Khóa luận Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Scavi Huế

GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN -----------o0o----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ NHƯ QUỲNH NIÊN KHÓA: 2015 - 2019 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 2 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toá

pdf78 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Scavi Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n 3 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN -----------o0o----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ Tên sinh viên: Hoàng Thị Như Quỳnh Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K49C – Kế toán Ths. Phạm Thị Hồng Quyên Niên khóa: 2015-2019 Huế, Tháng 1 năm 2019 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên i Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với phía lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Phòng Công tác sinh viên, các Khoa - Phòng ban chức năng đã giúp tôi có thể tiến hành việc thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi. với các Quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán, người cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp tôi có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên: “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Scavi Huế”. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo – ThS. Phạm Thị Hồng Quyên người đã hướng dẫn tỉ mỉ và tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Sự giúp đỡ của cô là bước đệm vững chắc để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận của mình. Hơn nữa, tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía công ty Scavi Huế, đặc biệt là thầy Phan Minh Đức (Giám đốc chương trình Đào tạo trọn đời của quỹ Foundation B’Lao) và các anh chị ở Phòng Kế toán với những góp ý, hướng dẫn tận tình cùng những thông tin quý giá, tạo điều kiện để tôi có thể tiếp cận được nguồn thông tin một cách dễ dàng nhất, giúp cho những nghiên cứu của tôi trở nên hiệu quả và chính xác hơn. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía các Quý thầy cô để tôi có thể hoàn thiện khóa luận của mình một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 1 năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Như Quỳnh Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên i DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Sự khác nhau giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính Bảng 2.1 - Bảng quy định khấu hao tại Công ty Scavi Huế Bảng 2.2 - Tình hình hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2015- 2017 Bảng 2.3 - Định mức đơn vị chi phí nguyên phụ liệu của sản phẩm 00236W042016 (Quần lót nữ) Bảng 2.4 - Dự toán chi phí nguyên phụ liệu của đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Bảng 2.5 - Quy định mức hao hụt cho phép của các nguyên phụ liệu Bảng 2.6 - Mức quy định sản phẩm lỗi cho phép Bảng 2.7 - Định mức chi phí nhân công trực tiếp Bảng 2.8 - Định mức chi phí sản xuất chung đơn vị Bảng 2.9 - Dự toán chi phí sản xuất cho đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Bảng 2.10 - So sánh chi phí nguyên phụ liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của sản phẩm 00236W042016 (Quần lót nữ) Bảng 2.11 - So sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí dự toán của đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Trư ờng Đa ̣i ho ̣ K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán ii DANH SÁCH SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 - Tổ chức tập đoàn Corele International Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ các nhà máy nội bộ của Tập đoàn Scavi Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ Hoạt động- sản xuất kinh doanh theo mùa thời trang trong năm Sơ đồ 2.4 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.5 - Sự kết nối của các bộ phận trong quá trình sản xuất đơn hàng ở nhà máy Scavi Huế Sơ đồ 2.6 - Sơ đồ thời gian sản xuất của Công ty Scavi Huế theo đơn hàng Sơ đồ 2.7 - Quy trình cân đối nguyên phụ liệu trong sản xuất của Công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.8 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.9 - Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Scavi Huế Sơ đồ 2.10 - Sơ đồ công việc trong một kỳ của Kế toán Quản trị Sơ đồ 2.11 - Vai trò của dự toán Chi phí sản xuất đối với hoạt động kinh doanh-sản xuất Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán iii DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 - Biểu đồ hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 Biểu đồ 2.1 - Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2014-2017 Biểu đồ 2.3 - Biểu đồ quản lí số phút từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán iv Mục lục Lời cám ơn..i Danh mục bảng biểu.....ii Danh mục sơ đồ....iii Danh mục biểu đồ.iv Mục lục...v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 I.1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 I.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 I.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 I.3.2 Phạm vị nghiên cứu .............................................................................. 2 I.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 I.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ......................................................... 3 I.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 3 I.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 3 I.5. Nội dung kết cấu đề tài ............................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT....................................................................................................... 5 1.1 Tổng quang về Kế toán quản trị ......................................................... 5 1.1.1 Khái niệm Kế toán Quản trị ......................................................... 5 1.1.2 Bản chất của Kế toán Quản trị ..................................................... 6 1.1.3 Sự khác nhau giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính ......... 7 1.1.4 Mục tiêu của Kế toán Quản trị ..................................................... 8 1.2 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí................................................ 8 1.2.1 Khái niệm của kế toán quản trị chi phí ........................................ 8 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán v 1.2.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí.............................................. 9 1.2.3 Công việc của kế toán quản trị chi phí......................................... 9 1.3 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất................................. 11 1.3.1 Khái niệm chi phí sản xuất......................................................... 11 1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất .......................................................... 11 1.4 Nội dung kế toán quản trị Chi phí sản xuất...................................... 15 1.4.1 Khái niệm định mức chi phí sản xuất ........................................ 15 1.4.2 Các loại định mức chi phí .......................................................... 16 1.4.3 Xây dựng định mức các chi phí sản xuất ................................... 16 1.4.4 Lập kế hoạch và dự toán chi phí sản xuất.................................. 18 1.4.5 Phân tích biến động chi phí sản xuất ......................................... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ ......................................... 22 2.1 Tổng quan về Công ty Scavi Huế ......................................................... 22 2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Scavi .......................................................... 22 2.1.2 Thông tin về Công ty Scavi Huế .................................................... 24 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Scavi Huế............... 24 2.1.4 Phương thức sản xuất ..................................................................... 25 2.1.5 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh .............................................. 27 2.1.6 Cơ cấu tổ chức của Công ty Scavi Huế.......................................... 28 2.1.6.1 Tổ chức bộ máy quản lí........................................................... 28 2.1.6.2 Tổ chức sản xuất ..................................................................... 31 2.1.6.3 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................... 33 2.2 Tình hình tài chính của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2015 – 2017 ..... 37 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2015-2017................................................................................................ 38 2.2.2 Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2014-2017. 41 2.3 Thực trạng công tác Kế toán Quản trị tại Công ty Scavi Huế .............. 41 2.3.1 Công việc của Kế toán Quản trị tại Công ty Scavi Huế ................ 41 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán vi 2.3.2 Phân loại chi phí tại Công ty Scavi Huế ........................................ 42 2.3.3 Lập định mức và dự toán chi phí sản xuất ..................................... 44 2.3.4 Phân tích biến động chi phí của đơn hàng Padprint của khách hàng HBI .......................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ..................... 59 3.1 Đánh giá công tác Kế toán Quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Scavi Huế .............................................................................................................. 59 3.1.1 Ưu điểm.......................................................................................... 59 3.1.2 Nhược điểm.................................................................................... 60 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Kế toán Quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Scavi Huế.......................................................................... 61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 63 1. Kết luận ................................................................................................... 63 2. Kiến nghị ................................................................................................. 64 3. Hướng phát triển đề tài............................................................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 67 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .............................. 68 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Toàn cầu hóa đã, đang và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay hình thức khác làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các Doanh nghiệp, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước trên thến giới trong cái nhìn dài hạn. Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2006, mở ra bước tiến lớn trong quá trình hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Điều này đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh ra những thị trường mới, đồng thời các doanh nghiệp cũng đứng trước những thách thức và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Cạnh tranh trong bối cảnh này buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực hoàn thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. Để đạt được điều đó, các nhà quản lý phải sử dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó có kế toán. Kế toán có vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý, nó giúp họ có thể phân tích các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định đầu tư, quản lí có hiệu quả cao. Trong thực tế, những quyết định được đưa ra thường được thiết lập dựa trên nguồn thông tin kế toán, nhất là kế toán quản trị. Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. Do vậy, việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong mỗi doanh nghiệp là công việc vô cùng cần thiết giúp nhà quản lý được cung cấp đầy đủ thông tin một cách kịp thời, từ đó ra quyết định và kiểm soát chi phí hiệu quả. Công ty Scavi Huế thuộc Tập đoàn Scavi (Pháp) là một công ty lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Scavi Huế có 3 nhà máy may giải quyết việc làm cho hơn 6000 lao động, có chính sách phát triển giáo dục, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 2 nhân viên và con em nhân viên trong công ty. Với quy mô lớn và chính sách thúc đẩy phát triển bền vững đòi hỏi công ty phải quản trị chi phí sản xuất một cách hợp lý để quá trình sản xuất và phát triển một cách hiệu quả nhất. Và hơn cả đây là một chiến lược phát triển vô cùng quan trọng mà công ty hướng mạnh đến trong tương lai gần. Từ các lý do nêu trên, thấy được sự cấp thiết của đề tài, tôi đã chọn “Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Scavi Huế” để làm đề đề tài tốt nghiệp cuối khóa. I.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu như sau: - Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận căn bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất để làm khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. - Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty Scavi Huế. - Thứ ba: Phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm và hạn chế trong công tác kế toán và kế toán quản trị chi phí của công ty. - Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất cho công ty, góp phần cải thiện việc cung cấp kế toán cho hoạt động quản lý của công ty. I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Scavi Huế. I.3.2 Phạm vị nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu này thực hiện từ ngày 10/10/2018 đến ngày 31/12/2018. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty Scavi Huế, Khu công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về nội dung: Do nguồn lực và thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài này giới hạn nội dung nghiên cứu ở các vấn đề sau: Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 3 Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, nguồn lực, Nghiên cứu khái quát về tổ chức công tác kế toán của công ty. Nghiên cứu về quy trình, phương pháp kế toán các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp). Tập trung nghiên cứu tổ chức vận dụng những nội dung cơ bản của kế toán quản trị gồm: Mô hình tổ chức kế toán quản trị, tổ chức hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị, lập dự toán sản xuất kinh doanh và phân tích thông tin theo các yêu cầu quản trị ở công ty. I.4. Phương pháp nghiên cứu I.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Luận văn này có tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như: Sách, giáo trình, các nguồn thông tin trên Internet, tạp chí và các tài liệu kế toán được thu thập tại đơn vị. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp nghiên cứu các văn bản, pháp quy, quy định của nhà nước trong doanh nghiệp. I.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu kế toán của công ty thông qua việc sao chép như: Chứng từ, hoá đơn, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quản trị Đối với số liệu sơ cấp: Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin cần thiết từ các nhà quản lý và các nhân viên kế toán của công ty, mà chủ yếu là kế toán trưởng. I.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Dựa trên những dữ liệu thu thập được, dùng các phương pháp như so sánh, thống kê, phân tích... để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp giúp cải thiện tình hình vận hành sản xuất tại nhà máy: - Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối, dùng để phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015, 2016, 2017. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 4 - Phương pháp thống kê và phân tích: tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. - Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên chương trình Excel. I.5. Nội dung kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và một số phần phụ lục khác, nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Scavi Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Scavi Huế. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1 Tổng quang về Kế toán quản trị 1.1.1 Khái niệm Kế toán Quản trị Theo khoản 10 - điều 3 - Luật kế toán Việt Nam năm 2015, kế toán quản trị “là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán, 2015). Theo định nghĩa của Viện kế toán Hoa Kì công bố 1982 thì kế toán quản trị (Management Accounting) “Là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện mục đích của tổ chức. Kế toán quản trị là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên quản lý là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”. Theo Liên đoàn kế toán quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm kế toán quản trị trên thế giới năm 1998: “Kế toán quản trị được xem như một quy trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp”. Theo Hilton, kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton,1991). Kế toán quản trị chủ yếu định hướng việc sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ của tổ chức để phục vụ cho việc quản lý hoạt động của các nhà quản lý bên trong tổ chức. (Bộ tài chính, 2006). Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 6 Cùng với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được khẳng định, được xem như là một trong những công cụ phục vụ hữu hiệu nhất cho quản lý nội bộ doanh nghiệp. 1.1.2 Bản chất của Kế toán Quản trị Kế toán quản trị không chỉ thu nhập, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá khứ được ghi chép một cách hệ thống hóa trong sổ kế toán mà còn phân tích và xử lý để cung cấp các thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Thông tin được phân tích và xử lý dựa vào các công cụ quản lý, phương tiện tính toán nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu hiệu và khả thi của quy trình quản lý. Hệ thống hoá các thông tin theo một trình tự dễ hiểu và giải trình quá trình phân tích theo các chỉ tiêu cụ thể, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa đối với những người, bộ phận và các nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp, không có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngoài. Vì vậy người ta nói kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản trị, trong khi đó kế toán tài chính không phục vụ trực tiếp mục đích này. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i h tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 7 1.1.3 Sự khác nhau giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính Kế toán Quản trị Kế toán Tài chính Mục đích Cung cấp thông tin nhằm tạo lập báo cáo tài chính Đưa ra các thông tin dịch vụ điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giới hạn của thông tin Có mối liên hệ đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn công ty Liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phòng ban, phân xưởng) cho đến từng cá nhân có liên quan. Đối tượng phục vụ Là nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng ngoài doanh nghiệp: Ngân hàng, cơ quan thuế Là nhà quản lý công ty Đặc điểm Phản ánh các thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có phải tính khách quan. Được theo dõi dưới hình thái giá trị Nhấn mạnh đến sự linh hoạt của số liệu. Thông tin được phân tích theo các phần khác nhau. Phản ánh sự biến động có tính dự báo, nhằm đánh giá và xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Tính bắt buộc theo luật định Có tính bắt buộc: sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi công ty đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì các báo cáo đó sẽ không được chấp nhận Không có tính bắt buộc Kỳ báo cáo Quý, năm Theo Quý, năm, tháng, tuần, ngày Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 8 Quan hệ với các môn khoa học khác Sự liên quan đối với các môn khoa học là khá ít Với mục đích giúp cho việc quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị bắt buộc phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, tổ chức quản lý doanh nghiệp, thống kê kinh tế, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin. 1.1.4 Mục tiêu của Kế toán Quản trị Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu sau: - Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định - Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức - Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức - Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức. (Hồ Phan Minh Đức – Giáo