ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------
VŨ NGỌC TÙNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 40 TỶ LỆ 1:1000 XÃ BÁ XUYÊN,
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
T
76 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ số 40 tỷ lệ 1 : 1000 xã Bá xuyên, thành phố Sông công, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------o0o----------
VŨ NGỌC TÙNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ, BỔ SUNG BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 40 TỶ LỆ 1:1000 XÃ BÁ XUYÊN,
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường
Lớp : K47 - ĐCMT
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nông Thu Huyền
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này,
ngoài sự cố gắng của bản thân, được sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của cơ
quan, tổ chức và chính quyền địa phương UBND xã Bá Xuyên và tập thể cán
bộ trong Công ty cổ phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long. Để có
được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới
các thầy cô khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm - Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, trang bị những kiến thức trong suốt quá trình học
tập và thực tập vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới TS. Nông Thu Huyền
đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề
tài này.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty cổ phần
trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long , các chú, các anh trong công
trình đo đạc xã Bá xuyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian
thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh em bạn bè đã luôn động viên
quan tâm trong quá trình học tập và rèn luyện.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2019
Sinh viên thực hiện
Vũ Ngọc Tùng
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Bá Xuyên năm 2018 ...................... 35
Bảng 4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính ...... 38
Bảng 4.3. Số lần đo quy định .......................................................................... 39
Bảng 4.4. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ
chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định ..... 39
Bảng 4.5. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ ............ 40
Bảng 4.6. Số liệu điểm gốc ............................................................................. 41
Bảng 4.7. Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng
vn-2000 kinh tuyến trục: 106°30' .................................................. 42
Bảng 4.8. Thống kê diện tích các loại đất tờ bản đồ số 40 ............................. 64
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ lưới kinh vĩ I xã Bá Xuyên ................................................... 44
Hình 4.2. Kết quả đo vẽ một số điểm chi tiết ................................................. 45
Hình 4.3. Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử ........................................... 46
Hình 4.4. File số liệu sau khi được sử lý......................................................... 47
Hình 4.5. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................... 49
Hình 4.6. Một số điểm đo chi tiết. .................................................................. 50
Hình 4.7. Tự động tìm, sửa lỗi Clean .............................................................. 56
Hình 4.8. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất ............................................ 57
Hình 4.9. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi ................................................... 58
Hình 4.10. Bản đồ sau khi phân mảnh ............................................................ 58
Hình 4.11. Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa .............................................. 59
Hình 4.12. Đánh số thửa tự động .................................................................... 59
Hình 4.13. Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn ................................... 60
Hình 4.14. Vẽ nhãn thửa ................................................................................. 61
Hình 4.15. Sửa bảng nhãn thửa ....................................................................... 62
Hình 4.16. Tạo khung bản đồ địa chính .......................................................... 62
Hình 4.17. Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ................................ 63
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
BĐĐC Bản đồ địa chính
CP Chính Phủ
CSDL Cơ sở dữ liệu
QĐ Quyết định
QL Quốc lộ
TCĐC Tổng cục Địa chính
TNMT Tài nguyên & Môi trường
TT Thông tư
UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc
VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Tổng quan về bản đồ địa chính ................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính .................................................................... 3
2.1.2. Mục đích thành lập bản đồ địa chính ...................................................... 4
2.1.3. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính ................................................ 5
2.1.4. Phân loại bản đồ địa chính ...................................................................... 7
2.1.5. Nội dung của bản đồ địa chính ................................................................ 9
2.1.6. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính .................................................... 11
2.1.7. Hệ thống ký hiệu bản đồ địa chính ....................................................... 14
2.1.8. Bản đồ số địa chính ............................................................................... 16
2.1.9. Quy định về tiếp biên bản đồ ................................................................ 21
2.1.10. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính ................................ 21
2.2. Giới thiệu phần mềm thành lập bản đồ địa chính .................................... 25
2.2.1. Phần mềm MicroStation ........................................................................ 25
2.2.2. Phần mềm FAMIS ................................................................................. 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 29
vi
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 29
3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất của
xã Bá Xuyên .................................................................................................... 29
3.3.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Bá Xuyên ...................................... 30
3.3.3. Đo vẽ chi tiết ......................................................................................... 30
3.3.4. Đánh giá chung những ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng máy toàn đạc
và các phần mềm tin học trong đo vẽ và lập bản đồ địa chính ....................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30
3.4.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ ........................................ 30
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ................................ 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Bá Xuyên .............................. 31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 32
4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Bá Xuyên ....................... 35
4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Bá Xuyên ......................................... 37
4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu. ........................................................ 37
4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ ................................................... 40
4.2.3. Bình sai lưới kinh vĩ .............................................................................. 41
