ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Huế, tháng 01 năm 2019
Sinh viên: LÊ THỊ MỸ LINH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA
SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐẾN HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
Trư
ờng
a
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Huế, tháng 01 năm 2019
Sinh viên: LÊ THỊ MỸ LINH
Lớp: K49C Kế toán
Niên khóa:
66 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên ngành kế toán, kiểm toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn:
Tiến sĩ: HỒ THỊ THÚY NGA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA
SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐẾN HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Lời CảmƠnTrong quá trình thực tập tại đơn vị và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này,tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường, giảng viênhướng dẫn và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH ATA Toàn Cầu.Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban lãnh đạo, thầy cô giáođang công tác tại , những người đã luôn tạo mọi điềukiện hướng dẫn tận tình, hỗ trợ và truyền thụ kiến thức cho chúng tôi trên hànhtrang bước vào tương lai.Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên – Tiến sĩ HồThị Thúy Nga người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa tỉ mỉ và tận tình cho tôitrong suốt quá trình thực tập. Sự dìu dắt của cô là bước đệm vững chắc để tôi cóthể thực hiện tốt khóa luận của mình.Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị tại côngty TNHH ATA Toàn Cầu đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực tập.Và cuối cùng là lời cảm ơn tới các bạn sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 tạivì đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành mẫu bảng hỏi.Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong khóa luận tốt nghiệp này không thểtránh khỏi những sai sót, hạn chế vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chânthành từ phía các Quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện khóa luận của mình tốtnhất. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 01 năm 2019Sinh viên thực hiệnLê Thị Mỹ Linh
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
CTCP Công ty cổ phần
CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
NLKT Nguyên lí kế toán
KTTC Kế toán tài chính
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thang đo chủ nghĩa duy tâm
Bảng 2: Thang đo thuyết tương đối văn hóa
Bảng 3: Thang đo thiên hướng muốn vi phạm đạo đức
Bảng 4: Thang đo thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Bảng 5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “chủ nghĩa duy tâm”
Bảng 6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “thuyết tương đối văn hóa”
Bảng 7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “thiên hướng muốn vi
phạm đạo đức”
Bảng 8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “thái độ đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận”
Bảng 9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 10: Mô hình tóm tắt
Bảng 11: ANOVAa
Bảng 12: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy
Bảng 13: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 14: Mẫu bảng khảo sát
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi
Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu điều tra theo năm học
Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu điều tra theo đạo
Biểu đồ 5: Cơ cấu mẫu điều tra theo chuyên ngành
Biểu đồ 6: Cơ cấu mẫu điều tra theo điểm trung bình các môn học
Biểu đồ 7: Cơ cấu mẫu điều tra sinh viên theo các biến nghiên cứu
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu
Sơ đồ 2: Mô hình CFA của biến chủ nghĩa duy tâm kiểm định lần 1
Sơ đồ 3: Mô hình CFA của biến chủ nghĩa duy tâm kiểm định lần 2
Sơ đồ 4: Mô hình CFA của biến thuyết tương đối văn hóa kiểm định lần 1
Sơ đồ 5: Mô hình CFA của biến thuyết tương đối văn hóa kiểm định lần 2
Sơ đồ 6: Mô hình CFA của biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức kiểm định lần 1
Sơ đồ 7: Mô hình CFA của biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức kiểm định lần 2
Sơ đồ 8: Mô hình CFA của biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận lần 1
Sơ đồ 9: Mô hình CFA của biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận lần 2
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................4
1.4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................4
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................................4
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................4
1.6. Kết cấu khóa luận ........................................................................................................6
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................7
1.1. Khái quát chung về điều chỉnh lợi nhuận kế toán....................................................7
1.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận ..............................................................................7
1.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận.................................................................................8
1.1.3. Vấn đề đạo đức của hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán .....................................9
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài....................................10
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới trước đây liên quan đến đề tài ..............10
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận ở Việt Nam............................................................................................................12
1.3. Phát triển giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................12
1.3.1. Phát triển giả thuyết..............................................................................................12
1.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................15
1.4. Thang đo các biến ......................................................................................................16
1.4.1. Thang đo chủ nghĩa duy tâm (Idealists)................................................................16
1.4.2. Thang đo thuyết tương đối văn hóa (Relativists) ..................................................17
1.4.3. Thang đo thiên hướng muốn vi phạm đạo đức .....................................................19
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
1.4.4. Thang đo thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận ........................................19
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................21
2.1. Đặc điểm mẫu điều tra ..............................................................................................21
2.1.1. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo giới tính ..............................................................21
2.1.2. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo độ tuổi ................................................................22
2.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo năm học ..............................................................22
2.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo đạo......................................................................23
2.1.5. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo chuyên ngành .....................................................23
2.1.6. Cơ cấu mẫu điều tra phân theo điểm trung bình kết quả học tập ........................24
2.1.7. Cơ cấu mẫu sinh viên theo các biến nghiên cứu...................................................25
2.2. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis)..................25
2.2.1. Phân tích nhân tố khẳng định với biến chủ nghĩa duy tâm...................................26
2.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thuyết tương đối văn hóa ........................27
2.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức .......28
2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận ...........................................................................................................................30
2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.................................................31
2.3.1. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo chủ nghĩa duy tâm ............................31
2.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo thuyết tương đối văn hóa..................32
2.3.3. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo muốn vi phạm đạo đức .....................33
2.3.4. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo thái độ đối với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận .........................................................................................................................34
2.4. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến...................................................................35
2.5. Kết quả phân tích hồi quy.........................................................................................35
2.5.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình ........................................................................35
2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của mô hình.........................................................................36
2.5.3. Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy .......................................36
2.5.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................38
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG
GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................................................40
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................40
3.2. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................42
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
ế H
uế
3.2.1. Đóng góp lý thuyết ................................................................................................42
3.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn và những gợi ý cho chương trình đào tạo, nhà
quản lý ...........................................................................................................................42
3.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo......................43
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................45
3.1. Kết luận ......................................................................................................................45
3.2. Kiến nghị ....................................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................48
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................53
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang chuyển mình bước sang kỷ nguyên số với cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đã thực sự tác động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung
và trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho ngành này. Cơ hội nghề nghiệp mở rộng khi
các Kế toán viên, Kiểm toán viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp, am hiểu chế độ kế toán của các quốc gia. Bởi với sự thành công của hệ thống
mạng không dây, dữ liệu số hóa, mạng internet kết nối vạn vật đã mở rộng phạm vi
công việc họ để có thể thực hiện các phần hành công việc ở bất cứ đâu trên thế giới với
những phần mềm kế toán tiện ích, tích hợp dữ liệu thông minh. Bên cạnh đó cũng sẽ là
thách thức lớn cho công tác đào tạo kế toán, kiểm toán viên tương lai khi một lượng
lớn sinh viên được đào tạo, vượt xa so với nhu cầu về lực lượng lao động trong ngành
kế toán, kiểm toán. Theo Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thống kê, có
tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các
nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh. Trong bối cảnh như hiện nay sẽ là bất lợi nếu
kế toán viên, kiểm toán viên có trình độ chuyên môn hạn hẹp, phẩm chất đạo đức
không tốt. Công việc, thu nhập của họ giờ không chỉ bị đe dọa bởi những kế toán,
kiểm toán có năng lực cao, mà còn là những robot thông minh, có thể xử lí, phân tích
dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo đúng yếu tố về chất lượng.
