BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ KIM YẾN
GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số: 9.14.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hòa
Hà Nội - 2020
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp em trong suốt thời gian h
296 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập và nghiên cứu. Cô đã trực tiếp, tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận án này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Tổng Biên tập, các cán bộ biên tập viên của các tạp chí Giáo dục & xã hội; Tạp chí Giáo dục - Bộ GD-ĐT đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Em cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới: Gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để em hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 2020
NCS Trần Thị Kim Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận án
NCS Trần Thị Kim Yến
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu hiện của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo 44
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 68
Bảng 2.2. Thực trạng giáo viên sử dụng các phương tiện giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 70
Bảng 2.3. Thực trạng giáo dục các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 72
Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng phương tiện, cơ sở vật chất và môi trường giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 73
Bảng 2.5. Thực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non của giáo viên mầm non 76
Bảng 2.6. Khó khăn của giáo viên khi giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề 79
Bảng 2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 80
Bảng 2.8. Đánh giá chung các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề 81
Bảng 2.9. Các biểu hiện kĩ năng tạo nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề 85
Bảng 2.10. Các biểu hiện kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề 87
Bảng 2.11. Các biểu hiện kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 90
Bảng 2.12. Các biểu hiện kĩ năng giải quyểt các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 92
Bảng 2.13. Các biểu hiện kĩ năng phát triển nhóm chơi của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 94
Bảng 3.1. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm vòng 1 (trò chơi bán hàng - chợ Tây nguyên) 129
Bảng 3.2. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm vòng 1 (trò chơi "bác sĩ thú y") 130
Bảng 3.3. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm vòng 2 (trò chơi du lịch Tây nguyên) 133
Bảng 3.4. Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm vòng 2 (trò chơi Lễ hội Tây nguyên) 135
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non 67
Biểu đồ 2.2. Biểu hiện kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Thắng lợi và Trường mầm non Hoa Pơ Lang 83
Biểu đồ 2.3. Biểu hiện KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính 84
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 131
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
ĐTB
Điểm trung bình
2
ĐVTCĐ
Đóng vai theo chủ đề
3
ĐLC
Độ lệch chuẩn
4
GV
Giáo viên
5
GVMN
Giáo viên mầm non
6
KNHĐN
Kĩ năng hoạt động nhóm
7
SL
Số lượng
8
%
Tỉ lệ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật thì hoạt động nhóm là một xu thế tất yếu, bởi không phải công việc nào, tình huống nào chúng ta cũng có thể tự mình giải quyết hiệu quả... Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải có kĩ năng làm việc theo nhóm để làm việc cùng nhau.
Việc hình thành kĩ năng hoạt động nhóm (KNHĐN) cần được bắt đầu càng sớm càng tốt, vừa tạo thành công cụ sống cho trẻ, vừa góp phần giúp trẻ phát triển hoàn thiện nhân cách. Hơn nữa, 5 - 6 tuổi là giai đoạn nhân cách phát triển mạnh và được định hình về cơ bản. Điều 22, Luật Giáo dục nước ta quy định [46] “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một” nhằm thực hiện mục tiêu trên, nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức đơn lẻ mà quan tâm đến cách dạy, cách làm việc cùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau.
Trẻ 5-6 tuổi đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa nhà trường phổ thông, với hoạt động chủ đạo là học tập; ở đó đòi hỏi các em phải có sự phối hợp, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động hay nhiệm vụ học tập; đồng thời, thông qua đó phát triển được “năng lực hợp tác" – năng lực cốt lõi cần hình thành ở học sinh phổ thông. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy, khả năng hoạt động nhóm của trẻ mầm non nói chung còn nhiều hạn chế, khi đứng trước những tình huống hay vấn đề cần có sự phối hợp với nhau, nhiều em tỏ ra khá lúng túng. Trong khi đó, trường mầm non lại là môi trường có điều kiện hết sức thuận lợi để rèn KNHĐN cho các em, thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi cho trẻ.
Rèn luyện để phát triển KNHĐN cho trẻ 5- 6 tuổi sẽ góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và giá trị sống tích cực như: tôn trọng, tự tin, hòa bình, trách nhiệm, khoan dung, kỷ luật... chính là sự chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ đi học lớp 1, tránh những “thất bại học đường" từ những năm đầu đời của các em.
Có nhiều cách để giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong đó có trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ). Trò chơi ĐVTCĐ là môi trường thuận lợi để giáo dục KNHĐN cho trẻ. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, trong quá trình chơi trẻ được tự do thể hiện ý tưởng của mình, cùng nhau tìm kiếm phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, tự điều khiển hành vi của mình cho phù hợp. Đồng thời khi chơi phải có nhiều người cùng tham gia, cùng liên kết, hợp tác với nhau thì trò chơi mới vui. Chính vì vậy trò chơi ĐVTCĐ là phương tiện, là điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNHĐN cho trẻ. Thông qua quá trình hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ được hòa nhập trong nhóm bạn bè, được bạn bè chấp nhận, trẻ được thỏa mãn nhu cầu giao lưu, học hỏi, trẻ được hoạt động cùng nhau, phối hợp với nhau để đạt được mục đích đã đề ra, trẻ được thể hiện bản thân, hình thành vai nhân cách thông qua các vai chơi, được phối hợp với nhau để hoàn thành trò chơi... Qua đó sẽ tạo tiền đề cho việc học tập của trẻ ở bậc học sau có hiệu quả.
Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ đang được thực hiện trong nhà trường mầm non; tuy nhiên, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn nên trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế ở một số thành tố của KNHĐN như: kĩ năng thoả hiệp và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, kĩ năng lắng nghe, tôn trọng và nhường nhịn bạn bè;...
Xuất phát từ những lí do nói trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ đề xuất một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong ĐVTCĐ nhằm giúp trẻ có KNHĐN tốt hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non, trẻ 5-6 tuổi đã có một số KNHĐN cơ bản, tuy nhiên các kĩ năng thoả hiệp và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, kĩ năng lắng nghe, tôn trọng và nhường nhịn bạn bè còn nhiều hạn chế. Giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi đã có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót. Nếu đề xuất và sử dụng hợp lí một số biện pháp giáo dục KNHĐN như hướng dẫn trẻ thảo luận, trao đổi ý kiến để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm chơi; tạo tình huống chơi để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi, nhóm chơi, hướng dẫn trẻ cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn để thực hiện nhiệm vụ chơi đến cùng... thì KNHĐN trong khi chơi ĐVCCĐ của trẻ sẽ tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở các trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở các trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể khảo sát thực trạng, thực nghiệm
6.2.1. Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng, thực nghiệm
Các trường mầm non trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện của tỉnh Đắk Lắk (bao gồm 6 trường mầm non ở Thành phố Buôn Ma Thuột (Mầm non Khánh Xuân, Mầm non Tân An, Mầm non Thành Công, Mầm non Tân Lập, Mầm non Thắng Lợi, Mầm non 10/3) và 5 trường Mầm non ở các huyện (Mầm non Hoa Pơ Lang - huyện Buôn Đôn; Mầm non Vàng Anh - huyện Ea H'Leo; Mầm non Vành Khuyên - huyện Lắk; Mầm non Hoa Sim - huyện M'Đrắk; Mầm non Sơn Ca - huyện Ea Súp).
6.2.2. Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng, thực nghiệm
- Khảo sát 110 giáo viên mầm non (GVMN) đang dạy lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tại 11 trường mầm non ở tỉnh Đắk Lắk.
- Khảo sát 60 trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Thắng Lợi (Thành phố Buôn Ma Thuột) và trường Mầm non Hoa Pơ Lang (huyện Buôn Đôn).
- Thực nghiệm trên 150 trẻ ở 3 trường mầm non trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (Mầm non 10/3, Mầm non Thắng Lợi, Mầm non Tân Lập).
6.3. Thời gian khảo sát
- Khảo sát thực trạng từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018
7. Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hoạt động
Hình thành và phát triển nhân cách nói chung và KNHĐN nói riêng cần được tiến hành trong các hoạt động và thông qua hoạt động của trẻ. Nghiên cứu KNHĐN cho trẻ mẫu giáo phải xem xét trong các hoạt động, trên nhiều phương diện và các mối liên hệ, quan hệ qua lại và trong trạng thái vận động để tìm ra bản chất của các việc giáo dục KNHĐN cho trẻ mẫu giáo. Cho nên giáo dục KNHĐN cho trẻ muốn đạt hiệu quả cao cần thông qua trò chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ.
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
Giáo dục KNHĐN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần phải xem xét một cách có hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để thấy được quá trình giáo dục KNHĐN từ mục tiêu, nội dung đến các cách thức tiến hành giáo dục trẻ. Đồng thời, cần xem xét việc giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ trong toàn bộ chương trình GDMN hiện hành.
7.1.3. Tiếp cận phát triển
Mỗi giai đoạn phát triển đều có tiền đề phát triển từ giai đoạn trước vì vậy, cần tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới "vùng phát triển gần nhất" của trẻ để giúp trẻ đạt được những năng lực cao hơn. Trong khi nghiên cứu xây dựng các biện pháp giáo dục KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi luận án phải dựa trên sự phát triển chung của trẻ và sự phát triển KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
7.2.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về trẻ mẫu giáo, về KNHĐN của trẻ mẫu giáo, giáo dục KNHĐN cho trẻ mẫu giáo trong trò chơi ĐVTCĐ.
7.1.1.2. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: Hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết giáo dục KNHĐN có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đường lối phương pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non làm cơ sở đề xuất một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ.
7.2.2.2. Phương pháp chuyên gia
Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá, các bài tập khảo sát; tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
7.2.2.3. Phương pháp điều tra viết
Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi (Anket) đối với GVMN nhằm tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNHĐN cho trẻ từ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ tại một số trường mầm non, đánh giá kết quả giáo dục KNHĐN cho trẻ từ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ tại một số trường mầm non.
7.2.2.4. Phương pháp quan sát
- Quan sát trẻ và hoạt động của trẻ: Quan sát để đánh giá mức độ biểu hiện KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở một số trường mầm non.
- Quan sát hoạt động của giáo viên (GV) trong quá trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ từ 5 - 6 tuổi nhằm tìm hiểu những biện pháp giáo dục KNHĐN mà GV đã sử dụng.
7.2.2.5. Phương pháp phòng vấn sâu
Phỏng vấn sâu GV, CBQL nhằm tìm hiểu việc giáo dục KNHĐN cho trẻ từ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ được tổ chức, hướng dẫn như thế nào ở trường mầm non.
7.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu sản phẩm của GV để tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục KNHĐN của GVMN hiện nay, phân tích sản phẩm của trẻ để đánh giá mức độ KNHĐN của trẻ thông qua các tiêu chí đánh giá.
- Nội dung nghiên cứu: kế hoạch, giáo án, những ghi chép của GV, sản phẩm hoạt động chơi của trẻ
- Thu thập các mẫu sản phẩm của GV (kế hoạch tổ chức trò chơi) sản phẩm của trẻ; phân tích chương trình và tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn tổ chức trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi.
7.2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ đã đề xuất đối với nhóm trẻ thực nghiệm. Còn nhóm đối chứng giữ nguyên không tác động, sau đó so sánh kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng và rút ra kết luận.
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm SPSS.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ.
8.2. Trò chơi ĐVTCĐ là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi cho việc giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
8.3. GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ tạo cơ hội, điều kiện để giáo dục và phát triển KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Đóng góp về mặt lí luận
Bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non, trong đó trọng tâm là các khái niệm về giáo dục KNHĐN cho trẻ, vai trò của trò chơi ĐVTCĐ đối với việc giáo dục KNHĐN cho trẻ, đặc điểm KNHĐN của trẻ, biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ trong trò chơi ĐVTCĐ.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Cung cấp tư liệu về thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non tại tỉnh Đắk Lắk, từ đó giúp các trường mầm non có cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời.
- Các biện pháp giáo dục KNHĐN rẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Ngoài ra có thể vận dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trường mầm non có điều kiện giáo dục tương đương để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận về giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non
Chương 2: Thực trạng giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non
Chương 3: Biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về KNHĐN nói chung và KNHĐN cho trẻ mẫu giáo nói riêng ở trong và ngoài nước được nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu sau:
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng hoạt động nhóm
1.1.1.1. Nghiên cứu vai trò của hoạt động nhóm đối với trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng
Các nghiên cứu chỉ ra vai trò của hoạt động nhóm giúp trẻ em tự tin, năng động và làm việc hiệu quả.
