Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân với
những kiến thức chuyên môn được bồi dưỡng khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, những lời động viên, chia sẻ hết sức quý báu từ
phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu
sắc đến tất cả mọi người.
Tôi xin cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương
134 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Chi nhánh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g – chi nhánh Quảng Trị, những người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong công tác thực tập, xử lý các tình huống thực tế
và trợ giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Hơn hết, với tất cả tấm lòng của mình, xin dành lời cảm ơn chân thành
nhất cho cô giáo, Th.S. Lê Thị Phương Thảo trong thời gian qua đã tận tình chỉ
bảo, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi
đến cô cùng gia đình lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Ngọc Ánh
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh i
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI...........................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3
6. Kết cấu đề tài................................................................................................... 8
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................9
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 9
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng thương mại.....9
1.1.2. Định nghĩa về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ...............15
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của nhtm ..................................19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhtm ..........................28
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................... 34
Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ......................................................36
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH
QUẢNG TRỊ..................................................................................................... 36
Trường2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương...............................36
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Quảng Trị ...................................................................................................38
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh ii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
quảng trị ................................................................................................................39
2.1.4. Năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương quảng trị trong 3 năm 2012 – 2014 ..........................................................41
2.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ .............. 51
2.2.1. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng.................................................................51
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực.......................56
2.2.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ phối thức thị trường..................70
2.3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ........................ 77
2.3.1. Thông tin chung về các đối tượng khách hàng ...........................................77
2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra.................................................79
2.3.3. Phân tích nhân tố( Factor Analysis)............................................................81
2.3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng..................86
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ ................89
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG................................................................................. 89
3.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ THEO MÔ HÌNH
SWOT .............................................................................................................. 90
3.2.2. Điểm yếu của Vietcombank Quảng Trị ......................................................91
3.2.3. Cơ hội từ môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng............................92
3.2.4. Thách thức từ môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng.....................93
3.3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
TrườngTMCP NGOẠI TH ƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ...................................... 94
3.3.1. Giải pháp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu Vietcombank.............94
3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ .....................................96
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh iii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và phí..........................................98
3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .........................................99
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp ...........101
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất..........................................................103
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................106
PHỤ LỤC
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh iv
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Vietcombank: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
(BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM)
Vietcombank Quảng Trị: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương chi
nhánh Quảng Trị
ATM: máy rút tiền tự động (Automated teller machine)
NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
NHTM: Ngân hàng Thương Mại
TCTD: Tổ chức Tín Dụng
VCB: Vietcombank
NH: Ngân hàng
LTCT: Lợi Thế cạnh tranh
NHTMCP Ngoại Thương: Ngân hàng thương Mại Cổ phần Ngoại Thương
Sacombank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín
Vietinbank: Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
MBBank: Ngân hàng Thương Mại cổ phần Quân đội
Agribank: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
DN: Doanh nghiệp
L/C: Letter of credit - Thư tín dụng
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh v
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank chi nhánh Quảng Trị ................43
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Quảng Trị
Bảng 2.3. Doanh số hoạt động thanh toán của NHTMCP Ngoại Thương 2012 – 2014................47
Bảng 2.4. Doanh số tài khoản thanh toán của NHTMCP Ngoại Thương 2012 – 201448
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động dịch vụ thẻ ATM tại Vietcombank Quảng
Trị
Bảng 2.6. Số lượng máy ATM, POS của các ngân hàng trên địa bàn Quảng Trị..................49
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank chi nhánh Quảng Trị.......50
Bảng 2.8. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ......52
Bảng 2.9. Thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Quảng Trị..........................53
Bảng 2.10. Năng lực vốn của Vietcombank qua 3 năm 2012 – 2014...........................57
Bảng 2.11. Tổng tài sản của ngân hàng Vietcombank ..................................................58
Bảng 2.12. Khả năng sinh lời của Vietcombank qua 3 năm 2012 – 2014 ....................60
Bảng 2.13. Chỉ tiêu ROA,ROE của Vietcombank qua 3 năm 2012 – 2014 .................61
Bảng 2.14. Tình hình thanh khoản của Vietcombank ...................................................61
Bảng 2.15. Tình hình tỷ lệ về khả năng chi trả và tỷ lệ cấp tín dụng vào cuối ngày
31/12/2014 của Vietcombank........................................................................................62
Bảng 2.16. Tình hình cơ cấu lao động của NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị .66
Bảng 2.17. Tổng hợp các sản phẩm chủ lực của các NHTM tiêu biểu .........................72
Bảng 2.18. Thông tin chung về các đối tượng khách hàng ...........................................77
TrườngBảng 2.19. Kiểm định độ tin cậy tổng thể của các biến điều tra...................................79
Bảng 2.20. Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO ..................................................81
Bảng 2.21. Bảng phân tích nhân tố của các thuộc tính năng lực cạnh tranh của ngân hàng...........82
Bảng 2.22. Hệ số xác định phù hợp của mô hình..........................................................87
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy nhóm nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh
tại ngân hàng..................................................................................................................87
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Quảng Trị...... 39
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh vii
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế đem lại những
điều kiện to lớn để phát triển đất nước nhưng đi kèm với nó luôn là các cam kết
mở cửa thị trường ở mức độ nhất định và theo lộ trính thích hợp. Trong những
năm qua, các ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận môi trường tài chính quốc
tế năng động, nhưng cũng đầy thách thức và rủi ro khi Việt Nam tham gia nhiều
tổ chức khu vực và thế giới cũng như ký kết nhiều Hiệp định song phương và đa
phương. Đáng chú ý nhất là những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Việt Nam sẽ phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng
thương mại nước ngoài có kinh nghiệm, có năng lực tài chính vững mạnh, có
công nghệ tiên tiến, hiểu biết rõ tập quán, pháp luật Việt Nam. Việt Nam cũng
sẽ bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các Ngân hàng
trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của nền kinh tế. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, các ngân hàng Việt Nam cần đánh giá chính xác năng lực
và vị thế cạnh tranh của mình khi mà chính phủ Việt Nam đã tháo gỡ rào cản đối
với các ngân hàng nước ngoài và tiến tới xóa bỏ dần bảo hộ đối với hệ thống
ngân hàng trong nước. Từ đó đưa ra sách lược và chiến lược nâng cao sức mạnh
tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực... để đủ lực cạnh tranh bình đẳng với các
ngân hàng ngoại theo cam kết quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Mặc dù chủ đề để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam
Trườngnói chung và Vietcombank nói riêng không còn là vấn đề quá mới, nó đã được
bàn luận khá nhiều trong những năm cuối thế kỷ XX, thời điểm mà làn sóng
dịch chuyển vốn nước ngoài sang Việt Nam bắt đầu nở rộ và tư duy quản lý kinh
tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 1
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Hơn 50 năm xây dựng và phấn đấu, Vietcombank có thể tự hào là một ngân
hàng có nhiều đóng góp tích cực trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước; năng
động, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ
đổi mới. Ngày nay, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân
hàng đa năng, bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn,
Ngân hàng ngoại thương đã xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu của
mình, nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức trong qua trình hội nhập
kinh tế. Ngân hàng TMCP Ngoại thương đang phải giải bài toán lớn về việc
tranh thủ điều kiện nguồn lực để đón đầu cơ hội, vượt qua nguy cơ nhằm phát
triển ổn định và bền vững. Là một thành viên của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Quảng Trị cũng nằm trong
nhiệm vụ đó. Tại địa bàn quảng Trị, hiện nay đã có gần 20 thương hiệu ngân
hàng khác nhau, Vietcombank Quảng trị phải đối mặt với một thị trường cạnh
tranh gay gắt. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương
Chi nhánh Quảng Trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Quảng Trị nhằm hiểu rõ các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng đồng thời thông qua đó Ngân hàng Vietcombank đưa
ra các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
- Xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Trường- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Quảng Trị.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phản ánh và các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng trên địa bàn Quảng Trị
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi
nhánh Quảng Trị.
Về thời gian
- Số liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích qua 3 năm (2012 – 2014)
- Điều tra phỏng vấn khách hàng từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015.
Về không gian
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị và các ngân hàng
trên địa bàn ( ngân hàng Agribank, MBBank, Sacombank,Vietinbank)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin và tài liệu
Số liêu thứ cấp
Các số liệu và thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh NHTMCP
Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị và các
ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cụ thể nguồn số liệu thứ cấp đây là:
báo cáo thường niên, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin của các ngân hàng được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông như báo, internet...
Trường Số liệu sơ cấp
* Nội dung điều tra khách hàng: Lấy ý kiến của khách hàng về những yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
* Đối tượng điều tra: khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
Vietcombank, Sacombank, MBBank, Vietinbank, Agribank.
* Quy mô mẫu: Điều tra ngẫu nhiên 150 khách hàng sử dụng dịch vụ các
ngân hàng Vietcombank, Sacombank, MBBank, Vietinbank, Agribank
* Phương pháp chọn mẫu: Chọn kích thước mẫu bằng công thức.
Trong đó:
- n: kích thước mẫu được tính
- z: liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy. Chọn mức độ tin cậy là
95% thì z sẽ có giá trị là 1,96.
- p: ước tính phần trăm trong tập hợp. Lấy p = 0,5, ta được
q = 1-p = 1-0,5 = 0,5.
- e: sai số mẫu cho phép, ta chọn là 0,08.
Thay các giá trị trên vào công thức, ta có
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý, phân tích số liệu
Thống kê mô tả
Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency ( tần suất). Valid percent (% phù
hợp). Sau đó, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới
tính, độ tuổi, nghề nghiệp, v.v...
Kiểm định thang đo
TrườngĐộ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua các hệ số Cronbach’s
alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Hệ số Cronbach’s alpha
được sử dụng trước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp.
Theo nhiều nhà nghiên cứu thì:
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 4
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
- 0,8 ≤ Cronbach’s alpha ≤ 1: Thang đo lường tốt
- 0,7 ≤ Cronbach’s alpha ≤ 0,8: Thang đo lường có thể dùng được
- 0,6 ≤ Cronbach’s alpha ≤ 0,7: Có thể dùng được trong trường hợp khái
niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh
nghiên cứu.
Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2
điều chỉnh. Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô
hình hồi quy tương quan, tức là có hay không mối quan hệ giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc.
Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng cronbach Alpha.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng ( item – total correlation) nhỏ hơn 0.3
sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng
được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới ( Nunnally, 1978;
peterson, 1994; Slater,1995). Thông thường, thang đo có cronbach alpha từ 0.7
đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin
cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
Nếu đại lượng KMO nằm trong khoảng 0.5 – 1 và kiểm định Bartlett cho
giá trị Sig.< α thì việc phân tích nhân tố được xem là phù hợp.
Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng
nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong
mô hình. Đại lượng Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông
tin tốt hơn một biến gốc.
Phương pháp hồi quy tuyến tính bội
“ Hồi quy tuyến tính” là mô hình biểu diễn mối quan hệ nhân quả giữa một
Trườngbiến được gọi là biến phụ thuộc( hay biến được giải thích – Y) và một hay nhiều
biến độc lập ( hay biến giải thích _X). Mô hình này sẽ giúp nhà nghiên cứu dự
đoán được mức độ của biến phụ thuộc ( với độ chính xác trong một phạm vi giới
hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Yi = β0 + β1*X1i + β2*X2i +...+ βp*Xpi + ei
Trong đó: Yi: là giá trị của biến phụ thuộc tại quan sát thứ i
Xpi: là giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i
βk: là các hệ số hồi quy riêng phần
ei: là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Phương pháp nhân tố khám phá ( EFA)
Phân tích nhân tố khám phá nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến thành một
biến tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có một bộ biến có ý nghĩa hơn. Đồng
thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong cùng một thang đo.
Trước khi phân tích nhân tố khám phá cần phải xem xét sự phù hợp của
phép phân tích nhân tố:
- KMO ( Keiser Meyer Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Giá trị của KMO nằm trong khoảng 0,5 – 1 là một điều
kiện đủ để phân tích nhân tố.
- Đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thiết
các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện để tiến hành phân tích
nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. Do đó nếu kiểm định này
không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến
xem xét.
Giả thiết:
Ho: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể
H1: Các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
Nguyên tắc chấp nhận giả thiết: Giá trị Sig <α thì bác bỏ giả thiết Ho chấp
nhận H1, tức là điều kiện về các biến phải có tương quan với nhau trong tổng thể
Trườnglà thỏa mãn, đáp ứng được điều kiện phân tích nhân tố.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
5.3. Quy trình nghiên cứu
Có thể tóm tắt quy trình nghiên cứu luận văn theo sơ đồ sau:
Cơ sở lý thuyết về: Năng lực cạnh tranh của Doanh Nghiệp
Xác định sơ bộ các yếu tố tác động đến Năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng đứng từ phía khách hàng
Điều chỉnh và thiết kế sơ bộ bảng hỏi
Điều tra thử đối với khách hàng
Hoàn thiện bảng câu
hỏi cho khách hàng
Điều tra thử đối với khách hàng
Nghiên cứu định lượng đối với khách hàng
Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Crobach’s Alpha
Trường Phân tích nhân tố khám phá EFA
Xác định các nhân tố tác động đến Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thông qua phân tích hồi quy tuyến tính
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
6. Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần:
Với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra như trên, ngoài phần giới
thiệu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP
Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng
thương mại
1.1.1.1 Khái niệm NHTM và các dịch vụ NHTM
1.1.1.1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng
nhất trong nền kinh tế, tổng tài sản của ngân hàng thương mại luôn luôn có khối
lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mặt khác, khối lượng séc hay
tài khoản tiền gửi không kì hạn mà có thể tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng cung tiền tệ M1 của cả nền kinh tế.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương
mại, tùy theo trình độ phát triển và mức độ cạnh tranh trong nghành, phong tục
tập quán cũng như quan điểm của chính phủ mỗi quốc gia:
Ở Hoa Kì : “ Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên
cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong nghành công nghiệp dịch vụ
tài chính”.
Ở Pháp: “ Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường
xuyên nhân của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà
họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Ở Việt Nam, khái niệm NHTM lần đầu tiên dược đề cập trong Nghị định
53/HĐBT ngày 26/03/1988 dưới ngân hàng chuyên doanh. Hiện nay, theo mục 2
Trường– Điều 20 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng – 2004: “ Ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan”. Mục 7 – điều 20 (tài liệu trên) quy định: “Hoạt
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhân tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán khác”.
Qua những khái niệm trên có thể rút ra một số đặc trưng của ngân hàng
thương mại:
- Là định chế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
- Mục tiêu hoạt động là thu lợi nhuận.
- Chức năng và phạm vi hoạt động : Thực hiện toàn bộ các dịch vụ về huy
động vốn, tín dụng, cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán.
- Khác với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, NHTM được phép nhận tiền
gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán.
1.1.1.1.2. Các dịch vụ NHTM
1.1.1.1.2.1. Dịch vụ huy động vốn
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân gửi
vào khi có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng không nhằm mục đích
sinh lời mà nhằm đảm bảo an toàn và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy, tiền gửi thanh toán là tiền gửi
không kỳ hạn, khách hàng có thể rút tiền hoặc ra lệnh chi bất cứ lúc nào mà
không cần phải báo trước cho ngân hàng. Mặt khác loại tiền gửi này lãi suất
thường thấp vì ngân hàng không chủ động trong công tác cho vay.
Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời hạn
rút vốn giữa ngân hàng và khách hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang
Trườngtính ổn định, ngân hàng có thể sử dụng loại tiền này một cách chue động làm
nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy để thu hút nhiều khách hàng gửi tiền, ngân hàng
đã đa dạng hóa các kỳ hạn khác nhau trên nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì càng
lãi suất cao, nhằm ổn định nguồn vốn kinh doanh.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục
đích tích lũy, hưởng lãi và thực hiện kế hoạch chi tiêu nào đó trong tương lai. Đây
là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các
loại sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Ngoài các hình thức tiết kiệm trên, ngân hàng còn có thể phát hành chứng
chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng...để huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử
dụng vốn.
1.1.1.1.2.2. Dịch vụ tín dụng
Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trả góp
Tín dụng trả góp là hình thức cấp tín dụng mà khách hàng được trả dần số
tiền theo định kỳ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Thông thường nghiệp
vụ này gắn liền với cho vay tiêu dùng. Do đó, nó có quan hệ chặt chẽ với việc
mua bán hàng hóa. Tín dụng trả góp thường được áp dụng đối với những người
có thu nhập ổn định.
- Tín dụng bằng chữ ký
- Tín dụng ứng trước
- Tín dụng ứng trước là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một
thời gian nhất định.
- Chiết khấu thương phiếu
Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực
hiện dưới hình thức khách hàng chuyển quyền sở hữu thương phiếu trừ đi lãi
suất chiết khấu và hoa hồng phí.
Trường- Thấu chi
Thấu chi là một nghiệp vụ tín dụng trong đó khách hàng được ngân hàng
cho phép sử dụng số tiền vượt quá số dư thực hiện trên tài khoản tiền gửi trong
một giới hạn thỏa thuận có ghi trong hợp đồng tín dụng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn
Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn có thời hạn hoàn vốn dài (trung hạn
trên 1 năm đến 5 năm, dài hạn có thời gian trên 5 năm). Ngân hàng thương mại
cho vay vốn trung và dài hạn thông qua hai hình thức cơ bản:
- Cho vay đầu tư dự án
Là hình thức ngân hàng thương mại cấp phát tín dụng trên cơ sở thẩm định
tính khả thi của các dự án đã được xem xét phê duyệt theo đúng trình tự phê
duyệt.
- Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một hoạt động cho vay trung gian và dài hạn thông
qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng
tín dụng thuê mua. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị và các động sản
theo yêu cầu của bên thuê; Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận và không dược hủy
bỏ hợp đồng trước thời hạn.
Ngoài hai hình thức tín dụng trung và dài hạn trên, Ngân hàng thương mại
còn thực hiện các nghiệp vụ khác: Cho vay tham dự, cho vay góp vốn, cho vay
bằng vốn nhận ủy thác, bảo lãnh vay trung và dài hạn nước ngoài.
1.1.1.1.2.3. Nhóm dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác
Các NHTM đang chú trọng phát triển nhóm dịch vụ này vì thu nhập của
nhóm khá cao nhưng có mức độ rủi ro thấp hơn so với so với nhóm dịch vụ sẽ
tăng mạnh. Một số dịch vụ chính của nhóm:
- Thanh toán trong nước, thu chi hộ và quản lý ngân quỹ.
