ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀPHÂN TÍCH TÌNH HÌNHCÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚCTHỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Trần Minh Thư ThS. Phan Thị Hải Hà
Lớp: K48D Kế toán
Niên khóa: 2014 – 2018
Huế, tháng 05 năm 2018
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c
inh
tế H
uế
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô g
103 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáonói chung và quý Thầy, Cô giáo Khoa Kếtoán– Kiểm toán nói riêng, đã tận tình hướng dẫn truyền đạt nhữngkiến thức bổ ích và quý giá cho tôi trong suốt bốn năm học tại máitrường Đại học Kinh tế Huế. Những kiến thức có được trong quátrình học tập tại trường không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiêncứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để tôi có thểbước vào con đường sự nghiệp sau này.Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chịcán bộ nhân viên phòng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phòngKế toán- tài chính trong Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huếđã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìmhiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này.Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo– ThS.Phan Thị HảiHà trong thời gian làm bài khóa luận đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫnđể tôi hoàn thiện khóa luận của mình.Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian có hạn vàkiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận này vẫn không thể tránh khỏinhững sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quýThầy, Cô để tôi có thể rút ra được những hạn chế và hoàn thiện mìnhhơn.Cuối cùng, tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thànhcông trong con đường sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc Ban lãnh đạovà các anh, chị trong công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế luôn dồidào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trần Minh Thư
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BCTC Báo cáo tài chính
TK Tài khoản
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSCĐ Tài sản cố định
KH Khách hàng
ĐVT Đơn vị tính
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1– Cơ cấu và biến động Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2016 –
2017...................................................................................................................34
Bảng 2.2– Tình hình Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2016 –
2017...................................................................................................................36
Bảng 2.3– Tình hình Lao động của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017 .......................37
Bảng 2.4 – Thực trạng công nợ của Công ty qua 2 năm 2016, 2017 ........................68
Bảng 2.5 – Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty........................70
Bảng 2.6 – Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty....................73
BIỂU
Biểu mẫu 2.1 – Phiếu thu tiền mặt .............................................................................41
Biểu mẫu 2.2 – Chứng từ ghi sổ ................................................................................42
Biểu mẫu 2.3 – Sổ cái TK 131 ...................................................................................43
Biểu mẫu 2.4 – Hoá đơn GTGT.................................................................................46
Biểu mẫu 2.5 – Giấy đề nghị tạm ứng .......................................................................49
Biểu mẫu 2.6 – Sổ chi tiết Tạm ứng ..........................................................................50
Biểu mẫu 2.7 – Phiếu nhập kho .................................................................................53
Biểu mẫu 2.8 – Hóa đơn GTGT.................................................................................54
Biểu mẫu 2.9 – Chứng từ ghi sổ ................................................................................55
Biểu mẫu 2.10 – Sổ cái tài khoản 331 .......................................................................56
Biểu mẫu 2.11 – Phiếu chi .........................................................................................58
Biểu mẫu 2.12 – Sổ chi tiết Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước .........................60
Biểu mẫu 2.13 – Bảng thanh toán lương tháng 12/2017 ...........................................63
Biểu mẫu 2.14 – Bảng thanh toán lương lao động hợp đồng tháng 12/2017 ............64
Biểu mẫu 2.15 – Bảng kê chứng từ ghi sổ .................................................................65
Biểu mẫu 2.16 – Sổ cái TK 334 .................................................................................66
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ hạch toán kế toán phải thu khách hàng............................................10
Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ hạch toán kế toán các khoản phải thu tạm ứng................................12
Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ kế toán các khoản phải trả người bán ..............................................14
Sơ đồ 1.4 – Sơ đồ hạch toán kế toán Thuế và các khoản phải nộp ...............................17
Nhà nước .......................................................................................................................17
Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người lao động.......................................18
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 4
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
I.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
I.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
I.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
I.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3
I.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
I.6. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................4
I.7. Tính mới của đề tài....................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP ..............................................................6
1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ.................................................................6
1.1.1. Một số khái niệm về công nợ ............................................................................6
1.1.1.1. Kế toán các khoản phải thu........................................................................6
1.1.1.2. Kế toán các khoản phải trả.........................................................................6
1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ .............................................................7
1.1.3. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ ................................................8
1.1.3.1. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ .............................................................8
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ ..................................................................8
1.2. Nội dung kế toán nợ phải thu, nợ phải trả trong doanh nghiệp................................9
1.2.1. Kế toán nợ phải thu ...........................................................................................9
1.2.1.2. Kế toán các khoản phải thu tạm ứng .......................................................11
1.2.1.3. Kế toán các khoản phải thu nội bộ, phải thu khácError! Bookmark not
defined.
1.2.2. Kế toán nợ phải trả ..........................................................................................12
1.2.2.1. Kế toán các khoản phải trả cho người bán...............................................12
1.2.2.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước .......................................15
1.2.2.3. Kế toán các khoản phải trả người lao động .............................................18
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 5
1.2.2.4. Kế toán các khoản phải trả nội bộ, phải trả khácError! Bookmark not
defined.
1.3. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp.........................19
1.3.1. Khái niệm phân tích công nợ ..........................................................................19
1.3.2. Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ....................................................19
1.3.2.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (đơn vị tính: lần hoặc %).....19
1.3.2.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu (đơn vị tính: vòng)........................20
1.3.2.3. Kỳ thu tiền bình quân ( đơn vị tính: ngày) ..............................................20
1.3.2.5. Thời gian quay vòng các khoản phải trả (đơn vị tính: ngày)...................21
1.3.2.6. Hệ số nợ (đơn vị tính: lần) .......................................................................21
1.3.2.7. Hệ số tự tài trợ ( đơn vị tính: lần) ............................................................21
1.3.2.8. Hệ số thanh toán ngắn hạn(Hnh ) (đơn vị tính: lần)..................................22
1.3.2.9. Hệ số thanh toán nhanh (Hnhanh ) (đơn vị tính: lần)..................................23
1.3.2.10. Khả năng thanh toán tức thời (Htt) ( đơn vị tính: lần) ...........................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN24 CÔNG NỢ VÀ PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA
THIÊN HUẾ ..................................................................................................................24
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế ..................................24
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ...........................................................................24
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................24
2.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh .........................................................................26
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................27
2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ..............................................27
2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán .................................................................29
2.1.6.1.Tổ chức bộ máy kế toán............................................................................29
2.1.6.2. Các chính sách kế toán được áp dụng......................................................30
2.1.6.3. Hình thức kế toán.....................................................................................31
2.1.7. Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017.............32
2.1.7.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017......32
2.1.7.2. Tình hình kết quả SXKD của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017 ..............35
2.1.7.3. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017.............37
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
in
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 6
2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên
Huế.................................................................................................................................38
2.2.1. Kế toán các khoản phải thu .............................................................................38
2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng ..................................................38
2.2.1.2. Kế toán phải thu tạm ứng.........................................................................47
2.2.2. Kế toán các khoản phải trả ..............................................................................50
2.2.2.1. Kế toán nợ phải trả cho người bán...........................................................50
2.2.2.2. Kế toán thuế GTGT .................................................................................59
2.2.2.3. Kế toán các khoản phải trả công nhân viên .............................................61
2.3. Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 2 năm 2016,2017............................66
2.3.1. Thực trạng công nợ của Công ty qua 2 năm 2016,2017 .................................66
2.3.1.1. Tỷ trọng các khoản phải thu ....................................................................66
2.3.1.2. Tỷ trọng các khoản phải trả .....................................................................69
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ của Công ty qua 2 năm 2016, 2017 ...................70
2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 2 năm 2016-2017 ................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP
NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ .........................................................................................76
3.1 Đánh giá về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần
Cấp nước Thừa Thiên Huế ............................................................................................76
3.1.1. Ưu điểm...........................................................................................................76
3.1.2. Nhược điểm.....................................................................................................77
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình
công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế .............................................78
3.2.1. Đối với công tác kế toán .................................................................................78
3.2.2. Đối với công tác kế toán công nợ ...................................................................79
3.2.3. Đối với tình hình thanh toán công nợ .............................................................80
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................81
III.1. Kết luận.................................................................................................................81
III.2. Hạn chế của đề tài.................................................................................................81
III.3. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu đề tài.............................................................82
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................83
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ thì việc tổ chức công tác kế
toán là một công việc hết sức quan trọng, đặc biệt là trong việc quản lí kinh tế của
doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán tốt, hiệu quả là điều kiện để phát huy đầy đủ
các chức năng, nghiệp vụ của kế toán và giảm chi phí tới mức thấp nhất. Đi liền với sự
phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của các mối quan hệ tín dụng ngày càng phức
tạp và đa dạng vì thế công tác kế toán công nợ trở thành một trong những mối quan
tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tình trạng nợ và kiểm soát tình hình công nợ nếu
không được quản lí tốt sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, đôi khi còn đe dọa đến
khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Công tác kế toán công nợ là nghiệp vụ hết sức
quan trọng bởi lẽ căn cứ vào tình hình công nợ, ta có thể đánh giá được tình hình tài
chính của doanh nghiệp về khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tình hình
chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn. Công tác kế toán công nợ và phân tích tình
hình công nợ có ý nghĩa quan trọng với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc đưa ra
các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình công nợ
cũng là một yếu tố quan trọng, là cơ sở để các nhà đầu tư, cơ quan nhà nước đánh giá
tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định của mình. Công
tác kế toán công nợ cũng đặt ra rất nhiều thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp mà
dù muốn hay không thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt đó là việc làm thế nào để có
thể thu hồi công nợ một cách đầy đủ, đúng hạn, kịp thời, hạn chế nợ xấu, nợ khó đòi,..
Vì thế việc tổ chức tốt công tác kế toán công nợ một cách chặt chẽ, hợp lí sẽ giúp
doanh nghiệp tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, ứ đọng vốn kéo dài. Bên cạnh đó
công tác kế toán công nợ cũng cần phải nắm vững nội dung, cách quản lí ngân sách
nhằm tránh tình trạng hao hụt ngân sách, điều chỉnh tình hình tài chính, chủ động trong
các cuộc giao dịch, duy trì mối quan hệ với các đối tác,
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh nước sạch, các sản phẩm, thiết bị ngành nước và lập dự án xây dựng các
công trình cấp thoát nước đô thị và nông thôn. Công ty là một trong những doanh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 2
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những
năm vừa qua, Công ty luôn cố gắng phát triển không ngừng, nâng cao hiệu quả kinh
doanh gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế
và lợi ích xã hội. Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã có
những chính sách quản lý công nợ hiệu quả. Vì vậy, công tác kế toán công nợ hiệu
quả, hợp lý nhằm duy trì và nâng cao khả năng thanh toán là vấn đề đáng được quan
tâm tại doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “
Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty
Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế”làm đề tài khóa luận của mình. Với đề tài này,
tôi muốn tìm hiểu về các khoản phải thu và các khoản phải trả,từ đó đưa ra các đánh
giá về công tác kế toán công nợ, đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác
kế toán công nợ tại Công ty.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nhằm 3 mục đích:
- Thứ nhất: hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình
công nợ trong doanh nghiệp.
