Luận án Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa của địa danh Thanh Hóac

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THẮNG ĐẶC TRƯNG NGễN NGỮ - VĂN HểA CỦA ĐỊA DANH THANH HểA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2014 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THẮNG ĐẶC TRƯNG NGễN NGỮ - VĂN HểA CỦA ĐỊA DANH THANH HểA Chuyờn ngành: Ngụn ngữ học Mó số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. PHẠM TẤT THẮNG 2. TS. NGUYỄN ĐĂNG SỬU HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đ

doc313 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa của địa danh Thanh Hóac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc xuÊt xø râ rµng. Tác giả luận án Vũ Thị Thắng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY I. QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. Quy ước viết tắt địa danh các huyện, thị xã, thành phố và ví dụ Chữ viết tắt Được viết đầy đủ B.T Bá Thước C.T Cẩm Thủy Đ.S Đông Sơn H.H Hoằng Hóa H.L Hậu Lộc H.Tr Hà Trung L.C Lang Chánh M.L Mường Lát N.T Như Thanh N.X Như Xuân Q.H Quan Hóa Q.X Quảng Xương T.P Thành phố Thanh Hóa T.X Thọ Xuân Th.H Thiệu Hóa TT Thị trấn V.L Vĩnh Lộc Y.Đ. Yên Định T.H Thanh Hóa VD Ví dụ 2. Quy ước viết tắt về các loại hình địa danh Chữ viết tắt Được viết đầy đủ ĐB Đồng bằng MN Miền núi ĐDĐH Địa danh địa hình ĐDĐVCT Địa danh đơn vị cư trú ĐVCTTN Địa danh đơn vị cư trú tự nhiên ĐVHC Địa danh đơn vị hành chính CTNT Địa danh công trình nhân tạo CTGT Địa danh công trình giao thông CTTL Địa danh công trình thủy lợi CTVH Địa danh công trình văn hóa CTDS Địa danh công trình dân sinh VĐNPDC Địa danh vùng đất nhỏ phi dân cư 3. Quy ước viết tắt trong các bảng biểu về nguồn gốc địa danh Chữ viết tắt Được viết đầy đủ HV Hán - Việt TTH Tiếng Thanh Hóa TVTD Tiếng Việt toàn dân TV+HV Thuần Việt và Hán Việt TV + TT Thuần Việt và tiếng Thái TV + TM Thuần Việt và tiếng Mường TT + TM Tiếng Thái và tiếng Mường KR Không rõ DTTS Dân tộc thiểu số QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Quy ước về cách dùng kí hiệu phiên âm - Những phụ âm khi xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết sẽ được kí hiệu bằng một dấu nối đặt sau kí hiệu phiên âm âm vị. Ví dụ: /b-/ - Những phụ âm và bán âm khi xuất hiện ở vị trí cuối âm tiết sẽ được kí hiệu bằng một dấu nối đặt trước kí hiệu phiên âm. Ví dụ: /-i»/, /-n/ 2. Quy ước về kí hiệu Tài liệu tham khảo - Kí hiệu Tài liệu tham khảo được để trong [ ], gồm: số thứ tự của tài liệu theo trật tự ở phần Tài liệu tham khảo; trang. Nếu nhiều trang thì số trang được ngăn cách bằng dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy. Ví dụ: [1; 15] hoặc [3; 12-23] hoặc [56; 23 - 25, 34 - 35] MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tần số xuất hiện của các nhóm địa danh 45 Bảng 1.2a: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh đồng bằng 46 Bảng 1.2b: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố riêng trong địa danh miền núi 46 Bảng 2.1: Mô hình cấu tạo địa danh 50 Bảng 2.2: Nguồn gốc ngữ nguyên của thành tố chung 56 trong địa danh Thanh Hóa 56 Bảng 2.3: Tổng hợp tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố chung 57 Bảng 2.4: Tổng hợp tần số xuất hiện các kiểu cấu tạo của thành tố riêng 66 Bảng 3.1: Tổng hợp tần số xuất hiện của các phương thức định danh 81 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phân loại địa danh Thanh Hóa theo tiêu chí tự nhiên/không tự nhiên 44 DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sự phân bố các nhóm địa danh Thanh Hóa trong địa danh đồng bằng 45 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Địa danh là một loại đơn vị từ vựng. Những lí thuyết về địa danh đã được công bố trên thế giới trước đây chủ yếu có đối tượng nghiên cứu là địa danh ở các ngôn ngữ biến hình. Trong khi đó, sự tồn tại và vận động của địa danh trong mỗi ngôn ngữ bị chi phối mạnh mẽ bởi những quy luật nội tại của chính ngôn ngữ đó. Vì thế, khi vận dụng các lí thuyết trên vào nghiên cứu địa danh ở các ngôn ngữ phi hình thái như tiếng Việt đã nảy sinh một số vấn đề không phù hợp về cấu tạo, các ý nghĩa ngữ pháp về giống, số, cách trong địa danh, sự biến đổi của địa danh,... Do đó, việc nghiên cứu địa danh của các địa phương trong các ngôn ngữ cụ thể sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết địa danh trong ngôn ngữ không biến hình nói chung và trong tiếng Việt nói riêng. Đây là một việc làm rất cần thiết trong hiện tại. Hơn nữa, nghiên cứu địa danh của từng địa phương, từng vùng còn có ý nghĩa thiết thực góp phần bổ sung cho bức tranh toàn cảnh về địa danh Việt Nam. 1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa từ lâu đã được khẳng định. Đó là mối quan hệ hữu cơ giữa một bên là những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc và bên kia là phương tiện giao tiếp chung của dân tộc ấy. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định: những đặc trưng của văn hóa dân tộc có ảnh hưởng và được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ, vì thế, không chỉ là phương tiện giao tiếp của cộng đồng mà còn là phương tiện bảo lưu những đặc trưng về lịch sử - văn hóa và tư duy dân tộc. Địa danh là một trong những đơn vị ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ ấy một cách rõ nét. Nghiên cứu địa danh ở một địa phương, một vùng miền chính là góp phần làm rõ bức tranh ngôn ngữ - văn hóa, lịch sử - tộc người của địa phương ấy. 1.3. Thanh Hóa là vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Những đặc trưng về địa lí tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, tộc người,... đã tạo nên một xứ Thanh với những sắc thái văn hóa riêng biệt. Những đặc trưng đó chắc chắn còn được lưu giữ trong địa danh. Vì thế, việc nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh Thanh Hóa thực sự hứa hẹn nhiều điều thú vị. 1.4. Là tỉnh lớn cả về diện tích và dân số, việc nghiên cứu địa danh Thanh Hóa là vấn đề phức tạp và đòi hỏi phải rất dày công. Trong khuôn khổ của một luận án, việc làm này sẽ trở nên không tưởng nếu không chia vùng, xé lẻ để thực hiện. Lê Trung Hoa đã nhận định: “Đối với những địa bàn đa ngữ, việc phân vùng địa danh để khảo sát riêng từng loại là rất quan trọng” [57; 8]. Lấy sông Mã làm trung tâm về địa bàn khảo sát, luận án tập trung nghiên cứu địa danh ở một số huyện vùng đồng bằng sông Mã và một số huyện miền núi ở Thanh Hóa. Vùng đồng bằng sông Mã là vùng trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay. Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ở địa bàn này cũng chính là khai phá vào vùng đất trung tâm của địa danh người Việt ở Thanh Hóa. Vùng miền núi là địa bàn cư trú của các DTTS. Tính đa sắc tộc về văn hóa sẽ được phản ánh trong địa danh ở đây. Những đặc điểm rất riêng ấy chắc chắn được phản ánh cụ thể trong địa danh Thanh Hóa. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới Việc nghiên cứu địa danh trên thế giới xuất hiện muộn hơn sự định danh nhưng so với các khoa học khác lại rất sớm. Từ thời cổ đại, trên thế giới đã có những ghi chép về địa danh. Thậm chí có một số sách còn ghi rõ hoặc thuyết minh về nguồn gốc và quá trình diễn biến của địa danh, trình bày cách đọc và lí giải lí do gọi tên các vị trí địa lí, như sự ghi chép của Ban Cố trong Hán Thư (32 - 92 sau Công nguyên), của Lệ Đạo Nguyên (466? - 527) trong Thuỷ Kinh Chú [155; 12]. Ở phương Tây, trong Thánh kinh của Thiên Chúa giáo cũng đã thu thập rất nhiều địa danh với các nguồn khác nhau. Sự thu thập đó chủ yếu nhằm mục đích truyền giáo cho cư dân trên các châu lục, các quốc gia, các vùng miền khác nhau. Những ghi chép đó như là những công trình đầu tiên, khởi nguyên cho hướng nghiên cứu địa danh ở góc độ địa lí học lịch sử. Đến thế kỷ XIX, địa danh học mới trở thành một khoa học ở Tây Âu với các tên tuổi cùng các công trình: T.A. Gibson (1835) có Địa lí học từ nguyên: hướng đến một danh sách phân loại về các từ ngữ thường gặp, như tiền tố hoặc hậu tố, trong các phức thể của tên địa lí; Issac Taylor (1864) có Từ và các địa điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học; J. J. Eghi (1872) có Địa danh học; J.W. Nagh (1903) có Địa danh học,... Những công trình này ban đầu đã đưa ra các hướng nghiên cứu lí thuyết làm tiền đề cho khoa học địa danh phát triển trong thế kỷ XX. Cũng ở giai đoạn này, nhiều cuộc hội thảo có tính chất khu vực và quốc tế đã được tổ chức ở Mỹ, Australia, Anh. Nhiều tổ chức nghiên cứu về địa danh được thành lập. Năm 1890, Uỷ ban địa danh Mỹ được thành lập. Uỷ ban địa danh Thụy Điển cũng được thành lập năm 1902. Năm 1925, ở Đức đã có tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu địa danh [155,12]. Sang thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đưa địa danh học lên một bước phát triển mới: vừa nghiên cứu theo hướng lí thuyết vừa nghiên cứu theo hướng ứng dụng. Tiêu biểu là các công trình: Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm của George R. Stewart (1958), Thực hành địa danh học của P. E. Raper, Địa danh học, kho tri thức, các quy tắc và ngôn ngữ của Naftali Kadmon, Đi đầu trong nghiên cứu hệ thống lí thuyết về địa danh là các học giả Xô viết. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, hàng loạt các công trình địa danh học ra đời. Đó là các tác giả: E. M. Murzaev với Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học, Iu. A. Kapenko với Bàn về địa danh học đồng đại (1964), A. I. Popov với Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, N. I. Nikonov với Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh .v.v [92], [155]. Tiêu biểu cho những nghiên cứu về địa danh học Xô viết là các công trình Những nguyên lí của địa danh học và Địa danh là gì của học giả người Nga A. V. Superanskaja. Trong hai tác phẩm này, Superanskaja đã xem xét địa danh hoàn toàn từ góc độ ngôn ngữ học và trên các phương diện của nó. Đặc biệt, trong Địa danh là gì (1985), tác giả đã đưa ra gần như toàn bộ các vấn đề lí thuyết về địa danh ở Nga ngữ. Hàng loạt các thuật ngữ (sơn danh, thuỷ danh, phố danh,...) cùng với sự phân loại địa danh, vấn đề định nghĩa địa danh, địa danh học, chức năng, cấu tạo của địa danh, tính liên tục của địa danh, cách viết tên gọi địa lí,... đã được tác giả nghiên cứu khá sâu. Superanskaja nêu rõ: “Chỉ có bằng các phương pháp ngôn ngữ mới có thể kiểm tra những giả thuyết có liên quan đến xuất xứ của hàng loạt địa danh” [115; 3]. Cùng với những vấn đề lí thuyết, V.A. Superanskaja đã đưa ra sự phân tích vừa cụ thể, tỉ mỉ lại vừa có tính khái quát cao về địa danh. Có thể xem những vấn đề lí thuyết mà Superanskaja đưa ra đều là những vấn đề quen thuộc trong địa danh học ở Nga ngữ nói riêng và trên thế giới nói chung. Cũng vì thế, lí thuyết này được nhiều nhà địa danh học Việt Nam vận dụng. 2.2. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ở Việt Nam Ở Việt Nam, khoa học về địa danh thường được nghiên cứu theo ba hướng: địa lí học lịch sử, địa danh học ứng dụng và ngôn ngữ học. Những nghiên cứu về địa danh theo hướng địa lí học lịch sử ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với thế giới. Mãi đến thế kỷ XIV mới có những tác phẩm: Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1435), Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821). Chi tiết hơn một chút có Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Phương đình dư chí của Nguyễn Siêu (1900), Sử học bị khảo (mục Địa lí khảo thượng, hạ) của Đặng Xuân Bảng, Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Đại Nam nhất thống chí,... Theo hướng này, thời kì hiện đại có công trình Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh (1964). Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu địa danh chuyển sang dạng khảo sát, tập hợp các hệ thống địa danh Việt Nam theo hướng ứng dụng. Những công trình khảo sát công phu phải kể đến là: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn, Danh mục các làng xã Bắc Kỳ (Nomenclature des communues du Tonkin) của Ngô Vi Liễn (1928),... Những công trình này là những tập hợp đơn giản, thuần tuý các địa danh hành chính, rất thuận tiện cho việc tra cứu. Từ đó cho đến nay, hàng loạt các tài liệu về địa danh được tập hợp dưới dạng sổ tay địa danh. Có thể xem đây là nguồn tư liệu quý giá về địa danh Việt Nam theo hướng nghiên cứu của địa danh học ứng dụng. Đến những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, địa danh Việt Nam mới được xem xét, nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Năm 1966, Hoàng Thị Châu với bài viết Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông đã là người đưa “nhát cuốc” đầu tiên khai phá vùng đất hứa hẹn nhiều tài nguyên của địa danh Việt Nam dưới góc độ ngôn ngữ học. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh - lịch sử, với những dẫn liệu xác đáng, tác giả đã đưa ra những luận điểm thuyết phục về việc lí giải nguồn gốc các địa danh sông Việt Nam. Theo đó, các yếu tố có mặt trong một số địa danh sông ở Việt Nam và Đông Nam Á đều có nghĩa liên quan đến nước [46; 130]. Từ đó có thể suy rộng ra, không chỉ có những địa danh khảo sát trong bài viết mà cả hệ thống địa danh sông ở Việt Nam nói chung đều có nghĩa liên quan đến nước dù nguồn gốc ngữ nguyên của chúng khác nhau. Điều đó có nghĩa là những địa danh sông ngày nay có thể đều được chuyển hóa từ những danh từ chung (thành tố chung) có nghĩa là nước mà thành. Năm 1976, Trần Thanh Tâm với bài Thử bàn về địa danh Việt Nam [116] đã sơ lược hình dung về bức tranh địa danh ở Việt Nam từ góc độ địa - văn hóa. Từ góc nhìn này, tác giả đề cập đến các vấn đề như là những gợi ý ban đầu cho một hướng nghiên cứu về địa danh: sơ lược nghiên cứu địa danh ở Việt Nam, quy luật phát triển của địa danh, các loại hình địa danh và mấy đặc điểm về địa danh Việt Nam. Đáng chú ý là ở nội dung về quy luật phát triển của địa danh, tác giả đã nêu ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của địa danh. Tuy nhiên, ở nội dung phân loại, do không xây dựng tiêu chí rõ ràng nên sự phân chia thành các loại hình địa danh chưa thống nhất và phù hợp. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, đến những năm của thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, các luận án nghiên cứu địa danh ở các địa phương của Lê Trung Hoa (1990), Nguyễn Kiên Trường (1996) mới thực sự trở thành dấu mốc mới cho nghiên cứu địa danh ở Việt Nam với tư cách là một bộ môn của khoa học ngôn ngữ. Trong công trình Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991), Lê Trung Hoa đã đưa ra một số vấn đề lí thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu và phân tích địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, những đặc điểm của địa danh vùng đồng bằng Nam Bộ được làm sáng rõ. Năm 1996, Nguyễn Kiên Trường đi vào nghiên cứu địa danh Hải Phòng. Ở đây, một số vấn đề lí thuyết như khái niệm và chức năng của địa danh được bổ sung. Một hệ phương pháp nghiên cứu địa danh được xác định gồm hai nhóm: nhóm phương pháp thu thập và xử lí địa danh và nhóm các phương pháp nghiên cứu. Vì thế, đặc điểm địa danh vùng biển Hải Phòng đã được tác giả chỉ ra trong mối liên hệ và so sánh với địa danh của các địa phương khác [155]. Năm 2000, không đi sâu vào nghiên cứu tỉ mỉ địa danh của từng địa phương, Nguyễn Văn Âu trong “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” sơ lược đưa ra những vấn đề của địa danh học. Đó là: xác định đối tượng nghiên cứu của địa danh học, các phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu địa danh,... Trong mục Đặc điểm của địa danh Việt Nam, tác giả đã chỉ ra một số những đặc điểm về nguyên tắc đặt tên, sự biến đổi của địa danh, phân loại và phân vùng địa danh như là những phác hoạ ban đầu cho bức tranh địa danh Việt Nam. Tuy nhiên, ở mục phân vùng địa danh Việt Nam, tác giả lại sử dụng phương pháp của địa lí học khi nghiên cứu một số địa danh cụ thể. Sang thế kỷ XXI, từ năm 2004 đến nay, nhiều luận án đã nghiên cứu về địa danh của các địa phương. Từ Thu Mai (2004) nghiên cứu đặc điểm của địa danh Quảng Trị. Trần Văn Dũng (2005) sử dụng phương pháp so sánh - lịch sử khi nghiên cứu các địa danh có nguồn gốc dân tộc thiểu số ở Dak Lăk. Phan Xuân Đạm (2006) khảo sát được một số lượng lớn các địa danh ở Nghệ An và chỉ ra được đặc điểm và giá trị nghệ thuật của địa danh trong ca dao Nghệ Tĩnh. Nguyễn Văn Loan (2012) khảo sát và mô tả địa danh Hà Tĩnh trên cơ sở kế thừa những vấn đề lí luận của các công trình đi trước. Trần Văn Sáng (2013) lần đầu tiên nghiên cứu “địa danh có nguồn gốc DTTS ở Tây Thừa Thiên Huế”. Ngoài những công trình trên, một số đề tài các cấp của một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu địa danh ở các địa phương khác như Nghiên cứu địa danh Quảng Nam. Trong công trình này, trên cơ sở những lí thuyết của các học giả đi trước, tác giả đã làm rõ thêm một số vấn đề cho địa danh học Việt Nam: đặc điểm ngữ âm, đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp trong địa danh, vấn đề chuẩn hóa địa danh,... Hướng nghiên cứu này đã hoàn toàn sử dụng các phương pháp mô tả của từ vựng học. Ngoài ra, tác giả đã bổ sung thêm một số vấn đề lí thuyết mà ở các công trình của các tác giả khác chưa có. Đó là các vấn đề về địa danh trong ngôn ngữ học đại cương như: địa danh trong các quốc gia đa ngôn ngữ, địa danh trong các ngôn ngữ chưa có chữ viết,...[92]. Đáng chú ý trong các nghiên cứu về địa danh ở Việt Nam là một hệ thống các công trình của tác giả Lê Trung Hoa. Năm 2006, Lê Trung Hoa đã đưa ra Nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh (Địa danh thành phố Hồ Chí Minh) và Địa danh học Việt Nam. Đây có thể xem là công trình tổng hợp những kết quả của quá trình nghiên cứu dài lâu của Lê Trung Hoa về địa danh Việt Nam. Các công trình trên đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của địa danh Việt Nam, từ khái niệm về địa danh học, phân loại địa danh, vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học cho đến các vấn đề nguyên nhân của sự ra đời và mất đi của địa danh,... Gần đây, khi những lí thuyết của ngôn ngữ học hiện đại thế giới có những bước tiến đáng kể, các nhà ngôn ngữ học đã có sự quan tâm thích đáng đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Nhiều học giả Việt Nam trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển các lí thuyết đó đã cho ra mắt một số công trình nghiên cứu về tiếng Việt từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa. Các tác giả đã đi theo ba hướng tiếp cận: một là cách tiếp cận của từ nguyên học (Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Phạm Đức Dương, ...); hai là cách tiếp cận của dân tộc - ngôn ngữ học (Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh,...); và ba là cách tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận (Lý Toàn Thắng,...) [46]. Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, Hoàng Thị Châu (1964) có Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, Vài nét về tổ chức xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học,... Nguyễn Kim Thản (1993) với Sự phản ánh một nét văn hóa vật chất của người Việt vào ngôn ngữ, Nguyễn Tài Cẩn (2001) có bài Về tên gọi con Rồng của người Việt [59], Theo hướng nghiên cứu thứ hai có thể kể đến các công trình về ngôn ngữ - văn hóa, trong đó có Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của tác giả Nguyễn Đức Tồn. Trong công trình này, những tiền đề lí thuyết cho việc nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa đã được tác giả trình bày một cách hệ thống và thấu đáo. Tiếp theo, những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng Việt trên cơ sở so sánh với tiếng Nga và một số ngôn ngữ khác đã được nghiên cứu một cách sâu sắc. Những đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ dân tộc được thể hiện cụ thể trong các lớp từ cơ bản tiêu biểu của tiếng Việt. Chúng tôi coi cách tiếp cận này cũng là hướng nghiên cứu cơ bản và vận dụng các lí thuyết đó để khai thác “đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa”, đặc biệt là trong việc mô tả những đặc điểm định danh của địa danh. Theo hướng nghiên cứu thứ ba có thể kể đến công trình Ngôn ngữ học tri nhận - từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (2005) của tác giả Lý Toàn Thắng nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ ngôn ngữ học - tri nhận. Công trình này dù không trực tiếp nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa nhưng những gì mà tác giả đưa ra chính là những đặc trưng của tư duy dân tộc. Điều đó đã làm sáng rõ một vấn đề: chính tư duy là cội nguồn làm nên những nét khác biệt về văn hóa hay là những đặc trưng văn hóa dân tộc. Ngoài ra, các bài viết khác đáng được lưu tâm là: Về một vài địa danh tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa và Tên gọi sông Hồng: dấu tích biểu hiện nét văn hóa đa dạng trong lịch sử người Việt của Trần Trí Dõi (2001), Một số nhận xét về tên phố Hà Nội có chữ “Hàng” (nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa) của Hà Quang Năng (2001) [59],... Những bài viết này thực sự là những định hướng quý báu cho chúng tôi về phương pháp và thao tác nghiên cứu cũng như hướng tiếp cận địa danh từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa. Như vậy, ngoài những thành công của hướng nghiên cứu địa lí học lịch sử về địa danh, từ góc độ ngôn ngữ học, những vấn đề về địa danh và ngôn ngữ - văn hóa của địa danh vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới. Địa danh luôn gắn với địa phương. Các vấn đề lí thuyết về địa danh phải được soi sáng bằng việc nghiên cứu địa danh ở các địa bàn cụ thể. Do đó, nghiên cứu địa danh ở các địa phương cụ thể đang trở nên rất cần thiết để hoàn thiện bức tranh ngôn ngữ - văn hóa về địa danh Việt Nam và hoàn thiện hệ thống lí thuyết địa danh học trong ngôn ngữ đơn lập nói riêng và địa danh học nói chung. 