Khóa luận Ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM MAI THỊ HUYỀN Khóa học: 2016 – 2020 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG

pdf116 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Ứng dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Mai Thị Huyền Lớp: K50 Tài Chính Khóa: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Hoàng Anh Huế, tháng 12 năm 2019 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, công tác phòng ngừa, đo lường rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Bài nghiên cứu đã làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề Stress Test rủi ro thanh khoản gồm các khái niệm, vai trò, phân loại cũng như các bước tiến hành. Tiếp đến tác giả đã xây dựng kịch bản rút tiền hàng loạt của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có sự trợ giúp từ bên ngoài dựa trên kịch bản trong mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của Martin Čihák năm 2007 – một trong hai mô hình nghiên cứu của IMF. Sau đó, tác giả thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết và tiến hành chạy mô hình Stress Test theo kịch bản có sẵn để đo lường tác động của cú sốc thanh khoản tới ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2018, đồng thời xác định số ngày ngân hàng có thể vượt qua cú sốc thanh khoản qua từng năm. Để có thể đưa ra được đánh giá khách quan hơn về kết quả đo lường rủi ro thanh khoản, tác giả cũng thay đổi kịch bản đo lường và thực hiện bài kiểm tra với 6 ngân hàng thương mại khác gồm VCB, BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank và ngân hàng MB, sau đó so sánh kết quả của các ngân hàng với nhau và với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Từ đây, tác giả có những nhận xét, thảo luận và đề xuất các biện pháp mang tính định hướng trong tương lai nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Lời Cảm Ơn Môi trường thực tế là nơi để mỗi sinh viên như chúng em được trải nghiệm, học tập và chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp tương lai của mình. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua dù trực tiếp hay gián tiếp em đã đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo ngân hàng, gia đình và cả bạn bè. Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy Cô trong Khoa Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích, quý báu trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn Th.s Lê Hoàng Anh - người Thầy kính mến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế đã tạo mọi điều kiện, luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh nghiệm bổ ích để giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập. Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo được hoàn chỉnh và đạt được những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Mai Thị HuyềnTrư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................3 5. Kết cấu đề tài ....................................................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................................5 1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại...........................................................................................................................5 1.1.1. Thanh khoản ...............................................................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................5 1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản ...........................................................................................6 1.1.1.3. Trạng thái thanh khoản ròng (Net Position Liquidity – NPL) .............................8 1.1.2. Rủi ro thanh khoản ...................................................................................................10 1.1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................10 1.1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản........................................................10 1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay ........................12 1.1.2.4. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam........................14 1.1.2.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam...........18 1.2. Tổng quan về Stress Test và các ứng dụng của Stress Test .....................................20 1.2.1. Khái niệm về Stress Test .........................................................................................20 1.2.2. Vai trò của Stress Test .............................................................................................21 1.2.3. Phân loại Stress Test ................................................................................................23 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản .................................28 1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) ....................28 1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dòng tiền) ....................................32 1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu ........................................................................................33 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước .....................................................................................33 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................36 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM................................................................................................................................. 37 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ..........................................37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam................37 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ...............38 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam..................39 2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 -2018.........................................................................................................................41 2.2.1. Thực trạng về khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018.........................................................................................................41 2.2.2. Tình hình rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018................................................................................................................45 2.3. Thực hiện Stress test đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.............................................................................................................................54 2.3.1. Dữ liệu.....................................................................................................................54 2.3.2. Các giả định ..............................................................................................................55 2.3.3. Chạy mô hình và kết quả .........................................................................................57 2.3.4. So sánh....................................................................................................................63 2.3.5. Hạn chế trong hoạt động quản lý và đảm bảo chất lượng thanh khoản của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ....................................................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................72 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM......73 3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản.......................................................73 3.1.1. Không trả lãi cho những người gửi tiền rút trước hạn ...........................................73 3.1.2. Tuân thủ đúng các quy định về an toàn hoạt động, quy định về trích lập dự phòng rủi ro..................................................................................................................................74 3.1.3. Kiểm soát danh mục cho vay hợp lý.......................................................................75 3.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ .........75 3.1.5. Giảm sức ép tăng trưởng tín dụng đối với các chi nhánh, phòng giao dịch của Techcombank......................................................................................................................76 3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản.........................................77 3.2.1. Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp và đổi mới công tác quản trị rủi ro thanh khoản..................................................... .............................................................................77 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý thanh khoản..........................................78 3.2.3. Tăng cường công tác dự báo các sự kiện, biến cố kinh tế vĩ mô. .........................79 3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lí thanh khoản........................................80 3.2.4.1. Công tác tuyển dụng .............................................................................................80 3.2.4.2. Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với người lao động.................................81 3.2.5. Tăng cường trang thiết bị và hiện đại hoá công nghệ thông tin. ...........................81 3.2.6. Xây dựng niềm tin và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng ra công chúng................................................................................................................................. 82 3.3. Giải pháp xử lý rủi ro thanh khoản.............................