Thông tin tài chính của doanh nghiệp đều được rất nhiều đối tượng quan tâm và
sử dụng. Kết quả BCTC là một trong những thước đo quan trọng của người sử dụng
trong việc ra quyết định, vì vậy việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính, đảm bảo
tính trung thực luôn là điều thiết yếu. Tuy nhiên chúng ta thấy một thực tế rằng, các
doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh, thách thức.
Nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, điều chỉnh kết
quả hoạt động kinh doanh trên BCTC để “làm mượt” lợi nhuận, “làm mượt” các chỉ số
trong một giai đoạn kế toán nhất định và kế toán chính là những trợ thủ đắc lực hỗ trợ
thực hiện hành vi đó. Trên thế giới, сó không ít những vụ bê bối tài сhính từng xảy rа
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 2
gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô, như vụ ЕNRОN – “gã khổng lồ năng lượng” của vùng
Texas, Hoa Kỳ từng làm bốс hơi 74 tỷ đô lа сủа сổ đông năm 2001 khi СЕО сố tình
“bỏ quа” một khоản nợ lớn khỏi bảng сân đối kế tоán. Năm 2002, СЕО сủа
WоrldСоm – từng là Công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Mỹ сũng khiến сáс nhà
đầu tư thiệt hại hơn 180 tỷ đô khi thựс hiện vốn hóа сáс khоản сhi рhí thựс tế рhát
sinh và thổi рhồng dоаnh thu thông quа сáс giао dịсh giả mạо để nâng giá cổ phiếu.
Vụ рhá sản сủа Lеhmаn Brоthеrs cũng là ví dụ điển hình của việc vi phạm đạo đức kế
toán khi сông ty này thựс hiện việс bán khоản tài sản là сáс сhứng khоán СDО - thựс
сhất là tài sản vô giá trị khi bоng bóng nợ dưới сhuẩn bùng nổ năm 2008 сhо ngân
hàng Саymаn với điều khоản muа lại trị giá 50 tỷ đô, nhằm đánh lừа nhà đầu tư về
tình hình tài сhính tệ hại сủа сông ty, và mở màn сhо đợt suy thоái kinh tế thế giới
2008. Năm 2011, gian lận kế toán của Olympus – Tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật
Bản trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh, công ty thừa nhận đã
sử dụng một loạt các thương vụ mua lại nhằm che giấu kết quả làm ăn thua lỗ, đồng
thời làm giả nhiều báo cáo tài chính, vụ việc đã gây thiệt hại ước tính 1,7 tỷ đô. Vậy ở
Việt Nam thì sao? Vụ việc Сông ty gỗ Trường Thành lỗ gần 1.000 tỷ sаu kiểm tоán dо
thiếu hụt kiểm kê hàng tồn khо; mới nhất gần đây vào cuối năm 2018, phát hiện Công
ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh – đơn vị phụ trách thu phí tại cao tốc Thành phố Hồ
Chí Minh – Trung Lương sử dụng phần mềm kế toán che dấu doanh thu nhằm trốn
thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Qua những minh chứng trên có thể thấy
thực tế mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của các vụ bê bối kế toán là không hề nhỏ đối
với hệ thống tài chính quốc gia, mà hơn nữa là tác động lớn tới nhận thức về phương
diện đạo đức đang dần bị suy thoái. Các công ty lớn kể trên đều có những người kế
toán giỏi về năng lực chuyên môn, vậy tại sao họ lại thực hiện những hành vi này?
Có thể thấy, điều chỉnh lợi nhuận đã là một mối quan tâm lớn đối với nghề kế
toán trong nhiều thập kỉ, và nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài đã nghiên cứu về vấn
đề này. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là việc chuyển lợi nhuận của năm này sang năm
sau hoặc ngược lại bằng các phương pháp kế toán hoặc các hành động quản lý thực tế
nhằm mục đích phục vụ theo yêu cầu của nhà quản lý trong công ty (Elias, 2002).
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là hành vi phi đạo đức vì nó làm thay đổi thông tin tài
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 3
chính thực sự của công ty và có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
thông tin tài chính (Elias, 2002). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam
điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Thực trạng hiện nay nhận thức tầm quan trọng của vấn
đề đạo đức trong môi trường kinh doanh khi có rất nhiều những nhà quản lý giỏi, kế
toán giỏi nhưng vì cái rễ của đạo đức chưa sâu, cộng thêm áp lực từ sự cạnh tranh,
cuộc sống dễ bị sa vào những danh vọng và không thoát khỏi vòng lao lí. Và còn nhiều
những vụ án lớn, chúng ta có thể nhận thấy rằng yếu tố nhận thức về đạo đức có thể
coi là yếu tố gốc rễ của mọi vấn đề.
Vậy sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán đang nhận thức như thế nào về hành vi
điều chỉnh lợi nhuận? Liệu bản thân mỗi sinh viên cần trang bị cho mình những kĩ
năng về nghề nghiệp, đạo đức như thế nào để thích ứng tốt với sự dịch chuyển của
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này? Đây sẽ là thách thức cho nhà trường cần đẩy
mạnh không những về kiến thức chuyên môn mà còn là đạo đức nghề nghiệp tới các
bạn sinh viên ngành kế toán nói riêng và các ngành học khác ở Trường Đại học Kinh
tế Huế nói chung. Từ tất cả những lí do, những câu hỏi trên, tác giả quyết định chọn đề
tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm
toán đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận” làm nội dung chính cho khóa luận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên
ngành Kế toán, Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Huế liên quan đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận.
Mục tiêu cụ thể để thực hiện gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lí luận về điều chỉnh lợi nhuận và các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, phát triển giả thuyết và xây
dựng mô hình nghiên cứu.