2.3. Nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa trong địa danh Thanh Hóa Là một vùng đất cổ với bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa, Thanh Hóa là một trong những địa phương được nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau của trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế về các vấn đề lịch sử - văn hóa, về vùng đất và con người xứ Thanh đã được tổ chức. Địa danh ở Thanh Hóa vì thế cũng được xem xét, nghiên cứu ở những góc độ này. Từ góc độ địa lí học lịch sử, địa danh Thanh Hóa một mặt được nghiên cứu trong các địa dư, địa chí như Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định, Đại Việt địa dư toàn biên của Phương đình Nguyễn Văn Siêu, Đại Nam nhất thống chí do Á Nam Trần Tuấn Khải phiên dịch,... và trong các địa bạ, địa dư, địa chí của các làng, xã, huyện và tỉnh. Mặt khác, địa danh Thanh Hóa cũng được đề cập trong các tài liệu, các truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật lịch sử của các triều đại: Lê Đại Hành và thời Tiền Lê, về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về Hồ Quý Ly và thành Nhà Hồ, về chúa Trịnh và kinh đô kháng chiến Vạn Lại - Yên Trường trong thời kì Lê Trung hưng, về chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn và Gia Miêu trang và về nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử khác. Ngoài ra, địa danh Thanh Hóa còn được nhắc đến trong các huyền thoại về các vị công thần có công lập làng mở ấp ở Thanh Hóa , trong những nghiên cứu về các làng nghề truyền thống của xứ Thanh. Trong đó, loại hình được nghiên cứu nhiều nhất là địa danh làng. Năm 1990, hội thảo về Văn hóa làng Thanh Hóa được tổ chức. Trong cuộc hội thảo này, tác giả Nguyễn Kim Lữ đã đưa ra con số thống kê là 24% của 1792 làng trong tên gọi có yếu tố “kẻ” [158; 73-74]. Cũng trong thời gian này, các tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê Huy Trâm lần đầu tiên ra mắt công trình Khảo sát văn hóa làng ở Thanh Hóa. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra con số thống kê về các làng nghề, làng văn hóa tiêu biểu của xứ Thanh như là những dữ liệu quan trọng để phục vụ kế hoạch xây dựng làng văn hóa trong thời kì hiện đại [101]. Năm 2000, công trình Tên làng xã Thanh Hóa (2 tập) của Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa được xuất bản. Mục đích của cuốn sách là “bước đầu hệ thống, giới thiệu tên các làng, xã trên đất Thanh Hóa cùng một số diên cách và dấu vết lịch sử” [9] tiện cho việc tra cứu. Và đúng như mục đích, các tác giả chỉ làm thao tác thống kê tên các làng xã Thanh Hóa hiện nay với những thông tin về vị trí, về diện tích, dân số và sự thay đổi tên gọi,... của các làng xã Thanh Hóa từ trước đến năm 2000. Địa danh Thanh Hóa cũng được nghiên cứu trong các địa chí của các huyện như: Địa chí huyện Hậu Lộc, Địa chí huyện Hoằng Hóa, Địa chí huyện Vĩnh Lộc, Địa chí huyện Thọ Xuân,... Năm 2000, địa danh ở Thanh Hóa cũng được xem xét trong Địa chí Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong công trình này, các tác giả tìm hiểu địa danh trong một giới hạn nhất định để giới thiệu về đất và người xứ Thanh thông qua các địa danh của các địa phương cụ thể. Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, địa danh ở Thanh Hóa được nghiên cứu lần đầu tiên ở bài viết “Có một làng quê là Kẻ Rỵ” của Nguyễn Quang Hồng [60]. Trong bài viết, tác giả đã dẫn cách giải thích nghĩa của yếu tố “kẻ” trong “Từ điển Việt - Bồ - La” của A. De Rhodes làm cơ sở để nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa địa danh Kẻ Rỵ. Theo đó, Nguyễn Quang Hồng, bằng những trực giác về ngôn ngữ, đã lí giải: Kẻ Rỵ là tên gọi có liên quan đến nghề làm thừng truyền thống của địa phương. Năm 2009, đề tài cấp liên ngành Từ điển địa danh Thanh Hóa đã thống kê được hơn 7000 mục địa danh Thanh Hóa . Mục đích của đề tài là khảo sát được hệ thống các địa danh ở Thanh Hóa để biên tập thành từ điển. Với mục đích đó, địa danh ở đây một mặt được xem xét như là những chỉ dẫn về các thông tin vị trí địa lí, dân số, đặc điểm lịch sử - văn hóa nổi bật; mặt khác từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa, một số thông tin khác cũng được điểm qua và có thể coi là những tìm hiểu bước đầu như: miêu tả cấu tạo địa danh, nghĩa của địa danh theo phương diện từ nguyên học dân gian,... [93]. Vì phạm vi khảo sát rộng lại là một địa bàn có số lượng địa danh khổng lồ nên đề tài mới chỉ dừng lại ở cấp độ khảo sát một cách tương đối các địa danh ở Thanh Hóa. Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, địa danh Thanh Hóa vẫn cần có một sự nghiên cứu sâu hơn, khái quát hơn từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu - Thông qua việc thu thập, phân loại, miêu tả và phân tích ngữ liệu, luận án nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của địa danh Thanh Hóa trên các phương diện: cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh. Trên cơ sở đó phân tích vai trò của địa danh đối với văn hóa, sự chi phối, tác động của các yếu tố văn hóa đối với sự ra đời và tồn tại của địa danh Thanh Hóa. - Kết quả của luận án góp phần tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của xứ Thanh. Từ đó, giáo dục tình yêu quê hương xứ sở cho người dân địa phương, hình thành ý thức bảo vệ và gìn giữ các giá trị truyền thống qua địa danh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để phục vụ phát triển du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết liên quan đến địa danh làm cơ sở cho việc khai thác địa danh Thanh Hóa. Đó là các vấn đề định nghĩa và phân loại địa danh, các phương thức định danh, ý nghĩa của địa danh,... Xác định mối quan hệ giữa văn hóa và địa danh trên phương diện lí luận. - Điền dã, khảo sát, thu thập thực tế hệ thống địa danh tiếng Việt ở Thanh Hóa thuộc các loại hình đối tượng địa lí khác nhau được phân bố ở hai tiểu vùng địa hình: vùng đồng bằng sông Mã và vùng miền núi. - Thống kê, phân loại, miêu tả và phân tích các cứ liệu đã thu thập được để xác định các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện trong các phương diện khác nhau của địa danh Thanh Hóa, cố gắng trong khả năng có thể để tìm hiểu các tầng địa danh ẩn sâu bên dưới lớp địa danh bề mặt. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tên gọi của các đối tượng địa lí tự nhiên như sông, suối, hồ, đầm, núi, đồi,... và của các đối tượng địa lí nhân văn như cầu, cống, làng, bản, thôn, xóm,... ở Thanh Hóa (đến năm 2010). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khảo sát: Địa bàn khảo sát chủ yếu là vùng đồng bằng sông Mã ở Thanh Hóa, gồm các huyện, thành phố: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, thành phố Thanh Hóa và các huyện miền núi: Cẩm Thủy, Bá Thước, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân,... Số lượng địa danh trong kết quả khảo sát không phải tương đương theo tỉ lệ 1:1 với các đối tượng địa lí tồn tại ở thực tế khách quan. 5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Lần đầu tiên địa danh Thanh Hóa được nghiên cứu một cách quy mô theo hướng tiếp cận của ngôn ngữ - văn hóa. Luận án một mặt sẽ mô tả toàn diện bức tranh về địa danh Thanh Hóa trên các phương diện: cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa, đặc trưng phương ngữ, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh. Mặt khác, từ việc mô tả và phân tích trên, luận án chỉ rõ các đặc trưng văn hóa và biểu hiện của nó trong địa danh Thanh Hóa. 5.2. Từ những tư liệu thực tế về địa danh Thanh Hóa và kết quả đạt được hi vọng đây sẽ là nguồn ngữ liệu cần thiết, giúp ích cho các công trình nghiên cứu sau này về lịch sử - văn hóa, về phương ngữ Thanh Hóa và về sự phát triển của tiếng Việt. Bởi “muốn nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì cần tìm các di tích hóa thạch trong các phương ngữ” [36; 259] trong đó có địa danh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học “Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó.” [50; 422]. Phương pháp miêu tả được chia thành hai thủ pháp: thủ pháp giải thích bên ngoài và thủ pháp giải thích bên trong. Thủ pháp giải thích bên trong sử dụng các thao tác phân loại, hệ thống hóa, định lượng thống kê và các thủ pháp phân tích, tổng hợp khi nghiên cứu các thành tố trong cấu tạo địa danh, xác định các phương thức định danh, ý nghĩa các thành tố và sự biến đổi của địa danh. Bên cạnh đó, sự ra đời và tồn tại của địa danh chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội. Do vậy, thủ pháp giải thích bên ngoài cũng được vận dụng khi đặt địa danh trong mối quan hệ với các yếu tố địa lí tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hóa tộc người,... và thao tác so sánh địa danh Thanh Hóa với địa danh của các địa phương khác. Các phương diện của địa danh được xem xét, phân tích, miêu tả một cách thấu đáo và chính xác hơn khi vận dụng theo thủ pháp này. 6.2. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học Phương pháp điền dã ngôn ngữ học được vận dụng khi thu thập ngữ liệu. Khảo sát, thu thập ngữ liệu về địa danh Thanh Hóa được tiến hành theo nguyên tắc “thu hẹp đào sâu để chọn mẫu điển hình và mở rộng phổ tra để tìm hệ thống” [152; 8]. Để có nguồn tư liệu, chúng tôi tiến hành thu thập từ hai nguồn chính: điều tra điền dã thực tế và điều tra khảo sát qua các tài liệu về địa phương. - Điền dã là thủ pháp điều tra trực tiếp các địa danh có trên địa bàn trong thời điểm hiện tại (tính đến 2010). Trình tự được tiến hành theo các bước: xây dựng mẫu phiếu, xác định các điểm khảo sát, thực địa, thu thập thông tin theo mẫu phiếu bằng cách gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp người dân, trưởng thôn, cán bộ văn hóa của các địa phương, người cao tuổi,... - Bên cạnh nguồn tư liệu điền dã, chúng tôi còn thu thập tư liệu qua các tài liệu về địa phương. Đối với việc thu thập ngữ liệu...huộc phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành các đơn vị ngôn ngữ người yếu tố nội dung của giao tiếp” [Dẫn theo 144;165]. Ở Việt Nam, khái niệm “định danh” được hầu hết các nhà từ vựng học nhắc tới. Chẳng hạn, Nguyễn Thiện Giáp đã cho rằng “Gọi tên là sự đánh dấu một đối tượng, một hiện tượng, một quá trình,... Sự đánh dấu này thường dựa vào một hoặc một vài dấu hiệu có tính chất duyên cớ của đối tượng, hiện tượng thực tế” [48; 376]. Nói cách khác, đó là việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ đã có theo những cách khác nhau để gọi tên sự vật. Việc xác định cơ sở của tên gọi là đi tìm lí do của sự gọi tên. Trong ngôn ngữ nói chung và địa danh nói riêng, khi một sự vật được định danh, con người phải dựa vào những đặc điểm cụ thể của nó. “Trong trạng thái ngôn ngữ hiện nay, nguyên tắc tạo thành tên gọi là nguyên tắc có lí do” [21; 166]. Sự vật có rất nhiều đặc điểm, song chỉ những đặc điểm nào có giá trị nhận diện, phân biệt nó với những sự vật khác cùng loại mới trở thành những đặc trưng của sự vật. Khi một đặc trưng được trở thành tên gọi thì cái tên gọi đó sẽ đại diện cho cả cái tổng thể sự vật, “cái đặc điểm ban đầu này (của sự vật - VTT) sẽ bị quên đi” [21; 166]. Việc lựa chọn các đặc trưng của sự vật để định danh “phụ thuộc không phải vào cách thức trừu tượng hóa, mà là vào những điều kiện thực tiễn cụ thể (quá trình lao động, văn hóa, truyền thống, hoàn cảnh địa lí,...)” [G.V. Cônsansky, dẫn theo 144; 190]. Điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa, tâm lí, xã hội,... chính là môi trường ra đời và tồn tại hay chính là ngữ cảnh của địa danh. Vì vậy, tên gọi của một sự vật có quan hệ mật thiết với việc thể hiện đặc trưng văn hóa của từng vùng miền và của mỗi dân tộc. Ngay cả việc lựa chọn những đặc trưng để định danh cũng không giống nhau giữa các ngôn ngữ, giữa các tộc người “Mỗi ngôn ngữ có thể biểu lộ thiên hướng lấy đặc trưng có tính chất nhất định để làm cơ sở gọi tên. Do đó, giá trị của cùng một đặc trưng trong từng ngôn ngữ là không như nhau” [141; 190]. Các phương thức định danh trong địa danh cũng không nằm ngoài những quy luật định danh trong ngôn ngữ nói chung. Tuy nhiên, nếu định danh trong ngôn ngữ là định danh cho một lớp sự vật thì định danh trong địa danh là định danh cho từng cá thể sự vật. Sự định danh này chịu sự tác động trực tiếp của đặc điểm tự nhiên, tâm lí, văn hóa, xã hội của địa phương và tại thời điểm mà địa danh ra đời. Điều đó làm nên cảnh huống của địa danh. 1.2.4.2. Về các phương thức định danh trong địa danh a. Phương thức định danh trong địa danh Phương thức định danh trong địa danh chính là “các phương thức đặt địa danh” mà Lê Trung Hoa đã nghiên cứu [57; 65]. Xác định phương thức định danh cũng chính là đi tìm các lí do, các cơ sở của việc gọi tên trong địa danh. “Một địa danh (...) được cấu tạo từ loại từ nào và tại sao một đối tượng địa lí nào đó lại được được đặt tên như vậy? (...) Câu hỏi đầu tiên thuộc lĩnh vực ngôn ngữ (...) Câu hỏi thứ hai thuộc về văn hóa - lịch sử, có liên quan tới tâm lí của quá trình sáng tạo và tiếp thu tên gọi, với những đánh giá xã hội cho từng sự việc, sự kiện, cá nhân” [115; 65]. Trong những nghiên cứu về địa danh Việt Nam trước đây, phương thức định danh khi thì được xem xét trong “Đặc điểm cấu tạo” [154], [85], khi được nghiên cứu trong mối quan hệ với ý nghĩa của địa danh [89]. Nguyễn Kiên Trường cho rằng: việc “thuật ngữ hóa” “cách đặt tên” trong địa danh học “chưa thống nhất: phương thức cấu tạo, cách cấu tạo tên gọi, luật định danh hoặc “nguyên tắc đặt tên”, hay “các phương thức đặt địa danh”” và kết luận: phương thức định danh gồm hai nội dung chủ yếu: “Việc đánh giá (hoặc ý đồ gán cho) các thuộc tính của đối tượng địa lí cả về nội dung lẫn hình thức” và “các phương thức tạo lập hay cách cấu tạo để có tên gọi sau khi lựa chọn các thuộc tính đặc điểm của đối tượng hay gán cho đối tượng một thuộc tính nào đó” [154; 53 - 54]. Nguyễn Văn Loan [85] có cùng quan điểm với Nguyễn Kiên Trường khi xác định “thao tác định danh gồm: Thứ nhất, xác định những đặc tính chung để phân nhóm, tức là lựa chọn thành tố chung (danh từ chung) cho đối tượng (ví dụ: làng, thôn, cầu, bãi, khu du tích); Thứ hai, lựa chọn những đặc tính riêng (nét riêng) để xác lập thành tố riêng (tên riêng) cho đối tượng” [85; 44]. Chúng tôi không tán thành cách nhập “hai trong một” của các tác giả này. Bởi cấu tạo địa danh thuộc cấu trúc bề mặt, định danh thuộc cấu trúc bề sâu của địa danh. Do vậy, hai phương diện này phải được nghiên cứu bởi hai nội dung lí thuyết khác nhau. Nghiên cứu cấu trúc hình thức của địa danh là xem xét địa danh ở phương diện cấu tạo ngữ pháp. Trong khi đó, nghiên cứu định danh là nghiên cứu lí do gọi tên và những vấn đề liên quan đến chủ thể và đối tượng định danh. Về vấn đề này, chúng tôi cùng quan điểm với tác giả Từ Thu Mai [89]. Phương thức định danh có mối quan hệ chặt chẽ với cấu tạo địa danh, là cơ sở để quyết định đặc điểm cấu tạo của địa danh. Từ Thu Mai khi “nghiên cứu địa danh Quảng Trị” đã nhận xét: “Giữa phương thức định danh và ý nghĩa của địa danh có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ theo kiểu sự tác động và hệ quả, kết quả của sự tác động”. Từ đó, tác giả cho rằng địa danh Quảng Trị thường sử dụng hai phương thức là phương thức cấu tạo mới và phương thức chuyển hóa trong [89; 101- 102]. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, phương thức cấu tạo mới được chúng tôi gọi là phương thức tự tạo như cách gọi của Lê Trung Hoa. Những quan niệm khác nhau về phương thức định danh cũng đủ để thấy được tính chất cũng như vai trò quan trọng của vấn đề này trong nghiên cứu địa danh. Về phân loại các phương thức định danh, chúng tôi cho rằng địa danh Thanh Hóa cũng như địa danh Việt Nam được định danh theo 3 phương thức: tự tạo, chuyển hóa và vay mượn với sự đa dạng của các cách định danh. Riêng về phương thức vay mượnn các tác giả có những cách hiểu khác nhau. Theo Nguyễn Kiên Trường, địa danh Hải Phòng vay mượn bằng hai cách: “dùng địa danh ngoài địa bàn và nhân danh để đặt địa danh” [154; 85]. Nguyễn Văn Loan xác định: “Cách thức tạo lập địa danh theo phương thức vay mượn ở Hà Tĩnh chủ yếu diễn ra theo dạng 3 dạng: thứ nhất mượn địa danh ở địa phương khác (trong và ngoài nước) để đặt tên; thứ hai mượn nhân danh để đặt tên địa danh; thứ ba mượn một địa danh có tính điển hình của một khu vực để đặt tên cho các đối tượng tồn tại bên cạnh” [85; 88]. Chúng tôi cho rằng, ngoài hai cách định danh tự tạo và chuyển hóa, phương thức vay mượn trong địa danh Thanh Hóa được tạo từ ba nguồn: mượn nhân danh, mượn từ các địa phương khác và mượn từ các ngôn ngữ khác. b. Mối quan hệ giữa phương thức định danh và cấu tạo địa danh Nguyễn Kiên Trường khi xem xét đặc điểm cấu tạo của địa danh Hải Phòng đã xem phương thức định danh trong địa danh bao gồm hai nội dung chủ yếu: cách “đánh giá và lựa chọn thuộc tính hay ý đồ gán những thuộc tính, ý niệm nào đó cho đối tượng” để đặt tên cho đối tượng và “các phương thức tạo lập hay cách cấu tạo để có tên gọi”. Theo đó, khi nghiên cứu phương thức định danh “có hai loại công việc: a) Nghiên cứu ý nghĩa từ vựng, hình thái bên trong hay cấu trúc bề sâu của từ hoặc ngữ cấu tạo nên địa danh. b) Nghiên cứu các mối quan hệ ngữ pháp, cấu trúc nội bộ của địa danh nếu đó là từ đa tiết và các phương thức chuyển hóa, vay mượn,... gồm cả từ đơn tiết hay địa danh ký hiệu” [154; 53-54]. Là một đơn vị từ vựng, địa danh cũng phải được xem xét giống như các đơn vị từ vựng khác ở hai phương diện: hình thái bên ngoài và hình thái bên trong. Hình thái bên ngoài của địa danh là cấu tạo của nó với các thành tố và yếu tố trong cấu trúc hình thức của nó. Hình thái bên trong chính là lí do gọi tên, nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh. Cả hình thái bên ngoài và hình thái bên trong đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của đặc điểm loại hình ngôn ngữ, của tâm lí, văn hóa và lịch sử xã hội. Chẳng hạn, địa danh núi Voi, xét về cấu tạo, là địa danh có cấu tạo đơn còn xét về phương thức định danh thì cách định danh này mang bản chất của phương thức ẩn dụ, tức là dựa vào sự liên tưởng của con người về đối tượng. Trong nhiều địa danh, cách thức định danh cũng chính là cách cấu tạo địa danh. Chẳng hạn, địa danh làng Xuân Hưng (Xuân Khang, N.T) được tạo nên bằng cách ghép các yếu tố của địa danh Quảng Hưng và Xuân Khang. Làng Đồng Hải (Hải Long, N.T) được ghép từ các yếu tố của địa danh xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) và xã Hải Long (N.T),... Do vậy, trong những địa danh này, sự phân biệt phương thức định danh và phương thức cấu tạo cũng chỉ có tính chất tương đối. 1.2.5. Về vấn đề ý nghĩa của địa danh 1.2.5.1. Khái quát về ý nghĩa của địa danh Vấn đề ý nghĩa của tên riêng nói chung và địa danh nói riêng được nghiên cứu khá nhiều, có nhiều ý kiến trái chiều và dường như chưa có hồi kết. S.A. Gardinar coi địa danh chỉ là những nhãn mác khi xác định địa danh là “một từ hoặc cụm từ được nhận ra thông qua sự biểu thị hoặc nhắm tới sự biểu thị một vật hay các sự vật mà nó chỉ ra (...) mà không hề quan tâm đến bất kì ý nghĩa nào mà nó gắn với hình thức âm thanh ban đầu, hoặc nhận biết nó thông qua sự liên kết hay các vật đã nói” [Dẫn theo 111; 17]. Những tên gọi này gắn vào đối tượng như nhãn mác bằng âm thanh, không mang theo trong mình bất cứ chức năng hay ý nghĩa nào khác. Ở đây, S.A. Gardinar đã thực sự coi trọng chức năng đánh dấu đối tượng của địa danh mà không hề quan tâm đến những giá trị khác của nó trong khi bản thân địa danh cũng là một đơn vị ngôn ngữ như những đơn vị khác. Tương tự S.A. Gardinar, nhà nghiên cứu Trung Quốc Trần Phú Huệ Quang đưa ra ý kiến: “Địa danh khác với từ vựng thông thường, chúng có thể mất đi hàm nghĩa vốn có trong kho ngôn ngữ, chủ yếu là loại ký hiệu chỉ định đặc biệt” [108]. Theo cách hiểu của tác giả này, địa danh vốn là những đơn vị từ vựng, khi tham gia vào địa danh, chúng đã bỏ lại tất cả những ý nghĩa vốn có ban đầu, chỉ mang theo hình thức âm thanh để làm những “ký hiệu chỉ định đặc biệt” mà thôi. Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Hoàng Phê đã phủ định sự tồn tại ý nghĩa trong tên riêng. Ông viết: “Tên riêng là những ký hiệu thuần túy không có nghĩa. Có những tên riêng có nghĩa thì cái nghĩa đó thường cũng không ai nghĩ đến, nó trở thành thật sự vô nghĩa” [105]. Sự khẳng định này có vẻ cực đoan về nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Xác định tên riêng (trong đó có địa danh) là những đơn vị ngôn ngữ nhưng không thừa nhận các giá trị ngữ nghĩa của nó là điều vô lí. Sự vô lí thể hiện ở chỗ: địa danh là một loại tín hiệu ngôn ngữ, nó tồn tại và tạo thành một lớp trong từ vựng. Các đơn vị này cũng có chức năng định danh như từ. Nghĩa là “phải "nói lên", phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó” [26; 166-171]. Và “cái” để nó đại diện ấy chính là đối tượng địa lí với những đặc điểm kèm theo của bản thân đối tượng. Chẳng hạn, địa danh thủ đô Hà Nội, ngoài ý nghĩa từ vựng ban đầu vốn có của từ hà nội (phía trong sông) còn biểu thị cho một đối tượng địa lí là thủ đô nước Việt Nam. Đối tượng này có những đặc điểm riêng về địa lí tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội,... Vì thế, đã là người Việt Nam dù đến Hà Nội hay chưa, đều biết về đối tượng hay “sự vật” này. Vậy là địa danh thủ đô Hà Nội đã làm tròn chức năng ngữ nghĩa hay chức năng giao tiếp của mình. Về ý nghĩa của tên riêng, Mác đã khẳng định: “Tôi hoàn toàn không biết gì về người này nếu như tôi chỉ biết tên anh ta là Jakov” [Dẫn theo 128; 11-12]. Điều này có nghĩa là một hình thức âm thanh mà không có mối liên hệ hay dẫn tới một sự vật nào thì chắc chắn hình thức âm thanh đó chưa phải là ngôn ngữ. Tác giả Hồ Lê trong “Quy luật ngôn ngữ” thừa nhận: ““Hiện thực” là cái gốc của nghĩa (...) trong ngôn ngữ chỉ khi nào có một sự tương ứng hoặc một sự liên hệ nào đó với cái hiện thực cần biểu thị mà được biểu thị thì khi đó mới xuất hiện cái gọi là “có nghĩa”” [82; 71]. Nhiều nhà danh xưng học nói chung và địa danh học nói riêng xác định tên riêng nói chung và địa danh nói riêng có ý nghĩa. Sir Alan Gardiner trong một nghiên cứu về nghĩa của tên riêng đã coi hành động đặt tên là “hành động tạo ra từ mới” cho ngôn ngữ. “Mỗi một từ trong số những từ mới này đều có một ý nghĩa, đều có một giá trị trao đổi nhất định, ít ra nó cũng phải giống như nghĩa của từ (từ chung- VTT)”. Một tên riêng có hình thức ngữ âm giống các tên riêng khác và giống một từ chung nào đó là những từ đồng âm khác nghĩa. “Những từ đồng âm dị nghĩa là những từ có âm phát ra giống nhau nhưng lại có ngữ nghĩa khác nhau. Khó có thể phủ nhận được rằng hai tên của hai anh John đã thỏa mãn hai điều kiện này” [164; 15-17]. Phạm Tất Thắng trong một nghiên cứu gần đây về tên riêng đã nêu: “Cũng như tên chung, tên riêng cũng có nghĩa, nhưng tên riêng có nghĩa đồng thời có giá trị khi nào nó xác lập được mối liên hệ trực tiếp của nó với đối tượng, nếu không tên gọi đó chỉ giống như những cái “nhãn” được dán vào đối tượng hoặc giống như các từ tượng thanh mà thôi” [127; 11-12]. Tác giả đã rất có lí khi cho rằng: xác nhận giá trị giao tiếp của tên riêng là đồng nghĩa với việc xác nhận tên riêng có nghĩa. Ý nghĩa của tên riêng gắn liền với đối tượng mà nó gọi tên. Cùng có quan niệm như trên, khi nghiên cứu về địa danh, nhà địa danh học người Nga V.A Superanskaja đã chỉ rõ: “địa danh thuộc về nhóm từ đặc biệt mà chừng nào chưa xác định được là nó liên quan tới đối tượng nào, thì nghĩa của nó không thể hiểu được (...) Địa danh chỉ dễ hiểu khi những người đối thoại biết chính xác chúng liên quan tới địa điểm nào” [115; 2]. Giá trị ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ chính là ở chỗ đó. Tên gọi phải làm cho người ta hướng tới một đối tượng nào đó. Địa danh tồn tại trong đời sống rõ ràng là để hướng đến, liên hệ đến những hiện thực hay những đối tượng cụ thể. Mỗi địa danh thường cho ta liên hệ đến một sự vật, một hiện thực có trong thực tế khách quan. Cái mà địa danh biểu thị chính là các đối tượng địa lí cùng những đặc điểm, đặc trưng của nó. Đa số các nhà địa danh học Việt Nam đều cho rằng tên riêng có ý nghĩa. Lê Trung Hoa đã chỉ ra các “đặc điểm về mặt phản ảnh hiện thực” của địa danh. Theo đó, hiện thực mà địa danh phản ảnh chính là nghĩa của địa danh [56], [57]. Nguyễn Kiên Trường cũng khẳng định: “Một tên riêng tạo nên trong trí óc ta sự liên hệ đến một thực thể. Đó là chức chức năng ngữ nghĩa của tên riêng” [154; 102]. Từ những quan niệm trên có thể hiểu: là một đơn vị ngôn ngữ, địa danh có ý nghĩa. Nhờ có ý nghĩa mà địa danh trở thành đơn vị giao tiếp như bất kì một đơn vị ngôn ngữ nào. Để phân biệt với khái niệm “nghĩa” trong từ chung (tên chung), chúng tôi sử dụng khái niệm “ý nghĩa” đối với địa danh trong quá trình nghiên cứu. 1.2.5.2. Các thành phần ý nghĩa trong địa danh Nghĩa của địa danh chính là hiện thực mà nó phản ánh. Hiện thực đó có hai loại: hiện thực về sự vật mang tên gọi và hiện thực để có tên gọi, tức là cái “môi trường” ban đầu để hình thành tên gọi. Theo đó, địa danh có hai loại nghĩa: một là nghĩa biểu thị sự vật và hai là nghĩa từ nguyên. Hai loại ý nghĩa đó chính là kết quả của sự phản ánh hai loại thông tin trong địa danh mà Superanskaja đã nêu trong “Địa danh là gì” [115]. Các loại ý nghĩa đó thể hiện khác nhau trong địa danh. Loại ý nghĩa biểu thị sự vật chính là ý nghĩa đặc chỉ. Ý nghĩa đặc chỉ hoạt động trong chức năng khu biệt đối tượng nên còn gọi là ý nghĩa khu biệt. Ý nghĩa này có ở tất cả các địa danh. Nhờ có ý nghĩa này, các đối tượng cá thể mới được nhận ra, mới được phân biệt. Lotman Iu.M, Uspenski B.A trong “Huyền thoại - tên gọi - văn hóa” đã nêu: “Trong phạm vi các tên riêng thường xuyên diễn ra sự đồng nhất của từ và nghĩa biểu vật” [87]. Ý nghĩa này thuộc về những thông tin bên ngoài, những “thông tin về từ và đối tượng địa lí” [115]. Chẳng hạn, trong địa danh sông Mã những thông tin về đối tượng như đặc điểm dòng chảy, vị trí hiện tại, diện tích, chiều dài,... là những thông tin có thể nhận biết được ngay. Đây là những thông tin bên ngoài của địa danh sông Mã, để nhận diện phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác như sông Chu, sông Yên,... ở Thanh Hóa. Ý nghĩa từ nguyên của địa danh chính là ý nghĩa hàm chỉ. Đây là loại ý nghĩa vốn có của các đơn vị trước khi tham gia vào địa danh. Ý nghĩa này không có chức năng khu biệt như ý nghĩa đặc chỉ. Nó chỉ có trong những địa danh nào còn xác định được lí do định danh và ý nghĩa từ vựng ban đầu. Ý nghĩa từ nguyên “hóa thạch” trong địa danh, làm cho địa danh trở thành những trầm tích văn hóa. B.A. Meiring chỉ rõ: “Tên gọi (tên địa lí -VTT) cho thấy những đặc trưng về thực vật, động vật, khảo cổ học, địa chất, đặc trưng về lịch sử và văn hóa, cho chúng ta biết thêm về con người và môi trường của mình” [166]. Đó chính là những thông tin bên trong của địa danh, những “thông tin về vấn đề: địa danh thuộc về ngôn ngữ nào, do dân tộc nào sinh ra, thuộc thời đại nào (...) đối tượng được đặt tên là loại gì, như thế nào, của ai, có quan hệ thế nào với các đối tượng xung quanh” [115; 84 - 85]. Như vậy, địa danh có ý nghĩa. Ý nghĩa đó gồm hai loại: ý nghĩa hàm chỉ (biểu trưng) và ý nghĩa đặc chỉ (khu biệt). Hai loại ý nghĩa đều có chung chức năng phản ánh hiện thực. Dựa vào hai loại nghĩa này, Superanskaja chia địa danh thành ba loại: địa danh ký hiệu, địa danh mô tả và địa danh ước vọng [115]. 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA BÀN THANH HÓA 1.3.1. Sơ lược về đặc điểm địa bàn Thanh Hóa 1.3.1.1. Về địa lí tự nhiên Thanh Hóa là một tỉnh có những đặc điểm về địa lí tự nhiên và lịch sử - xã hội khá đặc biệt mà không phải tỉnh nào cũng có thể có được. Về vị trí địa lí, trên bản đồ Việt Nam, Thanh Hóa là “một tỉnh mang tính chất trung gian giữa Bắc Bộ và Trung Bộ” [141; 15]. Phía bắc và tây bắc giáp ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam và tây nam giáp Nghệ An, phía đông giáp biển Đông. Phần đất liền của Thanh Hóa chạy dài theo chiều từ tây bắc xuống đông nam. Với vị trí ấy, Thanh Hóa là địa phương chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Tính chuyển tiếp thể hiện khá rõ ở nhiều phương diện: địa - địa hình, địa - văn hóa, địa - lịch sử và địa - ngôn ngữ. Ranh giới Thanh Hóa được xác định rõ rệt bởi sự bao bọc của các dãy núi suốt ba bề bắc - tây - nam, phía đông là biển Đông. Núi như cánh tay dài vòng ôm trọn Thanh Hóa vào lòng. “Hình thế: đông liền biển lớn, tây cắp rừng dài. Khe Lãnh Thủy chặn ở phía nam; núi Tam Điệp ngăn về phía bắc. Non cao thì có Thiên Tôn và Na Cù; sông lớn thì có Lương Mã và Ngọc Giáp. Núi sông bao bọc, cao thấp lẫn xen” [73; 23]. C. Roberquain nhận xét: “Tỉnh Thanh Hóa không phải là một hạt mà thôi. Thật là một xứ. Nó là hình ảnh thu nhỏ của Bắc Kỳ” [110]. Đặc điểm nổi bật nhất của Thanh Hóa là tính đa dạng về địa hình. Thanh Hóa có đủ các dạng địa hình: núi đồi, đồng bằng và biển, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ lớn. Phần núi đồi chạy dài từ phía đông bắc, qua phía bắc sang phía tây, tây nam cho đến vùng đồi núi thấp phía nam. Vùng đồng bằng trải từ Nga Sơn (giáp Ninh Bình) chạy theo bờ biển và bên bờ của các con sông đến vùng Nông Cống, Tĩnh Gia (giáp Nghệ An). Giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng là vùng chuyển tiếp gọi là vùng bán sơn địa. Các dải núi đồi thấp của vùng bán sơn địa ăn lan theo mạch xuống vùng đồng bằng tạo nên một vùng cảnh quan thơ mộng rất đẹp như tác giả “Le Thanh Hoa” cảm nhận: “Những quả đồi đơn độc ấy... giữa vùng đất phù sa giữ một vai trò rất quan trọng về mặt địa lí. Trong cảnh quan, các quả đồi ấy là những thành phần tạo nên cái tuyệt mỹ, và ở khắp nơi, in trên chân trời phẳng lặng bóng dáng nhiều hình nhiều vẻ của chúng phá vỡ cái đơn điệu của vùng Thanh Hóa hạ và gán cho nó một nét duyên dáng mà ít châu thổ có được” [110; 289]. Địa hình Thanh Hóa thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam, do vậy, sông ngòi Thanh Hóa phần lớn đều chảy theo hướng này. Trong đó, hệ thống sông Mã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và tồn tại của tiểu đồng bằng cũng như trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Thanh Hóa. Hệ thống đó bao gồm sông Mã và các sông suối là chi lưu của nó như suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sông Luồng, sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Lèn, sông Tào (sông Ngu). Các chi lưu suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sông Luồng, sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu gom nước từ các nguồn trên vùng núi đổ vào sông Mã; sông Lèn, sông Tào (sông Ngu) có chức năng giảm tải, ổn định dòng chảy cho sông Mã mà chia nước từ sông Mã mang ra biển. Trong các tiểu vùng địa hình, đồng bằng Thanh Hóa có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Theo các nhà địa chất, đồng bằng Thanh Hóa (còn gọi là đồng bằng sông Mã) được tạo thành sớm hơn đồng bằng sông Hồng và mang những đặc trưng riêng biệt [6; 126). Đó là vùng đất phù sa cổ, được giới hạn “từ đỉnh cực đông của tỉnh, giáp Ninh Bình, chạy rìa chân núi đá vôi và đá phiến” của các huyện Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Tĩnh Gia cho tới biển [141; 30 - 31]. Đặc điểm lớn nhất của cảnh quan đồng bằng Thanh Hóa là độ dốc khá lớn, có nhiều đồi núi, đất đai không bằng phẳng, có nhiều vùng trũng thấp, đất đai ít độ phì nhiêu. Là một đồng bằng lớn thứ ba trong cả nước nhưng đồng bằng Thanh Hóa mặc dù có nhiều ruộng đồng nhưng ít có những cánh đồng thẳng cánh cò bay như đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mà bị chia cắt thành nhiều ô. Tầm mắt ở đây luôn bị che chắn bởi những núi, đồi mọc lên điểm xuyết giữa đồng bằng. Ruộng đồng không bằng phẳng mà có những vùng trũng thấp tồn tại bên những vùng cồn cao. Chính vì đặc điểm này mà tác giả Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: “Ở Thanh Hóa cảnh quan đồng bằng, biển và rừng núi nối kết và cận kề nhau, làm tăng tính chất rừng và biển của đồng bằng, chứ không “xa rừng, nhạt biển” như đồng bằng châu thổ Bắc Bộ” [137; 16]. Về khí hậu, Thanh Hóa “có đầy đủ những đặc điểm khí hậu của cả nước. Nắng lắm, mưa nhiều, gió Lào và lụt bão” [6; 26]. Bốn mùa khí hậu được phân biệt rõ rệt ở đây. Tính chất chuyển tiếp, lưỡng phân về vị trí địa lí và những đặc điểm về tự nhiên trên đây chính là yếu tố quan trọng để tạo nên một xứ Thanh rất riêng về văn hóa và về lịch sử, xã hội. 1.3.1.2. Đặc điểm lịch sử Viết về đất và người Thanh Hóa, Phan Huy Chú trong Hoàng Việt địa dư chí nhận xét: “Đây là nơi non xinh nước đẹp, là nơi có thế như cái cổ áo và cũng là vùng có nhiều thắng cảnh đẹp, từ xưa, trải qua các triều đại đều cho đây là một trọng trấn (...) Bởi đây là vùng địa linh nên mới sinh ra nhân kiệt, nơi hội tụ vượng khí của non sông, chung đúc nên những bậc anh hùng, là một vùng đất nổi tiếng khắp thiên hạ” [25; 147]. Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, hầu như ở thời kì nào, Thanh Hóa cũng có mặt và đóng vai trò, vị trí quan trọng trong các thời kì đó. Có lẽ vì thế mà học giả người Pháp H. le Breton đã nhận định: “Thanh Hóa là nơi căn bản của nước Nam; muốn học sử Nam, nên học sử tỉnh Thanh Hóa trước” [13; 5]. Thời kì tiền sử, Thanh Hóa là một trong những cái nôi đầu tiên của người Việt cổ. Hàng loạt các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở Thanh Hóa thuộc các thời kì văn hóa khác nhau. Thời kì đồ đá có các di chỉ văn hóa núi Đọ (Th.H), núi Nuông, núi Quan Yên, núi Nổ (Y.