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................85 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................86 3.1. Kết luận......................................................................................................................86 3.2. Kiến nghị......................................................................................................................87 3.2.1. Đối với cơ quan quản lý...........................................................................................87 3.2.1.1. Xây dựng hệ thống chỉ số phản ánh thanh khoản của cả hệ thống....................87 3.2.1.2. Đảm bảo công tác giám sát hệ thống NHTM và có chế tài xử phạt thích đáng.....88 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 3.2.1.3. Nhận thức vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với thanh khoản.......................................................................................................................88 3.2.2. Khuyến nghị giúp cải thiện quá trình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................................................................88 3.2.2.1. Cải thiện quá trình thu thập số liệu ......................................................................88 3.2.2.2. Mở rộng phạm vi thực hiện..................................................................................89 3.2.2.3. Thực hiện đa dạng hóa với nhiều phương pháp tiếp cận ST..............................89 3.2.3. Đề xuất lộ trình áp dụng Stress Test rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam........................................................................................................................... ........89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế uế iDANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải AgriBank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ương RRTD Rủi ro tín dụng RRTK Rủi ro thanh khoản ST Stress Test (Kiểm tra sức chịu đựng) TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Trư ờng Đa ̣ ho ̣ K inh tế H uế ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Đồ thị Stress Test thực hiện cho các hoàn cảnh cực độ nhưng có khả năng xảy ra...................................................................................................................21 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Techcombank ............................................39 Hình 2.2. Biểu đồ hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018....................................................................................................................45 Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt Nam...... .......................................................................................................................48 Hình 2.4. Biểu đồ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam năm 2017 – 2018.. ......................................................................................................................49 Hình 2.5. Biểu đồ giá trị chứng khoán nợ đầu tư của các ngân hàng .............................54 Hình 2.6. Đồ thị tỷ trọng tài sản thanh khoản so với tài khoản kém thanh khoản của các ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018 ......................................................................................68 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iii DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up ................27 Bảng 1.2. ST theo cách tiếp cận thời điểm .......................................................................28 Bảng 1.3. Thu thập số liệu và tính toán.............................................................................29 Bảng 1.4. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình .................................................................30 Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng thẳng thanh khoản...............................................................................................................30 Bảng 2.1. Giả định trong cú sốc thanh khoản...................................................................42 Bảng 2.2. Một số thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018.......................................................................................................................47 Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy động tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018...50 Bảng 2.4. Tình hình cho vay tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 ........................52 Bảng 2.5. Thu thập số liệu và tính toán.............................................................................55 Bảng 2.6. Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày.....................................................................................................................56 Bảng 2.7. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam .............57 Bảng 2.8. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 1.................58 Bảng 2.9. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 2.................58 Bảng 2.10. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 3...............59 Bảng 2.11. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 4...............60 Bảng 2.12. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 5...............60 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iv Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018...........................................................61 Bảng 2.14. Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012)........................................................................................................................62 Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 theo kịch bản của Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu.......................................................................................................63 Bảng 2.16. Kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản của 6 ngân hàng giai đoạn 2013 – 2018.......................................................................................................................64 Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản ở 7 ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018.........................................................................................................67 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng thương mại được xem như mạch máu của nền kinh tế. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó đáng chú ý là việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải ổn định lành mạnh để phục vụ nền kinh tế quốc gia và hội nhập được tốt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh NHTM là hết sức cần thiết để duy trì "sức khỏe" của một ngân hàng trong nền kinh tế thị trường phát triển như ngày nay. Mặc dù, ngành Ngân hàng những năm qua thực sự đạt được nhiều thành công tuy nhiên những biến động kinh tế trong và ngoài nước liên tục diễn ra “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, căng thẳng địa chính trị leo thang ở Vịnh Ba Tư, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn chính sách gia tăng trên toàn cầu, niềm tin kinh doanh và tâm lý thị trường tài chính giảm sút, thương mại và đầu tư thế giới giảm,....” đã và đang thử thách sự “chèo lái” của toàn ngành. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để các tổ chức tài chính có thể hấp thụ các cú sốc bất ngờ và hồi phục sau những biến động vĩ mô bất lợi đến nay vẫn chưa được giải quyết. Với tính chất đặc thù và hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì thanh khoản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “kiểm tra sức chịu đựng” được nhắc đến khá nhiều trong các hội thảo, diễn đàn về quản trị rủi ro ngân hàng. Như vậy, có thể thấy rằng “kiểm tra sức chịu đựng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng” đang được nhiều đối tượng quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng ở ngay đơn vị quản lý cũng như ở các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng trong nước còn nhiều hạn chế. Chúng ta không thực sự thấy được tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng cho đến khi chúng bắt đầu đổ vỡ, một sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống là có thể tránh được nhưng những tổn thất xảy đến với nền kinh tế nói chung và các ngân hàng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 2thương mại nói riêng là vô cùng to lớn. Do đó, thay vì đợi đến khi ngân hàng tổn thất do gặp rủi ro thanh khoản thì chúng ta cần có kế hoạch nâng cao sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng, giúp nó chống chọi tốt hơn trước những cú sốc bất lợi từ bên ngoài. Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàng và thấy được tính cấp thiết của việc Đo lường rủi ro thanh khoản nên trong quá trình thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Huế thì tôi nhận thấy TCB là một ngân hàng có khối lượng khách hàng giao dịch khá lớn, cùng với số liệu niêm yết rõ ràng trên báo cáo tài chính hằng năm. Đồng thời, việc đo lường rủi ro thanh khoản vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ trong chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng và vẫn chưa được xem là một nội dung chính thức. Xuất phát từ tình hình đó đã thúc đẩy em chọn và thực hiện đề tài: “Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu chung Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam; nhận định chung về kết quả và đánh giá rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại NHTM. - Phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian 2013 – 2018; ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản thông qua đánh giá khả năng vượt qua cú số rút tiền hàng loạt tại ngân hàng khi không có sự giúp đỡ từ NHNN và thị trường liên ngân hàng đồng thời áp dụng với một số NHTM khác để đánh giá và so sánh giữa các ngân hàng với nhau. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 3- Dựa vào kết quả phân tích, chạy mô hình đưa ra nhận xét và đề xuất hướng giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản xảy ra trong thời gian tới cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính đặc biệt là Bảng cân đối kế toán của ngân hàng TCB Việt Nam và 6 NHTM khác trong hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên website, các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình, internet, các bài viết nghiên cứu đã được công bố, đăng tải trước đây ), nghị định, thông tư, chủ trương của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam về những vấn đề có liên quan đến Stress Test rủi ro thanh khoản nói chung và hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ thương nói riêng. - Phương pháp duy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết sẽ được tổng kết hoặc nhận xét một cách tổng quan. - Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để thống kê số liệu và mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị và các bảng tóm tắt số liệu. - Sử dụng phương pháp tiếp cận Stress - Testing rủi ro thanh khoản top - down thời điểm của IMF do Martin Čihák (2004, 2007) nghiên cứu, kết hợp thêm một vài thay đổi dựa trên mô hình của Trần Ngọc Trà Mi (2014), Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2013) nhằm chi tiết hóa và phù hợp với dữ liệu thông tin tài chính của các NHTM ở Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 4Việt Nam. Các nghiên cứu đưa ra một số hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các tổ chức tín dụng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Tác giả sử dụng kịch bản rút tiền hàng loạt từ người gửi tiền được đề xuất bởi tác giả Nguyễn Minh Sáng (2013) nghiên cứu phù hợp áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam. - Phương pháp so sánh: Sau khi chạy mô hình tác giả có sự so sánh tình hình thanh khoản của ngân hàng TCB Việt Nam với 6 ngân hàng khác: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam. - Phần mềm Microsoft Office Excel được sử dụng để hỗ trợ tính toán trong toàn bộ nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài Nội dung đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề. Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Chương 2: Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 5PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.1. Thanh khoản 1.1.1.1. Khái niệm Trong tài chính trung gian, thuật ngữ “thanh khoản” có nhiều khái niệm khác nhau. Dưới góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là một tài sản có thể được mua hoặc bán một cách nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp nhất và giá cả hợp lý. Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí: có sẵn số lượng mua hoặc bán, có sẵn thị trường và thời gian giao, giá cả hợp lý. Dưới góc độ ngân hàng: “Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Communitee on Bank Supervision, 2008): “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ cho việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được”. Theo Ivanov (2010), thanh khoản có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau: nó có thể là tính thanh khoản của một sản phẩm thị trường tài chính, tính thanh khoản của một doanh nghiệp, một ngân hàng, hay rộng hơn nữa, tính thanh khoản của hệ thống tài chính. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về thanh khoản như sau: “ Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 6chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh”. 1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiền của khách hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ như đã cam kết. Khi đó ngân hàng không chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có mà còn tính đến khả năng huy động vốn tiếp theo. Vì vậy, việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng phải nhìn ở trạng thái động, tức là phải xem xét trong tương quan cung - cầu vốn khả dụng của ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định. - Cầu thanh khoản ((LD – Liquidity Demand) Cầu về thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau. Nhu cầu này phụ thuộc vào những nhân tố sau:  Chi trả tiền gửi cho khách hàng Khách hàng có thể có nhu cầu rút tiền thường xuyên và tức thời, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và các khoản tiền mà khách hàng có thể rút trước hạn. Đáng chú ý là tiền gửi thanh toán, ngân hàng luôn phải đảm bảo khoản dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này.  Cấp tín dụng cho khách hàng Đây là nghiệp vụ chính của ngân hàng khi sử dụng vốn huy động để cho khách hàng vay. Nhu cầu vay tiền từ khách hàng có tác động đến cầu thanh khoản của ngân hàng và nhu cầu này ảnh hưởng bởi các nhu cầu đầu tư của khách hàng, lãi suất cho vay...ệu lịch sử, chúng ta có thể xây dựng đường phân bố xác suất, phân bố tổn thất rồi từ đó tập trung vào các sự kiện “đuôi” (tail event, sự kiện hoặc là chắc chắn xảy ra hoặc chắc chắn không xảy ra, nghĩa là, xác suất sự kiện này xảy ra là bằng 0 hoặc bằng 1) (đáp ứng yêu cầu cực độ), tìm ra những mức giá trị thay đổi cực độ tại mức xác suất xảy ra rất thấp, ví dụ khả năng xảy ra là 1% (đáp ứng yêu cầu có khả năng xảy ra). Hình 1.1. Đồ thị Stress Test thực hiện cho các hoàn cảnh cực độ nhưng có khả năng xảy ra (Nguồn: https://www.sbv.gov.vn) 1.2.2. Vai trò của Stress Test Stress Test là có thể làm cho các rủi ro được nhận diện rõ ràng hơn bằng cách đánh giá các khoản lỗ có khả năng xuất hiện của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 22 không bình thường, từ đó đưa ra các quyết định quản trị ở các lĩnh vực khác nhau. ST được chứng minh có khả năng giúp khôi phục lòng tin cho hệ thống tài chính, làm tăng tính minh bạch và giảm thiểu các rủi ro không chắc chắn cho thị trường trong thời kỳ khủng hoảng. Theo các cuộc khảo sát và thảo luận về ST cho thấy rằng ST có khả năng ứng dụng rất cao, các ứng dụng này sẽ được làm rõ dưới đây.  Nắm bắt được các tác động lên ngân hàng khi các sự kiện không thường xuyên xảy ra và gây nên tổn thất lớn: Công dụng đầu tiên của ST là mô phỏng lại tình hình của các ngân hàng khi thị trường có các biến động bất thường bằng cách đưa các biến động bất ngờ có khả năng xảy ra trong quá khứ để dự đoán các thay đổi đột ngột sẽ xuất hiện trong tương lai. Thông qua đó, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro khi có các biến cố xảy ra, tránh sự tác động bất ngờ và phòng ngừa được những tổn thất nghiêm trọng.  Xác định và kiểm soát rủi ro: ST có thể xem xét các rủi ro tiềm tàng mà các ngân hàng có thể đối mặt đồng thời với phương pháp kiểm tra độ nhạy chúng ta có thể tính toán được mức độ nhạy cảm của từng khoản mục ứng với mỗi rủi ro cụ thể. Từ đó, có thể xem xét tổng thể rủi ro và tác động tổng hợp của chúng bởi tác động riêng rẽ của mỗi rủi ro có thể không đáng kể nhưng tác động tổng hợp của chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể ngân hàng. Hơn nữa còn cho các ngân hàng biết được các vị thế có khả năng bù trừ lẫn nhau nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết có hậu quả.  Đánh giá rủi ro của ngân hàng: ST có các công cụ có thể đánh giá, xác định được các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, xem xét các cú sốc có thể tác động đến ngân hàng như thế nào. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát tài chính đều sử dụng công cụ ST để chuẩn đoán và dự báo sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính sẽ ban hành các quy định về ST và yêu cầu các ngân hàng thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả để chủ động Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 23 đi trước đón đầu trong các việc phòng ngừa và giải quyết những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trước những biến động về kinh tế vĩ mô.  Đưa ra quyết định về mức độ chịu đựng rủi ro và phân bổ nguồn lực: Từ các kết quả được tính toán về mức độ thiệt hại có thể có trong tương lai, các nhà quản lý cấp cao sẽ dùng làm cơ sở đưa ra mức độ chịu đựng rủi ro của từng bộ phận. Sau đó chúng được liên kết lại và đưa ra quyết định phân bổ nguồn lực một cách tốt nhất cho toàn ngân hàng - Phương pháp phân bổ trực tiếp, có hai cách tiếp cận: “Cách tiếp cận thứ nhất là xây dựng các kịch bản dựa trên cấu trúc của ngân hàng, sau đó sử dụng các kết quả tính toán được để hình thành nên quyết định phân bổ nguồn lực; cách tiếp cận thứ hai sẽ xây dựng các kịch bản bất lợi nhất mà ngân hàng có thể đối mặt trong tương lai, sau đó tùy thuộc vào khả năng xảy ra và mức độ thiệt hại của từng trường hợp mà đưa ra các quyết định phân bổ”. Quy trình này đòi hỏi tính khách quan nhưng rất khó để đạt được bởi sự giới hạn của chu kỳ cũng như chiều dài của dữ liệu lịch sử. - Phương pháp phân bổ gián tiếp, ngân hàng sẽ sử dụng các phương pháp khác như VaR để xác lập các giới hạn và phân bổ nguồn lực từ trước, ST sẽ được sử dụng ở giai đoạn sau để đánh giá mức độ thích hợp của chúng và đảm bảo rằng việc cân nhắc phân bổ nguồn lực từ trước là đúng. 1.2.3. Phân loại Stress Test Có nhiều phương pháp để phân loại ST và dưới đây tác giả muốn đưa ra một số phương pháp phân loại điển hình nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các khía cạnh, đặc điểm cũng như sự khác nhau giữa các loại hình của công cụ đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro ST này.  Theo mức độ kiểm định Stress Test được chia làm hai loại: Stress Test hệ thống (vĩ mô) và Stress Test danh mục (vi mô). Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 24 Thứ nhất, ST hệ thống có mức độ vĩ mô hơn bởi vì các nhà phân tích thường tìm hiểu sự thay đổi của môi trường kinh tế sẽ tác động như thế nào đến toàn bộ hệ thống tài chính. Do đó, ST hệ thống sẽ xác định các biến động thông qua các tổ chức và các biến động đó có thể phá vỡ sự ổn định tổng thể của hệ thống tài chính, còn ST danh mục thì chỉ xem xét đến các nhân tố riêng của từng danh mục đầu tư. Thứ hai, sự khác biệt được thể hiện ở sự phức tạp và mức độ tập hợp. ST hệ thống thường có mức độ tập hợp hay sự so sánh của nhiều danh mục khác nhau hơn và thường dựa vào các giả định và phương pháp tính toán khác nhau. Việc sử dụng ST hệ thống không phải là để thay tế các thử nghiệm ST danh mục được thực hiện bởi từng tổ chức tài chính mà thay vào đó nó được thiết kế để giúp cung cấp một cái nhìn rộng hơn về độ nhạy cảm của toàn bộ hệ thống khi có sự xuất hiện của các cú sốc khác nhau. Do đó hầu hết các ST hệ thống sử dụng cùng một kịch bản như nhau cho các tổ chức khác nhau. Ngoài ra nếu các dữ liệu thu thập được có mức độ đáng tin cậy cao thì các thử nghiệm ST được tạo ra trên các danh mục tổng hợp hay trên từng danh mục riêng lẻ cũng cung cấp các thông tin chính xác về sự biến động của hệ thống.  Theo phương pháp kiểm định Theo phương pháp này Stress Test được chia làm hai loại: Phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản. Phân tích độ nhạy là loại kiểm định đơn giản nhất, xem xét sự thay đổi của từng biến rủi ro khi các biến tài chính thay đổi một đơn vị. Loại kiểm định này cho ra kết quả tương đối nhanh và thường được sử dụng bởi các nhà quản lý cấp cao để có cái nhìn đầu tiên tương đối khi có sự thay đổi của các biến tài chính. Tác dụng thứ hai của phân tích độ nhạy là kiểm định sự di chuyển của thị trường trong quá khứ với nhiều nhân tố khác nhau. Có nhiều cách thực hiện trong ứng dụng này, một trong những cách đó là xem xét tác động của các yếu tố rủi ro làm thị trường sụt giảm như thế nào (ví dụ như tác động của lãi suất hay chứng khoán). Tuy nhiên cần phải lưu ý nếu sự kết hợp các rủi ro không đúng với thực tế có thể cho ra kết quả Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 25 không chính xác. Hơn nữa vì sử dụng các dữ liệu trong quá khứ để xác định sự di chuyển của các nhân tố rủi ro trong tương lai có thể dẫn đến các sai lầm như phương pháp Var. So với phân tích kịch bản dưới đây, phân tích độ nhạy chủ yếu dựa vào sự tương quan của thị trường trong thực tế. Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng một biến thế của kỹ thuật này: ban đầu xác định sự thay đổi của một nhân tố rủi ro sau đó sẽ thông qua mối tương quan giữa các rủi ro trong từng giai đoạn cụ thể để xác định sự thay đổi của các nhân tố rủi ro đó. Phương pháp này sẽ hỗ trợ nhiều trong việc đưa ra các quyết định nhưng sẽ có sai lệch nhiều khi cấu trúc tài chính trong tương lai xảy ra hiện tượng sụp đổ và không giống với quá khứ. Với cách tiếp cận thứ nhất, ban đầu các nhà quản lý rủi ro sẽ thảo luận và xác lập các khoản lỗ có thể có của danh mục đầu tư được xây dựng bởi ngân hàng. Khi các khoản lỗ này đã được thiết lập, bước tiếp theo là các nhà quản trị rủi ro cần phải xây dựng các kịch bản ứng với từng khoản lỗ đó. Ví dụ với các ngân hàng xác định các khoản lỗ có khả năng xảy ra là do sự thay đổi của lãi suất thì ST sẽ được sử dụng để xác định các khoản lỗ với từng mức thay đổi đó. Ngược lại, với cách tiếp cận các sự kiện bất thường, thì kịch bản ở đây sẽ dựa vào các sự kiện đặc biệt có khả năng xảy ra và xem xét các sự kiện này sẽ có tác động đến giá trị tài sản của ngân hàng như thế nào thông qua các nhân tố rủi ro. Các kịch bản này thường được đưa ra bởi các quản lý cấp cao, thông thường là theo các tin tức mới nhất như sự tăng lên của lãi suất ngắn hạn sẽ ảnh hưởng như thế nào. Ngoài ra khi xem xét cần phải tìm hiểu xem giữa các tài sản, khoản mục đầu tư có các mối tương quan ngầm hay không để đảm bảo kết quả không mang quá nhiều tính chất chủ quan. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể sử dụng phân tích độ nhạy với phân tích kịch bản để tăng khả năng hữu dụng của kiểm định, ví dụ các ngân hàng có thể đánh giá được các khoản lỗ (lãi) hiện tại thông qua mối tương quan với sự di chuyển của thị trường. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 26  Theo cách tiếp cận: Có hai cách tiếp cận thường được sử dụng trong các ST: Đó là Tiếp cận từ dưới lên và Tiếp cận từ trên xuống. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng về mức độ chính xác cũng như chi phí và tính khả thi. Thực tế những năm qua của chương trình FSAP, cả hai phương pháp này đều được sử dụng đồng thời trong phần lớn các ST ở các nước nhằm tận dụng được ưu điểm của từng phương pháp. Cách tiếp cận Từ trên xuống (Top down) hay phương pháp Từ dưới lên (Bottom up) trước hết là nói đến “Ai thực hiện ST - Cơ quan quản lý hay các ngân hàng?”. Cách tiếp cận “Top-down” được thực hiện bởi cơ quan giám sát, trong khi cách tiếp cận “bottom-up” sẽ do từng ngân hàng thực hiện. Đối với cách tiếp cận “top-down”, dựa trên số liệu báo cáo của các ngân hàng, cơ quan giám sát sẽ áp dụng các kịch bản khác nhau để đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống hoặc từng nhóm ngân hàng riêng biệt (còn gọi là phân tích nhóm đồng hạng). Cách làm này cho phép cơ quan quản lý so sánh được các kết quả của các ngân hàng với nhau. Theo Čihák (2007), nhược điểm của phương pháp top-down là do áp dụng số liệu tổng hợp nên không nhận ra được mức độ rủi ro tập trung ở từng ngân hàng và không phản ánh được mối liên hệ giữa các ngân hàng này. Do đó, cách tiếp cận này có thể đã xem nhẹ khả năng đổ vỡ của 1 vài ngân hàng có thể dẫn đến tổn thương cho toàn bộ hệ thống. Đây cũng là một trong những lý do mà Cihak (2004, 2007) bổ sung thêm kỹ thuật ST về rủi ro lan truyền. Ngược lại, cách tiếp cận “bottom-up” sẽ do từng ngân hàng tự thực hiện theo các kịch bản do cơ quan quản lý quy định hoặc các kịch bản đặc thù riêng. Ưu điểm của cách làm này là ngân hàng có thể tận dụng tốt các dữ liệu đặc thù của danh mục đầu tư của ngân hàng. Cũng theo Cihak (2007), phương pháp này giúp cơ quan quản lý nhận dạng được rủi ro tập trung và rủi ro lan truyền để có các biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, do sự khác biệt về mô hình thực hiện và tính chất hoạt động Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế 27 khác nhau của các ngân hàng, việc so sánh các kết quả của các ngân hàng sẽ có những hạn chế nhất định. Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up Top – Down Bottom - up Tổ chức thực hiện NHTW/Cơ quan giám sát. Từng ngân hàng tự xây dựng công cụ riêng của mình hoặc sử dụng các mô hình nội bộ. Dữ liệu Sử dụng dữ liệu tổng hợp của từng ngân hàng hoặc dữ liệu toàn hệ thống. Sử dụng dữ liệu danh mục đầu tư/kinh doanh của ngân hàng hoặc dữ liệu về khách hàng của từng ngân hàng. Phân tích tác động Đánh giá tác động của từng kịch bản đối với các khoản mục của cả hệ thống hoặc từng ngân hàng và đánh giá các trạng thái vốn. Đánh giá tác động của kịch bản đối với tình hình tài chính của từng khách hàng, sau đó tổng hợp tác động để xem xét mức độ ảnh hưởng vào danh mục và vốn của ngân hàng. Ưu điểm Sử dụng hiệu quả khi đánh giá rủi ro tín dụng. Cho phép so sánh các ngân hàng và có thể đánh giá được tác động lan truyền. Do được thiết kế riêng cho từng ngân hàng và có nhiều dữ liệu hơn nên phản ảnh tốt hơn đối với rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng. Nhược điểm Không phản ánh rõ được tình trạng rủi ro của từng ngân hàng. Khó khăn trong việc so sánh kết quả của các ngân hàng với nhau. (Nguồn: Subhaswadikul và Zhu - 2010)Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 28 1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản Hiện nay theo thông lệ thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với ST rủi ro thanh khoản: (1) Cách tiếp cận theo thời điểm (Stock based Approach); và (2) Cách tiếp cận theo thời kỳ (Flow based approach). Phương pháp thứ nhất là phương pháp đơn giản, dựa hoàn toàn vào các số liệu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng tại một thời điểm nào đó. Trong khi đó, phương pháp thứ hai ưu việt hơn rất nhiều nhưng cũng phức tạp hơn vì phải sử dụng các mô hình để lượng hóa và giả định sự căng thẳng các dòng tiền trong tương lai khi thực hiện ST rủi ro thanh khoản. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết hai phương pháp này dưới đây. 1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) Mô tả phương pháp Dựa trên số liệu sẵn có về tài sản Có và tài sản Nợ tại một thời điểm bất kỳ (BCĐKT), người thực hiện đưa ra các giả định về cú sốc thanh khoản như tăng đột biến tỷ lệ rút tiền ở các tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tức là tăng rủi ro thanh khoản huy động), hoặc giảm khả năng thanh khoản của các tài sản có tính lỏng (tăng rủi ro thanh khoản thị trường) hoặc kết hợp cả hai. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng lên đột biến như vậy, ngân hàng cần phải bán tài sản của mình và không xét đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, người thực hiện đánh giá xem ngân hàng có thể chịu đựng được bao nhiêu ngày khi không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Bảng 1.2. ST theo cách tiếp cận thời điểm Tỷ lệ an toàn thanh khoản LR = Tài sản có Lỏng (LA)/ Tài sản nợ Lỏng (SL) LA = Dự trữ tiền mặt + α*Trái phiếu + β*Trái phiếu khác + γ*Tài sản lỏng khác SL = µ*Vay liên ngân hàng + π*Các tài sản nợ lỏng khác (kỳ hạn tối đa 3 tháng) Các tham số chúng ta sẽ tạo sốc: α, β, γ, µ, π Như vậy, có thể tạo sốc đối với tử số hoặc mẫu số của tỷ lệ an toàn thanh khoản. (Nguồn: Dương Quốc Anh, Phương pháp luận đánh giá sức chịu đựng của TCTD trước các cú sốc trên thị trường tài chính, 2012) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 29 Yêu cầu số liệu. Số liệu về các tài sản Nợ thanh khoản (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng ngoại tệ và nội tệ, chứng chỉ tiền gửi, huy động từ doanh nghiệp) và số liệu về các tài sản Có thanh khoản cao, thanh khoản thấp hoặc không có tính thanh khoản. Phương thức thực hiện Trước tiên ta cần xác định các ngân hàng được kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản, sau đó thu thập đầy đủ số liệu và tính toán. Bảng 1.3. Thu thập số liệu và tính toán STT Ngân hàng Tên ngân hàng Ngânhàng 1 .... (A) TỔNG TÀI SẢN (1) Tiền mặt và tín phiếu kho bạc (2) Trái phiếu chính phủ dài hạn (3) Tiền gửi tại NHNN (4) Dự trữ bắt buộc (4) = 3%*(9.1) + 8%*(9.2) +1%*(10.1) + 6%*(10.2) (5) Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác (6) Cho vay khách hàng (B) TỔNG NỢ (7) Tiền gửi không kỳ hạn của các tổchức tín dụng khác (8) Tiền gửi của khách hàng (8) = (9) + (10) (9) Tiền gửi không kỳ hạn (9) = (9.1) + (9.2) (9.1) Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng (9.2) Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ của khách hàng (10) Tiền gửi có kỳ hạn (10) = (10.1) + (10.2) (10.1) Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng (10.2) Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng (C) TÀI SẢN THANH KHOẢN (C) = (1) + (2) + (3) – (4) + (5) –(7) (D) TÀI SẢN KÉM THANH KHOẢN (D) = (A) – (C) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 30 Bảng 1.4. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình Khoản mục Tên ngân hàng Ngày 0 (11) Tiền gửi không kỳ hạn (nội tệ) = (9.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β1 (12) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) = (9.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β2 (13) Tiền gửi có kỳ hạn (nội tệ) = (10.1) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β3 (14) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) = (10.2) Tỷ lệ rút tiền trong ngày (%) = β4 (15) Tài sản thanh khoản = (C) Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ1 (16) Tài sản kém thanh khoản = (D) Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày (%) = µ2 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng thẳng thanh khoản Ngày Giải thích1 (17) Tiền gửi không kỳ hạn nội tệ = (11) – (11)*β1 (18) Tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ = (12) – (12)*β2 (19) Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ = (13) – (13)*β3 (20) Tiền gửi có kỳ hạn ngoại tệ = (14) – (14)*β4 (21) Dòng tiền ra mới ( trong ngày 1) = (11)*β1 + (12)*β2 +(13)*β3 + (14)*β4 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 31 (22) Tài sản thanh khoản ( sau ngày 1) = (15) – (15)*µ1 (23) Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 1) = (16) – (16)*µ2 (24) Dòng tiền vào mới (trong ngày 1) = (15)*µ1 + (16)*µ2 (25) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền = (24) – (21) (26) Thanh khoản? ( 1= có, 0= không) = 1 nếu (25)>0 hoặc = 0 nếu (25)<0 2 (27) Tiền gửi không kỳ hạn nội tệ = (17) – (17)*β1 (28) Tiền gửi không kỳ hạn ngoại tệ = (18) – (18)*β2 (29) Tiền gửi có kỳ hạn nội tệ = (19) – (19)*β3 (30) Tiền gửi có kỳ hạn ngoại tệ = (20) – (20)*β4 (31) Dòng tiền ra mới ( trong ngày 2) =(17)*β1 + (18)*β2 +(19)*β3 + (20)*β4 (32) Tài sản thanh khoản ( sau ngày 2) = (22) – (22)*µ1 (33) Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 2) = (23) – (23)*µ2 (34) Dòng tiền vào mới (trong ngày 2) = (22)*µ1 + (23)*µ2 (35) Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền = (34) – (31) + (25) (36) Thanh khoản? ( 1= có, 0= không) = 1 nếu (35)>0 hoặc = 0 nếu (35)<0 