TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Niên khóa: 2016 - 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THU HÀ
Lớp: K50D Kế toán
Niên khóa: 2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn:
PGS.TS T
116 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần dệt may Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỊNH VĂN SƠN
Huế, tháng 12 năm 2019
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà i
Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều
nguồn động viên và giúp đỡ to lớn từ các thầy cô, các anh chị trong công ty cũng như
gia đình và bạn bè.
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến quý thầy cô giáo Trường
Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các thầy cô trong Khoa Kế toán Kiểm toán nói
riêng đã truyền thụ những kiến thức chuyên môn quý giá và ý nghĩa cho em trong suốt
những năm qua.
Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các anh chị phòng kế toán tài chính tại
Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tạo điều kiện cho em học hỏi và nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty.
Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh
Văn Sơn đã rất tận tâm trong việc dẫn dắt và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm
đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúc hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn
đồng hành cùng em, luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm
nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm
đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 12 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hà
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CKTM : Chiết khấu thương mại
DTBH&CCDV : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
GTDT : Giảm trừ doanh thu
GVHB : Giá vốn hàng bán
GTGT : Giá trị gia tăng
HTK : Hàng tồn kho
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
KQKD : Kết quả kinh doanh
NKCT : Nhật kí chứng từ
QLDN : Quản lí doanh nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK : Tài khoản
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
XDTM : Xây dựng thương mại
XNK : Xuất khẩu
XKKVCNB : Xuất kho kiêm Vận chuyển nội bộ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ..................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..........................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................3
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH ...........................................................................................5
1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ...........................5
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................5
1.1.1.1. Doanh thu ...........................................................................................................5
1.1.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu............................................................................7
1.1.1.3. Giá vốn hàng bán................................................................................................7
1.1.1.4. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý.......................................................................7
1.1.1.5.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp....................................................................8
1.1.1.6. Khái niệm kết quả kinh doanh............................................................................8
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà iv
1.1.2. Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ..........9
1.1.2.1. Sự cần thiết .........................................................................................................9
1.1.2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................9
1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. ...............................10
1.2.1 Kế toán doanh thu.................................................................................................10
1.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................................10
1.2.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.............................................................11
1.2.1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính.............................................................12
1.2.1.4. Kế toán thu nhập khác ......................................................................................13
1.2.2. Kế toán chi phí.....................................................................................................14
1.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán .................................................................................14
1.2.2.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính..................................................................16
1.2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng ..................................................................................18
1.2.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..............................................................19
1.2.2.5. Kế toán chi phí khác .........................................................................................20
1.2.2.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................20
1.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................................22
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng ............................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ ......................23
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Dệt May Huế.........................................................23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ................23
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tầm nhìn, sứ mệnh của công ty....................................24
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.......................................................................................24
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty......................................................................................24
2.1.4. Tình hình các nguồn lực hoạt động của công ty..................................................29
2.1.4.1. Tình hình về lao động.......................................................................................29
2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh...................................31
2.1.4.3. Tình hình kết quả kinh doanh...........................................................................33
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dệt may Huế ..............................36
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà v
2.1.5.2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ......................................................................39
2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Dệt May Huế ...................................................................................................41
2.2.1. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế ..................41
2.2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty .....................................................................41
2.2.1.2. Phương thức tiêu thụ và thanh toán..................................................................42
2.2.1.3.Trình tự luân chuyển chứng từ tiêu thụ sản phẩm.............................................43
2.2.1.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ........................................................................49
2.2.2. Kế toán doanh thu, thu nhập và giảm trừ doanh thu ...........................................50
2.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................................50
2.2.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.............................................................61
2.2.2.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính............................................................65
2.2.2.4. Kế toán thu nhập khác ......................................................................................69
2.2.3. Kế toán chi phí.....................................................................................................70
2.2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán .................................................................................70
2.2.3.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính..................................................................75
2.2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng ..................................................................................77
2.2.3.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..............................................................80
2.2.3.5. Kế toán chi phí khác .........................................................................................83
2.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................84
2.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................................................86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ....................................................................92
3.1. Nhận xét chung về việc tổ chức công tác kế toán và kế toán doanh thu & xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế .................................................92
3.1.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán ........................................................92
3.1.1.1 Những ưu điểm..................................................................................................92
3.1.1.2. Những hạn chế..................................................................................................94
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà vi
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Dệt may Huế ...............................................................................................95
3.1.2.1. Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ ............................................95
3.1.2.2. Đánh giá về hệ thống tài khoản sử dụng. .........................................................97
3.1.2.3. Đánh giá về phương pháp, trình tự hạch toán và nhập liệu trên phần mềm............97
3.1.2.4. Đánh giá về sổ sách kế toán .............................................................................99
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tai Công ty Cổ phần Dệt may Huế..............................................................99
3.2.1. Đối với tổ chức công tác kế toán nói chung ......................................................100
3.2.2. Đối với công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh................101
PHẦN III. KẾT LUẬN .............................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................105
PHỤ LỤC
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2019......30
Bảng 2.2: Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................................32
Bảng 2.3: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế
giai đoạn 2016-2018 ......................................................................................................34
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà viii
DANH MỤC BIỂU
Biểu mẫu 2.1. Hóa đơn thương mại ..............................................................................52
Biểu mẫu 2.2. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 0001401 ............................53
Biểu mẫu 2.3. Bảng kê bán lẻ hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng ........................57
Biểu mẫu 2.4. Hóa đơn GTGT bán hàng tại cửa hàng ..................................................58
Biểu mẫu 3.5. Hóa đơn GTGT bán bông phế................................................................60
Biểu mẫu 2.6. Biên bản điều chỉnh hóa đơn..................................................................63
Biểu mẫu: 2.7. Hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm giá ....................................................64
Biểu mẫu 2.8. Phiếu báo Có ngân hàng Quân đội trả lãi ..............................................67
Biểu mẫu 2.9. Bảng kê chi tiết hóa đơn thu lãi DH/18T- 026099.................................76
Biểu mẫu 2.10. Giấy đề nghị thanh toán .......................................................................81
Biểu mẫu 2.11. Ủy nhiệm chi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam .................82
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ........................................11
Sơ đồ 1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu..........................................................12
Sơ đồ 1.3. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ........................................................13
Sơ đồ 1.4: Kế toán thu nhập khác..................................................................................14
Sơ đồ 1.5. Kế toán giá vốn hàng bán.............................................................................16
Sơ đồ 1.6: Kế toán chi phí tài chính ..............................................................................17
Sơ đồ 1.7. Kế toán chi phí bán hàng..............................................................................18
Sơ đồ 1.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................................19
Sơ đồ 1.9.Kế toán chi phí khác......................................................................................20
Sơ đồ 1.11 Kế toán thuế thu nhập hoãn lại...................................................................21
Sơ đồ 1.12. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.........................................................22
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý....................................................................26
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế ..........37
Sơ đồ 2.3. Quy trình kế toán máy..................................................................................41
Sơ đồ 2.4. Kế toán kết chuyển doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh của
công ty năm 2018 ..........................................................................................................90
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang dần bước qua gần hết một phần tư chặng đường của thế của thế kỷ
XXI - Thế kỷ có những thay đổi sâu sắc về các hình thái kinh tế chính trị văn hóa và
xã hội. Đây cũng là thế kỷ của sự bùng nổ về khoa học, công nghệ mà đỉnh cao là cách
mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và Big Data
tạo sức ảnh hưởng đối với tất cả các ngành nói chung. Đối với ngành dệt may nói riêng,
dựa trên nền tảng công nghệ số tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa
quy trình phương thức sản xuất. Một số công nghệ có sức ảnh hưởng lớn nhất đến
ngành dệt may như làcông nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ tự động hóa, giúp tiết kiệm nhân công, tiết kiệm thời gian, chi phí sản
xuất. Điều này góp phần không nhỏ trong sự chuyển mình của nền kinh tế nói chung
cũng như của ngành dệt may nói riêng.
Thực tế sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay bộ mặt của nền kinh tế
Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi lớn từ đó vươn mình trở thành một nền kinh tế có
tốc độ phát triển khá cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm đều ổn
định ở mức trên 6,20%, cụ thể là năm 2015 đạt 6,68%, năm 2016 đạt 6,21%, năm 2017
đạt 6,81%, năm 2018 đạt 7,08% và tháng đầu năm 2019 đạt 6,76%. Trong đó, dệt may
là một ngành đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng giá trị của ngành công nghiệp,
tăng tỷ trọng GDP.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ thằm thỏa mãn nhu cầu thị
trường thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận. Sự tồn tại lâu dài và
kinh doanh có lợi nhuận cao là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả
trong nước cũng như nước ngoài. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thì
công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là nội
dung hết sức quan trọng. Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu – chi phí,
là những chỉ tiêu được coi trọng hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 2
của doanh nghiệp. Doanh thu có tốt, chi phí có thấp thì doanh nghiệp mới được tối đa
hóa về mặt lợi ích. Chính vì vậy, công tác kế toán có vai trò vô cùng to lớn trong việc
quản lý và điều hành trong doanh nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh (KQKD). Thông tin kịp thời chính xác về doanh
thu, chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị có được cách nhìn đúng đắn hơn về hoạt động sản
xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN); cho phép đánh giá hiệu quả quản lý
trong giai đoạn hiện tại để kịp thời đưa ra các quyết định nhằm điều chỉnh và định
hướng cho DN các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời có thể công khai tài chính thu hút
các nhà đầu tư, tham gia vào thị trường tài chính. Vì vậy, việc thực hiện hệ thống kế
toán về việc tiêu thụ, xác định KQKD là một việc rất cần thiết, bắt buộc và đóng vai
trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dệt May Huế là một trong những công ty lớn, tiên phong hàng
đầu trong công nghiệp dệt may của nước ta. Là một công ty có quy mô lớn nên việc
hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu và xác định KQKD là vô
cùng quan trọng. Trong thực tế, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về các mảng kế toán
của công ty như kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán giá thành,.. và không thể
thiếu đó là kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên các báo cáo
trước đây chỉ mới nêu lên thực trạng chung, chưa có sự phân tích cụ thể, sâu sát về
thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định KQKD của công ty.
