HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ BÍCH NHUẦN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ
ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ BÍCH NHUẦN
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ
ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN
178 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với chính quyền ở đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ NGỌC NINH
TS. CAO THANH VÂN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Bích Nhuần
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ..................................................................................................................... 6
1.1. Công trình nghiên cứu về nước ngoài liên quan đến đề tài luận án ................... 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở việt nam ............................................................. 14
1.3. Kết quả đạt được luận án tiếp thu, kế thừa và những vấn đề tiếp tục làm
sáng tỏ ....................................................................................................................... 23
Chương 2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 26
2.1. Xã, Đảng ủy và chính quyền xã ở đồng bằng sông Hồng hiện nay .............. 26
2.2. Phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy xã
đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng - Khái niệm, nội dung, vai trò ...... 42
Chương 3. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ....................................................................................... 67
3.1. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với chính
quyền ở đồng bằng sông Hồng................................................................................ 67
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm .............................................................................. 97
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI
MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 ..................................................... 107
4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tiếp tục đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng uỷ xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng
đến năm 2025 ........................................................................................................ 107
4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
uỷ xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 .................... 113
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 149
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 159
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giành được chính quyền trở thành Đảng cầm quyền Đảng lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị (HTCT), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và lãnh
đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng chịu trách nhiệm trước hết và cao nhất về
cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về vận mệnh của đất nước và dân tộc,
xây dựng thành công chủ ngĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Để hoàn thành
nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn đó, vấn đề đặc biệt quan trọng là Đảng phải nâng cao
chất lượng lãnh đạo Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, đổi mới phương
thức lãnh đạo (PTLĐ) của của Đảng đối với Nhà nước là vấn đề đặc biệt quan
trọng, bảo đảm lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. Nhận thức sâu
sắc điều này, trong thời kỳ đảng cầm quyền, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện
nay, Đảng luôn quan tâm đổi mới PTLĐ của mình đối với Nhà nước và tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy địa phương đổi mới PTLĐ đối với chính quyền cùng
cấp, trong đó có cấp xã.
Xã là cấp cơ sở trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, nơi diễn ra hoạt
động của các tổ chức trong HTCT, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trong
xã. Đó là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; nơi kiểm nghiệm, khẳng
định tính đúng đắn của đường lối, chính sách đó; nơi Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng,
Nhà nước để đề ra đường lối, chính sách phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính
đáng của nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện. Các hoạt động đó, đều
đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng bộ xã, thường xuyên là đảng ủy và dưới sự
quản lý của chính quyền xã. Chất lượng, hiệu quả của các hoạt động trên địa bàn xã
phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo của đảng ủy đối với chính quyền, trong đó PTLĐ
của đảng ủy xã đối với chính quyền là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ chính
trị của đảng bộ xã luôn biến đổi phát triển, đòi hỏi đảng ủy xã phải đổi mới PTLĐ,
đặc biệt quan tâm đổi mới PTLĐ của mình đối với chính quyền xã.
2
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 1929 xã, gồm các xã của 9 tỉnh và các xã
của thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Trong những năm qua, các đảng ủy xã đã quan tâm
đổi mới PTLĐ của mình đối với chính quyền đạt kết quả bước đầu. Nhờ đó, chất lượng
lãnh đạo của đảng ủy được nâng lên; chính quyền xã được củng cố, kiện toàn và hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn; kinh tế - xã hội có bước phát triển, an ninh, trật tự được
giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
lên, niềm tin và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền xã với nhân dân ngày càng
được củng cố và tăng cường.
Tuy nhiên, việc đổi mới PTLĐ của các đảng ủy xã đối với chính quyền còn
nhiều lúng túng và yếu kém: nhiều đảng ủy viên chưa hiểu rõ PTLĐ của Đảng,
PTLĐ của cấp ủy đối với chính quyền xã, chưa hiểu rõ đảng ủy xã lãnh đạo chính
quyền phải làm những việc gì và làm những việc đó bằng cách nào để đạt hiệu quả;
quy trình ra nghị quyết của đảng ủy xã chưa được đổi mới, tình trạng ban hành
nhiều nghị quyết nhưng chậm quán triệt và tổ chức thực hiện xảy ra khá phổ biến;
việc tổ chức, học tập quán triệt nghị quyết còn qua loa, đại khái, chưa coi trọng
đúng mức việc xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện nghị quyết.
Ở nhiều nơi, vẫn còn tình trạng vi phạm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;
Chương trình công tác toàn khóa và quy chế làm việc, tuy đã được xây dựng, song
việc thực hiện còn hạn chế, tùy tiện. Quyền hạn và trách nhiệm cá nhân bí thư đảng
ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) xã chưa được quy định rõ; tình trạng bí thư
đảng ủy xã lấn sân, bao biện làm thay hoặc can thiệp quá sâu vào công việc của chủ
tịch UBND xã xảy ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi lại xảy ra tình trạng
đảng ủy xã buông lỏng lãnh đạo chính quyền, đảng ủy ra nghị quyết và “khoán
trằng” việc thực hiện cho chính quyền; công tác cán bộ còn nhiều sai sót, tình trạng
nhiều người là anh em, họ hàng với bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã là cán bộ,
công chức viên chức xã xảy ra ở nhiều nơi; tình trạng cán bộ, công chức xã làm việc
tùy tiện, vi phạm quy định của Nhà nước trong giải quyết những thủ tục hành chính
cho người dân còn xảy ra, gây bất bình trong nhân dân và dư luận
3
Nghiên cứu tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục có hiệu quả
khuyết điểm, yếu kém nêu trên, tiếp tục đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với
chính quyền là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần giải quyết tốt vấn đề cấp bách nêu trên nghiên cứu sinh chọn
và thực hiện đề tái luận án tiến sĩ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy
xã đối với chính quyền ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của
đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH, khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới
PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền trong những năm qua, luận án đề xuất
phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở vùng này đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính
quyền ở ĐBSH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên
nhân, kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ
của đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở
ĐBSH gồm: UBND và Hội đồng nhân dân (HĐND) xã.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án khảo sát việc đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở
ĐBSH từ năm 2010 đến nay.
- Các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng việc đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã
đối với chính quyền ở ĐBSH từ năm 2010 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lôgíc kết hợp với lịch sử; khảo sát,
tổng kết thực tiễn.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Khái niệm: Đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở ĐBSH là
các hoạt động của đảng ủy, trước hết là ban thường vụ đảng ủy và sự tham gia của
các tổ chức, lực lượng nhằm biến đổi các nội dung PTLĐ của đảng ủy xã đối với
chính quyền trên cơ sở kế thừa, phát triển những nội dung ấy, theo hướng tích cực,
tiến bộ, bảo đảm cho đảng ủy lãnh đạo chính quyền đạt hiệu quả cao hơn, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã.
- Hai kinh nghiệm về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền từ
năm 2010 đến nay: Một là, xây dựng quy chế làm việc của đảng ủy xã đúng đắn,
khoa học và thực hiện nghiêm chỉnh, sẽ tạo thuận lợi để đổi mới PTLĐ của đảng ủy
xã đối với chính quyền đạt kết quả. Hai là, phân định chức trách, nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của bí thư đảng ủy với chủ tịch UBND xã là yếu tố quan trọng
hàng đầu để đổi mới có kết quả PTLĐ của đảng ủy đối với chính quyền.
- Hai giải pháp: Một là, chọn và bầu được đảng ủy. bí thư đảng ủy xã “hợp
ý Đảng, hợp lòng dân”. Hai là, nhất thể hóa chức danh bí thư đảng ủy xã với chức
danh chủ tịch UBND xã ở những nơi có đủ điều kiện và cần thiết; bố trí bí thư đảng
ủy và chủ tịch UBND xã không là người địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận về đổi mới PTLĐ của đảng ủy xã đối với chính quyền ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
5
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các đảng ủy xã ở ĐBSH trong quá trình đổi mới PTLĐ của mình đối với chính
quyền những năm tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ
nghiên cứu, học tập môn xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và
các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh
mục các công trình khoa học của nghiên cứu sinh đã công bố liên quan ddeessn đề
tài luận án, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong những năm qua đã có khá nhiều công trình khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, ở những thời điểm và địa bàn khác nhau
liên quan đến đề tài luận án đạt kết quả đáng trân trọng. Kết quả nghiên cứu của
nhiều công trình khoa học đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện
trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ;
luận văn thạc sĩ. Tiêu biểu là các công trình sau đây:
1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc
- Công trình nghiên cứu, Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình
độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro
của Hạ Quốc Cường [18].
Tác giả đã khái quát quá trình đổi mới công tác xây dựng Đảng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, chỉ rõ hai vấn đề lớn cần tập trung giải quyết có hiệu quả:
nâng cao hơn nữa trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền của Đảng; tăng cường
hơn nữa năng lực chống tha hoá, phòng biến chất, rủi ro.
Tác giả đề xuất các giải pháp giải quyết có hiệu quả hai vấn đề nêu trên, gồm:
Thứ nhất, tuân theo đường lối và nắm vững nhiệm vụ trung tâm của Đảng, kết hợp
chặt chẽ với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) mang đặc sắc Trung Quốc
đẩy mạnh xây dựng Đảng. Thứ hai, đặt lên hàng đầu việc kiên trì tư tưởng lý luận,
không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ
đạo xây dựng Đảng. Thứ ba, luôn luôn nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội
ngũ cán bộ tố chất cao, coi trọng cao độ việc xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng
cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp hăng hái,
sôi nổi, phấn đấu thành đạt. Thứ tư, coi trọng cao độ việc xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, không ngừng tăng cường cơ sở giai cấp và mở rộng cơ sở quần chúng của
Đảng. Thứ năm, tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng,
xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Thứ sáu, tăng cường xây dựng,
cải cách và thực hiện các quy chế, quy định, chế độ hoạt động của Đảng.
7
- Công trình Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ
vai trò hạt nhân lãnh đạo của tác giả Triệu Gia Kỳ [76].
Tác giả đã phân tích và nhận định, Thành ủy Bắc Kinh đã coi trọng và tăng
cường công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo tạo cơ sở vững
chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự phát triển liên tục, nhanh chóng, hài
hòa và lành mạnh kinh tế - xã hội của thành phố. Tác giả chỉ ra những kinh nghiệm,
gồm: một là, kiên trì bao quát toàn cục, điều hoà các mặt, phát huy đầy đủ vai trò
hạt nhân lãnh đạo của Đảng ủy địa phương, gồm: kiện toàn và hoàn thiện thể chế
lãnh đạo để Đảng ủy địa phương phát huy vai trò hạt nhân; quán triệt và thực hiện
tốt đường lối, phương châm và chính sách của Trung ương Đảng; kiên trì lập Đảng
vì công, cầm quyền vì dân. Hai là, nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết
thực đảm đương trách nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn
diện, hài hòa và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của
Đảng ủy địa phương; ưu hoá môi trường phát triển, đẩy mạnh sáng tạo về thể chế;
kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Ba là, thiết
thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo
và trình độ cầm quyền, gồm: quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, kiện
toàn và hoàn thiện hơn nữa cơ chế nghị sự và ra quyết sách của Đảng ủy địa
phương; thích ứng với tình hình mới, đón đầu thách thức mới, tăng cường xây dựng
ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ; đi vào cơ sở, đi sâu vào quần chúng, tăng cường
việc xây dựng tác phong của ban lãnh đạo.
- Bài Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng tác phong đảng liêm
chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc của tác giả Lưu Kỳ Bảo [1].
Sau khi phân tích vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng Đảng phong của
Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu những thành công về xây dựng Đảng phong những
năm qua, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân, nhất là nguyên
nhân của những hạn chế, yếu kém, tác giả nêu những kinh nghiệm về xây dựng
Đảng phong của Đảng Cộng ản Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ gần đây, gồm: Một
là, kiên trì nắm chắc xây dựng tác phong, luôn luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với
quần chúng nhân dân. Hai là, kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và
phòng ngừa, dựng lên bức bình phong chiến lược toàn diện của chống tham nhũng,
đề xướng liêm khiết. Ba là, kiên trì trừng trị nghiêm khắc, duy trì xu thế áp lực cao
8
trừng trị tham nhũng. Bốn là, kiên trì nắm chắc công tác giáo dục nghiêm chính, xây
dựng phòng tuyến giáo dục tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham
nhũng biến chất. Năm là, nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực nhốt vào
trong chiếc lồng chế độ. Sáu là, nắm chắc cải cách sáng tạo, nâng cao trình độ khoa
học hóa công tác xây dựng tác phong Đảng liêm chính.
- Công trình Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng của Tạng Thắng Nghiệp [87]
Tác giả đề cập ba vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, tăng cường xây dựng kỷ luật là
bảo đảm quan trọng để giữ gìn đoàn két, thống nhất của Đảng. Thứ hai, tăng cường
xây dựng kỷ luật, điều quan trọng hang đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong
Đảng. Thứ ba, ra sức thúc đẩy xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước
mắt cần làm tốt, gồm: tăng cường giáo dục kỷ luật; hoàn thiện quy định chế đọ kỷ
luật; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật; phát huy vai trò
gương mẫu của cán bộ lãnh đạo.
- Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn
ruồi” của Mao Chiếu Huy [42].
Tác giả luận giải ba vấn đề của chiến lược. Một là, chỉ rõ, “đánh hổ” là kiên
quyết điều tra xử lý các hành vi tham nhũng lớn, gồm cán bộ trung, cao cấp vi phạm
kỷ luật Đảng bất kỳ mức độ đều bị điều tra, xem xét xử lý nghiêm khắc; điều tra, xử
lý có trọng điểm hành vi tham nhũng tập thể có tính tổ chức. “Đánh ruồi” là tiêu
diệt từng mảng hành vi tham nhũng, gồm: “quan nhỏ tham nhũng lớn”; tham nhũng
trong lĩnh vực dân sinh. Hai là, ý nghĩa của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả
hổ lẫn ruồi”: nâng cao long tin chống tham nhũng của toàn xã hội; hình thành một
cách có hiệu quả cơ chế sang tạo xây dựng liêm chính, chống tham nhũng; giảm bớt
một cách có hiệu quả khả năng xảy rat ham nhũng. Ba là, những vấn đề cần chú ý
của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi”: dực báo đầy đủ các loại
khó khăn trong “đánh hổ”; có tham nhũng thì phải trừng trị, đây là mục tiêu của
sách lược; “hổ” và “ruồi” là hai khái niệm tương đối, ở các cấp đều có “hổ” và
“ruồi”; “đánh hổ” và “đánh ruồi” quan hệ mạt thiết với nhau; vận dụng hiệu quả chế
độ chất vấn trách nhiệm Đảng, chính quyền là biện pháp quan trọng của sách lược
trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi”
9
1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Lào
- Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của đảng và hệ thống chính trị trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào của tác
giả TS On Kẹo Phôm Ma Kon [93].
Ba vấn đề cơ bản được tác giả làm rõ, gồm: Vị trí, vai trò của việc đổi mới,
kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức của Đảng và HTCT từ Trung ương đến cơ sở
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
Lào; Thực trạng đổi mới, kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức và HTCT trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào; Quan điểm, biện pháp
đổi mới trong việc kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng và HTCT trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Lào. Trong đó, một trong những
vấn đề đáng quan tâm hơn là Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quan tâm củng cố
kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước và sắp xếp bố trí cán bộ một cách hợp lý
theo hướng tinh gọn từ Trung ương đến các cụm bản và có quy chế quản lý theo
ngành bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đối với chính quyền cùng cấp, nhất là ở các
cụm bản trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển king tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
- Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn hiện nay của Bun-Thoong Chit-Ma-Ni [16].
Tác giả đã phân tích và đưa ra quan niệm về nông thôn mới, những đặc trưng
cơ bản của nông thôn mới ở Lào; khái niệm Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới; đặc biệt, tác giả đã chỉ ra khá đầy đủ nội dung và
phương thức Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới,
trong đó nhấn mạnh PTLĐ của các cấp ủy huyện, cụm bản đối với chính quyền
cùng cấp trong xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát thực trạng Đảng Nhân
dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, đề xuất phương hướng và
sáu giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng nông thôn
mới giai đoạn hiện nay. Trong đó, có các giải pháp về đổi mới PTLĐ của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới, gồm: nâng cao chất
lượng các hoạt động ra nghị quyết, đổi mới công tác cán bộ, xây dựng hoàn chỉnh
và thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình lãnh đạo...
10
- Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong
giai đoạn hiện nay của Thoong Băn Seng Aphone [100].
Tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề chủ yếu về Đảng Nhân dân cách
mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay, tập trung
luận giải đưa ra khái niệm Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an
ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; các nội dung và PTLĐ của Đảng đối với an
ninh quốc gia.
Tác giả phân tích tình hình an ninh ở Lào hiện nay, thực trạng Đảng lãnh đạo
an ninh quốc gia những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm về nội dung lãnh đạo và
PTLĐ của Đảng và các nguyên nhân.
Tác giả xác định nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo giữ vững an ninh quốc
gia, những vấn đề chủ yếu về đổi mới nội dung và PTLĐ của Đảng đối với giữ
vững an ninh quốc gia. Đồng thời, tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới, trong đó
đáng chú ý là các giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với giữ vững an ninh quốc
gia trong những năm tới, gồm: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng
đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương; đổi mới việc phối hợp lực lượng công
an và quân đội, các lực lượng an ninh với quốc phòng; xây dựng thế trân an ninh
nhân dân kết hợp với quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng an ninh trở thành
lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, được trang
bị hiện đại; thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh.
1.1.3. Công trình của các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu về nước ngoài
- Công trình Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số
nước trên thế giới của tác giả PGS, TS Tô Huy Rứa [97].
Các tác giả đã luận chứng sâu sắc và làm rõ ba vấn đề quan trọng: lý thuyết
chính trị; khảo sát các mô hình HTCT; đánh giá chung và khuyến nghị. Các tác giả
đã quan tâm luận giải các vấn đề: bản chất tự nhiên của con người trong hoạt động
chính trị; các thể chế chính trị phù hợp với bản chất tự nhiên của con người; sự biến
đổi của các thể chế; khảo sát, đánh giá và chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của các mô
hình HTCT trên thế giới và khuyến nghị việc tham khảo kinh nghiệm tổ chức và
hoạt động của HTCT ở một số nước trên thế giới trong quá trình nghiên cứu tiếp tục
đổi mới HTCT ở nước ta.
11
Những vấn đề về các đảng tư sản cầm quyền ở nhiều nước trên thế giới đáng
qua tâm hơn, gồm:
Mô hình HTCT ở nhiều nước tư sản trên thế giới chịu sự chi phối mạnh của
tư tưởng dân chủ tự do, thể hiện ở các đặc trưng như: chính quyền bị hạn chế (các
vấn đề thuộc phạm vi quyền lực công); cấp độ quyền lực tương quan với cấp độ ủy
quyền; cơ chế đảm bảo dân chủ (kiểm soát quyền lực được ủy nhiệm); chuyên môn
hoá trong HTCT; hệ thống đảng phải có cạnh tranh; sự đa dạng của các tổ chức
chính trị - xã hội. Các tác giả đã tập trung khảo sát, phân tích và chỉ ra tính đặc thù
của một số mô hình HTCT điển hình ở các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản.
Mô hình HTCT chịu ảnh hưởng của tư tưởng xã hội dân chủ, điển hình là mô
hình HTCT ở một số nước Bắc Âu, Tây Âu như Thụy Điển, Đan Mạch. Phần Lan
và một số nước khác. Các đảng cầm quyền ở các nước xã hội dân chủ coi trọng thực
hiện những giá trị tự do, bình đẳng và tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản: phải có
một HTCT tự do và bình đẳng; trên lĩnh vực văn hóa, đó là tự do về tư tưởng, tự do
suy nghĩ và tự do khoan dung; trên lĩnh vực kinh tế, đó là tự do bình đẳng giữa
người với người trong xã hội. Các giải pháp cần thực hiện, gồm: nền dân chủ đa
nguyên; nền kinh tế hỗn hợp; có sự điều tiết theo mô hình Keynes; nhà nước phúc
lợi xã hội; chính sách công bằng tự do. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra những hạn
chế của mô hình này như: nhiều vấn đề xã hội, nhà nước không đủ sức giải quyết,
hạn chế nhất định sự nỗ lực của con người, vì phải đóng góp nhiều khoản để giải
quyết những vấn đề xã hội...
Các tác giả khuyến nghị cần tham khảo kinh nghiệm của các nước trong quá
trình nghiên cứu tiếp tục đổi mới HTCT nước ta, gồm: thiết lập đồng bộ ba yếu tố:
kinh tế, thị trường, nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội công dân; hoàn thiện
thiết chế bảo đảm quyền lực tối cao thuộc về nhân dân; xây dựng thể chế đảm bảo
tự do chính trị phù hợp với nước ta; phân định một cách tương đối giữa cán bộ lãnh
đạo chính trị và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong bộ máy Đảng, Nhà nước; xây
dựng sự đồng thuận xã hội thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
- Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong
điều kiện mới của GS, TS Đỗ Hoài Nam [83].
12
Cuốn sách đã giành một mục ở phần đầu để phân tích và rút ra những kết luận
có giá trị về Đảng Cộng sản Trung Quốc với vấn đề cải cách, hoàn thiện PTLĐ,
phương thức cầm quyền và nâng cao năng lực cầm quyền, gồm: nhận thức lại PTLĐ
và phương thức cầm quyền của Đảng, quá trình cải cách và hoàn thiện PTLĐ và
phương thức cầm quyền Đảng. Trong đó, đã tập hơn vào phân tích tư tưởng “Ba đại
diện”với yêu cầu cải cách PTLĐ, phương thức cầm quyền của Đảng (Đảng luôn đại
diện cho: yêu cầu phát triển sức sản xuất xã hội tiên tiến Trung Quốc; phương hướng
phát triển của văn hóa tiên tiến Trung Quốc; lợi ích căn bản của quảng đại quần
chúng nhân dân Trung Quốc).
Nội dung chủ yếu của cải cách PTLĐ, phương thức cầm quyền của Đảng
gồm hai nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, giới định một cách khoa học chức năng của Đảng và chức năng
của chính quyền, làm hài hòa mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền, cụ thể là:
chuyển từ chỗ lãnh đạo chủ yếu dựa vào nghị quyết, chỉ thị sang dựa vào pháp chế;
chuyển từ lãnh đạo bao biện làm thay tất cả sang lãnh đạo có sự kết hợp hữu cơ giữa
lãnh đạo vĩ mô với lãnh đạo cụ thể; chuyển từ chỗ lãnh đạo dựa vào quyền lực sang
dựa vào cảm hóa, vào uy tín của Đảng; chuyển từ lãnh đạo trực tiếp sang gián tiếp
và phát huy vai trò phối hợp giữa lãnh đạo trực tiếp với lãnh đạo gián tiếp; xử lý tốt
mối quan hệ giữa Đảng với chính quyền, quan hệ giữa Đảng với quần chúng; xử lý
tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý đất nước bằng pháp luật của
chính quyền.
Thứ hai, nâng cao trình độ lãnh đạo và phương thức cầm quyền của Đảng
phải dựa vào dân chủ trong Đảng và dân chủ trong nhân dân, không ngừng hoàn
thiện cơ chế giám sát và ràng buộc quyền lực, gồm: kiên trì nguyên tắc tập trung
dân chủ, coi trọng sự giám sát và ràng buộc đối với cán bộ lãnh đạo; cải cách chế độ
nhân sự, mở rộng quyền được tham gia và giám sát của quần chúng đối với công tác
tuyển chọn, đề bạt cán bộ của Đảng; Đảng quản lý tốt đảng viên, tăng cường chống
tham nhũng; coi trọng giám sát của báo chí và dư luận.
Cuốn sách cũng đi sâu luận giải phương châm “cầm quyền khoa học, cầm
quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật”của Đảng.
Cuốn sách còn chỉ ra kinh nghiệm về nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng
Cộng sản Trung Quốc, gồm: không ngừng nâng cao năng lực điều hành kinh tế thị
13
trường XHCN; không ngừng nâng cao năng lực phát triển nền chính trị dân chủ
XHCN; không ngừng nâng cao năng lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến XHCN; không
ngừng nâng cao năng lực điều hoà xã hội; không ngừng nâng cao năng lực ứng phó với
tình hình quốc tế và xử lý những vấn đề quốc tế.
Tuy nhiên, cuốn sách cũng rút ra nhận xét có giá trị: tuy đạt được những
thành tựu quan trọng về lý luận và thực tiễn, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc
đang đứng trước những khó khăn và và đang bộc lộ những hạn chế như: quan hệ
giữa Đảng với chính quyền; quan hệ giữa Trung ương và địa phương; quan hệ giữa
Đảng, chính quyền với thị trường và doanh nghiệp; quan hệ giữa chính trị bên trong
với chính trị quốc tế; quan hệ giữa cầm quyền, quản lý và quản lý theo pháp luật và
với văn hóa truyền thống.
- Đảng Cộng sản cầm quyền nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng
c...an nâu, đá vôi và các tài nguyên khác có giá trị lớn đối với phát
triển công nghiệp.
Kinh tế ở ĐBSH phát triển khá mạnh. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển
dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng giá trị kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị
kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP. Ở nhiều tỉnh, thành phố kinh
tế nông nghiệp phát triển khá mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sạch
và chất lượng cao. Số lượng lao động nông nghiệp giảm mạnh, chuyển sang ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Trong vùng đã hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp lớn, như Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hải Dương thu hút ngày càng lớn lượng vốn đầu tư và nhiều doanh
nghiệp có uy tín của nước ngoài. Tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh được hình thành, phát triển hoạt động có hiệu quả, có vai trò, tác dụng
lớn đối với phát triển kinh tế của các tỉnh: tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Bình
7,5% (năm 2012), 9,8% (năm 2016); tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh có số
liệu tương ứng: 17,86% và 16,2%; 12,7% và 7,7%; 12,6% và 8,8% [Phụ lục 2]. Đặc
biệt, tỉnh Bắc Ninh đang tập trung cao độ phấn đấu đưa tỉnh sớm trở thành tỉnh công
nghiệp và thành phố trực thuộc Trung ương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
28
Đồng bằng sông Hồng có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm
có giá trị và nổi tiếng trong nước và nhiều nước trên thế giới như: gốm, sứ Bát
Tràng; đồ gỗ chất lượng cao ở La Xuyên (Nam Định), Đồng Kỵ (Bắc Ninh); đúc
đồng ở Vụ Bản (Nam Định); chiếu cói ở Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình)...
Kinh tế du lịch ở các tỉnh phát triển khá nhanh. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, một số cảnh quan thiên nhiên được
UNESCO công nhận là cảnh quan thiên nhiên của thế giới như: Vịnh Hạ Long,
Tràng An... Trong vùng đã hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh, thu hút ngày càng
lớn du khách trong, ngoài nước, đem lại lượng lớn về tài chính, nhất là ngoại tệ cho
sự phát triển mọi mặt vùng ĐBSH.
Đồng bằng sông Hồng là cội nguồn của văn hóa Việt, đời sống văn hóa, tinh
thần của cư dân gắn chặt với văn hóa làng, xã, lễ hội và quan hệ huyết thống. Thủ đô
Hà Nội thuộc ĐBSH “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [11, tr. 2]
tác động lớn đến sự phát triển toàn vùng.
Nhân dân ĐBSH có truyền thống hiếu học, khắc phục mọi khó khăn để học
tập nâng cao trình độ trí tuệ. Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển khá (tỉnh Vĩnh
Phúc có 183 trường mầm non, 173 trường tiểu học, 146 trường trung học cơ sở, 37
trường trung học phổ thông; các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có số liệu
tương ứng: 301, 295, 271, 39; 266, 293, 242, 57; 109, 281, 272, 54 [Phụ lục 3]) tạo
thuận lợi cho việc học tập người dân và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
Ngoài ra, ở ĐBSH còn có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khoa học lớn, nổi
tiếng của nước ta là thuận lợi lớn để nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập đạt trình độ
cao.
Đồng bằng sông Hồng là cội nguồn và là trung tâm của hai tôn giáo lớn ở
nước ta là Phật giáo và Công giáo. Nơi đây có các trung tâm Phật giáo lớn, nổi
tiếng như Trúc Lâm Thiền Viện (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh)... “Thiên
Chúa giáo bắt đầu du nhập vào vùng ven biển ĐBSH từ đầu thế kỷ XVI, đời vua
Lê Trang Tông, năm 1533 và sau đó theo các triền sông tỏa vào nội địa”và phát
triển đến ngày nay với trung tâm Thiên Chúa giáo lớn nhất nước ta - Xứ đạo Bùi
29
Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình). Tín đồ Công giáo sống tập trung ở các
huyện ven biển của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình, đông nhất là ở
các huyện Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải
Hậu, Trực Ninh (Nam Định); Tiền Hải (Thái Bình). Số lượng tín đồ Công giáo
đông nhất là ở tỉnh Nam Định (43 vạn tín đồ, chiếm 21,5% dân số của tỉnh), có
huyện số lượng tín đồ chiếm 49% dân số của huyện, như huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định [75, tr. 35].
Qua 30 năm đổi mới ĐBSH đã phát triển khá mạnh mẽ về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, vùng này cũng đang đứng trước những khó khăn,
thách thức lớn: nhiều tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác và phát huy mạnh
mẽ; kinh tế phát triển chưa vững chắc; sức cạnh tranh của sản phẩm tiểu thủ công
nghiệp hạn chế; các làng nghề truyền thống lúng túng trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; số lượng lao động không có việc làm còn lớn và có xu hướng gia tăng; điều
kiện học tập và chưa bện của người dân gặp nhiều khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi
trường sống ngày càng nghiêm trọng và nan giải; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu
trong một bộ phận cán bộ chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một các cơ bản; các hoạt
động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội diễn biến phức tạp; nhiều tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn và loại trừ, ở nhiều nơi có xu hướng gia tăng...
2.1.1.2. Các xã ở đồng bằng sông Hồng - vị trí, vai trò và đặc điểm
* Vị trí, vai trò của xã ở ĐBSH
Hiện nay, ở ĐBSH có 1929 xã, trong đó 9 tỉnh ở ĐBSH có 1415 xã; thành phố
Hà Nội có 371 xã; thành phố Hải Phòng có 143 xã [115].
Các xã có vị trí và vai trò rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và quốc phòng, an ninh đối với toàn vùng và cả nước. Đó là nơi diễn ra các hoạt động
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo..., hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội... Trong công cuộc đổi mới hiện nay vị trí, vai trò của các xã ở
ĐBSH thể hiện ở:
Một là, các xã là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống hành chính nước ta,
là địa bàn hoạt động của các tổ chức trong HTCT địa phương, đóng góp to lớn trong
30
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, mà trọng tâm là
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm an ninh trật tự.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, các xã ở ĐBSH đóng góp to
lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mà trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn và bảo đảm an ninh trật tự.