trình kế toán quản trị, 2013) 1.2 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 1.2.1 Khái niệm của kế toán quản trị chi phí Theo Haberstock (1982), kế toán quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng nội, nó mô tả - về nguyên tắc được thực hiện hàng tháng – đường vận động các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 9 Kế toán quản trị chi phí quan tâm đến việc lập dự báo của thông tin và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí phát sinh qua hệ thống trung tâm chi phí được cung cấp bởi các trung tâm chi phí trong doanh nghiệp. KTQT chi phí sẽ trả lời chi phí là bao nhiêu, biến động như thế nào khi có sự thay đổi của một số nhân tố nào đó, trách nhiệm giải thích những nhân tố bất lợi của chi phí thuộc về ai và các giải pháp đưa ra để điều chỉnh sự thay đổi chi phí đó một cách kịp thời. (Huỳnh Lợi, 2007) Như vậy, kế toán quản trị chi phí không nhận thức chi phí theo quan điểm của KTTC, kế toán chi phí mà nó mang nặng bản chất của KTQT. KTQT chi phí được nhận diện theo nhiều phương diện khác nhau để đáp ứng như cầu thông tin trong hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định. 1.2.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản lý giúp nhà quản trị thực hiện chức năng. Theo từng chức năng quản lý, kế toán quản trị có vai trò như sau: - Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch và dự toán: thông qua việc cung cấp thông tin về định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch: các thông tin về chi phí của từng hoạt động để kiểm tra việc thực hiện. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá: các báo cáo hoạt động theo từng khâu công việc, báo cáo so sánh kết quả với kế hoạch. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định thông qua việc tổng hợp, phân loại thông tin. 1.2.3 Công việc của kế toán quản trị chi phí Xuyên suốt quá trình kinh doanh, sản xuất công tác Kế toán quản trị đều có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp cũng như các quyết định của Ban điều hành. Công việc của một Kế toán viên quản trị chi phí bao gồm:  Lập kế hoạch và dự toán chi phí: Trư ờ g Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 10 Đây là một chức năng cơ bản của kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng. Việc lập kế hoạch bao gồm hai vấn đề: xác định mục tiêu cụ thể và xây dựng các phương thức để đạt được mục tiêu đó. Trong đó, việc lập dự toán chi phí giữ vai trò vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động cũng như phối hợp các chương trình hành động ở các bộ phận; dự toán còn là cơ sở để kiểm soát các nội dung chi phí cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận. Như vậy, dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các tổ chức; các số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các tổ chức có quy mô vừa và lớn trên toàn thế giới đều lập dự toán (Horngren et al., 1999). Để thực hiện chức năng này, kế toán quản trị chi phí phải tổ chức thu thập thông tin để lập dự toán bao gồm thông tin về tổ chức, chi phí định mức, chi phí tiêu chuẩn, các thông tin kế toán tài chính, thống kê cũng như kỹ thuật tính toán, ước tính phục vụ cho việc lập dự toán ở doanh nghiệp.  Tổ chức thực hiện: Quá trình tổ chức thực hiện được định hướng bởi kế hoạch và dự toán đã được lập. Trong khâu này, các nhà quản lý phải biết cách liên kết tốt nhất giữa các yếu tố, tổ chức, con người và các nguồn lực sao cho kế hoạch được thực hiện ở mức hiệu quả nhất và đem lại lợi ích cao nhất. Kế toán quản trị chi phí sẽ phản ánh các khoản chi phí phát sinh vào sổ sách có liên quan một cách đầy đủ, kịp thời và chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng phần hành công việc để tổng hợp lại thành chi phí chung của toàn doanh nghiệp.  Tổ chức kiểm tra, giám sát: Sau khi đã thực hiện tổ chức theo kế hoạch đã lập ra, nhà quản trị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động cũng như việc thực hiện kế hoạch. Ở giai đoạn này, kế toán quản trị chi phí phải xác định rõ những sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, hay nói một cách cụ thể là phân tích biến động chi phí. Nếu có những biến động bất thường, kế toán quản trị phải điều tra nguyên nhân chênh lệch và phối hợp với các Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 11 bộ phận liên quan để đề xuất và thực hiện các biện phải cải thiện nhằm tiết kiệm chiphí nguyên vật liệu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Công việc ra quyết định: Kế toán quản trị chi phí phải dựa trên hệ thống thông tin quá khứ và dự toán tương lai để tiến hành phân loại, chọn lựa, tổng hợp và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến chi phí thích hợp cho việc ra quyết định. Đây là một chức năng vô cùng quan trọng, xuyên suốt tất cả các khâu từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến kiểm tra, đánh giá. 1.3 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.3.1 Khái niệm chi phí sản xuất Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu (Chuẩn mực kế toán Việt Nam, 2002). Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất-kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (Ths. Vũ Quang Kết- TS. Nguyễn Văn Tấn, 2007). Các nhân viên kế toán thường định nghĩa “chi phí như là một nguồn lực hy sinh hoặc mất đi để đạt được một mục đích cụ thể” (Horngren et al.,1999). Hầu hết mọi người đều xem chi phí là hao phí nguồn lực tính bằng tiền đ...ng từ, hóa đơn mua hàng, theo dõi các khoản nợ ngắn hạn. Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ cất giữ thu chi các khoản tiền mặt, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng, giám đốc và pháp luật về việc mất tiền. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, phản ánh các nghiệp vụ tiền mặt. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 34 Kế toán tiền gửi ngân hàng: phải được theo dõi chi tiết theo từng loại tiền gửi (VNĐ, ngoại tệ, VBĐQ) và phải chi tiết theo từng ngân hàng để tiện việc kiểm tra đối chiếu. Thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng, nộp tiền mặt vào ngân hàng, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, làm lệnh chi cho các hoạt động tài chính bằng tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Kế toán thuế VAT: Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh. Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở. Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu. Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất, hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ. Kế toán tài sản: Có nhiệm vụ giám sát, phản ánh việc mua sắm, trang bị, bảo quản sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định. Kế toán tổng hợp: Phụ trách kế toán tổng hợp lập báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm Thanh khoản hải quan: thanh quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nguyên vật liệu nhập khẩu sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu. Trực tiếp làm việc với cơ quan hải quan khi có phát sinh. Kiểm tra đối chiếu hóa thông tin xuất nhập tồn của nguyên phụ liệu xuất nhập khẩu, đầu ra từng cơ sở. Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ hải quan. Kế toán kho: Chịu trách nhiệm về quản lý nguyên phụ liệu và thành phẩm. Đảm bảo về quá trình xuất nhập chính xác và kịp thời đúng tiếng độ. Đồng thời lập các báo cáo về tình hình tồn kho của tài sản. Đặc điểm vận dụng các chế độ Kế toán: Hệ thống BCTC: Được lập theo Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Hệ thống BCTC bao gồm bốn loại cơ bản là:  Bảng cân đối kế toán  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 35  Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo này đều được kiểm toán mỗi năm bởi công ty Grant Thornton (Việt Nam) Niên độ kế toán: năm tài chính của Công ty Scavi Huế từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ: Các báo cáo tài chính của công ty được lập bằng Đô la Mỹ (USD). Việc sử dụng USD làm đơn vị tiền tề báo cáo theo các chính sách kế toán của công ty Cổ phần Scavi, công ty mẹ cao cấp nhất, đã được phê duyệt Bộ Tài chính theo Công văn số 4077TC/CĐKT ngày 04 tháng 05 năm 2001. Phương thức khấu hao: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, với tỷ lệ khấu hao hằng năm như sau: Bảng 2.1: BẢng quy định khấu hao tại Công ty Scavi Huế Loại tài sản Số năm khấu hao Nhà cửa, vật kiến trú 20 Máy móc và thiết bị 5-10 Phương tiện vận tải 5 Thiết bị văn phòng 4 Khác 7 Hệ thống tài khoản: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính, thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, thông tư số 244/2009/TT-BTC Phần mềm kế toán sử dung: Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy ISCALA, SCAG và phần mềm BSM để phục vụ cho công tác kế toán. Đây là 2 hệ thống phần mềm hiện đại và quản lý số liệu rất chính xác. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K in tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 36 (Phần mềm: SCA Garment) (Phần mềm: Scala) (Phần mềm: BSM) Phần mềm kế toán Scala là phần mềm Kế toán chính được sử dụng, là phần mềm do Công ty đặc mua được sử dụng trên toàn hệ thống Scavi để liên kết với các Công ty và chi nhánh khác. Phầm mềm kế toán SCA Garment là phần mềm do IT của Công ty Scavi Huế tự viết nhằm hổ trợ cho phần mềm Scala để có thể ghi nhận, quản lí và tính toán hiệu quả hơn. Phần mềm BSM là một phần mềm mới do Công ty tự viết được đưa vào sử dụng năm 2017 và đang trong quá trình hoàn thiện. Phần mềm này nhằm mục đích hỗ trợ việc quản lí tài sản của công ty một cách chi tiếc hơn Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 37 Sơ đồ 2.9: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Scavi Huế Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ Hình thức kiểm kê: kiểm kê định kỳ 2.2 Tình hình tài chính của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2015 – 2017 Dưới đây là Bảng phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 và Bảng phân tích tình hình lao động của công ty trong giai đoạn 2014-2017 dựa trên Báo cáo tài chính – Kiểm toán năm 2015, 2016, 2017 và Báo cáo lao động của Công ty Scavi Huế. (nguồn: Bộ phận Kế toán) Trư ờng Đa ̣i o ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên 38 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 ĐVT: 1000Vnđ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị Giá trị Giá trị ± % ± % Doanh thu 1.281.040.965 1.569.244.410 2.476.273.048 288.203.445 22,50% 907.028.638 57,80% Tổng chi phí SXKD 1.226.118.577 1.449.497.857 2.241.153.997 223.379.280 18,22% 791.656.139 54,62% Lợi nhuận gộp (GP) 54.922.387 119.746.552 235.119.051 64.824.165 118,03% 115.372.499 96,35% Lợi nhuận ròng sau thuế 50.707.597 110.285.302 217.617.542 59.577.705 117,49% 107.332.240 97,32% Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên 39 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 Qua bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2015–2017, lợi nhuận cũng như doanh thu của công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Từ năm 2015 đến 2016, doanh thu của công ty tăng 288 tỷ đồng, lợi nhuận ròng cũng tăng theo với mức tăng hơn 59 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm tiếp theo vẫn trên đà phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể, mức tăng năm 2017 so với 2016, về doanh thu tăng gấp 3 lần mức tăng cũ với gần 907 tỷ đồng và về lợi nhuận của công ty tăng gần gấp 2 lần tăng 107 tỷ đồng. Từ số liệu trên có thể thấy được, trong tình hình kinh tế hiện nay nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn trên đà phát triển đều và mạnh mẽ qua mỗi năm với tỷ lệ doanh thu tăng từ 22,50% đến 57,80% năm. Điều này cho thấy, công ty hoạt rất khá tốt so với mặt bằng thị trường chung trong lĩnh vực may mặc trên địa bàn. Từ bảng kết quả kinh doanh của Công ty Scavi Huế có thể thấy công ty luôn đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. với mức tăng trưởng trên 20%. Cụ thể, năm 2016 doanh thu đạt 1.569 tỷ tăng 288 tỷ tương đương 22,89% so với năm 2015, năm 2017 doanh số đạt 2.476 tỷ tăng 57.8% so với năm 2016. Mặc khác, với sự chuyển đổi tập trung phát triển tại Thừa Thiên Huế, doanh thu Scavi Huế năm 2016 chiếu 60% doanh 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 2015 2016 2017 Biểu đồ hoạt động kinh doanh Scavi Huế giai đoạn 2015-2017 Tổng doanh thu Tổng chi phí SXKD Lợi nhuận ròng sau thuế Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 40 thu của Scavi Việt Nam. Cùng với doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng, năm 2016 chi phí SXKD tăng 1.449 tỷ, cao hơn 18.22% so với năm 2015, năm 2017 chi phí SXKD tăng 2.2241 tỷ cao hơn 54.62% so với năm 2016. Qua đó có thể thấy, phần trăm tăng lên về chi phí năm 2017 lớn gần gấp 2 lần hơn phần trăm tăng về chi phí năm 2016, năm 2017 doanh thu và chi phí tăng mạnh gần bằng tỷ trọng với nhau cho nên tỷ trọng lợi nhuận năm 2017 về giá trị có sự tăng mạnh so với năm 2016 nhưng tỷ trọng tăng trưởng lại thấp hơn. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận sau thuế là 110 tỷ tăng 117,49% so với năm 2015. Trong khi lợi nhuận năm 2017 tăng 217 tỷ nhưng tăng chỉ 97,32% so với năm 2016. Trên cơ sở đó có thể thấy, hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng ổn định hơn mang lại lợi nhuận cao hơn. Có được kết quả này, là nhờ chiến lược thay đổi cơ cấu nhà cung ứng và khoanh vùng Khách hàng chiến lược của Scavi. Tăng sản phẩm cung ứng từ nội địa lên 60% và hướng đến đạt 100% năm 2020. Từ biểu đồ kết quả kinh doanh cho thấy, công ty giữ mức tăng trưởng đều đạt trên 20%. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, tuy nhiên tăng trưởng về lợi nhuận chưa được ổn định. Với sự tập trung thay đổi về nguồn cung ứng NPL cho sản xuất, hướng về NPL mua từ nội địa sẽ phần nào giảm được giá thành đặt biệt là chi phí mua hàng, các chi phí về vận chuyển. Đây là chính sách mà nhằm đem lại sự tiết kiệm lớn trong vấn đề chi phí, hứa hẹn sẽ giúp ổn định tăng trưởng hơn về lợi nhuận khi giảm được các chi phí đầu vào. Và việc khoanh vùng khách hàng chiến lược để tập trung đầu tư phát triển, thắng các đơn hàng mang lại giá trị cao và tạo ra được sự ổn định trong việc hợp tác lâu dài, bền vững và chuyên nghiệp mà tập đoàn Scavi muốn hướng đến trong tương lai.T ư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên 41 2.2.2 Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2014-2017 Biểu đồ 2.2: Tình hình lao động của Công ty Scavi Huế giai đoạn 2014-2017 Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%, năm 2015 doanh thu đạt 60 triệu USD tăng 24% so với năm 2014. Giải quyết việc làm cho hơn 4200 lao động trên địa bàn tỉnh. Với sự phát triển không ngừng, năm 2016 công ty Scavi Huế cho khánh thành nhà may thứ 3 với diện tích 35000 m2 với mức đầu tư 5 triệu USD, với quy mô 40 chuyền may, đáp ứng việc làm cho hơn 1600 lao động. Với tổng lao động hơn 5500 người năm 2017, doanh số công ty luôn tăng trưởng mức cao và ổn định. Với sự tăng doanh thu và lợi nhuận, đóng góp cho ngân sách địa phương của Scavi Huế liên tục tăng. Năm 2015 đóng góp ngân sách địa phương 21 tỷ đồng, năm 2016 đóng góp ngân sách địa phương 27 tỷ đồng, năm 2017 đóng góp ngân sách 28.5 tỷ đồng. Không những thế, công ty cũng tiên phong trong việc chia sẻ lợi ích cho thành viên. Cụ thể xây dựng chung cư cho lao động thu nhập thấp giải quyết chổ ở cho 400 lao động, trong thời gian tới, công ty có kế hoạch xây dựng chung cư đáp ứng cho khoảng 2200 lao động. 2.3 Thực trạng công tác Kế toán Quản trị tại Công ty Scavi Huế 2.3.1 Công việc của Kế toán Quản trị tại Công ty Scavi Huế Kế toán Quản trị của Công ty Scavi Huế tách biệt rõ ràng về công việc và nhiệm vụ so với Kế toán tài chính của công ty. Kế toán Quản trị không chỉ tiếp cận, thu thập với thông tin thông tin tài chính của công ty mà còn phải tiếp cận, thu thập và xử lí các 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2014 2015 2016 2017 Tình hình lao động Công ty Scavi Huế giai đoạn 2014-2017 Tổng số lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp T ư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 42 thông tin như: Kế hoạch chiến lược dài hạn và ngắn hạn của công ty, các thay đổi trong công ty, thông tin tài chính quá khứ, Thực hiện hỗ trợ phối hợp với các bộ phận khác, đặc biệt là Bộ phận Thương Mại, Bộ phận Kỹ Thuật để hỗ trợ sản xuất và quản lí các chi phí phát sinh. Sơ đồ 2.10: Sơ đồ công việc trong một kỳ của Kế toán Quản trị 2.3.2 Phân loại chi phí tại Công ty Scavi Huế Công ty Scavi Huế có quy trình công nghệ sản xuất liên tục gồm nhiều giai đoạn và có 3 phân xưởng sản xuất khác nhau. Tuy các phân xưởng này tách rời nhưng cùng bản chất hoạt đông nên chi phí sản xuất chung được thực hiện phân bổ tổng thể 3 nhà máy, phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ thì sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh với tỷ lệ là 9:1. Để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất Công ty đã phân loại và tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo tiêu thức chức năng hoạt động của chi phí.  Chi phí nguyên phụ liệu: Được phân chia thành 3 nhóm: Nguyên liệu chính (chiếm từ 75%-85% chi phí nguyên phụ liệu của sản phẩm) là các loại nguyên liệu sử dụng ở tổ cắt để cắt Bán thành phẩm bao gồm: - Vải chính (Fabric) Trư ờ g Đa ̣i h ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 43 - Vải lót - Ren - Tulle - Phụ liệu may (chiếm từ 5%-20% chi phí nguyên phụ liệu của sản phẩm) là các loại sử dụng ở chuyền may ví dụ: - Đối với hàng quần (Brief) thì phụ liệu may thường chỉ có thun (thun lưng, thun đùi); dây luồn; chỉ, các loại nhãn label - Đối với hàng Áo (Bra) thì phụ liệu may phức tạp hơn bao gồm các loại như: Dây viền gọng có 02 loại: 1/ Dây viền gọng đúc sẳn 2/ Dây viền gọng được cắt từ Bias 3.6cm + Drofil để may lại. - Thun lưng, thun nách: kích cở, loại thun tùy thuộc vào mỗi khách hàng. - Thun dây treo (strap) bao gồm dây treo trước, dây treo sau, kích cở thun dây treo lớn hay nhỏ tủy thuộc vào từng cup/ size - Móc gài - Dây ribbon, satin dung để thắt nơ. - Mouldcup - Các loại khoen - Cây gọng - Và các loại nhãn - Phụ liệu đóng gói (chiếm từ 0.3%-5% chi phí nguyên phụ liệu của sản phẩm): Được sử dụng ở bộ phận hoàn thành để đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm trước khi xuất hàng. Bao gồm các loại: - Bao Poly - Giấy lót - Các loại hangtag - Barcode Sticker dùng để dán ở bao Poly, dán ở thùng. - Kẹp cá sấu. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 44 - Băng keo - Thùng carton & tấm lót  Hiện nhà máy đang triển khai quy trình đóng gói cuối chuyền, chuyền sẽ nhận cả phụ liệu may và phụ liệu đóng gói nên có thể gộp nhóm 2 và nhóm 3 lại một.  Chi phí nhân công: Chi phí nhân công để sản xuất 1 đơn vị thành phẩm của đơn hàng, là các chi phí liên quan trực tiếp đến nhân công trực tiếp sản xuất ở phân xưởng, như là: - Tổng chi phí lương trong tháng chỉ bao gồm lương trực tiếp, không bao gồm lương gián tiếp + phụ cấp - Lương, lương tăng ca, lương thời vụ, lương trợ cấp, - Chi phí cơm ca - Các khoản trích theo lương  Chi phí sản xuất chung: Tổng chi phí để vận hành sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm bao gồm: điện, nước, viễn thông, dịch vụ, bảo trì, khấu hao, chi phí khác. Là các chi phí sản xuất chung phục vụ cho các phân xưởng sản xuất (được chia theo tỷ lệ 9:1 đối với phân xưởng sản xuất và bộ phận quản lí gián tiếp hay còn gọi là chi phí quản lí doanh nghiệp) 2.3.3 Lập định mức và dự toán chi phí sản xuất Những dự toán chi phí sẽ được lập vào đầu quý 1 của mỗi năm và xây dựng cho toàn năm do phòng Kế toán kết hợp với các phòng ban có liên quan khác như Bộ phận Thương mại, Tổ lương, Bộ phận kỹ thuậtlập căn cứ vào số liệu thực hiện kế hoạch năm trước, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty (ngắn hạn và dài hạn), dự đoán về tình hình biến động thị trường trong nước và ngoài nước, dự đoán kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay để thiết lập định mức chi phí sản xuất cho kỳ tiếp theo. Định mức chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung gần như là cố định trong suốt một kỳ kế toán, trừ những trường hợp có thay đổi cần điều chỉnh thì dự toán sẽ được trích lập lại để tính được định mức hợp lý và chính xác hơn. Trư ờng Đa ̣ ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 45 Định mức chi phí nguyên phụ liệu được tính theo từng sản phẩm của từng đơn hàng. Kế toán quản trị sử dụng Phần mềm Sca Garment để hỗ trợ trong công tác truy cập thông tin của các bộ phận liên quan và tính toán định mức. Tất cả các định mức được trích lập sẽ được tổng hợp quy đổi thành số