơm chung vui của gia đình tại nghi thức khai sinh,
đặt tên chính thức cho đứa trẻ
4. Mâm cúng, bày ở trƣớc cứa buồng của
sản phụ trong lễ cung báo tổ tiên
5. Những ngƣời phụ nữ Dao tiền đang
giúp nhau vấn khăn đội đầu
179
7. Vào khoảng giữa chừng bữa cơm, ơng thầy lấy tờ giấy đã chuẩn bị trƣớc
đọc to cho mọi ngƣời cùng nghe về tên gọi chính thức của đứa trẻ
8. Ơng bếp đang làm tiền giấy tại lễ cấp sắc 3 đèn (gia đình anh Triệu Tiến Lân,
thơn Bản Hịa, xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn)
9. Ơng bếp đang tiến hành cúng báo thổ cơng và các loại ma lành về việc gia chủ
chuẩn bị tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn, mong thổ cơng và cá loại ma lành cùng giúp đỡ,
che chở để đám lễ đƣợc tiến hành cẩn thận, đầy đủ
180
2. Ơng bếp đi đặt muối tại miếu tụ binh mã của ơng Thầy ở ngồi nhà
10. Ơng bếp đang đi cắm các lệnh cấm,
khơng cho ma quỷ đi lại trong quá trình
tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn
11. Buồng đựng rƣợu cúng và bánh
cúng trong lễ cấp sắc 3 đèn, buồng này
chỉ cĩ ơng bếp đƣợc phép ra vào
ra vào
181
15. Làm bánh cúng tại lễ cấp sắc 3 đèn
13. Giã men để ủ rƣợu cúng
tại lễ cấp sắc 3 đèn
14. Trộn men với cơm nếp để ủ rƣợu cúng
tại lễ cấp sắc 3 đèn
182
16. Một quyển sách cúng tại lễ cấp sắc 3 đèn
17. Các thầy đang tiến hành lễ cúng thu
binh mã của mình về miếu
18. Ngƣời đệ tử thụ lễ tiến hành vái
chào hai thầy và hai ống tranh thờ
183
19. Hai ơng thầy đang tiến hành lễ cúng nhập binh mã về bàn thờ trong nhà
20. Bàn bày đồ lễ và tranh thờ tại lễ cấp sắc 3 đèn
21. Ngƣời đệ tử thụ lễ đƣợc đội đèn, khai quang
184
24. Dậu gạo binh mã đang đƣợc đổ ra để các thầy chia cho đệ tử
22. Các thầy đang làm thủ tục xin tên
âm cho ngƣời đệ tử thụ lễ
23. Ơng thầy đang niệm chú
vào đèn (nến)
185
25. Làm tiền giấy tại lễ Sìn pè đàng (dịng họ Triệu, thơn Khuổi Vuồng,
xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn).
26. Các thầy đang tiến hành thủ tục nhập binh mã về bàn thờ
tại gia đình trƣởng họ tại lễ Sìn pè đàng
186
27. Ơng thầy đang mời các ma, thần thánh về kiểm đếm lễ vật tại lễ Sìn pè đàng
28. Ơng thầy đang mời rƣợu các ma, thần thánh tại lễ Sìn pè đàng
29. Bàn thờ trƣởng họ (Hùng lầu) tại thời điểm bắt đầu tiến hành lễ Sìn pè đàng
187
30. Bàn cúng binh mã, pháp sƣ tại lễ Sìn pè đàng
31. Ơng thầy đang tiến hành cho tiền các binh mã, pháp sƣ cùng các thần thánh
tại lễ Sìn pè đàng
32. Khuơn làm tiền giấy in hình con ngựa (chây mạ)
188
33. Ơng thầy ra ngồi sân, tiến hành lễ mở cửa trời (hỉu lùng), để đĩn các thần thánh
đến chứng giám cho lễ khất nguyện của dịng họ tại lễ Sìn pè đàng
