Khóa luận Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VŨ MẠNH HOÀNG HẢI - NGUYẾN ĐÌNH NGỌC DUY XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC TP. HCM, 2005 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BỘ MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VŨ MẠNH HOÀNG HẢI - 0112381 NGUYỄN ĐÌNH NGỌC DUY - 0112258 XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHÓA L

pdf237 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UẬN CỬ NHÂN TIN HỌC GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Th.s ĐỖ HOÀNG CƯỜNG NIÊN KHÓA 2001 – 2005 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2005 Chữ ký của giáo viên hướng dẫn Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2005 Chữ ký của giáo viên phản biện Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, đến nay, mọi công việc liên quan đến luận văn đã hoàn tất. Trong suốt thời gian này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Ở phần đầu tiên của luận văn, cho phép chúng tôi có đôi điều gửi đến những người chúng tôi vô cùng biết ơn. Xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Đỗ Hoàng Cường, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua. Nếu không có những lời chỉ dẫn, những tài liệu, những lời động viên khích lệ của Thầy thì luận văn này khó lòng hoàn thiện được. Tấm lòng chân thành nhất của chúng tôi cũng xin được gửi đến Thầy Lý Minh Tiên, Phó Trưởng Kkhoa Tâm lý Giáo dục của Trường Đại học Sư Phạm, Tp Hồ Chí Minh. Những tài liệu, những gợi ý của Thầy về trắc nghiệm đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Cũng xin gửi lời biết ơn đến ba, đến mẹ, những người đã luôn dành những tình thương yêu nhất cho chúng tôi, những người đã luôn hỗ trợ, dõi theo những bước đi của chúng tôi trong tất cả các năm học vừa qua. Xin tri ân tất cả các Thầy Cô, những người dày công dạy dỗ, truyền cho chúng tôi rất nhiều tri thức quí báu. Cảm ơn tất cả bạn bè của chúng tôi, những người đã sát cánh cùng vui những niềm vui, cùng chia sẻ những khó khăn của chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2005 Nhóm sinh viên thực hiện Vũ Mạnh Hoàng Hải- Nguyễn Đình Ngọc Duy Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 2 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, giáo dục đang là quốc sách hàng đầu của đất nước. Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo con người trở thành các nhân lực hữu ích cho các ngành kinh tế của đất nước. Trong quá trình đào tạo, đo lường và đánh giá là công đoạn quan trọng nhất vì nó cho biết kết quả đào tạo. Từ trước đến nay, trong giáo dục đã có những hình thức đo lường kết quả học tập như vấn đáp, quan sát, viết Trong thời gian gần đây, hình thức thi trắc nghiệm đã được áp dụng rộng rãi để đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt là hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có kế hoạch triển khai áp dụng trắc nghiệm vào kỳ thi tuyển sinh đại học trên cả nước. Đến lúc này, một vấn đề nảy sinh là việc tập hợp và quản lý các câu hỏi trắc nghiệm không thể quản lý thủ công, mà phải có sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Với suy nghĩ đó, chúng em đã tiến hành nghiên cứu các lý thuyết về trắc nghiệm và xây dựng hệ thống hỗ trợ việc tập hợp và quản lý các câu trắc nghiệm phục vụ cho nhu cầu đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Luận văn này gồm 6 chương : Chương 1. Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Chương 2. Lý thuyết trắc nghiệm. Chương 3. Trình bày về các hồ sơ phân tích hệ thống. Chương 4. Trình bày về các hồ sơ thiết kế hệ thống. Chương 5. Cài đặt, thực nghiệm và kiểm tra. Chương 6. Kết luận và trình bày về những hướng nghiên cứu tiếp theo. Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 3 Mục lục Danh sách các hình .............................................................................................. 10 Chương 1. Mở đầu ............................................................................................... 14 1.1 Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài ...............................................................14 1.2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................14 Chương 2. Nghiên cứu lý thuyết trắc nghiệm ................................................... 16 2.1 Tổng quan về trắc nghiệm khách quan ...........................................................16 2.1.1 Luận đề và Trắc nghiệm khách quan .......................................................16 2.1.2 Những nguyên tắc chung của trắc nghiệm...............................................19 2.1.3 Những trường hợp dùng trắc nghiệm.......................................................20 2.1.4 Trắc nghiệm chuẩn mực và Trắc nghiệm tiêu chí....................................21 2.1.4.1 Trắc nghiệm chuẩn mực....................................................................21 2.1.4.2 Trắc nghiệm tiêu chí .........................................................................22 2.1.4.3 So sánh trắc nghiệm chuẩn mực và Trắc nghiệm tiêu chí ................22 2.2 Tính tin cậy và tính giá trị của bài trắc nghiệm ..............................................24 2.2.1 Tính tin cậy (Reliability)..........................................................................24 2.2.2 Tính giá trị (Validity) ...............................................................................27 2.2.3 Mối liên hệ giữa tính tin cậy và tính giá trị..............................................28 2.3 Quy hoạch một bài trắc nghiệm ......................................................................28 2.3.1 Xác định mục tiêu học tập........................................................................28 2.3.1.1 Các khái niệm....................................................................................28 2.3.1.2 Mục tiêu học tập là cơ sở cho việc soạn bài trắc nghiệm .................30 2.3.2 Phân tích nội dung môn học.....................................................................32 2.3.3 Thiết kế dàn bài trắc nghiệm....................................................................33 2.3.4 Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm .............................................................34 2.3.5 Mức độ khó của các câu trắc nghiệm.......................................................35 2.4 Các hình thức câu trắc nghiệm........................................................................36 2.4.1 Câu trắc nghiệm Đúng-Sai (true-false question)......................................36 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 4 2.4.2 Câu trắc nghiệm đa lựa chọn (multiple choice question).........................37 2.4.3 Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (matching question)..........................39 2.4.4 Câu trắc nghiệm điền khuyết (filling question) .......................................39 2.5 Phân tích câu trắc nghiệm ...............................................................................40 2.5.1 Độ khó của câu trắc nghiệm (difficulty index) ........................................41 2.5.1.1 Định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm............................................41 2.5.1.2 Công thức tính độ khó.......................................................................41 2.5.1.3 Độ khó vừa phải câu trắc nghiệm .....................................................41 2.5.2 Độ phân cách của câu trắc nghiệm (discrimination index)......................42 2.5.2.1 Định nghĩa độ phân cách của câu trắc nghiệm..................................42 2.5.2.2 Các phương pháp tính độ phân cách .................................................43 2.5.2.3 Kết luận từ độ phân cách...................................................................46 2.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm.......................................................................46 2.6.1 Định nghĩa độ tin cậy ...............................................................................46 2.6.2 Các phương pháp tính độ tin cậy của bài trắc nghiệm.............................47 2.6.2.1 Trắc nghiệm hai lần (test - retest) .....................................................47 2.6.2.2 Các dạng trắc nghiệm tương đương (equivalent forms) ...................48 2.6.2.3 Phương pháp phân đôi bài trắc nghiệm (split halves method)..........48 2.6.2.4 Công thức Kuder – Richardson.........................................................50 2.6.3 Kết luận từ độ tin cậy ...............................................................................53 Chương 3. Phân tích ............................................................................................ 54 3.1 Phân tích hiện trạng.........................................................................................54 3.2 Xác định yêu cầu.............................................................................................54 3.2.1 Yêu cầu chức năng ...................................................................................54 3.2.2 Yêu cầu phi chức năng.............................................................................55 3.2.2.1 Yêu cầu hệ thống...............................................................................55 3.2.2.2 Yêu cầu về chất lượng.......................................................................55 3.2.3 Phương án thực hiện phần mềm...............................................................56 3.3 Sơ đồ sử dụng..................................................................................................57 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 5 3.4 Sơ đồ kiến trúc tổng thể (mức phân tích)........................................................60 3.5 Sơ đồ lớp .........................................................................................................61 3.5.1 Sơ đồ các lớp đối tượng (mức phân tích).................................................61 Danh sách các lớp đối tượng.............................................................................62 Chương 4. Thiết kế............................................................................................... 63 4.1 Sơ đồ kiến trúc tổng thể (mức thiết kế)...........................................................63 4.1.1 Danh sách các lớp đối tượng của phần mềm ...........................................65 4.2 Thiết kế dữ liệu ...............................................................................................68 4.2.1 Sơ đồ logic dữ liệu ...................................................................................68 4.3 Sơ đồ truyền động (sơ đồ hoạt động chi tiết) một số xử lý quan trọng ..........70 4.3.1 Nhập câu hỏi ............................................................................................70 4.3.2 Kết xuất câu hỏi ......................................................................................71 4.3.3 Trộn đề thi ................................................................................................72 Chương 5. Triển khai, thực nghiệm và kiểm tra .............................................. 