Luận án Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng Việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm)

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, trong đó mỗi âm tiết là một đơn vị hoàn chỉnh độc lập, là đơn vị cuối cùng trong việc phân xuất các đơn vị của lời nói, đồng thời âm tiết cũng là cơ sở để phân tích cấu trúc kết hợp các âm vị. Các âm vị trong tiếng Việt có ba loại: nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Nguyên âm và phụ âm là những âm vị tuyến tính, chúng kết hợp với nhau theo trật tự trước sau trong quá trình phát âm. Chúng là những âm vị có thể phân

doc131 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng Việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tách ra thành từng đơn vị nhỏ hơn, nên còn gọi là những âm vị đoạn tính. Trái với loại âm vị trên, thanh điệu là âm vị phi tuyến tính, bao trùm toàn bộ âm tiết và gắn liền với âm tiết trong suốt quá trình phát âm. Thanh không thể chiết ra khỏi âm tiết được, mà nhất thiết phải gắn với âm tiết, vì thế nên thanh còn gọi là âm vị siêu đoạn tính. Chính do vai trò của âm tiết như vậy nên từ lâu nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu đơn vị cơ bản này, đặc biệt là bằng phương pháp thực nghiệm. Các công trình thực nghiệm đã được công bố nhiều hơn cả là nghiên cứu về hệ thanh điệu và formant của nguyên âm đơn. Có thể coi Lê Văn Lý là người đầu tiên nghiên cứu thực nghiệm về thanh điệu. Những nghiên cứu thực nghiệm về thanh điệu tiếng Việt còn có thể kể: Nguyễn Hàm Dương (1962); Han Mieko(1968), Hoàng Cao cương (1982); Cao Xuân Hạo (1986), Vũ Kim Bảng (1984), Nguyễn Văn Lợi, Vũ Thanh Phương, Andrea Phạm Hoa... Những nghiên cứu thực nghiệm về formant tiếng Việt có thể kể: Nguyễn Văn Ái (1973, 1974); Vũ Kim Bảng (2002). Tuy nhiên, trong phạm vi âm tiết tiếng Việt, xét về các đặc trưng âm học của nó, còn có một số vấn đề chưa được đề cập tới, đó là: mối quan hệ hay vai trò của âm đầu và âm cuối đối với nguyên âm (formant) và thanh điệu (âm vực và đường nét). Những kết quả nghiên cứu này có giá trị cả về mặt lí thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn. Trong vòng 50 năm qua, công nghệ thông tin đã phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Trong xu hướng chung đó cùng với vai trò của mạng Internet và thông tin di động viễn thông nói riêng, sự phát triển các hệ tự động nhận dạng và tổng hợp tiếng nói như là một nhu cầu tất yếu. Trên thế giới đã có những bộ phần mềm thương mại thuộc lĩnh vực này dành cho tiếng Anh như: IBM Via Voice, Dragon Naturally Speaking, L&H Voice Xpress. Gần đây nhất, hãng Microsoft đã công bố việc tích hợp VUI (Voice User Interface) thay cho GUI (Graphic User Intreface) truyền thống vào phiên bản điều hành Windows thế hệ mới. Tại Việt Nam, nội dung nghiên cứu về nhận dạng tiếng Việt đã được đề cập tới từ năm 1981. Bắt đầu từ năm 1991 cho đến nay, trong các chương trình, đề tài về khoa học và công nghệ, vấn đề nhận dạng và tổng hợp tiếng Việt luôn là một nội dung được ưu tiên. Gần đây, nhiều đề tài các cấp về nghiên cứu phát triển công nghệ nhận dạng và tổng hợp và xử lí ngôn ngữ tiếng Việt đã có những kết quả đột phá trong lĩnh vực này. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xử lí tiếng Việt cho tổng hợp và nhận dạng là một nhu cầu cấp bách đòi hỏi có những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể về ngữ âm tiếng Việt. Từ những tiền đề trên chúng tôi lựa chọn đề tài: Cấu trúc formant của nguyên âm tiếng Việt trong kết hợp với âm tắc và thanh điệu (Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm) làm đề tài luận án. 2. TỔNG QUAN 2.1. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm trên thế giới Formant và cấu trúc formant của nguyên âm là một trong những lĩnh vực nghiên cứu mang tính ứng dụng cao đã được thực hiện ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Theo hướng nghiên cứu này, người ta đã thu được nhiều thành công và đã có kết quả nghiên cứu ứng dụng vào công nghệ xử lí tiếng nói: phần mềm tổng hợp tiếng nói thực hiện bằng phương pháp tổng hợp formant đã được tích hợp vào các tiện ích của điện thoại di động, hộp thư trả lời tự động, xếp hàng tự động... Những tiến bộ và điều kiện kĩ thuật hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các nhà khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống đặc trưng âm học của các ngôn ngữ nói chung và của nguyên âm nói riêng. Vào thế kỉ thứ 19, các nhà khoa học đã nhận thấy vai trò của cộng hưởng trong bộ máy phát âm, đặc biệt là cấu trúc formant của nguyên âm trong việc tạo ra bộ máy phát âm nhân tạo, tiền đề cho những máy tổng hợp lời nói và phần mềm tổng hợp có thể bắt chước giọng nói của con người trong những năm sau này. Các nhà ngữ âm học và cả kĩ sư tin học trong lĩnh vực công nghệ tiếng nói đã quan tâm đến ba khía cạnh của formant trong lời nói tự nhiên: đặc điểm cấu trúc formant, đặc điểm địa phương (regional characteristics), và đặc trưng cá nhân của người nói (subject characteristics). Đặc điểm cấu trúc âm học của formant được nghiên cứu khảo sát sâu và kĩ hơn ở nhiều ngôn ngữ khác nhau mà điển hình là tiếng Anh. Việc lập bản đồ âm học các nguyên âm tiếng Anh đã thực hiện bằng cách dùng tần số formant của các nguyên âm làm cơ sở. Việc lập bản đồ nguyên âm này được tiến hành ngay sau khi xuất hiện máy phân tích phổ lời nói, do hai tác giả Peterson và Barney tiến hành vào năm 1952, các tác giả đã phân tích một tập hợp gồm 10 nguyên âm đơn của mỗi người nói trong tổng số 76 người gồm cả nam, nữ và trẻ em [126, tr 175]. Các tác giả cũng chỉ ra rằng ở những người khác nhau có sự hiện thực hoá về mặt ngữ âm rất khác nhau trong phát âm các nguyên âm của họ, nhưng họ vẫn duy trì các đối lập hệ thống một cách bình thường. Vì vậy, hai người phát âm có thể thay đổi về hình dáng khoảng cách nguyên âm, và các giá trị formant đối với âm /E/, chẳng hạn, ở người này có thể gần với các giá trị formant đối với âm /Q/ ở người kia; nhưng cả hai người đều sẽ thể hiện nét khu biệt âm học thoả đáng giữa /E/ và /Q/ trong hệ thống nguyên âm của họ. Bên cạnh đó, những người khác nhau có trường độ riêng của bộ máy phát âm, và những khác biệt này có ảnh hưởng cố hữu lên mô hình các giá trị formant theo nhiều cách mà người phát âm cũng thực sự không thể kiểm soát nổi. Vì thế không có một phân biệt tuyệt đối về mặt âm học giữa các nguyên âm cận kề hoặc gần nhau đối với nhiều người khác nhau. Là người sử dụng ngôn ngữ mọi người hầu như không gặp khó khăn gì trong việc giải quyết vấn đề này, vì chúng ta có thể, chỉ cần một mẫu lời nói rất nhỏ của một người nói bình thường đối với hệ thống nguyên âm của người đó. Nói cách khác, chúng ta có thể điều chỉnh bản đồ này ở tất cả mọi người, nhưng vẫn có những vùng chung nhất định phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác cũng như giọng nói của từng vùng phương ngữ [126, tr 178]. Khi nghiên cứu tần số của các formant phía trên, Peterson và Barney (1952) đã tiến hành thu âm các nguyên âm tự nhiên ở các từ bắt đầu bằng /h/ và kết thúc bằng /d/ của nhiều người khác nhau (đàn ông, phụ nữ và trẻ em), các tác giả đã phân tích cấu trúc formant của những nguyên âm này, và hình thành nên những nghiên cứu thẩm nhận bằng cách dùng các bản ghi âm tương tự. Từ phân tích của hai ông, rồi đến công trình của Shepard (1972) sau này, đã chỉ ra rằng ở đâu có sự nhầm lẫn thẩm nhận thì ở đó chúng có liên quan mật thiết với sự gần gũi âm học được xác định bằng ba formant thấp nhất. Tư liệu của họ cũng cho thấy một mức thay đổi đáng kể giữa các nguyên âm được coi là điển hình và sự gối lên nhau giữa các nguyên âm khác nhau. Các tác giả đã chỉ ra sự thay đổi của rất nhiều nguyên âm khác nhau khi các formant của chúng được dựng lên so sánh với nhau [126, tr 176]. Những tư liệu này đã hé mở một khía cạnh quan trọng trong hoạt động tiếp nhận nguyên âm, đặc biệt là bản chất hệ thống của formant liên quan đến các giá trị tuyệt đối của chúng. Họ đã lưu ý rằng có một sự đa dạng trong các thuộc tính âm học của các nguyên âm ở trẻ em, phụ nữ và đàn ông nảy sinh từ những khác biệt về độ dài của bộ máy phát âm, cũng như sự đa dạng do những khác biệt giữa các cá thể ở bộ máy phát âm và thay đổi mang tính thói quen của cơ quan phát âm. Kết quả là nhiều nhà nghiên cứu đã lập ra các thuật toán nhằm chuẩn hoá nét biến thể của tư liệu, trên cơ sở sự khác biệt về trường độ của bộ máy phát âm. Thí nghiệm của Ladefoged và Maddieson chứng minh các tần số formant xác định đặc trưng âm vị học của hệ thống nguyên âm. Bằng việc dùng lời nói tổng hợp, họ đã chứng minh nếu một hệ thống nguyên âm trong một câu bị dịch chuyển thì người nghe sẽ thẩm nhận sự di chuyển mang tính hệ thống của nguyên âm vào trong đường giao âm học của một nguyên âm khác xét về mặt âm vị học. Ví dụ: nguyên âm của từ head (cái đầu) có thể bị làm cho nghe thành nguyên âm của từ hid (trốn) nếu các tần số formant của tất cả các nguyên âm khác bị hạ xuống. Dường như người nghe có thể tiếp nhận một cách bình thường đối với một người nói ở một vài từ ban đầu mà họ nghe thấy [109, tr 74]. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu cấu trúc formant của tiếng Anh cấu trúc formant của các nguyên âm tiếng Thụy Điển cũng được nghiên cứu rất kĩ lưỡng trong các công trình của G. Fant và các cộng sự (1959). Việc khảo sát thực nghiệm được thực hiện với một nhóm 24 sinh viên nam tại Viện Kĩ thuật Hoàng gia, những người từng tham gia một khóa học truyền thông, họ đọc một danh sách các nguyên âm độc lập tiếng Thụy Điển bao gồm: /o, a, ă, e, i, y, u, o_/ với khoảng cách 1,5 giây giữa các âm. Tương ứng với bảng phiên âm quốc tế IPA của các kí tự được phát âm là /u:, o:, a:, e:, y:, i:/. Tần số formant được đo qua bộ lọc mẫu phổ tại một vị trí thời gian bằng 1/4 độ dài của nguyên âm. Mục đích trong nghiên cứu của Fant là tập hợp một dữ liệu liên quan đến tần số formant của nguyên âm tiếng Thụy Điển. Những nghiên cứu của Fant (1959) nhằm phục vụ những ứng dụng của công ty điện thoại Erricson từ năm 1946 đến 1948. Thời gian đầu những nguyên âm trong nghiên cứu được thể hiện trong khoảng thời gian là 4 giây để thực hiện một dải phân tích tần số. Những nghiên cứu bước đầu của Fant có những hạn chế trong việc tạo ra giọng nói tổng hợp một cách đều đặn và giọng này được thể hiện giống như tiếng hát hơn là lời nói. Trong nghiên cứu tiếp theo, dữ liệu được bổ sung là giọng nói của trẻ em và phụ nữ, giới hạn của nghiên cứu hiện tại chỉ gồm các nguyên âm dài [92, tr 1]. Ngoài ra, trong công trình “Stops in CV”, Fant cũng đã mô tả ảnh hưởng của phụ âm tắc đến formant của nguyên âm tiếng Thụy Điển ở trường độ và vùng tần số giữa phụ âm và nguyên âm. Năm 1998, Manjari Ohala và John J. Ohala đã tiến hành khảo sát sự tương quan giữa các chuyển tiếp (formant) trong cấu trúc VC phụ âm tính (trong đó V là các nguyên âm /a i u/ còn C là các phụ âm /p t5 ÿ tS k/) với mức độ lẫn lộn của thính giác về đối lập vị trí trong tiếng Hindi. Bằng thủ pháp thử và sai, tác giả đã đánh giá vai trò của các chuyển tiếp formant VC độc lập với sự giải phóng âm tắc [124, tr1]. Năm 1999, James J.Hant và Abeer Alwan đã nghiên cứu và lập mô hình cho chuyển tiếp formant trong bối cảnh nhiễu. Đánh giá cao vai trò quyết định của chuyển tiếp formant trong việc nhận ra vị trí cấu âm của các phụ âm, các tác giả đã đưa ra giả định nếu chuyển tiếp formant này “nhúng” vào trong một môi trường nhiễu, và tiến hành xác định ngưỡng của các trượt lướt thanh điệu (tone glides) và đường formant cá thể ở các tần số khác nhau, có trường độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng là độc lập với mức tần số và chỉ phụ thuộc vào trường độ và tần số trung tâm của chuyển tiếp [96, tr 1896]. Năm 1958, trong bài viết Effect of Third-Formant Transitions on Perception of Voiced Stop Consonants đăng trên The Journal of Acoustical Society of America, Vol. 30, No. 2, 122-126, tác giả dựa trên lời nói tổng hợp (synthetic speech) đã tiến hành thực nghiệm và đi đến nhận xét “chuyển tiếp formant thứ ba là chìa khóa cho việc thẩm nhận các âm /b d Ä/”, “sự đa dạng của chuyển tiếp formant thứ ba tương ứng cặp đôi với chuyển tiếp formant thứ hai ở vị trí đầu trước nguyên âm /i/ và /Q/”. Từ kết quả miêu tả về chuyển tiếp và mức độ ổn định của formant thứ ba các tác giả đi đến nhận xét “sự tồn tại của locus formant thứ ba tương tự với locus đã được tìm thấy trước đó đối với formant thứ nhất và thứ hai” [103, tr 124]. Cũng năm 1958, P.C. Delattre, A. M. Liberman, F. S. Cooper qua khảo sát âm xát tiếng Anh Mĩ, đã cho rằng chuyển tiếp formant là các tương liên âm học của vị trí cấu âm. Tác giả cũng đã tổng kết những nghiên cứu đã có trước đó và cho rằng có hai loại tín hiệu âm học để nhận ra vị trí cấu âm của phụ âm: một là những đặc trưng bản thể, có ở âm tắc (stop) ,âm xát, và âm tắc xát, là điểm mà tỉ lệ tần số của tiếng ồn hay tiếng rít được tạo ra tại điểm rít, và hai là những chuyển tiếp hay biến đổi (sự thay đổi tần số tương đối nhanh) của các formant thứ hai và thứ ba. Trong bài viết này, các tác giả cũng khẳng định chuyển tiếp của formant thứ hai và thứ ba là những dấu hiệu nhận dạng vị trí cấu âm của phụ âm theo hướng chuyển dịch tần số [87, tr 773]. Năm 1955, nhóm tác giả này trong bài viết "Acoustic Loci and Transitional Cues for Consonants" cho rằng những nghiên cứu tổng hợp tiếng nói trước đây đã mô tả sự quá độ của formant thứ hai là những tiêu điểm cho nhận dạng các phụ âm tắc và mũi. Kết quả của những thí nghiệm này có thể đơn giản hóa nếu nó giả định rằng: mỗi phụ âm có một nét đặc trưng và vị trí tần số cố định, hoặc tiêu điểm cho formant thứ hai, tương ứng với vị trí cố định của cơ chế tạo phụ âm. Trên nền tảng đó, những dấu hiệu quá độ có thể được xem như "những sự biến động (sự vận động)" từ tiêu điểm tới trạng thái bền vững của nguyên âm. Thí nghiệm trong bài viết này đã cung cấp thêm một bằng chứng liên quan đến sự tồn tại và những vị trí là tiêu điểm của formant thứ hai cho những phụ âm tắc hữu thanh /b, d, g/. Ở đó xuất hiện một tiêu điểm cho /d/ tại 1800 cps và cho /b/ tại 720 cps. Một tiêu điểm cho /g/ có thể được chứng minh chỉ khi nguyên âm bên cạnh có formant thứ hai của nó trên khoảng 1200 cps. Đối với những phụ âm tắc hữu thanh, thời kì quá độ không thể bắt đầu tại tiêu điểm và đi từ điểm đó đến vị trí cố định của nguyên âm. Đúng hơn là, nếu chúng ta nghe phụ âm một cách thích hợp, phần đầu của đoạn quá độ phải là khoảng lặng. Và nghiên cứu chỉ ra rằng, trong tổng hợp lời nói phụ âm tắc hữu thanh được tổng hợp tốt nhất bằng cách tạo ra trường độ thời gian giữa các khoảng lặng cân bằng với trường độ của chính đoạn quá độ [88, tr 771]. Năm 1995, một nghiên cứu chuyển tiếp formant giữa âm tiết đầu có kết thúc là nguyên âm và âm tiết thứ hai có nguyên âm là âm đầu trong chuỗi kết hợp hai âm tiết trong tiếng Trung Quốc chuẩn cũng đã được nghiên cứu, (Yan Jingzhu). Trong nghiên cứu này 661 chuỗi kết hợp âm tiết tiếng Trung trong đó âm tiết đầu có kết thúc là nguyên âm và âm tiết thứ hai bắt đầu bằng một nguyên âm (VV) được một người bản ngữ nam nói tiếng Bắc Kinh tạo ra, âm thanh tiếng nói là chuỗi kết hợp âm tiết được phân tích bằng máy Kay và Sonagraph 5500. Kết quả cho thấy một sự chuyển tiếp formant được hình thành trong kết hợp âm tiết. Tần số formant có giá trị tại điểm bắt đầu của sự chuyển tiếp cân bằng với formant của nguyên âm hạt nhân của âm tiết đầu [97, tr 42]. Đặc điểm địa phương ở formant được quan tâm nghiên cứu trên phương diện tìm các đặc trưng phương ngữ thể hiện trong cấu trúc của formant. Theo hướng này, người ta mới chỉ quan tâm đến những khác biệt vùng địa phương formant của một ngôn ngữ. Ví dụ bài viết "Tần số formant của nguyên âm trong âm tiết /hVd/ trong lời nói của phụ nữ người miền Nam Australia" của Andrew Butcher, năm 2006.Trong khoảng thời gian 5 năm (2002 - 2006) các nguyên âm được ghi âm bởi các sinh viên năm thứ hai chuyên ngành bệnh học lời nói tại trường đại học Flinder ở Adelaide. Trong nghiên cứu này, dữ liệu chỉ bao gồm những phụ nữ trẻ, những người lớn lên ở miền nam Australia (n = 92, độ tuổi trung bình là 22 tuổi), đa số họ được huấn luyện. Trước khi phát âm danh sách các từ có cấu trúc /hVd/ được chuẩn bị trước và ba dấu hiệu của mỗi nguyên âm là đọc từ những danh sách ngẫu nhiên. (năm 2006, n = 22 ghi âm cộng thêm vào từ "Who'll (ai sẽ) " theo trật tự tạo ra dấu hiệu của tha âm vị trước bên của /u/). Trong tất cả các trường hợp lời nói được ghi âm trực tiếp trên ổ cứng máy vi tính trong môi trường yên tĩnh, số hóa tại 22,5kHz, với độ phân giải 16 - bit. Tần số formant được đo được từ sự hiển thị LPC, những điểm đo được xác định bằng sự liên quan tới những dải phổ rộng, sử dụng chương trình SIL phân tích tiếng nói (phiên bản thuộc 1.5 đến 2.7). Formant được đo ở giữa của sự phân chia đều đặn F1 lớn đối với nguyên âm mở và F1 nhỏ cho những nguyên âm đóng. Nguyên âm đóng /i/ và /u/ trong trường hợp đặc biệt thường không đạt tới F1 nhỏ này cho đến khi nguyên âm kết thúc hoàn toàn. Kết quả miêu tả giá trị trung bình formant thu được cho tất cả các nguyên âm bao gồm cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi của những người ở miền nam Australia [81, tr 450]. Đặc trưng cá nhân người nói thể hiện ở cấu trúc formant bao gồm giới tính, độ tuổi và cả những người mắc các tật phát âm như nói lắp, nói ngọng hay phẫu thuật thanh quản... Và mô hình chuyển tiếp formant đặc thù cá nhân thể hiện trong một vài tổ hợp âm học. "Cấu trúc formant của nguyên âm được tạo ra bởi những người có tật nói lắp với tốc độ nói nhanh và bình thường". Trong nghiên cứu này tác giả Martine Toda, Shinji Maeda, Micheal Aron, và Marie-Odile Berger đã phân tích phần cố định của hai formant F1 và F2 trong cấu trúc CV, chứa nguyên âm /a, i, u/ được phát âm với hai tốc độ nhanh và bình thường, bởi hai nhóm: được điều trị tật nói lắp và không được điều trị tật nói lắp. Quỹ tích bằng nhau được tính toán để quan sát những khả năng khác nhau trong đồng cấu âm giữa ba nhóm. Dữ liệu phân tích bộc lộ sự giảm bớt khoảng cách của nguyên âm cho những người mắc tật nói lắp trong lời nói bình thường. Khi tốc độ lời nói tăng lên, dễ nhận thấy khoảng cách nguyên âm không hề giảm đối với những nhóm người nói sau, tương phản với cách xem xét những người nói lắp với tốc độ nhanh [134, tr 357]. 2.2. Những nghiên cứu về formant của nguyên âm tiếng Việt Nghiên cứu formant của nguyên âm tiếng Việt đã được một tác giả người nước ngoài là Han Mieko (1968) đề cập đến khi thực hiện một loạt nghiên cứu âm vị học các ngôn ngữ châu Á. Cụ thể, trong công trình "Studies in phonology of Asian Languages: Vietnamese Vowel" 11 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội đã được nghiên cứu và mô tả. F1 và F2 của 11 nguyên âm được đo, phân tích, cuối cùng tác giả đi đến kết luận rằng có sự chi phối ảnh hưởng bởi các yếu tố khác là thanh tính và phụ âm tính đến chất lượng của nguyên âm. Khi thực hiện một nghiên cứu về trường độ cố hữu của 11 nguyên âm đơn tiếng Việt, kết quả nghiên cứu của Han Mieko cho thấy có sự ảnh hưởng của thanh điệu đối với các cấu trúc formant của nguyên âm. Theo bà thanh 6 làm thay đổi vị trí F1 của nguyên âm, nó ảnh hưởng mạnh nhất đến các nguyên âm có độ mở hẹp và trung bình và ảnh yếu đến các nguyên âm có độ mở rộng. Thanh này hầu như không ảnh hưởng đến F2 [98, tr 92]. Khi nghiên cứu số lượng formant của nguyên âm tiếng Việt, Nguyễn Văn Ái (1974) đã phân tích 11 nguyên âm đơn tiếng Việt ở vị trí mạnh (nguyên âm đứng riêng thành âm tiết) và ở vị trí yếu (nguyên âm nằm trong kết hợp âm tố, nhằm để phân tích hai nguyên âm ngắn ă, â là hai nguyên âm không bao giờ xuất hiện riêng thành âm tiết) bằng máy xônagorap đã ghi được khoảng 1300 đơn vị âm tiết do ba người phát âm (1 nữ, 2 nam). Kết quả thực nghiệm cho thấy: số lượng formant của mỗi nguyên âm không giống nhau hoàn toàn. Ở nguyên âm u, thường xuất hiện từ một đến hai formant; đôi khi có formant thứ ba nhưng cường độ rất yếu. Những nguyên âm khác có số lượng formant tương đối cố định: /i, e, µ, «, «á, o, / đều có bốn formant, riêng /o/, trong một số biến thể phát âm cá nhân, chỉ xuất hiện hai formant; ở /e, a, ă/, xuất hiện năm formant, riêng /ă/ có khi chỉ có 4 formant. Phần lớn những formant thứ 4, thứ 5 này có cường độ rất yếu. Tác giả kết luận các nguyên âm đơn tiếng Việt có từ 2 đến 5 formant. [2] Trước đó, năm 1973 trong bài viết công bố trên tạp chí Ngôn ngữ, Nguyễn Văn Ái khi nghiên cứu thực nghiệm về mặt vật lí, với việc phân tích 400 ảnh sóng âm của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt được lấy từ 10 CTV. Tác giả đi đến kết luận: Ngoài đặc điểm cấu âm đầu tiên chung của các nguyên âm là sự sản sinh tiếng thanh cơ bản trong thanh quản ra, tất cả các nguyên âm tiếng Việt đều được hình thành cuối cùng ở khoang miệng (không có sự tham gia của khoang mũi, vì khi cấu âm, phần sau của ngạc mềm nâng lên đóng chặt đường thông lên khoang mũi). Do đó, chính hiện tượng cấu âm ở khoang miệng: độ mở của miệng, góc độ của hàm và vị trí của lưỡi là nguyên nhân trực tiếp có tính chất quyết định đến hiệu quả âm học của từng nguyên âm. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra vùng tần số F1 và F2 của từng nguyên âm tiếng Việt như sau: Nguyên âm F1 F2 i 250 - 420 Hz 2380 - 3360 Hz ê 354 - 595 Hz 2000 - 2830 Hz e 595 - 840 Hz 1630 - 2380 Hz ư 250 - 420 Hz 840 - 1190 Hz ơ 354 - 595 Hz 1000 - 1190 Hz a 707 - 1000 Hz 1190 - 1410 Hz u 250 - 420 Hz 595 - 840 Hz ô 354 - 595 Hz 707 - 1000 Hz o 595 - 707 Hz 840 - 1000 Hz Kết quả thực nghiệm của các nguyên âm tiếng Việt cho thấy, những F1 của các nguyên âm dòng trước, dòng giữa và dòng sau có cùng độ nâng lưỡi thường nằm trong vùng tần số formant giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: /i, µ, u/, /e, «, o/, và /E, / có thể thay thế nhau được ở vùng tần số F1 này. Vậy những tiêu chí khu biệt các nguyên âm cùng nhóm trên là ở những F2 có vùng tần số lớn hơn các F1. Nguyên âm dòng trước /i, e, E/ có vùng tần số F1 và vùng tần số F2 nằm cách xa nhau; u, o,  là những nguyên âm dòng sau, bản thân chúng có vùng tần số F1 và F2 cách nhau trung bình. Các nguyên âm tiếng Việt nằm trong khoảng tần số 250 -3800Hz [1]. Hoàng Cao Cương (1986) [13] khi phân tích các sonagram đã nhận thấy ở các âm tiết có chứa các thanh điệu 1, 3, 5, F2 của nguyên âm thường được thể hiện rõ hơn, trong khi đó các âm tiết chứa các thanh còn lại thể hiện F1 rõ hơn. Về dạng của formant, trong mọi trường hợp các F1 đều bằng phẳng, trong khi F2 của các âm tiết chứa các thanh 3, 5 lại có dạng đi lên. Tác giả cho rằng nếu quan niệm F2 là đặc trưng quan trọng của nguyên âm thì dễ nhận thấy trong hệ thanh điệu Việt chỉ có thanh 1 là giúp cho dễ nhận diện các chiết đoạn. Các thanh 4 và 6 làm cho người ta khó nhận diện các đoạn nằm ở vị trí chung âm. Các thanh 3 và 5 có những ảnh hưởng nhất định đối với F2. Ngoài ra khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của phụ âm tới nguyên âm, tác giả nhận thấy đặc trưng chuyển tiếp giữa C1 tới V và từ V tới C2 rất khác nhau. Trong khi các chuyển tiếp C1V thường dễ dàng được thẩm nhận vì kích thước lớn (giảm hoặc tăng cường độ từ 3-5dB, trường độ ít nhất là 15ms) thì các chuyển tiếp VC2 thường thể hiện mờ nhạt (dao động và biến thái cường độ không vượt quá 2dB, trường độ không vượt quá 10ms). Trong khi các dạng chuyển tiếp C1V thường ổn định, phụ thuộc chặt chẽ vào các đặc trưng cố hữu của C1 thì chuyển tiếp VC2 thường chỉ phụ thuộc vào đặc trưng cố hữu của V và thanh điệu mà âm tiết chuyển tải. Các dạng chuyển tiếp của C1V trong âm tiết kiểu Việt là bị nổi bật lên, trong khi chuyển tiếp VC2 bị hòa kết, làm liền lại các chiết đoạn vốn dĩ có các đặc trưng cố hữu khác biệt nhau. Nếu coi đặc trưng về tính tách biệt như là một biểu hiện quan trọng nhất của các yếu tố âm thanh chiết đoạn thì có thể kết luận là C1 bảo lưu được nhiều đặc trưng cố hữu của chúng hơn C2 khi cả hai đều tham gia vào cấu trúc âm tiết. Xét từ quan điểm chiết đoạn, C1 là đồng chất hơn C2. Một tình trạng tương tự xảy ra trong khu vực các âm thanh vốn được coi là siêu đoạn của tiếng Việt. Nếu coi rằng điệu tính là nét ngữ âm (hoặc) chùm nét ngữ âm hành chức bao trùm lên một chỉnh thể lớn hơn một chiết đoạn và sự thể hiện nó là có tính quy luật theo đặc điểm tuyến tính của cấu trúc chỉnh thể ấy (được phân bố theo thời gian), thì trong số thanh Việt chỉ có thanh 1 là thanh vị đủ tư cách một đơn vị thuần điệu tính. Sự hoạt động của thanh này không làm cho cấu trúc mà nó bao trùm lên bị phá vỡ các đặc điểm cố hữu, không lấy các vùng chiết đoạn dễ cảm ứng với sự phá vỡ cấu trúc làm nơi thể hiện các điểm đặc biệt của mình. Và cái quan trọng, sự thể hiện của nó bao trùm lên toàn bộ âm tiết tới mức không để lộ ra các đặc điểm tuyến tính của các chiết đoạn thành phần ở cái chỉnh thể mà nó phủ lên. Những thanh 3, 6, 5', 6' tạo thành một nhóm thanh vị khác, ở đó sự thể hiện thanh bị chi phối bởi cấu trúc chiết đoạn. Chúng đều phải lấy phần cuối của cấu trúc chiết đoạn làm nơi thể hiện các đặc thù của mình. Phần dễ cảm ứng với các thay đổi về phân bố năng lượng (các đoạn transient) của cấu trúc chiết đoạn cũng là khu vực gánh lấy thông tin cần yếu của thanh. Đoản độ của C2 cùng sự phá vỡ cấu trúc chùm nét khu biệt của các chiết đoạn nằm trong khoảng đo 75 -100 Hz chính là biểu hiện của xu thế này. Những biểu hiện này đạt đến mức cực đoan ở các thanh 5' và 6'. Ở các âm tiết có chứa hai thanh này, C2 bị biến mất và để nhận diện ra chúng, người bản ngữ phải tận dụng các đặc thù locus bộc lộ ở cuối cấu trúc chính âm. Tuy nhiên, do chỗ các bộ phận nằm ở cuối các âm tiết có chứa thanh thường nghèo nàn về các đặc trưng cố hữu cho nên sự nhận diện những bộ phận này thường gặp nhiều khó khăn trong thực tế. Năm 2002, những kết quả nghiên cứu về hệ formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Hà Nội đọc tách rời đã được tác giả Vũ Kim Bảng trình bày trong giới hạn phạm vi nghiên cứu là các CTV người Hà Nội và kết quả nghiên cứu được tính theo giới tính. Việc trình bày giá trị khách quan của formant tính bằng Hz trong mối tương quan với giá trị cảm nhận tính bằng đơn vị Bark cho phép đưa ra các nhận xét về sự phân bố của hệ thống nguyên âm đơn tiếng Hà Nội. Đây chính là cơ sở để tiếp tục thực hiện nghiên cứu các formant này trong chuỗi lời nói liên tục cũng như các nguyên âm có sự tác động của thanh điệu. Các đặc trưng âm học khác của tiếng Việt được nghiên cứu theo trình tự âm tố (nguyên âm, phụ âm), âm tiết bao gồm cả thanh điệu và chuỗi lời nói góp phần làm sáng tỏ đặc điểm đơn lập của tiếng Việt [6]. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Dựa vào việc mô tả cấu trúc formant của các nguyên âm đơn trong kết hợp với thanh điệu và âm tắc ở các vị trí khác nhau trong âm tiết, mục đích chính của luận án là: cung cấp các thông số âm học quan trọng cho quá trình tổng hợp tiếng Việt, nhận dạng giọng nói tiếng Việt. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu cấu trúc formant của nguyên âm ở nước ngoài và ở Việt Nam nhằm xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài. - Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài trên cơ sở định rõ khái niệm cấu trúc formant của nguyên âm và những vấn đề liên quan. - Tìm các đặc điểm âm học liên quan đến formant của nguyên âm trong quan hệ với thanh điệu và phụ âm tắc, phụ âm mũi; đồng thời xác định sự tác động qua lại của yếu tố như phụ âm (phụ âm tắc, phụ âm mũi) và thanh điệu đến formant của nguyên âm trên ba phương diện: trường độ formant, vùng tần số formant và diễn tiến formant. - Luận án sẽ chỉ ra các đặc điểm âm học của mối quan hệ giữa phụ âm và nguyên âm, giữa thanh điệu và nguyên âm. - Phân tích và mô tả đặc điểm liên cấu âm giữa thanh điệu và nguyên âm. - Phân tích và mô tả đặc điểm liên cấu âm giữa phụ âm đầu tắc và nguyên âm. - Phân tích và mô tả đặc điểm liên cấu âm giữa phụ âm cuối tắc và nguyên âm. - Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét chung về đặc điểm ngữ âm âm học của mối quan hệ giữa thanh điệu và nguyên âm, giữa phụ âm và nguyên âm có so sánh và thảo luận với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc formant của các nguyên âm đơn tiếng Việt trong bối cảnh kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở cả hai vị trí mở đầu và kết thúc âm tiết. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ giới hạn với cấu trúc formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt với 6 phụ âm đầu tắc, mũi /m, n, N, p, t, k/ và 6 phụ âm cuối tắc, mũi /m, n, p, t/ và /N, k/. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phục vụ cho việc mô tả cấu trúc formant của nguyên âm trong các kết hợp, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp: phương pháp miêu tả và ngữ âm học thực nghiệm. Ngoài ra, để chỉ rõ sự ảnh hưởng giữa thanh điệu đến formant của nguyên âm, giữa phụ âm đầu và cuối đến formant so sánh với formant nguyên âm ở trạng thái độc lập, một số thủ pháp thống kê và so sánh cũng được sử dụng để trình bày, thể hiện và nhận xét các kết quả. Để quan sát, miêu tả, phân tích các thông số âm học (các giá trị formant (F1, F2) của nguyên âm) cũng như vẽ các biểu đồ, luận án đã sử dụng phần mềm phân tích ngữ âm Praat. Minh hoạ chương trình Praat và các cửa sổ của nó. Praat gồm màn hình phía trên hiển thị dạng sóng của âm; màn hình dưới hiển thị các tham số: 1- Cửa sổ phía trên biểu thị dạng sóng của nguyên âm. 2 - Cửa sổ phía dưới biểu thị ảnh phổ trong đó có hiển thị đường nét diễn tiến formant của nguyên âm. Ảnh phổ biểu thị vùng năng lượng của formant là những khoảng tối sậm màu; vùng sậm màu ở dưới cùng biểu thị F1 của nguyên âm, những vùng sậm màu phía trên biểu thị vùng tần số F2. Đường nét của formant của nguyên âm được hiển thị bằng những điểm liên tục màu đen nhạt; 3- Cửa sổ nhỏ phía trên bên phải hiển thị các giá trị formant của nguyên âm trên từng điểm đo. Trục tung bên trái là thang đo và các mức tần số Hertz (Hz), trục hoành phía dưới là trường độ của âm được tính bằng mili giây (ms). Các khoảng đo cách đều nhau 10 ms cho phép theo dõi sự diễn tiến của formant và sự biến đổi của cường độ đo bằng decibel (dB) và ranh giới trường độ mỗi bộ phận cấu thành âm tiết theo hàm thời gian. Giá trị tần số F1, F2, F3, F4 trên từng điểm đo Diễn tiến tần số F3 Diễn tiến tần số F2 Diễn tiến tần số F1 Căn cứ vào Spectrogam này, chúng tôi phải xác định được hai thông số âm học: Trường độ của phụ âm đầu tính bằng mili giây (ms) liên quan đến phương thức và thanh tính của phụ âm đó. Trường độ formant của nguyên âm tính bằng mili giây (ms) liên quan đến phương thức và vị trí cấu âm của nguyên âm. Diễn tiến của formant tính bằng Herz (Hz) theo thời gian (ms) trong đó quan trọng nhất là diễn tiến ở giai đoạn chuyển tiếp của F1 và F2 kết hợp với âm đầu và âm cuối. Đây là thông số âm học được quan tâm nghiên cứu. Để xác định được hai thông số trên, ở mỗi Spectrogam phải xác định hai điểm quan trọng: Điểm bắt đầu của đỉnh chuyển tiếp tức là ranh giới giữa phụ âm đầu và nguyên âm. Điểm kết thúc chuyển tiếp của các formant, thời điểm mà các formant kết thúc quá trình đi lên hoặc đi xuống, bắt đầu diễn tiến đều đặn như formant của âm tiết trong kết hợp thanh điệu không bị chi phối bởi phụ âm đầu. Chương trình Praat tính toán diễn tiến tần số của tất cả các formant (F1, F2, F3, F4) của nguyên ...suốt trên đường thoát không khí và các khoang mà không khí đi qua. Tuy nhiên, ở hầu hết các âm xát, âm được tạo ra bởi sự hỗn loạn không khí tại một điểm xác định nào đó. Vì thế âm [v] trong từ viên được tạo ra với môi dưới hơi tì vào mép hàm răng trước phía trên, sao cho sự hỗn loạn xảy ra khi không khí bị đẩy ra. Ở hầu hết các âm mà đã nhắc đến cho đến nay, sự rung động của các dây thanh đều diễn ra liên tục trong suốt quá trình phát âm âm đó. Tất cả các âm như vậy được gọi là hữu thanh. Nhưng một số âm là vô thanh; chúng đều sử dụng các kiểu dáng cấu âm hoàn toàn giống như đã miêu tả đối với các âm hữu thanh nhưng luồng hơi bị ngắt quãng, vì các dây thanh không rung động. Hiện tại có nhiều đợt không khí không có chu kì hoạt động với tư cách như một nguồn âm, và chỗ tắc hoặc chỗ ngắt ở một vị trí nào đó trong lối thoát không khí và các khoang phía trên thanh quản trở thành nguồn âm. Ở một âm xát vô thanh, chẳng hạn như âm [f] trong từ phố, sự hỗn loạn sinh ra khi môi dưới hơi tì vào mép hàm răng trước phía trên là nguồn âm. Vì vậy, các âm xát có thể là vô thanh hoặc hữu thanh, và âm [f] vô thanh là âm giống hệt với âm [v] hữu thanh, vốn sử dụng cả rung động của khe thanh lẫn sự hỗn loạn được sinh ra do tắc nghẽn cục bộ. So sánh các từ phố và vố, trong đó nét khu biệt chính là hữu thanh, hay rung động dây thanh, trong suốt quá trình phát âm âm [v]. Các âm tắc cũng có tính chất vô thanh nếu rung động dây thanh không bắt đầu cho đến khi bắt đầu sự giải phóng sự tắc nghẽn ở trong khoang miệng. Nét khu biệt chính giữa các âm đầu ở trong các từ pin và bin, khi được phát âm, là ở chỗ ở từ đầu, rung động dây thanh bắt đầu sau khi hai môi đã bắt đầu tách ra, và ở từ sau, các khe thanh đã đang rung động khi hai môi tách ra. Trong lời nói liên tục bình thường một số quá trình này diễn ra rất nhanh, và kết quả là có thể kết hợp với nhau. Âm tạo ra có thể cho biết những thay đổi chất lượng nhanh chóng, và khía cạnh động lực học lời nói này cũng quan trọng trong việc cung cấp các dấu hiệu cho người nghe một chuỗi cố hữu các âm lời nói. 1.5. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt và mối quan hệ giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết 1.5.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Cho đến nay, trong phân tích ngữ âm tiếng Việt, có ít nhất là ba quan điểm khác nhau về cấu trúc nội tại của âm tiết. Sau đây là phác họa các mô hình cấu trúc âm tiết: 1. Trong công trình nghiên cứu về tiếng Việt, Lê Văn Lý bàn về các cách kết hợp của âm vị tiếng Việt thành những âm có ý nghĩa, tức là một âm tiết. Và ông cho rằng có bốn loại âm tiết tiếng Việt như sau [73, tr 123]: Chỉ có nguyên âm; Nguyên âm + Phụ âm; Phụ âm + Nguyên âm Phụ âm + Nguyên âm + Phụ âm. Mặc dù thừa nhận rằng mỗi âm tiết tiếng Việt chỉ có thể mang một thanh (tr.126), tác giả vẫn cho rằng mỗi âm tiết tiếng Việt không thể có quá ba âm vị vì ông cho rằng thanh chỉ là một yếu tố ngôn điệu như trong ngữ âm tiếng Ấn Âu, và do vậy không phải là một âm vị gắn liền với âm tiết. Nói các khác, âm tiết tiếng Việt theo như mô tả của Lê Văn Lý chỉ gồm ba âm vị tuyến tính. Vì lẽ đó chúng tôi xếp quan điểm của ông vào quan điểm mô tả theo cấu trúc CV hiểu theo nghĩa rằng quan điểm của tác giả là chỉ chú trọng đến các yếu tố tuyến tính mà bỏ ra ngoài các yếu tố phi tuyến tính: Loại 1: V Loại 2: VC Loại 3: CV Loại 4: CVC Nguyễn Bạt Tụy cũng bàn về âm tiết, mà ông gọi là "vần". Tác giả định nghĩa "vần" là một hay nhiều âm cùng phát ra một hơi mà lập thành một tiếng hay một phần tiếng. Ông cũng lưu ý độc giả rằng đừng nên lẫn với "vận" - là sự trở lại của cùng một âm ở cuối hai hay nhiều câu thơ. Khi mô tả các dạng kết hợp "vần", tác giả cho rằng "vần" tiếng Việt có ba loại lớn [74, tr 78-85]. vần chính là vần có toàn âm chính ghép thành; vần bán là vần do âm chính và âm bán ghép thành; vần phụ là vần do âm chính và âm phụ, hay âm chính, âm bán và âm phụ ghép thành. Tác giả có bàn về việc ghép thanh vào mỗi "vần", nhưng quan niệm của ông không thật rõ ràng. Một đằng tác giả vẫn cho rằng thanh gắn liền với âm chính, và ông cho các âm chính mang thanh khi ghép "vần"; mặt khác, khi phân loại các "vần" thì ông lại chỉ nhắc đến ba thành phần âm vị là âm chính, âm bán, âm phụ mà thôi, nghĩa là các âm vị tuyến tính -nếu nhìn từ quan điểm ngữ âm học loại hình ngôn ngữ Ấn Âu. Một tác giả khác cũng bàn về cấu trúc âm tiết tiếng Việt, là Emeneau (1951). Ðáng chú ý là tác giả nhận ra là từ của tiếng Việt trong nhiều trường hợp đã trùng khít với âm tiết. Và vì thế, từ có thể là một hạt nhân chủ yếu gồm một trong nhóm của 11 nguyên âm, hay những kết hợp khác nhau của hai hay ba âm vị của nhóm đó. Trước phần hạt nhân này có khi không có gì, hoặc là có một trong 21 âm vị phụ âm. Sau phần hạt nhân có thể không có gì (một số tổ hợp nguyên âm không cho thêm gì nữa cả), hoặc là có một trong 8 phụ âm mà trong đó có 7 tương tự với nhóm 21 phụ âm đầu. Tác giả cũng nhắc đến vai trò của thanh điệu, và cũng nhận thấy là các tổ hợp âm vị đều có một trong 6 thanh và trọng âm đặt ở nguyên âm đầu hay nguyên âm thứ nhì. Tuy vậy, sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt được tác giả mô tả là một tổ hợp của "phụ âm + nguyên âm + phụ âm". Ðiều đó cho thấy quan điểm của tác giả vẫn xem âm tiết chỉ là một kết hợp của những âm vị tuyến tính mà thôi [91]. Laurence Thompson (1965) là người tiếp thu những quan điểm của các tác giả trường phái Nga (như Andreev và Gordina) nhưng đã đẩy xa hơn mà nhìn nhận vai trò của thanh điệu như là một thành phần không thể thiếu trong kết cấu âm tiết tiếng Việt. Ông nhận ra cấu trúc âm tiết tiếng Việt chỉ đơn giản là một kết cấu gồm ba thành phần: âm đầu + hạt nhân + thanh điệu, trong đó hạt nhân là nguyên âm và bất kì âm vị nào đi theo sau nó. Ở điểm này, tác giả không nói thêm là "hạt nhân" của âm tiết có phải là một kết hợp bậc hai của cấu trúc, hay chỉ là sự mở rộng cấu trúc ba phần đó. Chỗ khác ông lại cho thấy rằng một âm tiết có ít nhất là một nguyên âm và một thanh. [140, tr45]. Sau đó, khi mô tả cấu trúc của thành phần hạt nhân âm tiết, tác giả cho biết là hạt nhân âm tiết tiếng Việt có thể là gồm một yếu tố (một nguyên âm), hoặc hai yếu tố (bao gồm một nguyên âm và một bán âm hay một phụ âm cuối), cũng có thể là một kết cấu ba yếu tố (gồm một nhóm nguyên âm và một phụ âm cuối). Tác giả không trình bày thêm về mối quan hệ thứ bậc của các "yếu tố" vừa nêu đối với cấu trúc âm tiết. Mặc dù vậy, đây là một bước tiến rất lớn trong việc tìm hiểu âm tiết tiếng Việt. Ít ra là cũng từ đây đã hình thành một quan điểm khác về cách nhìn cấu trúc âm tiết tiếng Việt. Các tác giả đi sau vẫn thường nối tiếp ông mà phát triển thêm quan điểm cho rằng âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc: Hình 1.9: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo tầng bậc  2. Trong số những tác giả người Việt nghiên cứu về âm tiết tiếng Việt có Nguyễn Quang Hồng chủ trương khác hẳn các tác giả khác. Trong một bài nghiên cứu năm 1974, tác giả dựa trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Hán mà chủ trương rằng tiết vị là đơn vị âm thanh cơ bản của ngôn ngữ. Ông có nhận xét về tính khác biệt của hai loại hình ngôn ngữ Ấn Âu và ngôn ngữ đơn tiết: trong khi ở các ngôn ngữ loại trên những đơn vị cơ bản của ngôn ngữ là âm vị, các ngôn ngữ loại dưới lấy âm tiết làm đơn vị phân tích cuối cùng. Ông theo truyền thống âm vận học Trung Hoa và các nhà đông phương học Nga mà xem âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc chung, "đơn nhất" - hiểu theo nghiã của tác giả là một đơn vị phân tích ngữ âm nhỏ nhất, một tiết vị . Tác giả cho rằng âm tiết tiếng Việt chỉ gồm có hai yếu tố cấu thành, là khuôn thanh và khuôn vần, kết hợp nhau theo thế lưỡng phân. Khuôn thanh có thể vắng mặt, nhưng khuôn vần luôn luôn có mặt. Khuôn thanh và khuôn vần lại có thanh điệu là yếu tố siêu đoạn tính thực hiện chức năng khu biệt các hình tiết; ngoài ra, hình tiết tiếng Việt còn một dạng âm sắc rất đặc biệt, gọi là "hô". Tác giả cho một vài trường hợp thí dụ về "hô": sự đối lập rõ rệt về "hô" (khai khẩu/hợp khẩu) trong các cặp âm tiết như kè-què, lan-loan, xiên-xuyên... và nói thêm là thanh và hô chỉ là những yếu tố phụ trợ, khi thì gắn liền với khuôn vần, khi thì với khuôn thanh, có khi gắn với cả hai [47, tr 36]. Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo Nguyễn Quang Hồng là: thanh hô khuôn thanh khuôn vần Hình 1.10: Sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo Nguyễn Quang Hồng Quan điểm về âm tiết là đơn vị cơ bản của tiếng Việt thật ra đã được biết đến từ sớm hơn thế. Cao Xuân Hạo đã trình bày "quan điểm phi đoạn về âm vị và cấu trúc âm tiết tiếng Việt" (1965), trong đó ông đã khẳng định là "âm vị tự bản chất là phi đoạn". Tác giả đã nêu ra ba yếu tố của âm tiết phát sinh đồng thời: thanh điệu, âm chính và tính chất của mối quan hệ cấu âm. Sự kết hợp phi tuyến tính như vậy cho thấy là âm tiết tiếng Việt không phải là một kết hợp cùng tính chất như trong các ngôn ngữ Ấn Âu. Trong một công trình quan trọng về cấu trúc âm tiết tiếng Việt ra đời sau đó, ông lại khẳng định tính không phân lập của âm tiết tiếng Việt. Ông đưa ra một minh hoạ về tính cách phi đoạn của âm tiết tiếng Việt so sánh với âm tiết Ấn Âu qua thí dụ về một âm tiết [lun] như sau: Hình 1.11: Sự khác biệt về cơ cấu của hai loại hình âm tiết Tác giả Hoàng Tuệ (1972) cũng đã đưa ra một cấu trúc tầng bậc, trong đó đáng chú ý là tác giả đưa mối quan hệ kết hợp giữa âm chính và âm cuối vào trong sơ đồ cấu trúc. Khi thừa nhận vai trò khu biệt âm tiết của yếu tố tuyến điệu trong cấu trúc âm tiết (thanh điệu và quan hệ kết hợp) là thừa nhận những yếu tố phi tuyến tính bên cạnh những kết hợp tuyến tính của các âm vị tiếng Việt. Ðây là một điểm mới trong nghiên cứu tiếng Việt. Hình 1.12: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo Hoàng Tuệ Quan điểm phi đoạn về âm tiết tiếng Việt về sau được tập trung trong một công trình lí thuyết quan trọng của Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa (1998). Lí thuyết phi đoạn về âm tiết tiếng Việt có ý nghĩa lớn ở chỗ đã nêu lên được tính cách đặc thù của âm tiết tiếng Việt so sánh với các ngôn ngữ loại hình khác. Mặc dù những đóng góp quan trọng về lí thuyết ngữ âm học phi đoạn, nhưng cho đến nay, các nhà ngữ âm Việt Nam dường như vẫn dừng lại ở việc mô tả âm tiết tiếng Việt theo quan điểm truyền thống dưới đây.  3.  Hiện nay quan điểm tầng bậc về cấu trúc âm tiết tiếng Việt vẫn là một quan điểm được áp dụng rộng rãi. Quan điểm được tác giả Đoàn Thiện Thuật trình bày trong công trình Ngữ âm tiếng Việt. Tác giả trình bày sơ đồ cấu trúc âm tiết trên dưới hai dạng: biểu đồ hình cây và hình hộp. Dưới dạng hình hộp, sơ đồ cấu trúc của tác giả cho thấy rõ tính cách bao trùm của thanh điệu lên toàn bộ cấu trúc âm tiết: Hình 1.13: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo Ngữ âm tiếng Việt (1977) [71] Lướt qua những quan điểm khác nhau về mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt của các tác giả trên đây, có thể thấy rằng chúng phản ánh đà tiến chung của việc nghiên cứu âm tiết nói chung: sự phát triển việc tìm hiểu âm tiết tiếng Việt từ Lê Văn Lý đến nay ghi nhận một sự phát triển từ quan niệm chỉ mô hình hoá những kết hợp của các âm vị tuyến tính (nguyên âm và phụ âm), đến sự quan tâm đến những yếu tố phi tuyến tính (thanh, mối quan hệ kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm cuối). Như vậy, cấu trúc âm tiết tiếng Việt đã được mô tả theo nhiều quan điểm khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi lấy sơ đồ cấu trúc âm tiết có cả hai yếu tố đoạn tính và siêu đoạn tính dựa theo quan điểm của tác giả Đoàn Thiện Thuật trong công trình Ngữ âm tiếng Việt làm cơ sở để phân tích. 1.5.2. Quan hệ giữa các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính trong âm tiết Âm tiết tiếng Việt không chỉ là sự kết hợp của các âm vị đoạn tính, mà còn các yếu tố siêu đoạn tính cũng làm nên nét đặc trưng có ý nghĩa của âm tiết. Trong nội bộ âm tiết tiếng Việt, có nhiều mối quan hệ như: quan hệ giữa âm đầu và âm chính, quan hệ giữa âm chính và âm cuối, quan hệ giữa phụ âm cuối và thanh. Những yếu tố phi đoạn này của cấu trúc âm tiết có tính cách khác với thanh điệu, là yếu tố phi đoạn khác có ý nghĩa âm vị học nổi bật. Vả chăng, các mối quan hệ này đều đã được biểu hiện bên cạnh các yếu tố đoạn tính: chẳng hạn quan hệ chặt giữa nguyên âm và phụ âm cuối thường biểu hiện qua một nguyên âm ngắn hay một phụ âm cuối chặt. Thanh điệu là yếu tố phi tuyến tính của âm tiết bên cạnh các yếu tố tuyến tính khác, và như thế thì thanh là một thành phần cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Những cứ liệu thực nghiệm ngữ âm cho thấy thanh điệu ảnh hưởng vào phụ âm đầu rất yếu ớt so với phần còn lại của âm tiết. Thanh ảnh hưởng mạnh nhất ở đỉnh âm tiết và nó còn gắn vào cả âm cuối. Khi phát âm một âm tiết nào đó, chỉ số đo độ cao của phần cuối âm tiết trước khi dứt âm tiết xác nhận điều đó. Vai trò của thanh trong âm tiết là một vấn đề cho đến nay chưa được giải quyết cặn kẽ. Nghiên cứu thực nghiệm ngữ âm có thể là cơ sở để có những kết luận rõ ràng thêm nữa về chức năng của thanh trong kết hợp âm tiết. Là một âm vị phi tuyến tính, thanh không chỉ tác động lên một âm vị tuyến tính mà còn là yếu tố tạo âm sắc chung cho cả âm tiết. Tuy vậy, âm chính vẫn là thành phần âm tiết bị ảnh hưởng bởi thanh điệu ở mức độ cao nhất. Âm đầu và âm cuối không có đầy đủ âm lượng để có thể "nhiễm" thanh mạnh hơn âm chính được. Khi kéo dài một âm tiết, có hiện tượng thanh gắn rõ nét ở âm cuối nếu so với âm đầu. Nhưng âm lượng ở giai đoạn khép âm tiết đã giảm rất nhiều, khó mà có thể nói đến sự kết hợp chặt dần ở phía cuối âm tiết với hàm ý rằng thanh nhiễm mạnh vào âm cuối. Thanh nhiễm mạnh nhất là ở đỉnh âm tiết, và chỉ ở đỉnh mà thôi. Nếu âm tiết khép có các phụ âm cuối /p, t, k/ chỉ mang thanh sắc và nặng, là vì những phụ âm đó phát ra đều kèm theo hiện tượng nghẽn thanh hầu, như hai thanh sắc và nặng. CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA FORMANT CỦA NGUYÊN ÂM VÀ THANH ĐIỆU Chương này trình bày mối quan hệ của các thanh điệu cụ thể là quan hệ của tần số cơ bản F0 đối với cấu trúc formant của nguyên âm. Về mặt vật lí, thanh điệu là sự vận động của thanh cơ bản (F0), trong quá trình phát âm âm tiết. Sự vận động của F0 (đường nét âm điệu) có thể biểu diễn dưới dạng đường cong như là đồ thị của hàm sóng âm, phụ thuộc vào thời gian. Tần số của thanh cơ bản làm thành độ cao hay âm vực của giọng trong suốt quá trình phát âm. Do đó, sự thay đổi độ cao của thanh cơ bản sẽ cho những đường nét lên xuống của thanh điệu và ngữ điệu. Tần số thanh cơ bản F0 mang tính tương đối; nhưng đặc trưng cho từng thanh điệu. Đường nét F0 được xác định bằng sự biến đổi tần số dao động của dây thanh, do các cơ thanh quản, cũng như áp suất dòng khí đi qua thanh môn điều phối. Như vậy, thanh điệu là tổng hòa các tiêu chí về độ cao, kết hợp với sự điều phối các cơ của thanh quản, và dòng khí đi qua thanh môn tạo nên các kiểu tạo thanh khác nhau. 2.1. Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu Về trường độ, các mẫu khảo sát cho thấy thanh điệu có ảnh hưởng đến trường độ của các nguyên âm. Do những thể hiện về đường nét gãy, trắc trong phân bố cường độ và cao độ mà các thanh trắc cũng bị ngắn lại. Khi đo trường độ nguyên âm ở tất cả các mẫu trong kết hợp với thanh điệu chúng tôi nhận thấy đối với các thanh bằng như huyền và ngang, trường độ của nguyên âm dài hơn khi kết hợp với các thanh trắc. Trong đó khi kết hợp với thanh huyền, nguyên âm có trường độ dài nhất từ 322 - 408 ms. Thanh nặng có trường độ ngắn nhất 158 – 202 ms. Chính sự kéo dài trường độ của nguyên âm khiến cho cấu trúc formant của nguyên âm cũng dài ngắn tuỳ theo các kết hợp thanh điệu. Trong tương quan so sánh thì nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu có thể sắp xếp theo trật tự: từ dài đến ngắn tính theo ms như sau: huyền - ngang - ngã - sắc - hỏi - nặng. Trường độ của nguyên âm khi kết hợp với thanh điệu ở cả hai nhóm CTV nam và nữ được minh họa bằng bảng và biểu đồ sau: CTV Nam Thanh điệu Nguyên âm Trường độ (ms) Huyền Ngang Ngã Sắc Hỏi Nặng /i/ 371 363 313 256 267 158 /e/ 332 324 301 257 233 184 /E/ 357 352 301 258 220 178 /µ/ 331 328 300 274 254 176 /«/ 339 333 276 276 254 167 /a/ 322 317 271 290 222 159 /u/ 341 333 275 258 247 186 /o/ 345 331 291 289 257 197 // 367 333 288 291 228 160 Bảng 2.1: Trường độ nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu CTV nam Biểu đồ 2.1: Trường độ nguyên âm kết hợp với thanh điệu CTV nam Thanh điệu Nguyên âm Trường độ (ms) Huyền Ngang Ngã Sắc Hỏi Nặng /i/ 379 328 314 260 259 202 /e/ 415 353 298 286 276 216 /E/ 368 346 283 299 280 185 /µ/ 394 354 272 264 257 199 /«/ 408 363 305 272 288 195 /a/ 407 351 312 288 266 171 /u/ 380 371 289 280 274 187 /o/ 404 364 322 294 266 227 // 370 367 294 273 259 165 Bảng 2.2: Trường độ nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu CTV nữ Biểu đồ 2.2: Trường độ nguyên âm kết hợp với thanh điệu CTV nữ 2.2. Vùng tần số formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu Về cấu trúc formant, những thanh có đường nét gãy, trắc làm cho phần cuối của nguyên âm mà nó kết hợp có những biến động về vùng phân bố formant giữa F1 và F2. So sánh kết quả nghiên cứu vùng tần số formant của nguyên âm tiếng Việt của Nguyễn Văn Ái (1973) và kết quả nghiên cứu của chúng tôi như sau: Nguyên âm Nghiên cứu của chúng tôi Nguyễn Văn Ái (1973) Nữ Nam F0 F1 F2 F0 F1 F2 F1 F2 /i/ 257 312 2881 165 291 2231 250 - 420 2380 - 3360 /e/ 254 516 2420 154 394 2239 354 - 595 2000 - 2830 /E/ 224 685 2569 153 598 2304 595 - 840 1630 - 2380 /µ/ 280 353 1303 153 399 1296 250 - 420 840 - 1190 /«/ 240 548 1225 151 453 1290 354 - 595 1000 - 1190 /a/ 228 897 1937 150 994 1749 707 - 1000 1190 - 1410 /u/ 276 345 811 153 466 2125 250 - 420 595 - 840 /o/ 256 509 979 148 456 963 354 - 595 707 - 1000 // 241 744 1216 146 793 1116 595 - 707 840 - 1000 Bảng 2.3: Vùng tần số của các nguyên âm Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái cho thấy, những F1 của các nguyên âm dòng trước, dòng giữa và dòng sau có cùng độ nâng lưỡi thường nằm trong vùng tần số formant giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: /i, µ, u/, /e, «, o/ nằm ở những vùng tần số giống nhau và vì thế chúng có thể thay thế nhau được ở vùng tần số F1 này. Những tiêu chí khu biệt các nguyên âm cùng nhóm trên là ở những F2 có vùng tần số lớn hơn các F1. Nguyên âm dòng trước /i, e, E/ có vùng tần số F1 và vùng tần số F2 nằm cách xa nhau; /u, o, / là những nguyên âm dòng sau, bản thân chúng có vùng tần số F1 và F2 cách nhau trung bình. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần số của các nguyên âm không hoàn toàn giống nhau và khó có thể kết luận chúng có thể thay thế nhau. Đặc biệt, khi kết hợp với các thanh điệu khác nhau, vùng tần số formant của các nguyên âm có sự thay đổi không chỉ phụ thuộc vào giọng nam, nữ mà còn tùy vào kết hợp thanh điệu. Tuỳ từng nguyên âm mà tần số formant F1 của các CTV nữ cao hơn so với các CTV nam từ 30Hz – 200Hz. Tuy nhiên, sự thay đổi vùng tần số formant của các nguyên âm không nhiều lắm thông thường là cao hơn so với kết hợp với thanh ngang. Đối với tần số F1, F2 khi nguyên âm kết hợp với các thanh điệu khác như huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng vùng tần số cao hơn so với kết hợp với thanh ngang từ 20 đến 300 Hz. Có thể khái quát vùng tần số formant của nguyên âm khi kết hợp với 6 thanh điệu tiếng Việt qua bảng sau: Nguyên âm Ngang Huyền Ngã Hỏi Sắc Nặng F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 i 165 324 2382 3171 103 379 2262 3030 171 293 2511 3203 108 418 2290 2986 166 294 2404 3119 126 339 1997 3111 ê 154 413 2137 2801 101 587 1945 2611 178 409 2123 2743 102 547 1969 2567 152 386 2121 2730 112 447 1874 2852 e 153 580 2077 2619 97 601 1960 2531 190 559 2087 2729 95 717 2113 2628 149 521 2049 2832 121 449 2029 2624 ư 153 314 1430 2581 99 419 1465 2652 180 331 1355 2628 103 463 1442 2666 159 335 1410 2543 158 405 1320 2339 ơ 151 414 1303 2536 94 657 1447 2661 197 415 1221 2624 102 694 1321 2456 140 387 1266 2539 115 551 1257 2627 a 150 751 1537 2459 97 868 1666 2428 184 745 1613 2257 97 894 1599 2344 142 694 1534 2217 111 582 1614 2378 u 153 362 1058 2689 102 422 1127 2808 194 346 826 2607 102 435 1353 3076 161 339 865 2686 116 375 725 2812 ô 148 416 869 2632 97 574 1258 2834 193 424 881 2718 101 579 1238 2871 146 447 1107 2954 116 511 948 2846 o 146 728 1161 2384 96 831 1130 2413 165 664 1136 2337 101 888 1013 2366 144 654 1117 2446 112 852 1065 2299 Bảng 2.4: Vùng tần số formant trung bình của các nguyên âm kết hợp với thanh điệu CTV Nam Nguyên âm Ngang Huyền Ngã Hỏi Sắc Nặng F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 F0 F1 F2 F3 i 257 312 2881 3573 204 350 2780 3450 275 363 2933 3506 189 334 2913 3511 230 337 2945 3465 214 413 2902 3500 ê 254 516 2420 3442 189 493 2395 3309 271 570 2334 3386 173 486 2446 3360 208 510 2488 3418 204 508 2412 2993 e 224 685 2569 3437 191 618 2539 3438 265 677 2515 3461 175 688 2608 3466 250 702 2604 3479 201 776 1810 2787 ư 280 353 1303 3506 196 379 1288 3056 294 430 1330 3399 186 379 1235 3140 267 401 1274 3287 268 489 1444 3087 ơ 240 548 1225 3564 196 530 1321 3211 273 632 1304 3500 178 532 1312 3232 244 547 1281 3352 206 667 1414 3104 a 228 897 1937 3265 184 846 1630 2678 270 833 1652 2810 175 821 1740 3009 228 863 1743 3248 191 941 1873 3195 u 276 345 811 3440 196 365 619 3267 329 397 701 3278 185 370 652 3183 271 379 649 3189 225 488 739 2893 ô 256 509 979 3414 186 455 790 3128 283 546 891 3375 178 450 817 3174 237 466 800 3263 207 603 965 3236 o 241 744 1216 3315 183 709 1154 2787 284 693 1084 3002 166 719 1164 2440 264 718 1113 3140 194 984 1314 3244 Bảng 2.5: Vùng tần số formant trung bình của các nguyên âm kết hợp với thanh điệu CTV Nữ Cũng như trường độ, vùng tần số formant cung cấp cho một số lớp thông tin đến người nghe. Nó là yếu tố cung cấp lớn đối với chất lượng nguyên âm, nó giúp chúng ta nhận ra giới tính và tuổi tác của người nói và nó có thể trong một số trường hợp làm phương tiện phân biệt giữa các cá nhân. 2.2.1. Vùng tần số của nguyên âm /i/ Khi kết hợp với thanh ngang tần số formant của /i/ thấp nhất 291Hz đối với nam và 312Hz đối với nữ. Sự kết hợp với các thanh điệu khác làm cho tần số F1 của /i/ có xu hướng tăng từ 10 đến 50Hz, F2 có xu hướng tăng cao hơn từ 30 đến 300Hz so với tần số F2 của /i/ khi kết hợp với thanh ngang. Nhìn chung, khi kết hợp với thanh điệu tần số formant của /i/ dao động trong khoảng F1 291 - 366Hz, F2 2231-2968Hz. Có thể hình dung cụ thể bằng biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3: Vùng tần số của nguyên âm /i/ 2.2.2. Vùng tần số của nguyên âm /e/ Đối với nguyên âm /e/ thanh điệu không làm ảnh hưởng đến F2, ở tất cả các kết hợp thanh điệu F2 luôn ổn định ở tần số 2210Hz (các CTV nam), và 2420Hz (CTV nữ). Thanh điệu làm thay đổi tần số F1, kết hợp với thanh ngang F1 có tần số thấp nhất 394Hz (nam), 510Hz (nữ), sự kết hợp với thanh ngã khiến cho tần số formant của nguyên âm F1 biến đổi từ thấp đến cao và tần số cao nhất 495Hz (nam), 570Hz (nữ). Biểu đồ 2.4: Vùng tần số của nguyên âm /e/ 2.2.3. Vùng tần số của nguyên âm /E/ Cũng tương tự như nguyên âm /e/ thanh điệu không làm biến đổi tần số F2 của /E/, F2 luôn duy trì ổn định ở tần số 2300Hz (nam), 2500Hz (nữ). Thanh điệu khiến F1 của /E/ có xu hướng tăng dần trong khoảng 571-708Hz tùy từng kết hợp. Trong đó kết hợp với thanh ngã làm biến đổi F1 lên cao nhất, thanh ngang F1 thấp nhất. Biểu đồ 2.5: Vùng tần số của nguyên âm /E/ 2.2.4. Vùng tần số của nguyên âm /µ/ Thanh điệu không chỉ làm biến đổi tần số F1 mà còn làm F2 của /µ/ thay đổi đáng kể, F1 thấp nhất khi kết hợp với thanh ngang 399Hz (nữ), 353Hz (nam) F1 dao động trong khoảng 353- 710Hz, sự kết hợp với thanh ngã làm cho F1 tăng mạnh. Đối với F2 tần số thấp nhất khi kết hợp với thanh nặng 1190Hz và cao nhất khi kết hợp với thanh ngã 1659Hz. Biểu đồ 2.6: Vùng tần số của nguyên âm /µ/ 2.2.5. Vùng tần số của nguyên âm /«/ Vùng tần số F1 của /«/ dao động trong khoảng từ 400 đến 700Hz, trong đó các kết hợp với thanh ngang, thanh sắc có tần số thấp từ 400 đến 450Hz, các kết hợp với thanh nặng có tần số cao nhất. Vùng tần số F2 thay đổi không đáng kể chủ yếu dao động trong khoảng 1200-1400Hz. Biểu đồ 2.7: Vùng tần số của nguyên âm /«/ 2.2.6. Vùng tần số của nguyên âm /a/ Formant của nguyên âm /a/ bị ảnh hưởng lớn bởi thanh điệu, các thanh điệu làm cho forman của /a/ phân tán rời rạc lúc lên cao lúc xuống thấp không ổn định. Khoảng tần số F1 chuẩn của /a/ 707-1000Hz, F2 1190-1410Hz, tuy nhiên trong kết hợp với các thanh điệu tần số F1 của /a/ đôi khi xuống rất thấp thậm chí chỉ ở mức tần số 431Hz, 480Hz khi kết hợp với thanh ngã, thanh sắc. Đối với F2 sự ảnh hưởng của thanh điệu khiến F2 của /a/ có chiều ngược lại, đó là tần số F2 tăng vọt dao động trong khoảng từ 1519 -1951Hz, sự ảnh hưởng này thể hiện rõ nét nhất ở các thanh ngã, hỏi, sắc, nặng. Biểu đồ 2.8: Vùng tần số của nguyên âm /a/ 2.2.7. Vùng tần số của nguyên âm /u/ Kết hợp với các thanh điệu F1 của /u/ dao động trong khoảng 322-510Hz, F2 nằm trong khoảng khá rộng 647-1700Hz, trong đó kết hợp với các thanh cao như thanh ngang, thanh ngã có tần số F2 cao hơn các thanh khác. Biểu đồ 2.9: Vùng tần số của nguyên âm /u/ 2.2.8. Vùng tần số của nguyên âm /o/ Tần số đặc trưng của /o/ theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Ái nằm trong khoảng F1 345-595Hz, F2 707-1000Hz. Khi kết hợp với các thanh điệu tần số của /o/ tăng lên từ 100 đến 200Hz tùy theo kết hợp thanh điệu. Theo nghiên cứu của chúng tôi /o/ khi kết hợp với thanh điệu có F1 thấp nhất 420Hz cao nhất 550Hz. F2 khi kết hợp với thanh điệu dao động trong khoảng 820Hz - 1370. Như vậy, khi kết hợp với các thanh điệu tần số formant của nguyên âm /o/ tăng lên đối với cả F1 và F2 từ 100 đến 400Hz. Biểu đồ 2.10: Vùng tần số của nguyên âm /o/ 2.2.9. Vùng tần số của nguyên âm // Đối với nguyên âm dòng sau // tần số F1 trung bình của // nằm trong khoảng 595-707Hz, F2 trong khoảng 840-1000Hz. Khi kết hợp với 6 thanh điệu khoảng tần số này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu trước đó. Cụ thể F1 của // dao động trong khoảng rất rộng 430 - 1124Hz, F2 của // 1002 - 1429Hz. Biểu đồ 2.11: Vùng tần số của nguyên âm // 2.