Đ), di chỉ mái đá Điều (B.T), hang Con Moong (Thạch Thành) cho đến thời kì đồ đá mới với nền văn hóa Đa Bút (gồm hệ thống các di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân, V.L), di chỉ cồn Cổ ngựa (Hà Lĩnh, H.Tr), di chỉ Gò Trũng (Phú Lộc, H.L),...). Các di chỉ văn hóa Đa Bút (V.L) đã chứng minh “chủ nhân văn hóa Đa Bút theo quá trình lùi dần của biển ngày càng lấn xuống chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Thanh Hóa” [141; 530]. Các bộ lạc nguyên thủy thời đại đồng thau đã tồn tại và phát triển rực rỡ ở Thanh Hóa. Từ các di chỉ hang động Thẩm Hai và Thẩm Tiên (Thường Xuân), cho đến các di chỉ Hoa Lộc hay di chỉ gò Sau Chợ (H.L), di chỉ Cồn Chân Tiên, di chỉ Quỳ Chữ và đỉnh cao của thời kì đồ đồng là văn hóa Đông Sơn đều được phát hiện ở Thanh Hóa. “Sự phân bố đông đúc của các di tích Đông Sơn ở vùng đồng bằng đã phần nào phản ánh tính làm chủ đồng bằng của những người Việt cổ ở Thanh Hóa với những làng định cư lâu đời hàng ngàn năm như Đông Sơn, Thiệu Dương, Quỳ Chử,... trên một khu vực rộng hàng vạn mét vuông” [6; 123]. Có thể nói, “diện mạo thời tiền sử - sơ sử xứ Thanh... là quá trình nội sinh, phát triển liên tục và không ngừng (...) Xứ Thanh từng là nơi chứng kiến sự ra đời và phát triển xưa nhất của người nguyên thủy trên đất Việt Nam. Vì vậy, tiền sử - sơ sử Thanh Hóa cũng dài như tiền sử - sơ sử Việt Nam” [142; 552 - 553]. Trong nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Thanh Hóa đã từng là nơi diễn ra bao sự kiện lịch sử của dân tộc. Những hiện vật được tìm thấy ở vùng núi Trịnh (Định Công, Y.Đ) cho phép các nhà sử học kết luận về một cuộc huyết chiến đã từng diễn ra ở đây giữa nghĩa quân Hai Bà Trưng với quân Mã Viện từ những thập kỷ đầu tiên sau công nguyên (40 - 44). Sau đó, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại phong kiến phương Bắc, mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), “một cuộc khởi nghĩa mà thanh thế của nó đã làm “toàn thể Giao Châu chấn động”” [7; 50], đã liên tục diễn ra trên đất Thanh Hóa. Suốt hơn một nghìn năm của thời kì phong kiến, ở Thanh Hóa liên tục diễn ra các sự kiện lịch sử gắn với lịch sử dân tộc. Trong thời kì này, “ít nhất cũng đã từng có ba dòng họ đế vương gốc tích từ xứ Thanh: vương triều Hồ, vương triều Lê và Vương triều Nguyễn” [137; 168]. Trong thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, ở Thanh Hóa lần lượt diễn ra các cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ cho dân tộc (931). Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền đã dẫn quân từ Ái Châu tiến ra Bắc để diệt trừ nội phản. Trong cuộc đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) và giành lại quyền độc lập tự chủ sau hơn 10 thế kỷ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng có công không nhỏ của những người con ưu tú của xứ Thanh như Dương Tam Kha (con trai cả của Dương Đình Nghệ), Ngô Xương Ngập, Đỗ Cảnh Thạc [142; 952 - 953]. Vùng đất làng Ràng (Thiệu Hóa) không chỉ là trung tâm kinh tế chính trị của quận Cửu Chân trong nhiều thế kỷ mà còn là đất bản bộ của dòng họ Dương và đến thời Dương Đình Nghệ thì thế lực đã bao trùm cả nước [142; 595]. Trong cuộc dẹp loạn mười hai sứ quân, “nhân dân Châu Ái đã nhanh chóng hướng về ngọn cờ đại nghĩa của Đinh Bộ Lĩnh” để cùng thống nhất giang sơn, lập nên nước Đại Cồ Việt. Giáp Bối Lý, Châu Ái (nay là xã Thiệu Trung) mà trung tâm là Kẻ Rỵ - Kẻ Chè là vùng đất cai quản của lệnh tộc Lê Lương, một hào trưởng có đạo nghĩa được Đinh Tiên hoàng phong cho làm Đô quốc dịch sứ quận Cửu Chân, Châu Ái [142; 596 - 597]. Sau khi Đinh Tiên hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, triều đình nhà Đinh hoảng loạn trong khi quân Tống lại dẫn quân sang xâm lược. Lê Hoàn đã được thái hậu Dương Vân Nga khóac hoàng bào và trấn giữ được triều đình, dẹp tan quân xâm lược nhà Tống. Thanh Hóa “trong suốt gần bốn thế kỷ, dưới các triều đại Lý Trần Hồ, với vị trí “phên dậu” phía nam của Tổ quốc, quân dân Thanh Hóa đã nhiều lần đánh lui các cuộc xâm lược của Chiêm Thành và Chân Lạp” [142; 612]. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ở thế kỷ XIII, Thanh Hóa là hậu cứ vững chắc che chở cho vua quan và quân đội nhà Trần. Tại đây cũng đã diễn ra những trận đánh khốc liệt giữa quân đội triều đình do tướng Trần Quang Khải chỉ huy và quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy mà dấu tích còn lưu lại ở các địa danh vùng Hậu Lộc [7; 135 - 143]. Từ nửa sau thế kỷ XIV, quốc gia Đại Việt bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc trên mọi phương diện, giặc ngoại xâm lăm le ngoài bờ cõi. Nhà Hồ đã thay thế nhà Trần và đương đầu với những thách thức ấy. Việc Hồ Quý Ly cho dời đô về Thanh Hóa là phù hợp với tình hình thực tế bấy giờ. Triều đại nhà Hồ chỉ tồn tại 7 năm (1400 - 1407) ở Thanh Hóa nhưng đã để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc qua các chính sách cải cách tiến bộ. Tuy chưa thực hiện thành công những chính sách táo bạo ấy nhưng điều đó đã chứng tỏ: “Hồ Quý Ly và vương triều của ông đã thực sự quan tâm và mong muốn đất nước phát triển phồn vinh” [142; 621]. Sau khi nhà Hồ thất bại, quân Minh rộng đường xâm lược và đặt ách đô hộ nước ta. Đất và người xứ Thanh lại một lần nữa thể hiện bản lĩnh kiên cường, không chịu khuất phục của mình. Khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy với vị anh hùng áo vải Lê Lợi là niềm tự hào của những người dân xứ Thanh. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, nước Việt trải qua một thời kì phát triển rực rỡ trên mọi phương diện ở thời Lê Sơ với những ông vua sáng như Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông,... Trong cuộc nội chiến Trịnh - Mạc, nhiều trận đánh lớn nhỏ đã diễn ra giữa quân Nam triều và Bắc triều kéo dài hàng chục năm trên đất Thanh Hóa. Thanh Hóa vốn là đất căn bản của thời Lê Sơ, đến thời kì này lại là cơ sở chủ yếu trong sự nghiệp trung hưng. Khi chiến tranh Nam - Bắc triều chưa ngã ngũ thì Nguyễn Hoàng thực hiện hành trình Nam tiến, tạo nên cục diện chính trị mới với cát cứ Đàng Trong - Đàng Ngoài. Triều Lê vẫn giữ là vương triều chính thống nhưng quyền lực Đàng Trong thì thuộc về chúa Nguyễn còn Đàng Ngoài thuộc về chúa Trịnh. Vua Lê, chúa Nguyễn, chúa Trịnh - cả ba đều là những người con của Thanh Hóa nhưng mâu thuẫn tranh giành thế lực trong suốt thời gian gần 2 thế kỷ. Sau đó, các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới ngọn cờ “Phù Lê diệt Trịnh” của Lê Duy Mật, cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn,... cũng đã từng diễn ra ở Thanh Hóa. Đất quý hương Gia Miêu ở Tống Sơn (H.Tr) đã cống hiến cho dân tộc một triều đại nhà Nguyễn lắm công nhiều tội đã tồn tại trong lịch sử 143 năm và cũng là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Trong thời kì hiện đại, Thanh Hóa đã cống hiến nhiều công sức trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong bài nói chuyện ngày 13 tháng 6 năm 1957 với nhân dân Thanh Hóa, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Những trận đánh ác liệt cùng những chiến tích vang dội làm nức lòng nhân dân cả nước gắn liền với đất và người Thanh Hóa: anh hùng Ngô Thị Tuyển với những chiến công của Nam Ngạn - Hàm Rồng, các cụ phụ lão Hoằng Trường, nữ dân quân du kích Hoa Lộc bắn rơi máy bay Mỹ ngay tại mảnh đất quê hươn... Tâm C.T 252 Phân Lùm Yên Khương L.C 285 Rồng CẩmLong C.T 253 Phang Yên Khương L.C 286 Rú Nâm Phú Nhuận N.T 254 Pháng Nờ Thanh Kỳ N.T 287 Rú Thuyền Phú Nhuận N.T 255 Phía Đông Thanh Tân N.T 288 Rừng Lim TT Cẩm Thủy C.T 256 Phía Tây Thanh Tân N.T 289 Rừng Luồng Cẩm Bình C.T 257 Phóc Giao An L.C 290 Rừng Vàu Phú Nhuận N.T 258 Phốc Giao An L.C 291 Rừng Vầu Mậu Lâm N.T 259 Phòng Không Yên Khương L.C 292 Sam Tạng Yên Khương L.C 260 Phòng Quân Thanh Kỳ N.T 293 Sân Yên Khương L.C 261 Phu Đén  Văn Nho B.T 294 Sao Yên Thọ N.T 295 Sặt Mậu Lâm N.T 319 Trắt Giao An L.C 296 Sau Làng Mậu Lâm N.T 320 Trâu Trếu Cẩm Phú C.T 297 Sau Làng Thanh Kỳ N.T 321 Trém Giao An L.C 298 Sau Thôn Thanh Tân N.T 322 Tròn Phú Nhuận N.T 299 Sen Giao An L.C 323 Trủ Giao An L.C 300 Sí Bé Giao An L.C 324 Trùng Cẩm Tâm C.T 301 Siêng Cẩm Châu C.T 325 Trùng Đồng Lương L.C 302 Sim Đồng Lương L.C 326 Trước Làng Thanh Kỳ N.T 303 Sớ Giao An L.C 327 Trước Voóng Mậu Lâm N.T 304 Sóc Sơn Mậu Lâm N.T 328 Trướm Giao An L.C 305 Sói Giao An L.C 329 Trường Phú Nhuận N.T 306 Sỏi Đá Thanh Kỳ N.T 330 Trường Yên Thọ N.T 307 Tần Đồng Lương L.C 331 Túp Giao An L.C 308 Tàu Bay Thanh Tân N.T 332 U Bò Cẩm Châu C.T 309 Tây Yên Thọ N.T 333 Văn Minh Kỳ Tân B.T 310 Tây Giao An L.C 334 Vàng Tâm Cán Khê N.T 311 Thanh Niên Xuân Khang N.T 335 Vàu Xuân Phúc N.T 312 Thịnh Phú Nhuận N.T 336 Vực Chiềng Giao An L.C 313 Tô Cẩm Châu C.T 337 Vực Dụng Giao An L.C 314 Toài Vú Giao An L.C 338 Vùng Xe Giao An L.C 314 Toài Vú Giao Thiện L.C 339 Xăm Giao An L.C 315 Tổng Cồ Cẩm Châu C.T 340 Xét Giao An L.C 316 Trám Giao An L.C 341 Xiên Yên Khương L.C 317 Tràm Thanh Kỳ N.T 342 Xong Long Giao Thiện L.C 318 Trăn Phú Nhuận N.T 4. Eo: 4 địa danh 1 Khí Xuân Phúc N.T 3 Nga Hải Long N.T 2 Lụi Xuân Phúc N.T 4 Trăn Xuân Phúc N.T 5. Hang: 24 địa danh 1 Cá Văn Nho B.T 13 Khoai Kỳ Tân B.T 2 Cá Cẩm Lương C.T 14 Lặn Lũng Niêm B.T 3 Cây Thị Xuân Phúc N.T 15 Làng Tráng Lâm Xa B.T 4 Cố Thiết Ống B.T 16 Lèn Hung Cát Tân N.X 5 Con Tằng Thanh Hoà N.X 17 Lò Cao Hải Vân N.T 6 Đá Giàng Yên Khương L.C 18 Meng Đồng Lương L.C 7 Đại thần Mậu Lâm N.T 19 Mổ TT Cẩm Thủy C.T 8 Dơi Kỳ Tân B.T 20 Ngọc Xuân Khang N.T 9 Dơi Thanh Phong N.X 21 Ông Thiều Hải Vân N.T 10 Dơi Cẩm Thạch C.T 22 Pu Kun Yên Khương L.C 11 Dơi Kỳ Tân B.T 23 Quy Hen Cẩm Vân C.T 12 Dong Thiết Ống B.T 24 Rồng Cẩm Thạch C.T 7. Lèn: 7 địa danh 1 Đá trắng Xuân Khang N.T 5 Mỏ nước Xuân Khang N.T 2 Đá Vôi Thanh Kỳ N.T 6 Mướp Xuân Thái N.T 3 Khe Bồ Thanh Tân N.T 7 Trắng Xuân Khang N.T 4 Mỏ nước Mậu Lâm N.T 8. Núi: 86 địa danh 1 Ba Nhà Thanh Lâm N.X 13 Chùa Định Công Y.