ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Sinh viên thực hiện : Giáo viên hƣớng dẫn:
Nguyễn Ngọc Oanh TS. Hồ Thị Thúy Nga
Lớp: K48D – Kiểm toán
Niên khóa : 2014 – 2018
Huế, tháng 05 năm 2018
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Lời Cảm Ơn
Trong suốt thời g
174 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian thực tập cuối khóa, với sự quan tâm giúp đỡ của công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hồ Thị Thúy
Nga, cùng với sự nổ lực của bản thân em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà trường, đến các Thầy Cô trong Khoa
Kế toán – Kiểm toán, đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập ở trường, cũng như tạo điều kiện để em có cơ hội thực tập
học hỏi kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến Tiến sĩ Hồ Thị Thúy Nga, người đã quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn tận tình
cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC,
phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính 3 của Công ty, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội
được thực tập, được tiếp xúc với công việc thực tế theo đúng chuyên ngành mà em
đang theo học, đã giúp em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Và em
cũng xin gửi lời cảm ơn đến Anh Kiểm toán viên – Nguyễn Văn Thiện đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Em xin kính chúc Bán Giám hiệu Nhà trường, quý Thầy Cô trong trường Đại học
Kinh tế Huế dồi dào sức khỏe. Kính chúc các Anh Chị trong Công ty có thật nhiều sức
khỏe, may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Kính chúc công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ngày càng phát triển và vững mạnh hơn nữa.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đề tài tốt nhất, nhưng do hạn chế về mặt thời
gian tiếp xúc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên bài khóa luận không tránh
khỏi còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được lời nhận xét và ý kiến góp ý từ các Thầy
Cô cũng như các bạn đọc, để góp phần giúp cho khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Oanh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Công ty AAC : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
HTKSNB : Hệ thống Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
XYZ : Công ty Cổ phần XYZ
BCTC : Báo cáo tài chính
GLV : Giấy làm việc
DN : Doanh nghiệp
TK : Tài khoản
CĐPS : Cân đối phát sinh
GTGT : Thuế GTGT
TTĐB : Thuế TTĐB
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu ..................................................... 18
Bảng 1.2. Ma trận rủi ro phát hiện ................................................................................. 29
Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán ...................................................... 33
Bảng 2.1. Mô tả chu trình bán hàng phải thu và thu tiền của công ty XYZ .................. 59
Bảng 2.2. Tổng hợp và kết luận của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền ............. 62
Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu ................................................................................ 64
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số liệu ................................................................................... 67
Bảng 2.5. Tổng hợp doanh thu theo từng tháng ............................................................ 68
Bảng 2.6. Phân tích doanh thu theo hoạt động hoặc sản phẩm ..................................... 71
Bảng 2.7. Đối chiếu giá trị với báo cáo bán hàng ......................................................... 72
Bảng 2.8. Bảng đối chiếu doanh thu hạch toán với kê khai thuế GTGT ...................... 74
Bảng 2.9. Kiểm tra nghiệp vụ bất thường ..................................................................... 76
Bảng 2.10. Kiểm tra chọn mẫu doanh thu ghi nhận trong năm ..................................... 78
Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng niên độ ......................................................................... 81
Bảng 2.12. Kiểm tra tính đúng niên độ (tiếp theo) ........................................................ 82
Bảng 2.13. Kiểm tra trình bày BCTC, thông tin thuyết minh ....................................... 84
Bảng 2.14. Kết luận ....................................................................................................... 85
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................. 14
Sơ đồ 1.2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ................................................................ 20
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty AAC ....................................................... 44
Sơ đồ 2.2 Chu trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC ............ 47
Sơ đồ 2.3: Đồ thị so sánh doanh thu các tháng năm 2015 – 2016................................. 69
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.6. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC .............................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC ............................................................................ 5
1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán BCTC ............................................................................. 5
1.2. Khái quát về khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ....................... 8
1.2.1. Khái niệm về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ...................................... 8
1.2.2. Cách thức xác định và điều kiện để ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ ............................................................................................................................. 9
1.2.2.1. Cách thức xác định ............................................................................................. 9
1.2.2.2. Điều kiện ghi nhận ............................................................................................ 10
1.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ ..................................................................................................................... 12
1.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng ................................................................................ 12
1.2.3.2. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng .................................................................... 13
1.2.4. Quy trình hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .......................... 14
1.3. Khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với vấn đề kiểm toán ....... 16
1.3.1. Tầm quan trọng của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong
kiểm toán BCTC ............................................................................................................ 16
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
1.3.2. Mục tiêu của việc kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ trong kiểm toán BCTC ............................................................................................. 17
1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................ 19
1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán ....................................................................................... 19
1.4.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán ........................................................................... 20
1.4.1.2. Tìm hiểu về khách hàng ................................................................................... 22
1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với
khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................................................... 23
1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ .............................................................................................. 25
1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán ............................... 29
1.4.2. Thực hiện kiểm toán ............................................................................................ 31
1.4.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và
cung cấp dịch vụ ............................................................................................................ 31
1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản ........................................................................................... 32
1.4.3. Kết thúc kiểm toán ............................................................................................... 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN
AAC ............................................................................................................................... 40
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC .................................... 40
2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty AAC .................................................................. 40
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 41
2.1.3. Phương châm và mục tiêu hoạt động .................................................................. 41
2.1.4. Các dịch vụ cung cấp ........................................................................................... 42
2.1.4.1. Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo ......................................................................... 42
2.1.4.2. Dịch vụ tư vấn thuế .......................................................................................... 42
2.1.4.3. Dịch vụ tư vấn kế toán ...................................................................................... 43
2.1.4.4. Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư ........................................................................ 43
2.1.4.5. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng ......................................................................... 43
2.1.5. Bộ máy tổ chức của Công ty ............................................................................... 43
2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ....................................................................................... 44
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ ......................................................................................... 45
2.1.6. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán
và Kế toán AAC thực hiện ............................................................................................ 46
2.1.6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .................................................................... 47
2.1.6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán .......................................................................... 48
2.1.6.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán ............................................................................ 49
2.2. Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán
AAC ............................................................................................................................... 50
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán cho Công ty Cổ phần XYZ .......................................... 50
2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng .......................... 50
2.2.1.2. Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán ........................ 52
2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động ............................................... 54
2.2.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền của công
ty XYZ ........................................................................................................................... 57
2.2.1.5. Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp ..................................................... 63
2.2.1.6. Xác định mức trọng yếu ................................................................................... 63
2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại
công ty cổ phần XYZ .................................................................................................... 65
2.2.2.1. Chương trình kiểm toán .................................................................................... 65
2.2.2.2. Thủ tục chung ................................................................................................... 65
2.2.2.3. Thủ tục phân tích .............................................................................................. 68
2.2.3. Kết thúc kiểm toán .............................................................................................. 85
2.2.3.1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán ........................................................................ 85
2.2.3.2. Phát hành Báo cáo kiểm toán ........................................................................... 86
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN
AAC ............................................................................................................................... 88
3.1.Đánh giá về công tác quản lý và cách thức tổ chức chung cho các cuộc kiểm toán
....................................................................................................................................... 88
3.1.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 88
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
3.1.2 Một số tồn tại ........................................................................................................ 91
3.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ ........................................................................................................................... 91
3.2.1. Ưu điểm .............................................................................................................. 91
3.2.2. Một số tồn tại ...................................................................................................... 94
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ....................................................................... 96
3.3.1. Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn lực ........................................................ 97
3.3.3. Hoàn thiện mô hình đánh giá HTKSNB ............................................................. 98
3.3.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết, các thủ tục khác ........................................ 98
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 100
3.1. Kết luận................................................................................................................. 100
3.2. Kiến nghị và hướng phát triển đề tài .................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 103
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 104
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói
riêng đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phổ biến hơn trong đời sống kinh tế. Đó
là một xu hướng tất yếu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, trước làn sóng
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và sự ra đời ngày càng nhiều của các
Công ty Cổ phần.
Kiểm toán Báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong kiểm toán độc lập.
