Luận án Đặc điểm ca từ trong hát xoan Phú Thọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ DIỄM HẠNH ĐẶC ĐIỂM CA TỪ TRONG HÁT XOAN PHÚ THỌ Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG 2. PGS.TS. ĐẶNG THỊ HẢO TÂM Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu trình bày trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng

pdf262 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đặc điểm ca từ trong hát xoan Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nội dung luận án có tham khảo và sử dụng ngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên các trang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu của luận án. Tác giả luận án Trần Thị Diễm Hạnh LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Thầy Cô thuộc Bộ môn Ngôn ngữ thuộc Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chỉ dạy và dành những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Tạ Văn Thông và Cô Đặng Thị Hảo Tâmđã hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Văn và các đơn vị liên quan của trường THPT Chuyên Hùng Vương, Phú Thọ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ; Nhạc viện Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên và tiếp thêm nghị lực để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Trần Thị Diễm Hạnh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2.Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6.Những đóng góp của luận án ....................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................... 6 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU;CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................................. 7 1.1.Tổng quan về tình hìnhnghiêncứu về ca từ trong hát Xoan Phú Thọ ........... 7 1.1.1.Những nghiên cứu về “ca từ” nói chung ............................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu về hát Xoan Phú Thọ ......................................... 12 1.2. Cơ sở lí luận ........................................................................................ 23 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học ......................................................................... 23 1.2.2. Cơ sở văn hóa học ........................................................................... 44 1.3.Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 53 1.4. Tiểu kết CHƯƠNG 2.ĐẶC ĐIỂM CA TỪ HÁT XOAN PHÚ THỌXÉTVỀ MẶT HÌNH THỨC ................................................................................... 54 2.1. Kết cấu “đoạn” của văn bản hát Xoan ............................................... 54 2.1.1. Dạng kết cấu một đoạn .................................................................... 54 2.1.2. Dạng kết cấu hai đoạn ..................................................................... 57 2.1.3. Dạng kết cấu ba đoạn ...................................................................... 59 2.2. Thể trong hát Xoan ............................................................................. 61 2.2.1. Thể 4 tiếng và biến thể .................................................................... 62 2.2.2. Thể lục bát và biến thể ..................................................................... 66 2.2.3. Thể thất ngôn và biến thể................................................................. 71 2.2.4. Thể song thất lục bát và thể tự do .................................................... 75 2.3. Vần trong hát Xoan ............................................................................. 77 2.3.1.Vần trong một khổ ............................................................................ 78 2.3.2.Vần giữa các khổ .............................................................................. 79 2.4. Nhịp và sự hòa phối thanh điệu hát Xoan .......................................... 81 2.4.1. Nhịp ................................................................................................ 81 2.4.2. Sự hòa phối thanh điệu .................................................................... 85 2.5.Tiểu kết ................................................................................................. 88 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CA TỪHÁT XOAN PHÚ THỌ XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA .................................................................................... 90 3.1. Ngữ nghĩa qua hệ thống tiêu đề các bài hát Xoan ............................. 90 3.1.1. Tiêu đề trong mối quan hệ với đề tài ............................................... 90 3.1.2. Đề tài và mạch lạc trong ca từ hát Xoan .......................................... 94 3.2. Các trường từ vựng trong ca từ hát Xoan ...................................... 100 3.2.1. Trường từ vựng “con người” .......................................................... 100 3.2.2. Trường từ vựng“thời gian” ............................................................ 118 3.2.3. Trường từ vựng “vũ trụ” ................................................................ 121 3.2.4. Trường từ vựng “thực vật” ............................................................ 126 3.2.5. Trường từ vựng “động vật” ........................................................... 127 3.2.6. Trường từ vựng “lễ hội” ................................................................ 129 3.3. Một số biểu tượng ngôn ngữ - văn hóa trong hát Xoan ....................... 131 3.3.1. Một số biểu tượng trong ca từ hát Xoan ............................................ 131 3.3.2. Một số nhận xét .............................................................................. 147 3.4. Tiểu kết .............................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 153 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Danh sách các làng, xã có phường hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc ................................................................................... 46 Bảng 2.1. Đoạn và sự phân loại các bài hát Xoan ....................................... 54 Bảng 2.2. Mô hình kết cấu một đoạn gồm 3 trổ .......................................... 55 Bảng 2.3. Mô hình kết cấu hai đoạn trong hát Xoan ................................... 58 Bảng 2.4. Tên gọi và nội dung 3 đoạn ........................................................... 59 Bảng 2.5. Mô hình kết cấu ba đoạn trong hát Xoan .................................... 60 Bảng 2.6. Thể và sự phân loại các bài hát Xoan .......................................... 61 Bảng 2.7. Số dòng 4 tiếng và dòng biến thể 5 - 6 tiếng trong hát Xoan ....... 63 Bảng 2.8. Số dòng 4 tiếng và các dòng biến thể 7 tiếng trở lên ................... 64 Bảng 2.9. Các bài hát Xoan thể lục bát và biến thể ...................................... 67 Bảng 2.10. Các bài hát và số dòng biến thể trong thể lục bát.......................... 69 Bảng 2.11. Các bài hát Xoan thể thất ngôn và biến thể của thất ngôn ................. 71 Bảng 2.12. Các bài hát Xoan thể tự do .......................................................... 77 Bảng 2.13. Các loại vần trong bài hát Xoan .................................................. 78 Bảng 2.14. Các loại vần trong một khổ ............................................................ 78 Bảng 2.15. Cách phân nhịp phổ biến theo thể trong bài hát Xoan ..................... 81 Bảng 2.16. Số dòng phối thanh đúng luật và thất luật ................................... 86 Bảng 2.17. Số dòng phối đúng luật BT chia theo thể .................................... 86 Bảng 2.18. Số dòng phối thanh thất luật BT ................................................. 87 Bảng 3.1. Nhan đề các bài hát Xoan ứng với đề tài ..................................... 93 Bảng 3.2. Từ ngữ thuộc các trường từ vựng .............................................. 100 Bảng 3.3. Số lượng từ ngữ các tiểu trường thuộc trường “con người” ........ 101 Bảng 3.4. Tiểu trường từ vựng “tình thái” .................................................. 102 Bảng 3.5. Tiểu trường “hoạt động” của con người ..................................... 108 Bảng 3.6. Tiểu trường từ vựng “địa vị xã hội” ............................................ 112 Bảng 3.7. Tiểu trường từ vựng “giới tính” .................................................. 114 Bảng 3.8. Tiểu trường từ vựng “nghề nghiệp” ............................................ 116 Bảng 3.9. Tiểu trường từ vựng “bộ phận cơ thể người” .............................. 117 Bảng 3.10. Trường từ vựng“thời gian” ....................................................... 118 Bảng 3.11. Tiểu trường từ vựng “thời gian – mùa” ..................................... 119 Bảng 3.12. Trường từ vựng “vũ trụ” ........................................................... 122 Bảng 3.13. Tiểu trường từ vựng “sự vật, hiện tượng tự nhiên” ..................... 122 Bảng 3.14. Tiểu trường từ vựng “không gian” ............................................ 123 Bảng 3.15. Trường từ vựng “thực vật” ....................................................... 126 Bảng 3.16. Trường từ vựng “động vật” ...................................................... 127 Bảng 3.17. Trường từ vựng “lễ hội” ........................................................... 129 Bảng 3.18. Một số biểu tượng nổi bật trong ca từ hát Xoan ........................ 131 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học dân gian từ góc nhìn Ngôn ngữ học đã có lịch sử lâu dài và đạt được những thành tựu đáng kể.Nhưng nghiên cứu ca từ của một thể loại dân ca vùng miền thì vẫn còn một khoảng trống lớn cần được lấp đầy. Đây là một hướng đi nhiều triển vọng, hấp dẫn và hứa hẹn những thành tựu mới. 1.2. Hát Xoan là hình thức nghệ thuật diễn xướng tổng hợp: ca – múa - nhạc, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng; là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ Phú Thọ nói riêng và của kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Đây là hình thức dân ca được sinh ra ở một vùng văn hóa cổ, mang đậm tính nghi lễ, phong tục - còn gọi là hát cửa đình hay “khúc môn đình”, được trình diễn vào hội làng mùa xuân. Lối hát này có bề dày lịch sử, có tổ chức phường hội chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và từng có sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 3 – 2 năm 2018. 