Chính vì những lý do trên, đồng thời nhận ra tầm quan trọng của kế toán doanh
thu và được sự cho phép của đại diện Công ty Cổ phần Dệt may Huế và giáo viên
hướng dẫn nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty Cổ phần Dệt may Huế” để làm khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ
phần Dệt May Huế.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 3
2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Hai là, Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
Ba là, Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu
và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu đề tài là lý luận và thực tiễn công tác kế toán doanh thu và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Các số liệu thu thập để phục vụ cho việc đánh giá quy mô, nguồn
lực kinh doanh được thu thập trong thời gian từ 2016 - 2018. Các số liệu minh họa về
công tác kế toán doanh thu, thu nhập và xác định KQKD lấy của tháng 12 năm 2018.
- Về không gian: Đề tài chủ yếu được nghiên cứu tại bộ phận kế toán của Công
ty Cổ phần Dệt may Huế.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác kế
toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Tham khảo qua Luật kế toán, Chuẩn mực kế
toán, Nghị định/ Thông tư, các giáo trình, bài giảng, tài liệu sách báo giấy, điện tử và các
nguồn thông tin chính thống khác để thu thập những thông tin liên quan nhằm hệ thống
hóa các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận, từ đó chắt lọc những thông tin cần thiết liên
quan nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài.
Thu thập hóa đơn, chứng từ, sổ sách làm số liệu thôi và các số liệu từ các báo cáo
tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình lao
động của đơn vị.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 4
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát tổng quan về hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, hoạt động của bộ máy kế toán, các quy trình
luân chuyển công việc, chứng từ, giữa các phòng ban trong công ty.
- Phỏng vấn: Có một số vấn đề chỉ quan sát được bề nổi, chưa hiểu được bản
chất, tôi tiến hành phỏng vấn nhà quản lý, kế toán trưởng, nhân viên kế toán, cán bộ
hướng dẫn và nhân viên phòng nhân sự.
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu những chỉ tiêu có cùng bản chất, hiện tượng
để xác định xu hướng, biến động của chỉ tiêu đó, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược
điểm trong công tác kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê: Tiến hành phân tích, xử lý các số liệu đã thu thập
được, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về nguyên nhận cũng như tìm giải pháp khắc
phục cho vấn đề.
- Phương pháp phân tích tài chính: Tiến hành phân tích tình hình hoạt động
của công ty qua 3 năm 2016, 2017 và 2018 thông qua báo cáo tài chính của công ty
- Phương pháp phân tích số liệu: Dựa trên những số liệu đã thu thập được, tiến
hành xử lý số liệu thô và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách phù hợp, khoa học
và đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 3 phần chính như sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Dệt may Huế
Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và
xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế
Phần III: Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Tổng quan về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Doanh thu
Hiện nay trong và ngoài nước có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh thu.
Theo Chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu là tổng giá
trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.”
Mặt khác, theo Điều 78,Thông tư 200/2014 thì: “Doanh thu là lợi ích kinh tế thu
được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của
các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc
chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được
quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền”
Chúng ta có thể thấy, doanh thu là tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh và hoạt
động kinh doanh của một công ty. Nói cách khác, doanh thu bao gồm tiền mặt hoặc khoản
phải thu mà một công ty nhận được để bán hàng hoá hoặc dịch vụ của mình.
Doanh thu gồm 3 loại sau:
+) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
+) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh
tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản
phẩm, hàng hóa dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hóa mua vào nhằm
bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+) Doanh thu khác: Là tổng các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành và cung cấp sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra hay bán hàng hóa mua vào nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 6
+) Doanh thu tài chính: Là thu nhập từ hoạt động tài chính như thu nhập từ đầu
tư cổ phiếu, trái phiếu; tiền lãi từ hoạt động cho vay các cá nhân, tổ chức; cổ tức và lợi
nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn
Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều
kiện sau:
+) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
+) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh
nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và
người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có
quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
+) Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+) Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn
các điều kiện sau:
+) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ
được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người
mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
+) Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch
vụ đó;
+) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
+) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 7
1.1.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Căn cứ vào chuẩn mực 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, các khoản giảm trừ
doanh thu gồm:
- Chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp
bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn;
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Hàng bán bị trả lại là sản phẩm, hàng hóa bị khách
hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng
bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách;
- Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản
phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong
hợp đồng kinh tế.
1.1.1.3. Giá vốn hàng bán
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm giá vốn hàng bán:
“Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của một số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí
mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã được bán trong kỳ, đối với doanh nghiệp thương mại),
hoặc giá thành thực tế của dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản
khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.”, Võ Văn Nhị (2011).
Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Thống kê.
Hay theo TS. Trần Đình Phụng và cộng sự viết trong Nguyên lý kế toán (Xuất bản
năm 2011) thì: “Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được
(hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ- đối với doanh
nghiệp thương mại)... ứng tăng 1209 lao động.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 30
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2019
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Năm 2019
2017/2016 2018/2017
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng số lao động 3.960 100,00 3.936 100,00 5.186 100,00 5.354 -24 -0,61 1.250 31,76
Phân loại theo giới tính
Nam 1.233 31,14 1184 30,08 1.629 31,41 1.643 -49 -3,97 445 37,58
Nữ 2.727 68,86 2752 69,92 3.557 68,59 3.711 25 0,92 805 29,25
Phân loại theo tính chất công việc
Trực tiếp 3.573 90,23 3535 89,81 4.744 91,48 4.850 -38 -1,06 1209 34,20
Gián tiếp 387 9,77 401 10,19 442 8,52 504 14 3,62 41 10,22
Phân loại theo trình độ chuyên môn
Đại học 202 5,10 207 5,26 235 4,53 242 5 2.48 28 13,53
Cao đẳng, trung cấp 416 10,51 410 10,42 420 8,10 431 -6 -1,44 10 2,44
Sơ cấp 3.342 84,39 3.319 84,32 4.531 87,37 4.681 -23 -0,69 1212 36,52
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 31
c) Phân theo trình độ chuyên môn
Lao động trình độ Đại học xấp xỉ 5%, lao động trình độ Cao đẳng, trung cấp
xấp xỉ 10%, còn phần lớn là lao động trình độ sơ cấp chiếm khoảng 85%. Luôn
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lực lượng lao động của công ty vẫn là đội ngũ công nhân
có trình độ sơ cấp. Công nhân kỹ thuật là lực lượng chủ chốt tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất sản phẩm, lực lượng này tăng lên sẽ giúp nâng cao sản lượng và
năng suất của doanh nghiệp.
2.1.4.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh
Qua bảng 2.2 trên ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty biến động
không quá nhiều qua 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể như sau:
- Tình hình biến động của tài sản:
Năm 2017 Công ty có tổng tài sản là 679.185 triệu đồng, năm 2017 có tổng tài sản
là 648.236 triệu đồng, giảm 30.949 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 4.56% so với
năm 2016. Tổng tài sản năm 2018 tăng 794.427 triệu đồng tăng 146.191 hay tăng
22.55% so với năm 2017. Ngược lại với năm 2017, tổng tài sản của năm 2018 chủ yếu
là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn tăng 148.906 triệu đồng
tương ứng tăng 37.58%. Trong khi đó tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm với mức
giảm 2.715 triệu đồng tương ứng 1.08%.
+ Tài sản ngắn hạn:
Với đặc thù là một công ty sản xuất nên khoản mục tài sản ngắn hạn chiếm giá trị
và tỷ trọng lớn, luôn trên 55% trong tổng số tài sản của công ty, sự biến động tăng
giảm của tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng khá lớn đến sự biến động của tổng tài sản.
Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2016 là 396.387 triệu đồng, năm 2017 là 396.286
triệu đồng. Ngược lại, năm 2018 là 545.192 triệu đồng tăng mạnh với mức tăng lên
đến 148.906 triệu đồng tương ứng tăng 37.58%. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do
ngoại trừ các khoản đầu tư ngắn hạn giảm thì các khoản mục khác trong tài sản ngắn
hạn đều tăng mạnh.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 32
Bảng 2.2: Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % + % + %
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 396.387 58,36 396.286 61,13 545.192 68,63 -101 -0,03 148.906 37,58
I. Tiền và các khoản TĐT 42.191 6,21 22.968 3,54 28.273 3,56 -19.223 -45,56 5.305 23,10
II. Các khoản đầu tư TCNH - 43.222 6,67 5.000 0,63 - - -38.222 -88,43
III. Các khoản phải thu NH 181.126 26,67 159.045 24,54 224.824 28,30 -22.081 -12,19 65.779 41,36
IV. Hàng tồn kho 163.081 24,01 164.729 25,41 275.490 34,68 1.648 1,01 110.761 67,24
V. Tài sản ngắn hạn khác 9.988 1,47 6.319 0,97 11.604 1,46 -3.669 -36,73 5.285 83,64
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 282.797 41,64 251.950 38,87 249.235 31,37 -30.847 -10,91 -2.715 -1,08
II. Tài sản cố định 272.415 40,11 216.492 33,40 221.000 27,82 -55,923 -20,53 4.508 2,08
IV. Tài sản dở dang dài hạn 195 0,03 26.014 4,01 11.118 1,40 25.819 13,240,51 -14.896 -57,26
V. Đầu tư tài chính dài hạn 4.451 0,66 5.100 0,79 3.419 0,43 649 14,58 -1.681 -32,96
VI. Tài sản dài hạn khác 5.734 0,84 4.342 0,67 13.696 1,72 -1.392 -24,28 9.354 215,43
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 473.317 69,69 430.266 66,37 581.994 73,26 -43.051 -9,10 151.728 35,26
I. Nợ ngắn hạn 312.632 46,03 286.117 44,14 425.029 53,50 -26.515 -8,48 138.912 48,55
II. Nợ dài hạn 160.684 23,66 144.149 22,24 156.965 19,76 -16.535 -10,29 12.816 8,89
B. VỐN CHỦ SỬ HỮU 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54
I. Vốn chủ sở hữu 205.868 30,31 217.969 33,62 212.432 26,74 12.101 5,88 -5.537 -2,54
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 679.185 100,00 648.236 100,00 794.427 100,00 -30.949 -4,56 146.191 22,55
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 33
+ Tài sản dài hạn: Là khoản mục chiếm gần 45% trong tổng tài sản 3 năm qua
của công ty. Năm 2017, tài sản dài hạn của công ty là 251.950 triệu đồng giảm nhẹ so
với năm 2016 là 30.847 triệu đồng tương ứng giảm 10,91%. Năm 2018, tài sản dài hạn
tiếp tục giảm nhẹ 1,08% xuống còn 249.235 triệu đồng so với năm 2017. Nguyên nhân
là do sự tăng giảm không đều của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể là, tài
sản dài hạn khác tăng 215,43% so với năm 2017; tài sản dở dang dài hạn và đầu tư tài
chính dài hạn đều giảm mạnh với mức giảm tương ứng 57,26% và 32,96%.
- Tình hình biến động của nguồn vốn:
Sự biến động tăng giảm của nguồn vốn cùng chiều với sự biến động tăng giảm
của tài sản. Năm 2017, tổng nguồn vốn của công ty là 648.236 triệu đồng giảm 30.949
triệu đồng tương ứng giảm 4.56%. Đến năm 2018 lại tăng lên 146.191 triệu đồng
tương ứng 22,55%. Nguyên nhân là do sự tăng giảm không đồng đều của nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu. Cụ thể là:
+ Nợ phải trả: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn (trên 65%) trong tổng nguồn vốn,
nên biến động tăng giảm của nó làm ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng nguồn
vốn. So với năm 2016, nợ phải trả năm 2017 giảm nhẹ, từ 473.317 triệu đồng xuống
còn 430.266 triệu đồng, tướng ứng giảm 9,10%. Đến năm 2018 khoản mục này lại có
xu hướng tăng khá mạnh với mức tăng 151.728 triệu đồng tương ứng tăng 35,26%.
+ Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng giảm nhẹ và không ổn định qua các năm. Cụ
thể, năm 2017 vốn chủ sở hữu tăng lên con số 219.969 triệu đồng tương ứng tăng
5,88%. Còn đến năm 2018 thì vốn chủ sở hữu lại có giảm nhẹ với mức giảm 5.537
triệu đồng tương ứng giảm 2,54%.
2.1.4.3. Tình hình kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dệt May Huế qua 3 năm
2016 - 2018 đều kinh doanh có lãi, đây là một dấu hiệu tốt nguồn thu nhập chủ yếu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 34
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
+ % + %
1. Doanh thu BH và CCDV 1.478.606 1.653.863 1.733.843 175.257 11,85 79.980 4,84
2. Các khoản giảm trừ 292 - 325
3. DTT về BH và CCDV 1.478.314 1.653.863 1.733.518 175.549 11,87 79.655 4,82
4. Gía vốn hàng bán 1.341.164 1.508.275 1.588.538 167.111 12,46 80.263 5,32
5. Lợi nhuận gộp 137.150 145.588 144.980 8.438 6,15 -608 -0,42
6. Doanh thu HĐTC 10.405 10.275 11.103 -130 -1,25 828 8,06
7. Chi phí tài chính 19.032 14173 22.429 -4.859 -25,53 8.256 58,25
8. Chi phí bán hàng 52.198 55.373 53.925 3.175 6,08 -1.448 -2,61
9. Chi phí QLDN 26.850 39.822 44.212 12.972 48,31 4.390 11,02
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 49.475 46.495 35.517 -2.980 -6,02 -10.978 -23,61
11. Thu nhập khác 5.381 7.268 3.591 1.887 35,07 -3.677 -50,59
12. Chi phí khác 2.226 3.374 2.871 1.148 51,57 -503 -14,91
13. Lợi nhuận khác 3.155 3.894 720 739 23,42 -3.174 -81,51
14. Tổng LNTT 52.630 50.389 36.237 -2.241 -4,26 -14.152 -28,09
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 9.848 9.785 6.773 -63 -0,64 -3.012 -30,78
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 42.782 4.604 29.464 -2.178 -5,09 -11.140 -27,44
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 35
Tuy nhiên có thể thấy lợi nhuận sau thuế qua các năm đều giảm đây là điểm cần
phải xem xét kỹ nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, nói cách khác đây là hoạt động
chủ yếu góp phần tạo doanh thu cho công ty. Năm 2017 doanh thu BH và CCDV tăng
so với năm 2016 là 175.257 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 11,85%. Năm 2018 tiếp
tục tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của năm 2017 là 79.980 triệu đồng
tương ứng tốc độ tăng là 4,84% so với năm 2017.
Giá vốn hàng bán:
Năm 2016, giá vốn hàng bán của công ty là 1.341.164 triệu đồng, đến năm
2017 giá với tăng nhẹ 175.549 triệu đồng lên con số 1.508.275 triệu đồng ứng tăng là
12,46% lớn hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Đến năm 2018 giá vốn hàng
bán tiếp tục tăng lên 1.588.538 triệu đồng tương ứng tăng 5,32% thấp hơn so với
năm 2017 tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của doanh
thu thuần nên lợi nhuận của công ty năm 2018 tiếp tục bị giảm so với năm 2017.
Chi phí bán hàng:
Năm 2017 chi phí bán hàng của công ty là 55.373 triệu đồng tăng 3.175 triệu
đồng tương ứng tốc độ tăng là 6,08% so với năm 2016. Đến năm 2018 chi phí bán
hàng của công ty lại giảm xuống nhẹ với mức giảm là 2,61% so với năm 2017 xuống
còn 53.925 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí giám sát đơn hàng giảm, chi phí
bán hàng khác giảm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong giai đoạn 2016-2018 có xu
hướng tăng dần qua các năm. Năm 2017 chi phí quản lý doanh nghiệp là 39.822 triệu
đồng tăng khá mạnh 12.972 triệu đồng tương ứng tăng 48,31%. Đến năm 2018 chi phí
quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2017 với mức
tăng là 4.390 triệu đồng tương ứng tăng 11,02 %.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 36
Lợi nhuận của công ty
Do lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác đều có biến động nên lợi nhuận trước thuế
cũng biến động giảm. Năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế là 50.389 triệu giảm 2.241
triệu so với năm 2016 tương ứng giảm 4,26%. Năm 2018 chỉ tiêu này tiếp tục giảm
mạnh do lợi nhuận nhuận thuần và nhuận khác giai đoạn này đều giảm. Nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này là do tình hình chung của sản phẩm sợi.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Dệt may Huế
Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành.
Kế toán trưởng: Do cô Lê Thị Bích Thủy đảm nhiệm, là người tổ chức công tác
kế toán và điều hành mọi hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị, kế toán trưởng là
người có trách nhiệm kiểm soát giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính
và phân tích tình hình tài chính của đơn vị đồng thời là người tham mưu, hỗ trợ đắc
lực cho Giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và chịu trách nhiệm về số
liệu kế toán trước trách nhiệm của lãnh đạo cấp trên.
Trưởng phòng: Do chị Nguyễn Khánh Chi đảm nhiệm, là người lãnh đạo trực
tiếp cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tất cả hoạt động
của phòng do mình phụ trách; có trách nhiệm quản lý chung, kiểm soát mọi hoạt động
có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán.
Phó phòng: Do chị Thân Thị Kim Phụng đảm nhiệm, là người chỉ đạo hướng
dẫn, có trách nhiệm tập hợp các số liệu từ các kế toán phần hành, cân đối số liệu, kiểm
tra số liệu, thực hiện các bút toán tổng hợp, các bút toán cuối kỳ để lên báo cáo định
kỳ, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Trực tiếp quản lý, đôn đốc thực hiện một số
phần hành kế toán của công.
Kế toán công nợ, tạm ứng: Nhiệm vụ theo dõi, quản lý công nợ tạm ứng cúa
CBCNV trong công ty, đảm bảo thực hiện việc thanh toán và quản lý công nợ nội bộ
đúng chế độ kế toán hiện hành và quy chế quản lý tài chính của công ty.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 37
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế
Kế toán
Công
nợ phải
trả
người
bán
Kế toán
Tổng
hợp
Kế toán
Tiền
gửi
Ngân
hàng,
tiền vay
Kế toán
Doanh
thu, công
nợ phải
thu
người
mua
Thủ quỹKế toán
Phải
thu,
Phải trả
khác
KẾ TOÁN TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ PHÒNG
Kế toán
Nguyên
vật liệu
Kế toán
Lương,
BHXH
Kế
toán
Đầu tư
Xây
dựng
cơ bản
Kế toán
Thành
phẩm
Kế toán
Tài sản
cố định,
CCDC
Kế toán
Thuế
Kế toán
Tiền mặt
Kế toán
công nợ,
Tạm
ứng
Kế toán
giá
thành
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 38
Kế toán lương, BHXH, BHTN, KPCĐ: Quản lý các khoản thanh toán tiền lương,
các chế độ chính sách cho người lao động theo đúng quy đinh; tính và thanh toán các
khoản BHXH, BHTN, KPCĐ cho các cơ quan liên quan.
Kế toán nguyên vật liệu và CCDC: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất tồn
kho NVL và CCDC, tình hình sử dụng NVL, CCDC của công ty.
Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: Theo dõi tình hình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn
TSCĐ trong công ty; quyết toán, kết chuyển giá trị công trình đầu tư XDCB và sửa chữa lớn.
Kế toán TSCĐ, CCDC đang dùng: Theo dõi tình hính biến động, hiện trạng của
TSCĐ CCDC trong toàn công ty theo chủng loại và tính chất hao mòn; tính và lập
bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bôt CCDC cho từng đối tượng chịu chi phí.
Kế toán công nợ phải trả ngưới bán: Phản ánh và theo dõi kịp thời, chính xác
các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng
đối tương, từng khoản nợ, theo thời gian.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm; phân tích sự biến động của chi phí
ảnh hưởng đến giá thành.
Kế toán thành phẩm, hàng hóa: Quản lý, theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho
thành phẩm, hàng hóa tại các kho, cửa hàng, đại lý của Công ty.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Phản ánh, theo dõi số liệu hiện có và tình
hình biến động các khoản tiền gửi, tiền vay của Công ty tại các ngân hàng và các đối
tượng khác; đề xuất phương án sử dụng, luân chuyển vốn có hiệu quả.
Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng: Phản ánh theo dõi kịp thời
các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh theo từng đối
tượng, từng khoản nợ, theo thời gian.