Trong kiểm toán báo cáo tài chính các kiểm toán viên sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến
nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính xét trên các khía
cạnh trọng yếu của một đơn vị. Kiểm toán là một hoạt động dịch vụ giúp người sử
dụng đánh giá được độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính, tránh trường
hợp các tổ chức, cá nhân cung cấp những thông tin sai lệch. Kết quả của một cuộc
kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như đơn vị được
kiểm toán, nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng,
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn
là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam. Ngay từ khi thành lập đã đến
nay, công ty luôn hoạt động với mục tiêu là giúp khách hàng và những người quan tâm
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải
pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Trong các khoản mục trên BCTC, khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ là khoản mục được KTV đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong BCTC của doanh
nghiệp, doanh thu là khoản mục mang tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ
tiêu và các khoản mục khác trên BCTC. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh
toán, hiệu năng kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như rủi ro tiềm tàng trong tương
lai. Do đó, khoản mục này chứa đựng nhiều khả năng sai sót, gian lận là khó tránh
khỏi, dễ bị bóp méo để đáp ứng mục tiêu riêng của từng doanh nghiệp. Vì vậy kiểm
toán khoản mục doanh thu tại các doanh nghiệp là một trong những phần quan trọng
trong kiểm toán báo cáo tài chính được các KTV tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC hết sức chú trọng.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 2
Sau khoảng thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với
sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Kiểm toán viên, trợ lý Kiểm toán viên
trong Công ty kết hợp với các kiến thức đã học ở trường, nhận thấy tầm quan trọng của
kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng và kiểm toán
Báo cáo tài chính nói chung. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán
khoản mục này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng quy trình kiểm toán
khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Kiểm toán Báo cáo tài
chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa
luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán AAC với 3 mục tiêu chính:
Tổng hợp và hệ thống hóa các lý luận về quy trình kiểm toán BCTC nói chung
và kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng tại công ty
TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
thực hiện và thực tế áp dụng quy trình kiểm toán này tại một công ty khách hàng cụ thể.
Dựa vào các kiến thức đã học so sánh với thực tế tại Công ty để đưa ra những
nhận xét. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán
khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán và
Kế toán AAC.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục
Doanh thu và cung cấp dịch vụ tại một công ty khách hàng đang hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày da mà đơn vị kiểm toán. Để đảm bảo tính
bảo mật thông tin cho khách hàng, nên em xin gọi là Công ty Cổ phần XYZ.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 3
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty XYZ của công ty TNHH Kiểm
toán và Kế toán AAC thực hiện.
Thời gian:
Thời gian cho nghiên cứu đề tài: từ ngày 02/01/2018 đến ngày 02/04/2018.
Thu thập số liệu cho đề tài từ các giấy tờ làm việc của năm tài chính kết thúc
ngày 31/12/2016.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp này bao
gồm các phương pháp thu thập số liệu chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các văn bản pháp luật; Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán
Việt Nam; Chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
(VACPA); Các giấy làm việc liên quan đến khoản mục đang nghiên cứu.
Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán năm trước tại Công ty.
Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp và các bài viết có liên quan để hiểu rõ
hơn về đề tài.
Tìm hiểu các thông tin chung như đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy
quản lý của Công ty qua trang web: www.aac.com.vn .
Phương pháp quan sát, phỏng vấn, cập nhật số liệu:
Quan sát: Quan sát quy trình KTV thực hiện kiểm toán, cách các KTV đặt vấn
đề phỏng vấn với đơn vị. Quan sát cách KTV trao đổi với trưởng phòng kiểm toán về
các vấn đề liên quan đến điều chỉnh các khoản doanh thu của đơn vị được kiểm toán.
Phỏng vấn: Phỏng vấn các KTV về quy trình kiểm toán cụ thể, các bước chuẩn
bị trước khi đến đơn vị kiểm toán cũng như các bước công việc trong quá trình kiểm
toán và sau kiểm toán tại đơn vị. Phỏng vấn kế toán làm khoản doanh thu của đơn vị
để hiểu về quy trình đơn vị thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến các khoản
doanh thu.
Cập nhật số liệu: Số liệu được xuất từ sổ kế toán của đơn vị, trực tiếp thu thập
bằng cách xin số liệu từ các thành viên tham gia nhóm kiểm toán, thu thập các bằng
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 4
chứng kiểm toán tại đơn vị. Số liệu được sự cho phép của trường phòng Kiểm toán
BCTC tại đơn vị thực tập.
1.6. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 phần như sau:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán
và Kế toán AAC.
Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm
toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài
chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin
được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó
với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các
kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”. (Trích giáo trình “Kiểm toán” của trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh).
Căn cứ theo mục đích kiểm toán thì kiểm toán được chia thành: Kiểm toán hoạt
động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán BCTC. Trong đó, kiểm toán Báo cáo tài chính là
một hoạt động đặc trưng của kiểm toán.
Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung
thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của một đơn vị nhằm phục vụ
đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vi.
Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, Báo cáo tài chính được định nghĩa như sau: “Báo cáo tài chính là sự trình
bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có
liên quan, với mục đích công bố thông tin về tình hình tài chính và các nghĩa vụ của
đơn vị tại một thời điểm hoặc những thay đổi trong một thời kỳ, phù hợp với khuôn
khổ về lập và trình bày BCTC.”
1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán BCTC
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán
viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam, đoạn 11,12 có nêu rõ:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 6
Mục tiêu chung: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và
công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật
liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay
không?”.
Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hợp lý: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết
và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật,
đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn làm cơ sở giúp cho đơn vị được kiểm toán
thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài
chính của đơn vị.
Mục tiêu cụ thể (cơ sở dẫn liệu quản lý – management assertions):
Sự hiện hữu hoặc phát sinh (có thật)
Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu hoặc phát sinh là
nhằm thu thập các bằng chứng để khẳng định rằng các tài sản, công nợ và vốn chủ sở
hữu thực sự tồn tại và các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh. Do đó,
KTV có thể phải kiểm kê tiền và hàng tồn kho hoặc tài sản khác, lấy xác nhận các
khoản phải thu và thực hiện các thủ tục khác để thu thập các bằng chứng liên quan tới
các mục tiêu cụ thể nhằm xác định xem liệu tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu và
các tài sản khác có thực sự hiện đang tồn tại không.
Tính trọn vẹn (đầy đủ)
Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu về tính trọn vẹn là thu thập các
bằng chứng nhằm khẳng định tất cả các nghiệp vụ và các khoản mục cần được trình
bày trên BCTC đã được trình bày đầy đủ. Chẳng hạn, mục tiêu của kiểm toán viên là
thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận xem liệu tất cả hàng tồn kho hiện có đã
được trình bày đầy đủ trên BCTC hay không (kể cả hàng tồn kho gửi bán hoặc ký gửi).
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 7
Quyền và nghĩa vụ
Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ là thu thập
bằng chứng kiểm toán để khẳng định những con số được báo cáo là tài sản của Công
ty phải đại diện cho quyền về tài sản của Công ty và những con số được trình bày là
công nợ của Công ty thì chúng đại diện như nghĩa vụ đối với Công ty. Khi xem xét cơ
sở dẫn liệu này KTV cần lưu ý về khái niện quyền vì có lúc mặc dù Công ty đang nắm
giữ một tài sản nào đó nhưng trên thực tế tài sản đó lại không thuộc quyền sở hữu của
đơn vị. Ví dụ như tài sản đi thuê hoạt động.
Tính giá và đo lường
Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu tính giá và đo lường là thu thập
bằng chứng kiểm toán để xác định liệu các tài ...hững rủi ro kinh doanh có liên quan mà
có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu.
(e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.”
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 23
1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản
mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là việc cần thực hiện đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Tuy
nhiên đối với các khách hàng cũ đã có hồ sơ lưu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội
bộ của họ từ những năm trước rồi nên chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ
thống.
Tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
KTV phải có một sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành HTKSNB để
phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất, thời hạn và phạm vi các
cuộc khảo sát phải thực hiện.
Đánh giá kiểm soát nôi bộ là thủ tục đầu tiên và rất quan trọng làm nền móng cho
KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình kiểm toán.
Trong quá trình soát xét HTKSNB các KTV phải đặc biệt chú ý đến:
Việc soát xét các quy định, việc hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
các quy định
Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ
từ khâu nghiên cứu yêu cầu của khách hàng; khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị;
nội dung hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ; phương thức giao hàng, cung ứng dịch
vụ; hạch toán bán hàng, cung ứng dịch vụ; quy định theo dõi công nợ; thanh toán tiền
hàng, tiền công dịch vụ; Thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) để
đánh giá đúng thực trạng tình hình tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiêp
vụ bán hàng. KTV thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) một số
nghiệp vụ phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (toàn bộ chu trình)
nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với
nghiệp vụ phát sinh doanh thu. KTV thực hiện kiểm tra đối với các thủ tục kiểm soát
các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sau:
Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng (trong một số tháng hoặc
trong cả năm).
Kiểm tra việc ký duyệt đối với:
Việc chấp nhận đơn đặt hàng (kể cả việc xét duyệt bán chịu)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 24
Lệnh giao hàng
Hóa đơn GTGT
Quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu
Hóa đơn hủy do hàng bị trả lại và hóa đơn giảm giá
Kiểm tra sự chính xác trong tính toán các lệnh giao hàng, hóa đơn,
Đối chiếu lệnh giao hàng với hóa đơn, đơn đặt hàng; hoặc credit notes (nếu
có) với phiếu nhập hàng trả lại
Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế
hoạch.
Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có bị ghi trùng hay
không?
Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp với chi tiết không? Có gửi thư đối chiếu
công nợ hay không?
Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên? Khách hàng chậm thanh toán
có được đòi nợ thường xuyên? Các khách hàng nợ khó đòi có được lập dự phòng
không?
Đảm bảo sự phân chia nghiệp vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh
doanh.
Đồng thời, để tìm hiểu HTKSNB của khách hàng, KTV thường dùng bảng câu
hỏi, được thiết kế dưới dạng câu trả lời “Có” hay “Không”. Ngoài ra, KTV có thể thực
hiện thêm phép thử “Walk through” (thủ tục để kiểm tra chu trình nghiệp vụ của doanh
nghiệp), cụ thể KTV sẽ chọn một vài nghiệp vụ và làm theo từng bước thực hiện xem
có diễn ra phù hợp với bảng câu hỏi hay không.
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ: Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB, KTV và công ty kiểm toán
phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài
khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
Rủi ro kiểm soát của khoản mục doanh thu chính là khả năng xảy ra sai phạm
trọng yếu về doanh thu mà HTKSNB của khách hàng không ngăn chặn được. Đánh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 25
giá ban đầu của KTV về rủi ro kiểm soát sẽ ở mức tối đa nếu hoạt động của kiểm soát
nội bộ không hiệu quả. Khi đó, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản
(kiểm tra chi tiết với số dư và nghiệp vụ bán hàng). Ngược lại, nếu KTV đánh giá rủi
ro kiểm soát với mức thấp hoặc trung bình thì KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm
soát cần thiết để thu thập những bằng chứng về sự hiện hữu tương ứng của HTKSNB.
Kết quả của thử nghiệm kiểm soát là cơ sở để KTV xác định quy mô, phạm vi của thử
nghiệm cơ bản.
Một số công việc thường được thực hiện khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát:
Xác định lại sai sót và quan hệ có thể xảy ra.
Đánh giá khả năng của HTKSNB trong việc ngăn chặn, phát hiện các gian lận,
sai sót trong nghiệp vụ bán hàng (tính hiện hữu của HTKSNB).
Tùy thuộc mức độ rủi ro để tiến hành các thử nghiệm tuân thủ cần thiết.
Tiếp theo là đánh giá xem liệu có thể hạ thấp mức đô rủi ro kiểm soát bằng các
thử nghiệm tuân thủ không để thu được những bằng chứng nhằm có sự hiểu biết kỹ
hơn về HTKSNB.
KTV thường sử dụng một số kỹ thuật kiểm toán khi thực hiện thử nghiệm tuân
thủ:
Phỏng vấn nhân viên của khách hàng, đặc biệt là những người có trách nhiệm
và liên quan trực tiếp đến khâu bán hàng như nghiệp vụ bán hàng, kế toán doanh
thu,
Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán, báo cáo về khoản mục doanh thu.
1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Đánh giá tính trọng yếu đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 định nghĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ
dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo
tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu
tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử
dụng BCTC”.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
ế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 26
Trong kiểm toán BCTC, việc vận dụng khái niệm trọng yếu được quy định bởi
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực
hiện kiểm toán, đó là: “Kiểm toán viên phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi
lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót
đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được
điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính và khi hình thành ý kiến kiểm toán”.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 cũng nhấn mạnh mức trọng yếu “
được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được
đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”. Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được
xác lập gồm mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Ngoài ra,
theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 450 – Đánh giá các sai sót phát hiện trong
quá trình kiểm toán, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể. Sau đây là
khái niệm và cách thức xác định từng chỉ tiêu trên:
Mức trọng yếu tổng thể của BCTC(PM) là mức trọng yếu mà KTV xác định ở
mức độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
Mức trọng yếu này là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nó thường được xác định bằng một tỷ
lệ phần trăm dựa trên một số tiêu chí nhất định, đó là:
Các chỉ tiêu được sử dụng thường là các yếu tố hoặc các khoản mục của
BCTC như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu. Việc lựa
chọn tiêu chí tùy thuộc vào nhiều vấn đề như sự quan tâm của người sử dụng BCTC,
đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và tính chất ổn định của khoản mục được chọn.
Đối với khoản mục doanh thu thì mức ước lượng thông thường là vào khoảng 0.5% –
3% tổng doanh thu tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.
Tỷ lệ phần trăm được xác định trên sự xét đoán của KTV và nó phụ thuộc
vào đặc điểm của tiêu chí được chọn. Ví dụ, mức trọng yếu được xác định trên cơ sở
lợi nhuận sẽ dùng tỷ lệ phần trăm cao hơn so với mức trọng yếu tính trên doanh thu.
Mức trọng yếu thực hiện (MP) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV
xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, được sử dụng trong việc lập kế
hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức
trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 27
làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu. Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên
xét đoán cụ thể của KTV. Họ sẽ dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán,
có cập nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản
chất, phạm vi của những sai sót trong kỳ hiện tại, thường có tỷ lệ 50% – 70% mức
trọng yếu tổng thể.
Ngưỡng sai sót không đáng kể: Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc
xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng
hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng
sai sót không đáng kể không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý
kiến kiểm toán. Ngưỡng sai sót không đáng kể chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn
thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng
yếu. Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực
hiện. Thường có tỷ lệ 0% – 4% mức trọng yếu thực hiện.
Việc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm
giúp KTV: xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro;
nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; xác định nội dung, lịch trình và
phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, các thuật ngữ được định nghĩa
như sau:
Rủi ro kiểm toán – AR : Là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến
nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng
yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro
phát hiện.
Đánh giá rủi ro kiểm toán: Là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức
độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng,
rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế
hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 28
Rủi ro tiềm tàng – IR: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp, mặc dù có hay không có HTKSNB.
Rủi ro kiểm soát – CR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và
HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Rủi ro phát hiện – DR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm
toán KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được.
Xây dựng mô hình tính rủi ro kiểm toán cho khoản mục Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ dựa trên công thức:
AR = IR x CR x DR
Hay DR = AR / (CRxIR)
Trong đó:
IR (Inherent Rick): Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu là sai sót
trọng yếu trong khoản mục này mà chưa tính đến bất kỳ hoạt động kiểm toán và kiểm
soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu. Tùy vào đặc thù của ngành nghề kinh doanh
và quy mô hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp thì sẽ có những rủi ro khác
nhau.
CR (Control Rick): Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu là sai sót
trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục này mà hệ thống kiểm soát khách hàng không
phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chẳng hạn như những sai sót trong khâu bán hàng, sai
phạm trong ghi nhận doanh thu (bỏ sót không ghi nhận những khoản doanh thu phát
sinh trong kỳ, ghi nhận doanh thu sai niên độ kế toán,).
DR (Detection Rick): Rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu là sai sót
trọng yếu mà KTV không xác định được khi kiểm khoản mục này.
AR (Audit Rick): Rủi ro kiểm toán đối với khoản mục doanh thu là rủi ro mà
KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính.
Khi những sai sót trọng yếu đối với doanh thu còn tồn tại trên BCTC mà KTV không
phát hiện ra sẽ dẫn đến những kết luận mà KTV đưa ra không chính xác.
Ma trận rủi ro phát hiện được thể hiện vào bảng dưới đây:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 29
Bảng 1.2. Ma trận rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá của
KTV về rủi ro
tiềm tàng
Cao Tối thiểu Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Tối đa
(Trích nguồn: Phụ lục Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400)
1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo
tài chính, đoạn 07: “KTV phải xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể giúp xác định
phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm
toán”. Kế hoạch kiểm toán tổng quát thường có những nội dung sau:
Tình hình kinh doanh của khách hàng
Những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp
Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm
Những vấn đề kiểm toán rút ra từ những hợp đồng trước đó
Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
Chính sách kế toán của khách hàng
Những thay đổi về luật định ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng
Nhân viên kiểm toán và chuyên gia
Theo đoạn 06 của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm
toán: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán
tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình
hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng
phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vị các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian
ước tính cần thiết cho từng phần hành”. Xây dựng một chương trình kiểm toán phù
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 30
hợp sẽ giúp KTV có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán với chi phí và thời gian
kiểm toán hợp lý. Chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần:
Thử nghiệm kiểm soát: Được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt
động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu ở
cấp độ cơ sở dẫn liệu và thường được áp dụng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp
hoặc trung bình. Các thử nghiệm thường được sử dụng là:
Phỏng vấn: KTV đặt câu hỏi cho nhân viên của đơn vị được kiểm toán liên
quan đến các thủ tục kiểm soát.
Quan sát: KTV quan sát nhân viên của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thường
lệ của mình để xem họ có tuân thủ các kiểm soát được thiết kế không.
Kiểm tra tài liệu: KTV kiểm tra chứng từ để xem xét các dấu vết kiểm soát
còn lưu trên chứng từ đó có phù hợp với thủ tục đã thiết kế không.
Thực hiện lại: KTV thực hiện lại một cách độc lập các thủ tục kiểm soát đã
được đơn vị thực hiện trước đó.
Thủ tục phân tích: Được thực hiện để đánh giá thông tin tài chính qua việc phân
tích các mối quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu tài chính với nhau và giữa dữ liệu tài
chính và dữ liệu phi tài chính. Thủ tục này gồm việc điều tra các biến động hoặc các
mối quan hệ không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch
đáng kể so với các giá trị dự tính.
Thử nghiệm chi tiết: Đây là việc kiểm tra trực tiếp đối với các nhóm giao dịch,
số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, và thường được thực hiện qua các cách sau:
Kiểm tra nghiệp vụ: KTV tiến hành kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ
nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục.
Kiểm tra số dư: kiểm tra để đánh giá về mức độ trung thực của số dư các tài
khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh.
Kiểm tra thuyết minh: KTV cần phải kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các
thuyết minh trên BCTC theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán.
KTV thường thực hiện phối hợp giữa thử nghiệm cơ bản và thủ tục phân tích để
công việc kiểm toán đạt được hiệu quả cao hơn.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 31
1.4.2. Thực hiện kiểm toán
Các KTV sẽ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thích hợp với từng đối tượng cụ
thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai
các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực
và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có
giá trị. Đây là giai đoạn các KTV thực hiện các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và
thủ tục kiểm tra chi tiết.
Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo các khoản doanh thu từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ; được phân loại và
trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
1.4.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung
cấp dịch vụ
KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát sau:
Chọn mẫu từ các hóa đơn phát hành trong kỳ để:
Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng
loại, quy cách, số lượng, giá cả, chữ ký, nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn
được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quy trình thực hiện
nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định của đơn vị.
Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem việc bán chịu có
được phê duyệt không.
Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng loại hóa đơn, so
sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm.
KTV cần tìm hiểu chính sách bán hàng hưởng chiết khấu của đơn vị và kiểm
tra xem đơn vị có thực hiện đúng như chính sách đã đặt ra hay không.
Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng. Để kiểm
tra sự hiện hữu cũng như sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên, KTV có thể chọn mẫu
chứng từ liên quan (chứng từ nhận hàng bị trả lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của
người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 32
Kiểm tra số thứ tự của các đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn
bán hàng, tiến hành đối chiếu với các sổ sách liên quan. Thử nghiệm này nhằm đảm
bảo các nghiệp vụ bán hàng đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách.
1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản
Thủ tục chung
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với
khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu
trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Số cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của
kiểm toán năm trước (nếu có).
Thủ tục phân tích
Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV
có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau đây:
Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc, và
xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường.
So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất
thường cần được giải thích nguyên nhân.
Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh
với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.
Mục tiêu của KTV khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trên là để đảm bảo cơ sở
dẫn liệu phát sinh và đầy đủ.
Kiểm tra chi tiết
Bảng dưới đây thể hiện các mục tiêu kiểm toán mà KTV cần đạt được khi tiến
hành các thủ tục kiểm toán.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 33
Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán
Thử nghiệm
kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
Mục tiêu
kiểm toán
Kiểm tra chi
tiết
- Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép.
Phát sinh
- Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
Phát sinh,
Đầy đủ
- Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
Ghi chép
chính xác
- Kiểm tra việc tính giá, phân bổ và ghi nhận các
khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Đánh giá và
Phân bổ
- Kiểm tra sự phân loại doanh thu và việc công bố
các thuyết mình cần thiết.
Trình bày và
Thuyết minh
Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
đã được ghi chép
Mục tiêu thử nghiệm này là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp
dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt
được mục tiêu này bằng các thủ tục sau:
Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên Nhật ký bán
hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán
hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn, Còn đối với doanh thu cung cấp dịch
vụ, các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ phát sinh rất đa dạng vì phụ thuộc vào
đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu
biết của mình về HTKSNB để lựa chọn thủ tục kiểm toán phù hợp.
Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền, đối với các
khoản đã được thanh toán, đó là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự
xảy ra.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 34
Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên
độ sẽ dẫn đến những sai sót trong doanh thu và lợi nhuận. Vì thế cần thử nghiệm này
để phát hiện các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này có bị ghi sang niên độ sau hay
không và ngược lại các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này có bị ghi vào niên độ
trước hay không.
KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để
kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với ngày ghi trên hóa đơn,
Nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết.
Ngoài ra, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các
nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế toán. Chẳng hạn,
KTV sẽ xuất phát từ những chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên
Nhật ký bán hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc
điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng; thông thường nên chọn
loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng. Ví dụ các vận đơn. Trong
trường hợp, công ty không sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác
như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ, và dựa vào đó để xác định.
Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trong doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản và nhiều loại doanh thu khác
nhau nên KTV cần kiểm tra xem đơn vị đã tổng hợp và chuyển sổ có chính xác về mặt
số học hay không, bằng cách yêu cầu đơn vị cung cấp bảng kê chi tiết doanh thu và đối
chiếu với số phát sinh trên sổ cái tài khoản doanh thu cũng như giữa sổ cái và số liệu
trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Kiểm tra việc tính giá phân bổ và ghi nhận các khoản doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam 14 quy định: “Doanh thu được xác định theo
giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Đối với những hoạt động bán
hàng hoặc cung cấp bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số trên hóa đơn. Ngoài
ra, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trên những quy
định khác của chuẩn mực và chế độ kế toán.
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 35
Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, mục đích của
thử nghiệm nhằm bảo đảm các nghiệp vụ này được tính giá đúng. Thông thường, KTV
cần kiểm tra những nội dung sau đây của hóa đơn:
So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, để xác định về chủng
loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ.
Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng, để xác định
đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có
phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không.
Kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn.
Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy
đổi về tiền Việt Nam.
Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận và phân bổ doanh thu xem có phù hợp
với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay
không.
Chẳng hạn, đối với doanh thu bán hàng, KTV cần xem xét phần lớn lợi ích, rủi ro
gắn với quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa; bên bán đã chuyển
giao quyền quản lý hay chưa; số tiền doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn
và đơn vị đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hay không; đơn vị có xác
định được những chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng hay chưa.
Bên cạnh đó, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theo quy
định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, KTV phải xem xét giá trị doanh
thu được ghi nhận có phù hợp với các quy định này hay không. Dưới đây là một số ví
dụ minh họa:
Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ chỉ bao gồm giá trị hiện tại của các khoản tiền sẽ thu. Phần chênh lệch sẽ được ghi
nhận là doanh thu hoạt động tài chính.
Trong hoạt động trao đổi tài sản không tương tự, doanh thu được xác định
theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền (hoặc tương
đương tiền) trả thêm hoặc nhận thêm. Nếu không xác định được giá trị hợp lý của tài
sản nhận về, đơn vị có thể dùng giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi để điều
chỉnh khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận bù.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣ K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 36
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ, doanh
thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu được ghi
nhận vào kỳ kế toán theo tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành.
Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về
phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện hành và tính nhất quán.
Kiểm tra việc phân loại doanh thu và việc công bố các thuyết minh cần thiết
Thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn
đến việc ghi chép, hay trình bày sai về doanh thu trên thuyết minh. Cụ thể, KTV sẽ
xem xét về sự phân biệt giữa:
Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động
tài chính như các khoản lãi phát sinh do bán trả góp,
Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế GTGT,
thuế TTĐB,), có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu
chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng, ví dụ như:
Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị mua về để bán.
Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị nhận để gia công.
Giữa hàng đơn vị mua về để bán và hàng do đơn vị làm đại lý tiêu thụ.
Từ đó, KTV kiểm tra việc công bố trên thuyết minh doanh thu bán hàng có thật,
thuộc về đơn vị, đầy đủ, chính xác về số tiền, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng hay
không.
1.4.3. Kết thúc kiểm toán
Để hoàn thành cuộc kiểm toán, KTV cần phải xem xét một số vấn đề sau:
Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ
Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó
trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến khi hoàn thành Báo cáo
kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp, KTV
cần phải có trách nhiệm xem xét, thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 37
việc liệu các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo
kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC, đã được phản ánh phù
hợp trong BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay chưa.
Ngoài ra, KTV cần đưa ra các biện pháp xử lý một cách thích hợp đối với những sự
việc mà KTV biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu các sự việc này được
biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho KTV phải thay đổi ý kiến.
Đánh giá và tổng hợp kết quả kiểm toán
Dựa vào những công việc, thủ tục kiểm toán đã thực hiện KTV tiến hành tổng
h...)
Giá bán trên hóa đơn bị ghi
cao/thấp hơn so với Bảng
giá quy định; Số lượng,
chủng loại hàng bán trên
hóa đơn khác với hợp đồng,
đơn đặt hàng và thực tế
xuất kho.
Giá bán trên hóa đơn được Kế toán
kiểm tra, đối chiếu với Bảng giá và
được cộng lại trước khi chuyển cho
KH.
A411
Khi lập hóa đơn bán hàng, kế toán
phải kiểm tra, đối chiếu với Hợp đồng,
Đơn đặt hàng, Phiếu xuất kho về số
lượng, chủng loại hàng bán.
A411
Các thủ tục khác: [mô tả:]
Các nghiệp vụ bán hàng bị
ghi sai đối tượng KH. Các
nghiệp vụ thu tiền hàng
không được ghi nhận kịp
thời hoặc bị ghi sai đối
tượng.
Cuối quý kế toán lập biên bản đối
chiếu nợ phải thu với phòng kinh doanh
Cuối năm kế toán thực hiện đối chiếu
nợ phải thu với từng đối tượng KH.
A411
Các thủ tục khác:
Mục tiêu KS (4): “Tính đánh giá”: Các khoản phải thu KH được ghi nhận theo giá trị có thể thu hồi được.
Giám đốc đánh giá khả năng thanh
toán của KH trước khi bán chịu
A411
Thường xuyên kiểm tra hạn mức tín
dụng của các KH và đánh giá khả năng
thanh toán.
Bộ phận kế toán lập Báo cáo phân
tích tuổi nợ hàng quý
A411
Các thủ tục khác: [mô
tả:]
Các thủ tục khác: [mô tả:]
Các nghiệp vụ bán hàng bị
ghi sai đối tượng KH. Các
nghiệp vụ thu tiền hàng
không được ghi nhận kịp
thời hoặc bị ghi sai đối
tượng.
[Hàng tháng] kế toán lập biên bản đối
chiếu nợ phải thu với phòng kinh doanh
[Hàng quý] kế toán thực hiện đối
chiếu nợ phải thu với từng đối tượng
KH.
Các thủ tục khác:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 9 – A411
A. MỤC TIÊU:
Kiểm tra việc thực hiện chu trình “Bán hàng – Phải thu – Thu tiền” có đúng như đã được
mô tả tại Mẫu A410 hay không.
B. CÁC BƢỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:
Chọn ngẫu nhiên 1 nghiệp vụ bán hàng để kiểm tra từ đầu đến cuối chu trình (walk
through test):
1/ Thông tin chi tiết về các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ đƣợc kiểm tra
Nghiệp vụ 1 (Xuất khẩu giày dép các loại)
Bảng báo giá Theo Commercial Invoice – 10/6/16
Hợp đồng kinh tế Hợp đồng số W13S00009 ngày 03/08/2016 giữa Công ty Cổ
phần Giày Bình Định và Công ty Novi Footwear PTE.LTD
Phiếu kế toán Phiếu hạch toán 683 ngày 10/6/16
Đơn đặt hàng Packing list 122/PL ngày 10/6/16
Phiếu xuất kho Lệnh điều động 183/LDD-9/6/16
Invoice Hóa đơn xuất khẩu 0683 ngày 10/6/2016
B/L Bill of landing – 12/6/16
Tờ khai hàng hóa xuất
khẩu
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu ngày 10/6/2016
Thanh lý hợp đồng Không có
2/ Kết quả kiểm tra các kiểm soát chính:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Kiểm soát chính (1) Có Không
Tham
chiếu
Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5)
Hóa đơn bán hàng chỉ được lập khi
Đơn hàng và Lệnh xuất kho đã được
phê duyệt.
A411
Đối chiếu Phiếu xuất kho với hóa đơn
để đảm bảo rằng một khoản doanh thu
không bị xuất hóa đơn và ghi sổ kế toán
nhiều lần.
A411
Chứng từ vận chuyển, Đơn đăt hàng,
Phiếu xuất hàng phải được đánh số thứ
tự để kiểm soát, so sánh với hóa đơn về
số lượng xuất, thời gian xuất.
A411
[Định kì], phải tiến hành đối chiếu
công nợ với KH. Các chênh lệch phải
được điều tra, xử lý.
Chủ yếu thực hiện vào cuối
năm
Giá bán trên hóa đơn được Phòng kế
toán kiểm tra, đối chiếu với Biên bản
nghiệm thu và được cộng lại trước khi
chuyển cho KH.
A411
[Hàng tháng] kế toán lập biên bản
đối chiếu nợ phải thu với phòng kinh
doanh
Giám đốc đánh giá khả năng thanh
toán của KH trước khi bán chịu
Chủ yếu do Giám đốc quyết
định việc mua bán với khách
hàng thông qua mối quan hệ
Bộ phận kế toán lập Báo cáo phân
tích tuổi nợ hàng quý, trình lãnh đạo
xem xét
Các thủ tục khác: [mô
tả:]
Lưu ý: (1) Các đoạn được đánh dấu nền (highlight) chỉ có tính minh họa và phải được sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm thực tế của KH. Một
số kiểm soát có thể được thiết kế để đáp ứng nhiều hơn một mục tiêu kiểm soát.
Cột (1) – “Kiểm soát chính” phải được trình bày nhất quán với phần 4, Biểu A410 - “Tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền”.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Cột (2), (3) – Đánh dấu vào ô phù hợp để thể hiện là “Có” hoặc “Không” có kiểm soát chính đã mô tả.
Cột (4) – Tham chiếu đến bằng chứng kiểm toán đã thu thập.
Cột (5)- Ghi chú lại các vấn đề bất thường/ngoại lệ phát hiện qua kiểm tra.
C. KẾT LUẬN
Các KSNB đối với chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền đã đƣợc thực hiện theo nhƣ thiết kế
Có
Không
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 10 – A610
A. MỤC TIÊU:
Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác
định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội
dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ
DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một
cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét
đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài
liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát;
(2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát.
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
1. MÔI TRƢỜNG KIỂM SOÁT
1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính
chính trực và các giá trị đạo đức trong DN
- DN có quy định về giá trị đạo đức (ví dụ, trong
Quy chế nhân viên, Nội quy lao động, Bộ quy tắc ứng
xử) và các giá trị này có được thông tin đến các bộ
phận của DN không (ví dụ, qua đào tạo nhân viên, phổ
biến định kỳ)?
Điều lệ Tổ chức
hoạt động
Thỏa ước lao
động tập thể
Nội quy lao
động
Quy chế trả
lương
HSTT
- DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các
nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không?
Ban lãnh đạo có
trách nhiệm giám
sát
A611
- Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử
lý đối với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo
đức không?
Quy định rõ trong
nội quy Lao động
HSTT
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân
viên
- DN có cụ thể hóa/mô tả các yêu cầu về trình độ, kỹ
năng đối với từng vị trí nhân viên không (ví dụ, trong
Quy chế nhân viên)?
Không có quy chế
quy định rõ nhưng
việc tuyển dụng
nhân viên thực hiện
theo đợt và có
thông báo cụ thể về
yêu cầu và vị trí
đăng tuyển
- DN có chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân
viên được tuyển dụng không?
Chủ yếu chú trọng
các bộ phận kế toán
và các nhân viên
cấp trưởng phòng
A611
- DN có biện pháp xử lý kịp thời đối với nhân viên
không có năng lực không?
Luôn có sự giám
sát từ các trưởng bộ
phận để đánh giá
nhân viên từng
tháng
A611
1.3 Sự tham gia của BQT
- Thành viên BQT có độc lập với BGĐ DN không?
3 TV HĐQT
chuyên trách trong
tổng 6 TV HĐQT
A110
- BQT có bao gồm những người có kinh nghiệm, vị
thế không?
A310
- BQT có thường xuyên tham gia các hoạt động quan
trọng của DN không?
Giao quyền cho
BGĐ, Chủ tịch
HĐQT chỉ QĐ
những vấn đề then
chốt
A310
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
- Các vấn đề quan trọng và các sai phạm có được báo
cáo kịp thời với BQT không?
Phỏng
vấn GĐ
- BQT có họp thường xuyên hoặc định kỳ và các
biên bản họp có được lập kịp thời không?
Họp khi được Chủ
tịch triệu tập nhưng
tối thiểu 1 quý 1
lần
Điều lệ -
HSTT
- BQT có giám sát việc thực hiện của BGĐ không? Điều lệ
- BQT có giám sát cách làm việc của BGĐ với kiểm
toán nội bộ và kiểm toán độc lập không?
Phỏng
vấn GĐ
1.4 Phong cách điều hành và triết lý của BGĐ
- Thái độ của BGĐ đối với KSNB (ví dụ, có quan
tâm và coi trọng việc thiết kế, thực hiện các KSNB hiệu
quả không)?
- Phương pháp tiếp cận của BGĐ đối với rủi ro?
Luôn luôn tiếp cận
để phòng ngừa và
khắc phục rủi ro
A611
- Thu nhập của BGĐ có dựa vào kết quả hoạt động
hay không?
Điều lệ
- Mức độ tham gia của BGĐ vào quá trình lập BCTC
(thông qua việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế
toán, xây dựng các ước tính kế toán )
BGĐ tham gia
trong việc lựa chọn
chính sách và ước
tính kế toán
Phỏng
vấn
KTT,
quan sát
- Quan điểm của BGĐ đối với việc lập và trình bày
BCTC?
Đảm bảo trình bày
phù hợp quy định
A611
- Quan điểm của BGĐ đối với việc xử lý thông tin,
công việc kế toán và nhân sự?
Quan tâm cao A611
1.5 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức DN có phù hợp với mục tiêu, quy
mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh
của đơn vị không?
A310
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
- Cơ cấu tổ chức DN có khác biệt với các DN có quy
mô tương tự của ngành không?
1.6 Phân công quyền hạn và trách nhiệm
- DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền
và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp
không?
Điều lệ tổ chức về
ủy quyền, phê
duyệt
Phỏng
vấn
KTT
- DN có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với
những hoạt động được phân quyền cho nhân viên
không?
Nhân viên cấp trên
luôn giám sát các
cấp dưới thông qua
công việc
Phỏng
vấn
KTT,
quan sát
- Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình
và của những cá nhân có liên quan đến công việc của
mình hay không?
Mỗi nhân viên luôn
có mô tả công việc
cụ thể và đảm bảo
hoàn thành nhiệm
vụ đúng hạn
Quy chế
lao
động,
bản mô
tả công
việc
- Những người thực hiện công tác giám sát có đủ
thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình
không?
Bộ máy quản lý
gián tiếp đầy đủ để
giám sát
Quan sát
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù
hợp trong DN không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và
công việc mua sắm tài sản)
Bộ phận mua hàng,
kế toán và kho
được tách biệt
A611
1.7. Các chính sách và thông lệ về nhân sự
- DN có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển
dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên
không?
Chính sách tuyển
dụng được quy
định cụ thể cho
từng đợt. Việc đánh
giá, đề bạt và sa
Phỏng
vấn
KTT
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
thải được thực hiện
từ cấp trên và Ban
lãnh đạo chứ không
quy định cụ thể
- Các chính sách này có được xem xét và cập nhật
thường xuyên không?
Phỏng
vấn
KTT
- Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi
nhân viên của đơn vị không?
Qua các cuộc họp
định kỳ
A611
- Những nhân viên mới có nhận thức được trách
nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không?
- Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh
giá và soát xét định kỳ không?
Hàng quý các nhân
viên được cấp trên
cập nhật đánh giá
và bình xét cuối
năm
Quy chế
lao động
2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC
- BGĐ/BQT đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro
kinh doanh liên quan tới BCTC chưa (gồm: đánh giá
rủi ro, ước tính mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra,
các hành động)?
A611
- Mô tả các rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC
được BGĐ xác định, ước tính mức độ ảnh hưởng, khả
năng xảy ra và các hành động tương ứng của BGĐ?
A611
3. GIÁM SÁT CÁC KIỂM SOÁT
3.1 Giám sát thƣờng xuyên và định kỳ
- DN có chính sách xem xét lại KSNB định kỳ và
đánh giá tính hiệu quả của KSNB không? (Mô tả việc
đánh giá - nếu có, lưu ý nguồn thông tin sử dụng để
giám sát và cơ sở để BGĐ tin tưởng là nguồn thông tin
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có
Khô
ng
N/
A
Mô tả/ Ghi chú
Tham
chiếu
đáng tin cậy cho mục đích giám sát)
- DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp
không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm
chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ
về KSNB và kiểm tra KSNB của DN không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ
sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ
không bị hạn chế?
3.2 Báo cáo các thiếu sót của KSNB
- DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện
kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót
của KSNB không?
- BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến
hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội
bộ) và thực hiện các đề xuất đó không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện
các thiếu sót của KSNB lên BQT hoặc Ban Kiểm soát
kịp thời không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp
sửa chữa của BGĐ không?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực
tiếp BQT hoặc Ban Kiểm soát không?
C. KẾT LUẬN
Yếu tố gây ra rủi ro có sai sót trọng
yếu ở cấp độ toàn DN
Các KS giúp giảm rủi ro
Các thủ tục kiểm toán cơ bản
bổ sung
Không có rủi ro trọng yếu về hệ thống
kiểm soát ở cấp độ doanh nghiệp được
xác định
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 11 – G130
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THIEN
10/03/2017
KH Công ty CP XYZ Soát xét 1:
Niên độ 31/12/16 Soát xét 2:
N.dung Tờ chƣơng trình kiểm toán
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ G130
A. MỤC
TIÊU
Đảm bảo rằng các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận
chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được phân loại và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và
trình bày BCTC được áp dụng.
B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU
CỦA KHOẢN MỤC
Các rủi ro trọng yếu
Ngƣời thực
hiện
Tham
chiếu
C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
STT Thủ tục
Ngƣời thực
hiện
Tham
chiếu
I. Thủ tục chung
1
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm
trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày
BCTC được áp dụng.
Thanh G140
2
Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước.
Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với
Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của
kiểm toán năm trước (nếu có).
Thanh G110.1
II. Thủ tục phân tích
1
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị
trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng
doanh thu giữa năm nay và năm trước, giải thích những
biến động bất thường và đánh giá rủi ro có sai sót trọng
yếu do gian lận.
Thanh G110.1
2
Phân tích sự biến động của tổng doanh thu, doanh thu
theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước,
giải thích những biến động bất thường và đánh giá rủi
ro có sai sót trọng yếu do gian lận.
Thanh G 141
III. Kiểm tra chi tiết
Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
1
Thu thập Bảng tổng hợp doanh thu theo khách hàng,
nhóm hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp theo các tháng
trong năm:
- Đối chiếu với các tài liệu có liên quan: Sổ Cái, sổ chi
tiết, Báo cáo của phòng bán hàng, phòng xuất khẩu,
về số lượng, giá trị và giải thích chênh lệch (nếu có).
- Phân tích biến động theo tháng, theo cùng kỳ năm
trước, giải thích nguyên nhân biến động.
Thanh
G141,
G142
2
Đối chiếu doanh thu hạch toán với doanh thu theo tờ
khai VAT trong năm. Giải thích chênh lệch (nếu có).
Thanh G143
3
Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường
(về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu
nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng
(nếu cần).
Thanh G144
4
Chọn mẫu các khoản doanh thu ghi nhận trong năm và
kiểm tra đến chứng từ gốc liên quan.
Thanh G145
5
Các khoản giảm trừ doanh thu (1): Kiểm tra đến chứng
từ gốc đối với các khoản giảm trừ doanh thu lớn trong
năm và các khoản giảm trừ doanh thu năm nay nhưng
đã ghi nhận doanh thu trong năm trước, đảm bảo tuân
thủ các quy định bán hàng của DN cũng như luật thuế.
Thanh G145
6.1
Kiểm tra hóa đơn bán hàng, vận đơn, phiếu xuất kho,
hợp đồng của các lô hàng được bán trước __5 ngày và
sau __5__ ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán và kiểm
tra tờ khai thuế các tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán
để đảm bảo doanh thu đã được ghi chép đúng kỳ.
Thanh G147
6.2
Kiểm tra tính hợp lý của các lô hàng bị trả lại hoặc giảm
giá hàng bán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán kế
toán, đánh giá ảnh hưởng đến khoản doanh thu đã ghi
nhận trong năm.
Thanh G147
7
Đối với các giao dịch với bên liên quan (1): Kiểm tra
việc ghi chép, phê duyệt, giá bán áp dụng, giá vốn
tương ứng, lãi (lỗ) của các giao dịch này. Lưu ý các
giao dịch phát sinh gần cuối kỳ kế toán.
Kết hợp với các phần hành có liên quan như Phải thu
khách hàng, hàng tồn kho,thực hiện thủ tục gửi thư
xác nhận để xác nhận các giao dịch và thông tin về điều
khoản hợp đồng,
Thanh G146
8
Đối với các khoản doanh thu có gốc ngoại tệ (1): Kiểm
tra cơ sở, thời điểm xác định tỷ giá quy đổi; đánh giá
tính hợp lý và so sánh với thuyết minh về chính sách kế
Thanh G145
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
toán áp dụng.
9
Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản doanh thu
trên BCTC
Thanh G 148
IV. Thủ tục kiểm toán khác
D. KẾT LUẬN
Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở
trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được,
ngoại trừ:
Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm
toán (nếu có):
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 12 – G140
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH 17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN 20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng
Soát xét 3:
G140
Mục tiêu:
- Chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
- Các thay đổi về chính sách kế toán áp dụng là phù hợp, được trình bày, thuyết minh theo quy định hiện hành
Nguồn gốc số liệu
- Hồ sơ kiểm toán năm trước, Bảng cân đối SPS, sổ Cái, sổ chi tiết và các tài liệu kế toán khác
Thực hiện:
Ghi nhận doanh thu
Áp
dụng
năm
trƣớc
Áp
dụng
năm
nay
Ảnh hƣởng việc
áp dụng không nhất quán
- Thời điểm ghi nhận doanh thu bán thành phẩm khi bàn giao thành phẩm KH
- Ghi nhận doanh thu bán hàng theo số lượng thành phẩm giao khách hàng và
đơn giá theo hợp đồng hoặc giá niêm yết
- Ghi nhận doanh thu dịch vụ khi dịch vụ hoàn thành, hoặc xác định được kết quả
phần công việc hoàn thành N/A N/A
- Ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch N/A N/A
- Ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng theo khối lượng thực hiện N/A N/A
- Tỷ giá ghi nhận doanh thu ngoại tệ N/A N/A
Kết luận:
Chính sách kế toán áp dụng phù hợp với quy định và nhất quán với năm trước
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 13 – G110.1
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH
17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN
20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Tổng hợp số liệu, phân tích tổng quát
Soát xét 3:
G110.1
Mục tiêu:
Tổng hợp số liệu, đối chiếu với BCTC, Bảng CĐPS, Sổ cái; Đối chiếu số đầu kỳ. Phân tích
tổng quát
Nguồn gốc số liệu:
BCTC năm trước, BCTC trước kiểm toán, Bảng cân đối phát sinh, Sổ cái tài khoản
Thực
hiện
1. Tổng hợp số liệu
TK Tên tài khoản Số trƣớc KiT Số năm trƣớc
TC TC Chênh lệch % Note
511
Doanh thu bán hàng
và ccdv
207,080,672,026
PL
229,918,942,961 PY -22,838,270,935 -9.9%
5112
Doanh thu bán thành
phầm
TB
0
5118 Doanh thu khác
TB
0
521 Giảm trừ doanh thu 46,635,298 PL
PY 46,635,298
5212 Giám giá hàng bán
TB 0
0
5213 Hàng bán trả lại 0 TB 0
0
Doanh thu thuần 207,034,036,728 PL 229,918,942,961 PY
(22,884,906,233)
-
10.0%
Kết luận:
Số liệu được tổng hợp khớp đúng với các tải liệu liên quan
2. Phân tích tổng quát
Nhận
xét:
Doanh thu năm nay giảm mạnh do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế làm hoạt động xuất khẩu của công ty giảm doanh thu xuất khẩu so với năm
trước.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 14 – G141
CNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH 17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN 20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Phân tích doanh thu theo hoạt động hoặc sản phẩm; Đối chiếu hạch toán kế toán với phần hành liên quan Soát xét 3:
G141
Mục tiêu
Phân tích doanh thu theo hoạt động, loại thành phẩm
Đối chiếu với báo cáo bán hàng
Nguôn gốc số liệu
Sổ kế toán doanh thu
Báo cáo bán hàng
Thực hiện
1. Phân tích doanh thu theo hoạt động
Loại SP Năm 2016 Tỷ trọng 2016 Năm 2015
Tỷ trọng
2015
Biến động %
thay đổi tỷ
trọng
Doanh thu bán thành phẩm các loại (giày,
dép)
206,203,486,837 99.6% 229,180,835,757 99.7% (22,977,348,920) -10.03% -0.1%
Doanh thu bán NVL
877,185,189 0.4% 738,107,204 0.3% 139,077,985 18.84% 0.1%
Cộng
207,080,672,026 100.00% 229,918,942,961 100.00% (22,838,270,935)
-
-
Phân tích: Doanh thu bán thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn, giảm do ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế làm hoạt động xuất khẩu của công ty giảm, trong khi đó, doanh thu bán NVL chiếm tỷ trọng rất
nhỏ, không ổn định nên việc tăng giảm doanh thu này không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu hoạt động chính.
2. Đối chiếu hạch toán doanh thu kế toán với các phần hành liên quan
a. ĐC giá trị vs báo cáo bán hàng SS BC bán hàng C.L N.nhân
Doanh thu
207,080,672,026 207,080,672,026 -
Thu nhập khác
0 - -
C.L 207,080,672,026 207,080,672,026 -
b. Chọn ngẫu nhiên loại thành phẩm đối chiếu số lƣợng xuất kho trên N-X-T và số lƣợng xuất bán trên BCBH
>> Tham chiếu GLV G200 - Giá vốn
Kết luận
Số liệu khớp giữa báo cáo bán hàng và hạch toán kế toán
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 15 – G143
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH 17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN 20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Đối chiếu doanh thu hạch toán với kê khai thuế GTGT
G143
Mục tiêu Đảm bảo doanh thu hạch toán khớp với doanh thu kê khai
Nguôn gốc số liệu Tờ khai thuế GTGT, sổ cái tài khoản doanh thu
Thực hiện Tờ khai thuế GTGT Hạch toán
CL Tháng 0% TS 5% TS 10% Tổng cộng TK 511 TK 711 TK 521
Tháng 1 38,666,374,929
718,948,589
39,385,323,518 39,385,323,518
-
Tháng 2
10,369,833,455
39,656,317
10,409,489,772
10,408,703,772
786,000
-
Tháng 3
4,043,466,240
634,740,440
4,678,206,680
4,678,206,680
-
Tháng 4
9,970,609,286 -
1,549,503,895
11,520,113,181
11,510,913,090
9,200,091
-
Tháng 5
7,882,769,328 -
1,534,098,299
9,416,867,627
9,414,637,400
2,230,227
-
Tháng 6
12,441,489,103
2,519,209,244
14,960,698,347
14,960,698,347
-
Tháng 7
20,685,724,580 -
686,959,675
21,372,684,255
21,362,168,391
10,515,864
-
Tháng 8
807,001,797
2,038,971,965
2,845,973,762
2,845,973,762
-
Tháng 9
8,516,836,532
9,682,315
8,526,518,847
8,526,064,302
454,545
-
Tháng 10
12,925,196,091
1,250,889,125
14,176,085,216
14,173,935,716 2149500
-
Tháng 11
28,334,540,088
1,014,892,463
29,349,432,551
29,349,432,551
-
Tháng 12
40,177,548,136 -
416,200,042
40,593,748,178
40,464,614,497 129,133,681
-
Cộng 194,821,389,565 - 12,413,752,369 207,235,141,934 207,080,672,026 154,469,908 - -
Kết luận Các mục tiêu kiểm toán đã đạt được
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 16 – G145
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH 17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN 20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Kiểm tra ghi nhận doanh thu, giảm trừ doanh thu
Soát xét 3:
G145
Mục tiêu
Doanh thu, giảm trừ doanh thu ghi nhận là thực tế phát
sinh
Hồ sơ ghi nhận DT/giảm trừ DT đầy đủ, phù hợp quy định
Nguồn gốc số
liệu Sổ chi tiết doanh thu/giảm trừ doanh thu
Thực hiện
1. Thực hiện:
Chọn mẫu kiểm tra doanh thu theo phương pháp chọn mẫu
CMA.
Kết luận:
Mục tiêu kiểm toán đạt được
2. Giảm trừ doanh thu
Mô tả chứng từ ghi nhận giảm trừ doanh
thu
- Giảm giá hàng bán (giảm giá ngoài hóa đơn): Biên bản thỏa thuận giảm giá, hóa đơn điều chỉnh giảm
- Hàng bán trả lại (người mua đã nhận hàng và hóa đơn): Biên bản trả lại hàng,
hóa đơn KH xuất trả (KH là đối tượng sử dụng hóa đơn), liên 2 hóa đơn xuất
(KH khác)
Kết luận:
Mục tiêu kiểm toán đạt được
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 17 – PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU CMA
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 18 – G146
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Người lập: THANH 17/03/2017
KH Công ty CP XYZ
Soát xét 1: THIEN 20/03/2017
Niên độ 31/12/16
Soát xét 2:
N.dung Kiểm tra giao dịch với bên liên quan
Soát xét 3:
G146
Mục tiêu:
Các giao dịch bán hàng với bên liên quan được trình bày đầy đủ
Nguồn gốc số liệu
Sổ chi tiết doanh thu
Tổng hợp công nợ phải thu khách hàng
Thực hiện
1. Nhận diện giao dịch với các bên liên quan
Đối chiếu danh sách khách hàng
Đọc lướt sổ chi tiết
doanh thu
>> Không có giao dịch bán hàng với các bên liên
quan
2. Tổng hợp giao dịch bán hàng với bên liên quan
Bên liên quan Nội dung giao dịch
Năm
2014
Năm
2013
3. Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá bán áp dụng, giá vốn tƣơng ứng, lãi (lỗ) của các giao dịch này
Chọn mẫu giao dịch với bên liên quan
CT Nội dung Số tiền
Phê
duyệt
CS giá
bán Lãi (lỗ)
Ghi
chú
Kết luận
Trong năm không phát sinh giao dịch bán hàng với bên liên
quan
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
PHỤ LỤC 19 – BÁO CÁO KIỂM TOÁN
1.1. Số:
539/2017/BCKT-AAC
BÁO CÁO KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Kính gửi: Các Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc
Công ty Cổ phần XYZ
Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính kèm theo của Công ty Cổ phần XYZ (sau đây gọi tắt là
“Công ty”) được lập ngày 20/03/2017, từ trang 6 đến trang 30, bao gồm: Bảng cân đối kế toán tại
ngày 31/12/2016, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản
thuyết minh báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc cùng ngày.
Trách nhiệm của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài
chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy
định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm
soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày Báo cáo
tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên
Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm
toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực
này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch
và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu Báo cáo tài chính của
Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.
Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về
các số liệu và thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên
xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong Báo cáo tài chính
do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét
kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính trung thực,
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
ế
hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm
mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng
bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các
ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính.
Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và
thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ của chúng tôi.
Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Công ty không thực hiện tính giá thành sản xuất cho từng loại thành phẩm mà xác định giá trị
thành phẩm tồn kho cuối kỳ và giá vốn thành phẩm xuất bán trong kỳ như trình bày tại Thuyết
minh số 4.5 “Hàng tồn kho”. Việc xác định giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn thành phẩm
xuất bán như trên là chưa phù hợp với các quy định hiện hành. Với cách theo dõi và hạch toán
hiện tại ở Công ty, kiểm toán viên không thể xác định được số liệu cần điều chỉnh đối với các
khoản mục “Thành phẩm” và “Giá vốn hàng bán”.
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu
tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp
lý về tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31/12/2016 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh
và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế
toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập
và trình bày Báo cáo tài chính.
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Lâm Quang Tú – Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Thiện – Kiểm toán viên
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán: 1031-
2013-010-1
Số Giấy CN ĐKHN kiểm toán: 1324-2013-
010-1
Đà Nẵng, ngày 29 tháng 03 năm 2017
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_doanh_thu.pdf