Thứ hai, đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với
hành vi điều chỉnh lợi nhuận từ kết quả khảo sát điều tra.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 4
Thứ ba, đề xuất một số gợi ý cho chương trình đào tạo trong việc nâng cao đạo
đức nhận thức của sinh viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thái độ của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm
toán đối với các hành động điều chỉnh lợi nhuận và các
nhân tố ảnh hưởng đến thái độ này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là sinh viên ngành Kế toán,
Kiểm toán đang học năm thứ 3 và năm thứ 4 tại . Đề tài
chỉ nghiên cứu đối tượng này vì sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 đã được trang bị
những kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán nên sẽ có kiến thức chuyên môn trả lời
những bảng hỏi.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu các yếu tố thuộc về quan
điểm, triết lí đạo đức cá nhân (ví dụ chủ nghĩa duy tâm, thuyết tương đối văn hóa) và
các yếu tố về thông tin cá nhân (ví dụ giới tính, điểm trung bình học tập) ảnh hưởng
như thế nào đến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đồng thời, đề tài này chỉ
giới hạn nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua phương pháp kế toán
(Accrual earnings management), có nghĩa là hành vi này sử dụng các phương pháp kế
toán để làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Đề tài này không nghiên cứu hành vi
điều chỉnh bằng hành động quản lý thực tế của doanh nghiệp (Real earnings
management).
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu của đề tài này bao gồm: nghiên cứu các bài
báo, sách và các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm
hiểu các thông tin bổ sung trên mạng Internet, các trang web có liên quan đến đề tài.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 5
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc thu thập số liệu bằng
khảo sát bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng từ các thang đo các biến được lấy từ
các nghiên cứu trước đây (được trình bày cụ thể ở chương 2). Mẫu khảo sát bao gồm
tất cả các sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán đang học năm thứ 3, năm thứ 4
tại . Số liệu thu thập bằng phương pháp: phát bảng hỏi
trực tiếp cho các bạn sinh viên hiện đang học tại các lớp.
Thiết kế thang đo và bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng từ các thang đo các biến được lấy từ các nghiên cứu
trước đây (được trình bày cụ thể ở chương 1). Đối với các câu hỏi đo mức độ đồng ý
của các yếu tố thì tác giả sử dụng hệ thống thang đo LiKert với 7 mức độ (1: Hoàn
toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Hơi không đồng ý, 4: Trung lập, 5: Hơi đồng
ý, 6: Đồng ý, 7: Hoàn toàn đồng ý). Đối với các câu hỏi xác định đặc điểm khách hàng
thì tác giả sử dụng hệ thống thang đo phân loại: một lựa chọn cho một câu trả lời.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện tức là dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận
của đối tượng điều tra.
Phương pháp xác định kích thước mẫu
Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn
Mộng Ngọc: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số
biến quan sát trong bảng hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ mẫu
phải đảm bảo điều kiện như sau:
N ≥ 30 x 5 ≥150
Với số lượng 30 biến quan sát trong bảng hỏi và phải đảm bảo tính phân phối
chuẩn, dựa vào thời gian và nguồn lực tác giả sẽ chọn điều tra 150 mẫu điều tra, tiến
hành khảo sát thông qua bảng hỏi đã được xây dựng sẵn để đo lường các yếu tố tác
động đến thái độ của sinh viên đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, để
đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, tác giả tiến hành điều tra
với số lượng bảng hỏi phát ra là 200 mẫu. Tác giả thu về được 170 bảng hỏi hợp lệ, 30
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 6
bảng hỏi không hợp lệ do có bảng hỏi thiếu phần trả lời đến những biến quan trọng
hoặc trả lời đầy đủ nhưng chỉ chọn một mức độ để trả lời cho tất cả các câu hỏi.
Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS chạy mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định
giả thuyết nghiên cứu và kết hợp sử dụng phần mềm AMOS để đánh giá độ phù hợp
của mô hình.
1.6. Kết cấu khóa luận
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Thảo luận kết quả nghiên cứu và những đóng góp của đề tài
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 7
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát chung về điều chỉnh lợi nhuận kế toán
1.1.1. Khái niệm điều chỉnh lợi nhuận
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là hành vi của các doanh nghiệp để điều chỉnh lợi
nhuận của năm nay sang năm sau hoặc ngược lại. Trong các nghiên cứu chuyên sâu,
hành vi này có thể thực hiện bằng các hoạt động thực tế (real earnings management)
hoặc bằng các phương pháp kế toán (accrual earnings management). Đề tài này chỉ
nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận bằng phương pháp kế toán nên tất cả các khái
niệm và thuật ngữ “hành vi điều chỉnh lợi nhuận” sau đây là ám chỉ hành vi thực hiện
thông qua các phương pháp kế toán để làm thay đổi lợi nhuận thực tế của doanh
nghiệp.
Theo Elias (2002), điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà quản lý sử dụng đánh giá
chủ quan trong quá trình lập, công bố báo cáo tài chính và thực hiện các nghiệp vụ
kinh tế để thay đổi thông tin nhằm đánh lừa các bên có liên quan, hoặc thay đổi kết
quả các hợp đồng có điều khoản ràng buộc dựa trên số liệu kế toán. Điều chỉnh lợi
nhuận được dịch từ thuật ngữ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trong giới nghiên
cứu kế toán là “earnings management”. Ở Việt Nam, khái niệm này được biết đến với
nhiều tên gọi khác nhau như: “làm đẹp báo cáo tài chính”, “phù phép báo cáo tài
chính”, “thổi phồng lợi nhuận”, “quản trị lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”. Dù được gọi
dưới nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng về bản chất, điều chỉnh lợi nhuận là việc làm
méo mó số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua việc điều chỉnh doanh thu hoặc chi
phí. Theo Brandco Lawfirm - Công ty tư vấn luật hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và tài
chính kế toán, điều chỉnh lợi nhuận là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán của
nhà quản trị công ty nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán.
Như vậy, người trực tiếp thực hiện các hành động điều chỉnh lợi nhuận chính là nhà
quản lý nhằm mục đích làm sai lệch số liệu lợi nhuận công bố.
Theo Degeorge và cộng sự (1999), mục tiêu chính của các công ty cổ phần là tối
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣ K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 8
đa hoá giá trị của cổ đông bằng cách khai thác tài sản được đầu tư bằng vốn cổ phần và
nợ phải trả. Để huy động vốn, các nhà đầu tư cần được khuyến khích thực hiện đầu tư
và điều này chỉ xảy ra nếu nhà đầu tư kỳ vọng tích cực về hiệu quả hoạt động trong
tương lai của công ty. Bởi vậy, vì lợi ích của công ty, các công ty thường điều chỉnh
báo cáo tài chính để khai khống doanh thu và lợi nhuận để làm cho người sử dụng
thông tin tin tưởng là công ty vẫn có tình hình tài chính tốt và quyết định đầu tư vào
công ty (Joosten, 2012). Theo Levitt (1998) lưu ý rằng hậu quả chung của điều chỉnh
lợi nhuận là sự xói mòn niềm tin của các cổ đông vào công ty và làm thiệt hại cho các
cổ đông cũng như nền kinh tế.