Kế toán công nợ phải thu, phải trả khác: theo dõi và phản ánh kịp thời các
nghiệp vụ phải thu phải trả khác theo từng đối tượng, thời gian.
Kế toán thuế: Theo dõi và phản ánh số liệu về các khoản thuế; tính đúng và nộp
kịp thời các khoản thuế.
Kế toán tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi tiền mặt tại quỹ, thanh
quyết toán tạm ứng nội bộ cũng như với khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 39
Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty theo chế độ quy đinh; thu chi tiền mặt
theo phiếu thu, phiếu chi do kế toán tiền mặt lập; lưu giữ, bảo quản các giấy tờ có giá
trị như tiền của Công ty.
2.1.5.2.Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Chế độ kế toán áp dụng:
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, công ty áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-
BTC ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ
Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 mà công ty đã áp dụng trước đó.
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ
- Phiếu thu (01-TT);
- Phiếu chi (02-TT);
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND (08a-TT);
- Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý (08b-TT);
- Bảng kê chi tiền (09-TT);
- Biên lai thu tiền (06-TT);
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (01-BH).
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản tương ứng với đối tượng theo dõi, tuân thủ
chế độ kế toán ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Ngoài ra, căn cứ vào hệ
thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận
áp dụng, DN chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã
lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong DN.
Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
- Thẻ kho (S12-DN);
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) (S31-DN);
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ (S32-DN);
- Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ (S33-DN);
- Sổ chi tiết bán hàng (S35-DN);
- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (S36-DN);
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ (S37-DN);
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 40
- Sổ theo dõi thuế GTGT (S61-DN).
Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
- Bảng cân đối kế toán (B01-DN);
- Báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN);
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN);
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN).
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản trị, công ty còn lập các báo cáo chi tiết.
Các chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng
Các chính sách kế toán áp dụng:
- Niên độ kế toán:được xác định theo năm dương lịch bắt đầu từ 01/01 đến 31/12;
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ);
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên;
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Phương pháp định mức;
- Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng;
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng;
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp;
- Hình thức kế toán: Nhật ký Chứng từ
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Hiện nay kế toán máy đang được áp dụng phổ biến với hầu hết các doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán mà Công ty Cổ phần dệt may Huế đang sử dụng là phần mềm
Bravo 7.0- New có giao diện như sau:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 41
Hình 2.1. Giao diện chính của phần mềm kế toán Bravo 7.0 - New
Quy trình kế toán được thể hiện trong sơ đồ sau:
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối kỳ (tháng, quý, năm)
Đối chiếu, kiểm tra
Quy trình hạch toán trên phần mềm Bravo 7.0- New:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế
sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
2.2. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.2.1. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế
2.2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Dệt May Huế hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Trong đó chủ
yếu là chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm:
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
BRAVO 7 -
NEW
MÁY VI TÍNH
Sơ đồ 2.2. Quy trình kế toán máy
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 42
- Kinh doanh thiết bị, nguyên liệu thuộc ngành dệt may và các mặt hàng tiêu dùng;
- Sản phẩm sợi TC, sợi PE và sợi Cotton;
- Sản phẩm Diệt - Nhuộm.
- Sản phẩm may: Quần áo nam nữ, quần áo trẻ em và các loại sản phẩm may mặc
khác làm từ vải dệt kim và dệt;
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng và sản phẩm dệt may;
- Nhuộm và hoàn tất vải sợi;
- Nhận gia công liên quan đến ngành may, thêu;
2.2.1.2. Phương thức tiêu thụ và thanh toán
a. Các phương thức tiêu thụ
Với quy mô lớn, Công ty Cổ phần Dệt May Huế chuyên sản xuất kinh doanh
những loại hàng may mặc phục vụ không chỉ cho thị trường trong nước mà còn xuất
khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy phương thức tiêu thụ cũng rất đa dạng
như : Bán buôn, bán lẻ qua đại lý, bán hàng theo hợp đồng.
- Bán hàng theo hợp đồng: Tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế thì đây là hình
thức bán hàng chủ yếu được sử dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho công ty, với các sản phẩm như sợi và sản phẩm dệt kim. Công ty sẽ nhận hợp đồng
từ các khách hàng lớn trong và ngoài nước về tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn
đặt hàng. Trong bán hàng theo hợp đồng thì có 2 hình thức: Bán hàng trong nước và
xuất khẩu hàng hóa. Công ty sẽ nhận các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng từ các Công ty
dệt may hay các nhà phân phối sản phẩm lớn ở trong và ngoài nước, trong khu vực hay
toàn thế giới về tiến hành sản xuất rồi xuất khẩu ra các nước.
- Tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng: Công ty có thể bán sản phẩm trực tiếp tới tay người
tiêu dùng thông qua các cửa hàng. Công ty Cổ phần Dệt May Huế giám sát quá trình lựa
chọn và hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ theo quy định để sản phẩm của công ty đến tay người
tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. Đây là phương thức để công ty tiêu thụ hàng tồn kho
trong các hợp đồng xuất khẩu, khai thác triệt để nguồn khách hàng trong nước.,..
-Tiêu thụ trực tiếp: Bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ để nhận hàng
tại kho của doanh nghiệp bán. Khách hàng có nhu cầu mua trực tiếp, sản phẩm được
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 43
bán trực tiếp cho khách hàng, không qua khâu trung gian nào nên việc lưu thông được
đẩy nhanh hơn. Mặc dù lợi nhuận thu về trên đơn vị sản phẩm cao hơn nhưng phương
thức bán hàng này không phổ biến ở đơn vị, rất ít khi có khách hàng mua trực tiếp nên
thường không chiếm phần trăm đáng kể.
b) Phương thức thanh toán
Công ty Cổ phần Dệt May Huế áp dụng các phương thức thanh toán sau:
Thanh toán ngay: Áp dụng cho những khách hàng mua lẻ với số lượng ít,
những khách hàng không thường xuyên (hình thức này thường không phổ biến).
Bán trả sau: Đây là hình thức thanh toán chủ yếu tại công ty áp dụng cho
những khách thường xuyên, mua hàng với số lượng lớn, thường là khách hàng mua
theo đơn đặt hàng hay hợp đồng. Đến hạn thanh toán khách hàng có thể thanh toán
bằng tiền mặt hay thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng (thông thường khách
hàng sẽ thanh toán qua tài khoản tiền gửi ngân hàng do giá trị của các hợp đồng là rất
lớn). Hạn thanh toán sẽ được quy định rõ trong điều khoản thanh toán của hợp đồng
kèm theo các chính sách chiết khấu thanh toán để thúc đẩy thu hồi công nợ, giảm thiểu
tối đa nợ khó đòi.
Bù trừ công nợ: Phương thức bán hàng này được áp dụng đối với những đối tác
vừa là nhà cung cấp cho công ty vừa là khách hàng của công ty.
2.2.1.3.Trình tự luân chuyển chứng từ tiêu thụ sản phẩm
a) Phương thức bán theo hợp đồng:
Phòng kinh doanh nhận Giấy đề nghị mua hàng được khách hàng gửi đến và tiến
hành kiểm tra kho hàng hóa và nguyên vật liệu, xem xét khả năng sản xuất và cung
ứng đơn hàng. Sau khi xem xét nếu đủ khả năng đáp ứng đơn hàng thì phòng kinh
doanh sẽ tiến hành lập và ký kết Hợp đồng kinh tế với bên khách hàng sau đó trình lên
cho Phó Tổng Giám đốc kí duyệt.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 44
Lưu đồ 2.1. Phương thức bán hàng theo hợp đồng
- Trường hợp bán hàng trong nước: Phòng kinh doanh tiến hành lập hóa đơn GTGT
thành 3 liên và trình lên Tổng Giám đốc kí duyệt. Hóa đơn sau đó được phòng kinh doanh
lưu lại liên 1 theo quy định, liên 2 giao cho khách hàng làm căn cứ thanh toán, liên 3 chuyển
xuống kho để thủ kho xuất hàng hóa cho khách hàng, sau đó liên 3 được chuyển qua cho
phòng kế toán, làm chứng từ để ghi nhận khoản phải thu và doanh thu. Ngày ghi nhận căn
cứ vào ngày giao hàng, tùy thuộc vào phương thức giao hàng có thoải thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng: Bộ phận Kế hoạch XNK- May
kiểm tra tình trạng hàng hóa trong kho rồi lập 2 bản Thông báo giao hàng và Bảng kê
chi tiết hàng hóa. Dựa trên Thông báo giao hàng và hợp đồng kinh tế đã duyệt, nhân
viên Phòng kinh doanh lập thành 3 liên PXKKVCNB còn đối với sản phầm sợi còn
sản phẩm may sẽ do phòng điều hành may lập. Sau đó liên 1 lưu tại phòng, liên 2 gửi
cho nhân viên vận chuyển, còn liên 3 giao cho thủ kho để tiến hành xuất kho sau đó
đưa sang Phòng Kế toán.
PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC
Khách hàng
Giấy đề nghị
mua hàng
Kí duyệt
Hợp đồng
kinh tế
Hợp đồng
kinh tế
Hợp đồng kinh tế
đã duyệt
Lập hợp
đồng kinh tế
Giấy đề nghị
mua hàng
1
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 45
Lưu đồ 2.2. Luân chuyển chứng từ hình thức bán theo hợp đồng trong nước
Căn cứ trên hợp đồng kinh tế đã xét duyệt nhận được từ Phòng kinh doanh,
Thông báo giao hàng và Bảng kê chi tiết hàng hóa do BP kế hoạch, Phòng Kế hoạch
XNK lập tiến hành lập tờ khai hải quan đối với mặt hàng may và phòng Kinh doanh
kê khai tờ khai đối với mặt hàng sợi. Hóa đơn sau đó được trình cho Phó Tổng Giám
đốc sau đó mới chuyển tờ khai hải quan, hợp đồng kinh tế và hóa đơn thương mại đã
ký cho phòng kế toán.Kế toán doanh thu dò Tờ khai hải quan với Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ để hạch toán doanh thu bán hàng vào hệ thống.
PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
Lập hóa
đơn GTGT
Hóa đơn
GTGT
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
K
H
1
GIÁM ĐỐC
Hóa đơn
GTGT
Ký
duyệt
Hóa đơn
GTGT đã ký
B
Hóa đơn
GTGT
đã ký
Hóa đơn
GTGT đã
ký
A
A
C
C
B
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 46
Lưu đồ 2.3. Luân chuyển chứng từ hình thức bán theo hợp đồng xuất khẩu
BỘ PHẬN KẾ HOẠCH
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
Lập PXK
kiêm vận
chuyển nội bộ
PXK kiêm vận
chuyển nội bộ
Nhân viên
vận chuyển
A
1A
C
Hóa đơn
thương
mại
B
B
BỘ PHẬN MARKETING BỌ PHẬN THỐNG KÊ
Bảng kê chi
tiết hàng hóa Lập tờ khai hải
quan và hóa
đơn bán hàng
Lập thông báo
giao hàng
Bắt đầu
Thông
báo giao
hàng
Thông
báo giao
hàng
2
Thông
báo giao
hàng
Thông
báo giao
hàng
Bảng kê chi
tiết hàng hóa
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
Thông
báo giao
hàng
Hợp đồng
kinh tế đã
duyệt
Tờ
khai
hải
quan
Bảng kê
chi tiết
hàng hóa
C
3 4
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 47
b. Phương thức tiêu thụ qua đại lý, cửa hàng của công ty:
Trước đây công ty có 3 đại lý nhưng do kém hiệu quả nên thu hẹp quy mô, hiện
tại công ty còn 1 đại lý (đại lý Hòa Thọ) và 2 cửa hàng trưng bày, bán lẻ sản phẩm của
công ty (một cửa hàng ở trước công ty và một cửa hàng ở số 175, Trần Hưng Đạo).
Đối với cửa hàng trưng bày và bán lẻ: Sau đó tiến hành kiểm tra tình trạng kho,
nếu đủ hàng sẽ hoàn tất thủ tục chuyển thành phẩm từ kho đến cửa hàng để tiêu thụ.
Phòng kinh doanh sẽ lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (PXKKVCNB) gồm
3 liên trình lên cho Tổng giám đốc kí duyệt. Liên 1 lưu tại phòng kinh doanh, liên 2
giao cho nhân viên vận chuyển, khi sản phẩm được chuyển đến cửa hàng thì liên 2
PXKKVCNB được bộ phận bán hàng ở đây lưu lại, còn liên 3 được chuyển xuống kho
làm căn cứ xuất hàng, sau đó kế toán lưu lại liên 3 để hạch toán doanh thu và ghi nhận
một khoản phải thu từ cửa hàng.
Cửa hàng sẽ lập 1 Hóa đơn GTGT 3 liên ghi nhận tất cả doanh thu bán lẻ phát
sinh trong ngày, đồng thời lập bảng kê hàng hóa bán ra trong ngày. Liên 1 và 2 lưu tại
cửa hàng, còn liên 3 của hóa đơn sẽ chuyển về Phòng kế toán kèm bảng kê để kiểm tra
và ghi nhận doanh thu.
Đối với đại lý: Quy trình tương tự như đối với cửa hàng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 48
GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁNBỘ PHẬN BÁN HÀNG PHÒNG KINH DOANH
Bắt đầu
Phiếu yêu
cầu xuất
hàng A
A
PXKKV
CNB đã
ký
PXKKV
CNB
PXKKVC
NB
Kí duyệt
PXKKVCNB
đã ký
C
Hóa đơn
GTGT đã
ký
B
B
C
Nhân viên
vận chuyển
Nhân viên
vận chuyển
Khi
KH
mua
hàng
Lập
Hóa
đơn
GTGT
Lập phiếu
yêu cầu
xuất hàng
Hóa đơn
GTGT
D
D
Hóa đơn
GTGT
Lập
PXKKV
CNB
Phiếu yêu
cầu xuất
hàng
Phiếu yêu
cầu xuất
hàng
PXKKVC
NB đã ký
Lưu đồ 2.4. Lưu chuyển chứng từ theo hình thức bán đại lý, cửa hàng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 49
c. Phương thức tiêu thụ hàng hóa trực tiếp (rất hiếm khi xảy ra):
Bộ phận kinh doanh nhận phiếu yêu cầu mua hàng từ khách hàng. Khi đó, phòng
kinh doanh sẽ kiểm tra xem hàng hóa mà khách hàng yêu cầu có sẵn hay không, nếu
có thì khách hàng sẽ đến nhận trực tiếp tại kho.
Phòng kinh doanh lập hóa đơn GTGT thành 3 liên, trình lên Tổng giám đốc kí
duyệt. Liên 1 được lưu tại phòng, liên 2 giao cho khách hàng để xuống kho nhận hàng,
liên 3 được chuyển qua cho phòng kế toán (giao cho kế toán kho) làm căn cứ lập Biên
bản giao nhận hàng hóa (gồm 2 tờ), sau đó đưa xuống thủ kho xuất hàng.
2.2.1.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là các sản phẩm may (áo phông, áo
khoác, váy,..) và các sản phẩm sợi. Ngoài ra công ty nhận gia công các đơn hàng cho
các công ty khác nên thị trường tiêu thu rộng.
a. Thị trường nội địa
Thị trường trong nước của công ty chủ yếu là xuất bán các loại Sợi và nhận gia công
cho các công ty dệt may khác như Dệt Hòa Khánh- Đà Nẵng, Dệt may Thiên An Phát,..
Chúng ta chủ yếu chú trọng đến sản xuất hàng may xuất khẩu và đã có những
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Song chúng ta đã để lại khoảng trống sau
lưng mình đó là thị trường nội địa. Hiện nay, dân số Việt Nam trên 75 triệu người, chỉ
tính khiêm tốn sức mua cũng vào khoảng 750 triệu USD/năm (10 USD/người/năm).
Đây là con số không nhỏ có sức hấp dẫn đối với bất kỳ nhà đầu tư nào.
b. Còn thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
Thị trường EU
Với dân số 340 triệu là nơi tiêu thụ lớn và đa dạng các loại quần áo. Mức tiêu thụ
thị trường này là khá cao: 17 kg / người / năm. Thị trường may mặc EU có tiềm năng
và triển vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường Nhật Bản
Hiện nay công ty có hợp tác xuất khẩu với một số công ty chuyên phân phối hàng
may mặc lớn ở Nhật. Cũng như nhận gia công cho các hãng dệt may nổi tiếng như UniQlo.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 50
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị
trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi
khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và
quan tâm nhiều tới mẫu mốt.
Đây tuy là thị trường đòi hỏi cao song cũng đầy hứa hẹn, nếu như đầu tư tốt,
nâng cao được chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, nắm vững thị hiếu...t động kinh doanh
Lợi nhuận thuần
từ HĐKD
= Lợi nhuận gộp + Lợi nhuận từ HĐTC - (Chi phí BH+ Chi phí QLDN)
= 144.979.561.798+ (11.325.625.273)- ( 53.925.126.576+44.212.242.539)
= 35.516.567.410 đồng
+) Xác định tổng lợi nhuận kế toán trước thuế:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế =LN thuần từ HĐKD +Lợi nhuận khác
= 35.516.567.410 + 719.740.901= 36.236.308.311 đồng
+) Xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế TNDN =
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
-
Chi phí thuế
TNDN
= 36.236.308.311 – 6.773.422.614= 29.462.885.697 đồng
Sau khi xác định được lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty, kế
toán tiến hành kết chuyển lợi nhuận sau thuế từ bên Nợ TK 911 sang bên có TK 421-
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Đồng thời, phần mềm tự động cập nhật lên các sổ
liên quan, TK 911 hết số dư.
Quy trình hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh của năm 2018 được
thể hiện dưới sơ đồ sau:
(Trang tiếp theo)
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 90
911
632 511
1.588.538.053.514
635 1.733.517.615.312
22.429.454.175
641
53.925.126.576
515
642 11.103.828.902
44.212.242.539
811 711
2.871.620.400 3.591.361.301
8211
6.773.422.614
4212
29.462.885.697
Sơ đồ 2.4. Kế toán kết chuyển doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
của công ty năm 2018
Đồng thời, phần mềm tự động cập nhật lên sổ cái, sổ chi tiết Tài khoản 911, 421,
các tài khoản doanh thu 511, 515, 711 và các tài khoản chi phí 635,641,642,811 đều
hết số dư.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 91
Công ty Cổ phần dệt may Huế
122 Dương Thiệu Tước, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Số dư đầu năm
Nợ Có
0 0
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
911- Xác định kết quả kinh doanh
Ghi Có các TK,
đối ứng Nợ với
các TK này
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng
A 1 2 . 9 10 11 12 13
421 6,279,644,983 2,881,185,393 3,304,821,794 3,610,273,292 6,833,581,905 13,017,190,997 78,716,090,714
511
515
632 134,619,667,234 69,615,996,054 125,535,755,855 130,012,900,355 139,678,801,511 192,306,826,014 1,590,655,392,331
635 1,083,362,182 1,417,000,888 2,704,108,627 1,549,047,320 5,199,622,716 (662,816,105) 22,429,454,175
641 5,108,688,520 2,339,901,788 5,170,669,155 3,980,996,065 4,399,901,214 5,802,840,026 53,925,126,576
642 4,115,382,543 3,739,716,537 3,450,701,336 3,528,391,744 3,254,623,131 3,840,928,763 44,212,242,539
711
811 150,640,423 90,188,194 215,390,061 273,781,913 490,514,682 256,846,037 2,874,451,086
821 428,917,917 1,417,652,708 6,773,422,614
Cộng số PS Nợ 151,357,385,885 80,083,988,854 ... 140,810,364,745 142,955,390,689 159,857,045,159 215,979,468,440 1,799,586,180,035
Tổng số PS có 151,357,385,885 80,083,988,854 140,810,364,745 142,955,390,689 159,857,045,159 215,979,468,440 1,799,586,180,035
Dư nợ cuối
Dư có cuối
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 92
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
3.1. Nhận xét chung về việc tổ chức công tác kế toán và kế toán doanh thu
& xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế
3.1.1 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán nói chung luôn đóng một vai trò không hề nhỏ trong bộ
máy quản lý của công ty Cổ phần Dệt May Huế. Bên cạnh đó, công tác kế toán doanh
thu và xác định kết quả kinh doanh lại là một trong những mắt xích quan trọng kết nối
giữa bộ phận quản lý và bộ phận kế toán, hỗ trợ đắc lực, cung cấp kịp thời những
thông tin cốt lõi quan trọng về kết quả kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, việc
hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh nói riêng luôn được chú trọng trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy, đưa ra những số liệu phản ánh đúng tình hình hoạt động của công ty
Qua thời gian thực tập và học hỏi ở công ty Cổ phần Dệt May Huế, có thể nhận thấy
công ty luôn không ngừng hoàn thiện tốt nhất bộ máy của mình. Với góc độ khách quan,
sau quá trinh quan sát em có thể đưa ra một số đánh giá ưu nhược điểm chung và riêng về
công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty như sau, tuy nhiên
do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên có thể không được sâu sát.
3.1.1.1 Những ưu điểm
Về hình thức kế toán
Với đặc thù là một công ty sản xuất kinh doanh,công ty lớn với 5 nhà máy may (4
nhà máy ở Huế và 1 nhà máy may ở Quảng Bình), 1 nhà máy sợi và một nhà máy dệt
nhuộm, khối lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày nhiều nên khối lượng công
việc lớn và phức tạp, đồng thời,do đó Công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi
tính từ rất nhiều năm. Qua quá trình sử dụng và cải tiến hiện nay kế toán đang sử dụng
phần mềm BRAVO 7.0 –New. Với việc đưa vào sủ dụng phần mềm kế toán BRAVO
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 93
dựa trên hình thức kế toán chứng từ ghi sổ đã giúp giảm tải rất nhiều cho các nhân viên
kế toán trong việc xử lý cũng như đẩy nhanh tiến độ công việc, đảm bảo chính xác và
kịp thời cho việc xử lý và cung cấp thông tin kế toán. Công ty đã áp dụng hình thức
Nhật ký chứng từ là một hình thức có ưu điểm là giảm nhẹ được khối lượng ghi sổ,
mẫu sổ đơn giản, việc đối chiếu kiểm tra được diễn ra thường xuyên và cung cấp thông
tin kịp thời. Bên cạnh đó, tạo tính chuyên nghiệp trong công tác kế toán, hạn chế được
tối đa những sai sót trong quá trình hạch toán.
Về bộ máy kế toán
- Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học,
có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cũng như có sự phối hợp và cộng tác qua lại giữa
các bộ phận kế toán. Các nhân viên kế toán được phân chia công việc cụ thể, rõ ràng,
phù hợp với trình độ, năng lực, có tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao
trong công việc, luôn hoàn thành tốt số lượng công việc được giao nhờ sự theo dõi sát
sao của kế toán trưởng dày dặn kinh nghiệm cùng với sợ hỗ trợ đắc lực của trưởng
phòng và phó phòng.
- Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung, mô hình này có ưu điểm là các số
liệu kế toán sẽ được tập trung về một văn phòng trung tâm, tránh tình trạng báo cáo sai
lệch về tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Ở các nhà máy và xí nghiệp
cơ điện đều có kế toán, tuy nhiên chỉ thực hiện công tác thu nhận, kiểm tra, đối chiếu
chứng từ rồi chuyển về cho phòng kế toán. Phòng kế toán chịu trách nhiệm hạch toán
và lưu giữ chứng từ. Nhờ vậy mà đảm bảo được tính chặt chẽ, thống nhất trong công
việc, nhanh gọn về thông tin khi lãnh đạo cần cung cấp thông tin.
- Ngoài ra, cứ mỗi 2 năm thì công ty thực hiện luân chuyên vị trí công việc của từng
nhân viên kế toán, điều này giúp cho việc đảm bảo tính minh bạch, trách được những gian
lận có thể xảy ra nhờ các thủ thuật như gối đầu,...Ngoài ra, mỗi nhân viên kế toán đều được
trải nghiệm và học hỏi về phần hành kế toán mà mình chưa phụ trách, tạo sự hiểu biết và đa
dạng, một người có thể kiêm nhiệm vị trí của một người khác nếu bị khuyết.
- Mối liên hệ giữa các nhân sự củaphòng Kế toán – Tài chính khá chặt chẽ, tạo điều
kiện thuận lợi nhất trong quá trình làm việc. Ngoài ra, công ty thường xuyên có các cuộc
kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc chấp hành các chế độ kế toán, đảm bảo tính chính xác
đầy đủ.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 94
Về hệ thống tài khoản
Công ty đã bắt đầu áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC, hệ thống tài khoản được áp
dụng theo quy định của bộ Tài chính theo Thông tư 200. Ngoài ra, công ty chủ động
mở chi tiết cấp 3 cấp 4 cho các tài khoản rất cụ thể theo nhà máy, điều này giúp dễ
dàng hơn trong công tác theo dõi, dễ phát hiện sai sót theo từng đối tượng kế toán.
Về chứng từ sổ sách kế toán sử dụng
- Các chứng từ kế toán sử dụng đều theo mẫu hướng dẫn bắt buộc được ban hành
theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, đảm
bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán.Tất cả các chứng từ kế toán của công ty được
sắp xếp rất khoa học, gọn gàng, theo đúng nội dung kinh tế, đúng trình tự thời gian.
Nhờ đó, việc tìm chứng từ luôn được nhanh chóng, chính xác.
- Hệ thống chứng từ tại công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động của
công ty. Nội dung chứng từ phản ánh đầy đủ, rõ ràng với nội dung nghiệp vụ phát sinh.
- Công ty thực hiện lập, luân chuyển và lưu trữ chứng từ theo đúng chế độ kế
toán và quy định, tất cả chứng từ trước khi nhập vào máy đều được kiểm tra nên hạn
chế được rủi ro, giúp cho kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách
đầy đủ.
3.1.1.2. Những hạn chế
Về phầm mềm sử dụng
- Tuy là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho công tác kế toán, tuy nhiên phần mềm kế
toán BRAVO 7.0- New trong quá trình làm việc có mắc một số lỗi hệ thống, có một số
không thực hiện được trên phần mềm như: hỗ trợ kê khai và tính thuế do rườm rà, khá
khó thực hiện dẫn đến việc kế toán phải thực hiện tính thuế với sự hỗ trợ của Exel;
Đơn vị tính không thống nhất, phải gõ tay khi nhập gây mất thời gian. Ngoài ra, một
vài mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán trong phần mềm chưa cập nhật sát với chế độ
kế toán hiện hành.
- Ngoại trừ Phân hệ Tổng hợp thì hợp thì một nhân viên kế toán có thể truy cập
vào tất cả các phân hệ khác trong phần mềm. Điều này dễ dẫn đến sự sai sót cả vô tình
và cố ý có thể gây khó trong công tác kế toán
- Việc chạy báo cáo cuối tháng trên phần mềm thường bị chậm, đơ, nhiều lúc gây
mất thời gian.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 95
3.1.2.1 Về công tác quản lý
- Công tác quản lý nợ phải thu của công ty khá lỏng lẻo, dẫn đến việc nợ ứ đọng,
ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn, bị chiếm dụng vốn cao, buộc công ty phải lập
rất nhiều khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Công ty không có kế toán quản trị riêng, dẫn tới việc hạn chế trong cung cấp
thông tin thực sự có ý cho nhà quản trị. Bên cạnh đó, mặc dù có phòng kiểm soát nội
bộ nhưng tính hiệu quả của thông tin đầu ra là chưa cao.
- Trong hai năm vừa qua, Công ty đã dừng chính sách chiết khấu thương mại và
chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Điều này dẫn tới việc giảm sự hấp dẫn cho khách
hàng, lượng hàng hóa bán ra giảm xuống, ảnh hưởng đến doanh thu; ngoài ra do không
có chiết khấu thanh toán nên khách hàng càng trì trệ trong việc thanh toán công nợ.
3.1.2.2 Về lưu trữ chứng từ
- Khối lượng chứng từ, sổ sách kế toán của công ty là rất lớn, chưa có phương án
giảm tải, mặc dừ có phòng lưu trữ riêng nhưng diện tích lại qua nhỏ không đủ không
gian lưu trữ, dẫn tới tình trạng quá tải, các chứng từ quan trọng không được bảo quản
trong điều kiện đảm bảo.
3.1.2.3 Hạn chế trong bộ máy
- Bộ máy kế toán khá rườm rà với tổng số lượng kế toán lên đến 18, có những
công việc như tính giá thành có đến 4 nhân viên đảm nhận.
- Khối lượng công việc không được phân chia đồng đều, có những vị trí phải
kiêm nhiệm nhiều việc như kế toán ngân hàng kiêm kế toán giá thành sợi.
- Khối lượng công việc thường tập trung vào cuối tháng dẫn đến sự quá tải cho
nhân viên kế toán, có thể không kịp đáp ứng nhu cầu thông tin cho lãnh đạo, áp lực từ
việc đánh giá KPI dễ gây sai sót khi làm báo cáo.
3.1.2. Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Dệt may Huế
3.1.2.1. Đánh giá về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Ưu điểm
- Về cơ bản, công ty sử dụng đúng các loại hóa đơn chứng từ theo quy định như
Hóa đơn GTGT (mẫu 01GTKT3/003), bảng kê bán lẻ hàng hóa trực tiếp (mẫu 5.6 phụ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 96
lục 5 thông tư 39), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03XKNB3/003).
- Sử dụng mẫu sẵn của ngân hàng như giấy báo Nợ, giấy báo Có, sổ hạch toán chi
tiết tài khoản ngân hàngthuận tiện trong việc sử dụng, thống nhất về mẫu chứng từ.
- Về việc ghi nhận giảm trừ doanh thu có sử dụng biên bản giải trình cụ thể, có
xuất hóa đơn GTGT làm minh chứng cho việc điều chỉnh giảm giá hàng bán.
- Các hóa đơn, chứng từ được đánh số thứ tự và lưu trữ cẩn thận theo bộ chứng từ,
sắp xếp khoa học, dễ tìm kiếm.
- Công ty áp dụng theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi bán hàng hóa, dịch vụ có
tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng thì cửa hàng không phải lập hóa đơn, chỉ lập
Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ghi tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ
bán ra, thuế giá trị gia tăng, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Hạn chế
- Công ty chỉ sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho việc xuất hàng
xuất khẩu mà không có phiếu xuất kho cho hàng hóa bán trong nước và tiêu thụ qua
cửa hàng, thủ kho xuất kho căn cứ trên hóa đơn GTGT mà không giữ bất cứ chứng từ
gì liên quan đến việc xuất hàng. Điều này dẫn đến rủi ro khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn
như giao thiếu, mất hàng sẽ khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm.
- Quy mô của công ty khá lớn, quá trình luân chuyển chứng từ qua nhiều bộ phận,
nên dễ bị mất một số chứng từ quan trọng nếu không chú ý, điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến việc quản lý bán hàng, ghi nhận doanh thu và lập báo cáo tài chính sau này.
- Trong việc xuất hàng hóa, công ty không sử dụng biên bản kiểm kê vật tư hàng
hóa đã xuất mà chỉ theo dõi trên phần mềm dễ dẫn tới sai sót, khi cần không có chứng
cứ để đối chiếu.
- Đối với việc bán hàng ở cửa hàng không xuất phiếu thu mà chỉ ghi nhận lên
bảng kê bán hàng, khó kiểm soát lượng hàng hóa đã xuất, tồn là bao nhiêu, không
đồng nhất trong công tác quản lý.
- Một số chứng từ thanh toán của ngân hàng ví dụ như Phiếu hạch toán có ngày
không khớp với Giấy đề nghị thanh toán và ngày của Ủy nhiệm chi do Ủy nhiệm chi
được gửi vào ngày cuối tuần này nhưng ngân hàng lại xử lý nghiệp vụ vào đầu sau,
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 97
gây khó khăn trong việc ráp chứng từ, theo dõi chứng từ và không đồng nhất giữa các
các chứng từ trong bộ chứng từ.
3.1.2.2. Đánh giá về hệ thống tài khoản sử dụng.
Ưu điểm
Công ty đã sử dụng các tài khoản hạch toán doanh thu, chi phí đầy đủ, đúng với
quy định của pháp luật (theo Thông tư 200/2014- Bộ Tài chính).
- Không những thế, các tài khoản doanh thu còn được mở chi tiết cụ thể cho từng
nhà máy, từng bộ phận sản xuất.Ví dụ tài khoản 511 sẽ các các tài khoản chi tiết nhỏ
như 5111- Nhà máy Sợi, trong 5111 sẽ đc mở chi tiết cụ thể hơn nữa, rất thuận lợi
trong việc hạch toán doanh thu riêng cho từng nhà máy, giúp nhà quản lý có thể cân
nhắc trong việc điều chỉnh sao cho toàn bộ công ty có thể phát triển đồng đều cũng
như tập trung hơn nữa và các mặt hàng mũi nhọn, đưa về doanh thu cao cho công ty.
Hạn chế
- Mặc dù sử dụng đúng theo bảng hệ thống tài khoản theo quy định nhưng vẫn
tồn tại một số hạn chế như về tài khoản theo dõi chi phí, không được mở chi tiết cụ thể
cho nhà máy Dệt Nhuộm và nhà máy may 4, nhà máy dệt nhuộm không chịu chi phí
quản lý do được phát triển sau, hệ thống tài khoản chi tiết hiện tại chưa câp nhập, điều
này gây bất cập trong việc hạch toán chi phí cho nhà máy Dệt Nhuộm cũng như dẫn
đến sự thiếu chính xác trong xác định hiệu quả hoạt động của nhà máy Dệt Nhuộm.
- Khi hạch toán giảm trừ doanh thu lại không sử dụng tài khoản mà hạch toán
chung vào 511 dẫn đến khó theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu.
3.1.2.3. Đánh giá về phương pháp, trình tự hạch toán và nhập liệu trên phần mềm
Ưu điểm:
- Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty được tổ
chức phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động và công tác kế toán nói chung của công
ty. Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến danh thu đều được hạch toán đầy đủ theo
dõi chính xác vào phần mềm kế toán máy theo đúng quy định, đã đảm bảo thực hiện
đúng chế độ kế toán hiện hành của nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thuế, các
quy định có liên quan áp dụng cho doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 98
- Phần mềm BRAVO có phân hệ quản lý riêng “Kế toán bán hàng” giúp cho việc
hạch toán và ghi nhận doanh thu trở nên dễ dàng hơn, dễ kiểm soát hơn, công việc trở
nên đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức, hạn chế được những sai sót so với khi
tiến hành thủ công.
- Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho và
tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyển cuối tháng tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác theo dõi các mặt hàng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của công
ty, tạo nhiều thuận lợi cho việc hạch toán giá vốn cũng như hạn chế sự biến động của
thị trường lên hàng hóa của công ty và cũng giảm bớt khối lượng thẻ kho, phù hợp với
đặc điểm sản xuất và kinh doanh liên tục nhiều hàng hóa của công ty.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty được ghi nhận và xác định
đầy đủ, kịp thời, tuân thủ theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán chi tiết về bán hàng được thực hiện tốt, hàng bán và doanh thu bán hàng
được hạch toán theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, theo dõi chi tiết công nợ chi tiết
đến từng khách hàng.
Hạn chế
- Quy mô của công ty khá lớn, quá trình luân chuyển chứng từ qua nhiều bộ phận,
nên dễ bị mất một số chứng từ quan trọng nếu không chú ý, điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến việc quản lý bán hàng, ghi nhận doanh thu và lập báo cáo tài chính sau này.
- Quy trình kiểm tra và xét duyệt chứng từ mặc dù được thực hiện khá tốt, tuy
nhiên do số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, đồng thời Tổng giám đốc thường xuyên
đi công tác nên việc xét duyệt chứng thường bị chậm trễ dẫn đến việc hạch toán chi
phí có phần bị ứ đọng vào cuối tháng.
- Công ty tạo mã hàng hóa sản phẩm khá phức tạp, dài dòng và khó nhớ ví du:
Với mã áo Polo sẽ được đặt là “PO.9251743-FOGR” điều này dễ dẫn đến sai sót và
gây khó khăn trong quá trình nhập liệu và đối chiếu lại thông tin.
- Phần mềm chưa hỗ trợ tính tỷ giá đối với các khoản mục tiền tiền tệ có gốc
ngoại tệ, Kế toán phải sử dụng đến sự hỗ trợ của Exel và nhập tay vào phần mềm, điều
này dễ gây ra sai sót và bất tiện trong quá trình hạch toán và theo dõi.
Nhờ có sự hỗ trợ phần mềm kế toán, các nghiệp vụ kế toán phát sinh đã được cài
đặt sẵn sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu có một nghiệp vụ bất thường xảy ra mà chưa
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 99
được cài đặt trong phần mềm máy tính thì kế toán rất dễ lúng túng, không chủ động
được tình huống
- Chưa có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình yêu cầu mua hàng phục vụ sản
xuất, giá mua vào của nguyên vật liệu sản xuất có nhiều trường hợp chưa phù hợp
nhưng vẫn được xét duyệt và hạch toán vào chi phí dẫn tới việc đội cao chi phí lên,
làm giảm lợi nhuận của công ty.
3.1.2.4. Đánh giá về sổ sách kế toán
Ưu điểm
Về cơ bản, công ty sử dụng các mẫu sổ đầy đủ theo quy định: có sổ Cái, sổ chi
tiết các tài khoản, sổ kho,
Hệ thống sổ sách của công ty đơn giản nhưng vẫn đảm bảo ghi chép đầy đủ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác kế toán của Công ty sử dụng phần mềm máy tính,
do đó các sổ sách được in ra theo mẫu quy định chung của Công ty.
Hạn chế
- Cuối kỳ kế toán, kế toán của công ty chủ quan không in các sổ ra lưu trữ mà chỉ
xuất sổ ra khi có yêu cầu hoặc khi cần thiết. Điều này dẫn đến những rủi ro rất lớn khi
bị tấn công hệ thống rất dễ bị mất hết dữ liệu. Không những thế còn vi không tuân thủ
theo quy định về nguyên tắc lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán là phải in ra và lưu trữ tối
thiểu là 10 năm.
- Công ty sử dụng mẫu sổ chi tiết theo hình thức Nhật ký- Chứng từ nhưng xuất
sổ Chi tiết lại theo hình thức Chứng từ Ghi sổ thể hiện sự không nhất quán trong hình
thức sổ sách mặc dù theo quy định của pháp luật thì không gò bó về vấn đề này.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tai Công ty Cổ phần Dệt may Huế
Dựa vào ý kiến chủ quan của cá nhân và sự tìm hiểu thêm về thực trạng cũng như
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, em xin nên ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác kế toán nói chung cũng như kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 100
3.2.1. Đối với tổ chức công tác kế toán nói chung
3.2.1.1 Về phần mềm
- Công ty nên liên tục cải thiện phần mềm BRAVO 7.0- New khắc phục các lỗi
hệ thống, thêm các tính năng cho phù hợp với nhu cầu làm việc thực tế của kế toán
như thêm đơn vị tính vào hệ thống. Đồng thời, kiến nghị với nhà phát hành phần mềm
cập nhật sổ sách, biểu mẫu chứng từ phù hợp với chế độ kế toán hiện hành để góp
phần nhanh chóng hoàn thành công việc.
- Bên cạnh đó, nên tạo hạn chế truy cập các phân hệ trên phần mềm, mỗi nhân
viên chỉ được truy cập và sửa chữa ở phần hành mà mình đảm nhiệm, ngoại trừ quản
lý như trưởng phòng, phó phòng và kế toán trưởng để hạn chế việc thất thoát thông tin,
tự ý sửa chữa, điều chỉnh thông tin, số liệu trên phần hành khác.
- Việc chạy báo cáo nên phân chia ra ai trước ai sau, phần nào hoàn thành trước thì
nên chạy trước để tránh gây chậm, đơ khi tất cả mọi người cùng chạy báo cáo một lần.
3.2.1.2 Về công tác quản lý
- Tăng cường quản lý công nợ phải thu khách hàng, liên tục đốc thúc khách hàng
gửi trả đúng hạn, tránh việc bị chiếm dụng vốn quá lâu. Đồng thời phải lập dự phòng
cho các khoản nợ phải thu khó đòi giảm bớt rủi ro cho công ty.