Xã là địa bàn triển khai các hoạt động kinh tế - xã và mọi hoạt động của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và nhân dân,
các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, trật tự, quốc
phòng, dân tộc, tôn giáo Môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ở các xã
lành mạnh là nhân tố rất quan trọng để các hoạt động nêu trên đạt kết quả góp phần
to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò của các xã: “Nền tảng mọi công tác là cấp xã”
[81, tr.458]; “Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã
làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [81, tr.371].
Hai là, các xã ở ĐBSH là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện và kiểm nghiệm
tính đúng đắn của đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước, cầu nối để Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân.
Tuyệt đại đa số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được đưa
về xã để thực hiện. Qua thực hiên sẽ khẳng định tính đúng đắn, chỉ ra những hạn
chế, những điểm chưa hợp lý để Đảng, Nhà nước sửa đổi, hoàn chỉnh. Như vậy, xã
trực tiếp tổ chức thực hiện và kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đóng góp vào việc hoàn chỉnh chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Xã là nơi cán bộ, đảng viên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp
pháp của nhân dân, phản ánh với Đảng, Nhà nước để sửa đổi, bổ sung chủ trương,
chính sách cho phù hợp; nơi cung cấp cho Đảng, Nhà nước những kinh nghiệm,
cách làm đem lại hiệu quả, góp phần sửa đổi những điểm chưa hợp lý, bổ sung
những điểm mới và đề ra các chủ trương, chính sách mới phù hợp với thực tiễn và
nguyện vọng chính đáng của nhân dân
31
Ba là, đông đảo nhân dân ĐBSH sinh sống và làm việc tại các xã, đây là nguồn
nhân lực dồi dào tiến hành các phong trào cách mạng ở nông thôn, bảo đảm cho đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện, nhất là đường lối
đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh kéo
dài tàn phá, phần khá lớn hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở nông thôn và ở các xã,
gắn liền với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phần rất lớn nhân dân ĐBSH sống
và làm việc ở nông thôn. Đây là lực lượng rất quan trọng đối với sự phát triển của
các địa phương và ĐBSH.
Với dân số đông, địa bàn rộng, các xã ĐBSH tạo nên thị trường cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm
của ngành công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy sản xuất công nghiệp, dịch vụ phát triển.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định vị trí, vai trò rất
quan trọng của cấp xã:
Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú,
sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong
việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế -
xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư [29, tr.166].
Bốn là, các xã ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển của ĐBSH có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo
của Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự vùng ĐBSH.
Đồng bằng sông Hồng có rất nhiều xã ở các huyện, thị xã, thành phố ven
biển, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Đây là nơi rất
thuận tiện triển khai có hiệu quả các hoạt động xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng tác chiến tại
chỗ. Các hoạt động này, có vai trò to lớn ngăn chặn sự xâm lược của kẻ thù từ phía
biển. Ngư dân các xã nơi đây, thường xuyên bám biển, góp phần quan trọng giữ
vững chủ quyền biển đảo của đất nước.
32
* Đặc điểm của các xã ở ĐBSH
Có thể chia các xã ở ĐBSH gồm ba loại chủ yếu: các xã ở đồng bằng; các xã
ở trung du và miền núi; các xã ở huyện đảo.
Những đặc điểm chung của các xã ở ĐBSH: dân cư ở các xã (không kể các
xã ở vùng núi, huyện đảo) đông đúc; điều kiện đi lại, nhìn chung thuận lợi, kinh tế
phát triển; trình độ dân trí vào loại cao, đời sống vật chất và tinh thần của tuyệt đại
đa số cư dân đã được nâng lên một bước; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội
được bảo đảm; có nhiều lễ hội, phong tục, tập quán, quan hệ huyết thống, dòng họ
bền chặt
Trong ba loại xã nêu trên, ngoài những đặc điểm chung, mỗi loại xã có
những đặc điểm riêng chi phối khá mạnh hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa
phương. Cụ thể là:
Các xã ở đồng bằng: các xã loại này chiến tuyệt đại đa số các xã ở ĐBSH,
trong đó có nhiều xã ở ven các thị xã, thành phố. Những xã này, có điều kiện thuận
lợi về kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế thị trường, văn hóa, xã hội, song cũng có
nhiều phức tạp về quản lý xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội do có nhiều cư dân
vãng lại sinh sống. Bên cạnh đó, là tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai,
xây dựng do tốc độ đô thị hoá nhanh....
Nhiều xã ở các huyện ven biển, thường có đông đồng bào theo đạo Thiên
chúa sinh sống, tập trung ở nhiều huyện, thị xã của thành phố Hải Phòng, Quang
Ninh, tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định. Những xã , có điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển, du lịch, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc
phòng, an ninh. Nhìn chung, kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân được nâng lên, ít có các tệ nạn xã hội; hoạt động lợi dụng tôn giáo chưa có
nhiều vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, điều kiện học hành của con, cháu và việc chữa
bệnh của nhiều gia đình còn khó khăn, nhất là những gia đình ngư dân thường
xuyên bám biển.
Phần lớn xã thuần nông tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, an ninh, trật tự
đảm bảo, đời sống nhân dân tuy được cải thiện, nhưng còn khó khăn nhất định.
Nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội, như: chuyển dịch
33
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động, tạo việc làm, phát triển giáo dục, y tế,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các xã ở huyện đảo: gồm các xã ở các huyện Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải
Phòng) và huyện Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh). Các xã này có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhất là quốc phòng trong điều kiện tranh chấp
biển đảo ngày càng gia tăng và phức tạp. Nhìn chung, kinh tế ở các đã có bước phát
triển khá. Song, các xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, do
phải xa cách đất liền, không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân... Điều kiện học tập và chữa bệnh của
người dân còn nhiều bất cập.
Các xã ở trung du và miền núi: gồm các xã ở huyện: Nho Quan (Ninh Bình),
Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoành Bồ, Bình Liêu (Quảng Ninh);
Sóc sơn, Ba Vì, Mỹ Đức (Hà Nội), Kim Bảng (Hà Nam)...Ở các xã này, có các dân
tộc thiểu số sinh sống. Kinh tế của các xã phát triển chậm; chủ yếu là kinh tế đồi,
rừng; sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, thiếu thốn; đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn, nhất là một bộ phận người dân tộc thiểu số; việc học tập và chữa bệnh của
người dân còn nhiều bất cập. Ở nhiều nơi phong tục, tập quán lạc hậu còn nặng nề.
2.1.2. Đảng ủy, chính quyền xã ở đồng bằng sông Hồng - chức năng,
nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm
2.1.2.1. Đảng ủy xã ở đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm vụ, vai trò
và đặc điểm
Ở ĐBSH có 1929 xã, tương ứng có 1929 đảng bộ và 1929 đảng ủy xã (tất cả
tổ chức cơ sở đảng xã ở ĐBSH đều là đảng bộ cơ sở). Chức năng, nhiệm vụ của
đảng ủy xã ở ĐBSH được xác định trên cơ sở quy định của Đảng về chức năng,
nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã.
* Chức năng: theo Quy định số 95-QĐ/TW ngày 03-3-2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, các xã có chức năng:
Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo
phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh,
34
nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với
Nhà nước [30, tr.5].
Là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ xã, đảng ủy xã ở ĐBSH thể
hiện tập trung chức năng hạt nhân chính trị của đảng bộ xã. Có nghĩa là các đảng ủy
xã phải luôn luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng,
Nhà nước phù hợp với địa phương của mình, cụ thể hóa thành nhiệm vụ, mục tiêu
chương trình hành động để thực hiện đạt kết quả tốt. Hoạt động lãnh đạo của các
đảng ủy xã phải bảo đảm cho các hoạt động trên địa bàn xã đi đúng đường lối quan
điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các đảng bộ xã còn phải trực
tiếp lãnh đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội và lãnh đạo hoạt động của các tổ chức đó theo đúng đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong
xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức đó.
* Nhiệm vụ: theo Quy định số 95-QĐ/TW nêu trên đảng bộ xã ở ĐBSH có
các nghiệm vụ: thứ nhất, lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng; thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng; thứ ba, lãnh đạo công tác tổ chức,
cán bộ; thứ tư, lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; thứ năm, xây
dựng tổ chức đảng.
Đảng ủy xã ở ĐBSH là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ xã, chịu
trách nhiệm và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện những nhiệm vụ nêu trên của đảng
bộ, bảo đảm cho các nhiệm vụ đó được thực hiện thắng lợi. Nhiệm vụ cụ thể của
đảng ủy xã ở ĐBSH, gồm:
Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng: Thảo
luận và quyết định những chủ trương, giải pháp thực hiện nghi quyết đại hội đảng
bộ xã về phát triển kinh tế - xã hội; an ninh, quốc phòng và tổ chức thực hiện. Thảo
luận và quyết định những vấn đề về cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của
cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ
chức thực hiện. Xem xét, kết luận về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng hằng quý, hằng năm; những vấn đề về
35
phát triển kinh tế - xã hội do ban thường vụ đảng ủy xã đề nghị. Lãnh đạo, chỉ đạo
sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của đảng ủy, cấp ủy cấp huyện và của
Đảng.
Quyết định kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh trên địa bàn xã; ngân sách hằng năm; điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội
theo nhiệm kỳ khi xuất hiện những vấn đề mới. Đánh giá kết quả thực hiện nghị
quyết đại hội đảng bộ xã trong nửa nhiệm kỳ đầu và quyết định những nhiệm vụ,
chủ trương, giải pháp cần thiết trong nửa nhiệm kỳ sau. Cho ý kiến về chủ trương,
định hướng đối với những vấn đề quan trọng của HĐND xã trước khi HĐND thảo
luận và quyết định.
Tiến hành công tác tư tưởng: đảng ủy xã tiến hành công tác tư tưởng trong
đảng bộ và trong nhân dân tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận
trong nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, đảng ủy xã.
Lãnh đạo các tổ chức trong HTCT xã: đảng ủy lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ
máy, cán bộ và hoạt động của chính quyền, MTTQ xã; lãnh đạo việc phối hợp hoạt
động của chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã.
Tiến hành công tác tổ chức, cán bộ: quyết định các chủ trương giải pháp và
tổ chức thực hiện những vấn đề về xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động
của chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội được thể hiện trong nghị
quyết đại hội đảng bộ xã. Trình ban thường vụ cấp ủy cấp huyện nhân sự giới thiệu
chức danh chủ tịch HĐND, UBND xã; Giới thiệu chức danh chủ tịch HĐND,
UBND xã để HĐND bầu; tham gia ý kiến về nhân sự phó chủ tịch HĐND, UBND
xã trước khi ban thường đảng ủy xã xin ý kiến ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và
quyết định, giới thiệu để HĐND bầu. Xem xét, cho ý kiến về những vấn đề xây
dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của chính quyền, MTTQ, các đoàn thể
chính trị - xã hội xã do ban thường vụ đảng ủy xã đề nghị.
Thực hiện công tác xây dựng Đảng
Thảo luận và quyết định chương trình làm việc toàn khóa, quy chế làm việc
của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực, ủy ban kiểm tra đảng ủy xã. Căn cứ quyết
36
định của Trung ương, cấp ủy quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy
ban kiểm tra cấp ủy, bầu ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban
ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy xã. Quyết định chủ trương, giải
pháp và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng Đảng do đại hội đảng bộ xã đã xác
định, các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên về công tác xây dựng Đảng.
Quyết định nội dung, chương trình công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là
những vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ; quyết định nội dung,
chương trình công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ
Đảng và hướng dẫn của cấp trên. Tổ chức các hội nghị cấp ủy thường kỳ của đảng
ủy xã; xem xét xử lý kỷ luật, khiếu nại kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên theo
quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của đảng ủy xã theo quy định
của Điều lệ Đảng; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết về xây dựng Đảng
của đảng ủy xã và của cấp ủy cấp trên. Chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội
nhiệm kỳ đảng bộ xã.
* Vai trò
Đảng ủy xã có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết
của cấp ủy cấp huyện, tỉnh. Trong quá trình lãnh đạo, đảng ủy xây dựng và ban
hành các nghị quyết về chủ trương, giải pháp thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và nghị
quyết đại hội đảng bộ xã về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; lãnh
đạo tổ chức thực hiện, quyết định việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương,
chính sách, chỉ thị, nghị quyết ấy.
Đảng ủy xã có vai trò to lớn đối với việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã. Trong quá trình tiến hành công tác xây dựng
Đảng, đảng ủy xây dựng, ban hành các nghị quyết của mình về thực hiện các nghị
quyết về xây dựng Đảng của Đảng và của cấp ủy cấp trên; các nghị quyết xây dựng
đảng bộ xã vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, trực tiếp lãnh đạo
37
các chi bộ trực thuộc thực hiện các nghị quyết đó. Đảng bộ xã trong sạch, vững
mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao được quyết định chủ yếu bởi sự lãnh
đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng của đảng ủy xã.
Đảng bộ xã là một thành viên của HTCT và của MTTQ xã, đồng thời là hạt
nhân lãnh đạo chính trị HTCT và MTTQ. Đảng ủy là đại diện cho đảng bộ xã lãnh
đạo mọi hoạt động của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội, chịu trách nhiệm lãnh đạo
HTCT và MTTQ xã. Đảng ủy có vai trò to lớn đối với lãnh đạo xây dựng tổ chức
bộ máy, cán bộ và hoạt động của các tổ chức trong HTCT, MTTQ xã, bảo đảm cho
hoạt động của các tổ chức này, theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và đạt hiệu quả.
* Đặc điểm của các đảng ủy xã ở ĐBSH
Một là, các đảng ủy xã ở ĐBSH hoạt động trong môi trường có thuận lợi
những cũng gặp không ít khó khăn, gắn liền với đặc điểm đặc thù của ba loại hình
xã: xã đồng bằng; xã ở huyện đảo; xã ở trung du và miền núi.
Các đảng ủy xã ở các xã đồng bằng, chiếm tuyệt đại đa số các đảng ủy xã ở
ĐBSH, có nhiều điều kiện thuận lợi trong lãnh dạo, phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, lãnh đạo các tổ chức trong HTCT và tiến hành công tác xây dựng
Đảng. Tuy nhiên, các đảng ủy cũng gặp khó khăn lớn trong hoạt động, nhất là lãnh
đạo phát triển nông nghiệp thuần nông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tăng
trưởng thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp hạn chế, ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội ở nhiều xã có xu hướng phát triển phức tạp. Các đảng ủy xã ở
các xã ở huyện đảo, có điều kiện thuận lợi trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển, du
lịch, song cũng gặp nhiều khó khăn trong lãnh đạo phát triển văn hóa, xã hội, nhất là
phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Các đảng ủy xã ở các xã ở trung du và
miền núi, nhìn chung còn nhiều khó khăn trong lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa,
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nhân dân, lãnh đạo xây dựng tổ
chức và hoạt động của các tổ chức trong HTCT và công tác xây dựng Đảng.
Hai là, trình độ mọi mặt của đội ngũ đảng ủy viên các đảng ủy xã ở ĐBSH
vào loại cao; đội ngũ đảng ủy viên đang được trẻ hóa mạnh mẽ, nhất là trong những
nhiệm kỳ gần đây.
38
Tuyệt đại đa số đảng ủy viên đảng ủy xã tốt nghiệp trung học phổ thông, một
số đảng ủy viên ở các xã vùng núi của tỉnh Quang Ninh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Phần lớn đảng ủy viên xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị và được bồi dưỡng
về nghiệp vụ quản lý nhà nước. Cơ cấu độ tuổi, dân tộc, giới tính của đội ngũ đảng
ủy viên được cải thiện, nhất là cơ cấu độ tuổi. Nhiều đảng ủy xã có số lượng đảng
ủy viên dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ trên dưới 30%, như ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng
và tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Thái Bình
Đặc biệt, cơ cấu, trình độ mọi mặt của đội ngũ bí thư đảng ủy xã nhiệm kỳ
2015 - 2020 có bước cải thiện đáng kể. Tất cả các tỉnh, thành phố đều có bí thư
đảng ủy xã là nữ, các tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số đều co bí thư đảng ủy xã là
người dân tộc thiểu sót. Tuyệt đại đa số bí thư đảng ủy xã có trình độ trung học phổ
thông (1721 bí thư), nhiều bí thư đảng ủy xã có trình độ chuyên môn cao đẳng (191
bí thư), đại học (257 bí thư). Đội ngũ bí thư đảng ủy được trẻ hóa một bước, 47 bí
thư có tuổi đời dưới 35 tuổi; 599 bí thư có tuổi đời từ 36-45 tuổi; 1170 bí thư có tuổi
đời từ 46 đến 55 tuổi [Phụ lục 9].
Ba là, các đảng ủy viên đảng ủy xã ở ĐBSH đều là sinh ra, lớn lên, hoạt
động và trưởng thành tại xã.
Đặc điểm này, tạo thuận lợi lớn cho các đảng ủy viên trong nắm chắc mọi
hoạt động tại địa phương, trong quan hệ với nhân dân và trong xử lý công việc. Tuy
nhiên, đặc điểm này cũng dễ nảy sinh cục bộ họ hàng, thôn xóm và trong thực hiện
nhiệm vụ dễ “trọng tình hơn trọng lý”.
Bốn là, phong cách, lề lối làm việc của nhiều đảng ủy viên đảng ủy xã còn
chịu tác động của phong cách, lề lối làm việc của của thời kỳ thực hiện cơ chế hành
chính, tập trung, quan liêu, bao cấp và cách nghĩ, tầm nhìn, lề lối làm việc của
người nông dân sản xuất nhỏ, nông nghiệp trồng lúa nước.
Nông thôn ĐBSH là nơi thực hiện cơ chế hành chính, tập trung, quan lieu,
bao cấp trong thời gian dài và là một trong những nơi thể hiện tập trung những đặc
trưng của cơ chế này. Bên cạnh đó, nơi đây, là cái nôi của nền nông nghiệp trồng
lúa nước. Cách nghĩ, tầm nhìn của người sản xuất nhỏ, trồng lúa nước đã hình
thành, phát triển, lưu giữ lâu đời trong cách nghĩ, lề lối làm việc của mỗi người dân
39
nơi đây. Những yếu tố nêu trên còn tác động khá mạnh đến hoạt động của nhiều
đảng ủy xã.
2.1.2.2. Chính quyền xã ở đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm vụ,
vai trò và đặc điểm
* Chức năng của chính quyền xã
Điều 30, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định: “Chính quyền địa
phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy
ban nhân dân xã” [95, tr.23]. Điều 31 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương:
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
xã. 2. Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên ủy quyền. 4. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa
phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở xã. 5. Quyết định và tổ chức thực hiện các
biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các
nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã [95, tr.25].
Như vậy, chức năng của chính quyền xã là cơ quan tổ chức thi hành Hiến
pháp và pháp luật, quản lý nhà nước mọi hoạt động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và chịu trách nhiệm trước chính
quyền cấp huyện về các hoạt động trên địa bàn xã.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã
Điều 33. Luật nêu trên, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã:
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Hội đồng nhân dân xã. 2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân
quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự
40
do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân trên địa bàn xã. 3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó
Trưởng ban của Hội đồng nhân dân xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy
ban nhân dân xã. 4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn; dự toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong
trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ
trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực
hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội
đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy
ban nhân dân cùng cấp. 6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88
và Điều 89 của Luật này. 7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và
chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại
biểu. 8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã [95, tr.27 ].
Điều 35 Tổ chức chính quyền địa phương, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã:1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định. 2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. 3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã [95, tr.29].
* Vai trò của chính quyền xã ở ĐBSH
Chính quyền xã là nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, chỉ thị,
nghị quyết của chính quyền cấp trên trên trên địa bàn xã.
Chính quyền xã là nhân tố đặc biệt quan trọng đảm bảo thắng lợi mọi hoạt
động quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự, quốc phòng trên
địa bàn xã.
41
Chính quyền xã là một tổ chức trong HTCT xã và là trụ cột của hệ thống đó,
góp phần to lớn đảm bảo cho hoạt động của HTCT xã đạt kết quả.
* Đặc điểm của chính quyền xã ở ĐBSH
Một là, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chính
quyền xã ở ĐBSH, nhất là chủ tịch UBND xã vào loại cao nhất so với các ...ấp hành Trung ương (2009), Kết luận số 37-KL/TW ngày 02-02-2009 về
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Hà
Nội.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số11-NQ/TƯ ngày 05-01-
2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý , Hà
Nội.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết số 42-NQ/TƯ ngày 7-5-
2007 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW, ngày 04-7-
2007 của Bộ Chính trị, ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Hà
Nội.
8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04-7-
2007 của Bộ Chính trị ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán
bộ ứng cử, Hà Nội.
150
9. Trương Quốc Bảo (2011), “Về chính sách đối với cán bộ luân chuyển”, Tạp chí
Xây dựng Đảng, (5), tr.33-34.
10. Lê Đức Bình (2003), “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, (19), tr.26-30.
11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 về phát triển kinh tế
- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
12. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04-7-2007 ban hành Quy
định về phân cấp quản lý cán bộ, Hà Nội.
13. Bộ Chính trị (2007), Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04-7-2007 ban hành Quy
chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử, Hà Nội.
14. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30-5-2014 về đại hội đảng bộ
các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội.
15. Bộ Chính trị (2016), ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Bun-Thoong Chit-Ma-Ni (2011), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
17. Trần Quang Cảnh (2012), Đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy đối với
chính quyền huyện ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay , Luận án
tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. Hạ Quốc Cường - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc (2004), Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm
quyền, tăng cường năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi
ro, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Xây dựng Đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh
nghiệm của Trung Quốc, NxbCTQG, Hà Nội.
151
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp
hành Trung ương khóa VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên CNXH, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp
hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, NxbCTQG, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, NxbCTQG, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lấn thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương, khóa VIII, NxbCTQG, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NxbCTQG, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương khóa IX, NxbCTQG, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Quy định số 95-QĐ/TW ngày 22-3-2004 của
Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ
sở xã, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 của
Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh vùng ĐBSH đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, NxbCTQG, Hà Nội.
152
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ năm
Ban Chấp hành khóa X, NxbCTQG, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp
hành Trung ương khóa X, NxbCTQG, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NxbCTQG, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, NxbCTQG, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, NxbCTQG, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành
Trung ương khóa XII, NxbCTQG, Hà Nội.
39. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), NxbCTQG, Hà Nội.
40. Đinh Ngọc Giang (2009), Chuẩn hóa chủ tịch ủy ban nhân dân xã các tỉnh đồng
bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, NxbCTQG, Hà Nội.
41. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, tập
6, xây dựng Đảng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
42. Mao Chiếu Huy, (2013), Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách chống
tham nhũng và liêm chính, Đại học nhân dân Trung Quốc; Ý nghĩa quan
trọng của sách lược trừng trị tham nhũng “đánh cả hổ lẫn ruồi”, tham luận
Hội thảo lần thứ 9 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung
Quốc “ xây dựng Dảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới – kinh
nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam”, ngày 27-7-2013 tại
thành phố Liêu Ninh, Trung Quốc, Nxb CTQG, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), (2010), Đảng Cộng sản cầm quyền nội dung và
phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
44. Huyện ủy Đông Hưng (Thái Bình) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
45. Huyện ủy Tiền Hải (Thái Bình) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
153
46. Huyện ủy Vũ Thư (Thái Bình) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
47. Huyện ủy Thanh Liêm (Hà Nam) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
48. Huyện ủy Lý Nhân (Hà Nam) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
49. Huyện ủy Nghĩa Hưng (Nam Định) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
50. Huyện ủy Nam Trực (Nam Định) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
51. Huyện ủy Hải Hậu (Nam Định) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
52. Huyện ủy Kim Sơn (Ninh Bình) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
53. Huyện ủy Gia Viễn (Ninh Bình) (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện,
nhiệm kỳ 2015-2020.
54. Huyện ủy Nho Quan (Ninh Bình) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
55. Huyện ủy Gia Lâm (thành phố Hà Nội) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
56. Huyện ủy Mê Linh (thành phố Hà Nội) (2011), Báo cáo tổng hợp về cơ cấu Hội
đồng nhân dân khóa 17, nhiệm kỳ 2011-2016.
57. Huyện ủy Mê Linh (thành phố Hà Nội) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
58. Huyện ủy Mê Linh (thành phố Hà Nội) (2015), Quy chế hoạt động của Ban
chấp hành Đảng bộ huyện Mê Linh khóa VIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
59. Huyện ủy Chương Mỹ (thành phố Hà Nội) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
60. Huyện ủy Mỹ Đức (Thành phố Hà Nội) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
154
61. Huyện ủy Tam Dương (Vĩnh Phúc) (2015), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
62. Huyện ủy Lập Thạch (Vĩnh Phúc) (2015), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ
huyện nhiệm kỳ 2015-2020.
63. Huyện ủy Sông Lô (Vĩnh Phúc) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
64. Huyện ủy Gia Bình (Bắc Ninh) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
65. Huyện ủy Thuận Thành (Bắc Ninh) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
66. Huyện ủy Kim Thành (Hải Dương) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
67. Huyện ủy Ninh Giang (Hải Dương) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
68. Huyện ủy Khoái Châu (Hưng Yên) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
69. Huyện ủy Kim Động (Hưng Yên) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
70. Huyện ủy Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
71. Huyện ủy Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) (2015), Báo cáo chính trị tại
Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
72. Huyện ủy Bình Liêu (Quảng Ninh) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
73. Huyện ủy Đầm Hà (Quảng Ninh) (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
huyện, nhiệm kỳ 2015-2020.
74. Nguyễn Xuân Hưng (2011), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc đối với chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
155
75. Trần Trọng Khuê (2010), Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ xã có
đông đồng bào công giáo ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
76. Triệu Gia Kỳ (Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh) (2004), Tăng cường
xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo;
Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm
của Trung Quốc, Nxb CTQG, Hà Nội.
77. Nguyễn Tự Lập,... (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn
Hóa, Hà Nội.
78. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva.
79. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, NxbCTQG, Hà Nội.
80. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NxbCTQG, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, NxbCTQG, Hà Nội.
82. Nguyễn Văn Minh (2006), Sự lãnh đạo của huyện ủy Đông Anh đối với chính
quyền huyện trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây
dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
83. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2008), Vị trí cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
84. Lê Hữu Nghĩa, Trương Thị Thông... (chủ biên) (2013), Xây dựng Đảng cầm
quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Lào, NxbCTQG, Hà Nội.
85. Lê Hữu Nghĩa (2001), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của chính quyền cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, (19).
86. Trần Đình Nghiêm (chủ biên) (2002), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng,
NxbCTQG, Hà Nội.
156
87. Tạng Thắng Nghiệp, (2013), Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc, Bí thư Ủy ban
Kiểm tra Kỷ luật Tỉnh ủy; Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng; tham luận Hội thảo lần thứ 9 giữa Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc “ xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh trong tình hình mới – kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh
nghiệm của Việt Nam”, ngày 27-7-2013 tại thành phố Liêu Ninh, Trung
Quốc, Nxb CTQG, Hà Nội 2013.
88. Đỗ Ngọc Ninh (2007), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình
hình mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (1).
89. Đỗ Ngọc Ninh (2010), “Để bầu được cấp ủy hợp ý Đảng, hợp lòng dân”, Báo
Đại đoàn kết (24-8).
90. Đỗ Ngọc Ninh (2012), “Bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa
phương”, Báo Đại đoàn kết (24-04).
91. Đỗ Ngọc Ninh (2012), “Làm tốt việc lấy ý kiến góp ý trước khi tự phê bình và
phê bình”, Báo Nhân dân (16-07).
92. Đỗ Ngọc Ninh (2012), “Tiếp tục thí điểm chủ trương nhất thể hoá cán bộ cấp
xã, huyện”, Báo Đại đoàn kết (28-04).
93. On Kẹo Phôm Ma Kon (Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Đảng Nhân dân
cách mạng Lào) (2008), Đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức của đảng và
hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Lào, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp nhà nước “Xây dựng
Đảng cầm quyền trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam và Lào”.
94. Nguyễn Trọng Phúc (2004), “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.7-10,28.
95. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Luật số 77/2015/QH13 ngày
19-06-2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương.
96. Phạm Ngọc Quang (2005), Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
157
do dân, vì dân. Tổng quan Đề tài khoa học cấp Nhà nước, giai đoạn 2000 -
2005, mã số KX.03.08.
97. Tô Huy Rứa (chủ biên) (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị một số nước trên thế giới, NxbCTQG, Hà Nội.
98. Võ Mạnh Sơn (2015), Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở
Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
99. Nguyễn Xuân Tế - Nguyễn Ngọc Chung (2006), “Đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với nhà nước từ thực tiễn ở Tiền Giang”, Tạp chí Xây
dựng Đảng, (9).
100. Thoong Băn Seng Aphone (2011), Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo
giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay; Luận án tiến sĩ chuyên
ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện CTQG Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
101. Lê Văn Thư (2014), Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo phát triển
văn h óa - xã hội trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành
Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
102. Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Kỷ yếu kỳ họp HĐND tỉnh Vĩnh
Phúc nhiệm kỳ 2011-2016.
103. Tỉnh ủy Bắc Ninh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2010 - 2015.
104. Tỉnh ủy Bắc Ninh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2015 - 2020.
105. Tỉnh ủy Hà Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2010 - 2015.
106. Tỉnh ủy Hà Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2015 - 2020.
107. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2010 - 2015.
158
108. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm
kỳ 2015 - 2020.
109. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo sơ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương
V khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã,
phường, thị trấn.
110. Ngô Huy Tiếp (chủ biên), (2010), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với tri thức nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
111. Nguyễn Hữu Tri, (2005), Những căn cứ lý luận cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Tổng quan
Đề tài khoa học cấp Nhà nước, giai đoạn 2001-2005, mã số KX.04.03.
112. Trần Văn Tường (2006), Sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính
quyền cơ sở ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sĩ của chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
113. Ngô Đức Vượng (2008), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng ở Phú Thọ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4).
114. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb CTQG, Hà Nội.
115. Wikipedia – Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.
159
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1. DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐBSH ĐẾN NĂM 2015
TT Tỉnh Diện tích
(km2)
Dân số
(nghìn
người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Vĩnh Phúc 1237,5 1041.9 842
2 Bắc Ninh 822,7 1131,2 1375
3 Quảng Ninh 6102,3 1218,9 197
4 Hưng Yên 926,0 1158,0 1252
5 Hải Dương 1656,0 1763,2 1065
6 Thái Bình 1570,9 1788,7 1139
7 Nam Định 1653,2 1845,5 1119
8 Ninh Bình 1377,5 935,8 679
9 Hà Nam 862 799,3 927
10 Hà Nội 3328,9 7558,9 1979
11 Hải Phòng 1504,4 2103,5 1229
Cộng 21040,2 21344,9
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố ở ĐBSH năm 2015
Phụ lục số 2. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
9 TỈNH ĐBSH NĂM 2012 - 2016
Đơn vị tính: %
TT Tỉnh 2012 2013 2014 2015 2016
1 Nam Định 12.5 8.3 10.7 11.5 12.5
2 Hà Nam 17.7 14.5 15.0 12.0 13.15
3 Hải Dương 12.7 9.8 6.8 9.2 7.7
4 Hưng Yên 12.5 12.4 8.2 7.3 7.55
5 Ninh Bình 15.6 11.5 10.9 11.0 9.8
6 Thái Bình 7.5 7.2 7.3 8.2 7.83
7 Bắc Ninh 17.86 16.2 12.3 10.2 16.2
8 Vĩnh Phúc 6.78 5.89 5.03 7.6 6.11
9 Quảng Ninh 12.6 11.9 7.0 7.1 8.8
Nguồn: Thống kê các tỉnh năm 2016
Phụ lục số 3. THỐNG KÊ GIÁO DỤC MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG
CÁC TỈNH ĐBSH ĐẾN NĂM 2015
TT Tỉnh
Giáo dục mầm non Giáo dục phổ thông
Trường
mầm
non
Số học
sinh
(người)
Số giáo
viên
(người)
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Số
trường
Số học
sinh
Số
giáo
viên
Số
trường
Số học
sinh
Số
giáo
viên
Số
trường
Số học
sinh
Số
giáo
viên
1 Vĩnh Phúc 183 68502 3596 173 91919 4225 146 57543 4113 37 28802 2054
2 Bắc Ninh 159 71500 3620 153 93100 4109 135 64400 3908 35 37700 2237
3 Quảng Ninh 211 62500 6201 183 95898 5924 147 65203 4578 44 38724 2410
4 Hưng Yên 177 69028 3672 169 89484 4353 171 602250 4282 38 33620 1982
5 Hải Dương 109 111016 7135 281 129867 7304 272 93823 5828 54 50886 2811
6 Thái Bình 301 95384 6557 295 126100 7357 271 97100 6791 39 54600 2593
7 Nam Định 266 98031 6632 293 139518 6756 242 104534 6539 57 56336 3213
8 Ninh Bình 150 40098 2504 150 67869 3550 142 48893 3352 27 23894 1532
9 Hà Nam 116 44653 2804 140 59402 2987 119 43308 2956 26 25196 1340
Nguồn: Niên giám thống kê 2015 các tỉnh
Phụ lục số 4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ CẤP ỦY CƠ SỞ Ở ĐBSH NHIỆM KỲ 2015-2020
Tên đơn vị Cấp ủy
viên đã
bầu
Cấp ủy viên tham
gia lần đầu
Cấp ủy viên trẻ
dưới 35T
Cấp ủy viên nữ Cấp ủy viên người
dân tộc thiểu số
Số lượng Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ % Số
lượng
Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Hà Nội 18998 6332 33,33 1492 7,7 4193 22,07 127 0,67
2 Hải Phòng 5993 1751 29,22 855 14,27 1402 23,40 4 0,07
3 Hải Dương 6247 1661 26,59 734 11,75 1148 18,38 63 1,00
4 Hưng Yên 4565 1232 26,99 655 14,34 844 18,49 0 0,00
5 Bắc Ninh 3361 1134 33,74 412 12,26 542 16,13 0 0,00
6 Vĩnh Phúc 4044 976 24,13 593 14,66 680 16,82 102 2,52
7 Nam Định 6239 1697 27,20 753 12,07 1073 17,20 0 0,00
8 Thái Bình 6310 1538 24,37 620 9,83 998 15,82 7 0,11
9 Ninh Bình 4078 929 22,78 599 14,69 821 20,13 50 1,23
10 Hà Nam 3251 761 23,41 417 12,83 641 19,72 3 0,09
Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương
Phụ lục số 5: SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CHỦ TỊCH UBND XÃ
CỦA 9 TỈNH ĐBSH (đến năm 2016)
TT Tỉnh,
thành phố
Số
lượng
Giới tính Dân tộc Tôn giáo Độ tuổi Thời gian công tác
(Năm)
Thâm niên giữ
chức vụ hiện tại
(Năm)
N
a
m
N
ữ
K
in
h
D
â
n
t
ộ
c
k
h
á
c
C
ó
K
h
ô
n
g
D
ư
ớ
i
3
0
3
1
-4
5
4
6
-6
0
T
rê
n
6
0
D
ư
ớ
i
5
5
-1
5
1
6
-3
0
T
rê
n
3
0
D
ư
ớ
i
5
5
-1
0
T
rê
n
1
0
1 BẮC NINH 104 102 2 104 104 36 67 1 15 41 48 78 26
2 HÀ NAM 101 95 6 101 2 99 30 70 1 63 38 58 40 3
3 HẢI DƯƠNG 233 227 6 233 233 64 166 3 215 16 2 185 36 12
4 HƯNG YÊN 144 140 4 144 2 142 46 96 2 4 57 54 29 115 23 6
5 NAM ĐỊNH 197 196 1 197 43 154 2 28 167 190 6 1 168 24 5
6 NINH BÌNH 122 121 1 120 2 6 116 27 94 1 121 1 93 26 3
7
QUẢNG
NINH 127 119 8 95 32 2 125 1 82 44 46 46 35 113 13 1
8 THÁI BÌNH 260 258 2 260 260 102 158 193 45 22 148 106 6
9 VĨNH PHÚC 127 124 3 125 2 127 45 82 15 69 42 1 101 21 5
Tổng cộng 1415 1382 33 1379 36 55 1360 3 460 944 8 862 296 224 33 1059 315 41
Nguồn: Bộ Nội vụ, 2016.
Phụ lục số 6: TRÌNH ĐỘ MỌI MẶT CỦA CHỦ TỊCH UBND XÃ
9 TỈNH ĐBSH (đến năm 2016)
TT Tỉnh,
thành phố
Số
lượng
Trình độ
B
iế
t
ti
én
g
d
â
n
t
ộ
c Văn hoá Chuyên môn Lý luận
chính trị
Q
u
ả
n
l
ý
h
à
n
h
c
h
ín
h
Ngoại ngữ Tin học
C
h
ư
a
b
iế
t
ch
ữ
T
iể
u
h
ọ
c
T
H
C
S
T
H
P
T
C
h
ư
a
q
u
a
Đ
T
S
ơ
c
ấ
p
T
ru
n
g
c
ấ
p
C
a
o
đ
ẳ
n
g
Đ
ạ
i
h
ọ
c
T
h
ạ
c
sỹ
C
h
ư
a
q
u
a
Đ
T
S
ơ
c
ấ
p
T
ru
n
g
c
ấ
p
C
a
o
c
ấ
p
A B C A B
1 BẮC NINH 104 6 98 54 11 18 7 14 44 16 44 61 6 1 4 4
2 HÀ NAM 101 1 15 85 27 4 63 2 4 1 8 10 81 2 32 10 1 7 21
3
HẢI
DƯƠNG 233 12 11 210 99 31 70 6 27 60 34 139 68 6 3 15 6
4 HƯNG YÊN 144 5 139 78 12 44 1 9 14 16 101 13 38 5
5 NAM ĐỊNH 197 17 180 50 19 112 4 12 31 32 132 2 107 4 3 3 8
6 NINH BÌNH 122 1 14 107 28 32 41 5 16 7 16 98 1 63 1 6 2
7
QUẢNG
NINH 127 2 18 107 32 8 64 5 18 20 16 88 3 70 3 3 1 8 4 8
8 THÁI BÌNH 260 1 26 233 72 11 148 11 18 71 16 173 127 2 4 3
9 VĨNH PHÚC 127 10 117 34 18 48 2 25 13 14 92 8 90 3 1 2 1 2
Tổng cộng: 1415 17 122 1276 474 146 608 43 143 1 268 170 948 29 656 34 12 1 49 53 12
Nguồn: Bộ Nội vụ, 2008.
Phụ lục số 7: SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU CÁN BỘ TRONG QUY HOẠCH CHỦ TỊCH XÃ
MỘT SỐ TỈNH ĐBSH (nhiệm kỳ 2020 – 2025)
TT Chức danh hiện nay
Số
lượng
Đảng
viên
Giới tính Dân tộc Tôn giáo Độ tuổi
Thời gian công tác
(Năm)
Thâm niên giữ
chức vụ hiện tại
(Năm)
Nam Nữ Kinh
D.tộc
khác
Có Không < 30 31-45 46-60 < 5 5-15
16-
30
>30 10
1 Bí thư Đảng uỷ xã 68 68 67 1 66 2 1 67 0 14 54 3 25 36 4 21 39 8
2 Chủ tịch UBND xã đ.chức 384 384 326 58 372 12 8 377 0 104 280 33 187 160 4 121 236 27
3 Phó Chủ tịch UBND xã 488 488 413 75 471 17 8 480 4 186 298 52 259 163 14 167 283 38
4 Phó Chủ tịch HĐND xã 196 196 135 61 196 9 0 196 1 58 137 25 117 53 1 48 85 63
5 Thường trực ĐU xã 328 328 231 97 320 8 3 325 0 82 246 19 130 82 97 161 124 43
6 Trưởng Công an xã 211 211 172 39 206 5 0 211 3 72 136 26 123 59 3 53 143 15
7 Chỉ huy trưởng quân sự 167 167 152 15 164 3 0 167 1 57 109 22 75 67 3 31 71 65
8 Văn phòng - Thống kê 224 167 203 21 216 8 0 224 43 170 11 40 139 29 0 47 144 33
9 Tư pháp - Hộ tịch 195 181 128 67 190 5 0 195 3 87 105 11 112 62 0 20 129 46
10 Địa chính - Xây dựng 185 174 130 55 51 134 1 184 28 86 71 28 117 36 0 22 130 33
11 Tài chính - Kế toán 198 188 134 64 69 129 0 198 16 81 101 30 113 44 11 25 72 101
TỔNG 2,644 2,552 2,091 553 2,321 332 21 2,624 99 997 1,548 289 1,397 791 137 716 1,456 472
Nguồn: Tổng hợp của Tỉnh ủy một số tỉnh đồng bằng sông Hồng,2016.