- Thứ hai: tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
- Thứ ba: so sánh, đối chiếu, đánh giá thực trạng có những ưu điểm, nhược điểm
về phần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước
Thừa Thiên Huế. Từ đó, đưa ra ý kiến giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế
toán công nợ và tình hình công nợ tại doanh nghiệp.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài có đối tượng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung,
phương pháp, đặc điểm quy trình kế toán khoản các khoản phải thu và các khoản phải
trả tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, đồng thời tính toán và phân tích một
số chỉ tiêu để thấy được tình hình công nợ của Công ty.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 3
I.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng Kế
toán- Tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp qua 2 năm từ 2016 – 2017, trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công
nợ và phân tích tình hình công nợ trong năm 2017.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ và
tình hình công nợ tại công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế . Do hạn chế về thời
gian nên chỉ đánh giá công tác công nợ tại công ty qua các khoản mục chính như: kế
toán các khoản phải thu khách hàng, kế toán phải thu tạm ứng, kế toán nợ phải trả cho
người bán, kế toán thuế GTGT và kế toán các khoản phải trả công nhân viên.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
– Phương pháp quan sát: Đến đơn vị thực tập, quan sát cách làm việc của nhân viên
Phòng TC – KT để nắm bắt rõ hơn quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ cũng như
quá trình các nghiệp vụ phát sinh tại Phòng TC – KT;
– Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn là những nhân viên làm
việc tại Phòng TC – KT để tìm hiểu khối lượng công việc và vai trò của mỗi cá
nhân trong từng chức năng của đề tài nghiên cứu;
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu thông tin liên quan đến đề
tài từ các giáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, tạp chí nhằm hệ thống hóa
cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh
nghiệp, đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được.
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp so sánh: Để đánh giá sự tăng, giảm, biến động của các chỉ tiêu trong
từng giai đoạn, thời kỳ kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế;
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 4
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: là phương pháp tổng hợp, phân tích những số
liệu thô đã thu thập được để tiến hành khái quát vấn đề cần nghiên cứu đề từ đó rút
ra kết luận, nhân xét.
Phương pháp thống kế, mô tả: thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập
được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích.
I.6. Kết cấu của đề tài
Khóa luận gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ
tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ
và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị.
I.7. Tính mới của đề tài
Đề tài về công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ là một đề tài
thực sự không xa lạ mấy đối với các bạn sinh viên . Trong
phạm vi tài liệu mà tôi tiếp cận được thì thực trạng công tác kế toán công nợ tại các
doanh nghiệp được đề cập đến rất nhiều. Điển hình như khóa luận tốt nghiệp đề tài:
“Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài” của tác giả
Trần Nguyễn Hạnh Nhi (2016) đã làm sáng tỏ những cơ sở hệ thống lý luận về kế toán
các khoản phải thu, các khoản phải trả và đánh giá thực tiễn công tác kế toán để từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ. Cũng bàn về kế toán
công nợ, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lệ có đề tài: “Kế toán công nợ tại Công ty TNHH
một thành viên Huế Thành” hay như đề tài của tác giả Lê Uyển Như Nguyện: “Tổ
chức công tác các khoản phải thu, phải trả tại Công ty Cổ phần Hồng Đức”. Các đề
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 5
tài này cũng đề cập đến thực trạng kế toán công nợ nhưng chưa đi sâu vào phân tích
tình hình công nợ, đề tài chủ yếu dừng lại ở khía cạnh mô tả công tác kế toán. Hay tác
giả Nguyễn Trần Lâm Anh(2017) với đề tài “Kế toán công nợ và phân tích tình hình
công nợ tại Công ty Cổ phần Dược TW Medipharco – Tenamyd” đã đi sâu tìm hiểu kĩ
hơn về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ. Tuy nhiên do thời gian ngắn,
phạm vi đề tài rộng nên các tác giả chỉ mới tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của
đề tài, chưa làm rõ mối quan hệ giữa kế toán công nợ với tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Thêm vào đó công tác kế toán công nợ có phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao
gồm nhiều khoản phải thu, khoản phải trả và liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động
khác nhau. Mặc dù có khá nhiều khóa luận nghiên cứu về vấn đề công nợ nhưng tại
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế lại là lần đầu tiên có đề tài đề cập đến vấn
đề này do đó nó sẽ có nhiều điểm khác biệt về công tác kế toán, quá trình luân chuyển
chứng từ, Với đề tài này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về các khía cạnh khác biệt về
vấn đề công nợ tại công ty mà các tác giả trước đây chưa đề cập. Thông qua đề tài tôi
cũng làm rõ mối quan hệ giữa kế toán công nợ với tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Với những lí do trên, tôi nghĩ rằng đây có thể được xem như là tính mới của đề
tài và quan trọng hơn nó giúp tôi có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế hơn.
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 6
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Một số lý luận chung về kế toán công nợ
1.1.1. Một số khái niệm về công nợ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ phát sinh
các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua và người bán, giữa các
đơn vị với nhau và trong nội bộ công ty. Trên cơ sở các mối quan hệ này, phát sinh các
khoản nợ phải thu hoặc phải trả, đây được gọi là công nợ. Công nợ bao gồm các khoản
phải thu, các khoản phải trả và quan hệ thanh toán. (Nguyễn Tấn Bình ,2011).
1.1.1.1. Kế toán các khoản phải thu
Các khoản phải thu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanh nghiệp về
một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụmà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản
nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá
nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Các khoản phải
thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm
tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh
toán. (Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy, 2013)
Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thu
nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước,... Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản
phải thu khách hàng.
1.1.1.2. Kế toán các khoản phải trả
Theo VAS 01- Chuẩn mực chung (2002): Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của
doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưa trả
tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết kết
nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp
phải thanh toán từ nguồn lực của mình.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 7
Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trả nội
bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác
Nợ phải trả được phân thành hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một năm hoặc một chu kỳ
sản xuất kinh doanh bình thường
Nợ dài hạn: Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian trên một năm.
1.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ
Theo Nguyễn Thị Kim Cúc (2008):
- Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kì hạn phải thu, đối tượng phải
thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu,
phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả, đặc biệt là đối với các đối
tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn
Đến cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán, bộ phận kế toán công nợ
phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu, phải trả với từng đối tượng nhằm mục
đích tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để kịp thời sửa
chữa.Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công
nợ hoàn chỉnh.
- Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ
và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá
hối đoái thực tế
- Phải hạch toán chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ
bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế
- Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như
theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán
- Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ hay bên Có của các tài khoản phải thu, phải
trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 8
được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau
1.1.3. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ
1.1.3.1. Vai trò, vị trí của kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán vô cùng quan trọng trong công tác kế
toán của doanh nghiệp. Việc theo dõi chặt chẽ các khoản công nợ như các khoản phải
thu và các khoản phải trả giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn,
chiếm dụng vốn; đồng thời tranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, các
tổ chức khác nhưng vẫn đảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọng
trong việc giữ uy tín trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để
cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các khoản phải thu,
phải trả.
- Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách và tổng hợp đúng khoản nợ
phải thu, nợ phải trả.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ, quy định về quản lý các khoản phải
thu, các khoản phải trả.
- Cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin đầy đủ để lập các báo cáo phục vụ yêu
cầu của doanh nghiệp.
- Tổng hợp và xử lý nhanh nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến
hạn, quá hạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu để quản lý tốt công nợ, góp phần
cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán công nợ ở bất kỳ tổ chức nào cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tùy
vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý bộ máy và trình độ cán
bộ làm công tác kế to...c nhà máy, kế toán sẽ kiểm tra phân loại
ghi chép vào các sổ sách có liên quan, đồng thời phân tích hoạt động sản xuất của công
ty và các nhà máy trực thuộc nhằm giúp Ban giám đốc có hưởng chỉ đạo cho toàn công
ty
- Kế toán trưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty, chỉ
đạo trực tiếp công tác hạch toán kế toán, tham mưu cho ban giám đốc về các chế
độ, chính sách, chế độ tài chính ban hành, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về kinh
tế tài chính của đơn vị, cung cấp cho ban lãnh đạo các số liệu để ban lãnh đạo nắm
bắt và chỉ đạo kịp thời trong công tác điều hành doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Phụ trách việc tổng hợp quyết
toán cùng kế toán trưởng, có trách nhiệm điều hành các bộ phận kế toán liên quan, cung
cấp các số liệu kịp thời phục vụ công tác quyết toán, tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá
thành công trình, tham mưu với kế toán trưởng chỉ đạo tình hình công tác quản lý.
- Kế toán công nợ: Trực tiếp theo dõi tình hình công nợ của công ty với các bên
đối tác, bạn hàng để kịp thời thanh toán cho bên bán và yê cầu trả nợ đối với bên mua.
- Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm về việc theo dõi quá trình xuất nhập vật tư,
tính giá vật tư nhập xuất, theo dõi nhập xuất vật tư cho từng nhà máy.
- Kế toán thanh toán: Trực tiếp theo dõi việc thanh toán chi tiêu trong toàn đơn
vị như tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí khác phục vụ hoạt động sản xuất của
đơn vị.
- Kế toán xây dựng cơ bản: Theo dõi tình hình xây dựng cơ bản của công ty và
kịp thời sửa chữa nếu có hư hỏng
- Kế toán Thuế và tài sản: chịu trách nhiệm tính toán và thanh toán thuế Thuế
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
in
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 30
cho cục Thuế, nộp đúng và đủ thuế cho Nhà nước.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý và xuất nhập quỹ tiền mặt.
Sơ đồ 2.2 – Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Quan hệ báo cáo
2.1.6.2. Các chính sách kế toán được áp dụng
- Niên độ kế toán áp dụng từ ngày 01/01
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là: Việt Nam Đồng( VND)
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông
tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
P.PHÒNG KẾ TOÁN
(KẾ TOÁN TỔNG HỢP)
KT
KHO
KT
VẬT
TƯ
KT
THANH
TOÁN
THỦ
QUỸ
KT
CÔNG
NỢ
KT XD
CƠ
BẢN
KT
THUẾ+
TÀI
SẢN
THỦ KHO KẾ TOÁN CÁC CHI NHÁNH
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 31
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
2.1.6.3. Hình thức kế toán
Hình thức kế toán mà công ty sử dụng là kế toán máy. Phần mềm kế toán mà công
ty hiện đang sử dụng được chính công ty tự thiết kế.Tại công ty và các nhà máy trực thuộc
đều sử dụng phần mềm.
Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự kế toán trên phần mềm của công ty
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc, phân loại các chứng từ và tiến
hành nhập vào phần mềm. Cuối tháng hoặc định kì căn cứ vào Bảng tổng hợp chứng
từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc sau khi lập xong thì được chuyển đến
cho kế toán trưởng để phê duyệt rồi chuyển đến cho kế toán tổng hợp với đầy đủ các
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 32
chứng từ gốc kèm theo để kế toán tổng hợp ghi sổ đăng kí các chứng từ ghi sổ và sau
đó là ghi vào sổ cái.
Cuối tháng tính ra được số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ cái, sổ
chi tiết, cộng dồn lũy kế. Cuối kì quyết toán, tính tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và
số dư từng tài khoản trên số cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh, sau
khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và sổ chi tiết thì căn cứ số liệu trên sổ
cái để lập BCTC.
2.1.7. Nguồn lực và tình hình SXKD của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
2.1.7.1. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
Về cơ cấu của tài sản:
Qua bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng qua 2 năm, tăng
225,235,537,515 đồng so với năm 2016. Do công ty là doanh nghiệp sản xuất nên tài
sản dài hạn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản so với
tài sản ngắn hạn. Tỉ trọng tài sản dài hạn của công ty luôn chiếm trên 60% tổng tài sản,
tài sản dài hạn của công ty năm 2107 có xu hướng tăng so với năm 2016, tăng
38,803,854,465 đồng so với năm 2016. Tổng tài sản dài hạn của công ty tăng chủ yếu
do tăng tài sản cố định, tài sản dài hạn khác có tăng nhưng không đáng kể. Sở dĩ tài
sản cố định của công ty có sự tăng trưởng đáng kể do trong năm 2017, công ty đang
tiến hành đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. Tài sản ngắn hạn của công ty cũng có chiều hướng tăng qua 2 năm, sự tăng
trưởng này chủ yếu là do trong năm 2017, công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
tiến hành đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty tiến hành đầu tư
260,000,000,000 đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong năm 2017, công
ty tiến hành chuyển đổi hình thức doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty Cổ
phần. Khoản mục hàng tồn kho cũng tăng nhưng không đáng kể trong đó khoản mục
tiền và tương đương tiền lại giảm mạnh do công ty có sự đầu tư vào xây dựng, cải tạo
các bể lọc, lắng nước tại các nhà máy của công ty cũng như là đầu tư vào việc mua
sắm các tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về cơ cấu của nguồn vốn:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 33
Nhìn vào các khoản mục Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu ở Bảng 2.1, nhìn chung
tổng nguốn vốn của công ty có xu hướng tăng, tăng từ 949,670,770,074 đồng lên
1,213,710,162,054 đồng trong năm 2017 tương ứng với 27,8% so với năm 2016. Tổng
nguồn vốn tăng chủ yếu là do sự tăng lên đáng kể của vốn chủ sỡ hữu. Trong năm
2016, tỉ trọng nợ phải trả của công ty lớn hơn tỷ trọng của nguồn vốn chủ sỡ hữu do
công ty vẫn đang là công ty TNHH. Sang năm 2017, vốn chủ sỡ hữu của công ty tăng
mạnh, tăng 491,917,679,874 đồng so với năm 2016, tỉ trọng vốn chủ sỡ hữu chiếm
trên 70% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy, năm 2016 do công ty là công ty
TNHH nên nguồn vốn hoạt động của công ty phụ thuộc vào cả 2 khoản là nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu, trong đó nghiêng về nợ phải trả. Đến năm 2017, do thay đổi hình
thức kinh doanh từ công ty TNHH thành công ty cổ phần, nguồn vốn của công ty có
sự đóng góp của nhiều cổ đông nên hầu hết nguồn vốn hoạt động của công ty phụ
thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu. Việc này sẽ đem đến sự an toàn trong tài chính cho
công ty, tuy nhiên công ty cần cân nhắc hơn để thiết lập cơ cấu nguồn vốn hợp lý để
đêm lại lợi ích cao nhất cho công ty. Khoản mục nợ phải trả của công ty giảm
227,878,287,894 đồng so với năm 2016. Khoản mục này giảm chủ yếu là do khoản
mục nợ ngắn hạn giảm mạnh, khoản mục nợ dài hạn có giảm nhưng không đáng kể.
Nợ ngắn hạn trong năm 2016 là 422,007,723,291 đồng, giảm còn 202,426,833,051
đồng, tương ứng với mức giảm 52,03% so với năm 2016. Mặc dù nợ phải trả của công
ty luôn thấp hơn nguồn vốn nhưng công ty cũng cần có những kế hoạch trả nợ hợp lý
để có thể trả nợ trong phạm vi nhất định vừa có thể tận dụng được nguồn vốn đi chiếm
dụng để tăng khả năng sinh lời.
Dựa vào việc phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản của Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế trong 2 năm 2016, 2017 ta thấy: các khoản mục tài sản phát
triển theo chiều hướng khả quan, tuy nhiên chưa thể khẳng định chắc chắn vì điều này
còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của Công ty trong thời gian trên. Các
khoản mục nguồn vốn không có quá nhiều biên động. Tuy nhiên, Công ty cần quan
tâm hơn nữa trong việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn để đem lại lợi ích lớn nhất cho
công ty.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 34
Bảng 2.1– Tình hình tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
ĐVT:Đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Giá trị % Giá trị % Chênh lệch %
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 205,519,224,211 21.64 430,754,761,726 35.49 225,235,537,515 109.59
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 125,072,583,096 13.17 34,354,682,480 2.83 (90,717,900,616) -72.53
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 260,000,000,000 21.42 260,000,000,000
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 32,841,565,756 3.46 53,321,030,946 4.39 20,479,465,190 62.36
IV.Hàng tồn kho 44,741,293,367 4.71 81,288,406,721 6.70 36,547,113,355 81.69
V.Tài sản ngắn hạn khác 2,863,781,993 0.30 1,790,641,579 0.15 (1,073,140,414) -37.47
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 744,151,545,862 78.36 782,955,400,327 64.51 38,803,854,465 5.21
I.Các khoản phải thu dài hạn - - 0 0.00 -
II.Tài sản cố định 738,345,209,754 77.75 775,736,227,991 63.91 37,391,018,237 5.06
III.Bất động sản đầu tư - - 0 0.00 -
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 0 0.00 -
V.Tài sản dài hạn khác 5,806,336,108 0.61 7,219,172,336 0.59 1,412,836,228 24.33
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 949,670,770,074 100.00 1,213,710,162,054 100.00 264,039,391,980 27.80
A.Nợ phải trả 552,306,997,876 58.16 324,428,709,982 26.73 (227,878,287,894) -41.26
I.Nợ ngắn hạn 422,007,723,291 44.44 202,426,833,051 16.68 (219,580,890,240) -52.03
II.Nợ dài hạn 130,299,274,585 13.72 122,001,876,931 10.05 (8,297,397,654) -6.37
B.Nguồn vốn chủ sở hữu 397,363,772,197 41.84 889,281,452,071 73.27 491,917,679,874 123.80
I.Vốn chủ sở hữu 397,363,772,197 41.84 889,281,452,071 73.27 491,917,679,874 123.80
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác - - 0 0.00 -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 949,670,770,074 100.00 1,213,710,162,054 100.00 264,039,391,980 27.80
CHỈ TIÊU
NĂM 2016 NĂM 2017 So sánh
2017 /2016
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 35
2.1.7.2. Tình hình kết quả SXKD của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
Qua Bảng 2.2 ta thấy: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
có xu hướng tăng trong gia đoạn 2016-2017, tăng 4,573,299,513 đồng tương ứng với
mức tăng 8,35% so với năm 2016. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của công ty tăng trong 2 năm 2016,2017 và giá vốn hàng bán cũng tăng,
nhưng mức tăng lại thấp hơn mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng. Doanh thu hoạt
động tài chính có xu hướng tăng mạnh, tăng từ 40,885,198 đồng lên 143,351,306
đồng trong năm 2017. Sở dĩ có mức tăng cao như vậy là do trong năm 2017, công ty
bắt đầu đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản đầu tư này đã đem
đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty. Bên cạnh đó, sự biến động của các
khoản mục chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ,
chi phí tài chính giảm mạnh, giảm 11,97% so với năm 2016 do công ty giảm các
khoản nợ phải trả trong năm 2017 khiến chi phí lãi vay giảm, dẫn đến chi phi tài
chính giảm đã tác động đến chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của
Công ty, cụ thể: Năm 2016 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng
4,393,691,152 đồng lên 22,535,412,974 đồng trong năm 2017. Các khoản thu nhập
khác, chi phí khác và lợi nhuận khác giảm mạnh so với năm 2017. Tóm lại, tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp tăng do mức tăng của lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh cao, và mức giảm lớn của khoản mục chi phí khác nên tổng lợi
nhuận kế toán trước thuế vẫn tăng mặc dù có sự sụt giảm của các khoản thu nhập
khác và lợi nhuận khác. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2017 tăng
22,06% so với năm 2016.
