VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------o0o------------
VŨ ĐỨC THO
HỢP TÁC AN NINH – QUỐC PHÒNG
GIỮA ASEAN VÀ MỸ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------o0o------------
VŨ ĐỨC THO
HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG
GIỮA ASEAN VÀ MỸ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 92 29 011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG
301 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Hợp tác An ninh – Quốc phòng giữa Asean và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẪN KHOA HỌC:
PGS. TSKH Trần Khánh
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn./.
Tác giả
Vũ Đức Tho
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 8
1.1. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế .............................. 8
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần làm rõ ....... 27
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 28
Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC AN NINH -
QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ SAU NĂM 1991 ........................... 30
2.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 30
2.2. Khái quát quan hệ hợp tác ASEAN - Mỹ trước năm 1991 .......................... 48
2.3. Nhu cầu hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau năm
1991 ........................................................................................................................... 52
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 60
Chương 3
THỰC TRẠNG HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ
MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 ..................................................................... 62
3.1. Cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ .......................... 62
3.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trên một số vấn đề chủ
yếu ............................................................................................................................. 84
3.3. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN và Mỹ
................................................................................................................................. 108
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 121
iii
Chương 4
NHẬN XÉT HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................................... 123
4.1. Đặc điểm hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ .................... 123
4.2. Tác động của quan hệ an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ ....................... 136
4.3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam ............................................................... 144
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt
AACC
ASEAN Air Chiefs
Conference
Hội nghị Tư lệnh Không quân các
nước ASEAN
ACAMM
ASEAN Chiefs of Army
Multilateral Meeting
Hội nghị Tư lệnh lục quân các nước
ASEAN
ACDFIM
ASEAN Chiefs of Defence
Forces Informal Meeting
Hội nghị không chính thức Tư lệnh
Quốc phòng các nước ASEAN
ADMM
ASEAN Defence Ministers
Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các
nước ASEAN
ADMM+
ASEAN Defence Ministers
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các
nước ASEAN mở rộng
ADSOM
ASEAN Defence Senior
Officials Meeting
Hội nghị quan chức Quốc phòng
cấp cao các nước ASEAN
ANCM ASEAN Navy Chiefs Meeting Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN
APEC
ASEAN Pacific Economic
Cooperation Forum
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
APSC
ASEAN Political - Security
Community
Cộng đồng Chính trị - An ninh
ASEAN
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASC ASEAN Security Community Cộng đồng an ninh ASEAN
ASEAN
Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ASEAN +1 ASEAN Plus One Hội nghị cấp cao ASEAN +1
ASEAN +3 ASEAN Plus Three Hội nghị cấp cao ASEAN+3
ASEM Asia-Europe Meeting Hội nghị Á – Âu
CA-TBD Asia – Pacific Ocean Châu Á - Thái Bình Dương
CA-AĐD Asia - Indian Ocean Châu Á - Ấn Độ Dương
COC
Code of Conduct in the South
China Sea
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
DOC
Declaration on Conduct of
Parties in the South China Sea
Tuyên bố về cách ứng xử của các
bên ở Biển Đông
ĐNA South East Asia Đông Nam Á
EAMF Expanded Asean Maritime Diễn đàn Asean mở rộng
v
Forum
EAS East Asia Summit Cấp cao Đông Á
EEC
European Economic
Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FPDA
Five Power Defence
Arangements
Hiệp ước phòng thủ năm nước
GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
NATO
Nort Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
SEANWFZ
South East Asia Nuclear
Weapon Free Zone
Khu vực Đông Nam Á không vũ khí
hạt nhân
SEATO
Southeast Asia Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
SOM Senior Officials Meeting
Hội nghị quan chức ngoại giao cấp
cao ASEAN
TAC
Treaty of Amity and
Cooperation
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Đông Nam Á
UNCLOS
1982 United Nations
Convention on the Law of the
Sea
Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982
TBCN Capitalism Tư bản Chủ nghĩa
XHCN Socialism Xã hội Chủ nghĩa
ZOPFAN
Zone of Peace, Freedom and
Neutrality
Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự
do và trung lập
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Viện trợ kinh tế và an ninh của Mỹ cho một số nước ASEAN giai đoạn
2002 - 2005 ............................................................................................................... 96
Bảng 3.2. Viện trợ an ninh của Mỹ cho các nước ASEAN trong năm 2010 và năm
2015 ........................................................................................................................... 96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc tranh đua, đối đầu ý thức hệ chính
trị - tư tưởng và quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đi đến hồi kết. Sự kiện
này đã mở ra xu hướng mới cho đối thoại và hợp tác trên quy mô toàn cầu. Tại khu
vực Đông Nam Á (ĐNA), ASEAN - một tổ chức khu vực đã tranh thủ môi trường
hòa dịu, không ngừng tăng cường liên kết nội khối, mở rộng hợp tác với thế giới
bên ngoài, trong đó có an ninh – quốc phòng nhằm củng cố môi trường an ninh và
phát triển, nâng cao vị thế, vai trò trên trường quốc tế. Sau khi tham gia xử lý thành
công vấn đề Campuchia, ASEAN đã xây dựng nhiều cơ chế, diễn đàn hợp tác chính
trị, an ninh quan trọng nhằm góp phần giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên ở
khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh thành công, ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức mới về an ninh – quốc phòng. Các vấn đề tranh chấp biển đảo, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, khủng bố và đặc biệt là tham vọng địa chính trị
của các nước lớn khiến cho tình hình an ninh và hợp tác của ĐNA, ASEAN trở nên
phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề bản thân ASEAN và các nước thành viên không
thể tự mình giải quyết, đòi hỏi phải có sự tăng cường phối hợp với các đối tác bên
ngoài, trong đó hợp tác với Mỹ là một ưu tiên quan trọng. Mỹ với tư cách là một
siêu cường kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu thế giới, hợp tác với Mỹ sẽ giúp
ASEAN tranh thủ được sự ủng hộ từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ cho quá trình
liên kết nội khối và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Mặt khác, quan hệ với Mỹ còn là
cơ hội để ASEAN có được sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, tiếp cận nguồn khí tài quân
sự hiện đại của Mỹ và xử lý hiệu quả những vấn đề an ninh phức tạp trong khu vực
từ đó hiện thực hóa chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn của ASEAN.
Ở chiều ngược lại, Mỹ có tầm ảnh hưởng to lớn ở ĐNA và khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương (CA-TBD) dựa trên lực lượng quân sự hiện hữu và mối quan hệ
đồng minh, đối tác ở khu vực. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ vẫn duy trì được vai trò siêu
cường số một ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XXI, nhất là sau
sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, uy tín và vị thế của Mỹ ở
khu vực ĐNA bị suy giảm tương đối bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc.
2
Việc Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa lực lượng quân đội, tăng cường ảnh hưởng
ở ĐNA, gia tăng yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, không ngần ngại lôi kéo, tập hợp
lực lượng ngay cả với các đồng minh của Mỹ ở khu vực đã không chỉ tạo ra sức ép về
an ninh với ASEAN và các nước thành viên mà còn thách thức lợi ích chiến lược của
Mỹ ở khu vực. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực có sự thay đổi, mô hình an
ninh “trục và nan hoa” chưa đủ mạnh để bảo vệ các lợi ích của Mỹ, nhiều vấn đề an
ninh mới rất phức tạp bản thân Mỹ dù mạnh cũng không thể tự giải quyết mà đòi hỏi
cần có sự phối hợp của nhiều bên, trong khi uy tín và vị thế quốc tế của ASEAN ngày
càng tăng. Vì vậy, tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN là một lựa chọn khôn
ngoan để bảo vệ các lợi ích của Mỹ, củng cố vững chắc quan hệ đồng minh, đối tác
và bạn bè ở khu vực. Hợp tác với ASEAN và các nước thành viên còn là cơ hội để
Mỹ triển khai chính sách an ninh - quốc phòng hiệu quả trong khu vực, qua đó tăng
cường khả năng can dự, hiện diện quân sự và tập hợp lực lượng từ đó có thể ngăn
chặn, kiềm chế tiến tới đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN, có vị trí địa chiến lược quan
trọng ở khu vực ĐNA ở cả đất liền và trên biển - nơi tập trung và đan xen lợi ích giữa
các nước lớn. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức của thời đại,
nhất là tác động từ gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và sự nổi lên của các
vấn đề tranh chấp biển đảo, chạy đua vũ trang. Do đó, việc nhận diện cục diện khu
vực, đánh giá tác động quan hệ an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ để từ đó
đưa ra đối sách phù hợp đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay.
Như vậy, đứng trước những vấn đề khoa học cần có lời giải như: Tiến triển
quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ sau Chiến tranh Lạnh diễn
ra như thế nào? Nhân tố nào thúc đẩy ASEAN và Mỹ tăng cường hợp tác an ninh -
quốc phòng với nhau? Trọng tâm nội dung và hình thức hợp tác là gì? Tại sao quan
hệ giữa hai thực thể trong thập niên 90 của thế kỷ XX lại có phần chững lại, bước
sang thế kỷ XXI lại trở nên gắn kết hơn? Tác động quan hệ hợp tác đối với khu vực
và Việt Nam? Đây là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài "Hợp tác an ninh - quốc
phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 – 2015" làm luận án tiến sĩ thuộc chuyên
ngành Lịch sử thế giới. Việc nghiên cứu này với mong muốn nhận diện quá trình hợp
tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, từ đó hiểu được mục tiêu, tầm quan
3
trọng và bản chất của quan hệ ASEAN - Mỹ trên cơ sở đó gợi ý chính sách cho Việt
Nam trong quan hệ ứng xử với các bên liên quan ở những giai đoạn tiếp theo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích, làm rõ tiến trình, nội dung, hình thức hợp tác an ninh -
quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015. Trên cơ sở đó rút ra
đặc điểm, đánh giá tác động và bản chất của hợp tác an ninh – quốc phòng ASEAN
– Mỹ và đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, luận án đánh giá những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ hợp tác an
ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh trên cơ sở phân tích bối
cảnh tình hình quốc tế, thực trạng thách thức an ninh ở khu vực, lịch sử quan hệ và nhu
cầu lợi ích hợp tác của các bên.
Hai là, luận án nghiên cứu, phân tích tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng
giữa ASEAN và Mỹ trên các mặt, từ cơ chế đến các nội dung và hình thức hợp tác
cả ở cấp độ tổ chức ASEAN và hợp tác của nhiều nước thành viên với Mỹ từ năm
1991 đến năm 2015.
