Khóa luận Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN -------

pdf121 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hương Ly Ths. Phạm Thị Hồng Quyên Lớp: K48A - Kế toán Niên khóa: 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, Quý thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện giúp em có được các kiến thức trong ngành nghề của mình. Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại công ty không phải là dài tuy nhiên nó đã cho em những kinh nghiệm bổ ích. Sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp em rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt em xin cảm ơn tới cô Ths. Phạm Thị Hồng Quyên đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em thực tập và thực hiện chuyên đề. Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại đây. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến như vốn kiến thức còn hạn chế, bước đầu chưa quen với công tác tiếp cận thực tế tại công ty nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Hương Ly Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4 6. Kết cấu của khóa luận..................................................................................................4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................5 CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...........................................................................5 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp ..............................................................................................................................5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp .............................................................5 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính....................................................................5 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính...................................6 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính...............................................................6 1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính...................................................................6 1.1.3. Nguồn số liệu phục vụ phân tích tài chính........................................................8 1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán..................................................................................8 1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................................................9 1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................................... 10 1.1.4. Phương pháp phân tích................................................................................... 11 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1.2. Nội dung phân tích ................................................................................................ 13 1.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính ............................................................................ 13 1.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản .................................................................... 13 1.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 15 1.2.2. Phân tích kết quả kinh doanh ......................................................................... 16 1.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 16 1.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 17 1.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 17 1.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 18 1.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 18 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ................................................................ 20 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời ............................................................................ 23 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................ 23 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản .......................................................................... 24 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lợi của tài sản...................................................................... 24 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ....................................................... 25 1.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 25 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền........................................................... 25 1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu ............................................................... 26 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 26 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................ 27 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ ......................................... 30 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế .............. 30 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển ............................................................ 30 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.................................................................. 31 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................... 32 2.1.3.1. Chức năng ............................................................................................... 32 2.1.3.2. Nhiệm vụ................................................................................................. 32 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................ 33 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ..................................................... 33 2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán......................................................................... 36 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ........................................................... 37 2.1.5. Biến động tình hình nhân lực qua 3 năm 2014, 2015, 2016 .......................... 41 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty .............................................................. 44 2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty......................................................... 44 2.2.1.1. Cơ cấu và biến động tài sản .................................................................... 44 2.2.1.2. Cơ cấu và biến động nguồn vốn ............................................................. 50 2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 55 2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu và thu nhập khác..................................... 55 2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí ...................................................................... 57 2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận.................................................................. 58 2.2.3. Phân tích mức độ độc lập tài chính ................................................................ 63 2.2.3.1. Hệ số tài trợ............................................................................................. 63 2.2.3.2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn ................................................................ 64 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ..................................... 67 2.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ .................................................................... 67 2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ................................................................ 71 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lời của công ty......................................................... 82 2.2.5.1. Lợi nhuận ròng biên (ROS) .................................................................... 82 2.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT)............................................................... 83 2.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ......................................................... 84 2.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)............................................ 85 2.2.6. Phân tích luồng tiền........................................................................................ 88 2.2.6.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ...................................................... 88 2.2.6.2. Hệ số đảm nhận dòng tiền ...................................................................... 94 2.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên doanh thu ............................................................... 95 2.2.6.4. Hệ số dòng tiền trên tài sản..................................................................... 96 CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY..................................................................................................................... 98 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ........................................................................................... 