phút chuẩn, từ số liệu đó Bộ phận Thương mại sẽ tiến hành sử dụng để thực hiện tính toán các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất- kinh doanh. (phần mềm ScaG)  Dự toán chi phí nguyên phụ liệu Sơ đồ 2.11: Vai trò của dự toán Chi phí sản xuất đối với hoạt động kinh doanh-sản xuất Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 46 Công ty Scavi Huế sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng từ khách hàng, số lượng sản phẩm sản xuất thường bị chia nhỏ bởi nhiều mặt hàng khách nhau, sản phẩm thay đổi mẫu mã, chất liệu, kích thước, liên tục vì vậy việc đính định mức chi phí nguyên phụ liệu đầu kỳ để sử dụng trong suốt một kỳ là điều không thể. Kế hoạch dự toán chi phí nguyên phụ liệu được thực hiện liên tục trong suốt quá trình sản xuất theo từng đơn hàng cụ thể và thực hiện điều chỉnh theo các số liệu thực tế cập nhật được để đảm bảo được độ tin cậy của định mất chi phí nguyên vật liệu. Bộ phận Thương mại sử dụng dự toán chi phí sản xuất để hỗ trợ giao dịch với khách hàng trong quá trình bàn thảo về giá. Sau khi nhận được kết quả thắng trị trường, khách hàng sẽ gởi hồ sơ kỹ thuật chính thức cũng như đơn hàng chính thức cho Scavi cùng với mục tiêu xuất hàng cho bộ phận Thương mại. Sau đó Bộ phận Thương mại sẽ chuyển hồ sơ sản phẩm cho Bộ phận Kỹ Thuật để phân tích thiết lập hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm (hay chính là định mức lượng của mỗi sản phẩm). Khi đã có được hồ sơ kỹ thuật sản phẩm Kế toán Quản trị sẽ thực hiện nhập dữ liệu vào ScaG so sánh đối chiếu với định mức chi phí nguyên vật liệu cũ để bổ sung những nguyên vật liệu mới, chỉnh sữa những định mức cũ nếu quá mức chênh lệch cho phép. Cập nhập lại hệ thống nhằm hỗ trợ cho thông tin kinh doanh-sản xuất trong tương lai. (Hồ sơ kỹ thuật của một sản phẩm áo ngực – nguồn: Phòng Kế toán) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K i tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 47 (Hồ sơ kỹ thuật của một sản phẩm quần lót – nguồn Phòng Kế toán) Kế toán Quản trị sẽ truy cập để lấy thông tin về giá thành của nguyên phụ liệu ở Bộ phận Kho, sử dụng các thông tin quá khứ chi phí các nguyên phụ liệu tương đồng nhau sau đó thực hiện tính toán để ra định mức về chi phí cho nguyên phụ liệu. Quá trình sản xuất hoàn thành các chi phí có thay đổi so với định mức sẽ được Kế toán Quản trị tiếp tục cập nhập và tính toán để phục vụ cho công tác Kinh doanh- sản xuất sau này. (Đơn hàng của khách hàng HBI – nguồn Phòng Thương Mại) Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 48 Đây là đơn hàng Padprint của khách hàng HBI, được Công ty Scavi Huế thực hiện trong tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 phụ vụ cho mùa SS17 (thời trang Thu – Đông 2017) Khách hàng thường đặt hàng với một hoặc một vài đơn hàng lớn cho một mùa sản xuất, mùa sản xuất thường kéo dài từ 5 đến 8 tháng tùy thuộc vào từng khách hàng và sản phẩm. Hoạt động sản xuất của Công ty Scavi Huế phụ thuộc vào mùa thời trang và lượng hàng mà phòng Thương mại mang về cho doanh nghiệp, vì vậy việc sản xuất không ổn định theo từng tháng và không thể tính định mức từng tháng như các doanh nghiệp khác. Công việc dự toán định mức được thiết lập theo từng đơn hàng của mỗi khách hàng để phục vụ tốt hơn cho công tác theo dõi và quản lí. Bảng 2.3: Định mức đơn vị chi phí nguyên phụ liệu của sản phẩm 00236W042016 (Quần lót nữ) Story: M06G1 -Ref: FL2060-Order NO: X177242 Qty: 529 – 1031,550 ($) Item name (Tên nguyên phụ liệu) Unit (đơn vị) Định mức lượng đơn vị Định mức X Lượng Giá ($) Tổng chi phí($) UC tec (Định mức kỹ thuật đơn vị - $) ELASTIC KE1837/38 MET 0,600 317,400 1,950 618,930 1,170 CARE LABEL SAMPLE (20*60) PCS 0,350 185,150 1,393 257,888 0,488 FAB D271632 SOLID KG 0,092 48,668 0,424 20,631 0,039 FAB HXOP- KG 0,450 238,050 0,563 134,102 0,254 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 49 M4S-18 PRINT TOTAL 1031,550 1,950 Bảng 2.4: Dự toán chi phí nguyên phụ liệu của đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Ref (mã sản phẩm) Color (màu) Qty (số lượng) UC using (định mức sử dụng - $) FL0060 IX1 6671 22814,82 FL0060 XBK 8832 31441,92 FP0060 IX1 21410 43890,5 FP0060 XBK 22927 63737,06 0060J IX1 664 1374,48 0060J XBK 648 1516,32 FL2060 XBK 529 1039,21 P2060 XBK 4800 8400 P2060 WR9 8400 13104 P2060 XBK 4800 8496 P2060 WR9 8400 16464 P2060 XBK 2400 4824 P2060 WR9 6000 11340 P2060 XBK 1404 2625,48 P2060 WR9 1800 3618 TOTAL 99685 234678,13 ($) Hao hụt cho phép: Bảng 2.5: Quy định mức hao hụt cho phép của các nguyên phụ liệu Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 50 Nguyên liệu chính Tolerance (Hao hụt cho phép) Vải lót 1% Ren thường 1.25% Tulle thường 0.75% Các loại vải khác 1% Phụ liệu may Thun lưng, thun đùi, thun nách, thun dây treo 2% Dây luồn, chỉ 1.5% Nhãn Label 0.5% Mouldcup 1% Khoen, gọng 0.5% Phụ liệu khác 0.75% Phụ liệu đóng gói Bao poly 0.75% Hangtag 0.25% Kẹp các sấu 0.25% Thùng carton và tấm lót 0.25% Phương pháp tính định mức chi phí nguyên phụ liệu của một sản phẩm: Nhu cầu NPL = Số lượng x UC (định mức) tướng ứng x Tolerance (phần trăm hao hụt cho phép) Với sản phẩm FL2060 màu XBK số lượng 529 có bảng định mức ở trên, Chi phí nguyên phụ liệu định mức dự kiến là: CPNPL dự toán = 618,930*0%+257,888*0.1%+20,631*0%+134,102*0.1% =1039,21($) Sản phẩm lỗi cho phép: Bảng 2.6: Mức quy định sản phẩm lỗi cho phép Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 51 Quần lót Quần lót nữ Panty nữ 0.01% Slip nữ 0.025% String 0.05% Quần lót nam Slip nam 0.05% Boxer nam 0.1% Áo ngực (Bra) Soft Bra 0.01% Wire Bra 0.025% Mould Cup Bra 0.05% Padding Bra 0.025% Đồ bơi Monokini 0.015% Bikini 0.02% Quần bơi nam 0.015% Sport Bra 0.02% Váy ngủ (Night-dress) 0.01% Các công tác khác của kế toán quản trị chi nguyên phụ liệu: - Hỗ trợ công tác tính toán nguyên vật liệu để sử dụng sản xuất - Hỗ trợ báo cáo về số liệu, đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm xảy ra thuận lợi không xảy ra các thiếu hụt hay dư thừa quá lớn gây ảnh hưởng đến tài chính cũng như sản xuất của công ty. - So sánh với biến động giá của nguyên vật liệu giúp cho nhà quản trị phân tích lựa chọn Nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi nhuận và sản xuất. Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 52 - Tính toán tỷ xuất phần trăm của các nguyên phụ liệu để cân đối tối ưu hóa chi phí sản xuất.  Định mức và lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Ở Công ty Scavi Huế do đặc thù là lương của một công nhân may được tính theo số lượng sản phẩm hình thành nên việc xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tính theo đơn giá tiền lương trên sản phẩm và các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn và Cơm ca. Vì tính chất sản phẩm không đồng nhất, để thiết lập được dự toán chính xác Kế toán phải thực hiện công tác Quy đổi số phút theo sản phẩm với từng hệ số riêng, mỗi sản phẩm sẽ có số phút may nhất định do Bộ phận kỹ thuật phân tích và dựa trên độ khó của kỹ thuật sẽ có hệ số riêng nhất điịnh của mỗi sản phẩm. Dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất thực tế của mỗi chuyền, tổng số lao động và tính chất của sản phẩm đảm nhận máy của các chuyền may mà phòng Tài chính-Kế toán đưa ra đơn giá tiền lương định mức cho từng sản phẩm may mà chuyền đảm nhận, sau đó đơn giá tiền lương sẽ được phân bổ cho chuyền trưởng, chuyền trưởng có nhiệm vụ phân chia lương theo hệ số lương cho mỗi công nhân trong chuyền theo trình độ và năng lực của từng người. Định mức về các khoản như BHXH, BHYT, KPCĐ được ước lượng là 12,000 đồng/người/ngày, Cơm ca là 15,000 đồng/ người/ngày. Đây chỉ là ước tính theo kinh nghiệm của kế toán trưởng dựa trên số liệu của các tháng trước đó và dựa vào các thông tin như đánh giá xếp loại công việc của các nhân viên phân xưởng trong tháng cũng như theo chế độ chính sách của nhà nước về các khoản trích theo lương. Do đó, khi các thông tin trên thay đổi thì sẽ có công tác tính toán, đánh giá lại định mức này để số liệu có thể được chính xác. Bảng 2.7: Định mức chi phí nhân công trực tiếp STT Chi phí ĐVT Định mức (VNĐ) 1 Tiền lương, phụ cấp Phút 335 2 Cơm ca Ngày/người 15.000 3 KPCĐ, BHYT, BHXH Ngày/người 12.000 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 53 Như vậy nếu một công nhân 1 tháng đi làm đầy đủ (26 ngày) và không xảy ra các vấn đề phát sinh như (trễ, lỗi sản phẩm, ...) thì chi phí nhân công 1 ngày dự toán là: - CP Tiền lương, phụ cấp = 335*480*26= 4.180.800 (đồng) (Trong đó 480: là số phút làm 8 tiếng trên một ngày, 26 là số ngày công đi làm được tính lương) - CP Cơm ca = 15.000*26 = 390.000 (đồng) - CP các khoản trích theo lương = 12.000*26 = 312.000 (đồng)  CP nhân công = 4.180.800 + 390.000 + 312.000 = 4.882.800 (đồng) Chi phí nhân công dự toán cho đơn hàng Padprint của khách hàng HBI: CPNC dự toán = Số phút dự toán x Định mức giá số phút + Số ngày may x CP cơm ca và CP KPCĐ, BHYT, BHXH  CPNC dự toán = 3.148.618*335 + 56*(15.000+12.000) = 1.231.109.750 (đồng) Trên thực tế chi phí định mức tính toán được không chính xác đối với tất cả các công nhân, tiền lương công nhân được thực hiện trích lập và tính toán dựa trên số phút của sản phẩm tạo ra được, lương được chia ra theo số công nhân và nhân theo hệ số tay nghề của mỗi công nhân do Chuyền trưởng chịu trách nhiệm quản lí và đánh giá. Vì vậy công nhân làm việc tốt, có tay nghề cao thì sẽ có mức lương tốt hơn. Các công tác khác của kế toán quản trị chi phí nhân công trực tiếp: - Thiết lập và quản lí số phút của nhân công trực tiếp theo từng chuyền, từng Khu, từng phân xưởng và từng tháng để quản lí và so sánh đối chiếu với từng kì của số liệu Kế toán tài chính.Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 54 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ quản lí số phút từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2017  Định mức và lập dự toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp được lập dựa trên cơ sở các số liệu của quá khứ và các kế hoạch chắc chắn thực hiện trong năm nay để thiết lập Tổng chi phí sản xuất chung chủ yếu là chi phí khấu hao các tài sản và công cụ dụng cụ nhất định, các chi phí công cụ dụng cụ khác và chi phí điện, nước được thiết lập theo từng tháng vì tính chất sản xuất theo đơn hàng và mùa vụ. Vì tính chất mỗi sản phẩm sản xuất không đồng nhất và thay đổi liên tục nên định mức chi phí sản xuất chung trên mỗi đơn vị sản phẩm cũng hoàn toàn khác nhau. Bảng 2.8: Định mức chi phí sản xuất chung đơn vị Đơn vị: VNĐ Quần lót Quần lót nữ Panty nữ 1.855 Slip nữ 1.830 String 1.765 Quần lót nam 1 2 3 4 5 49,051,626 28,390,652 47,968,595 39,019,065 43,016,679 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 1 2 3 4 5 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 55 Slip nam 2.350 Boxer nam 2.785 Áo ngực (Bra) Soft Bra 2.913 Wire Bra 2.765 Mould Cup Bra 3.210 Padding Bra 2.957 Đồ bơi Monokini 2.854 Bikini 2.440 Quần bơi nam 2.465 Sport Bra 3.015 Váy ngủ (Night-dress) 3.120 Các công tác khác của kế toán quản trị chi phí sản xuất chung: - Trong các chi phí của Chi phí sản xuất chung thì doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề quản lí tài sản và khấu hao tài sản, vì đây là chí phí nắm vai trò quan trọng có tỷ lệ lớn trong việc quyết định định mức của chi phí sản xuất chung. - Thực hiện quản lí các tài sản khấu hao trong vòng 5 năm tiếp theo để xác định đầu tư, đảm bảo chi phí cũng như hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn.  Dự toán chi phí sản xuất cho đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Bảng 2.9: Dự toán chi phí sản xuất cho đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Đơn vị tính: VNĐ Khối lượng sản phẩm dự kiến 99685 Chi phí nguyên phụ liệu dự kiến 5.162.918.860 Chi phí nhân công dự kiến 1.231.109.750 Chi phí sản xuất chung dự kiến 261.091.629 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 56 Tổng chi phí sản xuất dự kiến 6.655.120.239 Ưu điểm của công tác thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo đơn hàng: - Cho phép nhà quản lí nắm được khả năng khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng đủ cho đơn hàng của khách hàng hay không. - Nắm được sơ bộ chi phí cần huy động để thực hiện đơn hàng - Dự kiến được mức nguyên vật liệu cần để đưa vào sản xuất - So sánh được các đơn hàng với nhau để chọn lọc được những đơn hàng có lợi ích lớn hơn khi không thể đáp ứng được tất cả các đơn hàng của khách hàng trong một thời điểm nhất định. 2.3.4 Phân tích biến động chi phí của đơn hàng Padprint của khách hàng HBI Công ty Scavi Huế thực hiện phân tích biến động của Nguyên phụ liệu của mỗi sản phẩm và phân tích biến động chung của Đơn hàng. Vì nguyên phụ liệu được Công ty chú trọng đến quản lý hơn cả, vì nó chiếm nhiều tỷ trọng nhất trong cơ cấu nên giá thành của sản phẩm. Với số lượng Đơn hàng lớn với nhiều sản phẩm tương đồng thì sẽ thực hiện phân tích chung theo nhóm sản phẩm. Còn đơn hàng nhỏ ít trọng yếu thì sẽ thực hiện phân tích biến động chung chứ không tách rời từng sản phẩm để phân tích. Bảng 2.10: So sánh chi phí nguyên phụ liệu thực tế phát sinh và chi phí dự toán của sản phẩm 00236W042016 (Quần lót nữ) Story: M06G1 -Ref: FL2060-Order NO: X177242 Số lượng thực tế: 550 Đơn vị Thực tế Dự toán Chênh lệch % ELASTIC KE1837/38 MET 700,95 618,93 82,02 13,25 CARE LABEL SAMPLE (20*60) PCS 285,412 257,888 27,524 10,67 Trư ờng Đa ̣i ho ̣c K inh tế H uế GVHD: Th.s Phạm Thị Hồng Quyên Hoàng Thị Như Quỳnh – K49C Kế Toán 57 FAB D271632 SOLID KG 22,475 20,631 1,844 8,93 FAB HXOP- M4S-18 PRINT KG 132,485 134,102 -1,617 -1,21 TOTAL 1141,322 1031,551 109,771 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_quan_tri_chi_phi_san_xuat_tai_cong_ty_scav.pdf
Tài liệu liên quan