Dựa vào việc phân tích cho thấy kết quả hoạt động của Công ty trong năm 2017
đã có sự tăng trưởng so với năm 2016 nhất là trong khoản doanh thu về hoạt động tài
chính cho thấy công ty đã có sự lựa chọn chính xác khi đầu tư vào các khoản đầu tư
ngắn hạn. Không những thế lợi nhuận của công ty tăng lên cũng cho thấy những chủ
trương đúng đắn và khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên công ty
cũng cần có những chủ trương, biện pháp để tăng các khoản thu nhập khác, lơi nhuận
khác để đem lại lợi nhuận tối ưu cho công ty.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 36
Bảng 2.2– Tình hình Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
ĐVT: Đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả)
NĂM 2016 NĂM 2017
Giá trị Giá trị Chênh lệch %
1.Doanh thu bán hàng và CCDV 310,905,954,767 338,625,115,293 27,719,160,525 8.92
2.Các khoản giảm trừ DT - - -
3.DT Bán hàng và CCDV 310,905,954,767 338,625,115,293 27,719,160,525 8.92
4.Gía vốn hàng bán 256,126,010,516 279,271,871,528 23,145,861,012 9.04
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 54,779,944,252 59,353,243,765 4,573,299,513 8.35
6.DTHĐ Tài chính 40,885,198 143,351,306 102,466,108 250.62
7.Chi phí tài chính 10,086,262,885 8,879,413,426 (1,206,849,459) -11.97
Trong đó chi phí lãi vay 10,086,262,885 8,879,413,426 (1,206,849,459) -11.97
8.Chí phí bán hàng 14,232,019,854 15,564,047,890 1,332,028,037 9.36
9.Chi phí Quản lý doanh nghiệp 12,360,824,888 12,517,720,780 156,895,892 1.27
10.Lợi nhuận từ hoạt động KD 18,141,721,822 22,535,412,974 4,393,691,152 24.22
11.Thu nhập khác 662,005,791 225,922,611 (436,083,180) -65.87
12.Chi phí khác 160,058,255 5,437,723 (154,620,532) -96.60
13.Lợi nhuận khác 501,947,536 220,484,888 (281,462,648) -56.07
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 18,643,669,358 22,755,897,862 4,112,228,504 22.06
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 4,101,607,259 4,551,179,572 449,572,314 10.96
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại - -
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 14,542,062,099 18,204,718,290 3,662,656,190 25.19
CHỈ TIÊU So sánh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 37
2.1.7.3. Tình hình nguồn nhân lực của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
Bảng 2.3– Tình hình Lao động của Công ty qua 2 năm 2016 – 2017
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017
So sánh
2017/2016
Số
lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 551 100,00 548 100,00 -3 -0,56
2. Phân theo trình độ chuyên môn
Đại học và trên Đại học 173 31,40 173 31,57 0 0
Cao đẳng và trung cấp 121 21,96 120 21,90 -1 -0,83
CNKT và LĐ đã qua đào tạo 257 46,64 255 46,53 -2 -0,78
3. Phân theo giới tính
Nữ 138 18,38 137 25 -1 -0,83
Nam 413 74,95 411 75 -2 -0,78
(Nguồn: Phòng đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động qua 2 năm (2016 –2017) ít có
sự biến động, giảm 3 người so với năm 2016 (tương ứng 0,56%). Có thể nói, điều
này là phù hợp với tình hình thực tế của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
vì trong năm 2016, công ty đã chuyển đổi qua hình thức Công ty Cổ phần và tái cơ
cấu lại nguồn nhân lực nên có giảm 3 người. Tuy nhiên, chưa đủ nếu chỉ nhìn về
góc độ tăng hoặc giảm về tổng số lao động để đánh giá đầy đủ và khách quan tình
hình sử dụng nguồn nhân lực của Công ty mà cần tiến hành phân tích nguồn nhân
lực theo các tiêu chí giới tính, trình độ học vấn.
Về cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, có thể thấy lao động nam chiếm tỷ
trọng cao hơn lao động nữ rất nhiều. Trong giai đoạn 2016-2017, số lao động nam
nữ cũng không có nhiều thay đổi, lao động nữ giảm 1 người, lao động nam giảm 2
người so với năm 2016. Lao động nam chiếm đa số là do phần lớn công việc của
công ty chủ yếu là công việc đòi hỏi có sức khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát nên cần
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 38
nhiều lao động nam, còn lao động nữ phần lớn làm những công việc đòi hỏi nhẹ
nhàng và cẩn thận như các công việc văn phòng, quét dọn
Về trình độ học vấn: Trong 2 năm qua, số công nhân kỹ thuật và lao động đã
qua đào tạo trong công ty có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Năm 2017, số
lao động giảm 2 người tương ứng giảm 0,9% so với năm 2016. Lao động có trình
độ cao đẳng và trung cấp có sự chênh lệch nhỏ qua các năm, năm 2017 giảm 1
người còn 120 người tương ứng với 0,83% so với năm 2016. Lao động có trình độ
đại học và trên đại học không đổi qua 2 năm.
Từ những phân tích trên ta thấy rằng, Công ty đã chú trọng đến nguồn nhân
lực của mình, biết phân bổ nhân lực hợp lý, quan tâm đến lợi ích dài hạn của công
ty, bởi vì người lao động là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của
công ty trong tương lai.
2.2. Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế
2.2.1. Kế toán các khoản phải thu
2.2.1.1. Kế toán các khoản phải thu khách hàng
a) Tài khoản sử dụng
Khoản nợ phải thu khách hàng ở Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
được phản ánh trên TK 131 – Phải thu khách hàng. Tài khoản này được mở chi tiết
cho từng loại sản phẩm, hoạt động kinh doanh của công ty như nước sinh hoạt, sản
xuất hay lắp đặt hệ thống nước.... Chi tiết TK 131 của Công ty:
TK 131A – Phải thu khách hàng tiền nước sinh hoạt, sản xuất ( tiền nước)
TK 131B – Phải thu khách hàng các khoản sữa chữa, lắp đặt hệ thống nước
.
Do thời gian hạn chế nên đề tài chỉ tìm hiểu về hai khoản phải thu khách hàng
là phải thu khách hàng tiền nước và phải thu khách hàng các khoản sữa chữa, lắp
đặt hệ thống nước.
b) Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 39
Trong công tác kế toán khoản phải thu khách hàng, Công ty sử dụng các
chứng từ bao gồm:
+ Hóa đơn GTGT
+ Phiếu thu (nếu thu nợ khách hàng bằng tiền mặt);
+ Giấy báo Có (nếu thu nợ khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng);
Các sổ kế toán được sử dụng:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết công nợ - phải thu khách hàng
- Sổ Cái TK 131
c) Trình tự hạch toán
Các khoản phải thu khách hàng tiền nước sinh hoạt, sản xuất.
Do mặt hàng kinh doanh của công ty là nước sinh hoạt, sản xuất nên các khách
hàng là các hộ gia đình, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Do đặc điểm riêng biệt của mặt hàng nên các khoản phải thu sẽ được xác định sau
quá trình sử dụng. Ví dụ, vào cuối mỗi tháng, số tiền phải thu khách hàng sẽ được
xác định khi công ty tiến hành xác định khối lượng nước tiêu thụ của mỗi khách
hàng. Vì thế trong khoản từ ngày 20 đến cuối tháng, khách hàng sẽ nhận được giấy
báo tiền nước của tháng đó để biết được khoản phải thanh toán cho công ty. Giấy
báo tiền nước sẽ được đưa về tận nhà cho mỗi khách hàng. Khách hàng có thể thanh
toán theo 2 cách là đến nộp trực tiếp tại phòng Dịch vụ khách hàng của công ty tại
103 Bùi Thị Xuân hoặc tiến hành nộp thông qua dịch vụ của Ngân hàng. Do nhiều
hạn chế nên đề tài chỉ tìm hiểu theo phương thức nộp trực tiếp tại phòng Dịch vụ
khách hàng.
Sau khi nhận giấy báo tiền nước, trong khoản từ ngày 1 đến ngày 6, khách
hành phải tiến hành thanh toán cho Công ty.
Khi khách hàng tới thanh toán, nhân viên phòng Dịch vụ khách hàng sẽ lập
phiếu thu gồm 3 liên, liên 1 sẽ giao cho khách hàng, liên 2 được giữ lại phòng Dịch
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 40
vụ khách hàng và liên 3 sẽ được gửi cho phòng Kế toán- tài chính. Cùng với đó,
nhân viên phòng Dịch vụ khách hàng cũng tiến hành nhập liệu vào phần mềm máy
tính. Vào cuối ngày, tất cả các chứng từ sẽ được gửi đến phòng kế toán, kế toán sẽ
tiến hành ghi nhận vào phần mềm, kế toán tiến hành hạch toán:
Nợ TK 111/112 Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131A Tiền nước
Sau khi hoàn tất công tác nhập liệu, phần mềm sẽ tự động tập hợp chứng từ
vào bảng kê chứng từ ghi sổ. Tiếp đó, phần mềm tự động chuyển dữ liệu vào Sổ chi
tiết TK 131A và sổ Cái TK 131A.
Ví dụ: Vào ngày 3/1/2017, khách hàng Nguyễn Nguyên Thành đến phòng
Dịch vụ Khách hàng để thanh toán tiền nước tháng 12/2016. Nhân viên Lê Thị Năm
dựa vào giấy báo tiền nước của khách hàng ( phụ lục 01) tiến hành thu tiền với tổng
giá thanh toán là 791.718 đồng. Sau đó, nhân viên lập phiếu thu để đưa cho khách
hành và tiến hành nhập liệu vào máy. Phiếu thu được lập thành 3 liên, 1 liên đưa
cho khách hàng, 1 liên lưu tại phòng Dịch vụ Khách hành và liên còn lại chuyển
đến cho phòng Kế toán để tiến hành nhập liệu.
Cuối ngày, tất cả các chứng từ được chuyển lên kế toán, kế toán sẽ không định
khoản cho từng khách hàng nữa vì việc này đã được nhân viên phòng Dịch vụ
khách hàng tiến hành nhập liệu vào máy để đưa vào hệ thống, kế toán sẽ tiến hành
hạch toán theo nhân viên phụ trách thu tiền của khách hàng, ví dụ như nhân viên
Nguyễn Thị Năm.
Một số chứng từ liên quan đến nghiệp vụ trên:Trư
ờng
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 41
Biểu mẫu 2.1 – Phiếu thu tiền mặt
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC Mẫu số 02 - TT
THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)
PHIẾU THU TIỀN MẶT
(Liên 3: Nội bộ)
Ngày 03 tháng 01 năm 2017
Quyển số:...................
Số:
Nợ 111 791.718đ
Có 131A 791.718 đ
Họ, tên người nộp tiền: Nguyễn Nguyên Thành
Địa chỉ: 23 Nguyễn Công Trứ, Phường Phú Hội, Thành phố Huế
Lý do nộp: Trả tiền nước tháng 12/2016
Số tiền: 791.718đ (Viết bằng chữ): Bảy trăm chín mươi mốt nghìn bảy trăm mười tám
đồng
Ngày .03.tháng .01.năm 2017
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập
phiếu
Người nộp
tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 42
Biểu mẫu 2.2 – Chứng từ ghi sổ
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2017
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
Số tiền
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có
PT000006 03/01 Lê Thị Năm Phòng DVKH tiền nước 131A 1111 74.340.023
PT000007 03/01
Phan Thị Như Quỳnh phòng DVKH
tiền nước
131A 1111 34.181.103
. .
PT000062 04/04
Nhân viên thu ngân phòng DVKH
tiền nước
131A 1111 41.855.173
PT000067 04/04 Trương Lê Hồng Loan XN Cấp nướcPhong Điền chuyển tiền nước 131A 1121 589.501.400
NT000054 07/06 Cơ quan chuyển tiền nước 131A 1121 3.377.465.200
PT000138 07/06 Nhân viên thu ngân phòng DVKHtiền nước 131A 1111 31.459.600
PT000311 12/08
Phan Thị Như Quỳnh phòng DVKH
tiền nước
131A 1111 26.717.303
NT000045 23/11 Cơ quan chuyển tiền nước 131A 1121 2.049.698.856
PT000561 23/11 Lê Thị Năm phòng DVKH tiền nước 131A 1111 42.571.704
NT000187 15/12 Cơ quan chuyển tiền nước 131A 1121 2.396.694.862
Tổng cộng 269.540.623.496
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 43
Biểu mẫu 2.3 – Sổ cái TK 131
SỔ CÁI
Năm 2017
Tên tài khoản: Phải thu khách hàng Số hiệu: 131
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Số hiệu Ngàytháng Nợ Có
B C D E F 1 2
Số dư đầu kỳ
10/01
PT000006 03/01
Lê Thị Năm Phòng DVKH tiền
nước 1111 74.340.023
PT000007 03/01
Phan Thị Như Quỳnh phòng
DVKH tiền nước
1111 34.181.103
PT000008 03/01 Lê Thị Năm phòng DVKH nhượng
vật tư
1111 594.600
PT000009 03/01 Lê Thị Năm phòng DVKH đặtnước
1121 7.566.490
06/04
PT000062 04/04
Nhân viên thu ngân phòng DVKH
tiền nước
1111
41.855.173
PT000065 04/04 Phan Thị Như Quỳnh đóng mở ĐH 1111 600.000
PT000067 04/04
Trương Lê Hồng Loan XN Cấp
nước Phong Điền chuyển tiền
nước
1121
589.501.400
NT000003 04/04 Cơ quan chuyển tiền nước 1121 2.049.698.856
07/06 NT000054 07/06 Cơ quan chuyển tiền nước 1121 3.377.465.200
PT000138 07/06 Nhân viên thu ngân phòng DVKHtiền nước 1111 31.459.600
28/12 NT000187 15/12 Cơ quan chuyển tiền nước 1121 2.396.694.862
PT000462 15/12 Nhân viên Nguyễn Thị Hoa XNCấp nước Phú Mỹ
1121 4.561.235.500
Tổng cộng 287.440.323.631
Lũy kế
Số dư cuối kỳ
Ngàythángnăm
rươ
̀ng Đ
ại h
ọc K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 44
Các khoản phải thu khách hàng sữa chữa, lắp đặt hệ thống nước
Đối với việc lắp đặt hệ thống nước, khi nhận được yêu cầu của khách hàng,
khách hàng sẽ kí hợp đồng trực tiếp với phòng Dịch vụ khách hàng, hợp đồng
thường được lập thành bốn bản, có xác nhận, cam kết, thống nhất và mỗi bên lưu
hai bản. Sau khi kí kết hợp đồng, nhân viên sẽ căn cứ vào hợp đồng để tiến hành lắp
đặt hệ thống nước. Dựa vào hợp đồng, phòng dịch vụ khách hàng sẽ tiến hành lập
hóa đơn GTGT gồm 3 liên: liên 1 lưu tại cuốn, liên 2 gửi cho khách hàng, liên 3 gửi
cho phòng kế toán. Sau khi lắp đặt hệ thống cho khách hàng, nhân viên tiên hành
lập phiếu thu gồm 2 liên, liên 1 giao cho khách hàng và liên 2 giao cho phòng kế
toán. Từ đây, kế toán công nợ dựa vào hóa đơn GTGT và phiếu thu để tiền hành
nhập liệu vào trong phần mềm kế toán, cụ thể khi một nghiệp vụ xáy ra kế toán
công nợ tiến hành hạch toán:
Nợ TK 131B/111/112
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Sau khi hoàn tất công tác nhập liệu, phần mềm sẽ tự động tập hợp chứng từ
vào bảng kê chứng từ ghi sổ. Tiếp đó, phần mềm tự động chuyển dữ liệu vào Sổ
chi tiết TK 131B, sổ cái TK 131B.
Ví dụ: Vào ngày 15/12/2017,ông Nguyễn Đắc Bình tiến hành kí hợp đồng về
việc lắp đặt hệ thống nước gia đình với phòng giao dịch khách hàng.
Ngày 18/12/2017, dựa vào hợp đồng kinh tế, nhân viên tiến hành lắp đạt
cho ông Nguyễn Đắc Bình tại Phụng Chánh, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Sau
khi lắp đặt xong, do giao dịch có giá trị nhỏ nên khách hành tiến hành thanh toán
ngay bằng tiền mặt cho nhân viên, nhân viên lập phiếu thu cho khách hàng. Tổng
cộng số tiền bên mua phải thanh toán là 296.100 đồng. Nhân viên tiến hành nộp
phiếu thu ( phụ lục 02 ) và tiền khách hàng thanh toán cho kế toán, kế toán tiền
hành định khoản:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 45
Nợ TK 131B 296.100đ
Có TK 511 269.182đ
Có TK 3331 26.9182đ
Sau đó:
Nợ TK 111 296.100đ
Có TK 131B 296.100đ
Một số chứng từ liên quan đến nghiệp vụ trên:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 46
Biểu mẫu 2.4 – Hoá đơn GTGT
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mẫu số: 01GTKT3/002
Kí hiệu: AB/17P
Số: 0008662
(Liên 3: Nội bộ)
Ngày 18 tháng 12 năm 2017
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
Mã số thuế: 3300101491
Địa chỉ: 103 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, Tp. Huế
Số tài khoản: 55110000000370 tại Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 0543.826617-0543.845672 * Fax: .0543.826580
Họ, tên người mua hàng: Nguyễn Đắc Bình
Tên đơn vị:
Mã số thuế:
Địa chỉ: Phụng Chánh Xã Vinh Hưng Huyện Phú Lộc
Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Lắp đặt nước Hệ
thống
1 269.182 269.182
Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ 269.182
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 26.918
Tổng cộng tiền phải thanh toán 296.100
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm chín mươi sáu nghìn một trăm đồng chẵn
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguyễn Đắc Bình Trần Văn Vinh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 47
2.2.1.2. Kế toán phải thu tạm ứng
a. Tài khoản sử dụng
Khoản nợ phải thu tạm ứng ở CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế được phản
ánh trên TK 141 – Tạm ứng, tài khoản này ở Công ty được mở chi tiết cho từng đối
tượng.
b. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Trong công tác kế toán khoản tạm ứng, Công ty sử dụng các chứng từ:
- Giấy đề nghị tạm ứng;
- Phiếu chi/Ủy nhiệm chi
- Bảng thanh toán tạm ứng
- Hóa đơn, chứng từ gốc
- Phiếu thu
Các sổ kế toán được sử dụng:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết công nợ - tạm ứng
- Sổ cái TK 141
c. Trình tự hạch toán
Cán bộ công nhân viên trong Công ty khi muốn tạm ứng tiền để thực hiện các
công việc thì phải lập một Giấy đề nghị tạm ứng (theo mẫu Công ty quy định). Trên
mẫu này ngoài những thông tin cơ bản về đối tượng tạm ứng còn phải ghi rõ lý do
và thời hạn thanh toán cho khoản tạm ứng đó. Trước khi chuyển lên phòng Tài
chính – Kế toán, Giấy đề nghị tạm ứng phải có xác nhận của trưởng bộ phận hay
phòng ban trong Công ty và được Giám đốc ký duyệt.
Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng, kế toán công nợ tạm ứng kiểm tra công nợ
tạm ứng cũ đã thanh toán hết hay chưa. Nếu số tiền tạm ứng cũ đã được thanh toán
hết, kế toán vào phân hệ “Kế toán vốn bằng tiền” để lập Phiếu chi gồm 2 liên
chuyển cho thủ quỹ. Sau khi chi tiền và được đối tượng tạm ứng ký xác nhận, 1 liên
Phiếu chi được kế toán công nợ lưu cùng Giấy đề nghị tạm ứng, liên còn lại thủ quỹ
lưu. Trên Phiếu chi được hạch toán như sau:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 48
Nợ TK 141 – Tạm ứng
Có TK 111 – Tiền mặt
Sau đó, dữ liệu được chuyển vào Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
Sổ chi tiết TK 141 tạm ứng theo đúng đối tượng và được chuyển lên sổ Cái TK 141.
Đến hạn thanh toán tạm ứng, căn cứ vào Bảng thanh toán tạm ứng đã được
phê duyệt, nếu số chi tạm ứng thiếu, kế toán sẽ lập Phiếu chi/Ủy nhiệm chi để hoàn
trả số tiền chi quá tạm ứng, nếu số chi tạm ứng thừa, kế toán lập phiếu thu hoàn
nhập số tiền còn thừa. Việc hạch toán và lên các sổ kế toán tương tự như trên.
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 141 – Tạm ứng
Hoặc:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 112 – Tạm ứng
Ví dụ:
Ngày 06/12/2017, căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng đã được phê duyệt của
ông Nguyễn Quốc Anh ở Phòng thiết kế, số tiền tạm ứng là 3.500.000VNĐ để tiếp
khách, kế toán lập Phiếu chi (Phụ lục 03) để ghi nhận nghiệp vụ tạm ứng này.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 49
Biểu mẫu 2.5 – Giấy đề nghị tạm ứng
CÔNG TY CỔ PHẦN Mẫu số: 03 – TT
CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Số: 02
Ngày 06 tháng 12 năm 2017
Tôi tên là: NGUYỄN QUỐC ANH
Địa chỉ: Phòng thiết kế
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 3.500.000 VNĐ
(Viết bằng chữ) Ba triệu năm trăm nghìn đồng.
Lý do tạm ứng: Tiếp khách
Thời gian thanh toán: 25/12/2017
Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Kế toán công nợ hạch toán cho nghiệp vụ này ngay trên Phiếu chi, từ đây dữ
liệu sẽ được đưa lên Sổ chi tiết côn... vốn chiếm dụng của đối tác hợp lý để đem
lại lợi ích cao nhất cho công ty.
Số vòng quay các khoản phải trả chuyển biến khả quan dẫn đến Thời gian
quay vòng các khoản phải trả cũng được thu hẹp. Năm 2016, thời gian quay vòng
các khoản phải trả là 215,57 ngày, nghĩa là mỗi một vòng quay của khoản phải trả
mất 215,57 ngày. Đến năm 2016, con số này giảm 51,19 ngày xuống còn 164,38
ngày. Chỉ tiêu này có dấu hiệu chuyển biến tích cực chứng tỏ công ty đã có biện
pháp thanh toán tiền tương nhanh, cải thiện hơn so với năm trước đối với các khoản
nợ của nhà cung cấp. Qua đó cũng tăng uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp,
đối tác.
Hệ số nợ của Công ty giảm trong 2 năm 2016, 2017. Năm 2016, hệ số nợ là
0,58 chứng tỏ bình quân trong 1 đồng kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng có 0,58
đồng hình thành từ các khoản nợ. Đến năm 2017, hệ số nợ của công ty giảm 0,31
lần xuống còn 0,27 lần, bình quân trong 1 đồng kinh doanh mà doanh nghiệp sử
dụng có 0,27 đồng tài trợ từ các khoản nợ. Cùng với sự giảm xuống của hệ số nợ thì
Hệ số tự tài trợ của công ty tăng lên qua 2 năm lần lượt là 0,42 lần và 0,73 lần trong
2 năm 2016, 2017. Hệ số tự tài trợ tăng chứng tỏ công ty có bắt đầu có tính tự chủ
lớn, không phụ thuộc vào các chủ nợ. Sự biến động của 2 hệ số nợ và hệ số tự tài
trợ phát sinh từ thực tế của công ty trong giai đoạn 2016- 2017. Trong giai đoạn
này, nợ phải trả của công ty giảm còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại tăng
mạnh, tăng 123,80% so với năm 2016.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 73
2.3.3. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 2 năm 2016-2017
Bảng 2.6 – Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty
qua 2 năm 2016-2017
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2017/2016
1.Hệ số thanh toán hiện hành Lần 0,49 2,13 1,64
2.Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,38 1,73 1,35
3.Hệ số khả năng thanh toán ngay Lần 0,30 0,17 -0,13
Qua bảng 2.6, ta thấy được:
Hệ số thanh toán hiện hành (Hhh) biến động khá lớn qua 2 năm 2016, 2017.
Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản ngắn hạn mà Công ty đang
quản lý, đang sử dụng với tổng số nợ ngắn hạn mà Công ty phải trả, qua đó ta biết
được một đồng nợ phải trả được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản. Cụ thể, năm
2016 hệ số thanh toán hiện hành là 0,49 lần, hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng
thanh toán kém, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và
các khoản nợ đến hạn trả. Tuy nhiên đến năm 2017, hệ số này tăng 1,64 lần so với
năm 2016 lên 2,13 lần trong năm 2017. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đã có
khả năng thanh toán các khoản nợ vay, hệ số này cao chứng tỏ khả năng đảm bảo
chi trả các khoản nợ càng an toàn, rủi ro phá sản được đánh giá ở mức thấp, tình
hình tài chính ổn định. Có sự biến động rõ rệt như vậy là do trong giai đoạn 2016-
2017, giá trị tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 109,59% so với năm 2016 trong
khi các khoản nợ ngắn hạn lại giảm 52,03%. Công ty đã có sự phát triển đáng kể
vào năm 2017, cụ thể là công ty ngày càng ít phụ thuộc vào các khoản nợ bởi vì nợ
ngắn hạn của công ty giảm đáng kể còn tài sản ngắn hạn lại tăng mạnh; điều này dẫn
đến tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty cổ phần cấp nước TT Huế lớn hơn 1
chứng tỏ công ty hoạt động tốt vào năm 2017.Tuy nhiên,hệ số này quá cao thì chưa
hẳn đã tốt, điều này cho thấy công ty đang dự trữ một lượng tài sản ngắn hạn rất
lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, việc đầu tư vào tài sản lưu động còn thiếu hiệu
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 74
quả.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh(Hnhanh) của Công ty tăng qua 2 năm với
mức tăng 1,35 lần từ 0.38 lần năm 2016 lên 1,73 lần năm 2017. Năm 2016, hệ số
này là 0,38 lần nghĩa là trong năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo chi trả
bằng 0,38 đồng tiền mặt. Trong năm này, Hnhanh < 0,5 chứng tỏ công ty đang gặp
khó khăn trong việc thanh toán nợ. Đến năm 2017 chỉ số này tăng mạnh, tăng 1,35
lần lên 1,73 lần nghĩa là trong năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo chi trả
bằng 1,73 đồng tiền mặt. Điều này có thể hiểu được là tài sản lưu động có thể sử
dụng ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ
ngắn hạn. Sự biến động của hệ số này là do trong năm 2017, mức tăng của các
khoản tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho tăng mạnh hơn so với mức giảm của khoản
mục nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn giảm 52,03% so với năm 2016, trong khi đó tài sản
ngắn hạn tăng 109,59% và hàng tồn kho tăng 81,69%. Tuy nhiên hệ số này của công
ty đang ở mức khá cao, hệ số này quá cao cũng ko tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc
các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy
công ty cần có các biện pháp để điều chỉnh hệ số khả năng thanh toán nhanh nhằm
tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Ngoài ra, ta thấy Hệ số khả năng thanh toán ngay, tức là khả năng thanh
toán bằng tiền của Công ty trong 2 năm 2016, 2017, cụ thể: Năm 2016 chỉ tiêu này
đạt 0,30 lần, nghĩa là trong năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo chi trả bởi
0,30 đồng tiền mặt. Vào năm 2017 chỉ tiêu này giảm 0.13 lần xuống còn 0,17 lần,
nghĩa là trong năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo chi trả bởi 0,17 đồng
tiền mặt. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của
Công ty giảm mạnh cả về tỷ trọng lẫn giá trị, về giá trị giảm 72,53% và tỷ trọng
giảm 10,34% so với năm 2016. Tuy nhiên tỷ số này lớn hơn 0.1 vẫn có thể xem là
công ty có khả năng thanh toán khoản nợ bằng tiền khi chủ nợ yêu cầu nhưng chỉ
thanh toán ngang một mức độ nhất định.
Kết luận Chương 2:Công tác kế toán công nợ của Công ty Cổ phần Cấp nước
Thừa Thiên Huế nhìn chung khá hoàn thiện. Tình hình công nợ và khả năng thanh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 75
toán của Công ty khá ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH
CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA
THIÊN HUẾ
3.1 Đánh giá về công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
Qua thời gian thực tập tại Công ty để tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán
nói chung và kế toán công nợ nói riêng, từ đó phân tích tình hình công nợ của Công
ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, kết hợp với những cơ sở lý luận về công tác
kế toán đã được giảng dạy, tôi xin đưa ra một số nhận xét về những ưu, nhược điểm
của Công ty như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Hiện nay, hình thức kế toán công ty đang áp dụng là hình thức “ chứng từ
ghi sổ” kết hợp với việc sử dụng phần mềm kế toán, đây là hình thứ không quá khó,
dễ dàng ghi chép và nhập liệu lên máy tính. Cuối kì sử dụng phần mềm kế toán để
xuất ra các sổ sách, chứng từ theo quy định và yêu cầu.
- Phòng kế toán có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đảm bảo từng người
đảm nhận từng công việc, phân hành kế toán khác nhau đảm bảo cho sự kiểm tra,
đối chiếu, rà soát lẫn nhau.
- Đội ngũ kế toán viên ở Công ty đều là những người có trình độ đại học,
thành thạo nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Hệ thống máy tính hóa trong công việc giúp cho việc ghi chép, tính toán,
cập nhật dữ liệu một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Phần mềm kế toán do
đội ngũ kĩ thuật thiết kế luôn được bảo trì, cập nhật thường xuyên để tránh sai xót.
- Công ty áp dụng đầy đủ chế độ tài chính kế toán của Bộ Tài Chính ban
hành để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty.
- Đối với phân hành kế toán công nợ, nhân viên kế toán luôn tiến hành theo
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 77
dõi và phản ánh các khoản phải thu, phải trả theo từng đối tượng chi tiết nhằm phản
ánh tính hình công nợ một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Việc quản lí một cách
chi tiết cũng giúp kế toán viên có thể nhanh chóng báo cáo cho ban Giám đốc tình
hình công nợ của công ty để có các biện pháp xử lý kịp thời. Việc thu hồi nợ được
quy định một cách rõ ràng trên hợp đồng giao dịch giúp dễ dàng trong việc quản lí.
- Trong giai đoạn 2016,2017 ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lớn
hơn các khoản nợ phải trả cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn của công ty là chủ
yếu, ít đi chiếm dụng vốn từ các đối tác cho nên có được sự tin trưởng của các nhà
cung cấp.
- Số vòng quay khoản phải trả người bán và số vòng quay các khoản phải thu
của Công ty đang có xu hướng cải thiện rõ rêt. Điều này cho thấy mặc Công ty thu
hồi được nợ nhanh hơn và cũng cái thiện tình hình trả nợ cho nhà cung cấp, làm
tăng sự tin tưởng của các nhà cung cấp.
- Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty khá lành mạnh và hứa hẹn sự
phát triển trong tương lai, khả năng thanh toán nợ của Công ty khá tốt.
Trên đây là những thành công mà Công ty đạt được về công tác kế toán và
tình hình công nợ trong những năm qua.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trong công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ thì
công ty vẫn tồn tại những nhược điểm, những vấn đề chưa được tối ưu :
- Hiện nay, Công ty đang theo dõi các khoản phải trả trên Sổ chi tiết TK 331
theo từng đối tượng nhà cung cấp nhưng chưa phản ánh được thời hạn nợ hay thời
gian thanh toán đối với từng nhà cung cấp. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình
thanh toán các khoản nợ đến hạn hoặc sắp đến hạn, làm giảm uy tín của Công ty đối
với các nhà cung cấp. Thêm vào đó, công ty cũng chưa lập các bảng phân loại nợ
hay là bảng kê thời gian đến hạn của các khoản nợ.
- Công ty đang tiền hành theo dõi khoản phải thu khách hàng trên Sổ chi tiết
TK 131 theo từng loại sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa phản
ánh theo từng đối tượng khách hàng hay thời hạn nợ đối với mỗi khách hàng. Việc
này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của công ty. Do tính chất đặc biệt của
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 78
hàng hóa nên khách hàng của công ty chủ yếu thực hiên trả sau, nên điều này dễ gây
tình trạng nợ kéo dài, nợ khó đòi. Đồng thời, Công ty cũng chưa phân loại nợ phải
thu khách hàng và lập bảng kê thời hạn của các khoản nợ tương ứng với từng khách
hàng để thuận tiện trong quản lý.
- Tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế không tiến hành trích dự
phòng các khoản phải thu khó đòi, điều này sẽ làm tăng rủi ro cho Công ty đối với
các khoản phải thu không đòi được hoặc người nợ không có khả năng thanh toán
khi đến hạn.
- Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình tập trung nên công
việc của bộ phận kế toán tương đối nặng, các chứng từ các bộ phận khác gửi về
không kịp thời, làm ảnh hưởng đến tính kịp thời của công tác kế toán.
- Trong năm 2017,trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
cao trên 70%, điều này cũng cho thấy công ty chưa tận dụng được các khoản vay nợ
để kinh doanh và chưa khai thác được hiệu quả tiết kiệm thuế.
- Hệ số khả năng thanh toán ngay của công ty giảm, điều này cho thấy sự khó
khăn trong việc thanh toán các khoản nợ do việc quản trị tiền. Công ty cần quan tâm
hơn nữa đến vấn đề quản trị tiền để cái thiện hệ số khả năng thanh toán ngay.
3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công
nợ và tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
3.2.1. Đối với công tác kế toán
- Thường xuyên giám sát, theo dõi quá trình làm việc của nhân viên.
- Các chứng từ nên được tập hợp đầy đủ, kịp thời để giảm tải khối lượng làm việc
của bộ phận kế toán khi cần lập báo cáo hay theo yêu cầu của ban Giám đôc.
- Mở rộng không gian làm việc, trang bị thêm máy in, máy photocopy để tiện
lợi hơn cho nhân viên.
- Cần phân chia rõ ràng hơn nữa công việc cụ thể của mỗi người để tránh sự
chồng chéo, đảm báo khách quan trong công việc. Nếu công việc đó có khối lượng
lớn thì nên phần hai hay ba người đảm nhận nhưng phải được phân chia một cách rõ
rành. Tuy nhiên một nhân viên kế toán chỉ nên đảm nhiệm 2 công việc để đảm bảo
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
ế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 79
công việc được tiến hành hiệu quả, kịp thời.
3.2.2. Đối với công tác kế toán công nợ
- Để thuận lợi hơn trong việc theo dõi các khoản nợ của từng khách hàng và
khoản nợ với từng nhà cung cấp, đặc biệt báo cáo số liệu cuối kỳ cho Ban Giám
đốc, Công ty có thể thiết kế các mẫu sổ như sau:
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131/331
Chứng từ Đối tượng Thời hạn
tín dụng
(ngày)
Ngày
đến hạn Nội dung
TK đối
ứng
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Số dư đầu kỳ
Tổng phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Với việc thiết kế mẫu sổ như trên, nhà quản lý có thể nắm được các khoản nào
phải thu, các khoản nào phải trả tương ứng với từng khách hàng, nhà cung cấp với
thời hạn tín dụng rõ ràng để từ đó có chính sách phải thu, phải trả hợp lý.
- Để biết được chi tiết các khoản nợ nào đến hạn, chưa đến hạn, Công ty có thể
thiết kế theo các mẫu sổ chi tiết và bảng kê sau, từ đó có biện pháp đốc thúc thu hồi,
đốc thúc trả nợ hợp lý:
BẢNG KÊ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG (PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN)
STT
Tên
KH/NCC
Địa
chỉ
Số tiền
phải thu
(phải trả)
Chi tiết khoản nợ
Đến
hạn
Quá hạn
Dưới 3
tháng
Dưới 6
tháng
Dưới 12
tháng
Dưới 24
tháng
Khó
đòi
Việc thiết kế mẫu sổ như trên sẽ giúp nhân viên kế toán cũng như nhà quản
lý có thể theo dõi thời hạn nợ của các khoản phải trả khách hàng để có thể
thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp, đảm bảo uy tín của Công ty.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 80
- Để tránh sự chậm trễ trong quá trình lưu chuyển chứng từ, mỗi nhân viên tại
các bộ phận khác nhau phải nâng cao trách nhiệm bản thân, ý thức trong việc kiểm
tra sự hợp lệ của chứng từ, đảm bảo đầy dủ chữ kí trước khi chuyển sang bộ phận
tiếp theo.
- Để hoàn thiện công tác kế toán công nợ, kế toán nên theo dõi các khoản phải
thu khách hàng theo thời hạn nợ để có các biện pháp sử lý kịp thời đối với các
khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Đối với các khách hàng nợ quá hạn thì cần có biện
pháp nhắc nhở như gửi thư báo, điện thoại... để đốc thúc việc trả nợ. Cũng cần đưa
ra các quy định rõ ràng về xử phạt cho các khách hàng thường xuyên trễ hạn thanh
toán.
3.2.3. Đối với tình hình thanh toán công nợ
- Hiện nay, công ty Cổ phần Câp nước Thừa Thiên Huế chưa tiến hành trích
lập dự phòng khoản phải thu khó đòi. Việc trích lập này sẽ giúp công ty tránh các
rủi ro bất ngờ có thể xảy ra dọ nợ khó đòi và khó có thể phản ứng kịp thời trước
những sự cố không như ý muốn. Số tiền dự phòng này cũng giúp cho Công ty có
nguồn tài chính nhằm mục đích bù đắp vốn. Việc lập dự phòng cũng sẽ giúp phần
thu nhập chịu thuế của công ty giảm.
- Công ty cần có các biện pháp quản trị kiểm soát rủi ro nội bộ để đảm báo
không có tình trạng gian lận của nhân viên. Ví dụ tại phong dịch vụ Khách hàng
trong ngày có thể có nhiều giao dịch, dẫn đến lượng tiền mặt tại đây nhiều. Cần xây
dựng các biện pháp kiểm soát nội bộ để đảm bảo không có sự gian lận, thiếu hụt.
- Ta có thể thấy, tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn hơn tỷ trọng nợ phải trả trong
tổng nguồn vốn của công ty. Tuy như vậy có thể đảm bảo an toán cho tình hình tài
chính của doanh nghiệp nhưng công ty nên tận dụng hơn nữa các nguồn tài trợ từ
bên ngoài để kinh doanh và khai thác hiệu quả tiết kiệm thuế.
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 81
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Để công ty đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không
ngừng phát triển bộ máy kế toán của công ty nói chung và kế toán công nợ nói riêng
cũng phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Tình hình công nợ là một trong
những vấn đề quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của công ty luôn được duy trì
một cách ổn định. Vì thế kế toán công nợ luôn có một vai trò và nhiệm vụ quan
trọng.
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên
cứu về “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại
Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế”, nhờ sự hướng dẫn tận tình của ThS.
Phan Thị Hải Hà và các cô, chú, anh, chị trong phòng Kế toán- tài chính tại Công
ty, tôi đã có thể hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu:
Thứ nhất, thông qua việc tìm hiểu về cơ sở lý luận của công tác kế toán công nợ,
tôi đã tìm hiểu được một số lý luận chung cũng như vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế
toán công nợ, lý thuyết về phân tích tình hình công nợ của Công ty.
Thứ hai, song song với việc tìm hiểu về cơ sở lý luận, tôi đã tìm hiểu và
nghiên cứu về phần hành kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa
Thiên Huế và tình hình công nợ tại công ty. Từ đó, tôi đã có được cái nhìn tổng quát
hơn về kế toán công nợ tại Công ty, khái quát về thực trạng kế toán công nợ đồng
thời phân tích một số chỉ tiêu về tình hình công nợ của Công ty.
Thứ ba, thông qua quá trình thực tập tại Công ty, nhận ra những điểm giống
và khác nhau giữa lý luận và thực tiễn để rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các
giả pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại
Công ty.
III.2. Hạn chế của đề tài
Nhìn chung, về cơ bản, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra, tuy
nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư Trang 82
- Do thời gian hạn chế và với vai trò là sinh viên thực tập nên chưa có nhiều
kinh nghiệm vì thế khóa luận chỉ mới đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản,
chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích tất cả các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tại
Công ty, chưa đi sâu vào từng nhóm đối tượng khách hàng và người bán cụ thể.
- Đề tài chỉ mới chọn một số nghiệp vụ để đưa ra ví dụ minh họa, nên chưa
thể khái quát hết được đặc điểm các khoản nợ phải thu, phải trả tại Công ty.
- Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và tình hình
công nợ được đưa ra trong đề tài còn khá chung chung và mang tính chủ quan của
tác giả, khó có thể đánh giá được Công ty có áp dụng được hay không.
- Chiến lược, chính sách của công ty cũng thường xuyên được thay đổi nên
việc thu nhập thông tin cũng còn nhiều hạn chế.
III.3. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu đề tài
Đề tài có thể tiếp tục được nghiên cứu, phát triển theo các hướng sau:
- So sánh số liệu của Công ty với số liệu bình quân ngành.
- Tìm hiểu một số biện pháp và các mô hình quản lý công nợ
Công tác kế toán công nợ và quản lý công nợ của doanh nghiệp là một phần
hành rất rộng và đa dạng. Vì thế, kế toán công nợ thường chịu sự ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Vì vậy, cần có nhiều thời gian đi sâu tìm
hiểu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để tập trung phân tích và đánh giá. Nếu thực
hiện được những điều trên, kết quả đánh giá của đề tài sẽ được hoàn thiện và chính
xác hơn, hỗ trợ phần nào cho yêu cầu quản lý và ra quyết định của Ban lãnh đạo
doanh nghiệp.Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính , Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), 2006.
2. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), 2014.
3. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy, Giáo trình Kế toán tài chính, Hà Nội: Nhà xuất
bản Tài chính. 2013.
4. Nguyễn Tấn Bình, Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM,2011.
5. Nguyễn Thị Kim Cúc, Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà xuất bản Kinh tế TP.
HCM, 2008.
6. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích báo cáo tài chính, Hà Nội: Nhà xuất
bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2010.
7. PGS.TS Nguyễn Văn Công, Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2010.
8. PGS.TS Võ Văn Nhị, Kế toán tài chính, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 2010.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
PHỤ LỤC
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 01 – Giấy báo tiền nước
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
GIẤY BÁO
TIỀN NƯỚC KÌ 12/2016
(23/10/2016*23/12/2016)
KH: Nguyễn Nguyên Thành
ĐC: 23 Nguyễn Công Trứ phường Phú Hội thành phố Huếế
DB:B1620578 - ID: 172574 -NK: 16
MG: SH-KD - BQKL: 5,4
Chỉ số cũ 1057m3
Chỉ só mới 1144m3
KL tiêu thụ 87m3
-SHT 87m3
Tiền nước 684.516VND
Thuế VAT 34.226VND
Phí MT rừng 4.524VND
Phí thoát nước 68.452VND
Tổng công 791.718VND
- NV đọc số: Mai Thị Ngọc Sương
- Điện thoại: 0945.284.993
- Nộp tiền tại: 103 Bùi Thị Xuân từ ngày 01/01/2017 đến 06/01/2017
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 02 – Phiếu thu
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC Mẫu số 02 - TT
THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)
PHIẾU THU
Ngày 18 tháng 12 năm 2017
Quyển số:...................
Số:.....
Nợ 111 296.100đ
Có 131B 296.100 đ
Họ, tên người nộp tiền: Nguyễn Đắc Bình
Địa chỉ: Phụng Chánh Xã Vinh Hưng Huyện Phú Lộc
Lý do nộp: Lắp đặt hệ thống nước
Số tiền: 296.100đ (Viết bằng chữ): Hai trăm chín mươi sáu nghìn một trăm đồng
Ngày 18.tháng 12.năm 2017
Giám đốc Kế toán
trưởng
Thủ quỹ Người lập
phiếu
Người nộp
tiền
(Ký, họ tên, đóng
dấu)
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 03 – Phiếu chi tạm ứng
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC Mẫu số 02 - TT
THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 06 tháng 12 năm 2017
Quyển số:......
Số:......
Nợ 141 3.500.000 đ
Có 1111 3.500.000 đ
Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Quốc Anh
Địa chỉ: Phòng thiết kế
Lý do chi: Tạm ứng tiền tiếp khách
Số tiền: 3.500.000đ (Viết bằng chữ): Ba triệu năm trăm nghìn đồng.
Kèm theo: ......................................... chứng từ gốc.
Ngày 06.tháng .12.năm 2017
Giám đốc Kế toán
trưởng
Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận
tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 04 – Hợp đồng kinh tế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------o0o---------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số 10-01/2017/HĐKT/HueWACO-VH
- Căn cứ Luật Thương Mại của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số
36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Luật Dân Sự của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số
33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ năng lực và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày 18 tháng 11 năm 2017, tại văn phòng Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa
Thiên Huế, chúng tôi gồm có:
I – Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
Đại diện : Ông Trương Công Nam Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : 103 Bùi Thị Xuân – TP Huế
Điện thoại : 0234.3832 137 Fax: 0234.3826 580
Tài khoản : 5511 0000 000 370 tại NH Đầu tư và Phát triển T.T Huế
Mã số thuế : 3300 101 491
II – Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
Đại diện : Ông Nguyễn Hoàng Ngân Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ : 240 Hậu Giang, Phường 9, Quận 6, TP HCM
Điện thoại : 08.3969.0973 Fax: 08.3960.6814
Tài khoản : 10.20.10000.134028
Ngân hàng : Ngân hàng Công Thương VN-CN6-TPHCM
Mã số thuế : 0 3 0 1 4 6 4 8 2 3
Sau khi bàn bạc hai bên thoả thuận ký hợp đồng theo các điều khản sau đây:
Điều I: Nội dung hợp đông:
Bên A đồng ý nua vật tư do bên B cung cấp với số lượng, đơn giá và tổng số tiền như
sau:
Sau khi bàn bạc hai bên đều thống nhất như sau:
STT TÊN HÀNG Đơn vị tính Số lượng Đơn giá(đồng VN)
Thành tiền
(đồng VN)
1
Ống HDPE100 - 63x3.8x100m
đen PN10 mét 1.000,00 45.105,00 45.105.000
2 Cộng 45.105.000
3 Thuế 10% VAT 4.510.500
Tổng chi đã bao gồm thuế 10% VAT 49.615.500
Băng chữ: ( Bốn mươi chín triệu sáu trăm mười lăm nghìn năm trăm đồng).
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Đơn giá trên đã bao gồm thuế 10% VAT và vận chuyển đến kho bên mua, không bao
gồm bỗ xếp.
Điều II: Quy cách phẩm chất hàng hoá
- Hàng mới 100% chưa qua sử dụng.
- Hàng hóa: Ống HDPE100
- Màu sắc: Đen PN10
- Kích thước: 63x3.8x100m
- Quy cách phẩm chất hàng hoá và các thông số khác đúng theo Catalogue chào giá, đáp
ứng yêu cầu bên mua.
Điều III: Thời gian và phương thức giao nhận hàng:
- Số hàng trên được giao vào tháng 12-2017
- Số hàng trên sẽ giao từ 1÷2 kỳ, đồng thời có sự thống nhất về thời gian của cả hai bên
sau khi HĐMB được ký kết.
- Hàng giao tại kho Quảng Tế 2- 36 đường Thanh Hải- Thành phố Huế.
- Khi giao hàng yêu cầu bên B phải có biên bản giao nhận hàng, đồng thời giao cho bên
A các giấy tờ liên quan đến lô hàng.
- Khi kiểm tra hàng hoá nhập kho, phát hiện hàng không đúng theo như hàng mẫu đã
gửi, hoặc hàng đã sử dụng, các thông số không đạt theo hàng đã sử dụng, thì
HueWACO chúng tôi thật sự xin lỗi từ chối không nhận hàng, và mọi chi phí phát
sinh do chuyển trả hoặc đổi lại đều do bên B thanh toán. Thời gian thực hiện không
quá 10 ngày.
- Bốc xếp: Tại đầu kho bên nào thì bên đó bốc xếp.
Điều IV: Bảo hành.
- Thời gian bảo hành: 12 tháng kể từ ngày ký kết biên bản giao nhận.
Điều V: Phương thức thanh toán:
- Thanh toán chuyển khoản hoặc UNC.
- Khi bên A có nhu cầu phát sinh, thì bên A phải thanh toán đủ số tiền vật tư phát sinh,
khi hai bên thống nhất ký kết phụ lục hợp đồng.
- Bên A sẽ thanh toán hết 100% giá trị tiền hàng theo từng hoá đơn tài chính GTGT,
trong thời gian từ 35÷ 40 ngày, Kể từ ngày bên A nhận đủ hàng, hoá đơn tài chinh
GTGT, giấy chứng nhận ( CO-CQ), giấy hướng dẫn sử dụng an toàn hoá chất (
MSDS) và các giấy tờ hợp lệ khác có liên quan đến lô hàng từ bên B.
Điều VI: Điều khoản chung:
- Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Nếu có vấn
đề vướng mắc hai bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết theo luật định và bằng văn bản.
Trường hợp hai bên không thống nhất cách giải quyết thì đưa ra Toà án kinh tế Tỉnh
Thừa Thiên Huế giải quyết
- Hợp đồng này mặc nhiên được thanh lý sau khi hai bên thực hiện đầy đủ các điều
khoản đã cam kết trong hợp đồng.
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày hai bên ký kết, đến hết ngày 30/05/2017.
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thanh 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản, và có
giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Trư
ờng
Đại
học
Ki
h tê
́ Hu
ế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 05 – Tờ khai thuế GTGT
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 06 – Bảng chấm công tháng 12/2017
ST
T
HỌ VÀ TÊN
C
V
NGÀY CÔNG TRONG THÁNG Tổng thời gian thực hiện
H
S
L
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1
3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
2
4
2
5
2
6
2
7
2
8
2
9
3
0
3
1
Tổng
hlươn
g sản
phẩm
Tổng
hlươ
ng
thời
gian
Tổng
hlươ
ng
làm
CN,
lễ
Tổng
giờ
nghỉ
100
%
lươn
g
Tổ
ng
giờ
hlư
ơn
g
ngo
ài
giờ
C
N
C
N
C
N
C
N
1 Dương Văn Hải 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 216h
2 Nguyễn Xuân
Phúc
8 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 208h
3 Châu Văn Đương 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 208h
4 Trương Công Hội 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P 8 208h
5 Trương Văn
Chiêm
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 Ô Ô Ô Ô Ô Ô Ô Ô 4 8 148h
6 Hoàng Văn Thành 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 208h
7 Nguyễn Văn Tuấn 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 208h
8 Trần Văn Huy 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P P P 8 8 8 8 192h
9 Hồ Xuân Tấn 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 200h
10 Ngô Văn Nam 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 208h
11 Lê Tấn 8 8 8 8 8 8 8 8 8 4 P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 204h
12 Hoàng Văn Trọng 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P P P P P P P 8 8 8 8 8 8 8 8 8 160h
CỘNG
Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng QLXDCB Bộ phận trưởng Người chấm côngTrư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 07 – Bảng chấm công nhân viên hợp đồng tháng 12/2017
S
T
T
HỌ VÀ TÊN
C
V
NGÀY CÔNG TRONG THÁNG Tổng thời gian thực hiện
H
S
L
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Tổng
hlươ
ng
sản
phẩm
Tổn
g
hlươ
ng
thời
gian
Tổng
hlươ
ng
làm
CN,
lễ
Tổng
giờ
nghỉ
100
%
lươn
g
Tổng
giờ
hlươ
ng
ngoà
i giờ
C
N
C
N
C
N
C
N
1 Nguyễn Văn Quý 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 160h
2 Nguyễn Thanh
Bình
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 160h
3 Huỳnh Văn Hậu 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 P 8 8 8 8 8 8 8 8 162h
4 Hoàng Trọng
Minh
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 152h
5 Nguyễn Công
Thành
8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 152h
6 Trần Văn Cam 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 220h
7 Nguyễn Văn Tâm 8 8 8 8 8 4 44h
8 Hồ Hữu Tân 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 80h
9 Cao Văn Phú 8 8 P 8 8 40h
CỘNG
Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng QLXDCB Bộ phận trưởng Người chấm côngTrư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
SVTH: Nguyễn Trần Minh Thư
Phụ lục 08 – Phiếu chi
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC Mẫu số 02 - TT
THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014 của BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 31 tháng 12 năm 2017
Quyển
số:...................
Số:............000300.........
Nợ 3341 38.617.944 đ
Có:1111 38.617.944 đ
Họ, tên người nhận tiền: Dương Văn Hải
Địa chỉ: Đội XDCB số 1
Lý do chi: Trả lương công nhân tháng 12/2017
Số tiền: 38.617.944đ (Viết bằng chữ): Ba mươi tám triệu sáu trăm mười
bảy nghìn chín trăm bốn mươi bốn đồng.
Kèm theo:.................................... chứng từ gốc.
Ngày .31.tháng .12.năm 2017
Giám đốc Kế toán
trưởng
Thủ quỹ Người lập
phiếu
Người nhận
tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_cong_no_va_phan_tich_t.pdf