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thực hiện tương tự với các ngày 3,4,5. Các tỷ lệ β1, β2, β3, β4, µ1, µ2 được trình bày theo kịch bản như ở bảng 1.4 Kết luận: Dựa trên các giả định và kết quả tính toán được, nếu luồng tiền mặt mới ròng khi chạy mô hình < 0 thì ngân hàng không vượt qua được bài kiểm tra ST, hay nói cách khác, ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản cao. Ưu điểm và hạn chế: Ưu điểm: - Đơn giản và cho phép thực hiện ST thanh khoản nhưng không cần số liệu chi tiết; Trư ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế 32 - Linh hoạt trong việc lựa chọn biến động được phân tích. Hạn chế: - Cách tiếp cận tương đối hẹp; - Do không có số liệu thống kế nên việc xác định các trọng số thường theo đánh giá chủ quan và có thể thiếu chính xác; - Chỉ dựa trên dòng tiền đáo hạn theo sổ sách, không tính đến các yếu tố về hành vi trên thị trường và do vậy kết quả chưa chính xác. 1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dòng tiền) Mô tả phương pháp Dựa trên đặc điểm về giá trị và thời gian đáo hạn của các dòng tiền, đặc điểm sản phẩm ngân hàng (sản phẩm tài sản Nợ và tài sản Có), ngân hàng ước tính các dòng tiền ra/vào theo dự kiến và các dòng tiền ra/vào ngoài dự kiến. Sau đó, ngân hàng sẽ tính các khe hở thanh khoản từng kỳ hạn và cộng gộp lại để ra kết quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế. Các nhân tố được gây sốc trong phương pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất, bao gồm: - Dòng tiền ra cao hơn dự báo (rút tiền gửi, các trạng thái phái sinh); - Dòng tiền vào thấp hơn dự báo (tỷ lệ huy động kém đi); - Tính lỏng (khả năng thanh khoản) của tài sản bị thấp đi (giảm giá trị trái phiếu nắm giữ); - Tác động lan truyền: bán tháo tài sản sẽ dẫn đến dòng tiền vào thấp hơn và dòng tiền ra cao hơn. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm: - Đã đưa ra các ước tính và mô hình các dòng tiền trong tương lai. Vì vậy, Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 33 cho phép xác định khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng trong tương lai. - Linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng ngân hàng (trong khi phương pháp trước không thể hiện được ưu điểm này). Hạn chế: - Phức tạp và tốn nguồn lực; - Không phù hợp với các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống; - Việc mô hình hóa các hành vi vẫn có nhiều yếu tố chủ quan. 1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu ở các quốc gia về thử sức chịu đựng rủi ro (stress test) của hệ thống ngân hàng trước các biến động vĩ mô. Các nghiên cứu đều hướng đến việc tìm kiếm những khuôn khổ, công cụ và kỹ thuật đủ để đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt là giúp đảm bảo sự an toàn, lành mạnh, phòng ngừa các rủi ro liên quan đến tín dụng, thanh khoản,...của hệ thống ngân hàng. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến năm 2004, mô hình stress testing thanh khoản mới được đề xuất. Năm 2004, Martin Čihák cho ra đời các tài liệu về các phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá lỗ hổng của hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro. Đặc biệt, tác giả tập trung vào vai trò của căng thẳng thử nghiệm hệ thống. Theo đó, ông nhấn mạnh một cách tiếp cận đơn giản để kiểm tra căng thẳng thanh khoản là gây sốc giá trị của nguồn thanh khoản theo một tỷ lệ hoặc số tiền nhất định. Tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền có thể được xác định dựa trên số liệu trong quá khứ của ngân hàng hoặc trên một quy tắc chung, và thường khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau. Một nguyên tắc chung được sử dụng bởi một số giám sát là một ngân hàng có thể tồn tại ít nhất là 5 ngày kể từ ngày chạy thanh khoản mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 34 Đến năm 2007, Martin Čihák hướng dẫn kiểm tra sức chịu đựng cụ thể cho từng loại rủi ro. Tài liệu này nhằm mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra căng thẳng, và minh họa những điểm mạnh và điểm yếu. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Tài liệu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Vào năm 2009, Antonella Foglia đã sử dụng lại các phương pháp định lượng, được phát triển bởi các ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát đã được chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài chính đối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc stress testing được xem như là một phần của Chương trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) được tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Năm 2009, 2010, Van Den End cũng có đưa ra một mô hình Stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. Năm 2011, một mô hình Stress testing được xem là thế hệ thứ hai của mô hình Martin Čihák là mô hình của nhóm Christian Schmieder ra đời. Mô hình tìm cách làm tăng rủi ro nhạy cảm của cuộc kiểm tra căng thẳng, trong khi vẫn giữ chúng linh hoạt, minh bạch và thân thiện. Những đóng góp chính của tài liệu bao gồm làm tăng rủi ro nhạy cảm của kiểm tra căng thẳng bằng cách thay đổi khối lượng rủi ro tài sản (RWAs) bị căng thẳng, kể cả đối với xếp hạng không dựa trên nội bộ (IRB) ngân hàng; cung cấp thử nghiệm căng thẳng với một nền tảng toàn diện để sử dụng mô hình truyền hình vệ tinh, và để xác định các giả định và các tình huống khác nhau; cho phép kiểm tra căng thẳng để chạy các kịch bản nhiều năm (đến năm năm) cho hàng trăm ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn có dữ liệu. Khuôn khổ sử dụng dữ liệu bảng cân đối và được dựa trên Excel với hướng dẫn chi tiết. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 35 1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây cụm từ “kiểm tra sức chịu đựng” không ít lần được nhắc đến trong các hội thảo, diễn đàn về quản lý rủi ro ngân hàng. Đã có một số nghiên cứu về kểm tra sức chịu đựng rủi ro của các ngân hàng tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về ST cũng như ứng dụng ST để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Một số đề tài tiêu biểu có thể kể đến như: Năm 2012, nhóm tác giả Dương Quốc Anh dựa trên mô hình của Martin Čihák (2007) và Christian Schmieder (2011) đưa ra một hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại rủi ro tại các TCTD. Đây có thể xem là một nghiên cứu chính thức đầu tiên về ST. Công trình nghiên cứu này cung cấp những khái niệm cơ bản, cách thức thực hiện ứng dụng của việc kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản và các loại rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. Riêng đối với rủi ro thanh khoản, nhóm tác giả đề xuất sử dụng 2 phương pháp tiếp cận theo thời điểm và tiếp cận theo thời kỳ. Đồng thời nhóm tác giả cũng đưa ra các kịch bản và lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đến năm 2013, Nguyễn Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam. Luận văn thực hiện Stress Testing theo phương pháp Top-down cho 14 ngân hàng để kiểm định sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến động xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau tổn thất từ rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng của đa số các NHTM Việt Nam đều đáp ứng quy định hiện hành của Chính Phủ. Năm 2014, Trần Ngọc Trà Mi sử dụng phương pháp stress testing thanh khoản Top-down theo cách tiếp cận thời điểm dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Dương Quốc Anh (2012) cho 34 ngân hàng để kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua đo lường số ngày ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản đối với cú sốc rút tiền hàng loạt khi không có sự trợ giúp từ NHNN và thị trường liên ngân hàng. Tr ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của bài báo cáo đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM. Thứ nhất, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về rủi ro thanh khoản của NHTM gồm khái niệm thanh khoản, cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng; khái niệm về rủi ro thanh khoản và nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Thứ hai, tác giả giới thiệu thực trạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay bằng việc đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Cuối cùng, tác giả trình bày tổng quan về Stress Test, vai trò và phân loại Stress Test, giới thiệu các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản phổ biến đồng thời chỉ ra một số nghiên cứu về ứng dụng Stress Test trong và ngoài nước để làm cơ sở cho việc thực hiện đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng rủi ro thanh khoản cũng như tiến hành đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản cho ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2018 được trình bày trong chương 2 của bài nghiên cứu. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 37 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua thời gian hoạt động, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Năm 2018, trong số 9 NHTMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên. Ngày nay, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 320.989 tỷ đồng (tính đến hết năm 2018). Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp gồm 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 315 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, gần 1.300 máy ATM, 2.000 đại lý thanh toán POS, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác cùng khoảng gần 140 đơn vị chấp nhận thẻ với khoảng 400 địa điểm ưu đãi (được gọi là hệ thống Techcombank Smile) trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 38 Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới gần 10.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, sẵn sàng đón nhận và dẫn dắt sự thay đổi, tìm tòi học hỏi và không sợ thất bại, luôn cải tiến, sáng tạo trong mọi việc và tạo sự đột phá vì lợi ích của khách hàng, sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính cá nhân, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng bán buôn và ngân hàng giao dịch, đặc biệt là đẩy mạnh mảng bán lẻ và tối ưu thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, Techcombank cung cấp những sản phẩm và d...i tệ của khách hàng 23.572.314 26.562.255 34.094.791 33.614.649 43.908.611 48.363.981 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 162.491.019 212.015.140 247.732.167 308.393.488 365.213.606 412.543.907 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 49.211.889 56.377.373 62.555.360 62.028.614 68.785.506 76.939.144 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 20.728.878 26.395.568 31.668.182 37.280.580 44.736.882 50.482.786 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 170.535 161.550 114.934 139.894 285.352 50.666 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 392.804.379 502.172.571 615.915.429 717.383.419 902.821.715 1.032.790.275 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 7.207.892 8.141.906 8.405.116 9.904.287 9.119.411 11.394.882 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 33.022.760 19.897.550 (7.348.216) (6.976.241) 33.917.962 (90.044.020) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 0 0 1 0 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 44.583.969 59.923.009 77.905.822 92.556.312 115.130.521 130.995.580 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 21.827.963 24.596.648 31.571.776 31.127.165 40.659.373 44.785.047 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 151.929.103 198.234.156 231.629.576 288.347.911 341.474.722 385.728.553 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 46.308.387 53.051.108 58.864.593 58.368.926 64.727.162 72.399.734 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 19.295.255 24.567.979 29.460.574 34.680.446 41.604.287 46.946.393 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 8.527 8.078 5.747 6.995 14.268 2.533 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 388.876.335 497.150.845 609.756.274 710.209.584 893.793.497 1.022.462.373 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 4.090.052 5.175.199 6.268.342 7.306.734 9.028.217 10.376.036 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 17.814.557 504.769 (30.540.448) (34.349.953) 1.341.892 (152.067.719) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 0 0 1 0 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 40.838.916 54.889.476 71.361.733 84.781.582 105.459.557 119.991.951 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 20.212.694 22.776.496 29.235.465 28.823.755 37.650.580 41.470.953 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 142.053.711 185.348.936 216.573.653 269.605.297 319.278.865 360.656.197 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 43.576.192 49.921.092 55.391.582 54.925.159 60.908.259 68.128.150 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 17.967.909 22.868.920 27.409.334 32.264.521 38.694.517 43.661.662 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 426 404 287 350 713 127 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 384.987.572 492.179.336 603.658.712 703.107.489 884.855.562 1.012.237.749 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 3.896.864 4.979.182 6.103.022 7.108.741 8.937.935 10.227.030 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 3.743.512 (17.384.969) (51.846.760) (59.505.734) (28.414.690) (209.968.839) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 0 0 0 0 0 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 37.408.447 50.278.760 65.367.347 77.659.929 96.600.955 109.912.627 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 18.716.955 21.091.036 27.072.041 26.690.797 34.864.437 38.402.103 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 132.820.220 173.301.255 202.496.366 252.080.953 298.525.739 337.213.544 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 410.05.197 46.975.748 52.123.479 51.684.575 57.314.672 64.108.589 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 16,730,695 21.289.202 25.503.201 30.019.539 35.991.459 40.610.388 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 21 20 14 17 36 6 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 381.137.696 487.257.543 597.622.124 696.076.414 876.007.007 1.002.115.371 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 3.850.281 4.922.177 6.036.860 7.031.407 8.848.556 10.122.498 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền (9.136.902) (33.751.994) (71.313.100) (82.493.866) (55.557.593) (263.954.930) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 0 0 0 0 0 0 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Trư ờ Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 99 TCB 2013 TCB 2014 TCB 2015 TCB 2016 TCB 2017 TCB 2018 1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 51.310.276 64.256.059 86.082.305 102.262.273 131.762.399 132.008.250 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 58.49.711 7.654.959 9.575.550 12.303.587 15.144.782 16.432.431 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 234.257.066 311.357.070 394.675.258 531.892.219 617.759.732 736.198.948 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 22.564.867 25.616.335 32.507.196 25.693.938 31.416.992 30.727.316 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 22.872.832 29.755.481 38.134.722 48.948.442 58.208.975 66.524.921 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 3.511.755 4.878.439 5.986.706 7.548.982 7.272.154 8.310.007 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 473.369.468 547.243.880 723.465.102 846.870.272 1.046.272.358 1.135.369.152 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 71.504.860 98.218.054 121.055.133 151.984.896 148.739.331 169.358.515 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 48.632.028 68.462.572 82.920.411 103.036.454 90.530.356 102.833.594 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 47.000.213 58.858.550 78.851.392 93.672.242 120.694.358 120.919.557 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.416.833 7.088.492 8.866.960 11.393.122 14.024.068 15.216.431 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 219.030.357 291.118.861 369.021.366 497.319.224 577.605.350 688.346.016 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 21.233.540 24.104.971 30.589.271 24.177.996 29.563.389 28.914.404 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 21.300.978 27.713.549 35.511.321 45.589.433 54.196.741 61.970.536 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 175.588 243.922 299.335 377.449 363.608 415.500 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 468.635.773 541.771.442 716.230.451 838.401.570 1.035.809.634 1.124.015.460 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 8.069.862 10.106.956 12.922.021 15.640.235 17.371.270 19.248.198 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 35.400.912 50.855.979 60.331.112 73.087.256 53.704.886 60.111.256 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 43.052.195 53.914.432 72.227.875 85.803.774 110.556.032 110.762.314 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.015.987 6.563.943 8.210.805 10.550.031 12.986.287 14.090.415 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 204.793.384 272.196.135 345.034.977 464.993.475 540.061.002 643.603.525 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 19.980.761 22.682.778 28.784.504 22.751.494 27.819.149 27.208.455 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 19.838.616 25.813.586 33.070.828 42.463.811 50.464.695 57.731.700 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 8.779 12.196 14.967 18.872 18.180 20.775 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 463.949.415 536.353.727 709.068.146 830.017.554 1.025.451.538 1.112.775.306 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 4.853.166 5.649.440 7.446.673 8.742.592 10.703.524 11.634.880 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 20.415.463 30.691.833 34.706.957 39.366.038 13.943.715 14.014.437 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 39.435.810 49.385.620 66.160.733 78.596.257 101.269.325 101.458.280 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.644.804 6.078.212 7.603.205 9.769.328 12.025.302 13.047.725 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 191.481.814 254.503.386 322.607.704 434.768.899 504.957.037 601.769.296 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 18.801.896 21.344.494 27.086.219 21.409.156 26.177.820 25.603.156 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 18.478.002 24.045.577 30.800.300 39.555.133 46.992.987 53.786.253 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 439 610 748 944 909 1.039 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 459.309.921 530.990.190 701.977.465 821.717.378 1.015.197.023 1.101.647.553 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 4.647.835 5.375.124 7.104.900 8.318.104 10.271.787 11.147.489 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 6.585.295 12.021.380 11.011.557 8.129.009 (22.777.486) (28.624.327) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 0 0 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 36.123.202 45.237.228 60.603.232 71.994.171 92.762.702 92.935.784 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.301.089 5.628.424 7.040.568 9.046.398 11.135.429 12.082.193 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 179.035.496 237.960.666 301.638.203 406.508.921 472.134.829 562.654.292 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 17.692.584 20.085.169 25.488.132 20.146.016 24.633.328 24.092.570 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 17.211.953 22.400.225 28.687.726 36.848.134 43.763.194 50.113.618 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 22 30 37 47 45 52 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 454.716.822 525.680.288 694.957.690 813.500.205 1.005.045.053 1.090.631.077 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 4.593.516 5.310.481 7.020.486 8.218.070 10.152.834 11.017.462 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền (6.033.142) (5.068.364) (10.655.684) (20.501.055) (56.387.846) (67.720.482) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 0 0 0 0 0 0 NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Trư ờ Đại học Kin h tê ́ Hu ế 100 TCB 2013 TCB 2014 TCB 2015 TCB 2016 TCB 2017 TCB 2018 1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 47.260.701 48.052.741 54.079.754 66.287.272 87.853.131 90.905.537 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 10.577.168 9.029.618 11.476.920 12.631.706 18.059.740 22.962.739 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 250.211.624 300.634.160 350.573.580 484.889.401 565.639.933 622.100.026 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 21.088.395 24.090.007 27.935.649 27.696.465 25.389.408 27.500.515 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 23.895.828 27.538.299 31.999.411 42.533.627 50.414.079 55.143.208 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 4.750.425 5.306.952 6.405.969 7.510.844 7.539.871 6.363.822 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 476.546.314 549.442.615 644.850.475 790.497.322 934.820.780 1.026.786.719 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 95.071.677 106.382.021 128.227.043 