1.3. Cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đang đứng trước sự tiếp biến văn hóa và nguy cơ mai một. Các nghệ nhân hát Xoan lâu đời (các cụ trùm Xoan - những báu vật nhân văn sống, những người lưu giữ nghệ thuật trình diễn hát Xoan)không còn nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền dạy di sản này cho các thế hệ kế tiếp. Các bài bản Xoan gốc nhiều năm đã bị mai một, hiện tại không tránh khỏi “tam sao thất bản”, làm mất đi tính nguyên gốc của di sản hoặc diễn xướng không đầy đủ nội dung. Tìm hiểu và nghiên cứu ca từtrong các bài hát Xoan Phú Thọ giúp chúng ta hiểu biết thêm được cái hay, cái đẹp, sự độc đáo trong loại hình âm nhạc dân 2 gian này, từ đó góp phần giới thiệu, tôn vinh những giá trị văn hóa của di sản phi vật thể đại diện nhân loại. Việc làm này còn nhằm khẳng định những tâm huyết, tài năng của các nghệ sĩ dân gian Việt trong sáng tạo nghệ thuật; đồng thời góp phần quan trọng lí giải sự hấp dẫn đặc biệt của loại hình nghệ thuật hát Xoan từ góc nhìn Ngôn ngữ học. Xuất phát từ những lí do trên, luận án đã lựa chọn đề tài “Đặc điểm ca từtronghát Xoan Phú Thọ” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ góc nhìn của Ngôn ngữ học, để tìm hiểu đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọ, luận án đặt ra mục đích nghiên cứu nhằm góp phần chứng tỏ những nét đặc sắc, những biểu hiện độc đáo về ngôn ngữ - văn hóa của nghệ thuật hát Xoan. Qua đó, từng bước làm lộ diện những giá trị đẹp đẽ của mạch nguồn văn hóa dân gian của người Việt. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. - Khảo sát và tập hợp tư liệu có liên quan về hát Xoan. - Miêu tả đặc điểm ca từ trong hát Xoan Phú Thọtrên hai phương diện: hình thức (các hình thức kết cấu văn bản, thể, vần, nhịp, sự hòa phối thanh điệu) và ngữ nghĩa(tiêu đề, các trường từ vựng, một sốbiểu tượng ngôn ngữ trong ca từ hát Xoan). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung xem xét lời bài hát (ca từ)trong 42 bài hát Xoan Phú Thọ. 42 bài hát Xoan này được thu thập từ các nguồn: văn bản đã được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian sưu tầm và ghi chép lại; các văn bản đã được xuất bản trước đây và hiện tại; các bài hátphổ biến được diễn xướng tại các làng Xoan, cuộc thi hát Xoan ởcác địa phương tỉnh Phú Thọ. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các đặc điểm về mặt hình thức (kết cấu văn bản, thể, vần, nhịp, sự hòa phối thanh điệu) và các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa (tiêu đề, trường từ vựng và một số biểu tượng ngôn ngữ). Phạm vi nguồn ngữ liệu của luận án là ca từ của 42 bài hát Xoan Phú Thọ trong 7 công trình được kể tên ở dưới. Tổng số bài trong 7 công trình này là 115. Trong quá trình thu thập, sưu tầm và đi điền dã các làng Xoan ở địa phương, tác giả luận án thấy có sự trùng hợp của 73 bài chúng tôi nênchọn 42 bài. Căn cứ để tác giả luận án chọn những bài này vì đây là 42 bài được hát nhiều nhất, phổ biến nhất và đặc sắc nhất. Các con số ở từng công trình là các con số biểu hiện cho số bài hát được dẫn [xem PL 3 & PL4]. Cụ thể 7 công trình đó là: 1. Hát Xoan – dân ca nghi lễ phong tục (Tú Ngọc, NXB Âm nhạc, 1997) (lấy 5/12 bài). 2.Hát Xoan Phú Thọ (Nguyễn Khắc Xương, Sở VH – TT & DL Phú Thọ, 1998) (8 bài) 3. Tổng tập văn học dân gian Đất Tổ (Nhiều tác giả, Tập 4, Sở VH – TT & DL Phú Thọ, 2005) (16 bài) 4 .Tuyển chọn những làn điệu hay và đặc sắc hát Xoan, hát Ghẹo, Ả đào, Trầu văn(Tuấn Giang, NXB Thanh niên, 2009) (7 bài) 5. Hát Xoan, Dân ca cội nguồn (Dương Huy Thiện, NXB Khoa học xã hội, 2015) (lấy 26/26 bài) 6.Tổng tập hát Xoan Phú Thọ (Nhiều tác giả, Sở VH TT & DL Phú Thọ, 2018) (lấy 6/21 bài) 7. Tổng tập nghiên cứu về hát Xoan Phú Thọ (Viện Âm nhạc, NXB Văn hóa dân tộc, 2017) (lấy 5/21 bài) Tác giả đã sử dụng 26 bài của công trình số 5; 5 bài ở công trình số 1; 6 4 bài ở công trình số 6và 5bài ở công trình số 7. Trong đó, 26 bài ở công trình số 5 đã được khảo sát cụ thể [X pl6]. Các bài hát Xoan ởPhần ca từ trong các công trình 2, 3, 4đểtham khảo trong quá trình khảo sát. Tính đến thời điểm hiện nay thì đây là các nguồn tư liệu mới nhất, đầy đủ nhất về hát Xoan Phú Thọ.Toàn bộ phần khảo sát và các bảng số liệu cũng như các nhận xét và kết luận của đề tài đều được tổng kết từ phạm vi nguồn ngữ liệu này. 5. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 5.1. Ngôn ngữ học điền dã Tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã đi thực tế ở các làng Xoan được cho là các làng Xoan gốc tại các xã An Thái, Kim Đức (thành phố Việt Trì), làng Xoan Cao Mại (huyện Lâm Thao), làng Xoan An Đạo, Phù Ninh (huyện Phù Ninh), làng Xoan Hương Nộn (huyện Tam Nông). Tác giả đã gặp gỡ, trò chuyện và phỏng vấn các nghệ nhân hát Xoan lão thành (Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Lịch, phường Xoan An Thái;nghệ nhân Nguyễn Văn Lợi, phường Xoan Phượng Lâu; nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội, phường Xoan Kim Đức; nghệ nhân Lê Thị Tú, phường Xoan Kim Đức; nghệ nhân Nguyễn Văn Bình, phường Xoan Hương Nộn; nghệ nhân Vũ Văn Dinh, phường Xoan Tiên Du; nghệ nhân Trần Thị Bạch Lê, phường Xoan Cao Mại,...), được xem và nghe biểu diễn các tiết mục Xoan; thưởng thức các tiết mục hát Xoan tại các Hội diễn, Hội thi hát Xoan được tổ chức tại thành phố Việt Trì và tỉnh Phú Thọ trong thời gian các năm từnăm 2015 – 2019. 5.2. Phân tích - miêu tả 5.2.1. Phân tích nghĩa Luận án sẽ tiến hành phân tích nghĩa của các từ thuộc cùng một trường từ vựng, nhằm tách ra những đặc trưng ngữ nghĩa khu biệt của từ, nhóm từ dựa trên nguyên tắc đối lập lưỡng phân các từ vị, kết hợp với sự căn cứ vào 5 ngữ cảnh (bài, đoạn, trổ, khổ, dòng,...) hát Xoan. Phương pháp này giúp tìm ra cấu trúc ngữ nghĩa chung của các đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu. Phương pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng trong chương 2 và chương 3. 5.2.2. Miêu tả Luận án miêu tả kết hợp với phân tích mô hình các bài thơ (bài hát Xoan), miêu tả về khổ thơ với thanh điệu bằng – trắc, cách gieo vần, ngắt nhịp. Luận án tiến hành mô tả có định lượng để có những nghiên cứu định tính về vần, nhịp và sự phối hợp thanh điệu của ca từ trong hát Xoan Phú Thọ. Phương pháp miêu tả cũng được dùng để chỉ ra tính quy luật của ngữ nghĩa (ngữ nghĩa qua hệ thống tiêu đề, các trường từ vựng, biểu tượng) trong hát Xoan. 5.3. Phân tích diễn ngôn Sử dụng phương pháp này, luận án nhằm tìm những kiểu lựa chọn và kết hợp tiêu biểu để chỉ ra giá trị của ca từ hát Xoan trong quá trình diễn xướng. Trong khi vận dụng phương pháp này, luận án luôn quan tâm đến chức năng thẩm mĩ của ca từ hát Xoan trong mối quan hệ với toàn bộ cuộc diễn xướng hát Xoan và các yếu tố của ngữ cảnh, đặc biệt là nhân tố chủ thể văn hóa. 5.4. Nghiên cứu liên ngành Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến tác phẩm âm nhạc dân gian (phần lời trong các bài hát dân ca) nên ngoài những tri thức ngôn ngữ làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và kĩ năng của một số ngành khác như: văn học dân gian, âm nhạc dân gian, văn hóa học, lịch sử. 5.5. Thủ pháp thống kê, phân loại Đây là thủ pháp hỗ trợ cho phương pháp phân tích - miêu tả. Thủ pháp này sẽ được sử dụng trong chương 2 và chương 3. 6 6. Những đóng góp của luận án - Về mặt lý luận: Những kết quả đạt được của luận án có thể làm phong phú hơncho những nghiên cứu về ca từ của một thể loại dân ca vùng miền trên đất nước.Hướng nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trong nghiên cứu ca từ của các tác phẩm âm nhạc có lời (dân gian và hiện đại)của Việt Nam từ góc nhìn Ngôn ngữ học. - Về mặt thực tiễn: Những kết quả đạt được của luận án có thể giúp giải mã sức hấp dẫn, sự độc đáo, giá trị của loại hình âm nhạc hát Xoan Phú Thọ dưới góc độ Ngôn ngữ học.Đây cũng có thể là một đóng góp làm giàu thêm cho phần tư liệu và cách nhìn nhận, đánh giá về di sản hát Xoan. Các kết quả của luận án có thể là những tiền đề lí luận để địa phương Phú Thọ xây dựng chương trình và sách giáo khoa dạy hát Xoan trong các cấp học phổ thông theo hướng lồng ghép vào bộ môn Âm nhạcvà phân bố trong chương trình giáo dục địa phương. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Đặcđiểm ca từhát Xoan Phú Thọ xét về mặt hình thức. Chương 3: Đặc điểm ca từhát Xoan Phú Thọ xét về mặt ngữ nghĩa. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về tình hìnhnghiêncứu về ca từtrong hát Xoan Phú Thọ 1.1.1. Những nghiên cứu về “ca từ”nói chung 1.1.1.1. “Ca từ”là gì? Khái niệm ca từ(lyric - lời ca, lời bài hát) xuất phát từ tiếng Latin (lyricus) và từ Hy Lạp (λυρικός - lyrikós ), hình thức tính từ của đàn Lia. Nó xuất hiện lần đầu trong tiếng Anh trong giữa thế kỷ thứ XVI trong một tài liệu do Bá tước Bernard Surrey soạn thảo. Khái niệm này lần đầu tiên được tác giả Stainer và Barrett sử dụng vào năm 1876 trong tác phẩm “Từ điển các thuật ngữ âm nhạc”: “Ca từ(Lyric) là lời thơ hay câu trống dự định sẽ được đặt vào âm nhạc và hát lên"[dt 135]. Vào những năm 1930, khái niệm “ca từ”bắt đầu được sử dụng rộng rãi hơn; và được tiêu chuẩn hóa kể từ những năm 1950. “Ca từ” (lyric – lời bài hát)được coi là phần lời, phần ngôn ngữ của các tác phẩm âm nhạc dùng để hát lên [dt 146]. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã viết: “Ca từ là biểu tượng sự thuần khiết nhất, tượng trưng cho sự biểu hiện của bản thểtự suy nghĩ và tự thể hiện mình, hoặc được thấu hiểu và được giao hòa với một bản thể khác” [35, tr. 528]. Tác giả Lauren Meeker cho rằng: “Ca từ là chất liệu, là tín hiệu vật chất nhìn thấy được của một bài calà phần hồn của bài ca ấy” [145, tr.73]. Ở Việt Nam, khái niệm “ca từ” có những cách hiểu và định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì “ca từ là lời của bài hát” [92, tr. 97]. Phan Ngọc cho rằng “nói đến ca từ tức là nói đến mặt lời của âm nhạcchủ yếu là lời thơ” [78, tr.78] 8 Tác giả Dương Viết Á định nghĩa: “Ca từ là một thuật ngữ với nội dung khái niệm khá rộng, kể từ nhỏ như tên gọi, tiêu đề, lời đề từ, ghi chú, chỉ dẫnđến như lời ca, kịch bản của nhạc cảnh, nhạc kịch, kịch hát truyền thống”[1, tr.21]. Vũ Tự Lân quan niệm: “Ca từ sẽ bao gồm: phần tiêu đề, đề từ, ghi chú, chỉ dẫn và phần lời ca. Trong đó tên gọi của bài hát có thể ngắn, có thể dài, có thể vừa mang tính định hướng, vừa mang tính gợi mở. Còn về lời ca sẽ là tất cả những từ, những ngữ được ca lên, hát lên, nghĩa là được vang lên theo cao độ, trường độ, cường độ ghi trên bản phổ các ca khúc” [68, tr.49]. Như vậy, từ các quan niệm trên, luận án cho rằng“ca từ” là tất cả phần ngôn ngữ nghệ thuật trong bài hát bao gồm nhan đề và phần lời để hát. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về“ca từ” trong tác phẩm âm nhạc dân gian i/ Ngoài nước Trên thế giới, có một số quan điểm nghiên cứu khác nhau về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc dân gian. Có thể điểm qua một số ý kiến nổi bật sau: Theo Marcia Herndon: “Hai yếu tố trong tổ chức âm thanh của một ngôn ngữ - cao độ và trường độ - có ảnh hưởng tực tiếp lên bản chất của sự hát. Những khía cạnh của sự hát như diễn biến của âm điệu, tính đơn điệu (sự lặp lại ở một mức độ cao duy nhất), ca từ (sự sử dụng những âm tiết không có trong ngữ vực được phát thành âm), kiểu gam và biên độ (khoảng cao độ), tất cả đều biến đổi theo ngôn ngữ đó là ngôn ngữ thiên về trường độ (như tiếng Hán), hay ngôn ngữ thiên về cao độ (như tiếng Anh) [103, tr.82 – 83]. Ruth Finnegan viết về mối quan hệ giữa ca từ với phương thức diễn xướng trong âm nhạc dân gian như sau: “Cái được truyền bá (ca từ) hoàn toàn không phải là các lời văn ghi trong trí nhớ mà là các mớ các công thức thuộc đủ mọi cấp độ (từ các dòng viết cho tới các tình tiết quan trọng, đề tài và khuôn mẫumà nhà thơ viện vào phục vụ cho cuộc diễn xướng mang tính 9 sáng tạo của mình. Đó thực sự là một phương thức truyền miệng của sự sáng – tác - khi - diễn - xướng, trong đó, khác với lời văn dạng viết, không có khái niệm về một phiên bản chính xác” [103, tr.263]. Beverly J. Stoeltje chỉ ra mối quan hệ giữa ca từ, âm nhạc với nghệ thuật múa trong lễ hội dân gian như sau: “Các điệu múa bao gồm cả âm nhạc và ca từ có thể được diễn xướng vì mục đích tôn giáo, như một phần của truyền thống dân gian, hoặc như một hành vi xã hội. Phần nhạc, phần lời và các động tác múa đã ngấm vào lễ hội, sâu tới mức chúng dẫn đầu hầu hết các hoạt động và chi phối cảm xúc của người tham gia” [104, tr.146]. Hai tác giả Turpin M. & Stebbin T. trong bài tổng quan “The language of song: some recent approaches in Description and Analysiss” đã viết về ca từ và các yếu tố liên quan trong các bài hát dân ca ở nước Úc. Bài khảo cứu 17 trang đã đi vào phân tích một cách tỉ mỉ, chi tiết các 29 vấn đề của ca từ và bài hát gồm: định nghĩa bài hát, hình thức tổ chức và cấu trúc của bài hát, các yếu tố ngôn ngữ trong bài hát (câu, điệp khúc, câu thơ, khổ, đoạn), nhịp, giai điệu, ý nghĩa của từ, ý nghĩa của lời bài hát, ý nghĩa tương tác của bài ca,... Họ đã phân chia: “Cơ cấu tổ chức của một bài hát có thể có phạm vi cả văn bản và âm nhạc. Ví dụ, điệp khúc là một dòng văn bản và giai điệu lặp đi lặp lại. Mặt khác, câu nhạc có giai điệu giống nhau nhưng lời ca khác nhau. Mô hình âm thanh chẳng hạn như vần thường (nhưng không phải luôn luôn) xảy ra ở cuối các ca từ... Riêng thành phần âm nhạc có thể có cấu trúc riêng của nó. Ví dụ, cao độ của nốt nhạc bị giới hạn bởi cấu trúc âm sắc của thể loại âm nhạc cụ thể hoặc hệ thống âm nhạc của người nghe được kết hợp với văn hóa” [146]. Như vậy những nghiên cứu về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc dân gian trên thế giới thường từ góc nhìn từ lĩnh vực âm nhạc. Các nhà nghiên cứu thường đặt ca từ trong mối quan hệ với các yếu tố khác như vũ đạo, âm nhạc, tiết tấu và diễn xướng. ii/ Ở Việt Nam 10 Ở nước ta,những nghiên cứu về ca từđã có trong các công trình [1], [2], [5], [10], [32],[36], [41], [61], [68], [70], [73],[74], [76], [80] và [84]. Dương Viết Á nghiên cứu về ca từ ở Ca từ trong âm nhạc Việt Nam[1]. Một số nội dung mà tác giả đã làm rõ như: mối quan hệ giữa ca từ với thơ ca và âm nhạc; vai trò, chức năng và đặc trưng của ca từ; tính khuynh hướng trong ca từ; tính dân tộc trong ca từ; và thi pháp trong ca từ... Các tác giả như Vũ Tự Lân [68], Thụy Loan [70], Phạm Phúc Minh [74], Huyền Nga [76], Tú Ngọc [79], [80]... - những nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc - cũng có những một số nhận định về ca từ trong các tác phẩmhoặc trong nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu ca từ dưới góc độ của lĩnh vực âm nhạc, lịch sử, văn hóa dân gian, dân tộc học Tất cả những công trình kể trên đều có liên quan ở các mức độ khác nhau đếnca từ trong ca khúc; nhưng công trình tập trung chuyên sâu vào ca từ dưới góc độ Ngôn ngữ học là rất ít.Trong số ít những công trình về lĩnh vực này, có thể kể tới một số công trìnhcủa Trần Kim Phượng [128], Nguyễn Thị Bích Hạnh [39], Trần Anh Tư [114],... Trước hết cần nhắc tới các nghiên cứuBiểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn và Hệ thống biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh. Trong các tác phẩm này, tác giả chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu các hệ thống biểu tượng (từ mẫu gốc văn hóa đến những biểu tượng trực quan) trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dưới góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xác định hướng đi cụ thể như sau: chỉ rõ hệ thống các biểu tượng trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, từ đó chứng minh mối liên hệ về mặt nguồn gốc của biểu tượng gắn với các quan niệm triết học, tôn giáo, văn hóa của nhân loại. Đồng thời, tác giả cũng làm rõ sự kế thừa, sáng tạo để lại hình thành nên những ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng cũng như các biến thể trong ca từ của nhạc 11 sĩ. Trên cơ sở phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo hướng lịch đại, tác giả đã so sánh và đối chiếu trên mặt đồng đại, xác định hướng nghĩa biểu trưng chủ yếu của hệ biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn. Sau đó, tác giả đã chỉ ra bản chất sự tồn tại của các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của nhạc sĩ, ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng. Từ đó, tác giả đã tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, tình yêu và cõi thế. Tìm hiểu về ca từ dưới góc nhìn Ngôn ngữ còn phải kể đến bài viết Những kết hợp bất thường trongca từ Trịnh Công Sơn nhìn từ góc độ ngữ pháp của Trần Kim Phượng [128]. Tác giả bài viết đã đi vào tìm hiểu bất thường trong ca từ Trịnh Công Sơn ở các cụm danh từ (đảo trật tự các thành tố, dùng danh từ đơn vị mang tính chất lạ hóa, dùng các định ngữ mang tính bất thường); cụm động từ; cụm tính từ (kết hợp so sánh sắc màu của Trịnh); sự chuyển hóa từ loại và những kết hợp bất thường trong cấu trúc câu (dưới dạng định nghĩa, quan hệ bất thường về nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ, đảo trật tự cú pháp). Bài viết ghi nhận ở nhạc sĩ này một mẫn cảm ngôn ngữ tuyệt diệu. Bằng những kết hợp lạ lẫm, những so sánh bất ngờ, những sắp xếp độc đáo, thông qua một tri giác bén nhạy, nhiều tầng, đa chiều kích, và với một tâm hồn lãng mạn của một thi sĩ, Trịnh Công Sơn đã làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ Việt. Ngoài ra luận án Tiến sĩMối quan hệ giữa thanh điệu trong ca từ với giai điệu của hát ví Nghệ Tĩnh của Trần Anh Tư [114]cũng góp thêm một tiếng nói cho nghiên cứu về ca từ dưới góc độ Ngôn ngữ học. Tác giả đã khẳng định:trong hát ví Nghệ Tĩnh, tần số xuất hiện của thanh bằng lớn hơn nhiều so với thanh trắc. Điều này tạo nên đặc điểm trong âm hưởng chính của giai điệu hát ví Nghệ Tĩnh là nhiều cung bậc trầm bổng, du dương, luyến láy và hạn chế được những khó khăn trong quá trình phát âm, sự thay đổi đột 12 ngột về cao độ của giai điệu. Tác giả cũng cho rằng trong hát ví Nghệ Tĩnh, thanh ngã và thanh nặng gần như không có sự phân biệt về cao độ. Khác với dân ca Bắc Bộ, làn điệu hát ví nằm ở âm khu thấp như đặc điểm giọng nói nặng và trầm của ngữ âm xứ Nghệ. Bên cạnh đó còn một số công trình ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án như: Đặc trưng hình thức các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh của Ngô Văn Cảnh [12]; Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh của Nguyễn Thị Mai Hoa [45]; Đặc điểm hình thức ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam của Bùi Thị Lân [65], v.v. Như vậy, lịch sử nghiên cứu về ca từ dưới góc nhìn Ngôn ngữ học chưa có bề dày và kết quả còn hạn chế. Điều này cho thấy sự cần thiết có thêm các công trình tìm hiểu về ca từ trong các tác phẩm âm nhạc có lời ở Việt Nam nhất là vốn dân ca, nhạc cổ tru...[52, tr. 210]. Theo truyền thống, cách xác định thểtrong một bài chính là căn cứ vào số tiếng trong một dòng và tần số của số tiếng ấy xuất hiện trong một khổ. Mỗi thểcó những quy tắc riêng về số chữ trong câu, khổ, bài, về cách gieo vần, luật, đối, niêm. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam, có một số thể như 4 tiếng, 5 tiếng, lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường luật nhưthất ngôn,ngũ ngôn rồi đến các loại thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác đều có cấu trúc và cách luật nhất định. Luận án căn cứ theo cách gọi truyền thống ở các tài liệu để gọi tên và phân loại các thể như 4 tiếng, lục bát, song thất lục bát, biến thể và tự do. Các thể 4 tiếng, lục bát, song thất lục bát tuân thủ đúng đặc điểm về số tiếng trong một dòng, số dòng trong một khổ sẽ được coi là chính thể. Biến thể nghĩa là không theo thể chính và có thể biến đổi về hình thức (có hiện tượng “giãn ra” và “co lại”).Phan Diễm Phương đã nêu: “Giãn ra” nghĩa là thêm số tiếng vào câu chính thể; “co lại” nghĩa là bớt đi số tiếng ở câu chính thể. Tác giả cũng chỉ rõ: trong lục bát chính thể, có bốn khả năng biến thể ở dòng lục bát là: “Dòng 30 lục co lại, dòng bát giữ nguyên; dòng lục giữ nguyên, dòng bát giãn ra; dòng lục giãn ra, dòng bát giữ nguyên và cả hai dòng đều giãn ra” [93, tr. 143]. Đây có thể xem là căn cứ để phân chia các thể của hát Xoan. Câu –Dòng Các tác giả Aristote [6], Chafe [15], Nguyễn Phan Cảnh [13], Mai Ngọc Chừ [22], Phan Huy Dũng [25] cùng chỉ ra rằng: câu thơ là đơn vị cơ bản nhỏ nhất của lời thơ. IU. M. Lotman cho rằng: “Câu thơ – đó là đơn vị phân chia nhịp điệu – cú pháp và phân chia ngữ điệu của văn bản thơ” [72, tr.313 – tr.314]. Ông cũng coi câu thơ như một tổng thể giai điệu (ngữ điệu – nhịp điệu) và cũng đồng thời là một tổng thể ngữ nghĩa. Luận án quan niệm một dòng có thể bao gồm nhiều câu. Ví dụ 3: Ơn vua mà lại nhờ trời, Làm ăn thịnh vượng muôn đời giàu sang. Giai thời thi đỗ làm quan, Võng anh đi trước, võng nàng theo sau. (Hát đúm) Thì dòng Võng anh đi trước, võng nàng theo sau là một dòng gồm hai câu. d. Vần Vần là đối tượng nghiên cứu của một phân môn trong thi học được gọi là thi vận. Trong văn học xưa nay, vần được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thi ca, là yếu tố xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu góp phần tạo nên tính nhạc của thi ca. Có nhiều các định nghĩa khác nhau về “vần thơ” (rhyme). Diệp Quang Ban cho rằng: “Trong thơ ca, một sự phù hợp về tính đồng nhất hoặc gần đồng nhất trong một đoạn âm thanh thường trùm lên một âm tiết (trong ngôn ngữ châu Âu) hay ở phần cuối có chứa nguyên âm chính của một tiếng (được gọi là “phần vần” trong một tiếng của tiếng Việt)” [7, tr.518]. 31 Nguyễn Thiện Giáp viết: “Vần là một bộ phận của âm tiết tiếng Việt, sau khi trừ đi phần âm đầu và thanh điệu” [34, tr.587]. Nguyễn Thái Hòa chỉ ra: “Vần là bộ phận của âm tiết trừ phần phụ âm đầu, còn gọi là khuôn vần. Trong thơ, khuôn vần được lặp lại ở dòng tiếp theo, gọi là “hiệp vần” (đối với thơ Việt)” [52, tr.268]. Lý Toàn Thắng đã viết: “ Vần là sự tương hợp, sự tương đồng, sự cộng hưởng, sự hài hòa, sự lặp lại của các đặc trưng về nguyên âm, phụ âm, trọng âm, thanh điệu v.v của hai từ hay âm tiết được hiệp vần” [99, tr.67]. Tóm lại, luận án dựa trên định nghĩa của tác giả Lý Toàn Thắng để triển khai phần nội dung cụ thể về vần ở chương 2. Theo Nguyễn Thái Hòa [52], có những cách phân chia vần trong các thể như sau: căn cứ vào vị trí hiệp vần, có các loại: vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách, vần ôm, vần giao nhau, vần hỗn hợp; căn cứ vào tính chất của vần, có ba loại: vần chính, vần thông và vần áp. Lý Toàn Thắng [99] có cách phân chia tương đồng như quan điểm trên. Ông bổ sung thêm các loại vần như: vần lặp (điệp vận), vần sai (lạc vận), vần ép (cưỡng vận/ áp vận). Luận ánsẽ được tiếp cận cách phân loại vần trong ca từ hát Xoan theo quan điểm của Nguyễn Thái Hòa.Cách tiếp cận này sẽ được triển khai ở chương 2 của luận án. e. Nhịp Nhịp với đầy đủ các yếu tố của nó, là một phạm trù rất phức tạp trong hệ thống ngôn ngữ âm nhạc. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đã phải thừa nhận nhịp là “linh hồn” so với các yếu tố khác. “Âm nhạc dân gian Việt Nam nói chung và Xoan nói riêng là loại âm nhạc đơn điệu, vận động theo chiều ngang” [63, tr. 114]. Vì vậy, việc hình thành chủ đề và phát triển nhịp mang những đặc điểm riêng của phương thức truyền miệng. Giai điệu của một bài dân ca đều đã trải 32 qua một quá trình “trau chuốt” nên nó không mang tính bất biến như nền âm nhạc cung đình mà linh hoạt, mềm dẻo. Các dị bản thường có trong dân ca là một biểu hiện rõ nhất. Nhịp trong quan niệm của các nhà Ngôn ngữ thì khác. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Sự luân phiên đều đặn của sự nhanh và chậm, căng và lơi, dài và ngắn, giống nhau và khác nhau trong sản phẩm của lời nói. Nhịp điệu của âm nhạc được gọi là tiết tấu” [34, tr. 376]. Nguyễn Thái Hòa cho rằng:“Nhịp điệu là yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật và là phương tiện nghệ thuật thuộc các chủng loại khác nhau mà trong nghệ thuật thính giác như âm nhạc, thơ ca,thể hiện tiêu biểu. Vì vậy, tính nhịp điệu là bản chất của nghệ thuật” [52, tr.163]. Mỗi thể khác nhau thì sẽ có nhịp khác nhau. Ở ca từ hát Xoan, nhịp thường có chu kì ngắn, láy đi láy lại liên tục, thể hiện ở hai bậc: nhịp dòng và nhịp tiết tấu trong dòng. Ví dụ: thể lục bát được ngắt dòng 6/8 và các nhịp tiết tấu 2/2/2 (nhịp chẵn). Ví dụ 4: Đi đâu từ sáng đến giờ? Để cho tôi đợi, tôi chờ, tôi mong (Trống quân đón đào) Câu 6 có nhịp là 2/2/2; câu 8 ngắt nhịp là 4/2/2. Đây là cách ngắt nhịp theo luật. Nhịp của luật là giống nhau nhưng điệu của thơ khác nhau tạo ra cảm giác nhanh chậm khác nhau trong thơ. Nhịp điệu gắn với cảm xúc và hình tượng hơn là luật thơ. Luận án xin tiếp cận quan điểm về “nhịp” của luật thơ. Cách tiếp cận này sử dụng khi tìm hiểu nhịp hát Xoan. g. Sự hòa phối thanh điệu “Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị”[144] Trong những ngôn ngữ có thanh điệu, tiếng Việt là ngôn ngữ giàu thanh điệu. Tiếng Việt hiện đại có 6 thanh điệu có giá trị âm vị học, trong đó 33 trên chữ viết năm thanh được ghi lại bằng 5 dấu: huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng và một thanh không được biểu hiện bằng dấu, có thể gọi là thanh không dấu hoặc thanh ngang. Thanh điệu là đơn vị không có tính âm đoạn, nhưng có đường nét, độ cao, tồn tại trong âm tiết. Do đó, các thanh điệu phân biệt với nhau theo hai đặc trưng chủ yếu là độ cao và đường nét vận động. Dựa vào hai đặc trưng đó có thể phân loại thanh điệu theo hai cách: - Dựa vào độ cao của điểm kết thúc: + Các thanh có âm vực cao: thanh ngang, ngã, sắc. + Các thanh có âm vực thấp: thanh huyền, hỏi, nặng. Sự đối lập về âm vực này là cơ sở để cấu tạo từ láy âm. - Dựa vào âm điệu hay theo đường nét vận động: + Các thanh có đường nét bằng phẳng: thanh ngang, huyền. Gọi là thanh bằng. + Các thanh có đường nét không bằng phẳng, gãy khúc: thanh ngã, hỏi, sắc, nặng. Gọi là thanh trắc. Sự đối lập về âm điệu là tiền đề để xây dựng luật bằng - trắc trong thơ. Hai mặt đối lập đó tạo nên giá trị biểu trưng của thanh điệu tiếng Việt. Những phẩm chất âm thanh trên làm cho âm tiết tiếng Việt lúc bổng lúc trầm, lúc rút ngắn lúc kéo dài dàn trải, lúc mềm mại nhẹ nhàng lúc mạnh mẽ, dứt khoát, tạo hiệu quả về âm thanh khi sử dụng. Trong sáng tác văn chương, thanh điệu làm nên tính nhạc, nhất là đối với thơ. Tính nhạc và âm hưởng tạo ra từ việc phối thanh mang lại hiệu quả về nhận thức và cảm xúc lớn. “Sự hòa phối thanh điệu trong âm nhạc sẽ tuân theo một nguyên tắc là: sự “êm tai”, “dễ nghe”, hài hòa về luật bằng – trắc trong ca từ” [68, tr. 201]. 1.2.1.3. Lý thuyết khái quát về trường từ vựng – ngữ nghĩa Trường nghĩa (trường từ vựng - ngữ nghĩa - senmantics field), là một lĩnh vực được nghiên cứu vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX. Lý thuyết này bắt nguồn từ những tiền đề duy tâm của trường phái W.Humboldt và những tư tưởng của F.de Saussure về tính cấu trúc của ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề về quan hệ liên tưởng và quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ. 34 Sau khi xuất hiện vào những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, khái niệm về trường nghĩa (semantic fields hay lexical fields) nhanh chóng được phổ biến và đạt được những thành tựu quan trọng. Lý thuyết về trường nghĩa gắn với tên tuổi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như G.Ipsen (1924), J.Trier (1934), W. Porzig (1934)Tư tưởng cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Tiếp theo đó là hàng loạt các nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về ngữ nghĩa của ngôn ngữ, tiêu biểu là Talmy (1981), Langacker (1987) và Lakoff (1987). Những nghiên cứu trên đã góp phần bước đầu tìm ra những nhân tố cho hệ thống khái niệm về ngữ nghĩa. Ở Việt Nam, một số tác giả tiêu biểu có các công trình có vai trò nền tảng quan trọng về trường từ vựng như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Mai Ngọc Chừ, Đỗ Việt Hùng, Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Thiện Giáp, Tác giả Đỗ Hữu Châu đã đưa ra quan niệm về trường từ vựng như sau: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa” [17, tr.35]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa, trong đó, đơn vị từ vựng có thể là một từ vị hay một đơn vị thành ngữ. Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải chung một thành tố nghĩa. Sự phân tích các trường nghĩa sẽ bắt đầu sau khi phân xuất được chúng. Người ta đã nghiên cứu các trường nghĩa như: quan hệ thân tộc, màu sắc, bộ phận thân thể, động vật, thực vật, hoạt động thị giác, hoạt động nói năng, thời tiết,v.v. Trong trường nghĩa, ý nghĩa của mỗi đơn vị từ vựng được xác định trong mối quan hệ với những đơn vị từ vựng khác cũng thuộc trường ấy. Nhiệm vụ của việc phân tích các trường nghĩa là xác định tính hệ thống của những quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố ở trong trường. Những quan hệ về nghĩa ở trong các trường nghĩa có thể là những quan hệ sau đây: đồng nghĩa, trái nghĩa, bao nghĩa, tổng phân nghĩa, đa nghĩa, bất tương thích...”[34, tr.542]. 35 Như vậy, có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp những đơn vị từ vựng có nghĩa liên quan đến nhau, phụ thuộc lẫn nhau và tạo nên một cấu trúc khái niệm cho một khu vực nào đó của hiện thực. Đặc điểm quan trọng nhất của trường từ vựng là có tính hệ thống. Khi tìm hiểu về trường, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, lí thuyết trường được “chấp nhận như là sự cụ thể hóa lí thuyết về tính hệ thống của ngôn ngữ trong lĩnh vực từ vựng” [17, tr. 36]. Không những thế, trường từ vựng cũng là một khái niệm có tính thứ bậc hay còn gọi là tính cấp bậc, tôn ti (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chia ra nhiều trường nhỏ hơn. Nói cách khác, trong mỗi hệ thống đó lại có những tiểu hệ thống. Trong đó, có những trường có quan hệ trái ngược nhau, có những trường có quan hệ bình đẳng, có những trường có quan hệ đan xem lồng vào nhau. Ngược lại, có những trường có quan hệ tôn ti, cấp bậc đối với nhau. Một trường lớn có thể bao hàm trong nó một hoặc một vài trường nhỏ. Toàn bộ những quan hệ trong hệ thống đó lập thành cấu trúc của hệ thống từ vựng. Hơn nữa, một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. Các từ không chỉ đơn thuần có một nghĩa mà trong lòng mỗi từ có thể có nhiều nghĩa. Mỗi nghĩa lại có thể thuộc một trường, miền khác nhau. Điều này tạo ra hiện tượng giao thoa hay còn gọi là tính giao thoa trong các trường. Những từ chỉ thuộc một trường nghĩa chiếm tỉ lệ không lớn. Dẫn những đặc điểm cơ bản nhất về trường từ vựng – ngữ nghĩa để luận án làm cơ sở triển khai cho các nội dung liên quan ở chương 3. 1.2.1.4. Lý thuyết biểu tượng và biểu tượng ngôn từ Nghiên cứu biểu tượng là một khoa học có từ lâu đời, liên quan đến nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, văn học, văn hóa. Về mặt thuậtngữ, biểutượng (symbol trong tiếng Anh) là một từ bắt nguồn từ ngôn 36 ngữ cổ ở châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Nghiên cứu biểu tượng như một khoa học độc lập phải kể đến thời gian vào khoảng đầu thế kỷ XX với sự hình thành của ký hiệu học (semiotics/semiology). Ký hiệu học là bộ môn nghiên cứu ý nghĩa của các ký hiệu, tín hiệu, biểu tượng, hiện tượng văn hoá và hành vi sử dụng chúng. Ký hiệu học giải nghĩa các thành tố văn hoá do con người tạo ra trong quá trình phát triển của văn hoá như ngôn ngữ, biểu tượng, hoạt động, hành vi sống của con người. Các nhà ký hiệu học hiện đại như Claude Lévi - Strauss, Jacques Lacan, Michel Foucault, Jacques Derrida, Roland Barthes... đã áp dụng cấu trúc luận dưới góc nhìn ký hiệu học cho nhiều lĩnh vực như mỹ học, nhân học, tâm lý, truyền thông, ngôn ngữ... Ở Việt Nam, nghiên cứu theo hướng biểu tượng trong văn hóa được thực hiện chủ yếu từ đầu thế kỉ XX với các công trình của Từ Chi. Một số nghiên cứu biểu tượng trong nhân học và ngôn ngữ học có phần muộn hơn của Nguyễn Thị Ngân Hoa(2005) và Đinh Hồng Hải (2006). Luận án này dược triển khai theo hướng quan điểm cho rằng biểu tượng mang tính đa nghĩa. Tác giả Jean Chevaliervà Alain Gheerbrant chỉ ra rằng: “Biểu tượng theo nghĩa rộng nhất là một tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu”[35, tr.423]. Trong cuốn Từ điển biểu tượng (Dictionary of Symbols), C. G. Liungman cho rằng “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [dt 47]. Như vậy, biểu tượng có thể chia thành phần biểu hình và biểu ý. Biểu tượng xuất hiện từ thời tiền sử và đi vào lịch sử nhân văn như những huyền thoại hoặc mẫu gốc. Trong công trình Sự ra đời của các huyền thoại, A.H. Krape đã phân loại thành: các biểu tượng thuộc về trời (bầu trời, mặt trời, mây, mưa, sấm, chớp, gió, chim lạc, tiên, bụt,) và các biểu tượng thuộc về đất (mặt đất, cánh đồng, đồng ruộng, nước, núi, sông, suối, cá, thuyền, bến, hoa quả, cây 37 cối, khăn, áo,). Qua khảo sát kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa cho rằng: “Dường như chúng đông rắn lại và đã được lịch sử hóa (pháp vân, pháp vũ, pháp lôi, tiên, chim lạc, bụt,). Trái lại, hệ biểu tượng thuộc về đất vừa phong phú hơn vừa tiếp tục sinh sôi, nảy nở với nhiều biến thể cho đến tận ngày nay” [57,tr.243]. Trong công trình này, để giải mã biểu tượng, một mặt, luận án tham khảo mô hình của Nguyễn Thị Ngân Hoa (46, tr.48), chú trọng biểu tượng trong bối cảnh ngôn từ: Hơn nữa, tác giả luận án cũng muốn nhấn mạnh rằng , hát Xoan vừa là sự sắp xếp ca từ theo quy luật của âm nhạc và ngữ nghĩa, vừa là một diễn xướng gắn chặt với hành động, không gian, trang phục, con người, điệu bộ. Vì thế, trong khi phân tích, tác giả cũng dựa vào phương pháp của tín hiệu học, đặc biệt có liên hệ với bối cảnh diễn xướng và áp dụng phương pháp diễn giải sâu (Cliffort Geerzt) để chỉ ra những ý nghĩa linh thiêng bên ngoài lời hát tách biệt trên trang giấy. Lí thuyết về biểu tượng và biểu tượng ngôn từ sẽ được dùng để triển khai cụ thể phần nội dung này ở chương 3 của luận án. 1.2.2. Cơ sở văn hóa học 1.2.2.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn học với âm nhạc a. Đặc trưng của hình tượng âm nhạc Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh, nhịp điệu để diễn tả tư tưởng, tình cảm và đời sống.Âm nhạc xuất hiện từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Đầu tiên, âm nhạc chủ yếu thực hiện vai trò có tính chất thực tiễn, vì 38 nhạc điệu thích ứng với nhịp điệu của các động tác lao động, nhằm liên kết mọi cá nhân trong một quá trình lao động tập thể, làm lao động trở nên nhẹ nhàng, có năng suất cao. Bên cạnh đó, âm nhạc còn được thực hiện trong nghi lễ tôn giáo. “Về sau, cùng với sự phát triển của cảm quan âm nhạc, trình độ sáng tác và thưởng thức, trình độ chế tạo nhạc cụ, âm nhạc trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến” [89, tr.219]. b. Đặc trưng ngôn ngữ văn học trong tương quan với các nghệ thuật khác Về chất liệu, văn học sử dụng ngôn từ (ngôn ngữ nghệ thuật) làm chất liệu xây dựng hình tượng. Vì vậy hình tượng ngôn từ mang tính phi vật thể, nghĩa là chúng ta không thể nhìn ngắm, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như các hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc) của các loại hình nghệ thuật khác. Do vậy, về mặt cảm thụ, hình tượng văn học chỉ sống lại trong trí tưởng tượng, trong hình dung của người đọc. Đứng về ấn tượng trực tiếp, hình tượng văn học có thể không có sức mạnh bằng các loại hình nghệ thuật khác, song nó lại có ưu thế đặc biệt ở chính những giới hạn này. Hình tượng văn học tồn tại trong cả hai chiều không gian và thời gian. Đó có thể là những không gian thực: bao la, rộng lớn, trải dài hoặc nhỏ bé, gần gũi, thân thuộc. Và cũng có khi chiều không gian được đo bằng tâm tưởng con người nên có những chiều kích đặc biệt. Về thời gian, thời gian trong văn học có thể được xáo trộn, lắp ghép, đẩy nhanh, hãm chậm, đồng hiệnhoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng của nhà văn. “Văn học còn có khả năng miêu tả các hình tượng của các loại hình nghệ thuật khác (những trang văn miêu tả tiếng đàn, vẻ đẹp của các điệu nhảy, điệu múa, các bức tranh, bức tượng)” [89, tr.129 – 130]. Hơn các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng phản ánh trực tiếp dòng ý thức, các trạng thái tình cảm và dòng tư duy của con người.Cho nên có thể nói, văn học là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có khả năng vô hạn trong việc nhận thức và phản ánh đời sống con người, từ trạng thái vĩ mô đến vi mô. 39 Trong mối tương quan với các loại hình nghệ thuật khác,theo Vissarion Belinsky, thơ ca thuộc loại hình nghệ thuật cao cấp nhất. “Thơ ca thể hiện trong lời nói tự do của con người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy, thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố nghệ thuật khác, nó như đồng thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng biệt” [dt22, tr.38]. c. Sự tương tác giữa ngôn ngữ văn học với các loại hình nghệ thuật khác Các nghệ thuật khác cũng góp phần nâng cao giá trị của văn học. Những hiểu biết về hết thảy các lĩnh vực nghệ thuật khác như hội họa, kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc nhất định sẽ làm phong phú thế giới bên trong của người viết văn, và đưa lại cho lời văn một khả năng diễn đạt đặc biệt. “Trong lời văn sẽ tràn đầy ánh sáng và màu sắc của hội họa, tính cân xứng của kiến trúc, tính chất rõ nét có hình khối của điêu khắc và tính chất uyển chuyển của âm nhạc”[89, tr.132]. 1.2.2.2. Nguyên tắc phổ nhạc trên cơ sở lời thơ Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc và các nhạc sĩ như Dương Viết Á [2], Đặng Hoành Loan [dt 94, tr. 28], Vũ Tự Lân [68] thì các ca khúc được phổ nhạc dưa trên cơ sở lời thơ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: a. Ngôn ngữ và âm nhạc hỗ trợ cho nhau, nâng đỡ nhau Ngôn ngữ làm nền cho nhạc, nhạc cất cánh cho ngôn từ.Trong các tác phẩm âm nhạc có giá trị nói chung và các bài thơ được phổ nhạc nói riêng, phần nhạc và phần lời có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau mà làm nên những giá trị mới mà bản thân nó chưa có. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu – nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế hòa với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ.Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt. Vì vậy, trong thơ vốn dĩ đã có 40 tính nhạc nên khi bài thơ được phổ nhạc, tính nhạc của nó được tăng lên nhiều phần. Âm nhạc có tác dụng làm tăng sức diễn cảm của ngôn từ, và đôi khi giai điệu góp phần nảy sinh âm điệu và ngữ nghĩa lời nói. Nếu như lời của bài ca kể về biến cố, tình thế, hoàn cảnh, biểu hiện tư tưởng, phác họa hình tượng thì nhạc (giai điệu, nhịp) khai triển mạch ngầm trữ tình và nội dung cảm xúc. Ngược lại, ngôn từ cũng có sức gợi mở cho âm nhạc.“Bằng ngôn ngữ văn học, ca từ có nhiệm vụ cụ thể hóa hình tượng âm nhạc bằng hình tượng ngôn ngữ” [2, tr.23]. Ngôn từ định hướng cho âm nhạc, giúp mở cánh cửa tâm hồn cho hình tượng âm nhạc đi vào lòng người.Vì vậy có nhiều nhạc sĩ đã sử dụng các bài thơ làm phần ngôn từ cho nhạc phẩm của mình. Điều này giải thích tại sao một số bài hát ra đời là được phổ nhạc từ các bài thơ.Các bài hát này chính là một sự giao duyên, sự kết hợp hài hòa giữa thơ và nhạc. Thơ và nhạc đều lấy trữ tình làm phương thức thể hiện. Thơ gợi cảm hứng, khơi nhạc hứng ở nghệ sĩ. Thơ là loại ngôn ngữ có cơ cấu để làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đạt âm nhạc. Lời ca từ thơ sang nhạc có quá trình chọn lọc theo quy luật ngôn ngữ. Thơ để phổ nhạc có những yêu cầu riêng, trong đó lời cần đạt tới độ chuẩn. Thơ và nhạc có những điểm tương đồng.Nói như vậy nhưng không có nghĩa thơ của bất kì nhà thơ nổi tiếng nào cũng có thể phổ nhạc. b. Lời được gọt giũa để phù hợp với nhạc Các ca từ được phổ nhạc được người nhạc sĩ trau chuốt, gọt giũa để phù hợp với các cung âm thanh. Có ba cách để phổ nhạc cho thơ: giữ nguyêntiêu đề, lời thơ, ý thơ; giữ nguyên tiêu đề, lấy một vài khổ, không lấy cả bài; thay đổi cảtiêu đề, chỉ phỏng ý thơ. Trong ba cách kể trên, các nhạc sĩ đã sử dụng một số thủ pháp tương ứng là giữ nguyên liwf thơ để phổ nhạc; hoặc cắt ghép các hình ảnh, biểu tượng lại gần nhau để tạo điểm nhấn; hoặc sử dụng phép điệp, phép lặp các câu hát để tạo nhịp. Vì luận án tìm hiểu các văn bản hát Xoan (chủ yếu là phần lời thơ) nên 41 cần thiết phải nói rõ mối quan hệ khăng khít giữa thơ và nhạc cũng như nguyên tắc phổ nhạc trên cơ sở lời thơ. Đây cũng là một cơ sở để đi vào tìm hiểu đặc điểmca từ trong các bài hát Xoan. 1.2.2.3. Một số khái niệm cơ sở của âm nhạc và hát Xoan được sử dụng trong luận án a.Trổ hát “Trổ hát là một khái niệm dùng trong hát Chèo, là một đoạn nhạc trong một điệu hát hay một bài hát được hợp thành từ phần chính (giai điệu của bài ca) và các phần khác, tạo nên lối biểu hiện riêng” [68, tr. 113].Về sau, khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các loại hình dân ca và âm nhạc dân gian Việt Nam, đặc biệt là các hình thức hát giao duyên nam nữ đối ca. Một trổ hát thông thường từ 2– 4 hoặc câu. Tương ứng với thuật ngữ này trong thơ là “khổ thơ”.(Đôi khi, trong dân ca và nhạc cổ truyền, một khổ bao gồm 2 – 3 trổ hát). Trong hát Xoan, các bài ca lao động và giao duyên là những bài ca có nhiều trổ hát. Ví dụ5 có 2 trổ hát: Trổ 1:Bái ra ta xá bái ra Đôi tay sửa mũ đồng cân đội đầu Đôi anh lại đây cho em thết trầu Thưa rằng em ngỏ túi trầu ra thết đôi anh Trổ 2: Trầu anh trầu túi trầu khăn Trầu em giải yếm để lâu cũng tàn Anh xuôi kẻ chợ mới về Nghìn vàng chẳng tiếc, xin kể chút hơi Kẻo còn thương nhớ anh ơi (Bợm gái) b. Bẻ làn, nắn điệu Đây là hai mức độ xử lí một mô hình làn điệu âm nhạc dân gian đã có sẵn. Bẻ làn là làm cho biến dạng các âm điệu cũ của điệu hát. Bẻ làn có thể 42 chuyển âm điệu mềm mại sang thô cứng và ngược lại bằng cách vận dụng ngữ khí; thêm hay lược bớt, lèo láy, thay đổi nhịp độ và tiết tấu. Ví dụ như Sử ghé xuân, gốc là làn điệu Sử thường, nhưng đã vận dụng bẻ làn làm cho âm điệu đượm chất vui tươi. Bẻ làn thường dùng trong hình thức hát Nói như ngâm, vỉa, nói sử, nói chênh, nói lệch,...[dt 68] Nắn điệu là biến đổi điệu hát trên cơ sở âm điệu cũ. Có mấy cách nắn: giữ lại đoạn cao trào của điệu cũ (đoạn giữa), đoạn đầu và đoạn cuối của điệu đã được sửa thành câu mới; giữ lại trổ thân bài; thêm vào trổ mở đầu hoặc kết thúc; lấy trổ kết của điệu cũ, giữ lại cách cấu trúc (phân câu), nhưng sửa đổi giai điệu,... Trong hát Xoan, Bỏ bộ là tổ hợp bài ca sử dụng kĩ thuật bẻ làn nắn điệu nhiều nhất. Bỏ bộ nghĩa là hát đâu điệu bộ đó, như xe chỉ thì tay đưa mô phỏng động tác xe chỉ; giương cung bắn cò thì người hát Xoan làm động tác như người cầm cung đi săn. Cái hay và đặc sắc trong âm nhạc của Bỏ bộ là nghệ nhân Xoan đã sáng tạo ra một cầu nối rất linh động là tám từ nối: “tềnh là tềnh tang, tềnh là tang tềnh”. Với cầu nối này, người nghệ sĩ hát Xoan có thể bẻ làn nắn điệu ra hàng trăm câu hát Bỏ bộ khác nhau. c. Quả cách Đây là tên gọi nguyên gốc chỉ các bài hát Xoan thuộc chặng thứ hai của phần hát lễ. Quả cách là lõi của nghệ thuật hát Xoan. Âm nhạc của Quả cách có cấu trúc đa dạng, phong phú, khi thưa khi nhặt ăn khớp với sự chuyển đổi của từng dòng ca từ: khi thì nói về sự luân chuyển bốn mùa xuân – hạ - thu – đông; khi thì nói về công việc của sĩ, nông, công, thương cùng những khát vọng về đời sống bình an, mùa màng tươi tốt, học hành đỗ đạt, Điều này lí giải vì sao ở phần cuối của tên các bài luôn có chữ “cách”. Ví dụ: Trường mai cách, Nhàn ngâm cách, Đông thời cách,Chặng này có 14 bài, thường gọi là 14 Quả cách. Đây là 14 bài dùng để các phường Xoan thi hát và đòi hỏi độ chính xác cao, thường được các trùm Xoan đối chiếu với các bản Nôm chép tay. Luận án sử dụng khái niệm này và in nghiêng. 43 d. Phong cách hát Nói Hát Nói là một thể thơ dân tộc được sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca Trù và trở nên một thể thơ độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nôm nói riêng. Hát Nói xuất hiện sớm nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ thứ XIX mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê,... Cùng với thể lục bát, hát Nói là thể thơ sáng tạo riêng của dân tộc Việt Nam. Hát Nói là biến thể của thể thơ song thất lục bát. Nhưng khi đã phát triển, hát Nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối...Hát Nói tuân thủ chặt chẽ luật thơ. Trong lối hát Cửa đình có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gửi thư, Thét nhạc thì hát Nói là lối hát thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất [137]. Hát Xoan là một trong những thể loại của hát Cửa đình (tên gọi khác là Khúc môn đình). Cho nên, một số bài hát Xoan sử dụng lối hát Nói khi trình diễn và mang phong cách này khá rõ. Như vậy, phong cách hát Nói là cách hát, kiểu hát dựa trên luật của bài hát Nói. Phong cách hát Nói là phong cách thông dụng, phổ biến trong hát Xoan. Phong cách hát Nói thường được sử dụng chiếm ưu thế trong các bài hát thuộc chặng 1. e. Phong cách hát Ngâm Ngâm (chữ Hán:吟) là tên gọi của một hình thức diễn xướng thi phú bằng lối luyến láy, cầm và nhả chữ. Hát của Ngâm khá gần ca Trù, nhưng đôi lúc được kết hợp với hát Nói để gia tăng sự đặc sắc, thông thường phải dạo một khúc ngâm rồi mới hát [138]. Xét về thời gian ra đời, những bài dân ca mang phong cách hát Ngâm xuất hiện muộn hơn các bài dân ca thuộc phong cách hát Nói. Sự khác biệt giữa phong cách hát Ngâm với hát Nói là ở chỗ nhịp điệu của hát Ngâm thường thể hiện tính dàn trải, tự do, tốc độ chậm, không khuôn nhịp. Xét về luật thơ, thanh bằng trắc và số tiếng, thì hát Ngâm có sự mở 44 rộng và linh hoạt hơn. Đó là sự tương đồng giữa luật BT của lời với âm điệu của nhạc trong phạm vi cho phép. Trên cơ sở đó, hát Ngâm hình thành các âm tô điểm, làm cho âm thanh mềm mại, thích nghi với nhịp điệu tự do, tiết tấu có độ co dãn lớn. Các dạng từ phụ, hư từ (ơ, a, i,) hay các tiếng đệm đơn (ấy mấy, mà, thời, rằng) bắt đầu tham gia vào thành phần lời ca để chuyển tải các nét giai điệu ngân nga, luyến láy [138]. Phong cách hát Ngâm thường được sử dụng trong các bài hát Xoan thuộc chặng hai – hát Quả cách. g. Phong cách ca Xướng Theo Tú Ngọc: “Ca Xướng là kiểu giai điệu tổng hợp những đặc tính của cả hát Nói và hát Ngâm. Nhịp điệu, cú pháp tương đối mạch lạc (tiếp nối từ hát Nói) nhưng không đơn điệu, thô sơ mà tương đối linh hoạt, đa dạng. Đường nét giai điệu có sự uyển chuyển linh hoạt, có khi khá tinh tế (tiếp thu từ hát Ngâm) nhưng không quá phức tạp hóa đường âm, không thiên về sự trau chuốt tô điểm” [79, tr.69]. Như vậy, do tính chất tổng hợp nên phong cách ca Xướng thường có ưu thế diễn đạt được nhiều sắc thái tình cảm, cảm xúc hơn hai phong cách hát Nói và hát Ngâm. [140]. Các bài hát Xoan chặng 3 chủ yếu sử dụng phong cách Ca Xướng. Trên đây là các khái niệm được sử dụng và nhắc lại trong các chương sau của luận án. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1.Hát Xoanlà gì? Hát Xoan là tên gọi của một loại hình dân ca xưa của vùng đất trung du Phú Thọ. Hát Xoan được tổ chức trong dịp tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Xoan(có nghĩa là mùa xuân) được người xưa đọc chệch đi của từ Xuân. Hát Xoan là điệu hát múa để chào đón mùa Xuân. Hát Xoan có nguồn gốc từ lối hát Cửa đình – khúc môn đình. 45 Các nhà nghiên cứu âm nhạc và văn hóa còn cho rằng: hát Xoan được hình thành từ rất lâu, là lối hát dân gian trong các lễ hội ở vùng đất Tổ, tới khi tín ngưỡng thờ thành hoàng phát triển nó được hát ở cửa đình trong các hội làng trở thành dân ca nghi lễ, phong tục [134]. Các nhà nghiên cứu đi trước đã gọi hát Xoan bằng các tên: hát Xoan, Xoan, dân ca Xoan, bài Xoan, bài hát Xoan để chỉ cùng một đối tượng. Luận án sẽ sử dụng những cách gọi này. Ở Phú Thọ có 21 làng có tục hát Xoan song chỉ có 4 làng đi hát sang các làng khác: Kim Đơi (Kẻ Đơi), Phù Đức, Thét (ba làng này đều thuộc xã Kim Đức, thành phố Việt Trì) và làng An Thái (xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì). Bởi vậy vào mùa lễ hội, 4 phường Xoan của làng sau khi khai xuân bằng múa hát ở đình làng mình từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4 Tết (âm lịch), thì từ ngày mùng 5 Tết các phường Xoan phải chia nhau đến hát ở các cửa đình làng bạn. Ngoài 4 làng Xoan gốc, các làng ở Phú Thọ.../2 T – B - T 11 Quần áo thấy mà người không thấy 3/4 T – B - B 12 Chàng Trịnh Quân bối rối thêm thương 3/4 T – T - B 13 Khen ai sao khéo phụ phường . 2/2/2 B – T - B 26. PHÚ NĂM CANH Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Bây giờ sang (hồ) trống một 3/2 B - T 2 Chim bay về sườn núi Lịch San 3/4 B – B - T 3 Ve sầu gọi, nhạn nhủ dê đàn 3/4 B – T - B 4 Sông lai láng buồn về góc bể 3/4 B – B - T 5 Chiêng bằng gác non đoài xế xế 2/3/2 B – B - T 6 Thuyền đong đưa, đủng đỉnh tiếng chầy 3/4 B – T – T 7 Chú tiều phu hái củi chất đám mây 3/2/3 B – T – T 8 Mục eo éo dắt trâu về chuồng chạ 3/2/3 B – T - B 9 Ngư bắc cầu ngồi chơi thong thả 3/2/2 T – B - B 10 Canh bắc cày dựa mát thảnh thơi 3/2/2 T – T - T 11 Thiếp khuyên chường nhóm lửa thư trai 3/2/2 B – T - B 12 Ôn kinh sử ra trường giảng giải 3/4 B – B - T 13 Đêm khuya khoắt đông hồ se cạn 3/4 B – B - B 70PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 14 Nhưng âm thầm canh đã sang hai 3/4 B – B - B 15 Nhà ai đương cửa đóng then cài 3/2/2 B – T - B 16 Phòng loan hợp lầu son chật khóa 3/4 B – B – T 17 Dưới thủy bóng trăng vờn với cá 2/2/3 T – B - T 18 Núi vượn san chuông đâu cắm thuyền 3/4 T – B - T 19 Dòng bích duyên nửa huỳnh thấp thoáng 3/4 T – T – T 20 Trên cửa khánh vân còn lại láng 3/4 T – B - T 21 Thiếp khuyên chường vượt khỏi ba đào 3/4 B – T - B 22 Đường công danh chớ nghĩ trần lao 3/4 B – T - B 23 Việc gia thất đã đành có đấy 3/4 B – T - T 24 Trong sách xưa thánh hiền đã dậy 3/4 T – T - T 25 Tiếu tiểu tu cần học 2/3 T - B 26 Văn chương cả chí thân 2/3 B – T 27 Mãn tiều tu tụ quý 2/3 B – T 28 Tân thư đọc thư nhân 2/3 B – B 29 Sang canh ba, gà đã gáy giục 3/4 B – B - T 30 Thiếp thức chường trở dậy thư nghiệp 2/3/2 T – T - B 31 Chường thời ôn kinh thánh chuyện hiền 3/4 B – B – T 32 Thiếp vẫn giữ chăn bông gối đệm. 3/4 T – B – T 27. HÁT RU Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Tay tiên chuốc chén rượu đào 2/2/2 B – T – B 2 Bỏ ra thời tiếc uống vào thời say 4/4 B – T - B 3 Đố ai quét sạch lá rừng 2/2/2 B – T - B 4 Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây. 4/4 B – T - B 5 Một thương tóc để đuôi gà 2/2/2 B – T - B 6 Để em ăn nói mặn mà thêm xinh 4/4 B – T - B 7 Hai thương em ngủ một mình 2/2/2 B – T - B 8 Để anh đi lại ra tình trăng hoa 4/4 B – T - B 9 Ba thương áo lượt quần là 2/2/2 B – T - B 10 Để anh lấy mặc đi ra, đi vào 4/2/2 B – T - B 71PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 11 Bốn thương con mắt xinh xinh 2/2/2 B – T - B 12 Đưa đi liếc lại biết bao nhiêu tình 2/2/4 B – T - B 13 Năm thương bộ nhẵn của mình 2/2/2 B – T - B 14 Khen ai khéo léo cho mình, mình ơi! 4/2/2 B – T - B 15 Sáu thương sà tích ống vôi 2/2/2 B – T - B 16 Hai tai lại có một đôi khuyên vàng 4/4 B – T - B 17 Bảy thương kỳ ngộ gặp nhau 2/2/2 B – T - B 18 Để anh kết nghĩa đá vàng trần châu 4/4 B – T - B 19 Anh mừng được chữ hảo cầu 2/2/2 B – T - B 20 Em mừng được chữ thông nhau một nhà 2/4/2 B – T - B 21 Một mừng Tần Tấn gặp nhau 2/2/2 B – T - B 22 Hai mừng kết ngãi Trần Châu một nhà 2/4/2 B – T - B 23 Ba mừng loan phượng giao hòa 2/2/2 B – T - B 24 Bốn mừng đây đấy trước xa sau gần 2/2/2/2 B – T - B 25 Năm mừng gặp bạn cố nhân 2/2/2 B – T - B 26 Sáu mừng chướng để đêm xuân mơ màng 2/2/2/2 B – T - B 27 Bẩy mừng nên điệu cương thường 2/2/2 B – T - B 28 Tám mừng ghi tạc đá vàng thủy chung 2/2/2/2 B – T - B 29 Chín mừng thục nữ hảo cầu 2/2/2 B – T - B 30 Mười mừng ta để trước sau xa gần. 2/2/2/2 B – T - B 28. HÁT LÝ Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Con chim xanh đậu cánh núc nác 3/4 B – T – T 2 Anh hỏi thực nàng có chắc hay không 3/3/2 T – B - T 3 Lý mấy câu kẻo sầu trong dạ 3/4 T – T - B 4 Ta với mình trước lạ sau quen. 3/4 T – T - B 5 Gặp nhau đây cầm tay em hỏi 3/4 B – B - B 6 Em hỏi thực chàng còn nhớ hay quên 3/3/2 T – B - T 7 Gặp nhau đây cầm tay hỏi thực 3/4 B – B - T 8 Duyên bởi trời thương được nhau chăng? 3/4 T – B - B 9 Gặp nhau đây như cây có rễ 3/4 B – B - T 72PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 10 Anh chẳng thương nàng hồ dễ thương ai? 3/3/2 T – B - T 11 Gặp nhau đây bẻ cây vạch đất 3/4 B – T - T 12 Em giở khăn trầu nước mắt tuôn rơi 4/4 T – B - T 13 Ai đưa đường (mà) ai chỉ nẻo 3/3 B – B - T 14 Ai lôi, kéo ta đến chốn này 3/4 B – B - T 15 Đoạn tiệc này ai tỉnh ai say 3/2/2 T – B - B 16 Cầm lấy tay (ố), cầm lấy tay 3/3 T – B - B 17 Tôi kéo lại, cám cảnh lòng tôi 3/4 T – T - B 18 Xin chường đừng kể (nhôi) khúc nhôi 2/2/2 B – T - B 19 Nghe tiếng đàn cùng (mà) tiếng lý 3/1/2 T – B - T 20 Nhớ tri kỷ ngẫm nghĩ mà sầu 3/4 B – T - B 21 Duyên kỳ này trắc trở vì đâu 3/4 B – T - B 22 Cặp đôi mình xem ý càng xinh 3/4 B – B - B 23 Tình đây đó trăng gió đêm thanh 3/4 B – B - B 24 Đêm năm canh thiếp với chàng 3/3 B – T - B 25 Tình yêu mến, lửa gần rơm cũng bén 3/3/2 B – T - B 26 Thiếp cùng chường đôi đường đã hẹn 3/4 B – B - T 27 Thương sao cho vẹn thời thương. 2/2/2 B – T - B 29. XIN HUÊ ĐỐ CHỮ Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Hái huê ta ra hái huê 2/2/2 B – B - B 2 Chớ thấy huê tốt mà cầm cả 2/2/3 T – T - B 3 Nữa một mai huê rữa 3/2 T - B 4 Bán nửa đồng mười. 2/2 T - B 5 Anh xin nàng chút hoa nữa nàng ơi 3/3/2 B – T – T 6 Trình chàng quân tử 1/3 B – T 7 Chàng chớ đãi bôi 2/2 T - B 8 Chàng ngạo duyên tôi (Là hoa gì?) 2/2 T - B 9 Đã vậy huê gì thời chàng phải nghĩ 2/2/4 T – B - B 10 Cho thiếp được hay 2/2 T - B 11 Anh xin nàng chút hoa trong đụn 3/4 B – T - B 73PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 12 Hoa trong đụn anh thuận huê gì? 3/4 B – B - B 13 Hoa trong đụn anh thuận huê lúa 3/4 B – B - B 14 Hoa lúa mùa này nó chưa nở. 2/2/3 T – B - B 15 Thiếp lại bẻ cho chường 3/2 T - B 16 Sợ chường chẳng yêu 2/2 B - B 17 Sợ chường chẳng dấu 2/2 B – T 18 Để hoa nụ héo 2/2 B – T 19 Huê hời huê hỡi là huê! 2/2/2 B – T - B 20 Anh xin nàng chút huê trong hộp 3/4 B – T - B 21 Huê trong hộp anh thuận huê gì? 3/4 B – B - B 22 Huê trong hộp anh thuận huê trầu 3/4 B – B - B 23 Huê trầu mùa này nó chưa nở 2/2/3 B – B – B 24 Nữa một mai nó nở. 1/2/2/ T – T 25 Thiếp lại bẻ cho chường 3/2 T - B 26 Sợ chường chẳng yêu 2/2 B - B 27 Sợ chường chẳng dấu 2/2 B – T 28 Để huê nụ héo 2/2 B – T 29 Huê hời huê hỡi là huê! 2/2/2 B – T - B 30 Anh xin nàng chút huê trong lọ 3/2/2 B – T - B 31 Huê trong lọ anh thuận huê gì? 3/2/2 B – B - B 32 Huê trong lọ anh thuận huê rượu 3/2/2 B – B - B 33 Huê rượu mùa này nó chưa nở 2/2/3 T – B - B 34 Nữa một mai nó nở 1/2/2 T – T 35 Thiếp lại bẻ cho chàng 3/2 T - B 36 Sợ chàng chẳng yêu 2/2 B - B 37 Sợ chàng chẳng dấu 2/2 B – T 38 Huê hời huê hỡi là huê! 2/2/2 B – T - B 39 Anh xin nàng chút huê trong chậu 3/4 B – T - B 40 Huê trong chậu anh thuận huê gì? 3/2/2 B – B - B 41 Huê trong chậu anh thuận huê lan 3/2/2 B – B – B 42 Huê lan mùa này nó chưa nở 2/2/3 B – B - B 43 Thiếp lại bẻ cho chường 3/2 T - B 44 sợ chường chẳng yêu 2/2 B - B 74PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 45 Sợ chường chẳng dấu 2/2 B – T 46 Để huê nụ chẳng dấu 1/2/2 B – T 47 Để huê nụ héo 2/2 B – T 48 Huê hời huê hỡi là huê! 2/2/2 B – T - B 49 Anh đố em biết huê gì nở trong rừng bạc bội 4/2/3/2 T – T - B 50 anh đố em biết huê gì nở nội đồng? 4/2/3 T – T - B 51 Anh đố em biết huê gì nở bảy tám lần chông? 4/2/3/2 T – T - B 52 Anh đố em biết huê gì mùa đông nở trắng vàng? 4/2/3/2 T – T - B 53 Anh đã đố thời anh lại giảng ra hòa 3/3/3 T – B – T 54 Em chẳng biết thời anh lại giảng có dân làng nghe 3/4/4 T – B – T 55 Hoa sim hoa mua nở trên rừng bạc bội 2/2/3/2 B – B - B 56 Nhược bằng hoa lúa nở nội đồng không 2/2/4 B – T – T 57 Nhược bằng hoa dứa nở bảy tám lần chông 2/3/4 B – T – T 58 Nhược bằng hoa cải nở mùa đông trắng vàng. 2/2/3/2 B – T - B 59 Anh đố em biết chữ gì trên trời rơi xuống? 4/4/2 T – T - B 60 Anh đố em biết chữ gì làm ruộng nuôi ta? 4/4/2 T – T - B 61 Anh đố em biết chữ gì nên việc cửa nhà? 4/4/2 T – T - B 62 Anh đố em biết chữ gì thấy người qua chẳng chào? 4/2/3/2 T – T - B 63 Anh đã đố thời anh lại giảng hòa 3/3/2 T – B – T 64 Em chẳng biết thời anh lại giảng có dân làng nghe 3/4/4 T – B – T 65 Vũ là mưa trên trời rơi xuống 3/4 B – B - B 66 Ngưu là trâu làm ruộng nuôi ta 3/4 B – B – B 67 Thế là vợ nên việc cửa nhà 3/4 B – B – T 68 Nộ là giận thấy người qua chẳng chào. 3/3/2 B – T - B 75PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 69 Anh đố em chữ gì chu chu chắm chắm? 3/2/4 T – T – B 70 Anh đố em biết chữ gì ẵm con mà ru? 4/2/4 T – T - B 71 Anh đố em biết chữ gì sáng trong giai cù? 4/2/4 T – T - B 72 Anh đố em biết chữ gì khu khu chống gậy? 4/2/4 T – T - B 73 Anh đã đố thời anh lại giảng ra hòa 3/3/3 T – B – T 74 Em chẳng biết thời anh lại giảng có dân làng nghe: 3/4/4 T – B – T 75 Phật là bụt chu chu chắm chắm 3/4 B – B – T 76 Mẫu là mẹ ẵm con mà ru 3/4 B – T – B 77 Đăng là đèn sáng trong giai cù 3/4 B – T - B 78 Lão là già khu khu chống gậy 3/4 B – B – T 79 Anh đố em biết chữ gì kíp gầy kíp béo? 4/2/4 T – T – B 80 Anh đố em biết chữ gì thèo thẹo ngoài ra? 4/2/4 T – T - B 81 Anh đố em biết chữ gì xoạc đôi chân ra? 4/2/4 T – T – B 82 Anh đố em biết chữ gì nước chảy ra đằm đằm? 4/2/3/2 T – T - B 83 Anh đã biết thời anh lại giảng có dân làng nghe: 3/4/4 T – B – T 84 Mã là ngựa kíp gầy kíp béo 3/4 B – T – T 85 Yên là vành thèo thẹo ngoài ra 3/4 B – B – B 86 Hãn là bồ hôi nước chảy ra đằm đằm 4/3/2 B – B – T 87 Anh đố em biết chữ gì trơ trơ nằm ngửa? 4/2/4 T – T – B 88 Anh đố em biết chữ gì có nửa đôi bên? 4/2/4 T – T – B 89 Anh đố em biết chữ gì trụ dưới trụ trên? 4/2/4 T – T – B 90 Anh đố em biết chữ gì nhắc gót chân là đánh vào? 4/2/3/3 T – T – B 91 Anh đã đố thời anh lại giảng ra hòa 3/4/2 T – B – T 92 Em chẳng biết thời anh lại giảng có dân nghe: 3/4/3 T – B – T 93 Chu là thuyền trơ trơ nằm ngửa 3/4 B – B – B 94 Mạn là man nên có nửa đôi bên 3/2/3 B – B – T 95 Kíp là bánh lái nên trụ dưới trụ trên 4/1/4 B – T – T 76PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 96 Chèo là dậm lái gót lên đỉnh đánh vào 4/3/2 B - T – B 97 Anh đố em biết chữ gì ăn no lại nằm xếp vó? 4/2/4/2 T – T – B 98 Anh đố em biết chữ gì ăn no lại nằm xếp chân? 4/2/4/2 T – T – B 99 Anh đố em biết chữ gì ăn no lại lên chầu chực táo quân? 4/2/4/4 T – T – B 100 Anh đố em biết chữ gì để đôi chân dập dềnh? 4/2/3/2 T – T – B 101 Anh đã đố thời ạnh lại giảng ra hòa 3/4/2 T – B – T 102 Em chẳng biết thời anh lại giảng có dân làng nghe: 3/4/4 T – B – T 103 Ngưu là trâu ăn no nằm xếp vó 3/2/3 B – B – B 104 Khuyển là chó ăn no nằm xếp chân 3/2/3 B – B – B 105 Mão là mèo ăn no nằm chầu chực táo quân 3/2/3/2 B – B – B 106 Nữ là con gái dệt cửi để đôi chân dập dềnh 4/2/3/2 B – T – T 107 Anh đố em biết chữ gì lên ngôi tức vị? 4/2/4 T – T – B 108 Anh đố em biết chữ gì sở trị vạn dân? 4/2/4 T – T – B 109 Anh đố em biết chữ gì ba tiếng kêu dân 4/2/4 T – T – B 110 Anh đố em biết chữ gì sở trị vạn dân trong ngoài? 4/2/4/2 T – T – B 111 Anh đã đố thời anh lại giảng ra hòa 3/4/2 T – B – T 112 Em chẳng biết thời chường phải giảng cho thiếp được hay 3/4/4 T – B – T 113 Vương là vua lên ngôi chức vị 3/4 B – B – T 114 Chúa là chúa sở trị vạn dân 3/4 B – T – T 115 Thần là thần ba tiếng kêu dân 3/4 B – B – B 116 Giáo là chính, giáo sở trị ba quân trong ngoài. 3/3/4 B – T – T 117 Anh đố em biết chữ gì cao như mười trượng? 4/2/4 T – T – B 77PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 118 Anh đố em biết chữ gì có mảnh đôi bên? 4/2/4 T – T – B 119 Anh đố em biết chữ gì trụ dưới trụ trên? 4/2/4 T – T – B 120 Anh đố em biết chữ gì hai bên giao vào? 4/2/4 T – T – B 121 Anh đã đố thời anh lại giảng dân làng nghe. 3/4/3 T – B – T 122 Em chẳng biết thời chường phải giảng cho thiếp được hay: 3/4/4 T – B – T 123 Sào là sào cao dư mười trượng 3/4 B – B – B 124 Châu là thuyền có mảnh hai bên 3/4 B – T – B 125 Tiếp là bánh lái trụ trên 4/2 B – T – B 126 Thủy là nước đôi bên giao vào 3/4 B – B – B 30. HÁT ĐÚM Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Tôi chiềng đôi bên hàng quan tứ dân 4/4 B – B – B 2 Lẳng lặng mà nghe tôi hát đúm thời đại vương 4/3/3 T – B - T 3 Đình đây đóng hướng cũng xinh 2/2/2 B – T – B 4 Long, ly, qui, phượng tứ quý vi rồng chầu 4/3/2 B – T – T 5 Ngũ hổ thì ở đằng sau 2/2/2 T – T – B 6 Tam san, tứ hải rồng chầu đôi bên 2/2/4 B – T – B 7 Đá hoa dân để kê thần 2/2/2 B – T – B 8 Bốn góc chữ triện, giữa nên ngọc tình 4/4 T – T – B 9 Chúc cho dân được khang ninh 2/2/2 B – T – B 10 Đa phú, đa quí, đa đinh, đa tài 2/2/2/2 T – T – B 11 Vậy có thơ đúm rằng: 2/2/1 T – T 12 Ba nén nhang thơm thấu đến chín lần 4/4 T – B – T 13 Kính thiên, kính địa, kính linh thần 2/2/3 B – T – B 14 Đức thánh tổ linh người năng ứng hộ 4/4 T – B – B 15 Già khác khỏe, trẻ bình yên 3/3 T – T – B 16 Đúm này em đã thơ rồi 2/2/2 B – T – B 17 Đông dân quý chức, đúm bay cho tới. 4/4 B – T – B 78PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 18 Năm mới mới tới 2/2 T – T 19 Dân ta mở tiệc tháng giêng 2/2/2 B – T – B 20 Dân ta cải cựu tòng tân 2/2/2 B – T – B 21 Lập ngôi đình mới giữa thân con rồng 4/4 B – T – B 22 Ao làng tích thủy nhiều niên 2/2/2 B – T – B 23 Đã có nghiên bút kết nguyền 2/2/2 T –T – B 24 Mồng một cá đi ăn thề 2/2/2 T – B – B 25 Mồng hai cá về cá vượt vũ môn 2/2/2/2 B – B – T 26 Trai khôn lấy được vợ khôn 2/2/2 B – T – B 27 Khác nào cá vượt vũ môn hóa rồng 2/4/2 B – T – B 28 Vậy có thơ đúm rằng: 2/2/1 T – T 29 Bút vui chơi họa một bài 3/3 B – T – B 30 Dặm trường tri kỷ nàng chớ nghe ai 4/4 B – T – T 31 Cách mặt, cách lời, lòng không cách 2/2/3 T – B – B 32 phai duyên, phai phấn, tình không phai 2/2/3 B – T – B 33 Trúc ở mai về nhớ trúc 2/2/2 T – B – T 34 Mai về trúc ở, trúc nhớ mai 3/4 B – T – T 35 Trời xanh biển rộng như y 2/2/2 B – T – B 36 Dân ta mở tiệc nam phương phượng chầu 4/4 B – T – B 37 Trong thời bốn bể cửu châu 2/2/2 B – T – B 38 Ngoài thời tám cõi khấu đầu là tôi 2/2/2/2 B – T – B 39 Làm trai nay đã gặp thời 2/2/2 B – T – B 40 Rượu bầu, thơ túi dạo chơi cõi ngoài 2/2/4 B – T – B 41 Đám vui đấu trí thi tài 2/2/2 B – T – B 42 Không dưng ai dễ biết ai là gì 2/2/2/2 B – T – B 43 Ngoài thời thi tửu cầm kỳ 2/2/2 B – T – B 44 Lương gia tửu cầm kỳ 3/2 B – B 45 Lương gia tuệ đệ tử hiện ghi bốn dòng 4/2/4 B – T – T 46 Đám vui quyết lấn vào trong 2/2/2 B – T – B 47 Càn không vui thú vẫy vùng chơi xuân 4/4 B – T – B 48 Đến đây chúc tụng mừng dân 2/2/2 B – T – B 49 Trai lành gái tốt phong vân gặp thời 2/2/2/4 B – T – B 50 Đến đây ghi lại mấy nhời 2/2/2 B – T – B 79PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 51 Ba sinh nguyện ước mấy lời đào tiên. 2/2/2/2 B – T – B 52 Khuyên anh có chí học cho hay 2/2/3 B – T – B 53 Cơm ba bữa sẵn có cha cày mẹ cấy 3/2/2/2 B – T – B 54 Áo bốn mùa sẵn có bác mẹ may 3/2/3 T – T – T 55 Cờ bạc cò quay xin anh lánh mặt 4/4 T – B – B 56 Bút nghiên đèn sách khuyên anh chớ rời tay 2/2/2/3 B – T – B 57 Đúm này em đã thơ rồi 2/2/2 B – T – B 58 Đông dân chức thời ngồi mà nghe 3/4 B – T – B 59 Đúm này em dặm thời nghe 2/2/2 B – T – B 60 Đúm bay cho đến áo the cờ đào 4/4 B – T – B 61 Nay mừng mờ hội thái hòa 2/2/2 B – T – B 62 Dân ta mở tiệc xướng ca vui vầy 4/4 B – T – B 63 Tiếng đồn dậy khắp đông tây 2/2/2 B – T – B 64 Rồng bay màn vóc, phượng bay cờ đào 4/4 B – T – B 65 Định từ xây đắp xinh sao 2/2/2 B – T – B 66 Kỳ viên đất bụt, đông đào cảnh tiên 4/4 B – T – B 67 Địa đồ họa vẽ tự nhiên 3/3 B – T – B 68 Tỏ lòng lữu bố hai bên chầu vào 4/4 B – T – B 69 Đất sinh ra kẻ anh hào 3/3 B – T – B 70 Văn linh chữ tốt, lược thao toàn tài 4/4 B – T – B 71 Già thọ vực trẻ xuân đài Sĩ, nông, công, thương cô chen vai hoàn cầu 3/3/4/3/2 T – T – B 72 Cụ từ, cụ chủ sang giầu 2/2/2 B – T – B 73 Quỳnh tương hai cụ khác dân kiều bành 2/2/2/2 B – T – B 74 Ba hàng già trẻ khang ninh 2/2/2 B – T – B 75 Bên dân, bên họ thái bình hơn xưa 2/2/2/2 B – T – B 76 Đôi bên tứ vị phụng thờ 2/2/2 B – T – B 77 Phù cho hộ giáo, tóc tơ duyên dài 4/4 B – T – B 78 Các điều chúc vịnh đã rồi 2/2/2 B – T – B 79 Bức huê xin thảo một vài câu thơ 2/2/2/2 B – T – B 80 Vậy có thơ rằng: 2/2 T – B 81 Nhớ ơn tứ vị hô đối dân 4/3 B –T – T 80PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 82 Sớm gặp ngày xuân, mở tiệc xuân 4/3 T – B – T 83 Lừng lẫy Phù Ninh cùng Lập Thạch 4/3 T – B – T 84 Dập dìu tài tử với giai nhân 4/3 B – T – B 85 Thi tứ kể đã văn minh 2/2/2 T – T – B 86 Bây giờ kể đến sự tình đôi ta 2/2/2/2 B – T – B 87 Đúm này anh đã thơ rồi 2/2/2 B – T – B 88 Cô nào vào hát đồng thời đứng lên 4/4 B – T – B 89 Đào ơi đào xích lại đây 2/2/2 B – T – B 90 Anh cầm quả đúm trao tay cho đào 4/4 B – T – B 91 Xin chường đèn sách văn chương 2/2/2 B – T – B 92 Dầu hao thiếp thắp cho chường học nho 4/4 B – T – B 93 Cơm bưng thiếp rót nước cho 2/2/2 B – T – B 94 Tay bưng bát nước, tay cầm cái tăm 4/4 B – T – B 95 Trống một thiếp chửa lo làm sớm mai 2/3/3 T – T – B 96 Xin chường khách trải chiếu hoa 2/2/2 B – T – B 97 Ngày thời giầy dép vào ra chơi bời 4/4 B – T – B 98 Nước thời bưng đến tận nơi 2/2/2 B – T – B 99 Cơm thời nấu chín mời chường dậy ăn 2/2/2/2 B – T – B 100 Vạy có thơ đúm rằng: 1/2/2 T – T 101 Cành xanh lá phấn chỉ Tấn tơ Tần 2/2/2/2 B – T – T 102 Xe một mối chăn loan gối phượng 3/4 T – B – T 103 Đẹp nọ đôi thương (với nao), nhớ với nao 4/3 T – B – T 104 Khoan khoan quả đúm đưa vào chường có yêu chăng? 2/4/4 B – T – B 105 Quê anh thời ở Bắc Ninh 2/2/2 B – T – B 106 Trời cho phú quý hiển vinh sang giàu 2/2/2/2 B – T – B 107 Đá xanh anh xếp một nơi 2/2/2 B – T – B 108 Đá hoa anh để trên đời khoe khoang 2/2/2/2 B – T – B 109 Cột nhà anh đúc bằng vàng 2/2/2 B – T – B 110 Cây đầu bằng bạc, xà ngang bằng ngà 4/4 B – T – B 111 Nền thời anh lát đá hoa 2/2/2 B – T – B 112 Nay anh ơn phận nhờ cha 2/2/2 B – T – B 113 ơn cha nhớ mẹ được mười anh em 2/2/4 B – T – B 81PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 114 Chín anh làm quan chẳng hèn 2/2/2 B – B – B 115 Phận anh là út, đàn em ở nhà 4/4 B – T – B 116 Anh cả thời đỗ thủ khoa 2/2/2 T – T – B 117 Anh hai tiến sĩ, anh ba tú tài 4/4 B – T – B 118 Anh tư coi huyện làng ngoài 2/2/2 B – T – B 119 Anh năm coi cả huyện ngoài huyện trong 2/2/2/2 B – T – B 120 Anh sáu coi huyện Hải Phòng 2/2/2 T – T – B 121 Anh bẩy coi huyện ở trong Ninh Bình 4/4 T – T – B 122 Anh tám coi huyện Bắc Ninh 2/2/2 T – T – B 123 Anh chín coi cả huyện mình huyện ta 2/4/2 T – T – B 124 Nay anh ơn phận nhờ cha 2/2/2 B – T – B 125 Vậy có thơ đúm rằng: 2/2/1 T – T 126 Ngôn ngoại nhởn nhơ đường huê quả 4/3 T – B – B 127 Đường tình già dặm bóng cỏ cây 3/4 B – T – T 128 Trên bốn chữ vàng mong anh linh ứng 4/4 T – B – B 129 Cửa sơn án vẽ những rồng mây 3/4 B – T – B 130 Đào ơi đào xích lại đây 2/2/2 B – T – B 131 Anh cầm quả đúm trao tay cho đào 2/2/2/2 B – T – B 132 Trách con tạo ra lòng giáo giở 3/4 B – B – T 133 Nông nỗi này biết thuở nào khuây 3/4 T – T – B 134 Những lời anh nói trước dầy làm sao 2/3/3 B – T – B 135 Bây giờ anh nghĩ thế nào? 2/2/2 B – T – B 136 Dứt tình mà lại đặt vào đống chông. 2/2/2/2 B – T – B 137 Vì ai xui xiểm nhịp cầu gẫy ngang 2/2/2/2 B – T – B 138 Tôi tiếc công tôi chọn đá thử vàng 4/4 T – B – T 139 Biết ra cũng chẳng đa mang làm gì. 4/4 B – T – B 140 Trăng tròn rồi lại khuyết đi 2/2/2 B – T – B 141 Có tròn lại đợi đến thì năm sau 2/2/2/2 B – T – B 142 Lời nói không đánh mà đau 2/2/2 T – T – B 143 Cơn vui bỗng hoá cơn sầu tự nhiên 2/2/2/2 B – T – B 144 Trách rằng cái số vô duyên 2/2/2 B – T – B 145 Chỉ hồng đang thắm tự nhiên phai dần. 2/2/2/2 B – T – B 146 Đúm kia đúm ở Phù Ninh 2/2/2 B – T – B 82PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 147 Ai khéo vẽ hình cho đúm sang đây 4/4 T – B – T 148 Để anh kết ngãi giao hòa với gái Phù Ninh 4/2/4 B – T - B 149 Đúm này anh kết ở ngoài 2/2/2 B – T – B 150 Người xem chật chội gửi nhời vào trong 4/4 B – T – B 151 Đào đứng phấp phỏng mà mong anh dày 4/4 T – T – B 152 Bây giờ anh đã vào trong 2/2/2 B – T - B 153 Đào nào lịch sự thì rầy đứng lên 4/4 B – T - B 154 (A nga!) đất ta đây danh tiếng đại địa 3/4 B – B - T 155 Hội xướng ca là hội ngày xuân 3/4 T – B – B 156 (A nga!) tiệc xuân này chỉ có một lần 3/4 B – T – T 157 Để anh ca xướng đêm xuân với đào 4/4 B – T – B 158 (A nga!) trên thượng đẳng rồng chầu ba vị 3/4 T – B - B 159 Dưới sân đình, phượng múa xinh thay 3/4 B – T – B 160 (A nga!) đấy với đây tương phùng ngư thủy 3/4 T – B – B 161 Anh với nàng gặp hội phong vân 3/4 T – T – B 162 (A nga!) chơi cho tỏ mặt Tấn Tần 2/2/2 B – T – B 163 Chơi cho giao kết sắt cầm say sưa 4/4 B – T – B 164 (A nga!) đôi ta duyên phận cũng ưa 2/2/2 B – T – B 165 Chim ngơ ngẩn núi, phượng say sưa tình 4/4 B – T – B 166 (A nga!) Thấy nàng mỹ nữ đánh đàn 2/2/2 B – T – B 167 Anh vào chơi cho long phiến linh đình 4/4 B – B – T 168 Trai tài gái sắc hữu danh 2/2/2 B – T – B 169 Cũng như Từ Thức sanh bên quan triều 2/2/2/2 B – T – B 170 (A nga! ) Thấy nàng mỹ nữ thanh tao 2/2/2/2 B – T - B 171 Anh là quân tử anh chơi với đào 4/4 B – T - B 172 Nay mừng xuân tiết mới sang 2/2/2 B – T - B 173 Xướng ca tiệc mở dân làng ta đây 4/4 B – T - B 174 Mở tiệc này chơi xuân thứ nhất 3/4 T – B - T 175 Chữ rằng xuân bất tái lai 2/4 B – T - B 176 Thảo huê nao nức sum vầy 2/2/2 B – T - B 83PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 177 Huê đào đua nở đôi cây xuân tình 2/2/2/2/ B – T - B 178 Ta với mình Phù Ninh – Cao Mại 3/2/2 T – B - B 179 Vốn xưa nay kết ngãi Châu Trần 3/2/2 B – T - B 180 Đường trường cách trở núi non 2/2/2 B – T - B 181 Còn nhời vàng đá hãy còn đêm nay 4/4 B – T - B 182 Đã đến đây chẳng duyên thì nợ 3/2/2 T – T - B 183 Mối tơ mành ai gỡ cho ra 3/2/2 B – B - B 184 Ngàn năm chỉ một đôi ta 2/2/2 B – T - B 185 Bởi vì tiệc hát xướng ca dõi truyền 2/2/2/2 B – T - B 186 Chữ rằng thiên lý giang sơn 2/2/2 B – T - B 187 Sánh đôi cũng được nhờ ơn chuyển vần 4/4 B – T - B 188 Ơn chuyển vần chỉ Tần tơ tấn 3/2/2 T – T - B 189 Đôi phượng này mang tiến lại cho 3/2/2 T – B - T 190 Khen ai sao khéo hẹn hò 2/2/2 B – T - B 191 Cách sông cũng lội, cách đò cũng sang 4/4 B – T - B 192 Cửa xuân này tuy rằng hiểm hóc 3/4 B – B - T 193 Khóa ngọc then vàng anh mở cũng xong 2/2/2/2 T – B - T 194 Có câu hoa trúc động phòng 2/2/2 B – T - B 195 Nỡ nào mà để phòng không lạnh lùng 2/2/2/2 B – T - B 196 Tuy bốn đường sĩ, nông, công cổ 3/1/1/1/1 T – T - B 197 Em thuận nghề nào, em ngỏ lời ra 4/4 T – B - T 198 Hay là thuận kẻ học trò 2/2/2 B – T - B 199 Thời anh gắng sức kết cho nên nguyền 2/2/2/2 B – T - B 200 hay là muốn kẻ nông cầy 2/2/2 B – T - B 201 Ruộng sâu một tấc anh cầy cũng lên 2/2/2/2 B – T - B 202 Chuyện ban đêm thế nào em nói 3/2/2 B – T - B 203 Chốn hoa phùng ta thử nhau chơi 3/2/2 B – B - B 204 Trời sinh ra lỗi ở đời 2/2/2 B – T – B 205 Chơi cho thật thỏa ong già hoa rụng 2/2/2/2 B – T – B 206 Dẫu rằng chú bác có ghen 2/2/2 B – T – B 207 Cửa xuân đã khóa, chẳng ai được vào 4/4 B – T – B 84PL 31. GIÃ CÁ (Bắt cá, Đánh cá, Mó cá) Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Kính trình làng nước 2/2 B – T 2 Thiên hạ đông tây 2/2 T – B 3 Dân về thuở trước 2/2 B – T 4 Đường Ngu bắt được 2/2 B – T 5 Đem lên về tâu: 2/2 B – B 6 Mồng một cá đi ăn thề 2/2/2 T – B – B 7 Mồng hai cá về cá vượt vũ môn 2/2/2/2 B – B – T 8 Vinh vinh rộng mở khôi khoa 2/2/2 B – T – B 9 Đại miêng miêng đức sáng soi khắp làng 4/4 B – T – B 10 Đánh xiếc hay là đành vó 2/2/2 T – B – T 11 Giọng giâm anh cứng anh đè riếc rô 4/4 B – T – B 12 Đôi ta đánh cá bóng trăng 2/2/2 B – T – B 13 Cá thời chẳng được thung thăng bắt đào 4/4 B – T – B 14 Cá riếc hay là cá rô 2/2/2 T – B – B 15 Sờ đi mò lại phải cô ả đào 2/2/4 B – T – B 16 Đôi ta đánh cá đầm dơi 2/2/2 B – T – B 17 Cá thời chẳng được đánh rơi cả hàm 4/4 B – T – B 18 Đôi ta đánh cá dưới sông 2/2/2 B –T – B 19 Đánh được con nhuồng thờ (thờ) đức đại vương 4/4 T – B – T 20 Đôi ta đánh cá dưới khe 2/2/2 B – T – B 21 Đánh được con mè thờ đức đại vương B – T – B 22 Đôi ta đánh cá bóng đèn 2/2/2 23 Cá thời chằng được làm quen với đào 4/4 B – T – B 24 Cá bé anh phó cho đào 2/2/2 T – T – B 25 Bắt con cá lớn đem vào thờ vua 4/4 B – T – B 26 Anh bắt cá này như bông thiên lý 4/4 T – B – B 27 Anh bắt cá này cá quý hóa long 4/4 T – B – T 28 Đại vương dáng phước đình này 2/2/2 B – T – B 29 Ở đây đất tốt nở ra lắm rồng 2/2/2/2 B – T – B 85PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 30 Trứng rồng lại nở ra rồng 2/2/2 B – T – B 31 Cây thông lại nở lá thông rườm rà 4/4 B – T – B 32 Tôi chúc cho ông chúa già 3/3 T – B – B 33 Già như hoa nở 1/1/2 B – T 34 Sinh nam đắc nam 2/2 B – B 35 Sinh nữ đắc nữ. 2/2 T – T Bản B chép: 1 Kính trình làng nước 2/2 B – T 2 Thượng hạ thông hay 2/2 T – B 3 Tích hát cá này 2/2 T – B 4 Truyền rằng thuở trước 2/2 B – T 5 Đường Ngu bắt được 2/2 B – T 6 Dâng lên về tâu: 2/2 B – B 7 Yêu kết duyên cùng 1/2/1 T – B 8 Giao hòa công chúa 2/2 B – T 9 Kìa ông ngư phủ 1/3 B – T 10 đánh cá bến giang hồ 2/3 T – B 11 Lã Vọng thuở xưa 2/2 T - B 12 Câu chơi vị thủy 2/2 B – T 13 Đường Ngu có chí 2/2 B – T 14 Phù lập thành vương 2/2 T – B 15 Yên ấm thanh nhàn 2/2 T – B 16 Giỏ tươi rượu chúc 2/2 B – T 17 Kinh Kha cua thược 2/2 B – T 18 Cá vũ đã hay 2/2 T – B 19 Tích múa cá này 1/2/1 T – B 20 Dâng lên truyền rằng: 2/2 B – B 21 Thấy những điềm lành 1/3 T – B 22 Nay tôi kính chúc 2/2 B – T 23 Mừng làng khắp khắp 2/2 B – T 24 Chiếm bảng cao quan 2/2 T – B 25 Làng này tốt lúa 2/2 B – T 86PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 26 Cá lại dâng vào 2/2 T – B 27 Múa cá phen này 2/2 T – B 28 Dâng lên truyền rằng: 2/2 B – B 29 Tôi thấy đất tốt làng này an 2/2/3 T – T – B 30 Chắc chắn cao bằng non Thái Sơn 4/3 T – B – T 31 Vậy có thơ rằng: 2/2 T – B 32 Thuyền chèo đánh cá bến Tầm Dương 2/2/3 B – T – B 33 Ngày thời dãi nắng đêm dầm sương 4/3 B – T – B 34 Đánh cá phen này (đem về) thờ đức đại vương 4/4 T – B – T 35 Bốn bề đập đắp đã kín thay 4/3 B – T – T 36 Sờ đi mó lại đã tối ngày 2/2/3 B – T – T 37 Cá đâu thưa lưng ngang trái 2/2/2 B – B – T 38 Bắt lại ngỡ bé chẳng bằng bàn tay 4/4 T – T – B 39 Minh niên, minh niên mới (may) khéo (là) may. 4/3 B – B – T 40 Bắt được khách ả đào tôi hát 3/4 T – T – B 41 (Nay)đào có thương anh (thì) đào bẻ lại đôi tay 4/3/2 T – B – T 42 Sửa túi thiết trầu nay: 2/2/1 T – B 43 Vinh vinh mở hội khôi khoa 2/2/2 B – T – B 44 Đại minh (minh) đức rộng xa gần 2/2/2 B – T – B 45 Dân ta mở tiệc thờ thần 2/2/2 B – T – B 46 Đại vương phù hộ ninh dân đời đời 4/4 B – T – B 47 Ai về nhắn nhủ nhắn nhu 2/2/2 B – T – B 48 Nhắn cô đò hãy đón khách cho anh 3/1/4 B – T – T 49 có đón thời đón cho liền 2/2/2 T – T – B 50 Hết bao nhiêu tiền anh sẽ trả cho 4/4 B – B – T 51 (Vông là tập tầm vông) 52 (Tập tầm vông) đôi ta đánh cá 2/2 B – T 53 Đánh cá đầm làng 2/2 T – B 54 Lá vông vông tầm vông tập tầm vông 87PL Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 55 Đôi ta đánh cá đầm bên 2/2/2 B – T – B 56 Đánh được con vền thờ đức đại vương 4/4 T – B – T 57 (Là vông, vông tầm vông tập tầm vông) 58 Cá lớn anh phó trả đào 2/2/2 T – T – B 59 Anh bắt cá bé dâng chầu đại vương 4/4 T – T – B 60 (Là) cá bé anh phó trả đào 2/2/2 T – T – B 61 Anh bắt cá lớn lên chầu đại vương. 4/4 T – T – B 88PL 32. GÀI HUÊ Stt Ca từ Nhịp Hài thanh 1 Tam thanh một cảnh huê mây 2/2/2 B – T - B 2 Vì nàng anh phải đến đây hát thờ 4/4 B – T – B 3 Tam thanh tên là một cảnh huê lúa 2/2/2/2 B – B – T 4 Dân ta thi đỗ chúa ông rước về 4/4 B – T - B 5 Tam thanh một cảnh huê khoai 2/2/2 B – T – B 6 Làng ta thi đỗ mười hai ông nghè 4/4 B – T – B 7 Tam thanh một cảnh huê si 2/2/2 B – T - B 8 Dân ta thi đỗ vinh quy rước về 4/4 B – T – B 9 Tam thanh một cảnh huê chè 2/2/2 B – T – B 10 Làng ta thi đỗ ông nghè thượng thư 4/4 B – T – B 11 Tam thanh một cảnh huê cau 2/2/2 B – T – B 12 Đôi ta thấp bé lấy nhau cũng vừa 4/4 B –T – B 13 Tam thanh một cảnh huê cà 2/2/2 B – T – B 14 Đôi ta thấp bé làm nhà ở riêng 4/4 B – T – B 15 Tam thanh một cảnh huê nhài 2/2/2 B – T – B 16 Lòng anh muốn lấy cô cài cành huê 2/2/2/2 B – T – B 17 Tam thanh một cảnh huê hồng 2/2/2 B – T – B 18 Chường đã có lòng thiếp cũng xin vâng 4/4 T – B –T 19 Tam thanh một cảnh huê khoai 2/2/2 B – T – B 20 Lòng anh muốn lấy mười hai cô đào 2/2/2/2 B – T – B 21 Tam thanh một cảnh huê hiên 2/2/2 B – T – B 22 Lòng em muốn lấy quan viên làng này 2/2/2/2 B – T – B 23 Tam thanh một cảnh huê mây 2/2/2 B –T – B 24 Vì chàng em phải đến đây hát thờ 2/2/2/2 B – T – B 25 Xinh thay là cảnh huê gạo trên cao 4/4 B – T – T 26 Lòng ta muốn lấy ả đào Phù Ninh 4/4 B – T – B 89PL PHỤ LỤC 7 Bảng ví dụ các loại vần trong một khổ của các bài hát Xoan Stt Loại vần Ví dụ Bài hát 1 Vần lưng Thương nàng ngọc nữ tần lâu Vui hòa nhị khí tay thâu gối vàng Tứ mùa cách (Tứ đưa xoan cách) 2 Vần chân Một vốn chín đụn lại thêm trâu bò Công khoe mực thước toàn no Thuyền chèo cách (Hò đò cách) 3 Vần liền sinh (ra) được một con gái Mềm mại nết na Đến năm mười ba Thanh tân dóng dẩy Đến năm mười bảy ... Kiều Giang cách 4 Vần cách Chốn chốn càng thêm rợp bóng hè Khắc khoải tử quy lòng rầu rật Ve sầu kêu mọi sở tiếng ve ve Kim phong thôi tàn ngồi hóng mát Ngày tháng nhận xem hếtcảnh hè... Hạ thời cách (Mừng hạ cách) 5 Vần ôm Đốt đèn thắp nến canh thâu đợi chờ Đợi chờ chẳng thấy Đứng đấy mà trông Thăm thẳm bờ sông Ấy còn ai gọi đò Thu thời cách Mừng thu cách 6 Vần hỗn hợp Bốn bể cửu châu dân thuận hòa Dân thuận hòa gần xa phủ phục Chùa đền gần xa phủ phục Lục quốc ninh ninh Vua mở hội danh chốn hương đền Trường mai cách 90PL PHỤ LỤC 8 MỘT SỐ HÌNH ẢNH DIỄN XƯỚNG CỦA HÁT XOAN TẠI MIẾU LÃI LÈN VÀ CÁC CUỘC THI Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Châu và các đại biểu cắt băng khánh thành công trình phục hồi miếu Lãi Lèn giai đoạn II 91PL 92PL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_ca_tu_trong_hat_xoan_phu_tho.pdf
  • docTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI.doc
  • pdfTHÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI.pdf
  • doctom tat la tieng Viet da sua 2021 (ca bia).doc
  • pdftom tat la tieng Viet da sua 2021 (ca bia).pdf
  • doctom tat tieng anh da sua 2021.doc
  • pdftom tat tieng anh da sua 2021.pdf
Tài liệu liên quan