Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Scavi Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN TÔN NỮ PHƯƠNG NGHI Niên khóa 2015 - 2019 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ Tên sinh viên:

pdf131 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại Công ty Scavi Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn Tôn Nữ Phương Nghi ThS. Nguyễn Quốc Tú Lớp: K49C - Kế toán Niên khóa 2015 - 2019 Huế, tháng 12 năm 2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin gửi một lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy, Cô giáo trường đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt những năm học trên ghế nhà trường. Tất cả những kiến thức ấy đem đến cho chúng em những nền tảng, những khái niệm đầu tiên về công việc của mình. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong Khoa Kế toán – Kiểm toán trường đã không ngừng nghiên cứu và chia sẻ cho chúng em không chỉ những kiến thức mà còn cả những kinh nghiệm vô giá về cả công việc và cuộc sống. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo Thạc Sĩ Nguyễn Quốc Tú đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị trong bộ phận Kho và bộ phận Kế toán của Công ty SCAVI Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc thực tập và nghiên cứu đề tài tại công ty, cũng như đã chia sẻ chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm rất tận tâm để giúp em có được hành trang quý báu cho công việc sau này. Em xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tuy vậy, do thời gian có hạn cũng như năng lực của bản thân còn nhiều điểm yếu, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô giáo, cùng toàn thể các bạn sinh viên khác để khóa luận được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi Tôn Nữ Phương Nghi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BBGD Biên bản giám định BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc BP Bộ phận CCDC Công cụ dụng cụ CĐKT Cân đối kế toán CKTM Chiết khấu thương mại CMKT Chuẩn mực kế toán CP Chi phí DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán HCNS Hành chính - nhân sự HĐ Hóa đơn HTK Hàng tồn kho KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KQKD Kết quả kinh doanh NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PLVT Phiếu lĩnh vật tư Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi PXC Phân xưởng cắt PXK Phiếu xuất kho SL Số lượng SPDD Sản phẩm dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh TSNH Tài sản ngắn hạn TTDB Tiêu thụ đặc biệt VCNB Vận chuyển nội bộ XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất nhập khẩu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm của công ty Bảng 2.2 : Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2015 - 2017) Bảng 2.3. Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 2.4. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2015 - 2017 Hình 2.1. Logo của công ty Scavi Hình 2.2. Quy trình may Hình 2.3. Giao diện phần mềm ISCALA Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán chi tiết HTK theo phương pháp ghi thẻ song song Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi tiết HTK theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi tiết HTK theo phương pháp sổ số dư Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán NVL Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán Thành phẩm Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Sơ đồ 2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BP Kho Sơ đồ 2.6. Quy trình xuất kho NVL Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... ii DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH............................................................................... ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.......................................................................................... iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 I.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu .......................................................................2 I.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2 I.4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 I.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 I.6. Kết cấu đề tài ....................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG DN SẢN XUẤT ..........................................................5 1.1. Tổng quan về công tác kế toán HTK trong DN ............................................5 1.1.1. Khái niệm và phân loại HTK.......................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm HTK.....................................................................................5 1.1.1.2. Phân loại HTK ......................................................................................5 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của HTK ......................................................................7 1.1.2.1. Vai trò HTK ..........................................................................................7 1.1.2.2. Đặc điểm ...............................................................................................8 1.1.3. Phương pháp kế toán HTK..........................................................................9 1.1.4. Nguyên tắc xác định giá trị HTK ..............................................................10 1.1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trị nhập của HTK ........................................10 1.1.4.2. Nguyên tắc xác định giá trị xuất của HTK .........................................11 1.2. Nội dung công tác quản lý HTK trong DN..................................................12 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý HTK ..................................................................12 1.2.2. Các yêu cầu trong quản lý HTK ................................................................12 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 1.2.3. Các thủ tục kiểm soát quản lý HTK...........................................................13 1.2.3.1. Mua hàng ............................................................................................13 1.2.3.2. Nhập kho thành phẩm .........................................................................14 1.2.3.3. Xuất kho..............................................................................................15 1.2.3.4. Bảo quản, kiểm kê...............................................................................15 1.3. Nội dung công tác kế toán chi tiết HTK trong DN .....................................16 1.3.1. Kế toán chi tiết HTK..................................................................................16 1.3.1.1. Phương pháp ghi thẻ song song ..........................................................16 1.3.1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển ..............................................18 1.3.1.3. Phương pháp sổ số dư .........................................................................19 1.3.2. Kế toán tổng hợp HTK ..............................................................................20 1.3.3. Kiểm kê HTK .............................................................................................25 1.3.3.1. Khái niệm............................................................................................25 1.3.3.2. Mục đích của việc kiểm kê HTK ........................................................25 1.3.3.3. Các bút toán căn bản ...........................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ .................................................29 2.1. Tổng quan về Công ty Scavi Huế .................................................................29 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................29 2.1.2. Các thông tin cơ bản về công ty ................................................................29 2.1.3. Trách nhiệm của công ty ...........................................................................31 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .........................................................32 2.1.5. Phương thức sản xuất................................................................................32 2.1.6. Quy trình sản xuất .....................................................................................33 2.1.7. Các chủng loại sản phẩm ..........................................................................35 2.1.8. Các khách hàng chính của Scavi Huế .......................................................36 2.1.9. Cơ cấu tổ chức, bộ máy công ty ................................................................37 2.1.9.1. Sơ đồ bộ máy quản lý .........................................................................37 2.1.9.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban........................................38 2.1.10. Tổ chức công tác kế toán của công ty .....................................................41 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................41 2.1.10.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng..............................................43 2.1.10.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ..................................................45 2.1.10.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và hình thức kế toán ...................45 2.1.11. Các nguồn lực của công ty (giai đoạn 2015 - 2017)...............................48 2.1.11.1. Tình hình lao động của công ty ........................................................48 2.1.11.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn ............................................................57 2.1.11.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ............................49 2.2. Thực trạng về công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty Scavi Huế 51 2.2.1. Những vấn đề chung..................................................................................51 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty...............................................51 2.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý HTK ............................................................51 2.2.2. Phân loại và đặc điểm HTK tại công ty ....................................................54 2.2.2.1. Phân loại..............................................................................................54 2.2.2.2. Đặc điểm .............................................................................................55 2.2.3. Phương pháp tính giá HTK tại công ty .....................................................56 2.2.3.1. Phương pháp tính giá nhập kho ..........................................................56 2.2.3.2. Phương pháp tính giá xuất kho ...........................................................61 2.2.4. Kế toán chi tiết HTK tại công ty................................................................62 2.2.4.1. Kế toán nguyên vật liệu ......................................................................62 2.2.4.2. Kế toán thành phẩm ............................................................................80 2.2.5. Thực trạng công tác quản lý HTK tại Công ty ..........................................95 2.2.5.1. Hệ thống kho hàng ..............................................................................95 2.2.5.2. Công tác quản lý HTK ........................................................................95 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HTK TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ...............................................................108 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty ...........108 3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán HTK tại công ty .......................................108 3.1.1.1. Ưu điểm ............................................................................................108 3.1.1.2. Nhược điểm.......................................................................................109 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 3.1.2. Đánh giá về công tác quản lý HTK tại công ty .......................................109 3.1.2.1. Ưu điểm ............................................................................................109 3.1.2.2. Nhược điểm.......................................................................................110 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty ..............................................................................................................................111 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán HTK...........................................111 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý HTK ..........................................111 PHẦN III: KẾT LUẬN .............................................................................................113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................115 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn tiên phong là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và dần hoàn thiện với các công nghệ mới và trang thiết bị hiện đại. Cùng những chính sách ưu đãi của nhà nước trong khuyến khích phát triển, ngành dệt may đã có những thành quả đáng khích lệ, các sản phẩm được thừa nhận ở các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...tạo ra giá trị cho hàng hóa và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối với các DN sản xuất trong lĩnh vực này, HTK là một khoản mục mang tính trọng yếu, chiếm một giá trị lớn trong tổng TSNH và có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán chính xác HTK có ảnh hưởng quan trọng đến các số liệu trên bảng CĐKT và tới các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD. Việc lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, phương pháp kế toán tổng hợp HTK phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của DN giúp nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý và tiết kiệm chi phí, giảm áp lực công việc cho bộ phận kế toán. Hơn nữa, việc lựa chọn đúng phương pháp và tính toán chính xác giá xuất kho của HTK sẽ giúp DN thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ thành phẩm và mục tiêu lợi nhuận đề ra trong kỳ. Việc quản lý chặt chẽ HTK là vô cùng cần thiết đối với DN sản xuất. Nếu duy trì được một lượng HTK thích hợp sẽ mang lại cho DN sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ thành phẩm. Bên cạnh đó, việc duy trì một lượng tồn kho thành phẩm thích hợp giúp đáp ứng mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai, mang lại lợi ích cho cả bộ phận sản xuất lẫn bộ phận thương mại khi tối thiểu hóa được thiệt hại do khan hiếm hàng hay chậm trễ trong giao hàng. Từ những nhận thức như trên về HTK cùng với những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường, qua quá trình thực tập tại Công ty SCAVI Huế đã tạo điều kiện để em có thể tiếp cận thực tế, hiểu rõ thêm những kiến thức thực tiễn về công tác quản lý và kế toán HTK tại công ty. Do vậy, em đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty SCAVI Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 2 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty SCAVI Huế, để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty, phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý trong chiến lược kinh doanh. - Mục tiêu cụ thể: Một là, tống hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý và kế toán HTK trong DN. Hai là, tìm hiểu thực trạng quản lý và kế toán HTK tại công ty SCAVI Huế. Từ đó, đánh giá thực trạng quản lý và kế toán HTK tại công ty. Ba là, đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán HTK tại công ty SCAVI Huế. I.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, đánh giá công tác kế toán và quản lý HTK trong thực tế tại công ty SCAVI Huế. Bao gồm chứng từ sử dụng, tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán HTK. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian thực tập và đặc điểm của công ty là DN sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hai khoản mục HTK có giá trị lớn và chủ yếu của công ty là NVL và thành phẩm. I.4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tại công ty SCAVI Huế có địa chỉ tại khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản lý và kế toán HTK trong năm 2017. Ngoài ra, có nhiều số liệu khác cũng được thu thập trong giai đoạn 2015 -2017. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 3 - Số liệu được sử dụng là số liệu của năm 2017. I.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, bài giảng, đồ án ở trên thư viện, trên mạng Internet... nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác quản lý và kế toán HTK. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Sử dụng để hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhất là nhân viên kế toán, nhằm tìm hiểu hoạt động công tác quản lý và kế toán HTK tại công ty. - Phương pháp thu thập số liệu Thu thập các số liệu thô cần thiết cho đề tài bằng cách chụp ảnh, photo hoặc chép tay các hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán làm căn cứ chứng minh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh Phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu thu thập được giai đoạn 2015 - 2017. Nhằm có cái nhìn khái quát tình hình quản lý và kế toán HTK từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty. - Phương pháp quan sát Quan sát quá trình làm việc, nhập và luân chuyển chứng từ cũng như quá trình xảy ra các nghiệp vụ liên quan tới HTK. - Phương pháp kế toán: Phương pháp mô tả chứng từ: Mô tả thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thể hiện trên các giấy tờ. - Phương pháp tính giá: Tính giá trị các loại HTK xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 4 I.6. Kết cấu đề tài Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu phần nội dung chính của khóa luận như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán và quản lý HTK trong DN sản xuất Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận về kế toán và quản lý HTK trong DN sản xuất. - Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty SCAVI Huế Nội dung của chương là tìm hiểu tổng quan về công ty cũng như thực trạng công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty SCAVI Huế Chương này nêu nhận xét về ưu nhược điểm và đưa ra giải pháp cho công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TRONG DN SẢN XUẤT 1.1. Tổng quan về công tác kế toán HTK trong DN 1.1.1. Khái niệm và phân loại HTK 1.1.1.1. Khái niệm HTK Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán ( Phan Thị Minh Lý, 2007 ): “HTK bao gồm những TSNH trong một đơn vị hiện đang trong trạng thái dự trữ cho sản xuất hoặc dự trữ cho lưu thông...”. Đây là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. 1.1.1.2. Phân loại HTK HTK trong DN thường đa dạng về chủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình SXKD. Để quản lý tốt HTK, tính đúng và tính đủ giá gốc HTK cần phân loại và xắp xếp HTK theo những tiêu thức nhất định.  Thứ nhất, phân loại HTK theo mục đích sử dụng và công dụng của HTK Theo tiêu thức phân loại này, những HTK cùng mục đích sử dụng và công dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt nguồn gốc hình thành, quy cách, phẩm chất ra sao,... Theo đó, HTK trong DN được chia thành: - HTK dự trữ cho sản xuất: Là toàn bộ HTK được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL, bán thành phẩm, CCDC, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. - HTK dự trữ cho tiêu thụ: Phản ánh toàn bộ HTK được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của DN như hàng hoá, thành phẩm,... rươ ̀ng Đ ại h ọc K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 6  Thứ hai, phân loại HTK theo nguồn hình thành Theo tiêu thức phân loại này, HTK được chia thành: - HTK được mua vào gồm: hàng mua từ bên ngoài, hàng mua nội bộ - HTK tự gia công: là toàn bộ HTK được DN sản xuất, gia công tạo thành. - HTK được nhập từ các nguồn khác: Như HTK được nhập từ liên doanh, liên kết, HTK được biếu tặng v.v...  Thứ ba, phân loại kho theo yêu cầu sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, HTK được chia thành: - HTK sử dụng cho SXKD Phản ánh giá trị HTK được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. - HTK chưa cần sử dụng Phản ánh giá trị HTK được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý. - HTK không cần sử dụng: Phản ánh giá trị HTK kém hoặc mất phẩm chất không được DN sử dụng cho mục đích sản xuất.  Thứ tư, phân loại HTK theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ: Theo tiêu thức phân loại này, HTK được chia thành: - Hàng tồn trữ an toàn Phản ánh hàng tồn trữ an toàn để kinh doanh được tiến hành liên tục, thường xuyên. - Hàng tồn trữ thực tế  Thứ năm, phân loại HTK theo phẩm chất: Theo tiêu thức phân loại này, tuỳ vào chất lượng của HTK, HTK được phân thành: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 7 - HTK chất lượng tốt - HTK kém phẩm chất - HTK mất phẩm chất  Thứ sáu, phân loại HTK theo địa điểm bảo quản: Theo tiêu thức phân loại này, HTK được chia thành: - HTK trong DN : Phản ánh toàn bộ HTK đang được bảo quản tại DN như hàng trong kho, trong quầy, CCDC, NVL trong kho và đang sử dụng, ... - HTK bên ngoài DN : Phản ánh toàn bộ HTK đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài DN như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,...  Thứ bảy, theo chuẩn mực 02 -HTK được phân thành: - Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán - Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm - NVL, CCDC tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường - Chi phí dịch vụ dở dang. Tóm lại: Mỗi cách phân loại HTK đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị DN. Do đó, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị DN mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về HTK theo những cách thức nhất định. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của HTK 1.1.2.1. Vai trò HTK Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 8 Đối với các DN sản xuất, HTK có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng diễn ra đồng bộ. HTK mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận thương mại của DN sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua NVL, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, HTK giúp DN tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của DN. Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại như các DN bán sỉ hay bán lẻ thì HTK cũng có vai trò tương tự là một tấm đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của DN diễn ra liên tục, DN có đầy đủ hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đáp ứng kịp thời những biến động về nhu cầu của khách hàng, từ đó tối thiểu hóa chi phí cơ hội của khoản doanh thu bị mất đi do thiếu hụt hàng hóa. 1.1.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, HTK là một bộ phận của TSNH và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của DN. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả HTK ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Thứ hai, HTK trong DN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy giá gốc HTK khác nhau. Xác định yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc HTK sẽ góp phần tính toán và hạch toán hợp lý giá gốc HTK, làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ. Thứ ba, HTK tham gia toàn bộ vào hoạt động SXKD của DN, qua đó HTK luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những TSNH khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,... Thứ tư, HTK trong DN bao gồm nhiều loại với đặc điểm về tính chất và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, HTK thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 9 lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng HTK gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn. Thứ năm, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị HTK là công việc khó khăn, phức tạp. Nhiều loại HTK rất khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, các loại linh kiện điện tử, đồ cổ, kim khí quý. Vì vậy, tùy ở mỗi DN mà yêu cầu quản lý HTK có những đặc điểm khác nhau. 1.1.3. Phương pháp kế toán HTK Để quản lý HTK, các đơn vị sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Trong trường hợp này, công ty mà tác giả tìm hiểu đang áp dụng phương pháp kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên nên trong phần này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận về phương pháp kê khai thường xuyên Theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của HTK trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất HTK. Vì vậy giá trị HTK trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Giá trị HTK cuối kỳ = Giá trị HTK đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng xuất trong kỳ Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế HTK, so sánh, đối chiếu với số liệu HTK trên sổ kế toán. Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế phải phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch, phải tìm nguyên nhân và giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp KKTX thường áp dụng cho các DN sản xuất và các DN thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị và hàng kỹ thuật chất lượng cao. - Ưu điểm: Theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư, hàng hóa giúp cho việc giám sát chặt chẽ tình hình biến động của HTK trên cơ sở đó bảo quản HTK cả về số lượng và giá trị. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 10 - Nhược điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán lớn, dẫn tới chi phí hạch toán cao. 1.1.4. Nguyên tắc xác định giá trị HTK 1.1.4.1. Nguyên tắc xác định giá trị nhập của HTK - Nguyên tắc chung HTK được tính theo giá gốc. Giá gốc HTK bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Đối với HTK mua vào Tính giá nhập kho của NVL, CCDC, hàng hóa mua về nhập kho. Bước 1: Xác định giá trị mua vào bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, trừ các khoản CKTM và GGHM, cộng các khoản thuế không được hoàn lại: Thuế GTGT đầu vào của HTK không được khấu trừ, thuế TTĐB, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua HTK. Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức cho phép. Bước 3: Tổng hợp giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí thu mua. Giá thực tế nhập HTK = Giá mua (bao gồm cả các khoản thuế không được khấu trừ ) - Giảm giá, CKTM + Chi phí thu mua - Đối với hàng hóa tự sản xuất ra Trình tự tính giá... theo thông số đã đặt sẵn. Việc sử dụng máy cắt để giảm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm được diện tích vải tối ưu nhất.  Cắt viền Vải được cắt khuôn thường có độ xơ và lệch nhất định, thông thường chỉ chiếm sai số nhỏ, việc cắt viền đảm bảo may sẽ theo viền định sẵn, tránh việc sản phẩm bị méo.  Lọc và kiểm tra Đây là quy trình chi tiết, từng miếng vải sẽ được đưa ra giám định chất lượng cũng như tỷ lệ chính xác của từng miếng vải trước khi đưa vào quy trình may, đối với nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ bị loại. Với quy trình này, có hai bộ phận đảm nhiệm đó là bộ phận giám định và AQL.  May Đây là quá trình cần nhiều nhân lực nhất, mỗi chuyền sản xuất gồm có 10-12 nhân viên may và 4-5 phụ trách kiểm tra, đóng gói sản phẩm hoàn thành  Dập khuôn Đối với sản phẩm áo ngực, đây là quá trình quan trọng nhất vì nó phải đảm bảo được các tiêu chí sau - Tỷ lệ Nếu sai sót trong quá trình dập khuôn theo tỷ lệ, sản phẩm rất dễ bị loại bỏ tong khâu này, nên sẽ gây tổn thất lớn cho công ty. Đối với sản phẩm áo ngực, công ty có các kích cỡ: 75A, 75B, 75C, 75D, 80A, 80B, 80C, 80D, 85A, 85B, 85C, 85D, 90A, 90B, 90C, 90D, 95A, 95B, 95C, 95D và ngoại cỡ theo yêu cầu của khách hàng. - Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp sẽ tạo ra kích cỡ áo thích hợp nhất, nếu nhiệt độ sai sẽ dẫn đến hư hỏng vải thay vì tạo ra được sản phẩm. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 35 - Thời gian Tương tự như nhiệt độ, việc dập khuôn cần có một thời gian tương đối, nếu thời gian dài, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến khuôn vải, dẫn đến hư hỏng.  In ấn Sản phẩm được in ấn theo tiêu chuẩn của khách hàng bao gồm logo, tên sản phẩm. Qua trình in ấn chỉ thực hiện đối với một số bộ phận nhất định như đai, viền cổ. 2.1.7. Các chủng loại sản phẩm Bảng 2.1. Danh mục sản phẩm của công ty Tên sản phẩm Chất liệu Nam/Nữ Kích cỡ Panty 100% cotton (Ren/vải) Nữ Đa dạng kích cỡ Slip 100% cotton Nam/Nữ Đa dạng kích cỡ String 100% cotton Nữ Ngoại cỡ Boxer 100% cotton Nam Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (soft) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (wire) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (mould cup) Nữ Đa dạng kích cỡ Bra 100% cotton (padding) Nữ Đa dạng kích cỡ Monokini 100% cotton Nữ Đa dạng kích cỡ bikini 100% cotton Nữ Đa dạng kích cỡ Quần bơi 100% cotton Nam Đa dạng kích cỡ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 36 Sport Bra 100% cotton Nữ Đa dạng kích cỡ Night dress 100% cotton (ren) Nữ Đa dạng kích cỡ Ngoài các danh mục sản phẩm cố định trên, công ty Scavi Huế còn sản xuất dựa trên yêu cầu đặt hàng của khách hàng nếu như lượng đặt hàng đủ lớn để sản xuất đại trà. Ví dụ như sản phẩm quần thể thao Box nam, T-shirt. Ngoài ra, sản phẩm của Scavi luôn được khách hàng đánh giá cao bởi chất lệu 100% cotton không pha trộn, bền và thoáng mát được nhiều khách hàng ưa chuộng. Bên cạnh đó, danh mục sản phẩm luôn đa dạng kích cỡ bởi lẽ những sản phẩm của doanh nghiệp thường được xuất sang thị trường châu Âu và Mỹ nên khách hàng thường đặt những kích cỡ lớn để thích hợp với người tiêu dùng của phân đoạn thị trường. 2.1.8. Các khách hàng chính của Scavi Huế  Decathlon Hiện tại, khách hàng này là khách hàng truyền thống của doanh nghiệp, đang chiếm 70% năng lực của nhà máy. Bao gồm các chủng loại: đồ bơi, T-shirt, slip nữ, đồ thể thao. Đối với khách hàng Decathlon, Scavi Huế luôn đẩy mạnh sự tham gia của khách hàng trong quá trình sản xuất, tăng chiết khấu và đẩy mạnh các dịch vụ khuyến mãi.  Fruit of the loom (FTL) Đây là một trong những khách hàng lớn khác của nước Mỹ, mặt hàng đặt chủ yếu của FTL là Boxer nam và T-shirt. Chiếm gần 2% năng lực sản xuất của DN. Đây là khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng, từ những nguyên phụ liệu nhỏ nhất.  Laredosa Với lượng đặt hàng lớn hàng năm gồm: Mouldcup Bra, Wire Bra, Slip, Panty, váy ngủ. Laredosa đang gần chiếm 7% năng lực của nhà máy. Do đó, khách hàng Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 37 thường yêu cầu sự tham gia của mình trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và giảm độ sai sót.  Dobotex Đây là khách hàng đến từ nước Pháp, với năng lực sản xuất chiếm 5%.  HBI Mặc dù đã xây dựng một nhà máy tại khu công nghiệp Phú Bài - Thừa Thiên Huế, nhưng HBI cũng là một khách hàng đặt biệt của doanh nghiệp, các mặt hàng đặt may gồm có bra và boxer, nhưng HBI chủ yếu đặt gai công ở doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình may.  Doanh nghiệp còn có các khách hàng nhỏ khác từ nước Pháp, Italia, Đức, Hàn Quốc với năng lực thấp hơn, với các mặt hàng đặt theo mùa vụ như: - Dimsa có slip nam và nữ, boxer nam và nữ - Petit Bateau chủ yếu là quần áo trẻ em - Armani gồm có T-shirt nam nữ, boxer và slip - Arena có monokini và sport bra - Puma có bra, slip nam nữ và boxer nam Ngoài ra, còn có khách hàng khác như : Triumph, Adoreme, H&M, Về năng lực, các sản phẩm của Scavi Huế chủ yếu xuất sang Pháp, khá dễ hiểu vì doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ Scavi Europe, một công ty của nước Pháp nên khả năng tìm kiếm khách hàng và thị trường ở đây dễ dàng hơn. 2.1.9. Cơ cấu tổ chức, bộ máy công ty 2.1.9.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 38 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Scavi Huế 2.1.9.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Tổ chức của công ty Scavi có nhiều bộ phận chuyên biệt, mỗi bộ phận có một chức năng riêng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Giám đốc nhà máy: - Giám đốc nhà máy là người điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy. - Hoạch định chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy. - Hoạch định chiến lược kinh doanh của nhà máy, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch kinh doanh của các pḥòng ban, phân xưởng để thực thi kế hoạch kinh doanh của nhà máy. - Chịu trách nhiệm về mọi vấn để của nhà máy trước hội đồng quản trị. Bộ phận hành chính - nhân sự - Tham mưu cho Ban Giám đốc và trực tiếp tổ chức thực hiện các văn bản quản lý hành chính trong nhà máy. - Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân sự theo quy định. GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY BP HCNS BP IT BP THƯƠNG MẠI BP AQLBP SẢN XUẤTBP KẾ TOÁN BP KẾ HOẠCH BP GIÁM ĐỊNH BP XNK BP KHOPXC BP ĐÓNG GÓIBP MAY BP KCS Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 39 - Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành. - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn nhà máy, ngân sách liên quan đến chi phí lao động. - Xây dựng các quy tŕnh, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động nhà máy.  Bộ phận kế toán - Xét duyệt các khoản thu-chi của nhà máy dựa trên yêu cầu xác đáng của từng BP. - Bảo đảm tài chính cho nhà máy, vốn luân chuyển không bị thiếu. - Là đầu mối phối hợp với các pḥòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của công ty. - Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên.  Bộ phận thương mại Tất cả các hoạt động liên quan đến đơn hàng từ giá cả, màu sắc, số lượng, sự cố trong sản xuất cần ý kiến khách hàng thì bộ phận thương mại sẽ đứng ra làm việc. BP thương mại gồm 2 nhóm: - Nhóm MS - Manufacturing Stage - Nhóm MPS - Market Preparation Stage Nhóm này làm việc trực tiếp với khách hàng để bán hàng. Mẫu mă có thể từ khách hàng hay từ thiết kế của công ty. Mục tiêu là lấy được đơn hàng với lợi nhuận cao nhất.  Bộ phận sản xuất Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 40 Xây dựng kế hoạch sản xuất và trực tiếp sản xuất các hợp đồng do BP MS cung cấp kể từ khi nhận được NVL. * BP Kế hoạch - Đây là một bộ phận quan trọng để đảm bảo sản xuất kịp tiến độ cho đơn hàng. - Tham gia lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch cho các bộ phận khác của công ty. * BP Giám định Là bộ phận đảm bảo chất lượng của nguyên phụ liệu nhập vào kho và đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu đưa ra sản xuất. * Bộ phận xuất nhập khẩu Thực hiện tìm kiếm nhà vận chuyển với giá cả, hợp lý, lập báo cáo thanh toán hải quan và chịu trách nhiệm về chứng từ xuất nhập khẩu. * Bộ phận kho Chịu trách nhiệm về quản lý nguyên phụ liệu và thành phẩm. Đảm bảo về quá trình xuất nhập chính xác và kịp thời đúng tiến độ. Đồng thời lập các báo cáo về tình hình tồn kho của tài sản. * Phân xưởng cắt Chịu trách nhiệm về xả vãi và cắt vãi theo mẫu bằng các máy cắt. * Bộ phận may: Gồm hệ thống các chuyền may. Thực hiện may theo đúng mẫu yêu cầu. Đảm bảo đúng quy trình và thao tác. * Bộ phận đóng gói Đóng gói sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Về các phụ kiện đóng gói, nhãn mác, và đúng quy định về dán keo, gắn thẻ của bao bì.  Bộ phận AQL Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 41 BP AQL sẽ dựa vào kế hoạch của BP kế hoạch (cụ thể là kế hoạch Booking kiểm hàng của cán bộ kế hoạch xuất hàng) để kiểm hàng theo tiêu chuẩn của khách hàng đưa ra, để đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng kiểm tra hoặc trước khi xuất hàng.  Bộ phận IT Quản lý toàn bộ hệ thống điện toán của công ty  Bộ phận Kiểm soát chất lượng sản phẩm (KCS) Đây là bộ phận xuyên suốt đảm bảo chất lượng có mặt trong các khâu. Nhiệm vụ: - Kiểm soát chất lượng nhập – xuất và lưu trữ trong kho theo quy trình. - Tìm nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý, kiểm tra lại kết quả của việc xử lý. - Đánh giá, phân loại hàng hóa theo chất lượng: Sản phẩm loại 1, loại 2, phế phẩm. - Theo dõi và ghi chép các số liệu của từng lô hàng.  Ngoài ra còn có các bộ phận khác - Bộ phận bảo vệ - Bộ phận lao công - Bộ phận điện, bảo trì 2.1.10. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.10.1. Tổ chức bộ máy kế toánTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 42 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Scavi Huế  Kế toán trưởng Điều hành chung công tác kế toán của công ty  Kế toán tổng hợp Phụ trách lập báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.  Kế toán tiền lương - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian và hiệu quả lao động, tính lương, bảo hiểm xã hội và các đối tượng sử dụng lao động - Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, các phòng ban trực thuộc đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ sách cần thiết và hạch toán nghiệp vụ về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp.  Kế toán thanh toán Có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ gốc, ghi phiếu thu, phiếu chi theo đúng mục đích được duyệt. Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn mua hàng. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi các khoản nợ ngắn hạn. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hóa thành phẩm, doanh thu và xác định KQKD Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán CP SXKD Kế toán TSCD Kế toán thuế Thủ quỹ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 43  Kế toán CP SXKD Theo dõi CPSX phục vụ yêu cầu tính giá thành và kiểm tra CP SXKD trong kì  Kế toán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu và xác định KQKD Có nhiệm vụ phản ánh và giám sát việc xuất, nhập kho thành phẩm và theo dõi việc tiêu thụ thành phẩm, xác định doanh thu, kết quả lãi lỗ của công ty.  Kế toán TSCD Có nhiệm vụ giám sát, phản ánh việc mua sắm, trang bị, bảo quản sử dụng và tính khấu hao TSCD  Thủ quỹ Có nhiệm vụ cất giữ thu chi các khoản tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, giám đốc và pháp luật về việc mất tiền do các nguyên nhân 2.1.10.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng  Hệ thống BCTC Được lập theo CMKT và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Hệ thống BCTC bao gồm bốn loại cơ bản là: Bảng CDKT, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Các báo cáo này đều được kiểm toán mỗi năm.  Cơ sở lập các BCTC Các BCTC được lập phù hợp với các CMKT, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình bày BCTC. Các BCTC không nhằm mục đích trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở những quốc gia hoặc thể chế ngoài nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn nữa, việc sử dụng BCTC của công ty không nhằm dành cho các đối tượng không được biết về những nguyên tắc, thủ tục và thông lệ Việt Nam. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 44  Niên độ kế toán Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và khóa sổ vào ngày 31 tháng 12  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán Các BCTC của công ty được lập bằng Đô la Mỹ (USD). Việc sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ báo cáo theo các chính sách kế toán của công ty Scavi đã được phê duyệt Bộ Tài chính theo công văn số 4077TC/CĐKT ngày 04 tháng 05 năm 2001  Tỷ giá hối đoái Các nghiệp vụ phát sinh bằng tiền tệ khác với đồng tiền báo cáo của công ty là USD được chuyển đổi tại ngày phát sinh giao dịch nghiệp vụ. Tài sản tiền tệ và công nợ phát sinh bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo được quy đổi theo tỷ giá tại ngày lập bảng CĐKT. Lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh.  Ước tính kế toán Việc lập BCTC phù hợp với các CMKT, CĐKT Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC đòi hỏi Hội đồng quản trị phải có những ước tính và giả định có ảnh hưởng số liệu báo cáo về tài sản, công nợ và việc trình bày các khoản tài sản, công nợ tiềm tàng tại ngày lập BCTC và các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong năm tài chính. Kết quả thực tế có thể khác so với số liệu ước tính.  Phương pháp khấu hao TSCD Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, với tỷ lệ khấu hao hàng năm như sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: 20 năm - Máy móc và thiết bị: 5-10 năm Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 45 - Phương tiện vận tải: 5 năm - Thiết bị văn phòng: 4-7 năm - Khác: 7 năm  Phương pháp kế toán HTK Giá vốn HTK được áp dụng theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán HTK. 2.1.10.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính, thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, thông tư số 244/2009/TT-BTC. 2.1.10.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và hình thức kế toán  Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ  Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy ISCALA cùng hai phần hành hỗ trợ là SCA X và SCA G để phục vụ cho công tác kế toán. Đây là hệ thống phần mềm hiện đại và quản lý số liệu rất chính xác. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 46 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán  Phần mềm kế toán công ty đang áp dụng: Phần mềm ISCALA Hình 2.3: Giao diện phần mềm ISCALA Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 47  Trình tự ghi sổ kế toán Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy để phục vụ cho công tác kế toán theo hệ thống chương trình kế toán máy lập sẵn dưới hình thức ghi sổ có cải biên. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung, nhân viên kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên phần mềm là không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng nó in được đầy đủ sổ kế toán và BCTC khi công ty cần in báo cáo. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H u ́ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 48 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ 2.1.11. Các nguồn lực của công ty (giai đoạn 2015 - 2017) 2.1.11.1. Tình hình lao động của công ty - Xét theo giới tính : + Trong cả 3 năm, tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn so với lao động nam vì Công ty là công ty sản xuất sản phẩm nên điều này là hoàn toàn phù hợp. + Năm 2016 so với năm 2015, số lượng lao động tăng thêm 750 người tương đương 17,73%. Trong đó số lao động nữ tăng 17,81% cao hơn so với tỷ lệ tăng của lao động nam là 17,41%. + Năm 2017 so với năm 2016, số lao động tăng thêm 1276 người tương đương 25,62%. Trong đó tỷ lệ tăng của lao động nữ là 26,02% cao hơn so với tỷ lệ tăng của lao động nam là 24,05%. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 49 - Xét theo tính chất công việc: + Trong cả 3 năm, lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty vì trong công ty sản xuất thì số lượng lao động trực tiếp làm ra sản phẩm luôn chiếm tỷ lệ cao. + Năm 2016 so với năm 2015, số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng với tỷ lệ tăng là 17,57% và 20,08%. Lao động gián tiếp có tỷ lệ tăng cao hơn. + Năm 2017 so với năm 2016, tỷ lệ tăng của lao động trực tiếp cao hơn tỷ lệ tăng của lao động gián tiếp với tỷ lệ tương ứng là 25,99% và 20,19%. Bảng 2.2 : Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2015-2017) (Đvt: người) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng lao động 4230 100 498 0 100 625 6 100 75 0 17,7 3 127 6 25,6 2 Giới tính Nam 850 20,09 998 20,0 4 123 8 19,7 9 14 8 17,4 1 240 24,0 5 Nữ 3380 79,9 1 398 2 79,9 6 501 8 80,2 1 60 2 17,8 1 103 6 26,0 2 Tính chất LĐ trực tiếp 3966 93,7 6 466 3 93,6 3 587 5 93,9 1 69 7 17,5 7 121 2 25,9 9 LĐ gián tiếp 264 6,24 317 6,37 381 6,09 53 20,08 64 20,1 9 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động qua các năm đều có chiều hướng tăng, công ty đang phát triển theo chiều hướng tốt, đảm bảo công việc ổn định cho người lao động. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 47 2.1.11.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn Bảng 2.3. Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đvt: triệu đồng) CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Gía trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % TÀI SẢN 630.822,808 100 750.575,446 100 814.164,792 100 119.752,638 18,98 63.589,346 8,47 A. TSNH 235.452,368 37,32 278.231,457 37,07 351.235,154 43,14 42.779,089 18,17 73.003,697 26,24 1. Tiền 86.523,489 13,72 75.124,246 10,01 95.214,367 11,69 (11.399,225) (13,17) 20.090,121 26,74 2. Khoản phải thu 53.265,475 8,44 83.457,219 11,12 167.235,452 20,54 30.191,744 56,68 83.778,233 100,38 3. Hàng tồn kho 64.254,894 10,19 74.230,210 9,89 50.214,264 6,17 9.975,316 15,52 (24.015,946) (32,35) 4. TSNH khác 31.408,510 4,97 45.419,782 6,05 38.571,071 4,74 14.011,272 44,61 (6.848,711) (15,08) B. TSDH 395.370,440 62,68 472.343,989 62,93 462.929,638 56,82 76.973,549 19,47 (9.414,351) (1,99) 1. Khoản phải thu dài hạn 20.235,264 3,12 25.365,458 3,12 17.800,235 2,19 5.130,194 25,35 (7.565,223) (29,82) 2. TSCĐ 302.214,895 47,91 382.021,236 50,9 402.021,854 49,38 79.806,341 26,41 20.000,618 5,24 3.ĐTDH 72.920,281 11,65 64.957,295 8,91 43.107,549 5,25 (7.962,986) (10,92) (21.849,746) (33,64) NGUỒN VỐN 630.822,808 100 750.575,446 100 814.164,792 100 119.752,638 18,98 63.589,346 8,47 A. Nợ phải trả 370.502,879 58,73 380.214,597 50,66 356.012,647 43,73 9.711,718 2,62 (24.201,950) (6,37) 1. Nợ ngắn hạn 153.215,900 24,29 185.326,579 24,69 163.215,214 20,05 32.110,679 20,96 (22.111,365) (11,93) 2.Nợ dài hạn 217.286,979 34,44 194.888,018 25,97 192.797,433 23,68 (22.398,961) (10,31) (2.090,585) (1,07) B. Nguồn vốn CSH 260.319,929 41,27 370.360,849 49,34 458.152,145 56,27 110.040,920 42,27 87.791,296 23,7 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 48 - Tình hình tài sản qua 3 năm: + Năm 2016 so với năm 2015, TSNH có mức tăng thấp hơn TSDH với mức tăng tương ứng là 18,17% và 19,47% trong đó tiền mặt trong công ty giảm xuống hơn 11 tỷ tương ứng với mức giảm 13,17%, khoản phải thu tăng lên 30 tỷ tương ứng 56,68%, chứng tỏ công tác thu hồi nợ vẫn còn khó khăn, hàng tồn kho tăng lên gần 10 tỷ tương ứng 15,52% và TSNH khác có tỷ lệ tăng khá cao là 44,61% tương ứng tăng 14 tỷ đồng. Còn TSCĐ và khoản phải thu dài hạn có tỷ lệ tăng lần lượt là 26,41% và 25,35% tương ứng với số tiền tăng là 80 tỷ và 5 tỷ, còn TSDH giảm gần 8 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 10,92%. + Năm 2017 so với năm 2016, TSNH có chiều hướng tăng còn TSDH lại có chiều hướng giảm trong đó tiền mặt của công ty tăng gần 20 tỷ tương ứng 26,74% và các khoản phải thu có tỷ lệ tăng cao nhất là 100,38% cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty vẫn chưa được giải quyết tốt, hàng tồn kho giảm 24 tỷ so với năm trước với tỷ lệ giảm tương ứng 32,35% và TSNH khác cũng giảm 15,08% tương ứng giảm gần 7 tỷ đồng. Khoản phải thu dài hạn và TSDH có tỷ lệ giảm khá cao lần lượt là 29,82% ( hơn 7 tỷ) và 33,64% ( gần 22 tỷ), TSCĐ tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 5,24% tương ứng 20 tỷ đồng. - Tình hình nguồn vốn qua 3 năm: + Năm 2016 so với năm 2015, Nguồn vốn tăng gần 120 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng là 18,98% trong đó nguồn vốn CSH có tỷ lệ tăng cao, tăng 42,27% tương ứng tăng 110 tỷ, còn nợ phải trả chỉ tăng 2,62% tương ứng tăng gần 10 tỷ đồng do khoản nợ ngắn hạn tăng 32 tỷ tương ứng tăng 20,96% nhưng khoản nợ dài hạn lại giảm hơn 22 tỷ tương ứng giảm 10,32% tuy nhiên khoản nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn trong khoản nợ phải trả của công ty. Công ty cần xem xét lại các khoản nợ để chủ động hơn trong vấn đề tài chính. + Năm 2017 so với năm 2016, nguồn vốn tăng hơn 63 tỷ tương ứng tỷ lệ tăng là 8,47% trong đó chỉ có nguồn vốn CSH tăng gần 88 tỷ đồng tương ứng tăng 23,7% còn nợ phải trả giảm hơn 24 tỷ tương ứng giảm 6,73%. Nợ phải trả ngắn hạn giảm 22 tỷ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K nh ế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 49 đồng tương ứng giảm 11,93% và nợ phải trả dài hạn giảm 2 tỷ đồng tương ứng giảm 1,07%. Mặc dù khoản nợ phải trả có chiều hướng giảm nhưng tỷ lệ nợ phải trả trong nguồn vốn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Công ty cần có các giải pháp cần thiết đề chủ động hơn trong nguồn vốn của mình. 2.1.11.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Năm 2016 so với năm 2015 doanh thu tăng gần 190 tỷ đồng tương đương tăng 20,52%. Đồng thời mức tăng của doanh thu cao hơn mức tăng của chi phí nên lợi nhuận trước thuế có tỷ lệ tăng khá cao là 78,07% tương đương tăng đến 100 tỷ, điều này cho thấy công ty đang hoạt động rất tốt và thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng mở rộng và phát triển hơn. - Năm 2017 so với năm 2016 doanh thu tăng hơn 220 tỷ tương ứng tăng 19,93%. Trong năm 2016 chi phí có tỷ lệ tăng khá cao nên lợi nhuận trước thuế chỉ có tỷ lệ tăng 11,62% tương đương tăng gần 27 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ tăng lợi nhuận thấp hơn so với năm trước nhưng công ty vẫn đang giữ được đà tăng trưởng của mình. Tóm lại, Công ty vẫn đang hoạt động tốt, thị trường tiêu thụ đang ngày càng mở rộng và phát triển. Công ty nên quản lý về các khoản chi phí tốt hơn để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 50 Bảng 2.4. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Đvt: triệu đồng) CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016(+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng 924.000,300 1.113.575,200 1.335.500,900 189.574,900 20,52 221.925,700 19,93 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.840,754 4.110,876 6.110,290 (3.729,878) (47,57) 1.999,414 48,64 3. DT thuần về bán hàng 916.159,546 1.109.464,324 1.329.390,610 193.304,778 21,1 219.926,286 19,82 4. Giá vốn hàng bán 668.052,216 738.848,024 912.200,580 70.795,808 10,6 173.352,556 23,46 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 248.107,330 370.616,300 415.190,030 122.508,970 49,38 44.573,730 12,03 6. DT hoạt động tài chính 7.000,830 3.147,970 5.149,750 (3.852,860) (55,03) 2.001,780 63.59 7. Chi phí tài chính 6.335,500 7.560,173 7.357,930 1.224,673 19,33 (202,243) (2,68) 8. Chi phí bán hàng 24.310,031 28.769,224 34.860,300 4.459,193 18,34 6.091,076 21,18 9. Chi phí quản lí doah nghiệp 25.110,250 25.370,146 27.527,150 259,896 1,04 2.157,004 8,5 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 201.352,379 312.064,727 350.594,400 110.712,348 54,98 38.529,673 12,35 11. Thu nhập khác 1.256,254 5.216,548 3.265,458 3.960,294 315,25 (1.951,090) (38,06) 12. Chi phí khác 20.325,365 15.265,265 20.356,658 (5.060,100) (24,9) 5.091,393 33,35 13.Lợi nhuận khác (19.069,111) (10.048,717) (17.091,200) 9.020,394 47.3 (7.042,483) (70,08) 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 182.283,268 302.016,010 333.503,200 119.732,742 65,68 31.487,190 10,43 15. CP thuế TNDN hiện hành 53.583,564 72.843,090 77.690,656 19.259,526 35,94 4.847,566 6,65 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 128.699,704 229.172,920 255.812,544 100.473,216 78,07 26.639,624 11,62Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 51 2.2. Thực trạng về công tác kế toán và quản lý HTK tại Công ty Scavi Huế 2.2.1. Những vấn đề chung 2.2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Công ty Scavi Huế là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc chủ yếu là nội y, thời trang ở nhà và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng trong lĩnh vực nội y ( như thiết kế, phát triển nguyên phụ liệu, làm mẫu, dịch vụ xuất nhập khẩu,) ngoài ra công ty còn kinh doanh thương hiệu riêng của mình. Vì vậy chủng loại sản phẩm sản xuất của công ty rất đa dạng. Do đặc thù SXKD những mặt hàng đa dạng liên quan đến ngành may mặc, đặc biết là ngành công nghiệp nội y, nên yêu cầu về tổ chức, quản lý cũng như điều kiện trong kho hàng của công ty khá nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn về chất lượng của sản phẩm. 2.