34. Mời thần thánh ăn bánh cúng trong lễ Sìn pè đàng
189
35. Chum rƣợu cúng tại lễ Sìn pè đàng
36. Giá đựng rƣợu và bánh cúng trong buồng đựng đồ cúng tại lễ Sìn pè đàng
190
37. Mời rƣợu các ma và thánh thần tại lễ Sìn pè đàng
38. Bày lợn cúng binh mã, pháp sƣ, thần thánh tại lễ Sìn pè đàng
39. Hai cọn lợn cúng tại lễ Sìn pè đàng. Con bày dọc phía trƣớc bàn thờ để dành
cúng cho tổ tiên, con bày ngang để dành cúng cho thần thánh, binh mã, pháp sƣ
191
40. Ơng thầy đứng vào trong chiếc chiếu cúng mời thần thánh, pháp sƣ và tổ tiên
về thụ hƣởng lễ vật tại lễ Sìn pè đàng
41. Những ngƣời giúp việc đang bày mâm cúng tổ tiên tại lễ Sìn pè đàng
192
42. Sách cúng dành cho tổ tiên (tồm dung) đƣợc gĩi trong lá dong
43. Hát cúng (ế khìa đao) để tiễn tổ tiên về nơi ở cũ tại lễ Sìn pè đàng
44. Chuẩn bị đọc sách cúng để tiễn tổ tiên về nơi ở cũ tại lễ Sìn pè đàng
193
45. Bữa cơm chia tay sau khi hồn tất cơng việc tại lễ Sìn pè đàng
46. Phần lợn của ơng thầy chính mang về sau khi hồn thành nghi lễ Sìn pè đàng
47. Một chiếc hịm đựng đồ dùng và dụng cụ hành lễ của ngƣời đệ tử tại lễ cấp sắc
12 đèn (Tẩu sai) của dịng họ Triệu, bản Khuổi Vuồng, xã Trung Hịa,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
194
48. Gắp gianh treo trƣớc cửa nhà để các thầy khi về nhà trƣởng họ tiến hành lễ Tẩu
sai lấy và bẻ, đốt trƣớc cửa trƣớc khi vào nhà
49. Cầu đặt trƣớc cửa để các thầy đi vào nhà tại lễ Tẩu sai
195
50. Miếu chính (on tịi) tại lễ cấp sắc 12 đèn
51. Ghế ngồi của đệ tử thụ lễ tại lễ cấp sắc 12 đèn
196
52. Một ngƣời đệ tử đang tiến hành kiểm đếm đồ dùng, dụng cụ của mình
trƣớc khi tiến hành lễ Tẩu sai
53. Lán dành cho đệ tử và các thầy nghỉ ngơi trong quá trình tiến hành lễ Tẩu sai
54. Những chiếc ống dùng để múc rƣợu cúng tại lễ cấp sắc 12 đèn
197
55. Lán tạm trong lễ cấp sắc 12 đèn. Lán bên phải là nơi các ơng thầy sử dụng để
viết sớ, tiền giấy (sài piu). Lán bên trái là nơi nghỉ ngơi của các thầy và đệ tử. Phần
giữa là nơi các thầy ra tiến hành nhiều nghi lễ quan trọng nhƣ: Mở cửa trời; Phù
phép để đệ tử hĩa thành chim bay lên miếu đàn
56. Làm miếu đàn để thụ lễ tại lễ cấp sắc 12 đèn (tầu thây)
198
57. Con chim phƣợng hồng tại lễ cấp sắc 12 đèn
58. Dậu tiền sau khi làm xong đƣợc cất lên sàn gác
59. Chuẩn bị bàn cúng tại lễ mở cửa trời tại lễ cấp sắc 12 đèn (Tẩu sai)
199
60. Kể từ khi tổ chức lễ Sìn pè đàng cho đến khi tiến hành lễ Tẩu sai, các cặp vợ
chồng trong dịng họ phải kiêng quan hệ. Nếu khơng kiêng đƣợc, ngƣời chồng phải
“tự thú” bằng việc đan những chiếc giỏ tre nhỏ bằng bàn tay, sau đĩ lấy giấy bản
cuộn vào (chây lị); Quan hệ bao nhiêu lần thì phải làm bấy nhiêu cái chây lị”.