Ba là, luận án đưa ra những nhận xét về đặc điểm, đánh giá tác động quan hệ
hợp tác ASEAN – Mỹ trên các mặt tích cực và hạn chế, từ đó nhận diện bản chất
hợp tác và đưa ra một vài gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và
Mỹ giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015, ở đó ASEAN đóng vai trò là một tổ chức
khu vực và Mỹ là một quốc gia có lợi ích an ninh và phát triển gắn chặt với khu vực
ĐNA và tổ chức ASEAN. Tuy nhiên, công trình cũng đề cập đến quan hệ an ninh -
quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN với Mỹ nhằm góp phần làm rõ
mối quan hệ rộng lớn, đa chiều nhiều tầng nấc giữa ASEAN và Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng
giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015 theo ba giai đoạn: 1991 - 2000; 2001
4
- 2008; 2009 - 2015. Tuy nhiên, thời gian trước năm 1991 và sau năm 2015 cũng
được tham khảo nhằm làm rõ nội dung tiến trình hợp tác.
Lý do tác giả chọn mốc thời gian từ năm 1991 đến năm 2015 và chia thành ba
giai đoạn vì: Giai đoạn (1991 - 2000) là mốc thời gian 10 năm đầu sau Chiến tranh
Lạnh, thời điểm ASEAN và Mỹ có nhiều điều chỉnh chiến lược trong chính sách khu
vực. Phía Mỹ, từ sau năm 1991, sau khi không còn mối lo ngại đáng kể từ đe dọa của
chủ nghĩa cộng sản, ASEAN không còn dành được một trong những ưu tiên trong
chính sách của Mỹ như trước đó. Về phía ASEAN, năm 1991 cũng là thời điểm
ASEAN cơ bản giải quyết xong vấn đề Campuchia và đẩy mạnh liên kết nội khối.
Đây là giai đoạn ASEAN mong muốn độc lập hơn với Mỹ và chủ động xây dựng các
thể chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực, tăng cường hợp tác với các đối tác.
Giai đoạn (2001 - 2008) đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ an ninh
– quốc phòng giữa ASEAN - Mỹ sau sự kiện ngày 11/09/2001. Để tăng cường ảnh
hưởng và tìm kiếm sự ủng hộ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở khu vực,
Mỹ đã tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN. Về phía ASEAN, đây là giai đoạn
ASEAN cần sự ủng hộ của Mỹ trong quá trình xây dựng khối và giải quyết những
thách thức an ninh mới nổi, trong đó có vấn đề chống khủng bố và tranh chấp chủ
quyền ở Biển Đông. Giai đoạn (2009 - 2015) đánh dấu bước tiến có tính đột phá
trong quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, nguyên nhân cơ bản là do
sức ép an ninh từ phía Trung Quốc trỗi dậy, trong đó có yêu sách, tham vọng quá
mức về chủ quyền ở Biển Đông. Năm 2009 là thời điểm Trung Quốc đưa ra yêu sách
"đường lưỡi bò" và gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc đẩy tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông lên một nấc thang mới. Năm 2009 là năm Mỹ ký tham gia vào Hiệp ước
Thân thiện và Hợp Tác (TAC) với ASEAN, đây cũng là giai đoạn Mỹ triển khai
chính sách "xoay trục" chuyển trọng tâm sang khu vực CA - TBD, và ĐNA được xác
định là trọng tâm. Mốc năm 2015 gắn với sự kiện quan trọng là ASEAN và Mỹ nâng
cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược, đây cũng là năm ASEAN tuyên bố hình
thành Cộng đồng ASEAN.
Phạm vị không gian: Luận án nghiên cứu sự vận động của hợp tác an ninh –
quốc phòng giữa hai chủ thể là ASEAN và Mỹ trong quan hệ địa chính trị, an ninh -
quốc phòng ở khu vực CA - TBD. Tuy nhiên, sự vận động này không nằm ngoài
5
môi trường hợp tác và an ninh toàn cầu trước và sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là
sự điều chỉnh chính sách an ninh quốc gia của Mỹ cũng như việc ASEAN điều
chỉnh quan điểm, cách nhận thức về tình hình khu vực và thế giới.
Phạm vi lĩnh vực: Luận án tập trung nghiên cứu lĩnh vực hợp tác an ninh –
quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, chính
trị - ngoại giao cũng như quan hệ an ninh giữa một số nước thành viên ASEAN với
Mỹ cũng được đề cập nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung, hình thức và bản chất quan
hệ ASEAN – Mỹ nói chung và hợp tác an ninh – quốc phòng nói riêng.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đường lối
đối ngoại trong hợp tác quốc tế. Luận án sử dụng có chọn lọc cách tiếp cận quan hệ
quốc tế đương đại trong phân tích diễn tiến quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng
giữa ASEAN và Mỹ. Lý thuyết địa chính trị, địa chiến lược trong mục tiêu xác lập
trật tự quyền lực ở một không gian lãnh thổ được xác định cũng được luận án vận
dụng. Yếu tố lợi ích quốc gia, khu vực, bối cảnh quốc tế tác động, quan điểm, chính
sách của các bên cũng là một trong những vấn đề được xem xét khi luận giải mối
quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử
kết hợp với logic. Các vấn đề được xem xét trong trong mối quan hệ tương tác đa chiều
gắn với chính sách tổng thể của khu vực và lợi ích của nhiều quốc gia trong bối cảnh
không gian, thời gian, sự vận động của các vấn đề được xác định. Ngoài ra, phương
pháp nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội nhân văn và phương pháp nghiên cứu
của các chuyên ngành quan hệ quốc tế, khu vực học, chính trị học cũng được tác giả
luận án sử dụng nhằm làm sáng tỏ quá trình vận động và bản chất mối quan hệ hợp tác
an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015.
4.3. Các nguồn tài liệu
Tài liệu gốc (loại I) là những văn kiện chính trị, ngoại giao, các thông cáo,
tuyên bố chung, các hiệp định, văn bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đã ký kết về
6
lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, giữa Mỹ với các nước
thành viên ASEAN từ năm 1991 đến năm 2015.
Tài liệu tham khảo (loại II) gồm các công trình nghiên cứu được đăng tải trên
các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án và một số trang thông tin
liên quan ở trong và ngoài nước.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu, có hệ thống
và toàn diện đầu tiên ở Việt Nam về tiến trình vận động, phát triển của hợp tác an
ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, nhất là tiến triển xây dựng thể chế, chủ
chương, nội dung hợp tác từ năm 1991 đến năm 2015.
Hai là, luận án chỉ ra những nội dung, vấn đề trọng tâm của hợp tác an ninh
– quốc phòng giữa ASEAN và một số quốc gia thành viên với Mỹ.
Ba là, luận án rút ra các đặc điểm, đánh giá tác động của hợp tác an ninh -
quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ đối với an ninh và phát triển của mỗi bên và khu
vực. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong thúc đẩy hợp
tác an ninh – quốc phòng với ASEAN - Mỹ.
Bốn là, luận án bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ
cho việc giảng dạy, nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế,
chính trị học và chuyên sâu về ASEAN, quan hệ ASEAN - Mỹ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ hơn tính logic và bản chất quan hệ
đối ngoại, thể chế và nội dung hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
trong bối cảnh ASEAN hoàn thiện Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và thực
hiện chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn ở khu vực; Mỹ tiến hành chiều
chỉnh chính sách an ninh ở khu vực ĐNA và CA - TBD.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần cung cấp
những luận cứ khoa học cho nghiên cứu, hoạch định chính sách đối ngoại an ninh -
quốc phòng của ASEAN và các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam không chỉ
đối với Mỹ mà với cả Trung Quốc và các nước đối tác của ASEAN trong bối cảnh
khu vực ĐNA và CA – TBD đứng trước nhiều biến động, cuộc cạnh tranh Mỹ -
Trung ngày một phức tạp, ASEAN phải đối mặt với những thách thức an ninh mới.
7
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho cán bộ công tác trong lĩnh
vực đối ngoại, an quốc - phòng ninh; là tư liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập chuyên ngành Lịch sử thế giới, Chính trị học và Quan hệ quốc tế
về tổ chức ASEAN và khu vực ĐNA, CA - TBD thời hiện đại.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được chia thành bốn chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương này luận án đã tập trung khảo sát, nghiên cứu và phân tích những
công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015.
Tác giả chỉ ra những khoảng trống khoa học mà luận án cần tiếp tục làm rõ.
Chương 2. Những nhân tố cơ bản tác động đến hợp tác an ninh - quốc phòng
giữa ASEAN và Mỹ từ sau năm 1991
Chương này luận án tập trung phân tích ba nhân tố chính thúc đẩy ASEAN và
Mỹ tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng với nhau là: bối cảnh thế giới, khu vực;
nhân tố lịch sử; và nhu cầu hợp tác của ASEAN - Mỹ.
Chương 3. Thực trạng hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ
năm 1991 đến 2015
Chương này là nội dung chính của luận án, tập trung phân tích, luận giải tiến
trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015
trên các nội dung chính như: xây dựng thể chế, hợp tác trên các cơ chế an ninh đa
phương của ASEAN và một số lĩnh vực chủ yếu.
Chương 4. Nhận xét về hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ
năm 1991 đến năm 2015
Trên cơ sở phân tích nội dung, diễn tiến vận động quan hệ an ninh – quốc
phòng giữa ASEAN và Mỹ, chương 4 tập trung làm rõ các đặc điểm, đánh giá tác
động hợp tác đối với ASEAN và Mỹ từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Do tầm quan trọng của ASEAN và Mỹ trong các vấn đề quốc tế nói chung,
an ninh - quốc phòng nói riêng nên có nhiều công trình của các nhà khoa học trong
nước và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu đến chủ đề này ở nhiều góc độ khác
nhau, trong đó có thể chia ra thành hai nhóm vấn đề sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hợp tác an ninh
- quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
Bài viết "Xung quanh các cuộc diễn tập chung giữa Mỹ với một số nước
Đông Nam Á" của tác giả Lê Xuân Khanh in trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng
Hiện đại, số ra 01, năm 2001 cho rằng: khu vực ĐNA giữ vị trí chiến lược quan
trọng, là trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở CA - TBD. Mỹ tăng cường diễn tập
quân sự chung với các nước đồng minh, đối tác ở ĐNA là khẳng định sức mạnh và
khả năng tung lực lượng răn đe mà không cần phải tiến hành một cuộc xung đột
chống lại các nước thù địch hay hành động chống đối nào. ASEAN tuy không được
nhắc tới một cách trực tiếp, nhưng các hoạt động tập trập quân sự của Mỹ với
những nước ĐNA là thành viên chủ chốt thuộc khối ASEAN đã cho thấy mối quan
hệ an ninh mật thiết giữa ASEAN và Mỹ.
Luận án "Chính sách của Mỹ đối với ASEAN (1967 - 1995)" của Lê Khương
Thùy, bảo vệ tại Trường Đại học QGHN, năm 2001. Công trình đã làm rõ những nội
dung quan trọng của quan hệ ASEAN – Mỹ như: quá trình hình thành, sự biến đổi
chính sách của Mỹ đối với ASEAN từ khi thành lập cho đến năm 1995; vị trí, vai trò
của ASEAN trong chiến lược toàn cầu của Mỹ; bản chất quan hệ Mỹ - ASEAN.