Đ 2 Ba Thang Thanh Kỳ N.T 14 Chùa Yên Khương L.C 3 Bái Trắng Yên Lạc N.T 15 Chùa Chặng TT Cẩm Thủy C.T 4 Bán Bò Đồng Lương L.C 16 Cò Hèo Yên Khương L.C 5 Bẻ Chiêng Cẩm Phú C.T 17 Co Mi Thanh Sơn N.X 6 Bí Giao Thiện L.C 18 Cửa Hà Yên Khương L.C 7 Bù Cúng Thanh Phong N.X 19 Đá Thanh Phong N.X 8 Bù Rinh Yên Thắng L.C 20 Đá Xuân Quỳ N.X 9 Bù Rinh Giao Thiện L.C 21 Đá Bồ Yên Khương L.C 10 Cà Lông Yên Khương L.C 22 Đá Chồng Yên Khương L.C 11 Cao Cát Tân N.X 23 Đá Chùa Yên Khương L.C 12 Cây Kè Thanh Kỳ N.T 24 Đá Cò Đường Cẩm Vân C.T 25 Đá Én Yên Khương L.C 56 Nưa Mậu Lâm N.T 26 Đá Giữa Yên Khương L.C 57 Nưa Phú Nhuận N.T 27 Đá Lớn Xuân Bình N.X 58 Phá Bạng Thanh Tân N.T 28 Đá Mốc Yên Khương L.C 59 Phá Bóng Văn Nho B.T 29 Đá Thung Yên Khương L.C 60 Phá Có Ngóa Lâm Phú L.C 30 Đá Tọ Yên Khương L.C 61 Phá Đén Văn Nho B.T 31 Đá Trận Yên Khương L.C 62 Pha Giàng Yên Khương L.C 32 Đá Vôi Thanh Lâm N.X 63 Pha Na Lạn Yên Khương L.C 33 Đồng Tên Thượng Ninh N.T 64 Phá Pu Lâm Phú L.C 34 Eo Xôm Yên Khương L.C 65 Pháng Yên Khương L.C 35 Hăng Bụt Xuân Khang N.T 66 Phu Huột Yên Thắng L.C 36 Hang Diêm Yên Khương L.C 67 Póm Huối Lìm Tạch Yên Thắng L.C 37 Hang Xé Yên Khương L.C 68 Póm Pười Yên Khương L.C 38 Khoi Yên Khương L.C 69 Pu Cọ Văn Nho B.T 39 Lai Li Lai Láng Kỳ Tân B.T 70 Pu Gống Yên Thắng L.C 40 Lai Li Lai Láng Yên Khương L.C 71 Pu Muôn Yên Thắng L.C 41 Lèn Bạc Xuân Khang N.T 72 Pù Ngà Lâm Phú L.C 42 Lèn Cái Phúc Đường N.T 73 Rùa Phú Nhuận N.T 43 Lèn Côi Phúc Đường N.T 74 Tải E Đồng Lương L.C 44 Lèn Hung Cát Tân N.X 75 Thang Mơ Cẩm Vân C.T 45 Lô Cô Bình Lương N.X 76 Thanh Hòng Cẩm Vân C.T 46 Lum Xuân Phúc N.T 77 Thủ Lợn HảI Long N.T 47 Luồi Đồng Lương L.C 78 Thủ Lợn Xuân Phúc N.T 48 Mâm Cẩm Phú C.T 79 Thủ Lợn Xuân Thái N.T 49 Me Bãi Trành N.X 80 Voi Thanh Tân N.T 50 Miến Thiên Giao An L.C 81 Vũng Bàn Giao An L.C 51 Mổ Yên Khương L.C 82 Vũng Ngần Giao An. L.C 52 Mũ Đồng Cân Xuân Thọ N.T 83 Xà Nót Yên Khương L.C 53 Mủ Đồng Cân Thượng Ninh N.X 84 Xam Đồng Lương L.C 54 Múng Mương Yên Khương L.C 85 Xè Giao An L.C 55 Ngọc Khánh Đồng Lương L.C 86 Yên Ngựa Thanh Tân N.T 10. Phá: 2 địa danh 1 Phá Rẹ Lâm Phú L.C 2 Phá Tói Lai Lâm Phú L.C 11. Pu: 7 địa danh 1 Cú Yên Khương L.C 5 Pù Luông Thành Lâm B.T 2 Luống Yên Thắng L.C 6 Sám Póm Yên Khương L.C 3 Pha Phai Yên Khương L.C 7 Tén Chè Pù Nhi M.L 4 Pù Hu Pù Nhi M.L 5 Pù Luông Thành Lâm B.T 12. Rừng: 6 địa danh 1 Đá Trải Phú Nhuận N.T 4 Luồng Yên Khương L.C 2 Lim Yên Lạc N.T 5 Pơ Mu Xuân Khang N.T 3 Lim Thanh Tân N.T 6 Trồng Bồ Yên Thắng L.C II. THỦY DANH Huối: 78 địa danh 1 Bản Trong Phú Xuân L.C 20 Hăng Yên Khương L.C 2 Bo Kỳ Tân B.T 21 Háo Yên Khương L.C 3 Bò Yên Khương L.C 22 Hê Phú Xuân L.C 4 Bó Tong Đồng Lương L.C 23 Hin Chon Yên Khương L.C 5 Buốc Lâm Phú L.C 24 Hin Khoang Yên Khương L.C 6 Buộc Mu Yên Khương L.C 25 Hộc Yên Khương L.C 7 Cại Phú Xuân L.C 26 Hóm Yên Khương L.C 8 Cám Phú Xuân L.C 27 Hón Chí Giao An L.C 9 Cắm Đồng Lương L.C 28 Hón Hiên Giao An L.C 10 Chả Giao An L.C 29 Hón Lựa Giao An L.C 11 Có Mỹ Yên Khương L.C 30 Hón Tượt Giao An B.T 12 Có Phay Yên Khương L.C 31 Huôi Phú Xuân L.C 13 Co Phùng Phú Xuân L.C 32 Hượn Yên Khương L.C 14 Cộc Lông Lâm Phú L.C 33 Kế Thiết Kế B.T 15 Cống Yên Khương L.C 34 Kéng Bé Yên Khương L.C 16 Cui Đồng Lương L.C 35 Kéng Peo Yên Thắng L.C 17 Cúm Phú Xuân L.C 36 Khạnh Phú Xuân L.C 18 Đang Lâm Phú L.C 37 Kho Lai Yên Khương L.C 19 Đang Lâm Phú L.C 38 Khóe Mạ Yên Khương L.C 39 Láu Giao Thiện L.C 59 Pan Phú Xuân L.C 40 Lúc Mú Yên Khương L.C 60 Phá Yên Khương L.C 41 Mè Yên Khương L.C 61 Pháng Yên Khương L.C 42 Mèn Phú Xuân L.C 62 Phé Mý Phú Xuân L.C 43 Muỗng Yên Khương L.C 63 Piềng Yên Khương L.C 44 Mý Phú Xuân L.C 64 Pòm Khu Phú Xuân L.C 45 Na Chon Lâm Phú L.C 65 Pu Buốc Lâm Phú L.C 46 Na Nọi Yên Khương L.C 66 Pung Phú Xuân L.C 47 Na Phòng Yên Khương L.C 67 Pùng Yên Khương L.C 48 Na Pung Yên Khương L.C 68 Quắc Đồng Lương L.C 49 Nặm Bò Yên Khương L.C 69 Quáng Yên Khương L.C 50 Nàm Din Yên Khương L.C 70 Sai Yên Thắng L.C 51 Nặm Ùn Yên Thắng L.C 71 Sai Yên Khương L.C 52 Nặm Ùn Yên Khương L.C 72 Tá Khoai Yên Khương L.C 53 Nga Thiết Ống B.T 73 Tang Ruống Yên Khương L.C 54 Nghiêu Tam Chung L.C 74 Tạt Yên Thắng L.C 55 Ngóa Yên Khương L.C 75 Tổng Kiêng Phú Xuân 56 Nong Đen Lâm Phú L.C 76 Từm Phú Xuân 57 Noóng Yên Khương L.C 77 Vớ Giao An 58 Pà Hỉa Yên Khương L.C 78 Xúm Lum Yên Thắng Khe: 33 địa danh 1 Cày Sơn Cẩm Phú C.T 12 Cái Phượng Nghi N.T 2 Bai Mối Cẩm Phú C.T 13 Rú Thuyền Phú Nhuận N.T 3 Tối Cát Vân N.X 14 Cầu Phú Nhuận N.T 4 Sung Tân Bình N.X 15 Thùng Phúc Đường N.T 5 cầu Phú Nhuận M.L 16 Than Phúc Đường N.T 6 Cây Hó Xuân Thọ M.L 17 Cành Cúng Thanh Kỳ N.T 7 dài Cán Khê N.T 18 Me Thanh Tân N.T 8 Lén Sảng Cán Khê N.T 19 Tre Thanh Tân N.T 9 Bến Đá Cán Khê N.T 20 Đá Mài Thanh Tân N.T 10 cây Tấu Mậu Lâm N.T 21 hom hom Thanh Tân N.T 11 Đồng Đẻ Mậu Lâm N.T 22 nước trong Thanh Tân N.T 23 Thanh Cao Thanh Tân N.T 29 Dài Xuân Thọ N.T 24 Mỏ Xã Xuân Thọ N.T 30 Cây Khét Xuân Thọ N.T 25 Đá Mài Xuân Khang N.T 31 Lươn Yên Lạc N.T 26 Chẹt Voi Xuân Phúc N.T 32 Cầu Bò Yên Thọ N.T 27 Bãi Luồng Xuân Phúc N.T 33 Cây Sổ Yên Thọ N.T 28 Hảm Chuối Xuân Phúc N.T Suối: 77 địa danh 1 An Lâm Phú L.C 26 Còn Kỳ Tân B.T 2 Án Yên Khương L.C 27 Đang Văn Nho B.T 3 Bá Yên Khương L.C 28 Đang Lâm Phú L.C 4 Bai Lâm Phú L.C 29 Đồng Loài Phú Nhuận N.T 5 Bai Bông Cẩm Tâm C.T 30 Giàng Yên Khương L.C 6 Bai Dung Cẩm Tâm C.T 31 Hà Yên Thắng L.C 7 Bai Phổ Cẩm Tâm C.T 32 Hang Thiết Ống B.T 8 Bằng Đồng Lương L.C 33 Hang Thiết Ống B.T 9 Bằng Đồng Lương L.C 34 Hang Hùm Đồng Lương L.C 10 Bo Kỳ Tân B.T 35 Híu Cha Lâm Phú L.C 11 Bó Lâm Phú L.C 36 Hòn Cọc Cẩm Tâm C.T 12 Bò Lăn Thanh Tân N.T 37 Hòn Giáng Yên Thắng L.C 13 Bỏng Đồng Lương, L.C 38 Hón Tượt Giao Thiện L.C 14 Boọc Hồông Yên Khương L.C 39 Kế Thiết Kế B.T 15 Cái Đồng Lương L.C 40 Khế Giao An L.C 16 Cây Vải Cẩm Thành C.T 41 Khe Khoai Thanh Tân N.T 17 Cha Thiết Kế B.T 42 Khe Tréo Yên Thọ N.T 18 Cha Thiết Kế B.T 43 Khép Lâm Phú L.C 19 Chà Bối Cẩm Long C.T 44 Kiềng Lâm Phú L.C 20 Chiềng Yên Thắng L.C 45 Kỷ Kỳ Tân B.T 21 Chiềng Yên Khương L.C 46 Kỷ Kỳ Tân B.T 22 Chưaloót Thanh Tân N.T 47 Lãng Mọn Giao An L.C 23 Có Co Lâm Phú L.C 48 Lót Lâm Phú L.C 24 Co Cú Thanh Tân N.T 49 Luồi Đồng Lương L.C 25 Co phát Thanh Tân N.T 50 Luống Lâm Phú L.C 51 Mán Lâm Phú L.C 65 Thổ Công Đồng Lương L.C 52 Mán Lâm Phú L.C 66 Tiền Tiến Thanh Tân N.T 53 Na Hin Yên Khương L.C 67 Tìu Tộc Yên Thắng L.C 54 Na Nọi Yên Thắng L.C 68 Tơ Lơng Thanh Tân N.T 55 Nang Kỳ Tân B.T 69 Trô Giao An L.C 56 Nga Thiết Ống B.T 70 Trốc Giao An L.C 57 Ngàm Yên Thắng L.C 71 Trung Tiến Thanh Tân N.T 58 Ngọc Láo Cẩm Tâm C.T 72 Vần Yên Thắng. L.C 59 Pí Lâm Phú L.C 73 Vân Thương Cát Vân N.X 60 Quăn Thanh Sơn N.X 74 Vĩnh Lợi Thị trấn Bến Sung N.T 61 Sông Sao Giao Thiện L.C 75 Vườn Dâu- Khe Mít Thanh Tân N.T 62 Tá Luông Thanh Kỳ N.T 76 Y Yên Khương L.C 63 Thanh Quang Thanh Tân N.T 77 Yên HảI Long N.T 64 Thiêng Sơ Yên Khương L.C III. VÙNG ĐẤT NHỎ PHI DÂN CƯ Hới: 28 địa danh 1 Buốc Lâm Phú L.C 15 Mun Nọi Lâm Phú L.C 2 Cô Cuối Lâm Phú L.C 16 Ngay Lâm Phú L.C 3 Co Pén Lâm Phú L.C 17 Ngón Lâm Phú L.C 4 Coóc Coóc Lâm Phú L.C 18 Pắng Lâm Phú L.C 5 Đang Lâm Phú L.C 19 Phác Nọi Lâm Phú L.C 6 Đon Nọi Lâm Phú L.C 20 Phái Tốp Lâm Phú L.C 7 Đon Tớp Lâm Phú L.C 21 Pô Cọ Lâm Phú L.C 8 Gia Hố Lâm Phú L.C 22 Quắng Non Lâm Phú L.C 9 Giống Lâm Phú L.C 23 Sác Nác Lâm Phú L.C 10 Hặc Lâm Phú L.C 24 Sáo Cò Nòi Lâm Phú L.C 11 Hó Tớp Lâm Phú L.C 25 Sáo Phạ Lâm Phú L.C 12 Kho Lâm Phú L.C 26 Sơm Kha Lâm Phú L.C 13 Lau Lâm Phú L.C 27 Tăng Lâm Phú L.C 14 Mạng Lâm Phú L.C 28 Tang Tay Lâm Phú L.C 2. Na: 56 địa danh 1 Bón Lâm Phú L.C 29 Niêng Lâm Phú L.C 2 Chá Lâm Phú L.C 30 Nóng Khăm Lâm Phú L.C 3 Chả Lâm Phú L.C 31 Păn Lâm Phú L.C 4 Cha Lâm Phú L.C 32 Phá Yên Khương L.C 5 Chà Yên Khương L.C 33 Phạ Phà Yên Khương L.C 6 Chon Lâm Phú L.C 34 Phái Lâm Phú L.C 7 Chưa Lót Lâm Phú L.C 35 Phạt Yên Khương L.C 8 Có Yên Khương L.C 36 Phay Yên Khương L.C 9 Có Pháng Yên Khương L.C 37 Poọng Giao Thiện L.C 10 Cộc Luông Lâm Phú L.C 38 Pu Hặc Lâm Phú L.C 11 Cón Lâm Phú L.C 39 Pung Yên Khương L.C 12 Hao Yên Khương L.C 40 Quan Lâm Phú L.C 13 Héo Yên Khương L.C 41 Quán Lâm Phú L.C 14 Héo Pê Lâm Phú L.C 42 Quan Chả Đồng Lương L.C 15 Hó Lâm Phú L.C 43 Re Lâm Phú L.C 16 Hóm Lâm Phú L.C 44 Rén Cẩm Vân C.T 17 Hôn Yên Khương L.C 45 Ruội Lâm Phú L.C 18 Hú Bom Lâm Phú L.C 46 Sài Giao Thiện L.C 19 Hum Lâm Phú L.C 47 Tá Lâm Phú L.C 20 Huối Pịp Yên Khương L.C 48 Tạo Yên Khương L.C 21 Hượn Yên Khương L.C 49 Tín Bán Lâm Phú L.C 22 Kho Lai Yên Khương L.C 50 Tín Bán Trí Nang L.C 23 Ky Yên Khương L.C 51 Tín Bán Yên Lễ N.X 24 Lạn Ngậu Yên Khương L.C 52 Tín Pu Điền Quang B.T 25 Lón Yên Khương L.C 53 Tín Pu Lâm Phú L.C 26 Lỵ Lâm Phú L.C 54 Tíu Lâm Phú L.C 27 Mương Lâm Phú L.C 55 Túng Yên Khương L.C 28 Nghe Yên Khương L.C 56 Xám Lâm Phú L.C 3. Trưa/tlưa: 31 địa danh 1 Cân Trương Tân Phúc L.C 17 Pện Tân Phúc L.C 2 Chả Tân Phúc L.C 18 Pheo Giao Thiện L.C 3 Cò Nhò Giao Thiện L.C 19 Phống Tân Phúc L.C 4 Cò Nu Giao Thiện L.C 20 Phư Tân Phúc L.C 5 Cò Tôống Giao Thiện L.C 21 Quan Tân Phúc L.C 6 Cọc Tân Phúc L.C 22 Sán Giao Thiện L.C 7 Hoai Meng Giao Thiện L.C 23 Sớ Giao Thiện L.C 8 Khẹt Tân Phúc L.C 24 Tải Giao Thiện L.C 9 Lậm Giao Thiện L.C 25 Thao Thỉa Giao Thiện L.C 10 Loi Tân Phúc L.C 26 Trăn Giao Thiện L.C 11 Mèn Giao Thiện L.C 27 Trăn Tân Phúc L.C 12 Mo Giao Thiện L.C 28 Tràng Giao Thiện L.C 13 Nau Giao Thiện L.C 29 Tràng Pục Giao Thiện L.C 14 Nhà Nọi Giao Thiện L.C 30 Tu Giao Thiện L.C 15 Ổi Tân Phúc L.C 31 Vọ Tân Phúc L.C 16 Păn Chạch Tân Phúc L.C B. ĐỊA DANH CÁC ĐƠN VỊ CƯ TRÚ 1. Bản: 125 địa danh 1 Bá Trung Lý M.L 14 Cặt Yên Thắng M.L 2 Bán Quang Chiểu M.L 15 Cầu Chai II Mường Chanh M.L 3 Bôn Yên Khương L.C 16 Chà Lan Mường Lý M.L 4 Bóng Mường Chanh M.L 17 Chai Mường Chanh M.L 5 Buốc Lâm Phú L.C 18 Chanh Đồng Lương M.L 6 Buốc Hiềng Hải Long Q.H 19 Cháo Ban Công L.C 7 Buốn Tén Tằn M.L 20 Chiên Pục Tén Tằn M.L 8 Cá Giáng Trung Lý M.L 21 Chiêng Cồng Đồng Lương M.L 9 Cá Nọi Pù Nhi M.L 22 Chiềng Nưa Mường Lý M.L 10 Cá Tớp Pù Nhi M.L 23 Chim Yên Thắng M.L 11 Cân Tam Chung M.L 24 Co Cài Quang Chiểu M.L 12 Cang Đồng Lương M.L 25 Co Cài Đồng Lương M.L 13 Cánh Cộng Trung Lý M.L 26 Cơm Pù Nhi M.L 27 Cơn Đồng Lương L.C 60 Na Khà én Tằn M.L 28 Đoàn Kết Tén Tằn M.L 61 Na Tao Pù Nhi M.L 29 Đôn Đồng Lương M.L 62 Nậm Đanh YênKhương L.C 30 Đông Xuân Thọ N.T 63 Nàng 1 Mường Lý M.L 31 Đông Ban Pù Nhi M.L 64 Nàng II Mường Lý M.L 32 Hạ Sơn Pù Nhi M.L 65 Ngàm Yên Thắng L.C 33 Hạm Quang Chiểu M.L 66 Ngày Lâm Phú L.C 34 Hằng Yên Khương L.C 67 Ngố Mường Chanh M.L 35 Hộc Yên Thắng M.L 68 Ớn Tam Chung M.L 36 Hua Pù Đồng Lương M.L 69 Pá Búa Trung Lý M.L 37 Kéo Té Đồng Lương M.L 70 Pá Hộc Pù Nhi M.L 38 Khằm I Thanh Tân N.T 71 Pá Quăn Trung Lý M.L 39 Khằm II Trung Lý M.L 72 Pan Phú Xuân Q.H 40 Khằm III Trung Lý M.L 73 Peo Yên Thắng L.C 41 Khon Giao Thiện M.L 74 Pha Đén Pù Nhi M.L 42 Kít Mường Lý M.L 75 Phai Trung Thành Q.H 43 Lách Mường Lý M.L 76 Phé Phú Xuân Q.H 44 Lát Tam Chung M.L 77 Pi Lâm Phú L.C 45 Lìn Trung Lý M.L 78 Piềng Mòn Tén Tằn M.L 46 Lốc Há Pù Nhi M.L 79 Piềng Tật Mường Chanh M.L 47 Ma Hác Trung Lý M.L 80 Pốc Yên Thắng L.C 48 Mau Mường Lý M.L 81 Pom Khuông Tam Chung M.L 49 Mè Yên Khương L.C 82 Pọng Lâm Phú L.C 50 Mỏ Phú Xuân Q.H 83 Pọng Tam Chung M.L 51 Mờng Quang Chiểu M.L 84 Pù Đứa Quang Chiểu M.L 52 Muỗng Yên Khương L.C 85 Pù Ngùa Pù Nhi M.L 53 Muống 1 Mường Lý M.L 86 Pù Quăn Pù Nhi M.L 54 Muống 2 Mường Lý M.L 87 Pù Toong Pù Nhi M.L 55 Mý Phú Xuân Q.H 88 Pùng Quang Chiểu M.L 56 Na Chừa Mường Chanh M.L 89 Qua Quang Chiểu M.L 57 Nà Đang Lâm Phú L.C 90 Quan Dao Quang Chiểu M.L 58 Na Hào Mường Chanh M.L 91 Sáng Quang Chiểu M.L 59 Nà Hin Mường Chanh M.L 92 Sáu Xuân Thọ N.T 93 Suối Lóng Tam Chung M.L 110 Trung Tiến II Mường Lý M.L 94 Suối Phái Tam Chung M.L 111 Tung Trung Lý M.L 95 Suối Tút Quang Chiểu M.L 112 