Luận án Chính quyền Việt Nam cộng hoà ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 - 1975

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __________________________________________________________ TRẦN VĂN ĐẠI LỢI CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1973-1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __________________________________________________________ TRẦN VĂN ĐẠI LỢI CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1973-1975 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ N

pdf193 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính quyền Việt Nam cộng hoà ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN VĂN THỨC 2. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LÊ NGHỆ AN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973-1975” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực, tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ. Nghệ An, tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Trần Văn Đại Lợi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT ................................................................... 4 DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................... 5 MỞ ĐẦU ................................ ........................................................................ 1 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 8 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước .......................... 8 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .........................21 1.3 . Những nội dung của các công trình đã đề cập ........................................29 1.4. Nhiệm vụ khoa học luận án thực hiện ......................................................31 Chương 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1973-1975) ...................................32 2.1. Sự ra đời của Đệ nhị Cộng hoà (1967) và các chính sách mới của Mỹ .......32 2.1.1. Sự ra đời của Đệ nhị Cộng hoà (1967) ....................................................32 2.1.2. Chính sách của Mỹ với chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1967-1973) ......38 2.2. Tổ chức chính quyền Đệ nhị Cộng hoà ................................ .....................41 2.2.1. Lập pháp ................................................................ ...............................42 2.2.2. Hành pháp ............................................................................................47 2.2.3. Tư pháp ................................................................................................51 2.2.4. Các cơ quan tư vấn đặc biệt ...................................................................53 2.3. Những yếu tố tác động đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) .54 2.3.1. Hệ quả các chính sách và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1967-1973) ....................................................................................................54 2.3.2. Các yếu tố mới tác động đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) 67 Chương 3 HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1973-1975) ................................................................................76 3.1. Hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) ....................76 3.1.1. Hoạt động cải tổ bộ máy hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) .....................................................................................................76 3.1.2. Hoạt động đối ngoại thu hút viện trợ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) ....................................................................................................80 3.1.3. Thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế (1973-1975) ....85 3.1.4. Các hoạt động về văn hoá-xã hội .........................................................95 3.1.5. Củng cố lực lượng quân sự (1973-1975) .................................................97 3.2. Sự khủng hoảng toàn diện đi đến sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà .... 102 3.2.1. Chính trị ................................................................ ............................. 102 3.2.2. Kinh tế-xã hội ..................................................................................... 108 3.2.3. Quân sự .............................................................................................. 112 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ VÀ NHỮNG DI SẢN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1973-1975) ................................. 119 4.1. Một số đặc điểm trong hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973- 1975) ............................................................................................................ 119 4.1.1. Tính chất độc tài phát triển cao độ trong chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) .................................................................................................. 119 4.1.2. Quân lực Việt Nam Cộng hoà tác chiến độc lập trong tinh thần cưỡng ép 121 4.1.3. Chính quyền Việt Nam Cộng hoà dùng chiến tranh để duy trì sự tồn tại của chế độ .................................................................................................... 123 4.1.4. Giai đoạn 1973-1975 đánh dấu sự “đứt gãy” trong mối quan hệ Mỹ - Việt Nam Cộng hoà .............................................................................................. 124 4.1.5. Ý thức dân tộc thắng thế trong một bộ phận nhân sự thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hoà ....................................................................................... 126 4.2. Nguyên nhân sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà ..................... 127 4.2.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 127 4.2.2. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 132 4.3. Những di sản của chính quyền Việt Nam Cộng hoà ................................ 137 KẾT LUẬN .................................................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................ ......... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 150 PHỤ LỤC .................................................................................................... 166 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT CHXHCNVN Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam CPCMLTCHMNVN Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam GS Giáo sư LLCM Lực lượng cách mạng MTDTGPMNVN Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam NXB Nhà xuất bản PTT Phủ Tổng thống PTTg Phủ Thủ tướng QGP Quân giải phóng TG Tác giả TTLTQGII Trung tâm lưu trữ Quốc gia II UNLĐQG Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia VNCH Việt Nam Cộng hoà DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Liên danh trong bầu cử Tổng thống, Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (Nhiệm kỳ 1967-1973)................................................................................... 166 Phụ lục 2 Hình ảnh về trụ sở Hạ viện và Thượng viện của chính quyền Việt Nam Cộng hoà Trụ sở Hạ Viện........................................................................................ 167 Phụ lục 3 Một số hình ảnh truyền đơn về quan hệ đồng minh giữa Việt Nam Cộng hoà và các nước khác ................................................................................................ 169 Phụ lục 4 Bảng và biểu đồ về các số liệu kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) ................................................................................................... 171 Phụ lục 4.1. Bảng .......................................................................................................... 171 Phụ lục 4.2. Biểu đồ ...................................................................................................... 173 Phụ lục 5 NỘI CÁC VIỆT NAM CỘNG HOÀ QUA CÁC THỜI KỲ ........................... 177 Phụ lục 6 CẢI TỔ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH ................................................................ 180 Phụ lục 7 VẤN ĐỀ TIẾT GIẢM NGÂN SÁCH ............................................................ 183 Phụ lục 8 VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP CẢNG ..................................................... 185 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài về cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới suốt hàng thập niên qua, cho đến nay vấn đề này còn mang tính thời sự. Sự tồn tại tình thế chính trị độc đáo của hai chính quyền, hai lực lượng quân sự hay sự ra đời và sụp đổ của một nền Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam trong những năm 50, 60, 70 của thế kỷ XX, luôn thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm hiểu và làm rõ. Năm 1954, Hiệp định Genevè tạm thời phân chia Việt Nam thành hai miền để chờ một cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Sự kiện này cũng mở ra cơ hội cho Mỹ can thiệp trực tiếp vào các vấn đề miền Nam Việt Nam. Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, năm 1955, bằng cuộc trưng cầu dân ý, nền Đệ nhất Cộng hoà đã được ra đời ở miền Nam Việt Nam. Từ một vùng đất xa nước Mỹ tới nửa vòng trái đất, miền Nam Việt Nam được các nhà chính trị Mỹ coi là “biên giới” quan trọng, gắn trên mình trọng trách là “tiền đồn chống Cộng” để bảo vệ “thế giới tự do”. Trong suốt gần 20 năm (1954-1973), Mỹ đã không ngừng đầu tư tiền của, công sức và nhân lực để miền Nam Việt Nam có thể hoàn thành trọng trách của mình. Thế nhưng, từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, những thay đổi nhanh chóng của quan hệ quốc tế đã khiến Mỹ phải xét lại “lý tưởng” mà Mỹ đã áp đặt lên miền Nam Việt Nam trong suốt gần hai thập kỷ. Hai năm sau khi bị cắt giảm viện trợ Mỹ (1973- 1975), chế độ Việt Nam Cộng hoà sụp đổ nhanh chóng, một lần nữa lại gây kinh ngạc cho những người đương thời. Sự tồn tại của chính thể Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam trong thế kỷ XX chứa đựng nhiều vấn đề chưa được giải đáp, thực hiện đề tài này, luận án hy vọng sẽ gỡ được phần nào những vấn đề còn nhiều tranh luận liên quan đến sự tồn tại và sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Cho đến nay, không ít các công trình được xuất bản, các dẫn chứng được đưa ra để lý giải cho sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà năm 1975, mặc dù vậy, nhiều tranh luận vẫn còn tồn tại. Trong khi hầu hết các công trình nghiên cứu 2 nước ngoài, đặc biệt là các tác giả Mỹ, trong đó có không ít các chính trị gia, các nhà quân sự Mỹ liên quan trực tiếp đến cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), cho rằng sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà xuất phát từ những yếu kém của chính bản thân chính quyền này. Ngược lại, trong nhiều tác phẩm của những người đã sống và làm việc dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, đều thống nhất quan điểm cho rằng, sự thất bại nhanh chóng của họ là hệ quả việc bỏ rơi đồng minh của Mỹ. Đã hơn 40 năm kể từ khi Việt Nam Cộng hoà chấm dứt sự tồn tại của mình, một khoảng thời gian đủ dài để chúng ta chiêm nghiệm lại sự kiện trên một cách khách quan và toàn diện hơn. Thêm vào đó, hiện nay việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng được thuận lợi hơn nhờ sự mở cửa của các kho tư liệu, lưu trữ trong nước và thế giới. Với lợi thế trên, đề tài sẽ có cơ hội để tiếp cận đa chiều và có những lý giải xác đáng hơn về số phận của chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam. Trong suốt hai thập niên tồn tại (1955-1975), chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời kỳ xây dựng chính quyền dân sự, nhưng cũng có những thời kỳ phải quân sự hoá nền chính trị để giữ sự ổn định của chính quyền. Trong bối cảnh phức tạp của quan hệ quốc tế và trong nước những thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ XX, không thể phủ nhận rằng Việt Nam Cộng hoà đã phải có những cố gắng nhất định để duy trì một nền Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam. Mặc dù vậy, sự khủng hoảng và sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài Gòn trong hai năm 1973-1975 đặt ra một câu hỏi lớn cho những người đương thời và những nhà nghiên cứu về chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Phải chăng, tự bản thân chính quyền này đã chứa đựng những điểm yếu không thể khắc phục và giai đoạn 1973-1975 là thời điểm hội tụ tất cả những điều kiện cho điểm yếu đó bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất? Nghiên cứu về chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt trong giai đoạn 1973- 1975, cho chúng ta cơ hội được nhìn nhận lại sự tồn tại và sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà một cách toàn diện và khoa học hơn. Bên cạnh đó, những điểm yếu của Việt Nam Cộng hoà trong việc xây dựng thể chế, những thất bại của chính 3 quyền này trong việc xử lý các mối quan hệ ngoại giao và những thành tựu dù là nhỏ bé trong phát triển kinh tế, giáo dục đều có thể có ích cho chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về chính quyền Việt Nam Cộng hoà nói chung, nền Đệ nhị Cộng hoà nói riêng (1967- 1975) trên các góc độ, quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về sự tồn tại và hoạt động của nền Đệ nhị Cộng hoà, đặc biệt là về sự khủng khoảng nhanh chóng đi đến sụp đổ của chính quyền này trong những năm cuối cùng 1973-1975. Với những lý do như trên, tác giả quyết định chọn “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973-1975” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là những nỗ lực thay đổi tình thế của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong những năm 1973-1975; sự khủng hoảng toàn diện và tính tất yếu sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trước sức mạnh của lực lượng cách mạng vào tháng 4-1975. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục tiêu trên, luận án cần phải thực hiện những nhiệm vụ khoa học như sau: Một là, xây dựng những nét cơ bản về hệ thống cấu tổ chức của bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1967-1975), trên cơ sở đó để phân tích các chính sách, hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong những năm 1973-1975 trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự Hai là, phân tích và làm rõ các nhân tố đưa đến sự khủng hoảng của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà trong những năm 1973-1975. Ba là, chứng minh tính phụ thuộc của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà vào nguồn lực bên ngoài, đồng thời làm rõ tính chất bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. 4 Bốn là, trên cơ sở các hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong những năm 1973-1975 để chỉ ra những nỗ lực tự thân của chính quyền này khi nguồn viện trợ bên ngoài bị cắt giảm. Năm là, chỉ ra tính chất tất yếu sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà vào tháng 4-1975. 4. Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Tài liệu lưu trữ: Đây là nguồn tài liệu chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tài liệu lưu trữ được tác giả khai thác tại một số trung tâm lưu trữ như: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (Tp Hồ Chí Minh), tài liệu lưu trữ tại The Vietnam Center and Archive của Texas Tech University và tài liệu lưu trữ của Bộ ngoại giao Mỹ (The US Department of State). Dựa trên nguồn tài liệu gốc này, tác giả có nhiều cơ hội hơn để nghiên cứu, đánh giá khách quan về chính quyền Việt Nam Cộng hoà, có được một cái nhìn đối sánh để kiểm tra mức độ tin cậy của tài liệu và không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm cá nhân của các nhà nghiên cứu. - Tài liệu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về miền Nam Việt Nam nói chung, Việt Nam Cộng hoà nói riêng trong thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX là một đề tài hấp dẫn, vì vậy trong suốt nửa thập kỷ qua, đã có rất nhiều công trình được xuất bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu này, không chỉ bao gồm các công trình chuyên khảo mà còn có các bài tạp chí, luận văn và luận án. Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu về chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Tất cả những công trình đã được xuất bản sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để tác giả có được các nghiên cứu chính xác, khoa học và toàn diện hơn. 4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lenin về chính quyền và chiến tranh cách mạng. Để giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đặt ra, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp 5 logic. Ngoài ra, các phương pháp liên ngành khác như: Thống kê xã hội học, phân tích, tổng hợp dữ liệu cũng đã được tác giả sử dụng trong quá trình tiến hành đề tài để giải quyết các nhiệm vụ của luận án triệt để hơn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn 1973-1975, trong đó đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính, đó là những nỗ lực của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế để vượt qua tình trạng khủng hoảng và tính chất tất yếu sụp đổ của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà vào tháng 4-1975. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến năm 1975, tuy nhiên để có thể nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống, những giai đoạn trước năm 1973 tuy không phải thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài nhưng vẫn sẽ được đề cập trong luận án. Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn miền Nam Việt Nam trong nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Do phạm vi thời gian nghiên cứu chính của đề tài là từ năm 1973 đến năm 1975, nên phạm vi nghiên cứu về không gian sẽ là vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được quy định theo Hiệp định Paris (27-01-1973). Cụ thể, đề tài sẽ giới hạn trong phạm vi không gian địa lý của 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà1. Về nội dung: 1 Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hoà được chia thành 4 vùng chiến thuật như sau: Vùng I chiến thuật: Gồm các tỉnh cực Bắc của Việt Nam Cộng hoà như: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, cùng hai thị xã Huế và Đà Nẵng. Vùng II chiến thuật: Gồm các tỉnh cao nguyên như Kontum, Plei Ku, Đắk Lắk, Quảng Đức, Phú Bổn, Tuyên Đức, Lâm Đồng, và 5 tỉnh duyên hải là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Vùng III chiến thuật: bao gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Bình Tuy, Tây Ninh, Biên Hoà, Phước Tuy, Long An, Hậu Nghĩa, Gia Định. Trong vùng này còn có Đô thành Sài Gòn và đặc khu Rừng Sát. Vùng IV chiến thuật: có 16 tỉnh là Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hoà, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang, Chương Thiện, Phong Dinh, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên. Theo Nguyễn Khắc Ngữ (1979), Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà, Tủ sách Nghiên cứu Sử - Địa, Montréal, tr. 15-24. 6 Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản của một chính quyền như: cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà (1967-1975). Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng hoà tồn tại xuyên suốt và thống nhất kể từ khi chính quyền này ra đời cho đến khi sụp đổ (kể cả trong những năm 1973-1975). Do đó, cơ cấu chính quyền Việt Nam Cộng hoà sẽ được trình bày trong cả quá trình từ năm 1967 đến năm 1975. Đây sẽ là nền tảng để luận án phân tích và lý giải những thay đổi, các chính sách và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong những năm 1973-1975. Luận án nhấn mạnh vào những luận điểm như sau: Những nỗ lực của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà trong những năm 1973-1975, trên các lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, quân sự để vượt qua tình trạng khủng hoảng và suy yếu. Tính chất tất yếu sụp đổ của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà vào tháng 4-1975 bởi sự cộng hưởng của các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bên cạnh đó, để làm rõ các luận điểm chính, luận án cũng đồng thời phân tích một số khía cạnh như: Sự tương đồng và khác biệt của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà so với những chính quyền trước đó; Sự phụ thuộc của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà vào chính sách viện trợ và những hệ luỵ của sự phụ thuộc này; Mối quan hệ bất bình đẳng giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. 6. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp sau đây: Một là, luận án nêu rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà trong những năm 1973-1975. Hai là, luận án cung cấp những dữ liệu chỉ ra tính chất bất bình đẳng trong mối quan hệ ngoại giao và sự phụ thuộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà vào viện trợ Mỹ, đặc biệt trong hai năm cuối 1973-1975. Ba là, tác giả luận án đã đề cập đến một khía cạnh mới trong việc nghiên cứu chính quyền Đệ nhị Cộng hoà, đó là làm rõ những nỗ lực xây dựng chính quyền của các nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn cuối 1973-1975. 7 Bốn là, đề tài phân tích xâu chuỗi các sự kiện và làm rõ tính chất tất yếu sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà vào tháng 4-1975. Năm là, luận án bước đầu đưa ra những đánh giá khách quan về các di sản mà chính quyền Việt Nam Cộng hoà để lại. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong bốn chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ cấu tổ chức và những yếu tố tác động đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) Chương 3. Hoạt động và sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) Chương 4. Đặc điểm, nguyên nhân sụp đổ và những di sản của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) 8 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam và lịch sử của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cho đến nay, sau bốn thập niên kể từ thời điểm chính quyền Việt Nam Cộng hoà sụp đổ, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đề tài này vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt. Sự khác biệt về cơ sở lý luận, các quan điểm chính trị, góc độ tiếp cận và tính chất phức tạp của tình hình miền Nam Việt Nam trong thời điểm lúc bấy giờ đã mang tới sự phản ánh phong phú với những góc nhìn đa chiều về miền Nam Việt Nam. Chúng ta có thể chia ra các công trình nghiên cứu liên quan đến miền Nam Việt Nam nói chung, chính quyền Đệ nhị Cộng hoà nói riêng thành những nhóm như sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Như chúng tôi đã đề cập, sự khác nhau về phương pháp luận và cách tiếp cận đã đưa đến sự đa dạng trong các công trình nghiên cứu về miền Nam Việt Nam nói chung, Việt Nam Cộng hoà nói riêng. Tính đa dạng này không chỉ thể hiện qua một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu được xuất bản suốt hàng chục năm qua, mà còn thể hiện trong các quan điểm tranh luận và qui mô của các công trình nghiên cứu. Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), những công trình chuyên khảo đầu tiên về vấn đề miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà đã được xuất bản. Công trình “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam (khía cạnh tư tưởng và văn hoá 1954-1975)” của nhà nghiên cứu Phong Hiền, được NXB Thông tin lý luận phát hành năm 1984 là một trong những công trình tiêu biểu, phản ánh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, chống lại âm mưu và thủ đoạn thiết lập một 9 nền văn hoá “nô dịch, đồi truỵ và lai căng” của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tác giả đã khắc hoạ khá toàn diện về diện mạo văn hoá miền Nam Việt Nam những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX và những âm mưu văn hoá của Mỹ trong khoảng thời gian này. Trong công trình, nhà nghiên cứu Phong Hiền đã đưa ra những phân tích sâu sắc, làm rõ các điểm chủ yếu của chính sách phá hoại về văn hoá được Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Không chỉ dừng lại những đề tài quen thuộc như: lối sống hay chính sách và nội dung giáo dục được áp dụng tại miền Nam Việt Nam tại thời điểm bấy giờ, tác giả đã khai thác các góc cạnh mới khi nghiên cứu về văn hoá miền Nam như văn hoá dưới góc độ triết học, tôn giáo. Để vấn đề trở nên sinh động và thuyết phục hơn, nhà nghiên cứu còn dụng công đi sâu vào các chi tiết, những lĩnh vực cụ thể của văn hoá như: hình thức sinh hoạt và trình diễn văn hoá (báo chí, sân khấu, điện ảnh, múa), loại hình văn học (văn học chống cộng, văn học nguỵ dân tộc, văn học đồi truỵ, văn học tố cáo, văn học “tàn lụi” từ sau Hiệp định Paris, văn học dịch ở Sài Gòn, văn học yêu nước và cách mạng tại Sài Gòn và các thành thị miền Nam). Tiếp cận với công trình, độc giả sẽ có được những nhận thức sâu sắc hơn về các thủ đoạn của Mỹ tại miền Nam Việt Nam trên bình diện tư tưởng - văn hoá, góp phần quan trọng để có được cái nhìn toàn diện về diễn trình văn hoá trong xã hội miền Nam những thập niên chiến tranh. Bên cạnh khảo cứu về văn hoá tư tưởng, vấn đề kinh tế - vấn đề sống còn của chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng bắt đầu được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về vấn đề kinh tế của chế độ Việt Nam Cộng hoà, chúng ta không thể không nhắc đến các tác phẩm của GS. Đặng Phong. Một trong những công trình tiêu biểu đầu tiên của ông đó là “21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam”. Mặc dù, trong lời mở đầu của công trình “21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu khoa học thị trường và giá cả xuất bản năm 1991, tác giả tự nhận “không phải là người trong cuộc” nên sẽ có nhiều “thiếu sót”, những điều “chưa hiểu thấu”. Tuy nhiên, khi tiếp cận nội dung công trình này, chúng ta có thể nói rằng, khó có một công trình nào nghiên cứu về kinh tế miền Nam Việt Nam, cụ thể hơn là vấn đề viện trợ của Mỹ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hoà từ 1954-1975 có thể đạt được tầm khái quát mà vẫn sâu sắc, chặt chẽ và thuyết phục như công trình này. Trong chương 10 I, bằng việc phân tích những lợi ích kinh tế cũng như các lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế, GS. Đặng Phong đã gợi mở cho độc giả trả lời câu hỏi tại sao Mỹ quyết định viện trợ và giành một số lượng viện trợ lớn (bao gồm cả tiền và hiện vật) cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Chương II, bằng phương pháp lịch đại, tác giả đã khắc hoạ những nét lớn và sự thay đổi chính sách viện trợ của Mỹ cho Việt Nam (cụ thể hơn là cho các thế lực thân Mỹ) qua các thời kỳ khác nhau. Trong chương III, tác giả làm rõ vấn đề “Viện trợ Mỹ là gì và gồm những gì”, từ việc nghiên cứu về số lượng viện trợ, tác giả rút ra bốn đặc điểm nổi bật về viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam: Thứ nhất là Mỹ viện trợ với số lượng lớn; Thứ hai, số lượng viện trợ thay đổi theo cường độ chiến tranh; Thứ ba, phần lớn là viện trợ quân sự; Thứ tư, viện trợ cho không hầu như là một hiện tượng không phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu một cách khá cơ bản về các hình thức viện trợ Mỹ cho chính quyền Sài Gòn trong 21 năm chiến tranh tại chương IV của công trình. GS. Đặng Phong đã khảo xét những hình thức chủ yếu như: Viện trợ quân sự trực tiếp, Viện trợ thương mại hoá, Viện trợ theo dự án, Viện trợ nông phẩm, Viện trợ cho vay. Trong chương V, tác giả phân tích các hình thức sử dụng viện trợ Mỹ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà như: chi phí trực tiếp cho chiến tranh, mua các mặt hàng của Mỹ, làm vật ngang giá với đồng đô la của chính quyền Sài Gòn... Tuy công trình này không có qui mô lớn như nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề miền Nam Việt Nam (dung lượng của tác phẩm chưa đầy 200 trang), nhưng giá trị của công trình thực sự nổi bật. Tác phẩm giúp cho độc giả có được những hình dung cơ bản nhất về một trong những vấn đề chủ chốt đối với sự tồn tại của kinh tế Việt Nam Cộng hoà - vấn đề viện trợ. Chỉ trong vài thập niên đầu thế kỷ XXI, nhờ độ lùi của thời gian cũng như những điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tài liệu, các công trình nghiên cứu về miền Nam Việt Nam, về chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã được xuất bản với qui mô lớn hơn, chủ đề phong phú hơn. Cuốn sách “Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam” của tác giả Trần Trọng Trung, do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005 có thể coi là một trong những công trình công phu nhất về vấn đề Việt Nam Cộng hoà cho đến thời điểm hiện nay. Công trình đã cung cấp cho độc giả những tư liệu chi tiết, những phân 11 tích sắc sảo về các chính sách của Mỹ đối với Việt Nam kể từ thập niên 40 của thế kỷ XX cho đến khi Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hoà phải chấp nhận kết quả thất bại năm 1975. Qua 15 chương sách (bao gồm cả chương Mở đầu và chương kết), tác giả cuốn sách đã cân nhắc, lựa chọn các sự kiện lịch sử nổi bật để phân tích, đánh giá, làm rõ sự khác biệt trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt trong những chương cuối, Chương 12: Hai năm - khoảng cách lịch sử, Chương 13: Tổng thống cuối cùng, mùa Xuân cuối cùng, tác giả Trần Trọng Trung đã cung cấp những luận giải khoa học, chặt chẽ về sự phụ thuộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với viện trợ của Mỹ và khẳng định rằng, mỗi động thái, biến chuyển tại Washington sẽ kéo theo những thay đổi không nhỏ trong tình hình chính trị - xã hội, quân sự, ngoại giaocủa Sài Gòn. Trong những chương này, tác giả đã cho độc giả thấy được tính chất ngoan cố, “hiếu thắng” của một bộ phận chủ chốt giới quân sự, chính trị Washington và Sài Gòn trong nỗ lực “lật ngược thế cờ”, đi ngược lại với quy luật phát triển của lịch sử. Trong cuốn sách này, tác giả phần nào đã chứng minh sự thất bại tất yếu trong cuộc chiến của Mỹ - Việt Nam Cộng hoà trước cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ to lớn của nhân dân tiến bộ thế giới. Bằng tư duy quân sự của một Đại tá, những trải nghiệm thực tế trong giai đoạn cam go nhất của lịch sử dân tộc và sự sắc sảo trong khai thác, phân tích tài liệu của những người trong cuộc, tác giả Trần Trọng Trung đã góp một công trình nghiên ... bình và danh dự của Mỹ ở Việt Nam. Với khối lượng tài liệu lớn về tiến trình Hoà đàm Paris, tác giả cho phép độc giả có được cái nhìn cụ thể nhất về diễn tiến của hoà đàm cũng như những sự kiện xung quanh, liên quan đến tiến trình hoà đàm giữa các bên Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (trước đó là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Tác giả chỉ ra rằng, dù các bên ký hiệp định tuyên truyền về một sự chấm dứt chiến tranh, một nền hoà bình cho nhân dân Việt Nam sau Hiệp định Paris, nhưng chính bản thân họ hiểu rõ rằng, cuộc chiến quân sự sẽ vẫn còn tiếp tục sau Hiệp định này. Chính phủ Mỹ luôn tự hào họ đã ký Hiệp định Paris để đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự nhưng những chi tiết về cuộc hoà đàm đã đánh đổ lập luận đó. Bằng chính sách ngoại giao nước lớn, Mỹ đã đẩy đồng minh Việt Nam Cộng hoà vào thế bị động hoàn toàn và trở thành một chính phủ bù nhìn đúng nghĩa khi không thể và không có cơ hội để đưa ra các quyết định về vận mệnh chính trị của mình. Công trình “Không hoà bình, chẳng danh dự” được đánh giá là một trong những tác phẩm thể hiện sự công tâm, khách quan 25 nhất khi đánh giá về cuộc chiến tranh Việt - Mỹ, tác giả cố đi tìm một câu trả lời thoả đáng cho những hành động của Mỹ, của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và phản ứng của chính quyền Sài Gòn xung quanh Hiệp định này. Tác phẩm này đã được giới chuyên môn đánh giá cao không chỉ bởi khối lượng tư liệu đồ sộ và quí báu mà quan trọng hơn, công trình đã gợi mở một hướng tiếp cận độc đáo cho các nhà nghiên cứu để cố gắng phác hoạ lại sự thật lịch sử về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn này. Cuốn “Sài Gòn sụp đổ” của Paul Drefrus được NXB Công an Nhân dân phát hành năm 2004 là một trong những công trình tập trung “đặc tả” về miền Nam Việt Nam, về chính quyền Việt Nam Cộng hoà những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh (1973-1975). Là một nhà báo có mặt tại miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian trên, tác giả đã ghi chép lại tất cả những sự kiện, các hoạt động và cả những cảm nghĩ cá nhân về những người xung quanh ông trong khoảng thời gian trên, công trình này được ra đời dựa trên những ghi chép đó. Mặc dù đôi chỗ những nhận xét của tác giả còn lệch lạc, thiếu cơ sở (do chỉ được tiếp xúc với một phía), nhưng tác phẩm đã khắc hoạ một không khí khá chân thực về sự “sụp đổ” của chính quyền Việt Nam Cộng hoà sau Hiệp định Paris (27/1/1973). Các dấu hiệu sụp đổ được tác giả minh chứng bằng sự hoang mang về quân sự, không khí u ám, suy thoái của nền kinh tế Sài Gòn và những rối loạn về chính trị trong chính giới Việt Nam Cộng hoà. Không nhìn nhận vấn đề trên cấp độ khái quát như nhiều công trình khác, tác phẩm của Paul Drefrus đi sâu vào các tình tiết, những mẩu chuyện, những xúc cảm, điều này cũng là một nét thú vị của tác phẩm, giúp người đọc có những hình dung sinh động hơn về bức tranh miền Nam trong thời điểm lịch sử đó. Năm 2004, NXB Công an nhân dân đã cho xuất bản tác phẩm “Cuộc chiến tranh dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975)” của tác giả George C. Herring. Công trình này được tác giả xuất bản lần đầu tiên năm 1979 và xuất bản lại lần hai năm 1985 (xuất bản tại Mỹ), trong lần xuất bản thứ hai, tác giả đã bổ sung một số điểm mới vào công trình, giúp công trình nghiên cứu của ông hoàn thiện hơn. Đây là một trong những công trình nghiên cứu công phu với tư liệu sát thực về sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Nếu như đa phần các nhà nghiên 26 cứu Mỹ và giới chính trị Mỹ đều cho rằng cuộc chiến tranh Việt Mỹ chỉ thực sự bắt đầu năm 1965, thời điểm quân đội Mỹ chính thức tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả George C. Herring đã cung cấp các số liệu chứng minh rằng, Mỹ đã có vai trò và trách nhiệm trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ 15 năm trước đó (1950), không phải năm 1965 như nhiều công trình khẳng định. Trong tác phẩm “Cuộc chiến tranh dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam”, tác giả cũng sắp xếp nội dung theo trình tự diễn biến cuộc chiến tranh tại Việt Nam với những mốc thời điểm quan trọng mà tác giả gọi tên qua các chương: Một ngõ cụt đường cùng: Mỹ, Pháp và cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất; Con đẻ của nước Mỹ: xây dựng một quốc gia tại Việt Nam; Sự cộng tác giới hạn giữa Kennedy và Việt Nam; Đủ nhưng không quá nhiều: Những quyết định của Johnson đối với cuộc chiến tranh Việt Nam; Cưỡi trên lưng hổ: nước Mỹ trong cuộc chiến; Cuộc tấn công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968; Một cuộc chiến tranh vì hoà bình, Nixon, Kissinger và Việt Nam. Dựa trên Văn kiện Lầu Năm Góc-một tài liệu được công bố công khai cũng như nhiều sách, báo và hồi ký về Việt Nam, tác giả đã đưa ra một sự đánh giá khá toàn diện và có cân nhắc về vai trò của người Mỹ tại Việt Nam. Những hoạt động của Mỹ tại Việt Nam không thể thiếu được sự giúp sức của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, vì vậy, trong tác phẩm này, tác giả cũng giành một dung lượng nhất định cho việc đánh giá, phân tích các hoạt động của nền Đệ nhị Cộng hoà, đặc biệt trong khoảng thời gian1973-1975. Tuy nhiên, Việt Nam Cộng hoà không phải là đối tượng nghiên cứu chính của tác phẩm, sự xuất hiện của chính quyền này luôn thông qua sự việc xem xét chính sách ngoại giao và chủ trương quân sự của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, bởi vậy chúng ta khó có thể có một cái nhìn cụ thể về chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong công trình này. Khi tìm hiểu về mảng nghiên cứu miền Nam Việt Nam 1954-1975, chúng ta không thể không nhắc tới Pierre Asselin, một học giả người Mỹ đã bỏ nhiều thời gian và công sức đề làm rõ những vấn đề còn nhiều tranh luận về cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Trong số các công trình đã xuất bản, tác phẩm thể hiện rõ nhất quan điểm của Pierre Asselin về cuộc chiến này là cuốn “Nền hoà bình mong manh, 27 Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris”, ấn phẩm này đã được NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2005. Thông qua tiến trình hội nghị Paris và những tư liệu quí giá mà tác giả khai thác được, ông cố gắng phân tích, làm rõ động cơ, ý đồ chiến lược của mỗi bên tham gia hội nghị trong những thời điểm cụ thể. Khác với nhiều học giả đã nghiên cứu về miền Nam Việt Nam khi cho rằng quân sự là nhân tố then chốt để chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), Pierre Asselin khẳng định, cả Mỹ và phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều coi ngoại giao là phương thức chủ yếu để chấm dứt chiến tranh với những điều kiện có lợi nhất mà hai bên có thể hy vọng dành được. Tác giả khẳng định, ngoại giao đã để lại những tác động sâu sắc, đóng vai trò chính yếu trong việc Mỹ và các bên Việt Nam đưa ra các chiến dịch quân sự tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1971-1973. Trong công trình này, tác giả cũng tỏ một thái độ thiếu tin tưởng về tính khả thi của Hiệp định Paris về Việt Nam, tác giả cho rằng các bên đã thiếu nghiêm chỉnh và thành thực trong suốt tiến trình hoà đàm, vì vậy cũng thật dễ hiểu khi ngay sau thời điểm Hiệp định Paris được ký kết, nó đã bị vi phạm. Cùng với nhiều công trình khác nghiên cứu về Hội nghị Paris về Việt Nam đã được xuất bản, trong công trình này, Pierre Asselin tiếp tục cung cấp những nguồn tư liệu mới, quí giá để chúng ta có thể tiếp cận cuộc hoà đàm lịch sử này dưới góc nhìn đa chiều hơn. Ký ức về chiến tranh Việt Nam luôn là một sự ám ảnh trong lòng nước Mỹ, đặc biệt là cho những cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam trong thế kỷ XX, và cũng chỉ họ mới có thể cảm nhận hết những nỗi đau, sự mất mát và tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh mà nhân dân Việt Nam đã trải qua. All Server - người lính đã tham chiến tại miền Nam Việt Nam trong 31 tháng, nhưng những ký ức về Việt Nam đã ám ảnh ông cả phần đời còn lại. Chính những day dứt đã thúc giục ông viết một hồi ký về chiến tranh Việt Nam như một lời xin lỗi cho những bất hạnh mà ông và đồng đội ông đã mang đến cho mảnh đất này. Năm 2008, tác phẩm “Xin lỗi Việt Nam” được All Server công bố tại Mỹ, năm 2009-2010, tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt và được NXB Công an nhân dân ấn hành. All Server đã là một phi công trong hạm đội chủ chốt của không quân Mỹ, đã từng thực hiện nhiệm vụ ném bom vào các vùng chiến lược của phía đối phương (lực lượng cách 28 mạng Việt Nam). Thực tế chiến trường cho ông thấy rằng, Mỹ đã có không ít lần phán đoán sai lầm khi tiến hành ném bom vào các mục tiêu dân sự thay vì những mục tiêu quân sự. Trong cuốn sách này ông cũng đã phản ánh những đặc thù tính cách của các binh lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam, đó là sự vô cảm của những lính Thủy đánh bộ Mỹ trên chiến trường trước mạng sống của người dân Việt Nam vô tội, đó là sự chán ghét chiến tranh của những người lính bị ép buộc phải chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Ông hiểu rằng, lý thuyết chiến đấu tại Việt Nam để bảo vệ cho nền an ninh tại Mỹ do các nhà lãnh đạo Mỹ tuyên truyền là một điều quá mơ hồ trong tư tưởng của những người lính này. Dù chiến tranh thắng lợi hay thất bại cũng là một sự giải thoát cho những binh lính Mỹ và từ sau Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), họ chờ đợi đến ngày giải thoát đó. Xuất phát từ thái độ của những binh lính Mỹ còn lại trên chiến trường miền Nam Việt Nam từ năm 1973 đến năm 1975, chúng ta sẽ hiểu được vì sao quân đội Việt Nam Cộng hoà chiến đấu đơn độc trên chiến trường và quân đội Mỹ ít hoặc không có những phản ứng với các cuộc tấn công của phía lực lượng cách mạng trong khoảng thời gian cuối cuộc chiến. Công trình “Hồ sơ chiến tranh Việt Nam - tiết lộ lịch sử bí mật của chiến lược thời kỳ Nixon” của tác giả Jeffrey Kimball, được NXB Công an nhân dân dịch và ấn hành năm 2007 đã tập trung làm rõ những chính sách lớn của chính quyền Nixon trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trở thành ông chủ Nhà Trắng từ năm 1969, Nixon gieo vào lòng nhân dân Mỹ và những người yêu chuộng hoà bình trên thế giới về hy vọng vào hoà bình. Thế nhưng, thông qua những cuộc nói chuyện tại Nhà Trắng được Jeffrey Kimball cung cấp trong công trình này, chúng ta hiểu rằng, lời tuyên bố “hoà bình” cũng chỉ là một thủ đoạn chính trị của chính quyền Mỹ để hạ nhiệt phong trào phản chiến đang bùng lên mạnh mẽ khắp nước Mỹ và trên thế giới. Thực chất, sau những lời tuyên bố hào nhoáng vẫn là những toan tính quân sự với việc kéo dài và leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Những tư liệu phong phú của công trình là sự giải đáp cho các thắc mắc ban đầu của tác giả như: học thuyết đôminô và những ảnh hưởng của nó trước và sau chiến tranh Việt Nam? Nixon đã thực thi “lý thuyết người điên” trong cuộc chiến tranh này như thế nào? Mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ - Liên 29 Xô - Trung Quốc? Ảnh hưởng của Trung Quốc, Liên Xô trong những quyết định của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà những năm 70 của thế kỷ XX? Vấn đề tù binh chiến tranh được thảo luận trong các phiên họp như thế nào? Phong trào phản chiến và những ảnh hưởng của nó đến diễn biến cuộc chiến tranh Việt Nam? Tuy công trình đã cung cấp một nguồn tư liệu không nhỏ, nhưng điều đó không có nghĩa đây đã là một công trình sưu tập toàn diện các tài liệu của Nhà Trắng về Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Như tác giả đã nói, trong giai đoạn 1973-1975, tác giả mong muốn được phản ánh đầy đủ hơn nữa, tuy nhiên, những hạn chế về mặt tư liệu đã không cho phép ông thực hiện những dự định của mình. Bản thân công trình cũng tập trung vào các chính sách chính trị - quân sự - ngoại giao của Mỹ nên tư liệu trực tiếp về nền Đệ nhị Cộng hoà không nhiều. Nhưng, như chúng tôi đã đề cập, chính sách chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam không thể tách rời chính quyền Việt Nam Cộng hoà, vì vậy, công trình này sẽ giúp chúng tôi có được những đánh giá chân xác hơn về Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt trong chính sách đối ngoại với Mỹ thời kỳ này. Năm 2014, tác giả K. Taylor, một trong những nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm huyết cho vấn đề miền Nam Việt Nam trong thế kỷ XX đã làm chủ biên cho công trình “Voices from the second Republic of South Vietnam (1967-1975)”, cuốn sách này được xuất bản bởi Cornell University. Công trình là sự tập hợp bài viết của 10 tác giả, phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau về miền Nam Việt Nam những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 (thế kỷ XX). Điều đặc biệt trong cuốn sách là hầu hết tác giả đều là những nhân vật hoạt động và giữ những vị trí quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1967-1975), chính vì vậy, các bài viết cung cấp những số liệu khá cụ thể về sự vận hành của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự Dĩ nhiên mỗi bài viết chứa đựng không ít quan điểm chủ quan của tác giả, nhưng với tính cập nhật về mặt thời gian (là một trong những công trình nghiên cứu mới nhất về Việt Nam Cộng hoà được xuất bản ở nước ngoài), được viết bởi những nhân vật hữu quan, chắc chắn đây sẽ là một công trình tham khảo hữu ích cho chúng tôi khi thực hiện luận án này. 1.3 . Những nội dung của các công trình đã đề cập 30 Điểm lại những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề miền Nam Việt Nam nói chung, về chính quyền Việt Nam Cộng hoà, đặc biệt trong giai đoạn 1973-1975 nói riêng, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Đối với các công trình nghiên cứu trong nước: Cho đến nay, chúng ta có thể tiếp cận với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng hoà, bao gồm cả những công trình nghiên cứu chuyên sâu và các tác phẩm có tính chất đại cương. Điều này khẳng định rằng, vấn đề miền Nam Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ XX và nền Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam trong thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước đã sớm thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước. Mặc dù vậy, nhìn một cách tổng quan, các công trình có xu hướng thiên về nghiên cứu miền Nam Việt Nam trên phương diện chiến tranh, quân sự hơn là các vấn đề chính trị, văn hoá - xã hội. Trong một số công trình, vấn đề chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã được đề cập, nhưng chỉ giới hạn trong một bài nghiên cứu ngắn, đặc biệt thời gian nghiên cứu là dàn trải qua cả hai chính thể Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hoà. Vì vậy, khó có thể có những phân tích sâu sắc về chính quyền này riêng trong giai đoạn 1973-1975. Có thể thấy rằng, xu hướng nghiên cứu chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong những năm cuối 1973-1975 tuy đã bắt đầu được đề cập nhưng còn rất ít, mặt khác, những công trình này chưa nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về sự tồn tại và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn cuối này. Thêm vào đó, về quan điểm nghiên cứu, phần lớn các công trình thiên về phản ánh một chiều, ít có cái nhìn khách quan khi đánh giá về sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà nói chung, chính quyền Đệ nhị Cộng hoà nói riêng. Từ thực tế nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định đề tài nghiên cứu Chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1973-1975 là một đề tài mới. Thực hiện luận án này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về sự tồn tại và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà trong hai 31 năm cuối cùng 1973-1975. Từ đó đưa ra những đánh giá khách quan, cũng như lý giải một cách thuyết phục về sự sụp đổ của chính quyền này trong tháng 4-1975. 1.4. Nhiệm vụ khoa học luận án thực hiện Trong quá trình thực hiện đề tài, luận án cần phải thực hiện những nhiệm vụ khoa học như sau: Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp các tài liệu gốc tại các trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước, bao gồm các công văn, báo cáo, chủ trương, chính sách, công báo, tạp chí..., có liên quan đến chính quyền Đệ nhị Cộng hoà, đặc biệt là trong hai năm 1973-1975. Tiến hành phân loại, phân tích và xử lý các dữ liệu có được từ nguồn tài liệu lưu trữ. Thứ hai: Tham khảo các công trình nghiên cứu về miền Nam Việt Nam nói chung, Việt Nam Cộng hoà nói riêng trong giai đoạn 1954-1975 để có được một cái nhìn đối sánh và quan điểm toàn diện. Thứ ba: Dựa trên những nguồn tài liệu có được, sau khi phân tích và xử lý tài liệu, luận án sẽ làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: Hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng hoà và hoạt động của hệ thống này trong giai đoạn 1973-1975, những biểu hiện suy yếu của chính quyền, những nỗ lực của chính quyền để vượt qua khủng hoảng, sự sụp đổ tất yếu và các nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà năm 1975. Thứ tư: bằng nguồn tư liệu phong phú từ nhiều phía và những phân tích đánh giá trên quan điểm khách quan, khoa học, chúng tôi hy vọng rằng luận án sẽ góp một cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu về sự tồn tại và hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Thêm vào đó, qua luận án này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình thế chính trị đặc biệt đã tồn tại ở Việt Nam trong những thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ XX. 32 Chương 2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1973-1975) 2.1. Sự ra đời của Đệ nhị Cộng hoà (1967) và các chính sách mới của Mỹ 2.1.1. Sự ra đời của Đệ nhị Cộng hoà (1967) 2.1.1.1. Bối cảnh lịch sử Cuối năm 1963 - cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm và việc nhóm đảo chính giết hại Tổng thống cùng người em của ông - cố vấn Ngô Đình Nhu đã đưa lịch sử chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH) sang một giai đoạn mới - giai đoạn khủng hoảng và biến động liên miên, đặc biệt về mặt chính trị. Sự kiện đảo chính ngày 1-11-1963 có thể coi như một lời cảnh báo của Mỹ đối với những đồng minh của mình trên thế giới rằng: trong mỹ từ đồng minh không bao gồm tính chất bình đẳng và độc lập. Khi những đồng minh như Tổng thống Diệm không còn đi theo những tính toán của Mỹ, không còn tồn tại vì lợi ích của nước Mỹ, tất yếu nó sẽ bị lật đổ. Sau khi sự kiện đảo chính tại Sài Gòn diễn ra không lâu, một sự kiện chấn động khác đã diễn ra ở nước Mỹ, vị Tổng thống thứ 35 của Mỹ bị ám sát trong cuộc diễu hành trước dân chúng Dallas. Sự kiện này tác động không nhỏ, làm tăng thêm không khí hoang mang, nghi ngại trong giới chính trị, quân sự VNCH. Trái với sự chủ động và dứt khoát khi đưa ra quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, Washington tỏ ra lúng túng trong nhiệm vụ thiết lập lại sự ổn định tại miền Nam Việt Nam bằng việc dựng nên một chính quyền mới thay thế nền Đệ nhất Cộng hoà. Trong suốt 4 năm sau đảo chính (1963-1967), liên tiếp các chính quyền được dựng lên và sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn, mâu thuẫn nội bộ trong chính giới VNCH lên cao, tình trạng tranh giành quyền lực và kiềm chế lẫn nhau là không khí chính, bao trùm lên nền chính trị VNCH. Thêm vào đó, các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam Việt Nam, tiêu biểu là các phong trào của học sinh, sinh viên, phong trào của các tín đồ Phật giáo tại miền Nam Việt Nam ngày càng trở 33 nên gay gắt, vượt lên sự đàn áp của chính quyền. Trong những ngày tháng 11-1964, sinh viên liên tục tổ chức các cuộc xuống đường để phản đối Chính phủ Trần Văn Hương. Các khẩu hiệu đòi Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, đòi Thiệu - Kỳ từ chức, phản đối đàn áp và biểu tình, chấm dứt rải chất độc tàn phá nông thôn được giương cao trong các cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên nửa đầu năm 1966 [143, tr.466]. Trong giai đoạn 1963-1967, cùng với tình trạng rối ren về chính trị, VNCH liên tiếp phải đối mặt với những tin tức thiếu khả quan trên chiến trường. Chỉ trong ba ngày cuối tháng 11-1963, lực lượng cách mạng (LLCM) đã thực hiện hai cuộc tấn công vào hai cứ điểm được đánh giá là kiên cố nhất của quân đội Sài Gòn và đồng minh Mỹ1. Trước những diễn biến xấu trên chiến trường, Tổng thống Johnson lập tức điều động Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara sang thị sát chiến trường miền Nam, cùng các tướng tá VNCH nghiên cứu để đưa ra một chiến lược quân sự hiệu quả. Trong ba ngày tại Sài Gòn, Bộ trưởng Mc Namara cùng tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn và Hội đồng Quân sự cách mạng đã bàn bạc, thống nhất đưa ra kế hoạch năm điểm2. Tuy nhiên, niềm hy vọng về một kế hoạch quân sự mới chưa được bao lâu, quân đội VNCH và đồng minh đã phải cay đắng nhận thất bại quân sự mở màn cho năm 1964 với chiến dịch càn quét tại Thạnh Phú trong ba tuần (17-1 đến 5- 2-1964)3. Đây là chiến dịch mà Mỹ và quân đội VNCH hoàn toàn có thể hy vọng vào 1Cụ thể, trong ngày 22 và 23-11-1963, quân Giải phóng (QGP) phối hợp cùng một số binh sĩ có tinh thần yêu nước làm việc trong quân đội VNCH, đã tấn công tiêu diệt trại huấn luyện quân biệt kích ở Hiệp Hoà (một tỉnh cách Sài Gòn 30 km) và là trụ sở của cơ quan MAAG. Lần đầu tiên một trại huấn luyện đặc biệt của Mỹ bị đánh chiếm, trận đánh chỉ diễn ra trong vòng 40 phút, 255 lính VNCH và quân Mỹ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tiếp ngay sau đó, một trận công đồn, diệt viện lớn nhất của LLCM cũng diễn ra tại căn cứ điểm Chà Là (cách thị xã Cà Mau 20 km về phía Nam) vào ngày 23 và 24-11-1963. Sau hai tiếng bị tấn công, toàn bộ cứ điểm Chà Là gồm ba đồn chính nằm trên tả ngạn và hữu ngạn sông Bảy Háp đã thuộc quyền kiểm soát của QGP. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Sử học (2002), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945- 1975), NXB Giáo dục, tr 244. 2 Kế hoạch này còn được mang tên Kế hoạch Johnson - Mc Namara, bao gồm năm điểm như sau: (1) Rút bớt những đồn bốt không đủ sức tự bảo vệ được (2) Tập trung quân, lập những đơn vị ứng chiến cơ động (3) Bình định có trọng điểm (4) Tăng cường các cuộc hành quân táo bạo (5) Triệt để dùng quân dù và chiến thuật “Phượng hoàng bay” 3 Chiến dịch Thạnh Phú được đánh giá là cuộc hành quân càn quét lớn nhất của Việt Nam Cộng hoà kể từ sau cuộc phản kích thất bại của 10.000 thuỷ quân lục chiến vào cao trào Đồng Khởi năm 1960. Trong chiến dịch này, phía Việt Nam Cộng hoà huy động 4 chiến đoàn thuỷ quân lục chiến, 1 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 7 (đóng sẵn tại Thạnh Phú), 6 đại đội biệt kích (ở Mỏ Cày, Hàm Long). Về phía lực lượng cách mạng, 34 một thắng lợi với những ưu thế về lực lượng (quân số đông gấp 17 lần đối phương) và địa bàn tác chiến. Thế nhưng, kết quả đem lại trái ngược với mong đợi của các nhà chính trị, quân sự Mỹ và đồng minh của họ tại miền Nam Việt Nam, hơn 4/5 số máy bay tham gia chiến dịch đã rơi xuống biển, 1/5 số quân bị loại khỏi vòng chiến [143, tr.432]. Không chỉ liên tiếp đón nhận những tin thất bại về quân sự, trên mặt trận bình định, dồn dân lập ấp chiến lược - cái được coi là xương sống của Chiến lược chiến tranh đặc biệt cũng không có được những tin tức khả quan. Chỉ trong năm 1963, quân giải phóng (QGP) và nhân dân miền Nam đã phá hoàn toàn 2.895 ấp chiến lược trong số 6.164 ấp được lập, số còn lại đã bị phá đi phá lại 5.950 lần. QGP giành quyền làm chủ ở 12.000 thôn trong tổng số 17.000 thôn toàn miền Nam, gồm hơn 5 triệu dân trong tổng số 14 triệu dân toàn miền Nam, hàng nghìn ấp chiến lược đã biến thành làng chiến đấu, hệ thống ấp chiến lược bị sụp đổ đến 4/5 [129]. Trước tình hình đó, Mỹ cho rằng nguyên nhân chính đem đến những thiệt hại, thất bại về quân sự cũng như trong lĩnh vực bình định là do sự yếu kém của Chính quyền và quân đội VNCH. Để mong thay đổi tình thế trên chiến trường có lợi cho đồng minh VNCH, cũng như chấm dứt cuộc chiến tranh với thắng lợi, Washington đã đi đến một bước phiêu lưu quân sự mới, đưa quân Mỹ vào trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Để biến ý định đó thành hiện thực, Nhà Trắng đã dàn dựng nên một trận hải chiến và đi vào lịch sử với tên gọi “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Tuy nhiên, như nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quân sự Mỹ cho đến nay phải thừa nhận, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh tại Việt Nam nhưng chưa bao giờ hiểu rõ về đối phương của họ. Thực tế trên chiến trường cho thấy, trong những năm 1965-1967, Mỹ và quân đội Sài Gòn càng tổ chức những chiến dịch quân sự quy mô bao nhiêu, càng phải gánh chịu những thất bại có bộ đội huyện, du kích và lực lượng chính trị các xã ấp, đại đội 3, hai trung đội bảo vệ cán sự của Quân khu và tiểu đoàn 263. Thắng lợi của chiến dịch Thạnh Phú đã tạo ra một thế áp đảo cho lực lượng cách mạng, gây niềm tin mới cho quân và dân Bến Tre bước vào đợt tiến công và nổi dậy tiêu diệt hàng loạt ấp chiến lược, mở mảng, mở vùng ở khắp các địa bàn trong tỉnh. Theo 35 to lớn bấy nhiêu. Từ thất bại của trận Núi Thành (27-5-1965), chiến dịch Ba Gia (29 đến 31-5-1965), Đồng Xoài (10-6 đến 11-7-1965), Vạn Tường (8-1965), đến những cuộc hành quân lớn trong mùa khô 1966-1967 như Atleboro, Cedar Falls và Junction City. Các cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam phải thừa nhận thế yếu của quân đội Mỹ và VNCH, quyền chủ động chiến trường vẫn thuộc về LLCM. Trước những diễn biến phức tạp trên chính trường miền Nam Việt Nam và tính chất quyết liệt trên mặt trận quân sự, xã hội miền Nam lúc bấy giờ cũng chịu những tác động, xáo trộn không nhỏ. Điểm nổi bật đầu tiên về xã hội miền Nam những năm 1963-1967 đó chính là các phong trào đấu tranh chống những quyết định của chính phủ, đấu tranh vì quyền lợi của đảng phái, tôn giáo và các cuộc mittinh, biểu tình của học sinh, sinh viên diễn ra liên tiếp. Thêm vào đó, dòng người di chuyển từ nông thôn ra các khu vực thành thị ngày càng lớn, gây ra nhiều sức ép về vấn đề việc làm cũng như các vấn đề xã hội. Xã hội miền Nam đặc biệt vùng nông thôn trong những năm này còn chịu một hệ quả tất yếu từ chính sách bình định, dồn dân lập ấp chiến lược của Chính quyền Sài Gòn và đồng minh Mỹ. Việc bắt người nông dân tập trung trong các ấp chiến lược không những không thể tách được nhân dân với cách mạng mà còn gây ra mối ác cảm giữa người nông dân với chính phủ. Chính sách này còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất nông nghiệp, cũng như khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường miền Nam Việt Nam. Đối diện với những vấn đề bất cập của xã hội miền Nam trong những năm 1963-1967, chính quyền VNCH không tìm ra được biện pháp giải quyết triệt để, tạo thành một di sản bất lợi cho nền Đệ nhị Cộng hoà trong quá trình xây dựng, tồn tại và hoạt động trong suốt những năm 1967-1975. 2.1.1.2. Sự thiết lập nền Đệ nhị Cộng hoà Trong bối cảnh rối ren về cả chính trị, xã hội và quân sự, yêu cầu về thành lập một chính quyền dân sự tại miền Nam Việt Nam thay cho chế độ quân quản (1963- 1967) được đặt ra một cách cấp thiết. Cũng như việc thiết lập chính quyền Đệ nhất Cộng hoà năm 1955, sự ra đời của chính quyền VNCH năm 1967 không nằm ngoài chủ trương, chính sách và những 36 tính toán của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Nếu như trước kia người Pháp đặt một viên Toàn quyền ở Đông Dương để giúp Pháp cai trị, điều hành các vấn đề kinh tế, xã hội thì nay Mỹ cũng có được một nhân vật có quyền lực như vậy, tuy nhiên, nhân vật đó lại được ẩn dưới một chức danh mang tính dân chủ hơn - vị đại sứ Mỹ. Về vấn đề quyền lực của Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sau này có kể lại: “Hễ khi nào anh thấy Đại sứ Mỹ tới gặp và yêu cầu tôi làm một việc gì mà tôi không làm, thì chỉ vài tuần sau anh sẽ thấy có biểu tình và báo chí phản đối”[68, tr.364]. Bên cạnh vị Đại sứ quyền lực, Mỹ còn xây dựng một hệ thống các tổ chức chính trị - quân sự như: Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) (đến năm 1964 tổ chức này sát nhập vào Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (MACV - The US Military Assistance Command, Vietnam), Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA - Central Intelligence Agency), Cơ quan Điều phối Dân sự Vụ và Phát triển Nông thôn (CORDS - Civil Operations and Rural Development Support) Trên danh nghĩa, những tổ chức này có vai trò trợ giúp đồng minh VNCH chống lại sự tấn công của Chủ nghĩa Cộng sản, tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh mục đích công khai đó, những tổ chức này còn trở thành công cụ đắc lực để điều phối tình hình miền Nam, thực thi các chủ trương của Washington. Giai đoạn 1963-1967, chính trường Sài Gòn luôn phải sống trong hoàn cảnh bất ổn định với các cuộc đảo chính và lật đổ. Nhưng đây cũng chính là quá trình “sàng lọc” của Washington để tìm ra một nhân vật phù hợp theo tính toán của Mỹ. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đáp ứng hình tượng một vị Tổng thống VNCH mà Washington muốn xây dựng tại miền Nam Việt Nam. Tướng Westmoreland đã từng viết rằng: “Trong số các ứng cử viên dự kiến, tôi thấy Nguyễn Văn Thiệu là niềm hi vọng thật sự cho đất nước (miền Nam Việt Nam-TG)”[21, tr.111]. Chính yếu tố phù hợp đó đã đưa Nguyễn Văn Thiệu từ một quân nhân, tham gia vào giới chính trị và nhanh chóng bước đến vị trí cao nhất trên chính trường miền Nam. Sau quá trình tìm kiếm nhân vật chính trị là giai đoạn xây dựng cơ sở pháp lý cho sự ra đời của chính quyền Đệ nhị Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam, tiến trình này đã được thực hiện trong vòng hai năm, từ năm 1966 đến năm 1967. Ngày 6-5-1966, 37 Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương ban hành Sắc lệnh số 75-SL/HC/PC, triệu tập một Ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo Dự án Sắc luật ấn định tổ chức và thể thức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Sau một tháng hoạt động, Ủy ban này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tiếp theo đó, ngày 19-6-1966, để kỷ niệm một năm chấp chính của Nội Các chiến tranh và để thể hiện ý chí xây dựng Dân chủ của Quân lực VNCH, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG) đã ban hành các Sắc luật số 21/26 và 22/26 ấn định tổ chức và thể thức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Ngoài ra, UBLĐQG còn ban hành Sắc luật số 28/66 ngày 22-7-1966, ấn định việc bầu cử các dân biểu đại diện đồng bào thiểu số [15, tr.51]. Ngày 11-9-1966, cuộc bầu cử Quốc hội được tiến hành và có 117 dân biểu trúng cử1. Sau gần 6 tháng hoạt động, ngày 18-3-1967, Quốc hội Lập hiến đã biểu quyết toàn bộ văn bản dự...risis of Power: An Interpretation of United States Foreign Policy During the Kissinger Years, Columbia University Press, New York. 161. Business International Asia/pacific Ltd., Risks and Rewards in Vietnam's Market 162. David Butter (1986), The Fall of Saigon: Scenes From the Sudden and of a Long War, London. 163. Robert Buzzanco (1999), Vietnam and the Transformation of American Life, Blackwell Publishing. 162 164. Konrad G. Bühler (2001), State Succession and Membership in International Organizations, Legal Theories Versus Political Pragmatism, Kluwer Law International - The Hague, Boston, London. 165. Nigel Cawthorne (2003), Vietnam a war lost and won, London, Arcturus Pulishing. 166. Micheal Charlton, Anthony Moncrief (1978), Many reasons why: The American involment in Vietnam, Hill and Wang, New York. 167. Allan B. Cole (1986), Conflict in Indocchina and International Repercussions, Cornell University Press, New York. 168. Russell H. Cowardm (2004), A Voice from Vietnam, Greewood Press, London. 169. Mc Coy (1970), The Politics of Heroin in Southeast Asia, HARPER&ROW. 170. Douglas C. Dacy (1986), Foreign Aid, War and Economic Development South Vietnam 1955-1975, Cambridge University Press. 171. Department of State (1974), Background Notes (South) Vietnam, Washington, DC, US Government Printing Office. 172. Trần Văn Đôn, Our Endless War Inside Vietnam, Pressidio Press, San Rafacj, CA, USA. 173. Trần Văn Đôn (1985), Hồi ký “Les guerres du Vietnam”, Paris. 174. Nicholas Eberstadt (1988), Foreign Aid and America Purpose, American Enterprise Institue for Public Policy Research, Washington D.C. 175. File No. 2322018001, 176. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume VIII, Vietnam, January-October 1972, Document 277, https://history.state.gov. 177. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume X, January 1973- July 1975, Document 47, https://history.state.gov. 178. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume X, January 1973- July 1975, Document 56, https://history.state.gov. 179. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume X, January 1973- July 1975, Document 105, https://history.state.gov. 163 180. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume X, January 1973- July 1975, Document 210, https://history.state.gov. 181. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume XI, October 1972 - January 1973, Document 153, https://history.state.gov. 182. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume XXXVIII, Part 1, Foundation of Foreign Policy, 1973-1976, Document 4, https://history.state.gov. 183. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume XXXVIII, Part 1, Foundation of Foreign Policy, 1973-1976, Document 7, https://history.state.gov 184. Foreign relations of the United States, 1969-1976, Volume XXXVIII, Part 1, Foundation of Foreign Policy, 1973-1976, Document 33, https://history.state.gov. 185. Ang Cheng Guan (2004), Ending the Vietnam War - The Vietnamese Communist’s Perspective, Rouledge Curzon, London. 186. Mitchell K.Hall (2007), The Vietnam war (second edition), Pearson Education. 187. Stuart Herrington (1983), Peace with Honor? An American Report on Vietnam 1973-1975, Presidio Press, Novato, California. 188. Seymour M. Hersh (1983), The price of power: Kissinger in the Nixon White House, Summit Books, Simon and Schuster Corporation, New York. 189. George Mc.Turnan Kahin (1986), Intervention - How America Became Involved in Vietnam, Alfred A. Knopf, New York. 190. Stanley Karnow (1987), Vietnam - A History, Penguin Books, New York. 191. Jeffrey Kimball (1998), Nixon’s Vietnam War, University Press of Kansas, Kansas. 192. Henry Kissinger (2003), Ending the Vietnam War: A History of America’s Involment in and Extrication from Vietnam War, Simon and Schuster Corporation, New York. 164 193. Robert Larsen, James Lawton Collins (1975), Allied Participaation in Vietnam, Derpartment of the Army. 194. Fredrik Logevall (1999), Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam, University of California Press, California 195. Timothy J. Lomperis (1996), From People’s War to People’s Rule: Insurrency, Intervention and the Lesson of Vietnam, The University of North Carolina Press, Chapel Hill, North Carolina. 196. Robert Mann (2001), A Grand Delusion: America’s Descent into Vietnam, Basic books, A member of the Perseus Book Corporration, New York. 197. Young B. Marlyn (2002), The Vietnam War-A History in Documents, Oxford University Press. 198. (1973), Politics in War: The Bases of Political Community in South Vietnam, Havard University Press, Cambridge, Massachusetts. 199. Charles E. Neu (2005), America’s Lost War: Vietnam 1945-1975, Harlan Davidson, Wheeling, Illinois. 200. Richard Nixon (1985), No More Vietnams, Arbor House, New York. 201. K. W. Taylor (2014) (Editor), Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975), Southeast Asia Program Publications, Cornell University, Ithaca, New York. 202. Nguyen Anh Tuan (1987), South Vietnam Trial and Experience, a Challenge for Development, Athens, Ohio 203. Spencer Tucker (Editor) (2011), The Encyclopedia of the Vietnam War: a Political, Social, and Military History, Santa Barbara 204. James Walker Trullinger (1980), Village at War - An Account of Revolution in Vietnam, Longman Press, New York. 205. Washington Post, 07-01-1973. 206. Adren Wiest (2003), The Vietnam War 1956-1975, New York, Routledge. 207. Jame Willbanks (2006), The Vietnam War, N.Ashgate 208. World Bank (1973), Report to the Republic of Vietnam, No. 198a-VN, Annex 165 209. Vietnam Feature Service (TCB-093), April 1971, Decade of Expansion for Higher Education in Vietnam. 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Liên danh trong bầu cử Tổng thống, Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (Nhiệm kỳ 1967-1973) Thứ tự Dấu hiệu Tổng thống - Phó Tổng thống Liên danh 1 Trâu cầy Phan Khắc Sửu - Phan Quang Đán Liên danh 2 Bông lúa Hà Thúc Ký - Nguyễn Văn Định Liên danh 3 Căn nhà bình dân Hoàng Cơ Bình - Lưu Quang Khình Liên danh 4 Bồ câu trắng Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu Liên danh 5 Người gieo mạ Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền Liên danh 6 Hoa Lư Phạm Huy Cơ - Lý Quốc Sĩnh Liên danh 7 Cái lư hương Trần Văn Lý - Huỳnh Công Đương Liên danh 8 Ngôi sao trắng Nguyễn Hoà Hiệp - Nguyễn Thế Truyền Liên danh 9 Bản đồ Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ Liên danh 10 Bó đuốc Vũ Hồng Khanh - Dương Trung Đồng Liên danh 11 Con trâu Nguyễn Đình Quát - Trần Cửu Chấn Theo: 167 Phụ lục 2 Hình ảnh về trụ sở Hạ viện và Thượng viện của chính quyền Việt Nam Cộng hoà Trụ sở Hạ Viện Nguồn: Pierre Nordique, Flickr.com, Saigon Opera House Nguồn: Diego Delso 168 Trụ sở Thượng viện Nguồn: https://3.bp.blogspot.com Nguồn: Ngô Trung 169 Phụ lục 3 Một số hình ảnh truyền đơn về quan hệ đồng minh giữa Việt Nam Cộng hoà và các nước khác Nguồn: Herbert A. Friedman, Allies of The Republic of Vietnam, published on Việt Nam Cộng hoà - Australia Việt Nam Cộng hoà - Hàn Quốc Việt Nam Cộng hoà - Thái Lan Việt Nam Cộng hoà - Tây Ban Nha Việt Nam Cộng hoà - Philippin 170 Việt Nam Cộng hoà - Iran Việt Nam Cộng hoà - Tây Đức Việt Nam Cộng hoà - Nhật Bản 171 Phụ lục 4 Bảng và biểu đồ về các số liệu kinh tế của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1973-1975) Phụ lục 4.1. Bảng Bảng 3.1: Sản lượng và năng suất lúa trong các năm 1973-1975 Năm Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (Tấn/ha) 1973 890 1914 2,1 1974 964 2102 2,1 1975 1900 2625 1,1 Nguồn: Bộ Canh nông Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.233. Bảng 3.2: Sản lượng cao su và cà phê trong các năm 1973-1975 Đơn vị: Nghìn tấn Loại cây Năm Cao su1 Cà phê2 1973 19 5,1 1974 21 5,6 1975 35,93 5,4 Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.235-236 1 Phụ bản 2: Phúc trình thường niên NHQG 1974 (theo Bộ Canh Nông) 2 Tổng Cục thống kê, Niên giám thống kê CHXHCNVN từ 1978 về trước Viện Thống kê Quốc gia, Niên giám thống kê Việt Nam Cộng hoà từ 1974 về trước 3 Trần Văn Thọ (2000), Kinh tế Việt Nam 1955-1975, tính toán mới, phân tích mới, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.250. 