Luận án Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ KHÁNH HOÀN CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC HÀ NỘI - 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ KHÁNH HOÀN CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, T

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS Nguyễn Văn Giang HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định TÁC GIẢ LUẬN VĂN VŨ KHÁNH HOÀN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác nội chính 1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội và lãnh đạo công tác nội chính 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 7 7 15 21 Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH HIỆN NAY 23 2.1. Các tỉnh, thành phố; tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ và công tác nội chính của các tỉnh, thành uỷ hiện nay 23 2.2. Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội chính hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò 51 Chƣơng 3. CÔNG TÁC NỘI CHÍNH VÀ CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 65 3.1. Thực trạng công tác nội chính ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ 65 3.2. Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội chính-thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 77 Chƣơng 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NỘI CHÍNH ĐẾN NĂM 2030 108 4.1.Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ đối với công tác nội chính đến năm 2030 108 4.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ đối với công tác nội chính đến năm 2030 114 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANCT : An ninh chính trị BTVT,TU : Ban Thường vụ tỉnh, thành uỷ CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTQG : Chính trị quốc gia CT-XH : Chính trị - xã hội CTNC : Công tác nội chính CQNC : Cơ quan nội chính CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐNB : ĐNB HTCT : Hệ thống chính trị HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Nxb : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo QP,AN : Quốc phòng, an ninh TC-XH : Tổ chức - xã hội TT,ATXH : Trật tự, an toàn xã hội UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác nội chính (CTNC) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc giữ vững ổn định chính trị đất nước, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (TT,ATXH), tác động trực tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức trong xã hội, đến hoạt động và đời sống của mọi người dân; tạo thuận lợi cho kinh tế - xã hội (KT-XH) và công tác đối ngoại nước ta phát triển; củng cố, phát triển và nâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế. CTNC chỉ có thể đạt được kết quả và thể hiện rõ vai trò của mình khi được sự lãnh đạo của Đảng; ở các địa phương là sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ, trước hết và quan trọng hàng đầu là sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ. Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định CTNC đạt chất lượng, hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Sự lãnh đạo ấy ngày càng phải được tăng cường cùng với sự phát triển và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng nước ta, nhiệm vụ chính trị ở các tỉnh, thành phố và sự phát triển mau lẹ, phức tạp của tình hình chính trị thế giới, khu vực. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nói chung và của các tỉnh, thành uỷ nói riêng, đối với CTNC thực sự là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTNC đã tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm, như: đảm bảo an ninh chính trị (ANCT) đất nước, giữ gìn TT,ATXH, tăng cường các hoạt động thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng; nắm bắt diễn biến tư tưởng trong nội bộ và tâm trạng xã hội, đẩy mạnh công tác thông tin dưới nhiều hình thức không để xảy ra “điểm nóng”... Chất lượng hoạt động của các cơ quan nội chính (CQNC) ở tất cả các khâu từ phát hiện, ghi nhận và tham mưu về khen thưởng các tập thể, cá nhân tiên tiến, đến điều tra, bắt giam, giữ, truy tố, xét xử và công tác 2 thanh tra đều có chuyển biến tích cực. Sự chuyển biến ấy góp phần rất quan trọng giữ vững ANCT đất nước và bảo đảm TT,ATXH, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển đạt thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trong lãnh đạo CTNC, Đảng và nhất là các cấp uỷ, còn một số hạn chế, yếu kém: lúng túng về nội dung, phương thức lãnh đạo (PTLĐ); việc lãnh đạo, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT) và các lực lượng trong CTNC của nhiều cấp uỷ chưa kịp thời và còn bị động; việc xử lý một số vụ việc còn thiếu linh hoạt, gây phức tạp nhất định ở một số địa phương... Hơn ba thập kỷ qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ (ĐNB) đã lãnh đạo CTNC đạt kết quả tích cực: lãnh đạo thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ các CQNC ở địa phương; kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các CQNC; lãnh đạo sự phối hợp khá chặt chẽ, hiệu quả trong công việc giữa các CQNC với các tổ chức trong HTCT. Nhờ đó, các CQNC đã đóng góp tích cực vào sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ trong thực hiện đạt kết quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn các tỉnh, thành phố; chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án phức tạp về ANCT, TT,ATXH trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được quan tâm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm... Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, sự lãnh đạo CTNC của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB còn một số hạn chế, yếu kém, bất cập: sự lúng túng trong nội dung và PTLĐ là khá phổ biến. Việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, chị thị, thông báo, kết luận của Đảng về CTNC có lúc, có nơi chưa kịp thời, chất lượng nhiều văn bản cụ thể hoá còn thấp. Việc lãnh đạo, 3 chỉ đạo thực hiện có lúc chưa quyết liệt và còn có biểu hiện hình thức, kết quả thực hiện chưa cao. Vẫn còn tình trạng cấp uỷ bao biện, làm thay công việc của cơ quan nhà nước, buông lỏng sự lãnh đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ở một số nơi, khi xảy ra vấn đề phức tạp, nhất là các vụ án, các vụ liên quan đến trách nhiệm lãnh đạo của cấp uỷ chậm được trả lời trước dư luận. Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe... Tổ chức bộ máy một số CQNC chưa được lãnh đạo chỉ đạo đổi mới, sắp xếp, hiện toàn mạnh mẽ, còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Chất lượng đội ngũ cán bộ một số CQNC, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt chưa ngang tầm nhiệm vụ; một số cấp uỷ viên và cán bộ, đảng viên trong một số CQNC vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các CQNC và kết quả CTNC... Trước biến phức tạp của tình hình thế giới khu vực, trong nước, nhất là những phức tạp về an ninh, trật tự, tham nhũng ở ĐNB; yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nhiệm vụ CTNC trong những năm tới đòi hỏi các cấp uỷ đảng, nhất là các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB , phải tăng cường lãnh đạo CTNC. Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém nêu trên, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở Đông Nam Bộ lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay”. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu, khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNCđến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án; đánh giá khái quát kết quả đạt được, chỉ ra những nội dung luận án tiếp thu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo công tác nội chính. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, tổng kết những kinh nghiệm các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo công tác nội chính (CTNC). - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC từ năm 2005 đến năm, 2019; các phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. - Về không gian: Luận án khảo sát sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ đối với CTNC ở sáu tỉnh, thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước; Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh; điều tra xã hội học một số cán bộ, công 5 chức các CQNC, các tổ chức của HTCT, đảng viên và nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nội chính, CTNC và Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng CTNC và thực trạng các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC từ năm 2010 đến năm 2019. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học: lịch sử kết hợp với logic, phân tích kết hợp với tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC là toàn bộ hoạt động của các tỉnh uỷ, thành uỷ trong việc quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về CTNC; xây dựng, ban hành các quyết định về CTNC của tỉnh, thành uỷ; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, nhất là các cấp uỷ trực thuộc, chính quyền tỉnh, thành phố, MTTQ, các tổ chức CT-XH, các lực lượng và nhân dân địa phương thực hiện thắng lợi các quyết định đó. - Kinh nghiệm: Coi trọng và thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ban nội chính tỉnh, thành uỷ thực sự là lực lượng nòng cốt trong CTNC sẽ bảo đảm việc lãnh đạo CTNC của các tỉnh, thành uỷ đạt kết quả. 6 - Hai giải pháp: Một là, nâng cao năng lực xây dựng và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết về CTNC của các tỉnh, thành uỷ; Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ các CQNC đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo CTNC giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB trong lãnh đạo CTNC trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng thuộc Học viện chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố ở ĐNB. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Các vấn đề của CTNC là những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, đối nội, đối ngoại, sự ổn định, phát triển của đất nước, do đó đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước ở các góc độ, phạm vi khác nhau. Sau đây là tổng quan các công trình tiêu biểu. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC NỘI CHÍNH 1.1.1. Các công trình khoa học ở Việt Nam - Ban Nội chính Trung ương (2015), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng [15]. Cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất, các tác giả trích dẫn những đoạn nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm, bài nói chuyện và bài viết về CTNC và phòng, chống tham nhũng. Phần thứ hai, gồm những bài viết của các tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTNC và phòng, chống tham nhũng. - Hoàng Chí Bảo (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng [3]. Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về CTNC và nhấn mạnh: trong CTNC - cả nội dung hoạt động, cách thức tổ chức đến phương pháp và phong cách chỉ đạo, cho đến cán bộ..., đều phải quán triệt và vận dụng tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả chỉ rõ nội chính và CTNC là công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là nội vụ và nội trị, xét cả về tổ chức bộ máy, con người và các quan hệ con người; là hoạt động tham chính, cầm quyền, hoạt động của chính quyền, của bộ máy hành chính công quyền, thực thi pháp luật, là điều hành hoạt động chính trị trong nước. Tương ứng với nó là đối ngoại, ngoại giao, bang giao quốc tế; CTNC còn là hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương, chính sách, luật pháp, có quan hệ với lợi ích của nhân dân, việc duy 8 trì sự ổn định chính trị - xã hội (CT-XH) để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. CTNC và hoạt động nội chính dựa trên luật pháp của nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người dân. Tác giả luận giải và chỉ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò CTNC đối với thực hiện dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội, góp phần cùng với KT- XH và văn hoá để kiến tạo môi trường hoà bình, ổn định, phát triển; giữ vững vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ; bảo đảm sự tồn tại và phát triển của người dân, cộng đồng dân cư trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng. - Ban Nội chính Trung ương (2016), Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn 30 năm đổi mới về công tác nội chính (1986-2016) [16]. Các tác giả đã trình bày về quá trình hình thành, phát triển nhận thức của Đảng ta về CTNC trong điều kiện mới hiện nay ở nước ta; phân tích sâu sắc việc tiến hành CTNC của Đảng ta qua 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến nay; chỉ rõ thành tựu to lớn và những hạn chế, yếu kém, xác định đúng các nguyên nhân của ưu điểm và của khuyết điểm, yếu kém, tổng kết được 5 bài học kinh nghiệm có giá trị qua hơn 30 năm Đảng lãnh đạo CTNC; đặc biệt, cuốn sách đã trình bày các quan điểm, phương hướng và đề xuất hệ giải pháp đồng bộ, khả thi tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng ta đối với CTNC trong những năm tới. - Lê Hồng Anh (2016), Tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nội chính và phòng, chống tham nhũng [1]. Tác giả đã trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với CTNC, phòng, chống tham nhũng trong điều kiện hiện nay qua việc tổng kết công tác này, trong năm 2015. Tác giả khẳng định những thành tựu, kết quả to lớn đạt được trên 6 mặt công tác chủ yếu của của Ban Nội chính Trung ương; chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm cụ thể trên 6 mặt cộng tác chủ yếu đó, và đề xuất, phân tích sâu sắc 7 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện quyết liệt để thực hiện tốt nhiệm vụ CTNC, phòng, chống tham nhũng 9 trong năm 2016, trong đó có kinh nghiệm và giải pháp tăng cường việc phát hiện, ngăn chặn và loại trừ; tăng cường pháp luật, điều tra, truy tố... - Lê Được Trung (2016), Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Kạn: Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền trong lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng [152]. Tác giả tổng kết quá trình hoạt động và những kết quả đạt được của Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Kạn từ khi được tái lập đến nay, trong đó chỉ rõ những cách làm đem lại hiệu quả trong CTNC, gồm: kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra với công tác giám sát; kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Ban theo quy định của Điều lệ Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán với việc giám sát của các tổ chức CT-XH và nhân dân đối với các hoạt động nội chính và phòng, chống tham nhũng. - Ban Nội chính Trung ương (2016), Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới, hoàn thiện hệ thống tư pháp(1986-2016)[20]. Cuốn sách đã chỉ ra chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hệ thống tư pháp nước ta; nêu những thành tựu qua 30 năm đổi mới hệ thống tư pháp có giá trị tham khảo tốt cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đối với các mặt của công tác tư pháp, nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cuốn sách đã trình bày quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp trong thời kỳ đổi mới; hoạt động và kết quả công tác tư pháp qua hơn 30 năm đổi mới; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cùng 5 bài học kinh nghiệm bổ ích về Đảng lãnh đạo công tác tư pháp trong hơn 30 năm qua. Đặc biệt, cuốn sách nêu quan điểm, phương hướng và hệ giải pháp đồng bộ, khả thi tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp trong giai đoạn hiện nay. -Viện Khoa học Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ (2013), Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng [156]. Cuốn sách chỉ rõ, trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả to 10 lớn, góp phần phát triển KT-XH giữ vững ANCT và TT,ATXH ở nước ta. Nhiều cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, đi đầu trong cuộc đấu tranh này. Nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có khá nhiều vụ án lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, cán bộ đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời. Cuốn sách nhấn mạnh: cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện tại còn nhiều hạn chế, cam go; tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng lớn, thủ đoạn rất tinh vi, tính chất rất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt cho Đảng, Nhà nước, chế độ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng... Cuốn sách là cẩm nang cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tham gia phòng, chống tham nhũng, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả HTCT và toàn dân trong cuộc chiến cam go này. - Bùi Xuân Nam (2016), Xây dựng nền an ninh nhân dân, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [102]. Tác giả luận giải và chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, gồm; khái niệm, nội dung, vai trò và phương thức xây dựng. Bám chắc vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề này, tác giả chỉ ra những nội dung cơ bản về dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân ở nước ta hiện nay. Phân tích thực tiễn xây dựng an ninh nhân dân và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong những năm qua, tác giả đề xuất và luận giải 6 giải pháp chủ yếu xây dựng nên an ninh quốc gia theo phương hướng, nhiệm vụ do Đại hội XII của Đảng đề ra. Đây là công trình có giá trị tham khảo tốt đối với luận án. - Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hoà Bình, Bùi Minh Thanh (2007), Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và trên thế giới (sách phục vụ công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng [159]. Cuốn sách gồm 4 phần: Phần I. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng, gồm các chương 1,2,3, trong đó nội dung của chương I có nhiều điểm có giá 11 trị tham khảo tốt đối với luận án. Đó là khái niệm tham nhũng, nguồn gốc; khái niệm, đặc điểm, bản chất của tham nhũng được luận giải khá sâu sắc; công tác phòng, chống hối lộ của các cấp, các ngành, địa phương làm lành mạnh hoá bộ máy nhà nước, chính quyền các cấp ở nước ta hiện nay được phân tích sâu sắc với tư liệu minh hoạ phong phú. - Trần Đại Quang (2016), Đổi mới toàn diện công tác công an đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước [108]. Bài viết đã chỉ ra và phân tích những kết quả đạt được của ngành công an trong thời gian qua, chỉ ra những yêu cầu mới đối với ngành công an trước tình hình hiện nay. Tác giả nhấn mạnh, việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước là rất cấp bách, lực lượng Công an là nòng cốt. Tác giả đã xuất 5 giải pháp cho vấn đề này, trong đó nhấn mạnh giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện công tác giữ gìn TT,ATXH, tạo chuyển biến mạnh mẽ có kết quả trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm và các vi phạm pháp luật; triệt xoá kịp thời, dứt điểm các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, tệ nạn xã hội không để phát sinh các tụ điểm mới; kiềm chế đến mức thấp nhất tình trạng gia tăng tội phạm, đẩy lùi một bước các tệ nạn xã hội; tập trung cao độ để làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. -Trương Tấn Sang (2016), Cải cách tư pháp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [121]. Công trình này, đã tập trung phân tích, chỉ rõ kết quả, hạn chế và những kinh nghiệm của các cấp uỷ, chính quyền thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những vấn đề chủ yếu để thực hiện tốt Chiến lược này, trong đó, tác giả tập trung làm rõ cơ chế thực hiện quyền tư pháp; việc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tư pháp, luật sư, bổ trợ tư pháp; đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, cán bộ 12 có chức danh tư pháp, coi trọng cập nhật những kiến thức mới; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, quy định về công việc này, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát hoạt động tư pháp; hạn chế oan sai, vi phạm pháp luật trong các hoạt động tố tụng, xét xử ... - Nguyễn Phú Trọng (2019), Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [153]. Tác giả nêu khái quát nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 35-CT./TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nhấn mạnh về báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo của cấp uỷ trong nhiệm kỳ vừa qua phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, chỉ ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân, đề cao tự phê bình và phê bình, không né tránh. - Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XII [103]. Tác giả nhấn mạnh, các văn bản của Nhà nước, như Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật mới về tổ chức bộ máy của Nhà nước và chính quyền các cấp có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy nhà nước và chính quyền các cấp, song vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém; Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII đã chỉ ra những hạn chế. Đồng thời, tác giả đề xuất 5 nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 nêu trên, trong đó một giải pháp được luận án quan tâm hơn: Các cấp uỷ, các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là người đứng đầu phải chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở ngay trong cơ quan, đơn vị mình theo tinh thần Nghị quyết nêu trên. - Lê Quang Kiệm (2016), Công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2016 [95]. 13 Tác giả đã khát quát thực trạng, kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2016, trong đó đi sâu, làm rõ hạn chế, khuyết điểm và xác định 5 nguyên nhân xác thực của hạn chế, khuyết điểm, đề xuất 4 giải pháp khả thi để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở tỉnh trong những năm tới. Đây là công trình khoa học về một mặt của công tác nội chính ở một tỉnh điển hình ở ĐNB rất sát với đề tài luận án và nằm trong địa bàn nghiên cứu của luận án, nên có giá trị tham khảo cao đối với luận án. - Phan Văn Tâm (2016), Một số vấn đề về công tác tham mưu của ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương trong xử lý vụ việc, vụ án [122]. Từ việc phân tích hoạt động tham mưu cho cấp uỷ cấp tỉnh trong cả nước thực hiện 5 nhiệm vụ chủ yếu của CTNC, phòng, chống tham nhũng, tác giả đã đánh giá và đưa ra các nhận định có giá trị về hoạt động tham mưu của các ban nội chính tỉnh, thành uỷ trong cả nước về CTNC, đặc biệt là 5 bài học kinh nghiệm quý giá về vấn đề này, có giá trị lý luận đối với luận án. - Phan Đình Trạc (2017), Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [150]. Tác giả phân tích thực trạng, kết quả đạt được và hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả xác định mục tiêu tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, ngăn chặn từng bước đẩy lùi tham nhũng trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố QP,AN và xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đề xuất 3 quan điểm và 7 giải pháp để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay nhằm đạt mục đích nêu trên. - Bùi Thị Bích Liên (2016), Kinh nghiệm tham gia công tác cán bộ của ban nội chính các tỉnh, thành uỷ [97]. Tác giả phân tích thực trạng việc thực hiện Quy định số 183-QĐ/TW ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ 14 máy của ban nội chính các tỉnh, thành uỷ, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, và các nguyên nhân. Đặc biệt, tác giả đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm có giá trị. 1.1.2. Các công trình khoa học ở Trung Quốc và Lào - Chu Húc Đông (2004), Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng [83]. Tác giả cho rằng, cùng với việc tăng cường củng cố, xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái, tha hoá, cần đặc biệt coi trọng việc chọn người và dùng người. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý suy thoái, biến chất, tham nhũng ở các cấp, các ngành, tập trung phát hiện suy thoái, tha hoá, biến chất, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trên một số lĩnh vực trọng điểm như: đất đai, năng lượng, bảo vệ môi trường, cấp vốn tái thiết các khu vực sau các thảm hoạ thiên tai; nguồn tài chính của cán bộ lãnh đạo, quản lý gửi ra nước ngoài cho con cháu ăn học; gia đình cán bộ, viên chức đi nước ngoài và sửa chữa, mua sắm nhà cửa... - Trương Vệ Quốc (2013), Tập trung giải quyết vấn đề nổi cộm mà quần chúng nhân dân phản ánh gay gắt [118]. Từ việc phân tích thực trạng tham nhũng nghiêm trọng ở Trung Quốc, tác giả khẳng định những vấn đề nổi cộm mà nhân dân phản ánh gay gắt, cần nhận thức đúng và tập trung giải quyết tốt. Theo tác giả, những vấn đề này, cần được giải quyết bằng những quyết sách lớn, tư duy chiến lược sâu rộng. Tác giả đề xuất các giải pháp, gồm: tăng cường giáo dục tư tưởng, thường xuyên “bổ sung canxi” cho Đảng; kiên trì kết hợp giáo dục tư tưởng và ràng buộc chế độ, tức là vừa giải quyết tốt vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, vừa phải tăng cường giám sát quyền lực; làm cho quan điểm quần chúng bén rễ trong đầu của cán bộ, đảng viên; tăng cường dựa vào dân để giải quyết những vấn đề nổi cộm được nhân dân phản ánh gay gắt. 15 - Chu Văn Chương (2013), Ràng buộc và giám sát quyền lực là then chốt của phòng, chống tham nhũng [57]. Tác giả luận giải và chỉ rõ, sự cần thiết phải xây dựng phòng tuyến “tự cảnh tỉnh vững chắc”; vai trò, tác dụng then chốt của của “cảnh tỉnh vững chắc” trong phòng, chống tham nhũng; hiệu quả của nó đối với việc sử dụng quyền lực một cách minh bạch trong phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phải có quy định để quản lý quyền lực có hiệu quả. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÁC LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NỘI CHÍNH 1.2.1. Các công trình khoa học ở Việt Nam 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội - Nguyễn Văn Huyên (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng [91]. Các tác giả luận giải và khẳng định: vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ ta là đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng để trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán. Từ đó, các tác giả phân tích rõ yêu cầu đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền để không mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Bên cạnh đó, các tá...a tỉnh, thành uỷ, BTVT, TU và uỷ ban kiểm tra tỉnh, thành uỷ. Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của tỉnh, thành uỷ. Căn cứ nội dung, tính chất của từng lĩnh vực, tỉnh, thành uỷ ra nghị quyết hoặc kết luận để chỉ đạo. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo của Trung ương. Thứ ba, định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, gồm: lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận; đấu tranh với các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hò Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng; lãnh đạo thực hiện các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, thành uỷ theo quy định, hướng dẫn của Trung ương; căn cứ định hướng của Trung ương, xác định phương hướng chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp tại địa phương; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố, hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo các văn kiện trình Đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự tham gia tỉnh, thành uỷ, BTVT,TU, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh, thành uỷ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt khoá mới của tỉnh, thành phố; lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ trong 31 HTCT, bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Trung ương; thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm của BTVT,TU, thường trực tỉnh, thành uỷ. Lãnh đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch, theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương. Thứ tư, lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Định hướng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng do HĐND tỉnh, thành phố quyết định. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong quy hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch dài hạn, trung hạn, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Cho chủ trương những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về KT-XH, ngân sách, phát hành trái phiếu, địa phương, QP,AN, các chương trình, dự án trọng điểm về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh kinh tế đối ngoại...; chủ trương đầu tư các dự án đặc biệt quan trọng của địa phương. Thứ năm, lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các tổ chức CT-XH và đại diện của nhân dân. Thứ sáu, quyết định những vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ, xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ, lãnh đạo hoạt động kinh tế đảng (nếu có). 32 Thứ bảy, xem xét, cho ý kiến về những công việc BTVT,TU đã giải quyết giữa hai kỳ họp của tỉnh, thành uỷ; quyết định những vấn đề quan trọng của BTVT,TU. Thứ tám, thực hiện các nhiệm vụ khác do Trung ương giao. * Vai trò của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB Một là, các tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo và bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KT-XH, QPAN, đối ngoại được thực hiện thắng lợi ở địa phương. Để đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KT-XH, QP,AN, đối ngoại được thực hiện thắng lợi phải được đưa về các địa phương nói chung và các tỉnh, thành phố ở ĐNB nói riêng, để tổ chức thực hiện. Trước hết, là đưa đường lối, chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về cấp tỉnh ở ĐNB. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp tiếp nhận, tiến hành cụ thể hoá và tổ chức thực hiện. Đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KT-XH, QP,AN đối ngoại là những vấn đề lớn, tầm vĩ mô, để thành hiện thực sinh động ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB thì không thể thiếu việc cụ thể hoá và lãnh đạo tổ chức thực hiện của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB. Hai là, các tỉnh uỷ, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng và xây dựng HTCT ở các tỉnh, thành phố. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng HTCT vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, nhất là xây dựng Đảng là trách nhiệm trước hết và là nhiệm vụ trọng yếu nhất của các cấp uỷ đảng trong cả nước nói chung và của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB nói riêng. Để đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng và xây dựng HTCT được thực hiện thắng lợi phải đưa về các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong 33 đó có các tỉnh, thành phố ở ĐNB để thực hiện. Trách nhiệm tiếp nhận, cụ thể hoá phù hợp với các đảng bộ, HTCT tỉnh, thành phố và tổ chức thực hiện thuộc về các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB. Không có những hoạt động này, thì đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng và xây dựng HTCT dù đúng đắn đến mấy cũng chỉ nằm trên giấy, không thành hiện thực. Ba là, các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo, chỉ đạo đảng bộ và nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện thắng lợi nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố, nghị quyết của tỉnh, thành uỷ về phát triển KT-XH, QP,AN, đối ngoại và về xây dựng đảng bộ, HTCT tỉnh, thành phố. Trên cơ sở nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố các nhiệm kỳ, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng, HTCT, phát triển KT-XH, QP,AN, đối ngoại, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, các tỉnh, thành ở ĐNB xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của mình. Thông qua các hoạt động đó, các tỉnh, thành uỷ hoàn thành nhiệm vụ, làm cho các tổ chức đảng của đảng bộ tỉnh, thành phố ngày càng vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; các tổ chức của HTCT vững mạnh, chất lượng hoạt động được nâng lên. Đây là yếu tố rất quan trọng bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh, thành phố, nhờ đó vai trò của các tỉnh, thành uỷ được thể hiện rõ và khẳng định. Bốn là, các tỉnh uỷ, thành uỷ ở ĐNB góp phần quan trọng vào sự lãnh đạo của Trung ương đối với đảng bộ tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát thực tiễn của địa phương mình các tỉnh uỷ, thành uỷ sẽ có những cách làm đem lại hiệu quả; phát hiện được những điểm chưa hợp lý, những điểm còn thiếu trong đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở đó các tỉnh, thành uỷ đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước để nghiên cứu hoàn chỉnh hơn các chủ trương, quyết định của Đảng, tạo thuận lợi để các tỉnh, thành uỷ trong cả nước lãnh đạo mọi mặt ở từng địa phương đạt kết quả 34 lớn hơn và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước hiệu quả hơn. * Đặc điểm của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB Thứ nhất, số lượng, cơ cấu, trình độ mọi mặt tỉnh, thành uỷ viên đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐNB nhiệm kỳ 2015-2020 được nâng lên một bước so với nhiệm kỳ 2010-2015 Về số lượng: số lượng tỉnh, thành uỷ viên đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 theo quy định của Đảng, khá ổn định Về cơ cấu: cơ cấu giới tính tỉnh thành uỷ nhiệm kỳ 2015-2020 tăng khá lớn so với nhiệm kỳ 2010-2015, nhất là tỉnh uỷ Bình Phước, Đồng Nai và Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh: nhiệm kỳ 2010-2015 Tỉnh uỷ Bình Phước có có 9 tỉnh uỷ viên nữ, nhiệm kỳ 2015-2020 tăng lên 12; Tỉnh uỷ Đồng Nai có số liệu tương ứng là 6 và 9; Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh có số liệu tương ứng là 13 và 15. Cơ cấu độ tuổi bước đầu được trẻ hoá: tỉnh uỷ viên có tuổi đời dưới 40 của Tỉnh uỷ Bình Phước nhiệm kỳ 2010-2015 là 4, nhiệm kỳ 2015-2020 là 8; Tỉnh uỷ Đồng Nai có số liệu tương ứng là 1 và 2; Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh có số liệu tương ứng là 5 và 9. Trình độ mọi mặt của các tỉnh, thành uỷ viên được nâng lên, nhất là trình độ sau đại học: trình độ sau đại học của tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Bình Phước nhiệm kỳ 2010-2015 là 9, nhiệm kỳ 2015-2020 tăng lên 11. Tỉnh uỷ Đồng Nai có số liệu tương ứng là 29 và 36; Thành uỷ thành phố Hồ Chi Minh có số liệu tương ứng là 40 và 42. Trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước ổn định [Phụ lục 3; 4]. Số lượng, cơ cấu, trình độ mọi mặt của uỷ viên ban thường vụ tỉnh, thành uỷ ở ĐNB, nhìn chung ổn định và vào loại cao, nhất Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh: có 5 uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ là nữ; tuổi đời từ 35 đến 44 là 1; trình độ sau đại học là 9 [Phụ lục 5]. 35 Thứ hai, các tỉnh uỷ, thành uỷ thực hiện chức năng lãnh đạo và các nhiệm vụ được giao ở một vùng có nền kinh tế thị trường phát triển, năng động vào bậc nhất nước ta; môi trường văn hoá đa dạng, phong phú Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN, lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở một Vùng có nền kinh tế thị trường phát triển, năng động vào bậc nhất nước ta; môi trường văn hoá khá đa dạng, phong phú với với sự đan xen của nhiều nhóm dân tộc - xã hội, có phong tục tập quán khác nhau. Điều này, đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ, cũng là những khó khăn, phức tạp và thách thức không nhỏ đối với các tỉnh, thành uỷ. Trong quá trình lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, lãnh đạo xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức, các lực lượng ở địa phương có đặc thù nêu trên, đòi hỏi các tỉnh, thành uỷ phải vươn lên mạnh mẽ, nếu không như thế sẽ bị thực tiễn vượt qua và không tránh khỏi bị đào thải. Ở một góc độ nào đó, đây là thuận lợi, là động lực thúc đẩy các tỉnh, thành uỷ và từng tỉnh, thành uỷ vươn lên trong điều kiện phát triển của từng địa phương. Tuy nhiên, điều này, cũng là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các tỉnh, thành uỷ, nhất là, khó khăn, thách thức trong lãnh đạo phát triển bền vững KT-XH; giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; giữa thành thị và nông thôn; lao động và việc làm; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự; giải quyết những vấn đề xã hội. Mặc dù kinh tế vùng này, tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô còn nhỏ bé, đời sống nhân dân ở nhiều vùng nông thôn chưa cao. Quá trình CNH, HĐH, đô thị hoá làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: phân hoá giàu nghèo, ô nhiễm môi trường sinh thái, thiếu việc làm, việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thoả đáng, tham nhũng, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy tuổi..., dễ gây phức 36 tạp, mất ổn định chính trị tại địa phương... Các tỉnh, thành uỷ phải nỗ lực tận dụng thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức nêu trên phấn đấu đạt mục tiêu như Kết luận số 27-KL/TW ngày 02-8-2012 của Bộ Chính trị về phát triển vùng ĐNB chỉ rõ: “đến năm 2020, tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 96% trong cơ cấu kinh tế, GDP bình quân đầu người của vùng gấp khoảng 02 lần mức bình quân chung cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của vùng tăng trưởng bình quân 10-11%/năm, thu ngân sách đóng góp 55-60% thu ngân sách của cả nước thời kỳ 2011-2020” [46, tr. 9], góp phần lớn hơn nữa vào thành tựu công cuộc đổi mới đất nước những năm tới. Thứ ba, các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB kế thừa truyền thống kiên cường, bất khuất trong chống ngoại xâm, năng động, sáng tạo trong xây dựng CNXH của các tỉnh, thành uỷ tiền nhiệm và của đảng bộ, nhân dân trong vùng. Các tỉnh, thành uỷ tiền nhiệm của các tỉnh, thành uỷ hiện tại ở ĐNB có truyền thống cách mạng kiên cường trong chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực áp bức, bóc lột. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược gần đây dưới sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ và sự hỗ trợ của Trung ương, nhân dân ĐNB đã giành thắng lợi to lớn làm nức lòng cả nước và bè bạn năm châu trên thế giới. Những tên địa danh ở ĐNB gắn với những chiến công oanh liệt dưới sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ tạo nên truyền thống “Miền Đông gian nan và Anh dũng” làm khiếp vía, kinh hồn kẻ thù khi nghĩ và nói đến Vùng này. Những địa danh ấy, mãi mãi không phải mờ trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam: Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Bời Lời, Chiến khu Dương Minh Châu, Địa đạo An Thới..., ở Tây Ninh; Huyện Long Đất, Chiến khu Minh Đạm..., ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Chiến khu Đ mà trung tâm là huyện Tân Uyên, với địa đạo “Tam giác sắt” ở 3 làng An (An Điền, An Tây, Phú An), Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ...ở tỉnh Bình Dương; Ban Chỉ huy Quân sự Miền, Nhà giao tế Lộc Ninh, Kho xăng Lộc Hoà... Đặc biệt, xã Phú Riềng (huyện Phước Long) ở tỉnh Bình Phước; Chiến 37 khu D, Khu uỷ miền Đông, Trung ương Cục miền Nam, La Ngà, Sân bay Biên Hoà, Tổng kho Long Bình, ..., ở Đồng Nai. Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh có địa đạo Củ Chi, Chiến khu rừng Sác, Dinh Độc Lập... Bên cạnh đó, trong lãnh đạo xây dựng CNXH, bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ Tổ quốc, các tỉnh, thành uỷ tiền nhiệm ở ĐNB tạo nên truyền thống: cần cù, không chấp nhận giáo điều; năng động, sáng tạo..., đã đưa các tỉnh, thành phố, nhất là thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương đi trước, dẫn đầu, sáng tạo, hiệu quả, đứng đầu cả nước về phát triển KT-XH thời kỳ đổi mới.... Các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB hiện tại được thừa hưởng và có trách nhiệm phát triển truyền thống kiên cường, bất khuất, sáng tạo trong lãnh đạo chống ngoại xâm và năng động, sáng tạo trong xây dựng CNXH nêu trên của các tỉnh, thành uỷ tiền nhiệm trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, môi trường hoạt động của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB có lịch sử chính trị phức tạp, nơi có nhiều tôn giáo, nhất là Công giáo - một trung tâm lớn ở miền Nam và nước ta; các thế lực thù địch đang tăng cường lợi dụng những phức tạp ở vùng này để chống phá Đảng và Nhà nước ta, trong đó lợi dụng Công giáo là trọng tâm chính của chúng. ĐNB với Sài Gòn từng là Thủ đô của chính quyền tay sai Nguỵ trước đây, nơi tập trung bộ máy cai trị Mỹ, Nguỵ đồ sộ với lực lượng tinh nhuệ rất tàn bạo, dã man, phương tiện chiến tranh khổng lồ, hiện đại, bộ máy chiến tranh tâm lý, gián điệp dày đặc. Đồng bào Công giáo ở vùng này phần lớn là tín đồ Công giáo ở miền Bắc nước ta trước đây và chủ yếu ở tỉnh Nam Định, Ninh Bình bị bọn phản động lợi dụng tôn giáo lừa gạt, dụ dỗ di chuyển vào Nam từ năm 1954, với luận điệu phản động: “đi theo Chúa” vì Chúa đã vào Nam. Bọn chúng đã bố trí đồng bào cư trú và sinh sống ở các tỉnh, quận, huyện xung quanh Sài Gòn, xây dựng lực lượng nguỵ quân, nguỵ quyền, tay sai, ác ôn tại chỗ làm phên dậu, lá chắn cho chúng. Bọn chúng đã biến các tỉnh ở ĐNB, nhất là Biên Hoà - Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận..., trở thành “vành đai an toàn” của chính 38 quyền Mỹ, nguỵ ở Sài Gòn; chúng tăng cường triệt phá lực lượng, cơ sở cách mạng, dựng nên bộ máy, lực lượng tay sai lớn, ác ôn khét tiếng, cùng số lượng lớn lính Mỹ và binh lính của một số nước chư hầu, hòng ngăn chặn sự tấn công của lực lượng cách mạng, bảo đảm sự “bình yên” của bọn chúng ở Sài Gòn để chỉ đạo hoạt động chống lại lực lượng cách mạng và cai trị dân ta. Khi bị thất bại thảm hại trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, năm 1975, tuyệt đại đa số cố vấn quân sự, lực lượng tình báo, gián điệp Mỹ đã về nước (năm 1973 lực lượng quân sự Mỹ đã rút hết về nước, chỉ còn các cố vấn quân sự ở lại miền Nam nước ta). Khi đó, một số ít nguỵ quân, nguỵ quyền di tản, đa số nguỵ quân, nguỵ quyền ở ĐNB không di tản được phải ở lại và cư trú, làm việc ở các tỉnh, thành phố trong vùng. Bọn phản động Mỹ và phần lớn những người này không từ bỏ âm mưu phục thù. Cùng với bọn phản động Mỹ, những nguỵ quân, nguỵ quyền di tản trước đây, đã và đang tăng cường lợi dụng chính sách hoà hợp dân tộc, khép lại quá khứ, vươn tới tương lai và chính sách phát triển kinh tế thị trường, mở của hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh việc móc nối để tiếp tục phá hoại Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh đó, việc lợi dụng tôn giáo, nhất là Công giáo để phá hoại được bọn chúng tăng cường và coi là một trọng tâm. Bọn phản động lợi dụng Công giáo vẫn đang ngấm ngầm hoạt động phá hoại làm cho hoạt động Công giáo ở một vài nơi ĐNB có phức tạp nhất định; các băng nhóm, tội phạm cũng đang gia tăng hoạt động. Bên cạnh đó, một số đường dây buôn lậu, buôn bán các động vật cấm xuyên quốc gia, nhất là ma tuý, cho rằng ĐNB là địa bàn thuận tiện về nhiều mặt đối với hoạt động của chúng. Ý kiến của một số cán bộ CQNC ở ĐNB về tệ buôn bán ma tuý gần đây; bị các cơ quan chức năng bắt được là có ý cho rằng: ĐNB, nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang đứng trước nguy cơ thành địa bàn trung chuyển ma tuý lớn, xuyên quốc gia... (điển hình chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh trong 09 tháng đầu năm 2019 đã phát hiện, xử lý: Vụ 39 vận chuyển 300 kg ma tuý tại kho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại, dịch vụ Hasan, quận Bình Tân, cầm đầu là người nước ngoài, bắt, tạm giữ 11 đối tượng, trong đó có 08 người nước ngoài; vụ lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố phối hợp với Tổ Công tác 363, phát hiện và bắt giữ người nước ngoài vận chuyển số lượng lớn ma tuý tại ngã tư An Sương, huyện Hóc Môn, thu giữ 895 bánh heroin; vụ vận chuyển 600 kg ma tuý đá tại Quận 5, bắt giữ 03 đối tượng tại Quận 8, huyện Bình Chánh tàng trữ, mua bán 20 bánh Heroin, hơn 10kg ma tuý đá, cầm đầu đều là người nước ngoài. Tình hình nêu trên đặt ra những thách thức lớn đối với CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng này, đòi hỏi các tỉnh, thành uỷ phải tăng cường lãnh đạo quyết liệt với quyết tâm chính trị cao, giải pháp đồng bộ, hiệu quả. 2.1.2. Công tác nội chính ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ - khái niệm, nội dung, vai trò 2.1.2.1. Khái niệm công tác nội chính ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và cơ quan nội chính * Khái niệm “công tác nội chính” Hiện nay, chưa có văn bản nào của Đảng và Nhà nước quy định chính thức, đầy đủ phạm vi, nội dung khái niệm “nội chính” nên có nhiều cách hiểu, cách sử dụng khác nhau, kể cả trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “nội chính” là việc chính trị trong một nước (nói khái quát) hoặc là lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, bao gồm việc quản lý trật tự trị an, quân sự, kinh tế, văn hoá [159, tr.578]. Theo Từ điển Luật học, thì “nội chính” là công việc chính trị đối nội của một quốc gia [149, tr.352]. Như vậy, nội chính là cụm từ dùng để hàm chỉ công việc chính trị trong một nước. Khi xem xét thuật ngữ “nội chính” gắn với hoạt động của Nhà nước, có thể hiểu thuật ngữ này theo nghĩa rộng là toàn bộ công việc thuộc chức năng đối nội của Nhà nước, là việc quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của một quốc gia, như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. 40 Trong thực tế, thuật ngữ nội chính thường được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, đó là các hoạt động của những cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm ANCT và TT,ATXH. Hiện nay, do tình trạng tham nhũng trở thành một nguy cơ đe doạ ANCT, sự tồn vong của Đảng, chế độ, nên phòng, chống tham nhũng trở thành một nội dung, một nhiệm vụ nóng bỏng thuộc CTNC. Quyết định số 159-QĐ/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương viết: “Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng [38, tr. 5]. Căn cứ vào các văn kiện của Đảng và thực tiễn CTNC của nước ta qua các thời kỳ, có thể khái quát: Công tác nội chính là toàn bộ công việc của các cơ quan nhà nước về bảo đảm ANCT và TT,ATXH, phòng, chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng với sự tham gia của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân tạo thuận lợi cho KT-XH phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mở rộng và phát triển quan hệ với các nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Mục tiêu của CTNC là bảo đảm ANCT, giữ gìn TT,ATXH, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ XHCN, bảo vệ công cuộc đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung chủ yếu của CTNC gồm: hoạt động đảm bảo ANCT, TT,ATXH trong cả nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương chính sách, luật pháp của Nhà nước ở các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước; công tác tư pháp; công tác phòng, chống tham nhũng trong cả nước, ở các địa phương, cơ quan, đơn vị; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các CQNC từ trung ương đến cơ sở. 41 * Khái niệm cơ quan nội chính Thuật ngữ CQNC hiện nay còn được hiểu, sử dụng chưa thống nhất trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Trong bộ máy nhà nước có một số cơ quan, tổ chức là lực lượng trực tiếp, chủ yếu thực hiện CTNC, gồm: quân sự, công an, kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra..., và trong các tổ chức nghề nghiệp mang tính CT-XH có Hội Luật gia, Liên đoàn luật sư là tổ chức mà hoạt động của nó liên quan nhiều đến lĩnh vực nội chính. Các cơ quan, tổ chức nói trên, đều có mối quan hệ công tác chặt chẽ, thường xuyên với nhau, thường được hiểu và gọi chung là các cơ quan, tổ chức nội chính. Trong Quyết định số 48-QĐ/TW ngày 17-9-1979 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Ban Nội chính Trung ương quy định: Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu giúp Trung ương Đảng về CTNC, bao gồm các ngành: công an, kiểm sát, toà án, pháp chế, thanh tra, trọng tài kinh tế, hải quan. Quyết định số 17-QĐ/TW, ngày 23-12-1991 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ban Nội chính Trung ương không nêu các cơ quan công an, pháp chế, nhưng lại bổ sung các cơ quan tư pháp, hội luật gia với quy định: “Ban Nội chính Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở các ngành: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, hải quan, trọng tài kinh tế nhà nước, hội luật gia” [7, tr. 4]. Quyết định 159-QĐ/TW ngày 28-12-2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương viết: Ban Nội chính Trung ương “Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, chính sách về an ninh quốc gia và phòng, chống tham nhũng; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội); Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam”[38, tr. 6]. Như vậy, quyết định này đã bổ sung một số CQNC nhưng nêu rõ hơn là các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân đội và thêm tổ chức Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 42 Về CQNC ở địa phương, trong văn bản của Đảng không thể hiện sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Quy định 183-QĐ/TW ngày 08-4- 2013 của Ban Bí thư nêu trên, quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương quy định Ban Nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương: “Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh uỷ cho chủ trương về hoạt động của các cơ quan nội chính ở địa phương (toà án, kiểm sát, tư pháp, thanh tra, công an, quân sự, hải quan), hội luật gia...”[7, tr. 7]. Như vậy, theo quy định này, CQNC ở tỉnh, thành phố có thêm hải quan. Trong thực tế, cách hiểu, cách xác định cơ quan nào là CQNC ở địa phương trong cả nước cũng không thống nhất. Một số địa phương coi hoạt động của khối nội chính gồm các cơ quan: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân sự (gồm cả lực lượng bộ đội biên phòng), hải quan, hội luật gia, đoàn luật sư. Nhưng, ở nhiều địa phương lại xác định CQNC gồm nhiều cơ quan, như: kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân sự, hải quan, hội luật gia, đoàn luật sư còn có thêm các cơ quan như: chi cục kiểm lâm, sở ngoại vụ, sở nội vụ, chi cục quản lý thị trường, ban dân tộc, ban quản lý các cửa khẩu... Từ thực tế trên, qua nghiên cứu, khảo sát luận án đề nghị, nên xác định các CQNC: ở Trung ương, gồm cơ quan kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, các cơ quan có chức năng tư pháp trong công an, quân sự; Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; ở địa phương (cấp tỉnh) gồm: cơ quan kiểm sát, toà án, tư pháp, thanh tra, công an, quân sự, hải quan, hội luật gia, đoàn luật sư. Một số cơ quan như chi cục kiểm lâm, sở ngoại vụ, sở nội vụ, chi cục quản lý thị trường, ban dân tộc, ban quản lý các cửa khẩu..., là các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực nội chính. * Khái niệm công tác nội chính của các tỉnh, thành phố ở ĐNB. Từ khái niệm “CTNC” nêu trên, có thể hiểu: CTNC của các tỉnh, thành phố ở ĐNB là toàn bộ hoạt động của các cơ quan chính quyền tỉnh, thành phố nước về bảo đảm ANCT và TT,ATXH, phòng, chống tham nhũng ở địa 43 phương dưới sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ với sự tham gia của MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trên địa bàn, tạo thuận lợi cho KT-XH phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng tỉnh, thành phố, mở rộng và phát triển quan hệ với các tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị trong cả nước và các nước trên cơ sở đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách, pháp luật ngoại giao của Nhà nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Mục tiêu CTNC của các tỉnh, thành phố ở ĐNB: Bảo đảm ANCT, TT,ATXH trên địa bàn các tỉnh, thành phố ở ĐNB để các tỉnh, thành phố phát triển, vững mạnh về mọi mặt, góp phần vào sự phát triển, vững mạnh của đất nước, từng bước xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Chủ thể lãnh đạo CTNC ở các tỉnh, thành phố ĐNB là các tỉnh, thành uỷ, trong đó ban nội chính tỉnh, thành uỷ là cơ quan tham mưu, giúp việc các tỉnh, thành uỷ về CTNC. Cấp uỷ cấp huyện, xã, cấp uỷ trực thuộc, dưới sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ tiến hành lãnh đạo CTNC trên địa bàn. Lực lượng tiến hành CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB là cả HTCT, trong đó trước hết là chính quyền từ tỉnh, thành phố đến cấp huyện, cấp xã. Lực lượng nòng cốt, chuyên trách, trực tiếp và thường xuyên thực hiện nhiệm vụ CTNC là các CQNC tỉnh, thành phố ở ĐNB. Lực lượng phối hợp tiến hành CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB, gồm các tổ chức, cơ quan liên quan đến CTNC tỉnh, thành phố ở ĐNB. Đó là các tổ chức xã hội - nghề nghiệp mang tính CT-XH, như hội luật gia, liên đoàn luật sư..., tỉnh, thành phố ở ĐNB. Ngoài ra còn có các tổ chức, lực lượng ở Trung ương, nhất là Ban Nội chính Trung ương Đảng là lực lượng phối hợp rất quan trọng trong CTNC ở các tỉnh, thành phố ĐNB. Lực lượng tham gia CTNC ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB, gồm: MTTQ, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã và nhân dân ở ĐNB. 44 2.1.2.2. Nội dung công tác nội chính ở các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ Một là, hoạt động đảm bảo ANCT, giữ gìn TT,ATXH ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB Cấp uỷ, chính quyền, trước hết là tỉnh, thành uỷ và chính quyền tỉnh, thành phố, ban hành các chủ trương, quyết định về các hoạt động đảm bảo ANCT, giữ gìn TT,ATXH trên địa bàn tỉnh, thành phố; quán triệt các chủ trương, quyết định đó trong các cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức chính quyền tỉnh, thành phố, trong lực lượng nòng cốt là công an, quân sự; MTTQ, các tổ chức CT-XH và nhân dân trên địa bàn; tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện; xử lý kịp thời, nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm và động viên, khen thưởng thoả đáng tập thể, cá nhân thực hiện tốt; sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm việc thực hiện các chủ trương, quyết định nêu trên. Hai là, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương chính sách, luật pháp trên địa bàn các tỉnh, thành phố ở ĐNB Chính quyền các cấp ở các tỉnh, thành phố vùng ĐNB tổ chức và duy trì thành nền nếp chế độ tiếp công dân theo quy định của Nhà nước. Đồng thời, theo phân cấp và trách nhiệm, các cơ quan chức năng của chính quyền các cấp ở các tỉnh, thành phố tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương chính sách, luật pháp trên địa bàn. Những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần báo cáo kịp thời lên cấp có thẩm quyền để tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, không để chậm trễ, kéo dài. Ba là, cô...áo số 109-BC/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ báo cáo kết quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng năm 2017, Bà Rịa. 135. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 943/QĐ-TT ngày 20-7- 2012, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng ĐNB đến năm 2020, Hà Nội. 136. Tỉnh uỷ Bình Dương (2018), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ Dầu Một. 137. Tỉnh uỷ Bình Dương (2018), Báo cáo số 114-BC/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về báo cáo tổng kết công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Thủ Dầu Một. 138. Tỉnh uỷ Đồng Nai (2018), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Biên Hoà. 139. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2017), Báo cáo số 129-BC/TU Ban công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỉnh uỷ báo cáo kết quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng năm 2017; nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, Tây Ninh. 140. Tỉnh uỷ Tây Ninh (2018), Báo cáo Số 229-BC/TU ngày 01-11-2018 tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII)về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,Tây Ninh. 168 141. Tỉnh uỷ Bà Rịa-Vũng Tàu, Báo cáo Số 338 -BC/BNCTU ngày 09 tháng 12 năm 2019, Tình hình, kết quả hoạt động công tác nội chính năm 2019, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Bà Rịa-Vũng Tàu. 142. Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo số 483-BC/TU, ngày 06-02- 2020, kết quả công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, và cải cách tư pháp năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh. 143. Tỉnh uỷ Tây Ninh, Báo cáo Số 974-BC/TU ngày 12-12-2019, cóng tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020,Tây Ninh. 144. Tỉnh uỷ Bình Dương, Báo cáo Số 347-BC/BNCTU ngày 15-12-2019, Tình hình, kêt quả hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bình Dươngnăm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. 145. Tỉnh uỷ Bình Phước, Báo cáo Số 445-BC/BNCTU ngày 06-12-2019, Kết quả hoạt động công tác nội chính năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. 146. Tỉnh uỷ Đồng Nai, Báo cáo Số 653-BC/BNCTU ngày 09-12-2019, kết quả hoạt động công tác nội chính năm 2019 và nhiệm vụ công tác năm 2020 (theo Đề cương Hướng dẫn tại Công văn số 4660- CV/BNCTW ngày 20/11/2019 của Ban Nội chính Trung ương). 147. Tổng cục thống kê năm (2019), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 148. Đỗ Xuân Tuất (chủ nhiệm), (2011), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ đổi mới - Lịch sử và kinh nghiệm, Đề tài khoa học cấp bộ tuyển thầu, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 149. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 150. Phan Đình Trạc (2017), "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần 169 Nghị quyết Đại hội XII của Đảng", Tạp chí Cộng sản, (892). 151. Phan Đình Trạc (2016), "Ban Nội chính Trung ương: Chủ động, sáng tạo, chọn những vấn đề khó khăn trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng để đề xuất, tham mưu", Tạp chí Nội chính, (30). 152. Lê Dược Trung (2016), "Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Kạn: Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền trong lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng", Tạp chí Nội chính, (33). 153. Nguyễn Phú Trọng (2019), "Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng", Tạp chí Cộng sản (7). 154. Nguyễn Trí Tuệ (2016), "Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ương: Phối hợp trong xét xử các vụ án nghiêm trọng, phức tạp", Tạp chí Nội chính, (30). 155. Trần Thanh Vân (2016), "Ban Nội chính Thành uỷ Đà Nẵng: Kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ tham gia công tác cán bộ", Tạp chí Nội chính, (7). 156. Viện Khoa học Thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ (2013), Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng, Nxb CTQG, Hà Nội. 157. Nguyễn Quang Vinh (2016) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu tranh chống các đối tượng cơ hội chính trị giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. 158. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 159. Nguyễn Văn Yên (2016), "Ban Nội chính Trung ương: Tham mưu phát hiện, xử lý các vụ án tham nhũng", Tạp chí Nội chính, (3). 170 Phụ lục 1 TỔNG HỢP SỐ LƢỢNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tính đến tháng 12 năm 2018) TT Địa phƣơng Quận/Huyện Thành phố, thị xã xã Phƣờng, thị trấn Tổ chức cơ sở đảng Đảng viên 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 6 2 50 24/7 578 36.645 2 Bình Dương 4 1/4 50 41/2 597 41.467 3 Bình Phước 8 0/3 92 14/5 970 32.334 4 Đồng Nai 9 1/1 136 29/6 743 72.073 5 Tây Ninh 8 1/0 80 7/8 634 33.044 6 Tp Hồ Chí Minh 24 1/0 322 259/5 2051 219.188 Tổng số 59 6/8 730 374/33 5073 434751 Nguồn: [71-76]. 171 Phụ lục 2 TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ Đơn vị tính: % TT ĐỊA PHƢƠNG 2010 2013 2015 2019 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 11,32 5,37 6,55 7 2 Bình Dương 14,5 12,8 13,2 7,85 3 Bình Phước 13,2 9,59 6,38 4,93 4 Đồng Nai 13,2 11,5 8,5 7,85 5 Tây Ninh 11,5 9,61 11,1 8,35 6 Tp Hồ Chí Minh 11,8 9,3 9,85 7,76 Nguồn: [71-76]. 172 Phụ lục 3 SỐ LƢỢNG, CHẤT LƢỢNG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010-2015 Đơn vị tính: Người Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Chuyên môn LLCT (CC, CN) QLNN CVC+CC 50 ĐHCĐ SAU ĐH Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 55 4 2 16 37 51 4 55 55 Tỉnh Bình Dương 55 4 1 5 50 37 18 55 55 Tỉnh Bình Phước 55 9 4 19 32 46 9 55 49 Tỉnh Đồng Nai 51 6 1 19 31 22 29 51 47 Tỉnh Tây Ninh 55 6 1 23 31 48 7 55 46 Tp Hồ Chí Minh 77 13 5 33 39 37 40 77 72 Tổng số 348 42 14 115 220 241 107 348 324 Nguồn: Tổng hợp từ Ban Tổ chức của các tỉnh, thành phố ở ĐNB, 2019. 173 PHỤ LỤC 4 SỐ LƢỢNG, CHẤT LƢỢNG BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2015-2020 Đơn vị tính: Người Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Chuyên môn LLCT (CC, CN) QLNN CVC+CC 50 ĐHCĐ SAU ĐH Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 51 5 3 11 37 42 9 51 51 Tỉnh Bình Dương 47 8 1 13 33 35 12 47 47 Tỉnh Bình Phước 55 12 8 19 28 44 11 55 52 Tỉnh Đồng Nai 54 9 2 13 39 18 36 54 50 Tỉnh Tây Ninh 51 8 1 22 28 37 14 51 47 Tp Hồ Chí Minh 73 15 9 25 39 31 42 73 71 Tổng số 331 57 24 103 204 207 124 331 318 Nguồn: Tổng hợp từ Ban Tổ chức của các tỉnh, thành phố ở ĐNB, 2019. 174 Phụ lục 5 TỔNG HỢP VỀ UỶ VIÊN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2015-2020 TT BAN THƢỜNG VỤ TỈNH, THÀNH UỶ Nam Nữ TUỔI TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 35 - 44 45 - 54 55 - 60 Đại học Sau đại học Cử nhân Cao cấp 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 14 1 0 6 9 13 2 8 7 2 Bình Dương 12 2 0 5 7 12 9 4 8 3 Bình Phước 13 1 0 4 9 10 4 8 6 4 Đồng Nai 13 1 0 8 6 9 5 7 7 5 Tây Ninh 13 2 1 7 6 11 4 6 9 6 Thành phố Hồ Chí Minh 12 5 1 6 10 15 9 7 10 Tổng 77 12 2 36 47 70 33 40 47 Nguồn: Tổng hợp từ Ban Tổ chức của các tỉnh, thành phố ở ĐNB, 2019. 175 Phụ lục 6 TỔNG HỢP VỀ LÃNH ĐẠO BAN NỘI CHÍNH TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị 35-50 >50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 3 0 1 2 3 2 2 1 2 Bình Dương 4 0 1 3 4 2 4 0 3 Bình Phước 3 1 1 2 3 1 2 1 4 Đồng Nai 3 0 1 2 3 1 3 0 5 Tây Ninh 3 0 0 3 3 1 3 0 6 Thành phố Hồ Chí Minh 4 0 0 4 2 2 4 0 Tổng số 20 1 4 16 18 9 18 2 Nguồn: [136, 139-141] 176 Phụ lục 7 TỔNG HỢP VỀ THÀNH VIÊN UBND TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ NHIỆM KỲ 2011-2016 TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị 35-50 >50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 27 3 11 16 16 11 24 3 2 Bình Dương 22 3 6 16 15 7 12 10 3 Bình Phước 10 3 4 6 6 4 5 5 4 Đồng Nai 10 2 3 7 6 4 4 6 5 Tây Ninh 22 4 9 13 15 7 14 8 6 Thành phố Hồ Chí Minh 31 2 14 17 31 27 26 5 Tổng số 122 17 47 75 89 60 85 37 Nguồn: [71-76] 177 Phụ lục 8 TỔNG HỢP VỀ LÃNH ĐẠO TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (Tính đến tháng 12 năm 2018) TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị 35-50 >50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 4 1 1 4 0 4 3 1 2 Bình Dương 4 1 2 3 1 3 3 1 3 Bình Phước 4 1 1 4 1 3 2 2 4 Đồng Nai 4 1 1 4 1 3 3 1 5 Tây Ninh 4 1 2 3 2 2 3 1 6 Thành phố Hồ Chí Minh 6 2 3 3 1 5 5 1 Tổng số 26 7 10 21 6 20 19 7 Nguồn: [133,135,138,140,142]. 178 Phụ lục 9 TỔNG HỢP VỀ LÃNH ĐẠO VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (Tính đến tháng 12 năm 2018) TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị 35- 50 Trên 50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 4 1 1 3 1 3 4 0 2 Bình Dương 4 1 0 4 0 4 4 0 3 Bình Phước 5 1 0 5 2 3 4 1 4 Đồng Nai 4 1 1 3 0 4 4 0 5 Tây Ninh 5 1 1 4 1 4 4 1 6 Thành phố Hồ Chí Minh 6 1 2 4 7 5 7 7 Tổng số 28 6 5 24 11 23 28 9 Nguồn: [133,135,138,140,142]. 179 Phụ lục 10 TỔNG HỢP VỀ LÃNH ĐẠO CÔNG AN TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (Tính đến tháng 12 năm 2018) TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị 35- 50 Trên 50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 0 1 4 2 3 4 1 2 Bình Dương 5 0 0 5 2 3 3 2 3 Bình Phước 6 0 0 6 2 6 5 1 4 Đồng Nai 5 1 1 4 1 4 4 1 5 Tây Ninh 5 0 0 5 1 4 4 1 6 Thành phố Hồ Chí Minh 7 0 1 6 1 6 6 1 Tổng số 33 1 3 30 9 26 26 7 Nguồn: [133,135,138,140,142] 180 Phụ lục 11 TỔNG HỢP VỀ LÃNH ĐẠO UỶ BAN KIỂM TRA TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ (Tính đến tháng 12 năm 2018) TT Địa phƣơng Số lƣợng Nữ Tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ Lý luận chính trị 35- 50 Trên 50 ĐH SĐH CN CC 1 Bà Rịa-Vũng Tàu 4 1 0 6 0 4 3 1 2 Bình Dương 4 1 1 3 1 3 3 1 3 Bình Phước 5 1 0 5 2 3 4 1 4 Đồng Nai 4 0 1 3 2 2 3 1 5 Tây Ninh 4 0 1 3 1 3 3 1 6 Thành phố Hồ Chí Minh 6 1 3 3 6 6 6 6 Tổng số 27 4 6 23 12 21 22 11 Nguồn: [133,135,138,140,142] 181 Phụ lục 12 CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BAN NỘI CHÍNH TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ (Đến 10 năm 2019) Địa phƣơng Dân tộc Độ tuổi Trình độ chuyên môn LLCT QLNN K in h K h á c < 3 0 3 0 -5 0 > 5 0 T h s C ử n h â n T C C C C N T C S C C sự C V C V C C C Bà Rịa-Vũng Tàu 18 0 3 9 6 8 9 1 4 9 4 0 0 9 7 2 Bình Dương 18 0 2 9 7 5 12 1 8 6 4 0 1 10 6 1 Bình Phước 13 5 2 9 8 5 14 0 7 6 6 0 0 11 5 2 Đồng Nai 19 2 4 8 9 7 13 1 6 13 1 1 1 8 8 4 Tây Ninh 14 3 2 10 5 10 7 0 5 10 1 1 1 7 7 3 Thành phố Hồ Chí Minh 28 0 1 16 11 14 7 2 8 9 3 6 5 7 10 3 Tổng số 110 10 14 61 46 49 62 5 38 53 19 8 8 52 43 15 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban Nội chính các tỉnh, thành ủy ở ĐNB, 2019 182 Phụ lục 13 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BAN NỘI CHÍNH TỈNH, THÀNH UỶ Ở ĐÔNG NAM BỘ TT Tỉnh, thành phố Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 HTSX HTT HT KHT HTSX HTT HT KHT HTSX HTT HT KHT 1 Thành phố Hồ Chí Minh 6 20 2 0 6 21 1 0 6 22 1 0 2 Bình Dương 4 13 1 0 5 12 1 0 6 11 1 0 3 Bình Phước 5 12 2 0 6 12 1 0 5 10 2 0 4 Đồng Nai 4 15 2 0 5 15 1 0 6 15 0 0 5 Tây Ninh 4 12 1 0 5 11 1 0 5 12 0 0 6 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 13 0 0 6 11 1 0 6 12 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban Nội chính các tỉnh/thành ủy ở ĐNB, 2019 183 Phụ lục 14 PHIẾU HỎI Ý KIẾN Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB lãnh đạo công tác nội chính giai đoạn hiện nay trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với công tác nội chính đến năm 2030, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng hỏi dưới đây. Mỗi câu hỏi có những phương án lựa chọn khác nhau. Sau khi đọc câu hỏi và các phương án trả lời, đồng chí lựa chọn phương án trả lời nào và đánh dấu X vào ô vuông tương ứng của phương án đó. Các phương án còn lại để trống. Chúng tôi cam kết các thông tin của bảng hỏi chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Câu 1. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò công tác nội chính giai đoạn hiện nay ở các tỉnh ĐNB? 1. Đặc biệt quan trọng 3. Quan trọng 2. Rất quan trọng 4. Ít quan trọng Câu 2. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về nội dung công tác nội chính của các tỉnh, thành phố ở ĐNB ?.(mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Ý kiến Đồng ý Không đồng ý 1 Công tác đảm bảo an ninh, chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố 2 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương, chính sách, pháp luật ở các tỉnh, thành phố 184 3 Công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố 4 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các tỉnh, thành phố 5 Công tác phòng, chống tham nhũng ở các tỉnh, thành phố 6 Công tác tư pháp ở các tỉnh, thành phố (hoạt động của toà án, viện kiểm sát cấp tỉnh, huyện) 7 Xây dựng, kiện toàn tổ chức của các cơ quan nội chính cấp tỉnh, huyện ở các tỉnh, thành phố 8 Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ về lĩnh vực nội chính 9 Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan nội chính Nội dung khác (ghi rõ): .............................. ................................................................................. ................................................. Câu 3. Theo đồng chí, việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Công tác bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ tỉnh, thành uỷ đối với hệ thống chính trị và đời sống xã hội ở các tỉnh Đồng Nam bộ 185 2 Công tác đấu tranh chống các hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng cơ hội chính trị, cực đoan, phản động trong các tổ chức tôn giáo trên địa bàn 3 Công tác phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những khuynh hướng chính trị phản động, phản bản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch 4 Công tác đấu tranh với luận điệu sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng internet 5 Công tác ngăn chặn và xử lý các điểm nóng trên địa bàn 6 Công tác tăng cường đoàn kết nội bộ, chống chia rẽ, cơ hội, bè phái, cụ bộ 7 Công tác bảo vệ nội bộ và bảo đảm bí mật Đảng, Nhà nước 8 Công tác bảo đảm an ninh kinh tế 9 Công tác bảo đảm tư tưởng, văn hoá 10 Vấn đề dân tộc và tôn giáo 11 Công tác xuất, nhập cảnh 12 Công tác đảm bảo an ninh biên giới 13 Công tác phòng chống tệ nạn xã hội 14 Công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng 186 15 Nội dung khác (ghi rõ): .......................... ...................................................... Câu 4. Theo đồng chí, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm ở địa phương,cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thường H.chế 1 Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về an ninh chính trị 2 Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội 3 Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng 4 Công tác đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm Câu 5. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cơ quan nội chính ở địa phương của đồng chí hiện nay? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng Chƣa đáp ứng 1 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ viện kiểm sát 2 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ toà 187 án 3 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra 4 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công an 5 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ viện quân sự địa phương 6 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ hải quan 7 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ luật sư 8 Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của các thành viên hội luật gia Câu 6. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, cán bộ các cơ quan nội chính và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh vực nội chính ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Việc xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan nội chính 2 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan nội chính 3 Việc xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh 188 vực nội chính 4 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh vực nội chính Câu 7. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về hoạt động tham gia công tác nội chính của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương của đồng chí hiện nay? (mỗi hoạt động đánh dấu 01 ô). TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Mặt trận Tổ quốc 2 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 3 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Liên hiệp phụ nữ 4 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Công đoàn 5 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Nông dân 6 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Cựu chiến binh 7 Hoạt động tham gia công tác nội chính của các tổ chức kinh tế 8 Hoạt động tham gia công tác nội chính của các tổ chức xã hội 189 Câu 8. Theo đồng chí, cấp uỷ lãnh đạo công tác nội chính thông qua những phương thức nào dưới đây? Việc thực hiện các phương thức đó ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? TT Phƣơng thức Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1. Bằng chủ trương, nghị quyết, định hướng lớn, cho ý kiến chỉ đạo 2. Bằng quy chế, phong cách, lối làm việc 3. Thông qua đảng đoàn hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố; ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân tỉnh, thành; 4. Thông qua các đảng đoàn các đoàn thể CT- XH cấp tỉnh; 5. Thông qua cấp uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ; 6. Thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan nội chính 7. Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nội chính 8. Bằng công tác tổ chức, cán bộ 9. Thông qua đối với các cơ quan nội chính, các ngành có đặc thù, tỉnh, thành uỷ lãnh đạo bằng các cơ cấu tổ chức đảng phù hợp 10. Bằng hành động tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong các cơ quan nội 190 chính 11. Bằng công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo công tác nội chính 12. Nội dung khác (ghi rõ): .......................... ......................................................................... ................................... Câu 9. Theo đồng chí những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với công tác nội chính đến năm 2030? TT Giải pháp Ý kiến 1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với công tác nội chính 2. Tăng cường lãnh đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nội chính 3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính 4. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của tỉnh, thành uỷ 5. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động giữa ban nội chính và giữa các cơ quan làm công tác nội chính 6. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội đối với công tác nội chính 7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác nội chính 8. Nâng cao chất lượng sơ kết, tổng kết thực tiễn lãnh đạo công 191 tác nội chính 9. Giải pháp khác (ghi rõ):........................................................... ............................................................................................. * Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân a) Giới tính: Nam  Nữ:  b) Tuổi: Dưới 30  31-45  46-60  61 trở lên  c) Trình độ học vấn và chuyên môn: Trung học phổ thông  Trung cấp  Cao đẳng, đại học  Sau đại học  d) Cơ quan, tổ chức làm việc - Cơ quan đảng: + Ban Nội chính  + Cơ quan làm công tác nội chính:  - Cơ quan nhà nước  + Cơ quan làm công tác nội chính:  + Cơ quan không làm công tác nội chính:  Đoàn thể CT-XH  Các tổ chức khác  e) Chức vụ:......................................................................................... Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Đồng chí! 192 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Thông tin chung TT Phƣơng án trả lời Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Giới tính Số lượng 600 100,0 Nam 432 0.0 Nữ 168 38.9 2 Tuổi Số lượng 600 100,0 Dưới 30 15 2.5 Từ 31 đến 45 156 26 Từ 46-60 325 54.2 61 trở lên 104 17.3 3 Trình độ học vấn và chuyên môn Số lượng 600 100,0 Trung học phổ thông 600 100.0 Trung cấp 17 2.8 Cao đẳng và Đại học 435 72.5 Sau đại học 148 24.7 4 Cơ quan, tổ chức làm việc Số lượng 600 100,0 Cơ quan Đảng: Ban Nội chính 168 28.0 Cơ quan Đảng: CQ làm công tác nội chính 178 29.7 CQNN: CQ làm CTNC 104 17.3 CQNN: CQ không làm công 50 8.3 193 tác nội chính Đoàn thể CT-XH 50 8.3 Các tổ chức khác 50 8.3 5 Chức vụ Không có chức vụ 435 72.5 Có chức vụ 165 27.5 Câu 1. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò công tác nội chính giai đoạn hiện nay ở các tỉnh ĐNB? TT Mức độ Ý kiến đồng ý Tỷ lệ % 1 Đặc biệt quan trọng 212 35.3 2 Rất quan trọng 254 42.3 3 Quan trọng 88 14.7 4 Ít quan trọng 46 7.7 Câu 2. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về nội dung công tác nội chính của các tỉnh, thành phố ở ĐNB ? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Phƣơng án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ % 1 Công tác đảm bảo an ninh, chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố 459 76.5 2 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thi hành chủ trương, chính sách, pháp luật ở các tỉnh, thành phố 422 70.3 194 3 Công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố 389 64.8 4 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các tỉnh, thành phố 359 59.8 5 Công tác phòng, chống tham nhũng ở các tỉnh, thành phố 359 59.8 6 Công tác tư pháp ở các tỉnh, thành phố (hoạt động của toà án, viện kiểm sát cấp tỉnh, huyện) 387 64.5 7 Xây dựng, kiện toàn tổ chức của các cơ quan nội chính cấp tỉnh, huyện ở các tỉnh, thành phố 411 68.5 8 Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ về lĩnh vực nội chính 425 70.8 9 Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan nội chính 463 77.2 10 Nội dung khác (ghi rõ): 51 8.5 Câu 3. Theo đồng chí, việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô). TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Công tác bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ tỉnh, thành uỷ đối với hệ thống chính trị và đời sống xã hội ở các tỉnh Đồng Nam bộ 54.2 35.2 10.7 2 Công tác đấu tranh chống các hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng cơ hội chính trị, cực đoan, phản động trong các tổ 57.5 34.8 7.7 195 chức tôn giáo trên địa bàn 3 Công tác phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những khuynh hướng chính trị phản động, phản bản bác kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch 64.0 31.5 4.5 4 Công tác đấu tranh với luận điệu sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng internet 51.8 42.3 5.8 5 Công tác ngăn chặn và xử lý các điểm nóng trên địa bàn 60.3 36.8 2.8 6 Công tác tăng cường đoàn kết nội bộ, chống chia rẽ, cơ hội, bè phái, cụ bộ 48.2 51.0 0.8 7 Công tác bảo vệ nội bộ và bảo đảm bí mật Đảng, Nhà nước 68.5 18.0 13.5 8 Công tác bảo đảm an ninh kinh tế 68.7 16.7 14.7 9 Công tác bảo đảm tư tưởng, văn hoá 48.2 42.5 9.3 10 Vấn đề dân tộc và tôn giáo 48.0 50.2 1.8 11 Công tác xuất, nhập cảnh 40.8 55.5 3.7 12 Công tác đảm bảo an ninh biên giới 49.5 49.8 0.7 13 Công tác phòng chống tệ nạn xã hội 58.8 33.2 8.0 4 Công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng 61.5 24.0 14.5 15 Nội dung khác (ghi rõ):............................... 14.7 16.7 0.0 196 Câu 4. Theo đồng chí, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm ở địa phương,cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về an ninh chính trị 58.7 35.2 6.2 2. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về trật tự, an toàn xã hội 62.8 33.5 3.7 3. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng 55.5 40.8 3.7 4. Công tác đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm 66.8 31.7 1.5 Câu 5. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ các cơ quan nội chính ở địa phương của đồng chí hiện nay? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt Bình thƣờng Chƣa đáp ứng 1. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ viện kiểm sát 51.8 42.7 5.5 2. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của ĐNCB toà án 64.5 35.0 0.5 3. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra 61.5 33.5 5.0 197 4. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công an 62.5 30.8 6.7 5. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ viện quân sự địa phương 52.5 38.5 9.0 6. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ hải quan 36.8 61.8 1.3 7. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của đội ngũ luật sư 35.8 54.8 9.3 8. Mức độ đáp ứng nhiệm vụ của các thành viên hội luật gia 43.0 50.5 6.5 Câu 6. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, cán bộ các cơ quan nội chính và cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh vực nội chính ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay? (mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Việc xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan nội chính 66.8 31.3 1.8 2 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan nội chính 62.7 35.2 2.2 3 Việc xây dựng, kiện toàn tổ chức các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh vực nội chính 70.3 26.7 3.0 4 Việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ về lĩnh vực nội chính 72.2 27.5 0.3 198 Câu 7. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về hoạt động tham gia công tác nội chính của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương của đồng chí hiện nay? (mỗi hoạt động đánh dấu 01 ô). TT Nội dung Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờ ng H.chế 1 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Mặt trận Tổ quốc 31.3 43.0 25.7 2 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 31.8 44.8 23.3 3 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Liên hiệp phụ nữ 33.0 50.2 16.8 4 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Công đoàn 25.8 53.7 20.5 5 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Nông dân 23.2 57.5 19.3 6 Hoạt động tham gia công tác nội chính của Hội Cựu chiến binh 31.3 42.3 26.3 7 Hoạt động tham gia công tác nội chính của các tổ chức kinh tế 25.8 20.5 53.7 8 Hoạt động tham gia công tác nội chính của các tổ chức xã hội 28.0 28.0 44.0 Câu 8. Theo đồng chí, cấp uỷ lãnh đạo công tác nội chính thông qua những phương thức nào dưới đây? Việc thực hiện các phương thức đó ở địa phương, cơ quan đồng chí hiện nay như thế nào? 199 TT Phƣơng thức Kết quả thực hiện Tốt B.thƣờng H.chế 1 Bằng chủ trương, nghị quyết, định hướng lớn, cho ý kiến chỉ đạo 54.2 42.5 3.3 2 Bằng quy chế, phong cách, lối làm việc 43.2 53.5 3.3 3 Thông qua đảng đoàn hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố; ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân tỉnh, thành; 58.7 39.3 2.0 4 Thông qua các đảng đoàn các đoàn thể CT- XH cấp tỉnh; 55.5 35.2 9.3 5 Thông qua cấp uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ; 66.3 32.5 1.2 6 Thông qua tổ chức đảng trong các CQNC. 67.0 30.3 2.7 7 Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên trong các CQNC. 60.3 35.2 4.5 8 Bằng công tác tổ chức, cán bộ 43.2 55.5 1.3 9 Thông qua đối với các cơ quan nội chính, các ngành có đặc thù, tỉnh, thành uỷ lãnh đạo bằng các cơ cấu tổ chức đảng phù hợp 59.7 39.2 1.2 10 Bằng hành động tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong các CQNC. 49.8 40.5 9.7 11 Bằng công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo CTNC 61.0 38.5 0.5 12 Nội dung khác (ghi rõ): .......................... 16.5 27.7 0.0 200 Câu 9. Theo đồng chí những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với công tác nội chính đến năm 2030? TT Phƣơng án trả lời Ý kiến đồng ý Số lượng Tỷ lệ % 1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của các tỉnh, thành uỷ ở ĐNB đối với CTNC 461 76.8 2 Tăng cường lãnh đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQNC 439 73.2 3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTNC 425 70.8 4 Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của tỉnh, thành uỷ 458 76.3 5 Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp hoạt động giữa ban nội chính và giữa các cơ quan làm CTNC 426 71.0 6 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội đối với CTNC 358 59.7 7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về CTNC 499 83.2 8 Nâng cao chất lượng sơ kết, tổng kết thực tiễn lãnh đạo công tác nội chính 388 64.7 9 Giải pháp khác (ghi rõ):.......................................... 205 34.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_tinh_thanh_uy_o_dong_nam_bo_lanh_dao_cong_tac_no.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.VK HOAN.pdf
  • pdfVŨ KHÁNH HOÀN-TTLA.pdf
Tài liệu liên quan