Luận án Biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– TRẦN NAM GIAO BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– TRẦN NAM GIAO BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Huỳnh Trọng Khải 2. PGS.TS. Trịnh Hữu Lộc Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trần Nam Giao MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng trong luận án Danh mục các biểu đồ trong luận án Phần mở đầu .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 5 1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo ......................... 5 1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. ........ 5 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. ...................................................................................................................... 7 1.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc triển khai thực hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................................. 12 1.2. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ ............................................................ 14 1.2.1. Lịch sử về đào tạo theo học chế tín chỉ ........................................................... 14 1.2.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ .......................................................................... 15 1.2.3. Các điều kiện đảm bảo để tổ chức tốt đào tạo theo học chế tín chỉ. ............... 19 1.3. Các nguyên tắc và một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất .................................................. 22 1.3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất. ........................................ 22 1.3.2. Một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất ....................................................................................... 24 1.4. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học ở Việt Nam, kinh nghiệm và đề xuất giải pháp (biện pháp) thực hiện ........................... 28 1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. ......................................... 28 1.4.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Đà Lạt – nhận thức và kinh nghiệm triển khai. ............................................................................................. 29 1.4.3. Ý kiến đề nghị nhằm hoàn thiện học chế tín chỉ trường Đại học Cần Thơ. ............... 30 1.4.4. Ý kiến đề xuất một số giải pháp khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Kon Tum. ........................................................................................... 31 1.4.5. Những công việc cần làm và sớm triển khai để chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. .......................................................... 32 1.4.6. Một số giải pháp để hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam. ......................................................................................................................... 33 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 34 1.6. Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. ................... 42 1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 42 1.6.2. Giới thiệu về bộ môn Giáo dục thể chất ......................................................... 43 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....46 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 46 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 46 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 46 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 46 2.2.1. Phương pháp tổng hơp̣ và phân tích tài liêụ. ................................................... 46 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .................................................................... 47 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm ....................................................................... 47 2.2.4. Phương pháp kiểm tra Y học ........................................................................... 48 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 49 2.2.6. Phương pháp toán thống kê ............................................................................. 50 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 51 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 51 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 52 3.1. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. . 52 3.1.1. Xây dựng thang đo và ứng dụng đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ. .................................. 52 3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo sử dụng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................... 55 3.1.3. Mức độ quan tâm của người học về chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh ......... 62 3.1.4. Thực trạng thể chất sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................... 64 3.1.5. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................................................... 74 3.1.6. Đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. ...... 81 3.2. Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................. 91 3.2.1. Tổng hợp các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ ......................................................................................................... 91 3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia, người học để lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ. ....................................... 93 3.2.3. Xác định lộ trình thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................................................................. 102 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 125 3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm ............................................ 125 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 140 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BMI Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể cm centimet CTSV Công tác sinh viên CBQL Cán bộ quản lý CBGD Cán bộ giảng dạy ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn GDTC Giáo dục thể chất GV Giảng viên Kg Ki – lô – gam m Mét QĐ Quyết định SV Sinh viên TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TN Thực nghiệm TBTCVN Trung bình thể chất Việt Nam TC Thể chất TH Thực hành DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo các mục hỏi về tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC Sau tr.54 Bảng 3.2 Thực trạng về cơ sở vật chất sử dụng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất tại trường ĐHKHXH&NV Sau tr.55 Bảng 3.3 Thực trạng về đội ngũ thực hiện chương trình GDTC tại trường ĐHKHXH&NV Sau tr.55 Bảng 3.4 Thành phần giảng viên theo lứa tuổi, giới tính với trình độ học vấn, thâm niên giảng dạy và môn chuyên sâu giảng dạy tốt nhất Sau tr.57 Bảng 3.5 Phân bổ nội dung chương trình GDTC tại trường ĐHKHXH&NV Sau tr.59 Bảng 3.6 Hình thức đánh giá học phần giáo dục thể chất Sau tr.59 Bảng 3.7 Thực trạng về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường ĐHKHXH&NV Sau tr.59 Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả khảo sát SV trường ĐHKHXH&NV về mối quan tâm đến chương trình giáo dục thể chất chính khóa và ngoại khóa Sau tr.59 Bảng 3.9 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo giới tính 62 Bảng 3.10 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo học GDTC 63 Bảng 3.11 Tổng hợp mối quan tâm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV đến chương trình giáo dục thể chất 63 Bảng 3.12 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo giới tính và học GDTC 64 Bảng 3.13 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên năm thứ nhất trường ĐH KHXH&NV Sau tr.64 Bảng 3.14 So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam SV ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi 66 Bảng 3.15 So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi 69 Bảng 3.16 Đánh giá thể lực nam sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT 72 Bảng 3.17 Đánh giá thể lực nữ sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT 73 Bảng 3.18 Kết quả khảo sát SV về thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV Sau tr.82 Bảng 3.19 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai thực hiện chương trình GDTC theo giới tính Sau tr.82 Bảng 3.20 Tổng hợp thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại một số trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh Sau tr.91 Bảng 3.21 Kết quả phỏng vấn Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, bộ môn các biện pháp thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ Sau tr.93 Bảng 3.22 Thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 127 Bảng 3.23 So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 128 Bảng 3.24 Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NAM sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 129 Bảng 3.25 Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NỮ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 131 Bảng 3.26 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 133 Bảng 3.27 So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 135 Bảng 3.28 Kết quả khảo sát đánh giá của SV về việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV sau thực nghiệm 137 Bảng 3.29 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai thực hiện chương trình GDTC theo giới tính 139 DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1 Mức độ quan tâm của sinh viên đến chương trình GDTC 64 Biểu đồ 3.2 So sánh về hình thái giữa nam SV ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi 67 Biểu đồ 3.3 So sánh chỉ số công năng tim giữa nam SV ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi. 67 Biểu đồ 3.4 So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nam SV ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi 68 Biểu đồ 3.5 So sánh về hình thái giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi 70 Biểu đồ 3.6 So sánh chỉ số công năng tim giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi. 70 Biểu đồ 3.7 So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi. 71 Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ % xếp loại thể lực nam SV năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 73 Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ % xếp loại thể lực nữ SV năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo 74 Biểu đồ 3.10 So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất 82 Biểu đồ 3.11 So sánh trung bình kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất 83 Biểu đồ 3.12 So sánh kết quả phỏng vấn của sinh viên và CBQL, GV về 83 công tác tổ chức thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV Biểu đồ 3.13 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nam sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 130 Biểu đồ 3.14 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nam sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm 131 Biểu đồ 3.15 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 132 Biểu đồ 3.16 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nữ sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm 133 Biểu đồ 3.17 So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể lực cho nam SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 3.14 Biểu đồ 3.18 So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể lực cho nữ SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 134 Biểu đồ 3.19 So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nam nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 136 Biểu đồ 3.20 So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 136 Biểu đồ 3.21 So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất sau thực nghiệm của bộ môn GDTC 138 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đào tạo theo hệ thống tín chỉ lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý "Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo". Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình [46]. Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học, nơi sinh viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình học được sắp xếp có hệ thống. Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học, nơi sinh viên có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhà giáo dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học đang cố gắng lập ra một không gian giáo dục thống nhất để sinh viên có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Với mục đích đó, một hệ thống được gọi là “hệ thống chuyển đổi tín chỉ” được xây dựng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới [21]. Nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một thử thách vô cùng lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng sinh viên cũng như nhận thức của người dân về vai trò nền tảng, quốc sách của giáo dục học đại học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – tương lai của Việt Nam trong một xã hội có sự phát triển đồng hành của nền kinh tế tri thức. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giáo dục có vai trò rất lớn, ngoài việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế; nó còn đáp ứng nhu cầu nâng cao trí tuệ, nhận thức của người dân. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bước đi cần thiết, để thúc đẩy việc đổi mới triệt để từ mục tiêu, chương trình và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học làm chủ 2 quá trình học tập của mình, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giải pháp số 1 cho việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo tính thích nghi và liên thông, hội nhập [26]. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía Nam [71]. Năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế kết hợp với học phần sang học chế tín chỉ, một bước đi đã tác động và làm thay đổi nhiều khâu, nhiều bộ phận trong hoạt động đào tạo của trường [17]. Giáo dục Đại học ngày nay không những trang bị khối lượng kiến thức đơn thuần mà còn phải có sự quan tâm đúng mức để phát triển thể chất và nhân cách cho sinh viên. Việc vận dụng chương trình giáo dục thể chất vào chương trình đào tạo chung của nhà trường là một vấn đề quan trọng cần thiết và đòi hỏi tính khoa học. Tuy rằng, từ năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế kết hợp với học phần sang học chế tín chỉ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chuyển đổi một cách toàn diện ở tất cả các ngành đào tạo trong đó có cả giáo dục thể chất. Để góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển, với vị trí của mình trong sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước, việc giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp hiện nay cần đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, thực hiện, cải tiến nội dung chương trình giáo dục thể chất, thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tế hiện nay. Cũng có nghĩa là trong việc thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng toàn diện hơn. Để hòa nhập theo sự thay đổi và phát trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khắc phục những mặt còn hạn chế trong hình thức tổ chức giảng dạy giáo dục thể 3 chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo theo học chế tín chỉ một cách toàn diện và hiệu quả hơn; cùng với việc thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp với các phương pháp đo lường hiệu quả nhằm xây dựng những cơ sở lý luận mới, nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy môn học giáo dục thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ. Điều này đã ấp ủ, thôi thúc tôi xây dựng và đề xuất được thực hiện đề tài nghiên cứu: “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nghiên cứu các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các giảng viên; góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tiến hành giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: Mục tiêu 1: Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: Giả thuyết khoa học của đề tài Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2005-2006. Tuy nhiên, việc 4 tổ chức giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất theo học chế tín còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, với những biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ phù hợp sẽ góp phần tích cực khắc phục những mặt hạn chế để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. 5 Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo. 1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển [25, tr.71]. Một số chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay được thể hiện rõ trong Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên): Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Người đã đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ba nhiệm vụ quan trọng, đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Đảng ta luôn khẳng định cách mạng khoa học - kỹ thuật giữ vai trò then chốt, giáo dục và đào tạo là nền tảng văn hóa dân tộc. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng của chiến lược con người, mà chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo không phải là phúc lợi đơn thuần, mà là đầu tư cho phát triển, chỉ có đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo thì đất nước mới phát triển bền vững được. Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhằm cụ thế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập” và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. 6 Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định một trong ba đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Đây cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất để đưa nước ta phát triển ngang tầm với xu thế phát triển của thời đại... Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều biến động to lớn, phức tạp, rất nhiều vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam; mục tiêu nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, nền kinh tế của nước ta chuyển từ mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao. Muốn như vậy, cần phải tiến hành một cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay, tình hình thế giới biến đổi hết sức phức tạp, khó lường, xu thế hợp tác là chủ yếu nhưng cũng đang xuất hiện những cuộc cạnh tranh gay gắt. Cùng với trào lưu phát triển trên toàn thế giới, trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo đã mang tính chất thời đại, trở thành xu thế khách quan. Trong nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, mà giáo dục và đào tạo phải tạo ra con người Việt Nam có tri thức, có khả năng sáng tạo, tiếp thu, làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại. Trong bốì cảnh đó, đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách giáo dục hướng tới một nền giáo dục hiện 7 đại. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn [7, tr. 233-248]. 