4.3. Đo vẽ chi tiết .............................................................................................. 44
4.3.1.Thành lập bản đồ địa chính .................................................................... 45
vii
4.4. Đánh giá chung những ưu điểm, hạn chế ................................................. 65
4.4.1. Ưu điểm ................................................................................................. 65
4.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 65
4.4.3. Giải pháp ............................................................................................... 65
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66
5.1. Kết luận .................................................................................................... 66
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai - cội nguồn của mọi hoạt động sống của con người. Trong sự
nghiệp phát triển của đất nước, đất luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng, đất
là nguồn đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác nhau, là nguồn tư liệu sản xuất
của ngành nông nghiệp. Không những thế, đất đai còn là không gian sống
của con người. Song sự phân bố đất đai lại rất khác nhau dẫn đến nảy sinh
các mối quan hệ về đất đai cũng rất phức tạp. Vấn đề đặt ra ở đây là làm
sao quản lý đất đai một cách có hiệu quả để góp phần giải quyết tốt các
quan hệ đất đai, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, là tài
liệu cơ bản để thống kê đất đai, làm cơ sở để quy hoạch, giao đất, thu hồi đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Mức độ chi tiết của bản đồ địa
chính thể hiện tới từng thửa đất thể hiện được cả về loại đất, chủ sử dụng... Vì
vậy bản đồ địa chính có tính pháp lý cao, trợ giúp đắc lực cho công tác quản
lý đất đai.
Việc thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong công tác quản lý đất đai. Cùng với sự phát triển của xã hội nên việc áp
dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất là một yêu cầu rất cấp
thiết, nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm sức lao động của con người và
góp phần tự động hóa trong quá trình sản xuất. Công nghệ điện tử tin học đã
và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói
chung và trong lĩnh vực ngành đất đai nói riêng.
Xuất phát từ những nội dung trên và với mục đích tìm hiểu quy trình
công nghệ, ứng dụng và khai thác những ưu điểm của các thiết bị hiện đại
trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính và các phần mềm ứng dụng trong việc
2
xử lý số liệu, biên tập, biên vẽ bản đồ địa chính. Là một sinh viên ngành Quản
lý đất đai việc nắm bắt và áp dụng các tiến bộ của khoa học mới vào trong
công việc của mình là tối cần thiết. Để làm quen với công nghệ mới và tạo
hành trang cho mai sau ra trường khỏi bỡ ngỡ trước công việc thực tế, qua sự
tìm tòi, phân tích, đánh giá của bản thân cùng với sự hướng dẫn trực tiếp
của TS.Nông Thu Huyền em đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin
học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ
địa chính tờ bản đồ số 40 tỷ lệ 1:1000 xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ
địa chính tờ bản đồ số 40 tỉ lệ 1:1000
2. Ứng dụng công nghệ tin học (MicroStation, FAMIS,) để xây dựng
bản đồ địa chính
3. Thành lập hoàn chỉnh tờ bản đồ địa chính số 40 tỉ lệ 1:1000 xã Bá
Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
1.3. Ý nghĩa của đề àit
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức
đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc
- Trong thực tiễn.
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong
công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công
nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về bản đồ địa chính
2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính
2.1.1.1. Bản đồ địa chính
Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí,
ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng
đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất
đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã,
phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được
xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo
cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang
tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa
chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ
địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của
đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ.
Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng
bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của
bản đồ cơ bản quốc gia.
2.1.1.2 Bản đồ địa chính gốc
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không
chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất,
các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan; lập trong
khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay
cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh
4
hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để
thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đó được nhập trên bản đồ địa chính
cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
2.1.1.3. Bản trích đo địa chính
Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề
nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố
quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một
đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay
nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để
xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban
nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của từng thửa đất thể hiện
trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng
ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới,
diện tích, mục đích sử dụng của đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo
địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
2.1.1.4. Hồ sơ địa chính
Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa
chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng
đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa
chính). Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn
bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.1.2. Mục đích thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau:
+ Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng
5
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở.
+ Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh.
+ Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất
trong phạm vi xã.
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế
xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước.
+ Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai.
+ Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
+ Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.
2.1.3. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên
tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở, xã, phường, mỗi bộ bản đồ gồm
có nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ
dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ địa chính và quản lý
đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và
các yếu tố tham chiếu.
+ Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu mốc ở thực địa bằng
dấu mốc đặc biệt trong thực tế đó là điểm trắc địa. Các điểm đặc trưng trên
đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính
cần quản lý các dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
+ Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối các
điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai
điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn
thẳng đối với đường gấp khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó. Các
đường cong có hình dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng
như, cung tròn có thể xác định và quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó.