- Về lưu trữ chứng từ: Từ ngày 1/1/2020 bắt buộc 100% doanh nghiệp sẽ sử dụng
hóa đơn điện tử, điều này giúp ích không nhỏ, dễ dàng trong việc luân chuyển và lưu
trữ chứng từ, công ty nên sử dụng thí điểm dần để không bị quá bỡ ngỡ khi áp dụng
hình thức hóa đơn điện tử.
- Nên có các chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán để thúc
đẩy khách hàng mua hàng, tăng doanh thu cho công ty. Đồng thời tăng cường các kênh
bán hàng hơn nữa, thay đổi để phù hợp với thời đại công nghệ.
- Phân chia khối lượng công việc dàn đều ra cho các ngày trong tháng, tránh để ứ
đọng tập trung vào cuối tháng, giảm áp lực cho nhân viên cũng như khuyến khích nhân
viên làm việc bằng nhiều hình thức.
3.2.1.3 Về bộ máy kế toán
- Nên sắp xếp lại bộ máy kế toán, phân chia lại khối lượng công việc cho phù
hợp với từng nhân viên và tạo sự công bằng giữa các nhân viên. Đồng thời có chính
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 101
sách thưởng phù hợp với năng lực của nhân viên.
- Tạo điều kiện tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng xử
lý nghiệp vụ, giúp hiểu đúng và đủ về luật, về chế độ kế toán,
3.2.2. Đối với công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
3.2.2.1 Đối với hệ thống chứng từ áp dụng
- Kiểm soát quy trình luân chuyển chứng từ một cách chặt chẽ, đảm không bị thất
lạc chứng từ đồng thời được xét duyệt kỹ càng.
- Thiết kế và sử dụng thêm Phiếu xuất kho cho bán hàng nội địa và xuất bán tại
cửa hàng, để tăng trách nhiệm đối với thủ kho, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.
- Xuất phiếu thu ở cửa hàng, đồng thời yêu cầu người mua nhận hóa đơn để đảm
bảo không có gian lận trong quá trình xuất bán hàng hóa.
- Yêu cầu ngân hàng xử lý ngay các nghiệp vụ phát sinh và thanh toán trong ngày
để ngày trên giấy đề nghị thanh toán, ngày trên phiếu hạch toán và ủy nhiệm chi trùng
khớp hơn, thuận lợi trong công tác quản lý cũng như tạo tính đồng nhất, dễ lưu trữ và
xử lý chứng từ.
- Thường xuyên xét duyệt chứng từ một cách kỹ lưỡng và cụ thể, nếu Tổng giám
đốc quá bận có thể thực hiện phân quyền, ủy quyền cho cấp dưới xét duyệt chứng từ,
đảm bảo chứng từ được xét duyệt đầy đủ và không bị ứ đọng.
3.2.2.2 Về hệ thống tài khoản sử dụng
- Cập nhật thêm tài khoản chi tết về chi phí quản lý doanh nghiệp cho nhà máy
Dệt Nhuộm và nhà máy May 4 để phân bổ chi phí quản lý một cách hợp lý hơn
- Nên tách biệt việc hạch toán doanh thu và giảm trừ doanh thu để có thể dễ dàng
theo dõi hơn.
3.2.2.3 Về phương pháp, trình tự hạch toán và nhập liệu trên phần mềm
- Để quản lý tốt việc kiểm soát nhập xuất kho, thuận tiện trong việc hạch toán
doanh thu sản phẩm thì công ty cần có phương thức đặt mã sản phẩm, mã hóa dữ liệu
làm sao cho hợp lý, các sản phẩm được phân loại, nhận diện, tìm kiếm dễ dàng qua các
mã dữ liệu. Công ty có thể đặt lại hệ thống mã dữ liệu hiện nay sao cho dễ nhớ và
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 102
logic hơn hoặc thay đổi cách thức mã hóa sang phương pháp khác phù hợp để trong
quá trình nhập liệu của kế toán được thuận tiện, nhanh chóng, hạn chế xảy ra sai sót.Ví
dụ thay vì đặt tên dài dòng thì áo Polo có thể được đặt theo kiểu gợi nhớ: PO+màu
sắc+ size.
- Đề nghị nhà phát hành cập nhật bổ sung thêm tính năng tính tỷ giá bình quân
đối với các khoản mục có gốc ngoại tệ để thuận tiện cho việc hạch toán của kế toán,
tránh sai sót trong quá trình làm thủ công và dễ dàng theo dõi nhập xuất hơn.
- Với mỗi đề nghị mua hàng nói chung và mua nguyên vật liệu sản xuất nói riêng
phải được xét duyệt cẩn thận, có sự đối chiếu về giá cả và chất lượng trên thị trường để
lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, giảm thiểu chi phí cho công ty.
- Chủ động hơn trong các tình huống có nghiệp vụ bất thường xảy ra, chủ động
phân loại những nghiệp vụ bất thường nhưng có khả năng xảy ra nhất và quy định
trình tự hạch toán cũng như nhập liệu lên phần mềm vào phần hành nào cho phù hợp,
tránh tình trạng lúng túng khi có nghiệp vụ bất thường xảy ra.
- Để thuận tiện hơn trong việc theo dõi giảm giá hàng bán, thay vì hạch toán
thẳng giảm giá hàng bán vào Tài khoản 511 và ghi âm:
Nợ TK131: ghi âm
Có TK 333: ghi âm
Có TK 511: ghi âm
Thì công ty nên thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hạch toán như sau:
Nợ TK 5213
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 103
PHẦN III. KẾT LUẬN
Sau thời gian 3 tháng thực tập, học hỏi thực tế ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế,
em đã có cơ hội tìm hiểu và vận dụng kiến thức được học trên ghế nhà trường vào thực
tiễn công việc. Em đã hoàn thành đề tài với các kết quả chủ yếu đạt được như sau:
Thứ nhất, thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh
thu và xác định kết quả kinh doanh, em đã hiểu rõ hơn về một số khái niệm, vai trò,
nhiệm vụ, chế độ kế toán áp dụng và một số vấn đề khác chủ yếu trong công tác kế
toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.
Thứ hai, có điều kiện học tập và nâng cao hiểu biết về lịch sử hình thành và phát
triển, quy mô và loại hình sản xuất cũng như quy mô của một công ty lớn như Công ty
Cổ phần Dệt May Huế và thể hiện vào đề tài của mình.
Thứ ba, tiếp cận và tìm hiểu thực tế công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh ở Công ty Cổ phần Dệt May Huế về bộ máy tổ chức kế toán; hệ thống chứng
từ, sổ sách kế toán; hệ thống tài khoản; hệ thống báo cáo; công tác ghi chép sổ sách.
Thứ tư, đề tài đồng thời đã đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế tác
kế toán chung và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác Kế toán
doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cũng như công tác kế toán chung
của công ty.
Nhìn chung đề tài đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Tuy nhiên,
do một số khó khăn về mặt thời gian cũng như kiến thức và một số điều kiện khách
quan khác nên vẫn còn một số mặt hạn chế như sau:
Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các phần hành khác; không được tiếp cận trực
tiếp với một số tài liệu của công ty nên có phần bị hạn chế tính cụ thể, chi tiết trong mô tả.
Trong thời gian tìm hiểu thực tập vừa qua, em chỉ được giao sắp xếp một số loại
chứng từ đơn giản liên quan đến quá trình bán hàng, vẫn chưa có cơ hội được tham gia
xử lý một nghiệp vụ kinh tế nên bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 104
Đề tài chỉ mới tập trung vào hệ thống chứng từ kế toán, mà chưa tập trung vào
quá trình lập, ghi nhận chứng từ, sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo để thấy rõ hơn
việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty.
Hạn chế về mặt số liệu gói gọn trong tháng 12/2018 có thể gây ra cái nhìn không tổng
quát về công ty.
*
* *
Do còn hạn chế về mặt trình độ, phạm vi, thời gian,... nên đề tài nghiên cứu chưa
đi sâu sát hơn được một số vấn đề. Vì vậy, để khắc phục được những hạn chế này em
có những kiến nghị như sau:
Thứ nhất, tăng cường bổ sung, trau dồi những kiến thức lý luận chuyên môn và
thực tiễn cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu sâu và kỹ hơn.
Thứ hai, để có cái nhìn trực quan, có sự so sánh và đưa ra đánh giá hợp lý hơn thì
nếu có cơ hội em sẽ thực hiện nghiên cứu mảng kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh thêmd ít nhất 2 đơn vị trong cùng ngành dệt may và cùng quy mô sản xuất
với Công ty Cổ phần Dệt May Huế.
Thứ ba, quan trọng hơn hết là có thêm thời gian để tập trung tìm hiểu, nghiên cứu
chuyên sâu hơn, với thời gian thực tập là 12 tuần, đề tài chỉ dừng lại ở mức phân tích,
so sánh ở phạm vi năm 2018, tập trung vào diễn giải một số nghiệp vụ tiêu biểu của
năm 2018 có thể dẫn đến đánh giá mang tính chủ quan, không bao quát hết tình hình
thực tế trong công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty
Cổ phần Dệt May Huế
Bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót vì vậy kính mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn nữa.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hà 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2001), Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác, NXK
Tài chính
2. Bộ tài chính (2005), Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp, NXB
Tài chính
3. Bộ tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC, nhà xuất bản Tài chính
4. Bộ tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC, NXB Tài chính
5. Hoàng Thị Kim Thoa, (2016), Bài giảng Phân tích Báo Cáo Tài Chính
6. Nguyễn Văn Phúc,(2014), Khóa luận tốt nghiệp Kế toán doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Dệt May Huế.
7. Phan Thị Minh Lý (2008), Nguyên lý kế toán,NXB Đại học Huế.
8. Phan Đình Ngân, Hồ Phan Minh Đức (2009). Giáo trình kế toán tài chính 1,
NXB Đại học Huế
9. Quốc Hội (2013). Luật số 32/2013/QH13 - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
10. Võ Văn Nhị (2006), Kế toán tài chính. NXB Tài Chính, TP. HCM
11. Võ Văn Nhị (2009). Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
11.
12.
13.
14.
15.
16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf