Khóa luận Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản đồ địa chính số 31 tỉ lệ 1/500 tại xã trung mầu, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A TÙNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 31 TỈ LỆ 1/500 TẠI XÃ TRUNG MẦU, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A TÙNG Tên đề tà

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản đồ địa chính số 31 tỉ lệ 1/500 tại xã trung mầu, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài: ỨNG DỤNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 31 TỈ LỆ 1/500 TẠI XÃ TRUNG MẦU, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K47 – ĐCMT – N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giáo viên hướng dẫn :TS Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung quang trọng trong công tác đào tạo, quá trình này giúp cho sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên giảng đường học tập để tiếp cận với thực tế nghề nghiệp,kết hợp với kiến thức đã học trên giảng đường để hoàn thiện các kỹ năng trong công việc, tích lũy kinh nghiệm làm hành trang để phục vụ cho công việc trải nghiệm thực tế để vận dụng cho sau này. Bên cạnh sự cố gắng của bản thân trong quá trình điều tra nghiên cứu thực hiện đồ án tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự quang tâm, hướng dẫn tận tình chu đáo của cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương UBND xã Trung Mầu và tập thể cán bộ trong Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc. Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, trang bị những kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới TS Nguyễn Đức Nhuận đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cám ơn tới ban giám đốc trong Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc và UBND xã Trung Mầu, đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tại địa phương. Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh em bạn bè đã luôn động viên quan tâm trong quá trình học tập và rèn luyện. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2019 Sinh viên thực hiện Sùng A Tùng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sửa dụng đất xã Trung Mầu .......................................... 37 Bảng 4.2. Kết quả tọa độ mặt phẳng và độ cao bình sai xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội ............................................................. 41 Bảng 4.3. Bảng trị đo gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số ............................... 42 Bảng 4.4. Trạm đo tọa độ kinh vĩ và các điểm chi tiết. .................................. 44 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ thành lập bản đồ địa chính ................................... 20 Hình 4.1 Vị trí xã Trung Mầu, Huyện Gia Lâm,Thành Phố Hà Nội .............. 34 Hình 4.2. Sơ đồ lưới khống chế xã Trung Mầu .............................................. 41 Hình 4.3. cấu trúc file dữ liệu sau khi được trút có đuôi. IDX ....................... 45 Hình 4.4. file số liệu sau khi xử lí qua phần mền có đuôi.DXF ..................... 46 Hình 4.5. giao diện khi triển điểm lên bản vẽ ................................................. 46 Hình 4.6. Triển điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................... 47 Hình 4.7. Điểm chi tiết ở dạng bao gồm tâm điểm và số thứ tự ..................... 48 Hình 4.8. Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa .................................... 48 Hình 4.9. Các thửa đất sau khi được nối ......................................................... 49 Hình 4.10. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất .......................................... 52 Hình 4.11. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi ................................................. 53 Hình 4.12. các thửa đất sau khi tạo tâm thửa .................................................. 54 Hình 4.13. Đánh số thứ tự thửa đất ................................................................. 54 Hình 4.14. Thửa đất sau khi gán thông tin ...................................................... 55 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính Phủ CSDL Cơ sở dữ liệu HN-72 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia HN-72 QĐ Quyết định QL Quốc lộ TCĐC Tổng cục Địa chính TNMT Tài nguyên & Môi trường TS Tiến sỹ TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính .................................................. 4 2.2. Phân loại bản đồ địa chính ......................................................................... 9 2.2.1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ .................................................. 9 2.2.2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính ......... 10 2.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính ....................................................... 11 2.3.1. Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính ...................................... 11 2.3.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính ............................................................ 12 2.3.3. Phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính .......................... 13 2.3.4. Hệ thống ký hiệu bản đồ địa chính ....................................................... 14 2.3.5. Bản đồ số địa chính ............................................................................... 16 2.3.6. Chuẩn màu, chuẩn lớp, mã, ký hiệu ...................................................... 18 2.3.7. Quy định về tiếp biên bản đồ ................................................................ 18 2.3.8. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính ................................. 19 2.4 Giới thiệu phần mềm thành lập bản đồ địa chính ..................................... 23 vi 2.4.1. Phần mềm MicroStation ........................................................................ 23 2.4.2. Phần mềm FAMIS ................................................................................. 23 2.5. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 26 2.6. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 31 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 31 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Xã Trung Mầu .............................. 31 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai .................................................... 32 3.3.3.Thành lập bản đồ địa chính xã Trung Mầu ............................................ 32 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp ............................................. 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 3.4.1. Phương pháp thu thập số thứ cấp .......................................................... 32 3.4.2. Thu thập số liệu số cấp .......................................................................... 32 3.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp .................................................................... 33 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 33 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 34 4.1. Điều tra cơ bản ......................................................................................... 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông ............................ 35 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ....................................................... 37 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trung Mầu 2017 .................................. 37 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại Xã Trung Mầu ........................................ 38 4.3. Thành lập bản đồ địa chính Xã Trung Mầu ............................................. 38 vii 4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính .......................................... 38 4.3.2. Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đô địa chính ......................... 43 4.3.3. Ứng dụng phần mền Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính ... 45 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp khắc phục ............. 57 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 57 4.4.2. Khó khăn trong quá trình thành lập bản đồ địa chính ........................... 57 4.4.3. Đề xuất các biện pháp khắc phục .......................................................... 58 PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................... 60 5.1. Kết luận .................................................................................................... 60 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt là cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp. Không những thế, đất đai còn là không gian sống của con người. Song sự phân bố đất đai lại rất khác nhau dẫn đến nảy sinh các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần giải quyết tốt các quan hệ đất đai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển nhanh với quy mô lớn, từ đó đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về đất đai càng phải được chú trọng hơn. Trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 thì công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nội dung rất quan trọng, bởi lẽ bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là tài liệu cơ bản để thống kê đất đai, làm cơ sở để quy hoạch, giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Mức độ chi tiết của bản đồ địa chính thể hiện tới từng thửa đất thể hiện được cả về loại đất, chủ sử dụng... Vì vậy bản đồ địa chính có tính pháp lý cao, trợ giúp đắc lực cho công tác quản lý đất đai. Việc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Cùng với sự phát triển của xã hội nên việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất là một yêu cầu 2 rất cấp thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và góp phần tự động hóa trong quá trình sản xuất. Công nghệ điện tử tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong lĩnh vực ngành đất đai nói riêng. Xuất phát từ những nội dung trên và với mục đích tìm hiểu quy trình công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưu điểm của các thiết bị hiện đại trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phần mềm ứng dụng trong việc xử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính. Là một sinh viên ngành Địa Chính Môi Trường việc nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học mới vào trong công việc của mình là tối cần thiết. Để làm quen với công nghệ mới và tạo hành trang cho mai sau ra trường khỏi bỡ ngỡ trước công việc thực tế, qua sự tìm tòi, phân tích, đánh giá của bản thân cùng với sự hướng dẫn trực tiếp và nhiệt tình của TS Nguyễn Đức Nhuận, cùng với sự giúp đỡ của Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Và Môi Tường Phương Bắc em đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng máyToàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản đồ địa chính số 31 tỉ lệ 1/500 tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ các số liệu đo vẽ ngoại nghiệp. - Thành lập mảnh bản đồ địa chính số 31 tỷ lệ 1/500 khu vực xã Trung Mầu - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội từ số liệu đo vẽ ngoại nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài -Trong học tập và nghiêm cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại những kiến thức đã được học trong nhà trường về lý thuyết và thực hành để áp dụng vào thực tiễn công việc. 3 -Trong thực tiễn. + Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đặt điện tử trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất đai một cách đầy đủ hiệu quả và chính xác nhất. + Để phục vụ tốt cho công tác đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo đúng quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính 2.1.1.1. Khái niệm bản đồ “Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ không gian”. (Theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10- Barxelona, 1995). Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu thị thông qua quá trình tổng quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu. Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó, trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”. 2.1.1.2. Bản đồ địa chính a. Khái niệm bản đồ địa chính Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính. b. Bản đồ địa chính Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng 5 đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. c. Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập trong khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. d. Bản trích đo địa chính Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một 6 đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. e. Thửa đất Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa đất là tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định ( là dấu mốc hoặc cột mốc ) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc địa giới hoặc địa vật cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đó. f. Loại đất Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được quy định theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. g. Diện tích thửa đất Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm tròn đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 100.2 m² h. Trích đo địa chính Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7 i. Hồ sơ địa chính Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã. 2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau: + Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. + Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. + Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất trong phạm vi xã, phường. + Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước. + Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai. + Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. + Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. 2.1.1.4. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, mỗi bộ bản đồ gồm có nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ địa chính và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu. + Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu mốc ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt trong thực tế đó là điểm trắc địa. Các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính 8 cần quản lý các dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. + Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng đối với đường gấp khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó. + Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường bao khép kín thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây hay rào cây. Hoặc đánh dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất, các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm gốc thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới, diện tích. + Thửa đất phụ: là trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế. + Lô đất: là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất, thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi... Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. + Khu đất, xứ đồng: ( là tên địa danh của 1 cánh đồng ) đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời. + Thôn bản, xóm ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp. 9 + Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức chính quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế văn hoá xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. 2.2. Phân loại bản đồ địa chính 2.2.1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. + Bản đồ giấy địa chính: là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng. + Bản đồ số địa chính: có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy địa chính song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ (x,y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ giấy. Hai loại bản đồ trên có cùng cơ sở toán học cùng nội dung. Tuy nhiên bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông thường. Về độ chính xác, bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ bị ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ họa. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật. 10 2.2.2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau: + Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiện trạng, hình thể, diện tích và các loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ xác định vị trí ở ngoài thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính các cấp vẽ kín khung của tờ bản đồ. Các thửa đất ở vùng biên của các tờ bản đồ địa chính cơ sở có thể bị cắt bởi đường khung trong. Trong trường hợp bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo ảnh đối với vùng đất nông nghiệp không thể vẽ chi tiết đến các thửa đất nhỏ của chủ sử dụng đất mà chỉ vẽ đến lô đất, các vùng đất khi có số hiệu thửa đất trên bản đồ địa chính cơ sở chỉ là số hiệu tạm thời. Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung, biên tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử 11 dụng đất. + Bản đồ địa chính đo: là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai. 2.3. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 2.3.1. Phép chiếu và hệ tọa độ của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1 000, 1:2 000, 1:5 000 và 1:10 000 được thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN- 2000 và độ cao Nhà nước hiện hành, kinh tuyến trục địa phương của từng tỉnh được chọn phù hợp với từng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nhằm đảm bảo làm giảm ảnh hưởng biến dạng về độ dài và diện tích đến các yếu tố thể hiện trên bản đồ địa chính, hệ số chiếu trên kinh tuyến trục m˳= 0.9999. Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (điểm cắt giữa kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km. Các tham số chính của hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 + Elipxoid quy chiếu quốc gia là ElipxoidWGS-84 toàn cầu với kích thước: Bán trục lớn: a = 6378137.0 m² Độ dẹt: f = 1/298,257223563 Tốc độ góc quay quanh trục:  = 7292115,0 x 10-11 rad/s Hằng số trọng trường trái đất: GM = 3986005 x 108 m3 s-2 + Vị trí Elipxoid quy chiếu Quốc gia: ElipxoidWGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ. + Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính (nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội. 12 + Hệ toạ độ phẳng: hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo Elipxoid WGS-84 toàn cầu. + Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải Phòng. Trường hợp có sự chia tách, sát nhập thành tỉnh mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ quy định kinh tuyến trục cho tỉnh mới trên cơ sở đảm bảo yêu cầu của quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và chuyển đổi dữ liệu quản lý đất đai (nếu có) là ít nhất. 2.3.2. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được thành lập theo tỷ lệ từ 1:200 đến 1:10 000. Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau: - Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích càng lớn phải vẽ tỷ lệ lớn - Loại đất cần vẽ bản đồ: đất nông - lâm nghiệp diện tích thử... 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Ứng dụng máy đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản đồ địa chính số 31 tỉ lệ 1/500 tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khoa học: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các vấn đề liên quan đến bản đồ địa chính nói chung và bản đồ địa chính tỷ lệ lớn nói riêng. - Phạm vi không gian là một phần khu vực xã Trung Mầu - huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội từ số liệu đo vẽ ngoại nghiệp. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội. - Địa điểm thực tập: Công Ty Cổ Phần Tài Nguyên Và Môi Trường Phương Bắc. - Thời gian thực hiện đề tài: 28/05/2018 đến 15/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Xã Trung Mầu 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý, tọa độ - Địa hình, địa mạo - Khí hậu, thủy văn 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Điều kiện kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức sống của người dân, 32 - Điều kiện xã hội: số dân, số hộ. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Hiện trạng sử dụng đất - Tình hình quản lý đất đai 3.3.3.Thành lập bản đồ địa chính xã Trung Mầu 1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính 2. Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính 3. Ứng dụng phần mền Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính. 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp 3.3.4.1. Thuận lợi - Thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thành lập Bản đồ địa chính tại xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3.3.4.2. Khó khăn - Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề tài. 3.3.4.3. Đề xuất giải pháp - Đề xuất các biện pháp khắc phục 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số thứ cấp - Điều kiện kinh tế - xã hội. - Tình hình quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu. - Thu thập các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực hiện, các công trình nghiên cứu có liên quan. 3.4.2. Thu thập số liệu số cấp - Điều tra, khảo sát, đối chiếu thực địa nhằm xác minh độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã thu thập được, kiểm tra kết quả xây dựng và chính xác hóa các thông tin về nội dung đã thu thập. 33 - Số liệu đo đạc, được đo đạc trực tiếp bằng máy kinh vĩ điện tử. 3.4.3. Phương pháp ngoại nghiệp - Sử dụng máy toàn đạc điện tử đo vẽ các điểm chi tiết ngoài thực địa 3.4.4. Phương pháp nội nghiệp - Biên tập các bản đồ bằng phần mềm Famis. - Sử dụng phần mềm Famis, Arcgis, MicroStation theo thông tư 25 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn để xử lý số liệu và biên tập bản đồ. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều tra cơ bản 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Hình 4.1 Vị trí xã Trung Mầu, Huyện Gia Lâm,Thành Phố Hà Nội Xã Trung Mầu cách trung tâm hành chính huyện Gia Lâm, khoảng 6km về phía nam, có vị trí địa lý, tọa độ: 21°3′40″B 105°59′10″Đ như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp xã Lệ Chi và giáp tỉnh Bắc Ninh. - Phía Nam giáp xã Phù Đổng. - Phía Tây giáp xã Phù Đổng. - Xã Trung Mầu có diện tích tự nhiên khoảng 430,33 ha b. Địa hình, địa mạo Địa hình: Xã Trung Mầu khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. c. Khí hậu, thủy văn Khí hậu: Xã Trung Mầu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nói 35 chung, chịu những đặc điểm riêng của vùng khí hậu phía Bắc. Khí hậu chia làm 2 mùa chuyển tiếp: Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 09 hàng năm. Mùa khô rét từ tháng 10 năm trước đến tháng 03 năm sau. Thủy văn: Xã Trung Mầu nằm gần sông Đuống và sông Hồng, nên mực nước sông ở đây thường dâng lên vào mùa hè do lượng nước mưa dồn vào sông nhiều và mực nước thấp vào mùa đông. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Xã Trung Mầu là một xã của huyện Gia Lâm người dân sống chủ yếu bằng nghề Nông Nghiệp và trồng cây lâu năm và cây hoa mầu. Giá trị sản xuất kinh tế trên địa bàn xã năm 2017 đạt 150,54 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu/ người/ năm, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2016, giá trị sản xuất của các ngành như sau: - Sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Năng suất lúa đạt 49,78 tạ/1 ha, năng suất ngô đạt 43,1 tạ/1 ha. Nuôi trồng thủy sản cho giá trị thu 510 triệu đồng/năm tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị của ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt 45,36 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm 2016. - Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của xã đang từng bước phát triển với tổng giá trị sản xuất đạt 44,58 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đạt 4,8 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 39,78 tỷ đồng. Giá trị sản xuất năm 2014 tăng 9,4% so với năm 2016. - Hoạt động thương mại, dịch vụ được duy trì và phát triển. Giá trị sản xuất đạt 33 tỷ đồng, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2016. 4.1.2.2. Về xã hội - Dân số: Tính đến 31 tháng 12 năm 2017 toàn xã có 5.800 nhân khẩu, trong đó: nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 2135 người, chiếm 36,8, lao động có việc làm thời vụ là 354 nguời, chiếm 6,1%. - Giáo dục - đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm, 36 chất lượng dạy và học ở các cấp ngày được nâng cao. Cụ thể: - Trường mầm non: Năm học 2016-2017 tổng số trẻ đến lớp công lập là 214 cháu, đạt tỷ lê 56%, trẻ dưới 5 tuổi là 69 cháu đạt 86%. Nhà trường đã đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các cháu ăn ngủ tại trường đảm bảo an toàn thực phẩm. - Trường tiểu học: Năm học 2016-2017, có 87 em học sinh được tuyển vào lớp 1 đạt 100%. Tổng số học sinh của trường là 417 em, không có học sinh bỏ học sau hè. - Trường trung học cơ sở: Năm học 2016-2017, nhà trường tổ chức tuyển sinh cho78 học sinh lớp 6 đạt 100%. Tổng số học sinh của trường là 310 em, không có học sinh bỏ học sau hè, chất lượng giáo dục dược duy trì ổn định, chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao. - Y tế: công tác y tế được chú trọng, triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. - Về dân sinh, xã hội: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được đặc biệt quan tâm. - An ninh, quốc phòng: Công tác an ninh quốc phòng được tăng cường và giữ vững, an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, đặc biệt trong dịp lễ tết. 4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông - Hạ tầng kỹ thuật luôn được chú trọng và đầu tư trên địa bàn xã trong những nam qua ngày càng được nâng cao. - Giao thông: Xã Trung mầu cách trung tâm huyện Gia Lâm khoảng 6km và cách thành phố Hà Nội khoảng 14km đường giao thông đi lại thuận tiện, rất thuận lợi cho việc phát triển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các tuyến đường giao thông nội bộ trong xã Trung Mầu đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá nên rất tiện cho việc đi lại của người dân. - Tuy nhiên còn nhiều tuyến đường đường còn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. 37 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trung Mầu 2017 Bảng 4.1. Hiện trạng sửa dụng đất xã Trung Mầu Tổng diện tích các loại đất Thứ tự Loại đất Mã trongđơn vị hành chính I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 430.33 1 Đất nông nghiệp NNP 236.74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 222.32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 219.75 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 135.66 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 84.09 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.57 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0.00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0.00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0.00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9.00 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 5.42 2 Đất phi nông nghiệp PNN 193.60 2.1 Đất ở OCT 37.83. 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 22.84 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 0.00 2.2 Đất chuyên dùng CDG 87.30 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.46 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0.00 2.2.3 Đất an ninh CAN 0.00 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.92 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 24.04 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 60.87 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0.52 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.39 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 3.85 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 49.06 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 13.8 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.84 3 Đất chưa sử dụng CSD 0.00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0.00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0.00 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0.00 II Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB 0.00 1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT 0.00 2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 0.00 (Nguồn:UBND Xã Trung Mầu thống kê năm 2017) 38 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại Xã Trung Mầu Nhằm tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2015-2020. Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. Tiếp tục thống kê và kiểm kê tình hình sử dụng đất đai hằng năm của UBND xã Trung Mầu để quản lý tốt hơn. 4.3. Thành lập bản đồ địa chính Xã Trung Mầu 4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính a. Sơ đồ quy trình 39 b. Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Quy định chung: Việc thiết kế thi công, đặt tên, chọn điểm, chôn mốc... tuân thủ theo dự án chi tiết đã được duyệt. Công tác đo đạc, tính toán bình sai, độ chính xác toạ độ lưới sau bình sai tuân thủ theo thông tư 25 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Thiết kế kỹ thuật- Dự toán công trình. Theo quy định tại dự án chi tiết, lưới khống chế đo vẽ được xây dựng trên cơ sở các điểm lưới địa chính đó thiết kế, xây dựng trên địa bàn hoặc các 40 điểm vùng phụ cận. Các điểm này đều được đo, tính toán bình sai bằng công nghệ GNSS dựa trên các điểm cơ sở hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Lưới đường chuyền kinh vĩ cấp I, được thành lập bằng công nghệ GNSS Căn cứ vào các cặp điểm địa chính nêu trên, đơn vị thi công tiến hành thiết kế lưới dưới dạng mạng hình tam giác phù hợp. Tổng số điểm kinh vĩ cấp I là 44 điểm và được thiết kế. Trên địa bàn xã Trung Mầu tại các khu vực đất nông nghiệp và dân cư được bố trí rất nhiều cặp điểm thông nhau được làm bằng đinh sắt để đảm bảo tồn tại lâu dài phục vụ việc giao đất, xác định mốc giới trong việc giải quyết tranh chấp đất đai sau này của địa phương. Qua khảo sát thiết kế, ước tính khái lược thì lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ I có các chỉ tiêu như sau: 1. Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = 1.000 2. Sai số vị trí điểm: Lớn nhất: (KV1-10). mp = 0.006(m). Nhỏ nhất: (KV1-08). mp = 0.001(m). 3. Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh: Lớn nhất: (KV1-22---104528). mS/S = 1/ 38567 Nhỏ nhất: (KV1-29---TM-28). mS/S = 1/ 3752688 4. Sai số trung phương phương vị cạnh: Lớn nhất: (KV1-22---104528). m = 3.83" Nhỏ nhất: (KV1-29---TM-28). m = 0.06" 5. Sai số trung phương chênh cao: Lớn nhất: (KV1-12---KV1-11). mh= 0.023(m). Nhỏ nhất: (KV1-34---104528). mh= 0.010(m). 6. Chiều dài cạnh: Lớn nhất: (KV1-1---KV1-5). Smax = 9571.921m Nhỏ nhất: (KV1-31---KV1-32). Smin = 103.48m Trung bình: Stb = 725.129m. Sau khi đã xác định được khu vực đo vẽ, tiến hành xác định các điểm 41 lưới khống chế hạng cao nhà nước và tiến hành đo lưới bằng máy đo GPS Hình 4.2. Sơ đồ lưới khống chế xã Trung Mầu Bảng 4.2. Kết quả tọa độ mặt phẳng và độ cao bình sai xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC: 105°00' Số Tên Tọa độ Độ cao TT điểm X(m) Y(m) h(m) 1 104528 2323154.554 595608.182 4.660 2 GL-14 2330386.643 600226.772 5.230 3 GL-15 2330736.290 602784.051 4.483 4 KV1-08 2331185.735 603916.608 11.810 5 KV1-01 2331453.046 603667.961 5.733 6 KV1-02 2331290.184 603520.018 6.502 42 - Sau khi đã có kết quả kết quả tọa độ mặt phẳng và độ cao sau bình sai, tiến hành bình sai lưới khống chế cấp đo vẽ cấp I. Kết quả bình sai lưới khống chế được thể hiện như sau: Bảng 4.3. Bảng trị đo gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số Kết quả bình sai lưới khống chế cấp I HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84 Số Tên đỉnh cạnh DX DY DZ RMS RATIO Điểm Điểm TT (m) (m) (m) (m) đầu cuối 1 KV1-03 KV1-04 104.639 45.625 38.434 0.001 5.705 2 KV1-15 KV1-14 -214.878 -38.403 -37.554 0.003 2.198 3 KV1-15 KV1-11 59.069 -96.431 282.006 0.003 3.862 4 KV1-13 KV1-12 204.783 59.492 -24.220 0.003 2.100 5 KV1-12 KV1-14 -166.971 23.376 -155.972 0.003 1.972 6 KV1-12 KV1-11 106.977 -35.013 163.648 0.003 2.205 c. Các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc Bước 1: Trút số liệu đo từ máy Toàn đạc điện tử sang máy tính Bước 2: Triển khai các điểm đo lên bản vẽ Đây là công đoạn được thực hiện sau khi đo đạc chi tiết, sử dụng phần mềm trút dữ liệu của máy Toàn đạc điện tử để đưa ra số liệu đo vào máy tính. Trong nghiên cứu công đoạn này sử dụng phần mềm Leica Geo Office Tools để thực hiện. Bước 3: Nối các điểm đo tạo thành thửa đất Sau khi đã trút được các file số liệu đo từ máy toàn đạc vào máy tính, tiến hành sử dụng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis để triển các điểm đo này lên bản vẽ. 43 Bước 4: Nối các điểm đo tạo thành thửa đất Đây là công việc được thực hiện sau khi triển các điểm đo chi tiết lên bản vẽ, thao tác nối các điểm đo để tạo thành thửa đất, thông qua sổ vẽ sơ họa thửa đất và sơ đồ đi gương. Công đoạn này được xử lý trên các phần mềm thành lập bản đồ như: MicroStation, Famis, eMap, Autocad... Bước 5: In kiểm tra, đối soát ngoài thực địa Công việc này được thực hiện sau khi đó nối được các điểm đo chi tiết tạo thành thửa đất và tạo bản đồ kiểm tra bằng phần mềm Famis, bản vẽ sẽ được in ra và đi đối soát ngoài thực địa. Mục đích của công việc này là phát hiện ra được những thửa đất nối chưa đúng hoặc thiếu điểm đo chi tiết, điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu của thửa đất. Biện pháp xử lý là nếu nối chưa đúng thì nối lại ranh giới cho các thửa đất, nếu thiếu điểm đo chi tiết thì phải tiến hành đo vẽ bổ sung. Bước 6: Quy chủ, gán thông tin thửa đất Sau khi đó in kiểm tra và đối soát cho các thửa đất, cùng với những thông tin đó điều tra và thu thập được, tiến hành gán thông tin cho các thửa đất các thông tin như: tên chủ sử dụng, loại đất, xứ đồng... công việc này sử dụng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis để thực hiện. Bước 7: Biên tập, bổ sung và hoàn thiện bản đồ địa chính Biên tập, bổ sung hoàn thiện bản đồ địa chính là công đoạn cuối cùng của quá trình thành lập bản đồ địa chính. 4.3.2. Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đô địa chính Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. Xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Từ cột mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết. Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được và sổ 44 đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. Sau khi xác định ranh giới hành chính, ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy Leica TCR- 802 để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất các công trình xây dựng trên đất. + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Ghi chú dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện, cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống. + Kết hợp quá trình đo vẽ, ta lấy thông tin thửa đất, tên địa danh, tên riêng địa vật, và được ghi trực tiếp lên bàn sơ họa. Các điểm đo chi tiết được thể hiện như bảng sau: Ngày đo 04 tháng 08 năm 2018. Người đứng máy: Sùng A Tùng. Người chạy mia: Nguyễn Xuân Nam. Tại khu đo Thôn Thịnh Liên, xã Trung Mầu. Bảng 4.4. Trạm đo tọa độ kinh vĩ và các điểm chi tiết Stt Trạm đo Tọa độ X Tọa độ Y Chiều cao Hz Trạm A1=kv1-12 2330645.042 602735.246 4.826 Kv1-15 2330517.668 602673.061 5.040 1 2330630.765 602748.985 4.871 2 2330630.765 602748.985 4.871 3 2330632 602746.606 4.827 4 2330619.269 602759.206 5.594 5 2330616.412 602765.307 5.683 ...cp. .... .... .... .... Trạm A2= K1 2330648.538 602755.113 4.907 K2 2330640.940 602767.604 5.198 1 2330643.720 602772.530 4.945 2 2330645.502 602777.189 7.384 3 2330640.215 602782.733 6.621 4 2330639.733 602782.051 5.699 5 2330634.74 602776.569 5.572 (Nguồn: số liệu đo đạc năm 2018) 45 4.3.3. Ứng dụng phần mền Famis và Microstation thành lập bản đồ địa chính Sau khi hoàn thành công tác ngoại nghiệp, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm MicroStation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau: 1. Cấu trúc file dữ liệu điện tử Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử LEICA TCR- 802. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc file dữ liệu sau khi được trút có đuôi. IDX chọn thư mục trút số liệu lưu sau đó ta định dạng dưới dạng Excel có cấu trúc như sau: Hình 4.3. cấu trúc file dữ liệu sau khi được trút có đuôi. IDX 2. Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy tính file số liệu có dạng như trên Để xuất được ra bản vẽ ta phải xử lí trên Excel sau đó ta xóa các cột trống trong bản Excel để lại số thứ tự đo chi tiết và các tọa độ XY và code 46 xóa các điểm trùng nhau. vậy là xử lý xong file sau đó ta chọn tiệp để lưu. chuyển đổi file. IDX thành file dxf bằng cách xử lý qua phần mềm DP Survey 2.8 hỗ trợ, sau khi qua phần mềm hỗ trợ file số liệu có cấu trúc như sau Hình 4.4. file số liệu sau khi xử lí qua phần mền có đuôi.DXF 3. Nhập số liệu đo Khi xử lý được file số liệu điểm chi tiết có đuôi dxf ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động MicroStation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select) file chuẩn có đẩy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng famis. Làm việc với (CSDL trị đo)  Nhập số liệu  Import tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ. Hình 4.5. Giao diện khi triển điểm lên bản vẽ 47 Tìm đến đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi dxf ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính tọa độ và độ cao theo hệ thống tọa độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các hình thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau: Hình 4.6. Triển điểm chi tiết lên bản vẽ 4. Hiển thị trị đo Cơ sở dữ liệu trị đo  Hiển thị  Tọa mô tả trị đo  Chọn các thông số hiển thị. DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0). DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0). Chọn kích thước cỡ chữ bằng 2 hoặc lớn hơn tùy theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm. Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền của Microstation là màu đen ta nên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiết là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận. Như vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: 48 Hình 4.7. Điểm chi tiết ở dạng bao gồm tâm điểm và số thứ tự 5. Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ họa ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho đối tượng của chương trình MicroStation để nối các điểm đo chi tiết. Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ họa của tờ bản đồ khu vực xã Trung Mầu, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh họa dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí, hình dạng, một số địa vật đặc trưng của khu đo. Hình 4.8. Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa 49 Các thửa đất sau khi được nối hoàn thiện được ngắt toàn bộ tâm điểm và số thứ tự các điểm có dạng như hình trên. Hình 4.9. Các thửa đất sau khi được nối Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc một mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập một mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa, kích thước khung bản đồ địa chính là 60cm  70cm. Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định chi tiết tại Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bản đồ địa chính. - Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm địa chính cơ sở, điểm địa chính. - Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính. - Hệ thống giao thông gồm: Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn, đường đất nhỏ biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt. - Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét. - Ranh giới các thửa đất. 50 - Các công trình, nhà ở gắn liền với - Các công trình, nhà ở gắn liền với thửa đất. Các công trình xây dựng tạm thời hoặc công trình phụ trợ như tường rào, nhà để xe, sân, giếng, lán trại, cột điện, không gắn liền với nhà (công trình) chính thì không biểu thị. - Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa, - Không biểu thị mộ nhỏ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột km, cống, đập nước mà diện tích ≤ 4mm2 trên bản đồ (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất). - Không biểu thị kí hiệu đắp cao, xè sâu (nhưng phải vẽ đúng diện tích đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất. - Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng ghi chú điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi độ cao, mật độ ghi chú độ cao không ít hơn 5 điểm trên 1dm2. Trong các yếu tố trên ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau: - Trên bản đồ địa chính gốc: Ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: Ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất (ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi đúng theo quy định tại Bảng phân loại đất theo mục đích sử dụng của Phụ lục 01, Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014). - Việc đo vẽ chỉ giới công trình (giao thông, thủy lợi) căn cứ vào mốc dẫn được chôn tại thực địa. - Các yếu tố dạng tuyến có độ rộng ≥ trên bản đồ phải vẽ theo 2 mép bờ của địa vật, nếu ≤ 0.2mm thì đo vẽ một nét vào trục chính của địa vật và phải ghi chú độ rộng trên bản đồ địa chính. - Với các thửa đất đang có tranh chấp thì được phép vẽ nét đứt để kết thúc quá trình đo ngoại nghiệp. Nếu thời gian thực hiện hợp đồng mà đã giải 51 quyết xong tranh chấp thì phải có trách nhiệm vẽ lại theo kết quả đã xử lý. - Khu vực đất dân cư nông thôn có đặc điểm là nhà ở và các công trình phụ, sân, bố trí rải rác trong toàn bộ thửa đất, phần đất còn lại trồng cây các loại, thì chỉ thể hiện mục đích sử dụng chính là: ONT (đất ở nông thôn), đối với thửa đất khi xây dựng đã có quy hoạch tách đất ở ra (hoặc chủ nhà tự xác định bằng cọc rõ ràng), thì phải vẽ tách thửa, và ghi tính chất riêng cho từng thửa. - Mương đào trong các vườn cây chỉ mang tính nội bộ lấy đất để tạo liếp trồng và giữ nước tưới cây nên không cần hiển thị. Khi chú thích, thuyết minh dùng chữ Việt phổ thông, không dùng tiếng địa phương, các quy định biểu thị tuân theo quy định trong tài liệu Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 6. Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ  Quản lý bản đồ  Kết nối cơ sở dữ liệu. Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ như đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (Topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo. 7. Sửa lỗi Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian), đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo: Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ 52 không tránh sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm hai công cụ MRFClean và MRF Flag. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào CSDL bản đồ  Tạo topology  Tự động tìm sửa lỗi (Clean). Vào parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như: bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh họa sau. Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag để sửa. Từ menu chọn cơ sở dữ liệu bản đồ  Tạo topology  Sửa lỗi. Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của MicroStation với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng, Các hình minh họa dưới đây là hình thanh công cụ modifi của MicroStation và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh họa các thửa đất sau khi được sửa lỗi. Hình 4.10. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Các thửa đất lỗi được chỉnh sửa bằng các công cụ phần mền hỗ trợ để hoàn thiện thửa đất theo đung hiện trạng nhằm phục vụ cho công tác hoàn 53 thiện bản đồ. Hình 4.11. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 8. Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ. - Từ cửa sổ CSDL bản đồ  Bản đồ địa chính  Tạo bản đồ địa chính. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. 9. Thực hiện trên một mảnh bản đồ được tiến hành như sau a. Tạo vùng Từ cửa sổ CSDL bản đồ  Tạo topology  Tạo vùng. Các level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất), nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo tâm thửa đất. Tạo vùng xong ta vào cơ sở dữ liệu bản đồ  Quản lý bản đồ  Kết nối với cơ sở dữ liệu. 54 Hình 4.12. các thửa đất sau khi tạo tâm thửa Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa b. Đánh số thửa CSDL bản đồ  chọn (bản đồ địa chính)  Chọn (đánh số thửa tự động)  Hộp thoại đánh số tự động sẽ hiện ra. Hình 4.13. Đánh số thứ tự thửa đất Tại mục (bắt đầu từ) chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục (độ rộng) là 20, chọn kiểu đánh (đánh tất cả), chọn kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại (đánh số thửa). Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. c. Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất đai và các loại hồ 55 sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc thành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn sẽ tiến hành gán nhãn bằng lớp đó. Từ menu CSDL bản đồ  Chọn (gán thông tin địa chính ban đầu)  Chọn (gán dữ liệu từ nhãn). Hình 4.14. Thửa đất sau khi gán thông tin Trong bước gán thông tin thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng, loại đất), bằng lớp 53 đo vậy ta gán thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52. Gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với CSDL bản đồ. d. Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhãn thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có những trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng lên ranh giới thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_may_toan_dac_dien_tu_va_cong_nghe_thong_t.pdf
Tài liệu liên quan