Bài viết "Mỹ điều chỉnh chiến lược đối với ASEAN trên lĩnh vực an ninh,
quân sự và chính trị sau sự kiện 11/9/2001" của Nguyễn Thị Hạnh trên Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 01 năm 2006. Tác giả đi vào làm rõ các nội dung: nguyên
nhân vì sao Mỹ phải điều chỉnh chiến lược với ASEAN; ASEAN là nội dung quan
trọng trong "chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới" của Mỹ. Về nội dung điều
chỉnh nhằm: duy trì, tăng cường các liên minh chính trị, quân sự với các đồng minh
9
thân cận như Thái Lan, Philippine và phát triển quan hệ với những nước không phải
đồng minh như Việt Nam; Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách "dính líu" với khu vực
và xây dựng cấu trúc an ninh có lợi cho Mỹ. Biện pháp để thực hiện nội dung trên
là: Mỹ cần duy trì mối quan hệ ngày một hiệu quả với ASEAN và các thành viên
thông qua đối thoại an ninh như Diễn đàn ARF; tăng cường sáng kiến tay đôi với
từng nước ASEAN; Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ, trao đổi, và hợp tác quân sự
với các nước ASEAN; Mỹ cần duy trì và tăng cường lực lượng quân sự ở ĐNA;
Củng cố quan hệ và chia sẻ trách nhiệm với các nước đồng minh ở khu vực trong
những vấn đề nóng cùng quan tâm.
Công trình "Nghiên cứu cơ bản về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)", của Trần Sỹ Thành được Viện 70 - Tổng cục II - Bộ Quốc phòng ấn
hành năm 2007. Tác giả đã khái quát tương đối sâu sắc chặng đường 40 năm hình
thành và phát triển của ASEAN. Dưới con mắt của các nhà tình báo quân sự, các
vấn đề hợp tác an ninh - quốc phòng trong nội khối, ngoại khối và hoạt động của
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã được nhóm nghiên cứu phân tích, đánh giá
khá là xác đáng. Tác giả cũng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết vào làm rõ nguyên
nhân, mục đích thúc đẩy hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng của ASEAN; quan
hệ và ý đồ của Mỹ, Trung Quốc và một số nước lớn khác trong thúc đẩy quan hệ
hợp tác an ninh với các nước ASEAN; đóng góp của các bên trong diễn đàn an ninh
khu vực (ARF). Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu của công trình là trước
năm 2007, nên khoảng thời gian sau năm 2007 là cơ sở để luận án tiếp tục nghiên
cứu và làm rõ.
Cuốn sách "Quan hệ Mỹ - ASEAN 1967- 1997 lịch sử và triển vọng" của Lê
Văn Anh do Nxb Từ điển bách khoa ấn hành năm 2009. Tác giả đã trình bày khái
quát 30 năm quan hệ Mỹ và ASEAN, trong nhiều vấn đề được luận bàn, tác giả đã
tập trung làm rõ một số vấn đề trọng tâm như: Quan hệ Mỹ - ASEAN trong lĩnh vực
chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và văn hóa giáo dục. Tác giả cũng chỉ ra
quan hệ trong lĩnh vực chính trị, quân sự và an ninh giữa Mỹ với ASEAN thời kỳ
này là sâu sắc nhất, nó gắn với cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Cuối
cùng tác giả đã đưa ra nhận xét khái quát về quan hệ Mỹ - ASEAN và Mỹ với một
số thành viên ASEAN.
10
Bài viết "Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
(từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2011)" của Trần Thị Vinh trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, năm 2012. Chính sách của Mỹ với ĐNA thời kỳ
sau Chiến tranh Lạnh được tác giả đã phân tích trên ba giai đoạn chính là: 1991 -
2000, 2001 - 2008 và 2009 - 2011. Dưới thời chính quyền B.Clinton, mặc dù Mỹ
thực hiện chiến lược "can dự và mở rộng", tăng cường quan hệ với các nước ĐNA,
song chính sách của Mỹ ở khu vực được tác giả khẳng định là không rõ ràng. Chính
sách an ninh của Mỹ với ĐNA chỉ thực sự thay đổi sau khi nước Mỹ bị tấn công
ngày 11/09/2001. Chính quyền Tổng thống G.Bush ngoài việc xác định ĐNA là mặt
trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố, ĐNA còn được coi như mắt xích còn
thiếu trong vành đai bao vây Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống Obama, chính sách
an ninh của Mỹ ở ĐNA đã có bước phát triển mới, Mỹ tiến hành chính sách "xoay
trục" sang châu Á và xem ĐNA là trọng tâm trong chính sách khu vực. Mối quan hệ
ASEAN – Mỹ giai đoạn này cũng được tác giả làm rõ, việc Mỹ đẩy mạnh quan hệ
với ASEAN, tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN có
nguyên nhân quan trọng từ thách thứcan ninh ở Biển Đông.
Tác giả Nguyễn Thiết Sơn trong cuốn sách "Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001
- 2020" được Nxb Từ điển bách khoa phát hành năm 2012 đã phân tích mối quan hệ
Hoa Kỳ - ASEAN trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI trên các nội dung cơ bản: Bối
cảnh quốc tế, khu vực, thực trạng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trên các mặt kinh tế,
chính trị, an ninh quân sự và triển vọng quan hệ trong 10 năm tiếp theo. Đặc biệt tác
giả đã phân tích và làm rõ nguyên nhân Mỹ điều chỉnh chiến lược chính sách tại
khu vực CA - TBD mà trọng tâm là ĐNA, trong đó quan hệ trong lĩnh vực quân sự,
quốc phòng và an ninh được Mỹ đặc biệt coi trọng và đặt ngang hàng với hợp tác
kinh tế cùng ASEAN.
Bài viết "Hợp tác hải quân giữa các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam
Á: thực trạng và triển vọng" của Nguyễn Xuân Thành in trên tạp chí Quan hệ quốc
phòng, quý IV/2013. Tác giả khẳng định: những thách thức an ninh trên Biển Đông
là cơ sở thúc đẩy tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng của ASEAN trong đó có
sự phát triển của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Hội nghị Tư
lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN và hợp tác Hải quân khu vực
11
ASEAN cũng phát triển trong xu thế đó. Thông qua tổ chức các hội thảo, hội nghị,
xây dựng cơ chế hợp tác; vệc tham gia vào các hoạt động diễn tập, tuần tra chung;
hoạt động việc tăng cường các kênh chia sẻ thông tin, giao lưu,v.v. triển vọng hợp
tác hải quân giữa các nước ASEAN và ASEAN với các đối tác bên ngoài trong đó
Mỹ có quan hệ rất mật thiết. ASEAN cũng kỳ vọng trong thời gian tới, quan hệ
ASEA...quốc phòng giữa Mỹ với một
số nước thành viên ĐNA: "Mỹ tìm cách hiện diện quân sự trở lại Philippine" do
Trương Đỗ Hà tổng hợp trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số 7, năm
2004; "Những phát triển mới trong quan hệ Mỹ - Philippine thời gian gần đây" của
24
Nguyễn Đình Trung trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số 10, năm 2012;
"Một số vấn đề xung quanh Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ -
Philippine" của Nguyễn Văn Lập trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số 8,
năm 2014; "Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại Thái Lan thời gian
gần đây" của Nguyễn Xuân Trình trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số
6, năm 2014; "Quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan dưới thời chính quyền Bill Clinton" của
Phạm Cao Cường trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 01-2016; "Singapore: mục
tiêu mới của Mỹ ở Đông Nam Á" trên Tri thức thế giới, kỳ 18.2001 được Tạp chí
Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số 1, năm 2002; "Quan hệ Mỹ - Indonesia thời gian
gần đây" do Bùi Xuân Mai tổng hợp trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại
số 6, năm 2005; "Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Myanma thời
gian gần đây" của Nguyễn Xuân Sáng trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại,
số 6, năm 2014; "20 năm quan hệ Việt - Mỹ: Lĩnh vực chính trị và an ninh quân sự",
Lê Khương Thùy trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11, năm 2015,v.v.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Bài viết "An ninh của Đông Nam Á trong một môi trường đang thay đổi.
Quan điểm của Indonesia" trên Indonesia Quarterly, quý 3-1991 được Hoàng Văn
Đỉnh lược dịch trên Tạp chí Quân sự nước ngoài, số 01-1992. Bài viết cho rằng
Chiến tranh Lạnh chấm dứt, đối đầu Đông - Tây không còn, việc Mỹ và Nga giảm
bớt sự hiện diện ở ĐNA đã làm cho tình hình thế giới, khu vực thay đổi nhanh
chóng. Tác giả đã đưa ra một số câu hỏi như: Trật tự thế giới sẽ ra sao? Cạnh tranh
giữa các nước lớn có còn không? Liệu nền hòa bình ở khu vực ĐNA có được dài
lâu? Cuối cùng tác giả kết luận: ĐNA có thể sẽ tiếp tục là khu vực diễn ra sự cạnh
tranh gay gắt giữa các nước lớn, và nguy cơ khu vực bị can thiệp từ bên ngoài là
điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài viết "Kiến trúc an ninh mới ở khu vực Đông Nam Á" của Carlyb
A.Thayer (12/1996) được Mai Lan lược dịch trên Tạp chí Quân sự nước ngoài số 3,
năm 1997 cho rằng: để giải quyết các mối đe dọa an ninh khu vực, ASEAN và các
nước thành viên đã đồng thời lựa chọn "phương pháp mềm" trên cơ sở ngoại giao
và "phương pháp cứng" dựa trên sự tăng cường tiềm lực quốc phòng. Mô hình kiến
trúc an ninh mới được ASEAN thiết kế dựa trên Diễn đàn an ninh khu vực ARF và
25
Các thể chế ở kênh 2 nhằm phòng ngừa và vạch ra biện pháp giải quyết xung đột.
Tác giả cũng chỉ ra mô hình an ninh mới khác hoàn toàn thời kỳ Chiến tranh Lạnh
khi lựa chọn mô hình Hiệp ước an ninh tập thể Đông Nam Á (SEATO) và Hiệp ước
an ninh song phương kiểu như quan hệ Việt Nam - Liên Xô, Mỹ - Philippine.
Bài viết "Diễn đàn khu vực ASEAN: Một mô hình cho hợp tác an ninh ở
Trung Đông" (The ASEAN Regional Forum: A model for Cooperative Security in
the Middle East) của Michael Leifer viết trên Đại học Quốc gia Australia, năm 1998
cho rằng: Thành công của Diễn đàn ARF là bài học và sự gợi ý sâu sắc cho Trung
Đông trong giải quyết xung đột. Bài viết nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN
trong ARF, vì sao các nước lớn chấp nhận tham gia vào ARF, thành tựu và hạn chế
của ARF trong các cuộc đối thoại an ninh.
Bài viết "Bình luận về "mối đe dọa của Trung Quốc" từ hành động mở rộng
lực lượng quân sự của Trung Quốc" của Thức Hậu trên Tạp chí Đài Loan: "Trung
Quốc đại lục" tháng 01/1996 được Tạp chí Quân sự nước ngoài đăng trong số 03
năm 1996. Tác giả đã đề cập đến việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quốc phòng,
nhất là phát triển mạnh lực lượng hải quân, không quân, phòng không. Và việc Mỹ
đẩy mạnh tuyên truyền thuyết "mối đe dọa của Trung Quốc" đã làm gia tăng tâm lý
sợ hãi, quan ngại cho các nước ĐNA, đây cũng là nguyên nhân của việc hình thành
xu thế chạy đua vũ trang ở khu vực.
Bài viết "Tưởng định chiến lược an toàn mới của ASEAN" của Tào Tích
Long trích trong cuốn "Tình hình xung quanh Trung Quốc hướng vào thế kỷ XXI"
được Lê Văn Thuận dịch trên Tạp chí Quân sự nước ngoài, số 03 năm 1996. Tác giả
cho rằng, nhân tố ra đời chiến lược an toàn mới của ASEAN sau Chiến tranh Lạnh
xuất phát từ việc: ASEAN có thực lực kinh tế lớn mạnh và ý thức tự chủ cao; Mỹ
thu hẹp quân sự ở CA - TBD; Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và xung đột dân tộc ngày
càng tăng. Và biện pháp thực hiện chiến lược an toàn mới là: Đẩy nhanh xây dựng
khối cộng đồng ASEAN, xây dựng Diễn đàn khu vực ASEAN làm hạt nhân, tăng
cường hiện đại hóa lực lượng quân đội, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng
ASEAN,v.v. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những khó khăn mà chiến lược an toàn
mới gặp phải như: xây dựng Cộng đồng ĐNA, mâu thuẫn nội bộ trong các nước
26
ASEAN, hiện đại hóa quân sự của ASEAN còn nhiều vấn đề, và Diễn đàn khu vực
ASEAN vẫn bị kiềm chế bởi các nước lớn.
Cuốn sách "An ninh lưỡng nan của khu vực Đông Nam Á" (The Security
Dilemmas of Southeast Asia), của Alan Collins, Singapore ISEAS, năm 2000. Tác
giả cuốn sách đã đưa ra một số nhận xét khá sắc sảo như: ĐNA đã và đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề phức tạp từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo lẫn vấn đề nội tại
trong ASEAN và nhân tố Trung Quốc trong đòi hỏi chủ quyền phi lý trên Biển
Đông. Đây là nguyên nhân đẩy ĐNA và khối ASEAN vào một tình thế tiến thoái
lưỡng nan trong giải quyết vấn đề an ninh khu vực.
Cuốn sách "Xây dựng cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á: ASEAN và vấn đề
trật tự của khu vực" (Constructing a Security Community in Southeast Asia:
ASEAN and the Problem of Regional Order) của Amitav Acharya, London and
New York, năm 2001. Công trình đã chỉ ra lý thuyết xây dựng Cộng đồng Chính trị
- An ninh của ASEAN, nhất là cơ sở lý luận về quy tắc ứng xử và xây dựng thể chế
trong thiết lập trật tự an ninh khu vực
Cuốn sách "An ninh Đông Nam Á: Những vấn đề khu vực và toàn cầu"
(Security and Southeast Asia: Domestic, Regional, and Global Issues) của Alan
Collins, Singapore, năm 2003 lại đề cập đến một số vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh
phi truyền thống ở ĐNA như an ninh môi trường, kinh tế, các vấn đề xã hội. Tuy
nhiên, các vấn đề như khủng bố, buôn bán người, ma túy, buôn lậu vũ khí, an ninh
hàng hải và cướp biển lại chưa được đề cập đến.
Cuốn sách "An ninh khu vực Đông Nam Á: phía sau Phương cách ASEAN"
(Regional Security in Southeast Asia: Beyond the ASEAN Way) của Mely
Cabanllero Anthony, năm 2005. Tác giả đã phân tích, đánh giá vai trò các cơ chế
của ASEAN trong việc quản lý những thách thức và mối đe dọa đối với an ninh khu
vực. Tác giả cho rằng, sự năng động của ASEAN làm nên phương cách ASEAN và
góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực.
Ngoài những công trình nêu trên, còn phải kể đến một số bài viết liên quan
như: "Ý tưởng giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN từ góc độ an
ninh phi truyền thống" của các tác giả Wang Hui Peng và Tu Pan đăng trên Tạp chí
Dọc ngang Đông Nam Á được lược dịch trên Tạp chí Quan hệ quốc phòng, số 1,
27
năm 2011; "Mỹ cần tăng cường can dự vào Biển Đông theo cách của Mỹ" của
nhóm học giả P.Crô-nin, Pi-tơ A.Đu-tơn, M.Tay-lo thuộc Trung tâm An ninh mới
(CNAS) phát hành tại Mỹ, tháng 01-2012, Phạm Hà dịch và in trên Tạp chí Quan hệ
quốc phòng, quý II/2012 và bài "Tranh chấp trên Biển Đông: thực trạng và triển
vọng" của G.M. Lokshin trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 4 (103), năm 2015,v.v.
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án
cần làm rõ
1.3.1. Những vấn đề đã nghiên cứu
1. Ở góc độ lịch sử và địa lý, một số nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ sự
ra đời, phát triển và những đóng góp của ASEAN đối với khu vực. Các vấn đề như
vị trí địa chiến lược quan trọng của ĐNA, bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và
những nhân tố tác động lên mối quan hệ an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ đã ít
nhiều được làm rõ.
2. Ở góc độ chính trị và an ninh, một số công trình nghiên cứu đã phân tích và
đánh giá các vấn đề có nguy cơ làm mất an ninh ở khu vực, đặc biệt là vấn đề chủ
nghĩa khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và sự cạnh tranh giữa các nước lớn. Xu
hướng ASEAN tăng cường xây dựng các thể chế hợp tác an ninh – quốc phòng, Mỹ
tăng cường can dự và gây ảnh hưởng với ASEAN cho thấy những nỗ lực của các bên
trong việc giải quyết tranh chấp, hóa giải mâu thuẫn, kiểm soát và đẩy lùi các nguy cơ
gây mất ổn định, an ninh ở khu vực ASEAN.
3. Ở góc độ quan hệ quốc tế, các nghiên cứu đã phần nào làm rõ những ganh
đua địa chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực, nhất là cuộc cạnh tranh
Mỹ - Trung trong giành quyền lãnh đạo ở khu vực. Các quan điểm, chủ trương,
chính sách về chính trị, an ninh - quốc phòng của ASEAN và Mỹ ở khu vực ĐNA
và CA - TBD cũng dành được sự quan tâm nhất định.
4. Ở góc độ khoa học quân sự, nhiều nghiên cứu đã phân tích, làm rõ chiến
lược quân sự của Mỹ và một số nước thông qua các hoạt động đối ngoại an ninh,
quốc phòng, hợp tác chống khủng bố, an ninh biển, giáo dục đào tạo, tuần tra, diễn
tập quân sự, chuyển giao vũ khí trang bị, viện trợ quân sự.
5. Một số vấn đề về thành tựu, hạn chế, giải pháp, triển vọng và xu hướng
hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ đã được phân tích, tuy nhiên vẫn
28
đòi hỏi có những phân tích kỹ lưỡng hơn. Việc chỉ ra đặc điểm, bản chất quan hệ
giữa các bên cũng cần được làm rõ.
1.3.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Như trên đã trình bày, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ hợp
tác an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ ở nhiều góc độ, cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, trong một số vấn đề
còn khá chung chung và có những khoảng trống khoa học nhất định. Thực tế cho thấy,
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, hệ thống về hợp tác an ninh - quốc phòng giữa
ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015 dưới góc độ sử học vẫn chưa có công trình nào.
Do vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu đi trước, luận án tập trung làm
sáng tỏ một số vấn đề khoa học sau:
1. Làm rõ các nhân tố làm thay đổi môi trường an ninh ở khu vực? Chỉ ra những
thách thức an ninh đối với ASEAN và khu vực ĐNA? Đâu là nhân tố cơ bản tác động
đến hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 – 2015? Tác
động cạnh tranh Mỹ - Trung? Và vì sao ASEAN và Mỹ lại tăng cường hợp tác an ninh
- quốc phòng với nhau?
2. Làm rõ thực trạng tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và
Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015? Chủ trương, chính sách, mục đích của
các bên? Nội dung hợp tác chính và bản chất quan hệ an ninh giữa ASEAN và Mỹ
trong từng giai đoạn là gì?
3. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ tác động như thế nào đối
với ASEAN, Mỹ và Việt Nam? Đặc điểm của hợp tác là gì? Trên cơ sở đó đưa ra
những kiến nghị mang tính giải pháp cho Việt Nam trong quan hệ với ASEAN và Mỹ
trong giai đoạn tiếp theo.
4. Làm rõ bản chất mối quan hệ an ninh – quốc phòng song phương giữa một
số nước thành viên ASEAN và Mỹ?
Tiểu kết chương 1
Quan hệ giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015 nói chung, hợp tác chính
trị, an ninh – quốc phòng nói riêng luôn là một đề tài lớn thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học đến từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ở trong nước và quốc tế.
29
Dưới góc độ khoa học lịch sử, chính trị học, quan hệ quốc tế hay khoa học
quân sự, các nghiên cứu đã tập trung luận giải các vấn đề như: lịch sử hình thành và
phát triển của ASEAN; vai trò, chủ trương, chính sách của ASEAN trong xây dựng
cấu trúc an ninh khu vực; quan hệ chính trị, an ninh ASEAN – Mỹ; bối cảnh quốc
tế, khu vực tác động tới quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ; chính
sách an ninh của Mỹ ở khu vực ĐNA và CA – TBD; quan hệ an ninh giữa Mỹ với
một số nước ĐNA; yếu tố địa chính trị, quân sự ở khu vực ĐNA; những thách thức
an ninh của ĐNA và ASEAN; ganh đua địa chính trị giữa các nước lớn ở khu vực
ĐNA; cạnh tranh Mỹ - Trung và tác động tới an ninh khu vực; sự thay đổi môi
trường an ninh ở ĐNA và CA – TBD; hoạt động chống khủng bố, tuần tra, tập trận
quân sự, huấn luyện đào tạo, thăm viếng quân sự của Mỹ ở ĐNA,v.v
Nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Mỹ có nhiều, tuy nhiên, nghiên
cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về hợp tác an ninh - quốc phòng giữa
ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015 dưới góc độ sử học vẫn chưa có công trình
nào, trong một số vấn đề, vẫn còn những khoảng trống khoa học để luận án thực
hiện. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học đi trước, luận án tập
trung làm sáng tỏ một số vấn đề khoa học cơ bản như: sự thay đổi môi trường an
ninh ở khu vực ĐNA; nhân tố thúc đẩy ASEAN và Mỹ tăng cường hợp tác an ninh -
quốc phòng; thực trạng tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ
từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015; chủ trương, chính sách, mục đích của các
bên; bản chất quan hệ an ninh – quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN
và Mỹ; tác động của hợp tác đối với các bên; đặc điểm của hợp tác và Việt Nam cần
phải làm gì trong quan hệ với ASEAN và Mỹ.
