ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƯỚC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
ĐẶNG QUÝ NGÂN GIANG
Khóa học 2013 - 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƯỚC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Đặng Quý Ngân Giang TS. Hoàng Văn Liêm
K47 –
73 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 08/01/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– TCDN
Niên khóa: 2013 – 2017
Huế, tháng 5 năm 2017
Lời Cảm Ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà
trường, Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế, đặc biệt là
Quý Thầy Cô khoa Tài Chính - Ngân hàng đã truyền đạt kiến
thức trong suố t 4 năm tôi được họ c tập trên giảng đường, đó
chính là hành trang giúp tôi vững bước trong tương lai.
Để có thể hoàn thành khóa luận tố t nghiệp cuố i khóa này tôi
xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Văn Liêm – giảng viêng
hướng dẫn, là người đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
đề tài. Đồng thời tôi xin bày tỏ lời cảm ơn của mình đến Ban
lãnh đạo, các phòng ban của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa
Thiên Huế (HueWACO) đã trao đổ i và giúp đỡ tận tình, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suố t thời gian thực tập.
Với nguồn kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân và kinh
nghiệm chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên đề tài không thể
tránh khỏ i những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Cuố i cùng, xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại Học Kinh
Tế Huế, tập thể cán bộ nhân viên Công Ty Cổ phần Cấp nước
Thừa Thiên Huế nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đặng Quý Ngân Giang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Quản trị khoản phải thu khách hàng là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh khoản phải thu là
điều không thể tránh khỏi và quản trị tốt khoản phải thu sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ
được nguồn tài chính. Mặc dùng công tác quản lý khoản phải thu khách hàng dùng
nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế là tương đối tốt, tuy nhiên việc
thu hồi nợ của Công ty vẫn còn gặp một số hạn chế. Do đó mục tiêu chính của đề tài
này là tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu khách hàng
dùng nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây.
Việc tìm hiểu và phân tích thực trạng quản trị khoản phải thu thông qua phân tích các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu bằng việc sử dụng các phương pháp
nghiên cứu tài liệu, quan sát, phân tích và tổng hợp lại những thông tin thu thập đươc.
Dựa trên những kết quả phân tích được, đề tài đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm
của công tác quản trị khoản phải thu để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước, một số kiến nghị đối
với Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế và đối với Nhà trường với mong
muốn những sinh viên khóa sau sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nghiên cứu được
những đề tài chất lượng tốt hơn.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU BẢNG ....................................................................................... iii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
TIỀN NƢỚC .............................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về khoản phải thu ................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu .......................................................................... 4
1.1.2. Phân loại các khoản phải thu...................................................................... 4
1.1.3. Bản chất của khoản phải thu khách hàng.................................................... 5
1.1.4. Lợi ích và rủi ro của việc bán chịu ............................................................. 5
1.1.5. Các yếu tố quyết định đến mức “các khoản phải thu khách hàng” .............. 6
1.1.6. Các chỉ tiêu phân tích khoản phải thu khách hàng ...................................... 7
1.2. Quản trị khoản phải thu khách hàng .............................................................. 8
1.2.1. Khái niệm quản trị khoản phải thu khách hàng .......................................... 8
1.2.2. Mục đích của việc theo dõi khoản phải thu ................................................ 9
1.2.3. Vai trò của quản trị khoản phải thu ............................................................ 9
1.2.4. Chức năng của quản trị khoản phải thu khách hàng ................................... 9
1.2.5. Nội dung quản trị khoản phải thu khách hàng .......................................... 10
1.2.6. Các mô hình quản trị khoản phải thu ................................................................ 11
1.3. Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi ................................. 15
1.3.1.Phòng ngừa rủi ro .............................................................................................. 15
1.3.2.Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi .......................................................... 16
1.4. Dịch vụ cung cấp nước ............................................................................... 16
1.4.1. Đối tượng sử dụng nước .......................................................................... 16
1.4.2. Chính sách hỗ trợ giá ............................................................................... 18
1.4.3. Biểu giá nước sạch từ 2013 – 2015 .......................................................... 18
1.4.4. Phương thức thanh toán tiền nước được áp dụng hiện tại ......................... 21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TIỀN
NƢỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ -
HueWACO ............................................................................................................... 24
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế - HueWACO .... 24
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty .................................................................... 24
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ........................................ 24
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ......................................................... 26
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 30
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ............................. 32
2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế........................................................................................ 37
2.2.1. Chính sách bán hàng của Công ty ............................................................ 37
2.2.2. Quản lý tiền nước bằng phần mềm EBILLING ........................................ 39
2.2.3. Tình hình thực hiện quản trị khoản phải thu tiền nước ............................. 44
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước
tại Công ty ......................................................................................................... 52
2.3.1. Ưu điểm................................................................................................... 52
2.3.2. Nhược điểm ............................................................................................. 53
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
TIỀN NƢỚC TẠI CÔNG TY CỐ PHẦN CẤP NƢỚC THỪA THIÊN HUẾ ...... 55
3.1. Định hướng phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn của Công ty ........................... 55
3.1.1. Định hướng phát triển .............................................................................. 55
3.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn ................................................................................... 55
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu khách hàng dùng nước nước ...... 56
3.2.1. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán sớm như là công cụ để thúc đẩy việc
thanh toán của khách hàng ................................................................................. 56
3.2.2. Mở rộng liên kết thêm các kênh thanh toán .............................................. 57
3.2.3. Khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt...................... 57
3.2.4. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận liên quan .......................... 58
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên dịch vụ KH ................................ 58
3.2.6. Tăng cường hệ thống kiểm soát khoản phải thu ....................................... 58
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 62
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KH Khách hàng
DN Doanh Nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
BĐSĐT Bất động sản đầu tư
CNTT Công nghệ thông tin
DVKH Dịch vụ khách hàng
QHCĐ Quan hệ cộng đồng
SXKD Sản xuất kinh doanh
GTGT Giá trị gia tăng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NN Nhà nước
MTV Một thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KHCN Khoa học công nghệ
CNAT Cấp nước an toàn
XDCB Xây dựng cơ bản
CLN Chất lượng nước
NTK Nước tinh khiết
ĐT Đào tạo
PPNNL Phát triển nguồn nhân lực
PPN Phân phối nước
SXN Sản xuất nước
SL Sản lượng
KD Kinh doanh
LN Lợi nhuận
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hình thức thanh toán tiền nước qua Payoo ................................................ 22
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty ..................................................................... 26
iii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Biểu giá nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2013 – 2015 ............ 19
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2015 ...................................................... 32
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên
Huế qua 3 năm 2013-2016 ......................................................................................... 33
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013 – 2016 ................................................................................................ 35
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013 – 2016 ........................................................................................ 36
Bảng 2.5: Bảng kê thu tiền nước trên Ebilling ........................................................... 39
Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình thu tiền theo tháng trên Ebilling........................... 40
Bảng 2.7: Bảng kê hóa đơn khách hàng chưa thu tiền nước trên Ebilling ................... 40
Bảng 2.8: Bảng thống kê tình hình tồn theo tháng trên Ebilling ................................. 40
Bảng 2.9: Tình hình các khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn năm 2013
– 2016 ........................................................................................................................ 44
Bảng 2.10: Tình hình khoản phải thu tiền nước tại Công ty giai đoạn năm 2013
– 2016 ........................................................................................................................ 46
Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nước giai
đoạn 2013 – 2016 ...................................................................................................... 47
Bảng 2.12 : Tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nước trên doanh thu giai đoạn 2013-
2016........................................................................................................................... 48
Bảng 2.13: Tỷ lệ tồn tiền nước của HueWACO cuối năm 2015 ................................. 49
Bảng 2.14: Tổng giá trị các khoản phải thu tiền nước quá hạn thanh toán hoặc
chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi (nợ xấu) cuối năm 2015 ....................... 51
1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát sinh các
khoản phải thu là điều tất yếu không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp. Để DN tồn
tại và phát triển bền vững, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, các nhà quản trị cần
phải vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để xây dựng một hiện trạng tài chính
vững mạnh. Muốn làm được như vậy thì một trong những vấn đề quan trọng là phải
quản lý khoản phải thu một cách hiệu quả.