6
+ Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một
mảnh đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định được giới hạn bởi một đường
bao khép kín thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi
thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực
địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây hay rào cây. Hoặc đánh dấu mốc
theo quy ước của các chủ sử dụng đất, các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các
điểm gốc thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới, diện tích, mọi thửa đất
đều được đặt tên tức là gán cho nó một số hiệu địa chính, số hiệu này thường
được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính. Ngoài số hiệu địa chính,
các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác như địa danh, tên riêng của
khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ, thôn, xã, đường phố, số hiệu thửa đất và địa
danh thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệt thửa
này với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia.
+ Thửa đất phụ trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có
đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào
các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau,
thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất loại thửa nhỏ này được
gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế.
+ Lô đất là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất, thông thường
lô đất được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi... Đất đai
được chia lô theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc theo điều kiện
giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.
+ Khu đất, xứ đồng (là tên địa danh của 1 cánh đồng) đó là vùng đất gồm
nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được
đặt từ lâu đời.
+ Thôn bản, xóm ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng
người cùng sống và lao động trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự
cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
7
+ Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc
đường phố đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức chính quyền lực để
thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt
động về chính trị, kinh tế văn hoá xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Thông thường bản đồ địa chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành
chính cơ sở xã, phường để sử dụng trong quá trình quản lý đất đai.
2.1.4. Phân loại bản đồ địa chính
2.1.4.1. Theo điều kiện khoa học và công nghệ
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính
được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
+ Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được
thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta
thông tin rõ ràng, trực quan và dễ sử dụng.
+ Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy
địa chính song các thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử
dụng một hệ thống ký hiệu mã hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng
toạ độ (x,y), còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. Các số liệu đo đạc hoặc
bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành
bản đồ giấy.
Hai loại bản đồ trên có cùng cơ sở toán học cùng nội dung. Tuy nhiên
bản đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có nhiều
ưu điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy theo phương pháp truyền thống thông
thường. Về độ chính xác, bản đồ số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông
tin chỉ bị ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn
chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ họa. Trong quá trình sử dụng, bản đồ số
cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin, đặc biệt nó
tạo ra khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời
cho các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật.
8
2.1.4.2. Theo đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính cần phải dựa trên một số
khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau:
+ Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ
bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàng không
kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiện
trạng, hình thể, diện tích và các loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và
dễ xác định vị trí ở ngoài thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh
giới hành chính các cấp vẽ kín khung của tờ bản đồ. Các thửa đất ở vùng biên của
các tờ bản đồ địa chính cơ sở có thể bị cắt bởi đường khung trong. Trong trường
hợp bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo ảnh đối với vùng đất nông
nghiệp không thể vẽ chi tiết đến các thửa đất nhỏ của chủ sử dụng đất mà chỉ vẽ
đến lô đất, các vùng đất khi có số hiệu thửa đất trên bản đồ địa chính cơ sở chỉ là
số hiệu tạm thời.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung,
biên tập thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
+ Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng
chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các
yếu tố địa lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, được
cơ quan thực hiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp
tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện trên
bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích,
mục đích sử dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản đồ địa chính thống nhất
với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
9
+ Bản đồ địa chính đo là tên gọi chung cho bản vẽ tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ
hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng
thửa đất trong các ô đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu
quản lý đất đai.
2.1.5. Nội dung của bản đồ địa chính
2.1.5.1. Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao
Nhà Nước các cấp, Lưới tọa độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ có
chôn mốc để sử dụng lâu dài, đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác
đến 0,1 mm trên bản đồ bằng các ký hiệu quy ước.
2.1.5.2. Địa giới hành chính các cấp
Các đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp tỉnh, xã, các
điểm ngoặt của đường địa giới các mốc địa giới hành chính ta đều phải thể
hiện chính xác. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao
hơn thì ta biểu thị đường địa giới cấp cao. Các đường địa giới phải phù hợp
với hồ sơ địa giới được lưu trữ trong cơ quan Nhà nước.
2.1.5.3. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, ranh giới thửa đất được
thể hiện trên bản đồ bằng đường nét viền khép kín hoặc đường cong.
Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên
đường ranh giới của nó như những góc thửa, điểm ngoặt, đường cong của
đường biên. Trên bản đồ địa chính, mỗi thửa đất cần thể hiện đầy đủ ba yếu tố
là số hiệu thửa, diện tích, và mục đích sử dụng đất.
2.1.5.4. Loại đất
Trên bản đồ địa chính cần thể hiện loại đất theo mục đích sử dụng đối
với từng thửa đất. Tiến hành phân loại theo quy định của luật đất đai.
