Khóa luận Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- CHU THỊ THƠ Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- CHU THỊ THƠ T

pdf79 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Định hóa tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : 48 - ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Hồng Việt TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững kiến thức đã học và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các Thầy – Cô khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn đến đã gúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt em vô cùng biết ơn TS. Hà Minh Tuân và ThS. Dương Hồng Việt đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong qua trình thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong qua trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng ghóp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để bản khóa luận cảu em được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Chu Thị Thơ i ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BĐKH Biến đổi khí hậu CRI Chỉ số rủi ro GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IPCC Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC KTTV Khí tượng thủy văn NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SRI Hệ thống canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification) TTKN Trung tâm khuyến nông UBND Ủy Ban Nhân Dân VAC Vườn ao chuồng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 3 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .......................................... 4 1.4.1. Ý nghĩa trong khoa học ..................................................................................... 4 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 5 2.2. Một số khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu ...................................................... 8 2.2.1. Biến đổi khí hậu ................................................................................................ 8 2.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu ......................................................................... 9 2.3. Các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam ............ 10 2.3.1. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên thế giới ..................................... 10 2.3.2. Kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam .................................... 15 2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài .......... 19 2.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp .............................. 19 2.4.2. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ................................................. 22 2.4.3. Các mô hình và hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ....................................................................................................................... 25 2.5. Đánh giá chung từ tổng quan ............................................................................. 27 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 29 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 29 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29 iv 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 29 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu .................................................. 31 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 31 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC .............................................. 33 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. ..................................................................... 33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 33 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 35 4.2. Thực trạng sinh kế của người dân và tác động của biến đổi khi hậu tại huyện Định Hóa ................................................................................................................... 36 4.2.1. Thực trạng sinh kế của người dân ................................................................... 36 4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa ........................................ 40 4.2.3. Hiểu biết của người dân đến tác động của biến đổi khí hậu ........................... 43 4.2.4. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa phương ......................... 46 4.3. Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương. ........................................................................................................... 47 4.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu. ................................................................................................................ 49 4.5. Phân tích các giải pháp nhân rộng mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương ....................................................................................................................... 50 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 51 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 51 5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 52 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................... 52 5.2.2. Đối với người dân địa phương ........................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1. Đối tượng và mục đích phỏng vấn .......................................................... 30 Bảng 4. 1. Các nguồn thu nhập chính của nông hộ ................................................... 37 Bảng 4. 2. Diện tích sản xuất của nông hộ ................................................................ 38 Bảng 4. 3. Tình hình chăn nuôi của nông hộ ............................................................ 39 Bảng 4. 4. Bảng thống kê về nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa của huyện Định Hóa trong giai đoạn 2001-2019................................................................................. 40 Bảng 4. 5. Các đợt thiên tai trên địa bàn Định Hóa (2016-2020) ............................. 42 Bảng 4. 6. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. .................................. 44 Bảng 4. 7. Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến các hộ dân ........................... 45 Bảng 4. 8. Thực trạng các sáng kiến thích ứng với BĐKH của người dân tại đại bàn nghiên cứu. ................................................................................................................ 46 Bảng 4. 9. Phân tích hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng ............ 47 Bảng 4. 10. Phân tích các thuận lợi và khó khăn chính khi áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH................................................................................................... 49 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020) ............................................................................................. 33 Hình 4. 2. Nhiệt độ trung bình huyện Định Hóa từ năm 2001-2019 ........................ 41 Hình 4. 3. Tổng lượng mưa tại huyện Định Hóa từ năm 2001-2019 ........................ 41 Hình 4. 4. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ................................... 44 Hình 4. 5. Mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan .......................... 46 Hình 4. 6. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế tiềm năng ........................... 47 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản xuất nông nghiệp là sinh kế chính của người dân khu vực nông thôn. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ngày 13/11/2019 Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã ký và ban hành quyết định số 2098/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê đất đai của cả nước trong năm 2018. Thống kê cho biết, tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước là 33.123.597 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 27.289.454 ha chiếm hơn 2/3 diện tích đất tự nhiên của nước ta với 48% dân số làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, GDP của Việt Nam trong năm 2018 đạt 7,08% mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008, trong đó ngành Nông Lâm Ngư nghiệp tăng 3,76% đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung so với năm 2017. Trong năm 2018, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định với diện tích trồng lúa đạt 7,57 triệu ha, năng suất đạt 58,1 tạ/ha (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2018) [21]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và những thành phần liên quan bao gồm đại dương, đất đai, nước biển dâng, băng tan và nước biển dâng Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính ví dụ như khí CO2 (OpenDevelopment Vietnam 2019) [15]. Việt Nam là nước dễ bị tổn thương dưới tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của các tác động thời tiết cực đoan giai đoạn từ 1997 – 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và đứng thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (CRI) (David Eckstein và cs, 2017)[36]. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á, ở đây khí hậu phân hóa theo mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 70-80% lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20-25% lượng mưa trong năm, khí hậu lạnh về mùa 2 đông, nóng ẩm về mùa hạ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia khí tượng thủy văn (KTTV) và môi trường cho thấy những năm nay gần đây, Thái Nguyên là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Mặc dù BĐKH chưa gây thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng tại các địa phương trong tỉnh nhưng những hiện tượng như: Hạn hán, rét hại, gió lốc, mưa đá, mưa lớn, lũ quét, ngập úng, sạt lở cục bộ gia tăng về tần suất, mức độ khiến cho công tác phòng ngừa gặp rất khó khăn, nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản ngày một tăng (Dương Văn 2019) [3]. Đối với tỉnh Thái Nguyên, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và đóng ghóp một phần không nhỏ khoảng 20% GDP năm 2011 trong cơ cấu nền kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh phải hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo chi cục quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão của tỉnh công bố hang năm, tại tỉnh Thái Nguyên mỗi năm trung bình có 4 cơn lũ, hàng năm thiệt hại do bão lũ gây ra hàng chục tỷ đồng, ảnh hưởng nặng nề đến chăn nuôi và trồng trọt. Từ năm 2009 với sự hoạt động mạnh mẽ của hiện tượng El Nino dẫn đến lượng mưa thấp gây thiếu hụt trầm trọng lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gây hạn hán, ảnh hưởng không nhỏ đến vụ Đông – Xuân của toàn tỉnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của các đợt rét đậm rét hại bất thường hàng năm cũng gây thiệt hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc gia cầm làm ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Định Hóa là một huyện miền núi nằm phía Tây – Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với địa hình khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Căn cứ vào độ dốc có thể phân ra: Đất có độ dốc trên 250C có 116,8 km2, đất có độ dốc dưới 250C có 145,96 km2, đất núi 152,67km2. Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 51.421,32 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là: 3 44.868,36 ha (đất sản xuất nông nghiệp 10.835,68 ha, đất lâm nghiệp 34.032,68 ha) (UBND huyện Định Hóa, 2018) [28]. Với địa hình đất dốc và tương đối hiểm trở, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa huyện Định Hóa chịu ảnh hưởng lớn từ những hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra như: lũ lụt xảy ra chủ yếu ở các xã Tân Dương, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình; hạn hán xảy ra chủ yếu ở các xã Kim Sơn, Bảo Linh, Điềm Mặc ; ngoài ra còn có các hiện tượng mưa đá, sạt lở đất, sương muối, sụt lún, thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện. Do thời tiết cực đoan những năm gần đây xảy ra thường xuyên với tần số cao gây ra những thiệt hại nặng nề về nông lâm ngư nghiệp của cả huyện. Từ năm 2014 đến nay các hiện tượng rét đậm, rét hại, hạn hán, mưa lớn dẫn đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt xảy ra thường xuyên hơn. Năm 2017 có 376,7 ha lúa, hơn 20 ha ngô bị thiệt hại do mưa lũ, tổng thiệt hại lớn hơn 70% sản lượng nông nghiệp toàn huyện (UBND huyện Định Hóa, 2018) (27). Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Lựa chọn, đề xuất nhân rộng một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân địa phương. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá được thực trạng sinh kế của người dân tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và tác động của biến đổi khí hậu; - Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa bàn nghiên cứu; - Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các mô hình đã lựa chọn; - Đề xuất một số giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu. 4 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.4.1. Ý nghĩa trong khoa học - Đề tài bổ sung thông tin về tác động của BĐKH và tìm hiểu các kiến thức bản địa của nông dân trong ứng phó với biến đổi khí hậu. - Xác định, bổ sung một số hoạt động thích ứng với BĐKH và các kiến thức bản địa của nông dân vùng dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng trong ứng phó với BĐKH. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo về BĐKH. Các khiến nghị và dự báo có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách tại địa phương. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân khi chịu ảnh hưởng của BĐKH để đưa ra các giải pháp. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp người nông dân sản xuất nông nghiệp tại huyện Định Hóa nói riêng và nông dân miền núi thuộc dân tộc thiểu số trên cả nước nói chung nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động thích ứng với BĐKH, các kiến thức bản địa của nhân dân trong ứng phó với BĐKH, để nâng cao đời sống và sản xuất của nông dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đây cũng là sinh kế chính của người dân Việt Nam. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế với đóng góp khoảng 16,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam (TCTK, 2016), diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 35% tổng diện tích của cả nước và tạo ra khoảng 47% việc làm (FAO, 2016), nhiều hộ gia đình vẫn dựa vào nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực (Trần Đại Nghĩa, 2018) [25]. Do Việt Nam có hình chữ S, dài 15 vĩ độ nghiêng về phía bán cầu Bắc, chiều dài Bắc Nam là 1650 km theo đường chim bay và có bờ biển dài 3260 km, nằm hoàn toàn trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều, nên trở thành một quốc gia chịu nhiều tổn thương nặng nề của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, và sa mạc hóa,... (Nguyễn Đức Ngữ, 2009). Mới đây, theo báo cáo của Ủy ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai sóng thần, bao, lũ lụt, hạn hán... nhiều bệnh dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống làm giảm chất lượng, sản lượng của nông sản dẫn đến ảnh hưởng đến an ninh lương thực của quốc gia và xuất khẩu (Cổng thông tin điện tử Quảng Nam, 2018) [2]. Do vậy ngành nông nghiệp Việt Nam phải giải quyết đồng thời 3 vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, đó là: Đảm bảo an ninh lương thực và thu nập cho người dân; thích ứng với BĐKH; giảm nhẹ những tác động rủi ro do BĐKH gây ra. Ðã có nhiều giải pháp được xây dựng nhằm giúp lĩnh vực nông nghiệp có thể thích ứng với những thay đổi về khí hậu, ứng phó với thiên tai ngày một gia tăng và khó lường. Ví dụ như phát triển mô hình trồng rau an toàn tại thị trấn Cát Hải thành phố Hải Phòng, tận dụng các diện tích đất vườn còn đang bỏ trống hoặc sử dụng không có hiệu quả tại đảo Cát Hải. Lựa chọn giống rau phù hợp với địa phương và đảm bảo chất lượng (dễ trồng, chịu mặn, chịu hạn tốt,). Trang bị các vật dụng che chắn ứng phó với thời tiết xấu (rét đậm rét hại, sương muối, mưa lụt, nắng 6 nóng,). Sau khi mô hình được triển khai và nhân rộng, đảo Cát Hải không phải nhập rau từ đất liền nữa, hơn nữa còn được hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rau sạch an toàn và quảng bá sản phẩm xang thị trường Cát Bà (Hoàng Thị Ngọc Hà, 2015) [4]. Hay mô hình tôm – lúa tại một số tỉnh thuộc đồng bằng song Cửu Long. Việc nuôi tôm sú (nước lợ) được tiến hành trong mùa khô khi nước mặn xâm nhập vào ruộng (thời gian nuôi bắt đầu khoảng tháng 1 và kết thúc vào tháng 6). Vào mùa mưa có nước ngọt thì trồng lúa, canh tác lúa trong mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 12) khi đã cải thiện được xâm nhập mặn và có đủ nước ngọt cho sản xuất lúa. Mô hình tôm – lúa đem lại lợi nhuận khá cao trên cùng diện tích đất. Trồng lúa trong vuông tôm giúp cải thiện môi trường đất, từ đó giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm (do các chất hữu cơ được khoáng hóa và cây lúa hấp thu dần trong quá trình canh tác). Sau vụ tôm tiến hành trồng lúa giảm đầu tư phân bón (tận dụng xác bã thực vật, lượng thức ăn thừa của tôm), giảm dịch hại (do luân canh) chất lượng lúa gạo rất cao (lúa sạch, lúa hữu cơ) hạn chế tối đa việc dùng phân bón, thuốc hóa học. Năng suất nuôi tôm – lúa trên 1 ha bình quân đạt khoảng 300 - 500 kg tôm và 4 - 7 tấn lúa. Chi phí sản xuất trung bình 30 - 35 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được trung bình 35 - 50 triệu đồng/ha/năm (Mai Thành Phụng, 2019) [9]. Tỉnh Thái Nguyên thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc cũng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như bão, lũ quét, lũ ống, tính chất đất bị biến đổi, rét đậm rét hại xảy ra vào mùa đông làm giảm sản lượng của nông sản; vật nuôi (trâu, bò, lợn, gà) bị dịch bệnh như lở mồm long móng, trâu bò chết hàng loạt do rét buốt. Trước tình hình đó chính quyền địa phương cùng với người dân bản địa đã nghiên cứu và ứng dung một số mô hình sinh kế thích ứng với sự ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như mô hình nông nghiệp sạch trồng dưa lưới (Phương Thơm, 2018) [19]; mô hình trồng ngô xen canh cây đỗ chịu hạn; các mô hình trồng lúa, ngô mới kháng sâu bệnh chịu hạn tốt; mô hình kết hợp vườn ao chuồng, xử lý phụ phầm nông nghiệp bảo vệ môi trường Ví dụ như mô hình VAC: mô hình VAC đang phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân trở thành tỷ phú nhờ vào việc phát triển đúng cách và hiệu quả những mô hình VAC. Mô hình VAC là mô hình làm kinh tế tận dụng 7 được tối đa nguồn dinh dưỡng. Hiện nay với việc phát triển các sản phẩm chế phẩm sinh học được áp dụng vào mọi mặt của hoạt động nông nghiệp thì việc xây dựng các mô hình VAC càng mang lại những hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình VAC còn nhiều hạn chế chưa khắc phục được như: Chưa xác định được vị trí của các thành phần trong hệ thống và phân bố đất đai hợp lý; chưa chọn được giống cây và con để nuôi trồng, chưa có bản đồ thiết kế chi tiết về vườn cây chuồng nuôi; chưa xây dựng được hệ thống đường xá và hàng rào bảo vệ trong hệ thống VAC dẫn tới những khó khăn trong quá trình vân chuyển cây con cũng như vật nuôi, gây ra khó khăn trong quá trình chăm sóc; mỗi loại địa hình và quy mô cụ thể mà ta xây dựng một loại kiểu ao khác nhau.Có thể là ao đơn, ao song song hoặc ao xen. Nước trong ao không đáp ứng đủ tiêu chuẩn dễ mang lại bệnh dịch; vệ sinh chuồng trại chưa tốt vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh; phân chia cây cối trong hệ thống chưa phù hợp (Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận, 2016 [23]. Hay mô hình giống lúa cải tiến SRI giúp tăng khả năng chống chịu của cây lúa trước những diễn biến bất thường của thời tiết do BĐKH như hạn hán, gió bão, dịch bệnh. Cây lúa trồng theo phương pháp SRI có thân nhánh khỏe hơn và hệ thống rễ cây sâu hơn nên ít bị đổ rạp, giúp cây hút được độ ẩm và chất dinh dưỡng sâu hơn trong đất. Khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa được tăng cường nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng và tần suất hợp lý. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, đồng thời ngăn chặn được dịch hại. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng trong canh tác giảm thiểu so với phương pháp truyền thống khi định kỳ rút nước 2 – 3 lần/vụ, giúp người dân tiết kiệm được nước tưới tiêu, đặc biệt là khi tình trạng khan hiếm nước ngày càng tăng lên. Ngoài ra SRI có thể góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính như khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O). Khí CH4 được tạo ra do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất ôxy do ngập úng thường xuyên. Vì vậy việc rút cạn nước thường xuyên trên đồng ruộng sẽ làm hạn chế đáng kể lượng khí CH4 thải vào khí quyển. Ngoài ra, giảm lượng khí nhà kính N2O do giảm việc sử dụng phân bón hóa học (Vũ Thị Bích Hợp, 2011) [34]. 8 Đồng thời, theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, tại Định Hóa đã có một số mô hình ở quy mô thí điểm và một số mô hình tự phát của người dân như mô hình trồng xem canh ngô – đậu đỗ, mô hình ủ gốc chè ngô, mô hình bể biogas, giống lúa chịu hạn kháng sâu bệnh SRI, Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào phân tích và đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại Định Hóa nói riêng cũng như nhiều vùng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung. Do đó, đề tài này được triển khai sẽ giải quyết các vấn đề chưa được nghiên cứu, và góp phần vào việc xác định và kiến nghị các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương. 2.2. Một số khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu 2.2.1. Biến đổi khí hậu Hiện nay thuật ngữ “biến đổi khí hậu” (BĐKH) dường như không còn xa lạ đối với mọi người dân Việt Nam, và trong nhiều trường hợp nó được vận dụng hoặc vô thức hoặc có chủ ý vào việc giải thích những gì đã, đang và sẽ xảy ra đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu (Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành, 2013) [17]. BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong Thế kỷ 21. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng đã gây ra các hiện tượng như gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, chính trị, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại. 9 Theo báo cáo của Ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển đã tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5ºC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm; mưa bão diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, sự thay đổi về tổng lượng mưa tháng và mưa năm không thể hiện xu thế tăng hay giảm nhưng cường độ mưa đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn; mực nước biển dâng cao, mực nước biển trung bình hiện nay ở nước ta đã tăng lên 20 cm so với 50 năm trước... Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt; ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật. BĐKH gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn, khô hạn nhiều hơn. Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam (Mai Hạnh Nguyên, 2012) [14]. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2013) [33] cho biết có hai nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: - Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. - Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, hoạt động sản xuất, và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng. 2.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng được áp dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tượng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất, 10 sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự nhiên – xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH (Phan Văn Tân, 2015) [17]. Bên cạnh đó, tổng hợp các khái niệm về BĐKH của Burton (1992), Stakhiv (1993), Pielke (1998), Giáo sư Phan Văn Tân (2015) [17] chia sẻ một số khái niệm thích ứng với BĐKH điển hình có thể kể đến như sau: - Thích ứng với BĐKH là một quá trình mà qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đ... liên kết nông sản bền vững Năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP là 39,3 nghìn ha, trong đó, quả 22,66 nghìn ha; rau 5,99 nghìn ha; lúa 5,27 nghìn ha; chè 5,12 nghìn ha; cà phê 101 ha; cây khác 105 ha. Trên địa bàn cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.484 chuỗi (tăng 388 chuỗi so với năm 2018), 2.374 sản phẩm (tăng 948 sản phẩm) và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP theo chuỗi (tăng 93 địa điểm). Đồng thời, Bộ đã cùng các địa phương, doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết ngành hàng lâm sản chủ lực; Chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL (Lê Anh, 2019) [17]. Ðối với nhóm giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng hệ số phát thải quốc gia cho lúa và cây trồng cạn phục vụ nhiệm vụ kiểm kê khí nhà kính Bên cạnh nghiên cứu và triển khai 24 mô hình trình diễn ứng dụng các kỹ thuật canh tác và bảo vệ đất phù hợp để giảm tác động của BÐKH cho năm loại cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, lạc, mía) tại ba vùng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng và duyên hải miền trung. Các mô hình này thành công sẽ tạo hướng đi mới trong canh tác, góp phần bảo vệ đất, ổn định năng suất, tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cho nông dân. Viện Môi trường nông nghiệp đã xây dựng 12 quy trình canh tác cho các cây trồng chủ lực tại mỗi vùng, bảo đảm năng suất, bảo vệ đất, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của BÐKH như hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn, rét hại Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tăng cường sử dụng phân 24 bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính... Ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu phát triển các giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị. Phát triển các mô hình chăn nuôi hỗn hợp như mô hình vườn ao chuồng (VAC), mô hình sản xuất lương thực và năng lượng từ chăn nuôi (IFES), mô hình thích ứng chăn nuôi dựa vào sinh thái (EbA), thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP), nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA), chăn nuôi công nghệ cao và khép kín (Lê Minh Nhật, 2019) [8]. Ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đất trồng lúa, sản xuất lúa thích ứng với BĐKH, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu ở các vùng sản xuất lúa trọng điểm. Bên cạnh đó nghiên cứu và ứng dụng các mô hình nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông nghiệp ven đô, trồng trọt và thủy sản, trồng trọt và du lịch sinh thái, Đặc biệt nghiên cứu và chuyển giao giống cây trồng mới ( lúa, ngô, lạc chịu hạn chịu phèn) chế độ canh tác ngập lụt, hạn hán phục vụ sản xuất theo mô hình canh tác nông nghiệp thông minh với khí hậu được chú trọng để duy trì năng suất cây trồng (Lê Minh Nhật, 2019) [8]. Về lâu dài khi BĐKH sẽ khiến các vùng đất bị hoang mạc hóa hay ngập lụt thì phải bố trí trồng trọt theo hướng đa dạng hóa cây trồng, kỹ thuật canh tác, thâm canh năng suất gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với BĐKH. Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch bệnh, hện thống canh tác giống lúa mới, làm đất tối thiểu, che phủ bằng thảm thực vật,Nghiên cứu ứng dụng các mô hình tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước; tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ hữu cơ; sửu lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường; hạn chế phát thải khí nhà kính Ưu tiên hàng đầu phát triển nghiên cứu giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thích ứng với BĐKH để nâng cao giá trị (Lê Minh Nhật, 2019) [8]. 25 2.4.3. Các mô hình và hoạt động sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu Trước những tác động tiêu cực của BĐKH ảnh hưởng đến sinh kế cảu người dân trong cả nước, tháng 4 năm 2019 Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai 4 mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thích ứng với BĐKH. Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình “Cải thiện sinh kế và sự tham gia của phụ nữ hướng tới tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu”, Quỹ Chanel thông qua Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam sẽ hỗ trợ 4 mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trong 3 năm. Thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn “Sinh kế bền vững cho phụ nữ nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai” diễn ra ngày 22/4, tại Hà Nội. Bốn mô hình được lựa chọn bao gồm: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số Mông tại Lào Cai trồng thâm canh lạc đỏ địa phương ứng phó với xói mòn theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số tại Lào Cai nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cải thiện sinh kế và nâng cao năng lực; hỗ trợ nữ nông dân trồng sen trên đất lúa kém hiệu quả chịu ảnh hưởng của mưa lũ theo tiêu chuẩn của VietGAP; hỗ trợ phụ nữ vùng ven biển Quảng Nam tăng cường tính bền vững của sinh kế và sự an toàn khi thu hoạch rong biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Thông qua việc cải thiện điều kiện kinh tế bằng các mô hình bền vững trước tác động của BĐKH, gói hỗ trợ trị giá 850.000 đôla mỹ của quỹ Channel hướng đến mục tiêu tăng cường sinh kế, nâng cao năng lực và khả năng chống chịu với BĐKH và rủi ro thiên tai của phụ nữ thông qua triển khai các lựa chọn sinh kế bền vững. Trên cơ sở đó, thúc đẩy vai trò, sự tham gia và khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong các hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH tại cộng đồng, cũng như góp phần xây dựng chính sách pháp luật về lĩnh vực này (Tài nguyên & Môi trường, 2019) [22]. Tại đồng bằng sông Cửu Long, vài năm trở lại đây, lúa không còn trở thành cây trồng duy nhất cho nền nông nghiệp nơi đây. Các mô hình nuôi tôm bền vững; chuyển đổi nông nghiệp bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu đã bắt đầu hình thành. Điển hình như phát triển mô hình 26 nuôi tôm bền vững, chuyển đổi nông nghiệp bền vững, chọn tạo phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế của vùng, nâng cao chất lượng giống thích ứng với BĐKH. Đồng bằng Sông Cửu Long đã hình thành được các vùng nuôi tôm nước lợ; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có tiềm năng lượi thế của vùng; phát triển giống lúa có khả năng chịu mặn cao, giống cây ăn quả có khả năng chịu hạn, phát triển giống cá nước ngọt có chất lượng cao phù hợp với đặc điểm của từng vùng sinh thái.Triển khai mô hình chuyển đổi nông nghiệp bền vững theo hướng đảm bảo thủy sản – cây ăn quả - lúa gắn với các vùng sinh thái trên địa bàn các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang (Ngọc Bách, 2019) [13]. Ngoài ra để thích ứng với các điều kiện thười tiết cực đoan, hộ dân, cộng đồng dân cư đã sang chế ra nhiều mô hình, ý tưởng nhằm giảm thiểu các tác động cảu BĐKH. Tại Bạc Liêu, trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường dâng, nông dân đã nhanh chóng thích ứng và tìm mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững. Điển hình là mô hình lúa - tôm. Mô hình này đã được nông dân sản xuất khá lâu, tập trung nhiều ở các huyện Phước Long, Hồng Dân, TX. Giá Rai. Đây là mô hình sản xuất mang tính bền vững, được các ngành chuyên môn khuyến cáo nhân rộng. Lợi nhuận từ mô hình này dao động từ 50 - 100 triệu đồng/ha. Mô hình cánh đồng sinh thái ứng dụng trên lúa - tôm cũng rất hiệu quả. Đây là mô hình mới, bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng cân bằng sinh thái và thực hiện “con tôm ôm gốc lúa”. Các mô hình: tôm - rừng, tôm - cua - cá - rừng, tôm - cua - rừng cũng được nông dân áp dụng để thích ứng với tình trạng BĐKH (Minh Đạt, 2017) [10]. Để đối phó với tình hình thời tiết bất thường, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã đưa vào thử nghiệm trồng nhiều giống dưa lê an toàn sinh học trong điều kiện cả ngoài trời và nhà kính. Qua thời gian khảo nghiệm cho thấy, trong điều kiện nhà kính, có tỉ lệ cây sống 100%, cho quả đạt 98%. Phương pháp được lựa chọn là thí điểm hữu cơ 100% và an toàn sinh học đều sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết của tỉnh Thái Nguyên. Hiệu quả kinh tế của dưa lê sẽ cao hơn so với những loại dưa thông thường. Còn đối với các mô hình xen canh, đồi rừng, mô hình trồng cây ba kích đang được Trung tâm khuyến nông Thái Nguyên quan tâm giám sát chặt chẽ. Để mô hình 27 phù hợp, thực sự đem lại hiệu quả trong điều kiện thực tế, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đang tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời ở những năm tiếp theo, làm cơ sở để tuyên truyền và đưa ra khuyến cáo trước khi nhân rộng mô hình. Năm 2020, toàn tỉnh Thái Nguyên có 9 chương trình, dự án khuyến nông được thực hiện; 7 mô hình được xây dựng chuyển giao và tư vấn kỹ thuật. Các mô hình đều tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế, hướng đến các vùng sản xuất hàng hóa an toàn, phát huy lợi thế của từng địa phương, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất. Với những kết quả bước đầu, cơ quan khuyến nông đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị thu thập, khảo nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, phẩm chất tốt. Qua đó, sẽ đề xuất bổ sung vào công thức luân canh phục vụ cơ cấu lại ngành; đồng thời, triển khai các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây, con, đặc biệt chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác nhằm tăng giá trị kinh tế trên diện tích đất nông nghiệp (Bá Hoàng, 2020) [1]. Ngoài ra nông dân tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều sáng kiến nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với BĐKH và thu được nhiều thành công đáng kể. Mô hình đậu xanh xen ngô chịu hạn, tăng năng suất sản lượng ngô, chịu hạn tốt và khả năng kháng sâu bệnh cao hơn các giống ngô bình thường; Mô hình ủ gốc chè ngô, sử dụng lớp đất bề mặt hay các loại cây phế phẩm như rơm, rạ để ủ gốc chè, ngô giúp cho độ ẩm đất luôn đạt tiêu chuẩn, chống nắng nóng tốt. Đặc biệt tránh được tình trạng thất thoát phân đạm và rửa trôi lớp đất bề mặt khi có mưa lớn xảy ra Những mô hình, sáng kiến này không chỉ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp mà còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản, đời sống người dân được cải thiện và ổn định hơn. 2.5. Đánh giá chung từ tổng quan BĐKH đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp trên thế giới đặc biệt là tại Việt Nam, làm giảm năng suât chất lượng nông sản, xuất hiện nhiều dịch bệnh 28 lạ trên vật nuôi và cây trồng, đe dọa đến an ninh lương thực và xuất khẩu. Để khắc phục hậu quả mà BĐKH mang lại một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH đã được nghiên cứu và ứng dụng để giảm bớt tác hại của BĐKH tăng năng suất chất lượng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên một số mô hình còn nhiều hạn chế như chưa chọn được giống cây trồng vật nuôi phù hợp với từng địa phương; chưa xử lý hoàn toàn chất thải do chăn nuôi, chất thải do hoạt động sản xuất nông nghiệp thải ra môi trường; một số mô hình giống cây mới chưa đạt hiệu quả do khả năng kháng sâu bệnh, thích ứng với thời tiết tại địa phương còn kém; chưa áp dụng được những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến nhất để tăng năng suất chất lượng và giảm tỷ lệ nhiễm sâu bệnh; chưa phát huy được vai trò cảu vật nuôi, giống cây bản địa; quan trọng hơn là tại địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên chưa có mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH nào được triển khai, chỉ có một vài mô hình nhỏ lẻ của người dân bản địa như mô hình trồng rau sạch, nhưng mô hình này có quy mô nhỏ lẻ hiệu quả năng suất thấp, hay chịu nhiều tác hại của sâu bệnh và các điều kiện thời tiết cực đoan. Vì vậy những mô hình trên chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện ngoại cảnh tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. - Phạm vi nghiên cứu: tại xã Kim Phương huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung 2: Nghiên cứu thực trạng sinh kế và tác động của biến đổi khí hậu đến các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung 3: Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội dung 4: Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH. Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có hiệu quả tại địa bàn nghiên cứu. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập dữ liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các dữ liệu và báo cáo liên quan ở các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, huyện và xã, gồm Cục thống kê, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNN), Trung tâm khuyến nông (TTKN), Phòng nông nghiệp và Trạm Khuyến nông, Trạm khí tượng thủy văn, Ủy ban nhân dân (UBND) các xã lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu liên quan của các viện/trường tại đại bàn nghiên cứu cũng được thu thập, tổng hợp và phân tích. Các thông tin thu thập gồm những dữ liệu và báo cáo liên quan đến tình hình chung của các địa bàn nghiên cứu, đặc điểm về kinh tế - xã hội, sinh kế của người 30 dân khu vực nông thôn, tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như những giải pháp ứng phó BĐKH hiện đang triển khai tại địa phương. Thu thập dữ liệu sơ cấp: Địa điểm lựa chọn và cỡ mẫu điều tra: huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn tại địa phương, sẽ lựa chọn 01 xã điển hình chịu tác động của BĐKH để triển khai các hoạt động thu thập thông tin. Cỡ mẫu điều tra được trình bày trong Bảng 1. Trong đó, đối với phỏng vấn các hộ dân, phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling) được áp dụng nhằm lựa chọn các hộ đại diện theo các tiêu chí về địa lý, giới tính, tuổi, dân tộc, và loại hình kinh tế (giàu, trung bình, cận nghèo, nghèo). Bảng 3. 1. Đối tượng và mục đích phỏng vấn Số TT Đối tượng Kỹ thuật Mục đích lượng 1 Các cơ quan chuyên Phỏng vấn Đánh giá tổng quan về tình hình kinh 4 môn: gồm Sở chuyên sâu tế - xã hội của địa bàn điều tra, hoạt người NN&PTNT, Phòng động sản xuất nông nghiệp, loại hình NN và mạng lưới sinh kế chính, các tác động của khuyến nông (KN) ở BĐKH và các giải pháp và các cấp tỉnh và huyện. chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH đã và đang áp dụng. 2 Lãnh đạo xã, cán bộ Phỏng vấn Đánh giá tổng quan về tình hình kinh 4 khuyến nông xã, hội cá nhân + tế - xã hội của xã, tình hình sản xuất người/ nông dân, hội phụ nữ. phỏng vấn nông nghiệp, tác động của BĐKH, xã nhóm các giải pháp và định hướng trong thích ứng BĐKH trên địa bàn. 3 Hộ nông dân (đại diện Phỏng vấn Đánh giá tình hình kinh tế hộ gia 50 về địa lý, giới tính, cá nhân + đình, tác động của BĐKH đến sản người/ tuổi, dân tộc, loại phỏng vấn xuất nông nghiệp, các giải pháp và xã. hình kinh tế hộ). và thảo sáng kiến thích ứng BĐKH, các mô luận nhóm hình sinh kế phù hợp thích ứng với có trọng BĐKH tại địa phương; phân tích hiệu tâm. quả kinh tế và môi trường của các mô hình; thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình; các giải pháp nhân rộng mô hình. 4 Chuyên gia/nhà Phỏng vấn Đánh giá chuyên sâu về các mô hình 1-2 nghiên cứu có am cá nhân sinh kế bền vững thích ứng biến đổi người hiểu về các mô hình khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. sinh kế thích ứng BĐKH 31 Phương pháp điều tra thực địa: xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn và các nội dung thảo luận nhóm tập trung nhằm khai thác thông tin và ý kiến của đại diện các cơ quan chuyên môn (gồm Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông), lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã, và người dân (50 người đại diện/huyện, theo kỹ thuật lấy mẫu phân tầng có chủ đích). Phương pháp tham vấn chuyên gia: Thu thập những đánh giá chuyên môn về các mô hình sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại các địa bàn nghiên cứu. Các kỹ thuật sử dụng gồm: kỹ thuật lựa chọn mẫu điều tra phân tầng (stratified sampling), kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc (SSI), kỹ thuật khám phá thông tin từ các tác nhân liên quan khác được phát hiện trong quá trình điều tra – sử dụng kỹ thuật Chain Referral Technique, và quan sát thực địa trong quá trình điều tra. Bộ công cụ điều tra: bản câu hỏi bán cấu trúc đối với từng nhóm đối tượng; bản hướng dẫn các chủ đề thảo luận nhóm tập trung. Bản câu hỏi sẽ được lấy ý kiến chuyên gia và hoàn thiện trước khi triển khai hoạt động khảo sát thực địa. Phương pháp phân tích hiệu quả tổng hợp của các mô hình sinh kế: Nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức hoạt động thảo luận nhóm với đại diện các hộ nông dân (50 hộ/xã) nhằm phân tích các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiêu quả môi trường (tiết kiệm nước, giảm xói mòn, giảm ô nhiễm,), phạm vi áp dụng, tính phù hợp, tính bền vững, và tiềm năng nhân rộng của các mô hình sinh kế được lựa chọn thông qua hình thức cho điểm và mô hình trên Radar Chart để so sánh hiệu quả tổng thể giữa các mô hình. 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu Dữ liệu điều tra được mã hóa và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS (Phiên bản 20, SPSS Inc., Chicago, IL, USA) với sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất (LSD) được tính ở mức xác suất 5%. 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu - Thực trạng và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn điều tra. - Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân. - Đặc điểm kinh tế hộ gia đình và các hoạt động sinh kế chính. 32 - Phân tích các giải pháp và sáng kiến thích ứng với BĐKH hiện đang áp dụng tại địa phương (gồm các chương trình hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương, các giải pháp và sáng kiến của cộng đồng). - Phân tích hiệu quả tổng hợp của một số mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có tiềm năng tại địa phương. - Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình sinh kế. - Phân tích và đề xuất các giải pháp nhân rộng các mô hình sinh kế. 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Về vị trí địa lý Định Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 50 km. Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn; Phía Đông giáp huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên; Phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020) Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 51.421,32 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là: 44.868,36 ha (đất sản xuất nông nghiệp 10.835,68 ha, đất lâm nghiệp 34.032,68 ha); nhóm đất phi nông nghiệp có 3.752,17 ha và nhóm đất chưa sử dụng có 2.800,79 ha (Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa, 2020) [38]. 34 4.1.1.2. Về địa hình Địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, được chia thành 3 tiểu vùng: + Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 8 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương; với diện tích tự nhiên 27.074,79ha. + Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội; với diện tích tự nhiên 8.266,16ha. + Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành, với diện tích tự nhiên 17.629,28ha. Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 m đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng Tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt. Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng phong phú, chìn ếu là đồi, núi nên một mặt tạo cho huyện có cảnh quan đẹp, mặt khác yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng, kỹ thuật, xây dựng, phân bố dân cư trên địa bàn. 4.1.1.3. Về thời tiết khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm là 22,80C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 20C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.825 mm, cao nhất là 2.270 mm, thấp nhất là 1.370 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn 35 nhưng không đều và tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, mưa ít gây hạn hán, rét đậm kéo dài gây nhiều khó khăn trong sản xuất. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Về kinh tế Trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống của người dân nói chung và người dân nông thôn Định Hoá nói riêng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Định Hóa vẫn còn là một huyện nghèo của tỉnh với thu nhập bình quân đầu người thấp so với trung bình của cả tỉnh (Năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm). 4.1.2.2. Về xã hội Huyện Định Hóa gồm 24 đơn vị hành chính (23 xã và 01 thị trấn). Dân số là 88.100 người với 19.084 hộ. Trong đó, khu vực nông thôn có 81.670 người, chiếm 93,04 % tổng số khẩu. Lao động nông nghiệp chiếm 80% tổng số lao động trên toàn huyện, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện... tiếp tục được đầu tư và cải tạo. Tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn hoá. * Theo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện, Định Hóa có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa theo mô hình nông - lâm kết hợp, nhiều loại cây trồng vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu của huyện. Tuy nhiên, Định Hóa cần tập trung phát triển các lợi thế sau: - Đối với cây công nghiệp: Tập trung phát triển cây chè, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu giống chè mới trồng cành thay thế giống chè trung du già cỗi, đến năm 2020 đạt 3.000 ha, trong đó 60-70% là giống chè mới trồng bằng cành. 36 - Đối với ngành chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển, tăng tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong đó phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê theo hình thức bán chăn thả là một lợi thế của địa phương. - Về lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, phát triển rừng phải đảm bảo đạt được các chức năng của rừng về: Kinh tế, nguồn sinh thủy, môi trường và cảnh quan để gắn với phát triển du lịch. Kết hợp trồng rừng với trồng cây dược liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường nguyên liệu của các nhà máy chế biến dược liệu. Xã Kim Phương, huyện Định Hóa đã được chọn là một xã thí điểm trong qua trình điều tra tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân. Có vị trí địa lý phía Đông giáp xã Lam Vỹ, Tân Thịnh, Tân Dương, phía Tây giáp xã Kim Sơn, phía Nam giáp thị trấn Chợ Chu, phía Bắc giáp xã Quy Kỳ. Có tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1259,06 ha, có 10 dân tộc cùng chung sống, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số, lối sống mang đậm nét truyền thống cảu người Tày vùng Việt Bắc. Đa số người dân theo tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên, một phần nhỏ theo đạo phật. Xã Kim Phượng có tổng số 813 hộ dân với 3.205 nhân khẩu trong đó số lao động trong độ tuổi là 1796 người chiếm 56,03 % so với tổng số dân toàn xã ( UBND xã Kim Phượng, 2019) [10]. Xã Kim Phượng thuộc vùng núi có địa hình đa dạng phức tạp, có dãy núi đá vôi chạy qua, đồi núi dốc, các dải đồng bằng nhỏ hẹp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Kim Phượng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của BĐKH hạn hán, số ngày nóng tăng và mùa hè, mùa đông thường có các đợt lạnh sâu, rét tăng cường. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng nặng nề cảu các dịch sâu bệnh lạ, sương muối, mưa bão bất thường, sạt lở đất, gây ra tác động không nhỏ đến đời sống cũng như sinh kế chính của người dân tại địa phương. 4.2. Thực trạng sinh kế của người dân và tác động của biến đổi khi hậu tại huyện Định Hóa 4.2.1. Thực trạng sinh kế của người dân Theo Ủy Ban nhân dân huyện Định Hóa (năm 2019) cho biết trên địa bàn huyện có 04 nguồn thu nhập chính bao gồm thu nhập từ Trồng trọt, Chăn nuôi, Dịch 37 vụ và các ngành nghề khác chủ yếu là đi làm công nhân tại các khu công nghiệp và công ty tư nhân trong và ngoài địa bàn huyện. Tỷ lệ các nguồn thu nhập chính của các nông hộ được tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4. 1. Các nguồn thu nhập chính của nông hộ Nguồn thu nhập chính % thu nhập Ghi chú (a) Trồng trọt 78.6 Chủ yếu là gạo, ngô (b) Chăn nuôi 7.1 Chủ yếu là nuôi lợn, gà (c) Dịch vụ (bán hàng, ) 1.8 Hàng tạp hóa (d) Khác (nghề thủ công, làm 12.5 Chủ yếu người dân đi làm thuê, làm nghề khác,) công nhân Tổng thu nhập của nông hộ 100 (Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019) Qua bảng 4.1 có thể thầy người dân huyên Định Hóa tỉnh Thái Nguyên phát triển sinh kế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp với khoảng 85,7% thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Số còn lại chủ yếu đi làm công nhân và kinh doanh hàng tạp hóa. Cụ thể hơn, ta thấy rằng nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ các sản phẩm tư trồng trọt ví dụ như sản xuất lúa, ngô, và các sản phẩm cây trồng khác chiếm tới 78.6% tổng thu nhập. Lúa đa số được trồng 2 vụ, vụ chiêm xuân và vụ mùa, giữa 2 vụ là thời gian người dân kết hợp trồng ngô, khoai. Ngô đa số được trồng trên các bãi bồi ven sông, các gò đồi thấp có khả năng chịu hạn tốt. Nguồn thu nhập sau trồng trot là đi làm công nhân tại các nhà máy và khu công nghiệp với 15,5%.Với sự phát triển của công nghiệp đặc biệt sự xuất hiện của nhà máy Samsung và khu công nghiệp Điềm Thụy đã thu hút nhiều lao động, nhiều lao động trẻ đã chọn đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chăn nuôi chiếm khoảng 7.1% thu nhập của nông hộ, chủ yếu chăn nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò có số lượng ít, chăn nuôi lợn chiếm số lượng khá lớn đa số là để bán. Các nguồn thu nhập từ dịch vụ bán hàng như hàng tạp hóa, du lịch đền chùa chiếm một phần thu nhập nhỏ do mức sống người dân chưa được cao và lương thực ở khu vưc là tự cung tự cấp là chủ yếu. 38 Dựa vào số liệu thu thập và tổng hợp được trong bảng 4.2 về diện tích đất sản xuất Nông hộ từ UBND huyện Định Hóa (năm 2019) nhận thấy: đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 34.032,68 ha chiếm tương đương với hơn 65% tổng diện tích đất sản xuất, ly do vì phần lớn địa hình ở Định Hóa là đồi núi thấp nên rất thích hợp phát triển kinh tế rừng đặc biệt là rừng trồng keo. Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là diện tích đất nông nghiệp với khoảng 20,79% tương đương với 10.800 ha, đất nông nghiệp được phân bố chủ yếu ở các dải đồng bằng giữa các dãy núi già và các bài bồi tụ ven song, suối trên địa bàn. Người dân chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp cho trồng lúa, ngô xen đậu đỗ, bí đỏ,... Bảng 4. 2. Diện tích sản xuất của nông hộ Diện tích Tỷ lệ Loại đất sử dụng Ghi chú (ha) (%) a) Đất nông nghiệp 10.835,68 20,79 Chủ yếu là các dải đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi và các bãi bồi tụ ở ven sông suối. b) Đất lâm nghiệp 34.032,68 65,28 Chủ yếu là rừng trồng keo. c) Diện tích ao, hồ 710 1,36 Nuôi cá chủ yếu trên các hồ, đập và thực hiện mô hình nuôi cá trên các đồng ruộng. d) Đất khác (ghi rõ ở 6.552,96 12,57 đất phi nông nghiệp có 3.752,17 ha cột ghi chú loại đất đất chưa sử dụng có 2.800,79 ha. gì) Tổng 52131.32 100 (Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2019) Do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc và khó khăn trong phát triển nghư nghiệp nên diện tích về ao hồ chiếm tỷ lệ khá nhỏ với chỉ 1,36% (710 ha) tổng điện tích sản suất của nông hộ. Chăn nuôi thủy hải sản chủ yếu phục vụ nhu cầu trong gia đình. Có khoảng 12,57% là diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Số liệu thu thập được từ UNBD huyện Định Hóa cho thấy, đối với lĩnh vực chăn nuôi người dân chủ yếu tham gia chăn nuôi gia súc và gia cầm với phần lớn mục đích để làm kinh doanh và phục vụ làm lương thực cho gia đình và phục vụ hỗ 39 t...ng đổi gen phẩm cây của người dân cũng 4300 + Hạn chế gây ô nhiễm môi trường như lãnh đạo địa do không phải sử dụng thuốc trừ phương còn hạn chế. sâu, diệt cỏ + Chi phí đầu vào phù hợp với người dân bản địa. 4 Chè tưới + Đem lại hiệu quả kinh tế cao. + Chi phí lắp đặt hệ tiết kiệm + Tính bền vững lớn. thống cao. nước + Phù hợp với điều kiện tự nhiên, + Diện tích đất trồng khí hậu tại địa phương. chè chưa lớn. 50 4.5. Phân tích các giải pháp nhân rộng mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại địa phương Tại địa bàn điều tra có khá nhiều mô hình sinh kế của người dân bản địa sáng chế hay của cán bộ khuyến nông, các doanh nhiệp tư nhân đầu tư cho người dân nhằm thích ứng, hạn chế các tác động của BĐKH đến sinh kế cuả người dân. Các mô hình kể trên đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của người dân; tiết kiệm sức lao động; nhiều mô hình phù hợp với vốn đầu tư của người dân; giảm những tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên để nhân rộng các mô hình sinh kế ra toàn huyện gặp nhiều khó khăn lớn như sự hiểu biết về mô hình sinh kế của người dân cũng như cán bộ khuyến nông còn hạn chế; chi phí đầu tư mô hình khá cao; chưa có nhiều mô hình thử nhiệm nên người dân chưa thực sự tin tưởng vào mô hình sinh kế đó Kiến nghị để nhân rộng các mô hình sinh kế cho người dân:  Đào tạo thêm về kiến thức, năng lực cho cán bộ khuyến nông về các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH.  Cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ cho người dân bản địa về các mô hình sinh kế.  Thử nhiệm mô hình trên thực địa và tỏ chức các buổi họp dân, đưa người dân đi học hỏi.  Khuyến khích tổ chức các nhóm sản xuất, hợp tác xã để thúc đẩy học tập cộng đồng, áp dụng rộng rãi hơn tăng tính bền vững của hệ thống canh tác đáp ứng với môi trường thay đổi. 51 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian thực tập tốt nghiệp cới quá trình nghiên cứu, điều tra về các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên em có một số kết luận như sau: 1) Các hiện tượng của BĐKH đang diễn ra vô cùng khắc nhiệt và thất thường, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sinh kế của người dân địa phương. Qua điều tra 56 hộ gia đình thì mức độ ảnh hưởng cảu BĐKH là khác nhau theo từng nhóm hộ. 2) Những biến đổi của thời tiết trên đã ảnh hưởng lớn đến đười sống của người dân đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Một số yếu tố thời tiết ảnh hưởng nguy hại đến sản xuất của người dân được biểu hiện qua các mức độ đánh giá. Hầu hết các yếu tố thời tiết (hạn hán, lũ lụt, mưa bão,) các yếu tố nguy hại (sâu bệnh, dịch bệnh,) gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt cảu người dân. 3) Các thông tin về BĐKH được người đan cập nhập theo nhiều nguồn khác nhau từ tivi, báo đài, mạng xã hội, Các nguồn thông tin này đã tương đối để cho người dân đủ hiểu và thích ứng kịp thời với các hiện tượng thời tiết cực đoan. 4) Các hoạt động sinh kế trên ở địa phương khá phong phú, đa dạng của hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên tiềm năng nhân rộng vẫn chưa lớn và hiệu quả đạt tối đa chưa cao. 5) Người dân địa phương đang thích ứng, thay đổi trước những tác động tiêu cực của BĐKH thông qua việc sử dụng những giống cây trồng mới chống hạn chịu lạnh, có sức đề kháng cao chống lại sâu dịch bệnh, ngoài ra còn thay đổi lịch gieo trồng, áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở điều tra nghiên cứu về BĐKH ảnh hướng đến hoạt động sinh kế của người dân tại Định Hóa, đề tài đã đưa gia một số giải pháp nhằm nhân rộng các mô hình sinh kế tiềm năng để nâng cao đời sống của người dân. Nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì chúng ta tin răng trong những năm tới, các hoạt động sinh 52 kế của người dân sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và đa dạng hơn, đen lại hiệu quả về kinh tế xã hội cho người dân địa phương nói riêng, huyện Định Hóa nói chung và các địa phương khác. 5.2. Đề nghị 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương Đề nghị UBND huyện Định Hóa xây dựng và ban hành các văn bằng chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm đến sự tác động của BĐKH đến các hoạt động sinh kế của người dân. Đồng thời xây dựng các dự án, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, dự án dành riêng về BĐKH, có kế hoạch cụ thể đối với tùng nghành nghề để có biện pháp ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và khó dự đoán trước. Tổ chức các chương trình truyền thông và đào tạo kiến thức có nội dung phù hợp để người dân có kiến thức và biết cách ứng phó với BĐKH và điểu chỉnh các hoạt động sinh kế phù hợp với điều kiện hiện tại. Nội dung và cách thức đọa tạo phải phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, làm cho người dân dễ hiểu và nắm bắt được thông tin về BĐKH và sinh kế. Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý cấp xã, huyện, thường xuyên kêu gọi nguồn tài trợ từ bên ngoài. Thường xuyên mở các lớp kỹ năng, tập huấn cho người dân về các kỹ thuật sản xuất cho người dân nhằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật trong sản xuất, chuyển giao thông tin và ứng phó với các điều kiện bất thường của thời tiết. 5.2.2. Đối với người dân địa phương Để phát triển kinh tế cho hộ gia đình, chính bản thân người dân cần phải thay đổi thói quen, tư duy canh tác lạc hậu, cần năng động và sang tạo hơn trong mọi lĩnh vực. Phát huy kiến thức bản địa trong sản xuất đặc biệt là mô hình trồng xen các loại cây họ đậu, đỗ nhằm tích ứng với BĐKH 53 Không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi, trau dồi, bồi dưỡng kiến thức và thường xuyên tiếp cận với thông tin đại chúng để tu thập, nắm bắt thông tin. Từ đó mỗi hộ gia đình có thể tự xây dựng cho mình chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển sinh kế riêng tránh được rủi ro do thiên tai gây ra. Vì vậy để người dân tự ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian tới cần phải có các biện pháp cụ thể như: tăng cường các nguồn lực sinh kế cho người dân trên địa bàn; tăng cường công tác đào tạo kiến thức cho người dân liên quan đến BĐKH và thích ứng với BĐKH; tăng cường tính liên kết giữa người dân và chính quyền địa phương. Trên đây là toàn bộ nôi dung của khóa luận nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung của đề tài vẫn chưa được sâu sắc và còn nhiều sai sót, rất mong nhận đươc sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt. [1]. Bá Hoàng (2020), “Triển khai các mô hinhfkhuyeens nông theo hướng an toàn liên kết chuỗi”, Đài phát thanh – truyền hình Thái Nguyên, toan-lien-ket-chuoi-79675.html, truy cập ngày 10/7/2020. [2]. Cổng thông tin điện tử Quảng Nam (2018), “Tác động cảu biến đổi khí hậu đến tự nhiên và xã hội”, https://www.quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet= 26049, truy cập 10/7/2020. [3]. Dương Văn (2019), “Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, Báo Thái Nguyên điện tử, pho-voi-bien-doi-khi-hau-263482-85.html, truy cập ngày 10/7/2020 [4]. Hoàng Thị Ngọc Hà (2015),” Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng”. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam [5]. Hồng Quân (2020),” Sáng tạo trong phát triển nông nghiệp của Israel”, Ấn phẩm của báo nhân dân, Báo thời nay, https://nhandan.com.vn/baothoinay- quocte-nhipsong/sang-tao-trong-phat-trien-nong-nghiep-cua-israel-447301/, truy cập ngày 10/7/2020. [6]. Hồng Lac (2019), “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp”, Môi trường nông thôn, bien-doi-khi-hau-doi-voi-nganh-nong-nghiep. Truy cập 10/7/2020. [7]. Lê Anh (2019), “Ngành nông nghiệp cần chủ động với Biến đổi khí hậu”, báo Đảng cộng sản Việt Nam. nong-nghiep-can-chu-dong-voi-bien-doi-khi-hau-544863.html. Truy cập ngày 10/7/2020. 55 [8]. Lê Minh Nhật (2019), “Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu”, báo Nhân dân, https://nhandan.com.vn/chuyen-de-cuoi-tuan/nong-nghiep-thich-ung- voi-bien-doi-khi-hau-346771/ , truy cập ngày 10/7/2020. [9]. Mai Thành Phụng (2019),” Một số lưu ý canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa ĐBSCL”, nông nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/mot-so-luu-y-canh- tac-lua-trong-mo-hinh-tom--lua-dbscl-d251030.html. Truy cập ngày 17/5/2020. [10]. Minh Đạt (2017), “Nông dân thích ứng với biến dổi khí hậu”, khi-hau-45071.html, truy cập ngày 10/7/2020. [11]. Minh Quân (2017). “Biến đổi khí hậu đã tác động đến Việt Nam như thế nào?”, Báo Lao Động, https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/bien-doi-khi-hau- da-tac-dong-den-viet-nam-nhu-the-nao-515777.ldo. Truy cập 10/7/2020 [12]. Môi trường và cuộc sống (2016), “Thực trạng và hậu quả của việc Biến đổi khí hậu” https://moitruong.net.vn/thuc-trang-va-hau-qua-cua-viec-bien-doi- khi-hau/. Truy cập ngày 9/1/2020 [13]. Ngọc Bách (2019), “Ưu tiên đánh giá nhân rộng mô hình thích ứng BĐKH”, Môi trường du lịch Việt Nam, truy cập ngày 10/7/2020. [14]. Nguyễn Huệ (2017), “Chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu”, tạp chí Chăn nuôi, . Truy cập ngày 10/7/2020. [15]. Nguyên, M. H. (2012). Đánh giá tổng quát tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và các biện pháp ứng phó. Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai. [16]. Nguyễn Thị Lan (2019), “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới kinh tế nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, trao-doi/nghien-cuu-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-toi-kinh-te-nong- nghiep-viet-nam-313379.html. Truy cập ngày 10/7/2020. 56 [17]. OpenDevelopment Vietnam (2019), “Biến Đổi khí hậu” , https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/climate-change/, ngày 10/7/2020, Truy cập ngày 10/7/2020 [18]. Phan Văn Tân (2015),"Khái luận thích ứng và giảm nhẹ Biến đổi khí hậu”, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, bdkh.html , truy cập ngày 15/5/2020 [19]. Phương Linh, (2014), “Quảng Trị: Cần nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với Biến đổi khí hậu”, báo Tài nguyên và Môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-tri-can-nhan-rong-mo-hinh-san- xuat-nong-nghiep-thich-ung-voi-bdkh-240860.html. Truy cập ngày 10/7/2020. [20]. Phương Thơm (2018), “Khởi nghiệp từ mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao”, Báo Thái Nguyên, te/khoi-nghiep-tu-mo-hinh-nong-nghiep-sach-ung-dung-cong-nghe-cao- 258441-108.html, truy cập ngày 10/7/2020. [21]. Quang Khánh (2019), “Câu chuyện ly kỳ của một người nông dân Úc và kỳ tích phủ xanh 240 triệu cây xanh trên sa mạc”, Đại Kỷ Nguyên, https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/cau-chuyen-day-ly-ky-cua-mot- nguoi-nong-dan-uc-va-ky-tich-phu-xanh-240-trieu-cay-xanh-tren-sa- mac.html, truy cập ngày 10/7/2020 [22]. Bô Tài nguyên & Môi trường (2019), “Triển khai 4 mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thích ứng với BĐKH”, https://baotainguyenmoitruong.vn/trien-khai- 4-mo-hinh-sinh-ke-ho-tro-phu-nu-thich-ung-bdkh-241901.html, truy cập ngày 10/7/2020. [23]. Tổng cục thống kê Việt Nam (2018), Niên giám thống kê năm 2018,https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=19 298, truy cập ngày 10/7/2020 [24]. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vân (2016),” Những khó khăn cụ thể của mô hình VAC nông nghiệp thưòng gặp”, 57 hinh-VAC-nong-nghiep-thuong-gap.html, truy cập ngày 10/7/2020 [25]. Trần Đại Nghĩa (2018) “Tài liệu hướng dẫn về nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu”, NXB Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Truy cập ngày 13/7/2020. [26]. Trần Tú (2012), “Các tác động cảu biến đổi khsi haaujddeens đời sống kinh tế - xã hội”, báo sức khỏe và đời sống, https://suckhoedoisong.vn/cac-tac- dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-doi-song-kinh-te-xa-hoi-n56364.html. truy cập ngày 10/7/2020. [27]. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vân (2016),” Những khó khăn cụ thể của mô hình VAC nông nghiệp thưòng gặp”, VAC-nong-nghiep-thuong-gap.html. Truy cập ngày 10/7/2020. [28]. Tú Anh (2019),” Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam như thế nào?” Báo Môi trường và cuộc sống, https://moitruong.net.vn/bien- doi-khi-hau-da-anh-huong-nghiem-trong-den-viet-nam-nhu-the-nao. Truy cập ngày 10/7/2020. [29]. UBND huyện Định Hóa (2018), “ Phương án sản xuất nông – lâm nghiệp huyện Định Hóa 2018”. [30]. UBND huyện Định Hóa (2020), “Báo cáo các đợt thiên tai trên địa nàm huyện Định Hóa (2016 – 2020)”. [31]. UBND xã Kim Phượng (2018), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 2019”. [32]. UBND xã Kim Phượng (2019), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 2020”. [33]. Viện khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015), “Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giưới và những tác hại” tuc/cat17/126/Tinh-hinh-Bien-doi-khi-hau-tren-the-gioi-va-nhung-tac-hai. Truy cập ngày 10/7/2020 58 [34]. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2013), “Nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu”, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, Truy cập ngày 12/7/2020. [35]. Vũ Thị Bích Hợp (2011), “Các mô hình ứng phó với Biến đổi khí hậu – kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ Việt Nam”, Khoa Các Khoa Học Chuyên Ngành, Đại học Quốc Gia Hà Nội, hinh-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-kinh-nghiem-cua-cac-to-chuc-phi-chinh- phu-tai-viet-nam/, truy cập ngày 10/7/2020 2. Tài liệu tiếng anh [36]. David Eckstein, Vera Künzel và Laura Schäfer (2017), “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượn thời tiết cực đoan?”, https://data.opendevelopmentmekong.net//dataset/1db59ac1-16cd-48cc-b175- 6d0ca1ae8ad4, truy cập ngày 10/7/2020 [37]. IPCC (2007), Climate Change 2007: impacts, adaptation and vulnerability: contribution of Working Group II to the fourth assessment report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge, UK 3. Tài liệu internet [38]. Cổng thông tin điện tử huyện Định Hóa (2020), “Bản đồ địa giới hành chính huyện Định Hóa”, PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi dành cho người dân Mã số: BẢN CÂU HỎI DÀNH CHO NGƯỜI DÂN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tuổi: . 2. Giới tính:  Nam  Nữ. 3. Địa chỉ: Xã .. Huyện . 4. Số người trong gia đình: (người). 5. Số lao động chính trong gia đình: . (người). 6. Số người làm trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp: . (người). 7. Số người làm nghề khác: .. (người) (ghi cụ thể nghề gì): .. 8. Số con từ 1->17 tuổi: (người). 9. Số con đi học trường đào tạo nghề: (người). 10. Số con đi học cao đẳng/đại học: (người). 11. Gia đình chị thuộc diện hộ giàu, Ptrung bình hay nghèo? (đánh dấu “X” vào ô thích hợp)  (a) Khá/Giàu  (b) Trung bình  (c) Cận nghèo  (d) Nghèo Ghi chú: tiêu chí đánh giá áp dụng theo QĐ Số: 59/2015/QĐ-TTg như sau:  Hộ nghèo: Khu vực nông thôn: thu nhập bình quân ≤ 700.000 đồng/người/tháng;  Hộ cận nghèo: Khu vực nông thôn: thu nhập từ trên 700.000 -> 1.000.000 đồng/người/tháng;  Hộ có mức sống trung bình: Khu vực nông thôn: thu nhập trên 1.000.000 -> 1.500.000 đồng/người/tháng. 12. Ngành nghề chính của gia đình anh chị thuộc nhóm nào dưới đây (chọn 1 nhóm nghề chính của cả gia đình):  Trồng trọt  Chăn nuôi  Lâm nghiệp  Thủy sản  Dịch vụ/thương mại  Nghề khác (ghi cụ thể: 13. Xếp loại các nguồn thu nhập chính của gia đình anh/chị: Ghi chú (loại cây, con, hay hoạt động/nghề % thu Nguồn thu nhập chính chính gì tương ứng với từng nguồn thu nhập ở nhập cột bên trái) (a) Trồng trọt (b) Chăn nuôi (c) Thủy sản (d) Lâm nghiệp (rừng) (d) Dịch vụ (bán hàng, ) (e) Khác (nghề thủ công, làm thuê, làm nghề khác,) (Lưu ý: tổng % thu nhập của cả hộ gia đình Tổng thu nhập của hộ 100% phải bằng 100%). II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 14. Tổng diện tích đất gia đình có: .. (ha) (ghi chú: 1 sào = 360m2). Trong đó: Loại đất sử dụng Diện tích (ha) Ghi chú a) Đất nông nghiệp b) Đất lâm nghiệp c) Diện tích ao, hồ d) Đất khác (ghi rõ ở cột ghi chú loại đất gì) Lưu ý: nếu không biết chính xác, có thể áng chừng diện tích là bao nhiêu. 15. Trồng trọt: Loại cây trồng chính của gia đình (xếp theo thứ tự ưu tiên về thu nhập): a) Cây trồng 1: .... Diện tích: .. (ha) b) Cây trồng 2: Diện tích: .. (ha) c) Cây trồng 3: .... Diện tích: .. (ha) 16. Cơ cấu và diện tích các loại cây trồng trong 10 năm trở lại đây có thay đổi gì không? Tại sao? (ví dụ: tăng/giảm diện tích trồng cây gì? Hay trồng cây gì mới? Và lý do tại sao?) 17. Chăn nuôi : Số lượng vật nuôi của gia đình anh/chị Số lượng Loại vật nuôi Mục đích nuôi (để bán, cày kéo, hay để ăn) (con) a) Trâu b) Bò c) Lợn d) Gia cầm (gà, vịt, ngan,..) e) Khác (nêu tên cụ thể) 18. Trong các loại vật nuôi trên, loại nào đem lại thu nhập cao nhất? 19. Nuôi trồng thủy sản: 19.1. Sản lượng cá thu hoạch/năm: (kg). 19.2. Sản lượng các đối tượng thủy sản khác (ghi cụ thể: ): kg/năm. 19.3. Trong đó, phần trăm lượng sản phẩm thủy sản bán ra thị trường . (%). III. BIỂU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 20. Anh/chị đánh giá mức độ thường xuyên của các hiện tượng biến đổi khí hậu tại địa phương theo bảng dưới đây (đánh dấu “X” vào ô thích hợp của từng hàng). Tần suất xảy ra 2-3 4-5 Trên 5 Hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra Hàng năm năm Không năm năm một một xảy ra một lần lần lần (a) Thời tiết thay đổi bất thường      (b) Hạn hán      (c) Lũ lụt      (d) Bão lớn      (e) Xạt lở đất      (f) Số ngày nắng nóng tăng      (g) Số đợt lạnh bất thường tăng      (h) Dịch bệnh tăng “do thời tiết thay      đổi” (i) Khác (ghi rõ): ..           21. Các hiện tượng biến đổi khí hậu mà gia đình anh/chị chịu ảnh hưởng trực tiếp? (đánh dấu “X” vào ô thích hợp về mức độ tác động ứng với từng hiện tượng dưới đây) Mức độ/cường độ tác động đến gia đình anh/chị Hiện tượng do biến đổi khí hậu gây ra Trung Không tác Mạnh Yếu/ít bình động (a) Thời tiết thay đổi bất thường     (b) Hạn hán     (c) Lũ lụt, lũ quét.     (d) Mưa, bão lớn     (e) Xạt lở đất     (f) Số ngày nắng nóng tăng     (g) Rét đậm, rét hại     (h) Dịch bệnh tăng “do thời tiết thay đổi”     (i) Khác (ghi rõ): ..             22. So với 15 năm trước đây thì các hiện tượng biến đổi khí hậu có khác biệt không?  (a) Tăng cường (ghi cụ thể hiện tượng gì: ..  (b) Không thay đổi  (c) Giảm  (d) Không chắc chắn/không biết. 23. Tác động trực tiếp mà gia đình anh/chị bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gây ra là gì? (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp).  (a) Giảm diện tích và thời vụ sản xuất (do thiếu nước, hạn hán, lũ lụt).  (b) Giảm năng suất cây trồng/vật nuôi/thủy sản;  (a) Mất mùa (cây trồng/vật nuôi không được thu hoạch);  (c) Bị cắt điện thường xuyên (do bão, thiếu nước thủy điện)  (d) Thiếu nước ngọt nuôi cá;  (e) Phải đi làm nghề khác (ghi cụ thể nghề gì, ở đâu): ...  (f) Phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc loại cây trồng (ghi cụ thể):  (g) Tác động khác (ghi cụ thể): IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ SÁNG KIẾN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 24. Các chương trình/hoạt động hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức mà gia đình anh/chị đã được hưởng lợi (đánh chữ “X” vào những ô thích hợp). Chương trình/hoạt động hỗ trợ nhằm ứng phó Tên cơ quan/tổ chức/dự và thích ứng với biến đổi khí hậu án hỗ trợ  a) Thử nghiệm cây trồng chịu hạn (cây gì) .  b) Thử nghiệm cây trồng chịu lạnh (cây gì)  c) Phương pháp/quy trình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu (ví dụ: sản xuất lúa tiết kiệm nước, trồng xen che phủ đất, hạn chế xói mòn, thời vụ hợp lý).  d) Sử dụng cây trồng/vật nuôi (bản địa) thích ứng với biến đổi khí hậu  e) Du lịch cộng đồng gắn với phát triển sinh kế  f) Mô hình sản xuất khép kín: Vườn – Ao – Chuồng – Biogas.  g) Tập huấn, đào tạo kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu  h) Đào tạo nghề mới (ghi cụ thể nghề gì) .  i) Khác (ghi cụ thể): .  25. Các giải pháp/sáng kiến tự có của cộng đồng và gia đình anh/chị trong việc thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp)  (a) Tích trữ nước ngọt cho sản xuất (ví dụ: làm ao, hồ tích trữ nước,);  (b) Mô hình sản xuất tiết kiệm nước (ghi cụ thể) ..  (c) Thay đổi thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết.  (d) Mô hình sản xuất tổng hợp bền vững (Đánh dấu vào mô hình đang áp dụng dưới đây):  Mô hình Vườn – Ao – Chuồng;  Vườn – Ao – Chuồng – Bioga;  Mô hình khép kín, xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi.  Trồng xen che phủ đất, chống xói mòn.  Mô hình khác (ghi cụ thể): ..  (e) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng (lựa chọn cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu) (ghi cụ thể).  (f) Chuyển sang nghề mới hay hoạt động khác để có thu nhập ổn định.  (g) Tham gia các nhóm sản xuất hay nhóm sinh kế.  (h) Khác (ghi rõ): ... V. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 26. Anh/chị học tập và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất thông qua những hình thức nào? (đánh dấu “X” vào những ô thích hợp; có thể đánh dấu nhiều đáp án).  (a) Học thông qua các khóa tập huấn trên lớp;  (b) Thông qua lớp học thực tế tại hiện trường trên đồng ruộng;  (c) Thông qua các mô hình trình diễn của cán bộ khuyến nông;  (d) Thông qua vô tuyến (TV) và đài phát thanh.  (e) Thông qua các buổi sinh hoạt với các tổ chức dân sự địa phương (hội phụ nữ, hội nông dân và đoàn thanh niên).  (f) Thông qua các buổi họp thôn/xóm  (g) Thông qua học tập giữa các thành viên trong nhóm sở thích, tổ sản xuất và hợp tác xã.  (h) Thông qua hàng xóm.  (i) Thông qua hình thức khác (ghi cụ thể): .. 27. Theo anh/chị, các hình thức học tập nào có hiệu quả nhất trong việc duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả? (chọn tối đa 3 đáp án).  (a) Học thông qua các khóa tập huấn trên lớp;  (b) Thông qua lớp học thực tế tại hiện trường trên đồng ruộng;  (c) Thông qua các mô hình trình diễn của cán bộ khuyến nông;  (d) Thông qua vô tuyến (TV) và đài phát thanh.  (e) Thông qua các buổi sinh hoạt với các tổ chức dân sự địa phương (hội phụ nữ, hội nông dân và đoàn thanh niên).  (f) Thông qua các buổi họp thôn/xóm  (g) Thông qua học tập giữa các thành viên trong nhóm sở thích, tổ sản xuất và hợp tác xã.  (h) Thông qua hàng xóm.  (i) Thông qua hình thức khác (ghi cụ thể): .. Xin trân trọng cảm ơn! Phụ lục 2: Bảng câu hỏi dành cho các cơ quan chuyên môn Mã số: BẢN CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN (Đối tượng: Lãnh đạo và cán bộ chuyên trách của (1) Sở Nông nghiệp, (2) Trung tâm KN; (3) Phòng nông nghiệp huyện, và (4) Trạm khuyến nông huyện) (2 người/cơ quan). Họ tên người được phỏng vấn: . ĐT: . Email: Chức vụ: Tên đơn vị: I. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ CÁC ĐỊA BÀN BỊ TÁC ĐỘNG MẠNH NHẤT 1. Xin anh/chị cho biết những biểu hiện chính và diễn biến của BĐKH tại tỉnh/huyện là gì? (ví dụ: hiện tượng thời tiết cực đoan, số ngày nóng tăng, lũ quét, xạt lở đất, bão, mưa lớn, hạn hán,) 2. Anh/chị cho biết những tác động chính của BĐKH tại tỉnh/huyện trong những năm gần đây là gì? (ví dụ: thiếu nước sx, phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia tăng dịch bệnh, mất mùa, dân di cư và chuyển nghề sinh kế, và tại những địa bàn nào?) 3. Những địa bàn (huyện/xã) nào bị tác động mạnh nhất bởi tác động của BĐKH? Tên địa bàn Tác động chính do BĐKH 4. Cơ quan anh chị có báo cáo hay tài liệu nào lưu giữ những thông tin liên quan đến các biểu hiện và diễn biến của BĐKH và tác động tới sinh kế người dân không? Nếu có, xin anh chị cho nhóm nghiên cứu xin để tham khảo và tài liệu hóa các thông tin liên quan. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC ĐỊA BÀN MỤC TIÊU 5. Xin anh/chị chia sẻ sơ lược thông tin về các địa bàn (huyện/xã) dễ bị tổn thương bởi BĐKH. Tên địa bàn (xã/huyện) 1: Đặc điểm về xã hội (dân tộc, văn hóa) Đặc điểm địa hình: Các loại hình sinh kế chính (sản xuất, kinh doanh, ngành nghề): Các loại cây trồng, vật nuôi chính: Các thuận lợi và khó khăn chính trong Thuận lợi: nông nghiệp và đời sống người dân Khó khăn: Tên địa bàn (xã/huyện) 2: Đặc điểm về xã hội (dân tộc, văn hóa) Đặc điểm địa hình: Các loại hình sinh kế chính (sản xuất, kinh doanh, ngành nghề): Các loại cây trồng, vật nuôi chính: Các khó khăn chính trong nông nghiệp Thuận lợi: và đời sống người dân Khó khăn: III. CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ SÁNG KIẾN THÍCH ỨNG BĐKH ĐÃ VÀ ĐANG ÁP DỤNG 6. Các chính sách thích ứng BĐKH của Trung ương đã được cụ thể hóa ở địa phương như nào? (xin Quyết định, văn bản và tài liệu liên quan). 7. Tỉnh/huyện đã có những chính sách, cơ chế riêng và chương trình hỗ trợ nào trong việc thích ứng biến đổi khí hậu tại địa phương? (xin Quyết định, văn bản và tài liệu liên quan). 8. Các chương trình và hoạt động liên quan đến thích ứng và ứng phó với BĐKH mà đơn vị của anh/chị trực tiếp hỗ trợ người dân là gì? (ví dụ, xây dựng đê kè, hệ thống thủy lợi, phát triển sinh kế, tập huấn, xây dựng mô hình thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, giới thiệu giống mới, quy trình sản xuấ thích ứng với BĐKH). Tên chương trình/hoạt động Mô tả (địa điểm, quy mô, tần suất) 9. Theo anh/chị, những mô hình sinh kế (sản xuất, kinh doanh) nào thích ứng với BĐKH tiềm năng phù hợp với điều kiện địa phương hiện đang được áp dụng hiệu quả? Mô hình sinh kế thích Mô tả Quy mô và địa điểm áp ứng BĐKH tiềm năng dụng; và đơn vị hỗ trợ. Mô hình 1: Mô hình 2: Mô hình 3: Mô hình 4: 10. Các sáng kiến dân tự có trong việc thích ứng BĐKH tại các địa phương là gì? (vd: sử dụng phương pháp sx tiết kiệm nước, cây chịu hạn, chịu bão, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,) IV. CÁC BÊN LIÊN QUAN TẠI TỈNH, HUYỆN VÀ XÃ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG BĐKH 11. Những đơn vị nào (cả cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự địa phương) có vai trò tham gia chính trong việc thực thi các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH tại địa phương? Tên tổ chức, đơn vị Vai trò và hoạt động phối hợp V. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC KHU VỰC NÔNG THÔN 12. Hiện nay tại các địa bàn nông thôn có những hình thức học tập cộng đồng nào? (ví dụ: hình thức học tập phi chính quy giữa các tổ/nhóm sx, hợp tác xã; hình thức học tập tập thông qua họp thôn; học tại nhà văn hóa; học thông qua các lớp tập huấn, mô hình trình diễn,). 13. Theo anh/chị, những mô hình học tập cộng đồng nào hiệu quả nhất tại các địa phương? (xếp thứ tự ưu tiên). 14. Nếu các mô hình học tập cộng đồng thí điểm cho sự phát triển sinh kế bền vững trong điều kiện BĐKH có kết quả tốt và có tiềm năng nhân rộng trên địa bàn toàn huyện/tỉnh, liệu chính quyền địa phương hay đơn vị của anh/chị có (1) cơ chế huy động ngân sách và (2) lồng ghép vào kế hoạch hỗ trợ triển khai nhân rộng các mô hình đó không? Tại sao? 15. Theo anh/chị, cần có những điều kiện gì để các tổ chức, đơn vị và cộng đồng hình thành nhóm hợp tác giữa các bên và cam kết triển khai và nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững? VI. CÁC KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CHÍNH TRONG VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG BĐKH 16. Theo anh/chị, các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH đã được thực hiện kịp thời và hiệu quả chưa? Tại sao? 17. Theo anh/chị, hiện nay có những khó khăn, thách thức gì trong việc thực thi các chính sách và chương trình hỗ trợ thích ứng BĐKH tại các địa phương? (ví dụ: về nguồn ngân sách, năng lực triển khai, sự hưởng ứng và phối hợp của các cơ quan, người dân địa phương,) VII. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI 18. Theo anh/chị, để các mô hình sinh kế và sáng kiến thích ứng BĐKH nêu trên được duy trì và nhân rộng hiệu quả thì cần có những yếu tố hay giải pháp gì? (về chính sách, giải pháp, nguồn ngân sách, hình thức tổ chức, triển khai,). 19. Tỉnh/huyện có văn bản nào thể hiện chiến lược và chính sách triển khai nhằm thích ứng với BĐKH tại địa phương trong thời gian tới không? (nếu có, xin văn bản liên quan). 20. Những nguồn ngân sách nào có thể được huy động để hỗ trợ va duy trì các mô hình sinh kế bền vững đã nêu trên? (ghi cụ thể các nguồn thông qua chương trình nào của nhà nước, tỉnh, huyện, các tổ chức phi chính phủ, và các đơn vị liên quan,). 21. Để duy trì tốt các hình thức học tập cộng đồng tại địa phương, cần có những yếu tố gì? VIII. CÁC CÂU HỎI KHÁC 22. Các thuận lợi chính trong sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp tại địa phương là gì? Thuận lợi trong sản xuất: a) Thuận lợi 1: b) Thuận lợi 2: c) Thuận lợi 3: Thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm: a) Thuận lợi 1: b) Thuận lợi 2: c) Thuận lợi 3: 23. Các khó khăn chính trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận dịch vụ, và đời sống của gia đình anh chị là gì? (theo trình tự ưu tiên) a) Khó khăn 1: b) Khó khăn 2: c) Khó khăn 3: d) Khó khăn 4: . e) Khó khăn 5: . 24. Chính quyền địa phương đã có những định hướng hay chính sách hỗ trợ gì để giúp người dân địa phương khắc phục những khó khăn trên? . . Lưu ý: thu thập các báo cáo, QĐ, và số liệu thống kê liên quan. Phụ lục 3: Một số hình ảnh trong quá trình thưc tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hieu_qua_cua_mot_so_mo_hinh_sinh_ke_thic.pdf
Tài liệu liên quan