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Từ năm 1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 180-CT/TW ngày 26 tháng 8 năm 1970 về tăng cường công tác Thể dục thể thao trong những năm tới, với phương hướng chung: “Trên cơ sở làm thấu suốt đường lối và quan điểm thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước và nhằm mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc phòng, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con người mới, cần ra sức phát triển thể dục thể thao thành một phong trào có tính quần chúng rộng rãi, lấy thể dục, rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và 5 môn: chạy, nhảy, bơi, bắn, võ làm trọng tâm, đồng thời cố gắng phát triển những môn thể thao khác. Cần tăng cường xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao, tăng cường việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thể dục thể thao, kết hợp những thành tựu hiện đại của thế giới với kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc, do đó mà từng bước vững chắc nâng cao chất lượng của phong trào”. Đối với thể thao trường học, Chỉ thị cũng đã nêu ra rõ nhiệm vụ và nội dung cụ thể: "Đối với trường học, phải cải tiến nội dung phương pháp và tổ chức huấn luyện thể dục, hoạt động thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh của học sinh... Phải từng bước tổ chức thực hiện tốt chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn cho thanh niên, thiếu niên. Cần phải cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tổ chức việc tập luyện cho phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt, công tác của thanh niên trai và gái" [2]. Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 227/CT/TW, ngày 18 tháng 11 năm 1975 về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới, đưa ra những nội dung hoạt động Thể dục thể thao trong điều kiện mới, chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trong nhà trường cần được chú trọng: "Tổ chức tốt việc học tập thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ, giữa giờ cho các trường học. Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu niên và học sinh. Phát triển các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục đồng diễn... làm cho hoạt động thể dục phong phú và hấp dẫn". Chỉ thị cũng đề ra biện pháp 8 chính “phát tr...u đào tạo theo tín chỉ: - Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ mất thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp; 22 - Đủ phòng học lớn, nhỏ, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp. - Có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo và sinh viên theo hệ thống tín chỉ [18]. 1.3. Các nguyên tắc và một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất. 1.3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất. Những nguyên tắc chung nhất xác định toàn bộ phương hướng và tổ chức hoạt động giáo dục thể chất của xã hội chúng ta là phát triển cân đối, toàn diện con người, giáo dục phải liên hệ với thực tiễn lao động, quốc phòng và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, còn có các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất. đó là những nguyên lý, cơ sở khoa học – thực tiễn, dùng để xác định những yêu cầu cơ bản về cấu tạo, nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình dạy học và giáo dục thể chất nhằm đạt được hiệu quả mong muốn. Nguyên tắc tự giác tích cực: Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập – rèn luyện. Nó bắt nguồn từ một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm được những kỹ năng, kỹ xảo cùng hiểu biết có liên quan, phát triển các phẩm chất về thể lực và tinh thần nhất định cùng khắc phục những khó khăn trên con đường đó. Tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tính tích cực, biểu hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết những nhiệm vụ do kích thích nội tâm của từng người tạo nên. Nguyên tắc tự giác và tích cực thể hiện qua các yêu cầu sau: - Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú vững chắc đối với mục đích tập luyện chung cũng như đối với các nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập. - Kích thích việc phân tích có ý thức, việc kiểm tra và sử dụng hợp lý sức lực khi thực hiện bài tập thể lực. - Giáo dục tính sáng kiến, tự lập và thái độ sáng tạo đối với các nhiệm vụ. Nguyên tắc trực quan 23 Tính trực quan trong giảng dạy và giáo dục biểu hiện ở việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan, nhờ đó có thể tiếp xúc trực tiếp, nhiều mặt với hiện thực xung quanh. Trong giáo dục thể chất, tính trực quan đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì hoạt động của người tập về cơ bản là mang tính chất thực hành và có một trong những nhiệm vụ chuyên môn của mình là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác. Tính trực quan là quan trọng không chỉ vì tự bản thân nó, mà còn vì đó là một điều kiện chung nhất để thực hiện các nguyên tắc giảng dạy và giáo dục. Việc sử dụng rộng rãi các hình thức trực quan khác nhau làm tăng hứng thú đối với tập luyện, làm dễ hiểu và dễ thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện để tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo khác. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt Trong giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì ở đây gây tác động mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Chỉ cần lượng vận động vượt quá mức cơ thể chịu đựng được phần nào là có thể nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe người tập, gây nên hậu quả ngược lại. Việc tuân thủ đúng mức nguyên tắc này bảo đảm hiệu quả của giáo dục thể chất. Bản chất của nguyên tắc này thể hiện qua các yêu cầu cơ bản sau: - Xác định mức độ thích hợp. - Những yêu cầu về phương pháp để đảm bảo tính thích hợp. - Cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo các cách thức riêng trong giáo dục thể chất. Nguyên tắc hệ thống Nguyên tắc này có liên quan đến tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thông luân phiện lượng vận động với nghỉ ngơi, cũng như tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu Trong quá trình giáo dục thể chất chuyển từ những hình thức hoạt động vận động này sang những hình thức khác ngày càng phức tạp hơn, điều cần thiết trước 24 hết đối với việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dưỡng là nếu không đổi mới các bài tập thì sẽ không tạo được một “vốn” rộng rãi các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống. Đồng thời, việc đó cũng cần như một điều kiện để tiếp tục hoàn thiện. Một điều cũng không kém phần quan trọng khác là trong quá trình tiếp thu các liên hợp động tác khác nhau, nhờ khắc phục được những khó khăn (“những nhiệm vụ vận động”) nảy sinh lúc tiếp thu đó mà phát triển được ngay cả năng lực phối hợp vận động, cải tạo và hoàn thiện không ngừng hoạt động vận động [57]. 1.3.2. Một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất Phương pháp giảng dạy là những hình thức, những biện pháp được đặt ra trong quá trình giảng dạy để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Một phương pháp giảng dạy thể dục tốt sẽ tạo điều kiện cho người dạy và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy. Trong thực tế việc giảng dạy thể dục không thể chỉ sử dụng một vài phương pháp riêng lẻ mà phải sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau thì mới đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy vì không phải tất cả các phương tiện giáo dục thể chất đều cho phép sử dụng một phương pháp tập luyên nào đó thuần túy. Người giáo viên phải biết chọn lựa những phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung, nhiệm vụ, đối tượng, điều kiện giảng dạy thì mới có thể nâng cao chất lượng cho môn học. Phương pháp giáo dục tư tưởng Vấn đề cốt lõi của quá trình giảng dạy thể dục là điều khiển tính tích cực của người tập. Trong giảng dạy, giáo viên phải biết kích thích, duy trì tính tích cực của người tập và hướng nó vào việc giải quyết các nhiệm vụ do quá trình giáo dục thể chất đăt ra. Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giáo viên sẽ giúp người học tăng tính tự giác tích cực trong tập luyện. Để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng giáo viên cần chú ý những điểm sau: - Giảng giải rõ những lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe của người tập qua đó hình thành động cơ đúng đắn cho người học. 25 - Khen thưởng, biểu dương kịp thời những hành vi, kết quả học tập tốt và phê bình đúng mực những thái độ, hành vi sai trái. - Giáo viên phải có uy tín, tác phong chuẩn mực, gương mẫu trong lối sống. - Biết đặt niềm tin và hy vọng vào người tập. Phương pháp giảng giải và làm mẫu Phương pháp giảng giải và làm mẫu là một trong những phương phương pháp cơ bản để xây dựng biểu tượng vận động cho người học, đặc biệt rất quan trọng trong viêc giảng dạy một kỹ thuật mới. Khi giảng giải, giáo viên cần dùng từ chính xác, lời nói rõ ràng, mô tả và phân tích mạch lạc những điểm then chốt của động tác để hình thành những khái niệm đúng đắn cho người học. Thực hiện làm mẫu động tác phải chính xác, đẹp và sinh động. Động tác làm mẫu chất lượng càng cao giúp biểu tượng động tác hình thành ở người học càng chính xác điều này giúp gây hứng thú và tiếp thu nhanh cho người học. Việc kết hợp chặc chẽ giữa giảng giải và làm mẫu sẽ tạo điều kiện cho người tập tri giác đầy đủ về động tác. Phương pháp tập luyện Phương pháp tập luyện là phương pháp dùng các hình thức họat động trực tiếp của cơ thể để làm cho học sinh hiểu được kết cấu và quá trình động tác, trên cơ sở ấy hình thành được kỹ năng thực hiện động tác và phát triển các tố chất thể lực. - Phương pháp lặp lại: là phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần một động tác kỹ thuật nhất định. Nó giúp cho người tập củng cố và định hình vững chắc các kỹ năng vừa mới hình thành. Nhờ quá trình tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần mà kỹ năng dần được hoàn thiện và chuyển hóa thành kỹ xảo có tính tự động cao. - Phương pháp thay đổi nội dung: trong thực tế giảng dạy môn thể dục, khi giảng dạy những động tác có kết cấu kỹ thuật khó hoặc do năng lực vận động của người học kém, giáo viên có thể thay đổi kết cấu, giảm bớt độ khó theo yêu cầu của động tác, bổ sung các bài tập bổ trợ, thay đổi môi trường tâp luyện để tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp thu và thực hiện tốt các động tác kỹ thuật. Khi vận 26 dụng phương pháp này, người giáo viên phải xác định rõ mục đích, nhiệm vụ của buổi học mà thay đổi nội dung tập luyện cho phù hợp. - Phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn: giảng dạy theo phương pháp hoàn chỉnh là cho người tập làm toàn bộ động tác từ đầu, không phân thành các giai đoạn hoặc từng khâu riêng biệt của động tác. Phương pháp này phù hợp khi dạy những động tác có kết cấu đơn giản, thực hiện liên tục và có tính nhịp điệu cao. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng phương pháp này sẽ làm cho người học không nắm vững chi tiết của kỹ thuật, làm hạn chế kết quả của viêc tập luyện nâng cao sau này. Giảng dạy theo phương pháp phân đoạn là phương pháp chia kỹ thuật động tác ra thành các giai đoạn, bộ phận khác nhau rồi tiến hành giảng dạy từng giai đoạn, bộ phận theo một trình tự nhất định. Phương pháp này phù hợp khi giảng dạy những động tác khó có kết cấu phức tạp. Khi sử dụng phương pháp phân đoạn cần giải thích rõ mối quan hệ của những động tác đơn lẻ trong động tác hoàn chỉnh để người học nắm được động tác một cách liên tục, trọn vẹn. Tuy nhiên nếu chỉ tập nhiều động tác đơn lẻ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành động tác. Cần chuyển sang tập động tác hoàn chỉnh khi người học đã thực hiện được động tác đơn lẻ ở mức độ nhất định. Phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh và phân đoạn có sự tương quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. Tùy theo kết cấu của động tác hoặc trình độ tập luyện của người tập mà vận dụng một cách linh hoạt. - Phương pháp trò chơi và thi đấu: trò chơi được xem là một phương tiện giảng dạy có hiệụ quả trong giờ học giáo dục thể chất. Việc sử dụng trò chơi để tập luyện sẽ tạo nên sự hứng thú, sôi nổi, tinh thần hăng say tích cực tập luyện của người học. Người dạy có thể sử dụng trò chơi trong tất cả các phần của buổi học: gây hưng phấn cho người học ở đầu giờ, phá vỡ sự nhàm chán, căng thẳng trong giữa buổi, thả lỏng hồi phục lúc cuối giờ. Tùy vào nhiệm vụ, nội dung bài học mà giáo viên chọn lựa trò chơi cho phù hợp. Thi đấu là hình thức tập luyên hứng thú và sinh động trong giờ học giáo dục thể chất. Giáo viên nên tổ chức các buổi thi đấu khi người học đã nắm được kiến thức và kỹ năng thực hiện động tác. Thông qua thi đấu, giáo viên có thể đánh giá 27 được trình độ kỹ thuật của người học và qua đó có những bài tập, biện pháp điều chỉnh phù hợp. * Phương pháp sửa chữa động tác sai Trong quá trình tập luyện, nhất là khi tập với những kỹ thuật mới, người học có thể mắc lỗi khi thực hiện động tác. Người giáo viên phải chú ý ngăn ngừa, phát hiện những sai lầm và có biện pháp sửa chữa kịp thời giúp người học nắm được kỹ thuật chính xác, nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều quan trọng trong việc sửa chữa động tác sai cho người học là giáo viên cần phát hiện kịp thời việc sai sót trong thực hiện động tác và có biện pháp sửa chữa ngay. Để làm được việc này, người giáo viên phải hiểu rõ những thông tin về người học: năng lực vận động, khả năng tiếp thu, đặc điểm tâm lý Nhờ vào những thông tin cụ thể trên, người dạy có thể dự báo trước những sai lầm thường mắc của người học, giúp người giáo viên phát hiện kịp thời những sai lầm và có biện pháp sửa chữa đúng đắn. Trong quá trình sửa chữa động tác sai, giáo viên nên ưu tiên sửa chữa những động tác sai chủ yếu phổ biến nhất sau đó mới đi sâu vào sửa chữa những động tác sai cá biệt của từng em. Muốn phát hiện kịp thời nguyên nhân sai sót và có biện pháp sửa chữa phù hợp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực hiện sai kỹ thuật động tác: - Khả năng tiếp thu và năng lực vận động của người học còn hạn chế; - Nội dung, chương trình giảng dạy chưa phù hợp; - Tổ chức và phương pháp giảng dạy chưa hợp lý; - Tinh thần thái độ người học chưa đúng mực. Các phương pháp sửa chữa động tác sai thường dùng: - Giảng giải và làm mẫu lại kỹ thuật động tác để người học nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật; - Cho tập những bài tập bổ trợ để sửa chữa kỹ thuật động tác; - Sử dụng các tín hiệu (còi, vỗ tay, tiếng đếm) tạo cho người học có cảm giác không gian, thời gian, tốc độ động tác và vị trí cơ thể khi thực hiện động tác; 28 - Các bài tập nâng cao thể lực tương ứng để hỗ trợ tốt cho việc thực hiện động tác [35]. 1.4. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học ở Việt Nam, kinh nghiệm và đề xuất giải pháp (biện pháp) thực hiện. 1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Những khó khăn khách quan và chủ quan. Đang từ hình thức niên chế ở phổ thông, đột ngột chuyển sang tiếp xúc với học chế tín chỉ quá mới mẻ, sinh viên mới trúng tuyển hoàn toàn bị động từ khâu đăng ký tín chỉ, lựa chọn các học phần phù hợp với các ngành học, đến các phương pháp học và thi. Nhà trường chưa đủ điều kiện về vật chất như những nước tiên tiến, nên không thể tổ chức đăng ký qua mạng, từ đó gây nên tình trạng mất trật tự vào những đợt tổ chức đăng ký ở đầu học kỳ. Phương pháp quản lý đào tạo theo hệ thống mới này còn nhiều lúng túng, phương pháp quản lý sinh viên chưa hoàn chỉnh; phương tiện cần thiết để phục vụ cho học chế tín chỉ chưa được đáp ứng đầy đủ (thư viện, phòng thí nghiệm, tài liệu...); phần lớn giảng viên chưa nắm rõ ý nghĩa và cách tổ chức của học chế tín chỉ nên chưa đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Những biện pháp khắc phục Trường Đại học Khoa học Tự nhiên từng bước rút kinh nghiệm để tìm ra những biện pháp khắc phục như sau: tổ chức những buổi sinh hoạt đầu khóa, phổ biến kỹ về học chế tín chỉ giúp sinh viên làm quen với một phương pháp đào tạo mới ở trường đại học. Đối với sinh viên mới trúng tuyển, Phòng đào tạo đăng ký tín chỉ cho sinh viên bằng cách lập trước một thời khóa biểu, phân chia sinh viên theo các thời khóa biểu đó. Sau hai hoặc ba tuần học tập, sinh viên sẽ đăng ký thêm hoặc rút bớt số tín chỉ tùy theo năng lực học tập của mình. Những sinh viên cùng học chung một thời khóa biểu (chung nhau khoảng 70% số học phần) thì được tổ chức thành một lớp học, có mã số riêng. Đối với sinh viên đang học, việc đăng ký tín chỉ cho học kỳ tiếp theo sẽ được thực hiện tại lớp, theo kế hoạch học tập được xây dựng trước khi kết thúc học kỳ, 29 sinh viên thuộc giai đoạn chuyên ngành được tổ chức thành lớp học chuyên ngành hẹp, do khoa thuộc chuyên ngành đó tổ chức và quản lý. Nhà trường từng bước mở rộng phòng học, thư viện, trang bị và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm, tăng thêm tài liệu và các tạp chí khoa học chuyên ngành để phục vụ sinh viên, cán bộ. Đề ra kế hoạch, chỉ tiêu cho cán bộ giảng dạy học tập bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao trình độ, khuyến khích và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích giảng viên viết giáo trình, cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá. Tổ chức đội ngũ “cố vấn học tập”. Họ phải nắm vững các ngành nghề đào tạo, quy chế đào tạo. Hoạt động của đội ngũ “cố vấn học tập” nhiệt tình, tích cực thì kết quả học tập của lớp cao hơn. Tuy nhiên, phải quan tâm tới quyền lợi của “cố vấn học tập” một cách thích đáng. Để đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách công bằng và trung thực nên tổ chức thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Thành lập Ban Thanh tra đào tạo để theo dõi nội dung, chương trình giảng dạy, theo dõi các kỳ thi, kiểm tra học kỳ, giám sát kỷ cương trong giảng dạy và học tập. [44] 1.4.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Đà Lạt – nhận thức và kinh nghiệm triển khai. Từ năm 1994 trường Đại học Đà Lạt đã chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ cùng với việc áp dụng chương trình đào tạo mới. Qua nhiều năm thực hiện kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ, Nhà trường nhận thức được những điều kiện cần thiết để triển khai công tác đào tạo như sau: Xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo. Ngoài việc tuân thủ khung chương trình và phần “cứng” gồm một số học phần bắt buộc chung của Bộ và quy định của trường, các Khoa, Ban chuyên môn được chủ động trong việc sắp xếp, điều chỉnh, xây dựng lại nội dung chương trình đào tạo của khoa sao cho đúng yêu cầu ngành đào tạo, có lưu ý đến đặc thù của đối tượng đào tạo, đồng thời phải bám sát và đảm bảo được mục tiêu đào tạo của khoa và của trường. 30 Biên soạn giáo trình, đề cương chi tiết học phần phục vụ dạy – học. Tổ chức tốt công tác đào tạo theo học chế tín chỉ cần biên soạn bộ đề cương chi tiết các học phần (syllabus) trong đó ghi đầy đủ nội dung của học phần với các chương mục, mục đích, yêu cầu của môn học, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giáo trình chính và các tài liệu tham khảoCác đề cương chi tiết học phần này được công bố cho sinh viên vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho sinh viên chủ động rất nhiều trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thiVề phía trường thì thông qua các đề cương này có thể quản lý nội dung giảng dạy, nhất là đối với môn học có nhiều giảng viên cùng tham gia giảng dạy. Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy – học. Đi đôi với việc đổi mới chương trình là yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp dạy – học. Chuyển từ hướng đào tạo tinh hoa sang hướng đào tạo đại chúng đòi hỏi phương pháp dạy – học mới; từ chỗ người học là người học là người tiếp nhận kiến thức thụ động trong lớp học, theo quan niệm hiện nay, người học được xem là trung tâm của hoạt động đào tạo; phương pháp giáo dục đại học mới phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành Tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc tăng cường cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ vì tổ chức lớp học của học chế tín chỉ là”lớp học phần “. “Lớp học phần” là lớp gồm các sinh viên đăng ký học cùng một học phần trong một học kỳ để phục vụ cho việc tổ chức giảng dạy, xếp thời khoá biểu, học và thi Nhà trường qui định số sinh viên tối thiểu cho từng lớp, nếu số sinh viên đăng ký học ít hơn số qui định (25 sinh viên) thì học phần không được tổ chức giảng dạy, sinh viên sẽ được đăng ký lại học phần khác. Trang web của Trường bước đầu được hình thành và đang tiếp tục triển khai để đạt mục tiêu giới thiệu các thông tin liên quan đến hoạt động của Trường, cơ cấu tổ chức, các chương trình đào tạo, các đề cương chi tiết học phần, các bài giảng của giảng viên, các số liệu về sinh viên, tra cứu kết quả học tập, xem thời khóa biểu[25] 1.4.3. Ý kiến đề nghị nhằm hoàn thiện học chế tín chỉ trường Đại học Cần Thơ. 31 - Về chương trình đào tạo: Cần làm công tác tư tưởng mạnh hơn đối với cán bộ giảng dạy và nhất thiết phải có bước đột phá tiếp là phải giảm hơn nữa giờ lý thuyết trên lớp, đảm bảo chương trình đào tạo đúng với học chế tín chỉ. Áp dụng triệt để tính logic của các học phần. Sắp xếp một cách có hệ thống những học phần và thực hiện nghiêm túc tính bắt buộc, tính tiên quyết của các học phần. - Giáo trình tài liệu tham khảo: Tăng cường hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, tập trung vào một số môn học của ngành học mới. Vấn đề tài liệu tham khảo phải coi là điều kiện bắt buộc đối với cán bộ giảng dạy. - Phương pháp giảng dạy, học tập: Tổ chức thường kỳ hàng năm các hội nghị phương pháp dạy tốt và phương pháp học tốt, trong đó khâu đánh giá lựa chọn các phương pháp tốt nhất và có giá trị thực tế là hết sức cần thiết. - Tinh gọn những thủ tục đối với sinh viên, chấn chỉnh đội ngũ cán bộ phục vụ, phong cách tiếp xúc sinh viên phải được đặc biệt quan tâm [80]. 1.4.4. Ý kiến đề xuất một số giải pháp khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Kon Tum. Xuất phát từ những trở ngại chính của nhà trường khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Về công tác tổ chức: Rà soát, sắp xếp lại bộ máy một cách khoa học để đáp ứng với nhiệm vụ, yêu cầu của công việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Bổ sung đội ngũ giảng viên, nghiên cứu phân công giảng dạy hợp lý, để đảm bảo mỗi chuyên ngành có ít nhất 2 giảng viên phụ trách. Thành lập hội đồng chỉ đạo toàn bộ hoạt động trước, trong và sau khi thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo. Kiện toàn tổ thông tin để triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Mở rộng cổng thông tin về đào tạo tín chỉ trên website của trường. Về công tác chuyên môn: Phải xây dựng quy chế học vụ trước khi xây dựng phần mềm chuyên dụng và quy chế học vụ này cần phổ biến cho giảng viên, sinh viên vào đầu khóa học và đưa vào sổ tay sinh viên. 32 Cấu trúc lại chương trình đào tạo, quy định mã học phần (mã môn học) Xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể của Phòng Đào tạo cho từng chuyên ngành. Xây dựng đề cương chi tiết, bài giảng theo yêu cầu của việc đào tạo theo học chế tín chỉ, đặc biệt chú trọng vào việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên và phải đưa lên mạng của trường cho giảng viên và sinh viên tham khảo. Giảng viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, thông thạo các phương pháp dạy học tích cực để buộc sinh viên phải tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải thay đổi từ phương thức đánh giá một lần sang đánh giá cả quá trình học tập. Chú trọng việc tăng cường cho sinh viên bài tập về nhà thay vì thực hiện kiểm tra thường xuyên trên lớp. Về công tác quản lý: Xây dựng phần mềm quản lý đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hoạt động dạy, học theo học chế tín chỉ. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giảng viên, sinh viên để sử dụng được phần mềm. Thực hiện kiểm tra việc giảng dạy của giảng viên thông qua việc lấy thông tin phản hồi của sinh viên bằng phiếu đánh giá. Toàn bộ công tác quản lý chuyên môn dần dần phải được tin học hóa, quy chế hóa, và biểu mẫu hóa, thể hiện được tính khoa học, tính hiệu quả trong quản lý [20]. 1.4.5. Những công việc cần làm và sớm triển khai để chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhóm giải pháp thứ nhất: Tin học hóa triệt để công tác quản lý của Nhà trường. Nâng cao nhận thức và trình độ sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ lãnh đạo, giảng viên và nhân viên trong nhà trường. Tổ chức lại cơ sở dữ liệu của trường. Tất cả phải được mã hóa: từ sinh viên, giảng viên cho đến phòng học, giờ học, môn học. Phải xây dựng được một quy chế đào tạo chặt chẽ và chi tiết một quy trình nghiệp vụ cụ thể cho hoạt động đào tạo của trường. 33 Cần tích hợp dần các chức năng quản lý, các hoạt động của trường vào cổng thông tin và yêu cầu giáo viên, nhân viên và sinh viên tích cực sử dụng. Nhóm giải pháp thứ hai: Xây dựng đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập và cơ sở vật chất của trường. Nhà trường phải tạo mọi cơ hội để nâng cao điều kiện làm việc và đời sống cho họ. Phải có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ kế cận nhằm kế thừa và nâng cao hơn nữa uy tín của nhà trường trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cần có đội ngũ cố vấn học tập nắm vững tình hình của sinh viên, tư vấn cho sinh viên chọn chương trình, tiến tình học phù hợp và giúp sinh viên đăng ký học từng học kỳ. Có thể sử dụng sinh viên giỏi của năm cuối làm cố vấn học tập. Phải có nhiều nơi đủ cho sinh viên sử dụng các giờ trống, đặc biệt là thư viện phải rộng và nhiều tài liệu, cantin phải thuận lợi cho sinh viên. Nhóm giải pháp thứ ba: Xây dựng lại chương trình đào tạo và quy chế đào tạo. Xác định các học phần bắt buộc, đưa thêm các học phần lựa chọn. Xác định điều kiện tiên quyết của từng học phần, định rõ “cây tiến trình” cho từng ngành. Soạn giới thiệu tóm tắt và đề cương chi tiết của từng học phần. Cấu trúc lại chương trình đào tạo của các ngành theo hướng hiện đại hơn, thiết thực hơn, có nhiều khả năng lựa chọn hơn cho người học [50]. 1.4.6. Một số giải pháp để hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam. Qua việc tham khảo ý kiến và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và giảng dạy tại một số trường đại học cũng như các số liệu nghiên cứu thu thập được từ 500 sinh viên, nhóm tác giả Đào Ngọc Cảnh và Trịnh Duy Oánh đã đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc đào tạo theo tín chỉ sau: Cần bổ sung, hoàn thiện các quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nâng cao nhận thức của sinh viên về hệ thống tín chỉ: Cần nâng cao nhận thức và tăng cường tư vấn cho sinh viên qua cố vấn học tập. 34 Xây dựng các “kế hoạch khung” có tính chất gợi ý để sinh viên tham khảo khi lập kế hoạch học tập. Tăng cường cung cấp thông tin để sinh viên chủ động trong quá trình đào tạo. Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, học thuật về đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các trường, các khoa cần đẩy mạnh các hội thảo, trao đổi chuyên đề về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thay đổi quan niệm và phương pháp học tập của sinh viên: Cần tạo cho sinh viên phong cách học tập mới – thầy giới thiệu sách và ra yêu cầu sinh viên phải tự tìm sách, tự nghiên cứu để nắm kiến thức. Đổi mới hệ thống điều hành, quản lí đào tạo: Phải được đổi theo hướng mềm dẻo, linh hoạt. Đặc biệt, hệ thống này phải khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin. Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn học liệu phục vụ cho đào tạo tín chỉ: Các trường phải đầu tư phát triển các nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học liệu [16]. 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan Nguyễn Thi – cộng sự (2010), Thực trạng hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (Dưới góc nhìn của sinh viên hệ chính quy). Dưới góc nhìn của sinh viên hệ chính quy, thông qua việc khảo sát 306 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thuộc cả 6 nhóm ngành mà trường đang đào tạo, chọn và lấy mẫu sinh viên mỗi nhóm ngành theo tỉ lệ 2.5% và phỏng vấn sâu 43 SV về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tác giả và cộng sự đã khái quát được thực trạng hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trên các mặt: Phương pháp giảng dạy; Tổ chức giảng dạy; Hoạt động kiểm tra đánh giá (Nội dung kiểm tra đánh giá, Các hình thức kiểm tra đánh giá); Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (Nội dung giảng dạy, Mục tiêu giảng dạy, Chương trình giảng dạy, Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, Đội ngũ giảng viên). 35 Ngoài ra, nhóm tác giả đã nêu lên được những thuận lợi và khó khăn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh trong việc áp dụng giảng dạy theo học chế tín chỉ hiện nay, đồng thời đề xuất những nguyện vọng của sinh viên đối với nhà trường [54]. Tô Minh Thanh (2011), Việc tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo học chế tín chỉ: Hiện trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM Ý thức tự học và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học đã được xác lập rõ với sự ra đời của học thuyết lấy người học làm trung tâm đầu thập niên 1970 của thế kỷ trước. Nghĩa là người học cần năng động trong học tập và nghiên cứu để có thể đáp ứng yêu cầu cao của việc học ở bậc đại học. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ đào tạo theo học chế tín chỉ đã và đang được triển khai trong toàn bộ hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã nêu lên được hiện trạng của việc chuyển đổi từ đào tạo theo học chế niên chế sang đào tạo theo học chế tín và hiện trạng về hoạt động tự học của sinh viên chính quy văn bằng 1 chỉ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. Trên cơ sở của hiện trạng này, nhóm thực hiện đề tài đề xuất một số giải pháp dành cho sinh viên, giảng viên phụ trách môn học, các khoa/bộ môn, các phòng/ban chức năng và các tổ chức chính trị-xã hội trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, nhằm cải thiện chất lượng hoạt động tự học của sinh viên chính quy văn bằng 1 đang theo học tại trường [52]. Lê Thị Ngọc Mai (2013), Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 theo học chế tín chỉ. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Thể chất của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế đào tạo sang học chế tín chỉ. Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác đào tạo trong giai đoạn đầu theo học chế tín chỉ của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. 36 Quá trình nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được 3 biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 theo học chế tín chỉ như sau: - Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với học chế tín chỉ. - Biện pháp 2: Đào tạo và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên. - Biện pháp 3: Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong quản lý và giáo dục sinh viên. Thông qua việc ứng dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 cho thấy: - Nhận thức của sinh viên đối với học chế tín chỉ được nâng lên. - Sinh viên tự giác, tích cực và chủ động hơn trong quá trình học tập của mình. - Vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp đã được phát huy một cách triệt để. - Kết quả học tập của sinh viên được nâng lên rõ rệt [40]. Lê Thanh Huy (2013), Tổ ... Hội thảo VUN – Đà Nẳng 2006: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Đà Nẵng 11/2006. 32. Nguyễn Tấn Hùng (2007), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 168. 33. Phạm Minh Hùng (2009), “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Vinh”. Tạp chí Giáo dục, số 208. 34. Phạm Minh Hùng (2010), “Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 244. 35. Nguyễn Văn Hùng (2013), “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học giáo dục thể chất”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG - HCM: Công tác giáo dục thể chất: Giá trị, thực trạng và giải pháp. 36. Nguyễn Mai Hương (2009), “Hoạt động tự học của sinh viên trong phương thức đào tạo theo tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 219. 37. Lê Thanh Huy (2013), Tổ chức hoạt động dạy học Vật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của e-Learning. Luận án tiến sỹ giáo dục học. Mã số: 62 14 10 02 38. Trương Hồng Khánh (2006), “Thực hiện thí điểm học chế tín chỉ cho hệ đại học văn bằng 2 tại trường đại học Kinh tế TP.HCM”. Kỷ yếu Hội thảo VUN – Đà Nẳng 2006: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Đà Nẵng 11/2006. 39. Nguyễn Trung Kiên (2008), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí đào tạo theo phương thức tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 186. 40. Lê Thị Ngọc Mai (2013), Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 theo học chế tín chỉ. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục. 41. Lê Đức Ngọc (2006), “Bản chất, đặc điểm và triển khai học chế tín chỉ”. Kỷ yếu hội thảo của Viện nghiên cứu giáo dục, trường Đại học sư phạm TP.HCM: Xây dựng chương trình học trong đào tạo theo tín chỉ có sử dụng internet, 26/5/2006. 42. Lê Đức Ngọc (2006), “Mục tiêu, chương trình và các nguyên tắc chính trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ”. Kỷ yếu Hội thảo VUN – Đà Nẳng 2006: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Đà Nẵng 11/2006. 43. Lê Bá Ngọc (2012), Vai trò và tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học. 44. Dương Ái Phương (2001), “Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Giáo dục - số 18. 45. Phạm Thị Lan Phượng (2006), “Một số yêu cầu trong xây dựng chương trình học đại học theo hệ thống tín chỉ có sử dụng internet”. Kỷ yếu hội thảo của Viện nghiên cứu giáo dục, trường Đại học sư phạm TP.HCM: Xây dựng chương trình học trong đào tạo theo tín chỉ có sử dụng internet, 26/5/2006. 46. Lê Quốc Phong, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại PVU – cơ hội và thách thức. 47. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Thể dục, Thể thao. 48. Lê Quang Sơn (2010), “Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm”. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6(41). 49. Nguyễn Văn Sơn (2013), “Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ của Trung tâm Giáo dục thể chất và Thể thao – Đại học Quốc gia Hà Nội”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG – HCM, Công tác giáo dục thể chất: Giá trị, thực trạng và giải pháp. 50. Đỗ Đức Thái (2012), “Đào tạo theo tín chỉ: Những vấn đề về lý luận và tổ chức thực hiện”. Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 9 – tháng 4/2012. 51. Nguyễn Thị Thanh (2010), “Dạy kỹ năng hợp tác cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 241. 52. Tô Minh Thanh (2011), Việc tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo học chế tín chỉ: Hiện trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG-HCM, Mã số: B2011-18b-02 53. Tô Minh Thanh (2012), “Việc tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo học chế tín chỉ: Hiện trạng và giải pháp”. Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 55. 54. Nguyễn Thi và cộng sự (2010), Thực trạng hoạt động giảng dạy theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Dưới góc nhìn của sinh viên hệ chính quy). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 55. Lâm Quang Thiệp (2006), “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam”. Kỷ yếu hội thảo của Viện nghiên cứu giáo dục, trường Đại học sư phạm TP.HCM: Xây dựng chương trình học trong đào tạo theo tín chỉ có sử dụng internet, 26/5/2006. 56. Lâm Quang Thiệp (2009), “Về Phương pháp dạy, học và đánh giá thành quả học tập trong học chế tín chỉ”. Tạp chí Giáo dục, số 221. 57. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao. Nxb TDTT. 58. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1995), Chỉ thị số 113-TTg, ngày 7 tháng 3 năm 1995 về việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao. 59. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 4 năm 2001, “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010”. 60. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giao dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020”. 61. Thủ Tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg, Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục. 62. Thủ Tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định số 2160/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". 63. Nguyễn Văn Toàn (2013), “Thực trạng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức”. Kỷ yếu Hội thảo khoa học trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG – HCM, Công tác giáo dục thể chất: Giá trị, thực trạng và giải pháp. 64. Nguyễn Văn Toàn (2015), Nghiên cứu giải pháp và đánh giá hiệu quả giáo dục thể chất theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên cao đẳng sư phạm giáo dục thể chất trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá. Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục. Mã số: 62.14.01.03. 65. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Nxb Hồng Đức. 66. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, Nxb Hồng Đức. 67. Nguyễn Thiện Tống (2006), “Xây dựng chương trình khung theo ngành rộng và theo học chế tín chỉ”. Kỷ yếu Hội thảo VUN – Đà Nẳng 2006: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhận thức và kinh nghiệm triển khai tại các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, Đà Nẵng 11/2006. 68. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM (2005), Quyết định số 1871/QĐ-BKĐT, ngày 31 tháng 10 năm 2005 “V/v ban hành qui chế học vụ hệ Đại học Chính quy”. 69. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (2009), Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ bậc đại học hệ chính quy. Ban hành theo Quyết định số 64/QĐ ngày 16/02/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 70. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (2009), “Quy định về việc xây dựng chương trình giáo dục đại học theo hệ thống tín chỉ”. Ban hành kèm theo Quyết định số Số 405/QĐ-ĐT ngày 3 tháng 9 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 71. Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (2011), Kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn giai đoạn 2011 – 2015. 72. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (2011), Thông báo Thông báo số 31/XHNV-ĐT, ngày 22/02/2011 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV về việc quy định mã học phần. 73. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM (2012), Quyết định số 08/QĐ-XHNV-HCTH ngày 27/02/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy định hoạt động của website trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 74. Lê Văn Trưởng (2007), “Một số vấn đề về đào tạo theo học chế tín chỉ”. Chuyên khảo, Trường Đại học Hồng Đức. 75. Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2008), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên 19 – 22 tuổi tại TP. HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM. 76. Nguyễn Hoàng Tứ (2008), “Một số vấn đề về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Thương mại”. Bản tin khoa học, Cao đẳng Thương mại, số 3 (Q.II/2008). . 77. Nguyễn Thị Bạch Vân (2010), “Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ qua nghiên cứu tại trường đại học Trà Vinh”. Tạp chí Giáo dục, số 239. 78. Viện Khoa học TDTT (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm năm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội. 79. Website Phòng Đào tạo, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG- HCM dt.hcmussh.edu.vn. 80. Đỗ Văn Xê (2006), “Thực tiễn áp dụng học chế tín chỉ tại trường Đại học Cần Thơ”. Kỷ yếu hội thảo của Viện nghiên cứu giáo dục, trường Đại học sư phạm TP.HCM: Xây dựng chương trình học trong đào tạo theo tín chỉ có sử dụng internet, 26/5/2006. PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho cán bộ giảng dạy) Kính gửi: Thầy/Cô .................................................................................................................. Nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. HCM, kính mong Quý thầy/cô vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây của của chúng tôi. Ý kiến của Quý thầy/cô sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài: “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh” Cách thức điền phiếu: - Xác định thông tin lựa chọn bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng. - Điền thông tin trả lời vào các khoảng chừa trống (......) I. Thông tin chung 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Năm sinh: 3. Trình độ học vấn: □. Cao đẳng □. Đại học □. Thạc sĩ □. Tiến sĩ 4. Thâm niên giảng dạy (công tác): . . . . năm 5. Cơ cấu tổ chức: □. Cơ hữu □. Thỉnh giảng 6. Chuyên môn được đào tạo: □. GDTC □. Huấn luyện thể thao □. Quản lý thể thao □. Y sinh học TDTT 7. Nội dung hiện đang giảng dạy: □. Phù hợp với chuyên môn đào tạo □. Không phù hợp với chuyên môn đào tạo 8. Môn thể thao chuyên sâu có thể giảng dạy, huấn luyện ngoại khóa tốt nhất (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông . . .): 9. Môn thể thao chuyên sâu thứ hai có thể giảng dạy, huấn luyện ngoại khóa (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông . . .): II. Nội dung đánh giá các biện pháp thực hiện chương trình GDTC PHỤ LỤC 1 10. Bạn đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường mình; Trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Kém, (2) Yếu, (3) Trung bình, (4) Khá, (5) Tốt. TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 Phòng đào tạo 1.1 Xây dựng kế hoạch học phần GDTC cụ thể, rõ ràng đúng thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đăng ký học GDTC 1 2 3 4 5 1.2 Tổng hợp danh sách đăng ký, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký học phần một cách nhanh chóng, đúng qui định 1 2 3 4 5 1.3 Xếp thời khóa biểu học GDTC khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 1.4 Thông báo danh sách sinh viên học GDTC đến khoa đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 2 Khoa 2.1 Thông báo cho SV về ngày, giờ địa điểm học GDTC rõ ràng, chính xác và đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 3 Bộ môn giáo dục thể chất 3.1 Thông báo đến sinh viên nội dung, kế hoạch học tập, hình thức kiểm tra đánh giá môn học một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. 1 2 3 4 5 3.2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học phần 1 2 3 4 5 3.3 Đảm bảo tốt trang thiết bị, dụng cụ cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.4 Đảm bảo tốt sân bãi cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.5 Phân công giảng viên khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 3.6 Theo dõi, kiểm tra giảng viên thực hiện tốt tiến trình giảng dạy 1 2 3 4 5 3.7 Giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt 1 2 3 4 5 3.8 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 3.9 Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khoa học và minh bạch 1 2 3 4 5 3.10 Tổng hợp kết quả học tập chuyển về phòng đào tạo đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn! PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho sinh viên) Chào bạn! Nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Rất mong nhận được những ý kiến của các bạn sinh viên cho các câu hỏi sau: - Xác định thông tin bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Học phần giáo dục thể chất: □. Đang học □. Đã học xong 3. Các bạn sinh viên vui lòng đánh giá mức độ quan tâm của bạn đến chương trình giáo dục thể chất nội ngoại khóa của nhà trường bằng cách trả lời các câu hỏi sau mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Rất không quan tâm, (2) Không quan tâm, (3) Bình thường, (4) Quan tâm, (5) Rất quan tâm. Chương trình giáo dục thể chất Mức độ 5 4 3 2 1 1 Chính khóa 2 Ngoại khóa 4. Vấn đề bạn quan tâm nhất trong chương trình giáo dục thể chất là (sinh viên chọn 1 trong các yếu tố sau). □. Mục tiêu chương trình □. Nội dung chương trình □. Cấu trúc chương trình □. Thời lượng chương trình □. Công tác kiểm tra, đánh giá □. Khác. Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (Dành cho sinh viên đã học xong học phần giáo dục thể chất) (Bảng hỏi ban đầu) Kính gửi: Nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Rất mong nhận được những ý kiến của các chuyên gia, nhà chuyên môn góp ý cho các câu hỏi trong bảng hỏi sau: 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Bạn đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường mình; Trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Kém, (2) Yếu, (3) Trung bình, (4) Khá, (5) Tốt. TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 Phòng đào tạo 1.1 Xây dựng kế hoạch học phần GDTC cụ thể, rõ ràng đúng thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đăng ký học GDTC 1 2 3 4 5 1.2 Tổng hợp danh sách đăng ký, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký học phần một cách nhanh chóng, đúng qui định 1 2 3 4 5 1.3 Xếp thời khóa biểu học GDTC khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 1.4 Thông báo danh sách sinh viên học GDTC đến khoa đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 2 Khoa 2.1 Thông báo cho SV về ngày, giờ địa điểm học GDTC rõ ràng, chính xác và đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 3 Bộ môn giáo dục thể chất 3.1 Thông báo đến sinh viên nội dung, kế hoạch học tập, hình thức kiểm tra đánh giá môn học một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. 1 2 3 4 5 3.2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học phần 1 2 3 4 5 3.3 Đảm bảo tốt trang thiết bị, dụng cụ cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.4 Đảm bảo tốt sân bãi cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.5 Phân công giảng viên khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 3.6 Theo dõi, kiểm tra giảng viên thực hiện tốt tiến trình giảng dạy 1 2 3 4 5 3.7 Giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt 1 2 3 4 5 3.8 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 3.9 Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khoa học và minh bạch 1 2 3 4 5 3.10 Tổng hợp kết quả học tập chuyển về phòng đào tạo đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 Ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà chuyên môn về câu hỏi, trong bảng hỏi trên: - Góp ý - Góp ý Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN (Dành cho sinh viên đã học xong học phần giáo dục thể chất) (Kiểm định phiếu hỏi) Chào bạn! Nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Rất mong nhận được những ý kiến của các bạn sinh viên cho các câu hỏi sau: - Xác định thông tin bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Bạn đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường mình; Trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Kém, (2) Yếu, (3) Trung bình, (4) Khá, (5) Tốt. TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 Phòng đào tạo 1.1 Xây dựng kế hoạch học phần GDTC cụ thể, rõ ràng đúng thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đăng ký học GDTC 1 2 3 4 5 1.2 Tổng hợp danh sách đăng ký, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký học phần một cách nhanh chóng, đúng qui định 1 2 3 4 5 1.3 Xếp thời khóa biểu học GDTC khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 1.4 Thông báo danh sách sinh viên học GDTC đến khoa đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 2 Khoa 2.1 Thông báo cho SV về ngày, giờ địa điểm học GDTC rõ ràng, chính xác và đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 3 Bộ môn giáo dục thể chất 3.1 Thông báo đến sinh viên nội dung, kế hoạch học tập, hình thức kiểm tra đánh giá môn học một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. 1 2 3 4 5 3.2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học phần 1 2 3 4 5 3.3 Đảm bảo tốt trang thiết bị, dụng cụ cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.4 Đảm bảo tốt sân bãi cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.5 Phân công giảng viên khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 3.6 Theo dõi, kiểm tra giảng viên thực hiện tốt tiến trình giảng dạy 1 2 3 4 5 3.7 Giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt 1 2 3 4 5 3.8 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 3.9 Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khoa học và minh bạch 1 2 3 4 5 3.10 Tổng hợp kết quả học tập chuyển về phòng đào tạo đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 4 PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho sinh viên đã học xong học phần giáo dục thể chất) (Hoàn chỉnh) Chào bạn! Nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Rất mong nhận được những ý kiến của các bạn sinh viên cho các câu hỏi sau: - Xác định thông tin bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Bạn đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường mình; Trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Kém, (2) Yếu, (3) Trung bình, (4) Khá, (5) Tốt. TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 Phòng đào tạo 1.1 Xây dựng kế hoạch học phần GDTC cụ thể, rõ ràng đúng thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đăng ký học GDTC 1 2 3 4 5 1.2 Tổng hợp danh sách đăng ký, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký học phần một cách nhanh chóng, đúng qui định 1 2 3 4 5 1.3 Xếp thời khóa biểu học GDTC khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 1.4 Thông báo danh sách sinh viên học GDTC đến khoa đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 2 Khoa 2.1 Thông báo cho SV về ngày, giờ địa điểm học GDTC rõ ràng, chính xác và đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 3 Bộ môn giáo dục thể chất 3.1 Thông báo đến sinh viên nội dung, kế hoạch học tập, hình thức kiểm tra đánh giá môn học một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. 1 2 3 4 5 3.2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học phần 1 2 3 4 5 3.3 Đảm bảo tốt trang thiết bị, dụng cụ cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.4 Đảm bảo tốt sân bãi cho giảng dạy 1 2 3 4 5 3.5 Phân công giảng viên khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 3.6 Theo dõi, kiểm tra giảng viên thực hiện tốt tiến trình giảng dạy 1 2 3 4 5 3.7 Giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt 1 2 3 4 5 3.8 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 3.9 Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khoa học và minh bạch 1 2 3 4 5 3.10 Tổng hợp kết quả học tập chuyển về phòng đào tạo đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 5 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP (Sơ bộ ban đầu) Chào bạn, Nhằm thu thập các thông tin thực hiện luận án “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được những ý kiến của các đồng chí, các bạn sinh viên cho câu hỏi sau: Các đồng chí và các bạn sinh viên vui lòng đánh giá mức độ lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Vui lòng đánh dấu chéo (x) các phương án lựa chọn. Người trả lời phỏng vấn là: □. Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, Bộ môn trong trường □. Giảng viên Bộ môn giáo dục thể chất □. Sinh viên đã học xong chương trình giáo dục thể chất TT BIỆN PHÁP Mức độ NHÀ TRƯỜNG 1 2 3 4 5 1 Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống các văn bản thực hiện công tác tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ 2 Biện pháp 2: Quy hoạch, đào tạo và phát triển đội ngũ đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 3 Biện pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đào tạo và tổ chức giảng dạy. PHÒNG ĐÀO TẠO 4 Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ KHOA / BỘ MÔN TRONG TRƯỜNG 5 Biện pháp 5: Tiếp nhận và cung cấp thông tin đến người học đúng quy định PHỤ LỤC 6 Để góp phần hoàn thiện và phong phú các Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo các đồng chí và các bạn sinh viên cần bổ sung thêm biện pháp nào không? - Biện pháp - Biện pháp Xin chân thành cảm ơn! BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CƠ SỞ VẬT CHẤT 6 Biện pháp 6: Tăng cường và sử dụng hiệu qủa điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Trường ĐỘI NGŨ CBGD 7 Biện pháp 7: Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và phân công cán bộ, giảng viên hợp lý, khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 8 Biện pháp 8: Cải tiến chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 9 Biện pháp 9: Thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động giảng dạy của giảng viên 10 Biện pháp 10: Cải tiến, đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng tự học cho người học. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN 11 Biện pháp 11: Tổ chức kiểm tra đánh giá toàn diện, công bằng và chính xác quá trình học tập của người học PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP (hoàn chỉnh) Chào bạn, Nhằm thu thập các thông tin thực hiện luận án “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh”. Rất mong nhận được những ý kiến của các đồng chí, các bạn sinh viên cho câu hỏi sau: Các đồng chí và các bạn sinh viên vui lòng đánh giá mức độ lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Rất không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý. Vui lòng đánh dấu chéo (x) các phương án lựa chọn. Người trả lời phỏng vấn là: □. Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, Bộ môn trong trường □. Giảng viên Bộ môn giáo dục thể chất □. Sinh viên đã học xong chương trình giáo dục thể chất TT BIỆN PHÁP Mức độ NHÀ TRƯỜNG 1 2 3 4 5 1 Biện pháp 1: Xây dựng hệ thống các văn bản thực hiện công tác tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ 2 Biện pháp 2: Quy hoạch, đào tạo và phát triển đội ngũ đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. 3 Biện pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đào tạo và tổ chức giảng dạy. PHÒNG ĐÀO TẠO 4 Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ KHOA / BỘ MÔN TRONG TRƯỜNG 5 Biện pháp 5: Tiếp nhận và cung cấp thông tin đến người học đúng quy định PHỤ LỤC 7 Để góp phần hoàn thiện và phong phú các Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo các đồng chí và các bạn sinh viên cần bổ sung thêm biện pháp nào không? - Biện pháp - Biện pháp Xin chân thành cảm ơn BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CƠ SỞ VẬT CHẤT 6 Biện pháp 6: Tăng cường và sử dụng hiệu qủa điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Trường ĐỘI NGŨ CBGD 7 Biện pháp 7: Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và phân công cán bộ, giảng viên hợp lý, khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 8 Biện pháp 8: Cải tiến chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY 9 Biện pháp 9: Thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động giảng dạy của giảng viên 10 Biện pháp 10: Cải tiến, đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng tự học cho người học. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN 11 Biện pháp 11: Tổ chức kiểm tra đánh giá toàn diện, công bằng và chính xác quá trình học tập của người học ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2013 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU SINH Họ và tên NCS: TRẦN NAM GIAO Đơn vị công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM Nhằm triển khai theo kế hoạch thực hiện đề tài: “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh” tôi tiến hành thực nghiệm tại Bộ môn Giáo dục thể chất trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM. Kính mong Trưởng Bộ môn cùng Quý thầy cô Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM đồng ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chương trình thực nghiệm sư phạm. I. Mục đích Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. II. Thời gian, địa điểm và khách thể thực nghiệm * Thời gian: Từ tháng 9/2013 Đến tháng 01/2015. * Địa điểm: Nhà học TDTT đa năng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. * Khách thể: 299 sinh viên (71 nam, 228 nữ) khóa 2013 III. Nội dung chương trình thực nghiệm PHỤ LỤC 8 Chương trình tiến hành thực nghiệm 6 biện pháp tại Bộ môn Giáo dục thể chất, bao gồm: 1. Biện pháp 6: Tăng cường và sử dụng hiệu qủa điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Trường 2. Biện pháp 7: Tăng cường công tác quản lý, tổ chức và phân công cán bộ, giảng viên hợp lý, khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ 3. Biện pháp 8: Cải tiến chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ 4. Biện pháp 9: Thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ hoạt động giảng dạy của giảng viên 5. Biện pháp 10: Cải tiến, đổi mới phương pháp tổ chức giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng tự học cho người học. 6. Biện pháp 11: Tổ chức kiểm tra đánh giá toàn diện, công bằng và chính xác quá trình học tập của người học IV. Tổ chức thực hiện các biện pháp thực nghiệm (Kèm theo) TRƯỞNG BỘ MÔN GDTC ThS. Dương Văn Hiền NGHIÊN CỨU SINH Trần Nam Giao PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho sinh viên đã học xong học phần giáo dục thể chất) Sau thực nghiệm Chào bạn! Nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm, Rất mong nhận được những ý kiến của các bạn sinh viên cho các câu hỏi sau: - Xác định thông tin bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng 1. Giới tính: □. Nam □. Nữ 2. Sau khi học xong chương trình giáo dục thể chất bạn đánh giá các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường mình; Trả lời mức độ theo điểm (từ 1 đến 5); (1) Kém, (2) Yếu, (3) Trung bình, (4) Khá, (5) Tốt. TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Bộ môn giáo dục thể chất 1 Thông báo đến sinh viên nội dung, kế hoạch học tập, hình thức kiểm tra đánh giá môn học một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng. 1 2 3 4 5 2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng học phần 1 2 3 4 5 3 Đảm bảo tốt trang thiết bị, dụng cụ cho giảng dạy 1 2 3 4 5 4 Đảm bảo tốt sân bãi cho giảng dạy 1 2 3 4 5 5 Phân công giảng viên khoa học và hợp lý 1 2 3 4 5 6 Theo dõi, kiểm tra giảng viên thực hiện tốt tiến trình giảng dạy 1 2 3 4 5 7 Giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt 1 2 3 4 5 8 Giảng viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 9 Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khoa học và minh bạch 1 2 3 4 5 10 Tổng hợp kết quả học tập chuyển về phòng đào tạo đúng thời gian qui định 1 2 3 4 5 Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_phap_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc_the_chat_t.pdf
Tài liệu liên quan