98 3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế................................................................................................................................ 98 3.1.1.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98 3.1.1.2. Nhược điểm ............................................................................................ 98 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế ..................................................................................................................... 98 3.1.2.1. Ưu điểm .................................................................................................. 98 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 3.1.2.2. Nhược điểm ............................................................................................ 99 3.2. Đánh giá về thực trạng tài chính của công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế.............................................................................................................................. 100 3.2.1. Đánh giá về cấu trúc tài chính...................................................................... 100 3.2.2. Đánh giá về kết quả kinh doanh................................................................... 101 3.2.3. Đánh giá về mức độ độc lập tài chính.......................................................... 102 3.2.4. Đánh giá về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty........ 102 3.2.5. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty .................................................. 103 3.2.6. Đánh giá về luồng tiền của công ty.............................................................. 103 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty............................... 104 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 106 1.1. Kết luận................................................................................................................ 106 1.1.1. Về cơ sở lý luận............................................................................................ 106 1.1.2. Về tìm hiểu tổng quan công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế ........... 106 1.1.3. Về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế ........................................................................................................... 106 1.1.4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 107 1.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 108 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................... 41 Bảng 2.2 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản của CTCP Bê tông và Xây dựng TT-Huế giai đoạn 2014 – 2017 ........................................................................... 49 Bảng 2.3 – Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT- Huế giai đoạn 2014 – 2017 .......................................................................... 54 Bảng 2.4 – Bảng phân tích kết quả kinh doanh của CTCP Bê tông & XD TT – huế giai đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 62 Bảng 2.5 – Bảng phân tích mức độ độc lập tài chính của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017.................................................................................. 66 Bảng 2.6 – Bảng phân tích tình hình thanh toán của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017........................................................................................... 68 Bảng 2.7 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017................................................................. 75 Bảng 2.8 – Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 81 Bảng 2.9 – Bảng phân tích khả năng sinh lời của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2015 – 2017........................................................................................... 87 Bảng 2.10 – Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017......................................................................... 93 Bảng 2.11 – Bảng phân tích luồng tiền của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 ......................................................................................................... 94 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly Biểu Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng TT – Huế năm 2014 – 2017 .................................................................................................................. 44 Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bê tông & Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 ................................................................................................................ 50 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ........................................................ 36 Sơ đồ 2.2 – tổ chức bộ máy kế toán công ty CP Bê tông & Xây dựng TT – Huế ....... 40 Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty ........... 42 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TSNH Tài sản ngắn hạn CTCP Công ty cổ phần TSDH Tài sản dài hạn BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 1 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta có thêm nhiều cơ hội phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Tuy nhiên, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với một ngành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế như xây dựng. Cụ thể, ngành xây dựng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á năm 20151 và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016. Bên cạnh đó, ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Trong năm 2016, ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước2. Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đang ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp đó, quyết định sự thu hút vốn đầu tư hay tạo niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp. Việc phân tích tài chính giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về đầu tư và phân phối lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc làm này còn là căn cứ để kiểm soát hoạt động kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp, cung cấp những cơ sở cho dự đoán tài chính trong tương lai, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Các chỉ tiêu phân tích tài chính là phương tiện thể hiện rõ ràng và hiệu quả nhất thực trạng của một thực thể kinh tế. Vì vậy, công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là công việc mang tính chiến lược lâu dài giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định. 1 Theo thống kê của ngành Xây dựng Việt Nam, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2015. 2 Theo Tổng cục thống kê năm 2016, báo cáo thống kê ngành Xây dựng năm 2016. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 2 Được thành lập từ năm 1997 và chuyển đổi mô hình cổ phần hóa năm 2006, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã gặp phải không ít khó khăn từ khi mới thành lập, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của mình, công ty cũng đã dần đổi mới, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và áp dụng được công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất. Đến nay, công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được niềm tin nơi khách hàng cũng như nhà cung cấp với chất lượng sản phẩm cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp, góp phần đáng kể xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại bền vững trên thị trường đòi hỏi công ty phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình, đồng thời đưa ra các biện pháp cải thiện cũng như những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Điều đáng tiếc là hiện tại công ty chưa tiến hành công tác phân tích tài chính, điều này sẽ gây khó khăn cho Ban quản trị trong việc đánh giá toàn diện tình hình tài chính, cũng như đưa ra các quyết định cải thiện các vấn đề còn non kém hay phát huy những mặt tích cực cho sự phát triển bền vững của công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty, kết hợp với kiến thức có được cùng các số liệu được cung cấp, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Phân tích tình tình tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 – 2017.  Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. - Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 3 Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. - Đánh giá những điểm mạnh cũng như những mặt còn hạn chế về tài chính của công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính của công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Đọc, tổng hợp, ghi chép các thông tin liên quan đến phân tích tài chính từ giáo trình, internet, thông tư, chuẩn mực, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính tại công ty. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Quan sát, ghi chép, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo về tình hình lao động, chứng từ, sổ sách qua 4 năm, Đồng thời phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán để hiểu rõ về nguyên nhân biến động tình hình tài chính và lao động qua 4 năm đó và phục vụ cho việc đưa ra các phương án hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Chọn lọc các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính và tính toán trên phần mềm Excel. Sau đó, tổng hợp lại các chỉ tiêu liên quan vào cùng một bảng tính để thấy rõ tình hình công nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, mức độ độc lập tài chính, Sau khi có được số liệu đã xử lý, tiến hành so sánh thực tiễn hoạt động tại đơn vị với lý luận phân tích tài chính và so sánh sự biến động tài chính qua từng năm. Giải thích nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu tài chính và biến động của lao động. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 4 - Phương pháp phân tích chỉ số tài chính Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc được sử dụng để phân tích cơ cấu tài sản- nguồn vốn, tỷ trọng các chỉ tiêu bộ phận so với tổng thể là bao nhiêu, quy mô năm nay so với năm trước thay đổi ra sao. Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ sử dụng khi phân tích sâu vào các chỉ tiêu tài chính như biến động các chỉ tiêu qua từng năm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ số đó đến tình hình tài chính của công ty như thế nào. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Phòng kế toán- tài chính của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế - Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính của công ty qua 4 năm từ năm 2014 – 2017. - Phạm vi về nội dung: Việc nghiên cứu tình hình tài chính gồm rất nhiều khía cạnh phân tích khác nhau. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nên đề tài này chỉ tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu như khả năng sinh lời, tình hình công nợ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán, mức độ độc lập tài chính và phân tích luồng tiền. 6. Kết cấu của khóa luận Phần I – Đặt vấn đề Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1 – Cơ sở khoa học về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2 – Thực trạng tình hình tài chính trong công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3 – Một số giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính cho công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Phần III – Kết luận và kiến nghị Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 5 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp “Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.”3 “Tài chính doanh nghiệp một cách tổng quát là quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế.”4 1.1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính “Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, để ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.”5 “Phân tích tình hình tài chính của DN là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, 3 TS. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, 2010. 4 Trích dẩn giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp PGS TS Lưu Thị Hương-PGS TS Vũ Duy Hào NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân 2006. 5 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, tái bản lần thứ 3, năm 2015. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 6 giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.”6 1.1.2. Mục đích, vai trò của việc phân tích tình hình tài chính 1.1.2.1. Mục đích của phân tích tài chính Phân tích tình hình tài chính cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính, là yếu tố cốt lõi quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà 6 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, năm 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 7 cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng ...tổng tài sản Hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản = Tổng nợ dài hạn Tổng tài sản Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản của DN chủ yếu tài trợ từ vốn vay dài hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách nhiệm của DN trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn trong tương lai. 1.2.5. Phân tích khả năng sinh lời 1.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( lợi nhuận ròng biên – ROS) Lợi nhuận ròng biên = Lợi nhuận sau thuế * 100 Doanh thu thuần Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu nhằm cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 24 Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản. 1.2.5.2. Hệ số vòng quay tài sản (TAT) Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Số vòng quay của tổng TS hay còn gọi là “Sức sản xuất của TS”. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, nó cho biết một đồng (hay một đơn vị) tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) doanh thu thuần. Trị số của chỉ tiêu này nếu tính ra càng lớn, khả năng tạo doanh thu thuần càng cao, DN càng có điều kiện để nâng cao khả năng sinh lời. 1.2.5.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế *100 Tổng TS bình quân Tỷ số này cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROA cho thấy sự hiệu quả của công ty trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Nếu tỷ số > 0: doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN. Còn nếu tỷ số < 0: doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 25 1.2.5.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ hữu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế * 100 Vốn chủ sở hữu bình quân ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. ROE là tiêu chuẩn lựa chọn mua cổ phiếu trên thị trường của các nhà đầu tư. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. 1.2.6. Phân tích luồng tiền Trong phân tích tài chính thì việc phân tích luồng tiền cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi báo cáo lợi nhuận tốt đẹp mà không hiểu được tính bền vững của các lợi nhuận đó. Vì vậy, thông qua việc phân tích luồng tiền, các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn giá trị thật sự của doanh nghiệp. 1.2.6.1. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền = Nợ phải trả bình quân Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Trị số của hệ số càng nhỏ thì khả năng thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nếu hệ số này >1: chứng tỏ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD không thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Nếu hệ số này <1: khả năng thanh toán nợ của công ty bằng nguồn lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD được đảm bảo. Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 26 1.2.6.2. Hệ số dòng tiền trên doanh thu Hệ số dòng tiền trên doanh thu = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Doanh thu Hệ số dòng tiền trên doanh thu phản ánh khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số này còn cho thấy chất lượng doanh thu qua số tiền thực thu được mà không tính đến số tiền nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động thanh toán tốt và ngược lại. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ lượng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh nghiệp đang được siết chặt, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 1.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên tài sản Hệ số dòng tiền trên tài sản = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Tổng tài sản bình quân Hệ số dòng tiền trên tài sản phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng lớn, khả năng tạo tiền từ tài sản càng cao và càng tạo điều kiện tốt cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp và ngược lại. Hệ số này >1: chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả, khả năng tạo tiền lớn, đảm bảo cho khả năng thanh toán các khoản nợ.Hệ số này <1: doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy doanh nghiệp nên chú ý đến công tác thu hồi nợ để đảm bảo tiền cho hoạt động kinh doanh của mình. 9 9 Nguyễn Thị Quyên,“ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (2012),” Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 27 1.3. Cơ sở thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp Quản lý tình hình tài chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng quyết định đến sự tồn tại bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai nên đã được nhiều đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu tài chính là các con số biết nói, biết biểu cảm về thực trạng tài chính của công ty đó, mỗi đối tượng quan tâm, từ nhà đầu tư đến người lao động đều tìm thấy cái mình cần trong hệ thống chỉ tiêu này. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc về lý luận phân tích tình hình tài chính và các giải pháp cải thiện trong thực tiễn. Trong nước, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Trương Bá Thanh (2001) với tác phẩm “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II” đã nghiên cứu về các lý luận cơ bản của phân tích tài chính. Tác phẩm đã trình bày các nội dung chính như nguồn thông tin sử dụng trong việc phân tích, những phương pháp phân tích (phương pháp so sánh, phương pháp Dupont, Phương pháp loại trừ,..), hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả, nội dung cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích cấu trúc tài chính, phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích rủi ro và xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời cũng chỉ rõ các chỉ tiêu cụ thể để phân tích các nội dung nêu trên. Tuy nhiên, phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm vô vàn khía cạnh và tác phẩm trên vẫn chưa đề cập đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp - một nội dung vô cùng quan đối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào10. - Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lý luận của phân tích tài chính doanh nghiệp, tác phẩm đã trình bày khá rõ các vấn đề cơ bản của phân tích tài chính như phương pháp phân tích, các báo cáo tài chính sử dụng cho phân tích tài chính, trọng tâm của tác phẩm này đi vào nghiên cứu nội dung và hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo các tác giả này, nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích tình hình sử dụng vốn, phân tích tiềm 10 Trương Bá Thanh (2001) “Phân tích hoạt động kinh doanh – Phần II” Trư ờ g Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 28 lực tài chính, phân tích và dự báo rủi ro, phân tích khả năng sinh lời, phân tích tăng trưởng và định giá doanh nghiệp. Có thể thấy, tác phẩm này tập trung nhiều hơn vào dự báo tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp11. - Nguyễn Thị Quyên (2012) trong luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hệ thống hóa lý luận phân tích tài chính một cách khoa học các chỉ tiêu dùng để phân tích tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như nhóm các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu khái quát mức độ độc lập tài chính, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công khai trong công ty cổ phần niêm yết kèm theo các biện pháp hoàn thiện. Có thể nói, tác phẩm này đã hệ thống hóa lý luận để có thể đánh giá tổng quát nhất tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hệ số trong các chỉ tiêu này được nghiên cứu chỉ sử dụng cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán12. - Lê Nhật Khánh (2017) với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” đã đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính của một loại hình doanh nghiệp cụ thể, đó là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh, Dupont, và loại trừ để tiến hành phân tích các chỉ tiêu như phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh và dự báo nguy cơ phá sản, đồng thời đánh giá tình hình tài chính kèm theo các giải pháp cải thiện cho công ty13. Ở nước ngoài cũng có đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tình hình tài chính, có thể kể đến như: - Josette Peyrard (2005) trong tác phẩm “Phân tích tài chính doanh nghiệp” đã đề cập đến phương pháp phân tích, dữ liệu sử dụng trong phân tích, Nội dung chính 11 Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ ( 2008) “Phân tích tài chính doanh nghiệp” 12 Nguyễn Thị Quyên (2012) “ Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” 13 Lê Nhật Khánh (2017) “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật” Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 29 của tác phẩm này đề cập đến nội dung phân tích và các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro và phân tích tăng trưởng, do vậy tác giả đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích cho từng nội dung phân tích trên14. - Nhóm tác giả K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) trong tác phẩm “Phân tích báo cáo tài chính” đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp, trong đó phần lớn tác phẩm đề cập đến các nội dung phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả này thì nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích hoạt động tài chính, phân tích hoạt động đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích dòng tiền, phân tích vòng quay của vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ứng với mỗi nội dung phân tích thì nhóm tác giả cũng đã xây dựng các chỉ tiêu phân tích phù hợp15. Như đã đề cập ở trên, việc nghiên cứu tình hình tài chính của một doanh nghiệp bao hàm rất nhiều yếu tố và sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Đa số đề tài nêu trên đã đi vào hoàn thiện hệ thống lý luận của phân tích tài chính cho các loại hình doanh nghiệp, một số khác đã đi sâu phân tích thực trạng của doanh nghiệp cụ thể, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến một khía cạnh quan trọng trong phân tích tài chính đó là luồng tiền. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ kế thừa những lý luận phân tích tài chính của các đề tài nêu trên vào phân tích thực trạng tài chính của một công ty Cổ phần, đồng thời sẽ đề cập sâu hơn vào phân tích luồng tiền bằng 3 chỉ tiêu: hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền, hệ số dòng tiền trên doanh thu và hệ số dòng tiền trên tài sản cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện những lỗ hổng trong tình hình tài chính của công ty. 14 Josette Peyrard (2005) “corporate financial analysis” 15 K.R. Subramanyam, John J.Wild (2009) “Fianancial statement analysic” Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 30 CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển Tên công ty: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company. Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: (84) 0234.3812945 Fax: (84) 0234.3820217 Email: betonghue@gmail.com Website: www.betonghue.com.vn Mã số thuế: 3300384426 Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005. Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. Vốn điều lệ: 12.000.000.000 đồng Tiền thân của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế là Xí nghiệp sản xuất bê tông trực thuộc công ty xây lắp Thừa Thiên Huế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên với phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, công ty Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 31 Xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập Xí nghiệp chuyên trách về bê tông và xây dựng. Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số: 4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 ngày 28/12/2015 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có 4 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 03/07/2015. 2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm và Ống cống li tâm các loại. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, cung ứng Bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn và ống cống ly tâm các loại. - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình hạ tầng. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 32 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất cung ứng Ống bi các loại và Bê tông thương phẩm cho các công trình, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi * Những công trình công ty đã thi công: Trong những năm qua công ty cổ phần bê tông và xây dựng TT-Huế đã cung ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn TTHuế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà Nẵng + Các loại hình bê tông: - Cọc nhồi: công trình Văn Phòng Tố Hữu, Biệt Thự Phú Mỹ An, - Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường bộ 1); - Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như:Vin com, nhà ở xã hôi, chung cư Xuân Phú, Đại Học Sư Phạm, Ngân Hàng Công Thương, Đô Thị Phú Mỹ Thương, Điện Lực, cảnh sát giao thông, Đại Học Y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước,. - Công trình công nghiệp có khối lượng bê tông trên 10.000m3 như: Vin com, nhà máy Xi Măng Đồng Lâm, Hàng năm Công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình,Công Ty CP Cơ Khí Xây Dựng cấp Thoát nước VIWASEEN 2, Công Ty CP Xây Dựng Đầu Tư Phát triển Bạch Đằng 15, Xí Nghiệp cơ khí Xây lắp - Công Ty CP Môi Trường và Công Trình Đô Thị Huế, Công Ty TNHH MTV Đầu tư Xây Dựng Đồng Tiến. 2.1.3.2. Nhiệm vụ  Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra.  Sử dụng và bảo vệ tài sản của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 33  Không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.  Xây dựng, ban hành các quy định, chính sách hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm, trật tự, kỷ cương trong Công ty.  Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các Cán bộ Công nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.1 – Tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế Chức năng các bộ phận Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 34 bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của công ty, nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề về quyền lợi của công ty hay xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cổ đông, trừ những vấn đề được Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát nội bộ và rủi ro cho công ty. Thành viên hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. Họ và tên Chức vụ Ông Nguyễn Chí Thành Chủ tịch Ông Phan Trung Kiên Thành viên Ông Lê Văn Sơn Thành viên Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của công ty như thẩm định tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra các vấn đề ghi chép sổ sách kế toán và các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của Đại hội đồng cổ đông. Thành viên Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế: Họ và tên Chức vụ Bà Lê Thị Khánh Vân Trưởng ban kiểm soát Ông Đoàn Văn Công Thành viên ban kiểm soát Giám đốc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 35 cho công ty như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của công ty, quản lý sản xuất, Phó giám đốc Phó giám đốc được hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp giám đốc điều hành công việc trong công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tổ chức, nội quy công ty, đảm nhiệm công tác hành chính – tổng hợp, văn thư – lưu trữ, chỉ đạo theo dõi tổng kết công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thi nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ sổ sách và con dấu của công ty. Đề xuất quy chế nội bộ trong lĩnh vực phòng quản lý. Phòng tài chính – kế toán Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính sao cho việc sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, có phù hợp giữa thu và chi hay không. Quản lý, kiểm tra, thực hiện chế độ kế toán theo Pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ của công ty, đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty. Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày kèm theo việc lưu giữ các chứng từ có liên quan, đồng thời phản ánh vào các sổ sách kế toán. Cung cấp báo cáo tài chính, quyết toán thuế, kiểm kê, đánh giá tài sản trong công ty, kiến nghị thanh lý tài sản vật tư tồn đọng kém chất lượng, không có nhu cầu sử dụng. Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị - Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê, tổng hợp, phân tích kế hoạch. Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất. Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phù hợp. Tr ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 36 - Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản phẩm của công ty: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng. Tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ bộ phận kế hoạch nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, hoàn thành hồ sơ nghiệm thu chuyển phòng tài vụ. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ký thuật thi công ở xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. - Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo hành hằng năm. Tổ chức tốt công tác thống kê ở xưởng sản xuất theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân. 2.1.4.2. Tổ chức bộ phận kế toán Ghi chú: : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp (Phó phòng kế toán) Kế toán bán hàng, công nợ, thanh toán Kế toán TGNH, tiền mặt Kế toán tiền lương Kế toán vật tư, giá thành, HTK Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 37 Chức năng của các bộ phận - Kế toán trưởng: Là người chỉ đạo bộ máy kế toán tại Công ty theo đúng chức năng và nhiệm vụ do Nhà nước và Công ty quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác tài chính kế toán và kết quả nhiệm vụ được phân công. - Kế toán tổng hợp: Tham mưu cho kế toán trưởng trong quá trình thực hiện, lập kế hoạch công tác, chủ động phối hợp với các nhân viên trong phòng kế toán và các phòng ban nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Kế toán vật tư, HTK, giá thành: Là người theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật tư, quản lý công tác nhập xuất vật tư tại Công ty. Sau đó tiến hành tập hợp các chi phí để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán bán hàng, công nợ, thanh toán: Theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tình hình công nợ của Công ty, tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của CBCNV. Lập các phiếu thu, phiếu chi theo yêu cầu công việc, bảo quản, lưu trữ các kỳ phiếu này khi kết thúc quy trình lưu chuyển. - Kế toán tiền lương: là người hàng tháng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. - Kế toán TGNH, tiền mặt: theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. 2.1.4.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán a. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập Báo cáo tài chính. b. Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng Thông tư số 200/2014/ TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 38 c. Hình thức kế toán và sổ kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Kiểm tra đối chiếu ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty d. Chính sách kế toán áp dụng  Kỳ kế toán năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo Cáo Tài Chính là Việt Nam Đồng  Phương pháp kế toán hàng tồn kho Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ Bảng kê Thẻ, sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 39 Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền trong kỳ và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp khấu hao TSCĐ Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hữu hình nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khấu hao TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 6 – 10 Máy móc, thiết bị 6 – 8 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 – 8 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 – 5  Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ  Các khoản nợ phải thu bao gồm phải thu khách hàng và phải thu khác Phải thu khách hàng là các khoản phải thu mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa công ty và người mua là đơn vị độc lập với công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 40 Phải thu khác là các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, nội bộ. Các khoản nợ phải thu được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính. Tăng, giảm số dư nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập tại ngày kết thúc năm tài chính được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp.  Các khoản nợ phải trả Các khoản nợ phải trả và chi phí phải trả được ghi nhận cho số tiền phải trả trong tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được. Các khoản nợ phải trả bao gồm: phải trả người bán và phải trả khác. Phải trả người bán là các khoản phải trả mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa nhà cung cấp và công ty. Phải trả khác là các khoản phải trả không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, nội bộ. Các khoản nợ phải trả được ghi nhận...ho hoạt động tài chính là 4.028.597.903 đồng. Sang năm 2015, số tiền này là 3.093.414.367 đồng, giảm 935.183.536 đồng, tương ứng giảm 23,21% so với năm 2014. Trong năm 2016, khoản mục này là âm 4.789.081.934 đồng, chi tăng 1.695.667.567 đồng, tương ứng tăng 54,82% so với năm 2015. Tuy nhiên sang năm 2017, số tiền từ hoạt động tài chính dương hơn 3 tỷ, chủ yếu là do số tiền công ty nhận được từ việc đi vay. Như vậy, qua các năm 2014 – 2016, số tiền chi đầu tư hoạt động tài chính lớn hơn số tiền thu được, tuy hiện tại vẫn chưa thực sự thấy được hiệu quả nhưng vì hoạt động tài chính thường mang tính chất lâu dài nên có thể trong tương lai, số tiền công ty thu được từ hoạt động này sẽ cải thiện hơn. d. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Mặc dù hoạt động đầu tư có mức chi lớn hơn mức thu nhưng nhờ vào số thu của hoạt động kinh doanh nên lưu chuyển tiền thuần qua 4 năm đều mang giá trị dương, tổng số tiền thu về qua 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính lớn hơn số tiền phải chi ra. Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ công ty vẫn có tiền cho hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo. Cụ thể: năm 2014, số tiền này là 2.660.510.453 đồng, Tr ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 92 qua năm 2015, khoản mục này là 1.316.318.139 đồng, giảm 50,52% so với năm 2014. Sang năm 2016, số tiền từ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ lại tăng lên 2.218.024.234 đồng, tăng 68,50% so với năm 2015. Qua năm 2017, số tiền này tiếp tục tăng 44,40% so với năm 2016, đạt mức 3.202.813.821 đồng. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuy có biến động qua các năm, nhưng đã cải thiện và lấy lại phong độ trong những năm trở lại đây, đây là một dấu hiệu rất khả quan. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 93 Bảng 2.10 – Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2014 – 2017 ĐVT: đồng ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) +/- % +/- % +/- % I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, CCDV và doanh thu khác 131.963.897.675 90.289.841.784 127.018.182.718 162.490.095.168 -41.674.055.891 -31,58 36.728.340.934 40,68 35.471.912.450 27,93 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ (102.538.519.239) (71.660.839.105) (97.019.675.155) (131.103.030.316) -30.877.680.134 -30,11 25.358.836.050 35,39 (34.083.355.161) 35,13 3. Tiền chi trả cho người lao động (7.280.894.662) (7.065.780.953) (8.023.929.251) (10.158.166.008) -215.113.709 -2,95 958.148.298 13,56 (2.134.236.757) 26,60 4. Tiền lãi vay đã trả (1.977.991.608) (1.435.722.130) (998.768.209) (1.051.389.913) -542.269.478 -27,42 -436.953.921 -30,43 (52.621.704) 5,27 5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (1.584.328.218) (1.263.205.965) (1.561.186.730) (1.936.327.656) -321.122.253 -20,27 297.980.765 23,59 (375.140.926) 24,03 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 472.154.258 326.308.855 282.855.786 396.195.900 -145.845.403 -30,89 -43.453.069 -13,32 113.340.114 40,07 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (4.230.320.307) (4.579.332.327) (6.182.189.049) (7.693.863.900) 349.012.020 8,25 1.602.856.722 35,00 (1.511.674.851) 24,45 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 14.823.997.899 4.611.270.159 13.515.290.110 10.943.513.275 -10.212.727.740 -68,89 8.904.019.951 193,09 (2.571.776.835) -19,03 II. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và các TSDH khác (8.309.105.455) (972.727.273) (6.516.640.000) (11.238.004.546) -7.336.378.182 -88,29 5.543.912.727 569,93 (4.721.364.546) 72,45 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác 163.636.364 763.636.364 270.909.092 600.000.000 366,67 -763.636.364 270.909.092 3. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 10.579.548 7.553.256 8.456.058 9.740.409 -3.026.292 -28,61 902.802 11,95 1.284.351 15,19 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (8.134.889.543) (201.537.653) (6.508.183.942) (10.957.355.045) -7.933.351.890 -97,52 6.306.646.289 3.129,26 (4.449.171.103) 68,36 III. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 90.097.091.236 -90.097.091.236 -100,00 0 2. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH 3. Tiền thu từ đi vay 55.468.441.933 65.387.926.066 77.445.534.574 55.468.441.933 9.919.484.133 17,88 12.057.608.508 18,44 4. Tiền trả nợ gốc vay (92.525.689.139) (56.961.856.300) (67.153.008.000) (71.852.878.983) -35.563.832.839 -38,44 10.191.151.700 17,89 (4.699.870.983) 7,00 5. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (1.600.000.000) (1.600.000.000) (3.024.000.000) (2.376.000.000) 0 0,00 1.424.000.000 89,00 648.000.000 -21,43 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (4.028.597.903) (3.093.414.367) (4.789.081.934) 3.216.655.591 -935.183.536 -23,21 1.695.667.567 54,82 8.005.737.525 -167,17 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 2.660.510.453 1.316.318.139 2.218.024.234 3.202.813.821 -1.344.192.314 -50,52 901.706.095 68,50 984.789.587 44,40 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 351.235.157 3.011.745.610 4.328.063.749 6.546.087.983 2.660.510.453 757,47 1.316.318.139 43,71 2.218.024.234 51,25 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 3.011.745.610 4.328.063.749 6.546.087.983 9.748.901.804 1.316.318.139 43,71 2.218.024.234 51,25 3.202.813.821 48,93 2017/20162015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 94 2.2.6.2. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền = Nợ phải trả bình quân Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền được sử dụng để xem xét liệu số tiền thuần thu về từ hoạt động kinh doanh trong năm của công ty có thực sự chi trả được các khoản nợ hay không. Hệ số này càng thấp cho thấy khả năng đảm bảo nợ của dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh càng tốt. Hệ số này bổ sung cho các chỉ tiêu khả năng thanh toán đã phân tích ở các phần trước, trong khi các chỉ tiêu được phân tích trước đó chỉ mang tính chất thời điểm thì chỉ tiêu này lại mang tính chất cả kỳ kế toán. Dựa vào bảng số liệu 2.11 phân tích được, hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền giảm qua từng năm, cho thấy mức độ thanh toán nợ phải trả từ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty càng cao. Cụ thể: năm 2015, hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền thuần từ HĐKD là 9,41 lần. Cho biết cứ bình quân 1 đồng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ đảm bảo thanh toán cho 9,41 đồng nợ phải trả. Sang năm 2016, hệ số này giảm xuống còn 3,02 lần, con số này cho biết cứ bình quân 1 đồng tiền thuần từ HĐKD sẽ đảm bảo thanh toán cho 3,02 đồng nợ phải trả. Hệ số này giảm 6,39 lần so với năm 2015, nguyên nhân là nợ phải trả bình quân giảm 5,73% trong khi lưu chuyển tiền thuần tăng lên đến 193,09% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty bằng lượng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh đã cải thiện rất đáng kể so với năm 2016. Qua năm 2017, hệ số này là 4,14 lần, cho biết cứ bình quân 1 đồng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD sẽ đảm bảo thanh toán cho 4,14 đồng nợ phải trả. Hệ số này tăng 1,12 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do nợ phải trả bình quân tăng 10,88%, thêm vào đó là lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD lại giảm 19,03% so với năm 2016. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền nhìn chung khá cao. Do đó, công ty cần có các chính sách bán hàng và thu hồi nợ tốt để gia tăng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trong các năm tiếp theo. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 95 2.2.6.3. Hệ số dòng tiền trên doanh thu Hệ số dòng tiền trên doanh thu = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Doanh thu thuần BH và CCDV Hệ số dòng tiền trên doanh thu của công ty vào năm 2015 là 0,05 lần, con số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu được 0,05 đồng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD. Sang năm 2016, hệ số này là 0,11 lần, cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần công ty thu được 0,11 đồng lưu chuyển tiền thuần. Hệ số này năm 2016 tăng lên 0,06 lần so với năm 2015 là do tốc độ tăng của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD ( tăng 193,09%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 44,93%). Chứng tỏ chất lượng doanh thu qua số tiền thực thu (không tính đến số tiền nợ của khách hàng) càng tăng lên, hoạt động thanh toán của công ty ngày càng tốt. Tuy nhiên sang đến năm 2017, hệ số này lại giảm xuống còn 0,07 lần, chứng tỏ công ty chỉ thỉ thu được 0,07 đồng lưu chuyển tiền thuần trên 1 đồng doanh thu. Hệ số này giảm so với năm 2016 là 0,04 lần là do lưu chuyển tiền thuần 2017 giảm 19,03% trong khi doanh thu thuần lại tăng cao đến 25,51%. Có thể thấy hệ số này còn quá nhỏ, số tiền thực thu được quá ít so với doanh thu bán ra, công ty đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Hiện tại công ty chưa thực sự có những chính sách thúc đẩy việc thanh toán của khách hàng, do đó công ty có thể sử dụng một số biện pháp nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ nhanh hơn như sau: - Trước khi thực hiện nghĩa vụ đối với khách hàng, công ty nên yêu cầu khách hàng đảm bảo trước một phần giá trị của hợp đồng nhằm có được sự đảm bảo nguồn vốn cho giao dịch đó. - Đưa ra chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bên cạnh đó cũng nên áp dụng chính sách phạt vi phạm quá thời gian thanh toán. - Sắp xếp các khoản nợ theo thời hạn nợ để có các chính sách đòi nợ kịp thời, tránh để các khoản phải thu đó rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 96 2.2.6.4. Hệ số dòng tiền trên tài sản Hệ số dòng tiền trên tài sản = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Tổng Tài sản bình quân Hệ số dòng tiền trên tài sản phản ánh khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát từ việc sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao, khả năng tạo tiền ở mức độ tổng quát càng tốt. Chỉ tiêu này của công ty khá biến động trong khoảng 2014 – 2017. Cụ thể: Hệ số dòng tiền trên tài sản năm 2015 là 0,07 lần, cho biết cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản thì công ty sẽ thu được 0,07 đồng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD. Sang đến năm 2016, hệ số này là 0,2 lần, cho biết cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản công ty thu được 0,2 đồng lưu chuyển tiền đồng từ HĐKD, hệ số này tăng 0,13 lần so với năm 2015. Nguyên nhân là do lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đến 193,09% trong khi đó tài sản bình quân lại giảm 1,85% so với năm 2015. Hệ số này tăng lên đáng kể chứng tỏ khả năng tạo tiền của công ty từ việc đầu tư vào tài sản đang tốt lên. Nhưng sang đến năm 2017, hệ số dòng tiền trên tài sản giảm xuống chỉ còn 0,14%, giảm 0,06% so với năm 2016. Hệ số này giảm xuống là do tài sản bình quân tăng lên 12,31% trong khi lưu chuyển tiền thuần lại giảm 19,03% so với năm 2016. Lại một lần nữa, công tác thu hồi nợ của công ty nên được chú trọng hơn để gia tăng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD, góp phần nâng cao năng lực tài chính cho công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 97 Bảng 2.11 – Bảng phân tích luồng tiền của CTCP Bê tông và Xây dựng TT – Huế giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: đồng ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán – Công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế) +/- % +/- % 1. Nợ phải trả bình quân đồng 43.369.349.389,5 40.882.453.468,5 45.329.791.293 -2.486.895.921 -5,73 4.447.337.824 10,88 2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đồng 4.611.270.159 13.515.290.110 10.943.513.275 8.904.019.951 193,09 -2.571.776.835 -19,03 4. Doanh thu thuần về BH & CCDV đồng 87.040.753.268 126.150.720.544 158.325.624.732 39.109.967.276 44,93 32.174.904.188 25,51 5. Tài sản bình quân đồng 70.138.186.457 68.841.575.175 77.314.745.295 -1.296.611.282 -1,85 8.473.170.120 12,31 6. Hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền lần 9,41 3,02 4,14 -6,39 1,12 8. Hệ số dòng tiền trên doanh thu lần 0,05 0,11 0,07 0,06 -0,04 9. Hệ số dòng tiền trên tài sản lần 0,07 0,2 0,14 0,13 -0,06 2017/20162016/2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 98 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá chung về việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng TT Huế 3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng TT – Huế 3.1.1.1. Ưu điểm - Công ty luôn tuân thủ theo các quy định nhà nước ban hành, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng. Qua nhiều năm hoạt động, uy tín của công ty luôn được giữ vững và ngày càng gia tăng. - Bộ máy tổ chức quản lý của công ty gọn nhẹ, các phòng ban được tổ chức theo mô hình tập trung và phối hợp nhịp nhàng với nhau trong mọi công việc. - Đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu dài, luôn sáng tạo và hết mình với công việc. - Ban lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ tay nghề cũng như chuyên môn của mình. - Đội ngũ lao động luôn nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ được giao. 3.1.1.2. Nhược điểm - Trình độ công nhân của công ty còn thấp so với các công ty khác. - Công ty chưa có các chính sách ưu đãi như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng. - Sản phẩm của công ty chưa thực sự khác biệt so với các đối thủ. 3.1.2. Đánh giá về công tác kế toán tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 3.1.2.1. Ưu điểm - Công tác tổ chức kế toán tại công ty được tổ chức và thực hiện theo các quy định, chế độ, chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính ban hành. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 99 - Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, gọn nhẹ, phù hợp với cơ cấu công ty. Với mô hình tập trung này, mọi phần hành kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán, mỗi kế toán viên được đảm nhận mỗi phần hành riêng, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kế toán viên với nhau và với các bộ phận khác. - Công ty đã sử dụng được phần mềm kế toán MANSYS 9.1 cùng với phần mềm excel nên đã hỗ trợ rất nhiều trong việc ghi chép, lưu trữ các chứng từ đồng thời dễ dàng hơn trong việc kiểm tra đối chiếu, từ đó giảm được khối lượng công việc. - Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao (cao đẳng, đại học, thạc sĩ), luôn nhiệt huyết trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Ban lãnh đạo công ty đề ra. - Tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Các chứng từ được tập hợp và bảo quản kỹ lưỡng theo đúng quy định. 3.1.2.2. Nhược điểm - Hiện công ty chưa có bộ phận kế toán quản trị riêng mà công việc này do phòng kinh doanh của công ty tham mưu cho giám đốc. Đây là một thiếu sót của công ty gây ảnh hướng rất nhiều đến phương hướng hoạt động làm cho phòng kế toán thiếu sự linh hoạt. - Công ty hiện chưa tiến hành công tác phân tích tình hình tài chính, điều này sẽ gây khó khăn cho Ban quản trị trong việc đánh giá toàn diện tình hình tài chính, cũng như đưa ra các quyết định cải thiện các vấn đề còn non kém hay phát huy những mặt tích cực cho sự phát triển bền vững của công ty.Trư ờng Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 100 3.2. Đánh giá về thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng TT – Huế 3.2.1. Đánh giá cấu trúc tài chính Nhìn chung quy mô hoạt động của công ty khá biến động qua 4 năm, tuy nhiên đã lấy lại phong độ trong những năm gần đây. Việc mở rộng quy mô hoạt động đem lại những dấu hiện khả quan trong tình hình tài chính của công ty. Cụ thể ta thấy: Về cơ cấu tài sản: Tiền và các khoản tương đương tiền: Nhược điểm: Lượng tiền của công ty tương đối thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Do đó công ty nên tăng lượng dự trữ bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để hạn chế được các rủi ro về thanh toán, bên cạnh đó việc dự trữ tiền nhiều hơn sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất cho các năm tiếp theo, góp phần giảm các khoản phải trả người bán. Khoản phải thu: Ưu điểm: - Kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm qua 4 năm cho thấy công ty đã có các biện pháp thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị chiếm dụng từ khách hàng. - Tuy kỳ thu tiền bình quân giảm nhưng vẫn đảm bảo doanh thu tăng lên qua các năm. Nhược điểm: - Khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơ cấu tổng tài sản và chưa có dấu hiệu giảm xuống rõ rệt. - Nguy cơ dễ xuất hiện các khoản nợ xấu nếu công ty không có biện pháp thu hồi nợ tốt. Hàng tồn kho: Ưu điểm: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 101 Công ty luôn tính toán hợp lý lượng hàng tồn kho, kịp thời đáp ứng khi nhu cầu xây dựng của khách hàng gia tăng và không dự trữ quá nhiều gây tốn chi phí lưu kho. Tài sản cố định: Ưu điểm: Lượng TSCĐ tăng qua các năm cho thấy sự quan tâm đầu tư của công ty về việc nâng cao chất lượng công việc và đổi mới thiết bị, góp phần mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao uy tín đối với nhà cung cấp. Về cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng gần 60% qua các năm, chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của công ty không cao, nguồn vốn hoạt động còn bị lệ thuộc vào bên ngoài khá nhiều. Vay ngắn hạn: Ưu điểm: tận dụng được lá chắn thuế nhờ chi phí lãi vay cao. Nhược điểm: Chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn nên chi phí tài chính cũng lớn. Công ty cần phải kiểm soát tốt nợ ngắn hạn, dần làm giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính cũng như tiết kiệm được các khoản chi phí lãi vay. Nguồn vốn chủ sở hữu: Ưu điểm: Tỷ trọng tăng qua các năm trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khả năng độc lập tài chính được cải thiện. Nhược điểm: chủ sở hữu còn khá thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn nên còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nợ quá nhiều. 3.2.2. Đánh giá kết quả kinh doanh Ưu điểm: - Doanh thu thuần bán hàng năm 2017 tăng mạnh so với các năm trước. - Trong khi doanh thu tăng mạnh nhưng công ty vẫn quản lý tốt các khoản chi phí nên tốc độ tăng của doanh thu vẫn lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí. Trư ờn Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 102 - Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 tăng mạnh, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang rất tốt và cải thiện từng ngày. Nhược điểm: - Doanh thu hoạt động tài chính của công ty không thể bù đắp được khoản chi phí bỏ ra từ hoạt động, công ty đang phải chi trả các khoản lãi vay từ nguồn vay ngắn hạn. 3.2.3. Đánh giá mức độ độc lập tài chính của công ty CP Bê tông & Xây dựng TT – Huế Ưu điểm: Mức độ độc lập tài chính của công ty được cải thiện qua từng năm, theo đó, công ty ngày càng tự chủ hơn về mặt tài chính của mình và giảm được các khoản chi phí lãi vay. Nhược điểm: Tuy mức độ độc lập tài chính có cải thiện qua các năm nhưng công ty vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thêm vào đó lượng tiền của công ty cũng khá ít. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch để trả nợ trong thời gian ngắn sẽ gặp nhiều khó khăn. 3.2.4. Đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Ưu điểm: - Lượng vốn công ty đi chiếm dụng luôn lớn hơn lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng. - Công ty đang có những chính sách giảm thời gian chi trả nợ cũng như giảm được thời gian thu hồi nợ qua các năm. - Việc sử dụng các khoản nợ cũng như chính sách bán chịu cho khách hàng đem lại những tín hiệu tốt lên qua các năm, làm cho hiệu quả kinh doanh tốt dần lên đồng thời giảm được thời gian thanh toán các khoản nợ. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 103 Nhược điểm: Khả năng thanh toán của công ty không mấy khả quan do công ty đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu là nguồn nợ ngắn hạn. Do đó công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ khi đến hạn. 3.2.5. Đánh giá về khả năng sinh lời của công ty Ưu điểm: - Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của tài sản đều tăng qua các năm, chứng tỏ việc đầu tư tài sản và sử dụng vốn chủ sở hữu đều thực sự mang lại hiệu quả cao. - Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) lớn hơn tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) chứng tỏ công ty đã biết tận dụng đòn bẩy tài chính của mình và thành công trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đạt được lợi nhuận cao. 3.2.6. Đánh giá về luồng tiền Ưu điểm: - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương qua các năm, chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, luôn đảm bảo có dòng tiền thu về từ hoạt động bán hàng của mình. - Công ty tích cực đầu tư mua sắm TSCĐ và nâng cao cơ sở vật chất của mình, góp phần tích cực thúc đẩy việc sản xuất hiệu quả hơn. Nhược điểm: Hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của công ty không thực sự hiệu quả, dòng tiền từ 2 hoạt động này luôn âm. Số tiền thu về từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu của công ty. Tuy nhiên, số tiền này lại không thể đủ để trả nợ cho công ty do phần nợ của khách hàng quá lớn. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 104 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế a) Về cấu trúc tài chính Đối với tài sản: - Tăng lượng dự trữ vốn bằng tiền để đảm bảo khả năng trả nợ của công ty. - Áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng để giảm thời gian thu hồi nợ, giảm các khoản nợ phải thu đồng thời hạn chế được các khoản phải thu khó đòi. Đối với nguồn vốn Giảm tỷ trọng vay ngân hàng để chủ động hơn về mặt tài chính, giảm chi phí lãi vay. b) Về tình hình độc lập tài chính cho hoạt động kinh doanh - Khi đầu tư vào TSCĐ thì nên sử dụng vốn tự có thay vì vốn vay để tránh tình trạng mất cân đối, gây ra gánh nặng thanh toán ngắn hạn. - Thực hiện tốt việc thu hồi các khoản nợ phải thu từ khách hàng để thanh toán bớt các khoản nợ phải trả cho người bán, tăng thêm tính độc lập tài chính cho công ty. - Tăng nguồn vốn của chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu khi thấy cần thiết. c) Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty - Áp dụng một số biện pháp tăng cường thu hồi các khoản nợ phải thu để bù đắp vào các khoản phải trả như chiết khấu thanh toán, phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán - Tăng lượng tiền có tại công ty bằng cách xây dựng mức dự trữ tiền hợp lý hơn để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn mà không làm lãng phí vốn. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 105 - Bộ phận tiếp thị công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp sử dụng chính sách trả chậm để chiếm dụng vốn lâu hơn, đồng thời cũng xây dựng được các chính sách hỗ trợ để khách hàng gắn bó lâu dài với công ty. d) Về kết quả kinh doanh Nâng cao Doanh thu: - Thực hiện chính sách chiết khấu thương mại để kích thích tăng doanh thu. - Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm soát quy trình sản xuất cũng như quản lý chặt chẽ việc lưu kho, vận chuyển hàng để tránh tình trạng hàng bán bị trả lại do hư hỏng hay không đạt yêu cầu. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu hình ảnh công ty cũng như chất lượng công trình mà công ty mang đến cho khách hàng. - Duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác làm ăn cũng như với nhà cung cấp. Kiểm soát chi phí: - Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. - Hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm luật giao thông để tận dụng giảm được số thuế TNDN phải nộp. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 106 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.1. Kết luận 1.1.1. Về cơ sở lý luận Để hoàn thành bài khóa luận phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế này, bước đầu tôi đã nêu ra các khái niệm cơ bản liên quan đến phân tích tài chính trong doanh nghiệp, tiếp theo đó là thu thập và xử lý số liệu thông qua 3 bản báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ 2014 – 2016 kèm theo các phương pháp và chỉ số được sử dụng trong khi phân tích. Các số liệu được xử lý nhằm phục vụ cho việc phân tích tài chính công ty qua 6 mảng sau: - Phân tích cấu trúc tài chính - Phân tích mức độ độc lập tài chính - Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Phân tích kết quả kinh doanh - Phân tích khả năng sinh lời - Phân tích luồng tiền 1.1.2. Về tìm hiểu tổng quan công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế Sau 3 tháng thực tập tại công ty, tôi cũng đã hiểu được và trình bày một cách tổng quan về đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty, cơ cấu tổ chức các phòng ban, đặc biệt hơn là được tiếp xúc với môi trường làm việc của các kế toán viên để hiểu hơn những công việc mà họ làm là như thế nào, cách thức họ phối hợp với nhau ra sao. 1.1.3. Về phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế Đối với 6 mảng phân tích đã được nêu ra ở phần lý luận thì trong phần thực trạng này, tôi đã chia nhỏ các mảng phân tích và sử dụng các chỉ tiêu cụ thể để làm rõ hơn tình hình tài chính công ty. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 107 Trong phân tích cấu trúc tài chính, tôi đã xem xét về cơ cấu và biến động của tài sản – nguồn vốn của công ty qua 4 năm từ 2014 – 2017. Đối với mảng phân tích mức độ độc lập tài chính của công ty, 2 chỉ tiêu phân tích hệ số tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn được sử dụng. Phân tích tình hình công nợ tại công ty, tôi chia ra 3 mục nhỏ: tổng quan tình hình thanh toán, tình hình trả nợ đối với nhà cung cấp và tình hình thanh toán với người mua và sử dụng các chỉ tiêu như: số vòng quay khoản phải trả, số vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, thời gian quay vòng các khoản phải trả. Phân tích khả năng thanh toán tại được chia làm 2 mục : khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nợ dài hạn. Trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tôi sử dụng các chỉ tiêu sau: hệ số thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán nợ dài hạn: nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát, hệ số nợ, hệ số nợ dài hạn so với tổng tài sản và hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả. - Phân tích kết quả kinh doanh: phân tích sự biến động của các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm. - Phân tích khả năng sinh lời: sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng biên ROS, tỷ suất sinh lời của tài sản ROA, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE, hệ số vòng quay tài sản TAT. - Phân tích luồng tiền: phân tích dòng tiền thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với việc sử dụng các chỉ tiêu như hệ số đảm nhận nợ của dòng tiền, hệ số dòng tiền trên doanh thu, hệ số dòng tiền trên tài sản. 1.1.4. Hạn chế của đề tài - Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này chỉ mới phân tích được 6 mảng tình hình tài chính của công ty CP Bê tông và Xây dựng TT – Huế, chưa Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 108 thể làm rõ hơn về hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cũng như đánh giá nguy cơ phá sản của công ty. - Đề tài phân tích chỉ mới xem xét qua 4 năm nên vẫn chưa thể đánh giá một cách chính xác sự biến động đáng kể của các chỉ tiêu tài chính. - Các giải pháp đưa ra nhằm góp phần hoàn thiện tình hình tài chính công trong đề tài còn khá chung chung và mang tính chủ quan, khó có thể đánh giá được Công ty có áp dụng được hay không. 1.2. Kiến nghị Để có thể phát triển thêm cho đề tài, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Tiếp tục đưa ra các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản như: số vòng quay tài sản ngắn hạn, kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn, số vòng quay HTK, số ngày dự trữ HTK, sức sản xuất TSCĐ, sức sản xuất TSDH. Bên cạnh đó, đánh giá nguy cơ phá sản của công ty là như thế nào. - Tìm hiểu thêm về các biện pháp thu hồi nợ tại công ty như hạn mức nợ, thời gian nợ và công tác thu hồi nợ công ty đang áp dụng. - Tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của các anh chị kế toán tại công ty, xem xét các giải pháp đó có thực thi hay không và có thể đi sâu vào phát triển một giải pháp nào hay không, cũng như là sự đóng góp của quý thầy cô để có thể hoàn thiện bài làm tốt hơn. Nhìn chung, công tác phân tích tình hình tài chính của công ty thường rất phức tạp, chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, cần có nhiều thời gian đi sâu tìm hiểu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để tập trung phân tích và đánh giá. Nếu thực hiện được những điều trên, kết quả đánh giá của đề tài sẽ được hoàn thiện và chính xác hơn, hỗ trợ phần nào cho yêu cầu quản lý và ra quyết định của Ban lãnh đạo công ty. Trư ờng Đại học Kin h tê ́ Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Ly 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thống kê ngành Xây dựng Việt Nam (2015). 2. Báo cáo thống kê ngành Xây dựng Việt Nam (2016). 3. Lưu Thị Hương – Vũ Duy Hào (2006), “Tài Chính Doanh Nghiệp”, NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 4. Lê Nhật khánh (2017), “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Hồng Nhật”, ĐH Kinh tế Huế. 5. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2015), “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, tái bản lần thứ 3, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Minh Kiều (2011), “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, NXB Lao động – Xã hội. 7. Nguyễn Năng Phúc (2010), “Phân Tích Báo Cáo Tài Chính”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_be_t.pdf
Tài liệu liên quan