73 5.1 Kỹ thuật Automation (tự động hóa) ................................................................73 5.1.1 Sơ nét về Automation...............................................................................73 5.1.2 Automation với Microsoft Office 2003 ...................................................75 5.1.2.1 Automation với Microsoft Office Word 2003 ..................................75 5.1.2.2 Automation với Microsoft Excel Word 2003 ...................................77 5.2 Thực hiện.........................................................................................................79 5.2.1 Cách tổ chức trong lập trình.....................................................................79 5.2.2 Các công thức được sử dụng....................................................................79 5.2.3 Qui tắc đặt tên các đối tượng ...................................................................79 5.2.4 Qui tắc đặt tên cho các điều khiển trong các màn hình ...........................80 5.2.5 Quy tắc đặt tên biến..................................................................................80 5.3 Thực nghiệm và kiểm tra ................................................................................81 Chương 6. Kết luận.............................................................................................. 85 6.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................85 6.2 So sánh với một số chương trình liên quan.....................................................86 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 6 6.3 Các hướng phát triển .......................................................................................88 6.4 Nhận xét ..........................................................................................................88 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 90 Phụ lục A. Danh sách các mẫu nhập.................................................................. 91 A.1 Mẫu nhập câu hỏi trắc nghiệm .......................................................................91 A.2 Mẫu đề thi: .....................................................................................................92 A.3 Mẫu bảng trả lời .............................................................................................92 A.4 Mẫu đáp án .....................................................................................................94 A.5 Mẫu nhập đánh giá .........................................................................................94 Hồ sơ phân tích hệ thống..................................................................................... 95 A.1 Sơ đồ luồng dữ liệu ........................................................................................95 A.1.1 Quản lý tác giả.........................................................................................96 A.1.1.1 Thêm tác giả .....................................................................................96 A.1.1.2 Cập nhật tác giả ................................................................................96 A.1.1.3 Xóa tác giả........................................................................................97 A.1.2 Quản lý khối thi.......................................................................................98 A.1.2.1 Thêm khối thi ...................................................................................98 Cập nhật khối thi ...........................................................................................99 A.1.2.2 Xóa khối thi......................................................................................99 A.1.3 Quản lý môn thi.....................................................................................100 A.1.3.1 Thêm môn thi .................................................................................100 A.1.3.1 Cập nhật môn thi ............................................................................101 A.1.3.2 Xóa môn thi....................................................................................102 A.1.4 Quản lý nội dung môn học ....................................................................103 A.1.4.1 Thêm nội dung môn học ................................................................103 A.1.4.2 Cập nhật nội dung môn học ...........................................................103 A.1.4.3 Xóa nội dung môn học ...................................................................104 A.1.5 Quản lý mục tiêu môn học ....................................................................105 A.1.5.1 Thêm mục tiêu môn học.................................................................105 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 7 A.1.5.2 Cập nhật mục tiêu môn học............................................................105 A.1.5.3 Xóa mục tiêu môn học ...................................................................106 A.1.6 Nhập câu hỏi..........................................................................................107 A.1.7 Tìm kiếm câu hỏi...................................................................................107 A.1.8 Cập nhật câu hỏi ....................................................................................108 A.1.9 Soạn đề thi .............................................................................................109 A.1.10 Đánh giá đề thi và các câu trắc nghiệm...............................................110 A.2 Mô tả chi tiết các lớp đối tượng chính .........................................................110 A.2.1 Lớp Câu trắc nghiệm.............................................................................110 A.2.2 Lớp Câu trắc nghiệm đa lựa chọn .........................................................111 A.2.3 Lớp Câu trắc nghiệm đúng sai ..............................................................111 A.2.4 Lớp Phương án trả lời ...........................................................................112 A.2.5 Lớp Đề thi .............................................................................................112 A.2.6 Lớp Dàn bài trắc nghiệm.......................................................................112 A.2.7 Lớp Yêu cầu chi tiết ..............................................................................112 Phụ lục B. Hồ sơ thiết kế ................................................................................... 113 B.1 Chi tiết các bảng dữ liệu...............................................................................113 B.1.1 Bảng KHOI............................................................................................113 B.1.2 Bảng MON_HOC..................................................................................114 B.1.3 Bảng KHOI_MONHOC........................................................................114 B.1.4 Bảng NOI_DUNG_MON_HOC ...........................................................114 B.1.5 Bảng NOI_DUNG_CON ......................................................................115 B.1.6 Bảng MUC_TIEU_MON_HOC............................................................115 B.1.7 Bảng MUC_TIEU_CON.......................................................................115 B.1.8 Bảng TAC_GIA.....................................................................................117 B.1.9 Bảng CAU_HOI_DA_LUA_CHON.....................................................117 B.1.10 Bảng DANH_SACH_LUA_CHON....................................................119 B.1.11 Bảng CAU_HOI_DUNG_SAI ............................................................119 B.2 Thiết kế chi tiết các lớp đối tượng................................................................122 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 8 B.2.1 Thiết kế lớp đối tượng giao tiếp người dùng.........................................122 B.2.1.1 Lớp MH_Chinh ..............................................................................122 B.2.1.2 Lớp MH_TacGia ............................................................................123 B.2.1.3 Lớp MH_Khoi ................................................................................127 B.2.1.4 Lớp MH_MonHoc..........................................................................131 B.2.1.5 Lớp MH_NhapDanhSachMonHocThuocKhoi ..............................135 B.2.1.6 Lớp MH_NhapDanhSachKhoiChuaMonHoc ................................137 B.2.1.7 Lớp MH_NoiDungMonHoc...........................................................139 B.2.1.8 Lớp MH_MucTieuMonHoc ...........................................................144 B.2.1.9 Lớp MH_ThemCauHoi ..................................................................149 B.2.1.10 Lớp MH_ChinhSuaCauHoi..........................................................154 B.2.1.11 Lớp MH_TimKiemCauHoi ..........................................................159 B.2.1.12 Lớp MH_TuyChonPhatSinhCapNhat ..........................................163 B.2.1.13 Lớp