Trong ảnh: - Những ngƣời đàn ơng đang đan “chây lị”
61. Các đệ tử họ Triệu, thơn Khuổi Vuồng, xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn
ngồi xếp hàng trong nhà, đánh chiêng, trống đĩn các thầy về hành lễ
200
62. Vợ của hai ngƣời đệ tử thụ lễ lớn và bé tuổi nhất ngồi ở hai bên cửa đĩn các thầy
63. Thầy cúng Bàn Đức Nguyên ở thơn Ma Nịn, xã Thƣợng Quan, huyện
Ngân Sơn và ba ngƣời đệ tử đến nhà trƣởng họ Triệu để thực hiện lễ Tẩu sai
201
64. Đến trƣớc cửa nhà, ơng thầy Bàn Đức Nguyên tiến hành phù phép
và bẻ một cọng cỏ tranh thả xuống chậu than trƣớc khi vào trong nhà
65. Thầy Diền tẩu cùng bà vợ đang làm thủ tục phù chú trƣớc khi vào nhà
202
66. Các thầy đang làm lễ bái bốn phƣơng sau khi vào nhà trƣởng họ Triệu
67. Các thầy rắc gạo binh mã cho các đệ tử sau khi hồn thành thủ tục
bái thần thánh 4 phƣơng
68. Các đệ tử đang nâng vạt áo để nhận gạo
203
69. Ơng thầy viết sớ (sài piu) Bàn Hữu Thiên ở thơn Phiêng Dƣợng, xã Đức Vân,
huyện Ngân Sơn đang chăm chú viết sớ cho dịng họ Triệu
70. Bữa cơm đầu tiên giữa các thầy và đệ tử thụ lễ của dịng họ Triệu, thơn Khuổi
Vuồng, xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn. Các thầy cúng ngồi phía trong (bên trái),
đệ tử ngồi phía ngồi (bên phải)
71. Trƣớc khi ăn cơm, vợ của các đệ tử phải ra đứng sau chồng để trình diện để các
thầy, pháp sƣ và thánh thần biết rõ mặt từng cặp vợ chồng trong quá trình thực hiện
204
72. Trƣớc khi tiến hành nghi lễ, các đệ tử phải nằm giả chết để các loại ma ác đến
đám thấy khơng cĩ gì nên bỏ về, khơng quấy rầy đám lễ nữa
73. Trong khi nằm giả chết, các đệ tử gối đầu lên những bĩ lá dong
205
74. Thầy Diền tẩu đang phù phép vào hai chum nƣớc, chuẩn bị cho lễ bĩi
và chuộc các linh hồn chết yểu để linh hồn đƣợc trở về đồn tụ cùng tổ tiên
75. Ơng Pạt chuơi đang nằm để bĩi, tìm linh hồn thơng qua các tín hiệu từ hai
chum nƣớc vốn đƣợc đồng bào quan niệm là hình ảnh chiếc thuyền
206
76. Chuẩn bị lễ cúng tơi lƣỡi dao, làm bậc thang lên miếu đài (tầu thây) trong lễ cấp
sắc 12 đèn của dịng họ Triệu, thơn Khuổi Vuồng, xã Trung Hịa, huyện Ngân Sơn
77. Lễ cúng cho các đạo sắc, chuẩn bị cho đệ tử hĩa thành chim để bay lên miếu đàn
78. Lễ câp sắc 7 đèn
207
79. Lễ cấp sắc 12 đèn với sự hiện diện của 11 ngọn nến
80. Những chiếc mẹt đựng nến lần lƣợt đƣợc đƣa qua đầu các đệ tử. Mẹt đựng 7
ngọn nến đƣa trƣớc, mẹt đựng 11 ngọn nến đƣa sau
81. Chiếc thang dao lên miếu đài (tầu thây) sau khi làm xong
208
82. Các thầy chồng chiếc chiếu của mình (được hiểu là hình ảnh con thuyền)
để đi ra miếu đàn (tầu thây)
83. Các đệ tử thụ giáo tại miếu đàn trong lễ cấp sắc 12 đèn của dịng họ Triệu,
thơn Khuổi Hoa, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
84. Các hoa bài hình cá tại lễ Tẩu sai của dịng họ Triệu, thơn Khuổi Hoa,
xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
209
85. Các đệ tử lần lƣợt quỳ tại chân cầu thang của miếu đàn để thụ lễ
và đợi thầy Tẩu sai ban ấn tại lễ cấp sắc 12 đèn của dịng họ Triệu, thơn Khuổi Hoa,
xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
86. Một ngƣời đệ tử vừa nhận ấn tín từ trên đài cao do thầy Tẩu sai tung xuống
trong lễ cấp sắc 12 đèn của dịng họ Triệu, thơn Khuổi Hoa, xã Hoa Thám,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng