Luận án Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH PHAN THỊ NỞ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN TRÀ VINH, NĂM 2021 ISO 9001:2015 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH PHAN THỊ NỞ DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁ

pdf241 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN MÃ NGÀNH: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Tiết Khánh 2.TS. Trần Thanh Bình TRÀ VINH, NĂM 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tiết Khánh và TS. Trần Thanh Bình. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày tháng năm 2021 Tác giả ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Phạm Tiết Khánh TS. Trần Thanh Bình Hai Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô Trường Đại học Trà Vinh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Khoa Sư phạm đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tôi thực hiện luận án này. Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô trong các Hội đồng bảo vệ đã có những ý kiến vô cùng quý báu giúp tôi nhìn nhận sáng tỏ vấn đề nghiên cứu hơn. Xin cảm ơn Quý Thầy/Cô phản biện độc lập đã có chỉ ra những điểm chưa phù hợp, những vấn đề cần làm rõ thêm đã giúp tôi hoàn chỉnh luận án. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy/Cô và các em học sinh các trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, Trường Thực hành Sư phạm, Trường THPT Phạm Thái Bường, Trường THPT Tập Sơn, Trường THCS THPT Dân tộc Nội trú Tiểu Cần đã giúp đỡ, hợp tác khảo sát, dạy học thực nghiệm. Xin được cảm ơn tất cả Quý Thầy/Cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình cùng đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ viii DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .............................. 3 4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3 4.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................... 4 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................ 5 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................. 6 8.1 Về lí luận ................................................................................................................... 6 8.2 Về thực tiễn ............................................................................................................... 6 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 8 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIẾP CẬN NĂNG LỰC ................................................................................................. 8 1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực trên thế giới ................................................................................................................................ 8 1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực ở Việt Nam .............................................................................................................................. 10 1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC NGỮ VĂN VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................... 15 1.2.1 Giai đoạn trước 2018 ............................................................................................ 15 iv 1.2.2 Giai đoạn sau 2018 ............................................................................................... 16 1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN NÓI CHUNG VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NÓI RIÊNG ............................................. 20 1.3.1 Những nghiên cứu về thể loại truyện ngắn .......................................................... 20 1.3.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam hiện đại ........................................ 22 1.3.3 Những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thông ....................................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................... 26 CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ........................ 26 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................... 26 2.1.1 Thể loại và thi pháp truyện ngắn .......................................................................... 26 2.1.2 Lí thuyết tiếp nhận ............................................................................................... 34 2.1.3 Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản văn học ................................................. 37 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................... 40 2.2.1 Thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh ....................................................................................................... 40 2.2.2 Đánh giá thực trạng việc dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông hiện nay ................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM .................... 55 HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ........................... 55 3.1 NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................................................................................................................ 55 3.1.1 Thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học ........................... 55 3.1.2 Thống nhất giữa cái trừu tượng và cái cụ thể trong dạy học .............................. 55 3.1.3 Thống nhất vai trò chủ đạo của người dạy và vai trò độc lập, sáng tạo của người học trong dạy học .......................................................................................................... 56 3.1.4 Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học ........................................................ 57 3.2 NỘI DUNG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ..................... 58 3.2.1 Cấu phần của nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ......................... 58 3.2.2 Đánh giá chung về nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ................ 69 3.3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............ 70 3.3.1 Định hướng chung ................................................................................................ 70 v 3.3.2 Một số phương pháp dạy học cụ thể .................................................................... 72 3.4 QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 88 3.4.1 Định hướng chung ................................................................................................ 88 3.4.2 Thiết kế minh họa ................................................................................................. 94 3.5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ....................................................................... 108 3.5.1 Định hướng chung .............................................................................................. 108 3.5.2 Hồ sơ học tập của học sinh................................................................................. 109 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 114 4.1 MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM .............................................................................. 114 4.2 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ............................ 114 4.2.1 Phạm vi thực nghiệm ......................................................................................... 114 4.2.2 Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 115 4.2.3 Thời gian thực nghiệm ....................................................................................... 115 4.3 TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM ........................................................................... 115 4.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm ...................................................................................... 115 4.3.2 Quy trình tổ chức thực nghiệm .......................................................................... 116 4.4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................................ 117 4.4.1 Thực nghiệm vòng một ...................................................................................... 117 4.4.2 Thực nghiệm vòng hai ....................................................................................... 123 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................................................................................ 5 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÍ THỐNG KÊ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI .................................................................. 7 PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) ...................................................................................................... 12 PHỤ LỤC 5. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ ............................................. 26 vi ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ TRUYỆN NGẮN ................. 26 PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN ........................................................ 51 NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN ..................................................................... 51 PHỤ LỤC 7: ĐẠI DIỆN MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ................................................................................................................................ 57 PHỤ LỤC 8: BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA ..................... 61 PHỤ LỤC 9: BẢNG QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP DẠY THỰC NGHIỆM VÀ LỚP DẠY ĐỐI CHỨNG ............................................. 63 PHỤ LỤC 10: BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................... 65 KHOA HỌC ................................................................................................................ 65 vii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CTGD: CTNV 2006: CTNV 2018: CĐ: DTNT: Đ: ĐC: ĐH: GD&ĐT: GV: HS: KTDH: KTĐG: PPDH: QTDH: SGK: SGV: THCS: THPT: TNg: VNHĐ: Chương trình giáo dục Chương trình Ngữ văn 2006 Chương trình Ngữ văn 2018 Chưa đạt Dân tộc Nội trú Đạt Đối chứng Đại học Giáo dục và Đào tạo Giáo viên Học sinh Kỹ thuật dạy học Kiểm tra đánh giá Phương pháp dạy học Quá trình dạy học Sách giáo khoa Sách giáo viên Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thực nghiệm Việt Nam hiện đại viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Sự khác biệt giữa Chương trình giáo dục tiếp cận nội dung và Chương trình giáo dục tiếp cận năng lực ............................................................................................. 13 Bảng 2. 1 Bảng thống kê các đơn vị và đối tượng khảo sát ......................................... 40 Bảng 3. 1 Yêu cầu cần đạt về kĩ năng, kiến thức đọc hiểu truyện ngắn ....................... 59 Bảng 4. 1 Khảo sát các hình thức dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại .............. 118 Bảng 4. 2 Thống kê lớp dạy thực nghiệm ................................................................... 123 Bảng 4. 3 Thống kê lớp dạy thực nghiệm và lớp dạy đối chứng ................................ 124 Bảng 4. 4 Kết quả đánh giá phiếu học tập của học sinh ............................................ 128 Bảng 4. 5 So sánh kết quả kĩ năng đọc, viết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . 129 ix DANH MỤC BIỀU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 2. 1 Khảo sát ý kiến của Giáo viên về những yêu cầu cho học sinh chuẩn bị trước khi dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ........................................................ 41 Biểu đồ 2..2 Những phương pháp/kỹ thuật dạy học được Giáo viên sử dụng để dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học Phổ thông hiện nay ..................... 45 Biểu đồ 2. 3 Nhận thức của Học sinh về đọc hiểu tác phẩm ....................................... 51 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ (Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khoá 13; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, CTGD phổ thông mới (gồm CTGD phổ thông tổng thể và Chương trình các môn học, hoạt động giáo dục) của Bộ GD&ĐT (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018) đã xác định: “CTGD phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”. Theo mục tiêu này, giáo dục phổ thông Việt Nam cần chuyển từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, hướng tới phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học/hoạt động giáo dục mà mọi HS đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi HS; đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội v.v. Trong CTGD 2018, Ngữ văn là môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn; giúp HS hình thành và phát triển trước hết là năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy thông qua các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha; đáp ứng mục tiêu giáo dục ở từng cấp học. 2 Nội dung cốt lõi của môn Ngữ văn bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về văn học, giao tiếp và tiếng Việt, phù hợp với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng cấp học. Ngữ liệu dạy học Ngữ văn chủ yếu là những văn bản hoặc trích đoạn văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau gồm: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. CTNV 2018 cũng quy định một số nguyên tắc đối với việc lựa chọn ngữ liệu; trong đó có các nguyên tắc chủ yếu như: - Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. - Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, mối quan tâm của HS ở từng lớp học, cấp học; giúp HS có hứng thú để đọc, viết, nói, nghe và có niềm vui trong học tập. - Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ nhằm góp phần nuôi dưỡng ở HS tình yêu đối với văn học và niềm vui đọc sách. - Chú trọng các ngữ liệu phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc. Đó là những văn bản thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; tăng tỉ lệ các văn bản đậm tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mỹ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại Với thế mạnh của một loại hình tự sự cỡ nhỏ, truyện ngắn VNHĐ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại mà còn là mảng văn bản văn học chiếm dung lượng lớn trong cả CTNV 2006 và CTNV 2018, có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi nguyên tắc đối với ngữ liệu văn học và mọi yêu cầu của việc dạy học Ngữ văn, phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực HS theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CTGD 2018. Tuy nhiên, cũng như tất cả những nội dung dạy học khác theo CTGD 2018, quá trình chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn. Vì thế, nghiên cứu toàn diện việc dạy học truyện ngắn VNHĐ, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết, mang tính thời sự và có giá trị khoa học - sư phạm cao. 3 Ngoài ra, vốn là một thể loại cơ bản gắn liền với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại và đương đại, chú ý đến truyện ngắn VNHĐ cũng tạo nên một cơ sở giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá khái quát về diện mạo, đời sống của nền văn học Việt Nam hiện đại; và nghiên cứu việc dạy học truyện ngắn VNHĐ cũng góp phần soi sáng việc dạy học các thể loại văn học khác (trước hết là tiểu thuyết) trong CTNV 2018. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi xây dựng đề tài: “Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Luận án góp phần triển khai việc dạy học môn Ngữ văn theo CTGD phổ thông mới. Mục tiêu cụ thể: Luận án nhằm xây dựng quy trình, xác định các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để thiết thực chuyển việc dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT từ định hướng tiếp cận nội dung sang định hướng PTNL người học; đảm bảo hướng đến mục tiêu chung của CTGD phổ thông và mục tiêu cụ thể của CTNV 2018. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phân xuất nội dung đề tài, quá trình thực hiện luận án sẽ là quá trình giải quyết những câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau: - Dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL có những khác biệt gì so với dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng tiếp cận nội dung? - Nên tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo quy trình, phương pháp, hình thức như thế nào để đảm bảo PTNL Ngữ văn cho HS phổ thông? - Kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp gì vào việc đổi mới PPDH truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006 và thực hiện CTNV 2018? - Có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án để tổ chức dạy học các thể loại văn học khác trong CTNV 2006 và CTNV 2018 không? 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006. - Các văn bản truyện ngắn VNHĐ trong danh mục gợi ý của CTNV 2018. 4 4.2 Đối tượng khảo sát - GV Ngữ văn một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - HS một số lớp 10, 11, 12 một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi về nội dung + Các lí thuyết hiện đại về CTGD, dạy học và tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông. + Các lí thuyết hiện đại về dạy học Ngữ văn và tổ chức quá trình dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng PTNL người học. + Các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2006. + Danh mục gợi ý các tác phẩm truyện ngắn VNHĐ trong CTNV 2018. - Phạm vi về không gian Do không có điều kiện khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại các vùng miền, địa phương trong cả nước, tác giả luận án triển khai khảo sát thực tiễn và tổ chức thực nghiệm sư phạm tại 05 trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với đầy đủ các loại hình; trong đó bao gồm: 01 trường chuyên, 01 trường có nhiều cấp học, 01 trường đạt chuẩn ở thành phố, 01 trường đạt chuẩn ở nông thôn, 01 trường nội trú dành cho HS dân tộc thiểu số. - Phạm vi về thời gian Từ năm 2016 đến nay. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu, giải quyết những vấn đề của luận án, tác giả luận án vận dụng linh hoạt và kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Là nhóm các phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã công bố, kết hợp với các thao tác tư duy logic để rút ra những kết luận khoa học cần thiết. Nhóm này bao gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết; được sử dụng chủ yếu để xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lí luận cho đề tài, phân tích các văn bản truyện ngắn VNHĐ đang và sẽ được giảng dạy ở trường THPT. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ những đặc trưng, thuộc tính cơ 5 bản của đối tượng ấy. Nhóm này bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; được sử dụng chủ yếu để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, đánh giá mức độ đúng đắn, tính khả thi và kiểm nghiệm khả năng ứng dụng của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Là nhóm các phương pháp hỗ trợ cho việc nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn trong phạm vi đề tài. Nhóm này bao gồm: + Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng và thực nghiệm nhằm xác định rõ hơn tính khuynh hướng của nội dung điều tra và rút ra những kết luận chính xác, khách quan. + Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh các cách thức, phương pháp, hình thức, hiệu quả, hoạt động dạy học khác nhau, so sánh các kết quả khảo sát trước, trong và sau quá trình thực nghiệm. 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, vấn đề dạy học Ngữ văn tiếp cận năng lực cho đến nay vẫn đang đặt ra cho đội ngũ giáo viên rất nhiều thách thức. Thứ nhất, để kịp thời triển khai CTGD nói chung và CTNV 2018 nói riêng, chúng ta buộc phải tổ chức biên soạn các sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS và THPT theo phương thức cuốn chiếu (kéo dài từ năm 2021 đến năm 2025). Thực tế này khiến cho nhiều GV chưa thể có ngay những động thái cần thiết để dứt khoát dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực; cũng như rất khó để có một cái nhìn tổng thể về hệ thống văn bản văn học được giới thiệu và khai thác trong SGK. Thứ hai, suốt thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS, thế nhưng ngoài một số tài liệu tập huấn và những nghiên cứu nhỏ lẻ, rời rạc, các GV Ngữ văn hiện nay vẫn chưa được tiếp cận với một giáo trình Lí luận và PPDH Ngữ văn hiện đại, trong đó cung cấp những chỉ dẫn khoa học về phương pháp luận để có thể tổ chức dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực một cách bài bản. Trong bối cảnh này, nếu xây dựng được một quy trình khoa học và xác định được hệ thống các phương pháp, biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL một cách thuyết phục, đề tài sẽ trực tiếp giúp GV thiết kế các kế hoạch dạy học đối với những văn bản truyện ngắn VNHĐ và tham khảo, mô phỏng để thiết kế các kế hoạch dạy học đối với những văn bản văn học thuộc các thể loại khác (tiểu thuyết, thơ, kịch). Kết quả của đề tài, vì thế, sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong tiếp 6 nhận văn học; phát triển tư duy phản biện, năng lực giao tiếp và các năng lực cần thiết khác cho HS; góp phần thực hiện hiệu quả CTNV 2018. 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 8.1 Về lí luận - Hệ thống hoá được những quan điểm, cơ sở lí luận của dạy học tiếp cận năng lực trên thế giới và thực tiễn phát triển dạy học tiếp cận năng lực ở Việt Nam trong thời gian gần đây. - Hệ thống hoá được những quan điểm, cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học truyện ngắn VNHĐ nói riêng trong thời gian gần đây. - Xây dựng được quy trình và hệ PPDH tích cực phù hợp với yêu cầu dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo định hướng PTNL. 8.2 Về thực tiễn - Giới thiệu một số thiết kế kế hoạch dạy học (giáo án) Ngữ văn theo những đơn vị dạy học mới để GV tham khảo, chia sẻ và cùng rút kinh nghiệm khi vận dụng vào thực tiễn dạy học. - Giúp GV tháo gỡ một số khó khăn trong quá trình hiện thực hoá cách tiếp cận dạy học PTNL; góp phần làm thay đổi không khí của những giờ học văn, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học văn bản văn học ở trường THPT. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần chính văn của luận án sẽ gồm các nội dung sau: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giới thiệu, hệ thống hoá những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài theo các cụm vấn đề: 1) Những nghiên cứu về năng lực và CTGD tiếp cận năng lực; 2) Những nghiên cứu về năng lực Ngữ văn và dạy học Ngữ văn theo định hướng PTNL; 3) Những nghiên cứu về truyện ngắn và dạy học truyện ngắn VNHĐ trong nhà trường phổ thông. Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của nội dung luận án Về cơ sở lí luận: Trình bày những cơ sở lí luận chủ yếu của đề tài từ các góc độ: Thể loại và thi pháp truyện ngắn; Lí thuyết tiếp nhận; PPDH đọc hiểu văn bản văn học nhằm định hướng cho việc triển khai những vấn đề cụ thể của nội dung đề tài. Về cơ sở thực tiễn: Trình bày những số liệu, kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học truyện ngắn VNHĐ trong thời gian gần đây nhằm xác 7 định những nội dung chủ yếu cần làm để tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT một cách thiết thực, hiệu quả. Chương 3. Tổ chức dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng phát triển năng lực Xây dựng các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập truyện ngắn VNHĐ phù hợp với định hướng PTNL theo các hình thức mới: bài học tích hợp, chuyên đề, dự án. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm Kiểm nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm về khả năng ứng dụng của PPDH; đánh giá cụ thể khả năng thích ứng của HS với cách tổ chức dạy học; đồng thời xác định tính khả thi của đề tài trong điều kiện ứng dụng đại trà vào thực tế trước mắt và trong tương lai. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương Tổng quan này giới thiệu, hệ thống hoá một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài theo ba cụm vấn đề, thứ nhất là những nghiên cứu về năng lực và CTGD theo định hướng PTNL người học; thứ hai là những nghiên cứu về thể loại truyện ngắn nói chung và truyện ngắn VNHĐ nói riêng; thứ ba là những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn VNHĐ trong nhà trường phổ thông. 1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực và chương trình giáo dục tiếp cận năng lực trên thế giới Trên thế giới, theo Sandra Kerka (1998) trong công trình nghiên cứu Competency- Based Education and Training. Myths and Realities (tạm dịch: Giáo dục và đào tạo tiếp cận năng lực. Huyền thoại và thực tế) [165] đã khẳng định rằng: giáo dục tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển tại Mỹ vào những năm 1970; tiếp đó xu hướng này đã bùng nổ mạnh mẽ trong việc xây dựng CTGD mới những năm 1990 ở Mỹ, Anh, New Zealand, xứ Wales, Australia, Canada, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia v.v. Sở dĩ có sự phá...há dài Truyện ngắn - đặc trưng thể loại, Đỗ Ngọc Thạch dựng lại nguồn gốc và lịch sử phát triển của truyện ngắn ở phương Tây, so sánh sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết Tác giả nhấn mạnh truyện ngắn thường chỉ hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người; vì thế, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp: “Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm pháChi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết.” [153, tr.2]. Trong bài viết Truyện ngắn - những đường biên thể loại của Nguyễn Phương Khánh, tác giả cho rằng với nhịp sống hối hả ngày nay, con người ít có thời gian để đọc những trang viết dài nên truyện ngắn lại trở nên “hợp thời” của thời hiện tại. Và thể loại này lại là nơi gặp gỡ của nhiều thể loại, là khả năng biến hóa của chính nó. Giữa các thể loại có hiện tượng có thể giao thoa, nó gần như mờ nhòe lằn ranh giới giữa các thể loại tiểu thuyết hay truyện vừa. Tác giả lí giải việc “tái hiện một bức tranh rộng lớn đã nhường chỗ cho những mảnh vỡ của cuộc đời thực, cho những khoảnh khắc nội tâm, 22 cho những thân phận hạn hẹp, điều đó đưa tiểu thuyết và truyện ngắn đến gần nhau hơn [78, tr.94]. Mặt khác, thể loại gần nhất với thơ trữ tình là truyện ngắn vì giọng điệu, sự trùng điệp, cấu trúc vòng tròn, trong truyện gợi lên phương thức thể hiện của thơ. Thế giới bên trong của truyện ngắn thường là những cảm hứng về cuộc đời, tình người đọng lại những tình cảm tinh tế, mờ ảo, lấp lánh nỗi niềm suy tư, trăn trở về nhân thế. “Chất thơ” trong truyện ngắn giúp cho truyện ngắn có sự thẩm thấu một cách tinh tế. 1.3.2 Những nghiên cứu về truyện ngắn Việt Nam hiện đại Công trình Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử - Thi pháp - Chân dung do Phan Cự Đệ làm chủ biên là công trình khoa học nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về truyện ngắn Việt Nam từ trung đại đến hiện đại gồm 28 chương với 787 trang. Tài liệu là một tổng kết về mặt lí luận và văn học sử, tái hiện những chặng đường lịch sử và xu hướng phát triển của nền truyện ngắn Việt Nam suốt từ thời kì trung đại đến thời kì hiện đại; trong đó trọng tâm chú ý là: Lịch sử phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ năm 1900 cho đến 2006; thi pháp truyện ngắn Việt Nam và thế giới ( kết cấu và cốt truyện, tình huống và khoảnh khắc, chủ đề và chi tiết); các kiểu truyện ngắn; mối quan hệ giữa truyện ngắn hiện đại và truyện ngắn truyền thống v.v. Phần không nhỏ của công trình là các bài nghiên cứu về truyện ngắn của những nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp, Trong các chuyên luận, giáo trình quen thuộc như Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 ( Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên), Văn học Việt nam sau năm 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy (Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên), Văn xuôi Việt Nam từ 1975-1995: Những đổi mới cơ bản (Nguyễn Thị Bình) v.v. truyện ngắn VNHĐ được nhìn nhận trong bức tranh toàn cảnh quá trình vận động của cả nền văn học cho nên những vấn đề mới như: sự chi phối của ý thức văn học đối với các yếu tố của nghệ thuật tự sự như hệ thống đề tài, nhân vật, thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu, xu hướng cách tân trong hệ thống thể loại về sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn, nghệ thuật điển hình hóa, đặc điểm bao quát và phản ánh hiện thực, truyện ngắn VNHĐ trong quan hệ với tiểu thuyết, với thơ, với kịch v.v. cũng được khảo sát, phân tích kĩ hơn. Có thể nói, truyện ngắn VNHĐ “đã thoát khỏi lối kể, thực sự trở nên đa dạng với nhiều cách kết cấu, trần thuật, xây dựng cốt truyện và nhân vật” [93, tr.145]. Cùng với chuyên luận, giáo trình, một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học trong những năm trở lại đây cũng tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề xung quanh truyện 23 ngắn VNHĐ. Ví dụ: luận án của Lê Thị Hương Thủy (2013) Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay: nhìn từ góc độ thể loại; luận án của Hoàng Thị Thu Giang (2014), Truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 như một trường diễn ngôn 1.3.3 Những nghiên cứu về dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thông Từ những năm 1970, khi chuyên ngành Lí luận và PPDH Ngữ văn còn non trẻ, chúng ta có công trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm chủ biên). Trong công trình này, ở bài nghiên cứu Truyện và giảng dạy truyện, tác giả đã nhấn mạnh đến ba yếu tố tình tiết, nhân vật, lời kể; và yêu cầu về mặt phương pháp khi dạy truyện là phải: “Làm cho HS nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức là nắm được cốt truyện”[40, tr.177];“Làm cho HS cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật trong tác phẩm” [40, tr.183];“Làm cho HS cảm và hiểu được cái ý vị trong lời kể của tác giả (hay của người kể chuyện)” [40, tr.194]. Trong hàng loạt những nghiên cứu tiếp sau đó như: Nguyễn Thanh Hùng (2006), Nghiên cứu và dạy học truyện ngắn hiện đại; Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Dạy học truyện ngắn ở trường phổ thông; Trần Đăng Xuyền (2014), Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học; Nguyễn Viết Chữ (2011), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể; Nguyễn Thanh Hùng (2013), Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại. Phan Trọng Luận (2005) cho rằng: “Dạy truyện ngắn chủ yếu là phải nắm chắc được các nhân vật, các sự việc, đặc biệt là các nhân vật trung tâm và các sự kiện điển hình của tác phẩm... Khi giới thiệu cốt truyện GV nhất thiết phải giúp các em nắm chắc được hệ thống nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, quá trình phát triển tâm lí, đặc điểm cá tính, số phận của các nhân vật ra sao,...cùng với các sự kiện trong mối quan hệ hữu cơ của nó trong tác phẩm” [83, tr.700]. Còn theo Nguyễn Viết Chữ (2006): “Ở loại truyện ngắn này tất cả đều xoay quanh tình huống.... Dạy học loại truyện này không thể không phân tích sự tự vận hành của tình huống, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình huống cũng là nơi có phẩm chất thẩm mỹ nghệ thuật cao nhất” [31, tr.128]v.v. Ngoài ra, có thể tìm thấy hàng loạt gợi ý bổ ích khác như: “Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại không phải chỉ mô tả giải thích thể loại cùng cách dùng từ đặt câu, mô tả tâm lí nhân vật hay tóm lược nghĩa lộ thiên của truyện mà phải đọc ra được nghĩa ẩn kín của tác phẩm” [71, tr.297]; “Khi dạy truyện ngắn, không 24 những cần chú ý đến cốt truyện, kết cấu, nhân vật mà còn phải tập trung khảo sát tình huống truyện và nghệ thuật trần thuật.” [153, tr.127]; “Phải làm nổi bật giọng điệu, các cung bậc cảm xúc trong tác phẩm, làm rõ các tôi người kể chuyện, các tôi nhân vật” [75, tr.120]; “Dạy học loại truyện này không thể không phân tích sự tự vận hành của tình huống, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình huống cũng là nơi có phẩm chất thẩm mỹ nghệ thuật cao nhất.” [31, tr.128] Một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và PPDH Ngữ văn trong những năm gần đây cũng tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề xung quanh việc dạy học truyện ngắn VNHĐ; tiêu biểu là: luận án của Đặng Thị Mây (2010), Dạy học truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở trường Trung học phổ thông; luận án của Lê Hương Thủy (2013) Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay: nhìn từ góc độ thể loại; luận án của Hoàng Thị Thu Giang (2014) Truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 như một trường diễn ngôn; của Hoàng Văn Vĩnh (2015), Dạy học truyện ngắn 1945-1975 cho HS THPT theo hướng hoạt động sáng tạo, luận án của Đặng Vũ Công Hoài (2017) Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 (Thông tin: Đặng Vũ Công Hoài (2017) Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985; luận án tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học Xã hội) v.v. Dự án phát triển GV THPT và trung cấp chuyên nghiệp (2013), Chuyên đề bồi dưỡng GV Trung học phổ thông môn Ngữ văn; Nguyễn Văn Tùng (2013), Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm; Võ Thanh Thúy (2016), Vận dụng phương pháp dựa trên phản hồi của học sinh vào dạy học tác phẩm Chữ người tử tù; Phan Thị Nở (2019), Dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực học sinh trong chương trình Ngữ văn mới v.v., nhiều yêu cầu, gợi ý quan trọng về PPDH truyện ngắn nói chung, truyện ngắn VNHĐ nói riêng đã được đề cập đến. Nhìn chung, lí luận và PPDH truyện ngắn VNHĐ đã kế thừa và bám sát những thành tựu của lí luận và phê bình văn học, chú ý đến những yêu cầu quan trọng của tiếp nhận truyện ngắn VNHĐ để từ đó hướng dẫn HS hình thành, phát triển những kĩ năng giải mã, tạo nghĩa cho văn bản truyện ngắn, kĩ năng phân tích tiêu đề, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, chi tiết nghê thuật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, nhân vật, người kể chuyện Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu Thực trạng dạy học truyện ngắn theo đặc trưng thể loại ở trường THPT, tác giả Dương Thị Hồng Hiếu cũng chỉ ra những hạn chế cơ bản của thực trạng dạy học truyện ngắn nói chung, truyện ngắn VNHĐ nói riêng trong thời gian qua; đó là “phần lớn các GV chưa thực sự quan tâm 25 đến việc xây dựng mục đích đọc văn bản cho HS”, “dù có khai thác truyện ngắn dựa trên các đặc trưng thể loại nhưng việc khai thác còn rời rạc, chưa xâu chuỗi, chưa trở thành chiến lược dạy cho cả cụm bài nên hiệu quả trong việc xây dựng kĩ năng đọc tác phẩm theo thể loại chưa cao”, “ít quan tâm đến việc làm sao để HS có thể sử dụng những kinh nghiệm đọc tác phẩm hiện tại cho những tác phẩm cùng thể loại khác.” [59, tr.136]. Tiểu kết Nhìn chung, những công trình, bài viết có liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với đề tài luận án khá phong phú, đa dạng. Tất cả những công trình, bài viết đó đều đem lại những đóng góp nhất định vào hành trình nghiên cứu và giảng dạy truyện ngắn VNHĐ trong thời gian qua; đồng thời cung cấp những cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện luận án này. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào xây dựng hoàn chỉnh quy trình dạy học truyện ngắn VNHĐ theo định hướng PTNL; cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn hoàn chỉnh quy trình, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn VNHĐ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay. Đặc biệt, đến thời điểm này những nghiên cứu chuyên sâu việc vận dụng quy trình, phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học truyện ngắn VNHĐ nhằm PTNL, phẩm chất người học vào thực tiễn dạy đọc ở trường phổ thông chưa có. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề dạy học truyện ngắn VNHĐ ở trường phổ thông theo hướng PTNL người học nhằm cung cấp thêm cho GV những tài liệu tham khảo hữu ích để tiệm cận và thực hiện dạy học theo CTGD phổ thông Ngữ văn 2018 trong thời gian tới được xem là hướng nghiên cứu thời sự và có tính khoa học - sư phạm cao. 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1.1 Thể loại và thi pháp truyện ngắn 2.1.1.1 Thể loại truyện ngắn Hiện nay, trong thuật ngữ văn học tồn tại hai khái niệm: loại thể văn học và thể loại văn học. Tuy rằng trên thực tế, nhiều khi hai khái niệm này được dùng không phân biệt, có nghĩa tương đương nhau nhưng thật ra, đây là hai khái niệm khác nhau, được phân biệt với nhau về mặt cấp độ. Loại (loại thể văn học) là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học; là phạm trù phân loại các tác phẩm văn học vốn đa dạng, đồng thời có sự giống nhau, thành từng nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định (loại tự sự, loại trữ tình, loại kịch). Còn thể (thể loại văn học) là khái niệm nhỏ hơn loại, nằm trong loại. Nói cách khác, loại thể văn học là những nhóm loại hình văn học lớn; trong mỗi loại thể có những nhóm nhỏ hơn là thể loại. Về cơ bản, thể loại văn học là “dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức miêu tả tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [50, tr.3]. Nói về tầm quan trọng của thể loại văn học, M. Bakhtin đã từng khẳng định: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì hoặc hạng ba” [4, tr. 27-28]. Trong các thể loại văn học, truyện ngắn có một vị thế hết sức đặc biệt: “chiếm giữ tất cả các đề mục của phương tiện truyền thông: nó được sự mến mộ của các tạp chí có số phát hành lớn, được phát trên sóng truyền thanh, được chuyển thể trên màn ảnh rộng và truyền hình. Đồng thời nó cũng chiếm giữ một dung lượng quan trọng trong các nhật báo” [50, tr.3]. Tuy nhiên, đây cũng là một thể loại đa hình hài, luôn sẵn sàng cho mọi biến đổi; vì thế khái niệm “truyện ngắn” luôn thay đổi tuỳ thuộc vào thời đại cũng như tuỳ thuộc vào quan niệm của tác giả, của nhà lí luận, phê bình văn học. 27 Trong công trình Đọc truyện ngắn (2017), Daniel Grojnowski đã dẫn lại định nghĩa truyện ngắn của Từ điển Robert (tập IV, 1980): “Thể loại mà ta có thể định nghĩa như một truyện kể (rescit) thường ngắn, có kết cấu kịch (thống nhất hành động), nhân vật không nhiều, tâm lí nhân vật chỉ được chú ý trong chừng mực chúng tác động tới sự kiện là trung tâm của truyện kể” [48, tr.14]. Như vậy, đặc trưng của truyện ngắn không phải thể hiện ở đề tài mà thể hiện ở phương thức thuật, kể: “Truyện ngắn là dành cho sự súc tích, nó thuật lại các sự kiện nổi bật, chí ít cũng là chuyên tâm vào việc tuân thủ một khoảnh khắc được lựa chọn” [48, tr.15]. Từ góc độ thể loại, truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền mạch, đọc một hơi không ngừng nghỉ” [63, tr.370]. Khác với tiểu thuyết (là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn của nó, phối hợp một số lượng đáng kể các nhân vật liên kết với nhau qua nhiều tuyến, nhiều hoạt động, trải dài trong một không gian, thời gian rộng lớn), truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Cũng chính vì vậy, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, song tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống: “Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề, đó là tình huống”, “tình huống là một lát cắt của cuộc sống, là vực xoáy trên dòng sông, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm” [93]. Bên cạnh khái niệm “truyện ngắn”, một khái niệm nữa liên quan trực tiếp đến đề tài là khái niệm “truyện ngắn hiện đại”. Theo Nguyễn Thanh Hùng: kiểu truyện ngắn quá khứ “chỉ gây một ấn tượng duy nhất trong tâm trí độc giả”, “chỉ cần một cốt truyện thôi” đã không còn phù hợp với truyện ngắn hiện đại nữa. “Truyện ngắn hiện đại không nhằm vào đối tượng miêu tả. Nó là sự sản sinh suy tư cho người đọc (...). Chắc chắn truyện ngắn hiện đại ngày càng ít đưa lại sự diễn đạt trực tiếp tình cảm như thế kỉ trước. Nó ít thể hiện và tham dự vào nỗi niềm cần được khuây khoả như truyện ngắn quá khứ (...). Sự lớn lao của truyện ngắn hiện đại là chỗ nó không