ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÔN VĂN NAM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BIA VICOBA THÁI
NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2013 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÔN VĂN NAM
Tên đề tài:
70 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm bia vicoba Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM BIA VICOBA THÁI
NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46- KHMT- N01
Khoa : Môi Trường
Khóa học : 2013 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Quý Nhân
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng giúp học
sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố, bổ sung hiểu biết về lý thuyết học
trên lớp và trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của Khoa Môi Trường,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại
Công ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Bia Vicoba Thái Nguyên. Thời gian
thực tập đã kết thúc và em đã có được kết quả cho riêng mình.
Em xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là thầy giáo ThS.Hoàng Quý Nhân người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, người đã luôn cố
gắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô đang công tác tại Khoa Môi
Trường.
Cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, đồng
hành và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn cũng như khả năng của bản thân còn hạn chế, nên
khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự tham gia
đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để khoá luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên Ký Tên
Đôn Văn Nam
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Điều kiện khí hậu trung bình trong năm........................................24
Bảng 4.2. Doanh thu tiêu thụ bia 2 năm gần nhất của công ty chế biến thực
phẩm thái nguyên32
Bảng 4.3: Nhu cầu sử dụng nước của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
Thái Nguyên40
Bảng 4.4: Đặc tính nước thải sinh hoạt của công ty cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên.42
Bảng 4.5: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ..44
Bảng 4.6: : Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của công ty Cổ phần
Chế biến thực phẩm Thái Nguyên..................................................................47
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm của Công ty Cổ phần Chế
biến thực phẩm Thái Nguyên49
Bảng 4.8. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt ngành sản xuất Bia..50
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BYT Bộ Y tế
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTR Chất thải rắn
DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
KLN Kim loại nặng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình ảnh vệ tinh về công ty chế biến thực phẩm thái nguyên....22
Hình 4.2: Hình ảnh Công ty chế biến thực phẩm bia vicoba thái nguyên..27
Hình 4.3: Hệ thống tổ chức.30
Hình 4.4: Quy trình sản xuất bia của công ty.36
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNHiv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 9
2.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 10
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 22
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực Công ty cổ phần Chế
biến thực phẩm Thái Nguyên ...................................................................... 22
vi
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 24
4.2. Đặc điểm, tình hình sản xuất của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
Thái Nguyên ................................................................................................ 27
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Chế biến
thực phẩm Thái Nguyên .......................................................................... 27
4.3. Hiện trạng sử dụng nước và quy trình xử lý nước thải của Công ty cổ
phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên ...................................................... 40
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước ............................................................... 40
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải sinh hoạt của Công ty cổ phần
Chế biến thực phẩm Thái Nguyên .......................................................... 41
4.3.3. Hiện trạng môi trường tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
Thái Nguyên ........................................................................................... 45
4.4. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải sinh hoạt từ hoạt động sản xuất bia của Công ty
Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên ................................................ 52
4.4.1. Định hướng.................................................................................... 52
4.4.2. Giải pháp ....................................................................................... 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................ 58
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, bia là một loại thức uống rất được ưa chuộng ở nước ta cũng
như nhiều nước trên thế giới. Theo đánh giá của Công ty S.S Steiner – USA
năm 2016, sản lượng bia của Việt Nam đúng thứ 52 thế giới, đạt 34,3
lít/người. Đồng thời, theo Hiệp hội bia – rượu – nước giải khát Việt Nam,
năm 2016, sản lượng bia các loại của cả nước đạt 3,786 triệu lít, tăng 9,3 % so
với năm 2015, toàn ngành đã nộp ngân sách nhà nước đạt 40.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn đề môi
trường, đặc biệt là nước thải từ hoạt động sản xuất bia có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao. [9]
Do đặc thù về công nghệ nên trong sản xuất bia lượng nước tiêu hao và
nước thải phát sinh nhiều. Với công nghệ thông thường, để sản xuất 1 lít bia
cần sử dụng khoảng 4 – 11 lít nước. Trong đó, 2/3 lượng nước dùng trong quy
trình công nghệ và 1/3 còn lại dùng cho hoạt động vệ sinh. Cụ thể, trong nhà
máy bia, nước thải phát sinh từ các nguồn sau: Nước vệ sinh thùng nấu, bể
chứa, sàn nhà, bồn lên men...có chứa nhiều cạn malt, tinh bột, bã hoa và các
hợp chất hữu cơ carbonateous nên có hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao; nước
rửa chai và két đựng có pH cao và có độ ô nhiễm cao do lượng bia dư; nước
làm nguội của các thiết bị giải nhiệt; nước thải từ công đoạn lên men và lọc
bia, ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt dộng của công nhân
viên làm việc tại nhà máy.
Với các nguồn phát sinh như trên, nước thải từ nhà máy sản xuất bia có
hàm lượng chất hữu cơ rất cao, các chỉ số BOD, COD, SS tương đối lớn. Do
đó, nếu loại nước thải này nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra mùi hôi thối,
lắng cặn, giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước nguồn tiếp nhận. Mặt khác,
các muối nitơ, phốt pho..trong nước thải bia dễ gây hiện tượng phú dưỡng cho
2
các thủy vực, gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng
đồng và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên là đơn vị sản xuất và
cung cấp bia cho nhân dân trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận với
công suất của dây chuyền khoảng 5 – 10 triệu lit/năm. Bên cạnh nhưng lợi ích từ
việc sản xuất bia đem lại thì hoạt động này cũng tạo ra một lượng lớn nước thải
mà nếu không xử lý tốt sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường. Xuất
phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu thực trạng
và đề xuất giải pháp khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải
sinh hoạt tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận về quản lý nước thải, đánh giá hiện trạng môi trường
nước thải sinh hoạt trong quá trình sản xuất bia của Công ty cổ phần chế biến
thực phẩm Thái Nguyên.
Đề tài đưa ra một số phương án nhằm giảm thiểu tác động xấu đến ô
nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nước thải
sinh hoạt tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên theo hướng
phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát hiện trạng vệ sinh môi trường và xử lý nước thải sinh hoạt
trong quá trình sản xuất bia của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái
Nguyên
- Đánh giá chiều hướng ảnh hưởng và dự báo tình trạng ô nhiễm trong
quá trình sản xuất bia của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên
- Đề xuất một số phương án, biện pháp nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm do
nước thải sinh hoạt trong quá trình sản xuất bia gây ra.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Đây là cơ hội giúp bản thân tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết đã
học vào thực tế.
- Rèn luyện, củng cố và nâng cao kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân tích số
liệu, đánh giá giá trị tại liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Đề tài sẽ trở thành nguồn tư liệu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu
khoa học của giảng viên và sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Phản ánh hiện trạng về chất lượng nước thải sinh hoạt của Công ty cổ
phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên.
- Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm môi trường do nước thải sinh
hoạt trong quá trình sản xuất bia của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm
Thái Nguyên
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch, biện pháp xử lý nước thải
sinh hoạt của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên, nhằm giảm
thiểu tác động đến ô nhiễm môi trường.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường
- Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Khoản 1 Điều
3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
- Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014).
- Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản
9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
- Sự cố môi trường: Là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
- Kiểm soát ô nhiễm: là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và
xử lý ô nhiễm (Khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
- Tiêu chuẩn môi trường: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,
quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này ( Khoản 2 Điều
3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006)
- Quy chuẩn môi trường: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
5
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để
bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi
trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và
các yêu cầu thiết yếu khác (Khoản 2 Điều 3Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật 2006)
- Tài nguyên nước: là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau, gồm nước mặt, nước dưới đất, nước
mưa và nước biển.
- Ô nhiễm nước: là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầmbị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
2.1.1.2. Ô nhiễm nước thải
a. Nước thải: là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con
người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
b. Phân loại nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử
lý. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải sau:
- Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
- Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có
cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
- Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều
cách khác nhau qua các khớp nối, các ống khuyết tật hoặc thành của hố ga
hay hố người.
- Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở
những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống
thoát riêng.
6
- Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
Theo quan điểm quản lý môi trường, các nguồn gây ô nhiễm nước còn
được phân thành hai loại: nguồn xác định và nguồn không xác định.
- Nguồn xác định: bao gồm nước thải đô thị và nước thải công nghiệp,
các cửa cống xả nước mưa và tất cả các thải vào nguồn tiếp nhận nước có tổ
chức qua hệ thống cống và kênh thải.
- Nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bề mặt đất, nước
mưa và các nguồn phân tán khác. Sự phân loại này rất có ích khi đề cập đến
các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm.
c. Một số thông số đánh giá chất lượng nước thải
Để đánh giá chất lượng môi trường nước người ta phải căn cứ vào một
số chỉ tiêu như chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học. Qua các thông số trong nước
sẽ cho phép ta đánh giá được mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả của phương pháp
xử lý.
* Các chỉ tiêu vật lý:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
thời tiết hay môi trường của khu vực. Nhiệt độ nước thải công nghiệp đặc biệt
là nước thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nhân thường cao hơn từ 10
– 25oC so với nước thường. Nước nóng có thể gây ô nhiễm hoặc có lợi tùy
theo mùa và vị trí địa lý. Vùng có khí hậu ôn đới nước nóng có tác dụng xúc
tiến sự phát triển của vi sinh vật và các quá trình phân hủy. Nhưng ở những
vùng nhiệt đới nhiệt độ cao của nước sông hồ sẽ làm thay đổi quá trình sinh,
hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm lượng ôxy hòa tan
vào nước và tăng nhu cầu ôxy của cá lên 2 lần. Một số loài sinh vật không
chịu được nhiệt độ cao sẽ chết hoặc di chuyển đi nơi khác, nhưng có một số
loài khác lại phát triển mạnh ở nhiệt độ thích hợp.
7
- Màu sắc: Nước có thể có màu, đặc biệt nước thải thường có màu nâu
đen hoặc đỏ nâu, có thể do: các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã
tạo thành; nước có sắt và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan; ước có chất thải
công nghiệp (crom, tanin, lignin).
Màu của nước thường được phân thành hai dạng; màu thực do các chất
hòa tan hoặc dạng hạt keo; màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong
nước tạo nên. Trong thực tế người ta xác định màu thực của nước, nghĩa là
sau khi lọc bỏ các chất không tan. Có nhiều phương pháp xác định màu của
nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so màu với các dung dịch
chuẩn là clorophantinat coban.
- Độ đục: Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy
hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng
trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong
nước, gây giảm thẩm mỹ và lảm giảm chất lượng của nước khi sử dụng. Vi
sinh vật có thể bị hấp phụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử
khuẩn. Đơn vị chuẩn của độ đục là sự cản quang do 1mg SiO2 hòa tan trong 1
l nước cất gây ra. Đơn vị đo độ đục: 1 đơn vị độ đục = 1 mg SiO2 /lít nước.
Độ đục càng cao nước nhiễm bẩn càng lớn.
- Mùi vị: Nước sạch là nước không mùi vị. Khi bắt đầu có mùi thì đó là
biểu hiện của hiện tượng ô nhiễm. Trong nước thải mùi rất đa dạng tùy thuộc
vào lượng và đặc điểm của chất gây ô nhiễm. Một số khí sau sinh ra từ quá
trình phân hủy sinh học trong nước thải có chứa chất ô nhiễm như: H2 S (mùi
trứng thối), NH 3 (mùi khai).
* Các chỉ tiêu hóa học và sinh học:
- Độ pH : Giá trị pH của nước thải có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
xử lý. Giá trị pH cho phép ta lựa chọn phương pháp thích hợp, hoặc điều
chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước. Các công trình xử
lý nước bằng phương pháp sinh học thường hoạt động ở pH từ 6,5 – 9,0. Môi
8
trường tối ưu nhất để vi khuẩn phát triển thường là 7 – 8. Các nhóm vi khuẩn
khác nhau có giới hạn pH khác nhau.
- Chỉ số DO là lượng oxi hòa tan để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới
nước. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, chiếm 70 – 80
% khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ
thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, các hoạt động của thế giới thủy sinh,
các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị
ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và xuất hiện
hiện tượng thiếu oxi trầm trọng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng
để đánh giá sự ô nhiễm của nước và từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.
- Chỉ số BOD : (Nhu cầu oxy sinh hóa - Biochemical Oxygen Denand).
Nhu cầu oxy sinh hóa hay là nhu cầu oxy sinh học thường viết tắt là BOD, là
lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật
(chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí.
- Chỉ số COD : (Nhu cầu oxy hóa học – Chemical oxygen Demand) Chỉ
số COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ
trong nước thành CO2 và H2O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh.
- Chỉ số TSS : (turbidity & suspendid solids) là tổng rắn lơ lửng. Thường
đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương
tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi
sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng
hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước,
hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo
độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của
các hạt có trong mẫu.
- Chỉ số photpho : là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký
hiệu P và số nguyên tử 15. Là một phi kim đa hóa trị trong nhóm nito,
photpho chủ yếu được tìm thấy trong các loại đá photphat vô cơ và trong các
9
cơ thể sống. Do độ hoạt động hóa học cao, không bao giờ người ta tìm thấy
nó ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
- Chỉ số nito : là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các
nguyên tố có ký hiệu N và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14. Ở
điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và
khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, còn gọi là đạm khí.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Trong những năm qua, công tác nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước
thải đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện bằng
các chính sách, pháp luật, cụ thể:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định về hoạt động bảo
vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường,
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
trong bảo vệ môi trường.
- Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng
6 năm 2012.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu
tư về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước
chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2012-2015.
10
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải
công nghiệp
- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) - Chất lượng nước - Phát hiện
và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli
giả định - Phần 1: Phương pháp màng lọc.
- TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng
dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 11: Hướng
dẫn lấy mẫu nước ngầm.
- QCVN 09:2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
Để xử phạt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 117/2009/NĐ-CP. Nghị định này quy định về các hành vi
phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục
xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Đặc điểm chung của ngành bia
* Nguyên vật liệu chính:
Bia là loại thức uống được sản xuất lâu đời trên thế giới, là sản phẩm lên
men có tác dụng giải khát, tạo sự thoải mái và tăng cường sức lực cho cơ thể.
11
Thành phần chính của bia bào gồm: 80 – 90 % nước, 3 – 4% cồn, 03 –
0,4 H2CO3 và 5 – 10% là chất tan, trong các chất tan thì có 80% là gluxit. 8 –
10 là các hợp chất chứa nitơ, ngoài ra còn chứa cá axits hữu cơ, chất khoáng
và vitamin.
Nguyên liệu chính để sản xuất các loại Bia gồm Malt, gạo, hoa Houblon,
men và nước.
Trong đó, nước chiếm thành phần chủ yếu, nước dùng để sản xuất bia
phải là nước mềm, hàm lượng sắt, mangan càng thấp càng tốt, nước phải được
khử trùng trước khi nấu, đường hóa.
Nước để sản xuất bia sử dụng để : Điều chế bia, rửa thùng chứa thiết bị
và nền, làm sạch, rửa sạch chai, thùng bia.
* Phương pháp xử lý nước thải ngành sản xuất bia:
- Nguồn gốc nước thải:
+ Nấu – đường hóa : Nước thải của các công đoạn này giàu các chất
hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt
và bột, các cục vón cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
+ Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn
này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với
bia cặn.
+ Giai đoạn thành phẩm : Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp
chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra
ngoài
+ Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
+ Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới,
nước sẽ tách ra khỏi bã.
+ Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại
thiết bị khác.
+ Nước rửa chai và két chứa.
12
+ Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
+ Nước thải từ nồi hơi
+ Nước vệ sinh sinh hoạt
+ Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500
mg/l), cacbonat thấp.
- Xử lý sơ bộ nước thải:
+ Nước thải rửa chai lọ và các téc cần qua một sàng tuyển để laoij bỏ
mảnh thủy tinh vỡ và nhãn giấy. Nước thải sảng xuất hỗn hợp cần cho các bể
tách dầu trước khi xử lý sinh học.
+ Nước thải sản xuất và nước thải vệ sinh tập trung vào một hệ thống
được xử lý bằng bể sục trong một giai đoạn: Nước làm lanh và nước mưa thải
vào nơi tiếp nhận không cần xử lý.
+ Quy trình công nghệ xử lý nước thải của các nhà máy sản xuất bia
thường chọn phương pháp sinh học hiếu khí với kỹ thuật bùn hoạt tính.
2.1.3.2. Hiện trạng công nghiệp sản xuất bia trên thế giới
Ngành bia thế giới nhìn chung đã bước vào giai đoạn trưởng thành và bão
hòa, với CAGR 2011- 2015 vào khoảng -0,7%. Cơ cấu tiêu thụ dịch chuyển
từ các quốc gia phát triển với nền văn hóa bia lâu đời sang các quốc gia đang
phát triển có ngành bia non trẻ. Tính đến năm 2015, tỷ trọng tiêu thụ bia tại
Châu Á chiếm 35% tổng sản lượng bia tiêu thụ trên toàn thế giới. Lượng tiêu
thụ bia tập trung tại các nước như Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc với
động lực thúc đẩy tăng trưởng trong tiêu thụ là việc tự do hóa thương mại, thu
nhập đầu người tăng và cơ cấu dân sốcó tỷ trọng người trong độ tuổi lao
động cao. Đi ngược lại với xu hướng giảm của ngành bia thế giới ngoài khu
vực châu Á còn có Châu Phi, với lượng tiêu thụ tăng đều đặn qua các năm đi
liền với bùng nổ dân số và tình hình kinh tế
khu vực có sự tăng trưởng mạnh. Trong giai đoạn 2015-2020, Châu Phi được
dự kiến là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 5,2%/năm. Châu
13
Á vẫn sẽ tiếp tục là thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới, với lượng tiêu thụ
kỳ vọng tăng từ 63,3 tỷ lít lên 90 tỷ lít vào năm 2020.
. Ngành bia thế giới có thể được miêu tả bằng hai xu hướng là xu hướng hợp
nhất bắt đầu từ thế kỷ 20 và xu hướng toàn cầu hóa từ cuối thế kỷ 20th. Cụ
thể, tính đến năm 2015, bốn hãng bia lớn nhất đã nắm giữ gần 50% thị phần
toàn thế giới.[1]
. Bia là loại hàng hóa có vòng đời sản phẩm ngắn, thời hạn sử dụng chỉ từ 3
tháng đến 1 năm. Do vậy, cung cầu của ngành có đặc thù là thường đi cùng
nhau, không có độ trễ, lượng tồn kho không đáng kể và cung dễ thay đổi theo
cầu.
. Về đầu vào của ngành bia, nguyên vật liệu chủ yếu là các sản phẩm nông
nghiệp (lúa mạch, hoa bia, ngũ cốc) có sản lượng biến động mạnh phụ
thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Chất lượng và chủng loại của các nguyên liệu
này mang tính trọng yếu, quyết định đến hương vị và chất lượng của bia thành
phẩm, mặc dù chi phí nguyên phụ liệu đầu vào chỉ chiếm chưa đến 30% chi
phí sản xuất của ngành bia thế giới.[2]
. Đến thời điểm năm 2015, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng sản xuất bia
lớn nhất thế giới,theo sau đó là Mỹ và Brazil. Cũng trong năm này, Việt Nam
lọt vào danh sách 10 nước có sản lượng sản xuất bia lớn nhất thế giới ở vị trí
thứ 8, chiếm 2,42% tổng sản lượng bia toàn cầu.
. Về tiêu thụ, Trung Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế
giới trong năm 2015 và Việt Nam ở vị trí thứ 9. Tuy nhiên mức tiêu thụ bình
quân đầu người cao nhất vẫn thuộc vềcác quốc gia Tây Âu như Cộng hòa Séc,
Đức, Áo vào khoảng hơn 100 lít/người/năm.
. Xu hướng tiêu thụ sắp tới của ngành bia thế giới tập trung vào phân khúc
bia cao cấp, trào lưu bia thủ công và xu hướng đa dạng trải nghiệm uống.
Cùng với đó là mối quan tâm của người tiêu dùng đối với sức khỏe ngày càng
14
gia tăng sẽ thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các sản
phẩm bia ít/không cồn.[3]
2.1.3.3. Hiện trạng công nghiệp sản xuất bia ở Việt...ệt, vị đắng dịu, màu xanh hơi vàng
được nhập từ CHLB Đức, Mỹ hoặc CH Séc. Hoa được chế biến theo 2 dạng:
dạng hoa viên được chế biến thành dạng viên và được đựng trong túi thiếc hút
chân không để tránh bị oxi hóa. Dạng cao được đựng trong hộp sắt tây chiết
suất bằng CO2. Hoa Houblon là nguyên liệu cơ bản (thứ 2 sau malt đại mạch)
của công nghệ sản xuất bia.
Hoa Houblon có tác dụng làm cho bia có vị đắng, vị thơm, hương thơm rất
đặc trưng, làm tăng khả năng tạo bọt, giữ bọt, làm tăng độ bền keo và ổn định
thành phần sinh học của sản phẩm. Hoa Houblon bảo quản không tốt thì các axit
lắng sẽ bị oxi hóa biến thành nhựa mềm và nhựa cứng, giá trị công nghệ của hoa
sẽ hết.
Quá trình đun sôi hoa Houblon với dịch đường, chất chát có tác dụng
tương hỗ với protein thành phức chất không hòa tan. Khi nguội giúp cho dịch
đường trong (kết tủa protein không bền vững, làm tăng bền vững của keo bia).
Mặt khác, kết tủa giảm khả năng tạo bọt, gây cho bia có vị chát dễ chịu, nhiều
tanin gây cho bia chát, đắng.
- Gạo: Là nguyên liệu thay thế một phần malt. Gạo hạt đều, sạch cám có
mùi thơm. Về khả năng thay thế malt đại mạch trong sản xuất bia thì gạo là
loại ngũ cốc được dùng nhiều hơn cả. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ là gạo
có chứa rất nhiều tinh bột, protein vừa phải, chất béo và xenlulozo ở giới hạn
thấp. Trong quá trình nấu ta thu được nhiều chất hòa tan. Mặt khác về sử dụng
gạo là nguyên liệu thay thế một phần làm giảm giá thành sản phẩm mà chất
35
lượng bia không thua kém so với sử dụng toàn bộ malt đại mạch. Khi sản xuất
với lượng gạo thay thế đến 30%, hoàn toàn có thể sản xuất được các loại bia có
chất lượng hảo hạng để xuất khẩu.
- Men Bia: Là chủng nấm men chìm Saccaromyces carlsbergensis
- Nấm men sử dụng trong sản xuất bia gồm 2 loại:
Saccaromycescarlsbergensis (lên men chìm) và Saccaromyces cerevisial
(lên men nổi). Tuy nhiên ở đây ta chỉ sử dụng nấm men Saccaromyces
carlsbergensis để sản xuất. Giống nàycó nguồn gốc từ nước ngoài, đã được
huấn luyện thích ứng lên men chìm ở nhiệt độ tương đối cao 15-160C nhằm
rút ngắn thời gian lên men phù hợp với yêu cầu công nghệ.
- Nhóm các phụ gia sử dụng dưới dạng nguyên liệu phụ nhằm khắc phục
các yêu cầu kĩ thuật cần thiết mà trong quá trình sản xuất chưa đạt tới, ta có
các phụ gia chủ yếu sau:
+ Nhóm các phụ gia dùng để xử lý nước: nhóm này có thể sử dụng các
hóa chất làm mềm nước để phục vụ sản xuất như: than hoạt tính, các muối
(Na2SO4, NaCl,Al2(SO3)3 ) axit lactic.
+ Phụ gia để vệ sinh thiết bị: dung dịch CIP.
+ Chất trợ lọc: Diatomit, Belogua 200 – 400 – 600
- Nghiền nguyên liệu: Nhằm mục đích đập vỡ hạt nguyên liệu (malt,
gạo) thành nhiều mảnh nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc với nước tạo điều kiện
cho quá trình thuỷ phân và đường hóa xảy ra nhanh và triệt để.
- Nghiền malt ở máy nghiền trục: (bột malt nhỏ, vỏ trấu dập không được
nát vụn). Bột nghiền malt được tải vào nồi nấu malt để phối trộn với nước
theo tỷ lệ quy định (1 malt : 3,5 nước).
- Nghiền gạo ở máy nghiền búa và bột nghiền được chuyển vào nồi nấu
cháo để phối trộn theo tỷ lệ (1 gạo : 4 nước).
36
* Quy trình công nghệ tổng quát:
Hình 4.4: Quy trình sản xuất bia của công ty
Nghiền nguyên liệu: Nhằm mục đích đập vỡ hạt nguyên liệu (malt, gạo)
thành nhiều mảnh nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc với nước tạo điều kiện cho quá
trình thuỷ phân và đường hóa xảy ra nhanh và triệt để.
- Nghiền malt ở máy nghiền trục: (bột malt nhỏ, vỏ trấu dập không được
nát vụn). Bột nghiền malt được tải vào nồi nấu malt để phối trộn với nước
theo tỷ lệ quy định (1 malt : 3,5 nước).
- Nghiền gạo ở máy nghiền búa và bột nghiền được chuyển vào nồi nấu
cháo để phối trộn theo tỷ lệ (1 gạo : 4 nước).
- Nấu cháo và đường hóa: Nhằm chuyển hóa tinh bột thành đường dưới
tác dụng của enzyme có sẵn trong thóc malt.
- Nồi cháo: Sau khi phối trộn gạo và malt thì nâng nhiệt đô lên 900C hãm
trong 30 phút rồi nâng sôi 1000C và giữ trong 30 phút. pH = 5,8.
37
- Nồi malt: Sau khi phối trộn nguyên liệu xong, nâng 400C hãm 10 phút.
Bơm một phần dịch cháo sang nồi malt để nâng nhiệt độ nồi malt lên hãm
trong 30 phút. pH: 5,4 – 5,6.
Đủ 50 phút tiếp tục nâng lên 740C hãm trong 40 phút. Thử iot hết màu,
nâng nhiệt lên 780C và bơm sang nồi lọc.
- Nồi lọc: Dịch trong nồi nấu malt sẽ được chuyển hoàn toàn sang nồi
lọc, tại đó sẽ phân tách dịch hèm trong với bã. Sau khi lọc dịch hèm đầu, bã
được rửa bằng nước ấm có nhiệt độ 760C. Rửa bã 3 lần (chú ý không để bã
khô, khi nước săm sắp là đổ bã ngay).
- Nồi hoa: Dịch hèm được đun suốt quá trình rửa bã, khi nồi dịch đã đầy
lúc đó nồi dịch sẽ thành1000C.
Sau khi sôi được 10 phút thì cho cao hoa và trợ nắng. Sau khi sôi được
60 phút thì bổ sung hoa viên. Đun sôi hoa 80 phút. Tỷ lệ bay hơi là 8 – 10% là
đạt.
- Lắng xoáy: Sau khi hoàn thành công đoạn nấu hoa, hèm được bơm
sang nồi lắng xoáy để phân tách cặn nóng. Tổng thời gian để lắng là 20 phút.
- Lạnh nhanh: Sau 20 phút để lắng, dịch hèm được bơm qua thiết bị lạnh
nhanh và tank lên men, nhiệt độ dịch hèm là từ 90 – 950C xuống 100C và có bổ
sung thêm oxi cho dịch đường từ 4 – 6 mg/lít. Đồng thời men giống được tiếp
cùng mẻ bơm dịch đầu tiên vào tank lên men. Lượng men giống là 10%.
- Lên men: Là quá trình chuyển hóa dịch đường thành rượu và CO2 ở tại
tank lên men nhờ nấm men. Gồm có 2 giai đoạn lên men:
- Lên men chính: ở nhiệt độ 8 – 120C, thời gian từ 5 – 7 ngày. Kết thúc
lên men chính độ đường còn lại là 30S, (hàng ngày kiểm tra nhiệt độ dịch lên
men và sự giảm độ đường, độ đường được giảm dần trong 5 – 7 ngày lên
men. Ngày đầy thường giảm 0,50S, tiếp theo ngày 2, ngày 3 mỗi ngày giảm từ
1 – 1,50S, ngày thứ 4, thứ 5 giảm 10S đến khi độ đường không giảm nữa và
kiểm tra còn 30S thì chuyển sang giai đoạn lên men phụ). Khi lên men được
24 giờ thì thu hồi CO2 đến hết quá trình lên men chính.
38
- Lên men phụ: Khi hạ dịch đường xuống 50C sau một ngày thì cho rút
men sữa. Men sữa có thể dùng cho lên men tank tiếp theo hoặc không dùng
đến thì xả bỏ cho chăn nuôi. Quá trình lên men phụ cũng giống lên men chính
nhưng ở nhiệt độ thấp hơn từ1 – 40C. Thời gian từ 7 – 14 ngày. Bia sẽ trong
dần trong quá trình lên men phụ.
- Lọc bia: Kết thúc lên men phụ bia vẫn chưa được trong theo ý muốn
cho nên phải đem lọc nhằm loại bỏ những cặn men và những tạp chất kết tủa
trong quá trình nấu bia để cho bia đạt được độ trong mà ta mong muốn. Độ
trong thông thường nhìn qua cốn nhìn thấy vân tay là được (hoặc có thể
dùng máy đo độ trong).
- Bão hào CO2 trong quá trình lọc bia một phần CO2 sẽ bị thất thoát để
tăng hiệu quả giải khát và bảo quản bia ta cần bão hòa thêm CO2 (CO2 được
0
thu hồi và nén vào bình CO2). Nhiệt độ khi bão hòa phải đạt từ 0 – 10 C thì
mới dễ bão hòa được và áp suất tank bão hòa luôn duy trì 2,5atm thời gian 8 –
10 giờ.
- Chiết bom, chiết chai: Sau khi bia đã bão hòa đủ lượng CO2 theo
nguyên tắc đẳng áp để tránh thất thoát CO2. Bia được đóng vào chai qua máy
đóng chai tự đóng mâm quay hoặc đóng thủ công bằng tay theo nguyên tắc
đẳng áp (bom, chai đều được vô trùng trước khi đóng bia).
4.2.1.7. Hiện trạng môi trường của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Thái
Nguyên:
Công nghệ sản xuất bia sinh ra 3 nguồn thải là: khí thải, chất thải rắn và
nước thải.
- Khí thải:
+ Khí CO2: sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi đưa vào máy nén
để tái sử dụng làm bão hòa CO2 trong bia, phần dư được đóng vào bình chứa
và bán ra thị trường.
+ Các khí thải sinh ra từ lò hơi: Nhà máy bia vicoba sử dụng than đá để
làm nguyên liệu đốt nên các khí thải sinh ra từ lò đốt gồm: SOx, COX,
39
NOX,CO 2 và CO...các khí này được pha loãng nhờ ống khói có độ cao khá
lớn, vì thế hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh.
- Nước thải:
Công nghệ sản xuất bia là công nghệ gián đoạn, phụ thuộc nhiều vào
mùa vụ, thời tiết trong năm, lượng nước thải của nhà máy bia Vicoba cũng
dao động theo thời gian trong ngày, một trong những yếu tố biến động liều
lượng nước thải là thời điểm nhà máy rửa nhà xưởng, thiết bị sản xuất.
- Chất thải rắn:
+ Với đặc điểm, tính chất công nghệ, quy mô sản xuất, hàng năm, ngành
công nghiệp bia sản sinh ra một lượng chất thải rắn tương đối lớn, thành phần
chất thải rắn phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất bia gồm 2 loại chất thải
rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ, trong đó, chất thải rắn vô cơ (bao bì, chất
trợ lọc, thuỷ tinh vỡ, vỏ lon) chiếm tỷ lệ nhỏ (16,5%), chất thải rắn hữu cơ (bã
bia, bã rượu, bã hu-blong...) chiếm tỷ lệ cao (83,5%).
+ Quy trình thu gom, xử lý chất thải rắn của Công ty cổ phần Chế biến
thực phẩm Thái Nguyên:
+ Các bụi nguyên liệu từ khâu xay, nghiền được hút vào cyclon và tái sử
dụng đưa vào nồi nấu.
+ Bã bia, bã hoa: được thu gom và chứa ở các cyclon sau đó bán cho
nhân dân trong vùng để nuôi cá hoặc làm thức ăn chăn nuôi.
+ Men bia được làm sạch và được đưa vào bình chứa để sử dụng cho các
lần sau. Men bia được ép khô và bán.
+ Bao bì plastic, giấy hỏng được bán cho các cơ sở tái chế.
+ Đối với các loại chất thải rắn như rác sinh hoạt được tập trung lại một
chỗ trong khu vực của công ty, hàng này nhờ công ty môi trường vận chuyển
đến bãi rác chung của thành phố.
40
+ Công ty còn sử dụng than đá làm nguyên liệu để đốt nên chất thải rắn
còn có xỉ than đá.
4.3. Hiện trạng sử dụng nước của Công ty cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước
Bia là ngành sử dụng nhiều nước, mỗi lít bia thành phẩm cần từ 5,1 – 8,6
lít nước. Hiện nay, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên đã ký
hợp đồng với Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên để quá trình hoạt
động, sản xuất không bọ gián đoạn. Nguồn nước được chứa trong 2 bể 500 m3
và 600 m3, dùng hệ thống đường ống phân phối chính, bơm, van để cấp nước
cho các khu vực sử dụng. Nước tưới cây được lấy từ giếng khoan nằm trong
khu khuôn viên của công ty. Nhu cầu sử dụng nước thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.3: Nhu cầu sử dụng nước của Công ty cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên
STT Mục đích sử dụng Lưu lượng (m3/ngày)
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
1 Nước sinh hoạt 9 10
2 Nước tưới cây 6 6
3 Nước lò hơi 63,2 63,2
4 Nước phòng cháy chữa cháy 280 280
5 Nước sản xuất 812,3 2116,8
6 Nước xử lý khí thải lò hơi 18 36
(Nguồn: Trung tâm quan trắc – Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh
Thái Nguyên 2017)
41
Mỗi ngày công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên sử dụng hết
khoảng 908,5 m3 trong giai đoạn 1; 2511 m3 trong giai đoạn 2. Nước tưới cây
lấy từ giếng khoan tại khuôn viên công ty, nên mỗi ngày Công ty cổ phần
nước sạch Thái Nguyên cần cung cấp đủ 908,5 m3/ngày trong giai đoạn 1 và
2511m3/ ngày trong giai đoạn 2. Ngoài ra, công ty có bể chứa 280 m3 nước
cứu hỏa đảm bảo sử dụng trong 3 giờ với hai đám cháy xảy ra đồng thời.
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải sinh hoạt của Công ty cổ phần Chế
biến thực phẩm Thái Nguyên
Ngành công nghiệp sản xuất bia cũng như các ngành công nghiệp khác
đều có sự phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến môi
trường cụ thể là chất thải rắn, khí thải và đặc biệt là nước thải sản xuất. Cụ thể
như sau:
4.3.2.1. Nguồn thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh và thải lượng, thành phần nước thải sinh hoạt: Nước
thải sinh hoạt của Công ty là nước thải sinh hoạt thông thường chủ yếu chứa
các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng
(N, P) và các vi sinh vật. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa
trên nhu cầu cấp nước, định mức cấp nước 100lít/người ngày. Lưu lượng
nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp. Do đó, nước thải sinh hoạt
của cán bộ công nhân viên và khách hàng ước tính khoảng 13,5m3/ngày đêm
được thu gom vào hai bể tự hoại. Một bể tự hoại ở khu nhà hàng có dung tích
30m3 , một bể tự hoại ở khu văn phòng có dung tích 15m3 . Toàn bồ nước thải
sau khi qua bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
42
Bảng 4.4: Đặc tính nước thải sinh hoạt của công ty cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên
Thông Số Đơn Vị Hàm Luợng
Hàm lượng BOD5 mg/l 768
Hàm lượng COD mg/l 1280
Chất rắn lơ lửng SS mg/l 80
Tổng N mg/l 85
tổng P mpPO43-/l 35
pH 6.67
(Nguồn: Trung tâm quan trắc – Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh
Thái Nguyên 2017)
Biện pháp quản lý nước thải của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
Thái Nguyên, cụ thể như sau:
+ Thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và xử lý sơ bộ bằng các hệ
thống bể tự hoại, tuyệt đối không để nước thải chưa được xử lý thải thẳng ra
môi trường
+ Dẫn nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ qua bể phốt vào hệ thống
thoát nước chung của Công ty, thải ra cống thoát nước nằm gần phía cổng của
Công ty
4.3.1.2. Tính chất nước thải sinh hoạt
Bia chứa chủ yếu là nước (>90%), còn lại là cồn (3 – 6%), CO2 và các
hóa chất hòa tan khác. Vì vậy sản xuất bia là một trong những ngành công
nghiệp đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều nước do đó sẽ thải ra môi trường một lượng
rất lớn nước thải.
Nước thải sản xuất của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Thái
Nguyên chủ yếu phát sinh ở công đoạn nấu – đường hóa, công đoạn lên men
43
chính và lên men phụ, giai đoạn thành phẩm, đóng, hấp chai, nước rửa chai và
két chứa, nước rửa sàn, nước thải từ nồi hơi, nước thải từ hệ thông làm
lạnhước tính khoảng 91,5m3 /ngày đêm.
Nước thải sản xuất được thu gom qua hệ thống rãnh kín có kích thước
150m x 0,3m x 0,5m chạy vòng quanh các nhà xưởng. Từ hố ga thu gom
nước thải của khu vực bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải là các cống bê
tông D=300.
Nước thải sản xuất được tuần hoàn nội vi một phần, phần còn lại được
đưa vào xử lý tại hệ thống xử lý nước thải, sau khi xử lý toàn bộ lượng nước
thải này được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.
Nước mưa chảy tràn là nguồn thải có tính phân tán và không liên tục.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn biến động mạnh theo mùa. Do Công ty có
diện tích khá lớn, xỉ thải lại đổ trong khuôn viên công ty nên khi trời mưa,
nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo đất, cát, tro xỉ vào hệ thống thoát nước
của công ty gây ra tình trạng bồi lấp cống rãnh, làm ảnh hưởng đến khả năng
thoát nước của cống rãnh.
Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ Công ty được xác định theo
công thức thực nghiệm sau:
Q = 2,78 x 10-7 x x F x h (m3/s).
(Trần Đức Hạ - 2002)
Trong đó:
2,78 x 10-7: hệ số quy đổi đơn vị
: hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc. Hệ số
này được lựa chọn dựa theo bảng 4.3
44
Bảng 4.5: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
Loại mặt phủ Hệ số dòng chảy
Mái nhà mặt đường nhựa 0,24
Mặt đường lát đá 0,224
Mặt đường ghép đá 0,125
Mặt đường cấp phối 0,145
Mặt đường đất 0,084
Bãi cỏ 0,015
(TCXDVN 51:2008)
Bề mặt cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên phần lớn được che
phủ bởi các nhà xưởng sản xuất và các công trình phục vụ cho sản xuất, do
vậy chọn hệ số dòng chảy áp dụng để tính toán lưu lượng nước mưa chảy tràn
phát sinh trên diện tích 94.564,4 m2 của công ty.
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn bao gồm: BOD,
COD, SS, dầu mỡ và các tạp chất khác. Với nước mưa chảy tràn, mức độ ô
nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành
dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 - 20 phút sau đó).
Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính
như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1.500
đến 1.800 mg/l.
Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ tại khu vực được xác định
theo công thức sau:
-kz.t
M = Mmax (1-e ).F (kg)
Trong đó:
Mmax: Lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất tại khu vực thi công
Mmax = 250 kg/ha.
45
Hệ số động học tích luỹ chất bẩn, Kz = 0,4/ngày t: Thời gian tích luỹ
chất bẩn, 15 ngày
F: Diện tích khu vực thi công (ha), F = 94.564,4 m2 = 9,45644 ha
(Trần Đức Hạ - 2002)
Thay các giá trị vào công thức, tính được lượng chất bẩn tích tụ trong
khoảng 15 ngày tại Công ty như sau:
-kz.t 0,4x15
M = Mmax (1-e ).F = 250 x (1-e ) x 9,45644 = 2358,2 (kg)
Lượng chất bẩn này theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ
tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận. Đặc biệt các chất bẩn này tích tụ lại gây bồi
lắng các mương thoát nước khu vực xung quanh.
Để hạn chế các tác động của nước mưa chảy tràn tới môi trường nước
thải của công ty, như đảm bảo tiêu thoát nhanh nước mưa, hạn chế tối đa tình
trạng xảy ra ngập úng khi mưa lớn, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Thái
Nguyên đã xây dựng hệ thống mương rãnh thoát nước mưa chảy tràn với tổng
chiều dài khoảng 1 km, kích thước mương như sau: rộng 0,6 m, sâu 0,4 m.
Các mương đều có nắp đậy và có bố trí cách 50 m một hố ga thu nước và lắng
cặn. Nước mưa chảy theo hệ thống cống thoát nước của Công ty thải ra
mương thoát nước chung của khu vực tại phía cổng của Công ty.
Bên cạnh đó, định kỳ các cống rãnh thoát nước này sẽ được công nhân
của công ty nạo vét 1 tháng/lần. Bùn cống rãnh nạo vét lên sẽ được sử dụng
để bón cho cây trồng trong khuôn viên của công ty.
4.3.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên
4.3.2.1. Về nước thải sinh hoạt
a. Nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải sinh hoạt
46
- Nấu – đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất
hydroccacbon, xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt
và bột, các cục vóncùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
- Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn
này rất giàu xác men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với
bia cặn.
- Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai.
Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài
- Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
+ Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới,
nước sẽ tách ra khỏi bã.
+ Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại
thiết bị khác.
+ Nước rửa chai và két chứa.
+ Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
+ Nước thải từ nồi hơi.
+ Nước vệ sinh sinh hoạt.
+ Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500
mg/l), cacbonat thấp.
b. Thành phần, tính chất của nước thải sinh hoạt
* Kết quả phân tích nước mẫu thải sinh hoạt sau xử lý của công ty Cổ
phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên.
47
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của công ty Cổ
phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên
Kết quả QCVN 14:2008/BTNMT
Đơn vị Cmax, Kq=0,9
TT Tên chỉ tiêu NT-6.06-1 Cột B
Kf=1,1
1 pH - 7,6 5,5 – 9,0 5,5 – 9,0
2 BOD5 mg/l 44,6 50 49,5
3 COD mg/l 100,7 150 148,5
4 TSS mg/l 64,5 100 99
5 Tổng N mg/l 20,9 40 -
6 Tổng P mg/l 5,76 6 0,495
7 Coliform MPN/100 4700 500 5000
(Nguồn: Trung tâm quan trắc – Môi trường tỉnh Thái Nguyên)
Vị trí lấy mẫu:
Tại cửa xả nước thải sau hệ thống xử lý của công ty ra ngoài môi trường,
nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của cơ sở.
Ghi chú: Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp
phân tích
- QCVN 14:2008/BTNMT (B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
mặt, nước thải sinh hoạt.
- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.
Với nguồn tiếp nhận là cống thoát nước thải chung của thành phố, lưu
lượng dòng chảy < 50m3/s nên chọn Kq=0,9.
48
Lưu lượng nước xả trung bình khoảng 105m3 < 500m3/ngày đêm nên
chọn Kf=1,1
Lưu ý: không áp dụng hệ số Kq và Kf đối với các thông số: pH, coliform.
Nhận xét:
Kết quả đo và phân tích nước thải của Công ty tại bảng trên cho thấy giá
trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh
với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (B) (Kq = 0,9 và Kf=1,1).
* Kết quả phân tích nước ngầm của Công ty Cổ phần Chế biến thực
phẩm Thái Nguyên :
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm của Công ty Cổ phần Chế
biến thực phẩm Thái Nguyên được trình bày trong bảng sau:
Kết quả QCVN 09-
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
NT-6.06-1 MT2015/BTNMT
1 pH - 6,7 5,5 – 8,5
2 TS mg/l 293 -
3 Cd mg/l <0,0005 0,005
4 Pb mg/l 0,0005 0,01
5 Mn mg/l 0,088 0,5
6 Fe mg/l 0,374 5
7 Cl- mg/l 5,68 250
2-
8 SO4 mg/l 8,1 400
-
9 NO3 -N mg/l 0,61 15
(Nguồn: Trung tâm quan trắc- Môi trường)
49
Vị trí lấy mẫu:
Tại giếng khoan trong khu vực khuân viên Công ty cổ phần Chế biến
thực phẩm Thái Nguyên, nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt dộng sản xuất
của công ty đến môi trường nước ngầm khu vực. (Điểm quan trắc: NN-6.06-
1; Kiểu quan trắc: Quan trắc môi trường tác động; Kinh độ: 2387519; Vĩ
độ:0431261).
Ghi chú: Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp
phân tích.
QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước dưới đất
ban hành kèm theo thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
Nhận xét:
Kết quả đo và phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty tại bảng trên
cho thấy giá trị tất cả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép
khi so sánh với quy chuẩn QCVN 09:2015/BTNMT.
Đặc tính nước thải của công nghệ sản xuất bia là chứa hàm lượng chất
hữu cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng ,trong đó chủ yếu là
hydratcacbon, protein và axit hữu cơ. Đây là các chất có khả năng phân hủy
sinh học cao, Nguyên nhân chính chủ yếu :
+ Hàm lượng BOD cao là do: bã nấu, bã hèm, men, hèm lỗng, bia dư rị
rỉ vào nước thải.
+ pH dao động lơn do: cặn xút, axit tháo xả của các hệ thống rửa nồi,
máy rửa chai, rửa két, nước tráng, rửa thiết bị, nước rửa vệ sinh sàn nhà, trạm
xử lý nước..
+ Ảnh hưởng tới nồng độ N, P : do men thải, các tác nhân trong quá trình
làm sạch thất thốt.
+ Ảnh hưởng tới hàm lượng chất rắn lơ lửng: do rửa máy lọc, rửa chai,
chất thải rắn (giấy nhãn, bìa..).
Tuy nhiên ở mỗi nhà máy bia thì lượng nước cấp và lượng nước thải rất
khác nhau. Sự khác nhau này nhìn chung phụ thuộc chủ yếu vào qui trình
công nghệ và trình độ quản lý của từng nhà máy. Mặt khác, mức độ ô nhiễm ở
50
các loại nước thải của những nhà máy bia cũng khác nhau, ta có thể ước tính
trung bình cho các thông số trên như sau :
+ Lượng nước cấp cho 1000 lít bia : 4 - 8 m3
+ Nước thải tính từ sản xuất 1000 lít bia : 2.5 - 6 m3.
+ Tải trọng BOD5 : 3 – 6 kg/1000 lít bia.
+ Tỷ lệ BOD5 / COD : 0.55 – 0.7
+ Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải bảng sau :
Bảng 4.8: Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt ngành sản xuất
Bia
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
COD mg/l 600 ÷ 2400
BOD mg/l 310 ÷1400
Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 70 ÷ 600
Tổng số Phơtpho mg/l 50
Tổng số Nito mg/l 90
Nhiệt độ 0C 35 ÷ 55
(Nguồn: PGS.TS Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải, NXB Giáo dục)
c. Tác động đến môi trường của nước thải sinh hoạt nghành bia.
Hoạt động sản xuất bia có mức độ ô nhiễm khá lớn. Sự ô nhiễm này chủ
yếu là do các chất có nguồn gốc hữu cơ hòa tan trong các dòng thải, kèm theo
đó là nước thải chung có độ màu và độ đục cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng
cao và vi sinh vật, nấm men, nấm mốc.
- Sự hiện diện của các chất độc hại trong nước thải sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp tới hệ động vật dưới nước và hệ sinh thái thủy vực. Chúng không
những làm chết các loài thủy sinh mà còn làm mất khả năng tự làm sạch của
nguồn nước nơi tiếp nhận.
- Hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ làm tăng các chất dinh dưỡng có trong
nguồn nước, tạo hiện tượng phú dưỡng hóa kênh rạch, thúc đẩy sự phát triển
bùng nổ của các loại rong tảo..
- Hàm lượng chất rắn cao sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tắc nghẹt các đường
cống thoát nước chung của địa phương. Sau thời gian tích tụ lâu ngày và dưới
những điều kiện yếm khí, chúng có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật hoại
51
sinh. Kết quả của quá trình này là sản sinh ra các khí CH4, CO2, H2S, trong đó
hydrosulfua là chất khí gây ra mùi thối đặc trưng.
Ngoài ra trong quá trình xúc rửa chai, cũng tạo ra một lượng kim loại
nặng và các chất độc hại khác trong các nhãn chai. Do đó, để giảm lượng kim
loại nặng và các chất độc hại khác trong nước cần tránh in ấn bao bì bằng các
chất có chứa kim loại nặng.
d. Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt của công ty Cổ phần Chế biến
thực phẩm Thái Nguyên
Để xử lý nước thải sản xuất, Công ty đã đầu tư, xây dựng một hệ thống
xử lý nước thải tập trung theo sự tư vấn của trường Đại học Bách khoa Hà
Nội. Đây là hệ thống xử lý có công suất 1.300 m3/ngày đêm với công nghệ xử
lý hiếu khí. Nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi
thải ra môi trường.
Hệ thống thu gom, tuần hoàn nước thải và hệ thống bể tuyển nổi sau
công đoạn công đoạn nấu – đường hóa, công đoạn lên men chính và lên men
phụ, giai đoạn thành phẩm, đóng, hấp chai, nước rửa chai và két chứa, nước
rửa sàn, nước thải từ nồi hơi, nước thải từ hệ thông làm lạnhước tính
khoảng 91,5m3 /ngày đêm.
Nước thải sản xuất được thu gom qua hệ thống rãnh kín có kích thước
150m x 0,3m x 0,5m chạy vòng quanh các nhà xưởng. Từ hố ga thu gom
nước thải của khu vực bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải là các cống bê
tông D=300.
Hiện tại, Công ty đang vận hành hệ thống xử lý nước thải được Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội tư
vấn thiết kế, cải tạo và đưa vào sử dụng đầu năm 2012.
52
4.4. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải từ hoạt động sản xuất bia của Công ty Cổ phần
Chế biến thực phẩm Thái Nguyên
4.4.1. Định hướng
Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Thái Nguyên đã có những biện
pháp bảo vệ môi trường và hệ thống xử lý các chất thải do quá trình sản xuất,
sinh hoạt tạo ra như: chất thải lỏng, chất thải khí, chất thải rắn thông thường,
chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung... nên hầu như ít ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh. Dù vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất sẽ không thể
tránh khỏi các ảnh hưởng xấu tới môi trường. Các vấn đề phát sinh bụi, khí
thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất
của Công ty.
Vì vậy, theo em cần phải có nhưng biện pháp và nghiêm túc thực hiện để
hạn chế tới mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và cộng đồng dân
cư xung quanh cần phải thực hiện các việc sau:
+ Thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường đã nêu
trong tài liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Thực hiện các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác có liên
quan đến môi trường của Công ty cũng như khu vực xung quanh có nhân
dân sinh sống.
+ Cam kết thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về
môi trường và chịu trách nhiệm trước các quy định của pháp luật và Luật Bảo
vệ môi trường.
+ Cam kết bồi thường và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường
hợp để xảy ra các sự cố trong quá trình triển khai hoạt động đối với người và
tài sản của nhân dân quanh khu vực.
Ngoài ra, hoạt động của công ty còn có thể xảy ra các sự cố như cháy nổ
kho nguyên liệu, nổ lò hơi, tai nạn lao động, cháy nổ trạm biến áp...
53
Các biện pháp giảm thiểu đã đề xuất và biện pháp phòng chống sự cố có
mức độ khả thi cao, cụ thể như sau:
- Mở rộng hệ thống xử lý nước thải sản xuất hiện có thành hệ thống có
công suất xử lý 2.250 m3/ngày đêm, xử lý bằng công nghệ hiếu khí kết hợp
tuyển nổi thu hồi bột. Nước thải sau xử lý thải chung vào 2 ao sinh học có
tổng dung tích 2.000 m3 trước khi thải vào cửa xả của Công ty. Nước thải sau
xử lý đảm bảo QCVN 12-MT:2015/BTNMT
- Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng 2 bể tự hoại, mỗi bể tự
hoại có dung tích 9 m3, nước thải sau xử lý đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT
(Cột B) trước khi thải ra môi trường
- Nước mưa chảy tràn được định hướng dòng chảy và tiêu thoát bằng hệ
thống mương thoát nước dài 800 m, rộng 0,6 m và sâu 0,4 m.
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào 4 thùng chứa rác loại 200
lít có nắp đậy và vận chuyển đi xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của toàn
Công ty.
- Chất thải rắn sản xuất: xỉ thải được thu gom vào bãi chứa xỉ rộng m2,
các loại chất thải rắn sản xuất khác được chứa tại sân chứa rác thải sản xuất
rộng 48 m2. Thuê vận chuyển đi xử lý cùng với rác thải sản xuất của toàn
Công ty. Xỉ thải được bán cho các hộ gia đình, đơn vị thu mua làm phụ gia
hoặc sản xuất gạch.
- Tưới nước dập bụi trong giai đoạn thi công và sản xuất bằng vòi phun
với tần suất 4 lần/ngày
Khí thải lò hơi công suất 12,5 tấn/h được xử lý bằng hệ thống thu bụi 2
cấp dùng xyclon và bể dập bụi. Khí thải sau xử lý thải ra môi trường qua ống
khói cao 18 m. Trên thân ống khói có bố trí vị trí phục vụ quan trắc giám sát
khí thải ống khói. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT (B). Nước
xả đáy lò hơi được thoát chung vào hệ thống thoát nước của dự án.
54
- Các loại chất thải nguy hại được thu gom và lưu chứa tạm thời tại kho
chứa chất thải nguy hại đã có của Công ty (kho rộng 20 m2), Công ty thực
hiện đăng cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định
tại thông tư số 12/2011/BTNMT và thuê Hợp tác xã Thương mại và dịch vụ
Phúc Lợi vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Trồng cây xanh quanh khu vực dự án, dọc và dọc hai bên đường nội bộ
giúp hạn chế tối đa các tác động của bụi, ồn.
- Bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển được hạn chế bằng biện pháp
phun nước tưới đường, phủ bạt che chắn
4.4.2. Giải pháp
Như đã được phân tích và đánh giá quá trình hoạt động sản xuất bia của
Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_khac_ph.pdf