150.690.857 152.700.191 131.284.194 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 71.175.849 78.843.722 96.227.633 108.157.230 102.286.112 76.140.986 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 43.290.802 44.016.311 49.537.055 60.719.141 80.473.468 83.269.472 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 9.794.458 8.361.426 10.627.628 11.696.960 16.723.319 21.263.496 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 233.947.868 281.092.940 327.786.297 453.371.590 528.873.337 581.663.524 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 19.844.180 22.668.697 26.287.445 26.062.374 23.891.433 25.877.985 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 22.260.580 25.667.153 29.827.477 39.654.780 46.980.654 51.394.340 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 237.521 265.348 320.298 375.542 376.994 318.191 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 471.780.851 543.948.189 638.401.970 782.592.349 925.472.572 1.016.518.852 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 9.278.367 10.536.031 12.534.175 15.040.275 16.511.086 16.313.498 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 58.193.635 (15.131.122) 78.934.330 83.542.725 71.816.543 41.060.144 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 39.654.375 40.318.940 45.375.942 55.618.733 73.713.697 76.274.837 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 9.069.668 7.742.680 9.841.183 10.831.385 15.485.794 19.689.997 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 218.741.257 262.821.899 306.480.188 423.902.437 494.496.570 543.855.395 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 18.673.373 21.331.244 24.736.486 24.524.694 22.481.838 24.351.184 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 20.738.635 23.924.610 27.804.626 36.972.816 43.7883.658 47.903.065 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 11.8760 13.267 16.0150 18.7770 18.8500 45.9100 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 467.063.042 538.508.707 632.017.951 774.766.425 916.217.846 1.006.353.664 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 4.943.454 5.691.562 6.688.303 8.182.689 9.612.870 10.467.470 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 42.398.454 (18.233.048) 57.818.008 54.752.598 37.645.754 3.624.549 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 36.323.407 36.932.149 41.564.363 50.946.759 67.521.746 69.867.750 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 8.398.513 7.169.722 9.112.936 10.029.862 14.339.845 18.232.938 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 204.523.075 245.738.475 286.558.975 396.348.778 462.354.293 508.504.794 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 17.571.644 20.072.701 23.277.033 23.077.737 21.155.410 22.914.464 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 19.322.034 22.301.716 25.920.492 34.474.111 40.806.605 44.651.467 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 594 663 801 939 942 795 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 462.392.412 533.123.620 625.697.771 767.018.761 907.055.668 996.290.127 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 4.681.913 5.397.691 6.335.394 7.765.503 9.180.086 10.078.651 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 27.758.333 (16.904.025) 38.232.910 28.043.989 6.019.235 (30.948.267) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 0 1 1 1 0 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 33.272.241 33.829.849 38.072.957 46.667.232 61.849.920 63.998.859 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 7.777.023 6.639.163 8.438.579 9.287.652 13.278.696 16.883.700 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 191.229.075 229.765.474 267.932.642 370.586.108 432.301.264 475.451.983 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 16.534.917 18.888.411 21.903.688 21.716.150 19.907.241 21.562.510 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 18.003.383 20.790.150 24.165.442 32.145.995 38.034.173 41.622.893 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 30 33 40 47 47 40 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 457.768.488 527.792.384 619.440.793 759.348.573 897.985.111 986.327.226 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 4.624.488 5.331.866 6.257.738 7.671.080 9.071.452 9.963.657 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 14.379.438 (15.458.284) 20.325.206 3.569.074 (22.943.486) (62.607.503) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 0 1 1 0 0 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Trư ờ Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 101 TCB 2013 TCB 2014 TCB 2015 TCB 2016 TCB 2017 TCB 2018 1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 56.266.429 63.760.248 104.216.187 103.677.150 111.531.197 118.081.787 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.233.408 4.457.549 3.730.460 3.845.893 4.589.437 5.127.434 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 427.669.227 508.493.731 583.153.863 685.974.567 813.250.069 897.375.233 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 16.959.970 16.460.702 17.713.109 12.068.321 9.111.767 7.436.824 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 36.372.417 42.585.134 51.505.764 58.259.597 67.701.912 74.088.870 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 4.858.962 5.832.531 6.031.715 7.174.734 7.673.090 8.992.285 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 593.962.083 640.469.777 746.631.288 850.378.875 989.034.839 1.091.576.917 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 98.319.901 117.287.489 122.144.324 144.909.626 155.778.966 181.879.438 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 61.947.484 74.702.355 70.638.559 86.650.029 88.077.054 107.790.568 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 51.540.049 58.404.387 95.462.027 94.968.270 102.162.577 108.162.917 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.846.135 4.127.691 3.454.406 3.561.297 4.249.818 4.748.004 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 399.870.727 475.441.639 545.248.862 641.386.221 760.388.814 839.045.842 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 15.959.332 15.489.521 16.668.036 11.356.290 8.574.173 6.998.051 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 33.912.790 39.708.993 47.980.288 54.293.855 63.107.088 69.066.463 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 242.948 291.627 301.586 358.737 383.655 449.614 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 588.022.462 634.065.079 739.164.975 841.875.086 979.144.491 1.080.661.148 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 10.55.635 11.645.603 13.196.443 15.319.786 17.179.784 19.458.440 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 38.590.329 46.938.964 35.854.714 47.675.960 42.149.750 58.182.554 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 47.210.685 53.498.419 87.443.217 86.990.935 93.580.920 99.077.232 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.487.521 3.822.241 3.198.780 3.297.761 3.935.332 4.396.652 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 373.879.130 444.537.932 509.807.686 599.696.116 710.963.542 784.507.863 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 15.017.732 14.575.639 15.684.622 10.686.269 8.068.297 6.585.166 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 31.621.176 37.029.006 44.699.026 50.600.996 58.827.292 64.387.902 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 12.147 14.581 15.079 17.937 19.183 22.481 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 582.142.237 627.724.428 731.773.325 833.456.335 969.353.046 1.069.854.537 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 6.111.025 6.617.696 7.678.156 8.759.551 10.155.917 11.233.745 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 13.080.178 16.527.654 (1.166.156) 5.834.515 (6.521.625) 5.028.387 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 0 1 0 1 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 43.244.988 49.004.552 80.097.987 79.683.697 85.720.123 90.754.745 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.155.445 3.539.396 2.962.070 3.053.727 3.644.117 4.071.300 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 349.576.987 415.642.967 476.670.186 560.715.869 664.750.911 733.514.852 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 14.131.685 13.715.676 14.759.229 10.055.779 7.592.267 6.196.641 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 29.485.964 34.531.641 41.644.832 47.162.010 54.840.672 60.029.376 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 607 729 754 897 959 1.124 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 576.320.815 621.447.184 724.455.592 825.121.772 959.659.515 1.059.155.991 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 5.832.962 6.291.097 7.332.059 8.351.603 9.711.754 10.719.902 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền (10.572.824) (11.712.891) (35.478.930) (32.975.892) (51.650.543) (44.281.086) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 0 0 0 0 0 0 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 39.612.409 44.888.169 73.369.756 72.990.266 78.519.633 83.131.346 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 3.847.942 3.277.480 2.742.877 2.827.751 3.374.452 3.770.023 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 326.854.483 388.626.174 445.686.624 524.269.337 621.542.102 685.836.386 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 13.297.916 12.906.451 13.888.434 9.462.488 7.144.323 5.831.039 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 27.496.355 32.204.315 38.801.781 43.959.229 51.126.908 55.968.742 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 30 36 38 45 48 56 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 570.557.607 615.232.712 717.211.036 816.870.554 950.062.920 1.048.564.431 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 5.763.785 6.215.164 7.245.272 8.252.070 9.597.506 10.592.628 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền (32.305.394) (37.702.041) (67.035.439) (68.683.051) (93.179.944) (89.657.201) Thanh khoản (1=Có, 0=không) 0 0 0 0 0 0 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 102 TCB 2013 TCB 2014 TCB 2015 TCB 2016 TCB 2017 TCB 2018 1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 4.867.999 6.464.132 10.831.474 11.287.126 16.223.950 18.342.659 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 322.270 752.857 688.669 2.700.438 1.814.229 2.412.782 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 66.484.626 83.992.813 