Luận án Cải tiến chương trình giáo dục thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ cao đẳng sư phạm của trường đại học Tây Bắc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––– VŨ MẠNH CƯỜNG CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ, BẢN CHO HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––––––––– VŨ MẠNH CƯỜNG CẢI

docx284 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cải tiến chương trình giáo dục thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ cao đẳng sư phạm của trường đại học Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC VÀ XÃ, BẢN CHO HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS LƯƠNG KIM CHUNG 2. TS. ĐOÀN THAO HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả luận án Vũ Mạnh Cường MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng, biểu đồ sử dụng trong luận án MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học trong thời kỳ đổi mới 5 1.2. Quan điểm và định hướng đổi mới giáo dục đại học 7 1.2.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước 7 1.2.2. Những đổi mới đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay 9 1.2.3. Đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng căn bản và toàn diện 11 1.3. Giáo viên và đào tạo giáo viên các bậc học phổ thông 16 1.3.1. Vai trò của giáo viên đối với hệ thống giáo dục phổ thông 16 1.3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên 18 1.3.3. Vai trò của nhà trường sư phạm trong đào tạo giáo viên các cấp học phổ thông. 20 1.4. Khái quát về giáo dục vùng Tây Bắc 20 1.4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Bắc 20 1.4.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Bắc 22 1.4.3. Khái quát về Đại học Tây Bắc 26 1.5. Khái niệm và các công trình nghiên cứu có liên quan 28 1.5.1. Các khái niệm có liên quan 28 1.5.2. Khái niệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản 31 1.5.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 33 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu 40 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu 40 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 41 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 43 2.2.4. Phương pháp chuyên gia 43 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 44 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 48 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 49 2.3. Tổ chức nghiên cứu 51 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu và đơn vị phối hợp nghiên cứu 51 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 51 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu 52 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53 3.1. Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ Cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc; thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục thể thao trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc 53 3.1.1. Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao trường học và xã, bản nhằm phục vụ công tác giáo dục học sinh và dân vận của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc 53 3.1.2. Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của vùng Tây Bắc 64 3.1.3. Bàn luận phần đánh giá thực trạng 75 Tiểu kết phần đánh giá thực trạng 87 3.2. Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc 88 3.2.1. Định hướng cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc 88 3.2.2. Nguyên tắc tiến hành cải tiến chương trình 93 3.2.3. Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao trường học và xã, bản 96 3.2.4. Chương trình GDTC theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục Thể thao trường học và xã, bản 106 3.2.5. Thẩm định và đánh giá chương trình trước thực nghiệm 112 3.2.6. Bàn luận về cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm trường Đại học Tây Bắc 114 Tiểu kết phần cải tiến chương trình 118 3.3. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của chương trình cải tiến trong thực tiễn đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của Đại học Tây Bắc 118 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm chương trình 118 3.3.2. Kết quả thực nghiệm chương trình cải tiến 124 3.3.3. Đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT ở trường học và xã bản của sinh viên lớp thực nghiệm thông qua thực tập sư phạm cuối khóa 134 3.3.4. Đánh giá tính mục tiêu, tính khoa học, tính khả thi và thực tiễn của chương trình thông qua thực nghiệm 137 3.3.5. Bàn luận về hiệu quả cải tiến chương trình thông qua thực nghiệm trong đào tạo hệ CĐSP của ĐHTB 138 Tiểu kết phần thực nghiệm đánh giá hiệu quả của chương trình 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146 CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số bảng Tên bảng Trang 1 DANH MỤC BIỂU BẢNG 1.1 Thống kê về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp học phổ thông của vùng Tây Bắc tính đến năm 2014 22 1.2 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấpTiểu học vùng Tây Bắc năm học 2013 - 2014 23 1.3 Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấp THCS vùng Tây Bắc năm học 2013 - 2014 23 3.1 Đặc điểm cấu trúc hệ thống trường lớp cấp Tiểu học (3 tỉnh vùng Tây Bắc năm học 2014 – 2015) 53 3.2 Kết quả phỏng vấn về hoạt động nghề nghiệp của giáo viên cấp THCS và Tiểu học vùng Tây Bắc Sau trang 54 3.3 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý trường học về vai trò của TDTT trong giáo dục Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc Sau trang 57 3.4 Kết quả phỏng vấn giáo viên về vai trò của TDTT trong giáo dục Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc Sau trang 57 3.5 Kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương về vai trò của TDTT đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc Sau trang 57 3.6 Kết quả phỏng vấn giáo viên về vai trò của TDTT đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc Sau trang 57 3.7 Kết quả phỏng vấn chuyên gia và cán bộ quản lý lựa chọn tiêu chí đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc Sau trang 60 3.8 Đánh giá của giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên hệ CĐSP về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc Sau trang 61 3.9 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc Sau trang 61 3.10 Tự đánh giá của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 61 3.11 Kết quả phỏng vấn giảng viên các cơ sở đào tạo hệ CĐSP về vai trò của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối với hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 62 3.12 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về vai trò của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối với hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 62 3.13 Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về vai trò của giáo viên đối với hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 62 3.14 Kết quả phỏng vấn giảng viên các cơ sở đào tạo hệ CĐSP về nhu cầu trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản cho giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc Sau trang 63 3.15 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về nhu cầu trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản cho giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc Sau trang 63 3.16 Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về nhu cầu được trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 63 3.17 Đánh giá của giảng viên TDTT về mục tiêu chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 66 3.18 Đánh giá của sinh viên về mục tiêu chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 66 3.19 Đánh giá của giảng viên TDTT về nội dung chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 67 3.20 Đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 67 3.21 Đánh giá của giảng viên TDTT về phân phối thời lượng của chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 68 3.22 Đánh giá của sinh viên về phân phối thời lượng của chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 68 3.23 Đánh giá của giảng viên TDTT về qui định kiểm tra đánh giá của chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 68 3.24 Đánh giá của sinh viên về qui định kiểm tra đánh giá của chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 68 3.25 Đánh giá của giảng viên TDTT về thực trạng tổ chức thực hiện chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 69 3.26 Đánh giá của sinh viên về thực trạng tổ chức thực hiện chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 69 3.27 Nhận thức của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về vị trí, vai trò của môn học GDTC đối với quá trình đào tạo Sau trang 70 3.28 Tự đánh giá của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về tính tích cực trong học tập môn GDTC Sau trang 71 3.29 Đánh giá của giảng viên TDTT về tính tích cực của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc trong học tập môn GDTC Sau trang 71 3.30 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên K54 hệ CĐSP Trường Đại học Tây Bắc 72 3.31 Thực trạng thể lực ban đầu của sinh viên K54 hệ CĐSP trường ĐHTB 72 3.32 Kết quả phân loại thể lực ban đầu của sinh viên K54 hệ CĐSP trường ĐHTB theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể 73 3.33 Đánh giá sự phát triển thể lực của sinh viên K54 hệ CĐSP trường ĐHTB sau 1 và 2 năm học tập môn GDTC Sau trang 73 3.34 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về nhu cầu cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của vùng Tây Bắc Sau trang 74 3.35 Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về nhu cầu cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của vùng Tây Bắc Sau trang 74 3.36 Kết quả phỏng vấn sinh viên hệ CĐSP của vùng Tây Bắc về nhu cầu cải tiến chương trình GDTC Sau trang 74 3.37 Đánh giá của chuyên gia GDTC trường học về chương trình cải tiến Sau trang 113 3.38 Đánh giá của giảng viên khoa TDTT, GDTC, tổ GDTC các cơ sở đào tạo hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương trình cải tiến Sau trang 113 3.39 Đánh giá của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương trình cải tiến Sau trang 113 3.40 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về tiêu chí đánh giá chương trình Sau trang 123 3.41 Tự đánh giá của sinh viên K55 hệ CĐSP về tính tích cực trong học tập theo chương trình thực nghiệm Sau trang 125 3.42 Đánh giá của giảng viên về tính tích cực của sinh viên K55 trong quá trinh học tập theo chương trình thực nghiệm Sau trang 125 3.43 Tự đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về năng lực tự học thông qua học tập theo chương trình cải tiến Sau trang 125 3.44 Đánh giá của giảng viên giảng dạy lớp thực nghiệm về năng lực tự học của sinh viên thông qua học tập theo chương trình cải tiến Sau trang 125 3.45 Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên lớp thực nghiệm - K55 hệ CĐSP Trường Đại học Tây Bắc 126 3.46 So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm (K55) với kết quả học tập của K54 (lớp học tập theo chương trình cũ) 127 3.47 Kết quả rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT của sinh viên lớp thực nghiệm - K55 hệ CĐSP trường ĐHTB 128 3.48 Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của sinh viên K55 128 3.49 Đánh giá thể lực trước học tập của sinh viên lớp thực nghiệm theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 129 3.50 Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên K55 sau 1 và 2 năm thực nghiệm 130 3.51 Đánh giá thể lực của sinh viên sau 1 năm thực nghiệm theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 130 3.52 Đánh giá thể lực của sinh viên sau 2 năm thực nghiệm theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 131 3.53 So sánh thể lực của sinh viên lớp thực nghiệm sau 1 và 2 năm học tập với thể lực ban đầu Sau trang 131 3.54 Đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực của sinh viên sau 1 và 2 năm thực nghiệm 132 3.55 So sánh trình độ thể lực của nữ sinh viên học tập theo chương trình thực nghiệm và chương trình cũ Sau trang 134 3.56 So sánh trình độ thể lực của nam sinh viên học tập theo chương trình thực nghiệm và chương trình cũ Sau trang 134 3.57 Tự đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản Sau trang 135 3.58 Đánh giá của giảng viên về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm Sau trang 135 3.59 Đánh giá của giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực tập sư phạm ở các nhà trường Tiểu học và THCS về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm Sau trang 135 3.60 Đánh giá của cán bộ xã, bản, thị trấn về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT ở xã, bản nơi sinh viên lớp thực nghiệm đến thực tập Sau trang 136 3.61 Đánh giá của sinh viên K55 về chương trình sau quá trình thực nghiệm Sau trang 137 3.62 Đánh giá của giảng viên về chương trình sau quá trình trình thực nghiệm Sau trang 137 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3.1 So sánh kết quả học tập của sinh viên lớp thực nghiệm với kết quả học tập của sinh viên K54 127 3.2 So sánh sự phát triển thể lực của nam sinh viên lớp thực nghiệm (K55) trước, sau 1 và 2 năm. 133 3.3 So sánh sự phát triển thể lực của nữ sinh viên lớp thực nghiệm (K55) trước, sau 1 và 2 năm. 133 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng sư phạm CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐHTB Đại học Tây Bắc ĐHSP Đại học sư phạm GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTC Giáo dục thể chất HSSV Học sinh sinh viên NVSP Nghiệp vụ sư phạm RLNVSP Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Thực tiễn giáo dục phổ thông đã chứng minh: giáo viên là lực lượng nòng cốt trong các nhà trường, có chức năng và nhiệm vụ biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Giáo viên không chỉ là người truyền dạy cho thế hệ trẻ về tri thức khoa học và công nghệ, mà còn là người tổ chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh; có khả năng sử dụng nhiều phương tiện giáo dục để thu hút học sinh chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước về “xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, đòi hỏi chương trình đào tạo trong các nhà trường sư phạm “phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới”, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên khi ra trường không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải đạt trình độ cao về năng lực sư phạm và năng lực giáo dục [7], [10]. Để đáp ứng với đổi mới giáo dục phổ thông, công tác đào tạo giáo viên của Đại học Tây Bắc đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ về các mặt: Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của các địa phương, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của vùng miền; đảm bảo cho mỗi sinh viên sau khi ra trường không chỉ có năng lực triển khai các hoạt động chuyên môn, mà còn là lực lượng có kiến thức và kỹ năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lĩnh vực văn hóa và giáo dục của địa phương. Thay đổi căn bản hoạt động đào tạo và tổ chức đào tạo theo hướng phát triển năng lực tự học, nhằm chuẩn bị cho sinh viên tiềm lực tự phát triển trình độ trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp; đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường sớm thích ứng với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa của các cấp học phổ thông. Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức trang bị cho sinh viên không chỉ được đổi mới theo hướng hiện đại, khoa học và cập nhật mà còn là những kiến thức và kỹ năng hoạt động xã hội nhằm góp phần củng cố và phát triển lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Đối với giáo dục vùng Tây Bắc, do khó khăn về điều kiện địa lý và đa số học sinh là con em đồng bào các dân tộc ít người nên hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tiểu học và THCS có những đặc điểm cơ bản sau: Số đông giáo viên phải dạy học trong điều kiện trường, lớp phân tán (nhiều nhà trường phải chia thành các điểm trường lẻ và điểm lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho số đông học sinh có thể đến trường hàng ngày); vừa dạy học vừa đảm nhiệm nuôi dạy học sinh trong các trường nội trú, bán trú và bán trú dân nuôi. Giáo viên không chỉ truyền dạy tri thức và tổ chức các hoạt động giáo dục đối với học sinh tại nhà trường, mà còn có trách nhiệm đến với từng gia đình, vận động con em họ tới trường, động viên học sinh tham dự các kỳ thi lên lớp, chuyển cấp; tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, TDTT. Tổ chức và tạo dựng cuộc sống học đường thực sự có sức lôi cuốn đối với trẻ, tạo cho trẻ niềm vui và nhu cầu đến trường mỗi ngày trở thành một loại hình nghiệp vụ quan trọng của của người giáo viên. Thực sự là người chiến sĩ trên tuyến đầu “giữ ngọn lửa tri thức” cho đồng bào các dân tộc thiểu số, là người chiến sĩ trên mặt trận “diệt giặc dốt”. Có ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với học sinh, mà còn đối với đồng bào các dân tộc; là lực lượng tham gia sâu rộng vào quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc xây dựng đời sống mới, xóa bỏ các hủ tục phong kiến và lạc hậu; tuyên truyền giáo dục nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho nhân dân. Trong điều kiện đó, TDTT là nội dung hoạt động có sức thu hút lớn đối với đông đảo học sinh các cấp học và là loại hình sinh hoạt cộng đồng quan trọng có giá trị thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Vì vậy, TDTT là phương tiện để giáo viên và nhà trường triển khai có hiệu quả mục tiêu và chủ đề giáo dục học sinh, góp phần tạo ra “đời sống học đường” lành mạnh; góp phần truyền thông những chuẩn mực đạo đức và giá trị thẩm mỹ của xã hội hiện đại tới đồng bào các dân tộc; là điều kiện để giáo viên tạo ra mối quan hệ gần gũi với đồng bào và thực hiện chức năng vận động quần chúng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Do đó, đào tạo và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản cho giáo viên là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục vùng Tây Bắc. Bước đầu nghiên cứu thực trạng giáo dục vùng Tây Bắc cho thấy: Số đông giáo viên Tiểu học và THCS thiếu kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản, điều đó đã hạn chế đáng kể năng lực và phạm vi hoạt động nghề nghiệp của họ trong thực tiễn giáo dục. GDTC nội khóa của ĐHTB còn nhiều hạn chế về hiệu quả và chất lượng, kết quả học tập và rèn luyện thể lực của sinh viên còn thấp; nội dung chương trình chưa phản ánh được tính nghề trong đào tạo, chưa phát huy được tính tích cực của sinh viên trong quá trình học tập; kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT chưa được coi là một loại hình nghiệp vụ sư phạm cần trang bị cho sinh viên. Trước thực trạng đó, nếu kết hợp giữa GDTC với trang bị cho sinh viên kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT - đồng thời thực hiện hai mục tiêu: phát triển thể chất và phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp trong cùng một môn học sẽ có giá trị nâng cao hiệu quả GDTC và hiệu quả đào tạo giáo viên hệ CĐSP của trường ĐHTB. Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động Thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ Cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây Bắc”. Mục đích nghiên cứu Thông qua hoạt động cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC nội khóa của Nhà trường và năng lực hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB; thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc. Mục tiêu 2: Cải tiến chương trình GDTC dành cho sinh viên hệ CĐSP của trường ĐHTB theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản. Mục tiêu 3: Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả cải tiến chương trình GDTC trong thực tiễn đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB. Giả thuyết khoa học của đề tài Đề tài giả thuyết rằng: Giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc chưa được đào tạo kỹ năng sử dụng hoạt động TDTT trường học và xã, bản trong công tác giáo dục học sinh và vận động quần chúng. Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến kết quả đào tạo chung và hạn chế đáng kể năng lực hoạt động nghề nghiệp của mỗi giáo viên sau khi ra trường. Nếu chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP của trường ĐHTB được cải tiến theo hướng tăng cường trang bị cho sinh viên kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản thì hiệu quả công tác GDTC của Nhà trường và thực trạng nêu trên sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của GDTC và thể thao trường học đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước (năm 1986), để định hướng cho sự phát triển của GDTC và thể thao trường học, Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, đường lối quan trọng: Năm 1989, Hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành Chỉ thị 112/CT-HĐBT về công tác TDTT trong những năm trước mắt, đối với GDTC và thể thao trường học, chỉ thị đã nhấn mạnh: “Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo chương trình qui định, có biện pháp tổ chức hướng dẫn các chương trình tập luyện và hoạt động TDTT tự nguyện ngoài giờ học” [48]. Năm 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ: “Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trường học” [4]. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), tại điều 41 đã quy định “Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT; Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học’’ [69]. Năm1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng ta đã tiếp tục chỉ đạo: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh” [5]. Năm 1994, Chỉ thị 36/CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đối với công tác GDTC trường học, chỉ thị đã nêu rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện của TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh sinh viên”; giao cho Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT phối hợp với Tổng cục TDTT “Tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học” [2]. Năm 1995, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 113/TTg về việc xây dựng qui hoạch phát triển TDTT, trong đó đã giao cho trách nhiệm cho ngành GD&ĐT: “Cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, qui định rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học” [83]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội” và tiếp tục chỉ đạo cần phải “Tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả GDTC trong trường học”, “Bộ Giáo dục cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, qui định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở các cấp học” [6]. Năm 2002, Ban Bí thư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành chỉ thị số 17/CT-TƯ về phát triển TDTT đến năm 2010, giao nhiệm vụ cho 2 ngành TDTT và GD&ĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên chuyên trách TDTT [3]. Năm 2006, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên” [8]. Luật TDTT được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2006 đã qui định trách nhiệm của Nhà nước và các nhà trường đối với công tác GDTC trường học nhằm đảm bảo cho công tác GDTC trường học thực sự trở thành bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo [71]. Nghị quyết số 08/NQ/TƯ (2011) của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, đã cụ thể hóa nhiệm vụ đối với GDTC và thể thao trường học: “Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của HSSV, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của HSSV, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao [15]. Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra các giải pháp có tính cơ bản để phát triển công tác GDTC và thể thao trường học và nhấn mạnh: coi HSSV là động lực cơ bản và trường học là địa bàn chiến lược để phát triển TDTT [84]. Tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030, nội dung và định hướng của đề án một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò và tầm chiến lược của GDTC và thể thao trường học đối với việc phát triển thể lực và tầm vóc của người Việt Nam trong thế kỷ 21 [85]. Năm 2016, trên cơ sở đánh giá tổng kết về công tác GDTC và thể thao trường học, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. Đề án đã xác định nội dung và nhiệm vụ cụ thể đối với GDTC nội khóa và phong trào TDTT ngoại khóa trong hệ thống nhà trường các cấp [86]. 1.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.2.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996), đã tiếp tục khẳng định quan điểm: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đảng đã chủ trương đổi mới giáo dục đại học theo hướng “kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến” [6]. Đảng đã nhận định chỉ có đổi mới GD&ĐT, khoa học công nghệ mới đẩy nhanh được quá trình phát triển kinh tế và nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi diện các nước nghèo. Coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, điều đó đòi hỏi hoạt động đào tạo đại học phải được đổi mới [30]: Đổi mới để hội nhập quốc tế Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho những nước chậm phát triển cơ hội tiếp cận với nền giáo dục phát triển, cho phép thực hiện chủ trương đa phương hóa về giáo dục đào tạo về khoa học công nghệ với thế giới, có khả năng khai thác những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến [79]. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho sự phát triển giáo dục, coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu đồng thời nhấn mạnh “GD&ĐT vừa phải đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” [70]. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế - xã hội phát triển với nhịp độ và chất lượng cao, tạo nên sự biến đổi sâu sắc và toàn diện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, số lao động có trình độ cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Điều đó đã đặt ra cho giáo dục đại học nước ta những yêu cầu mới và thách thức mới [54]. Đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã xác định phương hướng, biện pháp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam phải “gắn với sử dụng, trực tiếp phục vụ đào tạo chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành” [9]. Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của nhà sản xuất và doanh nghiệp, bởi vì nơi sử dụng nguồn lực lao động là nơi đưa ra các yêu cầu về đào tạo; có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo nhu cầu của nhà sản xuất và doanh nghiệp. Đổi mới đào tạo để tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên, hình thành năng lực tự học và tự học suốt đời Đào tạo và rèn luyện cho sinh viên thói quen và năng lực tự học, chuẩn bị cho họ tiềm năng để tự phát triển trình độ trong suốt quá trình lao động nghề nghiệp, đòi hỏi giáo dục đại học phải: Không chỉ là quá trình truyền thụ và thu nhận kiến thức, mà còn là quá trình rèn luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường sớm thích ứng với yêu cầu của thực tiễn lao động. Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức phải là những kiến thức hiện đại, cập nhật với thực tiễn lao động, tạo dựng cho sinh viên năng lực triển khai hoạt động nghề nghiệp một cách có hiệu quả. Vì vậy, xây dựng và thiết kế chương trình không phải xuất phát từ những nội dung mà thầy và nhà trường sẵn có, mà là những tri thức và kỹ năng của thực tiễn lao động đòi hỏi. Phải đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động đào tạo: giữa đổi mới phương pháp với điều kiện đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp; giữa nguồn tài liệu với nhu cầu tự học, tự tìm kiếm tri thức của sinh viên; giữa yêu cầu đổi mới với sự tăng trưởng về trình độ của mỗi giảng viên [47]. 1.2.2. Những đổi mới đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay Đổi mới chương trình đào tạo Đổi mới chương trình được hiểu như một qui luật tất yếu phản ánh tính khách quan của yêu cầu đổi mới, tạo ra tiền đề để tiến hành các hoạt động đổi mới đạt hiệu quả. Đổi mới chương trình đào tạo đại học trong những năm vừa qua đã diễn ra theo trình tự sau: Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn kết sản phẩm đào tạo của nhà trường với thị trường lao động. Đổi mới chương trình theo hướng tích hợp nội dung đào tạo, đảm bảo tính tinh gọn và hiệu quả cho khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên phải lĩnh hội. Đổi mới chương tr...dân để học sinh có thể đến trường mỗi ngày. Đối với các học sinh tại điểm bản, ngoài thời gian học trên lớp, trong các giờ ra chơi các em được tham gia chơi các trò chơi dân tộc (Bóng đá, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Tung còn,), tham gia các hoạt động tập thể giữa giờ. Đặc biệt các em còn phải tập luyện các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, phong trào bề nổi để tham gia biểu diễn trong các ngày lễ kỷ niệm, các lễ hội của địa phương, tham gia Hội thi, Hội khỏe Phù đổng các cấp, tham gia phong trào Hội thao của ngành Giáo dục phát động trong năm học,... Trong quá trình tổ chức các hoạt động này, người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh, nhưng do không được đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản nên mới chỉ dừng ở việc thông báo cho học sinh tự tập luyện. Do vậy các hoạt động tập luyện các môn thể thao là tự do, không có tổ chức. Để học sinh phát huy được khả năng của mình trong các hoạt động thì nhất thiết người giáo viên phải có kiến thức về việc tổ chức, vận động và hướng dẫn tập luyện các môn thể thao. Đối với quy định và thực tiễn địa phương, con người sống ở đâu thì phải tham gia sinh hoạt theo cư trú ở địa phương đó. Là giáo viên sinh sống, giảng dạy tại xã, bản thì giáo viên cũng phải tham gia các hoạt động lễ hội tại xã, bản để thúc đẩy phong trào thi đua. Đối với khu vực vùng cao Tây Bắc thì trình độ cũng như nhận thức của nhân dân còn thấp, cán bộ lãnh đạo xã đa phần học qua các lớp Đại học tại chức, trung cấp, trình độ chuyên môn không đồng đều, cán bộ văn hóa xã, các trưởng bản chủ yếu học qua các lớp sơ cấp hoặc chưa qua chuyên ngành đào tạo, nên việc tổ chức các hoạt động trong phong trào chưa thật sự hiệu quả. Chính vì vậy mà các hoạt động của địa phương giáo viên đều phải tham gia với vai trò là người chủ đạo trong việc tổ chức và thực hiện. Các hoạt động của địa phương chủ yếu là hoạt động bề nổi như TDTT, văn hóa trong các lễ hội tạo nên sân chơi lành mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần và phát triển toàn diện trên mỗi cộng đồng dân tộc. Để các hoạt động của xã, bản, địa phương có hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của đội ngũ giáo viên có kiến thức cơ bản về tổ chức các hoạt động đó. Đối với việc tổ chức các hoạt động TDTT ở trường học và xã, bản đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức về xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức, phương pháp trọng tài, phương pháp vận động học sinh, người dân tham gia, phương pháp giảng giải bằng lời nói và phải có khả năng thực hành các động tác, các kiến thức về kỹ, chiến thuật một số môn thể thao, Tuy nhiên trong quá trình được đào tạo, người giáo viên chưa được trang bị những kiến thức này để vận dụng vào thực tiễn công việc tại trường học và xã, bản. * Các cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của vùng Tây Bắc Vùng Tây Bắc (gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái) có 7 cơ sở đào tạo hệ CĐSP: Đại học Tây Bắc, CĐSP Sơn La, CĐSP Lào Cai, CĐSP Yên Bái, CĐSP Điện Biên, CĐSP Hòa Bình và Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu. Là hệ thống nhà trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên THCS, Tiểu học và Mầm non cho miền núi phía Bắc nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, hàng năm các nhà trường tuyển sinh và đào tạo từ 2.500 đến 3.000 sinh viên hệ CĐSP. Năm 2014, các nhà trường tuyển sinh và đào tạo 2.864 sinh viên hệ CĐSP trong tổng số 4.719 sinh viên. Hệ thống các nhà trường CĐSP đã giúp cho vùng Tây Bắc có thể hoàn toàn chủ động về đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học và THCS, khắc phục được thực trạng chờ đợi, phụ thuộc vào sự điều động và phân phối giáo viên từ vùng xuôi lên. Hệ CĐSP có chương trình đào tạo mỗi khóa gồm 95 tín chỉ (tương đương 1.425 tiết học qui chuẩn) trong 3 năm. GDTC là môn học bắt buộc của mỗi khóa đào tạo và được thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT với 3 tín chỉ, gồm 90 tiết. 1.4.3. Khái quát về Đại học Tây Bắc Trường ĐHTB được thành lập theo Quyết định số 39/2001/QĐ-TTg ngày 23/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua gần 60 năm phấn đấu trưởng thành, Trường đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Tây Bắc. Là trường đại học đa ngành, đa cấp đào tạo, phối hợp với các nhà sử dụng nhân lực, các nhà nghiên cứu và cộng đồng các dân tộc Tây Bắc nhằm bảo đảm Trường là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ kĩ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc. Trường Đại học Tây Bắc là trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu ở vùng Tây Bắc, ngang tầm với các trường đại học có uy tín trong nước, mở rộng và hợp tác với một số trường đại học trong nước và quốc tế. Nhà trường có 03 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 21 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học và 11 chuyên ngành đào tạo trình độ cao đẳng, trong số các ngành đào tạo trình độ đại học có 13 ngành đào tạo giáo viên; đã đào tạo được hơn 25.000 giáo viên Tiểu học, THCS, THPT, cử nhân, kỹ sư phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế - xã hội ở miền Tây Bắc của Tổ quốc. Quy mô đào tạo của nhà trường (tính đến ngày 31/12/2014) có 10.695 sinh viên, trong đó có 7.135 sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy, 3.174 học viên hệ vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học, 386 học sinh hệ dự bị đại học, 129 Lưu học sinh của nước CHDCND Lào. Tỷ lệ sinh viên dân tộc ít người trên 70%. Các chương trình đào tạo của Trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT đã ban hành và tham khảo các chương trình tiên tiến của các trường đại học lớn, cập nhật những kiến thức mới, và đặc biệt đã được bổ sung những kiến thức gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng Tây Bắc. Trong năm học 2013 - 2014, chương trình đào tạo đã được chỉnh sửa từ 130 tín chỉ lên 150 tín chỉ đối với đào tạo đại học, từ 90 tín chỉ lên 115 tín chỉ đối với đào tạo cao đẳng, theo hướng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tăng cường kỹ năng thực hành, thực tập nghề nghiệp. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, Nhà trường đã triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ; thực hiện công khai cam kết chất lượng đào tạo; thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ người học về chất lượng giảng dạy của giảng viên; triển khai xây dựng hệ thống dữ liệu ngân hàng đề thi... 1.5. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.5.1. Các khái niệm có liên quan Khái niệm về chương trình Theo Từ điển Tiếng Việt: Chương trình nêu một cách vắn tắt toàn bộ nội dung những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định. Chương trình là: Toàn bộ nội dung học tập, giảng dạy, được qui định chính thức cho từng môn, từng lớp hoặc từng cấp học [66]. Khái niệm về chương trình đào tạo Theo Kelly (1989), bất luận định nghĩa thế nào về chương trình đào tạo, thì cũng phải chứa đựng bốn chiều hướng của việc lập chương trình là: ý định người xây dựng chương trình, qui trình cần thiết thực thi các ý định đó, kinh nghiệm thực tế của học sinh có được do thầy giáo mang lại cho họ khi thực hiện ý đồ của người xây dựng chương trình và việc học tập “ẩn” thể hiện như là sản phẩm “phụ” của chương trình đào tạo mà quả thực là của nhà trường [99]. Theo Tim Wentling, chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho mọi hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ [100]. Theo Phạm Văn Lập (1998) và Lê Đức Ngọc (2000): Chương trình đào tạo là bản phác thảo về nội dung đào tạo, qua đó người ta biết mình cần phải dạy những gì và người học biết mình cần những gì; Chương trình đào tạo là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu đào tạo nhà trường theo đuổi, nó cho ta biết nội dung và phương pháp dạy học cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra [53], [60]. Khái niệm về cải tiến chương trình Theo Từ điển Tiếng Việt, cải tiến là “sửa đổi cho tiến bộ hơn”. Từ những khái niệm nêu trên, cải tiến chương trình là: Hoạt động sửa đổi chương trình, để có một chương trình mới tiến bộ hơn, cập nhật hơn. Khái niệm về năng lực sư phạm Năng lực sư phạm là một dạng năng lực mang đặc trưng nghề nghiệp của người giáo viên, được thể hiện qua các nhóm năng lực: năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực tổ chức hoạt động sư phạm [49]. Khái niệm về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên phổ thông Chuẩn nghề nghiệp là “Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên” được Bộ GD&ĐT ban hành nhằm: Giúp giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp; là cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên; là cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh những qui định về năng lực triển khai hoạt động dạy học, Chuẩn nghề nghiệp cụ thể hóa năng lực giáo dục và năng lực hoạt động chính trị, xã hội mà giáo viên cần đạt được: Về năng lực giáo dục Có khả năng xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua các hoạt động giáo dục và thông qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội Phối hợp với gia đình và cộng đồng huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Khái niệm về nghiệp vụ sư phạm Nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng tiến hành một hoạt động chuyên môn mang đặc trưng nghề nghiệp [98]. NVSP là hoạt động chuyên môn của nhà giáo nhằm triển khai hoạt động dạy học, tổ chức quá trình dạy học và tổ chức quá trình giáo dục. NVSP được biểu hiện ở một số mặt sau: khả năng trình bày, diễn đạt nội dung kiến thức, nội dung giáo dục; khả năng thiết kế bài giảng, giáo án đảm bảo yêu cầu chuyên môn, yêu cầu sư phạm và hiệu quả giáo dục; khả năng viết bảng, cấu trúc trình bày bảng; khả năng thiết kế và phân tích chương trình đào tạo để tiến hành hoạt động giảng dạy có hiệu quả; khả năng thiết kế nội dung và yêu cầu kiểm tra đánh giá phù hợp với qui trình đào tạo qua từng giai đoạn dạy và học; khả năng ứng xử và giải quyết linh hoạt các tình huống xảy ra trong quá trình giáo dục NVSP được tích hợp từ nhiều loại hình kiến thức và kỹ năng khác nhau, đảm bảo cho quá trình sư phạm của nhà giáo được thực hiện thành công. Khái niệm về hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông Hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông gồm hai mặt: giáo dục kiến thức và kỹ năng nền tảng thuộc các môn khoa học cơ bản (được tiến hành theo giờ học chính khóa và theo lịch trình của kế hoạch đào tạo); giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống (được thực hiện lồng ghép trong các giờ học chính khóa và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ học – hoạt động đoàn đội, hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật và TDTT). Khái niệm về hoạt động TDTT trường học Hoạt động TDTT trường học được diễn ra dưới hai hình thức: giờ học chính khóa môn học Thể dục; hoạt động thể thao ngoại khóa (theo tổ chức lớp, nhóm, tổ; hoạt động đội tuyển các môn thể thao; câu lạc bộ các môn thể thao). Các loại hình hoạt động này được diễn ra dưới sự chỉ đạo, quản lý của giáo viên chuyên trách TDTT. Trong thực tế, hoạt động TDTT ngoài giờ học học còn là nội dung, hình thức và phương tiện phục vụ các hoạt động của nhà trường, của lớp (hoạt động vui chơi giải trí của học sinh; hoạt động giáo dục của nhà trường; hoạt động đoàn đội; hoạt động giao lưu và liên kết với xã, bản) được diễn ra dưới sự chỉ đạo và quản lý của giáo viên tổng phụ trách hoặc của giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trường học và xã, bản trở thành một loại hình nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho công tác giáo dục học sinh của giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng trong nhà trường phổ thông các cấp. 1.5.2. Khái niệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng tổ chức là sự thực hiện có kết quả một hệ thống hành động của một hoạt động chung nào đó bằng cách vận dụng những tri thức về hoạt động đó, thống nhất hành động của mọi người nhằm đạt được mục đích chung trong những điều kiện cho phép. Trong thực tiễn của vùng Tây Bắc, hoạt động giáo dục và hoạt động chính trị, xã hội của giáo viên có những đặc điểm cơ bản sau: Số đông giáo viên dạy học tại các điểm trường lẻ và điểm lớp cách xa điểm trường chính; luôn phải độc lập trong triển khai hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, thiếu sự hỗ trợ của nhà trường và đồng nghiệp. Trong các loại hình nhà trường dân tộc nội trú, bán trú và bán trú dân nuôi, hoạt động văn nghệ, TDTT và trò chơi vận động là những phương tiện quan trọng để thu hút học sinh đến trường mỗi ngày; là phương tiện cơ bản để lồng ghép triển khai các hoạt động giáo dục học sinh và tạo ra “đời sống học đường” vui tươi, lành mạnh cho học sinh. Giáo viên vừa thực hiện chức năng dạy học, vừa thực hiện chức năng vận động đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Căn cứ vào qui định về: năng lực hoạt động nghề nghiệp, vai trò và chức năng của giáo viên phổ thông được qui định tại Luật giáo dục; Qui định chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên phổ thông; đặc điểm, nội dung của công tác tổ chức hoạt động TDTT và đặc điểm giáo dục vùng Tây Bắc, cho phép khái niệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản như sau: Là một loại hình năng lực cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên bậc học phổ thông. Là một loại hình nghiệp vụ sư phạm đảm bảo cho người giáo viên thực hiện hiệu quả công tác giáo dục học sinh của lớp được phân công chủ nhiệm. Là loại hình kỹ năng, mà hoạt động TDTT được giáo viên sử dụng như một phương tiện để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội và vận động quần chúng ở xã, bản. Kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản là tổng hòa các nhóm kỹ năng sau: - Kỹ năng phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động TDTT phục vụ công tác giáo dục học sinh, phục vụ đời sống dân sinh. - Kỹ năng xác định mục đích, tích hợp và lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động TDTT để giải quyết có hiệu quả công tác giáo dục học sinh, công tác dân vận. - Kỹ năng vận dụng, quản lý và điều khiển các hoạt động TDTT để thực hiện chức năng giáo dục và chức năng xã hội theo chủ đề, nội dung và hình thức hoạt động đã xác định. Như vậy, kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT có sự khác biệt về mục tiêu sử dụng giữa giáo viên chuyên trách TDTT với giáo viên các môn học khác trong nhà trường Tiểu học và THCS: - Giáo viên chuyên trách TDTT sử dụng kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT để giải quyết mục tiêu của GDTC và thể thao trường học. - Giáo viên các môn học khác trong nhà trường Tiểu học và THCS sử dụng kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT để giải quyết mục tiêu giáo dục học sinh và vận động quần chúng ở xã, bản. 1.5.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu về đào tạo đại học và đào tạo giáo viên Năm 1993, tác giả Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn và Phan Đức Phú đã khái quát hóa những thành tựu và hạn chế của 37 năm đào tạo giáo viên TDTT của ngành giáo dục Việt Nam thông qua đề tài “Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành giáo dục từ năm 1956 đến nay” [75]. Năm 1998, Vũ Đức Thu và cộng sự đã có công trình “Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT trường học” nhằm góp phần khắc phục thực trạng thiếu giáo viên TDTT của các cấp học phổ thông, đặc biệt là ở cấp Tiểu học [82]. Năm 2001, với công trình nghiên cứu “Phương pháp dạy học và cách học ở đại học”, tác giả Lê Khánh Bằng đã coi tổ chức quá trình dạy học đại học và phương pháp dạy học và cách học ở đại học là hai khâu trọng yếu cần quan tâm trước hết trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học [14]. Năm 1995, với báo cáo khoa học “Một số ý kiến về xây dựng phương pháp chủ động học tập cho học sinh, sinh viên”, hai tác giả Lê Khánh Bằng, Nguyễn Văn Tư đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của việc dạy cách học và tổ chức dạy cách học trong đào tạo nói chung và trong đào tạo của các nhà trường sư phạm nói riêng [13]. Năm 2000, với đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học và học là khâu đột phá trong nâng cao chất lượng dạy học hiện nay”, tác giả Đinh Quang Báo và Lê Đình Chung đã chứng minh tính quyết định của đổi mới phương pháp dạy đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong GD&ĐT [11]. Năm 2001, với đề tài “Vận dụng hình thức dạy học theo tổ tăng cường rèn luyện NVSP cho sinh viên chuyên ngành thể dục”, tác giả Võ Văn Nga đã chứng minh tính hiệu quả của công tác RLNVSP thông qua hình thức học tập theo nhóm, tổ nhằm tăng cường tính chủ động và khả năng liên kết trong học tập của sinh viên chuyên ngành GDTC [59]. Năm 2005, tác giả Lê Khánh Tuấn trên cơ sở đánh giá thực trạng về số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên, đã đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước; trên cơ sở đánh giá hiệu quả đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên chuyên ngành GDTC, tác giả Kiều Tất Vinh đã có công trình nghiên cứu xác định những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên trường ĐHSP TDTT - Hà Tây [93], [97]. Năm 2006, với đề tài “Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ” tác giả Lê Thạc Cán đã làm sáng tỏ tính ưu việt của phương thức đào tạo tín chỉ trong quá trình đổi mới đào tạo đại học ở Việt Nam; tác giả Nguyễn Sỹ Thư đã có đề tài nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ở các tỉnh Tây Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục THCS [28], [87]. Năm 2008, với báo cáo khoa học về cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ tại Việt Nam, tác giả Hồ Tiến Nhật và Michelle Zjihra đã chỉ ra tính cấp thiết và giá trị của phương thức đào tạo tín chỉ trong đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam [63]. Năm 2010, tác giả Biền Văn Minh đã có công trình nghiên cứu về các giải pháp đào tạo NVSP cho sinh viên khối các trường ĐHSP nhằm đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền giáo dục; với công trình khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, tác giả Trần Bá Hoành đã chỉ ra vai trò của các nhà trường sư phạm trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay và tính tất yếu của đổi mới giáo dục phổ thông; để phục vụ cho công tác phát triển đội ngũ trong các nhà trường phổ thông, tác giả Cao Đức Tiến và Phạm Thị Thanh đã có công trình nghiên cứu dự báo trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên [46], [55], [88] [89]. Năm 2012, với công trình nghiên cứu “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề”, tác giả Nguyễn Đức Trí đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực đồng thời chỉ ra các bước phát triển chương trình đào tạo theo năng lực và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; Tác giả Lê Minh Nguyệt đã có đề tài nghiên cứu về vai trò của trường phổ thông thực hành đối với việc hình thành năng lực nghề của sinh viên sư phạm [61], [91]. Năm 2013, tác giả Huỳnh Trọng Khải đã có báo cáo khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên TDTT dưới tác động của nền kinh tế thị trường [52]. Với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: “Người giáo viên trước thềm thế kỷ 21”, “Chất lượng giáo viên”, “Xu hướng phát triển việc đào tạo giáo viên” và “Vấn đề giáo viên – những nghiên cứu lý luận và thực tiễn” tác giả Trần Bá Hoành đi sâu nghiên cứu về phẩm chất và năng lực cần có ở người giáo viên phổ thông trước yêu cầu của thực tiễn giáo dục, đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục [42], [43], [44], [45]. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên ở phổ thông Trước thực tiễn thiếu giáo viên TDTT trong nhà trường phổ thông các cấp, năm 1998 tác giả Mai Văn Muôn đã có công trình nghiên cứu “Giáo viên TDTT - vấn đề bức xúc nhất trong công tác GDTC hiện nay” [58]. Nghiên cứu về số lượng và trình độ được đào tạo của đội ngũ giáo viên, năm 2001 tác giả Vũ Đức Văn đã có công trình nghiên cứu “Một số thông tin về đội ngũ giáo viên TDTT trong các trường THCS của Thành phố Hải Phòng giai đoạn 1998 – 2000 [94]. Để phục vụ cho công tác tuyển dụng và cơ cấu đội ngũ giáo viên, năm 2006 tác giả Võ Đình Phương đã có công trình nghiên cứu dự báo nhu cầu về số lượng và loại hình chuyên môn đối với giáo viên cấp THCS của tỉnh Quảng Trị đến năm 2015 [68]. Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc về số lượng giáo viên các cấp học phổ thông, năm 2009 tác giả Phạm Thị Thanh đã có công trình “Nghiên cứu dự báo nhu cầu làm căn cứ cho việc lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên” [74]. Năm 2010, trước xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, tác giả Nguyễn Thị Mùi đã có công trình nghiên cứu đánh giá về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên cấp THPT; trước tình trạng phân bố thiếu đồng bộ về đội ngũ giáo viên giữa các cấp học và giữa các vùng miền, tác giả Phan Văn Nhân và Phạm Thị thanh đã có công trình nghiên cứu “Dự báo nhu cầu giáo viên phổ thông theo môn học bằng phương pháp định mức” [57], [62]. Năm 2013, trên phạm vi toàn quốc, tác giả Nguyễn Thúy Hồng đã có công trình nghiên cứu về thực trạng số lượng, chất lượng chuyên môn và phân bố đội ngũ giáo viên cấp THCS và THPT; xuất phát từ thực trạng về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên TDTT trường CĐSP Nghệ An, tác giả Nguyễn Viết Minh đã có công trình nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao năng lực cho giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục [50], [56]. Các công trình nghiên cứu về hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ trong đào tạo bậc Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2009 Là giai đoạn thâm nhập, thử nghiệm và bắt đầu chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ, các công trình nghiên cứu có tác dụng như một sự chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi quan trọng của giáo dục đại học từ niên chế sang học chế tín chỉ - một phương thức đào tạo tiên tiến nhưng còn nhiều xa lạ đối với thực tiễn và điều kiện giáo dục đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức đào tạo của các nước có nền giáo dục tiên tiến và điều kiện ứng dụng học chế tín chỉ (những khó khăn và thuận lợi), tiêu biểu có đề tài của các tác giả: Nguyễn Kim Dung; Ngô Doãn Đãi; Vũ Quốc Phóng; Lâm Quang Thiệp [32], [36], [67], [77], [78]. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc chương trình và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của các tác giả: Ngô Doãn Đãi; Mai Trọng Nhuận [37], [38], [64]. Nghiên cứu về yêu cầu đào tạo, phương pháp dạy học và phương pháp tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thị Bích Hạnh; Lê Văn Trưởng; Hoàng Văn Vân; Vũ Quang Việt [41], [92], [95], [96]. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay (giai đoạn các cơ sở đào tạo bậc đại học phải chấm dứt hình thức đào tạo theo niên chế ) Năm 2010, thời điểm Bộ GD&ĐT yêu cầu tất cả các nhà trường đại học phải kết thúc giai đoạn thử nghiệm và chính thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đó cũng là thời điểm mà hầu hết các nhà trường nhận thấy những bất cập giữa điều kiện đáp ứng với yêu cầu của hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ; bất cập giữa năng tổ chức giờ học của số đông giảng viên với yêu cầu dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của sinh viên. Nghiên cứu có tính chất phân tích về đặc điểm, nguyên lý và bản chất của học chế tín chỉ, tiêu biểu có công trình của các tác giả: Trần Thanh Ái; Đào Ngọc Cảnh; Trịnh Duy Oánh và Tôn Quang Cường [1], [29], [31]. Nghiêu cứu về thực trạng, những khó khăn và tồn tại trong quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của các tác giả: Diệp Ngọc Dũng; Trần Văn Dũng; Nguyễn Tấn Hùng [34], [35], [51]. Nghiêu cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của học chế tín chỉ trong thực tiễn đào tạo bậc đại học ở Việt Nam, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Bảy [12]. Nghiêu cứu về phương pháp dạy và học theo nhóm, phương pháp kiểm tra đánh giá trong học chế tín chỉ, tiêu biểu có công trình nghiên cứu của các tác giả: Ngô Thu Dung; Trịnh Duy Oánh; Lâm Quang Thiệp [33], [65], [80]. Nghiên cứu về GDTC theo hướng nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp Năm 1990, với công trình nghiên cứu “Vấn đề phân loại nhóm nghề trong xây dựng chương trình GDTC cho học sinh các trường dạy nghề”, tác giả Phạm Danh Tốn, trên cơ sở xác định đặc tính hoạt động thể lực đã tiến hành phân loại nhóm nghề theo đặc trưng lao động [90]. Năm 1993, với báo cáo khoa học “Mục đích và nội dung GDTC nghề nghiệp trong các trường THCN và dạy nghề”, tác giả Vũ Đức Thu đã định hướng lựa chọn nội dung và tổ chức đào tạo môn học GDTC trong các nhà trường đào tạo nghề với sự hình thành và phát triển năng lực hoạt động nghề nghiệp của học sinh sau khi ra trường [81]. Năm 1995, với công trình nghiên cứu “Thể dục nghề nghiệp trong hệ thống GDTC đối với sinh viên các trường đại học và cao đẳng”, tác giả Nguyễn Xuân Sinh đã đặt vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập đối với môn học GDTC của sinh viên khi gắn liền nội dung môn học với nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp trong tương lai [72]. Năm 2001, Nguyễn Trọng Hải và cộng sự với công trình nghiên cứu “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định nội dung GDTC cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng Việt Nam theo định hướng nghề nghiệp”, các tác giả đã đề xuất nội dung các môn thể thao cần lựa chọn cho chương trình GDTC phù hợp với các loại hình đào tạo, thông qua đó nhằm nâng cao hiệu quả của môn học trong thực tiễn đào tạo của các nhà trường [39]. Năm 2003, xuất phát từ thực tiễn thiếu giáo viên Thể dục trong các trường tiểu học, tác giả Hồ Đắc Sơn đã nghiên cứu và đề xuất một chương trình GDTC theo hướng đào tạo nghề cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học trong các nhà trường sư phạm [73]. Năm 2012, với công trình nghiên cứu “Đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên các trường ĐHSP vùng Trung Bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học”, tác giả Lê Trường Sơn Chấn Hải đã nghiên cứu đổi mới chương trình GDTC trong nhà trường sư phạm theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT cho sinh viên [40]. Từ năm 2012 tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo đại học và đào tạo giáo viên, tuy nhiên cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP ở vùng Tây Bắc theo hướng trang bị cho giáo viên Tiểu học, THCS kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản. Tiểu kết chương 1 Giáo viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vì vậy muốn đổi mới giáo dục, đầu tiên và trước hết phải đổi mới đào tạo của các nhà trường sư phạm. Trước xu thế đổi mới giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, hệ thống các nhà trường sư phạm đồng thời phải tiến hành: - Đổi mới tổ chức đào tạo và nội dung đào tạo theo hướng khoa học, hiện đại và cập nhật với nền giáo dục đại học thế giới. Đảm bảo cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ được triển khai sâu rộng và có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động dạy và học của thầy và trò. - Đổi mới mục tiêu và sản phẩm đào tạo, đảm bảo cho sinh viên ra trường có thể thích ứng có nhanh và có hiệu quả với đổi mới của giáo dục phổ thông theo hướng căn bản và toàn diện. GDTC trong đào tạo giáo viên các cấp học phổ thông đang ở trong xu thế đổi mới theo hướng góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường không chỉ có sự tăng trưởng về năng lực thể chất mà còn có khả năng sử dụng hoạt động TDTT để thực hiện chức năng giáo dục học sinh. Kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT là bộ phận cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc; là phương tiện quan trọng của người giáo viên để thực hiện có hiệu quả chức năng giáo dục học sinh và chức năng vận động quần chúng ở xã, bản. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: chương trình và hoạt động cải tiến chương trình môn học GDTC theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản cho sinh viên hệ CĐSP trường ĐHTB. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hoạt động dạy và học môn GDTC ở các cơ sở đào tạo hệ CĐSP của vùng Tây Bắc nói chung và của ĐHTB nói riêng. 11 Chuyên gia, chuyên viên GDTC và Cán bộ quản lý khoa GDTC trong một số nhà trường Sư phạm. 52 Giảng viên TDTT của các cơ sở đào tạo hệ CĐSP vùng Tây Bắc và của ĐHTB. 66 Cán bộ quản lý các nhà trường Tiểu học và THCS, Chuyên viên giáo dục bậc học của các phòng Giáo dục vùng Tây Bắc. 92 Cán bộ phòng Văn hóa, Thể thao và Du lich; Cán bộ xã, bản vùng Tây Bắc. 584 Sinh viên năm thứ 3 (đã học môn học GDTC, đã đi thực tập, thực tế sư phạm) của trường ĐHTB và các cơ sở đào tạo hệ CĐSP của vùng Tây...p ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo năng lực sư phạm, năng lực hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tương lai? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Chứng minh được: kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học là một loại hình nghiệp vụ sư phạm cần trang bị cho sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động đào tạo theo học học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð III. Tính khoa học của chương trình 1. Đảm bảo tính đồng bộ, tính cân đối giữa các khối kiến thức và kỹ năng; giữa mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Phản ánh được định hướng đổi mới chương trình; có giá trị chuyển hóa nội dung GDTC thành nhu cầu tự thân của sinh viên trong quá trình học tập? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Tạo ra động lực để phát triển nhận thức và tính tích cực của sinh viên trong học tập môn học GDTC? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Nội dung chương trình đủ hàm lượng kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu đào tạo đã xác định? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Loại hình hoạt động của các môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của sinh viên, với thời lượng cho phép và điều kiện của cơ sở đào tạo? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Nội dung có tính đại diện cao, phù hợp với điều kiện vận dụng trong các nhà trường phổ thông và xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Đảm bảo tối ưu hóa về tính đa dạng của nội dung trong thời lượng cho phép? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Có tác dụng đồng thời giải quyết 2 mục tiêu: phát triển thể lực và trang bị cho sinh viên kỹ tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 9. Đáp ứng yêu cầu về cấu trúc nội dung và tổ chức đào tạo của chương trình theo học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð IV. Tính khả thi của chương trình 1. Phù hợp với khả năng của sinh viên và điều kiện triển khai của nhà trường Sư phạm vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng tiệm cận với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Không tạo ra sự biến động về kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo của nhà trường? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð V. Tính thực tiễn của chương trình 1. Phản ánh được nhu cầu, đặc điểm của thực tiễn hoạt động TDTT trong đời sống xã hội và giáo dục vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Có giá trị khắc phục cơ bản thực trạng thiếu hiệu quả của chương trình GDTC hiện hành? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Có giá trị tạo ra chuyển biến tích cực về hiệu quả đào tạo nghề của nhà trường Sư phạm? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Góp phần trang bị và phát triển khả năng tổ chức hoạt động giáo dục, công tác dân vận cho đội ngũ giáo viên tương lai vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Có giá trị tạo ra sự liên thông giữa hoạt động nội khóa với ngoại khóa; giữa học trên lớp với tự học ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð Xin quí Thầy, Cô vui lòng cung cấp các thông tin về bản thân: - Họ và tên:................................................................................................ - Địa chỉ nơi công tác:............................................................................... Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quí Thầy, Cô! PHỤ LỤC 10 PHIẾU PHỎNG VẤN Dành cho sinh viên K55 hệ CĐSP của trường ĐHTB - lớp học tập theo chương trình GDTC thực nghiệm Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm chương trình GDTC được cải tiến theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản, đề nghị em hợp tác, cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu x vào các ô tương ứng với lựa chọn của mình. I. Tự đánh giá tính tích cực trong quá trình học tập theo chương trình cải tiến 1. Luôn tham gia giờ học với vai trò chủ thể; chủ động thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 2. Luôn tập trung chú ý trong học tập và nỗ lực thực hiện tốt nội dung giờ học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 3. Luôn nỗ lực tự học để hoàn thành yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được trang bị? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 4. Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động thảo luận và làm bài tập tại lớp? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 5. Luôn tự đánh giá và rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 6. Chủ động tìm kiếm tri thức để bổ sung kiến thức và kỹ năng các nội dung thuộc chương trình? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 7. Luôn hoàn thành bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 8. Chủ động lập kế hoạch tự học theo tiến trình môn học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 9. Luôn phấn đấu đạt điểm cao trong tất cà các loại hình kiểm tra đánh giá Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 10. Chủ động đổi mới phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả tự học và rèn luyện kỹ năng thực hành kỹ thuật các bài tập vận động Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 11. Luôn kết hợp luyện tập kỹ thuật các môn thể thao với rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 12. Luôn chú ý sưu tầm, tích lũy tài liệu có liên quan đến tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 13. Luôn có ý thức phối hợp nhóm trong quá trình học tập trên lớp và tự học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 14. Quan tâm đến kết quả học tập của bạn cùng lớp để tự rèn luyện và phấn đấu? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð II. Tự đánh giá về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản 1. Kỹ năng xác định mục đích sử dụng hoạt động TDTT để phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Kỹ năng lựa chọn, lồng ghép và tích hợp kiến thức về lĩnh vực TDTT trong nội dung vận động và tuyên truyền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Kỹ năng lựa chọn nội dung hoạt động TDTT phù hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động ở xã, bản (trò chơi vận động, trò chơi dân gian, môn thể thao? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Kỹ năng lựa chọn loại hình hoạt động TDTT phù hợp với hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Kỹ năng hướng dẫn kỹ thuật môn thể thao và tổ chức tập luyện; kỹ năng tham gia thi đấu và trọng tài? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Kỹ năng quản lý, điều hành và đánh giá kết quả hoạt động TDTT trong quá trình tổ chức hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð III. Tự đánh giá về năng lực tự học sau quá trình học tập theo chương trình thực nghiệm 1.Cấu trúc nội dung chương trình, hoạt động đào tạo đã có tác động trực tiếp nhằm hình thành và phát triển trách nhiệm, nhu cầu và năng lực tự học của sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Khả năng tự tìm kiếm kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo nội dung chương trình và theo yêu cầu mở rộng phạm vi của giảng viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Hoạt động tự học và tự rèn luyện được tiến hành thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nội dung môn học? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Khả năng thay đổi phương pháp và lựa chọn phương pháp tự học để đáp ứng yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng mới? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Thường xuyên hoàn thành bài tập về nhà trước giờ học mới; thường xuyên đáp ứng yêu cầu kiểm tra thường xuyên của giảng viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Nắm vững nội dung, yêu cầu kiểm tra, đánh giá của nội dung môn học để thường xuyên phấn đấu hoàn thành? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Nắm vững tiêu chí, chỉ tiêu của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để hàng ngày tập luyện nhằm phát triển thể lực đáp ứng yêu cầu đánh giá ở cuối mỗi học kỳ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Nội dung yêu cầu kiểm tra đánh giá của chương trình thường bao hàm cả nội dung tự học và tự rèn luyện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 9. Phải nỗ lực tự học và tự học thường xuyên mới có thể hoàn thành nội dung và yêu cầu kiểm tra đánh giá của các loại hình kiểm tra? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 10. Tác động của nội dung chương trình đối với sự hình thành và phát triển năng tự học của sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 11. Mức độ hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên trước yêu cầu của nội dung môn học và hình thức tổ chức đào tạo? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 12. Mức độ đáp ứng của sinh viên trước mục tiêu phát triển năng lực tự học, tự rèn luyện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð IV. Đánh giá chương trình thông qua quá trình thực nghiệm 1. Tính mục tiêu của chương trình 1.1. Phản ánh được giá trị cốt lõi của GDTC trong đào tạo bậc đại học và đặc trưng vùng miền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.2. Có giá trị tạo ra sự đột phá trong đổi mới công tác GDTC theo hướng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu xã hội? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.3. Mở ra một cách nhận thức mới về vai trò của GDTC trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.4. Trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo năng lực sư phạm, năng lực hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tương lai? 1.5. Chứng minh được: kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học là một loại hình nghiệp vụ sư phạm cần trang bị cho sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.6. Góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động đào tạo theo học học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Tính khoa học của chương trình 2.1. Đảm bảo tính đồng bộ, tính cân đối giữa các khối kiến thức và kỹ năng; giữa mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.2. Phản ánh được định hướng đổi mới chương trình; có giá trị chuyển hóa nội dung GDTC thành nhu cầu tự thân của sinh viên trong quá trình học tập? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.3. Tạo ra động lực để phát triển nhận thức và tính tích cực của sinh viên trong học tập môn học GDTC? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.4. Nội dung chương trình đủ hàm lượng kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu đào tạo đã xác định? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.5. Loại hình hoạt động của các môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của sinh viên, với thời lượng cho phép và điều kiện của cơ sở đào tạo? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.6. Nội dung có tính đại diện cao, phù hợp với điều kiện vận dụng trong các nhà trường phổ thông và xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.7. Đảm bảo tối ưu hóa về tính đa dạng của nội dung trong thời lượng cho phép? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.8. Có tác dụng đồng thời giải quyết 2 mục tiêu: phát triển thể lực và trang bị cho sinh viên kỹ tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.9. Đáp ứng yêu cầu về cấu trúc nội dung và tổ chức đào tạo của chương trình theo học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Tính khả thi của chương trình 3.1. Phù hợp với khả năng của sinh viên và điều kiện triển khai của nhà trường Sư phạm vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.2. Phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.3. Đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng tiệm cận với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.4. Không tạo ra sự biến động về kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo của nhà trường? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Tính thực tiễn của chương trình 4.1. Phản ánh được nhu cầu, đặc điểm của thực tiễn hoạt động TDTT trong đời sống xã hội và giáo dục vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.2. Có giá trị khắc phục cơ bản thực trạng thiếu hiệu quả của chương trình GDTC trước đây? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.3. Có giá trị tạo ra chuyển biến tích cực về hiệu quả đào tạo nghề của nhà trường Sư phạm? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.4. Góp phần trang bị và phát triển khả năng tổ chức hoạt động giáo dục, công tác dân vận cho đội ngũ giáo viên tương lai vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.5. Có giá trị tạo ra sự liên thông giữa hoạt động nội khóa với ngoại khóa, giữa học trên lớp với tự học ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð Mong các bạn vui lòng cung cấp các thông tin về bản thân: - Họ và tên:................................................................................................ - Địa chỉ nơi công tác:.............................................................................. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn! PHỤ LỤC 11 PHIẾU PHỎNG VẤN Dành cho giảng viên trực tiếp giảng dạy lớp thực nghiệm theo chương trình GDTC cải tiến Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của quá trình thực nghiệm chương trình GDTC được cải tiến theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản, đề nghị Quí Thầy, Cô hợp tác, cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào các ô tương ứng với lựa chọn của mình. I. Đánh giá tính tích cực của sinh viên trong quá trình học tập theo chương trình cải tiến 1. Sinh viên luôn tham gia giờ học với vai trò chủ thể; chủ động thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của giảng viên? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 2. Luôn tập trung chú ý trong học tập và nỗ lực thực hiện tốt nội dung giờ học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 3. Luôn nỗ lực tự học để hoàn thành yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được trang bị? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 4. Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động thảo luận và làm bài tập tại lớp? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 5. Luôn tự đánh giá và rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 6. Chủ động tìm kiếm tri thức để bổ sung kiến thức và kỹ năng các nội dung thuộc chương trình? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 7. Luôn hoàn thành bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 8. Chủ động lập kế hoạch tự học theo tiến trình môn học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 9. Luôn phấn đấu đạt điểm cao trong tất cà các loại hình kiểm tra đánh giá? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 10. Chủ động đổi mới phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả tự học và rèn luyện kỹ năng thực hành kỹ thuật các bài tập vận động? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 11. Luôn kết hợp luyện tập kỹ thuật các môn thể thao với rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 12.Luôn chú ý sưu tầm, tích lũy tài liệu có liên quan đến tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 13. Luôn có ý thức phối hợp nhóm trong quá trình học tập trên lớp và tự học? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð 14. Quan tâm đến kết quả học tập của bạn cùng lớp để tự rèn luyện và phấn đấu? Tốt ð Khá ð Trung bình ð Kém ð II. Đánh giá về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm 1. Kỹ năng xác định mục đích sử dụng hoạt động TDTT để phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Kỹ năng lựa chọn, lồng ghép và tích hợp kiến thức về lĩnh vực TDTT trong nội dung vận động và tuyên truyền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Kỹ năng lựa chọn nội dung hoạt động TDTT phù hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động ở xã, bản (trò chơi vận động, trò chơi dân gian, môn thể thao? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Kỹ năng lựa chọn loại hình hoạt động TDTT phù hợp với hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Kỹ năng hướng dẫn kỹ thuật môn thể thao và tổ chức tập luyện; kỹ năng tham gia thi đấu và trọng tài? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Kỹ năng quản lý, điều hành và đánh giá kết quả hoạt động TDTT trong quá trình tổ chức hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð III. Đánh giá về năng lực tự học của sinh viên sau quá trình học tập theo chương trình thực nghiệm 1. Cấu trúc nội dung chương trình, hoạt động đào tạo đã có tác động trực tiếp nhằm hình thành và phát triển trách nhiệm, nhu cầu và năng lực tự học của sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Khả năng tự tìm kiếm kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo nội dung chương trình và theo yêu cầu mở rộng phạm vi của giảng viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Hoạt động tự học và tự rèn luyện được tiến hành thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nội dung môn học? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Khả năng thay đổi phương pháp và lựa chọn phương pháp tự học để đáp ứng yêu cầu hình thành kiến thức và kỹ năng mới? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Thường xuyên hoàn thành bài tập về nhà trước giờ học mới; thường xuyên đáp ứng yêu cầu kiểm tra thường xuyên của giảng viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Nắm vững nội dung, yêu cầu kiểm tra, đánh giá của nội dung môn học để thường xuyên phấn đấu hoàn thành? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Nắm vững tiêu chí, chỉ tiêu của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể để hàng ngày tập luyện nhằm phát triển thể lực đáp ứng yêu cầu đánh giá ở cuối mỗi học kỳ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Nội dung yêu cầu kiểm tra đánh giá của chương trình thường bao hàm cả nội dung tự học và tự rèn luyện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 9. Phải nỗ lực tự học và tự học thường xuyên mới có thể hoàn thành nội dung và yêu cầu kiểm tra đánh giá của các loại hình kiểm tra? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 10. Tác động của nội dung chương trình đối với sự hình thành và phát triển năng tự học của sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 11. Mức độ hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên trước yêu cầu của nội dung môn học và hình thức tổ chức đào tạo? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 12. Mức độ đáp ứng của sinh viên trước mục tiêu phát triển năng lực tự học, tự rèn luyện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð IV. Đánh giá chương trình thông qua quá trình thực nghiệm 1. Tính mục tiêu của chương trình 1.1. Phản ánh được giá trị cốt lõi của GDTC trong đào tạo bậc đại học và đặc trưng vùng miền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.2. Có giá trị tạo ra sự đột phá trong đổi mới công tác GDTC theo hướng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu xã hội? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.3. Mở ra một cách nhận thức mới về vai trò của GDTC trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.4. Trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo năng lực sư phạm, năng lực hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tương lai? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.5. Chứng minh được: kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học là một loại hình nghiệp vụ sư phạm cần trang bị cho sinh viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 1.6. Góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động đào tạo theo học học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Tính khoa học của chương trình 2.1. Đảm bảo tính đồng bộ, tính cân đối giữa các khối kiến thức và kỹ năng; giữa mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.2. Phản ánh được định hướng đổi mới chương trình; có giá trị chuyển hóa nội dung GDTC thành nhu cầu tự thân của sinh viên trong quá trình học tập? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.3. Tạo ra động lực để phát triển nhận thức và tính tích cực của sinh viên trong học tập môn học GDTC? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.4. Nội dung chương trình đủ hàm lượng kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu đào tạo đã xác định? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.5. Loại hình hoạt động của các môn thể thao phù hợp với năng lực vận động của sinh viên, với thời lượng cho phép và điều kiện của cơ sở đào tạo? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.6. Nội dung có tính đại diện cao, phù hợp với điều kiện vận dụng trong các nhà trường phổ thông và xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.7. Đảm bảo tối ưu hóa về tính đa dạng của nội dung trong thời lượng cho phép? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.8. Có tác dụng đồng thời giải quyết 2 mục tiêu: phát triển thể lực và trang bị cho sinh viên kỹ tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2.9. Đáp ứng yêu cầu về cấu trúc nội dung và tổ chức đào tạo của chương trình theo học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Tính khả thi của chương trình 3.1. Phù hợp với khả năng của sinh viên và điều kiện triển khai của nhà trường Sư phạm vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.2. Phù hợp với yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.3. Đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên theo hướng tiệm cận với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3.4. Không tạo ra sự biến động về kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo của nhà trường? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Tính thực tiễn của chương trình 4.1. Phản ánh được nhu cầu, đặc điểm của thực tiễn hoạt động TDTT trong đời sống xã hội và giáo dục vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.2. Có giá trị khắc phục cơ bản thực trạng thiếu hiệu quả của chương trình GDTC trước đây? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.3. Có giá trị tạo ra chuyển biến tích cực về hiệu quả đào tạo nghề của nhà trường Sư phạm? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.4. Góp phần trang bị và phát triển khả năng tổ chức hoạt động giáo dục, công tác dân vận cho đội ngũ giáo viên tương lai vùng Tây Bắc? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4.5. Có giá trị tạo ra sự liên thông giữa hoạt động nội khóa với ngoại khóa; giữa học trên lớp với tự học? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð Xin quí Thầy, Cô vui lòng cung cấp các thông tin về bản thân: - Họ và tên:................................................................................................ - Địa chỉ nơi công tác:.............................................................................. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quí Thầy, Cô! PHỤ LỤC 12 PHIẾU PHỎNG VẤN Dành cho giáo viên các trường Tiểu học và THCS trực tiếp hướng dẫn sinh viên K55 thực tập sư phạm Đề nghị Quí Thầy, Cô đánh giá về kỹ năng tổ chức các hoạt động TDTT của sinh viên lớp thực tập sư phạm trong quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục cho học sinh. (Ý kiến đánh giá được thực hiện bằng cách dấu X vào các ô tương ứng với lựa chọn của Thầy, Cô) 1. Kỹ năng xác định mục đích sử dụng hoạt động TDTT để phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Kỹ năng lựa chọn, lồng ghép và tích hợp kiến thức về lĩnh vực TDTT trong nội dung vận động và tuyên truyền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Kỹ năng lựa chọn nội dung hoạt động TDTT phù hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động ở xã, bản (trò chơi vận động, trò chơi dân gian, môn thể thao? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Kỹ năng lựa chọn loại hình hoạt động TDTT phù hợp với hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Kỹ năng hướng dẫn kỹ thuật môn thể thao và tổ chức tập luyện; kỹ năng tham gia thi đấu và trọng tài? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Kỹ năng quản lý, điều hành và đánh giá kết quả hoạt động TDTT trong quá trình tổ chức hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð Xin quí Thầy, Cô vui lòng cung cấp các thông tin về bản thân: - Họ và tên:............................................................................................... - Địa chỉ nơi công tác:.............................................................................. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quí Thầy, Cô! PHỤ LỤC 13 PHIẾU PHỎNG VẤN Dành cho cán bộ phòng Văn hóa – Thể thao và cán bộ quản lý xã, bản vùng Tây Bắc Để đánh giá kỹ năng tổ chức các hoạt động TDTT ở xã, bản, thị trấn của sinh viên trong quá trình đi thực tập, mong đồng chí cho ý kiến nhận xét, đánh gia bằng cách đánh dấu X vào ô trống tương ứng với ý kiến lựa chọn: 1. Kỹ năng xác định mục đích sử dụng hoạt động TDTT để phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 2. Kỹ năng lựa chọn, lồng ghép và tích hợp kiến thức về lĩnh vực TDTT trong nội dung vận động và tuyên truyền? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 3. Kỹ năng lựa chọn nội dung hoạt động TDTT phù hợp với yêu cầu và hình thức hoạt động ở xã, bản (trò chơi vận động, trò chơi dân gian, môn thể thao? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 4. Kỹ năng lựa chọn loại hình hoạt động TDTT phù hợp với hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 5. Kỹ năng hướng dẫn kỹ thuật môn thể thao và tổ chức tập luyện; kỹ năng tham gia thi đấu và trọng tài? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 7. Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tiến trình tổ chức hoạt động TDTT phục vụ hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð 8. Kỹ năng quản lý, điều hành và đánh giá kết quả hoạt động TDTT trong quá trình tổ chức hoạt động ở xã, bản? Hoàn toàn đáp ứng ð Đáp ứng ð Tương đối đáp ứng ð Không đáp ứng ð Xin đồng chí vui lòng cung cấp các thông tin về bản thân: - Họ và tên:................................................................................................ - Địa chỉ nơi công tác:............................................................................... Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của đồng chí!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_cai_tien_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_theo_huong_t.docx
Tài liệu liên quan