HỌC VIỆN NễNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN
------ ả ------
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN SẢN XUẤT DỨA THEO
HỢP ĐỒNG GIỮA HỘ NễNG DÂN XÃ QUANG SƠN,
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BèNH VÀ CễNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO (DOVECO)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN NễNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN
------ ả ------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN SẢN XUẤT DỨA THEO
HỢP ĐỒNG GIỮA HỘ NễNG DÂN XÃ QUANG S
112 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang sơn, thị xã Tam điệp, tỉnh Ninh bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao (doveco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƠN,
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH VÀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO (DOVECO)
Tên sinh viên : Nguyễn Đăng Khoa
Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn
Lớp : PTNTC – K56
Niên khoá : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khánh
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Đăng Khoa
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo rất tận tình của thầy giáo, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy, cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, những người đã trang bị cho tôi kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Tôi đặc biệt biết ơn thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Khánh, người đã dành thời gian quý báu nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đến khi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các phòng, ban của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Đội trưởng đội sản xuất Trại Vòng và Thống Nhất; Ban lãnh đạo UBND xã Quang Sơn và các hộ nông dân giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận với thực tế hoạt động kinh doanh tại cơ sở tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Đăng Khoa
TÓM TẮT
Nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn đặt ra về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất còn lạc hậu, lối sản xuất nhỏ lẻ manh mún, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao. “ Được mùa rớt giá” là một bài toán diễn ra với nhiều loại nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản được xác định là vấn đề then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị của nông sản thông qua chế biến, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững với nguồn cung nguyên liệu ổn định.
Xã Quang Sơn là một xã miền núi có diện tích lớn nhất trên đại bàn TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã và đang phát triển theo hướng liên kết thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ với công ty CPTPXK Đồng Giao trong nhiều năm qua đã đạt hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trong mối liên kết này công ty đóng vai trò cung cấp vốn,vật tư , kỹ thuật trồng, chăm sóc cho các hộ dân và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đã ký kết trong hợp đồng. Các hộ dân sản xuất trên đất của công ty, phải tuân thủ định hướng sản xuất và bán dứa nguyên liệu cho công ty. Tuy nhiên trong quá trình liên kết đã phát sinh nhiều bất cập, nhất là vấn đề vi phạm các điều khoản hợp đồng của cả hai phía mà nguyên nhân chủ yếu là do sự che đậy thông tin trước và sau khi ký hợp đồng của cả hai phía công ty và hộ dân. Việc hộ dân hợp tác với công ty có thuận lợi và khó khăn gì? Cùng với đó là việc tuân thủ theo các yêu cầu về quy trình kỹ thuật và chất lượng do công ty đặt ra có mang lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân hay không? Chính vì thực tiễn đó mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)”.
Mục tiêu chung là nhằm phân tích hiệu quả của mô hình sản xuất dứa theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa hộ dân và công ty để từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển liên kết bền vững có hiệu quả trong thời gian tới, đề tài được nghiên cứu với năm mục tiêu cụ thể sau: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng; Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng trên địa bàn xã Quang Sơn, TX.Tam Điệp; Nghiên cứu mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của công ty CPTPXK Đồng Giao; Đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng giữa hộ dân và công ty CPTPXK Đồng Giao; Đề xuất một số giải pháp để tạo nên mối liên kết bền vững nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của công ty chế biến với các hộ nông dân trong các mô hình liên kết trên.
Đề tài điều tra 50 hộ nông dân trồng dứa trên địa bàn xã Quang Sơn và công ty CPTPXK Đồng Giao đạt được một số kết quả như sau: liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ là một xu thế tất yếu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam, vấn đề kinh tế đã được đặt ra từ rất lâu. Trong nền kinh tế hàng hóa, liên kết kinh tế trong quá trình sản xuất – tiêu thụ của doanh nghiệp càng phải được đặt lên hàng đầu, đó không chỉ là vấn đề cấp thiết trong nước mà hiện nay các nước trên thế giới vấn đề về liên kết cũng đang là vấn đề đang được quan tâm. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của công ty khá bền vững. Công ty CPTPXK Đồng Giao có mối liên kết rất tốt với các hộ nông dân tham gia sản xuất dứa trên địa bàn xã Quang Sơn thông qua hợp đồng văn bản, đây là loại phương thức liên kết có tính ràng buộc cao về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia liên kết. Công ty rất chú trọng tới việc xây dựng và duy trì mối liên kết với hộ nông dân vì công ty luôn ý thức rằng đây là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Ở Quang Sơn, nông dân chỉ biết đến mối quan hệ của hộ và doanh nghiệp mà không biết nhiều tới tầm ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Các chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư công còn hạn chế.. Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị có mối liên hệ mật thiết với các trường chuyên nghiệp như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các trạm khuyến nôngnhằm thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, quy trình kỹ thuật tiên tiến, giống mớinhằm áp dụng vào sản xuất dứa ... Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị nhiều năm kinh doanh có lãi thì việc đầu tư phát triển thị trường, mở rộng vùng của công ty là điều tất yếu. Bởi vậy, vai trò của nhà tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tình hình hiện nay và trong tương lai. Một số biện pháp để tăng cường mối liên kết đó là: nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cũng như vai trò của nhà nước trong việc quản lý, giải quyết mâu thuẫn cũng như lĩnh vực đầu tư công ở từng địa phương hiện nay. Ngoài ra, để liên kết bền vững cần phải có một số giải pháp cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đối với hộ nông dân, cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa với doanh nghiệp. Bên cạnh đó là một số giải pháp đối với doanh nghiệp như: hoàn thiện chế tài về giá; giải pháp về cơ chế thanh khoản của công ty; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học; giải pháp về vốn tín dụng. Khi thực hiện các giải pháp trên, kết quả đem lại là sự mở rộng quy mô của mối liên kết, nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, nâng cao sự hiểu biết về vai trò của hợp đồng trong sản xuất - tiêu thụ dứa đối với nông dân, tạo hành trang cho nông dân tham gia vào liên kết. Bên cạnh đó, là con đường đúng đắn để có thể tìm ra tiếng nói chung cho doanh nghiệp và hộ nông dân trong quá trình liên kết sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất – tiêu thụ dứa.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các hình thức hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản 7
Bảng 3.1 Biến động dân số xã Quang Sơn từ năm 2011 - 2014 25
Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của xã Quang Sơn 25
Bảng 3.3 Tình hình sử dụng đất đai xã Quang Sơn năm 2014 26
Bảng 4.1 Thực trạng sản xuất dứa theo hợp đồng 37
Bảng 4.2 Thông tin chung các hộ điều tra năm 2015 39
Bảng 4.3 Thời điểm ký kết hợp đồng giao khoán sản lượng 40
Bảng 4.4 Thực trạng thực hiện sản xuất dứa nguyên liệu theo hợp đồng 41
Bảng 4.5 Nội dung cơ bản của hợp đồng giao khoán sử dụng đất 43
Bảng 4.6 Thực trạng giao khoán đất cho hộ dân của Công ty DOVECO 45
Bảng 4.7 Đánh giá thời hạn giao đất của Công ty DOVECO với hộ dân 46
Bảng 4.8 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng giao khoán SXNN 47
Bảng 4.9 Chi phí bình quân đầu tư trên 1 ha dứa trồng mới 48
Bảng 4.10 Tình hình hỗ trợ vật tư ứng trước cho dứa trồng mới 50
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của hộ về tình hình cung ứng vật tư, phân bón 51
Bảng 4.12 Tổ chức tập huấn cho các hộ tham gia sản xuất dứa 53
Bảng 4.13 Ý kiến đánh giá của hộ về biện pháp hỗ trợ chuyển giao kỹ 54
Bảng 4.14 Thực trạng thực hiện sản lượng giao khoán theo hợp đồng 55
Bảng 4.15 Tình hình tiêu thụ dứa của các hộ dân xã Quang Sơn 56
Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá của hộ dân về sản lượng giao khoán 57
Bảng 4.17 Mức hỗ trợ vận chuyển của công ty DOVECO theo hợp đồng 58
Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá về phương thức thu mua và hỗ trợ vận chuyển 59
Bảng 4.19 Giá thu mua dứa nguyên liệu của công ty DOVECO năm 2014 60
Bảng 4.20 Ý kiến đánh giá của hộ về giá thu mua dứa theo hợp đồng (%) 62
Bảng 4.21 Ý kiến đánh giá của hộ về cơ chế thanh toán của công ty (%) 64
Bảng 4.22 Số lượng hộ dân vi phạm hợp đồng 65
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Mối liên kết giữa hộ dân xã Quang Sơn và Công ty DOVECO 37
Biểu đồ 4.1 Giá bán dứa của các hộ nông dân ở xã Quang Sơn năm 2014 61
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Diễn giải
1
BQ
Bình quân
2
BVTV
Bảo vệ thực vật
3
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
4
Công ty CPTPXK
Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu
5
CT
Công ty
6
DN
Doanh nghiệp
7
ĐVT
Đơn vị tính
8
HĐ
Hợp đồng
9
HĐSX
Hợp đồng sản xuất
10
HTX
Hợp tác xã
11
SX
Sản xuất
12
SXNN
Sản xuất nông nghiệp
13
TB
Trung bình
14
Tr.đ
Triệu đồng
15
TX. Tam Điệp
Thị xã Tam Điệp
16
UBND
Ủy ban nhân dân
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm làm ra luôn là thách thức, là mối quan tâm lo lắng của chính phủ các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ sản phẩm nông nghiệp do các hộ nông dân, phần lớn là tầng lớp nghèo trong xã hội sản xuất ra, nếu không được tiêu thụ tốt và đem lại lợi nhuận cho họ, thì thu nhập và đời sống của họ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Khi ấy, trách nhiệm sẽ có phần thuộc về Chính phủ. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản được xác định là một trong những khâu then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững dựa trên nền cung cấp nguyên liệu ổn định. Điều này được cụ thể hóa bằng quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng và nhiều các văn bản pháp quy khác như Chỉ thị 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) là một trong những đơn vị đi đầu trong xuất khẩu sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm dứa nói riêng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các công ty đã dần thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng dứa nguyên liệu cũng như đảm bảo cung cấp đủ dứa nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của công ty và hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Tuy nhiên, một rào cản lớn hiện nay trong mối liên kết là quan hệ về lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các “nhà” với nhau vẫn chưa rõ ràng. Mức liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa ở mức thiết thực, đầu ra cho nông sản vẫn đang bức xúc. Bởi vậy: Làm sao để mối liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân ngày càng trở nên bền chặt? Giải pháp nào để đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên?... đang là vấn đề bức thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân xã Quang Sơn, TX. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO)”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ dân xã Quang Sơn và Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO), từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sản xuất theo hợp đồng giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện sản xuất nông sản theo hợp đồng giữa người dân và doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng trên địa bàn xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu, đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ nông dân và Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO).