10
2.1.5.5. Công trình xây dựng trên đất
Với những vùng đất thổ cư, đặc biệt là khu đô thị khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ
lớn phải thể hiện chính xác trên từng thửa đất ranh giới các công trình xây
dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc... Các công trình xây dựng được xác
định theo mép tường ngoài, trên vị trí công trình xây dựng còn biểu thị các
tính chất công trình như: Nhà tạm thời, nhà gạch, nhà bê tông, nhà nhiều
tầng...
Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng như các tháp cao, ... chỉ
thể hiện trên bản đồ địa chính khi không cản trở việc thể hiện các yếu tố
nội dung quan trọng khác.
2.1.5.6. Hệ thống giao thông
Thể hịên tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường phố, ngõ phố,
đường trong làng, ngoài đồng, ... Đo vẽ xác định vị trí tim đường, mặt đường,
chỉ giới đường, các công trình cầu cống trên đường và ghi chú tính chất con
đường. Giới hạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ
rộng lớn hơn 0,5mm trên bản đồ phải vẽ thể hiện 2 nét, nếu độ rộng nhỏ hơn
0,5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim và ghi chú độ rộng.
2.1.5.7. Mạng lưới thủy văn
Thể hiện tất cả các hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao, hồ,... Đối với
hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở
thời điểm đo vẽ, với hệ thông thủy văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn
định. Độ rộng của kênh mương lớn hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽ 2 nét, nếu
độ rộng nhỏ hơn 0.5mm trên bản đồ thì vẽ 1 nét trên đường tim của nó. Khi
đo vẽ trong các khu dân cư thì phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công
cộng, sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng dòng
nước chảy.
11
2.1.5.8. Mốc giới quy hoạch
Trên bản đồ địa chính còn thể hiện đầy đủ các mốc quy hoạch, chỉ giới
quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao
thế, bảo vệ đê điều.
2.1.5.9. Dáng đất
Trên bản đồ địa chính phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc
ghi chú độ cao.Tuy nhiên các yếu tố này không bắt buộc phải thể hiện, nơi
nào cần vẽ thì quy định rõ ràng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật.
2.1.5.10. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới điện, viễn thông, li...ới diện tích là
8,6727 km2. Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Tây Bắc giáp xã Đồng Quế
+ Phía Đông Giáp xã Tân Lập
+ Phía Tây Nam và Nam giáp TT.Tam Sơn
4.1.1.2. Thuỷ văn, nguồn nước
Trên địa bàn xã có hệ thống các hồ, đầm đóng vai trò điều hòa dòng
chảy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Xã cũng có hệ thống sông suối kênh, mương tương đối dày, hầu hết đều
đã được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn nước phục vụ cho
phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.3. Khí hậu, thổ nhưỡng
Chế độ nhiệt: Chỉ ra hai mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều
+ Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, khí hậu đặc trưng
khô hanh, lạnh và mưa ít.
Nhìn chung, khí hậu của xã cũng có những bất lợi như mùa mưa tập trung
vào một thời gian ngắn nên dễ gây ngập úng và kèm theo mưa bão. Thời kỳ mùa
lạnh cũng xuất hiện những đợt rét hại ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây trồng và
đàn gia súc.
4.1.1.4. Địa hình địa mạo
Xã Bá Xuyên là một xã vùng trung du địa hình tương bằng phẳng bị chia
cắt bởi các đồi thấp, dãy núi, sông ngòi. Địa hình nơi đây tạo tiềm năng lớn về
kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên thiên nhiên phong phú thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội.
32
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
- Đất phù sa được bồi tụ: Dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ
giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích
hợp cho việc trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày).
- Đất bạc màu: Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc).
- Đất feralit đỏ vàng: Thường ở độ cao 40m, độ dốc trung bình, tầng đất
dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây
công nghiệp dài ngày.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Đây là loại đất thường bị ảnh hưởng của quá
trình rửa trôi, sói mòn mạnh, tầng đất mỏng, độ phì kém.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Bá Xuyên có mạng lưới suối, khe rạch tương dồi dày
đặc. Ngoài ra, toàn xã còn có rất nhiều ao các loại với trữ lượng nước khá lớn,
phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất tại chỗ.
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có đủ tài liệu điều tra khảo sát về trữ
lượng nước ngầm trên toàn xã, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì mực
nước ngầm ở vào khoảng 20 - 25m, chất lượng khá tốt, có thể khai thác để sử
dụng trong sinh hoạt và sản xuất.
* Tài nguyên rừng
Xã Bá Xuyên có 31,84 ha rừng sản xuất. Rừng chủ yếu là rừng mới
trồng theo chương trình 327 của Chính Phủ. Diện tích đất trống có thể phát
triển trồng rừng còn ít.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của xã Bá Xuyên nghèo chủ yếu được khai thác để
sản xuất vật liệu xây dựng. Đất sản xuất gạch, đá xây dựng có trữ lượng hàng
nghìn mét khối.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá tình hình phát triển của địa phương. Số liệu đánh giá của những năm
33
trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án
phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua
đã đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho người sản
suất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao
hơn, có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Trồng trọt
Sản lượng của cây lương thực tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây
lương thực có giảm ít theo từng năm.
b, Chăn nuôi
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn
dê được triển khai rộng rãi. Tổng đàn lợn 12.713 con, đàn trâu 64 con, đàn bò
2.328 con, đàn gia cầm 83.000 con. Vài năm trở lại đây xuất hiện dịch bệnh
truyền nhiễm có biểu hiện chứng bệnh tai xanh ở đàn lợn nhưng xã đã tập
trung cao các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tổ chức tốt công tác
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn
4.1.2.3. Tình hình dân số, lao động
* Dân số
Xã Bá Xuyên gồm có 12 xóm, có tổng diện tích tự nhiên là 8,6727 km2.
Toàn xã có 1573 hộ với tổng dân số là 5665 người, cơ cấu hộ gia đình là 3,6
người/ hộ.
* Lao động
Toàn xã có 1832 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi
dào, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn
thấp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao.
Bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, nâng cao học vấn và giải quyết
việc làm đã khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển
sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực, nhờ đó đã thu hút và tạo việc làm ổn
định cho nhiều lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
34
4.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã
- Giao thông: Xã có trục đường giao thông liên thôn, liên xã, liên huyện
hầu hết được rải nhựa và bê tông hoá thuận tiện cho việc đi lại trong quá trình
thi công.
- Thủy lợi: Công trình thủy lợi nhiều năm qua đã được quan tâm đầu tư
xây dựng. Nhờ đó góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt nông thôn, góp
phần tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo, từng bước ổn định tình
hình kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân.
- Hệ thống năng lượng truyền thông: Hệ thống điện của xã trong những
năm qua đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu
trong sinh hoạt và sản xuất của người dân, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn
thường xuyên xảy ra.
- Hệ thống công trình bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông
đã có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã. Cơ sở kỹ thuật và thiết bị từng bước
được hiện đại.
- Văn hóa: Tất cả các khu trên địa bàn xã đều có khu vực sinh hoạt văn
hóa - thể thao, song cơ sở vật chất đang xuống cấp và cũng chưa phát huy hết
công suất sử dụng.
- Cơ sở y tế: Xã có 1 trạm y tế phuc vụ công tác khám chữa bệnh của
nhân. Cơ sở vật chất của trạm y tế đang ngày càng được cải thiện.
- Cơ sở giáo dục - đào tạo: Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường
lớp học và nhà công vụ, số trường học đã đầu tư về phòng học, phòng chức
năng, nhà nội trú cho giáo viên. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở các cấp học đều đảm
bảo đạt kết quả đề ra.
- Cơ sở thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao của xã được phát
triển rộng khắp dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú trong các khu dân
cư, cơ quan ban nghành, các trường học, góp phần rèn luyện thân thể, nâng
cao sức khỏe cho nhân dân, thu hút nhiều lứa tuổi tham gia tập luyện.
35
4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của xã Bá Xuyên
4.1.3.1.Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Bá Xuyên năm 2018
Diện tích Cơ cấu
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã
(ha) (%)
(1) (2) (3) (4) (5)
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 867,27 100
1 Đất nông nghiệp NNP 603,27 69,56
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 343,89
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 252,11
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 159,6
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 92,51
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 91,78
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 31,84
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 31,84
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6,62
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 233,47 26,92
2.1 Đất ở OCT 139,42
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3,95
2.1.2 Đất ở tại nông thôn + đất trồng cây LN ONT+CLN 135,47
2.2 Đất chuyên dùng CDG 70,07
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,65
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 34,55
2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 10,98
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2,71
2.2.5 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 4,63
2.2.6 Đất chợ DCH 1,5
2.2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 4,23
2.2.8 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1,82
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,3
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,93
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 11,15
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 5,6
3 Đất chưa sử dụng CSD 30,53 3,52
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 30,53
(Nguồn: UBND xã Bá Xuyên) [12]
36
4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai
Năm 2018, công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã đã được nâng
cao. Cụ thể, tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải
quyết thủ tục hành chính về đất đai; thực hiện các nội dung đề án nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã.
Ngoài ra, còn tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản
lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất
đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc
phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ
thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Thường xuyên kiểm tra
rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp
tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của
pháp luật.
* Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương
- Đánh giá chung
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy
mà việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông
nghiệp bị giảm do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu
cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển.
- Tình hình sử dụng đất của các tổ chức
Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn
xã Bá Xuyên là khá ổn định và hiệu quả. diện tích được giao đã được đưa vào
sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng.
Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND xã Bá
Xuyên đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp
mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn
xã, phối hợp với các đơn vị đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, cấp
GCNQSD đất cho ban quản lý rừng phòng hộ và giải quyết những vướng mắc
37
và đề nghị của nhân dân. Việc quản lý đất đổ thải các công trình do các đơn vị thi
công tự ý đổ đất sai quy định. Tình trạng san lấp lấn chiếm đất hành lang giao
thông, dựng lều quán diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ
đạo ngăn cặn xử lý. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa chính quyền các Đoàn thể
chưa chặt chẽ nên chưa xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng uỷ, UBND xã Bá Xuyên
đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn về công tác địa chính thực hiện việc cấp mới, cấp
đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân trong địa bàn xã, phối
hợp với các đơn vị đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính số hóa, cấp GCNQSĐ đất
cho ban quản lý rừng phòng hộ và giải quyết những vướng mắc và đề nghị của
nhân dân. Năm 2018, UBND xã Bá Xuyên đã triển khai và thực hiện kế hoạch
cấp GCNQSDĐ đất cho nhân dân đạt 100% theo kế hoạch được giao.
4.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Bá Xuyên
4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho
công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá
mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. Nhìn
chung địa hình không quá phức tạp, mức độ chia cắt không nhiều, do đó việc
bố trí lưới khống chế đo vẽ không quá khó khăn.
Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp
huyện và cấp xã gồm 7 điểm địa chính cấp cao được phân bố đều trên toàn
khu vực xã Bá Xuyên , bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã được thành lập
năm 2014 có chỉnh sửa bổ sung hàng năm. Ngoài ra còn có các tài liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của xã trong những
năm tới... Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ,
thành lập bản đồ địa chính cho khu vực xã Bá Xuyên.
- Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ:
Căn cứ vào hợp đồng của Công ty cổ phần trắc địa địa chính và Xây
dựng Thăng Long & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên về việc đo
38
đạc bản lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất xã Bá Xuyên, Thành phố Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính trong
xã (có 7 điểm địa chính được đo bằng công nghệ GPS). Lưới kinh vĩ được
thống nhất thiết kế như sau:
Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày
đặc được đo nối với 7 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính
xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và
đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ
công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính.
Lấy 7 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.
Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao
cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
Bảng 4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường
chuyền địa chính
Chỉ tiêu
STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền
kỹ thuật
1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
Chiều dài đường chuyền:
- Nối 2 điểm cấp cao
≤ 8 km
3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai
≤ 5 km
điểm nút
≤ 20 km
- Chu vi vòng khép
Chiều dài cạnh đường chuyền:
- Cạnh dài nhất ≤ 1400 m
4
- Cạnh ngắn nhất ≥ 200 m
- Chiều dài trung bình một cạnh 500 m - 700 m
5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền
6 hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền ≤ 5 n giây
hoặc vòng khép)
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường) [4]
39
- Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT-
BTNMT:
+ Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số
trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá
10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi
lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt
quá 10 mm;
+ Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối
sai sốtrung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5
giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc
theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu).
Bảng 4.3. Số lần đo quy định
STT Loại máy Số lần đo
1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4
2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6
Bảng 4.4. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ
chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định
Hạn sai
STT Các yếu tố đó góc
(giây)
1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8
2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8
Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ
3 12
phận tự cân bằng)
4 Sai số khép về hướng mở đầu 8
5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) 8
40
Bảng 4.5. Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ
Chỉ tiêu kỹ thuật
Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới
STT Lưới KC đo Lưới KC đo vẽ
khống chế đo vẽ
vẽ cấp 1 cấp 2
Sai số trung phương vị trí điểm
1 ≤5 cm ≤7 cm
sau bình sai so với điểm gốc
Sai số trung phương tương đối
2 ≤1/25.000 ≤1/10000
cạnh sau bình sai
3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000
Chọn điểm, đóng cọc thông hướng:
- Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các
điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra
tiếp theo.
- Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 –
50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh
dấu cho dễ nhận biết.
- Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập
bản đồ địa chính của Bộ TN – MT
Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau.
Tổng số điểm địa chính: 7
Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 70 điểm
4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ
Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với
việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu
vực toàn xã. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao
kết hợp với điều kiện địa hình để phân khu thành lập các dạng lưới khống chế
đo vẽ . Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới
41
khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm
địa chính cấp II trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực xã Bá Xuyên
gồm 70 điểm, trong đó có 7 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các
điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương
pháp toàn đạc sử dụng máy đo GPS South (Số máy: H1066108972,
H1166110522, H1166110579, SO966103899, SO966104557, SO966105851) với
2 lượt đo đi và đo về, mỗi lần với 2 nửa lần đo, đảm bảo theo đúng quy trình, quy
phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2.3. Bình sai lưới kinh vĩ
- Trút số liệu đo từ máy GPS South bằng phần mềm TOP2AS
- Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai
GPSPro của hãng South để bình sai lưới kinh vĩ.
- Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn
một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần
phụ lục.
Bảng 4.6. Số liệu điểm gốc
Tọa độ
STT Tên điểm
X(m) Y(m)
1 TR091478 2372150.168 543504.978
2 TR091516 2369500.612 542694.611
3 TR091517 2369875.578 544708.316
4 TR SC-10 2379236.57 430653.76
5 TR SC-16 2379246.9 429065.4
6 TR SC-24 2378064.65 430671.54
7 TR SC-34 2376971.12 430982.68
42
*Thành quả tọa độ sau khi bình sai
Bảng 4.7. Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai
hệ tọa độ phẳng vn-2000 kinh tuyến trục: 106°30'
ELLIPSOID: WGS-84
Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm
TT điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp)
1 091478 2372150.168 543504.978 52.601 ------- ------- ------- -------
2 091516 2369500.612 542694.611 14.334 ------- ------- ------- -------
3 091517 2369875.578 544708.316 20.998 ------- ------- ------- -------
4 SL-35 2371273.769 543664.929 24.112 ------- ------- ------- -------
5 SL-36 2370547.759 543320.243 16.659 ------- ------- ------- -------
6 SL-37 2370281.194 541638.661 13.898 ------- ------- ------- -------
7 SL-41 2371842.774 543857.352 32.417 ------- ------- ------- -------
8 DV1-1 2371894.911 543574.482 41.972 0.003 0.003 0.056 0.004
9 DV1-2 2371685.579 543459.486 38.001 0.003 0.003 0.055 0.005
10 DV1-3 2371669.327 543180.815 25.404 0.003 0.004 0.095 0.005
11 DV1-4 2371547.261 543410.302 34.775 0.003 0.004 0.051 0.005
12 DV1-5 2371422.145 543565.394 23.332 0.002 0.003 0.027 0.004
13 DV1-6 2371396.078 543161.397 21.474 0.003 0.004 0.071 0.005
14 DV1-7 2371307.984 543365.383 21.437 0.003 0.003 0.042 0.004
15 DV1-8 2371291.297 543972.621 36.975 0.002 0.003 0.056 0.003
16 DV1-9 2371073.504 543890.455 31.962 0.004 0.004 0.047 0.006
17 DV1-10 2371234.953 544459.596 27.880 0.003 0.004 0.127 0.005
*Các chỉ tiêu độ chính xác gia số toạ độ của các BaseLine
- RMS lớn nhất: (091478--DV1-60) = 0.014
- RMS nhỏ nhất: (SC-10-- SC-34) = 0.009
43
- RATIO lớn nhất: (DV1-15-- SC-10) = 4981.800
- RATIO nhỏ nhất: (DV1-10--DV1-11) = 6.500
*Các chỉ tiêu sai số khép hình
Tổng số tam giác: 184
- Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất:
(DV1-17--DV1-18--DV1-20) = 1/12024
- Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất:
(091517--DV1-12--DV1-19) = 1/2177987
*Các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh
- Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất: (DV1-47--DV1-54) = 0.075m
- Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: (DV1-44--DV1-56) = 0.001m
- SSTP cạnh lớn nhất: (DV1-31--DV1-28) = 0.020m
- SSTP cạnh nhỏ nhất: (DV1-53--DV1-55) = 0.004m
- SSTP tương đối cạnh lớn nhất:(DV1-31--DV1-28) = 1/12689
- SSTP tương đối cạnh nhỏ nhất:(DV1-33--SC-24) = 1/149385
*Kết quả đánh giá độ chính xác Bình sai toàn mạng lưới
1. Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = ± 1.000
2. Sai số vị trí điểm:
Lớn nhất: (DV1-31). mp = 0.012(m).
Nhỏ nhất: (DV1-27). mp = 0.003(m).
3. Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh:
Lớn nhất: (DV1-31---DV1-28). mS/S = 1/ 27834
Nhỏ nhất: (091517---DV1-12). mS/S = 1/ 381341
4. Sai số trung phương phương vị cạnh:
Lớn nhất: (DV1-16---DV1-17). m = 10.37"
Nhỏ nhất: (091517---DV1-12). m = 0.49"
5. Sai số trung phương chênh cao:
Lớn nhất: (DV1-10---DV1-11). mh= 0.166(m).
