Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Đức Hảnh Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ, vùng lãnh thổ trẻ nhất của lịch sử nước ta. Từ cuối thế kỷ XVII vùng đất này chính thức được xác lập chủ quyền ở khu vực Đồng Nai – Gia Định. Sang thế kỷ XVIII ,các thế hệ người Việt nối tiếp nhau khai phá mở rộng l

pdf69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4582 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãnh thổ dưới vai trị tổ chức bảo hộ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vùng đất châu thổ trong buổi bình minh của cơng cuộc khai phá của người Việt hầu như vơ chủ. Người Khơme đã cĩ mặt ở đây từ trước khi người Việt đến nhưng họ sống rải rác và ít ỏi ở khu vực Prey kono (Sài Gịn) và ở vùng đất giồng với những phum sĩc cơ lập thuộc tỉnh Sĩc Trăng, Trà Vinh …ngày nay. Cuối thế kỷ XVII cĩ thêm nhĩm người Hoa đến khai phá ở Cù Lao Phố (Đồng Nai), Mỹ Tho và ở Châu Đốc do Mạc Cửu đứng đầu. Như vậy, di dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng vào đây là lực lượng đơng đảo nhất đã cùng với các dân tộc khác như Hoa, Khơme, … cùng nhau khai phá vùng đất Nam Bộ . Trong suốt quá trình đĩ các dân tộc hầu như khơng cĩ xung đột chỉ cĩ hợp tác để chinh phục vùng đất hoang nhàn này. Đến giữa thế kỷ XVIII, chính thức là năm 1757 tồn bộ vùng đất Nam Bộ đã trở thành lãnh thổ Việt nam được chính quyền chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu) sắp đặt thành các đơn vị hành chính cụ thể. Về đặc điểm địa lý, Nam Bộ là khu vực cĩ mật độ sơng rạch dày đặc do hệ thống sơng Đồng Nai và sơng Cửu Long tạo thành. Đặc biệt là sơng Cửu Long ở miền Tây Nam Bộ, khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hai nhánh lớn là sơng Tiền, sơng Hậu đã tạo ra hệ thống phụ lưu gồm chín cửa lớn đổ ra biển. Hầu hết các sơng ngịi tự nhiên ở Nam Bộ đều chảy theo hướng Đơng – Tây. Chính những đặc điểm cơ bản về tự nhiên này đã chi phối ít nhiều đến phương thức khai phá của người Việt ở đây. Đĩ là khai hoang mở đất để sản xuất nơng nghiệp và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Những địa điểm đặt chân khai phá đầu tiên là dọc theo các dịng sơng để từ đĩ hình thành các trung tâm kinh tế như Cù Lao Phố, Bến Nghé – Sài Gịn ở miền Đơng, Mỹ Tho, Sa Đéc hoặc xa hơn nữa là Mang Khảm (Hà Tiên) thuộc Miền Tây Nam Bộ. Khi đã tận dụng được điều kiện thuận lợi của các dịng chảy tự nhiên trong buổi đầu khai phá và để tiếp tục tiến trình mở đất sâu vào nội địa, người ta đã thực hiện cơng việc đào kênh. Vì chỉ cĩ thể mở rộng khai khẩn đất hoang ở địa bàn sơng nước sình lầy bằng việc đào kênh nhằm dẫn thuỷ nhập điền, thaĩ chua rửa mặn và tạo ra dịng thuỷ đạo phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương. Mặt khác, lịch sử đã ghi nhận trong quá trình khai phá, phát triển vùng đất này đã xảy ra nhiều xung đột, tranh chấp giữa Việt Nam với Chân Lạp hoặc giữa Việt Nam với Xiêm La. Với mục đích bảo vệ người dân khai phá, bảo vệ an ninh lãnh thổ, nhà Nguyễn đã nhiều lần phải động binh. Trong những lần xung đột ấy, thuỷ quân đĩng vai trị quan trọng nhất. . Để tiếp ứng kịp thời cho các khu vực ở miền sơng nước này, vua tơi nhà Nguyễn đã sớm hình thành ý tưởng và thực hiện đào những con kênh chiến lược như kênh Bảo Định,kênh Thọai Hà, kênh Vĩnh Tế … Như vậy, lịch sử khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ khơng những gắn liền với quá trình di dân lập ấp, phát triển kinh tế, xây dựng bộ máy cai quản… mà quá trình này cịn gắn liền với việc đào kênh mở đất đẩy mạnh khai phá, tạo ra những con đường thuỷ nối liền giữa các khu vực phục vụ cho mục đích quân sự và cũng là phục vụ giao thương hành hĩa… Một khi xung đột xảy ra quân đội nhà Nguyễn cĩ thể hành quân nhanh chĩng trên kênh đào để tiếp ứng kịp thời cho những vùng biên ải xa xơi. Từ thực tế đĩ, vấn đề tìm hiểu nghiên cứu hệ thống kênh đào Nam Bộ trong thời kỳ đầu của lịch sử khai phá thật sự là một điều cần thiết Những con kênh được ghi chép trong sử sách đều do nhà nước phong kiến tổ chức đào cĩ số lượng ít và cũng dễ dàng khảo cứu. Nhưng cịn hệ thống kênh do người dân tự tổ chức đào trên khắp các vùng đất ở Nam Bộ khơng lưu lại trong sử sách cho đến ngày nay chúng vẫn tồn tại gắn với tên người, một vùng đất… và truyển khẩu trong dân gian ? Tất cả những con kênh đĩ vẫn tồn tại và phát huy tác dụng cùng dịng chảy của thời gian và dịng chảy của lịch sử ở vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, vai trị của kênh đào ở Nam Bộ trong thời kỳ nhà Nguyễn cĩ ý nghĩa quan trọng, khơng thể coi là khiêm nhường và chưa được chú ý đến nhiều trong nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu lịch sử kênh đào Nam Bộ là gĩp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lịch sử khai phá phát triền vùng đất này. Khơng những thế kênh đào Nam Bộ cịn thể hiện tinh thần đồn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất, ý chí dân tộc trong mở mang bờ cõi, là minh chứng của lịch sử khai phá và chủ quyền dân tộc Việt Nam ở vùng đất này đối với thế giới. Đây chính là ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tài liệu thành văn cĩ sớm nhất đề cập đến lịch sử kênh đào Nam Bộ là sách Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức và các bộ sử của triều Nguyễn như Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí . Trước hết là Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức. Sách này viết dưới thời Gia Long, hồn thành vào năm 1820 và dâng lên vua ngự năm Minh Mệnh thứ nhất 1820 [10, tr9]. Từ 1820 đến nay Gia Định thành thơng chí đã được tái bản nhiều lần,lần tái bản gần đây nhất là năm 1998 của nhà xuất bản Giáo dục nhân dịp kỷ niệm 300 năm lịch sử vùng đất Nam Bộ. Gia Định thành thơng chí là bộ sách địa lý đầu tiên ghi chép về núi sơng, con người, phong tục tập quán,… thuộc vùng đất Nam Bộ. Ở quyển II, mục Sơn xuyên chí (chép về sơng, núi) cĩ nội dung dài nhất, tác giả đã mơ tả hầu hết các sơng núi ở Nam Bộ. Cĩ sáu kênh đào đã được Trịnh Hồi Đức nĩi đến ở những mức độ mơ tả khác nhau. Trong đĩ kênh Vĩnh Tế được ghi nhận nhiều nhất. Sáu kênh đào trong sách Gia Định thành thơng chí là : Kênh Ruột ngựa, kênh An Thơng, kênh Bảo Định, kênh Rạch Chanh, kênh Vĩnh tế, và kênh Thoại Hà. Mơ tả của Trịnh Hoải Đức về các kênh đào này cung cấp các thơng tin về thời gian đào, lý do đào, người chỉ huy, lực lượng dân phu, diện tích đào (dài, rộng, sâu) và hiệu quả của các con kênh đối với lịch sử xã hội thời bấy giờ. Đây là những cứ liệu đầu tiên và cơ bản nhất về lịch sử các kênh đào Nam Bộ để sau này các bộ sử triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí “ dựa vào bộ sách này để soạn” [10, tr7] khi nĩi về sơng núi Nam Bộ. Đại Nam thực lục của quốc sử quán triều Nguyễn (Viện Sử học tái bản lần thứ nhất – NXB Giáo dục 2001) là bộ sử đồ sộ nhất của triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm (1821 – 1909). Sau Gia Định thành thơng chí, Đại Nam thực lục là sách kế tiếp ghi chép về kênh đào Nam Bộ. Cĩ bảy kênh đào ở Nam Bộ được nĩi tới trong bộ sách này. Ngồi sáu kênh đã được sách Gia Định thành thơng chí mơ tả trước đĩ, cịn cĩ kênh Tà Cú (Lợi Tế Hà) đào năm 1829 và kênh Long An Hà đào năm 1843 đã được đề cập đến. Bổ sung cho nội dung đã phản ánh về kênh đào trong sách Gia Định thành thơng chí, bộ sử Đại Nam thực lục ghi chép cụ thể hơn về thời gian đào, các chỉ dụ của vua, tấu trình của quan lại địa phương về đào kênh… Đặc biệt là kênh Vĩnh Tế, trong sáu tập đồ sộ của Đại Nam thực lục đều cĩ nĩi đến kênh này. Theo thống kê của chúng tơi cĩ ít nhất 23 lần sách này phản ánh về kênh Vĩnh tế. Các sự kiện dày đặc nĩi về kênh Vĩnh tế tập trung vào các năm từ 1819 đến 1824 là thời gian đào kênh. Từ sau 1824 đến 1846 Đại Nam thực lục cịn tiếp tục ghi chép thêm về việc đặt trạm dịch, thành lập bộ máy chính quyền dọc theo kênh và chiến sự giữa quân đội nhà Nguyễn với quân Chân Lạp, Xiêm La diễn ra ở khu vực kênh này. Cĩ thể nĩi, bộ sử Đại Nam thực lục đã cung cấp những sử liệu gốc với nhiều nội dung phong phú của lịch sử kênh đào. Bộ sách đương thời thứ ba viết về kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí biên soạn đời Tự Đức. Theo bản dịch của viện sử học Việt Nam,Đại Nam nhất thống chí cĩ năm tập,trong đĩ tập V gồm sáu quyển viết về địa chí của sáu tỉnh Nam Kỳ . Mục ghi chép về sơng núi cĩ phản ảnh về các kênh đào nhưng nội dung lại rất ngắn gọn, hầu như chỉ trích dẫn lại thơng tin từ sách Gia Định thành thơng chí hoặc của Đại Nam thực lục. Tuy nhiên, Đại Nam nhất thống chí cũng cung cấp những thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu kênh đào như tên gọi các địa danh, các con sơng, ngay cả một số kênh đào thời Tự Đức đã cĩ thay đổi hoặc liệt kê các nhà trạm, chợ quán, cầu đị, thổ sản… Từ đĩ giúp người đọc hinh dung một bức tranh tổng thể về địa bàn sơng nước, kênh rạch Nam Bộ thời bấy giờ. Cĩ thể nĩi ba bộ sách nêu trên là những tư liệu gốc phản ảnh về lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn, đáp ứng cơ bản nội dung nguyên cứu của đề tài. Một số sách xuất bản ở giai đoạn sau cĩ nội dung liên quan đến chủ đề kênh đào như: Lịch sử khẩn hoang Miền Nam của Sơn Nam; Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ Huỳnh Lứa chủ biên; Thủy nơng ở đồng bằng sơng Cửu Long của Lê Sâm, Thoại Ngọc Hầu và cơng cuộc khai phá miền Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu...đã bổ sung thêm tư liệu để nghiên cứu. Sơn Nam trong Lịch sử khẩn hoang Miền Nam đã mơ tả về việc đào kênh Bảo Định, kênh Ruột Ngựa, kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà và kênh Long An Hà. Tuy nhiên ơng khơng xây dựng một chủ đề riêng về kênh đào thời nhà Nguyễn như kênh đào thời Pháp thuộc mà ơng đã viết trong sách. Điểm mới trong cuốn sách khảo cứu này là tác giả đã nêu thống kê về số làng mạc được thành lập dọc theo kênh Vĩnh Tế và việc huy động tổ chức quản lý dân phu, dụng cụ lao động ...khi đào kênh Long An Hà. Ơng cũng nêu quan điểm của mình là việc đào kênh Vĩnh Tế, Thoại Hà là xuất phát tử mục đích quân sự của nhà Nguyễn. Cũng như Sơn Nam, các tác giả trong sách Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ - do Huỳnh Lứa chủ biên cũng đề cập đến việc đào kênh Ruột Ngựa, kênh An Thơng, kênh Vũng Gù (Bảo Định), kênh Vĩnh Tế và Thoại Hà. Nội dung phản ánh về kênh đào trong sách này ít và và khơng cĩ gì mới. vì đây khơng phải là chủ đề nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, việc đưa kênh đào vào hồn cảnh cụ thể của khu vực khai phá trong một khoảng thời gian khơng gian nhất định của các tác giả đã cho ta một cách tiếp cận mới rộng hơn khi nghiên cứu lịch sử kênh đào. Tác giả Nguyễn Văn Hầu khi khảo cứu về tiểu sử Thoại Ngọc Hầu đã giành riêng hai chương để nĩi về vai trị, cơng lao của vị cơng thần nhà Nguyễn này đối với cơng việc đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế. Xoay quanh chủ đề vai trị của Thoại Ngọc Hầu, tác giả đã đề cập đến những cơng việc chi tiết của đào kênh cũng như kỹ thuật cắm mốc, kỹ thuật đào ở nơi núi đồ cĩ đá cứng, nhất là tình cảnh lao động đầy khĩ khăn nguy hiểm của quân dân khi tham gia đào kênh. Ngồi ra ơng cịn nêu những thơng tin khảo cứu về bia Thoại Sơn, bia Vĩnh Tế Hà, bài Tế nghĩa trủng văn. Cũng như Sơn Nam, Nguyễn Văn Hầu đã nêu lên nhận định của mình về vai trị của kênh Vĩnh Tế và Thoại Hà gắn với lịch sử phát triển vùng đất miền tây sơng Hậu. Ngồi các tài liệu nêu trên, kênh đào Nam bộ cịn ít nhiều được đề cập đến trong các cơng trình chuyên khảo đăng trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Xưa và Nay. Đáng chú ý là các bài viết: " Thân thế sự nghiệp Nguyễn Văn Thoại" của Lê Duy Anh, " Ai ban tên Vĩnh Tế Hà?" của Nguyễn Thiếu Dũng, “Sức sống cư dân Đồng bằng sơng Cửu Long" của Sơn Nam, "Lịch sử kênh rạch Sài Gịn" của Lê Cơng Lý. “Quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp hồi nửa đầu thế kỷ XIX của Lâm Minh Châu ...