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý HTK HTK trong công ty được quản lý bởi nhiều cá nhân, mỗi người có chức năng nhiệm vụ riêng trong công tác quản lý HTK sao cho hiệu quả đạt được cao nhất. Bộ phận Kho là nơi lưu giữ nguyên phụ liệu, thành phẩm phục vụ sản xuất và xuất hàng. Bộ phận kho của công ty được thể hiện theo mô hình sau: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 52 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của BP Kho  Trưởng kho Trưởng kho quản lý 2 mảng: về kế toán kho và mảng làm việc trực tiếp với hàng hóa thực tế. Trưởng kho có nhiệm vụ: - Đánh giá hiện trạng kho, đề xuất việc sắp xếp hệ thống kho - Giám sát công việc liên quan đến xuất nhập tồn để đảm bảo số liệu chính xác, tổ chức quy hoạch sắp xếp lại hệ thống kho bãi hợp lý để đảm bảo tiến độ xuất nhập hàng - Theo dõi kiểm soát tình hình vật tư trong kho làm các báo cáo định kỳ - Giám sát các công tác kiểm kê vật tư, nguyên phụ liệu, thành phẩm theo định kỳ hoặc đột xuất TRƯỞNG KHO NHÓM KẾ TOÁN KHO NHÓM XUẤT KHO NHÓM XUẤT GIA CÔNGNHÓM NHẬP KHO TRƯỞNG NHÓM KẾ TOÁN KHO NHÓM XUẤT NHẬP NHÓM NHẬP KHO NHÓM THÀNH PHẨM NHÓM PL MAY NHÓM PL ĐÓNG GÓI NHẬP KHO HĐ NƯỚC NGOÀI NHÓM XUẤT VÃINHÓM XUẤT PL ĐÓNG GÓI NHÓM XUẤT PL MAY NHẬP KHO HĐ TRONG NƯỚC Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 53 - Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy và chống thất thoát, hư hỏng trong kho - Bố trí sắp xếp công việc cho nhân viên cấp dưới, đảm bảo thực hiện 5S cho kho - Phối hợp với BP khác để giải quyết các sự cố về sản xuất, chất lượng vật tư  BP kế toán kho * Nhóm trưởng nhóm kế toán kho - Làm các báo cáo thống kê, tương tác số liệu hệ thống với BP kế toán và kho trung ương (kho Biên Hòa) - Chịu trách nhiệm lập hệ thống kho và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. * Nhóm nhập kho - Nhập số liệu vào hệ thống phần mềm, gồm các số liệu NVL nhập từ chủ hàng bao gồm giá của các hàng hóa đó - Lập phiếu nhập kho và lưu giữ chứng từ. * Nhóm xuất kho - Nhận phiếu lĩnh vật tư, phiếu bổ sung vật tư, phiếu chuyển kho, phiếu may mẫu rồi lập phiếu xuất kho, xuất số liệu trên hệ thống phần mềm. - Đồng thời, phối hợp với nhân viên cấp phát lập các biên bản kiểm kê hàng hóa định kỳ gửi đến kế...g thực tế hàng trong kho. Trên thẻ kho NVL sẽ cập nhật chi tiết ngày của NVL, để nhận biết NVL mới nhập về hay đã nhập về lâu. * Phân xưởng cắt Được gắn các thẻ để nhận biết NVL mới nhập về hay đã nhập về lâu. Thẻ vàng: thể hiện NPL nhập về trong vòng dưới 2 tuần, thẻ xanh thể hiện NPL nhập về 2 đến 4 tuần. Thẻ đỏ thể hiện NPL nhập về trên 4 tuần. Kiểm và nhập hàng nguyên phụ liệu * Kiểm và nhập hàng trực tiếp từ chủ hàng - Thực hiện giao nhận với đơn vị vận chuyển bằng cách đối chiếu thông tin tem nhãn trên từng kiện so với packing list - Người nhận hàng phải ghi thêm ngày nhập kho và 3 đến 5 kí tự cuối của số invoice/hóa đơn lên từng kiện hàng khi thực hiện giao nhận với đơn vị vận chuyển (không áp dụng với thùng carton và thành phẩm phục vụ xuất khẩu) - Tổ chức cân thực tế đối với những kiện không còn nguyên đai, nguyên kiện hoặc có dấu hiệu bất thường ( kiện hàng bị biến dạn, ẩm ướt, rách,) - Nhóm xuất nhập phải thực hiện kiểm thô: bóc tách vỏ đối với các kiện lớn có nhiều kiện nhỏ bên trong hoặc kiện hàng có nhiều vỏ phụ bao bọc bên ngoài. Kiểm tra, đối chiếu NVL bên trong so với packing list về số lượng, chủng loại, màu sắc theo tem nhãn. Ghi chú số invoice và ngày nhập kho lên từng kiện hàng. - Khi nhập hàng xuống khu vực chờ kiểm thì nhân viên giám định sẽ lấy mẫu hoặc kiểm tất cả đi giám định về chất lượng, số lượng của hàng và lập biên bản giám Trư ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 97 định. Nếu không đạt chất lượng và số lượng thì báo với chủ hàng và bộ phận thương mại để xử lý - Tổ chức nhận lại nguyên phụ liệu sau khi nhận được thông tin đã giám định xong. (thông tin qua email) - Sau khi nhập hàng xuống khu vực chờ kiểm thì trưởng nhóm nhập kho sẽ mang chứng từ invoice và packing list đã kí xác nhận vào kế toán kho, ngay sau khi kết thúc giao nhận với đơn vị vận chuyển. - Đối với nguyên phụ liệu sau khi giám định phải có tem giám định. Nếu không đạt chất lượng, phải có tem đỏ REJECT trên mỗi kiện hàng. - Nguyên phụ liệu không đạt chất lượng phải được bố trí một khu vực riêng, có khóa và có tổ chức quản lý theo quy trình kiểm soát NPL và thành phẩm không phù hợp. - Nguyên phụ liệu chỉ được phép cấp cho sản xuất sau khi có BBGD. Nếu trong trường hợp cần cấp khẩn cấp chưa ra được BBGD thì phải có sự xác nhận đồng thuận từ bộ phận giám định trên chứng từ xuất kho. - Riêng đối với nguyên liệu thuộc khách hàng chỉ giám định phần trăm. Kho có thể cấp trước cho phân xưởng cắt nhưng không vượt quá 80% số lượng nhập kho theo lot/invoice. * Kiểm và nhập hàng về từ Scavi Biên Hòa (đã giám định tại Biên Hòa) Đối với hàng nhập về từ Scavi Biên Hòa: Thủ kho nắm số lượng và lập kế hoạch nhập hàng cho bộ phận nhập kho. Nguyên phụ liệu từ Biên Hòa sẽ chuyển về khu vực nhập kho. Bộ phận nhập kho sẽ nhận biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu chuyển kho và packing list rồi nhập hàng theo số lượng và trọng lượng của kiện ghi trên Packing list. Quá trình nhập hàng dưới sự giám sát số lượng của nhân viên bảo vệ. Nếu thiếu số kiện, sai trọng lượng hoặc có hiện tượng bất thường thì phải làm biên bản xác nhận có chữ ký các bên liên quan (đơn vị vận chuyển, bảo vệ và kho) sau đó thông tin đến bộ phận xuất nhập khẩu nhóm IT2 bằng file scan để giải quyết trở ngại. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 98 Kiểm và nhập hàng thành phẩm Sau khi nhận được packing list, nhóm xuất nhập thành phẩm làm thủ tục giao nhận với BP sản xuất theo từng bước như sau: - Kiểm tra thông tin trên packing list (mã hàng, màu, order, size, số lượng, trọng lượng,) - Kiểm tra số kiện, đối chiếu thông tin tem nhãn trên thùng so với packing list - Sắp xếp đúng khách hàng theo khu vực đã bố trí sẵn, đảm bảo 4 tiêu chí: gọn gàng, dễ tìm, dễ lấy và dễ kiểm tra. Xuất kho nguyên phụ liệu - Kho không được cấp phát NVL khi không có tác nghiệp mẫu - Kho không được cấp phát số lượng vượt quá số lượng trên PXK - Người soạn nguyên phụ liệu kí vào vị trí “người giao” trên packing list trước khi chuyển đến kế toán kho nguyên phụ liệu - Tất cả các thành viên thực hiện khi gặp trở ngại, phải báo cáo ngay đến người quản lý trực tiếp để có sự can thiệp giải quyết kịp thời Xuất kho thành phẩm - Nhóm xuất nhập thành phẩm làm thủ tục giao nhận với đơn vị vận chuyển phải có sự kiểm soát của tổ bảo vệ theo như thông tin có sẵn trên packing list - Sắp xếp phải tuân thủ theo sơ đồ container đã được bộ phận xuất nhập khẩu lập sẵn (đối với trường hợp xuất trực tiếp đi cảng bằng container) và theo đúng quy cách của từng khách hàng cũng như quy định của BP kho. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 99 GIẤY THEO DÕI XUẤT HÀNG THÀNH PHẨM & NGUYÊN PHỤ LIỆU NGÀY XUẤT: 17/12/2018 SỐ BILL/CONT: 13714 NƠI ĐẾN: KHO LONG BÌNH SỐ XE VẬN CHUYỂN: 43C-20079 THÔNG TIN HANG XUẤT STT KHÁCH HÀNG CHỦNG LOẠI MÃ HÀNG/TÊN VẬT TƯ SỐ HỢP ĐỒNG MÀU SIZE SỐ THÙNG CHI TIẾT GHI CHÚ 1 HBI TP E1550 X196217 L1M A4 19 19 OK 2 HBI TP B34398 X194332 WN6 A4 02 02 OK 3 HBI TP W45054 X194183 KB0 A4 48 48 OK Kiểm soát xuất hàng (Ký xác nhận xuất hàng) NV xuất hàng NV phụ trách xuất hàng (Ký xác nhận)Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 100 CHECK LIST KIỂM TRA HỒ SƠ TRƯỚC KHI XUẤT HÀNG (XUẤT NỘI ĐỊA) THÀNH PHẨM NGUYÊN PHỤ LIỆU Ngày xuất: 17/12/2018 Tổng số kiện: 97 Số bill/cont:13713 Số xe:43C04412 Stt Giấy tờ kiểm tra BP cung cấp Giấy tờ kèm theo xe/cont xuất nội địa BP Kho kiểm tra (1) BP bảo vệ kiểm tra (2) Ghi chú Thành phẩm NPL 1 Lệnh điều động vận chuyển hàng hóa Kế toán kho * * * * Thành phẩm HBI2 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Kế toán kho * * * * 3 Biên bản giao nhận hàng hóa Kế toán kho * * * * 4 Phiếu xuất kho Kế toán kho * * * * 5 Bill vận chuyển Kế toán kho * * * * 6 Bảng gút hàng BP kế hoạch nhóm packing list * * * 7 Packing list thành phẩm BP kế hoạch nhóm packing list * 8 Packing list NPL Kế toán kho * Ghi chú: - NV kho TP và NV bảo vệ kiểm tra để đánh dấu * vào check list mục (1) và (2) - Nhóm trưởng kiểm tra ký xác nhận rồi mới cho xe/cont xuất phát - Nhóm trưởng kho TP lưu kho Nhóm trưởng kho TP (ký xác nhận) NV kho Ký xác nhận NV bảo vệ Ký xác nhận Đơn vị vận chuyển Ký xác nhận mục (1) Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh ế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 101 Bảo quản Sau khi nhập kho, hàng sẽ được bảo quản tại các kho riêng biệt cho đến khi xuất kho sản xuất hay xuất bán. Các kho nguyên phụ liệu và thành phẩm. Mỗi kho có trưởng kho và kế toán kho riêng quản lý. Các mặt hàng đều được dán nhãn phân chia rõ và được quản lý trên phần mềm với mã code riêng cụ thể. Các kho đều có bảng thông báo quy định quản lý kho. Kiểm kê * Thời gian kiểm kê Định kỳ 1 tuần kiểm kê một lần. Hoặc kiểm kê đột xuất khi có sự cố sai lệch. * Đối tượng thực hiện Nhóm xuất nhập; kế toán kho; trưởng kho và phó kho chịu trách nhiệm kiểm tra. * Trước khi kiểm - Phó kho: Thông báo lịch kiểm kê - Nhóm xuất nhập + Sắp xếp lại hàng hóa. + Rà soát hàng cận hạn, hết hạn, kém chất lượng, hỏng, vỡ, tồn đọng và báo cáo bằng văn bản. + Vào thẻ kho đầy đủ. + Đối chiếu với các bộ phận có liên quan - Kế toán kho Chuẩn bị biên bản kiểm kê ghi số lượng thực tế còn trên phần mềm hệ thống * Trong khi kiểm - Kiểm tra về mặt cảm quan, số lô hạn sử dụng - Đếm số lượng cụ thể, cân đong, sau khi đã đạt về mặt chất lượng (nhóm xuất nhập kiểm đếm) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 102 - Ghi vào biên bản kiểm kê ở cột thực tế. * Sau khi kiểm - Chốt số lượng thực tế, so sánh với lượng ở cột lý thuyết - Sai lệch về số lượng trong kiểm kê, phải báo cáo trưởng kho. Tìm nguyên nhân sai lệch. Trưởng kho báo cáo lên ban Tổng giám đốc khi không tìm ra nguyên nhân. - Hoàn tất Biên bản kiểm kê tồn kho. Biên bản kiểm kê tồn kho phải có đầy đủ chữ kí theo quy định. Sau cùng, biên bản kiểm kê sẽ được chuyển vào kho trung ương Biên Hòa. Ví dụ: Ngày 31/11/2018, công ty tiến hành kiểm kê thành phẩm và NPL tại Kho thành phẩm, Kho nguyên phụ liệu của công ty theo định kì. Kết quả cuộc kiểm kê cho thấy số lượng hàng thực tế tồn trong kho bằng với số hàng tồn trên sổ sách kế toán. Do vậy, kết quả này sẽ được phản ánh luôn vào Biên bản tổng hợp kiểm kê – kho thành phẩm Huế. Biên bản này dùng để xác định số lượng, chất lượng và giá trị của thành phẩm có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản. Vì không chênh lệch thừa hay thiếu hàng nên kế toán không cần phản ánh lại giá trị HTK vào sổ kế toán và cũng không cần tiến hành tìm hiểu nguyên nhân hay truy cứu trách nhiệm giống như trong trường hợp thừa hay thiếu hàng. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 103 BIÊN BẢN TỔNG HỢP KIỂM KÊ LCTT - KHO TP HUẾ - NHÓM CTY 03 BBKK SỐ: 46DEC/12/2018 HUTP Trích từ hệ thống ISCALA 17 item (10 item NL + 07 item PL) – lịch kiểm kê ngày 05/12/2018 Ngày KK thực tế (J)/Actual Inv.Day: Mục tiêu kiểm kê (J-1) Thực tế kiểm kê (J) Stt Mã hàngItem code Tên VTHH Descrip Đvt Unit Màu Color Kcỡ Size Kho WH. KH Cust Cty Com Báo động màu NPL Color V ịt rí Lo ca tio n Ngày Date Số lượ ng Qty . Đgiá price Gtrị AMT V ịt rí Lo ca tio n Sốlượ ng Qty . Đgiá tổ chức Gtrị tổ chức muốn có Tổ ng số kiệ n Tổng trọng lượng Chênh lệch Ch ủng loại NW GW SL Gtrị 1 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 36 F1130 DEC 03 Run18 4B2 04/12/2018 10 1.16 11570 4B2 10 1.16 11570 0 0 Bra 2 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 38 F1130 DEC 03 Run18 4B2 28/11/2018 30 1.16 34710 4B2 30 1.16 34710 0 0 Bra 3 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 40 F1130 DEC 03 Run18 4B2 28/11/2018 30 1.16 34710 4B2 30 1.16 34710 0 0 Bra 4 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 42 F1130 DEC 03 Run18 4B2 28/11/2018 20 1.16 23140 4B2 20 1.16 23140 0 0 Bra 5 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 44 F1130 DEC 03 Run18 4B2 28/11/2018 10 1.16 11570 4B2 10 1.16 11570 0 0 Bra 6 S18DESNABJ01 116378/4512015125 pcs BLA 46 F1130 DEC 03 Run18 4B2 28/11/2018 10 1.16 11570 4B2 10 1.16 11570 0 0 Bra 7 S19DESDOMY09 127938/5500855475 pcs BLA 40 F1130 DEC 03 Run18 6A8 28/11/2018 30 1.17 35100 6A8 30 1.17 35100 0 0 Bra 8 S19DESDOMY09 127938/5500855475 pcs BLA 44 F1130 DEC 03 Run18 6A8 28/11/2018 30 1.17 35100 6A8 30 1.17 35100 0 0 Bra 9 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 36 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 30 1.59 95280 Tạm 30 1.59 95280 0 0 Bra 10 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 38 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 300 1.59 476400 Tạm 300 1.59 476400 0 0 Bra 11 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 40 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 360 1.59 571680 Tạm 360 1.59 571680 0 0 Bra 12 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 42 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 600 1.59 952800 Tạm 600 1.59 952800 0 0 Bra 13 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 44 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 240 1.59 381120 Tạm 240 1.59 381120 0 0 Bra 14 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 46 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 120 1.59 190560 Tạm 120 1.59 190560 0 0 Bra 15 S18DESNABJ09 127563/5500866454 pcs BLA 50 F1130 DEC 03 Run18 3B3 28/11/2018 50 1.59 79400 Tạm 50 1.59 79400 0 0 Bra Tổng gtrị mục tiêu: 2945 Tổng gtrị thừa:0 Tổng gtrị thiếu KK: 0 Tổng gtrịCL KK: 0 Tổng gtrị KK: 2945 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 104 Stt Giải trình sai biệt (Số lượng/Vị trí) Giải pháp khắc phục/Xử lý và mục tiêu tiến bộWhat Who When What Who When Xác nhận số liệu trên BBTH đúng với BBKKCT (#thực tế) Phê duyệt Xác nhận đã KS & cập nhật vào ISCALA NV quản lý vật tư (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trưởng nhóm kho (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trưởng kho (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) GĐ NM/KTT (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) KTK cập nhật KTK T.nhiệm KS Đại diện nhóm TM Trưởng nhóm TM (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 105 BIÊN BẢN TỔNG HỢP KIỂM KÊ LCTT - KHO NPL HUẾ - NHÓM CTY 03 BBKK SỐ: 46DEC/12/2018 HUE-CUR Trích từ hệ thống ISCALA 17 item (10 item NL + 07 item PL) – lịch kiểm kê ngày 05/12/2018 Ngày KK thực tế (J)/Actual Inv.Day:05.12.18 Mục tiêu kiểm kê (J-1) Thực tế kiểm kê (J) Stt Mã hàngItem code Tên VTHH Descrip Đvt Uni t Màu Color Kc ỡ Siz e Kho WH. KH Cust Cty Co m Báo động màu NPL Color V ịt rí Lo ca tio n Ngày Date Số lượ ng Qty . Đgiá price Gtrị AMT V ịt rí Lo ca tio n Số lượn g Qty. Đgiá tổ chức Gtrị tổ chức muốn có Tổng số kiện Tổng trọng lượng Chênh lệch Chủ ng loại NW GW SL Gtr ị 1 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 1 2.5 2.8 0 0 Nhan 2 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 0 0 Nhan 3 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 0 0 Nhan 4 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 0 0 Nhan 5 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 0 0 Nhan 6 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Nero L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 284 0.085 2427 284 0.085 0 0 Nhan 7 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-a L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 8 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-a L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 9 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-a L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 10 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-q L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 11 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-q L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 12 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- Fidji-q L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 675 0.085 5768 675 0.085 0 0 Nhan 13 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- flow-a L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 718 0.085 6135 718 0.085 0 0 Nhan 14 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- flow-a L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 308 0.085 2632 308 0.085 0 0 Nhan 15 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 pcs 304871- flow-a L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 310 0.085 2649 310 0.085 0 0 Nhan 16 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 304871- flow-q L3 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 310 0.085 2649 310 0.085 0 0 Nhan 17 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 304871- flow-q L2 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 312 0.085 2666 312 0.085 0 0 Nhan 18 AVIGZZZ0714 Care Lab Compo dec 30*120 304871- flow-q L1 M1103 Dec 03 Run17 05/12/2018 310 0.085 2649 310 0.085 0 0 Nhan Tổng gtrị mục tiêu: 69 Tổng gtrị thừa:0 Tổng gtrị thiếu KK: 0 Tổng gtrị CLKK: 0 Tổng gtrị KK: 69Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 106 Stt Giải trình sai biệt (Số lượng/Vị trí) Giải pháp khắc phục/Xử lý và mục tiêu tiến bộWhat Who When What Who When Xác nhận số liệu trên BBTH đúng với BBKKCT (#thực tế) Phê duyệt Xác nhận đã KS & cập nhật vào ISCALA NV quản lý vật tư (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trưởng nhóm kho (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trưởng kho (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) GĐ NM/KTT (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) KTK cập nhật KTK T.nhiệm KS Đại diện nhóm TM Trưởng nhóm TM (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) (Ký ghi rõ họ tên+ngày kí) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 107  Chứng từ, sổ sách Tất cả chứng chứng từ, hóa đơn liên quan đến nghiệp vụ nhập, xuất, kiểm kê HTK đều được lập đầy đủ bằng tay gắn liền với từng nghiệp vụ và đánh số thứ tự liên tục. Các hóa đơn, chứng từ này đều thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định hiện hành của BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp. Được kiểm tra rõ ràng về tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp trên mỗi hóa đơn, chứng từ và luân chuyển theo trình tự mà kế toán trưởng tại công ty quy định... Các chứng từ sau khi lập, sẽ được chuyển cho các BP liên quan và sau đó được lưu lại theo dõi. để phục vụ theo dõi và quản lý sau này. Tại công ty, các hóa đơn chứng từ được lưu trữ với thời hạn tối thiểu là 7 năm, hết thời hạn lưu trữ sẽ đem đi hủy. Ví dụ: Ngoài các chứng từ kế toán do Bộ phận kho và Bộ phận kế toán lập, thì có thêm chứng từ Kiểm soát thành phẩm lưu kho và thẻ kho của nhóm xuất nhập để theo dõi cụ thể số lượng riêng biệt ở trên mỗi shelf, mỗi kệ hàng để quản lý số lượng trong kho của nhà máy. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 108 KIỂM SOÁT THÀNH PHẨM LƯU KHO 11/KNPL/2014 Khách hàng: DEC Vị trí: 3B1 Ngày nhập Số hợp đồng Mã hàng Màu Size Số lượng (thùng) Ngày kiểm Kết quả Ghi chúĐạt Khôngđạt 10/12 4512174249 127562 Blue 42 1T#70pcs 11/12 * 44 1T#70pcs 11/12 * Người lập Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 109 13/KNPL/2018 Version 1.0 THẺ KHO Comp: 03 Khách hàng: Carrefou 2 Địa chỉ: Mã vật tư: Aelarub0006 Tên vật tư: Rub NDL0.5mm*11/32 Màu: White Size/Lot: 38 Đvt: KG Ngày Số chứng từ Diễngiải Số lượng Trên 4 tuần Ghi chúNhập Xuất Tồn Kiện 03/12 18SCV519-B 3 3 07/12 19442 8 11 09/12 EX070 5 6 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 108 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ HTK TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty 3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán HTK tại công ty 3.1.1.1. Ưu điểm - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khoa học, hợp lý, không chồng chéo và quan hệ chặt chẽ. Công việc kế toán được bố trí cụ thể cho từng kế toán phần hành và được tập trung chỉ đạo bởi phó phòng kế toán dưới sự quản lý và giám sát của kế toán trưởng. - Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, thường xuyên tiếp cận với những sự thay đổi về thông tư, nghị định của Luật kế toán. Đồng thời, giữa phòng kế toán và bộ phận kho lại có sự phối hợp chặt chẽ, theo dõi và kế toán chi tiết HTK một cách hợp lý, có hiệu quả cao. - Có quy trình và các quy định rõ ràng và có các loại giấy tờ để lưu hồ sơ thuận tiện cho việc giải quyết các sự cố. - Các tài khoản riêng liên quan đến HTK được thiết lập chi tiết, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán HTK trong đơn vị. - Việc áp dụng mã vật tư giúp tránh được tình trạng nhầm lẫn giữa các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa... trong quá trình quản lý và thuận tiện trong công tác kế toán. - Về công tác thu mua NVL: Công ty áp dụng phương pháp KKTX nên tại bất cứ thời điểm nào cũng có thể biết được giá trị NVL nhập xuất, tăng giảm và hiện có. Do đó, có điều kiện quản lý tốt việc nhập, xuất NVL. - Về phương pháp tính giá hàng xuất kho: Công ty tính giá HTK theo phương pháp nhập trước - xuất trước. Với đặc điểm lượng HTK nhập xuất trong kỳ nhiều thì việc áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo nhập trước - xuất trước cho kết quả Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 109 số liệu trong bảng CĐKT là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá HTK khác, vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá HTK cuối kỳ, còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước giúp chỉ tiêu HTK trên bảng CĐKT có ý nghĩa kinh tế hơn. - Trong quá trình kế toán HTK, công ty đã thiết lập các báo cáo tồn kho chi tiết và cụ thể một cách hợp lý, đáp ứng tốt cho công tác thông tin, kiểm tra và quản lý của doanh nghiệp. - Hệ thống báo cáo tài chính được công ty tổ chức xây dựng đầy đủ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin, kiểm tra và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như của công ty bao gồm: Bảng CĐKT , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra công ty còn lập Báo cáo thường niên để cung cấp thông tin cụ thể, kịp thời cho Đại hội cổ đông. 3.1.1.2. Nhược điểm Khối lượng công việc khá lớn bởi vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mà số lượng nhân viên kế toán kho lại ít. Điều này dẫn tới một người có thể sẽ phải kiêm một lúc nhiều việc, vô tình tạo ra sức ép lớn khiến nhân viên có thể bị sai sót, làm giảm hiệu quả trong công việc, đồng thời ảnh hưởng tới nguyên tắc bất kiêm nhiệm. 3.1.2. Đánh giá về công tác quản lý HTK tại công ty 3.1.2.1. Ưu điểm - Công ty sở hữu các kho hàng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát phục vụ nhu cầu cất trữ và bảo quản có hiệu quả HTK của mình. - Trưởng nhóm của mỗi kho luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên để công tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn.  Trong quy trình xuất kho - Các bộ phận được phân tách rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm. Đồng thời có sự kết hợp, phối hợi đảm bảo việc thực hiện đúng và đủ. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 110 - Nhân viên có các giải pháp giúp việc cấp phát được nhanh hơn và có các công cụ hổ trợ chính xác.  Trong quy trình nhập kho - Quy trình có các công đoạn với yêu cầu đảm bảo giao nhận chính xác - Có nhiều nhân viên với sự phân công cụ thể và có các khu vực để hàng cho các giai đoạn. - Có kế hoạch cụ thể và nhân viên được thông báo thông tin từ BP kế hoạch - Có bộ phận bảo vệ cùng tham gia giám sát quy trình. Và có sự xác nhận từ nhiều phía: người vận chuyển, bộ phận kho và bộ phận bảo vệ.  Trong quy trình kiểm kê hàng hóa - Công tác được diễn ra thường xuyên, cụ thể là mỗi tuần 1 lần và đánh giá được sự chính xác của hàng hóa và cập nhật vào hệ thống. - Có hổ trợ của hệ thống thẻ kho giúp đảm bảo cho việc kiểm kê nhanh chóng 3.1.2.2. Nhược điểm Sự quản lý tồn kho phụ thuộc phấn lớn ở nhân viên kho. Đó là nguyên nhân cho hiện trạng nhân viên nắm giữ lượng hàng hóa mình phụ trách. Nếu có sự cố thì bản thân nhân viên đó mới có thể xử lý dễ dàng nhất.  Trong quy trình xuất kho - Không kiểm soát hết tất cả lượng hàng trong kho do lượng hàng hóa nhiều không kiểm soát hết. - Nhân viên làm việc không được chính xác, hàng hóa bị thất lạc và gây ra nhiều thiệt hại về chi phí cho việc tìm hàng và chi phí cho mất hàng. - Hệ thống kho không đủ không gian để chứa hàng hiện tại. Để ở sản và lối đi, để chồng lấn lên nhau làm lẫn lộn và không tìm ra hàng hóa. Nguyên nhân do lượng NVL nhập kho lớn và thành phẩm chưa được xuất kho. Từ đó, tạo ra lượng lớn hàng không Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 111 đủ không gian lưu trữ phải sắp xếp dưới sàn. Công nhân không đủ thời gian để sắp xếp đưa hàng hóa lên shelf. - Các nhân viên khác nhau chịu trách nhiệm khác nhau về hàng. Việc nghỉ việc không bàn giao dẫn đến không kiểm soát hết và làm thất thoát hàng hóa do không tìm được hàng. - Quá trình cấp phát không ghi đầy đủ, nhập và nhận hàng không có phân vị trí trước dẫn đến thất lạc, mất nhiều thời gian để tìm hàng cho việc cấp phát.  Trong quy trình nhập kho - Nhập hàng số lượng không ổn định, khi quá tải, khi lại không có hàng. - Chưa có kế hoạch về nhập vị trí NVL khu vực chờ, công tác xuất giảm trừ BBGD vượt quá thời gian quy định - Chưa có biện pháp kiểm soát hàng tốt ở khu vực hàng chờ, thông tin của đơn vị nhập hàng và các đơn vị nhận trách nhiệm theo dõi hàng vẫn chưa kịp thời  Trong quy trình kiểm kê hàng hóa - Khối lượng hàng lớn và nhiều hàng tồn làm kiểm kê khó khăn - Xảy ra nhiều thất thoát do lượng kiểm kê thiếu đối với hệ thống 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán và quản lý HTK tại công ty 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán HTK - Công ty cũng cần tuyển thêm một số nhân viên kế toán có trình độ và đảm bảo phân công công việc thật hợp lý, cũng như tránh tình trạng một người đảm nhận nhiều công việc, nhằm giảm áp lực cho nhân viên vì khối lượng công việc quá lớn. - Công ty cần có một khu vực riêng để lưu trữ và bảo quản chứng từ 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý HTK  Cần giám sát nhân viên ra vào kho.  Lắp camera nhiều hơn, tránh tình trạng mất hàng. Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 112  Xem xét xử lý các vấn đề còn tồn đọng gây lãng phí. Cụ thể, có thể tiến hành như sau: - Tình hình lao động cần chỉnh đốn, lao động làm việc không đảm bảo sự tỉ mỉ, thường xuyên xảy ra tình trạng mất hàng. Đồng thời, phía công ty phải chú trọng đến vấn đề người lao động, tránh tình trạng bỏ việc không bàn giao gây thất thoát. - Hệ thống kho bãi tuy rộng lớn nhưng chưa đảm bảo với lượng NVL nhập kho. Cần xem xét lại chính sách nhập kho phù hợp. Không để tình trạng NVL nhập kho không có vị trí phải để trên các đường luồn. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 113 PHẦN III: KẾT LUẬN Khóa luận bao gồm ba phần chính, phần I: Đặt vấn đề, phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, phần III: Kết luận. Trong đó, nội dung chương 2 trong phần II là phần trọng tâm của bài khóa luận. Trong thời gian thực tập, em đã có cơ hội tìm hiểu về các công việc của kế toán kho tại công ty, từ đó giúp em tiếp cận gần hơn với thực tế, vận dụng cơ sở lí luận đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn. Sự liên hệ giữa thực tiễn và lý luận đã cho em có những kiến thức bổ ích, nắm bắt yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện kĩ năng và năng lực của bản thân, có những định hướng, hình dung cơ bản về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Qua đó, em cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân đặc biệt là sự thận trọng, chính xác và tinh tế trong quá trình xử lí số liệu. Quá trình thực tập đã giúp em phần nào hiểu rõ hơn về cách hạch toán và quản lý HTK sao cho hiệu quả trong thực tế SXKD tại đơn vị. Tiếp cận hệ thống chứng từ cũng như hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty và một phần nào công tác quản lý HTK của doanh nghiệp. Từ đó, thấy được các ưu, nhược điểm và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và kế toán hàng tồn kho của công ty sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay và đảm bảo đúng theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. Bộ máy kế toán của công ty phù hợp với quy mô và đặc điểm của doanh nghiệp, thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hóa công việc đến từng nhân viên kế toán. Hệ thống tài khoản và cách hạch toán hoàn toàn giống với lí thuyết, chỉ thêm các tài khoản chi tiết để tiện việc theo dõi; chủ yếu công việc được xử lí bằng máy tính nên rất nhanh chóng, cung cấp đầy đủ thông tin cho việc ra quyết định tại doanh nghiệp. Vì thế việc quan sát và mô tả thực trạng công việc kế toán kho và quản lý kho của em được tiếp cận nhanh hơn. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực tập khá ngắn, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân chưa đủ, cũng như đặc thù tính chất của công việc, nên khả năng tiếp cận, học hỏi và quan sát từ thực tế còn gặp khó khăn, hạn chế. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 114 Một số chứng từ, báo cáo thuộc phạm vi bảo mật của công ty nên em không thể tiếp cận và tìm hiểu được. Do đó, mặc dù đã cố gắng nỗ lực rất nhiều nhưng bài khóa luận chắc rằng vẫn còn tồn tại thiếu sót và chưa được đầy đủ .Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của Thầy Cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Quốc Tú, các thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế, cùng các anh chị trong bộ phận Kho, bộ phận Thống kê, phòng Kế toán và phòng Nhân sự của Công ty Scavi Huế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. Nguyễn Quốc Tú SVTH: Tôn Nữ Phương Nghi 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính (2001), Chuẩn mực số 02 – HTK (ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). 2. Bùi Thị Hằng (2015), Công tác kế toán và quản lý HTK tại CTCP gạch ngói họ Cầu. 3. Hồ Thị Thanh Huệ (2018), Thực trạng công tác quản lý và kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Hiệp Thành. 4. Phan Thị Minh Lý (2007), Nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Đại học Huế. 5. Tài liệu do bộ phận Kho, phòng Kế toán, Bô của Công ty Scavi Huế cung cấp. 6. Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính 7. https://www.wattpad.com/1612452-khái-niệm-phânloại-hàng-tồn-kho) 8. ThS.Nguyễn Thị Kim Hương , các phương pháp kế toán chi tiết HTK, 9. Website Scavi 10. the-song-song/ 11. Trương Minh Tuyn (2016), “Hoàn thiện quy trình quản lý tồn kho và ứng dụng Lean trong đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho tại Công ty Scavi Huế”. 12. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Xác nhận của Giáo viên hương dẫn Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_va_quan_ly_hang_ton_kh.pdf
Tài liệu liên quan