1.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trên báo cáo tài chính, cụ
thể là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là nhân tố quyết định giá cổ phiếu, số
thuế TNDN phải nộp hay nhiều vấn đề khác. Đơn cử như về thị trường vốn, khi các
nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính muốn dự báo dòng tiền trong tương lai, họ sử
dụng thông tin về lợi nhuận để định giá cổ phiếu của công ty, từ đó xem xét, đánh giá
tình hình đầu tư vốn. Trong khi đó các ngân hàng dựa vào báo cáo này để quyết định
cho vay hay không. Nhà nước sử dụng báo cáo này để lập kế hoạch dài hạn, có thể liên
quan đến các chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng
cho một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên. Các nhân viên tương lai có thể tham
khảo báo cáo này để đưa ra quyết định về việc làm.
Theo Ngô Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Mai Lê (2018), nhà quản lý có động cơ
điều chỉnh lợi nhuận khi lợi nhuận thực (lợi nhuận không điều chỉnh) khác với mục
tiêu của nhà quản lý. Lợi nhuận thực có thể quá cao hoặc quá thấp, còn mục tiêu của
nhà quản lý thì được xác định trên cơ sở kỳ vọng của các cổ đông hoặc các bên liên
quan.
Về động cơ cá nhân, nhà quản lý mới được bổ nhiệm có thể điều chỉnh lợi
nhuận giảm trong năm thay đổi nhân sự và điều chỉnh lợi nhuận tăng lên trong năm
tiếp theo để thể hiện rằng trong năm mình lên điều hành công ty có mức lợi nhuận tốt
và từ đó có thể bảo vệ được vị trí việc làm của mình. Cũng có thể nhà quản lý muốn
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
ế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 9
thăng tiến hoặc tăng lương thưởng từ cổ đông nhờ kết quả kinh doanh tốt. Về chi phí
chính trị, các công ty có thể điều chỉnh số liệu lợi nhuận được báo cáo nhằm tránh sự can
thiệp của chính phủ hoặc hưởng ưu đãi thuế, bởi số liệu kế toán là cơ sở để tính thuế.
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Trang (2012) vận dụng mô hình điều chỉnh lợi
nhuận của DeAngelo (1986) và Friedlan (1994) thu thập số liệu từ báo cáo tài chính
của 20 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên tương ứng 4 loại
hình doanh nghiệp khác nhau (DNNN, DNTN, CTCP, CTTNHH) để nhận dạng việc
điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, qua đó cho thấy, động cơ điều chỉnh lợi nhuận
của từng loại doanh nghiệp là khác nhau. Thông thường, đối với CTCP, động cơ điều
chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN không phải lúc nào cũng được ưu
tiên lựa chọn, mà có thể động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ
bên ngoài. Các loại hình doanh nghiệp còn lại vì không bán chứng khoán trên thị
trường nên ít quan tâm đến việc điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài và thường sẽ ưu tiên lựa chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chí phí
thuế TNDN.
1.1.3. Vấn đề đạo đức của hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán
Mặc dù hành động điều chỉnh lợi nhuận là hoàn toàn không mới trong ngành kế
toán, nhưng các chiến lược để thực hiện những hành động này là những bí mật của các
giám đốc điều hành của công ty. Có một ranh giới nhỏ giữa điều chỉnh lợi nhuận và
gian lận mà các nhà quản lý không muốn thảo luận về mối liên kết này (Brown, 1999).
Tuy nhiên, bất kỳ khoản lợi nhuận nào được điều chỉnh là không thể chấp nhận, bất kể
về vật chất (Grant, 2000). Việc che dấu đi những khoản lợi nhuận thì trên thực tế nhà
đầu tư phải biết, để tránh dẫn tới những quyết định sai lầm.
Mặt khác nhiều học giả không đồng ý với những lập luận trên. Due (1988) lập
luận rằng các cổ đông hiện tại có thái độ tích cực về hành vi điều chỉnh lợi nhuận để
tối đa hóa giá trị cổ phiếu bằng chi phí của nó trong tương lai, do đó họ khuyến khích
hành độn...,999; RMSEA = 0,000). Giá trị của biến chủ nghĩa duy tâm là giá trị trung bình
của 4 biến ở sơ đồ 3.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 3: Mô hình CFA của biến chủ nghĩa duy tâm kiểm định lần 2
2.2.2. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thuyết tương đối văn hóa
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 4: Mô hình CFA của biến thuyết tương đối văn hóa kiểm định lần 1
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 28
Mô hình CFA của biến thuyết tương đối văn hóa được thể hiện ở sơ đồ 4. Mô
hình này gồm có 11 biến gốc. Dựa vào kết quả chạy CFA ta thấy chỉ số Chi sp/df =
2,314 là phù hợp (vì có giá trị nhỏ hơn 3); giá trị GFI = 0,909 phù hợp (vì có giá trị lớn
hơn 0.9); CFI = 0,850 chưa phù hợp (vì có giá trị nhỏ hơn 0,9); RMSEA = 0,088 là
không phù hợp (vì có giá trị lớn hơn 0,07). Đồng thời trong 11 biến kiểm định thì có 3
biến A10, A11, A20 là có hệ số tải nhỏ hơn nhiều so với 0,5 nên bị loại khỏi mô hình
kiểm định. Do vậy, ta còn lại 8 biến A12, A13, A14, A15, A16, A17, A18, A19 là phù
hợp, sau khi cho phép hiệp phương sai giữa phần sai số của biến A15 và A17 thì tất cả
các chỉ số đều phù hợp (Chi sp/df = 1,542; GFI = 0,958; CFI = 0,965; RMSEA =
0,057). Giá trị của biến thuyết tương đối văn hóa là giá trị trung bình của 8 biến ở sơ
đồ 5.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 5: Mô hình CFA của biến thuyết tương đối văn hóa kiểm định lần 2
2.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 29
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 6: Mô hình CFA của biến thiên hướng muốn
vi phạm đạo đức kiểm định lần 1
Mô hình CFA của biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức được thể hiện ở sơ
đồ 6. Mô hình này gồm có 5 biến gốc. Dựa vào kết quả chạy CFA ta thấy chỉ số Chi
sp/df = 3,798 là không phù hợp (vì có giá trị lớn hơn 3); các giá trị GFI = 0,959, CFI =
0,964 đều phù hợp (vì có giá trị lớn hơn 0,9); RMSEA = 0,129 là không phù hợp (vì
có giá trị lớn hơn 0,07). Đồng thời trong 5 biến kiểm định thì tất cả 5 biến C1, C2, C3,
C4, C5 đều phù hợp, sau khi cho phép hiệp phương sai giữa phần sai số của biến C4 và
C5 thì tất cả các chỉ số đều phù hợp (Chi sp/df = 1,780; GFI = 0,984; CFI = 0,992;
RMSEA = 0,068). Giá trị của biến thiên hướng muốn vi phạm đạo đức là giá trị trung
bình của 5 biến ở sơ đồ 7.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 7: Mô hình CFA của biến thiên hướng muốn
vi phạm đạo đức kiểm định lần 2
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 30
2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định với biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 8: Mô hình CFA của biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận lần 1
Mô hình CFA của biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận được thể
hiện ở sơ đồ 8. Mô hình này gồm có 5 biến gốc. Dựa vào kết quả chạy CFA ta thấy chỉ
số Chi sp/df = 15,167 là không phù hợp (vì có giá trị lớn hơn 3); các giá trị GFI =
0,848, CFI = 0,723 đều không phù hợp (vì có giá trị nhỏ hơn 0,9); RMSEA = 0,290 là
không phù hợp (vì có giá trị lớn hơn 0,07). Đồng thời trong 5 biến kiểm định thì tất cả
5 biến B6.1, B7.1, B8.1, B9.1, B10.1 đều phù hợp vì có hệ số tải lớn hơn 0,5; tuy
nhiên sau khi cho phép hiệp phương sai giữa phần sai số thì còn 4 biến B6.1, B8.1,
B9.1, B10.1 là phù hợp với mô hình cùng các chỉ số đều phù hợp (Chi sp/df = 1,026;
GFI = 0,994; CFI = 0,999; RMSEA = 0,012). Giá trị của biến thái độ đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận là giá trị trung bình của 4 biến ở sơ đồ 9.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm AMOS GRAPHICS)
Sơ đồ 9: Mô hình CFA của biến thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận lần 2
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 31
2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê kiểm tra sự chặt
chẽ tương quan giữa các biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng Nguyệt
(2008) thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s alpha từ 0,8 đến gần 1 là
thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Đối với nghiên cứu này, nhằm
đảm bảo bảo độ tin cậy của thang đo những nhân tố nào có Cronbach’s alpha lớn hơn
0,6 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và được giữ lại. Ngoài ra, các hệ số
tương quan biến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.
2.3.1. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo chủ nghĩa duy tâm
Bảng 5: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo “chủ nghĩa duy tâm”
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương
quan biến
tổng
Hệ số
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
Cronbach's Alpha = 0,852
A4: Mọi người không nên
gây tổn hại tinh thần lẫn
thể chất cho người khác
17,10 9,404 0,770 0,781
A5: Mọi người không nên
hành động gây tổn hại đến
nhân phẩm và sức khỏe
của người khác
16,95 9,536 0,783 0,777
A6: Không nên gây tổn
hại đến một người vô tội 16,84 9,661 0,731 0,797
A8: Nhân phẩm và sức
khỏe của người dân nên
được quan tâm hàng đầu
trong xã hội
17,29 9,806 0,531 0,892
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Yếu tố Chủ nghĩa duy tâm gồm 4 biến quan sát (A4, A5, A6, A8). Cả 4 biến đều
có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0,3. Kết quả cũng cho thấy thành phần thang đo
“chủ nghĩa duy tâm” có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,852 (có giá trị lớn hơn
0,6). Nếu bỏ bất kì biến nào trong nhân tố thì không làm cho hệ số alpha tăng đáng kể.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 32
Như vậy các biến đều phù hợp và được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
2.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo thuyết tương đối văn hóa
Bảng 6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“thuyết tương đối văn hóa”
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo
nếu loại
biến
Tương
quan biến
tổng
Hệ số
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
Cronbach's Alpha = 0,793
A12: Chuẩn mực đạo đức thay đổi
tùy theo ngữ cảnh và hoàn cảnh xã
hội
32,78 49,465 0,502 0,770
A13: Chuẩn mực đạo đức phụ thuộc
vào quan điểm của từng người:
người này cho là phù hợp với đạo
đức nhưng người khác thì không
32,86 46,548 0,631 0,749
A14: Có nhiều hành động được xem
là phù hợp với chuẩn mực đạo đức
nhưng lại không đúng đắn
33,24 48,373 0,546 0,763
A15: Không thể có một câu trả lời
chung cho câu hỏi liệu một hành
động phù hợp với đạo đức hay
không, vì nó phụ thuộc vào quan
điểm của từng cá nhân
32,82 51,377 0,428 0,781
A16: Chuẩn mực đạo đức là những
quy định dễ hiểu để chỉ một người
nên xử sự như thế nào nhưng không
thể đem ra để đánh giá một người
khác
32,84 51,341 0,407 0,784
A17: Không thể xây dựng chuẩn đạo
đức cho tất cả mọi người mà mỗi cá
nhân nên tự xây dựng một chuẩn đạo
đức riêng cho họ.
33,10 46,860 0,581 0,757
A18: Không thể đặt ra chuẩn mực
đạo đức để ngăn chặn những hành
động xấu
33,75 49,539 0,415 0,785
A19: Không có một luật lệ chung
nào được đặt ra, một lời nói dối được
chấp nhận hay không hoàn toàn phụ
thuộc vào từng tình huống cụ thể.
33,13 48,090 0,499 0,770
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 33
Yếu tố Thuyết tương đối văn hóa gồm 8 biến quan sát (A12, A13, A14, A15,
A16, A17, A18, A19). Kết quả cho thấy thành phần thang đo “thuyết tương đối văn
hóa” có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,793 (có giá trị lớn hơn 0,6), và các biến
quan sát của hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại
biến đều nhỏ hơn Cronbach’s alpha chung (0,793). Như vậy các biến trong thang đo
khá gắn kết với nhau, đảm bảo tin cậy cho phân tích tiếp theo.
2.3.3. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo thiên hướng muốn vi phạm
đạo đức
Bảng 7: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“thiên hướng muốn vi phạm đạo đức”
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo
nếu loại biến
Tương
quan
biến tổng
Hệ số
Cronbach's
Alpha nếu
loại biến
Cronbach's Alpha = 0,864
C1: Tôi sẵn sàng làm những
việc trái với đạo đức nếu tôi
tin rằng nó sẽ giúp tôi thành
công
11,25 21,773 0,739 0,823
C2: Tôi sẵn sàng cản trở
những nỗ lực của người khác
nếu họ đe dọa mục tiêu của
riêng tôi
10,94 21,079 0,708 0,830
C3: Tôi sẽ ăn gian nếu ít có cơ
hội bị bắt 11,19 22,485 0,723 0,828
C4: Tôi tin rằng nói dối là cần
thiết để duy trì lợi thế cạnh
tranh so với những người khác
10,41 22,160 0,601 0,858
C5: Lý do duy nhất để nói
chuyện với những người khác
là lấy thông tin mà tôi có thể
sử dụng cho lợi ích của tôi.
10,81 21,728 0,668 0,840
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
T ư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
i h
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 34
Yếu tố Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức gồm 5 biến quan sát (C1, C2, C3,
C4, C5). Kết quả cho thấy thành phần thang đo “thiên hướng muốn vi phạm đạo đức”
có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,864 (có giá trị lớn hơn 0,6), và các biến quan
sát của hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến
đều nhỏ hơn Cronbach’s alpha chung (0,864). Như vậy các biến trong thang đo khá
gắn kết với nhau, đảm bảo tin cậy cho phân tích tiếp theo.
2.3.4. Phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo thái độ đối với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận
Bảng 8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của thang đo
“thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận”
Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phương sai
thang đo
nếu loại
biến
Tương
quan
biến tổng
Hệ số
Cronbach's
Alpha nếu loại
biến
Cronbach's Alpha = 0,731
B6.1: Hành vi trên là
phù hợp với chuẩn mực
đạo đức
10,28 14,097 0,469 0,702
B8.1: Hành vi trên là
phù hợp với chuẩn mực
đạo đức
9,73 14,565 0,407 0,738
B9.1: Hành vi trên là
phù hợp với chuẩn mực
đạo đức
9,77 13,527 0,6 0,628
B10.1: Hành vi trên là
phù hợp với chuẩn mực
đạo đức
10,14 12,733 0,628 0,607
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Yếu tố Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận gồm 4 biến quan sát (B6.1,
B8.1, B9.1, B10.1). Kết quả cho thấy thành phần thang đo “thái độ của sinh viên với
hành vi điều chỉnh lợi nhuận” có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,731 (có giá trị
lớn hơn 0,6), và các biến quan sát của hệ số tương quan tổng đều lớn hơn 0,3. Như vậy
các biến trong thang đo đều phù hợp và được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 35
2.4. Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến
Bảng 9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Mô hình (Biến phụ thuộc)
Thống kê cộng tuyến
Sai lệch cho phép VIF
Tuổi 0,508 1,970
Năm học 0,503 1,988
Đạo 0,941 1,063
Điểm trung bình 0,959 1,043
Giới tính 0,941 1,063
Chủ nghĩa duy tâm 0,826 1,211
Thuyết tương đối văn hóa 0,840 1,191
Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức 0,925 1,081
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
VIF (Variance inflation factor) là hệ số phóng đại phương sai, nếu VIF > 2 thì
có dấu hiệu đa cộng tuyến, nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến. Theo như kết
quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 6 thì các giá trị VIF đều nhỏ hơn 2. Do đó, có thể
khẳng định rằng mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
2.5. Kết quả phân tích hồi quy
2.5.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Bảng 10: Mô hình tóm tắt
Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
1 0,494 0,244 0,206 1,054
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Tham số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R-Squared) cho biết mức độ % sự biến thiên
của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Trong nghiên cứu này, có thể thấy
20,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận
được giải thích bởi các biến độc lập, đồng thời 79,4% sự thay đổi còn lại của biến phụ
thuộc chịu sự tác động của các nhân tố khác ngoài mô hình.
Trư
ờn
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 36
2.5.2. Kiểm định độ tin cậy của mô hình
Bảng 11: ANOVAa
Tổng bình
phương df
Trung bình
bình phương F Sig.
1
Phân tích hồi quy 57,650 8 7,206 6,482 0,000b
Phần dư 178,981 161 1,112
Tổng 236,631 169
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Giá trị Sig (P-value) của bảng ANOVAa dùng để đánh giá sự phù hợp (tồn tại)
của mô hình. Trong mô hình này, giá trị Sig. bằng 0,000 (nhỏ hơn 0,05) chứng tỏ mô
hình tồn tại hay mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể. Kết luận
có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
2.5.3. Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy
Phân tích tương quan như trên chỉ cho biết các biến có mối quan hệ với nhau
hay không, chứ không thể chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Về mặt lý thuyết,
ta biết rằng các biến độc lập trong mô hình được xem như là những nguyên nhân, còn
biến phụ thuộc EM chính là kết quả. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu như sau:
Bảng 12: Kết quả kiểm định hệ số hồi quy
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩnhóa (Beta) t Sig.B Độ lệch chuẩn
Hằng số -0,001 2,991 0,000 1,000
Tuổi 0,084 0,148 0,055 0,567 0,572
Năm học -0,229 0,252 -0,088 -0,911 0,364
Đạo -0,187 0,188 -0,070 -0,994 0,322
Điểm trung bình -0,023 0,123 -0,013 -0,185 0,853
Giới tính -0,104 0,219 -0,034 -0,476 0,635
Chủ nghĩa duy tâm -0,030 0,089 -0,026 -0,341 0,734
Thuyết tương đối văn hóa 0,254 0,090 0,211 2,823 0,005
Thiên hướng muốn vi
phạm đạo đức 0,429 0,073 0,417 5,845 0,000
Biến phụ thuộc: Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận (EM)
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 37
Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy, các nhóm nhân tố Thuyết tương đối văn hóa,
Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức có giá trị Sig. lần lượt là 0,005; 0,000 đều nhỏ
hơn 0,1 nên hệ số hồi quy này là có ý nghĩa. Trong đó, nhóm nhân tố Thuyết tương đối
văn hóa, Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức có tác động cùng chiều đến Thái độ đối
với hành vi điều chỉnh lợi nhuận (do hệ số hồi quy dương), nhóm nhân tố Năm học,
Đạo, Điểm trung bình, Giới tính, Chủ nghĩa duy tâm có tác động ngược chiều đến Thái
độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận (hệ số hồi quy âm).
Nhóm các nhân tố Tuổi, Năm học, Đạo, Điểm trung bình, Giới tính, Chủ nghĩa
duy tâm có giá trị sig. đều lớn hơn 0.1 nên hệ số hồi quy không có ý nghĩa và cần loại
ra khỏi mô hình.
Kết quả hồi quy cho thấy, có 2 trong 8 nhóm nhân tố của mô hình có ảnh hưởng
đến Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, đó là: Thuyết tương đối văn hóa và
Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức. Trong đó, nhân tố có tác động mạnh nhất đối với
Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận là Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức
(có hệ số lớn nhất) và tiếp đến là Thuyết tương đối văn hóa.
Các hệ số Bêta được xem như là tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc. Tức là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi một nhân tố trong mô
hình tăng lên (hay giảm đi) 1 đơn vị thì biến phụ thuộc sẽ tăng (hay giảm) Bêta đơn vị.
Cụ thể:
- Nhóm nhân tố Thuyết tương đối văn hóa có hệ số β= 0,254 có nghĩa là trong
điều kiện các nhóm nhân tố khác không thay đổi, khi Thuyết tương đối văn hóa tăng
lên 1 đơn vị thì Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ tăng thêm 0,254 đơn vị.
- Nhóm nhân tố Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức có hệ số β= 0,429 có nghĩa là
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi cá nhân muốn vi phạm đạo đức tăng lên 1
đơn vị mong muốn Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ tăng thêm 0,429 đơn vị.
Trư
ờ g
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 38
2.5.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bảng 13: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung Kết quả
H1 Sinh viên nam có thái độ đối với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận khoan dung hơn so với sinh viên nữ
Không chấp
nhận
H2 Những sinh viên có triết lý đạo đức cá nhân tin nhiều
vào chủ nghĩa duy tâm có thái độ đối với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận khắc nghiệt hơn so với sinh viên tin ít
vào chủ nghĩa duy tâm
Không chấp
nhận
H3 Những sinh viên có triết lý đạo đức cá nhân tin nhiều
vào thuyết tương đối văn hóa có thái độ đối với hành
vi điều chỉnh lợi nhuận khoan dung hơn so với sinh
viên tin ít vào thuyết tương đối văn hóa
Chấp nhận
H4 Những sinh viên có thiên hướng muốn vi phạm đạo
đức càng cao thì càng khoan dung với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận hơn so với sinh viên không muốn vi
phạm đạo đức.
Chấp nhận
Giả thuyết H1: Sinh viên nam có thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận
khoan dung hơn so với sinh viên nữ. Kết quả ở bảng 12 cho thấy Giới tính có hệ số β <
0, có nghĩa sinh viên nữ có quan điểm hà khắc đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận,
trong khi sinh viên nam có thái độ khoan dung hơn so với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, tuy nhiên P-value = 0,635 >0,1. Vì vậy giả thuyết H1 không được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Những sinh viên có triết lý đạo đức cá nhân tin nhiều vào chủ
nghĩa duy tâm có thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận khắc nghiệt hơn so với
sinh viên tin ít vào chủ nghĩa duy tâm. Kết quả ở bảng 12 cho thấy Chủ nghĩa duy tâm
có hệ số β < 0, có nghĩa là người tin nhiều vào chủ nghĩa duy tâm càng cao thì càng có
thái độ khắc nghiệt hơn với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, sig. = 0,734 >
0,1, do đó giả thuyết H2 không được chấp nhận.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 39
Giả thuyết H3: Những sinh viên có triết lý đạo đức cá nhân tin nhiều vào thuyết
tương đối văn hóa có thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận khoan dung hơn so
với sinh viên tin ít vào thuyết tương đối văn hóa. Kết quả ở bảng 12 cho thấy Thuyết
tương đối văn hóa có hệ số β > 0 và sig. = 0,005 < 0,1. Như vậy, người tin nhiều vào
thuyết tương đối văn hóa càng cao thì càng có thái độ khoan dung hơn đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.
Giả thuyết H4: Sinh viên có thiên hướng muốn vi phạm đạo đức càng cao thì
càng khoan dung với hành vi điều chỉnh lợi nhuận hơn so với sinh viên không muốn vi
phạm đạo đức. Kết quả ở bảng 12 cho thấy sinh viên có thiên hướng muốn vi phạm
đạo đức có hệ số β > 0, có nghĩa là sinh viên nếu có thiên hướng càng muốn vi phạm
đạo đức thì càng khoan dung hơn với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. P-value = 0,000 <
0,1. Do vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 40
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận là có tồn tại, sự thay đổi
của biến độc lập cũng đồng thời kéo sự thay đổi của Thái độ đối với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận theo chiều hướng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch. Mặc dù mô hình nghiên
cứu dựa vào 8 biến độc lập tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 2 trong 8 biến đó có ý
nghĩa đối với sự thay đổi của Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận đó là:
Thuyết tương đối văn hóa và Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức.
Kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố Giới tính không có tác động tới Thái độ
đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Như vậy với giả thuyết H1 là không phù hợp khi
giữa sinh viên nam và sinh viên nữ không có sự khác biệt về thái độ đối với hành vi
điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Barnett và Karson
(1989), Harris (1990), Karcher (1996), Shafer, Morris và Ketchand (2001), khẳng định
rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và phụ nữ liên quan đến việc ra
quyết định đạo đức. Giải thích cho vấn đề này liên hệ với sinh viên ngành Kế toán,
Kiểm toán trường , khi lượng sinh viên nam ít hơn nhiều so với
lượng sinh viên nữ, bên cạnh đó theo cuộc khảo sát chỉ có 17,6% lượng sinh viên nam
và 82,4% lượng sinh viên nữ tham gia khảo sát. Sự chênh lệch lớn về giới tính khảo
sát có thể giải thích được vì sao không có sự khác biệt về thái độ giữa sinh viên nam
và sinh viên nữ. Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu, nhiều nghiên cứu trước đây
của Shafer và Wang (2010); Stedham và cộng sự (2007) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt
trong thái độ của nam và nữ trong thái độ đối với các hành vi phi đạo đức.
Cũng trái với giả thuyết ban đầu đặt ra, những người theo chủ nghĩa duy tâm
theo nghiên cứu cũng không có tác động tới Thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận. Như vậy với giả thuyết H2 là không phù hợp khi những sinh viên theo chủ
nghĩa duy tâm không có sự khác biệt về thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
in
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 41
Trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Forsyth (1980), Elias (2002), Barnett và
cộng sự (1994) chỉ ra rằng những cá nhân tin nhiều triết lý đạo đức theo chủ nghĩa duy
tâm hơn thì có thái độ khắc nghiệt hơn đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Tuy
nhiên, giải thích cho vấn đề này, chúng ta quay lại định nghĩa về người theo triết lí đạo
đức chủ nghĩa duy tâm (Idealists), nó mô tả thái độ của cá nhân đối với kết quả của
một hành động và những kết quả ấy ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của người
khác. Mặc dù theo tổng hợp mẫu điều tra các bạn sinh viên theo chủ nghĩa duy tâm rất
cao (có giá trị trung bình là 5), tuy nhiên các bạn sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán
trường chưa được tiếp xúc nhiều với thực tế, cũng như chưa thể
hiểu được hết được hậu quả của hành vi điều chỉnh lợi nhuận nó sẽ ảnh hưởng như thế
nào và đến ai, họ chưa định nghĩa được những chuẩn mực chung về thái độ đối với
hành vi này từ đó có thể giải thích được vì sao không có sự khác biệt về thái độ đối với
những người tin nhiều vào chủ nghĩa duy tâm với những người tin ít vào nó.
Bên cạnh những nghiên cứu của Forsyth (1980), Elias (2002), giả thuyết H3 là
phù hợp khi chỉ ra được mối quan hệ giữa những sinh viên tin nhiều vào thuyết tương
đối văn hóa càng cao thì càng có thái độ khoan dung hơn đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận.
Cuối cùng, giả thuyết H4 chỉ ra được mối quan hệ giữa những sinh viên có thiên
hướng muốn vi phạm đạo đức càng cao thì càng khoan dung với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận hơn. Điều này phù hợp với giả thuyết đặt ra lúc đầu, bởi những người có thiên
hướng muốn vi phạm đạo đức thường được mô tả là cá nhân với tính cách thao túng,
lạnh lùng, tính toán, ít quan tâm đến các tiêu chuẩn đạo đức thông thường (Christie và
Geis, 1970) và họ thường được xem là tương đối hung hăng, có khát khao mãnh liệt
theo đuổi việc dành chiến thắng, ngay cả khi phải trả giá bằng danh dự cá nhân (Geis
và cộng sự, 1970). Thật vậy, nghiên cứu của Shafer và Wang (2010) cũng chỉ ra rằng
những người có thiên hướng muốn vi phạm đạo đức thì có thái độ khoan dung hơn đối
với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết H1 và H2. Như vậy, về vấn đề giới tính và những
sinh viên tin nhiều vào triết lý đạo đức cá nhân theo chủ nghĩa duy tâm thì không tác động
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 42
tới thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh đó nghiên cứu đã chứng minh
được giả thuyết H3 và H4 là phù hợp qua mô hình phân tích hồi quy.
3.2. Đóng góp của đề tài
3.2.1. Đóng góp lý thuyết
Khóa luận này tác giả tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
của sinh viên đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đây là đề tài đầu tiên thực hiện
trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, nghiên cứu thiên về đánh giá mức độ đạo đức của
hành vi điều chỉnh lợi nhuận, thay vì đánh giá mức điều chỉnh lợi nhuận thực tế tại các
doanh nghiệp như các nghiên cứu trước đây. Kết quả, đề tài đã đưa ra được các khái
niệm về điều chỉnh lợi nhuận, thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận, cũng như
chỉ ra được thực trạng về thái độ đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở nước ngoài
hiện nay qua các nghiên cứu trước. Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựng mô hình cụ thể
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, làm sáng tỏ mối liên hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận, chỉ ra yếu tố sinh
viên có thiên hướng muốn vi phạm đạo đức tác động lớn nhất, sau đó là sinh viên theo
thuyết tương đối văn hóa. Tại Việt Nam, đây thực sự là vấn đề mới, chưa được đề cập
đến trong các nghiên cứu trước đây.
3.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn và những gợi ý cho chương trình đào tạo,
nhà quản lý
Hiện nay, vấn đề điều chỉnh lợi nhuận đang là mối quan tâm của không chỉ các
doanh nghiệp, các nhà kiểm toán, mà còn có các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng và các cơ
quan nhà nước quản lý. Theo Elias (2002) hành vi điều chỉnh lợi nhuận là hành vi phi
đạo đức vì nó làm thay đổi thông tin tài chính thực sự của công ty và có thể làm ảnh
hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Do vậy, thái độ đối với
hành vi điều chỉnh lợi nhuận có ảnh hưởng lớn tới mức độ tin cậy của thông tin trên
BCTC. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này giúp các nhà quản lý biết về những nguy cơ
từ việc tổn hại đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, từ đó nhà quản lý có thể thiết
lập hệ thống kiểm soát nội bộ để phòng ngừa các nguy cơ này. Đây là biện pháp mà kế
Trư
ờ g
Đại
học
Kin
h tê
́ Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 43
toán, nhà quản lý của doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước khi cần tới sự can thiệp của
lực lượng bên ngoài doanh nghiệp.
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh
viên ngành kế toán, kiểm toán với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả đã chỉ ra hai
yếu tố tác động tới thái độ này đó là những sinh viên theo thuyết tương đối văn hóa và
những sinh viên có thiên hướng muốn vi phạm đạo đức. Thông qua kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra sinh viên theo học chương trình đào tạo giáo dục tại trường Đại học Kinh tế
Huế, giảng viên là người có trách nhiệm giáo dục cho người học rõ hơn về hành vi
điều chỉnh điều chỉnh lợi nhuận, cũng như nhận thức về đạo đức cho sinh viên lồng
ghép trong các bài giảng, thực hiện thường xuyên và đánh vào trọng tâm. Bổ sung
thêm các kiến thức thực tế, tổ chức các trò chơi để sinh viên hiểu được những hành
động nào là phi đạo đức và những hành động nào là đạo đức, thảo luận về hậu quả của
hành vi đó. Nhận thức về đạo đức của sinh viên đóng vai trò cực kì quan trọng trong
thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay. Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu với báo
giới khi nhậm chức: “Chúng ta phải chuyển cả một nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung
là chủ đạo sang một nền giáo dục chú trọng dạy phương pháp, kỹ năng trên nền tảng
kiến thức chuyên môn cần thiết để phát triển năng lực người học và dạy làm người”.
Ngoài những kiến thức chuyên môn được bổ trợ, việc “dạy làm người”, dạy đạo đức
đối với sinh viên, học sinh từ lâu nay đã luôn là vấn đề thực sự quan trọng.
3.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo
Khóa luận tuy đã có những đóng góp về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn,
nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Đề tài nghiên cứu chỉ mới nghiên cứu đối với sinh viên, giới hạn là sinh viên
trường và mẫu điều tra chỉ có 170 mẫu. Số lượng tuy đủ lớn
nhưng nếu để có giá trị thống kê hơn thì việc thu thập được số lượng mẫu lớn
hơn sẽ có kết quả phù hợp hơn. Những nghiên cứu tiếp theo nên nghiên cứu thu
thập thêm những sinh viên của trường khác, cũng như thu thập thêm đối tượng
những người đã và đang làm công tác kế toán. Bởi dưới con mắt của những
Trư
ờng
Đa
̣i o
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 44
người đã và đang làm công tác kế toán sẽ có những cái nhìn và thái độ khác so
hơn với hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
- Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trên 4 yếu tố bao gồm: Giới tính, Chủ nghĩa duy
tâm, Thuyết tương đối văn hóa và Thiên hướng muốn vi phạm đạo đức của sinh
viên. Do thời gian còn hạn chế, nên chưa thể nghiên cứu được hết các nhân tố
ảnh hưởng. Những đề tài tiếp theo nên mở rộng phân tích các yếu tố khác như:
nhóm người có đặc điểm văn hóa, người theo quan điểm trách nhiệm xã hội vì
cộng đồng có thể họ có thái độ khắc nghiệt hơn đối với hành vi điều chỉnh lợi
nhuận; người theo chủ nghĩa cá nhân, những người ưa thích mạo hiểm có thể có
thái độ khoan dung hơn đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh đó yếu tố
môi trường xung quanh cũng có thể tác động đến suy nghĩ, thái độ đối với hành
vi điều chỉnh lợi nhuận.
Trư
ờng
Đa
̣i ho
̣c K
inh
tế H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: T.S Hồ Thị Thúy Nga
SVTH: LÊ THỊ MỸ LINH 45
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập cuối khóa, tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố
ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên ngành Kế toán, Kiểm toán đối với hành vi điều
chỉnh lợi nhuận mà phạm vi nghiên cứu nhắm tới nhóm yếu tố giới tính, sinh viên theo
chủ nghĩa duy tâm, sinh viên theo thuyết tương đối văn hóa và sinh viên có thiên
hướng muốn vi phạm đạo đức. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới thái độ của
sinh viên đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận tạo tiền đề cho việc tác động vào
nguyên nhân vì sao sinh viên lại c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_thai_do_cua_si.pdf