Theo John Dewey - người đã đề xướng ra các hình thức hoạt động hợp tác học tập trong lớp học: Khi trẻ giao tiếp và hoạt động cùng với nhóm bạn, trẻ sẽ hứng thú và học được nhiều điều thú vị, tích lũy được vốn kinh nghiệm cho bản thân, vì vậy, con người cần sống và làm việc cùng nhau [78, tr.123].
J.Piaget cho rằng tương tác “bạn bè” có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức của trẻ. Khi trẻ cộng tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, lúc này trẻ cần cùng nhau giải quyết, nhờ đó kĩ năng giao tiếp, trí tuệ của trẻ ngày một phát triển phong phú hơn.[105].
JaQues D. khẳng định rằng: Trẻ muốn có cơ hội học hỏi và phát triển các năng lực xã hội toàn diện thì trẻ phải chơi với bạn cùng lớp, chơi với nhóm nhiều độ tuổi, nhiều thế hệ...[86].
Ngoài ra, các tác giả Hansen và Kaufmann (2000) cho rằng sự hợp tác của trẻ 5 tuổi ở trường mẫu giáo giúp trẻ: cảm thấy tốt, phát triển tính sáng tạo và cảm giác năng suất hiệu quả, phát triển chiến lược đối phó với các vấn đề của cuộc sống, phát triển cảm giác hạnh phúc và cảm nhận mình thuộc về nơi nào đó. Trẻ học được những kĩ năng mới, vui chơi, cười, thư giãn, làm quen với nhau và tương tác với nhau trong quá trình hoạt động trong nhóm [83, tr.89].
Tác giả Hoàng Thị Mai đã định nghĩa “hoạt động nhóm là sự phối hợp và hoạt động cùng nhau của một nhóm trẻ trong một hoạt động nào đó”. Đồng thời, tác giả chỉ rõ vai trò của GV khi hướng dẫn trẻ học tập, xác định các kĩ năng cần thiết của trẻ khi tham gia vào nhóm hoạt độn nhằm phát triển các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, chia sẻ thông tin [33, tr.61].
Nhìn chung, các tác giả trên đều cho rằng KNHĐN có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giúp trẻ thích ứng trong các mối quan hệ, cùng bạn chia sẻ, giúp đỡ và tương tác với nhau.
1.1.1.2. Nghiên cứu về khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm
Lisa Trumbauer [99], Janet R. Moyles [85], Kristina R. Olson [97], Cao Thị Cúc [7]... chỉ rõ KNHĐN là kĩ năng hành động phối hợp cùng người khác bao gồm: biết bàn bạc, phân chia trách nhiệm cho nhau và cùng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong nhóm chơi, mỗi trẻ cần nhận thức rõ vị trí và vai trò của mình, biết làm chủ hành vi của bản thân, hiểu và phục tùng quy định của nhóm để nhằm đạt được mục tiêu chung. Đây là cơ sở để nhìn nhận KNHĐN là các kĩ năng phối hợp của con người nhằm đạt được mục đích và kết quả chung có giá trị. Sự phối hợp, thỏa thuận của các thành viên của tác động qua lại tồn tại từ thời điểm tiếp nhận mục đích hoạt động cùng nhau và kết thúc ở giai đoạn đạt được kết quả.
Newman, Richard S. [104] chỉ rõ KNHĐN là kĩ năng biết bàn bạc, phân chia trách nhiệm cho nhau và cùng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao; mỗi trẻ nhận thức rõ vị trí và vai trò của mình trong nhóm, biết làm chủ hành vi của bản thân, hiểu và phục tùng quy định của nhóm
Tác giả Nguyễn Hữu Châu đã đề cập đến hình thức học tập theo nhóm nhỏ, trong đó ông chỉ ra học tập hợp tác theo nhóm nhỏ là sử dụng nhóm nhỏ để học sinh được cùng nhau làm việc, qua đó phát huy tối đa kết quả học tập của bản thân. Ông cũng cho rằng, nhờ học tập theo nhóm nhỏ mà vấn đề học tập trở nên bớt phức tạp hơn so với học tập cá nhân, bởi mỗi thành viên trong nhóm phải biết đưa ra quyết định, xây dựng lòng tin, giải quyết mâu thuẫn để tìm ra tri thức cho bản thân [4].
Tựu chung lại, các nghiên cứu đều cho rằng KNHĐN là cùng chung suy nghĩ, hành động phối hợp của các thành viên trong nhóm chơi, dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và cảm xúc chung đối với kết quả hoạt động cùng nhau hướng đến việc giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trong nhóm chơi.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo
- Nghiên cứu các điều kiện, phương tiện để giáo dục KHĐN cho trẻ mẫu giáo
Trong nghiên cứu của tác giả Mcguckin và các cộng sự [110, tr. 131] đã chỉ ra các nhóm trẻ được được hoạt động trong các góc hoạt động. Đó là những khu vực riêng biệt dành riêng trong lớp được thiết kế đặc biệt cho việc học tập tương tác nhóm nhỏ, ở đấy trẻ được tương tác với nhau. Mỗi góc hoạt động được GV trang bị phát triển tài liệu học tập và các hoạt động được thiết kế để giảng dạy hoặc củng cố một kĩ năng cụ thể hoặc khái niệm. GV thiết kế các tài liệu và hoạt động có thể có nhiều góc khác nhau. Số lượng các góc hoạt động được thiết lập trong lớp học có thể ba hoặc bốn khu vực. Điều này sẽ cho phép trẻ chuyển động trong lớp học được thuận lợi. Trẻ được xếp vào các nhóm nhỏ, đánh số đến bốn hoặc năm, xoay từ khu vực này sang khu vực khác, vì mỗi hoạt động cần phải được hoàn thành. GV sẽ là người lập kế hoạch và người hướng dẫn các khu vực hoạt động. Sau khi hướng dẫn cho mỗi hoạt động của trẻ, GV nên cố gắng hỗ trợ cho phép trẻ hoàn thành các hoạt động tại mỗi khu vực.
R. E. Slavin [115] chỉ ra rằng, để tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển KNHĐN một cách hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện cụ thể như: Xác định rõ: Số thành viên của mỗi nhóm? Vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm? Những điều kiện để duy trì mối quan hệ tích cực trong nhóm? Các thành viên trong nhóm cần được làm quen với nhau để có thể giao tiếp thoải mái cùng nhau; Đảm bảo các phương tiện, điều kiện cần thiết để duy trì sự hợp tác trong nhóm; Những vấn đề đưa ra thảo luận trong nhóm phải thực sự rõ ràng và cấp thiết, thu hút được sự quan tâm của mọi người; Có sự giám sát thường xuyên quá trình hoạt động của nhóm: chỉ dẫn và giúp đỡ khi cần thiết sao cho mỗi thành viên tuân thủ nghiêm túc những nội quy chung trong quá trình làm việc; Đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động nhóm nhằm khẳng định những ưu điểm và chỉ ra thiếu sót, hạn chế, từ đó xây dựng kế hoạch để trẻ cùng nhau tự điều chỉnh và hoàn thiện ở lần làm việc tiếp theo.
- Nghiên cứu về yêu cầu đối với GV trong việc tổ chức giáo dục KNHĐN cho trẻ mẫu giáo.
Qua thực tế tổ chức hoạt động nhóm của bản thân và đồng nghiệp, Edgar H. Schein [81] cho rằng, để rèn luyện ở người học kĩ năng làm việc nhóm, GV cần giúp trẻ xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của họ trong nhóm. Trong một nhóm hoạt động, tùy vào khả năng và nhu cầu riêng mà mỗi thành viên có thể giữ một trong các vai trò như: người quản trị hành chính (chịu trách nhiệm về phương tiện làm việc của nhóm); người lãnh đạo nhóm (biết tập hợp các thành viên để cùng hướng tới mục tiêu chung, đảm bảo cho nhiệm vụ được hoàn thành đúng tiến độ); người “khích lệ tinh thần” của nhóm; thư ký nhóm; kiểm soát viên; báo cáo viên.
Quá trình hình thành KNHĐN là quá trình chuyển vào trong nhờ có quan hệ với người xung quanh và hợp tác với bạn bè. Theo thuyết “sự hợp tác tập thể” của L.X. Vưgôtxky (1934): “Trong sự phát triển của trẻ, mọi chức năng tâm lí cao cấp đều xuất hiện hai lần: lần thứ nhất như là một hoạt động tập thể, một hoạt động xã hội; lần thứ hai như là một hoạt động cá nhân, như là một chức năng tâm lí bên trong” [60, tr.178]. Dạy học chỉ có hiệu quả đối với việc thúc đẩy sự phát triển khi tác động của nó nằm ở "vùng phát triển gần" của học sinh. Phải làm sao kích thích và thức tỉnh quá trình chuyển vào trong và hoạt động bên trong của đứa trẻ. Những quá trình như vậy chỉ xảy đến khi có quan hệ với những người xung quanh và sự hợp tác với bạn bè. Các quá trình hướng vào trong này sẽ tạo nên những kết quả bên trong của bản thân trẻ.
Theo Lê Thu Hương và Phạm Mai Chi [25] để tạo ra sự phối hợp giữa cá nhân trẻ và nhóm, GV cần: Nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng nhận thức, năng lực hành động của trẻ, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh các tác động phù hợp với nhóm và từng trẻ; Tạo điều kiện cho trẻ trao đổi, thảo luận những ý kiến, suy nghĩ với nhau; hướng dẫn trẻ hợp tác cùng nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Thị Thu Hà [10] khi bàn về tổ chức giáo dục theo tiếp cận hợp tác ở trường mầm non đã khẳng định: cần chú ý tới quy mô nhóm, các yêu cầu của hoạt động nhóm và đánh giá kết quả hoạt động nhóm. Hình thành kĩ năng hoạt động theo nhóm ở trẻ cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: Số lượng thành viên trong nhóm không nên quá nhiều, chỉ từ 3-4 trẻ là phù hợp nhất. Nếu khối lượng công việc nhiều thì có thể tăng lên 5 trẻ; GV xác định những mục tiêu mà hoạt động nhóm cần đạt được (nhiệm vụ của nhóm và thành viên, cách thực hiện nhiệm vụ); Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, GV phải đảm bảo các thành viên trong nhóm nắm được mục tiêu của nhóm, tạo cơ hội để trẻ được nói lên những thắc mắc hoặc mong muốn về việc mình sẽ thực hiện; Giám sát nhóm, kiểm tra sự tiến bộ của cá nhân trong nhóm và của cả nhóm; Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm.
Như vậy phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ cần quan tâm đến qui mô nhóm, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, từng thành viên nắm được nhiệm vụ của mình và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, giải quyết bất đồng xảy ra trong nhóm.
- Nghiên cứu về phương pháp, hình thức giáo dục KNHĐN cho trẻ mẫu giáo
Rachel Harrar đã chú ý đến việc hình thành KNHĐN cho trẻ bằng các phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp. Theo ông GV cần tạo điều kiện cho trẻ tự chọn bạn học nhóm và giải tán nhóm. Điều này giúp trẻ có những nhận định khi nhận xét về các bạn và được nghe các bạn nhận xét về chính hoạt động của mình, từ đó người học [106]. v
Kurt Lewin [98, tr.126] đề ra “thuyết phụ thuộc lẫn nhau trong lịch sử xã hội” hay còn gọi là thuyết tương tác xã hội” dựa trên cơ sở của Kurt Koffka, người đã đề ra khái niệm “Nhóm là phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên”. Ông nhấn mạnh muốn hình thành các nhóm thì cần phải tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên. Đặc biệt ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức ứng xử trong nhóm khi nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Ông đã đi đến kết luận rằng đề hoàn thành mục tiêu chung của một nhóm thì phải thúc đẩy sự hoạt động nhóm, phải có sự cạnh tranh.
Nguyễn Hữu Châu [5] cho rằng: "dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân cũng như của người khác". Học tập hợp tác dựa vào ba loại nhóm, đó là: chính thức, không chính thức và nhóm học tập nền tảng. "Nhóm hợp tác chính thức gồm những học sinh cùng nhau làm việc để đạt được các mục tiêu chung bằng cách đảm bảo rằng mỗi thành viên của nhóm đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nhóm học hợp tác không chính thức là những nhóm đặc biệt, không theo thể thức cố định nào, có thể tồn tại trong vài phút đến một tiết học. Các nhóm học tập nền tảng thường kéo dài (ít nhất đến một năm), gồm nhiều thành phần hỗn hợp, số thành viên ổn định và mục đích căn bản là để các thành viên ủng hộ, khuyến khích lẫn nhau nhằm đạt được thành công trong học tập. Các nhóm hợp tác nền tảng tạo cho học sinh mối quan hệ mật thiết trong thời gian dài, cho phép các thành viên có điều kiện giúp đỡ, khuyến khích và hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện các nhiệm vụ học tập để đạt được kết quả tối ưu".