Trường- Thanh toán qu ốc tế và trao đổi ngoại hối.
- Các dịch vụ khác như môi giới đầu tư chứng khoán, bảo quản vật có giá,
dịch vụ ủy thác, tư vấn tài chính.v.v...
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
1.1.1.2. Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1.2.1. Các đặc điểm dịch vụ ngân hàng
Tính vô hình: Đây là đặc trưng phân biệt chính với sản phẩm thông
thường. Dịch vụ ngân hàng không thể nắm trong tay, sờ mó hoặc nếm thử.
Khách hàng rất khó đánh giá chất lượng trước khi mua và chỉ cảm nhận được
chất lượng trong quá trình mua và sau khi sử dụng. Vì vậy, uy tín của ngân hàng
cũng như sự tin tưởng của khách hàng ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của
khách hàng.
Tính không tách biệt và không thể lưu trữ: Dịch vụ ngân hàng được
tạo ra và tiêu dùng đồng thời nên không thể dự trữ để cung cấp trong tương lai.
Vì vậy, ngân hàng phải có mạng lưới phân phối đủ rộng để đảm bảo dịch vụ
được tạo ra kịp lúc theo yêu cầu của khách hàng.
Tính không đồng nhất: Tính không đồng nhất thể hiện qua mức độ biến
thiên cao của chất lượng trong quá trình cung cấp. Chất lượng dịch vụ ngân
hàng phụ thuộc vào nhiều vào sự tương tác giữa nhân viên ngân hàng và khách
hàng. Cùng một dịch vụ, chất lượng sẽ khác nhau nếu cung cấp bởi các nhân
viên khác nhau hoặc được đánh giá bởi những khách hàng khác nhau.
Tính dễ bị sao chép: : Dịch vụ ngân hàng bao gồm quá trình hay kinh
nghiệm chính bởi vậy nó dễ dàng sao...; Tăng
sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng, tăng doanh số hoạt động của ngân
hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhtm
1.1.4.1. Tác động của các yếu tố thuộc môi trường nghành
1.1.4.1.1. Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh hiện tại của ngân hàng tùy thuộc vào: Mức độ tăng
Trườngtrưởng của ngân hàng, quy mô thị trường, số lượng các đối thủ cạnh tranh và
quy mô của họ cũng như mức độ quan trọng của các rào cản rút lui (thu hồi
vốn đầu tư, hình ảnh, thương hiệu và uy tín của các ngân hàng, các trở ngại
về pháp luật).
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Một trong những thách thức của ngân hàng hiện nay là không chỉ phải cạnh
tranh trong một quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng khổng lồ
trên thế giới. Do đó, khi nghiên cứu mức độ cạnh tranh trong nghành các ngân
hàng phải xem xét tầm quang trọng chiến lược của hoạt động kinh doanh hiện
tại đối với toàn bộ hoạt động và mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đặt ra, đặc biệt
là tiềm lực của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường như khả năng kinh
doanh, nguồn lực cạnh tranh của họ, trạng thái tài chính, thị phần hiện tại.
1.1.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong lĩnh vực ngân hàng chính là những ngân
hàng tham gia vào nhưng rất có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân
hàng trong tương lai. Việc đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này có gia nhập vào nghành
hay không cũng như việc tham gia đó diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc chủ yếu
vào các rào cản nhập cuộc như vốn đầu tư, kinh nghiệm, các mối quan hệ, uy tín...
và khả năng phản ứng trả đũa của các đối thủ cạnh tranh sẵn có trong nghành đối
với những đối thủ bắt đầu xâm nhập vào nghành ngân hàng. Một điều hiển nhiên là
các rào cản nhập cuộc có thể thay đổi cả về số lượng và tính chất theo chiều hướng
có lợi cho đối thủ cạnh tranh tiềm tàng hoặc ngược lại.
1.1.4.1.3. Sản phẩm thay thế
Đối với ngành ngân hàng, các sản phẩm thay thế hiện nay chưa nhiều và
nếu có thay thế được thì vẫn chưa hề thay thế được một cách toàn diện các chức
năng của ngân hàng. Song nếu không cẩn thận, các sản phẩm này cũng có thể
tạo nên một khả năng cạnh tranh mạnh , chiếm dần thị trường của ngân hàng. Ví
dụ, thị trường chứng khoán với chức năng với chức năng cầu nối giữa doanh
nghiệp và các nhà đầu tư sẽ làm suy giảm ở cả hai thị trường quan trọng của
ngân hàng là thị trường tiền gửi và thị trường tín dụng. Hay các công ty bảo
hiểm, tiết kiệm bưu điện tấn công vào thị trường tiền gửi dân cư.
Trường1.1.4.1.4. Khách hàng
Cũng như các nghành kinh doanh khác, khách hàng đối với ngành ngân
hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của các
ngân hàng, nhất là khi trong ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh. Là một lĩnh
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
vực kinh doanh mà sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ hầu như không có mấy,
giá cả lãi suất cũng gần như giống nhau, các ngân hàng chỉ có thể thu hút khách
hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng việc nâng cao các tiện ích cho
khách hàng, bằng điều kiện thanh toán ưu đãi, bằng uy tín tên hiệu, bằng cố
gắng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng. Khách hàng của
ngân hàng thường có độ trung thành cao. Khi họ đã tín nhiệm một ngân hàng thì
họ chỉ chọn và giao dịch với ngân hàng đó và ít khi muốn thay đổi.
1.1.4.1.5. Nhà cung cấp
Đối với ngành ngân hàng, số lượng nhà cung cấp là rất lớn và sức mạnh
của nhà cung cấp đối với ngân hàng là rất thấp nên các nhà cung cấp khó có thể
gây áp lực cho các ngân hàng. Cụ thể là, đầu vào của ngành ngân hàng là tiền
gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Sự khác biệt giữa các loại đầu vào
không lớn.
Cạnh tranh các đầu vào thay thế có sẵn: Nếu một cá nhân không đến gửi
tiền tại ngân hàng thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn của ngân
hàng nghĩa là ngân hàng ít bị sức ép từ phía người gửi tiền. Ảnh hưởng của đầu
vào đến chi phí, sự khác biệt của sản phẩm là thấp. Hơn nữa, chi phí của việc
chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác không đáng kể. Mặc dù
vậy, trong một thời điểm nào đó, nếu ngân hàng để mất lòng tin với dân chúng,
hoặc có sự phản ứng của dân chúng trước những biến động chính trị, kinh tế, xã
hội mà đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng thì ngân hàng có thể bị phá sản vì
không có đủ tiền mặt ngay để đáp ứng.
1.1.4.1.6. Sự biến động của nền kinh tế ở trong và ngoài nước
- Sự biến động của nền kinh tế ở trong nước:
Các yếu tố của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất,
Trườngtỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Mà các doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, do
đó các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp được xem là những nhân tố ảnh
hưởng đến ngân hàng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 30
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn, nhu cầu và khả năng
về vay vốn đối với ngân hàng.
- Sự biến động của nền kinh tế thế giới:
Bên cạnh sự ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thì tình hình kinh tế
toàn cầu, kinh tế khu vực thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số giá, sự luân chuyển của các dòng
đầu tư quốc tế, cũng ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực ngân hàng, mà cụ thể ảnh
hưởng đến nghiệp vụ buôn bán ngoại tệ, ấn định tỷ giá, lãi suất, đầu tư tài chính
và các giấy tờ có giá tại các thị trường tài chính quốc tế hoặc trực tiếp cho vay
đối với các dự án nước ngoài.
1.1.4.1.7. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển. Các ngân hàng
phải cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ
và hạn chế rủi ro, thất thoát như các thiết bị phân biệt tiền giả, công nghệ máy
ATM...
1.1.4.1.8. Sự tác động của môi trường văn hóa, xã hội, chính trị và pháp luật
Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố con người. Nếu
là khách hàng thì nó sẽ có ảnh hưởng đến thị hiếu, nhu cầu, thói quen... Nếu là
cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng thì môi trường xã hội , văn hóa có thể
ảnh hưởng đến phong cách làm việc, đạo đức nghề nghiệp...
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm, chính sách luôn là sự
hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào ngân hàng. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ
sở cho kinh doanh ổn định.
Luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng, luật quản lý ngoại hối... trực tiếp điều
chỉnh hệ thống ngân hàng. Quyết định về các loại thuế và lệ phí có thể vừa tạo ra cơ
Trườnghội cũng lại vừa có thể kìm hãm sự phát triển kinh doanh của các ngân hàng.
Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất
nghiệp cũng là những điều kiện mà ngân hàng phải tính đến vì nó tác động trực
tiếp đến yếu tố con người – là một yếu tố rất quan trọng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 31
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
1.1.4.2. Tác động của các yếu tố thuộc nội lực NHTM
1.1.4.2.1. Năng lực quản lý tài chính của các ngân hàng
Nguồn lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh
tranh của ngân hàng đó. Chính vì vậy, năng lực quản lý nguồn lực tài chính nói
chung và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Nó có thể làm giảm nguồn lực tài chính, gây khó khăn cho ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh nhưng cũng có thể làm tăng lên nguồn lực tài
chính, thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng.
Năng lực quản lý tài chính tốt thể hiện ở các mặt: Quản lý tốt khả năng sinh
lời của vốn hợp lý; Quản lý rủi ro, quản lý chi phí hoạt động kinh doanh tốt,
nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ tồn đọng có hiệu quả, giúp tiết kiệm chi
phí kinh doanh, đồng thời tạo ra sự tăng trưởng cho lợi nhuận... Tất cả những
điều này sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng cường và phát triển nguồn lực tài
chính cho ngân hàng.