Khoản phải thu là một loại tài sản của DN nhưng là loại tài sản đang bị chiếm
dụng. Giá trị các khoản phải thu của mỗi DN sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình sản
phẩm dịch vụ mà DN đang kinh doanh, từ mức không đáng kể tới mức không thể kiểm
soát được, nó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Sản
phẩm dịch vụ mà Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế cung cấp cho khách
hàng có nhiều điểm khác biệt so với các Công ty khác đó là hầu hết các khách hàng sử
dụng nước sạch đều được Công ty cung cấp dịch vụ và chấp nhận thu tiền trễ, do đó
mức độ rủi ro cũng có phần cao hơn so với các DN khác. Hiện nay việc thu hồi nợ của
Công ty gặp một số khó khăn do khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán. Vì vậy,
việc quản lý tốt công tác khoản phải thu là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
đối với Công ty.
Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản trị khoản phải thu tiền nước,
trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, tôi đã chọn đề
tài “Hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa
Thiên Huế ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu
về quản trị khoản phải thu tiền nước để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện
công tác quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước
trong giai đoạn 2013 - 2016 để từ đó có cái nhìn bao quát và đưa ra các giải pháp
2
nhằm hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước
Thừa Thiên Huế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị khoản phải thu khách hàng.
- Đánh giá thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013 - 2016
- Đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm hoàn thiện công
tác quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản trị khoản phải thu tiền nước khách
hàng tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2013 – 2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận điều tra, thu thập thông tin: thu thập số liệu và quan sát
thực tế tại Công ty, lấy thông tin từ những người có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề có liên
quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách tham khảo tài liệu tại Trung tâm học liệu và thư
viện trường, tham khảo các bài báo, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu trên mạng
Internet, các tài liệu có liên quan tại đơn vị thực tập
- Phương pháp phân tích, so sánh: dựa vào số liệu từ phía Công ty cung cấp, tiến
hành tính toán các chỉ tiêu; từ đó so sánh, phân tích tình hình quản trị khoản phải thu
khách hàng từ các số liệu thu thập được để từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin và tài liệu liên quan đến đề
tài nghiên cứu đã thu thập được và rút ra những kết luận cần thiết.
3
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận,danh mục chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị khoản phải thu tiền nước.
Chương 2: Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ phần Cấp
nước Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu tiền nước tại Công ty Cổ
phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.
4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
KHOẢN PHẢI THU TIỀN NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận về khoản phải thu
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu
Theo Ngô Thế Chi (2013) thì các khoản phải thu là “Khoản nợ của các cá nhân,
các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài DN về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật
tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho DN.”
Khoản phải thu là “Một bộ phận quan trọng trong tài sản của DN, phát sinh trong
quá trình hoạt động của DN khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sản của DN bị chiếm
dụng tạm thời.” (Võ Văn Nhị, 2009)
Theo Stockbiz Learning Center “Các khoản phải thu là một loại tài sản của Công
ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa
vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho Công ty. Các khoản
phải thu được kế toán của Công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao
gồm tất cả các khoản nợ Công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn
thanh toán.”
1.1.2. Phân loại các khoản phải thu
Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC việc phân loại các khoản phải thu là phải thu
KH, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương
mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung
cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài
chính) giữa DN với người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản
phải thu giữa Công ty mẹ và Công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này
gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông
qua bên nhận ủy thác.
5
b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp
dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không
liên quan đến giao dịch mua – bán như:
Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về
lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản, phải
thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý
1.1.3. Bản chất của khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu KH là khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ của DN cho KH mà KH chưa thanh toán cho DN. Trong điều kiện
kinh doanh cạnh tranh như hiện nay thì hình thức “bán hàng trước trả tiền sau” khá
phổ biến. Thời hạn, quy mô các khoản phải thu KH của mỗi DN là khác nhau tùy
thuộc vào chính sách tín dụng mà DN áp dụng với KH của mình.
Khoản phải thu KH là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận và dễ
xảy ra sai sót. Việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thường dựa vào ước tính
mang tính chủ quan của các nhà quản lý nên có nhiều khả năng xảy ra sai sót và khó
kiểm tra. Bản chất của các khoản dự phòng khoản phải thu KH là làm tăng chi phí và
giảm lợi nhuận trong kì báo cáo, các DN thường có xu hướng khai tăng các khoản phải
thu. Các DN cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về trích lập dự phòng
khoản phải thu để xác định được chính xác giá trị thực của các khoản phải thu.
1.1.4. Lợi ích và rủi ro của việc bán chịu
Bán chịu là là xu thế tất yếu của thị trường hiện này. Ngoài những lợi ích đạt
được thì cũng có những rủi ro tiềm ẩn đối với DN
Lợi ích:
- Bán chịu mang lại lợi ích cho cả DN và KH. Người bán thu hút được KH về
mình và mở rộng nhiều quan hệ với KH nên lượng KH sẽ tăng lên, làm tăng doanh thu
và giảm tồn kho cho DN. Người mua được tạo điều kiện tốt nhất để mua hàng trong
những trường hợp KH gặp khó khăn về tài chính nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu về
hàng hóa dịch vụ.
6
- Một DN với những chính sách về thanh toán nợ đối với KH hấp dẫn thì sẽ dễ
dàng thu hút KH, luôn được KH nhắc đến đầu tiên khi lựa chọn nhà cung cấp. từ đó
DN sẽ tạo được uy tín và ổn định cho DN, tạo dựng hình ảnh đẹp trong lòng KH và
trên thị trường.
Rủi ro
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì không thể tránh khỏi những rủi ro khi việc
bán chịu và các khoản nợ ngoài vòng kiểm soát của DN
- Gánh nặng nợ khó đòi: khi đã chấp nhận bán chịu cho KH thì chi phí bán hàng,
chi phí thu nợ và khả năng mất mát ngày càng tăng lên. Không xác định được rõ ràng
về đối tượng bán chịu sẽ khiến DN đối mặt với gánh nặng nợ khó đòi chồng chất. Nếu
việc quản lý khoản phải thu vượt ngoài tầm kiểm soát của DN thì không những không
mang lại lợi ích mà còn gây ra tác hại nghiêm trọng.
- Nguy cơ phá sản cao: bán chịu sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” khi DN mất
khả năng kiểm soát các khoản nợ, DN dễ lâm vào khủng hoảng do mất lợi thế tài
chính, thậm chí có thể dẫn tới phá sản. Không đủ vốn để đầu tư mở rộng SXKD
khiến cho DN không phát triển theo kịp thị trường và bị đẩy lùi về phía sau so với
đối thủ cạnh tranh.
