Lời cảm ơn
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn tới các cá nhân và đơn
vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy, Cô giáo trường Đại Học
Kinh Tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Thị Thanh Xuân –
người đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời
78 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian tôi thực tập đề tài
nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ của UBND xã Quảng Vọng đã
nhiệt tình cộng tác cung cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ và động viên tôi trong suất quá trình nghiên cứu đề tài.
Huế ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Hà Thị Lọc
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................4
1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế.........................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.................................................................................4
1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế ...................................................................................5
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh tế....................................6
1.1.1.4. Các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ...................7
1.1.2. Đặc điểm của cây cói............................................................................................9
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học ..............................................................................................9
1.1.2.2. Yêu cầu sinh thái ..............................................................................................10
1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây cói.................................................................................11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất cói................................................12
1.1.3.1 Các nhân tố vĩ mô..............................................................................................12
1.1.3.2. Các yếu tố điều kiện tự nhiên ...........................................................................14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................15
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói trên thế giới...................................................15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cói ở Việt Nam....................................................15
1.2.3. Tình hình sản xuất cói tại Thanh Hóa .................................................................18
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÓI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
QUẢNG VỌNG ............................................................................................................20
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu...............................................................20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................20
ii
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình.........................................................................................20
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn..............................................................................20
2.1.1.3. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ..........................................................................21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................22
2.1.2.1. Tình hình dân số, lao động ...............................................................................22
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai.................................................................................23
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ..............................................................................26
2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật .....................................................................29
2.1.3. Đánh giá chung....................................................................................................30
2.1.3.1. Những thuận lợi................................................................................................30
2.1.3.2. Những khó khăn ...............................................................................................30
2.2. Tình hình sản xuất cói ở xã Quảng Vọng...............................................................31
2.3. Thực trạng sản xuất cói của các hộ điều tra ...........................................................33
2.3.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra...............................................................33
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động .....................................................................33
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai.................................................................................35
2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ....................................36
2.3.2. Tình hình đầu tư sản xuất cói của các hộ điều tra ...............................................38
2.3.2.1. Cói trồng mới....................................................................................................39
2.3.2.1. Cói lưu gốc .......................................................................................................42
2.3.3. Năng suất và sản lượng cói..................................................................................46
2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất cói của các hộ điều tra..........................................47
2.3.5. So sánh hiệu quả sản xuất cây cói và cây lúa......................................................49
2.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất cói................................................50
2.3.6.1. Ảnh hưởng của đất đai .....................................................................................50
2.3.6.2. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư .........................................................................53
2.4. Tình hình tiêu thụ cói của các nông hộ trên địa bàn xã..........................................56
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CÓI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG VỌNG ...........................................60
3.1. Một số định hướng phát triển sản xuất cói của xã Quảng Vọng ............................60
iii
3.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất cói.................................................................61
3.2.1 Giải pháp chung....................................................................................................61
3.2.2. Giải pháp cụ thể...................................................................................................64
3.2.2.1. Giải pháp về chính quyền địa phương..............................................................64
3.2.2.2. Đối với các hộ sản xuất ....................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................66
I. Kết luận ......................................................................................................................66
II. Kiến nghị...................................................................................................................67
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
PTNN Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NN Nông nghiệp
SXNN Sản xuất nông nghiệp
CN – XD Công nghiệp –xây dựng
TM – DV Thương mại - dịch vụ
CN – DV Công nghiệp- dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
BQC Bình quân chung
DT BQ Diện tích bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
LN Lợi nhuận
DN Doanh nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
SX Sản xuất
IC Chi phí trung gian
VA Giá trị gia tăng
LĐ Lao động
BQ Bình quân
BQ LĐ Bình quân lao động
DT Diện tích
ĐVDT Đơn vị diện tích
v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng 1. Tình hình sản xuất cói trong cả nước qua 3 năm 2008-2010 .......................17
Bảng 2. Kết quả sản xuất cói của huyện Quảng Xương qua 3 năm 2008-2010 ........18
Bảng 3. Tình hình dân số và lao động của xã Quảng Vọng.......................................22
Bảng 4. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Vọng qua 3 năm 2008-2010 ........24
Bảng 5. Tổng giá trị sản xuất của xã Quảng Vọng qua 3 năm 2008 – 2010..............27
Bảng 6. Tình hình sản xuất cói của xã qua 3 năm 2008-2010 ...................................32
Bảng 7. Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra.........................................33
Bảng 8. Tình hình đất đai của các hộ điều tra ............................................................35
Bảng 9. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nông hộ ...........................................37
Bảng 10. Quy mô, cơ cấu chi phí sản xuất cói trồng mới ............................................40
Bảng 11. Quy mô, cơ cấu chi phí sản xuất cói lưu gốc................................................43
Bảng 12. Năng suất và sản lượng cói của các hộ điều tra............................................46
Bảng 13. Kết quả và hiệu quả sản xuất cói của nông hộ..............................................47
Bảng 14. So sánh hiệu quả sản xuất cói và cây lúa......................................................50
Bảng 15. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất cói..........51
Bảng 16. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả và kết quả sản xuất cói ......54
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Chuỗi cung tiêu thụ nguyên liệu cói chẻ khô của các nông hộ......................57
vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Huyện Quảng Xương được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy
thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó UBNN huyện đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà cụ
thể là huyện đã chuyển hằng trăm ha đất trồng lúa thoái hóa cho năng suất thấp sang
trồng cói với năng suất và giá trị kinh tế cao.
Không nằm ngoài sự chuyển biến đó, Xã Quảng Vọng cũng đã khuyến khích
người dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa với năng suất thấp sang trồng cói. Hiện
nay, xã Quảng Vọng là xã đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ
trồng lúa sang trồng cói với diện tích lớn. Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời
sống nhân dân trong xã.
Quảng Vọng là xã có diện tích trồng cói lớn nhất huyện Quảng Xương. Thu nhập
từ cói cũng đóng tỉ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của người dân. Phát triển cói đã và
đang tạo công ăn việc làm cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, do là một xã thuần nông nên người dân
chưa bỏ được tập quán canh tác lạc hậu, chưa thực sự quan tâm đến đầu tư phân bón, cải
tạo đất. Đồng thời mức độ thâm canh chưa cao, chưa hợp lý nên chưa khai thác hết được
thế mạnh kinh tế của loại cây trồng này. Xuất phát từ tình hình trên mà tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng Vọng, huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích của đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cói của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng
Vọng. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cói cũng
như khả năng đầu tư cho sản xuất cói của người dân địa phương.
- Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả canh tác cói
trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó nâng cao vai trò của cây cói trong phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống nhân dân.
vii
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng NN & PTNT huyện
quảng Xương, chính quyền và các ban ngành địa phương...
Số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình sản xuất cói trên địa bàn nghiên cứu
tôi chọn 60 hộ ở 7 thôn trong xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Phương pháp này để
xem xét sự vận động của sự vật, hiện tượng này trong mối quan hệ chặt chẽ với các sự
vật và hiện tượng khác. Xem xét sự vận động của các sự vật hiện tượng qua các thời
kỳ khác nhau.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng
NN & PTNT huyện quảng Xương, chính quyền và các ban ngành địa phương...
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình sản xuất cói trên
địa bàn nghiên cứu tôi chọn 60 hộ ở 7 thôn trong xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên. Các hộ được phỏng vấn theo thông tin trên bảng câu hỏi.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi
có thu thập thông tin từ các chuyên viên, các kỹ sư nông nghiệp và cán bộ phòng NN
& PTNT huyện Quảng Xương, thông tin từ cán bộ xã.
Phương pháp phân tích thống kê
Để phân tích số liệu thu thập được trong đề tài tôi sử dụng phương pháp phân
tích thống kê như phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ thống kê.
Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu sau khi điều tra và thu thập được thì tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm
Excel.
Phương pháp phân tích chuỗi cung: Để phân tích quá trình tiêu thụ cói
nguyên liệu cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói. Xem xét kênh tiêu
thụ nào mang lại hiệu quả cho sản phẩm cói trên địa phương.
viii
Kết quả đạt được
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi thu nhận được những kết
quả như sau:
Giá trị kinh tế mà cây cói mang lại cho người sản xuất là rất lớn. Trên cùng một
diện tích đất giá trị kinh tế của cói cao hơn nhiều so với cây lúa. Ở những năm giá cói
nguyên liệu ổn định thu nhập từ cói có thể cao gấp 2 lần lúa.
Kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cói phụ thuộc rất nhiều vào mức độ
đầu tư và điều kiện sản xuất. Với các mức độ đầu tư và điều kiện sản xuất khác nhau
thì kết quả và hiệu quả là khác nhau. Cụ thể, nhóm I do quá trình sản xuất bao gồm cả
hoạt động trồng cói và lúa nên mức độ đầu tư cho cói là thấp hơn so với nhóm II.
Nhóm II chuyên vào sản xuất cói có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nên kết hợp
khá hợp lý các yếu tố đầu vào cũng như áp dụng tốt những biện pháp thâm canh tăng
năng suất vì vậy hiệu quả kinh tế của nhóm II cao hơn nhiều so với nhóm I.
Nhận thấy giá trị kinh tế mà cây cói mang lại cho đời sống nhân dân là khá lớn
nên chính quyền địa phương và các ban ngành đã có những biện pháp để hỗ trợ và
khuyến khích nhân dân trong vùng đầu tư sản xuất.
Với điều kiện tự nhiên, tính chất đất đai phù hợp cho cây cói phát triển cộng với nhân
dân trong vùng có kinh nghiệm trong sản xuất thì việc lựa chọn cây cói là cây trồng
mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của địa phương là một chính sách đúng đắn.
ix
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cây cói là cây công nghiệp hàng năm có vị trí quan trọng trong hệ thống canh tác
ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ, nơi đất đai thường xuyên bị
chua mặn nên việc phát triển các cây trồng khác gặp rất nhiều khó khăn. Cây cói được
trồng chủ yếu để làm chiếu, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ cói có ưu điểm là tiện lợi, đẹp, bền, rẻ tiền, dễ bị
phân hủy trong một thời gian ngắn khi không sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường
nên phù hợp với xu thế chung hiện nay của thế giới là hướng tới các sản phẩm và công
nghệ thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây cói
ngày càng gia tăng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trong nước, các sản
phẩm từ cói của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường châu Á, châu Âu đặc
biệt là một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chính điều đó đã tạo cho
cây cói có một thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở phía Bắc Trung Bộ, một tỉnh đất chật người đông điều
kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Xác định phát triển nông nghiệp là thế
mạnh của tỉnh nên trong những năm gần đây tỉnh đã có những chính sách thiết thực
nhằm phát triển ngành nông nghiệp. Đặc biệt cùng với việc đầu tư và phát triển một số
cây có thế mạnh của tỉnh như: Dứa, míathì tỉnh còn chú trọng đầu tư phát triển cây
cói. Một cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy cây cói đã và đang tạo
cho mình một chỗ đứng trong phát triển kinh tế nông thôn.
Huyện Quảng Xương được xem là một huyện nghèo, đồng đất không mấy
thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó UBND huyện đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà cụ
thể là huyện đã chuyển hằng trăm ha đất trồng lúa thoái hóa cho năng suất thấp sang
trồng cói với năng suất và giá trị kinh tế cao.
Không nằm ngoài sự chuyển biến đó, Xã Quảng Vọng cũng đã khuyến khích
người dân chuyển đổi diện tích đất trồng lúa với năng suất thấp sang trồng cói. Hiện
1
nay, Quảng Vọng là xã đi đầu trong phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ trồng
lúa sang trồng cói với diện tích lớn. Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân
dân địa phương.
Là xã có diện tích trồng cói lớn nhất huyện Quảng Xương. Thu nhập từ cói đóng
tỉ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của người dân. Phát triển cói đã và đang tạo công ăn
việc làm cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, do là một xã thuần nông nên người dân chưa bỏ được
tập quán canh tác lạc hậu, chưa thực sự quan tâm đến đầu tư phân bón, cải tạo đất. Đồng
thời mức độ thâm canh chưa cao, chưa hợp lý nên chưa khai thác hết được thế mạnh
kinh tế của loại cây trồng này. Xuất phát từ tình hình trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hóa ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cói của các hộ nông dân trên địa bàn xã Quảng
Vọng. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của cói cũng
như khả năng đầu tư cho sản xuất cói của người dân địa phương.
- Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả canh tác cói
trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó nâng cao vai trò của cây cói trong phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống nhân dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh, góc độ và phạm vi
khác nhau. Tuy nhiên do năng lực và thời gian có hạn nên tôi tập trung vào nội dung
cụ thể sau:
+) Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng Vọng,
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
+) Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp năm 2008 – 2010, số liệu sơ cấp
năm 2010
2
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Phương pháp này để
xem xét sự vận động của sự vật, hiện tượng này trong mối quan hệ chặt chẽ với các sự
vật và hiện tượng khác. Xem xét sự vận động của các sự vật hiện tượng qua các thời
kỳ khác nhau.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ
phòng NN & PTNT huyện Quảng Xương, chính quyền và các ban ngành địa phương...
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình sản xuất cói trên
địa bàn nghiên cứu tôi chọn 60 hộ ở 7 thôn trong xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên để tiến hành điều tra. Trong 60 hộ điều tra tôi tiến hành chia thành hai nhóm để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Nhóm I gồm 30 hộ tiến hành sản xuất cói và lúa.
Nhóm II gồm 30 hộ chỉ tiến hành sản xuất cói. Các hộ được phỏng vấn theo thông tin
trên bảng câu hỏi.
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi
có thu thập thông tin từ các chuyên viên, các kỹ sư nông nghiệp và cán bộ phòng NN
& PTNT huyện, thông tin từ cán bộ xã.
Phương pháp phân tích thống kê
Để phân tích số liệu thu thập được trong đề tài tôi sử dụng phương pháp phân
tích thống kê như phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ thống kê.
Phương pháp xử lý số liệu điều tra
Số liệu sau khi điều tra và thu thập được thì tôi tiến hành xử lý bằng phần mềm
Excel.
Phương pháp phân tích chuỗi cung: Để phân tích quá trình tiêu thụ cói
nguyên liệu cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ cói. Xem xét kênh tiêu
thụ nào mang lại hiệu quả cho sản phẩm cói trên địa phương.
Với năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía quý thầy cô và bạn đọc để đề
tài được hoàn thiện hơn.
3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được và
chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả trong những điều kiện nhất định.
Hiện nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế do các nhà
kinh tế học đưa ra.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao thì “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước” TS.Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng “Hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
mục tiêu đã xác định”.
Có thể nói khái quát rằng “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hay quá
trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn..) để đạt được mục tiêu xác định”. Như vậy hiệu
quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “ động” của hoạt động kinh tế. Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể tính toán
được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động
kinh tế.
Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì chúng ta cần phân
biệt rõ 3 khái niệm cơ bản: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế
“Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực được áp dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp”.
4
Như vậy chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản
xuất, nó cho chúng ta thấy rằng yếu tố nguồn lực có vai trò quan trọng trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực đầu vào dùng cho quá trình sản
xuất tạo ra bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
“Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên 1 đồng chi
phí về đầu vào hay nguồn lực”. Chỉ tiêu này phản ánh rõ khi chúng ta nắm được giá
của các yếu tố đầu vào, đầu ra. Lúc này việc sử dụng hợp lý và cân đối các yếu tố đầu
vào theo một tỷ lệ nhất định thì sẽ đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả
phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra hay
chính là hiệu quả về giá.
“Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả 2 yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu sản
xuất chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần
chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế”.
Như vậy trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và người sản
xuất cần đảm bảo cân đối và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào, đầu ra để đạt được
hiệu quả cao nhất.
1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
Thực chất của khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của
hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (Lao động, thiết bị máy
móc, nguyên nhiên vật liệu, tiền vốn..) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay của người sản xuất – mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm lao
động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề và có quan hệ mật thiết với nhau gắn liền
với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và
quy luật tiết kiệm thời gian. Để đạt được hiệu quả kinh tế cần phải cân đối và hợp lý
5
các yếu tố đầu vào, các nguồn lực cho quá trình sản xuất. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định và ngược lại đạt kết quả
nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí bao gồm chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí
cơ hội.
Hiệu quả kinh tế nó biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra. Mối quan hệ so sánh ở đây chỉ thể hiện ở mặt tương đối, mặt tuyệt đối chỉ có
ý nghĩa trong một phạm vi nhất định.
Tóm lại có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống
nhất về mặt bản chất. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh tế
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng đa dạng, phong
phú và không có giới hạn. Trong khi đó nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng khan
hiếm. Bởi lẽ con người sử dụng ngày càng nhiều các nguồn lực sản xuất vào trong
hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người. Sự khan hiếm
của các nguồn lực sản xuất buộc người sản xuất phải đặt ra ba câu hỏi: sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Bởi vì thị trường chỉ chấp nhận những sản
phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về mẫu mã và
chất lượng sản phẩm.
Mọi nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm một mục đích là đạt
được mục tiêu đề ra, đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến
hành ổn định và đó là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, tạo cho
doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải
luôn duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình như: tạo ra sự khác biệt
về mẫu mã và chất lượng hàng hóa, giá cả và tốc độ cung ứng sản phẩm đến tay người
tiêu dùng hay sự tiện dụng do sản phẩm mang lại.
Hiệu quả kinh tế là cơ sở để các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào trong quá trình sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ mới
nhằm hợp lý nguồn lực sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.
6
Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và đối với hoạt động trồng cói nói riêng. Nó ảnh hưởng đến quyết
định của người sản xuất như: đầu tư thâm canh trong quá trình sản xuất, mở rộng diện
tích hay không? Đánh giá hiệu quả sản xuất cói để thấy được khả năng tiềm tàng chưa
được khai thác của cói từ đó có những biện pháp cải thiện những mặt mạnh và hạn chế
những mặt yếu. Từ việc đánh giá hiệu quả sản xuất cói sẽ làm cho người dân và chính
quyền địa phương có những biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sản xuất cói trên
địa bàn xã, đồng thời mở rộng diện tích, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu,
giảm chi phígóp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, góp phần vào
tiến trình phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNH – HĐH.
1.1.1.4. Các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Các phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra.
H=Q/C
Trong đó H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực của cả
quá trình kinh doanh nhất định. Từ đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa
các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và qua các thời kỳ
khác nhau.
Phương pháp 2: Xác định hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm
với chi phí tăng thêm để đạt được kết quả tăng thêm đó.
H = Q/ C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả tăng thêm
C: Chi phí tăng thêm
7
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Nó thường được áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm
canh. Đặc biệt xác định được khối lượng tối đa hóa, kết quả sản xuất tổng hợp.
Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng hai phương pháp này thì không thể thấy được
quy mô của hiệu quả. Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế người ta dùng thêm chỉ tiêu
thu nhập hay lợi nhuận. Sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu này sẽ đánh giá đúng hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất mang lại cho người sản xuất kinh doanh.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả sản xuất cói trên địa ...xã có 695.76 ha diện tích đất tự nhiên
trong đó diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng đất
của xã. Việt Nam là nước nông nghiệp và phần lớn dân cư nông thôn hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên tỷ trọng đất nông nghiệp trong địa bàn xã cao là
điều hợp lý.
23
Bảng 4. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Vọng qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
DT Cơ cấu DT Cơ cấu DT Cơ cấu +/- % +/- %
( ha ) ( % ) ( ha ) ( % ) ( ha ) ( % )
Tổng diện tích đất tự nhiên 695,76 100,00 695,76 100,00 695,76 100,00
I. Đất nông nghiệp 369,12 53,05 372,02 53,47 373,83 53,73 2,9 0,79 1,81 0,49
1. Đất sxnn 362,22 52,06 364,62 52,41 365,93 52,59 2,4 0,66 1,31 0,36
- Đất trồng CHN 361,26 51,92 363,66 52,27 364,97 52,45 2,4 0,66 1,31 0,36
- Đất trồng CLN 0,96 0,14 0,96 0,14 0,96 0,14 0 0 0 0
2. Đất NTTS 6,9 0,99 7,4 1,06 7,9 1,14 0,5 7,24 0,5 6,76
II. Đất phi nông nghiệp 285,4 41,02 286,5 41,18 288,69 41,49 1,1 0,38 2,19 0,76
1. Đất thổ cư 88,6 12,73 89,3 12,84 90,1 12,95 0,7 0,79 0,8 0,90
2. Đất chuyên dùng 90,2 12,97 90,6 13,02 92,0 13,22 0,4 0,44 1,4 1,54
3.Đất phi nông nghiệp khác 106,6 15,32 106,6 15,32 106,59 15,32 0 0 - 0,01 - 0,0094
III. Đất chưa sử dụng 41,24 5,93 37,24 5,35 33,24 4,78 - 4 - 9,7 - 4 - 10,7
Các chỉ tiêu BQ
1. DT đất NN / hộ 0,27 0,27 0,27
2. DT đất NN / khẩu 0,07 0,07 0,07
(Nguồn:UBND xã Quảng Vọng )
24
Xem xét sự biến động về đất đai qua 3 năm ta thấy:
Diện tích đất nông nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 2008 toàn
xã có 369,12 ha thì năm 2009 là 372,02 ha tăng 2,9 ha tương ứng với 0,79%. Diện tích
này tiếp tục tăng vào năm 2010 khi diện tích đất nông nghiệp là 373,83 ha tăng 1,81 ha
so với năm 2009 ứng với 0,49%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất để tiến
hành sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Nếu như diện tích đất trồng cây lâu năm không thay đổi vẫn giữ nguyên diện tích là
0,96 ha thì diện tích đất trồng cây hàng năm tăng lên từ 361,26 ha năm 2008 lên
363,66 ha vào năm 2009 và tăng 2,4 ha tương ứng với 0,66%. Chính sự thay đổi này
làm diệc tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 2,4 ha tương ứng với 0,66% so với
năm 2008. Đến năm 2010 thì diện tích đất trồng cây lâu năm vẫn không có gì thay đổi
là 0,96 ha chiếm 0,14% trong tổng diện tích đất tự nhiện, tuy nhiên diện tích đất trồng
cây hàng năm vẫn không ngừng tăng lên từ 363,66 ha lên 364,97 vào năm 2010 tức là
tăng 1,31 ha ứng với 0,36 % làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010
tăng theo tương ứng.
Đất NTTS cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 diện tích là 7,4 ha
tăng 0,5 ha so với năm 2008 ứng với 7,24%. Tiếp tục năm 2010 diện tích tăng lên 0,5
ha ứng với 6,76% so với năm 2009.
Có sự chuyển biến về diện tích đất này là do chính quyền xã có chủ trương mở
rộng diện tích canh tác cây hằng năm. Tổ chức khai hoang, cải tạo một số diện tích
đất chưa sử dụng lâu nay bỏ hoang để đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất, nhu
cầu đất ở của người dân, cũng như phục vụ cho các công trình thủy lợi, công trình
công sở Đây là lý do làm cho diện tích đất chưa sử dụng giảm dần qua các năm.
Nếu năm 2008 diện tích là 41,24 ha thì năm 2009 còn 37,24 ha giảm 4 ha tương ứng
với 9,7%, tiếp tục giảm vào năm 2010 chỉ còn 33,24 ha ứng với 10,7%. Diện tích đất
chưa sử dụng được cải tạo, khai hoang và đưa vào sử dụng nhằm mở rộng diện tích
đất khác của xã. Thể hiện như diện tích đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất NTTS đều
tăng lên qua các năm.
25
Diện tích đất phi nông nghiệp khác không có sự biến động qua 2 năm 2008,
2009. Năm 2010 diện tích giảm còn 106.59 tức là giảm 0,01 ha.
Xét các chỉ tiêu diện tích đất NN/hộ và diện tích đất NN/khẩu qua các năm thì
không có sự biến động gì lớn. Tỷ lệ diện tích đất không thay đổi.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Là xã mà hoạt động sản xuất dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Xác định nông
nghiệp là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Vì vậy xã luôn có chủ trương tập
trung sản xuất các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh của xã. Việc lựa chọn cây trồng có
đặc điểm sinh trưởng phát triển phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai để cho năng suất
cao là rất quan trọng. Nhờ có những chủ trương và chính sách đúng đắn mà trong
những năm qua giá trị sản xuất của xã liên tục tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự
phát triển của một xã mà trước đây được xem là một xã nghèo, chậm phát triển.
Qua bảng tổng hợp ta thấy, tổng giá trị sản xuất năm 2009 ước đạt 39.495 tỷ
đồng tăng hơn 3,88 tỷ đồng so với năm 2008 tương ứng với 10,89%. Đến năm 2010
giá trị sản xuất của toàn xã vẫn tiếp tục tăng và đạt 43.787 tỷ đồng tăng lên 4,30 tỷ
đồng ứng với 10,87% so với năm 2009.
Giá trị sản xuất từ nông nghiệp bao gồm hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.
Trong đó trồng trọt đóng góp vai trò lớn trong phát triển kinh tế, đảm bảo lương thực
cung cấp cho người dân địa phương và buôn bán. Chỉ tính riêng năm 2010, giá trị sản
xuất ngành trồng trọt là 23.958 tỷ đồng tăng 2,40 tỷ đồng tương ứng với 11,13% so
với năm 2009. Đạt được những kết quả như vậy là do trong năm qua nông nghiệp
được chú trọng đầu tư, diện tích cói được mở rộng, các giống cói và lúa có năng suất
cao được đưa vào gieo trồng. Đồng thời trong năm qua giá cói và giá lúa tăng cao hơn
so với năm 2009. Đây là lý do khiến giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng.
26
Bảng 5. Tổng giá trị sản xuất của xã Quảng Vọng qua 3 năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 / 2008 2010 / 2009
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
( %) ( %) ( %) ( %) ( %)
Tổng giá trị 35.616 100,00 39.495 100,00 43.787 100,00 3,88 10,89 4,30 10,87
sản xuất
I.Nông nghiệp 23.873 67,03 26.446 66,96 29.287 66,89 2,57 10,78 2,84 10,74
1. SXNN 21.357 59,97 23.731 60,09 26.367 60,22 2,37 11,11 2,64 11,11
Trồng trọt 19.406 54,49 21.563 54,60 23.958 54,72 2,16 11,11 2,40 11,13
Chăn nuôi 1.951 5,48 2.168 5,49 2.409 5,50 0,22 11,12 0,24 11,12
2. Thủy Sản 2.516 7,06 2.715 6,87 2.920 6,67 0,20 7,91 0,21 7,55
II. CN – XD 9.706 27,25 10.785 27,31 11.984 27,37 1,08 11,11 1,20 11,12
III.TM - DV 2.037 5,72 2.264 5,73 2.516 5,74 0,23 11,14 0,25 11,13
(Nguồn: UBNN xã Quảng Vọng)
27
Trong năm 2010, chăn nuôi cũng có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh
tế. Tuy năm vừa qua ngành chăn nuôi phải đối diện với những khó khăn thử thách như
dịch heo tai xanh, bệnh lở mồm long móng tuy nhiên nhờ có những biện pháp ngăn
chặn, phòng tránh lây lan mà nhân dân trong xã đã bảo vệ được đàn gia súc, gia cầm.
Không những vậy, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho lượng thực phẩm trên thị
trường khan hiếm làm giá thịt lợn, thịt bò tăng. Nhờ bảo vệ được thành quả chăn nuôi
kết hợp với giá cả thị trường tăng lên làm cho giá trị mà nghành chăn nuôi mang lại
cho đời sống nhân dân trên địa bàn xã là khá lớn. Giá trị sản xuất liên tục tăng qua các
năm. Năm 2009 đạt 2.168 tỷ đồng tăng so với năm 2008 là 0,22 tỷ đồng ứng với
11,12%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2010. Năm này giá trị ước tính đạt 2.409 tỷ
đồng. Tăng so với năm 2009 là 0,24 tỷ đồng tương ứng với 11,12%.
Thủy sản là ngành không thể thiếu trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Nó có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế của xã, nâng cao thu nhập và đời
sống cho người dân địa phương. Năm 2009 giá trị ngành thủy sản ước tính đạt 2.715 tỷ
đồng tăng so với năm 2008 là 0,20 tỷ đồng ứng với 7,91%. Vào năm 2010 đạt 2.920 tỷ
đồng, như vậy so với năm 2009 tăng 0,21 tỷ đồng tương ứng với 7,55%. Đạt được như
vậy là do trong những năm gần đây xã đã đẩy mạnh công tác khai hoang, cải tạo
những diện tích đất trước đây bị bỏ hoang hoặc đất xấu không tiến hành sản xuất được
thành đất nuôi trồng thủy sản. Vì vậy diện tích đất nuôi trồng thỷ sản tăng dần qua các
năm. Đồng thời xã đã có nâng cấp hệ thống kênh mương dẫn nước, có chính sách
khuyến khích hộ nông dân tham gia và mở rộng diện tích như: giảm thuế, giảm giá đấu
thầu
Không chỉ có nông nghiệp đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của xã mà cơ cấu
giá trị của các nghành CN – XD, TM – DV cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế của địa bàn xã. Chỉ tính riêng năm 2009 nghành CN – XD đã đóng góp 10.785
tỷ đồng vào tổng giá trị sản xuất tăng 1,08 tỷ đồng so với năm 2008 và ứng với
11,11%. Sang năm 2010, nghành CN – XD tiếp tục có bước phát triển khi đóng góp
vào tổng giá trị sản xuất 11.984 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 1,20 tỷ đồng tương
ứng với 11,12%. Có những bước tiến như vậy là do những năm gần đây UBND xã có
28
những chủ trương, chính sách khuyến khích mở rộng hoạt động kinh doanh phi nông
nghiệp này theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng CN – DV.
Các hoạt động TM – DV ngày càng phát triển thể hiện sự phát triển kinh tế
đồng đều trên địa bàn xã. Không những giá trị ngành nông nghiệp tăng mà giá trị các
nghành CN – XD, TM – DV cũng tăng không kém. Năm 2009, ngành TM – DV đã
đóng góp 2.264 tỷ đồng vào tổng giá trị sản xuất tăng so với năm 2008 là 0,23 tỷ đồng
ứng với 11,14%. Đến năm 2010, giá trị ước đạt 2.516 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là
0,25 tỷ đồng ứng với 11,13%. Đây là những thành quả bước đầu trong tiến trình CNH
– HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong các văn kiện đại hội, các chủ trương và chính
sách thì xã luôn khẳng định phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, phát triển
đa nghành nghề, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu mạnh.
2.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Quảng Vọng là xã thuần nông, cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển kinh tế của xã cũng như giao lưu kinh tế với xã trong vùng lân cận
trong những năm tiếp theo. Hiện tại thì xã có các công trình văn hóa, y tế, giáo dục đã
đáp ứng được những nhu cấu trước mắt của người dân địa phương.
Tuy nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cũng như nhu cầu của người
dân ngày càng tăng thì trong những năm qua xã đã luôn cố gắng củng cố, xây dựng,
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật.
Hệ thống điện sinh hoạt của nhân dân được xây dựng từ những năm 1993. Hiện
nay hệ thống điện được nâng cấp thường xuyên nhằm đảm bảo 100% hộ nông dân
được cung cấp điện. Các dịch vụ về điện được hợp tác xã điện quản lý, cung cấp và
đáp ứng nhu cầu sữa chữa của người dân.
Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cung cấp nước tưới
tiêu cho đồng ruộng. Hiện nay xã đã xây dựng hoàn chỉnh 8km kênh dẫn nước bằng bê
tông từ đầu nguồn nước ra đồng ruộng.
Hệ thống đường giao thông đường bộ hiện nay luôn được xã quan tâm và củng
cố. Hiện nay toàn xã đã xây dựng được hệ thống tuyến đường giao thông liên xã bằng
nhựa. Hệ thống đường bộ liên thôn được bê tông hóa 100% tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân dân đi lại và giao lưu buôn bán.
29
Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển. Xã có 1 bưu điện trung tâm
phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc. Các hộ nông dân 100% sử dụng điện thoại
bàn, ngoài ra mạng lưới điện thoại di động phát triển khá nhanh.
Hệ thống các công trình xây dựng cơ bản như: Trụ Sở Đảng Ủy – HĐND –
UBND, các tổ chức chính trị - trụ sở làm việc của các thôn đều được xây dựng và đầu
tư thích đáng. UBND được xây dựng mới khang trang, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu làm
việc của cán bộ cũng như nhu cầu của người dân. Trụ sở làm việc các thôn, trường
học, trạm y tế, chợ từng bước được xây dựng và đầu tư nâng cấp nhằm phục vụ tốt nhu
cầu của nhân dân trong địa bàn xã.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1. Những thuận lợi
Với vị trí nằm ven con sông Hoàng nên xã có điều kiện cung cấp nước tưới tiêu
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Đặc biệt là thường xuyên có nước mặn
ra vào cung cấp cho diện tích cói trên địa bàn xã.
Là xã có tiềm năng về diện tích đất hơi mặn phù hợp cho canh tác cói, đây là
điều kiện thuận lợi cho xã tiếp tục đầu tư và mở rộng diện tích canh tác.
Quảng Vọng là xã có truyền thống về sản xuất cói, nhân dân lao động cần cù,
có kinh nghiệm trong sản xuất cói từ lâu đời thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu
cói và phát triển kinh tế ở địa phương.
Xã có địa hình bằng phẳng, giao thông khá thuận tiện có hệ thống đường nhựa
và đường bê tông liên xã thuận lợi cho nhân dân đi lại và trao đổi buôn bán, tiếp giáp
với các xã trong vùng lân cận.
Là xã có diện tích cói lớn nhất huyện Quảng Xương nên xã được các bộ ngành
quan tâm, tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà
nước, UBND tỉnh, huyện có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhân dân phát triển
cây cói và phát triển làng nghề truyền thống.
2.1.3.2. Những khó khăn
Quảng Vọng cũng như các xã khác trong huyện Quảng Xương nằm trong vùng
có khí hậu khá khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra như: bão lụt, hạn hánĐặc
biệt là sự xâm nhập mặn của nước biển quá mức làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp và nhất là hoạt động trồng cói.
30
Nguồn nước ngọt có nguy cơ bị thiết hụt do sự xâm nhập mặn của nước biển.
Diện tích đất đai còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự đầu tư thâm canh trong sản
xuất nông nghiệp do điều kiện kinh tế nhân dân còn khó khăn.
Mặc dù xã đã có hệ thống đường giao thông phục vụ cho đi lại và buôn bán của
nhân dân nhưng hệ thống này chưa thực sự hoàn chỉnh và đáp ứng được hết nhu cầu
của nhân dân địa phương. Hệ thống thủy lợi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu,
thoát nước cho sản xuất.
Trình độ thâm canh trong sản xuất của nhân dân còn hạn chế, khả năng áp dụng
những tiến bộ của khoa học công nghệ, áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất còn
rất hạn chế, không đồng đều. Bên cạnh đó khả năng tiếp cận thông tin thị trường, các
chính sách kinh tế của nhà nước còn thấp.
Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự đầu tư nên việc định
hướng thị trường nông sản và các mặt hàng thủ công truyền thông của xã rất hạn chế.
Chưa có những chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế của hàng hóa
trên thị trường.
Là xã có nghành nghề truyền thống phát triển lâu đời nhưng do hạn chế về
thông tin thị trường, khả năng thay đổi về mẫu mã sản phẩm, thiếu vốn trong sản xuất
nên khó có thể mở rộng quy mô.
2.2. Tình hình sản xuất cói ở xã Quảng Vọng
Cói là cây trồng chính của nhân dân trên địa bàn xã Quảng Vọng. Trước đây
nhân dân trong địa bàn xã tiến hành trồng lúa là chủ yếu. Nhưng sau nhiều năm canh
tác nhận thấy giá trị sản xuất do lúa mang lại rất thấp do dặc thù đất có tính chất đất
không phù hợp. Nhận thấy xã có con sông Hoàng chảy qua có khả năng cung cấp nước
mặn thường xuyên thêm vào đó xã có diện tích đất hơi mặn phù hợp với canh tác cói
nên xã đã mạnh dạn chuyển những diện tích đất canh tác không năng suất sang sản
xuất cói. Sau những năm đầu tiến hành sản xuất thấy được giá trị kinh tế do cói mang
lại xã đã tiếp tục khuyến khích nhân dân chuyển đổi những diện tích đất phù hợp để
sản xuất cói.
Theo số liệu thống kê của UBND xã, năm 2008 diện tích cói của xã là 177,3 ha
và năng suất đạt 6,9 tấn/ha. Năm 2008 có năng suất thấp là do ảnh hưởng giá cả của
31
năm 2007. Năm 2007 giá cói nguyên liệu trên thị trường trong nước cũng như thị
trường thế giới xuống thấp, thị tường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, thị trường xuất
khẩu bị ngưng trệ vì vậy sang năm 2008 nên người dân bỏ bê ruộng cói, không chăm
sóc và đầu tư nên sản lượng chỉ đạt 1.223,7 tấn. Tình trạng này ảnh đến cả năm 2009
làm diện tích cói trên địa bàn xã giảm 0,33 ha tương ứng với 0,19%. Tuy nhiên, sang
giữa năm 2009 thị trường cói lại khởi sắc trở lại. Giá cói tăng trở lại kể cả giá cói chẻ
khô và giá các sản phẩm làm từ cói. Điều này khuyến khích và thúc đẩy người dân đầu
tư vào sản xuất, chăm sóc diện tích cói của mình, chính quyền xã cũng có những chính
sách hỗ trợ người nông dân nên năng suất tăng lên 7,0 tấn/ha nhờ vậy sản lượng cói
năm 2009 tăng lên đáng kể và đạt 1.238,79 tấn tăng so với năm 2008 là 15,42 tấn ứng
với 1,26%. Thị trường cói thực sự khởi sắc vào cuối năm 2009 và năm 2010, giá cói
chẻ khô tăng mạnh. Cuối năm 2009 giá cói chẻ khô bình quân tăng từ 3.000đ –
5.000đ/kg so với năm 2008, năm 2010 giá tiếp tục tăng mạnh, trung bình giá cói tăng
từ 8.000đ – 10.000đ/kg đối với loại cói dài. Giá cói nguyên liệu tăng mạnh làm người
dân phấn khởi tiếp tục mở rộng diện tích cói làm diện tích cói của toàn xã tăng lên 194
ha tăng so với năm 2009 là 17,03 ha tương ứng với 9,62%. Nhờ đầu tư thâm canh và
có các biện pháp tăng năng suất nên sản lượng và năng suất tăng lên. Sản lượng từ
1.238,79 tấn năm 2009 tăng lên 1.377,4 tấn năm 2010, tăng lên 138,61 tấn ứng với
11,19%.
Bảng 6. Tình hình sản xuất cói của xã qua 3 năm 2008-2010
Năm Năm Năm 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu ĐVT
2008 2009 2010 +/- % +/- %
Diện tích Ha 177,3 176,97 194 - 0,33 - 0,19 17,03 9,62
Năng suất Tấn/ha 6,9 7,0 7,1 0,1 1,45 0.1 1.43
Sảnlượng Tấn 1.223,37 1.238,79 1.377,4 15,42 1,26 138,61 11,19
(Nguồn: UBND xã Quảng Vọng)
32
Việc sản xuất cói trong địa bàn xã ngoài cung cấp cho hoạt động dệt chiếu thủ
công tại địa phương còn cung cấp nguyên liệu cho các xã vùng lân cận. Cói nguyên
liệu được cung cấp cho các hộ kinh doanh tư nhân, các đại lý bán buôn trên địa bàn
huyện từ đây cung cấp cho thị trường trong nước.
Để có thể tiếp tục diện tích cói hiện có và có thể mở rộng diện tích cũng như để
cho người dân không bỏ bê ruộng cói, đầu tư sản xuất thì UBND xã đã có những biện
pháp hỗ trợ cho người dân. Hiện nay, sản phẩm cói nguyên liệu được các cấp địa
phương chú trọng tìm kiếm thị trường đầu ra, khôi phục nghề dệt chiếu thủ công
truyền thống, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh dệt chiếu bằng máy chiếu. Hiện nay
toàn xã có khoảng 8 hộ kinh doanh máy chiếu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo việc
làm cho lao động địa phương với thu nhập cao.
2.3. Thực trạng sản xuất cói của các hộ điều tra
2.3.1. Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động
Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Qua số liệu điều tra từ 60 hộ thuộc
địa bàn xã Quảng Vọng.
Bảng 7. Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2 Tổng
1. Tổng số hộ Hộ 30 30 30 60
2. Nhân khẩu Người 4,07 4,07 4,07 -
3. Số lao động Người 2,48 2,36 2,53 -
- Số LĐ trong độ tuổi LĐ Người 2,1 2 2,2 -
- Số LĐ ngoài độ tuổi LĐ Người 0,38 0,43 0,33 -
4. Tuổi của chủ hộ Tuổi 38,05 39,03 37,07 -
5. Trình độ văn hóa Lớp 7,82 7,53 8,1 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
33
Dựa vào bảng 7 ta thấy, trong tổng số 60 hộ được điều tra với số nhân khẩu là
244 khẩu bình quân mỗi hộ có 4,07 người và tỷ lệ này là như nhau giữa hai nhóm hộ.
Tuy nhiên có sự chênh lệch về số lao động bình quân trên hộ. Nhóm II có số lao động
bình quân/hộ là 2,36 người/hộ và nhóm 2 là 2,53 người/hộ. Những con số này thể hiện
năng lực về nguồn lao động của các hộ trồng cói. Trong cơ cấu nguồn lao động của
các nhóm hộ có sự chênh lệch về cơ cấu lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ
tuổi. Nhóm I bình quân số lao động trong độ tuổi lao động là 2 người và 0,43 người
ngoài độ tuổi lao động. Nhóm II bình quân số lao động trong độ tuổi lao động là 2,2
người và có 0,33 người ngoài độ tuổi lao động. Ta thấy tỷ lệ người lao động trong độ
tuổi cao hơn so với số lao động ngoài độ tuổi lao động. Đây là điều kiện thuận lợi cho
các hộ gia đình tăng gia sản xuất, giảm được chi phí thuê lao động ngoài góp phần
tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Ta cũng thấy, tỷ lệ người lao động ngoài
độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ ít nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc
đẩy quá trình sản xuất. Đa phần những người này có độ tuổi cao nhưng lại có kinh
nghiệm trong sản xuất, đóng vai trò quan trong trọng việc truyền đạt kinh nghiệm và
định hướng cho hoạt động phát triển.
Xét độ tuổi bình quân và trình độ học vấn của các chủ hộ ta thấy có sự khác
nhau giữa các nhóm hộ. Ở nhóm I thì độ tuổi bình quân của các chủ hộ là 39,03 tuổi và
trình độ văn hóa trung bình của các chủ hộ là 7,53. Nhóm II thì có độ tuổi trung bình
của chủ hộ ít hơn là 37,07 tuổi, trình độ văn hóa trung bình của các chủ hộ là 8,1. Với
độ tuổi còn khá trẻ các chủ hộ có thể dễ dàng tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào trong sản xuất, tiếp thu và vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt
và canh tác cói.
Vốn là xã thuần nông do vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động
chính của người dân địa phương. Mọi hoạt động đều có sự can thiệp của bàn tay con
người. Nhân dân trong địa phương là những người cần cù, chịu thương chịu khó, có
kinh nghiệm sản xuất. Do vậy vai trò của con người trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa bàn xã là vô cùng to lớn.
34
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đối với người nông dân khi mà diện tích đất canh tác mang lại hiệu quả kinh tế
cao thì họ có xu hướng mở rộng diện tích canh tác. Và đối với người dân sản xuất cói
cũng vậy. Tuy nhiên, trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp do nhu cầu về đất ở, đất phục vụ cho công trình công cộng thì việc mở rộng
diện tích đất sản xuất là vấn đề khó khăn.
Bảng 8. Tình hình đất đai của các hộ điều tra
ĐVT: Sào
Chỉ tiêu BQC BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2
Diện tích đất NN 5,99 6,27 5,70
1. Diện tích đất trồng trọt 5,87 6,16 5,59
- Đất trồng lúa 1,31 2,62 0,00
- Đất trồng cói 4,55 3,53 5,57
- Đất trồng cây lâu năm 0,01 0,01 0,02
2. Thủy sản 0,11 0,11 0,12
Chỉ tiêu BQ
- DT BQ đất NN/LĐ 2,41 2,58 2,25
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)
Xem xét các chỉ tiêu về diện tích đất đai của các nhóm hộ được điều tra ta thấy,
bình quân chung đất nông nghiệp mỗi hộ có 5,99 sào trong đó diện tích bình quân đất
nông nghiệp/hộ của nhóm I lớn hơn của nhóm II. Nhóm I có bình quân diện tích đất
NN là 6,27 sào/hộ nhưng ở nhóm II chỉ là 5,70 sào/hộ. Trong diện tích đất nông
nghiệp thì diện tích đất trồng trọt là lớn nhất. Bình quân chung diện tích đất trồng trọt
của mỗi hộ là 5,87 sào trong đó 4,55 sào đất trồng cói điều đó cho thấy cây cói giữ vai
trò quan trọng trong cơ cấu diện tích đất canh tác của các nông hộ. Nhóm 1 bình quân
mỗi hộ có 6,16 sào diện tích đất trồng trọt trong đó đất trồng cói có 3,53 sào và đất lúa
là 2,62 sào. Nhóm 2 bình quân mỗi hộ có 5,59 sào diện tích đất trồng trọt trong đó diện
tích đất cói là 5,57 sào/hộ và đặc biệt không có diện tích đất trồng lúa. Đây là điểm
35
khác biệt giữa hai nhóm. Điều mà chúng ta quan tâm là sự khác biệt và diện tích cói
giữa hai nhóm hộ như thế nào? Nhóm I có bình quân diện tích cói/hộ là 3,53 sào/hộ
nhưng do nhóm II chuyên vào hoạt động sản xuất cói nên một trăm phần trăm diện
tích đất dùng vào trồng cói nên bình quân diện tích cói trên hộ tương đối lớn là 5,57
sào/hộ con số này cao hơn nhiều so với nhóm I. Do nhóm II có một trăm phần trăm
diện tích đất canh tác cói nên các hộ tiến hành đầu tư đầu tư chuyên canh và thâm canh
vào sản xuất. Điều này cũng lý giải tại sao năng suất, sản lượng cói và chất lượng cói
của nhóm II cao hơn của nhóm I.
2.3.1.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp tư liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu,
nó không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho nhiều hoạt động
sản xuất khác. Vì vậy kết quả và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào việc sử dụng và tận dụng các tư liệu sản xuất. Đối với các hộ nông dân tư
liệu sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật nó không chỉ đơn thuần là tư liệu phục vụ sản
xuất mà nó còn thể hiện sự đầu tư thâm canh trong sản xuất, phản ánh năng lực sản
xuất của các nông hộ.
Qua bảng số liệu ta thấy, đa số các hộ gia đình đều có tư liệu sản xuất khá đầy
đủ để phục vụ cho sản xuất, tuy nhiên do điều kiện kinh tế và đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp nên giá trị của tư liệu sản xuất khá khiêm tốn. Tổng giá trị tài sản phục vụ
cho sản xuất của hai nhóm là khác nhau rõ rệt. Bình quân tổng giá trị tài sản của nhóm
I là 1.4593,00 nghìn đồng và nhóm II là 6.870,50 nghìn đồng. Có sự khác biệt này là
do nhóm I vừa tiến hành sản xuất cói và lúa nên tư liệu sản xuất phải phục vụ cho cả
hai hoạt động sản xuất. Nhóm II chỉ sản xuất cói nên tư liệu sản xuất chỉ phục vụ cho
sản xuất cói nên số tư liệu sản xuất là có hạn và ít hơn nhóm I.
Xem xét nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra ta thấy chỉ tiêu đàn trâu bò cày
kéo là có giá trị lớn nhất. Bình quân nhóm I thì mỗi hộ có 0,47 con với giá trị bình
quân là 6.183,33 nghìn đồng. Bình quân nhóm II mỗi hộ có 0,33 con với giá trị bình
quân là 4.443,33 nghìn đồng. Có sự chênh lệch này là do nhóm I có tiến hành trồng lúa
nên sức kéo của trâu bò là rất cần thiết. Đồng thời nó cũng cung cấp cho nông nghiệp
một lượng phân chuồng khá lớn trong khi đó thì nhóm II chỉ nuôi để bán chứ không
phục vụ cho sản xuất.
36
Bảng 9. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nông hộ
BQ Nhóm 1 BQ Nhóm 2 BQC
Chỉ tiêu Số Lượng Giá Trị Số Lượng Giá Trị Số Lượng Giá Trị
(Con,Cái) (1000đ) (Con,Cái) (1000đ) (Con,Cái) (1000đ)
Trâu bò cày kéo 0,47 6.183,33 0,33 4.443,33 0,47 6.131,67
Lợn nái sinh sản 0,37 1.600,00 0,00 0,00 0,18 800.00
Máy xay xát 0,23 2.800,00 0,00 0,00 0,12 1.400,00
Xe cải tiến 1,00 1.500,00 1,00 1.500,00 1,00 1.500,00
Máycày,máykéo 0,23 1.600,00 0,00 0,00 0,12 800,00
Máy bơm nước 0,17 66,67 0,20 80,00 0,12 73,33
Bình phun thuốc 1,00 150,00 1,00 150,00 1,00 150,00
Máy chẻ cói 1,00 300,00 1,00 300,00 1.00 300,00
Liềm cắt cói 2,10 315,00 2,27 340,00 2,18 327,50
Liềm cắt lúa 1,50 15,00 0,00 0,00 0,75 7,50
Cuốc, xẻng 1,80 63,00 1,63 57,17 1,72 60,08
Tổng giá trị 1.4593,00 6.870,50 10.731,75
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Các công cụ phục vụ cho sản xuất cói như: Bình phun thuốc, xe cải tiến, máy
chẻ cói, liềm cắt cói, cuốc, xẻng là những tư liệu không thể thiếu trong hoạt động sản
xuất cói nên tất cả các hộ đều có tư liệu sản xuất này. Bình quân mỗi hộ có 1 bình
phun thuốc có giá trị 150 nghìn đồng. Trong quá trình sản xuất thì bình phun thuốc
được sử dụng để phun thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc kích thích để bảo vệ hoặc kích thích
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đối với máy chẻ cói và xe cải tiến thì
bình quân mỗi hộ có 1 máy chẻ cói với giá trị 300 nghìn đồng, 1 xe cải tiến với giá trị
1.500 nghìn đồng. Xe cải tiến không chỉ được dùng để vận chuyển cói mà còn phục vụ
nhiều hoạt động khác trong cuộc sống. Máy chẻ cói cũng vậy, do đặc điểm thân cói to
nên để tạo ra cói nguyên liệu dệt chiếu thủ công thì sau khi thu hoạch người sản xuất
37
tiến hành chẻ nhỏ thân cói. Hoạt động này tiến hành ngay trên đồng ruộng khi thân cói
còn tươi vì nếu để héo thì không thể chẻ được nữa. Do vậy các hộ phải có máy chẻ cói
để chẻ cói ngay trên đồng ruộng khi thu hoạch.
Để tiến hành thu hoạch cói thì liềm cắt cói là tư liệu sản xuất không thể thiếu. Do
vậy hầu như hộ nào tiến hành trồng cói đều có tư liệu sản xuất này. Bình quân nhóm I
mỗi hộ có 2,10 cái và bình quân giá trị là 315,00 nghìn đồng. Trong khi đó bình quân
nhóm II là 2,27 cái và giá trị bình quân là 340,00 nghìn đồng. Do là tư liệu chủ yếu của
quá trình sản xuất nên không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nhóm hộ. Liềm cắt cói là
tư liệu sản xuất khá thô sơ và đơn giản sử dụng sức lao động con người là chủ yếu.
Các công cụ khác như: cuốc, xẻng là công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Bình
quân mỗi hộ gia đình ở nhóm I có 1,80 cái và giá trị bình quân là 63,00 nghìn đồng. Bình
quân mỗi hộ ở nhóm II có 1,63 cái và có giá trị bình quân là 57,17 nghìn đồng.
Máy bơm nước là dụng cụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và phục vụ cho tưới tiêu
cho cây trồng. Tuy nhiên do hoạt động sản xuất cói và lúa thì nước chủ yếu lấy từ hệ
thống kênh mương, thủy lợi nên máy bơm nước chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt gia
đình và tưới tiêu cho cây trồng với những hộ nào có diện tích cây lâu năm. Bình quân
nhóm I có 0,17 cái/hộ và nhóm II là 0,20 cái/hộ.
Đối với những tư liệu sản xuất có giá trị lớn như: máy xay xát, máy cày, máy
kéo thì do giá trị lớn nên chỉ có những hộ có thu nhập cao mới đầu tư loại trang thiết bị
này và đi làm thuê cho người khác. Máy xay xát chỉ có ở nhóm I và bình quân mỗi hộ
có 0,28 cái, giá trị bình quân là 2.800,00 nghìn đồng. Máy cày, máy kéo thì cũng
chiếm tỷ lệ nhỏ vì chi phí đầu tư cao. Đối với loại máy này cũng chỉ có ở nhóm I. Bình
quân mỗi hộ có 0,23 cái với giá trị bình quân là 1.600,00 nghìn đồng. Loại máy này
chủ yếu phục vụ cho hoạt động làm đất trong sản xuất lúa nên chỉ có ở nhóm II.
2.3.2. Tình hình đầu tư sản xuất cói của các hộ điều tra
Qua điều tra các hộ gia đình tham gia sản xuất cói ở địa phương, tổng chi phí
sản xuất của gia đình gồm: Chi phí trung gian và chi phí lao động gia đình. Do đặc
điểm về điều kiện kinh tế, năng lực và kinh nghiệm sản xuất của từng nhóm hộ mà chi
phí trung gian và lao động gia đình là khác nhau giữa các hộ và nhóm hộ.
Chi phí trung gian cho hoạt động sản xuất cói bao gồm: Chi phí cho vật tư nông
nghiệp (mua giống, phân bón, thuốc BVTV) và các dịch vụ thuê ngoài.
38
Cói là cây trồng yêu cầu nhiều công lao động trong quá trình sinh trưởng và
phát triển như: trồng, làm cỏ và đặc biệt là công thu hoạch.
Khác với các loại cây trồng khác cói khả năng tái sinh mạnh, chỉ cần trồng một
năm và lưu gốc nhiều năm. Chu kỳ sản xuất cói thường là năm năm. Do vậy để đánh
giá đúng hiệu quả kinh tế của cây cói ta cần tiến hành đánh giá hiệu quả hai loại cói là
cói trồng mới và cói lưu gốc.
2.3.2.1. Cói trồng mới
Do đặc điểm là cói mới nên chi phí sản xuất là khá lớn. Bao gồm các khoản đầu
tư ban đầu như: giống, làm đất và gieo trồng thì còn có các chi phí khác trong quá
trình sản xuất là chi phí cho đạm, lân, thuốc BVTV...
Qua bảng 10 ta thấy, cói trồng mới có tổng chi phí sản xuất bình quân là
3.182,07 nghìn đồng/sào và có sự chênh lệch không nhiều giữa hai nhóm hộ. Nhóm I
là 3.130,19 nghìn đồng/sào và nhóm II là 3.215,90 nghìn đồng/sào.
Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí trung gian bình q...iệu quả lớn nhất vì đa phần các hộ có diến tích cói > 3 sào đều ở
nhóm II là nhóm chuyên trồng cói. Các hộ này có diện tích đất phù hợp cho canh tác
cói và có trình độ thâm canh tốt.
Năm 2010, diện tích cói lưu gốc của các nông hộ nhiều hơn diện tích cói mới.
Nhóm thứ nhất có diện tích cói < 3 sào, bình quân mỗi sào cói tạo ra 3.019,96 nghìn
đồng giá trị sản xuất và 1.965,96 nghìn đồng giá trị gia tăng. Với những hộ này cứ một
đồng chi phí bỏ ra thu được 2,87 đồng giá trị sản xuất và 1,87 đồng giá trị gia tăng.
Đây là nhóm đạt hiệu quả thấp hơn so với hai nhóm còn lại. Đa phần những hộ có diện
tích có < 3 sào là những hộ nằm trong nhóm vừa trồng cói vừa trồng lúa nên sự đầu tư
tuy có cao nhưng phân bổ chưa hợp lý, quá trình chăm sóc có thể chưa đúng kỹ thuật
dẫn đến năng suất thấp. Tiếp đến là nhóm có diện tích từ 3- 5 sào chiếm 41,82% đây là
nhóm có tỷ lệ nhiều nhất. Doanh thu bình quân một sào cói của nhóm này là 3.175,27
nghìn đồng và giá trị gia tăng là 2.106,42 nghìn đồng. Đối với nhóm này thì cứ một
đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,97 đồng doanh thu và 1,97 đồng giá trị gia
tăng. Cuối cùng là nhóm có diện tích > 5 sào. Những hộ này chủ yếu thuộc nhóm
52
chuyên trồng cói nên diện tích cói của họ lớn và có sự đầu tư trong thâm canh nhằm
tăng năng suất, đồng thời họ có kiến thức khá vững về thâm canh cây cói nên doanh
thu tạo ra trên một sào cói cao hơn hai nhóm còn lại. Bình quân mỗi sào cói tạo ra
3.513,32 nghìn đồng giá trị sản xuất và 2.364,61 nghìn đồng giá trị gia tăng. Từ đó các
chỉ tiêu hiệu quả của nhóm hộ này cũng cao hơn. Cứ một đồng chi phí trung gian đầu
tư vào trong sản xuất tạo ra 3,06 đồng doanh thu và 2,06 đồng giá trị gia tăng.
Qua đây phân tích ta thấy hiệu quả cói lưu gốc mang lại cao hơn so với cói
trồng mới. Quy mô của đất đai ảnh hưởng đến quyết định của người sản xuất là đầu tư
cao hay thấp trong sản xuất. Những hộ có diện tích cói lớn thì họ sẵn sàng đầu tư chi
phí cho sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên diện tích cói ở địa bàn xã
và các hộ điều tra còn tương đối hạn chế, manh mún và nhỏ lẻ nên việc áp dụng các
biện pháp thâm canh tăng tăng suất còn rất hạn chế đồng thời do một vài đặc điểm của
cây cói làm cho việc áp dụng các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật vào sản xuất là còn
khó khăn.
2.3.6.2. Ảnh hưởng của mức độ đầu tư
Chi phí trung gian trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất cói
nói riêng là yếu tố quan trọng cấu thành nên tổng chi phí sản xuất. Là yếu tố có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Trong quá trình sản xuất nếu khoản
chi phí cao này sẽ làm cho tăng năng suất, sản lượng của sản phẩm từ đó tăng giá trị
sản xuất. Thêm vào đó, để tăng năng suất của cói người ta tăng chi phí trung gian ở
các bộ phận chi phí có tác động đến năng suất và sản lượng của cói. Mức tăng của chi
phí trung gian sao cho phải thấp hơn mức tăng của năng suất và sản lượng. Vì vậy sự
khác biệt trong chi phí trung gian sẽ tạo nên sự khác nhau trong tổng giá trị sản xuất,
giá trị gia tăng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.
Đối với cói mới chi phí trung gian của các hộ bao gồm: chi phí về giống,
phân bón, thuốc BVTV, thủy lợi và chi phí làm đất, gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch.
Do có chi phí ban đầu cho giống, làm đất và gieo trồng nên chi phí trung gian cho cói
mới lớn hơn nhiều so với cói lưu gốc.
53
Bảng 16. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến hiệu quả và kết quả sản xuất cói
Phân tổ theo IC Số Tỷ lệ Năng suất GO (1000đ) IC (1000đ) VA GO/IC VA/IC
(1000đ) hộ (tạ/sào) (1000đ) (lần) (lần)
Cói trồng mới
< 2.350 6 31,58 4,23 3.928,27 2.303,58 1.624,68 1,71 0,71
2.350-2.450 10 52,63 4,69 4.352,34 2.386,38 1.965,97 1,82 0,82
> 2.450 3 15,79 5,17 4.797,25 2.492,22 2.305,03 1,92 0,92
BQC 4,64 4.312,64 2.427,86 1.884,78 1,78 0,78
Cói lưu gốc
<1.000 7 12,73 3,11 2.847,40 973,14 1.874,26 2,93 1,93
1.000-1.100 25 45,45 3,46 3.175,03 1.065,61 2.109,43 2,98 1,98
>1.100 23 41,82 3,80 3.484,72 1.154,48 2.330,24 3,02 2,02
BQC 3,61 3.303,12 1.102,50 2.200,62 3,00 2,00
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
54
Qua bảng ta thấy mối quan hệ giữa chi phí trung gian và kết quả sản xuất có
mối quan hệ thuận chiều. Tức là chi phí trung gian tăng thì kéo theo giá trị sản xuất và
giá trị gia tăng cũng tăng theo. Đồng thời là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cũng tăng
theo. Tại mức đầu tư chi phí trung gian nhỏ hơn 2.350 nghìn đồng với mức chi phí
bình quân là 2.303,58 nghìn đồng/sào chỉ có 6 hộ và chiếm 31,58% thì giá trị sản xuất
đạt được là 3.928,27 nghìn đồng, giá trị gia tăng thu được là 1.624,68 nghìn đồng/sào.
Hiệu suất chi phí trung gian tính bình quân theo GO và VA tương ứng là 1,71 lần và
0,71 lần. Đây là mức đầu tư chi phí thấp nên chỉ tiêu hiệu quả sản xuất cũng thấp.
Với nhóm hộ có chi phí trung gian từ 2.350 – 2.450 nghìn đồng thì chi phí trung
gian bình quân đạt 2.386,38 nghìn đồng. Giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tương ứng
với 4.352,34 nghìn đồng và 1.965,97 nghìn đồng. Tại mức chí phí trung gian này chỉ
tiêu hiệu suất chi phí trung gian tính bình quân theo GO và VA tương ứng là 1,82 lần
và 0,82 lần. Nhóm chi phí này bao gồm 10 hộ chiếm 52,63%.
Tại mức đầu tư chi phí trung gian cao hơn 2.450 nghìn đồng chỉ có 3 hộ chiếm
15,79%. Bình quân chi phí trung gian cho mỗi sào có ở nhóm này là 2.492,22 nghìn
đồng. Đây là mức đầu tư chi phí trung gian cao nhất và tương ứng thì doanh thu và giá
tri gia tăng cũng là cao nhất. Bình quân giá trị sản xuất đạt 4.797,25 nghìn đồng và giá
trị gia tăng đạt 2.305,03 nghìn đồng. Từ đây hiệu suất chi phí trung gian bình quân
theo GO và VA cũng là cao nhất tương ứng với 1,92 lần và 0,92 lần.
Đối với cói lưu gốc, khoản chi phí có sự khác biệt so với cói mới. Chi phí trung
gian cho cói lưu gốc chỉ bao gồm: phân bón, thuốc BVTV, thủy lợi và chi phí thuê
ngoài như: làm cỏ, thu hoạch nên chi phí trung gian thấp hơn nhiều so với cói mới.
Dựa vào bảng ta thấy, kết quả sản xuất khác nhau khi chi phí trung gian khác nhau.
Với các hộ có chi phí trung gian nhỏ hơn 1.000 nghìn đồng, bình quân mỗi sào đầu tư chi
phí trung gian là 973,14 nghìn đồng. Nhóm này có 7 hộ và chiếm 12,73%. Với mức chi
phí trung gian bình quân này bình quân mỗi sào cói thu được 2.847,40 nghìn đồng/sào
doanh thu và 1.874,26 nghìn đồng/sào giá trị gia tăng. Ở nhóm này cứ một đồng chi phí
trung gian bỏ ra thì tạo ra 2,93 đồng doanh thu và 1,93 đồng giá trị gia tăng.
Ở mức chi phí trung gian từ 1.000 – 1.100 nghìn đồng có số hộ nhiều nhất là 25
hộ và chiếm 45,45% . Với mức chi phí này giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thu được
tương ứng là 3.175,03 nghìn đồng/sào và 2.109,43 nghìn đồng/sào. Tương ứng với
55
mức chi phí này hiệu suất chi phí trung gian bình quân theo GO là 2,98 lần và VA là
1,98 lần. Có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian đầu tư vào trong sản xuất thì tạo
ra 2,98 đồng giá trị sản xuất và 1,98 đồng giá trị gia tăng.
Đối với nhóm hộ có chi phí đầu tư lớn hơn 1.100 nghìn đồng bình quân chi phí
trung gian cho mỗi sào cói là 1.154,48 nghìn đồng/sào. Nhóm này có 23 hộ và chiếm
41,82%. Đây là nhóm hộ có sự đầu tư cao nhất trong sản xuất. Do có đầu tư trong sản
xuất nên tổng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nhóm này cũng là cao nhất với
mức 3.484,72 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và 2.330,24 nghìn đồng/sào giá trị gia
tăng. Từ đó hiệu suất chi phí trung gian tính bình quân theo GO và VA cũng là cao
nhất tương ứng với 3,02 lần và 2,02 lần. Đây là nhóm có giá trị sản xuất cao nhất và có
hiệu suất chi phí cao nhất. Điều này thể hiện sự ảnh hưởng của chi phí trung gian tới
kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất cói.
2.4. Tình hình tiêu thụ cói của các nông hộ trên địa bàn xã
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng
nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và phát triển. Những năm
gần đây, thị trường tiêu thụ cói có những biến động và có xu hướng tích cực đối với
người nông dân. Giá cói chẻ khô tăng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ cói
được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng rộng rãi. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu. Sản phẩm cói của các nông hộ trên địa bàn xã phục vụ
cho hoạt động dệt chiếu thủ công trong địa bàn xã và các xã trong vùng lân cận. Hiện
nay trên địa bàn xã có khoảng 8 hộ kinh doanh dệt chiếu thủ công bằng máy với quy
mô mỗi hộ khoảng 3 – 4 máy. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nâng cao giá trị kinh tế của cây cói. Năng suất bình quân của mỗi máy khoảng dệt
20 đôi chiếu/ngày.
Do đặc điểm của xã là có nghề dệt chiếu thủ công truyền thống nên sản phẩm
cói của người dân trong địa phương vừa có thể bán ra thị trường và có thể giữ lại làm
nguyên liệu phục vụ cho hoạt động dệt chiếu thủ công nhằm tranh thủ công lao động
gia đình trong lúc nhàn rỗi và tăng thêm thu nhập. Theo số liệu điều tra thực tế tại địa
phương thì bình quân có khoảng 40% sản lượng cói được các nông hộ giữ lại để phục
vụ dệt chiếu thủ công còn lại 60% còn lại được bán cho các tiểu thương ở trong xã,
tiểu thương các xã lân cận hoặc là những người mua lẻ ở các xã xung quanh.
56
DN sản xuất Xuất khẩu
sản phẩm nguyên liệu
TTCN
15% 30%
Hộ SX sản Tiểu thương Hộ sản xuất sản
phẩm TTCN ngoài huyện phẩm TTCN ở
tại địa phương các xã lân cận
10% 20% 25% 20%
Hộ sản xuất Hộ sản xuất sản
chiếu tại địa phẩm chiếu ở xã Tiểu thương Tiểu thương
phương lân cận trong xã ngoài xã
15% 10% 30% 45%
Bán lẻ Bán buôn
25% 75%
Hộ trồng cói
Sơ đồ 1: Chuỗi cung tiêu thụ nguyên liệu cói chẻ khô của các nông hộ
57
Nhìn vào chuỗi cung của sản phẩm cói chẻ khô trên địa bàn xã ta thấy sản phẩm
cói của hộ được phân phối qua 2 kênh.
Kênh I: Các hộ sản xuất tiến hành bán lẻ tại nhà cho các hộ dệt chiếu thủ công
nhỏ lẻ. Các hộ có thể bán cho các hộ sản xuất chiếu thủ công tại địa phương hoặc cho
các hộ sản xuất chiếu thủ công ở các xã lân cận nhưng khối lượng bán này tương đối
nhỏ chiếm khoảng 25% tổng số lượng cói mà các hộ bán ra. Tuy nhiên giá bán kênh
này lại cao hơn so với kênh thứ II. Vì các hộ bán tại nhà với khối lượng nhỏ nên không
bị ép giá. Bình quân 1 tạ cói dài loại 1 có giá từ 1.000 – 1.100 nghìn đồng. Đối với cói
loại 2 thì giá trong khoảng từ 900 - 950 nghìn đồng/tạ cói chẻ khô. Mức giá này còn
tùy thuộc vào chất lượng của cói như: độ bóng, độ dai và đanh cây của cói...Đối với
các loại cói ngắn còn lại thì giá tương đối thấp.
Kênh II: Ngoài số lượng cói được bán lẻ các hộ tiến hành bán buôn cho các tiểu
thương để thu lợi nhuận. Đa phần các hộ ký hợp đồng với các tiểu thương trong và
ngoài địa bàn xã. Khối lượng bán cho các tiểu thương này là rất lớn chiếm khoảng
75% tổng khối lượng cói bán ra. Trong đó bán cho các tiểu thương trong xã khoảng
30% và tiểu thương ngoài xã khoảng 45%. Hầu hết các hộ sản xuất cói với quy mô lớn
từ 5 sào trở lên đều bán theo hình thức này. Với hình thức này các hộ tiến hành sản
xuất, thu hoạch, phơi khô và tiến hành phân loại cói ra các loại khác nhau sau đó các
tiểu thương tiến hành thu mua. Đây là kênh phân phối quan trọng và chủ yếu tiêu thụ
sản phẩm cói của nhân dân địa phương. Tuy nhiên ở kênh phân phối này thì giá cói
nguyên liệu có giảm so với giá bán lẻ. Ở mỗi loại cói bình quân giảm từ 15 - 20 nghìn
đồng/tạ.
+) Đối với các tiểu thương trong địa bàn xã sản phẩm cói được thu mua từ hộ
nông dân sau đó cung cấp cho các hộ sản xuất sản phẩm TTCN là các hộ kinh doanh
máy chiếu tại địa phương, khối lượng cung cấp khoảng 10%. Đặc biệt phần còn lại là
20% được cung cấp cho các tiểu thương ngoài huyện.
+) Với các tiểu thương ngoài xã phần cói thu mua từ các hộ nông dân cũng
được bán cho các hộ sản xuất sản phẩm TTCN ở các xã vùng lân cận với tỷ lệ 20% và
các tiểu thương ngoài huyện với tỷ lệ 25%.
58
+) Kênh phân phối quan trọng nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm cói
nguyên liệu đó là từ các tiểu thương ngoài huyện cung cấp nguyên liệu cói cho các
làng nghề truyền thống đồ thủ công mỹ nghệ trong nước như: giỏ, xách, mũvà xuất
khẩu cói nguyên liệu sang thị trường nước ngoài. Các tiểu thương này chủ yếu là
những tiểu thương ở vùng cói có thương hiệu như: Nga Sơn, Kim Sơn (Ninh Bình).
Cây cói ở địa bàn xã phải lấy thương hiệu của các vùng này mới có thể xuất khẩu ra
nước ngoài. Vấn đề cấp bách cho cây cói trên địa bàn xã là phải xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm cói chẻ khô và quảng bá các sản phẩm chế biến từ cói.
59
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÓI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG VỌNG
3.1. Một số định hướng phát triển sản xuất cói của xã Quảng Vọng
Quảng Vọng là xã có diện tích cói lớn nhất huyện Quảng Xương nên hiện
nay huyện luôn coi trọng vấn đề tiếp tục mở rộng diện tích của loại cây trồng có nhiều
tiềm năng này. Để làm được như vậy huyện đã có những chính sách khuyến khích, hỗ
trợ người dân mở rộng diện tích cói, đầu tư thâm canh vào sản xuất để khai thác hết
được thế mạnh của cây trồng này.
Xác định cói là cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của xã góp phần
nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua chính quyền
xã đã có những biện pháp mở rộng diện tích cói nhằm xây dựng và phát triển vùng
chuyên canh sản xuất cói theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế của
cói. Muốn vậy UBND xã đã định hướng một số nhiệm cụ cụ thể sau để đạt được mục
tiêu đề ra.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà cụ thể là chuyển diện tích đất sản xuất lúa
sang sản xuất cói cho năng suất cao. Đặc biệt xây dựng vùng chuyên canh sản xuất cói
có quy mô lớn, chất lượng tốt.
- Kết hợp việc phát triển vùng chuyên canh sản xuất cói với phát triển ngành
nghề thủ công truyền thống và tiểu thủ công nghiệp địa phương.
- Kiên cố hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu nước tưới
tiêu cho đồng ruộng, đặc biệt là cung cấp nguồn nước mặn ra vào thường xuyên cho
diện tích cói.
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân về kỹ thuật bón phân, chăm
sóc và thu hoạch sao cho năng suất cao.
- Tiến hành đào trở những diện tích cói đã lâu năm cho năng suất thấp và chất
lượng cói không cao.
- Hiện nay, giống cói mà nhân dân sử dụng chủ yếu là những giống mà nhân
dân tự chọn lọc trong quá trình sản xuất nên chất lượng, khả năng chống sâu bệnh và
60
năng suất còn thấp. Vì vậy cần tìm kiếm nguồn giống có chất lượng tốt để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường.
- Tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trong những năm trước
mắt cần kiên trì những mặt hàng mà thị trường truyền thống đang có nhu cầu như:
quại, lõi các loại, cói xén xuất sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan... hàng thủ công
mỹ nghệ xuất sang thị trường Đông Âu.
- Nâng cao chất lượng mặt hàng chiếu để mở rộng thị trường nội địa (quan tâm
đến thị trường vùng núi, thị trường tiêu thụ trong quân đội và công an ở các trại giam).
- Về lâu dài, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khuyến khích sản xuất
các mặt hàng mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để từng bước hạn chế xuất
nguyên liệu, sản phẩm thô sang thị trường Trung Quốc.
3.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất cói
3.2.1.Giải pháp chung
1) Giải pháp về đất đai
Với ưu điểm là có diện tích đất hơi mặn phù hợp cho sản xuất cói nhưng hiện
nay diện tích này còn nhỏ lẻ và manh mún. Do vậy nhà nước cần có những chính sách
về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, tập trung ruộng đất thành các vùng
chuyên canh lớn dựa vào đặc điểm của đất đai, địa hình của từng vùng và phụ thuộc
vào yêu cầu sinh trưởng của cây cói. Chỉ đạo và khuyến khích nhân dân thực hiện tốt
công tác “dồn điền đổi thửa” ở những diện tích đất cần quy hoạch để mở rộng quy mô
diện tích. Khuyến khích nhân dân sử dụng đất đúng mục đích và có biện pháp canh tác
hợp lý để bảo vệ đất. Cải tạo những diện tích đất đã bị thoái hóa vào phục vụ cho sản
xuất. Tránh các tình trạng sử dụng đất sai mục đích, khai phá đất bừa bãi, sử dụng đất
mà không có biện pháp bảo vệ và cải tạo đất sẽ làm cho đất bị thoái hóa.
2) Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội.
Nó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và yêu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên
vấn đề này còn khá khó khăn ở vùng nông thôn do mỗi vùng có những đặc điểm về kinh
tế, điều kiện địa hình, khí hậu là khác nhau nên việc phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện sinh hoạt, thủy lợi, thông tin liên lạc,
61
trường học, trạm y tếnhìn chung là tương đối đầy đủ đáp ứng được nhu cầu của người
dân trong địa bàn xã. Song vẫn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém.
Hệ thống thủy lợi còn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho đồng ruộng do
số Km kênh mương được bê tông hóa còn hạn chế. Để đáp ứng tốt nhu cầu về nước thì
Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ về kinh phí để cải tạo và nâng cấp các tuyến
kênh mương đã bị xuống cấp và xây dựng hệ thống kênh mương mới phục vụ nhu cầu
tưới tiêu của người dân làm nông nghiệp.
Với hệ thống giao thông nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ và đầu tư xây
dựng đường xá ở nông thôn. Thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông
nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển và trao đổi hàng hóa.
Đối với các công trình công cộng và phúc lợi cần phải được đầu tư hiện đại để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong đời sống của người dân nông thôn đồng thời góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
3) Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Trong quá trình sản xuất việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ là rất quan
trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Hiện nay khả năng áp dụng những tiến bộ
của khoa học công nghệ vào sản xuất cói còn rất hạn chế.
Hiện nay các giống cói đa phần là do nhân dân tự chọn lọc trong qua trình sản
xuất nên năng suất và sản lượng còn thấp. Các cơ quan chức năng và sở khoa học công
nghệ cần có các công trình nghiên cứu về cải tạo nguồn gen để tạo ra các giống cói
cho năng suất cao. Tạo ra giống cói có năng suất cao, có khả năng chịu mặn tốt, có
chất lượng cao sợi cói đanh và bóng.
Do đặc điểm của canh tác và sản xuất cói cũng như do đặc điểm sinh trưởng
của cói nên việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất còn khá khó khăn. Chưa có thể
đưa máy cắt cói vào quá trình thu hoạch vì chưa cân đối được thời gian cắt cói và thời
gian chẻ cói. Quá trình thu hoạch xong tiến hành phơi cói chủ yếu là thủ công. Phơi
cói thường là tận dụng đường đi lại, bờ ruộng và sân phơi gia đìnhvà phụ thuộc rất
nhiều điều kiện thời tiết. Có ít cơ sở đầu tư máy sấy cói sau khi phơi non một nắng để
cói trắng, đẹp có giá trị xuất khẩu cao.
62
Trong những năm gần do nhu cầu của sự phát triển nhu cầu thị trường về chiếu
cói ngày càng tăng. Việc chỉ dựa vào dệt chiếu thủ công là không đáp ứng được nhu
cầu của thị trường. Vì vậy việc đưa máy chiếu vào hoạt động sản xuất là rất cần thiết
và góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất cói. Tuy nhiên do máy được mua từ
nước ngoài (Trung Quốc) nên giá thành còn cao, năng suất cao tuy nhiên chất lượng
không bằng được bàng chiếu dệt thủ công. Vì vậy việc đầu tư công nghệ vào sản xuất
cói là rất cần thiết. Cần tạo ra các sản phẩm có cồng nghệ cao và phù hợp cới đặc điểm
canh tác cói để tăng năng suất cói từ đó nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
4) Giải pháp về thị trường
Trong quá trình sản xuất các hộ nông dân có tìm hiểu về giá và thị trường tiêu
thụ nhưng sự tìm hiểu đó còn có hạn và chỉ dừng lại ở nhu cầu trước mắt mà chưa tìm
hiểu được sự thay đổi về giá và nhu cầu trong tương lai. Đồng thời do tỷ lệ cói bán cho
các hộ dệt chiếu thủ công nhỏ lẻ là rất ít mà chủ yếu là bán cho các tiểu thương và
thường bị các tiểu thương ép giá. Do vậy để nâng cao hiệu quả trong sản xuất Nhà
nước cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xây dựng hệ thống thông tin
thị trường, tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới có nhiều tiềm năngTạo điều kiện
giúp người sản xuất tiếp cận được với thông tin thị trường.
Tiếp tục mở rộng và tạo điều kiện cho hoạt động dệt chiếu thủ công truyền
thống và các hộ kinh doanh máy chiếu phát triển. Tìm những thị trường tiêu thụ sản
phẩm thủ công này.
Cần thiết lập một hệ thống thu mua sản phẩm cói nguyên liệu và sản phẩm
chiếu cói từ người sản xuất đến tiêu dùng. Không dừng lại ở các sản phẩm thủ công
truyền thống mẫu mã ít được cải tiến thì hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm
từ cói cũng khá phổ biến và thân thiện với môi trường. Việc đầu tư và có những định
hướng để thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ là thực sự cần thiết.
Từ chỗ sản xuất các mặt hàng thô, đơn giản như chiếu, bao bì, thảm, đệm...
Theo sự phát triển của kỹ thuật và nhu cầu thị trường, các sản phẩm cói liên tục được
cải tiến thành nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa dạng, tinh xảo và có giá trị cao như
mũ, giầy dép cói, túi xách, làn, hộp, lẵng, khay cói
63
Thiết lập hệ thống chuỗi cung các yếu tố đầu vào cho người sản xuất do trong
quá trình sản xuất đòi hỏi chi phí đầu tư lớn trong khi điều kiện kinh tế hộ nông dân
còn khó khăn.
Cần xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm. Thông qua việc năng cao
chất lượng sản phẩm cói nguyên liệu, chất lượng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ
đó từng bước xây dựng thương hiệu cho cây cói và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Giải pháp về chính quyền địa phương
Quảng Vọng là có diện tích lớn đất phù hợp với canh tác cây cói đồng thời có
hệ thống sông có khả năng cung cấp nước mặn ra vào thường xuyên cho cói sinh
trưởng và phát triển. Nhận thấy lợi thế này nên chính quyền xã cần có các biện pháp
để thúc đẩy mở rộng diện tích canh tác cói. Muốn vậy chính quyền xã phải có biện
pháp mở rộng diện tích đất canh tác cói, tiếp tục xem xét, nghiên cứu và chuyển những
diện tích lúa không có năng suất sang trồng cói. Đồng thời có biện pháp cải tạo đất,
quy hoạch đất để hình thành vùng chuyên canh cói cho năng suất cao.
Chính quyền xã cần phối hợp với trung tâm khuyến nông của huyện mở các lớp
tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật canh tác, chăm sóc và phòng trừ sâu
bệnh cho cây trồng.
Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi để để khả năng cung cấp nước
tưới tiêu cho đồng ruộng và phục vụ cho đi lại của người dân cũng như vận chuyển cói
ra các xã trong vùng lân cận.
3.2.2.2. Đối với các hộ sản xuất
Hiện nay vấn đề phát triển kinh tế nông hộ là mục tiêu trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế luôn được chính quyền địa phương và các nông hộ quan tâm. Bên cạnh việc hỗ trợ
và có những chính sách khuyến khích nhân dân đầu tư vào sản xuất thì chính quyền xã
cũng không ngừng có những biện pháp khai hoang những diện tích đất chưa được sử
dụng để mở rộng diện tích đất của địa phương. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
cói chính quyền xã và các hộ sản xuất cần phối hợp chặt chẽ các biện pháp canh tác
hợp lý, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu không hợp lý
64
Riêng đối với các hộ sản xuất cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản
xuất cói trên diện tích cói của mình.
- Cần tham gia các buổi tập huấn để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất.
- Trên quy mô diện tích đất cói là có hạn nên để tăng năng suất và tăng sản
lượng thì các hộ cần mạnh dạn đầu tư thâm canh trong sản xuất.
+) Đối với các hộ thuộc nhóm I do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất nên
năng suất và sản lượng cói còn tương đối thấp. Đối với những hộ này cần phải học hỏi
nhiều kinh nghiêm hơn nữa, đồng thời phải tìm hiểu nhiều hơn kiến thức về canh tác
và sản xuất cói. Bên canh đó do diện tích đất cói là đất mới được chuyển đổi nên cần
phải có biện pháp cải tạo đất.
+) Đối với các hộ thuộc nhóm II có diện tích đất canh tác cói lớn và là vùng
chuyên canh nên đa phần là đất rất phù hợp cho canh tác cói. Tuy nhiên các hộ cũng
nên có những biện pháp để bảo vệ và sử dụng hợp lý diện tích đất đang canh tác.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất cói ở xã Quảng
Vọng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” tôi rút ra một số kết luận sau:
Trong những năm gần đây, xã Quảng Vọng đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất cói nói riêng. Trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông nghiệp thì giá trị do cói mang lại là rất lớn. Đạt được những thành
tựu to lớn đó là cả sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương. Cây cói đang
dần khẳng định vai trò to lớn của nó trong góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời
sống cho người dân.
Xã Quảng Vọng là xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và
nhất là sản xuất cói. Đồng thời cũng là xã có truyền thống sản xuất, kinh doanh cói và sản
xuất sản phẩm thủ công từ cói đã có từ lâu đời. Chính vì vậy xã luôn coi cây cói là cây
trồng chính và khẳng định vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế. Hiện nay,
diện tích cói của toàn xã là 194 ha, năng suất đạt 7,1 tấn/ha, sản lượng đạt 1.377,4 tấn.
Qua quá trình điều tra tình hình sản xuất cói ở một số hộ trên địa bàn xã, tôi
nhận thấy rằng chi phí cho sản xuất cói là khá lớn và có sự chênh lệch giữa cói trồng
mới và cói lưu gốc cũng như giữa nhóm I và nhóm II. Đối với cói trồng mới, tổng chi
phí sản xuất bình quân là 3.182,07 nghìn đồng/sào và không có sự chênh lệch nhiều
giữa hai nhóm hộ. Đối với cói lưu gốc, tổng chi phí sản xuất cói bình quân/sào là
1.816,13 nghìn đồng trong đó nhóm I là 1.704,58 nghìn đồng/sào, còn nhóm II khoản
chi phí này cao hơn là 1.885,84 nghìn đồng/sào. Do có sự khác biệt trong đầu tư cho
sản xuất mà kết quả và hiệu quả mang lại là khác nhau. Khi tiến hành so sánh kết quả
sản xuất giữa hai nhóm hộ ở cả cói trồng mới và cói lưu gốc ta nhận thấy giá trị sản
xuất của nhóm II cao hơn nhóm I. Với nhóm I giá trị sản xuất mà cói trồng mới mang
lại là 3.899,70 nghìn đồng và cói lưu gốc là 3.013,33 nghìn đồng tuy nhiên nhóm II giá
trị sản xuất mà cói trồng mới mang lại là 4.581,95 nghìn đồng và cói lưu gốc là
3.484,24 nghìn đồng.
66
Hiện nay được sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn của chính quyền địa phương,
các ban ngành đoàn thể cùng với điều kiện đất đai phù hợp cho canh tác cói mà quy
mô và diện tích cói của xã ngày một tăng lên. Trong những năm qua diện tích, năng
suất, sản lượng không ngừng tăng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân yên tâm
đầu tư canh tác cói chính quyền xã đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ
nhân dân sản xuất.
Tuy nhiên sản xuất cói trên địa bàn xã vẫn những khó khăn nhất định cần phải
những khó khăn nhất định cần phải khắc phục:
- Quy mô diện tích cói tuy có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn là khá nhỏ
lẻ và manh mún, việc áp dụng cơ giới hóa vào đầu tư sản xuất còn khá khó khăn.
- Còn nhiều diện tích đất vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý nên hiệu
quả sử dụng đất chưa cao. Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn khá chậm, chưa
mạnh dạn mở rộng diện tích.
- Giá cây cói thì bấp bênh, lên xuống và chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn
định nên cũng có năm người dân bội thu từ cói nhưng cũng có năm lại điêu đứng vì cói.
-Giá các yếu tố đầu vào tương đối cao nên chi phí cho sản xuất là khá lớn gây
ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người sản xuất.
- Người dân còn mang tâm lý e ngại và lo sợ khi đầu tư, áp dụng những tiến bộ
của khoa học công nghệ
Hiệu quả sản xuất cói trên đại bàn xã mặc dù đã cao và tăng lên một cách đáng
kể so với những năm trước đây nhưng vẫn chưa cao so với tiềm năng mà cói có thể
mang lại. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất đòi hỏi phải có sự thực hiện đồng bộ
các giải pháp tăng năng suất. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước,
cấp chính quyền và người dân đại phương trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
II. Kiến nghị
Do còn là một xã nghèo nên Quảng Vọng còn có những khó khăn và hạn
chế nhất định ảnh hưởng đến phát triển vùng nguyên liệu cói. Từ những yêu cầu trong
quá trình sản xuất và canh tác cói của các hộ nông dân người nghiên cứu có một số
kiến nghị như sau:
+) Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
67
- Xác định tổ chức sản xuất cói, chế biến cói và dệt chiếu thủ công là ngành
nghề truyền thống của xã. Xác định cây cói là cây trồng chủ đạo trong phát triển nông
nghiệp vì vậy xã nên có các chính sách phát triển vùng chuyên canh cói.
- Tăng cường các công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật trong canh tác và
nâng cao năng suất cói.
- Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và giao lưu kinh tế,
văn hóa xã hội. Cần phát huy được sức mạnh được nội lực của mình và tranh thủ sự hỗ
trợ của Nhà nước.
-Mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cói nguyên liệu cũng
như chiếu cói thủ công.
+)Đối với các hộ sản xuất
- Phòng trừ sâu bệnh hại cói phải gắn với chế độ tưới tiêu chủ động, mặt ruộng
phải đồng đều bằng phẳng, làm tốt công tác dự báo khi sâu bệnh có thể hại cói phải kịp
thời đưa nước vào ngâm chân để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.
- Phải làm tốt công tác bảo quản từ trong thu hoạch, phân loại sạch sẽ, chống
mốc, chống biến mầu để nâng cao chất lượng nguyên liệu cói.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ cói để giữ vững thị trường trong
nước và xuất khẩu.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào
sản xuất cây lương thực và thực phẩm, nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. GS.TS Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1997
3. PGS.TS Mai Văn Xuân (2008), Bài giảng kinh tế nông hộ và trang trại, Đại
Học Kinh Tế Huế
4. Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2010 và kế hoạch sản xuất năm 201,
phòng Nông Nghiệp huyện Quảng Xương
5. UBND xã Quảng Vọng, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất của xã Quảng Vọng
năm 2008 – 2010
6. UBND xã Quảng Vọng, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Quảng Vọng
năm 2008 – 2010
Www.google.com
Www.agroviet.gov.vn
Www.nhanong.com
Www.thanhhoa.gov.vn
Www.vista.gov.vn
69
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_san_xuat_coi_o_xa_quang_vong_huy.pdf