tìm kiếm sự tuyệt hảo, sự kết thúc trong yên tĩnh và cố tình làm dịu êm số phận. Truyện ngắn hiện đại không sát hạch 28 mà là khảo sát cuộc sống, mà cuộc sống không phải là những gì diễn ra, cuộc sống là những vùng đất của những khả năng của con người, là tất cả những gì con người có thể trở thành, tất cả những gì nó có thể là nó” [70, tr.123-124]. Lí luận văn học cũng đã xác định: truyện ngắn hiện đại là một trong những thể loại năng động nhất và có khả năng nhạy bén khi bắt nhịp với sự thay đổi của mỗi thời đại; là thể loại thổi những làn gió mới lạ sớm nhất và mạnh mẽ nhất trong dòng chảy văn học. Điều đó khiến cho phạm trù thể loại truyện ngắn luôn có những biến đổi lớn lao. Theo nhà văn người Nhật Kobo Abe: “Tính kịp thời là một đặc điểm đáng ngạc nhiên của truyện ngắn. Đó là một sự tự do, nó cho phép truyện ngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm. Mặt khác, truyện ngắn cũng có khả năng “chín” rất nhanh. Hình thức truyện ngắn vừa luôn luôn vỡ ra, thay đổi; vừa luôn luôn được hàn gắn, cấu trúc lại” [101, tr.106]. Tương tự như vậy, nhà văn người Mỹ gốc Armenia William Saroyan, tác giả của hơn 1500 truyện ngắn cũng khẳng định: “Chừng nào trên trái đất này còn nhà văn, và họ còn viết, truyện ngắn còn tìm được cách nhập vào mọi hình thức thể tài, chọn cho mình mọi dung lượng, mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt ra, phá tung mọi hình thức, khuôn khổ, phong cách đó” [101, tr.97]. Bàn về tính ổn định và tính phát triển của thể loại văn học, M. Bakhtin đã viết: “Thể loại bao giờ cũng vẫn thế, bao giờ cũng đồng thời vừa cũ vừa mới. Thể loại được tái sinh và đổi mới trong từng giai đoạn mới của sự phát triển văn học và trong từng tác phẩm cá biệt của thể loại đó. Và đó là đời sống của thể loại” [90, tr.346]. Nhìn vào thực tiễn của truyện ngắn VNHĐ, chúng ta cũng ghi nhận không ít sự giao thoa của truyện ngắn với những thể loại khác, trong đó trước hết và đặc biệt là với tiểu thuyết. Nhận định về truyện ngắn VNHĐ những năm 90, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Hình như bây giờ rất khó tìm thấy một truyện ngắn “thoáng chốc” kiểu Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu ngày xưa. Hầu hết mỗi truyện ngắn là cả một cuộc đời, một số kiếp, thậm chí một thời đại. Cầm cái truyện ngắn nghe nặng trịch trong tay. Dung lượng của nó là dung lượng của tiểu thuyết phơi bày tất cả mấy năm trước, nhưng nó lại ngắn – cái ngắn này là vô cùng quan trọng – ngắn, bắt buộc phải ngắn, cố tình ngắn, nên đã loại bỏ đi được rất nhiều tạp chất, để cho tác phẩm đặc sệt lại thành một thứ quặng ròng, nặng và nhọn. Nó ngắn, nên nó mạnh hơn tiểu thuyết, cái mạnh của mũi dùi, mũi lê” [100]. 29 Theo kinh nghiệm của nhà văn Nguyễn Kiên, có thể xem tác động qua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là điều hiển nhiên trong quá trình nhà văn tìm tòi, trộn lẫn hoặc đan xen, tận dụng khả năng liên kết, phối hợp các hình thức tự sự khác nhau: “Truyện ngắn trong suốt quá trình phát triển, luôn đứng trước một thách thức: phải làm sao sức chứa và sức nặng vượt thoát được ra ngoài cái khuôn khổ bé nhỏ mà nghệ thuật khuôn nó vào. Lẽ dĩ nhiên, truyện ngắn phải tự tìm tòi, đồng thời, nó cũng nhìn sang tiểu thuyết” [128, tr. 341]. Còn đối với giới nghiên cứu lí luận và phê bình văn học, hiện tượng truyện ngắn tiểu thuyết hoá trong văn học VNHĐ ngày càng được khảo sát, phân tích kĩ lưỡng, đa dạng hơn. Chẳng hạn, Nguyễn Đăng Điệp nhận định về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: “Gia tài văn chương Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu là truyện ngắn. Nhưng điều đáng chú ý là mỗi một truyện ngắn của ông lại mang sức nén của một tiểu thuyết trường thiên. Diễn đạt gọn hơn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được viết bằng tư duy tiểu thuyết” [43, tr.154]. Quả nhiên, truyện ngắn Giọt máu (Nguyễn Huy Thiệp) không phải là chuyện của một vài nhân vật mà là chuyện về cả một dòng họ, chuyện của nhiều con người, nhiều cuộc đời trải qua nhiều biến cố trong suốt chiều dài lịch sử gia tộc họ Phạm. Trong Thương nhớ đồng quê (Nguyễn Huy Thiệp) có sự tồn tại đồng thời của nhiều mạch truyện: ngoài mạch truyện chính là Nhâm, có nhiều mạch truyện khác về sư Thiều, chú Phụng, ông giáo Quỳ v.v. Ngoài ra, cũng có thể nhìn thấy hiện tượng kĩ thuật tiểu thuyết xâm lấn vào truyện ngắn VNHĐ ở nhiều sáng tác khác. Ví dụ: kĩ thuật đan xen giữa quá khứ và hiện tại, hiện thực và suy tưởng trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư); kĩ thuật nối dài cuộc đời nhân vật trong hai truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), ở hai truyện ngắn đó, lão Khúng đều là nhân vật chính v.v. 2.1.1.2. Thi pháp truyện ngắn Thi pháp học là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về hệ thống các phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học. Trong quan niệm của M.B. Khravchenko: “Nếu như không đòi hỏi một định nghĩa trọn vẹn, bao trùm được tất cả thì theo tôi, có thể xác định thi pháp học như một môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, khám phá cuộc sống một cách hình tượng...” [80, tr.23]. Theo nghĩa rộng, thi pháp học nghiên cứu đặc trưng của các loại hình, thể loại văn học, các dòng và trào lưu, các phong cách, phương pháp, nghiên cứu quy luật liên 30 hệ nội tại và tương quan các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật... Theo nghĩa hẹp, thi pháp học nghiên cứu hình thức và ngôn ngữ của văn học nói chung, tác phẩm văn học nói riêng; chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản tham gia vào việc tạo thành ấn tượng thẩm mĩ của tác phẩm văn học v.v. Trong tương quan giữa thi pháp học với thể loại truyện ngắn, có thể hệ thống hoá một số khía cạnh, đặc trưng cơ bản của thi pháp truyện ngắn như sau: a. Cốt truyện Cốt truyện bao gồm tất cả các hành động, biến cố được truyện ngắn kể lại theo một trật tự logic nhất định. Cốt truyện - hệ thống làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm - thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế; không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. A.Tolxtoi cho rằng chính cốt truyện tạo nên sức thuyết phục của chủ đề và tư tưởng của tác phẩm; vì vậy: “Cần tìm cho được cốt truyện. Đôi khi chỉ xảy ra trong chốc lát vài giây thôi, nhưng giống như một thứ thuốc thử đậm đặc, những cốt truyện hay có khả năng khiến cho những tư tưởng, những quan sát và những hiểu biết chồng chất, hỗn loạn bỗng hiện ra thành lớp lang rành mạch” [130, tr.77]. Theo truyền thống, cốt truyện thường được diễn biến theo chiều hướng Mở đầu - Thắt nút - Phát triển - Đỉnh điểm - Kết thúc. Còn theo quan niệm hiện đại, sơ đồ cốt truyện là: Tình thái đầu truyện - Yếu tố gây vấn đề - Tiến triển của vấn đề - Giải quyết vấn đề - Tình thái cuối truyện [138]. b. Nhân vật Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người; nói như nhà văn Tô Hoài: “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [63, tr.127], là trụ cột của truyện ngắn. Nhân vật của truyện ngắn, do bị giới hạn về dung lượng, nên số lượng thường không nhiều. Nhân vật truyện ngắn phải được hiểu theo một nghĩa khá rộng, có khi là người như Chí Phèo, Thị Nở (trong Chí Phèo), Nguyệt, Lãm (trong Mảnh trăng cuối rừng) và cũng “có khi là giống vật, có khi chỉ là cái mũ của một ông hàn chẳng hạn” [122, tr.73]. 31 Gắn liền với khái niệm nhân vật là khái niệm tính cách. Nói đến tính cách là nói đến những đặc điểm tâm lí ổn định chi phối mọi hành vi, thái độ và bộc lộ cốt cách, phẩm chất của nhân vật. Tính cách nhân vật là sự thống nhất giữa bản chất bên trong và những biểu hiện muôn màu muôn vẻ bên ngoài: tên riêng, biệt danh, ngoại hình, cử chỉ, lời ăn tiếng nói c. Thời gian nghệ thuật Trong truyện ngắn, sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian, gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và tạo thành thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người cũng như sự cảm thụ độc đáo, sáng tạo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong cuộc sống; được tác giả thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như: dồn nén, kéo dài, đảo ngược, đồng hiện... mà theo cách diễn đạt của Daniel Grojnowski, đó là thời gian dồn nén, thời gian giãn nở, thời gian hỗn hợp [48, tr.141]. Khi tìm hiểu hình tượng thời gian, người đọc không chỉ miêu tả lại sự miêu tả thời gian mà còn phải tìm cách thiết lập mối quan hệ giữa thời gian đó với những phạm trù, ý nghĩa triết lí khác. Cần phải hiểu “Thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian, có nghĩa là thời gian được xử lí lại theo góc độ chủ quan của người kể truyện, nét đặc trưng nhất của nghệ thuật thời gian” [54, tr.147]. Chẳng hạn: văn sĩ Hộ (trong Đời thừa) bị gánh nặng gia đình lấn át mộng văn chương đâm ra phẫn chí, uống rượu say về hành hạ, hắt hủi vợ con. Tỉnh cơn say, anh ta hối hận, hứa sẽ tu chí, bỏ rượu nhưng sự hối hận này dự báo một cơn say nữa sẽ đến, chứ không phải lại là một văn sĩ Hộ hiền lành, chí thú như ngày xưa. Cái ngày xưa tốt đẹp đối với anh ta đã một đi không trở lại. Còn trong truyện ngắn Sống với thời gian hai chiều, Vũ Tú Nam lại đặt nhân vật ở thời điểm hiện tại và ngoái nhìn quá khứ để chiêm nghiệm dòng chảy của thời cuộc qua hai cuộc chiến tranh... d. Không gian nghệ thuật Hình tượng không gian là một trong những yếu tố quan trọng của truyện ngắn. Vai trò của nó trong văn bản không đơn giản ở việc xác định vị trí, nơi diễn ra các sự kiện, nơi gặp gỡ các nhân vật, cũng không đơn giản là việc tái hiện những đặc trưng của vùng quê này hay miền đất kia mà luôn gắn liền tâm lí, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người. Nói cách khác, không gian được kể, được tả trong truyện bao gồm không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí; và trong nhiều tác phẩm truyện 32 ngắn VNHĐ gần đây, không gian tâm lí thường chiếm ưu thế, chẳng hạn: Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Trại bảy chú lùn của Bảo Ninh, Năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang v.v. “Chỉ ra không gian của một truyện ngắn, đó là đồng thời tính tới hiện thực được không gian gợi ra, tới tính hữu ích cho hành động, tới những ý nghĩa mà không gian gợi ra” [53, tr.125]. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khám phá và chiếm lĩnh không gian cuộc sống, không gian nghệ thuật theo khoảng cách gần - xa: khi chiếc thuyền ở ngoài xa, cuộc sống hiện lên giống như một bức tranh đẹp, lãng mạn và thơ mộng; nhưng khi nhà văn kéo con thuyền nghệ thuật lại gần bờ để nhìn ngắm kĩ hơn, thì đó lại là một bức tranh hoàn toàn khác. Và từ sự đối lập đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc thông điệp về con người và nhân tính của con người. e. Nghệ thuật trần thuật Nghệ thuật trần thuật cũng là một đặc điểm quan trọng của truyện ngắn, thường là chấm phá nhằm “thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này. Nó đánh dấu sự đổi thay điểm chú ý của ý thức văn học từ hệ thống sự kiện thắt nút, mở nút sang chủ thể thẩm mỹ của tác phẩm tự sự” [50, tr.248]. Nghệ thuật trần thuật giúp cho người nghiên cứu đi sâu khám phá những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của mỗi nhà văn, trên cơ sở đó, người đọc tiếp nhận và giải mã cấu trúc bên trong tác phẩm, đồng thời có thể đánh giá những sáng tạo, những đóng góp của nhà văn. Khi trần thuật, tác giả tạo ra những sắc thái giọng điệu khác nhau để biểu hiện thái độ, cảm xúc, tình cảm, quan niệm ứng xử của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh. Trong truyện, giọng điệu chủ yếu gồm: giọng điệu nhân vật đối với thế giới và giọng điệu của người kể chuyện đối với nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: giọng điệu được hiểu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, xơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [50, tr.91]. Đối với truyện ngắn, giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu trong phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm mà còn là yếu tố đóng vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Hơn nữa, giọng điệu ở đây không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc 33 đặc thù để nhận ra người nói mà còn là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ” phụ thuộc vào cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, khuynh hướng nghệ thuật của tác giả và của thời đại. Trở lên trên là một vài đặc trưng cơ bản của thể loại và thi pháp truyện ngắn. Mặc dù chưa đầy đủ nhưng những đặc trưng đó cũng cung cấp cơ sở để chúng ta hiểu thêm rằng, về PPDH: Thứ nhất, cần thống nhất cách tiếp cận tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể với cách tiếp cận tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp; vì "Thi pháp phải bắt đầu với thể loại" [5, tr.25] và “Có nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng “giải mã” được các tác phẩm thuộc thể loại” [144, tr.5-6]. Thứ hai, dạy học tác phẩm văn học bám sát đặc trưng thi pháp loại thể chủ yếu là hướng dẫn HS khám phá, phát hiện, phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó chứ không phải là chú trọng tới các yếu tố bên ngoài tác phẩm như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội.. Thứ ba, dạy học truyện ngắn cần quan tâm trước hết đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn, nghệ thuật trần thuật từ đó cung cấp tri thức công cụ để HS tự lĩnh hội và khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Thứ tư, trong dạy học ...ị đuổi học và không được vào làm việc ở bất cứ công sở nào trên toàn cõi Ðông Dương. Cùng một nhóm bạn, vượt biên giới sang Lào; bị bắt ở Thái Lan, đưa về giam ở Thanh Hóa. Hơn một năm sau, ra tù. Ði trái phép vào Sài Gòn, đến Vinh thì bị bắt và bị quản thúc ở Thanh Hóa. Nguyễn Tuân lâm vào tình trạng khủng 43 Văn bản Ý chính hoảng, lao vào con đường ăn chơi trụy lạc, thành kẻ “đại bất đắc chí” như một người “hư hỏng hoàn toàn”. Năm 1938, tham gia vào đoàn làm phim “Cánh đồng ma” quay tại Hồng Kông. Từ 1942 đến 1945, ngày càng bế tắc, suy sụp; đã có ý định tự sát. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân chân thành đứng vào hàng ngũ nhà văn Cách mạng. Năm 1950, vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Từ 1948-1958, là tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, hăng hái tham gia hai cuộc kháng chiến. Tiếp tục đi nhiều, có mặt ở tuyến lửa ác liệt, dùng văn chương ngợi ca đất nước và cùng nhân dân đánh giặc. 1.2. Con người Nguyễn Tuân là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa, uyên bác. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt, có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt. Rất mực đề cao và chú tâm gìn giữ nhân cách nghệ sĩ, nên Nguyễn Tuân căm ghét thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa. 2. Sự nghiệp văn học 2.1. Quan niệm nghệ thuật Nguyễn Tuân là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật” (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”. 2.2. Các giai đoạn sáng tác và tác phẩm tiêu biểu - Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng tác của ông dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa, những “vẻ đẹp xưa” chợt sống dậy trong niềm xót xa tiếc nuối khôn nguôi. Tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc 44 Văn bản Ý chính (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945). - Sau 1945, Nguyễn Tuân viết đều đặn, càng tỏ ra sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật. Nhà văn có dịp đi nhiều, ông phát huy hết mọi sở trường, cất cao lời ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong thời đại mới. Tác phẩm tiêu biểu: Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994). 2.3. Phong cách nghệ thuật Cái ngông tồn tại như hạt nhân, chi phối toàn bộ các phương diện của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân từ đề tài, hệ thống nhân vật cho đến thể loại, giọng điệu, ngôn ngữ. Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân bao giờ cũng mang dáng vẻ riêng, độc đáo và đẹp - vẻ đẹp của tài hoa, của nhân cách. Ở cả hai giai đoạn sáng tác, nhà văn luôn trân trọng những “đấng tài hoa” và say mê miêu tả. Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn ở sự linh hoạt, phong phú đến thần tình của giọng điệu. Ðặc điểm nổi bật của giọng điệu tùy bút Nguyễn Tuân chính là sự phong phú, đa thanh, thỏa mãn đến hoàn hảo những sắc thái tình cảm tinh tế nhất. Có nhiều chi tiết tưởng rất bình thường nhưng bằng giọng điệu độc đáo, khả năng quan sát sắc sảo, thông minh, hóm hỉnh cộng với hệ thống lý lẽ khúc chiết, những triết lý có chiều sâu - nhà văn đã khiến nó trở nên lung linh kỳ ảo, gợi mở nhiều liên tưởng mới lạ. Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú do cần cù tích lũy cả đời, với lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ. Không chỉ góp nhặt những từ sẵn có, ông còn luôn có ý thức sáng tạo từ và cách dùng từ mới, lạ. Rất nhiều từ ngữ tưởng như đơn nghĩa hoặc cũ mòn, nhưng khi vào tay ông, chợt trở nên dồi dào sức 45 Văn bản Ý chính biểu hiện. Từ sau Cách mạng tháng Tám, không còn cực đoan nữa, Nguyễn Tuân dùng ngôn từ như công cụ đắc lực để cất cao lời ngợi ca tổ quốc, ngợi ca nhân dân mình và giáng những đòn thật cay độc vào bản chất tàn bạo của kẻ thù. 3. Kết luận Với phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng tiếng Việt điêu luyện, thể loại tùy bút điêu luyện in dấu đậm nét cái “tôi” độc đáo, Nguyễn Tuân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển văn xuôi quốc ngữ Việt Nam hiện đại. 4. Phiếu học tập 4 Họ và tên HS: Nhóm: .. PHIẾU HỌC TẬP 4 Đọc các đoạn văn bản sau: (1) Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh, trợn mắt húp một cái đánh “soạt”. Rồi ông vừa nhai, vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Bà Nghị cầm đĩa dò kho ăn dở, chút vào trong niêu, sai thằng bếp treo lên lao màn và dặn: - Bà đã đếm kỹ từng miếng rồi đấy. Còn mười bốn miếng tất cả. Hễ mất miếng nào thì chết với bà! Thằng bếp bưng mâm cơm ra. Thằng nhỏ đệ chậu nước vào. Ông Nghị, bà Nghị mỗi người dúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng. Hai đứa đầy tớ đứng hai bên cầm quạt phẩy lại. Bà Nghị mở cái tráp tròn lấy trầu và cau nhai với một vài sợi thuốc. Ông Nghị nhắc cái điếu ống để trên trốc tủ, giặt thuốc, châm lửa, vít cái xe chúc vào miệng. Bắt chân chữ “Ngũ” ông vểnh mặt hút sòng sọc một hơi: - Con mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà...! (Tắt đèn, Ngô Tất Tố, NXB Văn học, 2016) (2) Ông vứt bịch khăn xuống sập, cởi áo sa, áo trắng, và áo cộc ra. Bên bức truyền thần một ông quan mũ áo chỉnh tề, hiện ra một thằng người trơ trơ bằng thịt bằng xương. Nói cho đúng, thịt thì Nghị Lại hiếm, nhưng xương thì ông rất nhiều, vì 46 ông cởi trần, nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng như cả bộ xương xộc xệch ấy chỉ dính vào nhau một cách lỏng lẻo, mà va vào đâu một tí, là cả cái khung người phải bẹp rúm ró, khó lòng nắn lại cho nó nguyên hình. (Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, NXB Văn học, 2016) (3) Nhưng cụ không phải là một người ưa than thở. Than thở chẳng ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác. Cụ bá Kiến không cần than thở: trị không lợi thì cụ dùng. Cụ nghĩ bụng cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò? Thế lực của cụ sở dĩ lấn át được những vây cánh khác, một phần lớn cũng bởi cụ biết mềm biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến, chỉ cho nó dăm hào uống rượu, là có thể sai nó tác hại bất cứ anh nào không nghe mình. Gặp người bướng bỉnh, đanh thép thì nó lừa đốt nhà hay cho mấy lát dao; gặp người non mặt, thì nó quăng vào chai rượu lậu, hay gây sự rồi lăn ra kêu làng. Có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn, nếu không thì giữa đám dân hiền lành và yên phận này, khéo lắm chỉ bóp nặn được vào vụ thuế. Thuế một năm có một lần nếu chỉ trông vào đấy thì bán cha đi cũng không đủ để bù vào chỗ ba, bốn nghìn bạc chạy chọt để tranh triện đồng. (Chí Phèo, Nam Cao, NXB Văn học, 2016) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Ba đoạn văn bản trên viết về đối tượng nào? Những đối tượng được miêu tả có điểm gì giống và khác nhau (Gợi ý: Về đặc điểm được lựa chọn để miêu tả? cách thể hiện thái độ của nhà văn?) Câu 2. Tại sao cùng viết về một đối tượng, xong cách viết của ba nhà văn lại có sự khác nhau? Cách viết khác nhau cùng một đối tượng của ba nhà văn trong một giai đoạn lịch sử như vậy có ý nghĩa gì đối với nền văn học? 47 5. Phiếu học tập 5 Họ và tên HS: Nhóm: .. PHIẾU HỌC TẬP 5 Đọc các đoạn văn bản sau: Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân trong gia đình nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940). “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Qua vụ thuế ở làng quê, nhà văn đã dựng lên bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam đương thời. “Tắt đèn” đã làm nổi bật mối xung đột giải cấp hết sức gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy. Trong tác phẩm, nhà văn đã phơi trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn phong kiến thống trị nông thôn, từ bọn địa chủ keo kiệt, độc ác, bọn lí hào tham lam, hống hách, bọn quan lại dâm ô, bỉ ổi đến bọn tay sai hung hãn, đểu cáng. Chúng mỗi tên mỗi vẻ nhưng tất cả đều không có tính người. Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ nông dân sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng có những phẩm chất cao đẹp. Tài năng tiểu thuyết của Ngô Tất Tố được thể hiện rất rõ trong việc khắc họa nổi bật các nhân vật tiêu biểu cho các hạng người khác nhau ở nông thôn, tất cả đều chân thật, sống động. (Theo Nguyễn Hoành Khung) Câu 1. Văn bản trên viết về nội dung gì? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu và phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Văn bản có những nội dung nào? Câu 3. Trong những nhan đề sau, theo em nhan đề nào phù hợp nhất để đặt cho văn bản? Tại sao? 48 A. Ngô Tất Tố và tiểu thuyết “Tắt đèn” B. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố C. Nhà văn Ngô Tất Tố D. Ngô Tất Tố - cây đại thụ của văn xuôi Việt Nam Câu 4. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu tác giả văn học trong văn bản trên. 5. Phiếu học tập 6 Họ và tên: Nhóm trình bày: .. PHIẾU HỌC TẬP 6 NGUYỄN CÔNG HOAN I. Tiểu sử Cuộc đời - Tên thật: ......................... Năm sinh – năm mất: .. - Bút danh: - Hoàn cảnh xuất thân: . - Những cột mốc quan trọng trong cuộc đời: + .. .. + .. .. Con người II. Sự nghiệp văn chương Tác phẩm chính Các giai đoạn sáng tác 49 Quan điểm nghệ thuật Phong cách nghệ thuật 6. Phiếu học tập 7 Họ và tên: Nhóm trình bày: .. PHIẾU HỌC TẬP 7 THẠCH LAM I. Tiểu sử Cuộc đời - Tên thật: ......................... Năm sinh – năm mất: . - Bút danh: - Hoàn cảnh xuất thân: - Những cột mốc quan trọng trong cuộc đời: + . + . Con người II. Sự nghiệp văn chương Tác phẩm chính Các 50 giai đoạn sáng tác Quan điểm nghệ thuật Phong cách nghệ thuật 7. Phiếu đánh giá bài thuyết trình Họ và tên HS: Nhóm: .. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH Tên tác giả: ................................................. TT Yêu cầu cần đạt Điểm tối đa Điểm chấm 1 Hình thức trình bày 3,0 - Tác phong: tự tin, tương tác tốt với mọi người, kết hợp ngữ điệu để tạo sự chú ý. - Kết hợp các phương tiện, thiết bị: slide chiếu, video, tranh ảnh,. 1,0 2,0 2 Nội dung 7,0 - Dẫn dắt, nêu ấn tượng chung về tác giả 0,5 - Tiểu sử: đầy đủ và chính xác các thông tin về năm sinh, năm mất, quê quán, hoàn cảnh xuất thân, những cột mốc chính trong cuộc đời, - Đặc điểm về con người: tính cách nổi bật 1,5 0,5 - Sự nghiệp văn chương + Tác phẩm chính + Các giai đoạn sáng tác + Quan điểm nghệ thuật + Phong cách nghệ thuật 1,0 1,0 1,0 1,0 - Đánh giá chung về vị trí/ đóng góp của tác giả 0,5 Tổng điểm 51 PHỤ LỤC 6: KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN Chuyên đề: ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC (Số tiết: 10 tiết ) I. TỔNG QUAN CHUYÊN ĐỀ Giới thiệu tổng quan về chuyên đề: Chuyên đề được thực hiện sau khi HS đã đọc hiểu và tự đọc một số truyện ngắn VNHĐ như: Chí Phèo (Nam Cao), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan) Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); thời lượng thực hiện chuyên đề là 10 tiết, trong đó 06 tiết thực tế trên lớp và 04 tiết học sinh trải nghiệm hoạt động ngoài lớp. II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1) Về năng lực 1.1. Kĩ năng đọc (1) Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật và sự nghiệp văn chương của một số tác giả truyện ngắn VNHĐ tiêu biểu; (2) Hiểu khái niệm phong cách nghệ thuật, các tính chất và quy luật của phong cách; So sánh để thấy được những nét riêng độc đáo trong phong cách nghệ thuật của một số nhà văn tiêu biểu trong văn học VNHĐ; (3) Vận dụng những kiến thức về phong cách nghệ thuật để đọc - hiểu, cảm nhận các tác phẩm đã học và đọc thêm của các tác giả lớn; (4) Biết cách đọc để thu thập thông tin về một tác giả văn học lớn; 1.2. Kĩ năng viết. (5) Biết viết bài giới thiệu về một tác giả văn học đã học; 1.3. Kĩ năng nói và nghe (6) Biết chọn lựa một hình thức phù hợp để giới thiệu về một tác giả truyện ngắn VNHĐ; (7) Phát triển kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể; biết kết hợp các thao tác lập luận để lập luận bảo vệ quan điểm của bản thân; Biết khai thác và sử dụng phương tiện nghe nhìn (sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh, clip,...) để tăng hiệu quả thể hiện ý tưởng khi thuyết trình, hoàn thành các sản phẩm của dự án; (8) Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá 52 được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt; (9) Tranh luận được một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau; tôn trọng người đối thoại; thể hiện được thái độ cầu thị khi thảo luận, tranh luận và biết điều chỉnh ý kiến khi cần thiết để tìm giải pháp trong các cuộc thảo luận, tranh luận; 1.4. Năng lực chung (10) NL tự chủ và tự lực. Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân; (11) NL giao tiếp và hợp tác. Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin; (12) NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; 2) Về phẩm chất (13) Chăm chỉ. Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng; tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai; (14) Nhân ái. Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân; III. XÂY DỰNG Ý TƯỞNG CHO DỰ ÁN 1. Tên dự án: Nhà văn và những người bạn 2. Ý tưởng xuất phát của dự án 3. Bộ câu hỏi định hướng - Câu hỏi khái quát: Điều gì tạo nên sức sống của một tác giả truyện ngắn VNHĐ? - Câu hỏi bài học: Làm thế nào để đánh giá được vị trí của một tác giả văn học nói chung, tác giả truyện ngắn VNHĐ nói riêng? Những hình thức nào sẽ giúp chúng ta giới thiệu được một tác giả truyện ngắn VNHĐ đến với mọi người? Yêu cầu và cách thức cần đặt ra cho từng hình thức giới thiệu đó là gì? - Câu hỏi nội dung: Những tác giả truyện ngắn VNHĐ được chọn có đặc điểm gì về phong cách nghệ thuật và sự nghiệp văn chương? Thực hành đọc, viết và giới thiệu 53 về một số tác giả truyện ngắn VNHĐ sẽ tiến hành như thế nào? Hãy thể hiện cách giới thiệu riêng của chính bạn? 4. Ý tưởng về sản phẩm - Phóng sự về sức sống của một tác giả truyện ngắn VNHĐ. - Bài thuyết minh về phong cách nghệ thuật và sự nghiệp văn chương của một tác giả truyện ngắn VNHĐ để giới thiệu với du khách trong một tour du lịch. - Website giới thiệu về phong cách nghệ thuật và sự nghiệp văn chương của một tác giả truyện ngắn VNHĐ. - Buổi họp báo giới thiệu về phong cách nghệ thuật và sự nghiệp văn chương của một tác giả truyện ngắn VNHĐ. IV. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DỰ ÁN KẾ HOẠCH DỰ ÁN: NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN Người soạn: Phan Thị Nở Trường .. Email . Điện thoại: . Tên dự án: NHÀ VĂN VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN Tóm tắt dự án. - Nhà văn một công việc đòi hỏi rất cao, trách nhiệm rất lớn đối với xã hội song một nhà văn chân chính có “địa vị” vững vàng trong lòng bạn đọc, tên tuổi của họ tồn tại vượt giới hạn không gian, thời gian. - Trong thời kỳ công nghệ phát triển, văn hóa nghe nhìn lấn át đi văn hóa đọc, liệu nhà văn có còn cần cho cuộc sống? Làm sao để mọi người biết về họ? Học sinh sẽ lựa chọn những hình thức khác nhau để vừa là “bạn” của nhà văn, vừa giới thiệu họ đến đông đảo bạn đọc khác qua dự án “Nhà văn và những người bạn”. Giới thiệu chung về dự án: - Môn học chính: Chuyên đề Đọc, viết, giới thiệu một tác giả văn học - Khối 11 - Tích hợp: Kĩ năng sống, giá trị sống, định hướng nghề nghiệp. - Hình thức dạy học chủ yếu: Dạy học dự án. 54 - Phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình, đóng vai. - Thời gian dự kiến: 03 tuần. + Tuần 01: 01 tiết trên lớp - xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, chuẩn bị. + Tuần 02: Trải nghiệm thực tế, thiết kế và hoàn thành sản phẩm. + Tuần 03: 03 tiết trên lớp - tổ chức thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm. Kế hoạch cụ thể - Giai đoạn 1 (trên lớp học) - GV giới thiệu cho học sinh hình thức dạy học dự án và thiết lập dự án; HS tự nguyện đăng kí hình thức hoạt động nhóm phù hợp với nguyện vọng, năng lực và sở trường của mình. (1) Nhóm nhà báo gồm phóng viên, biên tập viên (2) Nhóm hướng dẫn viên gồm nhân viên thiết kế tour du lịch và hướng dẫn viên du lịch (3) Nhóm thiết kế Website gồm biên tập, kỹ thuật viên (4) Nhóm tổ chức sự kiện gồm dàn dựng kịch bản, người tổ chức sự kiện - Lớp trưởng lên danh sách nhóm, HS các nhóm thảo luận để phân chia các nhiệm vụ học tập, xây dựng bản kế hoạch làm việc (có nộp lại cho GV). - GV có định hướng về các loại tài liệu bản cứng, bản mềm, tài liệu là sách, báo, tạp chí, video, phim, trang web. - HS các nhóm tự thiết kế chương trình, các phần việc cần làm xoay quanh nội dung của bộ câu hỏi định hướng sau đó thảo luận, trao đổi với GV để thống nhất hoạt động và định hướng sản phẩm của nhóm là tập san, truyện tranh hoặc tập tranh, clip, kịch - GV định hướng, hỗ trợ, điều chỉnh các hoạt động của người học để giúp người học thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao. GV hỗ trợ các nhóm, định hướng và giới thiệu cho HS các kĩ năng cần thiết để thực hiện dự án đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra của dự án. Ví dụ kĩ năng Công nghệ thông tin: làm video, clip, làm broucher, photovoice - những bức ảnh biết nói.kỹ năng làm phiếu khảo sát và phỏng vấn thăm dò, phần mềm thống kê, xử lý số liệu,. - GV công khai các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn HS cách đánh giá, tự đánh giá và đánh giá nhóm bạn. GV cũng tổ chức hoạt động tìm hiểu về cách đọc, viết và giới thiệu một tác giả văn học. 55 Kế hoạch cụ thể - Giai đoạn 2 (trải nghiệm cộng đồng) - Sau khi GV phê duyệt kế hoạch thực hiện, HS các nhóm tự chuẩn bị theo kế hoạch. GV đã hỗ trợ HS bằng cách gửi cho HS một số video các Hội thảo về tác giả văn học; các buổi ra mắt, giới thiệu tác giả mới; - HS báo cáo tiến độ với GV, chia sẻ về khó khăn của nhóm mình (nếu có). - GV thu thập và giải đáp thắc mắc cho HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và cung cấp tài liệu bổ trợ cần thiết cho HS khi cần qua email; quản lý, nghe các trưởng nhóm báo cáo tình hình thực hiện dự án qua skype; đánh giá các hoạt động của HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; GV thông báo kịp thời, tháo gỡ khó khăn nếu có HS biểu hiện tiêu cực. Kế hoạch cụ thể - Giai đoạn 3 (trên lớp học) - Các nhóm tập hợp sản phẩm dự án (theo nhiệm vụ của từng nhóm), thuyết trình về ý tưởng sản phẩm của mình trước GV. - GV góp ý thêm, HS ghi nhận và chỉnh sửa sản phẩm (chủ yếu bổ sung thông tin, chỉnh về hình thức, rút gọn nội dung), thống nhất kế hoạch chương trình giới thiệu sản phẩm. - GV đã nhận xét, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện sản phẩm của các nhóm và hướng dẫn HS lần cuối trước khi báo cáo dự án. Kế hoạch cụ thể - Giai đoạn 4 (Tại lớp học) -. Kết thúc dự án, học sinh nộp sản phẩm đã đăng ký ban đầu; cả lớp tham gia theo dõi, đánh giá. - Cuối tiết học là hoạt động chung của cả nhóm được tổ chức bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy: Khái quát hóa phương pháp đọc, viết và giới thiệu một tác giả truyện ngắn VNHĐ. - Giáo viên đánh giá và thẩm định sản phẩm, tổ chức buổi tổng kết dự án, đánh giá vai trò, ý nghĩa của dự án, rút ra những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị, đề xuất và các hình thức mở rộng dự án, quảng bá dự án. GV có hình thức khen thưởng và trao giải cho những sản phẩm tốt, đặc sắc. 56 V. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ Tên nhóm: .. Các thành viên: .. PHIẾU HỌC TẬP THEO DỰ ÁN CỦA NHÓM Vấn đề cần giải quyết trong dự án này là gì? .. .. .. Các thành viên đóng góp ý kiến. .. .. .. Trả lời bộ câu hỏi định hướng Các thành viên đóng góp ý kiến. Câu hỏi khái quát .. .. .. .. Câu hỏi bài học .. .. .. .. Câu hỏi nội dung .. .. .. .. Công việc cần thực hiện Các thành viên góp ý Phân công thực hiện . . . .. .. .. .. .. .. 57 PHỤ LỤC 7: ĐẠI DIỆN MẪU PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 58 59 60 61 PHỤ LỤC 8: BÀI KIỂM TRA TỰ LUẬN ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA Họ và tên: .. Lớp: KIỂM TRA Môn: Ngữ văn Sau khi đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định các nhân vật chính của truyện và vẽ sơ đồ lý giải mối quan hệ giữa các nhân vật đó. - Cuộc đời của Chí Phèo được đánh dấu bằng những cột mốc nào? Tại sao em lại đánh dấu như vậy? - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao có gì giống và khác với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân? Họ và tên: .. Lớp: KIỂM TRA Môn: Ngữ văn Sau khi đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: - Xác định các nhân vật chính của truyện và vẽ sơ đồ lý giải mối quan hệ giữa các nhân vật đó. - Cuộc đời của Chí Phèo được đánh dấu bằng những cột mốc nào? Tại sao em lại đánh dấu như vậy? - Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo của Nam Cao có gì giống và khác với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân? 62 Họ và tên: .. Lớp: KIỂM TRA Môn: Ngữ văn Sau khi đã được hướng dẫn đọc hiểu một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Em hãy đọc đoạn trích và thực hiện những yêu cầu sau: Năm bẩy mươi tuổi, cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng. [] Một tối, tôi đang đọc Sputnhich, cha tôi lặng lẽ đi vào. Ông bảo: “Cha muốn nói chuyện với con". Tôi pha cà phê, cha tôi không uống. Ông hỏi: “Con có để ý công việc của Thủy không con? Cha cứ rờn rợn". Vợ tôi làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai. Hàng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn. Thực ra điều này tôi biết nhưng cũng bỏ qua, chẳng quan trọng gì. Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê: "Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”. Đàn chó sủa vang. Ông bỏ lên nhà. Vợ tôi di vào nói với ông Cơ: "Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết?!' ông Cơ bảo: “Cháu quên, cháu xin lỗi mợ". (Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp) - Đoạn trích trên có những đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam hiện đại không? Tiêu chí nào giúp em xác định đó là truyện ngắn Việt Nam hiện đại? - Trong đoạn trích trên có nhắc đến những nhân vật nào? Nhà văn đã miêu tả nhân vật trong đoạn trích bằng yếu tố nào? - Theo em, qua đoạn trích, nhà văn muốn gửi đến người đọc nội dung gì? Những yếu tố nào được nhà văn sử dụng để thể hiện nội dung đó? - Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của đoạn trích? 63 PHỤ LỤC 9: BẢNG QUAN SÁT THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP DẠY THỰC NGHIỆM VÀ LỚP DẠY ĐỐI CHỨNG Trường Nội dung Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành Trường Thực hành Sư phạm Trường THPT Phạm Thái Bường Lớp TNg Lớp ĐC Lớp TNg Lớp ĐC Lớp TNg Lớp ĐC Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp. Tất cả HS tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Nhiều HS tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số HS bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập. Tất cả HS tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Nhiều HS tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số HS bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập. Hầu hết HS tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên còn một vài HS bộc lộ thái độ thiếu tự tin (nhất là các em HS ở góc cuối lớp) Nhiều HS tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số HS bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Tất cả HS tích cực, chủ động, hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều HS/nhóm tỏ ra sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ. Một số HS tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số HS có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại. Hầu hết HS tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Một số HS tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số HS có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại. Hầu hết HS tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài HS chưa thực sự tham gia vào hoạt động. Rất ít HS tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số HS có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi, ỷ lại. Khả năng tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tất cả HS tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các nhóm thảo luận sôi nổi, tự Nhiều HS hăng hái trình bày, trao đổi ý kiến; tuy nhiên, nhiều HS/nhóm thảo luận chưa sôi nổi; vẫn còn một số HS không hợp tác trong Tất cả HS tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; Một số HS hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; nhiều HS/nhóm thảo luận chưa tự nhiên; vẫn còn nhiều Tất cả HS tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các nhóm thảo luận sôi nổi, tự Phần lớn HS không tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; đa số HS/nhóm thảo luận chiếu lệ; nhiều HS không trình 64 Trường Nội dung Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành Trường Thực hành Sư phạm Trường THPT Phạm Thái Bường Lớp TNg Lớp ĐC Lớp TNg Lớp ĐC Lớp TNg Lớp ĐC nhiên; HS tham gia báo cáo biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận. quá trình làm việc nhóm. các nhóm thảo luận sôi nổi, tự nhiên; HS tham gia báo cáo biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận. HS không trình bày được quan điểm, không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm. nhiên; HS tham gia báo cáo biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận. bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm. Tính đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Tất cả HS đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà HS đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện. Nhiều HS trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số HS chưa hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu. Đa số HS trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài HS trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu. Nhiều HS trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số HS chưa hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu. Đa số HS trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài HS trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu. Nhiều HS trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của GV về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số HS chưa hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu. 65 PHỤ LỤC 10: BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 66 67 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_truyen_ngan_viet_nam_hien_dai_o_truong_trung.pdf
  • pdfNHUNG DONG GOP MOI - NCS PHAN THI NO - 101031603 - TIENG ANH.pdf
  • pdfNHUNG DONG GOP MOI - NCS PHAN THI NO - 101031603 - TIENG VIET.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN - NCS PHAN THI NO - 101031603 - TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN - NCS PHAN THI NO - 101031603 - TIENG VIET.pdf
Tài liệu liên quan