1.1.5. Các yếu tố quyết định đến mức “các khoản phải thu khách hàng”
Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ của khoản phải thu KH là:
Khối lượng hàng bán ra:
Trong trường hợp muốn khuyến khích người mua, DN thường áp dụng phương
thức bán chịu (giao hàng trước, trả tiền sau) đối với KH. Điều này có thể làm tăng
thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu của KH (chi phí quản lý
nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro). Đổi lại DN cũng có thể tăng thêm
được lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Doanh thu thay đổi theo mùa
Đối với những DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ có doanh thu thay đổi theo mùa
thì mức độ của khoản phải thu KH chịu ảnh hưởng của nhân tố này nhiều hơn. Trong
một kỳ có doanh thu cao thì chứng tỏ lượng hàng hóa bán ra nhiều do đó khoản phải
thu KH cũng cao hơn.
7
Chính sách tín dụng của mỗi DN:
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ khoản phải thu của KH. Chính
sách tín dụng được thể hiện thông qua thời hạn bán chịu và chiết khấu.
Thời hạn bán chịu là độ dài thời gian mà khoản tín dụng được phép kéo dài.
Thông thường với thời hạn càng dài thì KH có xu hướng nợ lớn và khoản phải thu KH
tăng. Chiết khấu thì ngược lại, nó khuyến khích KH thanh toán sớm và làm cho mức
độ các khoản phải thu KH giảm xuống.
Chính sách thu tiền:
Mức độ của khoản phải thu KH sẽ giảm xuống khi DN áp dụng chính sách thu
tiền hợp lý để thu hồi nợ. Nếu DN có chính sách thu tiền tốt thì sẽ tận dụng được
những lợi ích mà việc bán chịu mang lại.
1.1.6. Các chỉ tiêu phân tích khoản phải thu khách hàng
Khoản phải thu KH là một phần quan trọng trong tổng tài sản của DN, vì vậy cần
phải được quản lý chặt chẽ. Để đánh giá được tình hình khoản phải thu của một DN
như thế nào thì người ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau:
a) Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản
phải thu
=
Doanh thu thuần
(vòng)
Bình quân giá trị khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu
quả hoạt động của DN trong công tác quản trị khoản phải thu. Nó cho biết các khoản
phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh
thu trong kỳ đó.
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành
tiền mặt. Vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của DN càng
nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao. Ngược lại, nếu
vòng quay khoản phải thu càng thấp thì số tiền của DN bị chiếm dụng càng nhiều.
b) Kỳ thu tiền bình quân của các khoản bán chịu
Từ chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu ta tính được chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân
của của các khoản bán chịu theo công thức:
8
Kỳ thu tiền bình
quân
=
Số ngày trong năm
(ngày)
Vòng quay khoản phải thu
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó
cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để Công ty thu hồi được khoản phải thu.
Ngược lại với chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân càng
nhỏ thì tốc độ thu hồi nợ phải thu của DN càng nhanh.
c) Tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu
Tỷ lệ khoản phải
thu trên doanh thu
=
Khoản phải thu trong kỳ
(%)
Doanh thu tuần trong kỳ
Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu. Tỷ lệ
này càng cao, công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều.
1.2. Quản trị khoản phải thu khách hàng
1.2.1. Khái niệm quản trị khoản phải thu khách hàng
Quyết định quản trị khoản phải thu gắn với việc đánh đổi giữa chi phí liên quan
đến khoản phải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hóa.
Theo bài “Quản trị khoản phải thu tại các DN ngành xây dựng Việt Nam”, Thư
điện tử Việt Nam (2009), quản trị khoản phải thu đòi hỏi trả lời năm câu hỏi sau:
- DN đề nghị bán hàng hay dịch vụ của mình với điều kiện gì? Dành cho KH thời
gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng? DN có chuẩn bị để giảm giá cho KH thanh
toán nhanh không?
- DN cần đảm bảo gì về số tiền KH nợ? Chỉ cần KH ký vào biên nhận, hay bắt
KH ký một loại giấy nhận nợ chính thức nào khác?
- Phân loại KH: loại KH nào có thể trả tiền vay ngay? Để tìm hiều, DN có nghiên
cứu hồ sơ quá khứ hay các báo cáo tài chính đã qua của KH hay không? Hay DN dựa
vào chứng nhận của Ngân hàng?
- DN chuẩn bị dành cho từng KH với những hạn mức tín dụng như thế nào để
tránh rủi ro? DN có từ chối cấp tín dụng cho các KH mà DN nghi ngờ? Hay DN chấp
nhận rủi ro có một vài món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xây
dựng một nhóm lớn KH thường xuyên?
9
- Biện pháp nào mà DN áp dụng thu nợ đến hạn? DN theo dõi thanh toán như thế
nào? DN làm gì với những KH trả tiền miễn cưỡng hay kiệt sức vì họ?
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên thì những nhà quản trị sẽ làm tốt hơn công
tác quản trị khoản phải thu KH và đem lại lợi ích thiết thực cho DN.
1.2.2. Mục đích của việc theo dõi khoản phải thu
Khoản phải thu là một loại tài sản quan trọng của DN, để đạt được hiệu quả trong
quá trình quản lý loại tài sản này thì DN cần phải theo dõi nó, việc theo dõi khoản phải
thu KH nhằm những mục đích sau:
- Thứ nhất, Xác định chính xác thực trạng khoản phải thu KH tại DN
Việc theo dõi khoản phải thu giúp DN biết được tình hình hiện tại các khoản phải
thu tại DN như thế nào về mặt giá trị, thời gian thu nợ, để từ đó có những chính sách
đúng đắn, hợp lý và kịp thời đối với những khoản nợ đến hạn hay quá hạn.
- Thứ hai, Đánh giá tính hữu hiệu của chính sách thu nợ tại DN
Từ việc theo dõi các khoản phải thu KH thì DN sẽ biết được chính sách thu nợ
mà DN đang áp dụng có thực sự hữu hiệu hay không. Nếu như các khoản nợ được thu
hồi tốt, đúng thời hạn thì có nghĩa là DN đang áp dụng chính sách hữu hiệu. Nếu như
các khoản phải thu khó đòi còn lớn thì chính sách thu nợ mà DN đang sử dụng cần
phải được thay đổi để hạn chế rủi ro xảy ra đối với DN.
1.2.3. Vai trò của quản trị khoản phải thu
Vai trò của quản trị khoản phải thu KH được thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Khoản phải thu là loại tài sản chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản lưu
động của DN. Do vậy việc quản trị khoản phải thu hiệu quả sẽ có ảnh hưởng tốt đến
vòng quay vốn và mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Quản trị khoản phải thu KH tốt giúp cho DN hạn chế tối đa các rủi ro không thu
hồi được nợ và chi phí thu hồi nợ sẽ thấp.
1.2.4. Chức năng của quản trị khoản phải thu khách hàng
Quản trị khoản phải thu KH có những chức năng như sau:
- Thứ nhất, kiểm soát nợ xấu và những khoản phải thu hiện hành nhằm duy trì
khả năng linh hoạt về tài chính.
10
Việc theo dõi, kiểm soát chặt chẽ khoản phải thu KH giúp cho DN quản lý tốt
khoản phải thu trong thời hạn và kịp thời phát hiện những khoản nợ xấu để từ đó áp
dụng chính sách thu tiền hợp lý nhằm đảm bảo khả năng tài chính của DN không bị
ảnh hưởng.
- Thứ hai, tối ưu hóa tài sản DN, chuyển khoản phải thu thành tiền đúng theo
thời hạn.
DN sẽ xác định được những khoản thu nào đã đến hạn thông qua việc theo dõi,
quản lý khoản phải thu KH. Từ đó DN sẽ tối ưu hóa tài sản của mình bằng việc thu hồi
các khoản nợ theo đúng thời hạn để phục vụ cho họat SXKD.
- Thứ ba, phân tích rủi ro KH và quyết định đáp ứng yêu cầu mua chịu của KH
Dựa vào công tác phân tích đánh giá KH sẽ giúp DN xác định được mức độ rủi
ro của từng KH, từ đó đưa ra quyết định có đáp ứng yêu cầu mua chịu của họ hay
không. Tuy nhiên, việc cho KH mua chịu nhằm thu hút KH giúp cho doanh số tăng lên
nhưng bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, DN cần chú trọng công tác
đánh giá KH nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.2.5. Nội dung quản trị khoản phải thu khách hàng
Để quản trị khoản phải thu KH đạt được hiệu quả là điều không hề đơn giản đối
với các nhà quản trị. DN muốn quản trị tốt khoản phải thu KH cần áp dụng những
chính sách phù hợp với tình hình SXKD của DN, cũng như KH c...doanh
nghiệp. Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng cao rõ
rệt, tất cả các vị trí đều đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh, có trình độ
chuyên môn từ đại học trở lên, một số cán bộ tốt nghiệp từ hai đến ba chuyên ngành
đại học, hầu hết lao động quản lý đều biết ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ), có trình độ
tin học đáp ứng tốt các yêu cầu công việc.
Với việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo, đến nay hầu hết lao động của Công ty đều
qua đào tạo với những chuyên môn phù hợp yêu cầu công việc trong hiện tại và tương
lai. Cơ cấu lao động qua đào tạo của Công ty năm 2015 như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua đào tạo năm 2015
Diễn giải Số lƣợng Nam Nữ
Sau đại học 6 4 2
Đại học 167 104 63
Cao đẳng 30 18 12
Trung cấp 89 60 29
Cử nhân Kinh tế và LĐ đã qua đào tạo 258 225 33
Tổng cộng 550 411 139
(Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế)
- Ngân sách hàng năm dành cho đào tạo:
Số tuyệt đối: 2.7 tỷ đồng
Tỷ lệ trên tổng doanh thu: 1%
33
2.1.5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
a) Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013-2016.
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
SL nước
sản xuất
Triệu
m
3
45.6 52.4 60.5 68.9 6.8 114.91 8.1 115.46 8.4 113.88
SL nước
tiêu thụ
Triệu
m
3
40 42.1 43.8 46.1 2.1 105.25 1.7 104.038 2.3 105.25
Số KH
dùng nước
KH 194.391 212.940 229.004 239.157 18.549 109.54 16.064 107.54 10.153 104.43
Tổng doanh
thu
Trđ 314.038 384.272 431.369 446.349 70.234 122.36 47.097 112.26 14.977 103.47
Doanh thu
KD nước
Trđ 239.618 283.166 318.043 347.008 43.548 118.17 34.877 112.32 28.965 109.11
Doanh thu
KD
nước/Tổng
doanh thu
% 76.30 73.69 73.73 77.74 -2.61 96.58 0.04 100.05 4.01 105.44
LN trước
thuế
Trđ 19.420 21.035 22.825 24.759 1.615 108.32 1.79 108.51 1.934 108.47
LN trước
thuế/doanh
thu
% 6.184 5.474 5.291 5.547 -0.71 88.52 -0.183 96.66
0.256
104.84
LN sau
thuế TNDN
Trđ 14.565 16.407 17.803 18.904 1.842 112.65 1.396 108.51 1.101 106.18
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.)
34
Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi tất cả các DN phải thực sự quan tâm tới
hiệu quả SXKD của mình. Sự tồn tại của DN gắn liền với kết quả hoạt động SXKD,
trong đó tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá vấn đề này là lợi nhuận. Lợi nhuận
càng cao thì DN càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho KD. Cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao
động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Qua bảng 2.2, kết quả hoạt động SXKD cho thấy tổng doanh thu của Công ty
trong 4 năm qua đều có sự tăng trưởng; cụ thể tổng doanh thu năm 2014 so với 2013
tăng 22.36% tương đương với 70.234 triệu đồng, tổng doanh thu năm 2015 so với
2014 tăng 12.26% tương ứng với 47.097 triệu đồng và năm 2016 so với năm 2015 tăng
3.47%. Doanh thu của Công ty đến từ hoạt động chính là sản xuất và cung cấp nước
sạch với tỷ trọng hàng năm đều đạt trên 70% tổng doanh thu trong giai đoạn 2013-
2016. Điều đó cho thấy được Công ty đã tập trung nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh chính. Năm 2014 so với 2013 doanh thu kinh doanh nước tăng
18.17% và so với 2014 thì năm 2015 tăng 12.32%.
Sản lượng nước tiêu thụ năm 2014 so với 2013 của Công ty tăng 5.25%, năm
2015 so với 2014 tăng 4.038%, sản lượng nước tiêu thụ tăng chậm so với tốc độ phát
triển của KH do khu vực thành phố gần như đã bão hòa, nhiều DN và cơ sở KD thu
hẹp quy mô do tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, trong khi khu
vực nông thôn KH sử dụng nước rất ít, chủ yếu chỉ để phục vụ cho mục đích ăn, uống.
Mặc dù doanh thu hàng năm của Công ty tăng mạnh nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trước
thuế năm 2014 so với 2013 chỉ tăng 8.32% tương ứng 1.615 triệu đồng, năm 2015 so
với 2014 tăng 8.51% tương ứng 1.79 triệu đồng, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu ngày càng giảm từ 6.184% năm 2013 xuống còn 5.291% năm 2015.
Điều đó có thể xem là đặc trưng riêng của ngành cấp nước nói chung và của Công ty
nói riêng.
Sự sụt giảm này có thể do một số nguyên nhân sau: sản lượng tiêu thụ nước máy
chủ yếu phục vụ đối tượng sử dụng là hộ gia đình với mục đích sinh hoạt, theo quy
định của Nhà nước giá bán nước cho đối tượng này phải thấp hơn giá thành xây dựng.
Hơn nữa, do tốc độ phát triển KH của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu là về
35
các vùng nông thôn, vùng xa đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng sản lượng tiêu thụ thấp.
Lạm phát tăng cao, giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng. Thời gian khấu hao các
tuyến ống dài (từ 10 – 20 năm) làm giảm lợi nhuận thực hiện của Công ty.
b) Kết cấu tài sản
Đối với tài sản
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013 – 2016
STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
1
Tổng tài
sản
Trđ 647.640 797.275 842.913 894.658 123.105 149.635 105.72 45.638 106.14 51.745
1.1
Tài sản
ngắn hạn
Trđ 130.212 198.703 153.411 186.157 152.60 68.491 77.21 -45.292 121.35 32.746
Tiền mặt Trđ 22.551 27.925 3.912 6.648 123.83 5.374 14.01 -24.013 169.94 2.736
1.2
Tài sản
dài hạn
Trđ 517.428 598.572 689.502 708.501 115.68 81.144 115.19 90.929 102.76 18.999
2
Tài sản
ngắn
hạn/Tổng
tài sản
% 20.11 24.92 18.20 20.81 123.92 4.81 73.03 -6.72 114.34 2.61
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế)
Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2015 là 842.913 triệu đồng, trong đó tài sản
ngắn hạn là 153.411 triệu đồng chiếm 18.20% trong tổng giá trị tài sản và tài sản dài
hạn là 689.501 triệu đồng chiếm 81.8% trong tổng giá tị tài sản.
Nhìn chung qua các năm giá trị tổng tài sản của Công ty đều có sự tăng trưởng.
Tổng giá trị tài sản của Công ty năm 2015 so với 2014 tăng 5.72% tương đương với
45.638 triệu đồng nhưng lượng tiền mặt giảm 85.9% tương đương 24.013 triệu đồng. Tài
sản ngắn hạn có sự biến động, đặc biệt là tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng
từ 20.11% năm 2013 lên 24.92% năm 2014 và giảm về mức 18.20% năm 2015.
36
Qua kết cấu tài sản của Công ty được thể hiện ở bảng 2.3 cũng cho thấy phần lớn
tài sản của Công ty là tài sản dài hạn, bình quân chiếm gần 80%, bao gồm toàn bộ hệ
thống máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật, Do đó, việc sử dụng có hiệu quả loại
tài sản này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty, điều
đó thể hiện qua việc phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các máy móc thiết bị, phương
tiện kỹ thuật phục vụ sản xuất của Công ty.
Đối với nguồn vốn
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nƣớc Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013 – 2016.
STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
1
Tổng
nguồn
vốn
Trđ 647.640 797.275 842.913 894.658 123.105 149.635 105.724 45.638 106.14 51.745
1.1
Nợ phải
trả
Trđ 165.522 273.801 287.918 314.157 165.42 108.28 105.16 14.117 109.11 26.239
1.2
Nguồn
vốn chủ
sở hữu
Trđ 482.118 523.474 554.995 580.501 108.58 41.356 106.02 31.52 104.60 25.506
2
Nguồn
vốn chủ
sở
hữu/Tổng
nguồn
vốn
% 74.44 65.66 65.84 64.89 88.21 -8.78 100.27 0.18 98.56 -0.95
3
Lợi
nhuận
ròng/vốn
chủ sở
hữu
(ROE)
% 3.021 3.13 3.21 3.26 103.61 0.109 102.56 0.08 101.56 0.05
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.)
37
Trong giai đoạn 2013 – 2016, tổng nguồn vốn của Công ty có sự tăng trưởng
đáng kể qua các năm, năm 2014 so với 2013 tăng 23.105% tương ứng 149.635 triệu
đồng nhưng từ năm 2014 đến năm 2015 chỉ tăng 5.724% tương ứng 45.638 triệu đồng.
Năm 2014 so với 2013 tình hình nợ phải trả tăng cao đến 65.42% tương ứng 108.28
triệu đồng, đến năm 2015 mức tăng này chậm lại còn 5.16% tương ứng tăng 14.117
triệu đồng. Trong giá trị tổng nguồn vốn, chiếm phần lớn là nguồn vốn chủ sở hữu, từ
năm 2013 đến năm 2015 tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đều trên
65%. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng cao, từ 482.118 triệu đồng năm 2013 tăng
lên 523.475 triệu đồng năm 2014 tức tăng thêm 8.58% và đến năm 2015 đã tăng thêm
31.52 triệu đồng thành 554.995 triệu đồng, có được điều này là do công ty đạt được lợi
nhuận khá cao trong năm 2014 và 2015, bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu. Các
khoản nợ đến hạn được thanh toán giúp Công ty giảm bớt gánh nặng về chi phí tài
chính, tăng cường khả năng tự chủ về nguồn vốn, mức độ tự lập về tài chính.
Theo bảng số liệu tỷ số ROE ít biến động qua các năm, điều đó cho thấy khả
năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận chưa thực sự có hiệu quả, hoạt động của công ty
chưa mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, với nguồn vốn lớn và được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tạo điều
kiện cho Công ty mở rộng đầu tư công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động.
2.2. Thực trạng quản trị khoản phải thu tiền nƣớc tại Công ty Cổ phần Cấp nƣớc
Thừa Thiên Huế
2.2.1. Chính sách bán hàng của Công ty
2.2.1.1. Tiêu chuẩn tín dụng
Những tiêu chuẩn tín dụng của KH được cân nhắc trên những khía cạnh như: uy
tín thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của KH,
Nhưng đối với Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế thì hiện tại Công ty
không đưa ra bất kỳ tiêu chuẩn tín dụng nào đối với những KH sử dụng dịch vụ nước
do Công ty cung cấp, cho dù KH tiêu dùng với số lượng lớn. Bất kỳ KH nào có nhu
cầu đăng ký sử dụng dịch vụ thì Công ty sẽ cung ứng. Do đó Công ty không tiến hành
việc phân tích các yêu cầu tín dụng đối với KH. Điều này mang lại thuận lợi cho Công
ty vì đã giảm được một phần chi phí lớn.
38
2.2.1.2. Điều khoản tín dụng
Thời hạn tín dụng
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho mọi KH tiêu dùng sản phẩm và thu hút thêm
nhiều KH, hiện tại Công ty đang có thời hạn tín dụng cho tất cả các KH theo hợp đồng
mua bán là:
Sau khi nhận được giấy báo, KH có thể thanh toán từ ngày nhận được giấy báo
hoặc là thanh toán theo thời gian ghi trong giấy báo (thường là 5 – 7 ngày trong giấy
báo). Và sau 2 tháng sử dụng dịch vụ nếu KH không thanh toán thì Công ty sẽ gián
đoạn dịch vụ và cắt nước. Như vậy, hiện tại KH có tối đa là 60 ngày sử dụng dịch vụ
trong kỳ, nhưng thực ra tính thời hạn từ khi KH nhận giấy báo là khoảng 45 ngày, và
Công ty chủ yếu khuyến khích KH thanh toán sớm ngay sau khi nhận được giấy báo.
Chính sách chiết khấu
Chính sách chiết khấu là biện pháp khuyến khích KH trả tiền sớm bằng cách thực
hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
Do đặc tính của dịch vụ cung cấp nước sạch của Công ty có nhiều nét khác biệt so
với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác trên thị trường và do đặc thù giá trị thanh toán
được thanh toán theo tiến độ thực hiện của Công ty nên không có bất kỳ một quy tắc
chung nào, do đó rất khó khăn để Công ty xây dựng được một chính sách chiết khấu. Và
hiện tại Công ty không đưa ra chính sách chiết khấu nào đối với KH của mình.
2.2.1.3. Chính sách thu nợ
Việc xây dựng quy trình thu nợ của Công ty có nhiều nét khác biệt so với các sản
phẩm, dịch vụ khác trên thị trường. Chu kỳ ghi thu đối với 1 KH dùng nước sinh hoạt sẽ
là 2 tháng/lần; các cơ sở SXKD, cơ quan xí nghiệp lượng tiêu thụ lớn (thường >1 triệu
đồng/hóa đơn) thì chu kỳ ghi thu sẽ là 1 tháng/lần. Và chu kỳ 2 tháng/ lần sẽ được phân
chia tùy theo khu vực; ví dụ khu vực đường A, đường B sẽ ghi vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9,
11 thì khu vực đường C, đường D sẽ ghi vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10,12.
Công ty thường bắt đầu đi ghi vào ngày 22 hàng tháng và ghi trong vòng 7 ngày,
sau đó tiến hành thu từ đầu tháng tiếp theo, đến ngày 15 thì Công ty chốt số hóa đơn
KH chưa thanh toán và thông báo nhắc nhở cho KH thông qua hình thức nhắn tin hoặc
gọi điện, trong vòng 24h sau khi nhận được thông báo nếu không nộp tiền thì sẽ bị cắt
nước. Những KH bị cắt nước muốn sử dụng lại phải đến Công ty nộp 150 ngàn đồng
phí mở nước và thanh toán tiền nợ.
39
2.2.2. Quản lý tiền nƣớc bằng phần mềm EBILLING
Công ty đã áp dụng phần mềm Ebilling vào trong việc quản lý tiền nước và triển
khai mô hình quầy thu tiền nước và thanh toán tiền nước thông qua hệ thống ngân
hàng từ tháng 6/2014, mang lại cho Công ty rất nhiều tiện ích và tiết kiệm được phần
lớn chi phí nhân lực ghi thu. Tất cả quá trình trong việc ghi thu và quản lý công nợ tiền
nước đều được thực hiện trên Ebilling. Phần mềm này chỉ những người được phân
công tại Công ty mới có quyền được truy cập. Người quản lý chỉ cần đăng nhập vào
phần mềm sẽ ngay lập tức kiểm tra được đến thời điểm đó có bao nhiêu hóa đơn và số
tiền đã thanh toán, tồn bao nhiêu hóa đơn, bao nhiêu tiền.
Đây là một mô hình quản lý rất hiện đại, giúp Công ty tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và chi phí, hội nhập theo xu hướng phát triển của Thế giới.
Tình tình thu tiền nước và tồn tiền nước sẽ được thống kê trên Ebilling như
bảng sau:
Ví dụ chọn kỳ tiền nước tháng 03/2017 và ngày kiểm tra là 04/04/2017 tại tất cả
các chi nhánh thu
Tình hình thu tiền nước
Bảng 2.5: Bảng kê thu tiền nƣớc trên Ebilling
STT
Số
phiếu
IDKH
Khách
hàng
Danh
bộ
Danh
bộ cũ
Địa chỉ Tháng Ngày
Số
tiền
Thu
ngân
1 1 026
Nguyễn
A
A45 DG54
5 Hải
Triều
Phường
An
Cựu
03/2017 04/04/2017 200 B
2 2 486 Văn C S54 EH48
2 Thiên
Thai
phường
An Tây
03/2017 04/04/2017 300 B
Tổng cộng: 500
40
Người quản lý chỉ cần chọn ngày tháng hoặc kỳ muốn xem thì phần mềm sẽ tự
động chạy ra, sau khi xem xong chi tiết bảng kê thu tiền nước thì sẽ có bảng thổng kê
tổng hợp lại như sau:
Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình thu tiền theo tháng trên Ebilling
Tháng Số HĐ Số tiền
03/2017 02 500
Tổng 02 500
Tình hình tồn tiền nước:
Cũng tương tự như như bảng kê thu tiền nước, bảng kê chưa thu tiền nước tại
Ebiliing như sau:
Bảng 2.7: Bảng kê hóa đơn khách hàng chƣa thu tiền nƣớc trên Ebilling
STT IDKH
Tên lộ
trình
Khách
hàng
Danh
bộ
Danh
bộ cũ
Địa chỉ Tháng
Số
tiền
Thu
ngân
1 457
Xã A
Ngo
Lê E S45 SE15
Thôn 1
Xã A
Ngo
03/2017 150 C
2 578
Hồng
Thủy 2
Hồ U N75 SO54
Thôn 7
Xã Hồng
Thủy
03/2017 120 D
Tổng cộng 270
Và bảng tổng kết số hóa đơn tồn và tổng số tiền tồn hoàn toàn giống bảng thống
kê ở phần tình hình thu tiền nước.
Bảng 2.8: Bảng thống kê tình hình tồn theo tháng trên Ebilling
Tháng Số HĐ Số tiền
03/2017 2 270
Tổng 2 270
41
2.2.2.1. Quy định ghi chỉ số đồng hồ nước bằng máy PDA
- Nhân viên biên đọc chỉ số đồng hồ nước phải thực hiện đúng các quy định
tại Sổ tay văn hóa HueWACO, mặc đồng phục Công ty, mang bảng tên theo đúng
quy định.
- Nhân viên biên đọc đồng hồ nước ghi chỉ số đồng hồ theo thời gian quy định
của Công ty bắt đầu từ ngày 22 của tháng và thời gian ghi là 7 ngày (không kể ngày
nghỉ theo chế độ quy định của Công ty). Trường hợp nhân viên ghi đau ốm, bận việc
gia đình thì phải báo bộ phận trưởng để có kế hoạch tăng cường công tác ghi đồng hồ
nước kịp thời và kết thúc chu kí ghi không chậm quá 2 ngày so với quy định.
- Nhân viên biên đọc đồng hồ phải nhập vào máy PDA ngày đọc, chỉ số mới và
in giấy báo tiền nước cho khách hàng bằng máy in di động sau khi nhập chỉ số đồng hồ
vào máy PDA.
- Các trường hợp có thay đổi mục đích sử dụng nước, súc rửa, thay đồng hồ định
kì phải lưu lại và báo về bộ phận tính toán hóa đơn để điều chỉnh kịp thời, và gửi lại
giấy báo tiền nước cho khách hàng sau khi điều chỉnh.
- Trong quá trình ghi (thu) nếu có sự thay đổi thông tin của KH như số nhà, địa
chỉ, họ tên, số điện thoại thì nhân viên ghi (thu) điện thoại cho Call center để sửa đổi
hoặc ghi nhận thông tin sau đó tự mình cập nhật trên Ebilling bằng laptop cá nhân đã
trang bị cho nhân viên.
- Bộ phận theo dõi quản lý nhân viên ghi thu phải lập bảng phân công lộ trình,
lịch hoạt động quầy thu theo từng khu vực của từng thu ngân gửi cho nhân viên nhập
chỉ số đồng hồ và bộ phận CNTT trước ngày 20 hàng tháng để khởi tạo và đổ dữ liệu
vào máy PDA.
- Thay đổi lịch trình ghi chỉ số đồng hồ nước phải có ý kiến đồng ý của Trưởng
phòng Dịch vụ KH.
- Sau ngày khởi tạo dữ liệu, bộ phận CNTT bàn giao máy PDA cho bộ phận phát
hành hóa đơn, bộ phận phát hành hóa đơn đổ dữ liệu lộ trình ghi vào PDA theo lịch
phân công đã gửi từ trước và phát cho thu ngân trước ngày 21 hàng tháng.
2.2.2.2. Quy định nhập dữ liệu thiết bị PDA
- Căn cứ vào thời gian nhận PDA và các quy định về năng suất đi ghi của các
nhân viên, nhân viên phải gửi dữ liệu ghi chỉ số vào cuối ngày và báo cho nhân viên
42
của Bộ phận phát hành hóa đơn biết để tiến hành kiểm tra và tính tiền nước cho khách
hàng trên Ebilling để phát hành hóa đơn điện tử và giấy biên nhận thanh toán.
- Trong quá trình tính tiền nước trên Ebilling, nếu nhân viên phát hành hóa đơn
phát hiện nhân viên ghi sót chỉ số đồng hồ, dữ liệu truyền về không đủ và đúng như đã
thông báo thì liên hệ nhân viên thu ngân và bộ phận CNTT để kiểm tra và khắc phục
ngay nếu có sự cố.
- Sau khi kiểm tra và tính tiền nước trên Ebilling, bộ phận phát hành hóa đơn ký
hóa đơn điện tử theo sự phân công và quy trình đã được bộ phận CNTT đào tạo.
- Đối với giấy nhận thanh toán, nhân viên bộ phận phát hành hóa đơn giao kèm
bảng kê theo từng lộ trình cho nhân viên quản lý các xí nghiệp (ký nhận theo sổ giao
giấy biên nhận thanh toán), không giao trực tiếp cho thu ngân.
2.2.2.3. Quy định chỉnh sửa hóa đơn tiền nước
- Trường hợp nhân viên ghi, nhân viên phát hành hóa đơn phát hiện có sai sót
nhưng chưa phát hành hóa đơn, ký hóa đơn điện tử thì được tiến hành sửa trực tiếp và
lập phiếu xử lý hóa đơn hỏng (nội bộ) theo quy định.
- Trường hợp đã phát hành hóa đơn điện tử nhưng phát hiện sai do nhân viên ghi
sai, chia sẻ rủi ro, đồng hồ đứng, sai mục đích sử dụng nước, thay đổi thông tin khách
hàng thì phải lập phiếu xử lý theo quy định ISO.
- Thời gian chỉnh sửa hóa đơn, giải quyết khiếu nại chậm nhất trong vòng 30
ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn.
2.2.2.4. Quy định thu và chốt tồn hóa đơn tiền nước.
- Nhân viên thu tiền nước tại quầy phải tạo dựng phong cách phục vụ khách hàng
chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả. Thực hiện tốt nguyên tắc 4 xin và 4 luôn khi
giao tiếp với KH.
- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, niềm nở, ân cần, tận tình, chu đáo với KH. Phải
cám ơn khi KH thanh toán tại quầy.
- Nắm vững nội dung của các điều khoản ghi trong Hợp đồng dịch vụ cấp
nước và quyết định về giá bán nước máy đang có hiệu lực thi hành. Có năng lực
giải thích cho KH những vấn đề vướng mắc về giá cả, thanh toán tiền nước, thay
đồng hồ định kỳ
43
- Có trách nhiệm quản lý tài sản, phương tiện làm việc do công ty trang bị trong
thời gian làm việc tại quầy, hết thời gian thu phải bàn giao các tài sản do Công ty trang
bị cho xí nghiệp quản lý để chuyển sang các quầy thu khác của xí nghiệp.
- Có mặt trước giờ làm việc của Công ty quy định tối thiểu 5 phút, để vệ sinh
chuẩn bị sổ sách, kiểm tra máy tính, máy in, phôi in phiếu thu
- Trong giờ làm việc phải đeo bảng tên, mặc quần áo đồng phục Công ty cấp,
không nói to làm ồn, không làm việc riêng trong giờ làm việc làm ảnh hưởng đến
người khác.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thu tiền nước tại quầy, an toàn, đáp ứng kịp thời
cho KH khi đến thanh toán.
- Cuối ngày ký xác nhận trên sổ theo dõi thanh toán hóa đơn và bảng kê hóa đơn
đã thu được tiền, làm thủ tục nộp tiền vào tài khoản Công ty ở Ngân hàng tại các điểm
giao dịch của Ngân hàng có quầy thu tiền nước và các điểm nộp tiền nước đã quy định.
- Hết kỳ thu phải kiểm kê hóa đơn còn lại chưa thu của quầy mình, lập báo cáo
hóa đơn tình hình thu trong kỳ. Nêu rõ lý do không thu được, nộp cho kế toán theo dõi
cấp phát hóa đơn của xí nghiệp.
- Phòng dịch vụ KH, xí nghiệp cấp nước tiến hành chốt tồn công nợ tiền nước
vào ngày cuối cùng hàng tháng, nếu ngày 31 hàng tháng trùng ngày nghỉ, lễ theo quy
định thì được tiến hành chốt tồn công nợ tiền nước vào ngày làm việc kế tiếp và lập
biên bản chốt tồn hàng tháng.
- Hàng ngày xí nghiệp phải đối chiếu với bảng sao kê tiền nước chuyển khoản
vào các tài khoản ngân hàng để đối chiếu công nợ tiền nước khách hàng đảm bảo tính
chính xác và kịp thời để có kế hoạch đốc thúc thu hồi nợ.
- Định kỳ hàng tháng phòng kế toán và phòng DVKH phải có kế hoạch kiểm tra,
đối chiếu công nợ thực tế tại xí nghiệp, phòng DVKH.
- Phòng DVKH, các xí nghiệp cấp nước thường xuyên phân tích tuổi nợ, xác
định nguyên nhân những khoản nợ không thể thu hồi, khó đòi đồng thời phải có đầy
đủ những thủ tục như: quyết định cắt nước, biên bản đối chiếu công nợ, quyết định giải
thể, giải tỏa, biên bản thu hồi hệ thống cấp nước và các chứng từ liên quan để xử lý
các khoản nợ trên.
44
- Phát triển dịch vụ ủy nhiệm thu tiền nước qua ngân hàng. Định kỳ cuối năm
phải lập biên bản đối chiếu công nợ tiền nước với KH, theo dõi đối chiếu biên bản xác
nhận sản lượng nước tiêu thụ, giá trị thanh toán, tiền ứng còn lại của các đơn vị theo
hợp đồng sử dụng nước.
2.2.3. Tình hình thực hiện quản trị khoản phải thu tiền nƣớc
2.2.3.1. Thực trạng các khoản phải thu của Công ty
Bảng 2.9: Tình hình các khoản phải thu của Công ty
trong giai đoạn năm 2013 – 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
Phải thu
ngắn
hạn
Trđ 40.350 40.634 42.068 45.135 0.284 100.70 1.434 103.53 3.067 107.29
Phải thu
KH
Trđ 22.192 31.431 29.032 24.784 9.239 141.63 -2.399 92.37 -4.248 85.37
Trả
trước
cho
người
bán
Trđ 16.047 4.545 1.774 1.002 -11.502 28.32 -2.771 39.03 -0.772 56.48
Các
khoản
phải thu
khác
Trđ 2.454 4.999 11.605 17.689 2.545 203.71 6.606 232.15 6.084 152.43
Phải thu
KH/Phải
thu ngắn
hạn
% 55 77.35 69.01 77.64 22.35 140.64 -8.34 89.22
8.63
112.51
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.)
45
Nhìn chung giá trị khoản phải thu qua các năm đều tăng lên, nhưng mức tăng
không lớn. So với năm 2013 thì năm 2014 giá trị khoản phải thu chỉ tăng lên 0.70%
tương đương với 0.284 triệu đồng, năm 2015 so với năm 2014 tăng 3.53 % tương ứng
với 1.434 triệu đồng và năm 2016 so với năm 2015 tăng 7.29%. Đặc biệt là sự tăng lên
vượt bậc của khoản phải thu KH, trong năm 2014 khoản phải thu KH tăng 41.63 % so
với năm 2013 tương ứng với 9.239 triệu đồng; nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này giảm
xuống 7.63% so với năm 2014, tương ứng giảm 2.399 triệu đồng; đến năm 2016 thì
giá trị này tiếp tục giảm xuống còn 24.784 triệu đồng. Và giá trị khoản phải thu KH
qua các năm đều tương đối cao, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị các khoản phải
thu (mỗi năm đều trên 55%). Điều này là do các khoản nợ từ việc bán hàng hóa dịch
vụ cho KH, thời gian thu hồi nợ lâu nên giá trị khoản phải thu KH thường chiếm tỷ lệ
cao trong toàn bộ giá trị khoản phải thu.
Giai đoạn 2013 – 2016, tỷ lệ khoản trả trước cho người bán giảm dần qua các
năm, năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ này giảm đến 71.68% tương ứng giảm 11.502
triệu đồng; đến năm 2015 tỷ lệ này giảm 60.97% tương ứng giảm 2.771 triệu đồng.
Điều này có nghĩa là khoản nợ phải trả cho người bán qua các năm sẽ tương ứng tăng
lên, tỷ lệ khoản trả trước cho người bán giảm đối với Công ty là dấu hiệu tốt vì chứng
tỏ Công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp tốt. Khoản trả trước cho người bán
này chủ yếu là trả cho những nhà cung cấp trong nước. Giá trị khoản phải thu khác
tăng khá cao qua các năm, mỗi năm giá trị này đều tăng trên 103%, tăng cao nhất là
năm 2015 so với năm 2014 lên đến 132.15% tương ứng với 6.606 triệu đồng. Sở dĩ
như vậy là do phần thuế GTGT chưa kê khai trong năm này tăng khá cao đến 3.787
triệu đồng trong khi phần giá trị này ở năm 2014 là không có. Trong khoản mục giá trị
khoản phải thu khác, chiếm tỷ lệ lớn nhất là thuế TNCN phải thu người lao động.
46
2.2.3.2. Thực trạng khoản phải thu khách hàng dùng nước của Công ty
2.2.3.2.1. Tình hình khoản phải phu khách hàng dùng nước của Công ty
Bảng 2.10: Tình hình khoản phải thu tiền nƣớc tại Công ty
giai đoạn năm 2013 – 2016
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
Phải thu
KH
Trđ 22.192 31.431 29.032 27.363 9.239 141.63 -2.399 92.37 -1.669 94.25
Công nợ
tiền nước
Trđ 20.348 29.615 25.233 23.354 9.267 145.54 -4.382 85.20 -1.879 92.55
Công nợ
tiền
nước/Phải
thu KH
% 91.69 94.22 86.91 85.35 2.53 102.76 -7.31 92.24 -1.56 98.21
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.)
Trong tổng giá trị khoản phải thu của KH qua các năm thì giá trị khoản phải thu
của KH dùng nước là chiếm tỷ lệ cao nhất, do hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công
ty là cung cấp nước sạch cho người tiêu dùng và đặc trưng riêng của ngành này là
cung cấp trước cho KH sử dụng sau đó mới thu tiền, vì vậy hàng năm tỷ lệ công nợ
tiền nước đều chiếm tỷ lệ cao trong khoản mục phải thu KH. Đặc biệt là cuối năm
2014, giá trị khoản phải thu KH dùng nước là 29.615 triệu đồng, tỷ lệ này chiếm đến
94.22 % trong tổng giá trị khoản phải thu KH, cao nhất trong 4 năm từ năm 2014 –
2016. Nhưng đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống còn 86.91% tương ứng giảm 7.31
triệu đồng, sang năm 2016 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 85.35%. So với năm
2014 thì năm 2015 giá trị công nợ tiền nước giảm 14.8 % tương ứng 4.382 triệu đồng.
47
2.2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu tiền nước của Công ty giai đoạn
2013 – 2016.
a) Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nước
Bảng 2.11: Kỳ thu tiền bình quân và vòng quay khoản phải thu tiền nƣớc
giai đoạn 2013 – 2016
Chỉ tiêu Đvt 2013 2014 2015 2016
Vòng quay
khoản phải
thu
Vòng 11.42235 11.29997 11.59725
14.28399
Kỳ thu tiền
bình quân
Ngày 31.51716 31.85849 31.04184 25.20305
Dựa vào bảng 2.11 có thể thấy hệ số vòng quay khoản phải thu KH dùng nước có
sự biến động rất ít qua các năm. Cụ thể là năm 2014 hệ số này giảm từ 11.42235 vòng
xuống còn 11.29997 vòng nhưng đến năm 2015 lại tăng lên 11.59725 vòng và năm
2016 là 11.91301 vòng. Sự biến động nhẹ của vòng quay khoản phải thu ảnh hướng
đến kỳ thu tiền bình quân, nhưng sự biến động này không cao, trung bình vòng quay
khoản phải của Công ty là 11 vòng và Công ty mất 31 ngày để thu hồi nợ. Qua 4 năm,
các chỉ tiêu này không biến động nhiều chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của Công ty khá ổn
định. Do đặc trưng riêng của ngành cấp nước và chu kỳ thu nợ của Công ty có tính cố
định nên hệ số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân không chênh lệch
nhiều. Hệ số vòng quay khoản phải thu của năm 2016 cao hơn so với 3 năm trước và
kỳ thu tiền bình quân thấp nhất trong 4 năm chứng tỏ trong năm 2016 tình hình thu hồi
nợ của Công ty đã thực hiện tốt hơn, Công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn, khả năng
chuyển đổi khoản phải thu sang tiền mặt cao hơn, tạo sự chủ động trong hoạt động
SXKD. Có thể thấy nguyên nhân làm cho hệ số này tăng cao ở năm 2016 là do khoản
phải thu KH dùng nước có dấu hiệu giảm so với năm 2015 nhưng doanh thu KD nước
lại tăng lên. Đây là dấu hiệu chứng tỏ chính sách quản lý khoản phải thu của Công ty
áp dụng tốt, vì vậy Công ty cần phát huy nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo.
48
b) Tỷ lệ khoản phải thu khách hàng dùng nước trên doanh thu
Bảng 2.12 : Tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nƣớc trên doanh thu
giai đoạn 2013-2016
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016
2014/2013 2015/2014 2016/2015
% % %
Doanh
thu KT
nước
Trđ 239.618 283.166 318.043 347.008 43.548 118.17 34.877 112.32 28.965 109.11
Phải thu
KH dùng
nước
Trđ 20.348 29.615 25.233 23.354 9.267 145.54 -4.382 85.20 -1.879 92.55
Tỷ lệ
KPT/DTT
% 8.50 10.46 7.93 6.73 1.96 123.06 -2.53 75.81 -1.2 84.87
(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế)
Một chỉ tiêu nữa có thể giúp chúng ta đánh giá được Công ty có bị chiếm dụng
vốn nhiều hay không đó là chỉ tiêu tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu. Từ bảng 2.12
có thể thấy tỷ lệ khoản phải thu KH trên doanh thu có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là
năm 2013 tỷ lệ này đạt 8.50%, sau đó tăng lên thành 10.46% vào năm 2014 và giảm
xuống còn 7.93% năm 2015, sau đó tiếp tục giảm xuống còn 6.73% năm 2016.
Nguyên nhân là do năm 2014 doanh thu KD nước của Công ty và khoản phải thu KH
dùng nước đều tăng cao hơn so với năm 2013 làm cho tỷ lệ khoản phải thu trên doanh
thu tăng. Chứng tỏ năm 2014 Công ty bị chiếm dụng vốn hay khả năng thu hồi nợ của
Công ty chưa tốt. Đến năm 2016, doanh thu KD nước của Công ty tăng lên 28.965
triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tăng 9.11%, trong khi đó khoản phải thu
KH dùng nước có sự giảm nhẹ 7.45% tương ứng giảm 1.879 triệu đồng đã làm giảm tỷ
lệ khoản phải thu KH dùng nước trên doanh thu KD nước của năm 2016. Điều này
một lần nữa cho thấy sang năm 2016 vốn của Công ty ít bị chiếm dụng, chứng tỏ Công
ty đã quản lý và thu hồi nợ tốt.
Tóm lại, qua những con số thể hiện số vòng quay khoản phải thu KH dùng
nước, kỳ thu tiền bình quân KH dùng nước, tỷ lệ khoản phải thu KH dùng nước
49
trên doanh thu KD nước có thể thấy Công ty có một dấu hiệu tốt trong công tác
quản lý thu hồi các khoản phải thu KH dùng nước, góp phần tạo điều kiện cho
Công ty thực hiện tốt kế hoạch SXKD cho những năm tiếp theo trong điều kiện nền
Kinh tế gặp nhiều khó khăn.
c) Tỷ lệ tồn nợ tiền nước tại Công ty năm 2015.
Doanh thu nước ở quý II và quý III của năm 2015 có sự tăng cao hơn so với quý
I và quý IV là do 2 quý này rơi vào các tháng mùa hè, người tiêu dùng sử dụng nước
nhiều hơn và thường thời gian bắt đầu điều chỉnh giá nước sẽ rơi vào mùa hè nên
doanh thu nước 2 quý này sẽ cao hơn.
Quý I rơi vào tháng có Tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_hoan_thien_quan_tri_khoan_phai_thu_tien_nuoc_tai_c.pdf