Một số tác giả khác nghiên cứu về tổ chức các hoạt động để hình thành KNHĐN đạt hiệu quả cho trẻ mẫu giáo như Nguyễn Thị Xuân Yến, Cao Thị Cúc, Phạm Mai Chi, Lê Thu Hương, Trần Thị Thanh
Nguyễn Thị Xuân Yến [66] đã đưa ra một số biện pháp giúp trẻ làm việc theo nhóm hiệu quả như cần tăng cường sự giám sát của GV, tăng cường tính chủ động của trẻ và các mối quan hệ của trẻ với các bạn xung quanh.
Cao Thị Cúc (2009) cho rằng trẻ 5-6 tuổi đã có các kĩ năng hợp tác cơ bản khi tham gia vào các hoạt động chung của lớp mẫu giáo như cùng bạn thỏa thuận về chủ đề chơi, nội dung chơi, phân vai chơi cho nhau ... , tuy nhiên tác giả cho rằng các kĩ năng này chưa được hình thành đầy đủ và bền vững. Các kĩ năng này cần được rèn luyện trong nhóm bạn bè thông qua trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non, cụ thể là thông qua các trò chơi như: trò chơi đóng vai có chủ đề, trò chơi xây dựng lắp ghép, trò chơi vận động ... [7, tr. 22].
Như vậy, dù cách diễn đạt có phần khác nhau, song các tác giả đều cho rằng, hình thức, phương pháp để giáo dục KNHĐN cho trẻ là sử dụng hoạt động nhóm, cho trẻ tương tác với nhau theo nhóm, qua đó trẻ hỗ trợ, giúp đỡ nhau để hoàn thành mục đích chơi.
- Nghiên cứu về quy trình tổ chức hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo
Tác giả Slavin R. E. [114, tr.164] đã đưa ra 2 giai đoạn giáo dục KNHĐN cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non. Giai đoạn 1: cần tập trung chú ý tới việc mở rộng khái niệm của trẻ mẫu giáo lớn về bạn cùng lứa như một đối tác thực hiện hoạt động chung, trong môi trường củng cố những tiếp xúc tích cực về mặt cảm xúc giữa trẻ, tăng cường mong muốn và sự hứng thú hợp tác của trẻ, cũng như phát triển ...n cảnh cụ thể.
+ Tính linh hoạt khi thực hiện hành động: trẻ chủ động lựa chọn hành động, chủ động điều chỉnh hành động phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
+ Tính hiệu quả trong việc thực hiện KNHĐN trong quá trình tham gia chơi giữa các thành viên và các nhóm
1.3.2. Cấu trúc các kĩ năng thành phần của kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo
KNHĐN được nhiều tác giả phân theo nhiều cách khác nhau, bao gồm các kĩ năng thành phần.
Một số tác giả phân chia các KNHĐN theo từng kĩ năng riêng lẻ như:
Theo D.Johnson và R.Johnson đã chỉ ra [87], KNHĐN bao gồm 4 kĩ năng thành phần đó là là: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng xây dựng và duy trì niềm tin; kĩ năng chia sẻ vai trò lãnh đạo; kĩ năng giải quyết xung đột trên tinh thần xây dựng.
Tác giả Schmuck và Runkel [109], từ góc độ liên nhân cách chia KNHĐN thành 6 kĩ năng cơ bản: kĩ năng giải thích; kĩ năng hiểu rõ hành vi của người khác; kĩ năng tiếp thu; kĩ năng truyền đạt; kĩ năng biểu hiện hành vi; kĩ năng biểu đạt tình cảm.
Ngô Thị Thu Dung [8] trong nghiên cứu về kĩ năng học theo nhóm của học sinh đã đưa ra 18 kĩ năng hợp tác nhóm. Một số kĩ năng trong 18 kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động hợp tác nhóm trong học tập của học sinh, đó là: biết tự liên kết thành nhóm; biết tổ chức nhóm; biết điều hành công việc của nhóm; biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; biết lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ nhóm; biết cộng tác, chia sẻ giải quyết nhiệm vụ của nhóm; biết lắng nghe, thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược.
Theo Cao Thị Cúc [7], KNHĐN của trẻ mẫu giáo bao gồm: kĩ năng hình thành và duy trì nhóm; kĩ năng giao tiếp theo nguyên tắc tương tác giữa các thành viên trong nhóm; kĩ năng thực hiện công việc của nhóm; kĩ năng giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm.
Theo Vũ Thị Nhân [38], hình thành một số kĩ năng hợp tác là một thành phần của kĩ năng của hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo gồm các kĩ năng: kĩ năng thảo luận, kĩ năng lắng nghe; kĩ năng phân công công việc hợp lí; kĩ năng chia sẻ; kĩ năng phối hợp hành động; kĩ năng giải quyết xung đột.
Một số tác giả khác lại phân chia các KNHĐN thành các nhóm kĩ năng:
R. Villa [118], cho rằng, có 4 nhóm KNHĐN được sắp xếp theo tiến trình phát triển nhóm: nhóm kĩ năng hình thành nhóm (tham gia nhóm; duy trì nhóm; nói đủ nghe; khuyến khích các thành viên tham gia; nhìn vào người nói và không làm việc riêng); nhóm kĩ năng thực hiện chức năng nhóm (định hướng nhiệm vụ của nhóm; diễn tả đúng nhiệm vụ; yêu cầu giải thích khi cần thiết; sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm; làm sáng tỏ ý kiến của người khác; làm cho nhóm hào hứng, nhiệt huyết); nhóm kĩ năng hình thành cấu trúc (mô tả các cảm giác phù hợp; tóm tắt bằng lời; phân công nhiệm vụ trong nhóm; tìm kiếm độ chính xác; tìm cách thể hiện trau chuốt hơn; tìm kiếm thêm các chi tiết; tìm kiếm các mốc ghi nhớ); nhóm kĩ năng hoàn thiện nhóm (trình bày vấn đề lôgíc; lập kế hoạch hoạt động; phê bình, bình luận ý kiến chứ không bình luận cá nhân; xử lí vấn đề bất đồng trong nhóm hợp lí, tế nhị; tổng hợp các ý kiến; lồng ghép các ý kiến vào điểm cụ thể; thăm dò bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau; lí giải theo các cách khác nhau; tìm hiểu thực chất vấn đề bằng cách kiểm tra công việc của nhóm).
Tác giả R. Villa [118], trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và hoạt động nhóm, đưa ra 26 kĩ năng chia thành 4 nhóm sau: Nhóm kĩ năng hình thành nhóm; nhóm kĩ năng thực hiện các chức năng của nhóm; nhóm kĩ năng hình thành cấu trúc công việc; nhóm kĩ năng hoàn thiện nhóm.
Theo Lê Văn Tạc [50], cần hình thành cho học sinh tiểu học khiếm thính ở lớp học hòa nhập 4 nhóm kĩ năng hợp tác trong hoạt động nhóm là: nhóm kĩ năng hình thành nhóm; nhóm kĩ năng giao tiếp trong nhóm; nhóm kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau; nhóm kĩ năng giải quyết mối bất đồng trên tinh thần xây dựng.
Kế thừa các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, KNHĐN của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bao gồm các kĩ năng thành phần sau đây: Kĩ năng tạo nhóm chơi; kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi; kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi; kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi và kĩ năng phát triển nhóm chơi. Những kĩ năng thành phần này được hình thành theo tiến trình, giai đoạn chơi của trẻ. Để trò chơi ĐVTCĐ được diễn ra, trước hết trẻ phải có nhóm chơi. Nhóm chơi của trẻ được hình thành bằng nhiều cách, cô tạo nhóm theo mục đích, chủ đích của cô, cô hướng dẫn trẻ tạo nhóm chơi, trẻ tự tạo nhóm chơi... Dù là cách tạo nhóm nào thì cũng phải quan tâm tới cảm xúc của trẻ trong nhóm, trẻ có vui vẻ, thoải mái khi tham gia vào nhóm đó không? Để đạt được mục đích chơi trẻ phải phối hợp, hợp tác với nhau trong khi chơi. Trong quá trình trẻ chơi ĐVTCĐ không tránh khỏi mâu thuẫn, xung đột vì vậy cần hướng dẫn cho trẻ cách giải quyết các xung đột, mâu thuẫn. Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ chơi cần hướng dẫn trẻ mở rộng nhóm chơi, hướng dẫn để các nhóm chơi phối hợp với nhau, hướng dẫn trẻ mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi. Các nhóm kĩ năng thành phần này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo thành một cấu trúc chỉnh thể.
1.3.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo
Theo R.X. Bure [dẫn theo 56], quá trình hình thành, phát triển kĩ năng hành động phối hợp với bạn của trẻ mẫu giáo trong hoạt động được thể hiện qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 3-4 tuổi - Làm việc cạnh nhau: Nhóm 2-3 trẻ tập hợp lại, cùng nhận nhiệm vụ giống như nhau nhưng trong quá trình hoạt động mỗi trẻ chỉ chú ý thực hiện công việc của mình mà ít có sự giao tiếp, trao đổi với bạn.
- Giai đoạn 4-5 tuổi - Làm việc cùng nhau: Nhóm 4-5 trẻ tập hợp lại, cùng nhận một nhiệm vụ chung. Để hoàn thành được nhiệm vụ này trẻ đã biết xác định vai trò của mình trong nhóm, có ý thức tuân thủ những quy định chung của nhóm, nhường nhịn bạn...
- Giai đoạn 5-6 tuổi - Hoạt động hợp tác cùng nhau trong nhóm: Mỗi thành viên của nhóm đều ý thức được vị trí, vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chung; biết điều chỉnh hành động của bản thân cho phù hợp với tiến độ chung của nhóm; chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ bạn...
Theo N.I. Titôva, KNHĐN của trẻ mẫu giáo lớn được biểu hiện rõ nét ở việc trẻ nắm vững các quy tắc chung của nhóm và biết hành động, ứng xử phù hợp với những quy tắc này:
- Trẻ 3-5 tuổi: Có hứng thú với nhiệm vụ chung và bước đầu nắm được những quy tắc cần tuân thủ khi tham gia vào hoạt động nhóm.
- Trẻ 5-6 tuổi: Có ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao; Biết bàn bạc, trao đổi ý kiến với bạn về yêu cầu, nhiệm vụ của nhóm; Có thái độ thân thiện, hợp tác, chia sẻ với bạn...
Như vậy có thể thấy, sự phát triển KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi được chia làm các giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn thứ nhất: Hình thành nhóm, phát triển các mối quan hệ trong nhóm
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bước vào nhóm chơi và thiết lập vào các mối quan hệ trong nhóm chơi. Đây được coi là bước khởi đầu trong quá trình chơi của trẻ. Vì thế, trẻ cần phải biết rủ bạn cùng vào nhóm chơi, biết thỏa thuận về mục đích và nội dung của nhóm chơi, thiết lập các quy tắc, quy định trong nhóm chơi và từ đó phân công nhiệm vụ phù hợp trong nhóm chơi.
Ở giai đoạn này, Trẻ có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ với các bạn cùng chơi trong các trò chơi chung, có hứng thú tích cực với các bạn cùng chơi, có thiên hướng mở rộng phạm vi giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, tính tích cực trong giao tiếp và tần số giao tiếp tăng lên.
Trẻ quan tâm nhiều hơn đến các cơ sở của việc giao tiếp và điều chỉnh các mối quan hệ. Những khai niệm về chuẩn mực đạo đức được hình thành, trẻ phân biệt rõ ràng hớn những hành vi tốt xấu, chúng có khái niệm về cái ác, cái thiện và có thể ứng xử nhờ vào kinh nhiệm cá nhân.
Trong quá trình hoạt động chung, trẻ độ tuổi này tường tích cực hướng tới các điều lệ, quy định chính điều này giúp trẻ duy trì mối tương quan ổn đinh với bạn bè, hướng tới quyền bình đẳng và sự công bằng.
Giai đoạn thứ 2: Hình thành và phát triển KNHĐN
Ngoài nhu cầu giao tiếp tích cực, từ lứa tuổi mẫu giáo lớn xuất hiện thiên hướng phối hợp hoạt động đa dạng với các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ tích cực hướng sự chú ý của người khác tới mình, mong muốn chia sẻ với bạn bè kiến thức, ý tưởng cảm nhận, ý kiến... của mình. Trẻ so sánh bản thân các bạn, bắt đầu đánh giá bản thân trên quan điểm, uy tín của bản thân trước các bạn, mong muốn được công nhận, khen ngợi những ưu điểm của mình. Trẻ biết quan tâm hơn tới bạn cùng chơi, hướng tới nhận thức những cảm nhận, trạng thái, hành động, ý định của các bạn. Có mong muốn đánh giá những hành vi, hành động, trạng thái của các ban trên cơ sở lính hội chuẩn mực hành vi.
Trong quá trình phối hợp với các bạn khi cùng hoạt động, trẻ thể hiện bản thân với những biểu hiện đa dạng: lắng nghe, chia sẻ, tranh luận, ra lệnh, dỗ dành ... những biểu hiền này diễn ra một cách bản năng nhất, tạo nên sự giải phóng không giới hạn, sự tự do không theo khuôn mẫu. chính bạn bè cùng trang lứa, giúp trẻ bộc lộ bản năng, cá tính của trẻ.
Nói chung, lứa tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻ có khả năng biết thiết lập các mối quan hệ với bạn bè trong từng nhóm. Từ đó trẻ có thể phối hợp với các bạn cùng chơi trong nhóm trẻ và duy trì bầu không khí trong nhóm chơi. Đồng thời trẻ có khả năng giải quyết các mâu thuẫn, nảy sinh trong nhóm và cùng hoàn thành nhiệm vụ chơi của nhóm.
Giai đoạn kiểm tra, đánh giá KNHĐN để tiếp tục hoàn chỉnh kĩ năng
Sau khi các KNHĐN được hình thành và phát triển, thì trẻ cần phải được kiểm tra, đánh giá các KNHĐN để từ đó có phương hướng rèn luyện để tiếp tục hoàn chỉnh các KNHĐN. Trong mỗi tình huống, chủ đề đóng vai khác nhau trẻ sẽ đảm nhận một vị trí, vai khác nhau, có thể trẻ làm tốt ở vai này nhưng lịa thiếu sót ở vai khác. Vì vậy, giai đoạn kiểm tra, đánh giá KNHĐN là giai đoạn giúp trẻ hoàn thiện bản thân, hoàn thiện các KNHĐN.
1.3.4. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Trò chơi ĐVTCĐ là sự phản ánh sáng tạo, độc đáo về đời sống xã hội của người lớn thông qua các chủ đề chơi, nội dung chơi. So với các loại trò chơi khác thì trò chơi ĐVTCĐ là loại trò chơi mang đầy đủ và rõ nét nhất những đặc điểm của trò chơi nói chung, trong đó nổi bật nhất là những đặc điểm sau đây:
- Tính có chủ đề: Trò chơi ĐVTCĐ bao giờ cũng có chủ đề - đó là một mảng hiện thực cuộc sống được phản ánh vào trò chơi dựa trên những ấn tượng, biểu tượng sinh động của chính đứa trẻ về cuộc sống diễn ra hàng ngày xung quanh trẻ, như: sinh hoạt gia đình, trường lớp mẫu giáo, mua bán...Phạm vị hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì chủ đề chơi càng phong phú bấy nhiêu.
- Tính tượng trưng: Trong trò chơi này, từ vai chơi, hành động chơi, đồ chơi đều là tượng trưng nên khi tham gia chơi trẻ buộc phải tưởng tượng ra hoàn cảnh chơi, từ đó giúp cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trong trò chơi, trẻ hành động với vật thay thế mang tính chất tượng trưng cho đối tượng thực: đặt tên mới cho vật thay thế, hành động với nó phù hợp với tên gọi mới này. Đối tượng thay thế trở thành chỗ dựa đối với tư duy và hành động chơi đuợc rút gọn, mang tính chất khái quát so với hành động thực tế. Hành động trong trò chơi không bị ràng buộc bởi những phương thức bắt buộc của hành động trong thực tế - mang tính chất tượng trưng. Như vậy, trên cơ sở hành động với đối tượng thay thế, trẻ suy nghĩ về đối tượng thực.
- Tính tự do, tự nguyện và tính độc lập: Một trong những nét đặc thù của trò chơi là tính tự do, tự nguyện và tính độc lập của trẻ được thể hiện rất cao. Trong khi chơi, trẻ không bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn, chúng chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân. Động cơ chơi chủ yếu là phục vụ cho việc bắt chước một mặt nào đó của cuộc sống thực có ý nghĩa đối với trẻ. Tính tự do, tự nguyện và tính độc lập của trẻ được biểu hiện ở việc lựa chọn trò chơi hoặc nội dung chơi, tự lựa chọn bạn chơi, tự do tham gia và tự do rút lui khỏi trò chơi... Khi bàn về tính độc lập của trẻ trong trò chơi. Trò chơi của trẻ mang tính độc lập cao bởi lẽ trẻ có hứng thú đặc biệt với hoạt động chơi, trẻ chơi vì trẻ thích chơi, vì chơi là một dạng hoạt động độc lập của chúng. Mặt khác, trò chơi có tác động đến trẻ rất lớn, thậm chí hơn cả ảnh hưởng của môi trường sống và học tập. Chính điều này có liên quan đến tính độc lập của trẻ trong khi chơi.
Trò chơi hấp dẫn đối với trẻ, bởi vì trẻ hiểu nó, trẻ tự tạo ra nó. Trong cuộc sống thực, trẻ hoàn toàn là trẻ con nhưng ở trong trò chơi chúng là những con người trưởng thành đang thử sức và tự tổ chức sự sáng tạo của mình. Nếu chơi mà bị ép buộc thì lúc ấy không còn là trò chơi nữa.
- Tính hợp tác: Trẻ cùng hoạt động với nhau trong khi chơi. Nội dung chính của trò chơi này là sự phản ánh các mối quan hệ khác nhau của con người, vì thế trong trò chơi ĐVTCĐ trẻ tự nguyện chơi cùng với nhau để thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi. Chính nội dung các trò chơi ĐVTCĐ tạo ra ở trẻ nhu cầu chơi tập thể.
- Tính sáng tạo: Nét đặc trưng quan trọng của trò chơi ĐVTCĐ là trong quá trình chơi có mầm mống của sự sáng tạo. Một số nhà tâm lí học cho rằng, không nên coi trò chơi của trẻ em là một hoạt động sáng tạo, bởi lẽ trong khi chơi trẻ không tạo ra cái gì mới cả. Thực sự đúng như vậy, nếu coi trò chơi của trẻ em giống như hoạt động của người lớn thì sử dụng thuật ngữ “sáng tạo” ở đây là không thích hợp, song nếu xem xét dưới góc độ phát triển của trẻ em thì thuật ngữ đó có thể chấp nhận được. Ngay từ lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã có khả năng đi từ suy nghĩ tới hành động, biến những suy nghĩ của mình thành hành động thực tiễn và thực hiện những dự định đó. Năng lực này của trẻ được biểu hiện trong các hình thức hoạt động, trước hết là trong trò chơi. Sự xuất hiện dự định gắn liền với sự phát triển của óc tưởng tượng sáng tạo. Một trò chơi thực sự bao giờ cũng liên quan tới những sáng kiến, sáng chế, phát minh. Khi chơi, tư duy và óc tưởng tượng của trẻ làm việc rất tích cực. Tính sáng tạo được khẳng định bằng việc trong trò chơi trẻ không tái hiện y nguyên cuộc sống thực mà chỉ bắt chước những gì chúng nhìn thấy, tổng hợp lại những biểu tượng của mình và bộc lộ thái độ, suy nghĩ cũng như tình cảm của mình đối với những gì chúng thể hiện trong trò chơi. Chính điều này làm cho trò chơi gần gũi với nghệ thuật, nhưng trẻ không phải là nghệ sĩ. Trẻ chơi là để cho mình chứ không phải chơi cho khán giả xem, chúng không học trước vai chơi của mình mà chỉ sáng tạo nó trong quá trình chơi.
Tóm lại, trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động mang tính sáng tạo, độc đáo, hiện thực tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu nhận thức của trẻ. Trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ là một chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo, tự do, tự lực, tự tổ chức. Nhờ đó, nhân cách trẻ được hình thành và phát triển trong đó có sự phát triển trí tuệ. Dựa vào những đặc điểm đặc thù của hoạt động chơi của trẻ, người lớn có thể tác động tích cực lên trò chơi của trẻ một cách có mục đích và có kế hoạch sao cho phù hợp với từng thời kì phát triển của trẻ và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ, hình thành và phát triển nhân cách.
1.3.5. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc giáo dục và phát triển kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trò chơi ĐVTCĐ tạo ra môi trường với các trò chơi, các đồ dùng, đồ chơi, các vai chơi...thúc đẩy quá trình chơi của trẻ mẫu giáo. Trong quá trình chơi, trẻ chơi với nhau một cách thoải mái, vui vẻ. Trẻ cùng nhau chơi, cùng nhau trải nghiệm những hoạt động của người lớn trong xã hội. Thông qua chơi GV thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung cho trẻ và đặc biệt hơn cả trong hoạt động chơi hình thành nên “xã hội trẻ em”. Đây là một nhóm trẻ tập hợp nhau lại, rủ nhau cùng chơi và mỗi thành viên trong nhóm phải phục tùng và thực hiện các nguyên tắc yêu cầu và nề nếp nhất định của nhóm đã đề ra. Trong “xã hội trẻ em”, trẻ tự thiết lập các mối quan hệ và biểu hiện tình cảm thân ái, cảm thông lẫn nhau. Trong trò chơi trẻ được tự thử sức mình, chúng luôn là một chủ thể tích cực và năng động, ở đây trẻ tìm thấy vị trí của mình và khẳng định vị trí của mình trong nhóm bạn bè và cũng ở đây trẻ cảm thấy mình được tự do thoải mái và tự tin vào bản thân mình hơn. Có thể nói trong trò chơi ĐVTCĐ sẽ giúp trẻ dễ dàng hình thành nên “xã hội trẻ em”. Đây là một hình thức đầu tiên giúp trẻ được sống và làm việc cùng nhau. Theo A.P.Uxôva [59], phẩm chất xã hội với tư cách là bản tính nhân cách trẻ được bộc lộ ra và hình thành tốt nhất dưới ảnh hưởng của “xã hội trẻ em”. Theo bà, bắt đầu từ lớp mẫu giáo nhỡ “xã hội trẻ em” được hình thành với đầy đủ các đặc điểm của nó, đặc biệt là sự đánh giá của bạn bè trở nên đặc biệt quan trọng đối với trẻ, mỗi đứa trẻ trong nhóm đều cố gắng tự kiềm chế những việc làm không được các bạn tán thành và cố gắng làm những việc tốt để được các bạn trong nhóm yêu mến, tín nhiệm.
Thông qua trò chơi ĐVTCĐ trẻ có thể thiết lập các mối quan hệ với các bạn xung quanh.
Trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Trong khi chơi, đặc biệt là trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ được thử sức mình hành động như người lớn, tự mình thiết lập các mối quan hệ với bạn bè trong nhóm và cũng ở nhóm bạn bè này trẻ tìm thấy vị trí của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn chơi. Nội dung chơi lành mạnh hình thành cho trẻ thái độ tích cực đối với hiện thực, có trách nhiệm, biết chia sẻ kinh nghiệm với người khác... Khi tham gia đóng vai, trẻ được trau dồi những phẩm chất quan trọng của một con người mới, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống xã hội.
- Trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ tái hiện lại những công việc, mối quan hệ, những hoạt động của người lớn trong xã hội. Để có thể đạt được mục đích chơi, trẻ phải có sự liên hệ, hợp tác với các bạn cùng chơi, cùng nhau bàn bạc, thảo luận về nội dung chơi, cách chơi, tìm kiếm đồ chơi thay thế... Chính những yêu cầu của trò chơi đã gắn kết trẻ lại với nhau, đây là cơ sở của việc giáo dục KNHĐN cho trẻ.