1.1.4.2.2. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại
Khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại đã thay đổi rõ rệt hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tạo điều kiện cho các nghiệp vụ và công việc tính toán
được tự động hóa, quy trình nghiệp vụ ngân hàng trở nên nhanh chóng, chính
xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và hoạch toán từng ngày, từng giờ, ngoài ra các ngân
hàng đa dạng các tiện ích trong dịch vụ tạo nhiều khả năng lựa chọn hình thức
dịch vụ hơn cho khách hàng. Vì vậy, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện
đại sẽ giúp các ngân hàng tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng
cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ của các ngân hàng và điều này chắc chắn ảnh
hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
Trường1.1.4.2.3. Trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên
Con người : Đó là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của ngân hàng. Khi một ngân hàng có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình
độ chuyên cao trong lĩnh vực ngân hàng có phẩm chất tốt và kinh nghiệm dày
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 32
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
dặn nhiều năm trong ngành thì ngân hàng đó sẽ hoạt động rất có hiệu quả, tạo
được sự phát triển bền vững trên thị trường. Bởi chính nguồn nhân lực này sẽ
giúp cho ngân hàng có những chiến lược đúng đắn, có những định hướng phát
triển mà các đối thủ cạnh tranh không thể có được nhằm tạo vị thế, nâng cao khả
năng của mình trên thị trường. Họ hoạt động linh hoạt hơn, năng động hơn và
cũng khéo léo hơn. Họ có thể có nhiều cách để thu hút khách hàng đến với
mình. Hơn nữa, với đội ngũ cán bộ giàu chất xám này, họ sẽ giúp ngân hàng có
thể tạo ra được những sản phẩm dịch vụ, những tiện ích mới mà khách hàng
không thể không chú ý. Vì vậy mà thị phần của họ sẽ được mở rộng.
1.1.4.2.4. Hoạt động marketing và vị thế trên thị trường
Đây là hoạt động liên quan đến nhiều yếu tố: Con người, sản phẩm, chiến
lược, văn hóa doanh nghiệp và người mua (khách hàng). Thực hiện thành công
hoạt động này có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng và phát triển năng lực
cạnh tranh của một ngân hàng. Chính sách giá linh hoạt, kỹ năng phục vụ của
nhân viên và chính sách marketing góp phần duy trì và phát triển thị phần.
Hoạt động marketing tốt là một trong những cách trực tiếp, hiệu quả và
nhanh nhất giúp nâng cao vị thế của một thương hiệu ngân hàng trong lòng
khách hàng.
1.1.4.2.5. Văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ giữa ngân hàng và khách
hàng, là quan hệ làm việc trong nội bộ ngân hàng. Thông qua đó, các quan hệ
giao tiếp thể hiện bản sắc riêng của ngân hàng, gắn liền với phong tục, tập quán,
truyền thống, văn hóa mỗi địa phương mà ngân hàng hoạt động. Văn hóa doanh
nghiệp cũng còn là các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, đóng góp
Trườngvới cộng đồng của ngân hàng. Thông qua đó tạo sự gắn kêt giữa cán bộ, nhân
viên, trong ngân hàng, kích thích sáng tạo, hăng say làm việc của cán bộ, nhân
viên. Đồng thời tạo sự gắn kết chạt chẽ giữa ngân hàng và khách hàng. Những
yếu tố đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 33
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Các bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ
thống NHTM Trung Quốc
- Thứ nhất: Tập trung xử lý nợ xấu. Tháng 8/ 1998 tỷ lệ nợ xấu của 4
NHTM quốc doanh của Trung Quốc chiếm 25,5% tổng dư nợ cho vay của 4
NHTM này, đến hết năm 2004 là khoảng 13 – 14%. Giải pháp cơ bản để xử lý
nợ xấu là 4 NHTM quốc doanh đều thành lập 4 công ty quản lý tài sản. Tất cả
các khoản nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh đều giao cho 4 công ty này khai thác
xử lý. Tiếp đến là tiến hành bán đấu giá nợ xấu cho các ngân hàng nước ngoài.
Khoản nợ xấu này liên quan chủ yếu trong các khoản cho vay đầu tư vào bất
động sản.
- Thứ hai: Yêu cầu các NHTM Nhà nước tự hoạch định ra kế hoạch tăng
vốn điều lệ theo thông lệ quốc tế là 8%. Construction Bank of China có phương
án phát hành cổ phiếu trị giá 4,8 tỷ USD để tăng vốn điều lệ, trong đó có 1 tỷ
USD được phát hành trong tháng 4/2004. Số còn lại phát hành trong tháng 6
năm 2005.
- Thứ ba: Thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa
và niêm yết cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, một số
NHTM cổ phần cũng đang dự kiến niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán nước ngoài. Ngân hàng phát triển Trung Quốc thỏa thuận với HSBC,
Morgan stanley phát hành trái phiếu của ngân hàng này trên thị trường toàn cầu.
- Thứ tư: Đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với
tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hóa ngân hàng được
thể hiện hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc,
Trườngkhả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa
trong kinh doanh.
- Thứ năm: Hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo
tiêu chuẩn quốc tế.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 34
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Bài học từ trung quốc đã được đánh giá cao và đáng được chú ý. Trung Quốc
đã thể hiện khả năng biết khi nào cần điều chỉnh chính sách, có ý chí chính trị cao
và khả năng lãnh đạo để làm được những điều cần làm một cách đúng đắn.
- Thứ sáu: Tự do hóa lãi suất, một phần trong chương trình cải cách hệ
thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung
cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của
các ngân hàng. Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc đã tự do hóa lãi suất thị
trường liên ngân hàng. Các NHTM đã được phép điều chỉnh lãi suất cho vay
trên dưới 10% và trên 30% đối với các khoản vay cho các công ty nhỏ.
- Thứ bảy: Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước
bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có
chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng
lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn này.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong quá trình cải
cách mở cửa, hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa nhất là
trong qua trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những
quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hóa, hệ thống pháp luật
còn có những hạn chế so với các nước phát triển; Hai nước đều vừa phải trải qua
thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh
tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; Hai nước đều vừa phải trải qua
thời kỳ đóng cửa tương đối về kinh tế, giao lưu kinh tế đối ngoại mới thực sự bắt
đầu từ ngày chuyển sang cải cách mở cửa, chưa nhiều kinh nghiệm trong quan
hệ quốc tế về kinh tế...do vậy, những kinh nghiệm của Trung Quốc rất có ý
nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực
Trườngngân hàng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 35
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Chương 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI
NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên
được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính
thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi
thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng
khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những
đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy
tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển
kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng
đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp
cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế; Trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn,
Trườngtín dụng, tài trợ dự áncũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: Kinh doanh
ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 36
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công
nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking,
Phone Banking,đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự
tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng
tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có gần
14.000 cán bộ nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch / Văn phòng
đại diện / Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà
Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao
dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng
đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và
trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động
ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên
155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi
trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập caoVietcombank luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo
khách hàng cá nhân.
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan
trọng, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và
đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã,
Trườngđang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững,
với mục tiêu sớm đưa Vietcombank trở thành ngân hàng có quy mô, năng lực
quản trị, phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế trong
thời gian tới.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 37
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại
Thương chi nhánh Quảng Trị
Hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương là một trong những hệ thống
ngân hàng lớn tại việt nam, cùng với sự ra đời và phát triển lớn mạnh. Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương có hệ thống mạng lưới rộng khắp các
tỉnh thành phố trong cả nước.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Quảng Trị được
thành lập chính thức vào tháng 1/2010, tiền thân của chi nhánh là Phòng giao
dịch Quảng Trị thuộc Chi nhánh Huế ra đời từ tháng 9/2007. Qua 5 năm hình
thành và phát triển, chi nhánh Quảng Trị đã có những bước tiến phát triển khả
quan cả về qui mô lẫn tổ chức. Với nhân sự ban đầu chỉ có 20 người nhưng nay
đã tăng lên con số 52. Các chỉ tiêu khác cũng đạt rất thấp, nhưng giờ đây chi
nhánh Quảng Trị đang hoạt động có lãi và đã tạo dựng được niềm tin đối với
khách hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh
Vietcombank Quảng Trị
Tên giao dịch quốc tế: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Swift code: BFTVVNVX
Tên viết tắt : VCB
Địa chỉ: 51 - Trần Hưng Đạo – TP Đông Hà – tỉnh Quảng Trị.
Điện thoại: (84).0533520729 + 84 0533.520729 - 0935734555
Fax: + 84 533.555726 .
Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương đã không ngừng lớn mạnh và giữ một vị trí quang trọng trong thị
Trườngtrường tài chính Tỉnh nhà.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 38
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương quảng trị
- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng Vietcombank Quảng Trị
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng
tín dụng khách kế toán hành
hàng và ngân chính
quỹ
Bộ phận
kế toán
Bộ phận
ngân quỹ
Trường
Phòng giao dịch
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Quảng Trị
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 39
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc
- Giám đốc ngân hàng: Là người lãnh đạo cao nhất của ngân hàng cơ sở
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước giám đốc ngân hàng TMCP Ngoại
Thương tỉnh Quảng Trị và có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm
về mọi công việc của ngân hàng; đồng thời thường trực, trực tiếp chỉ đạo các
phòng ban.
- Phó giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, thay mặt giám đốc điều
hành khi giám đốc vắng mặt.
Phòng khách hàng
- Giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng đến doanh nghiệp.
- Lập và thẩm định, Giám sát hồ sơ vay của khách hàng.
- Giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng đến khách hàng cá nhân.
- Lập và thẩm định, giám sát các khoản vay giành cho cá nhân.
Phòng tín dụng
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu
cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển
khoản giữa Ngân hàng và khách hàng, làm dịch vụ thanh toán khác. Tiếp nhận
chứng từ từ khách hàng, lưu giữ số liệu làm cơ sở cho hoạt động của Ngân hàng.
- Chịu trách nhiệm về chuyển tiền, mở tài khoản thanh toán.
- Giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và
sau vay.
- Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài.
Phòng kế toán và quỹ
- Bộ phận kế toán: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh
Trườngtoán, thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách
hàng, hạch toán chuyển khoản giữa Ngân hàng và khách hàng, làm dịch vụ
thanh toán khác. Tiếp nhận chứng từ từ khách hàng, lưu giữ số liệu làm cơ sở
cho hoạt động của Ngân hàng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
- Bộ phận quỹ: Thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện
và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.
Phòng hành chính
Nhận và phân phối, phát hành lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm quản lý,
phân phối cơ cấu lao động, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác
lễ tân, hậu cần của chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch
hành chính và theo giõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.
2.1.4. Năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương quảng trị trong 3 năm 2012 – 2014
2.1.4.1. Năng lực huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương quảng trị trong 3 năm 2012 – 2014
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan
trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể
thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH hình
thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Cùng với việc gia nhập
WTO, ngành tài chính – ngân hàng của Việt Nam đứng trước một vận mệnh
mới, đó là sự tự do hóa thương mại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Mức
độ cạnh tranh ngày một càng cao sẽ khiến cho các ngân hàng phải tìm cách phát
huy lợi thế của mình so sánh của mình để tồn tại và phát triển. Là một số các
ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang phấn
đấu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam đang nổ lực để khẳng định vị thế của mình và để đạt được mục tiêu
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương phải chuẩn bị cho mình một nền
tảng vững chắc, từ đó làm điểm tựa để ngân hàng triển khai các hoạt động nhằm
Trườngtăng sức cạnh tranh. Và việc huy động vốn là việc đầu tiên và quan trọng nhất.
Nhận thức được vấn đề đó ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Quảng
Trị đã coi việc huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu. Toàn thể
cán bộ nhân viên ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc thể thực hiện được
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 41
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
mục tiêu. Bằng việc phát triển hình thức huy động vốn, đưa ra các biện pháp huy
động vốn năng động, phù hợp để thu hút khách hàng, chú trọng khai thác các
nguồn vốn trung và dài hạn. Đổi mới cơ cấu huy động vốn theo hướng đa dạng
hóa hình thức huy động vốn và nâng cao chất lượng của nguồn vốn huy động
của đã làm tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh
Quảng Trị năm 2013 lên 660.692 triệu đồng, tăng 11.835 triệu đồng so với năm
2012. Qua năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Quảng Trị tiếp
tục tăng thêm 81.019 triệu đồng tương đương 12,64% so với năm 2013 và đạt
mức 741.648 triệu đồng.
Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank
chi nhánh Quảng Trị bao gồm:
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế:
Vietcombank là một trong những thương hiệu lớn hàng đầu và uy tính
trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, có quan hệ hợp tác với các tập đoàn
kinh tế, các tổng công ty lớn và là ngân hàng uy tính trong việc cung cấp các
dịch vụ phù hợp, chất lượng tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số
lượng khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Năm 2012, tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt được 101.793 triệu đồng, chiếm
16,57% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013, khoản mục này tiếp tục
tăng lên 163.991 triệu đồng. Năm 2014 với sự khởi sắc của môi trường tài chính
– ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM tiếp
tục hoạt động tốt, với môi trường thuân lợi ngân hàng Vietcombank chi nhánh
Quảng Trị đã nổ lực bằng việc đưa ra các chiến lược phù hợp để tạo thêm lòng
tin cho khách hàng doanh nghiệp, chính bởi vậy khoản mục này đã được tăng
Trườnglên 216.789 tương đương với 30,88% so với năm 2014.
- Tiền gửi cá nhân: Bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn.
Trong tổng số nguồn vốn huy động của ngân hàng Vietcombank Quảng
Trị, tiền gửi cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có và có sự tăng
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
lên đáng kể qua 3 năm 2012 – 2014. Năm 2012, tiền gửi cá nhân chiếm 53,86%
tổng nguồn vốn tương đương 349,536 triệu đồng thì con số này đã tăng thêm
35,915 triệu đồng chiếm 58,35% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Quảng
Trị. Vietcombank luôn ý thức rõ được vai trò tiên phong của mình trong việc
thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ
mô. Trong những tháng đầu năm 2014, Vietcombank đã liên tục thực hiện giảm
lãi suất huy động theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, tích cực
chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng cường thu hút các nguồn vốn giá rẻ,
chính vì vậy năm 2014 tiền gửi cá nhân đã tăng lên đáng kể đạt 431.716 triệu
đồng chiếm 58,21%
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank chi nhánh Quảng Trị
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2012 2013 2014
Chỉ tiêu 2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
+/- % +/- %
I. Tổng nguồn
648.794 100,00 660.629 100,00 741.648 100,00 11.835 1,82 81.019 12,64
vốn huy động
Tiền gửi TCKT 101.793 15,68 163.991 24,82 216.789 29,23 62.198 61,10 53.643 32,71
Tiền gửi cá
349.536 53,86 385.451 58,35 431.716 58,21 35.915 10,28 46.265 12,00
nhân
Tiền gửi KBNN 34.543 5,32 35.487 5,37 39.542 5,33 944 2,73 4.055 11,43
Phát hành giấy
163.102 25,14 75.700 11,46 53.601 7,23 -87.402 -53,59 -22.099 -29,19
tờ có giá
(Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Ngoại Thương Quảng Trị)
- Phát hành giấy tờ có giá trị: Hình thức huy động vốn bằng cách phát
Trườnghành giấy tờ có giá trị có xu hướng giảm mạnh qua các năm, từ 163.102 triệu
đồng năm 2012 giảm còn 53.601 triệu đồng vào năm 2014, giảm 109.501
triệu đồng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 43
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
- Tiền gửi KBNN: Tiền gửi KBNN chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong
tổng nguồn huy động vốn của Vietcombank Quảng Trị, nhưng nguồn vốn này
khá ổn định và lãi suất huy động khá nhỏ nên nó là một nguồn sinh lợi lớn cho
ngân hàng. Năm 2012, tiền gửi KBNN là 34.543 triệu đồng. Qua năm 2014,
khoản mục này tăng lên 39.542 triệu đồng, tăng 4.999 triệu đồng, chiếm 14,47%
so với năm 2012.
- Phát hành giấy tờ có giá: Phát hành giấy tờ có giá chiếm một tỷ trọng
khá lớn trong tổng nguồn huy động vốn của ngân hàng, nhưng giảm dần qua các
năm. Năm 2012, phát hành giấy tờ có giá là 163.102 triệu đồng. Qua năm 2013,
khoản mục này giảm xuống còn 75.700 triệu đồng, giảm 87.402 triệu đồng
tương đương so với năm 2012. Đến năm 2014 khoản mục này tiếp tục giảm
22.099 triệu đồng so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 29,19%. Nguyên nhân dẫn
đến việc giảm phát hành giấy tờ là do nó không mang tính ổn định và đem lại lợi
nhuận thấp cho ngân hàng.
2.1.4.2. Năng lực sử dụng vốn của ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại
thương Quảng Trị trong 3 năm 2012 – 2014
Năng lực cho vay là hoạt động mang lại nguồn lợi chủ yếu cho ngân hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi nhuận mang lại cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
- Doanh số cho vay
Dựa vào bảng số liệu trên, cho thấy doanh số cho vay ... phẩm bảo hiểm có thể tổ
chức đào tạo chuyên gia về sản phẩm tại chi nhánh
- Tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ
Tạo ra môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý
- Tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để khuyến khích
nhân viên làm việc hăng say và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập và thăng
tiến cho các cán bộ có năng lực.
- Cần xây dựng nên những mối quan hệ bền chặt giữa nhà lãnh đạo và nhân
viên, giữa nhân viên và nhân viên. Để từ đó các nhân viên xem nhau như là anh
em và Vietcombank là ngôi nhà của họ.
Đối với cơ chế tiền lương
- Trả lương theo đúng tính chất, mức độ phức tạp công việc đảm nhận (hay
còn gọi là giá trị công việc) và mức độ hoàn thành của người lao động trong
doanh nghiệp.
- Mức tiền lương được thiết lập trên cơ sở cạnh tranh với thị trường lao
động, đảm bảo luôn có thể thu hút và lưu giữ được lao động.
- Hệ thống tiền lương phải được xây dựng phù hợp và nhất quán với chiến
lược kinh doanh, kế hoạch/ngân sách nhân sự và các chức năng quản lý khác.
