ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------------
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ
Họ và tên sinh viên
Trương Thị Dạ Thảo
Huế, tháng 05 năm 2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
------------------
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HU
112 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Thực trạng công tác kế toán cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh nam Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ế
Họ, tên sinh viên: Giảng viên hướng dẫn
Trương Thị Dạ Thảo ThS. Phan Thị Hải Hà
Lớp: K49A Kiểm toán
Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, đặc biệt là
quý Thầy Cô trong Khoa Kế Toán - Kiểm Toán đã trang bị cho em nhiều iến
thức bổ ích trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS.
Phan Thị Hải Hà – người Cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình
từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, Cô luôn
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em có thể hoàn thành khóa luận
này. Em xin cảm ơn Anh Trần Anh Phú – Cán bộ Thẩm định tín dụng của Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đã luôn
quan tâm giúp đỡ, trao đổi đề tài, cung cấp rất nhiều số liệu để giúp em có thể
hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn B a n l ã n h đ ạ o
Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Dạ Thảo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................9
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ................................................................................9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................................3
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................3
1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................................3
1.4.4. Phương pháp hạch toán kế toán............................................................................3
1.5. Kết cấu của khóa luận ...........................................................................................4
1.6. Tính mới của đề tài................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ..................6
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng
thương mại .......................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................6
1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ....................................6
1.1.3. Các hình thức cho vay khách hàng doanh nghiệp ................................................8
1.1.4. Phương pháp thu nợ gốc và lãi vay.....................................................................11
1.1.5. Nguyên tắc cho vay khách hàng doanh nghiệp ...................................................12
1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay.............................................................13
1.1.6.1. Định nghĩa về kế toán cho vay .........................................................................13
1.1.6.2. Vai trò của kế toán cho vay..............................................................................13
1.2. Công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng
Thương mại ...................................................................................................................14
1.2.1. Quy trình cho vay tại Ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp ..
.............................................................................................................................14
1.2.2. Tài khoản sử dụng ...............................................................................................18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
1.2.3. Chứng từ sử dụng ................................................................................................21
1.2.4. Phương pháp hạch toán ......................................................................................22
1.2.4.1. Công tác kế toán cho vay đối với nợ gốc: ....................................................22
1.2.4.2. Công tác kế toán cho vay đối với tiền lãi cho vay: ......................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CN NAM THỪA THIÊN HUẾ. .................................................................................30
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa
Thiên Huế. .....................................................................................................................30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .
.............................................................................................................................30
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
– Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế................................................................................31
2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Nam Thừa Thiên Huế ....................................................................................................32
2.1.3.1. Mô hình hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................32
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam
Thừa Thiên Huế .............................................................................................................32
2.1.3.3. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban........................................................33
2.1.4. Các nguồn lực của VietinBank Nam TT Huế (2016 – 2018) ..............................37
2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh.................................................37
2.1.4.2. Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh................................................41
2.1.4.3. Tình hình nguồn lao động của chi nhánh .....................................................45
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN
Nam Thừa Thiên Huế. ...................................................................................................49
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...............................................................................49
2.1.5.2. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán..........................................50
2.1.5.3. Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng ........................................................51
2.1.5.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ..............................................................52
2.1.5.5. Tổ chức hệ thống tài khoản ..........................................................................53
2.1.5.6. Hình thức sổ và hệ thống sổ sách kế toán.....................................................53
2.1.5.7. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ................................................................55
2.1.5.8. Các chính sách kế toán được áp dụng trong quy trình cho vay....................56
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
2.2. Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa Thiên Huế. ...................58
2.2.1. Những quy định chung về kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa Thiên Huế ......................58
2.2.2. Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - CN Nam Thừa Thiên Huế ..............................................................61
2.2.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn .........................................................................61
2.2.2.2. Tình hình cho vay trung dài hạn...................................................................65
2.2.3. Quy trình kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp taị Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam TT Huế ......................................................68
2.2.3.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Nam
TT Huế ......................................................................................................................68
2.2.3.2. Chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay đối với KHDN tại VietinBank –
Nam TT Huế ..................................................................................................................73
2.2.3.3. Trình tự hạch toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh...
......................................................................................................................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO
VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN NAM THỪA THIÊN HUẾ. ..............................89
3.1. Nhận xét về công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi
nhánh .............................................................................................................................89
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ...................................................................................91
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................93
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
CIF Mã khách hàng trên hệ thống
CMKT Chuẩn mực kế toán
CN Chi nhánh
GDV Giao dịch viên
HĐQT Hội đồng quản trị
HMTD Hạn mức tín dụng
KH Khách hàng
KHDN Khách hàng doanh nghiệp
L/C Thư tín dụng
NH Ngân hàng
NHCT Ngân hàng Công Thương
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
QHKH Quan hệ khách hàng
QHKHDN Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD Tổ chức tín dụng
TĐTD Thẩm định tín dụng
TK Tài khoản
TMCP Thương mại cổ phần
TSĐB Tài sản đảm bảo
VAMC Công ty Quản lý nợ các TCTD
VIETINBANK Ngân hàng Công Thương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Vai trò “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.........................7
Sơ đồ 1.2: Quy trình cho vay tại Ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh
nghiệp ............................................................................................................................14
Sơ đồ 1.3: Kế toán cho vay đối với nợ gốc ...................................................................22
Sơ đồ 1.4: Kế toán cho vay đối với tiền lãi cho vay......................................................25
Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống tổ chức của VietinBank - Nam TT Huế .........................32
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại VietinBank - Nam TT Huế .................................47
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán trên phần mềm Core Sunshine tại VietinBank –
Nam TT Huế ..................................................................................................................53
Sơ đồ 2.4: Quy trình cho vay KH doanh nghiệp tại VietinBank – Nam TT Huế .........67
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm
2016 đến năm 2018 .......................................................................................................37
Bảng 2.2: Tình hình kết quả kinh doanh của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm
2016 đến năm 2018 .......................................................................................................41
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lao động của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm
2016 đến năm 2018 .......................................................................................................45
Bảng 2.4: Tỷ lệ trích lập dự phòng theo từng nhóm nợ ................................................55
Bảng 2.5: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm 2016 đến năm 2018 .................................62
Bảng 2.6: Tình hình cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp
của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm 2016 đến năm 2018 .................................65
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện biến động tổng tài sản....................................................38
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện biến động tổng nguồn vốn .............................................39
Biểu đồ 2.3: Cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018 ......63
Biểu đồ 2.4: Cho vay trung và dài hạn khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016 –
2018 ...............................................................................................................................66
DANH MỤC BIỂU MẪU
Biểu 2.1: Ủy nhiệm chi theo ví dụ 1..............................................................................74
Biểu 2.2: Phiếu nhập kho TSĐB cho ví dụ 1 ................................................................75
Biểu 2.3: Giấy lĩnh tiền theo ví dụ 1 .............................................................................76
Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 462.2111.0x.00x cho ví dụ 1 ........................................77
Biểu 2.5: Phiếu hạch toán thu lãi theo ví dụ 2...............................................................79
Biểu 2.6: Giấy nộp tiền theo ví dụ 4..............................................................................81
Biểu 2.7: Phiếu hạch toán thu lãi theo ví dụ 4...............................................................82
Biểu 2.8: Vấn tin trả hết khoản vay theo ví dụ 4...........................................................82
Biểu 2.9. Sổ chi tiết tài khoản 462.2111.0x.00x cho ví dụ 4.........................................83
Biểu 2.10: Phiếu xuất kho TSĐB theo ví dụ 5 ..............................................................85
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên
Huế” tập trung vào việc tìm hiểu công tác hạch toán kế toán, luân chuyển chứng từ giữa các
phòng ban trong quy trình cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.
Dựa trên các kiến thức đã được học về lĩnh vực kế toán ngân hàng cùng với các tài liệu
tham khảo và quá trình nghiên cứu thực tế tại PGD Bà Triệu Ngân Hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, tác giả đã cụ thể hóa các bước hạch
toán thực tế trong quy trình cho vay của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành cụ thể từ các quan sát thực tiễn của tác giả
trong quá trình thực tâp tại đơn vị cùng với phương pháp thu thập nghiên cứu các tài liệu nội
bộ và các quy định cụ thể để tìm hiểu về đề tài nghiên cứu chính thức.
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu giúp hệ thống lại các khái niệm, vai trò, nhấn mạnh sự
quan trọng của quy trình cho vay và công tác kế toán trong quy trình cho vay trong hoạt động
kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra các bước
trong quy trình cho vay, đồng thời cách thức luân chuyển chứng từ và hạch toán các nghiệp
vụ liên quan đến quy trình cho vay.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – CN Nam TT Huế. Đồng thời khái quát bộ máy kế toán, công tác kế toán và hệ
thống lại các thủ tục, quy định thực tế liên quan đến công tác kế toán tại Ngân hàng Công
Thương. Đề tài còn so sánh tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kinh doanh cũng như cơ
cấu lao động và tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng trong 3 năm
(2016 - 2018) . Điều này sẽ tạo cơ hội cho việc mở rộng phát triển đề tài sau này.
Tuy nhiên đề tài còn tồn tại một số hạn chế bởi thời gian nghiên cứu và tính chất bảo
mật đặc thù trong quy trình kế toán tại các Ngân hàng Thương mại. Một số nội dung và quy
định mang tính chất nội bộ do đó bản thân tác giả không thể tiếp cận và nghiên cứu đề tài một
cách hoàn chỉnh cùng với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình nghiên cứu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 0
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng thương mại là không thể thiếu
và luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Các ngân hàng thúc đẩy cho nền kinh tế vận
hành một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua việc thực hiên các
chức năng cơ bản của mình, ngân hàng đã trở thành cầu nối giữa nơi thừa vốn đến nơi
thiếu hụt vốn, là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối đến các đối
tượng có nhu cầu sử dụng nó để đầu tư, sản xuất và phát triển.
Trong bối cảnh hiện nay, khi phần lớn các Ngân hàng thương mại đều chuyển
sang hình thức cổ phần hóa thì việc xây dựng một bộ máy kế toán hoàn chỉnh nhằm
cung cấp đầy đủ số liệu, phản ánh một cách trung thực toàn bộ diễn biến hoạt động của
Ngân hàng và các tổ chức liên quan là vấn đề tất yếu. Hơn thế nữa một bộ máy kế toán
minh bạch trong tất cả các nghiệp vụ ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời trong việc cung
cấp thông tin để ban lãnh đạo Ngân hàng có thể đưa ra các chính sách phù hợp để điều
hành hoạt động của toàn Ngân hàng góp phần tạo nên một tổ chức tài chính đáng tin
cậy đóng vai trò điều chuyển vốn trong nền kinh tế.
Trong quá trình thực hiện các chức năng đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng
đóng vai trò chủ đạo bởi nó cung cấp cho đối tượng khách hàng nói chung và nhóm
khách hàng doanh nghiệp nói riêng một nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất
kinh doanh và những giải pháp đầu tư hiệu quả, nhanh chóng. Nhờ vào đó, đối tượng
khác hàng doanh nghiệp luôn được các ngân hàng chú trọng trong việc đưa ra các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp, tiện lợi để từ đó nâng cao uy tín và lòng tin từ khách
hàng. Như vậy, việc hiểu rõ đối tượng khách hàng doanh nghiệp của mình kết hợp với
việc quản lý tốt công tác kế toán sẽ giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng luân
chuyển vốn cho nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng doanh nghiệp và bộ máy
kế toán đối với ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, em đã quyết định lựa
chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 2
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”
để làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác kế
toán cho vay và quy trình cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tại các
Ngân hàng thương mại hiện nay .
Thứ hai, tìm hiểu công tác kế toán trong quy trình cho vay dành cho nhóm đối
tượng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Nam Thừa Thiên Huế.
Thứ ba, đề tài đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác kế toán cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán trong quy trình cho vay dành cho nhóm đối tượng khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa
Thiên Huế.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.
Phạm vi về thời gian: Tìm hiểu tài liệu hồ sơ vay vốn của khách hàng và tài liệu
hướng dẫn nội bộ trong quy trình hạch toán nhằm thu thập thông tin cần nghiên cứu về
công tác kế toán khi cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ
2016 – 2018.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Khóa luận sử dụng nguồn tài liệu từ giáo trình, bài giảng và báo cáo trong và
ngoài nước. Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo các nguồn tài liệu được đăng tải trên
các trang mạng có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu: Cơ sở lý luận về công tác
kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.
1.4.2.Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: cần thiết cho đề tài: Từ Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – CN Nam TT Huế, phòng Kế toán, phòng Quan hệ khách
hàng doanh nghiệp, phòng Tổ chức, phòng Tổng hợp, PGD Bà Triệu – VietinBank
Nam TT Huế,...
Phương pháp phỏng vấn, quan sát: Trao đổi trực tiếp với các cán bộ phòng quan
hệ khách hàng và phòng kế toán nhằm thu thập số liệu, tìm hiểu các thông tin liên
quan đến đề tài, đặc biệt là quy trình và thực trạng công tác kế toán cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank – Nam TT Huế.
1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp này dùng để đánh giá sự biến động của
các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian theo một số tiêu
thức nhất định.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này dùng để so sánh theo thời
gian để thấy được mức độ biến động và phát triển trong công tác kế toán cho vay đối
với khách hàng doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau và những thời điểm khác
nhau trong giai đoạn từ năm 2017 - 2018.
1.4.4.Phương pháp hạch toán kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và
kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ cho vay. Để phản ánh và có thể kiểm chứng được
các nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng, mọi nghiệp vụ phát sinh đều phải lập các chứng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 4
từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và
hoàn thành của các nghiệp vụ.
Phương pháp đối ứng tài khoản: Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và
kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình giải ngân, thu
nợ khách hàng theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ
phát sinh.
Phương pháp đối ứng tài khoản được hình thành bởi cặp phương pháp tài khoản
và ghi sổ kép. Trong đó:
- Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế, nhằm theo dõi tình
hình biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu, chi
trong quá trình kinh doanh tại đơn vị.
- Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối
tượng kế toán, theo từng nghiệp vụ phát sinh, trong mối liên hệ khách quan
giữa chúng, bằng cách ghi số tiền kép vào các tài khoản kế toán liên quan.
1.5. Kết cấu của khóa luận
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Trong đó gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán cho vay đối với khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam
Thừa Thiên Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 5
1.6. Tính mới của đề tài
Dựa trên việc tìm hiểu một số nghiên cứu trước đó về công tác kế toán tại Ngân
hàng thương mại như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Sái Thị Thu Hà (2014) với đề tài
“Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân Hàng Công
Thương Phúc Yên” và Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Đỗ Thị Huyền Trang (2015)
với đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán cho vay ngắn hạn đối
với khách hàng cá nhân bằng Việt Nam đồng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi
nhánh Huế”. Tác giả đã có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng công tác kế toán tại
các NHTM hiện nay. Với mong muốn mở rộng và phát triển đề tài, nghiên cứu sâu
hơn trong lĩnh vực cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam TT Huế. Tác giả đã quyết định chọn đề tài
“Thực trạng công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” để đi sâu
tìm hiểu các yếu tố: hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán trong quy trình cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp, phân tích thực trạng tổ chức hệ thống kế toán,
chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu về
quy trình cho vay đối với nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp, cách hoàn chỉnh
bộ hồ sơ vay vốn theo hạn mức tín dụng. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết
thực nhằm hoàn thiện công tác tổ chức cũng như đưa ra các ý kiến đề xuất mang tính
gợi mở cho các Ngân hàng khác trong ngành nói chung và Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam TT Huế nói riêng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 6
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO
VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân
hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm
Hoạt động cho vay dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp hay còn gọi là
nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại là sự chuyển nhượng tạm
thời quyền sử dụng một lượng giá trị tiền tệ của người sở hữu sang cho người khác sử
dụng và sẽ hoàn trả người sở hữu nó sau một thời gian nhất định với một lượng giá trị
lớn hơn. (Trần Huy Hoàng, 2010)
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp là một hình
hình thức cấp tín dụng theo Điều 20, Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, trong đó
ngân hàng đứng ra làm trung gian tài chính để cho các khách hàng doanh nghiệp vay
đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm tài
sản cố định, thuê tài chính, thanh toán các hóa đơn đầu vào hoặc chi trả lương cho
công nhân, với nguyên tắc hoàn trả cả vốn gốc lẫn lãi vay trong một thời hạn nhất
định và theo các điều khoản quy định trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng với
ngân hàng.
Lãi vay trong trường hợp này chính là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải gánh
chịu để sử dụng nguồn vốn vay do ngân hàng cung cấp. Lãi suất hay còn gọi là giá của
khoản vay được Ngân hàng ấn định tùy thuộc vào thời hạn sử dụng của nguồn vốn
vay, thời gian hoàn trả khoản vay và phụ thuộc theo sự biến động trong từng thời kì
của nền kinh tế. (Trần Huy Hoàng, 2010)
1.1.2.Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp
Theo PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2008), hoạt động tín dụng nói chung và cho
vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng giữ vai trò quan trọng trong xu thế phát triển
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 7
kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay bởi những tác động tích cực lên các đối tượng
tham gia bao gồm người gửi tiền (người dư thừa vốn), ngân hàng thương mại và người
đi vay (doanh nghiệp cần vốn) trong quy trình luân chuyển từ nơi dư thừa nguồn vốn
đến nơi thiếu hụt và có nhu cầu sử dụng vốn thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng
thương mại.
Sơ đồ 1.1: Vai trò “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.
Cụ thể hơn, đối với các doanh nghiệp đang cần vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh, đầu tư phương án sản xuất mới, chi tiêu mua sắm các loại tài sản phục vụ sản
xuất hay thanh toán các hóa đơn nguyên vật liệu đầu vào với giá trị lớn, có được
nhiều cơ hội rộng mở để tiếp cận đến các nguồn cung ứng vốn đáng tin cậy, chắc chắn
và uy tín mà không phải mất nhiều thời gian trong quá trình huy động vốn của doanh
nghiệp. Đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và năng suất với quy trình cấp tín dụng chặt
chẽ và hợp pháp sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra phương án sản xuất nào là phù hợp
và tối ưu nhất trong quá trình sử dụng nguồn vốn vay được từ ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tạo cơ hội để các
trung gian tín dụng kinh doanh nguồn vốn huy động của mình và tìm kiếm lợi nhuận
từ khoản chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc khoản hoa hồng, lệ phí
cho dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp. Lợi nhuận này chính là cơ sở tồn tại
và phát triển đối với ngân hàng thương mại. Trong dài hạn, tạo mối quan hệ mật thiết
giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, phi tài chính như bảo hiểm, chứng
khoán, đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững.
Ngoài ra, hoạt động cho vay cũng tác động đáng kể đến lợi ích của những n...từ cho vay bằng đồng Việt Nam): Lãi dự thu hàng
tháng.
TK 809
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 27
Có TK 702 (Thu lãi cho vay): Lãi dự thu hàng tháng.
(2) KH trả lãi vay.
Nợ TK 1011 (tiền mặt) /Nợ TK 4211 (tiền gửi KH): Tổng số lãi phải trả trong kỳ.
Có TK 3941 (Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam): phần lãi đã
được hạch toán lãi dự thu.
Có TK 702 (Thu lãi cho vay): phần lãi chưa được hạch toán lãi dự thu.
(3) KH không trả nợ đúng hạn tiến hành theo dõi ngoại bảng.
Trường hợp Ngân hàng đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng không trả lãi vay
đúng hạn, tức là Ngân hàng không thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì
không được ghi giảm doanh thu (thoái thu từ tài khoản thu nhập 702) mà xử lý theo
hai trường hợp như qui định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và
thu nhập khác”:
Nếu khoản lãi được đánh giá là không thể thu hồi được thì hạch toán thẳng vào
chi phí:
Nợ TK 809 (Chi phí khác cho hoạt động tín dụng): Số tiền lãi đã dự thu nhưng
chưa thu được.
Có TK 3941 (Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng): Số tiền lãi đã dự thu
nhưng chưa thu được.
Xử lý lãi quá hạn
Trong trường hợp lãi đã quá hạn nhưng khách hàng chưa đến trả, theo nguyên tắc
thận trọng Ngân hàng ngừng tính lãi dự thu ngay sau khi nợ gốc chuyển thành nợ quá
hạn.
Nợ TK 21X2, 21X3, 21X4, 21X5 (TK nợ quá hạn thích hợp): Số gốc chuyển nợ
quá hạn.
Có TK 21X1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Số gốc chuyển nợ quá hạn
Sau đó, ghi nhận vào chi phí khoản lãi dự thu đã được ghi nhận vào TK 702 (Thu
lãi cho vay) trước đó:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 28
Nợ TK 809 (Chi phí khác cho hoạt động tín dụng): Số tiền đã ghi nhận lãi cho
vay.
Có TK 3941 (Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng Việt Nam): Số tiền đã ghi
nhận lãi cho vay.
Đồng thời, theo dõi ngoại bảng toàn bộ lãi trong hạn chưa thu được chuyển quá
hạn: Nợ TK 941 (Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam): Số lãi chưa thu
được.
Khi phát sinh lãi quá hạn, kế toán tiếp tục theo dõi ngoại bảng:
Nợ TK 941 (Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam): Số lãi phát sinh
chưa thu được.
Khi thu được lãi quá hạn, ghi nhận:
Nợ TK 1011 (tiền mặt) /Nợ TK 4211 (tiền gửi KH): Tổng số lãi quá hạn thu
được trong kỳ.
Có TK 702 (Thu lãi cho vay): Tổng số lãi quá hạn thu được trong kỳ.
Đồng thời, ghi Có TK 941 (Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam): Số
lãi quá hạn đã thu được.
Nếu đến một thời hạn nhất định mà khách hàng vẫn không thực hiện việc trả lãi
theo quy định cho ngân hàng thì ngân hàng thực hiện bút toán xóa lãi và chịu tổn thất:
Có TK 941 (Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam): Số lãi quá
hạn không thu được.
Ghi chú:
Nếu đến hạn mà doanh nghiệp không trả lãi thì kế toán chủ động trích từ tài
khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi (trong trường hợp tài khoản tiền gửi của KH
có số dư Có và đủ để trả lãi vay)
Khi khách hàng đến trả nợ vay, thứ tự ưu tiên như sau:
- Trả lãi quá hạn.
- Trả nợ gốc quá hạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 29
- Trả lãi trong hạn.
- Trả nợ gốc trong hạn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CN NAM THỪA THIÊN HUẾ.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Nam Thừa
Thiên Huế.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT) được thành lập vào ngày
26/08/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. NHCT là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò
quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Trong quá trình phát triển hoạt động của mình, NHCT đã mở rộng mối quan hệ
với các đối tác nước ngoài như: NHCT là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh
của Ngân hàng Indovina, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính
tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Các mốc lịch sử chính trong quá trình hình thành và phát triển của NHCT:
- Ngày 26/08/1988: Thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ
trưởng về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh.
- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam
thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ
trưởng.
- Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết
định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
- Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ
INCOMBANK sang thương hiệu mới NHCT, mở ra mội thời kỳ phát triển mạnh mẽ
trong hệ thống ngân hàng.
- Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt
Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo giấy phép
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 31
thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GPNHNN, ngày
03/07/2009.
Ngành nghề kinh doanh của NHCT: thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm
huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính
chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân;
thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được
NHNN Việt Nam cho phép.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế
(VietinBank - Nam TT Huế) có trụ sở tại 45 Thuận Hóa, phường Phú Bài, thị xã
Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành lập với tên Vietinbank - Phú Bài là chi nhánh của VietinBank - TT Huế kể
từ ngày 20/09/2006, theo quyết định số 243/QĐ-HĐQT-NHCT nâng cấp VietinBank -
Phú Bài từ chi nhánh cấp 2 lên cấp 1 trực thuộc Trung Ương.
VietinBank - Nam TT Huế được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số
0100111948-130 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp lần đầu ngày
10/08/2009 về việc cho phép VietinBank đặt chi nhánh hoạt động tại Thừa Thiên Huế.
Kể từ ngày 13/09/2010, theo quyết định số 1516/QĐ-HĐQT-NHCT của chủ tịch
HĐQT NHCT Việt Nam thay đổi tên chi nhánh từ VietinBank - Phú Bài sang
VietinBank - Nam TT Huế.
Những năm đầu hoạt động kinh doanh của đơn vị còn bị hạn chế bởi bối cảnh
khó khăn của một tỉnh có tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Cho đến
những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh nhà đang có chiều hướng phát triển tích cực, thúc
đẩy sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng. Trước tình hình đó, VietinBank - Nam TT
Huế đã xác định chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, vừa cho
vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà Nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 32
trách nhiệm, tự trang trải và đã thu được những thành tích đáng kể, hoạt động nhiều
năm có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
toàn hệ thống.
2.1.3. Tổ chức bộ máy hoạt động của NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Nam Thừa Thiên Huế
2.1.3.1. Mô hình hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có mạng lưới rộng khắp toàn quốc
với 01 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, bên
cạnh đó còn có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính, Công ty
Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản,
Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH
MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là
Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ và Trường Đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh
Nam Thừa Thiên Huế
VietinBank – CN Nam TT Huế là chi nhánh ngân hàng cấp 1 của Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam, do Giám đốc phụ trách, trợ giúp cho Giám đốc có 2
Phó Giám đốc và các phòng ban như sau:
- Phòng Tổ chức.
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Quản lý rủi ro.
- Phòng Kế toán.
- Phòng Bán lẻ.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp.
- Phòng Tiền tệ - kho quỹ.
- Phòng Điện toán.
- PGD Bà Triệu, PGD Lê Lợi, PGD Cầu Hai, PGD Phong Điền.
- Các điểm giao dịch VietinBank.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 33
Bộ máy quản lý của VietinBank – Nam TT Huế được hệ thống như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1: Mô hình hệ thống tổ chức của VietinBank - Nam TT Huế
Việc qui định quyền hạn của các thành viên trong Ban giám đốc được nêu ra
trong Văn bản điều hành hoạt động tại cuộc họp thành viên Ban giám đốc diễn ra vào
đầu năm tài chính và được công bố đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh
nhằm tạo sự hiểu biết, tạo sự thông suốt trong hoạt động của cả chi nhánh.
Theo đó, Giám đốc trực tiếp quản lý phòng Tổ chức hành chính, phòng Tổng
hợp, phòng Quản lý rủi ro, phòng Kế toán; còn các Phó Giám đốc thì quản lý trực tiếp
các phòng Bán lẻ, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Tiền tệ - kho quỹ, phòng
Hỗ trợ tín dụng và các PGD theo chức năng nhiệm vụ được Giám đốc giao.
VietinBank – CN Nam TT Huế có 4 Phòng giao dịch (PGD), do vậy mỗi Phó Giám
đốc sẽ chịu trách nhiệm quản lý hai PGD. Trưởng PGD có trách nhiệm trực tiếp báo
cáo toàn bộ hoạt động của PGD cho Phó giám đốc phụ trách.
2.1.3.3. Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban
Căn cứ quyết định số 704/QĐ – NHCT1 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về
việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT, đồng thời
dựa trên tình hình thực tế tại đơn vị, chi nhánh VietinBank – Nam TT Huế được tổ
chức thành các phòng, ban với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 34
Ban Giám Đốc: Giám đốc là lãnh đạo cao nhất của chi nhánh thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi nhánh theo quy định, chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc về hoạt động của Chi nhánh; phân công nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện nhiệm vụ của các Phó giám đốc, các phòng, bộ phận trong Chi nhánh; quản
lý biên chế, thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức và người lao động; trực
tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công tác kiểm soát nội bộ;
quản lý việc công bố thông tin về tiền tệ, xử lý các thông tin về hoạt động ngân hàng
và ngoại hối trên địa bàn. Phó giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số lĩnh
vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật
về những nhiệm vụ được phân công phụ trách; tham gia ý kiến với Giám đốc trong
việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Chi nhánh.
Phòng Tổ chức: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức quản lý lao động,
tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu
cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh; bồi dưỡng, quy hoạch cán
bộ lãnh đạo, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi
nhánh; công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ; mua sắm, quản lý tài sản và
công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ
hoạt động kinh doanh; công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sữa chữa nhà làm việc,
điểm giao dịch; công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Phòng Tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh thực
hiện các nhiệm vụ: dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh
giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; làm
đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN & NHCT Việt Nam; làm công tác thi
đua của chi nhánh; là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại
chi nhánh trình NHCT Việt Nam quyết định; là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề
tài khoa học của chi nhánh.
Phòng Quản lý rủi ro: tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý
rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo
tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định
khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; cung cấp thông tin liên quan đến
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 35
nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính
NHCT Việt Nam khi có yêu cầu; làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng
NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo
quy định của NHNN; lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo
cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh; thực hiện chức năng đánh giá,
quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt
Nam.