99.590.605 96.831.415 102.933.889 134.989.601 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 6.343.656 8.334.577 10.019.813 4.235.495 3.178.591 2.920.900 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 5.491.832 7.014.589 8.599.959 8.248.024 8.987.895 11.442.334 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 1.568.703 2.427.411 2.327.036 2.788.422 3.175.318 3.410.380 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 88.991.412 113.546.234 145.862.353 171.272.454 212.103.493 252.532.685 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 30.704.255 47.267.733 45.687.039 54.710.042 62.473.503 67.348.054 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 25.212.422 40.253.145 37.087.080 46.462.019 53.485.609 55.905.720 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 4.459.087 5.921.145 9.921.630 10.339.007 14.861.138 16.801.876 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 298.422 697.145 637.707 2.500.606 1.679.976 2.234.236 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 62.163.125 415.533.281 93.117.216 90.537.373 96.243.186 126.215.277 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.969.380 7.842.837 9.428.644 3.985.600 2.991.054 2.748.567 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 5.128.536 6.549.971 8.025.364 7.691.887 8.375.304 10.665.986 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 78.435 121.371 116.352 139.421 158.766 170.519 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 88.101.498 112.410.772 144.403.729 169.559.729 209.982.458 250.007.358 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 2.380.182 3.441.502 3.669.308 4.361.725 5.137.587 5.765.188 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 22.464.068 37.144.676 32.731.024 43.131.857 50.247.891 51.004.921 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 4.084.523 5.423.769 9.088.213 9.470.531 13.612.803 15.390.518 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 276.339 645.556 590.517 2.315.561 1.555.658 2.068.903 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 58.122.522 73.428.617 87.064.597 84.652.444 89.987.379 118.011.284 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.617.186 7.380.110 8.872.354 3.750.450 2.814.582 2.586.401 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 4.789.443 6.116.356 7.489.516 7.173.601 7.804.933 9.942.849 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 3.922 6.069 5.818 6.971 7.938 8.526 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 87.220.483 111.286.664 142.959.692 167.864.132 207.882.633 247.507.284 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 528 1.239.410 1.554.571 1.828.047 2.250.652 2.662.067 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 18.630.153 32.267.730 26.796.079 37.786.303 44.693.610 43.724.139 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 3.741.423 4.968.172 8.324.803 8.675.006 12.469.327 14.097.715 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 255.890 597.785 546.819 2.144.209 1.440.539 1.915.804 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 54.344.558 68.655.757 81.405.398 79.150.035 84.138.200 110.340.551 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 5.285.772 6.944.683 8.348.885 3.529.173 2.648.521 2.433.804 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 4.472.927 5.711.654 6.989.776 6.690.562 7.273.834 9.269.233 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 196 303 291 349 397 426 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 86.348.278 110.173.797 141.530.095 166.185.490 205.803.807 245.032.212 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 875.931 1.118.632 1.435.124 1.685.264 2.086.368 2.483.172 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 15.033.157 27.674.707 21.241.427 32.781.005 39.506.144 36.938.078 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 3.427.144 4.550.846 7.625.520 7.946.306 11.421.904 12.913.507 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 236.954 553.549 506.354 1.985.538 1.333.940 1.774.034 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 50.812.162 64.193.133 76.114.047 74.005.283 78.669.217 103.168.415 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.973.912 6.534.947 7.856.301 3.320.952 2.492.259 2.290.209 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 4.177.472 5.333.923 6.523.683 6.240.346 6.779.269 8.641.708 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 10 15 15 17 20 21 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 85.484.796 109.072.059 140.114.794 164.523.636 203.745.769 242.581.890 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 863.67 1.102.026 1.415.577 1.662.186 2.058.415 2.450.727 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 11.719.353 23.442.810 16.133.321 28.202.846 34.785.290 30.747.097 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Trư ờn Đại học Kin h tê ́ Hu ế 103 TCB 2013 TCB 2014 TCB 2015 TCB 2016 TCB 2017 TCB 2018 1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 26.306.217 29.559.733 30.605.090 38.464.280 50.497.622 60.704.363 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 9.762.555 4.959.924 21.424.135 22.320.820 10.342.139 9.831.938 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 63.740.656 88.350.879 94.276.734 107.051.970 120.117.976 128.810.956 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.666.424 4.850.356 5.722.840 3.801.848 4.076.613 4.461.034 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ nhất) 7.916.271 9.553.237 11.431.476 12.991.518 14.063.312 15.586.957 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 1.979.667 2.609.267 2.561.026 2.841.796 3.010.751 4.222.254 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ nhất) 139.379.844 146.820.797 168.123.252 197.428.352 251.126.185 275.101.175 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ nhất) 39.021.552 51.059.109 50.357.714 55.988.352 59.740.893 83.001.632 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 31.105.281 41.505.873 38.926.239 42.996.834 45.677.581 67.414.675 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 24.096.494 27.076.716 28.034.262 35.233.280 46.255.822 55.605.197 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 9.040.126 4.592.889 19.838.749 20.669.079 9.576.821 9.104.375 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 59.597.514 82.608.072 88.148.747 100.093.592 112.310.308 120.438.244 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.391.105 4.564.185 5.385.193 3.577.539 3.836.093 4.197.833 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ hai) 7.350.613 8.879.030 10.621.849 12.065.427 13.055.307 14.462.643 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ hai) 98.983 130.463 128.051 142.090 150.538 211.113 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ hai) 137.986.045 145.352.589 166.442.020 195.454.069 248.614.923 272.350.164 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ hai) 3.274.482 3.947.012 4.114.208 4.673.990 5.371.475 6.762.153 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 27.029.150 36.573.854 32.418.597 35.605.396 37.993.748 59.714.185 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 22.072.389 24.802.271 25.679.384 32.273.685 42.370.332 50.934.360 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 8.371.157 4.253.015 18.370.682 19.139.567 8.868.136 8.430.651 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 55.723.675 77.238.547 82.419.078 93.587.509 105.010.138 112.609.758 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 4.132.030 4.294.898 5.067.466 3.366.464 3.609.764 3.950.160 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ ba) 6.825.988 8.253.130 9.870.340 11.206.266 12.120.673 13.420.718 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ ba) 4.949 6.523 6.403 7.104 7.527 10.556 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ ba) 136.606.185 143.899.063 164.777.600 193.499.528 246.128.773 269.626.662 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ ba) 1.473.895 1.577.466 1.786.069 2.089.526 2.629.160 2.924.059 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 21.677.056 29.898.191 24.334.326 26.488.657 28.502.235 49.217.526 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 4 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 20.218.308 22.718.881 23.522.316 29.562.695 38.811.225 46.655.874 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 7.751.691 3.938.292 17.011.251 17.723.239 8.211.894 7.806.783 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 52.101.636 72.218.042 77.061.838 87.504.321 98.184.479 105.290.123 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 3.888.240 4.041.499 4.768.486 3.167.843 3.396.788 3.717.101 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ tư) 6.339.375 7.672.019 9.172.719 10.409.127 11.253.985 12.455.048 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ tư) 247 326 320 355 376 528 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ tư) 135.240.123 142.460.072 163.129.824 191.564.533 243.667.486 266.930.395 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ tư) 1.370.764 1.445.188 1.653.858 1.941.745 2.468.438 2.706.294 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 16.708.445 23.671.360 16.815.465 18.021.274 19.716.688 39.468.772 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 5 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 18.519.970 20.810.495 21.546.441 27.079.429 35.551.082 42.736.781 Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 7.178.066 3.646.859 15.752.419 16.411.720 7.604.214 7.229.081 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ của khách hàng 48.715.030 67.523.869 72.052.819 81.816.540 91.802.488 98.446.265 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 3.658.834 3.803.051 4.487.145 2.980.940 3.196.377 3.497.792 Dòng tiền ra mới (trong ngày thứ năm) 5.887.976 7.132.441 8.525.067 9.669.470 10.450.225 11.559.962 Tài sản thanh khoản (sau ngày thứ năm) 12 16 16 18 19 26 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày thứ năm) 133.887.722 141.035.471 161.498.525 189.648.887 241.230.811 264.261.091 Dòng tiền vào mới (trong ngày thứ năm) 1.352.636 1.424.911 1.631.602 1.915.983 2.437.032 2.669.805 Dòng tiền vào thuần từ khi xảy ra rút tiền 12.173.106 17.963.830 9.922.000 10.267.787 11.703.496 30.578.615 Thanh khoản (1=Có, 0=không) 1 1 1 1 1 1 NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM Trư ờ Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 104 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_stress_test_de_do_luong_rui_ro_thanh_khoa.pdf
Tài liệu liên quan