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường sản xuất dứa theo hợp đồng giữa các hộ nông dân trên địa bàn với Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Sơn với Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO).
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ dứa theo hợp đồng giữa hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết một cách hiệu quả và bền vững.
- Không gian nghiên cứu: xã Quang Sơn – TX. Tam Điệp – tỉnh Ninh Bình và Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO).
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 23 tháng 01 năm 2015 đến ngày 24 tháng 05 năm 2015. Số liệu được sử dụng trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2015.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất dứa ở xã Quang Sơn diễn ra như thế nào?
- Mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) hiện nay ra sao?
- Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng giữa hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) hiện nay ra sao?
- Các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa hộ dân và doanh nghiệp?
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và vai trò của hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
2.1.1.1 Khái niệm hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Theo Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế của Việt Nam định nghĩa về hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản như sau:
Hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng và quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xác định và thực hiện kế hoạch của mình.
*Nội dung của hợp đồng:
Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Hợp đồng sau khi ký kết là cơ sở pháp lý để gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu theo các quy định của hợp đồng. Theo QĐ 80/2002/TTg thì hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: ứng trước vốn , vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa, bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa, trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa, liên kết sản xuất.
Hộ nông dân sử đúng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, sau đó nông sản được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
*Giải quyết tranh chấp hợp đồng:
Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản phải đảm bảo nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật, được UBND xã xác nhận hoặc phòng công chứng huyện chứng thực. Doanh nghiệp và người sản xuất có trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng nội dung đã ký mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận xử lý các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp không được tranh mua nông sản hàng hóa của nông dân mà doanh nghiệp khác đã đầu tư phát triển sản xuất. Không được ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa mà người sản xuất đã ký hợp đồng với doanh nghiệp khác. Người sản xuất chỉ được bán nông sản hàng hóa sản xuất theo hợp đồng cho doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đã đầu tư hoặc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa từ chối không mua hoặc mua không hết nông sản hàng hóa của mình.
Khi có tranh chấp về hợp đồng thì UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa án để giải quyết theo pháp luật.
2.1.1.2 Vai trò của hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Nhờ chuyển tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu gom/người chế biến/người kinh doanh lớn xuất khẩu) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng (sản xuất – chế biến – tiêu thụ) (Đỗ Kim Chung, 1999). Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến đem lại tác dụng to lớn sau:
Đối với người sản xuất nguyên liệu đặc biệt là hộ nông dân hợp đồng liên kết giúp đảm bảo ổn định được thị trường tiêu thụ giảm rủi ro về giá cả đối với nông sản sản xuất ra, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và các thông tin về thị trường nên khắc phục được nhiều hạn chế của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận được với công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, ổn định và phát triển được sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận hộ nông dân ở các vùng khó khăn.
Đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản hợp đồng liên kết giúp đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất nên có thể mở rộng được quy mô hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm chi phí thu mua nguyên liệu, tạo ra nhiều khả năng hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giảm thiểu được các rủi ro nên các doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển sản xuất bền vững.
2.1.1.3 Các hình thức hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Hiện nay ở nước ta có 4 hình thức hợp đồng nông sản chủ yếu. Mỗi hình thức chứa đựng những đặc điểm riêng theo yêu cầu thu hút nguyên liệu của công ty về đảm bảo hình thành vùng nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp. Xét trên phương diện HĐSX, cả 4 hình thức đều phản ánh tinh chất và mức độ quan hệ giữa các doanh nghiệp với hộ sản xuất nguyên liệu. Khi chủ động về đất, vườn cây và vốn thì doanh nghiệp nắm ưu thế trong hợp đồng, có quyền nhiều hơn trong các điều kiện ràng buộc của hợp đồng với hộ nông dân về cung ứng nguyên liệu cho chế biến.
Bảng 2.1 Các hình thức hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Hình thức hợp đồng
Đặc điểm chính
HĐSX I: Công ty hợp đồng với hộ sản xuất nhận khoán trên đất của công ty
- Về cơ bản là giao khoán trồng cây lâu năm trên đất công ty hoặc giao đất để sản xuât sản phẩm theo yêu cầu của công ty.
- Nội dung chính của hợp đồng là công ty giao đất cho hộ sản xuất theo hình thức giao khoán sản phẩm.
- Công ty cam kết cung cấp vật tư cho sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ sản xuất.
HĐSX II: Công ty hợp đồng với hộ sản xuất về đầu tư và thu mua sản phẩm
- Hộ nông dân sử dụng đất của hộ để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng với doanh nghiệp.
- Công ty cung ứng trước phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, tiền vốn cho hộ sản xuất và đảm bảo bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch.
- Công ty cam kết cung cấp vật tư cho sản xuất, hướng dẫn kĩ thuật cho hộ sản xuất.
HĐSX III: Công ty hợp đồng về bán vật tư và thu mua sản phẩm
- Hộ nông dân sử dụng đất của họ để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng với doanh nghiệp.
- Công ty bán vật tư cho hộ và thu mua nguyên liệu.
- Công ty bán vật tư cho sản xuất, hướng dẫn kĩ thuật cho hộ sản xuất.
HĐSX IV: Công ty hợp đồng mua sản phẩm với hộ sản xuất tự do
- Có thể kí hợp đồng hoặc chỉ là các thỏa thuận đơn giản giữa công ty với hộ nông dân. Tính ràng buộc của điều khoản hợp đồng yếu nên dễ bị vi phạm. Hình thức này vừa được áp dụng bởi các công ty tư nhân hoặc các công ty có quy mô nhỏ.
-Công ty chỉ thu mua sản phẩm của hộ nông dân, trả tiền mặt, không hỗ trợ “ đầu vào” cho nông dân.
- Người dân có thể bán nguyên liệu cho bất kì công ty nào.
(Nguồn: Lê Hữu Ảnh, 2013)
2.1.2 Nội dung đánh giá thực hiện hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản
2.1.2.1 Đánh giá hợp đồng giao khoán sử dụng đất nông nghiệp
Nội dung của hợp đồng giao khoán đất xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của bên giao khoán là doanh nghiệp, hoặc các nhà cung ứng đầu vào và bên nhận khoán là các hộ nông dân. Sử dụng vào các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản. Nội dung hợp đồng được thể hiện rõ là doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đồng thời thực hiện cung ứng các dịch vụ thủy lợi, khuyến nông, vận chuyển, tiền vốn và thu mua sản phẩm. Ngược lại, các hộ nhận khoán có trách nhiệm bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho công ty theo hợp đồng giao khoán hàng năm.
2.1.2.2 Đánh giá thực hiện cung ứng vật tư của doanh nghiệp
Nội dung liên kết này được thực hiện giữa các nhà cung ứng đầu vào và hộ dân sản xuất nông sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chủ thể là nhà cung ứng đầu vào có thể là doanh nghiệp thu mua, các cơ sở thu gom, các đại lý,đây là nội dung quan trọng nhằm ổn định quá trình sản xuất nông nghiệp.
Mối liên kết này thường được thực hiên thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ và sự tin tưởng của hộ nông dân với các nhà cung ứng đầu vào.
Theo các điều khoản của hợp đồng trong liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu đã ký kết, doanh nghiệp sẽ cho hộ nông dân vay về giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cho hộ dân trồng dứa.
Trên thực tế điều tra các hộ dân thì một số doanh nghiệp không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng về cung ứng vật tư như không cung ứng đủ giống cây con, phân bón, thuốc trừ sâu. Phân bón được cung ứng từ phía doanh nghiệp kém chất lượng so với thị trường bên ngoài. Hay cung ứng vật tư chậm trễ không đúng thời vụ khiến các hộ dân mất niềm tin ở doanh nghiệp.
Các hộ dân cho biết phần lớn các doanh nghiệp thường vi phạm hợp đồng, lấy thế độc quyền về sản xuất, thu mua dứa nguyên liệu để ép giá các hộ dân. Các hộ dân chỉ nhận được một phần số vật tư do doanh nghiệp cung ứng, còn lại là phải tự đầu tư nếu muốn thu được năng xuất cao hơn.
2.1.2.3 Đánh giá thực hiện hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của công ty
Chủ thể tham gia liên kết trong hoạt động cung ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là các nhà khoa học, HTX, doanh nghiệp chế biến và hộ gia đình nông dân. Nhà khoa học gồm các cán bộ nghiên cứu của các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, các cán bộ khuyến nông.
Để sử dụng có hiệu quả giống cây, con và các vật tư kỹ thuật nông nghiệp, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên kết giữa khoa học và sản xuất không chỉ có tác dụng giúp nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra nông phẩm an toàn cung cấp cho xã hội. Thật là khiếm khuyết và kém hiệu quả nếu doanh nghiệp chỉ bán giống tốt, vật tư kỹ thuật cho nông dân theo kiểu “ mua đứt bán đoạn”, các tổ chức đoàn thể cần tạo niềm tin ở nông dân bằng hiệu quả của khuyến nông đem lại. Nói cách khác phải gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở, những người hàng ngày tiếp cận với nông dân để tiêu thụ được giống, vật tư nông nghiệp nhất là để tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, ổn định cung cấp nguyên liệu chế biến – tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đòi hỏi các cơ quan, đoàn thể phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và sản xuất, bằng cách thực hiện hợp đồng giữa các doanh nghiệp và nhà khoa học, chuyển giao công nghệ đến từng hộ gia đình nông dân thông qua các tổ chức khuyến nông, hội nông dân, các tổ chức quốc tế,
Trong quá trình trồng, chăm sóc doanh nghiệp thường cử cán bộ nông vụ của mình giúp đỡ cũng như giám sát các hộ nhưng với hàng trăm, hàng nghìn hộ nông nông dân thì lực lượng cán bộ nông vụ là quá mỏng.
2.1.2.4 Đánh giá thực hiện tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
*Tình hình thu mua nông sản của doanh nghiệp
Sau khi nhận các khoản đầu tư của doanh nghiệp để tiến hành sản xuất nông sản, các hộ nông dân sẽ phải trả nợ bằng việc bán lại nông sản cho doanh nghiệp vào vụ thu hoạch. Chính phương thức đầu tư ứng trước và thu mua sản phẩm này đã tạo ra những rằng buộc chặt chẽ về kinh tế dữa các hộ nông dân và doanh nghiệp, nhưng vấn đề đặt ra là doanh nghiệp tổ chức thu mua như thế nào, với mức giá nào cho phù hợp để đảm bảo lợi ích của hai bên.
Thực tế, doanh nghiệp không mua hết sản phẩm, không thực hiện đúng cam kết về giá mua, doanh nghiệp còn lợi dụng thế độc quyền nguyên liệu gây sức ép đối với người sản xuất, gây khó khăn cho nông dân trong việc giao sản phẩm. Mặt khác khi tham gia hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn khá ngặt nghèo để phân loại sản phẩm trong khi giá mua thấp, đã gây không ít khó khăn cho các hộ dân. Chính vì vậy, mà cả hai bên đều nảy sinh những mâu thuẫn ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tiêu thụ nông sản.
*Đánh giá thực hiện thanh toán của doanh nghiệp
Phương thức thanh toán tiền của doanh nghiệp là đối trừ nợ đã ứng trước số thừa được lấy về. Đối với phần vay giống, doanh nghiệp sẽ trừ một nửa số nợ, số nợ giống còn lại sẽ khấu trừ vào vụ tiếp theo. Các lần thanh toán hai bên, doanh nghiệp và hộ dân đều xem xét từng đợt để giải quyết các phần nợ đầu tư.
Với các hộ lớn làm chủ hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp thì phương thức thanh toán này hoàn toàn hợp lý, hộ dân có thể nhận dược tiền bán sản phẩm chậm nhất là sau 30 ngày kể từ khi nhận phiếu cân. Tuy nhiên phương thức thanh toán này lại gây khó khăn đối với hầu hết các hộ ký hợp đồng qua nhóm hộ. Đối với các nhóm hộ, các doanh nghiệp sẽ thanh toán với người đại diện hay chủ hợp đồng. Người chủ hợp đồng sẽ thanh toán với từng hộ trong nhóm. Và để thanh toán cho người chủ hợp đồng thì phải có kết quả của tất cả các hộ trong nhóm, do phải chờ đợi kết quả chung nên các hộ dân chỉ nhận được tiền bán sản phẩm trung bình sau nửa tháng. Điều này gây khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến các hộ. Vì vậy, nhiều hộ trong các nhóm hộ đã tìm cách đưa nông sản của mình cho các hộ ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp để nhanh chóng lấy được tiền bán dứa.
2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện hợp đồng
2.1.3.1 Mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
Mâu thuẫn giữa nhu cầu mua của doanh nghiệp và khả năng bán nông sản cho doanh nghiệp của hộ nông dân và khả năng vượt kế hoạch của hộ nông dân. Trong khi nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng các hộ nông dân tham gia liên kết lại không bán cho doanh nghiệp hết mà chỉ bán trong sản lượng giao khoán, còn lại là bàn ra ngoài với giá cao hơn.
Mâu thuẫn giữa mong muốn hộ nông dân và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Hộ nông dân luôn mong giá nông sản có thể thay đổi và xấp xỉ với giá thị trường, trong khi doanh nghiệp thì khó có thể linh động giá thường xuyên như vậy. Về vấn đề cung ứng đầu vào, và thanh khoản giữa doanh nghiệp và hộ nông dân cũng gặp không ít khó khăn. Nông dân thì luôn kêu ca doanh nghiệp trả tiền chậm, còn doanh nghiệp thì luôn phê bình chất lượng nông sản của hộ nông dân. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới mối liên kết lâu dài của doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
2.1.3.2 Đầu tư công
- Vai trò của chính quyền địa phương
Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khi tham gia liên kết là vấn đề thực sự cần thiết, tuy nhiên hầu hết vấn đề này chưa được giải quyết thỏa đáng. Doanh nghiệp t... động của Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) trên địa bàn xã Quang Sơn
Công ty CPTPXK Đồng Giao thành lập ngày 26/12/1955 với tên giao dịch DONG GIAO JOISTOCK FOODSTUFF COMPANY, tên viết tắt là DOVECO, là một doanh nghiệp sản xuất và chế biến kinh doanh các mặt hàng nông sản đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên của công ty là 5.500ha trong đó đất dùng cho SXNN là 2.500ha chủ yếu được sử dụng để trồng dứa.
Từ những năm cổ phần hóa, công ty thay đổi hình thức quản lý: các hộ dân xã Quang Sơn mong muốn có đất sản xuất, làm đơn xin được công ty cấp đất, và làm hợp đồng với công ty, hình thành các đội sản xuất; công ty cung cấp phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn kỹ thuật trồng dứa theo tiêu chuẩn GAP cho các hộ nông dân xã Quang Sơn. Những hộ nông dân mong muốn được đóng bảo hiểm để về hưởng lương thì nộp tiền cho công ty và công ty sẽ coi họ là công nhân của công ty và đóng bảo hiểm cho họ. Tất cả sản lượng dứa mà hộ sản xuất ra đều phải bán cho công ty với mức theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi công nhân tới tuổi nghỉ hưu, công nhân có quyền chuyển nhượng đất cho người khác, đồng thời chuyển nhượng quyền sử dụng cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi đối với công ty cho người được chuyển nhượng.
Hàng năm, công ty sẽ tiến hành thu gom dứa nguyên liệu thành ba đợt đợt, trong đó có 2 đợt dứa trái vụ: đợt từ tháng 1 đến tháng 6 và đợt từ tháng 9 đến tháng 12. Đợt dứa chính vụ là đợt từ tháng 7 đến tháng 9 và giá dứa trái vụ luôn luôn cao hơn dứa chình vụ. Hộ nông dân xã Quang Sơn tham gia sản xuất trên đất của công ty bắt buộc phải sản xuất theo định hướng và tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của công ty. Hộ được giao khoán sản phẩm và tới mua thu hoạch công ty sẽ tổ chức thu mua bằng nhiều hình thức: thu mua tại điểm thu mua của công ty, người thu gom trực tiếp xuống hộ dân để thu mua, hoặc thu mua qua đội sản xuất.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này (số hộ dân ký hợp đồng, diện tích giao khoán, số hộ vi phạm hợp đồng,) được thu thập chủ yếu từ phòng Nông nghiệp của Công ty CPTPXK Đồng Giao, từ các báo cáo về kết quả thu mua nguyên liệu của công ty.
Thu thập những số liệu về diện tích đất được giao khoán của mỗi hộ trong đội sản xuất đội Trại Vòng và Thống Nhất về địa điểm, thời hạn sử dụng đất, năng xuất dứa mỗi vụ của các hộ dân, giá dứa nguyên liệu công ty thu mua hàng năm, giá dứa các hộ dân bán ra thị trường, chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho mỗi vụ dứa bình quân trên 1 ha đất giao khoán, khối lượng dứa nguyên liệu công ty thu sản mỗi vụ qua các năm,
Số liệu sơ cấp:
Các số liệu sơ cấp về tình hình sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu, ý kiến đánh giá về các điều khoản của hợp đồng liên kết được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất dứa nguyên liệu có ký hợp đồng nhận khoán SXNN với công ty ở đội sản xuất Trại Vòng, đội Thống Nhất.
Điều tra hộ nông dân: điều tra 50 hộ dân, chọn các hộ có quy mô lớn, trung bình và nhỏ ( quy mô lớn từ 2 ha trở lên, quy mô trung bình từ 1,5– 1.9 ha, quy mô nhỏ dưới 1,5ha), theo tình hình chấp hành thực hiện hợp đồng (thực hiện tốt, thực hiện không tốt...).
Nội dung điều tra bao gồm:
- Thực trạng sản xuất dứa ở xã Quang Sơn.
- Mối liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của Công ty CPTPXK Đồng Giao.
- Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ dứa theo hợp đồng của các hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao.
- Các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa hộ dân và công ty.
- Điều tra, phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm với cán bộ của công ty:
+ Để thu thập những số liệu về diện tích đất được giao khoán của mỗi hộ, địa điểm, thời hạn sử dụng đất, năng suất dứa mỗi vụ của các hộ dân đội sản xuất Trại Vòng, Thống Nhất.
+ Giá dứa nguyên liệu công ty thu mua hàng năm, giá dứa các hộ dân bán ra thị trường, chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho mỗi vụ dứa bình quân trên 1 ha đất giao khoán.
+ Khối lượng dứa nguyên liệu công ty thu sản mỗi vụ qua các năm, thu thập ý kiến của người dân về những vấn đề giá cả thu mua dứa hàng năm.
+ Tình hình hỗ trợ cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật của công ty đến các hộ dân như thế nào? Tình hình thanh toán có đúng như trong hợp đồng đã ký kết hay không? Tại sao nhiều hộ dân cũng như công ty lại vi phạm các điểu khoản hợp đồng? Tại sao nhiều hộ dân lại muốn bán dứa ra thị trường bên ngoài mà không muốn bán cho nhà máy,
c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Khi thu thập số liệu, xây dựng đề cương chi tiết về vấn đề nghiên cứu cần tham khao ý kiến chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên sâu, các cán bộ lãnh đạo công ty các hộ dân sản xuất nguyên liệu giàu kinh nghiệm. Nhằm phát hiện vấn đề cũng như đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề đó.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có những hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.
- Phương pháp chuyên khảo: Qua việc thu thập ý kiến của các hộ trồng dứa để có thể nắm bắt những thông tin bất cân xứng trong thực hiện hợp đồng canh tác giữa hộ dân và công ty, xác định giải pháp giảm thiểu thông tin bất cân xứng trong thực hiện hợp đồng canh tác dứa giữa công ty và hộ dân.
d. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA ( RRA: Rapid Rural Appraisal)
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn là phương pháp thu nhập thông tin kết hợp nhiều kỹ thuật thu thập tài liệu như quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức, thu lượm các tài liệu đã công bố. Trong nghiên cứu, trước khi tiến hành chọn điểm nghiên cứu đã đi khảo sát thực tế và phỏng vấn không chính thức nông dân. Kết hợp với việc quan sát, ghi chép, và thảo luận tại thực địa chúng tôi đã xây dựng hướng điều tra phân tích một cách cụ thể.
e.Phương pháp đánh giá nhanh nông thông có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal)
PRA là bước phát triển cao hơn của RRA. PRA thu hút sự tham gia của nhiều người, nhất là người sống trong cộng đồng tham gia, hướng họ hiểu thêm về môi trường họ đang sống, tự xác định vấn đề và các giải pháp vượt qua khó khăn đó (Đỗ Kim Chung, 1999).
PRA có 10 công cụ khác nhau để thực hiện, trong nghiên cứu này tôi tiến hành một số công cụ sau:
Thảo luận nhóm nông dân
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin một cách cơ bản và chung nhất. Trong nghiên cứu này đã thực hiện thảo luận các nhóm 5 – 7 người là nông dân đã tham gia sản xuất lâu năm tại địa phương cùng với nhóm thảo luận về các vấn đề trong sản xuất dứa như thời vụ, quy trình kỹ thuật, giá cả Cùng thảo luận với họ về các vấn đề trong sản xuất dứa và ghi lại vào những khổ giấy lớn.
Lấy ý kiến cán bộ cộng đồng
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của cán bộ cộng đồng tại điểm nghiên cứu để xác định được mục tiêu và phương pháp tiến hành nghiên cứu phù hợp. Từ kết quả thảo luận chung để có những căn cứ để chuẩn bị điều tra và có dữ liệu cho điều tra một cách chung nhất.
Phỏng vấn sâu nông dân theo bảng câu hỏi
Tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bẳng phiếu điều tra đã xây dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về điều kiện sản xuất chung của hộ, thông tin của hộ nông dân. Thông tin tôi tìm hiểu là quá trình sản xuất dứa của hộ, mối liên kết giữa hộ và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ dứa, tình hình hỗ trợ vật tư, kỹ thuật, thu mua, thanh toán giữa công ty và các hộ sản xuất dứa nguyên liệu,
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Nguồn số liệu sau khi đã thu thập được tôi sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.
Dùng phần mềm EXCEL để xử lý và tính toán các số liệu.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả các hiện tượng, các thực trạng trong quá trình liên kết sản xuất tiêu thụ giữa công ty và các hộ nông dân, rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm hoặc so sánh chính hiện tượng đó ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố tạo nên thông tin bất cân xứng trong thực hiện hợp đồng canh tác dứa nguyên liệu giữa công ty và các hộ dân xã Quang Sơn.
Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động về lượng sản phẩm sản xuất ra, lượng sản phẩm tiêu thụ được, biến động về giácủa công ty xuất nhập khẩu và các hộ dân qua các năm, từ đó rút ra những nhận xét, nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp.
3.2.4 Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động kinh tế và xã hội. Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được.
Nội dung của phương pháp:
+ Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng nguồn tài liệu có sẵn từ sách, báo nhằm củng cố những hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn trên thế giới và Việt Nam về vấn đề thông tin bất cân xứng trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu trên cở sở các báo cáo thống kê định kỳ, cụ thể là các báo cáo về diện tích, sản lượng, năng suất số hộ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CPTPXK Đồng Giao qua các năm 2012, 2013, 2014.
+ Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CPTPXK Đồng Giao trong những năm gần đây, thực trạng vấn đề thông tin bất cân xứng trong thực hiện hợp đồng canh tác dứa nguyên liệu giữa công ty và các hộ nông dân.
3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
- Tổng diện tích, năng suất, sản lượng dứa của toàn xã.
- Diện tích, năng suất, sản lượng bình quân/hộ.
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ trong các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
- Lợi ích khi mua đầu vào.
- Lợi ích khi vay vốn tín dụng.
- Lợi ích khi thực hiện quy trình kỹ thuật.
- Lợi ích khi tiêu thụ sản phẩm.
- Lợi ích về mức độ chủ động đầu vào.
3.2.5.3 Một số chỉ tiêu bình quân
- Năng suất bình quân (tấn/ha).
- Diện tích dứa trung bình theo hộ (ha/hộ).
- Lao động bình quân theo hộ (LĐ/hộ).
- Chi phí bình quân theo hộ (tr.đ/hộ).
- Tỷ lệ nhu cầu dứa của doanh nghiệp (%).
- Thu nhập bình quân của hộ (tr.đ/hộ).
- Tỷ lệ phần trăm loại hộ/xã (%).
3.2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
- Tỉ lệ hộ vi phạm hợp đồng (%)
- Năng suất (tấn/ha).
- Lợi nhuận = Giá trị sản lượng – Tổng chi phí sản xuất.
- Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất.
- Tỷ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất.
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO = GO/IC.
- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/IC.
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC.
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ dân và Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO)
4.1.1 Quá trình hình thành liên kết trong sản xuất – tiêu thụ dứa giữa hộ dân và công ty
Hình thức liên kết giữa hộ dân xã Quang Sơn và công ty CPTPXK Đồng Giao dựa trên nền tảng là các đội sản xuất của công ty. Diện tích đất sản xuất trước đây do nông trường quản lý nhưng không hiệu quả. Từ những năm cổ phần hóa, công ty thay đổi hình thức quản lý: người nông dân mong muốn có đất sản xuất, làm đơn xin được công ty cấp đất, và làm hợp đồng với công ty, hình thành các đội sản xuất; công ty cung cấp phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân; những hộ nông dân mong muốn được đóng bảo hiểm để về hưởng lương thì nộp tiền cho công ty và công ty sẽ coi họ là công nhân của công ty và đóng bảo hiểm cho họ; tất cả sản lượng dứa mà hộ sản xuất ra đều phải bán cho công ty với mức theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi công nhân tới tuổi nghỉ hưu, công nhân có quyền chuyển nhượng đất cho người khác, đồng thời chuyển nhượng quyền sử dụng cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi đối với công ty cho người được chuyển nhượng.
Hộ nông dân tham gia sản xuất trên đất của công ty bắt buộc phải sản xuất theo định hướng và tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của công ty. Hộ được giao khoán sản phẩm và tới mua thu hoạch công ty sẽ tổ chức thu mua bằng nhiều hình thức: thu mua tại điểm thu mua của công ty, người thu gom trực tiếp xuống hộ dân để thu mua, hoặc thu mua qua đội sản xuất.
Công ty CPTPXK Đồng Giao
Hộ nông dân
Dứa nguyên liệu
Hợp đồng văn bản
Đầu vào
Hợp đồng SX nông nghiệp trong năm
Sơ đồ 4.1 Mối liên kết giữa hộ dân xã Quang Sơn và Công ty DOVECO
(Nguồn: Nguyễn Mậu Dũng, 2013)
Trên địa bàn xã Quang Sơn – thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình, đa phần các hộ sản xuất dứa nguyên liệu đều tham gia liên kết với công ty, chủ yếu là thông qua hợp đồng canh tác. Ở đây là trường hợp người nông dân ký kết hợp đồng sản xuất dứa cho doanh nghiệp trên đất của doanh nghiệp. Số hộ tham gia liên kết theo hình thức này ngày càng tăng qua các năm.
Bảng 4.1 Thực trạng sản xuất dứa theo hợp đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
2011
2012
2013
Tổng số hộ trong xã
Hộ
1.152
1.154
1.248
Tổng số hộ trồng dứa
Hộ
745
789
923
Tỷ lệ hộ trồng dứa
%
64,67
69,37
73,96
Tỷ lệ hộ ký hợp đồng
%
100
100
100
Tổng sản lượng giao khoán
Tấn
6.356,5
7.542,9
7.686,7
Tổng số lượng hộ bán cho công ty
Tấn
6.526,3
7.822,6
8.165,5
Tỷ lệ hoàn thành
%
102,67
104,96
106,23
Số hộ không hoàn thành sản lượng khoán
Hộ
32
33
25
Tỷ lệ hộ không hoàn thành sản lượng khoán
%
4,30
4,18
2,71
(Nguồn: Phòng nông nghiệp Công ty CPTPXK Đồng Giao, 2013)
Quang Sơn là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Bắc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đây là xã có diện tích lớn nhất thị xã Tam Điệp, điều kiện đất đai thuận lợi cho sản xuất dứa nguyên liệu. Trong những năm gần đây, số lượng hộ trồng dứa trên địa bàn xã có xu hướng tăng dần cụ thể năm 2011 đạt 64,67% đến năm 2012 đạt 69,37% ( năm 2011 có 745 hộ ký kết hợp đồng đến năm 2013 là 789 hộ). Năm 2013 trên địa bàn xã có 1248 hộ dân trong đó số hộ trồng dứa và ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu là 923 hộ chiếm 73,96% tổng số hộ dân), và 100% số hộ trồng dứa đều ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu với công ty. Điều đó cho thấy các hộ dân nhận thấy lợi ích thiết thực mà việc ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu đem lại nên ngày càng có nhiều hộ viết đơn xin nhận giao khoán đất và bao tiêu sản phẩm với công ty.
Trong 3 năm gần đây các hộ trên địa bàn xã Quang Sơn thực hiện tốt về sản lượng giao khoán cho công ty, tỷ lệ hoàn thành qua các năm đều vượt chỉ tiêu giao khoán từ năm 2011 tăng 2,67% đến năm 2013 tăng 6,23%. Năm 2013 sản lượng dứa thực nhập cho công ty cao nhất trong 3 năm, tuy nhiên thì vẫn còn không hoàn thành mức sản lượng mà công ty giao khoán nhưng số hộ vi phạm có xu hướng giảm dần (năm 2012 là 4,18% hộ vi phạm đến năm 2013 chỉ còn 2,71% hộ).
4.1.2 Thông tin chung của các hộ dân xã Quang Sơn
Trong tổng 50 hộ điều tra cho thấy, tuổi bình quân chủ hộ là từ 49 đến 51 tuổi chứng tỏ người dân ở đây có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp khá nhiều năm. Riêng về trồng dứa, các hộ dân xã Quang Sơn đã có kinh nghiệm từ 6 – 17 năm cho thấy cây dứa từ lâu đã có tiềm năng phát triển trên vùng đất này. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dứa tại đây.
Bảng 4.2 Thông tin chung các hộ điều tra năm 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô lớn
Quy mô TB
Quy mô nhỏ
1. Tổng số hộ điều tra
Hộ
11
26
13
2. Tuổi BQ
Tuổi
50
50,7
49,7
3. BQ nhân khẩu
Người/hộ
4
3,9
4
4. BQ lao động NN
Người/hộ
2,7
2,5
2,46
5. Diện tích bình quân
Ha/hộ
2,32
1,27
0,72
6. Chi phí bình quân
Triệu đồng/ha
86,74
79,81
51,58
7. Năng suất trung bình
Tấn/ha
42,84
30,83
12,60
8. Thu nhập trung bình
Triệu đồng/ha
64
43
33
9. Trình độ văn hóa
Cấp I
Hộ
2
8
4
Cấp II
Hộ
7
8
5
Cấp III
Hộ
2
6
2
Không học
Hộ
0
4
2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2015)
Theo kết quả điều tra cho thấy các hộ gia đình có nhân khẩu bình quân là 4 người/hộ và có 2 lao động/hộ tham gia sản xuất dứa nguyên liệu. Đối với nhóm hộ quy mô lớn có bình quân diện tích 2,32ha/hộ, nhóm hộ này đầu tư chi phí trung bình trên 1 ha cao nhất khoảng 86,74 triệu đồng vì vậy thu nhập của nhóm hộ cũng rất cao đạt 46,58 triệu đồng/hộ. Nhóm hộ quy mô nhỏ chi phí đầu tư cho sản xuất dứa nhỏ nhất là 64 triệu đồng/ha và thu nhập bình quân 43 triệu đồng.
4.1.3 Thực trạng ký kết hợp đồng với công ty của hộ dân xã Quang Sơn
4.1.3.1 Thời gian ký kết hợp đồng
Hợp đồng giữa Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) và các hộ được ký từ đầu vụ sản xuất và trong thời gian là 20 năm. Dứa là cây trồng lâu năm, tuy nhiên lại có chu kỳ sản xuất hàng năm (chu kỳ sản xuất dứa từ 1năm rưỡi đến 2 năm) và có khả năng tái sinh lưu gốc. Mía chính vụ có năng xuất cao, còn dứa vụ 2 cho năng xuất thấp hơn nhưng chí phí để xử lý cao và mất nhiều công sức. Chính vì vậy mà giá dứa xử lý luôn cao hơn giá dứa chính vụ, nên đa số các hộ không để dứa vụ 2 mà phá đi để trồng mới. Việc công ty ký hợp đồng với các hộ trong khoảng thời gian 20 năm làm cho hợp đồng thêm bền vững, người sản xuất yên tâm huy động thêm vốn vào phát triển sản xuất, công ty thì có một vùng nguyên liệu ổn định.
Bảng 4.3 Thời điểm ký kết hợp đồng giao khoán sản lượng
Chỉ tiêu
ĐVT
Số hộ
Trước năm 2005
Từ 2005 đến 2010
Từ 2010 đến nay
Tổng số hộ điều tra
Hộ
50
35
2
13
Quy mô lớn
Hộ
11
11
0
0
Quy mô TB
Hộ
26
22
2
2
Quy mô nhỏ
Hộ
13
2
0
11
Tỷ lệ
%
100
70
4
26
(Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn xã Quang Sơn có số hợp đồng ký kết từ năm 2005 là cao nhất 50 hộ chiếm 70%, các hộ ký trước từ năm 2005-2010 chiếm 2 hộ tỷ lệ thấp 4%, các hộ mới ký hợp đồng những năm gần đây chiếm 13 hộ tỷ lệ 26%. Các hợp đồng giao khoán sản xuất và tiêu thụ đối với các hộ dân thuộc công nhân của nông trường, công ty đóng bảo hiểm cho công nhân; tất cả sản lượng dứa mà hộ sản xuất ra đều phải bán cho công ty với mức sản lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Khi công nhân tới tuổi nghỉ hưu, công nhân có quyền chuyển nhượng đất cho người khác, đồng thời chuyển nhượng quyền sử dụng cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi đối với công ty cho người được chuyển nhượng. Đối với các hộ thuộc đối tượng “ dân” có nhu cầu liên kết sản xuất dứa nguyên liệu với công ty, có thể nộp đơn xin thuê đất với giá 350.000 đồng/ năm và phải nộp đủ sản lượng giao khoán cho công ty theo hợp đồng.
4.1.3.2 Thực trạng thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng
Trong mối liên kết giữa Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) và các hộ nông dân trồng dứa, công ty cung ứng trước các đầu vào cho sản xuất dứa nguyên liệu như giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dứa đồng thời mua lại sản phẩm dứa nguyên lieu củệ trên mảnh đất của công ty, khi thu hoạch sẽ bán sản phẩm cho nhà máy chế biến. Quan hệ liên kết này, hợp tác này được thể hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa Công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) và hộ dân. Đây là ràng buộc mang tính pháp lý buộc cả hai bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết. Trong hợp đồng các hộ dân đều phải thực hiện theo kế hoạch trồng dứa của công ty, mức sản lượng giao khoán hàng năm, tình hình sản xuất đối với nhóm hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4 Thực trạng thực hiện sản xuất dứa nguyên liệu theo hợp đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô lớn
Quy mô TB
Quy mô nhỏ
Số hộ điều tra
Hộ
11
26
13
Tỷ lệ hộ theo quy mô
%
22
52
26
Diện tích dứa bình quân
Ha/hộ
2,32
1,27
0,72
Tổng diện tích trồng mới
Ha/hộ
0,7
0,52
0,36
Diện tích dứa kinh doanh
Ha/hộ
1,62
0,75
0,36
Sản lượng giao khoán BQ
Tấn/hộ
28,36
25,45
19,71
Thời hạn giao khoán
Nhỏ hơn 5 năm
Hộ
0
0
0
Từ 5 – 10 năm
Hộ
0
4
4
Lớn hơn 10 năm
Hộ
11
22
9
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Trong tổng số 50 hộ điều tra có 22% hộ quy mô lớn, diện tích bình quân đạt 2,32 ha, đa số các hộ có quy mô trung bình chiếm tỷ lệ khá cao là 52%, nhóm hộ này có diện tích bình quân là 1,27 ha. Nhóm hộ có diện tích dưới 1 ha chiếm 26%. Trong năm 2013, các hộ thực hiện kế hoach trồng mới khá tốt đúng theo định hướng của công ty, nhóm hộ quy mô nhỏ hiện tập trung chủ yếu vào diện tích tồng mới bình quân 0,36 ha/hộ nên diện tích dứa kinh doanh nhỏ nhất bình quân 0,36 ha/hộ, nhóm hộ quy mô lớn tập trung chủ yếu vào diện tích dứa kinh doanh sắp thu hoạch bình quân 1,62 ha/hộ nên diện tích dứa trồng mới trung bình 0,37 ha hộ. Nhóm hộ quy mô trung bình khá kết hợp khá ổn định vừa có dứa trồng mới bình quân 0,52 ha/hộ và diện tích dứa kinh doanh trung bình 0,75 ha/hộ. Sản lượng mà công ty giao khoán đối với nhóm hộ có quy mô lớn là 28,36 tấn dứa/hộ, sản lượng lượng giao khoán đối với hai nhóm hộ còn lại thấp hơn, quy mô TB bình quân là 25,45 tấn dứa/hộ, quy mô nhỏ là 19,71tấn dứa/hộ. trong tổng số 50 hộ điều tra thì nhóm hộ có thời hạn giao khoán duới 5 năm là không có, chủ yếu là nhóm hộ có thời hạn giao khoán 5 – 10 năm chiếm 16% và trên 10 năm chiếm 84%.
4.2 Đánh giá thực hiện sản xuất dứa theo hợp đồng giữa hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao
4.2.1 Đánh giá thực hiện hợp đồng giao khoán sử dụng đất
4.2.1.1 Nội dung hợp đồng giao khoán sử dụng đất
Hợp đồng giao khoán đất trồng cây hàng năm được công ty ký kết với hộ dân trong thời hạn 20 năm, trong đó xác định rõ diện tích trồng dứa và các cây trồng khác được trồng cụ thể trên từng hạng đất. Nội dung của hợp đồng cũng xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của bên giao khoán là Công ty CPTPXK Đồng Giao và bên nhận khoán là các hộ dân. Nội dung liên kết được thể hiện rõ là Công ty CPTPXK Đồng Giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đồng thời thực hiện cung ứng các dịch vụ thủy lợi, khuyến nông, vận chuyển, tiền vốn và thu mua sản phẩm. Ngược lại, các hộ nhận khoán có trách nhiệm bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho công ty theo hợp đồng giao khoán hàng năm.
Bảng 4.5 Nội dung cơ bản của hợp đồng giao khoán sử dụng đất
Công ty CPTPXK Đồng Giao
Hộ nhận khoán
Trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về quản lý và sử dụng đất.
- Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất, hạng đất; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán đất đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai.
- Thực hiện các dịch vụ và tiền vốn, khuyến nông, thu mua sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho bên B chủ động sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện các chính sách về BHXH theo quy định đối với cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường.
- Sử dụng đất nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự hướng dẫn kiểm tra, giám sát của bên giao khoán.
- Nộp cho bên A các khoản thuế theo quy định; nộp BHYT, BHXH phí công đoàn.
( nếu là người đóng BHXH ); nộp các loại quỹ theo quy định.
- Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho bên A theo hợp đồng.
- Giao lại đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, sử dụng vào mục đích khác.
- Không được giao lại đất khoán và đơn phương chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào.
Quyền hạn
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.
- Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp đồng khi có rủi ro xảy ra thiệt hại.
- Khi bên B vi phạm hợp đồng ( trồng cây không đúng định hướng, không hoàn thành chỉ tiêu giao khoán hụt 15% sản lượng giao khoán trong 1 năm ) thì bên A căn cứ vào mức độ vi phạm để hủy bỏ hợp đồng và không đền bù tài sản cho các hộ trồng cây không đúng định hướng.
- Được ký hợp đồng với bên A về dịch vụ sản xuất, vay vốn.
- Nếu bị thiên tai, rủi ro được xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên A theo quy định.
- Được nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch và được hưởng 100% sản lượng vượt khoán theo hợp đồng đã ký.
- Khi chuyển khỏi công ty, chuyển đi làm nghề khác thì được đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo quy định của nhà nước.
- Được bồi thường thiệt hại do bên giao khoán vi phạm hợp đồng.
(Nguồn Công ty CPTPXK Đồng Giao, 2013)
4.2.1.2 Đánh giá thực hiện hợp đồng giao khoán sử dụng đất
Hợp đồng giao khoán đất trồng cây hàng năm được công ty ký kết với hộ dân trong thời hạn nhất định nhưng trong đó nhiều người dân vẫn chưa hài lòng về thời hạn giao khoán đất của công ty, cách giao khoán đất bằng cách xác định rõ diện tích trồng dứa và các cây trồng khác được trồng cụ thể trên từng hạng đất. Nội dung của hợp đồng cũng xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của bên giao khoán là Công ty CPTPXK Đồng Giao và bên nhận khoán là các hộ dân. Nội dung liên kết được thể hiện rõ là Công ty CPTPXK Đồng Giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đồng thời thực hiện cung ứng các dịch vụ thủy lợi, khuyến nông, vận chuyển, tiền vốn và thu mua sản phẩm. Ngược lại, các hộ nhận khoán có trách nhiệm bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho công ty theo hợp đồng giao khoán hàng năm.
Bảng 4.6 Thực trạng giao khoán đất cho hộ dân của Công ty (DOVECO)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô lớn
Quy TB
Quy mô nhỏ
1
Diện tích mong muốn
Ha
4,11
2,35
1,22
2
Diện tích được giao TB/Hộ
Ha
2,32
1,27
0,72
3
Tỷ lệ Thực/mong muốn
%
58,0
63,5
72,0
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Nghiên cứu cho thấy diện tích đất được giao trung bình trong 1 hộ quy mô lớn là 2,32 ha/hộ cao hơn so với hộ có diện tích đất trung bình 1,05 ha , hộ quy mô trung bình có diện tích giao khoán trung bình đạt 1,27ha/hô. Hộ quy mô nhỏ được giao khoản với diện tích nhỏ chỉ đạt 0,72ha/hộ như vậy có thể thấy quy mô hộ có ảnh hưởng và có liên quan mật thiết tới diện tích đất được giao. Diện tích thực được giao bằng các hợp đồng giao khoán đất nhưng trong đó diện tích đất mong muốn của các hộ được giao theo nghiên cứu thường cao hơn so với diện tích thực được giao. Diện tích mong muốn được giao khoán đất của hộ quy mô lớn là 4ha nhưng chỉ đạt 58% mong muốn trong diện tích thực tế được giao. Hộ quy mô trung bình có diện tích đất mong muốn được giao đất là 2ha những hộ này chỉ đạt được 63,5% so với mong muốn. Hộ quy mô nhỏ mong muốn được giao 1ha đất sản xuất nhưng thực tế thì chỉ được công ty làm hợp đồng giao khoán đất với 72% diện tích đất mong muốn.