Ún Mường Lý M.L 96 Tà Cóm Trung Lý M.L 113 Vặn Yên Thắng L.C 97 Tài Chánh Mường Lý M.L 114 Vần Trong Yên Thắng L.C 98 Tân Hương Tam Chung M.L 115 Vịn Yên Thắng L.C 99 Táo Trung Lý M.L 116 Xã Yên Khương L.C 100 Tén Tằn Tén Tằn M.L 117 Xa Lao Trung Lý M.L 101 Tiên Lâm Phú L.C 118 Xa Lung Mường Lý M.L 102 Tiến Lâm Phú L.C 119 Xài Khao Mường Lý M.L 103 Toong Quang Chiểu M.L 120 Xắng Yên Khương L.C 104 Tráng Yên Thắng L.C 121 Xậy Trung Thành Q.H 105 Trung Lập Trung Thành Q.H 122 Xì Lồ Mường Lý M.L 106 Trung Tâm Trung Thành Q.H 123 Xim Quang Chiểu M.L 107 Trung Thắng Mường Lý M.L 124 Yên Phong Yên Phong L.C 108 Trung Thắng Trung Thành Q.H 125 Yên Thành Yên Thắng L.C 109 Trung Tiến II Mường Lý M.L 2. Làng: 275 địa danh 1 Ấm Cổ Lũng B.T 15 Bít Điền Thượng B.T 2 Ấm Lương Nội B.T 16 Bồng Lũng Niêm B.T 3 Ấm Cổ Lũng B.T 17 Bồng Sơn Phú Nhuận N.T 4 Ấm Điền Quang B.T 18 Bồng Thượng Phú Nhuận N.T 5 Ao Ràng Xuân Thái N.T 19 Các Xuân Du N.T 6 Ấp Củ Xuân Thái N.T 20 Cầu Đất Hải Long N.T 7 Bả Điền Thượng B.T 21 Cầu Máng Hải Vân N.T 8 Ba Bái Xuân Thái N.T 22 Cây Nghia Xuân Thái N.T 9 Bái Đình Xuân Thái N.T 23 Cha Thiết Kế B.T 10 BáI Thất Phúc Đường N.T 24 Chạng Thanh Sơn N.X 11 Bái Tôm Điền Quang B.T 25 Chảy Kế Thiết Kế B.T 12 Bầm Thành Lâm B.T 26 Chén Yên Thọ N.T 13 Báng Thành Sơn B.T 27 Chiềng Thiết Ống B.T 14 Ben Lương Nội B.T 28 Chiềng Khạt Đồng Lương L.C 29 Chiềng Lẫm Điền Lư B.T 62 Điền Giang Điền Lư B.T 30 Chiềng Lẫm Điền Lư B.T 63 Điền Lý Điền Lư B.T 31 Chiềng Má Điền Thượng B.T 64 Điền Tiến Điền Lư B.T 32 Chiềng Mưng Điền Thượng B.T 65 Đô Thiết Ống B.T 33 Chiếu Quang Hiến L.C 66 Do Hạ Cẩm Tân C.T 34 Chợ Mới Yên Thọ N.T 67 Do Trung Cẩm Tân C.T 35 Chông Lương Nội B.T 68 Dốc Thiết Ống B.T 36 Chỏng Đồng Lương L.C 69 Đốc Cổ Lũng B.T 37 Chu Thành Lâm B.T 70 Đồi Cầu Máng Hải Vân N.T 38 Chùa Xuân Du N.T 71 Đồi Dẻ Hải Vân N.T 39 Chun Thiết ống B.T 72 Đòn Lũng Niêm B.T 40 Chun Thiết Ống B.T 73 Đòn Lương Nội B.T 41 Chung Đồng Lương L.C 74 Đòn Thành Lâm B.T 42 Chuối Xuân Quỳ N.X 75 Đôn Thành Lâm B.T 43 Cốc Thiết Ống B.T 76 Đồng Lũng Niêm B.T 44 Cốc Thành Lâm B.T 77 Đồng Chuối Xuân Phúc N.T 45 Cốc Đồng Lương L.C 78 Đồng Dẻ Thanh Tân N.T 46 Cọc Thanh Lâm N.X 79 Đong Điểng Thành Sơn B.T 47 Cốc Cáo Lương Ngoại B.T 80 Đồng Hải Hải Long N.T 48 Cốc I Xuân Thái N.T 81 Đồng Hơn Xuân Khang N.T 49 Cốc II Xuân Thái N.T 82 Đồng Lấm Thanh Tân N.T 50 Cón Ái Thượng B.T 83 Đồng Lớn Hải Long N.T 51 Côn Ái Thượng B.T 84 Đồng Long Hải Long N.T 52 Cống Thanh Hoà N.X 85 Đồng Lườn Xuân Thái N.T 53 Cú Thiết Ống B.T 86 Đồng Mưa Xuân Khang N.T 54 Cự Thịnh Yên Thọ N.T 87 Đồng Mười Hải Vân N.T 55 Cui Đồng Lương L.C 88 Đồng Quạ Xuân Phúc N.T 56 Đầm Lương Nội B.T 89 Đồng Quốc Xuân Phúc N.T 57 Dần Long Lương Ngoại B.T 90 Đồng Sình Phú Nhuận N.T 58 Đanh Thành Lâm B.T 91 Đồng Thung Phượng Nghi N.T 59 Đào Điền Quang B.T 92 Đồng Trung Xuân Phúc N.T 60 Đền Giao Thiện L.C 93 Đồng Ván Thanh Kỳ N.T 61 Điền Giang Điền Lư B.T 94 Đồng Xã Xuân Phúc N.T 95 Đồng Xuân Hải Long N.T 128 Khò Điền Quang B.T 96 Đủ Lũng Niêm B.T 129 Kho Mường Thành Sơn B.T 97 Đức Nhuận Phú Nhuận N.T 130 Khu 1 Giao Thiện L.C 98 Eo Điếu Cổ Lũng B.T 131 Khung Thiết Kế B.T 99 Eo Kén Thành Sơn B.T 132 Khước Điền Quang B.T 100 Eo Son Phú Nhuận N.T 133 Khuyn Cổ Lũng B.T 101 Giang Khê Xuân Du N.T 134 Kim Sơn Hải Vân N.T 102 Giầu Cả Lương Ngoại B.T 135 La Ca Cổ Lũng B.T 103 Gió Bình Lương N.X 136 Lác Cổ Lũng B.T 104 Giổi Ái Thượng B.T 137 Lằn Sổ Giao Thiện L.C 105 Hải Tân Hải Long N.T 138 Lặn Trong Lũng Niêm B.T 106 Hải Thanh Hải Long N.T 139 lau Điền Thượng B.T 107 Hải Xuân Hải Long N.T 140 Leo Thành Lâm B.T 108 Hang Thiết Ống B.T 141 Liên Thành Thiết Ống L.C 109 Hiêu Cổ Lũng B.T 142 Lồng Thanh Lâm N.X 110 Hồ Quang Điền Quang B.T 143 Lọng Cổ Lũng B.T 111 Hợi Xuân Du N.T 144 Lự Thanh Lâm N.X 112 Hón Tỉnh Thanh Sơn N.X 145 Lữ Trung Cẩm Tân C.T 113 Hồng Sơn Phúc Đường N.T 146 Lụa Cẩm Sơn C.T 114 Hợp Thịnh Yên Thọ N.T 147 Lung Tân Bình N.X 115 Húng Giao Thiện L.C 148 Lúng Xuân Thái N.T 116 Hùng Sơn Yên Thọ N.T 149 Lúng Yên Cát N.X 117 Kế Thiết Kế B.T 150 Lùng Điền Quang B.T 118 Kẻ Mạnh 1 Thanh Sơn N.X 151 Lườn Bình Lương N.X 119 Kẻ Mạnh 2 Thanh Sơn N.X 152 Luồng Thiết Kế B.T 120 Kẻ Xui Thanh Sơn N.X 153 Luyện Điền Quang B.T 121 Kèn Thanh Lâm N.X 154 Má Bãi Trành N.X 122 Kha Thanh Lâm N.X 155 Mài Bình Lương N.X 123 Khà Ái Thượng B.T 156 Man Hạ Trung B.T 124 Khà Điền Quang B.T 157 Măng Lương Ngoại B.T 125 Khả La Thanh Tân N.T 158 Mé Ái Thượng B.T 126 Khai Lương Nội B.T 159 Mó Xuân Thái N.T 127 Khe Sình Phú Nhuận N.T 160 Mó II Xuân Thọ N.T 161 Mỏ Măng Thành Lâm B.T 194 Phúc Hưng Phúc Đường N.T 162 Mó1 Xuân Thọ N.T 195 Phúc Tỉnh Thanh Tân N.T 163 Mốc Đồng Lương L.C 196 Phượng Xuân Xuân Khang N.T 164 Mới Thanh Sơn N.X 197 Poọng Giao Thiện L.C 165 Môn Hạ Trung B.T 198 Quăn Lũng Niêm B.T 166 Mùn Cẩm Sơn C.T 199 Quan Phác Cẩm Vân C.T 167 Mười Điền Quang B.T 200 Quần Thọ Yên Thọ N.T 168 Mưỡn Điền Quang B.T 201 Quảng Đại Xuân Thái N.T 169 MuốnĐồi Điền Quang B.T 202 Quên Đồng Lương L.C 170 Mý Ái Thượng B.T 203 Quyết Thắng Thiết Ống B.T 171 Mỹ Yên Thọ N.T 204 Rảy Thanh Lâm N.X 172 Ná Cọ Thanh Sơn N.X 205 Riềng Điền Lư B.T 173 Nà Khà Cổ Lũng B.T 206 Rộc Răm Xuân Phúc N.T 174 Nam Ngạn Phúc Đường N.T 207 Ry Lương Nội B.T 175 NamMinh Phúc Đường N.T 208 Sặng Thiết Ống B.T 176 Nán Thiết Ống B.T 209 Sen Xuân Du N.T 177 Nang Cổ Lũng B.T 210 Si Cẩm Sơn C.T 178 Nê Đồng Lương L.C 211 Són Lương Nội B.T 179 Ngọc Sinh Lương Ngoại B.T 212 Sông Mã Điền Lư B.T 180 Ngòn Thành Lâm B.T 213 Suội Thiết Ống B.T 181 Nông Công Thành Sơn B.T 214 Tam Liên Điền Quang L.C 182 Nước Trong Xuân Phúc N.T 215 Tân Hùng Thanh Tân N.T 183 Pà Ban Thành Sơn B.T 216 Tân Lập Yên Thọ N.T 184 Pà Khà Thành Sơn B.T 217 Tân Long Hải Long N.T 185 Phìa Cổ Lũng B.T 218 Tân Mỹ Thanh Tân N.T 186 Phú Nhuận Phú Nhuận N.T 219 Tân Thành Thanh Tân N.T 187 Phú Nhuận Phú Nhuận N.T 220 Tân Thọ Yên Thọ N.T 188 Phú Phượng 1 Phú Nhuận N.T 221 Tân Tiến Cẩm Tân C.T 189 Phú Phượng 2 Phú Nhuận N.T 222 Tân Tiến Thanh Tân N.T 190 Phú Phượng 3 Phú Nhuận N.T 223 Tây Sơn Phúc Đường N.T 191 Phú Phượng 4 Phú Nhuận N.T 224 Tến Mới Cổ Lũng B.T 192 Phú Quang Phú Nhuận N.T 225 Thắng Lộc Bình Lương N.X 193 Phú Xuân Cẩm Tân C.T 226 Thanh Bình Thanh Kỳ N.T 227 Thanh Quang Thanh Tân N.T 252 Tượt Giao Thiện L.C 228 Thanh Sơn Phú Nhuận N.T 253 Ươi Lũng Niêm B.T 229 Thanh Vinh Thanh Tân N.T 254 Vân Thanh Hải Vân N.T 230 Thanh Xuân Thanh Tân N.T 255 Vèn Aí Thượng B.T 231 Thanh Xuân Xuân Thái N.T 256 Vền. Điền Quang B.T 232 Thiết Giang Thiết Ống B.T 257 Vĩnh Lợi Hải Long N.T 233 Thống Nhất Yên Thọ N.T 258 Võ Điền Lư B.T 234 Thung Aí Thượng B.T 259 Xằm Thanh Lâm N.X 235 Thung Khế Phú Nhuận N.T 260 Xắng Thanh Lâm N.X 236 Thướn Cẩm Tân C.T 261 Xay Luồi Điền Thượng B.T 237 Thượng Sơn Điền Thượng B.T 262 Xê Điền Quang B.T 238 Thúy Thiết Ống B.T 263 Xong Long Giao Thiện L.C 239 Tiên Thắng Phúc Đường N.T 264 Xuân Cường Xuân Khang N.T 240 Tiền Tiến Thanh Tân N.T 265 Xuân Hoà Xuân Khang N.T 241 Tôm Aí Thượng B.T 266 Xuân Hùng Xuân Du N.T 242 Trạch Khang Xuân Khang N.T 267 Xuân Hưng Xuân Khang N.T 243 Trại Hà Cẩm Tân C.T 268 Xuân Lai Hải Vân N.T 244 Trại Quan Xuân Phúc N.T 269 Xuân Lộc Xuân Khang N.T 245 Trần Lương Nội B.T 270 Xuân Phong Hải Vân N.T 246 Trệch Thiết Ống B.T 271 Xuân Sinh Xuân Khang N.T 247 Trênh Aí Thượng B.T 272 Xuân Thọ Yên Thọ N.T 248 Triu Điền Lư B.T 273 Xuân Tiến Xuân Khang N.T 249 Trung Thanh Quân N.X 274 Xuốm Đồng Lương L.C 250 Trung Tâm Aí Thượng B.T 275 Yên Trung Yên Thọ N.T 251 Trung Vạo Xuân Du N.T 3. Xóm: 10 địa danh 1 Cây Gạo Phượng Nghi N.T 6 Khe Tróng Phượng Nghi N.T 2 Cây U Phượng Nghi N.T 7 Nam Thọ Yên Lạc N.T 3 Cò Ràn Yên Lạc N.T 8 Quế Yên Lễ N.X 4 Đồng Trổ Yên Lạc N.T 9 Tiền Định Phú Nhuận N.T 5 Đù Mù Phượng Nghi N.T 10 Tiền Quang Phú Nhuận N.T C. ĐỊA DANH CÁC CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO 1. Bai 3 địa danh 1 Mít Cẩm Phú C.T 3 Quan Đồng Lương L.C 2 Nè Cẩm Phú C.T 2. Đập: 115 địa danh 1 Ao Bai Yên Lễ N.X 28 Cây Si Xuân Khang N.T 2 Ao Bươu Bình Lương N.X 29 Cây Sổ Xuân Thọ N.T 3 Ao Đẩy Yên Lễ N.X 30 Cây Sổ Yên Thọ N.T 4 Ao Hôm Yên Lễ N.X 31 Cây Xộp Xuân Phúc N.T 5 Ao Lác Yên Lạc N.T 32 Cây Xộp Xuân Phúc N.T 6 Ao Lác Yên Lạc N.T 33 Chà Yên Khương L.C 7 Ao Sen Yên Lạc N.T 34 Chậm Yên Thọ N.T 8 Ao Tổ Xuân Thọ N.T 35 Chuối Ong Xuân Phúc N.T 9 Bà Đồng Cán Khê N.T 36 cồn Địa Mậu Lâm N.T 10 Bà Lan Thanh Tân N.T 37 Con Hoẵng Xuân Hoà N.X 11 bà ngẫu Mậu Lâm N.T 38 Đá bàn Phú Nhuận N.T 12 Bai Cán Khê N.T 39 Đang Giàng Yên Khương L.C 13 Bai Bương Cẩm Tâm C.T 40 Dốc Cục Xuân Phúc N.T 14 Bai Đán Văn Nho B.T 41 Đông Cán Khê N.T 15 Bai Dốt Cẩm Châu C.T 42 Đồng Bể Xuân Du N.T 16 BáI Sói Xuân Phúc N.T 43 Đồng Bồ Cán Khê N.T 17 Băng Phái Yên Thắng L.C 44 Đồng Chuối Xuân Phúc N.T 18 Bảy nón Yên Lễ N.X 45 Đồng Khoang Cán Khê N.T 19 Bến Bằng Cẩm Tâm C.T 46 Đồng Nhòng Cán Khê N.T 20 Bến Ván Xuân Khang N.T 47 Đồng Ớt Hoá Quỳ N.X 21 Bộ Đội Xuân Phúc N.T 48 Đồng Phống Thanh Xuân N.X 22 Bồ Kết Cẩm Tâm C.T 49 Đồng Quạ Xuân Phúc N.T 23 Bu Bu Mậu Lâm N.T 50 Đồng Sau Mậu Lâm N.T 24 Cây Đa Yên Lễ N.X 51 Đồng Thổ Bình Lương N.X 25 Cây Mè Điền Hạ B.T 52 Đồng Trung Xuân Phúc N.T 26 Cây Nháp Xuân Thọ N.T 53 Đồng Trước Mậu Lâm N.T 27 Cây ổi Cán Khê N.T 54 Eo gấm Mậu Lâm N.T 55 Hàm Bò Mậu Lâm N.T 87 Ông Hoà Cán Khê N.T 56 Hang Trâu Cẩm Liên C.T 88 Phái Luồng Cán Khê N.T 57 Hố Chè Xuân Thọ N.T 89 Phái Má Yên Thắng L.C 58 Hố Chu Cán Khê N.T 90 Phai Sơ Giao Thiện L.C 59 Hòn Hó Yên Thắng L.C 91 Phai Sổ Giao Thiện L.C 60 Huối Háo Yên Thắng L.C 92 Quốc Xuân Phúc N.T 61 Huối Lìm Tạch Yên Thắng L.C 93 Quyết tâm Mậu Lâm N.T 62 Huối Thiếng Sơ Yên Thắng L.C 94 Rảy Cằm Cán Khê N.T 63 Kẻ Din Thanh Quân N.X 95 Rẫy Cò Yên Lạc N.T 64 Kẻm Cai Yên Thắng L.C 96 Rẫy Cồ Yên Lạc N.T 65 Khe Bò Thanh Hoà N.X 97 Rọc Ang Mậu Lâm N.T 66 Khe Dài Phúc Đường N.T 98 Sổ Xuân Phúc N.T 67 Khe Đu Xuân Phúc N.T 99 Suối Bá Yên Khương L.C 68 Khe Tre Yên Lạc N.T 100 Tảo Khai Yên Khương L.C 69 Lâm Danh Lâm Phú L.C 101 Thăng Bình Yên Cát N.X 70 Làng Chuối Xuân Quỳ N.X 102 Thanh Thuỷ Thanh Xuân N.X 71 Làng Lúng Yên Cát N.X 103 Thông Cũ Cẩm Phú C.T 72 Làng Mài Bình Lương N.X 104 Trại Cáo Tân Bình N.X 73 Làng Sen Cán Khê N.T 105 Trạm xá Mậu Lâm N.T 74 Mai Thắng Tân Bình N.X 106 Tràn Cẩm Thạch C.T 75 Máu Chó Cán Khê N.T 107 Tràn Cẩm Tú C.T 76 Mè Yên Khương L.C 108 Tràn Kỳ Tân B.T 77 Mo Mường Yên Thắng L.C 109 Tráu Huối Giáng. Yên Thắng L.C 78 Mó Sướng Lương Trung B.T 110 Trung Thành Yên Lễ N.X 79 Mới Xuân Phúc N.T 111 Và Và Yên Thọ N.T 80 Mỹ Ré Yên Lễ N.X 111 Và Và Yên Thọ N.T 81 Ngầm Tràn Thanh Lâm N.X 112 Vân Thượng Cát Vân N.X 82 Ngọc Đôn Bình Lương N.X 113 Vộ Cẩm Tân C.T 83 Ngọc Sớm Mậu Lâm N.T 114 Vũng Cầu Cẩm Tâm C.T 84 Nước Trong Xuân Phúc N.T 115 Xắng Thanh Lâm N.X 85 Ông Dân Yên Lạc N.T 86 Ông Dực Xuân Phúc N.T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dac_trung_ngon_ngu_van_hoa_cua_dia_danh_thanh_hoac.doc
  • docTóm tắt LA cấp HV.doc
  • docTrang thông tin, nộp hv.doc
Tài liệu liên quan