30
Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC
AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ SAU NĂM 1991
2.1. Bối cảnh quốc tế
2.1.1. Sự thay đổi môi trường an ninh trên thế giới và khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương
Sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã chấm dứt tình trạng
Chiến tranh Lạnh, làm tan rã trật tự thế giới "hai cực" đưa Mỹ trở thành một siêu
cường mạnh nhất thế giới, Mỹ tự cho mình sứ mệnh lãnh đạo và đảm bảo hòa bình,
an ninh thế giới. Tuy nhiên, sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố năm 2001 đã
làm rúng động nhiều mặt trong đời sống quan hệ quốc tế, giáng một đòn chí mạng
và làm lung lay tham vọng bá quyền của Mỹ, uy tín và vị thế của nước Mỹ bị suy
giảm nghiêm trọng. Không những vậy, bước vào thế kỷ XXI nước Mỹ còn vấp phải
sự cạnh tranh quyết liệt trước sự vươn lên mạnh mẽ từ các cường quốc như Nhật
Bản, Tây Âu, Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ
lãnh đạo dường như không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử mà thay vào đó
là sự phát triển của hệ thống đa cực với nhiều trung tâm quyền lực hình thành ngày
một rõ nét. Điều này phù hợp với sự phát triển chung của nhân loại, một quốc gia
dẫu là siêu cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát được toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội trên toàn thế giới. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa khiến cho Mỹ không thể và không đủ khả năng thiết
lập một trật tự thế giới đơn cực mà phải hợp tác với các cường quốc khác cũng như
các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực
hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đã tạo ra tình thế mới buộc các nước
phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu, xung đột và chiến tranh.
Với cục diện như vậy, mặc dù tình trạng căng thẳng, đối đầu quân sự giữa
hai phe không còn nữa, nguy cơ về một cuộc chiến tranh hủy diệt toàn cầu được đẩy
lùi nhường chỗ cho xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, các cuộc
chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp vũ trang, lật đổ và khủng bố
vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Các mâu thuẫn thời kỳ Chiến tranh Lạnh nay
31
chuyển hóa sang những mâu thuẫn mới giữa các nước lớn xoay quanh việc thiết lập
trật tự thế giới mới, mâu thuẫn về lợi ích dân tộc, về hệ tư tưởng, mâu thuẫn giữa
các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, chủ nghĩa khủng bố cực
đoan, tội phạm xuyên quốc gia, tranh chấp tài nguyên,v.v. ngày một diễn biến phức
tạp, thách thức sự phát triển của nhiều quốc gia, khu vực và tác động đến chiều
hướng phát triển của quan hệ quốc tế trong thời gian qua là khá rõ nét.
Nhìn một cách tổng thể, so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh Lạnh phát triển theo xu hướng hòa dịu, năng động nhưng phức tạp
hơn, đặc biệt là sau năm 2001. Trước những thay đổi và đòi hỏi của tình hình quốc
tế mới, tất cả các quốc gia, khu vực đều phải điều chỉnh chiến lược cũng như đưa ra
chính sách đối nội và đối ngoại làm sao cho phù hợp nhằm tạo cho mình một vị thế
thuận lợi trong quan hệ quốc tế. Xu thế hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo
trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. An ninh của mỗi nước, khu vực ngày
nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển nhằm tăng cường sức mạnh
quốc gia trong hội nhập quốc tế. Các quốc gia đều linh hoạt, mềm dẻo, tăng cường
hợp tác, tránh đối đầu và chiến tranh, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng con
đường đối thoại hòa bình.
Đối với khu vực CA - TBD, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra cơ hội cho
các quốc gia châu Á tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đưa
CA - TBD trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động và năng động nhất
trên thế giới, là đầu tàu và động lực của nền kinh tế toàn cầu. Thành công của Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác trong phát triển kinh tế
là mô hình và bài học để nhiều quốc gia tham khảo học tập. Nhờ thành quả phát
triển kinh tế, nhiều quốc gia CA - TBD có điều kiện mở rộng hợp tác chính trị, nâng
cao năng lực an ninh - quốc phòng của đất nước. Một số nước dựa trên các cam kết
và thỏa thuận an ninh với các quốc gia bên ngoài đã tham gia vào các liên minh
quân sự mà mô hình hợp tác "trục và nan hoa" của Mỹ là một điển hình ở khu vực.
Những quốc gia thuộc ASEAN lại cho thấy sự thành công từ hướng đi mới trong
thúc đẩy liên kết nội khối, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, trong hợp tác
chính trị - ngoại giao và an ninh, để hóa giải những thách thức an ninh mới nổi
trong khu vực, ASEAN đã chủ động đưa ra những sáng kiến, xây dựng các cơ chế,
32
mô hình hợp tác an ninh mới khá hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công,
tình hình khu vực CA - TBD sau Chiến tranh Lạnh mà đặc biệt là từ thập niên đầu
của thế kỷ XXI trở nên phức tạp, khó lường hơn bởi một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, CA - TBD là khu vực tập trung, đan xen lợi ích và mâu thuẫn của
các nước lớn. Hiện tại, năm cường quốc là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ
đã và đang tăng cường can dự và cạnh tranh quyết liệt trong giành quyền quyết sách
về chính trị, an ninh, kinh tế ở khu vực. Điển hình là cặp cạnh tranh Mỹ - Trung,
việc Trung Quốc "trỗi dậy" và tăng cường ảnh hưởng ở CA - TBD đã thách thức lợi
ích của Mỹ, chính điều này đã làm thay đổi cấu trúc an ninh ở khu vực và làm gia
tăng những thách thức an ninh mới ở châu Á.
Hai là, CA - TBD là nơi tồn tại nhiều "điểm nóng", nhiều mâu thuẫn, tranh chấp
tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đối đầu trực diện và xung đột vũ trang. Vấn đề thống nhất Đài
Loan, sự phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang là mối đe dọa lớn đến an ninh
và ổn định khu vực. Đặc biệt, việc Trung Quốc gia tăng yêu sách đòi hỏi chủ quyền ở
Biển Đông với một số nước ĐNA và tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông giữa
Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo (Điếu Ngư/Senkaku) đã và đang làm
cho tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng, dễ đổ vỡ.
Ba là, tình trạng "thiếu hụt niềm tin", tâm lý nghi kỵ nhau đã đẩy các quốc
gia vào một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Để đề phòng nguy cơ xấu nhất
có thể xảy ra, các nước có tranh chấp và không có tranh chấp đều gia tăng tiềm lực
quốc phòng, tăng chi tiêu quân sự, tiến hành tập trận quân sự, tăng cường liên minh
và hợp tác quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.
Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên
quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, dịch bệnh,v.v. đang là thách thức an
ninh to lớn đối với sự ổn định và phát triển của khu vực CA - TBD.
2.1.2. Một số thách thức an ninh ở Đông Nam Á
Sau Chiến tranh Lạnh, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn
đề an ninh của ĐNA đứng trước cơ hội và thách thức mới đối với tiến trình khu
vực, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN. Xu thế đối thoại, hợp tác được tăng
cường trong khu vực, những khác biệt về hệ tư tưởng không còn quá quan trọng
như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự thay đổi quan điểm này làm cho ASEAN và các
33
nước Đông Dương giảm bớt sự nghi kỵ để cải thiện quan hệ hợp tác với nhau. Việc
đạt được giải pháp đồng bộ cho vấn đề Campuchia, cùng chính sách đổi mới của
Việt Nam và những nỗ lực của các thành viên ASEAN, các nước Đông Dương và
"ASEAN 6" đã tiến tới cải thiện mối quan hệ. Việt Nam, Singapore, Indonesia và
Brunei cũng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; Việt Nam - Hoa Kỳ bình
thường hóa quan hệ vào năm 1995 đã đưa ĐNA trở thành nơi quy tụ cho các nỗ lực
hợp tác giữa các nước lớn, giữa các nước trong khu vực và khu vực với bên ngoài.
Có thể nói, mặc dù ASEAN đã nắm bắt tốt những thời cơ mang lại, đưa ra
nhiều sáng kiến và có nhiều cố gắng trong xây dựng hệ thống thể chế an ninh, góp
phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Tuy nhiên, bước vào thập
niên cuối của thế kỷ XX, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ XXI, ĐNA phải đối
mặt với nhiều thách thức về an ninh - quốc phòng đó là:
2.1.2.1. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ
Tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ lớn nhất ở khu vực ĐNA hiện nay trước hết
phải nói đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tranh chấp chủ quyền tại vùng
biển này có từ thời Chiến tranh Lạnh, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cùng với
sự vận động của yếu tố địa chính trị, địa - chiến lược mà tranh chấp ở Biển Đông
ngày càng trở nên phức tạp, bất ổn và khó giải quyết. Nguyên nhân dẫn đến những
tranh chấp ở Biển Đông có nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản là vấn đề kinh tế và an
ninh chiến lược: "Biển Đông được ví như "vịnh Pécxich thứ hai" với trữ lượng dầu
mỏ có thể đạt hàng trăm tỷ thùng, hàng ngàn tỷ m3 khí tự nhiên và nhiều kim loại quý
cùng với nguồn hải sản lớn và đa dạng" [75, tr.80]. Cục Quản lý Thông tin Năng
lượng Mỹ cho rằng "Biển Đông có thể có 11 tỷ thùng dầu và trên 17 nghìn tỷ m3 khí
tự nhiên" [13, tr.251] và là huyết mạch giao thông giữa Đông Bắc Á và ĐNA, nối liền
với Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca và được mệnh danh là "Địa Trung Hải châu
Á". Trong số 10 tuyến đường hàng hải chính trên thế giới thì 5 tuyến đi qua khu vực
Biển Đông, trung bình mỗi ngày có hơn 41.000 lượt tàu biển qua lại vùng biển này.
Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca tới Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu đi qua
kênh đào Suez, và lớn gấp 5 lần đi qua kênh đào Panama: "Hơn 90% thương mại
quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, trong đó 45% đi qua Biển Đông. Có
khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 60% của Nhật Bản và 66%
34
của Hàn Quốc đi qua Biển Đông; Có tới 42% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, 55%
hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, 26% hàng xuất khẩu của các nước công
nghiệp mới và 40% hàng của Australia cũng đi qua vùng biển này. Đối với Việt Nam,
hơn 95% hàng xuất khẩu thông qua đường biển,v.v. Biển Đông đã trở thành "van
điều tiết" dòng chảy thương mại, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa giữa các nước Trung
Đông và châu Phi và các nền kinh tế ở Đông Á" [70, tr.70]. Trên Biển Đông cũng có
thể xây dựng các căn cứ quân sự, trạm thông tin, trạm tiếp nhiên liệu để khống chế
khu vực Tây Thái Bình Dương và một phần lục địa châu Á và Ấn Độ Dương.
Hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại tranh chấp song phương giữa Việt
Nam và Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa; giữa Việt Nam, Trung Quốc (gồm cả
Đài Loan), Philippine, Malaysia và Brunei về quần đảo Trường Sa, trong đó mức độ
gay gắt nhất là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippine. Sau khi
chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc đẩy
mạnh leo thang đòi hỏi chủ quyền và không ngần ngại sử dụng vũ lực trong tranh
chấp với các bên ở Trường Sa. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng trái
phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã cho nổ súng bắn
chết 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Năm 1992, Trung Quốc ban
hành "Luật lãnh hải" nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông khi mà nước này
vừa thiết lập quan hệ ngoại giao, là đối tác của ASEAN năm 1991. Năm 1995, khi
vừa tham gia là thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, Trung
Quốc tiến hành chiếm giữ các bãi đá thuộc đảo Vành Khăn, đến năm 1999 tiếp tục
chiếm giữ một số nơi trên vùng đảo này. Năm 2002, mặc dù Trung Quốc và
ASEAN đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tuy nhiên
nước này sau đó liên tiếp có nhiều hành động mang tích chất khiêu khích và gây
căng thẳng ở khu vực. Năm 2009, Trung Quốc đưa ra yêu sách "Đường lưỡi bò"
chín đoạn (chiếm 80% diện tích Biển Đông) lên Liên Hợp Quốc, đồng thời tiến
hành nhiều hoạt động phi pháp, trái với luật biển quốc tế và đi ngược lại với những
thỏa thuận DOC đã ký với ASEAN. Năm 2011, Trung Quốc cho tàu hải giám cắt
cáp thăm dò tàu Bình Minh 2 khi đang hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của Việt Nam. Năm 2012, Trung Quốc cho phong tỏa bãi
35
Scarborough nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Hiện
nay, cả Đài Loan, Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền trên bãi cạn
Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn là một phần của quần đảo
Trung Sa. Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố thực hiện chương trình du lịch Tây Sa
(Hoàng Sa của Việt Nam). Năm 2014, Trung Quốc đưa ra "Quy định mới về thăm
dò và đánh bắt cá ở Biển Đông", trong đó yêu cầu các tàu cá nước ngoài phải xin
phép mới được đánh bắt cá trong vùng "lưỡi bò" mà họ vô lý đưa ra. Đáng chú ý,
năm 2014 Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cho xây dựng, cải tạo các đảo, bãi
đá tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nước này chiếm giữ trái phép của Việt
Nam. Năm 2015, Trung Quốc ráo riết cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà
nước này đánh chiếm gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Vành Khăn, Tư Nghĩa, Châu Viên,
Subi, Ga ven. Trung Quốc không ngừng mở rộng và xây dựng trên những thực thể
này thành bến cảng, đường băng và đưa các thiết bị quân sự cũng như lực lượng ra
đây đồn trú. Trong đó, tổng diện tích công trình phi pháp trên đá Chữ Thập lên tới
11 ha với nhà chứa máy bay, công trình ngầm có thể trữ đạn dược, trạm radar tần số
cao, nhà chứa tên lửa,v.v[223].
Như vậy, các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ vi phạm
nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (United Nations
Convention on Law of the Sea - UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên, mà còn đi
ngược lại với những tuyên bố hợp tác với ASEAN và các nước thành viên có liên
quan, là nguyên nhân lôi kéo các nước lớn tăng cường can dự vào khu vực nhất là
việc "kích động phản ứng của Mỹ" [130, tr.174]. Mặt khác, hành động leo thang
căng thẳng, đòi chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông còn tạo lên
những quan ngại trong quan hệ quốc tế, là nguyên nhân "gây ra tình trạng bất trắc,
bất an và bất ổn ở khu vực" [13, tr.109].
Ngoài tranh chấp trên biển, giữa các nước thành viên ASEAN cũng tồn tại
tranh chấp lãnh thổ khác như: giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến khu vực
ngôi đền Preah Vihear; Thái Lan với Myanma liên quan đến chủ quyền tại hai con
sông Moei và Salween; Philippines và Malaysia đều tuyên bố khẳng định chủ quyền
tại bang Sabah; Tranh chấp giữa Singapore với Malaysia ở Pedra Brance (thường
36
được biết đến với tên gọi là Pulau Batu Puteh ở Malaysia), Middle Rocks và South
Ledge; Tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia đối với hai hòn đảo trên biển
Celebes là Pulau Sipadan và Pulau Ligitan, .v.v. Điều đáng nói, những tranh chấp
trên đã diễn ra trong một thời gian rất dài, mặc dù có sự tham gia của Tòa án Công
lý quốc tế, sự nỗ lực góp sức của ASEAN và các bên liên quan song về cơ bản các
tranh chấp vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để và có xu hướng phức tạp hơn,
nguy cơ dẫn tới xung đột giữa các bên là rất lớn.
2.1.2.2. Vấn đề chạy đua vũ trang
Vấn đề chạy đua vũ trang đã và đang trở nên nhạy cảm hơn đối với thế giới nói
chung và ĐNA nói riêng trong những thập niên gần đây. Nhằm đối phó với những
thách thức an ninh mới, hầu hết các quốc gia ĐNA đã gia tăng chi ngân sách quốc
phòng cho mua sắm vũ khí, khí tài quân sự hiện đại, phát triển các lực lượng mũi nhọn
như hải quân, không quân và tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia
của nhiều đối tác. Tuy còn khó khăn về kinh tế, nhưng ngân sách chi cho quốc phòng
của Indonesia tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2002 lên 1,8 tỷ USD vào năm 2003 và trên 2 tỷ
USD năm 2004. Malaysia tăng chi phí quốc phòng khoảng 2,5 tỷ USD năm 2003 và từ
2004 theo kế hoạch là chi khoảng từ 3 - 4 tỷ USD hàng năm. Riêng khoản đầu tư cho
mua sắm vũ khí hiện đại trong năm 2004 tăng hơn 2003 là 1,6 tỷ Ringgit, tương đương
với 423 triệu USD. Đáng chú ý là nước này mua hàng loạt máy bay chiến đấu đa dụng
và tên lửa hiện đại nhất của Nga và các tàu ngầm của Pháp. Trong những năm gần đây,
Philippine chi khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ USD cho quốc phòng. Còn trường hợp của
Campuchia, nước vẫn còn nghèo, nhưng ngân sách quốc phòng năm 2009 đã lên tới
233 triệu USD, tăng 33% so với năm 2008 [75, tr.85-86]. Nhìn chung, "Về tổng thể,
ngân sách quốc phòng của các nước ASEAN tăng khá nhanh trong những năm gần
đây, cụ thể năm 2011 là: Brunei là 514 triệu USD; Campuchia - 185 triệu USD;
Indonesia - 13,6 tỷ USD; Malaysia - 3 tỷ USD; Myanmar - 2,21 tỷ USD; Philippine -
104,5 tỷ Peso; Singapore - 9,5 tỷ USD; Thái Lan - 5,5 tỷ USD; Việt Nam - 2,6 tỷ USD.
(tổng của 10 nước ASEAN là khoảng trên 36 tỷ USD) nhưng chỉ bằn...rengthening IPRregimes, including
protection and enforcement;
(ii) increase transparency in IP laws and systems; and
(iii) facilitate effective and efficient IP management andcommercialisation to
benefit stakeholders, including SMEs, throughIP policies and practices;
2.3.3. Support ASEAN Member States' efforts in achieving effective IP
protectionand enforcement consistent with agreed international standards
andinternational agreements to which ASEAN Member States are parties;
2.4. Small and Medium Enterprises (SMEs)
2.4.1. Support the implementation of the ASEAN Post-2015 Strategic ActionPlan
for SME Development (2016-2025), as well as the development of(SMEs, including
micro enterprises in ASEAN towards being globallycompetitive, resilient and
innovative;
2.4.2. Continue to provide technical assistance and capacity building to
developASEAN entrepreneurs, with particular focus on women and
youthentrepreneurs, to be able to compete regionally and globally and
supportASEAN's efforts to nurture SMEs through exchange programmes
andactivities between ASEAN and US youth;
2.4.3. Continue to promote sharing of information, best practices and
technicalassistance relating to e-commerce, e-learning platforms, Information
andCommunications Technology (ICT) knowledge and skills, and ways toimprove
access to finance and alternative financing, particularly forbusiness start-ups;
2.5. Information and Communications Technology (ICT)
2.5.1. Support ASEAN in the implementation of the ASEAN ICT Masterplan
(2016-2020);
280
2.5.2. Expand ICT cooperation through continued US-TELSOM/TELMIN dialogue
and consultations, knowledge sharing, capacity building and jointprogrammes in
areas such as high-skilled ICT professional development,e-government, e-
commerce, broadband infrastructure, informationtechnology policy and services,
advances in technology, promotion ofinnovation, and bridging the digital divide;
2.6. Transport
2.6.1. Strengthen cooperation to enhance transport infrastructure, networks
andoperations, including support for the implementation of the ASEANTransport
Strategic Plan 2016-2025;
2.6.2. Encourage knowledge sharing and exchange of experience on cross-border
transportation, civil aviation, and environmentally-friendly transportsystems;
2.6.3. Support the implementation of the ASEAN Single Aviation Market, as wellas
enhance aviation relations and engagement between ASEAN and theUS through the
initiation of the ASEAN Air Transport Working Group +US consultations,
developing an ASEAN-US Aviation CooperationFramework covering
comprehensive economic and technical components;
2.7. Energy
2.7.1. Support the implementation of the ASEAN Plan of Action on Energy
Cooperation (APAEC) 2016-2020, particularly in areas outlined in theUS-ASEAN
Energy Cooperation Work Plan 2016-2020, namely energyefficiency and
conservation, renewable energy, power sector, natural gasand petroleum, as well as
other energy-related issues;
2.7.2. Continue consultations between the ASEAN Senior Officials' Meeting
onEnergy (SOME) and the US to further strengthen ASEAN-US
energycooperation;
2.7.3. Encourage exchange of best practices on energy regulatory frameworksand
technical standards and support regional capacity building in civiliannuclear energy
power generation for regulators, operators, relevanttechnical support organisations,
and relevant educational institutions;
281
2.7.4. Promote the sharing of information, knowledge, and experience
ontechnology, as well as a legal and regulatory framework on alternative,clean and
renewable energy, including civilian nuclear energy;
2.8. Food, Agriculture and Forestry
2.8.1. Continue cooperation with the Senior Officials Meeting of the
ASEANMinisters on Agriculture and Forestry (SOM-AMAF) and its
subsidiarybodies in areas of mutual interest;
2.8.2. Explore support for ASEAN's efforts in implementing the ASEANIntegrated
Food Security (AIFS) Framework and the Strategic Plan ofAction on Food Security
in the ASEAN Region (SPA-FS) 2015-2020;
2.8.3. Strengthen cooperation in developing productivity, enhancing
technologiesand best practices that involve optimal land use and sustainable
fisheriesresources;
2.8.4. Support, where appropriate, ASEAN's efforts in farmer empowerment;
2.8.5. Enhance regional cooperation on adaptation to address the impact ofclimate
change on food security;
2.8.6. Support ASEAN cooperation to improve the governance of trans-
boundaryfishing and traceability of fishery products to address Illegal,
Unreportedand Unregulated (IUU) fishing including through, among others,
theimprovement of regulation and control of fishing vessels through registries,the
use of vessel monitoring systems and effective catch documentationschemes, as
well as explore possibilities to further the cooperationthrough regional and
international processes;
2.8.7. Support the facilitation of concerted and coordinated joint actions
andenforcement efforts in the ASEAN Wildlife Enforcement Network (ASEAN-
WEN), including through partnerships between ASEAN and USgovernment agencies
and institutions, to address the illegal exploitationand trade in endangered species of
wild flora and fauna within theASEAN region, consistent with the Convention on
International Trade inEndangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES);
2.8.8. Support ASEAN's efforts in implementing sustainable forest managementand
agricultural practices, including technical cooperation, capacitybuilding,
partnerships, and exchanges of experiences and best practices;
282
2.8.9. Support ASEAN's Vision and Strategic Plan for ASEAN Cooperation inFood,
Agriculture, and Forestry (2016-2025);
3. Socio-Cultural Cooperation
3.1. Disaster Management
3.1.1. Support ASEAN's vision for disaster-resilient nations and safercommunities
in the region by supporting the implementation of the ASEANAgreement on
Disaster Management and Emergency Response(AADMER) Work Programme
Phase 2 (2013-2015) and the work of the ASEAN Coordinating Centre for
Humanitarian Assistance on disastermanagement (AHA Centre) beyond 2015;
3.1.2. Support ASEAN's work in the coordination and mobilisation ofhumanitarian
assistance, and strengthen the existing ASEAN mechanismsthrough exchange of
expertise and knowledge;
3.1.3. Support ASEAN's efforts in developing an ASEAN-wide disaster
riskassessment system through hazard and vulnerability mapping, as well assupport
the strengthening of the ASEAN Disaster Management TrainingInstitutes Network
(ADTRAIN) and priority training courses under theAADMER;
3.2. Environment, Climate Change and Biodiversity
3.2.1. Strengthen cooperation in addressing climate change issues, and
supportcoordination on these issues;
3.2.2. Explore cooperation to pursue the effective implementation of the ASEAN-
US Joint Statement on Climate Change, including submission ofIntended Nationally
Determined Contributions (INDCs), assistance inclimate finance, technology
development and transfer, and capacitybuilding for ASEAN Member States for the
implementation of adaptationand mitigation actions;
3.2.3. Promote, where feasible, cooperation and exchange of experience andbest
practices, including institutional and human capacity building, inenvironmental
protection and conservation, waste management andpollution control,
environmental awareness promotion, environmentalmonitoring and impact
assessment, and environmental law enforcement;
3.2.4. Explore cooperation to strengthen ASEAN's efforts in
EnvironmentalEducation (EE) and Education for Sustainable Development
283
(ESD),including through support for the implementation of ASEAN
EnvironmentalEducation Action Plan (AEEAP) 2014-2018;
3.2.5. Support the development of climate-adapted and resilient cities in ASEAN;
3.2.6. Explore collaboration in sustainable water resources management;
3.2.7. Support air quality improvement in the ASEAN region;
3.2.8. Promote cooperation on the sustainable use of coastal and
marineenvironment, including addressing threats to marine ecosystems and coastal
environment, in particular the risks of pollution and otheranthropogenic impacts;
3.2.9. Explore support for ASEAN's efforts in the implementation of the
ASEANAgreement on Trans-boundary Haze Pollution to effectively address
landand forest fires in the region;
3.2.10. Promote biodiversity conservation and management through
regionalcapacity building, including through possible support for the work of
theASEAN Centre for Biodiversity (ACB);
3.2.11. Support the green economy and green growth in ASEAN through,
amongothers, the ASEAN Institute for Green Economy (AIGE), which will serveas
a centre of excellence to encourage and promote policies and practicesto improve
sustainable development, conservation, and efficient use ofnatural resources as well
as to address climate change;
3.2.12. Strengthen cooperation in addressing issues regarding the managementof
toxic chemicals and hazardous wastes, oil spills, as well as otherthreats to the
environment, by utilising existing regional and internationalinstitutions and
agreements;
3.2.13. Promote cooperation to provide the peoples of ASEAN access to cleanwater,
clean air, basic health care, and other social services, so that theymay lead healthy
and productive lives and thereby contribute to ASEANand the global community;
3.3. Science and Technology
3.3.1. Continue ASEAN-US Consultations on Science and Technology tofurther
explore cooperation in areas of mutual interest;
3.3.2. Encourage science and technology exchanges and knowledge transfers,where
appropriate, through capacity building for ASEAN's science andtechnology authorities;
284
3.3.3. Encourage collaboration and cooperation among research centres, as wellas
exchanges of experts and the mobility of scientists and researchers, inconducting
joint research programmes, including through the ASEAN-USScience &
Technology Fellows Programme;
3.3.4. Continue to promote women in science through the ASEAN-US SciencePrize
for Women;
3.4. Public Health
3.4.1. Support the implementation of the ASEAN Post-2015 Health
DevelopmentAgenda, including sharing of best practices and experiences which
mayinclude seminars, workshops, and training courses in the areas of publichealth
and ASEAN's preparedness and response to communicable andemerging infectious
diseases, pandemics, and other potential publichealth threats;
3.5. Education and Youth
3.5.1. Strengthen engagement between US and ASEAN higher
educationinstitutions, staff and students and promote ASEAN and US awarenessand
studies, including through the Fulbright US-ASEAN Programme andother
scholarship and exchange programmes;
3.5.2. Provide support for programmes related to the promotion of
ASEANawareness and identity, to complement efforts related to the
ASEANCurriculum Sourcebook and the ASEAN Studies module, which
weredeveloped under the US-TATF programme;
3.5.3. Continue capacity building programmes, including scholarships
forpostgraduate studies and English language training, for educators andcivil
servants in ASEAN;
3.5.4. Continue ASEAN-US youth exchange programmes, such as the
YoungSoutheast Asian Leaders Initiative (YSEALI), to strengthen networkingand
leadership development among youth and promote ASEAN;
3.5.5. Promote ASEAN studies programmes in universities and
academicinstitutions in the US;
3.5.6. Support the continued development of the ASEAN Youth
VolunteersProgramme (AYVP);
285
3.5.7. Support ASEAN's efforts to cultivate youth entrepreneurship, creativityand
innovation through programmes and activities;
3.6. Culture and People-to-People Exchange
3.6.1. Continue to support the implementation of the ASEAN
CommunicationMaster Plan to build ASEAN community awareness and identity;
3.6.2. Promote awareness of conservation of intangible and tangible
culturalheritage, as well as understanding of each other's arts, culture, customs,faith
and religions, cultural networks, and cultural knowledge;
3.7. Social Welfare
3.7.1. Support the work of the ASEAN Commission on the Promotion
andProtection of the Rights of Women and Children (ACWC) and its priorityareas,
including the ACWC Network of Social Service Agencies (NOSSA);
3.7.2. Explore support for the ASEAN Children's Forum initiative as a means
topromote child participation in ASEAN community-building;
3.7.3. Promote exchange of information and best practices, as well as
technicalcooperation and capacity building in social development,
women’sempowerment, and the care and protection of children, the elderly,persons
with disabilities, and other vulnerable groups;
3.7.4. Explore cooperation to promote and protect the rights of women, childrenand
vulnerable groups, such as migrant workers and persons withdisabilities;
4. Connectivity
4.1.1. Promote cooperation on ASEAN Connectivity in its three key
dimensions,namely physical, institutional and people-to-people connectivity,
includingthrough capacity building, outreach, and resource mobilisation for
theimplementation of the Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC) andthe
post-2015 agenda for ASEAN Connectivity;
4.1.2. Promote Public-Private Partnerships (PPP), where appropriate,
ininfrastructure development and other financing modalities for theimplementation
of the MPAC;
5. Development Cooperation
5.1.1. Continue to support the realisation of goals under the three
ASEANCommunity pillars, through inter alia, the ASEAN-US Partnership forGood
286
Governance, Equitable and Sustainable Development and Security(ASEAN-US
PROGRESS) and the ASEAN Connectivity through Tradeand Investment (ACTI)
programmes;
5.1.2. Increase regional cooperation under the US-Lower Mekong Initiative(LMI),
particularly in the areas of environmental protection and sustainable water
management, health, education, agriculture and food security,energy security, and
connectivity;
5.1.3. Support the convening of Ministerial and Senior Officials Meetings,
asappropriate, between the US and Lower Mekong Basin countries on anannual
basis;
6. Initiative for ASEAN Integration (IAI)
6.1.1. Support ASEAN's efforts in narrowing the development gap between
andwithin ASEAN, and further promote regional integration through
theimplementation of the IAI Framework and its Work Plan II and itssuccessor
documents, as well as alleviate poverty and promotesustainable development in
order to realise the ASEAN Community andregional integration;
7. Strengthening the ASEAN Secretariat
7.1.1. Work together to strengthen the ASEAN Secretariat, particularly in theareas
of public outreach and project management, as well as training andcapacity building
courses for the ASEAN Secretariat staff;
8. Implementation Mechanisms
8.1.1. Regularly review the progress of this Plan of Action through the
existingmechanisms of ASEAN-US Dialogue Relations, including the
JointCooperation Committee (JCC) Meeting and the ASEAN-US Dialogue;and
8.1.2. Submit progress reports of the implementation of the Plan of Action to
theannual ASEAN Post Ministerial Conference (PMC+1) with the US
(Nguồn:https://asean.org/wp-content/uploads/images/2015/November/27th-
summit/statement/ASEAN-US POA 2016-2020_Adopted.pdf)
* * * * *
287
ASEAN LEADERS DECLARATION ON THE 50TH ANNIVERSARY OF
ASEAN 8 AUGUST 2017
(Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN)
1. The 50th Anniversary of ASEAN is a historic occasion that highlights our
success in building an ASEAN Community that is rules-based, people-oriented, and
peoplecentered.
2. As we celebrate this milestone, we recall the aspirations of the 1967 ASEAN
Declaration (Bangkok Declaration) to promote regional cooperation and contribute
towards peace, progress and prosperity in the region.
3. We reaffirm that the aims, principles and purposes of the 1967 ASEAN
Declaration, which have been enshrined in the ASEAN Charter, have guided
ASEAN through five decades of peace and stability, economic integration,
sociocultural cooperation, political cooperation and people-to-people exchanges.
4. As we move forward together, we will intensify our efforts to realize the goals of
the ASEAN Community Vision 2025 under our theme of “One Vision, One
Identity, One Community.” We reaffirm our commitment to the effective, efficient
and timely implementation of the ASEAN Political-Security Community Blueprint
2025, the ASEAN Economic Community Blueprint 2025, the ASEAN Socio-
Cultural Community Blueprint 2025, the Master Plan on ASEAN Connectivity
2025 and the Initiative for ASEAN Integration Work Plan III. We underline the
complementarities of these community building efforts with the UN 2030 Agenda
for Sustainable Development, which will help us meet our obligations and
responsibilities in the global world order, including the realization of the UN
Sustainable Development Goals.
288
5. We reaffirm our commitment to the maintenance and promotion of peace,
security, and stability, including the peaceful resolution of disputes in accordance
with international law.
6. We will comprehensively address cross-sectoral concerns, including nontraditional
security issues and transnational challenges, such as illicit drug trafficking,
trafficking-in-persons, terrorism, and violent extremism; as well as other
transboundary challenges such as disaster management, emerging infectious diseases
and maritime-related issues. We will further strengthen our efforts to address key
regional and global challenges in collaboration with the international community.
7. We will continue our initiatives to provide greater opportunities for our peoples
and to narrow the development gaps in ASEAN. We will foster the ASEAN
Economic Community towards its vision of an economy that is highly integrated,
cohesive, competitive, innovative, dynamic, more resilient and inclusive, with
enhanced connectivity and integration with the global economy. ASEAN values the
benefits of opening and strengthening economic ties that have promoted economic
growth across Southeast Asia. Further, we will support entrepreneurship and the role
of science, technology, and innovation as our industries and enterprises, particularly
MSMEs, integrate into the global value chains. We will implement our commitments
under the multilateral trading system and in various free trade arrangements.
8. We recognize that our peoples are the greatest resource and asset of our region
and we are committed to uplift their quality of life. We will promote people-to-
people exchanges. We will consolidate our socio-cultural initiatives and
opportunities to collectively deliver and fully realize human development and
sustainable development. We will continue to promote and protect human rights and
fundamental freedoms, equitable access to opportunities and poverty eradication.
We will support the empowerment of marginalized and vulnerable groups.
9. We underscore the importance of the environment and its contribution to social
development, economic growth, disaster resilience, and ecosystem services at the
national, regional, and global levels. We will continue to conserve, protect, and
sustainably use ASEAN’s rich terrestrial and marine biodiversity, as well as address
climate change and other trans-boundary environmental issues
289
10. We shall uphold ASEAN Centrality in engaging our Dialogue Partners and
other external parties, especially in the evolving regional architecture. We will
intensify our cooperation with our Dialogue Partners and other external parties in
addressing shared concerns.
11. We will continue to strengthen ASEAN, its institutions and mechanisms,
including the ASEAN Secretariat. We will further promote the relevance and
awareness of ASEAN at the national, regional and international levels. As a model
of regionalism, we are determined to further develop ASEAN’s capacity to fulfill its
commitments and responsibilities as a major global player.
12. We look to the next 50 years and beyond, confident in our ability to build on our
past achievements and address future challenges effectively as one ASEAN
Community.
(Nguồn:https://asean.org/wp-content/uploads/2017/08/ASEAN-Leaders-
Declaration-on-the-50th-Anniversary-of-ASEAN-8-August-2017-FINAL.pdf)
***
JOINT STATEMENT OF THE ASEAN-U.S. COMMEMORATIVE
SUMMIT ON THE 40TH ANNIVERSARY OF THE ASEAN-U.S.
DIALOGUE RELATIONS
(Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ nhân kỷ niệm 40 năm quan
hệ đối thoại ASEAN-Mỹ)
1. WE, the Heads of State/Government of the Member States of the Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN) and the United States of America, gathered in
Manila on 13 November 2017 on the occasion of the 5th ASEAN-U.S. Summit to
commemorate the 40th Anniversary of ASEAN-U.S. Dialogue Relations. Since the
engagement between ASEAN and the United States was first made in September
1977, our cooperation has rapidly grown and expanded to cover a wide range of
areas, including political and security, economic and trade, social and cultural, and
development, with the two sides becoming enhanced partners in 2005 and strategic
partners in 2015.
2. In 2008, the United States became the very first non-ASEAN country to name a
resident Ambassador to ASEAN and in 2009, acceded to the Treaty of Amity and
290
Cooperation in Southeast Asia (TAC). The close cooperation and commitment
between ASEAN and the United States was further elevated through the
establishment of the ASEAN-U.S. Strategic Partnership in Kuala Lumpur in 2015
and its implementing Plan of Action (2016-2020). We reaffirmed our strategic
partnership at the ASEAN-U.S. Special Leaders’ Summit in 2016, as well as earlier
this year during the Vice President of the United States’ visit to the ASEAN
Secretariat in Jakarta and Special ASEAN-U.S. Foreign Ministers’ Meeting in
Washington, D.C. To commemorate forty years of progressively closer relations,
and to celebrate our shared goals and opportunities, we take this opportunity to
reaffirm the key principles guiding our partnership.
3. ASEAN and the United States support mutual respect for the sovereignty,
territorial integrity, equality, and political independence of all nations by firmly
upholding the principles and purposes of the Charter of the United Nations, the
ASEAN Charter, and international law, and the right of every nation to lead its
national existence free from external interference, subversion, or coercion.
4. We maintain a shared commitment to peaceful resolution of disputes, including
full respect for legal and diplomatic processes, without resorting to the threat or use
of force in accordance with universally recognised principles of international law
and the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).
5. We are dedicated to maintaining peace, security, and stability in the region, and to
ensuring maritime security and safety, including the rights of freedom of navigation
and overflight and other lawful uses of the seas, and unimpeded lawful maritime
commerce as described in the 1982 UNCLOS as well as non-militarization and
selfrestraint in the conduct of activities. We have a shared commitment to promote
cooperation to address common challenges in the maritime domain.
6. We are committed to ensuring opportunities for all of our peoples, through
strengthening democracy, enhancing good governance and the rule of law, promoting
and protecting human rights and fundamental freedoms, combating corruption and
encouraging the promotion of tolerance and moderation. The ASEAN-U.S. Partnership
for Good Governance, Equitable and Sustainable Development, and Security
291
(PROGRESS) program works with ASEAN governments to build the capacities of
ASEAN governments to respond to the needs of their citizens.
7. The ASEAN-U.S. Strategic Partnership and its implementing Plan of Action
(2016-2020) demonstrate the partnership, particularly within the five priority areas
of cooperation: economic integration, maritime cooperation, transnational
challenges including climate change, emerging leaders, and women’s opportunities.
8. We recognise and support ASEAN Centrality and ASEAN-led mechanisms in
theevolving regional architecture. ASEAN and the United States adhere to the
rulesbased international order that upholds fundamental principles, shared values
and norms, and protects the sovereign rights of all States. We are committed to the
full implementation of the Treaty on the Non-proliferation of Nuclear Weapons
(NPT) in all its aspects, as well as to relevant United Nations Security Council
Resolutions and relevant multilateral treaties to which ASEAN Member States and
the United States are parties.
9. The ASEAN-U.S. partnership plays an increasing role in addressing transnational
challenges. We seek to enhance our cooperation in non-traditional security issues
through the framework of the ASEAN Senior Officials’ Meeting on Transnational
Crime (SOMTC) Plus U.S. Consultations, ASEAN Regional Forum (ARF), and
ASEAN Defence Ministers’ Meeting (ADMM) Plus, and the East Asia Summit
(EAS), including through training courses and exercises. We are committed to
curtailing the threat of terrorism and violent extremism through information sharing
and law enforcement cooperation, including through our Southeast Asia Aviation
and Border Security program, as well as strengthening data exchange with
INTERPOL. We are dedicated to the full and effective implementation of the
ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and
Children. We are also cooperating on cyber security, search and rescue and
humanitarian assistance, combating trafficking in illicit drugs, wildlife and timber
trafficking, and addressing illegal, unreported, and unregulated fishing, marine
debris and degradation of the marine environment, piracy and armed robbery
against ships.
292
10. We are dedicated to shared prosperity based on sustainable, inclusive economic
growth and mutual benefit. We recognise the importance of pursuing policies that
lead to dynamic, open, and competitive economies that foster economic growth, job
creation, and respect for workers’ rights, and spur innovation, entrepreneurship, and
connectivity. Through our strategic framework for economic engagement, U.S.-
ASEAN Connect, and development programmes such as U.S.-ASEAN
Connectivity through Trade and Investment (ACTI), we are pursuing our joint goals
of prosperity for our peoples. ASEAN Member States and the United States, and the
private sector aim to continuously work together to strengthen partnerships and
support the goals of the ASEAN Economic Community Blueprint 2025, which
benefits the peoples of ASEAN and the United States. We also look forward to
continuing the discussions on issues of common interest, including Micro, Small
and Medium Enterprises (MSMEs), innovation and digital economy.
11. We support stronger economic engagement between ASEAN and the United
States. ASEAN Member States together rank as the 4th largest export destination
for U.S. companies and 4th largest supplier of imports to the United States, with
total two-way trade of $211.8 billion in 2016. In 2015, exports to ASEAN
supported over 500,000 U.S. jobs. Going forward, we will continue to strengthen
ASEAN-U.S. economic ties, including through the U.S.-ASEAN Trade and
Investment Framework Arrangement as well as the U.S.-ASEAN Expanded
Economic Engagement (E3).
12. We support a strong, stable, politically cohesive, economically integrated,
socially responsible, people-oriented, people-centred, and rules-based ASEAN
Community. In addition to enhancing cooperation to implement the Master Plan on
ASEAN Connectivity 2025 and Initiative for ASEAN Integration (IAI) Work Plan
III, subregional mechanisms like the Lower Mekong Initiative support these goals,
strengthening ASEAN unity and helping ASEAN nations to bridge the development
gap. We also have a shared commitment to strengthening people-to-people
connections through programs that engage ASEAN and American citizens,
particularly youth, and that promote opportunities for all our peoples, particularly
the most vulnerable. The Young Southeast Asian Leaders Initiative (YSEALI)
293
represents our commitment to building youth capabilities and strengthening network
and leadership development among youth. Other 40th anniversary celebratory
events include: think tank conferences, YSEALI and Fulbright workshops and
exchanges, a film showcase, grant opportunities, technology camps, and an e-
exhibit. We also reaffirm the role and contribution of the private sector and
welcome greater private sector collaboration, including through the ASEAN
Business Advisory Council and the U.S.-ASEAN Business Council in supporting
economic growth and development in ASEAN.
13. ASEAN and the United States are dedicated to enhancing collaboration at
international and regional fora, especially at existing ASEAN-led mechanisms. We retain
a shared commitment to continue political dialogue at the Head of State/Government
level through our Leaders’ attendance at the annual ASEAN-U.S. Summit and the EAS
and at the ministerial level, at the annual ARF and associated meetings.
(Nguồn:https://asean.org/storage/2017/11/Joint-Statement-on-ASEAN-US-40th-
Anniversary-ADOPTED.pdf)
*****