Đây là những bài chuyên khảo cĩ nội dung ngắn. Các sự kiện về kênh đào được các tác giả trích dẫn từ Gia Định thành thơng chí hoặc Đại Nam thực lục để minh chứng làm sáng tỏ cho một vấn đề cĩ liên quan đến kênh đào như: Nguyễn Thiếu Dũng xác định tên Vĩnh Tế Hà cĩ từ khi nào? Lê Duy Anh đánh giá Nguyễn Văn Thoại cĩ cơng lớn trong việc tổ chức đào kênh, trong đĩ cĩ sáng kiến cắm mốc để đào cho thẳng đường kênh trong điều kiện kỹ thuật cịn đơn giản thời bấy giờ. Lê Cơng Lý tập hợp nhiều tư liệu về kênh rạch Sài Gịn và lịch sử phát triển của chúng từ cội nguồn đến nay. Cịn Lâm Minh Châu, chuyên khảo của ơng đã khái lược mối quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp nửa đầu thế kỷ XIX thơng qua vai trị của kênh đào Nam Bộ là con đường giao thương quan trọng trong mối quan hệ này. Qua những tài liệu trên, chúng tơi cĩ thêm tư liệu tham khảo về chủ đề nghiên cứu, về quan điểm đánh giá lịch sử kênh đào Nam Bộ của các học giả ngày nay. Bên trên là các tài liệu cĩ liên quan đến lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn. Những tư liệu gốc từ những bộ sử sách của triều Nguyễn ghi chép cùng thời hoặc sau hơn vài thập niên so với thời gian đào kênh “ Được người đương thời và đời sau đánh giá cao và tin cậy vào sử liệu của nĩ” [10. tr.10]. Các sách ở giai đoạn sau này, cĩ thể thấy đĩ khơng phải là các tài liệu chuyên khảo về kênh đào Nam Bộ. Các tác giả chỉ nĩi đến kênh đào như là một sự kiện bên cạnh nhiều sự kiện khác mà thơi, cĩ tài liệu khảo cứu khá chi tiết về một vấn đề cĩ liên quan đến kênh đào, cĩ tài liệu chỉ nĩi đến một cách sơ lược. Song, tất cả đều cĩ ích đối với người nghiên cứu. Ngồi ra, trong quá trình nghiê cứu đề tài người viết cịn tiếp cận đến những thơng tin trên mạng Internet như ảnh chụp từ vệ tinh về địa hình Nam Bộ nơi cĩ những kênh đào. Sau cùng là một số tư liệu điền dã được thu thập bằng hình ảnh bổ sung cho nội dung đề tài . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu về một vấn đề lịch sử, việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu và khơng gian, thời gian xảy ra các sự kiện là điều cần thiết. Cĩ như vậy, người nghiên cứu mới đi đúng vào trọng tâm vấn đề và tránh được sự lan man dàn trải. Trong đề tài này, người viết xác định đối tượng nghiên cứu là các kênh đào ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn và vai trị của kênh đào đối với cơng cuộc khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ. Một điểm cần lưu ý đĩ là các kênh đào nghiên cứu trong đề tài này là kênh đào đã được ghi chép mơ tả trong sử sách. Tư liệu thành văn viết về chúng nằm rải rác trong các loại sách mà chúng tơi đã nêu ra trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề. Chưa cĩ một sách chuyên đề nào nghiên cứu riêng về lịch sử kênh đào Nam bộ. Đối với khái niệm kênh đào về mặt ngữ nghĩa, kênh đào hay sơng đào đều cĩ nghĩa như nhau. Vì vậy, trong các tài liệu khảo cứu cĩ tác giả viết là kênh, kênh đào, người khác viết là sơng đào. Thậm chí trong một cuốn sách lúc viết là kênh đào, chỗ khác lại chỉ gọi là sơng như những con sơng tự nhiên khác. Nhưng trong một nội dung mơ tả về con sơng ấy thì chính là sơng đào. Hai là, tên của đề tài chúng tơi thống nhất gọi là Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn để nĩi chung cho cả thời các chúa Nguyễn (1558 - 1801) và các vua Nguyễn từ 1802 trở đi khi Gia Long đã thống nhất đất nước chính thức lập ra triều đại phong kiến nhà Nguyễn ở Việt Nam. Tuy vậy, chương hai của luận văn chúng tơi vẫn tách riêng để nghiên cứu cụ thể về lịch sử kênh đào thời các chúa Nguyễn và thời các vua Nguyễn. Bởi vì, khi trực tiếp nghiên cứu về kênh đào cần đặt chúng vào khơng gian, thời gian một cách cụ thể và chính xác; Mặt khác, phân biệt ra hai thời kỳ cũng là để tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau, tính kế thừa của kinh nghiệm đào kênh...Đây là những địi hỏi mang tính nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu lịch sử Về khơng gian nghiên cứu là vùng đất Nam Bộ bao gồm Miền Đơng và Miền Tây Nam Bộ ngày nay. Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ cĩ những tên gọi theo thời gian lịch sử khác nhau như Gia Định Trấn, Gia Định thành, Nam kỳ lục tỉnh... Về thời gian, các sự kiện nghiên cứu về kênh đào chỉ giới hạn trong khoảng từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Đối với chủ đề thì thời gian này chỉ là một giai đoạn của lịch sử kênh đào Nam Bộ nĩi chung. Qua khảo cứu các tài liệu, chúng tối thấy rằng kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ là kênh Bảo Định đào năm 1705 sau đĩ là một số kênh đào ở thời gian nửa cuối thế kỷ XVIII. Sang nửa đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn xác lập, các kênh tiếp tục được đào ờ thời Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Kênh cuối cùng được nghiên cứu trong đề tài này là Long An Hà đào năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị. Cũng cần nĩi thêm, kênh đào ở Nam Bộ vẫn cịn được thực hiện ở nửa sau thế kỷ XIX dưới thời Pháp thuộc và những thời kỳ sau nhưng khơng nằm trong giới hạn của thời gian nghiên cứu của đề tài này. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài “Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX”, tơi sử dụng chủ yếu hai phương pháp chính của ngành học là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Các sự kiện phản ánh về kênh đào Nam Bộ được tra cứu, tái hiện theo trình tự thời gian và gắn liền với bối cảnh lịch sử khu vực cĩ liên quan đến quá trình hình thành của nĩ. Trên cơ sở đĩ, rút ra những đặc điểm chung của kênh đào Nam Bộ như phương thức đào, hướng dịng chảy, vai trị tổ chức và quản lí của nhà nước phong kiến… đồng thời cũng nêu lên những nhận định của mình về vai trị của kênh đào đối với lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ như phục vụ cho các mục đích quân sự, kinh tế, văn hố … Ngồi hai phương pháp trên, tơi cịn ít nhiều sử dụng phương pháp điền dã khảo sát thực địa để trực tiếp quan sát ghi nhận những thơng tin của kênh đào đang nghiên cứu trong thời điểm hiện nay. Từ phương pháp này, tơi cĩ thể đối chứng kiểm định với những sự kiện về kênh đào trong giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, qua quá trình điền dã đã ghi nhận được những hình ảnh hiện tại sống động về kinh tế - xã hội do những kênh đào vẫn đang tiếp tục phát huy vai trị của nĩ trong đời sống xã hội. 5. Bố cục luận văn Ngồi phần mở đầu (10 trang), kết luận (4 trang), mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 73 trang và chia thành ba chương như sau : Chương 1 : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn (15 trang). Chương 2 : Lịch sử kênh đào Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. (44 trang). Chương 3: Vai trị của kênh đào trong quá trình khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ thời nhà Nguyễn (14 trang) Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN 1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên, sơng ngịi ở Nam Bộ Đặc điểm cơ bản về địa hình ở Nam Bộ là vùng núi và đồng bằng. Vùng núi, đất hơi cao tập trung ở miền Đơng Nam Bộ và một vài ngọn núi thấp ở phía tây của đồng bằng thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang ngày nay. Vùng đồng bằng Nam Bộ chiếm phần lớn diện tích đất đai, được hình thành do phù sa mới của sơng Cửu Long và sơng Đồng Nai bồi đắp với diện tích 39 950 km2 trên tổng diện tích 67 870 km2 của tồn Nam Bộ [23, tr.19]. Ở vùng núi, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích quan trọng. Đây là loại đất cĩ nhiều cát nên ít giữ nước. Ngồi ra cịn cĩ một số khu vực đất đỏ ba dan,do thành phần cấu tạo cĩ nhiều sét nên giữ nước tốt. Bao phủ bề mặt vùng đất này là thảm thực vật cĩ phong cảnh chung là xanh tươi về mùa mưa và khơ cằn về mùa nắng. Vào thời kỳ khai phá của người Việt ở những thế kỷ XVII, XVIII nơi đây chủ yếu là rừng nguyên sinh đồng thời là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số bản địa từ lâu đời. Đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long đất phù sa mới tạo thành. Phần lớn là diện tích đất phù sa lắng đọng trong mơi trường nước ngọt, cĩ độ màu mỡ cao, thích hợp cho canh tác trồng lúa và nhiều lọai cây khác [19, tr.20]. Bên cạnh đĩ, một diện tích khá lớn là đất phèn tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, khu tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Nơi đây,cỏ, lau, đưng, lác bao phủ cùng rừng tràm và những chằm phá mênh mơng trong mùa nước nổi. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây được mơ tả cuối thế kỷ XIII trong Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan đưa chúng ta trở về với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ chưa hề được khai phá. Vì vậy khi lưu dân người Việt lần lượt đến vùng châu thổ này đều cĩ chung ấn tượng sâu đậm đây là vùng đất mới khơng chỉ với con người mới đến mà mới với cả cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ. Khí hậu Nam Bộ mang đặc tính chầt nhiệt đới giĩ mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 – 270C. Hai mùa mưa và mùa khơ được phân biệt rõ rệt : Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, lượng mưa trong mùa này chiếm gần 90% lượng mưa cả năm. Khoảng giữa mùa mưa nước sơng Cửu Long từ đầu nguồn đổ về tràn ngập một vùng rộng lớn trên đồng bằng người ta cịn gọi là mùa nước nổi, mùa sinh sơi nảy nở của các lịai cá tơm. Cảnh quan sơng nước và cuộc sống con người ở đây cũng biến đổi cùng mùa nước này. Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa thiếu nước, tương phản rõ rệt với mùa mưa. Mùa khơ khơng thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp nhất là trồng cây ngắn ngày. Do thiếu nước nên đồng ruộng khơ nẻ, mực nước sơng lại hạ thấp, nếu khơng cĩ những kênh đào dẫn thuỷ nhập điền thì nơng dân khơng thể canh tác được. Sơng ngịi ở Nam Bộ chủ yếu do hệ thống sơng Cửu Long và sơng Đồng Nai tạo thành. Quan trọng nhất là sơng Cửu Long. Đây là một trong những con sơng dài của thế giới và lớn nhất ở Đơng Dương. Phần hạ lưu của sơng Cửu Long chảy vào địa phận miền tây Nam Bộ dài khoảng 250 km theo hai nhánh lớn là sơng Tiền và sơng Hậu. Sơng Tiền chảy men theo Đồng Tháp Mười, qua Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh. Từ Vĩnh Long trở đi sơng chia thành nhiều nhánh phân toả trên một vùng rộng và chảy ra biển bằng sáu cửa : cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba lai, cửa Hàm Luơng, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Con đường giao thương thời xa xưa để đi sâu vào nội địa theo sơng Cửu Long là người ta đi vào từ cửa Tiểu. Châu Đạt Quan đến Chân Lạp hồi thế kỷ XIII, người Việt theo đường biển từ miền Trung vào rồi Dương Ngạn Địch…. Khi vào khai phá vùng Mỹ Tho – Long Hồ cũng đều phải nhập địa từ những cửa sơng, nhất là từ cửa Tiểu. Sơng Hậu là nhánh thứ hai của sơng Cửu Long khi chảy vào Nam Bộ. Sơng Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ Sĩc Trăng và ra biển bằng ba cửa : cửa An Định, cửa Bát Xác và cửa Tranh Đề. Đĩ là những nhánh lớn của sơng Cửu Long chảy trong nội địa Nam bộ và đổ ra Biển Đơng. Tuy nhiên sơng Cửu Long cịn rất nhiều phụ lưu, theo Vũ Tự Lập trong Địa lý tự nhiên Việt Nam cĩ tới 286 phụ lưu [22, tr.20]. Nối sơng Tiền với sơng Hậu là sơng Vàm Nao nằm ở gần biên giới Việt Nam – Cămpuchia, tuy ngắn nhưng sơng này rất quan trọng trong thời khai phá. Trịnh Hồi Đức trong Gia Định thành thơng chí cĩ nĩi đến sơng này : “ Cửa trên ở về phía nam sơng Tiền Giang, rộng 8 tầm, sâu 2 tầm, chảy về phia nam 75 dặm rưỡi đến cửa dưới hợp với sơng Hậu Giang” [10, tr.57]. Đây là thuỷ đạo quan trọng nối mạch giao thơng giữa hai nhánh sơng lớn Cửu Long . Thuỷ quân nhà Nguyễn đã nhiều lần hành quân qua đây đề từ đĩ đi qua các kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế kịp ứng cứu cho Rạch Giá, Hà Tiên khi cĩ chiến sự. Hệ thống sơng Đồng Nai gồm sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ. Sơng Đồng Nai là con sơng quan trọng thứ nhì ở Nam Bộ dài khỏang 580km, do các nhánh sơng Đa Dung, La Ngà, sơng Bé hợp lưu từ vùng cao nguyên chảy xuống. Sơng Đồng Nai gặp sơng Sài Gịn ở Nhà Bè và từ đây thơng ra biển bằng nhiều nhánh: Sơng Đồng Tranh, sơng Lịng Tàu, sơng Sồi Rạp, sơng Ngã Bảy. Sơng Đồng Nai thời khai phá cĩ tên là sơng Phước Long. Trịnh Hồi Đức trong Gia Định Thành Thơng Chí cĩ đoạn miêu tả như sau: “…Sơng rộng nước sâu, ngon ngọt trong vắt, là sơng cĩ tiếng nhất ở Gia Định. Gội đầu nấu trà tuy nước ở Kim Sơn Trung Lãnh, Ba Lăng, Bạch Hạc cũng khơng thể hơn được. Đọan cuối hợp với sơng Tân Bình, thành sơng Phước Bình chảy xuơi vào biển Cần Giờ” [10, tr.23 ]. Các sơng thuộc hệ thống sơng Đồng Nai tạo thành mạng lưới giao thơng đường thuỷ quan trọng ở khu vực miền Đơng Nam Bộ kể từ buổi bình minh của cơng cuộc khai phá của người Việt cho đến bây giờ. Các vua đầu thời Nguyễn cịn cho rằng Nam Bộ là đất hưng khởi để từ đây nhà Nguyễn khơi phục lại sự nghiệp. Đặc biệt là quan niệm về sơng Phước Bình, khi chảy qua thành Gia Định gọi là sơng Bến Nghé, vua quan nhà Nguyễn cho là con sơng linh thiêng mỗi lần trong là báo trước điềm lành của xã tắc. Vì vậy Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn đã nhiều lần ghi nhận hiện tượng nước sơng Bến Nghé đổi màu trong xanh là báo điềm lành, cho dù kinh đơ Huế của triều đại này ở tận Miền Trung, trước cửa Ngọ Mơn là sơng Hương nhưng họ vẫn gởi gắm tâm linh về một dịng sơng ở tận Miền Nam của đất nước [34, tập I, tr.950]. Ngồi hai hệ sơng lớn trên đây, cịn cĩ hệ sơng nhỏ ở miền Tây Nam Bộ đổ ra vịnh Thái Lan như sơng Giang Thành, sơng Cái Lớn, sơng Mỹ Thanh, sơng Ơng Đốc … khác với hệ Cửu Long, những sơng ở đây chảy theo hướng Bắc – Nam cĩ tác dụng tháo chua rửa mặn cho vùng Cà Mau, Bạc Liêu và tứ giác Long Xuyên là những nơi đất phèn nặng khĩ canh tác nhất,đồng thời cũng tạo ra những đường thuỷ thơng ra vịnh Thái Lan. Bên cạnh hệ thống sơng ngịi, ở đồng bằng châu thổ sơng Cửu Long cịn cĩ mạng lưới ngịi rạch tự nhiên và kênh đào chằng chịt nối liền các dịng sơng, các khu vực với nhau thạo thành một hệ thống giao thơng đường thủy rất thuận lợi trong khắp vùng đến nỗi người ta thường nĩi cĩ thể ngồi thuyền đi khắp Nam Bộ mà khơng phải đặt chân lên đất liền. Sơng ngịi tự nhiên được hình thành bởi quy luật của tự nhiên. Kênh đào do con người sáng tạo ra cũng dựa trên những quy luật của dịng chảy tự nhiên đồng thời bổ sung cho những khiếm khuyết của tự nhiên trước nhu cầu chinh phục tự nhiên của con người. 1.2. Sơ lược quá trình khai phá vùng đất Nam bộ từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX 1.2.1. Cơng cuộc khai phá từ cuối thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII Trước thế kỷ XVII, Nam bộ cịn là vùng đất hoang dã với rừng rậm sình lầy; sơng ngịi chằng chịt đầy cá tơm muơng thú, nhưng thớt bĩng người. Quang cảnh thiên nhiên này đã được Châu Đạt Quan mơ tả trong sách Chân Lạp phong thổ ký ở thế kỷ XIII như là một thế giới biệt lập, vơ chủ, chỉ cĩ động thực vật nguyên sinh cùng với rừng rậm, sơng sâu, đầy bí ẩn [31,tr.29]. Thậm chí mãi đến thế kỷ XVIII, Lê Quý Đơn trong sách Phủ biên tạp lục vẫn cịn ghi nhận “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lơi lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào, tồn là rừng hoang hàng ngàn dặm” [9, tr.243]. Người Khơme là cư dân chủ yếu ở Miền Tây và một phần Miền Đơng thuộc lưu vực sơng Bến Nghé. Họ sống rải rác trên những giồng đất cao trong những làng (sĩc) biệt lập. Trong lưu vực sơng Đồng Nai cịn một số tộc người thiểu số sinh sống trên những vùng đồi núi. Nhĩm dân tộc bản địa này, tuy đã tồn tại ở đây lâu đời nhưng dân số ít ỏi, cùng với trình độ kỹ thuật thấp kém, họ khơng đủ khả năng khai phá và làm chủ vùng đất này. Từ thế kỷ XVII, ở Nam Bộ bắt đầu xuất hiện một lớp cư dân mới. Đĩ là người Việt với nhiều thành phần nhưng chủ yếu là nơng dân nghèo. Họ từ vùng Thuận Hố, Quảng Nam của Miền Trung vào đây lập nghiệp “ Vì nghe nĩi cĩ đất đai rộng lớn phì nhiêu nhưng chưa được khai thác” [22, tr.42]. Ban đầu là những cuộc di cư tự do, sau đĩ là do chúa Nguyễn đứng ra tổ chức và bảo trợ. Trong thế kỷ XVII, điểm quy tụ đầu tiên của di dân Việt là ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) Đồng Nai và Sài Gịn. Người Việt cĩ mặt ở những nơi đây ngày càng đơng thêm do sinh đẻ tự nhiên và do làn sĩng người di cư tiếp tục bổ sung thêm. Cuối thế kỷ XVII,di dân người Việt cịn theo đường biển, ngược sơng Tiền qua cửa Tiểu, cửa Đại tiến vào khai thác vùng Mỹ Tho ngày nay. Một bộ phận khác đi xa hơn đến tận Mang Khảm (Hà Tiên) sinh sống. Người Hoa cũng là nhĩm cư dân mới, cuối thế kỷ XVII, họ được chúa Nguyễn cho phép vào định cư ở Mỹ Tho và Biên Hồ với khoảng 3000 người do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu . Nhĩm khác do Mạc Cửu thống lĩnh với khoảng 200 người đến khai phá vùng Mang Khảm (Hà Tiên). Cĩ thể kể thêm một số lớn người Chăm gia nhập vùng đất Nam Bộ từ giữa thế kỷ XVII. Đây là số người Chăm đã di cư lên đất Chân Lạp từ thế kỷ trước, nay chuyển về định cư ở vùng núi Bà Đen (Tây Ninh). Đối với người Việt, đợt di dân lớn đầu tiên là vào cuối thế kỷ XVII, khi Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu) vào kinh lược đất Đồng Nai – Gia Định lập ra hai huyện Phước Long và Tân Bình. Đây là những đơn vị hành chính đầu tiên xác định chủ quyền của người Việt ở Nam Bộ. Trong dịp này Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ dân từ Bố Chính (Quảng Bình) trở vào Nam đưa vào đây [ 34, tập I, tr111 ]. Những địa điểm đầu tiên đặt chân đến khai phá của cư dân người Việt trên đất Đồng Nai – Gia Định là các giồng đất hai bên bờ hoặc trên các cù lao của các sơng. Đĩ là các sơng Bái Điệp, sơng Phước Long, sơng Quang Hố,… với các điểm tụ cư như Xích Lam, Phước Lễ, Tân Vạn, cù lao Tân Triều, cù lao Tân Chánh… Đặc biệt là Cù lao phố ở Biên Hồ khi người Hoa của nhĩm Trần Thượng Xuyên đến đây đã lập nên một trung tâm buơn bán của cả khu vực. Phố cảng này tồn tại và phát triển mạnh trong thời gian nửa đầu thế kỷ XVIII cho đến 1772 thì bị tàn phá bởi chiến tranh Nguyễn - Tây Sơn. Trong các thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt cũng vào định cư và tiến hành khai phá dọc theo sơng Vàm Cỏ Tây, sơng Tiền và các cù lao trên sơng. Những địa điểm đầu tiên được khai phá ở đây gồm Tân An, vùng Ba Giồng, vùng Gị Cơng… những người đi tìm đất mới cũng đã đến dải đất giồng ở vàm Rạch Gầm, Xồi Hột. Ở bờ nam sơng Tiền, đầu thế kỷ XVIII, một bộ phận người Việt trong đĩ phần lớn là các tín đồ thiên chúa giáo đến khai phá ở Cái Mơn, Cái Nhum, Mỏ Cày. Khu vực Trà Vinh, Ba Thắc cũng cĩ một ít người Việt đến ở lẫn lộn với người Khơme. Từ chợ cũ Mỹ Tho lên vùng Giồng Trấn Định, ngồi lưu dân người Việt đến đây từ sớm, cịn cĩ một bộ phận người Hoa do Dương Ngạn Địch cầm đầu đến định cư và khai phá. Chính họ là chủ nhân lập ra “ Mỹ Tho Đại Phố” là trung tâm buơn bán một thời của khu vực này. Vùng ven biển phía tây nam đồng bằng như Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, vào những thập niên cuối thế kỳ XVII, cư dân người Việt đã đến sinh tụ cùng với người Khơme bản địa . Cũng trong thời điểm này, nhĩm người Hoa do Mạc Cửu cầm đầu với khoảng 200 người đã đến đây cư ngụ mở cảng Hà Tiên (Mang Khảm) buơn bán, đồng thời chiêu mộ dân khai phá lập ra nhiều xĩm thơn. Nhìn chung, cho đến cuối thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt đã đặt chân đến nhiều nơi trên vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, các địa điểm định cư chưa được phân bố đều khắp, tập trung nhất là các khu vự._.c Bà Rịa – Đồng Nai, Mỹ Tho – Bến Tre sau đĩ là khu vực hữu ngạn sơng Tiền như Sa Đéc, Tân Châu, và vùng Rạch Giá, Hà Tiên. Về phương thức khai phá cơ bản được thực hiện theo hai hình thức : Một là người dân tự động khai phá, hai là chính quyền sử dụng binh lính khai phá ở những nơi đĩng quân và lập đồn điền. Như đã nĩi, thành phần lưu dân người Việt đến Nam Bộ chủ yếu là nơng dân nghèo, tuyệt đại bộ phận sống bằng nghề nơng. Vì vậy, hình thức thứ nhất là đặc điểm chủ yếu. Trong các thế kỷ này việc khai phá đất đai thường diễn ra một một cách tự phát. Người dân dựa vào sức mình, khơng cĩ sự hỗ trợ của chính quyền, họ tự liên kết với nhau gồm mấy gia đình, chọn những khu đất cao ráo, dễ làm, cĩ đủ nước ngọt để khai phá trước. Cách làm này người xưa gọi là “mĩc lõm”, rồi tiếp tục mở rộng ra nối liền nhau thành một cánh đồng liền khoảnh. Vì đất hoang cịn nhiều nên người ta chỉ chú trọng đến việc mở rộng diện tích khai phá, chưa chú ý đến việc thâm canh. Ruộng đất ở Nam Bộ cĩ hai loại : - Sơn điền là ruộng cao, gần chân núi chủ yếu ở vùng Miền Đơng Nam Bộ . - Thảo điền là ruộng vùng ngập nước sình lầy ở Miền Tây. Loại ruộng thảo điền cho sản lượng lúa cao hơn. Theo sách Gia Định Thành Thơng Chí ruộng ở trấn Phiên An và trấn Biên Hồ gieo một hộc thĩc thì thu 100 hộc lúa, ở trấn Vĩnh Thanh một hộc thĩc giống thu hoạch 300 hộc lúa [10, tr.155]. Hình thức chính quyền nhà nước sử dụng binh lính khai phá đất đai canh tác ở khu vực trú quân và mộ dân để lập đồn điền cũng diễn ra trong thế kỷ XVIII, nhưng khơng được ghi nhận nhiều. Do nhu cầu đĩng quân để giữ gìn an ninh lãnh thổ, việc đảm bảo lương thực cho quân đội là rất cần thiết. Nên nơi nào cĩ đồn, bảo thì nơi đĩ binh lính phải được tổ chức khai hoang để trồng trọt nhằm đảm bảo một phần lương thực. Sử cũ cĩ ghi vào năm 1705, Nguyễn Cửu Vân, một viên tướng của chúa Nguyễn trấn giữ vùng Phiên Trấn đã cho binh lính khai phá vùng Cù Úc (Vũng Gù) kéo dài từ tả ngạn sơng Vàm Cỏ Tây đến bờ bắc sơng Tiền Giang. Cũng chính nơi đây Ơng đã cho binh lính đào hào lấy đất đắp luỹ và nhân đường nước lưu thơng đào sâu mãi thành kênh. Đây là khởi nguyên của kênh Bảo Định sau này khi Gia Long ra lệnh đào sâu rộng thêm vào năm 1819 [10, tr.45]. Việc lập đồn điền diễn ra muộn hơn vào cuối thế kỷ XVIII khi Nguyễn Ánh đặt sở đồn điền ở Gia Định (1790) bắt các cơ quan chính quyền, bất luận hành chánh hay quân sự đều phải mộ dân khai hoang lập đồn điền. Nhà nước cấp ngưu canh, điền khí và các loại giống cây để gieo trồng, thu hoạch xong rồi đem nộp vào kho [23, tr.63]. Thành quả lớn nhất trong cơng cuộc khai phá ở giai đoạn này là khai khẩn đất đai để sản xuất nơng nghiệp. Lưu dân người Việt bằng chính nỗ lực phi thường của mình đã biến những vùng đất xưa kia bị bỏ hoang thành đất canh tác. Đất đai Nam Bộ phì nhiêu, người ít ruộng nhiều, lúa gạo sản xuất ra khơng những thoả mãn nhu cầu lương thực của nhân dân tại chỗ mà cịn được đem bán đi các nơi khắp cả xứ Đàng Trong [23, tr.84]. Ngồi trồng lúa và các loại cây hoa màu khác, người dân Nam Bộ cịn tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các nghề khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống xã hội như khai thác thuỷ sản, khai thác rừng làm muối, làm các nghề thủ cơng như nấu đường, dệt vải, làm đồ gốm, đĩng thuyền… Sản xuất phát triển, hàng hố dồi dào, phong phú với nhiều đặc sản từ đĩ xuất hiện nhiều trung tâm thương mại như Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Bãi Xàu, Hà Tiên và Bến Nghé – Sài Gịn. Sản phẩm của cư dân Nam Bộ như lúa gạo, cá khơ, hồ tiêu… đã được trao đổi buơn bán với nước ngồi qua các cảng thị nêu trên. Một thành quả khác khơng kém quan trọng và cĩ ý nghĩa lớn lao đối với lịch sử dân tộc là song song với quá trình khai hoang mở đất của di dân người Việt chính là quá trình mở rộng lãnh thổ, xây dựng bộ máy chính quyền của các chúa Nguyễn trên đất Nam Bộ. Di dân người Việt thì tự do khai phá, lập làng, sau đĩ chính quyền mới lập sổ đinh, sổ điền, xác lập địa giới và bộ máy hương chức của làng xã. Tiến trình xác lập các khu vực hành chính từ làng xã đến tổng, huyện, phủ … được hình thành một cách tự nhiên theo quy luật phát triển của quá trình khai phá. Trong các thế kỷ XVII, XVIII chúa Nguyễn đã từng bước xây dựng chủ quyền lãnh thổ bằng việc lập ra các đơn vị hành chính ở những thời điểm cơ bản như sau : Năm 1689, “ Đặt phủ Gia Định, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gịn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục,… Mở rộng đất được được nghìn dặm được hơn 4 vạn hộ” [34, tập I, tr.111]. Hai dinh này rộng khoảng 30. 