Phân hạng nhân viên
- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể để phân hạng nhân viên cả về
định tính và định lượng
- Cần có các tiêu chí đánh giá nhân viên, các tiêu chí này cần rõ ràng và
quan trọng nhất là phải đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí "chung chung"
Trườngdẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới.
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp
Qua phân tích mô hình hồi quy tổng quát cho thấy chính sách phân phối
là chính sách có ảnh hưởng khá lớn đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 101
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
dịch vụ của Vietcombank Quảng Trị trong chính sách marketing của chi nhánh.
Do vậy cần chú trọng các giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
phân phối:
- Cần đơn giản hóa quy trình thủ tục, đưa ra những quy trình xử lý nghiệp
vụ ngắn nhất và đơn giản nhất để thực hiện nhanh cho khách hàng khi giao dịch,
tạo tâm lý thoải mái và không mất nhiều thời gian cho khách hàng.
- Kiến trúc bên ngoài và bên trong phải gợi mở được nhu cầu muốn ghé
thăm của khách hàng và phải tạo sự thuận tiện, an toàn và thân thiện với khách
hàng giao dịch.
- Đào tạo nhân viên trở thành một mắc xích trong kênh phân phối bằng
cách thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân viên là công tác giao dịch, không
ngừng đẩy mạnh chuyên môn và kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch để củng
cố và nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Cần có mức chiết khấu hợp lý đối với các điểm dặt máy chấp nhận thẻ
thanh toán mua hàng tại cửa hàng, nhà hàng, khách sạn. Đối với địa diểm nào có
doanh số thanh toán qua thẻ lớn sẽ được ngân hàng tặng thưởng một số món quà
có giá trị tham dự hội nghị khách hàng.
- Tiếp tục phát triển các dịch vụ ngân hàng tại nhà .
Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Vietcombank cần chú trọng hơn trong việc quảng bá và tạo dựng thương hiệu
hình ảnh của Vietcombank để ngày càng tạo niềm tin cho khách hàng trong việc
lựa chọn và sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Để công tác xúc tiến hỗn hợp ngày
càng có hiệu quả, Vietcombank Quảng Trị cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Tăng cường hoạt động quảng bá thuwong hiệu trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Phương tiện truyền thông tốt nhất là các phương tiện có các yếu tố
Trườnghình ảnh như truyền hình, internet hay băng rôn...
- Tăng cường các hoạt động xã hội và chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
- Xúc tiến thành lập các câu lạc bộ. Trên cơ sở liên kết với các hiệp hội
nghành nghề trên địa bàn Quảng Trị. Thông qua đó hỗ trợ doanh nghiệp về mặt
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 102
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
tài chính, dịch vụ. đây chính là nơi quảng bá hình ảnh thương hiệu khá hiệu quả
xây dựng mối liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngân hàng để thúc đẩy quá trình xây
dựng thương hiệu
- Cần phải thành lập bộ phận chuyên trách chăm sóc hình ảnh, thương hiệu
của ngân hàng, từng bước củng cố, hoàn thiện hoạt động của bộ phận thông tin,
tuyên truyền để từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng bá, tuyên truyền,
nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động này.
- Cần lựa chọn phương thức quảng cáo phù hợp đối với từng sản phẩm dịch
khác nhau.
- Cần tăng cường quan hệ với các báo chí và các ban ngành có liên quan,
nên thực hiện quảng bá sản phẩm thông qua kênh truyền thông gián tiếp như tài
trợ lễ hội văn hóa, ngày kỷ niệm, du lịch...
Cần đánh giá hiệu quả công tác quảng cáo để từ đó rút ra những kinh
nghiệm cho những lần quảng cáo tiếp theo, bằng cách xây dựng hệ thống dữ liệu
và các tiêu chí đánh giá mang tính định lượng và định tính.
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh. Cơ sở vật
chất được trang bị tốt sẽ đem lại cảm giác thoải mái và an toàn khi lựa chọn giao
dịch tai ngân hàng. Để hoàn thiện hơn cơ sở vật chất, Vietcombank cần lưu ý
những vấn đề sau:
- Cần chú trọng sơn quét lại mặt tiền trụ sở khi có sự xuống cấp, để mặt tiền
luôn mới, sạch sẽ tạo cảm giac tin cậy khi giao dịch tại ngân hàng.
- Thường xuyên bảo trì máy ATM và POS, hạn chế thấp nhất những phát
sinh có thể xảy ra liên quan đến máy móc.
Trường- Đảm bảo phòng đặt máy ATM luôn sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ,
máy điều hòa hoạt động tốt.
- Thường xuyên bảo trì máy vi tính cán bộ, nhân viên sử dụng.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 103
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Có thể nói cạnh tranh là môi trường và động lực cho sự phát triển của Ngân
hàng, là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do đều dựa vào để
đảm bảo rằng các kênh luân chuyển vốn này thỏa mãn được nhu cầu và mong
muốn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường đang trong giai
đoạn chuyển đổi và hệ thống tài chính còn khá non trẻ thì việc mở cửa hoàn toàn
ngành ngân hàng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với các ngân hàng
nội khi mà năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này vẫn còn khá chênh lệch
so với ngân hàng ngoại cả về năng lực tài chính, năng lực công nghệ, kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn. Theo đó, ngân hàng hàng nào không đủ năng lực
cạnh tranh với các ngân hàng khác sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua giành cơ hội,
giành và giữ khách hàng như một quy luật tất yếu.
Chuyển đổi từ mô hình ngân hàng thương mại nhà nước, Vietcombank Việt
Nam nói chung và vietcombank Quảng Trị nói riêng đã ngày càng năng động
hơn và phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, trở thành nhà cung
cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc
tế, bán lẻ... Trong quá trình đó , Vietcombank đã không ngừng nâng cao năng
lực tài chính, đầu tư công nghệ, chư trọng tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây
dựng và phát triển thương hiệu trong nước và hướng ra khu vực.
Việc thực hiện đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương chi nhánh Quảng trị ” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Nhưng
do thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận còn hạn chế nên đề tài thực tập
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến chân thành của quý thầy cô giáo, các anh chị cán bộ chi nhánh Ngân hàng
TrườngTMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô, quý anh chị cán bộ
chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Quảng Trị đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa thực tập và khóa luận thực tập này.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 104
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
- Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường
tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các
luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.
- Dự báo chính xác tình hình kinh tế trong và ngoài nước để từ đó kịp thời
đưa ra các biện pháp can thiệp, hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại trước những
biến động lớn.
- Củng cố bổ sung, sữa chữa luật liên quan hoạt động kinh doanh tiền tệ,
luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng ngày càng hướng theo tiêu chuẩn quốc
tế, từ đó có sự điều chỉnh, hướng dẫn các tổ chức tín dụng có thể cạnh tranh
công bằng.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián
tiếp, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
- Kiểm soát toàn bộ luồng tiền trong nền kinh tế , đặc biệt là các luồng tiền liên
quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.
2.2. Kiến nghị với ngân hàng
- Phát triển cả lẫn về chiều rộng và chiều sâu của các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của ngân hàng
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng mạng lưới giao dịch để tạo lòng tin
và thu hút khách hàng được nhiều hơn.
- Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh của Ngân hàng.
- Quan hệ công chúng, tài trợ, ... là những việc làm có ý nghĩa tác động sâu
sắc tới khách hàng
Trường- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tâm huyết với nghề.
- Cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và ưu đãi đối với cả lãi suất huy
động và lãi suất cho vay.
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 105
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Poter (2008), Lợi thế cạnh tranh,NXB trẻ, Hà Nội
2. Lê chí Hòa (2008), cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO (phần I)
3. Hoàng Hữu Hòa (2001), phân tích số liệu thống kê, Trường Đại Học Kinh
Tế Huế
4. Trần Minh Đạo (2008), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân
5. Ngân hàng Thương Mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường
niên (2012, 2013, 2014)
6. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương Mại
Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
7. Hoàng Trọng Chu, Nguyễn Mộng Ngọc (2005), phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Thống kê
8. Website:
- https://www.vietcombank.com.vn
-
- https://www.mbbank.com.vn
- https://www.vietinbank.vn
- www.agribank.com.vn
-
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 106
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Lê Thị Phương Thảo
Trường
SVTH: Võ Thị Ngọc Ánh 107
PHỤ LỤC
Trường
PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG
Xin chào Quý khách hàng, tôi là sinh viên trường đại học kinh tế huế, tôi đang
thực hiện đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại Thương Chi Nhánh Quảng Trị”. Những ý kiến đóng góp của
quý khách hàng sẽ là những thông tin quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cam kết những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và đảm bảo
sẽ giữ bí mật mọi thông tin mà Quý khách cung cấp
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Quý khách !
Câu 1: Anh/Chị đang giao dịch chủ yếu tại ngân hàng nào sau đây:
Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Agribank
Ngân hàng Sacombank
Ngân hàng MBBank
Ngân hàng Vietinbank.
Câu 2: Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của Anh/ Chị đối với các phát biểu
sau: (X: là tên ngân hàng Anh/Chị giao dịch chủ yếu trong thời gian gần
đây)
1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Trung lập
4: Đồng ý 5: Rất đồng ý
Yếu tố 1 2 3 4 5
1. Ngân hàng X là một thương hiệu uy tín
2. Hệ thống nhận diện thương hiệu X dễ nhận biết (
logo, slogan, trang phục nhân viên)
3. X là thương hiệu hướng tới cộng đồng ( thường
Trườngxuyên có các chương trình từ thiện, tài trợ...)
4. Nhìn chung vị thế thị trường của ngân hàng X tốt
5. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng X thành thạo
nghiệp vụ, tác phong chuyên nghiệp
6. Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng X hòa
nhã, tận tình
7. Trang phục nhân viên đồng nhất, gọn gàng, lịch
sự
8. Cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch tốt
9. Mặt tiền trụ sở giao dịch đẹp, bắt mắt
10.Bãi giữ xe thoáng mát, thuận tiện cho việc giao
dịch của khách hàng
11.Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở
cấp độ nguồn lực tốt
12.Ngân hàng X cung cấp dịch vụ nhanh gọn, kịp
thời, chính xác
13.Thủ tục đơn giản, dễ hiểu
14.Sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú
15.Sản phẩm, dịch vụ ứng dụng nhiều công nghệ
hiện đại
16.Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng X luôn được đổi
mới, cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng
17.Mức lãi suất mà ngân hàng X áp dụng hiện tại là
hấp dẫn, cạnh tranh
18.Mức phí dịch vụ của ngân hàng X là hợp lý, có
khả năng cạnh tranh cao
19.Lãi suất và phí tương xứng với chất lượng dịch vụ
Trường20.Hệ thống máy ATM hoạt động tốt
21.Ngân hàng X có nhiều kênh phân phối để tiếp
cận( chi nhánh, ATM, POS, internet banking,
home banking....)
22.Mạng lưới điểm giao dịch nhiều, thuận tiện (bao
gồm trụ sở giao dịch, điểm đặt máy ATM, đơn vị
chấp nhận thẻ....)
23.Quảng cáo ngân hàng X đa dạng, hấp dẫn
24.Chương trình khuyến mãi ngân hàng X áp dụng
hấp dẫn, thu hút được khách hàng
25.Các chương trình dự thưởng của ngân hàng X
được tổ chức công khai, minh bạch
26.Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngân hàng X
ở cấp độ phối thức thị trường tốt
Câu 3: Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới. Anh/Chị sẽ tìm
hiểu dịch vụ và lựa chọn ngân hàng qua kênh thông tin nào:
Đến ngân hàng đang giao dịch để tìm hiểu
Qua bạn bè, người thân
Qua internet
Qua phương tiện truyền thông như TiVi, báo chí...
Kênh thông tin khác................................................
Câu 4: Anh/Chị hãy liệt kê một số hạn chế ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của ngân hàng X, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để khắc
phục tình trạng đó:
Hạn chế:
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
TrườngGiải pháp
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Xin đánh dấu () vào ô vuông () thích hợp:
1. Giới tính khách hàng:
Nam
Nữ
2. Nghề nghiệp:
Kinh doanh
Học sinh, sinh viên
Cán bộ, công chức
Nội trợ
Công nhân, nông dân
Hưu trí
Khác
3. Thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng X:
< 1 năm
1 - < 2 năm
2 - < 3 năm
> 3 năm
Phụ lục 2.1: Thống kê mô tả thông tin khách hàng
Anh/chi giao dich chu yeu tai ngan hang nao
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Ngan hang Vietcombank 50 33.3 33.3 33.3
TrườngNgan hang Agribank 22 14.7 14.7 48.0
Ngan hang Sacombank 20 13.3 13.3 61.3
Ngan hang MBBank 36 24.0 24.0 85.3
Ngan hang Vietinbank 22 14.7 14.7 100.0
Anh/chi giao dich chu yeu tai ngan hang nao
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Ngan hang Vietcombank 50 33.3 33.3 33.3
Ngan hang Agribank 22 14.7 14.7 48.0
Ngan hang Sacombank 20 13.3 13.3 61.3
Ngan hang MBBank 36 24.0 24.0 85.3
Ngan hang Vietinbank 22 14.7 14.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
Nghe nghiep khach hang
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Kinh doanh 27 18.0 18.0 18.0
Hoc sinh, sinh vien 15 10.0 10.0 28.0
Can bo, cong chuc 59 39.3 39.3 67.3
Noi tro 16 10.7 10.7 78.0
Cong nhan, nong dan 18 12.0 12.0 90.0
Huu tri 15 10.0 10.0 100.0
Total 150 100.0 100.0
Gioi tinh khach hang
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nam 77 51.3 51.3 51.3
Nu 73 48.7 48.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
Trường
Thoi gian khach hang su dung dich vu tai ngan hang
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid <1 nam 24 16.0 16.1 16.1
1-<2 nam 21 14.0 14.1 30.2
2-< 3 nam 40 26.7 26.8 57.0
>3 nam 64 42.7 43.0 100.0
Total 149 99.3 100.0
Missing System 1 .7
Total 150 100.0
Qua phuong tien truyen thong
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 40 26.7 26.7 26.7
Khong 110 73.3 73.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
Quan internet
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 80 53.3 53.3 53.3
Khong 70 46.7 46.7 100.0
Total 150 100.0 100.0
Qua ban be, nguoi than
Cumulative
TrườngFrequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 46 30.7 30.7 30.7
Khong 104 69.3 69.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
Den ngan hang giao dich de tim hieu
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 52 34.7 34.7 34.7
Khong 98 65.3 65.3 100.0
Total 150 100.0 100.0
Phụ lục 2.2: Kiểm định độ tin cậy của các biến điều tra bằng hệ số Cronbach’s
Alpha
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.804 23
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
Ngan hang X la mot thuong
75.88 94.469 .308 .799
hieu uy tin
He thong nhan dien thuong
75.95 95.702 .262 .801
hieu X de nhan biet
X la thuong hieu huong toi
76.27 91.365 .426 .794
cong dong
Doi ngu nhan vien cua ngan
hang X thanh thao nghiep 76.06 92.258 .420 .795
vu, tac phong chuyen nghiep
Thai do phuc vu cua nhan
vien ngan hang X hoa nha, 76.09 92.850 .349 .797
tan tinh
TrườngTrang phuc nhan vien dong
75.99 94.698 .285 .800
nhat, gon gang, lich su
Co so vat chat, phuong tien
76.11 92.136 .442 .794
giao dich tot
Mat tien tru so giao dich dep,
76.17 92.131 .391 .795
bat mat
Bai giu xe thoang mat, thuan
tien cho viec giao dich cua 76.33 90.922 .449 .793
khach hang
Ngan hang X cung cap dich
vu nhanh gon, kip thoi, chinh 76.38 92.049 .391 .795
xac
Thu tuc don gian, de hieu 76.43 91.427 .396 .795
San pham, dich vu da dang,
76.39 90.279 .460 .792
phong phu
San pham, dich vu ung dung
76.37 92.128 .363 .796
nhieu cong nghe hien dai
San pham dich vu ngan hang
X luon duoc doi moi, cai tien
76.51 91.352 .460 .793
de dap ung nhu cau khach
hang
Muc lai suat ma ngan hang X
ap dung hien tai la hap dan, 76.45 86.772 .127 .850
canh tranh
Muc phi dich vu cua ngan
hang X la hop ly, co kha 76.69 89.599 .450 .792
nang canh tranh cao
Lai suat va phi tuong xung
76.69 88.509 .515 .788
voi chat luong dich vu
He thong may ATM hoat
76.43 89.226 .503 .789
dong tot
Ngan hang X co nhieu kenh
76.41 91.358 .415 .794
phan phoi de tiep can
Mang luoi diem giao dich
76.36 92.903 .358 .797
nhieu, thuan tien
Quang cao ngan hang X da
76.45 92.290 .391 .795
dang, hap dan
Chuong trinh khuyen mai
ngan hang X ap dung hap
76.42 92.366 .397 .795
Trườngdan, thu hut duoc khach
hang
Cac chuong trinh du thuong
cua ngan hang duoc to chuc 76.34 93.139 .413 .795
cong khai, minh bach
Phụ lục 2.3: Phân tích nhân tố
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1.262E3
df 253
Sig. .000
Total Variance Explained
Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Loadings Loadings
Compon % of Cumulativ % of Cumulativ % of Cumulative
ent Total Variance e % Total Variance e % Total Variance %
1 5.360 23.306 23.306 5.360 23.306 23.306 2.411 10.482 10.482
2 2.592 11.270 34.576 2.592 11.270 34.576 2.370 10.305 20.787
3 1.905 8.284 42.860 1.905 8.284 42.860 2.188 9.512 30.299
4 1.632 7.098 49.958 1.632 7.098 49.958 2.106 9.158 39.456
5 1.299 5.647 55.605 1.299 5.647 55.605 2.083 9.059 48.515
6 1.251 5.440 61.045 1.251 5.440 61.045 1.935 8.414 56.929
7 1.069 4.650 65.695 1.069 4.650 65.695 1.758 7.641 64.571
8 1.008 4.384 70.079 1.008 4.384 70.079 1.267 5.508 70.079
9 .871 3.785 73.864
10 .786 3.419 77.283
11 .718 3.120 80.403
12 .633 2.752 83.155
13 .585 2.544 85.699
14 .509 2.212 87.911
15 .453 1.971 89.882
Trường16
.400 1.739 91.621
17 .371 1.614 93.235
18 .344 1.495 94.730
19 .306 1.328 96.059
20 .265 1.154 97.212
21 .252 1.096 98.308
22 .204 .886 99.194
23 .185 .806 100.000
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
Mat tien tru so giao dich dep,
.874
bat mat
Bai giu xe thoang mat, thuan
tien cho viec giao dich cua .832
khach hang
Co so vat chat, phuong tien
.815
giao dich tot
Ngan hang X co nhieu kenh
.788
phan phoi de tiep can
He thong may ATM hoat dong
.783
tot
Mang luoi diem giao dich
.662
nhieu, thuan tien
Lai suat va phi tuong xung voi
.520
chat luong dich vu
San pham, dich vu ung dung
.902
nhieu cong nghe hien dai
San pham dich vu ngan hang
X luon duoc doi moi, cai tien
.772
Trườngde dap ung nhu cau khach
hang
San pham, dich vu da dang,
.683
phong phu
He thong nhan dien thuong
.819
hieu X de nhan biet
Ngan hang X la mot thuong
.769
hieu uy tin
X la thuong hieu huong toi
.575
cong dong
Chuong trinh khuyen mai
ngan hang X ap dung hap .862
dan, thu hut duoc khach hang
Cac chuong trinh du thuong
cua ngan hang duoc to chuc .753
cong khai, minh bach
Quang cao ngan hang X da
.655
dang, hap dan
Thai do phuc vu cua nhan
vien ngan hang X hoa nha, .761
tan tinh
Doi ngu nhan vien cua ngan
hang X thanh thao nghiep vu, .761
tac phong chuyen nghiep
Trang phuc nhan vien dong
.672
nhat, gon gang, lich su
Thu tuc don gian, de hieu .812
Ngan hang X cung cap dich
vu nhanh gon, kip thoi, chinh .795
xac
Muc lai suat ma ngan hang X
ap dung hien tai la hap dan, .835
canh tranh
Muc phi dich vu cua ngan
hang X la hop ly, co kha nang .535
canh tranh cao
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Trườnga. Rotation converged in 7 iterations.
Phụ lục 2.4: Kiểm định độ tin cậy của các biến phụ thuộc
- Nhân tố cơ sở vật chất (F1)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.849 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
Co so vat chat, phuong tien giao
7.05 2.601 .701 .809
dich tot
Mat tien tru so giao dich dep, bat
7.12 2.281 .744 .764
mat
Bai giu xe thoang mat, thuan tien
cho viec giao dich cua khach 7.28 2.257 .716 .794
hang
- Nhân tố: chất lượng sản phẩm dịch vụ (F2)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.742 4
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
He thong may ATM hoat
9.87 4.420 .621 .632
dong tot
Ngan hang X co nhieu kenh
9.86 4.739 .590 .653
Trườngphan phoi de tiep can
Mang luoi diem giao dich
9.81 5.392 .463 .721
nhieu, thuan tien
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
He thong may ATM hoat
9.87 4.420 .621 .632
dong tot
Ngan hang X co nhieu kenh
9.86 4.739 .590 .653
phan phoi de tiep can
Mang luoi diem giao dich
9.81 5.392 .463 .721
nhieu, thuan tien
Lai suat va phi tuong xung
10.14 4.739 .480 .719
voi chat luong dich vu
- Nhân tố: ứng dụng công nghệ (F3)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.786 3
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
San pham, dich vu ung dung
6.67 2.264 .719 .603
nhieu cong nghe hien dai
San pham dich vu ngan hang
X luon duoc doi moi, cai tien
6.80 2.792 .578 .760
de dap ung nhu cau khach
hang
San pham, dich vu da dang,
6.68 2.474 .589 .752
Trườngphong phu
- Nhân tố: uy tín và hình ảnh thương hiệu (F4)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.670 3
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
He thong nhan dien thuong
7.41 1.774 .555 .510
hieu X de nhan biet
Ngan hang X la mot thuong
7.35 1.664 .493 .562
hieu uy tin
X la thuong hieu huong toi
7.73 1.418 .435 .672
cong dong
- Nhân tố: Phân phối và xúc tiến hỗn hợp (F5)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.521 2
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
Cac chuong trinh du thuong
cua ngan hang duoc to chuc 3.33 .718 .357 .a
cong khai, minh bach
Quang cao ngan hang X da
Trường 3.44 .517 .357 .a
dang, hap dan
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability
model assumptions. You may want to check item codings.
Nhân tố: Nguồn nhân lực (F6)
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 150 100.0
Excludeda 0 .0
Total 150 100.0
a. Listwise deletion based on all variables in the
procedure.
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted
Thai do phuc vu cua nhan vien ngan
7.51 1.621 .577 .519
hang X hoa nha, tan tinh
Doi ngu nhan vien cua ngan hang X
thanh thao nghiep vu, tac phong 7.48 1.889 .493 .629
chuyen nghiep
Trang phuc nhan vien dong nhat, gon
7.41 2.055 .475 .651
gang, lich su
- Nhân tố: Chính sách sản phẩm dịch vụ (F7)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.700 2
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted
Thu tuc don gian, de hieu 3.40 .765 .540 .a
Ngan hang X cung cap dich vu
3.35 .874 .540 .a
Trườngnhanh gon, kip thoi, chinh xac
a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability model
assumptions. You may want to check item codings.
- Nhân tố: Mức lãi suất và phí (F8)
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.212 2
Item-Total Statistics
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted
Muc lai suat ma ngan hang X
ap dung hien tai la hap dan, 3.09 1.052 .172 .a
canh tranh
Muc phi dich vu cua ngan
hang X la hop ly, co kha 3.33 6.559 .172 .a
nang canh tranh cao
Phụ lục 2.5: phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của ngân hàng.
Variables Entered/Removedb
Variables Variables
Model Entered Removed Method
1 muclaisuatvaphi,
nguonnhanluc,
phanphoivaxucti
enhonhop,
chinhsachsanph
amdichvu,
uytinvafhinhanht . Enter
huonghieu,
cosovatchat,
ungdungcongng
Trườnghe,
chatluongsanpha
mdichvua
a. All requested variables entered.
b. Dependent Variable: nangluccanhtranhtongthe
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of the
Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
1 .695a .482 .453 .38309 2.270
a. Predictors: (Constant), muclaisuatvaphi, nguonnhanluc, phanphoivaxuctienhonhop,
chinhsachsanphamdichvu, uytinvahinhanhthuonghieu, cosovatchat, ungdungcongnghe,
chatluongsanphamdichvu
b. Dependent Variable: nangluccanhtranhtongthe
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 19.284 8 2.411 16.425 .000a
Residual 20.693 141 .147
Total 39.977 149
a. Predictors: (Constant), muclaisuatvaphi, nguonnhanluc, phanphoivaxuctienhonhop,
chinhsachsanphamdichvu, uytinvahinhanhthuonghieu, cosovatchat, ungdungcongnghe,
chatluongsanphamdichvu
b. Dependent Variable: nangluccanhtranhtongthe
Coefficientsa
Standardize
d Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .400 .279 1.435 .153
cosovatchat .116 .048 .166 2.410 .017 .775 1.291
chatluongsanphamdichvu -.032 .056 -.043 -.572 .568 .645 1.550
ungdungcongnghe .106 .048 .154 2.203 .029 .749 1.334
uytinvahinhanhthuonghieu .292 .059 .332 4.904 .000 .802 1.247
Trườngphanphoivaxuctienhonhop .193 .057 .241 3.361 .001 .714 1.401
nguonnhanluc .170 .057 .208 2.974 .003 .750 1.333
chinhsachsanphamdichvu .006 .045 .009 .127 .899 .772 1.295
muclaisuatvaphi .023 .022 .066 1.043 .299 .929 1.077
Coefficientsa
Standardize
d Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) .400 .279 1.435 .153
cosovatchat .116 .048 .166 2.410 .017 .775 1.291
chatluongsanphamdichvu -.032 .056 -.043 -.572 .568 .645 1.550
ungdungcongnghe .106 .048 .154 2.203 .029 .749 1.334
uytinvahinhanhthuonghieu .292 .059 .332 4.904 .000 .802 1.247
phanphoivaxuctienhonhop .193 .057 .241 3.361 .001 .714 1.401
nguonnhanluc .170 .057 .208 2.974 .003 .750 1.333
chinhsachsanphamdichvu .006 .045 .009 .127 .899 .772 1.295
muclaisuatvaphi .023 .022 .066 1.043 .299 .929 1.077
a. Dependent Variable: nangluccanhtranhtongthe
Trường
Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Conditi
Mod Dimens Eigenva on (Const cosovatc chatluongsanpha ungdungcong uytinvafhinhanhthu phanphoivaxuctien nguonnha chinhsachsanpha muclaisuatv
el ion lue Index ant) hat mdichvu nghe onghieu honhop nluc mdichvu aphi
1 1 8.670 1.000 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00
2 .144 7.754 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .98
3 .045 13.861 .01 .10 .00 .26 .03 .00 .05 .30 .00
4 .043 14.248 .00 .10 .21 .00 .00 .17 .02 .18 .01
5 .028 17.581 .00 .01 .04 .66 .01 .04 .04 .47 .00
6 .025 18.631 .03 .68 .03 .00 .22 .02 .06 .00 .00
7 .019 21.309 .02 .00 .69 .00 .01 .61 .02 .00 .00
8 .015 23.735 .01 .10 .00 .04 .43 .02 .75 .04 .00
9 .010 29.439 .92 .00 .02 .04 .31 .14 .06 .00 .00
a. Dependent Variable:
nangluccanhtranhtongthe
Trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_thuong.pdf