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu Nói về sự diễn tiến F0 theo thời gian (đường nét) có thể thấy là ở các thanh trắc cũng có đặc điểm phân bố theo cấu trúc tuyến tính của âm tiết. Những thanh có chứa các đường nét đặc biệt này thường thể hiện những điểm đặc biệt về đường nét ở phần cuối âm tiết. Tuy nhiên những biến đổi về đường nét F0 ở phần cuối cấu trúc thanh điệu lại gồm nhiều biến thể khác nhau đối với từng thanh, nhất là ở phần cuối cùng của chúng. Cụ thể: Ở những mẫu nguyên âm có thanh điệu đi kèm, trong khoảng thời gian 50 – 60 ms đầu tiên F1, F2 của các nguyên âm bị ảnh hưởng: F1 bắt đầu cao hơn, F2 cao hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với tần số của nó khi kết hợp với thanh ngang. 2.3.1. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngang Kết hợp với thanh ngang khiến cho F1 của hầu hết các nguyên âm đều xuất phát từ tần số cao nằm trong vùng tần số đặc trưng của các nguyên âm, sau đó có diễn tiến đi xuống và đạt mức thấp nhất ở điểm cuối cùng của diễn tiến formant. F1 của nguyên âm /i/ bắt đầu ở khoảng tần số 355Hz hơi đi lên ở đoạn đầu đạt điểm cao nhất 408 Hz tại 50ms đầu tiên, sau đó có diễn tiến đi xuống đều đặn và đạt mức tần số thấp nhất khoảng 300 Hz. F1 của nguyên âm /e/ xuất phát từ 474 Hz đi xuống đều đặn và kết thúc ở 261Hz. F1 của /E/ xuất phát từ 492 Hz và kết thúc ở điểm thấp 289Hz. F1 của /µ/ xuất phát ở tần số 477 Hz và kết thúc tại tần số 258Hz. F1 của /«/ xuất phát ở tần số 534Hz và kết thúc ở tần số 346Hz. F1 của /a/ xuất phát ở tần số 707Hz có diễn tiến đi xuống đều đặn đến khoảng 50ms cuối thì đột ngột giảm và kết thúc ở tần số rất thấp 308Hz. F1 của /u/ xuất phát 437Hz có xu hướng giảm dần đều đặn và kết thúc ở tần số 336Hz. F1 của /o/ xuất phát tại 446Hz và đi xuống mức thấp nhất ở tần số 273Hz. F1 của // xuất phát tại tần số cao đặc trưng của // 683Hz sau đó đi xuống đều đặn và kết thúc tại điểm có tần số rất thấp 303Hz. Ngược lại, ở tần số F2 diễn tiến đường nét formant của các nguyên âm có ba dạng: một dạng xuất phát ở tần số thấp sau đó đi lên và kết thúc ở tần số cao, dạng này xảy ra đối với các nguyên âm dòng trước /i, e, E/ và dòng giữa /µ, «, a/, nhiều chỗ cấu trúc formant bị phá vỡ, nhất là cấu trúc F2 của các nguyên âm dòng trước /i, e, E/. Dạng đường nét thứ hai xuất phát ở tần số cao sau đó có đường nét đi xuống và hơi đi lên ở phần cuối trường hợp hai nguyên âm dòng sau /u,o/, riêng // có đường nét F2 tương đối bằng phẳng từ đầu đến cuối. Hình 2.1.Diễn tiến formant của 9 nguyên âm /i, e, E, µ, «, a, u, o,  trong kết hợp thanh ngang/, CTV nam 2.3.2. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh huyền Cũng tương tự như thanh ngang khi kết hợp với thanh huyền diễn tiến F1 của các nguyên âm xuất phát từ tần số cao sau đó đi xuống đều đặn và kết thúc ở tần số rất thấp. Diễn tiến F2 có chiều hướng ngược lại, có hướng đi lên. Tuy nhiên, ở trường hợp nguyên âm /o/ F2 lại có chiều hướng đi xuống. Kết hợp với thanh huyền làm cho cấu trúc F2 của /E/ bị phá vỡ. Có thể nói, sự kết hợp với thanh ngang và thanh huyền không làm mất đi cấu trúc đặc trưng formant của các nguyên âm. Nhìn chung, chúng vẫn giữ sự ổn định từ đầu đến cuối. Hình 2.2: Diễn tiến formant của 9 nguyên âm /i, e, E, µ, «, a, u, o, / kết hợp với thanh huyền, CTV nam 2.3.3. Diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp thanh ngã Kết hợp với thanh ngã làm cho cấu trúc F1 của nguyên âm đi xuống không đều đặn, thỉnh thoảng có đoạn đi lên ở giữa khiến...n formant của nguyên âm đứng trước phụ âm /N/ bị ảnh hưởng theo hai chiều khác nhau, sự suy giảm ổn định của tần số F1, và sự gia tăng của tần số F2 là diễn tiến cơ bản chi phối toàn bộ làm nên đặc trưng diễn tiến formant của nguyên âm trong kết hợp với phụ âm /N/ cuối. Điều này đúng cho cả CTV nam và CTV nữ. Xu hướng và diễn tiến này diễn ra ở tất cả các nguyên âm. Có thể khái quát mô hình chuyển tiếp formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với âm /n/ cuối theo mô hình diễn tiến sau: inh ênh eng ưng ơng ang ung ông ong Mô hình diễn tiến vùng chuyển tiếp formant F1, F2 của nguyên âm trong kết hợp phụ âm /ŋ/ 4.3. Tiểu kết Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi đưa ra một số nhận xét cho cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau: Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/ với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau. Và trường độ nguyên âm cũng thường được tăng lên một cách đáng kể khi nguyên âm đó có một phụ âm hữu thanh đi sau, và trường độ của nguyên âm trở thành một đầu mối thẩm nhận quan trọng đối với đối lập hữu thanh. Âm tắc cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm /p, t, k/, khó xác định ranh giới khiến khu vực phụ âm gần như bị hòa kết liền với nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột. Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối. Mô hình tổng quát cho việc nhận dạng các phụ âm cuối với vị trí cấu âm và phương thức cấu âm khác nhau được khái quát như sau: am an aN ap at ak KẾT LUẬN Luận án đã tiến hành khảo sát cấu trúc formant của 9 nguyên âm đơn tiếng Việt trong kết hợp với thanh điệu và phụ âm tắc ở những vị trí đầu và kết thúc âm tiết bằng phương pháp thực nghiệm và đã khái quát các đặc trưng về trường độ, vùng tần số và diễn tiến tần số formant trong các kết hợp. Từ những khảo sát về cấu trúc formant của nguyên âm trong các kết hợp cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Các khía cạnh chiết đoạn và siêu đoạn của tín hiệu lời nói không hành chức một cách độc lập với nhau. Cụ thể là, có nhiều sự tương tác lẫn nhau quan trọng giữa cấu trúc chiết đoạn ở đây là nguyên âm và mô hình cao độ của thanh điệu đi kèm. - Cao độ thanh điệu ảnh hưởng lớn đến trường độ của nguyên âm, các kết hợp nguyên âm với thanh ngang, ngã có trường độ dài hơn các kết hợp với thanh sắc, hỏi, nặng. - Thanh điệu cũng tác động đến vùng tần số của các nguyên âm đơn tiếng Việt. Nhìn chung, những ảnh hưởng của thanh điệu làm cho tần số F1, F2 của nguyên âm tăng lên đáng kể. Sự ảnh hưởng này xảy ra ở các kết hợp thanh cao, nhất là đối với các kết hợp thanh ngang, ngã, sắc. - Thanh điệu có ảnh hưởng tới diễn tiến formant của các nguyên âm ngay ở phần đầu, sự ảnh hưởng này kéo vùng tần số formant của nguyên âm cao hơn hoặc thấp hơn tần số thông thường của nó tạo nên một đoạn đi lên hoặc đi xuống giữa thanh điệu và nguyên âm mà nó kết hợp. Điều này biến đổi cấu trúc đường nét formant làm cho nó có thể đi lên hay đi xuống ở phần đầu so với cấu trúc ban đầu. Một số thanh điệu khiến cho tần số F2 của nguyên âm không ổn định mà bị phá vỡ thành các điểm rời rạc. 2. Tất cả những diễn tiến tần số của F1 và F2 ở 9 nguyên âm đơn theo hướng từ tần số thấp đi dần đến tần số cao hay ngược lại đều phụ thuộc vào hai yếu tố của phụ âm đầu: thanh tính và trường độ của phụ âm mà trong đó yếu tố thanh tính có vai trò quyết định nhất. - Đối với các âm tắc đầu vô thanh nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10 hoặc 20 ms đầu tiên của đoạn giải phóng điểm tắc thường là dấu hiệu cần thiết cho việc nhận dạng một cách chính xác các phụ âm. Đối với các phụ âm mũi thì đoạn này dài hơn thường từ 30 đến 50 ms. Những kết quả này đã chỉ ra rằng việc nhận dạng các phụ âm hoàn toàn phụ thuộc vào vùng chuyển tiếp formant từ hạt nhân âm học của âm tiết, trong một số trường hợp nó thực sự làm tăng thêm độ tin cậy trong việc nhận dạng. - Trường độ của một nguyên âm trong kết hợp với âm tắc đầu trong một lần đo đạc nào đó sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và chất lượng của nó, và không có một trường độ tối thiểu của một nguyên âm dài hay trường độ tối đa của một nguyên âm ngắn. Nếu hai nguyên âm đối lập với nhau về trường độ, thì cái có vấn đề nhất là trường độ của chúng có liên quan với nhau trong các bối cảnh tương đương. Phụ âm tắc /p, t, k/ có trường độ rất ngắn và nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường độ formant của nguyên âm. Ngược lại nhóm phụ âm mũi hữu thanh /m, n, N/ có trường độ dài hơn và nó cũng làm rút ngắn trường độ của nguyên âm đứng sau làm cho trường độ của nguyên âm ngắn hơn so với ngữ cảnh độc lập từ 10 đến 50ms. - Về diễn tiến vùng tần số, bản thân /p, t, k, m, n, N/ là những phụ âm tắc với những phương thức và vị trí cấu âm khác nhau chúng có ảnh hưởng nhiều đến vùng tần số formant của các nguyên âm trong kết hợp theo những xu hướng khác nhau. Cụ thể đối với các phụ âm môi /p, m/ khi đứng trước nguyên âm hai phụ âm này có xu hướng làm suy giảm vùng tần số F1 và F2 của nguyên âm, sự suy giảm ở /p/ diễn ra mạnh mẽ hơn /m/. - Về diễn tiến đường nét formant, sự ảnh hưởng giữa C đến V và V đến C rất khác nhau. Các chuyển tiếp CV thường dễ dàng nhận diện và có ranh giới rõ rệt, ngược lại các chuyển tiếp VC thường thể hiện mờ nhạt, hòa kết với V. Chính vì vậy, để nhận diện C trong cấu trúc âm tiết thường gặp khó khăn và cần phải dựa vào thông tin của V. 3. Đối với cấu trúc formant của nguyên âm trong kết hợp với hai nhóm phụ âm cuối tắc trong so sánh với formant của nguyên âm kết hợp với thanh điệu và nhóm phụ âm đầu tắc như sau: Nếu như trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp CV phụ thuộc vào kết hợp thanh điệu và có sự cách biệt tương đối lớn giữa các kết hợp thanh khác nhau thì ngược lại sự kết thúc của phụ âm cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ khiến trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp VC rất ngắn và không có sự cách biệt quá lớn giữa các kết hợp thanh điệu. So sánh kết quả thu được khi đo trường độ nguyên âm trong kết hợp âm cuối /p, t, k/ với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập có thể dễ dàng nhận thấy trường độ các nguyên âm đều bị biến đổi. Sự biến đổi này khiến trường độ nguyên âm có diễn tiến ngắn hơn rất nhiều, thường thì trường độ chỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với trường độ nguyên âm trong ngữ cảnh độc lập - khi không có kết hợp với phụ âm đằng trước và sau. Khi đóng vai trò kết thúc âm tiết các âm tắc đứng sau nguyên âm chúng đã làm biến đổi âm sắc của nguyên âm ở giai đoạn cuối. Sự chuyển dịch formant theo các hướng khác nhau phụ thuộc vào kết hợp với các nhóm phụ âm ở những vị trí và phương thức khác nhau, đây cũng là dấu hiệu quan trọng duy nhất có thể nhận diện ra các âm cuối. Âm tắc cuối /p, t, k, m, n, ŋ/ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc formant của nguyên âm trong cấu trúc VC. Diễn tiến vùng chuyển tiếp giữa nguyên âm và phụ âm rất mờ nhạt đối với nhóm phụ âm /p, t, k/, khó xác định ranh giới khiến khu vực phụ âm gần như bị hòa kết liền với nguyên âm. Cấu trúc và diễn tiến formant của nguyên âm trong đoạn chuyển tiếp bị thay đổi, tại điểm kết thúc nguyên âm các sóng đi lên hoặc đi xuống với chu kỳ đều đặn với biên độ giảm dần, và kết thúc đột ngột. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Văn Ái (1973), Tìm hiểu về vùng tần số foóc - man của các nguyên âm tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm, T/c Ngôn ngữ, số 4. Nguyễn Văn Ái (1974), Bàn về số lượng và sự phân bố foóc - man của các nguyên âm đơn tiếng Việt qua bản ghi Xô - na - gơ - rap, T/c Ngôn ngữ, số 1. Eƒimov Aju (1991), Về nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 78 - 85. Vũ Kim Bảng (1999), Khái niệm ngữ âm học, T/c Ngôn ngữ, số 5. Vũ Kim Bảng (1986). Nhận xét về trường độ thanh điệu qua phương ngữ Hà Nội và phương ngữ Nam Bộ (cứ liệu thực nghiệm) - Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông - Viện Thông tin Khoa học Xã hội, tr 370-376. Vũ Kim Bảng (2002), Hệ formant của nguyên âm tiếng Hà Nội, T/c Ngôn ngữ, số 15. Nguyễn Phan Cảnh (1978), Bản chất cấu trúc âm tiết tính của ngôn ngữ: dẫn liệu về một sự miêu tả không phân lập đối với âm vị học Việt Nam, Ngôn ngữ , số 2, tr. 5 - 18. Nguyễn Phan Cảnh (1965), Vài ý kiến về vấn đề giải thuyết âm vị học các âm cuối trong tiếng Việt hiện đại, Thông báo khoa học, t.2. Đại học tổng hợp Hà Nội, tr 114-123. Nguyễn Phan Cảnh (1978), Âm vị học các ngôn ngữ thanh điệu, Ngôn ngữ, Số 1 - 2, tr. 13- 24. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, H, 384 tr. Nguyễn Tài Cẩn (1971), Cứ liệu ngữ âm lịch sử với vấn đề thời kỳ xuất hiện chữ Nôm, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 26 - 43. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Về một vài hiện tượng đặc biệt trong quá trình diễn biến từ các âm môi tiếng Hán trung cổ sang cách gọi Hán Việt hiện nay, Ngôn ngữ, Số 4, tr. 12 - 22. Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 3. Hoàng Cao Cương (1984), Về khái niệm ngôn điệu. T/c Ngôn ngữ, Số 2. Hoàng Cao Cương (1984), Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm các từ láy đôi tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, Số 4. Hoàng Cao Cương (1985), Bước đầu nhận xét về đặc điểm ngữ điệu tiếng Việt (trên cứ liệu thực nghiệm). T/c Ngôn ngữ, Số 3. Hoàng Cao Cương (1985), Thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, Số 4. Hoàng Cao Cương (1989), Thanh điệu Việt qua giọng địa phương trên cứ liệu Fo. T/c Ngôn ngữ, Số 4. tr. 1-17. Hoàng Cao Cương (2002), Về biểu diễn âm vị học cho trường hợp tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, Số 6. Hoàng Cao Cương (2003), Nhập môn vào ngữ điệu tiếng Việt. Trong “Cơ sở lí luận của ngữ pháp tiếng Việt”. Nhiệm vụ cấp Bộ. PGS.TSKH. Lý Toàn Thắng chủ nhiệm. Viện Ngôn ngữ học., Hà Nội. Hoàng Cao Cương (1986), Điệu tính và phi điệu tính trong thanh điệu tiếng Việt. Trong - Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông - Viện Thông tin Khoa học Xã hội, tr. 64-70. Hoàng Thị Châu. (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa học xã hội. Hoàng Thị Châu (1972), Vài nhận xét về sự thay đổi ngữ âm của tiếng Việt trong nông thôn hiện nay (qua kết quả điều tra thổ ngữ ở Vĩnh Linh và Thái Bình), Ngôn ngữ, Số 4, tr. 9 - 18. Hoàng Thị Châu (1988), Về bốn phụ âm ngạc hoá còn lại trong tiếng Việt vùng bắc Bình Trị Thiên, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam á, NXB KHXH, Hà Nội, tr. 19 - 22. Mai Ngọc Chừ (1988), Thanh điệu trong vần thơ Việt Nam hiện đại, “Tạp chí khoa học” (Khoa học xã hội), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 4. Mai Ngọc Chừ (1989), Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu đạt ý nghĩa của lục bát biến thể, Văn hoá dân gian, số 2. Mai Ngọc Chừ (1989), Thanh điệu tiếng Việt và sự “tròn vành rõ chữ” của tiếng hát dân tộc, Thông tin khoa học của trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Chuyên san Ngôn ngữ học, số 5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB ĐH & THCN, Hà Nội. Trần Trí Dõi (1988), Tìm hiểu thêm về nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt ở những từ có âm cuối vang, “Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á”, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr 40 – 45. Trần Trí Dõi (2006), Thử giải thích hiện tượng có năm thanh điệu trong một vài phương ngữ Việt, Ngôn ngữ, Số 8, tr 13-21. Trần Trí Dõi (2009), Về nguồn gốc lịch sử của dãy âm đầu mũi /m,n, ɲ, ŋ/ hiện nay trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 11, tr 1-11. Trần Trí Dõi (2010), Tương ứng thanh điệu các từ Hán Việt cổ – Hán Việt góp phần giải thích nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt, Hội thảo “Ngôn ngữ học toàn quốc 2010: Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ ở Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 51.59. Trần Trí Dõi (1991), Về các âm đầu tiền thanh hầu hóa trong proto Việt Mường, T/c Ngôn ngữ, số 2. tr 28-34. Trần Trí Dõi (1982), Sự biến hóa của các âm tắc giữa trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, Số 2, tr 1-22. Hoàng Dũng (1998), Mấy vấn đề về âm tắc bên (Lateralstops) Việt trong bối cảnh các ngôn ngữ khu vực, Ngôn ngữ, Số 2, tr. 3 -13. Nguyễn Hàm Dương (1964), Âm tiết trong tiếng Việt, một đơn vị tín hiệu cơ bản, Thông báo khoa học, Đại học tổng hợp Hà Nội. T/c Ngôn ngữ, số 2. Nguyễn Hàm Dương (1987), Âm vị học phân đoạn và âm vị học không phân đoạn. T/c Ngôn ngữ, số 1-2, (tr. 24-30). Phạm Văn Hảo (2003), Tổ hợp phụ âm tl trong thổ ngữ Đức An, Đức Thọ, Hà Tĩnh, Ngôn ngữ & đời sống. Số 1+2. Phạm Văn Hảo (1998), Để góp phần lý giải thanh hỏi trong lối nói phương ngữ 'ổng', 'chỉ', 'ngoải', Ngôn ngữ. Số 4. Cao Xuân Hạo (1998), Chiết đoạn và siêu đoạn trong ngôn ngữ học phương Tây và trong tiếng Việt, trong Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. H, Nxb Giáo dục (tr 62-79). Cao Xuân Hạo (1998), Nguyên lí "tuyến tính của năng biểu" trong âm vị học, trong Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. H, Nxb Giáo dục (tr 46-61). Cao Xuân Hạo (1998), Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ ở tỉnh Quảng Nam, trong Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. H, Nxb Giáo dục (tr 128-136). Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt. Nxb Trẻ. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nxb KHXH. Cao Xuân Hạo (1998), Trọng âm và các quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt, trong Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. H, Nxb Giáo dục. A.G. Haudricourt (1991), Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt, Ngôn ngữ Số 1, tr. 23- 31. Nguyễn Quang Hồng (1976), Âm tiết tiếng Việt, chức năng và cấu trúc của nó, T/c Ngôn ngữ, số 3. Nguyễn Quang Hồng (1982), Tương phản âm thanh và khả năng phân lập đoạn tính trong lòng các âm tiết tiếng Việt so với tiếng Hán, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 43 - 47. Vũ Bá Hùng (1980), Về vai trò hệ thống ngữ âm các phương ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, Ngôn ngữ, Số 4, tr. 1 - 8. Vũ Bá Hùng (1981), Vài suy nghĩ về một số biến thể ngữ âm có liên quan đến việc xác lập chuẩn mực từ vựng của tiếng Việt, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, NXB KHXH, tr. 364 - 372. Vũ Bá Hùng (1990), Đặc trưng của thanh điệu tiếng Việt trong ngữ cảnh vi mô: (trên cơ sở của cứ liệu thực nghiệm), tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, H, tr 327-350. Vũ Bá Hùng (1991), Nguồn gốc các thanh điệu tiếng Việt và cách nhìn đồng đại của sự khảo sát thực nghiệm, Ngôn ngữ, số 1. Vũ Bá Hùng (2000), Về đặc trưng cơ bản của thanh điệu tiếng Việt ở trạng thái tĩnh: Trên cơ sở cứ liệu phân tích thực nghiệm, tiếng Việt và một số ngôn ngữ dân tộc trên bình diện ngữ âm, H, tr 382-327. Vũ Bá Hùng (1976), Vấn đề âm tiết của tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ số 3, 1976. Võ Bình (1982), Vài ý kiến bàn thêm về âm tiết tiếng Việt, trong Ngôn Ngữ số 52(2.1982), pp. 38-48. Nguyễn Văn Lợi (1987), Loại hình học đồng đại và lịch đại hiện tượng tiền mũi trong các ngôn ngữ Đông Nam Á. T/c Ngôn ngữ, số 1-2, (tr.36-47). Nguyễn Văn Lợi (1991), Về quá trình hình thành sự đối lập âm vực thanh điệu trong các ngôn ngữ Việt Mường, Ngôn ngữ, Số 1, tr. 49 - 59 Nguyễn Văn Lợi (2002), Thanh điệu của một vài thổ ngữ Nghệ An từ góc nhìn đồng đại và lịch đại (dựa trên kết quả phân tích ngữ âm thực nghiệm bằng Computer), T/c Ngôn ngữ, số 3. tr1-12. Nguyễn Văn Lợi, Jerold A. Edmondson (1997), Thanh điệu và chất giọng (voice quality) trong tiếng Việt hiện đại (phương ngữ Bắc bộ): Khảo sát thực nghiệm, T/c Ngôn ngữ, số 1. tr1-16. Ferlus Michel (1981), Sự biến hoá các âm tắc giữa (obstuents mediales) trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 2, tr. 1- 22. Lê Hồng Minh (2009), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tiếng Việt tổng hợp trong các hệ chuyển từ văn bản thành tiếng nói, luận án tiến sĩ kĩ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội. Nguyễn Ngọc San (1985), Thử tìm hiểu một vài sự chuyển biến âm đầu trong tiếng Việt cổ qua cứ liệu Nôm, Ngôn ngữ, Số 3, tr. 28 - 39. Nguyễn Văn Tài (1984), Tư liệu về sự biến đổi các nguyên âm Việt - Mường chung, Ngôn ngữ, Số 4, tr. 52 - 60. Trần Thị Thìn (1981), Vài nét về những từ có quan hệ ngữ âm nh - d, nh - r, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Hà Nội, tr. 345 - 351. Phan Thiều (1983), Hình vị và âm tiết, T/c Ngôn ngữ, số 1. Đinh Lê Thư (1984), Những biến thể về phương thức cấu tạo phụ âm đầu trong các tiếng địa phương miền Bắc Việt Nam, Ngôn ngữ, Số 1, tr.9 - 15. Đinh Lê Thư (1985), Sự hiện thực hoá về mặt ngữ âm của thế đối lập hữu thanh - vô thanh của phụ âm đầu trong tiếng Việt, Ngôn ngữ số 2, tr.67-71. Đinh Lê Thư (1982), Bàn về âm tắc thanh hầu mở đầu âm tiết tiếng Việt. T/c Ngôn ngữ, số 3, tr. 47-51 Đinh Lê Thư (1983), Đặc tính thời gian của phụ âm đầu trong tiếng Việt. TBKH, trường ĐH Tổng hợp,TP.HCM; Phần A: Khoa học xã hội, số 1, tr.55-62. Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Huệ, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1998. Đoàn Thiện Thuật (1980), Ngữ âm tiếng Việt, Hà Nội: Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.  Hoàng Tuệ (1962), Hệ thống ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt trong Hoàng Tuệ et. al.(1962), Giáo Trình về Việt Ngữ (sơ thảo), tập I. Hà Nội: Nxb. Giáo Dục. Lê Văn Lý (1968), Sơ Thảo Ngữ Pháp Việt Nam. Saigon: Trung Tâm Học Liệu. Nguyễn Bạt Tuỵ (1949), Chữ và Vần Việt Khoa Học. Sài Gòn: Ngôn Ngữ. Nguyễn, Bạt Tuỵ (1959), Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Sài Gòn: Ngôn Ngữ Viện Ngôn ngữ học (Phòng Ngữ âm học) (2000), Nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà nội - Nguyên âm, Đề tài khoa học cấp Viện. Viện Ngôn ngữ học (Phòng Ngữ âm học) (2002), Nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà nội – Phụ âm, Đề tài khoa học cấp Viện. Viện Ngôn ngữ học (Phòng Ngữ âm học) (2004), Nghiên cứu các đặc trưng ngữ âm của tiếng Hà nội – Các thổ ngữ ngoại thành Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Viện. Tài liệu tiếng Anh Baldon R.A.W., & Fant G (1978), A two – formant model and the cardinal vowels, STL – QPRS1, 1- 8. Bernard JRL & RH Mannell (1986), A study of /h-d/ words in Australian English Speech, Hearing and Language Centre, Working Paper Macquarie Uneversity: 1-106. Butcher, A (2006), Formant frequencies of /hVd/ vowels in the speech of South Australian females, Proceeding of the 11th Australian International Coference on Speech Science & Technology, University of Auckland, New Zealand, Dec. Brunelle, Marc (2003), Coarticulation effects in northern Vietnamese tones, Proceedings of the 15th International Conference of Phonetic Sciences,   Brunelle, Marc (2009), Tone perception in Northern and Southern Vietnamese, Journal of Phonetics 37 (1): 79–96.  CadiÌre, L.(1911), Monographie de la semi-voyelle labiale en sino-annamite, B.E.F.E.O,1911, t. XI. Catfort, J. C.(1988), A Practical Introduction to Phonetics, Clarendon Press, Oxford. Cosgrove, P.; Wilson, J.P.; Patterson, R.D (1989), Formant transition detection in isolated vowels with transitions ininitial and final position, Acoustics, Speech, and Signal Processing, Volume , Issue , 23-26 May 1989 Page(s):278 - 281 vol.1 Delattre,P.C; Liberman, A.M; Cooper, F.S (1955), Acoustic Lloci and Transitional Cues for Consonants, J.A.S.A 27, tr769-773. Delattre,P.C; Liberman, A.M; Cooper, F.S (1958), Formant transitions and loci as acoustic correlates of place of articulation in American fricatives, Deterding, David (1997). The Formants of Monophthong Vowels in Standard Southern British English Pronunciation, Journal of the International Phonetic Association, 27, pp. 47-55. Earle, M. A. (1975). An acoustic study of northern Vietnamese tones. Santa Barbara: Speech Communications Research Laboratory, Inc. Emeneau, M.B. (1951), Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar. Berkeley & Los Angeles: University of California Press. Fant, G. (1969). Stops in CV-syllables, STL-QPSR 4/1969, pp. 1-25. Fant, G. (1960). Acoustic Theory of Speech Production. Mouton & Co, The Hague, Netherlands. Fant, G. (2000). Half a century in phonetics and speech research. /pdf/ Jackson, P.J.B. (2001). Acoustic cues of voiced and voiceless plosives for determining place of articulation. in: Proc. CRAC Workshop. Aalborg, Denmark. pp. 19–22. J. Hant and A. Alwan (1999), Modeling the masking of formant transitions in noise, Proc. of Eurospeech 99, Budapest, Hungary, Vol. 4, p. 1895-1898. Jingzhu, Y, A, (1995). Study of the formant transitions between the first syllable with vocalic ending and the second syllable with initial vowel in the disyllabic sequence in Standard Chinese. In http//www.ling.cass.cn/yuyin/report/file/1994-1995-p4 Han, Mieko (1966), Vietnamese vowels, Studies in the phonology of Asian languages, 4, Los Angeles: Acoustic Phonetics Research Laboratory: University of Southern California  Han, Mieko S. (1968). Complex syllable nuclei in Vietnamese. Studies in the phonology of Asian languages (Vol. 6); U.S. Office of Naval Research. Los Angeles: University of Southern California. Han, Mieko S. (1969). Vietnamese tones. Studies in the phonology of Asian languages (Vol. 8). Los Angeles: Acoustic Phonetics Research Laboratory, University of Southern California. Han, Mieko S.; & Kim, Kong-On. (1972). Intertonal influences in two-syllable utterances of Vietnamese. Studies in the phonology of Asian languages (Vol. 10). Los Angeles: Acoustic Phonetics Research Laboratory, University of Southern California. Han, Mieko S.; & Kim, Kong-On. (1974). Phonetic variation of Vietnamese tones in disyllabic utterances. Journal of Phonetics, 2, 223-232. Harris, K.S; Hoffman, H.S; Liberman, A.M; Delattre, P.C; Cooper, F.S, (1958). Effect of Third-Formant Transitions on Perception of Voiced Stop Consonants, The Journal of the Acoustical Society of America, Vol 30, No 2, pp 122-126, Feb. Hayward, Katrina (2000) Experimental Phonetics, Harlow, UK: Pearson, p. 149. ISBN 0-582-29137-2 Hermann L., Abhandlungen in Pflügers Archiv f.d. ges Physiologie, Bd. 45, 1989. Hombert J, M (1978), Consonant types, vovel guality and tone, in V. Frodin (ed.) Tone : a Linguistic Survey, Academic Press, pp. 17-111. Hombert J, M., J. Ohala and Y. Ewan (1979), Phonetic explanations for the development of tones, 55 (l), pp. 37-58. Ladefoged, Peter (2001) Vowels and Consonants: An Introduction to the Sounds of Language, Maldern, MA: Blackwell, p. 40. ISBN 0-631-21412-7 Ladefoged P., & Maddieson I.(1990), Vowels of the World's Languages, Journal of phonetics 18. Lindblom B. (1986), Phonetic Universals in Vowel system, Experimental Phonology (J.J. Ohala & J.J. Jaeger, eds.), Orlando: Academic Press. Malécot, A (1957). Acoustic Cues for Nasal Consonants. Lang. 32, 274-284. Michaud, Alexis (2004), "Final consonants and glottalization: New perspectives from Hanoi Vietnamese", Phonetica 61 (2–3): 119–146, doi:10.1159/000082560, PMID 15662108  Michaud, Alexis; Vu-Ngoc, Tuan; Amelot, Angélique; Roubeau, Bernard (2006), "Nasal release, nasal finals and tonal contrasts in Hanoi Vietnamese: an aerodynamic experiment", Mon-Khmer Studies 36: 121–137  Misra, Deepshikha. (2009). Formant Structures of Hindi and Punjabi Vowels: A study in Comparing Acoustic Space, Unpublished M. phil. Dissertation, Centrer for Linguistics JNU. Nguyễn, Đình-Hoà. (1955). Quốc-ngữ: The modern writing system in Vietnam. Washington, D. C. Nguyễn, Đình-Hoà. (1959). Hòa's Vietnamese-English dictionary. Saigon. (Revised as Nguyễn 1966 & 1995). Nguyễn, Đình-Hoà. (1966). Vietnamese-English dictionary. Rutland, VT: C.E. Tuttle Co. (Revised version of Nguyễn 1959). Nguyễn, Đình-Hoà. (1992). Vietnamese phonology and graphemic borrowings from Chinese: The Book of 3,000 Characters revisited. Mon-Khmer Studies, 20, 163-182. Nguyễn, Đình-Hoà. (1995). NTC's Vietnamese-English dictionary (rev. ed.). Lincolnwood, IL.: NTC Pub. Group. (Revised & expanded version of Nguyễn 1966). Nguyễn, Đình-Hoà. (1996). Vietnamese. In P. T. Daniels, & W. Bright (Eds.), The world's writing systems, (pp. 691–699). New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-507993-0. Nguyễn, Đình-Hoà (1997), Vietnamese: Tiếng Việt không son phấn, Amsterdam: John Benjamins Publishing Company, ISBN 1-55619-733-0 Nguyễn, Đăng-Liêm (1970), Vietnamese pronunciation, PALI language texts: Southeast Asia., Honolulu: University of Hawaii Press, ISBN 0-87022-462-X   Nguyễn, Văn Lợi; Edmondson, Jerold A (1998), "Tones and voice quality in modern northern Vietnamese: Instrumental case studies", Mon-Khmer Studies 28: 1–1   Ohala, M; Ohala, J.J, (1998) Correlation between consonantal VC transitions and degree of perceptual confusion of place contrast in Hindi, 5th International Conference on Spoken Language Processing, Sydney, Australia, Dec. Ohman, S. E. G. (1966): Coarticulation in VCV utteranccs: Spectrographic measurements", J. Acoust. Soc. Am. 39, pp. 151- 166. Peterson, G.E., and H.L. Barney (1952), Control Methods Used in a Study of the Vowels, Journal of the Acoustical Society of America, vol. 24. Phạm Hoa. (2001). A phonetic study of Vietnamese tones: Reconsideration of the register flip-flop rule in reduplication. In C. Féry, A. D. Green, & R. van de Vijver (Eds.), Proceedings of HILP5 (pp. 140–158). Linguistics in Potsdam (No. 12). Potsdam: Universität Potsdam (5th conference of the Holland Institute of Linguistics-Phonology. ISBN 3-935024-27-4. Phạm Hoa T. (Andrea) (2001), Vietnamese Tone: Tone is not pitch. Ph.D. dissertation, University of Toronto. Phạm Hoa Andrea. (2003). Vietnamese Tone - A New Analysis. New York: Routledge. ISBN 0415967627 Phạm Hoa Andrea. (2006). Vietnamese Rhyme. Southwest Journal of Linguistics, Vol 25, 107-142. Pike, K. L. (1943), Phonetics, Ann Arbor: Univetsity of Michigan Press. Pike, K.L.(1947), Phonemics: A Technique for Reducing Languages to Writing, Univ. of Michigan Publications Linguistics, vol III., Ann Arbor, Univ. of Michigan Press. Seitz, P. (1986). Relationships between tones and segments in Vietnamese. Unpublished Ph.D., University of Pensylvania (UMI). Shinji Maeda, Martine Toda, Michael Aron, Marie-Odile Berger, (2008) Modeling Subject-Specific Formant Transition Patterns in /aSa/ Sequences, 8th International Seminar On Speech Production - ISSP' 08 (2008), 357-360. Smits, R. (2009). Human Consonant Recognition For Initial And Final Segments of VCV Utterances. @: Department of Phonetics and Linguistics, University College London. Stevens, K. N. (1998). Acoustic phonetics. Cambridge: MIT Press. Stevens, K. N., Blumstein S. E. (1978). Invariant cues for place of articulation in stop consonants. in: J. Acoust. Soc. Am., vol. 64, no. 5, pp. 1358–1368. Tomasz Kuczmarski (2009), Formant Trajectories in CV Clusters for German Stops, INVESTIGATIONES LINGUISTICAE VOL.XVIII. Thompson, Laurence (1959), Saigon phonemics, Language (Language, Vol. 35, No. 3) 35 (3): 454–476, doi:10.2307/411232, JSTOR 411232  Thompson, Laurence (1967), "The history of Vietnamese final palatals", Language (Language, Vol. 43, No. 1) 43 (1): 362–371, doi:10.2307/411402, JSTOR 411402  Thompson, Laurence (1965), A Vietnamese reference grammar (1 ed.), Seattle: University of Washington Press., ISBN 0824811178  Vũ Thanh Phương (1981), The acoustic and perceptual nature of tone in Vietnamese. Ph.D. dissertation. Australian National University, Canberra. Vũ Thanh Phương (1982), Phonetic properties of Vietnamese tone across dialects. In D. Bradley (Ed.), Papers in Southeast Asian linguistics: Tonation (Vol. 8, pp. 55–75). Sydney: Pacific Linguistics, The Australian National University. Well, J.C. (1962). A study of the formants of the pure Vowel of British English. MA dissertation, University College London. Wright J. T.(1986), The Behaviuor of Nasalized Vowels in the Perceptual Vowel Space, Experimental Phonology (J. J. Ohana & J. J. Jaeger, eds), Orlando: Heademic Press. Xu, Yi (1999). Effects of tone and focus on the formation and alignment of F0 contours. Journal of Phonetics 27, 55-105. Yoshida, A; Oashi, H; Yamaguchi, Y, (2005). Structure formant transition in voiced stop consonants, Technical report of. Ieice, Sp 2004-166. Zheng, Y., Hasegawa-Johnson, M., Borys, S. (2004). Stop consonant classification by dynamic formant trajectory. in: Interspeech-2004, pp. 2481-2484. PHỤ LỤC Trong phần này chúng tôi cung cấp những tư liệu về formant của nguyên âm bằng cách sử dụng phần mềm Praat. Những tư liệu trong phần này nhằm xác minh và minh họa cho nội dung các chương 2, 3, 4 của luận án. Thứ tự được trình bày như sau: 1. Vùng tần số formant của nguyên âm trong các kết hợp với thanh điệu, âm đầu và âm cuối 2. Trường độ formant của nguyên âm trong kết hợp với thanh điệu, âm đầu và âm cuối. 3. Ảnh phổ mô tả diễn tiến formant của nguyên âm trong các kết hợp Ảnh phổ mô tả các formant của nguyên âm là những vệt ngang thẫm gần song song, gần đoạn tiếp giáp với phụ âm thì formant có đoạn uốn cong hoặc chúc lên chúc xuống. Phụ âm là những chỗ không có những vệt ngang thẫm là những chỗ tắc của phụ âm tắc vô thanh hoặc có nhưng mờ so với các nguyên âm (các phụ âm mũi). MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_cau_truc_formant_cua_nguyen_am_tieng_viet_trong_ket.doc
  • docTóm tắt LA.doc
  • xlsTONG HOP PHU LUC.xls
Tài liệu liên quan