44
Nhỏ nhất: (DV1-49---SC-24). mh= 0.027(m).
6. Chiều dài cạnh:
Lớn nhất: (091517---DV1-12). Sm ax = 1186.86m
Nhỏ nhất: (DV1-17---DV1-18). Smin = 135.79m
Trung bình: Stb = 342.45m
Hình 4.1. Sơ đồ lưới kinh vĩ I xã Bá Xuyên
- Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo:
Tổng số điểm địa chính: 7 điểm
Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 70 điểm
Tổng số điểm cần đo: 77 điểm
4.3. Đo vẽ chi tiết
Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các
điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.
- Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ
45
được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
- Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành
đặt máy đo các điểm chi tiết.
- Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào
sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong
quá trình biên tập bản đồ.
Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến
hành dùng máy TOPCON GTS 235N để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất,
các công trình xây dựng trên đất.
+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở, các công trình công
cộng, trụ sở cơ quan.
+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường, lòng đường.
+ Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước,
ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống.
+ Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống.
Hình 4.2. Kết quả đo vẽ một số điểm chi tiết
4.3.1.Thành lập bản đồ địa chính
Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh
sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử
dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính.
46
Quá trình được tiến hành như sau.
4.3.1.1. Trút số liệu:
- Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử T-com.
- Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử
Topcon như sau
Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi
tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các
điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file có dạng như sau:
Hình 4.3. Cấu trúc file ữd liệu từ máy đo điện tử
47
4.3.1.2. Xử lý số liệu
Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy vi tính file số liệu có
tên (18-7) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 18-7 (có nghĩa là ngày 18
tháng 07)
Để xuất được ra bản vẽ ta phải chuyển đổi file 18-7.SL thành file 18-
7.dat bằng cách xử lý qua các phần mền hỗ trợ.
+ Total commander: phần mềm chuyển số liệu từ file Top sang file số
liệu đo trước chuyển cần đổi đuôi từ file đã conver từ .sl sang .dat để tính
toán tọa độ.
- Sau khi xử lý qua phần mền trắc địa File số liệu có cấu trúc sau
Hình 4.4. File số liệu sau khi được sử lý
48
+ TDDC (Tính tọa độ độ cao các điểm chi tiết): khi chuyển dữ liệu và
đổi đuôi sang .dat phần mềm sẽ tính tọa độ, độ cao chi tiết theo lưới khống
chế đã được đo và báo khi xảy ra lỗi trong số liệu để ta xử lý trực tiếp, tạo ra
các file .kc, .asc, .txt, phục vụ cho việc nối và chuyển điểm chi tiết lên bản đồ.
4.3.1.3. Nhập số liệu đo
Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .asc ta tiến hành triển
điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn (Select)
file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt, gọi ứng dụng Famis.
- Làm việc với (cơ sở dữ liệu trị đo): Nhập số liệu Import Tìm đường dẫn
đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ:
Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .dxf ta được một
49
file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác
định ở ngoài thực địa và đã được tính toạ độ và độ cao theo hệ thống toạ độ
VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các ranh thửa đất
đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:
Hình 4.5. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ
4.3.1.4. Hiển thị sửa chữa số liệu đo
- Hiển thị trị đo
Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị Toạ mô tả trị đo chọn các thông số
hiển thị
DX = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0
DY = 0 (Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0
Chọn kích thước chữ = 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc
50
nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm
Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền
Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn
màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.
Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự
điểm như sau:
Hình 4.6. Một số điểm đo chi tiết.
4.3.1.5. Thành lập bản vẽ
Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh
công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của
chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.
Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản
51
đồ khu vực xã Bá Xuyên, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình
minh hoạ dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình
dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.
- Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
+ Khung bản đồ;
+ Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính,
điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
+ Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
+ Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy
lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang
bảo vệ an toàn;
+ Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
+ Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công
trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công
trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản
đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
+ Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao
thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm
đất khác theo tuyến;
+ Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao;
+ Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được
nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:
+ Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản
đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực
chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;
52
+ Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù
hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc
điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;
+ Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được
đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong
05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì
trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép
nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
+ Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên
hồ sơ địa giới hành chính và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc
có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo
bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để
trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường
địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và
đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có
tranh chấp.
Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị
đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
+ Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa
giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định
tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Trường hợp có sự
khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên
bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.
+ Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông,
thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành
lang bảo vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường
hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý
đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.
53
- Đối tượng thửa đất
+ Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử
dụng đất hoặc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf