VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ TIẾN ĐỨC
CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
HÀ NỘI - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ TIẾN ĐỨC
CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG
Ngành: Khảo cổ học
Mã số: 9.22.90.17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN GIA ĐỐI
2. PGS.TS NGUYỄN KHẮC SỬ
HÀ NỘI - 202
187 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công t`rình sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu của riêng
tôi. Những số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Các ý kiến khoa
học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
NCS. Vũ Tiến Đức
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận án “Các di tích thời đại Đá mới ở hai tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nông”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan chủ quản là Viện Khoa học xã
hội vùng Tây Nguyên đã hết sức tạo điều kiện cho tôi tham gia đầy đủ các khóa học
của Học viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các bác, cô chú, anh chị và bạn bè trong Viện
Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt
Nam, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Ban Chủ nhiệm đề tài TN17/T06... vì sự giúp
đỡ thân tình và hết lòng trong quá trình tôi tìm kiếm tư liệu cũng như hoàn thành
Luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Gia Đối, PGS.TS.
Nguyễn Khắc Sử - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát, chỉ bảo và
động viên tôi hoàn thành Luận án này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã luôn ở bên động
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành Luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất về tất cả những sự
giúp đỡ đó!
Tác giả luận án
NCS. Vũ Tiến Đức
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU ........................................................... 10
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu ....... 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 10
1.1.2. Khái quát đặc điểm văn hóa - xã hội khu vực nghiên cứu.............. 18
1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu và những vấn đề đặt ra .................. 20
1.2.1. Quá trình phát hiện .......................................................................... 20
1.2.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 31
1.2.3. Những vấn đề đặt ra ........................................................................ 33
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 34
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ
ĐẮK NÔNG ................................................................................................... 35
2.1. Giai đo n Trung Đá mới .................................................................. 35
2.1.1. Đặc điểm di tích .............................................................................. 35
2.1.2. Đặc điểm di vật ............................................................................... 46
2.1.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển ................................................ 59
2.2. Giai đo n Hậu k Đá mới ...................................................................... 63
2.2.1. Đặc điểm di tích .............................................................................. 63
2.2.2. Đặc điểm di vật ............................................................................... 69
2.2.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển Hậu kỳ Đá mới ...................... 86
2.3. Đặc điểm thời đ i Đá mới t i hai tỉnh Đắk Lắ và Đắk Nông ........... 89
2.3.1. Tính liên tục giữa các giai đoạn thời đại Đá mới khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................. 89
2.3.2. Đặc thù khu vực .............................................................................. 93
2.4. Tiểu kết Chƣơng II ................................................................................. 94
Chƣơng 3: CƢ DÂN, ĐỜI SỐNG VẬTCHẤT, TINH THẦN VÀ
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA ......................................................................... 96
3.1. Phân bố dân cƣ ....................................................................................... 96
3.1.1. Các nhóm dân cư giai đoạn Trung kỳ Đá mới ................................ 96
3.1.2. Các nhóm dân cư giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ................................... 99
3.2. Mô thức cƣ trú và ho t động kinh tế .................................................. 101
3.2.1. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Trung kỳ Đá mới ... 101
3.2.2. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Hậu kỳ Đá mới ...... 107
3.3. Tổ chức xã hội và đời sống tinh thần ................................................. 112
3.3.1. Giai đoạn Trung kỳ Đá mới .......................................................... 112
3.3.2. Giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ............................................................. 114
3.4. Thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh rộng hơn ... 117
3.4.1. Trong không gian Tây Nguyên ..................................................... 117
3.4.2. Với vùng duyên hải Nam Trung bộ .............................................. 127
3.4.3. Với miền Đông Nam Bộ ............................................................... 131
3.5. Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................ 135
KẾT LUẬN .................................................................................................. 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 143
PHỤ LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC - Before Christ (Trước Công nguyên)
BEFEO - Bulletin de I'Ecole Francaise d'atrame - Orient
BP - Before Present (Cách ngày nay)
Cm - Centimet
Km - Kilomet
m - Mét
Nxb. - Nhà xuất bản
PGS. - Phó giáo sư
ThS. - Thạc sĩ
Tr. - Trang
TS. - Tiến sĩ
TT - Thứ tự
WA - World Archaeology
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới ........................... 46
Bảng 2.2: Công cụ đá trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới ................... 50
Bảng 1: Cấu trúc các tổ chức xã hội thời tiền sử và văn minh sớm
Bảng 2: Thống kê các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: [2] [3] [19] [21, tr. 60 -71] [31] [34, tr. 72 – 78] [39, tr. 14] [41, tr. 35 –
44] [42] [45] [63, tr. 125 – 126] [75] [119, tr. 97 – 108])
Bảng 3: Địa tầng các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
(Nguồn: [24] [26, tr.112-113] [28] [31, tr. 38- 40] [40] [43] [44] [91] [93] [95] [98])
Bảng 4: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Thôn Tám 2006 và năm 2013
(Nguồn: [20] [28])
Bảng 5: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật đá C6-1 (Nguồn: [91])
Bảng 6: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Tân Lập (Nguồn: [43])
Bảng 7: Kết quả phân tích niên đại C14 di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm
(Nguồn: [93])
Bảng 8: Kết quả phân tích niên đại C14 hang C6’ và hang C6-1 Krông Nô (Nguồn:
[91, tr. 85 – 86])
Bảng 9. Không gian phân bố các di tích Hậu kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [34] [41] [42] [45] [63] [75])
Bảng 10: Rìu, bôn trong một số di tích giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tại khu vực nghiên
cứu đã khai quật, đào thám sát (Nguồn: [17, tr. 27 – 30] [40, tr, 23] [24] [75, tr. 204
- 212, tr. 238 - 245] [96])
Bảng 11: Thống kê rìu, bôn không vai và rìu, bôn có vai tại một số di tích Hậu kỳ
Đá mới (Nguồn: [26, tr. 112 – 113] [33] [75, tr. 199 - 244] [96, tr. 10 – 14])
Bảng 12. Phân bố của một số loại hình công cụ đá giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ở khu
vực nghiên cứu
Bảng 13: Niên đại C14 một số di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông
(Nguồn: [86, tr. 380 – 381])
Bảng 14: Niên đại C14 di tích Lung Leng (Nguồn: [86, tr. 381 – 385])
Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới (Nguồn: [20] [28]
[43] [91] [93])
Bảng 2.2: Nhóm công cụ ghè đẽo trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới
(Nguồn: [20] [28] [43] [91] [93])
Biểu đồ 1. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Buôn Kiều (Nguồn: [54, tr.108 -
110]).
Biểu đồ 2. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Thôn Tám (Nguồn: [55, tr.112 –
114])
Biểu đồ 3. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ C6-1 (Nguồn: [91, tr.90 -92])
Biểu đồ 4. Phân bố phấn hoa và bào tử theo độ sâu địa tầng C6-1 (Nguồn: [91, tr.90
-92]).
Biểu đồ 5. Các tập hợp phấn hoa hang C6-1 (Nguồn: [86, tr.90 -92]).
Biểu đồ 6: Loại hình rìu, bôn giai đoạn Hậu kỳ Đá mới (Nguồn: [3] [19] [21] [33]
[34] [41] [42] [45] [63] [75])
Biểu đồ 7. Số lượng vỏ nhuyễn thể trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91,
tr.36])
Biểu đồ 8. Số lượng di cốt trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91, tr.137])
Biểu đồ 9: Hình cây thể hiện hệ số tương quan giữa các nhóm di cốt người (Nguồn:
[14])
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên, vốn
tách ra từ tỉnh Đắk Lắk cũ từ năm 2004. Đắk Lắk và Đắk Nông là mái nhà chung
của gần 50 tộc người, trong đó có 4 tộc người thiểu số tại chỗ (Êđê, J’rai, M’nông.
Mạ). Tư liệu khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt con người tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk và tỉnh Đắk Nông từ thời tiền sử. Khởi nguồn từ những cộng đồng dân cư thời
tiền sử đó, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài với những giai đoạn phát triển
chung của nhân loại, các cư dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nông đã hình thành nên những giá trị truyền thống văn hóa của vùng đất này. Do
đó, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nông cũng chính là nghiên cứu giai đoạn mở đầu trong diễn trình phát triển văn
hóa, xã hội khu vực phía Nam vùng Tây Nguyên.
Những nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông sẽ góp
phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó cung cấp luận cứ, luận
chứng cho chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở các bản sắc
văn hóa vốn hình thành và phát triển qua nhiều cộng đồng cùng sinh sống trên cùng
mảnh đất trong buổi đầu lịch sử; là tư liệu khoa học có tính pháp lý cho công tác
xác định và bảo vệ chủ quyền dân tộc trên vùng đất biên cương chiến lược của tổ
quốc; cung cấp thông tin chính xác về di tích khảo cổ cho các nhà quản lý trước khi
hoạch định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của hai
tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay.
1.2. Từ nửa đầu thế kỷ XX, thời điểm G.Codominas công bố những phát hiện
di vật đá đầu tiên cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã phát
hiện hơn 100 địa điểm khảo cổ học tiền sử, trong đó các địa điểm khảo cổ thời đại
Đá mới chiếm số lượng chủ yếu với 100 địa điểm, cho thấy sự tồn tại của những
văn hóa thời đại Đá mới phát triển rực rỡ và năng động tại vùng đất này. Thời đại
Đá mới (Neolithic) là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại Đá, được coi như là
một cuộc cách mạng trong thuở bình minh lịch sử nhân loại. Qua “cách mạng Đá
mới”, nhân loại đạt được các thành tựu lớn về kỹ thuật với phát triển kỹ thuật mài,
2
làm đồ gốm và đặc biệt là xuất hiện kinh tế sản xuất, chủ động khai thác tái tạo
thiên nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại bản thân và sáng tạo văn hóa cộng đồng. Do đó,
thời đại Đá mới có ý nghĩa là giai đoạn chuẩn bị hành trang của các cộng đồng
người trước khi bước sang ngưỡng cửa văn minh.
Mặc dù, nguồn tư liệu phong phú nhưng hầu hết các công bố về khảo cổ học
thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chủ yếu dừng ở mức độ công bố
phát hiện hoặc báo cáo khai quật riêng rẽ của một số ít di tích được thám sát hoặc
khai quật hạn chế. Diễn trình phát triển cùng đặc trưng văn hóa từng giai đoạn, mối
liên hệ giữa các nhóm cư dân thời đại Đá mới Đắk Lắk, Đắk Nông với nhau và với
vùng lân cận,... vẫn còn là những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Đặc biệt, những phát hiện mới trong hơn một thập kỷ qua đã gợi mở khả năng làm
sáng rõ các vấn đề trên.
1.3. Số lượng di tích khảo cổ học tiền – sơ sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
được phát hiện và công bố cho đến nay lên tới con số hơn 100 di tích. Tuy nhiên,
các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, đã, đang và vẫn
tiếp tục là trung tâm canh tác cây công nghiệp trọng điểm của cả nước. Hoạt động
canh tác cây công nghiệp diện rộng cùng các dự án xây dựng hồ thủy điện, hồ thủy
lợi đe dọa nghiêm trọng, thậm chí đã phá hủy hoàn toàn nhiều di tích khảo cổ. Đây
chính là áp lực từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu
khảo cổ học tại khu vực nghiên cứu cần tiến hành khẩn cấp và liên tục.
1.4. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống, nghiên cứu chuyên sâu các tư liệu đã phát
hiện và công bố, đặc biệt là những phát hiện mới trong vài năm gần đây trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; kết hợp so sánh với các tư liệu khảo cổ học mới phát
hiện trong khu vực và các vùng lân cận, chúng tôi hy vọng luận án “Các di tích thời
đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có
những đóng góp nhất định về mặt nhận thức khoa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích: phác dựng bức tranh lịch sử văn hóa thời đại Đá mới tại tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về thời đại Đá mới tỉnh Đắk
Lắk, tỉnh Đắk Nông.
- Tìm hiểu đặc trưng cơ bản, tính chất, niên đại, chủ nhân, các giai đoạn
phát triển thời đại Đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, góp phần làm rõ
đặc tính địa phương và con đường phát triển của thời đại Đá mới ở vùng này.
- Phân tích so sánh các di tích và di vật tiêu biểu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk
Lắk và tỉnh Đắk Nông với các di tích xung quanh nhằm phác thảo đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội của cư dân thời đại Đá mới vùng này, cũng
như đánh giá giá trị lịch sử - văn hóa của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk
Nông trong bối cảnh rộng hơn.
3. Đối tƣợng và ph m vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích và di vật thời đại Đá mới
đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, bao gồm:
- Các di tích và di vật khảo cổ giai đoạn Trung kỳ Đá mới. Đặc biệt, các di
tích tiêu biểu đã thám sát, khai quật có di tích, địa tầng, di vật tiêu biểu: gồm di tích
Buôn Kiều, Buôn Hằng Năm, Hố Tre (Đắk Lắk); Thôn Tám, Tân Lập, các di tích
trong hang động núi lửa Krông Nô (hang C6-1, hang C6’...) (Đắk Nông) được lựa
chọn để làm rõ đặc điểm giai đoạn.
- Các di tích và di vật giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Đặc biệt, các di tích đã đào
thám sát, khai quật có di tích, địa tầng, di vật tiêu biểu như: Buôn Triết, T’Sham A,
Chư K’tu, Dha Prông (tỉnh Đắk Lắk), Đồi Chợ, Nghĩa Trang, Suối Ba (tỉnh Đắk
Nông) được sử dụng để làm rõ đặc điểm chung của giai đoạn.
- Ngoài ra, luận án còn tham khảo tài liệu về các di tích, di vật thuộc thời đại
Đá mới ở các tỉnh Tây Nguyên còn lại, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, miền Đông
Nam Bộ; nhằm so sánh, đối chiếu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
với các khu vực khác trong giai đoạn này.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: địa giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông hiện nay. Đây là
hai tỉnh ở khu vực phía Nam Tây Nguyên. Trong quá trình nghiên cứu, khi phân
tích so sánh, đề tài sẽ mở rộng địa bàn nghiên cứu ra khu vực xung quanh.
* Về thời gian: tập trung vào thời đại Đá mới, khung niên đại khoảng từ
10.000 năm đến 3.000 năm cách ngày ngay. Kết quả phân tích niên đại C14, AMS
trong quá trình thực hiện luận án sẽ cung cấp các mốc niên đại cụ thể của thời đại
Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4. 1. Phương pháp luận
4.1.1. Lý thuyết, phương pháp luận Marxist
Luận án vận dụng cơ sở lý luận, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để phân tích các thông tin tư liệu thu thập được; sử liệu hóa các tư liệu khảo
cổ; phác thảo diễn trình phát triển và phục dựng bối cảnh văn hóa – xã hội thời đại
Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong trong dòng chảy chung của lịch sử vùng
Tây Nguyên nói riêng và đất nước nói chung
* Phân kỳ thời đại lịch sử của Ph. Ăngghen
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước, Ph. ngghen phân chia lịch sử nhân loại thành 3 thời đại: Mông muội, Dã
man và Văn minh. Trong mỗi thời đại, Ph. ngghen lại chia nhỏ hơn thành 3 giai
đoạn: thấp, giữa và cao. Theo Ph. ngghen, thời đại Mông muội có thể tương ứng
với thời đại Đá giữa đến sơ kỳ thời đại Đá mới, thời kỳ chiếm lĩnh và thống trị hoàn
toàn của người Homo sapiens sapiens. Thời đại Dã man với 3 giai đoạn phát triển từ
thấp – giữa – cao tương ứng 3 giai đoạn Trung kỳ Đá mới – Hậu kỳ Đá mới và Sơ
kỳ Kim khí tại khu vực Bắc Mỹ và Cựu lục địa (Châu u) [1, tr. 40 – 41].
Cách phân kỳ thời đại lịch sử của Ph. ngghen dựa trên quan điểm chủ nghĩa
duy vật lịch sử, coi hoạt động sản xuất vật chất xã hội là nền tảng sự phát triển xã
hội. Mức độ phát triển hoạt động sản xuất tạo nên sự phát triển giữa các thời đại lịch
sử. Hoạt động sản xuất của các cư dân tiền sử là vấn đề khoa học trọng tâm trong
nghiên cứu các nền văn hóa cổ. Những luận điểm cơ bản của Ph. ngghen về phân
5
kỳ xã hội loài người mặc dù chủ yếu dựa trên tư liệu dân tộc học vùng Bắc Mỹ và
Châu u nhưng vẫn có giá trị tham khảo, so sánh trong nghiên cứu về kinh tế – xã
hội các khu vực cụ thể trên thế giới, trong đó có khu vực nghiên cứu của luận án.
4.1.2. Lý thuyết, phương pháp luận khảo cổ học nhân học hiện đại
* Thuyết sinh thái văn hóa
Thuyết sinh thái văn hóa xuất hiện vào giữa những năm 1950, gắn liền với
tên tuổi của Julian Steward và Leslie White. Lý thuyết sinh thái văn hóa coi văn hóa
như là các quá trình thích ứng môi trường (environmental adaptation) hay các hệ
thống sinh thái nhân văn (human ecosystems). Cả Steward và White đều cho rằng
văn hóa là sản phẩm của sự thích nghi của con người với môi trường tự nhiên cụ
thể, thông qua mối quan hệ “kỹ thuật - môi trường”. Ông cho rằng sự thích ứng sinh
thái là tính chất quyết định để xác định các giới hạn của sự biến đổi trong các hệ
thống văn hóa. Mặc dù, hiện nay cách tiếp cận sinh thái văn hóa về biến đổi văn hóa
bị chỉ trích là không quan tâm đến các yếu tố tác động từ bên ngoài, nhưng “lô gíc
sinh thái” là một trong những cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu đời sống văn
hóa các xã hội chưa bước vào giai đoạn Nhà nước [64, tr. 23 -25].
* Lý thuyết hình thái kinh tế khai thác và cư trú của Binford
Từ những năm 1970, một số nhà khảo cổ lý giải các hình thái kinh tế khai
thác và cư trú của các cư dân thời tiền sử trên cơ sở tác động của hệ sinh thái mà các
cư dân đó sinh tồn. Hệ sinh thái gồm hệ sinh thái phổ tạp và hệ sinh thái chuyên
biệt. Hệ sinh thái phổ tạp đặc trưng bởi tính đa dạng của thảm thực vật và quần thể
động vật, trong khi số lượng cá thể của từng loại không nhiều, do đó chỉ số đa dạng
của hệ sinh thái – tỷ lệ giữa số loài với số lượng cá thể cao. Ngược lại, hệ sinh thái
chuyên biệt có ít loài nhưng nhiều cá thể trong loài và chỉ số đa dạng hệ sinh thái
thấp. Hệ sinh thái nhiệt đới Việt Nam, trong đó có vùng Tây Nguyên với đặc điểm
khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc hệ sinh thái phổ tạp.
Theo TS. Nguyễn Gia Đối, Binford đã cho rằng tương ứng với hệ sinh thái
phổ tạp là hình thái kinh tế khai thác và cư trú khái thực (Forager) với đặc điểm
không tích trữ nhiều thức ăn, người ta di chuyển thường xuyên và khai thác các
nguồn trong thời gian ngắn, khai thác phổ rộng theo nhu cầu và biến động của mùa
6
sinh trưởng nguồn khai thác, di động thường xuyên nơi cư trú, mô thức cư trú theo
địa điểm cư trú với các hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình, phương thức sinh thái
phổ rộng, khối lượng đầu vào thấp, dựa chủ yếu vào hái lượm, chiến lược săn bắn
theo hình thức săn đơn, đụng độ trực tiếp các động vật nhỏ hoặc có tập quán sinh
sống đơn lẻ không theo bầy đàn lớn. Ngược với khái thực là khái tập (Collector),
phổ biến trong hệ sinh thái chuyên biệt. Các nhóm khái tập khai thác nguồn lâu dài
nên nơi cư trú không thường xuyên di động, có những địa điểm cư trú, lán trại kho
hoặc nơi cất giữ lương thực, kỹ thuật khai thác chuyên biệt, phương thức sinh thái
chuyên biệt, phổ hẹp, khối lượng đầu vào lớn, dựa và săn bắn, đánh cá và hái lượm,
thường săn đàn, săn vây, săn chặn, cấu trúc lán trại lớn, tập trung toàn bộ các nhóm
trong khu vực [32, tr. 64 – 80].
* Lý thuyết các mô hình tiến triển chính trị – xã hội trong lịch sử
Trên cơ sở tư liệu dân tộc học, nhà nhân học người Mỹ E.R.Service đã dùng
tư liệu dân tộc học miêu tả để xây dựng chuỗi phát triển mang tính suy đoán và tổng
quát hóa cao về các mô hình tiến triển chính trị – xã hội trong lịch sử. Theo bản
dịch của Đặng Văn Thắng. Lê Long Hổ, Trần Hạnh Minh Phương (năm 2007) từ tài
liệu của Conlin Renfrew - Paul Bahn, các mô hình tiến triển chính trị - xã hội trong
lịch sử nhân loại bao gồm: Nhóm người di động săn bắt - hái lượm (Bầy đàn)
(Mobile hunter - gatherer groups - sometimes called “band”) tương ứng các xã hội
thời đại Đá cũ; Xã hội phân tầng (Bộ lạc/Bộ tộc) (Segmentary societies - sometimes
refered to as Tribe) tương ứng các xã hội biết đến sản xuất nông nghiệp thuộc thời
đại Đá mới; Tù trưởng quốc (Chiefdom) tại những khu vực cư trú lớn giai đoạn
luyện kim sớm với các nhà nước có tổ chức; Nhà nước sơ khai (Early State) ở các
nền văn minh sớm. Sự khác biệt giữa các tổ chức xã hội trong giai đoạn được
E.R.Service phân lập trên cơ sở 8 tiêu chí về: 1) nhân số; 2) tổ chức xã hội; 3) tổ
chức kinh tế; 4) loại hình cư trú; 5) tổ chức tín ngưỡng; 6) kiến trúc khảo cổ học; 7)
tổ chức tín ngưỡng, 8) khung niên đại. Các tiêu chí vừa là cơ sở tham khảo xác định
giai đoạn phát triển, vừa là đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của các cộng đồng
cư dân thời tiền – sơ sử (Bảng 1) [69, tr. 216 - 222].
7
4.2. Cách tiếp cận
Nhằm phác thảo bức tranh lịch sử - văn hóa thời đại Đá mới trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, luận án sử dụng đồng thời ba cách tiếp cận sau:
* Cách tiếp cận chuyên ngành: Là một luận án chuyên ngành khảo cổ học,
cách tiếp cận khảo cổ học là cách tiếp cận chủ đạo trong luận án. Tài liệu khảo cổ
học, cùng các phương pháp đặc thù của ngành khảo cổ học đóng vai trò chủ đạo
trong quá trình thực hiện luận án.
* Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, đa
ngành: Địa - khảo cổ, địa - văn hóa, khảo cổ - nhân học so sánh, ngôn ngữ - tộc
người Kết quả các phương pháp thuộc khối ngành khoa học tự nhiên như phương
pháp phân tích độ từ cảm, phân tích thành phần thạch học, phân tích niên đại tuyệt
đối bằng phương pháp Carbon phóng xạ (C14, AMS), phân tích bào tử phấn hoa,
phân tích thành phần đất sẽ là nguồn dữ liệu đầu vào tin cậy của luận án.
* Cách tiếp cận đồng đại - lịch đại: được sử dụng nhằm tìm hiểu mối liên hệ
giữa các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới địa bàn nghiên cứu với các cư dân đồng
đại vùng Tây Nguyên, các vùng khác, Lào và Campuchia. Cách tiếp cận lịch đại xác
định vị trí của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông trong diễn trình phát
triển thời tiền sử địa phương và rộng hơn là toàn vùng Tây Nguyên.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khảo cổ
học như:
- Điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học thông qua các cuộc điều tra, thám
sát, khai quật khảo cổ học đã được thực hiện trong thời gian sưu tập tư liệu phục vụ
luận án: điều tra khảo cổ học huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, di tích Hố Tre (tỉnh
Đắk Lắk); điều tra khảo cổ học cụm hang động núi lửa Krông Nô, điều tra khảo cổ
học huyện Đắk Mil, huyện Đắk Song, huyện Cư Jút, huyện Đắk G’long (tỉnh Đắk
Nông); thám sát di tích Suối Ba (huyện Đắk R’lấp), di tích Rừng Lạnh (huyện Đắk
Song), di tích Tân Lập (huyện Đắk Mil); thám sát và khai quật hang C6’ và C6-1
(huyện Krông Nô)....
8
- Phương pháp đo, vẽ, chụp ảnh, miêu tả di tích và di vật điển hình; phương
pháp thống kê, phân loại di vật sử dụng trong quá trình thu thập tài liệu thực địa và
chỉnh lý hiện vật từ các đợt điều tra, thám sát, khai quật khảo cổ học kể trên cùng
các di vật đang lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm phân tích nguồn tư liệu,
làm rõ hơn các đặc trưng di tích và di vật cùng mối liên hệ với các di tích và sưu tập
di vật thời tiền – sơ sử tại các địa phương khác.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết hợp các phương pháp, kết quả nghiên cứu
của các ngành khoa học khác, như: phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp
đo độ từ cảm, phân tích niên đại tuyệt đối bằng C14, AMS, phân tích bào tử phấn
hoa, phân tích thành phần đất
5. Đóng góp mới của luận án
Từ nguồn tư liệu đã công bố cùng những tư liệu mới trong quá trình thực hiện
luận án, áp dụng đồng thời các lý thuyết thuộc các trường phái nghiên cứu khác nhau,
luận án hy vọng giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, qua đó có những đóng góp
cụ thể đối với hoạt động nghiên cứu thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Những đóng góp đó cũng chính là kết quả nghiên cứu của luận án, cụ thể:
- Cập nhật và tổng hợp các tài liệu khảo cổ học thời đại Đá mới ở hai tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nông. Trong đó, những phát hiện mới về di tích, di vật thời đại Đá
mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong sưu tập tài liệu phục vụ luận án cũng được
cập nhật, hệ thống.
- Xác định đặc điểm cơ bản di tích, di vật, niên đại các giai đoạn phát triển
của thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; đặc biệt làm rõ sự tồn tại của cơ
tầng Trung kỳ Đá mới tại lưu vực sông Srêpốk – nền tảng tại chỗ tạo nên giai đoạn
Hậu kỳ Đá mới phát triển rực rỡ tại khu vực phía Nam Tây Nguyên.
- Luận án bước đầu phục dựng bối cảnh, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội
các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trên cơ sở mối
quan hệ giữa con người – thiên nhiên – con người; xác định vị trí của thời đại Đá
mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh khu vực và các vùng lân
cận. Từ đó, cung cấp một cái nhìn toàn diện về quá trình phát triển và hòa nhập vào
9
dòng chảy chung của lịch sử dân tộc tại thời điểm có ý nghĩa bản lề trong hình
thành các giá trị truyền thống của vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án đưa ra những giả thuyết trên cơ sở các tài liệu khảo cổ học mới nhất,
có ý nghĩa tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về những khoảng trống nhận
thức thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những thông tin mới cập nhật có hệ
thống và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý văn hóa, những người biên soạn địa
chí, lịch sử địa phương và các cán bộ bảo tàng trong công tác bảo vệ, nghiên cứu và
phát huy giá trị di sản khảo cổ học tiền sử trên đất hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Luận án chứng minh tính tại chỗ, đặc trưng của quá trình Đá mới hóa tại tỉnh
Đắk Lắk và Đắk Nông, đồng thời gắn bó mật thiết với quá trình Đá mới hóa ở Tây
Nguyên và giao lưu ảnh hưởng qua lại với các nhóm cư dân đồng đại các vùng lân
cận. Ý nghĩa khoa học này phục vụ công tác tuyên truyền, xây dựng khối đại đoàn
kết, khẳng định chủ quyền dân tộc tại vùng cao nguyên phía Tây tổ quốc.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (10 trang) và kết luận (3 trang); Nội dung chính luận án có
ba chương gồm 136 trang (từ trang 11 đến trang 145):
Chương 1. Tổng quan tư liệu (27 trang);
Chương 2. Đặc điểm thời đại Đá mới hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông (65 trang);
Chương 3. Cư dân, đời sống vật chất, tinh thần và các mối quan hệ văn
hóa (47 trang).
Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình của tác giả
liên quan đến luận án; tài liệu tham khảo (108 tài liệu tiếng Việt và 15 tài liệu tiếng
nước ngoài); phụ lục minh họa gồm: 1 bản đồ, 6 sơ đồ, 60 bản vẽ, và 73 bản ảnh.
Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, mục lục, bảng các chữ
viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ trong luận án (4 bảng, 9 biểu đồ) và danh mục
các minh hoạ trong phụ lục.
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TƢ LIỆU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh ở phía Nam Tây Nguyên, đầu
nguồn của hệ thống sông Srêpốk, sông Đồng Nai và một phần hệ thống sông Ba,
nằm trong khung tọa độ địa lý: 11045'45" - 13025'06" vĩ độ Bắc, 107012’06’’ -
108
0
59'37". Tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 19.640,97km2 (trong đó, diện tích
Đắk Lắk là 13.125,37 km2, diện tích tỉnh Đắk Nông là 6.515,6km2).
Phía Bắc tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa,
phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km. Tỉnh Đắk
Nông nằm ở phía Nam và tây nam tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước (thuộc miền Đông Nam Bộ); phía Tây
giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới khoảng 120km.
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, văn hóa, quân sự và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và
trong cả nước; được coi như là “nóc nhà của ba nước Đông Dương”, là vùng chuyển
tiếp giữa Tây Nguyên với đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ và miền Đông Nam
Bộ (Bản đồ 1).
* Địa hình
Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông nằm sườn phía Tây Nam dãy Trường Sơn,
địa hình bao gồm các ngọn núi cao hù...ur là
minh chứng tiêu biểu sự tồn tại của công xưởng chế tác rìu, bôn bằng đá giai đoạn
Hậu kỳ Đá mới tại Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
- Di tích T’Sham A (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá
mới, được phát hiện năm 2000 và đào thám sát năm 2002. Tầng văn hóa di tích dày
0,3 – 0,5m, chứa rìu, bôn, phác vật, chày nghiền, mảnh tước và gốm mảnh. Rìu, bôn
di tích T’Sham A thuộc loại hình rìu, bôn có vai và rìu tứ giác chất liệu đá Opal và
Phtanite, có vết mài chưa xóa hết vết ghè đẽo, có hiện tượng ghè lại lưỡi. Những di
vật này có nét gần gũi với phác vật tìm thấy tại di tích Cư K’tur, khiến ta có thể đặt
ra giả thuyết cư dân T’Sham A nhận phác vật từ Cư K’tur cách đó không xa, rồi gia
công, hoàn thiện sản phẩm [75, tr. 204 – 212].
- Năm 2002, di tích Thanh Sơn (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), được phát hiện
và thám sát. Bề mặt di tích rải rác phác vật rìu bôn, mảnh tước. Hố thám sát mở ở
lưng chừng đồi. Tầng văn hóa dày 0,5m, chứa phác vật, mảnh tước Opal. Vách ao
xuất lộ những khối đá Opal có dấu vết ghè tách mảnh. Niên đại di tích Thanh Sơn
tương đương di tích Cư K’tur, cùng thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới [26, tr.112-113].
- Phát hiện và thám sát di tích Bản Thái ((huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk):
Năm 2002, cùng với di tích Thanh Sơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện và thám sát di
tích Bản Thái (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk). Phạm vi phân bố rộng khoảng
20.000m
2
, trên một bồn địa tương đối bằng phẳng. Trên bề mặt tập trung tương đối
dày đặc đá nguyên liệu, hạch đá và mảnh tước, bàn mài, đá hình bánh xe. Hố thám
sát ở đây cho biết tầng văn hóa có hai mức: Mức trên đất màu nâu xám, dày 35cm;
mức dưới dày 12cm, đất màu nâu vàng. Mảnh tước Opal nằm khá dày đặc trong
tầng văn hóa; cư dân cổ nơi đây đã khai thác nguồn nguyên liệu đá lộ thiên để chế
tác công cụ lao động. Niên đại di tích Bản Thái tương đương di tích Cư K’tur, cùng
thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới [26, tr.112-113] [29, tr. 22].
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Thanh Sơn và Bản Thái cùng thuộc hệ thống
công xưởng, vừa là nơi khai thác nguyên liệu Opal và là nơi chế tác các phác vật
dạng sơ chế rồi xuất xưởng.
25
- Phát hiện và khai quật cụm di tích Thôn Tám (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk
Nông): Di tích Thôn Tám được phát hiện năm 2005, khảo sát năm 2013, năm 2015
và khai quật hai lần vào các năm 2006 và 2013 với tổng diện tích 92m2. Tầng văn
hóa dày 0,5m. Trong tầng văn hóa thu được tổng cộng 15.863 di vật đá, trong đó
178 công cụ đá và 469 mảnh gốm. Bộ sưu tập di vật đá bao gồm: công cụ hình bầu
dục, rìu mài lưỡi, phác vật, hòn ghè, Các hiện vật khảo cổ rải rác tại 13 gò đất
thấp trong đầm Sương Mù. Đầm Sương Mù là tên gọi dân gian chỉ vùng bồn địa
quanh hệ thống suối Đắk Rít – Đắk Mao, con suối chảy từ vùng biên giới rồi nhập
vào sông Srêpốk. Tổng diện tích của cụm di tích rộng hàng chục héc ta. Các phác
vật, công cụ đá đặc trưng có hình dáng và kỹ thuật chế tác kiểu hậu Hòa Bình. Căn
cứ đặc trưng di tích, di vật, những người khai quật bước đầu nhận định đây là một
di chỉ cư trú - xưởng chế tác đồ đá, khung niên đại khả năng tương đương với mức
sau của Trung kỳ Đá mới ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, khoảng 5.000 năm cách ngày
nay. Di tích Thôn Tám là một trong những đại diện tiêu biểu của giai đoạn Trung kỳ
Đá ở Tây Nguyên [28] [31, tr. 38 – 40].
- Phát hiện và khai quật cụm di tích Buôn Kiều (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk): Năm 2004, trong lúc xây dựng nhà cộng đồng, người dân trong Buôn Kiều
phát hiện 24 chiếc cuốc đá mài toàn thân được chôn chung trong một hố đào. Năm
2014, tác giả luận án cùng đoàn cán bộ Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Viện Khảo cổ
học, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk khảo sát di tích Buôn Kiều. Đoàn khảo sát thu thập trên
bề mặt di tích một số di vật đá: bàn mài, bôn hình thang mài toàn thân, công cụ hình
bầu dục, rìu hình hạnh nhân, công cụ hình rìu tam giác, công cụ mảnh, đá có lỗ,
phác vật hình bầu dục, công cụ rìa dọc, công cụ hạch, công cụ phần tư cuội,... Đáng
chú ý, nhóm công cụ hình bầu dục chiếm tỷ lệ lớn; gồm hai tiểu loại hình gần tròn
hoặc hình bầu dục dài; chế tạo bằng kỹ thuật bổ cuội kết hợp ghè rìa cạnh, ghè chủ
yếu một mặt. Hình dáng và kỹ thuật chế tác các công cụ hình bầu dục gợi lại phong
cách đặc trưng giai đoạn hậu Hòa Bình [39, tr.20].
Năm 2015, Bảo tàng lịch sử Quốc gia và Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tiến hành
khai quật 67m2 tại Buôn Kiều. Kết quả khai quật thu được trong tầng văn hóa dày từ
0,2-0,75m tổng cộng 1.576 hiện vật đá, trong đó 142 hiện vật được đăng ký, hơn
26
200 mảnh gốm. Đồ đá ở đây đặc trưng bởi các công cụ ghè đẽo hình bầu dục, hình
đĩa, rìa dọc, cuốc, phần lớn đều được ghè cả hai mặt, hình dáng chuẩn xác. Qua
so sánh loại hình đồ đá di tích Buôn Kiều tương đồng với đồ đá di tích Bàu Dũ
(Quảng Nam), lớp muộn di chỉ Eo Bồng (Phú Yên) và di chỉ Thôn Tám (Đắk
Nông). Kết quả phân tích niên đại C14 đối với các mẫu than thu được tại lớp trên
tầng văn hóa cho niên đại khoảng từ 4.500 đến 4.200 năm cách ngày nay. Căn cứ
kết quả phân tích niên đại tuyệt đối, đoàn công tác cho rằng: “di chỉ Buôn Kiều đại
diện cho cơ tầng Hậu kỳ Đá mới ở Tây Nguyên. Đây có thể được coi là cơ tầng đá
mới nguyên thuỷ, thuần chất, bản địa sau Hoabinhian ở Tây Nguyên trước khi tiếp
xúc, giao lưu với các hệ thống văn hóa khác trong bối cảnh rộng hơn” [93, tr. 56] .
- Phát hiện và thám sát di tích Buôn Hằng Năm (xã Yang Mao, huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk): Trong đợt khai quật năm 2015, Bảo tàng lịch sử Quốc gia và
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và đào thám sát địa điểm Buôn Hằng Năm (xã
Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), tọa độ 12025’161” vĩ Bắc;
108
033’578” kinh Đông, cao 516m so với mực nước biến. Di tích nằm trên một gò
đất ven dòng Krông Bông, kề sát và cách nhà cộng đồng Buôn Kiều 320m về phía
Nam. Hố thám sát có tầng văn hóa dày từ 0,75 - 0,95m. Đồ đá khai quật được ở hố
thám sát là 18.025 hiện vật (trong đó có 269 hiện vật có số đăng ký), thuộc nhiều
loại hình: cuốc đá, công cụ hình bầu dục, hòn ghè, mảnh tước... [93, tr. 19, 38]. Các
hiện vật đá trong hố thám sát Buôn Hằng Năm tương tự hiện vật đá khai quật tại
Buôn Kiều và sưu tầm tại Buôn Ea Chổ [93, tr. 49-50].
- Di tích Suối Ba (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp) còn được biết đến với
tên gọi khác là di tích Thôn 17 hoặc di tích Đắk R’Tih, được phát hiện năm
2006. Những hiện vật đá và gốm ở đây rất đa dạng, từ những đồ trang sức bằng đá
như vòng tay, khuyên tai, cho đến các công cụ lao động như rìu, cuốc, đục bằng
đá. Số lượng lớn bàn mài với đa dạng loại hình như bàn mài phẳng, lõm, rãnh, bàn
mài trong, cùng với nhiều hòn ghè, hòn kê/đe và nhiều mảnh tước, minh chứng
cho quy trình chế tác đồ đá tại chỗ ở địa điểm này [3]
Năm 2010, tại mặt đường liên thôn đoạn chạy qua địa phận Thôn 17 (nay là
Thôn Sáu) xuất lộ dấu vết di tích mộ chum. Bảo tàng tỉnh Đắk Nông đã tiến hành
27
xử lý khẩn cấp. Chum chỉ còn phần thân và đáy, vỡ vụn thành nhiều mảnh. Trong
chum tổng số 33 hiện vật bằng đá, gồm: 12 công cụ lao động, 01 phác vật và 20
viên cuội. Chum được kê trên 03 viên cuội tròn xếp thành hình tam giác cân.
Những người xử lý bước đầu kết luận, khu vực Suối Ba có sự tồn tại của hai nền
văn hóa thời kỳ tiền sử [3].
Năm 2013, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông tiến hành cuộc điều tra khảo cổ học với
tham gia của cán bộ Viện Khảo cổ học và Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
Đoàn điều tra đã tiến hành phúc tra di tích Suối Ba. Kết quả phúc tra đã hệ thống bộ
sưu tập hàng trăm hiện vật bằng đá của ông Nguyễn Thế Vinh, mở rộng xác định
không gian di tích Suối Ba phân bố rộng tại rẫy của một số hộ dân trong khu vực
[21, tr. 60 – 71].
Cũng trong năm 2013, đoàn thực tập khoa Lịch sử, trường Đại học Đà Lạt
tiến hành khảo sát di tích Suối Ba và đào 02 hố thám sát tại rẫy hộ ông Nguyễn Thế
Vinh. Kết quả thám sát được công bố hạn chế tại Hội nghị Thông báo những phát
hiện mới về khảo cổ học năm 2013 [8, tr. 134 – 137].
Năm 2017, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông tổ chức thám sát, khai quật di tích Suối
Ba lần thứ nhất với tổng diện tích 10m2 nhằm đánh giá giá trị di tích. Kết quả khai
quật thu được trên 300 hiện vật bằng đá, gốm. Cuộc khai quật đã bổ sung tài liệu
quan trọng tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về tính chất, đặc trưng, niên
đại tuyệt đối và mối liên hệ giữa di tích Suối Ba với các di tích tiền – sơ sử trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông và các tỉnh lân cận [40].
- Phát hiện các di tích khảo cổ trong hang động núi lửa Krông Nô: Tháng 1
- 2017, tác giả và các nhà khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã phát hiện
mới 7 di tích khảo cổ tiền sử trong hang động núi lửa ở huyện Krông Nô. Các hang
động núi lửa ở Krông Nô có đặc điểm địa chất tương đối đơn giản, gồm hệ tầng La
Ngà, hệ tầng Xuân Lộc và các thành tạo bở rời Đệ tứ [92]. Lòng hang thông
thóang. Các hang này phân bố gần các con suối đổ nước ra sông Srêpốk, nơi có
nguồn nguyên liệu đá để chế tác công cụ và nguồn thủy sản dồi dào cung cấp thực
phẩm cho con người. Các di tích khảo cổ được phát hiện tại 8 hang động thuộc khu
C, bao gồm: hang C1, hang C1 – 1, hang C3, hang C4, hang C4-1, hang C6, hang
28
C6-1 và hang C6’ [119, tr. 97 – 108]. Hang C6-1 và hang C6’ được thám sát và
khai quật năm 2017, năm 2018, năm 2019, cụ thể:
Hang C6-1: Cửa hang có dạng vòm cao trên 10m. Lòng hang hình elip, rộng
15m và cao 13m. Nền hang khá bằng phẳng. Hang gồm 3 nhánh, hợp tại một giếng
trời. Nhánh cửa hướng Tây Nam cao, phủ một lớp đất trầm tích màu xám đen dày
gần 2m, thấp dần về phía trong lòng hang. Bề mặt lớp đất trầm tích gần cửa hang
xuất lộ dày đặc di vật đá, mảnh gốm và một số mảnh xương, răng động vật. Hiện
trạng di tích hang C6-1 được bảo tồn nguyên vẹn.
Đoàn khảo sát đã đào hố thám sát 2m2. Trong hố thám sát sâu 0,8m đã phát
hiện một số di tích và thu được lượng lớn di vật. Về xương răng động vật có 5.027
mảnh, trong đó 1.153 mảnh có thể phân loại được. Đồ đá có 676 chiếc, trong đó 651
mảnh tước; 1 mũi tên đồng, 20 mũi nhọn xương, 268 mảnh gốm vỡ và 144 mảnh
thổ hoàng. Các cư dân cổ đã chế tác công cụ đá bằng kỹ thuật ghè một mặt (unfacial
flaking technique) kết hợp thủ pháp ghè hai mặt (bifacial flaking technique) tạo ra
những công cụ kiểu hòa Bình muộn như rìu bầu dục, rìu ngắn,... Loại hình công cụ
tiêu biểu là công cụ hình bàn là, rìu ngắn, rìu bầu dục, công cụ mảnh, hòn ghè, đá có
vết ghè, mảnh rìu, bàn mài, phác vật rìu, công cụ ghè thô, hạch đá. Phần lớn các
mảnh gốm tìm thấy ở hố rác bếp F1. Những người thám sát cho rằng, cư dân ở hang
C6-1 tồn tại trong thời gian dài, từ 6.000 đến 3.000 năm trước [55, tr. 57 – 76].
Năm 2018, tác giả luận án tham gia đoàn nghiên cứu của đề tài TN17/T06,
tiếp tục khai quật theo hướng bảo tồn tại hang C6-1 được triển khai trên cơ sở mở
rộng hố thám sát đã được thực hiện từ năm 2017. Tổng diện tích hố khai quật là 6m2
(2m x 3m). Hố khai quật có độ sâu 1.85m, gồm 02 mức văn hóa: mức văn hóa trên
với kết quả phân tích mẫu niên đại C14 thu được ở đáy lớp đào đầu tiên là 4.160 ±
20 BP (sau hiệu chỉnh là 5.391 BP); mức văn hóa dưới niên đại C14 sau hiệu chỉnh
từ 5.815 - 6.954 BP. Trong hố khai quật phát hiện các cấu trúc đá xếp hình tròn, hố
đất đen và 03 mộ táng. Trong tầng văn hóa, thu được 1.250 hiện vật đá, 200 mảnh
gốm, 15 mũi nhọn xương, 32.532 mảnh di cốt, 7.978 vỏ nhuyễn thể, 05 mảnh vỏ ốc
sứ, 85 mảnh thổ hoàng. Các mảnh gốm chủ yếu tìm thấy trong các hố đất đen bắt
nguồn từ mức văn hóa trên. Đặc biệt, mộ táng ký hiệu 18.C6-1.D2.L4.8.M2 là mộ
29
táng thời tiền sử đầu tiên được phát hiện tại các di tích khảo cổ vùng Tây Nguyên
còn bảo quản tương đối nguyên vẹn di cốt cùng các dấu vết táng thức. Ngoài 03 mộ
táng, trong hố khai quật thu được di cốt và răng của 11 cá thể khác.
Năm 2019, hố khai quật năm 2018 tiếp tục được mở rộng thêm hơn 3m2 về
phía cửa hang và vách hang nhằm xử lý các mộ táng xuất lộ từ năm 2018.
Hang C6’: dài 293m, có 3 cửa thuộc 3 hướng khác nhau. Nền hang bằng
phẳng phát hiện rải rác mảnh tước, gốm tiền sử. Trong hang còn có các cụm đá xếp
hình tròn, liền kề nhau, đường kính 1,5 – 2m, cao khoảng 1m. Giữa khe hở các tảng
đá xếp, xuất lộ một số di cốt động vật.
Năm 2018, đồng thời việc khai quật hang C6-1, đoàn công tác đề tài
TN17/T06 đã khai quật 02 cụm đá xếp, ký hiệu là 18.C6’.F1 và 18.C6’.F2. Kết quả
khai quật cho thấy 2 cụm đá xếp có cấu trúc tương tự nhau, nguồn gốc nhân tạo,
được sắp xếp một cách có chủ định, có thể là mộ hỏa táng hoặc trại săn bắn tạm thời
(?). Kết quả phân tích niên đại C14 một mẫu than lấy ở đáy cụm đá xếp 18.C6’.F1
cho kết quả: 4.160±20 năm BP (sau hiệu chỉnh là 4.707 năm BP). Như vậy, về cơ
bản các cụm 18.C6’.F1 và 18.C6’.F2 của hang C6’ đồng đại với lớp văn hóa trên
cùng hang C6-1. Trong hố khai quật thu thập tổng cộng 36 mẫu xương, răng, sừng
động vật, chủ yếu là dơi, hươu nai, vỏ ốc; không phát hiện di cốt người [91].
- Di tích Hố Tre (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) do Ban Chủ nhiệm đề tài
TN17/T06 phát hiện năm 2018. Di tích phân bố trên miệng và rìa xung quanh một
miệng núi lửa, cao hơn bề mặt xung quanh 2-3m. Trên bề mặt xuất lộ nhiều hiện vật
đá và mảnh gốm, gồm: rìu ngắn, rìu hình bầu dục, công cụ ghè đẽo, mảnh tước....
Tại khu vực phía Tây bắc miệng núi lửa, người dân múc hào nước. Do mực
nước xuống thấp, xuất lộ vách taluy lẫn nhiều hiện vật đá. Năm 2019, chúng tôi đã
tiến hành làm sạch bề mặt vách taluy trên diện tích bề mặt rộng 1m và sâu vào trong
vách 0,3m. Tầng văn hóa dày 0,4 – 0,45m, là lớp laterit hiện đại màu vàng nhạt lẫn
sét đen, nén chặt, cứng. Càng xuống dưới, càng xuất hiện hiện tượng kết vón nhưng
chưa hình thành sạn sỏi laterit. Lớp laterit hiện đại hình thành do sự lên xuống của
mực nước trong miệng núi lửa. Trong lớp văn hóa xuất hiện các di vật khảo cổ,
gồm: 01 rìu ngắn, 02 công cụ mảnh, 01 hòn kê, 01 hạch đá, 09 viên đá nguyên liệu,
22 mảnh tước và 01 mảnh gốm thô.
30
Tại độ sâu từ 0,6 – 0,7m thuộc tầng văn hóa, xuất lộ một phần của một cụm
đá tập trung gồm 01 hòn kê xếp cạnh 01 viên đá Basalt với nhiều lỗ lõm sâu có
nguồn gốc tự nhiên, xung quanh là rìu hình bầu dục, rìu ngắn, công cụ mảnh, hạch
đá, đá nguyên liệu và mảnh tước với mật độ dày đặc so với mật độ di vật tại những
nơi khác. Kích thước phần xuất lộ của cụm đá tập trung: rộng 0,3m x dài 0,5m.
Cụm đá tập trung có khả năng là nơi cư dân Hố Tre chế tác công cụ đá, tương tự
tính năng các cụm đá xếp được tìm thấy và nghiên cứu tại di tích Thôn Tám.
Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy Hố Tre là một di tích cư trú của các cư
dân tiền sử. Tại đây, các cư dân tiền sử khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên, chế
tác tại chỗ công cụ phục vụ lao động. Địa tầng di tích Hố Tre còn nguyên vẹn, trầm
tích tại chỗ, chứa đựng di vật khảo cổ với mật độ lớn và phản ánh biến động địa
chất – môi trường tự nhiên của miệng núi lửa cổ. Căn cứ loại hình và kỹ thuật chế
tác công cụ, bước đầu xác định niên đại tương đối di tích Hố Tre thuộc giai đoạn
Trung kỳ Đá mới. Loại hình công cụ đặc trưng của di tích Hố Tre là rìu bầu dục và
rìu ngắn được chế tạo từ đá Basalt bằng kỹ thuật ghè đẽo, chưa nhận thấy sự hiện
diện của kỹ thuật mài.
- Phát hiện và thám sát di tích cụm di tích Tân Lập (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk
Nông): Cụm di tích gồm hệ thống các gò đất thấp, liền kề nhau, nằm hai bên bờ
dòng suối Đắk Gằn (hay còn gọi là Suối Đá). Suối Đắk Gằn thuộc hệ thống nhánh
sông Srêpốk, mùa khô nước thấp nhưng không cạn đáy, bờ suối nhiều cuội sông.
Các gò đất bằng phẳng, cao hơn mực nước sông 2m. Bề mặt gò rải rác các tảng đá
Basalt, đá Quartz và Opal.
Năm 2018, tác giả luận án và cán bộ Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phát hiện di
vật đá và gốm với mật độ dày đặc tại các gò đất nơi đây. Hiện vật phát hiện gồm:
công cụ hình bầu dục, công cụ ghè đẽo, phát vật rìu, hòn ghè, mảnh tước, cuội sông,
đá có vết ghè, mảnh gốm tiền sử. Đoàn công tác đã mở 2 hố thám sát với tổng diện
tích 6m
2
. Kết quả đào thám sát cho thấy tầng văn hóa di tích dày 0,3 – 0,6m, chứa
công cụ ghè đẽo, rìu bầu dục, phác vật rìu bầu dục, đá nguyên liệu, mảnh tước, hạnh
đá; không phát hiện gốm và di cốt động vật.
31
Khu vực các gò đất ven suối Đắk Gằn thuộc thôn Tân Lập có điều kiện thuận
lợi cho việc cư trú và sinh sống của cư dân tiền sử. Các di vật phát hiện phản ánh
hoạt động chế tác tại chỗ và sử dụng công cụ khai thác tài nguyên phục vụ đời sống
con người. Các công cụ khai quật và sưu tập tại thôn Tân Lập không nhận thấy sự
hiện diện của kỹ thuật mài, có hình dáng và kỹ thuật chế tác tương đồng các công
cụ đá tại di tích Thôn Tám và trong hang động núi lửa Krông Nô [43, tr. 12 -13].
- Di tích Rừng Lạnh (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), được tác giả luận án
và cán bộ Bảo tàng tỉnh Đắk Nông phát hiện và đào thám sát năm 2018. Tổng diện
tích thám sát 6m
2. Địa tầng di tích dày khoảng 1,8m. Tầng văn hóa dày 0,6 - 0,7m,
cấu tạo từ đất Basalt phong hóa. Trong tầng văn hóa, rải rác mảnh tước, mảnh rìu
mài, bàn đập vỏ cây và mảnh gốm. Căn cứ hiện vật sưu tập trên bề mặt, trong tầng
văn hóa và tài liệu địa tầng, những người khai quật bước đầu nhận định Rừng Lạnh
là di tích cư trú của các cư dân giai đoạn Hậu kỳ Đá mới, những cư dân có kỹ thuật
chế tác đồ đá ở trình độ kỹ thuật cao [44].
1.2.2. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở những phát hiện và nghiên cứu được công bố trong thời gian qua,
các vấn đề trong nhận thức về thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông từng
bước được giải quyết, cụ thể:
*Một trong những thành tựu nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá mới tỉnh
Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đáng chú ý nhất trong những năm gần đây là việc phát
hiện, khai quật và nghiên cứu các di tích khảo cổ học giai đoạn Trung kỳ Đá mới.
Năm 2005, Viện Khảo cổ học đã phát hiện di tích Thôn Tám thuộc giai
đoạn Trung kỳ Đá mới. Di tích Thôn Tám được khảo sát năm 2013, năm 2015 và
khai quật hai lần vào các năm 2006 và năm 2013 [28] [19] [36] [38]. Di tích Thôn
Tám là di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Đắk
Nông, dự báo sự tồn tại của cơ tầng Trung kỳ Đá mới ở khu vực phía Nam Tây
Nguyên [28] [31, tr. 38 – 40] [20]. Mười năm sau, hàng loạt di tích khảo cổ học
giai đoạn Trung kỳ Đá mới được phát hiện và khai quật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
và tỉnh Đắk Nông, minh chứng sự tồn tại của giai đoạn sớm của thời đại Đá mới
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đặc trưng cho kỹ nghệ công cụ ghè đẽo hai mặt, chế tạo
32
và sử dụng chủ yếu công cụ hình bầu dục, rìu ngắn và rìu mài lưỡi kiểu Hòa Bình
muộn. Các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới có nhiều khả năng là một trong số
các nguồn hợp tạo dựng văn hóa giai đoạn Hậu kỳ Đá mới Tây Nguyên [39].
Đặc biệt, những phát hiện di tồn khảo cổ học tiền sử trong hang động núi
lửa Krông Nô năm 2017 bổ sung thêm một không gian cư trú độc đáo của cư dân
tiền sử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: cư trú trong không gian hang
động núi lửa [119, tr. 97 – 108]. Kết quả khai quật di tích hang C6-1 với hệ thống
kết quả phân tích mẫu bào tử phấn hoa, độ từ cảm, niên đại C14, thành phần trầm
tích... cung cấp khung tham chiếu có giá trị khoa học phục vụ nghiên cứu thời đại
Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.
* Bước đầu phác thảo bức tranh lịch sử - văn hóa giai đoạn Hậu kỳ Đá
mới khu vực nghiên cứu
Phần lớn các di tích khảo cổ thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
được xác định thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Trên cơ sở các phát hiện, kết hợp
kết quả các cuộc thám sát, khai quật tại một số di tích, bằng phương pháp so sánh
loại hình học, các nhà khảo cổ đã chứng minh sự tồn tại của văn hóa Buôn Triết
thuộc khung niên đại Hậu kỳ Đá mới tại tỉnh Đắk Lắk với đặc trưng di vật là các
công cụ rìu, bôn không vai chất liệu chế tác chủ yếu từ đá Basalt hoặc Silic, phân
biệt với nhóm rìu bôn có vai phân bố khu vực Bắc Tây Nguyên [97, tr. 128-129].
Một số nhà nghiên cứu đề ra giả thuyết về sự tồn tại đồng thời của 03 đới
văn hóa thuộc giai đoạn Hậu kỳ Đá mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Các đới văn
hóa trên bao gồm: nhóm các di tích khu vực phía Bắc tỉnh như Cư K’tur, T’Sham
A; nhóm các di tích ở cao nguyên Buôn Ma Thuột với đại diện là di tích Dha
Prông; và nhóm các di tích phân bố phía Đông và đông nam tỉnh Đắk Lắk [25,
tr. 17-23]. Một số nhà khoa học đề xuất khả năng thành lập các văn hóa khảo cổ
mới bên cạnh văn hóa Buôn Triết là: Văn hóa Buôn Ma Thuột tại cao nguyên Buôn
Ma Thuột [79, tr.22]; văn hóa khảo cổ Taipêr phân bố ở phía Bắc Đắk Lắk và phía
Nam Gia Lai với đại diện là Cư K’tur (Đắk Lắk), Tai Pêr (Gia Lai) [79, tr.5-14].
Đời sống kinh tế của cư dân giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh
Đắk Nông bước đầu được phục dựng. Đó là sự tồn tại của một nền nông nghiệp
dùng cuốc với nhiều loại hình cuốc khác nhau phân bố trên các kiểu địa hình khác
nhau [78, tr. 9-21]. Một số loại hình cuốc còn thể hiện mối quan hệ văn hóa giữa
33
các nhóm cư dân, như: cuốc hình mai mực phản ánh quan hệ gần gũi giữa cư dân
vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột với cư dân văn hóa Buôn Triết [35, tr. 102-112],
cuốc vai nhọn thân thắt eo phản ánh quan hệ giữa cư dân văn hóa Buôn Triết với
cư dân đồng đại Lâm Đồng, Bình Phước... [39]
Trình độ phát triển kỹ thuật chế tác đồ đá cùng sự phân công lao động xã
hội và quan hệ giao lưu giữa các cộng đồng là tiền đề nảy sinh và hình thành các
các công xưởng chế tác đồ đá trên toàn Tây Nguyên giai đoạn Hậu kỳ Đá mới. Tại
tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian này xuất hiện hệ thống công xưởng Cư K’tur với các
đại diện tiêu biểu là Cư K’tur, T’Sham A, Thanh Sơn, Bản Thái (tỉnh Đắk Lắk),
Taipêr, Làng Ngol,... (Gia Lai) [29]. Thông qua hoạt động trao đổi sản phẩm lao
động, các cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông thiết lập mối liên hệ
với các cộng đồng cư dân trong và ngoài vùng Tây Nguyên.