Bảng 4.7 Đánh giá thời hạn giao đất của Công ty (DOVECO) với hộ dân
TT
Quy mô
Thời hạn (ĐVT:%)
Dài
Trung bình
Ngắn
1
Quy mô lớn
9,09
36,36
54,55
2
Quy TB
23,08
46,15
30,77
3
Quy mô nhỏ
30,77
53,85
15,38
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Nghiên cứu cho thấy rằng các hộ quy mô lớn có đánh giá về thời hạn giao khoán đất trong hợp đồng với công ty có thời hạn ngắn chiếm 54,55%, được đánh giá thời hạn giao đất trung bình chiếm 36,36% còn lại chỉ có 9,09% số hộ quy mô lớn cho rằng thời hạn giao khoán như vậy là dài. Hộ quy mô trung bình đánh giá hời hạn giao khoán hợp đồng ngắn chiếm 30,77%, thời hạn trung bình chiếm 46,15% còn lại có 23,08% hộ quy mô trung bình đánh giá thời hạn hợp đồng giao khoán đất hiện nay là dài. Hộ quy mô nhỏ đa số có đánh giá về thời hạn giao khoán hợp đồng là trung bình chiếm 53,85% số hộ, còn lại có 30,77% đánh giá thời hạn giao khoán như vậy là dài. Hộ có quy mô nhỏ có tỷ lệ đánh giá về thời hạn giao khóa hợp đồng dài chiếm cao nhất trong 3 loại hộ.
4.2.2 Đánh giá thực hiện hợp đồng giao khoán sản xuất nông nghiệp 4.2.2.1 Nội dung hợp đồng giao khoán sản xuất nông nghiệp hàng năm
Ngoài hợp đồng giao khoán sử dụng đất, công ty (đại diện là Phó giám đốc công ty, đội trưởng đội sản xuất) và hộ dân còn ký kết hợp đồng giao khoán SXNN hàng năm. Trong hợp đồng giao khoán sản xuất nông nghiệp hàng năm xác dịnh rõ diện tích trồng từng giống dứa ở từng thời kỳ ( diện tích vụ 1, vụ 2, trồng mới, chồi non), sản lượng giao khoán dựa trên hiện trạng cây trồng của hộ, quy cách phân loại sản phẩm dứa ( dứa loại 1, loại 2), giá thu...hiệp càng phải được đặt lên hàng đầu, đó không chỉ là vấn đề cấp thiết trong nước mà hiện nay các nước trên thế giới vấn đề về liên kết cũng đang là vấn đề đang được quan tâm.
Thứ hai, qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân của công ty khá bền vững. Công ty CPTPXK Đồng Giao có mối liên kết rất tốt với các hộ nông dân tham gia sản xuất dứa trên địa bàn xã Quang Sơn thông qua hợp đồng văn bản, đây là loại phương thức liên kết có tính ràng buộc cao về quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên tham gia liên kết. Công ty rất chú trọng tới việc xây dựng và duy trì mối liên kết với hộ nông dân vì công ty luôn ý thức rằng đây là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Ở Quang Sơn, nông dân chỉ biết đến mối quan hệ của hộ và doanh nghiệp mà không biết nhiều tới tầm ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Các chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư công còn hạn chế.. Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị có mối liên hệ mật thiết với các trường chuyên nghiệp như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các trạm khuyến nôngnhằm thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, quy trình kỹ thuật tiên tiến, giống mớinhằm áp dụng vào sản xuất dứa .. Công ty CPTPXK Đồng Giao là đơn vị nhiều năm kinh doanh có lãi thì việc đầu tư phát triển thị trường, mở rộng vùng của công ty là điều tất yếu. bởi vậy, vai trò của nhà tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tình hình hiện nay và trong tương lai.
Thứ ba, một số biện pháp để tăng cường mối liên kết đó là: nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cũng như vai trò của nhà nước trong việc quản lý, giải quyết mâu thuẫn cũng như lĩnh vực đầu tư công ở từng địa phương hiện nay. Ngoài ra, để liên kết bền vững cần phải có một số giải pháp cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp. Đối với hộ nông dân, cần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa với doanh nghiệp. Bên cạnh đó là một số giải pháp đối với doanh nghiệp như: hoàn thiện chế tài về giá; giải pháp về cơ chế thanh khoản của công ty; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà khoa học; giải pháp về vốn tín dụng.
Thứ tư, khi thực hiện các giải pháp trên, kết quả đem lại là sự mở rộng quy mô của mối liên kết, nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, nâng cao sự hiểu biết về vai trò của hợp đồng trong sản xuất - tiêu thụ dứa đối với nông dân, tạo hành trang cho nông dân tham gia vào liên kết. Bên cạnh đó, là con đường đúng đắn để có thể tìm ra tiếng nói chung cho doanh nghiệp và hộ nông dân trong quá trình liên kết sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất – tiêu thụ dứa.
5.2. Kiến nghị
Để có được mối liên kết bền chặt giữa công ty và hộ nông dân cùng với các nhà khác, không chỉ là sự nỗ lực của công ty và người nông dân mà còn có sự chung tay góp sức từ phía Nhà nước. Điều này vô cùng quan trọng không chỉ đối với công ty mà còn đối với hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung. Chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển bền vững mối liên kết như sau:
* Đối với Nhà nước
Nhà nước cần phải có các chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, vốn nhằm khuyến khích các hoạt động liên kết trong sản xuất – tiêu thụ rau quả chế biến nói chung và dứa nói riêng trên địa bàn xã Quang Sơn, tạo điều kiện cho mối liên kết trên ngày càng phát triển.
Nhà nước cần liên kết với doanh nghiệp, đầu tư hơn nữa trong việc trang bị kiến thức về quy trình kỹ thuật, khuyến nông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có thể tiếp cận công nghệ kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng.
Các cơ quan chuyên trách đảm bảo công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường và giá cả thị trường để nông dân và doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời để chủ động định hướng sản xuất và điều chỉnh giá cả.
* Đối với thị xã Tam điệp
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ hộ nông dân để họ thấy được lợi ích lâu dài mà liên kết thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản đem lại.
- Cần nâng cao vai trò Nhà nước cấp xã: trong mối liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ, Nhà nước cấp xã có vai trò trực tiếp định hướng, tổ chức sản xuất: đôn đốc, giám sát thực hiện hợp đồng và làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp hợp đồng. Nhà nước cần xem xét, bổ sung thêm phụ cấp xã vì phải kiêm nhiệm việc.
* Đối với công ty
Công ty cần chủ động nguồn vốn kinh doanh, duy trì và hoàn thiện chế tài về giá với hộ nông dân tham gia liên kết. Bên cạnh đó, chế tài thanh khoản cũng cần được chú trọng, thanh khoản kịp thời và sòng phẳng cho người nông dân giúp công ty xây dựng hình ảnh tốt của công ty trong lòng người dân tham gia liên kết.
Công ty cần chú trọng hơn nữa xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nhà khoa học, nhà nước nhằm tận dụng tối đa nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cũng cần có những chính sách hợp lý, thu hút và khuyến khích các hộ nông dân tham gia hợp đồng với nông dân, đồng thời cũng có chính sách khuyến khích các hộ đã tham gia ký hợp đồng sản xuất đúng quy trình định hướng sản xuất của công ty và nông dân hăng say sản xuất, vượt khối lượng giao khoán.
*Đối với người dân
Cần nhận thức rõ hơn những lợi ích kinh tế lâu dài và trách nhiệm khi tham gia hợp đồng canh tác với doanh nghiệp.
Cần tích cự tham gia học hỏi, trao đổi thêm kinh nghiệm chăm sóc, kỹ thuật dứa. Thường xuyên và tích cực tham gia tập huấn kỹ thuật mà công ty và địa phương tổ chức để nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin thị trường.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS.Nguyễn Hữu Khánh
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Đăng Khoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mậu Dũng (2013) “Thực trạng liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của các hộ dân với Công ty CPTPXK Đồng Giao”.
2. Ninh Đức Hùng (2008), “Các giải pháp phát triển vùng rau quả của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Cao Thuý Xiêm, 2008, Kinh tế học vi mô phần 2, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Trần Văn Thanh (2012), “Nghiên cứu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa của các hộ nông dân với công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) trên địa bàn xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5. Đỗ Vân Hà (2010), “Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau chế biến giữa một số công ty chế biến nông sản Bắc Giang và các hộ nông dân xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
6. Phan Thị Hương Mơ (2010), “Nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ dứa của hai công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao và Bắc Giang”, khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Trần Kim Anh (2009), “Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại địa bàn xã Đông Dư, huyện Gia Lâm”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
8. Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), “Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phòng kế toán – tài chính, “Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao qua các năm 2012, 2013, 2014”.
10. UBND xã Quang Sơn, “Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của xã qua ba năm 2012, 2013, 2014”.
11. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), “Giáo trình Kinh tế nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
12. Đỗ Kim Chung (1999), “Một số vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế xã hội phát triển nông thôn”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Đỗ Kim Chung (1999), “Đánh giá nông thông có sự tham gia của dân: công cụ thực tiễn cho cộng đồng tham gia có hiệu quả vào quá trình phát triển nông thôn”, Bài giảng lớp tập huấn về “Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
14. Đỗ Vân Hà (2010), “Nghiên cứu một số mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau chế biến giữa một số công ty chế biến nông sản Bắc Giang và các hộ nông dân xã Quang Thịnh huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội..
15. David. W. Pearce (1999), “Từ điển kinh tế học hiện đại”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.Chính phủ (2002). Quyết định 80/2002/QĐ – TTg, ngày ngày 24/6/2002 về “Khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng”.
17. Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
18. Lê Hồng Nhung (2014), “ Đánh giá tình hình thực hiệp hợp đồng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu giữa các hộ dân xã Quang Sơn, TX Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình với công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu dứa Đồng Giao”, Luận văn cử nhân kinh tế. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
PHỤ LỤC
Phục lục 01: Mẫu hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Công ty CPTPXK Đồng Giao
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: /20/HĐ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG
GIAO KHOÁN SỬ DỤNG ĐẤT VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
- Căn cứ nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
- Căn cứ thông tư hướng dẫn số 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của BỘ NN và PTNT
- Căn cứ nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty CPTPXK Đồng Giao ngày//20
- Căn cứ đơn xin nhận khoán đất của ông (bà)
Hôm nay, ngày tháng năm 20
Tại văn phòng công ty CP TPXK Đồng Giao
HAI BÊN GIAO VÀ NHẬN KHOÁN
I – BÊN GIAO KHOÁN (BÊN A): Công ty CP TPXK Đồng Giao
Đại diện công ty ông: VŨ ĐẮC KHANG
Chức vụ: Phó giám đốc Công ty ( Được ủy quyền của giám đốc công ty theo giấy ủy quyền số ngàythángnăm 2007)
Địa chỉ: Phường Bắc sơn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Tài khoản số: ..........................................................................................
Mã số thuế: 421.104.000.001
II – BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B):
CMND số: ......................ngày cấp: ......................tại: .............................
Hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Nơi thường trú: .....................................................................................
Điện thoại: ............................................................................................
Hai bên thống nhất ký hợp đồng khoán đất, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trong thủy sản với các điều khoản sau:
Điều 1: Giao khoán đất, địa điểm và thời hạn sử dụng đất:
a. Tổng diện tích đất giao khoán: ............m2
Hạng đất
Tổng DT
(m2)
Chia ra
Đất cây hàng năm
Đất cây lâu năm
Đất rừng
Đất ao,hồ
Hạng 5
Hạng 6A
Hạng 6B
b.Thời hạn giao khoán:
- Đất cây hàng năm: 09 năm
- Đất cây lâu năm: 19 năm
- Đất trồng rừng: 39 năm
- Đất ao hồ: 03 năm
c. Mức giao khoán
Cây trồng
ĐVT
Hạng 5
Hạng 6A
Hạng 6B
Dứa Cayen
Tấn
Dứa Queen
Tấn
d. Địa điểm giao đất: ........................................................................
Tại đội: .......................................................................
-Điều 2 trách nhiệm và quyền của bên A
1- Trách nhiệm của bên giao khoán:
a. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lí và sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch.
b. Xác định đúng diện tích, vị trí danh giới đất, hạng đất trên phần đất giao khoán theo bản đồ và thực địa.
c. Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán đất, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai và các văn bản pháp quy do cơ quan có thẩm quyên ban hành.
d. Thực hiện các dịch vụ và tiền vốn, khuyến nông, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho bên B chủ động sản xuất kinh doanh.
e. Thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định đối với cá nhân tham gia bảo hiểm
f. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường.
2- Quyền của bên giao khoán:
a. Kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng giao khoán, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật và đất đai.
b. Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp đồng khi có dủi do xảy ra thiệt hại
c. Khi bên B vi phạm hợp đồng (trồng cây không đúng định hướng, không hoàn thành chỉ tiêu giao khoán hụt 15% sản lượng giao khoán trong 3 năm) thì bên A căn cứ vào mức độ vi phạm để hủy bỏ hợp đồng và không đền bù tài sản cho hộ trồng cây không đúng định hướng.
- Điều 3: Nghĩa vụ và quyền hạn của bên B
1, Nghĩa vụ của bên nhận khoán
a. Sử dụng đất đúng mục đích, về kế hoach sản xuất, quy trình ký thuật, chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán.
b. Nộp cho bên A những khoản sau:
- Các quy định thuế theo luật quy định.
- Hoàn trả giá trị cây trồng, Vật nuôi các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất trên đất khoán do bên A đã đầu tư.
- Nộp BHYT, BHXH, phí công đoàn theo chế độ hiện hành (nếu là người tham gia BHXH).
- Nộp quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quản lý chi phí hàng năm theo quy định cảu bên A, theo từng hạng đất.
Đất hạng 5 = 750.000 đồng
Đất hạng 6A = 450.000 đồng
Đất hạng 6B = 350.000 đồng
c. Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất khoán cho bên A theo hợp đồng.
d. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch của bên A, cải tạo, bồi dưỡng đất, không làm thoái hóa và biến dạng cấu trúc và môi trường sinh thái.
e. Chấp nhận các quy định về phòng chống dịch bệnh, cho cây trồng vật nuôi. Bảo vệ nguồn lợi ích của đất, nước, vật kiến trúc và môi trường sinh thái.
f. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì bị hủy hợp đồng và phải bồi thường theo mức độ thiệ hại.
g. Giao lại đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để sử dụng để sử dụng vào mục đích quốc phòng dân sinh, xã hội khác.
h. Không được giao lại đất khoán và đơn phương chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 bất kì hình thức nào.
2, Quyền của bên nhận khoán:
a. Chủ động sản xuất trên diện tích đất khoán, được hưởng thành quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng đất và quyền sử dụng.
b. Được ký hợp đồng với bên A về dịch vụ sản xuất, vay vốn tiêu thụ sản phẩm. Trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên A theo quy định của nhà nước.
c. Được làm lán trại để bảo về sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư sản phẩm khi được nhất trí của giám đốc công ty ( Diện tích tối đa không quá 30m vuông).
d. Được nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch và được hưởng 100% giá trị cượt khoán theo hợp đồng đã ký.
e. Được trồng xen cây phụ trợ dưới các loại cây trồng chính khi chưa khép tán theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng 100% sản phẩm trông xen đó.
f. Khi chuyển đi khỏi nông trường, chuyển đi làm nghề khác chỉ đủ khả năng thực hiện một phần diện tích hoặc trả lại toàn bộ phần đất cho bên giao khoán thì được đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo quy định chung của nhà nước.
g. Được bồi thường thiệt hại do bên giao khoán vi phạm hợp đồng gây ra.
h. Trong trường hợp thiệt hại do thiên tai, rủi do thì được xem sát miễn, giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật
i. Trả lại khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất khoán để sử dụng vào mục đích quốc phòng, dân sinh xã hội khác thì được đền bù theo quy định hiện hành.
Điều 4 điều khoản chung:
- Hợp đồng này có giá trị pháp lý để giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa bên B và bên A. Hai bên đều bình đẳng trước pháp luật
- Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn thì chủ động thông báo cho bên kia biết để bàn bạc, giải quyết bằng văn bản. Nếu bên nào cố tình gây khó khăn làm thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại diện bên A
Đại diện bên B
Phụ lục 02: Hợp đồng giao khoán sản lượng nông nghiệp hàng năm
Công ty CPTPXK Đồng Giao
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: /20/HĐ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 20...
- Căn cứ vào quyết định số 80/TTg, ngày 24/06/2002 của thủ tướng Chính phủ về chính sách tiêu thụ nông sản.
- Căn cứ vào biên bản hội nghị sơ kết ngành nông nghiệp ngày 26/11/2003 của công ty.
- Căn cứ hiện trạng đất đai, cơ cấu cây trồng thực tế của chủ hộ nhận khoán và yêu cầu chế biến dứa quả trong công ty.
Hôm nay, ngày... tháng ...năm 20... tại Công ty TPXK Đông Giao, chúng tôi gồm:
ĐẠI DIỆN CÔNG TY TPXK ĐỒNG GIAO:
Ông: Vũ Đắc Khang – Phó giám đốc công ty
CHỦ HỘ NHẬN KHOÁN:
Ông (bà) .............................................Đơn vị.............................................
Hai bên thống nhất một số nội dung hợp đồng trong năm 20... như sau:
Điều 1: Công ty giao cho chủ hộ đang sản xuất trên diện tích đất .... ha
.- Sản lượng dứa quả bán cho công ty theo khoán:
Các tháng
Dứa Cayen
(Tấn)
Dứa Queen
(Tấn)
Trồng mới
(ha)
Chối Cayen
Chồi Queen
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tổng
Điều 2: Tiêu chuẩn, chất lượng và giá dứa quả:
- Dứa làm cô đặc: Dứa chín, vỏ quả màu vàng từ 1/3 quả đến chín toàn phần
- Dứa làm đồ hộp: Vỏ chín 1 -2 hàng mắt.
( Tiêu chuẩn cụ thể từng thời điểm giám đốc công ty có hướng dẫn và thông báo cụ thể)
Quy cách phẩm chất
Dứa Queen
Dứa Cayen
Loại 1: Quả có trọng lượng từ 0.45 kg trở lên
Loại 1: Quả có trọng lượng từ 0.5 kg trở lên
Loại 2: Quả có trọng lượng từ 0.3 đến dưới 0.45 kg
Loại 2: Quả có trọng lượng từ 0.35 dến dưới 0.5 kg
Giá cả: Thu mua tại ruộng.( chủ lô vận chuyển giao tại nhà máy tiền vận chuyển công ty thanh toán theo số lượng giao và theo cung đường của người giao dứa).
- Loại 1: dứa chế biến cô đặc: giá .... đồng/Kg, dứa chế biến đồ hộp .... đồng/Kg.
- Loại 2: Giá 650 đồng/Kg
- Dứa xanh, úng, trám khi có dứa công ty thông báo sau.
Điều 3: Trách nhiệm của công ty:
- Hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vốn theo định mức đã ghi trong quy trình kỹ thuật trên cơ sở được đội trưởng và phòng Quản lý xác nhận.
- Mua 100% số lượng dứa ghi trong hợp đồng.
- Nếu vì một lý do nào đó, công ty không mua hết số lượng dứa đã ký thì công ty thanh toán 100% giá trị sản phẩm không mua hết ( có biên bản xác nhận của hai bên).
- Thanh toán tiền (sau khi đã trừ nợ) chậm nhất sau 30 ngày kể từ lúc giao nhận sản phẩm, trường hợp trả chậm công ty phải chịu, theo lãi suất ngân hàng từng thời điểm.
Điều 4: Trách nhiệm của chủ hộ:
- Tuyệt đối thực hiện quy trình kỹ thuật các loại cây trồng của công ty đã ban hành, thực hiện đúng hợp đồng đã ký, địa điểm giao dứa: tại nhà máy của công ty.
- Tuyệt đối không được bán dứa quả và chồi dứa Cayen ra ngoài công ty.
- Trường hợp không tuân thủ quy trình chăm sóc, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn giao, chủ hộ chịu trách nhiệm.
- Khi giao dứa quả đúng số lượng, chủng loại và thời gian theo lệnh của giám đốc.
- Không đủ số lượng, chủng loại và thời gian theo lệnh của giám đốc.
- Không đủ số lượng trong khoán phải chịu phạt: Dứa quả: 800 đồng/kg.
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
- Trong trường hợp thiên do thiên tai ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm giao nộp cũng như chất lượng vườn cây, chủ hộ phải có đơn trình bày, có xác nhận của đội trưởng, hai bên bàn bạc có hướng giải quyết theo quy định, sản lượng được giảm chỉ khi hết năm tổng sản lượng vẫn hụt so với khoán và được giám đốc công ty nhất trí mới được giảm sản lượng giao khoán.
- Dứa kém chất lượng nhưng tận dụng chế biến được, công ty vẫn tổ chức thu mua, giá cả sẽ có thông báo cụ thể.
Hợp đông có hiệu lực từ ngày ..../..../20... đến ngày ..../..../20...
Hợp đồng được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
ĐAI DIỆN CHỦ HỘ
CÔNG TY TPXK ĐỒNG GIAO
BẢNG HỎI HỘ, TRANG TRẠI SẢN XUẤT DỨA
Phần I. Tình hình cơ bản của hộ sản xuất dứa.
Họ và tên chủ hộ:
Tuổi:
Địa chỉ:
Số khẩu:
Thuộc dạng hộ:
o Hộ nông nghiệp
o Hộ công nghiệp
Dân tộc:
o Kinh
o Khác
Tình độ học vấn:
o Đại học
o Cao đẳng
o Trung cấp
o Cấp III
o Cấp II
o Cấp I
o Không học
Tổng số lao động trong hộ ( Từ 15 đến 65 tuổi):
Nguồn thu nhập chính của hộ:
o Từ sản xuất dứa
o Từ chăn nuôi
o Từ trồng trọt cây khác ( nêu cụ thể là cây gì?)
o Từ sản xuất nghành nghề
o Từ nguồn khác
Ước tính thu nhập bình quân của hộ từ trồng dứa trong những năm qua:
o Dưới 30 triệu đồng/năm
o 30 – 35 triệu đồng/năm
o 35 – 40 triệu đồng/năm
o 40 – 45 triệu đồng/năm
o Trên 45 triệu đồng/năm
PhầnII. Tình hình sản xuất dứa của hộ dân.
Hộ có tham gia hợp đồng canh tác trong sản xuất và tiêu thụ với CT không?
o Có
o Không
Chi phí bình quân đầu tư trên 1 ha dứa.
Chỉ tiêu
ĐVT
Lượng
Giá (đồng)
Tiền (1000 đ)
Giống dứa
Chồi
Chi phí vật tư
Đạm
Kg
Lân
Kg
Kali
Kg
Vôi bột
Kg
Nilon
Cuộn
Chi phí lao động
Chi phí làm đất
Công
Chi phí thuê nhân công
Công
Chi phí chăm sóc và xử lý
Công
Tổng
Diện tích trồng dứa của hộ năm 2014 là bao nhiêu?
Loại dứa
Diện tích ( ha)
Sản lượng (tấn)
Dứa Cayen
Dứa vụ 1
Dứa vụ 2
Dứa trồng mới
Dứa Queen
Dứa vụ 1
Dứa vụ 2
Dứa trồng mới
Hợp đồng giao đất ký từ năm nào?
o Trước năm 2005
o Từ 2005 - 2010
o Từ 2010 đến nay
Hợp đồng có thời hạn bao nhiêu năm?
o <5 năm
o 5-10 năm
o >10 năm
Phần III. Tình hình tiêu thụ dứa nguyên liệu của hộ
Tại sao ông bà lại bán dứa cho công ty?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Giá cả hợp lý
Giá cả ổn định hơn
Khối lượng dứa tiêu thụ ổn định
Đảm bảo bán được sản phẩm sau khi thu hoạch
Công ty thanh toán tiền đúng thời hạn
Ông bà bán ra ngoài thì theo hình thức nào?
o Bán chui
o Bán được sự đồng ý của công ty
Nếu bán dứa không được sự đồng ý của công ty sẽ bị phạt như thế nào?
o Cảnh cáo, nhắc nhở
o Thu hồi dứa
o Phạt tiền
o Thu hồi đất giao khoán
Tại sao ông bà lại bán dứa ra ngoài?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Giá cả hợp lý
Giá cả ổn định hơn
Khối lượng dứa tiêu thụ ổn định
Đảm bảo bán được sản phẩm sau khi thu hoạch
Thương lái thanh toán tiền nhanh hơn công ty
Tình hình thưc hiện sản lượng giao khoán theo hợp đồng của ông bà với công ty năm 2014
Chỉ tiêu
Loại dứa
ĐVT: Tấn
Sản lượng giao khoán BQ/ha
Dứa Cayen
Dứa Queen
Sản lượng thực tế của hộ BQ/ha
Dứa Cayen
Dứa Queen
Sản lượng thực nộp BQ/ha
Dứa Cayen
Dứa Queen
Sản lượng bán ra ngoài BQ/ha
Dứa Cayen
Dứa Queen
Ý kiến đánh giá của hộ về sản lượng giáo khoán
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Bao tiêu sản phẩm đúng theo hợp đồng
Sản lượng giao khoán hợp lý
Ông bà nhận được hỗ trợ kỹ thuật của công ty trong trồng và chăm sóc dứa dưới những hình thức nào?
o Cán bộ kỹ thuật xuống ruộng chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp
o Hình thức khác
Ý kiến đánh giá của ông bà về biện pháp hỗ trợ kỹ thuật của công ty?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Biện pháp hỗ trợ tốt
Thời điểm hỗ trợ kịp thời
Tình hình hỗ trợ vật tư ứng trước cho hộ trồng dứa của CT.
Chỉ tiêu
ĐVT
Quy mô lớn
Quy mô TB
Quy mô nhỏ
1. Tiền làm đất
Chi phí làm đất BQ
Tr.đ
Tiền Làm đất CT hỗ trợ
Tr.đ
2. Nilon
Lượng nilon sử dụng
Cuộn
Lượng nilon hỗ trợ
Cuộn
Lượng nilon mua ngoài
Cuộn
3. Hỗ trợ về giống/ha
Số chồi hộ trồng/1ha
Chồi
Số chồi CT hỗ trợ/1ha
Chồi
Ông bà nêu ý kiến về tình hình hỗ trợ vật tư ứng trước của công ty.
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Thời điểm cung ứng vật tư kịp thời
Tỷ lệ hỗ trợ vật tư ứng trước hợp lý
Chất lượng vật tư ứng trước tốt
Giá phân bón công ty cung ứng cho ông bà theo hợp đồng.
Giá loại
phân bón (Nghìn đồng/kg)
Thời điểm
Đầu vụ
Giữa vụ
Cuối vụ
Đạm
Lân
Kali
Khác
Ý kiến đánh giá của ông bà về tình hình cung ứng phân bón từ công ty?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Thời điểm cung ứng phân bón kịp thời
Giá cả cung ứng phân bón hợp lý
Chất lượng phân bón tốt
Mức hỗ trợ vận chuyển của công ty DOVECO theo hợp đồng
Cự ly vận chuyển BQ (km)
Mức hỗ trợ/km ( nghìn đồng)
5 - 10
10 -15
15 - 20
Trên 20
Ý kiến đánh giá về phương thức thu mua và hỗ trợ vận chuyển
Chỉ tiêu
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Không biết
Tổ chức thu hoạch kịp thời
Hỗ trợ vận chuyển tốt
Ông bà hãy cho biết giá dứa tiêu thụ của công ty năm 2014
Chỉ tiêu
Loại dứa
Giá theo hợp đồng (đồng/kg)
Giá vượt sản
(đồng/kg)
Giá bán ra bên ngoài
(đồng/kg)
Dứa Cayen
Dứa loại 1
Dứa loại 2
Dứa xanh,úng dập
Dứa Queen
Dứa loại 1
Dứa loại 2
Dứa xanh,úng dập
Ông bà cho ý kiến đánh giá về giá dứa tiêu thụ của công ty
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Giá cả thu mua linh hoạt theo thị trường
Giá thu mua dứa nguyên liệu rất hợp lý
Công ty thanh toán theo phương thức như thế nào?
o Đối trừ nợ đã ứng trước, số thừa được lấy về
o Thanh toán trực tiếp với từng hộ dân đã ký hợp đồng
o Thanh toán cho đội trưởng từng đội sản xuất
Công ty thanh toán vào thời điểm nào sau khi nhận phiếu cân dứa?
o Sau 7 ngày o Sau 1 năm
o Sau 30 ngày
Hàng năm công ty có thanh toán tiền đúng thời hạn với hộ dân không?
o Có
o Không
Nếu công ty không thanh toán tiền thu mua dứa đúng thời hạn thì CT sẽ bồi thường cho ông /bà như thế nào?
o Công ty chịu lãi suất bằng lãi suất cho hộ dân vay
o Không nói rõ trong hợp đồng
Ông /bà hãy nêu ý kiến của mình về cơ chế thanh toán của công ty?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Thời điểm thanh toán đúng theo hợp đồng
Phương thức thanh toán hợp lý
Ông /bà có thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường không ?
o Có
o Không
Thông tin được ông /bà quan tâm nhiều nhất là gì?
o Giá phân bón, thuốc BVTV, đất đèn đầu vào
o Giá dứa nguyên liệu bán ra thị trường
o Lãi xuất ngân hàng
Nguồn thông tin này ông /bà cập nhật chủ yếu từ đâu?
o Nghe trên tivi, sách, báo, internet
o Công ty cung cấp
o Thị trường bên ngoài
Hàng năm công ty có tổ chức cuộc họp để thống nhất giá dứa với đại diện các hộ không?
o Có
o Không
Họp vào thời gian nào ?
o Trước khi thu hoạch
o Trong khi thu hoạch
o Sau khi thu hoạch
Nếu hộ không đủ sản lượng nộp khoán thì công ty xử phạt như thế nào?
o Phạt tiền
o Thu hồi đất giao khoán
Ông /bà đã bao giờ nghĩ đến việc phá hợp đồng chưa?
o Có
o Không
Ông/bà đã bao giờ vi pham hợp đồng với công ty hay chưa?
o Có
o Không
Nếu có thì nguyên nhân ông /bà vi phạm hợp đồng là gì?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Nộp thiếu sản lượng
Tự ý bán dứa ra bên ngoài
Bán vật tư ra bên ngoài
Hình thức phạt với ông /bà khi vi phạm hợp đồng là gì?
o Nhắc nhở, giãn nợ và vụ sau tiếp tục đầu tư
o Công ty đưa ra tòa án TX. Tam Điệp
o Công ty hủy bỏ hợp đồng và không đền bù tài sản cho hộ dân
o Thu hồi diện tích đất đã giao khoán
Theo ông/bà một số điểm cần làm rõ trong hợp đồng ký kết giữa công ty CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) và hộ dân là gi?
Các nhận định
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hoàn
toàn không đồng ý
Không biết
Nếu giá cả trên thị trường thay đổi thì CT sẽ có chính sách điều chỉnh như thế nào?
Nếu công ty không thực hiện đúng những trách nhiệm của mình như cung cấp phân bón, giống, thanh toán tiền chậm thì xử lý như thế nào?
Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản lượng dứa của hộ dân không đạt được như trong hợp đồng thì CT chưa có phương án chia sẻ rủi ro đó.
Ông bà có tiếp tục duy trì hợp đồng canh tác với CT CPTPXK Đồng Giao (DOVECO) trong thời gian tới không?
o Có
o Không
Nếu không xin ông bà hãy chó biết lý do?
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông bà!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_hien_san_xuat_dua_theo_hop_dong_giua.doc