000 km2 [15, số 320, tr.13]. Năm 1708, thu phục xứ Hà Tiên: Trước đây Mạc Cửu thần phục Chân Lạp, nhưng thế lực Chân Lạp ngày càng suy yếu khơng đủ sức bảo hộ, Cửu bèn xin đặt Hà Tiên vào cương vực chúa Nguyễn cai trị. Chúa Nguyễn ưng thuận và phong Mạc Cửu chức tổng binh trấn Hà Tiên [34, tập I, tr.122]. Trấn Hà Tiên rộng khoảng 15. 000 km2 [15, số 320, tr.13]. Năm 1732, đặt châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ. Chính sử triều Nguyễn cĩ ghi “chúa cho rằng Gia Định địa thế rộng rãi, sai khổn thần (quan phụ trách việc biên khổn) chia đất đặt châu Định Viễn và dựng dinh Long Hồ [34, tập I, tr.143]. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khốt sửa đổi hành chính chia đặt cả nước thành 12 dinh, khu vực Nam Bộ cĩ 3 dinh “Ở Phúc Long gọi là Trấn Biên Dinh, ở Tân Bình gọi là Phiên Trấn Dinh, ở Định Viễn gọi là Long Hồ Dinh, các dinh đều đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục để cai trị” [34, tập I, tr.153]. Riêng Hà Tiên biệt thành một trấn vẫn giao cho họ Mạc cai quản. Năm 1756, Chân Lạp xin hiến hai phủ Tầm Bơn và Lơi Lạp. Năm 1757, Chân Lạp dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn . Các vùng đất Tầm Bơn, Lơi Lạp, Tầm Phong Long là những khu vực thuộc Chân lạp quản lý nằm kẹt giữa phía tây là trấn Hà tiên và phía đơng là Dinh Long Hồ của chúa Nguyễn. Vua Chân Lạp cắt dâng các vùng đất này là để trả ơn sự bảo hộ của quan quân chúa Nguyễn khi triều đình nước này xảy ra xung đột, tranh chấp. Về mặt diện tích, khu vực này rộng khoảng 25.000 km2 [15, số 320, tr.14]. Như vậy, đến thời điểm 1757 tồn bộ vùng đất Nam Bộ đã thuộc nhà Nguyễn,cơng cuộc khai phá trên danh nghĩa về mặt lãnh thổ hành chính về cơ bản đã hồn thành. 1.2.2. Cơng cuộc khai phá nửa đầu thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn, thống nhất quốc gia lập ra triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Các vua đầu thời nhà Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố nền độc lập thống nhất của đất nước, phát triển kinh tế và xây dựng bộ máy hành chính tập quyền từ trung ương đến địa phương . Đối với Nam Bộ, nhà Nguyễn đã cĩ những chính sách riêng biệt thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với vùng đất mà họ cho là nơi khởi nghiệp để lấy lại quyền lực. Một trong những chính sách của nhà Nguyễn ở đây là đẩy mạnh việc khẩn hoang và miễn giảm thuế cho dân để khuyến khích khẩn hoang, lập làng. Trong những năm 1802 đến 1855, nhà Nguyễn đã ban hành 25 quyết định về việc tổ chức khai hoang trên tồn quốc. Trong đĩ cĩ 16 quyết định đã áp dụng ở nam Bộ [23, tr.98]. Nhiều chính sách khuyến khích khai hoang lập làng được áp dụng như : dành cho người khai hoang nhiều thủ tục dễ dãi trong việc mở đất lập làng, miễn thuế ba năm cho ruộng mới khai phá, cho nơng dân mượn hoặc cấp lúa giống, trâu bị, … Nhà Nguyễn vẫn đẩy mạnh việc lập đồn điền dưới hai hình thức cho dân lập đồn điền và nhà nước tổ chức. Lập đồn điền cũng là biện pháp đẩy mạnh khai hoang, đồng thời cũng đáp ứng cho mục đích quân sự. Vì người sản xuất trong đồn điền là binh lính, dân đinh, khi cĩ chiến sự xảy ra triều đình dễ dàng huy động lực lượng này tham chiến. Hình thức lập đồn điền rất phát triển dưới triều Minh Mạng. Nhà nước phong kiến cịn dùng tù phạm để sản xuất trong các đồn điền, tính chất bán quân sự trong các đồn điền dân lập cũng rõ ràng hơn khi Minh Mạng đổi tên các đồn điền thành các phiên hiệu quân đội [23, tr.102]. Các đồn điền, dù được lập với binh lính, tù phạm hay dân thường, sau một thời gian từ 6 đến 10 năm đều biến thành làng xã bình thường [23, tr.121]. Điều này cho thấy mục đích cơ bản của việc lập đồn điền ở triều Nguyễn là để khai hoang. Về diện tích khai phá từ việc lập đồn điền trong thời gian nửa đầu thế kỷ XIX là bao nhiêu? chưa cĩ tài liệu nào thống kê rõ ràng. Riêng thời Tự Đức là khoảng 30.000 mẫu [23, tr.124]. Cĩ thể nĩi chính sách lập đồn điền của triều Nguyễn đã gĩp phần đẩy mạnh tiến trình khai hoang ở Nam Bộ. Ngồi lập đồn điền, nhà Nguyễn cịn đẩy mạnh việc tổ chức chiêu mộ dân chúng đi khai hoang lập ấp. Đĩ là việc đưa dân đến khai phá ở những vùng biên ải xa xơi. Điển hình là dọc theo kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu đã khuyến khích dân chúng đến lập làng. Song song với việc lập ra các đồn (bảo) nhằm đảm bảo an ninh cho dân khai phá. Người khẩn hoang lúc bấy giờ cĩ sáng kiến đào nhiều con kênh ngắn (gọi là cựa gà) đổ ra kênh Vĩnh tế nhằm tháo chua rửa mặn, mở rộng khai hoang ra phía hai bờ kênh. Theo Sơn Nam trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam thì đến 1838 dọc theo kênh Vĩnh Tế đã cĩ 10 thơn được thành lập [27, tr.72]. Đây cĩ thể là con số thống kê cịn thiếu, vì một năm sau đĩ (1839) sử nhà Nguyễn đã ghi việc lập ra hai huyện mới tên là Hà Âm ở tả ngạn kênh Vĩnh Tế cĩ 4 tổng với 1040 suất đinh, tổng điền thổ là 1150 mẫu và huyện Hà Dương ở hữu ngạn Vĩnh tế cĩ 4 tổng 1480 suất đinh, 2080 mẫu ruộng [34, tập V, tr.617]. Mục đích việc tổ chức khai hoang của nhà Nguyễn ở Nam Bộ là nhằm mở mang đất canh tác để phát triển sản xuất lương thực đảm bảo nguồn thu thuế, đảm bảo an ninh quốc phịng và phát triển giai cấp địa chủ ở Nam Bộ làm chỗ dựa cho chính quyền. Hình thức khai hoang do dân tự tiến hành diễn ra liên tục và ở khắp nơi. Cũng như giai đoạn trước, những người dân tự đi tìm đất khai phá ở giai đoạn này gồm nhiều thành phần. Đa số là nơng dân nghèo khổ, họ từ các tỉnh Miền Trung đi vào Nam, tiếp tục làn sĩng di dân tự do như đã diễn ra từ các thế kỷ trước. Trong thành phần di dân cịn cĩ nhiều nơng dân nghèo khổ đã sinh sống từ lâu ở Nam Bộ. Do nhiều nguyên nhân, họ bị mất đất hoặc khơng đủ đất canh tác ở những vùng đã khai phá hết khơng cịn mở rộng được nữa… nên người ta kéo nhau đi lẻ tẻ từng gia đình hay cĩ bà con thân thuộc rủ nhau đi đến những nơi cịn rừng rậm đồng hoang tiếp tục khai phá. Nhìn chung trong nửa đầu thế kỷ XIX, hoạt động khẩn hoang do dân tự tiến hành diễn ra mạnh mẽ ở ven sơng Phước Long, sơng Tân Bình đến sơng Tiền. Ở đây họ vừa mở rộng các vùng đất đã được khai phá trước, vừa tiến sâu vào những vùng đất cịn hoang vu. Từ đĩ, các trung tâm định cư hình thành trong thế kỷ trước, nay đã được nối liền thành một vùng ruộng vườn chạy dài từ Bà Rịa, Biên Hồ đến Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, sự xâm nhập của người Việt vào vùng nam sơng Hậu càng mạnh mẽ hơn. Họ định cư dọc theo bờ sơng Hậu và đến cả những nơi đã cĩ người Khơme sinh sống để cùng làm ăn như vùng ven sơng Mạc Cần Đăng, sơng Ba Thắc, Bãi Xàu…Trên vùng đất hoang ngập nước như Rạch Giá, Long Xuyên hoặc xa hơn nữa là dất Cà Mau bát ngát vùng ngập mặn và chằm phá mênh mơng, sơng rạch chằng chịt đã bắt đầu cĩ di dân đến ở. Những người đi tiên phong đến những khu vực này, việc trước tiên là khai thác những nguồn lợi thiên nhiên sẵn cĩ. Họ săn bắt khai thác lâm sản, lấy mật ong và nhất là đánh bắt cá tơm. Điểm tụ cư đầu tiên của cư dân thường là đầu những con rạch nhỏ. Dần dần cĩ thêm nhiều gia đình khác đến ở đơng thêm và từ đĩ xĩm ấp hình thành. Thành quả cơ bản của cơng cuộc khai phá giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX là: diện tích khai hoang được mở rộng ở khắp vùng Nam Bộ. Đia ba Nam Kỳ năm 1836, tổng kết tồn bộ đất nơng nghiệp ở đây là 630 075 mẫu [7, tr.52]. Tuy nhiên theo thống kê của Đại Nam nhất thống chí thì đất khai hoang ở lục tỉnh Nam Kỳ là 568 840 mẫu. Nguyên nhân của sự chênh lệch 2 số liệu trên cần tra cứu thêm. Theo Huỳnh Lứa [23, tr.130] là do diện tích đất bị bỏ hoang nhiều và kê khai đất của dân chưa đầy đủ (dấu diện tích để trốn thuế). Từ gia tăng của diện tích đất khai hoang dẫn đến sản xuất nơng nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng lúa với khoảng 300 000 ha [7, tr.182] sau đĩ đất trồng các loại cây khác như trồng cau (viên lang thổ) 27 2000 ha, đất trồng dâu (tang căn thổ) và mía (giá thổ) 7 650 ha… [7, tr.183]. Từ số liệu này ta cĩ thể suy ra đặc điểm cơ cấu cây trồng thời bấy giờ. Thành quả tiếp theo là những biến đổi về kinh tế xã hội thể hiện trong một số mặt sau: Dân số Nam bộ gia tăng và phân bố rộng khắp Nam Bộ. Năm 1819 cĩ 110. 400 dân đinh [34, tập I, tr.1001]. Năm 1847 tăng lên 165.598 dân đinh [23, tr.150]. Dân số tăng là biểu hiện tăng tỷ lệ thuận với diện tích đất được khai phá. Điều này khẳng định vai trị chủ chốt và trực tiếp tạo ra thành quả của cơng cuộc khai phá là của người nơng dân trong suốt hơn 2 thế kỷ qua. Biến đổi về mặt kinh tế cũng phải kể đến sự phát triển của kinh tế hàng hĩa. Trong đĩ lúa gạo đã trở thành mặt hàng chính cung cấp cho các tỉnh Miền Trung với số lượng lớn. Vua Minh Mạng đã từng nhìn nhận vai trị của lúa gạo Nam Kỳ đối với vấn đề an ninh lương thực cả nước '' ...Trước nay từ Bình Định trở ra Bắc đều nhờ lúa gạo miền Nam; nếu giá gạo Gia Định lên cao thì gạo các nơi cũng cĩ quan hệ đến quốc kế dân sinh'' [34, tập II, tr.343]. Ngồi lúa gạo, Nam Kỳ cịn sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ cơng nghiệp đáp ứng nhu cầu trong khu vực và trao đổi buơn bán với các nơi khác. Hàng hĩa làm ra nhiều, đa chủng loại, đặc biệt là các loại hàng đặc sản khai thác ở miền sơng nước và cả ở miền rừng núi. Từ đĩ, các chợ mọc ra ở khắp nơi. Giữa thế kỷ XIX ở Nam Bộ cĩ 93 chợ [23, tr.155] các trung tâm buơn bán hình thành đặc biệt là Bến Nghé - Sài Gịn ngày càng đĩng vai trị quan trọng cho cả vùng đất này, là nơi đơ hội thuyền buơn cả nước cho nên trăm thứ hàng hĩa đều họp về đây [10, tr.162]. Biến đổi về mặt xã hội nửa đầu thế kỷ XIX cĩ thể thấy rõ nhất là sự phân hĩa giai cấp. Hai giai cấp chủ yếu ở Nam Bộ lúc này vẫn là địa chủ và nơng dân. Cùng với việc khai hoang phát triển, địa chủ ngày càng đơng và lớn mạnh chiếm cứ nhiều ruộng đất. Trong khi đĩ, người nộng dân đơng về số lượng nhưng xu hướng bần cùng hĩa đang ngày càng đến với họ. Chính sử triều Nguyễn đã ghi ''Người giàu bao chiếm đến nghìn, trăm mẫu, người nghèo khơng tấc đất nào để trơng nhờ'' [34, tập V, tr.653]. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa để dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nơng dân chống lại triều đình ở vùng Gia Định, Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long nổ ra vào thập niên 30 đầu thế kỷ XIX. Tĩm lại, cơng cuộc khai phá Nam bộ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX tiếp tục được khẳng định và phát triển. Triều Nguyễn với vai trị làm chủ đất nước đã đẩy mạnh thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố quyền lực và khai thác vùng đất này. Diện tích khai phá cũng như phân bố dân cư đã khơng ngừng mở rộng và rải đều hơn so với thời kỳ trước đĩ. Về mặt tổ chức bộ máy hành chính kể từ khi triều Nguyễn được xác lập đến đầu thế kỷ XIX, Nam Bộ đã thực sự trở thành những đơn vị hành chính ổn định gồm 5 trấn (Biên Hịa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên). Đến năm 1834, vùng đất này chính thức cĩ tên là Nam Kỳ gồm 6 tỉnh (Biên Hịa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Tuy cịn non trẻ so với lịch sử phát triển lãnh thổ quốc gia nhưng Nam Bộ là vùng đất giàu tiềm năng nên đã sớm khẳng định vị trí quan trọng của mình đĩng gĩp vào sự phát triển và ổn định của đất nước. Chương 2 LỊCH SỬ KÊNH ĐÀO NAM BỘ THỜI NHÀ NGUYỄN TỪ THẾ KỶ XVIII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX 2.1. Kênh đào ở Nam Bộ thời các Chúa Nguyễn 2.1.1. Kênh Bảo Định Kênh Bảo Định cịn cĩ tên là Kênh Vụng [10,tr.45], theo sách Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ của Trương Vĩnh Ký thì gọi là kinh Vũng Gù [21, tr.33]. Đây là tên gọi đầu tiên của con kênh này khi được đào lần đầu vào năm 1705. Theo chúng tơi, kênh Bảo Định là kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn. Người tổ chức đào kênh là Nguyễn Cửu Vân một vị quan chỉ huy quân sự của chúa Nguyễn. Năm 1705 ơng vâng mệnh chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu) đi đánh Chân Lạp để bảo hộ cho phe hồng tộc Chân Lạp là Nặc Yêm thân với Đại Việt. Khi thắng trận trở về, Nguyễn Cửu Vân đĩng quân ở Cù Áo (thuộc trấn Định Tường sau này). Tại đây, ơng đã cho quân lính khai khẩn ruộng hoang lập đồn điền sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên tình hình an ninh ở đây khơng yên ổn vì quân giặc thường ra quấy rối sau lưng quân ta nên Nguyễn Cửu Vân đã tổ chức đắp lũy dài để phịng ngự. Chính từ việc đào đất đắp lũy dài để phịng ngự mà lịch sử con kênh ra đời. Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn cĩ của hai con sơng nhỏ Vũng Gù ở phía đơng bắc (chi lưu của sơng Hưng Hịa tức là sơng Vàm Cỏ Tây) và sơng nhỏ Mỹ Tho (chi lưu của sơng Tiền) chảy hướng đơng nam, Nguyễn Cửu Vân đã đào nối hai đầu cùng của hai sơng trên “cho nước chảy liền nhau để làm hào ngăn ở ngồi cho chắc việc phịng hộ” [10, tr.45]. Kênh Vũng Gù lúc bấy giờ gắn liền với những địa danh như chợ Phú Lương là đầu cùng của sơng nhỏ Mỹ Tho nơi xuất phát điểm của việc đào kênh tính từ phía nam và quán Thị Gai là đầu cùng của kênh Vũng Gù đồng thời cũng là điểm đầu của lũy đất phịng ngự tính từ phía bắc. Từ khi chiến lũy được đắp lên việc phịng thủ chắc chắn là được đảm bảo tốt hơn. Đồng thời hào nước khơi thơng nối liền hai con kênh tự nhiên đã tạo nên một thủy đạo quan trọng từ sơng Tiền qua sơng Vàm Cỏ để người ta cĩ thể đi tiếp về hướng Sài Gịn – Gia Định. Khi đào nên hào nước này chắc hẳn Nguyễn Cửu Vân đã biết được vai trị quan trọng của nĩ đối với giao thơng khu vực, vì vậy ơng đã tiếp tục tu bổ mở rộng thêm để ghe thuyền đi lại thuận tiện. Sách Gia Định thành thơng chí cĩ ghi “nhân đường nước chảy thơng, lại đào cho sâu thêm, bèn thành đường kênh đi thuyền vậy”[10, tr.45]. Như vậy, kể từ 1705 kênh Vũng Gù (Kênh Bảo Định) đã hình thành và ngày càng phát huy vai trị của nĩ đối với giao thơng đường thủy, mặc dù khởi điểm của việc đào kênh là vì mục đích quân sự . Từ khi được đào cho đến trước 1819 là năm đào lại lần thứ hai, trong thời gian dài hơn một thế kỷ chắc hẳn con kênh này đã đĩng gĩp quan trọng cho cơng việc khai phá ở vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài sử dụng, con kênh này khơng được nạo vét tu sửa nên nên cỏ bùn chất chứa ngày thêm cạn lấp, nhiều chỗ quanh co nhỏ hẹp do cĩ nhiều đoạn sử dụng dịng chảy tự nhiên, nên thuyền ghe qua lại khĩ khăn. Mặt khác, do chế độ nhật triều của sơng Tiền và sơng Vàm Cỏ Tây là như nhau nên cĩ tác động đến dịng chảy của kênh Vũng Gù. Địa điểm giao hội của thủy triều trên kênh này khi nước rịng là ở Vọng Thê . Tại đây khi triều xuống nước cạn, lênh đênh lơ lửng, thuyền to đến đây phải đợi nước triều lên mới đi lại được. Đây chính là nguyên nhân để kênh Vũng Gù được đào vét cải tạo lại dưới triều Gia Long năm 1819 và sau đĩ đổi tên là kênh Bảo Định. Như đã nĩi kênh Vũng Gù được đào vét lại vào năm 1819, tức năm Gia Long thứ 18. Sách Đại Nam thực lục viết “ Đào cho Vũng Gù (Cù Áo) ở Định Tường thơng với sơng Mỹ Tho, sai trấn thủ Nguyễn Văn Phong lấy hơn 9000 dân làm việc, hàng tháng cấp cho tiền gạo đầy đủ. Vài tháng cơng việc xong cho tên là sơng Bảo Định” [34, tập I, tr.983]. Qua nội dung đoạn ghi chép của chính sử triều Nguyễn cho thấy vua Gia Long đã xuống chỉ ra lệnh cho trấn thủ Định Tường là Nguyễn Văn Phong huy động dân phu tổ chức đào kênh. Sách Gia Định thành thơng chí thì ghi rõ hơn “Gia Long thứ 18 (1819) vâng chỉ đạt thẳng từ Vọng Thê đến Hĩc Đồng dài hơn 40 dặm rưỡi. Sai trấn thủ Định Tường là bảo thiện hầu Nguyễn Văn Phong đem dân phu của trấn 9679 người, nhà nước cấp cho tiền gạo (mỗi người mỗi tháng tiền một quan, gạo một phương). Chia làm ba phiên thay nhau mà khơi đào …” [10, tr.46]. Cơng việc đào kênh diễn ra trong khoảng ba tháng thì hồn thành. Tổng chiều dài của kênh mới đào vét là 14 dặm (6,2 km), rộng 7 trượng 5 thước (36 mét), sâu 9 thước (4 mét) [34, tập I, tr.984]. Hai bên bờ cĩ đường quan rộng 6 tầm (14 mét) [10, tr.46]. Sau khi đào xong vua Gia Long đặt tên cho kênh là sơng Bảo Định. Bia đá được dựng lên tại Vọng Thê để khắc ghi “Cơng sức ngày tháng đã bỏ ra để ngàn vạn năm tiện lợi, mưa nắng thuận hịa, cơng sức của muơn dân đã thành đạt, con đường giao thơng được sửa chữa” [29, tr.286]. Đến đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) kênh Bảo Định được đổi tên là An Định, cịn gọi là sơng Trí Tường. Nhưng dân gian vẫn gọi là kênh bảo Định hay kênh Trạm (Vì cĩ các trạm trên sơng để chuyển cơng văn của triều đình), nên sau này người Pháp gọi là kênh Bưu Điện (Arroyo de la poste). Từ khi hình thành, nhất là sau lần đào thứ hai, kênh Bảo Định là một con đường thủy quan trọng trong việc vận chuyển hàng hĩa, văn thư, lúa gạo từ đồng bằng sơng Cửu Long về Sài Gịn để từ đĩ cĩ thể đi các nơi khác. Kênh Bảo Định (Ảnh vệ tinh) Kênh Bảo Định ngày nay, đoạn chảy gần TP Mỹ Tho-Tiền Giang Kênh Bảo Định Cửa cống phía dưới kênh Bảo Định chảy ra sơng Vàm Cỏ Tây (Thị xã Tân An – Tỉnh Long An) Bia Bảo Định ngày nay ở xã Phú Kiết- Chợ Gạo- Tiền Giang Bản dịch nội dung bia Bảo Định Tháng chạp năm Mậu Dần. Cơng đồng truyền khâm phụng. Sắc lệnh đến mùa xuân tới sẽ khai mở cảng sơng Định Tường. Đến tháng giêng năm Kỷ Mão (1819) thực thi cơng trình. - Trấn Định Tường cung cấp 3225 dân phu. - Khâm sai chưởng cơ lãnh binh Nhiệm tín hầu lãnh nhiệm vụ. - Khâm sai trấn thủ Định Tường – Bửu thiện hầu cĩ nhiệm vụ đốc thúc dân phu. - Khâm khai Gia Định thành phĩ tổng trấn – thị trung tả thống chế Lý Văn Hầu đốc thúc nơi cơng trình. - Khâm sai tổng đốc chưởng tiền quân – Bình tây Đức quận cơng. - Khâm sai Hiệp tổng trấn lại bộ thượng thư An tồn hầu. Cùng hiệp tâm cấp phát lương hướng : mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo. Đến ngày 28 tháng giêng khởi cơng từ chợ Lung (Thang Trơng – Phú Kiết) đến bến Mỹ Tho – hoặc đào thẳng qua ruộng bằng phẳng – hoặc sửa những chỗ nơng, sâu đắp hai bờ sơng thành đê phẳng. Làm như thế đến ngày 10 tháng tư nhuận thì thơng ra bến cảng. Ngưỡng mong thánh thượng chứng giám cho sự khai sáng tốt đẹp này. Đường sơng này vốn cĩ nhiều khúc quanh co, nhiều chỗ sâu, cạn nên ghe thuyền các loại khĩ đi lại – lao khổ khơng kéo dài, ăn uống khơng nên tạm bợ, tiêu xài khơng nên vay mượn. Cơng sức ngày tháng đã bỏ ra để ngàn vạn năm tiện lợi. Mưa nắng thuận hịa, cơng sức của muơn dân đã thành đạt, con đường giao thơng được sửa chữa. Xin sơ lược tỏ bày mọi sự với năm tháng tạc vào bia đá truyền mãi về sau. Năm Gia Long thứ 18, ngày 10 tháng tư nhuận Kỷ Mão (1819). (Nguồn, Nguyễn Phúc Nghiệp) 2.1.2. Kênh Ruột Ngựa Kênh này cịn cĩ tên gọi theo nghĩa Hán tự là Mã Trường Giang. Sách Gia Định thành thơng chí và Đại Nam nhất thống chí đều gọi là sơng Mã Trường. Kênh Ruột Ngựa đào năm 1772 thời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1766 – 1775). Người tổ chức đào kênh là đốc chiến Nguyễn Cửu Đàm, viên quan chỉ huy quân sự này sau khi vâng mệnh chúa Nguyễn đi dẹp loạn ở Chân Lạp về, đã huy động binh lính đào kênh. Khởi nguyên của dịng kênh Ruột Ngựa là dựa vào con đường nước nhỏ cạn. Sách Gia Định thành thơng chí ghi “…Trước kia từ cửa Rạch Cát về bắc đến Lị Ngĩi, một lối vũng trâu, thuyền bè khơng qua lại được” [10, tr.35]. Vào mùa nước cạn ghe thuyền chở hàng thường phải chờ đợi thủy triều lên mới đi lại được. Vì thế, Nguyễn Cửu Đàm đã cho quân đào, đĩng cừ, nắn thẳng dịng nước tạo nên một con kênh thẳng tắp như ruột ngựa nên đặt tên là kênh Ruột Ngựa. Ban đầu, dịng kênh cịn nhỏ hẹp, ghe thuyền đến đĩ phải chờ đợi nhau, trong khi việc thơng thương ngày càng phát triển. Nên sau đĩ lịng kênh lại được đào rộng ra ghe thuyền qua lại tấp nập, dân khen là tiện lợi. Tài liệu ghi chép về kênh Ruột Ngựa cho đến nay cịn quá ít, khiến ta khơng biết được độ dài, rộng, sâu của kênh là bao nhiêu ? Thời gian cụ thể của việc đào kênh là bao lâu, tài lực cung cấp cho đào kênh như thế nào ? Nếu khảo sát trên bản đồ địa lý Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì ở quận 8 vẫn cịn một đoạn kênh mang tên Ruột Ngựa. Theo Lê Cơng Lý [15,số 282, tr.27] thì kênh này dài khoảng 3 km. Như vậy, mục đích của việc đào kênh Ruột Ngựa là vì giao thơng thương mại. Tuy ngắn nhưng nĩ đĩng vai trị cực kỳ quan trọng là kênh đào đầu tiên nối với rạch Bến Nghé ra sơng Sài Gịn. Nếu đi về phía Nam, xuất phát từ Chợ Lớn theo kênh Ruột Ngựa ra sơng Rạch Cát,rẽ trái đi Cần Đước, rẽ phải đi Chợ Đệm, Bến Lức rồi đến Vàm Cỏ Đơng… Đĩ là con đường lúa gạo nối từ Sài Gịn – Chợ Lớn đến các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Một đoạn kênh Ruột Ngựa ngày nay ở quận 8 TP.Hồ Chí Minh Ảnh vệ tinh : Ngã tư kênh Ruột Ngựa – Rạch Lị Gốm Kênh Ruột Ngựa, nơi nối dịng với rạch Lị Gốm, quận 8 TP Hồ Chí Minh Ngay bên bờ kênh là đình Hịa Lạc 100 năm tuổi 2.1.3. Kênh Phố Xếp Kênh nhỏ Phố Xếp được đào năm 1778. Vào thời điểm bấy giờ, người Hoa ở Cù Lao Phố (thuộc dinh Trấn Biên – Đồng Nai) vì lánh nạn binh đao giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, nên đã chuyển về Chợ Lớn sinh sống. Họ chọn vùng đất cận kề phía bắc Chợ Lớn để lập nghiệp. Đĩ là khu đất cao ráo, nhĩm người Hoa mới đến trồng nhiều rau cải và lập ra chợ để buơn bán . Khu đất này chính là Chợ Rẫy bây giờ. Việc đào kênh Phố Xếp do người Hoa tổ chức. Kênh này nối với kênh Ruột Ngựa, cắt ngang rạch Chợ Lớn lên hướng bắc đến Chợ Rẫy. Đây là con kênh đào nhỏ và ngắn nhất trong thời nhà Nguyễn. Tên gọi “Phố Xếp” cĩ lẽ là từ “Phố xép” mà ra, chỉ phố nhỏ bên cạnh phố thị Chợ Lớn [15, số 286, tr.27]. Kênh Phố Xếp giúp cho việc vận chuyển rau cải và các loại hàng hĩa khác ra kênh Ruột Ngựa đi bán ở các nơi. Đến năm 1925 kênh Phố Xếp bị lấp, nay là đường Châu Văn Liêm, quận Năm. 2.1.4. Kênh Rạch Chanh Kênh này cịn cĩ tên là kênh mới Đặng Giang (Chanh Giang Tân Kinh) [10, tr.43], theo Trương Vĩnh Ký trong Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ gọi là kênh Bà Bèo[21,tr32] . Kênh đào năm 1785, thuộc trấn Định Tường. Vị trí kênh Rạch Chanh ngày nay ở khu vực hai huyện Cai Lậy và Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Người tổ chức đào kênh là đơ đốc Nguyễn Trấn của quân Tây Sơn. Đây là điểm riêng biệt, khác với các kênh đào được mơ tả trong đề tài này đều do quan quân vua chúa Nguyễn tổ chức đào. Việc đào kênh Rạch Chanh gắn liến với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ ở vùng đất Nam Bộ, khi mà Tây Sơn và Nguyễn Ánh tranh chấp nhau quyết liệt ở đây. Vị trí của kênh đào nằm giữa đầu hai con rạch tự nhiên là rạch Bà Rài (Ba Lai Bắc) ở phía nam chảy ra sơng Tiền và Rạch Chanh ở phía bắc chảy ra sơng Vàm Cỏ Tây. Sách Gia Định thành thơng chí cĩ ghi : “ … khoảng giữa thì bùn lầy đất nhão, cỏ lác rậm rạp, đến 57 dặm rưỡi. Đất ấy về phía nam cĩ nhiều giồng gị ruộng vườn. Về phía bắc cĩ nhiều rừng sâu chằm lớn lan tràn tới năm sáu trăm dặm…” [10, tr.44]. Như vậy, đây là vùng sâu trũng ngập nước rập rạp hoang vu. Vì vậy, nơi đây trở thành sào huyệt của đảng cướp Đơng Sơn do Đỗ Thành Nhân cầm đầu. Chúng thường tỏa đi cướp phá khắp nơi, nhất là khu vực Ba Giồng gây nên nhiều nỗi kinh hồng cho dân chúng. Vào thời điểm bấy giờ đảng cướp Đơng Sơn là lực lượng phị tá Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn. Khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, bọn chúng lại chạy vào khu vực chằm phá mênh mơng này để lẩn trốn. Trước tình hình đĩ, năm Ất Tỵ (1785), sau khi đại phá quân Xiêm, đơ đốc Tây Sơn là Nguyễn Trấn đã huy động binh lính đào kênh nối liền hai đầu rạch Bà Rài và rạch Chanh, gọi là kênh mới Rạch Chanh. Mục đích đào kênh của Nguyễn Trấn là tiêu nước ở vùng sâu trũng ngập nước, từ đĩ làm mất đi hiểm địa trú ẩn của đảng cướp Đơng Sơn để tiến tới tiêu diệt bọn chúng. Nhưng đồng thời kênh này cũng nối liền hai con rạch tự nhiên thơng từ sơng Vàm Cỏ Tây sang Tiền Giang tạo ra một tuyến giao thơng quan trọng “… bèn thành đường kênh, rất là nhanh tắt, nay người ta thường đi lại” [10, tr.44]. Một đoạn kênh Rạnh Chanh chảy qua xã Mĩ Phước –Tân Phước-Tiền Giang nay là kênh Nguyễn Văn Tiếp Cống đập nước kênh Rạch Chanh, cửa nước chảy ra sơng Vàm Cỏ Tây ở xã Lợi Bình Nhơn-TX Tân An-Long An 2.2. Kênh đào ở Nam bộ thời các vua Nguyễn 2.2.1. Kênh An Thơng Tục danh là sơng Sài Gịn [10, tr.34], kênh Thơng [34, tập I, tr.982]. Mùa xuân năm 1819, phĩ tổng trấn Gia Định Huỳnh Cơng Lý vâng lệnh vua Gia Long đứng ra tổ chức việc đào kênh này. Ơng đã huy động 11460 dân phu trấn Phiên An cấp cho tiền gạo, chia làm ba phiên thay nhau đào. Sách Gia Định thành thơng chí cĩ ghi “… khởi cơng từ cầu Thị Thơng thẳng đến sơng Mã Trường 2129 tầm một thước, thành 9 dặm rưỡi (kém số cũ là 997 tầm), bề ngang 15 tầm, sâu 9 thước, hai bên để đất khơng đều 8 tầm, đến đường quan ngang 6 tầm, bắt đầu làm từ 23 tháng giêng đến 23 tháng 4 thì hồn thành. Nhà vua cho tên là sơng An Thơng” [10, tr.34]. Kênh An Thơng chính là một phần của kênh Ruột Ngựa đào từ năm 1772, đến năm 1819 đã qua gần nửa thế kỷ tồn tại kênh này bị cạn lấp, thuyền ghe qua lại khĩ khăn. Đồng thời, vào thời điểm bấy giờ (1819) đất nước đã thống nhất sau hơn 15 năm dưới triều Nguyễn, kinh tế phát triển, Nam Bộ thực sự trở thành vựa lúa của cả nước, con đường lúa gạo từ Miền Tây về Sài Gịn - Chợ Lớn cần phải tu sửa hồn thiện. Vì vậy, nhu cầu cải tạo lại các con kênh trên tuyến đường này đã đặt ra. Xét về mặt thời gian, khơng phải ngẫu nhiên mà đầu 1819 vua Gia Long đã ra lệnh đào vét kênh Vũng Gù, kênh Ruột Ngựa rồi đến tháng 9 năm này khởi cơng đào kênh Vĩnh Tế. Cũng như kênh Ruột Ngựa, kênh An Thơng cĩ vai trị quan trọng đối với giao thơng thương mại, Trịnh Hồi Đức đã ghi nhận như sau : “… sâu rộng nhanh chĩng, ghe thuyền đi dài 10 dặm, tùy nước triều lên xuống mà đi, bơi chèo hát xướng, ngày đêm nối nhau thực là nơi đơ hội trên bến dưới thuyền, người ta đều khen là thuận lợi” [10, tr.34]. Một điểm neo thuyền trên kênh An Thơng, nay là kênh Bến Nghé ở quận 6 TP Hồ chí Minh . Phía trước là cầu sắt làm tạm cho xe đi l._. sự lan rộng đến tồn khu vực biên giới và một phần lãnh thổ Việt Nam như Hà tiên, An Giang. Tháng 12/1833 quân Xiêm chiếm Hà Tiên rồi theo kênh Vĩnh Tế chiếm Châu Đốc [34, tập 3, tr.914]. Tháng 1/1834 quân Nguyễn tấn cơng lấy lại đồn Châu Đốc, sau đĩ tiếp tục đuổi đánh giặc trên kênh Vĩnh Tế. Thuyền binh quân ta tiến đến Hà Tiên, quân Xiêm rút chạy ra biển. Sau trận này vua Minh Mạng xuống chiếu đình chỉ mãi mãi việc cho sứ Chân lạp sang Xiêm giao hịa và cho đắp hai đồn trên kênh Vĩnh Tế [34, tập 4, tr.271]. Năm 1840, dân Chân Lạp do một số đầu mục cầm đầu nổi dậy ở trấn Tây Thành, ở Việt Nam người thổ (Khơ me) ở huyện Nam Thái và Hà Âm (An Giang) cũng nổi dậy. Quan quân nhà Nguyễn lại phải một phen dẹp loạn, tập trung đơng binh thuyền ở khu vực Châu Đốc, đắp thêm đồn trên kênh Vĩnh Tế. Chiến sự đã nổ ra trên mặt kênh [34, tập II, tr.141; 162]. Năm 1841, lợi dụng tình hình bất ổn ở Chân Lạp và Nam Bộ, nước Xiêm đem quân vào Chân lạp, quân nhà Nguyễn ở trấn Tây Thành phải lui về An Giang, dàn quân phịng thủ dọc tuyến kênh Vĩnh Tế [34, tập VI, tr.316]. Tháng 1 năm 1842, quân Nguyễn tổng phản cơng ở khu vực Hà Âm – Thất Sơn. Hai vạn quân Xiêm đĩng trên 8 đồn và 13 trại dọc theo kênh Vĩnh Tế bị đánh tan [34, tập VI, tr.325]. Quân triều đình tiếp tục truy kích quân Xiêm và bình định lại đất Chân Lạp. Đến năm 1847, cơ chế trực trị trấn Tây Thành chấm dứt khi vua Khải Định phong vương cho vua Chân Lạp và xuống chiếu rút quân về nước “Tấu khúc khải hồn” [15, số 290/2007, tr.22]. Một chi tiết đáng lưu ý là về mặt thời gian, một năm sau chiến thắng quân Xiêm ở vùng biên giới An Giang – Hà Tiên, vua Thiệu Trị đã cho đào kênh Long An để nối liền sơng Tiền và sơng Hậu ở khu vực giáp ranh hai nước Việt – Chân Lạp. Ý hẳn vua tơi nhà Nguyễn đã rút ra bài học kinh nghiệm sau cuộc chiến vừa tàn và việc cần thiết phải đào kênh Long An nhằm củng cố vững chắc tuyến phịng thủ biên giới tây nam của đất nước. Tĩm lại, kênh đào ở Nam Bộ thời kỳ này đã phát huy vai trị về mặt quân sự bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia gĩp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 3.2. Kênh đào phục vụ cho mục đích thủy lợi, khai hoang, di dân lập ấp, mở mang lãnh thổ Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ diện tích đất phèn, đất nhiễm mặn rất lớn, nếu kể cả đất núi, đất rừng khơng thuân lợi cho nghề trồng lúa thì chiếm tới 3 2 tổng diện tích ở đây [2, tr.12]. Trong thời kỳ khai phá, di dân người Việt chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Khi đã khai thác hết những vùng đất thuận lợi nơi cĩ nguồn nước ngọt dồi dào, người ta mới tính đến việc mở đất ở những khu vực khĩ khăn. Thế kỷ XVIII, di dân ở vùng Đồng Tháp Mười và miền tây sơng Hậu khơng đơng lắm. Bởi ở những khu vực này đất trũng nước ngập sâu vào mùa mưa nhưng mùa khơ lại thiếu nước ngọt và độ phèn nặng, rất khĩ canh tác nơng nghiệp. Vì vậy, muốn trồng luá ở vùng đất ấy, việc quan trọng là phải đào kênh. Điển hình là khu tứ giác Long Xuyên, với những đặc điểm thổ nhưỡng như đã nêu ở trên nên cư dân ở đây cịn rất thưa thớt. Trước khi đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, dân cư chỉ tập trung thành cụm ở Hà Tiên, Rạch Giá, khu vực quanh đồn Châu Đốc, cịn cả một vùng rộng lớn của khu tứ giác này hầu như chưa được khai thác. Đâu đĩ cĩ vài sĩc người Miên biệt lập trên những giồng đất cao. Đầu thế kỷ XIX, chính quyền phong kiến tổ chức đào kênhThoại Hà (1918) và kênh Vĩnh Tế (1819 – 1824) là một bước đột phá về việc di dân mở đất sản xuất nơng nghiệp ở khu vực này. Nước ngọt từ sơng Hậu chảy qua kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế rồi ra biển Tây. Về mùa mưa nước đổ mạnh, lưu lượng nước trên sơng Hậu rất lớn vì vậy hai kênh này cịn đĩng vai trị điều tiết thủy văn với sơng Hậu, giảm lụt ở phía hạ nguồn. Nhưng lớn hơn cả vẫn là việc thaĩ chua rửa mặn ở vùng tứ giác Long Xuyên. Ở đây, đất dần dần được ngọt hĩa, là điều kiện thuận lợi cơ bản cho sản xuất nơng nghiệp. Việc tổ chức di dân đến khai phá lập ruộng vườn, sau khi đào kênh Thoại Hà, Vĩnh Tế phải nĩi đến cơng lao của Nguyễn Văn Thoại. Tại khu vực núi Sập, trước đây là một vùng rừng rậm, hoang vu, “Từ các triều trước khai mở cõi Nam, cây hoang vẫn cịn rậm rạp, luống làm nơi ở cho hươu nai” (xem phần phụ lục : Bia Thoại Sơn). Khi đào kênh xong nhân dân được kêu gọi đến khai khẩn ngày càng đơng đúc, từ đĩ thơn ấp được thành lập, đình chùa được xây dựng lên. Năm 1818, kênh Thoại Hà mới hồn thành, sang năm 1819 kênh Vĩnh Tế đào xong đợt một, triều đình đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Thoại tăng cường việc khai hoang lập làng. Dụ của nhà vua nĩi rằng “Châu Đốc là đất xung yếu, ngươi nên khéo phủ dụ, mộ dân lập thành làng mạc để hộ khẩu ngày càng tăng, đồng ruộng ngày mở mang” [34, tập II, tr.123]. Người dân đến vùng Châu Đốc – Hà Tiên lập nghiệp vào thời điểm bấy giờ thuộc nhiều thành phần như Việt, Khơ me, Hoa…đơng nhất vẫn là người Việt. Những cụm dân cư tập trung ban đầu là ở Châu Đốc, Hà Tiên, nhưng khi kênh Vĩnh Tế hồn thành thì phân bố dân cư thay đổi nhanh. Dọc bờ kênh Vĩnh Tế dân mới đến được phép mở đất khai hoang. Từ hai bờ kênh, nơng dân cĩ sáng kiến đào những kênh nhỏ để dẫn nước ngọt vào đồng ruộng và đồng thời làm đường nước vận chuyển nơng sản cũng như đi lại. Những kênh nhỏ này người ta gọi là kênh “cựa gà” [27, tr.71]. Đã cĩ bao nhiêu kênh “cựa gà” trong thời kỳ này ? Sử sách khơng ghi chép lại cụ thể, nhưng những con kênh như vậy cứ được đào nối dài ra thì thơn ấp cũng theo đĩ mà lập nên, đất canh tác được mở rộng, dân cư thêm đơng đúc. Mức độ gia tăng dân số ở khu vực này phát triển nhanh chĩng. Vì vậy, năm 1825 nhà Nguyễn đã đặt huyện mới ở Hà Tiên gồm hai tổng Thanh Hà và Hà Nhuận [34, tập II, tr.462]. Năm 1830, ở Châu Đốc lập thêm được 41 xã thơn [34, tập III, tr.88]. Năm 1835, Minh Mạng cĩ chỉ dụ cho Hà Tiên đẩy mạnh việc lập đồn điền và mộ dân khai hoang, nhà nước cho mượn thĩc giống, ngư cụ để sản xuất [34, tập IV, tr.562]. Ba năm sau (1838), quan tỉnh Hà Tiên tâu báo “ biền binh ở đồn điền khai khẩn ruộng đất được 2000 mẫu” [34, tập V, tr.267]. Mười năm sau đào kênh Vĩnh Tế (1839) dân cư ở hai tỉnh An Hà tăng lên mạnh mẽ khiến triều đình phải đặt thêm phủ huyện. Dọc theo kênh Vĩnh Tế cĩ hai huyện là Hà Âm với 1040 suất đinh, thổ điền hơn 1150 mẫu và huyện Hà Dương 1480 suất đinh với điền thổ hơn 2080 mẫu. Hai huyện này thuộc phủ Tịnh Biên tỉnh Hà Tiên [34, tập V, tr.617]. Cĩ thể nĩi các kênh đào ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đều mang vai trị khai hoang phát triển nơng nghiệp. Như trên đã trình bày về kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, khu vực này cịn cĩ các kênh Bảo Định, Rạch Chanh, Lợi Tế và Long An Hà. Các kênh này được đào ở những thời điểm khác nhau, nhưng xét trên tiêu chí chung chúng đều cĩ tác dụng lâu dài về phát triển nơng nghiệp. Kênh mới đào thường phĩng qua những vùng cùng sơng, ngọn rạch, nước đọng đầm lầy. Nơi đĩ dân cư thưa thớt, thậm chí hoang vu chưa cĩ người ở. Nhưng sau khi đào xong, những dịng kênh xanh đã đưa nước ngọt đến tận cánh đồng sâu, nước đến đâu, nhà cửa xĩm ấp mọc lên đến đĩ. Các địa danh như chợ Phú Lương, chợ Hưng Lợi trên kênh Bảo Định là một ví dụ điển hình cho cảnh quan và nhịp sống xã hội miền sơng nước do chính kênh rạch tạo thành [10, tr.197]. Tĩm lại, kênh đào ở Nam Bộ trong thời kỳ này là một giải pháp đột phá để mở đường giao thơng, đưa nước ngọt về, cải tạo đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình khai hoang, lập ấp, mở mang lãnh thổ của nhân dân ta . 