Phụ lục số 8: TRÌNH ĐỘ MỌI MẶT CÁN BỘ QUY HOẠCH CHỦ TỊCH XÃ
MỘT SỐ HUYỆN CỦA CÁC TỈNH ĐBSH (nhiệm kỳ 2020 – 2025)
TT Chức danh
S
ố
l
ư
ợ
n
g
Trình độ
B
iế
t
ti
ến
g
d
ân
t
ộ
c
K
iế
n
t
h
ứ
c
A
n
n
in
h
K
iế
n
t
h
ứ
c
Q
u
ố
c
p
h
ò
n
g
Văn hoá Chuyên môn Lý luận chính trị
Q
L
N
N
N
g
o
ại
n
g
ữ
T
in
h
ọ
c
T
H
C
S
T
H
P
T
C
h
ư
a
q
u
a
Đ
T
S
ơ
c
ấp
T
ru
n
g
c
ấp
C
ao
đ
ẳn
g
Đ
ại
h
ọ
c
T
h
ạc
s
ỹ
C
h
ư
a
q
u
a
Đ
T
S
ơ
c
ấp
T
ru
n
g
c
ấp
C
ao
c
ấp
1 Bí thư Đảng ủy 68 1 67 0 0 42 7 19 0 0 6 54 8 53 14 42 0 53 66
2 Chủ tịch UBND xã Đ.chức 384 39 345 29 27 144 34 150 0 8 26 318 24 232 40 106 11 153 198
3 Phó Chủ tịch UBND xã 488 32 456 31 42 230 23 162 0 11 60 368 26 232 41 149 12 144 200
4 Phó Chủ tịch HĐND xã 196 11 185 19 31 83 11 52 0 12 31 149 4 96 23 47 0 51 76
5 Thường trực ĐU xã 328 19 309 47 43 125 18 88 0 32 19 255 22 142 17 94 3 102 158
6 Trưởng Công an xã 211 11 200 28 13 123 23 24 0 6 57 129 19 61 8 38 3 80 50
7 Chỉ huy trưởng quân sự 167 16 151 17 11 104 3 32 0 33 27 102 5 68 20 36 0 41 80
8 Văn phòng - Thống kê 224 12 212 14 13 165 3 29 0 83 65 76 0 72 26 117 4 4 10
9 Tư pháp - Hộ tịch 195 3 192 14 5 91 5 70 0 27 61 107 0 36 35 53 6 5 18
10 Địa chính - Xây dựng 185 11 174 13 18 102 0 52 0 37 70 78 0 34 21 73 3 3 13
11 Tài chính - Kế toán 198 1 197 1 15 100 17 65 0 22 66 110 0 32 44 127 0 1 11
Tổng 2,644 156 2,488 213 218 1,309 144 743 0 271 488 1,746 108 1,058 289 882 42 637 880
Nguồn: Tổng hợp của Tỉnh ủy một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, 2016.
Phụ lục số 9. CƠ CẤU GIỚI TÍNH, DÂN TỘC, TUỔI ĐỜI, TRÌNH ĐỘ MỌI MẶT DỘI NGŨ
BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ Ở ĐBSH NHIỆM KỲ 2015-2020
Tổng
số
BTĐU
xã khảo
sát
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Hưng
Yên
Bắc Ninh
Vĩnh
Phúc
Nam
Định
Thái
Bình
Ninh
Bình
Hà
Nam
Quảng
Ninh
Tổng số Bí thư đảng
ủy xã
1929
371 143 221 144 108 133 194 267 124 104 130
Trong đó:
- Phụ nữ
57
25 8 4 4 1 3 1 2 3 3 3
- Dân tộc ít người 11 1 2 1 6
-Thành phần công nhân 20 3 1 6 1 3 1 1 4
Phân tích tổng số
1.Thời gian vào Đảng
-21/7/1954-30/4/1975 241 31 19 21 27 8 9 21 38 47 9 11
-1/5/1975 đến nay 1688 362 133 215 113 101 125 176 230 78 85 119
2.Tuổi đời
-18-35 tuổi: 47 20 3 4 1 19
-36-45 tuổi: 599 149 39 71 33 28 51 25 118 15 31 39
-46-55 tuổi: 1170 208 104 158 104 75 63 164 112 97 70 78
-56-60 tuổi 113 15 9 4 8 2 19 8 9 13 3 23
-Tuổi bình quân 47,74
3.Trình độ giáo dục
phổ thông
-Tiểu học 0
-Trung học cơ sở 208 85 3 12 10 10 39 27 11 17
-Trug học phổ
thông
1721 312 144 233 145 97 124 197 229 98 93 113
4.Trình độ chuyên
môn
-Công nhân, nhân
viên
110 11 5 58 20 9 1 4 2
-Trung học CN 608 70 41 5 49 15 26 71 125 34 91 81
-Cao đẳng 191 11 11 41 13 4 62 13 10 2 24
-Đại học 257 70 56 12 9 25 13 26 21 6 19
6.Trình độ lý luận
chính trị
- Sơ cấp 135 46 12 18 5 16 17 12 2 7
- Trung cấp 1730 342 147 223 127 104 93 181 250 110 99 118
- Cao cấp, cư nhân 64 5 5 1 25 16 1 3 3 5
7.Trình độ quản lý
- Quản lý kinh tế 459 12 31 14 33 19 44 132 47 51 29 47
- Quản lý nhà
nước
849 117 97 21 49 37 59 159 81 64 81 84
Nguồn: Bộ Nội vụ
Phụ lục số 10: SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU, TRÌNH ĐỘ MỌI MẶT ĐẠI BIỂU HĐND XÃ
CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐBSH, NHIỆM KỲ 2016 -2021
TT Tỉnh, thành phố
Số đại
biểu
được
bầu
Số đại
biểu trúng
cử
Nữ
Dân tộc thiểu
số
Trẻ tuổi (dưới
35 tuổi)
Trình độ chuyên môn
(%)
Trình độ lý luận
chính trị
Người ngoài Đảng
Người (%) Người (%) Người (%)
Dưới
ĐH
ĐH
Sau
ĐH
Trung
cấp (%)
Cao
cấp (%)
Người (%)
1 Hà Nội 16031 15059 4377 28,22 276 1,78
2.49
1
16,06 47,42 49,02 3,55 38,2 4,89 2702 17,42
2 Hải Phòng 5785 5684 1745 30,70 2 0,04 909 15,99 52,51 45,93 1,57 48,21 1,34 806 14,18
3 Hải Dương 6862 6656 1658 24,91 22 0,33 857 12,88 66,70 32,95 0,35 40,88 0,29 1155 17,35
4 Hưng Yên 4231 4079 956 23,44 3 0,17 769 18,85 69,61 30,11 0,28 41,56 1,75 688 16,87
5 Hà Nam 3026 2897 788 27,20 0 0,00 499 17,22 46,92 30,00 21,00 37,89 5,22 506 17,47
6 Nam Định 6148 5935 1315 22,16 1 0,22 892 15,03 79,46 17,80 0,74 48,09 1,15 1186 19,98
7 Ninh Bình 3845 3752 936 24,95 121 3,22 640 17,06 45,82 31,82 0,24 38,94 0,61 659 17,56
8 Thái Bình 7377 7188 1557 21,66 0 0,00 640 8,90 80,23 19,60 0,17 42,40 0,92 1006 14,00
9 Quảng Ninh 4684 4636 1550 33,43 945 20,38 1188 25,63 55,38 42,34 2,24 46,82 4,84 747 16,11
10 Bắc Ninh 3384 3212 709 22,07 1 0,03 585 18,21 62,07 32,75 1,68 40,39 0,72 608 18,93
11 Vĩnh Phúc 3758 3588 778 21,68 142 3,69 572 15,94 65,00 34,13 0,44 47,21 1,84 593 16,53
Nguồn: Bộ Nội vụ
Phụ lục số 11. Số lượng BCH Đảng bộ, bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch
HĐND, UBND xã tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015 - 2020
HĐND, UBND, cấp xã tỉnh
Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2010 –
2015.Chỉ tiêu
Ủy
viên
BCH
đảng
bộ
Trong đó
BÍ THƯ HĐND UBND
Bí thư
Phó
bí
thư
Chủ
tịch
Phó
Chủ
tịch
Chủ
tịch
Phó
Chủ
tịch
Tổng số 2036 136 245 124 123 137 203
Trong đó: + Đảng viên 2036 136 245 124 123 137 203
+ Phụ nữ 278 2 13 2 9 6 4
+ Dân tộc ít người 57 2 4 5 2 2 8
+ Thành phần xuất thân là công
nhân
+ Nghỉ hưu trí trong năm
Phân tích tổng số theo:
1. Thời gian kếy nạp đảng
+ Trước tháng 8/1945
+ Từ 8/1945 đến 20/7/1954
+ Từ 21/7/1954 đến 30/4/1975 10 2 2 2 1
+ Từ 1/5 đến nay 2026 134 243 120 123 136 203
2. Tuổi đời: + Từ 18 đến 35 tuổi 234 2 2 7
+ Từ 36 đến 45 tuổi 684 13 47 14 43 22 55
+ Từ 46 đến 55 tuổi 985 91 172 73 64 109 127
+ Từ 55 đến 60 tuổi 133 32 24 37 14 6 14
+ Từ 61 tuổi trở lên
+ Tuổi bình quân
3. Trình độ giáo dục phổ thông
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở 57 1
+ Trung học phổ thông 1979 136 244 124 123 137 203
+4. Trình độ chuyên môn kĩ 4 4
thuật
+ Công nhân kĩ thuật, nhân viên
n/vụ
59
+ Trung học chuyên nghiệp 1061 69 122 72 81 60 89
+ Cao đẳng 67 5 4 3 5 1 20
+ Đại học 606 53 105 40 26 72 79
+ Thạch sỹ 1
+ Tiến sỹ
5. Chức danh khoa học
+ Phó giáo sư
+ Giáo sư
6. Trình độ lí luận chính trị
+ Sơ cấp 287 5 2 1 1
+ Trung cấp 1573 118 234 115 121 122 197
+ Cao cấp, cử nhân 51 13 18 8 2 12 5
7. Trình độ quản lý
+ Quản lý kinh tế 62 6 10 4 4 11 11
+ Quản lý nhà nước, pháp luật 262 13 19 11 7 16 19
8. Bị sử lý kỷ luật đảng, pháp
luật
a) Xử lý kỷ luật đảng
+ Khiển trách 8 2 3 1
+ Cảnh báo 3 2 3 1
+ Cách thức 4 2 1
+ Khai trừ
b) Xử lý theo pháp luật
+ Cảnh cáo
+ Tù án treo
+ Tù giam
Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc