Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trương Quỳnh Anh Ts. Trần Thị Bích Ngọc Lớp: K48B TCDN Khóa: 2014- 2018 Huế, tháng 5 năm 2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài tốt nghiệp cuối khóa đi sâu vào nghiên cứu tình hình tài chính của công ty cổ phần

pdf98 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017. Bài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này nói về lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài này. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Trong chương này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính; tìm hiểu kỹ về các báo cáo cần thiết phải có để phân tích tình hình tài chính của công ty và một số phương pháp khi nghiên cứu đề tài. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế Đây là chương chính của bài nghiên cứu, trong chương này sẽ tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của công ty; đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bộ Báo cáo tài chính trong ba năm 2015, 2016 và 2017 gồm: bảng cân đối kế toán (CĐKT), bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD), bảng lưu chuyển tiền tệ (LCTT). Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đi phân tích thêm vào một số tỷ số tài chính như: tỷ số thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số đòn bẩy tài chính, tỷ số khả năng sinh lời Chương này không chỉ phân tích các năm mà còn so sánh sự biến động tài chính của công ty như tài sản, nguồn vốn, các tỷ số qua ba năm 2015, 2016 và 2017. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính của công ty Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Trong chương này, bài nghiên cứu sẽ nêu ra các ưu điểm và nhược điểm hiện có của công ty trong quá trình phân tích tình hình tài chính. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì ổn định, cải thiện và phát triển tình hình tài chính của công ty. Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong phần này, bản thân em sẽ nêu ra những kết luận về tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế trong ba năm 2015, 2016 và 2017. Đồng thời em sẽ nêu ra những khó khăn thường gặp phải trong quá trình nghiên cứu; từ đó đưa ra những kiến nghị đối với công ty, đối với nhà trường và đối với các em sinh viên khóa sau. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời chân thành cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế Huế- Đại Học Huế, đặc biệt là quý thầy cô khoa Tài Chính Ngân Hàng đã dạy bảo tận tình, truyền đạt vốn kiến thức quý báu, những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như đã trang bị cho em những kiến thức hữu ích trong suốt bốn năm học tập tại trường để phục vụ cho con đường phát triển bản thân sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc- Phó khoa Khoa Tài chính Ngân hàng đã không quản khó khăn, bận rộn, chỉ dẫn tận tình giúp đỡ cho em rất nhiều trong quá trình thực tập cuối khóa và hoàn thành thật tốt bài khóa luận cuối khóa này. Ngoài ra, em xin gửi lời chân thành cám ơn đến Ban Giám đốc công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, phòng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực, Kế toán trưởng cùng các anh, chị phòng Kế Toán của công ty đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu và đã tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận cuối khóa này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh nhất. Song do khả năng, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô trong khoa để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn! Huế, ngày 08 tháng 03 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Trương Quỳnh Anh Trư ờng Đa ̣i o ̣c K i h tế H uế MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................i DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài: ..........................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu: ...............................................................................................1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................2 4.Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................2 5.Kết cấu đề tài:...........................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................4 Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp.................................4 1.1.Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp................................4 1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp................................................................................4 1.1.2.Tình hình tài chính doanh nghiệp ......................................................................4 1.1.2.1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp..............................................................4 1.1.2.2.Khái niệm về phân tích tình hình tài chính công ty ........................................4 1.1.3.Báo cáo tài chính................................................................................................4 1.1.3.1.Khái niệm về báo cáo tài chính .......................................................................4 1.1.3.2.Phân tích báo cáo tài chính..............................................................................4 1.1.3.3.Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính ................................................5 1.1.3.4.Quy trình phân tích báo cáo tài chính .............................................................5 1.1.3.5.Ý nghĩa trong phân tích báo cáo tài chính ......................................................5 1.2.Nội dung phân tích trong phân tích tài chính doanh nghiệp .................................6 1.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán...........................................................................6 1.2.1.1.Phân tích tài sản ..............................................................................................6 1.2.1.2.Phân tích nguồn vốn........................................................................................6 1.2.2.Phân tích KQKD thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh..................................6 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1.2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ..................................................................7 1.2.4.Phân tích tình hình tài chính của công ty qua các nhóm tỷ số ...........................8 1.2.4.1.Tỷ số thanh khoản ...........................................................................................8 1.2.4.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động ........................................9 1.2.4.3.Tỷ số đòn bẩy tài chính .................................................................................11 1.2.4.4.Tỷ số về khả năng sinh lợi ............................................................................13 Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế.................................................................................................................16 2.1.Tổng quan về công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế ...............................16 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần cấp nước TTH .........16 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ....................................................18 2.2.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế ..19 2.2.1.Phân tích bảng cân đối kế toán.........................................................................19 2.2.1.1.Phân tích cơ cấu và biến động Tài sản..........................................................19 2.2.1.2.Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn.....................................................27 2.2.2.Phân tích KQKD thông qua báo cáo kết quả kinh doanh ................................34 2.2.3.Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................................39 2.2.4.Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số ..................................45 2.2.4.1.Tỷ số thanh khoản .........................................................................................45 2.2.4.2.Tỷ số quản lý tài sản......................................................................................47 2.2.4.3.Phân tích chỉ số về đòn bẩy tài chính............................................................51 2.2.4.4.Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi ..................................................................54 2.3.Đánh giá về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Cấp nước TTH...............62 2.3.1.Điểm mạnh: ......................................................................................................62 2.3.2.Điểm yếu: .........................................................................................................63 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.......................................................64 3.1.Giải pháp cải thiện tình hình hàng tồn kho .........................................................64 3.2.Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của vòng quay tổng tài sản ...........................64 3.3.Giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lợi .........................................................65 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68 PHỤ LỤC.................................................................................................................69 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐKT : Cân đối kế toán KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh LCTT : Lưu chuyển tiền tệ HTK : Hàng tồn kho KPT : Khoản phải thu TSCĐ : Tài sản cố định TSNH : Tài sản ngắn hạn TS : Tài sản NV : Nguồn vốn NPT : Nợ phải trả DN : Doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữu EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay LN : Lợi nhuận ROS : Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu TAT : Vòng quay tổng tài sản ROE : Tỷ số lợi nhuận trên vốn chử sở hữu ROA : Tỷ số lợi nhuận trên tài sản TP : Thành phố TTH : Thừa Thiên Huế CP : Cổ phần XDCB : Xây dựng cơ bản LNST : Lợi nhuận sau thuế HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐTC : Hoạt động tài chính TNHH : Trách nhiệm hữu hạn rươ ̀ng Đ ại h ọc K inh tế H uế ii DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Mô hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty CP Cấp nước TTH ...................18 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua ba năm ................................................21 Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty CP cấp nước TTH qua ba năm 26 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2015-2017..................29 Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH..................30 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm ...........................36 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân tích tình hình Tài sản của công ty qua ba năm ................................19 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua ba năm ................................................21 Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản dài hạn của công ty CP cấp nước TTH qua ba năm 26 Bảng 2.2: Phân tích tình hình Nguồn vốn của công ty qua ba năm ..........................27 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2015-2017..................29 Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH..................30 Bảng 2.3: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần cấp nước TTH ..........34 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm ...........................36 Bảng 2.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ........................................................39 Bảng 2.5. Tỷ số thanh khoản của công ty giai đoạn 2015- 2017 ..............................45 Bảng 2.6. Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm.................................46 Bảng 2.7. Phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017........................................................................................................47 Bảng 2.8. Chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty qua ba năm 2015- 2017.................51 Bảng 2.9. Phân tích tỷ số khả năng sinh lợi của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017.................................................................................................54 Bảng 2.10. Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu ..................................................55 Bảng 2.11. Phân tích Dupont của chỉ tiêu ROA .......................................................56 Bảng 2.12. Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA.................57 Bảng 2.13. Phân tích Dupont của chỉ tiêu ROE........................................................59 Bảng 2.14. Phân tích mức ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROE .................60Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, nền kinh tế ngày càng biến động; bên cạnh đó, mỗi một doanh nghiệp luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hơn thế nữa, các nhà quản trị, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan đến doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp là một phần quan trọng và rất cần thiết ngày nay. Bởi lẽ khi phân tích tình hình tài chính hiện tại, doanh nghiệp sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể có được những hướng đi đúng, quyết định đúng, giúp gia tăng giá trị công ty, từ đó sẽ tạo được niềm tin đối với các bên quan tâm đến doanh nghiệp mình. Công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế tiền thân là công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế với quá trình xây dựng và phát triển lâu năm; bên cạnh đó, công ty hoạt động trên lĩnh vực độc quyền tại địa bàn nên công ty đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh cũng như là đóng góp vào sự phát triển, cải thiện đời sống người dân ở Thừa Thiên Huế. Hơn thế nữa, cuối năm 2016, công ty bắt đầu chuyển đổi thành công ty cổ phần nên tình hình tài chính của công ty có nhiều sự biến động và để giúp công ty có được hướng đi đúng và các chính sách phù hợp thì việc phân tích tình hình tài chính của công ty đóng một vai trò vô cùng cấp thiết. Chính những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu chung: Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá lại thực trạng tình hình tài chính của công ty, từ đó rút ra được những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như là những hạn chế. Bên cạnh Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 2đó, từ những hạn chế đó, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty cũng như giúp công ty ngày một phát triển. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của công ty. Thứ hai, nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế qua ba năm 2015, 2016 và 2017. Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm duy trì ổn định, cải thiện và phát triển tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của công ty Cổ phần. - Phạm vi nghiên cứu: o Không gian: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế o Thời gian: 2015- 2017 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Thu thập tài liệu và nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề chung làm nền tảng cho đề tài. - Tìm hiểu về những giáo trình, tài liệu về kinh tế học, về tài chính doanh nghiệp. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu bài báo cáo được thu thập và phân tích dựa trên các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính qua các năm của công ty. - Ngoài ra, còn có các số liệu, thông tin lấy từ các website, các văn bản pháp luật có liên quan về việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 4.3. Phương pháp phân tích số liệu: Tr ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 3- Phương pháp phân tích tỷ số: là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Dựa trên những số liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan. - Phương pháp phân tích so sánh: Dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán được so sánh với các năm với nhau. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của công ty. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có được những nhận định chung về mỗi khía cạnh. 5. Kết cấu đề tài: Bài khóa luận được xây dựng làm 3 chương ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận: - Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Tình hình tài chính của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017 - Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 4PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (Theo khoản 1, điều 4, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014). [6] 1.1.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. [2] 1.1.2.2. Khái niệm về phân tích tình hình tài chính công ty Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính để có thể đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra hoặc so với các Doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra các quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp. [5] 1.1.3. Báo cáo tài chính 1.1.3.1. Khái niệm về báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. [4, trang 49] 1.1.3.2. Phân tích báo cáo tài chính Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế 5- Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính nhằm phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. [1] - Mục đích: nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. 1.1.3.3. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính a. Phương pháp phân tích tỷ số: là kỹ thuật phân tích cơ bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính. Dựa trên những số liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu liên quan. b. Phương pháp phân tích so sánh: là phương pháp dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán được so sánh với các năm với nhau. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của công ty. c. Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có những nhận định chung về mỗi khía cạnh. 1.1.3.4. Quy trình phân tích báo cáo tài chính - Bước 1: Xây dựng kế hoạch phân tích báo cáo tài chính - Bước 2: Thu thập, tổng hợp, kiểm tra và xử lý số liệu - Bước 3: Tiến hành phân tích báo cáo tài chính 1.1.3.5. Ý nghĩa trong phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 6tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp. [4, trang 11] 1.2. Nội dung phân tích trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó. Thời điểm báo cáo thường được chọn là thời điểm cuối quý hoặc cuối năm. Vì vậy, đặc điểm chung của bảng cân đối kế toán là cung cấp dữ liệu thời điểm về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán gồm có hai khoản mục chính là Tài sản và Nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán luôn đảm bảo nguyên tắc cân bằng theo phương trình kế toán như sau: Tài sản= Nợ phải trả+ Vốn chủ sở hữu 1.2.1.1. Phân tích tài sản Dựa vào khoản mục tài sản trong bảng cân đối kế toán mà phân tích mức độ tăng hoặc giảm tương đối hay tuyệt đối của những khoản mục trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, xác định tỷ trọng và xu hướng biến động tỷ trọng của các khoản mục cấu thành nên tài sản. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động đó, xem xét sự biến động đó là tốt hay xấu. 1.2.1.2. Phân tích nguồn vốn Dựa vào các khoản mục nằm trong phần Nguồn vốn để phân tích mức độ tăng hoặc giảm tương đối hay tuyệt đối của những khoản mục trong Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, xác định tỷ trọng và xu hướng biến động tỷ trọng của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động đó, xem xét sự biến động đó là tốt hay xấu. 1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Thời kỳ báo cáo thường Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 7được chọn là năm, quý hoặc tháng. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Báo cáo này bao gồm 18 chỉ tiêu. Số liệu ghi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp các thông tin về tổng doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các khoản thu nhập và chi phí khác để tạo lợi nhuận khác, từ đó sẽ tính được tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Và từ đó chúng ta sẽ tính toán ra được lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của mỗi công ty. 1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động của doanh nghiệp. [3] Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 3 phần chính: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như tiền thu từ các khoản phải thu khách hàng, tiền trả cho người cung cấp, tiền trả cho công nhân viên, tiền thu từ bán hàng, tiền nộp thuế, [3] - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp như các khoản chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi đầu tư vào đơn vị khác, các khoản thu do bán TSCĐ, thanh lý TSCĐ, [3] - Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như tiền thu do đi vay, thu do các chủ sở hữu góp vốn, thu từ lãi tiền gửi, tiền trả nợ các khoản vay, trả lại vốn cho các chủ sở hữu, [3] Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 81.2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các nhóm tỷ số 1.2.4.1. Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio). - Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn): được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ số thanh khoản hiện thời= Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn Trong đó: o Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. o Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Để đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, cần phải so sánh hệ số này với 1. Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, tình hình thanh khoản của doanh nghiệp tốt. - Tỷ số thanh khoản nhanh: dùng để đo lường mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh so với nợ ngắn hạn. Hay nói Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 9cách khác, tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tỷ số thanh khoản nhanh= Tiền+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+ Khoản phải thu Giá trị nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. - Tỷ số thanh toán bằng tiền: cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền và tương đương tiền đảm bảo chi trả. Tỷ số thanh toán bằng tiền= Tiền và tương đương tiền Nợ ngắn hạn 1.2.4.2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động a. Tỷ số hoạt động hàng tồn kho Để duy trì hoạt động sản xuất được liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần phải xác lập được một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Một trong những chỉ tiêu để đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiệu quả hay không là vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức: Vòng quay HTK= Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho, chúng ta có thể tính được số ngày tồn kho theo công thức: Số ngày tồn kho= Số ngày trong năm Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 10 Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. b. Kỳ thu tiền bình quân Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Tỷ số này được xác định qua công thức: Vòng quay khoản phải thu= Doanh thu thuần Bình quân giá trị khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân= Số ngày trong năm Vòng quay khoản phải thu Trong đó: Bình quân giá trị KPT= Khoản phải thu đầu kỳ+khoản phải thu cuối kỳ 2 Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. Nếu kỳ thu tiền bình quân càng thấp tức là thời gian thu tiền bán hàng càng nhanh thì thời gian luân chuyển vốn lưu động sẽ được rút ngắn, giúp Doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán. c. Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị, và nhà xưởng Vòng quay tài sản cố định được xác định qua công thức: Vòng quay tài sản cố định= Doanh thu thuần Bình quân tài sản cố định ròng Trong đó: Giá trị tài sản cố định ròng là giá trị tài sản cố định còn lại sau khi trừ khấu hao. Bình quân giá trị TSCĐ ròng= Giá trị TSCĐ ròng đầu kỳ+Giá trị TSCĐ ròng cuối kỳ 2 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 11 Tỷ số vòng quay TSCĐ phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Tỷ số nà...uộc mức cao trong các năm, mặc dù năm 2016 tỷ trọng VCSH chỉ chiếm 41.48% nhưng vẫn thuộc mức cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2015, 2017 cơ cấu VCSH trong tổng nguồn vốn luôn cao hơn 50%. Nguồn VCSH được hình thành chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, đặc biệt vào năm 2017, VCSH tăng lên đáng kể do vào thời điểm này công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần nên có sự đóng góp của nhiều cổ đông nên nguồn VCSH tăng lên với một mức cao. Tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn nằm ở mức an toàn, điều này chứng tỏ công ty ngày càng củng cố nguồn vốn tự có của mình, có sự độc lập về tài chính tốt. Thứ hai, về tình hình biến động của nguồn vốn công ty: Biểu đồ 2.4: Biến động nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu và biểu đồ 2.4, chúng ta có nhận xét sau: Tổng nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2015, tổng nguồn vốn là 590,039 triệu đồng, tăng lên đến 949,671 triệu đồng vào năm 2016 và 1,213,710 triệu đồng vào năm 2017. Để hiểu rõ hơn về sự gia tăng của tổng nguồn vốn, chúng ta đi phân tích cụ thể từng khoản mục quan trọng trong tổng nguồn vốn: - NPT: nợ phải trả của công ty có sự biến động qua ba năm. Vào năm 2015, NPT có giá trị là 201,542 triệu đồng, sau đó tăng lên 174.04% (khoảng 552,307 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2015 2016 2017 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VCSH Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 31 triệu đồng) vào năm 2016. Đến năm 2017, công ty có sự tự chủ về VCSH nên khoản nợ của công ty giảm 227,878 triệu đồng còn 324,429 triệu đồng vào năm đó. Trong nợ phải trả công ty gồm có nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Từ bảng số liệu chúng ta có thể thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ và nợ ngắn hạn có sự biến động đáng chú ý so với nợ dài hạn. Cụ thể vào năm 2015, nợ ngắn hạn khoảng 90,036 triệu đồng, đến năm 2016, bước đầu cho quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty cần phải có nguồn vốn lớn nên công ty bên cạnh đi vay các khoản vay, công ty còn mua chịu hàng hóa, nợ người bán; điều này dẫn đến khoản nợ ngắn hạn của công ty trong giai đoạn này tăng lên đáng kể (tương ứng 422,008 triệu đồng); tuy nhiên đến năm 2017, nợ ngắn hạn giảm xuống còn 202,427 triệu đồng. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy được nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả nên sự biến động của nợ ngắn hạn tương tự sự biến động của nợ phải trả. Vì vậy chúng ta phân tích sự biến động của nợ phải trả thông qua sự biến động của nợ ngắn hạn qua một số khoản mục đáng chú ý như sau: o Vay và nợ ngắn hạn: có sự biến động từ 90,036 triệu đồng vào năm 2015 tăng mạnh lên 422,008 triệu đồng vào năm 2016. Đến năm 2017, những năm đầu tiên của việc cổ phần hóa của công ty, với đặc thù của đơn vị cấp nước đô thị và nông thôn, công ty đang có xu hướng giảm áp lực trả nợ và điều chỉnh giá nước bằng việc chủ động điều chỉnh các dự án thực hiện hệ thống nước trên toàn địa bản cũng như là quyết định không tiếp tục đi vay đối với Cơ quan phát triển Pháp AFD. o Phải trả cho người bán: Chúng ta có thể thấy được công ty ngày càng có khả năng trả nợ cho người bán thông qua sự biến động của khoản mục phải trả cho người bán trong 3 năm; cụ thể vào hai năm 2015 và năm 2016, công ty ghi nợ đối với các doanh nghiệp bán hàng hóa vật tư, nguyên vật liệu cho công ty với một khoản đáng kể (vào năm 2015, khoảng 30,831 triệu đồng; đến năm 2016 là 29,275 triệu đồng), có thể thấy được vào hai năm này công ty đã chiếm dụng vốn khá lớn đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, đến năm 2017, công ty đã hạn chế tình trạng nợ nần đối với các doanh nghiệp, công ty khác, cụ thể là khoản mục phải trả cho người bán của công ty giảm mạnh đáng kể chỉ còn 5,306 triệu đồng. Từ điều này chúng ta có thể thấy được sau khi cổ phần hóa, công ty đã có những chính sách Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 32 và hướng đi tốt để quản lý các khoản phải trả, công ty đã hạn chế được tình trạng dây dưa trong công tác trả nợ và ngày càng tạo được lòng tin đối với các bạn hàng của công ty mình. o Khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác: Khoản mục này gia tăng mạnh từ năm 2015 đến năm 2016 (cụ thể là 6,153 triệu đồng lên 342,034 triệu đồng); điều này là do vào năm cuối năm 2016, công ty bắt đầu chuyển thành công ty cổ phần nên công ty bỏ tiền đi mua cổ phần khoảng 182,120 triệu đồng và tài sản công ty nhận nợ của Uỷ Ban Tỉnh (khoảng 153,800 triệu đồng) và các khoản phải trả, phải nộp khác nữa. Chúng ta có thể thấy được hai khoản mục đáng chú ý trên đang làm ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nợ ngắn hạn của công ty. Mặc dù NPT của công ty luôn thấp hơn nguồn vốn nhưng công ty cần có những kế hoạch trả nợ hợp lý để có thể trả nợ trong phạm vi nhất định vừa có thể tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng để tăng khả năng sinh lợi. - VCSH: Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua ba năm, từ 388,497 triệu đồng vào năm 2015, lên 397,364 triệu đồng vào năm 2016 và tăng lên đến 889,281 triệu đồng vào năm 2017 (tăng khoảng 123.8% so với năm 2016). Có sự gia tăng đáng kể này vào năm 2017 do công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần nên số vốn góp của các chủ sở hữu tăng lên. Chúng ta có thể thấy được vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ lệ đáng kể trong vốn chủ sở hữu trong ba năm, cụ thể là vào năm 2017, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 876,000 triệu đồng, có thể thấy được công ty ngày càng có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư XDCB của công ty cũng có sự biến động vào năm 2017. Cuối năm 2016 và năm 2017, do thiên tai xảy ra liên tục trên toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế làm cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng, công ty đã tiếp nhận 23 nhà máy xuống cấp, công nghệ lạc hậu, chính những điều này công ty có nhiều kế hoạch xây dựng lại, sửa chữa các nhà máy, cải thiện nguồn nước cho người dân toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như là việc thực hiện hệ thống đường nước trên toàn Tỉnh, các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang nên khoản vốn đầu tư XDCB được sử dụng hết, cụ thể vào năm 2016, khoản vốn có là 21,852 triệu đồng nhưng đến năm 2017, số vốn còn lại 0 đồng. Điều này chứng tỏ công ty ngày có coi trọng vào việc phát triển chất Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 33 lượng nguồn nước, cải thiện nguồn nước cũng như việc sản xuất nguồn nước sạch cho người dân địa phương.  Từ việc phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn của công ty cổ phần cấp nước TTH, chúng ta có thể thấy được mức độ độc lập tài chính của công ty được đảm bảo và ở mức độ hợp lý, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất của công ty, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 34 2.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3: Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần cấp nước TTH Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 301,958 310,906 338,625 8,948 2.96 27,719 8.92 2.Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0.00 0 0.00 3.DTT Bán hàng và CCDV (3=1-2) 301,958 310,906 338,625 8,948 2.96 27,719 8.92 4.Giá vốn hàng bán 249,841 256,126 279,272 6,285 2.52 23,146 9.04 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (5=3-4) 52,118 54,780 59,353 2,662 5.11 4,573 8.35 6.DTHĐ Tài chính 161 41 143 -161,591 -99.97 102 248.78 7.Chi phí tài chính 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 Trong đó chi phí lãi vay 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 8.Chí phí bán hàng 12,353 14,232 15,564 1,879 15.21 1,332 9.36 9.Chi phí Quản lý doanh nghiệp 15,078 12,361 12,518 -2,717 -18.02 157 1.27 10.Lợi nhuận từ hoạt động KD (10=5+(6-7)- (8+9)) 15,295 18,142 22,535 2,847 18.61 4,393 24.21 11.Thu nhập khác 683 662 226 -21 -3.07 -436 -65.86 12.Chi phí khác 0.7 160 5 159 15,900.00 -155 -96.88 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 35 13.Lợi nhuận khác (13=11-12) 682 502 221 -180 -26.39 -281 -55.98 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14=10+13) 15,977 18,644 22,756 2,667 16.69 4,112 22.06 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,515 4,102 4,551 587 16.70 449 10.95 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 0 0.00 0 0.00 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN (17=14-15-16) 12,462 14,542 18,205 2,080 16.69 3,663 25.19 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0 0 0.000208 0 0.00 0.000208 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 36 Biều đồ 2.5: Biểu đồ kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu kết hợp với biểu đồ 2.5, chúng ta có nhận xét sau: nhìn chung, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Cổ phần cấp nước TTH luôn tăng lên qua ba năm, tuy nhiên tăng không đáng kể (dưới 10%) năm nay so với năm trước, cụ thể vào năm 2015, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 301,958 triệu đồng, sang năm 2016 tăng lên 310,906 triệu đồng (tăng 2.96% so với 2015) và đến năm 2017, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên khoảng 8.92% so với năm trước, tức khoảng 338,625 triệu đồng. Tuy nhiên, để biết được sự biến động rõ hơn, chúng ta đi xem xét cụ thể từng khoản mục nổi bật: - Doanh thu thuần: Trong ba năm, công ty không có xuất hiện các hoạt động kinh tế làm giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần của công ty vẫn không biến động, cụ thể vào năm 2016, doanh thu thuần về BH & CCDV tăng lên 2.96% (dưới 5%) so với năm 2015 có thể thấy được doanh thu của công ty vẫn chưa tăng lên đáng kể; tuy nhiên, đến năm 2017, doanh thu thuần của công ty tăng vượt 5% so với năm 2016, khoảng 338,625 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty ngày càng có chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp làm gia tăng doanh thu của công ty. Bên cạnh đó, ban giám đốc công ty đã điều hành công ty phát triển tốt trong điều kiện có sự cạnh tranh với các 301,958 310,906 338,625 249,841 256,126 279,272 12,462 14,542 18,205 2015 2016 2017 Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế 37 công ty trong ngành về sản xuất nước uống đáp ứng cho người dân và công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế là công ty cung cấp các dịch vụ lọc nước sạch trên toàn Tỉnh và là một trong những công ty có sản phẩm nước uống đóng chai được người dân trong Tỉnh sử dụng nhiều. Doanh thu thuần gia tăng chứng tỏ công ty có khả năng về mặt tiêu thụ hàng hóa ở mức tốt. Tuy nhiên, công ty vẫn cần phải có những chiến lược tốt hơn giúp giữ vững mức tăng trưởng doanh thu cũng như tăng tiêu thụ sản phẩm để tạo ra lợi nhuận tốt hơn cho mình. - Doanh thu hoạt động tài chính: Công ty có sự biến động đáng kể trong hoạt động tài chính trong ba năm, cụ thể: DTHĐTC của công ty vào năm 2015 là 161 triệu đồng, đến năm 2016 doanh thu này giảm xuống chỉ còn 41 triệu đồng, nguyên nhân của sự thay đổi này là do công ty đến hạn phải trả nợ gốc những khoản tiền đã đi vay. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính đã gia tăng lên từ 41 triệu đồng (năm 2016) lên 143 triệu đồng (vào năm 2017). Mặc dù doanh thu tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của công ty. - Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng của công ty tăng dần qua các năm. Vào năm 2015, chi phí bán hàng của công ty là 12,353 triệu đồng, tốc độ tăng chi phí bán hàng năm 2016 so với 2015 là 15.21%. Đến giai đoạn 2016- 2017, chi phí bán hàng của công ty tăng lên khoảng 1,332 triệu đồng (tức khoảng 9.36%); tuy nhiên, tốc độ tăng này thấp hơn so với giai đoạn năm 2015- 2016. Nguyên nhân là vào năm 2016, công ty cổ phần cấp nước TT Huế giới thiệu sản phẩm mới là nước uống Ion Health, vì vậy công ty tiến hành đẩy mạnh các chương trình quảng cáo sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm chính những lý do đó mà vào giai đoạn 2015- 2016, chi phí bán hàng của công ty tăng đáng kể. Bên cạnh đó, công ty ngày càng mở rộng việc đầu tư xây dựng vào hệ thống nước sạch, cung cấp nước sạch cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang làm cho chi phí của công ty tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, công ty vẫn đang cố gắng nổ lực điều chỉnh chi phí bán hàng một cách hợp lý nhằm tối thiểu chi phí của công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 38 - LNST: Từ sự biến động của các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể thấy được lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên qua các năm. Vào năm 2015, LNST của công ty là 12,462 triệu đồng, sau đó vào năm 2016, lợi nhuận này tăng lên 2,080 triệu đồng (tương ứng là 14,542 triệu đồng). Giai đoạn 2016- 2017, LNST của công ty tiếp tục tăng lên khoảng 3,663 triệu đồng (tăng 25.19% so với năm 2016) từ 14,542 triệu đồng vào năm 2016 lên 18,205 triệu đồng vào năm 2017. Chúng ta có thể thấy được Nguồn tăng chủ yếu của lợi nhuận là từ HĐKD và LNST của công ty tăng qua các năm chứng tỏ công ty HĐKD có hiệu quả, công ty vận hành tốt, công ty tạo ra được doanh thu. Bên cạnh đó, có thể thấy được công ty có những hướng đi tốt và có được định hướng phát triển công ty tốt. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 39 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.4: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 2016/2015 2017/2016 Chênh lệch % Chênh lệch % I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 15,977 18,644 22,756 2,667 16.69 4,112 22.06 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 02 60,834 60,734 84,084 -100 -0.16 23,350 38.45 - Các khoản dự phòng 03 -240 0 0 240 -100.00 0 0.00 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 04 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 -231 -347 -47 -116 50.22 300 -86.46 - Chi phí lãi vay 06 9,553 10,086 8,879 533 5.58 -1,207 -11.97 - Các khoản điều chỉnh khác 07 0 0 0 0 0.00 0 0.00 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8 85,893 89,117 115,672 3,224 3.75 26,555 29.80 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 -4,203 4,908 19,406 9,111 -216.77 14,498 295.40 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 -10,692 -29,351 36,547 -18,659 174.51 65,898 -224.52 - Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) 11 10,855 34,212 39,189 23,357 215.17 4,977 14.55Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 40 - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 1,359 1,262 -36 -97 -7.14 -1,298 -102.85 - Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh 13 - Tiền lãi vay đã trả 14 -9,553 -10,086 -8,879 -533 5.58 1,207 -11.97 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15 -3,225 -3,095 -4,590 130 -4.03 -1,495 48.30 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 1,202 222,112 1,860 220,910 18,378.54 -220,252 -99.16 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17 14,499 13,531 0 -968 -6.68 -13,531 -100.00 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 86,135 322,610 199,169 236,475 274.54 -123,441 -38.26 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 -133,255 -187,313 -60,953 -54,058 40.57 126,360 -67.46 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 -200,000 -200,000 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi 27 162 41 143 -121 -74.69 102 248.78 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 41 nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -133,093 -187,272 -260,810 -54,179 40.71 -73,538 39.27 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 30,124 502 2,911 -29,622 -98.33 2,409 479.88 2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền thu từ đi vay 33 28,881 62,695 0 33,814 117.08 -62,695 -100.00 4. Tiền trả nợ gốc vay 34 -28,857 -76,201 -31,988 -47,344 164.06 44,213 -58.02 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 30,148 -13,004 -29,077 -43,152 -143.13 -16,073 123.60 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 -16,810 122,334 -90,718 139,144 -827.75 -213,052 -174.16 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 19,548 2,739 125,073 -16,809 -85.99 122,334 4,466.37 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 2,738 125,073 34,355 122,335 4,468.04 -90,718 -72.53 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 42 Từ bảng số liệu phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được sự biến động của lưu chuyển tiền tệ như sau: Lưu chuyển tiền thuần trong giai đoạn 2015- 2016 tăng mạnh lên khoảng 129,144 triệu đồng, tương ứng vào năm 2015, lưu chuyển tiền thuần là -16,810 triệu đồng đến năm 2016, lưu chuyển tiền thuần tăng lên 122,334 triệu đồng. Giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần bắt đầu giảm xuống khoảng 213,052 triệu đồng, tương ứng từ 122,334 triệu đồng vào năm 2016 xuống còn -90,718 triệu đồng vào năm 2017. Các bộ phận cấu thành nên lưu chuyển tiền tệ thuần trong kỳ có mối quan hệ tổng số, bởi vậy mà qua bảng phân tích cụ thể trên ta thấy: - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng giảm qua các năm. Trong năm 2015, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 86,135 triệu đồng và năm 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 322,610 triệu đồng; như thế chúng ta có thể thấy được trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh khoảng 236,475 triệu đồng tương ứng tăng 274.54%. Đây là kết quả tốt, xuất phát từ việc mở rộng thêm những thị trường mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh chuyển dịch sản phẩm nước uống đóng chai sang sản xuất thêm nước uống đóng chai có tính kiềm có giá trị cao hơn. Đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm 123,441 triệu đồng, cụ thể vào năm 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm từ 322,610 triệu đồng xuống 199,169 triệu đồng. Nguyên nhân do giai đoạn này công ty tiến hành chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần nên dòng tiền được tập trung sử dụng cho các mục đích phát triển công ty, hoàn thiện công ty trong bước đầu chuyển đổi loại hình hoạt động. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm qua ba năm, tương ứng năm 2015 là âm 133,093 triệu đồng; năm 2016 là âm 187,272 triệu đồng và năm 2017 là Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 43 âm 260,810 triệu đồng. Trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư giảm 54,179 triệu đồng tương ứng 40.71%, đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tiếp tục giảm mạnh khoảng 73,538 triệu đồng tương ứng 39.27%. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là công ty đã chi tiền vào việc mua sắm các TSCĐ, mua sắm các vật tư, nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị ngành nước và các tài sản dài hạn khác bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển hay xây dựng sửa chữa các TSCĐ hiện có như các nhà máy, các thiết bị lọc nước sạch hay mở rộng các nhà máy sản xuất kinh doanh nước sạch... Qua việc phân tích dòng tiền từ hoạt động đầu tư, chúng ta có thể thấy được việc đầu tư của công ty ngày càng tăng, điều này có thể xem là một tín hiệu tốt của công ty. Việc kinh doanh của công ty đang tốt và sản phẩm của công ty ngày càng có nhiều người biết đến không chỉ trên toàn tỉnh địa phương mà còn được biết đến ở các địa phương khác như Quảng Bình, Quảng TrịĐiều này cũng cho thấy công ty rất chú trọng cho việc đầu tư tăng trưởng dài hạn. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh qua ba năm; tương ứng năm 2015 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là 30,148 triệu đồng, năm 2016 lưu chuyển tiền là âm 13,004 triệu đồng và đến năm 2017 là âm 29,077 triệu đồng. Chúng ta có thể thấy được lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong giai đoạn 2015- 2016 giảm mạnh 43,152 triệu đồng tương ứng 143.13% đến giai đoạn 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần tiếp tục giảm xuống khoảng 16,073 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là công ty ngày càng ít đi vay hơn nên vào năm 2017, tiền thu từ đi vay của công ty giảm xuống còn 0 đồng. Bên cạnh đó, trước đây công ty có đi vay nên hằng năm công ty phải trả nợ gốc cho các công ty cho vay nên số tiền giảm đi đáng kể, cụ thể vào năm 2017, công ty phải chi trả nợ gốc cho các khoản vay là 31,988 triệu đồng nhưng công ty không đi vay một khoản vay nào (tiền thu từ đi vay là 0 triệu đồng). Từ những điều trên chúng ta thấy được số tiền mà công ty thu vào từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu hay thu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 44 từ đi vay ít hơn so với số tiền công ty phải trả cho các khoản nợ trước đó. Vì vậy chúng ta có thể thấy dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty ngày càng có xu hướng âm. Qua sự phân tích lưu chuyển tiền thuần từ ba hoạt động, chúng ta có thể thấy được trong giai đoạn 2015- 2016, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên trong khi hai hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính giảm; trong đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính giảm mạnh 143.13% tương ứng 43,152 triệu đồng. Đến giai đoạn năm 2016- 2017, lưu chuyển tiền thuần từ ba hoạt động giảm và đặc biệt lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là giảm mạnh 123.6% tương ứng với 16,073 triệu đồng. Qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua ba năm của công ty, chúng ta có thể thấy được dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu, từ đó sử dụng dòng tiền này cho hai mục đích còn lại là mục đích đầu tư và mục đích tài chính. Ngoài ra ta cũng có thể thấy được khoản mục tiền và tương đương tiền trong giai đoạn 2016- 2017 giảm đáng kể khoảng 72.53% tương ứng giảm khoảng 90.718 triệu đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống trong giai đoạn này nhưng vẫn ở một mức dương. Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do vào giai đoạn này, sau khi cổ phần hóa, công ty tập trung chủ yếu vào việc đầu tư và phát triển công ty trong dài hạn, ít tập trung vào quá trình kinh doanh làm cho các khoản mục này giảm xuống. Tuy nhiên việc sử dụng tiền từ các hoạt động có hiệu quả hay không chúng ta cần phải phân tích thêm nhiều yếu tố khác cụ thể hơn để có thể đưa ra nhận định chính xác hơn.Trư ờng Đ ̣i ho ̣c K in tế H uế 45 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số 2.2.4.1. Tỷ số thanh khoản: Bảng 2.5. Tỷ số thanh khoản của công ty giai đoạn 2015- 2017 Mã Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tài sản ngắn hạn Trđ 107,388 205,519 430,755 2 Tiền và tương đương tiền Trđ 2,739 125,073 34,355 3 Đầu tư ngắn hạn Trđ 0 0 260,000 4 Các khoản phải thu Trđ 29,448 32,841 53,321 5 Nợ ngắn hạn Trđ 90,036 422,008 202,427 6 Tỷ số thanh khoản hiện thời = 1/5 Lần 1.19 0.49 2.13 7 Tỷ số thanh khoản nhanh =(2+3+4) /5 Lần 0.36 0.37 1.72 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP cấp nước TT Huế) - Tỷ số thanh khoản hiện thời: Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty cổ phần cấp nước TT Huế biến động qua ba năm. Cụ thể vào năm 2015, tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty là 1.19, theo căn cứ so sánh thì tỷ số này lớn hơn 1, điều này cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn của HueWaco lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là TSNH của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn chung, tình hình thanh khoản của công ty tốt. Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ số này giảm xuống đáng kể khoảng 0.49 lần (giảm 0.7 lần so với năm 2015). Tỷ số này giảm xuống thấp hơn 1 cho thấy khả năng thanh khoản của công ty năm nay giảm đi nhiều lần so với năm trước, cụ thể là do năm 2016, nợ ngắn hạn tăng lên gấp nhiều lần so với năm 2015 (tăng lên khoảng 331,972 triệu đồng so với năm 2015); bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn lại tăng lên không đáng kể (khoảng 98,131 triệu đồng). Công ty đã có sự phát triển đáng kể vào năm 2017, cụ thể là công ty ngày càng ít phụ thuộc vào các khoản nợ bởi vì nợ ngắn hạn của công ty giảm đáng kể còn tài sản ngắn hạn lại tăng mạnh; điều này dẫn đến tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty cổ phần cấp nước TT Huế lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoạt động tốt vào năm 2017. - Tỷ số thanh khoản nhanh: Trư ờ g Đ ̣i ho ̣c K i h tế H uế 46 Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ số thanh khoản nhanh của công ty có xu hướng tăng qua ba năm. Vào năm 2015, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0.36, điều này có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn năm nay có 0.36 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để thanh toán. So với năm 2015, tỷ số này tăng lên không đáng kể vào năm 2016, tức khoảng 0.37 lần. Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty vào hai năm 2015, 2016 đều nhỏ hơn 1, tuy nhiên không có cơ sở nào để yêu cầu khả năng thanh toán nhanh phải lớn hơn 1 vì chỉ tiêu này chỉ phán ảnh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn ở mức độ nào căn cứ vào những TSNH có khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Tuy nhiên, đến năm 2017, công ty đã có sự chuyến biến tốt khi tỷ số khả năng thanh khoản nhanh cao, cụ thể là 1.72 lần. Điều này có thể hiểu được là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. - Tỷ số thanh toán bằng tiền Bảng 2.6. Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm Mã Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 1 Tiền và tương đương tiền Trđ 2,739 125,073 34,355 2 Nợ ngắn hạn Trđ 90,036 422,008 202,427 3 Tỷ số thanh toán bằng tiền= 1/2 Lần 0.03 0.30 0.17 (Nguồn: BCTC Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2017) Từ bảng số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty dao động mạnh qua ba năm, cụ thể từ năm 2015- 2016, tỷ số này tăng mạnh từ 0.03 lần lền 0.30 lần, điều này do khoản mục tiền và tương đương tiền tăng lên đồng thời các khoản nợ cũng tăng làm cho tỷ số thanh toán bằng tiền tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2017, tỷ số này lại giảm đáng kể xuống chỉ còn 0.17 lần. Con số này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0.17 đồng tiền và tương đương tiền hiện có của công ty. Tỷ số này được đánh giá là mức thấp đối với công ty hoạt động lớn như công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân tỷ số giảm đi là do vào năm 2017, tiền và tương đương tiền của công ty giảm mạnh từ 125,073 triệu đồng xuống còn 34,355 triệu đồng, đồng thời nợ Trư ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế 47 ngắn hạn cũng giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao so với khoản mục tiền; chính điều này làm cho tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty vào năm này giảm đi. Tuy nhiên tỷ số này lớn hơn 0.1 vẫn có thể xem là công ty có khả năng thanh toán khoản nợ bằng tiền khi chủ nợ yêu cầu nhưng chỉ thanh toán ngang một mức độ nhất định.  Từ phân tích các chỉ số thanh khoản, chúng ta có thể thấy được tỷ số thanh khoản hiện thời và tỷ số thanh khoản nhanh của công ty vào hai năm 2015, 2016 có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể là tỷ số thanh khoản nhanh nằm ở mức không tốt, tuy nhiên đến năm 2017, cả hai tỷ số này đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Điều này do vào năm 2017, các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu tăng lên đáng kể, làm cho công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua điều này, chúng ta có thể thấy được tình hình thanh khoản của doanh nghiệp ngày càng tốt lên; tuy nhiên, công ty vẫn cần phải dự trữ một khoản tiền và tương đương tiền ở một mức độ hợp lý để đảm bảo cho khả năng thanh toán bằng tiền của công ty nhưng vẫn không để bị ứ động vốn quá nhiều làm giảm khả năng sinh lời từ tiền và tương đương tiền. 2.2.4.2. Tỷ số quản lý tài sản Bảng 2.7. Phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế giai đoạn 2015- 2017 Mã số Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Doanh thu thuần 301,958 310,906 338,625 2 Bình quân giá trị hàng tồn kho 79,438 59,417 63,015 3 Bình quân giá trị khoản phải thu 28,946 31,145 43,081 4 Bình quân tài sản cố định ròng 448,830 610,193 757,041 5 Bình quân giá trị tổng tài sản 574,066 769,855 1,081,691 6 Vòng quay hàng tồn kho= 1/2 3.80 5.23 5.37 7 Số ngày dự trữ hàng tồn kho= 360/6 95 ngày 69 ngày 67 ngày 8 Vòng quay khoản phải thu= 1/3 10.43 9.98 7.86 9 Kỳ thu tiền bình quân= 360/8 35 ngày 36 ngày 46 ngày 10 Vòng quay TSCĐ= 1/4 0.67 0.51 0.45 11 Vòng quay tổng tài sản= 1/5 0.53 0.40 0.31 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CP cấp nước TT Huế) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 48 Từ bảng phân tích tỷ số quản lý tài sản của công ty cổ phần cấp nước TT Huế ở trên, chúng ta có nhận xét về nhóm tỷ số quản lý tài sản như sau: - Vòng quay hàng tồn kho: Chúng ta có thể thấy vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng lên từ năm 2015 đến năm 2017. Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Cụ thể vào năm 2015, hàng tồn kho của công ty cổ phần cấp nước TT Huế quay được 3.8 vòng trong một năm để tạo ra doanh thu và số ngày dự trữ hàng tồn kho la 95 ngày. Đến năm 2016, vòng quay hàng tồn kho tăng lên 5.23 vòng một năm và số ngày dự trữ hàng tồn kho là 69 ngày. Vòng quay hàng tồn kho tiếp tục gia tăng với mức độ không đáng kể đến năm 2017, cụ thể là 5.37 vòng và số ngày dự trữ giảm xuống còn 67 ngày. Có thể thấy được vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng dẫn đến số ngày dự trữ hàng tồn kho lại giảm nhưng vẫn trong một mức cao, nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty có doanh thu thuần gia tăng không ngừng từ năm 2015 đến năm 2017. Chúng ta có thể thấy...a thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ROS, TAT, FLM lên chỉ tiêu ROE. Cụ thể như sau: - Năm 2016: Tỷ số ROS tăng 0.55% so với năm 2015 làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu theo phân tích Dupont tăng lên 0.43%. Bên cạnh đó, tỷ số FLM cũng tăng 0.44 lần so với năm 2015 làm cho tỷ số ROE tăng lên nhiều lần Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 61 (khoảng 0.96% vào năm 2016); tuy nhiên, tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty lại giảm xuống 0.12% so với năm 2015 (nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ gia tăng của bình quân vốn chủ sở hữu) làm cho tỷ số ROE lại giảm xuống 0.98%. Chính những tỷ số này làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế tăng lên 0.40% vào năm 2016. - Năm 2017: nhân tố TAT và FLM giảm xuống so với năm 2016, cụ thể là vòng quay tổng tài sản giảm 0.09 lần làm cho tỷ số ROE giảm 0.70%; bên cạnh đó, tỷ số FLM vào năm 2017 giảm 0.28 lần so với năm 2016 làm cho tỷ số ROE giảm xuống 0.52% (nguyên nhân do tốc độ tăng của bình quân tổng tài sản thấp hơn tốc độ tăng của bình quân vốn chủ sở hữu làm cho tỷ số FLM giảm xuống). Tuy nhiên, tỷ số ROS lại tăng lên là do vào năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty và doanh thu thuần tăng lên làm cho ROS tăng 0.7% so với năm 2016, điều này làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chử sở hữu tăng lên 0.35%. Sự ảnh hưởng của ba nhân tố ROS, TAT, FLM vào năm 2017 đã làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm xuống 0.87%. Từ phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần cấp nước luôn nằm ở một mức thấp (dưới 5%) hay nói cách khác là cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty tạo ra được khoảng dưới 5 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Bên cạnh đó, ROE của công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm. Từ hai điều trên, chúng ta có thể thấy được đây là một hiện tượng không tốt đối với công ty. Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của công ty ngày càng tăng lên làm cho tỷ số lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng, bên cạnh đó hệ số sử dụng vốn cổ phần giảm xuống (ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ số lợi nhuận trên VCSH do có sự biến động lớn hơn so với hai tỷ số còn lại) và vòng quay tổng tài sản của công ty cũng giảm xuống. Chính những điều này làm cho tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng ngày càng giảm xuống. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu nên tỷ số này rất quan trọng đối với mỗi công ty bởi vì nó phản ánh những gì mà các nhà đầu tư hay các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào công ty đó Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 62 và phản ánh tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần cấp nước nằm ở mức thấp và có xu hướng giảm đi, công ty cần có các chính sách, biện pháp làm gia tăng tỷ số này trong tương lai, đặc biệt là công ty cần có các biện pháp quản lý việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn để làm cho vòng quay tổng tài sản tăng lên và hệ số sử dụng vốn cổ phần của công ty tăng lên trong tương lai. 2.3. Đánh giá về tình hình tài chính của CTCP Cấp nước Thừa Thiên Huế 2.3.1. Điểm mạnh: Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế và quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty, em nhận thấy được công ty có các mặt ưu điểm như sau: - Về công ty: Công ty có cơ cấu tổ chức hợp lý, các phòng ban đều có các chức năng và nhiệm vụ nhất định, mỗi phòng ban đều thực hiện công việc tốt và đảm bảo quá trình phát triển của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ công nhân viên của công ty làm việc có chuyên môn cao, công ty luôn có các chính sách giúp cho công nhân viên trong công ty có động lực làm việc. - Về tình hình tài chính: Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế trong ba năm 2015, 2016 và năm 2017, em có thể thấy được tình hình tài chính của công ty ngày càng được cải thiện, dòng tiền luôn dồi dào giúp cho việc đầu tư, phát triển của công ty ngày càng gia tăng. Nguồn vốn chủ yếu của công ty là từ nguồn vốn tự có, từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần nên nguồn vốn của công ty ngày càng gia tăng do có sự đóng góp vốn của các cổ đông, chính điều này đã làm cho công ty có đủ khả năng tự chủ về tài chính. Bên cạnh đó, công ty ngày càng mở rộng việc sản xuất như là cải tạo, sửa chữa lại các nhà máy nước tại các huyện, địa phương; mở rộng thêm một số nhà máy, tiếp tục gia tăng sản xuất các thiết bị lọc nước sạch, ngày càng xây dựng các hệ thống nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang nhằm phục vụ, cung cấp cho người dân. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 63 2.3.2. Điểm yếu: Ngoài những điểm mạnh đã nêu ở trên, em còn thấy được công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế còn có một số điểm yếu nổi bật cần cải thiện để giúp tình hình tài chính của công ty tốt hơn như sau: - Hàng tồn kho: Một trong những ưu điểm nổi bật đó là hàng tồn kho. Mặc dù trong phân tích chúng ta thấy được hàng tồn kho dao động trong ba năm nhưng lại có xu hướng tăng lên từ năm 2017, bên cạnh đó thì vòng quay hàng tồn kho tăng lên nhưng ở một mức thấp làm cho số ngày dự trữ hàng tồn kho của công ty tăng lên. Điều này làm cho việc luân chuyển hàng của công ty chậm, sự ứ đọng hàng của công ty ngày càng tăng. - Vòng quay Tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm trong ba năm do công ty hoạt động với mục đích công ích, nên trong ba năm này, công ty ngày càng mở rộng xây dựng các hệ thống nước sạch trên toàn địa bàn Tỉnh, các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực Bãi Ngang Điều này dẫn đến TS của công ty tăng lên nhưng nhu cầu của người dân tại các khu vực nông thôn đó còn thấp nên việc sử dụng các TS đó chưa hiệu quả tốt (hay cụ thể hơn là tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng lên của lợi nhuận); điều này làm cho vòng quay tổng tài sản của công ty giảm xuống từ năm 2015 đến năm 2017. - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản và tỷ số LN trên VCSH: Hai tỷ số ROA, ROE này ngày càng có xu hướng giảm và ở một mức thấp làm cho thấy được khả năng sinh lợi của công ty không được tốt. Mặc dù tổng tài sản bình quân tăng, doanh thu thuần của công ty tăng lên, vốn chủ sở hữu tăng nhưng mức độ tăng của các nhân tố khác nhau, ngược chiều làm cho các tỷ số giảm đi, điều này làm cho tình hình tài chính của công ty bị ảnh hưởng; vì vậy công ty cần phải có các chính sách giúp gia tăng các tỷ số này trong tương lai. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 64 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế 3.1. Giải pháp cải thiện tình hình hàng tồn kho: Từ nhược điểm hàng tồn kho của công ty, em thấy được công ty cần phải có các chính sách làm cải thiện tình hình hàng tồn kho. Công ty cần phải: - Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, công ty cần phải mở thêm nhiều khóa học đào tạo chuyên sâu về kỹ năng bán hàng để tiêu thụ các sản phẩm nước uống đóng chai cũng như các thiết bị lọc nước sạch của công ty để làm giảm hiện tượng ứ đọng hàng hóa. - Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch, động viên nhân viên làm việc hiệu quả, quản lý thời gian làm việc của công nhân viên; yêu cầu công nhân viên làm đúng thời gian, có tính kỷ luật tốt. 3.2. Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của vòng quay tổng tài sản Việc giúp nâng cao hiệu quả của vòng quay tổng tài sản tức là việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Chính vì vậy công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng về lợi ích đạt được và chi phí khi bỏ ra mua một tài sản cố định, đầu tư xây dựng thêm TSCĐ hay một tài sản lưu động nào đó để việc sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, công ty cần phải tăng cưởng đổi mới công nghệ bởi vì xã hội ngày này công nghệ ngày càng phát triển, khi các sản phẩm được áp dụng công nghệ tốt, hiện đại hơn sẽ làm ra được nhiều sản phẩm hơn làm cho gia tăng doanh thu của công ty. Công ty cũng cần phải quan tâm đến quản lý việc sử dụng và bảo quản TSCĐ làm cho sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, công ty ngày càng mở rộng hệ thống nước sạch tại các khu vực nông thôn nên để TS của công ty hoạt động hiệu quả thì công ty, chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân sử dụng nguồn nước sạch đó thay vì sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn cho người dân; chỉ làm được điều đó thì các tài sản công ty đã đầu tư mới thu về được lợi nhuận, các tài sản của công ty mới được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, công ty cần thanh lý hay nhượng bán lại các loại các máy Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 65 móc, thiết bị cũ, lỗi thời để giúp cho vòng quay tổng TSCĐ tăng mạnh trong tương lai. 3.3. Giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lợi cũng là một trong những tỷ số tài chính cần được quan tâm bởi chính những tỷ số này được quan tâm bởi các nhà đầu tư, các cổ đông Như chúng ta đã biết tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tỷ lệ lãi ròng và số vòng quay của tổng tài sản. Vì vậy, để cải thiện ROA, chúng ta cần phải làm tăng hai nhân tố này. Vì số vòng quay tổng tài sản đã được phân tích ở trên nên công ty cần phải tăng thêm nhân tố đó là tỷ lệ lãi ròng. Để tăng tỷ lệ lãi ròng thì công ty cần phải cắt giảm và tiết kiệm bớt các chi phí. Đặc biệt là khi cắt giảm chi phí, công ty cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn như cũ không bị thay đổi. Chi phí bán hàng, chi phí nhân công sản xuất khi bị cắt giảm thì công ty cần phải có thêm một số chính sách khen thưởng hay động viên công nhân viên để họ có động lực làm việc, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời của công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 66 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Sau ba tháng thực tập tại công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế cùng với quá trình phỏng vấn, tìm hiểu đến các anh chị trong công ty và quá trình tham khảo tài liệu khóa luận của các anh chị khóa trước, em đã có cái nhìn khái quát hơn, cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể thấy được công ty ngày càng có quy mô mở rộng nhà máy, mở rộng sản xuất kinh doanh để cung cấp cho mọi người dân trên địa bàn toàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, giá trị tài sản của công ty ngày càng tăng, không chỉ là tài sản lưu động mà còn có tài sản cố định. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm vào năm 2017 do công ty chuyển đổi loại hình công ty nên cần dùng vào các hoạt động khác nhưng vẫn có thể dùng dòng tiền đó để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính khác. Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn vốn tự có, vốn chủ sở hữu luôn tăng và ngày càng có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, điều này có thể thấy được công ty ngày càng ít phụ thuộc vào các khoản nợ làm cho công ty có đủ khả năng tài chính và có khả năng đi vay tại các Ngân hàng cao khi cơ cấu nợ thấp trong tổng nguồn vốn. Tình hình tài chính của công ty ngày càng phát triển và đảm bảo, cụ thể là doanh thu thuần của công ty ngày càng gia tăng với một tốc độ lớn, bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của công ty cũng gia tăng. Những điều này làm cho chúng ta thấy được công ty hoạt động tốt, đem lại lợi nhuận và kinh doanh có lãi mặc dù một số tỷ số tài chính hay chỉ số khác vẫn có sự biến động trong ba năm nhưng chúng vẫn có thể khắc phục được nếu công ty có các chính sách hợp lý và thực hiện được các giải pháp đã nêu ở phần trên. 2. Hạn chế Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế cùng với quá trình hoàn thành bài báo cáo cuối khóa, cá nhân em vẫn chưa hài lòng về Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế 67 bài báo cáo của mình bởi những hạn chế đã gặp phải trong quá trình hoàn thành như sau: - Do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên có một số vấn đề không phân tích được sâu và toàn diện. - Chưa tiếp cận được số liệu trung bình ngành hoặc những công ty hoạt động kinh doanh trên cùng một lĩnh vực để có thể so sánh và có cái nhìn khái quát hơn về tình hình hiện tại của công ty so với các công ty cùng ngành khác. 3. Hướng phát triển đề tài: Để việc phát triển đề tài được sâu hơn, toàn diện hơn, em xin đề xuất một số hướng phát triển đề tài trong tương lai như sau: - Cần phải mở rộng thời gian nghiên cứu lâu hơn 4- 5 năm để có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn và toàn diện hơn. - Cần phải tìm hiểu rõ hơn về tình hình biến động của các chỉ tiêu thay đổi của công ty hơn nữa. - Cần phải tiếp cận được các chỉ số trung bình ngành hoặc xây dựng được chỉ tiêu trung bình ngành của công ty so với các công ty cùng ngành khác để có cái nhìn cụ thể hơn, rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đại học Đông Á, Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính. 1404250.html [2] Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê. [3] Khóa luận của những sinh viên khóa trước [4] Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính phần 1, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. [5] Ngô Kim Phượng, Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại Học Ngân hàng, Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Quốc Hội (2005), “Luật Doanh nghiệp năm 2005”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. [7] Trung tâm đào tạo từ xa của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 0015108215.pdf [8] Một số trang web: - - - - - - Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 69 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu ROA theo mô hình Dupont Ta có: ROA= TAT x ROS Trong đó: + ROS là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + TAT là vòng quay tổng tài sản Ta tính được ROA qua các năm như sau: - Năm 2015: ROA15= TAT15 x ROS15= 0.53 x 4.13= 2.17 - Năm 2016: ROA16= TAT16 x ROS16= 0.40 x 4.68= 1.89 - Năm 2017: ROA17= TAT17 x ROS17= 0.31 x 5.38= 1.68 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROA: - Nhân tố ảnh hưởng: TAT, ROS - Trật tự sắp xếp: TAT-> ROS  Giai đoạn 2016/ 2015: - Đối tượng phân tích: ∆ROA16/15= ROA16- ROA15= 1.89- 2.17= -0.28% - Ảnh hưởng của các nhân tố: o Ảnh hưởng của TAT:∆ROATAT= (TAT16- TAT15) x ROS15= (0.40- 0.53) x 4.13= -0.50% o Ảnh hưởng của ROS:∆ROAROS= TAT16 x (ROS16- ROS15)= 0.40 x (4.68- 4.13)= 0.22% Suy ra:∆ROATAT+ ∆ROAROS= -0.50+ 0.22= -0.28% = ∆ROA16/15  Giai đoạn 2017/ 2016: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 70 - Đối tượng phân tích: ∆ROA17/16= ROA17- ROA16= 1.68- 1.89= -0.21 - Ảnh hưởng của các nhân tố: o Ảnh hưởng của TAT:∆ROATAT= (TAT17- TAT16) x ROS16= (0.31- 0.40) x 4.68= -0.42% o Ảnh hưởng của ROS:∆ROAROS= TAT17 x (ROS17- ROS16)= 0.31 x (5.38- 4.68)= 0.21% Suy ra:∆ROATAT+ ∆ROAROS= -0.42+ 0.21= -0.21%= ∆ROA17/16 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 71 PHỤ LỤC 02: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu ROE theo mô hình Dupont Ta có: ROE= FLM x TAT x ROS Trong đó: + FLM là tỷ suất đòn bẫy tài chính (tỷ suất tổng TS bình quân trên VCSH bình quân) + TAT là vòng quay tổng tài sản + ROS là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Ta tính được ROE qua các năm như sau: - Năm 2015: ROE15= FLM15 x TAT15 x ROS15= 1.52 x 0.53 x 4.13= 3.30% - Năm 2016: ROE16= FLM16 x TAT16 x ROS16= 1.96 x 0.40 x 4.68= 3.70% - Năm 2017: ROE17= FLM17 x TAT17 x ROS17= 1.68 x 0.31 x 5.38= 2.83% Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu ROE: - Nhân tố ảnh hưởng: FLM, TAT, ROS - Trật tự sắp xếp: FLM-> TAT-> ROS  Giai đoạn 2016/ 2015: - Đối tượng phân tích: ∆ROE16/15= ROE16- ROE15= 3.70- 3.30= 0.40% - Ảnh hưởng của các nhân tố: o Ảnh hưởng của FLM:∆ROEFLM= (FLM16- FLM15) x TAT15 x ROS15= (1.96- 1.52) x 0.53 x 4.13= 0.96% o Ảnh hưởng của TAT:∆ROETAT= FLM16 x (TAT16- TAT15) x ROS15= 1.96 x (0.40- 0.53) x 4.13= -0.98% o Ảnh hưởng của ROS:∆ROEROS= FLM16 x TAT16 x (ROS16- ROS15)= 1.96 x 0.40 x (4.68- 4.13)= 0.43% Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 72 Suy ra:∆ROEFLM+ ∆ROETAT+∆ ROEROS= 0.96+ (-0.98)+ 0.43= 0.4%= ∆ROE16/15  Giai đoạn 2017/ 2016: - Đối tượng phân tích: ∆ROE17/16= ROE17- ROE16= 2.83- 3.70= -0.87% - Ảnh hưởng của các nhân tố: o Ảnh hưởng của FLM:∆ROEFLM= (FLM17- FLM16) x TAT16 x ROS16= (1.68- 1.96) x 0.40 x 4.68= -0.52% o Ảnh hưởng của TAT:∆ROETAT= FLM17 x (TAT17- TAT16) x ROS16= 1.68 x (0.31- 0.40) x 4.68= -0.70% o Ảnh hưởng của ROS:∆ROEROS= FLM17 x TAT17 x (ROS17- ROS16)= 1.68 x 0.31 x (5.38- 4.68)= 0.35% Suy ra:∆ROEFLM+ ∆ROETAT+ ∆ROEROS= (-0.52)+ (-0.70)+ 0.35= -0.87%= ∆ROE17/16 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 73 PHỤ LỤC 03- Bảng cân đối kế toán của công ty HueWaco năm 2014 CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2014 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 139,092,169,427 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 19,547,678,747 1.Tiền 111 19,547,678,747 2. Các khoản tương đương tiền 112 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 1.Chứng khoán kinh doanh 121 2.Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 122 3.Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 28,443,468,669 1.Phải thu của khách hàng 131 22,002,035,096 2.Trả trước cho người bán 132 3,181,659,275 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5.Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 6.Các khoản phải thu khác 136 3,499,959,266 7.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 137 -240,184,969 8.Tài sản thiếu chờ xử lí 139 IV.Hàng tồn kho 140 84,784,435,289 1.Hàng tồn kho 141 84,784,435,289 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 6,316,586,722 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 5,380,204,396 3.Thuế và các khoản phải thu NN 153 118,976,016 4.Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 154 5.Tài sản ngắn hạn khác 155 817,406,310 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 200 419,000,621,461 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 0 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 74 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Trả trước cho người bán dài hạn 212 3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213 4. Phải thu dài hạn nội bộ 214 5. Phải thu về cho vay dài hạn 215 6. Phải thu dài hạn khác 216 7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II.Tài sản cố định 220 415,618,735,088 1.Tài sản cố định hữu hình 221 383,197,143,219 Nguyên giá 222 659,328,559,896 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -276,131,416,677 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3.Tài sản cố định vô hình 227 Nguyên giá 228 Giá trị hao mòn lũy kế 229 III.Bất động sản đầu tư 230 0 Nguyên giá 231 Giá trị hao mòn lũy kế 232 IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 32,421,591,869 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241 2.Chí phí XDCB dở dang 242 32,421,591,869 V.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 254 5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 VI.Tài sản dài hạn khác 260 3,381,886,373 1.Chi phí trả trước dài hạn 261 3,381,886,373 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 75 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3.Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263 4.Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 558,092,790,889 A.Nợ phải trả 300 191,660,516,702 I.Nợ ngắn hạn 310 80,563,616,252 1.Phải trả cho người bán 311 18,901,761,297 2.Người mua trả tiền trước 312 22,183,100,253 3.Thuế và các khoản phải nộp NN 313 951,011,331 4.Phải trả người lao động 314 12,842,640,315 5.Chi phí phải trả 315 1,061,223,911 6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317 8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 6,431,796,258 10.Vay và nợ ngắn hạn 320 7,436,331,010 11.Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 0 12.Qũy khen thưởng phúc lợi 322 10,755,751,878 13. Quỹ bình ổn giá 323 14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324 II.Nợ dài hạn 330 111,096,900,450 1. Phải trả người bán dài hạn 331 2. Người mua trả tiền trước dài hạn 332 3. Chi phí phải trả dài hạn 333 4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334 5. Phải trả dài hạn nội bộ 335 6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336 7. Phải trả dài hạn khác 337 824,467,000 8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 110,272,433,450 9. Trái phiếu chuyển đổi 339 0 Tr ờng Đa ̣ ho ̣c K inh tế H uế 76 10. Cổ phiếu ưu đãi 340 11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341 12. Dự phòng phải trả dài hạn 342 13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 366,432,274,187 I.Vốn chủ sở hữu 410 366,432,274,187 1.Vốn đầu tư của chử sở hữu 411 235,467,448,764 2.Vốn khác của chủ sở hữu 412 51,498,430,206 3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413 4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416 7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 0 8. Quỹ đầu tư phát triển 418 0 9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419 10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 11,624,870,186 12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 67,841,525,032 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 558,092,790,889 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 77 PHỤ LỤC 04- Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA HUEWACO CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 107,388,042,092 205,519,224,211 430,754,761,726 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 2,738,615,937 125,072,583,096 34,354,682,480 1.Tiền 2,738,615,937 125,072,583,096 34,354,682,480 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 260,000,000,000 III.Các khoản phải thu ngắn hạn 29,447,585,124 32,841,565,756 53,321,030,946 1.Phải thu của khách hàng 20,322,328,167 19,657,209,207 27,613,679,832 2.Trả trước cho người bán 1,241,734,789 5,111,428,502 15,467,945,053 3.Các khoản phải thu khác 8,123,707,138 8,072,928,047 10,239,406,062 4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (240,184,969) - 0 IV.Hàng tồn kho 74,092,406,777 44,741,293,367 81,288,406,721 1.Hàng tồn kho 74,092,406,777 44,741,293,367 81,288,406,721Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 78 V.Tài sản ngắn hạn khác 1,109,434,253 2,863,781,993 1,790,641,579 1.Thuế GTGT được khấu trừ - - 0 2.Thuế và các khoản phải thu NN 1,109,434,253 2,863,781,993 1,790,641,579 3.Tài sản ngắn hạn khác - - 0 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 482,650,804,262 744,151,545,862 782,955,400,327 I.Các khoản phải thu dài hạn - - 0 II.Tài sản cố định 482,040,548,818 738,345,209,754 775,736,227,991 1.Tài sản cố định hữu hình 429,613,477,630 642,350,734,988 657,794,907,788 Nguyên giá 772,578,521,415 1,331,576,903,007 1,402,230,075,807 Giá trị hao mòn lũy kế (342,965,043,785) (689,226,168,020) -744,435,168,020 2.Chí phí XDCB dở dang 52,427,071,188 60,741,752,750 82,688,598,187 3.Tài sản cố định thuê tài chính 35,252,722,017 35,252,722,017 III.Bất động sản đầu tư - - 0 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - 0 V.Tài sản dài hạn khác 610,255,444 5,806,336,108 7,219,172,336 1.Chi phí trả trước dài hạn 610,255,444 5,806,336,108 7,219,172,336 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 590,038,846,354 949,670,770,074 1,213,710,162,054 A.Nợ phải trả 201,542,249,819 552,306,997,876 324,428,709,982 I.Nợ ngắn hạn 90,036,252,136 422,007,723,291 202,426,833,051Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 79 1.Vay và nợ ngắn hạn 7,324,331,010 5,420,331,009 2,710,165,504 2.Phải trả cho người bán 30,830,656,983 29,275,387,094 5,305,831,910 3.Người mua trả tiền trước 8,153,376,795 3,175,381,727 3,698,967,819 4.Thuế và các khoản phải nộp NN 4,566,514,348 6,762,540,593 3,898,758,599 5.Phải trả người lao động 18,030,920,235 16,209,424,405 10,350,435,427 6.Chi phí phải trả - - 0 7.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 6,152,778,414 342,033,974,738 172,884,753,656 8.Qũy khen thưởng phúc lợi 13,514,320,523 10,107,357,758 1,712,416,308 9.Dự phòng phải trả ngắn hạn 1,463,353,828 9,023,325,968 1,865,503,828 II.Nợ dài hạn 111,505,997,684 130,299,274,585 122,001,876,931 1.Phải trả dài hạn khác 1,096,945,500 1,492,081,500 1,678,589,500 2.Vay và nợ dài hạn 110,409,052,184 128,807,193,085 120,323,287,431 3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - 0 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 388,496,596,535 397,363,772,197 889,281,452,071 I.Vốn chủ sở hữu 388,496,596,535 397,363,772,197 889,281,452,071 1.Vốn đầu tư của chử sở hữu 246,725,678,746 195,034,364,564 876,000,000,000 2.Vốn khác của chủ sở hữu 55,028,378,301 55,028,378,301 3.Qũy đầu tư phát triển - - 0 4.Qũy dự phòng tài chính - - 0Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 80 5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 12,602,195,356 14,635,780,230 13,281,452,071 6.Nguồn vốn đầu tư XDCB 74,140,344,132 21,852,010,132 0 7.Chênh lệch tỷ giá hối đoái - - 0 8.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 110,813,238,970 0 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác - - 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 590,038,846,354 949,670,770,074 1,213,710,162,054 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 81 PHỤ LỤC 05- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 1.Doanh thu bán hàng và CCDV 301,958,482,081 310,905,954,767 338,625,115,293 2.Các khoản giảm trừ DT - - - 3.DT Bán hàng và CCDV 301,958,482,081 310,905,954,767 338,625,115,293 4.Gía vốn hàng bán 249,840,912,371 256,126,010,516 279,271,871,528 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 52,117,569,710 54,779,944,252 59,353,243,765 6.DTHĐ Tài chính 161,631,979 40,885,198 143,351,306 7.Chi phí tài chính 9,552,941,092 10,086,262,885 8,879,413,426 Trong đó chi phí lãi vay 9,552,941,092 10,086,262,885 8,879,413,426 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 82 8.Chí phí bán hàng 12,353,252,027 14,232,019,854 15,564,047,890 9.Chi phí Quản lý doanh nghiệp 15,077,547,050 12,360,824,888 12,517,720,780 10.Lợi nhuận từ hoạt động KD 15,295,461,521 18,141,721,822 22,535,412,974 11.Thu nhập khác 682,668,162 662,005,791 225,922,611 12.Chi phí khác 700,000 160,058,255 5,437,723 13.Lợi nhuận khác 681,968,162 501,947,536 220,484,888 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15,977,429,682 18,643,669,358 22,755,897,862 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,515,034,530 4,101,607,259 4,551,179,572 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - 17.Lợi nhuận sau thuế TNDNTrư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 83 12,462,395,152 14,542,062,099 18,204,718,290 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu - Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 84 PHỤ LỤC 06- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015- 2017 CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 15,977,429,682 18,643,669,358 22,755,897,862 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 02 60,833,627,108 60,733,959,703 84,084,000,000 - Các khoản dự phòng 03 -240,184,969 0 0 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 04 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 -230,902,827 -346,950,437 -46,813,339 - Chi phí lãi vay 06 9,552,941,092 10,086,262,885 8,879,413,426 - Các khoản điều chỉnh khác 07 0 0 0 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 8 85,892,910,086 89,116,941,510 115,672,497,949 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 -4,203,036,013 4,908,143,402 19,406,324,776 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 -10,692,028,512 -29,351,113,411 36,547,113,355 - Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải 11 10,855,061,743 34,211,915,657 39,189,212,337Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 85 trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 1,359,472,755 1,261,943,950 -36,674,936 - Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh 13 - Tiền lãi vay đã trả 14 -9,552,941,092 -10,086,262,885 -8,879,413,426 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15 -3,224,854,744 -3,095,034,530 -4,590,238,169 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 16 1,202,218,000 222,112,498,482 1,860,466,000 - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 17 14,499,043,411 13,530,977,311 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 86,135,845,633 322,610,009,487 199,169,287,886 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 - 133,255,440,837 - 187,313,063,155 -60,953,196,964 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 - 200,000,000,000 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 86 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 161,631,979 40,885,198 143,351,306 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 - 133,093,808,859 - 187,272,177,957 - 260,809,845,659 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 30,124,281,682 501,994,728 2,910,785,000 2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền thu từ đi vay 33 28,881,329,933 62,695,261,809 0 4. Tiền trả nợ gốc vay 34 -28,856,711,199 -76,201,120,908 -31,988,127,843 5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 30,148,900,416 -13,003,864,371 -29,077,342,843 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 -16,809,062,810 122,333,967,158 -90,717,900,616Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 87 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 19,547,678,747 2,738,615,937 125,072,583,096 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 2,738,615,937 125,072,583,096 34,354,682,480 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế 88 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan.pdf