3.3. Kênh đào phục vụ cho giao thơng thương mại Nam Bộ là địa bàn cĩ mật độ sơng ngịi tự nhiên dày đặc nhất ở nước ta. Một trong những chức năng của các con sơng là tạo ra tuyến giao thơng đường thủy thuận lợi, nối liền các khu vực trên dịng chảy của nĩ. Đa số các sơng tự nhiên ở khu vực này đều chảy theo hướng đơng – tây, điển hình là sơng Tiền, sơng Hậu và hệ thống chi lưu của nĩ hầu như tỏa khắp đồng bằng Nam Bộ. Các thế hệ di dân người Việt khi đến khai phá vùng đất này đều đi theo các dịng sơng. Những địa điểm định cư đầu tiên của họ là trên các bờ sơng và trên những cù lao màu mỡ do sơng nước tạo thành. Thời kỳ khai phá ở Nam Bộ người ta đi lại, giao lưu buơn bán chủ yếu bằng đường thủy. Những trung tâm kinh tế hình thành ở khu vực này đều nằm trên các bờ sơng. Nơi đĩ là một phố thị tấp nập buơn bán, trên bến dưới thuyền. Cĩ một thực tế bất cập ở khu vực Nam Bộ là giao thơng đường thủy theo những con sơng tự nhiên để nối liền các trung tâm kinh tế trong khu vực là rất khĩ khăn. Ghe thuyền phải đi theo các sơng rạch quanh co xa lắc và cĩ lúc gặp trắc trở với thủy triều khi nước cạn thì khơng đi lại được. Để khắc phục những khĩ khăn đĩ, người ta đã thực hiện việc đào kênh. Nếu xem trên bản đồ ta sẽ thấy các kênh đào ở Nam Bộ đều chảy theo hướng Bắc – Nam. Kênh đào theo hướng này là sự kết hợp giữa kênh đào với sơng rạch tự nhiên, từ đĩ tạo thành một tuyến thủy đạo theo trục Bắc – Nam cĩ thể đi suốt từ Sài Gịn – Chợ Lớn đến tận Rạch Giá – Hà Tiên. Nếu lấy Sài Gịn là địa điểm xuất phát, người ta sẽ đi theo kênh Ruột Ngựa ra sơng Chợ Đệm đến Bến Lức bên bờ Vàm Cỏ Đơng, sau đĩ đi vào kênh Bảo Định để đến sơng Tiền. Nếu đi Châu Đốc, người ta ngược dịng sơng Tiền, qua sơng Vàm Nao để sang sơng Hậu rồi tiếp tục ngược dịng sơng Hậu để đến Châu Đốc. Từ Châu Đốc đến Hà Tiên thì đã cĩ kênh Vĩnh Tế. Nếu muốn đến Rạch Giá thì từ Vàm Nao xuơi sơng Hậu đến Long Xuyên rồi đi theo kênh Thoại Hà. Điểm lại trên tuyến thủy đạo này, chúng ta thấy hầu hết các kênh đào ở Nam Bộ đều cĩ tham gia nối dịng. Cĩ thể nĩi, để tạo được con đường giao thơng này một cách hồn chỉnh người Việt đã phải thực hiện hơn một thế kỷ, kể từ khi đào kênh Vũng Gù (Bảo Định) năm 1705, đến đào xong kênh Vĩnh Tế (1824). Đĩ là những đánh giá chung về vai trị của kênh đào phục vụ cho giao thơng thương mại của cả vùng đồng bằng Nam Bộ. Nếu xem xét vị trí mỗi con kênh ở một khu vực nhất định ta vẫn thấy chúng phát huy tốt vai trị này. Trước tiên là kênh Ruột Ngựa và kênh An thơng (Kênh An Thơng cĩ đoạn vét lại từ kênh Ruột Ngựa và đào mới từ rạch Lị Gốm). kênh Ruột Ngựa đào xong đã tạo ra con đường thủy thuận lợi cho thuyền ghe từ phía đồng bằng Miền Tây về nhập bến Chợ Lớn – Sài Gịn. Người đương thời nĩi : “Dân khen là tiện lợi” [10, tr.35], người thời nay khi khảo cứu về nĩ đánh giá là : “Tuy ngắn nhưng cực kỳ quan trọng” [15, số 282/2007, tr.27], cịn kênh An Thơng đào sau Ruột Ngựa gần 50 năm và ở cùng một vị trí, nhưng xem ra cảnh quan buơn bán giao thương qua dịng kênh này đã phát triển rất mạnh. “… sâu rộng nhanh chĩng, ghe thuyền đi dài 10 dặm, tùy nước triều lên xuống mà đi, ngày đêm nối nhau thực là nơi đơ hội trên bến dưới thuyền” [10, tr.34]. Kênh Bảo Định đào lần đầu (năm 1705), kênh Rạch Chanh (1785) mặc dù lúc đầu cịn mang nặng mục đích quân sự, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế ở vùng đất này chúng đã khẳng định dài lâu vai trị giao thơng thương mại. Bởi vì vị trí của hai kênh này rất quan trọng là con đường thủy nối sơng Tiền với sơng Vảm Cỏ Tây. Hàng hĩa vận chuyển nhiều nhất là luá gạo, cá tơm từ các vùng trù phú ở giữa sơng Tiền và sơng Hậu, ghe thuyền buơn bán từ Chân Lạp xuơi về đều đi qua những đường kênh này để tới Sài Gịn. Ở khu vực Châu Đốc, Hà Tiên kênh Vĩnh Tế cũng cĩ vai trị quan trọng đối với giao thơng thương mại. Từ thời Mạc Cửu, Hà Tiên đã là tụ điểm mua bán với nước ngồi. Đến khi Hà Tiên quy thuộc Việt Nam và kênh Vĩnh Tế được đào thì nơi đây trở thành cửa ngõ đi ra vịnh Xiêm La. Trịnh Hồi Đức cĩ nhận xét như sau : “Nay lại được sơng Vĩnh Tế khơi thơng, thuyền buồm ở sơng ở biển tụ họp đường thủy đường bộ đều tiện lợi” [10, tr.137]. Mặt khác, kênh này cịn gián tiếp gĩp phần phát triển kinh tế cho nước Chân Lạp khi nhà Nguyễn cho phép ghe thuyền của nước họ đi lại qua kênh Vĩnh Tế. Ngồi vai trị giao thơng thương mại, thúc đẩy kinh tế phát triển, kênh đào ở Nam Bộ cịn cĩ vai trị giao thơng liên lạc. Con kênh mang dấu ấn của cơng việc này là kênh Bảo Định. Thời nhà Nguyễn các trạm chạy chuyển cơng văn của nhà nước ở vùng Miền Tây Nam Bộ đều dùng thuyền. Đến năm 1814, mỗi dinh ở đây cĩ một trạm, phu một trạm cĩ tới 390 người [34, tập I, tr.892]. Thời gian này trên kênh bảo Định cĩ một trạm, đến đời Thiệu Trị ở Định Tường cĩ tới ba trạm [35, tập V, tr.128]. Sau này người Pháp vẽ bản đồ khu vực đồng bằng sơng Cửu Long đã dịch tên kênh Bảo Định là Arroyo de poste (kênh Bưu Điện) cịn dân gian thường gọi là kênh trạm. Ở Hà Tiên, khi cĩ kênh Vĩnh Tế, nhà Nguyễn bỏ trạm Kiên Giang vì khơng phải đi đường biển nữa, đồng thời đổi tên trạm Hà Tiên thành Tiên An [34, Tập III, tr.475] và đặt trạm An Nơng ở đoạn giữa kênh Vĩnh Tế. Như vậy, kênh đào Nam Bộ đã gĩp phần thúc đẩy kinh tế thương mại và giao thơng liên lạc ngày càng phát triển. 3.4. Kênh đào gĩp phần tạo ra hình thái cư trú và văn hĩa cư dân miền sơng nước Yếu tố tự nhiên được coi là một điều kiện quy định thường xuyên đến cuộc sống sinh hoạt của cư dân. Đồng bằng sơng Cửu Long với hệ thống sơng rạch phong phú đã cĩ ảnh hưởng rất lớn đến việc cư trú của con người trong quá trình khai phá vùng đất này. Ở Nam Bộ, lưu dân Việt cĩ hình thức cư trú miệt kênh. Từ những sơng rạch tự nhiên là những con đường tiến cư của người khai hoang đến các vùng đất mới được bổ sung dần dần bởi nhiều kênh đào nhân tạo. Hết đời này qua đời khác, kênh đào đến đâu, làng mạc thơn xĩm tiến theo đến đĩ, nhà cửa trải dài theo bờ kênh, tản mát bên vườn ruộng, khác với khung cảnh làng quê người Việt ở Miền Bắc, Miền Trung. Thơn ấp được lập ra theo kênh rạch nên tên gọi của những thơn ấp ấy cũng xuất phát từ tên kênh như Vĩnh Tế Thơn, Vĩnh Bảo Thơn, Vĩnh Gia Thơn, Vĩnh Lạc Thơn… [27, tr.72]. Nhà ở của người dân Nam Bộ cũng mang sắc thái miền sơng nước, điển hình là kiểu nhà thảo bạt [3, tr.330]. Vật liệu làm nhà là bằng cây và lá, nọc ngựa (cột giữa) thường làm bằng cây tràm, vên vên… đơi khi đơn giản chỉ là thân cau già, thân dừa lão, mái và vách nhà phổ biến là lợp bằng lá dừa nước. Nền nhà được cất cao theo kiểu nửa sàn, nửa đất hoặc sàn hồn tồn phù hợp với dạng cư trú ven kênh rạch và ở vùng nước ngập định kỳ hay thường xuyên. Hàng hiên phía trước nhà được nới rộng cĩ mái riêng (gọi là thảo bạt) để tránh việc khách đi vào nhà đường đột, thảo bạt cũng là nơi tiếp khách, bạn bè thân thích. Nhà ở Nam Bộ thường quay về hướng đơng, đơng nam, hoặc đường lộ. Riêng nhà thảo bạt mặt tiền luơn quay ra hướng kênh rạch. Vị trí cất nhà thường kế cận bờ kênh, cịn phía sau nhà là vườn ruộng theo kiểu “tiền giang hậu điền”. Với hệ thống sơng rạch chằng chịt như vậy, nên người dân Nam Bộ thường đi lại bằng thuyền “ Cứ 10 người cĩ 9 người thạo chở thuyền” [10, tr.147]. Từ lâu dân gian đã cĩ câu : “Sắm xuồng là để làm chân”. Sách Gia Định thành thơng chí cịn ghi “ Ở Gia Định chỗ nào cũng cĩ thuyền ghe, hoặc lấy thuyền làm nhà, hoặc lấy thuyền để đi chợ, thăm bà con, chở gạo củi, đi buơn bán lại càng tiện lợi. Thuyền ghe đầy sơng, đi lại ngày đêm, mũi thuyền, đuơi thuyền liền nhau “ [10, tr.149]. Đi từ sơng cái, rẽ vào sơng nhỏ hoặc nơi giao hội của những con rạch, kênh đào ta thường gặp một cụm dân cư đơng đúc. Nơi đây nhà cửa chen chúc ngay bờ kênh, dưới bến thuyền ghe chở đầy hàng hĩa nơng sản, hải sản, hàng thủ cơng mỹ nghệ… cảnh quan buơn bán thật là sầm uất, náo nhiệt. Những tụ điểm buơn bán như vậy, người ta gọi là “chợ nổi” chỉ cĩ vùng sơng nước Nam Bộ. Đầu thế kỷ XIX chợ ở các trấn cĩ rất nhiều. Trong những chợ đĩ, cĩ chợ nổi trên sơng như chợ Bình Quý ở Phiên An, chợ Sa Đéc, chợ Long Hồ ở Vĩnh Thanh, chợ Mỹ Tho, chợ An Bình ở Định Tường… [10, Mục, tr.175 – 200]. Từ chợ nổi, đi theo dịng một con rạch hoặc kênh đào, qua những xĩm ấp trù mật bên bờ kênh xanh ,ta sẽ thấy nhà cửa sắp hàng, cây trái xum xuê. Dưới dịng kênh ấy ghe xuồng vẫn tấp nập, xuồng chở nơng sản ra bán ngồi chợ nổi, ghe chở muối, mắm, hàng nhu yếu cần thiết về nhà, thi thoảng gặp ghe thương hồ ngược xuơi buơn bán đến tận ngọn cùng của kênh rạch. Cũng trên dịng kênh ấy, từng đoạn, từng đoạn khơng cách xa nhau lắm, những cây cầu khỉ làm bằng những thân cây tràm, cây mắm, khẳng khiu, lắt lẻo, nối đơi bờ. Văn hĩa miền sơng nước kênh rạch cịn đi vào ngơn ngữ, thơ ca hị vè của người Nam Bộ. Người ta nĩi :” Lặn lội đến thăm nhau “, đi nhờ xe của ai thì gọi là “quá giang”, xe chở khách liên tỉnh thì gọi là “xe đị”, thậm chí đi đại tiện cịn gọi là “đi cầu”. Thơ ca, hị, vè mang đậm màu sắc sơng nước. Vè cá : “… No lịng phỉ dạ - là con cá cơm, khơng ướp mà thơm – là con cá ngát, lượn bay thoăn thoắt – là con cá chim, hụt cẳng chết chìm – là con cá đuối…” [36, tr.68]. Vè đường sơng lục tỉnh : “ Kể từ Lị Gốm ra đi – kia cầu Đội Lão, nọ là Đồng Tranh, Hai bên nhà ở lao xao – Đi qua rạch cát nước trào chỉn ghê. Bát Chiên sơng trở đơi đường – Rạch Chanh chợ ấy tầm thường bán buơn, Cần Đốt vắng vẻ như truơng – Đá Hàn khúc vịnh thẳng lên Vũng Gù…” [ 36, tr.99 – 100]. Giao thương buơn bán đường sơng cũng đi vào thơ ca : “ Tiếng đồn Cát Lái Đồng Nai - tháng giêng cưa ván, tháng hai đĩng thuyền. Tháng ba chở gạo mà chuyên- tháng tư hành thuyền rải rác mọi nơi…” [36, tr.103]. Bài vè “ Ghe thương hồ” nghe thật ngộ nghĩnh : “ Giã từ thiếp ở Hà Tiên – thiếp lấy chồng Chệt thiếp đi ghe hàng . Tháng ba phản mại hàng thồn – thiếp đi lục tỉnh bốn phang đến trời…” [ 36, tr.107 ]. Kênh đào cũng cĩ trong thơ ca : bài “Rạch ơng Me” nghe giống thơ Nguyễn Khuyến : “Bấy lâu mới biết rạch ơng Me Lúp xúp bần con, chuối với tre Một thức nước trời xem lẻo đẻo Trăm chìu dọi vịnh chống gio gie Rừng Nghiêu đốn củi, tiều ngơ búa Ruộng Thuấn lùa trâu, mục kết bè Thử tắc xanh vâng khoe chớn chở Ruộng đồng giĩ chướng thổi ve ve…” [26, tr.37]. Bài vè “Kênh Vĩnh Tế” nĩi về cơng trình khĩ nhọc của tiền nhân đã phục dịch giữa nơi khí hậu bất lợi. Từ làng quê đến chỗ kinh đào, họ phải qua nhiều vùng nguy hiểm dễ làm mồi cho sấu cọp. . [26, tr.43]. Thời Pháp thuộc dân gian cịn sáng tác bài “Vè vét kinh”, “Vè lấp kinh” [36, tr.361, 367]. Tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ cũng chịu ảnh hưởng của lối sống miền sơng nước đĩ là tín ngưỡng ghe thuyền. Hoạt động đi lại, đánh bắt, chuyên chở, buơn bán trên sơng rạch thường xuyên, nên người dân coi chiếc ghe là cái nhà thứ hai của mình. Vì thế việc đĩng mới một chiếc ghe cũng như xây cất căn nhà mới, nĩ được tiến hành với những lễ thức, kiêng kỵ cần thiết : Lễ gim lơ cho ghe giống như lễ dựng nhà gác địn dơng, lễ khai tâm (đục lỗ cột buồm), lễ khai nhãn (vẽ mắt ghe), lễ đẩy ghe giống như lễ vào nhà mới… Kênh rạch tạo thành hệ thống thủy lợi chằng chịt bám chặt vào lịng đất, nẻo đường ở Nam bộ. Nĩ quy định nhịp điệu làm ăn, làm gì, đi đâu, thậm chí thờ cúng, vui chơi, cưới hỏi cũng tùy thuộc vào con nước lớn nước rịng. Nĩ tạo ta những nét đặc sắc của văn hĩa miền sơng nước. KẾT LUẬN Một thế kỷ rưỡi khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ dưới thời nhà Nguyễn đã làm cho lịchsử xã hội và điều kiện thiên nhiên ở vùng đất này cĩ những biến đổi mạnh mẽ. Dưới bàn tay khối ĩc của các thế hệ di dân người Việt, đầm lầy, rừng hoang đã thành ruộng vườn tươi tốt. Những dịng sơng, con rạch trước kia vẫn âm thầm chảy qua những cánh rừng già, đồng cỏ mênh mơng, đầy muơng thú nhưng thưa thớt bĩng người. Bây giờ, theo bước chân người đi khai phá, sơng nước đã dần dần thức dậy và biến đổi lạ thường, bởi ghe xuồng tấp nập, bởi cá tơm chạy trốn lưới chài và cả tiếng quân reo, pháo gầm đạn nổ… Trên bờ sơng thơn xĩm mọc lên ngày càng đơng đúc . Con rạch mới đựơc khai thơng, con kênh mới được đào, ở đĩ người dân cũng lập nên làng xã. Thiên nhiên được chế ngự để phục vụ cho cuộc sống con người, sơng rạch từ đây cũng cĩ tên tuổi. Một trong những giải pháp cải tạo thiên nhiên của con người ở vùng đất này là đào kênh. Đây là cách làm tốt nhất để mở đường đi lại, để tháo chua rửa mặn khai hoang lập làng, để bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ… Số lượng kênh đào ở Nam Bộ thời kỳ này khơng nhiều, nếu khảo cứu theo sử sách thì chưa đầy một chục kênh đào (chín kênh như theo luận văn này). Đa số các kênh đào ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, cịn miền đơng Nam Bộ chỉ cĩ ở phía tây nam Sài Gịn – Chợ Lớn. Chúng tơi đã cố gắng khảo sát, thống kê để cĩ được con số ước lượng của tổng chiều dài kênh đào là hơn 130km với khoảng 17 544 800 m3 đất đá đào đắp, 139 839 lượt cơng nhân được huy động (chưa tính lực lượng chức dịch quản cơng). Kênh Vĩnh Tế đào đợt hai (1823) là lần đào cĩ số lượng đơng nhất, năm ấy nhà Nguyễn lấy dân cả năm trấn hơn 35 000 người. Nếu căn cứ vào thống kê dân đinh năm 1819 ở Nam kỳ cĩ 110 400 suất [34, tập I, tr1001]. Thì bình quân cứ 100 người cĩ 20 người được huy động đi đào kênh trong đợt này. Cĩ thể nĩi đào kênh Vĩnh Tế là tập hợp sức dân của cả Nam Bộ. Trong tất cả các lĩnh vực của cơng cuộc khai phá đều cĩ sự tham gia của kênh đào ở những mức độ khác nhau. Trên lĩnh vực kinh tế, trước hết kênh đào gĩp phần đẩy mạnh khai hoang di dân lập ấp, từ đĩ lãnh thổ quốc gia được mở rộng, nơng nghiệp phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng Các kênh đào chính là những mạch máu giao thơng quan trọng trong cả vùng, nối liền các địa phương, ăn thơng với hệ thống sơng rạch tự nhiên. Nếu như trước đây giao thơng hạn chế, sản phẩm làm ra thường chỉ để tiêu dùng tại chỗ, thì từ khi hệ thống kênh đào được đào nên, giao thương mở rộng, sản xuất hàng hĩa phát triển. Vì vậy, kênh đào đã gián tiếp dẫn đến sự phồn thịnh của các địa phương như Phiên An, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Trên lĩnh vực chính trị quân sự, chính kênh đào đã tăng thêm sức mạnh cho những đạo quân, cơ động nhanh chĩng đến những vùng cĩ chiến sự để tiễu trừ phiến loạn, đánh đuổi quân xâm lược. Lúc bình yên, kênh đào vẫn là “thành lũy” bảo vệ biên cương phía nam của đất nước, đồng thời là cơ sở bền vững của mối quân hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và Chân Lạp thời bấy giờ. Văn hĩa cư dân miền sơng nước Nam Bộ được hình thành trong suốt quá trình khai phá, trên lĩnh vực này kênh đào cũng gián tiếp gĩp phần bồi đắp thêm phong phú, nhất là trong các dạng thức văn học, tín ngưỡng, … Kênh đào Nam Bộ là thành quả của sức dân – sức lao động to lớn và quyết định của hàng trăm ngàn con người chỉ cĩ hai bàn tay và những dụng cụ lao động thủ cơng mà đã làm nên kỳ tích cho đất nước. Kênh đào cịn thể hiện tầm nhìn xa, mối quan tâm của vua chúa triều Nguyễn ở vùng đất Nam Bộ. Tiêu biểu là Gia Long và Minh Mạng, trong thời kỳ trị vì họ đã tổ chức đào kênh nhiều nhất. Những chỉ dụ của nhà vua cho quần thần về việc đào kênh vừa mang tính quyết đốn cĩ tầm chiến lược vừa cĩ tính cụ thể cho từng thời điểm, từng cơng việc, điển hình như đào kênh Bảo Định, Vĩnh Tế, Thoại Hà. Điều này chứng tỏ đào kênh là một chính sách lớn liên quan đến quốc kế dân sinh, an ninh quốc phịng và phát triển kinh tế, nên từ vua chúa đến quan lại địa phương đều quan tậm thực hiện. Dưới chế độ phong kiến, phu phiên tạp dịch là nghĩa vụ bắt buộc đối với người dân lao động. Những cơng trình đào kênh lớn như Vĩnh Tế, Long An Hà, chính sách bắt phu đi lao động của nhà Nguyễn cũng gắt gao hơn. Hàng vạn con người phải lao động cực khổ trong điều kiện tự nhiên khĩ khăn và dưới sự giám sát của chức dịch, quân lính. Những người bỏ trốn thường bị trừng trị nghiêm khắc. Bệnh tật, tai ương đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm con người. Đây là một thực tế lịch sử cần ghi nhận, kênh đào khơng chỉ là mồ hơi sức lực mà cịn cĩ cả máu xương của “Nghĩa Trủng” để tạo nên những dịng nước trong xanh tưới mát cho đời. Kênh đào đã đi cùng với lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ. Từ buổi bình minh của cơng cuộc khai phá, người Việt đã đào kênh, coi việc đào kênh là một trong những giải pháp hữu hiệu và lâu bền nhất để cải tạo tự nhiên, phát triển kinh tế, bảo vệ lãnh thổ,tạo ra hình thái cư trú đặc trưng của miền sơng nước . Với những ý nghĩa đĩ, kênh đào đĩng vai trị là hạ tầng cơ sở để xây dựng kinh tế-xã hội ở vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, dù cĩ trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau nhưng ở khu vực này người ta vẫn thực hiện cơng tác đào kênh. Đặt nền mĩng ban đầu cho cơng cuộc đào kênh ở Nam Bộ là nhà Nguyễn, kế tục và phát triển rầm rộ nhất là thời kỳ Pháp thuộc và từ sau 1975 khi nước Việt Nam hịa bình thống nhất. Thực tế này cho thấy chủ đề nghiên cứu về kênh đào Nam Bộ cần được tiếp tục bổ sung hồn chỉnh. Đến ngày nay, đa số kênh đào dưới thời nhà Nguyễn vẫn tiếp tục phát huy giá trị về các mặt giao thơng, thương mại, nơng nghiệp, trị thủy. Tuy thế, qua thời gian, vẫn cĩ một số đã bị sử dụng sai chức năng. Kênh Bảo Định đã bị đắp ngang dịng chảy để lấy nước sinh hoạt cho thị xã Tân An, giao thơng đường thủy về phía Long An ra sơng Vàm Cỏ Tây hầu như khơng thực hiện được nữa. Kênh Long An cĩ đoạn đầu khoảng 5 km thơng với sơng Tiền ở thị xã Tân Châu ngày nay dịng chảy đã bị bồi lấp hồn tồn . Kênh Ruột Ngựa và An Thơng cũng đang đứng trước mối đe dọa trở thành một “dịng sơng chết” bởi mức độ đơ thị hĩa và ơ nhiễm mơi trường ở nơi đây ngày càng trầm trọng. Đĩ là một bài tốn hĩc búa địi hỏi phải giải quyết giữa sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay với việc giữ gìn, bảo tồn những dịng kênh lịch sử nếu coi chúng như là di sản văn hĩa của tiền nhân để lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Cơng Bình (1998), Sự phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong khai phá đất Đồng Nai – Gia Định, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Gĩp phần tìm hiểu lịch sử văn hĩa 300 năm Sài Gịn – TP. Hồ Chí Minh”, NXB trẻ. 2. Nguyễn Cơng Bình (chủ biên) (1971), Đồng bằng sơng Cửu Long nghiên cứu phát triển, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 3. Nguyễn Cơng Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hĩa và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 4. Nguyễn Cơng Bình (2008), Đời sống xã hội vùng Nam Bộ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 5. Lâm Minh Châu (2007), “Quan hệ kinh tế của triều Nguyễn với Chân Lạp nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử - số 376-8/2007. 6. Nguyễn Đình Đầu (1992), Chế độ cộng điền cơng thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Hội sử học Việt Nam xuất bản. 7. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục, NXB TP. Hồ Chí Minh. 8. Địa chí Đồng Thành Mười (1996) – NXB chính trị quốc gia Hà Nội. 9. Lê Quý Đơn (1997), Phủ biên tạp lục, NXB khoa học xã hội Hà Nội. 10. Trịnh Hồi Đức (1998), Gia Định Thành Thơng Chí, NXB Giáo dục. 11. Mạc Đường (2004), “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở đồng bằng sơng Cửu Long từ thế kỷ XIX”, Tạp chí NCLS số 3 (2004). 12. Nguyễn Văn Hầu (2006), Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, NXB Trẻ. 13. Hội đồng khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh (2001), Lịch sử Việt Nam, tập I , NXB Trẻ. 14. Hội khoa học lịch sử TP. Hồ Chí Minh (2004), Nam Bộ đất và người, tập II , NXB Trẻ. 15. Hội khoa học Lịch sử - tạp chí “Xưa và Nay” các số : - 90 (4/2001) Lê Duy Anh – Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Văn Thoại. - 94 (6/2001) Nguyễn Thiếu Dũng – Ai ban tên Vĩnh Tế hà ? - 14 (6/2004) Sơn Nam – Sức sống cư dân đồng bằng sơng Cửu Long. - 226 (12/2004) Huỳnh Lứa – Cơng cuộc khai phá Trấn Hà Tiên. - 232 (3/2005) Cao Tự Thanh – Nhìn lại tủ sách địa phương chí Nam Bộ. - 240 (7/2005) Hồng Xuân Phương – Đi tìm tên gọi Ba Thê. - 260 (5/2006) Nguyễn Đình Đầu – Lưu dân Việt với vùng đất Cà Mau - Hà Tiên - 268 (9/2006) Hồng Xuân Phương – Giao thương ở đồng bằng Nam Bộ. - 282 ((4/2007) Lê Cơng Lý – Lịch sử kênh rạch Sài Gịn. - 286 (6/2007) Nguyễn Thanh Lợi – Kênh đào Nam Kỳ thời kỳ Pháp thuộc. - 294 (10/2007) Nguyễn Hữu Hiệp – Hai trăm năm xứ Châu Đốc. - 306 (4/2008) Lê Xuân Diệm – Quá trình hình thành châu thổ sơng Cửu Long. 16. Nguyễn Ngọc Hiền (1997), Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với cơng cuộc khai phá Miền Nam nước Việt thế kỷ XVIII, NXB Văn học. 17. Phan Khoang (1970), Việt sử xứ Đàng Trong, NXB Sài Gịn. 18. Phan Khánh (chủ biên) (1981), Sơ thảo thủy lợi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 19. Trần Hồng Kiệm (1991), Đồng bằng sơng Cửu Long vị trí địa lý và tiềm năng, NXB Thống Kê. 20. Trần Xuân Khiệm (1992), Nghề nơng Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 21. Trương Vĩnh Ký (1997), Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ, Nguyễn Đình Đầu dịch, NXB trẻ. 22. Vũ Tự Lập (1978), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội. 23. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB TP. Hồ Chí Minh. 24. Li Ta Na (1999), Xứ Đàng Trong : Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, NXB trẻ. 25. Lê Văn Năm (1982), Vấn đề lịch sử thủy lợi trong việc khai phá đồng bằng Nam Bộ của người Việt ở thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX , Báo cáo khoa học trong “Một số vấn đề trong khoa học xã hội về đồng bằng sơng Cửu Long” , NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 26. Sơn Nam (2006), Nĩi về Miền Nam, cá tính Miền Nam, thuần phong mỹ tục Việt Nam , NXB Trẻ. 27. Sơn Nam (1972), Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, NXB Đồng Phố. 28. Nguyễn Phúc Nghiệp (2003), Kinh tế nơng nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX, NXB Trẻ. 29. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sơng ngịi Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 30. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa (1992), Văn hĩa dân gian người Việt ở Nam Bộ, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 31. Châu Đạt Quan (2007), Chân Lạp phong thổ ký – Lê Hương dịch, NXB Văn nghệ. 32. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1884, NXB TP Hồ Chí Minh. 33. Lê Sâm (1996), Thủy nơng ở đồng bằng sơng Cửu Long , NXB TP Hồ Chí Minh. 34. Quốc sử quán Triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục tập I, II,III,IV,V,VI, NXB Giáo dục. 35. Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thống nhất địa dư chí, tập V – NXB Thuận Hĩa. 36. Huỳnh Ngọc Trảng (2006), Vè Nam Bộ, NXB Đồng Nai. 37. Trần Nam Tiến (chủ biên) (2008), Hỏi đáp lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Trẻ. 38. Googl earth. Wikipedia. ogr 39. Googl Earth. en. softonic. com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5669.pdf
Tài liệu liên quan