- Trong trò chơi ĐVTCĐ, trẻ tự tin thể hiện bản thân với các bạn, cùng chia sẻ với bạn kinh nghiệm chơi, trẻ biết nhường nhịn các bạn trong nhóm để thực hoàn thành nhiệm vụ chơi. Trong một số trò chơi, trẻ phải biết hy sinh cái tôi cá nhân, hy sinh sở thích cá nhân để cùng phối hợp tốt với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ khi chơi xây dựng mặc dù trẻ rất thích xếp ngôi nhà nhưng vì bạn thích xếp ngôi nhà nên trẻ nhường bạn còn mình nhận vai trò khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Trong trò chơi ĐVTCĐ có rất nhiều vấn đề nảy sinh cần trẻ phải giải quyết. Đó là sự nảy sinh mâu thuẫn giữa các vai chơi, nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm chơi và chính việc đặt trẻ vào các tình huống đó sẽ giúp trẻ hình thành KNHĐN cho trẻ được tốt hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn làm cho quá trình giao tiếp của trẻ trở nên hiệu quả hơn.
Vì vậy, có thể khẳng định, trò chơi ĐVTCĐ là phương tiện, môi trường giáo dục KNHĐN có hiệu quả đối với trẻ 5-6 tuổi.
1.3.6. Một số trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5 – 6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên
Trẻ 5 – 6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên cũng chơi những trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non giống như trẻ mầm non 5-6 tuổi ở các vùng miền khác như trò chơi bác sỹ, trò chơi bán hàng, gia đình, cô giáo... Tuy nhiên, chủ đề chơi, cách chơi, đồ dùng chơi, không gian chơi... có sự khác biệt và đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên. Chủ đề chơi chủ yếu là các chủ đề về cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Điều này cho thấy, trò chơi ĐVTCĐ là một một trò chơi có tính chất mở và chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội. Chủ đề chơi hướng theo các chủ đề về Tây Nguyên, cuộc sống sinh hoạt và lao động của người Tây Nguyên.
Sau đây là một số trò chơi ĐVTCĐ đặc trưng của trẻ 5 – 6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên:
- Trò chơi cúng lúa mới (cúng cơm mới) (chủ đề Quê hương – đất nước): Trò chơi này phản ánh nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Êđê ở Tây Nguyên. Sau mỗi mùa thu hoạch vào dịp cuối năm âm lịch, người Êđê tổ chức lễ cũng cơm mới để tận hưởng thành quả sau những ngày lao động nhọc nhằn và để tạ ơn thần lúa - vị thần rất được coi trọng trong các vị thần được tôn thờ.
Khi tham gia trò chơi này, trẻ phân vai ai là người lo chuẩn bị rượu cần thịt (đàn ông) ai nấu nướng (đàn bà), ai chặt củi (con trai), ai giã gạo (con gái), ai lo việc chọn áo, váy, khố đẹp nhất trong nhà dùng cho ngày lễ (người già), ai là người buộc các ché rượu cần vào cột gơng? khi lợn, gà đã được mổ thịt xong xuôi thì ai là thầy cúng, Ai là người trang trí khu vực bếp lửa, cầu thang, kho lúa, dàn chiêng trong ngày cúng cơm mới.
Khi tham gia chơi này trẻ còn đồng thanh "cầu khấn" mong một năm mưa thuận gió hòa, để mùa sau bội thu...
"Ơ Yang phía đông
Ơ Yang phía tây
Ơ Yang mây
Yang đất, Yang mưa, Yang núi...
Nay lúa dã suốt về
Heo đực đã mổ, rượu đã đầy ché.
Xin mời các Yang hãy cầm cần rượu, ăn miếng thịt heo, bát cơm mới đầu mùa
Mong Yang cho mùa sau lúa ngoài rẫy sai bông, mẩy hạt, đến kỳ thu hoạch đầy gùi, ngập kho".
- Trò chơi Lễ hội văn hóa cồng chiêng (chủ đề Quê hương – đất nước): Đây là trò chơi đặc trưng, điển hình và chỉ có ở trẻ sống ở vùng Tây Nguyên, do trẻ đã được xem, tham dự các lễ hội văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên nên trẻ tái hiện lại trong các vai chơi của mình như: ai đánh cồng, ai đánh chiêng, ai là người dẫn chương trình, ai chuẩn bị sân khấu, có bao nhiêu người tham gia buổi biểu diễn...
- Trò chơi Lễ hội đua voi (chủ đề Quê hương – đất nước): Lễ hội đua voi một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên. Hội Đua Voi là một trong những hội của văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Trước khi tham gia các phần thi cụ thể các chú voi vùng tham gia lễ cúng sức khỏe cho voi... sau đó sẽ tham gia các phần thi cụ thể.
Để tham gia chơi trò chơi này trẻ cần phân công những ai đóng vai voi thi chạy tốc độ, những ai đóng vai voi thi bơi vượt sông Sêrêpốk, những ai đóng vai voi thi đá bóng, ai là trọng tài của các cuộc thi, ai là người tắm cho chú voi khi giành chiến thắng và khi lễ hội kết thúc...
- Trò chơi bán hàng (chủ đề nghề nghiệp): Khi chơi trò chơi bán hàng, trẻ 5 -6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng cũng giống như trẻ 5-6 tuổi ở các vùng miền khác khi chơi trò chơi này. Trẻ sẽ "bán" và "tìm mua" những thứ gần gũi với đời sống của trẻ như kẹo, bánh, đồ chơi... Vì vậy, trong trò chơi bán hàng của trẻ 5-6 tuổi ở Tây Nguyên ngoài những điểm chung thì nó còn có một số điểm riêng, đặc trưng sau:
+ Tình huống chơi: có thể là bán hàng tại cửa hàng, tại hội chợ đặc sản vùng miền hoặc ngay tại nhà mình, trên nương rẫy của mình., bán hàng ăn uống...
+ Mặt hàng: Mang đặc trưng riêng của vùng Tây Nguyên, đó là các loại hạt như: Điều, Mắc ca, Dẻ cười, Kơ nia, Sachi, càphê, cacao, tiêu...; các loại quả: Bơ sáp, sầu riêng; các loại măng, rau rừng... Nếu bán hàng ăn uống thì là các món ăn đặc trưng của vùng Tây Nguyên như: Bún đỏ ở Đắk Lắk; rau rừng; thịt nai; cơm lam, rượu cần, nhộng sâu muồng...
- Trò chơi bác sỹ thú y (chủ đề nghề nghiệp): Thông thường trẻ 5-6 tuổi hay chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh cho mọi người, nhưng trẻ 5 -6 tuổi ở vùng miền núi Tây Nguyên hay đóng vai bác sĩ thú y – chữa bệnh cho các con vật nuôi trong gia đình, cho các loài vật mà trẻ hay được gặp, được nghe tới nhiều. Điển hình là Bác sĩ, y tá sẽ chữa bệnh cho các bạn voi, gấu, ngựa, trâu, bò, lợn, gà, hươu, nai... Nguyên nhân các bạn bị ốm là đi trời mưa/ nắng không mang mũ, nón, áo mưa, đau chân do đi quãng đường dài, leo núi cao... Như vậy, cách trẻ chơi, sắm vai đều có những nét riêng, mang dấu ấn vùng miền...
1.3.7. Đặc điểm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Hoạt động nhóm của trẻ mẫu giáo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển tự ý thức, năng lực giao tiếp, mức độ hòa nhập của trẻ vào xã hội. Quá trình xã hội hóa, mà trẻ với tư cách là người lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội, không chỉ diễn ra trong sự tác động qua lại với người lớn mà còn với các bạn cùng tuổi.
Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy, KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi mang tính ổn định bao gồm những yếu tố cần thiết đó là có: mục đích chung và nhiệm vụ chung của nhóm; sự tương tác giữa các thành viên; các quy tắc chung; nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Trẻ tham gia vào nhóm trên cơ sở cùng có hứng thú với chủ đề nào đó, ví dụ những trẻ thích chủ đề nghề nghiệp vào một nhóm, những trẻ thích chủ đề Quê hương đất nước có thể vào một nhóm.
- Số lượng trẻ trong một nhóm chơi ĐVTCĐ thường không quá nhiều (thường là từ 3 đến 7 trẻ). Nếu quá đông thì sẽ khó có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các thành viên trong nhóm.
- Thời gian duy trì trò chơi ĐVTCĐ phụ thuộc vào hứng thú, tích tích cực của trẻ, phụ thuộc vào mối quan hệ, sự phối hợp giữa trẻ với nhau trong nhóm (bàn bạc, phân công công việc, chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết xung đột...), phụ thuộc vào vốn hiểu biết của trẻ (hiểu biết về nội dung của chủ đề, cách thức thực hiện các vai chơi trong chủ đề đó...). Nếu thiếu sự tác động sư phạm phù hợp thì nhóm chơicủa trẻ rất khó duy trì, ổn định.
- Trong quá trình chơi ĐVTCĐ, có sự phân hoá rõ rệt vai trò của mỗi thành viên trong nhóm. Trong từng nhóm chơi ĐVTCĐ, mỗi trẻ có một vị trí nhất định và xuất hiện một hoặc hai trẻ đóng vai trò “thủ lĩnh”. Những trẻ này thường năng động, nảy sinh nhiều sáng kiến trong quá trình chơi cũng như có khả năng tổ chức, tham gia tích cực vào việc phân vai chơi, thỏa thuận nội dung chơi, chuẩn bị sắp xếp môi trường chơi, điều khiển nhóm chơi của mình. Việc xuất hiện “thủ lĩnh” trong nhóm chơi cũng như sự tuân thủ những gì đã thoả thuận của các thành viên tham gia chơi chứng tỏ trẻ 5-6 tuổi trong nhiều trường hợp có thể tự tổ chức, tự điều khiển được hoạt động của nhóm mà không cần sự tác động trực tiếp của người lớn.
- Trong quá trình chơi ĐVTCĐ, trẻ 5-6 tuổi luôn chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chơi, trong việc phân công, phối hợp với các bạn. Mặt khác nếu trong nhóm chơi phát sinh mâu thuẫn, hay phát sinh các vấn đề cần giải quyết thì trẻ có thể tự giải quyết được các mâu thuẫn và có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người lớn xung quanh. Trẻ có thể tự đưa ra được quyết định hay biết khắc phục khó khăn để vượt qua khó khăn trong quá trình trẻ chơi. Trẻ tự tin thể hiện vai chơi, tự tin phối kết hợp với bạn trong nhóm chơi.
- Khi tham gia vào trò chơi ĐVTCĐ, dưới sự hướng dẫn của GV, dần dần trẻ nắm được những chuẩn mực và quy tắc hoạt động chung: biết lắng nghe ý kiến của bạn; chia sẻ ý tưởng, đồ dùng, đồ chơi...; nhường nhịn nhau; cố gắng hoàn thành phần việc được giao... Những chuẩn mực và quy tắc này là điều kiện để duy trì mối quan hệ hoà thuận giữa trẻ với nhau trong nhóm chơi ĐVTCĐ, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá thái độ và hành vi của trẻ. Càng về cuối tuổi mẫu giáo, trẻ càng ý thức rõ hơn về các quy tắc cần tuân thủ trong nhóm và tự giác thực hiện (không cần sự nhắc nhở của cô giáo; biết tự đánh giá hành vi của mình và hành vi của bạn; tự giác chấp nhận hình thức xử phạt phù hợp khi vi phạm quy tắc chung: bị loại ra khỏi cuộc chơi, không được cắm cờ trên bảng bé ngoan...).
Như vậy, tuy hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ đã chứa đựng những dấu hiệu cơ bản như: các thành viên cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung; trẻ vừa thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân với nhóm, cố gắng hoàn thành phần việc được giao, đồng thời biết hành động phối hợp cùng bạn, chia sẻ và giúp lẫn nhau.
1.3.8. Những biểu hiện của các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trong nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa những tư tưởng của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non, sau đó đưa ra các KNHĐN như sau: Kĩ năng tạo nhóm chơi; kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi; kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi; Kĩ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong nhóm chơi; kĩ năng phát triển nhóm chơi.
* Kĩ năng tạo nhóm chơi
Đây là kĩ năng giúp trẻ chủ động tham gia nhóm, xác định được vị trí, vai trò của bản thân trong nhóm, đồng thời hiểu rõ mục đích chung của nhóm và nhiệm vụ cụ thể mà mình được giao cũng như những yêu cầu cần tuân thủ khi hoạt động cùng các bạn trong nhóm. Kĩ năng này gồm các biểu hiện chủ yếu sau:
+ Trẻ mong muốn và thích thú khi được chơi cùng các bạn
+ Trẻ biết rủ các bạn cùng chơi ĐTVTCĐ với mình: trẻ rủ bạn (người mà trẻ thích, người đã từng cùng chơi...) tham gia vào trò chơi
+ Trẻ hưởng ứng tích cực khi được các bạn rủ chơi cùng
+ Trẻ biết bàn bạc, thỏa thuận với các bạn trong nhóm để thống nhất về ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ chơi... trẻ chủ động bàn bạc, trao đổi với nhau để xác định cụ thể mục đích của trò chơi, thống nhất nội dung hoạt động của nhóm chơi (Nhiệm vụ chung mà cả nhóm cần thực hiện là gì? Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì cần làm những gì?...).
+ Thỏa thuận về các nội quy trong nhóm chơi: mạnh dạn trao đổi với bạn, nêu ý kiến cá nhân, từ đó thống nhất về các yêu cầu mà tất cả thành viên cần tuân thủ khi tham gia vào hoạt động nhóm (Cần tuân thủ những qui tắc nào? Đồng ý hay không đồng ý với những qui tắc đó? Tại sao? Điều gì muốn bổ sung/thay đổi?...).
* Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
Kĩ năng này được thể hiện ở sự chủ động, tự giác của trẻ trong giao tiếp, phối hợp cùng các bạn trong nhóm phù hợp với những quy tắc chung của nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm đã được đề ra. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ biết cùng nhau thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, tìm chỗ chơi... Khi phân vai trẻ không chỉ dựa trên quan hệ thiện cảm cá nhân mà còn dựa vào khả năng và phẩm chất của đứa trẻ đó, làm cho trẻ chơi thú vị hơn, giống thật hơn. Trẻ biết nhường vai cho nhau, sẵn sàng đóng những vai mà trẻ không thích nhưng cần thiết cho trò chơi, trẻ biết cùng nhau suy nghĩ, thỏa thuận về chủ đề chung và việc phân vai chơi. Trẻ biết cùng nhau phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, ...ác yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non
Descriptive Statistics
N
Minimum
Maximum
Mean
Std. Deviation
Cá nhân trẻ
110
1.00
3.00
2.4273
.69677
Giáo viên mầm non
110
2.00
3.00
2.4545
.50021
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện ở trường mầm non
110
1.00
3.00
2.3273
.77943
Môi trường xã hội
110
1.00
3.00
1.9636
.50552
Cha mẹ của trẻ
110
1.00
3.00
1.6364
.72602
tonganhhuong
110
1.60
2.80
2.1618
.27427
Valid N (listwise)
110
Cá nhân trẻ
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Không ảnh hưởng
13
11.8
11.8
11.8
Ảnh hưởng
37
33.6
33.6
45.5
Rất ảnh hưởng
60
54.5
54.5
100.0
Total
110
100.0
100.0
Giáo viên mầm non
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Ảnh hưởng
60
54.5
54.5
54.5
Rất ảnh hưởng
50
45.5
45.5
100.0
Total
110
100.0
100.0
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện ở trường mầm non
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Không ảnh hưởng
21
19.1
19.1
19.1
Ảnh hưởng
32
29.1
29.1
48.2
Rất ảnh hưởng
57
51.8
51.8
100.0
Total
110
100.0
100.0
Môi trường xã hội
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Không ảnh hưởng
16
14.5
14.5
14.5
Ảnh hưởng
82
74.5
74.5
89.1
Rất ảnh hưởng
12
10.9
10.9
100.0
Total
110
100.0
100.0
Cha mẹ của trẻ
Frequency
Percent
Valid Percent
Cumulative Percent
Valid
Không ảnh hưởng
56
50.9
50.9
50.9
Ảnh hưởng
38
34.5
34.5
85.5
Rất ảnh hưởng
16
14.5
14.5
100.0
Total
110
100.0
100.0
PHỤ LỤC 8
CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
I. Mục đích thực nghiệm
Nhằm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ ở trường mầm non được đề xuất và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
II. Nội dung thực nghiệm
Luận án thực nghiệm áp dụng các biện pháp giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ đã được đề xuất ở mục 3.2 theo 3 trò chơi: "Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" (chủ đề Quê hương – Đất nước), "Bác sỹ thú y" (chủ đề nghề nghiệp) và "Bán hàng" (Chủ đề nghề nghiệp). Nội dung thực nghiệm vận dụng đồng bộ các biện pháp và được tiến hành thông qua các giờ chơi với sự hướng dẫn trực tiếp của GV ở trường mầm non.
II. Thời gian thực nghiệm
Thực nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019.
III. Chọn mẫu thực nghiệm
- Vòng 1: Thực nghiệm trên diện hẹp. Tiến hành trên 30 trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non 10/3, phường Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, có 15 trẻ nhóm thực nghiệm và 15 trẻ nhóm đối chứng.
- Vòng 2: Thực nghiệm tác động trên diện rộng. Tiến hành trên 120 trẻ 5-6 tuổi ở 4 lớp mẫu giáo lớn thuộc hai trường mầm non Thắng Lợi (phường Thắng lợi) và trường mầm non Tân Lập (phường Tân Lập), Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, mỗi trường có một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Như vậy, ở vòng 2 có 60 trẻ ở nhóm thực nghiệm và 60 trẻ ở nhóm đối chứng.
IV. Đối tượng thực nghiệm
150 trẻ ở 5 lớp các Trường Mầm non 10/3 (phường Thắng Lợi), Trường mầm non Thắng Lợi (phường Thắng Lợi) và trường mầm non Tân Lập (phường Tân Lập), Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
V. Tiến hành thực nghiệm
- Bước 1: Tiến hành đo đầu vào
- Bước 2: Triển khai thực nghiệm
Vòng 1:
+ Ở nhóm đối chứng 15 trẻ 5-6 tuổi ở lớp Lá 1 trường Mầm non 10/3) GV vẫn dạy sử dụng các biện pháp giáo dục truyền thống.
+ Ở nhóm thực nghiệm 15 trẻ 5-6 tuổi ở lớp Lá 1 trường Mầm non 10/3) GV áp dụng các biện pháp luận án đã xây dựng.
Vòng 2:
+ Đối với nhóm đối chứng (30 trẻ lớp Lá 1 - Trường mầm non Thắng Lợi và 30 trẻ lớp Lá 1 - Trường mầm non Tân Lợi) GV vẫn dạy sử dụng các biện pháp giáo dục truyền thống.
+ Đối với nhóm thực nghiệm (30 trẻ lớp lá 2 – Trường Mầm non Thắng Lợi, 30 trẻ Lá 2 – Trường mầm non Tân Lập).
- Bước 3: Tiến hành đo đầu ra
Sau khi kết thúc thực nghiệm từng vòng, chúng tôi tiến hành đo mức độ biểu hiện KNHĐN của trẻ nhóm thực nghiệm và đối cứng như đo ở đầu vào.
*Sau đây ví dụ mimh họa tiến hành thực nghiệm
1. Trò chơi "Bác sĩ thú y" (chủ đề: Nghề nghiệp)
Mục đích
Chuẩn bị
Nội dung
Cách thức tiến hành
Hoạt động của trẻ
Hình thành và
phát triển
KNHĐN cho trẻ.
- Kĩ năng tạo nhóm chơi
- Kĩ năng
phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
- Kĩ năng
thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
- Kĩ năng
giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi
- Kĩ năng
phát triển nhóm chơi.
- Không gian chơi rộng
rãi, tránh các góc chơi
khác ồn ào.
- Các góc chơi gia đình chăn nuôi, bác
sĩ được xếp gần nhau
- Vật liệu chơi phong
phú, gần gũi: thú nhồi bông, khuân viên chăn nuôi bằng bìa cứng, cây
xanh, rau, củ, thức ăn cho các con vật (sữa, hạt dinh dưỡng, cá khô...) xô, chậu dụng cụ của bác
sĩ thú y (tai nghe, ống
tiêm, thuốc)
- Các dụng cụ làm thú
nhồi bông (hình ảnh, thú bằng vải nỉ, mắt thú, bông gòn)
Các góc chơi phân vai
- Gia đình chăn nuôi
- Gia đình bán thức
ăn chăn nuôi,
- Gia đình bán thú cưng
- Bác sĩ thú y
* Hoạt động chuẩn bị trước khi trẻ chơi
- Trẻ cùng cô chuẩn bị các con thú nhồi bông (cùng nhau nhồi bông vào các con thú mà cô đã cắt sẵn, gắn mắt, mũi, ria mép, đuôi cho con thú hoặc trang trí cho các con thú).
+ Cô tạo tình huống với trẻ: "Các con ơi, cô đang chuẩn bị đồ chơi để ngày mai chúng mình chơi nè, các con phụ cô chuẩn bị những con thú nhồi bông này được không?"
+ "Vậy các con ngồi xuống đây, cô sẽ hướng dẫn các con chuẩn bị nhé"
+ Ở đây, cô đã cắt sẵn một số con vật, tuy nhiên các con vật này chưa hoàn thiện, cô chưa nhồi bông và còn bị thiếu một số chi tiết, các con hãy xem con vật đó bị thiếu chi tiết nào, sau đó dùng các nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn để hoàn thiện những chi tiết bị thiếu nhé.
+ Vậy, để hoàn thiện các con thú nhồi bông, các con cần làm những công việc gì nhỉ?
+ À đúng rồi, các con phải nhồi bông, dán mắt, mũi, ria, đuôi cho các con vật. Các con phải làm thật khéo để giống con vật thật nhé.
- Bây giờ các con cùng nhau thực hiện, mỗi nhóm 5 hoặc 6 bạn, các con hãy thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm nhé.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau (theo con nhồi bông như thế nào cho đẹp nè, con có thể chia sẻ với các bạn được không, cô thấy con rất biết cách nhồi bông đấy)
- Động viên trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (một bạn xé bông ra cho nhỏ, một bạn căng con thú ra, một bạn nhồi bông vào, một bạn cắt mắt cho thú, một bạn cắt ria cho thú, một bạn làm đuôi cho thú)
- Cô quan sát và nhận xét khen ngợi các trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
- Kết thúc hoạt động làm đồ chơi, cô nhận xét tuyên dương cá nhân,
nhóm làm việc cùng nhau tốt, cùng nhau tạo ra sản phẩm thú nhồi bông đẹp.
- Kết quả: Trẻ đã giúp cô chuẩn bị những con thú nhồi bông cho buổi
chơi chính thức
* Hoạt động chơi chính thức
- Trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về đặc điểm và lợi ích của các con vật nuôi.
- Cho trẻ giới thiệu các góc chơi
- Trẻ tự phân vai trong nhóm.
+ Người chăn nuôi: nuôi một số con vật như heo, bò, gà, vịt, thỏ, chó Người chăn nuôi biết chăm sóc các con vật đi mua thức ăn về cho ăn, tắm rửa, đi mua thuốc, nhờ bác sĩ thú y đến tiêm phòng hoặc dẫn đi khám bệnh các thành viê tnrong gia đình biết chia sẻ công việc với nhau, con biết phụ mẹ tắm cho thú
+ Bác sĩ thú y: Bác sĩ khám bệnh xong, định bệnh, ghi toa thuốc và cho thuốc
+ Bán hàng: Bán thức ăn chăn nuôi và bán các con vật. Trẻ đóng vai người bán thức ăn chăn nuôi (thóc, cám, gạo, rau, cỏ, lúa, bắp, gạo) cần thể hiện vai chơi của mình như: chào mời khách, nói giá tiền, gói hàng cho khách con biết phụ giúp cha, mẹ bán hàng, biết chở mẹ đi lấy hàng về bán. Trẻ đóng vai người bán con vật biết giới thiệu cách chăm sóc từng con vật, con vật đó ăn những gì và cách tắm rửa, lau dọn chỗ ở nó như thế nào. Trẻ đóng vai là khách hàng biết trả tiền cho người bán hàng...
- Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với nhau trong từng nhóm chơi (Tắm cho các con vật như thế nào cho sạch sẽ? bé (đóng vai mẹ) có thể nói cho bạn (đóng vai con) biết được không).
- Tạo tình huống để trẻ mở rộng nội dung chơi, ví dụ: "Bây giờ chúng mình cùng chế biến thức ăn cho gia súc nhé" để trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (trẻ đi lấy lá, trẻ cắt lá, cắt rau, trẻ trộn lá...)
- Khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau, ví dụ như người bán thú, bế thú đi khám bác sĩ, đi mua thức ăn cho thú, cho thú đi công viên chơi (tại góc xây dựng), dắt thú cưng đi xem phim
- Tạo cơ hội cho trẻ biết tự nhận xét đánh giá các bạn trong qua trình nhóm chơi, khen ngợi những bạn biết làm việc nhóm, biết phối hợp với các bạn trong nhóm.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cho trẻ tham gia giải quyết tình huống
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chia nhóm
- Trẻ thực hiện nhồi gòn, dán
mắt, ria, đuôi cho các con vật
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phối hợp hành động chơi
với nhau
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phối hợp hành động chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
2. Trò chơi "Bán hàng" (chủ đề: Nghề nghiệp)
Mục đích
Chuẩn bị
Nội dung
Cách thức tiến hành
Hoạt động của trẻ
Hình thành và
phát triển
KNHĐN cho trẻ.
- Kĩ năng tạo nhóm chơi
- Kĩ năng
phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
- Kĩ năng
thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
- Kĩ năng
giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi
- Kĩ năng
phát triển nhóm chơi.
- Không gian chơi rộng
rãi, tránh các góc chơi
khác ồn ào.
- Các cửa hàng được xếp gần nhau
- Đồ chơi phong
phú, gần gũi: các loại quả gần gũi với trẻ như bơ, sầu riêng, mãng cầu, táo... các loại hạt như cà phê, điều, tiêu... mật ong, rau, củ. các loại đồ chơi như búp bê, ô tô, gấu bông...
Các góc chơi phân vai
- Cửa hàng bán trái cây
- Cửa hàng bán đồ ăn
- Cửa hàng bán đồ chơi, đồ lưu niệm
+ Cửa hàng bán quần áo
+ Cửa hàng bán nước ép trái cây...
- Cửa hàng bán đặc sản của Tây Nguyên...
* Hoạt động chuẩn bị trước khi trẻ chơi
- Trẻ cùng cô chuẩn bị một số đồ chơi ví dụ như như cắt, dán một số loại trái cây, quần áo, làm các hộp đựng quà, làm các tấm thiệp chúc mừng... (cùng nhau dán lá vào các loại quả mà cô đã cắt sẵn, cắt thêm một số loại trái cây, nhồi bông vào một số trái cây, trang trí thêm vào các bộ quần áo...).
+ Tạo tình huống: "Các con ơi, cô đang chuẩn bị đồ chơi để ngày mai chúng mình chơi nè, các con phụ cô chuẩn bị thêm một số đồ chơi được không?"
+ "Vậy các con ngồi xuống đây, cô sẽ hướng dẫn các con chuẩn bị nhé"
+ Ở đây, cô đã cắt sẵn một số loại quả và lá, một số đồ chơi như ô tô, tầu hỏa, một số bộ quần áo... nhưng cô chưa dán vào nhau, một số loại quả cô chưa nhồi bông, một số đồ chơi còn bị thiếu một số chi tiết, các con hãy sử dụng các nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn để hoàn thiện những đồ chơi này nha.
+ Vậy, để hoàn thiện các đồ chơi (trái cây, quần áo, hộp quà, thiệp chúc mừng...), các con cần làm những công việc gì nhỉ?
+ À đúng rồi, các con phải nhồi bông, dán lá, dán hoa trang trí.... Các con phải làm thật khéo để đồ chơi của chúng ta thật đẹp nhé.
- Bây giờ các con cùng nhau thực hiện, mỗi nhóm 5 hoặc 6 bạn, các con hãy thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm nhé.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau (theo con dán lá cho hoa, quả như thế nào cho đẹp?, làm thế nào để cắt, dán được bộ quần áo đẹp như thế này? con có thể chia sẻ với các bạn được không, cô thấy con dán hoa, lá rất đẹp đấy)
- Cho trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (một bạn cắt lá, một bạn cắt quả, một bạn dán, một bạn dán củ cà rốt, bạn dán quả cà chua, bạn thì làm quả chuối, bạn thì cắt váy màu hồng, bạn cắt áo màu đỏ, bạn cắt bông hoa để dán lên áo)
- Cô quan sát và nhận xét, khen ngợi các trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
- Kết thúc hoạt động làm đồ chơi, khuyến khích trẻ tự nhận xét tuyên dương các bạn với nhau trong nhóm làm việc cùng nhau tốt, cùng nhau tạo ra sản phẩm đẹp
- Kết quả: Trẻ đã giúp cô chuẩn bị những đồ chơi cho buổi chơi chính thức
* Hoạt động chơi chính thức
- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Chơi bán hàng” của tác giả Nguyễn Văn Thắng
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung của bài thơ, để trẻ hiểu được đặc điểm của trò chơi bán hàng, có người bán, người mua hàng, người mua phải trả tiền cho người bán... Cô giúp trẻ nhận biết đặc điểm của các loại của hàng. ví dụ như của hàng bán quần áo: có rất nhiều loại quần áo, quần áo theo mùa, quần áo cho người lớn, cho trẻ em...; cửa hàng bán trái cây có nhiều loại trái cây như nho, bưởi...
- Cô giới thiệu các góc chơi: có cửa hàng bán trái cây, cửa hàng bán quần áo, cửa hàng bán đồ ăn, cửa hàng bán đồ chơi, đồ lưu niệm...
- Trẻ tự chọn các góc chơi và tự phân vai trong nhóm.
+ Cửa hàng bán trái cây: Bán nhiều loại trái cây như: Bơ, mãng cầu, thơm (dứa), ổi, táo, sầu riêng, chôm chôm, nho... Người bán trái cây biết lấy đúng loại trái cây mà người mua yêu cầu, biết lựa cho khách hàng quả tươi, ngon không bị dập nát... Người mua biết trả tiền cho người bán.
+ Cửa hàng bán nước ép trái cây: Có nhiều loại nước ép như nước ép dứa (thơm), nước ép ổi, sinh tố xoài, sinh tố bơ, sinh tốt mãng cầu... Người bán, biết làm đúng loại nước ép, sinh tốt mà khách hàng yêu cầu. Người mua biết nói cho người bán biết mình định mua loại nào, biết kiểm tra có đúng loại mình yêu cầu hay không, biết trả tiền cho người bán...
+ Cửa hàng bán quần áo: Có nhiều loại quần áo (quần áo cho trẻ em, quần áo cho người lớn, có váy, áo, quần... Người bán hàng biết bày quần áo gọn gàng, dễ nhìn, dễ lấy cho khách hàng, biết chọn màu phù hợp cho khách hàng... người mua hàng biết nói cho người bán món đồ mình muốn mua, biết lựa chọn quần áo phù hợp, biết trả tiền cho người bán.
+ Cửa hàng bán đồ ăn: Bán rất nhiều loại đồ ăn như bánh, kẹo mút, bim bim, ô mai... Người bán hàng biết mình có những loại hàng nào, biết bày hàng sao cho đẹp mắt... Người mua biết trả tiền cho người bán
+ Cửa hàng bán đồ chơi, đồ lưu niệm: Có nhiều loại đồ chơi (thú nhồi bông, ô tô, máy bay, máy xúc (bằng nhựa), lo hoa trang trí, các tấm thiệp... Người bán hàng biết bày hàng
+ Cửa hàng bán đặc sản Tây Nguyên: bán hạt cafe, hạt tiêu, hạt điều, hạt Kơnia, hạt óc chó, hạt Maca... Người bán biết giới thiệu về các sản phẩm của mình. Người mua biết trả tiền cho người bán
- Giáo viên khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với nhau trong từng nhóm chơi (Bày hoa quả, quần áo như thế nào cho gọn gàng, đẹp mắt? bé (đóng vai mẹ) có thể nói cho bạn (đóng vai con) biết được không).
- GV tạo tình huống để trẻ mở rộng nội dung chơi, ví dụ: "Bây giờ chúng mình cùng đi mua hàng để chuẩn bị tổ chức sinh nhật cho bạn Gấu nhé" để trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (trẻ đi mua hoa quả, trẻ mua nước ép, sinh tốt, trẻ mua quần áo, đồ chơi, đồ lưu niệm, trẻ mua hộp gói quà, trẻ mua tấm thiếp chúc mừng...)
- GV khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau, ví dụ như người bán nước ép trái cây sẽ mua trái câu ở cửa hàng bán trái cây...
- GV nhận xét đánh giá trẻ trong qua trình trẻ chơi, khen ngợi những trẻ biết làm việc nhóm, biết phối hợp với các bạn trong nhóm.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chia nhóm
- Trẻ thực hiện nhồi bông, dán
lá, hoa, cắt dán các loại quả, hoa, quần áo...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phối hợp
hành động chơi
với nhau
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phối hợp hành động chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
3. Trò chơi "Lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" (chủ đề: Quê hương - Đất nước)
Mục đích
Chuẩn bị
Nội dung
Cách thức tiến hành
Hoạt động của trẻ
Hình thành và
phát triển
KNHĐN cho trẻ.
- Kĩ năng tạo nhóm chơi
- Kĩ năng
phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
- Kĩ năng
thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
- Kĩ năng
giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi
- Kĩ năng
phát triển nhóm chơi.
- Không gian chơi rộng
rãi, tránh các góc chơi
khác ồn ào.
- Các góc chơi được xếp gần nhau
- Đồ chơi phong
phú, gần gũi: các loại cồng chiêng, quần áo các dân tộc ở Tây Nguyên, các chú voi nhồi bông, gùi, Bông lúa bằng nhựa...
Các góc chơi phân vai
- Góc Hội đua voi
- Góc lễ hội cồng chiêng
- Góc cúng lúa mới
* Hoạt động chuẩn bị trước khi trẻ chơi
- Cô đề nghị trẻ cùng cô chuẩn bị một số đồ dùng, đồ chơi ví dụ như như cắt, dán một số bộ trang phục các dân tộc ở Đắk Lắk, nhồi bông, gắn mắt, dán đuôi cho các con voi.
+ Cô tạo tình huống: "Các con ơi, cô đang chuẩn bị đồ chơi để ngày mai chúng mình chơi nè, các con phụ cô chuẩn bị thêm một số đồ chơi được không?"
+ "Vậy các con ngồi xuống đây, cô sẽ hướng dẫn các con chuẩn bị nhé"
+ Ở đây, cô đã cắt sẵn một số đồ chơi như các con voi, bộ trang phục của người dân tộc, Êđê, Bana... các loại công chiêng... Tuy nhiên những đồ chơi này chưa được hoàn thiện, các con hãy sử dụng các nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn để hoàn thiện những đồ chơi này nha. Ví dụ như nhồi bông vào voi. dán mắt, dán đuôi...
+ Vậy, để hoàn thiện các đồ chơi (trang phục của người dân tộc, con voi, cồng chiêng...), các con cần làm những công việc gì nhỉ?
+ À đúng rồi, các con phải nhồi bông, dán mắt, dán đuôi, trang trí cho các bộ quần áo... Các con phải làm thật khéo để đồ chơi của chúng ta thật đẹp nhé.
- Bây giờ các con cùng nhau thực hiện, mỗi nhóm 5 hoặc 6 bạn, các con hãy thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm nhé.
- Cô giáo quan sát và khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng
chơi cùng nhau (theo con dán mắt, dán đuôi con voi như thế nào cho đẹp?, làm thế nào để cắt, dán được bộ trang phục đẹp như thế này? con có thể chia sẻ với các bạn được không, cô thấy con làm rất đẹp đấy)
- GV hướng dẫn trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (một bạn cắt mắt, một bạn cắt đuôi, một bạn dán, nhồi bông)
- Cô quan sát và nhận xét, khen ngợi các trẻ biết phối hợp với bạn trong khi chơi.
- Kết thúc hoạt động làm đồ chơi, cô nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm làm việc cùng nhau tốt, cùng nhau tạo ra sản phẩm đẹp
- Kết quả: Trẻ đã giúp cô chuẩn bị những đồ chơi cho buổi chơi chính thức
* Hoạt động chơi chính thức
- Cô cùng trẻ hát bài “Tiếng cồng chiêng ngân vang” của tác giả Nguyễn Thừa Thiên
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung của bài hát, để trẻ hiểu được ý nghĩa của bài hát. Tiếng cồng chiêng là đặc trưng của các buôn, làng ở Tây Nguyên, mọi người cùng tập trung bên bếp lửa cháy bập bùng, cùng vui mừng nhảy múa để cầu xin giàng cho lúa tốt tươi, cuộc sống ấm no, yên vui...
- Cô giới thiệu các góc chơi: Góc chơi lễ hội đua voi, góc chơi biểu diễn cồng chiêng, góc chơi cúng lúa mới (cơm mới), góc bán đồ lưu niệm...
- Trẻ tự chọn các góc chơi và tự phân vai trong nhóm.
+ Góc chơi Hội đua voi: Có nhiều trẻ đóng vai làm voi, mỗi bạn chọn một con voi nhồi bông, nghe hiệu lệnh của ban tổ chức thì bắt đầu đua xem voi nào giỏi nhất trong các phần thi. Trước khi vào hội thi các chú voi được "bác sĩ" kiểm tra sức khỏe. Đua voi có các phần thi như thi bơi qua sông, thi chạy, thi đá bóng... Chú voi nào chiến thắng sẽ được "tắm" theo nghi lễ rất trang trọng. Vì vậy, trong nhóm cần có bác sĩ, trọng tài, người tắm cho voi và các chú voi.
+ Góc chơi biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên: Có nhiều loại cồng, chiêng, trẻ chọn loại cồng chiêng mà mình yêu thích, cùng với trang phục phù hợp để biểu diễn.
+ Góc chơi cúng lúa mới (cúng cơm mới): Trẻ phân vai ai là người lo chuẩn bị rượu cần, thịt (đàn ông) ai nấu nướng (đàn bà), ai chặt củi (con trai), ai giã gạo (con gái), ai lo việc chọn áo, váy, khố đẹp nhất trong nhà dùng cho ngày lễ (người già), ai là người buộc các ché rượu cần vào cột gơng? khi lợn, gà đã được mổ thịt xong xuôi thì ai là thầy cúng, Ai là người trang trí khu vực bếp lửa, cầu thang, kho lúa, dàn chiêng trong ngày cúng cơm mới.
- Giáo viên khuyến khích trẻ chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi với nhau trong từng nhóm chơi (Trang trí các bộ trang phục sao cho đẹp mắt? bé (đóng vai mẹ) có thể nói cho bạn (đóng vai con) biết được không).
- GV tạo tình huống để trẻ mở rộng nội dung chơi, ví dụ: "Bây giờ chúng mình cùng tổ chức lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nhé" để trẻ phối hợp hành động chơi với nhau (trẻ trang trí khu vực chơi, biểu diễn, trẻ chuẩn bị trang phục, đồ dùng, đồ chơi...)
- GV khuyến khích trẻ liên kết các góc chơi với nhau
- GV nhận xét đánh giá trẻ trong qua trình trẻ chơi, khen ngợi những trẻ biết làm việc nhóm, biết phối hợp với các bạn trong nhóm.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chia nhóm
- Trẻ thực hiện nhồi bông, dán
mắt, dán đuôi cho voi, trang trí các bộ trang phục...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phối hợp
hành động chơi
với nhau
- Trẻ thực hiện
- Trẻ phối hợp hành động chơi
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
PHỤ LỤC 9
MỘT SỐ BÀI THƠ, BÀI HÁT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ LÀM THỰC NGHIỆM
9.1. BÀI THƠ: "CHƠI BÁN HÀNG" của tác giả Nguyễn Văn Thắng
"Bé Hương và bé Thảo
Rủ nhau chơi bán hàng
Hương có củ khoai lang
Nào Thảo mua đi nhé
Thảo cười như nắc nẻ
Nhặt một chiếc lá rơi
Tớ trả đủ tiền rồi
Được mang về nhà chứ ?
Rồi Thảo bẻ hai nửa
Mời người bán ăn chung
Vị bùi khoai đất bãi
Thơm ngọt ngào chiều đông"
9.2. BÀI HÁT: "TIẾNG CỒNG CHIÊNG NGÂN VANG" của tác giả Nguyễn Văn Thừa Thiên
"Giữa mênh mông đại ngàn
Tiếng cồng chiêng vang lên từ buôn làng
Quanh đống lửa hồng dân làng mừng vui
Oh oh oh oh oh oh
Chiêng ngân xa vào núi
Chiêng ngân cao lên trời
Cho con thú hoang hiền lành
Cho cây lá rừng tươi xanh
Cho con suối mát trong
Chảy hoài không cạn
Cúng xin Giàng cho muôn dân ấm no an lành
Nghe âm vang từ núi
Nghe âm vang trên trời
Nghe khát vọng theo tiếng cồng chiêng bay muôn nơi
Buôn tôi đêm nay rộn ràng
Những chàng trai những cô gái bước chân nhịp nhàng
Vui thật là vui
Oh oh oh oh oh oh
Vui thật là vui
Oh oh oh oh oh oh"
PHỤ LỤC 10
TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
Chủ đề: Giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ để ở trường mầm non
1. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm
- Hoạt động nhóm được hiểu là sự phối hợp cùng nhau giữa các cá nhân, các nhóm, các thành viên nhằm đạt được mục đích chung đề ra.
- Kĩ năng là năng lực hành động thực hiện có kết quả, một nhiệm vụ, một công việc nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm đạt mục đích đề ra.
à KNHĐN là năng lực hành động phối hợp cùng nhau giữa mọi người với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhóm theo mục đích đề ra.
2. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi
KNHĐN của trẻ 5-6 tuổi là năng lực hành động phối hợp của trẻ 5 -6 tuổi với các bạn trong nhóm chơi nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục đích đề ra.
3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Khái niệm: Trò chơi ĐVTCĐ là dạng trò chơi sáng tạo, đặc trưng của trẻ mẫu giáo. Trẻ thực hiện các vai của người lớn theo một chủ đề nhất định và thực hiện hành động theo chức năng xã hội mà họ đảm nhận.
- Đặc điểm:
+ Tính có chủ đề
+ Tính hợp tác
+ Tính tượng trưng
+ Tính tự do, tự nguyện và tính độc lập
+ Tính sáng tạo
4. Khái niệm kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
KNHĐN của trẻ 5 -6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là năng lực hành động phối hợp của trẻ với bạn trong nhóm chơi ĐVTCĐ nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục đích chơi, dự định chơi đã đề ra.
5. Khái niệm giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
Giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ là quá trình GV tổ chức, hướng dẫn để hình thành cho trẻ năng lực hành động phối hợp với bạn trong nhóm chơi ĐVTCĐ nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm theo mục đích chơi, dự định chơi đã đề ra.
6. Các kĩ năng thành phần của kĩ năng hoạt động nhóm
- Kĩ năng tạo nhóm chơi
- Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
- Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
- Kĩ năng giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong khi chơi
- Kĩ năng phát triển nhóm chơi.
7. Nội dung giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Giáo dục nhận thức: Cung cấp cho trẻ có những hiểu biết về KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ thông qua đàm thoại, qua trò chơi và các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non.
- Rèn luyện các các KNHĐN:
+ Rèn luyện kĩ năng tạo nhóm chơi, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi: Đây là một kĩ năng quan trọng giúp cho trẻ tạo ra một khối đoàn kết trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Cho trẻ biết lựa chọn các bạn tham gia vào nhóm, biết thỏa thuận, biết phân công thực hiện nhiệm vụ cho các thành viên. GV cần giúp trẻ biết xây dựng các quy tắc làm việc chung của nhóm để các trẻ trong nhóm cùng thực hiện đạt hiệu quả. Đồng thời, GV tạo cơ hội để trẻ được bày tỏ ý kiến cá nhân rõ ràng, rèn ở trẻ biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của bạn. Trong quá trình vui chơi trẻ biết trao đổi, chia sẻ, động viên với các thành viên trong nhóm để thực hiện tốt công việc, biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao, biết hy sinh sở thích cá nhân để cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
+ Rèn kĩ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong nhóm chơi: Trong quá trình hoạt động nhóm trẻ thường xảy ra nhiều mâu thuẫn xung đột. Vì vậy, GV cần định hướng giúp trẻ biết xác định được mâu thuẫn xảy ra trong nhóm, tìm cách giải quyết mâu thuẫn, giải quyết được các mâu thuẫn xung đột. Trong trường hợp trẻ bế tắc không giải quyết được, trẻ phải biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác.
+ Rèn kĩ năng phát triển nhóm: Sau một thời gian tham gia vào các nhóm hoạt động, GV rèn cho trẻ biết trình bày và sắp xếp các vấn đề logic, hành động, ứng xử theo quy tắc chung của nhóm, kìm chế cảm xúc và ý muốn của bản thân. Đặc biệt trẻ phải biết cách kiểm tra và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết mở rộng chủ đề, nội dung chơi.
- Hình thành thái độ, tình cảm tích cực khi thể hiện các KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ
GV cần khơi gợi ở trẻ sự thích thú, hào hứng khi thể hiện các KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ. Trẻ biết thể hiện những cảm xúc tích cực của bản thân của mình với các bạn trong nhóm. Đặc biệt trẻ biết thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm với các bạn trong nhóm để cuối cùng đạt được hiệu quả trong nhóm chơi.
8. Phương pháp giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa
- Nhóm phương pháp dùng lời nói
- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ
- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
9. Các giai đoạn giáo dục KNHĐN cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi ĐVTCĐ
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
+ GV xác định các KNHĐN trong trò chơi ĐVTCĐ cần hình thành ở trẻ.
+ GV cùng trẻ chuẩn bị môi trường chơi.
- Giai đoạn 2: Tổ chức cho trẻ chơi ĐVTCĐ
+ Khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng chơi, chủ đề chơi
+ Tạo cơ hội cho trẻ tự xác định vị trí, vai trò của các thành viên trong nhóm chơi
+ Cho trẻ tự phối hợp cùng nhau, tự điều khiển trò chơi, nhóm chơi, tự thực hiện trò chơi. GV chỉ hỗ trợ khi cần thiết (hỗ trợ thúc đẩy mở rộng chủ đề, nội dung chơi, mở rộng các mối quan hệ với các nhóm chơi khác hướng theo chủ đề chung, rộng lớn hơn.
+ Tạo cơ hội trẻ bày tỏ ý kiến, trao đổi, chia sẻ với các bạn trong nhóm chơi.
+ Hỗ trợ, thúc đẩy để trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi nếu cần.
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả KNHĐN của trẻ
+ Cho trẻ tự thảo luận, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm.
+ Khuyến khích trẻ chia sẻ và cùng rút ra bài học cho bản thân sau quá trình hoạt động nhóm chơi.
Trong quá trình tổ chức trò chơi ĐVTCĐ, hướng dẫn trẻ hoạt động trong nhóm chơi, GV cần linh hoạt ở các giai đoạn nhằm giúp trẻ hoạt động nhóm trong trò chơi ĐVTCĐ đạt hiệu quả.
10. Phương tiện, điều kiện giáo dục kĩ năng hoạt động nhóm trong trò chơi ĐVTCĐ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
- Bài thơ, truyện ngắn, tranh ảnh
- Hoạt động trải nghiệm
- Tình huống giáo dục
- Hoạt động giao tiếp
11. Những biểu hiện của các kĩ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
STT
Kĩ năng
Biểu hiện
1
Kĩ năng tạo nhóm chơi
- Trẻ mong muốn được chơi cùng các bạn
- Trẻ thích thú khi được chơi cùng các bạn
- Trẻ biết rủ các bạn cùng chơi với mình
- Trẻ hướng ứng tích cực khi được các bạn rủ chơi cùng
- Trẻ biết bàn bạc, thỏa thuận với các bạn trong nhóm để thống nhất về ý tưởng chơi, phân vai, chỗ chơi, đồ dùng đồ chơi...
2
Kĩ năng phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi
- Trẻ biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm
- Trẻ biết bàn bạc, trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện tốt vai chơi
- Trẻ biết động viên các bạn trong khi chơi
- Trẻ biết hy sinh sở thích của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm
3
Kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm chơi
- Trẻ chấp nhận sự phân công của nhóm chơi
- Trẻ biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung
- Trẻ biết kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm về việc thực hiện nhiệm vụ
4
Kĩ năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi
- Trẻ xác định được những mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi
- Trẻ biết tìm cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn
- Trẻ giải quyết được các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong nhóm chơi
- Trẻ biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn
5
Kĩ năng phát triển nhóm chơi
- Trẻ biết kiểm tra kết quả chơi của nhóm
- Trẻ biết báo cáo kết quả chơi với mọi người xung quanh
- Trẻ biết mở rộng nhóm chơi (chơi với các nhóm chơi khác)
- Trẻ biết mở rộng chủ đề, nội dung chơi
PHỤ LỤC 11
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Gian hàng nông sản – Trò chơi bán hàng (chủ đề nghề nghiệp)