Phòng Kế toán: là phòng nghiệp vụ thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh
hàng ngày; thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như đóng mở tài khoản,
gửi hoặc rút tiền, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, giải ngân, thu nợ; các nghiệp vụ và
các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh;
cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán
các giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản
lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT
Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân
hàng; phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực
hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh doanh của chi nhánh; tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với cơ quan
thuế, tài chính; làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
Phòng Bán lẻ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá
nhân; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng;
trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các
khách hàng cá nhân; đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp
những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân; thẩm định tín dụng
cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp
có thẩm quyền quyết định theo quy định; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng
trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp
các khoản tín dụng; phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu
phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký; quản lý các khoản tín dụng đã
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 36
được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định; cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin
của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các
sản phẩm tín dụng; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp; làm đầu mối bán sản phẩm, đề xuất
cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng
doanh nghiệp; thẩm định tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín
dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định; cung
cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc
lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT Việt Nam; cập nhật và
phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng
yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng; thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với
khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với
chi nhánh; phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám
đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
Phòng Tiền tệ - kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ (an toàn
về tiền mặt, thẻ tiết kiệm, hồ sơ tài sản thế chấp); thu, chi tiền mặt giao dịch có giá
trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng; phối hợp với phòng kế
toán, tổ chức thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN,
các NHCT trên địa bàn, các điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động
(ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh;
thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến
an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý; lập kế hoạch sữa chữa cải tạo,
tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; làm các báo cáo theo quy định của
NHNN & NHCT Việt Nam.
Phòng Điện toán: thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn
bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao; quản lý hệ
thống giao dịch trên máy; bảo trì bảo dưỡng hệ thống thiết bị ngoại vi, mạng máy tính
đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh; phối hợp với các phòng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 37
nghiệp vụ để đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới đưa ra các yêu cầu về nâng
cấp, sửa đổi hệ thống; triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh.
Các phòng giao dịch: hoạt động như chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ, chịu sự
quản lý và điều hành của chi nhánh.
Nhìn chung, cơ cấu bộ máy quản lý của VietinBank Nam TT Huế có đầy đủ các
phòng ban theo quy định của Chi nhánh ngân hàng cấp I . Các phòng ban được phân
công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và đảm nhận vai trò chuyên biệt trong bộ máy. Cách
tổ chức như thế khá hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành các quyết
định đồng thời dễ phát hiện sai sót trong các khâu thực hiện, giúp cho VietinBank
Nam TT Huế hoàn thiện trong công tác thực hiện của mình.
2.1.4. Các nguồn lực của VietinBank Nam TT Huế (2017 – 2018)
2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của chi nhánh
Trong giai đoạn 2016 - 2018, nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của
VietinBank Nam TT Huế có sự tăng trọng khá ổn định, cụ thể: Tổng tài sản của chi
nhánh tăng 23,33% ở năm 2017 so với năm 2016 và tăng 27,17% ở năm 2018 so với
năm 2017. Sự gia tăng của tổng tài sản và nguồn vốn là do sự biến động của nhiều
nhân tố thành phần. Để nhìn nhận rõ điều này, ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu ở bảng
sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 38
Bảng 2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm 2016 đến năm 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Phòng Tổng hợp tại VietinBank - Chi nhánh Nam TT Huế)
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
I. Tài sản 2.632 100 3.246 100 4.128 100 614 23,33 882 27,17
1. Tiền mặt 16 0,61 21 0,65 15 0,36 5 31,25 -6 -28,57
2. Tiền gửi tại các TCTD 2 0,08 1 0,03 - 0 -1 -50 -1 -100
3. Cho vay KH 2.407 91,45 3.001 92,45 3.882 94,04 594 24,68 881 29,36
4. Tài sản có khác 207 7,86 223 6,87 231 5,60 16 7,73 8 3,59
II. Nguồn vốn 2.632 100 3.246 100 4.128 100 614 23,33 882 27,17
1. Tiền gửi của TCTD 2 0,08 - 0 - 0 -2 -100 - -
2. Tiền gửi KH 1.526 57,98 1.757 54,13 2.017 48,86 231 15,14 260 14,80
3. Vốn và các quỹ 1.104 41,95 1.489 45,87 2.111 51,14 385 34,87 622 41,77
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 39
Về tổng tài sản
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện biến động tổng tài sản
- Tiền mặt: Là khoản mục có sự biến động bất ổn trong tổng tài sản, cụ thể năm
2017 so với năm 2016 tăng 31,25%, trong khi đó năm 2018 so với năm 2017 giảm
28,57%. Mặc dù trong năm 2018 có sự biến động giảm về tiền mặt tại quỹ tuy nhiên
đây là dấu hiệu cho thấy VietinBank đang tăng cường kiểm soát việc duy trì lượng tiền
mặt phù hợp, tránh lãng phí giá trị sinh lời của tiền mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản
tại ngân hàng.
- Tiền gửi tại các TCTD: Khoản mục này thể hiện sự biến động giảm rõ rệt qua
ba năm, cụ thể năm 2017 giảm 50% so với năm 2016, tức là giảm đến một nửa giá trị
và năm 2018 VietinBank Nam TT Huế không còn duy trì khoản mục này trên bảng
cân đối kế toán nữa. Như vậy giai đoạn này, chi nhánh đang tăng cường việc sử dụng
tài sản vào các mục đích khác như cho vay và đầu tư nhiều hơn để tác động tích cực
hơn đến lợi nhuận thay vì gửi tiền chỉ nhằm mục đích sinh lãi tại các TCTD khác.
- Cho vay KH: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu trong tổng tài sản
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 40
và có xu hướng tăng dần về giá trị lẫn tỷ trọng qua các năm. Cụ thể năm 2017 so với
năm 2016, giá trị của cho vay KH tăng 594 tỷ đồng, tương ứng tăng 24,68%, tiếp đó
năm 2018 tăng thêm 881 tỷ đồng mức tăng tỷ trọng lên đến 29,36%. Đây là dấu hiệu
tích cực bởi đây chính là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngành ngân hàng, với
xu thế cạnh tranh của nhiều ngân hàng hiện nay, chi nhánh thể hiện rõ vị thế và hướng
đi chủ yếu của mình là tập trung vào việc cho vay các đối tượng khách hàng để đẩy
mạnh lợi nhuận.
- Tài sản khác: Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản,
khoản mục này bao gồm TSCĐ, bán vốn cho hội sở, lãi dự thu, các khoản phải thu
khác Trong 3 năm, giá trị của chỉ tiêu này tăng từ 207 tỷ đến 231 tỷ, tuy nhiên tốc
độ tăng lại giảm từ 7,73% năm 2017 so với 2016 xuống còn 3,59% năm 2018 so với
2017. Như vậy, chi nhánh đang có xu hướng giảm tốc độ tăng của chỉ tiêu này, thay và
đó đẩy mạnh tập trung tài sản vào việc cho vay các đối tượng KH doanh nghiệp và cá
nhân.
Về tổng nguồn vốn
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện biến động tổng nguồn vốn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 41
- Tiền gửi của TCTD: Trong năm 2016, giá trị của khoản mục này tại VietinBank
Nam TT Huế ở mức 2 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó đến năm 2017 và 2018, chi nhánh
không còn duy trì khoản mục này nữa, như vậy hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
đang chuyển dần sự tập trung vào đối tượng KH cá nhân, doanh nghiệp thay vì vào
một số TCTD như trước đây.
- Tiền gửi KH: Qua 3 năm, tiền gửi KH có xu hướng tăng đều và luôn là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Năm 2017, tiền gửi KH
tăng 231 tỷ đồng tương ứng mức tăng 15,14% so với năm 2016. Đến năm 2018, khoản
mục này tăng 260 tỷ đồng tương ứng mức tăng 14,8%. Những con số này chứng tỏ chi
nhánh đã dành được sự tin cậy và khẳng định uy tín trên thị trường tài chính bởi số
lượng KH tiền gửi và giá trị tăng dần qua 3 năm nghiên cứu, khả năng huy động vốn
của chi nhánh cũng ngày càng tăng bởi chính sách lãi suất và các chương trình ưu đãi
được thực hiện liên tục trong giai đoạn này.
- Vốn và các quỹ: khoản mục này gồm các chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản, quỹ tại đơn vị, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối, Đây là khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn tại đơn vị, giá trị
khoản mục tăng 385 tỷ đồng từ năm 2016 đến 2017, tiếp đó tăng 622 tỷ đồng từ 2017
đến 2018, tốc độ tăng nhanh chóng đạt 34,87% năm 2017 so với 2016 và 41,77% năm
2018 so với năm 2017. VietinBank Nam TT Huế đang có xu hướng tăng dần nguồn
vốn và các quỹ để đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn tại ngân hàng.
2.1.4.2. Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh
Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, VietinBank Nam TT Huế
đã có những bước tiến trong việc ứng dụng cải tiến các công nghệ hiện đại, luôn nỗ lực
đưa đến những tiện ích để đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng.
Thương hiệu VietinBank đã trở thành một thương hiệu ngân hàng đáng tin cậy đối với
công chúng. Điều này được thể hiện ở lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng ổn định
qua các năm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 42
Bảng 2.2. Tình hình kết quả kinh doanh của VietinBank – CN Nam TT Huế từ năm 2016 đến năm 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
I. Thu nhập 490,42 100 570,86 100 645,21 100 80,44 16,40 74,35 13,02
1. Thu nhập từ lãi cho vay 205 41,80 238 41,69 276 42,78 33 16,10 38 15,97
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 16,5 3,36 21,01 3,68 25,41 3,94 4,51 27,33 4,4 20,94
3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 22,92 4,67 30,85 5,40 34,8 5,39 7,93 34,60 3,95 12,80
4. Thu nhập từ hoạt động khác 246 50,16 281 49,22 309 47,89 35 14,23 28 9,96
II. Chi phí 435,80 100 488,17 100 549,3 100 52,37 12,02 61,13 12,52
1. Chi phí lãi tiền gửi KH 89 20,42 101 20,69 116 21,12 12 13,48 15 14,85
2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1,72 0,39 2,02 0,41 2,1 0,38 0,3 17,44 0,08 3,96
3. Chi phí từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 0,08 0,02 0,15 0,03 0,2 0,04 0,07 87,50 0,05 33,33
4. Chi phí hoạt động khác 131 30,06 152 31,14 178 32,40 21 16,03 26 17,11
5. Chi phí hoạt động 196 44,97 206 42,20 218 39,69 10 5,10 12 5,83
6. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 5 1,15 7 1,43 10 1,82 2 40,00 3 42,86
7. Chi phí thuế TNDN 13 2,98 20 4,10 25 4,55 7 53,85 5 25,00
III. Lợi nhuận 55 100 83 100 96 100 28 50,91 13 15,66
(Nguồn: Phòng Tổng hợp tại VietinBank - Chi nhánh Nam TT Huế)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 43
Tổng lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 tăng trưởng qua các
năm. Năm 2016, lợi nhuận đạt được là 55 tỷ đồng. Năm 2017, tăng mạnh thêm 28 tỷ
đồng ứng với mức tăng 50,91% so với năm 2016, đạt 83 tỷ đồng. Năm 2018, tiếp tục
duy trì tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với cùng kì năm trước, tuy nhiên
mức tăng 15,66% tương ứng với 13 tỷ đồng vẫn là một con số ấn tượng nâng lợi nhuận
tại chi nhánh trong năm 2018 lên mức 96 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh trên
cho thấy VietinBank Nam TT Huế luôn cố gắng không ngừng trong việc khẳng định vị
thế của chi nhánh trong thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để đạt được sự phát
triển một cách ổn định và bền vững như trên, trong giai đoạn 2016 – 2018, chi nhánh
chú trọng trong kiểm soát cả về thu nhập lẫn chi phí trong các lĩnh vực hoạt động cụ
thể:
Về thu nhập
Tổng doanh thu của chi nhánh tăng dần trong giai đoạn từ 2016 – 2018, năm
2016 tổng thu của chi nhánh là 490,42 tỷ đồng đến năm 2017 tăng lên mức 570,86 tỷ
đồng tức là tăng 80,44 tỷ đồng tương ứng với 16,4% so với năm 2016. Đến năm 2018
tổng thu đạt 645,21 tỷ đồng tăng 74,35 tỷ đồng ứng với 13,02% so với năm 2017.
Tổng doanh thu của chi nhánh tăng ổn định trong giai đoạn này là do sự tác động của
các nhân tố sau:
- Thu nhập từ lãi cho vay: Năm 2016, nguồn thu từ lãi là 205 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 41,80% trong tổng doanh thu. Năm 2017, tăng thêm 80,44 tỷ đồng ứng với
16,40% so với năm 2016. Cho đến năm 2018, tăng thêm 74,35 tỷ đồng ứng với mức
tăng 13,02% so với năm 2017, nâng tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay so với tổng thu
nhập lên mức 42,78% trong năm 2018. Nguồn thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng của
chi nhánh tăng ổn định qua 3 năm 2016 – 2018 cho thấy hoạt động tín dụng của chi
nhánh có xu hướng tăng đều trong giai đoạn này.
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ bao gồm: nghiệp vụ bảo
lãnh, thanh toán, ngân quỹ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác là hoạt động nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng cho nên hoạt động này
ngày càng được chú trọng và phát triển. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng mang lại
cho chi nhánh nguồn thu ổn định tăng đều qua các năm 2016 – 2018. Vào năm 2016,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 44
thu dịch vụ đạt 16,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 3,36% trong tổng thu. Năm 2017, đạt
21,01 tỷ đồng chiếm 3,68% nghĩa là đã tăng 4,51 tỷ đồng ứng với mức tăng 27,33% so
với năm 2016. Đến năm 2018, doanh thu từ hoạt động này là 25,41 tỷ đồng chiếm
3,94%, tăng 4,4 tỷ đồng tương ứng tăng 20,94% so với năm 2017.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Tuy không phải là nguồn thu
nhập chính cho chi nhánh nhưng chỉ tiêu này vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định trong
giai đoạn này. Năm 2016, hoạt động này mang lại 22,92 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,67%
trong tổng thu. Năm 2017, đạt 30,85 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,4% trong tổng thu. Thu
nhập trong năm 2017 tăng 7,93 tỷ đồng ứng với 34,6% so với năm 2016. Đến năm
2018, nguồn thu từ hoạt động này đạt 34,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,39%, tức là tăng
3,95 tỷ đồng ứng với 12,8% so với năm 2017. Kết quả cho thấy chi nhánh đang có xu
hướng thu hẹp hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng
giảm hơn một nửa ở giai đoạn năm 2017 – 2018.
- Thu nhập từ hoạt động khác: Đây là các khoản thu nhập bất thường, không cố
định được phát sinh trong quá trình hoạt động của chi nhánh bao gồm: thanh lý,
nhượng bán tài sản, Tuy nhiên, khoản thu này lại có tỷ trọng lớn chiếm đến một nửa
trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Năm 2017, thu hoạt động khác tăng 35 tỷ đồng
ứng với mức tăng 14,23% so với năm 2016. Năm 2018, tăng thêm 28 tỷ đồng tương
ứng 9,96%, chiếm đến 47,89% tỷ trọng doanh thu.
Về chi phí
Để phát triển thì chi nhánh phải không ngừng tăng quy mô, mở rộng cải tiến các
loại hình dịch vụ, tiện ích để đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của
khách hàng. Chính bởi vậy mà chi phí của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm
2016 – 2018. N...5/07/2018, ngân hàng tiến hành thu lãi trích từ tài khoản khách
hàng theo giấy nhận nợ ngày 07/08/2018, số tiền lãi là 1.198.356 VND.
Kế toán sau khi truy vấn thông tin lãi dự thu của khách hàng sẽ tiến hành in
Phiếu hạch toán thu lãi và chuyển cho Trưởng phòng Kế toán ký duyệt và lưu trữ theo
quy định.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 81
Bút toán cụ thể:
Nợ TK 462.4211.01.0xx (mã KH): 1.198.356 VND
Có TK 462.3941.0x.0xx (mã KH): 1.198.356 VND
Biểu 2.5. Phiếu hạch toán thu lãi theo ví dụ 2
c. Kế toán giai đoạn thu nợ
Tài khoản sử dụng
- TK tiền mặt: TK 462.1011.0x.00x
- TK tiền gửi thanh toán (mã hóa chi tiết KH): TK 462.4211.01.0xx (mã KH)
- TK lãi phải thu (chi tiết theo từng mã KH): TK 462.7020.0x.00x
- TK cho vay (mã hóa chi tiết từng KH): TK 462.2111.0x.00x (mã KH)
Chứng từ sử dụng:
- Giấy nộp tiền (thu nợ bằng tiền mặt);
- Vấn tin trả hết khoản vay;
- Phiếu hạch toán thu lãi.
Phương pháp hạch toán
Bước 1: Khách hàng nộp tiền vào tài khoản.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 82
Khi đến hạn trả nợ theo Giấy nhận nợ đã ký giữa VietinBank Nam TT Huế và
khách hàng. Cán bộ QHKHDN có trách nhiệm thông báo cho khách hàng về khoản nợ
đã đến hạn phải trả, KH mang toàn bộ tiền mặt đến quầy giao dịch nộp vào tài khoản
thanh toán của KH (trường hợp TK thanh toán không đủ để trả nợ). Khách hàng viết
giấy nộp tiền vào tài khoản thanh toán nợ vay. Giao dịch viên thu tiền và thực hiện bút
toán:
Nợ TK tiền mặt: Số tiền mặt KH mang đến nộp
Có TK thanh toán của KH (mã hóa chi tiết từng KH): Số tiền mặt KH mang đến
nộp.
Bước 2: Thu nợ từ tài khoản của khách hàng
Giao dịch viên sẽ kiểm tra số tiền theo giấy nhận nợ, đảm bảo chính xác khớp
đúng và số dư tài khoản thanh toán của KH đủ để trả nợ vay sẽ tiến hành in Vấn tin trả
hết khoản vay để thu nợ cùng Phiếu hạch toán thu lãi với số lãi còn lại chưa được thu.
Sau đó thực hiện bút toán:
Nợ TK thanh toán của KH (mã hóa chi tiết từng KH): Tổng nợ gốc và lãi phải
thu
Có TK thu lãi cho vay: Số tiền chưa dự thu lãi
Có TK lãi phải thu (chi tiết theo từng mã KH): Số tiền đã dự thu lãi
Có TK cho vay (mã hóa chi tiết từng KH): Số nợ gốc phải thu
1 liên giấy nộp tiền giao cho KH giữ, các chứng từ còn lại chuyển cho bộ phận
kiểm soát và lưu trữ theo quy định tại VietinBank.
Ví dụ 4: Ngày 07/02/2019 Khách hàng đến nộp tiền vào tài khoản để trả nợ vay cho
ngân hàng, tổng nợ gốc phải trả là 270.000.000 VND, cùng với số lãi chưa tính dự thu
từ ngày 26/01/2019 đến ngày 07/02/2019 số tiền 798.904 VND.
Tiền lãi được tính theo công thức sau:
Số tiền lãi vay trong hạn chưa được dự thu
= (Tổng dư nợ gốc thực tế (x) Lãi suất vay trong hạn (x) Số ngày vay thực
tế)/365
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 83
= 270.000.000 VND x 9% x 12 ngày/365 ngày = 798.904 VND
Bút toán cụ thể:
Bước 1: Khi KH nộp tiền mặt vào tài khoản thanh toán
Nợ TK 462.1011.0x.00x: 271.000.000 VND
Có TK 462.4211.0x.00x (mã KH): 271.000.000 VND
Biểu 2.6: Giấy nộp tiền theo ví dụ 4
Bước 2: Thực hiện in vấn tin và thu gốc cũng phần lãi còn lại.
Nợ TK 462.4211.0x.00x (mã KH): 270.000.000 VND + 798.904 VND
Có TK 462.7020.0x.00x: 798.904 VND
Có TK 462.2111.0x.00x (mã KH): 270.000.000 VND
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 84
Biểu 2.7: Phiếu hạch toán thu lãi theo ví dụ 4
Biểu 2.8: Vấn tin trả hết khoản vay theo ví dụ 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 85
Biểu 2.9. Sổ chi tiết tài khoản 462.2111.0x.00x cho ví dụ 4
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Ngày: 07/02/2019
Số hiệu tài khoản: 462.2111.01.0xx
Tên tài khoản: No du tieu chuan cho vay ngan han KHDN
Loại tiền: VND
Chứng từ/Phiếu
Diễn giải
Tài khoản đối
ứng
Phát sinh trong ngày Số dư
Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có
Số dư đầu ngày
TD.0702xxx 07/02/2019
Thu goc vay ngan
han sxkd cho
Cong ty ..
462.4211.01.00x 270.000.000 270.000.000
Cộng phát sinh
trong ngày: 270.000.000
Số dư cuối ngày
CÁN BỘ PHÒNG KẾ TOÁN KIỂM SOÁT VIÊN
Ngày 07 tháng 02 năm 2019
GIÁM ĐỐC
d. Kế toán giai đoạn tất toán khoản vay
Tại VietinBank Nam TT Huế khi Hợp đồng tín dụng đến thời điểm đáo hạn và
KH cũng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cuối cùng trong kỳ hạn của khoản
vay, cán bộ QHKHDN báo cho KH biết thời hạn cho vay, duy trì hạn mức đã kết thúc.
Sau đó thực hiện thanh lý hồ sơ và giải chấp TSĐB cho KH. Bộ phận kế toán giao
dịch sau khi nhận thông báo từ cán bộ QHKHDN thực hiện in Phiếu xuất kho TSĐB
và trả lại cho KH giấy tờ liên quan đến tài sản mà ngân hàng lưu trữ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 86
Phiếu xuất kho được KH ký nhận sẽ được lưu lại cùng với hồ sơ vay tại Bộ phận
QHKH của PGD/Chi nhánh.
Tài khoản sử dụng
- Xuất TK tài sản đảm bảo cầm cố, thế chấp của khách hàng: TK
462.9940.0x.00x.(mã KH)
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho TSĐB
Phương pháp hạch toán
Căn cứ Phiếu xuất kho TSĐB, thực hiện xuất TK ngoại bảng như sau:
Xuất TK tài sản đảm bảo cầm cố, thế chấp của khách hàng: Giá trị định giá
TSĐB trước đó.
Các giấy tờ của hồ sơ bảo đảm tiền vay ngoài các giấy tờ trả KH như trên còn lại
chuyển cho bộ phận kế toán đóng vào hồ sơ vay vốn đã thu hết nợ.
Ví dụ 5: Hợp đồng cho vay hạn mức có thời hạn duy trì kể từ ngày 02/04/2018 đến
ngày 02/04/2019. Ngày 02/04/2019, hết thời hạn duy trì hạn mức của Hợp đồng này,
KH hoàn thành nghĩa vụ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng và ngân hàng
không có nghĩa vụ giải ngân bất kì Khoản Nợ nào nữa. Lúc này, KH không còn nhu
cầu vay vốn tại VietinBank nên yêu cầu giải chấp hồ sơ TSĐB trả lại cho KH.
Giao dịch viên tiến hành in phiếu xuất kho TSĐB cho KH và trình kiểm soát viên
và Lãnh đạo ký xác nhận.
Bút toán cụ thể:
Xuất TK 462.9940.0x.00x.(mã KH): 592.000.000 đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 87
Biểu 2.10: Phiếu xuất kho TSĐB theo ví dụ 5
e. Kế toán giai đoạn gia hạn nợ
Trong trường hợp đến hạn trả nợ của món vay nhưng KH không chủ động đến trả
nợ, hoặc TK thanh toán tại VietinBank Nam TT Huế của KH không đủ để trả nợ thì
cán bộ QHKHDN sẽ thông báo với KH. Nếu KH có nhu cầu gia hạn nợ, cán bộ
QHKH lập “Tờ trình đánh giá, thẩm định và đề xuất quyết định cơ cấu nợ” trình lãnh
đạo phê duyệt sau đó thực hiện gia hạn nợ cho KH trên hệ thống, điều chỉnh các nội
dung: thời gian gia hạn, lãi suất áp dụng khi gia hạn, Bộ phận kế toán không tiến
hành hạch toán gì trong giai đoạn này.
f. Kế toán chuyển nợ quá hạn
Nếu đến hạn trả nợ món vay mà KH không đủ khả năng trả nợ và không đủ điều
kiện để gia hạn nợ theo quy định của VietinBank thì Khoản nợ đó sẽ được điều chỉnh
chuyển sang nợ quá hạn, nghiệp vụ thực hiện như sau:
Nợ TK cho vay quá hạn (mã hóa chi tiết từng KH): Số nợ gốc bị quá hạn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 88
Có TK cho vay trong hạn (mã hóa chi tiết từng KH): Số nợ gốc bị quá hạn
Đồng thời kế toán phải theo dõi, tính toán lãi quá hạn đối với phần dư nợ gốc bị
quá hạn theo mức lãi suất bằng 150% lãi trong hạn, lãi suất chậm trả lãi mức 10%/năm
tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng thời gian chậm trả.
g. Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập dự phòng được thực hiện tự động thông qua hệ thống căn cứ vào
quy định trích lập dự phòng trong từng thời kỳ tại VietinBank Nam TT Huế, căn cứ
vào mức độ rủi ro của từng nhóm nợ, mức trích cụ thể tại mục c 2.1.5.8 của báo cào
này, hệ thống tự động hạch toán tỷ lệ dự phòng phù hợp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 89
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN NAM
THỪA THIÊN HUẾ.
3.1. Nhận xét về công tác kế toán cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại
chi nhánh
3.1.1. Thuận lợi
Cùng với xu thế hội nhập và phát triển công nghệ trên toàn thế giới, Việt Nam
luôn khuyến khích các tổ chức ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến toàn cầu
nhằm đổi mới và tối đa hóa năng suất lao động. Không nằm ngoài xu hướng đó,
VietinBank tự hào là ngân hàng tiên phong tại thị trường Việt Nam sử dụng giải pháp
công nghệ hàng đầu của Mỹ Core SunShine, hệ thống phần mềm với các ưu điểm vượt
trội đã góp phần giúp cho công tác kế toán cho vay nói riêng và công tác hạch toán của
toàn hệ thống nói chung được thực hiện chính xác, nhanh chóng và đáng tin cậy, hiệu
quả hơn nhiều so với hệ thống T24 trước đó.
Cụ thể công tác hạch toán quy trình cho vay doanh nghiệp trên hệ thống Core
SunShine đã thể hiện các mặt tích cực như sau:
- Nâng cao trách nhiệm của các cán bộ kế toán bởi hệ thống quản lý tài khoản đăng
nhập theo mã từng cán bộ;
- Bên cạnh đó khả năng lưu dấu vết giao dịch, đảm bảo nghiệp vụ cho vay thực hiện
chính xác, hiệu quả, đáng tin cậy;
- Phân định rõ quyền hạn của các cán bộ và lãnh đạo đảm bảo nghiệp vụ được phê
duyệt chính xác, đúng thẩm quyền;
- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ Phòng kế toán và các Phòng Quan hệ khách
hàng doanh nghiệp cũng góp phần giúp cho quy trình hạch toán công tác cho vay
trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn;
- Quy trình thực hiện trong công tác cho vay và hạch toán quá trình cho vay được
quy định cụ thể theo quyết định nội bộ của Hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 90
Nam đảm bảo hạch toán nghiệp vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu cho
khách hàng DN;
- Cán bộ và lãnh đạo tại VietinBank Nam TT Huế thường xuyên được nâng cao kiến
thức và năng lực chuyên môn qua các đợt đào tạo hướng dẫn trong việc sử dụng
các phần mềm mới. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt thi khảo sát năng lực
cán bộ nên hiệu suất lao động không ngừng được nâng cao, đảm bảo khách hàng
được sử dụng dịch vụ tốt nhất và tiện lợi nhất.
Từ đó, giúp cho VietinBank vận hành hệ thống của mình một cách trơn tru và
giảm thiểu tối đa các bút toán giao dịch không cần thiết. Tổ chức hạch toán kế toán
hoạt động hiệu quả nhờ đó cung cấp những thông tin kịp thời, tin cậy cho Ban lãnh
đạo ngân hàng đưa ra những quyết sách đúng lúc, linh hoạt để điều hành hoạt động
kinh doanh của đơn vị vượt qua được giai đoạn khó khăn, đạt mục tiêu kinh doanh và
quản lý trong từng thời kỳ.
3.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi mà hệ thống Core Banking mới mang lại, hoạt
động cho vay cũng như công tác kế toán cho vay tại VietinBank Nam TT Huế vẫn còn
nhiều hạn chế, cụ thể như:
- Các hồ sơ chứng từ liên quan đến quy trình cho vay và hạch toán còn nhiều phức
tạp, do đó ảnh hưởng đến quyết định vay của nhiều KH khi họ có nhu cầu vay gấp;
- Hệ thống mới cũng gây nhiều khó khăn cho các cán bộ nếu chưa qua đào đạo
chuyên sâu về nghiệp vụ hạch toán;
- Đối với mọi món vay nhất là những món vay có giá trị nhỏ, số lãi thu từng tháng ít
nhưng công tác định kỳ hạch toán hay quản lý hồ sơ chứng từ vẫn phải thực hiện.
Chính vì vậy làm cho khối lượng công việc phải giải quyết của kế toán cho vay
nhiều hơn, đồng thời phát sinh rất nhiều lãng phí tiền in ấn chứng từ, hồ sơ theo
dõi;
- Các giới hạn phê duyệt trong một số trường hợp gây khó khăn và cản trở đến quá
trình cho vay;
- Số lượng cán bộ kế toán cho vay còn hạn chế trong khi KH đến giao dịch với NH
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 91
ngày càng đông nên cán bộ kế toán xử lý số giao dịch nhiều hơn, điều này có thể
dẫn đến những sai lầm đáng tiếc xảy ra.
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh
Qua thời gian tìm hiểu thực trạng về công tác kế toán cho vay đối với KH doanh
nghiệp tại VietinBank chi nhánh Nam TT Huế, bên cạnh những mặt hiệu quả mà hệ
thống Core Banking mới mang lại, việc vận hành quy trình cho vay và quy trình kế
toán tại chi nhánh còn tồn đọng một số hạn chế mà xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân
chủ quan từ khách hàng và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của một số cán bộ trong
một số trường hợp nhất định. Thấu hiểu được tầm quan trọng của kế toán trong quy
trình cho vay cũng như để đáp ứng định hướng phát triển của chi nhánh nói chung và
toàn hệ thống VietinBank nói riêng, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
hiện công tác kế toán cho vay đối với KHDN tại chi nhánh như sau:
3.2.1. Phân nhóm đối tượng khách hàng để có giải pháp cho vay kịp thời
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhóm đối tượng khách hàng ngày càng
rộng mở, đa dạng và phân chia theo nhiều lĩnh vực, quy mô khác nhau. Việc chi nhánh
tìm hiểu và phân loại rõ nhóm đối tượng khách hàng của mình, xây dựng bộ phận đáp
ứng nhu cầu của nhóm khách hàng ưu tiên sẽ góp phần đưa đến những dịch vụ tài
chính kịp thời, phù hợp giúp tiến trình hoạt động sản xuất của các khách hàng doanh
nghiệp không bị ngừng trệ bởi quy trình cho vay phức tạp, tốn thời gian. Nhờ đó,
khách hàng có thể an tâm và tin tưởng để thiết lập quan hệ lâu dài với ngân hàng.
3.2.2. Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ mới
Trong thời kì ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến, đòi hỏi tất cả các cán bộ
tại đơn vị phải được trang bị những kĩ năng và kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của khách hàng. Không kể đến là cán bộ mới hay cán bộ lâu năm,
đều cần không ngừng học hỏi, trau dồi những kiến thức nghiệp vụ mới cũng như khả
năng sử dụng các thiết bị giao dịch hiện đại. Về phía ngân hàng cần thường xuyên mở
các đợt điều tra trình độ chuyên môn của cán bộ để có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng
tại chi nhánh hoặc cử cán bộ đi học tại các trung tâm đào tạo cán bộ Trụ sở chính để
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 92
nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.3. Tự động hóa đối với các món vay nhỏ để giảm chi phí quản lý hồ sơ, chứng từ
Ngân hàng có thể ứng dụng thẻ tín dụng đối với các khoản vay cho doanh nghiệp
có hạn mức thấp, thời gian thu lãi bình quân ngắn thay vì phải phục vụ trực tiếp khách
hàng và quản lý hồ sơ cũng như giao dịch hàng ngày, điều này ít nhiều giảm năng suất
lao động trong đội ngũ cán bộ nhân viên khi thời gian bỏ ra tương ứng mà lợi nhuận từ
khoản vay mang lại không cao.
3.2.4. Phân rõ quyền hạn trách nhiệm phê duyệt cho các khoản vay
Để đảm bảo quy trình hạch toán và cho vay thực hiện trơn tru, nhanh chóng và
hiệu quả. Trong một số trường hợp cần ủy quyền việc xét duyệt cho các lãnh đạo có
quyền hạn tương đương hoặc cao hơn tránh việc làm chậm quá trình giải ngân cũng
như hạch toán các bút toán giao dịch.
3.2.5. Tách bạch công việc của kế toán cho vay và kế toán thanh toán
Khối lượng các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh hàng ngày tại các ngân hàng
thường rất lớn và đa dạng, từ nghiệp vụ thanh toán, thẻ, chuyển tiền, tiền gửi đến
nghiệp vụ cho vay, giải ngân, thu nợ, thu lãi tất cả đều được thực hiện bởi một bộ phận
kế toán giao dịch do đó khối lượng công việc rất lớn có thể dẫn tới sai sót đáng tiếc
xảy ra. Như vậy cần có sự phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi giao dịch viên để giảm
thiểu sự kiêm nhiệm đồng thời quá nhiều nghiệp vụ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 93
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán cho
vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” đã giúp tác giả hình dung rõ hơn về công
tác hạch toán thực tế tại Ngân hàng. Đồng thời đã thực hiện được những mục tiêu đặt
ra ban đầu, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu giúp hệ thống lại các khái niệm, vai trò, nhấn mạnh sự
quan trọng của quy trình cho vay và công tác kế toán trong quy trình cho vay trong
hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại cổ phần hiện nay làm căn cứ để
nghiên cứu thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam TT
Huế
Thứ hai, nghiên cứu đã chỉ ra các bước trong quy trình cho vay, đồng thời cách
thức luân chuyển chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến quy trình cho vay
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Nam TT Huế.
Thứ ba, nghiên cứu đã nhận ra được những thuận lợi cùng như những hạn chế
trong quy trình hạch toán kế toán tại các Ngân hàng Thương hiện nay từ đó đưa ra các
giải pháp kiến nghị phù hợp tạo cơ sở cho việc hoàn thiện và nâng cao công tác hạch
toán tại đơn vị từ đó giúp cho các nhà quản lý của Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – CN Nam TT Huế có cái nhìn tổng quan hơn về công tác hạch toán trong
quy trình cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, cho hạn chế về thời gian thực tập, nghiên cứu chỉ thu thập được hồ sơ
và tài liệu mang tính đại diện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN
Nam TT Huế nên không thể làm cơ sở để chi tiết hóa công tác cho vay tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam.
Thứ hai, đối tượng doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau,
quy mô và cơ cấu vốn tại từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó, nghiên cứu chỉ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 94
mới dừng lại đối với đối tượng doanh nghiệp siêu vi mô và doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại đơn vị.
Thứ ba, do tính chất đặc thù và các quy định nghiêm ngặt về bảo mật thông tin
cho khách hàng cũng như bảo mật về các tài liệu hướng dẫn nội bộ. Do đó, khả năng
tiếp cận thực tế số liệu, thông tin khách hàng cùng với các chứng từ kế toán liên quan
của tác giả còn nhiều hạn chế.
Qua nghiên cứu này, tác giả hi vọng sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển mở rộng đề
tài để đi sâu hơn vào việc nghiên cứu các quy định cụ thể và làm rõ những giới hạn mà
tác giả đang gặp phải.
2. Một số đề xuất phát triển mở rộng đề tài
Hiện tại, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu công tác kế toán cho vay theo
phương thức hạn mức tín dụng đối với KHDN siêu vi mô, KHDN vừa và nhỏ tại
VietinBank Nam TT Huế. Đây là một đề tài rộng, phức tạp nhưng do thời gian thực
hiện cũng như khả năng tiếp cận thực tế còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu này chưa
thể giải quyết triệt để mọi vấn đề. Trong tương lai, nếu được tạo điều kiện tiếp tục thực
hiện đề tài nghiên cứu tác giả xin đi sâu vào các vấn đề sau:
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với nhiều nhóm KH tại đơn vị để có được cái
nhìn tổng quan hơn về công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng.
- Tìm hiểu, so sánh, phân tích biến động cho vay doanh nghiệp giữa các kỳ kế toán
với nhau. Và nếu có điều kiện sẽ tìm hiểu và so sánh cho vay KH doanh nghiệp tại
VietinBank Nam TT Huế với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để đưa ra nhận
xét, đánh giá một cách khách quan nhất về công tác cho vay doanh nghiệp tại đơn
vị.
- Cuối cùng, trong việc hoạch định phương hướng cải thiện công tác kế toán cho vay
đối với KHDN tại đơn vị, Ban lãnh đạo Ngân hàng nên quan tâm đến những giải
pháp được đề xuất trong chương 3. Những giải pháp này được đúc rút sau quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu tại đơn vị, cho nên nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả
hơn nữa cho công tác kế toán cho vay KH doanh nghiệp tại đơn vị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách:
[1] Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[2] Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống
kê TP. Hồ Chí Minh.
[3] Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội
TP. Hồ Chí Minh
[4] Lê Thị Kim Liên (2007), Giáo trình Kế toán Ngân hàng, .
[5] Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê.
2. Văn bản quy định:
[1] Ngân hàng Nhà nước (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng, số 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001.
[2] Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định về phân loại nợ trích lập dự phòng và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ
chức tín dụng, số 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005.
[3] Ngân hàng Nhà nước (2014), Quy định về phân loại nợ trích lập dự phòng và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ
chức tín dụng, số 22/VBHN- NHNN ngày 04/06/2014.
[4] Ngân hàng Nhà nước (2004), Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng,
số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004.
[5] Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, số
39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.
3. Nghiên cứu:
[1] Sái Thị Thu Hà (2014), “Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán tại Ngân Hàng Công Thương Phúc Yên”, Luận văn thạc sĩ, Đại
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán 96
học Bách Khoa Hà Nội.
[2] Đỗ Thị Huyền Trang (2015), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế
toán cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân bằng Việt Nam đồng tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Kinh Tế Huế.
4. Trang web:
[1] Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất quý
IV năm 2018, https://www.vietinbank.vn
[2] Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2017,
https://www.vietinbank.vn
5. Một số tài liệu hướng dẫn nội bộ trong quy trình cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp tại PGD Bà Triệu – Chi nhánh Nam TT Huế Ngân Hàng TMCP
Công Thương Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán
a
PHỤ LỤC
GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN VAY VỐN – TRẢ NỢ
(Dành cho khách hàng DNSVM vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh)
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế
1. THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
- Tên khách hàng: Công ty
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh bán lẻ sách báo, văn phòng phẩm, dịch vụ ăn uống.
- Địa chỉ kinh doanh:
- Người đại diện: Chức vụ: Giám đốc
- CMND/hộ chiếu số:
................................... do.. cấp ngày / ./
2. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
- Sản phẩm/ hàng hoá/ dịch vụ chủ yếu Sách báo, văn phòng phẩm, thực phẩm.
- Doanh số bán hàng 5.152.000.000 đồng
- Chi phí 4.550.000.000 đồng
+ Chi phí mua hàng hoá, nguyên vật liệu 3.275.000.000 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp 720.000.000 đồng
+ Chi phí bán hàng 110.000.000 đồng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp 280.000.000 đồng
+ Chi phí lãi vay 90.000.000 đồng
+ Chi phí khác 75.000.000 đồng
- Hiệu quả của phương án (lãi/lỗ) 602.000.000 đồng
3. NHU CẦU VỐN
- Tổng nhu cầu vốn 2.000.000.000 đồng
- Vốn tự có 600.000.000 đồng
- Số tiền đề nghị vay 1.400.000.000 đồng
- Mục đích vay vốn Bổ sung vốn lưu động kinh doanh
- Thời hạn vay vốn 12 tháng Lãi suất: 9 %.năm
- Phương thức vay vốn Từng lần Hạn mức Dự án đầu tư
- Nguồn trả nợ Từ phương án KD Nguồn khác, ghi rõ:
- Kỳ hạn trả nợ gốc tháng/kỳ Cuối kỳ Khác, ghi rõ:..
4. TÀI SẢN BẢO ĐẢM
- Tài sản bảo đảm là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán b
- Giá trị ước tính: 1.875.000.000 triệu đồng
5. XÁC NHẬN
Tôi/chúng tôi cam kết:
(i) Những thông tin trên đây là đúng sự thật và tôi/chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung
cấp;
(ii) Chấp hành mọi quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam liên quan đến việc vay vốn và bảo đảm
tiền vay;
(iii) Chấp thuận vô điều kiện để Ngân hàng toàn quyền định đoạt đối với (các) tài sản bảo đảm nói trên để thu hồi nợ
gốc, lãi và phí (nếu có) trong trường hợp tôi/chúng tôi vi phạm Hợp đồng tín dụng, không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng thỏa thuận.
(iv) Tôi/chúng tôi đồng ý rằng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có quyền sử dụng các thông tin trên Giấy
đề nghị này để cung cấp, giới thiệu, hỗ trợ tôi/chúng tôi về các thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ của
Ngân hàng.
(v) Trong trường hợp tôi/chúng tôi vi phạm những cam kết trên, tôi/chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
pháp luật/
Huế, ngày 28 tháng 03.năm 2018.
Khách hàng
(Chữ ký, họ tên khách hàng)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán
c
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......................................
BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Hôm nay, ngày 28/03/2018, chúng tôi gồm:
I.TỔ ĐỊNH GIÁ THUỘC:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam TT Huế
Trụ sở tại: 45 Thuận Hóa – Phường Phú Bài – Thị Xã Hương Thủy - Tỉnh TT Huế
Thành phần:
Bà
Ông
II. BÊN THẾ CHẤP TÀI SẢN
Ông ĐỖ
CMND số
Địa chỉ thường trú MMMMMMMMMMMMM, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
III. BÊN VAY VỐN
Khách hàng CÔNG TY
ĐKKD số
Địa chỉ:
Đại diện
Chức vụ
CMND số
, thành phố Huế, tỉnh TT Huế
Ông TRẦN
Giám đốc
Các bên đã tiến hành định giá/định giá lại tài sản thế chấp với các nội dung sau:
1. Tài sản thế chấp/cầm cố:
- Tên tài sản: Quyền sử dụng đất tại
- Giấy chứng nhận Quyền sở hữu và sử dụng tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số XX XXXX do UBND TP Huế cấp
ngày 20/03/2018
- Tên chủ sử dụng :
2. Hiện trạng tài sản:
Tài sản là QSD đất
3. Phân tích thông tin về tài sản:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán d
4. Định giá/ định giá lại tài sản:
4.1 Căn cứ định giá:
- Tham khảo giá đất ở theo quy định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND
tỉnh TT Huế về việc ban hành bảng giá đất trên địa bàn tỉnh TT Huế áp dụng trong thời
gian 5 năm (2015-2019)
- Tham khảo giá thị trường của tài sản tại thời điểm định giá
- Căn cứ biên bản họp hội đồng Chi nhánh
4.2 Giá trị định giá:
Giá thị trường của đất: 10.000.000 đồng
Diện tích: 187,5 m2
Đất ở trị giá: 187,5 m2 x 10.000.000 đồng/m2 = 1.875.000.000 đồng
Bằng chữ: Một tỷ tám trăm bảy mươi lăm triệu đồng chẵn.
4.3 Giá trị cấp tín dụng tối đa:
Các bên thống nhất giá trị cấp tín dụng tối đa như sau:
Bằng số: 1.400.000.000 đồng (74,67% giá trị định giá)
Bằng chữ: Một tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn.
BÊN THẾ CHẤP/CẦM CỐ TÀI SẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
TỔ ĐỊNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
BÊN VAY VỐN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán
e
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA THUỘC
ĐỐI TƯỢNG GIẢI NGÂN
Hôm nay, ngày 07/08/2018, tại địa điểm kinh doanh của Khách hàng là
Đại diện NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế
1. Ông/Bà: Trần Anh Phú Chức vụ: CBQHKH
Đại diện Khách hàng vay vốn
1. Ông/Bà: Trần Giám Đốc
Nội dung kiểm tra: Thực tế hàng hóa thuộc đối tượng giải ngân theo khoản vay tại
HĐCVHM số XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX ngày 30/07/2018 và các phụ lục
HĐTD kèm theo (nếu có)
Khách hàng đã trả tiền hàng và nhập kho như sau:
Tên hàng hóa ĐVT Đơn giá Sốlượng Thành tiền
Birdy sữa Lon 30,000 50,000 150,000,000
Nutriboost S/be Chai 30,000 50,000 150,000,000
Nutriboost Mang Hộp 20,000 50,000 100,000,000
Coca-cola 390ml Chai 20,000 50,000 100,000,000
Tổng cộng 500.000,000
CÁN BỘ KIỂM TRA KHÁCH HÀNG
(Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn )
Hiện trạng hàng hóa nhập kho: đã nhập kho đầy đủ
- Đã xuất bán: 0 đ ; Tiền mặt: 0 đ Phải thu: 0
- Còn lại: 500.000.000 đ
- Giá trị đã thanh toán: 230.000.000 đồng
- Số tiền còn lại đề nghị giải ngân: 270.000.000 đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Thị Hải Hà
Trương Thị Dạ Thảo – K49A Kiểm Toán f
CTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------------------
GIẤY NHẬN NỢ
Số:
Kèm theo Hợp Đồng cho vay hạn mức số xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx ngày 30
tháng 04 năm 2018 và các Hợp đồng sửa đổi bổ sung Hợp đồng cho vay (nếu có) giữa
xxxxxxxxxxxxxxx (“Bên Vay”) và Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa
Thiên Huế (“Bên Cho Vay”)
- Hạn Mức Cho Vay : 1.400.000.000 VNĐ
- Dư nợ gốc của Hợp đồng Tín dụng trước ngày nhận nợ này : 1.400.000.000 VNĐ
Ông TTTTTTTTTTTTT là đại diện hợp pháp và nhân danh Bên Vay không hủy ngang và vô điều kiện nhận
nợ và cam kết thanh toán bằng Việt Nam Đồng cho Bên Cho Vay toàn bộ số nợ gốc và lãi của Khoản Nợ được
giải ngân theo Giấy Nhận Nợ này (“Khoản Nợ”) với chi tiết như sau:
- Khoản Nợ giải ngân theo Giấy Nhận Nợ này : 270.000.000 đồng
- Mục đích sử dụng Khoản Nợ : Mua thực phẩm ăn uống
- Ngày giải ngân Khoản Nợ : 07/08/2018
- Ngày trả nợ : 07/02/2019
- Thời hạn trả nợ : 06 tháng
- Lãi suất vay vốn: Là lãi suất thả nổi: Bằng lãi suất huy động tiết kiệm VNĐ kỳ hạn 06 tháng trả lãi sau tại
NH TMCP CT VN - Chi nhánh Nam TT Huế cộng (+) chi phí vốn tăng thêm cộng (+) biên độ 3,5%/năm.
Lãi suất cho vay tại thời điểm nhận nợ: 9,0%/năm
Duy trì trả lãi tự động: Không; Có, Số Tài khoản thanh toán: 111111111111
Ngày trả lãi đầu tiên: 25/08/2018 (CKTĐ ngày 25 hàng tháng)
Chúng tôi chỉ thị Bên Cho Vay Giải Ngân Khoản nợ này:
Chuyển cho bên thụ hưởng, cụ thể như sau :
STT Bên thụ hưởng Ngân hàng Số tài khoản Số tiền nhận nợ
01 Trần CCCCCCC Vietinbank Nam TT Huế 111111111111 270.000.000 đồng
Giấy lĩnh tiền mặt/Lệnh Chi (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương) chuyển tiền thanh toán cho
Bên thụ hưởng theo danh sách trên được ký bởi người có mẫu chữ ký đăng ký tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam còn hiệu lực và đóng dấu hợp lệ.
Ngày 07 tháng 08 năm 2018
CTCP
Chữ ký:
Họ tên: TRẦN
Chức vụ: GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THỪA THIÊN HUẾ
Ngày 07 tháng 08 năm 2018
- - Số TKTV:
- - Mã Dealer (nếu có):
- - Mã CB trên BDS: phuta
Cán bộ QHKH TP.PGD Giám đốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_cho_vay_khach_hang_doa.pdf