HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC MƯỜNG TRONG GIẢM NGHÈO TẠI XÃ THÀNH MINH, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
Tên sinh viên : HỒ HỮU LƯỢNG
Chuyên ngành đào tạo : PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lớp : K56 PTNTA
Niên khóa : 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : CN. HOÀNG THỊ HẰNG
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
HÀ NỘI, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là của r
108 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc mường trong giảm nghèo tại xã Thành minh, huyện Thạch thành, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
HỒ HỮU LƯỢNG
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường nói chung, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn nói riêng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới CN. HOÀNG THỊ HẰNG và GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, các chị làm việc tại UBND xã Thành Minh, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các Hợp tác xã cùng các hộ dân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện để tôi tiếp cận được những số liệu, thông tin cần thiết để hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng khóa luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
HỒ HỮU LƯỢNG
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSHT : Cơ sở hạ tầng
PTKT : Phát triển kinh tế
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
CT : Chương trình
DA : Dự án
KT : Kinh tế
VH : Văn hóa
XH : Xã hội
DTTS : Dân tộc thiểu số
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH : Khoa học
CN : Công nghệ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Thành Minh 35
Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thành Minh 36
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Thành Minh 39
Bảng 3.4 Tình hình sản xuất nông – lâm – thủy sản của xã Thành Minh 41
Bảng 3.5 Căn cứ lựa chọn thành viên cộng đồng nghèo và cận nghèo 43
Bảng 3.6 Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 44
Bảng 4.1 Tỷ lệ hộ nghèo của xã thành minh 2012-2014 47
Bảng 4.2 Số hộ tham gia xây dựng CSHT 50
Bảng 4.3 Đánh giá của người dân về mức đóng góp vào xây dựng CSHT 50
Bảng 4.4 Thực trạng tham gia trong các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển 52
Bảng 4.5 Thực trạng tham gia trong các chương trình chính sách hỗ trợ phát triển 53
Bảng 4.6 Các cây trồng chính của hộ 55
Bảng 4.7 Thay đổi kĩ thuật canh tác, sử dụng giống cây trồng mới 56
Bảng 4.8 Diện tích của các cây trồng chính của hộ 57
Bảng 4.9 Các loại vật nuôi chính 58
Bảng 4.10 Số lượng và giá trị vật nuôi tại xã Thành Minh 58
Bảng 4.11 Thay đổi kĩ thuật chăn nuôi, sử dụng giống vật nuôi mới 59
Bảng 4.12 Các hoạt động đa dạng hóa thu nhập 60
Bảng 4.13 Sự tham gia vào hoạt động giữ gìn phong tục tập quán 61
Bảng 4.14 Sự tham gia vào hoạt động tương tương trợ cộng đồng 62
Bảng 4.15 Trình độ học vấn của các hộ điều tra 64
Bảng 4.16 Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng 66
Bảng 4.17 Cộng đồng đánh giá trình độ cán bộ cấp xã 68
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1 Đánh giá của người dân về mức độ đóng góp xây dựng CSHT 51
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ thay đổi kỹ thuật canh tác, sử dụng giống cây trồng mới của các hộ 56
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ thay đổi kĩ thuật chăn nuôi, sử dụng giống vật nuôi mới của các hộ 59
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ người dân tiếp cận với các ngồn vốn ngân hàng 67
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, từ những thành tựu to lớn của công tác giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chính của kết quả đó là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Vì chỉ có như thế thì công tác giảm nghèo với đạt được hiệu quả và bền vững.
Thành minh là xã khó khăn về nhiều mặt, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính, trong đó chủ yếu độc canh cây lúa, kinh tế chưa phát triển tỷ lệ hộ nghèo xã Thành Minh năm 2014 giảm xuống còn 25,15% . Tuy nhiên, trong xã dân cư chủ yếu là đồng bào người Kinh và người Mường sinh sống và chiếm đa số là dân tộc Mường. Đời sống bà con còn rất nhiều khó khăn, những nhu cầu tối thiếu như ăn, mặc vẫn chưa được đáp ứng. Cái nghèo đã thành vòng luẩn quẩn và theo bám họ suốt những năm tháng qua cho đến tận bây giờ vẫn chưa có những giải pháp hiệu quả và bền vững. Đặc biệt công tác xóa đói giảm nghèo triển khai xuống xã còn quá hạn chế, chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, chưa huy động được sự tham gia một cách tích cực của người dân. Bên cạnh đó là trình độ của cán bộ còn thấp, nhận thức của người dân còn chậm, giao thông đi lại khó khăn cũng làm cho công tác giảm nghèo của xã đạt hiệu quả chưa cao.
Qua nghiên cứu trên địa bàn xã, ta có thể thấy rằng sự tham gia của người dân vào giảm nghèo trong các chương trình mục tiêu quốc gia là còn quá thấp. Nguyên nhân chính là do trình độ cán bộ triển khai chính sách hạn chế và một số công trình CSHT là không phù hợp. Về các hoạt động phát triển kinh tế hộ thì người dân tham gia hết sức tích cực tuy nhiên kết quả lại chưa đáng kể. Nguyên nhân cần phải kể đến đó trình độ dân trí còn thấp, giao thông đi lại phức tạp, chưa kiên cố đã dẫn đến việc trồng trọt, chăn nuôi không đạt hiệu quả. Ngoài ra cũng cần kể đến các hoạt động như hoạt động giữ gìn phong tục tập quán, hoạt động tương trợ cộng đồng thì cộng đồng dân tộc Mường đã nỗ lực rất nhiều để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảm nghèo. Cụ thể họ tham gia hội xuân để có động lực về tinh thần sau một năm lao động vất vả, họ đổi công cho nhau vừa làm tăng hiệu quả sản xuất, vừa tăng tính đoàn kết dân tộc. Khi được hỏi thì gần như 100% người dân ở đây cho rằng: họ sẵn sàng đóng góp và tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc vừa để vui vẻ, vừa giữ gìn được phong tục tập quán của dân tộc mình.
Qua đây ta có thể thấy rằng bộ phận lớn người dân ở đây rất muốn mình được tham gia một cách đầy đủ và toàn diện, tuy nhiên đã có rất nhiều nguyên nhân làm giảm sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong các hoạt động giảm nghèo. Vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đó là: các cấp chính quyền từ trung ương đến đại phương cần đưa ra các giải pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo. Cụ thể: đối với nhà nước cần tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Đối với cấp xã, thônđẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đối với cộng đồng phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo.
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo của nước ta là 12,6%(Lưu Thị Tho, 2012), đến cuối năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8-2%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8- 6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014). Điều kiện sống tốt hơn, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, trình độ học vấn được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói, những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững. Nguyên nhân bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo, do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi tới đời sống và sản xuất của họ.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, với hơn 12 triệu người, chiếm tỉ lệ 14% dân số cả nước. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo vùng DTTS, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, đến nay đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm đến 70% nhóm đối tượng nghèo. Một vấn đề nữa đó là giảm nghèo là hướng tới cộng đồng, cộng đồng phải tham gia một cách tích cực thì hiệu quả với đạt đến mức cao nhất. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy rằng: sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giảm nghèo còn quá hạn chế. Họ gần như chỉ tham gia một cách thụ động chứ chưa tham gia một cách toàn diện và chủ động. Vậy để giảm nghèo một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số thì Đảng, Nhà nước và các tổ chức có liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo và lấy con người làm trung tâm của giảm nghèo. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên. Nhận thấy, việc phát huy sự tham gia của người dân là vô cùng cần thiết. Bởi người dân là người hưởng lợi trực tiếp từ dự án giảm nghèo và sự tham gia tích cực của họ quyết định đến thành công của dự án giảm nghèo cũng như giảm nghèo trong chính cuộc sống của chính họ
Tỉnh Thanh Hóa là địa phương có tổng số hộ nghèo đông nhất Việt Nam, với 182.439 hộ nghèo, chiếm 20,37% trên tổng số 895.816 hộ được khảo sát trên toàn tỉnh. Thạch Thàch là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao so với tỉnh cũng như so với cả nước, hiện tượng thiếu ăn, đứt bữa của người dân trong huyện còn nhiều. Và xã Thành Minh là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Thạch Thành chủ yếu có hai dân tộc sinh sống đó là người Kinh và người Mường. Giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Từ những thành tựu to lớn của công tác giảm nghèo đã góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hạn chế: thu nhập của người dân chủ yếu là xoay quanh mức cận nghèo, kết quả giảm nghèo thì không được bền vững, đặc biệt với những vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì giảm nghèo lại chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm cách nào để tăng cường sự tham gia của người dân vào giảm nghèo, để họ tham gia một cách chủ động và đầy đủ. Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo trên địa bàn xã Thành minh, huyện Thạch thành, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo.
Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo.
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường là như thế nào?
2. Thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc Mường tại địa phương tiến hành nghiên cứu?
3. Thực trạng sự tham gia của đồng bào dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành minh như thế nào?
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo?
5. Địa phương có những biện pháp nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào dân tộc Mường trong giảm nghèo?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành minh, huyện Thạch thành, tỉnh Thanh Hóa; Các cán bộ cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi các chính sách giảm nghèo, các bên liên quan (chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội) trong giảm nghèo tại địa phương.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành minh.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài: 14-1-2015 đến 2-6-2015
+ Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu từ 2012- 2014
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm cộng đồng, dân tộc, cộng đồng dân tộc, xóa đói giảm nghèo
*Cộng đồng
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về cộng đồng, có nhiều định nghĩa về cộng đồng khác nhau.
Người đặt nền móng đầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng đồng là nhà xã hội học người Đức Ferdinand Toennies. Toennies cho rằng cộng đồng là một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi sự đồng thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng (Toennies, 1887). Theo định nghĩa này thì trong cộng đồng, các thành viên có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ với nhau (thông qua tình hàng xóm láng giềng, họ tộc,) và có cùng chung một ý chí để cùng hướng tới một mục đích chung.
Trên phương diện về quy mô của cộng đồng, Arunagrawal và Clack C. Gibson định nghĩa cộng đồng một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chung một mục đích và quy tắc (Arunagrawal và Clack C. Gibson (1999)). Hai ông cho rằng cộng đồng thường có quy mô nhỏ cả về dân số lẫn không gian sống, cộng đồng thường trong phạm vi một làng, sự gần gũi như vậy làm cho mọi người gắn bó với nhau.
Về mặt kinh tế, cộng đồng được xem là một loại vốn xã hội (Robert D. Putnan, 2000). Theo ông, hai yếu tố tạo nên cộng đồng bao gồm tinh thần gắn kết và mạng lưới xã hội (chúng được xem như là vốn xã hội), trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở trong mạng lưới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Phạm Hồng Tung (2009) cho rằng cộng đồng là nhóm người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết giữa họ với cộng đồng và với các thành viên trong cộng đồng.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùn0 chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Tổng hợp từ những khái niệm trên có thể thấy: cộng đồng là một tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một xã hội nhỏ cùng sống chung trong một khu vực, có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập quán, có các quan hệ trong đời sống gắn bó với nhau.
*Dân tộc
Theo A.M.Ru-mi-an-txép, 1986, dân tộc là một cộng đồng vững chắc về mặt lịch sử của những con người, là hình thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ sở cùng có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và những đặc điểm về văn hóa, ý thức, tâm lý xã hội.
Theo Sách triết học (2010), khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất là;
Thứ nhất: Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế riêng, có ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.
Thứ hai: Dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và đấu tranh chung. Nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, ví dụ: dân tộc Kinh, Tày. Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân quốc gia đó, ví dụ: dân tộc Ấn Độ, Việt Nam
Một số học thuyết khác cho rằng dân tộc là được phân chia theo vùng, biên giới, phong tục Người dân cùng tộc có chung lối sống, quy tắc, có trách nhiệm với các thành viên khác và hành động của những người cùng tộc. Một dân tộc trải qua nhiều thế hệ, cả những người đã chết và các thế hệ tương lai cũng được tính là cùng tộc. Không xác định rõ thời gian nhưng dân tộc có cả trăm tuổi. Như vậy tộc người xác định dựa trên quan hệ huyết thống, ngôn ngữ, lãnh thổ và phong tục. Tuy nhiên, thuật ngữ "dân tộc" cũng thường chỉ "người thiểu số" hay "thiểu dân". Dân tộc là nhân tố quan trọng xác định đặc trưng văn hóa, xã hội của thành viên.
*Cộng đồng các dân tộc
Các cộng đồng mang tính tộc người; họ có sự liên kết gắn bó, chung bản sắc văn hóa, nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ, trang phục và sự tương đồng về phong tục tập quán gọi chung là cộng đồng các dân tộc. Những cộng đồng tộc người có thể có hoặc không có chung địa bàn, nhưng dù sinh sống cách xa, họ vẫn chia sẻ đặc trưng văn hóa, phong tục tập và các yếu tố khác với nhau.
Cộng đồng các dân tộc có thể được hiểu là: Tập hợp các dân tộc trong cùng một quốc gia hay bao gồm các quốc gia dân tộc khác nhau trong một vùng lãnh thổ nào đó, hoặc cũng có thể hiểu là toàn thể các dân tộc trong một nước hay các dân tộc trên toàn thế giới. Cộng đồng các dân tộc được xem như một tổ chức xã hội, hoặc tập hợp nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Cộng đồng cũng có vai trò rất quan trọng trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đối với quốc gia đó và toàn thế giới. Phát huy sức mạnh của cộng đồng tham gia các hoạt động PTKT trong các chương trình, dự án chính sách PTKT cũng như các mục tiêu khác là vấn đề mang tính nhạy bén, và nhanh đạt mục đích nhất.
Như vậy: cộng đồng các dân tộc là một tập thể có tổ chức, ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa riêng, có ý thức dân tộc và sống trong một môi trường mà trong đó quan hệ xã hội và chuẩn mực phản ánh những đặc trưng cơ bản của dân tộc đó.
*Xóa đói giảm nghèo
Là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo địa phương, khu vực, quốc gia.
Quá trình phát triển của xã hội loài người kể từ khi có sự phân chia giai cấp luôn hình thành và tồn tại người giàu và người nghèo ở mọi miền đất nước dù là nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển và do có sự khác nhau về thể lực, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, về điều kiện sản xuất. Cho nên đã dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các hộ nông dân tạo ra khoảng cách lớn giữa hộ giàu và hộ nghèo. Một số người giàu thì ngày càng giàu còn một số người nghèo thì ngày càng nghèo. Bất kỳ một đất nước nào cũng đều muốn đất nước mình trở nên giàu có, xã hội ổn định và bền vững. Do đó, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để thực hiện ước mong đó bởi vì:
Xóa đói giảm nghèo tạo cho con người những điều kiện sống, sinh hoạt đồng bộ và đầy đủ hơn cho từng cá nhân và cộng đồng.
Xóa đói giảm nghèo góp phần làm tăng thêm thu nhập của hộ gia đình và làm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, giảm khoảng cách thu nhập của hộ giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Bản thân của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đem lại sự cải thiện cho các hộ nông dân nghèo và mục tiêu của nó là làm như thế nào để phát triển phù hợp với nhu cầu của nông dân và cuộc sống hàng ngày. Việc xóa đói giảm nghèo không phải là vấn đề dễ dàng. Chính vì vậy trước hết phải tập trung vào sản xuất, làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Đây là công việc rất phức tạp và quan trọng, bởi vậy, đó là vấn đề mà phải đầu tiên, có ý nghĩa là khi đời sống vật chất của các hộ nông dân được nâng lên sẽ kéo theo sự cải thiện về đời sống tinh thần. Khuyến khích các hộ khác có điều kiện làm giàu, hết sức quan tâm tạo điều kiện cho hộ nghèo tự đi lên bằng chính sức lực và điều kiện sản xuất của họ.
2.1.1.2 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo
*Khái niệm sự tham gia
Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người “tham gia” vào sự phát triển của địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng( Trương Văn Tuyển,2007, Phát triển cộng đồng.Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005). Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ sự tham gia luôn là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển. Từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng vào bảo đảm sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển.
Theo Setty,1991, sự tham gia của người dân có nghĩa là người dân cùng với các cơ quan phát triên xây dựng các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp những ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian.
Gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển thực tế hơn và không bị thụ động do áp đặt từ bên ngoài. Phát triển có sự tham gia là xây dựng hoạt động lấy người dân và cộng đồng làm trung tâm, dựa vào dân và bắt đầu với người dân. Hoạt động đầu tiên là kế hoạch hóa tập trung hay lập kế hoạch hoạt động phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn so với phương pháp truyền thống. Cùng với việc tham gia của người dân vào xây dựng kế hoạch thì việc sử dụng kiến thức bản địa cũng cần coi trọng, đặc biệt là lựa chọn và đưa ra các giải pháp. Tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động đòi hỏi phát huy tính tự chủ của cộng đồng với vai trò ngày càng cao.
Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động, và cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan khác nhau. Không có năng lực và sức mạnh thực sự, người dân không thể ra các quyết định có ý nghĩa thiết thực với đời sống của cộng đồng. Ý nghĩa thực tiễn của sự tham gia không chỉ ẩn chứa ở mức độ ra quyết định của người dân mà còn ở việc thực hiện các quyết định đó. Vì vậy, trao quyền hay tạo quyền lực là yếu tố quan trọng đối với sự tham gia.
Tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt động phát triển nhằm mục tiêu ngắn hạn là tận dụng nguồn lực con người, trong khi mục tiêu dài hạn là đề cập đến việc xây dựng năng lực cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận hợp lý với tất cả các nguồn lực cho phát triển.
*Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo
Sự tham gia của người dân nói chung: là một quá trình cho phép người dân được tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó mang lại và cùng quản lý. Người dân cùng với chính quyền các cấp phát triển và xây dựng các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án, chương trình hoạt động bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu và tiền bạc, lao động và thời gian (Setty, 1991).
Ðịnh nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shubert là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho nhà nước.
Sự tham gia của cộng đồng trong giảm nghèo bao gồm:
Sự tham gia trong chương trình giảm nghèo: là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động hỗ trợ phát triển của Chính Phủ.
Sự tham gia trong phát triển kinh tế hộ: trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động đa đạng sinh kế khác( làm thuê, làm công ăn lương..)
Sự tham gia trong tương trợ người nghèo: đổi công, cho công .
Sự tham gia trong giữ gìn phong tục tập quán, xóa bỏ hủ tục: tham gia các lễ hội
2.1.2. Vai trò của sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo.
Qua nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng trong nền kinh tế thị trường, cộng đồng dân tộc đóng vai trò quan trọng. Cộng đồng dân tộc đã và đang trở thành tác nhân tham gia quản lý xã hội, với các vai trò nổi bật như cung cấp dịch vụ; điều hoà mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội; tự quản, bảo vệ quyền lợi của các thành viên và xây dựng lòng tin.
Phát triển KT đóng vai trò nòng cốt cho sự phát triển của toàn xã hội, còn phát triển VHXH lại đóng vai trò không thể thiếu của đời sống xã hội, nó đảm bảo cho đời sống tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội; cả các hoạt động phát triển KT và các hoạt động phát triển đều. Vì vậy để XĐGN nhanh và bền vững cần phát triển đồng bộ cả KT và VH- XH. Tuy nhiên phát triển KT- VH- XH như thế nào cho hợp lý thì không chỉ cần một cá nhân mà nó đòi hỏi sự tham gia của cả cộng đồng.
Thực tế cũng đã chứng minh vai trò quan trọng của cộng đồng các dân tộc trong giảm nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010: Một khi đã nâng cao năng lực và trao quyền cho người dân trong cộng đồng các dân tộc thì cộng đồng hoàn toàn có khả năng huy động tất cả các năng lực và tài sản của mình vào các hoạt động phát triển KT mang lại lợi ích cho họ, phát huy lợi thế linh hoạt, có thể chịu đựng và vượt qua các áp lực tốt để có thể giảm nghèo, tiến tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự kết hợp hài hòa giữa thị trường- Nhà nước và cộng đồng để thực hiện các hoạt động phát triển KT, xóa đói giảm nghèo bền vững sẽ cho thấy kết quả đạt được là tốt nhất.
Trong các hoạt động phát triển KT của các chương trình giảm nghèo, cộng đồng các dân tộc là đối tượng thụ hưởng, là mục tiêu nhắm tới của các các chương trình giảm nghèo do Nhà nước, địa phương thực hiện. Khi thực thi thì cộng đồng các dân tộc có vai trò chủ yếu thực hiện và thụ hưởng. Cũng là yếu tố quan trọng, quyết định trong thực hiện hiệu quả và thành công của các chương trình hay chính sách đó. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng hoặc họ chỉ đóng vai trò thụ hưởng trong chương trình, dự án hay các chính sách đó thì sẽ thiếu đi mục đích hỗ trợ, lực lượng để thực hiện, và cũng không thể có kết quả cao, hoặc hỗ trợ có thể sai lệch. Các hoạt động chương trình, dự án nhằm vào những người nghèo trong cộng đồng các dân tộc, do vậy cộng đồng các dân tộc vừa đóng vai trò là khách thể vừa đóng vai trò là chủ thể để các hoạt động này “tấn công” vào đó nhằm tạo điều kiện cho họ đạt được các điều kiện sống về vật chất và tinh thần ở mức tối thiểu.
Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng: Cộng đồng dân tộc đóng một vai trò quan trọng trong giảm nghèo, bản thân người dân sẽ giúp cho giảm nghèo bền vững hơn, hiệu quả hơn.
2.1.3 Nội dung sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo
2.1.3.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong chương trình giảm nghèo
Đối với các hoạt động giảm nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nội dung sự tham gia của cộng đồng được thể hiện trong hai hoạt động chính đó là: hoạt động xây dựng CSHTvàhoạt động của các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
a) Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong xây dựng CSHT
Trong hoạt động xây dựng CSHT, nội dung sự tham gia của cộng đồng được thể hiện ở từng khâu, cộng đồng có thể tham gia một hay nhiều khâu trong thực hiện một hoạt động giảm nghèo thuộc chương trình, dự án; đó là các khâu: biết, xác định nhu cầu ưu tiên lập kế hoạch thực hiện, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, hưởng lợi và quản lý.
b)Sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các chính sách hỗ trợ
Khác với các hoạt động xây dựng CSHT thì trong các hoạt động của các chính sách hỗ trợ thì vì đặc thù của chính sách và trình độ dân trí của người dân nên cộng đồng các dân tộc chỉ tham gia vào hai khâu là khâu biết và khâu hưởng lợi.
Nội dung sự tham gia của cộng đồng trong từng khâu của một hoạt động giảm nghèo như sau:
*) Cộng đồng dân tộc biết các hoạt động giảm nghèo trong chương trình mục tiêu quốc gia
Chủ trươ...N ở nước ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm:
+Trước hết phải có sự chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cơ sở về vai trò công tác xóa đói giảm nghèo trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước.
+Phải đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, lồng ghép với các chương trình XĐGN, chương trình 134,135, 30a với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi cấp, mỗi địa phương, nâng cao hiệu quả XĐGN.
+Bản thân người nghèo có ý thức được để tự vươn lên XĐGN.
+Huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, vốn của các tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, của cộng đồng
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành Minh là xã miền núi thuộc huyện Thạch Thành, cách trung tâm huyện khoảng 22 km về phía Đông Bắc, trung tâm xã hiện nay có tọa độ địa lý vuông góc theo hệ thống bản đồ VN 2000 như sau:
- Toạ độ trục X: 566.715;
- Toạ độ trục y: 2236.560.
Ranh giới hành chính xã:
- Phía Đông giáp xã Thành Công.
- Phía Tây giáp xã Thành Vinh và Thành Yên.
- Phía Nam giáp xã Thành Trực.
- Phía Bắc giáp xã Thành Yên và tỉnh Ninh Binh.
Địa bàn xã có tuyến liên tỉnh nối từ thôn Sồi đi Kỳ Phú, tỉnh Ninh Bình với chiều dài là 5 km; đường tỉnh lộ 522, dài 5,6 km, và các tuyến đường liên xã từ Thành Minh đi các xã thuộc huyện. Do vậy hệ thống giao thông của xã được phân bố khá hợp lý cho việc giao lưu trao đổi nông lâm thuỷ sản cũng như đi lại của người dân.
Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Thành Minh có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. (Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh).
3.1.1.2 Địa hình, đất đai
Xã Thành Minh có địa hình tương đối phức tạp chia cắt, đồi núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, hồ đập nhiều, thời tiết khí hậu được chia thành 4 mùa rõ rệt. Mùa khô nắng nhiều đất đai khô hạn, mùa mưa thường bị lũ, làm cho đất màu bị rữa trôi dẫn đến đất bị bạc màu.
Thành Minh là xã miền núi thuộc huyện huyện Thạch Thành, có diện tích tự nhiên là 3350,05ha; chiệu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo, biến đổi địa chất nhiều năm nên địa hình xã khá phức tạp, bị chia căt bởi nhiều dẫy núi có độ cao thấp khác nhau, tạo nên vùng thung lũng hẹp; có độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Địa chất công trình: Qua khảo sát thăm dò địa chất phục vụ các công trình đã xây dựng tại xã Thành Minh được xác định có nền đất ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
3.1.1.3 Khí hậu và thời tiết
Xã Thành Minh nằm trong vùng khí hậu miền núi tỉnh Thanh Hoá nên chịu sự chi phối của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng của khí hậu gió lào vì vậy những đặc trưng chủ yếu về khí hậu thời tiết là: Nhiệt độ cao đều quanh năm (25,0C – 39,80C), tổng tích ôn lớn (hầu hết > 86000C), lượng mưa biến động theo mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và chịu ảnh hưởng nhiều của bão.
+ Nhiệt độ
- Tổng nhiệt độ trong năm là 84000C - 85000C.
- Biên độ nhiệt độ trong năm là 120C – 130C.
- Biên độ ngày từ 5.5 - 60C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (37-390C). Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C và nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 400C.
+ Mưa
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1900 mm, từ tháng 5-11 lượng mưa chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm. các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ đạt 15 - 20mm.
Mừa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11
Tháng 9 có lượng mưa lớn xấp xỉ 460 mm.
Tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 18-20mm.
+ Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%.
- Độ ẩm cao nhất là: 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11.
- Độ ẩm trung bình thấp nhất 60 - 65%.
+Bốc hơi
Khả năng bốc hơi trung bình năm là 977 mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng 7 là 138 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 cũng đạt 39,6 mm.
+Gió bão
Xã Thành Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngậm úng ở nhiều nơi.
Tháng 1 có lượng mưa ít nhất khoảng 18-20mm.
+ Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 - 86%.
- Độ ẩm cao nhất là: 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9,10,11.
- Độ ẩm trung bình thấp nhất 60 - 65%.
+Bốc hơi
Khả năng bốc hơi trung bình năm là 977 mm/năm. Lượng bốc hơi nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (tháng 7 là 138 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 cũng đạt 39,6 mm.
+Gió bão
Xã Thành Minh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió Đông Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2-3 m/s có khi lên tới 7-8 m/s. Mùa này gió thường khô nóng, bốc hơi mạnh nên gây khô hạn kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió bình quân từ 4-6 m/s. Gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngậm úng ở nhiều nơi.
- Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, giông và gió mùa Đông bắc. Tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15-20 m/s trong gió mùa Đông bắc và 30-40 m/s trong khi lốc, bão.
+Nắng
Số giờ nắng trung bình năm: 1.736 h/năm và số ngày nắng trung bình năm là 275 ngày/năm.(Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh).
4.1.1.5. Mạng lưới sông ngòi và chế độ thủy văn
Xã Thành Minh có 02 hồ đập lớn đó là hồ Vũng sú và hồ Bỉnh công có diện tích 121.35 ha phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, song hệ thống kênh mương chưa được hoàn chỉnh nhất là kênh mương nội đồng, có tổng chiều dài khoảng 50,5 km.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là TLSX chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được, đất là nguồn tài nguyên đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trải qua các quá trình lâu dài khai thác và sử dụng xã Thành Minh có cơ cấu sử dụng đất đai được thể hiện ở bảng 3.1.Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3350,05 ha, diện tích chủ yếu là đồi núi gây không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Thành Minh
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
DT(ha)
%
DT(ha)
%
DT(ha)
%
Tổng diện tích tự nhiên
3350,05
100,00
3350,05
100,00
3350,05
100,00
1, Đất nông nghiệp
2690,72
80,32
2690,72
80,32
2677,70
79,93
1.1.Đất sx nông nghiệp
996,96
29,76
996,96
29,76
954,34
28,49
-Đất trồng cây hằng năm
687,89
20,53
687,89
20,53
645,27
19,26
+Đất trồng mía
168,65
5,03
168,65
5,03
175,73
5,25
+Đất trồng cây hằng năm khác
519,24
15,50
519,24
15,50
469,54
14,02
-Đất trồng cây lâu năm
309,07
9,23
309,07
9,23
309,07
9,23
1.2.Đất lâm nghiệp
1670,26
49,86
1670,26
49,86
1699,86
50,74
1.3.Đất nuôi trồng thủy sản
23,50
0,70
23,50
0,70
23,50
0,70
1.4.Đất nông nghiệp khác
-
-
-
-
2.Đất phi nông nghiệp
518,73
15,48
518,73
15,48
531,73
15,87
3.Đất chưa sử dụng
140,60
4,20
140,60
4,20
140,6
4,20
3.1.Đất bằng chưa sử dụng
10,10
0,30
10,10
0,30
10,10
0,30
3.2.Đất đồi núi chưa sử dụng
0,50
0,02
0,50
0,02
0,50
0,02
3.3.Đất đá không có rừng cây
130,00
3,88
130,00
3,88
130,00
3,88
(Nguồn : Số liệu kết quả thống kê đất đai xã Thành Minh)
Theo số liệu kết quả thống kê đất đai xã Thành Minh, diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong diện tích đất tự nhiên của xã và có sự thay đổi theo hướng giảm dần. năm 2012 có diện tích 2690,72ha chiếm 80,32% trong tổng diện tích đất tự nhiên và đến năm 2014 là 2677,70 ha chiếm 79,93 % trong tổng diện tích đất tự nhiên giảm 13 ha. Nguyên nhân là do nhu cầu đất ở tăng lên và do chất lượng đất không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
Đất lâm ngiệp chiếm diện tích lớn nhất trong đất nông nghiệp, năm 2012 có diện tích 1670,26 ha chiếm 49,86 % tổng diện tích tự nhiên, năm 2014 là 1699,86 ha chiếm 50,74 % tổng diên tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng tăng lên. Năm 2014 so với năm 2012 tăng 13 ha tương ứng 2,51%. Quỹ đất dành cho mục đích phi nông nghiệp thấp.
Diện tích đất chưa sử dụng năm 2012 là 140,6 ha chiếm 4,20% tổng diện tích tự nhiên và không thay đổi qua các năm.
Những đặc trưng về đất đai địa phương cùng với quan điểm sử dụng đất đặt cho xã Thành Minh bài toán về quy hoạch sử dụng đất hợp lí cho những năm tới sao cho khai thác được những tiềm năng sẵn có và quý giá này, nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp.
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Theo số liệu thống kê vào năm 2012, dân số của xã là 9147 người với 1954 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 17,57%0, năm 2013 dân số của xã là 9107 người vớ 1946 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 16,05%o, năm 2014 dân số của xã là 9264 người, với 1970 hộ gia đình, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 6,68%o,được phân bố trên 16 thôn trong toàn xã. Trong đó có 2 dân tộc cùng chung sống (Kinh và Mường).
Sự phân bố dân cư mang đặc điểm của một xã miền núi. Trong toàn xã có tới 8979 hộ là nông nghiệp, còn lại một số ít cá nhân làm nghề buôn bán hoặc công chức nhà nước. Điều này cho thấy lực lượng lao động khá dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt và một số ngành nghề khác.
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Thành Minh
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
SL
SL
SL
1
Tổng số nhân khẩu
Khẩu
9147
9107
9264
2
Tổng số hộ
Hộ
1954
1946
1970
3
Tổng số hộ nông nghiệp
LĐ
8697
8922
8979
4
Tổng số hộ bán nông nghiệp
LĐ
390
122
208
5
Tổng số hộ phi nông nghiệp
LĐ
60
63
77
6
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
%
17.57%
16.05%
13.97%
7
Thu nhập bình quân
VNĐ
12.4
14
17
8
Tỉ lệ hộ khá /giàu
%
1.25
2.78
3.55
9
Tỉ lệ hộ trung bình
%
54.12
58.35
86.85
10
Tỉ lệ hộ nghèo
%
44.63
38.87
25.15
(Nguồn: Ban dân số và lao động xã Thành Minh)
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Về giao thông vận tải
- Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã:
Hiện tại xã có tuyến đường tỉnh lộ 522 chạy qua địa bàn, là trục giao thông chính của xã, ngoài ra trên địa bàn của xã có hệ thống đờng liên xã, liên thôn, nội thôn và trục chính nội đồng. Tổng số đường giao thông trong xã 316 km, cứng hoá 6,0 km (Trong đó Tỉnh lộ 522 là 5,6 km và Vũng sú Cẩm bộ 0,4 km, còn lại là đường đất. Cụ thể như sau:
- Đường liên tỉnh: Tổng chiều dài là 5 km, đang 100 % là đường đất, chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Đường tỉnh lộ: Tổng chiều dài là 5,6 km, cứng hoá 5,6 km, tỷ lệ cứng hoá là 100 % đạt tiêu chí nông thôn mới
- Đường liên xã: Tổng chiều dài là 22,6 km, hiện tại đang 100 % là đường đất; chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Đường liên thôn: Tổng chiều dài là 20 km, toàn bộ là đường đất; so với tiêu chí nông thôn mới là chưa đạt.
- Đường trục nội thôn: Tổng chiều dài là 46,3 km, trong đó có 0,4 km đi Hồ Vũng Sú Bê tông hoá còn lại là đường đất; so với tiêu chí nông thôn mới là chưa đạt
- Đường trục nội đồng: Trên địa bàn toàn xã có tổng chiều dài đường trục nội thôn là 39 km, toàn bộ là đường đất; tỷ lệ đờng nội đồng cứng hoá là 0%, chưa đạt so với tiêu chí nông thôn mới.
* Về thủy lợi
- Diện tích được tưới, tiêu nước bằng công trình thuỷ lợi: 290 ha
- Số hồ, đập có khả năng cấp nước 04 ;
Nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu được cung cấp từ hệ thống các hồ đập chứa nước (hồ Bình Công, hồ Vũng Sú, hồ Đá Mài, hồ Ma Mân, đập Minh Hải ).
- Hệ thống kênh mương: Toàn xã có tổng số 33,8 km kênh tưới tiêu, cứng hóa được 15,4 km kênh mưng (chiếm 45,5%), còn lại mương đất
* Về y tế giáo dục
- Trạm Y tế:
+ Quy mô, diện tích: 0,46 ha
+ Trang thiết bị y tế: Cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh trong thời điểm hiện tại.
+ Trình độ đội ngũ y tế: Từ trung cấp trở lên; trong đó có 2 bác sỹ.
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 80%
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 100%
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm: 98 %
+ Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS: 90 %
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 70 %
* Về chợ nông thôn
Diện tích 0.06 ha, quy mô lán tạm bằng proximang.
* Về hệ thống điện nước
+ Số trạm biến áp 8; trong đó số trạm đạt yêu cầu 8; số trạm cần nâng cấp 0, để đảm bảo theo tiêu chí cần xây dựng mới 2 trạm 200KVA.
+ Số km đường dây hạ thế 40,26 km, trong đó 26,8 km đạt chuẩn, 13,4 km cần cải tạo, nâng cấp.
- Tỷ lệ hộ dùng điện 98%.
* Về bưu điện, thông tin liên lạc
- Diện tích 0.04 ha, quy mô của bưu điện: Kiên cố.
- Tỷ lệ số thôn có Internet 37,5 %, thông tin văn hóa của người dân ngày càng được cải thiện xã có một trạm bưu điện để cung cấp dịch vụ điện thoại, báo chí, văn phẩm cho người dân. Ở trung tâm xã có nhà đa năng xã và mỗi thôn đều có nhà văn hóa. Do đời sống văn hóa của người dân tường bước được cải thiện, nắm bắt được thông tin chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời.
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Thành Minh
Chỉ tiêu
ĐVT
2012
2013
2014
1, Hệ thống GTVT
Km
316
316
316
2, Hệ thống thủy lợi
Đập
4
4
4
3, Trạm y tế
Trạm
1
1
1
4, Trường học
Trường
4
4
5, Chợ
Chợ
2
2
2
6, Nhà văn hóa
Nhà
16
16
16
(Nguồn: ban kinh tế xã, 2014)
* Quốc phòng - An ninh:
- Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng trên địa bàn. Kịp thời tổ chức triển khai Nghị quyết, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương hàng năm. Phát động phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc, rất nhiều tấm gương điển hình về bắt trộm, cướp, mạng lưới tổ tự quản được củng cố và phát huy nâng cao chất lượng hoạt động góp phần cùng công an tại địa bàn tấn công truy quét các loại tội phạm và bài trừ các tệ nạn xã hội. Hoàn thành công tác gọi công nhân nhập ngũ hàng năm. Luôn chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, huấn luyện lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ đạt yêu cầu trên giao.
*Chính sách xã hội
Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xã luôn quan tâm giúp đỡ người tàn tật, thương binh, người gặp nhiều khó khăn. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công được nhân dân trong xã hưởng ứng mạnh mẽ.
Việc xóa đói giảm nghèo được chính quyền và nhân dân trong xã hưởng ứng bằng các việc làm thiết thực; tuyên truyền, giáo dục, thành lập quỹ xóa đói giảm nghèo để cho vay hoặc trợ giúp các hộ gặp khó khăn đặc biệt, tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm cải thiện từng bước đời sống của nhân dân.
Hằng năm xã đều mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phổ biến các kinh nghiệm điển hình cho bà con nhân dân.. nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật và kinh doanh cho người dân.(Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh).
*Cơ cấu chính quyền
Bộ máy chính quyền thuộc hai cơ sở: Ủy ban nhân dân và hợp tác xã nông nghiệp.
Khối Ủy ban nhân dân các tổ chức ban ngành(công an, tài chính, địa chính, phụ nữ.) hoạt động, thực hiện chức năng quản lý giám sát về kinh tế xã hội.
Hợp tác xã nông nghiệp: là bộ phận trực tiếp chỉ đạo sản xuất cung cấp dịch vụ nông nghiệp như: phân bón, giống cây trồng vật nuôi, quản lý hệ thống thủy lợi, cung cấp điện. Bộ phận khuyến nông, quỹ tín dụng hoạt động trong HTX nhưng chịu sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp và ngân hàng nông nghiệp huyện.
Xã có đội ngũ cán bộ trẻ, đa số được đào tạo, tôi luyện phẩm chất quân ngũ, có nhiều đóng góp khắc phục khó khăn, thúc đẩy kinh tế xã hội.
3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế
Sản xuất nông, lâm thủy sản đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân ở xã Thành Minh. Trong sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị nông nghiệp mang lại thu nhập lớn nhất trong tổng GTSX NL,TS. Lâm nghiệp và thủy sản cũng mang lại một nguồn thu đáng kể, các giá trị này thay đổi theo các năm. Để thấy rõ hơn và cụ thể hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của xã ta xem xét Bảng 5.
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất nông – lâm – thủy sản của xã Thành Minh
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
GT(trđ)
%
GT(trđ)
%
GT(trđ)
%
Tổng GTSX NL.TS
21296,6
100,00
25223,5
100,00
24207,7
100.00
1, Nông nghiệp
15288
71,79
17724
70,27
15848
65,47
-Trồng trọt
7603
35,70
9637
38,20
9163
37,85
-Chăn nuôi
7108
33,38
7464
29,59
6364
26,29
-Dịch vụ nông nghiệp
577
2,71
623
2,47
321
1,33
2, Lâm nghiệp
920,6
4,32
1064,5
4,22
1255,7
5,19
-Trồng rừng
36,6
0,172
47,5
0,19
55,7
0,23
-Khai thác
884
4,15
1017
4,03
1200
4,96
3, Thủy sản
5088
23,89
6435
25,5
7104
29,35
-Nuôi cá
5088
23,89
6435
25,5
7104
29,35
-Nuôi tôm
-
-
-
-
-
-
-Nuôi khác
-
-
-
-
-
-
( Nguồn : Báo cáo thống kê hằng năm của xã Thành Minh)
Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Thành Minh qua 3 năm có sự thay đổi rõ rệt, tăng lên qua các năm. Tổng GTSX NL, TS năm 2010 là 21296,6 triệu đồng, năm 2011 là 25223,5 triệu đồng đến năm 2012 là 24207,7 triệu đồng tăng 2911,1 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng 13,67 %. Nông nghiệp chiếm giá trị lớn nhất trong Tổng GTSX NL,TS, có sự thay đổi theo các năm,giá trị nông nghiêp năm 2010 là 15288 triệu đồng, chiếm 71,79% Tổng GTSX đến năm 2012 là 15848 triệu đồng, chiếm 65,47% tổng GTSX. Năm 2012 so với năm 2010 tăng 560 triệu đồng, tương ứng 3,67%.
Giá trị lâm nghiệp lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2010 là 920,6 triệu đồng,chiếm 4,32% tổng GTSX đến năm 2012 là 1225,7 triệu đồng, chiếm 5,19% tổng GTSX. Giá trị lâm nghiệp năm 2012 so với năm 2010 tăng 335,1 triệu đồng, tương ứng 36,4%.
Giá trị thủy sản năm 2010 là 5088 triệu đồng, chiếm 23,89% tổng GTSX NL,TS, năm 2012 là 7104 triệu đồng, chiếm 29,35 tổng GTSX NL,TS. Năm 2012 so với năm 2010 tăng 2016 triệu đồng, tương ứng 39,62%.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Thành minh được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau:
Thứ nhất: Xã Thành minh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (25,15%), kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Là nơi có đông bà con dân tộc sinh sống, là đối tượng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công cuộc giảm nghèo.
Thứ hai: Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án giảm nghèo cho xã xong hiệu quả giảm nghèo mang lại chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự tham gia của cộng đồng vào giảm nghèo chưa sâu, chưa tích cực.
Thứ ba: Xã có đặc điểm địa hình đa dạng, ở một số nơi giao thông đi lại khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động giảm nghèo của xã.
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội; chính sách của xã.
- Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như; liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thu nhập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa phương cung cấp thông tin, tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại cơ quan cung cấp thông tin.
* Thu thập số liệu sơ cấp
- Mẫu điều tra cộng đồng: Cộng đồng được chọn nghiên cứu là dân tộc Mường tại xã Thành minh chọn 60 mẫu điều tra:
Tiêu chí
Xã Thành minh
Mẫu
Hộ nghèo
507
20
Hộ cận nghèo
449
15
Hộ trung bình
552
25
Tổng
1508
60
+ Dựa trên chỉ tiêu thu nhập(nghèo, cận nghèo, trung bình)
Chọn phỏng vẫn 2 cán bộ xã, hoặc đại diện các phòng ban
- Chọn phỏng vẫn 2 trưởng thôn, bí thư thôn (làng)
Bảng 3.5: Căn cứ lựa chọn thành viên cộng đồng nghèo và cận nghèo
Tiêu chí
Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ trung bình
Nông thôn
≤480.000
>480.000 ≤624.000
>624.000
Thành thị
≤600.000
>600.000 ≤780.000
>780.000
Bảng 3.6: Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng
Số mẫu
Nội dung thu thập
Phương pháp thu thập
Cấp xã
2
Tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách dân chủ cơ sở, đặc điểm của các cộng đồng dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong giảm nghèo, khuyến nghị các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc với XĐGN.
Phỏng vấn sâu
Cấp thôn bản
2
Đặc điểm của các cộng đồng các dân tộc thực trạng tổ chức triển khai chính sách xóa đói giảm nghèo; thực trạng sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo; khó khăn thuận lợi của cộng đồng các dân tộc trong quá trình tham gia; khuyến nghị các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động giảm nghèo.
Phỏng vấn sâu
Cấp cộng đồng dân tộc
60
Đặc điểm KT-XH của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, sự tham gia vào các chương trình, chính sách văn hóa- xã hội để giảm nghèo địa phương, các khó khăn thuận lợi trong quá trình tham gia. Kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo.
Phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
* Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như:
- Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích mức độ tham gia của cộng đồng các dân tộc trong từng giai đoạn của quá trình triển khai chính sách xoá đói giảm nghèo.
- Các tốc độ phát triển để phân tích xu hướng phát triển của các hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội, tác động của của cộng đồng dân tộc trong sự phát triển đó.
* Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu kinh tế: Sử dụng các số so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, tốc độ phát triển, để phân tích biến động giảm nghèo của xã qua các năm.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đo lường sự nghèo đói
- Mức sống (tuổi thọ, trình độ - kiến thức, y tế, giáo dục )
- Thu nhập và chi tiêu: gồm tổng thu nhập, mức chi lương thực, chi khác và thu nhập bình quân/người dân
3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của cộng đồng
* Chỉ tiêu phản ánh sự tham gia của cộng đồng dân tộc vào công tác xóa đói giảm nghèo
- Tỷ lệ thành viên cộng đồng tiếp cận được thông tin của các chương trình dự án giảm nghèo trong lĩnh vực VH-XH
- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng than gia xác định nhu cầu thiết yếu về VH-XH để giảm nghèo
- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng tham gia lập kế hoạch trong các chương trình giảm nghèo
- Tỷ lệ thành viên trong cộng đồng tham gia trực tiếp thực hiện chương trình giảm nghèo
3.2.4.3Nhóm chỉ tiêu thể hiện yếu tố ảnh hưởng
* Chỉ tiêu thể hiện trình, độ nhận thức về giảm nghèocủa hộ
* Chỉ tiêu phản ánh bình đẳng giới trong xóa đói giảm nghèo
* Chỉ tiêu phản ánh năng lực trình độ của cán bộ địa phương
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của các phương thức tuyên truyền, vận động sự tham gia của các hộ
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tham gia cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo tại xã Thành Minh
4.1.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong chương trình giảm nghèo
Thành Minh là xã vùng cao thuộc huyện Thạch Thành, trong địa bàn xã chủ yếu là người dân tộc Mường, trình độ văn hóa thấp. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một số ít sản xuất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã hầu như không có doanh nghiệp kinh doanh nào lớn, việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo còn rất hạn chế, tuy nhiên trong những năm qua hoạt động giảm nghèo của địa phương luôn được quan tâm triệt để từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và sự tham gia từ phía người dân.
Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 25,15% so với số hộ toàn xã, giảm tới 13.72% so với năm 2013, giảm 19,48% so với năm 2012. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn rất cao. Thấy thu nhập bình quân đầu người của xã luôn thấp hơn so với toàn huyện. Điều đó cho thấy: Mặt bằng đời sống dân cư của xã luôn thấp hơn bình quân chung của toàn huyện. Vì vậy cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương trong công cuộc giảm nghèo của xã.
Bảng 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo của xã thành minh 2012-2014
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng số hộ toàn xã
Hộ
1954
1.973
2016
Tổng số hộ nghèo
Hộ
872
767
507
Tổng số hộ cận nghèo
Hộ
404
444
449
Tỷ lệ hộ nghèo
%
44,63
38,87
25,15
Thu nhậpbình quân đầu người/ năm
Triệu đồng
12,4
14
17
(Nguồn: Văn phòng ủy ban xã Thành Minh )
Theo số liệu của văn phòng ủy ban xã Thành Minh, tổng số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 872 hộ chiếm 44,63% năm 2012, năm 2014 tổng số hộ nghèo giảm 365 hộ so với năm 2012, chiếm tỷ lệ hộ ngèo 25,15%, từ bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh giảm tới 19,48% tuy nhiên nhìn tổng thể thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang còn cao. Con số này cho ta thấy qua ba năm toàn xã đã xóa được 365 hộ nghèo, mặc dù chưa nhiều nhưng là thành quả hàng loạt các yếu tố tác động ở tất cả các ngành trong địa phương và sự phấn đấu của nhân dân trong xã nhà. Bên cạnh tỷ lệ hộ nghèo có su hướng giảm thì tổng số hộ cận nghèo đang có su hướng gia tăng từ 404 năm 2012 lên 449 hộ năm 2014, thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng từ 12,4 triệu đồng (2012) lên 17 triệu đồng (năm 2014).
Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,15% tổng số hộ nghèo trong toàn xã đây là vùng núi xa trung tâm huyện, điều kiện về cơ sở hạ tầng và thủy lợi của vùng thấp hơn so với các vùng khác, hơn nữa mật độ dân cư sống thưa thớt, đầu tư mang tính dàn trải, hiệu quả không cao, tình hình sản xuất kém phát triển, đời sống của nhân dân thấp. Những vùng có điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất sinh hoạt, có dân trí cao và kinh nghiệm sản xuất tốt thì vùng đó có tỷ lệ hộ nghèo thấp còn xã Thành minh có địa hình tương đối phức tạp chia cắt, đồi núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, hồ đập nhiều ảnh hưởng tới đời sống nhân dân của xã. Vấn đề này cần được quan tâm đúng mức của các cấp các ngành trong thời gian tới nhằm nâng cao đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.
Trong chương trình giảm nghèo của nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện, đã và đang triển khai trên địa bàn xã Thành Minh gồm những chương trình sau: chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; chương trình 135-III về phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Các chương trình này bao gồm các hoạt động giảm nghèo, trong đó 2 hoạt động chủ yếu là hoạt động xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động hỗ trợ cho người nghèo.
+ Hoạt động xây dựng CSHT gồm: Trường học, nhà văn hóa, đường, thủy lợi, đài phát thanh và trạm y tế.
+ Hoạt động hỗ trợ phát triển gồm: Miễn giảm học phí,BHYT, nước SH, nhà ở, hỗ trợ vốn, hỗ trợ đầu vào, tập huấn khuyến nông
Trên đây là các hoạt động này đã và đang được thực hiện trên địa bàn xã và đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực giảm nghèo chung huyện. Các hoạt động PTKT này phần nào giải quyết được các vấn đề nguyên nhân đói nghèo cơ bản, huy động được phần lớn thành viên cộng đồng tham gia và đạt được kết quả rất tốt. Các chương trình giảm nghèo được thực hện bởi các hợp phần:
4.1.1.1 Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong hoạt động xây dựng CSHT
Xây dựng CSHT là cách hỗ trợ cơ bản nhất giúp địa phương phát triển sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa, nâng cao đời sống, nhu cầu sinh hoạt đi lại và giao lưu kinh tế của người dân, nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tin và sự phát triển bên ngoài
CSHT luôn được huyện ưu tiên hàng đầu, bởi CSHT là tiền đề cho phát triển kinh tế, có CSHT tốt thì kinh tế sẽ phát triển tốt, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn tin, cơ hội buôn bán tốt hơn, kinh tế phát triển mạnh thì giảm nghèo nhanh và bền vững hơn. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào hoạt động xây dựng CSHT được thể hiện tại bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Số hộ tham gia xây dựng CSHT
Tên công trình CSHT
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
Trường học
17
28,33
Nhà văn hóa
44
73,33
Bưu điện
6
10,00
Đài phát thanh
0
0,00
Trạm y tế
1
1,67
Đình chùa
12
20,00
Đường
60
100,00
Chợ
0
0,00
Thủy lợi
1
1,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Theo số liệu điều tra năm 2014, số hộ tham gia xây dựng đường chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 100% số hộ dân tham gia, đây là những công trình gắn chặt với đời sống sinh hoạt của người dân. Chợ, Trạm y tế là những công trình có thể nói là không thể thiếu của ở mỗi địa phương, thế nhưng từ số liệu mà điều tra được thì số hộ tham gia xây dựng Chợ chiếm 0%, Trạm y tế chiếm 1,67% hai con số này đã nói lên sự tham gia vào xây dựng CSHT còn quá thấp, điều này chắc chắn ảnh hưởng tới không tốt tới kết quả triển khai thực hiện. Bên cạch những công trình mà người dân chưa tích cực tham gia thì vẫn còn một số công trình thể hiện được sự tham gia của người dân: Nhà văn hóa, trường họccác công trình này đều rất cần thiết đối với họ nhưng do trình độ của họ còn thấp, cộng với điều kiện kinh tế còn khó khăn đã làm cho sự tham gia của họ giảm đi rất nhiều.
Bảng 4.3 Đánh giá của người dân về mức đóng góp vào xây dựng CSHT
Chỉ tiêu
Số hộ
Cơ cấu %
Thấp
2
3,33
Trung bình
31
51,67
Cao
27
45,00
Tổng
60
100,00
( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)
Theo kết quả điều tra, mức độ đóng góp như vậy là chưa hợp lý bởi mới chỉ có hơn 31 hộ nông dân hộ chấp nhận được, số hộ đánh giá mức độ đóng góp với số tiền để xây dựng CSHT chiếm tỷ lệ đang còn cao 45% so với 3.33% số hộ đánh giá mức độ xây dựng thấp. Tuy nhiên mức độ đóng góp ở đây cũng không cao nhưng khi đóng góp thì người dân vẫn gặp khó khăn về k...gia của cộng đồng dân tộc Mường vào các hoạt động giảm nghèo như sau: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường vào các hoạt động giảm nghèo còn thụ động, hạn chế, tâm lý còn ỷ lại cao, nhận thức còn thấp, nhiều người/ gia đình chưa biết làm ăn. Cộng đồng chỉ tham gia vào các hoạt động khi có sự huy động của cán bộ hoặc miễn cưỡng tham gia/ thậm chí không muốn triển khai các hoạt động giảm nghèo.
Thành minh là xã khó khăn về nhiều mặt, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính, trong đó chủ yếu độc canh cây lúa, kinh tế chưa phát triển tỷ lệ hộ nghèo xã Thành Minh năm 2014 giảm xuống còn 25,15%, đây là kết quả hết sức đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, mức trợ cấp còn thấp, đời sống của đối tượng còn nhiều khó khăn. Quá trình khảo sát thực tế tại xã Thành Minh cho thấy: đây là xã khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, là xã nghèo,các CT, DA nhằm hỗ trợ giảm nghèo được triển khai thì lại chưa mang lại kết quả cao.
Thứ ba, đề tài đã đề ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong giảm nghèo như sau: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả của các hoạt động giảm nghèo đó là sự tham gia của người dân vào các hoạt động đó. Tuy nhiên ở đây, sự tham gia của người dân còn quá hạn chế, thậm trí chính bản thân họ cũng chưa tha thiết với việc phát triển kinh tế của chính họ, cũng không có nhu cầu hay tâm lý giảm nghèo, hộ luôn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, có một số hộ còn tìm mọi cách để trở thành hộ nghèo. Ngoài hoạt động phát triển kinh tế hộ cộng đồng còn tham gia các hoạt động giữ gìn phong tục tập quán, các hoạt động tương trợ để giảm nghèo nhưng thực tế cho thấy kết quả giảm nghèo vẫn còn rất thấp.
Sự tham gia của cộng đồng còn nhiều hạn chế do rất nhiều nguyên nhân, trong đó trình độ thấp và điều kiện kinh tế khó khăn là hai nguyên nhân chính làm giảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo.
Thứ tư, đề tài đã đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân tộc mường trong giảm nghèo như sau: Sau khi nghiên cứu thực tế trên địa bàn xã, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để làm tăng sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường trong các hoạt động giảm nghèo. Trong đó giải pháp về nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng là giải pháp quan trọng nhất, bởi lẽ có tới gần 100% người dân không thể tham gia vào các khâu lập kế hoach, quản lý của các chương trình mục tiêu quốc gia. Vậy vấn để đặt ra là phải nâng cao trình độ dân trí để cộng đồng có thể hiểu và tham gia vào tất cả các khâu, tất cả các hoạt động giảm nghèo lúc đó thì các hoạt động giảm nghèo mới đem lại hiệu quả cao, và để huy động sự tham gia của cộng đồng dân tộc mường thì cần đưa ra các giải pháp cụ thể: hỗ trợ cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực, hỗ trợ nguồn lực, vay vốn ưu đãi, khuến nông, các cơ chế chính sách. Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ để huy động có hiệu quả sự tham gia của cộng đồng góp phần xóa đói giảm nghèo.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Với Nhà nước
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các CT, DA đang có, cải cách cách thức thực hiện cũng như huy động nguồn lực cho phù hợp với từng địa phương, từng hạng mục công trình. Cần tăng cường các hỗ trợ PTKT, XĐGN cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ cơ bản cho đối tượng chính là hộ nghèo, dân tộc thiểu số, những người gặp rủi ro, người không có khả năng cải thiện đời sống của mình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của họ - tức là hỗ trợ cái họ cần thiết nhất. Quá trình hình thành chính sách cần phải có khảo sát nhu cầu của người được thụ hưởng chính sách, cần xem bản thân họ cần cái gì để PTKT, cũng như cải thiện đời sống của mình, hỗ trợ này mang tính công bằng xã hội. Kế hoạch thực hiện các CT, DA hay chính sách giảm nghèo cần được lập cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng, lồng ghép nguồn hỗ trợ với khả năng đóng góp của cộng đồng. Hỗ trợ của Nhà nước không phải là chìa khóa vạn năng, cần có kế hoạch tài chính và kế hoạch nguồn lực huy động nguồn lực từ cộng đồng thì hiệu quả hỗ trợ sẽ cao hơn. Trong đó chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, kinh tế cho địa phương đó. Hỗ trợ phát triển sản xuất không nên cung cấp theo kiểu cứu đói, bảo trợ, cần phải để người dân tự có kế sinh nhai của mình và hỗ trợ họ làm tốt hơn. Nên đảm bảo toàn bộ người nghèo, dân tộc thiểu số được hưởng chế độ chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống toàn diện, chính sách dành cho họ nên phù hợp với điều kiện mà không đánh đồng với nhóm hộ khác.
5.2.2 Với chính quyền địa phương các cấp
* Đối với cấp xã, thôn:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động kinh tế để giảm nghèo. Đồng thời tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể ở các xã để họ có khả năng huy động hội viên tham gia một cách chủ động, tích cực.
* Đối với cộng đồng:
Phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo; Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào các chương trình triển khai ở địa phương.
Tiếp tục phát động các phong trào vì người nghèo, thu hút ngồn lực rộng rãi trong dân, hỗ trợ người nghèo vay vốn để phát triển kinh tế hướng tới xóa đói giảm nghèo.
*Đối với hộ nông dân
Phải nhận thức đúng đắn XĐGN không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên của chính bản thân hộ nghèo. Tránh tự ti, mặc cảm, cân chủ động tận dụng tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả; phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ nại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Vượng (2014): “ Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã An Bình, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010
Đỗ Kim Chung. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển 2010; tập 8; số 4:708-718, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Lưu Thị Tho: “ nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về các hoạt động phát triển kinh tế trong các chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại xín mần (hà giang) và đà bắc (hòa bình)”
Lưu Thị Tho và Phạm Bảo Dương. Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở một số địa phương miền núi phía bắc. Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 2: 249-259, trường đại học nông nghiệp hà nội.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trần Thanh Sơn: “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào các hoạt động kinh tế trong chương trình giảm nghèo: trường hợp nghiên cứu tại huyện Si ma cai (tỉnh Lào Cai) và huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang)” Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Quyết định Số: 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Thủ tướng chính phủ.
Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn..
UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
UBND xã Thành Minh. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
PHỤ LỤC
CÂU HỎI PHỎNG VẤN THÀNH VIÊN CỘNG ĐỒNG
Người phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn:
I.THÔNG TIN CHUNG
1. Tên : 2.Tuổi:
3. Giới tính: Nam (Nữ) 4. Dân tộc:
5. Nơi cư trú: Thôn/bản.xã.huyện..................
6. Nghề nghiệp:
Nông dân Công nhân Viên chức nhà nước Kinh doanh
Khác(ghi rõ):
7. Trình độ học vấn, chuyên môn
Không biết đọc và viết , Biết đọc hoặc viết
Cấp 1 , Cấp 2 , Cấp 3 Khác(ghi rõ):
8. Số khẩu: Số lao động:
9. Loại hộ theo thu nhập:
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình
Hộ khác( ghi rõ) :
10. Loại hộ theo ngành nghề:
Hộ thuần nông Hộ thương mại dịch vụ
Loại khác( ghi rõ):
11.
Đất Nông nghiệp:......(m2): đất được giao..............m2, đất thuê.....m2. ,
Đất Lâm nghiệp:........(m2) : được giao..............m2, đất thuê................m2
II. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
11 Ông/bà có tham gia cuộc họp bình xét hộ nghèo được hưởng các chương trình hỗ trợ không? Có Không
12 Nếu CÓ xin ông/bà cho biết cách thức bình xét?
(1)Cán bộ thôn/bản tự quyết định danh sách hộ nghèo
(2)Cán bộ lên danh sách, thông qua người dân bằng họp thôn biểu quyết
(3)Người dân đề nghị danh sách, cán bộ thôn/ bản xem xét và chốt danh sách
Khác (ghi rõ)
13 Ông bà đã tham gia vào các công trình cơ sở hạ tầng nào:
Trường học(1) , nhà văn hóa(2) , bưu điện (3) , đài phát thanh (4) , trạm y tế(5) , đình chùa (6) Đường (7) ,
Chợ(8) , thủy lợi(........................)(9) ,
Khác (ghi rõ)
.............................................................................................................................
14 Mức đóng góp của ông bà khi tham gia vào các công trình CSHT
Tên công trình
Đóng góp bằng ngày công (ngày)
Đóng góp bằng hiện vật
Đóng góp bằng tiền (1.000 đồng)
Loại
Số lượng
*Ông bà đánh giá như thế nào về mức độ đóng góp cho các công trình?
Thấp Trung bình Cao
Vì sao?..............................................................................................
15. Ngoài xây dựng CSHT thì ông/bà có biết hoạt động giảm nghèo hay hỗ trợ cho người nghèo nào trong các chương trình giảm nghèo của nhà nước đã được triển khai tại địa phương không? Có ; Không
16. Ông bà đã tham vào các hoạt động đó ntn?
STT
Biết
Lập kế hoạch
Triển khai TH
G/s đánh gia
Hưởng lợi
Quản lý
Số khâu TG
Miễn giảm học phí
BHYT
Nước SH
Nhà ở
Hỗ trợ vốn
Hỗ trợ đầu vào
Tập huấn khuyến nông
17 Ông (bà) có thường xuyên đóng góp ý kiến trong các cuộc họp không?
Có Vì sao
Không Vì sao
18 Ông bà có được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế? Có Không
19 Thu nhập của gia đình Ông/bà chủ yếu từ nguồn nào?
Nông nghiệp Công nghiệp ; Dịch vụ ; Khai thác tài nguyên
Khác (ghi rõ)......................................................................................................
20 Xin ông/bà cho biết diện tích, năng suất của một số cây trồng chủ yếu?
Cây trồng
Diện tích (sào)
Năng suất (kg/sào)
Đơn giá (nghìn đ/kg)
Giá trị (nghìn đ)
(tự tổng hợp
Tổng
21 Ông/bà có sử dụng giống cây trồng mới không? Có không
22. Nếu CÓ đó là loại gì.................................................................................
23. So với trước đây, kỹ thuật trồng trọt hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có Không
24. Xin ông/bà cho biết số lượng và sản lượng vật nuôi chủ yếu?
Vật nuôi
Đầu con
Sản lượng thịt (kg)
Đơn giá (nghìn đ/kg)
Giá trị
(nghìn đ)
Tổng
25. Ông/bà có sử dụng giống vật nuôi mới không? Có không
26. Nếu CÓ đó là loại gì.................................................................................
27. So với trước đây, kỹ thuật chăn nuôi hiện nay của gia đình ông bà có thay đổi không? Có Không
28 Gia đình ông/bà có ai đi làm thuê/ làm công ăn lương không?
Không ; Có
Hình thức : Đi làm thuê ; Làm công ăn lương
Nếu CÓ thì làm công việc gì?.......................................................................
Thu nhập/năm...........................,
29. Ông bà vay vốn từ ngân hàng không?
Có Không
Nếu CÓ với số vốn vay là triệu đồng, mức lãi suất%/tháng từ ngân hàng..thời gian cho vaytháng, từ chương trình
Điều kiện được vay vốn là
30. Ông/ Bà sử dụng số vốn vay đó vào mục đích gì?
..........................................................................................................................
31. Ông/bà có tham gia tập huấn khuyến nông không?
Có Không
32 Nếu CÓ chủ đề gì?...............................................................................
Ai tổ chức? ..................................thời gian học (ngày)..................................
Chất lượng giảng dạy (nội dung kiến thức, truyền đạt của giáo viên,)?...................................
33 Năm vừa qua Ông/ Bà có bị thiếu đói không?
Có ; Không .
34 Ông(bà) có được cho/cho vay lương thực khi thiếu đói không?
Không Có Hình thức: Được cho ; Được cho vay
35 Nếu CÓ: Bằng cái gì?...........................................................................
36 Ông/ Bà có thường xuyên đổi công /cho công lao động cho hộ khác không?
Có Không
37 Nếu CÓ thì là: Đổi công ; Cho công
Công việc gì?.................................................. Thời điểm...............................
Số ngày công đổi/cho là:..............................................................................
38 Hằng năm, ông/bà hay hộ gia đình mình tham gia những phong tục hay lễ hội gì trong năm?
Tên lễ hội/ phong tục
Thời gian tham gia (ngày)
Chí phí tham gia (nghìn đ)
Hoạt động khi tham gia
Xin cảm ơn Ông, Bà rất nhiều!
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ THÔN
Người phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn:
1. Tên cán bộ 2.Tuổi:
3. Dân tộc................ 4. Giới tính.........
5. Chức vụ........................................................................................................
6. Địa chỉ: Thôn............................xã........................huyện............................
7. Xin ông/bà cho biết các hoạt động giảm nghèo nào đã và đang triển khai địa phương ?
Trong chương trình giảm nghèo:.....................................................................
...........................................................................................................................
Hoạt động do địa phương tự phát động:........................................................
........................................................................................................................... 8. Ông/bà cho biết những cơ sở hạ tầng nào đã và đang được xây dựng ở địa phương?
......................................................................................................................................................................................................................................................
9. Theo ông/bà, sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo này như thế nào?
- Trong chương trình giảm nghèo:
Cơ sở hạ tầng................................................................................................
Y tế..................................................................................................................
Giáo dục...........................................................................................................
Văn hóa...........................................................................................................
Khuyến nông...................................................................................................
Đào tạo nghề....................................................................................................
- Địa phương tự phát động:
Quỹ hộ trợ người nghèo................................................................................
Các hoạt động tương trợ người nghèo.............................................................
- Phát triển kinh tế hộ
Trồng trọt..........................................................................................................
Chăn nuôi.....................................................................................................
Tìm kiếm việc làm............................................................................................
Khai thác tài nguyên.......................................................................................
10. Theo Ông/bà, người dân gặp những khó khăn gì khi tham gia các hoạt động này?........................................................................................................
11 Theo Ông/bà những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc Mường?......................................................................................
12. Chính quyền địa phương đã làm gì để khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động giảm nghèo?.....................................................................
13. Xin ông/bà cho biết các phong tục tập quán của dân tộc Mường? (Lễ hội, tập quán canh tác, phong tục trong đời sống)
Lễ hội
Tên + thời gian
Địa điểm
Hoạt động
Nhận xét
(tốt, xấu)
Tập quán canh tác, phong tục trong đời sống
Tên
Địa điểm
Nhận xét
14. Ông/bà cho biết thực trạng giáo dục của địa phương? Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển giáo dục?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
15. Ông/bà cho biết thực trạng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của địa phương? Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển y tế?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
16 Xin Ông/bà cho biết tình hình nghèo đói của dân tộc Mường? So sánh với các dân tộc khác?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
17. Theo ông/bà thì nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
18 Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ thôn hiện nay?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
19. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ xã?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
20. Xin ông/bà cho biết các giải pháp, kiến nghị để giảm nghèo cho địa phương?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xin cảm ơn Ông, Bà rất nhiều!
CÂU HỎI PHỎNG VẪN CÁN BỘ XÃ
Người phỏng vấn:
Ngày phỏng vấn:
1. Tên cán bộ........................................ . 2.Tuổi: .....
3. Dân tộc................ 4. Giới tính......... . 5. Chức vụ...................
6. Địa chỉ: xã...........................huyện..............................tỉnh.........................
7. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng kinh tế ở địa phương?
Cơ cấu kinh tế như thế nào?.......................................................................
..........................................................................................................................
8. Các chương trình – dự án giảm nghèo nào đã và đang được triển khai tại địa phương?
Của chính phủ........................................................................................
Của các tổ chức khác....................................................................................
..........................................................................................................................
9. Có các hoạt động giảm nghèo nào đã và đang triển khai địa phương ?
Trong chương trình giảm nghèo:..........................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động do địa phương tự phát động:...........................................................
10. Những cơ sở hạ tầng nào đã và đang được xây dựng ở địa phương?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
11. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động giảm nghèo này như thế nào?
+ Trong chương trình giảm nghèo
Cơ sở hạ tầng.............................................................................................
Y tế...................................................................................................................
Giáo dục........................................................................................................
Văn hóa...........................................................................................................
Khuyến nông...............................................................................................
Đào tạo nghề.....................................................................................................
Khác............................................................................................................................................................................................................................................
+ Địa phương tự phát động
Quỹ hỗ trợ người nghèo............................................................................
....................................................................................................................
Hoạt động tương trợ người nghèo.......................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
+ Phát triển kinh tế hộ (Trồng trọt, chăn nuôi, tìm kiếm việc làm, khai thác tài nguyên)
Trồng trọt.................................................................................................
Chăn nuôi....................................................................................................
Tìm kiếm việc làm.............................................................................................
Khai thác tài nguyên...................................................................................
12. Người dân gặp những khó khăn gì khi tham gia các hoạt động này?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
13. Theo Ông, bà những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân tộc?.................................................................................................
14. Chính quyền địa phương đã làm gì để khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động giảm nghèo?.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
15. Các phong tục tập quán của dân tộc Mường như thế nào (nhận xét tốt, xấu)?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
16. Ông, bà cho biết thực trạng giáo dục của địa phương? những thuận lợi và khó khăn trong phát triển giáo dục?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
17. Ông, bà cho biết thực trạng y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng của địa phương? những thuận lợi và khó khăn?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
18. Thực trạng nghèo đói của dân tộc Mường? So sánh với các dân tộc khác?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
19. Nguyên nhân nghèo đói?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
20. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ thôn hiện nay?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
21. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ xã?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
22. Giải pháp, kiến nghị để giảm nghèo cho địa phương?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xin cảm ơn Ông, Bà rất nhiều!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_su_tham_gia_cua_cong_dong_dan_toc_muong_t.doc