MH_TaoDeThi......................................................................167 B.2.1.14 Lớp MH_TronDe..........................................................................173 B.2.1.15 Lớp MH_DanhGiaDeThi .............................................................176 B.2.2 Thiết kế lớp đối tượng xử lý nghiệp vụ .................................................177 B.2.2.1 Lớp CauTN.....................................................................................177 B.2.2.2 Lớp CauTN DaLuaChon ................................................................180 B.2.2.3 Lớp CauTNDungSai.......................................................................183 B.2.2.4 Lớp PhuongAnTraLoi ....................................................................185 B.2.2.5 Lớp YeuCau ...................................................................................185 B.2.2.6 Lớp TieuChuanTimKiem ...............................................................186 B.2.2.7 Lớp XL_CauHoi.............................................................................187 B.2.2.8 Lớp XL_Khoi .................................................................................191 B.2.2.9 Lớp XL_MonHoc...........................................................................192 B.2.2.10 Lớp XL_MucTieuMonHoc ..........................................................195 B.2.2.11 Lớp XL_NoiDungMonHoc ..........................................................199 B.2.2.12 Lớp XL_TacGia ...........................................................................202 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 9 B.2.2.13 Lớp ThongTinDanhGia ................................................................203 B.2.2.14 Lớp DisOrderTest.........................................................................204 B.2.2.15 Lớp ExcelRender..........................................................................206 B.2.2.16 Lớp WordParser ...........................................................................209 B.2.2.17 Lớp TestParser..............................................................................210 B.2.2.18 Lớp CauTNDaLuaChonParser .....................................................213 B.2.2.19 Lớp CauTNDungSaiParser...........................................................214 B.2.2.20 Lớp WordRender..........................................................................216 B.2.2.21 Lớp TestRender ............................................................................219 B.2.2.22 Lớp CauTNDaLuaChonRender....................................................219 B.2.2.23 Lớp CauTNDungSaiRender .........................................................220 B.2.3 Thiết kế lớp đối tượng xử lý lưu trữ ......................................................220 B.2.3.1 Lớp LT_Bang .................................................................................220 B.2.3.2 Lớp LT_Khoi..................................................................................222 B.2.3.3 Lớp LT_MonHoc ...........................................................................223 B.2.3.4 xLớp LT_TacGia............................................................................224 B.2.3.5 Lớp LT_NoiDungMonHoc ............................................................225 B.2.3.6 Lớp LT_MucTieuMonHoc.............................................................227 B.2.3.7 Lớp LT_CauTNDaLuaChon ..........................................................228 B.2.3.8 Lớp LT_CauTNDungSai................................................................231 Quản lý kho dữ liệu đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 10 Danh sách các hình Hình 1. Kiến trúc triển khai 1................................................................................. 56 Hình 2. Kiến trúc triển khai 2................................................................................. 57 Hình 3. Sơ đồ sử dụng tổng thể.............................................................................. 58 Hình 4. Sơ đồ kiến trúc tổng thể ............................................................................ 60 Hình 5. Sơ đồ các lớp đối tượng (Mức phân tích) ................................................. 61 Hình 6. Sơ đồ kiến trúc tổng thể ............................................................................ 63 Hình 7. Sơ đồ tổ chức các lớp xử lý tập tin Word ................................................. 64 Hình 8. Các lớp xử lý đọc tập tin Word ................................................................. 64 Hình 9. Các lớp xử lý kết xuất tập tin Word.......................................................... 65 Hình 10. Sơ đồ logic dữ liệu .................................................................................. 68 Hình 11. Sơ đồ truyền động xử lý nhập câu hỏi .................................................... 70 Hình 12. Sơ đồ truyền động xử lý kết xuất câu hỏi ............................................... 71 Hình 13. Sơ đồ truyền động xử lý trộn đề thi ........................................................ 72 Hình 14. Mô hình sử dụng Automation ................................................................ 74 Hình 15. Mô hình đối tượng Word ........................................................................ 76 Hình 16. Sơ đồ luồng dữ liệu mẫu ......................................................................... 95 Hình 17. Sơ đô sử dụng chi tiết Thêm tác giả.........................................................g thực là 800 gam. Nếu khi bỏ lên cân thấy báo trị số 800 gam, ta nói cái cân này giá trị. Còn thấy báo là 700 gam, cân sẽ không giá trị vì không đo đúng được trọng lượng cần đo. Đặt vật lên, xuống để cân nhiều lần, lần nào kết quả cũng không xê dịch khỏi 700 gam, ta nói cân đó tin cậy nhưng không giá trị. Tính giá trị là khái niệm cho biết mức độ mà một bài trắc nghiệm đo được đúng cái nó định đo. Tính giá trị liên quan đến mức độ mà bài trắc nghiệm phục vụ được cho mục đích đo lường của ta với nhóm người muốn khảo sát. Khi nói đến tính giá trị, ta cần phải đặt các câu hỏi: ™ Bài trắc nghiệm có đạt được mục đích đo lường của nó hay không? ™ Bài trắc nghiệm đo lường trên nhóm người nào? Nói cách khác, khái niệm giá trị chỉ có ý nghĩa khi ta xác định rõ: ta muốn đo lường cái gì (mục đích đo lường) và với nhóm người nào. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 28 2.2.3 Mối liên hệ giữa tính tin cậy và tính giá trị ™ Tính tin cậy là điều kiện cần cho tính giá trị. Một bài trắc nghiệm có thể đáng tin cậy nhưng lại không có giá trị. Bởi vì bài trắc nghiệm có tính tin cậy cao có thể cho ra những điểm số đáng tin (vững chãi) nhưng nó lại không đo lường đúng loại kiến thức học tập mà ta mong muốn học sinh thể hiện ™ Ngược loại, một bài trắc nghiệm có tính giá trị bắt buộc phải có tính tin cậy cao. Hay nói cách khác, một bài trắc nghiệm không có tính tin cậy thì không thể nào có tính giá trị được. Tính tin cậy và tính giá trị khác nhau ở chỗ: • Tính tin cậy liên quan đến sự vững chãi của điểm số (yếu tố bên trong) nên nó không cần sự hỗ trợ của những tiêu chuẩn ở bên ngoài. • Còn tính giá trị liên quan đến mục đích của sự đo lường nên nó được xác định bằng cách đối chiếu với những tiêu chuẩn ở bên ngoài. 2.3 Quy hoạch một bài trắc nghiệm Quy hoạch một bài trắc nghiệm thành quả học tập là dự kiến phân bố hợp lý các phần tử của bài trắc nghiệm theo mục tiêu và nội dung môn học sao cho nó có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo lường. Quy hoạch bài trắc nghiệm là công việc phải làm trong giai đoạn chuẩn bị. Công việc này thực sự cần thiết khi xây dựng một đề thi bằng hình thức trắc nghiệm. Trong việc quy hoạch, điều cần làm trước tiên là phải xác định các mục tiêu học tập mà học sinh phải đạt được. Sau đó kết hợp với các mức độ yêu cầu về nhận thức để lập thành dàn bài trắc nghiệm. 2.3.1 Xác định mục tiêu học tập 2.3.1.1 Các khái niệm ™ Mục đích giáo dục (educational goal): Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 29 Đường hướng hay mục đích tổng quát được phát biểu dưới dạng những kết quả bao quát rộng, có tính lâu dài mà giáo dục nhằm tiến tới. Các mục đích này thường phát biểu chủ yếu trong các nghị quyết, chính sách hay quy hoạch chương trình tổng quát. ™ Mục tiêu học tập tổng quát (general instructional objective): Kết quả học tập dự kiến được phát biểu bằng những từ tổng quát, bao trùm những kết quả học tập chuyên biệt. ™ Kết quả học tập chuyên biệt: Kết quả dự tính của việc giảng dạy căn cứ trên thành tích của học sinh mà ta có thể quan sát được. Đó là một tập hợp các kết quả học tập chuyên biệt mô tả một mẫu các loại thành tích mà học sinh sẽ có thể phô diễn một khi họ đã đạt mục tiêu học tập tổng quát. Các kết quả học tập chuyên biệt cũng có khi được gọi bằng các thuật ngữ như: mục tiêu chuyên biệt, mục tiêu thành tích, mục tiêu động thái, mục tiêu đo lường được. ¾ Khi xác định các mục tiêu để soạn thảo trắc nghiệm, ta quan tâm đến Mục tiêu học tập tổng quát và Kết quả học tập chuyên biệt. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 30 ¾ So sánh giữa Mục tiêu học tập tổng quát và Kết quả học tập chuyên biệt: Mục tiêu học tập tổng quát Kết quả học tập chuyên biệt Dài hạn (tháng, học kỳ, năm). Xác định trong khoảng thời gian ngắn (có thể là giờ, ngày). Hướng tới một khả năng của tư duy Hướng đến các hành động Khái quát về nội dung Cụ thể về nội dung Khó đo lường Dễ đo lường Bảng 3 So sánh mục tiêu học tập tổng quát và Kết quả học tập chuyên biệt [3] 2.3.1.2 Mục tiêu học tập là cơ sở cho việc soạn bài trắc nghiệm 2.3.1.2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu Xác định mục tiêu cụ thể cho từng môn học là vô cùng quan trọng. Điều này có nghĩa là phải xác định những tiêu chí, kỹ năng, kiến thức học sinh cần đạt đối với môn học. Và sau đó xây dựng quy trình và công cụ đo lường nhằm đánh giá xem học sinh có đạt được các tiêu chí đó không. 2.3.1.2.2 Những lợi điểm khi xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt 9 Tạo dễ dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng. 9 Mục đích của môn học, nội dung môn học và quy trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau. 9 Khuyến khích học sinh tự đánh giá vì họ biết họ phải đạt cái gì. 9 Hỗ trợ hiệu quả việc học của học sinh và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác định rõ các ưu tiên trong giảng dạy. 9 Học sinh hiểu rõ các môn học có liên thông với nhau và gắn với mục đích đào tạo. 2.3.1.2.3 Các đặc điểm của mục tiêu Mục tiêu phải bao gồm đủ các ý sau đây (nếu ghép các mẫu tự đầu của tiếng Anh sẽ thành chữ SMART): 9 S – Specific (cụ thể) Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 31 9 M – Measurable (có thể đo được) 9 A – Achievable (có thể đặt được) 9 R – Result-oriented (hướng kết quả) 9 T – Time-bound (giới hạn thời gian) (1) Mục tiêu cần phải cụ thể: Phải nêu ra kết quả mà nó nhằm đặt được. Các mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ các mục đích, định hướng cho các hoạt động, hướng dẫn thu thập số liệu và các phương tiện đo đạc, cung cấp cơ sở cho việc kiểm tra tính hiệu quả của đánh giá. (2) Mục tiêu phải có thể đo được: Để có thể đo được, các mục tiêu cần nhằm vào các kết quả có thể quan sát được hoặc thể hiện được. (3) Mục tiêu phải có thể đạt được: Cần tránh nêu ra những mục tiêu xa, mơ hồ, không thể đặt được, cho dù đó là rất cần. (4) Mục tiêu cần phải hướng kết quả: Mục tiêu chính là các kết quả mà học sinh phải đạt được (5) Mục tiêu cần phải giới hạn thời gian: Xác định đó là mục tiêu sau sau một khoảng thời gian, sau một hay nhiều chương. Tất nhiên những mục tiêu sau khoảng thời gian dài thì bao quát được nhiều tri thức hơn. 2.3.1.2.4 Các mức độ của mục tiêu nhận thức Mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức có 6 mức độ từ thấp đến cao: (1) Biết (knowledge): Có thể nhớ, nhắc lại chính xác những điều đã được học. (2) Thông hiểu (comprehension): Hiểu được ý nghĩa của một công thức, lý thuyết, vấn đề,v.v (3) Áp dụng (application): Áp dụng được những điều đã học để giải quyết một vấn đề, hoặc giải quyết một tình huống, hiện tượng, v.v (4) Phân tích (analysis): Biết mổ xẻ vấn đề thành các yếu tố và xác định được mối liên hệ giữa các yếu tố đó. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 32 (5) Tổng hợp (synthesis): Đề xuất được phương án, ý kiến mới trên cơ sở những thông tin, số liệu đã có. (6) Đánh giá (evaluation): Đưa ra được những nhận xét về một vấn đề trên cơ sở những tiêu chí đã có hoặc tự xây dựng; đồng thời cung cấp những bằng chứng cho các nhận xét đó. 2.3.2 Phân tích nội dung môn học Phân tích nội dung môn học bao gồm chủ yếu công việc xem xét và phân biệt bốn loại nội dung học tập: (1) Những thông tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ hay nhận ra. (2) Những khái niệm và ý tưởng mà học sinh phải giải thích hay minh họa. (3) Những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa. (4) Những thông tin, ý tưởng và kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch vào một tình huống hay hoàn cảnh mới. Nhưng trong việc phân tích nội dung một phần nào đó của môn học, ta có thể đảo ngược lại thứ tự bốn loại học tập ở trên, nghĩa là bắt đầu bằng những ý tưởng phức tạp: tìm ra những điều khái quát hóa, các mối liên hệ, các nguyên lý. Những câu phát biểu thuộc loại này thường là ý tưởng cốt lõi của môn học và bao gồm trong cấu trúc của môn học ấy, còn phần lớn nội dung còn lại chỉ là minh họa hay giải thích cho các ý tưởng này. Như vậy, bước thứ hai của việc phân tích nội dung môn học là tìm ra những ý tưởng chính yếu của môn học ấy. Bước thứ hai của việc phân tích nội dung môn học là lựa chọn những từ, nhóm chữ, và cả những ký hiệu (nếu có) mà học sinh sẽ phải giải nghĩa được. Để có thể hiểu rõ, giải thích, giải nghĩa những ý tưởng lớn, học sinh cần phải hiểu rõ các khái niệm ấy và các mối liên hệ giữa các khái niệm. Vậy, công việc của người soạn thảo trắc nghiệm là tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm. Bước thứ ba là phân loại hai hạng thông tin được trình bày trong môn học: • Những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 33 • Những khái luận quan trọng của môn học. Người soạn thảo trắc nghiệm cần phải biết phân biệt hai loại thông tin ấy để lựa chọn những điều gì quan trọng mà học sinh cần phải nhớ. Bước thứ tư là lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. Những thông tin loại này có thể được khảo sát bằng nhiều cách, chẳng hạn như đối chiếu, nêu ra những sự tương đồng và dị biệt, hay đặt ra những bài toán, những tình huống đòi hỏi học sinh phải ứng dụng các thông tin đã biết để tìm ra cách giải quyết. 2.3.3 Thiết kế dàn bài trắc nghiệm Dàn bài trắc nghiệm thành quả học tập là bảng dự kiến phân bố hợp lý các câu hỏi của bài trắc nghiệm theo mục tiêu (hay quá trình tư duy) và nội dung của môn học sao cho có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo. Để làm công việc này một cách hiệu quả nhất, chúng ta cần phải quyết định: 9 Cần khảo sát những gì ở học sinh? 9 Đặt tầm quan trọng vào những phần nào của môn học và mục tiêu nào? 9 Cần phải trình bày các câu hỏi dước hình thức nào cho có hiệu quả nhất? 9 Mức độ khó của các câu trắc nghiệm 9 Mức độ khó của bài trắc nghiệm Thông thường khi thiết kế một dàn bài trắc nghiệm, người ta lập một ma trận hai chiều, còn gọi là bảng quy định hai chiều (table of specifications): một chiều là nội dung và một chiều là mục tiêu. Trong các ô ma trận ghi số câu cần kiểm tra cho mỗi nội dung và mục tiêu. Tuy nhiên, những mục tiêu này không buộc phải theo sát các nguyên tắc phân loại (6 mức độ của mục tiêu nhận thức) đã được đề cập ở trên mà có thể cụ thể hóa cho phù hợp với từng môn học khác nhau. Trong mỗi ô của bảng quy định hai chiều này, ta sẽ ghi số câu trắc nghiệm cho mục tiêu hay đơn vị nội dung tương ứng với hàng và cột đó. Sau đây là một thí dụ về dàn bài trắc nghiệm: Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 34 Mục tiêu Chủ đề 1 Chủ đề 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 Chủ đề 5 Tổng cộng 1. Hiểu biết: - Từ ngữ, ký hiệu, quy ước 3 2 5 5 15 - Tính chất, đặc điểm, tiêu chuẩn 3 1 3 2 3 12 - Sự kiện, dữ kiện 4 3 7 1 15 - Khuynh hướng diễn biến các sự việc 2 4 4 10 - Định luật, nguyên tắc 1 4 2 1 8 2. Khả năng: So sánh, nêu sự tương đồng, dị biệt 2 3 1 6 Giải thích 2 2 3 7 Tính toán 4 6 3 5 18 Tiên đoán 2 1 2 5 Phê phán 2 1 1 4 Tổng cộng 15 11 21 28 25 100 Bảng 4. Thí dụ về dàn bài trắc nghiệm [1] 2.3.4 Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm Số câu của một bài trắc nghiệm khách quan tùy thuộc vào lượng thời gian dành cho việc kiểm tra. Trong những kỳ thi, thời gian dành cho trắc nghiệm có thể là hai giờ hay hơn thế. Nói chung, thời gian càng dài, càng có nhiều câu hỏi, thì các điểm số có được từ bài trắc nghiệm ấy càng đáng tin cậy hơn, chỉ số tin cậy sẽ cao. Thế nhưng trong thực tế, rất hiếm khi có bài trắc nghiệm cho học sinh làm liên tục trong hơn ba giờ. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 35 Ngoài vấn đề thời gian, còn có vấn đề quan trọng hơn cả là làm sao cho các câu hỏi trong bài trắc nghiệm tiêu biểu cho toàn thể kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh. Nếu số câu hỏi quá ít thì không bao trùm đầy đủ nội dung môn học, còn nếu số câu quá nhiều thì lại bị hạn chế bởi thời gian. Số câu hỏi trong một bài trắc nghiệm dù nhiều bao nhiêu cũng chỉ là một “mẫu” (sample) trong toàn thể “dân số” (population) các câu hỏi thích hợp với nội dung và mục tiêu mà ta muốn khảo sát. Vì vậy, một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi chưa hẳn là một bài trắc nghiệm có giá trị, nếu các câu hỏi ấy không tiêu biểu cho “dân số” các câu hỏi thích hợp về môn học. Tuy nhiên, nếu ta thiết lập dàn bài trắc nghiệm một cách kỹ càng, và căn cứ vào thời gian quy định bài trắc nghiệm mà phân bố số câu hỏi hợp lý cho từng phần của nội dung và mục tiêu môn học, ta cũng sẽ có nhiều hi vọng lựa chọn được số câu hỏi “đại diện” cho “dân số” các câu hỏi thích hợp. Số câu hỏi mà một học sinh có thể trả lời được trong một phút tùy thuộc vào loại câu trắc nghiệm sử dụng, vào mức độ phức tạp của quá trình tư duy đòi hỏi để trả lời câu hỏi, và cả vào thói quen làm việc của học sinh. Vì lý do đó, ta khó có thể xác định chính xác cần phải có bao nhiêu câu hỏi trong bài trắc nghiệm với số thời gian ấn định sẵn. Vậy phương pháp tốt nhất là rút kinh nghiệm từ những bài trắc nghiệm tương tự. Trong trường hợp không có những kinh nghiệm như vậy, ta có thể giả định rằng ngay cả những học sinh làm rất chậm cũng có thể trả lời một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong một phút, và một câu trắc nghiệm loại Đúng-Sai trong nửa phút. Với những câu trắc nghiệm dài hơn hay phức tạp thì ta có thể cần phải xét lại thời gian giả định ấy. 2.3.5 Mức độ khó của các câu trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm thành quả học tập gồm những câu quá dễ thường không có hiệu quả đo lường khả năng của học sinh. Để đạt được hiệu quả đo lường khả năng, chúng ta nên chọn các câu trắc nghiệm sao cho điểm trung bình trên bài trắc nghiệm xấp xỉ bằng 50% số câu Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 36 hỏi. Tuy nhiên, khi ấn định mức độ khó trung bình là 50%, độ khó của từng câu trắc nghiệm có thể khác nhau. Điều ta cần phải nhớ là loại câu trắc nghiệm có thể cung cấp thông tin tốt nhất về sự khác biệt giữa các thí sinh là những câu mà 50% trả lời đúng và 50% trả lời sai. 2.4 Các hình thức câu trắc nghiệm 2.4.1 Câu trắc nghiệm Đúng-Sai (true-false question) ™ Cấu trúc: Gồm một câu phát biểu và phần học sinh trả lời bằng cách lựa chọn: Đúng (Đ) hay Sai (S). ™ Ưu điểm: 9 Dễ xây dựng 9 Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian cho trước; điều này làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm nếu như các câu trắc nghiệm Đúng-Sai được soạn thảo theo đúng quy cách. 9 Trong khoảng thời gian ngắn có thể soạn được nhiều câu trắc nghiệm Đúng-Sai vì người soạn trắc nghiệm không cần phải tìm ra phần trả lời cho học sinh lựa chọn. ™ Nhược điểm: 9 Độ may rủi cao (50%), do đó dễ khuyến khích người trả lời đoán mò. 9 Thường chỉ được dùng để kiểm tra mức độ nhận biết, hiểu. ™ Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm Đúng-Sai: 9 Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu phức tạp, bao gồm quá nhiều chi tiết. 9 Lựa chọn những câu phát biểu sao cho một người có khả năng trung bình không thể nhận ra ngay là Đúng hay Sai mà không cần suy nghĩ. 9 Những câu phát biểu mà tính chất Đúng, Sai phải chắc chắn, có cơ sở khoa học. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 37 9 Tránh dùng những câu phát biểu trích nguyên văn từ sách giáo khoa, như vậy sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng máy móc. 9 Tránh dùng các từ: thường thường, đôi khi, một số người,v.v vì thường là câu phát biểu Đúng. 2.4.2 Câu trắc nghiệm đa lựa chọn (multiple choice question) ™ Cấu trúc: Gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn Phần gốc: là một câu hỏi (kết thúc là dấu chẩm hỏi) hay câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Trong phần gốc, người soạn trắc nghiệm đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người trả lời hiểu rõ câu trắc nghiệm ấy muốn hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp. ¾ Phần lựa chọn: có thể 3, 4, 5 lựa chọn hoặc nhiều hơn 5 lựa chọn. Mỗi lựa chọn là câu trả lời (cho câu có dấu hỏi) hay là câu bổ túc (cho phần còn bỏ lửng). Trong tất cả các lựa chọn chỉ có 1 lựa chọn được xác định là đúng nhất, gọi là “đáp án” (key). Những lựa chọn còn lại đều phải là sai (dù nội dung đọc lên có vẻ là đúng), thường gọi là các “mồi nhử”, “câu nhiễu” (distractors). Điều quan trọng người soạn thảo cần lưu ý là phải làm sao cho các mồi nhử này đều hấp dẫn ngang nhau đối với những học sinh chưa nắm vững kiến thức, thúc đẩy học sinh ấy chọn vào những “mồi nhử” này. ™ Ưu điểm: 9 Độ may rủi thấp: nếu câu trắc nghiệm có N lựa chọn thì độ may rủi là 1/N. Số lựa chọn Độ may rủi 3 33,33% 4 25% 5 20% 6 16,67% Bảng 5. Tương quan số lựa chọn và độ may rủi Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 38 9 Nếu soạn đúng quy cách, kết quả có tính tin cậy và tính giá trị cao. 9 Có thể khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh; chấm nhanh; kết quả chính xác. 9 Có thể được sử dụng để kiểm tra các kỹ năng nhận thức bậc cao. ™ Nhược điểm: 9 Tuy độ may rui thấp nhưng người trả lời vẫn có thể đoán mò. 9 Vì có nhiều phương án lựa chọn nên khó xây dựng được các câu hỏi có chất lượng cao. 9 Để có được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và tính giá trị cao, người soạn trắc nghiệm phải đầu tư nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các bước soạn thảo câu trắc nghiệm. ™ Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm đa lựa chọn: 9 Số lựa chọn nên từ 4 trở lên để xác suất may mắn chọn đúng là thấp. 9 Khi soạn phần gốc phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chỉ hỏi một vấn đề và soạn đáp án đúng trước, vị trí đáp án đúng được đặt một cách ngẫu nhiên. 9 Muốn có được các mồi nhử hay thì ta nên chọn những câu Sai thường gặp của chính học sinh, không nên là những mồi nhử do người soạn trắc nghiệm tự nghĩ ra vì mồi nhử do người soạn trắc nghiệm nghĩ ra chưa chắc hấp dẫn được học sinh. Do đó có 4 bước phải làm khi soạn mồi nhử: • Bước 1: Ra các câu hỏi mở về lĩnh vực nội dung dự định trắc nghiệm để học sinh tự viết câu trả lời. • Bước 2: Thu các bản trả lời của học sinh, loại bỏ các câu trả lời Đúng, chỉ giữ lại các câu trả lời Sai. • Bước 3: Thống kê phân loại các câu trả lời Sai và ghi tần số xuất hiện từng loại câu Sai. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 39 • Bước 4: Ưu tiên chọn những câu sai có tần số cao làm mồi nhử. 2.4.3 Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (matching question) ™ Cấu trúc: Gồm 3 phần Phần chỉ dẫn cách trả lời. Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, v.v ¾ Phần lựa chọn (cột 2): cũng gồm những câu ngắn, đoạn, chữ, v.v Trong phần chỉ dẫn cần chỉ ra cho người làm trắc nghiệm biết cách ghép hai cột với nhau cho đúng, có ý nghĩa, hợp logic. ™ Ưu điểm: 9 Dễ xây dựng. 9 Có thể hạn chế sự đoán mò bằng cách tăng số lượng lựa chọn. ™ Nhược điểm: 9 Chỉ chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng nhận biết. 9 Thông tin có tính dàn trải, không nhấn mạnh được những điều quan trọng. ™ Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: 9 Không nên đặt số lựa chọn ở hai cột bằng nhau vì như vậy làm cho học sinh dự đoán được sau khi biết một số trường hợp. Bên cạnh đó có thể dùng một lựa chọn đúng với hai hay nhiều câu hỏi. 9 Không nên soạn các lựa chọn quá dài làm mất thì giờ của học sinh. 2.4.4 Câu trắc nghiệm điền khuyết (filling question) ™ Cấu trúc: Có 2 dạng: Dạng 1: Gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn. Dạng 2: Gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống mà người trả lời phải điền vào bằng một từ hay một nhóm từ ngắn. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 40 ™ Ưu điểm: 9 Dễ xây dựng. 9 Người trả lời không thể đoán mò. ™ Nhược điểm: 9 Thường chỉ được dùng để kiểm tra trình độ mức độ nhận biết, hiểu. 9 Đôi khi khó đánh giá đúng nội dung trả lời. ™ Những yêu cầu khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết: 9 Nội dung của phần trả lời càng cô đọng càng tốt. 9 Nên soạn thảo các câu với phần để trống sao cho những từ điền vào là duy nhất đúng, không thể thay thế bằng bất kỳ từ nào khác. ¾ Do những nhược điểm của câu trắc nghiệm loại đối chiếu cặp đôi và điền khuyết nên phần mềm này chỉ hỗ trợ quản lý câu trắc nghiệm loại đúng-sai và đa lựa chọn 2.5 Phân tích câu trắc nghiệm Phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất cần thiết và rất hữu ích. Nó giúp chúng ta biết được: 9 Những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ. 9 Những câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém. 9 Lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt hơn. Một bài trắc nghiệm sau khi đã được sửa đổi lại trên căn bản của sự phân tích các câu trắc nghiệm có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích. Chúng ta phải phân tích câu trắc nghiệm trên hai phương diện: độ phân cách, độ khó. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 41 2.5.1 Độ khó của câu trắc nghiệm (difficulty index) 2.5.1.1 Định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm Khi bạn làm một bài trắc nghiệm, bạn thường thấy rằng bài trắc nghiệm đó dễ khi bạn biết giải đáp hầu hết các câu hỏi, ngược lại bài trắc nghiệm đó khó nếu bạn không biết giải đáp cho phần lớn các câu hỏi. Nhưng chắc hẳn bạn sẽ thấy khó có thể giải thích được tại sao một số câu hỏi lại khó hơn một số câu hỏi khác. Các nhà đo lường giáo dục và tâm lý cũng gặp phải vấn đề khó khăn như vậy trong việc giải thích và định nghĩa tính chất khó hay dễ của các câu trắc nghiệm căn cứ vào đặc tính nội tại của chúng. Vì vậy, họ áp dụng lối định nghĩa độ khó của câu trắc nghiệm căn cứ vào số người trả lời đúng câu trắc nghiệm. Nếu tất cả mọi người đều lựa chọn câu giải đáp đúng, câu trắc nghiệm ấy được xem như là dễ. Nếu chỉ có một người trong một trăm người trả lời đúng câu trắc nghiệm thì câu trắc nghiệm ấy chắc chắn là quá khó. 2.5.1.2 Công thức tính độ khó Độ khó câu trắc nghiệm được tính theo công thức [1]: Thí dụ: Thí dụ một bài trắc nghiệm có 100.000 thí sinh làm bài, câu trắc nghiệm 1 có 75.000 thí sinh làm đúng thì độ khó của câu trắc nghiệm 1 là: 75000 / 100000 = 0.75 2.5.1.3 Độ khó vừa phải câu trắc nghiệm Để có thể kết luận được một câu trắc nghiệm là dễ, khó, hay vừa sức học sinh, trước hết ta phải tính độ khó của câu trắc nghiệm ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải của loại câu trắc nghiệm ấy: Độ khó câu i = Số người trả lời đúng câu i Tổng số người làm bài trắc nghiệm Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 42 • Nếu độ khó của câu trắc nghiệm > Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy là dễ so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm. • Nếu độ khó của câu trắc nghiệm < Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy là khó so với trình độ học sinh làm trắc nghiệm. • Nếu độ khó của câu trắc nghiệm xấp xỉ Độ khó vừa phải: Ta kết luận rằng câu trắc nghiệm ấy vừa sức với trình độ học sinh làm trắc nghiệm. ™ Công thức tính độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm [1]: Mỗi loại câu trắc nghiệm có tỉ lệ % may rủi khác nhau: Loại câu trắc nghiệm Tỉ lệ % may rủi Câu Đúng-Sai 50% Câu có 4 lựa chọn 25% Câu có 5 lựa chọn 20% Bảng 6. Tương quan loại câu hỏi và tỉ lệ may rủi Khi cần khảo sát năng lực học sinh trong một cuộc thi tuyển, chúng ta nên chọn đa số các câu có độ khó vừa phải, một ít câu từ khó đến rất khó và một ít câu dễ. 2.5.2 Độ phân cách của câu trắc nghiệm (discrimination index) 2.5.2.1 Định nghĩa độ phân cách của câu trắc nghiệm Kết quả thực hiện câu trắc nghiệm phải cho phép phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém, nghĩa là phải làm sao cho một câu trắc nghiệm có khả năng phân cách cao. Độ phân cách của một câu trắc nghiệm là một chỉ số giúp ta phân biệt được học sinh giỏi với học sinh kém. Vì vậy, một bài trắc nghiệm gồm toàn Độ khó vừa phải = 100% + % may rủi 2 Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 43 những câu trắc nghiệm có độ phân cách tốt sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao. 2.5.2.2 Các phương pháp tính độ phân cách 2.5.2.2.1 Phương pháp đơn giản theo lối thủ công Sau khi đã chấm và cộng tổng điểm của từng bài trắc nghiệm, ta có thể thực hiện các bước sau để biết được độ phân cách của một câu trắc nghiệm [3]: • Bước 1: Xếp đặt các bài làm của học sinh (đã chấm, cộng điểm) theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp. • Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài trắc nghiệm, lấy 27% của tổng số bài làm có điểm số từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm số từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP. • Bước 3: Tính tỉ lệ phần trăm học sinh làm đúng câu trắc nghiệm riêng cho từng nhóm bằng cách đếm số người làm đúng trong mỗi nhóm và chia cho số người của nhóm (số người mỗi nhóm = 27% tổng số bài) • Bước 4: Tính độ phân cách (D) theo công thức: Thí dụ: Bài trắc nghiệm môn Cầu lông có 28 câu do các bạn sinh viên năm thứ III Khoa Giáo dục thể chất, Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh năm học 2003-2004 soạn, được đem khảo sát ở một lớp sinh viên Giáo dục thể chất ở một địa phương khác, thu được kết quả như sau: • Số bài trắc nghiệm thu được : 42 bài • Điểm cao nhất = 22 D = Tỉ lệ % nhóm cao làm đúng câu trắc nghiệm Tỉ lệ % nhóm thấp làm đúng câu trắc nghiệm _ Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 44 • Điểm thấp nhất = 08 Tính số người trong mỗi nhóm = 42 * 27% = 11. Nhóm CAO được chọn từ bài có điểm là 22 trở xuống cho đến khi đủ 11 bài. Nhóm THẤP được chọn từ bài có điểm thấp nhất là 08 điểm trở lên cho đến khi đủ số 11 bài. Tiếp theo là công việc của bước 3: Hãy lập bảng tỉ lệ % làm đúng các câu 1, 28, 17,13, 27 của nhóm cao và nhóm thấp. BẢNG TỈ LỆ % LÀM ĐÚNG Câu Nhóm cao Nhóm thấp Độ phân cách D 1 10 người (90.9%) 7 người (63.6%) D = 90.9% - 63.6% = 27.3% (= 0.27) 28 5 người (45.4%) 5 người (45.4%) D = 45.4% - 45.4% = 0% (= 0.00) 17 3 người (27.2%) 4 người (36.3%) D = 27.2% - 36.3% = - 9.1% (= - 0.09) 13 11người (100%) 9 người (81.8%) D = 100% - 81.8% = 18.2% (=0.18) 27 5 người (45.4%) 2 người (18.1%) D = 45.4% - 18.1% = 27.3% (= 0.27) Bảng 7. Bảng ti lệ phần trăm làm đúng 2.5.2.2.2 Công thức tương quan điểm nhị phân (point biserial correlation) Tính độ phân cách câu trắc nghiệm theo công thức tương quan điểm nhị phân [1]: Trong đó: • D : Độ phân cách của câu trắc nghiệm • N : Số bài làm (Số thí sinh dự thi) D = ]Y)( - Y][NX)( - X[N 2222 ∑∑∑∑ YX ∑∑∑ - XYN Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 45 • X : Điểm số câu trắc nghiệm của mỗi thí sinh (X = 0 hoặc X = 1) • Y : Tổng điểm bài làm của mỗi thí sinh Thí dụ: Ta có tổng điểm (Y) và điểm số (X) về một câu trắc nghiệm của 16 thí sinh, như ở cột 2 và 3 trong bảng tính toán dưới đây: Thí sinh Tổng điểm (Y) Điểm (X) X2 Y2 XY 1 101 0 0 10201 0 2 102 0 0 12544 0 3 95 0 0 9025 0 4 120 0 0 14400 0 5 113 0 0 12769 0 6 91 0 0 8281 0 7 117 0 0 13689 0 8 105 0 0 11025 0 9 117 1 1 13689 117 10 105 1 1 11025 105 11 118 1 1 13924 118 12 100 1 1 10000 100 13 98 1 1 9604 98 14 122 1 1 14884 122 15 97 1 1 9409 97 16 111 1 1 12321 111 Tổng 1712 8 8 184630 868 Bảng 8. Điểm bài làm và điểm câu trắc nghiệm Với các dữ kiện trong bảng trên, thế số vào công thức tương quan điểm nhị phân: D = = ]1712 - 184630 x ][168 - 8 x 61[ 22 16 x 868 – 8 x 1712 = 0.16 ]Y)( - Y][NX)( - X[N 2222 ∑∑∑∑ YX ∑∑∑ - XYN Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 46 2.5.2.3 Kết luận từ độ phân cách Độ phân cách D Kết luận D Ў 0.40 Câu trắc nghiệm có độ phân cách rất tốt 0.30 Ў D Ў 0.39 Câu trắc nghiệm có độ phân cách khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn 0.20 Ў D Ў 0.29 Câu trắc nghiệm có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh D Ў 0.19 Câu trắc nghiệm có độ phân cách kém, cần phải loại bỏ hay phải gia công sửa chữa nhiều Bảng 9. Kết luận từ độ phân cách [3] 2.6 Độ tin cậy của bài trắc nghiệm 2.6.1 Định nghĩa độ tin cậy Độ tin cậy của bài trắc nghiệm là hệ số tương quan của tỉ lệ trả lời đúng/sai giữa các lần trắc nghiệm bằng các đề trắc nghiệm tương đương [3]. Độ tin cậy của các điểm số đối với bài trắc nghiệm giúp ta biết được trắc nghiệm đã đo lường cái mà nó định đo tốt đến mức nào. Điều này có nghĩa là nếu cùng những học sinh đó, ta cho làm cùng một bài trắc nghiệm lần thứ hai, thì kết quả thu được sẽ gần giống nhau đến mức nào. Độ tin cậy không phải là một thuộc tính của tự thân bài trắc nghiệm mà là thuộc tính của bài trắc nghiệm khi nó được đem ra áp dụng với nhóm thí sinh nào đó. Bài trắc nghiệm càng thích hợp với mức độ khả năng của nhóm bao nhiêu thì độ tin cậy của các điểm số lại càng cao. Khả năng của các phần tử trong nhóm càng phân tán rộng thì độ tin cậy của các điểm số trên bài trắc nghiệm lại càng cao. Hệ số tương quan được sử dụng như là một số đo lường độ tin cậy. Một trong các đặc tính của hệ số tương quan là nó cung cấp cho ta một thứ đo lường Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 47 tương đối thay vì tuyệt đối về sự tương đồng giữa hai tập hợp điểm số của cùng một số người. Nếu sự khác biệt của các điểm... Ghi chú 1 dtMucTieuChinh DataTable Danh sách mục tiêu chính 2 dtMucTieuCon DataTable Danh sách mục tiêu con 3 dtBanSaoMucTieuChinh DataTable Bản sao mục danh sách mục tiêu chính 4 dtBanSaoMucTieuCon DataTable Bản sao mục danh sách mục tiêu con 5 ltMucTieuMonHoc LT_MucTieu MonHoc Đối tượng lưu trữ mục tiêu môn học Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 XoaMucTieuConTh uocMucTieuChinh int Xóa mục tiêu con theo mục tiêu chính 2 DocDanhSachMuc TieuChinh DataTable Đọc danh sách mục tiêu chính 3 DocDanhSachMuc TieuCon() DataTable Đọc danh sách mục tiêu con 4 CapNhatMucTieuC hinh Cập nhật mục tiêu chính 5 CapNhatMucTieuC on Cập nhật mục tiêu con Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 198 6 DocDanhSachMaM TChinhTenMTChin h DataTable Đọc danh sách mã, tên mục tiêu chính 7 DocDanhSachMaM TConTenMTCon DataTable Đọc danh sách mã, tên mục tiêu con 8 TimMaMucTieu string,string int[] Tìm mã mục tiêu theo tên 9 TimMaMTChinhTh eoTen int[],string Tìm mã mục tiêu chính theo tên 10 TimMaMTConThe oTen int[],string Tìm mã mục tiêu con theo tên 11 TaoBanSaoMucTie uChinh Tạo bản sao mục tiêu chính 12 TaoBanSaoMucTie uCon Tạo bản sao mục tiêu con 13 XoaCauHoiTheoM ucTieuChinh Xóa câu trắc nghiệm theo mục tiêu chính 14 XoaCauHoiTheoM ucTieuCon Xóa câu trắc nghiệm theo mục tiêu con Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 199 B.2.2.11 Lớp XL_NoiDungMonHoc XL_NoiDungMonHoc dtNoiDungChinh: DataTable dtNoiDungCon: DataTable dtBanSaoNoiDungChinh: DataTable dtBanSaoNoiDungCon: DataTable ltNoiDungMonHoc: LT_NoiDungMonHoc XoaNoiDungConThuocNoiDungChinh(int) DocDanhSachNoiDungChinh():DataTable DocDanhSachNoiDungCon():DataTable CapNhatNoiDungChinh() CapNhatNoiDungCon() DocDanhSachMaMTChinhTenMTChinh():DataTable DocDanhSachMaMTConTenMTCon():DataTable TimMaNoiDung(int,string,string): int[] TimMaNDChinhTheoTen(int[],string) TimMaNDConTheoTen(int[],string) TaoBanSaoNoiDungChinh() TaoBanSaoNoiDungCon() XoaCauHoiTheoNoiDungChinh() XoaCauHoiTheoNoiDungCon() Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 200 Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 dtMucTieuChinh DataTable Danh sách nội dung chính 2 dtNoiDungCon DataTable Danh sách nội dung con 3 dtBanSaoNoiDungChinh DataTable Bản sao danh sách nội dung chính 4 dtBanSaoNoiDungCon DataTable Bản sao danh sách nội dung con 5 ltNoiDungMonHoc LT_NoiDun gMonHoc Đối tượng lưu trữ nội dung môn học Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 XoaNoiDungConTh uocNoiDungChinh int Xóa nội dung con theo nội dung chính 2 DocDanhSachNoiD ungChinh DataTable Đọc danh sách nội dung chính 3 DocDanhSachNoiD ungCon() DataTable Đọc danh sách nội dung con 4 CapNhatNoiDungC hinh Cập nhật nội dung chính 5 CapNhatNoiDungC on Cập nhật nội dung con Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 201 6 DocDanhSachMaN DChinhTenNDChin h DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung chính 7 DocDanhSachMaN DConTenNDCon DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung con 8 TimMaNoiDung int,string,strin g int[] Tìm mã nội dung theo tên 9 TimMaNDChinhTh eoTen int[],string Tìm mã nội dung chính theo tên 10 TimMaNDConTheo Ten int[],string Tìm mã nội dung con theo tên 11 TaoBanSaoNoiDun gChinh Tạo bản sao nội dung chính 12 TaoBanSaoNoiDun gCon Tạo bản sao nội dung con 13 XoaCauHoiTheoNo iDungChinh Xóa câu trắc nghiệm theo nội dung chính 14 XoaCauHoiNoiDun gCon Xóa câu trắc nghiệm theo nội dung con Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 202 B.2.2.12 Lớp XL_TacGia XL_TacGia dtTacGia: DataTable dtBanSaoTacGia: DataTable ltTacGia: LT_TacGia CapNhat() DocDanhSachTacGia(): DataTable DocDanhSachMaTGTenTG(): DataTable TimMaTGTheoTen(string):int TaoBanSao() XoaCauHoiTheoTacGiaBiXoa() Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 dtTacGia DataTable Danh sách tác giả 2 dtBanSaoTacGia DataTable Bản sao danh sách tác giả 3 ltTacGia LT_TacGia Đối tượng lưu trữ tác giả Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 203 Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhat Cập nhật danh sách tác giả xuống cơ sở dữ liệu 2 DocDanhSachTacG ia DataTable Đọc danh sách tác giả 3 DocDanhSachMaT GTenTG DataTable Đọc danh sách mã, tên tác giả 4 TimMaTGTheoTen string int Tìm mã tác giả theo tên 5 TaoBanSao Tạo bản sao danh sách tác giả 6 XoaCauHoiTheoTa cGiaBiXoa Xóa câu hỏi theo tác giả bị xóa B.2.2.13 Lớp ThongTinDanhGia ThongTinDanhGia m_MaCH: string m_SigmaX: float m_SigmaX2: float m_SigmaY: float m_SigmaY2: float m_SigmaXY: float Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 204 Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 m_MaCH string 2 m_SigmaX float 3 m_SigmaX2 float 4 m_SigmaY float 5 m_SigmaY2 float 6 m_SigmaXY float B.2.2.14 Lớp DisOrderTest DisOrderTest m_arrDeThi: CauTN[][] fTyLeTrungBoDeThi: float KiemTraTrungPhuongAnTraLoi(CauTNDaLuaChon,CauTNDaLuaChon): Boolean TyLeTrung2DeThi(CauTN[], CauTN[]): float TyLeTrungBoDeThi(CauTN[]): float XaoTron(CauTN[],float): CauTN[] LayDanhSachCauTN(CauTN[],LoaiCauHoiTN): CauTN[] XaoTronThuTuTrongDanhSach(CauTN[]) XaoTronPhuongAnTrongCau(CauTNDaLuaChon,int[]) CapNhatNoiDungPhuongAnMix(CauTNDaLuaChon,int[]) XaoTronPhuongAnTraLoiCuaTatCaCauHoi(CauTN[]) Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 m_arrDeThi CauTN[][] Mảng các đề thi đã được xáo trộn Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 205 2 fTyLeTrungBoDeThi float Tỷ lệ trùng giữa các đề thi trong mảng đề thi Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 KiemTraTrungPhuo ngAnTraLoi CauTNDa LuaChon,C auTNDaLu aChon Boolean Kiểm tra trùng các phương án trả lời giữa các câu hỏi 2 TyLeTrung2DeThi CauTN[], CauTN[] float Kiểm tra và trả về tỷ lệ trùng giữa 2 đề thi. 3 TyLeTrungBoDeTh i CauTN[] float Kiểm tra và trả về tỷ lệ trùng của toàn bộ các đề thi đã xáo trộn. 4 XaoTron CauTN[],fl oat CauTN[] Xáo trộn câu hỏi để tạo thành đề thi 5 LayDanhSachCauT N CauTN[],L oaiCauHoi TN CauTN[] Lọc ra các câu hỏi cùng loại 6 XaoTronThuTuTro ngDanhSach CauTN[] Xáo trộn thứ tự câu hỏi trong danh Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 206 sách câu hỏi 7 XaoTronPhuongAn TrongCau CauTNDa LuaChon,i nt[] Xáo trộn các phương án trả lời trong câu hỏi 8 CapNhatNoiDungP huongAnMix CauTNDa LuaChon,i nt[] Cập nhật lại nội dung các phương án trả lời phức hợp sau khi đã xáo trộn các phương án trả lời đơn. 9 XaoTronPhuongAn TraLoiCuaTatCaCa uHoi CauTN[] Xáo trộn phương án trả lời của tất cả các câu trắc nghiệm B.2.2.15 Lớp ExcelRender ExcelRender m_ExcelApp: ExcelApplicationClass m_WorkBook: ExcelWorkbook m_WorkBook1: ExcelWorkbook m_WorkBook2: ExcelWorkbook OpenExcelApp(Boolean) CloseExcelApp() OpenNewWorkBook() Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 207 CloseWorkBook() SaveWorkBookAs(string) Render_DapAn(CauTN[],int,Boolean) DocTatCaCacMangChiSo(string, string, int): ThongTinDanhGia[] CongDonCacChiSo(ThongTinDanhGia[],string, int,int) TinhTongDiem1BaiLam(int[]): int TinhDiemToanBoBaiThi(ExcelWorkbook,ExcelWorkbook): int[] LaySoCauHoi(ExcelWorksheet): int TinhDiemBaiLam(ExcelWorksheet,ExcelWorksheet,int): int Danh sách các biến thành phần : STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 m_ExcelApp ExcelApplicationClass Biến tương ứng với ứng dụng Excel. 2 m_WorkBook ExcelWorkbook Biến tương ứng với workbook đang mở 3 m_WorkBook1 ExcelWorkbook 4 m_WorkBook2 ExcelWorkbook Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 OpenExcelApp Boolean Mở ứng dụng Excel 2 CloseExcelApp Đóng ứng dụng Excel 3 OpenNewWorkBoo k Mở workbook 4 CloseWorkBook Đóng workbook Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 208 5 SaveWorkBookAs string Lưu workbook 6 Render_DapAn CauTN[],in t,Boolean Kết xuất đáp án 7 DocTatCaCacMang ChiSo string, string, int ThongTinDa nhGia[] Đọc các chỉ số cần thiết cho việc đánh giá độ khó, độ phân cách của câu hỏi. 8 CongDonCacChiSo ThongTin DanhGia[], string, int,int Tính toán các chỉ số cần thiết cho việc đánh giá độ khó, độ phân cách của câu hỏi 9 TinhTongDiem1Bai Lam int[] int Tính điểm 1 bài thi. 10 TinhDiemToanBoB aiThi ExcelWork book,Excel Workbook int[] Tính điểm toàn bộ các bài thi. 11 LaySoCauHoi ExcelWork sheet int Lấy số câu hỏi có trong đáp án 12 TinhDiemBaiLam ExcelWork sheet,Excel Worksheet, int int Tính điểm bài làm Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 209 B.2.2.16 Lớp WordParser WordParser m_iSoCauTN: int m_arrCauTN: CauTN[] m_WordApp: WordApplicationClass m_Doc : Word.Document m_TestParser: TestParser OpenWordApp(Boolean) CloseWordApp() OpenWordFile(string) CloseWordFile() TimViTriKetThucCauTNKeTiep(int): int DocHetCauTN(): CauTN[] RenderForUpdate(CauTN[],Boolean,Boolean,Boolean,Boolean,Boolean,string) Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 m_iSoCauTN Int Số câu trắc nghiệm 2 m_arrCauTN CauTN[] Mảng câu trắc nghiệm 3 m_WordApp WordApplicationClass Biến ứng dụng Word 4 m_Doc Word.Document Biến tài liệu Document 5 m_TestParser TestParser Biến xử lý đọc câu trắc nghiệm Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 210 1 OpenWordApp Boolean Mở ứng dụng Word 2 CloseWordApp Đóng ứng dụng Word 3 OpenWordFile string Mở tập tin Word 4 CloseWordFile Đóng tập tin Word 6 DocHetCauTN CauTN[] Đọc tất cả câu trắc nghiệm 7 RenderForUpdate CauTN[],B oolean,Boo lean,Boole an,Boolean ,Boolean,st ring Kết xuất câu trắc nghiệm cho việc cập nhật. B.2.2.17 Lớp TestParser TestParser m_sTacGia: string m_sMonHoc: string m_sNoiDung: string m_sNoiDungCon: string m_sMucTieu: string m_sMucTieuCon: string m_iLoaiCauTN: LoaiCauHoiTN DocThongTinTongQuat(WordRange) LayGiaTriXML(string,WordRange): string LayGiaTriText(string,WordRange): string Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 211 DocPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN) DocDapAn(WordRange,CauTN) LayLoaiCauHoi(WordRange): LoaiCauHoiTN DocCauTN(WordRange): CauTN RenderTestForUpdate(CauTN,WordRange,Boolean,Boolean,Boolean,Boolean,Boolean) Render_PhuongAnTraLoi(CauTN,WordRange) Render_DapAn(CauTN,WordRange) Danh sách các biến thành phần : STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 m_sTacGia string Biến lưu giá trị Tác giả mặc định 2 m_sMonHoc string Biến lưu giá trị Môn học mặc định 3 m_sNoiDung string Biến lưu giá trị Nội dung mặc định 4 m_sNoiDungCon string Biến lưu giá trị Nội dung con mặc định 5 m_sMucTieu string Biến lưu giá trị Mục tiêu mặc định 6 m_sMucTieuCon string Biến lưu giá trị Mục tiêu con mặc định 7 m_iLoaiCauTN LoaiCauHoiTN Biến lưu giá trị Loại câu trắc nghiệm mặc định Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 212 Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 DocThongTinTong Quat WordRang e Đọc các thông tin mặc định vào các biến giá trị mặc định 2 LayGiaTriXML string,Wor dRange String Lấy giá trị dạng XML từ tập tin Word 3 LayGiaTriText string,Wor dRange String Lấy giá trị text từ tập tin Word 4 DocPhuongAnTraL oi WordRang e,CauTN Đọc phương án trả lời của câu trắc nghiệm Hàm ảo 5 DocDapAn WordRang e,CauTN Đọc đáp án trả lời của câu trắc nghiệm Hàm ảo 6 LayLoaiCauHoi WordRang e LoaiCauHoi TN Đọc loại câu trắc nghiệm 7 DocCauTN WordRang e CauTN Đọc 1 câu trắc nghiệm 8 RenderTestForUpda te CauTN,Wo rdRange,B oolean,Boo lean,Boole an,Boolean Phát sinh câu trắc nghiệm cho việc cập nhật. Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 213 ,Boolean 9 Render_PhuongAn TraLoi CauTN,Wo rdRange Phát sinh phương án trả lời của câu trắc nghiệm Hàm ảo 10 Render_DapAn CauTN,Wo rdRange Phát sinh đáp án của câu trắc nghiệm Hàm ảo B.2.2.18 Lớp CauTNDaLuaChonParser CauTNDaLuaChonParser : TestParser DocPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN) DocDapAn(WordRange,CauTN) Render_PhuongAnTraLoi(CauTN,WordRange) Render_DapAn(CauTN,WordRange) Danh sách các hàm thành phần : STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 DocPhuongAnTraL oi WordRang e,CauTN Đọc phương án trả lời của câu trắc nghiệm Hàm ảo 2 DocDapAn WordRang e,CauTN Đọc đáp án trả lời cảu câu trắc nghiệm Hàm ảo 3 Render_PhuongAn TraLoi CauTN,Wo rdRange Phát sinh phương án trả lời Hàm ảo Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 214 4 Render_DapAn CauTN,Wo rdRange Phát sinh đáp án trả lời Hàm ảo B.2.2.19 Lớp CauTNDungSaiParser CauTNDungSaiParser : TestParser DocPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN) DocDapAn(WordRange,CauTN) Render_PhuongAnTraLoi(CauTN,WordRange) Render_DapAn(CauTN,WordRange) Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 215 Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 DocPhuongAnTraL oi WordRang e,CauTN Đọc phương án trả lời của câu trắc nghiệm Hàm ảo 2 DocDapAn WordRang e,CauTN Đọc đáp án trả lời cảu câu trắc nghiệm Hàm ảo 3 Render_PhuongAn TraLoi CauTN,Wo rdRange Phát sinh phương án trả lời Hàm ảo 4 Render_DapAn CauTN,Wo rdRange Phát sinh đáp án trả lời Hàm ảo Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 216 B.2.2.20 Lớp WordRender WordRender LoaiTemplate: enum m_WordApp: WordApplicationClass m_Doc: WordDocument m_iKhoangCachDongGiua2Cau: int m_iKhoangCachTab: int m_iKieuDanhSoCauHoi: int m_iKieuDanhSoDapAn: int m_sStartUpPath: string OpenWordApp(Boolean,int,int,int) CloseWordApp() OpenNewWordFile(LoaiTemplate) CloseWordFile(string) RenderTest(CauTN[],string,int) RenderAnswerTable(CauTN[],string) RenderAnswerSheet(CauTN[],string,int) InsertTable1(CauTN[],Boolean) InsertTable2(CauTN[],Boolean) XacDinhSoCotCuaBang(CauTN[]): int XacDinhSoDongCuaBang(CauTN[]): int Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 217 Danh sách các biến thành phần: ST T Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 LoaiTemplate enum Loại template cần mở 2 m_WordApp WordApplicatio nClass Biến ứng dụng Word 3 m_Doc WordDocument Biến tài liệu Document 4 m_iKhoangCachDongGi ua2Cau int Khoảng cách tính theo dòng giữa 2 câu hỏi 5 m_iKhoangCachTab Int Khoảng cách tab của phương án trả lời so với lề trái 6 m_iKieuDanhSoCauHoi int Kiểu đánh số câu hỏi 7 m_iKieuDanhSoDapAn int Kiểu đánh số đáp án 8 m_sStartUpPath string Đường dẫn nơi chứa chương trình Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 218 Danh sách các hàm thành phần : STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 OpenWordApp Boolean,int ,int,int Mở ứng dụng Word 2 CloseWordApp Đóng ứng dụng Word 3 OpenNewWordFile LoaiTempl ate Mở tập tin Word 4 CloseWordFile string Đóng tập tin Word 5 RenderTest CauTN[],st ring,int Phát sinh câu trắc nghiệm 6 RenderAnswerTabl e CauTN[],st ring Phát sinh bảng trả lời dành cho thí sinh 7 RenderAnswerShee t CauTN[],st ring,int Phát sinh bảng đáp án 10 XacDinhSoCotCua Bang CauTN[] int Xác định số cột cần thiết cho các bảng 11 XacDinhSoDongCu aBang CauTN[] int Xác định số dòng cần thiết cho các bảng Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 219 B.2.2.21 Lớp TestRender TestRender InsertTest(WordRange,CauTN,string,int,int) PhatSinhNoiDungCauTN(WordRange,CauTN,string) PhatSinhPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN,int,int) Danh sách các hàm thành phần : STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 InsertTest WordRang e,CauTN,st ring,int,int Thêm vào câu trắc nghiệm 2 PhatSinhNoiDungC auTN WordRang e,CauTN,st ring Phát sinh nội dung câu trắc nghiệm 3 PhatSinhPhuongAn TraLoi WordRang e,CauTN,in t,int Phát sinh phương án trả lời Hàm ảo B.2.2.22 Lớp CauTNDaLuaChonRender CauTNDaLuaChonRender : TestRender PhatSinhPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN,int,int) Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 220 Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 PhatSinhPhuongAn TraLoi WordRang e,CauTN,in t,int Phát sinh phương án trả lời Hàm ảo B.2.2.23 Lớp CauTNDungSaiRender CauTNDungSaiRender : TestRender PhatSinhPhuongAnTraLoi(WordRange,CauTN,int,int) Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 PhatSinhPhuongAn TraLoi WordRang e,CauTN,in t,int Phát sinh phương án trả lời Hàm ảo B.2.3 Thiết kế lớp đối tượng xử lý lưu trữ B.2.3.1 Lớp LT_Bang LT_Bang sqlConnection: SqlConnection dAdapter: SqlDataAdapter MoKetNoi() DongKetNoi() ThucHienLenhCapNhat(string Lenh) ThucHienLenhTruyVan(string Lenh): DataTable ThucHienLenhTruyVan(SqlCommand, SqlCommand, Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 221 SqlCommand,SqlCommand):DataTable CapNhat(DataTable) Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 sqlConnection SqlConnection Đối tượng kết nối đến cơ sở dữ liệu 2 dAdapter SqlDataAdapter Đối tượng hỗ trợ đọc và cập nhật dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 MoKetNoi Mở kết nối đến cơ sở dữ liệu 2 DongKetNoi Đóng kết nối 3 ThucHienLenh CapNhat string Lenh Thực hiện lệnh cập nhật (insert,update,delete) 4 ThucHienLenh TruyVan string Lenh DataTable Thực hiện lệnh truy vấn dữ liệu (chỉ trả về dữ liệu, không thể cập nhật trở lại) 5 ThucHienLenh TruyVan SqlCommand, SqlCommand, SqlCommand, SqlCommand DataTable Thực hiện lệnh truy vấn dữ liệu (có thể cập nhật trở lại cơ sở dữ liệu) 6 CapNhat DataTable Cập nhật trở lại cơ sở dữ liệu Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 222 B.2.3.2 Lớp LT_Khoi LT_Khoi ltBang: LT_Bang CapNhat(DataTable) DocDanhSachKhoi():DataTable DocDanhSachMaKhoiTenKhoi():DataTable Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBang LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhat DataTable Cập nhật danh sách khối xuống cơ sở dữ liệu 2 DocDanhSachK hoi DataTable Đọc danh sách khối (có cập nhật) 3 DocDanhSachM aKhoiTenKhoi DataTable Đọc danh sách mã, tên khối Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 223 B.2.3.3 Lớp LT_MonHoc LT_MonHoc ltBangMonHoc: LT_Bang ltBangKhoi_MonHoc: LT_Bang CapNhatMonHoc(DataTable) CapNhatKhoi_MonHoc(DataTable) DocDanhSachMonHoc(): DataTable DocDanhSachMaMHTenMH(): DataTable DocDanhSachMaKhoiMaMHTenMH(): DataTable DocDanhSachKhoi_MonHoc(): DataTable Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBangMonHoc LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu 2 ltBangKhoi_Mo nHoc LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhatMonHo c DataTable Cập nhật danh sách môn học xuống cơ sở dữ liệu 2 CapNhatKhoi_M onHoc DataTable Cập nhật danh sách khối-môn học xuống cơ sở dữ liệu 3 DocDanhSachM onHoc DataTable Đọc danh sách môn học (có cập nhật) Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 224 4 DocDanhSachM aMHTenMH DataTable Đọc danh sách mã, tên môn học 5 DocDanhSachM aKhoiMaMHTen MH DataTable Đọc danh sách mã khối, mã môn học, tên môn học 6 DocDanhSachK hoi_MonHoc DataTable Đọc danh sách khối- môn học B.2.3.4 xLớp LT_TacGia LT_TacGia ltBang: LT_Bang CapNhat(DataTable) DocDanhSachTacGia():DataTable DocDanhSachMaTGTenTG():DataTable Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBang LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhat DataTable Cập nhật danh sách tác giả xuống cơ sở dữ liệu 2 DocDanhSachTa cGia DataTable Đọc danh sách tác giả (có cập nhật) 3 DocDanhSachM aTGTenTG DataTable Đọc danh sách mã, tên tác giả Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 225 B.2.3.5 Lớp LT_NoiDungMonHoc LT_NoiDungMonHoc ltBangNoiDungChinh: LT_Bang ltBangNoiDungCon: LT_Bang CapNhatNoiDungChinh(DataTable) CapNhatNoiDungCon(DataTable) DocDanhSachNoiDungChinh(): DataTable DocDanhSachNoiDungCon(): DataTable DocDanhSachMaNDChinhTenNDChinh(string): DataTable DocDanhSachMaNDConTenNDCon(string): DataTable DocDanhSachMaNDChinhTenNDChinh(): DataTable DocDanhSachMaNDConTenNDCon(): DataTable Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBangNoiDung Chinh LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu 2 ltBangNoiDung Chinh LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 226 Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhatNoiDun gChinh DataTable Cập nhật nội dung chính xuống cơ sở dữ liệu 2 CapNhatNoiDun gCon DataTable Cập nhật nội dung con xuống cơ sở dữ liệu 3 DocDanhSachN oiDungChinh DataTable Đọc danh sách nội dung chính (có cập nhật) 4 DocDanhSachN oiDungCon DataTable Đọc danh sách nội dung con (có cập nhật) 5 DocDanhSachM aNDChinhTenN DChinh string DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung chính theo môn học 6 DocDanhSachM aNDConTenND Con string DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung con theo môn học 7 DocDanhSachM aNDChinhTenN DChinh DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung chính 8 DocDanhSachM aNDConTenND Con DataTable Đọc danh sách mã, tên nội dung con Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 227 B.2.3.6 Lớp LT_MucTieuMonHoc LT_MucTieuMonHoc ltBangMucTieuChinh: LT_Bang ltBangMucTieuCon: LT_Bang CapNhatMucTieuChinh(DataTable) CapNhatMucTieuCon(DataTable) DocDanhSachMucTieuChinh(): DataTable DocDanhSachMucTieuCon(): DataTable DocDanhSachMaMTChinhTenMTChinh(): DataTable DocDanhSachMaMTConTenMTCon(): DataTable Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBangMucTieu Chinh LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu 2 ltBangMucTieu Chinh LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 CapNhatMucTie uChinh DataTable Cập nhật mục tiêu chính xuống cơ sở dữ liệu 2 CapNhatMucTie uCon DataTable Cập nhật mục tiêu con xuống cơ sở dữ liệu 3 DocDanhSachM ucTieuChinh DataTable Đọc danh sách mục tiêu chính (có cập nhật) 4 DocDanhSachM DataTable Đọc danh sách mục Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 228 ucTieuCon tiêu con (có cập nhật) 5 DocDanhSachM aMTChinhTenM TChinh DataTable Đọc danh sách mã, tên mục tiêu chính 6 DocDanhSachM aMTConTenMT Con DataTable Đọc danh sách mã, tên mục tiêu con B.2.3.7 Lớp LT_CauTNDaLuaChon LT_CauTNDaLuaChon ltBang: LT_Bang MoKetNoi() DongKetNoi() Them(string,string,string,int,float,float,int MaTGBS,int[] ,int[], PhuongAnTraLoi[]) CapNhat(string,string,string,int,float,float,int[],int[],PhuongAnTraLoi[]) CapNhatDoKhoDoPhanCachSoLanXuatHien(string,float,float) XoaPhuongAnTraLoi(string) Xoa(string) XoaCauHoiTheoTacGia(int) XoaCauHoiTheoMonHoc(int) XoaCauHoiTheoNoiDungChinh(int,int) XoaCauHoiTheoNoiDungCon(int,int,int) XoaCauHoiTheoMucTieuChinh(int) XoaCauHoiTheoMucTieuCon(int,int) DocDanhSachCauHoiTheoYeuCau(YeuCau): DataTable DocDanhSachPhuongAnTraLoi(string): DataTable TimKiemCauHoi(TieuChuanTimKiem): DataTable Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 229 Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBang LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 MoKetNoi Mở kết nối đến cơ sở dữ liệu 2 DongKetNoi Đóng kết nối 3 Them string,strin g,string,in t,float,floa t,int MaTGBS, int[] ,int[], PhuongAn TraLoi[] Thêm câu trắc nghiệm đa lựa chọn vào cơ sở dữ liệu 4 CapNhat string,strin g,string,in t,float,floa t,int[],int[] ,PhuongA nTraLoi[] Cập nhật câu trắc nghiệm đa lựa chọn 5 CapNhatDoKho DoPhanCachSoL anXuatHien string,floa t,float Cập nhật độ khó, độ phân cách, số lần xuất hiện câu trắc nghiệm đa lựa chọn 6 XoaPhuongAnTr string Xóa các phương án trả Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 230 aLoi lời của câu trắc nghiệm đa lựa chọn 7 Xoa string Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn 8 XoaCauHoiTheo TacGia int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo tác giả 9 XoaCauHoiTheo MonHoc int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo môn học 10 XoaCauHoiTheo NoiDungChinh int,int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo nội dung môn học chính 11 XoaCauHoiTheo NoiDungCon int,int,int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo nội dung môn học con 12 XoaCauHoiTheo MucTieuChinh int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo mục tiêu môn học chính 13 XoaCauHoiTheo MucTieuCon int,int Xóa câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo mục tiêu môn học con 14 DocDanhSachCa uHoiTheoYeuCa u YeuCau DataTable Đọc danh sách câu trắc nghiệm đa lựa chọn theo yêu cầu 15 DocDanhSachPh uongAnTraLoi string DataTable Đọc danh sách phương án trả lời 16 TimKiemCauHo i TieuChua nTimKie m DataTable Tìm kiếm câu trắc nghiệm đa lựa chọn Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 231 B.2.3.8 Lớp LT_CauTNDungSai LT_CauTNDungSai ltBang: LT_Bang Them(string,string,string,int,float,float,int MaTGBS,int[] ,int[]) CapNhat(string,string,string,int,float,float,int[],int[]) CapNhatDoKhoDoPhanCachSoLanXuatHien(string,float,float) Xoa(string) XoaCauHoiTheoTacGia(int) XoaCauHoiTheoMonHoc(int) XoaCauHoiTheoNoiDungChinh(int,int) XoaCauHoiTheoNoiDungCon(int,int,int) XoaCauHoiTheoMucTieuChinh(int) XoaCauHoiTheoMucTieuCon(int,int) DocDanhSachCauHoiTheoYeuCau(YeuCau): DataTable TimKiemCauHoi(TieuChuanTimKiem): DataTable Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 232 Danh sách các biến thành phần: STT Tên Loại/Kiểu Ý nghĩa Ghi chú 1 ltBang LT_Bang Đối tượng lưu trữ giao tiếp với cơ sở dữ liệu Danh sách các hàm thành phần: STT Tên hàm Tham số Kết quả Xử lý Ghi chú 1 Them string,strin g,string,in t,float,floa t,int MaTGBS, int[] ,int[] Thêm câu trắc nghiệm đúng-sai vào cơ sở dữ liệu 2 CapNhat string,strin g,string,in t,float,floa t,int[],int[] ,PhuongA nTraLoi[] Cập nhật câu trắc nghiệm đúng-sai 3 CapNhatDoKho DoPhanCachSoL anXuatHien string,floa t,float Cập nhật độ khó, độ phân cách, số lần xuất hiện câu trắc nghiệm đúng-sai 4 Xoa string Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai 5 XoaCauHoiTheo TacGia int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo tác giả 6 XoaCauHoiTheo MonHoc int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo môn học Xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tuyển sinh đại học 233 7 XoaCauHoiTheo NoiDungChinh int,int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo nội dung môn học chính 8 XoaCauHoiTheo NoiDungCon int,int,int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo nội dung môn học con 9 XoaCauHoiTheo MucTieuChinh int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo mục tiêu môn học chính 10 XoaCauHoiTheo MucTieuCon int,int Xóa câu trắc nghiệm đúng-sai theo mục tiêu môn học con 11 DocDanhSachCa uHoiTheoYeuCa u YeuCau DataTable Đọc danh sách câu trắc nghiệm đúng-sai theo yêu cầu 12 TimKiemCauHo i TieuChua nTimKie m DataTable Tìm kiếm câu trắc nghiệm đúng sai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_phan_mem_quan_ly_ngan_hang_cau_hoi_trac_n.pdf
Tài liệu liên quan