1.2.3. Những vấn đề đặt ra
Nhìn chung, nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh
Đắk Nông là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động nghiên cứu khảo cổ học
tiền sử Tây Nguyên. Từ những phát hiện của người Pháp vào giữa thế kỷ XX,
cho đến nay những nghiên cứu khảo cổ học đã phần nào phác thảo bức tranh văn
hóa thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, công tác nghiên
cứu thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã và đang đặt ra những
vấn đề cần giải quyết:
- Không gian phân bố, đặc trưng, nội hàm văn hóa các văn hóa khảo cổ hay
các nhóm di tích thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chưa được
làm sáng rõ. Một số giả thuyết về các nhóm di tích/đới văn hóa/văn hóa khảo cổ
được nêu ra nhưng chưa đủ cơ sở khoa học để đạt được sự đồng thuận giữa các
nhà nghiên cứu.
- Do thiếu hụt những nguồn tài liệu nhân chủng, tài liệu phân tích niên đại
tuyệt đối, tài liệu và khí hậu và môi trường... dẫn đến hạn chế trong phục dựng
bối cảnh, chủ nhân, đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội dựa trên nền tảng mối
quan hệ giữa con người - tự nhiên – con người của các cộng đồng cư dân thời đại
Đá mới tại các tỉnh Nam Tây Nguyên.
- Hạn chế trong phân tách và xác định mối liên hệ cũng như nguồn gốc của
các giai đoạn phát triển trong thời đại Đá mới. Các mức phát triển sớm – muộn
34
trong các giai đoạn Trung kỳ Đá mới, Hậu kỳ Đá mới cùng mối liên hệ giữa hai giai
đoạn phát triển liền kề này còn bỏ ngỏ. Riêng giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tỉnh Đắk Lắk
và tỉnh Đắk Nông vẫn chưa có phát hiện rõ ràng.
- Mối liên hệ giữa các cộng đồng cư dân thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nông với các cư dân đồng đại vùng Tây Nguyên và vùng khác trong cả nước đã
được một số công trình nghiên cứu đề cập. Tuy nhiên, vẫn cần làm rõ thêm bản chất
của các mối quan hệ này trên các khía cạnh về nguồn gốc, quá trình phát tán, các
đặc thù khu vực
Với các tư liệu khảo cổ học phát hiện trong những năm gần đây sẽ góp phần
giải quyết một số vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu khảo cổ học thời đại Đá
mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Điều kiện tự nhiên các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông không chỉ thuận lợi cho sự
tồn tại và phát triển của con người mà còn là yếu tố tạo nên sự đặc trưng trong đời
sống của các cộng đồng cư dân vùng phía Nam Tây Nguyên thời đại Đá mới. Trong
thời đại Đá mới - thời đại có vị trí tiền đề trong lịch sử hình thành các giá trị văn
hóa truyền thống của con người và vùng đất - thông qua mối quan hệ tương quan tất
yếu giữa tự nhiên – con người; điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng tạo nên tính
đặc trưng văn hóa địa phương. Chương một trình bày những nét cơ bản về địa – văn
hóa tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, làm tiền đề cho những phân tích tiếp theo về cách
thức tác động và dấu ấn của môi trường tự nhiên đến đời sống cư dân tiền sử hai
tỉnh phía Nam Tây Nguyên
Cho đến nay, tổng cộng 100 di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nông đã được phát hiện và công bố, trong đó, 16 di tích được đào thám sát hoặc
khai quật (06 di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới và 10 di tích giai đoạn Hậu kỳ Đá
mới). Đây là nguồn dữ liệu phong phú, góp phần làm sáng rõ những vấn đề khoa
học còn đặt ra trong nhận thức thời đại Đá mới khu vực phía Nam Tây Nguyên như:
các giai đoạn phát triển; đặc điểm và nội hàm các giai đoạn phát triển, các nhóm di
tích; bối cảnh, đời sống của các cộng đồng cư dân.... Đây cũng chính là nhiệm vụ cụ
thể của luận án và sẽ được triển khai trong các chương tiếp theo.
35
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG
Các di tích thời đại Đá mới tại khu vực nghiên cứu được phân chia thành các
giai đoạn phát triển: giai đoạn Sơ kỳ Đá mới, giai đoạn Trung kỳ Đá mới, giai đoạn
Hậu kỳ Đá mới dựa trên các tiêu chí: 1) không gian phân bố; 2) đặc điểm di tích; 3)
kỹ thuật chế tác công cụ, đặc biệt sự phát triển của các kỹ thuật chế tác đồ đá và sự
xuất hiện của kỹ thuật mài; 4) sự xuất hiện và phát triển của kỹ thuật chế tác đồ
gốm; 5) loại hình di vật, bao gồm các di vật bằng đá, bằng đất nung và xương; 6)
niên đại, đặc biệt niên đại tuyệt đối. Tuy nhiên, giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tại khu vực
nghiên cứu vẫn chưa có phát hiện rõ ràng. Vì vậy, trong phạm vi tài liệu hạn chế,
luận án chỉ trình bày các đặc điểm về giai đoạn Trung kỳ Đá mới và giai đoạn Hậu
kỳ Đá mới tại khu vực nghiên cứu. Những nhận thức về giai đoạn Sơ kỳ Đá mới tại
tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông sẽ được bổ sung, nghiên cứu.
2.1. Giai đo n Trung Đá mới
2.1.1. Đặc điểm di tích
2.1.1.1. Không gian phân bố
Tổng số 14 di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới đã phát hiện và công bố cho
đến nay, phân bố rải rác tại nhiều tiểu vùng địa lý: vùng trũng Krông Pắk – Lắk (di
tích Hố Tre), khu vực giáp ranh giữa tiểu vùng trũng Krông Pắk – Lắk với vùng núi
cao Chư Yang Sin (Buôn Kiều, Buôn Hằng Năm, Buôn Ea Chổ), tiểu vùng bán bình
nguyên Ea Súp (Thôn Tám và các di tích hang động núi lửa Krông Nô), vùng giáp
ranh giữa tiểu vùng bán bình nguyên Ea Súp và cao nguyên Đắk Nông (Tân Lập).
Khoảng cách lớn nhất giữa các di tích không quá 130km theo đường chim bay
(khoảng cách giữa di tích Buôn Kiều và cụm di tích Thôn Tám); phổ biến các cụm
di tích trong cùng không gian bán kính vài km (nhóm Buôn Kiều, Buôn Hằng Năm,
Buôn Ea Chổ; nhóm các di tích hang động núi lửa, cụm di tích Thôn Tám).
Các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới được biết đến nay đều phân bố tập
trung tại lưu vực sông Srêpốk. Di tích Buôn Kiều, Buôn Hằng Năm, Buôn Ea Chổ
ven dòng Krông Nô; di tích Hố Tre ven dòng Krông Ana; các di tích hang động núi
36
lửa Krông Nô phân bố liền kề dòng Krông Nô; cụm di tích Thôn Tám phân bố
quanh hệ thống suối Đắk Rít – Đắk Mao, chảy từ biên giới đổ vào sông Srêpốk;
cụm di tích Thôn Tân Lập phân bố ven dòng Đắk Gằn – dòng chảy đổ vào sông
Srêpốk (Sơ đồ 3). Hệ thống sông Srêpốk không chỉ cung cấp nguồn nhiên liệu chế
tác công cụ, các yếu phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của các con người mà còn là
tuyến đường giao thông quan trọng, tuyến đường lan tỏa văn hóa giữa các nhóm cư
dân đồng đại.
Các di tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới thường không phải di tích độc lập,
riêng lẻ mà phân bố theo cụm, trên các gò đất ven sông liền kề nhau hoặc trong các
hang động cùng thuộc hệ thống. Tại Thôn Tám, di vật và tầng văn hóa xuất lộ tại ít
nhất 13 gò đồi thấp trong vùng đầm trũng (Sơ đồ 6) Các di tích Buôn Kiều, Buôn
Hằng Năm, Buôn Ea Chổ thực chất là các gò đồi liền kề nhau ven dòng sông Krông
Nô. Tại Tân Lập, các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy tại ít nhất 3 gò đất liền kề
nhau ven suối Đắk Gằn. Các di tích hang động núi lửa Krông Nô đều thuộc khu C,
cửa hang cách nhau 300 – 400m (Sơ đồ 5). Tuy phân bố trên diện rộng nhưng
không phải toàn bộ các gò đất, hang động trong khu vực cụm di tích đều phát hiện
dấu tích cư dân đương thời. Không gian sinh sống phân tán thành các điểm gần kề
trên một diện tích rộng ven nguồn nước là một trong những đặc trưng của các di
tích giai đoạn Trung kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu, phản ánh phương thức cư trú
đặc thù của các cộng đồng cư dân này.
Khu vực nghiên cứu không có hang động đá vôi như các tỉnh miền núi phía
Bắc, cho nên sự tồn tại di tích khảo cổ học giai đoạn Trung kỳ Đá mới trong hang
động núi lửa Krông Nô là một hiện tượng đặc biệt và độc đáo ở Việt Nam. Khu vực
nghiên cứu không có hang động đá vôi như các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại huyện
Krông Nô và vùng lân cận, do đặc thù kiến tạo địa chất mà hình thành hệ thống các
hang động núi lửa nằm sâu dưới lòng đất [67, tr. 28 – 38]. Phần lớn các miệng hang
hiện tại là miệng hang thứ sinh, tạo thành do hiện tượng sập trần hang, nên thường
có dạng vòm, trước cửa hang ngổn ngang những tảng đá Basalt. Các hang có cửa
cao và rộng, ánh sáng chiếu sâu vào lòng hang. Hang thường có nhiều ngách, nhiều
cửa, nên lòng hang thông thoáng (bản vẽ 4, hình 10). Các hang này thường phân bố
37
gần các con suối đổ nước ra sông Srêpốk, nơi có nguồn nguyên liệu đá để chế tác
công cụ và nguồ...t
8 Hang C6’
Xã Nam Đà, huyện Krông
Nô
N:12
030’55,4”
E: 107
054’04,4”
Công cụ đá, mảnh tước,
mảnh gốm, mảnh xương,
răng động vật
9 Hang C6-1
Xã Nam Đà, huyện Krông
Nô
N: 12
030’47,6”
E: 107
054’06,2”
Công cụ đá, mảnh tước,
viên cuội sông...
10 Tân Lập
Thôn Tân Lập, xã Đắk
Gằn,huyện Đắk Mil
N: 12
0
32’ 35.5”
E: 107
0
46’ 12,2”
Công cụ hình bầu dục, phác
vật, mảnh tước...
II. Các di tích giai đo n Hậu Đá mới
11 Thôn Một
Thôn 1, xã Đắk Som,
huyện Đắk G'long
N: 11
0
52’ 33.9”
E: 107
0
54’ 46.9”
Mảnh tước, mảnh gốm
12 Thôn Hai
Thôn 2, xã Đắk Som,
huyện Đắk G'long
N: 11
0
52’ 58.7”
E: 107
0
55’ 04.6”
Mảnh gốm tiền sử
158
13 Bon Păng So
Bon Păng So, xã Đắk Som,
huyện Đắk G'long
N: 11
0
52’ 30.7"
E: 107
0
55’ 56.9”
Mảnh gốm tiền sử
14 Tà Đùng
Xã Đắk Som, huyện Đắk
G'long
N: 11
0
52’ 18.3”
E: 107
0
58’ 45.8”
Mảnh gốm tiền sử, phác
vật.
15 Đắk Nang
Xã Đắk Som, huyện Đắk
G'long
N: 11
0
55’ 55,3”
E:107
0
56’ 59.6”
Mảnh gốm tiền sử
16 Thôn Sáu
Thôn Sáu, xã Đắk P’lao,
huyện Đắk G'long
N: 11
0
59’ 18”
E: 107
0
51’ 15.8”
Mảnh gốm tiền sử
17 Thôn Năm
Thôn Năm, xã Đắk
R’măng, huyện Đắk G'long
N: 12
0
00’ 57.8”
E: 107
0
53’ 57.6”
Mảnh gốm tiền sử
18 Thôn Mười
Thôn 10, xã Quảng Khê,
huyện Đắk G'long
N: 11
0
54’ 13.3”
E: 107
0
48’ 28.1”
Mảnh gốm tiền sử
19 Thôn Chín
Thôn 9, xã Quảng Hòa,
huyện Đắk G'long
N: 12
0
10’ 15.4”
E: 108
0
06’ 45.8”
Mảnh tước, bàn mài, công
cụ đá, mảnh gốm tiền sử
20 Thôn Ba
Thôn Ba, xã Quảng Sơn,
huyện Đắk G’long
N: 12
0
11’ 11.8”
E: 107
0
54’ 02.2”
Mảnh gốm tiền sử
21 Đắk Ha 1
Thôn 3, xã Đắk Hà, huyện
Đắk G’long
N: 12
0
04’ 29.5”
E: 107
0
46’ 02.1”
Công cụ đá Mảnh gốm tiền
sử
22 Đắk Ha 2
Thôn 3, xã Đắk Hà, huyện
Đắk G’long
N: 12
0
04’ 01.1”
E: 107
0
46’ 47.4”
Mảnh gốm tiền sử
23 Đắk Ha 3
Thôn 3, xã Đắk Hà, huyện
Đắk G’long
N: 12
0
03’ 30.6”
E: 107
0
46’ 51.3”
Mảnh gốm tiền sử
24 Thôn Năm
Thôn 5, thị trấn Ea Tling,
huyện Cư Jút
N: 12°34'25.11"
E: 107°54'17.56"
Công cụ đá, phác vật, mảnh
tước, mảnh vòng, gốm
25 Khối Bảy
Khối Bảy, thị trấn Ea
T’ling, huyện Cư Jút
N: 12
0
36’ 58.5”
E: 107
0
55’ 33.8”
Mảnh gốm tiền sử
26
Thôn Mười
Một
Thôn 11, xã Tâm Thắng,
huyện Cư Jút.
N: 12
0
36’ 55.7”
E: 107
0
55’ 37.3”
Mảnh gốm tiền sử
27
Thôn Mười
Một 2
Thôn 11, xã Tâm Thắng,
huyện Cư Jút.
N: 12
0
36’ 58.5”
E: 107
0
55’ 33.8”
Mảnh gốm tiền sử
28
Trạm thủy
văn cầu 14
Thôn Một, xã Tâm Thắng,
huyện Cư Jút
N: 12
0
37’ 01.5”
E: 107
0
55’ 28.0”
Mảnh gốm tiền sử
29 Thôn Một
Thôn Một, xã Tâm Thắng,
huyện Cư Jút
N: 12
0
36’ 56.3”
E: 107
0
55’ 25.0”
Rìu bôn đá, mảnh tước,
mảnh gốm tiền sử
159
30 Phú Sơn 1
Thôn Phú Sơn, xã Ea Pô,
huyện Cư Jút
N: 12
0
41’ 55.1”
E: 107
0
53’ 15.3”
Mảnh gốm tiền sử
31 Phú Sơn 2
Thôn Phú Sơn, xã Ea Pô,
huyện Cư Jút
N: 12
0
43’ 10.6”
E: 107
0
53’ 24.5”
Mảnh gốm tiền sử
32 Phú Sơn 3 Thôn Phú Sơn, xã Ea Pô,
huyện Cư Jút
N: 12
0
42’ 32.4”
E: 107
0
53’ 41.4”
Rìu, bôn, phác vật, mảnh
tước, chày nghền, mảnh
gốm tiền sử
33
Thôn Mười
Một
Thôn 11, xã Đắk D’rông,
huyện Cư Jút
N: 12
0
36’ 49.6”
E: 107
0
47’ 54.4”
Mảnh gốm tiền sử
34 Thôn Bốn
Thôn Bốn, xã Trúc Sơn,
huyện Cư Jút
Mảnh gốm tiền sử
35
Suối Đắk
Tơn
Thôn 9, xã Trường Xuân,
huyện Đắk Song
N: 12
0
07’53.7”
E: 107
0
40’ 44.8”
15 mảnh gốm và 01 mảnh
bàn mài, 2 mảnh tước
36 Thôn 4
Thôn 4, xã Trường Xuân,
huyện Đắk Song
N: 12
005’46.3
E: 107
0
37’55.9”
10 mảnh gốm tiền sử, 1 hòn
ghè và 01 chày nghiền
37
Bon Bu
Pơng
Bon Bu Pơng, xã Trường
Xuân, huyện Đắk Song
N: 12
006’08.7”
E: 107
0
37’57.6"
2 mảnh gốm tiền sử
38
Hồ Bong
Nơr
Bon Bu Boong, xã Đắk
N’rung
N: 12
0
12’52.9”
E: 107
0
34’26.6”
8 mảnh gốm, 1 bàn mài
39 Thôn 4
Thôn 4, xã Nâm Jang,
huyện Đắk Song
N: 12
0
14’52.7”
E: 107
0
35’ 09.1”
01 mảnh gốm tiền sử
40 Thôn Sáu
Xóm 5b, thôn 6, xã Nam
Bình, huyện Đắk Song
N: 12
0
15’23.2”
E: 107
0
34’ 21.2”
17 mảnh gốm tiền sử, 01
mảnh vỡ phác vật rìu/bôn
và 01 lưỡi bôn gãy
41 Lê Văn Ninh
Thôn 6, xã Nam Bình,
huyện Đắk Song
N: 12
0
10’45.8”
E: 107
0
36’ 50.9”
01 rìu mài lưỡi, 01 rìu có vai
42 Rừng Lạnh
Thôn Rừng Lạnh, xã Đắk
Hòa, huyện Đắk Song
N: 12
0
21’15.5”
E: 107
0
38’ 48.8”
Bàn đập vỏ cây loại có tay
cầm, cuốc đá hình thang,
mảnh gốm tiền sử và di vật
đá thuộc các nhóm loại
hình: bôn, bàn mài, công
cụ ghèo đẽo, chày nghiền,
mảnh tước.
43 Đắk Sơn II
Thôn Đắk Sơn II, xã Đắk
Mol, huyện Đắk Song
N: 12
0
23’02.0”
E: 107
0
38’ 12.5”
02 công cụ đá
160
44 Thôn Sáu
Thôn Sáu, xã Thuận Hà,
huyện Đắk Song
N: 12
0
15’19.3”
E: 107
0
32’ 52.1
11 mảnh gốm tiền sử
45 Lại Văn Huề
Thôn Thuận Bình, xã
Thuận Hạnh
N: 12
0
16’58.3”
E: 107
0
30’ 04.3”
01 bôn hình tam giác. 01
bôn hình thang, 01 bôn có
vai, gốm thô
46
Cửa khẩu
Đắk Peur
Xã Thuận An, huyện Đắk
Mil
N: 12
0
25’ 46.6”
E: 107
0
33’ 49.0”
46 mảnh gốm tiền sử
47
Hồ Núi lửa
Đắk Mil
Xã Thuận An, huyện Đắk
Mil
N: 12
0
23’ 40.4”
E: 107
0
34’ 33.9”
Mảnh gốm tiền sử
48 Thôn 9A
Thôn 9A, xã Đắk R’lao,
huyện Đắk Mil
N: 12
0
27’ 34.8”
E: 107
0
36’ 57.8”
8 mảnh gốm tiền sử và 1
hiện vật đá
49
Thôn Xuân
Phong
Thôn Xuân Phong, xã Đức
Minh, huyện Đắk Mil
N: 12
0
25’ 56.1”
E: 107
0
39’ 07.9”
1 mảnh vỡ rìu/bôn
50 Đắk Sôr
Thôn Đắk Sôr, xã Đắk Sắk,
huyện Đắk Mil
N: 12
0
24’ 28.3”
E: 107
0
41’ 03.8”
04 mảnh gốm thô
51
Thôn Tây
Sơn
Thôn Tây Sơn, xã Long
Sơn, huyện Đắk Mil
N: 12
0
32’ 05.7”
E: 107
0
43’ 12,4”
03 mảnh gốm tiền sử
52 Suối 4
Xã Nhân Đạo, huyện Đắk
R'lấp
N: 11
055’21”
E: 107
0
38’36”
Mảnh tước, mảnh gốm
53 Thôn Một
Thôn Một, xã Hưng Bình,
huyện Dak R’lấp
N: 11
051’49.2
E: 107
025’51.0”
Bàn mài và gốm mảnh
54 Thôn Sáu
Thôn Sáu, xã Hưng Bình,
huyện Đăk R’lâp
N: 11
050’20.8”
E: 107
028’48.6”
Mảnh gốm tiền sử
55 Thôn 7
Thôn 7, xã Hưng Bình,
huyện Đăk R’lâp
N: 11
049’20.5”
E: 107
027’37.8”
2 mảnh gốm
56 Thôn 14
Thôn 14, xã Dak Sin,
huyện Dak R’lấp
N: 11
049’13.7”
E:, 107
027’47.9”,
Mảnh gốm tiền sử
57 Thôn 4
Thôn 4, xã Dak Sin, huyện
Dak R’lấp
N: 11
053’04.9”
E: 107
029’04.4”
Bàn mài rãnh, mảnh gốm
58 Thôn 8
Thôn 8, xã Dak Rul, huyện
Dak R’lấp
N: 11
051’37.2”
E: 107
025’33.9”
Bàn mài lõm, mảnh tước
thứ đá Basalt và đá cát kết,
mảnh gốm
59 Cánh Nam
Xã Đắk Nang, huyện
Krông Nô
18 bôn đá hình tứ giác
được chôn chung trong hố
161
60 Nghĩa Trang
Thị trấn Kiến Đức, huyện
Đắk R'lấp
Rìu tứ giác, mảnh tước, bàn
mài và đồ gốm tiền sử
61 Đồi Chợ
Thị trấn Kiến Đức, huyện
Đắk R'lấp
Hiện vật đá và 01 hiện vật
gốm
62 Thôn Ba
Thị trấn Kiến Đức, huyện
Đắk R'lấp
Hiện vật đá: bàn mài, phác
vật rìu tứ giác, rìu tứ giác...,
và mảnh gốm
63 Quảng Trực
Xã Quảng Trực, huyện
Đắk R'lấp
15 hiện vật rìu bôn đá
64 Đắk Tơn
Xã Trường Xuân, huyện
Đắk Song
Rìu, đục đá, bàn đập vỏ
cây, bàn mài...
65
Quảng
Thành
Xã Quảng Thành, thành
phố Gia Nghĩa
Cuốc, rìu, bôn đá
Tỉnh Đắ Lắ
I. Các di tích giai đo n Trung Đá mới
66 Buôn Kiều
Xã Yang Mao, huyện
Krông Bông
N: 12025’161”
E: 108033’578”
Rìu bôn, bàn mài, cuốc, hòn
ghè, hòn nghiền, bàn nghiền,
đá nguyên liệu, phác vật
mảnh tước, mảnh gốm ,...
67
Buôn Hằng
Năm
Xã Yang Mao, huyện
Krông Bông
N:12
025’188”
E: 108
034’003”
Rìu bôn, bàn mài,hòn ghè,
hòn nghiền, bàn nghiền,
phác vật, đá nguyên liệu,
mảnh tước, mảnh gốm ,...
68 Ea Chổ
Xã Yang Mao, huyện
Krông Bông
Rìu bôn, hòn ghè, hòn
nghiền, bàn nghiền, phác
vật, đá nguyên liệu, mảnh
tước, mảnh gốm ,...
69 Hố Tre
Xã Ea Bông, huyện Krông
Ana
N: 120 32’ 21,7’’
E: 1080 00’50,2’’
Công cụ đá, mảnh tước,
hòn kê, mảnh gốm tiền sử...
II. Các di tích giai đo n Hậu Đá mới
70 Chạc Hai
Xã Cư Amung, huyên Ea
H’leo
Rìu bôn đá, phác vật rìu
bôn, bàn mài...
71 Sình Mây
Xã Cư Amung, huyên Ea
H’leo
Rìu bôn đá, phác vật rìu
bôn, bàn mài...
162
72 Thôn Bảy
Phường Ea Tam, thành phố
Buôn Ma Thuột
Rìu vai ngang
73 Dray H’linh
Buôn Dray H’linh, xã Hòa
Xuân, buôn Ma Thuột
Bôn vai xuôi, mảnh gốm
74 Đại Đồng
Xã Hòa Xuân, thành phố
Buôn Ma Thuột
1 bôn vai ngang và 01 hòn
xoa gốm, mảnh gốm
75 Thôn Bảy
Thôn Bảy, xã Ea Ngai,
huyện Krông Búk
Mảnh gốm tiền sử
76 Cư Pơng
Xã Cư Pơng, huyện Krông
Búk
Buôn vai nhọn, công cụ
hình mai mực
77 Tân Hà
Phường Thống Nhất, thị xã
Buôn Hồ
Rìu vai ngang
78 Ea Khít
Buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk,
huyện Cư Kuin
Công cụ hình mai mực
79 Kim Châu
Thôn Kim Châu, xã Ea
Bhăng, huyện Cư Kuin
02 bôn có vai, 01 rìu vai
vai xuôi, 02 rìu hình thang,
01 bôn hình thang, 02 phác
vật rìu bôn hình thang, 01
hòn ghè
80 Cư M'tar
Buôn Ba, xã Cư M’tar,
huyện M’drắk
Rìu vai ngang
81
Hồ Ea Súp
Hạ
xã Cư M’lan, huyện Ea
Súp
07 cuốc đá chôn dấu
82 Dhă Prông
Xã Cư Êbur, thành phố
Buôn Ma Thuột
Hàng nghìn mảnh gốm,
hàng trăm hiện vật đá: rìu,
bôn, đục, bàn mài....
83 Thôn Ba
Xã Ea Kao, thành phố
Buôn Ma Thuột
Đồ gốm, rìu tứ giác, rìu có
vai, ....
84 Cao Thắng
Xã Ea Kao, thành phố
Buôn Ma Thuột
Rìu, bôn tứ giác, bôn có
vai, phác vật, mảnh gốm
tiền sử
85 Ea Tiêu
Xã Ea Tiêu, huyện Cư
Kiun
03 công cụ đá
86 Trại Cá Xã Ea Rốk, huyện Ea Súp 02 cuốc đá có vai
163
87 Tsham A
Xã Ea H'leo, huyện Ea
H'leo
Nhiều hiện vật đá: rìu, bôn,
phác vật cuốc đá, chày
nghiền, mảnh tước, hơn
1.000 mảnh gốm.
88 Thôn Một
Xã Cư Suê, huyện Cư
M'gar
5 Cuốc đá hình thang
89 Thôn Mười
Xã Hòa Phú, thành phố
Buôn Ma Thuột
Cuốc đá, rìu bôn đá, đá có
lỗ, bàn mài, cuội có vết gia
công... và 38 mảnh gốm
90 Ea Gar Xã Cư Ni, huyện Ea Kar
Cuốc đá, bàn mài được
chôn chung trong hố đào
91 Cư K'tur
Xã Xuân Phú, huyện Ea
Kar
Rìu, bôn đá, phác vật rìu
bôn, bàn mài... gốm tiền sử
92 Thanh Sơn Huyện Ea Kar
Phác vật rìu bôn, mảnh
tước
93 Bản Thái Huyện Ea Kar
Hạch đá, mảnh tước, bàn
mài, đá hình bánh xe
94 Ea Păn Xã Ea Păn, huyện Ea Kar
4 cuốc đá và 1 rìu hình
thang được chôn chung
trong hố đào
95 Quảng Điền
Xã Quảng Điền, huyện
Krông Ana
Rìu bôn đá
96 Buôn Trấp
Thị trấn Buôn Trấp, huyện
Krông Ana
Cuốc đá, chì lưới
97 Draixi Huyện Cư M'gar Cuốc đá, rìu đá, mảnh gốm
98 Buôn Triết Xã Buôn Triết, huyện Lắk
Rìu, bôn đá, cuốc đá,... và
gốm tièn sử
99 Đồi Cô Tiên Xã Buôn Triết, huyện Lắk Rìu, bôn đá... và mảnh gốm
100 Dúc Dôn Xã Yang Tao, huyện Lắk
Cuốc đá, rìu tứ giác, bàn
mài
Nguồn: [2] [3] [19] [21, tr. 60 -71] [31] [34, tr. 72 – 78] [39, tr. 14] [41, tr. 35 – 44]
[42] [45] [63, tr. 125 – 126] [75] [119, tr. 97 – 108]
164
Bảng 3: Địa tầng các di tích thời đ i Đá mới tỉnh Đắk Lắ và Đắk Nông
TT
Tên di
tích
Di vật Địa tầng
Thời
gian
Tính
chất
Tỉnh Đắ Nông
I. Các di tích giai đo n Trung Đá mới
1
Thôn
Tám
Công cụ lao
dộng đá, mảnh
tước, hòn ghè,
bàn mài..., gốm
tiền sử
Lớp đất mặt: đất sét màu xám nhạt, tơi xốp
chứa nhiều hạt sạn sỏi cát kết và basalt phong
hoá.
Tầng văn hoá: đất Basalt dày 0,5m, bao gồm sét
kết, cát kết và đá basalt phong hoá dạng cục
nhỏ, độ kết dính yếu nằm lẫn lộn, trong đó chứa
di tích và di vật đá, mảnh gốm.
Sinh thổ: Nằm ngay dưới tầng văn hoá, không
có lớp ngăn cách và có cấu tạo từ đất sét màu
nâu xẫm gần giống với đất tầng văn hóa, chỉ
khác là có độ kết dính cao hơn lớp trên, lẫn
nhiều sạn sỏi và những cục đá cát kết.
Khai
quật
năm
2006,
2013
Di chỉ
cư trú
-
xưởng
2
Hang
C6’
Công cụ đá,
mảnh tước,
mảnh gốm,
xương, răng
động vật
Là cụm đá xếp, gồm 2 lớp đá xếp, xen lẫn 02
lớp đất do con người đổ lên.
Khai
quật
năm
2018
Chưa
rõ
3
Hang
C6-1
mặt 01 công cụ
đá, 04 mảnh
tước, 03 viên
cuội sông
Tầng văn hóa gồm 2 lớp:
- Lớp văn hóa trên dày 0,35 - 0,4m, ngoài công
cụ đá cuội ghè đẽo không định hình, chày, bàn
nghiền, bàn mài, mảnh tước, công cụ xương
mài mũi nhọn, còn có 1 mũi tên đồng, các mảnh
gốm đất nung và di cốt động vật;
- Lớp văn hóa dưới dày khoảng 1,5m, chứa
công cụ cuội ghè hai mặt, tạo ra các loại hình
như rìu bầu dục, công cụ nạo hình đĩa, rìu ngắn,
công cụ mảnh tước, hòn ghè, chày, hòn kê
Sinh thổ là nền đá hang
Thám
sát
năm
2017,
khai
quật
năm
2018,
2019
Di chỉ
cư trú
- mộ
táng -
xưởng
165
4 Tân Lập
Công cụ hình
bầu dục, phác
vật, mảnh
tước...
Lớp mặt: dày từ 4 – 12 cm, màu nâu nhạt, bở,
cứng, vón cục, lẫn nhiều đá Basalt phong hóa
Tầng văn hóa, dày từ 20 – 30cm, đất Basalt pha
lẫn sạn sỏi laterit và đá tảng Basalt; gồm hai
lớp, phân biệt nhau bởi độ sẫm của màu đất và
mật độ hạt laterit nâu đỏ càng xuống sâu càng
ken dày.
Sinh thổ màu nâu vàng, lẫn sạn laterit màu nâu
đỏ xen lẫn giữa các tảng đá Basalt.
Thám
sát
năm
2018
Di chỉ
cư trú
II. Các di tích giai đo n Hậu Đá mới
5
Rừng
Lạnh
Bàn đập vỏ
cây, cuốc đá,
mảnh gốm tiền
sử và bôn, bàn
mài, chày
nghiền, mảnh
tước
Lớp mặt: dày khoảng 0,3m, là lớp đất Basalt lẫn
nhiều chất hữu cơ, cứng, bở, màu xám đen
Lớp xáo trộn: dày 0,1 - 0,2m, là lớp đất Basalt
sẫm màu, không có hiện vật khảo cổ
Tầng văn hóa: dày 0,6 - 0,7m, đất Basalt màu
xám vàng, chứa hiện vật khảo cổ
Sinh thổ: là lớp Basalt bị laterit, màu nâu đỏ,
chứa sạn đầu ruồi
Khai
quật
năm
2018
Di chỉ
cư trú
6
Nghĩa
Trang
Rìu tứ giác,
mảnh tước, bàn
mài và đồ gốm
tiền sử
Lớp mặt: đất Basalt màu vàng ngả nâu
Tầng văn hóa: đất Basalt màu nâu vàng, chứa
đá Basalt phong hóa và di vật khảo cổ
Sinh thổ: đất Basalt màu đậm, bị laterit hóa
Khai
quật
năm
2002
Di chỉ
cư trú
Tỉnh Đắ Lắ
I. Các di tích giai đo n Trung Đá mới
7
Buôn
Kiều
Rìu bôn, bàn
mài, cuốc, hòn
ghè, hòn
nghiền, bàn
nghiền, đá
nguyên liệu,
phác vật mảnh
tước, mảnh
gốm...
Lớp đất mặt: dày 0,05 - 0,2m, đất sét pha cát,
rắn chắc có màu xám nhạt. Trong lớp này ngoài
các công cụ, mảnh tước đá còn thấy mảnh thủy
tinh, sắt, gạch hiện đại.
- Lớp văn hóa: khá thuần nhất, dày 0,2 - 0,4m,
có kết cấu đất sét pha cát màu nâu xám - nâu
vàng, cứng, chắc, chứa hiện vật khảo cổ
- Sinh thổ là đất sét vàng lẫn sạn sỏi laterit, rắn
chắc.
Khai
quật
năm
2015
Di chỉ
cư trú
-
xưởng
166
8
Buôn
Hằng
Năm
Rìu bôn, bàn
mài,hòn ghè,
hòn nghiền, bàn
nghiền, phác
vật, đá nguyên
liệu, mảnh tước,
mảnh gốm ,...
Lớp đất mặt: dày 0,1 - 0,25m, đất xám đen, tơi
xốp. Trong lớp này ngoài hiện vật đá, đá nguyên
liệu và một số mảnh tước, còn thấy túi nilon, dây
nhựa hiện đại
Tầng văn hóa: dày từ 0,5 - 0,75m, gồm 2 lớp đất :
+ Lớp trên là lớp đất có màu nâu đỏ, dày từ 0,1 -
0,25m, kết cấu khá tơi xốp
+ Lớp dưới là đất đỏ bazan, dày 0,3 - 0,5m, kết
cấu rắn chắc
Sinh thổ là đất laterite màu nâu đỏ, rắn chắc lẫn
nhiều sạn sỏi đầu ruồi
Khai
quật
năm
2015
Di chỉ
cư trú
-
xưởng
9 Hố Tre
Công cụ đá,
mảnh tước,
hòn kê, mảnh
gốm tiền sử...
Lớp mặt: dày 0.3 – 0.35m , màu xám đen do lẫn
nhiều vật chất hưu cơ, bở rời, mềm, không chứa
hiện vật khảo cổ.
Tầng văn hóa: dày 0.4 – 0.45m, là lớp laterit hiện
đại màu vàng nhạt lẫn sét đen, nén chặt, cứng.
Càng xuống dưới, càng xuất hiện hiện tượng kết
vón nhưng chưa hình thành sạn sỏi laterqqit, có
hiện vật khảo cổ
Sinh thổ là lớp sét đen ngậm nước, cứng, không
còn di vật khảo cổ
Khảo
sát
năm
2019
Di chỉ
cư trú
-
xưởng
II. Các di tích giai đo n Hậu Đá mới
10
Dhă
Prông
Hàng nghìn
mảnh gốm,
hàng trăm hiện
vật đá.
Lớp mặt: dày 0,2 - 0,3cm, đất Basalt tương đối
cứng.
Tâng văn hóa: dày 0,5 - 0,6cm, đất Basalt sậm
màu hơn lớp mặt, chứa di vật khảo cổ
Sinh thổ: là lớp đất Basalt bị phong hóa nhẹ,
không có hiện vật khảo cổ
khai
quật
năm
2002
Di chỉ
- mộ
táng
11
Tsham
A
Nhiều hiện vật
đá: rìu, bôn,
phác vật cuốc
đá, chày
nghiền, mảnh
tước... hơn
1.000 mảnh
Lớp mặt đất phù sa, sét lẫn nhiều cát, ít mùn
thực vật, màu xám đen, khá kết dính, dày 15 -
20cm, không chứa di vật khảo cổ
Tầng văn hóa: dày 0,3 – 0,5m, pha cát, màu nâu
nhạt chuyển dần xám vàng, chứa di vật đá, đôi
chỗ đất bị nung đốt ngả màu đỏ
Sinh thổ: cấu tạo từ sét bị laterit hóa, chứa
Thám
sát
năm
2002
Di chỉ
xưởng
167
gốm. nhiều sạn kết vón, màu rỉ xét
12 Cư K'tur
Rìu, bôn đá,
phác vật rìu
bôn, bàn mài...
gốm tiền sử
Lớp mặt: dày 0,1 - 0,15m, màu nâu đen
Tầng văn hóa: Lớp 2 dày 0,2 - 0,4m, đất lẫn
nhiều sạn sỏi màu nâu nhạt chuyển dần sang
vàng xám. Lớp 3 dày 0,15 - 0,3m, đất lẫn sạn
sỏi màu nâu đỏ.
Sinh thổ: đất lẫn đá phiến sét, độ phong hóa
cao, đất laterite màu vàng loang lổ
Thám
sát
năm
2002
Di chỉ
cư trú
-
xưởng
- mộ
táng
13
Thanh
Sơn
Phác vật rìu
bôn, mảnh
tước
Tầng văn hóa dày 0,5m, trong tầng văn hóa có
một số phác vật, mảnh tước Opal
Thám
sát
năm
2002
Di chỉ
xưởng
14
Bản
Thái
Hạch đá, mảnh
tước, bàn mài,
đá có lỗ
Tầng văn hóa; đất Basalt phong hóa, có hai
mức: Mức trên đất màu nâu xám, dày 0,35cm;
mức dưới dày 12cm, đất màu nâu vàng.
Thám
sát
năm
2002
Di chỉ
xưởng
15 Draixi
Cuốc đá, rìu
đá... và mảnh
gốm
Tầng văn hóa là lớp đất đỏ Basalt nằm ở độ sâu
0,8 - 1,3m, chứa di vật khảo cổ
Thám
sát
năm
1974
Di chỉ
cư trú
16
Buôn
Triết
Rìu, bôn đá,
cuốc đá,... và
gốm tièn sử
Lớp mặt: dày 0,3m, đất Basalt màu vàng nhạt
Tầng văn hóa: dày 0,4m, đất Basalt phong hóa
màu nâu nhạt, bị laterit nhẹ, chứa hiện vật Sinh
thổ: đất Basalt màu nâu, bị laterit, không hiện
vật
Thám
sát
199,
khai
quật
1993
Di chỉ
cư trú
- mộ
táng
Nguồn: [24] [26, tr.112-113] [28] [31, tr. 38 – 40] [40] [43] [44] [91] [93] [95] [98]
168
Bảng 4: Thống ê chất liệu công cụ và phác vật Thôn Tám 2006 và năm 2013
Lo i hình
Chất liệu
Tổng
Basalt Silic Chertz Gree Quartz Sét ết
Công cụ ghè đẽo 7 15 9 1 3 3 38
Rìu mài lưỡi 6 7 1 1 0 2 15
Công cụ mảnh 28 12 0 0 0 0 40
Bàn mài 0 0 0 31 0 1 32
Hòn ghè 6 13 15 3 0 3 37
Hòn kê 4 0 0 22 0 2 26
Chày 2 0 0 1 0 0 3
Đá có lỗ 0 0 0 2 0 0 2
Phác vật 78 66 4 3 0 2 151
Tổng 131 113 29 64 3 13 301
Tỷ lệ % 43.52 37.54 9.63 21.26 1.00 4.32 100.00
Nguồn: [20] [28]
Bảng 5: Thống ê chất liệu công cụ và phác vật đá C6-1
Lo i hình
Chất liệu
Tổng
Basalt Silic Chertz Gree Quartzite Quartz Sét ết
Công cụ ghè đẽo 38 0 0 0 3 2 1 44
Công cụ mảnh 3 0 1 0 1 1 6
Cuội có vết ghè 6 0 0 0 0 0 0
Cuội có vết mài 2 0 0 0 0 0 0 2
Bàn mài 1 0 0 4 0 0 0 5
Hòn ghè 6 0 0 1 0 0 0 7
Hòn kê 1 0 0 1 0 0 0 2
Hạch đá 8 0 0 0 0 0 0 8
Phác vật 2 0 0 0 0 0 0 2
Tổng 67 0 1 6 4 3 1 76
Tỷ lệ % 88.16 0.00 1.32 7.89 5.26 3.95 1.32 100.00
Nguồn: [91]
169
Bảng 6: Thống ê chất liệu công cụ và phác vật Tân Lập
Lo i hình
Chất liệu
Tổng
Basalt Silic Opan
Cát ết
biến chất
Quartzite Chert
Công cụ ghè đẽo 6 2 0 1 1 1 11
Công cụ mảnh 1 1 0 0 0 2
Hạch đá 0 0 1 0 0 0 1
Hòn kê 0 0 0 1 0 0 1
Chì lưới 1 0 0 0 0 0 1
Phác vật 2 1 0 0 0 0 3
Tổng 10 3 2 2 1 1 19
Tỷ lệ % 52.63 15.79 10.53 10.53 5.26 5.26 100.00
Nguồn: [43]
Bảng 7: Kết quả phân tích niên đ i C14 di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm
TT Ký hiệu mẫu Chất liệu mẫu Niên đ i BP
Buôn Kiều
1 15.BK.H2.L1 Than 4.200 – 3.500 (độ tin cậy 68,2%)
4.500 – 3.300 (độ tin cậy 95,4%)
2 15.BK.H1.L2 Than 3.900 – 3.250 (độ tin cậy 68,2%)
4.200 – 2.900 (độ tin cậy 95,4%)
Buôn Hằng Năm
1 15.BHN.TS1.L2 Than 3.950 – 3.400 (độ tin cậy 68,2%)
4.300 – 3.000 (độ tin cậy 95,4%)
Nguồn: [93].
Bảng 8: Kết quả phân tích niên đ i C14 hang C6’ và hang C6-1 Krông Nô
TT Ký hiệu mẫu Độ sâu
mẫu (cm)
Chất
liệu, mẫu
Niên đ i
BP
Niên đ i sau
hiệu chỉnh
Hang C6’
1 18.C6’.F2 Than 4160±20 4.707BP
Hang C6-1
170
1 18.C6-1.C4.L1.2 16 Than 4.680±20 5.391BP
2 17.С6-1.D3.L3 32 Than 5.070±20 5.815BP
3 17.C6-1.D3.L.6 43 Than 5.110±20 5.815BP
4 17.C6-1.D3.L.7 56 Than 5.225±20 5.965BP
5 17.C6-1.D3.L.8 63 Than 5.230±20 5.966BP
6 18.C6-1.C2.L4.3 58 Than 5.760±25 6.560BP
7 18.C6-1.D4.L4.5 99 Than 5.780±25 6.686BP
8 18.C6-1.D2.L4.7 125 Than 6.030±25 6.876BP
9 18.C6-1.C2.L4.9 126 Than 5.850±25 6.672BP
10 18.C6-1.D4.L4.10 138 Than 5.945±25 6.768BP
11 18.C6-1.C4.L4.12 154 Than 5.945±25 6.768BP
12 18.C6-1.D4.L4.13 175 Than 5.970±25 6.800BP
13 18.C6-1.C3.L4.16 183 Than 6.090±25 6.954BP
Nguồn: [91, tr. 85 – 86].
Bảng 9. Không gian phân bố các di tích Hậu k Đá mới khu vực nghiên cứu
TT Tiểu vùng
địa lý
Địa danh hành
chính
Tên di tích
1 Vùng núi
cao Cư
Yang Sin
Một phần huyện
Krông Bông
Trên bề mặt di tích Buôn Kiều
2 Vùng núi
thấp Cư
Dju
huyện Ea H’leo,
huyện Krông Năng
và một phần phía
Bắc huyện Ea Kar
T’Sham A, Ea Knếch, Sình Mây, Chạc Hai
(Ea H’leo); Lộc Xuân, Quảng An (Krông
Năng); Cư K’tur, Ea Dar, Thanh Sơn, Bản
Thái (Ea Kar)
3 Vùng cao
nguyên
M’drắk
Huyện M’drắk,
phần phía Tây nam
huyện Ea Kar
Cư M’tar (M’đrắk), Ea Gar, Ea Păh (Ea
Kar)
171
4 Vùng cao
nguyên
Buôn Ma
Thuột
Thành phố Buôn
Ma Thuột, thị xã
Buôn Hồ; huyện Cư
M’gar, hyện Krông
Búk, huyện Krông
Năng; một phần
huyện Cư Kuin và
Krông Pắk
Dhă Prông, Thôn Ba, Cao Thắng, Buôn
Cao, Hòa Xuân, Đại Đồng, Thôn Mười
(Buôn Ma Thuột) Thôn Một, Drai Si (Cư
M’gar), Thôn Bảy, Cư Pơng (Krông Búk),
Tân Hà (Buôn Hồ), Ea Tiêu (Cư Kuin)
5 Vùng cao
nguyên
Đắk Nông
Một phần huyện
Đắk Mil, toàn bộ
huyện Đắk Song,
thị xã Gia Nghĩa,
huyện Đắk G’long,
huyện Tuy Đức,
huyện Đắk R’lấp,
huyện Krông Nô
Cánh Nam, Nam Xuân (Krông Nô); Quảng
Trực, Quảng Thành (Tuy Đức); Doãn Văn,
Đắk Kar, Kiến Đức, Nghĩa Trang, Đồi
Chợ, Suối Ba, Suối Bốn, Thôn Một, Thôn
Bảy, Thôn Bốn Thôn Sáu, Thôn Mười
Bốn, Đắk Rul (Đắk R’lấp); Đắk Tơn, Thôn
Bốn, Bon Pu Pơng, Hồ Bong Nơr, Thôn
Bốn, Thôn Sáu (xã Nam Bình), Nam Bình,
Rừng Lạnh, Đắk Sơn II, Thôn Sáu (xã
Thuận Hà), Thuận Hạnh (Đắk Song); Cửa
khẩu Đắk Peur, Hồ Núi lửa Đắk Mil, Thôn
9A, Thôn Xuân Phong, Đắk Sôr 1, Đắk Sôr
2, Tây Sơn (Đắk Mil); Thôn Một, Thôn
Hai, Bon Păng So, Tà Đùng, Đắk Nang,
Thôn Sáu (xã Đắk Plao), Thôn Năm (xã
Đắk R’măng), Thôn Mười, Thôn Chín,
Thôn Ba, Đắk Ha 1, Đắk Ha 2, Đắk Ha 3
(Đắk G’long)
6 Vùng
trũng
Krông Pắk
Huyện Lắk, Krông
Ana; một phần các
huyện Krông Pắk,
Buôn Triết, Sar Luk, Đồi Cô Tiên (Lắk),
Dúc Dôn, Quảng Điền, Buôn Trấp (Krông
Ana), Hòa Hiệp, Ea Hwin (Cư Kuin)
172
- Lắk Krông Bông, Cư
Kuin
7 Vùng bán
bình
nguyên Ea
Suóp
Huyện Ea Suóp,
huyện Buôn Đôn
(tỉnh Đắk Lắk),
huyện Cư Jút (tỉnh
Đắk Nông)
Núi Thôn (Buôn Đôn), Trung Sơn, Thác
Lào, Suối Tre, Thôn Năm, Khối Bảy, Thôn
Mười Một (xã Tâm Thắng), Thôn Một, Phú
Sơn 1, Phú Sơn 2, Phú Sơn 3, Thôn Mười
Một (xã Đắk D’rông), Thôn Bốn (Cư Jút);
Trại Cá, Hồ Ea Suóp Hạ (Ea Suóp)
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [41] [42] [45] [63][75][34])
Bảng 10: Rìu, bôn trong một số di tích giai đo n Hậu k Đá mới t i khu vực
nghiên cứu đã hai quật, đào thám sát
Di tích Số lƣợng rìu, bôn (chiếc) Tổng số công cụ đá (chiếc) Tỷ lệ (%)
Dhă Prông 153 324 47,22
Buôn Triết 38 46 82,61
T’Sham A 34 41 82,93
Cư K’tur 87 195 44,62
Suối Ba 9 43 20,93%
Nguồn: [17, tr. 27 – 30] [40, tr, 23] [24] [96] [75, tr. 204 - 212, 238 - 245]
Bảng 11: Thống kê rìu, bôn không vai và rìu, bôn có vai t i một số di tích
Hậu k Đá mới
Địa điểm Rìu, bôn không vai
(chiếc)
Rìu, bôn có vai
(chiếc)
Tổng số (chiếc)
Dhă Prông 103 27 130
Thôn Ba 2 1 3
Cao Thắng 3 1 4
Thôn Mười 10 1 11
Buôn Triết 29 9 38
Kim Châu 3 3 6
173
T’Sham A 2 29 31
Cư K’tur 19 48 67
Đắk Song 1 1 2
Đắk Tơn 10 3 13
Quảng Trực 2 5 7
Đồi Chợ 27 15 32
Nguồn: [26, tr. 112 – 113] [33] [75, tr. 199 - 244] [96, tr. 10 – 14]
Bảng 12. Phân bố của một số lo i hình công cụ đá giai đo n Hậu k Đá mới ở
khu vực nghiên cứu
Không gian phân bố Lo i hình
Cả ba khu vực Rìu tứ giác, bôn hình thang, rìu vai
xuôi, cuốc hình thang, bàn mài, hòn
ghè, cưa, chày nghiền, bôn vai xuôi-
bôn có eo
Cao nguyên Buôn Ma Thuột - khu vực phía
Bắc Đắk Lắk
Rìu vai ngang, cuốc vai ngang
Cao nguyên Buôn Ma Thuột - khu vực phía
Nam Đắk Lắk và cao nguyên Đắk Nông
Rìu vai xuôi, cuốc hình mai mực,
cuốc chim, đục đá, rìu hình mai mực.
Khu vực phía Bắc Đắk Lắk - khu vực phía
Nam Đắk Lắk và cao nguyên Đắk Nông
Bôn chuôi nhọn, cuốc vai xuôi, bàn
đập vỏ cây không có tay cầm
Bảng 13. Niên đ i C14 một số di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông
TT Di tích Ký hiệu mẫu Mẫu Niên đ i trƣớc
hiệu chỉnh
Niên đ i sau
hiệu chỉnh
1 Thôn Năm Kr.M1.hố B5.190 Than 3.130±165 BP 3.800-2.900BP
2 Thôn Năm Kr.M2.(20/6/2006) Than 2.290±165 BP 2.800-1.950BP
3 Thôn Năm Kr.M3.(B5.190) Than 2.580±160 BP 1.200-350BC
4 Thôn Năm Kr.M4.(A3,L3,40) Than 2.470±165 BP 1.000-150BC
5 Thôn Năm Kr.M5(05TNA3L3,6) Than 2.261±165 BP 1.250-350BC
174
6 Sa Nhơn
Kr.M6(06SNB5L3,
117)
Than 2.430±160 BP 900 – 100BC
7 Sa Nhơn Kr.M7(06SNB1L3) Than 2.360±165 BP 850-0AD
8 Sa Nhơn Kr.M8(06SNB1L3) Than 2.270±165 BP 800-50AD
9 Sa Nhơn Kr.M9(06SNL4C3G3) Than 2.180±165 BP 400-150AD
10 Sa Nhơn
Kr.M10(06SNB2L1G
5-0)
Than 1.690±160 BP 0-700AD
11 Đắk Rêi Kr.M11(A5H4L9) Than 2.530±160 BP 1.050-200
12 Đắk Rêi Kr.M12(A5H3L5,6) Than 2.340±165BP 850-0AD
13 Đắk Rêi Kr.M13(A5H4) Than 2.070±160 BP 500BC-350AD
14 Đắk Rêi Kr.M14(A5H5) Than 2.160±165BP 800-250AD
15 Đắk Rêi Kr.M15(A5d7L5) Than 2.310±160BP 850-0AD
Nguồn: [86, tr. 380 - 381]
Bảng 14. Niên đ i C14 di tích Lung Leng
TT Ký hiệu mẫu Mẫu Niên đ i truyền
thống
Niên đ i sau hiệu
chỉnh
1 99LL.H2-3 Than 2990±70 BP 1.400BC-1.200BC
2 99LL.H1-4 Than 350±90BP 1.450 AD-1600 AD
3 99LL.H1-3 Than 120±70BP 1640 AD-1795AD
4 99LL.H1-2 Than 175±50BP 1.620 AD-1.735 AD
5 01LL.HC7L3 Than 2.370±80 BP 760 BC-400 BC
6 01LLHC7L3e1 Than 2.480±55 BP 800 BC-540 BC
7 01LLHC7L4e2 Than 2.530±70 BP 900 BC-540 BC
8 01.LLHC7.L5c8 Than 2.860±70 BP 1.290 BC-1.040 BC
9 01LLHC7L6c10 Than 3.140±65 BP 1.610 BC-1.410 BC
10 01LLHC7L7 Than 3410±85 BP 1.950 BC-1.690 BC
11 01LLHC2L2(i-k)6 Than 2730±60 BP 1.050 BC-840 BC
12 01LLHC2L3(i-k6) Than 2.360±85 BP 760 BC 400 BC
13 01LLHC2L6M4 Than 3.220±105 BP 1.740-1.450 BC
175
14 01LLHC2L6M5 Than 3.110±80 BP 1.600 BC-1.320BC
15 01LLHC2L6M5(c-d)10 Than 3.510±110 BP 2.140 BC -1.770 BC
16 01LLHC2L7M4L3 Than 3.120±85 BP 1.610 BC - 1.390 BC
17 01LLHD1L5:218 Than 3.130±95 BP 1.620 BC – 1.390 BC
18 01LLGH10L5A3 Than 880±55 BP 1.060 AD -1 .270 AD
19 01LLGH5-6L3:1 Than 2.860±105 BP 1320 BC - 1.000 BC
20 01LLHI5L4M1 Than 2.020±65 BP 200 BC – 10 AD
21 01LLH17L4M2 Than 2.310±65 BP 770 BC – 430 BC
22 01LLIK2-3(a-b)8 Than 1.890±55 BP 20BC – 130 AD
23 01LLHK7l3(e-g)7 Than 3.410±120 BP 2.030 BC - 1.680 BC
24 01LLHC11L2 Than 2.150±60 BP 380 BC – 200 BC
25 01LLHC9L8c8 Than 2.080±60 BP 350 BC – 80 BC
Nguồn: [86, tr. 381-385]
Biểu đồ 1. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Buôn Kiều
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Phấn hoa cây
thân gỗ
Phấn hoa cây
thân thảo
Bào tử dương
xỉ
Không xác
định
Trứng giun
Nguồn: [56, tr. 108-110]
176
Biểu đồ 2. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Thôn Tám
Nguồn: [57, tr. 112-114]
Biểu đồ 3. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ C6-1
Nguồn: [91, tr.90 -92]
Biểu đồ 4. Phân bố phấn hoa và bào tử theo độ sâu địa tầng C6-1
Nguồn: [91, tr. 90 - 92]
Phấn hoa cây
thân gỗ
3%
Phấn hoa cây
thân thảo
62%
Bào tử dương
xỉ
35%
177
Biểu đồ 5. Các tập hợp phấn hoa hang C6-1
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
105
110
115
120
125
130
135
140
145
150
155
160
165
170
175
180
D
e
p
th
4.680±20BP
5.070±20BP
5.110±20BP
5.225 ±20BP
5.230±20BP
5.760±25BP
5.780±25BP
6.030±25BP5.850±25BP
5.945±25BP
5.945±25BP
5.970±25BP
6.090±25BP
D
a
te
s
20
Se
qu
oi
a
sp
.
Ru
bi
ac
ea
e
Pt
er
oc
ar
ya
s
p.
20 40
M
yr
ica
s
p.
20 40
Ca
re
x s
p.
Eu
ph
or
bi
ac
ea
e
20
M
ag
no
lia
ce
ae
Ly
th
ra
ce
ae
20 40 60
Pi
le
a
sp
.
20 40
Po
ac
ea
e
20 40
Vi
le
br
un
ea
s
p
20
Br
om
us
s
p
20
Di
git
ar
ia
s
p
20
Le
le
ba
s
p.
20 40
Po
ly
po
dia
ce
ae
/P
ol
yp
od
ium
20
Ly
go
di
um
s
p
20
Pl
ag
io
gy
ria
sp
.
20
Cy
at
he
a
sp
.
20
O
sm
um
da
s
p.
20 40 60 80 100
M
on
ol
et
e
AP NAP FS
2 4 6 8
Total sum of squares
CONISS
Nguồn: [91, tr. 90 - 92]
Biểu đồ 6: Rìu, bôn giai đo n Hậu k Đá tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [41] [42] [45] [63][75][34])
Biểu đồ 7. Số lƣợng vỏ nhuyễn thể trong các lớp khai quật hang C6-1
Nguồn: [91, tr.36]
178
Biểu đồ 8. Số lƣợng di cốt trong các lớp khai quật hang C6-1
Nguồn: [91, tr.37]
Biểu đồ 9. Hình cây thể hiện hệ số tƣơng quan giữa các nhóm di cốt ngƣời
Tree Diagram for 17 Cases
Single Linkage
1-Pearson r
0.0000 0.0005 0.0010 0.0015 0.0020 0.0025 0.0030
Linkage Distance
17. Kroong nô M1
05.Australia
09. Mongol
13. Sumatra Island
08. Melanessia
11. North China I
07.Laos
04. Non Nok Tha
12. Philippines
10. Myanmer
14. Thai
06. Cambodia
15. Viet Nam
03. Man Bac 1
02. Gua Harimau
16. MDNM1
01.Con Co Ngua
Nguồn: [14]