172 Bảng 3.3: Xuất khẩu theo hàng hoá 1973-1974 Đơn vị: triệu đô la Năm 1973 1974 Cao su 9,9 14,3 Hải sản 12,8 27,8 Lông vịt 1,3 0.9 Trà 2,1 5,9 Sắt vụn 8,2 3,1 Sản phẩm thủ công 13,9 2,6 Gỗ 11,9 10,7 Nguồn: Trả lời Quỹ tiền tệ năm 1975. NHQG, tr. 11. Trích theo Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 354. Bảng 3.4: So sánh nhu cầu nông nghiệp theo từng loại phân bón với số lượng nhập cảng năm 1973 Loại phân Nhu cầu nông nghiệp Nhập cảng năm 1973 Urea Phân hợp chất D.A.P Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 126.600T 140.000T 103.500T 34% 39% 27% 214.619T 135.445T 56.567T 53% 33% 14% 371.000T 100% 406.631T 100% Nguồn: Công báo, Số 3 - năm thứ tám, ngày thứ năm, 16 tháng giêng năm 1975. Bảng 3.5: Phân phối phân bón năm 1973 cho từng Quân khu Quân khu Nhu cầu nông nghiệp Cung cấp thực sự I II III và IV 6% 14% 80% 10% 17% 73% 173 100% 100% Nguồn: Công báo, Số 3 - năm thứ tám, ngày thứ năm, 16 tháng giêng năm 1975. Phụ lục 4.2. Biểu đồ Biểu đồ 2.1. 0 10 20 30 40 50 60 70 Số vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp năm 1973 Vốn (Triệu VND) Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học xã hội, tr 295. Biểu đồ 2.2. 174 4.7 1.4 6.2 11.1 2.7 1.32.1 21.5 49 Điện Luyện kim Cơ khí Hoá chất Vật liệu xây dựng Chế biến gỗ Giấy Dệt da nhuộm Tỷ lệ % trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Nam 1973 Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học xã hội, tr 295. Biểu đồ 2.3. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1967 1968 1969 1970 1971 1972 Kim ngạch xuất nhập khẩu miền Nam 1967-1972 (Đơn vị: Triệu đô la) Nhập khẩu Xuất khẩu Nguồn: Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB Khoa học xã hội, tr 289. Biểu đồ 3.1. 175 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 1972(tr.39), 1973 (tr.99), theo Nha Nông cụ cơ giới Biểu đồ 3.2. Nguồn: Trích theo Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955- 1975, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 243-244. Biểu đồ 3.3. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Máy cày dưới 30 ngựa Máy cày tay Máy xay lúa Máy xịt thuốc sát trùng Thuỷ động cơ Động cơ kiểu nằm Máy đập lúa Máy cắt cỏ, cắt lúa So sánh số nông cơ nhập khẩu trong hai năm: 1972 và 1973 Đơn vị: chiếc 1973 1972 Sản lượng đánh bắt cá ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1967-1974 Đơn vị: 1000 tấn 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 Sản lượng 176 Nguồn: Bộ Kinh tế Sài Gòn, Trích theo Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955-1975, tr. 295 Biểu đồ 3.4. Nguồn: Lê Khoa, Tình hình kinh tế miền Nam Việt Nam 1955-1975, bảng III/6, tr. 41. Phần trăm giá trị sản lượng các ngành công nghiệp năm 1973 Điện Luyện kim Cơ khí Hoá chất Vật liệu xây dựng Chế biến gỗ Giấy Dệt da nhuộm Thực phẩm Nhập khẩu miền Nam 1973-1974 Đơn vị: triệu đô la 0 100 200 300 400 500 600 Hàng hoá tối cần thiết Hàng hoá cần thiết Hàng hoá không cần thiết Hàng hoá khác 1973 1974 177 Phụ lục 5 NỘI CÁC VIỆT NAM CỘNG HOÀ QUA CÁC THỜI KỲ NỘI CÁC NGUYỄN VĂN LỘC (09-11-1967 đến 09-03-1968) Nguồn: Việt Nam Cộng hoà, Nội các Nguyễn Văn Lộc qua 4 tháng hoạt động từ 9-11- 1967 đến 9-3-1968, Nha Báo chí Phủ Thủ tướng, Nhà in Thông tin ấn hành, tr.13-14. STT Chức vụ Tên 1 Thủ tướng Luật sư Nguyễn Văn Lộc 2 Tổng trưởng Ngoại giao Bác sĩ Trần Văn Đỗ 3 Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ 4 Tổng trưởng Tư pháp Huỳnh Đức Bửu 5 Tổng trưởng Nội vụ Trung tướng Linh Quang Viên 6 Tổng trưởng xây dựng nông thôn Trung tướng Nguyễn Bảo Trị 7 Tổng trưởng Cải cách điền địa và canh nông Kỹ sư Tôn Thất Trình 8 Tổng trưởng Chiêu hồi Nguyễn Xuân Phong 9 Tổng trưởng Văn hoá Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông 10 Tổng trưởng Kinh tế Kỹ sư Trương Thái Tôn 11 Tổng trưởng Tài chính Lưu Văn Tính 12 Tổng trưởng Giao thông vận tải Kỹ sư Lương Thế Siêu 13 Tổng trưởng Công chánh Kỹ sư Bửu Đôn 14 Tổng trưởng Xã hội và tỵ nạn cộng sản Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế 15 Tổng trưởng Y tế Trần Lữ Y 16 Tổng trưởng Cựu chiến binh Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng 17 Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur 18 Tổng trưởng Lao động Giáo sư Phó Bá Long 19 Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng Đoàn Bá Cang 20 Bộ trưởng Phụ tá Thủ tướng đặc trách Liên lạc Quốc hội Giáo sư Nguyễn Văn Tương 178 NỘI CÁC TRẦN THIỆM KHIÊM (1969-1975) Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đệ_nhị_Cộng_hòa_Việt_Nam STT Chức vụ Tên 1 Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm 2 Tổng trưởng Nội vụ Trần Thiện Khiêm 3 Phó Thủ tướng Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên 4 Tổng trưởng Giáo dục Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên 5 Tổng trưởng Ngoại giao Dược sĩ Trần Văn Lắm 6 Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ 7 Tổng trưởng Thông tin Luật sư Ngô Khắc Tỉnh 8 Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn Thiếu tướng Trần Thanh Phong 9 Tổng trưởng Tài chính Nguyễn Bích Huệ 10 Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc 11 Tổng trưởng Văn hoá Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông 12 Tổng trưởng Cải cách Canh nông và Ngư nghiệp Cao Văn Thân 13 Tổng trưởng Chiêu hồi Bác sĩ Hồ Văn Châm 14 Tổng trưởng Giao thông Trần Văn Viễn 15 Tổng trưởng Công chánh Dương Kích Nhưỡng 16 Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Minh Tùng 17 Tổng trưởng Xã hội Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu 18 Tổng trưởng Cựu chiến binh Thiếu tướng Phạm Văn Đổng 19 Tổng trưởng Lao động Đàm Sĩ Hiến 20 Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur 21 Tổng trưởng Tư pháp Luật sư Lê Văn Thu 179 NỘI CÁC NGUYỄN BÁ CẨN Nguồn: Sắc lệnh 380 của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu, ngày 14/4/1975, Hồ sơ 6563, Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hoà, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II. STT Chức vụ Tên 1 Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn 2 Phó Thủ tướng đặc trách tổng thanh tra kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng hồi hưu Trần Văn Đôn 3 Phó Thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm Tổng trưởng Canh nông và Kỹ nghệ Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo 4 Phó Thủ tướng đặc trách chương trình cứu trợ và định cư Kỹ sư Dương Kích Nhưỡng 5 Quốc vụ khanh Luật sư Lê Trọng Quát 6 Quốc vụ khanh Bác sĩ Nguyễn Văn Ái 7 Quốc vụ khanh đặc trách hoà đàm kiêm Trưởng phái đoàn hoà đàm Nguyễn Xuân Phong 8 Tổng trưởng Ngoại giao Luật sư Vương Văn Bắc 9 Tổng trưởng Tư pháp Nghị sĩ Ngô Khắc Tịnh 10 Tổng trưởng Nội vụ Bửu Viên 11 Tổng trưởng Văn hoá Giáo dục và Thanh niên Giáo sư Nguyễn Duy Xuân 12 Tổng trưởng Tài chính Lê Quang Trường 13 Tổng trưởng Thương mại và tiếp tế Nguyễn Văn Diệp 14 Tổng trưởng Kế hoạch Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng 15 Tổng trưởng Công chánh và Giao thông Kỹ sư Nguyễn Xuân Đức 16 Tổng trưởng Cựu chiến binh Thẩm phán Huỳnh Đức Bửu 17 Tổng trưởng Thông tin và Chiêu hồi Chuẩn tướng Phan Hoà Hiệp 18 Tổng trưởng Y tế Nghị sĩ Tôn Thất Niệm 19 Tổng trưởng Lao động Dân biểu Vũ Công 20 Tổng trưởng Xã hội Trần Văn Mãi 21 Tổng trưởng Phát triển sắc tộc Nay Luett 22 Tổng trưởng đặc trách liên lạc Quốc hội Phạm Anh 23 Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Nguyễn Long Châu 180 Phụ lục 6 CẢI TỔ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Nguồn: Trích Công báo, số 5, năm thứ 12, ngày thứ bảy (02-02-1974) “II - Quan niệm căn bản 1) Bộ là cơ quan đầu não trong Chính phủ có nhiệm vụ thi hành chính sách quốc gia, bằng cách ấn định đường lối, thiết lập kế hoạch và chương trình cộng tác, theo dõi, đôn đốc, yểm trợ việc thi hành kế hoạch và chương trình cho các cơ quan trung ương và các chính quyền địa phương thực hiện; 2) Trong phạm vi của Bộ, Tổng trưởng có trách nhiệm và quyền hạn của một vị chỉ huy chấp hành. 3) Để đáp ứng đước hai nhu cầu tất yếu của mọi guồng máy hành chính là thực thi đúng đường lối chỉ đạo của Tổng trưởng và bảo đảm được khả năng chuyên môn cần thiết cho việc thi hành chính sách, cơ cấu tổ chức của các Bộ phải dung hợp 2 thành phần, thành phần chỉ đạo và thành phần chấp hành. III - Nguyên tắc điều hướng Cơ cấu tổ chức của các Bộ phải được sửa đổi trên các quan niệm căn bản vừa kể, đồng thời phải tôn trọng các nguyên tắc về tổ chức và quản trị sau đây: 1) Cơ cấu chỉ được thiết lập khi có nhu cầu thực sự. Những cơ cấu không cần thiết phải được bãi bỏ. Tầm vóc của cơ cấu cũng tuỳ số lượng nhu cầu mà thay đổi, để chiết giảm chi phí điều hành và làm dễ dàng mọi việc phối hợp; 2) Sự phân chia công việc cho các bộ phận trong tổ chức phải dựa vào tính chất thuần nhất của nhiệm vụ, để tận dụng các ưu điểm của sự chuyên môn hoá; 3) Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi một cơ quan phải được phân định rõ rệt, để tránh trùng dụng, dẫm chân trong công tác và tình trạng bất khả quy trách; 4) Quyền hành Ủy thác và phương tiện trang bị cho mỗi một cơ quan phải tương xứng với nhiệm vụ giao phó, để có đủ khả năng và tư thế hoàn thành nhiệm vụ; 5) Phải có sự thống nhất trong hệ thống tổ chức chính quyền, để tránh những chỉ thị mâu thuẫn nhau. Trong trường hợp một cơ quan phải chịu nhiều hệ thống chi phối khác nhau, thẩm quyền của mỗi hệ thống phải được minh định rõ; 181 6) Việc kiểm soát phải hữu hiệu để đảm bảo cho các hoạt động được phối hợp chặt chẽ, đồng thời tránh những lầm lẫn và lạm dụng. IV- Đặc điểm của cơ cấu tổ chức trung ương Dựa vào những quan niệm căn bản và các nguyên tắc điều hướng kể trên, cơ cấu tổ chức trung ương phải có những đặc điểm như sau: 1. Tổ chức mỗi bộ gồm có hai thành phần chính yếu, đặt dưới quyền điều khiển của Tổng trưởng: thành phần chỉ đạo và thành phần chuyên môn và hành chính. 1.1. Thành phần chỉ đạo gồm Tổng trưởng, các phụ tá cũng chuyên viên đặc nhiệm và nhân viên văn phòng, có nhiệm vụ: - Ấn định đường lối của Bộ để thi hành chính sách và kế hoạch quốc gia theo quan niệm của Tổng trưởng. - Hoạch định việc thi hành đường lối ấy cho các thành phần; chuyên môn và hành chính các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. - Theo dõi, đôn đốc, thanh sát việc thi hành đường lối của Bộ. Các phụ tá do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, chiếu đề nghị của Tổng trưởng liên hệ, trong số những nhân vật có khả năng và uy tín trong lĩnh vực giao phó. Các nhân viên văn phòng do tổng trưởng bổ nhiệm. Thành phần chỉ đạo nhiều hay ít tuỳ số lượng và bản chất nhiệm vụ của Bộ. Phủ Tổng ủy công vụ cứu xét các đề nghị về nhân số trên căn bản tiết kiệm công quỹ. 1.2. Thành phần chuyên môn và hành chính gồm có các lĩnh vực sau đây: 1.2.1. Khối chương trình và nghiên cứu: phụ trách sưu tầm tài liệu, dữ kiện để yểm trợ kỹ thuật, soạn thảo kế hoạch và chương trình công tác theo đường lối của thành phần chỉ đạo. 1.2.2. Khối yểm trợ: Phụ trách cung cấp các phương tiện nhân viên, tài chính, vật liệu cho các cơ quan này thi hành hữu hiệu chương trình công tác. 1.2.3. Khối chấp hành trung ương: phụ trách thi hành các chương trình vượt quá phạm vi một tỉnh hay thị xã. Những công tác chấp hành thuộc địa phương sẽ lần lượt giao phó cho địa phương trong phạm vi có thể được theo chiều hướng tản quyền. 1.2.4. Khối thanh tra: phụ trách kiểm soát, hướng dẫn và lượng giá việc thi hành các chương trình, công tác của Bộ cùng đề nghị những biện pháp bổ cứu, cải tiến và thưởng phạt xét cần: 182 Công việc thanh tra của khối này khác với công tác thanh sát do thành phần chỉ đạo phụ trách ở chỗ chú trọng nhiều đến lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Do đó, các vị thanh tra phải là những viên chức chuyên môn được huấn luyện về kỹ thuật thanh tra. Để đảm bảo cho việc thanh tra được vô tư, khách quan, khối thanh tra được đặt trực thuộc Tổng trưởng. 2. Để điều khiển tổng quát và phối hợp thường xuyên các hoạt động thuộc khối chương trình nghiên cứu, khối yểm trợ và khối chấp hành trung ương, vai trò điều hợp của tổng thư ký rất cần thiết. Viên chức này không trực tiếp giải quyết các vấn đề kỹ thuật thuộc phần vụ chuyên môn riêng biệt của các khối vì phần vụ này do các trưởng khối chịu trách nhiệm. Trong việc thi hành chính sách, tổng thư ký có trách nhiệm điều hành tổng quát các khối theo đúng mục tiêu công tác. Tổng thư ký còn trách nhiệm về sự liên tục trong hoạt động của cơ quan công quyền, đồng thời phụ giúp vị Tổng trưởng theo dõi được tiến triển hoạt động của Bộ. Do đó, tổng thư ký phải được chọn những viên chức đủ tiêu chuẩn về khả năng và uy tín thích hợp cho chức vụ này. 3. Để thực hiện được sự kết hợp cần thiết giữa đường lối của Tổng trưởng và hoạt động chuyên môn thực thi đường lối đó, một Ủy ban điều hợp cần được thành lập với thành phần và nhiệm vụ như sau: 3.1. Ủy ban điều hợp đặt dưới quyền chủ toạ của Tổng trưởng gồm có các phụ tác, tổng thư ký, các trưởng khối chuyên môn. Tuỳ theo vấn đề, thành phần có thể gia giảm. 3.2. Ủy ban điều hợp là cơ cấu giúp Tổng trưởng: 3.2.1. Thông đạt mục tiêu, đường lối và chương trình hoạt động của Bộ cho nhân viên trực thuộc rõ, để họ dễ thi hành đúng theo tinh thần và chỉ tiêu dự định. 3.2.2. Thấu hiểu được thực trạng khả năng và tinh thần của nhân viên, những khó khăn mà các cấp gặp phải khi thi hành công tác, cũng như tiếp nhận những ý kiến và đề nghị cải tiến chương trình hay phương pháp làm việc; 3.2.3. Phát huy sự thông cảm giữa giới chức hoạch định và giới chức thi hành. Từ sự thông cảm đó mới có thể phát sinh tinh thần hợp tác giữa các giới chức có trách nhiệm. Với sự sắp xếp như trên, cơ cấu tổ chức đảm bảo cho vị Tổng trưởng một bộ máy chuyên môn sẵn sàng chấp hành đường lối và chương trình do vị này ấn định.” 183 Phụ lục 7 VẤN ĐỀ TIẾT GIẢM NGÂN SÁCH Nguồn: Công báo, Số 19, năm thứ hai mươi, ngày mồng 4 tháng 5 năm 1974. “Trong phiên họp Hội đồng Tổng trưởng ngày 19-2-1974 vừa qua, Tổng thống đã chỉ thị cứu xét việc tiết giảm khối công phí bằng cách triệt để giảm bớt các khoản chi không sinh lợi và dùng các khoản tiết giảm được vào các công cuộc tăng gia sản xuất, tạo công ăn việc làm, giới hạn trong các dự án sinh lợi cấp thời. Về phần ngân sách quốc gia, ngoài việc Quốc hội cắt giảm khoản 70 tỷ, trong phiên họp ngày 6-3-1974 vừa qua, Hội đồng nội các đã chấp thuận một số biện pháp theo đó các Bộ và Cơ quan trung ương sẽ giảm thêm từ 15 đến 20 tỷ nữa, để dồn mọi phương tiện vào phương diện tăng gia sản xuất. Về phần ngân sách địa phương, mặc dầu đã được các hội đồng biểu quyết và trung ương duyệt y, các biện pháp trên cũng cần được thi hành theo đường lối chung vì quyết tâm của Chính phủ trong giai đoạn này là phải giảm chi ở mọi lĩnh vực và mọi cấp bậc, từ trung ương đến địa phương. Sau đây là một số biện pháp giảm chi cần áp dụng: I - Về tổ chức Việc cải tổ cơ quan chính quyền địa phương ngoài mục đích canh tân guồng máy hành chính để tăng hiệu năng công vụ và phục vụ đồng bào đúng mức, còn nhằm mục tiêu tiết giảm chi phí điều hành. Do đó, số lượng và tầm vóc của các cơ quan tại địa phương cần được cứu xét kỹ tuỳ nhu cầu thực tế và trong giới hạn phương tiện của mỗi địa phương. 2 - Về nhân số Các địa phương phải ngưng hẳn mọi việc tuyển dụng mới, chờ công việc tái phối trí nhân sự ở trung ương và ở địa phương, căn cứ trên tổ chức mới của các cơ quan. Ngoài ra, cần soát xét lại kỹ để giảm bớt các khoản chi về nhân viên, như: phụ cấp vãng phản, phụ cấp làm thêm giờ thường có sự lạm dụng. 3 - Về dịch vụ và vật liệu - Cần xem lại số liệu tồn kho (văn phòng phẩm, ấn chỉ) và đem ra sử dụng hết trước khi mua thêm. - Cần kiểm điểm nhu cầu mọt cách nghiêm chỉnh để có thể tiết giảm chi phí về văn phòng phẩm, các vật liệu tiêu hao; nói cách khác, không nên quá dễ dãi trong việc thoả mãn nhu cầu của các cơ quan mà phải cứu xét kỹ lưỡng. Có thể có phản ứng vì trước đó đã có thời gian tương đối dễ dãi, nhưng nên coi đó là đường lối chung mà mọi cơ quan có nhiệm vụ phải theo. 184 - Về chi phí điện nước nguyên dự trù giá biểu cũ, nếu nay không giới hạn mức tiêu thụ chắc chắn sẽ bị thặng chi. Trước đây đã có chỉ thị giảm số tiêu thụ điện nước 25%, nay cần giảm thêm nữa để tôn trọng mức kinh phí dự trù. - Về xăng nhớt cũng vậy, nếu tiêu thụ theo số lượng dự trù trong ngân sách, thì với giá cả đã được điều chỉnh tổng số chi sẽ vượt quá kinh phí dự trù. Vậy biện pháp cấp thời là phải giảm bớt số lượng tiêu thụ thêm một mức nữa, số xăng cấp cho mỗi xe sẽ căn cứ tiêu chuẩn 5 lít mỗi mã lực và mỗi tháng (thay vì 10 lít) và cần kiểm điểm lại số xe để chỉ cho lưu hành 50% thôi, đồng thời kiểm soát thật chặt chẽ việc sử dụng công xa để đỡ tốn nhiên liệu và đỡ tốn chi phí sửa chữa. Đối với nhân viên đi công tác lẻ tẻ, nên cấp phiếu trưng vận để đi xe đò và chỉ dùng công xa khi nhiều ty cùng đi công tác một lúc. 4 - Về xây cất mới Tổng thống đã chỉ thị cho thực hiện công tác xây cất lớp học, cơ sở Y tế, các công tác có mục đích tăng gia sản xuất, cần đình hoãn các xây cất mới về công thự, văn phòng, dầu đã được dự trù trong ngân sách 1974. 5- Về đại tu bổ Các đại tu bổ để tăng thêm vẻ thẩm mỹ hoặc nới rộng công sở cũng cần được hoãn lại. Chỉ cần thi hành những phần công tác cần thiết để giữ cho nhà cửa khỏi bị hư hại thêm mà thôi. 6 - Về mua sắm Việc mua sắm đồ đạc, dụng cụ (bàn ghế) máy móc văn phòng là những khoản chi hàng năm đều có dự, các địa phương cần ý thức rõ tình thế hiện tại của Quốc gia và tạm đình hoãn việc mua sắm các máy móc và dụng cụ trên. Ngoài ra, cũng cần lưu tâm đến việc lập và cập nhật hoá các bảng biểu kê vật dụng, để bảo tồn tài sản của địa phương. Trên đây là sơ lược những biện pháp tiết giảm chi phí cần được áp dụng trong cấp thời; mỗi địa phương có thể áp dụng những biện pháp khác tuỳ sáng kiến riêng và tuỳ hoàn cảnh, làm thế nào cho mỗi cơ quan từ trung ương đến địa phương đều được đặt trong một nếp sống mới, phù hợp với tình thế của nước nhà và với đường lối của Chính phủ là giảm chi để dồn mọi phương tiện vào các công cuộc tăng gia sản xuất. Đối với các cơ quan Tự trị, xí nghiệp, Công ty quốc doanh mặc dầu ngân sách đã được hội đồng quản trị biểu quyết cũng cần áp dụng các biện pháp giảm chi trên, để phù hợp với đường lối chung của Chính phủ, triệt để tiết kiệm, tăng gia sản xuất. Thông tư này sẽ được phổ biến để thi hành đến tận xã ấp phường khóm ở địa phương, và tất cả các cơ quan tự trị, công ty, xí nghiệp Quốc doanh”. 185 Phụ lục 8 VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP CẢNG Nguồn: Tuyển tập, tập 10, Việt Nam Cộng hoà, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hoà, Tổng cục chiến tranh chính trị, Cục chính huấn xuất bản, 1971, tr.77-79. “A - Về nhập cảng - Quan niệm trước đây đối với mỗi Mỹ kim cấp phát, nhà nhập cảng phải đóng góp đúng mức sắc thuế; theo quan niệm mới, nhà nhập cảng trực dung cũng như thương mại, ngoại trừ các sắc thuế, còn phải đóng góp tích cực hơn nữa vào phần làm tăng sản lượng quốc gia. - Nhằm thực hiện đường lối trên, các nhà nhập cảng thương mại được quyền ưu tiên chuyển hướng các hoạt động thuần tuý thương mại qua các hoạt động sản xuất để đổi lấy ngoại tệ cấp phát, các nhà nhập cảng phải có những dự án kỹ nghệ liên quan đến ngành hoạt động của họ (thí dụ ráp và sản xuất bộ phận rời về nông cơ, nông cụ, radio, tivi, xe gắn máy, thiết lập các xưởng dệt tơ nhân tạo) và phải thực hiện những dự án này nếu muốn được tiếp tục cấp phát ngoại tệ. Quyền được nhập cảng thương mại sẽ không đương nhiên, mà phải đi theo với những hoạt động sản xuất theo những tiêu chuẩn và lịch trình ấn định, và tiền lời do các nhà nhập cảng thương mại tạo ra sẽ là động cơ thúc đẩy việc đầu tư vào sản xuất. - Đối việc việc phân phối nhu yếu phẩm, nhằm mục đích giảm thiểu nhu cầu giả tạo, ngăn chặn mọi sử dụng bừa bãi và phung phí, biện pháp phân phối theo khẩu phần có thể được dự liệu, nếu xét thấy cần thiết. - Đối với nhà trực dụng hiện đang sản xuất, ngoại tệ cấp phát phải được sử dụng đúng mức để tránh sự lạm dụng và phung phí tài nguyên. - Ngoài ra các biện pháp trên đặt thêm điều kiện ràng buộc sản xuất cho mỗi Mỹ kim cấp phát, sẽ có lợi ích làm giảm bớt nhu cầu ngoại tệ cho phù hợp với tài nguyên ngoại tệ quốc gia bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm bớt quân đội Đồng minh, đồng thời hướng dẫn nền kinh tế tiêu thụ sang nền kinh tế sản xuất. 186 B - Về xuất cảng Chính phủ đã phát động, đẩy mạnh phong trào xuất cảng, cho phép hành nghề dễ dàng, giản dị hoá tối đa các thủ tục xuất cảng và nâng đỡ sự thiếu hụt, như trợ cấp xuất cảng nhiều hơn trước. Ngoài ra chính phủ cũng có kế hoạch sản xuất, thâu mua, kiện toàn phẩm chất, đặt nền tảng cho một chương trình xuất cảng tốt đẹp. Để đẩy mạnh xuất cảng, Chính phủ đã đặc biệt chú trọng đến các biện pháp: - Duyệt lại hối suất về xuất cảng để khuyến khích xuất cảng. - Phát động một phong trào xuất cảng trong các giới sản xuất kỹ nghệ và thương mại - Nghiên cứu, lựa chọn một số sản phẩm nội hoá có nhiều triển vọng xuất cảng: phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên hệ, nhất là công, kỹ, thương gia hoặc tổ hợp sản xuất để ổn định kế hoạch thực hiện xuất cảng, đặc biệt chú trọng việc tổ chức sản xuất, tiêu chuẩn hoá và kiểm soát phẩm chất, khai thác thị trường tiêu thụ. - Cứu xét cấp tốc mọi biện pháp cần thiết để nâng đỡ ngành xuất cảng - Thương lượng với các nước bạn, trên căn bản hỗ tương mậu dịch để xin dành mọi sự dễ dãi trong việc mua sản phẩm Việt Nam. - Xúc tiến việc kết hợp các kỹ nghệ xuất cảng để thiết lập Khu chế biến xuất cảng (Export Processing Zone). Ấn định các thể thức sử dụng và chế biến các quân dụng phế thải để xuất cảng.”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_quyen_viet_nam_cong_hoa_o_mien_nam_viet_nam_gi.pdf
  • docDong gop moi cua LA _ TVDL.doc
  • pdfDong gop moi cua LA _ TVDL_9.pdf
  • docxTom Tat Tieng Anh_TVDL_29.9.2017.docx
  • pdfTom Tat Tieng Anh_TVDL_29.9.pdf
  • docxTom Tat Tieng Viet_TVDL_29.9.2017.docx
  • pdfTom Tat Tieng Viet_TVDL_29.9.pdf
  • docxTrich yeu luan an_TVDL.docx
  • pdfTrich yeu luan an_TVDL_9.pdf
Tài liệu liên quan